Ngày Giới Trẻ Thế Giới sắp tưng bừng khai mạc tại Rio de Janeiro, Ba Tây. Chủ đích của Đại Hội này dĩ nhiên là để củng cố thế hệ Công Giáo Ba Tây tương lai. Nhiều tín hữu Ba Tây hy vọng rằng Đại Hội sẽ là biểu hiệu cho một tập chú mới của Vatican đối với mối đe dọa từ hai phía Ngũ Tuần (pentecostalism) và duy tục (secularism) mang lại.
Sự xâm thực của Ngũ Tuần
Paulo Prada của tờ Globe, ngày 8 tháng 4 năm 2005, 6 ngày sau khi Đức Gioan Phaolô II băng hà, thuật lại cảnh một linh mục trẻ cử hành thánh lễ cầu nguyện cho ngài tại nhà thờ Santo André ở São Paulo, thành phố lớn nhất Ba Tây như sau: “Khi chừng 60 giáo dân đang ngâm nga một khúc bình ca, thì vị mục tử, mặc phẩm phục đỏ, theo chân nhóm giúp lễ tiến lên bàn thờ chính. Cách đó ít dặm, một nhà truyền giảng tin mừng của Ngũ Tuần, mặc quần dài trắng, áo sơ mi bông, ôm lấy trán một thiếu phụ. Nhẩy phụ họa với tiếng hô “hãy đốt, hãy đốt, hãy đốt” và “hãy đốt ma qủy trong người đàn bà này” của ông, khoảng 700 tín hữu làm rúng động cả nhà thờ, một tòa nhà rộng bằng một sân bóng đá có cả bãi đáp trực thăng trên nóc”.
Prada cho rằng: “Cái rúng động ấy đang làm rung chuyển cả nền đất quanh Giáo Hội Công Giáo Ba Tây. Chân móng của Vatican ở đây và ở khắp Châu Mỹ La Tinh đang lung lay vì bị các tín ngưỡng khác sói mòn và xâm thực. Tại một vùng thường bị khuấy động bởi khó khăn kinh tế và bạo lực, nhiều giáo sĩ Công Giáo tin rằng người ta rời bỏ Đạo Công Giáo để chạy theo điều họ cho là tín ngưỡng mềm dẻo hơn, có bản vị hơn, hoặc tệ hơn nữa, họ còn bác bỏ cả việc thờ phượng nữa”.
Các vị giáo phẩm Ba Tây rất ý thức hiện tượng này. Đức Cha Nelson Westrupp, đứng đầu một giáo phận phụ cận, nơi dân số lên tới 3 triệu, cho hay: “niềm tin đã trở thành chủ quan, cá nhân hóa, và vật chất hóa, và điều này đang làm yếu Giáo Hội Công Giáo”.
Thực vậy, bất chấp bức tượng khổng lồ Chúa Kitô Cứu Chuộc với cánh tay giang rộng nhìn xuống toàn cảnh Rio de Janeiro, Ba Tây không còn là một quốc gia Công Giáo như trước nữa. Lý do: sự gia tăng cực nhanh của Thệ Phản Tin Lành, hầu hết thuộc chi Ngũ Tuần, và nhịp tăng đều đặn của những người coi mình không thuộc bất cứ tôn giáo nào. Theo thống kê năm 2010, số người Công Giáo là 123 triệu, chiếm 64.6%, số người Thệ Phản là 42,300,000 chiếm 22.2%, số người vô tín ngưỡng là 15,000,000 chiếm 8%. Năm 1970, tỷ số dân Công Giáo không phải là 64.6% mà là 90%, tỷ số Thệ Phản không phải 22.2% mà chỉ trên dưới 10%, còn tỷ lệ người vô tín ngưỡng không phải là 8% mà chỉ là 0.8%. Sự gia tăng này khiến có người gọi São Paulo là “thủ đô Ngũ Tuần của thế giới” và khiến Đức HY Cláudio Hummes, cựu tổng giám mục São Paulo, nhận định “chúng tôi lo ngại tự hỏi: Ba Tây còn là một quốc gia Công Giáo bao lâu nữa”.
Các nhà xã hội học liên kết hiện tượng trên với việc rời cư. Vì trong mấy thập niên gần đây, hàng triệu nông dân rời bỏ xóm làng tới sinh sống tại các thành phố lớn như São Paulo và Rio de Janeiro, nơi các đòi hỏi và nhịp độ đời sống khiến người ta ít có cơ hội tìm tới giáo xứ.
Còn đối với những ai muốn tìm sự hướng dẫn tâm linh, thì các Giáo Hội Tin Lành sẵn sàng chào đón “một cách hợp khẩu vị”. Thực vậy, với nền thần học tạo thế năng (empowerment theology), tức chủ trương cho rằng việc thờ phượng có thể dẫn tới thành công và lợi lộc bản thân, các Giáo Hội tin lành quả tìm được đất phát triển rực rỡ tại các đô thị Ba Tây. Fernando Altemeyer, một nhà thần học tại Đại Học Công Giáo São Paulo nhận định rằng: “Lối sống đô thị là lối sống tiêu thụ. Còn người Tin Lành thì giảng dạy rằng thịnh vượng phát sinh nhờ đức tin”.
Đạo Công Giáo coi phương thức ấy chỉ là những vá víu tâm linh tạm thời. Tập chú vào thịnh vượng bản thân là quên mất mục tiêu rộng lớn hơn của Kitô Giáo nhằm phúc lợi phổ quát của mọi người. Linh mục Fernando Sapaterro, vị linh mục cử hành lễ cầu nguyện cho Đức Gioan Phaolô II tại nhà thờ Santo André, cho rằng “mục tiêu là cứu rỗi nhân loại, chứ không phải lợi lộc bản thân”.
Đó không hẳn là nhấn mạnh của người Thệ Phản, vì theo họ, xã hội được thăng tiến nhờ sự thịnh vượng của các cá nhân. Mục sư Estevam Hernades, lãnh đạo Giáo Hội Tông Truyền Tái Sinh Trong Chúa Kitô, một hệ phái Ngũ Tuần với hơn 1,200 thánh đường tại Ba Tây, Uruguay, và Argentine, đặt câu hỏi: “Liệu xã hội có khá hơn không khi người ta cứ mãi nghèo khổ? Đức tin vào Chúa Giêsu cải thiện mọi khía cạnh của cuộc sống ta”.
Một khuynh hướng nữa mà Ba Tây chỉ đang mô phỏng các nơi khác, nhất là Âu Châu và Bắc Mỹ, là khuynh hướng cá nhân hóa đức tin để phù hợp với các đòi hỏi ngừa thai, đồng tính, và buông thả tình dục. Sonia Barros, 29 tuổi, một vú em sống tại Rio de Janeiro chẳng hạn, độc thân nhưng sống chung với một bạn trai. Được dưỡng dục trong đức tin Công Giáo, nhưng ít khi đi nhà thờ vì cô bảo: “tôi muốn đi lễ nhiều hơn nhưng người ta bảo tôi sống trong tội lỗi. Đạo Công Giáo nên khoan dung hơn một chút”.
Khuynh hướng cá nhân hóa ấy xem ra khá được các Giáo Hội Thệ Phản hỗ trợ. Marilda Paulino, một nữ y tá 33 tuổi chẳng hạn, đã rời bỏ Công Giáo để gia nhập một cộng đoàn Tin Lành. Theo cô: “tôi không cần một trung gian để dạy tôi điều đúng điều sai. Đức tin không phải là về vị mục tử, hay về một vị thánh nào, mà chỉ là giữa Thiên Chúa và tôi mà thôi”.
Trước những khuynh hướng như thế, nhiều giới Công Giáo Ba Tây đã đưa ra nhiều thử nghiệm để “bình dân hóa” sức lôi cuốn của đạo mình. Prada trưng dẫn ngôi nhà nguyện của quân đội tại trung tâm São Paulo nơi người ta tôn kính Thánh Expeditus, được họ coi như thánh bổn mạng của cấp cứu.
Dù các nhà thần học và các nhà giáo sử không thống nhất ý kiến về căn tính đích thực của vị thánh này, kể cả việc ngài có thực hay không nữa, nhưng nhiều người vẫn kéo nhau tới xin đủ mọi ơn từ việc làm, tình yêu, tới khỏi bệnh và thoát khỏi mọi lo lắng khác. Patricia Aparecida Gobbo, một cảnh sát viên 22 tuổi, người cũng tới “cầu xin” tại ngôi nhà nguyện này, phát biểu: “người ta cần không những học lý mà còn cần được thỏa mãn về phương diện tôn giáo. Đạo Công Giáo đôi khi quá cứng ngắc”.
Canh tân đặc sủng hành động
Dĩ nhiên sáng kiến trên đây không có thế giá, mà chỉ là một phát khởi bình dân, phản ảnh não trạng của người dân Ba Tây muốn pha trộn tín ngưỡng cổ truyền của thổ dân với tín lý Công Giáo. Một số giới Công Giáo Ba Tây có thế giá đã mạnh dạn đi vào hang cọp để hạ cọp. Trong các giới ấy có phong trào Canh Tân Đặc Sủng, mà một trong các đại diện có tiếng hiện nay là Gleuson Gomes, 35 tuổi, một linh mục với lối cử hành “không theo Thánh Lễ Chúa Nhật bình thường”.
Phong trào Canh Tân Đặc Sủng sử dụng nhiều phương pháp từng làm cho các buổi phụng vụ của Ngũ Tuần trở thành lôi cuốn tại Ba Tây: sử dụng âm nhạc, để cử tọa tham dự nhiều hơn và bầu khí tươi sáng toàn diện hơn. Chính vì thế, có người gọi canh tân đặc sủng ở Ba Tây là “Công Giáo Ngũ Tuần”. Và Công Giáo này đang có tác dụng.
Larissa Rodrigues, 16 tuổi, nói rằng nhà thờ của cô xưa nay vẫn vắng cho tới hai năm trước đây khi cha Gleuson xuất hiện. Trước đó, “Người ta đã muốn đóng cửa nhà thờ. Vì đâu có ai lui tới. Nhưng khi cha (Gleuson) tới, nó khá hơn nhiều. Bây giờ thánh lễ chật kín”.
Cha Gleuson cũng không “dấu diếm” gì. Ngài bảo: “Cộng đoàn này cần được hồi sinh. Nên Đức Giám Mục sai tôi tới đây, do hình thức mục vụ Canh Tân Đặc Sủng của tôi. Hình thức này dễ hơn cho tín hữu tham dự. Chúng tôi có khả năng thiết lập một cộng đoàn tại giáo xứ này, một cộng đoàn sốt sắng và tham dự nhiều hơn”.
Và người Ba Tây đủ cỡ tuổi đua nhau trở lại nhà thờ, hết tuần này tới tuần nọ. Arthur Machado là một người trong số này. Anh bảo: “bạn phấn khích vì toàn bộ cộng đoàn thích nó. Nó sống động. Ai cũng hiểu nó, không có những thứ hắc búa long trọng”.
Đã đành là nhiều giới thẩm quyền tỏ ý cau mày trước một vài thực hành của Canh Tân Đặc Sủng, như “nói tiếng lạ”, chẳng hạn, làm máng chuyển Chúa Thánh Thần và niềm tin vào việc chữa lành. Nhiều người coi hình thức này như một thứ thương mãi hoàn toàn.
Tuy nhiên, không vị linh mục Đặc Sủng nào của Ba Tây nổi tiếng bằng linh mục Marcelo Rossi. Trong thập niên qua, ngài đã xây dựng được cả một “đế quốc” đa truyền thông, gồm album, phim ảnh và sách vở, bán ra hàng triệu cuốn, với một hiện diện mạnh trên liên mạng.
Dù bị một số giáo phẩm chỉ trích, Giáo Sư Andrew Chesnut của Đại Học Virginia Commonwealth vẫn cho rằng Cha Rossi và các vị Canh Tân Đặc Sủng khác đang giữ cho Đạo Công Giáo sống động tại đây và Vatican biết rõ điều này. Theo ông, “Nhiều vị giám mục Ba Tây không phải là Canh Tân Đặc Sủng nhưng đã hiểu được rằng nó là cách tốt nhất để chặn đứng làn sóng ồ ạt người Công Giáo gia nhập các Giáo Hội Ngũ Tuần. Bởi thế, theo quan điểm định chế, đây là điều có tính hết sức chiến lược mà Giáo Hội có thể làm để chặn đứng việc người Công Giáo chạy qua các Giáo Hội Ngũ Tuần”.
Theo ông, phương thức không truyền thống của Canh Tân Đặc Sủng không hạ giá sứ điệp Công Giáo. Ông hoài nghi ý niệm cho rằng người Công Giáo không phải là Âu Châu cần thực hành đức tin với các chuẩn mực do Âu Châu áp đặt. Học giả về tôn giáo là Cecilia Mariz của Đại Học Công Rio de Janeiro đồng ý như vậy. Bà cho rằng phương thức của Canh Tân Đặc Sủng thích hợp hơn với Ba Tây và nhiên hậu đem được người ta trở về với Giáo Hội Công Giáo.
Maritz nói rằng: “Có một sự gần gũi giữa sức lôi cuốn của canh Tân Đặc Sủng và sức lôi cuốn của văn hóa Ba Tây. Nó là một cảm nghiệm tôn giáo rất sống động, rất vui tươi. Nó rất xúc cảm”.
Cha Gleuson chắc chắn đồng ý như thế. Ngài cho rằng lối hát karaôkê (sing-along) của ngài là phương tiện hữu hiệu chuyên chở sứ điệp Công Giáo. Dù sao, theo ngài, phụng vụ Đặc Sủng vẫn… là một Thánh Lễ. “Nó đem tới cho giới trẻ sức sống động, một niềm hạnh phúc thiêng liêng. Bạn cảm nhận lời thánh một cách sâu sắc hơn”.
Ngày Giới Trẻ Thế Giới sắp tới sẽ là một thử nghiệm xem mối liên hệ của Vatican với Canh Tân Đặc Sủng tiến xa bao nhiêu. Cha Gleuson là một trong các mục tử của Canh Tân Đặc Sủng đang cố gắng động viên hàng chục ngàn bạn trẻ tham gia biến cố trọng đại này.
Thí nghiệm hồi sinh Đạo Công Giáo
Ngày 14 tháng 2 năm nay, nghĩa là 3 ngày sau khi Đức Bênêđictô XVI tuyên bố từ nhiệm, Simon Romero của tờ New York Times có tường trình một thí nghiệm để hồi sinh Đạo Công Giáo tại Ba Tây trước làn sóng xâm thực của Ngũ Tuần.
Romero cũng vẽ lại viễn tượng không mấy tốt đẹp của Giáo Hội Công Giáo tại Ba Tây trước cuộc tấn công vũ bão của Ngũ Tuần và duy tục. Nhưng ông nhấn mạnh tới các cố gắng tích cực nhằm chặn đứng các cuộc tấn công ấy. Ông tập chú vào công trình của cha Marcelo Rossi, vị “linh mục, vốn là một huấn luyện viên trước khi đi tu làm linh mục, say sưa hát những bài hát kiểu nhạc rock trước 25,000 người thờ phượng”.
Linh mục Rossi đã bán hơn 12 triệu CD và từng cử hành Thánh Lễ tại sân túc cầu với hàng chục ngàn tín hữu tham dự. Cũng như các linh mục thuộc Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng khác, Thánh Lễ được cha cử hành thuộc loại “Thánh Lễ Giải Phóng”, giống các buổi trừ qủy theo nhóm, trong đó, cộng đoàn được hoan nghinh nói tiếng lạ, một hình thức cử hành bị nhiều vị giáo phẩm cau mày phê phán nhưng đang thu hút nhiều người thờ phượng.
Almir Belarmino, 53 tuổi, kỹ thuật viên tại nhà máy xử lý chất thải, một trong 1,200 người tham dự buổi tĩnh tâm do Canh Tân Đặc Sủng tổ chức, nhận định rằng “Nhờ phong trào này, nhiều người đã tìm về với Giáo Hội. Tại sao không nhẩy múa tại nơi mà sự hiện diện của Chúa thật cao cả như thế này? Vui tươi và phấn khởi vốn là thành phần trong việc thờ phượng của chúng tôi”.
Thực ra việc các linh mục pha trộn các thực hành mới vào các buổi phụng vụ của họ là điều không mới lạ gì tại Ba Tây. Bởi trên thực tế, nhiều người tự hào là Công Giáo nhưng vẫn thực hành các tôn giáo phát xuất từ Phi Châu như nhóm Candomblé chẳng hạn là nhóm pha trộn các thánh của Công Giáo với các thần minh của Phi Châu. Stephen Selka, một chuyên viên tại Đại Học Indiana về các tôn giáo của các cộng đồng Phi Châu lưu vong, cho hay: “Thực hành tôn giáo tại Ba Tây thường có tính lai giống khá cao”.
Tuy nhiên, các Giáo Hội tin lành cực kỳ thành công tại Ba Tây mới là thúc đẩy chính. Dựa vào lá phiếu có ảnh hưởng lớn tại Quốc Hội Ba Tây, các Giáo Hội này đang mở rộng hoạt động của họ ở khắp Mỹ Châu La Tinh và Phi Châu, thậm chí còn lấy được thông hành ngoại giao cho các nhà giảng thuyết hàng đầu của họ, giống như các đại diện của Vatican nữa.
Họ xây dựng nhiều đại giáo đường. Tại São Paulo chẳng hạn, Giáo Hội Hoàn Vũ của Nước Chúa, một tổ chức Ngũ Tuần đa quốc được thiết lập tại Ba Tây từ năm 1977, đang chi ra 200 triệu dollars để xây một đền thờ 10,000 chỗ ngồi theo mẫu Đền Thờ của Salômôn. Các ca sĩ của họ cũng có rất nhiều người ái mộ, như Aline Barros chẳng hạn, một ca sĩ hát nhạc phúc âm được giải Grammy, với cả triệu người theo dõi trên Twitter. Các nhà giảng thuyết trên TV của họ như Silas Malafaia, một nhà lãnh đạo Ngũ Tuần tại Rio de Janeiro, đang thu hút thật nhiều khán thính giả.
Dĩ nhiên, cũng phải kể đến sự phát triển của chủ nghĩa duy tục, một sự phát triển mà Andrew Chesnut coi là nhanh nhất. Mới đây, tức năm 1980, những người vô tín ngưỡng và những người không xếp mình vào bất cứ tôn giáo nào là con số không đáng kể, nhưng nay, họ chiếm tới 15% dân số. Thêm vào đó, còn có những người Công Giáo ít đi nhà thờ và không hài lòng với một số chính sách cứng rắn của Vatican.
Theo Stoyan Zaimov của tờ Christian Post Reporter (5/11/2012), thì trước những áp lực trên, đáp ứng của Cha Rossi, ngoài hình thức truyền thông chuyên biệt của ngài cũng như hình thức cử hành đặc biệt của Canh Tân Đặc Sủng, còn là một cái gì thật lớn lao để có thể đương đầu với sự dửng dưng quá phổ quát hiện nay đối với các giá trị luân lý và tôn giáo, một vấn đề được ngài xếp vào hạng trầm trọng nhất trong xã hội Ba Tây. Đối với ngài, “một ngọn nến chiếu sáng, 10 ngọn nến chiếu sáng, nhưng 100,000 ngọn nến sẽ chiếu sáng hơn nhiều”. Đó chính là ý niệm đứng đàng sau ngôi đền thánh vĩ đại Mẹ Thiên Chúa của cha, đang được xây dựng tại São Paulo: dự trù sẽ có 6,000 chỗ ngồi và chỗ đứng cho 14,000 người khác, khu đất bên ngoài Đền Thánh có thể chứa hơn 80,000. Theo AP, Đền Thánh này tọa lạc trên một khu đất rộng tới 323,000 bộ vuông (30,000 mét vuông), chính đền thánh rộng 8,500 mét vuông, chiều cao kể cả cây Thánh Giá là 45 mét và có người xếp Đền Thánh này vào hàng 10 thánh đường lớn nhất thế giới. Theo mô tả của AP, Đền Thánh trông giống một sân basketball hơn là một nơi thờ phượng.
Thánh Lễ khai mạc Đền Thánh hồi tháng 11 năm 2012 lôi cuốn hơn 50,000 người tham dự. Cha Rossi dùng mọi biểu tượng để duy trì các tín hữu còn lại đừng rơi vào sự dửng dưng tôn giáo. Thí dụ: ngày khai mạc Đền Thánh được tổ chức vào ngày lễ nghỉ của Ba Tây gọi là Finados, Ngày Người Chết: “ Một ngày, một ngày đã chết, nay được biến đổi!” Ngài nói với người thờ phượng như thế.
Và quả thực, buổi lễ đã đánh tan hình ảnh tẻ nhạt của một Giáo Hội già nua. Ca hát vang dội, vẫy vẫy khăn tay và nhịp theo dàn nhạc rock, 20,000 tín hữu chật ních Đền Thánh ngâm ngợi trước ống kính truyền hình, nhiều người nước mắt tuôn tràn trong khi vị linh mục của họ chào đón từ bục giảng. Hơn 30,000 người khác tụ họp ở bên ngoài, nơi trẻ em leo lên cây để nhìn rõ đoàn người hân hoan bên trong đền thánh.
Một thế giới đa nguyên
Nghĩ gì về Cha Rossi thì tuỳ ý, nhưng quan điểm của ngài không hẳn là hẹp hòi khi cho rằng các vấn đề rộng lớn hơn tại Ba Tây hiện nay không hẳn là Ngũ Tuần cho bằng người Ba Tây đang quay mặt khỏi các tôn giáo có tổ chức. Thực thế, một cuộc nghiên cứu năm 2011 của Qũy Getulio Vargas, dựa vào thống kê, cho thấy người Công Giáo Ba Tây bỏ đạo để trở thành vô tín ngưỡng, chứ không hẳn chạy qua các tôn giáo khác.
Đấy cũng là nhận định của Peter Berger, giáo sư xã hội học và thần học tại Đại Học Rutgers và Đại Học Boston. Berger cho rằng hiện tượng Rossi hay nói chung các linh mục Canh Tân Đặc Sủng hiện nay ở Ba Tây chỉ là chuyện bên lề. Bởi Canh Tân Đặc Sủng không hẳn là chuyện chỉ xẩy ra tại Ba Tây. Nó cũng xẩy ra tại khắp Châu Mỹ La Tinh, tại Châu Phi và cả tại Phi Luật Tân nữa.
Vả lại, theo Berger, Rôma vẫn có chính sách rửa tội cho một số ngày lễ của ngoại giáo trong lịch phụng vụ của mình, nghĩa là chấp nhận một số thực hành của ngoại giáo. Thành thử ông tự hỏi các cố gắng trên liệu có hồi sinh được Đạo Công Giáo tại Ba Tây hay không? Theo ông, có thể có chút đỉnh trong tương quan với Ngũ Tuần. Còn duy tục thì sao? Berger cho rằng tại Ba Tây, ý niệm duy tục không hẳn có cùng một ý nghĩa như ở Âu Châu. Đã đành triết lý của August Comte, một triết gia duy tục, rất được ưa chuộng tại Ba Tây trong thế kỷ 19. Khẩu hiệu “Trật Tự và Tiến Bộ” (Ordem e Progresso) của ông đã được thêu trên quốc kỳ Ba Tây. Nhưng theo Berger, phần lớn trong số 15% người dân Ba Tây tự nhận không thuộc tôn giáo nào không có cùng những lý do ý thức hệ như Comte. Nên họ khó bị lôi kéo trở lại Công Giáo nhờ các trống phách và ca hát kiểu Rossi hay các tiếng lạ kiểu Ngũ Tuần.
Nói cho cùng, Ngũ Tuần và Duy Tục, dù theo nghĩa nào, cũng chỉ là các biểu hiện của cùng một thách thức bên dưới: tức thách thức của chủ nghĩa đa nguyên hiện đại. Kể từ Phong Trào Ánh Sáng, đa số người ta đều nghĩ rằng hiện tượng thế tục hóa, theo nghĩa sa sút tôn giáo, là hậu quả tất yếu của hiện đại hóa. Lịch sử tôn giáo từ đầu thế kỷ 20, tức từ lúc Nietzsche tuyên bố Thiên Chúa đã chết, cho thấy ý niệm đó không đúng bao nhiêu. Tại phần lớn các nơi trên thế giới, tôn giáo đã phát triển một cách rực rỡ, nhiều nơi phát triển như chưa bao giờ có. Hiện đại hóa có phát sinh ra việc thế tục hóa ở một số nơi, nhưng ở nhiều nơi khác, không hề có hiện tượng ấy. Điều nó nhất thiết phát sinh ra là chủ nghĩa đa nguyên, tức việc tràn lan các thế giới quan khác nhau, các nền luân lý và các lối sống sống chung với nhau trong cùng một xã hội. Nhiều chế độ đã tìm cách dẹp bỏ chủ nghĩa đa nguyên, nhưng nó vẫn sống, đặt cho tôn giáo một thách thức hết sức nền tảng; nhưng thách thức này khác với thách thức của duy tục.
Bản chất của thách thức này là đánh đổ đặc tính trong đó bất cứ truyền thống tôn giáo nào cũng coi mọi việc như chuyện đương nhiên. Điều này không có gì khó hiểu cả. Ý niệm về thực tại của ta từ căn cội vốn được tạo nên nhờ hành động qua lại với người khác, khi ta còn nhỏ kinh qua điều các nhà tâm lý gọi là “xã hội hóa đệ nhất đẳng”. Sau này, khi đã trưởng thành, các ý niệm này được duy trì, bị thay đổi hay bác bỏ nhờ hành động qua lại với những người ta quan tâm. Diễn trình này có một hiệu quả rất đơn giản nhưng vô cùng quan trọng: khi môi trường xã hội của ta còn thống nhất và ổn định, thế giới quan của ta được duy trì bằng một cảm thức hết sức chắc chắn. Nhưng khi môi trường ấy ra đa dạng và bất ổn, ta cảm thấy chẳng còn gì là chắc chắn nữa. Ta khám phá ra có nhiều cách “trí tri” thực tại. Đấy là lúc nói theo Pascal, cùng một điều có thể đúng ở bên này Dẫy Pyrénées, nhưng lại sai ở bên kia Dẫy ấy. Con người hiện đại, từ nay, có cả hàng núi cao các giải pháp trong đầu. Chọn lựa giữa các giải pháp ấy cho tình huống riêng của mình là một nhiệm vụ khó khăn. Chính vì thế mà đa số con người hiện đại lo âu xao xuyến (nervous).
Sống bên kia Pyrénées, tức Tây Ban Nha, trong thế kỷ 19, chẳng hạn, thì làm người Công Giáo là việc đương nhiên, vì ai ai cũng Công Giáo cả. Có một gia đình Do Thái Giáo thật đấy, nhưng đã bị trục xuất từ lâu. Có anh chàng lạc giáo “dở hơi” thật đấy, nhưng anh ta đã bị Tòa Lạc Giáo tống giam rồi. Nay thì môi trường xã hội đã ra khác: mùa hè nào, du khách từ thập phương cũng kéo tới; phần lớn nhà cửa được người Đức giầu có tạo mãi, mà người Đức thì phần đông là Thệ Phản; ông thị trưởng lại là một người vô thần, và đôi khi cả ông linh mục cũng không khác bao nhiêu! Tốt nghiệp trung học, tôi không những biết đọc biết viết mà còn thích đọc mọi chuyện, khắp nơi trên thế giới. Tôi còn sử dụng liên mạng, Twitter; đi làm hay đi du lịch đó đây; làm quen cả với một phụ nữ Phi Luật Tân tới đây làm vú em. Tôi có còn là Công Giáo nữa hay không? Thống kê liệt kê tôi như thế. Nhưng tôi nào có nghĩ đến tôn giáo bao nhiêu, quên hầu hết các giáo huấn luân lý Công Giáo. Đạo Công Giáo quả không còn là chuyện đương nhiên nữa.
Đa nguyên là thế. Và đấy mới là thách đố thực sự của Công Giáo Ba Tây. Về phương diện này, Berger cho rằng Giáo Hội Công Giáo đã thực hiện nhiều thích ứng đối với chủ nghĩa này, nhất là trong việc Vatican II khẳng định tự do tôn giáo, ngược hẳn với các động thái trước đây của Đức Piô IX với Danh Mục Các Sai Lầm (1864), trong đó đáng chú ý nhất là sai lầm 80, một sai lầm cho rằng “Giám mục Rôma có thể và nên tự hoà giải và chấp nhận tiến bộ, chủ nghĩa tự do và nền văn minh hiện đại”. Bản Danh Mục cũng kết án việc tách biệt nhà nước và Giáo Hội, quyền tự do của cá nhân trong việc chọn lựa tôn giáo. Suốt từ đó cho tới đầu thế kỷ 20 (ủng hộ kế hoạch của Franco muốn biến Tây Ban Nha thành một quốc gia Công Giáo), Đạo Công Giáo luôn kình chống chủ nghĩa đa nguyên, coi nó như kẻ thù. Nhưng từ Vatican II trở đi, Giáo Hội Công Giáo rất tích cực trong việc cổ vũ tự do tôn giáo, các nhân quyền khác và nền dân chủ, cũng như phát huy đối thoại, hơn là tranh cãi, với các cộng đồng tín ngưỡng khác.
Việc trên không dễ. Nhiều giám mục Ba Tây đã tìm cách đối thoại với Ngũ Tuần, nhưng nhiều vị khác vẫn tiếp tục coi họ như các “môn phái” (sects) cần kết án và chống lại. Thành thử thanh thỏa với cuộc cách mạng đa nguyên sẽ là thách đố lớn cho Công Giáo trong nhiều năm sắp tới.
Tuy nhiên, trong cuộc cạnh tranh giữa Công Giáo và Ngũ Tuần Ba Tây, với tư cách một nhà xã hội học tôn giáo, Berger nghĩ rằng ta nên áp dụng một vài phạm trù lấy từ kinh tế thị trường: nếu nhãn hiệu tôn giáo của bạn bị một nhãn hiệu khác cạnh tranh, thì bạn luôn bị cám dỗ mô phỏng một số đặc điểm của nhãn hiệu kia. Trong tình thế này, có thể có người thích sự pha trộn của bạn. Nhưng cũng có người, nhất là những người vốn thích nhãn hiệu trước đây của bạn, sẽ thấy việc pha trộn này tởm gớm. Bởi thế, theo Berger, nghiên cứu thị trường, cũng có tên là khoa học xã hội thực nghiệm, sẽ giúp các giám mục Ba Tây thấy rõ con số những người tới với mình vì nhạc rock trong Thánh Lễ và con số những người rời bỏ mình vì cùng một lý do. Dĩ nhiên, người ta hy vọng các ngài sẽ xem sét vấn đề dưới cái nhìn đức tin.
Sự xâm thực của Ngũ Tuần
Paulo Prada của tờ Globe, ngày 8 tháng 4 năm 2005, 6 ngày sau khi Đức Gioan Phaolô II băng hà, thuật lại cảnh một linh mục trẻ cử hành thánh lễ cầu nguyện cho ngài tại nhà thờ Santo André ở São Paulo, thành phố lớn nhất Ba Tây như sau: “Khi chừng 60 giáo dân đang ngâm nga một khúc bình ca, thì vị mục tử, mặc phẩm phục đỏ, theo chân nhóm giúp lễ tiến lên bàn thờ chính. Cách đó ít dặm, một nhà truyền giảng tin mừng của Ngũ Tuần, mặc quần dài trắng, áo sơ mi bông, ôm lấy trán một thiếu phụ. Nhẩy phụ họa với tiếng hô “hãy đốt, hãy đốt, hãy đốt” và “hãy đốt ma qủy trong người đàn bà này” của ông, khoảng 700 tín hữu làm rúng động cả nhà thờ, một tòa nhà rộng bằng một sân bóng đá có cả bãi đáp trực thăng trên nóc”.
Prada cho rằng: “Cái rúng động ấy đang làm rung chuyển cả nền đất quanh Giáo Hội Công Giáo Ba Tây. Chân móng của Vatican ở đây và ở khắp Châu Mỹ La Tinh đang lung lay vì bị các tín ngưỡng khác sói mòn và xâm thực. Tại một vùng thường bị khuấy động bởi khó khăn kinh tế và bạo lực, nhiều giáo sĩ Công Giáo tin rằng người ta rời bỏ Đạo Công Giáo để chạy theo điều họ cho là tín ngưỡng mềm dẻo hơn, có bản vị hơn, hoặc tệ hơn nữa, họ còn bác bỏ cả việc thờ phượng nữa”.
Các vị giáo phẩm Ba Tây rất ý thức hiện tượng này. Đức Cha Nelson Westrupp, đứng đầu một giáo phận phụ cận, nơi dân số lên tới 3 triệu, cho hay: “niềm tin đã trở thành chủ quan, cá nhân hóa, và vật chất hóa, và điều này đang làm yếu Giáo Hội Công Giáo”.
Thực vậy, bất chấp bức tượng khổng lồ Chúa Kitô Cứu Chuộc với cánh tay giang rộng nhìn xuống toàn cảnh Rio de Janeiro, Ba Tây không còn là một quốc gia Công Giáo như trước nữa. Lý do: sự gia tăng cực nhanh của Thệ Phản Tin Lành, hầu hết thuộc chi Ngũ Tuần, và nhịp tăng đều đặn của những người coi mình không thuộc bất cứ tôn giáo nào. Theo thống kê năm 2010, số người Công Giáo là 123 triệu, chiếm 64.6%, số người Thệ Phản là 42,300,000 chiếm 22.2%, số người vô tín ngưỡng là 15,000,000 chiếm 8%. Năm 1970, tỷ số dân Công Giáo không phải là 64.6% mà là 90%, tỷ số Thệ Phản không phải 22.2% mà chỉ trên dưới 10%, còn tỷ lệ người vô tín ngưỡng không phải là 8% mà chỉ là 0.8%. Sự gia tăng này khiến có người gọi São Paulo là “thủ đô Ngũ Tuần của thế giới” và khiến Đức HY Cláudio Hummes, cựu tổng giám mục São Paulo, nhận định “chúng tôi lo ngại tự hỏi: Ba Tây còn là một quốc gia Công Giáo bao lâu nữa”.
Các nhà xã hội học liên kết hiện tượng trên với việc rời cư. Vì trong mấy thập niên gần đây, hàng triệu nông dân rời bỏ xóm làng tới sinh sống tại các thành phố lớn như São Paulo và Rio de Janeiro, nơi các đòi hỏi và nhịp độ đời sống khiến người ta ít có cơ hội tìm tới giáo xứ.
Còn đối với những ai muốn tìm sự hướng dẫn tâm linh, thì các Giáo Hội Tin Lành sẵn sàng chào đón “một cách hợp khẩu vị”. Thực vậy, với nền thần học tạo thế năng (empowerment theology), tức chủ trương cho rằng việc thờ phượng có thể dẫn tới thành công và lợi lộc bản thân, các Giáo Hội tin lành quả tìm được đất phát triển rực rỡ tại các đô thị Ba Tây. Fernando Altemeyer, một nhà thần học tại Đại Học Công Giáo São Paulo nhận định rằng: “Lối sống đô thị là lối sống tiêu thụ. Còn người Tin Lành thì giảng dạy rằng thịnh vượng phát sinh nhờ đức tin”.
Đạo Công Giáo coi phương thức ấy chỉ là những vá víu tâm linh tạm thời. Tập chú vào thịnh vượng bản thân là quên mất mục tiêu rộng lớn hơn của Kitô Giáo nhằm phúc lợi phổ quát của mọi người. Linh mục Fernando Sapaterro, vị linh mục cử hành lễ cầu nguyện cho Đức Gioan Phaolô II tại nhà thờ Santo André, cho rằng “mục tiêu là cứu rỗi nhân loại, chứ không phải lợi lộc bản thân”.
Đó không hẳn là nhấn mạnh của người Thệ Phản, vì theo họ, xã hội được thăng tiến nhờ sự thịnh vượng của các cá nhân. Mục sư Estevam Hernades, lãnh đạo Giáo Hội Tông Truyền Tái Sinh Trong Chúa Kitô, một hệ phái Ngũ Tuần với hơn 1,200 thánh đường tại Ba Tây, Uruguay, và Argentine, đặt câu hỏi: “Liệu xã hội có khá hơn không khi người ta cứ mãi nghèo khổ? Đức tin vào Chúa Giêsu cải thiện mọi khía cạnh của cuộc sống ta”.
Một khuynh hướng nữa mà Ba Tây chỉ đang mô phỏng các nơi khác, nhất là Âu Châu và Bắc Mỹ, là khuynh hướng cá nhân hóa đức tin để phù hợp với các đòi hỏi ngừa thai, đồng tính, và buông thả tình dục. Sonia Barros, 29 tuổi, một vú em sống tại Rio de Janeiro chẳng hạn, độc thân nhưng sống chung với một bạn trai. Được dưỡng dục trong đức tin Công Giáo, nhưng ít khi đi nhà thờ vì cô bảo: “tôi muốn đi lễ nhiều hơn nhưng người ta bảo tôi sống trong tội lỗi. Đạo Công Giáo nên khoan dung hơn một chút”.
Khuynh hướng cá nhân hóa ấy xem ra khá được các Giáo Hội Thệ Phản hỗ trợ. Marilda Paulino, một nữ y tá 33 tuổi chẳng hạn, đã rời bỏ Công Giáo để gia nhập một cộng đoàn Tin Lành. Theo cô: “tôi không cần một trung gian để dạy tôi điều đúng điều sai. Đức tin không phải là về vị mục tử, hay về một vị thánh nào, mà chỉ là giữa Thiên Chúa và tôi mà thôi”.
Trước những khuynh hướng như thế, nhiều giới Công Giáo Ba Tây đã đưa ra nhiều thử nghiệm để “bình dân hóa” sức lôi cuốn của đạo mình. Prada trưng dẫn ngôi nhà nguyện của quân đội tại trung tâm São Paulo nơi người ta tôn kính Thánh Expeditus, được họ coi như thánh bổn mạng của cấp cứu.
Dù các nhà thần học và các nhà giáo sử không thống nhất ý kiến về căn tính đích thực của vị thánh này, kể cả việc ngài có thực hay không nữa, nhưng nhiều người vẫn kéo nhau tới xin đủ mọi ơn từ việc làm, tình yêu, tới khỏi bệnh và thoát khỏi mọi lo lắng khác. Patricia Aparecida Gobbo, một cảnh sát viên 22 tuổi, người cũng tới “cầu xin” tại ngôi nhà nguyện này, phát biểu: “người ta cần không những học lý mà còn cần được thỏa mãn về phương diện tôn giáo. Đạo Công Giáo đôi khi quá cứng ngắc”.
Canh tân đặc sủng hành động
Dĩ nhiên sáng kiến trên đây không có thế giá, mà chỉ là một phát khởi bình dân, phản ảnh não trạng của người dân Ba Tây muốn pha trộn tín ngưỡng cổ truyền của thổ dân với tín lý Công Giáo. Một số giới Công Giáo Ba Tây có thế giá đã mạnh dạn đi vào hang cọp để hạ cọp. Trong các giới ấy có phong trào Canh Tân Đặc Sủng, mà một trong các đại diện có tiếng hiện nay là Gleuson Gomes, 35 tuổi, một linh mục với lối cử hành “không theo Thánh Lễ Chúa Nhật bình thường”.
Phong trào Canh Tân Đặc Sủng sử dụng nhiều phương pháp từng làm cho các buổi phụng vụ của Ngũ Tuần trở thành lôi cuốn tại Ba Tây: sử dụng âm nhạc, để cử tọa tham dự nhiều hơn và bầu khí tươi sáng toàn diện hơn. Chính vì thế, có người gọi canh tân đặc sủng ở Ba Tây là “Công Giáo Ngũ Tuần”. Và Công Giáo này đang có tác dụng.
Larissa Rodrigues, 16 tuổi, nói rằng nhà thờ của cô xưa nay vẫn vắng cho tới hai năm trước đây khi cha Gleuson xuất hiện. Trước đó, “Người ta đã muốn đóng cửa nhà thờ. Vì đâu có ai lui tới. Nhưng khi cha (Gleuson) tới, nó khá hơn nhiều. Bây giờ thánh lễ chật kín”.
Cha Gleuson cũng không “dấu diếm” gì. Ngài bảo: “Cộng đoàn này cần được hồi sinh. Nên Đức Giám Mục sai tôi tới đây, do hình thức mục vụ Canh Tân Đặc Sủng của tôi. Hình thức này dễ hơn cho tín hữu tham dự. Chúng tôi có khả năng thiết lập một cộng đoàn tại giáo xứ này, một cộng đoàn sốt sắng và tham dự nhiều hơn”.
Và người Ba Tây đủ cỡ tuổi đua nhau trở lại nhà thờ, hết tuần này tới tuần nọ. Arthur Machado là một người trong số này. Anh bảo: “bạn phấn khích vì toàn bộ cộng đoàn thích nó. Nó sống động. Ai cũng hiểu nó, không có những thứ hắc búa long trọng”.
Đã đành là nhiều giới thẩm quyền tỏ ý cau mày trước một vài thực hành của Canh Tân Đặc Sủng, như “nói tiếng lạ”, chẳng hạn, làm máng chuyển Chúa Thánh Thần và niềm tin vào việc chữa lành. Nhiều người coi hình thức này như một thứ thương mãi hoàn toàn.
Tuy nhiên, không vị linh mục Đặc Sủng nào của Ba Tây nổi tiếng bằng linh mục Marcelo Rossi. Trong thập niên qua, ngài đã xây dựng được cả một “đế quốc” đa truyền thông, gồm album, phim ảnh và sách vở, bán ra hàng triệu cuốn, với một hiện diện mạnh trên liên mạng.
Dù bị một số giáo phẩm chỉ trích, Giáo Sư Andrew Chesnut của Đại Học Virginia Commonwealth vẫn cho rằng Cha Rossi và các vị Canh Tân Đặc Sủng khác đang giữ cho Đạo Công Giáo sống động tại đây và Vatican biết rõ điều này. Theo ông, “Nhiều vị giám mục Ba Tây không phải là Canh Tân Đặc Sủng nhưng đã hiểu được rằng nó là cách tốt nhất để chặn đứng làn sóng ồ ạt người Công Giáo gia nhập các Giáo Hội Ngũ Tuần. Bởi thế, theo quan điểm định chế, đây là điều có tính hết sức chiến lược mà Giáo Hội có thể làm để chặn đứng việc người Công Giáo chạy qua các Giáo Hội Ngũ Tuần”.
Theo ông, phương thức không truyền thống của Canh Tân Đặc Sủng không hạ giá sứ điệp Công Giáo. Ông hoài nghi ý niệm cho rằng người Công Giáo không phải là Âu Châu cần thực hành đức tin với các chuẩn mực do Âu Châu áp đặt. Học giả về tôn giáo là Cecilia Mariz của Đại Học Công Rio de Janeiro đồng ý như vậy. Bà cho rằng phương thức của Canh Tân Đặc Sủng thích hợp hơn với Ba Tây và nhiên hậu đem được người ta trở về với Giáo Hội Công Giáo.
Maritz nói rằng: “Có một sự gần gũi giữa sức lôi cuốn của canh Tân Đặc Sủng và sức lôi cuốn của văn hóa Ba Tây. Nó là một cảm nghiệm tôn giáo rất sống động, rất vui tươi. Nó rất xúc cảm”.
Cha Gleuson chắc chắn đồng ý như thế. Ngài cho rằng lối hát karaôkê (sing-along) của ngài là phương tiện hữu hiệu chuyên chở sứ điệp Công Giáo. Dù sao, theo ngài, phụng vụ Đặc Sủng vẫn… là một Thánh Lễ. “Nó đem tới cho giới trẻ sức sống động, một niềm hạnh phúc thiêng liêng. Bạn cảm nhận lời thánh một cách sâu sắc hơn”.
Ngày Giới Trẻ Thế Giới sắp tới sẽ là một thử nghiệm xem mối liên hệ của Vatican với Canh Tân Đặc Sủng tiến xa bao nhiêu. Cha Gleuson là một trong các mục tử của Canh Tân Đặc Sủng đang cố gắng động viên hàng chục ngàn bạn trẻ tham gia biến cố trọng đại này.
Thí nghiệm hồi sinh Đạo Công Giáo
Ngày 14 tháng 2 năm nay, nghĩa là 3 ngày sau khi Đức Bênêđictô XVI tuyên bố từ nhiệm, Simon Romero của tờ New York Times có tường trình một thí nghiệm để hồi sinh Đạo Công Giáo tại Ba Tây trước làn sóng xâm thực của Ngũ Tuần.
Romero cũng vẽ lại viễn tượng không mấy tốt đẹp của Giáo Hội Công Giáo tại Ba Tây trước cuộc tấn công vũ bão của Ngũ Tuần và duy tục. Nhưng ông nhấn mạnh tới các cố gắng tích cực nhằm chặn đứng các cuộc tấn công ấy. Ông tập chú vào công trình của cha Marcelo Rossi, vị “linh mục, vốn là một huấn luyện viên trước khi đi tu làm linh mục, say sưa hát những bài hát kiểu nhạc rock trước 25,000 người thờ phượng”.
Linh mục Rossi đã bán hơn 12 triệu CD và từng cử hành Thánh Lễ tại sân túc cầu với hàng chục ngàn tín hữu tham dự. Cũng như các linh mục thuộc Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng khác, Thánh Lễ được cha cử hành thuộc loại “Thánh Lễ Giải Phóng”, giống các buổi trừ qủy theo nhóm, trong đó, cộng đoàn được hoan nghinh nói tiếng lạ, một hình thức cử hành bị nhiều vị giáo phẩm cau mày phê phán nhưng đang thu hút nhiều người thờ phượng.
Almir Belarmino, 53 tuổi, kỹ thuật viên tại nhà máy xử lý chất thải, một trong 1,200 người tham dự buổi tĩnh tâm do Canh Tân Đặc Sủng tổ chức, nhận định rằng “Nhờ phong trào này, nhiều người đã tìm về với Giáo Hội. Tại sao không nhẩy múa tại nơi mà sự hiện diện của Chúa thật cao cả như thế này? Vui tươi và phấn khởi vốn là thành phần trong việc thờ phượng của chúng tôi”.
Thực ra việc các linh mục pha trộn các thực hành mới vào các buổi phụng vụ của họ là điều không mới lạ gì tại Ba Tây. Bởi trên thực tế, nhiều người tự hào là Công Giáo nhưng vẫn thực hành các tôn giáo phát xuất từ Phi Châu như nhóm Candomblé chẳng hạn là nhóm pha trộn các thánh của Công Giáo với các thần minh của Phi Châu. Stephen Selka, một chuyên viên tại Đại Học Indiana về các tôn giáo của các cộng đồng Phi Châu lưu vong, cho hay: “Thực hành tôn giáo tại Ba Tây thường có tính lai giống khá cao”.
Tuy nhiên, các Giáo Hội tin lành cực kỳ thành công tại Ba Tây mới là thúc đẩy chính. Dựa vào lá phiếu có ảnh hưởng lớn tại Quốc Hội Ba Tây, các Giáo Hội này đang mở rộng hoạt động của họ ở khắp Mỹ Châu La Tinh và Phi Châu, thậm chí còn lấy được thông hành ngoại giao cho các nhà giảng thuyết hàng đầu của họ, giống như các đại diện của Vatican nữa.
Họ xây dựng nhiều đại giáo đường. Tại São Paulo chẳng hạn, Giáo Hội Hoàn Vũ của Nước Chúa, một tổ chức Ngũ Tuần đa quốc được thiết lập tại Ba Tây từ năm 1977, đang chi ra 200 triệu dollars để xây một đền thờ 10,000 chỗ ngồi theo mẫu Đền Thờ của Salômôn. Các ca sĩ của họ cũng có rất nhiều người ái mộ, như Aline Barros chẳng hạn, một ca sĩ hát nhạc phúc âm được giải Grammy, với cả triệu người theo dõi trên Twitter. Các nhà giảng thuyết trên TV của họ như Silas Malafaia, một nhà lãnh đạo Ngũ Tuần tại Rio de Janeiro, đang thu hút thật nhiều khán thính giả.
Dĩ nhiên, cũng phải kể đến sự phát triển của chủ nghĩa duy tục, một sự phát triển mà Andrew Chesnut coi là nhanh nhất. Mới đây, tức năm 1980, những người vô tín ngưỡng và những người không xếp mình vào bất cứ tôn giáo nào là con số không đáng kể, nhưng nay, họ chiếm tới 15% dân số. Thêm vào đó, còn có những người Công Giáo ít đi nhà thờ và không hài lòng với một số chính sách cứng rắn của Vatican.
Theo Stoyan Zaimov của tờ Christian Post Reporter (5/11/2012), thì trước những áp lực trên, đáp ứng của Cha Rossi, ngoài hình thức truyền thông chuyên biệt của ngài cũng như hình thức cử hành đặc biệt của Canh Tân Đặc Sủng, còn là một cái gì thật lớn lao để có thể đương đầu với sự dửng dưng quá phổ quát hiện nay đối với các giá trị luân lý và tôn giáo, một vấn đề được ngài xếp vào hạng trầm trọng nhất trong xã hội Ba Tây. Đối với ngài, “một ngọn nến chiếu sáng, 10 ngọn nến chiếu sáng, nhưng 100,000 ngọn nến sẽ chiếu sáng hơn nhiều”. Đó chính là ý niệm đứng đàng sau ngôi đền thánh vĩ đại Mẹ Thiên Chúa của cha, đang được xây dựng tại São Paulo: dự trù sẽ có 6,000 chỗ ngồi và chỗ đứng cho 14,000 người khác, khu đất bên ngoài Đền Thánh có thể chứa hơn 80,000. Theo AP, Đền Thánh này tọa lạc trên một khu đất rộng tới 323,000 bộ vuông (30,000 mét vuông), chính đền thánh rộng 8,500 mét vuông, chiều cao kể cả cây Thánh Giá là 45 mét và có người xếp Đền Thánh này vào hàng 10 thánh đường lớn nhất thế giới. Theo mô tả của AP, Đền Thánh trông giống một sân basketball hơn là một nơi thờ phượng.
Thánh Lễ khai mạc Đền Thánh hồi tháng 11 năm 2012 lôi cuốn hơn 50,000 người tham dự. Cha Rossi dùng mọi biểu tượng để duy trì các tín hữu còn lại đừng rơi vào sự dửng dưng tôn giáo. Thí dụ: ngày khai mạc Đền Thánh được tổ chức vào ngày lễ nghỉ của Ba Tây gọi là Finados, Ngày Người Chết: “ Một ngày, một ngày đã chết, nay được biến đổi!” Ngài nói với người thờ phượng như thế.
Và quả thực, buổi lễ đã đánh tan hình ảnh tẻ nhạt của một Giáo Hội già nua. Ca hát vang dội, vẫy vẫy khăn tay và nhịp theo dàn nhạc rock, 20,000 tín hữu chật ních Đền Thánh ngâm ngợi trước ống kính truyền hình, nhiều người nước mắt tuôn tràn trong khi vị linh mục của họ chào đón từ bục giảng. Hơn 30,000 người khác tụ họp ở bên ngoài, nơi trẻ em leo lên cây để nhìn rõ đoàn người hân hoan bên trong đền thánh.
Một thế giới đa nguyên
Nghĩ gì về Cha Rossi thì tuỳ ý, nhưng quan điểm của ngài không hẳn là hẹp hòi khi cho rằng các vấn đề rộng lớn hơn tại Ba Tây hiện nay không hẳn là Ngũ Tuần cho bằng người Ba Tây đang quay mặt khỏi các tôn giáo có tổ chức. Thực thế, một cuộc nghiên cứu năm 2011 của Qũy Getulio Vargas, dựa vào thống kê, cho thấy người Công Giáo Ba Tây bỏ đạo để trở thành vô tín ngưỡng, chứ không hẳn chạy qua các tôn giáo khác.
Đấy cũng là nhận định của Peter Berger, giáo sư xã hội học và thần học tại Đại Học Rutgers và Đại Học Boston. Berger cho rằng hiện tượng Rossi hay nói chung các linh mục Canh Tân Đặc Sủng hiện nay ở Ba Tây chỉ là chuyện bên lề. Bởi Canh Tân Đặc Sủng không hẳn là chuyện chỉ xẩy ra tại Ba Tây. Nó cũng xẩy ra tại khắp Châu Mỹ La Tinh, tại Châu Phi và cả tại Phi Luật Tân nữa.
Vả lại, theo Berger, Rôma vẫn có chính sách rửa tội cho một số ngày lễ của ngoại giáo trong lịch phụng vụ của mình, nghĩa là chấp nhận một số thực hành của ngoại giáo. Thành thử ông tự hỏi các cố gắng trên liệu có hồi sinh được Đạo Công Giáo tại Ba Tây hay không? Theo ông, có thể có chút đỉnh trong tương quan với Ngũ Tuần. Còn duy tục thì sao? Berger cho rằng tại Ba Tây, ý niệm duy tục không hẳn có cùng một ý nghĩa như ở Âu Châu. Đã đành triết lý của August Comte, một triết gia duy tục, rất được ưa chuộng tại Ba Tây trong thế kỷ 19. Khẩu hiệu “Trật Tự và Tiến Bộ” (Ordem e Progresso) của ông đã được thêu trên quốc kỳ Ba Tây. Nhưng theo Berger, phần lớn trong số 15% người dân Ba Tây tự nhận không thuộc tôn giáo nào không có cùng những lý do ý thức hệ như Comte. Nên họ khó bị lôi kéo trở lại Công Giáo nhờ các trống phách và ca hát kiểu Rossi hay các tiếng lạ kiểu Ngũ Tuần.
Nói cho cùng, Ngũ Tuần và Duy Tục, dù theo nghĩa nào, cũng chỉ là các biểu hiện của cùng một thách thức bên dưới: tức thách thức của chủ nghĩa đa nguyên hiện đại. Kể từ Phong Trào Ánh Sáng, đa số người ta đều nghĩ rằng hiện tượng thế tục hóa, theo nghĩa sa sút tôn giáo, là hậu quả tất yếu của hiện đại hóa. Lịch sử tôn giáo từ đầu thế kỷ 20, tức từ lúc Nietzsche tuyên bố Thiên Chúa đã chết, cho thấy ý niệm đó không đúng bao nhiêu. Tại phần lớn các nơi trên thế giới, tôn giáo đã phát triển một cách rực rỡ, nhiều nơi phát triển như chưa bao giờ có. Hiện đại hóa có phát sinh ra việc thế tục hóa ở một số nơi, nhưng ở nhiều nơi khác, không hề có hiện tượng ấy. Điều nó nhất thiết phát sinh ra là chủ nghĩa đa nguyên, tức việc tràn lan các thế giới quan khác nhau, các nền luân lý và các lối sống sống chung với nhau trong cùng một xã hội. Nhiều chế độ đã tìm cách dẹp bỏ chủ nghĩa đa nguyên, nhưng nó vẫn sống, đặt cho tôn giáo một thách thức hết sức nền tảng; nhưng thách thức này khác với thách thức của duy tục.
Bản chất của thách thức này là đánh đổ đặc tính trong đó bất cứ truyền thống tôn giáo nào cũng coi mọi việc như chuyện đương nhiên. Điều này không có gì khó hiểu cả. Ý niệm về thực tại của ta từ căn cội vốn được tạo nên nhờ hành động qua lại với người khác, khi ta còn nhỏ kinh qua điều các nhà tâm lý gọi là “xã hội hóa đệ nhất đẳng”. Sau này, khi đã trưởng thành, các ý niệm này được duy trì, bị thay đổi hay bác bỏ nhờ hành động qua lại với những người ta quan tâm. Diễn trình này có một hiệu quả rất đơn giản nhưng vô cùng quan trọng: khi môi trường xã hội của ta còn thống nhất và ổn định, thế giới quan của ta được duy trì bằng một cảm thức hết sức chắc chắn. Nhưng khi môi trường ấy ra đa dạng và bất ổn, ta cảm thấy chẳng còn gì là chắc chắn nữa. Ta khám phá ra có nhiều cách “trí tri” thực tại. Đấy là lúc nói theo Pascal, cùng một điều có thể đúng ở bên này Dẫy Pyrénées, nhưng lại sai ở bên kia Dẫy ấy. Con người hiện đại, từ nay, có cả hàng núi cao các giải pháp trong đầu. Chọn lựa giữa các giải pháp ấy cho tình huống riêng của mình là một nhiệm vụ khó khăn. Chính vì thế mà đa số con người hiện đại lo âu xao xuyến (nervous).
Sống bên kia Pyrénées, tức Tây Ban Nha, trong thế kỷ 19, chẳng hạn, thì làm người Công Giáo là việc đương nhiên, vì ai ai cũng Công Giáo cả. Có một gia đình Do Thái Giáo thật đấy, nhưng đã bị trục xuất từ lâu. Có anh chàng lạc giáo “dở hơi” thật đấy, nhưng anh ta đã bị Tòa Lạc Giáo tống giam rồi. Nay thì môi trường xã hội đã ra khác: mùa hè nào, du khách từ thập phương cũng kéo tới; phần lớn nhà cửa được người Đức giầu có tạo mãi, mà người Đức thì phần đông là Thệ Phản; ông thị trưởng lại là một người vô thần, và đôi khi cả ông linh mục cũng không khác bao nhiêu! Tốt nghiệp trung học, tôi không những biết đọc biết viết mà còn thích đọc mọi chuyện, khắp nơi trên thế giới. Tôi còn sử dụng liên mạng, Twitter; đi làm hay đi du lịch đó đây; làm quen cả với một phụ nữ Phi Luật Tân tới đây làm vú em. Tôi có còn là Công Giáo nữa hay không? Thống kê liệt kê tôi như thế. Nhưng tôi nào có nghĩ đến tôn giáo bao nhiêu, quên hầu hết các giáo huấn luân lý Công Giáo. Đạo Công Giáo quả không còn là chuyện đương nhiên nữa.
Đa nguyên là thế. Và đấy mới là thách đố thực sự của Công Giáo Ba Tây. Về phương diện này, Berger cho rằng Giáo Hội Công Giáo đã thực hiện nhiều thích ứng đối với chủ nghĩa này, nhất là trong việc Vatican II khẳng định tự do tôn giáo, ngược hẳn với các động thái trước đây của Đức Piô IX với Danh Mục Các Sai Lầm (1864), trong đó đáng chú ý nhất là sai lầm 80, một sai lầm cho rằng “Giám mục Rôma có thể và nên tự hoà giải và chấp nhận tiến bộ, chủ nghĩa tự do và nền văn minh hiện đại”. Bản Danh Mục cũng kết án việc tách biệt nhà nước và Giáo Hội, quyền tự do của cá nhân trong việc chọn lựa tôn giáo. Suốt từ đó cho tới đầu thế kỷ 20 (ủng hộ kế hoạch của Franco muốn biến Tây Ban Nha thành một quốc gia Công Giáo), Đạo Công Giáo luôn kình chống chủ nghĩa đa nguyên, coi nó như kẻ thù. Nhưng từ Vatican II trở đi, Giáo Hội Công Giáo rất tích cực trong việc cổ vũ tự do tôn giáo, các nhân quyền khác và nền dân chủ, cũng như phát huy đối thoại, hơn là tranh cãi, với các cộng đồng tín ngưỡng khác.
Việc trên không dễ. Nhiều giám mục Ba Tây đã tìm cách đối thoại với Ngũ Tuần, nhưng nhiều vị khác vẫn tiếp tục coi họ như các “môn phái” (sects) cần kết án và chống lại. Thành thử thanh thỏa với cuộc cách mạng đa nguyên sẽ là thách đố lớn cho Công Giáo trong nhiều năm sắp tới.
Tuy nhiên, trong cuộc cạnh tranh giữa Công Giáo và Ngũ Tuần Ba Tây, với tư cách một nhà xã hội học tôn giáo, Berger nghĩ rằng ta nên áp dụng một vài phạm trù lấy từ kinh tế thị trường: nếu nhãn hiệu tôn giáo của bạn bị một nhãn hiệu khác cạnh tranh, thì bạn luôn bị cám dỗ mô phỏng một số đặc điểm của nhãn hiệu kia. Trong tình thế này, có thể có người thích sự pha trộn của bạn. Nhưng cũng có người, nhất là những người vốn thích nhãn hiệu trước đây của bạn, sẽ thấy việc pha trộn này tởm gớm. Bởi thế, theo Berger, nghiên cứu thị trường, cũng có tên là khoa học xã hội thực nghiệm, sẽ giúp các giám mục Ba Tây thấy rõ con số những người tới với mình vì nhạc rock trong Thánh Lễ và con số những người rời bỏ mình vì cùng một lý do. Dĩ nhiên, người ta hy vọng các ngài sẽ xem sét vấn đề dưới cái nhìn đức tin.