Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:23 31/03/2025
88. Phàm là người không có Thiên Chúa thì không có gì cả; phàm là người có Thiên Chúa thì cái gì cũng có. Phàm là người có Thiên Chúa mà đem ý chí kết hợp với Ngài, thì tìm được tất cả mọi điều thiện hảo nơi Ngài.
(Thánh Augustin)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:28 31/03/2025
3. XIN KIẾP SAU THÀNH PHỤ THÂN
Có một chủ nợ kêu tất cả những người mắc nợ ông ta đến và dặn dò:
- “Các ông ai chưa trả hết nợ cho ta, thì có thể thề với ta và nói rõ ràng là kiếp sau phải trả nợ như thế nào, thì ta sẽ đốt tất cả các giấy nợ để khỏi phải trả”.
Người mắc nợ ít nói:
- “Tôi nguyện kiếp sau sẽ biến thành ngựa cho ông chủ cưỡi để trả nợ.”
Chủ nợ gật đầu đem giấy nợ đốt đi.
Người mắc nợ tương đối nhiều nói:
- “Tôi nguyện kiếp sau biến thành con trâu.”
Chủ nợ cũng gật đầu.
Người mắc nợ nhiều nhất nói:
- “Tôi nguyện kiếp sau biến thành phụ thân.”
Chủ nợ nghe xong thì giận dữ, người ấy vội vàng giải thích:
- “Tôi mắc nợ quá nhiều, không thể biến thành trâu thành ngựa mà có thể trả nợ được, cho nên tôi mới tình nguyện biến thành phụ thân của ngài, làm quan lớn, tiền bạc vào như nước, lưu lại hàng vạn tài sản để ngài dùng, như thế không phải là có thể trả hết nợ cho ngài sao?”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 3:
Ở đời ai cũng có mắc nợ nhau: nợ vật chất và nợ tinh thần, cả hai đều phải trả ngay đời này hoặc phải trả đời sau.
Nợ trả đời này thì khỏi phải trả đời sau.
Nợ vật chất thì có thể trả ngay được, nhưng nợ tinh thần thì khó mà trả ngay được, vì con người ta ai cũng có tính kiêu ngạo và tự ái…dỏm, nên thường không muốn hạ mình xin lỗi người khác.
Nợ tinh thần là: vu oan giá họa làm mất tiếng tốt của người khác, lỗi đức công bằng với tha nhân, nói xấu làm mất danh dự của người khác, làm tổn thương tâm hồn của người khác bằng lời nói hoặc hành vi của mình.v.v…và còn nhiều điều khác nữa, mà đôi khi, chúng ta không để ý đến vì đã có “thói quen” mắc nợ tinh thần.
Người Ki-tô hữu đều biết rõ mắc nợ ai thì phải trả, dù là nợ vật chất hay nợ tinh thần, đời này trả một nhưng đời sau thì phải trả gấp trăm ngàn lần, nhất là nợ tinh thần làm thương tổn đến người khác.
Ai cố tình không muốn trả nợ thì hãy nhìn lên Thánh Giá có Đức Chúa Giê-su, vì tội lỗi chúng ta mà Ngài phải trả giá nợ rất đắc, đó là chết cách nhục nhã trên cây thánh gía như tên trộm cướp, để cứu chuộc chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một chủ nợ kêu tất cả những người mắc nợ ông ta đến và dặn dò:
- “Các ông ai chưa trả hết nợ cho ta, thì có thể thề với ta và nói rõ ràng là kiếp sau phải trả nợ như thế nào, thì ta sẽ đốt tất cả các giấy nợ để khỏi phải trả”.
Người mắc nợ ít nói:
- “Tôi nguyện kiếp sau sẽ biến thành ngựa cho ông chủ cưỡi để trả nợ.”
Chủ nợ gật đầu đem giấy nợ đốt đi.
Người mắc nợ tương đối nhiều nói:
- “Tôi nguyện kiếp sau biến thành con trâu.”
Chủ nợ cũng gật đầu.
Người mắc nợ nhiều nhất nói:
- “Tôi nguyện kiếp sau biến thành phụ thân.”
Chủ nợ nghe xong thì giận dữ, người ấy vội vàng giải thích:
- “Tôi mắc nợ quá nhiều, không thể biến thành trâu thành ngựa mà có thể trả nợ được, cho nên tôi mới tình nguyện biến thành phụ thân của ngài, làm quan lớn, tiền bạc vào như nước, lưu lại hàng vạn tài sản để ngài dùng, như thế không phải là có thể trả hết nợ cho ngài sao?”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 3:
Ở đời ai cũng có mắc nợ nhau: nợ vật chất và nợ tinh thần, cả hai đều phải trả ngay đời này hoặc phải trả đời sau.
Nợ trả đời này thì khỏi phải trả đời sau.
Nợ vật chất thì có thể trả ngay được, nhưng nợ tinh thần thì khó mà trả ngay được, vì con người ta ai cũng có tính kiêu ngạo và tự ái…dỏm, nên thường không muốn hạ mình xin lỗi người khác.
Nợ tinh thần là: vu oan giá họa làm mất tiếng tốt của người khác, lỗi đức công bằng với tha nhân, nói xấu làm mất danh dự của người khác, làm tổn thương tâm hồn của người khác bằng lời nói hoặc hành vi của mình.v.v…và còn nhiều điều khác nữa, mà đôi khi, chúng ta không để ý đến vì đã có “thói quen” mắc nợ tinh thần.
Người Ki-tô hữu đều biết rõ mắc nợ ai thì phải trả, dù là nợ vật chất hay nợ tinh thần, đời này trả một nhưng đời sau thì phải trả gấp trăm ngàn lần, nhất là nợ tinh thần làm thương tổn đến người khác.
Ai cố tình không muốn trả nợ thì hãy nhìn lên Thánh Giá có Đức Chúa Giê-su, vì tội lỗi chúng ta mà Ngài phải trả giá nợ rất đắc, đó là chết cách nhục nhã trên cây thánh gía như tên trộm cướp, để cứu chuộc chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Church Documents
BRK4KP-News01Apr2025
Đặng Tự Do
00:21 31/03/2025
BRK4KP-News01Apr2025
[Kim Phượng]
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Kim Phượng cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Lược thuật các tin chính trong ngày hôm nay của chúng tôi.
Người chủ trì 'lễ đen' bị bắt tại Điện Capitol Kansas sau khi đấm người biểu tình
40 Bài Tĩnh Tâm Mùa Chay
Nhật ký trừ tà #337: Dấu hiệu của sự thánh thiện đích thực
Dòng Nữ tu Thánh Giá phản đối các Sắc Lệnh Hành Pháp của chính quyền Tổng thống Trump
Sau đây là phần tin chi tiết cùng các tin khác.
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
1. Người chủ trì 'lễ đen' bị bắt tại Điện Capitol Kansas sau khi đấm người biểu tình
Người tổ chức một “thánh lễ đen” diễn ra bên ngoài Tòa nhà Quốc hội Kansas vào hôm thứ Sáu 28 Tháng Ba, trong bối cảnh có cuộc biểu tình Công Giáo dữ dội đã bị bắt ngay sau đó tại Tòa nhà Quốc hội sau khi đấm vào mặt một người biểu tình.
Một đoạn video từ hãng tin địa phương WIBW cho thấy Michael Stewart giơ tay và hô vang khẩu hiệu trong tòa nhà Capitol, xung quanh là một số người biểu tình thúc giục ông dừng lại. Một thanh niên sau đó được xác định là Marcus Schroeder đã cố giật những thứ có vẻ là bánh thánh từ đôi tay dang rộng của Stewart.
Video và hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy Stewart đã đấm Schroeder hai lần vào mặt trước khi nửa tá cảnh sát lao vào khống chế và dẫn anh ta đi.
Khi đến cửa tòa nhà Capitol, lực lượng thực thi pháp luật đã chào đón Stewart và nói rằng ông được phép vào nhưng không được phép biểu tình. Thống đốc Laura Kelly trước đó đã cấm tất cả những người biểu tình vào tòa nhà.
Stewart đã nhiều lần công khai tuyên bố ý định bất chấp lệnh của Kelly và vào tòa nhà Quốc hội, trong một video trực tiếp trên Facebook gần đây, ông nói rằng ông định vào tòa nhà và “đọc kinh”.
Theo tờ Kansas Reflector, sau khi khu vực được cảnh sát giải tán, hai tín hữu Satan khác đã cố gắng tiếp tục xông vào nơi Stewart dừng lại và đã bị bắt giữ.
Hiện vẫn chưa rõ liệu các thành viên của nhóm Satan giáo này có bị buộc tội hay không.
Trong “lễ đen” trên các bậc thang của Điện Capitol trước cuộc ẩu đả bên trong tòa nhà, một người biểu tình là Schroeder đã cố gắng lao mình vào để giật những “bánh” chưa được thánh hiến mà Stewart đang cầm trên tay, ném xuống, và giẫm lên như một phần của nghi lễ Satan. Stewart đã đấm Schroeder bằng nắm đấm của mình, và lực lượng thực thi pháp luật đã đưa Schroeder đi, tờ Reflector đưa tin.
Các nhà lãnh đạo Công Giáo trong tiểu bang, trong khi lên án “lễ đen” phạm thánh được lên kế hoạch - nhằm phản đối và chế giễu Thánh lễ Công Giáo - đã kêu gọi phản kháng trong hòa bình và cầu nguyện.
Ở trung tâm của phản ứng Công Giáo, Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann của Kansas City, Kansas, đã chủ trì một phiên chầu Thánh Thể và Thánh lễ tại một nhà thờ Công Giáo đối diện trực tiếp với Điện Capitol. Theo tờ Reflector, “có tới 400 người” đã có mặt để tham dự Thánh lễ tại Nhà thờ Assumption.
Đức Tổng Giám Mục Naumann, người đã đệ đơn kiện vào đầu tháng này sau khi nhóm Satan tuyên thệ rằng họ không đánh cắp bánh thánh đã được thánh hiến, đã kêu gọi các tín hữu không nên “khuất phục trước sự tức giận và bạo lực, vì điều đó tức là hợp tác với ma quỷ”.
Một đám đông gồm hàng trăm người phản đối, chủ yếu do nhóm Công Giáo Hiệp hội Bảo vệ Truyền thống, Gia đình và Tài sản Hoa Kỳ tổ chức, đã tập trung ở phía nam Điện Capitol để lần hạt mân côi và biểu tình bảo vệ đức tin Công Giáo.
Trong khi đó, WIBW đưa tin, “khoảng 20 người” đã xuất hiện để ủng hộ “lễ đen”.
BRK4KP-News03Apr2025
[Kim Phượng]
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Kim Phượng cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Lược thuật các tin chính trong ngày hôm nay của chúng tôi.
Một giáo viên Công Giáo bị giết ở Tây Papua, một khu vực của Indonesia
40 Bài Tĩnh Tâm Mùa Chay
Công Giáo tại El Paso tham gia biểu tình chống chính sách trục xuất di dân
Ngoại trưởng Tòa Thánh phê bình Tổng thống Mỹ cắt viện trợ nhân đạo
Sau đây là phần tin chi tiết cùng các tin khác.
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
[Kim Phượng]
2. Một giáo viên Công Giáo bị giết ở Tây Papua, một khu vực của Indonesia
Cảnh sát cho biết một giáo viên Công Giáo đã thiệt mạng và bảy người khác bị thương trong một cuộc tấn công vào một trường học do những người ly khai thực hiện ở tỉnh Papua Highlands.
Vụ tấn công xảy ra tại quận Anggruk, huyện Yahukimo vào ngày 21 tháng 3 do một nhóm tội phạm có vũ trang - tên gọi mà chính phủ Indonesia đặt cho nhóm ủng hộ độc lập là Quân đội Giải phóng Quốc gia của Tổ chức Papua Tự do - cảnh sát cho biết trong một tuyên bố.
Rosalia Rerek Sogen, 30 tuổi, từ Giáo phận Larantuka, đã thiệt mạng trong một cuộc đột kích ở quận Anggruk – thuộc vùng Yahukimo – trong đó tám người khác – gồm các giáo viên và nhân viên y tế khác – bị thương nặng.
Cuộc tấn công diễn ra khi nhóm đang thực hiện nhiệm vụ hàng ngày. Họ bất ngờ bị phục kích bởi các thành viên của một nhóm vũ trang ly khai được gọi là Tiểu đoàn Eden Sawi-cum-Sisipa.
Theo nguồn tin quân sự địa phương, những kẻ tấn công đã đốt cháy một lớp học và ký túc xá giáo viên sau khi yêu cầu về tiền của chúng không được đáp ứng.
Nhóm ly khai biện minh cho vụ tấn công bằng cách tuyên bố rằng các giáo viên và nhân viên y tế là an ninh chìm. Tuyên bố này tiếp nối tuyên bố trước đó của nhà lãnh đạo Quân đội Indonesia, Tướng Agus Subiyanto, người tuyên bố rằng quân đội được điều động trong khu vực để bảo đảm an toàn cho dân thường.
Theo cảnh sát, bảy người khác bị thương, trong đó có ba người bị thương nghiêm trọng và quân nổi loạn cũng đã đốt cháy tòa nhà trường học địa phương.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục Tiểu học và Trung học Abdul Mu'ti đã gửi lời chia buồn của bộ về cái chết của Rosalina Rerek Sogen, và một học sinh tiểu học
Ông bày tỏ hy vọng rằng tình trạng bạo lực như vậy sẽ không tái diễn, đặc biệt là đối với giáo viên và nhân viên giáo dục được giao nhiệm vụ phục vụ ở các vùng biên giới, xa nhất và khó khăn của Indonesia, thông tấn xã Antara đưa tin.
Đức Cha Yanuarius Teofilus Matopai You của Jayapura tại Indonesia đã gửi một tuyên bố tới Crux nói rằng cuộc xung đột ở Papua đã kéo dài hơn sáu thập niên, bắt đầu từ Đạo luật Tự do Lựa chọn gây tranh cãi năm 1969, trong đó 1.025 người do quân đội Indonesia lựa chọn ở Tây New Guinea đã bỏ phiếu đồng ý ủng hộ quyền kiểm soát của Indonesia.
Phần lớn dân số ở Tây New Guinea theo Kitô giáo, mặc dù Indonesia chủ yếu theo đạo Hồi.
Đức Cha cho biết: “Cuộc xung đột này đã cướp đi vô số sinh mạng của nhiều nhóm khác nhau, bao gồm quân đội Indonesia, Quân đội Giải phóng Quốc gia Tây Papua, gọi tắt là TPNPB và dân thường. Các báo cáo chỉ ra rằng hàng ngàn người đã mất mạng, dù là trong chiến đấu trực tiếp hay do những tác động rộng hơn của cuộc xung đột, chẳng hạn như nạn đói, bệnh tật và chấn thương tâm lý “.
“Làn sóng di dời cũng là hậu quả rõ rệt của cuộc xung đột này. Nhiều thường dân đã buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ ở một số huyện ở Papua, chẳng hạn như Nduga, Intan Jaya và Yahukimo, để tìm kiếm những khu vực an toàn hơn. Những cuộc di dời này thường diễn ra trong những điều kiện cực kỳ khó khăn, với khả năng tiếp cận hạn chế về thực phẩm, nước sạch và dịch vụ chăm sóc sức khỏe”, thông điệp tiếp tục.
“Giáo Hội Công Giáo lên án mạnh mẽ hành vi bạo lực này là vi phạm nhân quyền. Giáo hội nhấn mạnh tầm quan trọng của một cuộc đối thoại hòa bình giữa Jakarta và Papua để chấm dứt vòng xoáy bạo lực chỉ mang lại đau khổ. Giáo hội kêu gọi sự hợp tác giữa chính phủ, các nhà lãnh đạo phong tục và các cộng đồng tôn giáo để tìm ra một giải pháp nhân đạo và bắt nguồn từ tình yêu, công lý và hòa bình”, tuyên bố kết luận.
BRK4KP-NewsUK31Mar2025
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Kim Phượng cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Sau đây là các tin liên quan đến tình hình tại Ukraine
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em thêm lời cầu nguyện cho anh chị em Ukraine đang trải qua những giờ khắc thử thách và khó khăn. Và xin cầu nguyện cho linh hồn những người của cả hai bên đã thiệt mạng trong cuộc chiến.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
1. Tổng thống Trump đe dọa Ukraine sẽ gặp rắc rối rất lớn vì Tổng thống Zelenskiy muốn rút khỏi thỏa thuận khoáng sản
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đang tìm cách hủy bỏ một thỏa thuận khoáng sản quan trọng với Hoa Kỳ, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu với các phóng viên trên chuyên cơ Không lực Một vào ngày 30 tháng 3.
Các quan chức Ukraine hiện đang xem xét phiên bản mới nhất của một thỏa thuận khoáng sản, được cho là trao cho Hoa Kỳ quyền kiểm soát chưa từng có đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Ukraine thông qua một quỹ đầu tư chung.
Tổng thống Trump nói với các phóng viên rằng ông tin Tổng thống Zelenskiy không còn muốn ký thỏa thuận nữa và cảnh báo rằng việc ông từ chối sẽ phải chịu hậu quả.
Theo Reuters, Tổng thống Trump cho biết: “Ông ấy đang cố gắng rút khỏi thỏa thuận đất hiếm và nếu ông ấy làm vậy, ông ấy sẽ gặp phải một số vấn đề, những vấn đề rất, rất lớn”.
“Ông ấy muốn trở thành thành viên của NATO, nhưng ông ấy sẽ không bao giờ trở thành thành viên của NATO. Ông ấy hiểu điều đó.”
Ngày 28 tháng 3, Tổng thống Zelenskiy tuyên bố ông sẽ không ký bất kỳ thỏa thuận khoáng sản nào gây trở ngại cho kế hoạch gia nhập Liên minh Âu Châu của Ukraine.
“Không có điều gì có thể đe dọa đến việc Ukraine gia nhập Liên Hiệp Âu Châu có thể được chấp nhận”, ông nói.
Bloomberg đưa tin vào ngày 29 tháng 3 rằng Kyiv đã yêu cầu thay đổi đề xuất hiện tại, bao gồm cả việc đầu tư nhiều hơn từ Hoa Kỳ và làm rõ hơn về cách thức hoạt động của quỹ chung.
Chính quyền Tổng thống Trump đã đề nghị thỏa thuận khoáng sản như một phần thiết yếu trên con đường hướng tới hòa bình của Ukraine, nhưng đã không đưa ra các bảo đảm an ninh cụ thể để đổi lấy quyền tiếp cận rộng rãi các nguồn tài nguyên. Kyiv và Washington đã chuẩn bị ký một phiên bản trước đó của thỏa thuận vào ngày 28 tháng 2, nhưng kế hoạch đã đổ vỡ sau một cuộc tranh cãi gay gắt tại Phòng Bầu dục giữa Tổng thống Zelenskiy, Tổng thống Trump và Phó Tổng thống JD Vance.
Tòa Bạch Ốc mô tả thỏa thuận khoáng sản này là một cơ chế để Hoa Kỳ “thu hồi” một phần viện trợ tài chính mà nước này đã cung cấp cho Ukraine kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện.
Tổng thống Trump cũng cho biết ông muốn tìm hiểu một thỏa thuận về tài nguyên thiên nhiên với Nga. Sau cuộc điện đàm ngày 18 tháng 3 với Putin, Tổng thống Trump cho biết Hoa Kỳ hy vọng mở rộng thương mại với Mạc Tư Khoa và tiếp cận được “các dạng đất hiếm rất lớn”.
Trước đó, vào ngày 24 tháng 2, Putin đã phát biểu rằng Nga sẵn sàng hợp tác với các đối tác nước ngoài để phát triển kim loại đất hiếm, bao gồm cả các khu vực bị tạm chiếm của Ukraine.
[Kyiv Independent: Trump claims Zelensky wants to back out of minerals deal]
2. Đã đến lúc trừng phạt Orbán, chính phủ tiếp theo của Đức cho biết
Chính phủ mới của Đức cho biết họ sẽ gây áp lực để Liên minh Âu Châu đưa ra thêm biện pháp cứng rắn đối với các quốc gia có hành vi sai trái ― ám chỉ ngầm đến Hung Gia Lợi của Viktor Orbán. Tân thủ tướng Friedrich Merz cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm Thứ Hai, 31 Tháng Ba.
Theo dự thảo thỏa thuận liên minh mà POLITICO xem được, phe bảo thủ của tân thủ tướng Friedrich Merz và đối tác liên minh trung tả của họ, là Đảng Dân chủ Xã hội, gọi tắt là SPD, đã đồng ý yêu cầu khối này cắt giảm tiền và đình chỉ quyền bỏ phiếu đối với các quốc gia vi phạm các nguyên tắc quan trọng như pháp quyền.
Mặc dù Hung Gia Lợi không được nhắc đến tên, nhưng dự thảo thỏa thuận rõ ràng đang đề cập đến quốc gia vi phạm tồi tệ nhất trong Liên Hiệp Âu Châu, quốc gia trong nhiều năm qua bị cáo buộc phá hoại các chuẩn mực dân chủ, hạn chế quyền tự do báo chí và hạn chế tính độc lập của các thẩm phán.
Các đảng phái Đức ― bao gồm những người chiến thắng của Merz và SPD lãnh đạo chính phủ trước ― hiện đang đàm phán để thành lập liên minh và cần thống nhất các nguyên tắc cơ bản trước khi nhậm chức. Một thỏa thuận gây áp lực buộc Liên Hiệp Âu Châu phải theo đuổi các lệnh trừng phạt đối với các quốc gia như Hung Gia Lợi là một phần của một loạt các thỏa thuận tạm thời bao gồm các vấn đề đa dạng như chính sách di cư, việc loại bỏ than và chi tiêu phúc lợi.
“Các công cụ bảo vệ hiện có, từ các thủ tục vi phạm và việc giữ lại các quỹ của Liên Hiệp Âu Châu cho đến việc đình chỉ các quyền thành viên như quyền bỏ phiếu trong Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu, phải được áp dụng nhất quán hơn nhiều so với trước đây”, các nhà đàm phán từ khối bảo thủ của Merz và SPD đã viết trong một dự thảo thỏa thuận liên minh về chính trị Liên Hiệp Âu Châu.
Nghị viện Âu Châu đã kích hoạt giai đoạn đầu tiên của thủ tục Điều 7 chống lại Hung Gia Lợi vào năm 2018 vì nghi ngờ “vi phạm nghiêm trọng” các giá trị cốt lõi và quyền cơ bản của khối. Nhưng quá trình này, có thể dẫn đến việc đình chỉ quyền bỏ phiếu của Hung Gia Lợi, đã bị đình trệ do chia rẽ chính trị giữa các quốc gia thành viên.
Năm 2022, Ủy ban Âu Châu đã có động thái chặn khoảng 22 tỷ euro tiền mặt của Liên Hiệp Âu Châu dành cho Hung Gia Lợi trong bối cảnh lo ngại về nhân quyền và tính độc lập của ngành tư pháp. Cuối cùng, họ đã mở khóa hơn 10 tỷ euro vào năm ngoái, gây ra phản ứng dữ dội.
Một điểm bất đồng khác giữa Liên Hiệp Âu Châu và chính phủ Hung Gia Lợi là thái độ thân thiện của Orbán đối với Mạc Tư Khoa, khi Budapest nhiều lần sử dụng quyền phủ quyết của mình để ngăn chặn lệnh trừng phạt đối với các nhà tài phiệt và chỉ huy quân sự Nga.
Để lách quyền phủ quyết đó, chính phủ Đức mới muốn “ủng hộ việc mở rộng quyền bỏ phiếu đa số đủ điều kiện trong Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu, đặc biệt là về một số vấn đề của Chính sách đối ngoại và an ninh chung, gọi tắt là CFSP, chẳng hạn như việc áp dụng các biện pháp trừng phạt”. Điều đó sẽ cho phép đưa ra quyết định mà không cần sự chấp thuận của Hung Gia Lợi.
Nói rộng hơn, các nhà đàm phán liên minh đã thề sẽ đảm nhận vai trò chủ động hơn trên trường Âu Châu bằng cách sử dụng Tam giác Weimar — một liên minh lỏng lẻo giữa Pháp, Đức và Ba Lan — như một phương tiện để định hình chính sách Liên Hiệp Âu Châu. Dưới chính phủ liên minh trước đây do Olaf Scholz của SPD lãnh đạo, mối quan hệ của Đức với Pháp và Ba Lan đã xấu đi.
“ Tại Tam giác Weimar, chúng tôi sẽ tìm kiếm sự phối hợp chặt chẽ về mọi vấn đề chính sách liên quan của Âu Châu để hành động thống nhất hơn trong việc phục vụ toàn thể Liên Hiệp Âu Châu”, bản dự thảo thỏa thuận nêu rõ, lặp lại những tuyên bố trước đây của thủ tướng mới Merz, người đã nói rằng ông sẽ tới cả Paris và Warsaw vào ngày đầu tiên nhậm chức.
Những người bảo thủ cũng tuyên bố sẽ giải quyết một lời phàn nàn về nước Đức thường được nghe thấy ở các thủ đô Âu Châu: việc Đức không bỏ phiếu về các vấn đề quan trọng của Liên Hiệp Âu Châu, được gọi một cách mỉa mai là “phiếu bầu của Đức”.
Khi các bộ của Đức bất đồng quan điểm về chính sách của Liên Hiệp Âu Châu, theo nguyên tắc, quốc gia này sẽ không bỏ phiếu cho Liên Hiệp Âu Châu. Tuy nhiên, Merz đã tuyên bố sẽ không có sự bỏ phiếu trắng nào của Đức khi nói đến các cuộc bỏ phiếu quan trọng tại Brussels dưới sự lãnh đạo của ông.
Nhưng phe bảo thủ của ông và SPD không đồng ý về cách thực hiện điều đó. Phe bảo thủ muốn Merz có thể có tiếng nói lớn hơn trong lập trường của Đức khi nói đến các cuộc bỏ phiếu quan trọng của Liên Hiệp Âu Châu bằng cách “chịu trách nhiệm điều phối ngay từ đầu hoặc chịu trách nhiệm trong suốt quá trình”. Mặt khác, SPD muốn tuân thủ “nguyên tắc liên bộ”, giải quyết các tranh chấp giữa các bộ.
Bản dự thảo thỏa thuận về lập trường của chính phủ đối với Liên Hiệp Âu Châu xuất phát từ một trong 16 nhóm làm việc liên đảng được thành lập để phát triển lập trường về các lĩnh vực chính sách quan trọng. Vào chiều thứ sáu, các chính trị gia chủ chốt đã tham gia đàm phán cuối cùng để đưa ra một thỏa thuận liên minh thống nhất dựa trên bản dự thảo của các nhóm làm việc.
Thỏa thuận liên minh cuối cùng có thể đạt được sớm nhất vào giữa tháng 4.
[Politico: The time has come to punish Orbán, Germany’s next government says]
3. Các bác sĩ tiếp tục phẫu thuật cho bệnh nhân tại bệnh viện quân y bị Nga tấn công
Một bệnh viện dành cho những người lính Ukraine bị thương ở Kharkiv đã tiếp tục hoạt động sau khi cơ sở này bị máy bay điều khiển từ xa của Nga tấn công vào ngày 29 tháng 3. Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết như trên trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Hai, 31 Tháng Ba.
Bệnh viện quân y này là mục tiêu tấn công có chủ đích của Nga khiến hai người thiệt mạng và 25 người khác bị thương ở Kharkiv và khu vực xung quanh.
Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết: “Hậu quả của cuộc tấn công vào ban đêm của Shaheds là nhiều bệnh nhân và nhân viên tại bệnh viện đã bị thương, và một số tòa nhà bị hư hại”.
“Nhưng giờ đây, các hoạt động đã được tiếp tục tại các phòng phẫu thuật bị hư hại do sóng nổ. Bệnh viện không thể ngừng hỗ trợ và điều trị bệnh nhân dù chỉ một phút.”
Edouard Khorosun, nhà lãnh đạo trung tâm y tế quân đội, gọi cuộc tấn công vào bệnh viện là “một hành động khủng bố”.
Nhiều vụ nổ xảy ra tại Kharkiv trong hai đêm 29, và 30 tháng 3. Máy bay điều khiển từ xa của Nga đã phá hủy một trung tâm mua sắm, một số tòa nhà dân cư và một tòa nhà văn phòng ngoài bệnh viện.
Thống đốc tỉnh Kharkiv Oleh Syniehubov cho biết vụ tấn công đã giết chết một người đàn ông 67 tuổi và một người phụ nữ 70 tuổi, và khiến 25 người khác bị thương, trong đó có năm trẻ em.
Một bé gái 15 tuổi đã phải vào bệnh viện trong tình trạng nguy kịch sau cuộc tấn công.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy ngày 30 tháng 3 cho biết vụ tấn công vào Kharkiv là một dấu hiệu nữa cho thấy Tổng thống Nga Vladmir Putin không quan tâm đến việc hướng tới lệnh ngừng bắn.
Ông cho biết: “Địa lý và mức độ tàn bạo của các cuộc không kích của Nga, không chỉ thỉnh thoảng mà diễn ra hầu như hằng ngày, cho thấy Putin không hề quan tâm đến ngoại giao”.
Tỉnh Kharkiv ở đông bắc Ukraine thường xuyên là mục tiêu của các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn, máy bay điều khiển từ xa và bom lượn của Nga.
[Kyiv Independent: Doctors resume operating on patients at military hospital hit by Russian strike]
[Kim Phượng]
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Kim Phượng cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Lược thuật các tin chính trong ngày hôm nay của chúng tôi.
Người chủ trì 'lễ đen' bị bắt tại Điện Capitol Kansas sau khi đấm người biểu tình
40 Bài Tĩnh Tâm Mùa Chay
Nhật ký trừ tà #337: Dấu hiệu của sự thánh thiện đích thực
Dòng Nữ tu Thánh Giá phản đối các Sắc Lệnh Hành Pháp của chính quyền Tổng thống Trump
Sau đây là phần tin chi tiết cùng các tin khác.
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
1. Người chủ trì 'lễ đen' bị bắt tại Điện Capitol Kansas sau khi đấm người biểu tình
Người tổ chức một “thánh lễ đen” diễn ra bên ngoài Tòa nhà Quốc hội Kansas vào hôm thứ Sáu 28 Tháng Ba, trong bối cảnh có cuộc biểu tình Công Giáo dữ dội đã bị bắt ngay sau đó tại Tòa nhà Quốc hội sau khi đấm vào mặt một người biểu tình.
Một đoạn video từ hãng tin địa phương WIBW cho thấy Michael Stewart giơ tay và hô vang khẩu hiệu trong tòa nhà Capitol, xung quanh là một số người biểu tình thúc giục ông dừng lại. Một thanh niên sau đó được xác định là Marcus Schroeder đã cố giật những thứ có vẻ là bánh thánh từ đôi tay dang rộng của Stewart.
Video và hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy Stewart đã đấm Schroeder hai lần vào mặt trước khi nửa tá cảnh sát lao vào khống chế và dẫn anh ta đi.
Khi đến cửa tòa nhà Capitol, lực lượng thực thi pháp luật đã chào đón Stewart và nói rằng ông được phép vào nhưng không được phép biểu tình. Thống đốc Laura Kelly trước đó đã cấm tất cả những người biểu tình vào tòa nhà.
Stewart đã nhiều lần công khai tuyên bố ý định bất chấp lệnh của Kelly và vào tòa nhà Quốc hội, trong một video trực tiếp trên Facebook gần đây, ông nói rằng ông định vào tòa nhà và “đọc kinh”.
Theo tờ Kansas Reflector, sau khi khu vực được cảnh sát giải tán, hai tín hữu Satan khác đã cố gắng tiếp tục xông vào nơi Stewart dừng lại và đã bị bắt giữ.
Hiện vẫn chưa rõ liệu các thành viên của nhóm Satan giáo này có bị buộc tội hay không.
Trong “lễ đen” trên các bậc thang của Điện Capitol trước cuộc ẩu đả bên trong tòa nhà, một người biểu tình là Schroeder đã cố gắng lao mình vào để giật những “bánh” chưa được thánh hiến mà Stewart đang cầm trên tay, ném xuống, và giẫm lên như một phần của nghi lễ Satan. Stewart đã đấm Schroeder bằng nắm đấm của mình, và lực lượng thực thi pháp luật đã đưa Schroeder đi, tờ Reflector đưa tin.
Các nhà lãnh đạo Công Giáo trong tiểu bang, trong khi lên án “lễ đen” phạm thánh được lên kế hoạch - nhằm phản đối và chế giễu Thánh lễ Công Giáo - đã kêu gọi phản kháng trong hòa bình và cầu nguyện.
Ở trung tâm của phản ứng Công Giáo, Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann của Kansas City, Kansas, đã chủ trì một phiên chầu Thánh Thể và Thánh lễ tại một nhà thờ Công Giáo đối diện trực tiếp với Điện Capitol. Theo tờ Reflector, “có tới 400 người” đã có mặt để tham dự Thánh lễ tại Nhà thờ Assumption.
Đức Tổng Giám Mục Naumann, người đã đệ đơn kiện vào đầu tháng này sau khi nhóm Satan tuyên thệ rằng họ không đánh cắp bánh thánh đã được thánh hiến, đã kêu gọi các tín hữu không nên “khuất phục trước sự tức giận và bạo lực, vì điều đó tức là hợp tác với ma quỷ”.
Một đám đông gồm hàng trăm người phản đối, chủ yếu do nhóm Công Giáo Hiệp hội Bảo vệ Truyền thống, Gia đình và Tài sản Hoa Kỳ tổ chức, đã tập trung ở phía nam Điện Capitol để lần hạt mân côi và biểu tình bảo vệ đức tin Công Giáo.
Trong khi đó, WIBW đưa tin, “khoảng 20 người” đã xuất hiện để ủng hộ “lễ đen”.
BRK4KP-News03Apr2025
[Kim Phượng]
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Kim Phượng cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Lược thuật các tin chính trong ngày hôm nay của chúng tôi.
Một giáo viên Công Giáo bị giết ở Tây Papua, một khu vực của Indonesia
40 Bài Tĩnh Tâm Mùa Chay
Công Giáo tại El Paso tham gia biểu tình chống chính sách trục xuất di dân
Ngoại trưởng Tòa Thánh phê bình Tổng thống Mỹ cắt viện trợ nhân đạo
Sau đây là phần tin chi tiết cùng các tin khác.
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
[Kim Phượng]
2. Một giáo viên Công Giáo bị giết ở Tây Papua, một khu vực của Indonesia
Cảnh sát cho biết một giáo viên Công Giáo đã thiệt mạng và bảy người khác bị thương trong một cuộc tấn công vào một trường học do những người ly khai thực hiện ở tỉnh Papua Highlands.
Vụ tấn công xảy ra tại quận Anggruk, huyện Yahukimo vào ngày 21 tháng 3 do một nhóm tội phạm có vũ trang - tên gọi mà chính phủ Indonesia đặt cho nhóm ủng hộ độc lập là Quân đội Giải phóng Quốc gia của Tổ chức Papua Tự do - cảnh sát cho biết trong một tuyên bố.
Rosalia Rerek Sogen, 30 tuổi, từ Giáo phận Larantuka, đã thiệt mạng trong một cuộc đột kích ở quận Anggruk – thuộc vùng Yahukimo – trong đó tám người khác – gồm các giáo viên và nhân viên y tế khác – bị thương nặng.
Cuộc tấn công diễn ra khi nhóm đang thực hiện nhiệm vụ hàng ngày. Họ bất ngờ bị phục kích bởi các thành viên của một nhóm vũ trang ly khai được gọi là Tiểu đoàn Eden Sawi-cum-Sisipa.
Theo nguồn tin quân sự địa phương, những kẻ tấn công đã đốt cháy một lớp học và ký túc xá giáo viên sau khi yêu cầu về tiền của chúng không được đáp ứng.
Nhóm ly khai biện minh cho vụ tấn công bằng cách tuyên bố rằng các giáo viên và nhân viên y tế là an ninh chìm. Tuyên bố này tiếp nối tuyên bố trước đó của nhà lãnh đạo Quân đội Indonesia, Tướng Agus Subiyanto, người tuyên bố rằng quân đội được điều động trong khu vực để bảo đảm an toàn cho dân thường.
Theo cảnh sát, bảy người khác bị thương, trong đó có ba người bị thương nghiêm trọng và quân nổi loạn cũng đã đốt cháy tòa nhà trường học địa phương.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục Tiểu học và Trung học Abdul Mu'ti đã gửi lời chia buồn của bộ về cái chết của Rosalina Rerek Sogen, và một học sinh tiểu học
Ông bày tỏ hy vọng rằng tình trạng bạo lực như vậy sẽ không tái diễn, đặc biệt là đối với giáo viên và nhân viên giáo dục được giao nhiệm vụ phục vụ ở các vùng biên giới, xa nhất và khó khăn của Indonesia, thông tấn xã Antara đưa tin.
Đức Cha Yanuarius Teofilus Matopai You của Jayapura tại Indonesia đã gửi một tuyên bố tới Crux nói rằng cuộc xung đột ở Papua đã kéo dài hơn sáu thập niên, bắt đầu từ Đạo luật Tự do Lựa chọn gây tranh cãi năm 1969, trong đó 1.025 người do quân đội Indonesia lựa chọn ở Tây New Guinea đã bỏ phiếu đồng ý ủng hộ quyền kiểm soát của Indonesia.
Phần lớn dân số ở Tây New Guinea theo Kitô giáo, mặc dù Indonesia chủ yếu theo đạo Hồi.
Đức Cha cho biết: “Cuộc xung đột này đã cướp đi vô số sinh mạng của nhiều nhóm khác nhau, bao gồm quân đội Indonesia, Quân đội Giải phóng Quốc gia Tây Papua, gọi tắt là TPNPB và dân thường. Các báo cáo chỉ ra rằng hàng ngàn người đã mất mạng, dù là trong chiến đấu trực tiếp hay do những tác động rộng hơn của cuộc xung đột, chẳng hạn như nạn đói, bệnh tật và chấn thương tâm lý “.
“Làn sóng di dời cũng là hậu quả rõ rệt của cuộc xung đột này. Nhiều thường dân đã buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ ở một số huyện ở Papua, chẳng hạn như Nduga, Intan Jaya và Yahukimo, để tìm kiếm những khu vực an toàn hơn. Những cuộc di dời này thường diễn ra trong những điều kiện cực kỳ khó khăn, với khả năng tiếp cận hạn chế về thực phẩm, nước sạch và dịch vụ chăm sóc sức khỏe”, thông điệp tiếp tục.
“Giáo Hội Công Giáo lên án mạnh mẽ hành vi bạo lực này là vi phạm nhân quyền. Giáo hội nhấn mạnh tầm quan trọng của một cuộc đối thoại hòa bình giữa Jakarta và Papua để chấm dứt vòng xoáy bạo lực chỉ mang lại đau khổ. Giáo hội kêu gọi sự hợp tác giữa chính phủ, các nhà lãnh đạo phong tục và các cộng đồng tôn giáo để tìm ra một giải pháp nhân đạo và bắt nguồn từ tình yêu, công lý và hòa bình”, tuyên bố kết luận.
BRK4KP-NewsUK31Mar2025
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Kim Phượng cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Sau đây là các tin liên quan đến tình hình tại Ukraine
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em thêm lời cầu nguyện cho anh chị em Ukraine đang trải qua những giờ khắc thử thách và khó khăn. Và xin cầu nguyện cho linh hồn những người của cả hai bên đã thiệt mạng trong cuộc chiến.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
1. Tổng thống Trump đe dọa Ukraine sẽ gặp rắc rối rất lớn vì Tổng thống Zelenskiy muốn rút khỏi thỏa thuận khoáng sản
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đang tìm cách hủy bỏ một thỏa thuận khoáng sản quan trọng với Hoa Kỳ, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu với các phóng viên trên chuyên cơ Không lực Một vào ngày 30 tháng 3.
Các quan chức Ukraine hiện đang xem xét phiên bản mới nhất của một thỏa thuận khoáng sản, được cho là trao cho Hoa Kỳ quyền kiểm soát chưa từng có đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Ukraine thông qua một quỹ đầu tư chung.
Tổng thống Trump nói với các phóng viên rằng ông tin Tổng thống Zelenskiy không còn muốn ký thỏa thuận nữa và cảnh báo rằng việc ông từ chối sẽ phải chịu hậu quả.
Theo Reuters, Tổng thống Trump cho biết: “Ông ấy đang cố gắng rút khỏi thỏa thuận đất hiếm và nếu ông ấy làm vậy, ông ấy sẽ gặp phải một số vấn đề, những vấn đề rất, rất lớn”.
“Ông ấy muốn trở thành thành viên của NATO, nhưng ông ấy sẽ không bao giờ trở thành thành viên của NATO. Ông ấy hiểu điều đó.”
Ngày 28 tháng 3, Tổng thống Zelenskiy tuyên bố ông sẽ không ký bất kỳ thỏa thuận khoáng sản nào gây trở ngại cho kế hoạch gia nhập Liên minh Âu Châu của Ukraine.
“Không có điều gì có thể đe dọa đến việc Ukraine gia nhập Liên Hiệp Âu Châu có thể được chấp nhận”, ông nói.
Bloomberg đưa tin vào ngày 29 tháng 3 rằng Kyiv đã yêu cầu thay đổi đề xuất hiện tại, bao gồm cả việc đầu tư nhiều hơn từ Hoa Kỳ và làm rõ hơn về cách thức hoạt động của quỹ chung.
Chính quyền Tổng thống Trump đã đề nghị thỏa thuận khoáng sản như một phần thiết yếu trên con đường hướng tới hòa bình của Ukraine, nhưng đã không đưa ra các bảo đảm an ninh cụ thể để đổi lấy quyền tiếp cận rộng rãi các nguồn tài nguyên. Kyiv và Washington đã chuẩn bị ký một phiên bản trước đó của thỏa thuận vào ngày 28 tháng 2, nhưng kế hoạch đã đổ vỡ sau một cuộc tranh cãi gay gắt tại Phòng Bầu dục giữa Tổng thống Zelenskiy, Tổng thống Trump và Phó Tổng thống JD Vance.
Tòa Bạch Ốc mô tả thỏa thuận khoáng sản này là một cơ chế để Hoa Kỳ “thu hồi” một phần viện trợ tài chính mà nước này đã cung cấp cho Ukraine kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện.
Tổng thống Trump cũng cho biết ông muốn tìm hiểu một thỏa thuận về tài nguyên thiên nhiên với Nga. Sau cuộc điện đàm ngày 18 tháng 3 với Putin, Tổng thống Trump cho biết Hoa Kỳ hy vọng mở rộng thương mại với Mạc Tư Khoa và tiếp cận được “các dạng đất hiếm rất lớn”.
Trước đó, vào ngày 24 tháng 2, Putin đã phát biểu rằng Nga sẵn sàng hợp tác với các đối tác nước ngoài để phát triển kim loại đất hiếm, bao gồm cả các khu vực bị tạm chiếm của Ukraine.
[Kyiv Independent: Trump claims Zelensky wants to back out of minerals deal]
2. Đã đến lúc trừng phạt Orbán, chính phủ tiếp theo của Đức cho biết
Chính phủ mới của Đức cho biết họ sẽ gây áp lực để Liên minh Âu Châu đưa ra thêm biện pháp cứng rắn đối với các quốc gia có hành vi sai trái ― ám chỉ ngầm đến Hung Gia Lợi của Viktor Orbán. Tân thủ tướng Friedrich Merz cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm Thứ Hai, 31 Tháng Ba.
Theo dự thảo thỏa thuận liên minh mà POLITICO xem được, phe bảo thủ của tân thủ tướng Friedrich Merz và đối tác liên minh trung tả của họ, là Đảng Dân chủ Xã hội, gọi tắt là SPD, đã đồng ý yêu cầu khối này cắt giảm tiền và đình chỉ quyền bỏ phiếu đối với các quốc gia vi phạm các nguyên tắc quan trọng như pháp quyền.
Mặc dù Hung Gia Lợi không được nhắc đến tên, nhưng dự thảo thỏa thuận rõ ràng đang đề cập đến quốc gia vi phạm tồi tệ nhất trong Liên Hiệp Âu Châu, quốc gia trong nhiều năm qua bị cáo buộc phá hoại các chuẩn mực dân chủ, hạn chế quyền tự do báo chí và hạn chế tính độc lập của các thẩm phán.
Các đảng phái Đức ― bao gồm những người chiến thắng của Merz và SPD lãnh đạo chính phủ trước ― hiện đang đàm phán để thành lập liên minh và cần thống nhất các nguyên tắc cơ bản trước khi nhậm chức. Một thỏa thuận gây áp lực buộc Liên Hiệp Âu Châu phải theo đuổi các lệnh trừng phạt đối với các quốc gia như Hung Gia Lợi là một phần của một loạt các thỏa thuận tạm thời bao gồm các vấn đề đa dạng như chính sách di cư, việc loại bỏ than và chi tiêu phúc lợi.
“Các công cụ bảo vệ hiện có, từ các thủ tục vi phạm và việc giữ lại các quỹ của Liên Hiệp Âu Châu cho đến việc đình chỉ các quyền thành viên như quyền bỏ phiếu trong Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu, phải được áp dụng nhất quán hơn nhiều so với trước đây”, các nhà đàm phán từ khối bảo thủ của Merz và SPD đã viết trong một dự thảo thỏa thuận liên minh về chính trị Liên Hiệp Âu Châu.
Nghị viện Âu Châu đã kích hoạt giai đoạn đầu tiên của thủ tục Điều 7 chống lại Hung Gia Lợi vào năm 2018 vì nghi ngờ “vi phạm nghiêm trọng” các giá trị cốt lõi và quyền cơ bản của khối. Nhưng quá trình này, có thể dẫn đến việc đình chỉ quyền bỏ phiếu của Hung Gia Lợi, đã bị đình trệ do chia rẽ chính trị giữa các quốc gia thành viên.
Năm 2022, Ủy ban Âu Châu đã có động thái chặn khoảng 22 tỷ euro tiền mặt của Liên Hiệp Âu Châu dành cho Hung Gia Lợi trong bối cảnh lo ngại về nhân quyền và tính độc lập của ngành tư pháp. Cuối cùng, họ đã mở khóa hơn 10 tỷ euro vào năm ngoái, gây ra phản ứng dữ dội.
Một điểm bất đồng khác giữa Liên Hiệp Âu Châu và chính phủ Hung Gia Lợi là thái độ thân thiện của Orbán đối với Mạc Tư Khoa, khi Budapest nhiều lần sử dụng quyền phủ quyết của mình để ngăn chặn lệnh trừng phạt đối với các nhà tài phiệt và chỉ huy quân sự Nga.
Để lách quyền phủ quyết đó, chính phủ Đức mới muốn “ủng hộ việc mở rộng quyền bỏ phiếu đa số đủ điều kiện trong Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu, đặc biệt là về một số vấn đề của Chính sách đối ngoại và an ninh chung, gọi tắt là CFSP, chẳng hạn như việc áp dụng các biện pháp trừng phạt”. Điều đó sẽ cho phép đưa ra quyết định mà không cần sự chấp thuận của Hung Gia Lợi.
Nói rộng hơn, các nhà đàm phán liên minh đã thề sẽ đảm nhận vai trò chủ động hơn trên trường Âu Châu bằng cách sử dụng Tam giác Weimar — một liên minh lỏng lẻo giữa Pháp, Đức và Ba Lan — như một phương tiện để định hình chính sách Liên Hiệp Âu Châu. Dưới chính phủ liên minh trước đây do Olaf Scholz của SPD lãnh đạo, mối quan hệ của Đức với Pháp và Ba Lan đã xấu đi.
“ Tại Tam giác Weimar, chúng tôi sẽ tìm kiếm sự phối hợp chặt chẽ về mọi vấn đề chính sách liên quan của Âu Châu để hành động thống nhất hơn trong việc phục vụ toàn thể Liên Hiệp Âu Châu”, bản dự thảo thỏa thuận nêu rõ, lặp lại những tuyên bố trước đây của thủ tướng mới Merz, người đã nói rằng ông sẽ tới cả Paris và Warsaw vào ngày đầu tiên nhậm chức.
Những người bảo thủ cũng tuyên bố sẽ giải quyết một lời phàn nàn về nước Đức thường được nghe thấy ở các thủ đô Âu Châu: việc Đức không bỏ phiếu về các vấn đề quan trọng của Liên Hiệp Âu Châu, được gọi một cách mỉa mai là “phiếu bầu của Đức”.
Khi các bộ của Đức bất đồng quan điểm về chính sách của Liên Hiệp Âu Châu, theo nguyên tắc, quốc gia này sẽ không bỏ phiếu cho Liên Hiệp Âu Châu. Tuy nhiên, Merz đã tuyên bố sẽ không có sự bỏ phiếu trắng nào của Đức khi nói đến các cuộc bỏ phiếu quan trọng tại Brussels dưới sự lãnh đạo của ông.
Nhưng phe bảo thủ của ông và SPD không đồng ý về cách thực hiện điều đó. Phe bảo thủ muốn Merz có thể có tiếng nói lớn hơn trong lập trường của Đức khi nói đến các cuộc bỏ phiếu quan trọng của Liên Hiệp Âu Châu bằng cách “chịu trách nhiệm điều phối ngay từ đầu hoặc chịu trách nhiệm trong suốt quá trình”. Mặt khác, SPD muốn tuân thủ “nguyên tắc liên bộ”, giải quyết các tranh chấp giữa các bộ.
Bản dự thảo thỏa thuận về lập trường của chính phủ đối với Liên Hiệp Âu Châu xuất phát từ một trong 16 nhóm làm việc liên đảng được thành lập để phát triển lập trường về các lĩnh vực chính sách quan trọng. Vào chiều thứ sáu, các chính trị gia chủ chốt đã tham gia đàm phán cuối cùng để đưa ra một thỏa thuận liên minh thống nhất dựa trên bản dự thảo của các nhóm làm việc.
Thỏa thuận liên minh cuối cùng có thể đạt được sớm nhất vào giữa tháng 4.
[Politico: The time has come to punish Orbán, Germany’s next government says]
3. Các bác sĩ tiếp tục phẫu thuật cho bệnh nhân tại bệnh viện quân y bị Nga tấn công
Một bệnh viện dành cho những người lính Ukraine bị thương ở Kharkiv đã tiếp tục hoạt động sau khi cơ sở này bị máy bay điều khiển từ xa của Nga tấn công vào ngày 29 tháng 3. Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết như trên trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Hai, 31 Tháng Ba.
Bệnh viện quân y này là mục tiêu tấn công có chủ đích của Nga khiến hai người thiệt mạng và 25 người khác bị thương ở Kharkiv và khu vực xung quanh.
Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết: “Hậu quả của cuộc tấn công vào ban đêm của Shaheds là nhiều bệnh nhân và nhân viên tại bệnh viện đã bị thương, và một số tòa nhà bị hư hại”.
“Nhưng giờ đây, các hoạt động đã được tiếp tục tại các phòng phẫu thuật bị hư hại do sóng nổ. Bệnh viện không thể ngừng hỗ trợ và điều trị bệnh nhân dù chỉ một phút.”
Edouard Khorosun, nhà lãnh đạo trung tâm y tế quân đội, gọi cuộc tấn công vào bệnh viện là “một hành động khủng bố”.
Nhiều vụ nổ xảy ra tại Kharkiv trong hai đêm 29, và 30 tháng 3. Máy bay điều khiển từ xa của Nga đã phá hủy một trung tâm mua sắm, một số tòa nhà dân cư và một tòa nhà văn phòng ngoài bệnh viện.
Thống đốc tỉnh Kharkiv Oleh Syniehubov cho biết vụ tấn công đã giết chết một người đàn ông 67 tuổi và một người phụ nữ 70 tuổi, và khiến 25 người khác bị thương, trong đó có năm trẻ em.
Một bé gái 15 tuổi đã phải vào bệnh viện trong tình trạng nguy kịch sau cuộc tấn công.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy ngày 30 tháng 3 cho biết vụ tấn công vào Kharkiv là một dấu hiệu nữa cho thấy Tổng thống Nga Vladmir Putin không quan tâm đến việc hướng tới lệnh ngừng bắn.
Ông cho biết: “Địa lý và mức độ tàn bạo của các cuộc không kích của Nga, không chỉ thỉnh thoảng mà diễn ra hầu như hằng ngày, cho thấy Putin không hề quan tâm đến ngoại giao”.
Tỉnh Kharkiv ở đông bắc Ukraine thường xuyên là mục tiêu của các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn, máy bay điều khiển từ xa và bom lượn của Nga.
[Kyiv Independent: Doctors resume operating on patients at military hospital hit by Russian strike]