Một Thông điệp tuyệt vời: Đức Phanxicô kêu gọi các nhà lãnh đạo hãy thúc đẩy lợi ích chung cho mọi dân tộc và mọi quốc gia
Thanh Quảng - (Tin Vatican - Linda Bordoni)
Lời kêu gọi khẩn thiết của Đức Phanxicô nhằm kiến tạo các điều kiện cho một thế giới công bằng và huynh đệ, đã vang vọng trong toàn bộ chuyến tông du đến Châu Đại Dương và Đông Nam Á.
Từ Dili đến Singapore. Thật là một khác biệt văn hóa. Thật là một trải nghiệm sâu sắc khi được chạm vào hai thực tại của thế giới ngày càng phân cực của chúng ta, được đánh dấu bằng sự bất công, bất bình đẳng, mà như Đức Phanxicô không ngừng nhắc nhở chúng ta, dẫn đến hiện tượng di cư cưỡng bức, bóc lột, hận thù và xung đột.
Trong trạm dừng chân cuối cùng ở Singapore, một trong những trung tâm thương mại, kinh tế và tài chính giàu có bậc nhất thế giới, chúng ta đã đạt những trải nghiệm khác biệt, khi gặp gỡ dân chúng Indonesia, những người đang cố gắng giữ gìn cấu trúc xã hội rất mong manh của một quốc gia cực kỳ đa dạng; với những người dân gần như bị lãng quên ở những vùng xa xôi của đảo quốc Papua New Guinea, nơi nhiều người vẫn sống trong cảnh không có điện hoặc nước sạch; và với người dân Timor-Leste, những người đang đấu tranh để vượt qua nhiều thập kỷ bị thực dân hóa, bị xâm lược và đói nghèo.
Hành trình của chuyến đi đã nêu bật một cách mạnh mẽ rất nhiều vấn đề mà Đức Giáo Hoàng tiếp tục đưa ra trước diễn đàn quốc tế với sự cấp bách của một người có thể cảm thấy rằng thời gian đang cấp thiết...
Tại quốc gia Indonesia, đa nguyên và đa dạng, ĐTC nhấn mạnh đến nhu cầu cam kết bền vững để tiếp tục thúc đẩy và duy trì đối thoại liên tôn nhằm chống lại những xung đột và chia rẽ.
Tại Papua New Guinea xa xôi, nơi mực nước biển dâng cao ngày càng đe dọa nhậm chìm ngôi nhà của các nữ tu truyền giáo, ngài đã đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp để cùng nhau bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta.
Tại quốc gia non trẻ Timor-Leste, nơi 60 phần trăm dân số dưới 35 tuổi, ĐTC nhấn mạnh đến nhu cầu chuyển giao quyền cho những người trẻ và cung cấp cho họ các công cụ để xây dựng một tương lai hòa bình.
Còn Singapore thì sao? Vâng, Đức Giáo Hoàng nhận xét, thực tế là Singapore có "quyền tiếp cận vốn, công nghệ và nhân tài" đưa nước này lên hàng đầu trong sự phát triển bền vững và các giải pháp sáng tạo, có nghĩa là nước này có trách nhiệm tiếp tục làm việc "vì lợi ích cho nhân loại và lợi ích chung của tất cả mọi người và mọi quốc gia".
Tuy nhiên, ĐTC cảnh báo, “theo cách không loại trừ người khác hoặc không chỉ giới hạn vào lợi ích một quốc gia”.
Có lẽ đây chính là chìa khóa khi chúng ta cố gắng xây dựng vô số thông điệp và ấn tượng về chuyến tông du sắp kết thúc: những người có phương tiện, như Singapore, “một ví dụ điển hình về những gì nhân loại có thể đạt được bằng cách cùng nhau làm việc trong sự hòa hợp”, ngày càng được kêu gọi cấp bách hơn để làm như vậy với “tinh thần bao trùm và tình anh em”, khi mọi người nam nữ trên toàn cầu cùng nỗ lực “xây dựng một thế giới mà lợi ích chung được coi trọng” - trước khi mọi sự muộn màng!...
Thanh Quảng - (Tin Vatican - Linda Bordoni)
Lời kêu gọi khẩn thiết của Đức Phanxicô nhằm kiến tạo các điều kiện cho một thế giới công bằng và huynh đệ, đã vang vọng trong toàn bộ chuyến tông du đến Châu Đại Dương và Đông Nam Á.
Từ Dili đến Singapore. Thật là một khác biệt văn hóa. Thật là một trải nghiệm sâu sắc khi được chạm vào hai thực tại của thế giới ngày càng phân cực của chúng ta, được đánh dấu bằng sự bất công, bất bình đẳng, mà như Đức Phanxicô không ngừng nhắc nhở chúng ta, dẫn đến hiện tượng di cư cưỡng bức, bóc lột, hận thù và xung đột.
Trong trạm dừng chân cuối cùng ở Singapore, một trong những trung tâm thương mại, kinh tế và tài chính giàu có bậc nhất thế giới, chúng ta đã đạt những trải nghiệm khác biệt, khi gặp gỡ dân chúng Indonesia, những người đang cố gắng giữ gìn cấu trúc xã hội rất mong manh của một quốc gia cực kỳ đa dạng; với những người dân gần như bị lãng quên ở những vùng xa xôi của đảo quốc Papua New Guinea, nơi nhiều người vẫn sống trong cảnh không có điện hoặc nước sạch; và với người dân Timor-Leste, những người đang đấu tranh để vượt qua nhiều thập kỷ bị thực dân hóa, bị xâm lược và đói nghèo.
Hành trình của chuyến đi đã nêu bật một cách mạnh mẽ rất nhiều vấn đề mà Đức Giáo Hoàng tiếp tục đưa ra trước diễn đàn quốc tế với sự cấp bách của một người có thể cảm thấy rằng thời gian đang cấp thiết...
Tại quốc gia Indonesia, đa nguyên và đa dạng, ĐTC nhấn mạnh đến nhu cầu cam kết bền vững để tiếp tục thúc đẩy và duy trì đối thoại liên tôn nhằm chống lại những xung đột và chia rẽ.
Tại Papua New Guinea xa xôi, nơi mực nước biển dâng cao ngày càng đe dọa nhậm chìm ngôi nhà của các nữ tu truyền giáo, ngài đã đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp để cùng nhau bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta.
Tại quốc gia non trẻ Timor-Leste, nơi 60 phần trăm dân số dưới 35 tuổi, ĐTC nhấn mạnh đến nhu cầu chuyển giao quyền cho những người trẻ và cung cấp cho họ các công cụ để xây dựng một tương lai hòa bình.
Còn Singapore thì sao? Vâng, Đức Giáo Hoàng nhận xét, thực tế là Singapore có "quyền tiếp cận vốn, công nghệ và nhân tài" đưa nước này lên hàng đầu trong sự phát triển bền vững và các giải pháp sáng tạo, có nghĩa là nước này có trách nhiệm tiếp tục làm việc "vì lợi ích cho nhân loại và lợi ích chung của tất cả mọi người và mọi quốc gia".
Tuy nhiên, ĐTC cảnh báo, “theo cách không loại trừ người khác hoặc không chỉ giới hạn vào lợi ích một quốc gia”.
Có lẽ đây chính là chìa khóa khi chúng ta cố gắng xây dựng vô số thông điệp và ấn tượng về chuyến tông du sắp kết thúc: những người có phương tiện, như Singapore, “một ví dụ điển hình về những gì nhân loại có thể đạt được bằng cách cùng nhau làm việc trong sự hòa hợp”, ngày càng được kêu gọi cấp bách hơn để làm như vậy với “tinh thần bao trùm và tình anh em”, khi mọi người nam nữ trên toàn cầu cùng nỗ lực “xây dựng một thế giới mà lợi ích chung được coi trọng” - trước khi mọi sự muộn màng!...