Chiến bại Vân Đồn ô nhục Nguyên Mông.
“Một gánh càn khôn quẩy tếch ngàn,
Hỏi chi bán đó, dạ rằng than.
Ít nhiều miễn được đồng tiền tốt,
Hơn thiệt nài bao gốc củi tàn,
Ở với lửa hương cho vạn kiếp,
Thử xem sắt đá có bền gan.
Nghĩ mình lem luốc toan nghề khác,
Nhưng sợ trời kia lắm kẻ hàn.”
Mọi người nhìn theo rồi đồng thanh :
-Dạ, chính phải !
-Hãy mời vương đến gặp ta !
Đúng đó là Nhân Huệ Vương Trần Khanh Dư. Ông phạm lỗi bị cách chức thành dân thường, về làm nghề đốt than để sinh sống. Lính nhà vua rượt thuyền theo kịp ông, để mời ông dừng lại, ông lắc đầu :
-Tôi chỉ là lão bán than quê mùa, có gì mà hỏi ?
Vừa lúc thuyền của vua Nhân Tông đến cạnh, nhà vua dịu dàng nói :
-Thôi đừng giấu ta nữa ! Một thời gian qua đã khiến cho kẻ nam nhi khốn khổ thế này ư ! Thôi trở lại mà lập công giết giặc.
Trần Khánh Dư đổi ngay thái độ :
-Đánh giặc thì tôi không từ chối. Đốt than hàng ngày để kiếm ăn cũng là nung nấu chí lớn đấy thôi…
Giai thoại phản ảnh chí lớn của ông được bộc lộ qua bài tự vịnh ‘Người bán than’ nêu trên.
Sau đó, Trần Khanh Dư trở về quân ngũ trở thành danh tướng lập công lớn phục kích đánh chìm đoàn tàu gồm 70 chiếc, chở theo 170 ngàn thạch lương thực tại Vân Đồn năm 1288, do tên tướng Trương Văn Hổ chỉ huy khiến quân Nguyên đại bại chạy về Tàu, bỏ mộng xâm lăng Đại Việt qua 3 lần đại bại….
Nhưng Tàu Công và bọn Việt Cộng hãy nhìn chứng tích Vân Đồn vẫn còn đó :
Ngàn năm chiến thắng Vân Đồn,
Vang danh sử Việt vẫn còn khắc ghi.
Quân Nguyên xưa mạnh khó bì,
Hốt Tất Liệt tỏ quyền uy vẫy vùng,
Xâm chiếm nhiều nước Đông Tây,
Đem quân nam tiến bao vây ba lần,
Quân dân quyết chiến đời Trần,
Gồm nhiều danh tướng cùng dân kết đoàn,
Ba lần Nguyên Mông tan hàng,
Đại việt toàn thắng vẻ vang ba lần.
Ngày nay cọc nhọn Bạch Đằng,
Sông Hồng nhuộbị m máu sóng vang ầm ầm.
Cột đồng Mã Viện còn đâu ? (*)
Dân việt vùi lấp chôn sâu mất rồi.
Vân Đồn đứng giữa đất trời,
Chứng tích oanh liệt ngàn đời còn đây !
Nhưng sao lũ khỉ chúng bay,
Lại đem vội vã dâng ngay cho Tàu.
Việt Cộng tứ trụ cầm đầu,
Xóa nhòa trang sử bấy lâu sáng ngời.
Tà quyền tận số đến nơi,
Tổ tiên dặn bảo quên lời sắt son,
Còn trời còn nước còn non,
Còn Tổ quốc đó Dân còn quyết tâm.
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
(*) Ghi chú : Theo truyền thuyết kể rằng : Sau khi Mã Viện thắng Hai Bà Trưng, cho dựng cột đồng tại Mê Linh có khắc 6 chữ ‘ Đồng trụ chiết, Giao chỉ diệt’
(Cột đồng đổ, Giao chỉ bị tiêu diệt). Người Giao chỉ qua lại nơi ấy, đều lấy đá ném vào chân cột, lâu ngày chồng chất thành đồi cao, cột đồng bị vùi lấp không còn vết tích- Nhưng cột đồng biến mất và người Giao chỉ (VN) vẫn còn tồn tại đến ngày nay.