Ngài nói Giáo Hội cung ứng nguồn hy vọng cho những người cô đơn và bị loại ra ngoài lề xã hội

Vatican, ngày 21, tháng 11, 2014 (Zenit.org)

Trước các tham dự viên của Đại Hội Quốc Tế lần thứ 7 về Mục Vụ Di Dân, Đức Thánh Cha Phanxicô phát biểu: những ai di cư đều hy vọng có một tương lai tốt đẹp hơn cho gia đình, “ngay cả khi phải chấp nhận sự thất bại và tuyệt vọng.”

Theo một thông cáo của Văn Phòng Truyền Thông của Tòa Thánh, ba ngày Đại Hội đề cao sự cần thiết của việc hợp tác và phát triển trong mục vụ di dân.

Đức Thánh Cha nói các yếu tố gây nên việc di dân gồm có: hoàn cảnh bất bình đẳng, tìng trạng nghèo khổ, dân số quá đông, chiến tranh, áp bức, thiên tai và nạn thất nghiệp trong giới trẻ. Ngài cũng nhấn mạnh rằng, trong khi các quốc gia tiếp nhận di dân “được hưởng lợi trong việc xử dụng các di dân trong nhu cầu sản xuất”, một số các quốc gia gốc bị mất đi những người di dân, nhận thấy có sự suy giảm về con số thất nghiệp nhưng lại có lợi nhuận nhờ nhận được tiền họ gửi về giúp gia đình.

Ngài nói: “Cuối cùng các di dân, đã có thể thỏa mãn ước mơ là sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn cho mình và gia đình.”

“Tuy nhiên chúng ta biết rằng vẫn còn một vài vấn đề liên quan tới các lợi ích này. Chúng ta thấy các quốc gia nguồn gốc cũng chịu ảnh hưởng của sự thiếu hụt “chất xám”, và con em và giới trẻ lớn lên phải thiếu văng một hay cả ai cha mẹ, và nguy cơ hôn nhân tan vỡ vì xa cách lâu dài.”

Các vấn đề khác Đức Thánh Cha ghi nhận là các di dân tới định cư tại các khu vực gặp phải nhiều khó khăn trong việc hội nhập và học biết các tập quán mới về xã hội và văn hóa.

Muốn được như vậy, Đức Thánh Cha nói: các thừa tác viên mục vụ đóng một vai trò quan trọng qua đối thoại, trợ giúp trong các vấn đề pháp luật và làm trung gian giao hảo với các dân địa phương.

Đức Thánh Cha nói: “Ngược lại tại các quốc gia định cư, sự gần gũi của các thừa tác viên mục vụ đối với gia đình và con cái của các phụ huynh di cư có thể làm giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của sự xa vắng phụ huynh.”

“Giáo Hội cổ võ các chương trình mục vụ về việc truyền giáo và yểm trợ di dân trong suốt hành trình từ quê hương của họ qua các nước trung gian tới quốc gia tị nạn. Giáo Hội chú tâm đặc biệt đến việc đáp ứng các nhu cầu thiêng liêng của di dân, qua việc dậy giáo lý, phụng vụ và cử hành các bí tích.”

Đức Thánh Cha, 77 tuổi tiếp rằng Giáo Hội cũng cung cấp nguồn hy vọng cho các di dân đã trải qua nhiều kinh nghiệm bất mãn, tuyệt vọng và cô đơn.

Ngài nói: “Khi tiếp xúc với di dân, điều quan trọng là phải có một viễn cảnh tổng hợp, để có thể trân qúy các khả năng của mình thay vì coi như chỉ là các vấn đề phải đối phó và giải quyết.”.

“Quyền lợi chân chính về phát triển đối với tất cả mọi người đều được tôn trọng. Điều này đòi hỏi là tất cả mọi người đều cam đoan được phép tham gia tối thiểu vào đời sống của cộng đồng Kitô, nơi không ai là một khách lạ và, vì vậy tất cả mọi người đều xứng đáng được đón chào và trợ giúp.”

Để kết luận, Đức Thánh Cha Phanxicô cầu xin Đức Trinh Nữ Maria và Thánh Cả Giuse bảo vệ cho người di dân, vì chính các ngài cũng đã cảm nghiệm những khó khăn khi bị lưu đầy bên Ai Cập.”