Chúa Nhật XXIX THƯỜNG NIÊN -C-
Xuất hành 17: 8-13; T.vịnh 121; 2 Timôthê 3: 14- 4:2; Luca 18: 1-18

HÃY KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN

Một hôm, sau thánh lễ, có người đàn ông trạc tuổi 60 và là cha của 6 người con đến gặp tôi và kể cho tôi nghe qua về chuyện gia đình ông. Ông tâm sự rằng: “Vợ con đã qua đời vì căn bệnh ung thư cách đây 5 năm. Bà ấy là một người vợ, một người mẹ tuyệt vời và con yêu vợ con rất nhiều. Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh thì 2 năm sau bà ấy mất. Trong suốt thời gian đó, vợ con phải trải qua tất cả các phương pháp điều trị với những tác dụng phụ khủng khiếp. Từ lúc vợ con được chẩn đoán mắc bệnh, cho đến những ngày trước khi qua đời, gia đình chúng con đã cùng nhau cầu nguyện rất nhiều cho việc điều trị của vợ con. Bởi lẽ, Đức Giêsu đã dạy rằng: “Ai xin thì sẽ được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ được mở cho”.

Người đàn ông nhún vai và tiếp lời: “Chúng con đã làm những điều Đức Giêsu dạy. Chúng con tự hỏi: “Thiên Chúa đang chờ đợi điều gì? Lý do nào mà Người trì hoãn lâu thế? Chẳng lẽ chúng con chưa sống tốt sao? Tại sao Thiên Chúa lại để cho điều này xảy đến với vợ con và với gia đình con?” Người đàn ông đặt ra những câu hỏi mà nhiều người chúng ta cũng đã hỏi. Có phải chỉ những người tốt mới đến được với Thiên Chúa sao? Những người còn lại thì không tốt ư? Có phải chúng ta lại liều lĩnh đi nghe một người không hoàn hảo à?

Trong cuộc đời, chúng ta đã dán nhãn cho một số người đang sống như những vị thánh. Chúng ta gọi các thành viên trong gia đình Gutter là những “vị thánh”. Mẹ Têrêsa Calcutta mất ngày 5/9/1997. Trước đó, vào năm 1979 Mẹ nhận giải thưởng Nobel Hòa bình. Cả những người tín hữu và những người vô thần đều gọi Mẹ là vị thánh ngay khi Mẹ còn sống. Chúng ta nghĩ rằng, với mọi người, Mẹ Têrêsa biết được con đường đúng đắn để cầu nguyện và những lời cầu nguyện của Mẹ nhanh chóng đến với Thiên Chúa. Có thể nói, đây là một sự lắng nghe nhanh chóng và đáp trả tức khắc.

Tuy nhiên, như chúng ta đã biết về tiểu sử của Mẹ, một sưu tập những bức thư Mẹ đã viết cho các cha giải tội qua nhiều năm, trong đó có chỗ viết rằng: “Mẹ Têrêsa: Hãy trở nên ánh sáng của Ta”. Thế đấy, đời sống cầu nguyện của Mẹ đã không tạo ra ánh sáng, không hề có những khoảnh khắc xuất thần nào cả. Thay vào đó, Mẹ mô tả sự im lặng và trống rỗng trong lời cầu nguyện và Mẹ không hề có trải nghiệm thân mật nào về Thiên Chúa cả. Nào ai có biết đằng sau nụ cười không ngớt trên môi, đặc biệt nụ cười khi Mẹ thể hiện với những người nghèo đang chết dần trong thành phố Calcutta, là một bóng tối tâm linh khủng khiếp. Đây quả là một cảm nhận về sự vắng mặt của Thiên Chúa.

Người đàn ông góa vợ kể trên, cả Mẹ Têrêsa, và nhiều người trong chúng ta có chung điều gì đó. Chúng ta đã cầu nguyện và cầu nguyện qua những thời điểm khó khăn, đã không có được bất kỳ sự an ủi hay câu trả lời nào ngay tức khắc cả. Chúng ta đã chịu đựng tất cả những thứ ngờ vực và cố quay lưng lại với Thiên Chúa, vì chúng ta cảm thấy dường như Thiên Chúa đã quay lưng lại với chúng ta. Như Mẹ Têrêsa, có lẽ chúng ta mang một khuôn mặt hạnh phúc và can đảm trước thế giới. Tuy nhiên, khi đấu tranh với những hoài nghi, chúng ta không thể ngừng chất vấn với chính mình.

Đức Giêsu cũng thừa nhận rằng trong cầu nguyện, chúng ta dễ nản lòng, đặc biệt khi chúng ta vật lộn với những khủng hoảng và những vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Không chỉ liên quan đến bệnh tật và hoàn cảnh gia đình, nhưng chúng ta còn đấu tranh để làm điều đúng đắn và dường như những nỗ lực của chúng ta không mang lại kết quả gì. Như bà góa trong Tin mừng, chúng ta tìm kiếm những điều thích đáng. Sau hết, trong một thế giới mà chẳng ai chia sẻ quan điểm của mình, thì lẽ nào chúng ta không trở nên những cộng sự viên của Thiên Chúa được sao? Chúng ta muốn điều gì đó phải đúng đắn và công bằng cho chính mình và cho người khác. Chúng ta muốn Thiên Chúa lên tiếng và thực thi điều gì đó!

Tuy nhiên, dù chúng ta có nỗ lực hết mình để thực hiện những điều chính trực thì chẳng lay chuyển gì được thế giới này đâu. Chúng ta cố gắng chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trên quê hương mình, trong trường học và nơi công sở. Chúng ta làm những gì theo khả năng mình để ủng hộ cho quyền lợi người nghèo và những người bị bỏ rơi. Chúng ta muốn điều gì đó công bằng cho mình và cho tha nhân. Nói cách khác, chúng ta luôn ghi khắc Đức Giêsu trong tâm trí, chúng ta nghĩ đến những tư tưởng của Người và chúng ta chịu ảnh hưởng những điều Người cảm nhận về tha nhân.

Hôm nay, chúng ta lấy câu chuyện về bà góa làm gương mẫu, vì bà chỉ muốn được trả lại điều đúng đắn cho mình. Bà góa trong dụ ngôn hôm nay có thể nhờ một người nào đó sát cánh bên mình. Bà không xin ơn đặc biệt hay tình bác ái. Bà không muốn vị quan tòa đầy quyền lực kia giúp mình thoát khỏi cảnh tù đày hoặc được hưởng án treo. Bà ta muốn điều thích đáng, đó là: “Đối phương hại tôi xin ngài minh xét cho”.

Đức Giêsu biết chúng ta cầu nguyện khó khăn ra sao. Như người đàn ông vợ mất vì bệnh ung thư, hay như bà góa trong dụ ngôn hôm nay, Đức Giêsu biết rằng chúng ta dễ bị cám dỗ bỏ cuộc. Vì vậy, Người lớn tiếng tự hỏi: “Liệu khi Con Người đến còn thấy niềm tin trên mặt đất này không?” Thế chúng ta có tiếp tục cầu nguyện qua những thời điểm khó khăn hay không? Liệu chúng ta có còn tin cậy vào Thiên Chúa qua những nỗ lực của mình để làm điều đúng đắn, ngõ hầu chống lại những thế lực xem ra không thể khắc phục được chăng?

Thiên Chúa không như vị quan tòa trong dụ ngôn, người ta phải hao mòn vì liên lỉ cầu xin ông. Hơn nữa, dụ ngôn trình bày một sự tương phản. Nếu ngay cả một quan tòa bất chính, đến nỗi: “Chẳng kính sự Thiên Chúa, cũng chẳng coi ai ra gì”, mà còn nhượng bộ và làm theo lẽ phải, thì Thiên Chúa lại càng sẵn lòng biết bao, và lẽ nào Người lại không “minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao?” Thiên Chúa hằng ở bên cạnh chúng ta biết dường nào, thế thì, đối lập của quan tòa bất chính này là ai vậy? Nhà giảng thuyết cần thận trọng kẻo tạo ra sự nhầm lẫn, đó là: không phải chúng ta chịu hao mòn vì liên lỉ cầu xin Thiên Chúa thì mới được nhận lãnh những điều chúng ta cần.

Dụ ngôn của Đức Giêsu không lấy đi chương trình cứu độ mà tất cả chúng ta đều đặt niềm tin vào đó khi chúng ta tự hỏi: “Thiên Chúa sẽ làm gì khi chúng ta nguy nan? Người trì hoãn đáp lời là vì lý do gì?” Những gì chúng ta làm thì tựa như những điều người đàn ông đã thực hiện cho người vợ quá cố của mình, và cũng tựa như điều Mẹ Têrêsa vẫn thi hành, đó là: chúng ta cầu nguyện và chúng ta trải qua những ngày vẫn tin Thiên Chúa yêu thương chúng ta, chúng ta vẫn sẵn sàng chờ đợi Thiên Chúa giang cánh tay của Người.

Thế Thiên Chúa sẽ làm gì khi chúng ta cầu nguyện? Thiên Chúa tiếp tục thay đổi tâm hồn và gia tăng niềm tin cho chúng ta. Vậy, đâu là điều mà Thiên Chúa đã làm cho người đàn ông vợ chết vì căn bệnh ung thư? Đó là, ngay cả khi ông ta còn ấp ủ trong lòng những chất vấn thì ông vẫn tiếp tục cầu nguyện và đi Lễ. Điều Thiên Chúa đang thực hiện cho chúng ta lúc này, và trả lời cho những lời cầu nguyện của chúng ta đó là: trao cho chúng ta niềm hy vọng rằng Thiên Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Người sẽ đứng bên cạnh chúng ta, để khi Đức Giêsu trở lại Người sẽ thấy niềm tin nơi chúng ta.

Thư thứ 2 của thánh Phaolô gửi cho ông Timôthê là một suy tư về sứ vụ của thánh Phaolô. Ngài bị tù và viết cho ông Timôthê, vì ông sẽ là người kế nhiệm thánh Phaolô. Bức thư mang âm hưởng về phong thái của người thầy dày dạn kinh nghiệm đã trao cho môn đệ của ngài những yếu tố cần thiết cho sứ vụ.

Qua nhiều năm, với tư cách là thành viên của Dòng Đa Minh (Dòng Anh Em Giảng Thuyết), tôi đã nghe phần thứ hai của bài đọc hôm nay được công bố trong các buổi công hội, và thấy nó được in ngay cả trong tài liệu sứ vụ của chúng tôi: “Trước mặt Thiên Chúa và Đức Kitô Giêsu, ..., tôi tha thiết khuyên anh: hãy rao giảng Lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ” (4,1-2). Tuy nhiên, bức thư này không chỉ ngỏ lời với các thừa tác viên Giáo Hội và Dòng Anh Em Giảng Thuyết.

Còn thư thứ 2 Timôthê nói với tất cả chúng ta, đặc biệt qua lời mời gọi hãy tin tưởng điều chúng ta đã được biết và tin vào Kinh thánh. Thánh Phaolô đang nói về Kinh thánh của Dothái giáo (Cự ước). Có một số người tin rằng Kinh thánh Cựu ước không còn thích hợp cho các Kitô hữu nữa. Quả thật, điều này không phải theo quan điểm của thánh Phaolô.

Thánh Phaolô cũng nhắc nhở ông Timôthê về những người đã trao đức tin cho ngài. Trong Bí tích Thánh Thể hôm nay, chúng ta dâng lời cảm tạ cho những người đầu tiên đã dạy niềm tin cho chúng ta khi chúng ta còn nhỏ, cũng như cảm tạ những người tiếp tục làm gương và trung thành rao giảng Lời Chúa cho chúng ta.

Trong tinh thần ủy thác trang trọng của thánh Phaolô, và chúng ta là những nhà giảng thuyết có lẽ cũng nên xem xét việc giảng thuyết từ các bản văn Hipri, vì thánh Phaolô nói rằng, họ “có thể dạy anh nên khôn ngoan để được ơn cứu độ, nhờ lòng tin vào Đức Kitô Giêsu”.

Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Vò Vấp


29th SUNDAY -C-
Exodus 17: 8-13; Psalm 121; 2 Timothy 3: 14- 4:2; Luke 18: 1-18


After Mass a man in his early 60s, a father of six children, approached me and told me a bit of his story. "My wife died of cancer five years ago. She was such a wonderful wife and mother and I loved her very much. She died two years after the diagnosis. During that time she went through all kinds of treatments, with terrible side effects. From the time she was first diagnosed, until days before she died, our family prayed together for her cure. Jesus said, ‘Ask and you shall receive. Seek and you shall find. Knock and it shall be opened to you.’"

The man shrugged and said, "We did what Jesus told us to do. All along we wondered, ‘What is God waiting for? What’s taking so long? Weren’t we good enough? Why did God let this happen to my wife and to my family?’" The man raised questions many of us have also asked. Do only the very good people have access to God? Are the rest of us too imperfect? Too flawed to get a hearing when we desperately need one?

In our lifetimes we have labeled some living persons as saints. One we called "the Saint of the Gutters." Mother Teresa died September 5, 1997; in 1979 she received the Nobel Peace Prize. In her lifetime she was called a saint by both believers and atheists. We would think that, of all people, Mother Teresa would know the right way to pray and that her prayers would be on the fast track to God; get a quick hearing and immediate response.

Yet, as we learned from her biography, "Mother Teresa: Come Be My Light," a collection of letters she wrote to several confessors over the years, that her prayer life produced no light, no choice moments of ecstasy. Instead she describes silence and emptiness in her prayer and that she had no immediate experience of God. Beneath her constant smile, especially the smile she showed the dying poor of Calcutta, was intense spiritual darkness; a feeling of the absence of God.

That widower who lost his wife, Mother Teresa, and many of us, have something in common. We have prayed and prayed through difficult times, have gotten no immediate comfort or answer. We have suffered all kinds of doubts and been tempted to turn our backs on God because, it felt as if, God had turned a back on us. Perhaps, like Mother Teresa, we wear a happy and brave face before the world, yet we can’t help wondering as we struggle with our doubts.

Jesus was well aware that in our prayer we would get discouraged, especially when we wrestle with hard issues and crises in our lives; not only concerning sickness and family situations, but when we struggle to do what is right and seem to be getting no results. Like the widow in the gospel, we seek to have things put right. After all, aren’t we partners with God in a world that doesn’t always share our views? We want what is fair and just for ourselves and for others. We want God to speak up and do something!

But the world doesn’t always yield to our best efforts to make things right. We try to fight against racism in our homes, school and work. We do what we can to stand up for the rights of the poor and those who get picked on. We want what is just for ourselves and for others. In other words, we keep Jesus in mind; we think his thoughts; we feel what he feels for others.

We take with us today the story of a widow who wanted only what was right to be given to her. The widow in today’s parable could have used someone on her side. She wasn’t asking for special favors or charity. She didn’t want the powerful judge to keep her out of jail or get her a suspended sentence. She wanted what was her due: "Render a just decision for me against my adversary."

Jesus knew how hard prayer would be for us. He knew that we, like the man whose wife died of cancer, or like the widow in today’s parable, would be tempted to give up. So he wonders aloud: "When the Son of Man comes will he find faith on earth?" Would we keep praying through difficult times? Would we keep trusting God in our efforts to do right against, what feels like, insurmountable forces?

God is not like the judge in the parable, someone who has to be worn down by persistent petition. Rather, the parable is presenting a contrast. If even an unjust judge who, "neither feared God nor respected any human being," would eventually give in and do what was right, how much more is God disposed to "secure the rights of God’s chosen ones who call out to God day and night?" How much more is God on our side, who is the very opposite of a corrupt judge? The preacher needs to be careful not to make it sound like we have to wear God down to receive what we need.

Jesus’ parable doesn’t take away the mystery we all have to live with when we ask: "What is God doing when we are in need? What’s taking God so long to respond?" What we do is what that man did whose wife died and what Mother Teresa kept on doing: we pray and we go through the days still trusting God loves us; still willing to wait for a while for God to show God’s hand.

What is God doing while we pray? God continues to change our hearts and strengthen our faith. Which is what God did for that man whose wife died of cancer. He continues to pray and go to church, even as he lives with his questions. That is what God is doing for us now, answering our prayers: giving us hope that God will never abandon us; will stand with us, so that when Jesus does return he will find faith in us.

2 Timothy is a reflection on the ministry of St. Paul. Paul is imprisoned and writes to Timothy, who was to be Paul’s successor. The letter has the tone of a mentor passing on to his disciple the essentials of the ministry.

Over the years, as a member of the Dominican Order (the Order of Preachers), I have heard the second part of today’s reading proclaimed at our assemblies and seen it printed in our vocation material: "I charge you… proclaim the word; be persistent whether it is convenient or inconvenient; convince, reprimand, encourage through all patience and teaching" (4:1-2). But this letter isn’t addressed just to church minsters and to the Order of Preachers.

2 Timothy speaks to all of us, particularly in its call to be faithful to what we have learned and believe from the Scriptures. Paul is speaking of the Scriptures of Judaism (the Old Testament). There are some who believe the former Testament is no longer relevant for Christians. Well, not according to Paul.

He also reminds Timothy of those who handed on the faith to him. In our Eucharist today we might give thanks for those who first taught us the faith when we were children, as well as those who continue to model and faithfully preach God’s Word to us.

In the spirit of Paul’s solemn commission, we preachers might also consider preaching from the Hebrew texts, for Paul says, they "are capable of giving you wisdom for salvation through faith in Christ Jesus."