Hình ảnh Chiếc lồng đèn và bánh Trung Thu
Hằng năm vào ngày Rằm tháng Tám âm lịch (15.Tháng Tám) - trong khoảng tháng Chín Dương lịch - theo tập tục văn hóa Việt Nam, là ngày Tết Trung Thu, hay còn gọi là Tết của trẻ em.
Vào dịp này trẻ em có tập tục cùng nhau đi rước lồng đèn dưới ánh trăng và ca hát, cùng được ăn bánh trung thu.
Chiếc lồng đèn các em cầm trong tay đi ca hát có nhiều hình thù khác nhau.
Đơn sơ và ý nghĩa hơn cả là chiếc lồng đèn làm bằng vật liệu đơn giản như tre trúc, rồi có giấy mầu dán chung quanh. Bên trong có đốt một cây nến nhỏ tỏa ánh sáng yếu ớt mà lại lung linh. Chiếc lồng đèn như thế không có gì là lộng lẫy sang trọng. N hưng lại biểu hiện tính sáng tạo theo tầm mức trí óc của trẻ em.
Nhìn chiếc lồng đèn trung thu như thế làm nhớ lại ánh sáng cây nến Rửa Tội ngày xưa lúc còn thơ bé đã lãnh nhận ngày nhận Bí Tích làn nước Rửa Tội. Ngọn lửa cây nến Rửa tội được đốt thắp lên từ ngọn lửa cây nến Chúa Kito phục sinh. Ánh sáng ngọn lửa cây nến Rửa tội, nếu so sánh với ánh sáng đèn điện, thì thật là mờ nhạt yếu kém. Nhưng đủ soi sáng cho tâm hồn đức tin, nhất là trong những khi gặp hoang mang chao đảo.
Ngày xưa Martin Luthero, cha đẻ khai sinh ra đạo Tin Lành, trong lúc hoài nghi bối rối, đã nhớ lại cây nến rửa tội của mình và đã viết thành chữ „ Tôi là người đã được rửa tội.“.
Ánh sáng yếu mờ nhạt phát tỏa ra từ chiếc lồng đèn trung thu em bé cầm trên tay làm nổi bật hình thù chiếc đèn, và những hình cắt vẽ dán chung quanh đèn.
Đời sống người tín hữu Chúa Kito có trong tâm hồn mình ánh sáng đức tin vào Chúa, cũng chiếu tỏa ra bên ngoài qua lời nói, cung cách thái độ sống cư xử với mọi người cùng chung sống, ánh sáng tình yêu của Chúa ra bên ngoài.
Ánh sáng chiếc lồng đèn trung thu của em bé nói lên niềm vui hạnh phúc của em ngày Tết Trung Thu, cùng mời gọi cùng tham gia vào niềm vui ngày Trung Thu dưới ánh trăng.
Một đời sống thấm nhuần đức tin vào Chúa tình yêu cũng qua cung cách sống chiếu toả ánh sáng ngọn lửa phục sinh của Chúa, Đấng mang niềm vui ơn cứu chuộc cho con người.
Không phải chỉ có chiếc lồng đèn ngày Tết Trung Thu, nhưng các em còn được ăn bánh trung thu nữa.
Bánh Trung Thu xưa nay có hai hình thức tròn hoặc vuông, hoặc là bánh nướng mầu nâu hay bánh dẻo mầu trắng. Nhân bánh có đậu xanh, với trái trứng muối, hay có bánh với nhân thập cẩm hạt sen, mứt bí, lạp xưởng. Bên trên mặt bánh có in hình mặt trăng, hay cành hoa lá...Và bánh thường mang vị ngọt nhiều.
Chiếc bánh trung thu để ăn, nhưng cũng nói lên một vài tâm tình cho suy nghĩ. Bánh trung thu nướng hay bánh dẻo đều nói lên qúa trình bột cần phải được nhồi pha chế cho dậy nổi. Rồi sau đó mới cho vào khuôn đúc thành hình và đem vào lò nướng, hay ủ hấp cho thành dẻo.
Đời sống con người từ khi lọt lòng mẹ mở mắt chào đời, người nào cũng phải sống trải qua những giai đoạn thời kỳ cần phải được chỉ dậy, tập luyện thi cử, trải qua những lúc gặp thử thách, những khi phải chịu đựng, những hoàn cảnh gặp khó khăn, gặp thất bại, phải hồi hộp lo lắng chờ đợi...Những giai đoạn thời kỳ như thế giúp cho trở thành người trưởng thành chín mùi.
Rồi lòng nhân bánh có nào là đậu xanh, trứng vịt muối, lạp xưởng, mứt bí, hạt sen...cùng đủ mọi hương mùi vị...Nhân bánh đem lại hương vị ngon miệng cho người ăn, không bị ngán, nếu chỉ có toàn bột nướng hay bột dẻo bọc bên ngoài.
Điều này cũng là hình ảnh đời sống con người chúng ta cũng có nhiều cái phải thâu nhận, phải học hỏi, phải thay đổi, mới tạo nên ngon, hấp dẫn cùng hữu ích cho người khác được.
Rồi vị mặn nồng của trứng vịt muối cùng phối hợp với vị ngọt của đường pha trộn lẫn trong bột hoặc các loại mứt trong nhân bánh, làm cho bánh thêm hương vị thơm ngon.
Đời sống con người cũng thế, nếu toàn dễ dãi, toàn cái có sẵn, toàn vị đường ngọt không giúp gì cho đời sống đi lên, nhiều khi lại làm cho đời sống đi xuống nữa.
Vị mặn là những cay đắng đau khổ, những chiến đấu thúc đẩy giúp vận dụng tâm trí sáng tạo cùng cố gắng vươn lên. Như thế cuộc sống không thành nhàm chán một chiều, cùng có ý nghĩa tích cực. Và thật ra ở đời có ai là không phải sống trải qua vị mặn, vị đắng cay đau khổ trong đời sống đâu?
Chúa Giêsu, là Con Thiên Chúa, cũng đã phải sống đau khổ, chịu bị xỉ nhục và sau cùng chết trên thập gía, để mang ơn cứu chuộc cho con người khỏi hình phạt tội lỗi.
„Trung thu Trăng sáng ta rước đèn đùa vui ca hát.
Trăng sáng trên cao, chiếu soi trời đất.
Lung linh ánh nến tô thắm màu đèn sao muôn sắc.
Vai sánh bên nhau, hát ca vang trời.
Hát lên em ơi!
Hát vang bạn hỡi!
Ánh trăng lung linh;
Trăng sáng trong ta, sáng trong muôn người.“
Mùa Trăng Trung Thu
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hằng năm vào ngày Rằm tháng Tám âm lịch (15.Tháng Tám) - trong khoảng tháng Chín Dương lịch - theo tập tục văn hóa Việt Nam, là ngày Tết Trung Thu, hay còn gọi là Tết của trẻ em.
Vào dịp này trẻ em có tập tục cùng nhau đi rước lồng đèn dưới ánh trăng và ca hát, cùng được ăn bánh trung thu.
Chiếc lồng đèn các em cầm trong tay đi ca hát có nhiều hình thù khác nhau.
Đơn sơ và ý nghĩa hơn cả là chiếc lồng đèn làm bằng vật liệu đơn giản như tre trúc, rồi có giấy mầu dán chung quanh. Bên trong có đốt một cây nến nhỏ tỏa ánh sáng yếu ớt mà lại lung linh. Chiếc lồng đèn như thế không có gì là lộng lẫy sang trọng. N hưng lại biểu hiện tính sáng tạo theo tầm mức trí óc của trẻ em.
Nhìn chiếc lồng đèn trung thu như thế làm nhớ lại ánh sáng cây nến Rửa Tội ngày xưa lúc còn thơ bé đã lãnh nhận ngày nhận Bí Tích làn nước Rửa Tội. Ngọn lửa cây nến Rửa tội được đốt thắp lên từ ngọn lửa cây nến Chúa Kito phục sinh. Ánh sáng ngọn lửa cây nến Rửa tội, nếu so sánh với ánh sáng đèn điện, thì thật là mờ nhạt yếu kém. Nhưng đủ soi sáng cho tâm hồn đức tin, nhất là trong những khi gặp hoang mang chao đảo.
Ngày xưa Martin Luthero, cha đẻ khai sinh ra đạo Tin Lành, trong lúc hoài nghi bối rối, đã nhớ lại cây nến rửa tội của mình và đã viết thành chữ „ Tôi là người đã được rửa tội.“.
Ánh sáng yếu mờ nhạt phát tỏa ra từ chiếc lồng đèn trung thu em bé cầm trên tay làm nổi bật hình thù chiếc đèn, và những hình cắt vẽ dán chung quanh đèn.
Đời sống người tín hữu Chúa Kito có trong tâm hồn mình ánh sáng đức tin vào Chúa, cũng chiếu tỏa ra bên ngoài qua lời nói, cung cách thái độ sống cư xử với mọi người cùng chung sống, ánh sáng tình yêu của Chúa ra bên ngoài.
Ánh sáng chiếc lồng đèn trung thu của em bé nói lên niềm vui hạnh phúc của em ngày Tết Trung Thu, cùng mời gọi cùng tham gia vào niềm vui ngày Trung Thu dưới ánh trăng.
Một đời sống thấm nhuần đức tin vào Chúa tình yêu cũng qua cung cách sống chiếu toả ánh sáng ngọn lửa phục sinh của Chúa, Đấng mang niềm vui ơn cứu chuộc cho con người.
Không phải chỉ có chiếc lồng đèn ngày Tết Trung Thu, nhưng các em còn được ăn bánh trung thu nữa.
Bánh Trung Thu xưa nay có hai hình thức tròn hoặc vuông, hoặc là bánh nướng mầu nâu hay bánh dẻo mầu trắng. Nhân bánh có đậu xanh, với trái trứng muối, hay có bánh với nhân thập cẩm hạt sen, mứt bí, lạp xưởng. Bên trên mặt bánh có in hình mặt trăng, hay cành hoa lá...Và bánh thường mang vị ngọt nhiều.
Chiếc bánh trung thu để ăn, nhưng cũng nói lên một vài tâm tình cho suy nghĩ. Bánh trung thu nướng hay bánh dẻo đều nói lên qúa trình bột cần phải được nhồi pha chế cho dậy nổi. Rồi sau đó mới cho vào khuôn đúc thành hình và đem vào lò nướng, hay ủ hấp cho thành dẻo.
Đời sống con người từ khi lọt lòng mẹ mở mắt chào đời, người nào cũng phải sống trải qua những giai đoạn thời kỳ cần phải được chỉ dậy, tập luyện thi cử, trải qua những lúc gặp thử thách, những khi phải chịu đựng, những hoàn cảnh gặp khó khăn, gặp thất bại, phải hồi hộp lo lắng chờ đợi...Những giai đoạn thời kỳ như thế giúp cho trở thành người trưởng thành chín mùi.
Rồi lòng nhân bánh có nào là đậu xanh, trứng vịt muối, lạp xưởng, mứt bí, hạt sen...cùng đủ mọi hương mùi vị...Nhân bánh đem lại hương vị ngon miệng cho người ăn, không bị ngán, nếu chỉ có toàn bột nướng hay bột dẻo bọc bên ngoài.
Điều này cũng là hình ảnh đời sống con người chúng ta cũng có nhiều cái phải thâu nhận, phải học hỏi, phải thay đổi, mới tạo nên ngon, hấp dẫn cùng hữu ích cho người khác được.
Rồi vị mặn nồng của trứng vịt muối cùng phối hợp với vị ngọt của đường pha trộn lẫn trong bột hoặc các loại mứt trong nhân bánh, làm cho bánh thêm hương vị thơm ngon.
Đời sống con người cũng thế, nếu toàn dễ dãi, toàn cái có sẵn, toàn vị đường ngọt không giúp gì cho đời sống đi lên, nhiều khi lại làm cho đời sống đi xuống nữa.
Vị mặn là những cay đắng đau khổ, những chiến đấu thúc đẩy giúp vận dụng tâm trí sáng tạo cùng cố gắng vươn lên. Như thế cuộc sống không thành nhàm chán một chiều, cùng có ý nghĩa tích cực. Và thật ra ở đời có ai là không phải sống trải qua vị mặn, vị đắng cay đau khổ trong đời sống đâu?
Chúa Giêsu, là Con Thiên Chúa, cũng đã phải sống đau khổ, chịu bị xỉ nhục và sau cùng chết trên thập gía, để mang ơn cứu chuộc cho con người khỏi hình phạt tội lỗi.
„Trung thu Trăng sáng ta rước đèn đùa vui ca hát.
Trăng sáng trên cao, chiếu soi trời đất.
Lung linh ánh nến tô thắm màu đèn sao muôn sắc.
Vai sánh bên nhau, hát ca vang trời.
Hát lên em ơi!
Hát vang bạn hỡi!
Ánh trăng lung linh;
Trăng sáng trong ta, sáng trong muôn người.“
Mùa Trăng Trung Thu
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long