Từ nguồn gốc khởi thủy

Bài tường thuật công trình sáng tạo của Thiên Chúa trong sách Sáng Thế ( St 1, -2,25) hằng năm vào đêm vọng lễ Chúa Giêsu Phục sinh được đọc lên. Và trong đời sống nhiều người cũng đã có lần đọc suy niệm về nguồn gốc vũ trụ cùng con người.

Phải chăng bài tường thuật công trình sáng tạo của Thiên Chúa đó cũng hao hao giống với những bài tường thuật về dự án công trình xây dựng đó đây trong dòng lịch sử? Đâu là ý nghĩa ẩn chứa trong bài tường thuật công trình sáng tạo của Thiên Chúa?

Bằng những hình ảnh đẹp thi vị gây ấn tượng, cuốn Kinh Thánh đầu tiên, sách Sáng Thế ký, diễn tả lịch sử Thiên Chúa đã tạo dựng vũ trụ và con người.

1. Sách Sáng Thế ký không phải là bản tường thuật dưới khía cạnh khoa học, nhưng chứa đựng khía cạnh suy ngắm chiêm niệm: tất cả mọi sự trong vũ trụ đều do Thiên Chúa tạo dựng nên - Ngài đã tạo dựng nên mọi sự tốt đẹp. Tất cả đều tốt lành. Triều thiên cao điểm công trình tạo dựng là con người. Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh Thiên Chúa.

Thiên Chúa tạo dựng nên con người có Nam và Nữ. Sự song đôi giữa nam nữ đã cho con người trở thành giống hình ảnh của Thiên Chúa cùng tình yêu thánh thiêng của Ngài. Vẻ đẹp của Thiên Chúa phản ảnh trong vẻ sắc đẹp của công trình sáng tạo, và nhất là nơi con người.

Bản tường thuật về công trình sáng tạo trong sách Sáng thế ký (St 1,1-2,25 ) hướng con mắt tầm nhìn tâm trí chúng ta không chỉ về trở về qúa khứ, mà còn hướng về tương lai nữa.

2. Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ trong sáu ngày . Ngày thứ bảy Ngài nghỉ ngơi. Đây là hình ảnh cho đời sống con người. Sáu ngày là thời gian làm việc lao động. Và khi hoạt động làm việc con người tiếp tục làm công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Nơi đó họ làm ăn xây dựng đời sống trên nơi đất, mà Thiên Chúa đã tin tưởng trao ban cho họ. Con người khai thác phát triển đất đai hoa mầu để có hoa qủa làm thực phẩm sinh sống, như Thiên Chúa hoạch định mong muốn. Và vào ngày thứ bảy con người chúng ta nghỉ ngơi sau saú ngày làm việc. Con người được thưởng thức hưởng dùng những cái mình sản xuất làm ra hữu ích cho đời sống. Các Thánh Giáo phụ ngày xưa đã có suy tư về đời sống con người là một lễ mừng kéo dài luôn mãi.

Ngày Chúa Nhật chúng ta mừng kính Thiên Chúa là nguồn gốc nền tảng cùng là đích điểm của đời sống mình. Nơi Thiên Chúa chúng ta có được niềm vui mừng trong sự thanh thản nghỉ ngơi, và thưởng thức.

3. Nhưng trong công trình sáng tạo tốt đẹp của Thiên Chúa có dấu vết sự rạn nứt: Con người chiều hướng theo sự dữ, điều không tốt đẹp.

3.1 Lịch sử về trường hợp sa chước cám dỗ con rắn của Ông Bà nguyên tổ Adong-Eva (St 3,1-24) muốn nói cho chúng ta biết con người tốt lành đã trở thành con người theo sự dữ, sự xấu như thế nào. Con người không thể nào đứng vững được, khi nó không là Thiên Chúa, khi nó phải lệ thuộc vào Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên nó. Con người muốn mình như là Thiên Chúa. Trong căn rễ đó nảy sinh mầm tội nguyên tổ của con người: họ muốn nâng lên vượt cao hơn bản tính con người và trở thành như Thiên Chúa.

3.2 Khi con người muốn ngang hàng băng như Thiên Chúa, hậu qủa đưa họ đi đến đâu. Ba tường thuật lịch sử điển hình diễn tả những gì đưa đến hậu qủa đó.

Bài học trong trình thuật Kain giết Abel - (St 4,1-16)

Người nào muốn như Thiên Chúa, người đó muốn luôn luôn là người thứ nhất, to lớn nhất, cùng không thể vui mừng với người anh em bên cạnh mình, cùng muốn triệt hạ người nào lớn hơn mình. Chính vìn thế Kain đã giết Abel. Nhưng việc giết hủy hoại người khác không mang lại hạnh phúc cho nó. Trái lại mang đến cho nó mặc cảm tội lỗi. Tội lỗi làm nó mất bằng an trong đời sống. Tội lỗi làm người phạm tội không thể đứng ngồi an tâm được. Điều này thôi thúc nó tìm đến Thiên Chúa. Trong tha thứ chan chứa tình yêu thương con người có thể tìm lại được sự bình an.

Bài học nơi Noah và lụt đại hồng thủy 40 ngày đêm (St 6,9-9,17).

Nơi nhiều dân tộc cũng có tường thuật tương tự về lụt đại hồng thủy. Qua đó nói lên con người vì sự dữ, sự xấu vướng mắc đi sâu vào vòng chao đảo lộn xộn. Nhưng dẫu vậy lụt lội to lớn thế nào đi chăng nữa cũng không hủy diệt vũ trụ. Thiên Chúa đã ký kết với con người giao ước mới. Vòng cung hình cầu vồng trên nền trời là dấu chỉ của giao ước mới: Thiên Chúa không bỏ rơi , hủy diệt vũ trụ vì sự dữ, sự xấu của con người. Trái lại, Ngài mang đến niềm hy vọng mới, cho làm lại một khởi đầu mới.

Bài học từ ngọn Tháp Babel muốn vươn lên tới trời cao (St 11,1-9)

Con người muốn xây ngọn tháp Babel luôn luôn cao hơn. Điều này gây ra cho công trình xây dựng nhiều nguy hiểm hơn, khi nó càng cao hơn vươn lên trời cao. Điều này gây ra hậu qủa cho tất cả mọi hành động. Người nào muốn như Thiên Chúa, họ gây ra sự hỗn loạn trong vũ trụ. Công trình kiêu ngạo muốn như thần thánh của họ tự sụp đổ. Và ai muốn bầng như Thiên Chúa, họ tự tách biệt mình trong cô đơn.

Họ không có khả năng đi vào mạng lưới thông thương giao hảo thật sự. Họ nhìn toàn là thù địch nơi tất cả mọi người . Vì thế nó từ chối thông thương với những người khác, từ chối chia sẻ ngôn ngữ với nhau. Sự lộn xộn ngôn ngữ Babylon nói lên không chỉ ngày xưa đã xảy ra, mà cả tình trạng ngày hôm nay nữa. Những nhà ngôn ngữ học đã gọi ngôn ngữ ngày hôm nay của chúng ta là „ cuốn từ điển của những người không phải là người“ . Vì nó không là sự chia sẻ về kinh nghiệm tình yêu và niềm vui, nhưng nghiêng ôthiên về sự thống trị, sự quyết đoán và áp lực gây ảnh hưởng.

Những chương đầu của sách Sáng Thế ký muốn nhắc nhở con người đến nguồn gốc khởi đầu của mình. Thiên Chúa đã tạo dựng nên vũ trụ trong trạng thái tốt lành đẹp đẽ. Và cả con người cũng được Thiên Chúa tạo dựng tốt lành. Nhưng cũng nhắc nhớ con người đến hậu qủa nguy hiểm do sự dữ, sự xấu gây ra.

Khi đọc những trình thuật lịch sử kinh thánh, chúng ta được mời gọi, hãy biết ơn Thiên Chúa đã tạo dựng vũ trụ mọi sự tốt lành, và trong tinh thần ý muốn của Ngài. Cùng mời gọi cùng xây dựng và hưởng dùng công trình thiên nhiên do Thiên Chúa dựng nên.

Đồnig thời những tường thuật lịch sử đó cũng chỉ dẫn chúng ta về sự nguy hiểm, khi chính con người chúng ta tự nâng cao mình lên khỏi bậc sống con người của mình. Và hậu qủa là sự trả thù xảy ra trong chính đời sống của chúng ta.

Kinh Thánh không là bài tường thuật, sách nói về khoa học, khoa địa lý. Nhưng theo chiều tâm linh tinh thần chỉ vẽ cho chúng ta sự căng thẳng giữa hai cực sự tốt lành và sự dữ, sự xấu, giữa sự thành công trong đời sống và sự thất bại của đời sống.

Thiên Chúa đứng trên hết mọi sự, Đấng là sự tốt lành, sự thiện mỹ, đã tạo dựng nên công trình thiên nhiên. Và Ngài mong muốn hoàn thành nơi con người chúng ta.

„1 Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất.2 Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước. 3 Thiên Chúa phán: "Phải có ánh sáng." Liền có ánh sáng.4 Thiên Chúa thấy rằng ánh sáng tốt đẹp. Thiên Chúa phân rẽ ánh sáng và bóng tối.5 Thiên Chúa gọi ánh sáng là "ngày", bóng tối là "đêm". Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ nhất. 6 Thiên Chúa phán: "Phải có một cái vòm ở giữa khối nước, để phân rẽ nước với nước."7 Thiên Chúa làm ra cái vòm đó và phân rẽ nước phía dưới vòm với nước phía trên. Liền có như vậy.8 Thiên Chúa gọi vòm đó là "trời". Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ hai. 9 Thiên Chúa phán: "Nước phía dưới trời phải tụ lại một nơi, để chỗ cạn lộ ra." Liền có như vậy.10 Thiên Chúa gọi chỗ cạn là "đất", khối nước tụ lại là "biển". Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp. 11 Thiên Chúa phán: "Đất phải sinh thảo mộc xanh tươi, cỏ mang hạt giống, và cây trên mặt đất có trái, ra trái tuỳ theo loại, trong có hạt giống." Liền có như vậy.12 Đất trổ sinh thảo mộc, cỏ mang hạt giống tuỳ theo loại, và cây ra trái, trong trái có hạt giống tuỳ theo loại. Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp.13 Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ ba. 14 Thiên Chúa phán: "Phải có những vầng sáng trên vòm trời, để phân rẽ ngày với đêm, để làm dấu chỉ xác định các đại lễ, ngày và năm.15 Đó sẽ là những vầng sáng trên vòm trời để chiếu soi mặt đất." Liền có như vậy.16 Thiên Chúa làm ra hai vầng sáng lớn: vầng sáng lớn hơn để điều khiển ngày, vầng sáng nhỏ hơn để điều khiển đêm; Người cũng làm ra các ngôi sao.17 Thiên Chúa đặt các vầng sáng trên vòm trời để chiếu soi mặt đất,18 để điều khiển ngày và đêm, và để phân rẽ ánh sáng với bóng tối. Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp.19 Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ tư. 20 Thiên Chúa phán: "Nước phải sinh ra đầy dẫy những sinh vật lúc nhúc, và loài chim phải bay lượn trên mặt đất, dưới vòm trời."21 Thiên Chúa sáng tạo các thủy quái khổng lồ, cùng mọi sinh vật vẫy vùng lúc nhúc dưới nước tuỳ theo loại, và mọi giống chim bay tuỳ theo loại. Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp.22 Thiên Chúa chúc phúc cho chúng rằng: "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy biển; và chim phải sinh sản cho nhiều trên mặt đất."23 Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ năm. 24 Thiên Chúa phán: "Đất phải sinh ra các sinh vật tuỳ theo loại: gia súc, loài bò sát và dã thú tuỳ theo loại." Liền có như vậy.25 Thiên Chúa làm ra dã thú tuỳ theo loại, gia súc tuỳ theo loại và loài bò sát dưới đất tuỳ theo loại. Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp. 26 Thiên Chúa phán: "Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất." 27 Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ. 28 Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên Chúa phán với họ: "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất."29 Thiên Chúa phán: "Đây Ta ban cho các ngươi mọi thứ cỏ mang hạt giống trên khắp mặt đất, và mọi thứ cây có trái mang hạt giống, để làm lương thực cho các ngươi.30 Còn đối với mọi dã thú, chim trời và mọi vật bò dưới đất mà có sinh khí, thì Ta ban cho chúng mọi thứ cỏ xanh tươi để làm lương thực. Liền có như vậy.“ Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp! Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ sáu.

Thế là trời đất cùng với mọi thành phần đã hoàn tất. Ngày thứ bảy, Thiên Chúa đã hoàn thành công việc Người làm. Khi làm xong mọi công việc của Người, ngày thứ bảy, Thiên Chúa nghỉ ngơi. Thiên Chúa ban phúc lành cho ngày thứ bảy và thánh hoá ngày đó, vì ngày đó Người đã nghỉ, ngưng làm mọi công việc sáng tạo của Người. Đó là gốc tích trời đất khi được sáng tạo. „ (Sách Sáng Thế 1,1- 2, 4.).

Mùa Hè 2015

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long