Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Đêm Vọng Phục Sinh – Canh Thức Vượt Qua
Giáo Hội Năm Châu
02:58 19/04/2025
BÀI ĐỌC 1 St 1:1-2:2.
BÀI ĐỌC 3* Xh 14:15-15:1a
BÀI ĐỌC 4 Is 54,5-14
THÁNH THƯ Rm 6:3-11
Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Rô-ma.
Thưa anh em, anh em không biết rằng: khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Ki-tô Giê-su, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao? Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới. Thật vậy, vì chúng ta đã nên một với Đức Ki-tô nhờ được chết như Người đã chết, thì chúng ta cũng sẽ nên một với Người, nhờ được sống lại như Người đã sống lại. Chúng ta biết rằng: con người cũ nơi chúng ta đã bị đóng đinh vào thập giá với Đức Ki-tô, như vậy, con người do tội lỗi thống trị đã bị huỷ diệt, để chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa. Quả thế, ai đã chết, thì thoát khỏi quyền của tội lỗi. Nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Ki-tô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người: đó là niềm tin của chúng ta. Thật vậy, chúng ta biết rằng: một khi Đức Ki-tô đã sống lại từ cõi chết, thì không bao giờ Người chết nữa, cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người. Người đã chết, là chết đối với tội lỗi, và một lần là đủ. Nay Người sống, là sống cho Thiên Chúa. Anh em cũng vậy, hãy coi mình như đã chết đối với tội lỗi, nhưng nay lại sống cho Thiên Chúa, trong Đức Ki-tô Giê-su.
Đó là Lời Chúa.
TIN MỪNG Lc 24,1-12
Tin mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca. Ngày thứ nhất trong tuần, vừa tảng sáng, các bà đi ra mộ, mang theo dầu thơm đã chuẩn bị sẵn. Họ thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mộ. Nhưng khi bước vào, họ không thấy thi hài Chúa Giê-su đâu cả. Họ còn đang phân vân, thì bỗng có hai người đàn ông y phục sáng chói, đứng bên họ. Đang lúc các bà sợ hãi, cúi gầm xuống đất, thì hai người kia nói: “Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết? Người không còn đây nữa, nhưng đã trỗi dậy rồi. Hãy nhớ lại điều Người đã nói với các bà hồi còn ở Ga-li-lê, là Con Người phải bị nộp vào tay phường tội lỗi, và bị đóng đinh vào thập giá, rồi ngày thứ ba sống lại.” Bấy giờ các bà nhớ lại những điều Đức Giê-su đã nói. Khi từ mộ trở về, các bà kể cho Nhóm Mười Một và mọi người khác biết tất cả những sự việc ấy. Mấy bà nói đây là bà Ma-ri-a Mác-đa-la, bà Gio-an-na, và bà Ma-ri-a, mẹ ông Gia-cô-bê. Các bà khác cùng đi với mấy bà này cũng nói với các Tông Đồ như vậy. Nhưng các ông cho là chuyện vớ vẩn, nên chẳng tin. Dầu vậy, ông Phê-rô cũng đứng lên chạy ra mộ. Nhưng khi cúi nhìn, ông thấy chỉ còn có những khăn liệm thôi. Ông trở về nhà, rất đỗi ngạc nhiên về sự việc đã xảy ra.
Đó là Lời Chúa.
Phục Sinh trổ sinh hy vọng và sứ vụ
Lm Nguyễn Xuân Trường
05:24 19/04/2025
PHỤC SINH TRỔ SINH HY VỌNG VÀ SỨ VỤ
Chúa đã sống lại rồi, Alleluia! Biến cố Chúa sống lại là đỉnh cao của đức tin Kitô giáo và cũng là nguồn làm bừng sáng niềm hy vọng và thúc đẩy thi hành sứ vụ trong Năm Thánh những người hành hương của hy vọng này.
1. Hy vọng. Ngôi mộ trống đã trở nên dấu chỉ hùng hồn của hy vọng: Tảng đá lấp mộ chôn chặt người chết bây giờ thành cánh cửa mở ra dẫn vào sự sống mới, băng vải quấn liệm người chết bây giờ được tháo cởi ra như nói rằng: cái chết không phải là tiếng nói cuối cùng của đời người. Chúa Phục Sinh đem đến cho chúng ta nhiều niềm hy vọng: sự thiện thắng sự ác, tình yêu thắng hận thù, chân lý thắng gian dối, sự sống thắng sự chết, Thiên Chúa thắng Satan. Con người không chỉ hy vọng sống khỏe sống lâu ở đời này, mà còn hy vọng sống hạnh phúc đời đời trong Nước Trời.
2. Sứ vụ. Ngay từ buổi sáng Phục sinh, Tin Mừng Chúa sống lại đã được Thiên thần báo tin cho mấy bà ra viếng mộ, rồi mấy bà chạy đi báo tin cho các môn đệ, rồi các môn đệ lại chạy đi báo tin cho nhau và cho thế giới. Ai đã gặp Chúa phục sinh, người ấy không thể giữ Tin Mừng cho riêng mình, họ sẽ trở thành những sứ giả hân hoan hớn hở đi loan báo Tin Mừng Phục Sinh.
Thực sự, tảng đá đã lăn ra khỏi mộ để chúng ta có thể đi vào sự phục sinh của Chúa. Nhờ đó, chúng ta có thể sống Tin Mừng Phục Sinh bằng cách làm sống lại những giá trị cao đẹp của tình yêu, niềm tin, hy vọng và sứ vụ. Thánh Phaolô mời gọi chúng ta sống lối sống mới: “Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới.” Nguyện xin ánh sáng phục sinh sưởi ấm trái tim mỗi chúng ta và thắp lên niềm hy vọng cho toàn thế giới. Amen.
Chúa đã sống lại rồi, Alleluia! Biến cố Chúa sống lại là đỉnh cao của đức tin Kitô giáo và cũng là nguồn làm bừng sáng niềm hy vọng và thúc đẩy thi hành sứ vụ trong Năm Thánh những người hành hương của hy vọng này.
1. Hy vọng. Ngôi mộ trống đã trở nên dấu chỉ hùng hồn của hy vọng: Tảng đá lấp mộ chôn chặt người chết bây giờ thành cánh cửa mở ra dẫn vào sự sống mới, băng vải quấn liệm người chết bây giờ được tháo cởi ra như nói rằng: cái chết không phải là tiếng nói cuối cùng của đời người. Chúa Phục Sinh đem đến cho chúng ta nhiều niềm hy vọng: sự thiện thắng sự ác, tình yêu thắng hận thù, chân lý thắng gian dối, sự sống thắng sự chết, Thiên Chúa thắng Satan. Con người không chỉ hy vọng sống khỏe sống lâu ở đời này, mà còn hy vọng sống hạnh phúc đời đời trong Nước Trời.
2. Sứ vụ. Ngay từ buổi sáng Phục sinh, Tin Mừng Chúa sống lại đã được Thiên thần báo tin cho mấy bà ra viếng mộ, rồi mấy bà chạy đi báo tin cho các môn đệ, rồi các môn đệ lại chạy đi báo tin cho nhau và cho thế giới. Ai đã gặp Chúa phục sinh, người ấy không thể giữ Tin Mừng cho riêng mình, họ sẽ trở thành những sứ giả hân hoan hớn hở đi loan báo Tin Mừng Phục Sinh.
Thực sự, tảng đá đã lăn ra khỏi mộ để chúng ta có thể đi vào sự phục sinh của Chúa. Nhờ đó, chúng ta có thể sống Tin Mừng Phục Sinh bằng cách làm sống lại những giá trị cao đẹp của tình yêu, niềm tin, hy vọng và sứ vụ. Thánh Phaolô mời gọi chúng ta sống lối sống mới: “Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới.” Nguyện xin ánh sáng phục sinh sưởi ấm trái tim mỗi chúng ta và thắp lên niềm hy vọng cho toàn thế giới. Amen.
Tội hồng phúc
Lm Minh Anh
18:30 19/04/2025
TỘI HỒNG PHÚC
“Halleluia! Chúa đã sống lại!
“Ôi cần thiết thay tội Ađam, tội đã được tẩy xoá chính nhờ sự chết của Đức Kitô. Ôi tội hồng phúc đem lại cho chúng con Đấng Cứu Chuộc rất cao sang!” - Exsultet.
Kính thưa Anh Chị em,
Mùa Chay kết thúc và giờ là lúc để ăn mừng niềm vui lớn lao của lễ Phục Sinh! Tối hôm qua, bài ca Exsultet được cất lên khi Thánh Lễ bắt đầu trong bóng tối và chỉ được thắp sáng bằng nến khắp nhà thờ, và chúng ta nghe, “Ôi tội hồng phúc đem lại cho chúng con Đấng Cứu Chuộc rất cao sang!”.
Những lời này nổi bật vì nó gọi tội lỗi của Ađam là “cần thiết” và “hồng phúc”. Thoạt đầu, điều này có vẻ lạ! Tại sao lại gọi tội Ađam, tội tổ tông, là “cần thiết” và “hồng phúc?”. Lễ Phục Sinh chính là câu trả lời! Bởi lẽ, Thiên Chúa, trong sự khôn ngoan và tình yêu hoàn hảo của Ngài, đã lấy tội lỗi và hậu quả của nó - cái chết - như phương tiện để cứu rỗi thế giới. Đó chính là ý nghĩa của lễ Phục Sinh!
Điều này có thể khó hiểu! Nếu không có tội của Ađam, sẽ không có Chúa Giêsu. Ngài sẽ không trở thành một người trong chúng ta. Vì vậy, mặc dù tội lỗi ban đầu của Ađam, cũng như mọi tội lỗi trong tương lai là xấu xa và sai trái, thì Thiên Chúa trong quyền năng và tình yêu trọn hảo của Ngài đã chọn sử dụng nó như phương tiện cứu độ thế giới. Bằng cách nào? Bằng cách cho phép tội lỗi của thế gian ngược đãi Ngài, đóng đinh Ngài; và sau đó, biến đau khổ và cái chết thành phương dược cứu chuộc. Chúa Kitô đã tiêu diệt tội lỗi bằng cách tiêu diệt hậu quả của tội, cái chết. Sự chết thua cuộc trong Sự Phục Sinh! Sự Phục Sinh của Con Thiên Chúa xoá bỏ hậu quả của mọi tội lỗi đối với những ai bám chặt vào Ngài. ‘Tội hồng phúc’ là vậy!
Đây là thời điểm chúng ta phải làm điều đó: “bám chặt” vào Chúa Phục Sinh! Bám chặt vào Ngài, Đấng đang sống và cố gắng thông phần trong đó. Làm thế nào? Có nhiều cách! Đây là một cách. Hãy vui mừng trong mọi thứ! Bắt đầu với bất cứ điều gì làm bạn nặng nề nhất; bất cứ điều gì khiến bạn tức giận, buồn bã hoặc chán nản. Vậy mà bất cứ điều gì đó vẫn có khả năng trở thành một trong những nguồn ân sủng và niềm vui lớn nhất của bạn. Nếu sự đóng đinh tàn bạo Con Thiên Chúa có thể trở thành sự kiện vĩ đại nhất trong toàn bộ lịch sử loài người, thì nỗi đau khổ cá nhân, gánh nặng của bạn, hoặc thậm chí tội lỗi của bạn vẫn có thể trở thành nguồn vui lớn miễn là bạn để Chúa Kitô biến nó thành một phần Sự Phục Sinh của Ngài! Được vậy, gánh nặng của bạn, tội lỗi của bạn vẫn có thể trở nên hồng phúc!
Anh Chị em,
“Halleluia! Chúa đã sống lại!”. Không gì có thể ngăn cản bạn và tôi khỏi niềm vui mà Chúa muốn ban cho chúng ta. Không gì có thể cướp mất niềm vui đó. Chắc chắn, đôi khi chúng ta sẽ đấu tranh như Chúa Giêsu đã làm trong cuộc chiến đấu ở Vườn Dầu, nhưng những đau khổ đó sẽ không chiến thắng. Sự Phục Sinh đã chiến thắng cùng với Chúa Kitô và sẽ chiến thắng cùng chúng ta khi chúng ta bám chặt vào Ngài. Hãy để Ngài lấp đầy bạn bằng hy vọng và niềm vui mà chỉ có Sự Phục Sinh của Ngài mới mang lại!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, giúp con bám chặt vào Chúa. Xin niềm vui phục sinh của Chúa tràn đầy và là sức mạnh của con trong mọi sự - kể cả những yếu hèn tội lỗi của con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Halleluia! Chúa đã sống lại!
“Ôi cần thiết thay tội Ađam, tội đã được tẩy xoá chính nhờ sự chết của Đức Kitô. Ôi tội hồng phúc đem lại cho chúng con Đấng Cứu Chuộc rất cao sang!” - Exsultet.
Kính thưa Anh Chị em,
Mùa Chay kết thúc và giờ là lúc để ăn mừng niềm vui lớn lao của lễ Phục Sinh! Tối hôm qua, bài ca Exsultet được cất lên khi Thánh Lễ bắt đầu trong bóng tối và chỉ được thắp sáng bằng nến khắp nhà thờ, và chúng ta nghe, “Ôi tội hồng phúc đem lại cho chúng con Đấng Cứu Chuộc rất cao sang!”.
Những lời này nổi bật vì nó gọi tội lỗi của Ađam là “cần thiết” và “hồng phúc”. Thoạt đầu, điều này có vẻ lạ! Tại sao lại gọi tội Ađam, tội tổ tông, là “cần thiết” và “hồng phúc?”. Lễ Phục Sinh chính là câu trả lời! Bởi lẽ, Thiên Chúa, trong sự khôn ngoan và tình yêu hoàn hảo của Ngài, đã lấy tội lỗi và hậu quả của nó - cái chết - như phương tiện để cứu rỗi thế giới. Đó chính là ý nghĩa của lễ Phục Sinh!
Điều này có thể khó hiểu! Nếu không có tội của Ađam, sẽ không có Chúa Giêsu. Ngài sẽ không trở thành một người trong chúng ta. Vì vậy, mặc dù tội lỗi ban đầu của Ađam, cũng như mọi tội lỗi trong tương lai là xấu xa và sai trái, thì Thiên Chúa trong quyền năng và tình yêu trọn hảo của Ngài đã chọn sử dụng nó như phương tiện cứu độ thế giới. Bằng cách nào? Bằng cách cho phép tội lỗi của thế gian ngược đãi Ngài, đóng đinh Ngài; và sau đó, biến đau khổ và cái chết thành phương dược cứu chuộc. Chúa Kitô đã tiêu diệt tội lỗi bằng cách tiêu diệt hậu quả của tội, cái chết. Sự chết thua cuộc trong Sự Phục Sinh! Sự Phục Sinh của Con Thiên Chúa xoá bỏ hậu quả của mọi tội lỗi đối với những ai bám chặt vào Ngài. ‘Tội hồng phúc’ là vậy!
Đây là thời điểm chúng ta phải làm điều đó: “bám chặt” vào Chúa Phục Sinh! Bám chặt vào Ngài, Đấng đang sống và cố gắng thông phần trong đó. Làm thế nào? Có nhiều cách! Đây là một cách. Hãy vui mừng trong mọi thứ! Bắt đầu với bất cứ điều gì làm bạn nặng nề nhất; bất cứ điều gì khiến bạn tức giận, buồn bã hoặc chán nản. Vậy mà bất cứ điều gì đó vẫn có khả năng trở thành một trong những nguồn ân sủng và niềm vui lớn nhất của bạn. Nếu sự đóng đinh tàn bạo Con Thiên Chúa có thể trở thành sự kiện vĩ đại nhất trong toàn bộ lịch sử loài người, thì nỗi đau khổ cá nhân, gánh nặng của bạn, hoặc thậm chí tội lỗi của bạn vẫn có thể trở thành nguồn vui lớn miễn là bạn để Chúa Kitô biến nó thành một phần Sự Phục Sinh của Ngài! Được vậy, gánh nặng của bạn, tội lỗi của bạn vẫn có thể trở nên hồng phúc!
Anh Chị em,
“Halleluia! Chúa đã sống lại!”. Không gì có thể ngăn cản bạn và tôi khỏi niềm vui mà Chúa muốn ban cho chúng ta. Không gì có thể cướp mất niềm vui đó. Chắc chắn, đôi khi chúng ta sẽ đấu tranh như Chúa Giêsu đã làm trong cuộc chiến đấu ở Vườn Dầu, nhưng những đau khổ đó sẽ không chiến thắng. Sự Phục Sinh đã chiến thắng cùng với Chúa Kitô và sẽ chiến thắng cùng chúng ta khi chúng ta bám chặt vào Ngài. Hãy để Ngài lấp đầy bạn bằng hy vọng và niềm vui mà chỉ có Sự Phục Sinh của Ngài mới mang lại!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, giúp con bám chặt vào Chúa. Xin niềm vui phục sinh của Chúa tràn đầy và là sức mạnh của con trong mọi sự - kể cả những yếu hèn tội lỗi của con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Sứ Vụ Hy Vọng Phục Sinh
Lm Nguyễn Xuân Trường
18:34 19/04/2025
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:25 19/04/2025
104. Trong cộng đoàn, cái quan trọng nhất là đoàn kết nhất trí và bình an, phải nhận biết nhau, thân ái, đó là nguồn gốc của hòa bình, là liên hệ của toàn đức hạnh, là liên hợp tâm hồn của mọi người.
(Thánh Vincentius)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:29 19/04/2025
20. CÓ TIỀN THÌ LINH NGHIỆM
Có một người đi đến chùa để xin xăm coi việc kiết hung họa phúc của mình ra sao, nên yêu cầu đạo sĩ phán đoán cặn kẽ cho mình.
Đạo sĩ nói:
- “Trước hết nên cúng tiền nhang đèn thì lời của bồ tát mới linh, nhưng nếu không có tiền nhang đèn thì lời bồ tát nói cũng không linh nghiệm !”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 20:
Lời của bồ tát không linh không phải vì bồ tát đòi tiền nhang đèn, nhưng vì đạo sĩ đã làm cho lời nói của bồ tát không linh bằng kiểu buôn thần bán thánh của mình.
Lời cầu nguyện của các giáo hữu không phải là không được Thiên Chúa nhậm lời, nhưng chính vì các giáo hữu đem tiền đi xin lễ bằng an, cầu hồn, tạ ơn, mà giống như đi mua thánh lễ vậy. Tất cả mọi thứ trên trần gian đều có thể -cách này hay cách khác- dùng tiền mua được, nhưng tuyệt đối không thể dùng tiền để mua thánh lễ, bởi vì thánh lễ là vô giá, là sự hy sinh vừa vĩ đại vừa cao cả của Đức Chúa Giê-su trên thánh giá để chuộc tội cho nhân loại.
- Lời cầu nguyện không linh không phải vì Thiên Chúa đòi tiền nhang đèn, nhưng là vì chúng ta không thành tâm thiện chí.
- Lời cầu nguyện không linh không phải là Thiên Chúa không nhậm lời, nhưng là vì chúng ta so sánh giá trị thánh lễ bằng vật chất.
- Lời cầu nguyện không linh không phải là chúng ta ít đọc kinh, nhưng là vì chúng ta đọc kinh quá nhiều mà không suy tư, không thực hành kinh mình đọc.
- Lời cầu nguyện không linh không phải là chúng ta xin lễ ít tiền, nhưng là vì chúng ta xin lễ quá nhiều tiền với một tâm hồn đầy kiêu ngạo…
Tiền nhang đèn thì luôn phải có vì đó là sự công bằng, nhưng lấy “tiền nhang đèn” ra để gán cho lời phán của bồ tát thì tội nặng hơn, vì đó là tội buôn thần bán thánh vậy.
Cũng vậy, đi xin lễ với một phong bì dày cộm đưa cho linh mục, nhưng tâm hồn đầy ắp kiêu ngạo và nguội lạnh thì chắc chắn không được Chúa nhận lới; linh mục so đo, ưu tiên và tổ chức thánh lễ long trọng với phong bì dày cộm, mà bỏ qua và coi thường thánh lễ của những giáo hữu nghèo, thì chắc chắn Chúa sẽ không vui và sẽ tính sổ với các ngài trong ngày phán xét vậy…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một người đi đến chùa để xin xăm coi việc kiết hung họa phúc của mình ra sao, nên yêu cầu đạo sĩ phán đoán cặn kẽ cho mình.
Đạo sĩ nói:
- “Trước hết nên cúng tiền nhang đèn thì lời của bồ tát mới linh, nhưng nếu không có tiền nhang đèn thì lời bồ tát nói cũng không linh nghiệm !”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 20:
Lời của bồ tát không linh không phải vì bồ tát đòi tiền nhang đèn, nhưng vì đạo sĩ đã làm cho lời nói của bồ tát không linh bằng kiểu buôn thần bán thánh của mình.
Lời cầu nguyện của các giáo hữu không phải là không được Thiên Chúa nhậm lời, nhưng chính vì các giáo hữu đem tiền đi xin lễ bằng an, cầu hồn, tạ ơn, mà giống như đi mua thánh lễ vậy. Tất cả mọi thứ trên trần gian đều có thể -cách này hay cách khác- dùng tiền mua được, nhưng tuyệt đối không thể dùng tiền để mua thánh lễ, bởi vì thánh lễ là vô giá, là sự hy sinh vừa vĩ đại vừa cao cả của Đức Chúa Giê-su trên thánh giá để chuộc tội cho nhân loại.
- Lời cầu nguyện không linh không phải vì Thiên Chúa đòi tiền nhang đèn, nhưng là vì chúng ta không thành tâm thiện chí.
- Lời cầu nguyện không linh không phải là Thiên Chúa không nhậm lời, nhưng là vì chúng ta so sánh giá trị thánh lễ bằng vật chất.
- Lời cầu nguyện không linh không phải là chúng ta ít đọc kinh, nhưng là vì chúng ta đọc kinh quá nhiều mà không suy tư, không thực hành kinh mình đọc.
- Lời cầu nguyện không linh không phải là chúng ta xin lễ ít tiền, nhưng là vì chúng ta xin lễ quá nhiều tiền với một tâm hồn đầy kiêu ngạo…
Tiền nhang đèn thì luôn phải có vì đó là sự công bằng, nhưng lấy “tiền nhang đèn” ra để gán cho lời phán của bồ tát thì tội nặng hơn, vì đó là tội buôn thần bán thánh vậy.
Cũng vậy, đi xin lễ với một phong bì dày cộm đưa cho linh mục, nhưng tâm hồn đầy ắp kiêu ngạo và nguội lạnh thì chắc chắn không được Chúa nhận lới; linh mục so đo, ưu tiên và tổ chức thánh lễ long trọng với phong bì dày cộm, mà bỏ qua và coi thường thánh lễ của những giáo hữu nghèo, thì chắc chắn Chúa sẽ không vui và sẽ tính sổ với các ngài trong ngày phán xét vậy…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài Giảng của Đức Thánh Cha trong đêm Vọng Phục sinh do Đức Hồng Y Giovanni Battista Re đọc
J.B. Đặng Minh An dịch
13:20 19/04/2025
Trời đã vào đêm, khi nến Phục sinh từ từ tiến lên phía bàn thờ. Bóng đêm đã chụp xuống, khi tiếng hát của Lời công bố Phục sinh mời gọi niềm vui chân thành, “Vui lên! Hỡi Trái Đất vui lên, rực rỡ trong ánh huy hoàng chiếu soi, và trong ánh quang vinh Vua muôn đời chói ngời. Tất cả vũ trụ hãy vui mừng hân hoan, được ơn thoát ly xa miền tối u sầu” (Vinh Tụng Ca). Vào những giờ cuối cùng của đêm, các sự kiện diễn ra được kể lại trong Tin mừng mà chúng ta vừa nghe (x. Lc 24: 1-12). Ánh sáng thần linh của mầu nhiệm phục sinh bắt đầu chiếu sáng và Lễ Vượt qua của Chúa từ cõi chết đến sự sống diễn ra khi mặt trời sắp mọc. Ánh sáng đầu tiên của bình minh cho thấy tảng đá lớn đặt trước mộ Chúa Giêsu đã được lăn ra, khi một số phụ nữ, mặc đồ tang, đi đến mộ. Sự hoang mang và sợ hãi của các môn đệ vẫn bị bao phủ bởi bóng tối. Mọi thứ diễn ra trong màn đêm.
Lễ Vọng Phục Sinh do đó nhắc nhở chúng ta rằng ánh sáng của biến cố Phục Sinh soi sáng con đường của chúng ta từng bước một; lặng lẽ, nó phá vỡ bóng tối của lịch sử và chiếu sáng trong trái tim chúng ta, kêu gọi sự đáp trả của một đức tin khiêm nhường, không có bất kỳ chủ nghĩa chiến thắng nào. Sự vượt qua của Chúa từ cái chết đến sự sống không phải là một biến cố ngoạn mục mà qua đó Thiên Chúa thể hiện quyền năng của Người và thúc đẩy chúng ta tin vào Người. Đối với Chúa Giêsu, đó không phải là kết thúc của một hành trình dễ dàng vượt qua Đồi Canvê. Chúng ta cũng không nên trải nghiệm nó như vậy, một cách hời hợt và thiếu suy nghĩ. Ngược lại, Sự Phục Sinh giống như những hạt giống ánh sáng nhỏ bé, chậm rãi và lặng lẽ bén rễ trong trái tim chúng ta, nơi đôi khi vẫn còn là con mồi của bóng tối và sự vô tín.
“Phong cách” này của Thiên Chúa giải thoát chúng ta khỏi lòng đạo đức vô hình vốn tưởng tượng sai lầm rằng Sự Phục sinh của Chúa giải quyết mọi thứ như thể bằng pháp thuật. Hoàn toàn không phải vậy: chúng ta không thể mừng lễ Phục sinh mà không tiếp tục đối mặt với những đêm đen ngự trị trong trái tim chúng ta và những bóng tối của cái chết thường xuyên bao phủ thế giới của chúng ta. Chúa Kitô thực sự đã chiến thắng tội lỗi và tiêu diệt cái chết, nhưng trong lịch sử trần thế của chúng ta, quyền năng Phục sinh của Người vẫn đang được đưa đến sự viên mãn. Và sự hoàn thành đó, giống như một hạt giống ánh sáng nhỏ bé, đã được giao phó cho chúng ta, để bảo vệ nó và làm cho nó phát triển.
Thưa anh chị em, đặc biệt trong Năm Thánh này, chúng ta nên cảm thấy mạnh mẽ trong tâm hồn chúng ta lời kêu gọi hãy để niềm hy vọng Phục Sinh nở rộ trong cuộc sống chúng ta và trên thế giới!
Khi ý nghĩ về cái chết đè nặng lên trái tim chúng ta, khi chúng ta thấy bóng tối của sự dữ đang tiến triển trong thế giới của chúng ta, khi chúng ta cảm thấy những vết thương của sự ích kỷ hoặc bạo lực đang mưng mủ trong xác thịt và trong xã hội của chúng ta, chúng ta đừng nản lòng, nhưng hãy quay trở lại với thông điệp của đêm nay. Ánh sáng lặng lẽ chiếu rọi, mặc dù chúng ta đang ở trong bóng tối; lời hứa về cuộc sống mới và một thế giới cuối cùng được giải thoát đang chờ đợi chúng ta; và một khởi đầu mới, dù có vẻ không thể, lại có thể khiến chúng ta bất ngờ, vì Chúa Kitô đã chiến thắng cái chết.
Sứ điệp này lấp đầy trái tim chúng ta với niềm hy vọng mới. Vì trong Chúa Giêsu phục sinh, chúng ta có sự chắc chắn rằng lịch sử cá nhân của chúng ta và lịch sử gia đình nhân loại của chúng ta, mặc dù vẫn chìm trong đêm tối, nơi ánh sáng dường như xa vời và mờ nhạt, nhưng vẫn nằm trong tay Chúa. Trong tình yêu thương vĩ đại của Người, Người sẽ không để chúng ta chùn bước, hoặc để cho sự dữ có tiếng nói cuối cùng. Đồng thời, niềm hy vọng này, đã được hoàn thành trong Chúa Kitô, vẫn là mục tiêu chúng ta cần đạt được. Tuy nhiên, nó đã được giao phó cho chúng ta để chúng ta có thể làm chứng một cách đáng tin cậy về nó, để Vương quốc Thiên Chúa có thể tìm được đường vào trái tim của những người nam nữ trong thời đại chúng ta.
Như Thánh Augustinô nhắc nhở chúng ta, “Sự phục sinh của Chúa chúng ta, Chúa Giêsu Kitô, là cuộc sống mới cho những ai tin vào Người; mầu nhiệm về cuộc khổ nạn và sự phục sinh của Người mà anh em phải biết rõ và noi theo trong cuộc sống của mình “ (Bài giảng 231, 2). Chúng ta phải phản ánh Lễ Phục sinh trong cuộc sống của mình và trở thành sứ giả của hy vọng, những người kiến tạo hy vọng, ngay cả khi rất nhiều cơn gió tử thần vẫn đang tấn công chúng ta.
Chúng ta có thể làm điều này bằng lời nói, bằng những hành động nhỏ hằng ngày, bằng những quyết định được Phúc Âm soi sáng. Toàn bộ cuộc sống của chúng ta có thể là sự hiện diện của hy vọng. Chúng ta muốn là sự hiện diện đó cho những ai thiếu đức tin vào Chúa, cho những ai đã lạc lối, cho những ai đã từ bỏ hoặc bị cuộc sống đè nặng; cho những ai cô đơn hoặc bị choáng ngợp bởi những đau khổ của họ; cho tất cả những người nghèo và bị áp bức trên thế giới của chúng ta; cho nhiều phụ nữ bị sỉ nhục và giết hại; cho những đứa trẻ chưa chào đời và những đứa trẻ bị ngược đãi; và cho các nạn nhân chiến tranh. Chúng ta hãy mang đến cho mỗi người và tất cả họ hy vọng của lễ Phục sinh!
Tôi thích nghĩ về một nhà thần bí thế kỷ thứ mười ba, Hadewijch của Antwerp, người đã lấy cảm hứng từ Diễm Tình Ca, mô tả nỗi đau khổ của mình khi vắng bóng người yêu và cầu xin tình yêu trở lại để — như cô ấy nói — “có thể có một bước ngoặt cho bóng tối của tôi” (Poesie, Visioni, Lettere, Genoa 2000, 23).
Đức Kitô phục sinh là bước ngoặt quyết định trong lịch sử nhân loại. Người là niềm hy vọng không bao giờ phai tàn. Người là tình yêu đồng hành và nâng đỡ chúng ta. Người là tương lai của lịch sử, là đích đến cuối cùng mà chúng ta hướng tới, để được chào đón vào cuộc sống mới mà chính Chúa sẽ lau khô mọi nước mắt của chúng ta và “sẽ không còn sự chết, tang tóc, kêu than và đau đớn nữa” (Khải Huyền 21:4). Và chúng ta phải công bố niềm hy vọng Phục sinh này, “bước ngoặt” này, nơi bóng tối trở thành ánh sáng.
Anh chị em thân mến, mùa Phục sinh là thời gian hy vọng. “Vẫn còn sợ hãi, vẫn còn nhận thức đau đớn về tội lỗi, nhưng cũng có ánh sáng chiếu rọi... Phục sinh mang đến tin mừng rằng mặc dù mọi thứ dường như trở nên tồi tệ hơn trên thế giới, nhưng Kẻ Ác đã bị chế ngự. Phục sinh cho phép chúng ta khẳng định rằng mặc dù Thiên Chúa có vẻ rất xa cách; và cho dù chúng ta vẫn bận tâm đến nhiều điều nhỏ nhặt, Chúa chúng ta vẫn đồng hành với chúng ta trên đường... Vì vậy, có nhiều tia hy vọng chiếu sáng trên con đường của chúng ta qua cuộc sống” (H. Nouwen, A Cry for Mercy, Prayers from the Genesee).
Chúng ta hãy dành chỗ cho ánh sáng của Chúa Phục Sinh! Và chúng ta sẽ trở thành những người kiến tạo hy vọng cho thế giới.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice VaticanaHOMILY OF HIS HOLINESS POPE FRANCIS READ BY CARDINAL GIOVANNI BATTISTA RE
Lễ Vọng Phục Sinh do đó nhắc nhở chúng ta rằng ánh sáng của biến cố Phục Sinh soi sáng con đường của chúng ta từng bước một; lặng lẽ, nó phá vỡ bóng tối của lịch sử và chiếu sáng trong trái tim chúng ta, kêu gọi sự đáp trả của một đức tin khiêm nhường, không có bất kỳ chủ nghĩa chiến thắng nào. Sự vượt qua của Chúa từ cái chết đến sự sống không phải là một biến cố ngoạn mục mà qua đó Thiên Chúa thể hiện quyền năng của Người và thúc đẩy chúng ta tin vào Người. Đối với Chúa Giêsu, đó không phải là kết thúc của một hành trình dễ dàng vượt qua Đồi Canvê. Chúng ta cũng không nên trải nghiệm nó như vậy, một cách hời hợt và thiếu suy nghĩ. Ngược lại, Sự Phục Sinh giống như những hạt giống ánh sáng nhỏ bé, chậm rãi và lặng lẽ bén rễ trong trái tim chúng ta, nơi đôi khi vẫn còn là con mồi của bóng tối và sự vô tín.
“Phong cách” này của Thiên Chúa giải thoát chúng ta khỏi lòng đạo đức vô hình vốn tưởng tượng sai lầm rằng Sự Phục sinh của Chúa giải quyết mọi thứ như thể bằng pháp thuật. Hoàn toàn không phải vậy: chúng ta không thể mừng lễ Phục sinh mà không tiếp tục đối mặt với những đêm đen ngự trị trong trái tim chúng ta và những bóng tối của cái chết thường xuyên bao phủ thế giới của chúng ta. Chúa Kitô thực sự đã chiến thắng tội lỗi và tiêu diệt cái chết, nhưng trong lịch sử trần thế của chúng ta, quyền năng Phục sinh của Người vẫn đang được đưa đến sự viên mãn. Và sự hoàn thành đó, giống như một hạt giống ánh sáng nhỏ bé, đã được giao phó cho chúng ta, để bảo vệ nó và làm cho nó phát triển.
Thưa anh chị em, đặc biệt trong Năm Thánh này, chúng ta nên cảm thấy mạnh mẽ trong tâm hồn chúng ta lời kêu gọi hãy để niềm hy vọng Phục Sinh nở rộ trong cuộc sống chúng ta và trên thế giới!
Khi ý nghĩ về cái chết đè nặng lên trái tim chúng ta, khi chúng ta thấy bóng tối của sự dữ đang tiến triển trong thế giới của chúng ta, khi chúng ta cảm thấy những vết thương của sự ích kỷ hoặc bạo lực đang mưng mủ trong xác thịt và trong xã hội của chúng ta, chúng ta đừng nản lòng, nhưng hãy quay trở lại với thông điệp của đêm nay. Ánh sáng lặng lẽ chiếu rọi, mặc dù chúng ta đang ở trong bóng tối; lời hứa về cuộc sống mới và một thế giới cuối cùng được giải thoát đang chờ đợi chúng ta; và một khởi đầu mới, dù có vẻ không thể, lại có thể khiến chúng ta bất ngờ, vì Chúa Kitô đã chiến thắng cái chết.
Sứ điệp này lấp đầy trái tim chúng ta với niềm hy vọng mới. Vì trong Chúa Giêsu phục sinh, chúng ta có sự chắc chắn rằng lịch sử cá nhân của chúng ta và lịch sử gia đình nhân loại của chúng ta, mặc dù vẫn chìm trong đêm tối, nơi ánh sáng dường như xa vời và mờ nhạt, nhưng vẫn nằm trong tay Chúa. Trong tình yêu thương vĩ đại của Người, Người sẽ không để chúng ta chùn bước, hoặc để cho sự dữ có tiếng nói cuối cùng. Đồng thời, niềm hy vọng này, đã được hoàn thành trong Chúa Kitô, vẫn là mục tiêu chúng ta cần đạt được. Tuy nhiên, nó đã được giao phó cho chúng ta để chúng ta có thể làm chứng một cách đáng tin cậy về nó, để Vương quốc Thiên Chúa có thể tìm được đường vào trái tim của những người nam nữ trong thời đại chúng ta.
Như Thánh Augustinô nhắc nhở chúng ta, “Sự phục sinh của Chúa chúng ta, Chúa Giêsu Kitô, là cuộc sống mới cho những ai tin vào Người; mầu nhiệm về cuộc khổ nạn và sự phục sinh của Người mà anh em phải biết rõ và noi theo trong cuộc sống của mình “ (Bài giảng 231, 2). Chúng ta phải phản ánh Lễ Phục sinh trong cuộc sống của mình và trở thành sứ giả của hy vọng, những người kiến tạo hy vọng, ngay cả khi rất nhiều cơn gió tử thần vẫn đang tấn công chúng ta.
Chúng ta có thể làm điều này bằng lời nói, bằng những hành động nhỏ hằng ngày, bằng những quyết định được Phúc Âm soi sáng. Toàn bộ cuộc sống của chúng ta có thể là sự hiện diện của hy vọng. Chúng ta muốn là sự hiện diện đó cho những ai thiếu đức tin vào Chúa, cho những ai đã lạc lối, cho những ai đã từ bỏ hoặc bị cuộc sống đè nặng; cho những ai cô đơn hoặc bị choáng ngợp bởi những đau khổ của họ; cho tất cả những người nghèo và bị áp bức trên thế giới của chúng ta; cho nhiều phụ nữ bị sỉ nhục và giết hại; cho những đứa trẻ chưa chào đời và những đứa trẻ bị ngược đãi; và cho các nạn nhân chiến tranh. Chúng ta hãy mang đến cho mỗi người và tất cả họ hy vọng của lễ Phục sinh!
Tôi thích nghĩ về một nhà thần bí thế kỷ thứ mười ba, Hadewijch của Antwerp, người đã lấy cảm hứng từ Diễm Tình Ca, mô tả nỗi đau khổ của mình khi vắng bóng người yêu và cầu xin tình yêu trở lại để — như cô ấy nói — “có thể có một bước ngoặt cho bóng tối của tôi” (Poesie, Visioni, Lettere, Genoa 2000, 23).
Đức Kitô phục sinh là bước ngoặt quyết định trong lịch sử nhân loại. Người là niềm hy vọng không bao giờ phai tàn. Người là tình yêu đồng hành và nâng đỡ chúng ta. Người là tương lai của lịch sử, là đích đến cuối cùng mà chúng ta hướng tới, để được chào đón vào cuộc sống mới mà chính Chúa sẽ lau khô mọi nước mắt của chúng ta và “sẽ không còn sự chết, tang tóc, kêu than và đau đớn nữa” (Khải Huyền 21:4). Và chúng ta phải công bố niềm hy vọng Phục sinh này, “bước ngoặt” này, nơi bóng tối trở thành ánh sáng.
Anh chị em thân mến, mùa Phục sinh là thời gian hy vọng. “Vẫn còn sợ hãi, vẫn còn nhận thức đau đớn về tội lỗi, nhưng cũng có ánh sáng chiếu rọi... Phục sinh mang đến tin mừng rằng mặc dù mọi thứ dường như trở nên tồi tệ hơn trên thế giới, nhưng Kẻ Ác đã bị chế ngự. Phục sinh cho phép chúng ta khẳng định rằng mặc dù Thiên Chúa có vẻ rất xa cách; và cho dù chúng ta vẫn bận tâm đến nhiều điều nhỏ nhặt, Chúa chúng ta vẫn đồng hành với chúng ta trên đường... Vì vậy, có nhiều tia hy vọng chiếu sáng trên con đường của chúng ta qua cuộc sống” (H. Nouwen, A Cry for Mercy, Prayers from the Genesee).
Chúng ta hãy dành chỗ cho ánh sáng của Chúa Phục Sinh! Và chúng ta sẽ trở thành những người kiến tạo hy vọng cho thế giới.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
Vatican ghi nhận có những trao đổi ý kiến về người di cư, tù nhân trong cuộc họp với Vance
Đặng Tự Do
14:01 19/04/2025
Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance đã gặp quan chức số 2 của Vatican vào hôm Thứ Bẩy, 19 Tháng Tư, trong bối cảnh căng thẳng về cuộc đàn áp người di cư của Hoa Kỳ, với việc Tòa thánh tái khẳng định mối quan hệ tốt đẹp nhưng lưu ý có những dị biệt khi “trao đổi quan điểm” về các cuộc xung đột quốc tế hiện nay, người di cư và tù nhân.
Vance, một người cải đạo Công Giáo, đã gặp Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Ngoại trưởng, Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, tại Điện Tông tòa. Không có dấu hiệu nào cho thấy ông đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã cắt giảm mạnh các nhiệm vụ chính thức trong thời gian hồi phục sau căn bệnh viêm phổi.
Văn phòng của Vance cho biết ông và Đức Hồng Y Parolin đã “thảo luận về đức tin tôn giáo chung của họ, Công Giáo tại Hoa Kỳ, hoàn cảnh khốn khổ của các cộng đồng Kitô giáo bị đàn áp trên khắp thế giới và cam kết của Tổng thống Trump trong việc khôi phục hòa bình thế giới”.
Tòa thánh đã phản ứng thận trọng với chính quyền Tổng thống Trump trong khi vẫn tìm cách tiếp tục mối quan hệ hiệu quả theo truyền thống trung lập về ngoại giao của mình.
Tòa Thánh đã bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền đàn áp người di cư và cắt giảm viện trợ quốc tế trong khi vẫn nhấn mạnh các giải pháp hòa bình cho các cuộc chiến ở Ukraine và Gaza.
Những lo ngại đó đã được phản ánh trong tuyên bố của Vatican, trong đó cho biết các cuộc đàm phán diễn ra thân thiện và Vatican bày tỏ sự hài lòng với cam kết của chính quyền trong việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo và lương tâm.
“Đã có sự trao đổi ý kiến về tình hình quốc tế, đặc biệt là về các quốc gia bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, căng thẳng chính trị và tình hình nhân đạo khó khăn, đặc biệt chú ý đến người di cư, người tị nạn và tù nhân”, tuyên bố cho biết. “Cuối cùng, hy vọng đã được bày tỏ về sự hợp tác thanh thản giữa nhà nước và Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ, nơi có những dịch vụ giá trị cho những người dễ bị tổn thương nhất đã được ghi nhận”.
Việc nhắc đến “sự hợp tác thanh thản” dường như ám chỉ đến lời vu cáo của Vance rằng Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đang tái định cư “những người nhập cư bất hợp pháp” để nhận được tài trợ của liên bang. Các Hồng Y hàng đầu của Hoa Kỳ đã phản đối mạnh mẽ cáo buộc này của Vance là hoàn toàn sai trái.
“Rõ ràng là đường lối của chính quyền Hoa Kỳ hiện tại rất khác so với những gì chúng ta đặc biệt là ở phương Tây, từng quen thuộc và rất khác so với những gì chúng ta đã dựa vào trong nhiều năm”, Đức Hồng Y Parolin nói với tờ La Repubblica hàng ngày vào đêm trước chuyến thăm của Vance.
Trong khi Hoa Kỳ thúc đẩy chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, Đức Hồng Y Parolin tái khẳng định quyền của Kyiv đối với toàn vẹn lãnh thổ của mình và nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào cũng không được “áp đặt” lên Ukraine mà “phải được xây dựng một cách kiên nhẫn, từng ngày, bằng đối thoại và tôn trọng lẫn nhau”.
Vance đã dành kỳ nghỉ lễ Phục sinh ở Rôma với gia đình và tham dự các buổi lễ Thứ Sáu Tuần Thánh tại Đền Thờ Thánh Phêrô sau khi gặp Thủ tướng Ý Giorgia Meloni. Hôm Thứ Bẩy, sau khi giới thiệu gia đình mình với Đức Hồng Y Parolin, gia đình Vance đã được thăm riêng Nhà nguyện Sistina và sau đó đến thăm vườn bách thảo Rôma, nơi một trong những người con trai của ông được nhìn thấy trong trang phục đấu sĩ bằng nhựa được trẻ em Ý ưa chuộng.
Hiện vẫn chưa rõ họ sẽ cử hành lễ Phục sinh ở đâu. Về phần mình, Đức Phanxicô cho biết ngài hy vọng sẽ tham dự Thánh lễ Phục sinh thường thu hút hàng ngàn người đến Quảng trường Thánh Phêrô, theo các công bố chính thức liên quan đến kế hoạch phụng vụ được công bố hôm thứ Bảy.
Đức Giáo Hoàng khiển trách về vấn đề di cư, kêu gọi tù nhân
Đức Thánh Cha Phanxicô và Vance đã có sự bất đồng sâu sắc về vấn đề di cư và kế hoạch trục xuất hàng loạt người di cư của chính quyền Tổng thống Trump. Đức Thánh Cha Phanxicô đã biến việc chăm sóc người di cư thành đặc điểm của triều đại Giáo Hoàng của mình và quan điểm tiến bộ của ngài về các vấn đề công lý xã hội thường khiến ngài bất đồng quan điểm với các thành viên của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ bảo thủ hơn.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng thay đổi giáo lý để nói rằng án tử hình là không thể chấp nhận được trong mọi trường hợp. Sau lời kêu gọi công khai của Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ vài tuần trước khi Tổng thống Trump nhậm chức, Tổng thống Joe Biden đã giảm án cho 37 trong số 40 người trong danh sách tử tù liên bang. Tổng thống Trump là người ủng hộ mạnh mẽ việc mở rộng án tử hình.
Vance, người đã cải sang Công Giáo vào năm 2019, tự nhận mình thuộc một phong trào trí thức Công Giáo nhỏ, bị một số nhà phê bình coi là có khuynh hướng độc đoán, thường được gọi là “hậu tự do”.
Chỉ vài ngày trước khi vào bệnh viện vào tháng 2, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ trích các kế hoạch trục xuất của chính quyền Tổng thống Trump, cảnh báo rằng chúng sẽ tước đi phẩm giá vốn có của người di cư. Trong một lá thư gửi các giám mục Hoa Kỳ, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng có vẻ như trả lời trực tiếp Vance vì đã tuyên bố rằng giáo lý Công Giáo biện minh cho các chính sách như vậy.
Một khái niệm tình yêu của người Latinh
Vance đã bảo vệ chính sách “nước Mỹ trên hết” của chính quyền bằng cách trích dẫn một khái niệm từ thần học Công Giáo thời trung cổ được gọi bằng tiếng Latin là “ordo amoris”. Ông cho biết khái niệm này phân định thứ bậc chăm sóc - trước tiên là gia đình, sau đó là hàng xóm, cộng đồng, những người đồng hương và cuối cùng là những người ở nơi khác.
Trong lá thư ngày 10 tháng 2, Đức Thánh Cha Phanxicô đã sửa lại cách hiểu của Vance về khái niệm này.
“Tình yêu Kitô giáo không phải là sự mở rộng đồng tâm của các mối quan tâm mà từng chút một mở rộng ra những người và nhóm khác,” ngài viết. “Ordo amoris đích thực cần được thúc đẩy là điều mà chúng ta khám phá ra bằng cách liên tục suy ngẫm về dụ ngôn ‘Người Samaritanô nhân hậu’, nghĩa là bằng cách suy ngẫm về tình yêu xây dựng một tình huynh đệ mở ra cho tất cả mọi người, không có ngoại lệ.”
Vance đã thừa nhận lời chỉ trích của Đức Thánh Cha Phanxicô nhưng cho biết ông sẽ tiếp tục bảo vệ quan điểm của mình. Trong lần xuất hiện vào ngày 28 tháng 2 tại Bữa sáng cầu nguyện Công Giáo quốc gia ở Washington, Vance không đề cập cụ thể đến vấn đề này nhưng tự gọi mình là “người Công Giáo nhi đồng” và thừa nhận rằng có “những điều về đức tin mà tôi không biết”.
Mặc dù trước đây Vance từng chỉ trích Đức Thánh Cha Phanxicô trên mạng xã hội, nhưng gần đây ông đã đăng tải lời cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô mau bình phục.
Mục tiêu chính của Vance
Chính thức mà nói, khi Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance đến Rôma vào thứ sáu, ông sẽ gặp thủ tướng Ý và Ngoại trưởng Vatican.
Nhưng một trong những mục tiêu chính của ông không nằm trong lịch trình chính thức. Mục tiêu chính là được nhìn thấy bên cạnh Đức Thánh Cha Phanxicô.
Theo bốn nguồn tin thân cận với vấn đề này, phó tổng thống Mỹ hy vọng có được ít nhất một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với Vị Giáo Hoàng 88 tuổi, và đây sẽ là trọng tâm trong chuyến thăm của ông.
Một nguồn tin thân cận với ông cho biết khoảnh khắc như vậy sẽ mang ý nghĩa biểu tượng mạnh mẽ, cả về mặt chính trị và cá nhân, đặc biệt là vào dịp lễ Phục sinh, lễ kỷ niệm quan trọng nhất trong lịch Công Giáo.
Nó cũng có thể báo hiệu sự tan băng trong quan hệ giữa Vatican và Washington sau nhiều tháng căng thẳng về các vấn đề như đạo đức và di cư, với việc Đức Giáo Hoàng trước đó đã nói rằng việc trục xuất hàng loạt những người chạy trốn khỏi đói nghèo hoặc bị đàn áp đã làm tổn hại đến “phẩm giá của nhiều người đàn ông và phụ nữ, và của cả các gia đình”.
“Đức Thánh Cha Phanxicô và JD Vance là những người Công Giáo nổi tiếng nhất hiện nay, một nhà lãnh đạo Giáo hội và hàng giáo phẩm Công Giáo, người kia là giáo dân hiện là phó tổng thống Hoa Kỳ,” Cha Roberto Regoli, giáo sư lịch sử Giáo hội tại Đại học Đức Giáo Hoàng Gregorian, cho biết.
“Một cuộc gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo của hai cường quốc thế giới có tầm cỡ này sẽ có ý nghĩa biểu tượng to lớn.”
Tòa Bạch Ốc và văn phòng phó tổng thống không trả lời các câu hỏi của BBC về chuyến đi của Vance, và Vatican cũng không xác nhận bất kỳ cuộc gặp chính thức hoặc không chính thức nào với Vance.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã có sức khỏe không tốt sau năm tuần nằm bệnh viện vì bệnh viêm phổi kép.
Kể từ khi trở về Vatican cách đây một tháng, ngài đã hủy hầu hết các cuộc hẹn chính thức của mình.
Tuy nhiên, khi tình hình sức khỏe cải thiện, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bắt đầu xuất hiện bất ngờ - tuần trước, ngài đã có cuộc gặp ngắn với Vua Charles III và Hoàng hậu Camilla trong chuyến thăm chính thức của họ tới Ý.
David Gibson, giám đốc Trung tâm Tôn giáo và Văn hóa tại Đại học Fordham, trường đại học Dòng Tên ở New York, cho biết: “Một bức ảnh chụp với Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ là một chiến thắng lớn cho JD Vance, và nó cũng phản ánh đường lối bao dung của Đức Thánh Cha Phanxicô - sự sẵn lòng chào đón và gặp gỡ bất kỳ ai, ngay cả những người có tầm nhìn hoặc giá trị khác biệt”.
Nhưng ông nói thêm, nếu không có cuộc gặp gỡ nào, chắc chắn sẽ có những suy đoán về sự khinh miệt hoặc sức khỏe của Đức Giáo Hoàng.
Bản thân Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kêu gọi một phản ứng từ bi hơn đối với vấn đề di cư, dựa trên lời dạy trong Phúc âm và dụ ngôn Người Samari nhân hậu.
Trong một lá thư gửi các giám mục Hoa Kỳ vào tháng 2, ngài bày tỏ mối quan ngại về các chính sách của chính quyền và ngầm thách thức những nỗ lực của Vance nhằm sử dụng giáo lý Công Giáo để biện minh cho cuộc đàn áp nhập cư của chính quyền, nói rằng “Các Kitô hữu biết rất rõ rằng chỉ bằng cách khẳng định phẩm giá vô hạn của tất cả mọi người thì bản sắc của chúng ta với tư cách là những con người và cộng đồng mới đạt đến sự trưởng thành”.
Gibson cho biết: “Cuộc gặp giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và JD Vance chắc chắn sẽ nhấn mạnh sự tương phản rõ rệt giữa quan điểm của họ về Công Giáo”.
“Tuy nhiên, một cuộc gặp gỡ sẽ có lợi cho cả hai bên - đối với Vance, một bức ảnh với Đức Giáo Hoàng có thể làm dịu đi nhận thức rằng ông là người phản đối Giáo Hội Công Giáo; đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, nó sẽ chứng minh đường lối chào đón của ngài, và quan trọng hơn, việc chụp ảnh với JD Vance có thể đánh dấu một bước tiến quan trọng khác trong quá trình ông quay trở lại với nhiệm vụ trước công chúng.”
Những người khác cũng thấy lợi ích cho Vance khi kết giao với thẩm quyền đạo đức của Đức Giáo Hoàng, nếu ông có được cuộc gặp hoặc chụp ảnh với nhà lãnh đạo 1,2 tỷ người Công Giáo trên hành tinh này.
Phải đến tháng 8 năm 2019, ở tuổi 35, Vance mới chính thức cải đạo sang Công Giáo tại một tu viện dòng Đa Minh ở Cincinnati, Ohio.
Ông giải thích rằng quyết định này xuất phát từ việc tìm kiếm một khuôn khổ đạo đức và triết học có khả năng lý giải những sự đổ vỡ của xã hội mà ông đã ghi chép trong cuốn hồi ký bán chạy nhất của mình mang tên Hillbilly Elegy.
Trong bài luận năm 2020 cho tạp chí Công Giáo The Lamp, Vance đã viết một cách thẳng thắn về bước ngoặt tâm linh của mình, mô tả nhu cầu của ông về một thế giới quan có thể giải thích được cả trách nhiệm cá nhân và bất công về mặt cấu trúc.
Source:APVatican notes ‘exchange of opinions’ over migrants, prisoners in meeting with Vance
Vance, một người cải đạo Công Giáo, đã gặp Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Ngoại trưởng, Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, tại Điện Tông tòa. Không có dấu hiệu nào cho thấy ông đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã cắt giảm mạnh các nhiệm vụ chính thức trong thời gian hồi phục sau căn bệnh viêm phổi.
Văn phòng của Vance cho biết ông và Đức Hồng Y Parolin đã “thảo luận về đức tin tôn giáo chung của họ, Công Giáo tại Hoa Kỳ, hoàn cảnh khốn khổ của các cộng đồng Kitô giáo bị đàn áp trên khắp thế giới và cam kết của Tổng thống Trump trong việc khôi phục hòa bình thế giới”.
Tòa thánh đã phản ứng thận trọng với chính quyền Tổng thống Trump trong khi vẫn tìm cách tiếp tục mối quan hệ hiệu quả theo truyền thống trung lập về ngoại giao của mình.
Tòa Thánh đã bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền đàn áp người di cư và cắt giảm viện trợ quốc tế trong khi vẫn nhấn mạnh các giải pháp hòa bình cho các cuộc chiến ở Ukraine và Gaza.
Những lo ngại đó đã được phản ánh trong tuyên bố của Vatican, trong đó cho biết các cuộc đàm phán diễn ra thân thiện và Vatican bày tỏ sự hài lòng với cam kết của chính quyền trong việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo và lương tâm.
“Đã có sự trao đổi ý kiến về tình hình quốc tế, đặc biệt là về các quốc gia bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, căng thẳng chính trị và tình hình nhân đạo khó khăn, đặc biệt chú ý đến người di cư, người tị nạn và tù nhân”, tuyên bố cho biết. “Cuối cùng, hy vọng đã được bày tỏ về sự hợp tác thanh thản giữa nhà nước và Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ, nơi có những dịch vụ giá trị cho những người dễ bị tổn thương nhất đã được ghi nhận”.
Việc nhắc đến “sự hợp tác thanh thản” dường như ám chỉ đến lời vu cáo của Vance rằng Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đang tái định cư “những người nhập cư bất hợp pháp” để nhận được tài trợ của liên bang. Các Hồng Y hàng đầu của Hoa Kỳ đã phản đối mạnh mẽ cáo buộc này của Vance là hoàn toàn sai trái.
“Rõ ràng là đường lối của chính quyền Hoa Kỳ hiện tại rất khác so với những gì chúng ta đặc biệt là ở phương Tây, từng quen thuộc và rất khác so với những gì chúng ta đã dựa vào trong nhiều năm”, Đức Hồng Y Parolin nói với tờ La Repubblica hàng ngày vào đêm trước chuyến thăm của Vance.
Trong khi Hoa Kỳ thúc đẩy chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, Đức Hồng Y Parolin tái khẳng định quyền của Kyiv đối với toàn vẹn lãnh thổ của mình và nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào cũng không được “áp đặt” lên Ukraine mà “phải được xây dựng một cách kiên nhẫn, từng ngày, bằng đối thoại và tôn trọng lẫn nhau”.
Vance đã dành kỳ nghỉ lễ Phục sinh ở Rôma với gia đình và tham dự các buổi lễ Thứ Sáu Tuần Thánh tại Đền Thờ Thánh Phêrô sau khi gặp Thủ tướng Ý Giorgia Meloni. Hôm Thứ Bẩy, sau khi giới thiệu gia đình mình với Đức Hồng Y Parolin, gia đình Vance đã được thăm riêng Nhà nguyện Sistina và sau đó đến thăm vườn bách thảo Rôma, nơi một trong những người con trai của ông được nhìn thấy trong trang phục đấu sĩ bằng nhựa được trẻ em Ý ưa chuộng.
Hiện vẫn chưa rõ họ sẽ cử hành lễ Phục sinh ở đâu. Về phần mình, Đức Phanxicô cho biết ngài hy vọng sẽ tham dự Thánh lễ Phục sinh thường thu hút hàng ngàn người đến Quảng trường Thánh Phêrô, theo các công bố chính thức liên quan đến kế hoạch phụng vụ được công bố hôm thứ Bảy.
Đức Giáo Hoàng khiển trách về vấn đề di cư, kêu gọi tù nhân
Đức Thánh Cha Phanxicô và Vance đã có sự bất đồng sâu sắc về vấn đề di cư và kế hoạch trục xuất hàng loạt người di cư của chính quyền Tổng thống Trump. Đức Thánh Cha Phanxicô đã biến việc chăm sóc người di cư thành đặc điểm của triều đại Giáo Hoàng của mình và quan điểm tiến bộ của ngài về các vấn đề công lý xã hội thường khiến ngài bất đồng quan điểm với các thành viên của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ bảo thủ hơn.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng thay đổi giáo lý để nói rằng án tử hình là không thể chấp nhận được trong mọi trường hợp. Sau lời kêu gọi công khai của Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ vài tuần trước khi Tổng thống Trump nhậm chức, Tổng thống Joe Biden đã giảm án cho 37 trong số 40 người trong danh sách tử tù liên bang. Tổng thống Trump là người ủng hộ mạnh mẽ việc mở rộng án tử hình.
Vance, người đã cải sang Công Giáo vào năm 2019, tự nhận mình thuộc một phong trào trí thức Công Giáo nhỏ, bị một số nhà phê bình coi là có khuynh hướng độc đoán, thường được gọi là “hậu tự do”.
Chỉ vài ngày trước khi vào bệnh viện vào tháng 2, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ trích các kế hoạch trục xuất của chính quyền Tổng thống Trump, cảnh báo rằng chúng sẽ tước đi phẩm giá vốn có của người di cư. Trong một lá thư gửi các giám mục Hoa Kỳ, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng có vẻ như trả lời trực tiếp Vance vì đã tuyên bố rằng giáo lý Công Giáo biện minh cho các chính sách như vậy.
Một khái niệm tình yêu của người Latinh
Vance đã bảo vệ chính sách “nước Mỹ trên hết” của chính quyền bằng cách trích dẫn một khái niệm từ thần học Công Giáo thời trung cổ được gọi bằng tiếng Latin là “ordo amoris”. Ông cho biết khái niệm này phân định thứ bậc chăm sóc - trước tiên là gia đình, sau đó là hàng xóm, cộng đồng, những người đồng hương và cuối cùng là những người ở nơi khác.
Trong lá thư ngày 10 tháng 2, Đức Thánh Cha Phanxicô đã sửa lại cách hiểu của Vance về khái niệm này.
“Tình yêu Kitô giáo không phải là sự mở rộng đồng tâm của các mối quan tâm mà từng chút một mở rộng ra những người và nhóm khác,” ngài viết. “Ordo amoris đích thực cần được thúc đẩy là điều mà chúng ta khám phá ra bằng cách liên tục suy ngẫm về dụ ngôn ‘Người Samaritanô nhân hậu’, nghĩa là bằng cách suy ngẫm về tình yêu xây dựng một tình huynh đệ mở ra cho tất cả mọi người, không có ngoại lệ.”
Vance đã thừa nhận lời chỉ trích của Đức Thánh Cha Phanxicô nhưng cho biết ông sẽ tiếp tục bảo vệ quan điểm của mình. Trong lần xuất hiện vào ngày 28 tháng 2 tại Bữa sáng cầu nguyện Công Giáo quốc gia ở Washington, Vance không đề cập cụ thể đến vấn đề này nhưng tự gọi mình là “người Công Giáo nhi đồng” và thừa nhận rằng có “những điều về đức tin mà tôi không biết”.
Mặc dù trước đây Vance từng chỉ trích Đức Thánh Cha Phanxicô trên mạng xã hội, nhưng gần đây ông đã đăng tải lời cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô mau bình phục.
Mục tiêu chính của Vance
Chính thức mà nói, khi Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance đến Rôma vào thứ sáu, ông sẽ gặp thủ tướng Ý và Ngoại trưởng Vatican.
Nhưng một trong những mục tiêu chính của ông không nằm trong lịch trình chính thức. Mục tiêu chính là được nhìn thấy bên cạnh Đức Thánh Cha Phanxicô.
Theo bốn nguồn tin thân cận với vấn đề này, phó tổng thống Mỹ hy vọng có được ít nhất một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với Vị Giáo Hoàng 88 tuổi, và đây sẽ là trọng tâm trong chuyến thăm của ông.
Một nguồn tin thân cận với ông cho biết khoảnh khắc như vậy sẽ mang ý nghĩa biểu tượng mạnh mẽ, cả về mặt chính trị và cá nhân, đặc biệt là vào dịp lễ Phục sinh, lễ kỷ niệm quan trọng nhất trong lịch Công Giáo.
Nó cũng có thể báo hiệu sự tan băng trong quan hệ giữa Vatican và Washington sau nhiều tháng căng thẳng về các vấn đề như đạo đức và di cư, với việc Đức Giáo Hoàng trước đó đã nói rằng việc trục xuất hàng loạt những người chạy trốn khỏi đói nghèo hoặc bị đàn áp đã làm tổn hại đến “phẩm giá của nhiều người đàn ông và phụ nữ, và của cả các gia đình”.
“Đức Thánh Cha Phanxicô và JD Vance là những người Công Giáo nổi tiếng nhất hiện nay, một nhà lãnh đạo Giáo hội và hàng giáo phẩm Công Giáo, người kia là giáo dân hiện là phó tổng thống Hoa Kỳ,” Cha Roberto Regoli, giáo sư lịch sử Giáo hội tại Đại học Đức Giáo Hoàng Gregorian, cho biết.
“Một cuộc gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo của hai cường quốc thế giới có tầm cỡ này sẽ có ý nghĩa biểu tượng to lớn.”
Tòa Bạch Ốc và văn phòng phó tổng thống không trả lời các câu hỏi của BBC về chuyến đi của Vance, và Vatican cũng không xác nhận bất kỳ cuộc gặp chính thức hoặc không chính thức nào với Vance.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã có sức khỏe không tốt sau năm tuần nằm bệnh viện vì bệnh viêm phổi kép.
Kể từ khi trở về Vatican cách đây một tháng, ngài đã hủy hầu hết các cuộc hẹn chính thức của mình.
Tuy nhiên, khi tình hình sức khỏe cải thiện, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bắt đầu xuất hiện bất ngờ - tuần trước, ngài đã có cuộc gặp ngắn với Vua Charles III và Hoàng hậu Camilla trong chuyến thăm chính thức của họ tới Ý.
David Gibson, giám đốc Trung tâm Tôn giáo và Văn hóa tại Đại học Fordham, trường đại học Dòng Tên ở New York, cho biết: “Một bức ảnh chụp với Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ là một chiến thắng lớn cho JD Vance, và nó cũng phản ánh đường lối bao dung của Đức Thánh Cha Phanxicô - sự sẵn lòng chào đón và gặp gỡ bất kỳ ai, ngay cả những người có tầm nhìn hoặc giá trị khác biệt”.
Nhưng ông nói thêm, nếu không có cuộc gặp gỡ nào, chắc chắn sẽ có những suy đoán về sự khinh miệt hoặc sức khỏe của Đức Giáo Hoàng.
Bản thân Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kêu gọi một phản ứng từ bi hơn đối với vấn đề di cư, dựa trên lời dạy trong Phúc âm và dụ ngôn Người Samari nhân hậu.
Trong một lá thư gửi các giám mục Hoa Kỳ vào tháng 2, ngài bày tỏ mối quan ngại về các chính sách của chính quyền và ngầm thách thức những nỗ lực của Vance nhằm sử dụng giáo lý Công Giáo để biện minh cho cuộc đàn áp nhập cư của chính quyền, nói rằng “Các Kitô hữu biết rất rõ rằng chỉ bằng cách khẳng định phẩm giá vô hạn của tất cả mọi người thì bản sắc của chúng ta với tư cách là những con người và cộng đồng mới đạt đến sự trưởng thành”.
Gibson cho biết: “Cuộc gặp giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và JD Vance chắc chắn sẽ nhấn mạnh sự tương phản rõ rệt giữa quan điểm của họ về Công Giáo”.
“Tuy nhiên, một cuộc gặp gỡ sẽ có lợi cho cả hai bên - đối với Vance, một bức ảnh với Đức Giáo Hoàng có thể làm dịu đi nhận thức rằng ông là người phản đối Giáo Hội Công Giáo; đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, nó sẽ chứng minh đường lối chào đón của ngài, và quan trọng hơn, việc chụp ảnh với JD Vance có thể đánh dấu một bước tiến quan trọng khác trong quá trình ông quay trở lại với nhiệm vụ trước công chúng.”
Những người khác cũng thấy lợi ích cho Vance khi kết giao với thẩm quyền đạo đức của Đức Giáo Hoàng, nếu ông có được cuộc gặp hoặc chụp ảnh với nhà lãnh đạo 1,2 tỷ người Công Giáo trên hành tinh này.
Phải đến tháng 8 năm 2019, ở tuổi 35, Vance mới chính thức cải đạo sang Công Giáo tại một tu viện dòng Đa Minh ở Cincinnati, Ohio.
Ông giải thích rằng quyết định này xuất phát từ việc tìm kiếm một khuôn khổ đạo đức và triết học có khả năng lý giải những sự đổ vỡ của xã hội mà ông đã ghi chép trong cuốn hồi ký bán chạy nhất của mình mang tên Hillbilly Elegy.
Trong bài luận năm 2020 cho tạp chí Công Giáo The Lamp, Vance đã viết một cách thẳng thắn về bước ngoặt tâm linh của mình, mô tả nhu cầu của ông về một thế giới quan có thể giải thích được cả trách nhiệm cá nhân và bất công về mặt cấu trúc.
Source:AP
Vance, các trợ lý cấp cao của Vatican thảo luận về vấn đề di cư, tự do tôn giáo, căng thẳng chính trị
Vũ Văn An
14:32 19/04/2025

Elise Ann Allen của Crux, ngày 19 tháng 4 năm 2025, tường trình: Trong chuyến thăm chính thức cấp nhà nước đầu tiên của Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance tới Vatican, ông và các quan chức cấp cao đã thảo luận về nhiều vấn đề song phương cùng quan tâm, bao gồm chủ đề nóng hổi về di cư, xung đột hoàn cầu và căng thẳng chính trị.
Vance đã đến Ý vào Thứ Sáu, ngày 18 tháng 4, gặp Thủ tướng Ý Giorgia Meloni cùng ngày và tham dự buổi lễ Khổ nạn Thứ Sáu Tuần Thánh cùng gia đình tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.
Trong một tuyên bố chính thức ngày 19 tháng 4, Vatican cho biết vào sáng sớm hôm đó, Vance, một người trở lại đạo Công Giáo, đã được Quốc vụ khanh người Ý, Hồng Y Pietro Parolin, và Bộ trưởng Quan hệ với các quốc gia, Tổng giám mục người Anh, Paul Gallagher, chào đón đến Tòa thánh.
Tuyên bố của Vatican cho biết "Trong các cuộc đàm phán thân mật, sự hài lòng đã được bày tỏ về mối quan hệ song phương tốt đẹp hiện có giữa Tòa thánh và Hoa Kỳ, và cam kết chung về việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo và lương tâm đã được nhắc lại".
Cuộc trò chuyện bao gồm "trao đổi ý kiến về tình hình quốc tế, đặc biệt là liên quan đến các quốc gia bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, căng thẳng chính trị và tình hình nhân đạo khó khăn, đặc biệt chú ý đến người di cư, người tị nạn và tù nhân".
"Các vấn đề khác cùng quan tâm cũng đã được thảo luận", tuyên bố cho biết, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về những vấn đề này.
Người ta cũng bày tỏ hy vọng về "sự hợp tác thanh thản" giữa chính phủ và Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ, "những người đã ghi nhận dịch vụ có giá trị của mình đối với những người dễ bị tổn thương nhất".
Chuyến thăm của Vance tới Ý và Vatican diễn ra trong bối cảnh thị trường hoàn cầu bất ổn do Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump áp đặt thuế quan và chiến tranh thương mại sau đó, cũng như tình cảm bài châu Âu ngày càng gia tăng trong chính quyền Trump.
Vấn đề di cư là một vấn đề đặc biệt nhạy cảm đối với Vatican và Hoa Kỳ, với việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước khi nhập viện vào tháng 2 đã gửi một lá thư tới các giám mục Hoa Kỳ chỉ trích gay gắt các kế hoạch trục xuất hàng loạt của chính quyền Trump.
Lá thư đó bao gồm lời khiển trách trực tiếp đối với những phát biểu mà Vance đã đưa ra cho thấy khái niệm tình yêu thương người lân cận của Kitô giáo bắt đầu từ trong nước, với việc Đức Giáo Hoàng lập luận rằng nó áp dụng cho tất cả mọi người, "không có ngoại lệ".
Cuộc họp hôm thứ Bảy cũng diễn ra khi Hoa Kỳ cố gắng làm trung gian cho lệnh ngừng bắn ở Ukraine, sau cuộc họp đầy căng thẳng giữa Trump, Vance và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tại Nhà Trắng vào đầu năm nay.
Ngoài các nỗ lực làm trung gian khác, Vatican cũng đang cố gắng hỗ trợ đàm phán ở Ukraine, cụ thể là về các vấn đề nhân đạo, trao đổi tù nhân và trả lại trẻ em Ukraine bị trục xuất cưỡng bức về Nga.
Vatican hiện cũng đang tìm kiếm sự giúp đỡ của chính quyền Hoa Kỳ để thu hồi số tiền bị mất trong vụ bê bối tài chính quốc tế liên quan đến một nhóm Công Giáo hiện đã bị đàn áp có mặt ở Peru, Vatican và Hoa Kỳ.
Tuyên bố của Vatican không đề cập đến việc Vance cũng đã gặp hay ít nhất là được Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người đang hồi phục sau 38 ngày nằm viện vì bệnh viêm phổi kép, tiếp đón hay không.
Đầu tháng này, Đức Phanxicô đã có cuộc gặp riêng với Vua Charles và Hoàng hậu Camilla của Anh, mặc dù chuyến thăm chính thức cấp nhà nước của họ đã bị hoãn do việc Đức Giáo Hoàng đang hồi phục, và ngài đã thường xuyên xuất hiện bất ngờ và đi ra ngoài công khai trong 10 ngày qua.
Không rõ liệu ông Vance có gặp Đức Giáo Hoàng hay không, hoặc liệu cuộc gặp có diễn ra trước khi ông dự kiến rời khỏi vào Chúa Nhật hay không.
Phép lạ thứ 72 được công bố tại Lourdes tuần này!
Vũ Văn An
14:50 19/04/2025

Cerith Gardiner của tạp chí Aleteia, ngày 17/04/25, cho hay: Vị linh mục quản nhiệm Đền thờ Đức Mẹ Lộ Đức đã công bố tin tức đáng lưu ý về một người phụ nữ đã được chữa khỏi bệnh sau khi đến thăm đền thờ cách đây 15 năm.
Trong một số tin tức thực sự vui mừng cho Tuần Thánh, Đền thờ Đức Mẹ Lộ Đức đã chính thức công bố phép lạ thứ 72 của mình: một người phụ nữ Ý đã được chữa khỏi một căn bệnh thần kinh cơ hiếm gặp cách đây hơn 15 năm.
Thông báo được đưa ra vào thứ Tư, ngày 16 tháng 4 năm 2025, tại hang động, khi Cha Michel Daubanes, cha sở của đền thờ, tiết lộ quyết định ngay sau những lời cầu nguyện cuối cùng của kinh mân côi.
Một cuộc đời thay đổi vào năm 2009
Người nhận, Antonietta Raco thuộc Giáo phận Tursi‑Lagonegro, “bị bệnh xơ cứng bên nguyên phát” -- một loại bệnh thần kinh vận động gây ra tình trạng yếu cơ. Cô đã thực hiện chuyến hành hương với hy vọng sẽ được cứu chữa. Sau khi tắm trong nước suối, cô “bắt đầu di chuyển độc lập” và, theo như các bác sĩ không thể giải thích, “những tác động của căn bệnh khét tiếng đã biến mất ngay lập tức và dứt khoát”, theo dòng tweet được Catholic World Report chia sẻ.
Như giáo phận Raco giải thích, tin tức về sự hồi phục của cô đã đến được Ủy ban Y khoa Quốc tế Lourdes, sau khi xem xét kỹ lưỡng, họ đã tuyên bố “bản chất không thể giải thích được về mặt y khoa của... sự hồi phục của người phụ nữ”.
Trong khi đó, Giám mục Vincenzo Carmine Orofino, người bản xứ Tursi-Lagonegro của Raco, đã chuẩn bị thành lập một ủy ban y khoa-thần học và bổ nhiệm một đại biểu giám mục để đưa ra sự phân định cần thiết của giáo hội về phép lạ chữa lành được cho là có thật này.
Tờ báo Ý La Gazzetta del Mezzogiorno đã trích dẫn lời bác sĩ của Raco mô tả phép chữa lành này là "một hiện tượng khoa học không thể giải thích được". Bản thân Raco đã nói về sự phấn chấn gần như siêu nhiên, chia sẻ rằng cô cảm thấy "một cảm giác khỏe khoắn khác thường" sau khi ngâm mình trong nước.
Một ngọn hải đăng của hy vọng
Thật tuyệt vời khi sự công nhận chính thức này được công bố không chỉ trong Tuần Thánh mà còn trong Năm Thánh Hy vọng này. Câu chuyện nhắc nhở các tín hữu về cách Chúa chọn sử dụng một thánh địa linh thiêng như vậy. Trên thực tế, kể từ năm 1858, Lourdes đã thu hút hàng triệu người tìm kiếm sự chữa lành về thể chất và sự an ủi về tinh thần. Mỗi phép lạ được công nhận chính thức - hiện đã có tổng cộng 72 phép lạ - nhắc nhở các tín hữu rằng ân sủng có thể phá vỡ ngay cả những rào cản mạnh nhất.
Đối với nhiều người, những phương pháp chữa bệnh này không chỉ là những điều kỳ lạ về y khoa; chúng khẳng định lại hy vọng, làm sâu sắc thêm đời sống cầu nguyện và truyền cảm hứng cho các hành động từ thiện. Như Đức Giám Mục Orofino đã tuyên bố:
Cảm tạ Chúa, Đấng đã một lần nữa thể hiện sự hiện diện của Người giữa dân Người bằng dấu hiệu thiêng liêng này.”
Khối Thịnh vượng chung các quốc gia tìm kiếm sự hợp tác của Vatican trong hòa bình, khoan dung
Vũ Văn An
14:59 19/04/2025

Elise Ann Allen của tạp chí Crux, ngày 17 tháng 4 năm 2025, cho hay: Với phần lớn thế giới bị tàn phá bởi các cuộc xung đột hoàn cầu thuộc về những gì Đức Giáo Hoàng Phanxicô gọi là "chiến tranh thế giới thứ ba diễn ra từng phần", một hiệp hội quốc tế dành riêng cho việc thúc đẩy hòa bình và phát triển đang tìm kiếm sự giúp đỡ của Vatican.
Phát biểu trước một nhóm nhỏ các nhà báo vào thứ Tư, bao gồm Crux, Luís Franceschi, phó tổng thư ký của Khối Thịnh vượng chung các quốc gia, cho biết ông sẽ đến thăm Vatican vào tuần này "để xem chúng ta có thể hợp tác, hợp tác như thế nào".
Khối thịnh vượng chung các quốc gia, không phải là một phần của Khối thịnh vượng chung Anh, là một hiệp hội tự nguyện gồm 56 quốc gia độc lập đã phát triển và vẫn đang phát triển, hầu hết trong số đó là các thuộc địa cũ của Anh trên khắp Châu Á, Châu Phi và Thái Bình Dương.
Khoảng 2.7 tỷ người đang sinh sống tại các quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung, với quốc gia gần đây nhất gia nhập là Gabon và Togo vào năm 2022.
Sau khi trải qua giai đoạn thực dân hóa thường đau đớn và đầy kịch tính, Franceschi cho biết các quốc gia thành viên muốn "Từ thống trị và áp bức sang hợp tác và cộng tác".
Ông cho biết, với tư cách là một hiệp hội, Khối thịnh vượng chung tập trung vào việc thúc đẩy khả năng quản lý, dân chủ, tự do, thương mại và chống biến đổi khí hậu, cũng như thúc đẩy quá trình chuyển giao quyền lực một cách hòa bình.
Nhiều quốc gia chỉ mới thiết lập nền dân chủ và các vấn đề có thể phát sinh khi quá trình chuyển giao quyền lực diễn ra, ông cho biết Khối thịnh vượng chung thường can thiệp khi điều này xảy ra, giúp ngăn chặn hơn bảy cuộc nội chiến hoặc "bùng nổ" nội bộ trong bốn năm qua.
Franceschi, người gốc Venezuela nhưng sống ở Kenya, đã có cuộc gặp vào thứ Tư với Tổng giám mục người Venezuela Edgar Peña Parra, người giữ chức sostituto, hay người thay thế, tại Văn phòng Quốc vụ khanh của Vatican, một vị trí tương tự như chánh văn phòng của vị giáo hoàng.
Ngoài cuộc trò chuyện thân thiện, Franceschi cho biết mục tiêu của cuộc trò chuyện là tìm kiếm các lĩnh vực hợp tác với Tòa thánh.
"Đức Giáo Hoàng Phanxicô rõ ràng là một nhà lãnh đạo quốc tế và được quốc tế công nhận là người thúc đẩy hòa bình và công lý", ông nói.
Ông cho biết ý tưởng là trả lời câu hỏi về cách Khối thịnh vượng chung có thể giúp giáo hội "thúc đẩy hòa bình, công lý và dân chủ" ở 56 quốc gia của mình và làm thế nào giáo hội có thể nêu gương cho họ về "sự khoan dung, hiểu biết và lòng bác ái tôn giáo đối với những người có suy nghĩ khác biệt".
“Điều tuyệt vời và đáng lưu ý về Khối thịnh vượng chung là có tất cả mọi thứ. Có những người thuộc mọi chủng tộc, mọi tín ngưỡng, mọi nguồn gốc dân tộc, mọi sự pha trộn có thể có, trên thế giới, trong nhân loại,” Franceschi nói, nói về công việc suốt ngày đêm từ Tonga đến Samoa và khắp Châu Á, Châu Phi và Châu Âu để thúc đẩy sự chung sống hòa bình.
“Theo nghĩa đó, cần phải làm nhiều việc liên quan đến sự khoan dung tôn giáo,” ông nói, và kể câu chuyện nổi tiếng về Mục sư Cơ đốc giáo James Wuye và Imam Hồi giáo Muhammad Ashafa.
Hai người từng là kẻ thù không đội trời chung, là thành viên cấp tiến của các phe phái đối địch trong một cuộc xung đột chết người ở Kaduna, Nigeria, vào những năm 1990, trong đó Wuye mất bàn tay phải và Ashafa mất đi những thành viên thân thiết trong gia đình.
Tuy nhiên, sau nhiều năm bạo lực, cuối cùng cả hai đã gác lại những bất đồng của mình trong một chương trình tiếp cận cộng đồng của UNICEF về tiêm chủng bại liệt cho trẻ em vào năm 1995, hiểu rằng điều quan trọng là phải buông bỏ những mối hận thù trong quá khứ vì lợi ích của cộng đồng.
Dần dần, cả hai nhận ra rằng khi ở bên nhau, tiếng nói của họ mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn nhiều trong việc bảo vệ người dân, đặc biệt là trẻ em, khỏi mối đe dọa chung, và họ dần hình thành quan hệ đối tác và trở thành những người thúc đẩy hòa bình và khoan dung.
Cả Wuye và Ashafa đều được Khối thịnh vượng chung trao Giải thưởng Hòa bình Khối thịnh vượng chung vào tháng 3 năm nay.
"Đó là một câu chuyện phải được đưa đến Vatican, vì nó rất ấn tượng", Franceschi nói, đồng thời cho biết vị giám mục Công Giáo trong khu vực "cũng rất tốt và thúc đẩy hòa bình rất nhiều. Ở đây, mọi người đều cùng nhau làm việc vì hòa bình".
Ông cho biết họ cũng đã làm rất nhiều việc ở Ấn Độ, nơi những người theo đạo Hindu cực đoan đã tiến hành đàn áp bạo lực đối với các nhóm thiểu số và nơi căng thẳng tôn giáo vẫn còn rất nghiêm trọng, với nhiều người phàn nàn về sự phân biệt đối xử từ cấp thấp đến công khai hàng ngày.
Tại Ấn Độ, "nhiều việc đã được thực hiện với các nhà lãnh đạo Hindu, những người Hindu hiểu được tầm quan trọng của việc chung sống và tôn trọng các tín ngưỡng khác", Franceschi cho biết, đồng thời cho biết họ cũng đã làm việc với các nhà lãnh đạo Hồi giáo, Công Giáo và Tin lành, cũng như những người không theo đạo.
Họ làm điều này, ông nói, thông qua một dự án có tên là Đức tin trong Khối thịnh vượng chung, “không chỉ là Đức tin trong Khối thịnh vượng chung như một tổ chức thúc đẩy hòa bình, có thể làm điều tốt, mà còn là các đức tin khác nhau trong Khối thịnh vượng chung.”
“Là một đức tin, nó đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hòa bình thay vì là một yếu tố gây chia rẽ,” ông nói.
Franceschi cũng nói về sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo và vai trò ngày càng tăng mà nó có thể đóng, cũng như đối với các nỗ lực gìn giữ hòa bình và thúc đẩy khả năng quản lý và công lý, bao gồm một chương trình với các hình đại diện đóng vai trò là bộ trưởng tư pháp, y tế và tài chính để cung cấp thông tin và giáo dục các nhà lãnh đạo và người dân về các vấn đề xã hội và công bằng.
Đây đánh dấu một lĩnh vực hợp tác tiềm năng khác với Vatican, nơi trong những năm gần đây đã nỗ lực hơn nữa để tham gia vào cuộc thảo luận hoàn cầu về trí tuệ nhân tạo, tìm cách trở thành tiếng nói hàng đầu về vấn đề này thông qua sáng kiến như Lời kêu gọi của Rome về Đạo đức AI, do Học viện Giáo hoàng về Sự sống thúc đẩy.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Diễn nguyện Cuộc Thương khó Chúa Giêsu_¬ GX St Maria Goretti San Jose
Thái Phạm
13:55 19/04/2025
Văn Hóa
Đọc Joseph Ratzinger, Nhà thần học của tính liên tục: Khoa Giải thích Kinh Thánh gặp khủng hoảng
Vũ Văn An
15:22 19/04/2025
KHOA GIẢI THÍCH KINH THÁNH GẶP KHỦNG HOẢNG (*)
Hàng năm, Viện Tôn giáo và Đời sống Công cộng, là viện xuất bản tạp chí FIRST THINGS, tài trợ cho loạt Thuyết giảng Erasmus ở Thành phố New York. Năm 1988, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, lúc đó, đang lãnh đạo Bộ Giáo Lý Đức Tin, nay là Đức Giáo Hoàng Hưu trí Bênêđíctô XVI, trình bày bài tựa là Khoa Giải thích Kinh Thánh gặp Khủng hỏang, với những phân tích và nhận định hết sức thông sáng, vẫn còn giá trị cho đến nay, khi ta bắt gặp rất nhiều cách giải thích hết sức tùy tiện về Kinh Thánh. Chúng tôi xin chuyển ngữ trọn bài nói chuyện của ngài:

Trong cuốn History of the Antichrist (Lịch sử Kitô Giả) của Wladimir Solowjew, kẻ thù cánh chung của Chúa Cứu thế đã tự tiến cử mình với các tín hữu, trong số những điều khác, bằng sự kiện hắn đã lấy bằng tiến sĩ thần học tại Đại Học Tübingen và đã viết một tác phẩm chú giải Kinh Thánh được công nhận là tiên phong trong lĩnh vực này. Kitô Giả, một nhà chú giải Kinh Thánh nổi tiếng! Với nghịch lý này, Solowjew muốn tìm cách làm sáng tỏ tính lưỡng nghĩa cố hữu trong phương pháp luận chú giải Kinh thánh trong gần một trăm năm nay. Nói về cuộc khủng hoảng của phương pháp phê bình-lịch sử ngày nay thực tế là một chuyện cố nhiên. Bất chấp sự kiện này là nó đã có một khởi đầu rất lạc quan.
Trong sự tự do tư tưởng mới tìm được đó, sự tự do được phong trào Ánh sáng lao đầu vào nhanh chóng, các tín điều hoặc tín lý của Giáo Hội xuất hiện như một trong những trở ngại thực sự đối với việc hiểu biết đúng đắn chính Kinh thánh. Nhưng một khi được giải thoát khỏi giả định xấc xược này, và được trang bị một phương pháp luận hứa hẹn tính khách quan nghiêm ngặt, dường như cuối cùng chúng ta có thể nghe lại giọng nói rõ ràng và không thể nhầm lẫn của sứ điệp ban đầu của Chúa Giêsu. Thật vậy, những gì đã bị lãng quên từ lâu nay lại được mang ra công khai một lần nữa: tính phức điệu (pophony) của lịch sử lại được nghe một lần nữa, nổi lên từ đằng sau sự đơn điệu của những cách diễn giải truyền thống. Khi yếu tố con người trong lịch sử thánh thiêng ngày càng hiển thị nhiều hơn, thì bàn tay của Thiên Chúa dường như cũng lớn hơn và gần gũi hơn.
Tuy nhiên, dần dần, bức tranh trở nên hỗn độn. Các lý thuyết khác nhau gia tăng và nhân thừa và tách biệt với nhau và trở thành một hàng rào thực sự ngăn cản việc truy cập Kinh thánh của tất cả những ai chưa được khai tâm. Dù sao thì những người đã được khai tâm cũng không còn đọc Kinh thánh nữa, nhưng đang cắt Kinh thánh ra nhiều mảnh khác nhau mà từ đó nó đã được soạn thảo. Chính phương pháp luận dường như cũng đòi hỏi một phương thức triệt để như vậy: nó không thể đứng yên khi đánh hơi được hoạt động của con người trong lịch sử thánh thiêng. Nó phải cố gắng loại bỏ tất cả các tàn dư bất hợp lý và làm sáng tỏ mọi sự. Chính đức tin cũng không phải là một thành tố của phương pháp này, mà Thiên Chúa cũng không phải là một nhân tố được xử lý trong các biến cố lịch sử. Nhưng vì Thiên Chúa và hành động của Thiên Chúa đã thấm nhiễm toàn bộ trình thuật của Kinh thánh về lịch sử, nên người ta có nghĩa vụ bắt đầu với việc giải phẫu phức tạp lời lẽ của Kinh thánh. Một mặt có nỗ lực tháo gỡ các sợi chỉ khác nhau (của trình thuật) để cuối cùng người ta nắm trong tay điều là “lịch sử thực sự”, có nghĩa là yếu tố nhân bản thuần túy trong các biến cố. Mặt khác, người ta phải cố gắng cho thấy làm sao ý niệm về Thiên Chúa lại đã trở nên đan xen trong tất cả các sự việc đó. Vì vậy, một lịch sử “thực sự” khác phải được tạo nên thay thế cho lịch sử đã được ban cho. Bên dưới các nguồn hiện có — nghĩa là chính các sách Kinh thánh — chúng ta giả thiết phải tìm ra các nguồn gốc nguyên ủy khác, các nguồn gốc, đến lượt chúng, trở thành tiêu chuẩn để giải thích. Không ai thực sự nên ngạc nhiên khi thủ tục này dẫn đến sự nảy sinh vô số giả thuyết mà cuối cùng biến thành một khu rừng mâu thuẫn. Cuối cùng, người ta không còn học được điều văn bản muốn nói, nhưng là điều đáng lẽ nó đã nên nói, và là điều nhờ đó các bộ phận cấu thành nó có thể được truy ngược lại qua bản văn.
Tình trạng sự việc như vậy chỉ có thể tạo ra phản ứng ngược lại (counterreaction). Nơi các nhà thần học hệ thống biết thận trọng, đã bắt đầu có việc tìm kiếm một nền thần học càng độc lập với khoa chú giải càng tốt. Nhưng một nền thần học có thể có được giá trị khả dĩ nào khi bị cắt đứt khỏi nền tảng của chính nó? Vì vậy, phương thức cực đoan (radical) vốn được gọi là “não trạng chính thống cực đoan” (fundamentalism) đã bắt đầu thu phục được những người ủng hộ cho là tự sai lầm và mâu thuẫn bất cứ ứng dụng nào của phương pháp phê bình lịch sử vào Lời Thiên Chúa. Họ muốn đọc Kinh thánh trở lại trong nghĩa đen của nó, đúng như nghĩa đen của nó và đúng như người đọc bình thường vốn hiểu nó như vậy. Nhưng khi nào tôi thực sự đọc Kinh thánh “theo nghĩa đen”? Và đâu là cách hiểu “chuẩn mực” đối với Kinh thánh trong tất cả các nét đặc thù của nó? Chắc chắn não trạng chính thống cực đoan có thể coi là tiền lệ chủ trương của chính Kinh thánh, vì chủ trương này vốn chọn quan điểm của “những người nhỏ bé”, “những người có trái tim trong sạch” làm quan điểm diễn giải của mình. Tuy nhiên, vấn đề vẫn còn là đòi hỏi “nghĩa đen” và “tính hiện thực” hoàn toàn không phải là đơn nghĩa (univocal) như thoạt nhìn lần đầu. Đương đầu với vấn đề của khoa diễn giải, một diễn trình thay thế khác xuất hiện: việc giải thích diễn trình lịch sử của việc phát triển các hình thức chỉ là một phần nhiệm vụ của người giải thích; cái hiểu của vị này trong thế giới ngày nay là việc khác nữa. Theo ý tưởng này, người ta nên điều tra các điều kiện cho chính cái hiểu để đi đến việc hình dung được bản văn vượt quá việc “mổ xẻ” lịch sử này. Thực thế, điều này hoàn toàn đúng, vì quả tình người ta chưa thực sự hiểu toàn bộ một điều gì đó, nếu mới chỉ biết giải thích các hoàn cảnh xung quanh sự khởi đầu của nó.
Nhưng làm thế nào có thể đi đến một cái hiểu, một mặt không dựa vào sự lựa chọn võ đoán một số khía cạnh đặc thù nào đó, nhưng mặt khác cho phép tôi hiểu thông điệp của bản văn chứ không phải điều gì đó phát xuất từ chính bản thân tôi? Một khi phương pháp luận đã đưa lịch sử vào chỗ chết bằng cách mổ xẻ nó, ai có thể đánh thức nó để nó có thể sống và nói với tôi? Xin để tôi nói một cách khác: nếu “khoa diễn giải” có khi nào tiến tới chỗ thuyết phục được, thì trước tiên phải tìm thấy sự hài hòa bên trong giữa việc phân tích lịch sử và việc tổng hợp diễn giải.
Chắc chắn, nhiều bước tiến lớn đã được thực hiện theo hướng này, nhưng tôi phải trung thực nói rằng một câu trả lời thực sự thuyết phục vẫn chưa được đưa ra. Nếu Rudolph Bultmann sử dụng triết lý của Martin Heidegger như một phương tiện để trình bầy lại lời Kinh thánh, thì phương tiện đó phù hợp với việc ông tái tạo lại bản chất thông điệp của Chúa Giêsu. Nhưng chính việc tái tạo này không phải là sản phẩm của nền triết học của ông ấy đó sao? Mức độ đáng tin cậy của nó ra sao theo quan điểm lịch sử? Cuối cùng, với phương thức hiểu này, chúng ta đang lắng nghe Chúa Giêsu hay Heidegger? Tuy nhiên, người ta khó có thể phủ nhận rằng Bultmann đã đương đầu một cách nghiêm túc với vấn đề gia tăng khả năng tiếp cận thông điệp của Kinh Thánh của chúng ta. Nhưng ngày nay, một số hình thức chú giải nào đó đang xuất hiện mà ta chỉ có thể giải thích như những triệu chứng tan rã của việc giải thích và khoa diễn giải. Các nhà chú giải duy vật và duy nữ, bất cứ người ta nói gì khác về họ, thậm chí không tự cho mình hiểu chính bản văn theo cách trong đó nó được dự kiến từ ban đầu. Cùng lắm, họ có thể được xem như nói lên quan điểm cho rằng thông điệp của Kinh thánh trong và từ chính nó vốn không thể giải thích được, hoặc nếu không, thì nó vô nghĩa đối với cuộc sống trong thế giới ngày nay. Theo nghĩa này, họ không còn quan tâm đến việc xác minh sự thật, mà chỉ quan tâm đến bất cứ điều gì sẽ phục vụ cho các nghị trình đặc thù của họ. Họ tiếp tục biện minh cho việc kết hợp nghị trình của họ với tài liệu Kinh thánh bằng cách nói rằng nhiều yếu tố tôn giáo giúp tăng cường sức sống của nghị trình họ. Vì vậy, phương pháp lịch sử thậm chí có thể dùng như một tấm áo choàng che đậy những cuộc thao túng như vậy trong chừng mực nó mổ xẻ Kinh thánh thành những phần không liên tục, sau đó có thể được đưa vào sử dụng mới và lồng vào một bản dựng phim mới (hoàn toàn khác với bối cảnh Kinh thánh nguyên thủy).
Vấn đề chính
Đương nhiên, tình trạng trên không xảy ra ở mọi nơi với cùng một mức độ nghiêm trọng. Các phương pháp thường được áp dụng với rất nhiều sự thận trọng, và lối diễn giải chiểu tự cực đoan thuộc loại mà tôi vừa mô tả đã bị một số lượng lớn các nhà chú giải bác bỏ. Ngoài ra, việc tìm kiếm các biện pháp sửa chữa các sai lầm căn bản trong các phương pháp hiện đại nay đã diễn ra trong một thời gian. Việc khảo cứu bác học để tìm ra một tổng hợp tốt hơn giữa các phương pháp lịch sử và thần học, giữa phê bình cao hơn và tín lý Giáo Hội, hầu như không phải là một hiện tượng gần đây. Người ta có thể thấy điều này do sự kiện hiếm ai ngày nay có thể khẳng định rằng một sự hiểu biết thực sự phổ biến về toàn bộ vấn đề này đã được tìm thấy, có tính đến cả những hiểu biết thông sáng không thể phủ nhận được do phương pháp lịch sử khám phá ra, trong khi cùng một lúc, khắc phục được các hạn chế của nó và tiết lộ chúng trong một diễn giải hoàn toàn thích đáng. Ít nhất cần việc làm của cả một thế hệ mới mong đạt được một điều như vậy. Do đó, điều tiếp theo sẽ là một nỗ lực để phác thảo một vài phân biệt và chỉ ra một vài bước đầu tiên có thể sử dụng để hướng tới một giải pháp cuối cùng.
Không cần đặc biệt phải chứng minh rằng một mặt, tìm an ổn trong lối hiểu mà mình cho là thuần túy, theo nghĩa đen của Kinh Thánh, là điều vô ích. Mặt khác, não trạng cực nệ thể chế Giáo Hội (ecclesiasticism) hoàn toàn có tính thực nghiệm (positivistic) và cứng ngắc cũng chẳng ích lợi chi. Tương tự như vậy, chỉ thách thức các lý thuyết cá thể, nhất là những lý thuyết táo bạo và đáng ngờ hơn, là điều không đủ. Tương tự như vậy, không hài lòng là lập trường trung dung của việc cố gắng lựa lọc trong mỗi trường hợp càng sớm càng tốt những câu trả lời của khoa chú giải hiện đại phù hợp với truyền thống nhiều hơn. Một lo xa như vậy đôi khi tỏ ra có lợi, nhưng nó không nắm được tận gốc vấn đề và trên thực tế vẫn phần nào võ đoán nếu nó không thể làm cho lý lẽ của mình trở nên khả niệm. Để đi đến một giải pháp thực sự, chúng ta phải vượt ra khỏi các tranh cãi về chi tiết và nhấn mạnh tới các nền tảng. Điều chúng ta cần có thể được gọi là một khoa phê bình khoa phê bình (criticism of criticism). Ý tôi không phải là một số phân tích bên ngoài, mà là một phê bình dựa trên tiềm năng cố hữu tự phân tích chính nó của mọi tư duy có phê phán.
Chúng ta cần một việc tự phê bình phương pháp lịch sử, có thể mở rộng tới việc phân tích về chính lý lẽ lịch sử, trong liên tục tính và sự phát triển phương pháp lý trí phê bình nổi tiếng của Immanuel Kant. Xin cho tôi đoan chắc ngay với các bạn rằng tôi không cho là tôi hoàn tất được một nhiệm vụ to lớn như vậy trong một thời gian ngắn chúng ta có mặt với nhau. Nhưng chúng ta phải bắt đầu cách nào đó, ngay cả bằng cách khám phá sơ bộ một điều vẫn còn là một vùng đất chưa được khai phá. Có vẻ như việc tự phê bình phương pháp lịch sử sẽ phải bắt đầu bằng cách đọc các kết luận của nó một cách dị đại (diachronic) để tránh thái độ coi mình đã nắm được sự chắc chắn gần như lâm sàng-khoa học. Chính cái chắc chắn biểu kiến này đã giúp các kết luận của nó được chấp nhận rộng dài xưa nay.
Thực thế, trọng tâm của phương pháp phê bình lịch sử nằm ở nỗ lực thiết lập trong lĩnh vực lịch sử một mức độ chính xác về phương pháp luận có thể mang lại kết luận chắc chắn giống như trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Nhưng điều mà một nhà chú giải coi là dứt khoát có thể bị các nhà chú giải khác đặt nghi vấn. Đây là một quy tắc thực tế được giả định là có giá trị rõ ràng và hiển nhiên. Bây giờ, nếu mô hình khoa học tự nhiên được tuân theo không do dự, thì tầm quan trọng của nguyên lý Heisenberg cũng nên được áp dụng vào phương pháp phê bình lịch sử. Heisenberg đã chỉ ra rằng kết quả của một thí nghiệm nhất định nào đó bị ảnh hưởng nặng nề bởi quan điểm của người quan sát. Trường hợp này đúng đến nỗi cả các câu hỏi lẫn các quan sát của người quan sát tiếp tục thay đổi theo tiến trình tự nhiên của các biến cố. Khi được áp dụng vào nhân chứng của lịch sử, điều này có nghĩa là việc giải thích không bao giờ có thể chỉ là sự tái tạo đơn giản về hữu thể lịch sử, “như nó đã từng là”. Hạn từ “giải thích” cho chúng ta một manh mối dẫn tới chính câu hỏi: mọi nhà chú giải đều đòi một “đi vào” [inter], một việc đi vào trong và một hiện hữu “ở bên trong” [inter] hoặc giữa các sự vật; đo là sự can dự của chính người diễn giải. Tính khách quan thuần túy là một sự trừu tượng phi lý. Nó không phải là người không can dự tiến đến nhận thức; đúng hơn, chính sự quan tâm là một yêu cầu cho khả thể tiến đến nhận thức.
Như thế, ở đây, câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để người ta trở nên quan tâm, không phải để bản thân lấn át tiếng nói của người khác, mà một cách khiến người ta khai triển một loại hiểu biết nội thẳm hơn về những điều thuộc quá khứ, và tai nghe được lời chúng nói với chúng ta hôm nay?
Nguyên tắc được Heisenberg đưa ra cho các thí nghiệm trong các khoa học tự nhiên này có một ứng dụng rất quan trọng đối với mối liên hệ chủ thể-khách thể. Chủ thể không được cô lập một cách gọn gàng trong thế giới riêng của nó ngoài bất cứ sự tương tác nào. Người ta chỉ có thể cố gắng đưa nó vào trạng thái tốt nhất có thể. Điều này càng đúng hơn đối với lịch sử vì các diễn trình vật lý hiện hữu trong hiện tại và có thể lặp lại. Hơn nữa, các diễn trình lịch sử vốn xử lý tính không thể hiểu thấu và các lớp lang sâu thẳm của con người và do đó, càng dễ bị ảnh hưởng bởi chủ thể nhận thức hơn là các biến cố tự nhiên. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể tái tạo lại bối cảnh lịch sử ban đầu của một chủ thể từ những manh mối hiện còn lại đó?
Vào thời điểm này, chúng ta cần dẫn nhập điều tôi vốn gọi là phương thức dị đại đối với các phát hiện chú giải. Sau khoảng hai trăm năm nghiên cứu chú giải các bản văn, người ta không còn coi mọi kết quả của chúng có sức nặng như nhau nữa. Bây giờ người ta phải nhìn chúng trong bối cảnh lịch sử đặc thù của chúng. Lúc đó, ta mới thấy rõ: một lịch sử như vậy không chỉ là một lịch sử tiến bộ từ các kết luận không chính xác đến các kết luận chính xác và khách quan. Nó xuất hiện nhiều hơn như một lịch sử của các mối liên hệ qua lại được tái tạo một cách chủ quan mà các phương thức của nó tương ứng hoàn toàn với các phát triển của lịch sử tâm linh. Đổi lại, những phát triển này được phản ảnh trong những cách giải thích đặc thù các bản văn. Trong cách đọc dị đại của khoa chú giải, những tiền đề triết học của nó trở nên khá rõ ràng. Bây giờ, ở một khoảng cách nhất định nào đó, người quan sát ngạc nhiên xác định rằng những cách giải thích này, vốn giả thiết là rất nghiêm ngặt về mặt khoa học và hoàn toàn mang tính “lịch sử”, thực ra lại phản ảnh tinh thần áp đảo (overriding) của chính chúng, chứ không phải là tinh thần của thời xa xưa. Cái nhìn sâu sắc này không nên đưa chúng ta đến sự hoài nghi về phương pháp, mà đúng hơn, đến sự công nhận trung thực về điều giới hạn của nó là chi, và có lẽ nó cần được thanh lọc như thế nào.
Tự phê bình phương pháp phê bình -lịch sử trên mô hình phương pháp này được Martin Dibelius và Rudolph Bultmann giảng dạy.
Nhằm không để các quy tắc tổng quát của phương pháp và các giả định của chúng mãi hoàn toàn trừu tượng, tôi muốn cố gắng minh họa những gì tôi đã nói cho đến nay bằng một thí dụ. Tôi sẽ theo dõi ở đây luận án tiến sĩ của Reiner Blank tại Đại học Basel, tựa đề là “Phân tích và phê bình các tác phẩm phê bình hình thức của Martin Dibelius và Rudolph Bultmann”. Cuốn sách này đối với tôi dường như là một thí dụ tốt đối với việc tự phê bình phương pháp phê bình lịch sử. Kiểu chú giải tự phê bình này ngừng xây dựng các kết luận trên đầu các kết luận, và xây dựng và chống đối các giả thuyết. Nó tìm cách nhận diện các nền tảng của chính nó và tự thanh lọc bằng các suy tư về các nền tảng này. Điều này không có nghĩa nó đang tự kéo mình lên bằng chính các cố gắng của nó. Ngược lại, bằng một diễn trình tự giới hạn, nó tự vạch ra cho mình một không gian riêng. Không cần phải nói rằng các công trình phê bình hình thức của Dibelius và Bultmann trong khi đó đã bị vượt qua và về nhiều khía cạnh đã được sửa chữa trong nhiều chi tiết của chúng. Nhưng điều cũng đúng là, các phương thức phương pháp luận căn bản của chúng, cho đến nay, vẫn tiếp tục xác định ra các phương pháp và thủ tục của khoa chú giải hiện đại. Các yếu tố thiết yếu của chúng không chỉ làm nền tảng cho các phán đoán lịch sử và thần học của chính chúng mà, chắc chắn chúng còn đạt được một cách rộng rãi thế giá giống như thế giá tín điều.
Đối với Dibelius, cũng như với Bultmann, đó là vấn đề khắc phục cách thức tùy tiện trong đó giai đoạn trước của khoa chú giải Kitô giáo, điều vốn được gọi là “Nền Thần học Cấp Tiến”, đã được tiến hành. Nền thần học này đầy những phán đoán về điều gì là “lịch sử” điều gì là “phi lịch sử”. Cả hai học giả này sau đó tìm cách thiết lập các tiêu chuẩn văn học nghiêm ngặt để làm sáng tỏ một cách đáng tin cậy diễn trình nhờ đó chính các bản văn được khai triển và do đó cung ứng một bức tranh chân thực về truyền thống. Với quan điểm này, cả hai đều tìm kiếm hình thức thuần túy và các quy tắc chi phối việc khai triển từ các hình thức ban đầu đối với bản văn như chúng ta có hiện nay. Như đã biết, Dibelius tiến hành theo quan điểm cho rằng bí mật của lịch sử tự tiết lộ chính nó như một bí mật làm sáng tỏ sự khai triển của chính nó. Nhưng làm thế nào người ta có thể đạt tới tiền đề đầu tiên này và các quy tắc căn bản để khai triển thêm? Ngay với mọi khác biệt đặc thù của chúng, người ta vẫn đã có thể khám phá ra ở đây một loạt các tiền giả định căn bản chung cho cả Dibelius lẫn Bultmann và là điều cả hai người cùng coi là đáng tin cậy không hề nghi vấn. Cả hai tiến hành theo tính ưu tiên của điều được rao giảng hơn là chính biến cố tự trong nó: từ khởi thủy đã có Ngôi Lời. Mọi điều trong Kinh thánh đều khai triển từ việc công bố. Luận đề này được Bultmann cổ vũ đến nỗi đối với ông, chỉ có lời nói mới có tính nguyên ủy: lời nói phát sinh ra khung cảnh. Do đó, mọi biến cố đều là diễn biến thứ yếu, là những khai triển thần thoại.
Một phương ngôn khác được đưa ra và vẫn có tính nền tảng đối với khoa chú giải hiện đại kể từ thời Dibelius và Bultmann: khái niệm gián đoạn. Không những không có sự liên tục giữa Chúa Giêsu trước Phục sinh và thời kỳ hình thành của Giáo Hội; mà sự gián đoạn còn áp dụng cho mọi giai đoạn của truyền thống. Điều này khiến Reiner Blank dám quả quyết, "Bultmann muốn có sự bất nhất (incoherence) bằng bất cứ giá nào".
Với hai lý thuyết này, tính nguyên ủy thuần túy của lời nói đơn giản và tính gián đoạn giữa các giai đoạn phát triển đặc thù, đã có thêm một quan niệm nữa là: điều đơn giản luôn có tính nguyên ủy, điều phức tạp hơn hẳn phải là sự khai triển sau này. Ý tưởng này cung cấp một tham số dễ dàng áp dụng để xác định các giai đoạn khai triển: một bản văn nhất định nào đó càng gần đây hơn càng được coi là tinh tế hơn về mặt thần học, và một bản văn càng đơn giản thì càng dễ được coi có tính nguyên ủy hơn. Tuy nhiên, tiêu chuẩn mà theo đó điều được coi là khai triển nhiều hơn hay kém hơn, lại không hề hiển nhiên như ban đầu mới nhìn. Thực thế, sự phán đoán, trong yếu tính, phụ thuộc vào các giá trị thần học của cá nhân nhà chú giải. Vẫn có nhiều chỗ cho sự lựa chọn võ đoán.
Trước hết và trên hết, người ta phải thách thức khái niệm căn bản đó dựa vào sự chuyển dịch từ mô hình biến hóa quá giản đơn của khoa học sang lịch sử tâm linh. Các quá trình tâm linh không tuân theo quy luật của phả hệ động vật học. Thực thế, nó thường đi ngược lại: sau một bước đột phá vĩ đại, các thế hệ con cháu đến sau có thể làm giảm những gì từng là một khởi đầu mới đầy can đảm thành một nền học thuật thông thường. Chúng chôn vùi nó và ngụy trang nó bằng đủ loại dị bản của lý thuyết nguyên ủy cho đến khi cuối cùng trở thành một ứng dụng hoàn toàn khác.
Người ta có thể dễ dàng nhìn thấy các tiêu chuẩn trở thành đáng nghi vấn ra sao bằng cách sử dụng một vài thí dụ. Ai dám cho rằng Clêmentê thành Rô-ma phát triển hay phức tạp hơn Phaolô? Thư Giacôbê tân tiến hơn Thư gửi tín hữu Rôma? Didache bao hàm nhiều hơn các Thư Mục vụ? Hãy nhìn vào các thời kỳ sau này: trọn các thế hệ học giả theo thuyết Tôma đã không nắm được hết sự vĩ đại trong tư tưởng của ngài. Nền chính thống Lutherô có tính trung cổ nhiều hơn so với chính Luther. Ngay cả giữa những nhân vật vĩ đại cũng không có gì để hỗ trợ loại lý thuyết khai triển này.
Đức Grêgôriô Cả, chẳng hạn, viết sau Thánh Augustinô rất lâu và biết nhiều về ngài, nhưng đối với Đức Grêgôriô, tầm nhìn táo bạo của Thánh Augustinô được diễn dịch thành sự đơn giản của việc hiểu biết tôn giáo. Một thí dụ khác: người ta có thể sử dụng tiêu chuẩn nào để xác định xem Pascal nên được phân loại là trước hay sau Descartes? Triết lý nào của họ nên được đánh giá là phát triển hơn? Các thí dụ khác có thể được nhắc đến để minh họa toàn bộ lịch sử nhân loại. Tất cả các phán đoán dựa trên lý thuyết bất liên tục trong truyền thống và về sự khẳng định tính ưu tiên biến hóa của điều “đơn giản” hơn điều “phức tạp” có thể ngay lập tức bị nghi vấn là thiếu cơ sở.
Bultmann thấy hình thức tinh tuyền trong “apothegm” (cách ngôn), “mảnh văn nguyên ủy chuyên biệt tóm gọn sự việc một cách ngắn gọn; sự quan tâm sẽ tập trung vào lời Chúa Giê-su [nói] ở cuối một hoạt cảnh; các chi tiết của tình huống sẽ nằm cách xa loại hình thức này; Chúa Giêsu sẽ không bao giờ xuất hiện như người khởi xướng... mọi sự không tương ứng với hình thức này được Bultmann cho là do sự phát triển”. Bản chất võ đoán của những đánh giá này, vốn là đặc điểm của các lý thuyết phát triển và các phán đoán về tính chân xác, từ nay trở đi chỉ là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, thành thật mà nói, người ta cũng phải nói rằng những lý thuyết này không quá võ đoán như chúng tỏ ra lúc đầu. Việc chỉ định "hình thức tinh tuyền" dựa trên ý tưởng nhấn mạnh điều gì là nguyên ủy, điều mà nay chúng ta phải đưa vào thử nghiệm.
Nhưng bây giờ chúng ta phải giải thích một cách còn đặc thù hơn những tiêu chuẩn nào đã được sử dụng để xác định thế nào là “đơn giản”. Về khía cạnh này, có những tiêu chuẩn về hình thức và nội dung. Về hình thức, việc tìm kiếm là tìm kiếm những hình thức nguyên ủy. Dibelius đã tìm thấy chúng trong cái gọi là “mô thức” (paradigm), hay tường thuật điển hình trong truyền khẩu, có thể được tái tạo đằng sau lời công bố. Mặt khác, các hình thức sau đó sẽ là “giai thoại”, “truyền thuyết”, các bộ sưu tập tài liệu thuật chuyện và “thần thoại”.
Một yếu tố của tính nguyên ủy là điều chúng ta vừa bắt gặp: luận đề về tính ưu tiên của lời nói so với biến cố. Nhưng luận đề này che giấu hai cặp đối lập khác nữa: việc đặt lời nói chống lại phụng tự [cult] và cánh chung chống lại chung cục [apocalyptic]. Cân đối gần gũi với những điều này là phản đề giữa Do Thái giáo và việc theo văn hóa Hy Lạp. Thí dụ, nơi Bultmann, theo văn hóa Hy Lạp (Hellenistic) là khái niệm về vũ trụ, sự tôn thờ huyền nhiệm các vị thần và lòng sùng đạo phụng tự. Hậu quả rất đơn giản: điều bị coi là theo văn hóa Hy Lạp không thể có tính Palestine, và do đó không thể là nguyên ủy. Bất cứ điều gì liên quan đến phụng tự, vũ trụ, hay mầu nhiệm đều buộc phải bị coi như một sự phát triển sau này. Việc bác bỏ “chung cục”, coi như đối lập với cánh chung, dẫn đến một yếu tố khác: sự đối kháng được cho là giữa tính tiên tri và tính “pháp lý” và do đó giữa tính tiên tri và tính vũ trụ và phụng tự. Thành thử, đạo đức bị coi là không tương thích với tính cánh chung và tính tiên tri. Ban đầu không có đạo đức, mà chỉ là một triết lý sống (ethos). Điều chắc chắn ở đây tại nơi làm việc là sản phẩm phụ của việc phân biệt nền tảng của Luther: tính biện chứng giữa lề luật và Tin Mừng. Theo biện chứng này, đạo đức và phụng tự được hạ thấp xuống phạm vi lề luật và đặt vào sự tương phản biện chứng với Chúa Giêsu, Đấng, trong tư cách mang Tin mừng, đem chuỗi dài các lời hứa đến chỗ hoàn thành và do đó vượt qua lề luật. Nếu chúng ta có bao giờ hiểu được nền chú giải hiện đại và phê bình nó một cách chính xác, chúng ta chỉ cần trở lại và suy nghĩ lại quan điểm của Luther về mối tương quan giữa Cựu ước và Tân ước. Thay vì mô hình loại suy hiện hành lúc đó, ông đã thay thế một cấu trúc biện chứng.
Tuy nhiên, đối với Luther, tất cả những điều này nằm trong một sự cân bằng rất mong manh, trong khi đối với Dibelius và Bultmann, toàn bộ biến thể thành một sơ đồ phát triển của tính đơn giản gần như không thể dung thứ được, ngay cả khi điều này góp phần tạo nên sức hấp dẫn của nó.
Với những giả định trên, bức tranh về Chúa Giêsu được xác định trước. Vì vậy, Chúa Giêsu phải được quan niệm theo nghĩa “Do Thái ”. Bất cứ thứ gì "văn hóa Hy Lạp" phải được xóa khỏi Người. Tất cả các yếu tố khải huyền, bí tích, huyền nhiệm phải được cắt tỉa. Những gì còn lại là một nhà tiên tri "cánh chung", người không thực sự tuyên bố điều gì có chất lượng. Người chỉ hô to “theo kiểu cánh chung” trong sự mong đợi “điều hoàn toàn khác” của sự siêu việt mà Người trình bầy một cách mạnh mẽ trước nhân loại dưới hình thức ngày tận thế sắp xảy ra.
Từ quan điểm này nảy sinh hai thách thức đối với khoa chú giải. Đầu tiên, các nhà chú giải phải giải thích bằng cách nào người ta tiến từ Chúa Giêsu bất mêxia (unmessianic), bất khải huyền, qua một cộng đồng khải huyền vốn tôn thờ Người như Đấng Mêxia; qua một cộng đồng trong đó cánh chung Do Thái, triết học khắc kỷ và tôn giáo huyền nhiệm hợp nhất trong một chủ nghĩa hổ lốn kỳ lạ. Đây chính là cách Bultmann mô tả về Kitô giáo thời tiên khởi.
Thứ hai, các nhà chú giải phải tìm cách kết nối sứ điệp nguyên thủy của Chúa Giêsu với đời sống Kitô hữu ngày nay, nhờ thế làm ta có thể hiểu được lời mời gọi của Người đối với chúng ta.
Theo mô hình phát triển, vấn đề đầu tiên tương đối dễ giải quyết trong nguyên tắc, mặc dù một lượng lớn bác học cần phải được dành ra để nghiên cứu các chi tiết. Không được tìm tác nhân chịu trách nhiệm về nội dung của Tân Ước ở những con người, mà ở một tập thể, trong một “cộng đồng”. Các quan niệm lãng mạn về “con người” và tầm quan trọng của nó trong việc lên khuôn các truyền thống đóng một vai trò chủ chốt ở đây (18). Các bạn hãy thêm vào đó luận đề Hy Lạp hóa và việc nại đến trường phái lịch sử tôn giáo. Các tác phẩm của Gunkel và Bousset có ảnh hưởng quyết định trong lĩnh vực này.
Vấn đề thứ hai khó hơn. Phương thức của Bultmann là lý thuyết của ông về quá trình phi thần thoại hóa, nhưng điều này không đạt được thành công tương tự như các lý thuyết của ông về hình thức và phát triển. Nếu người ta được phép mô tả phần nào giải pháp của Bultmann đối với việc chiếm hữu đương thời sứ điệp của Chúa Giêsu, người ta dám nói rằng học giả quê Marburg này đã thiết lập một sự tương ứng giữa tư duy tiên tri bất khải huyền và tư duy căn bản của Heidegger thời kỳ đầu. Làm một Kitô hữu, theo ý nghĩa của Chúa Giêsu, trong yếu tính bị tụt xuống hàng hiện hữu cởi mở và tỉnh táo mà Heidegger từng mô tả. Câu hỏi đặt ra là há người ta không thể đi theo một cách nào đó đơn giản hơn để đưa ra những khẳng định chính thức tổng quát và chung chung như vậy hay sao.
Tuy nhiên, điều khiến chúng ta quan tâm ở đây không phải là Bultmann, nhà hệ thống hóa, người mà các hoạt động của ông dù sao đã bị ngưng lại đột ngột vì sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác. Thay vào đó, chúng ta nên khảo sát Bultmann, nhà chú giải, người chịu trách nhiệm đối với một sự đồng thuận vững chắc hơn bao giờ hết về phương pháp luận của khoa chú giải khoa học.
Nguồn triết học của phương pháp
Tại thời điểm này, câu hỏi được đặt ra, là làm thế nào các phạm trù chủ yếu của Dibelius và Bultmann để phán đoán — tức là, hình thức thuần túy, sự đối lập giữa khải huyền và cánh chung, v.v. — đưa ra được bằng chứng cho chúng để họ có thể tin rằng họ có dụng cụ hoàn hảo tùy ý sử dụng để đạt được nhận thức về lịch sử? Tại sao hệ thống tư tưởng này được sử dụng không cần thắc mắc và cả ngày nay vẫn được áp dụng phần lớn? Phần lớn, nó đã trở thành một chuyện thông thường của học thuật, đi trước phân tích cá nhân và dường như được hợp pháp hóa gần như tự động khi ứng dụng. Nhưng những người sáng lập phương pháp thì sao? Chắc chắn, Dibelius và Bultmann đã đứng trong một truyền thống. Người ta đã đề cập đến sự lệ thuộc của họ vào Gunkel và Bousset. Nhưng ý tưởng chủ đạo của họ là gì? Với câu hỏi này, việc tự phê bình của phương pháp lịch sử chuyển qua việc tự phê bình về lý trí lịch sử, nếu không có sự phân tích này, việc phân tích của chúng ta sẽ bị mắc kẹt trong những điều hời hợt.
Trước hết, người ta có thể lưu ý rằng trong trường phái lịch sử tôn giáo, mô hình biến hóa đã được áp dụng vào việc phân tích các bản văn Kinh thánh. Đây là một nỗ lực nhằm đem các phương pháp và mô hình của các khoa học tự nhiên vào việc nghiên cứu lịch sử.
Bultmann đã nắm bắt khái niệm này một cách tổng quát hơn và do đó gán cho điều gọi là thế giới quan khoa học một loại tính cách giáo điều. Vì vậy, thí dụ, đối với ông, tính phi lịch sử của những câu chuyện phép lạ không hề còn là một vấn đề gì nữa. Điều duy nhất người ta cần làm là giải thích những câu chuyện phép lạ này ra đời như thế nào. Một mặt, sự ra đời của thế giới quan khoa học là mập mờ và không được suy nghĩ thấu đáo. Mặt khác, nó đưa ra một quy tắc tuyệt đối để phân biệt giữa điều có thể là và điều chỉ phải được giải thích bằng phát triển. Thuộc phạm trù thứ hai này là mọi điều không bắt gặp trong kinh nghiệm thông thường hàng ngày. Chỉ có thể có điều bây giờ có. Do đó, đối với mọi điều khác, các diễn trình lịch sử được phát minh, mà việc tái tạo chúng lại đã trở thành thách thức đặc thù cho khoa chú giải.
Nhưng tôi nghĩ chúng ta phải tiến thêm một bước nữa để đánh giá quyết định căn bản của hệ thống đã phát sinh ra những phạm trù đặc thù này để phán đoán. Đối với tôi, giả định triết học thực sự của toàn bộ hệ thống dường như nằm trong bước ngoặt triết học do Immanuel Kant đề xuất. Theo ông, các hữu thể nhân bản không thể nghe thấy tiếng nói của hữu thể-trong chính nó (being-in-itself). Con người chỉ có thể nghe thấy nó một cách gián tiếp trong những định đề của lý trí thực tế, vốn dĩ, có thể nói, chỉ là một cánh cửa nhỏ qua đó họ có thể tiếp xúc với thực tại, tức là định mệnh vĩnh cửu của họ. Còn những điều khác, họ có thể tiến xa đến chỗ tiếp xúc với điều có thực (positive), với điều thực nghiệm, với khoa học “chính xác”, điều mà theo định nghĩa loại trừ vẻ bề ngoài của điều “hoàn toàn khác” hoặc chính điều hoàn toàn khác, hoặc một sáng kiến mới từ một bình diện khác.
Theo thuật ngữ thần học, điều này có nghĩa mặc khải phải rút vào hình thái thuần túy của một lập trường cánh chung, tương ứng với Sự Tách biệt (Split) của Kant. Đối với mọi sự khác có liên quan, tất cả đều cần được “giải thích”. Những gì khác có vẻ giống như một công bố trực tiếp về thần linh chỉ có thể là thần thoại, mà ta có thể khám phá ra các quy luật phát triển của nó. Chính với niềm xác tín căn bản này mà Bultmann, cùng với phần lớn các nhà chú giải hiện đại, đã đọc Kinh thánh. Ông ta chắc chắn rằng đó không thể là cách nó được mô tả trong Kinh thánh, và ông tìm các phương pháp để chứng minh cách nó thực sự phải là. Tới mức đó, nền chú giải hiện đại đã rút gọn lịch sử thành triết học, xét lại lịch sử bằng phương tiện triết học.
Câu hỏi thực sự trước mắt chúng ta là, liệu người ta có thể đọc Kinh thánh theo cách nào khác không? Hoặc có lẽ tốt hơn, liệu người ta có phải đồng ý với triết lý vốn đòi hỏi kiểu đọc này không? Trong cốt lõi, cuộc tranh luận về nền chú giải hiện đại không phải là cuộc tranh luận giữa các sử gia: đúng hơn, nó là một cuộc tranh luận triết học. Chỉ bằng cách này, nó mới có thể được thực hiện một cách chính xác. Nếu không, nó sẽ giống như một trận chiến trong sương mù. Đúng ra, vấn đề chú giải giống hệt cuộc đấu tranh cho các nền tảng của thời đại chúng ta. Một cuộc đấu tranh như vậy không thể được tiến hành một cách tùy tiện, cũng như không thể giành được thắng lợi với một vài gợi ý. Như tôi đã nói, nó đòi hỏi sự cam kết đầy quan tâm và quan yếu của cả một thế hệ. Nó không thể đơn giản rút lui trở lại Thời Trung Cổ hoặc thời các Giáo phụ và đặt chúng vào sự đối lập mù quáng với tinh thần của thời đại hiện nay. Nhưng nó cũng không thể bác bỏ những hiểu biết thông sáng của những tín hữu vĩ đại trong quá khứ và giả dụ cho rằng lịch sử tư tưởng nghiêm túc chỉ bắt đầu với Kant.
Theo ý kiến của tôi, cuộc tranh luận gần đây hơn về tkhoa diễn giải Kinh thánh đang chịu đựng việc thu hẹp chân trời của chúng ta như vậy. Người ta khó có thể bác bỏ nền chú giải của các Giáo phụ bằng cách gọi nó chỉ là “ẩn dụ” hoặc gạt bỏ triết học của thời Trung cổ bằng cách gán nhãn cho nó là “tiền phê phán”.
Các yếu tố căn bản của một tổng hợp mới
Sau những nhận xét trên về thách thức của việc tự phê bình phương pháp lịch sử, giờ đây chúng ta thấy mình phải đối đầu với mặt tích cực của vấn đề, làm thế nào để kết hợp các công cụ của nó với một triết lý tốt hơn, một triết lý sẽ dẫn đến ít nhược điểm xa lạ hơn với bản văn, bớt tùy tiện hơn, và mang lại nhiều khả thể lớn lao hơn cho việc thực sự lắng nghe chính bản văn. Không nghi ngờ gì nữa, nhiệm vụ tích cực thậm chí còn khó khăn hơn nhiệm vụ phê phán. Tôi chỉ có thể cố gắng kết luận những nhận xét này bằng cách cố gắng khai hoang một vài lối đi nhỏ hẹp trong bụi cây, hy vọng có lẽ sẽ chỉ ra được con đường chính nằm ở đâu và phải tìm thấy nó bằng cách nào.
Giữa cuộc tranh luận về thần học, về phương pháp luận vào thời của ngài, Thánh Grêgôriô thành Nyssa kêu gọi nhà duy lý Eunomiô đừng nhầm lẫn thần học với khoa học tự nhiên. (Theologein không phải là physiologein). Ngài nói, “Mầu nhiệm của thần học là một chuyện, việc điều tra khoa học về tự nhiên là một chuyện hoàn toàn khác”. Như thế, người ta không thể “nắm gọn bản chất không thể hiểu của Thiên Chúa trong lòng bàn tay của một đứa trẻ”. Ở đây, Thánh Grêgôriô ám chỉ một trong những câu nói nổi tiếng của Zeno: “Bàn tay mở là tri giác [perception], bàn tay vỗ là sự đồng tình của trí hiểu, bàn tay hoàn toàn khép lại đối với một điều gì đó là ghi nhận phán đoán, bàn tay được bàn tay khác nắm chặt là khoa học có hệ thống”.
Như chúng ta đã thấy, khoa chú giải hiện đại đã hoàn toàn xếp Thiên Chúa vào thể không thể hiểu nổi, thuộc thế giới khác và không thể diễn đạt được để có thể xử lý chính bản văn Kinh thánh như một thực tại hoàn toàn thuộc thế gian theo các phương pháp khoa học-tự nhiên.
Trái ngược với chính bản văn, Physiologein được thực hành. Như một "khoa học có phê phán", nó cho rằng mình có một độ chính xác và chắc chắn tương tự như khoa học tự nhiên. Đây là một đòi hỏi sai lầm vì dựa vào việc hiểu sai độ sâu sắc và tính năng động của lời nói. Chỉ khi nào người ta lấy từ lời nói đặc tính riêng của nó và sau đó đưa nó lên màn hình của một giả thuyết căn bản nào đó thì người ta mới có thể khiến nó tuân theo những quy tắc chính xác như vậy. Trong phương diện này, Romano Guardini đã bình luận về tính chắc chắn lầm lẫn của các nhà chú giải hiện đại, điều, theo ngài, "đã tạo ra những kết quả cá thể rất quan trọng, nhưng đã bỏ quên đối tượng đặc thù của chính nó và nói chung đã không còn là thần học nữa". Tư tưởng cao siêu của Thánh Grêgôriô thành Nyssa vẫn còn là một kim chỉ nam đích thực cho đến ngày nay: “những ánh sáng lướt qua và lấp lánh của lời Chúa hằng ngời sáng trước đôi mắt linh hồn... nhưng nay hãy để những gì chúng ta nghe được từ tiên tri Êlia vang lên trong linh hồn chúng ta và các suy nghĩ của chúng ta cũng có thể được cuốn vào cỗ xe rực lửa... vì vậy chúng ta sẽ không phải từ bỏ hy vọng được đến gần những vì sao này, ý tôi muốn nói các ý nghĩ của Thiên Chúa...”
Vì vậy, lời nói không nên phục tùng bất cứ loại nhiệt tình nào. Đúng hơn, cần có sự chuẩn bị để mở cửa đưa chúng ta vào tính năng động bên trong của nó. Điều này chỉ có thể có được khi có một “sự đồng cảm” nào đó để hiểu, một sự sẵn sàng muốn học hỏi điều mới nào đó, giúp ta tiến trên một con đường mới mẻ. Không đòi bàn tay nắm lại mà là con mắt mở to....
Vì vậy, nhà chú giải không nên tiếp cận bản văn với một triết lý đã được làm sẵn, cũng như không theo các mệnh lệnh của cái gọi là thế giới quan hiện đại hoặc “khoa học”, vốn xác định trước điều gì có thể có điều gì không thể có. Ông không nên tiên thiên (a priori) loại trừ điều này là Thiên Chúa (toàn năng) có thể nói bằng lời nói của con người trong thế giới. Ông không nên không loại trừ điều này là chính Thiên Chúa có thể bước vào và hoạt động trong lịch sử loài người, bất kể một điều như thế thoạt đầu xem ra bất cái nhiên đến đâu.
Ông phải sẵn sàng học hỏi từ những điều phi thường. Ông phải sẵn sàng chấp nhận điều này là thể thực sự nguyên ủy có thể xảy ra trong lịch sử, một điều gì đó vốn không thể diễn khởi từ các tiền lệ nhưng vẫn tự mở mình ra. Ông không nên phủ nhận nơi nhân loại khả năng đáp ứng vượt trên các phạm trù của lý trí thuần túy và vươn quá chính chúng ta để hướng tới chân lý rộng mở và vô tận của hữu thể.
Chúng ta cũng phải xem xét lại mối liên hệ giữa biến cố và lời nói. Đối với Dibelius, Bultmann, và chính dòng chú giải hiện đại, biến cố là yếu tố phi lý. Nó nằm trong lĩnh vực sự kiện tính (facticity), nghĩa là sự pha trộn giữa ngẫu phát (accident) và tất yếu. Vì vậy, sự kiện tự nó không thể mang một ý nghĩa. Ý nghĩa chỉ nằm trong lời nói, và nơi nào các biến cố dường như mang một ý nghĩa, chúng phải được coi như các minh họa của lời nói mà chúng phải qui chiếu. Các phán đoán diễn khởi từ một quan điểm như vậy chắc chắn có sức thuyết phục đối với con người ngày nay, vì chúng rất ăn khớp với các khuôn mẫu kỳ vọng của chính họ. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào trên thực tế hỗ trợ chúng. Bằng chứng như vậy chỉ có thể được thừa nhận khi giả định rằng nguyên tắc của phương pháp khoa học, tức nguyên tắc cho rằng mọi hiệu quả xảy ra đều có thể được giải thích theo các mối liên hệ thuần túy nội tại trong chính hoạt động, không những có giá trị về mặt phương pháp mà còn đúng trong và từ chính nó. Như thế, trong thực tế sẽ chỉ có “ngẫu phát và tất yếu”, không có gì khác, và người ta chỉ nên coi những yếu tố này như những sự kiện trần trụi (brute facts).
Nhưng điều hữu ích như một nguyên tắc phương pháp luận cho các khoa học tự nhiên là một điều tầm thường đã bị vứt bỏ như một nguyên tắc triết học; và như một nguyên tắc thần học, nó là một mâu thuẫn. (Làm thế nào bất cứ hoặc tất cả hoạt động của Thiên Chúa có thể bị coi là ngẫu phát hoặc tất yếu?) Ở đây, cũng vì lợi ích của óc tò mò khoa học, chúng ta phải thử nghiệm chính điều trái ngược với nguyên tắc này, tức là mọi sự quả có thể khác thế.
Nói một cách khác: chính biến cố tự nó có thể là một “lời nói”, phù hợp với từ vựng Kinh thánh. Từ điều này, ta có hai quy tắc quan trọng cho việc giải thích.
(a)Trước tiên, cả lời nói lẫn biến cố phải được coi có tính nguyên ủy như nhau, nếu người ta muốn chân thực với quan điểm của Kinh thánh. Thuyết nhị nguyên, một thuyết vốn đẩy biến cố vào tính không lời, tức là vô nghĩa, cũng sẽ tước đoạt sức mạnh truyền đạt ý nghĩa của lời nói, vì khi đó nó sẽ đứng trong một thế giới không có ý nghĩa.
Nó cũng dẫn đến một Kitô học ảo thân (docetic), trong đó thực tại, tức là sự hiện hữu cụ thể về mặt thân xác của Chúa Kitô và nhất là của con người, bị loại ra khỏi lãnh vực ý nghĩa. Như thế, bản chất của việc làm chứng trong Kinh thánh không còn mục đích của nó nữa.
(b) Thứ hai, một thuyết nhị nguyên như vậy tách lời nói của Kinh thánh ra khỏi sự sáng tạo và thay thế tính liên tục hữu cơ của ý nghĩa vốn hiện hữu giữa Cựu ước và Tân ước bằng nguyên tắc gián đoạn. Khi tính liên tục giữa lời nói và biến cố bị để cho mất đi, sẽ không còn bất cứ sự thống nhất nào trong chính Kinh thánh nữa. Một Tân ước bị cắt đứt khỏi Cựu ước tự động bị xóa bỏ vì nó hiện hữu, như chính tiêu đề của nó cho thấy, là vì sự thống nhất của cả hai. Do đó, nguyên tắc gián đoạn phải được cân bằng trở lại bằng tuyên bố nội tại của chính bản văn Kinh thánh, theo nguyên tắc analogia scripturae (loại suy kinh thánh): nguyên tắc cơ học phải được cân bằng bằng nguyên tắc cứu cánh.
Chắc chắn các bản văn trước hết phải được truy ngược về nguồn gốc lịch sử của chúng và được giải thích trong bối cảnh lịch sử riêng của chúng. Nhưng sau đó, trong một hoạt động chú giải thứ hai, người ta cũng phải nhìn chúng dưới góc độ chuyển dịch toàn bộ của lịch sử và dưới góc độ của biến cố trung tâm của lịch sử, tức Chúa Giêsu Kitô. Chỉ có sự kết hợp của cả hai phương pháp này mới phát sinh sự hiểu biết về Kinh Thánh. Nếu hoạt động chú giải đầu tiên của các Giáo phụ và trong thời Trung cổ bị coi là thiếu sót, thì hoạt động thứ hai cũng vậy, vì nó dễ rơi vào sự tùy tiện. Như thế, điều đầu tiên không có kết quả, nhưng việc bác bỏ bất cứ tính nhất quán (coherence) nào về ý nghĩa cũng dẫn đến một phương pháp luận có tính cố chấp.
Nhận ra tính tự siêu việt bên trong của lời nói lịch sử, và do đó tính đúng đắn bên trong của những lần đọc lại sau đó, trong đó biến cố và ý nghĩa dần dần được đan xen với nhau, là nhiệm vụ của việc giải thích được gọi đúng đắn, mà vì đó các phương pháp thích đáng có thể và phải tìm ra. Trong mối liên hệ này, châm ngôn chú giải của Tôma Aquinô khá chính xác: “Nhiệm vụ của mọi nhà giải thích giỏi là không phải suy niệm, cũng không phải các lời nói, mà là ý nghĩa của lời nói”.
Trong một trăm năm qua, ngành chú giải đã có nhiều thành tựu to lớn, nhưng nó cũng gây ra những sai sót lớn. Hơn nữa, những sai sót vừa nhắc đã phát triển đến một mức nào đó thành tầm cỡ các giáo điều học thuật. Chỉ cần chỉ trích chúng cũng sẽ bị nhiều người coi gần như phạm thánh, nhất là khi nó được thực hiện bởi một người không phải là nhà chú giải. Tuy nhiên, một nhà chú giải rất nổi bật như Heinrich Schlier trước đây từng cảnh cáo các đồng nghiệp của mình: "Đừng lãng phí thời gian của bạn vào những điều tầm phào". Johann Gnilka đã phát biểu lời cảnh cáo này cách cụ thể khi ông phản ứng chống lại sự nhấn mạnh quá mức của trường phái lịch sử truyền thống.
Cùng một đường hướng này, tôi xin bày tỏ những hy vọng sau đây:
(a) Dường như đã đến lúc cần phải có một suy tư mới và thấu đáo về phương pháp chú giải. Các nhà chú giải khoa học phải thừa nhận yếu tố triết học hiện diện trong phần lớn các quy tắc căn bản của nó, và sau đó phải xem xét lại các kết quả dựa trên các quy tắc này.
(b) Việc chú giải không còn được nghiên cứu theo kiểu đơn tuyến, đồng đại, như trường hợp của các phát hiện khoa học không phụ thuộc vào lịch sử của chúng mà chỉ dựa trên độ chính xác của các dữ kiện. Khoa chú giải phải tự nhận mình như một khoa lịch sử. Lịch sử của nó thuộc về chính nó. Trong một sự sắp xếp có phê phán các chủ trương tương ứng của nó trong tính tổng thể của lịch sử của riêng nó, một mặt, nó có thể nhận ra tính tương đối trong các phán đoán riêng của nó (thí dụ, khi các sai sót có thể len lỏi vào). Mặt khác, nó sẽ ở một vị trí tốt hơn để đạt được cái nhìn sâu sắc về việc chúng ta thấu hiểu thực sự, dù luôn không hoàn hảo, về lời lẽ Kinh thánh.
(c) Các phương pháp ngữ học và khoa học đang và sẽ vẫn cực kỳ quan trọng đối với một nền chú giải thích đáng. Nhưng để ứng dụng chúng thực sự vào công việc phê bình - cũng như để kiểm tra các tuyên bố của chúng - cần phải có sự hiểu biết về các hệ luận triết học của diễn trình diễn giải. Cuộc nghiên cứu tự phê bình về lịch sử của chính nó cũng phải bao hàm việc khảo sát các giải đáp triết học thay thế chủ yếu khác đối với tư tưởng con người. Như thế, chỉ khảo sát một trăm năm mươi năm qua là không đủ. Những phác thảo vĩ đại của tư duy giáo phụ và trung cổ cũng phải được đưa vào cuộc thảo luận. Cũng không thể thiếu việc suy tư về các phán đoán nền tảng do các Nhà Cải cách đưa ra và tầm quan trọng phê phán mà họ đã có trong lịch sử chú giải.
(d) Điều chúng ta cần bây giờ không phải là các giả thuyết mới về Sitz im Leben [hậu cảnh đời thực], về các nguồn khả hữu hoặc về diễn trình chuyển giao tài liệu tiếp theo đó. Điều chúng ta cần là một cái nhìn phê phán đối với bối cảnh chú giải mà chúng ta hiện có, để chúng ta có thể trở lại bản văn và phân biệt được giữa các giả thuyết này cái nào hữu ích và cái nào không. Chỉ trong những điều kiện này, mới có thể bắt đầu có sự cộng tác mới và hữu hiệu giữa khoa chú giải và thần học hệ thống. Và chỉ bằng cách này, khoa chú giải mới thực sự giúp ích cho việc hiểu Kinh Thánh.
(e) Cuối cùng, nhà chú giải phải nhận ra rằng mình không đứng trong một khu vực trung lập nào đó, bên trên hoặc bên ngoài lịch sử và Giáo Hội. Cái tính cho là mình bất cần trung gian đó liên quan đến lịch sử thuần túy chỉ có thể dẫn đến ngõ cụt. Giả thiết đầu tiên của tất cả khoa chú giải là nó chấp nhận Kinh thánh như một cuốn sách. Khi làm như vậy, nó đã chọn cho mình một vị trí không chỉ đơn giản bước chân theo việc nghiên cứu văn chương. Nó đã nhận diện nền văn chương đặc thù này là sản phẩm của một lịch sử nhất quán, và lịch sử này như không gian thích hợp để đi đến sự hiểu biết. Nếu nó muốn trở thành thần học, nó phải tiến thêm một bước nữa. Cần phải nhìn nhận rằng đức tin của Giáo Hội là hình thức “thiện cảm” đó mà nếu không có nó, thì Kinh thánh vẫn là một cuốn sách đóng kín. Phải tiến đến chỗ thừa nhận đức tin này như một khoa diễn giải, một không gian để hiểu biết, không mang tính giáo điều bạo lực đối với Kinh thánh, nhưng dành khả thể duy nhất để Kinh thánh tự là chính nó.
Bài này đã được đăng trên VietCatholicNews ngày 8/5/2021
VietCatholic TV
Được ve vãn, Nga gây ra vụ Sumy thứ hai. Medvedev: Ai gìn giữ hòa bình Ukraine sẽ về trong quan tài
VietCatholic Media
02:55 19/04/2025
1. Các nguồn tin cho biết máy bay điều khiển từ xa của Ukraine tấn công lữ đoàn Nga có liên quan đến cuộc không kích Sumy trong ngày thứ hai liên tiếp
Các nguồn tin trong Lực lượng Phòng vệ Ukraine nói với tờ Kyiv Independent rằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã tấn công các vị trí của Lữ đoàn Hỏa tiễn 112 của Nga tại Shuya thuộc Tỉnh Ivanovo vào ngày 17 tháng 4, đánh dấu ngày thứ hai liên tiếp diễn ra các cuộc tấn công.
Lữ đoàn này, mà tình báo Ukraine cho biết là đứng sau vụ tấn công vào Chúa Nhật Lễ Lá tại Sumy vào ngày 13 tháng 4 khiến 35 người thiệt mạng, bao gồm hai trẻ em, và làm bị thương 117 người, cũng bị máy bay điều khiển từ xa tấn công vào ngày 16 tháng 4.
Người dân Shuya đã báo cáo về các vụ nổ vào sáng sớm ngày 17 tháng 4, với chính quyền địa phương đã ban hành cảnh báo máy bay điều khiển từ xa. Các cảnh quay được chia sẻ trực tuyến cho thấy các vụ nổ và hỏa hoạn trong khu vực.
Hãng tin Astra của Nga cho biết họ đã định vị được một trong những video về cuộc tấn công, xác định vị trí xảy ra vụ nổ cách trại lính của lữ đoàn 180 mét. Hiện vẫn chưa rõ mức độ thiệt hại hoặc thương vong có thể xảy ra.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố lực lượng của nước này đã bắn hạ 71 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine chỉ sau một đêm – gần 50 chiếc trong số đó ở Tỉnh Kursk và không có chiếc nào ở Tỉnh Ivanovo.
Shuya nằm trên Sông Teza, cách trung tâm khu vực Ivanovo khoảng 33 km, hay 20 dặm. Nó nằm cách biên giới Ukraine khoảng 700 km, hay 435 dặm, về phía đông bắc.
[Kyiv Independent: Ukrainian drones attack Russian brigade linked to Sumy strike for second day in a row, sources say]
2. Cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào Kharkiv vào Thứ Sáu Tuần Thánh khiến 1 người thiệt mạng, 112 người bị thương
Một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào Kharkiv vào sáng ngày 18 tháng 4 đã giết chết một người và làm bị thương ít nhất 112 người khác, trong đó có tám trẻ em, chính quyền đưa tin.
“Theo thông tin sơ bộ, các cuộc tấn công vào Kharkiv được thực hiện bằng hỏa tiễn đạn đạo được trang bị bom chùm. Đó là lý do tại sao các khu vực bị ảnh hưởng lại rộng lớn như vậy”, Thống Đốc khu vực Kharkiv, Oleh Syniehubov, cho biết như trên.
Vụ tấn công đã làm hư hại ít nhất 20 tòa nhà chung cư, 30 ngôi nhà và một cơ sở giáo dục. Một đám cháy bùng phát tại khuôn viên của một doanh nghiệp, bao phủ diện tích 450 mét vuông.
Tỉnh Kharkiv ở đông bắc Ukraine thường xuyên là mục tiêu của các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn, máy bay điều khiển từ xa và bom lượn của Nga.
Cuộc tấn công diễn ra khi Nga tiếp tục bác bỏ đề xuất do Hoa Kỳ làm trung gian về lệnh ngừng bắn toàn phần trong 30 ngày. Kyiv nhắc lại rằng họ sẽ sẵn sàng chấp nhận lệnh ngừng bắn nếu Mạc Tư Khoa đồng ý tuân thủ các điều khoản.
[Kyiv Independent: Russian missile attack on Kharkiv on Good Friday kills 1, injures 112]
3. Tổng thống Zelenskiy chỉ trích cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào Thứ Sáu Tuần Thánh: đó là một ‘Sự chế giễu’
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Sáu đã lên án các cuộc tấn công của Nga trên khắp đất nước qua đêm, bao gồm một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn khiến một người thiệt mạng và gần 100 người khác bị thương ở thành phố Kharkiv, đông bắc Ukraine.
Tuần trước, Nga đã phóng hỏa tiễn đạn đạo vào thành phố Sumy ở đông bắc khi người dân đang tham dự buổi lễ nhà thờ cử hành Chúa Nhật Lễ Lá, khiến ít nhất 35 người thiệt mạng và ít nhất 129 người khác bị thương.
Đây là vụ tấn công bằng hỏa tiễn đạn đạo quy mô lớn thứ hai vào một thành phố lớn của Ukraine trong tháng này, sau khi Mạc Tư Khoa tấn công thành phố Kryvyi Rih, quê hương của Tổng thống Zelenskiy vào ngày 4 tháng 4, khiến 20 người thiệt mạng.
Các quan chức Kyiv đã cảnh báo trong những tuần gần đây rằng Mạc Tư Khoa đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới vào Sumy và khu vực lân cận Kharkiv, trong bối cảnh các cuộc đàm phán ngừng bắn do Hoa Kỳ làm trung gian vẫn diễn ra mà không có nhiều tiến triển cụ thể và sự thất vọng đáng kể từ chính quyền Tổng thống Trump.
Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối Thứ Sáu, 18 Tháng Tư, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết rằng Nga đã đánh dấu Thứ Sáu Tuần Thánh bằng các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn đạn đạo và hỏa tiễn hành trình, và bằng cách gửi máy bay điều khiển từ xa ném bom Shahed do Iran thiết kế vào Ukraine.
Tổng thống Ukraine cho biết các cuộc tấn công trên không là “sự chế giễu đối với người dân và thành phố của chúng tôi”.
Trong cuộc trò chuyện trên Telegram, Bộ Quốc phòng Nga cho biết hôm thứ Sáu rằng họ đã thực hiện các cuộc tấn công bằng vũ khí tầm xa và máy bay điều khiển từ xa vào “các địa điểm sản xuất chính” của Ukraine có liên quan đến quân đội Kyiv.
Tổng thống Zelenskiy cho biết một hỏa tiễn của Nga đã nhắm vào thành phố Kharkiv, gây thiệt hại cho “hàng chục” ngôi nhà dân, tòa nhà và xe hơi. Cơ quan khẩn cấp nhà nước Ukraine đã cho biết rằng họ đang chiến đấu với đám cháy bao phủ 450 mét vuông xung quanh một trong những tòa nhà bị ảnh hưởng ở Kharkiv.
Thống Đốc khu vực Kharkiv, Oleh Syniehubov, cho biết một người đàn ông đã thiệt mạng trong căn nhà của mình và 98 người bị thương trong thành phố, bao gồm sáu trẻ em. Một bé gái 2 tuổi đã bị thương, Tổng thống Zelenskiy cho biết.
Syniehubov cho biết Nga đã sử dụng bom chùm để tấn công Kharkiv, và “quy mô của thảm kịch có thể lớn hơn gấp mười lần nếu đối phương tấn công muộn hơn một giờ”. Bom chùm thả ra các loại bom con, hay bom bi, có thể phát tán trên một khu vực rộng lớn và gây ra mối đe dọa đáng kể cho dân thường.
Chính quyền Ukraine cũng báo cáo về các cuộc tấn công vào đêm qua xung quanh thủ đô, vùng Sumy đông bắc, vùng Dnipropetrovsk và Mykolaiv phía nam, và vùng Donetsk phía đông, nơi diễn ra nhiều cuộc giao tranh ác liệt nhất của cuộc chiến.
Tổng thống Zelenskiy cho biết máy bay điều khiển từ xa đã tấn công một nhà máy bánh mì ở Sumy, khiến một người thiệt mạng.
Trên Telegram, lực lượng không quân Ukraine cho biết Nga đã phóng một hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn từ Crimea do Mạc Tư Khoa kiểm soát và năm hỏa tiễn hành trình từ bán đảo này và từ các khu vực do Nga kiểm soát ở phía nam Zaporizhzhia. Nga cũng đã phóng 37 máy bay điều khiển từ xa tấn công, lực lượng không quân cho biết.
Kyiv cho biết họ đã đánh chặn được ba hỏa tiễn hành trình và 23 máy bay điều khiển từ xa, cùng với 10 phương tiện bay điều khiển từ xa đi chệch hướng.
Ukraine đã nhiều lần kêu gọi các đồng minh cung cấp hệ thống phòng không và hỏa tiễn, bao gồm cả hệ thống Patriot do Hoa Kỳ sản xuất. Các hệ thống phòng không mặt đất này được coi là tiêu chuẩn vàng của phòng không.
Tổng thống Zelenskiy cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CBS vào đầu tuần này, sau các cuộc tấn công vào Kryvyi Rih, rằng Kyiv sẵn sàng trả 15 tỷ đô la cho 10 hệ thống hỏa tiễn đất đối không. Mỗi khẩu đội Patriot có giá ước tính là 1,5 tỷ đô la, mỗi hỏa tiễn đánh chặn có giá vài triệu đô la.
Khi được hỏi trong cuộc họp báo về lời đề nghị mua 10 bộ phận của Patriot của Tổng thống Zelenskiy, Tổng thống Trump đã bác bỏ phát biểu của nhà lãnh đạo Ukraine và trả lời: “Ông ấy luôn tìm cách mua hỏa tiễn”.
Sau đó, tổng thống cáo buộc Tổng thống Zelenskiy đã gây chiến, ông nói thêm: “Bạn không thể gây chiến với ai đó lớn gấp 20 lần bạn rồi hy vọng rằng họ sẽ cung cấp cho bạn một số hỏa tiễn”. Nga đã bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào nước láng giềng Đông Âu vào tháng 2 năm 2022.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio cho biết hôm thứ Sáu rằng chính quyền Tổng thống Trump có thể từ bỏ những nỗ lực đàm phán thỏa thuận ngừng bắn nếu các quan chức cao cấp cảm thấy không thể đạt được thỏa thuận trong những tuần tới.
Tòa Bạch Ốc thừa nhận rằng Tổng thống Trump đã “liên tục thất vọng” với các cuộc đàm phán, với việc tổng thống tại nhiều thời điểm đổ lỗi cho Kyiv và Mạc Tư Khoa vì đã làm hỏng các cuộc đàm phán. Tháng trước, Ukraine đã đồng ý với đề xuất của Hoa Kỳ về lệnh ngừng bắn hoàn toàn kéo dài 30 ngày, mà Điện Cẩm Linh đã từ chối ký trong khi đưa ra sự đồng ý của mình đối với lệnh ngừng bắn một phần ở Hắc Hải phụ thuộc vào việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt.
Phát biểu của Rubio được đưa ra sau các cuộc đàm phán cao cấp tại Paris với Ukraine và các đồng minh Âu Châu, được nhà lãnh đạo văn phòng của Tổng thống Zelenskiy, Andriy Yermak, gọi là “rất có ý nghĩa”.
“Chúng tôi sẽ không tiếp tục bay khắp thế giới và tổ chức hết cuộc họp này đến cuộc họp khác nếu không có tiến triển nào được thực hiện”, Rubio nói.
Vào cuối ngày thứ năm, Bộ trưởng Kinh tế Ukraine Yulia Svyrydenko cho biết Kyiv và Washington đã ký một “biên bản ghi nhớ” trong các cuộc đàm phán kéo dài về việc ký kết một thỏa thuận về khoáng sản đất hiếm.
Thông báo này đánh dấu bước tiến đầu tiên hướng tới một thỏa thuận đầy đủ vốn đã bị đe dọa bởi các vòng đàm phán căng thẳng và chuyến thăm Tòa Bạch Ốc đầy tai hại của Tổng thống Zelenskiy vào tháng 2.
[Newsweek: Zelensky Blasts Russia's Deadly Good Friday Missile Strikes: 'Mockery']
4. Đồng minh của Putin nói rằng bất kỳ lực lượng gìn giữ hòa bình Âu Châu nào ở Ukraine sẽ trở về trong quan tài
Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã cảnh báo rằng bất kỳ lực lượng gìn giữ hòa bình Âu Châu nào ở Ukraine đều sẽ trở về trong quan tài.
Medvedev đã phát biểu ngay sau chuyến thăm của các quan chức Hoa Kỳ tới Paris, nơi các nhà lãnh đạo Âu Châu đang đàm phán về cuộc chiến tranh Ukraine. Nga đã lên án khi các đồng minh NATO cân nhắc việc gửi quân tới Ukraine như một phần của thỏa thuận ngừng bắn đang được đàm phán giữa Washington và Mạc Tư Khoa.
Medvedev, phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, là đồng minh thân cận của nhà độc tài Vladimir Putin, và quan điểm của ông thường trùng với quan điểm của nhà lãnh đạo Nga. Việc giết chết những người gìn giữ hòa bình tiềm năng của Âu Châu ở Ukraine sẽ đánh dấu sự leo thang lớn trong cuộc xung đột.
Medvedev cho biết các quan chức phương Tây đã họp tại Paris vào thứ năm để thảo luận về “số lượng quan tài Âu Châu mà họ sẽ sẵn sàng tiếp nhận” nếu quân gìn giữ hòa bình được điều động tại Ukraine.
Liên Hiệp Âu Châu, NATO và các đồng minh không thuộc NATO đã nói rằng họ đang cân nhắc việc gửi quân đến Ukraine như một phần của thỏa thuận ngừng bắn đang được đàm phán giữa Washington, Mạc Tư Khoa và Kyiv. Một “liên minh tự nguyện” do Anh và Pháp dẫn đầu—cho đến nay bao gồm khoảng 15 quốc gia—đã đề xuất điều động quân để đóng góp vào “lực lượng trấn an”.
Trong khi lực lượng này sẽ không vào Ukraine cho đến khi đạt được thỏa thuận, Nga đã nói rõ rằng họ sẽ không chấp nhận bất kỳ sự hiện diện quân sự nào của phương Tây trên đất Ukraine. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo phương Tây lập luận rằng việc điều động như vậy sẽ củng cố an ninh Âu Châu và giúp ngăn chặn sự xâm lược của Nga trong tương lai.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết vào tháng 3 rằng Kyiv không cần sự chấp thuận của Mạc Tư Khoa để yêu cầu điều động quân gìn giữ hòa bình trên đất Ukraine.
“Ukraine có chủ quyền - nếu họ yêu cầu lực lượng đồng minh hiện diện trên lãnh thổ của mình, thì Nga không có quyền chấp nhận hay từ chối”, Macron phát biểu với tờ báo Pháp Le Parisien vào ngày 15 tháng 3.
Một nguồn tin cao cấp của chính phủ Anh cũng nói với tờ báo The Times của Luân Đôn vào tháng 3 rằng phương Tây có ý định điều động hơn 10.000 quân ở Ukraine để giám sát lệnh ngừng bắn có thể xảy ra giữa Mạc Tư Khoa và Kyiv. Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey đã làm rõ vào ngày 10 tháng 4 rằng quân đội sẽ không hoạt động như lực lượng gìn giữ hòa bình truyền thống mà sẽ hỗ trợ trực tiếp cho quân đội Ukraine.
Ngoại trưởng Marco Rubio và đặc phái viên của Tổng thống Trump là Steve Witkoff đã có cuộc nói chuyện với các chính trị gia và cố vấn an ninh Âu Châu tại Paris vào thứ năm như một phần trong các bước đi hướng tới khả năng làm trung gian hòa bình trong cuộc chiến tranh Ukraine.
[Newsweek: Putin Ally Says Any European Peacekeepers in Ukraine Will Return in Coffins]
5. Tình báo quân sự cho biết số vụ cháy tại hỏa xa Nga tăng vào tháng 3
Cơ quan tình báo quân sự Ukraine, gọi tắt là HUR cho biết các vụ cháy hỏa xa đã gia tăng ở một số khu vực của Nga vào tháng 3.
Hỏa xa là phương tiện vận chuyển chính được quân đội Nga sử dụng để vận chuyển thiết bị và nhân sự đến khu vực chiến sự ở Ukraine và Tỉnh Kursk của Nga, nơi quân đội Ukraine tiến vào vào tháng 8 năm 2024.
Những người ủng hộ Ukraine thường xuyên phá hoại hỏa xa để cản trở nỗ lực quân sự của Nga.
Theo tình báo quân sự, các vụ cháy vào tháng 3 đã phá hủy sáu đơn vị đầu máy xe lửa ở Mạc Tư Khoa, Samara và các tỉnh Tver, cũng như chín thiết bị tín hiệu hỏa xa, tập trung và liên động ở các vùng Cộng hòa Mari El, Stavropol và Krasnoyarsk.
Ở tỉnh Mạc Tư Khoa, một máy biến áp và một toa xe chở nhiên liệu cũng bị cháy.
“Cuộc chiến chống lại việc cung cấp đạn dược và thiết bị quân sự cho quân đội xâm lược của Nga bằng hỏa xa vẫn tiếp diễn”, tuyên bố viết.
Vào cuối tháng 3, nhóm du kích Atesh đã phá hoại một tuyến hỏa xa ở Tỉnh Smolensk của Nga, làm gián đoạn việc vận chuyển hàng hóa quân sự tới Tỉnh Bryansk và Kursk.
Phong trào Atesh thường xuyên thực hiện các cuộc tấn công phá hoại ở Nga và các khu vực bị Nga tạm chiếm ở Ukraine.
[Kyiv Independent: Number of fires at Russian railroads increases in March, military intelligence says]
6. Ukraine cho biết Nga trang bị vũ khí hóa học cho máy bay điều khiển từ xa ‘kamikaze’
Trung tâm Chống thông tin sai lệch thuộc Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine cho biết, lực lượng Nga đã điều động máy bay điều khiển từ xa “kamikaze” loại Shahed mang theo chất độc để tấn công Ukraine.
Nga đã tăng cường sử dụng tác nhân hóa học trên chiến trường ở Ukraine, khi Kyiv ghi nhận hơn 6.000 trường hợp sử dụng đạn dược chứa hóa chất nguy hiểm từ tháng 2 năm 2023 đến năm 2025.
Trung tâm này cho biết họ đã tìm thấy một viên nang chứa khí CS, một chất chống bạo loạn, trong một máy bay điều khiển từ xa của Nga, đồng thời cho biết thêm rằng họ đã xác minh thông tin này với các cơ quan an ninh của Ukraine và Cơ quan Tình trạng Khẩn cấp Nhà nước.
Khí CS, còn được gọi là hơi cay, thường được các cơ quan thực thi pháp luật trên toàn thế giới sử dụng như một tác nhân kiểm soát đám đông và ít gây tử vong hơn các loại vũ khí hóa học khác. Tuy nhiên, việc sử dụng nó trên chiến trường bị cấm theo Nghị định thư Geneva năm 1925.
“Lực lượng Nga có thể rải các viên nang có chứa chất độc để gây hại”, trung tâm cho biết trên Telegram. Đồng thời, cơ quan này lưu ý rằng các tuyên bố lan truyền trên phương tiện truyền thông rằng bản thân máy bay điều khiển từ xa được phủ chất độc vẫn chưa được xác nhận.
Kể từ khi cuộc chiến tranh toàn diện bắt đầu, các đơn vị tình báo bức xạ, hóa học và sinh học của Ukraine đã theo dõi và ghi lại việc sử dụng các hóa chất nguy hiểm trong các cuộc tấn công.
Ukraine đã đáp trả việc Nga sử dụng vũ khí hóa học bất hợp pháp vào tháng 12 năm 2024, khi Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU ám sát Trung tướng Igor Kirillov, nhà lãnh đạo lực lượng phòng thủ bức xạ, hóa học và sinh học của Quân đội Nga.
[Kyiv Independent: Russia arms 'kamikaze' drones with chemical weapons, Ukraine says]
7. Liên Hiệp Âu Châu xác nhận đang thảo luận về khả năng điều động ‘cố vấn quân sự’ tới Ukraine
Phát ngôn nhân của Ủy ban Âu Châu Anitta Hipper cho biết Liên minh Âu Châu đang cân nhắc việc gửi “cố vấn quân sự” đến Ukraine để tổ chức huấn luyện cho quân đội Ukraine.
Tuyên bố của Hipper được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Hung Gia Lợi Peter Szijjarto cho biết các quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu Châu đã thảo luận về sáng kiến này trong cuộc họp của Hội đồng Ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu tại Luxembourg vào ngày 14 tháng 4.
“Thật vậy, điều này đã được thảo luận,” Hipper nói. “Nhưng điểm chính ở đây là hỗ trợ Ukraine và củng cố Ukraine càng nhiều càng tốt.”
Bà nói thêm: “Các cuộc thảo luận đang diễn ra liên quan đến việc điều chỉnh nhiệm vụ, nhưng hiện tại tôi không thể chia sẻ thêm thông tin gì nữa”.
Hipper từ chối nêu rõ kế hoạch có bao gồm việc gửi cố vấn quân sự trong thời gian chiến tranh hay sau khi chiến tranh kết thúc hay không.
Sau cuộc họp ngày 14 tháng 4, nhà lãnh đạo chính sách đối ngoại Liên Hiệp Âu Châu Kaja Kallas cũng đề cập đến các cuộc thảo luận về một nhiệm vụ huấn luyện có thể diễn ra.
“ Chúng tôi có nhiệm vụ đào tạo binh lính Ukraine, hơn 73.000 binh lính đã được đào tạo. Vì vậy, hôm nay (ngày 14 tháng 4), chúng tôi cũng thảo luận về những gì chúng tôi có thể làm nhiều hơn khi nói đến các nhiệm vụ”, Kallas nói.
“Liệu chúng ta có nên mở rộng nhiệm vụ của các phái bộ để đóng góp vào việc bảo đảm an ninh cho liên minh những người tự nguyện không?” bà nói thêm.
Kallas không cung cấp thêm thông tin chi tiết nào nữa.
Liên minh là một nhóm các quốc gia đã cam kết cung cấp quân gìn giữ hòa bình và các bảo đảm an ninh khác cho Ukraine trong một lệnh ngừng bắn tiềm năng.
Ít nhất 37 quốc gia, bao gồm các quốc gia Âu Châu, Á Châu và Khối thịnh vượng chung, đã tham gia vào các cuộc thảo luận của liên minh, với 15 quốc gia được cho là sẵn sàng đóng góp quân đội của họ. Các thành viên khác đã được yêu cầu cung cấp các hình thức hỗ trợ khác, bao gồm tình báo, vũ khí hoặc hỗ trợ hải quân.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vẫn chưa đưa ra bất kỳ bảo đảm an ninh rõ ràng nào cho Ukraine và liên quân khi Washington đang tiến tới việc giảm sự hiện diện quân sự trên lục địa này.
[Kyiv Independent: EU confirms discussions on possible deployment of 'military advisors' to Ukraine]
8. Nga đã vi phạm ‘lệnh ngừng bắn năng lượng’ hơn 30 lần
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết Nga đã vi phạm lệnh ngừng bắn một phần liên quan đến cơ sở hạ tầng năng lượng hơn 30 lần kể từ khi thỏa thuận được thống nhất vào tháng 3, khi tấn công vào các cơ sở hạ tầng quan trọng trên khắp Ukraine.
“ Chúng tôi thường xuyên gửi thông tin chi tiết về từng hành vi vi phạm này tới các quốc gia đối tác và trụ sở chính của các tổ chức quốc tế”.
Tykhyi lưu ý rằng có ba vụ vi phạm được ghi nhận trong 24 giờ qua. Các cuộc tấn công của Nga đã làm hỏng các máy biến áp ở Mykolaiv và gần Kherson và một đường dây truyền tải điện ở Poltava.
Ông nhấn mạnh rằng các quan chức Ukraine đang tích cực chia sẻ thông tin về các vi phạm với các đối tác quốc tế, bao gồm cả Hoa Kỳ
Lệnh ngừng bắn năng lượng nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng điện khỏi các cuộc tấn công và đã có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 3. Kyiv đã nhiều lần cáo buộc Mạc Tư Khoa liên tục coi thường thỏa thuận này.
Putin đã đồng ý tạm dừng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng trong 30 ngày trong cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vào ngày 18 tháng 3, ngày được cho là Putin ra lệnh ngừng các cuộc tấn công vào hệ thống năng lượng của Ukraine.
Thỏa thuận ngừng bắn một phần được đồng ý vào tháng 3 cũng bao gồm lệnh ngừng bắn trên biển ở Hắc Hải. Là một phần của thỏa thuận, Washington cam kết hỗ trợ xuất khẩu nông sản và phân bón của Nga bằng cách giảm chi phí bảo hiểm hàng hải và cải thiện khả năng tiếp cận các cảng và hệ thống thanh toán.
Điện Cẩm Linh tuyên bố rằng sự tham gia của nước này vào lệnh ngừng bắn một phần ở Hắc Hải sẽ chỉ bắt đầu khi một số lệnh trừng phạt của phương Tây được dỡ bỏ.
Trước đó, Ukraine và Hoa Kỳ đã đồng ý ngừng bắn hoàn toàn trong 30 ngày trong các cuộc đàm phán tại Jeddah vào ngày 11 tháng 3. Nga đã bác bỏ đề xuất này trừ khi nó bao gồm những nhượng bộ làm suy yếu khả năng tự vệ của Kyiv, bao gồm cả việc ngừng hoàn toàn viện trợ quân sự nước ngoài.
Trong khi các nỗ lực ngoại giao do Hoa Kỳ dẫn đầu nhằm chấm dứt chiến tranh vẫn đang diễn ra, các quan chức Ukraine cho biết Nga vẫn tiếp tục nhấn mạnh vào các yêu cầu tối đa và tỏ ra ít thiện chí theo đuổi một thỏa thuận hòa bình toàn diện. Kyiv vẫn duy trì lập trường sẵn sàng ngừng bắn hoàn toàn nếu Mạc Tư Khoa đồng ý đáp lại.
Trong suốt cuộc chiến toàn diện, Nga liên tục nhắm vào lưới điện của Ukraine bằng các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa. Để đáp trả, Ukraine đã sử dụng máy bay điều khiển từ xa tầm xa để tấn công các cơ sở dầu khí sâu bên trong lãnh thổ Nga.
[Kyiv Independent: Russia has violated 'energy ceasefire' more than 30 times, Ukraine says]
9. JD Vance: Âu Châu không thể là ‘chư hầu an ninh vĩnh viễn’ của Hoa Kỳ
Có ít nhất một chính trị gia Âu Châu được JD Vance hâm mộ: đó là nhà lãnh đạo biểu tượng của nước Pháp thời hậu chiến Charles de Gaulle.
Trong một cuộc phỏng vấn với trang web tin tức và ý kiến của Anh UnHerd, phó tổng thống Hoa Kỳ cho biết de Gaulle - người lãnh đạo cuộc kháng chiến của Pháp trong Thế chiến thứ II chống lại Đức Quốc xã và là tổng thống từ năm 1959 đến năm 1969 - đã đúng khi nói đến nền độc lập quân sự của Âu Châu.
Vance cho biết, “De Gaulle “yêu Hoa Kỳ”, “nhưng ông thừa nhận điều mà tôi chắc chắn thừa nhận, rằng việc Âu Châu trở thành chư hầu an ninh lâu dài của Hoa Kỳ không nằm trong lợi ích của Âu Châu và cũng không nằm trong lợi ích của nước Mỹ”.
Bình luận của Vance được đưa ra khi chính quyền của Tổng thống Trump liên tục chỉ trích các thủ đô Âu Châu vì họ quá phụ thuộc vào sức mạnh quân sự của Mỹ để tự vệ, đồng thời liên tục ám chỉ rằng Hoa Kỳ sẽ không hỗ trợ các đồng minh NATO không đầu tư vào an ninh của chính họ. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Pete Hegseth cũng cảnh báo sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại Âu Châu không phải là “mãi mãi”.
Tổng thống Trump muốn các nước NATO chi 5 phần trăm GDP cho quốc phòng — tăng mạnh so với mục tiêu hiện tại là 2 phần trăm của liên minh, dự kiến sẽ tăng tại hội nghị thượng đỉnh ở The Hague vào mùa hè này.
“Tôi không nghĩ rằng việc Âu Châu độc lập hơn là điều tệ hại đối với Hoa Kỳ — mà là điều tốt cho Hoa Kỳ,” Vance nói. “Chỉ cần nhìn lại lịch sử, tôi nghĩ — thành thật mà nói — người Anh và người Pháp chắc chắn đã đúng khi bất đồng quan điểm với Eisenhower về Kênh đào Suez.”
Vào những năm 1950, trước khi de Gaulle trở thành tổng thống, nhà lãnh đạo Hoa Kỳ Dwight Eisenhower đã buộc Luân Đôn và Paris phải từ bỏ can thiệp quân sự để giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Suez từ Ai Cập, vốn đóng vai trò quan trọng đối với lợi ích kinh tế và thuộc địa của các nước.
Vance lập luận rằng ngoại trừ Anh, Pháp và Ba Lan, “hầu hết các quốc gia Âu Châu không có quân đội có thể cung cấp khả năng phòng thủ hợp lý cho họ. Thực tế là — nói thẳng ra thì hơi quá, nhưng cũng đúng — toàn bộ cơ sở hạ tầng an ninh của Âu Châu, trong suốt cuộc đời tôi, đều được Hoa Kỳ trợ cấp”.
De Gaulle, người có tư duy được hình thành từ Suez, thường xuyên cảnh báo rằng người Âu Châu nên độc lập hơn với Hoa Kỳ và nỗ lực để quân đội Pháp tự chủ hơn, bao gồm cả việc phát triển vũ khí hạt nhân và một ngành công nghiệp quốc phòng hùng mạnh. Ông đã truyền cảm hứng cho một nỗ lực kéo dài hàng thập niên cho những gì mà Tổng thống Pháp hiện tại Emmanuel Macron gọi là “quyền tự chủ chiến lược”.
Vance cũng có suy nghĩ về phản ứng của Âu Châu đối với cuộc xâm lược Iraq do Mỹ cầm đầu năm 2003, mà ông cho là đã trở thành một “thảm họa chiến lược”.
Khi Hoa Kỳ chuẩn bị tạm chiếm Iraq vào năm 2003, nhiều quốc gia Âu Châu bao gồm Pháp và Đức đã phản đối cuộc tấn công, trong khi Anh ủng hộ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Phó tổng thống cho biết những người Âu Châu hoài nghi có thể lên tiếng mạnh mẽ hơn.
Ông cho biết “nhiều quốc gia Âu Châu đã đúng” khi nghi ngờ về cuộc chiến tranh Iraq và lập luận với rất ít bằng chứng rằng Âu Châu có thể ngăn chặn được cuộc chiến này nếu “độc lập hơn một chút và sẵn sàng đứng lên hơn một chút”.
Phó tổng thống - người trước đây đã từng chỉ trích dữ dội lục địa già về vấn đề di cư và quyền tự do ngôn luận - đã cố gắng xoa dịu một số lời chỉ trích của mình bằng cách nhấn mạnh “tình yêu” của ông dành cho Âu Châu.
“Tôi yêu người Âu Châu. Tôi đã nói đi nói lại rằng tôi nghĩ rằng bạn không thể tách biệt văn hóa Mỹ khỏi văn hóa Âu Châu,” ông nói. “Chúng tôi phần lớn là sản phẩm của các triết lý, thần học và tất nhiên là các mô hình di cư xuất phát từ Âu Châu đã khởi xướng nên Hoa Kỳ.”
Tuy nhiên, Vance nói thêm, “Các nhà lãnh đạo Âu Châu đã đầu tư quá ít vào an ninh và điều đó phải thay đổi”.
Ông cũng chỉ trích Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, đòn tấn công mới nhất trong cuộc khẩu chiến giữa hai chính trị gia, bắt đầu bằng cuộc trao đổi căng thẳng tại Phòng Bầu dục vào tháng 2 khi Vance chỉ trích Tổng thống Zelenskiy là “thiếu tôn trọng”.
Trong một cuộc phỏng vấn với chương trình tin tức Mỹ 60 Minutes phát sóng hôm Chúa Nhật, Tổng thống Zelenskiy cáo buộc phó tổng thống “bằng cách nào đó đã biện minh” cho cuộc xâm lược của Nga và trở thành nạn nhân của thông tin sai lệch từ Mạc Tư Khoa.
Vance đáp trả, gọi đó là “một điều vô lý khi Tổng thống Zelenskiy nói với chính phủ Mỹ, nơi hiện đang duy trì toàn bộ chính phủ và nỗ lực chiến tranh của mình, rằng bằng cách nào đó chúng tôi đứng về phía người Nga”.
Tổng thống Zelenskiy đã nói với chương trình 60 Minutes của CBS rằng ông tin rằng “những câu chuyện về Nga đang chiếm ưu thế ở Hoa Kỳ” và ông hiểu Vance “bằng cách nào đó đang biện minh cho hành động của Putin” bằng cách coi Ukraine cũng là một kẻ xâm lược.
Phó Tổng thống JD Vance đang có ý định ra tranh cử Tổng thống trong cuộc bầu cử 2028. Trước khi được Trump đề cử làm phó tổng thống, Vance không phải là một nhân vật nổi bật trong Đảng Cộng Hòa. Hơn thế nữa, trong cuộc vận động tranh cử năm 2016, Vance công khai gọi Trump là “đồ ngu” và so sánh Trump với Hitler. Thành ra, việc Vance được đề cử làm phó tổng thống gây kinh ngạc cho nhiều người, và đặt ra rất nhiều câu hỏi.
Trong bối cảnh đó, những lời tố cáo của Tổng thống Zelenskiy, hiểu theo nghĩa Vance là người do Nga cài cắm bên cạnh Tổng thống Trump, thực sự gây nguy hiểm cho tiền đồ của Vance.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Fox News ngày 10/2/2025, khi Bret Baier của Fox News hỏi liệu ông có coi Vance là “người kế nhiệm” và là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa vào năm 2028 hay không, Tổng thống Donald Trump trả lời không chút chần chừ, “Không, nhưng ông ấy rất có năng lực. Tôi nghĩ rằng chúng ta có rất nhiều người rất có năng lực.”
“Cho đến nay, tôi nghĩ ông ấy đang làm một công việc tuyệt vời. Còn quá sớm, chúng tôi chỉ mới bắt đầu,” Tổng thống Donald Trump nói thêm.
Nhiều quan sát viên cho rằng Tổng thống Zelenskiy đang có một quân bài rất mạnh trong tay. Nếu ông ấy cứ tiếp tục tấn công JD Vance, gieo rắc nghi ngờ về lòng trung thành của Vance với nước Mỹ và mối quan hệ mờ ám của Vance với Nga, phó tổng thống Mỹ sẽ khó lòng được Đảng Cộng Hòa đề cử vào năm tới 2026 khi cuộc đua 2028 bắt đầu.
[Politico: JD Vance: Europe can’t be a ‘permanent security vassal’ of the US]
10. Bộ trưởng Tài chính của Tổng thống Trump chỉ trích Tây Ban Nha về chi tiêu quốc phòng
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent đã nói với người đồng cấp Tây Ban Nha trong những bình luận cay đắng vào hôm Thứ Năm, 17 Tháng Tư, rằng Madrid phải chi nhiều hơn cho quốc phòng để đáp ứng các nghĩa vụ của mình với NATO.
Theo một tuyên bố của Bộ Tài chính, Bessent đã gặp Bộ trưởng Kinh tế Tây Ban Nha Carlos Cuerpo tại Washington và “nhấn mạnh nhu cầu Tây Ban Nha phải tăng chi tiêu quốc phòng trong bối cảnh NATO”.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã nhiều lần chỉ trích các thủ đô Âu Châu vì chi tiêu quá ít cho quốc phòng và quá phụ thuộc vào quân đội Hoa Kỳ để bảo đảm an ninh cho chính họ. Ông đã đe dọa sẽ không hỗ trợ những nước chậm trễ nếu họ bị tấn công — trừ khi họ tăng cường đóng góp.
Tây Ban Nha là một trong những quốc gia vi phạm tệ nhất trong liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương, chỉ chi 1,32 phần trăm GDP cho quốc phòng, thấp hơn nhiều so với mục tiêu hiện tại của NATO là 2 phần trăm. Madrid có kế hoạch đạt được mục tiêu đó trước năm 2029.
Bessent cũng chỉ trích “thuế dịch vụ kỹ thuật số” của Tây Ban Nha, buộc các công ty công nghệ lớn phải trả nhiều thuế hơn ở nước này và bị Tòa Bạch Ốc coi là nhắm vào các công ty công nghệ khổng lồ của Mỹ một cách không công bằng, cùng với “các rào cản phi thuế quan khác” áp đặt lên Hoa Kỳ.
Đầu tháng này, Tổng thống Trump đã áp thuế 20 phần trăm đối với hàng hóa từ Liên minh Âu Châu, mà ông cho là hành động trả đũa cho việc Hoa Kỳ bị đối xử bất công trong thương mại, trước khi tạm dừng hình phạt đó trong 90 ngày.
Cuerpo cho biết sau cuộc họp Bessent rằng ông tin tưởng Hoa Kỳ sẽ sẵn sàng đàm phán với Liên Hiệp Âu Châu về thương mại và thuế quan, và muốn đạt được thỏa thuận trước khi lệnh hoãn của Tổng thống Trump hết hạn vào tháng 7.
“Bessent đã bày tỏ mong muốn đạt được thỏa thuận với các đối tác thương mại lớn, chẳng hạn như Liên minh Âu Châu,” Cuerpo nói với báo chí Tây Ban Nha sau cuộc họp. “Chúng tôi tin rằng [Ủy viên Âu Châu về Thương mại và An ninh Kinh tế Maroš] Šefčovič sẽ có thể đạt được một thỏa thuận cân bằng, công bằng và cùng có lợi.”
[Politico: Trump’s treasury chief jabs Spain on defense spending]
11. Rubio cho biết Hoa Kỳ đóng cửa văn phòng chống thông tin sai lệch của Nga
Ngoại trưởng Marco Rubio tuyên bố vào ngày 16 tháng 4 rằng sẽ đóng cửa văn phòng của Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm chống lại thông tin sai lệch của nước ngoài, với lý do lo ngại về quyền tự do ngôn luận và quyền của công dân Hoa Kỳ.
Văn phòng này bắt đầu hoạt động như một phần trong nỗ lực của chính phủ Hoa Kỳ nhằm chống lại tin nhắn khủng bố trực tuyến. Ban đầu, nó được gọi là Trung tâm Truyền thông Chống khủng bố Chiến lược. Năm 2016, nó đã thay đổi trọng tâm sang chống lại những lời nói dối và tuyên truyền từ các chính phủ nước ngoài như Nga và Trung Quốc, và có tên mới — Trung tâm Tham gia Toàn cầu, gọi tắt là GEC.
Vào tháng 12 năm 2024, GEC được tổ chức lại thành Trung tâm chống can thiệp và thao túng thông tin nước ngoài của Bộ Ngoại giao.
Rubio cho biết trung tâm đã vượt quá nhiệm vụ của mình và cố gắng “làm im lặng và kiểm duyệt” người Mỹ.
“Tôi xin tuyên bố đóng cửa Trung tâm Chống can thiệp và thao túng thông tin nước ngoài của Bộ Ngoại giao, trước đây là Trung tâm Hợp tác Toàn cầu, gọi tắt là GEC, nơi gây thiệt hại cho người nộp thuế hơn 50 triệu đô la mỗi năm và tích cực làm im lặng và kiểm duyệt tiếng nói của người dân Mỹ mà họ được cho là phải phục vụ”, Rubio nói.
Động thái này diễn ra sau nhiều năm đảng Cộng hòa chỉ trích trung tâm này. Tỷ phú Elon Musk, hiện là cố vấn của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và là nhà lãnh đạo Bộ Hiệu quả Chính phủ, gọi tắt là DOGE, vào đầu năm 2023 đã gọi GEC là “kẻ vi phạm tồi tệ nhất trong việc kiểm duyệt và thao túng truyền thông của chính phủ Hoa Kỳ”.
Các nhà lãnh đạo và người bảo vệ GEC đã bác bỏ những tuyên bố như vậy. Đặc phái viên James Rubin, người lãnh đạo trung tâm cho đến khi đóng cửa, cho biết nhiệm vụ của trung tâm chỉ tập trung vào các chiến dịch thông tin sai lệch của nước ngoài. Trung tâm đã điều hành các dự án ở Mỹ Latinh, Phi Châu và Moldova trong thời gian ông làm việc tại văn phòng.
Một dự án tập trung vào chiến dịch thông tin sai lệch lớn của Nga ở Phi Châu có tên là “Sáng kiến Phi Châu”, nhằm mục đích làm suy yếu lòng tin vào một chương trình y tế do Hoa Kỳ tài trợ trong khu vực. Nga đã tuyển dụng các nhà báo, blogger và nhân vật công chúng để phát tán các thuyết âm mưu trên phương tiện truyền thông xã hội, trang web và kênh Telegram.
Rubin nói với Politico vào tháng 10 năm 2024 rằng: “Rất nhiều, rất nhiều ngàn người, nếu không muốn nói là nhiều hơn, có thể đã tin vào thông tin sai lệch và không nhận được dịch vụ chăm sóc y tế cứu sống” nếu chiến dịch này không được phát hiện sớm hơn.
Vào tháng 6 năm 2024, GEC đã hỗ trợ ra mắt Nhóm truyền thông Ukraine, một sáng kiến đa quốc gia nhằm chống lại thông tin sai lệch của Nga về cuộc chiến ở Ukraine, có trụ sở tại Warsaw và được hơn 20 chính phủ, NATO và Cơ quan hành động đối ngoại Âu Châu hỗ trợ.
Theo Quỹ Quốc gia vì Dân chủ, Nga chi khoảng 1,5 tỷ đô la hàng năm cho các chiến dịch gây ảnh hưởng ở nước ngoài. Chỉ riêng ở Âu Châu, Mạc Tư Khoa được cho là đứng sau 80% các hoạt động như vậy, theo Ngoại trưởng Tiệp Jan Lipavský.
Trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2024, Điện Cẩm Linh cũng tận dụng những người Mỹ nhẹ dạ cả tin và các công ty quan hệ công chúng Nga để phát tán thông tin sai lệch, các quan chức tình báo Hoa Kỳ nói với hãng tin Associated Press vào tháng 7 năm 2024.
[Kyiv Independent: US shuts down office combating Russian disinformation, Rubio says]
So tài quân sự Mỹ-TQ bùng nổ ở Trung Đông. Mỹ đe dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn sau khi gặp Pháp
VietCatholic Media
15:04 19/04/2025
1. Cạnh tranh quân sự Mỹ-Trung bùng nổ ở Trung Đông
Hoa Kỳ đã cáo buộc một công ty Trung Quốc được Bắc Kinh hậu thuẫn đã hỗ trợ các cuộc tấn công của lực lượng Houthi do Iran hậu thuẫn nhằm vào các lợi ích của Hoa Kỳ khi nước này đang tiến hành cuộc chiến với nhóm chiến binh này ở Yemen.
Đây là dấu hiệu cho thấy sự đối đầu toàn cầu ngày càng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang có chiều hướng mới ở Trung Đông.
Trong khi căng thẳng về Đài Loan và Biển Đông đang gia tăng, sự ủng hộ của Trung Quốc đối với Nga, Iran và hiện tại là Houthis cho thấy thách thức lớn hơn và nguy cơ xung đột. Washington coi Bắc Kinh là đối thủ toàn cầu hàng đầu của mình, làm suy yếu ảnh hưởng và liên minh của Mỹ trên nhiều khu vực.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cáo buộc Công ty Công nghệ Vệ tinh Trường Quang, trực tiếp hỗ trợ các cuộc tấn công của nhóm phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn vào các lợi ích của Hoa Kỳ.
“ Những hành động của họ và sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với công ty, ngay cả sau những cuộc gặp riêng của chúng tôi với họ, là một ví dụ nữa về tuyên bố ủng hộ hòa bình của Trung Quốc”.
Các quan chức Trung Quốc chưa bình luận về những cáo buộc này. Căng thẳng về thuế quan cũng đang gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Bruce đã nhắc đến một báo cáo của tờ The Financial Times về một công ty vệ tinh Trung Quốc có liên hệ với Quân đội Giải phóng Nhân dân cung cấp hình ảnh giúp Houthis tấn công vào tàu chiến và tàu của Hoa Kỳ ở Biển Đỏ. Nhóm phiến quân Yemen đã tuyên bố thực hiện nhiều cuộc tấn công vào USS Harry S. Truman trong những tuần qua mặc dù Hoa Kỳ đã không kích dữ dội vào các mục tiêu của họ ở Yemen. Không có báo cáo nào về thiệt hại.
Hoa Kỳ cũng cáo buộc Bắc Kinh và các công ty có trụ sở tại Trung Quốc cung cấp hỗ trợ kinh tế và kỹ thuật quan trọng cho Nga, Bắc Hàn và Iran—tất cả đều trái ngược với Hoa Kỳ và các đồng minh của nước này. Bộ ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc cung cấp vũ khí cho Nga.
Trong một dấu hiệu khác cho thấy sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc tại Trung Đông, gần đây nước này đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự tại Vịnh Aden cũng như các cuộc tập trận hải quân chung với Nga và Iran tại Vịnh Oman. Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ sớm tổ chức cuộc tập trận quân sự chung đầu tiên với Ai Cập, một đồng minh của Hoa Kỳ.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Tammy Bruce nói “Khôi phục quyền tự do hàng hải ở Biển Đỏ là ưu tiên của Tổng thống Trump. Bắc Kinh nên coi trọng ưu tiên này khi cân nhắc bất kỳ sự hỗ trợ nào trong tương lai cho CGSTL. Hoa Kỳ sẽ không dung thứ cho bất kỳ ai hỗ trợ cho các tổ chức khủng bố nước ngoài, chẳng hạn như Houthis.”
[Newsweek: US-China Military Rivalry Flares in the Middle East]
2. Tổng thống Trump nói Hoa Kỳ có thể rút khỏi thỏa thuận chiến tranh Nga-Ukraine
Tổng thống Trump hôm thứ Sáu cho biết Hoa Kỳ có thể rời khỏi bàn đàm phán để chấm dứt chiến tranh Nga-Ukraine, nhắc lại lời cảnh báo của Ngoại trưởng Marco Rubio.
Trong một cuộc họp báo từ Phòng Bầu dục, Tổng thống Trump đã nhắc lại mong muốn giải quyết nhanh chóng cuộc chiến ở Ukraine, một thỏa thuận mà chính quyền của ông đã thúc đẩy để hoàn tất kể từ khi ông nhậm chức. Thỏa thuận ngừng bắn tiềm năng giữa hai nước phần lớn đã tan vỡ khi Nga khởi động lại cuộc tấn công trong cuộc chiến mà họ đã bắt đầu.
Tổng thống Trump ủng hộ Rubio, nói rằng Ngoại trưởng Hoa Kỳ đúng khi cho rằng nếu một trong hai bên tiếp tục cản trở tiến trình ngừng bắn, Hoa Kỳ sẽ không thúc đẩy một thỏa thuận hòa bình — mà không phân biệt xem Nga hay Ukraine là bên cản trở các cuộc đàm phán.
“Nếu vì lý do nào đó một trong hai bên khiến mọi việc trở nên khó khăn, chúng tôi chỉ nói rằng 'các người thật ngu ngốc, các người thật ngốc nghếch, các người thật tệ hại' và chúng tôi sẽ bỏ qua”, Tổng thống Trump nói với các phóng viên.
Các phái viên từ chính quyền Tổng thống Trump gần đây đã có cuộc gặp với Putin.
Tổng thống Trump vẫn giữ giọng điệu lạc quan vào thứ sáu, ông nói thêm: “Tuy nhiên, tôi nghĩ chúng ta có cơ hội tốt để giải quyết vấn đề này”.
Ông tránh cam kết rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine trong trường hợp các cuộc đàm phán hòa bình bị hủy bỏ. “Tôi sẽ không nói điều đó”, Tổng thống Trump nói, “vì tôi nghĩ chúng ta sẽ thực hiện được việc ngừng bắn”.
Rubio — phát biểu với các phóng viên sau cuộc gặp với các đồng minh của Hoa Kỳ tại Paris — cho biết vào đầu ngày thứ Sáu rằng chính quyền Tổng thống Trump đang tiến gần đến thời điểm mà họ phải quyết định xem liệu cả hai bên có thực sự muốn đạt được thỏa thuận hay không.
“Tôi đang nói về vấn đề vài ngày, liệu điều này có khả thi trong vài tuần tới hay không”, Rubio nói. “Nếu khả thi, chúng tôi sẽ tham gia. Nếu không, chúng tôi có những ưu tiên khác để tập trung vào”.
Rubio, cùng với các đặc phái viên Hoa Kỳ Steve Witkoff và Keith Kellogg, đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo Âu Châu, bao gồm Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, để thảo luận chi tiết về đề xuất tạm thời ngừng chiến tranh.
Rubio cũng đã trao đổi với Tổng thư ký NATO Mark Rutte vào thứ sáu về đề xuất hòa bình, nói với Rutte rằng ông và Tổng thống Trump hy vọng đề xuất này sẽ được thông qua, theo thông báo từ Bộ Ngoại giao về cuộc gọi của họ.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Tammy Bruce viết: “Bộ trưởng nhấn mạnh, trong khi quốc gia chúng ta cam kết hỗ trợ chấm dứt chiến tranh, nếu con đường rõ ràng hướng tới hòa bình không sớm xuất hiện, Hoa Kỳ sẽ từ bỏ nỗ lực làm trung gian hòa bình”.
Phần lớn Âu Châu vẫn kiên định ủng hộ Ukraine trước hành động xâm lược của Nga.
Hoa Kỳ luôn ủng hộ Ukraine cho đến khi Tổng thống Trump nhậm chức vào đầu năm nay, kể từ đó Tổng thống Trump thỉnh thoảng chỉ trích Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy — có lúc gọi ông là “nhà độc tài không có bầu cử” và mắng mỏ ông trong một cuộc họp tại Phòng Bầu dục.
Rubio nói thêm vào thứ sáu rằng chính quyền đã chuẩn bị để tiếp tục làm việc hướng đến một thỏa thuận nếu cả hai bên có thể ngồi vào bàn đàm phán. Phó Tổng thống JD Vance cũng cho biết ông lạc quan rằng chiến tranh sẽ kết thúc, khi nói chuyện với các phóng viên từ Rôma vào thứ sáu.
“Không ai chơi với ai cả,” Tổng thống Trump nói. “Chúng ta sẽ xem liệu chúng ta có thể hoàn thành được không. Chúng ta có cơ hội thực sự tốt để hoàn thành và nó đang đến hồi gay cấn ngay lúc này.”
[Politico: Trump says US could walk away from Russia-Ukraine war deal]
3. Nỗ lực của Nga nhằm khiến Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh trừng phạt hàng không gặp phải sự phản đối của Liên Hiệp Âu Châu
Mạc Tư Khoa đang vận động Hoa Kỳ mở cửa bầu trời cho các hãng hàng không Nga như một phần của thỏa thuận ngừng bắn với Ukraine.
Nhưng có một vấn đề lớn với kế hoạch này — Liên Hiệp Âu Châu không mấy hào hứng, và nếu không có Âu Châu tham gia thì các hãng hàng không Nga sẽ không dễ dàng bay tới Hoa Kỳ.
“Đầu tiên, các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu đối với Nga vẫn rất nghiêm ngặt, bao gồm lệnh cấm các hãng hàng không Nga bay qua không phận Liên Hiệp Âu Châu”, một quan chức Ủy ban Âu Châu giấu tên cho biết.
Ngoài các quyết định chính trị về lệnh trừng phạt, quan chức Liên Hiệp Âu Châu cũng chỉ ra “các vấn đề an toàn và an ninh lớn” liên quan đến khả năng mở lại không phận Liên Hiệp Âu Châu cho máy bay phản lực của Nga, vì “không biết liệu các nhà điều hành hàng không và dịch vụ không lưu của Nga có được bảo dưỡng đúng cách trong ba năm qua hay không, khiến khả năng bay của đội bay Nga bị đặt dấu hỏi nghiêm trọng”.
Kể từ cuộc xâm lược Ukraine của Mạc Tư Khoa vào tháng 2 năm 2022, các hãng hàng không Nga đã bị cấm hạ cánh và bay qua lãnh thổ Liên Hiệp Âu Châu và Hoa Kỳ, cũng như bị cấm tiếp cận các phụ tùng thay thế cho máy bay từ các nhà sản xuất phương Tây như Boeing hoặc Airbus. Điện Cẩm Linh đã trả đũa bằng cách chặn các hãng hàng không phương Tây khỏi không phận của mình.
“Do đó, có khả năng cao là các bộ phận giả đang được lắp đặt trên máy bay hoạt động trong thị trường nội địa Nga”, Sander Starreveld, giám đốc công ty tư vấn SIG Aviation, cảnh báo về những rủi ro đối với an toàn hàng không. “Cho phép những máy bay này hoạt động thương mại ở Âu Châu không chỉ không an toàn mà còn có nguy cơ đưa các bộ phận giả vào Liên minh”.
Bầu trời không an toàn
Trên thực tế, việc mở lại bầu trời Âu Châu cho các hãng hàng không Nga như hãng hàng không quốc gia Aeroflot cũng sẽ đặt gánh nặng rất lớn lên Cơ quan An toàn Hàng không Liên Hiệp Âu Châu, gọi tắt là EASA.
Starreveld cho biết cơ quan này sẽ được yêu cầu bảo đảm rằng máy bay Nga có mức độ an toàn tương đương với máy bay đang hoạt động tại Liên Hiệp Âu Châu. “Quá trình này mất thời gian, đặc biệt là khi xem xét khối lượng công việc liên quan.”
Ngoài các vấn đề về an toàn và chứng nhận, nhiều máy bay Nga có thể không bao giờ có thể hạ cánh ở Âu Châu nữa vì thực chất chúng không phải của Nga mà đã bị đánh cắp từ những bên cho thuê máy bay sau cuộc xâm lược.
Starreveld cho biết: “Một số máy bay có thể bị tịch thu ngay khi hạ cánh xuống Âu Châu do quyết định đơn phương của Nga trong việc quốc hữu hóa các máy bay thuê”, đồng thời lưu ý rằng “có những khoản nợ khổng lồ đối với các công ty cho thuê phương Tây và tôi hy vọng họ sẽ cố gắng thu hồi càng nhiều tài sản càng tốt”.
Áp lực từ Mạc Tư Khoa
Bất chấp những vấn đề như vậy, Nga vẫn yêu cầu nối lại các chuyến bay trực tiếp đến Hoa Kỳ như một phần của bất kỳ thỏa thuận nào nhằm chấm dứt chiến sự. Một bước đi như vậy “nên là hậu quả của việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Aeroflot”, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết vào ngày 11 tháng 4.
“ Người Mỹ đã cân nhắc, nhưng cho đến nay chúng tôi vẫn chưa thấy bất kỳ động thái đáp trả nào”, Bộ trưởng Nga cho biết.
Hôm thứ Tư, Nga được cho là đã yêu cầu Washington cho phép mua máy bay do nhà sản xuất Boeing của Hoa Kỳ chế tạo và thanh toán bằng tài sản nhà nước của Nga đã bị đóng băng kể từ khi chiến tranh bắt đầu, với điều kiện là đạt được lệnh ngừng bắn.
Cho đến nay, chính quyền Tổng thống Trump vẫn chưa dỡ bỏ bất kỳ lệnh trừng phạt nào đối với Nga, nhưng một số tín hiệu đang mang lại hy vọng cho Điện Cẩm Linh.
Vào tháng 3, nhà lãnh đạo Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Nga, Robert Agee, đã công khai kêu gọi dỡ bỏ lệnh trừng phạt trong lĩnh vực hàng không.
“Nga có một đội máy bay phương Tây khổng lồ, chủ yếu là Boeing. Chúng tôi tin rằng chúng tôi nên cung cấp phụ tùng thay thế và hỗ trợ kỹ thuật cho họ, vì vậy chúng tôi sẽ cố gắng dỡ bỏ các lệnh trừng phạt này”, Agee nói với tờ báo kinh doanh của Nga RBC, đồng thời nói thêm: “Đây không phải là mong muốn kinh doanh mà là nhu cầu nhân đạo, vì người dân thường chủ yếu phải chịu đựng điều này”.
Bất kỳ nỗ lực nào nhằm nới lỏng các hạn chế đối với các hãng hàng không Hoa Kỳ và Nga sẽ làm tăng áp lực buộc các hãng hàng không Âu Châu phải thực hiện các bước tương tự. Các hãng hàng không Âu Châu từ lâu đã phàn nàn về chi phí phát sinh khi tránh không phận rộng lớn của Nga khi bay đến Á Châu, điều này đã mang lại lợi thế cho các hãng hàng không Trung Quốc.
Bất chấp những lo ngại về cạnh tranh này, Brussels vẫn thận trọng khi đàm phán với Mạc Tư Khoa về quyền tiếp cận không phận của mình, một phần là do tính chất không an toàn của bầu trời Nga.
Quan chức Ủy ban gọi an ninh không phận Nga là “có vấn đề”, trích dẫn vụ tai nạn vào ngày Giáng Sinh của một chuyến bay của hãng hàng không Azerbaijan Airlines - được cho là sau khi bị hỏa tiễn phòng không của Nga bắn trúng - khiến EASA phải khuyến cáo các hãng hàng không tránh xa toàn bộ miền tây nước Nga.
Putin đã xin lỗi về vụ tai nạn nhưng không nói rõ Nga phải chịu trách nhiệm.
[Politico: Russia’s effort to get US to drop aviation sanctions hits EU resistance]
4. Các nhà phân tích chiến tranh nhận định Nga có thể lặp lại cuộc xâm lược của Ukraine vào các nước NATO
Theo một phân tích mới, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và các quan chức cao cấp khác của Nga đang cố gắng sử dụng quá khứ thuộc địa của Mạc Tư Khoa để “biện minh cho hành động xâm lược trong tương lai đối với các quốc gia NATO”.
Các nước NATO, đặc biệt là những nước có khoảng cách gần với Nga, ngày càng nói rằng Mạc Tư Khoa có thể tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào các thành viên của liên minh trong những năm tới.
Các quan chức đã gợi ý rằng Điện Cẩm Linh có thể tấn công vào đất NATO bằng chiến thuật chiến tranh hỗn hợp, thay vì phát động một cuộc tấn công quân sự theo kiểu chiến tranh quy ước. Chiến tranh hỗn hợp đề cập đến một loạt các hoạt động không tham gia vào chiến đấu công khai, như tấn công mạng, chiến dịch thông tin hoặc tấn công vào cơ sở hạ tầng dễ bị tổn thương, chẳng hạn như cáp ngầm.
Nhưng có “nhiều lựa chọn để Nga thử nghiệm sự gắn kết của liên minh”, bao gồm cả việc chiếm đất có giới hạn, cựu chỉ huy Quân đoàn đa quốc gia Đông Bắc của NATO có trụ sở tại tây bắc Ba Lan, Trung tướng Jürgen-Joachim von Sandrart, đã nói với Newsweek ngay trước khi rời nhiệm sở vào tháng 11.
NATO dựa vào việc tất cả các thành viên cam kết thực hiện Điều 5 của hiệp ước thành lập liên minh, trong đó cam kết các quốc gia NATO khác sẽ giúp đỡ bất kỳ thành viên nào bị tấn công vũ trang bằng phản ứng mà họ cho là phù hợp.
Ngoại trưởng kỳ cựu của Nga, Sergey Lavrov, trả lời phỏng vấn tờ báo Kommersant của Nga được công bố hôm thứ Hai rằng thật “nguy hiểm” khi những gì ông mô tả là “phát xít” kiểm soát lãnh thổ mà “chưa bao giờ thuộc về bất kỳ ai ngoại trừ Đế quốc Nga, Liên Xô”.
Những nhận xét này cho thấy Điện Cẩm Linh coi “các quốc gia độc lập từng bị Liên Xô và Đế quốc Nga đô hộ là một phần hợp pháp của nước Nga hiện đại”, theo Viện nghiên cứu chiến tranh, gọi tắt là ISW có trụ sở tại Hoa Kỳ, trong một bài phân tích được công bố hôm Thứ Tư, 16 Tháng Tư.
Nhóm nghiên cứu lưu ý rằng Estonia, Latvia và Lithuania - ba nước vùng Baltic tạo nên một phần sườn phía đông của NATO trên biên giới Nga - đều là một phần của Liên Xô cũ và Đế quốc Nga, cũng như Moldova, quốc gia hiện đang đàm phán để gia nhập Liên minh Âu Châu.
Phần Lan, một trong những thành viên mới nhất của NATO, có chung hàng trăm dặm đường biên giới trên bộ với Nga, đã nằm dưới sự kiểm soát của Đế quốc Nga vào thế kỷ 19. Một phần lớn lãnh thổ Ba Lan là một phần lãnh thổ của đế quốc Nga, theo nhóm nghiên cứu ISW.
Một số quan chức cao cấp khác của Điện Cẩm Linh, bao gồm Putin và trợ lý tổng thống Nikolai Patrushev, đang “cố gắng sử dụng các nỗ lực thực dân hóa trước đây của Nga để đặt ra các điều kiện thông tin và biện minh cho hành động xâm lược trong tương lai đối với các quốc gia NATO”, nhóm nghiên cứu đánh giá.
Cơ quan tình báo nước ngoài của Estonia đã cảnh báo vào tháng 2 năm 2024 rằng NATO “có thể phải đối mặt với một đội quân lớn theo kiểu Liên Xô trong thập niên tới” nếu Nga cải cách quân đội thành công. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã công bố những thay đổi toàn diện đối với quân đội vào cuối năm 2022.
Theo quân đội Estonia, quân đội Nga có thể vẫn sẽ “kém hơn về mặt công nghệ” so với lực lượng NATO ở các lĩnh vực khác ngoài chiến tranh điện tử và tấn công tầm xa, nhưng “tiềm năng quân sự của họ sẽ rất đáng kể”.
Cơ quan Tình báo Quốc phòng Đan Mạch cho biết đầu năm nay, Nga có thể sẽ “sẵn sàng sử dụng vũ lực quân sự trong một cuộc chiến tranh khu vực chống lại một hoặc nhiều quốc gia NATO ở Âu Châu nếu nước này nhận thấy NATO bị suy yếu về mặt quân sự hoặc chia rẽ về mặt chính trị”.
Trong một báo cáo được công bố vào đầu tháng 2, cơ quan tình báo cho biết Nga sẽ mất khoảng năm năm để chuẩn bị cho “một cuộc chiến tranh quy mô lớn ở lục địa Âu Châu, nơi Hoa Kỳ đã thẳng thừng tuyên bố sẽ không tham gia”.
Trước các cuộc đàm phán do Hoa Kỳ làm trung gian về khả năng ngừng bắn ở Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Hanno Pevkur đã nói với Newsweek vào tháng 11 rằng nếu giao tranh dừng lại và quân đội Nga hiện đang sa lầy ở miền Đông Ukraine không còn cần thiết ở đó nữa, thì “hàng trăm ngàn quân” sẽ có sẵn để Putin sử dụng ở nơi khác.
“Điều đó có nghĩa là quân đội Nga sẽ có rất nhiều lực lượng tự do cơ động, có thể sẽ được đưa đến khu vực lân cận của chúng tôi,” Pevkur cho biết.
[Newsweek: Russia Could Repeat Ukraine Invasion on NATO Countries—War Analysts]
5. Chính quyền Tổng thống Trump cân nhắc việc công nhận quyền kiểm soát Crimea của Nga như một phần của thỏa thuận hòa bình, Bloomberg đưa tin
Hôm Thứ Bẩy, 19 Tháng Tư, Bloomberg đưa tin, trích dẫn nguồn tin thân cận với vấn đề này, Hoa Kỳ sẵn sàng công nhận quyền kiểm soát của Nga đối với Crimea như một phần của thỏa thuận hòa bình rộng lớn hơn giữa Mạc Tư Khoa và Kyiv.
Sự nhượng bộ tiềm năng này báo hiệu mong muốn của Tổng thống Trump trong việc bảo đảm một thỏa thuận ngừng bắn. Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio đã ám chỉ vào ngày 18 tháng 4 rằng chính quyền có thể từ bỏ các nỗ lực làm trung gian hòa bình nếu các cuộc đàm phán không sớm tiến triển.
Vào cuối tháng 2 năm 2014, quân đội Nga không có phù hiệu quân sự đã xâm lược Crimea của Ukraine. Trong suốt tháng 2, Nga đã âm thầm tăng cường sự hiện diện của quân đội trên bán đảo này. Họ đã phong tỏa các phi trường ở Sevastopol và Simferopol và chiếm giữ tòa nhà Quốc hội Crimea.
Họ cũng phong tỏa các căn cứ quân sự của Ukraine nằm trên bán đảo. Quân đội Ukraine không nhận được lệnh bắn vào quân đội Nga.
Vào tháng 3 năm 2014, quốc hội Crimea do Nga kiểm soát đã bỏ phiếu để tổ chức một “cuộc trưng cầu dân ý” để gia nhập Nga. Cuộc bỏ phiếu giả mạo về việc sáp nhập được tiến hành khi không có bất kỳ quan sát viên quốc tế nào và với sự hiện diện của binh lính Nga có vũ trang tại các địa điểm bỏ phiếu.
Cái gọi là kết quả được chính quyền xâm lược của Nga công bố vào ngày 16 tháng 3 năm 2014, trong đó chính phủ Nga tuyên bố rằng 97 phần trăm cử tri ủng hộ việc sáp nhập. Nhiều báo cáo quốc tế đã chứng minh rằng kết quả là bịa đặt.
Việc công nhận quyền kiểm soát Crimea của Nga sẽ đánh dấu một chiến thắng quan trọng cho Putin, người từ lâu đã thúc đẩy tính hợp pháp quốc tế đối với vùng lãnh thổ này.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã nhiều lần tuyên bố Ukraine sẽ không nhượng bất kỳ phần lãnh thổ nào cho Nga. Cho đến nay, Putin đã bác bỏ đề xuất hòa bình rộng hơn của Tổng thống Trump.
Các nguồn tin cho biết chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra. Một quan chức Hoa Kỳ quen thuộc với các cuộc đàm phán đã từ chối bình luận về khả năng công nhận Crimea, với lý do tính nhạy cảm của các cuộc đàm phán đang diễn ra.
[Kyiv Independent: Trump admin considers recognizing Russian control of Crimea as part of peace deal, Bloomberg reports]
6. Bỉ cảnh báo việc tăng chi tiêu quốc phòng sẽ gây tổn hại đến phúc lợi xã hội
Bộ trưởng Ngân sách Bỉ Vincent Van Peteghem cảnh báo rằng việc tăng mạnh chi tiêu quốc phòng sẽ dẫn đến việc cắt giảm phúc lợi.
“Mỗi euro thâm hụt ngày hôm nay... là một euro sẽ là nợ, và khoản nợ đó một ngày nào đó sẽ là thuế hoặc cắt giảm và trong phúc lợi xã hội của nhà nước,” ông nói với tờ Financial Times. “Quốc phòng chắc chắn đòi hỏi sự chú ý hoàn toàn của chúng ta, nhưng tính bền vững của phúc lợi nhà nước của chúng ta cũng vậy.”
Tuần trước tại Brussels, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio đã kêu gọi các đồng minh NATO chi nhiều hơn cho quốc phòng — ngay cả khi điều đó có nghĩa là phải cắt giảm các chương trình phúc lợi.
Những phát biểu của Van Peteghem được đưa ra sau một thỏa thuận của chính phủ vào tuần trước về việc chi 2 phần trăm GDP cho quốc phòng và cuối cùng đạt được mục tiêu hiện tại của NATO trong thập niên qua. Ông cho biết Bỉ sẽ tìm cách kích hoạt điều khoản thoát hiểm quốc gia — một cơ chế được Ủy ban Âu Châu cho phép nới lỏng các quy tắc tài chính — và hưởng lợi từ một số khoản vay trị giá 150 tỷ euro do nhánh hành pháp của Liên Hiệp Âu Châu cung cấp.
Trong bối cảnh cuộc chiến toàn diện của Nga với Ukraine và sự hiếu chiến ngày càng gia tăng của Điện Cẩm Linh, các nhà lãnh đạo NATO được kỳ vọng rộng rãi sẽ tăng mục tiêu chi tiêu quốc phòng lên hơn 3 phần trăm GDP trong hội nghị thượng đỉnh vào tháng 6 tại The Hague. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump muốn tăng 5 phần trăm.
Đối với nhiều nước việc tăng chi tiêu lên 5% chắc chắn sẽ ảnh hưởng mạnh đến phúc lợi dành cho những người già, người nghèo, người hưu trí. Van Peteghem chỉ ra rằng việc tăng ngân sách quốc phòng lên 5% chỉ có lợi cho các tài phiệt vũ khí mà không đương nhiên mang lại an ninh cho quốc gia, nếu Hoa Kỳ tiếp tục giữ một thái độ thân thiện một cách vô lý với Nga là lý do cho việc tăng chi tiêu lên 5%, trong bối cảnh các quan chức Hoa Kỳ không ngừng bài bác NATO là tổ chức phòng thủ đã được chứng minh là hiệu quả trong việc gìn giữ hòa bình cho Âu Châu trong 70 năm qua. Đối với ông, cắt giảm các phúc lợi xã hội để có một kho vũ khí khổng lồ mà không có tác dụng răn đe nào đối với Nga thì không có nghĩa gì nhiều, và có thể có nguy cơ cao độ, khi tình trạng xã hội ngày càng trở nên bấp bênh và căng thẳng. Chiêu bài 5%, nói cho cùng chỉ là để vỗ béo cho tư bản vũ khí Mỹ.
Theo Financial Times, Van Peteghem cho biết Bỉ sẽ yêu cầu NATO tính các khoản đầu tư của khu vực vào đường sá và cầu cống vào chi tiêu quốc phòng.
Thật vậy, những nước chậm chi tiêu như Tây Ban Nha và Ý muốn mở rộng định nghĩa về chi tiêu quốc phòng để bao gồm an ninh mạng, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và tuần tra biên giới, cùng nhiều hạng mục khác. Các quốc gia giáp biên giới với Nga như Estonia và Phần Lan đã nói không với điều đó, muốn tiền mặt tập trung chủ yếu vào quân đội.
[Politico: Belgium warns defense spending boost will hurt welfare state]
7. Ukraine, Nga tiến hành trao đổi tù nhân trước lễ Phục sinh, Sky News đưa tin
Ukraine và Nga tiến hành trao đổi tù binh chiến tranh, vào ngày 19 tháng 4, Sky News đưa tin vào ngày 18 tháng 4, trích dẫn một nguồn tin giấu tên.
Theo nguồn tin, cuộc trao đổi này được cho là sẽ liên quan đến 246 tù binh chiến tranh từ mỗi bên, cũng như 46 binh sĩ bị thương. Cuộc trao đổi sẽ được Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất làm trung gian, Sky News đưa tin.
Nga và Ukraine đã tổ chức 62 cuộc trao đổi tù binh trong suốt cuộc chiến tranh toàn diện. Cuộc trao đổi tù binh gần đây nhất giữa Ukraine và Nga diễn ra vào ngày 19 tháng 3, với 175 người Ukraine được đưa trở về nhà.
Kể từ khi Nga tiến hành cuộc chiến tranh toàn diện vào năm 2022, Kyiv đã trao trả 4.306 người khỏi nơi giam giữ của Nga, bao gồm cả binh lính và thường dân.
Ukraine không tiết lộ số liệu chính xác về số lượng tù nhân chiến tranh, gọi tắt là POW Ukraine bị giam giữ tại Nga. Theo Thanh tra viên Dmytro Lubinets, Nga giam giữ hơn 16.000 thường dân Ukraine.
Ukraine đã đưa ra ý tưởng trao đổi tù nhân toàn diện vào năm 2024, nhưng Nga vẫn chưa đồng ý với đề xuất này.
[Kyiv Independent: Ukraine, Russia to conduct prisoner swap before Easter, Sky News reports]
8. Nga làm bị thương hơn 100 người bằng hỏa tiễn siêu thanh mới tại Kharkiv của Ukraine
Nga vẫn tiếp tục các cuộc tấn công vào khu vực dân sự của Ukraine, tấn công vào khu dân cư Kharkiv bằng các loại hỏa tiễn đạn đạo chùm mới vào sáng sớm Thứ Sáu Tuần Thánh.
Hỏa tiễn được sử dụng là 9M727, một hỏa tiễn siêu thanh phản lực tương đương với hỏa tiễn Tomahawk của Mỹ, Thống Đốc khu vực Kharkiv, Oleh Syniehubov, cho biết trong một tuyên bố. Loại đạn này được trang bị công nghệ tàng hình, cho phép nó thoát khỏi sự phát hiện của radar.
Vụ tấn công xảy ra vào Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày mà nhiều người Chính thống giáo và Công Giáo Ukraine chuẩn bị cho lễ Phục Sinh.
Một người đàn ông 79 tuổi đã thiệt mạng trong căn nhà của mình, hơn 100 người bị thương và hơn 500 người mất nhà cửa, cảnh sát trưởng cho biết. “Họ bị thương do nổ, mảnh đạn và sốc. Có bảy trẻ em trong số những người bị thương.”
Cuộc tấn công vào Kharkiv đánh dấu lần thứ ba liên tiếp Nga sử dụng hỏa tiễn đạn đạo chứa bom chùm tấn công vào khu vực dân sự, sau cuộc tấn công vào Sumy vào Chúa Nhật Lễ Lá cuối tuần trước khiến 35 người thiệt mạng và một tuần trước đó chứng kiến một cuộc tấn công vào Kryvyi Rih khiến 20 người thiệt mạng.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã cảnh báo rằng Nga đang chuẩn bị nhiều cuộc tấn công hơn vào dịp lễ Phục sinh, nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố cuộc tấn công nhằm vào các địa điểm phóng máy bay điều khiển từ xa.
[Politico: Russia wounds over 100 with new cluster supersonic missile on Ukraine’s Kharkiv]
9. Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh tuyên bố có “tiến triển” trong các cuộc đàm phán hòa bình nhưng cho biết thời hạn ngừng bắn năng lượng đã hết hạn
Hôm Thứ Bẩy, 19 Tháng Tư, Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết đã có tiến triển trong các cuộc đàm phán hòa bình nhưng nói thêm rằng thời hạn một tháng cấm các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng đã hết.
Ông không nói rõ liệu Nga có dự định tiếp tục tấn công các cơ sở năng lượng hay gia hạn lệnh cấm hay không.
Trước đó trong ngày, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio đã cảnh báo rằng Hoa Kỳ sẽ ngừng các nỗ lực làm trung gian cho một thỏa thuận nếu không sớm đạt được đột phá. Phát biểu sau các cuộc họp ở Paris, ông cho biết Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vẫn quan tâm đến một nghị quyết nhưng có “những ưu tiên khác” nếu Điện Cẩm Linh từ chối tham gia.
“Chúng tôi tin rằng một số tiến triển nhất định thực tế đã có thể được thừa nhận”, Peskov nói. “Đã có một số diễn biến, nhưng tất nhiên, vẫn còn nhiều cuộc thảo luận phức tạp ở phía trước”, Peskov nói.
Ông trích dẫn lệnh ngừng bắn một phần đối với các cuộc tấn công vào các cơ sở năng lượng như một dấu hiệu tiến bộ, tuyên bố sai sự thật rằng Nga đã tuân thủ lệnh này và cáo buộc Ukraine vi phạm thỏa thuận.
Nga lần đầu tiên đề cập rằng họ sẵn sàng dừng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng trong một tháng vào ngày 18 tháng 2. Ukraine đã đồng ý với đề xuất này sau các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ tại Riyadh vào ngày 25 tháng 3.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Heorhii Tykhyi cho biết vào ngày 16 tháng 4 rằng kể từ đó, Mạc Tư Khoa đã vi phạm lệnh ngừng bắn hơn 30 lần.
Tuy nhiên, Peskov nói thêm rằng thời hạn một tháng ngừng bắn về cơ sở hạ tầng năng lượng đã hết.
“Thời hạn một tháng thực sự đã hết”, ông nói. “Hiện tại, không có chỉ thị nào khác từ Tổng tư lệnh tối cao, Putin”.
Tòa Bạch Ốc ngày càng thất vọng vì tiến trình hòa bình bị trì hoãn, vì Tổng thống Trump chỉ trích cả Ukraine và Nga vì không đạt được thỏa thuận.
Tổng thống Trump cũng nhiều lần đổ lỗi cho Tổng thống Volodymyr Zelenskiy và cựu Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden về cuộc chiến, gọi cuộc xâm lược của Nga là “cuộc chiến của Tổng thống Biden”, lặp lại những lời tuyên truyền của Nga.
Kyiv ủng hộ lệnh ngừng bắn vô điều kiện trong các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ tại Jeddah vào ngày 11 tháng 3 nhưng cũng nhấn mạnh rằng một thỏa thuận hòa bình toàn diện phải bao gồm các bảo đảm an ninh - một cam kết mà Tổng thống Trump vẫn miễn cưỡng thực hiện.
Mạc Tư Khoa đã bác bỏ đề xuất ngừng bắn, yêu cầu các điều kiện làm suy yếu khả năng phòng thủ của Ukraine, bao gồm cả việc ngừng hoàn toàn viện trợ quân sự của phương Tây.
[Kyiv Independent: Kremlin spokesman claims 'progress' in peace talks but says energy ceasefire period has expired]
10. Trung Quốc phủ nhận cáo buộc của Tổng thống Zelenskiy rằng họ cung cấp vũ khí cho Nga
Sáng Thứ Bẩy, 19 Tháng Tư, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy rằng Bắc Kinh đang cung cấp vũ khí cho Nga, coi những cáo buộc này là “vô căn cứ”.
“Lập trường của Trung Quốc về vấn đề Ukraine vẫn nhất quán và rõ ràng. Chúng tôi đã tích cực làm việc để ngừng bắn và thúc đẩy đàm phán hòa bình”, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiến cho biết trong cuộc họp báo hàng ngày.
Ông nói thêm: “Trung Quốc kiên quyết phản đối những cáo buộc vô căn cứ và sự thao túng chính trị”.
Tổng thống Zelenskiy tiết lộ hôm thứ Năm rằng các cơ quan tình báo và an ninh của Ukraine đã cung cấp thông tin cho thấy Trung Quốc đã bí mật cung cấp vũ khí cho Nga, bao gồm thuốc súng và pháo binh.
“ Tôi không thể nói rằng chúng tôi ngạc nhiên,” Tổng thống Zelenskiy nói. “Nhưng chúng tôi đã nói chuyện với nhà lãnh đạo Trung Quốc và ông ấy đã hứa với tôi rằng ông ấy sẽ không bán hoặc cung cấp vũ khí cho Nga. Thật không may, chúng tôi có sự thật và thấy thông tin ngược lại.”
Kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, Trung Quốc vẫn duy trì mối quan hệ kinh tế và chính trị chặt chẽ với Mạc Tư Khoa.
Điều này bao gồm việc tăng cường thương mại song phương, tập trận quân sự chung và tăng cường hợp tác ngoại giao thông qua các diễn đàn như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và BRICS.
Bắc Kinh đã phải đối mặt với những cáo buộc trước đây về việc bí mật cung cấp vũ khí và vật liệu cho Nga để sản xuất máy bay điều khiển từ xa, đồng thời giảm lượng máy bay điều khiển từ xa được chuyển đến Ukraine. Đầu tháng này, lực lượng Ukraine đã bắt giữ hai công dân Trung Quốc chiến đấu cùng quân đội Nga ở khu vực Donetsk.
Bất chấp nhiều năm cáo buộc, chính phủ Trung Quốc vẫn liên tục phủ nhận mọi sự liên quan trực tiếp đến cuộc chiến và cố gắng thể hiện mình là một bên trung lập.
[Politico: China denies Zelenskyy’s charge that it provides Russia with weapons]
11. Nga bỏ tù nhà hoạt động 19 tuổi vì trích dẫn nhà thơ Ukraine, chỉ trích chiến tranh
Một tòa án ở St. Petersburg đã kết án Darya Kozyreva, 19 tuổi, hai năm tám tháng tù giam vào ngày 18 tháng 4 vì cáo buộc “làm mất uy tín” của quân đội Nga, bao gồm cả việc dán một câu trích dẫn từ một bài thơ của Ukraine lên một tượng đài.
Kozyreva bị bắt vào ngày 24 tháng 2 năm 2024, sau khi cô dán một câu thơ trong “Di chúc của tôi” của Taras Shevchenko lên bức tượng của ông ở St. Petersburg, theo nhóm nhân quyền Nga OVD-Info. Trích đoạn có nội dung: “Ôi, hãy chôn tôi, rồi hãy trỗi dậy / Và phá vỡ xiềng xích nặng nề của bạn / Và tưới bằng máu của những kẻ bạo chúa / Sự tự do mà bạn đã giành được.”
Một vụ kiện thứ hai được đệ trình chống lại cô vào tháng 8 sau khi cô trả lời phỏng vấn trên Đài phát thanh Âu Châu Tự do trong đó cô gọi cuộc chiến của Nga ở Ukraine là “tàn bạo” và “tội phạm”.
Tại một trong những phiên điều trần của mình, Kozyreva đã bảo vệ hành động của mình bằng cách nói rằng cô “chỉ đọc một bài thơ và dán một câu trích dẫn bằng tiếng Ukraine, không có gì hơn”, dịch vụ báo chí của tòa án St. Petersburg cho biết. Các công tố viên được cho là đã tìm kiếm một bản án sáu năm.
“Lá cờ quốc gia vẫn tung bay trên Kyiv, và sẽ luôn như vậy,” Kozureva nói trong tuyên bố cuối cùng của mình tại tòa, theo hãng tin độc lập Mediazona của Nga. “Tôi vẫn mơ rằng Ukraine sẽ giành lại từng tấc đất lãnh thổ của mình: Donbas, Crimea, tất cả. Và tôi tin rằng một ngày nào đó, điều đó sẽ xảy ra. Lịch sử sẽ phán xét, và phán xét một cách công bằng. Nhưng Ukraine đã chiến thắng rồi. Họ đã chiến thắng. Vậy thôi.”
Kozyreva đã từng bị chính quyền nhắm tới.
OVD-Info cho biết cô đã bị bắt giữ vào tháng 12 năm 2022 khi vẫn còn học trung học vì viết, “Những kẻ giết người, các người đã đánh bom nơi này. Judases,” trên một công trình lắp đặt trong thành phố để tôn vinh sự kết nghĩa của St. Petersburg và Mariupol bị tạm chiếm.
Sau đó, cô bị phạt vì “làm mất uy tín” của quân đội và bị đuổi khỏi trường đại học vì một bài đăng về “bản chất đế quốc của chiến tranh”, theo nhóm nhân quyền Memorial, nơi công nhận cô là tù nhân chính trị.
“Daria Kozyreva đang bị trừng phạt vì trích dẫn một tác phẩm kinh điển của thơ ca Ukraine thế kỷ 19, vì lên tiếng phản đối một cuộc chiến tranh bất công và vì từ chối im lặng,” Giám đốc Tổ chức Ân xá Quốc tế tại Nga Natalia Zviagina cho biết trong một tuyên bố. “Chúng tôi yêu cầu trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Daria Kozyreva và tất cả những người bị giam giữ theo 'luật kiểm duyệt chiến tranh'.”
OVD-Info đưa tin rằng hiện có hơn 1.500 người đang bị bỏ tù ở Nga vì lý do chính trị và hơn 20.000 người đã bị giam giữ vì quan điểm phản chiến kể từ tháng 2 năm 2022.
[Kyiv Independent: Russia jails 19-year-old activist for quoting Ukrainian poet, criticizing war]
Tòa Thánh phản đối việc ép Ukraine cắt lãnh thổ cho Nga. Malaysia: Hơn 2000 người lớn được rửa tội
VietCatholic Media
20:29 19/04/2025
1. Đức Hồng Y Parolin: Thật là vô nhân đạo khi từ chối quyền tự vệ của người dân Ukraine
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Ý “La Repubblica”, Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin nói về các cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine và Gaza, vai trò của chủ nghĩa đa phương và nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại đối với ngoại giao Vatican, đồng thời nhắc lại rằng hòa bình không thể bị áp đặt mà phải được xây dựng một cách kiên nhẫn với sự tôn trọng lẫn nhau.
Tòa thánh rất quan ngại “về nguy cơ leo thang xung đột” ở Ukraine, điều này sẽ gây ra “nhiều đau khổ hơn và nhiều nạn nhân mới”, trong khi thừa nhận rằng “sẽ là vô nhân đạo nếu từ chối quyền tự vệ của người dân Ukraine”. Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin đã nêu quan điểm này vào thứ sáu trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Ý La Repubblica về một số vấn đề quốc tế quan trọng.
“Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhiều lần nhắc nhở chúng ta, hòa bình không thể bị áp đặt; nó phải được xây dựng một cách kiên nhẫn, từng ngày, thông qua đối thoại và tôn trọng lẫn nhau”, Đức Hồng Y Parolin nhận xét trong cuộc phỏng vấn được công bố vào thứ sáu, ngày 18 tháng 4, bày tỏ sự đánh giá cao đối với bất kỳ sáng kiến nào có thể dẫn đến hòa bình, vì “cuộc chiến này không thể tiếp diễn”.
Theo Ngoại trưởng Vatican, vấn đề cơ bản “là quan điểm ngày càng cá nhân hóa về con người và sự ngờ vực lẫn nhau ngày càng tăng giữa các thành viên trong cộng đồng quốc tế”.
“Không ai tin tưởng bất kỳ ai nữa, và bầu không khí này tạo ra nỗi sợ hãi, tái vũ trang, sự xâm lược phủ đầu và một vòng xoáy xung đột liên tục”, ngài nói. “Chính trong bối cảnh này, sứ mệnh của Tòa thánh là mang đến một chút ánh sáng và khuếch đại lời nói của những Người kế vị Thánh Phêrô, những người trong hơn một thế kỷ đã nói không với chiến tranh và chạy đua vũ trang, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô vẫn tiếp tục làm”.
Nhấn mạnh “điểm khởi đầu”, cụ thể là Tòa thánh “rõ ràng ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”, Hồng Y Parolin lưu ý rằng “chính người dân Ukraine phải quyết định họ sẵn sàng đàm phán hay có khả năng nhượng bộ điều gì theo quan điểm của họ”. Theo nhà ngoại giao Vatican, một nền hòa bình công bằng và lâu dài chỉ có thể đạt được nếu được xây dựng “trên cơ sở tôn trọng công lý và luật pháp quốc tế”.
Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh tiếp Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance vào ngày Thứ Bẩy 19 tháng 4, trong chuyến thăm Rôma, cũng được hỏi về các chính sách và chủ nghĩa đa phương của Tổng thống Trump.
“Rõ ràng là đường lối của Chính quyền Hoa Kỳ hiện tại rất khác so với những gì chúng ta từng thấy”, Đức Hồng Y Parolin thừa nhận và nói thêm: “Tòa thánh luôn nỗ lực đặt con người vào vị trí trung tâm, và nhiều người dễ bị tổn thương đang phải chịu đau khổ rất nhiều, chẳng hạn như do cắt giảm viện trợ nhân đạo”.
“Tòa thánh, luôn ủng hộ đường lối đa phương và tin rằng luật pháp quốc tế và sự đồng thuận của các quốc gia phải luôn được khuyến khích.”
Vai trò này trong việc bảo vệ chủ nghĩa đa phương trước hết và trên hết phải thuộc về Âu Châu. “Theo quan điểm này, thuật ngữ 'tái vũ trang' thật không may, vì nó luôn báo hiệu sự đóng cửa và xung đột mới, ngay cả khi được sử dụng để biện minh cho nhu cầu đầu tư vào quốc phòng của Âu Châu, đặc biệt là khi Hoa Kỳ không tham gia vào vấn đề này.”
Đức Hồng Y bác bỏ rằng, do nhiều cuộc chiến tranh đang diễn ra, chúng ta đang phải đối mặt với “5 không trong đối thoại liên tôn”: người ta không được rơi vào “cái bẫy coi đây là xung đột tôn giáo”, bởi vì “đây là sự thao túng tôn giáo và các giá trị tâm linh cho những mục đích trần tục hơn nhiều”.
Liên quan đến sự tàn phá đang diễn ra ở Gaza, Đức Hồng Y Parolin cho biết dữ liệu và hình ảnh từ đó là “khủng khiếp về mặt con người và không thể chấp nhận được về mặt đạo đức”. “Tự vệ là hợp pháp, nhưng nó không bao giờ có thể liên quan đến việc tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần người khác hoặc phủ nhận quyền được sống trên chính đất nước của họ”.
Khi được hỏi về mối quan hệ với Trung Quốc, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh xác nhận rằng “Tòa thánh chắc chắn vẫn duy trì mong muốn có văn phòng liên lạc riêng tại Bắc Kinh”, một bước đi “trong phạm vi mong muốn” cho đến nay.
Cuối cùng, Đức Hồng Y Parolin tái khẳng định mạnh mẽ tầm quan trọng cốt yếu của đối thoại: “Tôi tin rằng đóng góp lớn nhất mà Tòa thánh có thể thực hiện trong bối cảnh quốc tế hiện nay chính là đối thoại: làm chứng cho tầm quan trọng của nó và thực hành nó một cách cá nhân, ngay cả khi khó khăn, ngay cả khi nó trở thành một lựa chọn không được ưa chuộng, ngay cả khi nó có vẻ vô ích hoặc không hiệu quả.”
Source:Vatican News
2. Hơn hai ngàn người trẻ và người lớn Malaysia sẽ được rửa tội trong Lễ Vọng Phục Sinh
Tin Mừng thu hút những người trẻ và người lớn đang tìm kiếm phép rửa tội tại Malaysia: theo thông tin chính thức từ Giáo hội địa phương, cộng đồng Công Giáo tại Malaysia chào đón hơn 2.000 tín hữu mới tại Lễ Vọng Phục sinh năm 2025, được cử hành vào tối ngày 19 tháng 4: 1.047 người mới được rửa tội tại Bán đảo Malaysia và một số lượng tương đương tại Borneo của Malaysia. Trong Mùa Chay, những người dự tòng đã cử hành “Nghi lễ Tiến Cử”, một hành vi phụng vụ đánh dấu sự tiếp nhận chính thức những người dự tòng vào Giáo hội, trong khi các tín hữu hiệp nhất trong lời cầu nguyện.
Tại Kajang, Tổng giáo phận Kuala Lumpur, nghi lễ diễn ra tại Nhà thờ Thánh Gia và quy tụ 549 người dự tòng. Đức Tổng Giám Mục Chu Lợi An Liêu (Julian Leow), người chủ trì Thánh lễ, đã nhắc lại chủ đề của Năm Thánh, “Những người hành hương của Hy vọng”, mời gọi những người dự tòng phát triển trong sự thánh thiện: “Tất cả chúng ta đã được ‘chọn’, được Chúa chọn để trở thành một phần của Dân Người”, ngài nhớ lại.
Tại Giáo phận Malacca-Johore, hơn 281 dự tòng từ 17 giáo xứ đã tụ họp tại Nhà thờ chính tòa Thánh Tâm Chúa Giêsu để tham dự Nghi thức Tiến cử. Phát biểu trước họ, Đức Giám Mục Bernard Paul đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hành trình chuẩn bị cho phép rửa tội và khuyên họ “hãy lắng nghe tiếng Chúa một cách chăm chú, và đừng để bị phân tâm. Tiếng Chúa dịu dàng, chào đón và khích lệ. Ước mơ của Chúa là chúng ta được hiệp nhất với Người, rằng chúng ta là một trong Người, như một dân tộc”.
Tại Giáo phận Penang - cũng ở Bán đảo Malaysia - Nghi lễ Tiến Cử có sự tham gia của 156 tân tòng từ các giáo hạt ở phía Bắc và Quần đảo, và 61 tân tòng trẻ khác từ giáo hạt Perak, những người đã được tiếp nhận là “người được chọn” tại Nhà thờ St. Michael ở Ipoh. Đức Hồng Y Sebastian Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ trì cả hai buổi lễ, khuyến khích mọi người “nắm lấy niềm vui hy vọng”, dưới sự hướng dẫn của những nhân vật như Chân phước Carlo Acutis.
Trên đảo Malaysia, Borneo thuộc Malaysia, 1.125 người dự tòng từ nhiều giáo xứ khác nhau trong Tổng giáo phận Kota Kinabalu sẽ được rửa tội vào lễ Phục sinh năm 2025. Trong Nghi lễ Tiến Cử, đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ dự tòng, Đức Tổng Giám Mục John Wong hoan nghênh ý định gia nhập Giáo Hội Công Giáo của họ và tuyên bố họ đã sẵn sàng hoàn thành thời kỳ thanh tẩy và khai sáng, một giai đoạn chuẩn bị cuối cùng và chuyên sâu để lãnh nhận ba Bí tích đầu tiên (Rửa tội, Rước lễ và Thêm sức) vào đêm Phục sinh.
Tưởng cũng nên biết thêm: Một người lớn muốn gia nhập Giáo Hội Công Giáo thường trải qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn đầu tiên được gọi là Giai đoạn Truyền giáo và Tiền dự tòng (Precatechumenate). Đối với một số người, quá trình này bao gồm một thời gian dài tìm kiếm; nhưng đối với những người khác, thời gian có thể ngắn hơn. Sau khi trò chuyện với một linh mục hoặc giám đốc giáo xứ về Khai tâm Kitô giáo, người đó, được gọi là “người tìm hiểu”, có thể tìm kiếm sự chấp nhận vào Dự tòng, thông qua Nghi thức Chấp nhận - Rite of Acceptance. Trong Nghi thức này, người tìm hiểu đứng giữa cộng đồng giáo xứ và tuyên bố rằng anh ta hoặc cô ta muốn trở thành thành viên được chịu phép rửa tội của Giáo Hội Công Giáo. Hội đồng giáo xứ khẳng định mong muốn này và người tìm hiểu trở thành Dự tòng.
Giai đoạn Dự tòng có thể kéo dài tới vài năm hoặc có thể ngắn hơn. Trong thời gian này, Người dự tòng cân nhắc những gì Chúa đang nói với họ trong Kinh thánh, những thay đổi nào trong cuộc sống của họ cần thực hiện để đáp lại sự soi dẫn của Chúa và ý nghĩa của Phép rửa tội trong Giáo Hội Công Giáo. Vấn đề nổi cộm tại Malaysia thường là vấn đề đa thê. Đó là trở ngại đối với nhiều người Malaysia muốn gia nhập Giáo Hội Công Giáo.
Khi một người dự tòng và linh mục cùng nhóm giáo xứ làm việc với người đó tin rằng người đó đã sẵn sàng cam kết đức tin với Chúa Giêsu trong Giáo Hội Công Giáo, bước tiếp theo là yêu cầu rửa tội và cử hành Nghi thức Tiến Cử - Rite of Election.
Nghi thức Tiến Cử bao gồm việc ghi danh tên của tất cả những người dự tòng muốn được rửa tội vào Lễ Vọng Phục sinh sắp tới. Những người dự tòng công khai bày tỏ mong muốn được rửa tội với giám mục giáo phận. Tên của họ được ghi vào một cuốn sổ và họ được gọi là Người được chọn.
Những ngày Mùa Chay là Thời kỳ Thanh tẩy và Khai sáng cuối cùng dẫn đến Lễ Vọng Phục sinh. Mùa Chay là thời kỳ chuẩn bị được đánh dấu bằng lời cầu nguyện, học tập và hướng dẫn tâm linh cho Người được chọn, và những lời cầu nguyện cho họ của các cộng đồng giáo xứ. Việc cử hành các Bí tích Khai tâm diễn ra trong Phụng vụ Lễ Vọng Phục sinh vào Thứ Bảy Tuần Thánh khi Người được chọn lãnh nhận các bí tích Rửa tội, Thêm sức và Thánh Thể. Bây giờ, người đó đã được khai tâm hoàn toàn vào Giáo Hội Công Giáo.
Là một người Công Giáo mới được khai tâm, họ tiếp tục quá trình hình thành và giáo dục của mình trong Thời kỳ Giáo lý sau khi Rửa tội, còn được gọi là Mystagogy. Thời kỳ này kéo dài ít nhất cho đến Lễ Hiện xuống. Trong thời gian này, các thành viên mới được rửa tội suy ngẫm về những trải nghiệm của họ tại Lễ Vọng Phục sinh và tiếp tục tìm hiểu thêm về Kinh thánh, các Bí tích và giáo lý của Giáo Hội Công Giáo. Ngoài ra, họ suy ngẫm về cách họ sẽ phục vụ Chúa Kitô và giúp đỡ trong các hoạt động truyền giáo và tiếp cận của Giáo hội.
Source:Fides
3. Tiến sĩ George Weigel: Thờ ơ là vô trách nhiệm
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “Indifference Is Irresponsible”, nghĩa là “Thờ ơ là vô trách nhiệm”.
Tôi có thể hiểu được tại sao nhiều người Mỹ có vẻ chán nản về các vấn đề thế giới. Mọi thứ thực sự là một mớ hỗn độn.
Tuy nhiên, điều tôi không thể hiểu được là cử tri xem ra đang thờ ơ đối với tình trạng hỗn loạn toàn cầu: sự thờ ơ thể hiện ở thất bại của quốc gia chúng ta trong việc yêu cầu những nhà lãnh đạo tương lai của chúng ta giải quyết tình trạng hỗn loạn mới của thế giới một cách nghiêm chỉnh, thay vì thốt ra những câu nói sáo rỗng và những khẩu hiệu mỉa mai (“chiến tranh bất tận”, “chủ nghĩa phiêu lưu”, “cảnh sát toàn cầu”, v.v.). Điều này là vô trách nhiệm về mặt chính trị và, tôi có thể nói, là vô trách nhiệm cả về mặt đạo đức. Lời răn của Chúa trong Luca 12:48 - “Ai đã được ban cho nhiều, thì sẽ bị đòi hỏi nhiều” - chủ yếu được nói với chúng ta như những cá nhân. Nhưng không thể xem là kéo dài văn bản Kinh thánh một cách quá đáng, khi gợi ý rằng điều đó cũng áp dụng cho quốc gia giàu có nhất, hùng mạnh nhất trên hành tinh.
Dù chúng ta có thích hay không, các đồng minh của chúng ta trên khắp thế giới đều trông chờ vào sự lãnh đạo của chúng ta, cũng như những kẻ muốn làm hại chúng ta trông chờ nơi chúng ta những dấu chỉ của sự yếu đuối. Đúng vậy, có thể nói rằng nước Mỹ đã gánh chịu nhiều hơn phần chia sẻ hợp lý của mình về gánh nặng tài chính và con người trong vai trò lãnh đạo một thế giới hậu Chiến tranh Lạnh. Nhưng liệu thế giới có trở thành một nơi an toàn hơn cho tất cả mọi người, kể cả chúng ta, nếu ẩn dụ của thế kỷ 21 về vai trò toàn cầu của nước Mỹ là Đại thảm họa Afghanistan - trong đó chúng ta đã bỏ rơi đồng minh và bỏ mặc phụ nữ và trẻ em gái Afghanistan cho lòng thương xót của Taliban cực kỳ ghét phụ nữ? Liệu thế giới có an toàn hơn nếu chúng ta từ bỏ Ukraine cho nước Nga của Putin và Đài Loan cho Trung Quốc của Tập Cận Bình, bằng chính sách cố ý hay bằng những hành động vô trách nhiệm? Một Iran có vũ khí hạt nhân có khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn không?
Có vẻ như rất khó có thể xảy ra.
Trong một khoảnh khắc hiếm hoi của sự nghiêm chỉnh lưỡng đảng, Quốc hội đã thành lập Ủy ban Chiến lược Quốc phòng Quốc gia vào năm 2022, với tám thành viên là người Mỹ xuất sắc, giàu kinh nghiệm từ cả hai đảng. Báo cáo mới công bố của Ủy ban, nói một cách nhẹ nhàng, là đáng cảnh tỉnh—đối với bất kỳ công dân chu đáo nào. Điểm cốt lõi của tài liệu dài này có thể được tìm thấy trong đoạn đầu tiên của bản tóm tắt:
Những mối đe dọa mà Hoa Kỳ phải đối mặt là những mối đe dọa nghiêm trọng nhất và thách thức nhất mà quốc gia này từng gặp phải kể từ năm 1945 và bao gồm cả khả năng xảy ra chiến tranh lớn trong tương lai gần. Lần cuối cùng Hoa Kỳ tham gia một cuộc xung đột toàn cầu là trong Thế chiến II, kết thúc cách đây gần 80 năm. Lần cuối cùng quốc gia này chuẩn bị cho một cuộc chiến như vậy là trong Chiến tranh Lạnh, kết thúc cách đây 35 năm. Ngày nay, chúng ta không chuẩn bị.
Báo cáo tiếp tục đưa ra những lời chỉ trích gay gắt đối với Bộ Quốc phòng (“Ủy ban nhận thấy rằng các hoạt động kinh doanh, nghiên cứu và phát triển (R&D) và hệ thống mua sắm phức tạp, sự phụ thuộc vào thiết bị quân sự đã có từ nhiều thập niên và văn hóa tránh rủi ro của Bộ Quốc phòng... không phù hợp với môi trường chiến lược hiện nay”). Tôi không lo lắng về tình hình tại Ngũ Giác Đài, vì các vị tổng thống và Quốc hội sẵn sàng giải quyết các vấn đề ở đó. Điều khiến tôi lo lắng hơn cả là văn hóa thờ ơ về các vấn đề thế giới trong công chúng nói chung. Bởi vì nếu không có cam kết công khai bền vững về việc sử dụng sức mạnh cứng và mềm của Hoa Kỳ trong việc định hình một môi trường quốc tế an toàn, thì sẽ không có tổng thống và Quốc hội nào thực hiện hành động quyết đoán cần thiết để ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới khác.
Trong cuốn sách đầu tiên trong bộ sử sáu tập của mình, The Second World War, Winston Churchill đã kể lại cuộc trò chuyện của ông với Tổng thống Franklin Roosevelt, ngay sau biến cố Trân Châu Cảng và lời tuyên chiến của Đức đã đưa Hoa Kỳ vào cuộc chiến đó một cách công khai. Roosevelt, người luôn chú ý đến quan hệ công chúng, đã tìm kiếm những gợi ý về việc nên gọi cuộc chiến này là gì và đã hỏi quan điểm của thủ tướng Anh. Churchill đã trả lời ngay lập tức, “Cuộc chiến không cần thiết”. Đó không phải là một biệt danh hấp dẫn mà người Mỹ (hoặc bất kỳ ai khác) có thể nhiệt tình ủng hộ. Tuy nhiên, điều đó là sự thật.
Việc Anh và Pháp từ chối tin vào lời Hitler, đặc biệt là về ý định địa chính trị của ông ta, đã góp phần gây ra Thế chiến II ở Âu Châu. Sự thờ ơ của công chúng và chính trị Hoa Kỳ đối với những gì đang diễn ra trên lục địa đó từ năm 1933 trở đi cũng vậy. Ngày nay, chúng ta có đang ở trong cùng một trạng thái phủ nhận, vô tư hay thờ ơ như thế không? Putin đã nói rõ rằng ông ta có ý định đảo ngược phán quyết của lịch sử trong Chiến tranh Lạnh, coi Ukraine chỉ là một món khai vị hay antipasto. Tập Cận Bình đã nói rõ rằng ông có ý định đáp trả những gì ông coi là “Thế kỷ nhục nhã” của Trung Quốc bằng cách biến nhà nước toàn trị của mình thành bá chủ thế giới. Các giáo sĩ Hồi giáo Iran coi trọng viễn cảnh về ngày tận thế của người Shiite, ngay cả khi những người theo chủ nghĩa thế tục trong Bộ Ngoại giao và các bộ ngoại giao khác coi họ là những kẻ viển vông thời trung cổ.
Việc phớt lờ những thực tế này là hành vi vô trách nhiệm nghiêm trọng về mặt đạo đức và chính trị, vì nó khiến một thảm họa, có sức tàn phá chưa từng có, có khả năng xảy ra cao hơn.
Source:First Things