HÀ NỘI, Việt Nam (AP) – Hơn 10,000 người ngồi chật kín cung thể thao Quần Ngựa, Hà Nội, trong một sự kiện tôn giáo hiếm hoi, để cầu nguyện cùng Mục Sư Franklin Graham, người nói rằng ông muốn chính quyền Cộng Sản nên coi người Thiên Chúa Giáo là những công dân tốt nhất.
Mặc dù có những cải cách kinh tế mạnh mẽ trong 30 năm qua, làm cho Việt Nam trở thành một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất trong vùng, đảng Cộng Sản vẫn duy trì chính sách kiểm soát chặt chẽ mọi mặt của xã hội, từ thông tin đến tôn giáo.
Theo tổ chức Human Rights Watch, hơn 100 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ tại Việt Nam chỉ vì các hoạt động tôn giáo và chính trị ôn hòa của họ.
Mục Sư Graham nói với AP rằng buổi cầu nguyện ở Hà Nội hôm Thứ Sáu là chưa từng có, nếu nói về số người tham dự, tại Việt Nam, và chính quyền không đưa ra bất cứ điều kiện nào cả.
Ông cho biết phải mất một năm để chuẩn bị, và sự kiện mới có giấy phép hồi tuần trước.
“Sự kiện này là chưa có tiền lệ cho cả chúng tôi lẫn chính quyền,” vị mục sư nói. “Chúng tôi không muốn làm gì để chính quyền hoặc người dân Việt Nam khó chịu. Chúng tôi chỉ là khách, chính quyền chưa nói với tôi là được nói gì hoặc không được nói gì. Tôi chỉ nói về Chúa, chứ không đến đây để nói về chính trị.”
Mục Sư Graham nói rằng ông hy vọng, qua sự kiện này, chính quyền sẽ nhìn Thiên Chúa Giáo với một cái nhìn khác.
“Tôi hy vọng chính quyền thấy người Thiên Chúa Giáo không phải là kẻ thù, mà là những công dân tốt nhất ở Việt Nam, là người có thể tin và làm việc với nhau được,” ông nói. “Tôi hy vọng điều này cũng tốt cho các giáo hội và tôi hy vọng buổi cầu nguyện này sẽ tốt cho chính quyền và họ sẽ thấy chúng tôi bằng con mắt khác sau sự kiện này.”
Ban tổ chức cho biết cũng sẽ có một buổi cầu nguyện khác vào tối Thứ Bảy.
AP cho biết phía Việt Nam không có ai thuận tiện để trả lời phỏng vấn.
Mục Sư Franklin Graham hiện là chủ tịch kiêm tổng giám đốc Hiệp Hội Truyền Bá Phúc Âm Billy Graham, và là một trong những mục sư nổi tiếng nhất tại Hoa Kỳ.
Ông là con trai Mục Sư Billy Graham, một người nổi tiếng và có ảnh hưởng chính trị rất lớn tại Mỹ.
Mục Sư Franklin Graham nói rằng tự do tôn giáo tại Việt Nam đang được cải thiện dần dần.
“Sự kiện mà tôi đến đây hôm nay, được cầu nguyện trong hai ngày Thứ Sáu và Thứ Bảy, tại Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, là một sự kiện lớn,” ông nói. “Điều này cho thấy chính quyền thay đổi như thế nào trong 20 năm qua.”
Mặc dù có những tiến triển, Bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết trong báo cáo thường niên về tự do tôn giáo rằng chính quyền Việt Nam vẫn giới hạn hoạt động của các nhóm tôn giáo chưa được thừa nhận và những nhóm không được cấp giấy phép cho hoạt động, đặc biệt là các nhóm bị coi là có dính dáng đến hoạt động chính trị.
Một số nhà lãnh đạo tôn giáo cho biết họ bị sách nhiễu, tấn công, tạm giam, truy tố, theo dõi, giới hạn đi lại, và tịch thu hoặc phá hoại tài sản, theo bản báo cáo.
Linh Mục Công Giáo Nguyễn Văn Lý, người sáng lập nhóm đấu tranh dân chủ, Khối 8406, được thả hồi năm ngoái sau tám năm ngồi tù vì bị tố cáo là “tuyên truyền chống nhà nước.”
Những người tham dự buổi cầu nguyện hôm Thứ Sáu nói họ vô cùng ngạc nhiên.
“Không thể ngờ,” bà Nguyễn Thị Lan nói, và cho biết bà tham dự buổi cầu nguyện qua màn ảnh truyền hình lớn để bên ngoài cung thể thao.
Bà nói thêm: “Tôi hy vọng, qua sự kiện này, nhiều người sẽ biết đến Chúa hơn và tin vào Thượng Đế.”
Hiện có khoảng 6.5 triệu người Công Giáo và hơn 1 triệu người Tin Lành trong số 95 triệu dân Việt Nam. Đa số còn lại theo Phật Giáo. (Đ.D.)
(Nguồn: Người Việt online ngày Dec 7, 2017)
Mục Sư Franklin Graham cầu nguyện ở Hà Nội. (Hình: AP Photo/Hau Dinh) |
Theo tổ chức Human Rights Watch, hơn 100 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ tại Việt Nam chỉ vì các hoạt động tôn giáo và chính trị ôn hòa của họ.
Mục Sư Graham nói với AP rằng buổi cầu nguyện ở Hà Nội hôm Thứ Sáu là chưa từng có, nếu nói về số người tham dự, tại Việt Nam, và chính quyền không đưa ra bất cứ điều kiện nào cả.
Ông cho biết phải mất một năm để chuẩn bị, và sự kiện mới có giấy phép hồi tuần trước.
“Sự kiện này là chưa có tiền lệ cho cả chúng tôi lẫn chính quyền,” vị mục sư nói. “Chúng tôi không muốn làm gì để chính quyền hoặc người dân Việt Nam khó chịu. Chúng tôi chỉ là khách, chính quyền chưa nói với tôi là được nói gì hoặc không được nói gì. Tôi chỉ nói về Chúa, chứ không đến đây để nói về chính trị.”
Dân Hà Nội cầu nguyện cùng Mục Sư Graham. (Hình: AP Photo/Hau Dinh) |
“Tôi hy vọng chính quyền thấy người Thiên Chúa Giáo không phải là kẻ thù, mà là những công dân tốt nhất ở Việt Nam, là người có thể tin và làm việc với nhau được,” ông nói. “Tôi hy vọng điều này cũng tốt cho các giáo hội và tôi hy vọng buổi cầu nguyện này sẽ tốt cho chính quyền và họ sẽ thấy chúng tôi bằng con mắt khác sau sự kiện này.”
Ban tổ chức cho biết cũng sẽ có một buổi cầu nguyện khác vào tối Thứ Bảy.
AP cho biết phía Việt Nam không có ai thuận tiện để trả lời phỏng vấn.
Mục Sư Franklin Graham hiện là chủ tịch kiêm tổng giám đốc Hiệp Hội Truyền Bá Phúc Âm Billy Graham, và là một trong những mục sư nổi tiếng nhất tại Hoa Kỳ.
Ông là con trai Mục Sư Billy Graham, một người nổi tiếng và có ảnh hưởng chính trị rất lớn tại Mỹ.
Mục Sư Franklin Graham nói rằng tự do tôn giáo tại Việt Nam đang được cải thiện dần dần.
“Sự kiện mà tôi đến đây hôm nay, được cầu nguyện trong hai ngày Thứ Sáu và Thứ Bảy, tại Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, là một sự kiện lớn,” ông nói. “Điều này cho thấy chính quyền thay đổi như thế nào trong 20 năm qua.”
Mặc dù có những tiến triển, Bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết trong báo cáo thường niên về tự do tôn giáo rằng chính quyền Việt Nam vẫn giới hạn hoạt động của các nhóm tôn giáo chưa được thừa nhận và những nhóm không được cấp giấy phép cho hoạt động, đặc biệt là các nhóm bị coi là có dính dáng đến hoạt động chính trị.
Một số nhà lãnh đạo tôn giáo cho biết họ bị sách nhiễu, tấn công, tạm giam, truy tố, theo dõi, giới hạn đi lại, và tịch thu hoặc phá hoại tài sản, theo bản báo cáo.
Linh Mục Công Giáo Nguyễn Văn Lý, người sáng lập nhóm đấu tranh dân chủ, Khối 8406, được thả hồi năm ngoái sau tám năm ngồi tù vì bị tố cáo là “tuyên truyền chống nhà nước.”
Những người tham dự buổi cầu nguyện hôm Thứ Sáu nói họ vô cùng ngạc nhiên.
“Không thể ngờ,” bà Nguyễn Thị Lan nói, và cho biết bà tham dự buổi cầu nguyện qua màn ảnh truyền hình lớn để bên ngoài cung thể thao.
Bà nói thêm: “Tôi hy vọng, qua sự kiện này, nhiều người sẽ biết đến Chúa hơn và tin vào Thượng Đế.”
Hiện có khoảng 6.5 triệu người Công Giáo và hơn 1 triệu người Tin Lành trong số 95 triệu dân Việt Nam. Đa số còn lại theo Phật Giáo. (Đ.D.)
(Nguồn: Người Việt online ngày Dec 7, 2017)