Trong bầu không khí vui vẽ và thân ái, Đức Giáo Hòang đón tiếp các thành viên trong cuộc gặp gỡ quốc tế ,các giám đốc của cơ quan “Scholas Occurentes”, hệ thống các trường học quốc tế, nhóm họp để bàn về thực tế các nền văn hóa và các tôn giáo khác biệt .

Hệ thống này được thành lập do cảm hứng của Đức Thánh Cha khi ngài xem trò chơi đố trên đài của các câu hỏi và trả lời của các hệ thống sinh viên và học sinh quốc tế : Salvador, Nam Phi, Âu châu và Thổ Nhỉ Kỳ (Istanbul), Do Thái, Úc Châu và Cameroụn . Một khỏanh khắc chia sẻ bột phát và đơn sơ .

Đức Giáo Hòang chào đón các bạn trẻ với lời chúc : “Hãy mơ về tương lai của các bạn, nhưng cũng đừng quên gia tài văn hóa và tín ngưỡng mà các tiền nhân đã để lại cho các bạn” .

“Không còn nghi ngờ là thế giới đang ở trong tình trạng chiến tranh, chúng ta cần giáo huấn cho các bạn trẻ trao đổi những nền văn hóa, và làm sao để hòa hợp và hội nhập” . Đức Giáo Hòang lên án các nền văn hóa khép kín, tôn sùng tiền bạc và bạo lực không chừa một ai, nhất là đối với trẻ thơ và người già cả . .
Đức Giáo Hòang quả quyết là những người trẻ và thiếu nhi bị bỏ rơi thì không còn được giáo huấn ‘ Do đó không còn mối liên hệ gia đình, xã hội và cá nhân, không còn dính líu vào đâu thành thử không thể phát triển được . Đức Giáo Hòang nhấn mạnh, nếu những người trẻ vướng vào tình trạng đó con đường độc nhất dẫn đến là hư hỏng bụi đời và lệ thuộc vào kẻ khác” .

Đức Giáo Hòang đã trả lời các bạn trẻ rất đơn sơ và hóm hỉnh . Một bạn trẻ người Thổ Nhỉ Kỳ hỏi: Thưa Ngài thế giới ngày mai sẽ như thế nào ? Đức Giáo Hòang trả lời : “ Cha không có quả cầu thủy tinh của một người phù thủy để nhìn về tương lai, nhưng Cha có thể nói một điều : Tương lai ở trong tim, trong trí khôn và trong bàn tay của con “.

Cuộc kiến trúc cho một tương lai theo như Đức Thánh Cha Phanxicô đòi hỏi cần có hai đức tính cần thiết : “ một người trẻ cần có đôi cánh và cội rể “. Và Đức Giáo Hòang giải thích hình ảnh đó như sau : thứ nhất : đôi cánh để ước mơ một thế giới tốt đẹp hơn, chống lại mọi cuộc chiến tranh “, tiếp đến là phải tôn trọng kiến thức mà các bậc trưởng thượng, cha mẹ và ông bà đã lưu truyền lại cho hậu thế”. (Nguồn tin:VIS) .