NGÀY GIỚI TRẺ HẠT TÂY BẮC PHÚ THỌ: “TINH THẦN NGHÈO KHÓ”
Chiều thứ 7 ngày 2 tháng 8, Đức Cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long, Giám Mục Phụ tá Giáo phận Hưng Hóa, đã về giáo xứ Dư Ba, hạt Tây Bắc Phú Thọ để chủ trì đại hội giao lưu giới trẻ trong giáo hạt với chủ đề: “Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó vì Nước Trời là của họ”.
Xem Hình
Đức Cha vừa đi ban bí tích Thêm sức ở hai giáo xứ thuộc tỉnh Hà Giang về, và ngày mai ngài còn đi các nơi nữa. Nhưng không quản mệt nhọc, ngài đã tận tình với giới trẻ trong hạt.
Tham dự buổi giao lưu có Cha Phêrô Phan Kim Huấn, quản hạt Tây Bắc Phú Thọ, Quý cha xứ trong giáo hạt, Quý Thầy, Quý dì thuộc các cộng đoàn, cùng với hơn 500 bạn trẻ.
Các bạn lắng nghe Cha Giuse Nguyễn Văn Hạnh thuyết trình về đề tài Thánh Nhạc. Ngài trình bày vai trò, nhiệm vụ của âm nhạc trong phụng vụ, đồng thời ngài nhấn mạnh việc chọn bài hát trong Thánh Lễ sao cho thích hợp.
Sau đó Đức Cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long trình bày chủ đề “Đừng bao giờ quên người nghèo”. Ngài nói: “Năm đầu tiên, tôi dành để thăm viếng mục vụ, và khám phá giáo phận, vì chưa biết gì về giáo phận này. Tôi đi khá nhiều nơi, đến nhiều giáo xứ; gặp nhiều người. Nói chung, bà con vùng Tây Bắc đa số còn nghèo, nhất là người H’Mông ở vùng cao vùng sâu tỉnh Yên Bái, Lào Cai. Họ nghèo lắm, do sống nơi thâm sơn cùng cốc, đèo heo hút gió, đường sá ngoằn ngoèo. Chỉ vài năm gần đây thôi, đời sống mới khá lên một chút. Tất cả cuộc sống đều trông vào những nông sản, ngô khoai sắn là chủ yếu, nhưng bán ra thì rẻ, mua vào thì đắt, vì tiền vận chuyển đã xén của họ khá nhiều.
Tại những làng H’Mông tôi thấy người ta sống trong những chỗ nhà không ra nhà, chẳng có gì để ngăn cái giá rét mùa Đông, trong nhà chẳng có gì đáng giá; những em bé ở truồng chạy chơi vô tư bên sườn đồi, da tím tái vì lạnh, chân không dép không tất; nhiều em bụng ỏng, đít teo, dơ dáy, mặt mày lấm lem do ăn bốc liếm láp, không chén bát thìa muỗng. Người anh em của tôi ở đây ăn chưa no, mặc chưa ấm, ở chưa kín. Họ nghèo thật so với những người ở dưới vùng xuôi, mà tiêu chuẩn bây giờ là “ăn ngon, mặc đẹp, ở sang”. Ôi, cùng sống trên một dải đất chữ S mà sao bà con miền Tây Bắc khổ thế!”
Rồi Đức Cha chia sẻ một số nhận định của ngài: “Kitô hữu không đến với người nghèo bằng não trạng bố thí của dư thừa, mà phải cho đi cả cái cần thiết của mình nữa, sẵn sàng nghèo đi vì người nghèo, để họ bớt nghèo hơn, theo gương Chúa Giêsu”. Ngài nói tiếp: “Dù món quà nhỏ bé và không đáng kể nhưng tình thương sẽ làm cho món quà có ý nghĩa và giá trị, thậm chí không gì sánh nổi. Với tình yêu, mọi sự trở nên vĩ đại!”
Ngài nhận xét: “Đến với người nghèo, có khi chúng ta không còn là người cho mà là người nhận, ta cho đi cái vật chất, nhưng nhận lại cái tinh thần, mà tinh thần thì không cân đong đo đếm được như vật chất”.
Đức Cha kể chuyện ngài tặng kẹo sô cô la cho các em ở Giáo xứ Giàng-La-Pán (huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái). Ngài nói: “Những em không được chẳng kèo nài một lời, vẻ cam chịu! Ngạc nhiên là nếu em nào đã được rồi, nếu đưa thêm, nó không nhận nữa, mà giơ cái kẹo đã có lên cho mình thấy. Lúc ăn cơm cũng vậy, chúng ăn bốc chứ không có chén bát. Miếng thịt là họa hiếm, nhưng chúng ăn chung với nhau cách từ tốn, đàng hoàng. Những em bé nhỏ nhít, đơn sơ ấy đã để lại trong tôi một ấn tượng tốt đẹp, đáng yêu và đáng nể, đã cho tôi một bài học nhớ đời. Hoá ra tôi là kẻ nhận nhiều hơn là cho.”
Ngài đưa ra một trường hợp đáng suy nghĩ về việc tặng quà cho người nghèo: “Mới đây, một đoàn Caritas từ Đà Nẵng, Tam Kỳ đến thăm Giàng La Pán. Đoàn gom góp và cất công chở quần áo ra tặng bà con, nghĩ rằng họ sẽ thích, ngờ đâu, họ không hồ hởi lắm, vì không quen ăn mặc theo kiểu người Kinh, họ nói giá cho mỗi người vài gói mì ăn liền thì thích hơn! Tôi chợt nhớ câu đồng dao “Thằng Bờrn có cái quạt mo”. Vậy là tôi phải điều chỉnh suy nghĩ của mình. Cái mình tưởng là tốt, là hay, là cần, thì chưa chắc người anh em nghèo khó kia cũng nghĩ như thế”.
Ngài nhắc lại lời Đức Thánh Cha Phanxicô: “Chúa mời gọi chúng ta trở nên những người hân hoan loan báo sứ điệp của lòng khoan dung và niềm hy vọng ấy! Thật phấn khởi khi cảm nghiệm niềm vui loan truyền Tin Mừng ấy, chia sẻ kho tàng đã đuợc ủy thác cho chúng ta, an ủi những tâm hồn tan nát và mang lại hy vọng cho anh chị chúng ta đang sống trong tăm tối.”
Sau đó, Đức Cha giải đáp 8 trong 18 câu hỏi các bạn trẻ nêu ra về đời sống đức tin, về khoa học kỹ thuật và đời sống luân lý, về tình yêu, giới tính và những vấn nạn khác. Các bạn thích thú lắng nghe Đức Cha giải đáp thân tình, cởi mở và rõ ràng, để giúp các bạn vững lòng trước các vấn nạn cuộc sống. Ngài nhận định rằng những vấn nạn các bạn nêu ra chứng tỏ các bạn biết suy nghĩ, biết thao thức trước các vấn đề liên quan đến đức tin và cuộc sống. Đó là dấu chỉ của niềm hy vọng. Đức Cha hứa sẽ trả lời tất cả các câu hỏi của các bạn và in thành tập gửi tặng các bạn.
Cao điểm của buổi giao lưu là Thánh Lễ trọng thể do Đức Cha chủ tế, có các Cha trong giáo hạt đồng tế.
Khi đến với Dư Ba, chắc chắn ai cũng thấy ấn tượng với khung cảnh một giáo xứ cổ kính, với ngôi thánh đường đã hơn 100 năm và ngôi nhà sinh hoạt hơn 120 năm tuổi. Ở vùng này, các giáo xứ thường đông đúc với địa bàn rộng lớn, trải dài hai hay ba huyện.
Dĩ nhiên sinh hoạt giáo xứ vì thế có một số khó khăn, nhưng nhìn vào những ánh mắt nụ cười và sự hào hứng của các bạn trẻ khi tề tựu trong buổi giao lưu, người ta hiểu rằng sức sống của Hội Thánh vẫn đang bừng lên từng ngày.
Giáo hạt Tây Bắc Phú Thọ nói riêng và giáo phận Hưng Hóa nói chung còn nhiều khó khăn mọi mặt, dân thì nghèo, địa bàn dân cư rộng lớn, có tỉnh chưa có nhà thờ dù rất đông giáo dân như các tỉnh Sơn La, Lai Châu và Điện Biên, nhưng các Mục tử và dân Chúa đang âm thầm vun xới cho hạt giống Tin Mừng ngày càng đơm bông kết trái.
Gioan Lê Quang Vinh
Chiều thứ 7 ngày 2 tháng 8, Đức Cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long, Giám Mục Phụ tá Giáo phận Hưng Hóa, đã về giáo xứ Dư Ba, hạt Tây Bắc Phú Thọ để chủ trì đại hội giao lưu giới trẻ trong giáo hạt với chủ đề: “Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó vì Nước Trời là của họ”.
Xem Hình
Đức Cha vừa đi ban bí tích Thêm sức ở hai giáo xứ thuộc tỉnh Hà Giang về, và ngày mai ngài còn đi các nơi nữa. Nhưng không quản mệt nhọc, ngài đã tận tình với giới trẻ trong hạt.
Tham dự buổi giao lưu có Cha Phêrô Phan Kim Huấn, quản hạt Tây Bắc Phú Thọ, Quý cha xứ trong giáo hạt, Quý Thầy, Quý dì thuộc các cộng đoàn, cùng với hơn 500 bạn trẻ.
Các bạn lắng nghe Cha Giuse Nguyễn Văn Hạnh thuyết trình về đề tài Thánh Nhạc. Ngài trình bày vai trò, nhiệm vụ của âm nhạc trong phụng vụ, đồng thời ngài nhấn mạnh việc chọn bài hát trong Thánh Lễ sao cho thích hợp.
Sau đó Đức Cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long trình bày chủ đề “Đừng bao giờ quên người nghèo”. Ngài nói: “Năm đầu tiên, tôi dành để thăm viếng mục vụ, và khám phá giáo phận, vì chưa biết gì về giáo phận này. Tôi đi khá nhiều nơi, đến nhiều giáo xứ; gặp nhiều người. Nói chung, bà con vùng Tây Bắc đa số còn nghèo, nhất là người H’Mông ở vùng cao vùng sâu tỉnh Yên Bái, Lào Cai. Họ nghèo lắm, do sống nơi thâm sơn cùng cốc, đèo heo hút gió, đường sá ngoằn ngoèo. Chỉ vài năm gần đây thôi, đời sống mới khá lên một chút. Tất cả cuộc sống đều trông vào những nông sản, ngô khoai sắn là chủ yếu, nhưng bán ra thì rẻ, mua vào thì đắt, vì tiền vận chuyển đã xén của họ khá nhiều.
Tại những làng H’Mông tôi thấy người ta sống trong những chỗ nhà không ra nhà, chẳng có gì để ngăn cái giá rét mùa Đông, trong nhà chẳng có gì đáng giá; những em bé ở truồng chạy chơi vô tư bên sườn đồi, da tím tái vì lạnh, chân không dép không tất; nhiều em bụng ỏng, đít teo, dơ dáy, mặt mày lấm lem do ăn bốc liếm láp, không chén bát thìa muỗng. Người anh em của tôi ở đây ăn chưa no, mặc chưa ấm, ở chưa kín. Họ nghèo thật so với những người ở dưới vùng xuôi, mà tiêu chuẩn bây giờ là “ăn ngon, mặc đẹp, ở sang”. Ôi, cùng sống trên một dải đất chữ S mà sao bà con miền Tây Bắc khổ thế!”
Rồi Đức Cha chia sẻ một số nhận định của ngài: “Kitô hữu không đến với người nghèo bằng não trạng bố thí của dư thừa, mà phải cho đi cả cái cần thiết của mình nữa, sẵn sàng nghèo đi vì người nghèo, để họ bớt nghèo hơn, theo gương Chúa Giêsu”. Ngài nói tiếp: “Dù món quà nhỏ bé và không đáng kể nhưng tình thương sẽ làm cho món quà có ý nghĩa và giá trị, thậm chí không gì sánh nổi. Với tình yêu, mọi sự trở nên vĩ đại!”
Ngài nhận xét: “Đến với người nghèo, có khi chúng ta không còn là người cho mà là người nhận, ta cho đi cái vật chất, nhưng nhận lại cái tinh thần, mà tinh thần thì không cân đong đo đếm được như vật chất”.
Đức Cha kể chuyện ngài tặng kẹo sô cô la cho các em ở Giáo xứ Giàng-La-Pán (huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái). Ngài nói: “Những em không được chẳng kèo nài một lời, vẻ cam chịu! Ngạc nhiên là nếu em nào đã được rồi, nếu đưa thêm, nó không nhận nữa, mà giơ cái kẹo đã có lên cho mình thấy. Lúc ăn cơm cũng vậy, chúng ăn bốc chứ không có chén bát. Miếng thịt là họa hiếm, nhưng chúng ăn chung với nhau cách từ tốn, đàng hoàng. Những em bé nhỏ nhít, đơn sơ ấy đã để lại trong tôi một ấn tượng tốt đẹp, đáng yêu và đáng nể, đã cho tôi một bài học nhớ đời. Hoá ra tôi là kẻ nhận nhiều hơn là cho.”
Ngài đưa ra một trường hợp đáng suy nghĩ về việc tặng quà cho người nghèo: “Mới đây, một đoàn Caritas từ Đà Nẵng, Tam Kỳ đến thăm Giàng La Pán. Đoàn gom góp và cất công chở quần áo ra tặng bà con, nghĩ rằng họ sẽ thích, ngờ đâu, họ không hồ hởi lắm, vì không quen ăn mặc theo kiểu người Kinh, họ nói giá cho mỗi người vài gói mì ăn liền thì thích hơn! Tôi chợt nhớ câu đồng dao “Thằng Bờrn có cái quạt mo”. Vậy là tôi phải điều chỉnh suy nghĩ của mình. Cái mình tưởng là tốt, là hay, là cần, thì chưa chắc người anh em nghèo khó kia cũng nghĩ như thế”.
Ngài nhắc lại lời Đức Thánh Cha Phanxicô: “Chúa mời gọi chúng ta trở nên những người hân hoan loan báo sứ điệp của lòng khoan dung và niềm hy vọng ấy! Thật phấn khởi khi cảm nghiệm niềm vui loan truyền Tin Mừng ấy, chia sẻ kho tàng đã đuợc ủy thác cho chúng ta, an ủi những tâm hồn tan nát và mang lại hy vọng cho anh chị chúng ta đang sống trong tăm tối.”
Sau đó, Đức Cha giải đáp 8 trong 18 câu hỏi các bạn trẻ nêu ra về đời sống đức tin, về khoa học kỹ thuật và đời sống luân lý, về tình yêu, giới tính và những vấn nạn khác. Các bạn thích thú lắng nghe Đức Cha giải đáp thân tình, cởi mở và rõ ràng, để giúp các bạn vững lòng trước các vấn nạn cuộc sống. Ngài nhận định rằng những vấn nạn các bạn nêu ra chứng tỏ các bạn biết suy nghĩ, biết thao thức trước các vấn đề liên quan đến đức tin và cuộc sống. Đó là dấu chỉ của niềm hy vọng. Đức Cha hứa sẽ trả lời tất cả các câu hỏi của các bạn và in thành tập gửi tặng các bạn.
Cao điểm của buổi giao lưu là Thánh Lễ trọng thể do Đức Cha chủ tế, có các Cha trong giáo hạt đồng tế.
Khi đến với Dư Ba, chắc chắn ai cũng thấy ấn tượng với khung cảnh một giáo xứ cổ kính, với ngôi thánh đường đã hơn 100 năm và ngôi nhà sinh hoạt hơn 120 năm tuổi. Ở vùng này, các giáo xứ thường đông đúc với địa bàn rộng lớn, trải dài hai hay ba huyện.
Dĩ nhiên sinh hoạt giáo xứ vì thế có một số khó khăn, nhưng nhìn vào những ánh mắt nụ cười và sự hào hứng của các bạn trẻ khi tề tựu trong buổi giao lưu, người ta hiểu rằng sức sống của Hội Thánh vẫn đang bừng lên từng ngày.
Giáo hạt Tây Bắc Phú Thọ nói riêng và giáo phận Hưng Hóa nói chung còn nhiều khó khăn mọi mặt, dân thì nghèo, địa bàn dân cư rộng lớn, có tỉnh chưa có nhà thờ dù rất đông giáo dân như các tỉnh Sơn La, Lai Châu và Điện Biên, nhưng các Mục tử và dân Chúa đang âm thầm vun xới cho hạt giống Tin Mừng ngày càng đơm bông kết trái.
Gioan Lê Quang Vinh