(Vatican News) ĐGH Phanxicô đã kết thúc lời nguyện khi cử hành viếng đàng Thánh Giá tại Colosseum, Roma với ba từ và ba ơn chính.
Truyền thống viếng đàng Thánh Giá tại Colosseum, Roma vào Thứ Sáu Tuần Thánh, đã được ĐGH Benedicto XIV cử hành vào thế kỷ thứ 18. Đến năm 1964, ĐGH Phaolô VI đã làm sống lại truyền thống này và từ đó đến nay, mỗi năm các ĐGH đều cử hành viếng Thánh Giá theo truyền thống này.
Lời nguyện của ĐGH
Viếng 14 đàng Thánh Giá năm nay được giới trẻ đảm nhận như là một phần để chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục vào thánh Mười. Các chủ đề gồm chủ đề về di dân đến hiệp thông với Chúa Giê-su được đưa lên mạng. Nhưng viếng đàng Thánh Giá truyền thống thì phần dâng lời nguyện thường dành cho ĐGH. Năm nay, ĐGH Phanxicô chọn phần lời nguyện của ngài nhắm vào ba từ chính là “xấu hổ, ăn năn và hy vọng.”
Xấu hổ.
ĐGH cầu nguyện rằng chúng ta có nhiều lý do để cảm thấy xấu hổ vì đã chọn quyền lực và tiền bạc hơn là chọn Chúa, vì ưa thích “thế gian này thay vì sự sống đời đời”, vì để lại cho giới trẻ một thế giới tan nát bởi chia rẽ và chiến tranh, một thế giới bị cắn xé bởi tính ích kỷ trong lúc những người trẻ, những người dễ bị tổn thương, những người bệnh tật, những người già bị loại ra khỏi xã hội. Lời cầu nguyện của ĐGH kêu gọi hãy chúng ta hãy biết xấu hổ nếu chúng ta “tự để cho mình bị lừa dối bởi tham vọng và vinh hoa hão huyền”, những người cần biết hổ thẹn cũng có thể là những chức sắc trong Giáo Hội. Chúng ta cũng cảm thấy xấu hổ “vì đánh mất cái cảm giác xấu hổ.”
Ăn năn
Lòng ăn năn của chúng ta phải gắn liền với sự chắc chắn rằng chỉ có Thiên Chúa mới có thể cứu chúng ta khỏi sự dữ, khỏi “lòng hận thù, ích kỷ, cao ngạo, tham lam, trả thù, thờ ngẫu tượng.” Chỉ có Ngài mới ôm chúng ta vào lòng và mới phục hồi phẩm giá cho chúng ta là Con cái Thiên Chúa. “Lòng ăn năn được sinh ra từ sự biết xấu hổ của chúng ta, từ sự chắc chắn rằng lòng trí của chúng ta sẽ không được nghỉ yên cho đến khi tìm thấy Ngài, nguồn mạch duy nhất xung mãn và bình an.”Lòng ăn năn đến từ “việc chúng ta ý thức mình nhỏ bé, không là gì, trống rỗng” và để rồi tự để mình nghe theo tiếng gọi hoán cải.
Hy vọng.
Mặt khác, hy vọng “thắp sáng tối tăm trong nỗi thất của chúng ta,” bởi vì chúng ta biết rằng chỉ có Tình Yêu Thiên Chúa mới là tình yêu không tính toán”. ĐGH đã cầu nguyện rằng xin cho sứ điệp Tin Mừng tiếp tục là nguồn cảm hứng cho nhiều người, để họ “biết rằng chỉ có điều tốt lành mới có thể tiêu diệt sự dữ và gian ác, chỉ có tha thứ mới có thể vươt lên sự trả thù và oán hận, chỉ có sự ôm ấp thân thương mới có thể xóa tan hận thù và sự sợ hãi, nghi kỵ nhau.” Xin cho niềm hy vọng này triển nở trong Giáo Hội được tiếp tục là “khuôn mẫu của lòng bao dung rộng rãi, là chốn an toàn của ơn cứu rỗi, và là nguồn mạch của niềm tin chắc chắn và sự thật- cho dù có nhiều nỗ lực muốn dập tắt nó.
Xin ban cho chúng con ân sủng.
ĐGH đã kết thúc ba lời nguyện chính này với lời cầu xin Chúa Giê-su “ban cho chúng con ân sủng để luôn cảm thấy sự xấu hổ thánh thiện… sự ăn năn thánh thiện… và niềm hy vọng thánh thiện.”
Cuối cùng, ĐGH Phanxicô đã xin Con Của Thiên Chúa giúp chúng ta trở nên “giống Người Trộm Lành, biết nhìn mình với đôi mắt xấu hổ, ăn ăn và hy vọng, biết bỏ mình để chỉ cậy dựa vào lòng thương xót của Chúa và với lòng chân thật “lén theo Ngài vào Thiên Đàng!”
Giuse Thẩm Nguyễn
Truyền thống viếng đàng Thánh Giá tại Colosseum, Roma vào Thứ Sáu Tuần Thánh, đã được ĐGH Benedicto XIV cử hành vào thế kỷ thứ 18. Đến năm 1964, ĐGH Phaolô VI đã làm sống lại truyền thống này và từ đó đến nay, mỗi năm các ĐGH đều cử hành viếng Thánh Giá theo truyền thống này.
Lời nguyện của ĐGH
Viếng 14 đàng Thánh Giá năm nay được giới trẻ đảm nhận như là một phần để chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục vào thánh Mười. Các chủ đề gồm chủ đề về di dân đến hiệp thông với Chúa Giê-su được đưa lên mạng. Nhưng viếng đàng Thánh Giá truyền thống thì phần dâng lời nguyện thường dành cho ĐGH. Năm nay, ĐGH Phanxicô chọn phần lời nguyện của ngài nhắm vào ba từ chính là “xấu hổ, ăn năn và hy vọng.”
Xấu hổ.
ĐGH cầu nguyện rằng chúng ta có nhiều lý do để cảm thấy xấu hổ vì đã chọn quyền lực và tiền bạc hơn là chọn Chúa, vì ưa thích “thế gian này thay vì sự sống đời đời”, vì để lại cho giới trẻ một thế giới tan nát bởi chia rẽ và chiến tranh, một thế giới bị cắn xé bởi tính ích kỷ trong lúc những người trẻ, những người dễ bị tổn thương, những người bệnh tật, những người già bị loại ra khỏi xã hội. Lời cầu nguyện của ĐGH kêu gọi hãy chúng ta hãy biết xấu hổ nếu chúng ta “tự để cho mình bị lừa dối bởi tham vọng và vinh hoa hão huyền”, những người cần biết hổ thẹn cũng có thể là những chức sắc trong Giáo Hội. Chúng ta cũng cảm thấy xấu hổ “vì đánh mất cái cảm giác xấu hổ.”
Ăn năn
Lòng ăn năn của chúng ta phải gắn liền với sự chắc chắn rằng chỉ có Thiên Chúa mới có thể cứu chúng ta khỏi sự dữ, khỏi “lòng hận thù, ích kỷ, cao ngạo, tham lam, trả thù, thờ ngẫu tượng.” Chỉ có Ngài mới ôm chúng ta vào lòng và mới phục hồi phẩm giá cho chúng ta là Con cái Thiên Chúa. “Lòng ăn năn được sinh ra từ sự biết xấu hổ của chúng ta, từ sự chắc chắn rằng lòng trí của chúng ta sẽ không được nghỉ yên cho đến khi tìm thấy Ngài, nguồn mạch duy nhất xung mãn và bình an.”Lòng ăn năn đến từ “việc chúng ta ý thức mình nhỏ bé, không là gì, trống rỗng” và để rồi tự để mình nghe theo tiếng gọi hoán cải.
Hy vọng.
Mặt khác, hy vọng “thắp sáng tối tăm trong nỗi thất của chúng ta,” bởi vì chúng ta biết rằng chỉ có Tình Yêu Thiên Chúa mới là tình yêu không tính toán”. ĐGH đã cầu nguyện rằng xin cho sứ điệp Tin Mừng tiếp tục là nguồn cảm hứng cho nhiều người, để họ “biết rằng chỉ có điều tốt lành mới có thể tiêu diệt sự dữ và gian ác, chỉ có tha thứ mới có thể vươt lên sự trả thù và oán hận, chỉ có sự ôm ấp thân thương mới có thể xóa tan hận thù và sự sợ hãi, nghi kỵ nhau.” Xin cho niềm hy vọng này triển nở trong Giáo Hội được tiếp tục là “khuôn mẫu của lòng bao dung rộng rãi, là chốn an toàn của ơn cứu rỗi, và là nguồn mạch của niềm tin chắc chắn và sự thật- cho dù có nhiều nỗ lực muốn dập tắt nó.
Xin ban cho chúng con ân sủng.
ĐGH đã kết thúc ba lời nguyện chính này với lời cầu xin Chúa Giê-su “ban cho chúng con ân sủng để luôn cảm thấy sự xấu hổ thánh thiện… sự ăn năn thánh thiện… và niềm hy vọng thánh thiện.”
Cuối cùng, ĐGH Phanxicô đã xin Con Của Thiên Chúa giúp chúng ta trở nên “giống Người Trộm Lành, biết nhìn mình với đôi mắt xấu hổ, ăn ăn và hy vọng, biết bỏ mình để chỉ cậy dựa vào lòng thương xót của Chúa và với lòng chân thật “lén theo Ngài vào Thiên Đàng!”
Giuse Thẩm Nguyễn