Jacques Maritain là một triết gia Công giáo thượng thặng của thế kỷ thứ 20. Ông sinh ngày 18 tháng 11 năm 1882 tại Paris, đưọc dạy dổ và lớn lên trong nếp sống tự do phóng khoáng của một gia đình theo đạo Tin lành. Khi đến theo học tại Ðại Học Sorbonne, ông có một thái độ ngờ vực và rơi vào trong chủ thuyết bất khả tri (agnosticism). Tuy vậy trong thâm tâm của ông vẫn vang vọng ý niệm về đời sống siêu nhiên. Trong nếp sống buông thả về vấn đề thiêng liêng rất may mắn ông đã gặp được một người bạn tâm tình giữa các bạn sinh viên. Cô sinh viên ấy là “Raissa Oumensoff”, một cô gái người Nga di dân gốc Do thái. Cô này sau trở thành vợ của ông là một người bạn đường tuyệt vời trong cuộc hành trình thiêng liêng đạo hạnh.
Họ cùng nhau học hỏi và bổ túc cho nhau, cùng vấn nạn và cùng đặt những câu hỏi về ý nghĩa của danh từ “sự thật”. Họ cùng theo học các lớp của giáo sư Henri Bergson và giáo sư này đã khơi dậy trong tâm trí họ “ý nghĩa tuyệt đối”. Sau khi hai người đã yêu nhau thắm thiết và quyết định đi đến hôn nhân họ đã thề hứa với nhau cùng sống chết bên nhau, nếu người nào chết trước thì người kia sẽ đi vào dòng tu sống nốt cuộc đời còn lại. Họ được gặp gở văn sĩ Léon Bloy, một người Công giáo đạo hạnh và nhờ Léon họ đã bước vào thế giới của đạo Công giáo. Đến năm 1906 họ cùng nhau xin rửa tội và trở lại theo đạo Công giáo và văn sĩ Léon Bloy là người đỡ đầu.
Từ giờ phút đó Jacques và Raissa dấn thân vào công việc của Giáo Hội Công giáo và cùng nâng đỡ nhau trong việc làm vinh danh Thiên Chúa. Họ trở thành một đôi bạn tâm giao tương đắc nương tựa vào nhau trên con đường đi đến sự thánh thiện. và họ cho đây là thánh ý Chúa, một định mệnh ràng buộc họ với nhau để tiến tới sự toàn hảo. Sau khi Jacques hoàn tất văn bằng triết học, Jacques trở thành giáo sư tại Đại Học Công giáo ở Paris cho đến năm 1939. Ông chuyên chú nghiên cứu các tác phẩm thần học của thánh Thomas Aquinas, nên ý tưởng của thánh nhân đã ảnh hưởng rất nhiều trong các tác phẩm của ông.
Mặc dù triết thuyết của thánh Thomas thuộc về kinh viện, được Giáo Hôi Công giáo nhìn nhận như một phương pháp chính thức, nhưng Maritain đã khéo léo áp dụng các phương pháp cổ điển ấy cho thích hợp với thời đại chúng ta. Trong nhiều đề mục mà Maritain đề cập đến là văn hóa và nghệ thuật, vấn đề dân chủ và nhân quyền. Trong tư tưởng của thánh Aquinas, Maritain tìm thấy một nền triết lý thích hợp để giao hòa giữa đức tin và lý trí, khai phá những hình thái văn hóa, giúp đỡ tạo nên những nguyên tắc cho một nền dân chủ và công bằng xã hội cùng tạo điều kiện bình đẳng cho từng cá nhân để cùng tiến tới một thế giới huynh đệ.
Có một thời Maritain có cảm tình đặc biệt với giới hữu khuynh ở Pháp, nhưng khi Tòa Thánh Vatican lên án những sai lầm của phong trào này vào năm 1926 thì Maritain cũng nhận thấy sai lầm trong sự phán đoán của mình nên ông trở thành một tín đồ nhiệt thành tranh đấu cho tự do dân chủ và không ủng hộ lập trường của tuớng Franco trong cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha.
Vào năm 1940, khi Đức quốc xã chiếm nước Pháp thì Jacques và Raissa đang ở Hoa kỳ và họ phải chờ đến 5 năm sau mới trở về Pháp được. Ông đã là giảng viên của nhiều Đại học ở Hoa kỳ và dành nhiều thì giờ viết các luận đề triết lý và luân lý. Trong các vấn đề khác ông chú trọng đến vấn đề giải tỏa các tư tưởng kỳ thị người Do thái.
Trong lúc này Maritain đã được toàn thế giới nhìn nhận là một triết gia Công giáo thuộc thành phần giáo dân trí thức. Ngoài ra việc làm sống lại triết thuyết của thánh Aquinas, Maritain gọi những ý tưởng mới là “nhân bản nồng cốt”, là đưa những gía trị Kitô giáo vào trong nếp sống của mọi người. Công việc này được Maritain gọi là “ tinh thần giáo dân” mà Jacques và Raissa đang sống, một cuộc dấn thân tòan diện trong lời cầu nguyện cũng như công việc của Giáo Hội, cũng như các phong trào dề cao văn hóa và nghệ thuật của thời đại và họ là những gương mẫu tuyệt đẹp.
Sau Đệ nhi thế chiến Maritain được đề cử làm Đại sứ Pháp tại Tòa Thánh Vatican một thời gian. Ông là một người bạn thân với Đức Tổng Giám mục Roncalli và sau này là Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII. Maritain là người đã đóng góp vào việc soạn thảo bản Hiến chương Liên Hiệp quốc về Nhân quyền. Năm 1948, Maritain trở lại Hoa Kỳ nhận làm giáo sư tại Đại Học Princeton cho đến năm 1960 và đã về lại nước Pháp khi người bạn đường Raissa qua đời.
Thể theo như lời thề với vợ, mặc dầu đã trọng tuổi Maritain quyết tâm xin gia nhập một dòng tu. Tất cả bạn bè rất ngạc nhiên là Maritain đã chọn gia nhập dòng Tiểu Đệ của Chân Phước Charles de Foucauld, một dòng ẩn tu sống giữa đời, phục vụ giới lao động nghèo nàn. Maritain sống nốt cuộc đời còn lại với các “Anh em Hèn mọn” nơi hải cảng Toulouse.
Năm 1965, Maritain được mời đến Roma trong dịp bế mạc Công đồng Vatican II. Đức Giáo Hoàng Phao lồ VI đã tận tay trao cho Maritain tập tài liệu nói về Giáo Hội trong thời hiện đại và công khai nhìn nhận là Maritain đã đóng góp đáng kể trong công việc đổi mới đời sống của người Công giáo trí thức. Sau đó thì Maritain trở về Toulouse và được khấn hứa trở thành người “Anh em Hèn mọn” của dòng Tiểu Đệ. Maritain còn sống thêm được ba năm nữa và qua đời vào ngày 28 tháng 4 năm 1973, hưởng thọ 91 tuổi.
Họ cùng nhau học hỏi và bổ túc cho nhau, cùng vấn nạn và cùng đặt những câu hỏi về ý nghĩa của danh từ “sự thật”. Họ cùng theo học các lớp của giáo sư Henri Bergson và giáo sư này đã khơi dậy trong tâm trí họ “ý nghĩa tuyệt đối”. Sau khi hai người đã yêu nhau thắm thiết và quyết định đi đến hôn nhân họ đã thề hứa với nhau cùng sống chết bên nhau, nếu người nào chết trước thì người kia sẽ đi vào dòng tu sống nốt cuộc đời còn lại. Họ được gặp gở văn sĩ Léon Bloy, một người Công giáo đạo hạnh và nhờ Léon họ đã bước vào thế giới của đạo Công giáo. Đến năm 1906 họ cùng nhau xin rửa tội và trở lại theo đạo Công giáo và văn sĩ Léon Bloy là người đỡ đầu.
Từ giờ phút đó Jacques và Raissa dấn thân vào công việc của Giáo Hội Công giáo và cùng nâng đỡ nhau trong việc làm vinh danh Thiên Chúa. Họ trở thành một đôi bạn tâm giao tương đắc nương tựa vào nhau trên con đường đi đến sự thánh thiện. và họ cho đây là thánh ý Chúa, một định mệnh ràng buộc họ với nhau để tiến tới sự toàn hảo. Sau khi Jacques hoàn tất văn bằng triết học, Jacques trở thành giáo sư tại Đại Học Công giáo ở Paris cho đến năm 1939. Ông chuyên chú nghiên cứu các tác phẩm thần học của thánh Thomas Aquinas, nên ý tưởng của thánh nhân đã ảnh hưởng rất nhiều trong các tác phẩm của ông.
Mặc dù triết thuyết của thánh Thomas thuộc về kinh viện, được Giáo Hôi Công giáo nhìn nhận như một phương pháp chính thức, nhưng Maritain đã khéo léo áp dụng các phương pháp cổ điển ấy cho thích hợp với thời đại chúng ta. Trong nhiều đề mục mà Maritain đề cập đến là văn hóa và nghệ thuật, vấn đề dân chủ và nhân quyền. Trong tư tưởng của thánh Aquinas, Maritain tìm thấy một nền triết lý thích hợp để giao hòa giữa đức tin và lý trí, khai phá những hình thái văn hóa, giúp đỡ tạo nên những nguyên tắc cho một nền dân chủ và công bằng xã hội cùng tạo điều kiện bình đẳng cho từng cá nhân để cùng tiến tới một thế giới huynh đệ.
Có một thời Maritain có cảm tình đặc biệt với giới hữu khuynh ở Pháp, nhưng khi Tòa Thánh Vatican lên án những sai lầm của phong trào này vào năm 1926 thì Maritain cũng nhận thấy sai lầm trong sự phán đoán của mình nên ông trở thành một tín đồ nhiệt thành tranh đấu cho tự do dân chủ và không ủng hộ lập trường của tuớng Franco trong cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha.
Vào năm 1940, khi Đức quốc xã chiếm nước Pháp thì Jacques và Raissa đang ở Hoa kỳ và họ phải chờ đến 5 năm sau mới trở về Pháp được. Ông đã là giảng viên của nhiều Đại học ở Hoa kỳ và dành nhiều thì giờ viết các luận đề triết lý và luân lý. Trong các vấn đề khác ông chú trọng đến vấn đề giải tỏa các tư tưởng kỳ thị người Do thái.
Trong lúc này Maritain đã được toàn thế giới nhìn nhận là một triết gia Công giáo thuộc thành phần giáo dân trí thức. Ngoài ra việc làm sống lại triết thuyết của thánh Aquinas, Maritain gọi những ý tưởng mới là “nhân bản nồng cốt”, là đưa những gía trị Kitô giáo vào trong nếp sống của mọi người. Công việc này được Maritain gọi là “ tinh thần giáo dân” mà Jacques và Raissa đang sống, một cuộc dấn thân tòan diện trong lời cầu nguyện cũng như công việc của Giáo Hội, cũng như các phong trào dề cao văn hóa và nghệ thuật của thời đại và họ là những gương mẫu tuyệt đẹp.
Sau Đệ nhi thế chiến Maritain được đề cử làm Đại sứ Pháp tại Tòa Thánh Vatican một thời gian. Ông là một người bạn thân với Đức Tổng Giám mục Roncalli và sau này là Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII. Maritain là người đã đóng góp vào việc soạn thảo bản Hiến chương Liên Hiệp quốc về Nhân quyền. Năm 1948, Maritain trở lại Hoa Kỳ nhận làm giáo sư tại Đại Học Princeton cho đến năm 1960 và đã về lại nước Pháp khi người bạn đường Raissa qua đời.
Thể theo như lời thề với vợ, mặc dầu đã trọng tuổi Maritain quyết tâm xin gia nhập một dòng tu. Tất cả bạn bè rất ngạc nhiên là Maritain đã chọn gia nhập dòng Tiểu Đệ của Chân Phước Charles de Foucauld, một dòng ẩn tu sống giữa đời, phục vụ giới lao động nghèo nàn. Maritain sống nốt cuộc đời còn lại với các “Anh em Hèn mọn” nơi hải cảng Toulouse.
Năm 1965, Maritain được mời đến Roma trong dịp bế mạc Công đồng Vatican II. Đức Giáo Hoàng Phao lồ VI đã tận tay trao cho Maritain tập tài liệu nói về Giáo Hội trong thời hiện đại và công khai nhìn nhận là Maritain đã đóng góp đáng kể trong công việc đổi mới đời sống của người Công giáo trí thức. Sau đó thì Maritain trở về Toulouse và được khấn hứa trở thành người “Anh em Hèn mọn” của dòng Tiểu Đệ. Maritain còn sống thêm được ba năm nữa và qua đời vào ngày 28 tháng 4 năm 1973, hưởng thọ 91 tuổi.