Lá thư Canada
Năm mới và Thập Giá mới
Lễ Giáng Sinh 2023 vừa qua. Ông hàng xóm da trắng gặp tôi hôm qua tỏ ra không vui lắm về lễ này, các cụ có biết tại sao không. Thưa vì sau lễ không có tuyết. Người da trắng ở đây tin rằng năm nào mà đi lễ Giáng sinh nửa đêm xong, lúc ra về mà tuyết bắt đầu rơi thì năm đó hên lắm. Thế mà năm nay lễ xong mà chả có tuyêt gì cả. Ông hàng xóm da trắng của tôi chỉ buồn chút xíu thôi. Rồi ông cười và nói tiếp : Mình được thế này là hên lắm rối đó, chứ bây giờ mở máy ra, trên mạng toàn máu lửa, ngày xưa thì ông Tàu gây chiến, bây giờ thì ông Nga Putin gây chiến, mà cuộc chiến hình như sẽ còn dài và mù mịt lắm. Bây giờ Ông Do Thái và ông Hamas cũng đang sống chết với nhau. Cứ mở đài là thấy khói lửa. Ngày xưa trước 1975, mở báo thấy nhà tan cửa nát là đã sợ run lên, bây giờ thì thấy thường quá rồi, chả còn run gì nữa. Lời chúc lễ Giáng Sinh ‘ Bình An dưới thế ’nghe như là một giấc mơ.
Cụ Chánh tiên chỉ kể kinh nghiệm chiến tranh ở VN hồi tết Mậu Thân 1968 ở Saigon. Đây là lời thuật của một người thân ở Bảy Hiền gần ngã tư Phú Thọ và Trại Nhảy Dù kể cho cụ nghe. Mấy ngày tết quân VC về đầy xóm, đồng bào ta thấy bóng VC là vội bỏ nhà bỏ cửa chạy thoát thân. Sau 2 ngày khói lửa, VC bỏ chạy. Phe ta mới lần lần trở về nhà và thấy đổ nát tan tành khắp nơi. Bà vợ ông hối hả vào nhà trước tiên rôi chạy vội ra mặt tái mét, nói không thành lời : ông ơi, trong nhà có xác VC. Tôi cũng run rẩy bước vào và thấy xác một chú VC năm chết ngay giữa nhà, mặt úp xuống đât. Tôi lật mặt nó lên thì tự nhiên máu ở miệng và tai nó chảy ra. Tôi cho đây là điềm lạ và gở, bèn cúi xuống tìm giấy tờ. Có một cuốn sổ nhỏ và một tấm hình trong túi áo. Đọc chưa hết nửa trang thì mắt tôi hoa lên. Chúa ơi, đây chính là thằng con trai của tôi. Năm 1954 bố mẹ tôi không chịu di cư vì không thể bỏ gia tài và phần mộ tổ tiên. Chúng tôi đành bỏ lại cháu lớn mới 9 tuổi để nó lớn lên sẽ phụng dưỡng bố mẹ thay chúng tôi. Trong cuốn sổ tay, nó viết thế này : bố mẹ ơi, ông bà chết rồi, ông bà bị giết vì có án địa chủ. Con bị bắt đi lính. Con theo quân đoàn vượt Trường Sơn vào Nam, mục đích chính là tìm bố mẹ. Con nhớ bố mẹ lắm. Bố mẹ đang ở đâu xin cho con biết, bố mẹ ơi ! Bố mẹ ơi !
Nào ai ngờ được đứa con đã vào đúng ngay nhà bố mẹ mình, đã gục chết ngay trong nhà bố mẹ.
Cụ Chánh bảo ông bố vừa kể cho cụ nghe chuyện này vừa khóc. Cụ B.95 nghe xong chuyện thì cũng khóc. Cụ cũng nức nở kể : Hồi 1954 tôi cũng có 1 cháu trai. Bố cháu thì đang đi lính Cụ Hồ từ hồi 1945. Mẹ con tôi đều mong bố cháu về sớm để cùng di cư vào Nam, nhưng chớ hoài không thấy nên tôi mới gửi thằng cháu duy nhất nơi ông chú vào Nam trước, tôi cố chờ ông nhà tôi về rồi sẽ vào Nam sau. Ai ngờ mãi cuối năm 1954 tôi mới được giấy báo tử. Mọi sự đã trễ. Tôi phải ở lại Hà Nội qua bao nhiêu sóng gió. Năm 1975 tôi có vào Nam tìm cháu, nhưng cháu đã theo ông chú vượt biên, và được Canada nhận. Cuối cùng nhờ bạn bè thì mẹ con liên lạc được với nhau, và cháu đã bảo lãnh tôi thẳng từ Hà Nội sang Canada. Thật là một phép lạ. Cháu đã lấy vợ, vợ cháu là người Huế, ở trong nhóm phe các bà làng An Lạc này. Cháu, rất thân với Chị Ba.
Cụ Chánh tiên chỉ làng thấy chuyện chiến tranh đã làm cả làng không vui bèn chuyển hướng, cụ xin ông bồ sách Từ Hòe nói chuyện gì vui như chuyên con rồng. Ông Từ Hòe kể ngay,
Rằng trong 12 con giáp chỉ có con rồng là linh thiêng nhất. Ở phương tây thì rồng bị coi là ma quỷ, còn bên ta thì rồng dược coi linh thiêng, là thần. Tôi có ông bạn tên là Long. Sang tới Canada ông vẫn giữ tên Long, bạn bè da trắng ai cũng cười, sao lại lấy tên con rồng là tên con quỷ. Ông mặc kệ. Tên cha mẹ đặt cho tôi sẽ giữ suốt đời. Kệ các anh, các anh coi con rồng là ma quỷ là quyền của các anh còn chúng tôi coi rồng là thần là quyền chúng tôi. Nước tôi coi rồng là thần giữ nước. Có rất nhiều chuyện về rồng. Các anh muốn nghe ư? Nhiều lắm. Xin kể một chuyện rồng. Rằng xưa rồng là vua dưới nước, tên là Long Vương. Ngày xưa Long Vương thấy cả ngày chỉ ngắm con sò con ốc dưới nước thì ngán quá, bèn lên bờ đổi không khí. Rồng bèn bỏ thân xác rồng đầu lân da rắn chân kỳ đà mà biến thành một chàng trai tuấn tú lên mặt đất. Lên xong, Long Vương thấy cái gì cũng vui mắt, nhất là con gái trần gian thì đẹp quá sức. Long Vương mải mê vừa đi vừa nhìn ngắm thế giới trần gian. Ròi Long Vương thấy mệt liền tìm một bụi cây nằm nghỉ, và vua rông thiếp đi. Bỗng có tiếng sột soạt, bỗng có tiếng nước róc rách từ lá cây bụi rậm đổ xuống, Vua rồng mở mắt nhìn lên. Bỗng vua nổi giận, quát lớn tiếng : Mưa gió là quyền của ta, sao tụi bay ngao sò dám đội lốt người lên làm mưa gió hả? Cô gái đang ngồi tè giật mình kinh sợ té bò càng. Khi hoàn hồn cô vừa kéo quần vừa sừng sộ : thằng cha vô duyên, nhìn lén người ta mà còn làm dữ hả. Vua rồng giận quá quát lại : Đừng có cãi, dù mi đội lốt người nhưng không dấu nổi mắt ta là mắt vua rồng. Ta chỉ thoáng nhìn là biết ngay mi là ai, mi thuộc dòng sò huyết, phải không? Cô gái xấu hổ quá, tưởng gặp thằng điên máu dê bèn ù té chạy. Long Vương hậm hực : Mẹ kiếp, ta mới bỏ thủ cung mấy ngày mà đã loạn. Ta sẽ về cung ngay bây giờ để trị bọn sò huyết dám làm loạn này…
Cả làng nghe xong chuyện con rồng thì thích quá, cười ầm lên.
Thấy không khí tết vui vẻ như đang đến, cả làng thi nhau kể các chuyện cười. Cụ Chánh bảo bữa nay ăn tết, xin cho cả làng kể các thứ chuyện, phe liền ông thích quá. Liền có ngay.
Rằng bữa đó các cán bộ gộc VC họp nhậu nhẹt, anh nào cũng say xỉn. Và có cuộc thi kể chuyện cười đề cao Bác và Đảng. Cán bộ A kể : Nhờ sự chỉ đạo của Dảng, nước VN bây giờ tiến bộ vượt bực, đàn bà VN ta bây giờ đẻ con nơi rốn. Ai cũng cười và phê bình bạn A là nói sai. Quan cán A biết mình hố nên nói tiếp : Tôi say quá nên nói lẫn : Đàn bà VN bây giờ, dưới sư lãnh đạo anh minh của Đảng, đều đẻ con dưới rốn một gang.
Cụ B.95 lên tiếng ngay; xin đừng kể chuyện cười của VC hay về VC nữa, tôi nghe đầy lỗ tai rồi, tôi phải nói thế nếu không thì có bác sẽ kể chuyện VC khoe phụ nữ bác Hồ đã kéo càng máy bay lên thẳng của Mỹ xuống đất…Cả làng gật gù. Đúng vậy. Nhiều nhà văn đang thu nhặt các chuyện cười của VC, nghe đâu đã tới ngàn trang.
Xin hết chuyện dài về VC. Ông H.O. kể sang đề khác : Một công chức kia làm ca chiều về nhà trễ. Ông kể với thằng bạn thân : Bữa đó về tới nhà thì nhà bị cúp điện tối thui. Tao thấy thấp thoáng thấy bóng người tưởng là cô tớ gái ra mở cửa bèn ôm chầm lấy mà hôn tới tấp, nhè đâu lại là chính bà xã ! Ông bạn bèn hỏi : Thế cậu không lên tiếng gì sao?. Ông đáp không. Bạn lại nói tiếp : vợ chồng hôn nhau là chuyện bình thường thì có sao ! Tớ không nói nhưng vợ tớ nói mới đau chứ. Vợ tớ nói : Sao anh tới mà không báo trước! Xin chạy ngay đi, vì thằng chồng em sắp về đến nơi rồi.
Ông còn kể một chuyện nữa. Rằng có mộ cặp vợ chồng kia, chồng già mà vợ rất trẻ. Đêm dó hai vợ cHồng Yêu nhau, mãi mới xong. Sáng hôm sau thức dậy, ông chồng mệt mã đi tắm. Tắm xong ông nói với vợ : Chà, tắm xong anh tháy sướng quá như trẻ lai 30 tuổi ! Cô vợ bèn nói ngay : tại sao tối hôm qua anh không đi tắm trước khi yêu nhau!
Ông Từ Hòe thấy 2 chuyện này không hay bèn xin kể một chuyện cũng về vợ chồng. Rắng bữa đó lên giường rồi vợ chồng mới nói chuyện khan để chờ giấc ngủ. Bà vợ hỏi chồng; ngày xưa còn bé thì anh bú sữa gì? Ông chồng trả lời ngay : Nhiều thứ lắm, mẹ anh mua thứ gì anh bú thứ đó, còn bé thì Sữa Bông Trắng, Sữa Mẹ Bồng Con, Sưa Ông Thọ. Lớn lên thì Sữa Hai Trái Núi. Rồi ông chồng hỏi lại vợ. Thế còn em thì sao? Cô vợ trả lời : Còn bé xíu thì bú sữa Ông Thọ, sữa Ba Đồng Tiền, rồi sau này lớn lên em bú sữa con chim. Nghe đến đây thì hai vợ chồng phá ra cười rồi đấm nhau thùm thụp. Và đêm ấy họ ngủ rất ngon.
Làng tôi họp cuối tuần vui thế đấy các cụ a.
Trong lúc làng đang vui cười rôm rả như vậy thì có tiếng gõ cửa. Cụ Chánh chạy ra xem ai đến mà không báo trước, thì, trời ơi, các cụ có biết ai gõ cửa không. Thưa đó là Cha Paolo vị đại ân nhân của gia đình cụ Chánh. Các cụ nhớ chứ, chuyện này tôi có kể một lần rồi mà. Cái gốc là từ Anh John. Hồi 1953, anh John sang Saigon trong phái bộ Canada trong ủy ban quốc tế đình chiến. Phái bộ này gồm 3 nước Canada, Ba Lan và Ấn Độ. Phái đoàn Canada đóng ở Biên Hòa. Và Anh John đã gặp Chị Ba ở đây. Chị Ba lúc đó là giáo sư Anh Văn làm thông dịch cho phái đoàn. Anh John đã mê Chị Ba ngay từ đầu, rồi hai người lấy nhau. Năm 1975 hiệp định đình chiến ký xong, anh John và phái đoàn về nước. Chị Ba đã theo chồng về Canada. Anh chị cư trú ở Toronto, thuộc giáo xứ của Cha Paolo. Cha Paolo là người Canada gốc Ý. Năm 1980 phong trào thuyền nhân VN bùng lên, Anh John và Chị Ba đã xin giáo xứ Cha Paolo bảo trợ thuyền nhân tỵ nạn theo chương trình bác ái của Tòa Giám Mục Toronto. Và gia đình đầu tiên mà giáo xứ Cha Paolo bảo trợ là gia đình cụa Chánh. Anh John là thành viên hội bảo trợ của giáo xứ. Anh John kể là khi gia đình cụ Chánh từ trại tỵ nan sang, thì toàn ủy ban với Cha Paolo đã ra đón tận phi trường. Chị Ba làm thông dịch. Khi Cha Paolo và ban bảo trợ giáp mặt gia đình cụ Chánh, sau lời chào mừng thì Cha Paolo nói ngay : Theo hồ sơ thì chúng tôi được biết gia đình cụ theo đạo ông bà, vậy xin cụ cứ an tâm và an lòng, xin gia đình cụ cứ tiếp tục giữ đạo ông bà, không phải lo cải sang đạo Công Giáo của chúng tôi. Nghe đến đây thì cụ Chánh chảy nước mắt, cụ không ngờ được việc này.
Cả gia đình cụ Chánh tỏ ra cảm động lắm và luôn coi Cha Paolo là đại ân nhân.. Gia đình cụ Chánh và Cha Paolo rất thân với nhau. Hai bên như có duyên với nhau từ kiếp trước Chỉ mấy năm sau cả nhà cụ Chánh đã xin nhập đạo Công Giáo. Mỗi năm dịp tết nguyên đán thì Cha Paolo đến tết Cụ Chánh. Năm nay Cha đến và mừng tuổi Cụ Chánh cây thập giá loại mới. Các cụ còn nhớ có lần tôi ao ước giáo hội CG cải tổ, bỏ cây thập giá có hình Chúa Giêsu trần trụi, đầy thương tích máu me, hai tay bị đóng đinh, nằm chết thảm thương trên cây thập giá, mà thay bằng cây thập giá theo lối mới, nghĩa là trên thập giá, thay vì tượng Chúa Giêsu chết thảm bại thì bây giờ là tượng Chúa khải hoàn. Phía sau vẫn là cây thập giá, nhưng phía trước là một Chúa Giesu khải hoàn đã sống lại, Chúa không trần trụi mà là Chúa có bận y phục nét mặt tươi cười, hai tay ngài giơ cao như chào mời mọi người. Tôi thích cây thập giá lối mới này quá. Đây là mầu nhiệm Đức Tin : Chúa chết và đã sống lại. Cụ Chánh và cả làng tôi đã say mê nhìn ngắm cây thánh giá có biểu tượng mới mà không ai chán mắt và cứ hỏi ngài mua thánh giá kiểu mới này ở đâu.
Chuyện Cha Paolo và cây thánh giá kiểu mới còn dài, xin hẹn các cụ thư sau sẽ kể nhiều hơn nha. Các cụ có yêu cây thánh giá kiểu mới này không cơ?
Kính chào Năm mới Con Rồng 2024.