Trong chương trình này, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị và anh chị em câu chuyện một nữ tu đồng hành cùng các tử tù đến đoạn đầu đài trong suốt 40 năm qua.
Trong bản tin đánh đi từ Singapore, hôm 6 tháng 11, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết sơ Gerarda Fernandez, 81 tuổi, đã được chính phủ nước này trao tặng huân chương sau 40 năm đồng hành cùng các tử tù đến đoạn đầu đài. Đài BBC cũng công bố sơ là một người nữ trong số 100 phụ nữ có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới.
Các nhân viên cảnh sát Singapore là những người có lòng mộ mến sơ một cách đặc biệt. Đưa một tù nhân lên đoạn đầu đài không phải là một điều dễ dàng. Nhiều người giẫy giụa, phản kháng, khiến cho các nhân viên cảnh sát phải dùng đến bạo lực. Nhưng bạo lực đối với một người sắp chết để lại các vết thương sâu xa trong lòng họ. Nhờ có sơ Fernandez, công việc của họ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều và đặc biệt các tử tù không mất hết các hy vọng vào cuộc sống mai hậu.
Thật thế, năm 2005, sơ tháp tùng cho đến phút cuối cùng của một phụ nữ Việt Nam tên Nguyễn Tường Vân. Vân bị bắt về tội chuyển vận ma tuý khi quá cảnh tại phi trường Changi của Singpore. Sau các cuộc chuyện trò với sơ Fernandez, Vân đã theo đạo Công Giáo. Trên đường từ phòng giam đến pháp trường, Vân cười thật tươi và cùng hát với sơ Fernandez bài Amazing Grace. Câu chuyện về tình bạn giữa sơ Fernandez và Nguyễn Tường Vân được dựng thành phim gây xúc động cho nhiều người.
Sơ Fernandez đã bắt đầu việc tháp tùng các tử tù từ năm 1981 khi Catherine Tan Mui Choo, một phụ nữ trẻ được sơ nuôi từ nhỏ trong một cô nhi viện, bị tuyên án tử hình.
Adrian Lim là một người đàn ông quỷ quyệt và bất chấp thủ đoạn. Y tổ chức một mạng lưới mê tín dị đoan chấn động Singpore trong nhiều năm trời. Y thu phục hơn 40 người phụ nữ làm vợ và làm tay sai cho y trong các trò lừa đảo. Tan Mui Choo là một trong 40 người phụ nữ ấy. Tòa tuyên án tử hình Adrian Lim, Tan Mui Choo và Hoe Kah Hong, cũng là một trong số các bà vợ của Lim vì can dự vào việc giết chết 2 trẻ em.
Sơ Fernandez đã xin được vào thăm Tan Mui Choo và tháp tùng người phụ nữ này cho đến nơi bị treo cổ. Từ đó, sơ thấy ơn gọi của mình là cứu vớt linh hồn các tử tù tại Singapore.
Sơ Gerarda, sinh năm 1938, nói với thông tấn xã Fides rằng: “Tôi được sinh ra và lớn lên từ một gia đình coi trọng đức tin và âm nhạc. Chúng tôi đã ca hát và chơi nhiều nhạc cụ khác nhau. Trong các cuộc hội họp và phụng vụ Chúa Nhật, chúng tôi được mời gọi dành trọn tâm trí cho việc cầu nguyện bằng âm nhạc. Ba chị em chúng tôi đều là những nữ tu sống đời thánh hiến”.
Trong 40 năm qua sơ tập trung vào việc thăm viếng các tù nhân, những khoảnh khắc mà sơ cho là “đặc biệt”, vì được gần gũi với các tử tù trong trại Changi ở Singapore, chỉ cách phi trường quốc tế này một đỗi bằng 2 phút lái xe.
“Tình yêu của Chúa thôi thúc chúng ta vượt xa mọi sự hiểu biết bình thường: đây là một thông điệp mà sơ để lại cho các tử tù”.
Nói về công việc của mình, sơ lưu ý: “Hầu hết tất cả những người đối diện với án tử, thường có tâm lý phản kháng. Nhưng nhờ lòng thương xót của Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã hiện diện và làm thay đổi những giây phút cuối cùng của cuộc đời họ. Đây thực sự là một phép lạ sống động của ơn hoán cải và biến đổi trái tim. Thiên Chúa, vị Mục tử tốt lành đã tìm thấy con chiên của mình. Tôi vui vì có đặc ân được ở bên họ trong những giây phút cuối cùng của cuộc lữ hành trần thế của họ”.
“Lời kêu xin Chúa đồng hành với những tử tù dễ bị tổn thương này nhắc nhở tôi hàng ngày rằng Chúa yêu thương chúng ta trước” và Ngài trao ban cho chúng ta “ơn chữa lành và tha thứ qua tình yêu của Ngài”. Một kẻ đã từng giết người, trước khi bị hành quyết, đã nói với sơ: “Sơ đừng lo cho con vì con biết Chúa yêu con! Sáng mai con sẽ gặp Chúa mặt đối mặt”.
Trong bản tin đánh đi từ Singapore, hôm 6 tháng 11, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết sơ Gerarda Fernandez, 81 tuổi, đã được chính phủ nước này trao tặng huân chương sau 40 năm đồng hành cùng các tử tù đến đoạn đầu đài. Đài BBC cũng công bố sơ là một người nữ trong số 100 phụ nữ có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới.
Các nhân viên cảnh sát Singapore là những người có lòng mộ mến sơ một cách đặc biệt. Đưa một tù nhân lên đoạn đầu đài không phải là một điều dễ dàng. Nhiều người giẫy giụa, phản kháng, khiến cho các nhân viên cảnh sát phải dùng đến bạo lực. Nhưng bạo lực đối với một người sắp chết để lại các vết thương sâu xa trong lòng họ. Nhờ có sơ Fernandez, công việc của họ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều và đặc biệt các tử tù không mất hết các hy vọng vào cuộc sống mai hậu.
Thật thế, năm 2005, sơ tháp tùng cho đến phút cuối cùng của một phụ nữ Việt Nam tên Nguyễn Tường Vân. Vân bị bắt về tội chuyển vận ma tuý khi quá cảnh tại phi trường Changi của Singpore. Sau các cuộc chuyện trò với sơ Fernandez, Vân đã theo đạo Công Giáo. Trên đường từ phòng giam đến pháp trường, Vân cười thật tươi và cùng hát với sơ Fernandez bài Amazing Grace. Câu chuyện về tình bạn giữa sơ Fernandez và Nguyễn Tường Vân được dựng thành phim gây xúc động cho nhiều người.
Sơ Fernandez đã bắt đầu việc tháp tùng các tử tù từ năm 1981 khi Catherine Tan Mui Choo, một phụ nữ trẻ được sơ nuôi từ nhỏ trong một cô nhi viện, bị tuyên án tử hình.
Adrian Lim là một người đàn ông quỷ quyệt và bất chấp thủ đoạn. Y tổ chức một mạng lưới mê tín dị đoan chấn động Singpore trong nhiều năm trời. Y thu phục hơn 40 người phụ nữ làm vợ và làm tay sai cho y trong các trò lừa đảo. Tan Mui Choo là một trong 40 người phụ nữ ấy. Tòa tuyên án tử hình Adrian Lim, Tan Mui Choo và Hoe Kah Hong, cũng là một trong số các bà vợ của Lim vì can dự vào việc giết chết 2 trẻ em.
Sơ Fernandez đã xin được vào thăm Tan Mui Choo và tháp tùng người phụ nữ này cho đến nơi bị treo cổ. Từ đó, sơ thấy ơn gọi của mình là cứu vớt linh hồn các tử tù tại Singapore.
Sơ Gerarda, sinh năm 1938, nói với thông tấn xã Fides rằng: “Tôi được sinh ra và lớn lên từ một gia đình coi trọng đức tin và âm nhạc. Chúng tôi đã ca hát và chơi nhiều nhạc cụ khác nhau. Trong các cuộc hội họp và phụng vụ Chúa Nhật, chúng tôi được mời gọi dành trọn tâm trí cho việc cầu nguyện bằng âm nhạc. Ba chị em chúng tôi đều là những nữ tu sống đời thánh hiến”.
Trong 40 năm qua sơ tập trung vào việc thăm viếng các tù nhân, những khoảnh khắc mà sơ cho là “đặc biệt”, vì được gần gũi với các tử tù trong trại Changi ở Singapore, chỉ cách phi trường quốc tế này một đỗi bằng 2 phút lái xe.
“Tình yêu của Chúa thôi thúc chúng ta vượt xa mọi sự hiểu biết bình thường: đây là một thông điệp mà sơ để lại cho các tử tù”.
Nói về công việc của mình, sơ lưu ý: “Hầu hết tất cả những người đối diện với án tử, thường có tâm lý phản kháng. Nhưng nhờ lòng thương xót của Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã hiện diện và làm thay đổi những giây phút cuối cùng của cuộc đời họ. Đây thực sự là một phép lạ sống động của ơn hoán cải và biến đổi trái tim. Thiên Chúa, vị Mục tử tốt lành đã tìm thấy con chiên của mình. Tôi vui vì có đặc ân được ở bên họ trong những giây phút cuối cùng của cuộc lữ hành trần thế của họ”.
“Lời kêu xin Chúa đồng hành với những tử tù dễ bị tổn thương này nhắc nhở tôi hàng ngày rằng Chúa yêu thương chúng ta trước” và Ngài trao ban cho chúng ta “ơn chữa lành và tha thứ qua tình yêu của Ngài”. Một kẻ đã từng giết người, trước khi bị hành quyết, đã nói với sơ: “Sơ đừng lo cho con vì con biết Chúa yêu con! Sáng mai con sẽ gặp Chúa mặt đối mặt”.