Hôm thứ Năm 28 tháng 8, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp Đức Hồng Y Antonio Maria Veglio, Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Chăm Sóc Mục Vụ Di Dân, để thảo luận về hoàn cảnh của những người chạy trốn bạo lực Hồi giáo ở Iraq. Cái gọi là Nhà nước Hồi giáo đang kiểm soát một khu vực rộng lớn của cả Syria và Iraq, và đã tiến hành một chiến dịch khủng bố chống lại các nhóm tôn giáo thiểu số, bao gồm cả các Kitô hữu.

Đức Hồng Y Veglio nói với Đài phát thanh Vatican rằng Đức Giáo Hoàng nói rằng Giáo Hội phải đi đầu trong các nỗ lực để bảo vệ những người yếu đuối. Ngài nói:

"Giáo Hội phải giúp đỡ những người đang cần trợ giúp nhất, vì quyền lợi của họ đang bị chà đạp. Giáo Hội là cho người nghèo và người không có tiếng nói. Chúng ta phải có mặt và không ngớt gióng lên những điều này trong các bài giảng và những bài phát biểu; và nếu có thể phải gây ảnh hưởng lên tình hình chính trị."

Nhắc lại những lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trên đường trở về từ Hàn Quốc, Đức Hồng Y nói: "thật là hợp pháp để ngăn chặn những kẻ xâm lược bất chính."

Đức Hồng Y Veglio nói thêm rằng "cộng đồng quốc tế" phải đánh giá những biện pháp để ngăn chặn những kẻ gây hấn, nhưng ngài đặc biệt cảnh báo rằng trong tình hình hiện nay sẽ không thể biện minh được nếu cộng đồng quốc tế chẳng làm gì cả.

"Điều này là tương tự như khi Hitler giết người Do Thái, và sau đó nhiều người nói 'không, không, chúng tôi không biết bất cứ điều gì.’ Đó thực là đạo đức giả, chúng ta phải làm một cái gì đó."

Cho đến nay, Đức Hồng Y cho biết cộng đồng quốc tế đã làm quá ít. Ngài đổ lỗi cho Liên Hiệp Quốc và Liên Hiệp Châu Âu, là những nước gần với Iraq và Syria về mặt địa lý.

"Thật không may, ở châu Âu chúng ta đang có rất nhiều vấn đề, vì vậy chúng ta ích kỷ và chỉ nghĩ về bản thân, và rất ít nghĩ đến những người khác. Tuy nhiên, vấn đề của chúng ta là tương đối nhỏ so với vấn nạn của người dân Iraq, Syria, là những người đang phải lẩn trốn để tránh khỏi bị giết ... Tôi hy vọng châu Âu cho thấy sự nhạy cảm - và một số nước đã bắt đầu làm như vậy - và cho những người di dân một cơ hội để được chấp nhận ở các quốc gia Đức, Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha: Đó là các nước rất giàu so với những người nghèo ".

Đức Hồng Y Veglio cho biết ông cũng hy vọng Giáo Hội là một phần của giải pháp.

"Và khi chúng ta đề cập đến Giáo Hội, chúng ta không chỉ nghĩ đến Vatican hay Giáo Triều. Giáo Hội là một thực tại ở khắp mọi nơi, và Giáo Hội phải có sự nhạy cảm để giúp đỡ những người nghèo, những người di cư, những người tị nạn, những người phải di dời."