Tất cả là những hệ quả của kế hoạch hóa gia đình theo cách sai lạc và lừa bịp.
NEW YORK -- Trong khi Liên Hiệp Quốc (LHQ) và các nhóm kế hoạch hóa gia đình đang tiếp tục với những nổ lực của họ trong việc làm giảm tỉ lệ sinh đẻ, rất nhiều quyển sách vừa được xuất bản mới đây đã gây ra sự chú ý qua những vấn nạn về kinh tế và xã hội một cách trầm trọng gây ra từ việc có quá ít con.
Một cuốn sách, với nhan đề là “Những Nhánh Cây Độc Mã: Những Dấu Chỉ về Sự An Toàn của Hiện Trạng Thừa Thãi về Dân Số Nam Giới tại Á Châu,” nghiên cứu về những hệ quả của việc quá thừa thãi các thanh niên nam giới, được hai tác giả gọi là “những nhánh cây độc mã” tại Trung Cộng. Hai tác giả, Valeria Hudson và Adrea den Boer quan sát rằng: dân số tại Trung Cộng và Ấn Độ, chiếm 38% trong tổng số dân số của thế giới, đã có hiện trạng thừa thãi về nam giới, nhiều hơn bất kể những tài nguyên thiên nhiên có thể tạo ra được. Hai tác giả này đã dành trọn một chương để nói về lịch sử chọn lựa giới tính, và họ ghi nhận rằng tục giết chết các trẻ sơ sinh nữ vẫn còn được thực hiện tại rất nhiều nền văn hóa và thời đại. Nền văn hóa Á Châu chú trọng một cách đặc biệt đến nam giới, và với ngành kỷ thuật hiện đại ngày nay khiến cho việc coi trọng nam giới ngày càng triệt để hơn so với những thời kỳ này trong quá khứ.
Tỉ lệ sinh sản về giới tính thông thường là có khoảng 105-107 trẻ nam được sinh ra so với 100 trẻ nữ. Tỉ lệ này, nhìn chung, là cân bằng, nghĩa là cứ 100 trẻ nam thì có 100 trẻ nữ. Thống kê đáng tin cậy về tỉ lệ sinh đẻ rất khó mà có thể đạt được, hai tác giả trên đã ghi nhận như vậy. Ở Trung Cộng, những cuộc nghiên cứu về tỉ lệ sinh đẻ giới tính là có khoảng từ 115.62 đến 121.01 trẻ nam trong số 100 trẻ nữ, đôi lúc tăng lên đến từ 132 đến 156 tại một số vùng địa phương. Ở Nam Hàn, sau khi đạt tới 116.9 trong năm 1990, con số đó đang ở mức ổn định là 109.6. Ở Đài Loan, dữ liệu của năm 2000, cho thấy có khoảng 109.5 trẻ nam so với 100 trẻ nữ được sinh ra. Sự thiếu cân bằng về số trẻ em nam-nữ được sinh ra có thể trở nên một cách trầm trọng hơn vào những năm sắp tới bởi vì tỉ lệ tử vong về các trẻ nữ ngày càng gia tăng ở mức độ rất cao, góp phần tạo ra sự chênh lệch về việc chăm sóc sức khỏe y tế. Ước tính về tổng số người “phụ nữ bị mất tích” ở Châu Á thì rất là khác nhau. Cuốn sách đưa ra con số về tổng số người phụ nữ bị loại trừ tại bảy quốc gia ở Á Châu lên tới hơn 90 triệu người. Chỉ riêng tại Ấn Độ và Trung Cộng, đã chiếm từ 43% cho đến 45% trong tổng số những người phụ nữ bị loại trừ này. Hai tác giả kể trên cũng còn tính toán rằng vào năm 2020, Ấn Độ sẽ có tình trạng thặng dư về sân số nam giới ở độ tuổi từ 15 đến 35 tuổi vào khoảng từ 28 triệu cho đến 32 triệu người. Tình trạng thặng dư tương tự tại Trung Cộng có thể lên đến từ 29 triệu cho đến 33 triệu.
Thế đâu là những dấu chỉ cho sự thặng dư quá nhiều về nam giới này? Đúc kết từ nhiều cuộc nghiên cứu, hai tác giả mô tả rằng có một vài đặc tính rất chung đó là: tình trạng kinh tế xã hội thấp kém vì tỉ lệ thất nghiệp cao và có quá nhiều công việc với mức lương rất thấp; tình trạng tội phạm gia tăng; một nền văn hóa riêng biệt của nhóm những người độc thân được hình thành nên qua việc đeo đuổi những khoái lạc tức thời, mà không mấy quan tâm về tương lai; thì tất cả những yếu tố trên đều có khuynh hướng trở thành bạo lực. Bằng cách đối chiếu về những dữ kiện trong lịch sử, cuốn sách quan sát rằng: những chính phủ nào biết đưa ra các biện pháp nhằm chống lại những ảnh hưởng tiêu cực về tỉ lệ sinh đẻ thiếu cân bằng này, mặc cho đó là những cuộc chiến lâu dài và đắt đỏ, thì mới có thể hy vọng giảm được những vấn nạn kể trên. Theo sự nhìn nhận của hai tác giả, thì các quốc gia tại Á Châu, và đặc biệt là tại Trung Cộng và Ấn Độ, sẽ có một sứ vụ cực kỳ khó khăn trước mặt nếu như họ muốn tránh tình trạng bạo động và những vấn nạn về xã hội tăng lên với một mức độ kinh hoàng. Tình trạng thiếu ổn định cũng có thể dẫn đến sự xung đột về mặt quân sự, hai tác giả cho là như vậy.
Mối đe dọa cho sự phồn vinh
Tác giả Philip Longman, trong cuốn sách của mình có nhan đề “Cái Nôi Trống Rổng,” xoay quanh về những bất lợi về mặt kinh tế được tạo ra từ sự sút giảm nhanh chóng về tỉ lệ sinh đẻ. Bỏ qua những mối sợ hãi về “sự diệt chủng dân số,” những nền kinh tế hiện đại đã ngày càng cắm sâu vào hiện trạng gia tăng dân số không ngừng. Các ngành thương mại mới đổ về những khu vực nào có sự gia tăng về dân số, và các hệ thống an sinh xã hội tùy thuộc vào con số của những người trả thuế ngày càng đông, để tài trợ phúc lợi xã hội cho mỗi thế hệ về hưu. Tác giả chỉ ra rằng trông có vẽ là dị thường khi phải lo lắng về tình trạng có quá ít con tại thời điểm mà dân số thế giới hãy còn gia tăng khoảng 75 triệu một năm. Tuy nhiên, tỉ lệ về khả năng sinh sản đã tụt xuống trong những năm gần đây và không có một quốc gia kỹ nghệ hóa nào vẫn còn có đủ số trẻ em được sinh ra để bảo tồn dân số. Theo dữ liệu của LHQ cho thấy hiện có 59 quốc gia, chiếm khoảng 44% tổng dân số thế giới, đã không tạo ra đủ con số các trẻ em để tránh tình trạng thiếu hụt dân số.
Ở tại Hoa Kỳ, hãy giả định là mức độ dân di cư đến nước này ngày càng cao, thì vào khoảng năm 2050, 1/5 dân số sẽ trên 65 tuổi. Văn Phòng về Ngân Sách của Quốc Hội ước tính rằng các chi phí cho các chương trình như medicare (chăm sóc sức khỏe người già) và medicaid (chăm sóc sức khỏe nói chung) sẽ gia tăng lên rất nhiều so với con số hiện hành là 4.3% trong tổng số xuất khẩu về kinh tế của quốc gia, lên đến khoảng 21% trong năm 2050. Tác giả cũng còn cảnh báo rằng sự gia tăng về các chi phí phúc lợi xã hội buôc chính phủ phải tăng thuế trên những nhân công, để khiến họ khó mà có thể có được những gia đình đông con.
Tác giả Longman cũng còn nhìn nhận rằng, vấn nạn này trở nên tệ hại hơn tại các quốc gia đang phát triển vốn phải chứng kiến sự tụt giảm kinh khủng về khả năng sinh đẻ trong một thời gian quá ngắn ngũi. Vào khoảng giữa thế kỷ, chẳng hạn, dân số tại các quốc gia như Mêhicô và Thổ Nhĩ Kỳ có tuổi trung bình cao hơn là tại Hoa Kỳ. Những dự đoán của LHQ dự đoán tuổi trung bình ở Hoa Kỳ là 39.7 tuổi vào năm 2050, tức tăng lên khoảng 4.5 tuổi so với mức tuổi trung bình hiện hành. Hơn nữa, Hoa Kỳ sẽ phải mất khoảng 50 năm để đạt đến tỉ lệ tuổi trung bình là 30 như hiện nay. Còn tại nước Mêhicô, vào khoảng giữa thế kỷ tới, thì lại ngược hẳn, khi mức tuổi trung bình tăng lên 20 tuổi, tức 42 tuổi. Những ước tính cho toàn bộ vùng Mỹ Châu La Tinh và vùng Caribê đưa con số tuổi trung bình vào năm 2050 là 39.8 tuổi, một phân số cao hơn hẳn Hoa Kỳ. Những quốc gia khác, thì cũng trong tình trạng tương tự. Ở nước Angêri, độ tuổi trung bình sẽ nhảy vọt từ 21.7 tuổi trong năm 2000 đến 40 tuổi trong năm 2050. Một xã hội già nua mau chóng sẽ là quốc gia Trung Cộng. Vào năm 2040, ước tính khoảng 26% trong tổng số dân số sẽ đạt 60 tuổi hay cao hơn. Và ngay cả tại những quốc gia giàu có, họ cũng phải gặp nhiều khó khăn để trợ cấp cho dân số lớn tuổi, trong khi đó, tại những quốc gia đang phát triển, thì sứ vụ đó ngày càng trở nên khó khăn hơn rất nhiều, nghĩa là dân chúng già nua mau chóng hơn trước khi họ có thể trở thành những người giàu có.
Những cơn bão về tài chánh
Tình trạng thâm thủng ngân sách mà Hoa Kỳ đang phải diện đối vì mọi chi phí đổ ra cho dân số lớn tuổi, chính là một đề tài của một cuốn sách khác có tên là, “Cơn Bão Tố của Thế Hệ Sắp Đến,” được viết bởi hai tác giả Laurence Kotlikoff và Scott Burns.
Hai tác giả này dành phần lớn cuốn sách của họ để phân tích về những gánh nặng về mặt tài chánh đối với chính phủ liên bang trước tình trạng dân số ngày càng trở nên già nua hơn. Họ kết tội các nhà chính trị của cả hai đảng về sự thờ ơ chủ đích về những gánh nặng lâu dài về mặt tài chính để đạt được những ích lợi chính trị tức thời. Theo hai tác giả vừa kể trên, thì sự thiếu hụt về tài khóa, sự khác biệt giữa những chi tiêu của chính phủ trong tương lai, sẽ vào khoảng 45 ngàn tỉ mỹ kim. Để đối phó với sự thiếu hụt này, theo như họ tính toán, sẽ có nghĩa là những khoản chi trả về thuế má lâu dài sẽ bị thiếu hụt vì số lượng trẻ em ngày nay gia tăng gấp bội. Tăng thuế sẽ dẫn đến sự giảm sút trong thu nhập cơ bản, và nếu tăng thuế đối với các doanh nghiệp, thì họ sẽ có ít tiền để chi trả cho vốn đầu tư. Hai tác giả cũng còn chỉ ra rằng bằng cách khép lại những thiết hụt về tài khóa sẽ khiến nhiều quyết định trong tương lai khó mà có thể đưa ra được.
Hai tác giả cũng còn đưa ra một giải pháp khác chính là thực hiện những cuộc cải tổ sâu rộng về các hệ thống An Sinh Xã Hội và Chăm Sóc Sức Khỏe Người Già, để từ đó cắt giảm những chi phí trong tương lai và điều chỉnh lại việc chi trả cho những ai thật sự cần đến. Hai tác giả cũng còn đề nghị rằng dân chúng nên ngừng chi tiêu bừa bãi và nên biết tiết kiệm để khi về hưu.
Một số nhà phê bình cho biết rằng ba cuốn sách trên quá bi quan về những phỏng đoán của họ. Nhưng thậm chí nếu tương lai không quá ảm đạm như là các tác giả của những quyển sách trên mô tả, thì ý kiến về xu hướng kinh tế chủ đạo đều đồng ý rằng: sự tụt giảm kinh khủng về khả năng sinh sản sẽ tạo ra những vấn nạn hết sức trầm trọng cho nền kinh tế thế giới.
Nếu mai này các chính phủ nhìn nhận là những cam kết mà họ đã thừa kế “đã nghiền nát khả năng về mặt tài chánh để đối phó lại với những cú sốc bất lợi, thì chuyện khủng hoảng về mặt kinh tế và sự nổi dậy về mặt chính trị ắt hẳn sẽ phải xảy ra,” đó chính là lời kết của Ông Peter Heller, phó giám đốc của Bộ Tài Chánh Sự Vụ của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế trong cuốn sách xuất bản vào năm 2003 của Ông có nhan đề là “Ai Sẽ Phải Chi Trả?” Xã hội này, rồi sẽ phải hối hận rất nhiều, khi nào nó hãy còn ôm lấy chuyện về kế hoạch hóa gia đình.