Ngày 17-06-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 18/06: Yêu thương kẻ thù – Lm. Phêrô Trần Văn Tiến
Giáo Hội Năm Châu
01:15 17/06/2024

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu,

Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao? Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao? Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.”

Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:33 17/06/2024

37. Phàm là người cố ý phân tâm khi suy niệm thì không những phạm tội, mà còn cản trở rất nhiều thánh sủng từ trong suy niệm mà có được.

(Thánh Thomas Aquinas)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:37 17/06/2024
84. MẸ KHÓC CON

Có một phụ nữ, mặc cái váy màu hồng vừa khóc vừa kêu:

- “Con ơi, con ơi...”

Có người hỏi bà ta khóc ai vậy, bà ta đáp:

- “Ba của nó là rể của ba tôi, ba của tôi là bố vợ của ba nó.”

(Nhã Ngược)

Suy tư 84:

Có những người làm nghề khóc thuê khóc mướn, khi họ khóc thì kể lễ lâm ly bi đát như khóc thương người thân yêu của mình, nhưng trong lòng họ thì một chút bi ai thương tâm cũng không có.

Có những người vì muốn cho mọi người biết mình cũng có hiếu với cha mẹ, nên khi cha mẹ chết thì thuê những người khóc mướn đến khóc giùm, để cho thêm đậm nét bi ai, còn chính họ thì không chảy một giọt nước mắt, nhưng họ thích kể dài dòng những chuyện về mình đã báo hiếu và lo lắng cho cha mẹ đến hao tiền tốn của, sức khỏe hao mòn, vân vân và vân vân.

Con cái có thể mứơn người khóc thuê đến để “khóc giùm” cho mình khi cha mẹ qua đời, bởi vì thời nào và xã hội nào cũng có những người con bất hiếu với cha mẹ, tức là không nghĩ đến công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.v.v... Nhưng cha mẹ thì không thể kiếm người khóc mướn cho mình khi con của họ qua đời, bởi vì không ai yêu thương con cái cho bằng cha mẹ, và không một người nào có quả tim yêu thương con cho bằng cha mẹ, và bởi vì “nước mắt thì chảy xuống chứ không chảy lên”.

Tình thương của con cái đối với cha mẹ giống như một giọt nước trong đại dương mà thôi...

Thiên Chúa cũng vậy, chúng ta chưa khóc thương khi Ngài vì tội chúng ta mà phải chịu đóng đinh trên thập giá, nhưng Ngài thì không thể không khóc khi chúng ta phạm tội, bởi vì Ngài là Cha trên trời của chúng ta...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Sarah cảnh báo chống lại sự thiếu hiệp nhất giữa các Kitô hữu, nói rằng đó là dấu chỉ phản chứng
Đặng Tự Do
01:57 17/06/2024
Sự thiếu hiệp nhất giữa các Kitô hữu, giữa những người theo Chúa Kitô là dấu chỉ phản chứng đối với sứ mạng làm chứng cho sứ điệp Tin Mừng và việc truyền giáo. Đức Hồng Y Robert Sarah đưa ra lập trường trên trong bài phát biểu tại hội nghị chuyên đề tại Đại Học Tangaza ở Kenya.

Đức Hồng Y Sarah, người từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích từ năm 2014 đến năm 2021, cảnh báo rằng sự chia rẽ giữa các tín hữu Chúa Kitô khiến họ bị “lợi dụng”.

“Nếu chúng ta không phải là một, nếu chúng ta bị chia rẽ, thì chứng tá của chúng ta về Chúa Kitô cũng bị chia rẽ và thế giới sẽ không tin vào Tin Mừng”, Đức Hồng Y Sarah nói

Đức Hồng Y Sarah kêu gọi những người theo Chúa Giêsu Kitô ở Phi Châu ưu tiên việc tuân thủ sứ điệp Tin Mừng, cho phép các nguyên tắc của đức tin Kitô giáo vượt lên trên tất cả các bản sắc khác, bao gồm bộ lạc, quốc tịch và chủng tộc, cùng các liên kết khác.

“Trước tiên hãy tìm kiếm sự hiệp nhất trong đức tin Kitô giáo và sau đó với những người đồng hương của chúng ta và những người Phi Châu,” ngài nói trong bài diễn văn có tựa đề “Làm cho mọi dân nước trở thành môn đệ: Nhiệm vụ truyền giáo của Chúa Kitô”.

Để nhấn mạnh sự cần thiết của sự đoàn kết giữa những người theo Chúa Giêsu Kitô, vị Hồng Y 78 tuổi sinh ra ở Guinea đã cảnh báo rằng sự chia rẽ khiến các Kitô hữu “dễ bị lợi dụng”.

“Nếu chúng ta không nỗ lực đạt được sự hiệp nhất trong Chúa Kitô thì chúng ta còn tệ hơn nữa. Sự chia rẽ giữa chúng ta - tôn giáo, sắc tộc và chính trị - dễ bị lợi dụng; họ có thể bị các chính trị gia tham nhũng hoặc thậm chí các thế lực nước ngoài lợi dụng”, ngài nói.

Đức Hồng Y Sarah trước đây đã bày tỏ sự phản đối của mình đối với Fiducia Supplicans, là tuyên bố của Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican vốn đã gây ra những phản ứng trái chiều và chia rẽ sâu sắc giữa dân Chúa nói chung và các giám mục Công Giáo trên toàn thế giới nói riêng kể từ khi nó được phát hành vào ngày 18 tháng 12 năm 2023.

Trong một bài suy ngẫm ngày 6 Tháng Giêng mà ngài chia sẻ với Settimo Cielo, một blog của Ý, Đức Hồng Y Sarah đã duy trì lập trường trước đây của mình là không chống đối Đức Thánh Cha.

“Chúng tôi không phản đối Đức Thánh Cha Phanxicô, nhưng chúng tôi kiên quyết và triệt để phản đối tà giáo làm suy yếu nghiêm trọng Giáo hội, là thân thể của Chúa Kitô,” Đức Hồng Y Sarah nói, đồng thời làm rõ sự phản đối của ngài đối với các khuyến nghị của Fiducia Supplicans, cho phép các thành viên hàng giáo sĩ ban phước lành cho “các cặp đồng giới” và các cặp trong “những tình huống bất thường” khác.

Những người thực hành đồng tính luyến ái đang “ở trong tù ngục” của tội lỗi và cần sự thật của “lời Chúa” để giải thoát họ, ngài nói thêm: “Sự thật là lòng thương xót đầu tiên mà Chúa Giêsu ban cho những người tội lỗi”.

Ngài nói: “Sự tự do mà chúng ta phải trao cho những người sống trong các cuộc kết hợp đồng tính luyến ái nằm trong sự thật của Lời Chúa”. “Làm sao chúng ta có thể làm cho họ tin rằng việc ở lại trong ngục tù tội lỗi là điều tốt lành và Chúa mong muốn điều đó?”

Sự thiếu rõ ràng của trong Tuyên ngôn Fiducia Supplicans “chỉ làm tăng thêm sự nhầm lẫn đang ngự trị trong lòng, và một số thậm chí còn lợi dụng nó để hỗ trợ cho nỗ lực thao túng của họ”, Đức Hồng Y Sarah viết trong bài suy tư ngày 6 tháng Giêng, đề cập đến sự chia rẽ do các khuyến nghị của Fiducia Supplicans gây ra.

Trong bài phát biểu tại Kenya, Đức Hồng Y Sarah đã liên kết sự hiệp nhất giữa các môn đệ của Chúa Giêsu Kitô với sự tiến bộ. Ngài nói: “Chỉ có cùng nhau chúng ta mới có thể thịnh vượng”.

Theo Đức Hồng Y Sarah, những thách thức cản trở sứ mạng làm chứng cho sứ điệp Tin Mừng và sứ vụ truyền giáo có thể được giải quyết “bằng cách hướng về Chúa trong lời cầu nguyện và chay tịnh”.

“Bằng cách hướng về Chúa bằng lời cầu nguyện và chay tịnh, Thiên Chúa nâng chúng ta lên. Ngài giải thoát chúng ta khỏi sự ích kỷ và hẹp hòi và mạc khải chính Ngài cho chúng ta bằng cách này hay cách khác. Ngài kỷ luật chúng ta, vì vậy chúng ta không cho phép những khác biệt nhỏ ngăn cản chúng ta làm việc cùng nhau theo mọi cách được phép”

Đức Hồng Y tiếp tục nhấn mạnh sự cần thiết phải kết hợp cầu nguyện và ăn chay, hai trong ba trụ cột của Mùa Chay, bên cạnh việc bác ái qua việc bố thí.

“Việc truyền giáo phải bao gồm việc cầu nguyện và ăn chay cùng nhau, ngay cả với những truyền thống tôn giáo khác để đáp lại những tệ nạn mà chúng ta cùng nhau thừa nhận. Bằng cách cầu nguyện và ăn chay, những trở ngại cho việc truyền giáo sẽ được khắc phục”


Source:National Catholic Register
 
VietCatholic TV
Sập bẫy, 400 lính Nga bị bao vây đã đầu hàng quân Ukraine. Nổi khùng, Putin sỉ nhục tổng bí thư đảng
VietCatholic Media
03:16 17/06/2024


1. Cố vượt sông ở Vovchansk nhưng không thành, 400 quân Nga bị cắt đứt. Bây giờ họ đầu hàng.

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Trying And Failing To Cross A River In Vovchansk, 400 Russian Troops Got Cut Off. Now They’re Surrendering.”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Các xạ thủ pháo binh thuộc Lữ đoàn cơ giới số 42 của quân đội Ukraine đang chuẩn bị tàn sát lực lượng Nga ở phía bắc Kharkiv.

Lực lượng Ukraine đã bắt giữ hàng trăm binh sĩ Nga tại thị trấn Vovchansk đang bị bao vây, ngay phía nam biên giới Nga-Ukraine, gây ra một trở ngại lớn cho cuộc tấn công đang chùn bước của Nga ở phía bắc.

Trong cuộc giao tranh ác liệt cuối tuần qua, quân đội Ukraine đã bao vây tới 400 người Nga trong và xung quanh một nhà máy hóa chất ở trung tâm Vovchansk.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Hai, 17 Tháng Sáu, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết hàng trăm người Nga đã đầu hàng sau nhiều nỗ lực giải cứu họ không thành công.

Ngày 10 Tháng Năm, lực lượng hàng chục ngàn binh sĩ Nga đã mở mặt trận mới trong cuộc chiến kéo dài 28 tháng của Nga ở Ukraine. Tấn công về phía nam qua biên giới Nga-Ukraine, các tiểu đoàn Nga nhanh chóng chiếm được một chuỗi làng biên giới được phòng thủ sơ sài và sau đó tiến về Vovchansk, thị trấn lớn đầu tiên giữa biên giới và thành phố Kharkiv, cách đó 25 dặm hay 40 km về phía nam.

Chính tại Vovchansk, người Ukraine đã chọn đứng lên chiến đấu. Các đơn vị của một số lữ đoàn Ukraine – bao gồm cả Lữ đoàn Dù số 82 tinh nhuệ – đã tiến lên phía bắc và trong vài tuần giao tranh ác liệt đã chặn đứng bước tiến của quân Nga ngay phía bắc sông Vovcha, con sông chảy từ đông sang tây qua trung tâm Vovchansk.

Người Nga tập hợp lại. Tương đương với ít nhất hai tiểu đoàn với hàng trăm bộ binh xông vào nhà máy hóa chất PJSC Volchansky, trên hữu ngạn sông Vovcha. Các nhà máy và cơ sở công nghiệp thường là địa điểm diễn ra chiến sự ở Ukraine vì những tòa nhà lớn kiên cố có thể che chở cho quân đội và bảo vệ họ khỏi pháo binh và máy bay điều khiển từ xa.

Kế hoạch của quân Nga rõ ràng là chiếm nhà máy hóa chất và từ đó tiến hành chiến dịch vượt sông nhằm tiến vào miền nam Vovchansk.

Kế hoạch thất bại khi quân Ukraine - thuộc Tiểu đoàn súng trường số 9, Quân đoàn tình nguyện người Nga chống Putin và Lữ đoàn thủy quân lục chiến 36 - tấn công phía tây nhà máy hóa chất và tiến lên một số dãy nhà về phía bắc, cắt đứt quân Nga trong nhà máy khỏi đồng đội của họ ở phía tây.

“Người Nga bị bao vây ở đây mà không có cơ hội di tản hay tiếp viện,” một người điều khiển máy bay điều khiển từ xa Ukraine nói. “Đám Orc chết và bị thương hàng loạt,” anh ta nói thêm, sử dụng thuật ngữ tiếng lóng để chỉ lính Nga một cách khinh miệt.

Các chỉ huy Nga biết họ đang gặp rắc rối. Cuối tuần này, họ đã ra lệnh cho quân đội của mình ở phía tây nhà máy hóa chất tấn công xuyên qua các vị trí của Ukraine để giải cứu 400 lính Nga đang mắc kẹt trong nhà máy. Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết hai nỗ lực đột phá để cứu lực lượng Nga bị bao vây đã bị lực lượng phòng thủ Ukraine đẩy lùi. Hơn 200 lính Nga tham gia vào chiến dịch giải cứu 400 lính Nga đang bị bao vây, đã bị loại khỏi vòng chiến vào hôm Chúa Nhật, 16 Tháng Sáu.

Đó là lúc quân Nga bị bao vây bắt đầu ra đầu hàng hàng loạt. Họ được cho thời hạn 4 giờ đồng hồ để đầu hàng trước khi các xạ thủ pháo binh thuộc Lữ đoàn cơ giới số 42 của quân đội Ukraine san bằng nhà máy bằng HIMARS.

Trong khi các lực lượng Nga và Ukraine thường xuyên bắt giữ lẫn nhau, họ hiếm khi làm như vậy với số lượng lớn. Các vụ bắt giữ lớn nhất có xu hướng diễn ra trong các cuộc bao vây đô thị lớn và các cuộc rút lui vội vàng hỗn loạn.

Việc có quá nhiều người Nga đầu hàng tập thể ở Vovchansk, một thị trấn mà không bên nào kiểm soát hoàn toàn và vẫn còn nhiều tranh chấp, khiến các chỉ huy Nga giật mình. Quân đội Nga lẽ ra không nên sa lầy ở Vovchansk. Và chắc chắn người Nga không nghĩ đến việc mất đi rất nhiều quân trong một nỗ lực thất bại nhằm vượt qua một con sông hẹp ở giữa thị trấn.

Bất kể mục tiêu của người Nga là gì khi họ vượt biên giới vào miền bắc Ukraine vào tháng trước, họ không những không đạt được chúng mà triển vọng thành công cuối cùng của họ đang ngày càng xa vời khi lực lượng của họ bị phong tỏa, cắt đứt và buộc phải đầu hàng.

Sau khi Hoa Kỳ bật đèn xanh cho quân Ukraine được tấn công vào lãnh thổ Nga ở sát biên giới với Kharkiv, tất cả các cố gắng tập trung quân để cứu các nhóm lính Nga đang bị mắc kẹt đã trở nên tuyệt vọng.

2. Chánh văn phòng của Zelenskiy trả lời đề xuất hòa bình của Putin: 'Tối hậu thư không có tác dụng với Ukraine'

Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “‘Ultimatums don’t work with Ukraine’ — Zelenskyy’s chief of staff responds to Putin’s peace proposal”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Kyiv sẽ không trả lời tối hậu thư, cố vấn hàng đầu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết hôm Chúa Nhật, 16 Tháng Sáu, khi phản ứng với các đề xuất do Điện Cẩm Linh đưa ra nhằm giải quyết cuộc chiến ở Ukraine.

Andriy Yermak, nhà lãnh đạo văn phòng tổng thống Ukraine, nói với các nhà báo tại hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine ở Bürgenstock, khi phái đoàn Ukraine, do Zelenskiy dẫn đầu, đang chuẩn bị gặp các nước tham dự: “Sẽ không có sự thỏa hiệp nào về độc lập hoặc toàn vẹn lãnh thổ”..

Yermak nói: “Tối hậu thư không có tác dụng với Ukraine và người dân của chúng tôi đã chứng minh điều đó trên chiến trường trong hai năm qua”.

Nhận xét của ông được đưa ra sau khi Putin hôm thứ Sáu đưa ra đề xuất mới về việc bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình trong cuộc xung đột mà Mạc Tư Khoa đã bắt đầu bằng việc tấn công tổng lực vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.

Chỉ một ngày trước hội nghị hòa bình mà Nga không được mời tham dự, Putin đã nêu rõ yêu cầu hòa bình của Nga: Ukraine phải từ bỏ toàn bộ 4 khu vực mà Nga xâm lược, phi quân sự hóa và từ bỏ nguyện vọng gia nhập liên minh phòng thủ NATO.

“Ngay sau khi Kyiv đồng ý rút hoàn toàn khỏi Luhansk, Donetsk, Kherson và Zaporizhzhia và bắt đầu quá trình này, chúng tôi sẵn sàng bắt đầu đàm phán”, Putin nói hôm thứ Sáu.

Putin cũng yêu cầu phương Tây dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt chống lại Nga và yêu cầu của Mạc Tư Khoa đối với các vùng lãnh thổ Crimea, Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson phải được quốc tế công nhận.

Putin nói: “Nếu Kyiv và phương Tây từ chối, họ sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc đổ máu thêm”.

Nhưng Ukraine đã bác bỏ đề nghị của ông ta. Yermak cho biết, tại hội nghị thượng đỉnh, Kyiv có kế hoạch nói chuyện với đại diện của 92 quốc gia và 8 tổ chức quốc tế để xây dựng kế hoạch chung về cách áp dụng công thức hòa bình 10 bước của Ukraine vào cuộc sống.

Dù Nga và Trung Quốc không có mặt, Yermak vẫn gọi hội nghị thượng đỉnh này là một chiến thắng do có sự tham dự rộng rãi từ tất cả các châu lục trên thế giới, trong đó có một số nước Phi Châu và Nam bán cầu là các quốc gia vẫn thường nghiêng về Nga.

Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên chỉ tập trung vào ba điểm: an toàn hạt nhân và thực phẩm cũng như việc trao trả tù binh Ukraine và trẻ em bị Nga bắt cóc. Tuy nhiên, Ukraine có kế hoạch đề cập đến tất cả 10 điểm này với các đối tác cho đến hội nghị hòa bình tiếp theo mà Nga có thể được mời tham dự.

Yermak nói: “Các nguyên tắc về tương lai của kế hoạch chung sẽ dựa trên công thức hòa bình nhưng chúng tôi rất cởi mở với mọi ý kiến của tất cả các quốc gia, những nước tôn trọng luật pháp quốc tế”.

Yermak nói: “Khi kế hoạch chung đã sẵn sàng, chúng tôi đang tìm kiếm cơ hội để trình bày nó với Nga”. “Điều đó có thể xảy ra trong hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai.”

Ngày diễn ra hội nghị thượng đỉnh hòa bình tiếp theo vẫn chưa được ấn định.

3. Lãnh đạo G7 đưa ra cảnh báo mạnh mẽ chống lại hoạt động thương mại của Trung Quốc

Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “G7 leaders to issue strong warning against China trade practices”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Các nhà lãnh đạo G7 chuẩn bị cảnh báo Trung Quốc về các hoạt động thương mại của nước này, bao gồm “sự dư thừa có hại” và “sự bóp méo thị trường”, theo một tuyên bố dự thảo mà POLITICO nhìn thấy.

“Chúng tôi không cố gắng làm hại Trung Quốc,” các nhà lãnh đạo nói trong tuyên bố mới nhất tại hội nghị thượng đỉnh G7, nhưng “chúng tôi bày tỏ mối quan ngại của mình về các chính sách tấn công công nghiệp dai dẳng cũng như các chính sách và thực tiễn phi thị trường toàn diện của Trung Quốc”.

Trung Quốc luôn là mối lo ngại hàng đầu của các nhà lãnh đạo G7 khi căng thẳng gia tăng với Mỹ và quan hệ thương mại với Âu Châu trở nên xấu đi. Ủy ban Âu Châu công bố trong tuần này rằng xe hơi điện Trung Quốc xuất khẩu sang Liên Hiệp Âu Châu sẽ phải đối mặt với mức thuế lên tới 38,1% bắt đầu từ ngày 4 tháng 7.

Theo dự thảo tuyên bố mới nhất, các nhà lãnh đạo G7 cũng có giọng điệu cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh vì ủng hộ Nga và kêu gọi Trung Quốc “chấm dứt chuyển giao các vật liệu có công dụng kép, bao gồm các thành phần và thiết bị vũ khí, là đầu vào cho lĩnh vực quốc phòng của Nga”.

Tuyên bố cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp chống lại các tác nhân ở Trung Quốc và các nước thứ ba hỗ trợ vật chất cho cỗ máy chiến tranh của Nga, bao gồm các tổ chức tài chính... và các thực thể khác ở Trung Quốc tạo điều kiện cho Nga mua các mặt hàng cho cơ sở công nghiệp của mình”.

Hôm thứ Năm, các nhà lãnh đạo thế giới đã đạt được thỏa thuận sử dụng lợi nhuận từ các tài sản bị phong tỏa của Nga để bảo đảm khoản vay “khoảng 50 tỷ Mỹ Kim” nhằm hỗ trợ tài chính cho Ukraine. Hoa Kỳ đang gây áp lực lên các đồng minh Âu Châu của mình để tìm cách bảo đảm tiền mặt cho Kyiv.

4. Bí thư Đảng Nước Nga Thống nhất từ chức

Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “United Russia party secretary resigns”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến.

Andrei Turchak, thư ký của Nước Nga Thống nhất, đảng chính trị cầm quyền của đất nước, đã đệ đơn từ chức vào ngày 15 tháng 6, theo hãng truyền thông nhà nước Nga TASS.

Động thái này được coi là hành động cách chức do Putin khởi xướng, người đã bổ nhiệm Turchak hồi đầu tháng này làm thống đốc Cộng hòa Altai ở miền nam Siberia.

Dmitry Medvedev, chủ tịch nước Nga Thống nhất và phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, đã chấp nhận đơn từ chức của Turchak. Medvedev bổ nhiệm Vladimir Yakushev, đặc phái viên của tổng thống tại Ural, thay thế Turchak làm quyền bí thư đảng.

Turchak, trước đây được coi là người được Putin yêu thích, đã lên tiếng ủng hộ cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine và đến thăm các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm của Ukraine để tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý giả mạo bất hợp pháp thay mặt cho Nước Nga Thống nhất.

Trong những tuần gần đây, Putin đã cách chức hoặc cải tổ một số quan chức cao cấp, bao gồm cả những người ở cấp cao nhất trong bộ máy quân sự và an ninh Mạc Tư Khoa.

Vào tháng 4, cựu Thứ trưởng Quốc phòng Timur Ivanov đã bị bắt giữ vì nghi ngờ hối lộ, và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu được bổ nhiệm lại làm nhà lãnh đạo hội đồng an ninh quốc gia Nga vào ngày 13 tháng 5, thay thế Nikolai Patrushev.

5. Tổng thống Thụy Sĩ: Tiến trình hòa bình không có Nga là 'không thể tưởng tượng được'

Nga phải tham gia vào tiến trình hòa bình với Ukraine, Tổng thống Thụy Sĩ Viola Amherd phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu của Ukraine ở Thụy Sĩ hôm 15 Tháng Sáu.

Phát biểu trước khán giả tại cuộc họp toàn thể cao cấp, Amherd nói rằng việc không đưa Nga vào tiến trình hòa bình là “không thể tưởng tượng được” vì “một giải pháp lâu dài phải có sự tham gia của cả hai bên”.

Bà nhấn mạnh rằng cộng đồng quốc tế có thể giúp mở đường cho hòa bình bằng cách cùng nhau “ngay cả trong những lĩnh vực khó khăn” và sẽ thảo luận về các điều kiện để Nga có thể được tham gia vào tiến trình này.

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình, được tổ chức tại khu nghỉ dưỡng Burgenstock, bao gồm đại diện từ khoảng 100 quốc gia. Mục tiêu là thảo luận về một phương án khả thi hướng tới hòa bình và những mối quan ngại chính khác liên quan đến cuộc chiến đang diễn ra của Nga với Ukraine.

Nhà lãnh đạo Văn phòng Tổng thống Ukraine Andriy Yermak cho biết bên lề hội nghị thượng đỉnh rằng Ukraine hy vọng sẽ xây dựng một kế hoạch hòa bình chung mới dựa trên công thức hòa bình 10 điểm của Zelenskiy nhưng sẵn sàng đón nhận mọi ý kiến từ các nước khác.

Tổng thống Amherd lưu ý ba lĩnh vực đã được thảo luận trong các nhóm làm việc tại hội nghị thượng đỉnh: An toàn hạt nhân, an ninh lương thực và khía cạnh con người trong chiến tranh.

Bà nói: “Mục tiêu quan trọng nhất của chúng tôi trong cuối tuần này là truyền cảm hứng cho một quá trình dẫn đến khuôn khổ cho một nền hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài cho Ukraine dựa trên luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc”.

Phát biểu một ngày trước hội nghị thượng đỉnh, Putin đã đặt ra các điều kiện của riêng mình cho các cuộc đàm phán hòa bình, cụ thể là Ukraine phải rút hoàn toàn khỏi các tỉnh Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia, bao gồm cả các vùng lãnh thổ hiện do Ukraine nắm giữ.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy bác bỏ những điều kiện này, so sánh chúng với cuộc xâm lược Tiệp Khắc của Adolf Hitler vào năm 1938-1939.

6. Dự thảo tuyên bố hội nghị thượng đỉnh kêu gọi tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine

Hôm Thứ Hai, 17 Tháng Sáu, Reuters đưa tin một dự thảo thông cáo chung từ hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu của Ukraine ở Thụy Sĩ đã khẳng định “biên giới được quốc tế công nhận” của Ukraine và đổ lỗi cho Liên bang Nga đã phát động một cuộc chiến gây ra “đau khổ cho con người trên quy mô lớn”.

Các quan chức từ hơn 100 chính phủ nước ngoài và các tổ chức quốc tế đã triệu tập tại Lucerne, Thụy Sĩ vào ngày 15 tháng 6 để hội đàm về tiến trình hòa bình của Ukraine. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết, một kế hoạch hành động dựa trên khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh sẽ được trình bày với Nga tại hội nghị hòa bình trong tương lai.

Reuters cho biết dự thảo tài liệu kêu gọi một con đường dẫn đến hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Nó cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

“Đặc biệt, chúng tôi tái khẳng định cam kết kiềm chế đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, các nguyên tắc về chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia, bao gồm cả Ukraine, trong phạm vi biên giới được quốc tế công nhận của họ, bao gồm cả lãnh hải và giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình như các nguyên tắc của luật pháp quốc tế”, tài liệu viết.

Việc Nga rút toàn bộ quân khỏi vùng đất Ukraine bị tạm chiếm là một đặc điểm trong công thức hòa bình 10 điểm của Zelenskiy, làm nền tảng cho diễn đàn Thụy Sĩ.

Trước hội nghị thượng đỉnh, Putin hôm 14 Tháng Sáu cho biết Nga sẽ chỉ tham gia đàm phán hòa bình nếu Ukraine ngừng bảo vệ các khu vực bị tạm chiếm và nhường quyền kiểm soát cho Mạc Tư Khoa.

Dự thảo cũng kêu gọi khôi phục Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia bị tạm chiếm dưới sự kiểm soát của Ukraine và chấm dứt hành vi tống tiền hạt nhân.

Tuyên bố nêu rõ: “Bất kỳ mối đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân nào trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra chống lại Ukraine đều không được chấp nhận”.

Dự thảo tuyên bố tiếp tục kêu gọi Nga chấm dứt vũ khí hóa an ninh lương thực và khôi phục quyền tiếp cận miễn phí, an toàn cho các tàu thương mại tại các cảng và hành lang vận chuyển. Dự thảo cũng yêu cầu trả tự do cho tất cả tù nhân thông qua trao đổi toàn diện và trả lại tất cả trẻ em Ukraine bị trục xuất bất hợp pháp.

7. Phó chủ tịch Ủy ban an ninh Ukraine nhận định rằng vũ khí Mỹ đang buộc người Nga lùi bước ở Ukraine

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “US Weapons Are Forcing Russians to Step Back in Ukraine: Kyiv Deputy”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Theo một nhà lập pháp cao cấp của Ukraine, các lực lượng Ukraine đã có thể ngăn chặn cuộc tấn công vào mùa hè ở Kharkiv của Nga nhờ sự trợ giúp của vũ khí Mỹ, khi vũ khí của Mỹ được sử dụng để tấn công vào các hệ thống đặc biệt có giá trị, bao gồm cả các nền tảng phòng không tiên tiến.

Yehor Cherniev, thành viên Quốc hội Ukraine kiêm phó chủ tịch ủy ban an ninh, quốc phòng và tình báo quốc gia, nói với các phóng viên báo chí: “ Chúng tôi đã ngăn chặn hoạt động tấn công của Nga”.

Cherniev, người đồng thời là trưởng phái đoàn thường trực của Ukraine tại Hội đồng Nghị viện NATO cho biết thêm: “Chúng tôi cũng đã phá hủy một số hệ thống phòng không khá phức tạp và đắt tiền của họ bằng vũ khí của Mỹ”.

“Nó buộc người Nga phải điều động một số quân và chuyển một số thiết bị, một số vũ khí vào hậu phương sâu của họ. Vì vậy, nó giúp chúng tôi bảo vệ lãnh thổ của mình.”

Ukraine dường như đã vô hiệu hóa mối đe dọa về một cuộc đột phá của Nga ở phía đông bắc Kharkiv sau khi Mạc Tư Khoa triển khai chiến dịch tấn công mới nhất ở đó vào tháng 5. Mặc dù lực lượng của Điện Cẩm Linh đã chiếm được hơn 65 dặm vuông lãnh thổ mới ở Kharkiv, các đơn vị Nga được cho là đã chịu thương vong nặng nề khi bị quân tiếp viện Ukraine ngăn chặn.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nói về cuộc tấn công hồi đầu tháng này: “Một kết quả rất quan trọng là Quân đội Nga đã thất bại”. “Phương hướng được tăng cường. Và nó sẽ được củng cố hơn nữa.”

Nước cờ mới nhất của Mạc Tư Khoa cũng huy động được sự ủng hộ lớn hơn của phương Tây dành cho Kyiv vào thời điểm mà cam kết và sự tập trung dường như đang bị tụt lại trước các cuộc bầu cử quan trọng ở Âu Châu và Hoa Kỳ. Khi lực lượng Ukraine tìm cách ngăn chặn động thái của Nga, các nhà lãnh đạo NATO bắt đầu bật đèn xanh cho việc sử dụng vũ khí tiên tiến của họ trong biên giới Nga.

Hoa Kỳ đưa ra phê duyệt tương đối chậm, nhưng vũ khí của Mỹ - trong số đó có HIMARS - đã được ghi nhận là có những thành công nổi bật. Ví dụ, vào đầu tháng 6, một cuộc tấn công HIMARS ở khu vực biên giới Belgorod của Nga đã phá hủy hệ thống phòng không S-300/400 của Nga.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh hồi đầu tháng này đề xuất rằng việc sử dụng vũ khí phương Tây trong biên giới Nga sẽ “đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lãnh thổ của Ukraine và các hoạt động phản công trong tương lai”.

Sự thay đổi chính sách đã khiến Mạc Tư Khoa tức giận, khiến Tổng thống Vladimir Putin đưa ra những lời đe dọa mới đối với các quốc gia NATO.

Tổng thống nói: “Ở Âu Châu, đặc biệt là ở các nước nhỏ, họ nên nhận ra mình đang chơi trò gì”.

“Họ nên nhớ rằng họ là những quốc gia có lãnh thổ nhỏ, đông dân cư…Đây là yếu tố họ nên lưu ý trước khi nói đến việc tấn công Nga”.

8. Tổng thống Phần Lan: Ukraine ở 'thế mạnh' trên con đường hòa bình

Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu của Ukraine ở Thụy Sĩ hôm 15 Tháng Sáu nhận định rằng Ukraine đang bắt đầu con đường hướng tới hòa bình “từ thế mạnh” và ở vị thế mạnh hơn ba tuần trước.

Trong cuộc họp toàn thể của hội nghị thượng đỉnh, Tổng thống Stubbs lưu ý rằng tuần này đã có lợi cho Ukraine. Ông nhấn mạnh hội nghị thượng đỉnh G7, sự khởi đầu của các cuộc đàm phán Liên Hiệp Âu Châu, sự hỗ trợ của NATO, cũng như hội nghị thượng đỉnh Ukraine quy tụ hơn 100 đại diện.

“Ukraine mạnh hơn nhiều so với ba tuần trước, chứ đừng nói đến ba tháng trước,” ông nói.

Ông nói thêm rằng điều quan trọng là phải theo dõi hội nghị thượng đỉnh “càng sớm càng tốt”, nhấn mạnh rằng hòa bình là một quá trình chứ không phải là trạng thái kết thúc.

Đại diện các quốc gia và tổ chức từ 101 quốc gia đã tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình được tổ chức tại khu nghỉ dưỡng Burgenstock, bên ngoài thành phố Lucerne. Kyiv cho biết họ hy vọng sẽ phát triển một kế hoạch hòa bình chung mới dựa trên đề xuất hòa bình 10 điểm của Zelenskiy, mặc dù kế hoạch này để ngỏ ý kiến từ các nước khác.

Tổng thống Stubb ca ngợi hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu của Ukraine là một “thành tựu” và nói rằng điều quan trọng là phương Tây phải lắng nghe ý kiến từ khắp nơi trên thế giới.

Ông cũng nhấn mạnh điều quan trọng là phải lắng nghe Tổng thống Volodymyr Zelenskiy và tất cả những người mong muốn một “nền hòa bình công bằng và bền vững” dựa trên Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế.

Zelenskiy nói rằng hội nghị thượng đỉnh nhằm mục đích chứng tỏ rằng hòa bình và an ninh là có thể thực hiện được và sẽ tập trung vào ba điểm khác nhau: An toàn hạt nhân, an ninh lương thực và thả tù nhân và trẻ em bị bắt cóc.

Ông cho biết, sau khi công thức hòa bình được thống nhất, một kế hoạch hành động sẽ được trình bày với Mạc Tư Khoa trong hội nghị thượng đỉnh hòa bình lần thứ hai.

Zelenskiy đã gặp các nhà lãnh đạo Nhóm Bảy cường quốc, gọi tắt là G7, tại Ý vào ngày 13-14 Tháng Sáu. Hội nghị thượng đỉnh báo hiệu những diễn biến tích cực đối với Ukraine, với các thỏa thuận an ninh song phương được ký kết với Mỹ và Nhật Bản.

Zelenskiy cho biết thỏa thuận với Mỹ “tuyên bố rõ ràng rằng Mỹ ủng hộ những nỗ lực của Ukraine để giành chiến thắng trong cuộc chiến này”. Ông mô tả thỏa thuận này là “cầu nối” cho tư cách thành viên NATO trong tương lai của Ukraine.

Nhật Bản sẽ cung cấp cho Ukraine 4,5 tỷ Mỹ Kim vào năm 2024 và sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine trong suốt 10 năm tới. Hai nước đồng thanh hợp tác về an ninh mạng, chống lại sự can thiệp của nước ngoài, chống tội phạm có tổ chức và bảo đảm trật tự hàng hải cùng các lĩnh vực khác.

Vào ngày 13 Tháng Sáu, các nhà lãnh đạo G7 đã xác nhận kế hoạch cấp cho Ukraine khoản vay 50 tỷ Mỹ Kim vào cuối năm nay bằng cách sử dụng lãi từ khoảng 300 tỷ Mỹ Kim tài sản bị phong tỏa của Nga. Mặc dù các chi tiết kỹ thuật vẫn đang được giải quyết.

Ngày 14 Tháng Sáu, Chủ tịch Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu của Bỉ thông báo rằng các đại sứ Liên Hiệp Âu Châu đã đồng thanh về khuôn khổ đàm phán cho các cuộc đàm phán gia nhập của Ukraine và Moldova. Các cuộc đàm phán sẽ bắt đầu vào ngày 25 tháng 6.

9. Đại sứ Liên Hiệp Âu Châu chấp thuận bắt đầu đàm phán gia nhập Ukraine vào ngày 25 Tháng Sáu

Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “EU ambassadors approve starting accession talks with Ukraine on June 25”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến.

Các đại sứ Liên Hiệp Âu Châu đã đồng thanh về khuôn khổ cho các cuộc đàm phán gia nhập Liên Hiệp Âu Châu đối với Ukraine và Moldova, cho phép các cuộc đàm phán bắt đầu vào ngày 25 Tháng Sáu, Chủ tịch Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu Bỉ tuyên bố hôm 14 Tháng Sáu.

Các quan chức Liên Hiệp Âu Châu và Ukraine được cho là đang thúc đẩy các cuộc đàm phán bắt đầu trước ngày 25 tháng 6 trước khi Hung Gia Lợi đảm nhận chức chủ tịch Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu vào tháng 7.

“Các đại sứ đã đồng ý về nguyên tắc về khuôn khổ đàm phán cho các cuộc đàm phán gia nhập của Ukraine và Moldova,” tổng thống Bỉ cho biết trên X. “Tổng thống Bỉ sẽ triệu tập các hội nghị liên chính phủ đầu tiên vào ngày 25 tháng 6”.

Ủy ban Âu Châu ngày 7 Tháng Sáu thông báo ủng hộ việc bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập với Ukraine và Moldova.

Để các cuộc đàm phán bắt đầu, Liên Hiệp Âu Châu cần đồng thanh đồng thanh rằng Ukraine đã thực hiện các biện pháp cải thiện các vấn đề như tham nhũng và bảo vệ các ngôn ngữ thiểu số. Hung Gia Lợi dự kiến sẽ đưa ra phản đối, chủ yếu liên quan đến quyền của người thiểu số.

Budapest đã nhiều lần tuyên bố rằng người dân tộc thiểu số Hung Gia Lợi tập trung ở phía tây nam Ukraine bị phân biệt đối xử do luật ngôn ngữ của Kyiv.

Ukraine phủ nhận các cáo buộc và cập nhật luật dân tộc thiểu số vào cuối năm 2023 phù hợp với khuyến nghị của Liên Hiệp Âu Châu.

Ukraine đã nhận được tư cách ứng cử viên thành viên Liên Hiệp Âu Châu vào tháng 6 năm 2022. Vào tháng 11 năm 2023, Ủy ban Âu Châu khuyến nghị khởi động các cuộc đàm phán gia nhập với Kyiv. Hội đồng Âu Châu sau đó đã đồng ý vào tháng 12 để mở các cuộc đàm phán gia nhập với Ukraine và Moldova.

10. Cuộc không kích của Nga vào làng Kharkiv khiến phụ nữ mang thai, và 2 người khác bị thương

Một cuộc không kích của Nga đã phá hủy 10 ngôi nhà và làm 3 người bị thương tại làng Piski Radkivski của tỉnh Kharkiv vào hôm Chúa Nhật, 16 Tháng Sáu.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Hai, 17 Tháng Sáu, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết các cuộc không kích của Nga vào làng Piski Radkivski ở tỉnh Kharkiv hôm 16 Tháng Sáu đã khiến một phụ nữ mang thai 33 tuổi, một cậu bé 13 tuổi và một người đàn ông 59 tuổi bị thương.

Cả ba đều đã phải vào bệnh viện. Cuộc không kích tấn công thị trấn vào khoảng 3 giờ chiều, làm hư hại 10 ngôi nhà và một xe cứu thương.

Các lực lượng Nga đang tiến hành các cuộc tấn công lớn vào tỉnh Kharkiv, đồng thời với các cuộc tấn công khác ở Donbas.

11. Bản đồ cho thấy máy bay điều khiển từ xa quân sự của Trung Quốc bao vây một phần lãnh thổ nước láng giềng

Tờ Newsweek cho biết như trên bài tường trình nhan đề “Map Shows China's Military Drones Partially Encircling Neighbor's Territory”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến.

Máy bay điều khiển từ xa quân sự của Trung Quốc đã bao vây một phần Đài Loan trong tuần này trong một cuộc biểu dương lực lượng như một phần của nỗ lực thông tin tuyên truyền toàn diện chống lại chính quyền dân chủ của hòn đảo, vốn trong nhiều năm đã bác bỏ các đề nghị đầu hàng từ Đảng Cộng sản cầm quyền của Bắc Kinh.

Bản đồ minh họa của Newsweek cho thấy nơi Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết hàng chục chiến đấu cơ của Trung Quốc đã điều động trong và xung quanh khu vực phòng không của nước này và băng qua đường trung tâm của eo biển Đài Loan từ ngày 12 đến 13 Tháng Sáu.

Trong hai ngày đó, các máy bay điều khiển từ xa không xác định của Trung Quốc đã quét qua bờ biển phía nam Đài Loan và bay tới không phận phía đông nam của nước này. Và vào ngày thứ hai, một máy bay điều khiển từ xa được phát hiện cách phía đông huyện Hoa Liên 39 hải lý, nơi có Căn cứ Không quân Gia Sơn, nơi có nhà chứa máy bay dưới lòng đất là một bí mật được bảo vệ chặt chẽ.

Theo cơ sở dữ liệu do trang web PLATracker thu thập, Bộ Quốc phòng ở Đài Bắc đã báo cáo hơn 5.600 chuyến thăm dò của Trung Quốc gần không phận Đài Loan kể từ mùa thu năm 2020, khi các quan chức Nội các Hoa Kỳ đến thăm hòn đảo này lần đầu tiên sau hơn 4 thập niên.

Bắc Kinh tuyên bố Đài Loan là của riêng mình, nhưng chính phủ và công chúng Đài Loan tỏ ra ít quan tâm đến một liên minh chính trị với nước láng giềng độc tài dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản.

Khi Dân biểu Nancy Pelosi dừng chân ở Đài Bắc hai mùa hè trước — bà là chủ tịch Hạ viện đương nhiệm đầu tiên làm như vậy trong một phần tư thế kỷ — Nancy Pelosi đã ca ngợi nền dân chủ của Đài Loan. Giới lãnh đạo Trung Quốc đã phản ứng bằng cách cử các tàu chiến hải quân đến gần bờ biển của hòn đảo.

Tháng trước, Trung Quốc đã tổ chức các cuộc tập trận xung quanh Đài Loan, các cuộc tập trận quân sự nhằm tìm cách gây áp lực lên nước láng giềng vì liên tục từ chối các điều khoản của họ.

Cuộc tập trận tháng 5 chứng kiến sự xuất hiện của lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc trong các cuộc xuất kích hàng ngày và thăm dò các cuộc tuần tra hàng hải gần Đài Loan.

Âu Tích Phú (Si-Fu Ou, 歐錫富) một nhà nghiên cứu và giám đốc bộ phận tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh, cơ quan nghiên cứu quân sự hàng đầu của Đài Loan, nói với Newsweek rằng cơ quan thực thi pháp luật hàng hải của Trung Quốc “sẽ đóng một vai trò quan trọng trong chiến thuật vùng xám của Bắc Kinh nhằm quấy rối Đài Loan ở tương lai.”

“Những tháng sắp tới cho đến tháng 10 là mùa huấn luyện của PLA,” Ou nói, đề cập đến Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc thường được gọi là PLA. “Nhịp độ và tần suất luyện tập của họ có thể đang ở trạng thái cao.”

Hoa Kỳ chính thức không có lập trường nào về chủ quyền đối với Đài Loan nhưng hy vọng những khác biệt giữa hai bờ eo biển sẽ được giải quyết một cách hòa bình. Trong nhiều thập niên, đây là nhà cung cấp vũ khí chính cho Đài Bắc, đồng thời hòn đảo này đã vươn lên trở thành một trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ.

Hôm thứ Tư, Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Bắc Kinh cho biết họ “kiên quyết phản đối” thương vụ bán vũ khí mới nhất của Mỹ cho Đài Loan, một hợp đồng trị giá 300 triệu Mỹ Kim cho phi đội chiến đấu cơ F-16V của Đài Loan, một trong những phi đội lớn nhất ở Á Châu.

Sandra Oudkirk, giám đốc sắp mãn nhiệm của Viện Mỹ tại Đài Loan, đại sứ quán Mỹ trên thực tế, nói với các phóng viên ở Đài Bắc hôm thứ Sáu rằng Washington vẫn “hết lòng cống hiến” cho hòa bình trong khu vực.

“Mỹ đã kêu gọi Trung Quốc tránh các hành động cưỡng ép hoặc khiêu khích ở cả eo biển Đài Loan và các khu vực khác như Biển Đông và ngoài khơi Nhật Bản”.

“Bởi vì các hành động khiêu khích gần như được định nghĩa là nguy hiểm. Họ có nguy cơ tính toán sai lầm hoặc một tai nạn có thể gây ra xung đột rộng hơn”, ông Oudkirk nói.
 
Thánh Ca
TV 106
Lm. Thái Nguyên
05:21 17/06/2024
 
Hãy vững tâm
Lm. Thái Nguyên
05:22 17/06/2024
 
Trái tim rực cháy
Lm. Thái Nguyên
05:23 17/06/2024
 
TV 138
Lm. Thái Nguyên
05:23 17/06/2024
 
Từ khi chào đời
Lm. Thái Nguyên
05:24 17/06/2024
 
Noi gương Gioan Tiền hô
Lm. Thái Nguyên
05:25 17/06/2024