„ Giesu Nazareth Vua Dân Do Thái“.( Ga 19, 19)
Đây là tấm bảng Tổng trấn Pilatus đã cho viết đóng gắn trên đầu thập giá Chúa Giêsu năm xưa cách đây hai ngàn năm ở đồi Golgotha ngoại thành Jerusalem., nơi cây thập giá đó Chúa Giesu bị lên án đóng đinh vào cho tới chết.
Như vậy đó là bản án sỉ nhục cho người bị hình phạt lên án, hay là một cung cách danh xưng tước hiệu cho Chúa Giêsu?
Tổng trấn Pilatus đã vì áp lực của đám đông dân chúng và các Thầy cả để Chúa Giesu bị lên án chịu hình phạt đóng đinh vào thập gía ( Ga 19, 4-16). Nhưng để phần nào nói lên có lẽ là điều Pilatus suy nghĩ dằn vặt về Chúa Giêsu. Nên ông đã cho viết bảng đó vừa là cách nói lên bản án xử người này chỉ vì thế, và cũng vừa là cung cách nói lên niềm tin tưởng của mình về Chúa Giêsu là Vua: „ Ta viết sao, cứ để vậy!“ ( Ga 19, 22 ).
Đâu là những biểu hiệu của một vị Vua?
Xưa nay nói đến vị Vua, người ta nghĩ đến sự sang trọng lộng lẫy, uy quyền sức mạnh cao cả gần như vô đối.
Hình ảnh một vị Vua đi đâu thường cỡi ngựa hay xe có những đoàn ngựa kéo xe mạ vàng.
Vua đi đâu có đoàn quân lính đông đảo dẫn đầu cùng đi sau bảo vệ. Vua nước nào càng có nhiều quân lính, vị đó càng có nhiều sức mạnh uy quyền, có cờ quạt đội quân nhạc thổi vang trời tung hô vạn tuế, cùng được dân chúng đứng vẫy cờ đón chào.
Vua ở trong cung điện to lớn nguy nga lộng lẫy, có ghế ngai vàng qúi giá cùng đoàn người phục dịch.
Quần áo nhà vua mặc cũng là những hàng tơ lụa qúi kim thêu dệt lộng lẫy sang trọng, mà dân gian gọi là cẩm bào., cùng có triều thiên vương miện trên đầu và trên tay còn có gậy chỉ huy nói lên uy quyền của vua.
Còn Vua Giêsu thì như thế nào?
Vua Giêsu của con người thì không như thế. Vua Giêsu không có uy quyền sức mạnh trị vì vô đối, như một vị vua trần gian xưa nay.
Vua Giêsu không có những đoàn kỵ binh lính, không xe ngựa. Trái lại Ngài cỡi con lừa còn non vào thành Jerusalem, ngài không có vương miện triều thiên . Vì Vua Giêsu không muốn biểu dương sức mạnh uy quyền, nhưng muốn là một người bạn gần gũi với con người.
Vua Giesu không có cây gậy chỉ huy quyền lực trên tay. Ngài không muốn truyền ra mệnh lệnh cho ai. Nhưng nói chuyện vui vẻ tình thân ái với con người. Ngài lắng nghe nhu cầu của con người.
Vua Giêsu cũng không có quần áo cẩm bào gấm vóc sang trọng, không có nhà cửa cung điện. Những gì Ngài có, Ngài cùng chia sẻ với mọi người, cùng đồng bàn ăn uống với mọi người. Ngài muốn trở thành một người như mọi người.
Vua Giêsu không ngồi trên ngai cao sang trị vì, nhưng tập họp sống giữa dân chúng, như trên núi Tám mối phúc thật ngày xưa, và để cho mọi người cảm nhận được tình yêu thương của ngài lan tỏa ra cho con người.
Chúng ta, những người tin theo Chúa Giêsu Kitô, chân nhận Chúa Giêsu là Vua không theo cung cách mộy vị vua trị vì với quyền hành sức mạnh, nhưng tuyên xưng Chúa Giêsu là vị Vua của tình yêu thương, của ơn cứu chuộc cho phần rỗi linh hồn con người.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Đây là tấm bảng Tổng trấn Pilatus đã cho viết đóng gắn trên đầu thập giá Chúa Giêsu năm xưa cách đây hai ngàn năm ở đồi Golgotha ngoại thành Jerusalem., nơi cây thập giá đó Chúa Giesu bị lên án đóng đinh vào cho tới chết.
Như vậy đó là bản án sỉ nhục cho người bị hình phạt lên án, hay là một cung cách danh xưng tước hiệu cho Chúa Giêsu?
Tổng trấn Pilatus đã vì áp lực của đám đông dân chúng và các Thầy cả để Chúa Giesu bị lên án chịu hình phạt đóng đinh vào thập gía ( Ga 19, 4-16). Nhưng để phần nào nói lên có lẽ là điều Pilatus suy nghĩ dằn vặt về Chúa Giêsu. Nên ông đã cho viết bảng đó vừa là cách nói lên bản án xử người này chỉ vì thế, và cũng vừa là cung cách nói lên niềm tin tưởng của mình về Chúa Giêsu là Vua: „ Ta viết sao, cứ để vậy!“ ( Ga 19, 22 ).
Đâu là những biểu hiệu của một vị Vua?
Xưa nay nói đến vị Vua, người ta nghĩ đến sự sang trọng lộng lẫy, uy quyền sức mạnh cao cả gần như vô đối.
Hình ảnh một vị Vua đi đâu thường cỡi ngựa hay xe có những đoàn ngựa kéo xe mạ vàng.
Vua đi đâu có đoàn quân lính đông đảo dẫn đầu cùng đi sau bảo vệ. Vua nước nào càng có nhiều quân lính, vị đó càng có nhiều sức mạnh uy quyền, có cờ quạt đội quân nhạc thổi vang trời tung hô vạn tuế, cùng được dân chúng đứng vẫy cờ đón chào.
Vua ở trong cung điện to lớn nguy nga lộng lẫy, có ghế ngai vàng qúi giá cùng đoàn người phục dịch.
Quần áo nhà vua mặc cũng là những hàng tơ lụa qúi kim thêu dệt lộng lẫy sang trọng, mà dân gian gọi là cẩm bào., cùng có triều thiên vương miện trên đầu và trên tay còn có gậy chỉ huy nói lên uy quyền của vua.
Còn Vua Giêsu thì như thế nào?
Vua Giêsu của con người thì không như thế. Vua Giêsu không có uy quyền sức mạnh trị vì vô đối, như một vị vua trần gian xưa nay.
Vua Giêsu không có những đoàn kỵ binh lính, không xe ngựa. Trái lại Ngài cỡi con lừa còn non vào thành Jerusalem, ngài không có vương miện triều thiên . Vì Vua Giêsu không muốn biểu dương sức mạnh uy quyền, nhưng muốn là một người bạn gần gũi với con người.
Vua Giesu không có cây gậy chỉ huy quyền lực trên tay. Ngài không muốn truyền ra mệnh lệnh cho ai. Nhưng nói chuyện vui vẻ tình thân ái với con người. Ngài lắng nghe nhu cầu của con người.
Vua Giêsu cũng không có quần áo cẩm bào gấm vóc sang trọng, không có nhà cửa cung điện. Những gì Ngài có, Ngài cùng chia sẻ với mọi người, cùng đồng bàn ăn uống với mọi người. Ngài muốn trở thành một người như mọi người.
Vua Giêsu không ngồi trên ngai cao sang trị vì, nhưng tập họp sống giữa dân chúng, như trên núi Tám mối phúc thật ngày xưa, và để cho mọi người cảm nhận được tình yêu thương của ngài lan tỏa ra cho con người.
Chúng ta, những người tin theo Chúa Giêsu Kitô, chân nhận Chúa Giêsu là Vua không theo cung cách mộy vị vua trị vì với quyền hành sức mạnh, nhưng tuyên xưng Chúa Giêsu là vị Vua của tình yêu thương, của ơn cứu chuộc cho phần rỗi linh hồn con người.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long