ROMA - Hôm nay Học Viện Matteo Ricci cộng tác với Cơ quan đặc trách Bảo Tàng Viện Roma hôm nay sẽ khai mạc và trình bày cuộc triển lảm "Matteo Ricci: Âu châu và Minh Triều" tại Bảo Tàng Viện Vittoriano Museum.

Cuộc triển lãm này trước đây đã được trưng bày tại quê hương của Ricci tại thành Macerata (miền Trung nước Ý) vào mùa Hè năm 2003, và sau khi trưng bày tại Roma sẽ tới Berlin (tháng 6 tới tháng 8 năm 2005) rồi chuyển sang Tầu vào năm 2006 với tiêu đề "Nước ý tại Trung Hoa".

Cuộc triển lãm này tái tạo lại cuộc gặp gỡ ý nghĩa đầu tiên và có ảnh hưởng lâu dài giữa hai nền Văn Hóa Đồng và Tây như là những tác phẩm mà nhà truyền giáo Matteo Ricci đã đã diễn tả. Ricci sinh tại Macerata vào năm 1552, tu dòng Tên (dòng Jesuit) và sang Tầu truyền giáo và chết tại Bắc Kinh vào năm 1610. Ở Trung Hoa thời đó người ta gọi ngài với tên là Li Madou.

Matteo Ricci đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phá vỡ bức tường nghi kị phân cách ngàn năm người Tầu với thế giới bên ngoài. Cha Matteo Ricci đã giới thiệu các đặc tính văn hóa Tây phương vào văn hóa Tầu. Để làm việc này nhà truyền giáo Ricci đã mất nhiều thời gian và công phu. cuộc hành trình từ Macao tới Bắc Kinh mất 18 năm trường, và trên đường đi ngài đã thiết lập 4 nhà cho các anh chị em tín hữu lập thành những Cộng Đồng tín hữu sơ khai tại Trung Quốc.

Matteo Ricci đã làm việc 10 năm trời tại Triều Minh và đã được bổ nhiệm chức quan Đại Thần của Minh Triều, được trả lương.

Sau khi chết, Vua Minh đã tưởng thưởng dành riêng nơi chôn cất và xây mộ riêng cho Matteo Ricci, và đó là lần đầu tiên xẩy ra tại Trung Quốc như vậy. Mộ của Ricci đã bị phá và triệt hạ vào thời Cách Mạng Văn Hóa khi Cộng Sản Tầu lên năm quyền, nhưng nay đã được trùng tu và mở cửa cho dân chúng đến kính viếng.