Cha Bùi Thượng Lưu vừa phổ biến tin Đức Giáo Hoàng Phanxicô chúc mừng việc đắc cử của Ông Joe Biden. Nhiều người cho tin ấy là tin giả, một phần vì không do Tòa Thánh phổ biến mà là do ủy ban chuyển giao quyền hành của Ông Biden công bố. Và dù Deborah Castellano Lubov của hãng tin Zenit, ngày 13 tháng 11, quả quyết Tòa Thánh xác nhận với Zenit: quả có cú điện thoại ngày 12 tháng 11 giữa Đức Giáo Hoàng và Ông Joe Biden, nhưng Phòng Báo Chí Tòa Thánh không xác nhận nội dung và ai gọi ai.



Nhưng cứ căn cứ vào tuyên bố của Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ Gomez và bài nhận định của Alessandro Gisotti của Bộ Truyền Thông Tòa Thánh, thì việc Đức Phanxicô chúc mừng Joe Biden là chuyện rất có thể có.

Việc ấy không buộc những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump hết ủng hộ ông, cả trong việc ông đòi điều tra diễn trình bầu cử, một việc đòi hỏi hoàn toàn hợp pháp. Xét cho cùng, về phương diện chính trị, nhận định hay tuyên bố của một vị Giáo Hoàng không hề có tính trói buộc đối với người Công Giáo.

Nhưng vạn bất đắc dĩ, Ông Joe Biden trở thành Tổng thống thứ 46 của Hiệp Chúng Quốc, một việc rất có thể diễn ra, thì thử hỏi Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ sẽ ra sao.

Ông Joe Biden cho rằng nước Mỹ bị phân hóa nặng nề và ông có nhiệm vụ hợp nhất quốc gia. Bà Pelosi cho rằng ông có khả năng đạt được mục tiêu này vì ông nghe mọi người, cứ làm như nghe mọi người là lập lại được sự hợp nhất quốc gia trong khi ông đồng giới muốn triệt hạ điều ông dị giới cho là thân thiết, bà sát nhi bắt bà ái nhi phải đóng tiền cho bà sát đứa con của chính mình!

Ba ngày sau cuộc bầu cử, lúc Biden chưa đạt được 270 phiếu cử tri đoàn, Matt Malone, chủ bút tạp chí America, đã tự hỏi “Joe Biden phải làm gì để hàn gắn một quốc gia chia rẽ”. Và ngài tự trả lời: “Chúng ta thực sự cần một tân tổng thống cai trị toàn bộ quốc gia, cùng với Quốc Hội, điều này có nghĩa là làm một số điều khó khăn. Ông cần nói chuyện với Người Cộng Hòa. Ông cần ngồi xuống với họ. Ông cần nói chuyện với Người Độc Lập. Ông cần không những chỉ tranh đấu với một số Người Cộng Hòa; ông cần bổ nhiệm một số họ. Ông phải lên mô hình cho loại lãnh đạo như thế cho quốc gia”.

Cùng ngày, xã luận của tạp chí trên nhận định: “một đa số rõ rệt của cử tri Hoa Kỳ đã cho Ông Biden một ủy lệnh: sửa chữa cấu trúc xã hội của quốc gia, băng bó các vết thương của quốc gia và mang chúng ta lại với nhau như một quốc gia. Đó không phải là một ủy lệnh lên luật lệ cho một trật tự mới cấp tiến, chồng chất Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ hay theo đuổi nghị trình phò phá thai cực đoan...”.

Đối với người Công Giáo, phần đông coi việc thắng cử của ông Biden như một cú tát vào mặt những người phò sinh và cổ vũ tự do tôn giáo. Theo CNA, Biden vốn bị các Giám Mục Hoa Kỳ nói chung phê phán về nghị trình nới rộng việc bảo vệ và tài trợ phá thai.

CNA cũng cho rằng: “trong lúc tranh cử, Biden hứa sẽ bãi bỏ lệnh cấm ngoại viện cho các nhóm cổ vũ và thực hiện các vụ phá thai, và hủy bỏ các che chở tự do tôn giáo hiện các nhóm phản đối lệnh liên bang về bảo hiểm phá thai được hưởng, cả hai chuyện đều có thể thực hiện bằng lệnh hành pháp. Nhưng chiến dịch Biden còn cam kết sẽ cố định hóa các bảo vệ phá thai thành luật liên bang và sẽ thông qua các bảo vệ bản sắc phái tính thành luật lệ, những biện pháp khó thành sự nếu Cộng Hòa kiểm soát được Thượng Viện”.

Viễn ảnh trên hoàn toàn khiến giáo sư Helen Alvaré của George Mason University lo ngại. Trong bài “If We Don’t Teach the Faith the Man in the Oval Office Will”, bà cho rằng dù muốn dù không thì Ông Biden sẽ lên tiếng giảng dạy trong tư cách một tổng thống. “Nhưng tôi rất buồn về một số các bài học mà một tổng thống như Biden sẽ giảng dậy. Sở dĩ như thế vì chúng sai lầm theo những cách sẽ chia rẽ người Công Giáo Hoa Kỳ hơn nữa, đem an ủi cho những người có thể rất ít có cảm tình với chúng ta, và làm tâm hồn tôi tan nát vì đã đóng cọc chêm giữa các khía cạnh tính dục và kinh tế trong các giáo huấn xã hội của chúng ta”.

Bà cho rằng “cách riêng, tôi sợ ông ta sẽ nhấn mạnh một cách nổi bật rằng các chương trình phúc lợi xã hội của chính phủ gối đầu một cách hoàn hảo với giới điều Người Samaritanô Nhân Hậu, trong khi các giáo huấn Công Giáo về tính dục, hôn nhân và làm cha mẹ mâu thuẫn với giới điều này. Ông ta sẽ cho rằng những giáo huấn vừa kể chỉ đại diện cho “luật lệ” và “qui định” vốn mâu thuẫn với Giới Điều Vĩ Đại phải yêu thương”.

Bà hy vọng rằng “nhiều người Công Giáo, trong 4 năm sắp tới, kể cả những người ở những cấp cao và /hoặc có tiếng nói mạnh hơn, sẽ kêu gọi đến lòng âu yếm của ông đối với tôn giáo của ông, nếu không phải là đối với mọi giáo huấn của tôn giáo này. Một số người thậm chí sẽ có cơ hội tiếp cận riêng tổng thống. Tôi cũng hy vọng rằng, cùng nhau, chúng ta có thể gợi hứng cho các nhà lãnh đạo và định chế Công Giáo có can đảm lên tiếng nhiều hơn, và một cách tự hào hiển nhiên, bất cứ khi nào luật pháp và giáo huấn xã hội Công Giáo giao thoa nhau. Chỉ có tính phòng thủ và không thoả đáng nếu chỉ lên tiếng để chống lại các đe doạ đến tự do tôn giáo của chúng ta”.

Sau đó, Giáo sư Alvaré liệt kê hai sai lầm của Biden. Sai lầm đầu tiên, như trên đã viết, cho rằng “các chương trình phúc lợi xã hội do nhà nước bảo trợ cùng hiện hữu một cách hoàn hảo với giới điều yêu thương người lân cận. Điều hoàn toàn đúng là theo viễn ảnh Công Giáo, có nhiều điều trong các chương trình phúc lợi xã hội của chính phủ được ta yêu thích. Chúng đề cập tới các nghĩa vụ của con người nhân bản đối với người nghèo, di dân và các anh chị em dễ bị thương tổn khác phù hợp với giáo huấn kinh thánh và xã hội Công Giáo. Chúng có tính chủ yếu như một vấn đề thuộc tình liên đới nhân bản”.

Tuy nhiên, Giáo sư Alvaré cho hay “một số chương trình liên bang đã không đạt được mục tiêu của chúng và cần được tái duyệt hay thay thế. Và tuy nhiều chương trình thành công trong việc cung cấp các điều căn bản của cuộc sống, nhưng chúng cung ứng cho người nghèo rất ít theo chiều hướng di động xã hội. Tính di động xã hội đòi phải lưu ý đến việc chống đỡ các cơ cấu mong manh của gia đình, cổ vũ quyền làm cha mẹ và tính ổn định của hôn nhân. Nhưng khá nhiều chương trình liên bang hoàn toàn làm ngơ hay thậm chí không khích lệ hôn nhân bền vững và quyền làm cha mẹ trong hôn nhân, bất chấp vai trò chủ chốt những khía cạnh này vốn đóng trong việc cải thiện viễn ảnh trẻ em nghèo. Một số cố gắng liên bang thậm chí còn vô tình gợi ý rằng các tự do tính dục của người lớn quan trọng hơn nhiều so với nhu cầu của trẻ em, hoặc đòi các định chế Công Giáo và các tôn giáo khác hợp tác với viễn kiến này như một mệnh lệnh hay điều kiện để được trợ cấp hay khế ước. Việc khăng khăng đòi hỏi như thế dễ dàng gây nguy hại đến các chương trình viện trợ quốc nội và quốc ngoại do các cơ quan được yêu mến nhiều nhất, đạt mức cao nhất, dồi dào kinh nghiệm nhất của Công Giáo và các tôn giáo khác điều khiển”.

Sai lầm thứ hai của Biden là việc “chính phủ Biden bác bỏ các nguyên tắc của Công Giáo về tính dục, hôn nhân và làm cha mẹ, tệ nhất bị coi như gây hại cho việc triển nở của con người, và nhẹ nhất cũng là không có liên quan với việc triển nở này. Biden ủng hộ mệnh lệnh phá thai, thậm chí chống cả Dòng Tiểu Muội Người Nghèo. Ông ta ủng hộ không những việc phá thai không giới hạn mà cả việc liên bang tài trợ cho việc phá thai nữa”.

Bà nhận định rằng: “Giáo huấn Công Giáo về tình dục, hôn nhân và quyền làm cha mẹ (viết tắt là “phát biểu tình dục”) chỉ đơn giản áp dụng nguyên tắc Người Samaritanô nhân hậu đối với những người lân cận gần gũi nhất của chúng ta: bạn trai, bạn gái, vợ chồng, con cái và đại gia đình”. Điều này xuất hiện rất sớm ngay ở buổi đầu của Kitô giáo, và được hỗ trợ bởi các dữ kiện thực nghiệm đương thời chứng minh sự trùng lắp đáng kinh ngạc giữa các chuẩn mực phát biểu tình dục của Công Giáo, và phúc lợi của các cá nhân và gia đình, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và người nghèo”.

Bà cho rằng “Theo Cựu ước và Tân ước, và thần học Công Giáo từ thuở sơ khai cho đến ngày nay, các chuẩn mực phát biểu tình dục của Công Giáo là cách chủ chốt để tiến tới chỗ hiểu được tình yêu của Thiên Chúa là như thế nào và cách chúng ta – vốn được tạo ra theo hình ảnh của Người - để yêu thương lẫn nhau. Tóm lại, tình yêu này được chuyên biệt hóa hay đặc trưng hóa bởi những nét có thể nhìn thấy trong sáng thế của Thiên Chúa, và được khẳng định và làm sáng tỏ bởi kinh nghiệm của con người. Nó bao gồm các khác biệt (được đại diện bởi hai giới tính) được đem vào một thể thống nhất không những làm phong phú cho người kia, mà còn vượt qua chính họ bằng việc tạo ra sự sống mới. Nó liên kết tình yêu với sự sống mới, và khẳng định việc đồng hiện hữu cần thiết giữa bình đẳng và đa dạng (cũng được tượng trưng bởi nam và nữ). Tình yêu này tạo ra tự do vì nó hoàn toàn chung thủy và vĩnh viễn, và đòi hỏi sự hy sinh cho nhau.

Chưa hết, những nguyên tắc này, vốn lên đặc điểm cho tình yêu lãng mạn nhưng cũng vượt quá nó, là điều không thể thiếu trong việc giúp chúng ta hiểu một Thiên Chúa ba ngôi (Đấng minh chứng cho sự khác biệt hoàn hảo trong sự hợp nhất) và các tiêu chuẩn cho một tình yêu đích thực của con người: hy sinh, một trao đổi sinh hiệu quả các hồng phúc khác nhau mà vẫn trung thực với chính mình”.

Giáo sư Alvaré nhận định thêm: “Các nghiên cứu thực nghiệm từ các tạp chí thế tục hàng đầu cho thấy: chương trình pháp lý và văn hóa của thời nay nhằm tách việc làm tình ra khỏi “ngày mai” - khỏi hôn nhân, dòng họ, con cái và thậm chí cả tình yêu - đã gây tàn phá ở Hoa Kỳ. Trẻ em và phụ nữ nghèo phải chịu nặng nề nhất vì tỷ lệ ly hôn, nuôi dạy con cái ngoài hôn nhân, sống chung, phá thai và vắng bóng người cha. Chúng ta cũng có bằng chứng rõ ràng hơn bất cứ thời điểm nào trong lịch sử rằng trẻ em phát triển tốt nhất khi có cha mẹ ruột kết hôn”. Tuy có những dịch vụ chăm sóc trẻ em thay thế, khi thiếu các cơ cấu này, “nhưng cổ vũ các luật lệ và chính sách như hôn nhân đồng tính hoặc mang thai hộ nhằm tách biệt mọi trẻ em có liên hệ khỏi cha hoặc mẹ của chúng hoặc khỏi cả hai là một điều hoàn toàn khác hẳn”.

Giáo sư Alvaré nhận định rằng nhiều người nghĩ người Công Giáo bị ám ảnh bởi chuyện tình dục. Thực ra, không phải họ bị ám ảnh mà đây vốn là sứ mệnh của họ. Vì “Trong vài trăm năm đầu của Kitô giáo, các Kitô hữu đã nổi tiếng với việc thách thức các chuẩn mực tình dục của người Hy Lạp và La Mã - và đã thắng thế. Việc các Kitô hữu bác bỏ ly hôn, phá thai, sát nhi, và các liên hệ đồng tính đã giành được sự ủng hộ nhiệt tình của nhiều người cảm thấy bị kiềm chế bởi các chuẩn mực cũ, vốn chủ yếu dựa trên địa vị xã hội và đặc quyền nam giới. Các Kitô hữu đã thay thế những điều này bằng những chuẩn mực phản ảnh ý định sáng tạo của Thiên Chúa, mệnh lệnh chăm sóc những người yếu thế và bình đẳng giữa nam và nữ, nô lệ và tự do”.

Bà cho rằng “Ngày nay, dường như chúng ta cũng đang được kêu gọi thực hiện một điều tương tự, như một trong những định chế cuối cùng còn đứng vững, trước khả thể một tổng thống Công Giáo tự mô tả mình như người phản đối minh nhiên các chuẩn mực Công Giáo. Điều này có nghĩa: trong những năm sắp tới, khi các nhà lãnh đạo và định chế Công Giáo yêu cầu bảo vệ tự do tôn giáo chống lại các luật đòi hỏi sự hợp tác với các chuẩn mực phát biểu tình dục của nhà nước, họ sẽ phải làm nhiều hơn so với hiện tại”.

Cho nên, bà kêu gọi: “Ngày nay, các nhà lãnh đạo và định chế Công Giáo đưa ra rất nhiều tuyên bố ‘đánh và chạy’ chỉ khẳng định rằng "chúng tôi không thể hợp tác" với tác phong truyền lệnh này hoặc tác phong truyền lệnh kia (thí dụ ngừa thai, phẫu thuật chuyển giới, phá thai, kết hợp đồng tính được nhà nước công nhận), bởi vì nó mâu thuẫn với "quy định" của Công Giáo. Tuy nhiên, trong bốn năm tiếp theo - để nâng cao sự tôn trọng đối với cả tự do tôn giáo lẫn giáo huấn của chúng ta về phát biểu tình dục - các nhà lãnh đạo và định chế Công Giáo phải giải thích tại sao không có ánh sáng rõ như ban ngày nào giữa các giáo huấn kinh tế của chúng ta và những giáo huấn liên quan đến tình dục, hôn nhân và làm cha mẹ. Chúng ta cần trình bày chi tiết cách cả hai đều phát xuất từ Điều răn Vĩ đại phải yêu mến Thiên Chúa và người lân cận, cũng như cách cả hai cùng phát biểu và thể hiện việc chọn người nghèo và người thiếu thốn, về phương diện tâm linh và phương diện thực nghiệm. Ít nhất, và vì lợi ích chung, chính phủ phải để chúng ta có quyền tự do làm chứng cho những sự thật này’.

Bà kết luận, “Những người ủng hộ các chương trình liên bang đặc thù và chế độ phát biểu tình dục hiện thời - các chính trị gia, đảng phái chính trị, giới truyền thông và các nhóm lợi ích – nhất định sẽ sử dụng Đạo Công Giáo tự xưng của Joe Biden để làm lợi thế cho họ. Họ đã bắt đầu làm như thế. Do đó, trong bốn năm tới, tiếng nói Công Giáo sẽ phải tham gia một cách ngoại thường vào một số cuộc thảo luận công khai, phải rất rõ ràng, có sắc thái, thông minh và kiêu hãnh, không bao giờ thúc thủ. Những ngày này, quảng trường công cộng không phải là một nơi đặc biệt dễ chịu. Nhưng giải pháp thay thế là để Nhà Trắng “dạy đức tin”. Nếu chúng ta không làm như vậy, Phòng Bầu dục sẽ làm”.

Nói tóm lại, nếu người Công Giáo tiếp tục trung thành với giáo huấn và truyền thống lâu đời của mình và nếu những người tự xưng là Công Giáo như Biden và Pelosi không thay đổi thái độ đối với họ, thì giấc mơ hợp nhất quốc gia chỉ là bánh vẽ.