Sau đây là bản tóm tắt phiên họp chung thứ mười của THĐ về Gia Đình, tuy không chính thức nhưng do Ta Thánh công bố ngày 11 tháng Mười. Phiên họp có sự hiện diện của Đức Thánh Cha và 168 nghị phụ.
***
Phiên họp chung thứ mười nhằm để nghe lời phát biểu của 7 đại diện các Giáo Hội Kitô Giáo anh em. Lời phát biểu của đại diện thứ tám, tức TGM Hilarion, chủ tịch Văn Phòng Đối Ngoại của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, sẽ được trình bày trong những phiên họp sau.
Trong phát biểu của mình, các đại diện anh em đã bày tỏ với Đức Thánh Cha và các nghị phụ lòng biết ơn của họ đối với việc mời họ tới tham dự THĐ. Mỗi vị sau đó lần lượt trình bày vấn đề gia đình trong ngữ cảnh tuyên tín Kitô Giáo riêng biệt của họ.
Nói chung, các vị nhấn mạnh rằng các thách đố và các niềm hy vọng gắn liền với đơn vị gia đình là chung hết đối với mọi Kitô hữu; các đại diện nói rằng: gia đình là nền tảng đối với xã hội, nó là cái nền cho việc hiệp thông trong công lý. Chắc chắn, không thiếu các khó khăn: cuộc khủng hoảng kinh tế đang cấp bách, truyền thông đại chúng đang giảm thiểu lượng thời gian dành cho đối thoại giữa bốn bức tường gia đạo, có lúc còn đề xuất nhiều mô thức dẫn tới ngoại tình, và các nhân tố như chiến tranh, di dân, hoàn cầu hóa, thảm kịch bệnh tật như Aids, Ebola, và chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo hiện diện tại một số quốc gia đang liên tục đặt thiện ích gia đình vào thế nguy cơ trong mọi bối cảnh.
Mọi Kitô hữu đều cần việc chuẩn bị hôn nhân một cách thoả đáng, nhưng cũng cần suy nghĩ về các cuộc hôn nhân giữa những người tin và những người không tin. Liên quan tới người ly dị và tái hôn, các đại diện cho rằng khi những người này được tiếp nhận trở lại trong lòng Giáo Hội, họ có thể đem lại niềm hy vọng mới mẻ, phát huy một cuộc sống gia đình thanh thản hơn và nhờ thế, tạo lập một xã hội phong phú hơn.
Do đó, điều chủ yếu là biết lắng nghe những cặp vợ chồng đang sa vào các hoàn cảnh gia đình khó khăn và biểu thị với họ lòng thương xót và cảm thông. Tất cả các Giáo Hội đều muốn được gần gũi những người đau khổ, với một thái độ vừa tôn trọng Thánh Kinh, vừa cởi mở đối với các vấn đề cụ thể. Nếu ta áp dụng cùng một sự thông cảm như thế đối với người đồng tính, thì tuy không kết án họ, ta phải tái khẳng định rằng hôn nhân là sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Cũng cần phải đặc biệt lưu ý tới con cái sinh ra trong các hoàn cảnh khó khăn và mọi nạn nhân của bạo lực. Bảo vệ những người yếu thế nhất, trẻ em, phụ nữ và người lớn tuổi, cũng như tất cả những người không có tiếng nói, bất luận là tín hữu hay không, là việc chung của mọi Kitô hữu.
Các đại diện, sau đó, đã nhắc tới đặc điểm chính của việc loan báo Tin Mừng: gia đình là trường học đầu tiên dạy đức tin, là không gian trong đó, người ta học cách hiểu biết và loan truyền Tin Mừng. Do đó, các Kitô hữu phải tham gia vào niềm vui Tin Mừng, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô luôn nhắc đến.
Tuy nhiên, một số dị biệt về phương thức đã gặp phải, thí dụ về đề tài kiểm soát sinh đẻ, với việc nhấn mạnh tới quyền tự do lương tâm của tín hữu, tuy luôn phải tôn trọng ý nghĩa của tình yêu và hôn nhân. Hơn nữa, liên quan tới các cuộc hôn nhân thứ hai, các đại diện Chính Thống Giáo nói rằng dù thế nào, các cuộc hôn nhân này vẫn là những lệch lạc (deviation), và chỉ được cử hành sau một thời kỳ đồng hành với Giáo Hội trong một cố gắng đem cặp vợ chồng tới chỗ hòa giải.
Các đại diện xuất thân từ Trung Đông cám ơn Đức Thánh Cha vì buổi canh thức cầu nguyện cho hòa bình tại Syria ngày 7 tháng Chín năm 2013. Họ nhắc tới vai trò rao giảng Tin Mừng mà các gia đình Kitô hữu của vùng này vốn có giữa bối cảnh phần đông theo Hồi Giáo.
Các phát biểu được kết luận với lời mong muốn thấy THĐ đặc biệt này thành công nhất là trong viễn tượng THĐ bình thường vào năm tới.
Buổi họp báo ngày 11 tháng Mười
Trong cuộc báo hôm nay, ghi nhận tuần lễ đầu tiên của THĐ đã kết thúc, các phát ngôn viên báo chí của THĐ là Cha Federico Lombardi và Cha Thomas Rosica nhấn mạnh rằng hôm nay không phải là ngày làm việc của các đại biểu.
Sau đó, Cha Rosica nhắc tới 3 điều trong các cuộc tranh luận mới đây làm ngài rất lưu ý. Trước nhất, Thượng Phụ Chính Thống của Antiokia nói tới các thách đố của Giáo Hội ngài: khủng hoảng kinh tế, các phương tiện và phương pháp truyền thông và các hiệu quả của chúng đối với các gia đình, và sự bất ổn của chiến tranh.
Điều quan trọng thứ hai xuất phát từ Thượng Phụ Đại Kết Barthôlômêô. Nhắc lời Thượng Phụ nói bằng tiếng Pháp, Cha Rosica nhấn mạnh tới quan tâm của ngài trong việc “vươn tay ra với người trẻ” và “tránh việc không quá ‘dạy đời’ hay ‘cứng cỏi quá đáng’ có khi mất cả cử tọa ta đang nói với”.
Điều thứ ba, theo cha, phát xuất từ đại diện của Giáo Hội Anh Giáo khi đề cập tới việc chuẩn bị hôn nhân: “Phần lớn việc chuẩn bị mà chúng ta nói tới liên quan tới gia đình là về việc đào tạo người trưởng thành” nhưng vị này nhấn mạnh “việc đào tạo hôn nhân phải bắt đầu từ tuổi ấu thơ. Nó bắt đầu với việc cho chúng thấy các kiểu mẫu”.
Hướng về các nhóm theo ngôn ngữ, Cha Rosica cho hay, trong Nhóm A, nhóm do Đức HY Burke đứng đầu, có “một năng động tính rất đáng lưu ý”. Cha giải thích: sau phần mở đầu, trong đó, các tham dự viên tự giới thiệu mình và cho biết một số chi tiết về tiểu sử, các vị đã đào sâu thẳng vào chủ đề.
Cha cũng nhận định: một trong các điều tích cực của nhóm là các giáo dân, tham dự với tư cách dự thính viên, “đã có một tiếng nói” và “họ thường rất được các vị Hồng Y và giám mục mời gọi chia sẻ kinh nghiệm”.
Sau đó, là phần nhận định bằng tiếng Tây Ban Nha, tiếp theo là phần hỏi đáp. Đức TGM Diarmuid Martin của Dublin nhấn mạnh rằng bầu không khí tại THĐ rất thanh thản và thân hữu, quan điểm của mỗi người được tôn trọng lắng nghe. Ngài cho biết có “khác nhau về ý kiến” nhưng “có lượng hợp nhất rất cao”.
Với ơn thánh, ta có thể vượt qua mọi trở ngại
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chấm dứt sự im lặng của ngài trong thời gian có THĐ. Ngài đã dùng Twitter lên tiếng tỏ bày sự tin tưởng của ngài.
Trong lúc các thành viên THĐ đang đi tìm các giải pháp cho các đau khổ của những người đã chịu phép rửa nay đang gặp khủng hoảng hôn nhân, thì Đức Giáo Hoàng lên tiếng bày tỏ hy vọng.
Ngài viết trên @Pontifex_fr sáng Thứ Bẩy vừa qua sứ điệp sau đây: “Sức mạnh thiêng liêng của các bí tích thật vĩ đại. Với ơn thánh, chúng ta có thể vượt qua mọi trở ngại”.
Ngài có ý nhắc tới giáo huấn Công Giáo về sức mạnh của các bí tích và tỏ lời hy vọng, để đáp ứng các đau khổ của nhửng gia đình được các nghị phụ THĐ tường trình trong thừa tác vụ mục tử của các ngài.
***
Phiên họp chung thứ mười nhằm để nghe lời phát biểu của 7 đại diện các Giáo Hội Kitô Giáo anh em. Lời phát biểu của đại diện thứ tám, tức TGM Hilarion, chủ tịch Văn Phòng Đối Ngoại của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, sẽ được trình bày trong những phiên họp sau.
Trong phát biểu của mình, các đại diện anh em đã bày tỏ với Đức Thánh Cha và các nghị phụ lòng biết ơn của họ đối với việc mời họ tới tham dự THĐ. Mỗi vị sau đó lần lượt trình bày vấn đề gia đình trong ngữ cảnh tuyên tín Kitô Giáo riêng biệt của họ.
Nói chung, các vị nhấn mạnh rằng các thách đố và các niềm hy vọng gắn liền với đơn vị gia đình là chung hết đối với mọi Kitô hữu; các đại diện nói rằng: gia đình là nền tảng đối với xã hội, nó là cái nền cho việc hiệp thông trong công lý. Chắc chắn, không thiếu các khó khăn: cuộc khủng hoảng kinh tế đang cấp bách, truyền thông đại chúng đang giảm thiểu lượng thời gian dành cho đối thoại giữa bốn bức tường gia đạo, có lúc còn đề xuất nhiều mô thức dẫn tới ngoại tình, và các nhân tố như chiến tranh, di dân, hoàn cầu hóa, thảm kịch bệnh tật như Aids, Ebola, và chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo hiện diện tại một số quốc gia đang liên tục đặt thiện ích gia đình vào thế nguy cơ trong mọi bối cảnh.
Mọi Kitô hữu đều cần việc chuẩn bị hôn nhân một cách thoả đáng, nhưng cũng cần suy nghĩ về các cuộc hôn nhân giữa những người tin và những người không tin. Liên quan tới người ly dị và tái hôn, các đại diện cho rằng khi những người này được tiếp nhận trở lại trong lòng Giáo Hội, họ có thể đem lại niềm hy vọng mới mẻ, phát huy một cuộc sống gia đình thanh thản hơn và nhờ thế, tạo lập một xã hội phong phú hơn.
Do đó, điều chủ yếu là biết lắng nghe những cặp vợ chồng đang sa vào các hoàn cảnh gia đình khó khăn và biểu thị với họ lòng thương xót và cảm thông. Tất cả các Giáo Hội đều muốn được gần gũi những người đau khổ, với một thái độ vừa tôn trọng Thánh Kinh, vừa cởi mở đối với các vấn đề cụ thể. Nếu ta áp dụng cùng một sự thông cảm như thế đối với người đồng tính, thì tuy không kết án họ, ta phải tái khẳng định rằng hôn nhân là sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Cũng cần phải đặc biệt lưu ý tới con cái sinh ra trong các hoàn cảnh khó khăn và mọi nạn nhân của bạo lực. Bảo vệ những người yếu thế nhất, trẻ em, phụ nữ và người lớn tuổi, cũng như tất cả những người không có tiếng nói, bất luận là tín hữu hay không, là việc chung của mọi Kitô hữu.
Các đại diện, sau đó, đã nhắc tới đặc điểm chính của việc loan báo Tin Mừng: gia đình là trường học đầu tiên dạy đức tin, là không gian trong đó, người ta học cách hiểu biết và loan truyền Tin Mừng. Do đó, các Kitô hữu phải tham gia vào niềm vui Tin Mừng, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô luôn nhắc đến.
Tuy nhiên, một số dị biệt về phương thức đã gặp phải, thí dụ về đề tài kiểm soát sinh đẻ, với việc nhấn mạnh tới quyền tự do lương tâm của tín hữu, tuy luôn phải tôn trọng ý nghĩa của tình yêu và hôn nhân. Hơn nữa, liên quan tới các cuộc hôn nhân thứ hai, các đại diện Chính Thống Giáo nói rằng dù thế nào, các cuộc hôn nhân này vẫn là những lệch lạc (deviation), và chỉ được cử hành sau một thời kỳ đồng hành với Giáo Hội trong một cố gắng đem cặp vợ chồng tới chỗ hòa giải.
Các đại diện xuất thân từ Trung Đông cám ơn Đức Thánh Cha vì buổi canh thức cầu nguyện cho hòa bình tại Syria ngày 7 tháng Chín năm 2013. Họ nhắc tới vai trò rao giảng Tin Mừng mà các gia đình Kitô hữu của vùng này vốn có giữa bối cảnh phần đông theo Hồi Giáo.
Các phát biểu được kết luận với lời mong muốn thấy THĐ đặc biệt này thành công nhất là trong viễn tượng THĐ bình thường vào năm tới.
Buổi họp báo ngày 11 tháng Mười
Trong cuộc báo hôm nay, ghi nhận tuần lễ đầu tiên của THĐ đã kết thúc, các phát ngôn viên báo chí của THĐ là Cha Federico Lombardi và Cha Thomas Rosica nhấn mạnh rằng hôm nay không phải là ngày làm việc của các đại biểu.
Sau đó, Cha Rosica nhắc tới 3 điều trong các cuộc tranh luận mới đây làm ngài rất lưu ý. Trước nhất, Thượng Phụ Chính Thống của Antiokia nói tới các thách đố của Giáo Hội ngài: khủng hoảng kinh tế, các phương tiện và phương pháp truyền thông và các hiệu quả của chúng đối với các gia đình, và sự bất ổn của chiến tranh.
Điều quan trọng thứ hai xuất phát từ Thượng Phụ Đại Kết Barthôlômêô. Nhắc lời Thượng Phụ nói bằng tiếng Pháp, Cha Rosica nhấn mạnh tới quan tâm của ngài trong việc “vươn tay ra với người trẻ” và “tránh việc không quá ‘dạy đời’ hay ‘cứng cỏi quá đáng’ có khi mất cả cử tọa ta đang nói với”.
Điều thứ ba, theo cha, phát xuất từ đại diện của Giáo Hội Anh Giáo khi đề cập tới việc chuẩn bị hôn nhân: “Phần lớn việc chuẩn bị mà chúng ta nói tới liên quan tới gia đình là về việc đào tạo người trưởng thành” nhưng vị này nhấn mạnh “việc đào tạo hôn nhân phải bắt đầu từ tuổi ấu thơ. Nó bắt đầu với việc cho chúng thấy các kiểu mẫu”.
Hướng về các nhóm theo ngôn ngữ, Cha Rosica cho hay, trong Nhóm A, nhóm do Đức HY Burke đứng đầu, có “một năng động tính rất đáng lưu ý”. Cha giải thích: sau phần mở đầu, trong đó, các tham dự viên tự giới thiệu mình và cho biết một số chi tiết về tiểu sử, các vị đã đào sâu thẳng vào chủ đề.
Cha cũng nhận định: một trong các điều tích cực của nhóm là các giáo dân, tham dự với tư cách dự thính viên, “đã có một tiếng nói” và “họ thường rất được các vị Hồng Y và giám mục mời gọi chia sẻ kinh nghiệm”.
Sau đó, là phần nhận định bằng tiếng Tây Ban Nha, tiếp theo là phần hỏi đáp. Đức TGM Diarmuid Martin của Dublin nhấn mạnh rằng bầu không khí tại THĐ rất thanh thản và thân hữu, quan điểm của mỗi người được tôn trọng lắng nghe. Ngài cho biết có “khác nhau về ý kiến” nhưng “có lượng hợp nhất rất cao”.
Với ơn thánh, ta có thể vượt qua mọi trở ngại
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chấm dứt sự im lặng của ngài trong thời gian có THĐ. Ngài đã dùng Twitter lên tiếng tỏ bày sự tin tưởng của ngài.
Trong lúc các thành viên THĐ đang đi tìm các giải pháp cho các đau khổ của những người đã chịu phép rửa nay đang gặp khủng hoảng hôn nhân, thì Đức Giáo Hoàng lên tiếng bày tỏ hy vọng.
Ngài viết trên @Pontifex_fr sáng Thứ Bẩy vừa qua sứ điệp sau đây: “Sức mạnh thiêng liêng của các bí tích thật vĩ đại. Với ơn thánh, chúng ta có thể vượt qua mọi trở ngại”.
Ngài có ý nhắc tới giáo huấn Công Giáo về sức mạnh của các bí tích và tỏ lời hy vọng, để đáp ứng các đau khổ của nhửng gia đình được các nghị phụ THĐ tường trình trong thừa tác vụ mục tử của các ngài.