Giáo sĩ đi nghỉ hưu
Ngày xưa trong Hội Thánh Công Giáo có tập tục nếp sống : Linh mục sống chết với xứ đạo nơi mình phục vụ sinh sống!
Và vì thế Linh mục coi sóc xứ đạo thường ở đó cho tới ngày cuối cùng của cuộc đời. Cha xứ qua đời, giáo dân xứ đạo tổ chức lễ an táng cho ngài, như người cha gia đình vậy.
Xứ đạo như gia đình của vị Linh mục. Vị Linh mục chính xứ như người cha tinh thần của xứ đạo. Bên tây phương có suy nghĩ hay quan niệm bình dân: Linh mục „kết hôn“ với xứ đạo mình trông coi!
Nhưng nếp sống, quan niệm đó ngày nay thay đổi ra khác nhiều. Thay vào đó vị linh mục, ít là linh mục giáo phận hay còn gọi là „linh mục triều“, bắt đầu tuổi thất tuần thượng thọ, 70 tuổi, được (hay khuyên) đi nghỉ hưu.
Luật Hội Thánh, luật của các Giáo Phận qui định như thế.
Công việc mục vụ xứ đạo theo dòng thời gian và bước tiến triển của xã hội đời sống ngày càng có những thay đổi, những thách thức mới đặt ra, nhất là về hành chánh quản trị, về mối tương quan đạo đời, về chu vi diện tích xứ đạo, như bên Âu Châu, bên Nam Mỹ Châu, càng xa rộng lớn thêm ra cho nhu cầu mục vụ.
Nên rất nhiều khi trở thành nỗi lo âu không chỉ về tâm trí tinh thần, mà còn cả gánh nặng phần thể xác sức khoẻ cho vị linh mục làm việc mục vụ trông coi xứ đạo.
Và hơn nữa, luật lao động xã hội cũng có những qui định lao động, y tế chặt chẽ về tuổi lao động cho con người..
Và nhiệm vụ tinh thần mục vụ của Linh mục giữa giáo dân không chỉ là việc dâng Thánh lễ, cử hành các Bí tích, như một cỗ máy. Nhưng trong khi thi hành nhịêm vụ đó, ngoài khía cạnh đạo đức như luật dậy, vị Linh mục phải sống tình con người có lòng thương cảm cùng đồng hành chia sẻ với mọi người.
Nên khi tuổi trời đã cao, vượt qua tầng thất thập, sự nhậy bén tinh tế của tinh thần, của tầng thần kinh cũng giảm bớt đi. Đó qui luật tuần hoàn của thiên nhiên. Và nhất là suy nghĩ cùng ngôn ngữ cách cư xử trở nên khác, hay không còn theo bắt kịp tần số làn sóng của xã hội, nhất là thế hệ người trẻ nữa!
Lớp người trẻ hôm nay là tương lai của Hội Thánh, của xứ đạo ngày mai. Vì thế các Đấng bản quyền trong Hội Thánh nhìn nhận ra nhu cầu nghỉ hưu cho các Linh mục, và đồng thôi cũng nghĩ tới lợi ích tương lai sức sống phát triển của Hội Thánh.
Linh mục, tuy là người dấn thân hy sinh cả đời sống cho Hội Thánh Chúa, cho tiếng Gọi của Chúa. Nhưng họ cũng là con người như bao con người khác do Chúa tạo dựng nên. Họ, vì thế, không chỉ có nhu cầu trách nhiệm hoạt động, mà cũng còn có nhu cầu được nghỉ ngơi sau thời gian gánh vác hoạt động khi bước vào thất tuần thượng thọ, hay khi sức khoẻ tinh thần và thể xác yếu kém giảm sút.
Đó là lòng đạo đức, là cung cách lòng nhân đạo!
Linh mục hay vị Giáo Sĩ nào trong Hội Thánh, như Đức Giáo Hoàng emeritus Benedictô XVI. hay các Giám mục nghỉ hưu trên thế giới từ 75 tuổi, vẫn luôn là Linh mục, là Giám Mục với chức vụ thánh. Nhưng không có trách nhiệm cai quản việc mục vụ xứ đạo hay Giáo phận nữa.
Các Linh mục đi nghỉ hưu lui vào cuộc sống thầm lặng. Nhưng họ vẫn sống cầu nguyện cho Hội Thánh, nhất là cho những người trong xứ đạo, mà họ đã cùng chung sống làm việc mục vụ ngày xưa.
Các linh mục đi nghỉ hưu, tuy ở xa, nhưng vẫn luôn nhớ đến con chiên bổn đạo xứ đạo ngày xưa của mình trong những kỷ niệm vui buồn với mọi người của xứ đạo khi xưa, lời kinh khấn nguyện nhớ đến xứ đạo.
Và con chiên giáo dân ngày xưa đã cùng chung sống con đường đời sống đức tin với cha xứ của mình cũng luôn nhớ đến người cha nghỉ hưu với những kỷ niệm thân tình và với lòng biết ơn, cùng cầu nguyện cho các ngài, liên lạc với các ngài.
Đức Giáo Hoàng emeritus Benedictô XVI. đã tâm sự nói về kinh nghiệm, cảm nghiệm đi nghỉ hưu của mình: „ Không đâu. con đường nghỉ hưu của tôi không chỉ do từ trên cao cùng đồng hành dẫn dắt. Hằng ngày tôi nhận được nhiều thư từ… không chỉ của các vị quyền qúi trên thế giới, nhưng còn từ những người dân bình thường có đời sống khiêm nhường. Họ muốn biết tôi sống thế nào, qua đó họ gần gũi với tôi, và họ cầu nguyện cho tôi. Họ sống tình liên đới với tôi.
Từ những điều đó tôi lớn mạnh thêm trong sự tin tưởng vượt qua những khoảnh khắc khó khăn. Và vững tin rằng Thiên Chúa luôn dẫn dắt nuôi dưỡng Giáo Hội của Người. Ngày xưa Ngài đã trao cho trách vụ đứng đầu Giáo hội Chúa ở trần gian đó cho tôi, và bây giờ tôi có thể trao lại trong tay Ngài. Sự nâng đỡ đó vẫn luôn liên tục, không bị cắt đứt, cả sau khi tôi thoái vị xin rút lui vào sống ẩn dật.
Điều tôi đã đoan hứa cùng Thiên Chúa và cùng mọi người, mà Ngài cũng như mọi người hằng đoan hứa yêu mến nâng đỡ tôi, tôi chỉ có thể nói lên tâm tình tạ ơn Chúa và lời cám ơn mọi người.“ (Elio Guerriero, BENEDIKT XVI., Die Biografie, Herder, Freiburg i. Breigau 2018,Tr. 586-587).
Giữ mối dây liên lạc sống động thân tình với các Linh mục nghỉ hưu là liều thuốc bổ cho tinh thần và cho sức khoẻ thể xác của các ngài rất nhiều.
Thật không gì đạo đức, chan chứa tình yêu mến và cảm động qúy báu hơn nữa!
Chúa Nhật Chúa chiên lành cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục
và nhớ về các Giám Mục, các Linh mục đi nghỉ hưu.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Ngày xưa trong Hội Thánh Công Giáo có tập tục nếp sống : Linh mục sống chết với xứ đạo nơi mình phục vụ sinh sống!
Và vì thế Linh mục coi sóc xứ đạo thường ở đó cho tới ngày cuối cùng của cuộc đời. Cha xứ qua đời, giáo dân xứ đạo tổ chức lễ an táng cho ngài, như người cha gia đình vậy.
Xứ đạo như gia đình của vị Linh mục. Vị Linh mục chính xứ như người cha tinh thần của xứ đạo. Bên tây phương có suy nghĩ hay quan niệm bình dân: Linh mục „kết hôn“ với xứ đạo mình trông coi!
Nhưng nếp sống, quan niệm đó ngày nay thay đổi ra khác nhiều. Thay vào đó vị linh mục, ít là linh mục giáo phận hay còn gọi là „linh mục triều“, bắt đầu tuổi thất tuần thượng thọ, 70 tuổi, được (hay khuyên) đi nghỉ hưu.
Luật Hội Thánh, luật của các Giáo Phận qui định như thế.
Công việc mục vụ xứ đạo theo dòng thời gian và bước tiến triển của xã hội đời sống ngày càng có những thay đổi, những thách thức mới đặt ra, nhất là về hành chánh quản trị, về mối tương quan đạo đời, về chu vi diện tích xứ đạo, như bên Âu Châu, bên Nam Mỹ Châu, càng xa rộng lớn thêm ra cho nhu cầu mục vụ.
Nên rất nhiều khi trở thành nỗi lo âu không chỉ về tâm trí tinh thần, mà còn cả gánh nặng phần thể xác sức khoẻ cho vị linh mục làm việc mục vụ trông coi xứ đạo.
Và hơn nữa, luật lao động xã hội cũng có những qui định lao động, y tế chặt chẽ về tuổi lao động cho con người..
Và nhiệm vụ tinh thần mục vụ của Linh mục giữa giáo dân không chỉ là việc dâng Thánh lễ, cử hành các Bí tích, như một cỗ máy. Nhưng trong khi thi hành nhịêm vụ đó, ngoài khía cạnh đạo đức như luật dậy, vị Linh mục phải sống tình con người có lòng thương cảm cùng đồng hành chia sẻ với mọi người.
Nên khi tuổi trời đã cao, vượt qua tầng thất thập, sự nhậy bén tinh tế của tinh thần, của tầng thần kinh cũng giảm bớt đi. Đó qui luật tuần hoàn của thiên nhiên. Và nhất là suy nghĩ cùng ngôn ngữ cách cư xử trở nên khác, hay không còn theo bắt kịp tần số làn sóng của xã hội, nhất là thế hệ người trẻ nữa!
Lớp người trẻ hôm nay là tương lai của Hội Thánh, của xứ đạo ngày mai. Vì thế các Đấng bản quyền trong Hội Thánh nhìn nhận ra nhu cầu nghỉ hưu cho các Linh mục, và đồng thôi cũng nghĩ tới lợi ích tương lai sức sống phát triển của Hội Thánh.
Linh mục, tuy là người dấn thân hy sinh cả đời sống cho Hội Thánh Chúa, cho tiếng Gọi của Chúa. Nhưng họ cũng là con người như bao con người khác do Chúa tạo dựng nên. Họ, vì thế, không chỉ có nhu cầu trách nhiệm hoạt động, mà cũng còn có nhu cầu được nghỉ ngơi sau thời gian gánh vác hoạt động khi bước vào thất tuần thượng thọ, hay khi sức khoẻ tinh thần và thể xác yếu kém giảm sút.
Đó là lòng đạo đức, là cung cách lòng nhân đạo!
Linh mục hay vị Giáo Sĩ nào trong Hội Thánh, như Đức Giáo Hoàng emeritus Benedictô XVI. hay các Giám mục nghỉ hưu trên thế giới từ 75 tuổi, vẫn luôn là Linh mục, là Giám Mục với chức vụ thánh. Nhưng không có trách nhiệm cai quản việc mục vụ xứ đạo hay Giáo phận nữa.
Các Linh mục đi nghỉ hưu lui vào cuộc sống thầm lặng. Nhưng họ vẫn sống cầu nguyện cho Hội Thánh, nhất là cho những người trong xứ đạo, mà họ đã cùng chung sống làm việc mục vụ ngày xưa.
Các linh mục đi nghỉ hưu, tuy ở xa, nhưng vẫn luôn nhớ đến con chiên bổn đạo xứ đạo ngày xưa của mình trong những kỷ niệm vui buồn với mọi người của xứ đạo khi xưa, lời kinh khấn nguyện nhớ đến xứ đạo.
Và con chiên giáo dân ngày xưa đã cùng chung sống con đường đời sống đức tin với cha xứ của mình cũng luôn nhớ đến người cha nghỉ hưu với những kỷ niệm thân tình và với lòng biết ơn, cùng cầu nguyện cho các ngài, liên lạc với các ngài.
Đức Giáo Hoàng emeritus Benedictô XVI. đã tâm sự nói về kinh nghiệm, cảm nghiệm đi nghỉ hưu của mình: „ Không đâu. con đường nghỉ hưu của tôi không chỉ do từ trên cao cùng đồng hành dẫn dắt. Hằng ngày tôi nhận được nhiều thư từ… không chỉ của các vị quyền qúi trên thế giới, nhưng còn từ những người dân bình thường có đời sống khiêm nhường. Họ muốn biết tôi sống thế nào, qua đó họ gần gũi với tôi, và họ cầu nguyện cho tôi. Họ sống tình liên đới với tôi.
Từ những điều đó tôi lớn mạnh thêm trong sự tin tưởng vượt qua những khoảnh khắc khó khăn. Và vững tin rằng Thiên Chúa luôn dẫn dắt nuôi dưỡng Giáo Hội của Người. Ngày xưa Ngài đã trao cho trách vụ đứng đầu Giáo hội Chúa ở trần gian đó cho tôi, và bây giờ tôi có thể trao lại trong tay Ngài. Sự nâng đỡ đó vẫn luôn liên tục, không bị cắt đứt, cả sau khi tôi thoái vị xin rút lui vào sống ẩn dật.
Điều tôi đã đoan hứa cùng Thiên Chúa và cùng mọi người, mà Ngài cũng như mọi người hằng đoan hứa yêu mến nâng đỡ tôi, tôi chỉ có thể nói lên tâm tình tạ ơn Chúa và lời cám ơn mọi người.“ (Elio Guerriero, BENEDIKT XVI., Die Biografie, Herder, Freiburg i. Breigau 2018,Tr. 586-587).
Giữ mối dây liên lạc sống động thân tình với các Linh mục nghỉ hưu là liều thuốc bổ cho tinh thần và cho sức khoẻ thể xác của các ngài rất nhiều.
Thật không gì đạo đức, chan chứa tình yêu mến và cảm động qúy báu hơn nữa!
Chúa Nhật Chúa chiên lành cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục
và nhớ về các Giám Mục, các Linh mục đi nghỉ hưu.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long