Chúa Nhật III VỌNG –B
Isaia 61:1-2a, 10-11; Luca 1: 46-54; I Thêsalônica. 5: 16-24; Gioan 1: 6-8, 19-28

HÃY VUI LÊN, VÌ CHÚA SẮP ĐẾN GIẢI THOÁT CHÚNG TA

Sân khấu hạ màn bất ngờ ở đoạn kết Tin Mừng hôm nay; và chúng ta bị để lại trước một bí nhiệm. Ngay vào cuối cảnh kết, ông Gioan loan báo điều bí nhiệm này. Ông trả lời cho các tư tế và Lêvi được sai đến chất vấn một cách rõ ràng rằng ông không phải là Đấng Kitô, cũng không phải là một ngôn sứ như Êlia, hay Môsê được nói tới suốt thời gian bốn mươi năm Israel lang thang trong sa mạc.

Ông Gioan từ chối tầm quan trọng của mình, nhưng lại xuất hiện rất nổi bật trong các sách Tin Mừng. Độc giả Tin Mừng quen thuộc với một người được gọi là Gioan. Nhưng chúng ta biết Gioan này là vị Tẩy giả, vị Tiền hô của Đức Kitô. Đoạn cuối của bài Tin Mừng kết thúc với lời loan báo của ông Gioan: “Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết. Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người”. Màn sân khấu hạ xuống và chúng ta bị bỏ lại ngay tại chỗ này. Có một người trổi vượt hơn ông Gioan đang đến. Vậy ai là “người sẽ đến”? Ông Gioan cho biết người ấy đã ở giữa chúng ta, vấn đề là làm thế nào để ta nhận ra người? Đây là những câu hỏi của Mùa Vọng để chúng ta suy tư và tìm ra câu trả lời khởi đi từ kinh nghiệm sống của mình.

Vở kịch được bắt đầu với lời từ chối của Gioan rằng ông không phải là ánh sáng, Đấng Kitô, ngôn sứ Êlia, hay Ngôn sứ Môsê; ông nhìn nhận mình thậm chí không xứng để cởi dây giày cho “Đấng sẽ đến.” Ông Gioan là vị tiền hô của một Đấng cao trọng hơn ông, và vì vậy, vai trò của ông là làm chứng cho Đấng sẽ đến. Thế còn chúng ta, chúng ta nhận ra được Đấng sẽ đến không? Làm thế nào ta biết được Người? Ta sẽ tìm kiếm những dấu chỉ nào? Phải chăng ta sẽ tìm kiếm cũng những dấu chỉ mà Đức Giêsu đã biểu lộ trong cuộc đời của Người? Hay chúng ta sẽ bị quyến rũ bởi các tiêu chuẩn của thế gian? Và một khi đã nhận ra rằng Đức Kitô sắp đến, liệu những người đã chịu Phép Rửa trong Thánh Thần như chúng ta, sẽ nhận lấy vai trò chứng nhân cho Đức Giêsu như ông Gioan đã làm?

Điều gì sẽ giúp chúng ta nhận ra Đức Kitô đang ở giữa chúng ta và Người có ý nghĩa gì trong đời ta? Tin Mừng theo Thánh Gioan sẽ cho ta những “dấu chỉ”: Nước hóa thành rượu, người què đi được, nước hằng sống ban cho người phụ nữ xứ Samari, Lazarô sống lại từ cõi chết, v.v… Chính những dấu chỉ này sẽ khai lòng mở trí cho ta đón nhận Đức Kitô. Khi chúng ta khám phá ra ý nghĩa của chúng và nhờ đó nhận ra sự hiện diện của Đức Kitô, chúng ta sẽ có khả năng làm chứng cho Người, Đấng đã trỗi dậy từ cõi chết và đang hiện diện giữa chúng ta.

Tin Mừng đặc biệt chú ý đến nơi và thời điểm mà ông Gioan làm chứng về Đức Kitô - “Việc này đã xảy ra ở Bêtania, bên kia sông Giođan, nơi ông Gioan làm phép rửa.” Ông Gioan bắt đầu làm chứng cho Đức Kitô trong thời đại, nơi chốn và hoàn cảnh của mình. Giờ đây, nhờ vào Phép Rửa trong Thánh Thần mà chúng ta cũng có thể làm chứng cho Chúa trong thời đại, nơi chốn và bối cảnh riêng của mình. Thế gian là một nơi tối tăm và chúng ta, các chứng nhân của Đức Kitô, mang ánh sáng chiếu rọi vào sự tối tăm này, “để tất cả nhờ đó mà tin.”

Sự khiêm nhường và lời chứng về “Đấng sẽ đến” của ông Gioan cho chúng ta, những thừa tác viên của Chúa, một khoảng lặng để suy tư. Chẳng hạn, với tư cách là một vị chủ tế hay vị giảng thuyết, liệu lời nói và phong cách của tôi lại chỉ tập trung về chính mình hay như ông Gioan, tôi chỉ nói và chỉ ra sự hiện diện của Đức Kitô mà thôi? Nếu ông Gioan nói đúng, “Có vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết,” thì ta phải xem lại cách thức chúng ta xử sự với người lạ và tiếp đón mọi người. Tất cả chúng ta, những thừa tác viên phụng vụ - giúp lễ, người tiếp đón và xếp chỗ, người đọc sách, người lo ca đoàn và thừa tác viên trao Mình Thánh, v.v… - cũng phải tự hỏi liệu cách hành xử của mình trong cũng như ngoài thánh đường có làm chứng về Đức Kitô cho những người biết và đang quan sát chúng ta không.

Ông Gioan Tẩy Giả biết rõ ông là ai cũng như tầm quan trọng của Đấng sẽ đến như thế nào. Vậy ta sẽ trả lời cho những ai hỏi mình: “Ông là ai?” Liệu chúng ta xác định được căn tính của mình trong mối tương quan với Đức Giêsu không? Trong lúc này, chúng ta là những tiếng hô trong hoang địa, “Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi.” Tiên vàn ta phải công bố sứ điệp này cho mình, sau đó cho thế giới. Ta cần phải chuẩn bị tâm hồn, gia đình, cộng đoàn và thế giới của chúng ta cho “Đấng sẽ đến.” Có một cách cụ thể để ta thực hiện điều này, đó là ta sống quảng đại và bắt chước lòng khiêm nhường và sự cho đi của Người.

Chúng ta nghe ông Gioan mời gọi “Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi”, và vì vậy, chúng ta hãy cầu nguyện để trong Mùa Vọng này ta được canh tân lòng nhiệt thành đức tin và tin tưởng vào những gì Đức Kitô đã mời gọi chúng ta: từ bỏ lối sống bạo lực, ích kỷ, tham lam của thế gian, sự thờ ơ trước những nhu cầu bức thiết của anh chị em xung quanh mình. Chúng ta hãy dọn đường cho Chúa đến bằng cách họa lại chính cuộc đời của Đức Kitô nơi cuộc đời của mỗi người trong chúng ta. Khi chúng ta lượng giá cuộc sống của mình và của thế giới xung quanh, ta nhận ra rằng mình chưa chuẩn bị đủ tâm hồn để đón Chúa. Lúc này chúng ta đang sống trong tình thương của Đức Kitô, vì vậy ta không sợ hãi khi đợi chờ và hy vọng.

Trích đoạn trong sách Isaia thật thiết thực cho những Kitô hữu chúng ta. Ở chương 4,16-30 trong Tin Mừng theo Thánh Luca, Đức Giêsu trong hội đường đã dùng đoạn trích này. Người đã nhận chính Người là sự thành toàn của niềm hy vọng đã được diễn tả trong trích đoạn Isaia này. Khi chọn đoạn Sách Thánh này, Đức Giêsu bác bỏ kiểu mong đợi một đấng Mêsia - vị Vua mang màu sắc quân phiệt của nhiều người đương thời. Thay vào đó, “Đấng sẽ đến” tuyệt nhiên không phải là kẻ sẽ chinh phục và thống trị bằng sức mạnh vũ lực. Đức Giêsu nhận ra sứ mạng của mình trong ánh sáng của lời ngôn sứ Isaia: loan báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, kẻ giam cầm được tự do và công bố một năm hồng ân của Chúa - năm hồng ân vĩ đại nhất trong các năm hồng ân, khi đất đai không được canh tác, các nô lệ được trả tự do, và nợ nần được xóa bỏ. Đây là cơ hội nghìn năm có một dành cho toàn thể cộng đồng.

Theo truyền thống, ngày hôm nay được gọi là “Chúa Nhật hân hoan” - Nhắc ta nhớ lại lời khuyên nhủ của thánh Phaolô gửi cho giáo đoàn Thêxalônica, “Anh em hãy vui mừng luôn mãi.” Trong thế giới ngổn ngang này, ta có lý gì để vui mừng được? Chúng ta chú tâm đến những gì ông Gioan ra dấu cho chúng ta: Đấng sắp đến sẽ công bố tin mừng, giải thoát chúng ta khỏi mọi sự giam hãm. Năm hồng ân mà Đức Giêsu công bố đã bắt đầu, nó đang diễn ra và chúng ta là một phần trong đó. Chúng ta cũng đã được xức dầu tấn phong để ra đi loan báo tự do cho những ai bị giam cầm cách này cách khác qua chính lời nói cũng như hành động của chúng ta.

Chúng ta đã cảm nghiệm được năm hồng ân trong cuộc đời chúng ta chưa? Một số người đã có được cơ hội làm lại cuộc đời vì đã được giải thoát khỏi cơn nghiện ngập ma túy, rượu chè và khỏi những mối tương quan tiêu cực để có một cuộc sống mới. Những người khác lại có cơ hội để khởi đầu lại vì tội lỗi của mình được tha thứ. Sự chữa lành nội tâm này giúp họ bớt âu lo và sống một cuộc đời có ý nghĩa hơn.

Tóm lại, ngôn sứ Isaia hứa một Đấng sẽ được Thiên Chúa sai đến để chữa lành tâm hồn tan nát và ban cho chúng ta tự do và cảm nghiệm được niềm vui trong mối tương quan với Thiên Chúa. Ông Gioan Tẩy Giả mời gọi dân chúng hãy chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận lời hứa của Thiên Chúa sẽ được thành toàn nơi “Đấng sẽ đến.” Đức Giêsu đến luôn mang lại sự giải thoát và canh tân trong cuộc đời chúng ta, như lời ngôn sứ Isaia đã hứa. Đó cũng chính là những gì ông Gioan rao giảng. Chính vì thế, thánh Phaolô cho thấy kết quả của việc Đức Kitô đến, những người tin như chúng ta nên làm điều rất tự nhiên đó là “anh em hãy vui mừng luôn mãi!”

Chuyển ngữ: AE. HV. Đaminh Gò Vấp


3rd SUNDAY OF ADVENT (B) -
Isaiah 61:1-2a, 10-11; Luke 1: 46-54; I Thess. 5: 16-24; John 1: 6-8, 19-28

The curtain comes down suddenly at the end of today’s gospel. And we are left with a mystery. Just before the end of this act John speaks an enigmatic pronouncement. He has responded to the priests and Levites sent to question him and has made it quite clear that he is not "the Christ," nor a prophet like Elijah, nor "the Prophet" Moses spoke of during Israel’s forty-year wandering in the desert.

John may deny his importance, but he is a significant presence in the gospels. He is so well known by gospel readers that he is simply called John. But we know this is the Baptist, the precursor of Christ. Still, today’s scene ends with John’s pronouncement, "There is one among you whom you do not recognize, the one who is coming after me, whose sandal strap I am not worthy to untie." That’s where we are left as the curtain drops. There is someone more important than John coming. Who is this "one who is coming?" If, as John says, he is already among us, how will we identify him? These are Advent questions we will need to reflect upon and come up with our own responses from our experience.

The drama is built up by John’s denial that he is: the light, the Christ, Elijah, the Prophet and his admission that he is even unworthy to untie the sandal strap of "the one who is coming." John is the forerunner of someone even more significant than he and so his role is to give "testimony," or witness to the one coming. How about us, will we recognize the one who is to come? How will we know him? What signs are we looking for? Will we look for the same signs that Jesus exhibited in his lifetime? Or will we be seduced by the criteria of the world? And when we do recognize the arrival of Christ we, we who have been baptized with the Holy Spirit, will, like John, also be given the role of "witnessing" to Jesus, as John did.

What will help us recognize Christ in our midst and his meaning for our lives? The gospel of John will present "signs" to us: the water turned to wine, the cripple cured, the living water offered the Samaritan woman, Lazarus raised from the dead, etc. These signs will open our minds and hearts to Christ. Then, when we discover the significance of the signs and recognize in them Christ’s presence, then we will be enabled to give our own testimony of Christ, raised from the dead and among us now.

The gospel is specific about where John was when he testified about Christ – "this happened in Bethany across the Jordan where John was baptizing." John begins his testimony to Christ in his own time, place and circumstance. Now, thanks to our baptism in the Spirit, we can testify in our own time, place and circumstance. The world is a dark place and Christ’s witnesses bring his light into the darkness, "so that all might believe" – through us.

John’s humility and words about "the one who is to come" gives us ministers a moment’s pause for reflection. For example, as a presider/preacher do my words and mannerisms call attention to myself, or do I, like John, speak of and point to Christ’s presence? If what John says is true, "there is one among you whom you do not recognize," then we must reflect on how we treat strangers and greet people at our services. All of us liturgical ministers – servers, greeters, lectors, music and Eucharistic ministers, etc – must also ask whether our behavior both in and beyond the sanctuary gives testimony to Christ to all who know or observe us.

John the Baptist knew who he was and also the importance of the one who was to come. How would we answer someone who asked us, "Who are you?" Would we identify ourselves in our relation to Jesus? Now we are the voices in the desert crying out, "Make straight the way of the Lord." We announce this message first to ourselves and then to the world. We are to prepare our hearts, our homes, our communities and our world for the "one who is coming." One way we do this is by our living generously and imitating his meekness and his self-giving.

We hear John’s call to "make straight the way of the Lord" and so we pray this Advent for renewed fervor of faith, trusting what Jesus has shown us: rejecting the world’s ways of violence, selfishness, greed and indifference to the needs of people around us. We prepare for the Lord’s coming by conforming our lives to that of Christ. As we examine our lives and the world around us, we realize how much is not yet prepared to receive the Lord. Yet, we live in Christ’s love and have no fear as we wait and hope.

Our Isaiah passage is an essential one from the Hebrew Scriptures for us Christians. In chapter 4:16-30 of Luke’s gospel, Jesus is in the synagogue and quotes from this section of Isaiah. He identifies himself as the fulfillment of the hope expressed in it. In choosing this passage Jesus rejected the militaristic expectation many had for the Messiah-King. Instead, the "one who is to come" is certainly not one who conquers and rules by force. Jesus sees his role in light of Isaiah’s prophecy, as proclaiming good news to the poor, liberty to captives and a Jubilee year – the greatest of all sabbatical years, when the land was to lie fallow, slaves freed, and debts canceled. A big second chance offered to the whole community.

Today is traditionally called "Gaudete Sunday," – Rejoice Sunday. Note Paul’s instruction to the Thessalonians, "Rejoice always." What is the reason in our still-undone world for this rejoicing? We attend to what John the Baptist has signaled for us: one is coming to proclaim good news and release from whatever holds us captive. The Jubilee year Jesus announced has begun for us, it continues to happen and we are part of it. We have also been anointed to proclaim, through words and actions, freedom for those held captive in any way.

Haven’t we experienced the Jubilee in our lives? Some have been given a second chance by being set free from drugs, alcohol or from destructive relationships, to a new life. Others have been given a chance to start over through forgiveness of their sins and by interior healings that enabled them to live fuller lives with less fear and anxiety.

In sum: Isaiah promises one will be sent by God to heal our broken heart and to give us liberty and the experience of joy in relationship to God. John the Baptist primes the people and calls them to prepare themselves to see God’s promise fulfilled in "one who is coming." Jesus’ arrival into our lives is always freeing and renewing. Just as the prophet Isaiah promised. That’s what John announced. So, as a result of Christ’s arrival Paul directs us to do what should come naturally for believers, "Rejoice always!"