Giải đáp phụng vụ: Cần xưng gì khi thường xuyên xưng tội?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Chúng tôi liên tục được dạy bảo đi xưng tội thường xuyên, và tôi tuân theo lời dạy này. Tuy nhiên, tôi đã bối rối trong một thời gian dài về tội nào cần phải xưng trên cơ sở thường xuyên đến với bí tích hòa giải. Tôi chắc chắn biết tội nào là tội trọng và tội nào là tội nhẹ. Tôi tham dự Thánh Lễ mỗi Chúa Nhật, rước lễ càng nhiều càng tốt và cố gắng giữ gìn bản thân, để tránh tội lỗi. Nhưng tôi thường xuyên cảm thấy bản thân mình không biết phải xưng tội nào trong tòa giải tội, trong khi mong muốn xưng tội trên cơ sở thường xuyên là ít nhất một lần mỗi tháng. Điều này có vẻ như một cuộc điều tra ngớ ngẩn, nhưng nếu tôi đang nghĩ như thế, chắc nhiều người khác cũng nghĩ như vậy nữa. - J. C., Miami, Florida, Mỹ.
Đáp: Mặc dầu đây không phải là một câu hỏi phụng vụ theo nghĩa chặt chẽ, bạn đọc này có lý khi bạn nhận thấy một khó khăn, mà nhiều người thực hành xưng tội thường xuyên gặp phải.
Có rất nhiều cách để giải quyết câu hỏi này, mặc dầu bản chất của mối quan hệ cá nhân của mỗi người đối với Thiên Chúa có nghĩa rằng bất kỳ câu trả lời chắc chắn nào vẫn là còn thiếu sót.
Tôi đã thấy rằng, ít nhất đối với tôi, đoạn Mt 21, 28-31 là sự hỗ trợ tuyệt vời trong việc hiểu được các động cơ và xung lực đàng sau ước muốn xưng tội thường xuyên. Trong đoạn này, người cha nói với hai con trai của mình đi làm việc trong vườn nho. Một người chấp nhận nhưng không đi, còn người kia ban đầu từ chối nhưng sau đó hối hận và đi làm. Cả hai con trai phải xin sự tha thứ của Cha, người đầu tiên là vì giả hình và bất tuân, người thứ hai là vì không vâng lời mau mắn và muốn làm vui lòng điều thuộc về mình.
Việc xưng tội thường xuyên, nhất là khi không có tội trọng để xưng, là giống như tình trạng của người con thứ hai. Chúng ta không đáp trả cho tình yêu của Chúa như chúng ta cần làm. Và chúng ta mong muốn rằng không nên có lỗi gì giữa chúng ta, thậm chí là sự bất hòa được mang lại bởi sự miễn cưỡng, sự ương ngạnh và một loạt các thái độ khác, vôn làm xấu đi vẻ đẹp của mối quan hệ của chúng ta đối với Chúa. Đây là lý do tại sao việc xưng tội về cơ bản là một hành động của tình yêu: Chúng ta xin sự tha thứ của các người chúng ta yêu mến. Lời xin lỗi miễn cưỡng là dành cho các đối thủ hay kẻ thù, chứ không dành cho các người chúng ta yêu mến.
Trong ánh sáng của mong muốn này, để duy trì vẻ đẹp của một mối quan hệ hiếu thảo với Chúa, không có khó khăn lớn trong việc thường xuyên xưng thú các lỗi lầm tương tự. Chúng thường phản ánh các điểm yếu quen thuộc của chúng ta, vốn chỉ được khắc phục theo dòng thời gian.
Tuy nhiên, có một sự khác biệt trong thứ bậc. Có thể có một sự xưng đi xưng lại không hoàn hảo, khi một người đã học được từ thời niên thiếu một danh sách tiêu biểu của tội lỗi và cứ xưng đi xưng lại, mà không thực sự đi vào chiều sâu của mối quan hệ của mình đối với Thiên Chúa. Nhưng còn có một sự xưng đi xưng lại lành mạnh, vốn chính xác nhận ra các điểm yếu quen thuộc của mình, và phấn đấu để vượt thắng chúng.
Trong trường hợp thứ hai này, cũng đúng là khi linh hồn tiến triển, tội lỗi dường như là vẫn giống nhau, hay đúng hơn nó là cùng một gốc nhưng không cùng một vấn đề. Ví dụ, một người có thể xưng tội lười biếng vì người ấy chạy trốn bất cứ nỗ lực thể chất hoặc tinh thần nào. Tuy nhiên, người đó đang làm việc dưới sự thúc đẩy của ân sủng để vượt qua tật xấu này. Một năm sau, người ấy tiếp tục xưng tội lười biếng, nhưng do thời gian này người ấy không cỏn phải cố gắng nhiều để bớt lười biếng, và đôi khi còn thắng vượt nó nữa. Một vài năm sau, con người làm việc chăm chỉ và chăm chỉ cầu nguyện ấy cũng xưng tội lười biếng, vì nhận thức mình đã không tận dụng tốt nhất thời gian có sẵn, hoặc làm theo ý riêng mình, mà chống lại các sáng kiến mới của Chúa Thánh Thần. Sự nhận thức về tiến bộ này trong sự đơn điệu đều đặn rõ ràng, là một nguồn an ủi trong việc làm cho sự xưng tội thường xuyên trở nên một phần của đời sống thiêng liêng của mình.
Một phương pháp hữu ích để tránh sự đơn điệu đều đặn, nhất là khi một người có cha giải tội thường xuyên, là tập trung mỗi lần vào một loại tội lỗi thường phạm và xem xét chặt chẽ nó hơn so với các tội khác. Điều này có thể giúp chúng ta phát triển trong sự tinh tế của lương tâm. Đồng thời, hối nhân phải cẩn thận để không biến bí tích hòa giải, nhắm được tha thứ tội lỗi, thành sự linh hướng. Sự linh hướng là rộng hơn và bao gồm các yếu tố như động cơ, thái độ, ấn tượng, phản ứng cá nhân đối với ân sủng… Cả hai việc xưng tội và việc linh hướng đều tốt, nhưng như một quy luật chung, chúng cần được tách rời nhau hẳn. (Zenit.org 16-7-2013)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Chúng tôi liên tục được dạy bảo đi xưng tội thường xuyên, và tôi tuân theo lời dạy này. Tuy nhiên, tôi đã bối rối trong một thời gian dài về tội nào cần phải xưng trên cơ sở thường xuyên đến với bí tích hòa giải. Tôi chắc chắn biết tội nào là tội trọng và tội nào là tội nhẹ. Tôi tham dự Thánh Lễ mỗi Chúa Nhật, rước lễ càng nhiều càng tốt và cố gắng giữ gìn bản thân, để tránh tội lỗi. Nhưng tôi thường xuyên cảm thấy bản thân mình không biết phải xưng tội nào trong tòa giải tội, trong khi mong muốn xưng tội trên cơ sở thường xuyên là ít nhất một lần mỗi tháng. Điều này có vẻ như một cuộc điều tra ngớ ngẩn, nhưng nếu tôi đang nghĩ như thế, chắc nhiều người khác cũng nghĩ như vậy nữa. - J. C., Miami, Florida, Mỹ.
Đáp: Mặc dầu đây không phải là một câu hỏi phụng vụ theo nghĩa chặt chẽ, bạn đọc này có lý khi bạn nhận thấy một khó khăn, mà nhiều người thực hành xưng tội thường xuyên gặp phải.
Có rất nhiều cách để giải quyết câu hỏi này, mặc dầu bản chất của mối quan hệ cá nhân của mỗi người đối với Thiên Chúa có nghĩa rằng bất kỳ câu trả lời chắc chắn nào vẫn là còn thiếu sót.
Tôi đã thấy rằng, ít nhất đối với tôi, đoạn Mt 21, 28-31 là sự hỗ trợ tuyệt vời trong việc hiểu được các động cơ và xung lực đàng sau ước muốn xưng tội thường xuyên. Trong đoạn này, người cha nói với hai con trai của mình đi làm việc trong vườn nho. Một người chấp nhận nhưng không đi, còn người kia ban đầu từ chối nhưng sau đó hối hận và đi làm. Cả hai con trai phải xin sự tha thứ của Cha, người đầu tiên là vì giả hình và bất tuân, người thứ hai là vì không vâng lời mau mắn và muốn làm vui lòng điều thuộc về mình.
Việc xưng tội thường xuyên, nhất là khi không có tội trọng để xưng, là giống như tình trạng của người con thứ hai. Chúng ta không đáp trả cho tình yêu của Chúa như chúng ta cần làm. Và chúng ta mong muốn rằng không nên có lỗi gì giữa chúng ta, thậm chí là sự bất hòa được mang lại bởi sự miễn cưỡng, sự ương ngạnh và một loạt các thái độ khác, vôn làm xấu đi vẻ đẹp của mối quan hệ của chúng ta đối với Chúa. Đây là lý do tại sao việc xưng tội về cơ bản là một hành động của tình yêu: Chúng ta xin sự tha thứ của các người chúng ta yêu mến. Lời xin lỗi miễn cưỡng là dành cho các đối thủ hay kẻ thù, chứ không dành cho các người chúng ta yêu mến.
Trong ánh sáng của mong muốn này, để duy trì vẻ đẹp của một mối quan hệ hiếu thảo với Chúa, không có khó khăn lớn trong việc thường xuyên xưng thú các lỗi lầm tương tự. Chúng thường phản ánh các điểm yếu quen thuộc của chúng ta, vốn chỉ được khắc phục theo dòng thời gian.
Tuy nhiên, có một sự khác biệt trong thứ bậc. Có thể có một sự xưng đi xưng lại không hoàn hảo, khi một người đã học được từ thời niên thiếu một danh sách tiêu biểu của tội lỗi và cứ xưng đi xưng lại, mà không thực sự đi vào chiều sâu của mối quan hệ của mình đối với Thiên Chúa. Nhưng còn có một sự xưng đi xưng lại lành mạnh, vốn chính xác nhận ra các điểm yếu quen thuộc của mình, và phấn đấu để vượt thắng chúng.
Trong trường hợp thứ hai này, cũng đúng là khi linh hồn tiến triển, tội lỗi dường như là vẫn giống nhau, hay đúng hơn nó là cùng một gốc nhưng không cùng một vấn đề. Ví dụ, một người có thể xưng tội lười biếng vì người ấy chạy trốn bất cứ nỗ lực thể chất hoặc tinh thần nào. Tuy nhiên, người đó đang làm việc dưới sự thúc đẩy của ân sủng để vượt qua tật xấu này. Một năm sau, người ấy tiếp tục xưng tội lười biếng, nhưng do thời gian này người ấy không cỏn phải cố gắng nhiều để bớt lười biếng, và đôi khi còn thắng vượt nó nữa. Một vài năm sau, con người làm việc chăm chỉ và chăm chỉ cầu nguyện ấy cũng xưng tội lười biếng, vì nhận thức mình đã không tận dụng tốt nhất thời gian có sẵn, hoặc làm theo ý riêng mình, mà chống lại các sáng kiến mới của Chúa Thánh Thần. Sự nhận thức về tiến bộ này trong sự đơn điệu đều đặn rõ ràng, là một nguồn an ủi trong việc làm cho sự xưng tội thường xuyên trở nên một phần của đời sống thiêng liêng của mình.
Một phương pháp hữu ích để tránh sự đơn điệu đều đặn, nhất là khi một người có cha giải tội thường xuyên, là tập trung mỗi lần vào một loại tội lỗi thường phạm và xem xét chặt chẽ nó hơn so với các tội khác. Điều này có thể giúp chúng ta phát triển trong sự tinh tế của lương tâm. Đồng thời, hối nhân phải cẩn thận để không biến bí tích hòa giải, nhắm được tha thứ tội lỗi, thành sự linh hướng. Sự linh hướng là rộng hơn và bao gồm các yếu tố như động cơ, thái độ, ấn tượng, phản ứng cá nhân đối với ân sủng… Cả hai việc xưng tội và việc linh hướng đều tốt, nhưng như một quy luật chung, chúng cần được tách rời nhau hẳn. (Zenit.org 16-7-2013)
Nguyễn Trọng Đa