Bài giảng của Đức Giáo Hoàng tại Santa Marta hôm thứ Hai 3 tháng 9 như được tường trình trên VietCatholic là bài giảng thu gọn, bỏ đi những đoạn có thể gây ra những phản ứng tiêu cực. Bài giảng đầy đủ của ngài như được trình bày trên tờ Quan Sát Viên Rôma và có thể đọc tại đây trên Web site của Tòa Thánh: “La verità sta in silenzio” – “Sự thật thì yên lặng”, được nhiều người cho rằng có thể khiến cho tình trạng trầm trọng hơn.
Dưới đây là bản dịch tiếng Việt.
Im lặng và cầu nguyện “đối với những người thiếu thiện chí, đối với những người chỉ tìm kiếm những vụ tai tiếng, những người tìm kiếm chia rẽ, những người tìm kiếm sự hủy diệt, ngay cả trong gia đình”. Đây là lời đề nghị của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Thánh Lễ được tổ chức vào sáng thứ Hai, ngày 3 tháng Chín, tại Santa Marta - lần đầu tiên sau kỳ nghỉ hè – khi ngài bình luận về đoạn Phúc Âm khi Chúa Giêsu bị trục xuất khỏi hội đường Na-da-rét. Đức Giáo Hoàng mời gọi chúng ta cầu xin Chúa ban cho “ân sủng để biết phân định khi nào chúng ta nên nói và khi nào chúng ta nên giữ im lặng. Điều này áp dụng cho mọi lúc trong cuộc sống: khi làm việc, khi ở nhà, trong xã hội…. Như thế, chúng ta sẽ là người bắt chước Chúa Giêsu nhiều hơn.”
Đề cập đến đoạn Phúc Âm theo thánh Luca (4, 16-30), Đức Giáo Hoàng Phanxicô chỉ ra rằng “Đoạn Phúc âm này làm cho chúng ta suy ngẫm về cách chúng ta hành động trong cuộc sống hàng ngày, khi có những hiểu lầm và tranh cãi”. Nhưng “nó cũng làm cho chúng ta hiểu cách thế cha của những lời dối trá, của kẻ tố cáo, và ma quỷ hành động như thế nào để hủy diệt sự hiệp nhất của một gia đình, của một dân tộc”.
Nhắc lại nội dung của đoạn Tin Mừng được nêu trong Phụng Vụ ngày hôm nay, Đức Giáo Hoàng đã chỉ ra rằng “Chúa Giêsu đã đến Na-da-rét, nơi Người đã lớn lên”. Đức Giáo Hoàng nói thêm: “Người đã xuất thân từ đó trước khi bắt đầu rao giảng”, và có những tiếng nói nổi lên “Nhìn này, đây là con người xuất thân ở đây đang làm phép lạ!” Và tại Na-da-rét mọi người đang chờ đợi để nhìn thấy Ngài và khi Ngài đến mọi người đều chăm chú nhìn Ngài. Tất cả chúng ta đều biết điều gì đã xảy ra trong một ngôi làng khi Ngài quay trở lại, đó là một người đã đi học xa và nay trở lại với bằng cấp, hoặc là anh ta đi xa và may mắn trở về với tiền bạc, giàu có, và dân làng hào hứng: “Đó là một người trong số chúng ta”. Chúng ta đều biết điều này. Và ngày đó ở Na-da-rét “điều này đã xảy ra”.
Đức Giáo Hoàng nói tiếp: Vì thế “người ta đón tiếp Ngài nồng nhiệt, và khi Ngài đến hội đường, họ lắng nghe”. Nhưng “Chúa Giêsu không nói về chính mình một cách trực tiếp: Ngài dùng lời của Thiên Chúa. Bất cứ khi nào Chúa Giêsu muốn nói điều gì đó quan trọng, Ngài luôn dùng lời của Thiên Chúa, như khi muốn thắng ma quỷ - hãy nhớ đến những cám dỗ trong sa mạc – Chúa đã dùng đến lời Thiên Chúa”.
Đức Giáo Hoàng nói tiếp Phúc âm nói với chúng ta rằng Chúa Giêsu “đọc đoạn này từ tiên tri I-sai-a, nói về thời điểm khi Đấng Cứu Thế được công bố”. Sau đó, Ngài “cuộn lại cuộn giấy, đưa nó cho người giúp việc trong hội đường và ngồi xuống”, như chúng ta đọc thấy trong bài Tin Mừng. Và tất cả “hội đường Do Thái đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người”, Đức Giáo Hoàng giải thích. Vì vậy, như Thánh Luca viết, “Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người”. Đức Giáo Hoàng nói thêm: “Và có lẽ, như vẫn thường xảy ra, có người sẽ nói: ‘Nhìn xem, đây là một trong số chúng ta, nhưng đẹp đẽ đến mức nào. Thiên Chúa sẽ nói với chúng ta!’”.
Luca cũng viết trong bài Tin Mừng của mình: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe” Thật ra, Chúa Giêsu không đưa ra một bài giảng nào khác: luôn luôn là lời của Thiên Chúa - Đức Giáo Hoàng nói - Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người.”
Nhưng “vào thời điểm này” - Đức Giáo Hoàng chỉ ra – “một lời nói đầu tiên đã bắc cầu từ niềm vui đến một điều khác, từ hòa bình đến chiến tranh”: “Nhưng đây không phải là Con của ông Giuse sao?” Và Chúa Giêsu “đã đón lấy thách đố này và trả lời”: Hẳn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ: Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình đi! Về bản chất, mọi người đòi hỏi nơi Chúa Giêsu: Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Ca-phác-na-um, ông hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào. Rồi chúng tôi sẽ tin.
Nhưng Chúa Giêsu giải thích cho họ: “Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình. Thật vậy, tôi nói cho các ông hay: vào thời ông Ê-li-a, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nước phải đói kém dữ dội, thiếu gì bà goá ở trong nước Ít-ra-en; thế mà ông không được sai đến giúp một bà nào cả, nhưng chỉ được sai đến giúp bà goá thành Xa-rép-ta miền Xi-đôn. Cũng vậy, vào thời ngôn sứ Ê-li-sa, thiếu gì người phong hủi ở trong nước Ít-ra-en, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Na-a-man, người xứ Xy-ri thôi.”
Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ. Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành. Như thế, “họ đã thay đổi: hạt giống gieo bởi ma quỷ đã bắt đầu phát triển. Họ đứng dậy, đuổi Ngài đi, họ không phải là người, họ là một đàn chó hoang đang đuổi Ngài ra khỏi thành phố. Họ không nói lý lẽ”.
Tuy nhiên, đối mặt với thái độ này “Chúa Giêsu im lặng. Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực.” Và Đức Giáo Hoàng nói thêm, “đoạn Tin Mừng này kết thúc như thế này: “Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi.”
Phẩm giá của Chúa Giêsu: với sự im lặng của mình, Ngài chiến thắng sự cuồng dại và biến mất. Bởi vì giờ của Ngài chưa đến.” Và, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, “chuyện tương tự sẽ xảy ra vào thứ Sáu Tuần Thánh: Những người đã gào lên “đóng đinh nó đi” trước đó đã từng ca ngợi Chúa Giêsu vào ngày Chúa Nhật Lễ Lá mà rằng: “Chúc tụng Con Vua David”. Họ đã thay đổi. Như thế, ma quỷ đã gieo sự dối trá trong lòng họ, và Chúa Giêsu im lặng.
Điều này dạy chúng ta rằng khi người ta chọn cách hành động này, là không muốn thấy sự thật, hãy im lặng. Ngài giải thích: “Sự im lặng sẽ chiến thắng, nhưng phải qua thập giá. Đó là sự im lặng của Chúa Giêsu. Bao nhiêu lần trong gia đình các cuộc tranh luận về chính trị, thể thao, tiền bạc cuối cùng đã dẫn đến hủy diệt. Trong các cuộc tranh luận như thế chúng ta thấy ma quỷ hiện diện ở đó để hủy diệt. Hãy yên lặng, Đức Giáo Hoàng đề nghị. Vì sự thật thì khiêm tốn, im lặng, và không ồn ào. Những gì Chúa Giêsu đã làm không dễ dàng đâu nhưng ở đó có phẩm giá của Kitô hữu là người bỏ neo trong quyền năng của Thiên Chúa.
Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng: “Với những người thiếu thiện chí, với những người chỉ tìm kiếm những vụ tai tiếng, những người tìm kiếm chia rẽ, những người tìm kiếm sự hủy diệt, ngay cả trong gia đình: hãy im lặng, và cầu nguyện. Sau cùng Chúa sẽ thắng trong cả hai trường hợp, Chúa Giêsu đã thoát khỏi ý muốn xô Ngài xuống vực và Ngài đã vinh quang phục sinh sau khi đã trải qua thánh giá”
Để kết luận, Đức Giáo Hoàng Phanxicô “Cầu xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để biết phân định khi nào chúng ta nên nói và khi nào chúng ta nên giữ im lặng. Điều này áp dụng cho mọi lúc trong cuộc sống: khi làm việc, khi ở nhà, trong xã hội…. Như thế, chúng ta sẽ là người bắt chước Chúa Giêsu nhiều hơn.”
Dưới đây là bản dịch tiếng Việt.
Im lặng và cầu nguyện “đối với những người thiếu thiện chí, đối với những người chỉ tìm kiếm những vụ tai tiếng, những người tìm kiếm chia rẽ, những người tìm kiếm sự hủy diệt, ngay cả trong gia đình”. Đây là lời đề nghị của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Thánh Lễ được tổ chức vào sáng thứ Hai, ngày 3 tháng Chín, tại Santa Marta - lần đầu tiên sau kỳ nghỉ hè – khi ngài bình luận về đoạn Phúc Âm khi Chúa Giêsu bị trục xuất khỏi hội đường Na-da-rét. Đức Giáo Hoàng mời gọi chúng ta cầu xin Chúa ban cho “ân sủng để biết phân định khi nào chúng ta nên nói và khi nào chúng ta nên giữ im lặng. Điều này áp dụng cho mọi lúc trong cuộc sống: khi làm việc, khi ở nhà, trong xã hội…. Như thế, chúng ta sẽ là người bắt chước Chúa Giêsu nhiều hơn.”
Đề cập đến đoạn Phúc Âm theo thánh Luca (4, 16-30), Đức Giáo Hoàng Phanxicô chỉ ra rằng “Đoạn Phúc âm này làm cho chúng ta suy ngẫm về cách chúng ta hành động trong cuộc sống hàng ngày, khi có những hiểu lầm và tranh cãi”. Nhưng “nó cũng làm cho chúng ta hiểu cách thế cha của những lời dối trá, của kẻ tố cáo, và ma quỷ hành động như thế nào để hủy diệt sự hiệp nhất của một gia đình, của một dân tộc”.
Nhắc lại nội dung của đoạn Tin Mừng được nêu trong Phụng Vụ ngày hôm nay, Đức Giáo Hoàng đã chỉ ra rằng “Chúa Giêsu đã đến Na-da-rét, nơi Người đã lớn lên”. Đức Giáo Hoàng nói thêm: “Người đã xuất thân từ đó trước khi bắt đầu rao giảng”, và có những tiếng nói nổi lên “Nhìn này, đây là con người xuất thân ở đây đang làm phép lạ!” Và tại Na-da-rét mọi người đang chờ đợi để nhìn thấy Ngài và khi Ngài đến mọi người đều chăm chú nhìn Ngài. Tất cả chúng ta đều biết điều gì đã xảy ra trong một ngôi làng khi Ngài quay trở lại, đó là một người đã đi học xa và nay trở lại với bằng cấp, hoặc là anh ta đi xa và may mắn trở về với tiền bạc, giàu có, và dân làng hào hứng: “Đó là một người trong số chúng ta”. Chúng ta đều biết điều này. Và ngày đó ở Na-da-rét “điều này đã xảy ra”.
Đức Giáo Hoàng nói tiếp: Vì thế “người ta đón tiếp Ngài nồng nhiệt, và khi Ngài đến hội đường, họ lắng nghe”. Nhưng “Chúa Giêsu không nói về chính mình một cách trực tiếp: Ngài dùng lời của Thiên Chúa. Bất cứ khi nào Chúa Giêsu muốn nói điều gì đó quan trọng, Ngài luôn dùng lời của Thiên Chúa, như khi muốn thắng ma quỷ - hãy nhớ đến những cám dỗ trong sa mạc – Chúa đã dùng đến lời Thiên Chúa”.
Đức Giáo Hoàng nói tiếp Phúc âm nói với chúng ta rằng Chúa Giêsu “đọc đoạn này từ tiên tri I-sai-a, nói về thời điểm khi Đấng Cứu Thế được công bố”. Sau đó, Ngài “cuộn lại cuộn giấy, đưa nó cho người giúp việc trong hội đường và ngồi xuống”, như chúng ta đọc thấy trong bài Tin Mừng. Và tất cả “hội đường Do Thái đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người”, Đức Giáo Hoàng giải thích. Vì vậy, như Thánh Luca viết, “Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người”. Đức Giáo Hoàng nói thêm: “Và có lẽ, như vẫn thường xảy ra, có người sẽ nói: ‘Nhìn xem, đây là một trong số chúng ta, nhưng đẹp đẽ đến mức nào. Thiên Chúa sẽ nói với chúng ta!’”.
Luca cũng viết trong bài Tin Mừng của mình: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe” Thật ra, Chúa Giêsu không đưa ra một bài giảng nào khác: luôn luôn là lời của Thiên Chúa - Đức Giáo Hoàng nói - Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người.”
Nhưng “vào thời điểm này” - Đức Giáo Hoàng chỉ ra – “một lời nói đầu tiên đã bắc cầu từ niềm vui đến một điều khác, từ hòa bình đến chiến tranh”: “Nhưng đây không phải là Con của ông Giuse sao?” Và Chúa Giêsu “đã đón lấy thách đố này và trả lời”: Hẳn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ: Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình đi! Về bản chất, mọi người đòi hỏi nơi Chúa Giêsu: Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Ca-phác-na-um, ông hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào. Rồi chúng tôi sẽ tin.
Nhưng Chúa Giêsu giải thích cho họ: “Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình. Thật vậy, tôi nói cho các ông hay: vào thời ông Ê-li-a, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nước phải đói kém dữ dội, thiếu gì bà goá ở trong nước Ít-ra-en; thế mà ông không được sai đến giúp một bà nào cả, nhưng chỉ được sai đến giúp bà goá thành Xa-rép-ta miền Xi-đôn. Cũng vậy, vào thời ngôn sứ Ê-li-sa, thiếu gì người phong hủi ở trong nước Ít-ra-en, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Na-a-man, người xứ Xy-ri thôi.”
Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ. Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành. Như thế, “họ đã thay đổi: hạt giống gieo bởi ma quỷ đã bắt đầu phát triển. Họ đứng dậy, đuổi Ngài đi, họ không phải là người, họ là một đàn chó hoang đang đuổi Ngài ra khỏi thành phố. Họ không nói lý lẽ”.
Tuy nhiên, đối mặt với thái độ này “Chúa Giêsu im lặng. Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực.” Và Đức Giáo Hoàng nói thêm, “đoạn Tin Mừng này kết thúc như thế này: “Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi.”
Phẩm giá của Chúa Giêsu: với sự im lặng của mình, Ngài chiến thắng sự cuồng dại và biến mất. Bởi vì giờ của Ngài chưa đến.” Và, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, “chuyện tương tự sẽ xảy ra vào thứ Sáu Tuần Thánh: Những người đã gào lên “đóng đinh nó đi” trước đó đã từng ca ngợi Chúa Giêsu vào ngày Chúa Nhật Lễ Lá mà rằng: “Chúc tụng Con Vua David”. Họ đã thay đổi. Như thế, ma quỷ đã gieo sự dối trá trong lòng họ, và Chúa Giêsu im lặng.
Điều này dạy chúng ta rằng khi người ta chọn cách hành động này, là không muốn thấy sự thật, hãy im lặng. Ngài giải thích: “Sự im lặng sẽ chiến thắng, nhưng phải qua thập giá. Đó là sự im lặng của Chúa Giêsu. Bao nhiêu lần trong gia đình các cuộc tranh luận về chính trị, thể thao, tiền bạc cuối cùng đã dẫn đến hủy diệt. Trong các cuộc tranh luận như thế chúng ta thấy ma quỷ hiện diện ở đó để hủy diệt. Hãy yên lặng, Đức Giáo Hoàng đề nghị. Vì sự thật thì khiêm tốn, im lặng, và không ồn ào. Những gì Chúa Giêsu đã làm không dễ dàng đâu nhưng ở đó có phẩm giá của Kitô hữu là người bỏ neo trong quyền năng của Thiên Chúa.
Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng: “Với những người thiếu thiện chí, với những người chỉ tìm kiếm những vụ tai tiếng, những người tìm kiếm chia rẽ, những người tìm kiếm sự hủy diệt, ngay cả trong gia đình: hãy im lặng, và cầu nguyện. Sau cùng Chúa sẽ thắng trong cả hai trường hợp, Chúa Giêsu đã thoát khỏi ý muốn xô Ngài xuống vực và Ngài đã vinh quang phục sinh sau khi đã trải qua thánh giá”
Để kết luận, Đức Giáo Hoàng Phanxicô “Cầu xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để biết phân định khi nào chúng ta nên nói và khi nào chúng ta nên giữ im lặng. Điều này áp dụng cho mọi lúc trong cuộc sống: khi làm việc, khi ở nhà, trong xã hội…. Như thế, chúng ta sẽ là người bắt chước Chúa Giêsu nhiều hơn.”