Giáo Hội là Thân Mình của Chúa Kitô. Chúng ta hãy xin Thiên Chúa giúp chúng ta là chi thể của Thân Mình Giáo Hội luôn hiệp nhất với Chúa Kitô một sách sâu đậm; hãy xin Thiên Chúa giúp chúng ta không làm cho Thần Mình của Giáo Hội đau khỗ vì các xung đột, chia rẽ và ích kỷ của chúng ta; giúp chúng ta là các chi thể sống động được gắn liền với nhau bởi một sức mạnh duy nhất, sức mạnh của tình yêu thương mà Chúa Thánh Thần đổ vào lòng chúng ta.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã khích lệ gần 100.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hàng tuần 19-6-2013. Ngay từ lúc 6 giờ sáng đã có các đoàn hành hương đứng xếp hàng để chờ qua các trạm kiểm soát và vào quảng trưởng thánh Phêrô. Lúc 9 giờ 45 xe díp trắng chở Đức Thánh Cha tiến ra quảng trường giữa tiếng vỗ tay reo hò liên tục đặc biệt là của các trẻ em và người trẻ. Có mấy người tàn tật “bắt cóc” được Đức Thánh Cha ngay khi xe vừa ra khỏi cổng. Ngài đã xuống ôm hôn một cụ già. Khi xe đi giữa các lối đi của quảng trường, Đức Thánh Cha phải vất vả quay phía trái rồi lại quay qua phía phải, vì tín hữu gào to lên: ”Xin Đức Thánh Cha quay qua phía chúng con”. Và không cần phải nói thì qúy vị cũng biết rằng các bà mẹ có con nhỏ đứng gần lối đi đưa con họ cho các cận vệ để họ bế các em lên cho Đức Thánh Cha hôn và xoa đầu chúng. Lần nào trước và sau khi tiếp kiến Đức Thánh Cha cũng mất 1 tiếng rưỡi đồng hồ để chào tín hữu. Vì thế tuy phải đứng chờ dưới trời mùa hè Roma nóng hơn 30 độ cả mấy giờ đồng hồ, mọi người vẫn vui vẻ, reo hò, và có điều rất lạ là đã không có ai bị xỉu. Mỗi một buổi tiếp kiến giống như một ngày lễ hội.
Sáng thứ tư 19-6-2013 trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài giáo lý Giáo Hội là Thân Mình của Chúa Kitô như Công Đồng Chung Vaticăng II khẳng định (LG 7). Đức Thánh Cha nói: Hình ảnh thân mình giúp chúng ta hiểu mối dây nối kết chặt chẽ này giữa Giáo Hội và Chúa Kitô, mà thánh Phaolô đã khai triển một cách đặc biệt trong chương 12 thư thứ I gửi tín hữu Corintô. Đức Thánh Cha định nghĩa Giáo Hội như sau:
Giáo Hội không phải là một hiệp hội cứu trợ, văn hóa hay chính trị, mà là một thân thể sống động, tiến bước và hành động trong dòng lịch sử. Và thân mình đó có một thủ lãnh là Đức Giêsu, Đấng hướng dẫn, dưỡng nuôi và đỡ nâng thân mình. Đây là một điểm mà tôi muốn nêu bật: nếu ta tách rời đầu khỏi phần còn lại của thân thể, thì toàn con người không thể sống sót được. Trong Giáo Hội cũng thế: chúng ta phải luôn luôn gắn bó một cách sâu đậm với Chúa Giêsu. Nhưng không phải chỉ có thế: cũng như trong một thân thể, điều quan trọng là nhựa sống phải đi qua để thân thể sống, cũng thế chúng ta phải cho phép Chúa Giêsu hoạt động trong chúng ta, để cho Lời của Người hướng dẫn chúng ta, để cho sự hiện diện của Người trong Bí tích Thánh Thể dưỡng nuôi chúng ta, linh hoạt chúng ta, để cho tình yêu của Người ban sức mạnh cho chúng ta, cho tình yêu của chúng ta đối với tha nhân. Và phải luôn luôn, luôn luôn, luôn luôn như vậy! Anh chị em thân mến, chúng ta hãy hiệp nhất với Chúa Giêsu, hãy tín thác nơi Người, hãy dịnh hướng cuộc sống của chúng ta theo Tin Mừng của Người, chúng ta hãy đưỡng nuôi mình với lời cầu nguyện mỗi ngày, với việc lắng nghe Lời Chúa, với việc tham dự vào các Bí Tích.
Kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Kitô phục sinh trên đường đến thành Damasco đã giúp thánh Phaolô hiểu được sự hiệp nhất sâu đậm giữa các tín hữu kitô với Chúa Kitô. Saulô, sau này sẽ được gọi là Phaolô, là một trong các nhà rao truyền Tin Mừng vĩ đại nhất. Nhưng trước đó Saulô đã là một người bách hại các kitô hữu, nhưng trong khi Saulô đến thành Damasco, thì bất thình lình một ánh sáng bao phủ ông, Ông té xuống đất và nghe một tiếng nói với ông: ”Saulô, Saulô, tại sao ngươi bách hai Ta?” Ông hỏi: ”Lậy Chúa Ngài là ai?” và tiếng nói đó trả lời: ”Ta là Giêsu mà ngươi bách hại” (Cv 9,3-5). Khi Chúa Giêsu lên trời Người đã không để chúng ta mồ côi, nhưng với ơn Thánh Thần sự hiệp nhất với Người để lại còn trở thành sâu đậm hơn nữa. Công Đồng Chung Vaticăng II khẳng định rằng ”khi thông truyền Thần Khí của Người, Chúa Giêsu thành lập một cách thần bí như thân mình Người các anh em Người, được mời gọi từ mọi dân tộc” (LG, 7)
Khía cạnh thứ hai cúa Giáo Hội đó là Giáo Hội như Thân Mình của Chúa Kitô. Thánh Phaolô khẳng định rằng như các chi thể của thân thể con người, tuy khác nhau và nhiều, nhưng chúng làm thành một thân thể duy nhất. Như vậy tất cả chúng ta đã được rửa tội qua cùng một Thần Khí trong một thân mình duy nhất (x. 1 Cr 12,12-13). Đức Thánh Gia giải thích điểm này như sau:
Như vậy trong Giáo Hội có một sự khác biệt, một sự khác nhau về bổn phận và nhiệm vụ; không có sự đồng nhất bằng phẳng, nhưng có sự phong phú các ơn mà Chúa Thánh Thần phân phát. Tuy nhiên có sự hiệp thông và hiệp nhất: tất cả đều có tương quan với các người khác và tất cả đều đồng quy về việc làm thành một thân thể sống động duy nhất, gắn liền với Chúa Kitô một cách sâu xa. Chúng ta hãy nhớ rõ điều này: là thành phần của Giáo Hội có nghĩa là kết hiệp với Chúa Kitô và nhận được từ Người sự sống thiên linh khiến cho chúng ta sống như kitô hữu, có nghĩa là hiệp nhất với Đức Giáo Hoàng và các Giám Muc, là các dụng cụ của sự hiệp nhất và hiệp thông, và cũng có nghĩa là học hỏi và thắng vượt các khuynh hướng cá nhân và các chia rẽ, hiểu biết nhau nhiều hơn, hòa hợp các khác biệt và các phong phú của từng người; tắt một lời là yêu mến Thiên Chúa và những người sống gần chúng ta, trong gia đình, trong giáo xứ, trong các hội đoàn. Để có thể sống được thân mình và các chi thể phải hiệp nhất. Sự hiệp nhất lớn hơn các xung khắc, luôn luôn. Các xung đột nếu không được giải quyết tốt, tách rời chúng ta khỏi chính mình, tách rời chúng ta khỏi Thiên Chúa. Sự dụng độ có thể giúp chúng ta lớn lên, nhưng cũng có thể chia rẽ chúng ta. Chúng ta đừng đi trên con đường của các chia rẽ, của các đấu tranh giữa chúng ta, đừng! Tất cả hiệp nhất, tất cả hiệp nhất với các khác biệt của chúng ta, nhưng mà hiệp nhất, luôn luôn hiệp nhất. Hiệp nhất là con đường của Chúa Giêsu!
Sự hiệp nhất cao hơn các xung khắc. Sự hiệp nhất là một ơn mà chúng ta phải xin với Chúa, để Người giải thoát chúng ta khỏi các cám dỗ chia rẽ, các chiến đấu giữa chúng ta và các ích kỷ, bép xép mách lẻo. Các bép xép gây ra biết bao nhiêu đau đớn! Biết bao nhiêu đau đớn phải không? Biết bao sư dữ! Đừng bao giờ bép xé về người khác: đừng bao giờ. Các chia rẽ giữa các kitô hữu, việc tách riêng ra và các lợi nhuận thấp hèn gây ra biết bao nhiêu thiệt hại cho Giáo Hội! Các chia rẽ giữa chúng ta, và cả các chia rẽ giữa các cộng đoàn, kitô hữu tin lành, kitô hữu chính thống, kitô hữu Công Giáo... mà tại sao lại chia rẽ? Chúng ta phải tìm đem lại sự hiệp nhất.
Rồi Đức Thánh Cha kể cho mọi người nghe một chuyện. Ngài nói: hôm nay trước khi ra khỏi nhà, với một mục sư tin lành chúng tôi đã cầu nguyện chung với nhau khoảng 40 phút, nửa giờ, bằng cách tìm sự hiệp nhất. Chúng ta phải cầu nguyện chung với nhau giữa chúng ta là tín hữu Công Giáo, nhưng cả với các kitô hữu khác nữa, cầu nguyện để Chúa ban cho chúng ta sự hiệp nhất: sự hiệp nhất giữa chúng ta! Nhưng mà làm sao chúng ta có thể có sự hiệp nhất giữa các tín hữu kitô, nếu chúng ta không có khả năng hiệp nhất giữa tín hữu Công Giáo chúng ta, trong gia đình - có biết bao gia đình chống đối và chia rẽ nhau? Anh chị em hãy tìm sự hiệp nhất, và là sự hiệp nhất mà Giáo Hội làm, và sự hiệp nhất đến từ Chúa Giêsu Kitô. Chính Người gửi Thánh Thần đến cho chúng ta để tạo sự hiệp nhất.
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy xin Thiên Chúa giúp chúng ta là chi thể của Thân Mình Giáo Hội luôn hiệp nhất với Chúa Kitô một sách sâu đậm; hãy xin Thiên Chúa giúp chúng ta không làm cho Thần Mình của Giáo Hội đau khỗ vì các xung đột, chia rẽ và ích kỷ của chúng ta; giúp chúng ta là các chi thể sống động được gắn liền với nhau bởi một sức mạnh duy nhất, sức mạnh của tình yêu thương mà Chúa Thánh Thần đổ vào lòng chúng ta.
Trong phần chào các tín hữu Đức Thánh Cha Phanxicô đã đặc hiệt chào các phái đoàn hành hương đến từ các nước Phi châu như: Nam Phi, Papua Tân Guinea; và từ Á châu như các nước: Ấn Độ, Indonesia và Pakistan; cũng như các nước đến đến từ các nước châu Mỹ Latinh chẳng hạn như Argentina, Costa Rica, Honduras, Mêhicô, Cộng hàa Domninicana, và Brasil. Đức Thánh Cha cũng chào các đoàn hành hương đến từ các nước Ai Cập, Libăng và Irak.
Ngài cũng chào các tín hữu Italia thuộc các giáo xứ, hội đoàn, các nhóm và các tổ chức khác nhau, đặc biệt là các đoàn hành hương của các giáo phậm Pozzuoli, Lecce, Velletri Segni, Alessandria, Osimo, và Albano cùng với các Giám Mục và Tổng Giám Mục dẫn đầu. Ngài cầu chúc tất cả những ngày viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm các nơi thánh được nhiều ơn thánh và ích lợi thiêng liêng, giúp củng cố đức tin và sống trung thành với ơn gọi kitô. Đức Thánh Cha cũng xin mọi người cầu nguyện cho ngài và cho sứ vụ phụng sự của ngài.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
Sau buổi tiếp kiến Đức Thánh Cha đã đứng bắt tay chào các Giám Mục và tín hữu đứng hai bên khán đài cũng như các cặp vợ chồng mới cưới. Khi xe díp đi ngang qua các người tàn tật ngồi trên ghế lăn ngài đã xuống xe đến bắt tay chào, ôm hôn, nói chuyện với họ và an ủi họ.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã khích lệ gần 100.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hàng tuần 19-6-2013. Ngay từ lúc 6 giờ sáng đã có các đoàn hành hương đứng xếp hàng để chờ qua các trạm kiểm soát và vào quảng trưởng thánh Phêrô. Lúc 9 giờ 45 xe díp trắng chở Đức Thánh Cha tiến ra quảng trường giữa tiếng vỗ tay reo hò liên tục đặc biệt là của các trẻ em và người trẻ. Có mấy người tàn tật “bắt cóc” được Đức Thánh Cha ngay khi xe vừa ra khỏi cổng. Ngài đã xuống ôm hôn một cụ già. Khi xe đi giữa các lối đi của quảng trường, Đức Thánh Cha phải vất vả quay phía trái rồi lại quay qua phía phải, vì tín hữu gào to lên: ”Xin Đức Thánh Cha quay qua phía chúng con”. Và không cần phải nói thì qúy vị cũng biết rằng các bà mẹ có con nhỏ đứng gần lối đi đưa con họ cho các cận vệ để họ bế các em lên cho Đức Thánh Cha hôn và xoa đầu chúng. Lần nào trước và sau khi tiếp kiến Đức Thánh Cha cũng mất 1 tiếng rưỡi đồng hồ để chào tín hữu. Vì thế tuy phải đứng chờ dưới trời mùa hè Roma nóng hơn 30 độ cả mấy giờ đồng hồ, mọi người vẫn vui vẻ, reo hò, và có điều rất lạ là đã không có ai bị xỉu. Mỗi một buổi tiếp kiến giống như một ngày lễ hội.
Sáng thứ tư 19-6-2013 trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài giáo lý Giáo Hội là Thân Mình của Chúa Kitô như Công Đồng Chung Vaticăng II khẳng định (LG 7). Đức Thánh Cha nói: Hình ảnh thân mình giúp chúng ta hiểu mối dây nối kết chặt chẽ này giữa Giáo Hội và Chúa Kitô, mà thánh Phaolô đã khai triển một cách đặc biệt trong chương 12 thư thứ I gửi tín hữu Corintô. Đức Thánh Cha định nghĩa Giáo Hội như sau:
Giáo Hội không phải là một hiệp hội cứu trợ, văn hóa hay chính trị, mà là một thân thể sống động, tiến bước và hành động trong dòng lịch sử. Và thân mình đó có một thủ lãnh là Đức Giêsu, Đấng hướng dẫn, dưỡng nuôi và đỡ nâng thân mình. Đây là một điểm mà tôi muốn nêu bật: nếu ta tách rời đầu khỏi phần còn lại của thân thể, thì toàn con người không thể sống sót được. Trong Giáo Hội cũng thế: chúng ta phải luôn luôn gắn bó một cách sâu đậm với Chúa Giêsu. Nhưng không phải chỉ có thế: cũng như trong một thân thể, điều quan trọng là nhựa sống phải đi qua để thân thể sống, cũng thế chúng ta phải cho phép Chúa Giêsu hoạt động trong chúng ta, để cho Lời của Người hướng dẫn chúng ta, để cho sự hiện diện của Người trong Bí tích Thánh Thể dưỡng nuôi chúng ta, linh hoạt chúng ta, để cho tình yêu của Người ban sức mạnh cho chúng ta, cho tình yêu của chúng ta đối với tha nhân. Và phải luôn luôn, luôn luôn, luôn luôn như vậy! Anh chị em thân mến, chúng ta hãy hiệp nhất với Chúa Giêsu, hãy tín thác nơi Người, hãy dịnh hướng cuộc sống của chúng ta theo Tin Mừng của Người, chúng ta hãy đưỡng nuôi mình với lời cầu nguyện mỗi ngày, với việc lắng nghe Lời Chúa, với việc tham dự vào các Bí Tích.
Kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Kitô phục sinh trên đường đến thành Damasco đã giúp thánh Phaolô hiểu được sự hiệp nhất sâu đậm giữa các tín hữu kitô với Chúa Kitô. Saulô, sau này sẽ được gọi là Phaolô, là một trong các nhà rao truyền Tin Mừng vĩ đại nhất. Nhưng trước đó Saulô đã là một người bách hại các kitô hữu, nhưng trong khi Saulô đến thành Damasco, thì bất thình lình một ánh sáng bao phủ ông, Ông té xuống đất và nghe một tiếng nói với ông: ”Saulô, Saulô, tại sao ngươi bách hai Ta?” Ông hỏi: ”Lậy Chúa Ngài là ai?” và tiếng nói đó trả lời: ”Ta là Giêsu mà ngươi bách hại” (Cv 9,3-5). Khi Chúa Giêsu lên trời Người đã không để chúng ta mồ côi, nhưng với ơn Thánh Thần sự hiệp nhất với Người để lại còn trở thành sâu đậm hơn nữa. Công Đồng Chung Vaticăng II khẳng định rằng ”khi thông truyền Thần Khí của Người, Chúa Giêsu thành lập một cách thần bí như thân mình Người các anh em Người, được mời gọi từ mọi dân tộc” (LG, 7)
Khía cạnh thứ hai cúa Giáo Hội đó là Giáo Hội như Thân Mình của Chúa Kitô. Thánh Phaolô khẳng định rằng như các chi thể của thân thể con người, tuy khác nhau và nhiều, nhưng chúng làm thành một thân thể duy nhất. Như vậy tất cả chúng ta đã được rửa tội qua cùng một Thần Khí trong một thân mình duy nhất (x. 1 Cr 12,12-13). Đức Thánh Gia giải thích điểm này như sau:
Như vậy trong Giáo Hội có một sự khác biệt, một sự khác nhau về bổn phận và nhiệm vụ; không có sự đồng nhất bằng phẳng, nhưng có sự phong phú các ơn mà Chúa Thánh Thần phân phát. Tuy nhiên có sự hiệp thông và hiệp nhất: tất cả đều có tương quan với các người khác và tất cả đều đồng quy về việc làm thành một thân thể sống động duy nhất, gắn liền với Chúa Kitô một cách sâu xa. Chúng ta hãy nhớ rõ điều này: là thành phần của Giáo Hội có nghĩa là kết hiệp với Chúa Kitô và nhận được từ Người sự sống thiên linh khiến cho chúng ta sống như kitô hữu, có nghĩa là hiệp nhất với Đức Giáo Hoàng và các Giám Muc, là các dụng cụ của sự hiệp nhất và hiệp thông, và cũng có nghĩa là học hỏi và thắng vượt các khuynh hướng cá nhân và các chia rẽ, hiểu biết nhau nhiều hơn, hòa hợp các khác biệt và các phong phú của từng người; tắt một lời là yêu mến Thiên Chúa và những người sống gần chúng ta, trong gia đình, trong giáo xứ, trong các hội đoàn. Để có thể sống được thân mình và các chi thể phải hiệp nhất. Sự hiệp nhất lớn hơn các xung khắc, luôn luôn. Các xung đột nếu không được giải quyết tốt, tách rời chúng ta khỏi chính mình, tách rời chúng ta khỏi Thiên Chúa. Sự dụng độ có thể giúp chúng ta lớn lên, nhưng cũng có thể chia rẽ chúng ta. Chúng ta đừng đi trên con đường của các chia rẽ, của các đấu tranh giữa chúng ta, đừng! Tất cả hiệp nhất, tất cả hiệp nhất với các khác biệt của chúng ta, nhưng mà hiệp nhất, luôn luôn hiệp nhất. Hiệp nhất là con đường của Chúa Giêsu!
Sự hiệp nhất cao hơn các xung khắc. Sự hiệp nhất là một ơn mà chúng ta phải xin với Chúa, để Người giải thoát chúng ta khỏi các cám dỗ chia rẽ, các chiến đấu giữa chúng ta và các ích kỷ, bép xép mách lẻo. Các bép xép gây ra biết bao nhiêu đau đớn! Biết bao nhiêu đau đớn phải không? Biết bao sư dữ! Đừng bao giờ bép xé về người khác: đừng bao giờ. Các chia rẽ giữa các kitô hữu, việc tách riêng ra và các lợi nhuận thấp hèn gây ra biết bao nhiêu thiệt hại cho Giáo Hội! Các chia rẽ giữa chúng ta, và cả các chia rẽ giữa các cộng đoàn, kitô hữu tin lành, kitô hữu chính thống, kitô hữu Công Giáo... mà tại sao lại chia rẽ? Chúng ta phải tìm đem lại sự hiệp nhất.
Rồi Đức Thánh Cha kể cho mọi người nghe một chuyện. Ngài nói: hôm nay trước khi ra khỏi nhà, với một mục sư tin lành chúng tôi đã cầu nguyện chung với nhau khoảng 40 phút, nửa giờ, bằng cách tìm sự hiệp nhất. Chúng ta phải cầu nguyện chung với nhau giữa chúng ta là tín hữu Công Giáo, nhưng cả với các kitô hữu khác nữa, cầu nguyện để Chúa ban cho chúng ta sự hiệp nhất: sự hiệp nhất giữa chúng ta! Nhưng mà làm sao chúng ta có thể có sự hiệp nhất giữa các tín hữu kitô, nếu chúng ta không có khả năng hiệp nhất giữa tín hữu Công Giáo chúng ta, trong gia đình - có biết bao gia đình chống đối và chia rẽ nhau? Anh chị em hãy tìm sự hiệp nhất, và là sự hiệp nhất mà Giáo Hội làm, và sự hiệp nhất đến từ Chúa Giêsu Kitô. Chính Người gửi Thánh Thần đến cho chúng ta để tạo sự hiệp nhất.
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy xin Thiên Chúa giúp chúng ta là chi thể của Thân Mình Giáo Hội luôn hiệp nhất với Chúa Kitô một sách sâu đậm; hãy xin Thiên Chúa giúp chúng ta không làm cho Thần Mình của Giáo Hội đau khỗ vì các xung đột, chia rẽ và ích kỷ của chúng ta; giúp chúng ta là các chi thể sống động được gắn liền với nhau bởi một sức mạnh duy nhất, sức mạnh của tình yêu thương mà Chúa Thánh Thần đổ vào lòng chúng ta.
Trong phần chào các tín hữu Đức Thánh Cha Phanxicô đã đặc hiệt chào các phái đoàn hành hương đến từ các nước Phi châu như: Nam Phi, Papua Tân Guinea; và từ Á châu như các nước: Ấn Độ, Indonesia và Pakistan; cũng như các nước đến đến từ các nước châu Mỹ Latinh chẳng hạn như Argentina, Costa Rica, Honduras, Mêhicô, Cộng hàa Domninicana, và Brasil. Đức Thánh Cha cũng chào các đoàn hành hương đến từ các nước Ai Cập, Libăng và Irak.
Ngài cũng chào các tín hữu Italia thuộc các giáo xứ, hội đoàn, các nhóm và các tổ chức khác nhau, đặc biệt là các đoàn hành hương của các giáo phậm Pozzuoli, Lecce, Velletri Segni, Alessandria, Osimo, và Albano cùng với các Giám Mục và Tổng Giám Mục dẫn đầu. Ngài cầu chúc tất cả những ngày viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm các nơi thánh được nhiều ơn thánh và ích lợi thiêng liêng, giúp củng cố đức tin và sống trung thành với ơn gọi kitô. Đức Thánh Cha cũng xin mọi người cầu nguyện cho ngài và cho sứ vụ phụng sự của ngài.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
Sau buổi tiếp kiến Đức Thánh Cha đã đứng bắt tay chào các Giám Mục và tín hữu đứng hai bên khán đài cũng như các cặp vợ chồng mới cưới. Khi xe díp đi ngang qua các người tàn tật ngồi trên ghế lăn ngài đã xuống xe đến bắt tay chào, ôm hôn, nói chuyện với họ và an ủi họ.