Ngày 06-10-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 07/10: Ân sủng của Thiên Chúa – Đức Mẹ Mân Côi – Lm. Vinh sơn Nguyễn Văn Định, CS
Giáo Hội Năm Châu
01:53 06/10/2024


Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca,

Khi ấy, bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.

Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói : “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.” Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.

Sứ thần liền nói: “Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà được đẹp lòng Thiên Chúa. Này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.”

Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra thế nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng?”

Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ toả bóng trên bà; vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng, vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.”

Bấy giờ bà Ma-ri-a nói với sứ thần: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Người thực hiện cho tôi như lời sứ thần nói.” Rồi sứ thần từ biệt ra đi.

Đó là lời Chúa
 
Một khởi đầu nhiệm lạ
Lm. Minh Anh
14:38 06/10/2024
MỘT KHỞI ĐẦU NHIỆM LẠ
“Trinh nữ ấy tên là Maria!”.

Nếu tháng 5 có ‘hoa mùa hạ’, thì tháng 10 có ‘hoa mùa thu’. Đó là những cánh hoa thiên nhiên tươi xinh muôn sắc và những kinh Kính Mừng sốt sắng mà mọi Kitô hữu trên khắp thế giới dâng lên người Mẹ quyền uy của mình bốn mùa xuân hạ thu đông; cách đặc biệt, trong tháng Hoa và tháng Mân Côi.

Kính thưa Anh Chị em,

Kinh Mân Côi, lời kinh mời gọi tín hữu chiêm ngắm sự ra đời, cuộc sống, cái chết, sự phục sinh và cuộc lên trời của Chúa Cứu Thế cùng sự rợp bóng của Chúa Thánh Thần trong Lễ Ngũ Tuần. Bên cạnh đó, chúng ta chiêm ngắm sự vinh hiển và khổ đau của Mẹ Ngài qua các mầu nhiệm của Chúa Giêsu, Con của Mẹ, một người mẹ của ‘một khởi đầu nhiệm lạ’ trong công trình cứu độ. Lời Chúa lễ Mân Côi trình bày hai trong các mầu nhiệm!

Tin Mừng tóm kết mầu nhiệm đầu tiên, Năm Sự Vui, “Thiên thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai”; đang khi bài đọc một - Công Vụ Tông Đồ - là phần mở đầu cho “Câu chuyện của Chúa Thánh Thần”. Trong biến cố truyền tin, Thiên Chúa quyền năng đã ‘cúi mình’ trước một thiếu nữ Nazareth, ‘xin’ cô cộng tác vào kế đồ cứu độ. Maria được báo, “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ toả bóng trên bà!”. Như một cuộc sáng tạo mới, Gabriel loan báo một ‘Lễ Hiện Xuống’ cho riêng Maria; Thánh Thần là tác nhân không thể thiếu vào thời điểm của ‘một khởi đầu nhiệm lạ’ cho ‘một cuộc tạo dựng mới’ như đã xảy ra vào buổi đầu Tạo Dựng, “Thần Khí Chúa bay là là trên mặt nước”.

Công Vụ Tông Đồ còn phản ánh một khoảnh khắc đặc biệt khác của một khởi đầu mới, khởi đầu của Giáo Hội. Một lần nữa, vai trò của Chúa Thánh Thần lại được xác định! Và cũng một lần nữa, khoảnh khắc này lại liên quan đến Đức Maria. Như vậy, dẫu đã có một ‘Lễ Hiện Xuống’ của riêng mình trong ngày truyền tin, Maria còn có một ‘Lễ Hiện Xuống’ khác khi Mẹ cùng hiện diện với các tông đồ và nhóm đại diện các tín hữu Giáo Hội sơ khai, hầu về sau, Mẹ có thể xứng danh với các tước hiệu “Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ”, “Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu!”; và gần đây, “Đức Mẹ Hội Thánh”.

Anh Chị em,

“Trinh nữ ấy tên là Maria!”. Sống lại những khoảnh khắc của ‘một khởi đầu nhiệm lạ’ trong ngày lễ Mẹ Mân Côi, Giáo Hội mời gọi bạn và tôi hãy cùng Mẹ, bắt đầu một khởi đầu mới trong cuộc sống mình, một cuộc sống vốn sẽ được biến đổi nhờ ân sủng như Mẹ đã được biến đổi. Vì thế, đọc kinh Mân Côi mỗi ngày, khác nào chúng ta kéo sợi dây yêu thương - ‘sợi dây rút, trút ơn trời!’. Đó là sợi dây gỡ được mọi nút thắt nối kết trời đất, là vũ khí thiêng liêng, linh dược chữa lành các căn bệnh thời đại. Vậy, hãy bắt đầu đọc kinh Mân Côi trong gia đình, khi đi đường, khi làm việc… Chính khi mấp máy ‘lời kinh của sứ thần’, Chúa Thánh Linh cũng sẽ tác động trên tâm trí chúng ta. Ngài cũng có thể khởi sự ‘một khởi đầu nhiệm lạ’ dù có thể rất nhỏ bé, trước hết trong mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn; và sau đó, cả thế giới. Để từ đó, như Đức Mẹ, mọi người có thể cất lên lời tán dương “Danh Người thật chí thánh chí tôn!” như lời Thánh Vịnh đáp ca.

Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Mẹ Maria, sẽ là ‘một khởi đầu nhiệm lạ’ cho con khi con biết thanh tẩy chính mình, lánh xa tội lỗi và được biến đổi bởi ân sủng của Thánh Thần!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các giám mục Công Giáo Hoa Kỳ kêu gọi hành động, khi phá thai được đưa vào danh sách bỏ phiếu,
Vũ Văn An
13:47 06/10/2024

Peter Pinedo của phòng tin CNA, ngày 30 tháng 9 năm 2024, tường trình rằng khi Ngày bầu cử đang đến gần và việc bỏ phiếu sớm bắt đầu, một số giám mục Công Giáo đang đưa ra những yêu cầu khẩn cấp tới cử tri, kêu gọi họ phản đối các sửa đổi toàn diện về phá thai trên lá phiếu tại tiểu bang của họ. Nếu được thông qua, các biện pháp này sẽ khiến việc ban hành luật ủng hộ sự sống trở nên cực kỳ khó khăn hoặc bất khả.



Tại Colorado, nơi phá thai đã được hợp pháp trong suốt chín tháng mang thai, Tổng giám mục Denver Samuel Aquila lạc quan rằng Tu chính án 79 có thể bị đánh bại, ngài nói: "Chúng ta có con đường dẫn đến chiến thắng" thông qua cầu nguyện và hành động.

Tu chính án Colorado sẽ sửa đổi hiến pháp tiểu bang để cấm rõ ràng mọi hạn chế hoặc trở ngại đối với "quyền phá thai" hoặc phạm vi bảo hiểm y tế cho phá thai.

Đối với ĐTGM Aquila, cũng như nhiều giám mục khác, vấn đề là phải truyền bá thông tin về phạm vi của những sửa đổi này. Trong một bức thư ngỏ được công bố vào ngày 27 tháng 9, ĐTGM Aquila chỉ ra rằng cuộc thăm dò gần đây cho thấy nếu nhiều người Colorado biết rằng tu chính án sẽ mở rộng phá thai đến mức nào, thì sự ủng hộ sẽ giảm xuống còn 47%, thấp hơn nhiều so với ngưỡng 55% cần thiết để biện pháp này được thông qua.

"Người Colorado cần biết rằng Tu chính án 79 tạo ra quyền phá thai theo hiến pháp và cấm mọi giới hạn đối với phá thai muộn", ngài nói. "Ngay cả những hạn chế đối với phá thai vào tháng thứ chín đối với những bà mẹ khỏe mạnh và những đứa trẻ khỏe mạnh cũng sẽ là bất hợp pháp".

Trong khi đó, Giám mục James Johnston của Kansas City-St. Joseph đã bày tỏ sự lo lắng về khả năng tu chính án Missouri được thông qua. Trong một tuyên bố được công bố vào ngày 20 tháng 9, Johnston lưu ý rằng "tỷ lệ đánh cuộc hiện tại dường như ủng hộ văn hóa tử thần".

Một cuộc thăm dò do Đại học St. Louis và YouGov công bố vào cuối tháng 8 cho thấy 52% người Missouri ủng hộ tu chính án phá thai, 34% phản đối và 14% không chắc chắn.

ĐC Johnston cho biết "quy mô và mức độ nghiêm trọng của thời điểm hiện tại đòi hỏi một phản ứng tinh thần nhiệt thành". Ngài bày tỏ hy vọng rằng tất cả người Công Giáo sẽ "phản ứng với cơn bão đang tụ tập này bằng lời cầu nguyện và hành động".

Ngoài việc bỏ phiếu chống lại tu chính án và truyền bá thông tin về mối nguy hiểm "cực độ" mà nó gây ra cho sự sống, ĐC Johnston cho biết ngài muốn người Công Giáo tăng cường cầu nguyện, ăn chay và hành động.

"Tôi hy vọng tất cả chúng ta có thể phản ứng với cơn bão đang tụ tập này bằng lời cầu nguyện và hành động, với sự giúp đỡ của Đức Mẹ và ân sủng của Chúa chúng ta", ngài nói. "Là người Công Giáo, chúng ta phải đổi mới và bổ sung vào những cách chúng ta hỗ trợ phụ nữ và gia đình đang trải qua thai kỳ bất ngờ hoặc chẩn đoán khó khăn và những đứa con chưa chào đời của họ thông qua sự chăm sóc hỗ trợ và tình yêu thương. Đây là phản ứng tốt nhất đối với điều được Đức Giáo Hoàng Phanxicô gọi là 'văn hóa vứt bỏ'".

Tại Florida, nơi các tu chính án yêu cầu ngưỡng 60% để được thông qua và một số chuyên gia tin rằng phong trào ủng hộ sự sống có cơ hội thành công tốt nhất, Giáo Hội Công Giáo đã đi đầu trong các nỗ lực nhằm đánh bại tu chính án phá thai.

Hội đồng Giám mục Công Giáo Florida là một trong những nhóm đầu tiên phản đối tu chính án phá thai của tiểu bang, nói rằng nó "gây hiểu lầm" và "nguy hiểm". Các giám mục Florida đã giúp tổ chức các nỗ lực để đánh bại tu chính án. Tổng giám mục Miami Thomas Wenski đã nói với CNA vào tháng 8 rằng các giám mục đã cùng nhau quyên góp được hàng triệu đô la để nâng cao nhận thức về mối nguy hiểm của tu chính án và vận động bỏ phiếu chống lại nó.

Trong một chuyên mục được xuất bản vào tháng 5, Wenski cho biết "trẻ em chưa chào đời rất quan trọng — và cả mẹ của các em nữa".

"Khi thúc giục bỏ phiếu chống Tu chính án 4, chúng tôi không chỉ muốn bảo vệ trẻ em chưa chào đời — những đứa trẻ yếu đuối nhất, ngây thơ nhất và không có khả năng tự vệ nhất trong số chúng ta — mà chúng tôi còn muốn bảo vệ vô số phụ nữ khỏi tác hại của phá thai", ngài nói. "Đây không phải là để 'áp đặt quan điểm của chúng tôi' mà là để 'đưa ra đề xuất' về những gì cần thiết cho sự phát triển của con người trong xã hội. Bằng cách nhấn mạnh rằng mọi con người đều quan trọng, chúng tôi mang đến các cuộc tranh luận về chính sách công về các vấn đề về nhân phẩm, công lý và hòa bình một sự hiểu biết về con người, mặc dù được xây dựng trên Kinh thánh Kitô giáo, nhưng cũng dễ hiểu đối với lý trí con người".

Khi cuộc bầu cử vào tháng 11 đang đến gần, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ (USCCB) cũng đã lên tiếng phản đối các tu chính án. Trong một tuyên bố đánh dấu sự khởi đầu của tháng 10 là Tháng tôn trọng sự sống”, Giám mục Arlington, Virginia, Giám mục Michael Burbidge, chủ tịch Ủy ban các hoạt động bảo vệ sự sống của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, đã kêu gọi tất cả người Công Giáo phản đối “các sáng kiến bỏ phiếu cực kỳ xấu xa sẽ đưa phá thai vào hiến pháp tiểu bang của họ”.

“Những gì chúng ta thấy hiện nay là 50 năm phá thai gần như không giới hạn đã tạo ra một cách bi thảm một tư duy quốc gia mà nhiều người Mỹ đã trở nên thoải mái với một số lượng phá thai. Điều này cho phép ngành công nghiệp phá thai tiếp tục cung cấp bất cứ lượng phá thai nào”, ĐC Burbidge nói.

Giống như các giám mục khác, ĐC Burbidge nói: “Chúng ta cần hồi sinh lời cầu nguyện và hành động”.

ĐC Burbidge kêu gọi tất cả người Công Giáo cùng cầu nguyện “Lời cầu nguyện cho sự sống với Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể”.

Các giám mục này, những người đã lên tiếng gần đây, được tham gia bởi các giám mục anh em đại diện cho tất cả 10 tiểu bang nơi phá thai được đưa vào danh sách bỏ phiếu đã cân nhắc và kêu gọi cử tri phản đối các biện pháp này.
 
Vì phá thai, Harris Sẽ Hy Sinh Việc vận động thông qua một đạo luật
Vũ Văn An
13:53 06/10/2024

Emily Erin Davis (*), trên tạp chí First Thing ngày 30 tháng 9, năm 2024, cho hay vào năm 2017, các nhà Lãnh đạo McConnell và Schumer đã nhận được một lá thư cầu xin bảo vệ quyền vận động thông qua một đạo luật (filibuster), ngưỡng sáu mươi phiếu cần thiết để chấm dứt tranh luận và thúc đẩy luật. Lá thư lưu ý rằng việc duy trì quyền vận động thông qua một đạo luật sẽ bảo đảm việc Thượng Viện tiếp tục “phục vụ như cơ phận nghị viện vĩ đại nhất thế giới”. Lá thư này đã được ký bởi Kamala Harris lúc ấy còn là thượng nghị sĩ.



Ứng cử viên tổng thống Harris nay có một tâm trí khác. Tuần rồi, trong một cuộc phỏng vấn với Wisconsin Public Radio, Harris tuyên bố rằng bà muốn “loại bỏ cuộc vận động cho phán quyết Roe và đưa chúng ta tới điểm trong đó, 51 phiếu là điều cần để thực sự tái lập bằng luật lệ các bảo vệ cho tự do sinh sản”. Việc bà coi thường cơ phận nghị viện vĩ đại nhất thế giới nay chỉ còn bị khỏa lấp bởi việc bà coi thường tính thánh thiêng của sự sống.

Nơi nào Biden đôi khi lúng túng nói chữ “phá thai”, thì Harris réo nó cao giọng. Thực thế, bà không muốn "đem trở lại" Roe, mà muốn hệ thống hóa luật vượt quá các thông số của nó, ủng hộ điều gọi là Đạo luật Bảo vệ Sức khỏe Phụ nữ (WHPA). Dự luật này đề xuất một chế độ phá thai thậm chí còn nguy hiểm hơn Roe. Nó tạo ra quyền phá thai liên bang ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, vì bất cứ lý do gì, về cơ bản là áp đặt phá thai không giới hạn cho tất cả năm mươi tiểu bang. Cả Harris và người bạn đồng hành Tim Walz đều đồng bảo trợ cho dự luật trong nhiệm kỳ của họ tại Quốc hội.

Với Hạ viện và Thượng viện Dân chủ, Tổng thống Harris có thể biến việc giải tán thủ tục vận động thông qua đạo luật thành hiện thực. Đảng Dân chủ sẽ có thể thúc đẩy kế hoạch phá thai cấp tiến của họ trên toàn quốc, mặc dù các cuộc thăm dò cho thấy hầu hết người Mỹ phản đối mạnh mẽ việc phá thai trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.

Khi chương trình nghị sự của Harris được hiểu rõ ràng, nó không được ưa chuộng. Các cuộc thăm dò liên tục cho thấy người Mỹ ủng hộ áp đảo việc hạn chế phá thai. Ngay cả NPR cũng phát hiện ra rằng hơn 70 phần trăm phụ nữ ngoại ô và gần một nửa phụ nữ Dân chủ ủng hộ việc hạn chế phá thai sau ba tháng đầu của thai kỳ.

Kế hoạch Đạo luật Bảo vệ Sức khỏe Phụ nữ sẽ bãi bỏ luật hiện hành của tiểu bang ủng hộ sự sống và vô hiệu hóa thẩm quyền của các tiểu bang trong việc thông qua bất cứ biện pháp bảo vệ nào phản ảnh ý chí của cử tri. Nó cũng sẽ cho phép những người không phải bác sĩ thực hiện phá thai mà không cần giấy phép hiện hành và cấp quyền tuyệt đối cho "bất ứ cá nhân nào" được vận chuyển con cái vị thành niên nào của người khác qua ranh giới tiểu bang để phá thai. Và bỏ qua Tu chính án Hyde, nó sẽ mở rộng nguồn tiền đóng thuế cho phá thai, vì bất cứ lý do gì.

Một lý do khiến Đạo luật Bảo vệ Sức khỏe Phụ nữ đặc biệt nguy hiểm là vì nó quảng cáo một cách gian dối về giới hạn có thể sống còn, chỉ để phá hoại nó bằng các ngoại lệ sức khỏe rộng rãi và không xác định. Dự luật này trao cho người phá thai - chính người có cổ phần tài chính trực tiếp trong quy trình này - thẩm quyền tối cao để định nghĩa "khả thể sống còn" [viability] và "sức khỏe" theo cách được họ thấy phù hợp. Kẽ hở này cho phép phá thai ở bất cứ giai đoạn nào.

Những người chuyên phá thai không hề ngại ngùng về những gì họ đang làm. Colleen McNicholas, giám đốc y khoa của một chi nhánh lớn của Planned Parenthood, tuyên thệ rằng: “Thực hành của tôi bao gồm [phá thai] cho đến thời điểm thai nhi có khả năng sống, và như chúng ta đã thảo luận trước đó, điều đó có thể xảy ra bất cứ lúc nào”. Warren Hern, một bác sĩ phá thai muộn hơn năm mươi năm đến từ Colorado, giải thích với The Atlantic rằng ông tin rằng khả năng sống của đứa trẻ trong bụng mẹ “không được xác định bởi tuổi thai mà bởi sự sẵn lòng mang thai của người phụ nữ”. Theo định nghĩa linh hoạt này, hầu như không có ca phá thai nào mà ông không thể biện minh được, bao gồm cả phá thai lựa chọn giới tính, mà ông đã thực hiện nhiều hơn một lần.

Và trong khi những người vận động hành lang phá thai và những người ủng hộ Đạo luật Bảo vệ Sức khỏe Phụ nữ mô tả phá thai muộn là hiếm, thì sự thật đáng buồn là vào năm 2020, gần 56,000 trẻ em đã bị phá thai ở tuần thứ mười lăm hoặc muộn hơn. Con số đó đủ để lấp đầy mọi chỗ ngồi trong sân vận động Dodger mỗi năm. Ngay cả Viện Guttmacher ủng hộ phá thai, nhánh nghiên cứu trước đây của Planned Parenthood, đã thừa nhận trong nhiều năm rằng hầu hết các ca phá thai muộn đều liên quan đến những phụ nữ khỏe mạnh đang mang thai những đứa con khỏe mạnh.

Không có gì ngạc nhiên khi Harris ngay lập tức nhận được sự phản đối ngay cả từ chính đảng của bà sau khi tuyên bố ủng hộ việc bãi bỏ thủ tục vận động thông qua luật lệ để thông qua lệnh phá thai. Thượng nghị sĩ sắp mãn nhiệm Joe Manchin, người đã kiên quyết bảo vệ thủ tục này trong nhiều năm, đang từ chối ủng hộ Harris, cảnh báo rằng động thái này có thể "phá hủy đất nước chúng ta". Manchin cũng rất sáng suốt đối với luật phá thai của bà, tức Đạo luật Bảo vệ Sức khỏe Phụ nữ, khi nói rằng, "Họ đang cố gắng khiến mọi người tin rằng đây là điều tương tự như việc làm thành luật phán quyết Roe v. Wade.... Điều này không giống nhau. Nó mở rộng phá thai".

Phó Tổng thống Harris dường như không nghĩ nhiều đến việc phá hủy một công cụ chính phủ đã tồn tại hàng thế kỷ để phục vụ cho tham vọng mở rộng phá thai của bà. Trên thực tế, bà nói rằng việc bãi bỏ thủ tục vận động thông qua hoàn toàn là để phục vụ cho "quyền tự do sinh sản".

Tuy nhiên, Harris và đảng Dân chủ không tin rằng cử tri ở các tiểu bang bảo thủ nên được tự do trao quyền quyết định luật bảo vệ sự sống. Hoặc quyền tự do mở rộng quyền được sống cho trẻ sơ sinh trong bụng mẹ. Hoặc thậm chí là quyền tự do sử dụng tiền thuế của chính họ để tài trợ cho việc phá thai theo lựa chọn của người khác.

Năm 2017, Harris đã nhắc nhở các nhà lãnh đạo Thượng viện không nên "hạn chế các quyền và đặc quyền hiện có của Thượng nghị sĩ để tham gia vào cuộc tranh luận toàn diện, mạnh mẽ và kéo dài". Chính thông qua quyền vận động thông qua một đạo luật mà những quyền đó có thể được hiện thực hóa.
________________________________
(*) Emily Erin Davis là Phó chủ tịch truyền thông tại Susan B. Anthony Pro-Life America. Cô đã viết cho USA Today, Newsweek, Fox News và nhiều tờ báo khác.
 
Đức Giáo Hoàng có một ngày khó khăn ở Bỉ, phải đối đầu với sự phản ứng dữ dội trên nhiều mặt trận
Vũ Văn An
13:57 06/10/2024

Tạp chí Crux, ngày 28 tháng 9 năm 2024, nhận định rằng chuyến đi Lục Xâm Bảo và Bỉ của Đức Phanxicô khởi đầu dường như có điềm gở ở chỗ ngài đã chỉ chào các nhà b1o trên chuyến máy bay từ Rome tới Lục Xâm Bảo, không nói chuyện với họ như thường lệ.



Và điều cũng có thể chắc chắn là thứ Sáu ở Bỉ cũng không giúp ngài phấn chấn hơn nhiều, vì đó là một trong những ngày khó khăn nhất mà ngài phải tạm trải qua trong diễn trình.

Ta có Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo, chỉ trích ngài về các vụ tai tiếng lạm dụng tình dục của Giáo hội. Lại có Viện trưởng Luc Sels của Đại học Công Giáo Leuven, mở đầu bằng lời kêu gọi cho phép phụ nữ làm linh mục, một đề xuất mà Đức Phanxicô đã kiên quyết nói "không" và cũng thúc đẩy Giáo hội cởi mở hơn nữa với cộng đồng LGBTQ+.

Và, trong bài phát biểu trước các phóng viên, có Benedict Lemley, trưởng khoa thần học của Leuven, nói một cách bình thản rằng sự ám ảnh của Giáo hội với "chân lý phổ quát" có thể là vấn đề ở một trường đại học Công Giáo muốn "trung thành tuyệt đối" với đức tin.

Ngay cả cuộc họp trễ của Đức Giáo Hoàng vào tối thứ Sáu với một nhóm nạn nhân lạm dụng tình dục, được coi là một cử chỉ nhạy cảm về mặt mục vụ, cũng đã bị một nhóm vận động chỉ trích, coi phiên họp này chỉ là "chống đỡ thiệt hại".

Nhìn chung, không phải là một ngày dễ dàng để đại diện cho một tôn giáo định chế tại một trong những xã hội thế tục nhất trên trái đất - và tất cả những điều đó xảy ra cùng với sự kiện lạnh và mưa ở Brussels, làm tăng thêm bầu không khí hơi ảm đạm.

Trong suốt thời gian đó, Đức Phanxicô vẫn giữ vững thông điệp, nhấn mạnh rằng Giáo hội “không bao giờ tuân theo nền văn hóa chiếm ưu thế, ngay cả khi nền văn hóa đó sử dụng, theo cách thao túng, các giá trị bắt nguồn từ Tin Mừng, rút ra từ đó những kết luận không chân thực gây ra đau khổ và sự loại trừ”.

Ngày này bắt đầu bằng cuộc gặp gỡ của Đức Phanxicô với Vua Philippe & Hoàng hậu Mathilde, sau đó là cuộc gặp gỡ của ngài với De Croo, người hiện đang giữ chức quyền thủ tướng cho đến khi chính phủ mới có thể được thành lập.

Nếu đây là bài ca vĩnh biệt của ông, De Croo có vẻ quyết tâm tận dụng nó tối đa.
“Chúng ta không thể phớt lờ những vết thương đau đớn tồn tại trong cộng đồng Công Giáo và trong xã hội dân sự”, ông nói với Đức Giáo Hoàng. “Nhiều trường hợp lạm dụng tình dục và cưỡng ép nhận con nuôi đã làm suy yếu lòng tin”.

“Ngài đã cam kết thực hiện một cách tiếp cận công bằng và bình đẳng, nhưng con đường vẫn còn dài”, De Croo nói với Đức Giáo Hoàng. “Các mục tử của Giáo hội làm việc với niềm tin và lòng bác ái, nhưng nếu có điều gì đó không ổn, thì việc che đậy là không thể chấp nhận được”.

Bỉ đặc biệt bị ảnh hưởng nặng nề bởi các vụ tai tiếng lạm dụng của giáo sĩ, bao gồm vụ việc khét tiếng của cựu Giám mục Roger Vangheluwe, người đã từ chức sau khi thừa nhận đã lạm dụng trẻ vị thành niên, bao gồm cả hai người cháu trai của chính mình.
"Ngày nay, lời nói là không đủ", De Croo nói. "Cần phải có những bước đi cụ thể. Nạn nhân phải được lắng nghe và chiếm một vị trí trung tâm. Họ có quyền được biết sự thật và những bất công phải được thừa nhận".

"Để có thể hướng tới tương lai, trước tiên Giáo hội phải thành thật về quá khứ của mình", ông nói.
Đức Phanxicô không né tránh vấn đề, gọi lạm dụng là "một tai họa mà Giáo hội đang giải quyết một cách kiên quyết và dứt khoát bằng cách lắng nghe và đồng hành với những người đã bị tổn thương, và bằng cách thực hiện một chương trình phòng ngừa trên toàn thế giới".

Tuy nhiên, phản ứng tiêu cực đối với các vụ tai tiếng lạm dụng không phải là lời chỉ trích duy nhất mà Đức Giáo Hoàng nghe được, vì Sels, viện trưởng tại Leuven, cũng đã thúc đẩy ngài về vai trò của phụ nữ trong Giáo hội.

“Quyền hạn của Giáo hội cũng phụ thuộc vào mức độ mà Giáo hội chào đón sự đa dạng trong xã hội”, Sels nói, lớn tiếng hỏi tại sao Công Giáo “dung thứ cho sự chia rẽ to lớn này giữa nam và nữ, trong một Giáo hội mà trên thực tế thường do phụ nữ lãnh đạo?”

“Giáo hội sẽ không thân thiện hơn nếu trao cho phụ nữ một vị trí nổi bật hơn, bao gồm cả chức linh mục sao”? ông hỏi - tất nhiên là biết rõ, giáo hoàng đã đưa ra câu trả lời của ngài, vì vậy đó là một câu hỏi có tính tu từ hơn.

Sels cũng kêu gọi có lập trường cởi mở hơn về các vấn đề LGBTQ+, nói rằng “Giáo hội trên toàn thế giới được kêu gọi đưa những khám phá khoa học gần đây vào cuộc đối thoại với thần học” và nói thêm rằng Công Giáo nên cảnh giác với những câu trả lời “một lần và mãi mãi”.

Cuối cùng, Lemley, trưởng khoa thần học và nghiên cứu tôn giáo tại Leuven, đã thông báo với Đức Giáo Hoàng rằng trong khi trường đại học “phục vụ Giáo hội của chúng ta”, thì cam kết đó được thể hiện theo cách mà ông gọi là “một cách trung thành có phê phán”.

“Một người bạn thực sự không phải lúc nào cũng nói với bạn những điều bạn thích nghe”, Lemley nói. “Ông ta cũng nói … những gì bạn cần cải thiện.”
Lemley đã tặng Đức Giáo Hoàng một cuốn sách có tựa đề The Bishop of Rome and the Theologians of Leuven [Giám mục Rôma và các Thần học gia Leuven], trong đó có một chương dành riêng cho việc “suy nghĩ lại về các chuẩn mực của Giáo hội về tình dục.”

Cuốn sách bắt đầu bằng một lời thừa nhận trung thực: “Chuyến viếng thăm của vị giáo hoàng này không phải là không có tranh cãi, một phần là do nhiều vụ tai tiếng xung quanh vấn đề tình dục, lạm dụng về mặt tình cảm và tinh thần trong Giáo hội,” phần giới thiệu viết. “Những người liên kết với Giáo hội không thể trông chờ nhiều thiện chí từ xã hội và văn hóa.”

Lemley gợi ý rằng Giáo hội có thể cần phải xem xét lại một số nguyên tắc cơ bản. “Tôi nghĩ rằng một vấn đề mà Giáo hội ngày nay đang phải đối đầu là Giáo hội có xu hướng tìm kiếm những chân lý phổ quát, ngài biết đấy, những giáo điều phổ quát, quan điểm phổ quát… cách nào đó, đấy là vấn đề vì chúng ta có quá nhiều quốc gia khác nhau với quá nhiều nền văn hóa khác nhau, và một số đã bị thế tục hóa, một số thì không.”

“Và vì vậy, bao lâu chúng ta cố gắng có một chân lý phổ quát, không thể chạm tới cho tất cả mọi người, thì điều đó thật khó khăn,” ông nói – một lần nữa tạo ra một chút đau đầu cho một vị giáo hoàng đại diện cho một Giáo hội tự cho mình là công bố những chân lý phổ quát như vậy.

Theo cách riêng của ngài, Đức Phanxicô đã không lùi bước trước thách thức, ngài nói với các giáo sư tại Leuven vào chiều thứ Sáu rằng “thật tuyệt khi coi các trường đại học là nơi tạo ra văn hóa và ý tưởng, nhưng trên hết là thúc đẩy niềm đam mê tìm kiếm chân lý, phục vụ cho sự tiến bộ của con người.”

Đức Phanxicô than thở về điều được ngài gọi là “sự mệt mỏi trí thức” của những người từ chối tìm kiếm chân lý và do đó vẫn ở trong “trạng thái bất định liên tục, thiếu mọi đam mê, như thể việc tìm kiếm ý nghĩa là vô ích và thực tế là không thể hiểu nổi”.

Nó tương đương với một phản biện mạnh mẽ vào cuối một ngày khó khăn – một ngày mà bản thân Đức Phanxicô có thể được tha thứ khi cảm thấy hơi mệt mỏi, nếu không phải về mặt trí thức thì ít nhất là về mặt thể chất và thậm chí có lẽ là về mặt mục vụ.
 
Tuyên bố của Đức Hồng Y Pietro Parolin tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc về tương lai
Vũ Văn An
14:03 06/10/2024

Ngày 23 tháng 9 năm 2024, Phái đoàn quan sát viên thường trực của Tòa thánh tại Liên hợp quốc đã cho phổ biến bài phát biểu của Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa thánh, tại Hội nghị thượng đỉnh về tương lai của Liên hợp quốc tại New York. Sau đây là nguyên văn bài phát biểu của ngài dựa vào bản tiếng Anh của Phái đoàn:



Thưa ngài Chủ tịch,

Hội nghị thượng đỉnh hiện tại được triệu tập trong bối cảnh có vẻ như có cuộc khủng hoảng trong hệ thống đa phương. Nguyên nhân chủ yếu là do sự xói mòn lòng tin giữa các quốc gia, bằng chứng là sự phổ biến và cường độ xung đột ngày càng gia tăng.

Do đó, Hội nghị thượng đỉnh này phải là nguồn và lý do để hy vọng, phù hợp với khẳng định của Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng "hy vọng không có nghĩa là lạc quan ngây thơ và phớt lờ thảm kịch mà nhân loại đang phải đối diện. Hy vọng là đức tính của một trái tim không tự nhốt mình trong bóng tối, không đắm chìm trong quá khứ, không chỉ xoay xở trong hiện tại mà còn có thể nhìn thấy tương lai".[1] Tương lai phải được xây dựng trên nền tảng các nguyên tắc, bao gồm phẩm giá vốn có do Thiên Chúa ban cho mỗi cá nhân, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người, bình đẳng và phẩm giá chủ quyền của tất cả các quốc gia và thiết lập lòng tin giữa các quốc gia. Do đó, cần phải suy nghĩ lại về các hành động trong một số lĩnh vực:

Đầu tiên, xóa đói giảm nghèo vẫn phải là mục tiêu bao trùm của mọi hành động trong tương lai, ghi nhớ rằng phát triển là tên gọi của hòa bình.[2] Do đó, một tương lai hòa bình và thịnh vượng đòi hỏi ý chí chính trị để sử dụng mọi biện pháp có thể để đạt được sự phát triển bền vững. Điều này bao gồm cải cách các tổ chức tài chính quốc tế, tái cấu trúc nợ và thực hiện các chiến lược xóa nợ.Thứ hai, việc theo đuổi hòa bình đòi hỏi phải thực hiện giải trừ quân bị nói chung, và đặc biệt là loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân. Những cân nhắc địa chính trị hẹp hòi phải được gạt sang một bên và phải chống lại các nhóm vận động hành lang kinh tế mạnh mẽ để bảo vệ phẩm giá con người và đảm bảo một tương lai mà tất cả con người có thể tận hưởng sự phát triển toàn diện, cả với tư cách là cá nhân lẫn cộng đồng.

Thứ ba, Trí khôn nhân tạo (AI) là khối xây dựng mới nhất trong sự mở rộng to lớn của các hoạt động công nghiệp và những khám phá tuyệt vời của khoa học. Kỹ thuật phản ảnh định hướng hướng tới tương lai và có nhu cầu cấp thiết phải điều chỉnh nó. Tòa thánh ủng hộ một khuôn khổ quản lý cho đạo đức AI bao gồm vòng đời của AI và giải quyết, trong số những vấn đề khác, bảo vệ dữ liệu, trách nhiệm giải trình, sự thiên vị và tác động của AI đối với việc làm.

Trên hết, khi suy nghĩ về tương lai, cần phải tính đến nhu cầu và lợi ích của các thế hệ tương lai. Điều bắt buộc là phải đảm bảo một tương lai đàng hoàng cho tất cả mọi người, đảm bảo cung cấp các điều kiện cần thiết - bao gồm môi trường gia đình nuôi dưỡng - để tạo điều kiện cho sự phát triển, đồng thời giải quyết vô số thách thức cản trở điều này, bao gồm cả những thách thức phát sinh từ đói nghèo, xung đột, bóc lột và nghiện ngập.

Thưa ngài chủ tịch,

Trong khi ghi nhận việc thông qua Hiệp ước Tương lai và các Phụ lục của Hiệp ước, Tòa thánh, phù hợp với bản chất và sứ mệnh cụ thể của mình, muốn bày tỏ sự dè dặt của mình đối với một số khái niệm được sử dụng trong đó:

1.Về các thuật ngữ "sức khỏe tình dục và sinh sản" và "quyền sinh sản", Tòa thánh coi các thuật ngữ này áp dụng cho một khái niệm toàn diện về sức khỏe, bao gồm, theo cách riêng của chúng, con người trong toàn bộ tính cách, tâm trí và cơ thể của họ, và thúc đẩy việc đạt được sự trưởng thành bản thân trong tình dục và trong tình yêu và quyết định chung đặc trưng cho mối quan hệ vợ chồng giữa một người đàn ông và một người đàn bà theo các chuẩn mực đạo đức. Tòa thánh không coi phá thai hoặc tiếp cận phá thai hoặc thuốc phá thai là một chiều kích của các thuật ngữ này.

2. Liên quan đến "phái tính", Tòa thánh hiểu thuật ngữ này dựa trên bản dạng tình dục sinh học là nam hoặc nữ.

Thưa ngài chủ tịch,

Nếu phẩm giá là nền tảng và sự phát triển toàn diện của con người là mục tiêu của tương lai chúng ta, thì đối thoại là phương tiện cần thiết. Ngày nay, cảm thức thuộc về một gia đình nhân loại duy nhất đang phai nhạt, và giấc mơ cùng nhau làm việc vì công lý và hòa bình dường như đã lỗi thời và không tưởng.[3] Điều này không nhất thiết phải xảy ra, nếu có ý chí tham gia vào cuộc đối thoại chân chính. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khuyên nhủ trong Hội nghị này: "Thời điểm hiện tại mời gọi chúng ta ưu tiên các hành động tạo ra các tiến trình mới trong xã hội, để mang lại hoa trái trong các sự kiện lịch sử quan trọng và tích cực. […] Tương lai đòi hỏi chúng ta phải đưa ra các quyết định quan trọng và hoàn cầu trước các cuộc xung đột trên toàn thế giới làm gia tăng số lượng những người bị loại trừ và những người cần giúp đỡ."[4]

Cảm ơn quý vị.

[1] Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Thông điệp video nhân dịp Hội nghị TED tại Vancouver, ngày 26 tháng 4 năm 2017.

[2] X. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Thông điệp Populorum Progressio, ngày 26 tháng 3 năm 1967, 76.

[3] X. Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Thông điệp Fratelli Tutti, ngày 3 tháng 10 năm 2020, 30
 
VietCatholic TV
SU-25 Putin ném bom Ukraine, bị hỏa tiễn Nga đoạt mạng. Ayatollah tái mặt: Tư Lệnh Hamas vừa tử trận
VietCatholic Media
02:51 06/10/2024


1. Nga bắn hạ máy bay phản lực quân sự của chính mình khi đang thực hiện nhiệm vụ ném bom

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Chúa Nhật, 06 Tháng Mười, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết một máy bay của Nga đã bị bắn hạ trên vùng Donetsk của Ukraine vào hôm Thứ Bẩy, 05 Tháng Mười, bởi hỏa lực của chính người Nga.

Theo tờ báo Ukrainska Pravda, máy bay Nga đang phóng bom dẫn đường vào các vị trí của Ukraine thì bị bắn hạ bởi hỏa lực của chính người Nga.

Các cảnh quay được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy một máy bay SU-25 bị trúng hỏa tiễn trên không và phần còn lại của một máy bay sau khi nó rơi xuống đất.

Lực lượng Nga đã tiến chậm rãi vào khu vực Donbas phía đông Ukraine, nơi mà nhà độc tài Vladimir Putin đã sáp nhập vào tháng 9 năm 2022, nhưng phải trả giá bằng thương vong nặng nề. Đầu tuần này, quân đội Ukraine xác nhận đã rút khỏi Vuhledar, một thành phố ở tỉnh Donetsk có dân số trước chiến tranh khoảng 14.000 người, sau nhiều tuần giao tranh dữ dội.

Tuy nhiên, quân đội của Putin vẫn đang phải vật lộn để chiếm lại một số khu vực thuộc tỉnh Kursk của Nga đã bị quân đội Ukraine chiếm giữ trong cuộc tấn công bất ngờ vào tháng 8.

Đại Úy Yusov cho biết máy bay bị bắn trúng nổ tan tành ngay trên bầu trời khi đang thả bom lượn, một thiết bị nổ lớn nhưng rẻ tiền đã được sử dụng để phá hủy hệ thống phòng thủ của Ukraine. Các blogger quân sự Nga ban đầu loan tin một chiếc F-16 của Ukraine bị bắn hạ, nhưng sau đó xác nhận rằng một trong những máy bay Sukhoi SU-25 của chính Nga đã bị phá hủy.

Anton Gerashchenko, cố vấn của bộ trưởng nội vụ Ukraine, đã chia sẻ đoạn phim về một chiếc máy bay bị phá hủy trên X và nói thêm: “Các video xuất hiện trực tuyến cho thấy một chiếc Su-25 của Nga bị rơi ở khu vực Donetsk.

Bộ Quốc phòng Ukraine đã công bố ước tính mới nhất về số thương vong của Nga trong 24 giờ qua, tuyên bố rằng Nga đã chịu 1.280 thương vong và mất tám xe tăng cùng 31 xe chiến đấu bộ binh trong giai đoạn này.

[Newsweek: Russia Shoots Down Own Military Jet on Bombing Mission: Reports]

2. Macron phản đối “tiêu chuẩn kép” liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Trung Đông

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi cộng đồng quốc tế tránh sử dụng tiêu chuẩn kép khi phân tích các cuộc xung đột toàn cầu, đặc biệt là ở Trung Đông và Ukraine.

Theo hãng AFP đưa tin, Macron gọi thế giới nói tiếng Pháp là nơi “mà chúng ta có thể cùng nhau thực hiện hoạt động ngoại giao nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ở mọi nơi trên khắp hành tinh”.

“Đây là nơi có cùng ngôn ngữ về Ukraine, nơi đang bị tấn công ngày hôm nay, bị đe dọa ở biên giới và toàn vẹn lãnh thổ bởi cuộc chiến tranh xâm lược của Nga. [...] Nhưng chúng ta cũng phải là nơi bảo vệ một tầm nhìn không có chỗ cho tiêu chuẩn kép, nơi mọi sinh mạng đều bình đẳng trong mọi cuộc xung đột trên toàn thế giới,” ông nói thêm trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Francophonie lần thứ 19 gần Paris.

Tổng thống Pháp nói tiếp về Li Băng, một thuộc địa cũ của Pháp, nơi “bị lung lay về chủ quyền và hòa bình” bởi cuộc xung đột leo thang giữa Israel và nhóm Hezbollah thân Iran.

Ông nói thêm rằng “Không thể có hòa bình ở Trung Đông nếu không có giải pháp hai nhà nước”, ám chỉ đến sự tồn tại của một nước Palestine và Israel độc lập với sự bảo đảm an ninh cho Israel.

Điều đáng chú ý là Tổng thống Lithuania Gitanas Nausėda trước đây đã tuyên bố rằng Liên Hiệp Âu Châu và Hoa Kỳ có tiêu chuẩn kép khi nói đến việc hỗ trợ Israel và Ukraine.

Điều này ám chỉ đến yêu cầu của Kyiv về sự hỗ trợ của NATO trong việc bắn hạ hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa của Nga, tương tự như cách đã xảy ra trong các cuộc tấn công của Iran vào Israel.

Theo phát ngôn nhân Lực Lượng Phòng Vệ Israel, Đề Đốc Daniel Hagari, trong số 180 hỏa tiễn mà Iran bắn vào Ukraine, có 2 hỏa tiễn đạt đến mục tiêu, 178 hỏa tiễn bị chặn nổ tung trước khi đến nơi. Iran International, cơ quan truyền thông đối lập nói rằng, nhiều người dân Iran, kể cả các thành phần diều hâu đang tức giận vì Ayatollah Ali Khamenei bỏ ra gần 10 tỷ Mỹ Kim để bắn 180 hỏa tiễn mà chỉ làm 2 người Do Thái bị thương.

[European Pravda: Macron against “double standards” regarding war in Ukraine and Middle East]

3. Israel giết chết chỉ huy Hamas trong cuộc tấn công vào trại tị nạn Li Băng

Chiều Thứ Bẩy, 05 Tháng Mười, Phát ngôn nhân Lực Lượng Phòng Vệ Israel, Trung Tá Jonathan Conricus cho biết Israel đã giết chết chỉ huy Hamas trong cuộc tấn công vào trại tị nạn Li Băng. “Tư Lệnh lữ đoàn al-Qassam, Saeed Atallah Ali đã bị loại khỏi vòng chiến,” Trung Tá Conricus nói.

Nhóm chiến binh Hamas sau đó cho biết một cuộc không kích của Israel vào một trại tị nạn ở miền bắc Li Băng hôm thứ Bảy đã giết chết chỉ huy Hamas Saeed Atallah Ali và gia đình ông.

Trong một tuyên bố, Hamas báo cáo rằng một cuộc tấn công vào sáng sớm thứ Bảy vào trại tị nạn Beddawi đã nhắm vào nhà của Atallah Ali. Cuộc tấn công cũng cướp đi sinh mạng của vợ Ali, Shaimaa Azzam, và hai cô con gái của họ, những người được mô tả trong tuyên bố là trẻ em, The Associated Press đưa tin.

Trại Beddawi nằm gần thành phố Tripoli ở phía bắc. Atallah Ali là một chỉ huy chủ chốt của lữ đoàn al-Qassam.

Israel đã nhiều lần tấn công vào các quan chức Hamas và Hezbollah ở Li Băng kể từ khi cuộc chiến giữa Israel và Hamas nổ ra cách đây gần một năm vào ngày 7 tháng 10, khi 1.200 người Israel thiệt mạng và 250 người bị bắt làm con tin.

Để đáp trả, Israel đã tuyên chiến với nhóm chiến binh Hamas ở Dải Gaza và cho đến nay đã có 41.000 người Palestine thiệt mạng, trong đó hơn một nửa là phụ nữ và trẻ em, theo các quan chức y tế địa phương.

Hôm thứ Ba, Israel đã tăng cường các cuộc tấn công vào Hezbollah, bắt đầu một cuộc tấn công trên bộ vào Li Băng. Quân đội Israel cho biết chín binh sĩ của họ đã thiệt mạng trong cuộc xung đột ở phía nam Li Băng. Trong khi đó, Hamas đã tuyên bố cái chết của ít nhất 18 chiến binh của họ ở Li Băng, trong khi gần 2.000 thường dân đã thiệt mạng.

Tuần trước, Lực lượng Phòng vệ Israel, gọi tắt là IDF đã giết chết thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah. Một báo cáo của phương tiện truyền thông Israel tuyên bố rằng người đàn ông 64 tuổi này đã chết trong một hầm trú ẩn kiên cố sau một cuộc không kích của Israel vào nơi ẩn náu của ông ta ở Li Băng.

Trong nhiều thập niên, Nasrallah đã lãnh đạo Hezbollah, một tổ chức thánh chiến bị Hoa Kỳ coi là một tổ chức khủng bố. Ông phản đối sự tồn tại của nhà nước Israel và đã tiến hành các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào quốc gia này sau các cuộc tấn công ngày 7 tháng 10.

Một số thành viên khác của Hezbollah cũng thiệt mạng khi máy nhắn tin của họ phát nổ vào tuần trước trong một cuộc tấn công mà nhóm chiến binh Li Băng này đổ lỗi cho Israel.

Trước đó, IDF đã tuyên bố trên X, rằng một quyết định chính trị đã được đưa ra nhằm vào các mục tiêu của Hezbollah ở miền nam Li Băng “dựa trên thông tin tình báo chính xác”.

Tuyên bố này cũng cho biết thêm rằng “Chiến dịch Mũi tên phương Bắc” sẽ tiếp tục “theo đánh giá tình hình và song song với hoạt động chiến đấu ở Gaza và các đấu trường khác”. Tuyên bố này nhắc lại một trong những mục tiêu của chiến dịch là “đưa người dân miền bắc Israel trở về nhà”.

Kể từ cuộc tấn công trên bộ vào Li Băng, Hoa Kỳ đã tạo điều kiện cho khoảng 250 người Mỹ rời khỏi đất nước này.

[Newsweek: Israel Kills Hamas Commander in Strike on Lebanon Refugee Camp]

4. Công tố viên hàng đầu cho biết Nga đã hành quyết tập thể ít nhất 93 tù binh chiến tranh Ukraine trên chiến trường

Kyiv biết rằng có 93 tù binh chiến tranh Ukraine đã bị quân đội Nga hành quyết tập thể trên chiến trường trong suốt cuộc chiến toàn diện, một đại diện cấp cao của Văn phòng Tổng công tố cho biết trên truyền hình quốc gia hôm Thứ Bẩy, 05 Tháng Mười.

Yurii Belousov, người đứng đầu bộ phận tập trung vào các tội ác liên quan đến chiến tranh, giải thích rằng 80% các trường hợp này được ghi nhận vào năm 2024, nhưng xu hướng này đã xuất hiện vào cuối năm ngoái.

“Kể từ tháng 11 năm 2023, cách tiếp cận của quân đội Nga đối với tù nhân của chúng ta đã thay đổi đáng kể theo chiều hướng xấu đi”, Belousov cho biết.

Vụ án lớn nhất được ghi nhận về vụ hành quyết hàng loạt tù nhân chiến tranh Ukraine được báo cáo vào ngày 1 tháng 10. Văn phòng Tổng công tố cho biết có 16 tù nhân đã bị lực lượng Nga bắn tại Tỉnh Donetsk trong một trường hợp duy nhất.

Theo Belousov, những nạn nhân này bao gồm những người lính từ hai đơn vị khác nhau. Các công tố viên đã tạm thời xác định danh tính các tù nhân chiến tranh bị hành quyết nhưng vẫn tiếp tục xác minh thông tin “vì không muốn gây lo lắng không cần thiết cho những người thân yêu của họ”.

Công tố viên cho biết rằng các tù nhân Ukraine khác đã bị Nga giết tại những nơi giam giữ. Ông nhắc lại một vụ việc gần đây do Liên Hợp Quốc báo cáo về 10 tù nhân chiến tranh chết vì “tra tấn, thiếu chăm sóc y tế và tình trạng sức khỏe tồi tệ”.

Victoria Tsymbaliuk, đại diện của Trung tâm điều phối Ukraine về điều trị tù binh chiến tranh, cho biết trước đó vào ngày 4 tháng 10 rằng ít nhất 177 tù nhân Ukraine đã chết trong tình trạng bị giam cầm ở Nga kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện của Moscow bắt đầu.

“Việc giết hại và tra tấn tù nhân không phải là một tai nạn, mà là một chính sách có chủ đích của giới lãnh đạo quân sự và chính trị Nga”, Tổng công tố Andrii Kostin cho biết.

[Kyiv Independent: Russia has summarily executed at least 93 Ukrainian POWs on battlefield, top prosecutor says]

5. Máy bay điều khiển từ xa ‘Dragon’ của Ukraine phá hủy xe tăng Nga bằng Thermite nóng chảy

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Chúa Nhật, 06 Tháng Mười, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, đã công bố đoạn phim mà họ cho là ghi lại cảnh một chiếc xe tăng của Nga bị phá hủy bằng máy bay điều khiển từ xa phủ “nhiệt nhôm nóng chảy”.

Đoạn clip dài 26 giây, được cho là của Lữ đoàn cơ giới số 30 của Ukraine, đã được Kyiv chia sẻ trên X từ hôm Thứ Bẩy, 05 Tháng Mười.

Trong vài tuần qua, một số video đã xuất hiện cho thấy “máy bay điều khiển từ xa dragon fire” của Ukraine đang thả bom nhiệt nhôm vào các vị trí của Nga. Nhiệt nhôm, hỗn hợp của nhôm và gỉ sét, cháy ở nhiệt độ hơn 4.000 độ F theo Science Channel, khiến nó nóng gấp đôi dung nham nóng chảy.

Trong video vừa được công bố, một chiếc xe tăng của Nga đang tiến lên, sau đó là một vụ nổ khi nó đâm vào một quả mìn hoặc bị một hỏa tiễn của Ukraine bắn trúng, khiến nó bị hư hỏng. Sau đó, một máy bay điều khiển từ xa tiếp cận chiếc xe từ phía trên và thả chất nhiệt nhôm nóng chảy, khiến nó bắt lửa và bị ngọn lửa thiêu rụi.

Một tài khoản về việc sử dụng máy bay điều khiển từ xa thả chất nhiệt nhôm của Ukraine đã được Two Majors, một tài khoản Telegram quân sự phổ biến của Nga với hơn 1 triệu người ghi danh, công bố vào tháng 9.

Nó nói rằng: “Người Ukraine cũng có một máy bay điều khiển từ xa mới thả một quả bom nhiệt nhôm. Điều này khiến chúng tôi đau đầu.”

“Lúc đầu, chúng tôi phải loay hoay với lưới để máy bay điều khiển từ xa không bay vào hầm trú ẩn, sau đó là áo choàng và chăn để máy ảnh nhiệt của máy bay điều khiển từ xa không nhìn thấy, và bây giờ chúng tôi phải nghĩ cách để không bị máy bay điều khiển từ xa mới đốt cháy.”

Trong một diễn biến khác, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết Nga “sẽ không ngần ngại” tiếp tục thử vũ khí hạt nhân nếu chúng được tiến hành trước bởi Hoa Kỳ, mặc dù không có dấu hiệu nào cho thấy Washington đang có kế hoạch làm như vậy.

Bình luận của Ryabkov là bình luận mới nhất trong một loạt cảnh báo từ các quan chức Nga ám chỉ đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân nhằm ngăn cản viện trợ quân sự của phương Tây cho Ukraine.

[Newsweek: Ukrainian 'Dragon' Drone Destroys Russian Tank With Molten Thermite]

6. Tổng thống Zelenskiy nói rằng: Hòa bình lâu dài chỉ có thể đạt được nếu không có sự nhượng bộ chủ quyền hoặc lãnh thổ

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nhấn mạnh rằng hòa bình lâu dài ở Ukraine chỉ có thể đạt được theo luật pháp quốc tế và không có bất kỳ sự nhượng bộ chủ quyền hay lãnh thổ nào.

Ông đưa ra lập trường trên trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối Thứ Bẩy, 05 Tháng Mười.

“Mọi thứ trong Kế hoạch Chiến thắng đều hoàn toàn thực tế đối với các đối tác của chúng ta. Thế giới có nguồn lực này, nguồn lực củng cố, cho phép chúng ta tiến lên theo Công thức Hòa bình. Đây là mục tiêu, nhiệm vụ của chúng ta – đó là bảo đảm cho Ukraine một nền hòa bình và an ninh lâu dài.”

“Điều này chỉ có thể thực hiện được theo luật pháp quốc tế và không có bất kỳ sự nhượng bộ chủ quyền hay lãnh thổ nào, chính xác như được định nghĩa trong Công thức Hòa bình.”

“Ukraine cần một nền hòa bình thực sự, công bằng và được bảo vệ khỏi chiến tranh. Điều này chỉ có thể thực hiện được từ một lập trường vững chắc khi cả người dân và các đối tác của chúng ta thực sự đoàn kết. Đây là điều chúng ta đang làm. Tôi biết ơn tất cả những ai đang giúp đỡ chúng ta và những ai sẵn sàng biến tuần tới thành lịch sử theo nhiều cách”, Ông cho biết như trên khi đề cập đến cuộc họp của Nhóm tiếp xúc quốc phòng Ukraine vào tuần tới.

Zelenskiy cho biết các nhóm của Ukraine và Hoa Kỳ, cũng như các đối tác khác, đang nỗ lực chuẩn bị cho cuộc họp của Nhóm tiếp xúc quốc phòng Ukraine và “các quyết định có ý nghĩa và tất cả các cuộc họp và đàm phán dự kiến diễn ra vào tuần tới”.

“Tuần này có thể là tuần tích cực cho khả năng phòng thủ của chúng ta và tầm nhìn của chúng ta về cách chiến tranh nên kết thúc. Chúng ta sẽ làm mọi thứ cho điều này; chúng ta sẽ làm 100%, và chúng ta sẽ làm một cách hiệu quả.”

Hôm thứ Bảy, tờ Financial Times đưa tin rằng Ukraine và các đồng minh phương Tây đang thảo luận về một giải pháp thỏa hiệp có thể giúp Kyiv trở thành thành viên NATO để đổi lấy giải pháp ngoại giao cho vấn đề các vùng lãnh thổ bị Nga tạm chiếm trong tương lai.

[Ukrainska Pravda: Lasting peace possible only without trading sovereignty or territories – Zelenskyy]

7. Đời xâm lược có nhiều trục trặc: Máy bay ném bom Tu-22 của Nga đã tấn công nhầm mục tiêu ở Hắc Hải ‘một cách vội vã’:

Các quan chức quốc phòng Anh cho biết, các phi công Nga lái máy bay ném bom siêu thanh Tu-22M3 đã vô tình thả bom vào một tàu chở ngũ cốc ở Hắc Hải khi “nhanh chóng tấn công”, có thể là khi đang cố gắng trốn tránh hệ thống phòng không của Ukraine.

Bộ Quốc phòng Anh (MoD) cho biết trong một bài đăng trên mạng xã hội rằng tàu buôn Aya có thể đã tránh được thiệt hại thảm khốc vì một hỏa tiễn không phát nổ.

Trong bản tin tình báo được chia sẻ trên X, Bộ Quốc phòng cho biết: “Vào ngày 11 tháng 9 năm 2024, tàu buôn Aya đã bị một hỏa tiễn bắn trúng ở Hắc Hải khi đang di chuyển về phía nam từ cảng Odesa của Ukraine, chở hơn 26 ngàn tấn ngũ cốc đến Ai Cập.

“Gần như chắc chắn rằng hỏa tiễn là hỏa tiễn chống hạm AS-4 KITCHEN được phóng bởi máy bay ném bom Tu-22M3 BACKFIRE của Nga đang hoạt động trong khu vực vào thời điểm đó. Có khả năng thực tế là vì hỏa tiễn không nổ nên không gây ra thiệt hại thảm khốc.”

Bộ Quốc phòng cho biết con tàu không có khả năng là mục tiêu dự kiến của nhiệm vụ này và có thể Nga đã sử dụng một loại đạn dược cũ.

Các quan chức Anh cho biết: “Có khả năng thực tế là sự việc này xảy ra do phi công đã vội vàng xác định nhầm MV Aya là mục tiêu, muốn rời khỏi khu vực ngay sau khi phóng vì sợ bị hỏa tiễn đất đối không của Ukraine nhắm tới”.

Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đưa tin rằng Nga ngày càng thận trọng hơn về các hoạt động không kích ở khu vực Hắc Hải kể từ khi mất một chiếc Tu-22 vào đầu năm nay.

Theo tình báo quân sự Kyiv, vào tháng 4, Ukraine đã bắn hạ một chiếc Tu-22M3 của Nga lần đầu tiên trong chiến tranh.

Ukraine cho biết lực lượng Kyiv đã bắn hạ máy bay, khiến nó rơi xuống Lãnh thổ Stavropol của Nga.

Tu-22M3 là máy bay ném bom tầm xa được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu trên biển và trên bộ bằng hỏa tiễn dẫn đường và bom.

Báo cáo mới nhất được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết các đối tác phương Tây đang “kéo dài” quyết định về yêu cầu của Kyiv về việc tấn công Nga bằng vũ khí tầm xa do các đồng minh cung cấp.

“Chúng ta cần đủ số lượng và phẩm chất vũ khí, bao gồm cả vũ khí tầm xa, mà theo tôi, các đối tác của chúng ta đã và đang kéo dài”, Zelenskiy phát biểu cùng với nhà lãnh đạo NATO Mark Rutte vào ngày 3 tháng 10.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục thuyết phục các đối tác của mình về nhu cầu bắn hạ hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa của Nga”, ông nói.

Đáp lại phát biểu của Zelenskiy, phó thư ký báo chí Ngũ Giác Đài Sabrina Singh cho biết, “Chúng tôi có nguồn cung cấp hỏa tiễn tầm xa hạn chế” và “chúng tôi không kéo dài thời gian cung cấp”.

[Newsweek: Russian Tu-22 Bomber Struck Wrong Black Sea Target 'in Haste': UK]

8. Cựu Tổng Thư Ký NATO cho biết chúng ta lẽ ra phải cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine sớm hơn

Cựu tổng thư ký NATO cho biết hôm Thứ Bẩy, 05 Tháng Mười, rằng các đồng minh của Ukraine lẽ ra nên cung cấp thêm vũ khí cho Kyiv trước khi Mạc Tư Khoa tiến hành cuộc xâm lược toàn diện để ngăn chặn chiến tranh.

“Nếu có điều gì đó khiến tôi hối tiếc và thấy rõ hơn nhiều bây giờ thì đó là chúng ta lẽ ra nên cung cấp cho Ukraine nhiều hỗ trợ quân sự hơn và sớm hơn nhiều”, Jens Stoltenberg nói với tờ Financial Times. “Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều phải thừa nhận rằng chúng ta nên cung cấp cho họ nhiều vũ khí hơn trước khi xâm lược”.

Stoltenberg, cựu thủ tướng Na Uy, đã lãnh đạo NATO từ năm 2014 đến năm 2024, khiến ông trở thành nhà lãnh đạo lâu thứ hai trong lịch sử liên minh. Trước cuộc xâm lược toàn diện của Mạc Tư Khoa vào đầu năm 2022, ông cho biết, “việc gửi vũ khí sát thương cho Ukraine là một cuộc thảo luận lớn”.

“Hầu hết các đồng minh đều phản đối điều đó, trước khi cuộc xâm lược của Vladimir Putin xảy ra… họ rất sợ hậu quả”, ông nói. “Tôi tự hào về những gì chúng tôi đã làm, nhưng sẽ là một lợi thế lớn nếu bắt đầu sớm hơn.

“Nó thậm chí có thể ngăn chặn được cuộc xâm lược, hoặc ít nhất là khiến Nga khó thực hiện những gì họ đã làm hơn.”

Trong suốt cuộc xung đột, Kyiv đã cầu xin các đồng minh phương Tây cung cấp vũ khí tiên tiến hơn, bao gồm hỏa tiễn tầm xa, xe tăng chiến đấu và hệ thống phòng không Patriot. Một số nước, như Đức, cuối cùng đã nhượng bộ một số yêu cầu trong khi kiên quyết từ chối những yêu cầu khác.

Các đồng minh của Ukraine “nên cung cấp cho họ vũ khí tiên tiến hơn, nhanh hơn, sau cuộc xâm lược”, Stoltenberg nói. “Tôi xin nhận phần trách nhiệm của mình”, ông nói thêm.

Trong thập niên Stoltenberg lãnh đạo NATO, liên minh đã rút khỏi Afghanistan theo sáng kiến của Hoa Kỳ. Stoltenberg cho biết việc NATO nhanh chóng rời khỏi đất nước này đồng nghĩa với việc phá vỡ lời hứa không rời đi cho đến khi “người Afghanistan có thể bảo vệ đất nước của họ và bảo đảm Taliban không quay trở lại”.

Ông cũng chủ trì NATO trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và được ca ngợi vì đã duy trì được liên minh, ngay cả khi Ông Trump liên tục đe dọa sẽ rút lui trừ khi các thành viên khác tăng chi tiêu quân sự.

Stoltenberg cho biết: “Cho dù khả năng NATO sụp đổ dưới thời Ông Trump là 10% hay 90% thì điều đó cũng không thay đổi những gì chúng ta phải làm”.

Stoltenberg đã được thay thế bởi cựu Thủ tướng Hòa Lan Mark Rutte vào thứ Ba và dự kiến sẽ đảm nhận vai trò mới là chủ tịch Hội nghị An ninh Munich.

[Politico: We should have given Ukraine more weapons earlier, says ex-NATO chief]

9. Liệu lời đe dọa hạt nhân “vô trách nhiệm” của Putin có đáng tin không?

Cho đến nay, tín hiệu mơ hồ của Vladimir Putin về ý định hạt nhân của ông trong cuộc chiến tranh Ukraine đã có bước chuyển chính thức hơn khi ông tuyên bố nới lỏng học thuyết hạt nhân của Nga.

Putin không nhắc đến tên Ukraine, nhưng thông điệp của ông rằng một cuộc tấn công từ một quốc gia phi hạt nhân được hậu thuẫn bởi một quốc gia có vũ khí hạt nhân có thể được coi là một “cuộc tấn công chung” và được coi là lời đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân và làm dấy lên cuộc tranh luận mà Điện Cẩm Linh có thể mong muốn.

Tân tổng thư ký NATO Mark Rutte gọi lời lẽ mà Putin đưa ra tại Hội đồng Bảo an Nga vào ngày 25 tháng 9 là “thiếu thận trọng và vô trách nhiệm” đồng thời hạ thấp mọi lời đe dọa rằng Đồng hồ Ngày tận thế đã gần đến nửa đêm.

Nhưng những lời bóng gió đầy ẩn ý trong lời cảnh báo về việc sử dụng vũ khí hạt nhân của Putin, được các nhà tuyên truyền khuếch đại, giờ đây có thể trở nên hữu hình thông qua sự thay đổi trong văn kiện nền tảng quy định các điều kiện về cách Mạc Tư Khoa sử dụng kho vũ khí của mình.

Mark Galeotti, cộng sự cao cấp tại Viện Các lực lượng thống nhất Hoàng gia, gọi tắt là RUSI, nói với Newsweek rằng: “Điều này phản ánh thực tế về cách chiến tranh đang thay đổi và tầm quan trọng của máy bay điều khiển từ xa, trong tương lai có thể mang theo đầu đạn hạt nhân”.

Ông cho biết: “Người Nga đang bắt đầu hình dung ra một tình huống có thể xảy ra sau lệnh ngừng bắn trong cuộc chiến, trong đó về cơ bản họ sẽ cố gắng đóng băng tiền tuyến trong thời gian dài”.

Học thuyết hạt nhân của Nga nêu rõ rằng vũ khí nguyên tử có thể được sử dụng trong trường hợp tấn công đầu tiên hoặc trong các cuộc tấn công gây ra mối đe dọa sống còn đối với Nga, mặc dù mối đe dọa như vậy không được định nghĩa rõ ràng.

Tuần trước, Putin cho biết Nga sẽ cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân nếu phát hiện có một vụ phóng hỏa tiễn, máy bay và máy bay điều khiển từ xa ồ ạt vào lãnh thổ của mình, đây là “mối đe dọa nghiêm trọng” đối với chủ quyền của Nga.

Galeotti cho biết: “Quan niệm cho rằng một quốc gia phi hạt nhân được một quốc gia hạt nhân hỗ trợ và hậu thuẫn có thể gây ra phản ứng hạt nhân là một cách khá minh bạch để nói rằng 'nếu Ukraine tiến hành một cuộc tấn công lớn nào đó trong những trường hợp đó, Nga sẽ có quyền đáp trả bằng vũ khí hạt nhân'“.

Trớ trêu thay, động thái đe dọa hạt nhân mới nhất của Putin diễn ra ngay sau vụ thử thất bại hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa Satan-2, gọi văn hoa hơn là ICBM chiến lược RS-Sarmat của Nga. Đó là loại hỏa tiễn có thể tấn công mục tiêu cách xa hàng ngàn dặm.

Nhưng vào tháng 6, Putin đã khoe khoang rằng Nga có “nhiều hơn” vũ khí hạt nhân chiến thuật so với Âu Châu, đó là những đầu đạn nhỏ hơn có thể được sử dụng trên chiến trường.

Kể từ khi chiến tranh bắt đầu vào tháng 2 năm 2022, viễn cảnh sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trong chiến tranh đã bị bác bỏ vì không mang lại bất kỳ lợi thế nào trên chiến trường. Công nghệ vệ tinh cũng sẽ cảnh báo phương Tây về bất kỳ động thái hạt nhân sắp xảy ra nào.

Dan Caldwell, giáo sư danh dự về khoa học chính trị tại Đại học Pepperdine, phát biểu với Newsweek rằng: “Việc di chuyển đầu đạn hạt nhân để kết hợp với hỏa tiễn là một vấn đề hậu cần và sẽ cung cấp cho các cơ quan tình báo phương Tây bằng chứng chắc chắn rằng Putin thực sự nghiêm chỉnh về mối đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân”.

“Tất nhiên, động thái như vậy cũng có thể là một đòn đánh lừa của Putin, nhưng đòn đánh lừa đó sẽ rất nguy hiểm vì nó sẽ đưa thế giới tiến gần hơn đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân.”

Peter Rutland, giáo sư chuyên ngành Nghiên cứu Nga, Đông Âu và Á-Âu tại Đại học Wesleyan, cho biết những bình luận của Putin không đại diện cho sự thay đổi đáng kể trong lập trường học thuyết của Nga.

Rutland nói với Newsweek rằng: “Nga tuyên bố rằng cuộc chiến đang diễn ra tốt đẹp với họ, với việc giành được thêm nhiều lãnh thổ ở Donbas và một mùa đông khắc nghiệt đang đến gần ở Ukraine do cơ sở hạ tầng năng lượng bị hư hại”.

Trong khi đó, David Silbey, một chuyên gia quân sự và giáo sư lịch sử tại Đại học Cornell, nói với Newsweek rằng Putin muốn cố gắng khiến họ chậm lại trong việc dỡ bỏ các hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng vũ khí tấn công sâu.

“Putin không muốn phá hủy Ukraine; ông ấy muốn chinh phục nước này,” ông nói, “Nga hiện đang thắng thế và không cần phải leo thang căng thẳng một cách quyết liệt vì điều đó.”

Trong một bài viết trên Tạp chí Khoa học Nguyên tử, Mariana Budjeryn, cộng tác viên nghiên cứu cao cấp của Dự án Quản lý Nguyên tử, gọi tắt là MTA, cho biết Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân không phải khi đang thua cuộc - như các đồng minh của Ukraine có thể lo sợ - mà là khi đang chiếm ưu thế.

Bà đưa ra một kịch bản tương tự như vụ đánh bom Hiroshima và Nagasaki trong Thế chiến thứ II, khi Nga phá vỡ tuyến phòng thủ của Ukraine và phóng một hỏa tiễn hạt nhân vào một thành phố của Ukraine, yêu cầu Kyiv đầu hàng.

Bà viết trong bài báo được xuất bản hôm Thứ Sáu, 04 Tháng Mười, rằng: “Việc Kyiv liên tục kháng cự sẽ đột nhiên trở nên ngu ngốc, nếu không muốn nói là tự sát”.

Đường lối của Putin đối với cuộc chiến có thể sẽ được định hình bởi tâm trạng của Washington sau cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã có mặt vào tuần trước để vận động hành lang để có thêm vũ khí và chấm dứt các hạn chế về việc sử dụng chúng cho các cuộc tấn công tầm xa ở Nga.

Ông cũng đã gặp cựu tổng thống Donald Trump.

Galeotti cho biết: “Một trong những khả năng là sẽ có một lệnh ngừng bắn nào đó, và vì vậy, về cơ bản, người Nga đang cố gắng đặt mình vào tình huống mà lệnh ngừng bắn đó có lợi nhất có thể cho họ”.

Galeotti cho biết thêm: “Putin là một người hành động nham hiển, nhưng ông ấy biết rõ rằng rủi ro của ông ấy có lẽ lớn hơn một chút so với phương Tây”.

[Newsweek: Are Putin's 'Irresponsible' Nuclear Threats Credible?]

10. ‘Thụy Sĩ không thay đổi lập trường’ về hòa bình ở Ukraine — đại sứ làm rõ lập trường về sáng kiến Trung Quốc-Brazil

Thụy Sĩ không ký bất kỳ thông cáo nào sau khi kế hoạch hòa bình Trung Quốc-Brazil được trình bày tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 9, mà chỉ tham gia với tư cách quan sát viên, Đại sứ Thụy Sĩ tại Ukraine Felix Baumann trả lời phỏng vấn với Interfax Ukraine được công bố ngày 4 tháng 10.

Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva đã quảng cáo kế hoạch hòa bình do ông cùng Trung Quốc xây dựng tại New York, mặc dù đề xuất này đã bị Ukraine bác bỏ vì cho rằng “mang tính phá hoại”.

Hãng truyền thông Thụy Sĩ Blick đưa tin vào ngày 28 tháng 9, trích lời phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ, Nicolas Bideau, rằng Thụy Sĩ bày tỏ sự ủng hộ đối với các sáng kiến hòa bình của Trung Quốc và Brazil. Bộ Ngoại giao Ukraine trả lời rằng công thức hòa bình của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy là “con đường duy nhất dẫn đến một nền hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài”.

Baumann cho biết Thụy Sĩ không thay đổi lập trường rằng “bất kỳ phản ứng nào đối với hành động toàn diện của Nga chống lại Ukraine đều phải tôn trọng hoàn toàn luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hiệp Quốc và đặc biệt là toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine”.

Đại sứ nói thêm rằng Thụy Sĩ tin rằng mọi kế hoạch hòa bình tôn trọng các nguyên tắc cơ bản này đều nên được xem xét.

“Đây chính xác là những gì chúng ta thấy trong thông cáo cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine đầu tiên, diễn ra tại Thụy Sĩ vào tháng 6. Hội nghị thượng đỉnh này được xây dựng dựa trên các cuộc thảo luận trước đó dựa trên công thức hòa bình Ukraine và các đề xuất hòa bình khác phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc”, Baumann cho biết.

“Theo quan điểm này, Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ đã quyết định tham gia với tư cách quan sát viên trong cuộc họp do phía Trung Quốc và Brazil khởi xướng”, đại sứ nói thêm.

Vào tháng 5, Brazil và Trung Quốc đã đưa ra một kế hoạch hòa bình sáu điểm kêu gọi cả Nga và Ukraine tránh “leo thang thù địch” và “khiêu khích”.

Đây là một kế hoạch song song với các nỗ lực hòa bình của Ukraine dựa trên công thức hòa bình 10 điểm của Zelenskiy, bao gồm hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu tại Thụy Sĩ vào tháng 6. Trung Quốc đã không tham dự hội nghị thượng đỉnh mặc dù đã được mời, trong khi đại diện của Brazil có mặt đã không ký vào thông cáo chung.

Mạc Tư Khoa trước đây đã tuyên bố sẽ chấp nhận Brazil và Trung Quốc làm trung gian cho các cuộc đàm phán hòa bình có thể xảy ra. Trong khi hai nước từ chối công khai đứng về phe nào trong cuộc chiến, Trung Quốc đóng vai trò là đường dây kinh tế quan trọng của Nga và là nguồn cung cấp hàng hóa có mục đích sử dụng kép.

Không có cuộc đàm phán trực tiếp nào giữa Ukraine và Nga kể từ đầu năm 2022.

Mạc Tư Khoa nêu rõ Ukraine phải từ bỏ lãnh thổ bị tạm chiếm và nhượng thêm đất đai làm điều kiện đàm phán. Đổi lại, công thức hòa bình 10 điểm của Kyiv bao gồm việc Nga rút quân hoàn toàn khỏi đất nước.

[Kyiv Independent: 'Switzerland has not changed its position' on peace in Ukraine — ambassador clarifies stance on China-Brazil initiative]