Trong chương trình hôm nay, chúng tôi sẽ trình bày với quý vị và anh chị em câu chuyện bi thảm của anh chị em giáo dân Công Giáo Trung Quốc tại Lạc Dương. Họ đã bị một cú lừa quá nặng. Kế đó là chuyện Giáo Hội Công Giáo tại Ba Lan bàng hoàng vì lần đầu tiên một linh mục bị đâm bằng dao khi sắp cử hành thánh lễ.
Sau đó, chúng tôi sẽ bàn đến những biến cố xung quanh việc tưởng niệm 75 năm ngày quân Đồng Minh đổ bộ vào Normadie để giải phóng Tây Âu, sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô trong dịp này và phiên tòa kháng cáo của Đức Hồng Y George Pell cùng những tin tức khác.
1. Giáo Hội Công Giáo tại Ba Lan bàng hoàng: Lần đầu tiên một linh mục bị đâm bằng dao khi sắp cử hành thánh lễ
Hôm thứ Hai 10 tháng Sáu, một linh mục tại Wrocław, Ba Lan đã bị đâm nhiều nhát dao vào ngực và bụng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.
Tin tức này làm rúng động Giáo Hội tại Ba Lan vì tại quốc gia nơi đa số dân theo Công Giáo này, đây là lần đầu tiên xảy ra một biến cố như vậy.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là tường trình của Thanh tra cảnh sát Łukasz Dutkowiak về biến cố này.
Ông Łukasz nói rằng trong đời làm cảnh sát của ông chưa bao giờ ông gặp một trường hợp có người lại đi tấn công một linh mục dã man như vậy.
Vị Thanh tra cảnh sát cho biết cha Ireneusz Bakalarczyk, một linh mục nổi tiếng thánh thiện, rất được dân chúng trong vùng mến mộ, đang trên đường từ nhà xứ ra nhà thờ Đức Trinh Nữ Maria tại trung tâm của thành phố Wrocław thì bị một người đàn ông 57 tuổi chặn đường ngài.
“Sau một cuộc đối thoại ngắn ngủi, y rút dao ra và đâm túi bụi vào ngực và bụng của cha Bakalarczyk. Anh chị em giáo dân đã kịp thời khống chế hung thủ và bắt giữ hắn trước khi cảnh sát đến hiện trường,” thanh tra cảnh sát Łukasz nói.
Ông khen ngợi anh chị em giáo dân đã dũng cảm can thiệp kịp thời và nhận xét rằng:
“Đó là những vết thương trí mạng. Nếu không có sự can thiệp của anh chị em giáo dân, cha Bakalarczyk chắc khó giữ được mạng sống.”
Một phát ngôn viên của Bệnh Viện Đại Học Wrocław cho biết cha Bakalarczyk đã qua khỏi nguy hiểm và tình trạng của ngài đang ổn định dần nhưng có lẽ ngài phải mất một thời gian dài mới phục hồi hoàn toàn.
Đài truyền hình địa phương TVP Info nói rằng khi tiếp cận với cha Bakalarczyk hung thủ lớn tiếng phàn nàn về tai tiếng lạm dụng tính dục trong Giáo Hội trước khi rút dao đâm ngài.
Rafal Kowalski, một phát ngôn viên của tổng giáo phận Wrocław nói rằng hung thủ không có ác cảm cá nhân nào với cha Bakalarczyk nhưng dường như muốn tấn công vào bất kỳ linh mục nào.
Tháng Ba năm nay Hội Đồng Giám Mục Ba Lan công bố rằng có 382 linh mục bị khiếu nại lạm dụng tính dục 625 trẻ vị thành niên trong thời gian từ 1990 đến 2018. 44% các khiếu nại này đã được chính quyền điều tra với kết quả là gần một nửa là những vi phạm thật sự.
Hội Đồng Giám Mục Ba Lan đã thành lập các văn phòng bảo vệ trẻ em tại tất cả 43 giáo phận và tổng giáo phận của Ba Lan, và hơn 3,000 các linh mục đã trải qua các khóa huấn luyện liên quan đến vấn đề này.
Bất kể những cố gắng của các Giám Mục Ba Lan, đã có một làn sóng tấn công dữ dội vào các ngài qua những bài báo và đặc biệt là cuốn phim “Tylko nie mów nikomu” - “Đừng nói với ai” của Tomasz Sekielski, trong đó cáo buộc các ngài bao che hay không có những hành động thích đáng để ngăn chặn tội ác này. Làn sóng tấn công không chỉ dừng lại ở các Giám Mục Ba Lan mà còn nhắm cả đến Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Trong một lá thư đề ngày 22 tháng Năm, các giám mục Ba Lan đã lên tiếng kêu gọi: “Chúng ta đừng để những việc lành phúc đức, được thực hiện trong Giáo hội bị che khuất bởi tội lỗi của một ít người. Chúng ta hãy hỗ trợ cho các linh mục trong những thời điểm khó khăn này, cầu mong sao cho các linh mục có thể tiếp tục làm việc với sự hy sinh hàng ngày, trong khi không mất đi lòng nhiệt thành và nhận được sự khích lệ từ anh chị em giáo dân.”
2. Diễn biến hi hữu: Hai anh em sinh đôi được thụ phong linh mục trong một ngày
Hai anh em sinh đôi Giacomo và Davide Crespi đã luôn ở bên nhau, và ngày 25 tháng 5 năm 2019 vừa qua cũng không khác: cùng với ba người bạn trong cùng chủng viện, hai vị đã được Đức Cha Gianfranco Agostino Gardin, Giám Mục giáo phận Treviso, miền bắc nước Ý, phong chức linh mục.
Trong thánh lễ phong chức cho 5 tân chức, Đức Cha Gianfranco Agostino Gardin nói ngài rất vui mừng vì giáo phận đã vượt qua được thời kỳ thiếu hụt ơn gọi. Và còn vui mừng hơn trước biến cố hai anh em sinh đôi cùng được thụ phong linh mục. Ngài gọi đó là một “chuyện lạ bốn phương”, một chuyện hết sức hi hữu lần đầu tiên được chứng kiến trong đời.
Trong Thánh lễ mở tay tại giáo xứ nơi hai vị đã chào đời và được rửa tội tại đó, hai tân linh mục sinh đôi đã cùng đồng tế với nhau. Giảng trong thánh lễ, cha Giacomo cảm ơn người anh em sinh đôi của mình rằng: “Cảm ơn anh Davide, bởi vì đối với em, anh là một người anh song sinh, người bạn đồng hành của em trên đường và là người bạn thật sự của em. Chân phúc linh mục Pino Puglisi nói: ‘Chúa yêu chúng ta, nhưng luôn luôn thông qua một người nào đó’. Đặc biệt đối với em, anh là một trong những người đó. Trong Thánh lễ đầu tiên của chúng ta, chúng ta hãy nhìn lên Chúa, đá tảng và hy vọng duy nhất. Xin Ngài luôn sống trong anh, và ban cho anh đầy tràn sức mạnh”
3. Người Công Giáo tại Lạc Dương bị một cú lừa quá nặng
Thông thường, các nhà thờ tại Trung Quốc bị ủi sập là do công an Trung Quốc đưa xe ủi đến san bằng. Tuy nhiên, thông tấn xã UCANews tường thuật một trường hợp còn bi thảm hơn là anh chị em giáo dân bị lừa gạt đau đớn đến mức tự nguyện gây quỹ đóng góp để mướn xe ủi đất đến san bằng nhà thờ của mình.
Đó là trường hợp của anh chị em ở huyện Hứa Loan (许湾- Xuwan) của thành phố Tiên Đào (仙桃 – Xiantao), thuộc Giáo phận Lạc Dương (阳镇 -Hanyang) của tỉnh Hồ Bắc ((湖北 – Hubei).
Cách đây 3 năm, bọn cầm quyền địa phương đã không cho phép anh chị em giáo dân sử dụng ngôi nhà thờ cũ được xây dựng vào bốn thập niên trước vì cho rằng ngôi nhà thờ cũ có những vết nứt và mái nhà có thể sụp đổ bất cứ khi nào.
Anh chị em đã xây một ngôi nhà thờ mới ngay trong khuôn viên ngôi nhà thờ cũ. Quan chức địa phương đã buộc giáo xứ một khoản lệ phí cấp giấy phép. Nhà thờ đã được khánh thành và sử dụng gần 2 năm nay nhưng vẫn không có giấy phép. Đó là quả lừa thứ nhất.
Đầu tháng Tư vừa qua, bọn cầm quyền nói rằng pháp lệnh tôn giáo Trung Quốc không cho phép một quận có hai nhà thờ cùng thuộc về một tôn giáo. Chúng yêu cầu anh chị em giáo dân phá sập ngôi nhà thờ cũ thì mới cấp giấy phép cho ngôi nhà thờ mới. Ngày 12 tháng Tư, anh chị em giáo dân đã thuê xe ủi đất đến ủi sập ngôi nhà thờ cũ. Tuy nhiên, chúng vẫn tiếp tục khất lần hẹn lữa, không cấp giấy phép. Đó là quả lừa thứ hai.
Đầu tuần này, chúng nói vẫn anh chị em giáo dân giao lại cho chúng một tu viện cho các nữ tu như là điều kiện tiên quyết để cấp giấy phép, nếu không chúng sẽ cho xe ủi đất đến ủi sập ngôi nhà thờ mới.
Sau nhiều lần bị lừa, anh chị em rất hoang mang và âu lo rằng đây là quả lừa thứ ba, có giao tu viện cho chúng, ngôi nhà thờ mới vẫn không có giấy phép.
Với dân số chỉ có 3,000 người, huyện Hứa Loan có đến 2,000 người Công Giáo, chiếm 2/3 dân số trong huyện.
Người Công Giáo ở Hứa Loan cũng tiêu biểu cho 20 phần trăm người Công Giáo trong Giáo phận Lạc Dương.
Theo niên giám của Tòa Thánh, giáo xứ Hứa Loan thuộc Giáo phận Lạc Dương. Tuy nhiên, bọn cầm quyền Trung Quốc cho rằng giáo xứ này thuộc Giáo phận Kinh Châu (荆州 -Jingzhou). Cả hai giáo phận đều trống tòa.
4. Đức Cha Paprocki “chia lửa” với Đức Cha Thomas Tobin. Hàng loạt các chính trị gia Illinois không được rước lễ
Hôm 15 tháng Năm, 2019, Thống đốc Kay Ivey đã chính thức ký ban hành luật cấm phá thai rất triệt để tại Alabama. Luật mới cấm phá thai ở mọi giai đoạn của thai kỳ và truy tố tất cả các bác sĩ tham gia vào phẫu thuật phá thai. Những bác sĩ này có thể bị buộc tội hình sự và phải đối mặt với 99 năm tù.
Để đáp lại, tiểu bang Illinois đã thông qua một dự luật cho phép phá thai cực đoan hơn cả luật mới của New York, và công bố rằng phá thai, tức là quyền được giết con, là một nhân quyền căn bản của người mẹ.
Trước diễn biến này, thực hiện nghĩa vụ giảng dạy đạo lý chân chính và rõ ràng, Đức Cha John Paprocki, Giám Mục Springfield, Illinois đã đưa ra một sắc lệnh cấm hàng loạt các chính trị gia trong tiểu bang Illinois từ nay không được rước lễ cho tới khi nào họ biết ăn năn và “giao hòa với Chúa Kitô và Giáo Hội của Người.”
Danh sách những người bị cấm rước lễ được thông báo cho tất cả các linh mục trong giáo phận Springfield. Cá nhân những người bị cấm cũng nhận được một email báo cho biết không được lên rước lễ.
Sắc lệnh của ngài còn nêu đích danh và phê phán gay gắt phát ngôn nhân Hạ viện tiểu bang Michael Madigan và chủ tịch Thượng viện John Cullerton vì vai trò lãnh đạo của những người này trong việc cổ vũ dự luật cho phép phá thai vừa được thông qua.
Với sắc lệnh này của ngài, Đức Cha Paprocki đã “chia lửa” với Đức Cha Thomas Tobin. Hàng loạt những lời phỉ báng nhắm vào ngài đã rộ lên trên các phương tiện truyền thông như trong trường hợp Đức Cha Thomas Tobin sau khi ngài tuyên bố rằng người Công Giáo không được ủng hộ các cuộc diễn hành đồng tính, và nói rằng những cuộc diễn hành như thế quảng bá một nền văn hóa trái với đức tin và đạo đức Công Giáo, cũng như gây hại cho trẻ con.
5. Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân kỷ niệm 75 năm cuộc đổ bộ của Đồng Minh lên Normadie
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gởi một sứ điệp đến Đức Cha Jean-Claude Boulanger, Giám Mục giáo phận Bayeux-Lisieux, nhân kỷ niệm 75 năm cuộc đổ bộ của Đồng Minh lên Normadie 6 tháng Sáu 1944, thường được gọi là D Day, ngày dài nhất trong Thế Chiến Thứ Hai với con số thương vong kinh hoàng nhất. Chỉ trong một ngày duy nhất ít nhất 10,000 quân nhân thuộc các lực lượng Đồng Minh đã tử trận. Từ 4,000 đến 9,000 quân Đức cũng bị thiệt mạng.
Trong sứ điệp, được công bố hôm thứ Tư 5 tháng 6, Đức Thánh Cha viết:
Nhân dịp các biến cố được tổ chức để kỷ niệm bảy mươi lăm năm ngày đổ bộ Normandie, tôi bảo đảm với Đức Cha về sự gần gũi về tâm linh và lời cầu nguyện của tôi, bằng cách gửi cho Đức Cha một lời chào thân ái. Tôi cũng muốn chào thăm các Giám mục, và đại diện các hệ phái Kitô khác, cũng như các tôn giáo bạn, và tất cả những người tham gia các sự kiện này.
Chúng ta biết rằng cuộc đổ bộ ngày 6 tháng Sáu năm 1944, tại Normandie, đã là một yếu tố quyết định trong cuộc chiến chống lại sự man rợ của Đức Quốc xã và đã mở đường cho việc kết thúc một cuộc chiến đã làm tổn thương sâu sắc Âu châu và thế giới. Đó là lý do tại sao tôi nhớ đến với lòng biết ơn tất cả những người lính, đến từ một số quốc gia bao gồm cả Pháp, đã can đảm dấn thân và cống hiến cuộc sống của họ cho tự do và hòa bình. Tôi phó dâng họ cho tình yêu thương xót vô hạn của Chúa. Tôi cũng phó dâng lên Chúa hàng triệu nạn nhân của cuộc chiến này, và tôi cũng không quên những người lính Đức, đã phải chiến đấu vì sự vâng phục một chế độ được hình thành và linh hoạt bởi một ý thức hệ man rợ.
Tôi hy vọng rằng lễ kỷ niệm này sẽ khiến tất cả các thế hệ, ở Âu châu và trên thế giới, khẳng định mạnh mẽ rằng “hòa bình phải dựa trên sự tôn trọng mỗi người, bất kể lịch sử của họ, dựa trên sự tôn trọng nhân quyền và pháp luật, thiện ích chung, và tôn trọng thiên nhiên được Chúa giao phó cho chúng ta, cũng như các di sản đạo đức được các thế hệ trước truyền lại cho chúng ta. Và tôi xin Chúa giúp đỡ các Kitô hữu thuộc tất cả các hệ phái Kitô, cũng như các tín hữu của các tôn giáo và những người có thiện chí khác, biết thúc đẩy một tình huynh đệ phổ quát thực sự, đề cao nền văn hóa gặp gỡ và đối thoại, và chú ý đến những người bé nhỏ và người nghèo.
Với hy vọng này, tôi trân trọng ban phép lành Tòa Thánh cho Đức Cha, cũng như cho các giám mục và các tín hữu trong giáo phận của Đức Cha, và tôi cầu khẩn ơn sủng Chúa cho tất cả những người tham dự các buổi lễ này.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Vatican ngày 31 tháng Năm, 2019
6. Đức Hồng Y Marc Ouellet cử hành thánh lễ khai mạc lễ kỷ niệm 75 năm cuộc đổ bộ của Đồng Minh lên Normandie
Đức Hồng Y Marc Ouellet, tổng trưởng Bộ Giám Mục, đã thay mặt cho Tòa Thánh tham dự lễ kỷ niệm 75 năm cuộc tấn công của quân Đồng Minh vào bờ biển Normandie để giải phóng nước Pháp và Tây Âu khỏi Đức Quốc Xã.
Đức Hồng Y Marc Ouellet đã cử hành Thánh lễ tại thị trấn Colleville-sur-Mer ở Normandie nơi quân đội Đồng Minh đổ bộ vào năm 1944.
Vào ngày 6 tháng Sáu năm 1944, thường được gọi là D-Day, hơn 150,000 quân Đồng Minh đã tấn công vào bờ biển phía bắc nước Pháp, đánh dấu sự khởi đầu chiến dịch giải phóng quốc gia này khỏi sự chiếm đóng của Đức Quốc xã.
D-Day được nhớ đến như một thời khắc quyết định Thế chiến II.
Hai lễ tưởng niệm ở Vương quốc Anh và ở Pháp đã dẫn đến việc ký kết một tuyên bố chung của 16 quốc gia đã chiến đấu trong Thế chiến II nhằm cam kết bảo đảm rằng sự kinh hoàng không thể tưởng tượng được của Thế chiến thứ hai sẽ không bao giờ có thể lặp lại.
Trong khi đó, hàng trăm cựu chiến binh đã tới miền bắc nước Pháp để đánh dấu dịp này, nơi các nghi lễ tưởng niệm đã diễn ra vào ngày 6 tháng Sáu tại Colleville-sur-Mer ở Normandie, trước sự chứng kiến của tổng thống Pháp Emmanuel Macron và tổng thống Mỹ Donald Trump.
Mở đầu cho các nghi lễ tại Pháp, tối thứ Tư 5 tháng Sáu, Đức Hồng Y Marc Ouellet, người Canada, tổng trưởng Bộ Giám mục, đã cử hành Thánh lễ tại Vương cung thánh đường Colleville-sur-Mer và đưa ra các suy tư của ngài về nhu cầu cần phải trân trọng và bảo vệ hòa bình trong một thế giới ngày càng chia rẽ.
Đức Hồng Y nói với Đài phát thanh Vatican rằng ngài rất vui khi có thể đóng góp cho sự kiện quan trọng này.
Đức Hồng Y lưu ý rằng Đức Thánh Cha Phanxicô thường xuyên cảnh cáo rằng thế chiến thứ Ba đang thực sự diễn ra từng mảnh trong thế giới ngày nay, và trách nhiệm cấp bách của chúng ta là phải làm nhiều hơn để thúc đẩy văn hóa hòa bình, gặp gỡ, đối thoại.
“Đối với tôi, đó là một cơ hội để mang lại những suy tư sâu sắc từ đức tin Công Giáo và từ sự cam kết của Giáo Hội Công Giáo trước nhu cầu đối thoại.”
Đức Hồng Y nhắc lại rằng vào năm 1968, Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã thành lập Ngày Hòa bình Thế giới, được kỷ niệm hàng năm vào ngày 1 tháng Giêng.
“Trong hơn 50 năm qua, chúng ta đã có những thông điệp rất cụ thể về giáo dục hòa bình, , trong Giáo Hội Công Giáo và xa hơn thế nữa,” ngài nói.
“Đó là một thông điệp được trao ra cho toàn thể nhân loại nói chung.”
Đức Hồng Y Ouellet nói rằng đó là một thông điệp nên được dạy và phát triển trong các trường học và trong các gia đình bởi vì văn hóa hòa bình bắt đầu từ trái tim và trong các mối quan hệ cơ bản: trong gia đình, trong trường học, trong xã hội nói chung .
Nếu chúng ta muốn xây dựng một tương lai hòa bình, theo Đức Hồng Y, chúng ta cần nghĩ về hòa bình không chỉ như là sự vắng mặt của chiến tranh mà còn là một nền văn hóa tích cực của hòa bình, tình yêu, công lý, và tình huynh đệ.
Đức Hồng Y nói thêm rằng được đại diện Tòa Thánh trong dịp này là một cơ hội thuận lợi để tỏ lòng tôn kính với các nạn nhân của cuộc xung đột, và ngài chỉ ra rằng nhiều binh sĩ Canada đã hy sinh trong cuộc đổ bộ này.
Đối với Đức Hồng Y, đó là một khoảnh khắc cảm xúc sâu sắc để ngài nghĩ đến những người lính đã hy sinh, đồng thời nhớ rằng hàng triệu người khác đã chết ở Âu châu.
Khi nhớ đến những điều đó, chúng ta cũng cam kết sẽ làm mọi thứ có thể để ngăn chặn xung đột.
Đức Hồng Y nhận xét rằng đó cũng là một dịp để nhớ rằng Canada đã không phải trải qua chiến tranh trên lãnh thổ của chính mình, và điều này, thật là một phước lành cho đất nước của ngài.
“Tôi cảm ơn Chúa vì ân sủng này,” Đức Hồng Y kết luận, “và đồng thời tôi cảm thấy còn phải dấn thân làm nhiều hơn nữa để thúc đẩy nền văn hóa hòa bình và đối thoại trên thế giới.”
7. Vài nét về cuộc đổ bộ Normandie nhân kỷ niệm 75 năm biến cố này
Cuộc đổ bộ Normandie là cuộc hành quân vào ngày thứ Ba 6 tháng Sáu năm 1944 của quân Đồng minh nhằm mở đường tiến vào Âu châu trong Thế chiến II. Đó là cuộc tấn công từ biển vào đất liền lớn nhất trong lịch sử. Chiến dịch này nhằm giải phóng nước Pháp đang bị Đức Quốc Xã chiếm đóng, và đặt nền móng cho chiến thắng của phe Đồng minh trên mặt trận phía Tây.
Việc hoạch định kế hoạch cho chiến dịch này bắt đầu vào năm 1943. Trong những tháng trước cuộc tấn công, quân Đồng minh đã tiến hành một loạt đáng kể các hoạt động quân sự nhằm đánh lạc hướng người Đức về ngày giờ và địa điểm của cuộc đổ bộ của quân Đồng minh.
Tuy không biết chính xác, nhưng đề phòng khả năng một cuộc tấn công từ Anh quốc của quân Đồng minh, Adolf Hitler đã đặt Nguyên soái Erwin Rommel, một tướng lĩnh tài ba của Đức, chỉ huy việc xây các công sự, các bãi mìn và các chướng ngại vật dọc theo bờ biển. Đức Quốc Xã gọi đó là Bức tường Đại Tây Dương.
Các nhà hoạch định cuộc tấn công đã xác định một tập hợp các điều kiện cần thiết liên quan đến chu kỳ của mặt trăng, thủy triều và hướng gió. Họ nhận ra rằng mỗi tháng chỉ có vài ngày thỏa mãn được các điều kiện này. Trăng tròn là tốt nhất, vì ánh trăng sẽ cung cấp ánh sáng cho các phi công nhận ra các công sự phòng thủ của Đức. Cuộc tấn công được dự định diễn ra vào tảng sáng lúc có thủy triều cao nhất để cải thiện tầm nhìn của binh lính đối với các chướng ngại vật trên bãi biển, đồng thời hướng gió phải đi từ biển vào để giảm thiểu thời gian binh lính đang chơi vơi giữa dòng nước, làm mồi cho pháo binh địch.
Tướng Eisenhower đã chọn ngày 5 tháng Sáu là ngày tấn công. Tuy nhiên, vào ngày 4 tháng Sáu, biển động mạnh không phù hợp cho việc tấn công, trong khi nhiều đám mây thấp ngăn cản tầm nhìn của phi công trên các máy bay.
Cuộc tấn công đã bị hoãn lại 24 giờ. Mặc dù thời tiết vẫn chưa được hoàn hảo như mong muốn nhưng nếu chờ hơn nữa thì phải đến hai tuần sau mới có các điều kiện phù hợp. Vì thế, Tướng Eisenhower đã quyết định chọn ngày đổ bộ là ngày 6 tháng Sáu.
Đồng minh kiểm soát Đại Tây Dương có nghĩa là các nhà khí tượng học Đức có ít thông tin hơn so với Đồng minh trong việc dự báo thời tiết. Khi trung tâm khí tượng Luftwaffe ở Paris dự đoán hai tuần tới là thời tiết bão tố, nhiều chỉ huy của quân Đức đã rời bỏ vị trí của họ để tham dự các tiêu khiển ở Rennes, và quân nhân nhiều đơn vị được nghỉ phép. Chính Nguyên soái Erwin Rommel cũng trở về Đức vào dịp sinh nhật vợ và để gặp Hitler xin thêm xe tăng.
Ngay sau nửa đêm, không quân bắt đầu các cuộc oanh tạc và từ ngoài biển hải quân bắn tới tấp vào bờ để chuẩn bị cho cuộc đổ bộ của 24,000 quân thuộc các lực lượng Mỹ, Anh và Canada vào bờ biển Pháp lúc 06:30. Các mục tiêu trải dài đến 80 km dọc theo bờ biển Normandie được chia thành năm khu vực: Utah, Omaha, Gold, Juno và Sword.
Những cơn gió mạnh đã thổi bay các tàu đổ bộ về phía đông so với vị trí dự định của họ, đặc biệt là tại Utah và Omaha. Thành ra, nhiều binh sĩ Đồng Minh rơi vào những chỗ quân Đức bố trí mạnh nhất và phải chịu hỏa lực nặng nề từ các ụ súng nhìn ra bãi biển. Khi vào đến bờ họ lại gặp phải các bãi mìn và vô số các chướng ngại vật như cọc gỗ, và dây kẽm gai, khiến thương vong rất nặng. Nặng nhất là tại Omaha, với những vách đá cao.
Ngoài việc kiểm soát được bãi biển, Đồng minh đã không giải phóng được bất kỳ thị trấn nào trong ngày đầu tiên. Thương vong của người Đức trong D-Day ước tính khoảng 4,000 đến 9,000 người. Thương vong của Đồng minh ít nhất là 10,000.
8. Tuyên bố của tổng giáo phận Galveston-Houston liên quan đến báo cáo một chiều, không chính xác của thông tấn xã AP
Chưa đầy một tuần trước khi Đức Hồng Y Daniel DiNardo, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, chủ sự cuộc họp khoáng đại của các Giám Mục Mỹ tại Baltimore từ 11 đến 14 tháng Sáu để bàn về các biện pháp đối phó với cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục, Associated Press tung ra một cáo buộc nghiêm trọng nhắm vào Đức Hồng Y DiNardo.
Hôm thứ Tư mùng 5 tháng Sáu, trong bài “The Reckoning” [dựa theo cuốn tiểu thuyết The Reckoning của Grisham – có nghĩa là Người Mưu Mô Tính Toán - chú thích của người dịch], phóng viên Nicole Winfield đã đưa ra trường hợp của bà Laura Pontikes, 55 tuổi, giám đốc điều hành một công ty xây dựng. Bà Pontikes lấy chồng không có phép đạo vì người chồng chưa thể tiêu hôn với cuộc hôn nhân lần thứ nhất. Từ năm 2007, một phụ tá của Đức Hồng Y DiNardo là Đức Ông Frank Rossi, đã cố vấn về tâm linh cho hai vợ chồng bà Pontikes. Associated Press tố cáo linh mục Frank Rossi có quan hệ tình cảm với bà Pontikes nhằm vòi tiền của gia đình bà. Trong 9 năm, bà Pontikes đã dâng cúng một số tiền lên đến 2 triệu Mỹ Kim, tự ý hay để chiều theo các áp lực của linh mục Frank Rossi.
Ngày 6 tháng 4 năm 2016, bà Pontikes đã gặp gỡ Đức Hồng Y DiNardo để tố cáo cha Rossi có những cử chỉ khiếm nhã với bà. Ngay lập tức, Đức Hồng Y buộc cha Rossi ngưng các trách nhiệm mục vụ. Tháng 12 năm đó, ngài đã có cuộc họp với bà Pontikes và khen ngợi bà đã can đảm tố cáo cha Rossi. Tuy nhiên, sau đó vài tháng, George Pontikes, là chồng bà Laura, phát hiện ra cha Rossi đang làm chính xứ ở một giáo xứ thuộc một giáo phận khác cách đó 2 giờ lái xe ở phía Đông Texas. Cáo buộc hiện nay của hai vợ chồng bà Pontikes là Đức Hồng Y bao che cho cha Rossi.
Trong cùng ngày, Tổng giáo phận Galveston-Houston đã ra tuyên bố sau:
Tổng giáo phận Galveston-Houston thẳng thừng phủ nhận một báo cáo không chuyên nghiệp, thiên vị và một chiều trong câu chuyện của Associated Press đưa ra ngày hôm nay có tiêu đề là “The Reckoning”. Tại mỗi bước trong vấn đề này, Đức Hồng Y DiNardo đã phản ứng rất nhanh chóng và chính đáng – và luôn giữ trong tâm trí của ngài lợi ích của gia đình Pontikees. Một số trích dẫn được gán cho Đức Hồng Y là một sự bịa đặt hoàn toàn.
Sau khi bà Pontike báo cáo về mối quan hệ không chính đáng với Đức ông Rossi cho Tổng giáo phận vào ngày 6 tháng 4 năm 2016, Đức Hồng Y DiNardo đã đưa loại bỏ Đức ông Rossi khỏi giáo xứ đang phụ trách chưa đầy một tuần sau đó và ngày 21 tháng 4 [2016] đã gửi đương sự tới một trung tâm điều trị để đánh giá. Khi trở về Houston, Đức ông Rossi chính thức từ chức khỏi giáo xứ vào ngày 6 tháng Năm. Sau đó, đương sự đã tham dự một chương trình phục hồi cho đến đầu tháng 12.
Theo yêu cầu của Pontikees, Tổng giáo phận đã ký một thỏa thuận kéo dài thời hạn miễn tố với họ - về cơ bản cho phép gia đình Pontikees có thể đệ đơn kiện lúc nào họ muốn. Sau đó, đã có một thỏa thuận chung để tham gia vào một quá trình hòa giải riêng với nhau, vẫn đang tiếp diễn.
Vào ngày 1 tháng 8 năm 2017, Laura Pontike, cùng với chuyên gia tâm lý học của bà, đã gặp một đại diện của Tổng giáo phận và Laura đưa ra yêu cầu thanh toán 10 triệu đô la cho bà , cùng một số các yêu cầu khác.
Đức ông Rossi đã hoàn thành quá trình phục hồi của mình và được đề nghị trở lại hoạt động mục vụ bởi các chuyên gia đã đánh giá đương sự. Đức Hồng Y DiNardo, theo yêu cầu của gia đình Pontikees, đã đồng ý không tái chỉ định Đức ông Rossi vào bất kỳ nhiệm sở nào trong Tổng giáo phận Galveston-Houston. Ngài đã truyền đạt quyết định này cho gia đình Pontikees và ông Pontike bày tỏ lòng biết ơn về quyết định đó.
Tổng giáo phận sẽ tiếp tục hợp tác với chính quyền xem xét vấn đề này.
9. Đức Thánh Cha sẽ tiếp tổng thống Nga Vladimir Putin tại Vatican vào tháng tới
Trong thông cáo báo chí đưa ra hôm thứ Năm 6 tháng Sáu, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Vatican vào ngày 4 Tháng Bẩy tới đây, tức là một ngày trước khi các nhà lãnh đạo Công Giáo từ Ukraine tập trung tại Tòa Thánh để thảo luận về cuộc xung đột đang diễn ra ở quốc gia này và sự thành lập Giáo hội Chính thống Ukraine.
Đức Phanxicô và Đức Thượng Phụ Kirill đã có cuộc gặp gỡ vào năm 2016. Đó lần đầu tiên trong suốt một thế kỷ có cuộc gặp gỡ giữa một vị Giáo Hoàng Công Giáo và Đức Thượng Phụ Chính Thống Nga. Cuộc gặp gỡ ở Cuba, được coi là một bước tiến hướng đến chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tại Nga. Chưa một vị Giáo Hoàng nào đã từng đặt chân đến Nga.
Khi được hỏi liệu ông Putin có mở rộng lời mời Đức Phanxicô đến thăm Nga hay không, phát ngôn viên của Điện Kremlin, Dmitry Peskov, nói với các phóng viên hôm thứ Năm rằng còn quá sớm để nói về điều đó.
Tháng trước, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Phanxicô đã mời các nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Đông phương Ukraine, một Giáo Hội hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh, đến Vatican để dự các cuộc họp trong hai ngày 5 và 6 tháng Bẩy trong tình huống tế nhị của Ukraine hiện nay.
Đầu năm nay, sau khi Giáo Hội Chính Thống Ukraine tân lập được cấp Tomos, tức là quy chế tự trị, nhiều cuộc xô xát về vấn đề tài sản đã diễn ra giữa các tín hữu của Giáo Hội mới và các tín hữu Chính Thống Giáo vẫn muốn trung thành với Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Chính Thống Giáo Ukraine liên kết với Mạc Tư Khoa được tường thuật là đang trong tiến trình tan rã.
10. Tình hình tự do tôn giáo tại Eritrea trở nên tồi tệ
Hơn ba mươi Kitô hữu, là các thành viên của các Giáo hội Tin Lành Ngũ Tuần, đã bị lực lượng an ninh bắt giữ trong những ngày gần đây. Cảnh sát bắt giữ họ khi họ đang tập trung cầu nguyện ở ba nơi khác nhau ở thủ đô Asmara.
Trên giấy tờ, chính phủ Eritrea công nhận tự do tôn giáo. Nhưng trên thực tế, chính quyền chỉ công nhận bốn tôn giáo: Chính Thống Giáo, Công Giáo và Tin Lành Luther Eritrea. Tín hữu của ba hệ phái Kitô này chiếm 50% dân số. 48% dân số Eritrea theo Hồi giáo Sunni. Các nhóm tôn giáo khác được coi là “bất hợp pháp” vì chính phủ coi họ là các công cụ của ngoại bang.
Các nhân viên cảnh sát đã thực hiện các cuộc đột kích liên tục vào nhà riêng nơi các tín đồ của các tôn giáo không được công nhận, đặc biệt là các Kitô hữu Tin Lành Ngũ Tuần, gặp nhau để cầu nguyện. Họ chỉ được thả ra khi ký giấy cam kết chối bỏ đức tin của mình.
Chính quyền ở Asmara cũng có những thái độ cứng rắn ngay cả với những tôn giáo được công nhận. Giáo hội Chính thống phải chịu sự can thiệp mạnh mẽ của chính quyền. Năm 2007, Thượng phụ Antonios, người chỉ trích Tổng thống Isayas Afeworki, đã bị chính phủ phế truất vào năm 2007 và bị quản thúc tại gia kể từ đó. Sau đó, chính phủ áp đặt Abuna Dioskoros lên làm Thượng Phụ. Vị này đã chết vào năm 2015 khiến cho Chính Thống Giáo Eritrea bị trống tòa từ đó đến nay.
Giáo Hội Công Giáo Eritrea cũng sống trong một điều kiện khó khăn. Trên thực tế, chính quyền yêu cầu toàn quyền kiểm soát tất cả các tổ chức có nguồn gốc tôn giáo, như các trường tư thục, các phòng khám y tế và các trại trẻ mồ côi, là các tổ chức đang hỗ trợ một cách không thể phủ nhận được cho người dân Eritrea đang bị giam cầm trong nghèo đói. Các công việc bác ái là một lĩnh vực trong đó Giáo Hội Công Giáo đóng góp rất mạnh, nhưng đó cũng là một lĩnh vực phải trải qua sự kiểm soát liên tục và gắt gao của nhà cầm quyền.
Các tổ chức Hồi giáo có phần dễ thở hơn, nhưng cũng chịu những áp lực nhất định. Năm 2017, đề xuất đóng cửa một trường đại học Hồi giáo đã gây ra một cuộc biểu tình gay gắt. Các sinh viên đã xuống đường biểu tình và các cuộc biểu tình đã bị cảnh sát đàn áp rất dã man.
Ngoài các cuộc đàn áp tôn giáo, theo các tổ chức phi chính phủ lo lắng việc bảo vệ nhân quyền như Tổ chức Ân xá Quốc tế và Human Rights Watch, nhà cầm quyền Eritrea là một nhà nước thực hiện những chính sách đàn áp các nhóm chính trị và xã hội đối lập một cách có hệ thống. Xã hội Eritrea vẫn còn trong tình trạng quân sự hóa cao, ngay cả khi không có bất kỳ lo ngại chiến tranh với các quốc gia láng giềng.
Sau đó, chúng tôi sẽ bàn đến những biến cố xung quanh việc tưởng niệm 75 năm ngày quân Đồng Minh đổ bộ vào Normadie để giải phóng Tây Âu, sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô trong dịp này và phiên tòa kháng cáo của Đức Hồng Y George Pell cùng những tin tức khác.
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hôm thứ Hai 10 tháng Sáu, một linh mục tại Wrocław, Ba Lan đã bị đâm nhiều nhát dao vào ngực và bụng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.
Tin tức này làm rúng động Giáo Hội tại Ba Lan vì tại quốc gia nơi đa số dân theo Công Giáo này, đây là lần đầu tiên xảy ra một biến cố như vậy.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là tường trình của Thanh tra cảnh sát Łukasz Dutkowiak về biến cố này.
Ông Łukasz nói rằng trong đời làm cảnh sát của ông chưa bao giờ ông gặp một trường hợp có người lại đi tấn công một linh mục dã man như vậy.
Vị Thanh tra cảnh sát cho biết cha Ireneusz Bakalarczyk, một linh mục nổi tiếng thánh thiện, rất được dân chúng trong vùng mến mộ, đang trên đường từ nhà xứ ra nhà thờ Đức Trinh Nữ Maria tại trung tâm của thành phố Wrocław thì bị một người đàn ông 57 tuổi chặn đường ngài.
“Sau một cuộc đối thoại ngắn ngủi, y rút dao ra và đâm túi bụi vào ngực và bụng của cha Bakalarczyk. Anh chị em giáo dân đã kịp thời khống chế hung thủ và bắt giữ hắn trước khi cảnh sát đến hiện trường,” thanh tra cảnh sát Łukasz nói.
Ông khen ngợi anh chị em giáo dân đã dũng cảm can thiệp kịp thời và nhận xét rằng:
“Đó là những vết thương trí mạng. Nếu không có sự can thiệp của anh chị em giáo dân, cha Bakalarczyk chắc khó giữ được mạng sống.”
Một phát ngôn viên của Bệnh Viện Đại Học Wrocław cho biết cha Bakalarczyk đã qua khỏi nguy hiểm và tình trạng của ngài đang ổn định dần nhưng có lẽ ngài phải mất một thời gian dài mới phục hồi hoàn toàn.
Đài truyền hình địa phương TVP Info nói rằng khi tiếp cận với cha Bakalarczyk hung thủ lớn tiếng phàn nàn về tai tiếng lạm dụng tính dục trong Giáo Hội trước khi rút dao đâm ngài.
Rafal Kowalski, một phát ngôn viên của tổng giáo phận Wrocław nói rằng hung thủ không có ác cảm cá nhân nào với cha Bakalarczyk nhưng dường như muốn tấn công vào bất kỳ linh mục nào.
Tháng Ba năm nay Hội Đồng Giám Mục Ba Lan công bố rằng có 382 linh mục bị khiếu nại lạm dụng tính dục 625 trẻ vị thành niên trong thời gian từ 1990 đến 2018. 44% các khiếu nại này đã được chính quyền điều tra với kết quả là gần một nửa là những vi phạm thật sự.
Hội Đồng Giám Mục Ba Lan đã thành lập các văn phòng bảo vệ trẻ em tại tất cả 43 giáo phận và tổng giáo phận của Ba Lan, và hơn 3,000 các linh mục đã trải qua các khóa huấn luyện liên quan đến vấn đề này.
Bất kể những cố gắng của các Giám Mục Ba Lan, đã có một làn sóng tấn công dữ dội vào các ngài qua những bài báo và đặc biệt là cuốn phim “Tylko nie mów nikomu” - “Đừng nói với ai” của Tomasz Sekielski, trong đó cáo buộc các ngài bao che hay không có những hành động thích đáng để ngăn chặn tội ác này. Làn sóng tấn công không chỉ dừng lại ở các Giám Mục Ba Lan mà còn nhắm cả đến Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Trong một lá thư đề ngày 22 tháng Năm, các giám mục Ba Lan đã lên tiếng kêu gọi: “Chúng ta đừng để những việc lành phúc đức, được thực hiện trong Giáo hội bị che khuất bởi tội lỗi của một ít người. Chúng ta hãy hỗ trợ cho các linh mục trong những thời điểm khó khăn này, cầu mong sao cho các linh mục có thể tiếp tục làm việc với sự hy sinh hàng ngày, trong khi không mất đi lòng nhiệt thành và nhận được sự khích lệ từ anh chị em giáo dân.”
2. Diễn biến hi hữu: Hai anh em sinh đôi được thụ phong linh mục trong một ngày
Hai anh em sinh đôi Giacomo và Davide Crespi đã luôn ở bên nhau, và ngày 25 tháng 5 năm 2019 vừa qua cũng không khác: cùng với ba người bạn trong cùng chủng viện, hai vị đã được Đức Cha Gianfranco Agostino Gardin, Giám Mục giáo phận Treviso, miền bắc nước Ý, phong chức linh mục.
Trong thánh lễ phong chức cho 5 tân chức, Đức Cha Gianfranco Agostino Gardin nói ngài rất vui mừng vì giáo phận đã vượt qua được thời kỳ thiếu hụt ơn gọi. Và còn vui mừng hơn trước biến cố hai anh em sinh đôi cùng được thụ phong linh mục. Ngài gọi đó là một “chuyện lạ bốn phương”, một chuyện hết sức hi hữu lần đầu tiên được chứng kiến trong đời.
Trong Thánh lễ mở tay tại giáo xứ nơi hai vị đã chào đời và được rửa tội tại đó, hai tân linh mục sinh đôi đã cùng đồng tế với nhau. Giảng trong thánh lễ, cha Giacomo cảm ơn người anh em sinh đôi của mình rằng: “Cảm ơn anh Davide, bởi vì đối với em, anh là một người anh song sinh, người bạn đồng hành của em trên đường và là người bạn thật sự của em. Chân phúc linh mục Pino Puglisi nói: ‘Chúa yêu chúng ta, nhưng luôn luôn thông qua một người nào đó’. Đặc biệt đối với em, anh là một trong những người đó. Trong Thánh lễ đầu tiên của chúng ta, chúng ta hãy nhìn lên Chúa, đá tảng và hy vọng duy nhất. Xin Ngài luôn sống trong anh, và ban cho anh đầy tràn sức mạnh”
3. Người Công Giáo tại Lạc Dương bị một cú lừa quá nặng
Thông thường, các nhà thờ tại Trung Quốc bị ủi sập là do công an Trung Quốc đưa xe ủi đến san bằng. Tuy nhiên, thông tấn xã UCANews tường thuật một trường hợp còn bi thảm hơn là anh chị em giáo dân bị lừa gạt đau đớn đến mức tự nguyện gây quỹ đóng góp để mướn xe ủi đất đến san bằng nhà thờ của mình.
Đó là trường hợp của anh chị em ở huyện Hứa Loan (许湾- Xuwan) của thành phố Tiên Đào (仙桃 – Xiantao), thuộc Giáo phận Lạc Dương (阳镇 -Hanyang) của tỉnh Hồ Bắc ((湖北 – Hubei).
Cách đây 3 năm, bọn cầm quyền địa phương đã không cho phép anh chị em giáo dân sử dụng ngôi nhà thờ cũ được xây dựng vào bốn thập niên trước vì cho rằng ngôi nhà thờ cũ có những vết nứt và mái nhà có thể sụp đổ bất cứ khi nào.
Anh chị em đã xây một ngôi nhà thờ mới ngay trong khuôn viên ngôi nhà thờ cũ. Quan chức địa phương đã buộc giáo xứ một khoản lệ phí cấp giấy phép. Nhà thờ đã được khánh thành và sử dụng gần 2 năm nay nhưng vẫn không có giấy phép. Đó là quả lừa thứ nhất.
Đầu tháng Tư vừa qua, bọn cầm quyền nói rằng pháp lệnh tôn giáo Trung Quốc không cho phép một quận có hai nhà thờ cùng thuộc về một tôn giáo. Chúng yêu cầu anh chị em giáo dân phá sập ngôi nhà thờ cũ thì mới cấp giấy phép cho ngôi nhà thờ mới. Ngày 12 tháng Tư, anh chị em giáo dân đã thuê xe ủi đất đến ủi sập ngôi nhà thờ cũ. Tuy nhiên, chúng vẫn tiếp tục khất lần hẹn lữa, không cấp giấy phép. Đó là quả lừa thứ hai.
Đầu tuần này, chúng nói vẫn anh chị em giáo dân giao lại cho chúng một tu viện cho các nữ tu như là điều kiện tiên quyết để cấp giấy phép, nếu không chúng sẽ cho xe ủi đất đến ủi sập ngôi nhà thờ mới.
Sau nhiều lần bị lừa, anh chị em rất hoang mang và âu lo rằng đây là quả lừa thứ ba, có giao tu viện cho chúng, ngôi nhà thờ mới vẫn không có giấy phép.
Với dân số chỉ có 3,000 người, huyện Hứa Loan có đến 2,000 người Công Giáo, chiếm 2/3 dân số trong huyện.
Người Công Giáo ở Hứa Loan cũng tiêu biểu cho 20 phần trăm người Công Giáo trong Giáo phận Lạc Dương.
Theo niên giám của Tòa Thánh, giáo xứ Hứa Loan thuộc Giáo phận Lạc Dương. Tuy nhiên, bọn cầm quyền Trung Quốc cho rằng giáo xứ này thuộc Giáo phận Kinh Châu (荆州 -Jingzhou). Cả hai giáo phận đều trống tòa.
4. Đức Cha Paprocki “chia lửa” với Đức Cha Thomas Tobin. Hàng loạt các chính trị gia Illinois không được rước lễ
Hôm 15 tháng Năm, 2019, Thống đốc Kay Ivey đã chính thức ký ban hành luật cấm phá thai rất triệt để tại Alabama. Luật mới cấm phá thai ở mọi giai đoạn của thai kỳ và truy tố tất cả các bác sĩ tham gia vào phẫu thuật phá thai. Những bác sĩ này có thể bị buộc tội hình sự và phải đối mặt với 99 năm tù.
Để đáp lại, tiểu bang Illinois đã thông qua một dự luật cho phép phá thai cực đoan hơn cả luật mới của New York, và công bố rằng phá thai, tức là quyền được giết con, là một nhân quyền căn bản của người mẹ.
Trước diễn biến này, thực hiện nghĩa vụ giảng dạy đạo lý chân chính và rõ ràng, Đức Cha John Paprocki, Giám Mục Springfield, Illinois đã đưa ra một sắc lệnh cấm hàng loạt các chính trị gia trong tiểu bang Illinois từ nay không được rước lễ cho tới khi nào họ biết ăn năn và “giao hòa với Chúa Kitô và Giáo Hội của Người.”
Danh sách những người bị cấm rước lễ được thông báo cho tất cả các linh mục trong giáo phận Springfield. Cá nhân những người bị cấm cũng nhận được một email báo cho biết không được lên rước lễ.
Sắc lệnh của ngài còn nêu đích danh và phê phán gay gắt phát ngôn nhân Hạ viện tiểu bang Michael Madigan và chủ tịch Thượng viện John Cullerton vì vai trò lãnh đạo của những người này trong việc cổ vũ dự luật cho phép phá thai vừa được thông qua.
Với sắc lệnh này của ngài, Đức Cha Paprocki đã “chia lửa” với Đức Cha Thomas Tobin. Hàng loạt những lời phỉ báng nhắm vào ngài đã rộ lên trên các phương tiện truyền thông như trong trường hợp Đức Cha Thomas Tobin sau khi ngài tuyên bố rằng người Công Giáo không được ủng hộ các cuộc diễn hành đồng tính, và nói rằng những cuộc diễn hành như thế quảng bá một nền văn hóa trái với đức tin và đạo đức Công Giáo, cũng như gây hại cho trẻ con.
5. Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân kỷ niệm 75 năm cuộc đổ bộ của Đồng Minh lên Normadie
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gởi một sứ điệp đến Đức Cha Jean-Claude Boulanger, Giám Mục giáo phận Bayeux-Lisieux, nhân kỷ niệm 75 năm cuộc đổ bộ của Đồng Minh lên Normadie 6 tháng Sáu 1944, thường được gọi là D Day, ngày dài nhất trong Thế Chiến Thứ Hai với con số thương vong kinh hoàng nhất. Chỉ trong một ngày duy nhất ít nhất 10,000 quân nhân thuộc các lực lượng Đồng Minh đã tử trận. Từ 4,000 đến 9,000 quân Đức cũng bị thiệt mạng.
Trong sứ điệp, được công bố hôm thứ Tư 5 tháng 6, Đức Thánh Cha viết:
Nhân dịp các biến cố được tổ chức để kỷ niệm bảy mươi lăm năm ngày đổ bộ Normandie, tôi bảo đảm với Đức Cha về sự gần gũi về tâm linh và lời cầu nguyện của tôi, bằng cách gửi cho Đức Cha một lời chào thân ái. Tôi cũng muốn chào thăm các Giám mục, và đại diện các hệ phái Kitô khác, cũng như các tôn giáo bạn, và tất cả những người tham gia các sự kiện này.
Chúng ta biết rằng cuộc đổ bộ ngày 6 tháng Sáu năm 1944, tại Normandie, đã là một yếu tố quyết định trong cuộc chiến chống lại sự man rợ của Đức Quốc xã và đã mở đường cho việc kết thúc một cuộc chiến đã làm tổn thương sâu sắc Âu châu và thế giới. Đó là lý do tại sao tôi nhớ đến với lòng biết ơn tất cả những người lính, đến từ một số quốc gia bao gồm cả Pháp, đã can đảm dấn thân và cống hiến cuộc sống của họ cho tự do và hòa bình. Tôi phó dâng họ cho tình yêu thương xót vô hạn của Chúa. Tôi cũng phó dâng lên Chúa hàng triệu nạn nhân của cuộc chiến này, và tôi cũng không quên những người lính Đức, đã phải chiến đấu vì sự vâng phục một chế độ được hình thành và linh hoạt bởi một ý thức hệ man rợ.
Tôi hy vọng rằng lễ kỷ niệm này sẽ khiến tất cả các thế hệ, ở Âu châu và trên thế giới, khẳng định mạnh mẽ rằng “hòa bình phải dựa trên sự tôn trọng mỗi người, bất kể lịch sử của họ, dựa trên sự tôn trọng nhân quyền và pháp luật, thiện ích chung, và tôn trọng thiên nhiên được Chúa giao phó cho chúng ta, cũng như các di sản đạo đức được các thế hệ trước truyền lại cho chúng ta. Và tôi xin Chúa giúp đỡ các Kitô hữu thuộc tất cả các hệ phái Kitô, cũng như các tín hữu của các tôn giáo và những người có thiện chí khác, biết thúc đẩy một tình huynh đệ phổ quát thực sự, đề cao nền văn hóa gặp gỡ và đối thoại, và chú ý đến những người bé nhỏ và người nghèo.
Với hy vọng này, tôi trân trọng ban phép lành Tòa Thánh cho Đức Cha, cũng như cho các giám mục và các tín hữu trong giáo phận của Đức Cha, và tôi cầu khẩn ơn sủng Chúa cho tất cả những người tham dự các buổi lễ này.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Vatican ngày 31 tháng Năm, 2019
6. Đức Hồng Y Marc Ouellet cử hành thánh lễ khai mạc lễ kỷ niệm 75 năm cuộc đổ bộ của Đồng Minh lên Normandie
Đức Hồng Y Marc Ouellet, tổng trưởng Bộ Giám Mục, đã thay mặt cho Tòa Thánh tham dự lễ kỷ niệm 75 năm cuộc tấn công của quân Đồng Minh vào bờ biển Normandie để giải phóng nước Pháp và Tây Âu khỏi Đức Quốc Xã.
Đức Hồng Y Marc Ouellet đã cử hành Thánh lễ tại thị trấn Colleville-sur-Mer ở Normandie nơi quân đội Đồng Minh đổ bộ vào năm 1944.
Vào ngày 6 tháng Sáu năm 1944, thường được gọi là D-Day, hơn 150,000 quân Đồng Minh đã tấn công vào bờ biển phía bắc nước Pháp, đánh dấu sự khởi đầu chiến dịch giải phóng quốc gia này khỏi sự chiếm đóng của Đức Quốc xã.
D-Day được nhớ đến như một thời khắc quyết định Thế chiến II.
Hai lễ tưởng niệm ở Vương quốc Anh và ở Pháp đã dẫn đến việc ký kết một tuyên bố chung của 16 quốc gia đã chiến đấu trong Thế chiến II nhằm cam kết bảo đảm rằng sự kinh hoàng không thể tưởng tượng được của Thế chiến thứ hai sẽ không bao giờ có thể lặp lại.
Trong khi đó, hàng trăm cựu chiến binh đã tới miền bắc nước Pháp để đánh dấu dịp này, nơi các nghi lễ tưởng niệm đã diễn ra vào ngày 6 tháng Sáu tại Colleville-sur-Mer ở Normandie, trước sự chứng kiến của tổng thống Pháp Emmanuel Macron và tổng thống Mỹ Donald Trump.
Mở đầu cho các nghi lễ tại Pháp, tối thứ Tư 5 tháng Sáu, Đức Hồng Y Marc Ouellet, người Canada, tổng trưởng Bộ Giám mục, đã cử hành Thánh lễ tại Vương cung thánh đường Colleville-sur-Mer và đưa ra các suy tư của ngài về nhu cầu cần phải trân trọng và bảo vệ hòa bình trong một thế giới ngày càng chia rẽ.
Đức Hồng Y nói với Đài phát thanh Vatican rằng ngài rất vui khi có thể đóng góp cho sự kiện quan trọng này.
Đức Hồng Y lưu ý rằng Đức Thánh Cha Phanxicô thường xuyên cảnh cáo rằng thế chiến thứ Ba đang thực sự diễn ra từng mảnh trong thế giới ngày nay, và trách nhiệm cấp bách của chúng ta là phải làm nhiều hơn để thúc đẩy văn hóa hòa bình, gặp gỡ, đối thoại.
“Đối với tôi, đó là một cơ hội để mang lại những suy tư sâu sắc từ đức tin Công Giáo và từ sự cam kết của Giáo Hội Công Giáo trước nhu cầu đối thoại.”
Đức Hồng Y nhắc lại rằng vào năm 1968, Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã thành lập Ngày Hòa bình Thế giới, được kỷ niệm hàng năm vào ngày 1 tháng Giêng.
“Trong hơn 50 năm qua, chúng ta đã có những thông điệp rất cụ thể về giáo dục hòa bình, , trong Giáo Hội Công Giáo và xa hơn thế nữa,” ngài nói.
“Đó là một thông điệp được trao ra cho toàn thể nhân loại nói chung.”
Đức Hồng Y Ouellet nói rằng đó là một thông điệp nên được dạy và phát triển trong các trường học và trong các gia đình bởi vì văn hóa hòa bình bắt đầu từ trái tim và trong các mối quan hệ cơ bản: trong gia đình, trong trường học, trong xã hội nói chung .
Nếu chúng ta muốn xây dựng một tương lai hòa bình, theo Đức Hồng Y, chúng ta cần nghĩ về hòa bình không chỉ như là sự vắng mặt của chiến tranh mà còn là một nền văn hóa tích cực của hòa bình, tình yêu, công lý, và tình huynh đệ.
Đức Hồng Y nói thêm rằng được đại diện Tòa Thánh trong dịp này là một cơ hội thuận lợi để tỏ lòng tôn kính với các nạn nhân của cuộc xung đột, và ngài chỉ ra rằng nhiều binh sĩ Canada đã hy sinh trong cuộc đổ bộ này.
Đối với Đức Hồng Y, đó là một khoảnh khắc cảm xúc sâu sắc để ngài nghĩ đến những người lính đã hy sinh, đồng thời nhớ rằng hàng triệu người khác đã chết ở Âu châu.
Khi nhớ đến những điều đó, chúng ta cũng cam kết sẽ làm mọi thứ có thể để ngăn chặn xung đột.
Đức Hồng Y nhận xét rằng đó cũng là một dịp để nhớ rằng Canada đã không phải trải qua chiến tranh trên lãnh thổ của chính mình, và điều này, thật là một phước lành cho đất nước của ngài.
“Tôi cảm ơn Chúa vì ân sủng này,” Đức Hồng Y kết luận, “và đồng thời tôi cảm thấy còn phải dấn thân làm nhiều hơn nữa để thúc đẩy nền văn hóa hòa bình và đối thoại trên thế giới.”
7. Vài nét về cuộc đổ bộ Normandie nhân kỷ niệm 75 năm biến cố này
Cuộc đổ bộ Normandie là cuộc hành quân vào ngày thứ Ba 6 tháng Sáu năm 1944 của quân Đồng minh nhằm mở đường tiến vào Âu châu trong Thế chiến II. Đó là cuộc tấn công từ biển vào đất liền lớn nhất trong lịch sử. Chiến dịch này nhằm giải phóng nước Pháp đang bị Đức Quốc Xã chiếm đóng, và đặt nền móng cho chiến thắng của phe Đồng minh trên mặt trận phía Tây.
Việc hoạch định kế hoạch cho chiến dịch này bắt đầu vào năm 1943. Trong những tháng trước cuộc tấn công, quân Đồng minh đã tiến hành một loạt đáng kể các hoạt động quân sự nhằm đánh lạc hướng người Đức về ngày giờ và địa điểm của cuộc đổ bộ của quân Đồng minh.
Tuy không biết chính xác, nhưng đề phòng khả năng một cuộc tấn công từ Anh quốc của quân Đồng minh, Adolf Hitler đã đặt Nguyên soái Erwin Rommel, một tướng lĩnh tài ba của Đức, chỉ huy việc xây các công sự, các bãi mìn và các chướng ngại vật dọc theo bờ biển. Đức Quốc Xã gọi đó là Bức tường Đại Tây Dương.
Các nhà hoạch định cuộc tấn công đã xác định một tập hợp các điều kiện cần thiết liên quan đến chu kỳ của mặt trăng, thủy triều và hướng gió. Họ nhận ra rằng mỗi tháng chỉ có vài ngày thỏa mãn được các điều kiện này. Trăng tròn là tốt nhất, vì ánh trăng sẽ cung cấp ánh sáng cho các phi công nhận ra các công sự phòng thủ của Đức. Cuộc tấn công được dự định diễn ra vào tảng sáng lúc có thủy triều cao nhất để cải thiện tầm nhìn của binh lính đối với các chướng ngại vật trên bãi biển, đồng thời hướng gió phải đi từ biển vào để giảm thiểu thời gian binh lính đang chơi vơi giữa dòng nước, làm mồi cho pháo binh địch.
Tướng Eisenhower đã chọn ngày 5 tháng Sáu là ngày tấn công. Tuy nhiên, vào ngày 4 tháng Sáu, biển động mạnh không phù hợp cho việc tấn công, trong khi nhiều đám mây thấp ngăn cản tầm nhìn của phi công trên các máy bay.
Cuộc tấn công đã bị hoãn lại 24 giờ. Mặc dù thời tiết vẫn chưa được hoàn hảo như mong muốn nhưng nếu chờ hơn nữa thì phải đến hai tuần sau mới có các điều kiện phù hợp. Vì thế, Tướng Eisenhower đã quyết định chọn ngày đổ bộ là ngày 6 tháng Sáu.
Đồng minh kiểm soát Đại Tây Dương có nghĩa là các nhà khí tượng học Đức có ít thông tin hơn so với Đồng minh trong việc dự báo thời tiết. Khi trung tâm khí tượng Luftwaffe ở Paris dự đoán hai tuần tới là thời tiết bão tố, nhiều chỉ huy của quân Đức đã rời bỏ vị trí của họ để tham dự các tiêu khiển ở Rennes, và quân nhân nhiều đơn vị được nghỉ phép. Chính Nguyên soái Erwin Rommel cũng trở về Đức vào dịp sinh nhật vợ và để gặp Hitler xin thêm xe tăng.
Ngay sau nửa đêm, không quân bắt đầu các cuộc oanh tạc và từ ngoài biển hải quân bắn tới tấp vào bờ để chuẩn bị cho cuộc đổ bộ của 24,000 quân thuộc các lực lượng Mỹ, Anh và Canada vào bờ biển Pháp lúc 06:30. Các mục tiêu trải dài đến 80 km dọc theo bờ biển Normandie được chia thành năm khu vực: Utah, Omaha, Gold, Juno và Sword.
Những cơn gió mạnh đã thổi bay các tàu đổ bộ về phía đông so với vị trí dự định của họ, đặc biệt là tại Utah và Omaha. Thành ra, nhiều binh sĩ Đồng Minh rơi vào những chỗ quân Đức bố trí mạnh nhất và phải chịu hỏa lực nặng nề từ các ụ súng nhìn ra bãi biển. Khi vào đến bờ họ lại gặp phải các bãi mìn và vô số các chướng ngại vật như cọc gỗ, và dây kẽm gai, khiến thương vong rất nặng. Nặng nhất là tại Omaha, với những vách đá cao.
Ngoài việc kiểm soát được bãi biển, Đồng minh đã không giải phóng được bất kỳ thị trấn nào trong ngày đầu tiên. Thương vong của người Đức trong D-Day ước tính khoảng 4,000 đến 9,000 người. Thương vong của Đồng minh ít nhất là 10,000.
8. Tuyên bố của tổng giáo phận Galveston-Houston liên quan đến báo cáo một chiều, không chính xác của thông tấn xã AP
Chưa đầy một tuần trước khi Đức Hồng Y Daniel DiNardo, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, chủ sự cuộc họp khoáng đại của các Giám Mục Mỹ tại Baltimore từ 11 đến 14 tháng Sáu để bàn về các biện pháp đối phó với cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục, Associated Press tung ra một cáo buộc nghiêm trọng nhắm vào Đức Hồng Y DiNardo.
Hôm thứ Tư mùng 5 tháng Sáu, trong bài “The Reckoning” [dựa theo cuốn tiểu thuyết The Reckoning của Grisham – có nghĩa là Người Mưu Mô Tính Toán - chú thích của người dịch], phóng viên Nicole Winfield đã đưa ra trường hợp của bà Laura Pontikes, 55 tuổi, giám đốc điều hành một công ty xây dựng. Bà Pontikes lấy chồng không có phép đạo vì người chồng chưa thể tiêu hôn với cuộc hôn nhân lần thứ nhất. Từ năm 2007, một phụ tá của Đức Hồng Y DiNardo là Đức Ông Frank Rossi, đã cố vấn về tâm linh cho hai vợ chồng bà Pontikes. Associated Press tố cáo linh mục Frank Rossi có quan hệ tình cảm với bà Pontikes nhằm vòi tiền của gia đình bà. Trong 9 năm, bà Pontikes đã dâng cúng một số tiền lên đến 2 triệu Mỹ Kim, tự ý hay để chiều theo các áp lực của linh mục Frank Rossi.
Ngày 6 tháng 4 năm 2016, bà Pontikes đã gặp gỡ Đức Hồng Y DiNardo để tố cáo cha Rossi có những cử chỉ khiếm nhã với bà. Ngay lập tức, Đức Hồng Y buộc cha Rossi ngưng các trách nhiệm mục vụ. Tháng 12 năm đó, ngài đã có cuộc họp với bà Pontikes và khen ngợi bà đã can đảm tố cáo cha Rossi. Tuy nhiên, sau đó vài tháng, George Pontikes, là chồng bà Laura, phát hiện ra cha Rossi đang làm chính xứ ở một giáo xứ thuộc một giáo phận khác cách đó 2 giờ lái xe ở phía Đông Texas. Cáo buộc hiện nay của hai vợ chồng bà Pontikes là Đức Hồng Y bao che cho cha Rossi.
Trong cùng ngày, Tổng giáo phận Galveston-Houston đã ra tuyên bố sau:
Tổng giáo phận Galveston-Houston thẳng thừng phủ nhận một báo cáo không chuyên nghiệp, thiên vị và một chiều trong câu chuyện của Associated Press đưa ra ngày hôm nay có tiêu đề là “The Reckoning”. Tại mỗi bước trong vấn đề này, Đức Hồng Y DiNardo đã phản ứng rất nhanh chóng và chính đáng – và luôn giữ trong tâm trí của ngài lợi ích của gia đình Pontikees. Một số trích dẫn được gán cho Đức Hồng Y là một sự bịa đặt hoàn toàn.
Sau khi bà Pontike báo cáo về mối quan hệ không chính đáng với Đức ông Rossi cho Tổng giáo phận vào ngày 6 tháng 4 năm 2016, Đức Hồng Y DiNardo đã đưa loại bỏ Đức ông Rossi khỏi giáo xứ đang phụ trách chưa đầy một tuần sau đó và ngày 21 tháng 4 [2016] đã gửi đương sự tới một trung tâm điều trị để đánh giá. Khi trở về Houston, Đức ông Rossi chính thức từ chức khỏi giáo xứ vào ngày 6 tháng Năm. Sau đó, đương sự đã tham dự một chương trình phục hồi cho đến đầu tháng 12.
Theo yêu cầu của Pontikees, Tổng giáo phận đã ký một thỏa thuận kéo dài thời hạn miễn tố với họ - về cơ bản cho phép gia đình Pontikees có thể đệ đơn kiện lúc nào họ muốn. Sau đó, đã có một thỏa thuận chung để tham gia vào một quá trình hòa giải riêng với nhau, vẫn đang tiếp diễn.
Vào ngày 1 tháng 8 năm 2017, Laura Pontike, cùng với chuyên gia tâm lý học của bà, đã gặp một đại diện của Tổng giáo phận và Laura đưa ra yêu cầu thanh toán 10 triệu đô la cho bà , cùng một số các yêu cầu khác.
Đức ông Rossi đã hoàn thành quá trình phục hồi của mình và được đề nghị trở lại hoạt động mục vụ bởi các chuyên gia đã đánh giá đương sự. Đức Hồng Y DiNardo, theo yêu cầu của gia đình Pontikees, đã đồng ý không tái chỉ định Đức ông Rossi vào bất kỳ nhiệm sở nào trong Tổng giáo phận Galveston-Houston. Ngài đã truyền đạt quyết định này cho gia đình Pontikees và ông Pontike bày tỏ lòng biết ơn về quyết định đó.
Tổng giáo phận sẽ tiếp tục hợp tác với chính quyền xem xét vấn đề này.
9. Đức Thánh Cha sẽ tiếp tổng thống Nga Vladimir Putin tại Vatican vào tháng tới
Trong thông cáo báo chí đưa ra hôm thứ Năm 6 tháng Sáu, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Vatican vào ngày 4 Tháng Bẩy tới đây, tức là một ngày trước khi các nhà lãnh đạo Công Giáo từ Ukraine tập trung tại Tòa Thánh để thảo luận về cuộc xung đột đang diễn ra ở quốc gia này và sự thành lập Giáo hội Chính thống Ukraine.
Đức Phanxicô và Đức Thượng Phụ Kirill đã có cuộc gặp gỡ vào năm 2016. Đó lần đầu tiên trong suốt một thế kỷ có cuộc gặp gỡ giữa một vị Giáo Hoàng Công Giáo và Đức Thượng Phụ Chính Thống Nga. Cuộc gặp gỡ ở Cuba, được coi là một bước tiến hướng đến chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tại Nga. Chưa một vị Giáo Hoàng nào đã từng đặt chân đến Nga.
Khi được hỏi liệu ông Putin có mở rộng lời mời Đức Phanxicô đến thăm Nga hay không, phát ngôn viên của Điện Kremlin, Dmitry Peskov, nói với các phóng viên hôm thứ Năm rằng còn quá sớm để nói về điều đó.
Tháng trước, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Phanxicô đã mời các nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Đông phương Ukraine, một Giáo Hội hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh, đến Vatican để dự các cuộc họp trong hai ngày 5 và 6 tháng Bẩy trong tình huống tế nhị của Ukraine hiện nay.
Đầu năm nay, sau khi Giáo Hội Chính Thống Ukraine tân lập được cấp Tomos, tức là quy chế tự trị, nhiều cuộc xô xát về vấn đề tài sản đã diễn ra giữa các tín hữu của Giáo Hội mới và các tín hữu Chính Thống Giáo vẫn muốn trung thành với Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Chính Thống Giáo Ukraine liên kết với Mạc Tư Khoa được tường thuật là đang trong tiến trình tan rã.
10. Tình hình tự do tôn giáo tại Eritrea trở nên tồi tệ
Hơn ba mươi Kitô hữu, là các thành viên của các Giáo hội Tin Lành Ngũ Tuần, đã bị lực lượng an ninh bắt giữ trong những ngày gần đây. Cảnh sát bắt giữ họ khi họ đang tập trung cầu nguyện ở ba nơi khác nhau ở thủ đô Asmara.
Trên giấy tờ, chính phủ Eritrea công nhận tự do tôn giáo. Nhưng trên thực tế, chính quyền chỉ công nhận bốn tôn giáo: Chính Thống Giáo, Công Giáo và Tin Lành Luther Eritrea. Tín hữu của ba hệ phái Kitô này chiếm 50% dân số. 48% dân số Eritrea theo Hồi giáo Sunni. Các nhóm tôn giáo khác được coi là “bất hợp pháp” vì chính phủ coi họ là các công cụ của ngoại bang.
Các nhân viên cảnh sát đã thực hiện các cuộc đột kích liên tục vào nhà riêng nơi các tín đồ của các tôn giáo không được công nhận, đặc biệt là các Kitô hữu Tin Lành Ngũ Tuần, gặp nhau để cầu nguyện. Họ chỉ được thả ra khi ký giấy cam kết chối bỏ đức tin của mình.
Chính quyền ở Asmara cũng có những thái độ cứng rắn ngay cả với những tôn giáo được công nhận. Giáo hội Chính thống phải chịu sự can thiệp mạnh mẽ của chính quyền. Năm 2007, Thượng phụ Antonios, người chỉ trích Tổng thống Isayas Afeworki, đã bị chính phủ phế truất vào năm 2007 và bị quản thúc tại gia kể từ đó. Sau đó, chính phủ áp đặt Abuna Dioskoros lên làm Thượng Phụ. Vị này đã chết vào năm 2015 khiến cho Chính Thống Giáo Eritrea bị trống tòa từ đó đến nay.
Giáo Hội Công Giáo Eritrea cũng sống trong một điều kiện khó khăn. Trên thực tế, chính quyền yêu cầu toàn quyền kiểm soát tất cả các tổ chức có nguồn gốc tôn giáo, như các trường tư thục, các phòng khám y tế và các trại trẻ mồ côi, là các tổ chức đang hỗ trợ một cách không thể phủ nhận được cho người dân Eritrea đang bị giam cầm trong nghèo đói. Các công việc bác ái là một lĩnh vực trong đó Giáo Hội Công Giáo đóng góp rất mạnh, nhưng đó cũng là một lĩnh vực phải trải qua sự kiểm soát liên tục và gắt gao của nhà cầm quyền.
Các tổ chức Hồi giáo có phần dễ thở hơn, nhưng cũng chịu những áp lực nhất định. Năm 2017, đề xuất đóng cửa một trường đại học Hồi giáo đã gây ra một cuộc biểu tình gay gắt. Các sinh viên đã xuống đường biểu tình và các cuộc biểu tình đã bị cảnh sát đàn áp rất dã man.
Ngoài các cuộc đàn áp tôn giáo, theo các tổ chức phi chính phủ lo lắng việc bảo vệ nhân quyền như Tổ chức Ân xá Quốc tế và Human Rights Watch, nhà cầm quyền Eritrea là một nhà nước thực hiện những chính sách đàn áp các nhóm chính trị và xã hội đối lập một cách có hệ thống. Xã hội Eritrea vẫn còn trong tình trạng quân sự hóa cao, ngay cả khi không có bất kỳ lo ngại chiến tranh với các quốc gia láng giềng.