Ngày 2 tháng Sáu, ngày cuối cùng của Đức Phanxicô tại Lỗ Ma Ni đã được ngài dành cho thân phận thiểu số nơi hai cộng đồng bị trù dập nhất tại đây trong nhiều thế kỷ. Với cộng đồng thứ nhất tức cộng đồng Kitô giáo, nhất là cộng đồng Công Giáo Hy Lạp, ngài tôn vinh qua nghi lễ phong chân phúc cho 7 vị lãnh đạo của họ bị chế độ Cộng Sản sát hại từ năm 1950 tới năm 1970. Với Cộng đồng thứ hai, tức người Roma mà thông thường vẫn được gọi là người “Gypsies”, ngài long trọng thay mặt Giáo Hội xin lỗi về nhiều thế kỷ bị kỳ thị, khinh miệt, đẩy ra bên lề xã hội .
Căn nhà lâu ngày cho chuyện dân gian hút máu
Claire Giangravè của tạp chí Crux cho rằng nghĩ tới vùng đông bắc Transylvania của Lỗ Ma ni, hình ảnh đầu tiên xuất hiện là những lâu đài phủ sương mờ, những căn nhà ma quái của Quận Công Dracula hút máu người.
Khung cảnh đầy điềm ấy không khác mấy so với bầu khí mục vụ ấm cúng chào đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô hôm 2 tháng Sáu. Các xe do lừa kéo và các người địa phương vận y phục ngày lễ và truyền thống đã nghinh đón Đức Giáo Hoàng tại Cánh Đồng Tự Do ở
Blaj, Transylvania.
Trong khi chuyện hút máu dân gian chỉ là hư cấu, thì mảnh đất nhớp nhúa bùn của vùng Transylvania quả đã mục kích phần lớn các vụ đổ máu trong thật nhiều thế kỷ. Gần đây nhất, cộng đồng Kitô giáo bản địa của nó đã kinh qua bách hại cả dưới thời Quốc Xã lẫn dưới thời Cộng Sản.
Tại xứ sở bị chiến tranh và đổ máu làm cho tan hoang, Đức Phanxicô, trong Nghi Lễ Phong Chân Phúc cho 7 vị Giám Mục tử đạo, đã đọc một diễn từ cổ vũ nền văn hóa tự do và lòng thương xót, một nền văn hóa có khả năng đề kháng chủ nghĩa thực dân ý thức hệ vẫn còn đang đe dọa hủy diệt gia tài văn hóa của họ.
Ngài nói rằng “Các lãnh thổ này biết rõ con người phải chịu đau khổ như thế nào khi một ý thức hệ hay một chế độ nắm quyền, tự đặt mình thành quy tắc sống và đức tin của mọi người, làm giảm và thậm chí loại bỏ khả năng quyết định, tự do và không gian sáng tạo của họ”.
Ngài đơn cử “Các hình thức thực dân ý thức hệ làm mất giá trị con người, sự sống, hôn nhân và gia đình và trên hết, với các đề xuất có tính tha hoá cũng duy vô thần như các đề xuất trong dĩ vãng, gây hại các người trẻ tuổi và trẻ em của anh chị em, khiến họ không còn gốc rễ để từ đó có thể lớn lên”.
Ngài nói thêm: “bằng cách gieo rắc sợ hãi và chia rẽ, các tiếng nói đó đang chôn vùi những điều tốt đẹp nhất của các lãnh thổ này”.
Ngài nói như thế tại chính nơi, vào năm 1948, đảng Cộng Sản buộc cộng đồng Công Giáo Hy Lạp phải gia nhập Chính Thống Giáo đa số. Tại đây, ngài đã phong chân phúc cho 7 vị giám mục của giáo hội theo nghi lễ Đông Phương này, những vị đã từ khước việc từ bỏ đức tin dưới chế độ độc tài, một chế độ chỉ bị lật nhào vào năm 1989.
Ngài ca ngợi các vị: “Trước sự chống đối quyết liệt của chế độ, các ngài chứng tỏ một đức tin và tình yêu gương mẫu cho giáo dân của các ngài. Với lòng can đảm vĩ đại và sự dũng cảm nội tâm, các ngài đã thiết lập được niềm tín thác và tin tưởng vào Giáo hội yêu dấu của các ngài”.
Các mục tử, tử đạo vì đức tin này, đã tái chiếm hữu và truyền lại cho người Lỗmani, những điều mà chúng ta có thể tóm gọn trong hai từ ngữ: tự do và lòng thương xót”.
Tự do đã đành, nhưng thương xót ở chỗ nào? Đức Thánh Cha trích dẫn câu nói của một trong các vị này, Đức Cha Iuliu Hossu của Gherla, người được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI phong Hồng Y bí mật (in pectore) và việc này chỉ được công bố năm 1973, 3 năm sau khi ngài chết năm 1970 trong tư cách bị giam tại nhà từ khi được thả khỏi nhà tù năm 1955: “Thiên Chúa từng cảm thấy bóng tối của sự đau khổ này nên đã sẵn sàng tha thứ và cầu nguyện cho mọi người hoán cải”. Không oán hận những người hành hạ mình chỉ một lòng tha thứ và cầu nguyện cho phần rỗi của họ.
Ngài cho rằng “Thái độ thương xót này đối với các người hành hạ các ngài là một sứ điệp tiên tri, vì ngày nay nó là một lời mời gọi mọi người chiến thắng hận thù bằng đức ái và tha thứ, bằng cách sống đức tin Kitô giáo một cách kiên định và can đảm”.
Xin lỗi người “Gypsies” vì đã kỳ thị và cô lập họ
Cộng đồng thứ hai tại Lỗ Ma Ni cũng mang thân phận thiểu số bị trù dập, theo Giangravè của tạp chí Crux, là cộng đồng người Roma mà thông thường người ta vốn gọi là “Gypsies”.
Khi đến thăm họ, sau nghi lễ Phong thánh, tại khu Barbu Lăutaru ở phía bắc thành phố Blaj, nơi sắc dân này sinh sống đông đảo hơn cả, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng lòng ngài nặng chĩu “bởi nhiều kinh nghiệm kỳ thị, cô lập và đối xử tàn tệ” mà cộng đồng Gypsies từng phải chịu.
Điều đáng nói, theo ngài, là “lịch sử cho chúng ta hay cả các Kitô hữu, trong đó có người Công Giáo, không xa lạ gì với các tàn bạo này”. Nên, ngài nói với họ “tôi muốn xin lỗi anh chị em về điều này. Tôi xin sự tha thứ, nhân danh Giáo Hội và nhân danh Chúa – và tôi xin sự tha thứ của anh chị em”.
Việc ngài đến thăm cộng đồng Gypsies ở Lỗ Ma Ni là một vòng tròn khép kín vì ngài từng gặp một phái đoàn Gypsies tại Nhà Trọ Thánh Marta, nơi ngài cư ngụ tại Vatican, trước khi lên đường qua Lỗ Ma Ni. Vòng tròn này cho thấy sự quan tâm của Đức Phanxicô đối với họ.
Con số của sắc dân này đông nhất tại Âu Châu, vào khoảng 2 triệu người. Và nền văn hóa du mục của họ, theo Giangravè, rất thích hợp để hội nhập các nét tôn giáo và ngôn ngữ của nước tiếp đón họ. Ở Lỗ Ma Ni, hơn 70% người Roma tự nhận mình theo Chính Thống Giáo, khoảng 7% theo Công Giáo và Thệ Phản. Thời Quốc xã, họ bị đầy đi lao động khổ sai. Hiện nay, họ bị buộc sống ở các khu ngoại vi thành phố với 95% tụ tập ở các khu thiếu thốn, nhiều khi không có điện và nước máy.
Xin lỗi rồi, Đức Giáo Hoàng Phanxicô thúc giục cộng đồng này chọn lựa giữa hòa giải và trả đũa. Ở đây, ngài nêu gương Chúa Kitô: “đường Chúa Giêsu... là đường đòi cố gắng, nhưng là đường dẫn tới hòa bình. Và nó băng qua tha thứ”.
Một phần gây trở ngại cho việc hội nhập là nỗi khó khăn của người Roma trong việc thích ứng với xã hội Tây Phương nhưng cũng vì sự kỳ thị chủng tộc và thiên kiến của người Tây Phương đối với họ. Như tục họ cưới vợ cưới chồng rất trẻ, lúc mới 11, 12 tuổi, đến nỗi họ được gọi là “dân con nít” (children people). Tại một số nước trong Liên Hiêp Âu Châu, trong đó có Lỗ Ma Ni, 42% người Roma chỉ học hết bậc tiểu học, 10% hoàn tất bậc trung học.
Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô vẫn tìm thấy nhiều ưu điểm của họ đến nỗi ngài bảo “họ có vai trò lớn lao để thủ diễn” và họ đừng sợ chia sẻ vẻ đẹp và sự phong phú trong nền văn hóa của họ với thế giới, tức việc họ nhấn mạnh tới sự sống, gia đình, quan tâm đến người dễ bị thương tổn, kính trọng người cao niên và lòng hiếu khách.
Nối tiếp truyền thống tiền nhiệm
Giám đốc biên tập hay người viết xã luận của Tòa Thánh, Andrea Tornielli, thì cho rằng khi xin lỗi cộng đồng Gypsies, Đức Phanxicô chỉ tiếp nối truyền thống của các vị tiền nhiệm.
Quả thế, ngay từ tháng 9 năm 1965, Đức Phaolô VI đã tỏ quan tâm đối với cộng đồng này khi cử hành thánh lễ tại Trại Roma Quốc Tế ở Pozezia. Dịp này, ngài nói với họ “anh chị em ở bên trong Giáo Hội; không ở bên lề, mà theo một nghĩa nào đó, ngay ở trung tâm, anh chị em ở ngay trung tâm Giáo Hội. Anh chị em ở trong trái tim của Giáo Hội vì anh chị em đơn độc”.
Dịp đó, Đức Phaolô VI cũng nhắc đến các lạm dụng, kỳ thị và bách hại chống lại người Gypsies, dù không tỏ lời xin lỗi; tuy nhiên, ngài vẫn là vị giáo hoàng đã khai mở thời đại tìm sự tha thứ từ các giáo hội Kitô giáo khác vì những trang sử đen tối của quá khứ.
Tornielli cho rằng chính Đức Gioan Phaolô II đã chuyên biệt đề cập đến việc xin lỗi, thực hiện trong lễ nghi thống hối nhân dịp Năm Thánh 2000 “Chúng ta hãy cầu xin để khi chiêm ngắm Chúa Giêsu, Chúa và là Hoàn Bình của chúng ta, các Kitô hữu có khả năng ăn năn vì những ngôn từ và thái độ gây ra do kiêu căng, thù hận hay ý muốn thống trị người khác, ghét bỏ thành viên các tôn giáo khác và các nhóm yếu đuối nhất trong xã hội, như di dân và người du mục”.
Đức Bênêđíctô XVI cũng biểu lộ sự quan tâm và hiểu biết đối với các cộng đồng này khi ngài tiếp đón đại diện khác nhau của người Roma và các sắc dân du mục khác: “bất hạnh thay, qua nhiều thế kỷ, anh chị em đã từng nếm mùi đắng đót của việc thiếu lòng hiếu khách và đôi khi, bị bách hại... Lương tâm Âu Châu không thể quên những đau khổ như thế! Ước mong sao dân tộc anh chị em không bao giờ là đối tượng của xách nhiễu, khước từ và khinh miệt nữa!”
Căn nhà lâu ngày cho chuyện dân gian hút máu
Claire Giangravè của tạp chí Crux cho rằng nghĩ tới vùng đông bắc Transylvania của Lỗ Ma ni, hình ảnh đầu tiên xuất hiện là những lâu đài phủ sương mờ, những căn nhà ma quái của Quận Công Dracula hút máu người.
Khung cảnh đầy điềm ấy không khác mấy so với bầu khí mục vụ ấm cúng chào đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô hôm 2 tháng Sáu. Các xe do lừa kéo và các người địa phương vận y phục ngày lễ và truyền thống đã nghinh đón Đức Giáo Hoàng tại Cánh Đồng Tự Do ở
Blaj, Transylvania.
Trong khi chuyện hút máu dân gian chỉ là hư cấu, thì mảnh đất nhớp nhúa bùn của vùng Transylvania quả đã mục kích phần lớn các vụ đổ máu trong thật nhiều thế kỷ. Gần đây nhất, cộng đồng Kitô giáo bản địa của nó đã kinh qua bách hại cả dưới thời Quốc Xã lẫn dưới thời Cộng Sản.
Tại xứ sở bị chiến tranh và đổ máu làm cho tan hoang, Đức Phanxicô, trong Nghi Lễ Phong Chân Phúc cho 7 vị Giám Mục tử đạo, đã đọc một diễn từ cổ vũ nền văn hóa tự do và lòng thương xót, một nền văn hóa có khả năng đề kháng chủ nghĩa thực dân ý thức hệ vẫn còn đang đe dọa hủy diệt gia tài văn hóa của họ.
Ngài nói rằng “Các lãnh thổ này biết rõ con người phải chịu đau khổ như thế nào khi một ý thức hệ hay một chế độ nắm quyền, tự đặt mình thành quy tắc sống và đức tin của mọi người, làm giảm và thậm chí loại bỏ khả năng quyết định, tự do và không gian sáng tạo của họ”.
Ngài đơn cử “Các hình thức thực dân ý thức hệ làm mất giá trị con người, sự sống, hôn nhân và gia đình và trên hết, với các đề xuất có tính tha hoá cũng duy vô thần như các đề xuất trong dĩ vãng, gây hại các người trẻ tuổi và trẻ em của anh chị em, khiến họ không còn gốc rễ để từ đó có thể lớn lên”.
Ngài nói thêm: “bằng cách gieo rắc sợ hãi và chia rẽ, các tiếng nói đó đang chôn vùi những điều tốt đẹp nhất của các lãnh thổ này”.
Ngài nói như thế tại chính nơi, vào năm 1948, đảng Cộng Sản buộc cộng đồng Công Giáo Hy Lạp phải gia nhập Chính Thống Giáo đa số. Tại đây, ngài đã phong chân phúc cho 7 vị giám mục của giáo hội theo nghi lễ Đông Phương này, những vị đã từ khước việc từ bỏ đức tin dưới chế độ độc tài, một chế độ chỉ bị lật nhào vào năm 1989.
Ngài ca ngợi các vị: “Trước sự chống đối quyết liệt của chế độ, các ngài chứng tỏ một đức tin và tình yêu gương mẫu cho giáo dân của các ngài. Với lòng can đảm vĩ đại và sự dũng cảm nội tâm, các ngài đã thiết lập được niềm tín thác và tin tưởng vào Giáo hội yêu dấu của các ngài”.
Các mục tử, tử đạo vì đức tin này, đã tái chiếm hữu và truyền lại cho người Lỗmani, những điều mà chúng ta có thể tóm gọn trong hai từ ngữ: tự do và lòng thương xót”.
Tự do đã đành, nhưng thương xót ở chỗ nào? Đức Thánh Cha trích dẫn câu nói của một trong các vị này, Đức Cha Iuliu Hossu của Gherla, người được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI phong Hồng Y bí mật (in pectore) và việc này chỉ được công bố năm 1973, 3 năm sau khi ngài chết năm 1970 trong tư cách bị giam tại nhà từ khi được thả khỏi nhà tù năm 1955: “Thiên Chúa từng cảm thấy bóng tối của sự đau khổ này nên đã sẵn sàng tha thứ và cầu nguyện cho mọi người hoán cải”. Không oán hận những người hành hạ mình chỉ một lòng tha thứ và cầu nguyện cho phần rỗi của họ.
Ngài cho rằng “Thái độ thương xót này đối với các người hành hạ các ngài là một sứ điệp tiên tri, vì ngày nay nó là một lời mời gọi mọi người chiến thắng hận thù bằng đức ái và tha thứ, bằng cách sống đức tin Kitô giáo một cách kiên định và can đảm”.
Xin lỗi người “Gypsies” vì đã kỳ thị và cô lập họ
Cộng đồng thứ hai tại Lỗ Ma Ni cũng mang thân phận thiểu số bị trù dập, theo Giangravè của tạp chí Crux, là cộng đồng người Roma mà thông thường người ta vốn gọi là “Gypsies”.
Khi đến thăm họ, sau nghi lễ Phong thánh, tại khu Barbu Lăutaru ở phía bắc thành phố Blaj, nơi sắc dân này sinh sống đông đảo hơn cả, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng lòng ngài nặng chĩu “bởi nhiều kinh nghiệm kỳ thị, cô lập và đối xử tàn tệ” mà cộng đồng Gypsies từng phải chịu.
Điều đáng nói, theo ngài, là “lịch sử cho chúng ta hay cả các Kitô hữu, trong đó có người Công Giáo, không xa lạ gì với các tàn bạo này”. Nên, ngài nói với họ “tôi muốn xin lỗi anh chị em về điều này. Tôi xin sự tha thứ, nhân danh Giáo Hội và nhân danh Chúa – và tôi xin sự tha thứ của anh chị em”.
Việc ngài đến thăm cộng đồng Gypsies ở Lỗ Ma Ni là một vòng tròn khép kín vì ngài từng gặp một phái đoàn Gypsies tại Nhà Trọ Thánh Marta, nơi ngài cư ngụ tại Vatican, trước khi lên đường qua Lỗ Ma Ni. Vòng tròn này cho thấy sự quan tâm của Đức Phanxicô đối với họ.
Con số của sắc dân này đông nhất tại Âu Châu, vào khoảng 2 triệu người. Và nền văn hóa du mục của họ, theo Giangravè, rất thích hợp để hội nhập các nét tôn giáo và ngôn ngữ của nước tiếp đón họ. Ở Lỗ Ma Ni, hơn 70% người Roma tự nhận mình theo Chính Thống Giáo, khoảng 7% theo Công Giáo và Thệ Phản. Thời Quốc xã, họ bị đầy đi lao động khổ sai. Hiện nay, họ bị buộc sống ở các khu ngoại vi thành phố với 95% tụ tập ở các khu thiếu thốn, nhiều khi không có điện và nước máy.
Xin lỗi rồi, Đức Giáo Hoàng Phanxicô thúc giục cộng đồng này chọn lựa giữa hòa giải và trả đũa. Ở đây, ngài nêu gương Chúa Kitô: “đường Chúa Giêsu... là đường đòi cố gắng, nhưng là đường dẫn tới hòa bình. Và nó băng qua tha thứ”.
Một phần gây trở ngại cho việc hội nhập là nỗi khó khăn của người Roma trong việc thích ứng với xã hội Tây Phương nhưng cũng vì sự kỳ thị chủng tộc và thiên kiến của người Tây Phương đối với họ. Như tục họ cưới vợ cưới chồng rất trẻ, lúc mới 11, 12 tuổi, đến nỗi họ được gọi là “dân con nít” (children people). Tại một số nước trong Liên Hiêp Âu Châu, trong đó có Lỗ Ma Ni, 42% người Roma chỉ học hết bậc tiểu học, 10% hoàn tất bậc trung học.
Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô vẫn tìm thấy nhiều ưu điểm của họ đến nỗi ngài bảo “họ có vai trò lớn lao để thủ diễn” và họ đừng sợ chia sẻ vẻ đẹp và sự phong phú trong nền văn hóa của họ với thế giới, tức việc họ nhấn mạnh tới sự sống, gia đình, quan tâm đến người dễ bị thương tổn, kính trọng người cao niên và lòng hiếu khách.
Nối tiếp truyền thống tiền nhiệm
Giám đốc biên tập hay người viết xã luận của Tòa Thánh, Andrea Tornielli, thì cho rằng khi xin lỗi cộng đồng Gypsies, Đức Phanxicô chỉ tiếp nối truyền thống của các vị tiền nhiệm.
Quả thế, ngay từ tháng 9 năm 1965, Đức Phaolô VI đã tỏ quan tâm đối với cộng đồng này khi cử hành thánh lễ tại Trại Roma Quốc Tế ở Pozezia. Dịp này, ngài nói với họ “anh chị em ở bên trong Giáo Hội; không ở bên lề, mà theo một nghĩa nào đó, ngay ở trung tâm, anh chị em ở ngay trung tâm Giáo Hội. Anh chị em ở trong trái tim của Giáo Hội vì anh chị em đơn độc”.
Dịp đó, Đức Phaolô VI cũng nhắc đến các lạm dụng, kỳ thị và bách hại chống lại người Gypsies, dù không tỏ lời xin lỗi; tuy nhiên, ngài vẫn là vị giáo hoàng đã khai mở thời đại tìm sự tha thứ từ các giáo hội Kitô giáo khác vì những trang sử đen tối của quá khứ.
Tornielli cho rằng chính Đức Gioan Phaolô II đã chuyên biệt đề cập đến việc xin lỗi, thực hiện trong lễ nghi thống hối nhân dịp Năm Thánh 2000 “Chúng ta hãy cầu xin để khi chiêm ngắm Chúa Giêsu, Chúa và là Hoàn Bình của chúng ta, các Kitô hữu có khả năng ăn năn vì những ngôn từ và thái độ gây ra do kiêu căng, thù hận hay ý muốn thống trị người khác, ghét bỏ thành viên các tôn giáo khác và các nhóm yếu đuối nhất trong xã hội, như di dân và người du mục”.
Đức Bênêđíctô XVI cũng biểu lộ sự quan tâm và hiểu biết đối với các cộng đồng này khi ngài tiếp đón đại diện khác nhau của người Roma và các sắc dân du mục khác: “bất hạnh thay, qua nhiều thế kỷ, anh chị em đã từng nếm mùi đắng đót của việc thiếu lòng hiếu khách và đôi khi, bị bách hại... Lương tâm Âu Châu không thể quên những đau khổ như thế! Ước mong sao dân tộc anh chị em không bao giờ là đối tượng của xách nhiễu, khước từ và khinh miệt nữa!”