KARBALA, IRAQ - Các con đường dẫn tới Karbala đầy những người hành hương. Đàn ông, phụ nữ và trẻ em đi bộ về thánh địa Karbala theo từng đoàn người trải dài đến hàng trăm cây số.
Có lúc đến năm, sáu người một hàng ngang sát nhau. Nhiều người xướng ca, chân trần đi bộ trên đường nhựa đá giăm nóng. Trên sa mạc, các xe tải chở nước đậu bên ven đường.
Những người hành hương mang theo cờ xí và biểu ngữ. Trong đó có nhiều biểu ngữ có các dòng chữ kinh Koran, hoặc những lời khen ngợi cháu của sứ giả Mohammed, Hussein, người họ đến Karbala để tưởng nhớ sự hy sinh của ông. Chính cuộc tranh cãi ai sẽ lãnh đạo người Hồi giáo sau sứ giả Mohammed là nguyên do gây ra sự phân rẽ của người Shia và người Sunni theo đạo Hồi.
Trong 25 năm qua, người Shia đã bị cấm không cho hành hương đến Karbala. Các lực lượng an ninh của ông Saddam Hussein đã dựng lên các điểm kiểm soát trên các đường đi đến Karbala. Họ nổ súng nếu có ai cố đi hành hương.
Cho nên, làn sóng người đổ về Karbala hiện nay là biểu hiện của đức tin và cả sự ăn mừng quyền tự do mới của họ.(bbc)
Có lúc đến năm, sáu người một hàng ngang sát nhau. Nhiều người xướng ca, chân trần đi bộ trên đường nhựa đá giăm nóng. Trên sa mạc, các xe tải chở nước đậu bên ven đường.
Những người hành hương mang theo cờ xí và biểu ngữ. Trong đó có nhiều biểu ngữ có các dòng chữ kinh Koran, hoặc những lời khen ngợi cháu của sứ giả Mohammed, Hussein, người họ đến Karbala để tưởng nhớ sự hy sinh của ông. Chính cuộc tranh cãi ai sẽ lãnh đạo người Hồi giáo sau sứ giả Mohammed là nguyên do gây ra sự phân rẽ của người Shia và người Sunni theo đạo Hồi.
Trong 25 năm qua, người Shia đã bị cấm không cho hành hương đến Karbala. Các lực lượng an ninh của ông Saddam Hussein đã dựng lên các điểm kiểm soát trên các đường đi đến Karbala. Họ nổ súng nếu có ai cố đi hành hương.
Cho nên, làn sóng người đổ về Karbala hiện nay là biểu hiện của đức tin và cả sự ăn mừng quyền tự do mới của họ.(bbc)