CHÚA NHẬT V MÙA CHAY (B)
Giêrêmia 31: 31-34; T.vịnh 50; Do Thái 5: 7-9; Gioan 12: 20-33

NHƯ HẠT LÚA GIEO VÀO LÒNG ĐẤT VÀ CHẾT ĐI

Thiên Chúa không dễ gì bỏ rơi chúng ta. Đó là những gì ngôn sứ Giêrêmia nói với chúng ta hôm nay. Thiên Chúa đã lập giao ước với dân Người tại núi Xinai (Xh 31,18). Giao ước đã được khắc vào hai tấm bia đá; một sự cam kết giữa Thiên Chúa và dân Israel. Sự che chở của Thiên Chúa tùy thuộc vào sự trung thành của dân với giao ước. Các ngôn sứ, như ngôn sứ Giêrêmia, luôn kêu gọi dân trở về với Thiên Chúa bất cứ khi nào họ rời bỏ mối tương giao với Người.

Ngôn sứ Giêrêmia đã thấy những sai phạm của dân và trách mắng họ lòng chai dạ đá. “Nhưng lòng dân này thật ngoan cố, lì lợm; chúng tự tách rời và bỏ đi luôn” (Gr 5,23). Họ có Lề Luật, nhưng giao ước của họ với Thiên Chúa phải được đào sâu hơn nữa; nó phải tuôn trào từ trái tim khao khát.

Hôm nay chúng ta nghe những lời tiên báo của ngôn sứ Giêrêmia về giao ước mới của Thiên Chúa với dân Người. Không giống như trước đây, giao ước này không còn được khắc ghi trên bia đá nhưng là vào lòng dạ của mỗi người. Với Lề Luật được ghi vào tâm khảm, mỗi người sẽ tự động thực thi ý Chúa. Họ sẽ sống những đòi hỏi của giao ước một cách cụ thể, không phải là từ những gì đã được viết ra nhưng là tuôn trào từ tâm hồn luôn hướng về Chúa.

Xưa kia, những đòi hỏi của giao ước phải được truyền đạt cho từng thế hệ. Tuy nhiên giờ đây, giao ước hứa rằng sẽ có một người thầy mới, đó chính là Thiên Chúa. “Ta sẽ ghi vào lòng dạ chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng Lề Luật của ta”.

Thiên Chúa dường như vẫn còn đang ghi vào lòng dạ con người. Họ thuộc về mọi dân tộc, tôn giáo và quốc gia khác nhau. Có bao nhiêu người tốt chúng ta đã từng biết hoặc nghe, họ là những người đã dành trọn cuộc đời của mình để phục vụ tha nhân? Chẳng hạn như các bác sĩ và y tá đã đến Châu Phi để giúp các bệnh nhân bị nhiễm Êbôla. Những người này đã từ bỏ quê nhà êm ấm và sự nghiệp vững vàng của mình; họ đã bất chấp cả mạng sống của mình để đến với những con người đã mất hết niềm hy vọng. Một số người đã hành động vì niềm tin tôn giáo, số khác thì không. Điều gì đã khiến họ sẵn sàng hy sinh như thế? – Chính Thiên Chúa, Đấng đã khắc ghi vào lòng dạ chúng ta Lề Luật của Người, biến đổi họ.

Đó có phải là sợi dây liên kết giữa bài đọc thứ nhất và bài Tin Mừng không? Phải chăng Thiên Chúa cũng đã ghi khắc vào con tim của những người Hy Lạp đến với ông Philipphê và xin rằng, “Thưa ông, chúng tôi muốn gặp ông Giêsu?”.

Người ta nghĩ rằng thánh Gioan đã viết Tin Mừng này ở Êphêxô, vào khoảng năm 70 sau khi Chúa Giêsu chịu chết. Êphêxô là thành phố phồn thịnh, một trung tâm buôn bán, học thức, chính trị và tôn giáo. Nhưng đây cũng chính là nơi mà những Kitô hữu tiên khởi bị bách hại và tử đạo. Thậm chí một số người trong Giáo Hội đã phản bội những thành viên trong cộng đoàn của mình; nhưng những người khác vẫn kiên trung với niềm tin và sau đó đã lấy mạng sống của mình để làm chứng cho niềm tin ấy. Vì những đau khổ của họ thường là hệ quả của việc tuyên xưng niềm tin Kitô giáo, nên không lạ gì khi thánh Gioan thường xuyên đề cập đến những khổ đau người Kitô hữu phải chịu ở đời này và vinh quang đang chờ đợi họ ở đời sau. “Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”. Rõ ràng thánh Gioan không đơn thuần đề cập đến một hiện tượng trong nông nghiệp.

Tử vì đạo không phải một thực tế mà các thế hệ Kitô hữu đầu tiên phải sợ hãi. Trong chuyến viếng thăm lần này của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới vùng Trung Mỹ, tiêu điểm một lần nữa lại được nhắm đến những người Kitô hữu trung thành đã làm chứng bằng chính mạng sống mình trong những thập niên gần đây. Theo dự kiến, Đức Thánh Cha sẽ nâng đức Tổng Giám mục Oscar Romero, giám mục tử đạo của El Salvador, lên bậc hiển thánh khi người đến thăm đất nước này. Đức Tổng Giám mục đã bị các điền chủ giàu có và tập đoàn quân phiệt sát hại, vì họ coi người là một tên cộng sản. Giờ đây, họ sẽ phải gọi người là thánh Oscar Romero. “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi… ”

Ngày 12 tháng 2 kỷ niệm 10 năm vụ giết hại nữ tu Dorothy Stang, người dấn thân bênh vực không mệt mỏi cho dân nghèo Brazil hơn 30 năm qua. Chị đã bị chống đối và đe doạ từ những điền chủ độc ác, những người này đã chặt phá rừng nhiệt đới Amazon rồi xua đuổi những người nông dân ra khỏi đấy. Đang khi những kẻ ám sát tiến đến chị trên một con đường hẻo lánh, chị đã lấy quyển sách Kinh Thánh ra và đọc lớn tiếng đoạn Tám mối phúc. Chúng bắn chị. “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi…”

Bộ phim “Selma” nhắc nhở chúng ta về những người nam nữ anh dũng đã diễu hành với tiến sĩ King từ Selma đến Montgomery cách nay 50 năm. Nhiều người trong số họ là linh mục, tu sĩ nam nữ và các giáo hữu từ khắp nước Mỹ đã tham gia vào đoàn diễu hành đó. Một số bị cảnh sát đánh đập vào ngày 7 tháng 3 năm 1955, “ngày Chúa Nhật Máu”, ở Edmund Pettus Bridge. Cũng trong tháng đó, trong số những người xuống đường vì quyền dân sự, mục sư James Reeb, mục sư Hội thánh Phổ quát Độc vị đã bị sát hại. “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi…”

Có nhiều hình thức tử đạo khác nhau. Kẻ chịu tử đạo là người biết chấp nhận những hy sinh và đau đớn vì muốn trung thành với Đức Kitô và đường lối của Người. Đức Giêsu mời gọi các môn đệ của mình vác thập giá và bước theo Người. Nhiều khi chúng ta phải chịu đau khổ và mất mát vì những thử thách Chúa gửi đến. Tôi có thể trao tặng gì nữa cho những người đang thiếu; điều gì tôi sẽ không làm trong công việc và trong đời sống xã hội vì niềm tin của tôi; tôi dành bao nhiêu thời gian và các nguồn lực của mình cho giáo xứ và cộng đoàn; tôi sẽ bênh vực ai khi những người bạn của tôi lại dán nhãn và chụp mũ tha nhân; tôi sẽ từ bỏ điều gì để dành nhiều thời gian hơn cho gia đình…?

Đức Giêsu đã cho chúng ta thấy cái giá phải trả khi trung tín với thánh ý Chúa. “Con biết nói gì đây? Lạy Cha xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đã đến”.

Bài Tin mừng hôm nay mở đầu bằng lời thỉnh cầu của mấy người Hy Lạp với ông Philípphê, một môn đệ của Đức Giêsu. “Thưa ông, chúng tôi muốn được gặp ông Giêsu.” Họ đâu muốn gặp người đại diện, song là muốn gặp chính Đức Giêsu bằng xương bằng thịt. Trong Tin Mừng Gioan, “gặp” tượng trưng cho việc đón nhận đức tin. Thánh Gioan cho rằng những người ngoại đang mong muốn “gặp”, tin vào Đức Giêsu.

Đức Giêsu dành cả cuộc đời mình chỉ để phục vụ cho dân Người (x.Rm 15,8). Những người Hy Lạp xin gặp Đức Giêsu biểu trưng cho toàn thể dân ngoại. Làm sao mà họ có thể tin vào Đức Giêsu? Đức Giêsu nói, “Một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi”. Đức Giêsu không còn hiện hữu bằng xương bằng thịt như chúng ta đây. Qua tác vụ, lời và thành tựu của cộng đoàn Kitô hữu xưa cũng như nay, người ta sẽ đến và “gặp” được Đức Giêsu.

Năm 1982, thần học gia và nhà giảng thuyết lỗi lạc dòng Tên, Walter Burghardt, cho xuất bản một quyển sách bài giảng vơi nhan đề là: “Thưa ông, chúng tôi muốn được gặp ông Giêsu: Những Bài Giảng Từ Đỉnh Đồi”. Trong phần giới thiệu, ông nói rằng mỗi tòa giảng cần phải được khắc câu này: “Thưa ông, chúng tôi muốn được gặp ông Giêsu”, bởi vì câu trích này nhắc cho những nhà giảng thuyết biết đó chính là sứ mạng của họ, tức là giúp cho người nghe “gặp”, tin vào Đức Giêsu.

Chuyển ngữ: AE. HV. Đaminh Gò-Vấp


5th SUNDAY OF LENT (B)
Jeremiah 31: 31-34; Psalm 51; Hebrews 5: 7-9; John 12: 20-33

God simply does not give up on us. That’s what Jeremiah is telling us today. God initiated a covenant with the people at Sinai (Exodus 31:18). It was engraved on stone tablets; a mutual agreement between God and the Israelites. God’s protection would be conditioned on the people’s loyalty to the covenant. Prophets, like Jeremiah, called the people back to God whenever they wandered from their relationship with God.

Jeremiah had observed the people’s breaches and he blamed it on their hard and unresponsive hearts. "But this people’s heart is stubborn and rebellious: they turn and go away" (5:23). They had the law, but their covenant with God had to go deeper; it had to flow from a willing heart.

Today we hear Jeremiah’s anticipation of God’s new covenant with the people. Unlike the previous one, it would not be an exterior code of behavior. God would write this covenant by hand on each person’s heart. With the law written on the heart each person would act instinctively in God’s ways. They could live out the covenantal requirements in exterior acts, but the source would not be a written code. Instead, the people’s acts would flow from a heart turned to God.

Formerly the requirements of the covenant had to be taught to each new generation. But the promised covenant would have a new teacher, God. "I will place my law within them and write it upon their hearts."

God still seems to be writing on people’s hearts. These people belong to every race, religion and nation. How many good people have we known, or heard about, who have dedicated their lives to helping others? The doctors and nurses who went to Africa to help Ebola patients come to mind. They left their comfortable homes and careers and risked their lives to help a desperate people. Some did so out of religious convictions, others did not. They just wanted to serve humans in severe need. What could stir each of them to make such sacrifices? – the God who writes on our hearts and transforms them.

Is that the connection between our first reading and the gospel? Had God also written on the hearts of those Greeks who came to Philip and asked, "Sir, we would like to see Jesus?"

It is thought that John wrote his gospel in Ephesus, about 70 years after Jesus’ death. Ephesus was a sophisticated city, a center for trade, learning, government and religion. But it was also a place where early Christians were persecuted and martyred. Some in the church had even betrayed their own members; but others stayed loyal to their faith and subsequently suffered martyrdom. Since their suffering was often the consequence of professing their Christian faith, it’s no wonder John frequently alludes to the sufferings Christians must bear in their lives and the glory that awaits them in the next. "I say to you, unless a grain of wheat falls to the ground and dies, it remains just a grain of wheat. But if it dies it produces much fruit." It’s clear, John wasn’t just referring to an agricultural phenomenon.

Martyrdom isn’t just a reality the first generation Christians had to fear. With Pope Francis’ upcoming visit to Central America, focus once again has been placed on those faithful Christian witnesses who have been martyred there in recent decades. It is anticipated that the Pope will raise Archbishop Oscar Romero, the martyred bishop of El Salvador, to sainthood when he visits the country. He was killed by wealthy land owners and military people who called him a communist. Now they will have to speak of him as St. Oscar Romero. "Unless the grain of wheat dies...."

February 12 was the 10th anniversary of the murder of Sr. Dorothy Stang. For over 30 years she was a tireless advocate for the poor of Brazil. She was opposed and threatened by the ruthless land owners who were stripping the Amazon rainforest and displacing the peasants there. As her assassins approached her on an isolated road she pulled out her Bible and read aloud from the Beatitudes. They shot her. "Unless the grain of wheat dies…."

The movie "Selma" reminds us of the brave women and men who marched with Dr. King 50 years ago from Selma to Montgomery. Many were clergy, nuns, and church members from around the country who joined the marchers. Some were beaten by the police on March 7, 1955, "Bloody Sunday," at the Edmund Pettus Bridge. In the same month Rev. James Reeb, a Unitarian Universalist minister among the civil rights marchers, was murdered. "Unless the grain of wheat dies…."

There are many different forms of martyrdom. A martyr is one who accepts the sacrifices and pain which come from being faithful to Christ and his ways. Jesus invited his disciples to take up the cross and follow him. He challenges each of us to make choices that might be painful or costly. What extras will I forgo so I can give to those who lack; what will I not do in my work and social life because of my faith; how much of my time and resources go to my church and community; whom will I defend when my companions label or stereotype; what will I give up so that I can spend more time with my family, etc.?

Jesus has modeled for us the costs of being faithful to God’s will. "Yet what should I say, ‘Father save me from this hour?’ But it was for this purpose that I came to this hour."

Today’s gospel passage begins with a request put to Philip, a follower of Jesus, by some Greek inquirers. "Sir, we would like to see Jesus." They were not asking to see a painting of him. They wanted to see him in the flesh. In John’s Gospel "seeing" symbolizes coming to faith. John is suggesting that outsiders were hoping to "see," come to believe in Jesus.

In his own lifetime Jesus’ ministry was almost exclusively confined to his own people. (Romans 15:8). The Greeks who came asking to see Jesus represented the Gentile world. How would they come to believe in Jesus? Jesus said, "And when I am lifted up, I will draw everyone to myself." Jesus is no longer in the world in the flesh; but we are. Through the ministry, the words and works of the Christian community, back then and right now, people will come to "see" Jesus.

In 1982, the great Jesuit theologian and homiletician Walter Burghardt, S.J., published a book of his homilies entitled, "Sir, We Would like to See Jesus: Homilies from a Hilltop." In the Introduction he said that every pulpit should have that quote inscribed on it. "Sir, we would like to see Jesus," because that tells the preachers what their task is – to help listeners "see," come to faith, in Jesus.