Chúa Nhật IV THƯỜNG NIÊN (B)
Đệ nhị Luật 18: 15-20; Tvịnh 94; 1Côrintô 7: 32-35; Máccô 1: 21-28


SỨC MẠNH CỦA LỜI

Sách Đệ Nhị Luật được soạn thảo như một bài giảng của ông Môsê. Dân Israel sắp được vào Đất Hứa và ông Môsê giống như một nhà giảng thuyết thức tỉnh đức tin nhắc nhở dân điều mà họ đã trải qua và cảnh báo họ biết giữ niềm tin vào Thiên Chúa. Cuộc hành trình gian khổ đã kết thúc và miền đất tràn đầy sữa và mật kia thật an nhàn khi đem so sánh với cuộc hành trình trong sa mạc. Dân chúng sẽ không còn cần đến thứ manna mà hằng ngày Thiên Chúa dùng để nuôi họ, trong suốt cuộc hành trình sa mạc. Khi đó, rất có thể họ sẽ quên rằng sự sống còn của họ hoàn toàn phụ thuộc vào Thiên Chúa. Hơn nữa – cảm thức thân mật với Thiên Chúa có thể trở thành một điều dĩ vãng. Chẳng phải điều đó cũng giống với chúng ta ư ? Khi đang phải trải qua một cơn khủng hoảng, chúng ta cầu nguyện nhiều hơn và cảm giác cần đến Thiên Chúa trở nên mãnh liệt hơn. Sau đó, khi đã vượt qua những thứ sa mạc cuộc đời và mọi sự trở lại “bình thường” thì Thiên Chúa dường như bị đặt sang bên lề nhận thức của chúng ta. Những vấn đề khác ập đến và chúng ta lại để tâm vào một nơi khác.

Ông Môsê đang giảng cho dân chúng bên bờ sông Giođan. Họ đã nhận lãnh Lề Luật từ đôi bàn tay của ông tại núi Xinai (5,3). Khi nghe ông Môsê nói với dân chúng, không phải chúng ta đang lắng nghe một bài giảng cổ xưa với một dân khác ở một thế giới xa lạ. Những lời của ông đang nhắm đến chúng ta ngay lúc này – Giáo Hội, dân Israel mới. Dân Israel là dân được tuyển chọn luôn luôn cần được cải tổ – giống như chúng ta vậy.

Bài đọc một hôm nay được trích từ phần trung tâm của sách Đệ Nhị Luật. Nó duy trì những “luật thánh và nghi lễ” mà dân Israel phải giữ khi họ vào định cư trong Đất Hứa. Tuy nhiên, ông Môsê sẽ không cùng vào Đất Hứa với họ; có một điều gì đó luôn luôn làm cho những độc giả Kinh Thánh bối rối. Dân tộc này đã cậy dựa vào ông Môsê quá lâu, họ sẽ làm được gì nếu không có ông? Ông là vị trung gian của họ, là tiếng của Đức Chúa nói với họ. Không có ông Môsê, người bạn và bằng hữu của Đức Chúa, liệu Đức Chúa có quên họ trong giai đoạn mới này của cuộc đời?

Qua ông Môsê, Thiên Chúa ký kết giao ước với dân Israel. Dường như bằng cách này hay cách khác, Thiên Chúa luôn luôn canh tân giao ước với họ. Thiên Chúa hứa ban cho họ một vị ngôn sứ mới như ông Môsê, là người trung gian giữa dân Israel với Thiên Chúa. Họ sẽ không bao giờ phải tự mình lên tiếng; sẽ luôn luôn có một người là chiếc loa nói về họ với Thiên Chúa. Ai sẽ là người này? Không nhất thiết chỉ là một người. Thiên Chúa đã hứa rằng, sẽ luôn luôn có ai đó thi hành vai trò ngôn sứ của ông Môsê, người ấy không tự mình đứng ra làm việc, nhưng sẽ được chính Thiên Chúa tuyển chọn và nâng lên. Thông điệp mà họ loan truyền không phải từ chính họ, nhưng là từ Thiên Chúa.

Làm sao quý vị có thể khẳng định ai là ngôn sứ thật từ một kẻ giả mạo? Có lẽ chỉ có thời gian mới trả lời được. Tuy nhiên, một ngôn sứ chân chính luôn cậy dựa vào Thiên Chúa và sống tốt lành trong cộng đoàn như mục tiêu của mình.

Hãy tưởng tượng khung cảnh náo động của dân chúng khi Đức Giêsu đến. Họ đã đợi chờ quá lâu, đợi chờ Đấng mà ông Môsê đã hứa, một tiếng nói uy quyền, tiếng nói cất lên nhân danh Thiên Chúa. Đức Giêsu đang trong hội đường và giảng dạy “như một Đấng có uy quyền.” Người không giống các kinh sư, là những người cậy vào quyền thế mà mình có được từ các giáo huấn của các bậc tiền nhân, những người luôn bắt đầu bằng công thức: “Ông Môsê nói rằng,” trong khi đó, Đức Giêsu lại tuyên bố : “Nhưng tôi nói cho các ông biết.” Dân chúng đã để ý đến sự khác biệt này. Có điều gì đó mới mẻ đang diễn ra, đấng nào đó cuối cùng đã đến với họ và đang bày tỏ quyền uy của chính mình. Để biểu thị uy quyền, Đức Giêsu đã quát mắng thần ô uế và trục xuất nó.

Những dấu hiệu cho thấy có sự hiện diện của thần ô uế trong một hội đường sẽ là nguyên cớ để đuổi một người ra khỏi nơi quy tụ này. Đức Giêsu không trục xuất người đàn ông ấy, thay vào đó, Ngài thốt lên một lời và trục xuất thần ô uế. Tên thần dữ đã từng quấy nhiễu đời sống của người đàn ông ấy và gây kinh sợ cho cộng đoàn nay đã bị trục xuất bởi “Đấng Thánh của Thiên Chúa,” – nghĩa là, ai đó có tương quan đặc biệt với Thiên Chúa. Thiên Chúa là nguồn mạch của việc tốt lành này.

Trong một hội đường bé nhỏ, ở một thị trấn bình thường, một cuộc tranh đấu có tổ chức đang tự chấm dứt. Trong thế giới đó và trong thế giới rộng lớn hơn này, sự dữ đã nắm được quyền kiểm soát và không ai có thể làm gì được. Đức Giêsu, “Đấng Thánh của Thiên Chúa”, đã đến thế gian. Ngài đương đầu với thần dữ không thể bị khuất phục kia và kiểm soát tình hình. Phản ứng của dân chúng là tiếng vang vọng của những gì mà dân Israel hằng mong mỏi sau khi ông Môsê ra đi. “Mọi người đều sững sờ đến nỗi họ bàn tán với nhau: ‘Thế nghĩa là gì?’ Lời giảng dạy thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền.”

Lúc đó, Đức Giêsu đã không để thần dữ kia gọi ra tên của mình. Đó không phải là chuyện Đức Giêsu là ai, nhưng là câu chuyện về uy quyền của Ngài. Chúng ta sẽ phải đợi để nhìn thấy diễn tiến của Tin Mừng qua đó học biết thêm về Đức Giêsu. Tuy nhiên, vừa lúc ấy, danh tiếng của Ngài, Đấng có “lời giảng dạy thì mới mẻ, người dạy lại uy quyền”, đã được đồn ra mọi nơi, khắp cả vùng lân cận miền Galilê.

Không khó để tìm ra bằng chứng của sự dữ trong thế giới này. Các chính khách, những người kêu gọi lá phiếu của chúng ta, hứa hẹn sẽ đối phó với tội ác, bạo lực, ma túy, chiến tranh, v.v.. Cũng khó để không trở nên yếm thế. Dù cho ý hướng của những nhà chính trị này êm dịu đến đâu, con người vẫn bị đè nén bởi những bàn tay của các thế lực cường bạo. Chẳng phải điều này dường như cho thấy sự dữ đang chiến thắng, và dẫu chúng ta có nỗ lực cách mấy vẫn không đủ? “Bị quỷ ám” là mô tả thỏa đáng nhất cho tình thế này.

Và khi đó, một con người bước vào, một người không e sợ khi đối diện với các thế lực sự dữ. Đức Giêsu cho chúng ta thấy rằng, Người đang thực thi chính quyền năng của Thiên Chúa. Có thể chúng ta là những người được thừa hưởng sức mạnh tốt lành mà Đức Giêsu đã nới lỏng trong thế giới này. Đức Giêsu đã giải phóng chúng ta, để từ đó, chúng ta có thể chấp nhận vương triều là hiện diện của Thiên Chúa đã đến trần gian cùng với Người. Đó không phải là điều khiến Đức Giêsu trở nên độc nhất vô nhị trong mắt dân chúng. Điều khiến trình thuật của thánh Máccô trở nên độc nhất vô nhị đó là cách thế ngài liên kết những cuộc trừ quỷ của Đức Giêsu với giáo huấn của Người.

Thánh Máccô rất thường xuyên nhắc đến Đức Giêsu với tư cách là một thầy dạy. “Thầy dạy” dẹp yên giông tố (4,38), làm cho con gái ông Gia-ia sống lại (5,35), nuôi ăn đám đông (6,34), v.v.. Khác với thánh Mátthêu, thánh Máccô không giải thích rõ ràng những gì Đức Giêsu giảng dạy. Ngài tập trung vào quyền năng đằng sau giáo huấn của Đức Giêsu.

Ông Gioan Tẩy Giả đã tiên báo rằng : “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi” (1,7). Các thế lực sự dữ hiện đang hoành hành trong thế giới này: những gì đang lạm dụng sự ngây thơ, chia cắt các cộng đoàn, ủng hộ thuyết duy vật, làm cho khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng thêm, khuấy động chủ nghĩa cuồng tín tôn giáo, bắt người trẻ trở thành nô lệ của ma túy, v.v.. Cuối cùng, Đức Giêsu, “Đấng quyền thế hơn,” đã đến với lời sự sống: Người liên kết những ai bị chia cắt khỏi cộng đồng, nâng cao những ai kiến tạo hòa bình biết sẵn sàng hy sinh cuộc sống của mình; Người tha thứ mọi tội lỗi, chữa lành các bệnh tật, khích lệ con người hành động vì sự thịnh vượng của công trình sáng tạo, khôi phục những gia đình và cộng đoàn tan vỡ. Thánh Máccô nói cho chúng ta biết, Đức Giêsu làm việc này cùng với nhiều công trình quyền năng lớn lao khác bằng uy quyền trong giáo huấn của Ngài.

Xuyên suốt Tin Mừng Máccô, Đức Giêsu đã thu hút được nhiều đám đông to lớn bởi những chữa lành đầy uy quyền của Người. Dân chúng đang trong nguy cơ diệt vong và Đức Giêsu đến để dạy dỗ và dẫn dắt họ đến bờ bến bình an. Người tiếp tục làm việc đó dẫu cái giá phải trả là chính mạng sống của mình. Ở đoạn này của bài Tin Mừng, dân chúng sững sờ vì Đức Giêsu. Sự sững sờ của họ phải trở thành điều gì đó hơn cả sự tôn kính và lôi cuốn. Họ cần phải khám phá ra Đức Giêsu chính là Con Thiên Chúa để rồi từ đó biết đặt niềm tin tưởng vào Ngài. Sau biến cố phục sinh, các môn đệ nhận ra Đức Giêsu không chỉ là một vị ngôn sứ quyền năng với lời nói đầy sức mạnh, nhưng còn là một sự hiện diện có tính cách ngôi vị của Thiên Chúa ở giữa họ. Vậy thì, chẳng có gì ngạc nhiên khi Người nói những điều được xảy ra và người ta phải kinh ngạc vì quyền uy của Người.

Hãy làm một thử nghiệm nhỏ với lương tâm. Ai là người nói với chúng ta với đầy uy quyền? Lời của ai đã hướng dẫn linh hồn và điều khiển những nguồn năng lượng của chúng ta? Phải chăng là tiếng nói của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người luôn bận tâm với người nghèo, những người bị bắt bớ và vấn đề môi trường? Chúng ta có quay về những hướng dẫn tâm linh trong sách vở mà chúng ta đọc không? Các đảng phái chính trị, các trang mạng và các bài xã luận ảnh hưởng lên chúng ta nhiều đến mức nào?

Lời của Đức Giêsu có uy quyền trên sự dữ đang ảnh hưởng trong thế giới của chúng ta, vì thế chúng ta còn nghe lời ở đâu và của ai nữa ? Giáo xứ của chúng ta đã có các lớp Kinh Thánh, những ngày tĩnh tâm, những cuộc thảo luận sách vở và chỉ dẫn tôn giáo chưa? Khi tới thời suy sụp, chúng ta có trách nhiệm uốn nắn lương tâm của mình theo lời uy quyền của Thiên Chúa – nhưng ai và điều gì sẽ giúp chúng ta thực hiện điều đó ? Thế lực sự dữ hiện đang rất sống động và tràn lan khắp nơi, và chỉ có quyền năng của Thiên Chúa mới có thể giúp chúng ta vượt qua rất nhiều những biểu hiện
của chúng.
Chuyển ngữ: Anh Em Học Viện Đa Minh Gò Vấp



4th SUNDAY (B)
Deuteronomy 18: 15-20; Psalm 95; 1Corinthians 7: 32-35; Mark 1: 21-28

The book of Deuteronomy is composed as a sermon by Moses. Israel is about to enter the Promised Land and Moses is like a revivalist preacher reminding the people what they have been through and warning them to keep faith in God. The hard journey is over and the land of milk and honey is going to be cushy in comparison. The people won’t need the daily manna God fed them as they traveled through the desert. They are liable then to forget how their daily survival relied totally on God. More – their sense of intimacy with God may become a thing of the past. Isn’t that the same for us? When we are going through a crisis our prayers increase and our awareness of our need of God grows more intense. Then, when we have passed through our desert things go back to "normal" and God seems to take a backseat in our awareness. Other issues press in on us so we turn our attention elsewhere.

Moses is preaching to his people on the banks of the Jordan. They have received the Law from his hands at Sinai (5:3). As we hear Moses speak to the people we are not hearing some old, long-past sermon to another people in a different world. His words are addressed now to us – the church, the new Israel. The Israelites were a chosen people always in need of reform – just like us.

Today’s passage is from the central section of Deuteronomy. It continues "statutes and ordinances" that will govern the Israelites once they have entered the Promised Land. But Moses will not make the crossing with them; something that has always puzzled biblical readers. The people have relied on Moses for so long, what will they do without him? He was their mediator, the voice of God to them. Without Moses, God’s friend and intimate, will God forget them in the next stage of their lives?

Through Moses God makes a promise to the Israelites. It seems that in one way or another, God was always renewing the covenant with them. God promises to provide another prophet like Moses who will be the people’s go-between with God. They will never be on their own; there will always be a mouthpiece speaking to them for God. Who will this spokesperson for God be? It isn’t necessarily one person. God could be promising that there will always be someone to fill Moses’ prophetic role who will not be self-appointed, but will be chosen and raised up by God. The message they have will not be from themselves, but will come from God.

How can you tell a true prophet from a false one? Perhaps only time will tell. But a true prophet will be dependent on God and have the well being of the community as his/her goal.

Imagine the building excitement among the people when Jesus arrived. They had waited long for someone, the one Moses promised, a voice of authority, speaking on God’s behalf. Jesus is in the synagogue teaching "as one having authority." Unlike the scribes, who relied for their authority on the teachings of their predecessors and would begin by saying, "As Moses says," Jesus said, "But I say to you." People noted the difference. Something new was happening, someone had come to them manifesting his own authority. As a sign of his authority Jesus addresses the unclean spirit and drives it out.

Signs of the presence of an evil spirit in a synagogue would have been reason to cast out the person from the assembly. Jesus doesn’t expel the man, instead he utters a word and drives out the spirit. The evil that had disrupted the man’s life and frightened the community has been driven out by "the Holy One of God," – i.e. someone in special relationship with God. God is the source of this good work.

In a small synagogue, in an insignificant town, a cosmic struggle is playing itself out. In that world and in the greater world, evil has seized control and no one is able to do anything about it. Enter Jesus – "The Holy One of God." He confronts the indomitable evil and takes charge of the situation. The people’s response is an echo of what Israel longed for after Moses. "All were amazed and asked one another, ‘Who is this?’ A new teaching with authority."

At this point Jesus won’t let the spirit name him. It’s not about who Jesus is, but it’s his authority. We will have to wait to see how the gospel develops to learn more about who Jesus is. But for now, the fame of this man, who has a "new teaching with authority," is spreading throughout Galilee.

It isn’t hard to find evidence of evil in the world. Politicians claiming our votes promise to deal with crime, violence, drugs, war, etc. It’s also hard not to become cynical. Even if their intentions were the best still, humans suffer at the hands of powerful forces. Doesn’t it seem like evil is winning and even our best efforts are not enough? "Demonic" is an appropriate description of the situation.

Then, one enters who is not intimidated when he confronts the powers of evil. Jesus shows that he is exercising the very power of God. We can be the beneficiaries of this good force Jesus has set loose in the world. He frees us so we can accept the reign of God’s presence that comes with him. There were other exorcists in Jesus’ time. That is not what made him unique in people’s eyes. What make Mark’s account unique is how he links Jesus’ exorcisms with his teaching.

Mark frequently refers to Jesus as a teacher. The "teacher" stills the storm (4:38); raises Jairus’ daughter (5:35); feeds the crowd (6:34), etc. Unlike Matthew, Mark doesn’t spell out what Jesus taught. He focuses on the power behind Jesus’ teaching.

John the Baptist predicted that, "One more powerful than I is to come after me" (1:7). Evil powers are at work in the world’: which abuse the innocent; divide communities; encourage materialism; widen the gap between the rich and the poor; stir up religious fanaticism; enslave young people to drugs, etc. Finally Jesus, the "one more powerful," comes with a word of life: uniting people estranged from one another; raising up peacemakers ready to sacrifice their lives; forgiving sins; healing diseases; stirring people to work for the well-being of creation; restoring broken families and communities. Mark tells us he does this and other great works of power by the authority of his teaching.

Throughout Mark’s gospel Jesus will attract huge crowds because of his authoritative healings. People were in danger of perishing and Jesus came to instruct and lead them to safety. He continued to do that even at the cost of his own life. At this point of the gospel the people are amazed by Jesus. Their amazement must become more than awe and fascination. They will need to discover him as the Son of God and put their faith in him. After his resurrection Jesus’ disciples will realize he wasn’t only a powerful prophet who spoke with authority, but was the personal presence of God in their midst. No wonder when he spoke things happened and people were amazed by his authority.

A little examination of conscience. Who speaks to us with authority? Whose words, guide our spirits and direct our energies? Is it the voice of Pope Francis who expresses concern for the poor, the persecuted and the environment? Do we turn to spiritual guides in our reading? How much sway over us have political parties, blogs and editorials?

Jesus’ word has authority over the evil influences in our world, so where and to whom do we go to hear that word? Does our parish have Bible classes, retreat days, book discussions and religious instruction? When it comes down to it we are responsible to form our conscience according to God’s authoritative word – but who and what helps us do that? The power of evil is very alive and active and only God’s power can help us overcome its many manifestations.