Ngày 26-12-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Thánh Gia Thất Năm C - .27.12.2015
Lm Francis Lý văn Ca
01:27 26/12/2015
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Cùng với Giáo Hội là Mẹ Thánh, hôm nay chúng ta mừng trọng thể lễ Thánh Gia Thất: Mẹ Maria, Thánh Giuse và Hài Nhi Giêsu.
Theo phong tục của các nước Âu Châu, Úc Châu và Mỹ Châu, thời gian cuối năm và những ngày đầu năm, con cái, họ hàng thân thuộc thường vui Giáng Sinh hay những ngày đầu năm với nhau. Họ thường tổ chức những cuộc đi chơi xa, thăm viếng nhau hay những bữa cơm gia đình...
Qua những cuộc gặp gỡ, trong bầu khí gia đình, sẽ làm cho họ quên đi những sầu buồn vất vả phần nào trong suốt một năm đã qua, và chuẩn bị những kinh nghiệm để bắt đầu một năm mới sắp tới.
Với những tưởng của các bài đọc của các bài đọc hơm nay chúng ta sẽ nhìn gương sống của gia đình Nazarét và nhìn lại cách sống hay cảm nghĩ thế nào về các gia đình Công Giáo Việt Nam hôm nay.
Với một vài tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ mừng kính Thánh Gia Thất, với bài ca nhập lễ sau đây.

TRƯỚC BÀI I:
Trong bài đọc chúng ta sắp nghe, trình bày cuộc sống thời niên thiếu của tiên tri Samuel và khi đến 3 tuổi cha mẹ ông đem ông đến Đền Thờ dâng hiến cho Thiên Chúa Giavê.

TRƯỚC BÀI II: Bài đọc thứ 2 của Thánh Gioan tông đồ, trình bày cho chúng ta hình ảnh thiết thực của chúng ta là con cái của Thiên Chúa, phải thực hiện giới răn của Thiên Chúa trong cuộc sống hằng ngày nhất là đức ái đối với những người sống chung quanh.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Khi nghe câu chuyện thánh Giuse và Mẹ Maria tìm gặp trẻ Giêsu trong Đền thờ, tuy rằng Mẹ Maria và thánh Giuse lo âu, trách yêu Chúa, nhưng xét theo một nghĩa nào đò, nhiều bậc làm cha mẹ ngày hôm nay cũng lạc mất con không phải tìm gập được ở Nhà Thờ, nhưng ở những nơi chốn hội họp trác tán, cờ bạc, rượu chè… thì họ càng đau khổ hơn.

LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta hướng những lời nguyện cầu của chúng ta hôm nay, nhờ lời chuyển cầu của Thánh Gia Thất.

1. Ước chi trong mọi cảnh huống của cuộc đời, xin chúng ta biết nhìn lên thánh gia để được soi sáng, để thánh ý Chúa là khuôn vàng thước ngọc cho nếp sống và sinh hoạt của những gia đình Công Giáo chúng ta. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ luôn tìm được niềm vui và sự kính yêu của con cháu trong những sinh hoạt gia đình, để bầu khí gia đình luôn hòa dịu trong sự thông cảm và yêu thương. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Chúng ta cầu xin cho giới trẻ, thanh thiếu niên luôn ý thức trong lối sống, trong cách tiêu xài, với tâm hồn quảng đại và chia sẻ, ông bà cha mẹ sẽ đón nhận được tâm tình hiếu thảo của con cháu. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Chúng ta cầu nguyện cho những anh chị em đang sống đời đôi bạn, hoặc sắp bước vào đời sống đôi bạn, luôn tìm được niềm vui trong sự thông cảm và yêu thương. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho các gia đình trẻ luôn ý thức sứ mệnh giáo dục và hướng dẫn con cái trong thế hệ mới hôm nay, để họ chuẩn bị cho thế giới và Giáo Hội nhiều con cái thánh thiện trong những gia đình gương mẫu. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, Chúa đã sai Con Chúa xuống thế làm người ở giữa một gia đình nhân loại, xin canh tân đời sống gia đình của nhân loại mỗi ngày trong ơn thánh của Chúa. Với ơn thánh của Chúa gia đình nhân loại luôn sống trong hạnh phúc. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.
 
Lễ Thánh Gia Thất
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:01 26/12/2015
LỄ THÁNH GIA THẤT

Tin mừng : Lc 2, 41-52
“Cha mẹ Đức Giê-su tìm thấy con đang ngồi giữa các bậc thầy.”


Anh chị em thân mến,
Mỗi năm đến dịp lễ Thánh Gia Thất là chúng ta lại có cơ hội cùng nhau chiêm ngắm, học hỏi các nhân đức của thánh cả Giu-se, Đức Mẹ Ma-ri-a và hài nhi Giê-su, đây cũng là dịp để chúng ta kiểm thảo lại đời sống gia đình của chúng ta coi có phù hợp với Tin Mừng mà Chúa Chúa Giê-su đã dạy hay không ?

Chúa dạy chúng ta phải tôn trọng mạng sống của con người:
Đức Mẹ Ma-ri-a đã vui mừng hân hoan hát lên bài ca tạ ơn Chúa: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa...” Mẹ hát khúc ca tạ ơn này khi đến thăm viếng bà chị họ là bà Ê-li-sa-bét sau khi đã cưu mang Đức Chúa Giê-su như lời sứ thần truyền tin, Mẹ vui mừng vì ơn cứu độ đã đến, Mẹ vui mừng vì Thiên Chúa đã đoái hoài đến Mẹ, và quan trọng hơn, Mẹ vui mừng vì hài nhi mà Mẹ cưu mang trong mình chính là Đấng cứu độ mà muôn dân trông đợi, và đã được các tiên tri loan báo từ trước, Ngài chính là căn nguyên của sự sống.

Nhìn vào hang đá chúng ta thấy hài nhi Giê-su nho nhỏ dễ thương, bạn và tôi liền nghĩ ngay đến các em nhỏ trong mọi gia đình của chúng ta và của những gia đình khác, dễ thương và đẹp như các thiên thần, đó chính là một sứ điệp mà Thiên Chúa muốn nói với chúng ta: Hãy trân trọng và bảo vệ các thai nhi đang còn trong bụng mẹ, các thai nhi ấy cũng là con người, cũng có sự sống, sự sống này bởi Thiên Chúa ban cho và chỉ mình Ngài mới có quyền quyết định.

Ngày nay có rất nhiều người mẹ giết chết con mình khi nó còn trong bụng mình, có rất nhiều tổ chức vận động cho việc phá thai, tức là tổ chức việc giết người ngay còn trong bụng mẹ, tất cả những thai nhi ấy đều có quyền sống và có quyền làm người, vậy mà nó lại bị chính cha mẹ của nó giết chết khi còn trong dạ, tất cả cũng chỉ vì những cha mẹ này ích kỉ, muốn có một cuộc sống hưởng thụ khoái cảm nhục dục và sự vô trách nhiệm của xã hội.

Chúa dạy chúng ta phải biết vâng lời cha mẹ:
Vâng lời hơn dâng của lễ, đó là một câu nói bao gồm sự đạo đức của người Ki-tô hữu. Vâng lời này được bắt đầu từ Con Thiên Chúa làm người –Đức Giê-su Ki-tô- chính Ngài đã vâng lời Chúa Cha xuống thế để cứu chuộc nhân loại, thánh Phao-lô tông đồ đã kinh ngạc và xác tín sâu xa về sự vâng phục của Chúa Giê-su như sau:
“Đức Giê-su Ki-tô
vốn dĩ là Thiên Chúa
mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,
nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang
mặc lấy thân nô lệ,
trở nên giống phàm nhân
sống như người trần thế...”

Nhìn vào hang đá chúng ta thấy hài nhi Giê-su đang nằm trần trụi trong máng lừa, bạn và tôi liền nghĩ ngay đến sự cùng cực của người bất hạnh, chúng ta thương tâm cho Đức Chúa Giê-su vì Ngài đã sinh ra trong cảnh nghèo hèn, nhưng cái quan trọng hơn hết mà bạn và tôi phải nghĩ ngay đến, đó là sự vâng phục và khiêm nhường của Ngài:
- Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa nhưng vì vậng lời mà Ngài trở nên giống chúng ta, ngoại trừ tội lỗi.
- Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa nhưng vì vâng phục mà Ngài đã sinh ra trong hang lừa máng cỏ.
- Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa nhưng vì khiêm nhường nên Ngài đã trở nên con cái của loài người...

Ngài dạy chúng ta một bài học sâu xa của sự vâng lời cha mẹ trong gia đình, các bậc là những người thay mặt Thiên Chúa để sinh thành dưỡng nuôi chúng ta, chúng ta vâng lời cha mẹ là vâng lời Thiên Chúa, chúng ta phục vụ chăm sóc cha mẹ là phục vụ chăm sóc Thiên Chúa, ai nói kính mến Thiên Chúa mà không kính mến cha mẹ mình, thì dứt khoát là người bất hiếu với Thiên Chúa, bởi vì cha mẹ là đấng sinh dưỡng chúng ta mà chúng ta không yêu mến thì sao lại nói yêu mến Thiên Chúa được...

Anh chị em thân mến,
Nhìn vào hang đá chúng ta còn học được rất nhiều bài học cho đời sống làm người, cho niềm tin tôn giáo của chính mình, nhưng cái mà xã hội hôm nay cần đến chúng ta, đó là: bảo vệ mạng sống của con người và nhất là bảo vệ mạng sống của các thai nhi, hai là chúng ta phải nhìn thấy Thiên Chúa đang hiện diện trong gia đình của mình qua việc con cái biết vâng lời thào hiếu với cha mẹ.

Gợi ý :
1. Có lúc nào anh chị em can đảm cản trở những người có ý định hoặc hành động phá thai ?
2. Anh chị em có cầu nguyện cho những người hoặc tổ chức tự do phá thai, để họ nhận ra các thai nhi cũng có quyền sống và cần bảo vệ ?

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:04 26/12/2015
83. ĐÙA THẦN BỊP RƯỢU.
N2T

Lưu Linh yêu rượu như yêu mạng sống.
Một lần nọ, ông ta đã uống rất nhiều rượu mà vẫn không muốn thôi uống, biểu vợ đi lấy thêm rượu, bà vợ tức khí đem đồ đựng rượu đánh bể, vừa khóc vừa khuyên chồng:
- “Ông uống rượu quá nhiều đã ảnh hưởng đến thân thể, nhất định không thể uống nữa”.
Lưu Linh nói:
- “Tốt, tốt lắm, tôi nhất định cai rượu, nhưng cai rượu lần này không phải là chuyện dể dàng, cần phải mượn sức lực của thần giúp đỡ, bà giúp tôi chuẩn bị chút trà rượu, để tôi cai rượu trước mặt thần.”
Vợ đổi khóc thành cười, đem rượu trà bày ra trước mặt thần để Lưu Linh thề hứa, Lưu Linh nghiêm túc quỳ xuống cầu nguyện, nói:
- “Trời sinh Lưu Linh, vì rượu là tên nên mỗi lần uống là một thùng năm đấu giải nghiện, lời của phụ nữ, phải thận trọng không nên nghe.”
Nói xong bèn đem rượu thịt xuống, một lúc sau lại say khước, mà say càng bạo hơn.
(Thế Thuyết Tân Ngữ)

Suy tư 83:
“Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-siêu giả hình ! Các ngươi rửa sạch bên ngoài chén đĩa, nhưng bên trong thì đầy những chuyện cướp bóc và ăn chơi vô độ. Hỡi người Pha-ri-siêu mù quáng kia, hãy rửa bên trong chén đĩa cho sạch trước đã, để bên ngoài cũng được sạch”. Đức Chúa Giê-su nặng lời quở trách các kinh sư và người biệt phái, bởi vì lòng dạ của họ tràn đầy những gian dối và mưu mô, họ “buôn thần bán thánh” khi mang trọng trách giáo huấn lề luật Thiên Chúa cho toàn dân Ít-ra-en
Cũng có những người đến trước đài Đức Mẹ khấn hứa là sẽ bỏ tật uống rượu, nhưng ba ngày sau thì uống càng bạo hơn vì không tránh nỗi lời mời mọc của bạn bè; lại có người đến trước đài thánh Martinô de Porres khấn hứa là sẽ sống tốt lành hơn, không theo “mèo mả gà đồng”, nhưng tuần nào cũng ba bốn lần đi uống cà phê ôm, nhậu “gác tay” trong những quán máy lạnh...
Thiên Chúa không muốn chúng ta hứa lèo, Ngài cũng chẳng bắt buộc chúng ta phải hứa gì cả, Ngài muốn chúng ta “có thì nói có, không thì nói không” mà thôi, đó chính là cách sống chính trực rồi vậy. Thề gian hứa cuội thì chẳng khác chi người rửa sạch bên ngoài chén đĩa, nhưng bên trong thì đầy những thứ ô uế: kiêu căng, dục vọng, tham lam, ngoại tình...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:07 26/12/2015
N2T

7. Người sa xuống địa ngục thì hơn một nửa là không giữ mình trinh khiết.

(Thánh Vincentius de Paul)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:11 26/12/2015
140. NHIỀU ĐOÀN THỂ

Cha sở mới đổi về ngài lập ra nhiều đoàn thể dành cho mọi thành phần giáo dân trong giáo xứ. Có vài người góp ý cho ngài là đoàn thể nhiều quá sẽ sinh ra lộn xộn và có khi gây chia rẻ...

Cha sở nói:

- ”Một giáo xứ có nhiều đoàn thể hoạt động vì Chúa thì giáo xứ sẽ sống động như thân thể khỏe mạnh, giáo xứ nào không có các đoàn thể thì như một thân thể gầy yếu bệnh hoạn, khó mà phát triển...”

Quả thật, giáo xứ của ngài ngày càng khởi sắc hơn, trẻ trung hơn vì có nhiều đoàn thể vì Chúa mà phục vụ.


-------------

http://www.vietcatholic.net

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://nhantai.info
 
Lễ Thánh Gia : Thử tìm ba gương
Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, OFM
11:07 26/12/2015
Lễ Thánh Gia : Thử tìm ba gương

Nếu có ai đặt câu hỏi: gia đình nào xứng đáng là mẫu mực cho mọi gia đình khác noi theo, thì câu trả lời không gì khác hơn là gia đình Nadarét.

Nhưng dựa vào bài Tin Mừng Luca hôm nay, ta có vẻ không thấy như vậy. Gia đình thánh này cũng có lúc lục đục. Vậy tìm đâu ra gương ? Ta thử...

1) Gương Giêsu

Năm 12 tuổi, trẻ Giêsu vượt bộ hơn trăm cây số, thường đi 4 ngày, từ Nazaret về Gierusalem dự lễ. Lễ xong (lễ cả tuần), ở lại mà chẳng gọi di động hoặc nhắn tin cho cha mẹ biết. Khi cha mẹ quay lại, 3 ngày mới tìm ra. Đáp lại câu trách của mẹ “sao con làm cho cha mẹ như thế, kìa cha và mẹ đau khổ đi tìm con,” thì Giêsu hỏi lại : “cha mẹ tìm con làm chi, cha mẹ không biết con phải ở trong nhà của Cha con sao ?”

Chắc chắn là người con, ta không thể đối đáp như Đức Giêsu đáp trả lại mẹ Người như vậy. Mà ta học nơi Giêsu câu Luca mô tả sau đó : “Sau đó, Đức Giêsu đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nazaret, và hằng vâng phục các ngài.” Đi xuống, vì Giêrusalem ở trên đồi Sion.

Có người giải thích : lẽ ra Chúa Giêsu bắt đầu hoạt động từ năm 12 tuổi cho đúng với chương trình của Chúa Cha trên trời, nhưng đức Giêsu lại cũng muốn làm hài lòng cha trần thế, nên người trở về Nazaret thêm 18 năm, vâng phục mẹ cha dưới đất. Đó có thể là gương ta học được nơi Giêsu.

2) Gương Maria

Maria trách Giêsu : sao làm cha mẹ khổ vậy. Sau khi nghe Giêsu đáp lại, đúng hơn, vặn lại… “sao tìm con, con lo việc Cha con mà…” Maria chẳng hiểu gì, nhưng im lặng ghi nhớ, suy nghĩ trong lòng. Đó là gương của Mẹ đấy, cần học hỏi.

Một đôi lúc, giữ thinh lặng là cách duy nhất để giải quyết những cơn giận dữ. Erma Bombeck viết trong cuốn "Tình Mẹ" như thế này: "Tôi cho rằng mỗi một người con đều nhớ một đức tính đặc biệt nào đó về người mẹ của mình. Đức tính đó có thể là một sự khôn ngoan cứu giúp người con khỏi cảnh nguy hiểm, hoặc là một lời nói chỉ đường để giúp người con đạt tới mục đích cách dễ dàng. Riêng tôi, tôi yêu mẹ của tôi, bởi vì trong mọi lúc bà ấy chẳng nói điều gì hết."

Để có thể giữ thinh lặng trong khi bên trong nội tâm của mình sôi sùng sục, đòi hỏi rất nhiều sự tự chủ. Tuy nhiên, cũng có lúc thinh lặng nói lớn hơn là những lời la lên từ miệng lưỡi.

Thinh lặng, suy đi nghĩ lại trong lòng, đó là gương mẹ, mà ta cần bắt chước.

3) Gương Giuse

Nếu vai trò của Mẹ Maria trong gia đình Thánh Gia không phải là một chuyện dễ dàng, thì vai trò của Thánh Giuse cũng chẳng dễ dàng chi.

Một cha giảng phòng đã kết thúc bài giảng của ngài với các ông bố như sau: "Thánh Giuse là mẫu gương cho tất cả mọi người chúng ta."

Sau bài giảng, một ông bố đã tiến lên gặp vị giảng phòng và nói: "Với tất cả lòng tôn kính, thưa cha, trường hợp của Thánh Giuse thì khác hẳn với chúng tôi, những người bố bình thường. Thứ nhất, Giuse là một vị thánh. Thứ hai, vợ của Giuse vô nhiễm tội lỗi. Thứ ba, người Con của Giuse là Con Thiên Chúa… Tôi không phải là thánh, vợ của tôi thì tội lỗi, và con của tôi không phải là Con Thiên Chúa."

Vị giảng phòng trả lời: "Điều ông nói đúng, nhưng tôi xin thành thật hỏi ông thế này. Vợ của ông có phải là có thai trước đám cưới, mà ông không biết tại sao không? Hoặc là con của ông có khi nào bỏ nhà ra đi ba ngày mà ông không biết nó đi đâu không? Cả hai điều này đã xảy ra với Thánh Giuse."

Giuse cũng im lặng, chả nói lời nào, trong trường hợp lạc Giêsu hôm nay, cũng nhường lời cho vợ nói, vợ mắng, còn Giuse im lặng rồi dẫn hai mẹ con về nhà. Gương Giuse nằm ở chỗ đó.

Nhà thờ lúc nào các bà mẹ cũng đông hơn ông bố, nên xin tặng các bà mẹ chuyện này :

Có một câu nói quen thuộc : “Một bà mẹ có thể nuôi được mười đứa con, nhưng mười đứa con không thể nuôi được một bà mẹ”. Tất nhiên, không phải lúc nào cũng đơn giản là thế, ta thử nghe :

Ngày kia, một con chim mẹ có một con chim non mới ra ràng mà chim mẹ rất mực yêu thương. Thế rồi đến thời kỳ di trú. Biết rằng con chim non còn quá bé nhỏ, không thể bay đi xa được, nên chim mẹ cõng chim non trên lưng.

Và thế là hai mẹ con nhà chim bắt đầu cuộc hành trình bay về phía nam. Ban đầu, chuyến bay tương đối dễ dàng, nhưng thời gian trôi qua, con chim non trở nên nặng hơn, và chim mẹ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, chim mẹ vẫn tiếp tục bay. Ngày kia, trong khi cả hai mẹ con đang nghỉ ngơi, chim mẹ quay sang chim con và nói : “Con của mẹ, con hãy nói thật cho mẹ nghe, khi mẹ già rồi, mẹ sẽ không đủ sức bay xuyên qua đại dương xuôi về phía nam, thế con sẽ cõng mẹ trên lưng và bay chứ ?”.

Con chim con đáp “Mẹ ơi, con không thể hứa gì với mẹ về điều đó”.

Chim mẹ hỏi, “Mà tại sao lại không hứa được ?”

“Bởi vì có thể chính con cũng bận rộn, vì phải cõng những đứa con của con trên lưng, giống như mẹ đang làm cho con bây giờ vậy”.

Vậy là : có lẽ chăm sóc chính những đứa con của mình lại là cách thức tốt nhất, để đền đáp công ơn cha mẹ đã săn sóc mình.

Nhưng chúng ta là con người chứ chẳng phải chim. Chim con không cõng chim mẹ được, vì nó đã là mẹ và phải cõng con của nó. Chim chỉ làm được từng việc một. Còn con người, với khối óc, bàn tay, có thể chăm sóc cả con lẫn mẹ, hoặc nhờ người chăm sóc.

Nếu trong một gia đình mà người này vì người kia, người kia vì người này, mình chăm sóc người kia, người kia chăm sóc người nọ, mọi người chăm sóc nhau, thì nơi gia đình đấy, chính là thiên đình.

LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáng Sinh tại Bethlehem
Đặng Tự Do
12:34 26/12/2015
Nửa đêm ngày 24 rạng 25 tháng 12, Đức Thượng Phụ Fuad Twal của Công Giáo nghi lễ La Tinh tại Giêrusalem đã chủ sự thánh lễ tại Nhà thờ Giáng Sinh tại Bethlehem nơi có hang đá Đức Mẹ sinh Chúa Hài Nhi vì không tìm được nhà trọ.

Tham dự thánh lễ có Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas và Thủ tướng Palestine Rami Hamdallah.

Trước khi cử hành thánh lễ Nửa đêm, Đức Thượng Phụ đã chủ sự nghi thức mở cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót tại nhà thờ thánh Catherine, là ngôi nhà thờ nằm ở phía bên trên. Sau nghi lễ mở cửa Năm Thánh, ngài đã dẫn đầu một đoàn rước xuống bên dưới nhà thờ Giáng Sinh để cử hành thánh lễ.

Hàng trăm người bao gồm cả khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới và cư dân địa phương đã dự thánh lễ tại chính nơi theo truyền thống Chúa Giêsu đã được sinh ra.

Số các tín hữu tham dự thánh lễ Nửa Đêm tại chính nơi Ngôi Hai xuống thế làm người đã ít hơn rất nhiều so với năm ngoái. Làn sóng bạo lực đã dẫn đến một sự suy giảm mạnh những người hành hương thăm viếng Bethlehem và phần còn lại của Thánh Địa vào năm nay. Chỉ có khoảng một phần ba các phòng khách sạn có người thuê trong mùa lễ năm nay.

Hàng chục thanh niên Palestine tụ tập gần thành phố vào sáng ngày thứ Sáu 25 tháng 12, ném đá và bom xăng vào lực lượng an ninh Israel. Quân Israel bắn đạn cao su và lựu đạn cay để đáp lạ. Sự gia tăng bạo lực đã được thúc đẩy một phần bởi phe đối lập Hồi giáo khi người Israel thăm viếng khu vực núi đền tại Jerusalem.

Những vụ đâm bằng dao, nổ súng và tông xe cán chết người đã giết chết 20 người Israel và một công dân Hoa Kỳ kể từ tháng Mười vừa qua, trong khi các lực lượng Israel đã giết chết ít nhất 124 người Palestine trong cùng thời gian đó.

Có rất ít dấu chỉ cho thấy bạo lực sẽ sớm kết thúc.
 
Đức Thánh Cha chủ sự kinh Truyền Tin lễ Thánh Stephano
Lm. Trần Đức Anh OP
09:52 26/12/2015
VATICAN. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa ngày 26-12-2015, ĐTC mời gọi các tín hữu noi gương tha thứ của thánh Stephano tử đạo.

Huấn dụ của ĐTC

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, với sự tham dự của 15 ngàn người, ĐTC nói:

”Hôm nay chúng ta mừng lễ Thánh Stephano. Lễ nhớ vị tử đạo đầu tiên tiếp nối liên sau lễ Chúa Giáng Sinh. Hôm qua, chúng ta đã chiêm ngưỡng tình yêu thương xót của Thiên Chúa, Đấng nhập thể làm người vì chúng ta; hôm nay chúng ta thấy lời đáp trả phù hợp của môn đệ Chúa Giêsu, hiến mạng sống mình. Hôm qua, Chúa Cứu Thế đã sinh ra trên trái đất: hôm nay chứng nhân trung tín của Ngài sinh ra trên trời. Hôm qua cũng như hôm nay, bóng đen phủ nhận sự sống xuất hiện, nhưng ánh sáng tình thương chiến thắng oán ghét và khai mào một thế giới mới càng chiếu sáng hơn nữa”.

”Trong trình thuật hôm nay của sách Tông Đồ Công vụ, có một khía cạnh đặc biệt đưa thánh Stephano gần Chúa. Đó là sự tha thứ của thánh nhân trước khi bị ném đá chết. Khi bị đóng đanh trên thập giá, Chúa Giêsu đã nói: ”Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm” (Lc 23,34). Cũng vậy, thánh Stephano ”quì gối và kêu lớn tiếng: Lạy Chúa, xin đừng chấp tội họ” (Cv 7,60). Vì thế, thánh Stephano là vị tử đạo, nghĩa là chứng nhân, vì Người làm như Chúa Giêsu; thực vậy, ai cư xử như Chúa, là chứng nhân đích thực: họ là người cầu nguyện, yêu thương, cho đi, và nhất là tha thứ, vì tha thứ, như nghĩa đen của từ này, chính là biểu lộ một sự trao ban cao cả nhất”.

ĐTC giải thích về ích lợi của việc tha thứ và nói: ”Chúng ta tìm được một câu trả lời trong cuộc tử đạo của thánh Stephano. Trong số những người mà thánh nhân cầu xin ơn tha thứ cho họ, có chàng thanh niên tên là Saulo; Saulo bách hại và tìm cách tiêu diệt Giáo Hội (Xc Cv 8,3). Ít lâu sau Saulo trở thành Phaolô, vị đại thánh, Tông đồ của dân ngoại. Người đã nhận ơn tha thứ của thánh Stephano. Chúng ta có thể nói rằng Phaolô đã sinh ra từ ơn thánh Chúa và từ tha thứ của Stephano”.

ĐTC nhận xét rằng ”Cả chúng ta cũng sinh ra từ sự tha thứ của Thiên Chúa. Không những trong bí tích Rửa tội, nhưng mỗi lần chúng ta được tha thứ, trái tim chúng ta cũng được tái sinh, được hồi sinh. Mỗi bước tiến trong đời sống đức tin đều mang dấu tích lòng thương xót của Chúa”.

ĐTC nhìn nhận rằng tha thứ luôn là điều rất khó khăn. Ngài đặt câu hỏi: ”Làm sao chúng ta có thể bắt chước Chúa Giêsu? Bắt đầu từ đâu để tha thứ những xúc phạm lớn nhỏ chúng ta chịu hằng ngày? Thưa trước tiên bằng kinh nguyện, như thánh Stephano đã làm. Bắt đầu từ nội tâm: với kinh nguyện chúng ta có thể đương đầu với sự oán hận chúng ta cảm thấy, phó thác cho lòng thương xót của Chúa những người đã gây hại cho chúng ta. Và rồi chúng ta sẽ khám phá thấy rằng cuộc chiến đấu nội tâm ấy để tha thứ, sẽ thanh tẩy ta khỏi sự ác, và kinh nguyện cũng như tình thương giải thoát chúng ta khỏi những xiềng xích oán hận trong nội tâm. Mỗi ngày chúng ta đều có dịp tập luyện tha thứ, để sống cử chỉ rất cao cả này, đưa con người đến gần Thiên Chúa. Như Cha chúng ta trên trời, cả chúng ta cũng có lòng từ bi thương xót, vì qua sự tha thứ, chúng ta chiến thắng sự ác bằng sự thiện, biến oán ghét thành tình trhương và như thế làm cho thế giới được thanh sạch hơn”.

Sau phép lành, ĐTC đã chào thăm và cầu chúc an bình cho các gia đình, các cộng đoàn giáo xứ và dòng tu, các phong trào và hội đoàn. Ngài cũng nói:

”Trong những tuần qua, tôi đã nhận được rầt nhiều thư chúc mừng từ Roma, Italia, va các nơi khác trên thế giới. Vì không thể trả lời cho mỗi người, hôm nay tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành với tất cả, nhất là vì những lời cầu nguyện cho tôi. Tôi thành tâm cám ơn và xin Chúa quảng đại trả công cho anh chị em”. (SD 26-12-2015)
 
Bức ảnh 2015 gây chấn động thế giới!
Phạm Đình Ngoc, S.J
10:59 26/12/2015
Bức ảnh 2015 gây chấn động thế giới!

Có lẽ tình hình chiến sự tại Syria trong năm 2015 được thế giới quan tâm nhiều nhất. Phía sau những làn đạn là hệ quả của biết bao đau thương mất mát. Dòng người tỵ nạn tháo chạy khỏi Syria ngày càng lớn. Tính đến cuối năm 2015, con số người di tản tị nạn tại các nước Châu Âu khoảng trên một triệu người. Đó là chưa kể đến hàng ngàn người phải bỏ xác giữa lòng đại dương. Trong đó, cả thế giới chấn động, mọi người bàng hoàng khi chứng kiến hình ảnh của em Aylan Kurdi, 3 tuổi người Syria, chết trôi vào bãi biển ở Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ hôm 2-9-2015.

Trước cảnh tượng em mặc áo đỏ, quần short tối màu, đi giày đen, nằm úp mặt lên cát, giống như đang ngủ, Nilufer Demir – một phóng viên – đã chụp tấm ảnh này. Ngay lập tức, tấm ảnh như biểu lộ một tiếng thét từ thi thể câm lặng của cậu bé vang đến toàn thế giới. Hôm sau, tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã lên tiếng kêu gọi các chính phủ ở châu Âu cần phải hành động ngay để giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư. Rồi bất chấp sự phản đối của một số quốc gia châu Âu, thủ tướng Merkel vẫn đồng ý cho phép nhiều người tị nạn hơn vào Đức.

Tưởng cũng nên nhắc lại, trốn từ thành phố Kobani (Syria), gia đình em đã hòa cùng dòng người nhập cư để sang nước giáp ranh là Thổ Nhĩ Kỳ. Cha mẹ em mong muốn cuộc sống của gia đình em sẽ tươi vui an bình hơn khi tới vùng đất mới. Hy vọng tìm được sự đổi đời ở châu Âu là động lực để gia đình em và rất nhiều đồng bào của em vượt biên. Thế nhưng ước mơ ấy đã không thành! Trên chiếc thuyền định mệnh hôm ấy, tất cả đều bị nhấn chìm trong biển cả khiến 13 người thiệt mạng, trong đó có em, mẹ em và người anh 5 tuổi của em. Cha em may mắn thoát chết, nhưng ông mãi kinh hoàng vì: tất cả đã vụt khỏi tay ông!

Em là một trong vô số những nạn nhân của chiến tranh đang giày xéo quê hương Syria. Một bức ảnh khiến cả thế giới phải câm lặng! Bức ảnh cũng cho thấy thế nào là tội ác: bất công, chiến tranh, bạo tàn và vô tâm; thế nào là điều thiện: công bằng, hòa bình, hạnh phúc và tình người.

Bây giờ, em và rất nhiều đồng bào xấu số của em đã yên nghỉ. Cả thế giới khi nhìn bức ảnh của em, ai ai cũng thương tiếc và tiếp tục cầu nguyện cho linh hồn em và những nạn nhân trong cuộc chiến đau thương này. Hy vọng trong một ngày rất gần, đất nước của em sẽ thanh bình, đồng bào của em sẽ hưởng được cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Không còn chiến tranh, hận thù và tang tóc là điều ước em muốn gửi đến cho thế giới qua bức ảnh của em vốn gây chấn động đến cả thế giới, khiến mọi người phải bàng hoàng!

Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
 
Giáng Sinh tại Damascus
Đặng Tự Do
13:22 26/12/2015
Chỉ hai cây số cách Jobar, nơi quân đội Syria đang chiến đấu với phiến quân, hàng trăm Kitô hữu Syria đã tụ tập để thắp sáng một cây Giáng sinh vào tối thứ Năm 24 tháng 12 tại nhà thờ Công Giáo nghi lễ Syria tại khu phố Ghassani.

Kitô hữu đại diện cho mười một phần trăm tổng số dân tại Damascus, là địa danh được nêu rất nhiều trong sách Tông Vụ Tông Đồ.

Nhiều người có mặt tại đây đã bị quân khủng bố Hồi Giáo IS đe doạ phải bỏ nhà cửa di tản đến đây từ khi cuộc nội chiến của nước này bắt đầu vào năm 2011.

Nhiều người trong số họ đang nghĩ đến việc rời bỏ đất nước, trong khi những người khác nhất định ở lại. Họ nói rằng các Kitô hữu là một phần quan trọng của dân số Syria và rằng Syria là đất nước của họ. Cuộc chiến ở Syria ước tính đã giết chết hơn 250,000 người.

Hôm 18 tháng 12, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc gồm 15 nước đã thông qua một nghị quyết tái lập hòa bình cho Syria sau 5 năm nội chiến đẫm máu.

Nghị quyết kêu gọi việc ngưng bắn ngay lập tức giữa quân chính phủ của tổng thống Bashar al-Assad và quân nổi dậy. Tuy nhiên, lệnh ngưng bắn không được áp dụng đối với quân khủng bố Hồi Giáo IS. Bên cạnh đó trong tháng Giêng sắp tới chính phủ của tổng thống Assad phải ngồi vào bàn hội nghị với quân nổi dậy.

Hai vấn đề đe dọa sự thành công của nghị quyết này là vấn đề tương lai của tổng thống Bashar al-Assad và những ai sẽ những đại diện hợp pháp cho quân nổi dậy gồm rất nhiều nhóm khác nhau. Hoa Kỳ và một số quốc gia Tây phương đòi tổng thống Bashar al-Assad phải ra đi, trong khi đa số các quốc gia khác muốn dành quyền quyết định tương lai của tổng thống Assad cho người dân Syria trong một cuộc tổng tuyển cử công bằng và dân chủ.

Hôm 18 tháng 12, tổng thống Bashar và phu nhân Asma al-Assad đã bất ngờ viếng thăm một ca đoàn Công Giáo nghi lễ Syriac đang tập hát chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh tại nhà thờ chính tòa Notre Dame de Damas. Ngôi nhà thờ cổ kính này chỉ cách mặt trận có 2 cây số.
Tổng thống Bashar và phu nhân Asma chụp hình vói các bạn trẻ
Tổng thống Bashar và phu nhân Asma trao đổi với ca đoàn
 
ĐGH Phanxicô: Hãy để sự tha thứ của Thiên Chúa chữa lành tâm hồn chúng ta.
Giuse Thẩm Nguyễn
20:54 26/12/2015
ĐGH Phanxicô: Hãy để sự tha thứ của Thiên Chúa chữa lành tâm hồn chúng ta.

(EWTN News/CAN). Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhận định rằng từ Giáng Sinh con đường tiến lên phía trước có thể tìm thấy trong cuộc tử đạo của Thánh Stêphanô, đăc biệt sự tha thứ của thánh nhân dành cho những kẻ bách hại đã biến đổi họ.

Ngỏ lời với đám đông khách hành hương tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô trước khi đọc kinh Truyền Tin vào hôm thứ Bảy, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói rằng, “ Nếu chúng ta muốn tiến lên trong đức tin, điều tiên quyết là chúng ta phải nhận được sự tha thứ từ Thiên Chúa. Chúng ta phải thực sự gặp được Thiên Chúa, Đấng luôn sẵn sàng tha thứ tất cả.”

Tha thứ “ chữa lành các vết thương trong tâm hồn và làm sống lại tình yêu. Chúng ta phải luôn kiên trì xin sự tha thứ của Thiên Chúa, bởi vì chỉ khi nào chúng ta được thứ tha, khi ấy chúng ta mới cảm nhận được thế nào là tha thứ… chúng ta mới có thể học để tha thứ.”

Vào ngày 26 tháng Mười Hai, Đức Giáo Hoàng đã đưa ra nhận định như trên trong bài giảng về cuộc tử đạo của Thánh Stêphanô, thánh tử đạo đầu tiên của Giáo Hội và ngày hôm nay là ngày Lễ Kính Ngài, chỉ một ngày sau lễ Giáng Sinh.

“Hôm qua chúng ta chiêm ngắm lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng đã trở thành xác phàm vì yêu chúng ta. Hôm nay, chúng ta chứng kiến sự đáp lại lời mời gọi của người môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa đã tận hiến đời mình cho chúng ta,”

“Hôm qua Đấng cứu Chuộc đã sinh ra trong thế gian. Hôm nay nhân chứng trung kiên của Chúa được sinh ra trên Thiên Đàng. Hôm qua cũng như hôm nay bóng tối khước từ của đời sống xuất hiện, nhưng vẫn luôn có ánh sáng mạnh mẽ của tình yêu đẩy lùi sự hận thù và khai mở một thế giới mới.”

Đức Giáo Hoàng đã trích dẫn sự tha thứ của Thánh Stêphanô trước khi thánh nhân bị ném đá cho đến chết. Thánh Stêphanô là vị thánh tử đạo đầu tiên, đã xin Chúa đừng chấp tội và tha thứ cho những kẻ đã giết mình. Thánh Stêphanô đã noi gương Chúa Giêsu: Ngài đã yêu, đã hiến thân và đặc biệt Ngài đã tha thứ. Sự tha thứ là “biểu hiện cao nhất” của sự hiến thân.”

Cái chết của Thánh Stêphanô chứng tỏ sức mạnh của sự tha thứ: Người bách hại tín hữu là Saulô đã có mặt trong cuộc tử đạo của Thánh Stêphanô. Thế rồi Saulô đã sớm trở thành Phaolô, thành một vị tông đồ vĩ đại dân ngoại của Giáo Hội.

Đức Giáo Hoàng nói, “Chúng ta có thể nói rằng Phaolô được sinh ra bởi ân sủng của Thiên Chúa và sự tha thứ của thánh Stêphanô. Cũng thế, chúng ta được sinh ra từ sự tha thứ của Thiên Chúa. Không chỉ qua phép rửa tội, nhưng mỗi khi chúng ta được tha thứ thì tâm hồn chúng ta được tái sinh, nó quả thực được tái sinh.”

Ngài nói tiếp “ Chỉ khi nào chúng ta được yêu thương, chúng ta mới có thể yêu thương chính mình.”

Chúng ta hãy cầu xin cùng thánh Stêphanô cho chúng ta được bắt chước con đường của Chúa Giêsu, để bắt đầu biết tha thứ cho những lỗi lầm nhỏ, cho những sai lầm lớn mà mỗi người chúng ta phải chịu đựng mỗi ngày.

Đức Giáo Hoàng nói tiếp, “Sự tha thứ bắt đầu từ con tim. Với lời cầu nguyện, chúng ta có thể trực diện với sự oán giận bằng cách tín thác những người làm điều xấu xa vào lòng thương xót của Thiên Chúa,”

Cầu nguyện và yêu thương “ giải thoát chúng ta khỏi xiềng xích của sự oán giận nội tại. Thật là khốn khổ để sống trong sự oán hận! Mỗi ngày chúng ta đều có cơ hội tự rèn luyện mình để tha thứ, tha thứ để chúng ta được sống gần Thiên Chúa hơn. Giống như Cha của chúng ta ở trên trời, chúng ta cũng phải có lòng xót thương, bởi vì qua sự tha thứ, chúng ta vượt thắng được những điều ác và làm điều thiện, chúng ta biến lòng thù hận thành tình yêu và do đó chúng ta làm cho thế giới này tươi đẹp hơn.”

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Giáo Hoàng lên tiếng hy vọng rằng việc chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu, cùng với Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse sẽ giúp mọi người có “ một thái độ với lòng thương xót và tình yêu đối với nhau” trong tất các các môi trường của cuộc sống.

Đức Giáo Hoàng cũng “ chân thành cám ơn” những lời chúc mừng mà Ngài đã nhận được, đặc biệt cám ơn về những “món quà của sự cầu nguyện”.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mừng lễ Chúa Giáng Sinh tại giáo xứ Bắc Hải, Hố Nai
Giuse Khổng Hữu Nguồn
01:22 26/12/2015
MỪNG LỄ CHÚA GIÁNG SINH TẠI GIÁO XỨ BẮC HẢI – HỐ NAI

Trong bầu khí của Giáo Hội và toàn thế giới đang hân hoan đón mừng Đại lễ Chúa Giáng sinh 2015 và Năm Mới 2016, năm mà Hội Thánh Công Giáo chọn chủ đề SỐNG VÀ LOAN BÁO LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA CHÚA. Giáo xứ Bắc Hải, hạt Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc long trọng tổ chức Mừng Đại Lễ Chúa Giáng Sinh.

Xem Hình

Trong mùa vọng và đặc biệt là hưởng ứng tinh thần Năm Thánh Lòng Thương Xót Của Thiên Chúa. Song song với việc tĩnh tâm, xưng tội dọn tâm hồn đón mừng Chúa giáng sinh thì các đoàn thể các giới cùng với quý cha, quý chức việc trong giáo xứ tổ chức phát quà giáng sinh cho những gia đình nghèo, các cụ già đau yêu cô đơn, trong ngoài giáo xứ, các nơi vùng sâu vùng xa, không phân biệt lương giáo.

Thánh lễ đêm 24.12 Mừng Chúa Sinh Ra được tổ chức tại tiền sảnh thánh đường lúc 21 giờ, và trước lễ có một giờ diễn nguyện giúp cộng đoàn sốt sắng tham dự vào Mầu Nhiệm Giáng Sinh. Nhận ra dung mạo đích thực của Thiên Chúa, không phải một Thiên Chúa “trên các tầng mây” cách xa nghìn trùng, nhưng là một “Thiên Chúa ở cùng chúng ta - Emmanuel”, một Thiên Chúa của lòng thương xót như chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã tái xác nhận trong tông sắc “Dung mạo lòng thương xót” : “Chúa Giêsu Kitô là khuôn mặt của lòng thương xót Chúa Cha. Những lời này có thể tổng hợp sâu sắc mầu nhiệm đức tin Kitô. Lòng thương xót đã trở nên sống động và hữu hình nới Đức Giêsu thành Nagiarét, và đạt đến đỉnh cao nơi Ngài…Chúa Giêsu thành Nagiarét, qua lời nói, hành động, và toàn bộ con người của Ngài đã thể hiện lòng thương xót của Thiên Chúa.”

Thánh lễ đêm do Cha xứ Đaminh và Cha phó Vinh Sơn dâng lễ cầu nguyện cho cộng đoàn. Gần giờ lễ, nhưng cha xứ cũng không quản ngại ngồi tòa giải tội giúp bà con dọn tâm hồn đón mừng Chúa giáng sinh.

Trong bài giảng lễ, với chất giọng rõ ràng trìu mến, Cha chia sẻ với cộng đoàn : Trong suốt lịch sử của nhân loại, Thiên Chúa sẽ luôn luôn là Đấng hiện diện, gần gũi, quan phòng, thánh thiện và thương xót….Tóm lại, Lòng Thương Xót của Thiên Chúa không phải là một ý tưởng trừu tượng, nhưng là một thực tại cụ thể, qua đó, Ngài mạc khải Tình Yêu của Ngài như của một người cha hay một người mẹ, rung động đến tận những sâu thẳm của tình yêu dành cho con cái mình.

Trước khi nhận phép lành với ơn toàn xá, Cha xứ làm phép thánh hóa hang Belem, sau đó mọi người cùng quý Cha đồng thanh hát vang bài ca “đêm đông lạnh lẽo chúa sinh ra đời….”

Thánh lễ đêm với những lời chúc mừng, những lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người, và mọi người vui sướng rộn ràng chụp hình lưu niệm trong “VƯỜN LỊCH SỬ ƠN CỨU ĐỘ CỦA LÒNG CHÚA XÓT THƯƠNG” bên phía đông nhà thờ Bắc Hải. Vui, đẹp, sinh động, hoành tráng.

Thánh lễ ngày 25.12. Thánh lễ được tổ chức tại tiền sánh thánh đường lúc 18 giờ. Trước lễ là kiệu rước tượng Chúa Hài Đồng Giêsu chung quanh thánh đường.

Thánh lễ do Cha Giuse Nguyễn Văn Việt, Chưởng ấn tòa Giám mục Xuân Lộc chủ sự, cùng dâng lễ với ngài có Cha xứ, Cha phó, Cha cố Phero đồng hương.

Mở đầu lễ, Cha Đaminh chánh xứ dâng lời chào mừng quý Cha, quý Tu sĩ và cộng đoàn hiện diện, hòa với niềm vui mừng Chúa giáng sinh và lời chào mừng là tràng pháo tay vang dội của cộng đoàn.

Trong bài giảng lễ, Cha cố Phero chia sẻ với cộng đoàn bài Tin Mừng theo thánh Gioan (Ga1,1-18) “Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta.”.

Trong bài giảng ngài ân cần muốn nói với bà con trong cộng đoàn về việc sống Tin Mừng của Chúa, nhất là trong năm Lòng Thương Xót là hãy sống cho ngay thẳng, làm ăm buôn bán thật thà, sản xuất chế biến thực phẩm phục vụ ăn uống của con người cần phải hợp vệ sinh, bảo đảm an toàn sức khỏe cho con người là góp phần sống tốt đạo đẹp đời.

Trước khi kết lễ, sau lời cảm ơn và chúc mừng của Cha xứ Đaminh. Cha Giuse Chưởng ấn thay mặt quý Cha dâng lời cảm ơn Cha xứ, Cha phó và ngài chia sẻ về chuyến công tác cùng Đức Cha giáo phận đi Mỹ trong thời gian năm tuần vừa qua.

Ngài nhận xét về bà con đồng hương của mình ở hải ngoại luôn canh cánh hướng về quê nhà, nhất là đối với giáo phận. Và ngài cũng trân trọng chuyển lời của bà con gốc Giáo xứ Bắc Hải ở hải ngoại gởi lời thăm hỏi và kính chúc quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ, Quý chức tân cựu, quý Cụ Ông Bà Anh Chị Em, mọi người mọi gia đình trong cộng đoàn giáo xứ hưởng Mùa Giáng Sinh Vui Tươi Thánh Thiện và năm mới 2016 An Lành Hạnh Phúc.

Nhận phép lành với ơn toàn xá, cộng đoàn cùng quý Cha hướng về hang Belem đồng thanh hát vang bài ca “đêm đông mừng Chúa giáng sinh ra đời…”

Sau đó mọi người bước vào “VƯỜN LỊCH SỬ ƠN CỨU ĐỘ CỦA LÒNG CHÚA XÓT THƯƠNG” để chụp hình lưu niệm.

Trong các ngày lễ giáng sinh tại Bắc Hải diễn ra thật nghiêm trang sốt mến, Ca đoàn giáo xứ hát rất hay, Quý vị chức việc, Ban khánh tiết, Ban thiện chí, Ban âm thanh ánh sáng, Quý ban trật tự….tất cả đã góp phần quan trọng làm cho bầu khí mừng đại lễ giáng sinh được long trọng tốt đẹp.

Nguyện chúc quý Cha, quý Tu sĩ, Quý chức, quý Cụ, quý Ông Bà Anh Chị Em, mọi người mọi Gia đình mùa Giáng sinh ấm áp, An lành và dư tràn Ân sủng của Chúa Hài Đồng, niềm vui được Chúa xót thương, và năm mới 2016 được An khang, Thịnh vượng, Hạnh phúc.

Giuse Khổng Hữu Nguồn
 
Đại lễ mừng Chúa Giáng Sinh tại xứ Đức mẹ La Vang Portland Oregon
Lê Quang Uyên
01:34 26/12/2015
MÙA VỌNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI LỄ MỪNG CHÚA GIÁNG SINH tại Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Portland, Oregon.

Như hằng năm, cùng với Giáo Hội hoàn vũ bước vào Mùa Vọng, Mùa chờ đợi Đấng Cứu Thế đến để cứu chuộc loài người. Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Portland, Oregon năm nay tổ chức tuần tĩnh tâm cho giáo dân của giáo xứ do Cha Antôn Nguyễn Đình Phúc thuộc Dòng Chúa Cưú Thế Hoa Kỳ phụ trách vào thứ Năm ngày 10 đến Chúa Nhật 13 tháng 12 năm 2015 tại giáo xứ.

Xem Hình

Giờ tĩnh tâm được bắt đầu lúc 6:30 PM đến 7:30 PM các ngày thứ Năm với Đề tài: 1-“Lòng Thương Xót của Đức Kitô hôm qua, hôm nay và ngày mai” thứ Sáu Đề tài 2- “Lòng Thương Xót của Thiên Chúa trong Bí Tích Hoà Giải của Giáo Hội”, thứ Bảy Đề tài: 3- “Mẹ Maria Nữ Vương của Lòng Thương Xót”, sau giờ giảng thuyết là Thánh Lễ đồng tế, chấm dứt Thánh Lễ các Cha ngồi toà giải tội để giáo dân được làm hòa với Chúa, hầu chuẩn bị tâm hồn sốt sắng hơn để mừng Chúa Giáng Sinh, riêng ngày Chúa Nhật cha giảng phòng đều chia sẻ lời Chúa trong các Thánh Lễ, đặc biệt năm nay vào ngày thứ Bảy có thêm chương trình giảng tĩnh tâm cho các đoàn thể, ban ngành của giáo xứ lúc 2:00 PM đến 4:00 PM với chủ đề: “Tinh Thần Phục Vụ mà Đức Kitô mong đợi nơi các môn đệ của Ngài”.

Đến thứ Bảy ngày 19 tháng 12 năm 2015, Giáo Xứ tổ chức đêm DIỄN NGUYỆN THÁNH CA MỪNG CHÚA GIÁNG SINH lúc 7:00 PM tại Nhà Thờ lớn, cùng tham dự có các Cha cựu và đương nhiệm của giáo xứ, quý Sơ Hội Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt/Miền Portland và đông đảo giáo dân tham dự.

Giới thiệu chương trình đêm diễn nguyện hôm nay do Cha Phó Xứ Đaminh Trần Văn Điều, SDD phụ trách cùng điều khiển phần MC cho đêm diễn nguyện do 3 anh chị của các hội đoàn gồm: Ca Đoàn Thánh Linh và Mục Vụ Giới Trẻ của giáo xứ.

Chủ Đề đêm diễn nguyện được ban tổ chức chọn từ lời kinh thánh của Thánh Sứ Gioan 1:11.
“NGƯỜI ĐÃ ĐẾN TRONG NHÀ MÌNH”. Sau lời chào đón và giới thiệu về ý nghĩa đêm Diễn Nguyện Thánh Ca của Cha Phó Đaminh Trần Văn Đièu là lời cầu nguyện của Cha Chánh Xứ Bathôlômêô PHẠM HỮU ĐẠT, SDD. Qua lời giới thiệu đầy duyên dáng của MC, chương trình được bắt đầu với tiết mục do Ca Đoàn La Vang thuộc giáo xứ trình diễn gồm những Liên khúc: Veni Emmanuel &Giáng Sinh Đã Về & Noel Ánh Sáng thật sống động, nhịp nhàng theo điệu nhạc vui nhộn nhưng không kém phần thánh thiện, tiếp theo sau gồm có 11 tiết mục khác của các ca đoàn giáo xứ và Cộng Đoàn Thánh Anrê Dũng Lạc, đặc biệt năm nào cũng không thể thiếu tiết mục vũ khúc điêu luyện của quý Sơ Hội Dòng Mến Thánh Gía Đà Lạt/Miền Portland,Oregon.

Chương trình được kéo dài đến 10:30PM thì chấm dứt. Cám ơn giáo xứ, cám ơn ban tổ chức đã cho giáo dân thưởng thức một đêm Thánh Ca tràn đầy dư âm hương vị ngọt ngào qua các giọng ca của những ca viên gồm cả 3 thế hệ là những người con yêu của giáo xứ. Những ca từ của các bản nhạc Thánh ca đã làm cho cộng đoàn, mọi người ai nấy đều cảm thấy như đang được gợi nhớ lại khung cảnh nơi hang đá Bêlem năm xưa, Con Thiên Chúa đã xuống thế cách đây trên 2000 năm. Sau mỗi tiết mục, các tràng pháo tay nồng nhiệt như một sự khích lệ đến các ca viên, Sau mỗi tiết mục, lần lược MC mời các Cha lên trao những kỷ vật lưu niệm cho các ca đoàn sau khi chất dứt trình diễn tiết mục của ca đoàn mình.


***Ngày 24 tháng 12, Thánh Lễ VỌNG GIÁNG SINH giáo xứ tổ chức lúc 9:00 PM tại Thánh Đường giáo xứ do Cha Chánh Xứ Chủ Tế, cùng có quý Sơ Hội Dòng Mến Thánh Giá và rất đông đảo giáo dân tham dự.

Trước khi ban phép lành kết lễ, Cha Chánh Xứ ngỏ lời đại diện quý Cha Phó và Hội Đồng Giáo Xứ có lời chúc mừng Giáng Sinh và Năm Mới 2016 cũng như quý ban ngành đoàn thể đã hy sinh thì giờ, công sức để thực hiện và tổ chức Mừng Đại Lễ Giáng Sinh năm nay được thành công tốt đẹp và thánh thiện.

Lê Quang Uyên

 
Đêm hội diễn ca mừng Giáng Sinh tại giáo hạt Quảng Ngãi
Người Quảng Ngãi
01:43 26/12/2015
Đêm hội diễn ca mừng Giáng Sinh tại giáo hạt Quảng Ngãi

Giáng Sinh tự căn bản đã là một "huyền nhiệm mang tính nối kết". Nối kết giữa đất và trời, nối kết giữa người và người. Nối xa xôi lại gần, nối nghìn trùng cách biệt lại thân tình gần gũi. Và Giáng Sinh của Năm Thánh Lòng Thương Xót lại càng làm cho ý nghĩa nầy rõ nét hơn, cụ thể hơn. và đó chính là mục tiêu và ý nghĩa của đêm hội diễn ca mừng Giáng Sinh lần thứ hai của giáo hạt Quảng Ngãi..

Xem Hình

Về tham dự đêm hội diễn hoan ca Giáng Sinh năm nay có 7 đơn vị : Bầu Gốc, Bình Hải, Châu Me, Kỳ Tân, Phú Hòa, Nghĩa Lâm và đơn vị chủ nhà Quảng Ngãi. Chương trình được khai mở với bài hợp ca Hang Bê Lem, một nhạc phẩm thánh ca Giáng Sinh "đi qua cùng năm tháng" của cố nhạc sư Hải Linh. Đây là bài ca Giáng Sinh Việt Nam đã có 70 năm "tuổi đời" (1945-2015). Chính linh mục hạt trưởng Quảng Ngãi, nhạc sĩ Sơn Ca Linh, đã có sáng kiên đột xuất mời các ca viên của các ca đoàn cungd tham gia thể hiện hợp ca bài thánh ca Giáng Sinh bất hủ nầy trong giây phút khai mạc. Tiếp đến, các đơn vị giáo xứ và giáo họ đã lần lượt thể hiện các nhạc khúc Giáng Sinh, các nhạc cảnh và vũ khúc mang chủ đề Tình Yêu của Thiên Chúa và đời sống chứng nhân yêu thương của người Kitô hữu hôm nay. Nhờ sự hỗ trợ của một sân khấu lộng lẫy mà bức chân dung của Chúa Giêsu Thánh Tâm với đôi tay giang rộng ôm lấy hết mọi người cùng với dàn âm thanh và ánh sáng chuyên nghiệp của công ty tổ chức sự kiện Nguyễn Giáo, đã làm cho chương trình hoan ca thêm phần tráng lệ.

Và như thế, đêm hội diễn ca mừng Giáng Sinh lần thứ hai của giáo hạt Quảng Ngãi đã mang lại một thành quả mục vụ, ít ra là chiều kích thiêng liêng, cho các cộng đoàn giáo xứ và cho những ai tham dự đêm hội diễn đặc biệt nầy.
 
Giáng Sinh 2015 tại Giáo xứ Thuận Nghĩa,GP Vinh
Jos. Đức Tiến
10:52 26/12/2015
Giáng Sinh 2015 tại Giáo xứ Thuận Nghĩa

Giáng sinh là thời khắc thuận tiện để con người sống lại với mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể - Ngôi Hai xuống thế làm người – tìm kiếm bình an và hạnh phúc, mang lại niềm vui cho nhau. Giáng sinh năm 2015 tại giáo xứ Thuận Nghĩa đã được diễn ra cách long trọng và ý nghĩa.

Xem Hình

Khởi đầu là diễn nguyện văn nghệ mừng Chúa Giáng Sinh vào đêm 24, với sự tổ chức có quy mô và chặt chẽ của BĐH giới trẻ giáo xứ Thuận Nghĩa, đêm diễn nguyện đã diễn ra tốt đẹp và thành công. Các tiết mục đến từ các em Thiếu Nhi Thánh Thể, các trẻ đến từ các lớp mầm non, hội dòng thừa sai Bác ái, hội dòng Mến Thánh Giá Mái Ấm Vũ Đăng Khoa, giới trẻ Phan sinh và các đội văn nghệ của các giáo họ trong giáo xứ đã hòa quyện và tạo nên bầu khí của một đêm sinh nhật thật rộn ràng và vui vẻ. Hoạt cảnh Giáng sinh của giáo họ Yên Lưu đã khơi gợi lại trong mỗi người cảnh Chúa sinh ra khó nghèo trong thân phận làm người đã kết thúc đêm diễn nguyện. Tiếp đó là Thánh lễ đêm mừng Chúa Giáng Sinh, tất cả mọi người đã quy tụ nơi thánh đường sau giờ diễn nguyện, ngoài con cái trong giáo xứ thì thánh lễ hôm nay còn có sự hiện diện của anh em lương dân đến từ các xã lân cận. Với sự mong chờ và khao khát thời khắc Chúa ra đời, thánh lễ đã được diễn ra long trọng và sốt sắng. Một đêm giáng sinh đã kết thúc đầy ý nghĩa!

Vào lúc 7h45 ngày 25, Thánh lễ Giáng Sinh được diễn ra trong niềm vui và bình an. Đoàn rước nhập lễ bắt đầu từ khuôn viên nhà xứ với trang phục đủ màu sắc tương ứng với các hội đoàn trong giáo xứ. Sau 2015 năm, niềm vui Chúa Giáng sinh đã lan tỏa khắp nơi, đặc biệt tại giáo xứ Thuận Nghĩa, niềm vui đó lại rõ nét hơn với sự lớn mạnh trong cơ cấu tổ chức của giáo xứ, các ban ngành, các hội đoàn đã phát triển và hoạt động mạnh mẽ với vai trò và nhiệm vụ của mình. Trong tinh thần đó, Giáng sinh năm nay, giáo xứ lại được niềm vui khi ra mắt gần 100 hội viên hội Bảo Trợ Thiếu Nhi Thánh Thể Xứ Đoàn Phê-rô Vũ Đăng Khoa – một tổ chức có anh Cả là Đức Giê-su Ki-tô. Với vai trò giúp đỡ về mặt tinh thần cũng như vật chất, định hướng và cộng tác trong việc phát triển xứ đoàn, nhất là lưu tâm nâng đỡ và khuyến khích các sinh hoạt của đơn vị Thiếu Nhi Thánh Thể. Như vậy, hội Bảo Trợ Thiếu Nhi Thánh Thể hứa hẹn sẽ giúp sức rất nhiều trong việc đưa phong trào thiếu nhi thánh thể tại giáo xứ phát triển mạnh mẽ hơn.

Trong bài giảng lễ, Cha quản xứ Antôn Nguyễn Văn Đính đã chia sẻ về Lòng Thương Xót Chúa qua việc Tạo dựng, Cứu Chuộc. Qua đó, Ngài mời gọi cộng đoàn nối dài Lòng Thương Xót đến với mọi người. Thật là ý nghĩa, sau thánh lễ, hội Caritas giáo xứ đã trao gần 300 suất quà cho những người kém may mắn trong và ngoài giáo xứ.

Lễ mừng Chúa Giáng Sinh đã kết thúc trong niềm vui và bình an. Để lại trong nhiều người tham gia mừng Chúa Giáng Sinh qua các sự kiện những kỷ niệm và những nỗi niềm khó diễn tả bằng lời - niềm vui Chúa Giáng Sinh. Cầu chúc cho tất cả một mùa Giáng Sinh an vui và một năm mới tràn đầy phúc lộc.

Jos. Đức Tiến
 
Phóng sự đi thăm Gx Bình An ở Lagi.
Trần Mạnh Trác
18:10 26/12/2015
Xem hình ảnh



Lần này về thăm mộ phần cuả cha mẹ tại Lagi Bình Tuy, tôi may mắn được ông Cố Minh, thân phụ cuả cha xứ Bùi Quang Tuấn, cựu chánh xứ Gx DMHCG, chở honda đi thăm các xứ đạo ở quanh vùng.

Có được nhìn tận mắt thì mới thấy việc sống đạo cuả những người ở bên quê nhà là sâu xa. Chả thế mà sau nhiều thập niên khó khăn, lại ở một vùng gọi là 'xâu và xa' mà sức sống Công Giáo vẫn mãnh liệt và sôi động.

Tối thứ Ba về khuya đèn đường đã tắt, tại Gx Vinh Tân, trước tượng Thánh Tâm Chuá vẫn có nhiều em nhỏ cùng với cha mẹ làm việc phạt tạ; trước hang đá Lộ đức, một đoàn thể đang lần chuỗi Mân Côi và trong phòng hội cuả giáo xứ, nhiều người mặc đồng phục aó đen đang làm một giờ thánh; họ thuộc về một 'tu hội tại gia' nào đó mà ở bên Mỹ chúng tôi chưa được biết...

Khi chúng tôi tới giáo xứ Bình An vào ngày hôm sau thì trời đã xế chiều, làn 'nắng quái' nhạt nhoà làm cho hình bóng cuả nhiều người đang làm việc tại đây trở thành lung linh huyền ảo. Họ đang nỗ lực cưa cây để dựng lại một máng cỏ Giáng Sinh.

Giáo xứ Bình An có lẽ là giáo xứ sinh sau đẻ muộn nhất trong Giáo Phận Phan Thiết, giáo dân phần lớn là những người di cư từ miền Bắc và Campuchia, kinh tế thuộc vùng nông nghiệp, nhưng lại là nơi cát trắng bạc màu, thủy lợi chỉ mong chờ có nước mưa, thế mà mỗi khi mưa tới thì nhiều vùng lại bị úng.

Phải mất 10 năm họ mới dựng xong một ngôi nhà thờ như ngày nay.



Chúng tôi hân hạnh được Cha Phú giới thiệu các cơ sở cuả Giáo Xứ, Ngài dẫn tới căn hội trường rộng rãi đang dựng, chỉ cho thấy những bức minh hoạ tuyệt tác do một hoạ sĩ trong vùng thực hiện. Một hệ thống lọc nước cung cấp nước sạch miễn phí cho dân quanh vùng và một căn nhà bếp rộng rãi để cho các bà mẹ có thể nấu cơm cho con em mỗi khi có lớp học giáo lý hoặc sinh hoạt.

"Mới đầu tôi chỉ muốn có một thực đơn đơn giản cho các em, nhưng các bà mẹ cứ thêm thắt vào mãi, mỗi người một thứ, bây giờ thì trở thành một bữa thịnh xoạn..." Cha Phú cho biết.

Nghe quen quen làm sao ! ở Gx DMHCG ở Garland TX bên Mỹ cũng y như thế.

Nhân tiện nói về Mỹ, Ngài cho biết đã đi du học được 6 năm trước khi về đây.

"Có vốn liếng đi du học thì sẽ có sẵn một cái thế đối với chính quyền ở đây, nhưng đừng nên xử dụng nó", Ngài lưu ý.

Dù thế, tôi nhận ra ngay đã có một sự giao lưu văn hoá đang biểu lộ rõ ràng trên nhiều chiếc bia đá dựng quanh khuôn viên cuả giáo xứ. Có một chiếc bia khắc 10 điều răn. ..bằng tiếng Anh và ngay cổng là một tấm bia khắc câu 7:36-50 cuả tin mừng thánh Luca bằng 2 thứ tiếng Việt và Anh. Ngài hỏi tôi: "Bác thấy mình dịch như thế có đúng không?"

Tôi lẩm nhẩm đọc câu tiếng Anh rất ngắn gọn "In God's Grace with peace, joy and hope" và câu tiếng Việt rất là dài dòng "Ra về trong hy vọng và mừng vui. Ra về trong an bình cuả Thiên Chuá."

Tôi chợt đề nghị: "Nếu là con, thì con sẽ tra khảo Kinh Thánh cuả Cha Nguyễn Thế Thuấn hay bản mới cuả toà Tổng Giám Mục Saigon mà dùng cho chắc ăn, chứ không tự dịch làm gì."

Ngài đồng ý, nhưng chỉ ra đây là những bài hát quen thuộc để cho mọi người nhớ ra ngay lập tức. Các tấm bia khác cũng y như thế, là những bài hát mà ai cũng đã biết, và cứ như thế, từ câu hát này đến câu hát nọ, người ta tuần tự sống qua những đoạn cuả thánh kinh.

"Một sáng kiến tuyệt vời" tôi bỗng thốt lên, nhớ lại ngày xưa các nhà truyền giáo đã sáng tác ra những câu vè thể 'lục bát' để cho người Việt Nam có thể học đạo dễ dàng. Tôi tự nghĩ Giáo Hội sẽ cần rất nhiều sáng kiến như thế này để có thể đem đạo vào đời một cách hữu hiệu trong hoàn cảnh tân thời.

Một giáo sĩ với vốn liếng du học nhiều năm, liệu có thể đưa một giáo xứ nhỏ ở xâu ở xa như thế này 'tiến vọt' lên phiá trước được không? Tôi vẫn tự hỏi.

Những vườn cảnh và những chủ đề bằng tiếng Anh, rõ ràng là một lời khẳng định, rằng giáo xứ này không muốn đi trễ một bước nào, trước một xu hướng đổi mới đang đâm rễ ở bên quê nhà.
 
Văn Hóa
Mỳ tôm và Giáng sinh
Đức Hoàng /VnExpress
10:31 26/12/2015
Cứ mỗi mùa Giáng sinh, tôi lại nhớ một túp lều ở cuối xóm bãi sông Hồng, gia đình của chị Mai và cháu Nhung. Chị Mai đã mất năm ngoái vì bệnh tim.
Lần cuối chúng tôi xuống thăm, chị đã rất yếu. Chị ngồi thở dốc trong "căn nhà" nổi lềnh bềnh trên sông, giữa một khung cảnh đầy ám ảnh. Nhà chị nhiều gấu bông. Phải có đến cả trăm con gấu bông to nhỏ chất đầy trên giá. Những con gấu không được sạch sẽ và thơm tho như nhà người, chúng lem luốc.

Nhung thích gấu bông. Đi học lớp tình thương, thỉnh thoảng có quà từ thiện, em không chọn gạo, chọn bánh, mà lúc nào cũng chỉ lấy gấu bông. Cả xin và nhặt nhạnh ở những đâu về nữa, rồi Nhung có một bộ sưu tập gấu đủ loại. Chị Mai, lần cuối gặp, cười cười khó nhọc với chúng tôi, là có lúc trêu nó, bây giờ nhà không có tiền mua thuốc cho mẹ, gom hết chỗ gấu này lại đem bán cũng được mấy trăm bạc đấy. Nhưng Nhung không chịu.

Căn phòng ấy ám ảnh. Bởi nó nói lên rằng cuối cùng thì Nhung, ở độ tuổi của một thiếu nữ, cũng có mơ ước bình thường như mọi thiếu nữ đô thị khác, muốn có một căn phòng đầy gấu bông, một thứ lãng mạn mà có thể ai đó sẽ nói rằng phù phiếm trong hoàn cảnh của em.

Căn phòng đầy gấu bông ấy nói lên một khía cạnh rất ít được quan tâm của những người nghèo, là đời sống tinh thần của họ. Khi tiếp cận người nghèo với mong muốn giúp đỡ, người ta sẽ có xu hướng đề cập ngay đến quần áo ấm, thực phẩm, các vật dụng gia đình khác. Cao hơn nữa, sẽ có giáo dục. Tôi đặc biệt tôn trọng một nhóm thanh niên đã lập nên chương trình “Lớp học trên thuyền” để phụ đạo cho những em bé sống trong những căn nhà nổi trên sông Hồng. Nhưng cuộc sống của những con người ấy, còn nhiều thứ khác bị bần cùng hóa, ở khía cạnh tinh thần, ở văn hóa. Nhung đã cương quyết chống lại sự bần cùng hóa ấy bằng việc nhặt ở bãi rác nào đó một con gấu bông.

Tất nhiên là những khía cạnh vật chất cần được quan tâm trước nhất. Nhưng chúng ta đối mặt với nguy cơ về một phương thức giúp đỡ bị “đơn điệu hóa”. Những người giơ ngón tay hình chữ V với nụ cười hớn hở bên cạnh những con người lam lũ để chụp ảnh trong các chuyến từ thiện, sẽ có xu hướng nghĩ rằng thế là đủ. Nhiều phong trào tình nguyện sẽ cương quyết tập trung vào khía cạnh này mà không gì khác.

Chúng ta đều hiểu, rằng sự nghèo nàn về đời sống tinh thần có thể dẫn đến những hậu quả khủng khiếp hơn cả nghèo nàn về vật chất, cả cho chính cuộc đời họ lẫn cho an sinh xã hội.

Lại sắp đến một mùa Giáng sinh, rồi Tết Dương lịch, và Tết âm lịch, quãng thời gian mà tinh thần lá lành đùm lá rách sẽ lên cao. Tôi bắt gặp những con người, những phong trào “mỳ tôm cho người nghèo và không gì hơn thế” ở khắp mọi nơi. Tôi không nghĩ rằng chúng ta thiếu năng lượng xã hội để giúp đỡ họ về các khía cạnh khác, chỉ là thường xuyên quên mất. Tôi bắt gặp những đoàn thanh niên, hăng hái quyên góp nhu yếu phẩm cho người có hoàn cảnh khó khăn - nhưng rồi cũng chính họ, khi xuống trao quà, không có lấy một cuộc trò chuyện, không có sự sẻ chia về mặt tinh thần. Họ chụp ảnh, rồi vội vàng ra về. Họ không phải không có thời gian làm việc ấy. Họ thậm chí có thể đàn, có thể hát. Nếu thực sự năng lượng xã hội chỉ đến mức ấy thôi, tôi cũng ủng hộ rằng ta nên dồn lực cho nhu yếu phẩm, nhưng đó là một thứ mà tôi gọi là "định kiến mỳ tôm".

Hồi tháng 8, tôi vô tình quen hai cặp yêu nhau ở hai đầu thành phố. Một sống dưới bãi sông Hồng còn một sống trong xóm chạy thận khu Lê Thanh Nghị. Tôi muốn tặng họ một món quà. Tôi hỏi người bạn đồng hành, này, bây giờ tặng ảnh cưới có phù phiếm quá không nhỉ. Bởi vì có thể, những người ấy sẽ không bao giờ được mặc bộ váy cưới một cách trọn vẹn. Anh trả lời, tiền thì ăn mấy bữa là hết, tặng ảnh cưới đi. Tôi gọi người bạn chụp ảnh, chính người đã chụp ảnh cưới cho vợ chồng tôi, bỏ ra một ngày lên Ba Vì làm cho họ hai album ảnh cưới đàng hoàng - giống với thứ vợ chồng tôi đã có.

Hai cặp vợ chồng ấy vẫn khó khăn lắm, từ tiền nhà đến tiền ăn. Nhưng mỗi lần xuống thăm, thấy cái cách họ lôi album ảnh ra cho khách xem, rồi cẩn thận cất lại nâng niu quyển album, tôi tin mình đã làm một việc đúng. Xoay xở để kiếm ăn chắc họ làm được, nhưng những niềm vui, những kỷ niệm không vướng với cuộc sống cơ cực, chẳng biết tìm đâu ra.

(Source: http://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/my-tom-va-giang-sinh-3332075.html)
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 22 – 28/12/2015: Giáng Sinh trên khắp thế giới
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:12 26/12/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Chợ Giáng sinh tại Âu Châu

Chợ Giáng sinh (tiếng Đức: Weihnachtsmarkt; tiếng Pháp: Marché de Noël) là một chợ đường phố kiểu truyền thống được tổ chức vào dịp Giáng sinh (thường bắt đầu khoảng 1 tháng trước Lễ Giáng sinh) có nguồn gốc tại vùng đất ngày nay là nước Đức và Đông Bắc nước Pháp. Bắt đầu xuất hiện từ cuối thời Thời kỳ Trung Cổ (khoảng thế kỷ 14), cho đến nay chợ Giáng sinh vẫn là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của Đức, Áo và Đông Bắc Pháp trong dịp Giáng sinh cũng như được phổ biến đến nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Các chợ Giáng sinh bắt đầu xuất hiện ở vùng đất nay là nước Đức và Đông Bắc nước Pháp từ cuối thời kỳ Trung Cổ, các chợ thời kỳ đầu có thể kể tới chợ Giáng sinh Dresden (tổ chức lần đầu năm 1434) hay chợ Giáng sinh Bautzen (tổ chức lần đầu năm 1384).

Ngày nay các chợ Giáng sinh thường là dịp thu hút khách du lịch lớn trong mùa Giáng sinh, ví dụ chợ Giáng sinh Dresden thu hút từ 1.5 đến 2 triệu lượt khách mỗi năm, các thành phố khác của Đức có chợ Giáng sinh lớn là Nürnberg, Stuttgart và Augsburg. Tại Pháp, ba chợ Giáng sinh lớn nhất được tổ chức tại các thành phố vùng Đông Bắc là Strasbourg (nơi có chợ Giáng sinh lớn nhất nước Pháp), Colmar và Reims, trong đó chợ Giáng sinh Strasbourg được tổ chức ở xung quanh Nhà thờ lớn Strasbourg từ năm 1570.

Mô hình chợ Giáng sinh hiện nay cũng được phổ biến đến các quốc gia bên ngoài lục địa châu Âu như ở Anh (tại Leeds, Birmingham) hay Hoa Kỳ (do những người Mỹ gốc Đức tổ chức).

2. Giáng Sinh trên miền đất của Ba Vua

Theo truyền thống quê hương của ba nhà đạo sĩ hay còn gọi là Ba Vua, những người đã theo ánh sao dẫn đường đến Bê Lem để thờ lạy Hài Nhi giáng trần, là Ba Tư. Thật vậy, năm 619, thành phố Bêlem bị quân Hồi Giáo Ba Tư chiếm đóng nhưng may mắn là những người này không phá hủy đền thờ. Những người Ba Tư thấy trên các bức ảnh trong nhà thờ có hình Ba Vua là những hình thường thấy trên trang phục vua chúa Ba Tư nên đã không dám phá hủy nhà thờ.

Tuy nhiên, quý vị và anh chị em có thể thấy trong video này tại Ba Tư ngày nay không khí Giáng Sinh gần như không có gì. Giáng Sinh cũng chỉ là một ngày như mọi ngày.

Cũng như tại các nước khác trong vùng Trung Đông, các cộng đoàn Kitô Giáo kỳ cựu tại đây đang đứng trước những chính sách kỳ thị và bách hại gần như công khai của người Hồi Giáo chiếm đến 99.4% trong tổng số 81,824,270. Cám dỗ được thoát ra nước ngoài luôn ám ảnh họ trước trào lưu phát triển mạnh của Hồi Giáo cuồng tín.

Cũng như Ba Vua thay mặt cho ba truyền thống khác nhau, anh chị em Kitô hữu tại Iran cũng chia thành ba nhóm khác biệt nhau với những cách thế khác biệt trong việc cử mừng ngày lễ Ngôi Hai xuống thế làm người.

Nhóm thứ nhất là “những người địa phương”, đó là con số đông đảo nhất những hậu duệ của các cộng đồng Kitô hữu tiên khởi. Họ là những người Công Giáo hay Chính Thống Giáo, với nghi lễ Armênia hay Assyria- Chanđê. Không chỉ là trong nghi thức Phụng Vụ mà thôi, các gia đình này vẫn còn nói được tiếng Armênia và cả tiếng Aramaic – ngôn ngữ của chính Chúa Giêsu. Vì là công dân thứ thiệt của Iran, tuy bị áp bức và kỳ thị, họ vẫn được luật pháp công nhận. Lễ Giáng Sinh được cử hành long trọng trong các nhà thờ tại Teheran và các thành phố khác. Bên cạnh các lễ nghi tại nhà thờ, những tiệc mừng, những buổi hòa nhạc và cả những hoạt động khác như chợ trời cũng có thể được tổ chức. Tuy nhiên, những cấm đoán về các hình thức biểu hiện tôn giáo không phải là Hồi Giáo đã gói gọn các sinh hoạt này trong một phạm vi riêng tư, ít công khai: bên trong khuôn viên nhà thờ, tại các tư gia.

Nhóm thứ hai là “những ngoại kiều”: Công Giáo, Chính Thống Giáo, Tin Lành. Các thánh lễ theo Công Giáo nghi lễ La Tinh được tổ chức tại 4 nhà thờ duy nhất trên toàn quốc Iran. Và cả 4 nhà thờ này đều tập trung tại thủ đô Teheran. Đó là nhà thờ Thánh Tâm, nhà thờ Đức Mẹ Yên Ủi, nhà thờ Abraham và nhà thờ thánh Joan thành Ark. Phụng Vụ được cử hành bằng tiếng Farsi, tiếng Ý, tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Hàn. Một số nhỏ trong nhóm này thường trú lâu dài tại Iran, đa số các tín hữu khác là các nhân viên ngoại giao, sinh viên, thương gia và các công nhân lao động. Nhóm thứ hai này thường có quan hệ với các tòa đại sứ và do đó, thường cũng được luật pháp bảo vệ theo các công ước ngoại giao. Hầu hết các ngoại kiều đều dự lễ Giáng Sinh tại thủ đô Teheran. Tuy nhiên, theo truyền thống, các nhân viên sứ quán Ý, Pháp, Bỉ và Tây Ban Nha thường dự lễ tại Bethlehem bên Palestine.

Nhóm thứ ba là những Kitô hữu “bất hợp pháp”. Họ cử hành lễ Giáng Sinh trong nguy hiểm. Họ là ai? Thưa đó là những người Hồi Giáo đã cải đạo sang Kitô Giáo hay đó là những người trước đây là Kitô hữu cải đạo sang Hồi Giáo vì lý do hôn nhân, hay nhiều lý do khác trong đó có cả lý do vì sợ, nay ăn năn trở lại; và cả những con cái của các gia đình tôn giáo hỗn hợp. Một khi anh đã theo Hồi Giáo hay anh không theo nhưng cha hay mẹ anh theo thì anh cũng được kể là tín hữu Hồi Giáo và anh không có quyền từ bỏ Hồi Giáo, nếu anh chưa muốn chết. Cơ quan mật vụ tôn giáo Iran được thành lập để theo dõi và bắt bớ những trường hợp này.

3. Giáng sinh tại Indonesia

Indonesia là một quốc gia rất năng động. Quốc gia này bao gồm hơn 17,000 hòn đảo, trải dài trên hơn 5,000 km và có dân số khoảng 250 triệu người. Những hòn đảo hoặc nhóm đảo chính là Sumatra, Java, Kalimantan, Sulawesi và Moluccas. Khoảng 300 nhóm dân tộc khác nhau sinh sống ở đó, chủ yếu là người Mã Lai.

Indonesia là quốc gia có đông người Hồi Giáo nhất trên thế giới. 87.2 phần trăm người Indonesia tự nhận là theo đạo Hồi, 9.9% theo Kitô Giáo trong đó Công Giáo chiếm 2.9%, 1.7 theo Ấn Độ giáo và 0.7 theo Phật giáo.

Bất chấp những trào lưu Hồi Giáo cực đoan, chính phủ Indonesia theo đuổi một chính sách khoan dung về tôn giáo. Hôm 24 tháng 12, Đài Phát Thanh Quốc gia Inđônêsia phát chương trình đặc biệt trực tiếp truyền thanh thánh lễ Giáng Sinh được Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành tại Vatican.

Tưởng cũng nên nhắc lại là ngày 01/04, Radio Vatican đã ký kết một thỏa thuận hợp tác với Đài Phát Thanh Quốc gia Inđônêsia nhằm thúc đẩy “một sự hợp tác chặt chẽ giữa hai đài trong những sự kiện tôn giáo đặc biệt quan trong đối với đời sống Giáo Hội hoàn vũ”.

4. Giáng sinh tại Ethiopia

Trong tổng số 99,465,800 dân, 43.5% người Ethiopia theo Chính Thống Giáo; 33.9% theo Hồi Giáo; chỉ có 0.7% theo Công Giáo

Giáo Hội Chính thống Ethiopia và cả Giáo Hội Công Giáo nước này vẫn sử dụng lịch Julian cũ, vì vậy họ ăn mừng Giáng sinh vào ngày 07 tháng Giêng, không phải 25 tháng 12!

Các tín hữu giữ chay vào đêm Giáng sinh. Lúc bình minh vào sáng ngày lễ Giáng Sinh, hầu hết mọi người mặc một bộ quần áo truyền thống được gọi là một shamma. Đó là một mảnh vải trắng mỏng với những sọc màu sắc rực rỡ trên đầu. Các thánh lễ Giáng Sinh bắt đầu lúc 04 giờ sáng và thường kéo dài đến 3 giờ.

Thủ đô của Ethiopia là Addis Ababa. Đó là một thành phố hiện đại. Nhưng hầu hết những người sống bên ngoài các thành phố lớn vẫn còn phải sống trong những ngôi nhà tròn làm bằng bùn.

5. Giáng sinh tại Jordan

Jordan có một cộng đoàn Kitô Giáo bản địa. Theo số liệu thống kê chính thức, trong tổng số 8,117,500 dân, 92% theo Hồi giáo và phần còn lại 8% theo Kitô giáo. Có một số thị trấn ở phía bắc Jordan, nơi đa số dân theo Kitô giáo và cũng có các thị trấn và làng mạc nơi người Kitô Giáo có thể nngang ngửa với người Hồi Giáo.

Hiến pháp công nhận Hồi giáo là quốc giáo, nhưng Hiến pháp cũng quy định quyền tự do thực hành niềm tin tôn giáo. Khoan dung tôn giáo được khích lệ và ít có trường hợp người ta bị phân biệt đối xử vì niềm tin tôn giáo của mình.

Tại Jordan Giáng sinh là một ngày quốc lễ chính thức. Dân chúng trang trí Giáng sinh và cây Giáng sinh có thể được nhìn thấy trong các cửa hàng và trung tâm mua bán.

Ngày Giáng sinh đối với người Jordan, bất kể niềm tin tôn giáo của họ, mang ý nghĩa hòa bình, yêu thương và hiểu biết lẫn nhau.

6. Giáng sinh tại Phi Luật Tân

Người dân Phi Luật Tân muốn ăn mừng Giáng sinh càng lâu càng tốt! Bắt đầu vào tháng Chín các bài hát mừng Giáng sinh đã vang lên trong các cửa hàng!

Các tín hữu Công Giáo chính thức chuẩn bị cho lễ Giáng sinh vào ngày 16 tháng 12 khi đông đảo anh chị em tham dự các thánh lễ trước bình minh. Cao điểm của việc mừng lễ là Thánh Lễ Giáng Sinh và tiếp tục kéo dài sang tháng Giêng, kết thúc với Chúa Nhật Lễ Hiển Linh.

Tháng mười hai thực sự là một trong những tháng 'mát' nhất trong năm tại Phi Luật Tân. Phi Luật Tân chỉ có hai mùa là mùa mưa (từ tháng Sáu đến tháng Mười) và mùa nắng. Tháng mười hai là một trong những tháng giữa mùa mưa và mùa khô.

Trong những năm qua, Phi Luật Tân đã gánh chiụ nhiều trận bão tai hai và hàng chục ngàn người bị mất nhà cửa, vì vậy rất nhiều người không thể ăn mừng Giáng sinh như trước đây.

7. Australian Catholic Weekly lên tiếng về những tấn kích nhắm vào Đức Hồng Y George Pell

Trong một báo cáo đầy đủ được đăng trên tờ Australian Catholic Weekly, ký giả Monica Doumit đã phản bác một số quan niệm sai lầm đang được phổ biến về vai trò của Đức Hồng Y George Pell trong cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, và câu trả lời của Đức Hồng Y trước một ủy ban điều tra hoàng gia.

Đức Hồng Y Pell không tìm cách trì hoãn sự xuất hiện của mình trước ủy ban điều tra hoàng gia, Doumit nhấn mạnh. Khi ngài tiết lộ rằng tình trạng sức khoẽ ngăn cản ngài bay sang Úc để đích thân làm chứng, Đức Hồng Y đã yêu cầu được cung cấp lời khai qua một cầu truyền hình. Nhưng chủ tịch của ủy ban đã từ chối đề nghị đó.

Hơn nữa, hầu chắc là Đức Hồng Y Pell sẽ không cung cấp bất kỳ những chi tiết nào hoàn toàn mới mẻ vì ngài đã trình bày toàn bộ vấn đề, Doumit viết: "Có đủ những bằng chứng đã được công bố rộng rãi cung cấp cho chúng ta một hình ảnh rất rõ ràng và toàn diện về các đáp trả của Đức Hồng Y với những cáo buộc chống lại ngài."

Một cáo buộc gần đây, trên các phương tiện truyền thông Úc, nói rằng có người đã nghe lỏm được câu chuyện giữa Đức Hồng Y Pell với một linh mục về một giáo sĩ ấu dâm. Nhưng chuyện đó gần như chắc chắn đã không xảy ra, bởi vì Đức Hồng Y Pell và vị linh mục kia ở hai thành phố khác nhau vào thời điểm nhân chứng khẳng định đã nghe lỏm được cuộc thảo luận của họ.

Tương tự như vậy, một tuyên bố nói rằng vị Hồng Y tương lai đã cố gắng để hối lộ một nạn nhân lạm dụng đừng báo cáo hành vi sai trái của một linh mục là sai, vì vào thời điểm cuộc nói chuyện này, Đức Tổng Giám Mục Pell biết rằng cảnh sát đã khởi sự cuộc điều tra.

8. Thông điệp Giáng Sinh chung của Anh Giáo và Công Giáo Ái Nhĩ Lan

Trong một cử chỉ đại kết, Đức Tổng Giám mục Eamon Martin của tổng giáo phận Armagh, giáo chủ Công Giáo toàn Ái Nhĩ Lan, cùng với Đức Tổng Giám mục Richard Clarke, của Anh Giáo, đã ký chung một thông điệp Giáng sinh.

Thông điệp có đoạn viết:

“Xung quanh chúng ta ở đất nước này, có những người có thể cảm thấy không còn chút hy vọng nào cho bản thân hoặc gia đình của họ. Chúng ta có thể trở thành những sứ giả của hy vọng nhân danh Chúa Kitô, Đấng được sinh ra trong một máng lừa ở Bethlehem. Cũng như Chúa Kitô, là Đấng đã bước vào thế giới của chúng ta để mang hy vọng đến những nơi tuyệt vọng và ánh sáng đến những nơi tối tăm, chúng ta cũng có thể trở thành những con người của hy vọng bằng cách sống trọn vẹn sứ điệp yêu thương của mầu nhiệm Giáng Sinh”.

9. Ý niệm Thiên Chúa là Cha Giàu Lòng Thương Xót mang nhiều người Mông Cổ đến với Giáo Hội Công Giáo

Hầu hết người Mông Cổ đã chấp nhận đức tin Công Giáo vì những khái niệm về lòng thương xót của Thiên Chúa Cha. Cha Giorgio Marengo, một linh mục truyền giáo ở thành phố Arvaikheer, nơi có 25,000 dân đã cho biết như trên.

Nhà truyền giáo đầu tiên đến đất nước cựu Cộng sản này là vào năm 1992. Ngày nay, theo AsiaNews, có 1,100 người Công Giáo Mông Cổ trong sáu giáo xứ.

"Hầu như tất cả những người đã đón nhận Thiên Chúa giáo đều bị đánh động bởi ý niệm về sự tha thứ và rằng tội lỗi không theo ta đến suốt một đời" Cha Giorgio Marengo nói.

"Lòng Thương Xót dịu dàng của Chúa Cha đã có sự cộng hưởng tuyệt vời," ngài nói thêm. "Một Thiên Chúa xót thương thật là tuyệt vời, và khái niệm về sự tha thứ ngõ hầu chúng ta có thể bắt đầu cuộc sống mới thật là cách mạng. Người Mông Cổ trân trọng ý tưởng rằng người ta có thể bắt đầu lại. Đó là một cái gì đó rất khích lệ trong cuộc sống của họ. "