Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy niệm lễ vọng Chúa Giáng Sinh
Lm Antôn Nguyễn Văn Độ
11:08 21/12/2016
SUY NIỆM LỄ VỌNG GIÁNG SINH
“Con Thiên Chúa Hòa Mình Vào Lịch Sử Nhân Loại”
(Mt 1, 1-25)
Phụng vụ Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh dìu chúng ta về với gia phả nhân loại, có Con Thiên Chúa làm người là Đức Giêsu Kitô sinh ra trong gia phả ấy.
Gia phả của Đức Giêsu Kitô
Người ta có cố có ông, có cha có mẹ có ông có bà, tức là có một gia phả. Đức Giêsu dù là Thiên Chúa, nhưng làm người, nên cũng không nằm ngoài qui luật tự nhiên ấy. Gia phả của Đức Giêsu Kitô được Thánh sử Matthêu viết thật là dài cả thảy 42 đời, không phải một cách hết sức chính xác và đầy đủ theo nghĩa lịch sử, nhưng mang nặng ý nghĩa thần học. Gia phả này nhắc nhớ chúng ta rằng, “Sau sự sa ngã phạm tội của Ađam và Evà, Thiên Chúa đã không muốn bỏ rơi nhân loại một mình, cũng như đã không muốn phó mặc nhân loại cho sự ác. Ngài đã đáp trả lại sự nặng nề của tội lỗi bằng sự phong phú tràn trề của ơn tha thứ. Lòng Thương Xót luôn luôn vượt lên trên mọi mức độ của tội lỗi, và không ai có thể đặt ra những giới hạn cho Tình Yêu tha thứ của Thiên Chúa” (x. Misericodiae Vultus số 3). Thiên Chúa đã đi tìm Ađam và Evà và đồng hành với con người. Thiên Chúa đã gọi Abraham người đầu tiên trong gia phả, thứ đến là các tổ phụ khác. Thiên Chúa đã hòa mình vào lịch sử với chúng ta, một lịch sử đi từ thánh thiện đến tội lỗi, có những thánh nhân vĩ đại nhưng cũng có những tội nhân thấp hèn. Đó là Tình Yêu an ủi của Thiên Chúa, Đấng tha thứ và ban tặng niềm hy vọng cho chúng ta.
Theo thánh Mátthêu, Đức Giêsu xuất thân từ dòng dõi Abraham, và cuộc đời Người gắn kết với dân tộc Israen, một dân được tuyển chọn trong tình thương. Đức Giêsu cũng là Con của vua Đavít, nên Người có cơ sở để là Đấng Kitô như lời hứa.
Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa làm người, sinh ra trong một gia đình, sống trong xã hội, nên cũng chịu chi phối bởi xã hội trong dòng lịch sử một dân tộc với tất cả những thăng trầm và biến động của nó. Là người cuối của gia phả, nhưng lại là nhân vật trung tâm (x. Mt 1,16-17). Tất cả lịch sử của dân tộc Israen cũng là lịch sử cứu độ. Dòng lịch sử cứu độ này đã lên đến tột đỉnh nơi Đức Giêsu Kitô. Nơi Người, Thiên Chúa đã đưa lịch sử nhân loại đến chỗ thành toàn.
Như chúng ta đã nói ở trên, Con Thiên Chúa hòa mình vào một lịch sử đi từ thánh thiện đến tội lỗi, một gia phả khác thường đối với Do thái giáo. Bởi lẽ, trong gia phả Đức Giêsu có tên một số phụ nữ, đó là chuyện lạ, vì người Do Thái thường chỉ để tên người cha. Trừ Đức Maria ra, còn bốn phụ nữ kia đều có gốc dân ngoại. Tama và Rakháp gốc Canaan, Rút gốc Môáp, vợ Urigia người Híttít. Mỗi bà lại có hoàn cảnh khác thường không ai giống ai. Tama giả làm điếm để ngủ với cha chồng là Giuđa, hầu sinh con cho nhà chồng (St 38). Rakháp là một cô điếm ở Giêricô, đã giúp Giosuê chiếm Canaan (Gs 2). Bétsabê, vợ của Urigia, đã ngoại tình và lấy vua Đavít (x. 2Sm 11-12). Rút đã lấy ông Bôát là người bà con gần, để nối dõi cho chồng (x. R 1-4). Đức Giêsu đã là con cháu của các phụ nữ khác thường này, nên cũng mang trong mình chút dòng máu của dân ngoại nếu tính theo gia phả, dẫn đến cuộc sinh hạ của Đức Kitô cũng khác thường.
Sự giáng sinh của Con Một Chúa
Thiên Chúa muốn cứu độ con người bằng cách sai Con Một Chúa xuống thế gian, nhập thể làm người. Cách làm người của Con Thiên Chúa vừa bình thường lại vừa tuyệt đối khác thường. Bình thường vì Người được sinh ra bởi một người nữ (x. Gl 4, 4). Khác thường vì Người không được sinh ra bởi người nam (cha ruột), nhưng do quyền năng Chúa Thánh Thần (x. Mt 1, 18. 20). Mátthêu diễn tả một cách tinh tế như sau: “Giacóp sinh Giuse, chồng của bà Maria, từ bà Đức Giêsu được sinh ra, cũng gọi là Đức Kitô” (c. 16). Có thể nói, Đức Giêsu có dược “nhập khẩu” vào dòng dõi vua Đavít hay không đều tùy thuộc vào lời đáp trả của thánh nhân. Nên Thánh Mátthêu đã làm nổi bật dung mạo vị cha nuôi của Chúa Giêsu, vừa nhấn mạnh rằng, nhờ qua thánh nhân, Con Trẻ được đưa vào trong dòng dõi vua Ðavít một cách hợp pháp, và như thế thực hiện những Lời Kinh Thánh, trong đó Ðấng Thiên Sai được các tiên tri loan báo như là “Con của Vua Ðavid ”. Như thế Con Thiên Chúa đã có một người mẹ để trọn vẹn là người. Ngài có cha nuôi là thánh Giuse để được thuộc về dòng Đavít với một gia phả. Có một gia đình cần thiết để sống và lớn lên.
Trong giờ vọng lễ Mừng Chúa giáng sinh đêm nay, chúng ta hướng nhìn về Thánh Giuse, vị hôn phu của Ðức Nữ Ðồng Trinh Maria, cha nuôi Đức Giêsu, mẫu gương của người “công chính” (Mt 1,19). Vai trò của Thánh Giuse với nhân đức trổi vượt không thể nào bị rút gọn về khía cạnh luật pháp mà thôi. Ngài được Thiên Chúa tín nhiệm trao ban quyền làm “Người gìn giữ Ðấng cứu thế”, trong gia đoạn đầu của công trình cứu chuộc, khi hoà hợp hoàn toàn với vị hôn thê của mình, tiếp rước Con Thiên Chúa làm người và canh chừng cho sự tăng trưởng nhân bản của Con Thiên Chúa. Vì thế, thật xứng hợp biết bao hướng về ngài, cầu xin ngài trợ giúp chúng ta sống trọn vẹn mầu nhiệm Ðức Tin cao cả này.
Noi gương ngài, chúng ta mở rộng lòng mình ra, chuẩn bị nội tâm để đón nhận và gìn giữ Chúa Giêsu trong đời sống chúng ta. Uớc chi Chúa có thể gặp thấy trong chúng ta lòng quảng đại sẵn sàng đón Chúa đến, như đã xảy ra như vậy tại Bêlem trong Ðêm Cực Thánh Chúa sinh ra đời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
“Con Thiên Chúa Hòa Mình Vào Lịch Sử Nhân Loại”
(Mt 1, 1-25)
Phụng vụ Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh dìu chúng ta về với gia phả nhân loại, có Con Thiên Chúa làm người là Đức Giêsu Kitô sinh ra trong gia phả ấy.
Gia phả của Đức Giêsu Kitô
Người ta có cố có ông, có cha có mẹ có ông có bà, tức là có một gia phả. Đức Giêsu dù là Thiên Chúa, nhưng làm người, nên cũng không nằm ngoài qui luật tự nhiên ấy. Gia phả của Đức Giêsu Kitô được Thánh sử Matthêu viết thật là dài cả thảy 42 đời, không phải một cách hết sức chính xác và đầy đủ theo nghĩa lịch sử, nhưng mang nặng ý nghĩa thần học. Gia phả này nhắc nhớ chúng ta rằng, “Sau sự sa ngã phạm tội của Ađam và Evà, Thiên Chúa đã không muốn bỏ rơi nhân loại một mình, cũng như đã không muốn phó mặc nhân loại cho sự ác. Ngài đã đáp trả lại sự nặng nề của tội lỗi bằng sự phong phú tràn trề của ơn tha thứ. Lòng Thương Xót luôn luôn vượt lên trên mọi mức độ của tội lỗi, và không ai có thể đặt ra những giới hạn cho Tình Yêu tha thứ của Thiên Chúa” (x. Misericodiae Vultus số 3). Thiên Chúa đã đi tìm Ađam và Evà và đồng hành với con người. Thiên Chúa đã gọi Abraham người đầu tiên trong gia phả, thứ đến là các tổ phụ khác. Thiên Chúa đã hòa mình vào lịch sử với chúng ta, một lịch sử đi từ thánh thiện đến tội lỗi, có những thánh nhân vĩ đại nhưng cũng có những tội nhân thấp hèn. Đó là Tình Yêu an ủi của Thiên Chúa, Đấng tha thứ và ban tặng niềm hy vọng cho chúng ta.
Theo thánh Mátthêu, Đức Giêsu xuất thân từ dòng dõi Abraham, và cuộc đời Người gắn kết với dân tộc Israen, một dân được tuyển chọn trong tình thương. Đức Giêsu cũng là Con của vua Đavít, nên Người có cơ sở để là Đấng Kitô như lời hứa.
Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa làm người, sinh ra trong một gia đình, sống trong xã hội, nên cũng chịu chi phối bởi xã hội trong dòng lịch sử một dân tộc với tất cả những thăng trầm và biến động của nó. Là người cuối của gia phả, nhưng lại là nhân vật trung tâm (x. Mt 1,16-17). Tất cả lịch sử của dân tộc Israen cũng là lịch sử cứu độ. Dòng lịch sử cứu độ này đã lên đến tột đỉnh nơi Đức Giêsu Kitô. Nơi Người, Thiên Chúa đã đưa lịch sử nhân loại đến chỗ thành toàn.
Như chúng ta đã nói ở trên, Con Thiên Chúa hòa mình vào một lịch sử đi từ thánh thiện đến tội lỗi, một gia phả khác thường đối với Do thái giáo. Bởi lẽ, trong gia phả Đức Giêsu có tên một số phụ nữ, đó là chuyện lạ, vì người Do Thái thường chỉ để tên người cha. Trừ Đức Maria ra, còn bốn phụ nữ kia đều có gốc dân ngoại. Tama và Rakháp gốc Canaan, Rút gốc Môáp, vợ Urigia người Híttít. Mỗi bà lại có hoàn cảnh khác thường không ai giống ai. Tama giả làm điếm để ngủ với cha chồng là Giuđa, hầu sinh con cho nhà chồng (St 38). Rakháp là một cô điếm ở Giêricô, đã giúp Giosuê chiếm Canaan (Gs 2). Bétsabê, vợ của Urigia, đã ngoại tình và lấy vua Đavít (x. 2Sm 11-12). Rút đã lấy ông Bôát là người bà con gần, để nối dõi cho chồng (x. R 1-4). Đức Giêsu đã là con cháu của các phụ nữ khác thường này, nên cũng mang trong mình chút dòng máu của dân ngoại nếu tính theo gia phả, dẫn đến cuộc sinh hạ của Đức Kitô cũng khác thường.
Sự giáng sinh của Con Một Chúa
Thiên Chúa muốn cứu độ con người bằng cách sai Con Một Chúa xuống thế gian, nhập thể làm người. Cách làm người của Con Thiên Chúa vừa bình thường lại vừa tuyệt đối khác thường. Bình thường vì Người được sinh ra bởi một người nữ (x. Gl 4, 4). Khác thường vì Người không được sinh ra bởi người nam (cha ruột), nhưng do quyền năng Chúa Thánh Thần (x. Mt 1, 18. 20). Mátthêu diễn tả một cách tinh tế như sau: “Giacóp sinh Giuse, chồng của bà Maria, từ bà Đức Giêsu được sinh ra, cũng gọi là Đức Kitô” (c. 16). Có thể nói, Đức Giêsu có dược “nhập khẩu” vào dòng dõi vua Đavít hay không đều tùy thuộc vào lời đáp trả của thánh nhân. Nên Thánh Mátthêu đã làm nổi bật dung mạo vị cha nuôi của Chúa Giêsu, vừa nhấn mạnh rằng, nhờ qua thánh nhân, Con Trẻ được đưa vào trong dòng dõi vua Ðavít một cách hợp pháp, và như thế thực hiện những Lời Kinh Thánh, trong đó Ðấng Thiên Sai được các tiên tri loan báo như là “Con của Vua Ðavid ”. Như thế Con Thiên Chúa đã có một người mẹ để trọn vẹn là người. Ngài có cha nuôi là thánh Giuse để được thuộc về dòng Đavít với một gia phả. Có một gia đình cần thiết để sống và lớn lên.
Trong giờ vọng lễ Mừng Chúa giáng sinh đêm nay, chúng ta hướng nhìn về Thánh Giuse, vị hôn phu của Ðức Nữ Ðồng Trinh Maria, cha nuôi Đức Giêsu, mẫu gương của người “công chính” (Mt 1,19). Vai trò của Thánh Giuse với nhân đức trổi vượt không thể nào bị rút gọn về khía cạnh luật pháp mà thôi. Ngài được Thiên Chúa tín nhiệm trao ban quyền làm “Người gìn giữ Ðấng cứu thế”, trong gia đoạn đầu của công trình cứu chuộc, khi hoà hợp hoàn toàn với vị hôn thê của mình, tiếp rước Con Thiên Chúa làm người và canh chừng cho sự tăng trưởng nhân bản của Con Thiên Chúa. Vì thế, thật xứng hợp biết bao hướng về ngài, cầu xin ngài trợ giúp chúng ta sống trọn vẹn mầu nhiệm Ðức Tin cao cả này.
Noi gương ngài, chúng ta mở rộng lòng mình ra, chuẩn bị nội tâm để đón nhận và gìn giữ Chúa Giêsu trong đời sống chúng ta. Uớc chi Chúa có thể gặp thấy trong chúng ta lòng quảng đại sẵn sàng đón Chúa đến, như đã xảy ra như vậy tại Bêlem trong Ðêm Cực Thánh Chúa sinh ra đời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm lễ đêm Giáng Sinh
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
22:20 21/12/2016
SUY NIỆM LỄ ĐÊM GIÁNG SINH
(Tình Yêu Nhập Thể)
(Lc 2, 1-14)
Đêm nay, Đêm Tình Yêu. Chúng ta có thể nói như thế mà không sợ sai lầm. Vì yêu, Thiên Chúa đã thể hiện hết tình đối với con người khi làm cho ánh sáng chân thật chiếu trần thế (x. Lời nguyện nhập lễ). Đêm con người được Chúa yêu thương, “dân tộc bưới đi trong u tối được nhìn thấy sự ánh sáng” (x. Is 9,2-7). Đại tin vui đến với con người đêm nay : “Chúa đã làm cho dân tộc nên vĩ đại, há chẳng làm vĩ đại niềm vui ?” (x. Is 9, 4). Đêm vui nhất trong Giáo Hội Công Giáo chúng ta, cũng là đêm linh thiêng nhất, vì đêm nay Giáo Hội loan báo tin vui cho toàn thể nhân loại, cho mọi người và từng người: “Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta” (đáp ca).
Thiên Chúa là Tình Yêu
Theo thánh Augustinô thì toàn bộ Kinh Thánh chỉ là bản “tường thuật tình yêu của Thiên Chúa”. Chính tình yêu này giải thích mọi sự khác, cắt nghĩa vì sao có tạo dựng, có nhập thể làm người, có chết và sống lại để cứu chuộc. Người ta nói rằng : nếu tất cả Thánh Kinh trên trái đất này bị hủy diệt bởi tai biến nào đó hay bởi một cơn thịnh nộ phá hủy các hình tượng tôn giáo và chỉ còn một bản Kinh Thánh, và bản còn lại đó cũng bị hư hại đến mức chỉ còn một trang, và nếu trang đó nhăn nheo đến độ chỉ còn một dòng có thể đọc được, và nếu dòng đó là thư thứ nhất của thánh Gioan viết “Thiên Chúa là Tình Yêu”, thì coi như toàn bộ Thánh Kinh được khôi phục, bởi vì toàn bộ nội dung là ở đó.
Kiểu nói “Thiên Chúa là Tình” có hai nghĩa rất khác nhau. Hoặc Thiên Chúa là đối tượng của tình yêu (yêu Chúa). Hoặc Ngài là chủ thể của tình yêu (Chúa yêu). Thư thứ nhất của Gioan cho chúng ta câu trả lời : “Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng là chính Người đã yêu thương chúng ta” (1Ga 4,10). Như thế, Thiên Chúa là Tình yêu, còn chúng ta là đối tượng được Thiên Chúa yêu thương.
Con người được Chúa yêu thương
“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa đã hạ sinh cho chúng ta vì yêu thương.
Nghe lại những lời trên của Thiên Thần báo cho các mục đồng tuy xa xưa những vẫn luôn mới mẻ trong đêm nay, làm cho chúng ta sống lại bầu khí linh thiêng của Ðêm Thánh, Ðêm mà cách đây 2016 năm tại Bêlem, Con Thiên Chúa vì yêu thương nhân loại đã thân hành xuống thế, giáng sinh làm người giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi. Đây là cuộc hòa mình của Thiên Chúa vào lịch sử nhân loại.
“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. Đây là lời loan báo vang vọng trong đêm đen cho những ai đang tỉnh thức, như các mục đồng tại Bêlem; Lời ấy vang lên cho những ai đã sống theo đòi hỏi của Mùa Vọng và một khi đã tỉnh thức trong đợi chờ, sẵn sàng tiếp nhận sứ điệp của niềm vui, được hát lên trong Thánh lễ đêm nay.
Khi nghe những lời trên Giáo Hội hết sức vui mừng, niềm hy vọng dâng trào và đức tin được củng cố. Noel là lễ của tình yêu, sẻ chia và hy vọng.
Tình Yêu, vì : “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con một Người” (Ga. 3, 16-17). Hy vọng, vì Thiên Chúa giáng sinh làm người để giải thoát con người khỏi tội lỗi, khỏi muôn điều lo sợ, sợ thiên tai, nhân tai, sợ chết. Sẻ chia vì : “Thiên Chúa làm người để con người trở nên Thiên Chúa”. Trở nên Thiên Chúa đây nghĩa là gì ? Đó chính là trở nên tình yêu như Ngài là Tình Yêu. Vâng, Thiên Chúa xuống thế làm người để trao ban tình yêu và mời gọi con người đáp lại tình yêu, đón nhận tình yêu và trở nên tình yêu đối với anh em.
Chúng ta hãy yêu thương nhau
Nơi Hài Nhi Giêsu, Thiên Chúa làm người, gần gũi với con người, đã từ bỏ tất cả vì chúng ta. Con Trẻ nằm trong máng cỏ là Thiên Chúa thật. Thiên Chúa không hiện hữu đơn độc, nhưng là một cộng đoàn Ba Ngôi, với tình yêu hỗ tương trong sự cho đi và nhận lại. Ngài là Cha, Con và Thánh Thần. Chúa Giêsu giáng trần không chỉ biểu lộ tình yêu của Thiên Chúa cho nhân loại, nhưng còn hiến mạng vì chúng ta, mà không đòi hỏi một đặc quyền nào hết. Chúa Giêsu đã nhâp thể làm người vì yêu để con người trở nên khí cụ của tình yêu ấy.
Chúa Cha đã yêu thương nhân loại đến nỗi trao tặng Người Con Một, Người Con ấy là Ân Sủng của Thiên Chúa, là Tình Yêu đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người (x. Tt 2, 11 ), là Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta. Cuộc giáng sinh diệu kỳ của Con Một Chúa đã đánh dấu bước điểm khởi đầu mới của lịch sử.
Trong đêm cực thánh này, Chúa Kitô đã từ trời cao sinh xuống giữa chúng ta. Ngôi Lời nằm khóc trong máng cỏ, được gọi là Giêsu, nghĩa là Thiên Chúa cứu độ “bởi vì Người sẽ cứu dân ngài khỏi mọi tội lỗi” (Mt 1,21). Không phải trong một lâu đài mà Ðấng cứu chuộc sinh ra, nhưng trong một chuồng loài vật; và sống giữa chúng ta. Người sinh xuống trần gian, từ cung lòng của một Người Nữ được chúc phúc hơn mọi người nữ; Người là Con Ðấng Tối Cao, là Tình Yêu của Chúa Cha. Nhờ sự sinh hạ của Người mà chúng ta cảm nhận được Thiên Chúa yêu thương chúng ta biết chừng nào.
Trong cuộc sống hôm nay, nhiều nơi, nhiều chốn, nhiều gia đình, sống nhưng lại sống vất vưởng, vì ở đó thiếu vắng tình yêu. Nhân dịp mừng sinh nhật Con Chúa, chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho toàn thể nhân loại tình yêu của Chúa và xin Chúa xua tan đi bóng đêm hận thù, ghen tỵ, tranh chấp đang còn len lõi đó đâu trong các gia đình, trong các cộng đoàn, giữa lòng các dân tộc hay trên thế giới.
Lạy Cố Vấn kỳ diệu, Thiên Chúa huy hoàng, Người Cha muôn thủa, Ông Vua Thái Bình, xin hâm nóng trái tim mỗi người chúng con để chúng con biết yêu, biết trao ban tình yêu từ Chúa cho người chúng con gặp gỡ ! Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Tình Yêu Nhập Thể)
(Lc 2, 1-14)
Đêm nay, Đêm Tình Yêu. Chúng ta có thể nói như thế mà không sợ sai lầm. Vì yêu, Thiên Chúa đã thể hiện hết tình đối với con người khi làm cho ánh sáng chân thật chiếu trần thế (x. Lời nguyện nhập lễ). Đêm con người được Chúa yêu thương, “dân tộc bưới đi trong u tối được nhìn thấy sự ánh sáng” (x. Is 9,2-7). Đại tin vui đến với con người đêm nay : “Chúa đã làm cho dân tộc nên vĩ đại, há chẳng làm vĩ đại niềm vui ?” (x. Is 9, 4). Đêm vui nhất trong Giáo Hội Công Giáo chúng ta, cũng là đêm linh thiêng nhất, vì đêm nay Giáo Hội loan báo tin vui cho toàn thể nhân loại, cho mọi người và từng người: “Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta” (đáp ca).
Thiên Chúa là Tình Yêu
Theo thánh Augustinô thì toàn bộ Kinh Thánh chỉ là bản “tường thuật tình yêu của Thiên Chúa”. Chính tình yêu này giải thích mọi sự khác, cắt nghĩa vì sao có tạo dựng, có nhập thể làm người, có chết và sống lại để cứu chuộc. Người ta nói rằng : nếu tất cả Thánh Kinh trên trái đất này bị hủy diệt bởi tai biến nào đó hay bởi một cơn thịnh nộ phá hủy các hình tượng tôn giáo và chỉ còn một bản Kinh Thánh, và bản còn lại đó cũng bị hư hại đến mức chỉ còn một trang, và nếu trang đó nhăn nheo đến độ chỉ còn một dòng có thể đọc được, và nếu dòng đó là thư thứ nhất của thánh Gioan viết “Thiên Chúa là Tình Yêu”, thì coi như toàn bộ Thánh Kinh được khôi phục, bởi vì toàn bộ nội dung là ở đó.
Kiểu nói “Thiên Chúa là Tình” có hai nghĩa rất khác nhau. Hoặc Thiên Chúa là đối tượng của tình yêu (yêu Chúa). Hoặc Ngài là chủ thể của tình yêu (Chúa yêu). Thư thứ nhất của Gioan cho chúng ta câu trả lời : “Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng là chính Người đã yêu thương chúng ta” (1Ga 4,10). Như thế, Thiên Chúa là Tình yêu, còn chúng ta là đối tượng được Thiên Chúa yêu thương.
Con người được Chúa yêu thương
“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa đã hạ sinh cho chúng ta vì yêu thương.
Nghe lại những lời trên của Thiên Thần báo cho các mục đồng tuy xa xưa những vẫn luôn mới mẻ trong đêm nay, làm cho chúng ta sống lại bầu khí linh thiêng của Ðêm Thánh, Ðêm mà cách đây 2016 năm tại Bêlem, Con Thiên Chúa vì yêu thương nhân loại đã thân hành xuống thế, giáng sinh làm người giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi. Đây là cuộc hòa mình của Thiên Chúa vào lịch sử nhân loại.
“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. Đây là lời loan báo vang vọng trong đêm đen cho những ai đang tỉnh thức, như các mục đồng tại Bêlem; Lời ấy vang lên cho những ai đã sống theo đòi hỏi của Mùa Vọng và một khi đã tỉnh thức trong đợi chờ, sẵn sàng tiếp nhận sứ điệp của niềm vui, được hát lên trong Thánh lễ đêm nay.
Khi nghe những lời trên Giáo Hội hết sức vui mừng, niềm hy vọng dâng trào và đức tin được củng cố. Noel là lễ của tình yêu, sẻ chia và hy vọng.
Tình Yêu, vì : “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con một Người” (Ga. 3, 16-17). Hy vọng, vì Thiên Chúa giáng sinh làm người để giải thoát con người khỏi tội lỗi, khỏi muôn điều lo sợ, sợ thiên tai, nhân tai, sợ chết. Sẻ chia vì : “Thiên Chúa làm người để con người trở nên Thiên Chúa”. Trở nên Thiên Chúa đây nghĩa là gì ? Đó chính là trở nên tình yêu như Ngài là Tình Yêu. Vâng, Thiên Chúa xuống thế làm người để trao ban tình yêu và mời gọi con người đáp lại tình yêu, đón nhận tình yêu và trở nên tình yêu đối với anh em.
Chúng ta hãy yêu thương nhau
Nơi Hài Nhi Giêsu, Thiên Chúa làm người, gần gũi với con người, đã từ bỏ tất cả vì chúng ta. Con Trẻ nằm trong máng cỏ là Thiên Chúa thật. Thiên Chúa không hiện hữu đơn độc, nhưng là một cộng đoàn Ba Ngôi, với tình yêu hỗ tương trong sự cho đi và nhận lại. Ngài là Cha, Con và Thánh Thần. Chúa Giêsu giáng trần không chỉ biểu lộ tình yêu của Thiên Chúa cho nhân loại, nhưng còn hiến mạng vì chúng ta, mà không đòi hỏi một đặc quyền nào hết. Chúa Giêsu đã nhâp thể làm người vì yêu để con người trở nên khí cụ của tình yêu ấy.
Chúa Cha đã yêu thương nhân loại đến nỗi trao tặng Người Con Một, Người Con ấy là Ân Sủng của Thiên Chúa, là Tình Yêu đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người (x. Tt 2, 11 ), là Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta. Cuộc giáng sinh diệu kỳ của Con Một Chúa đã đánh dấu bước điểm khởi đầu mới của lịch sử.
Trong đêm cực thánh này, Chúa Kitô đã từ trời cao sinh xuống giữa chúng ta. Ngôi Lời nằm khóc trong máng cỏ, được gọi là Giêsu, nghĩa là Thiên Chúa cứu độ “bởi vì Người sẽ cứu dân ngài khỏi mọi tội lỗi” (Mt 1,21). Không phải trong một lâu đài mà Ðấng cứu chuộc sinh ra, nhưng trong một chuồng loài vật; và sống giữa chúng ta. Người sinh xuống trần gian, từ cung lòng của một Người Nữ được chúc phúc hơn mọi người nữ; Người là Con Ðấng Tối Cao, là Tình Yêu của Chúa Cha. Nhờ sự sinh hạ của Người mà chúng ta cảm nhận được Thiên Chúa yêu thương chúng ta biết chừng nào.
Trong cuộc sống hôm nay, nhiều nơi, nhiều chốn, nhiều gia đình, sống nhưng lại sống vất vưởng, vì ở đó thiếu vắng tình yêu. Nhân dịp mừng sinh nhật Con Chúa, chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho toàn thể nhân loại tình yêu của Chúa và xin Chúa xua tan đi bóng đêm hận thù, ghen tỵ, tranh chấp đang còn len lõi đó đâu trong các gia đình, trong các cộng đoàn, giữa lòng các dân tộc hay trên thế giới.
Lạy Cố Vấn kỳ diệu, Thiên Chúa huy hoàng, Người Cha muôn thủa, Ông Vua Thái Bình, xin hâm nóng trái tim mỗi người chúng con để chúng con biết yêu, biết trao ban tình yêu từ Chúa cho người chúng con gặp gỡ ! Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tuyên bố của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh về vụ thảm sát Đại Sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ
Đặng Tự Do
02:32 21/12/2016
Trong một thông điệp gửi đến tổng thống Nga Vladimir Putin, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cho biết Đức Giáo Hoàng “đau buồn khi hay tin về cuộc tấn công bạo lực ở Ankara, dẫn đến cái chết của Đại sứ Andrei Karlov.” Đức Thánh Cha bảo đảm với nhân dân Liên bang Nga những lời cầu nguyện của ngài và “tình đoàn kết” trong lúc khó khăn này.
Toàn văn điện văn của Đức Hồng Y Pietro Parolin như sau:
Thưa ngài Vladimir Putin
Tổng thống Liên bang Nga
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đau buồn khi hay tin về cuộc tấn công bạo lực ở Ankara, dẫn đến cái chết của Đại sứ Andrei Karlov. Đức Thánh Cha gửi lời chia buồn đến tất cả những ai than khóc trước cái chết này, đặc biệt là các thành viên trong gia đình Đại sứ Karlov. Phó thác linh hồn người quá cố trong tay Thiên Chúa Toàn Năng, Đức Thánh Cha Phanxicô bảo đảm với tổng thống và tất cả dân chúng Liên bang Nga những lời cầu nguyện và tình đoàn kết của ngài vào thời điểm này.
+ Đức Hồng Y Pietro Parolin
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh
Vatican giải thích quan điểm về việc truyền chức giám mục 'trái phép' và cuộc hội nghị 'không hợp lệ' ở Trung Quốc.
Trần Mạnh Trác
15:44 21/12/2016
Vatican (CNA / EWTN News, 21/12/2016) - Trước những sự kiện 'trái phép' xẩy ra tại Trung Quốc, là các việc truyền chức giám mục và một cuộc hội nghị quan trọng sắp tới, Vatican đã đưa ra một tuyên bố tái khẳng định lập trường cuả Hội Thánh về vấn đề này.
"Một số phóng viên đã hỏi về cảm nghĩ của Tòa Thánh liên quan đến các việc tấn phong giám mục ở Thành Đô và Tây Xương gần đây và cuộc hội nghị các đại biểu Công Giáo Trung Quốc lần thứ IX sắp diễn ra trong vòng một vài ngày tới," là lời mở đầ̀u cuả bản thông cáo ngày 19 tháng 12 do phát ngôn viên Vatican Greg Burke đọc.
Ông Burke nhấn mạnh rằng quan điểm của Tòa Thánh về cả hai sự kiện ", có liên quan đến hai khía cạnh giáo lý và kỷ luật của Giáo Hội," đã "từng được xác định một thời gian khá lâu rồi."
Trong thực tế ngày 07 Tháng 11, Vatican đã ban hành một tuyên bố nhấn mạnh rằng những tin đồn về việc phong chức giám mục trong cái gọi là "Giáo Hội ngầm" ở Trung Quốc đã không được phép của Tòa Thánh, cũng không được chính thức thông báo.
"Tòa Thánh đã không uỷ quyền cho bất kỳ cuộc phong chức nào, và cũng không được thông báo chính thức về các sự kiện đó. Nếu có một cuộc tấn phong giám mục như vậy xảy ra, thì đó là một vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực giáo luật ", theo thông cáo.
Về việc có sự hiện diện của một giám mục bất hợp pháp tại các lễ phong chức mới đây, ông Burke nhấn mạnh rằng "tình trạng giáo luật (cuả vị giám mục) vẫn còn đang được nghiên cứu" sau khi "được phong chức bất hợp pháp."
Sự hiện diện của giám mục đó "đã tạo ra khó khăn cho các người liên quan và tạo bất ổn nơi người Công Giáo Trung Quốc," ông Burke nói, thêm rằng Tòa Thánh "hiểu nỗi đau của họ."
Những việc tấn phong đã diễn ra trước cuộc họp lần thứ IX cuả đại hội Công Giáo Trung Quốc, dự tính vào ngày 26 cho đến 30 tháng 12 tại Bắc Kinh.
Được (Chính quyền Bắc Kinh) coi là cuộc họp chính thức có thẩm quyền nhất cuả Giáo Hội mà Nhà nước công nhận tại Trung Quốc. Hội nghị được gọi là "cơ cấu chủ quyền" của Giáo Hội. Tập hợp không chỉ các giám mục được Vatican công nhận, nhưng cả những người không được công nhận, và những người bất hợp pháp hoặc thậm chí đã bị rút phép thông công.
Nhiều đại diện của Hiệp hội Yêu nước Trung Quốc (PA), từ người Công Giáo đến người vô thần, sẽ tham gia với các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân.
Hội nghị trước đã diễn ra vào năm 2010, chỉ ba năm sau khi Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong một lá thư năm 2007 gửi cho người Công Giáo ở Trung Quốc cho biết là hội nghị, cũng như Hiệp hội Yêu nước Trung Quốc PA, là "không phù hợp với giáo lý Công Giáo," bởi vì trong cuộc hội, PA coi các giám mục hợp pháp và bất hợp pháp là bình đẳng, đặc biệt trên phương diện bí tích.
Một số giám mục được công nhận bởi Tòa Thánh đã từ chối tham dự hội nghị nhưng cuối cùng đã bị ép buộc, nhiều người trong số họ đã bị bắt cóc.
Về cuộc hội nghị sắp tới sẽ diễn ra vào cuối tháng này, ông Burke cho biết là Tòa Thánh đang chờ đợi để phán đoán "dựa trên những sự kiện được chứng minh."
"Trong khi đó, Toà Thánh chắc chắn rằng tất cả mọi người Công Giáo ở Trung Quốc vẫn chờ đợi các dấu hiệu tích cực, điều này giúp họ có sự tự tin trong cuộc đối thoại giữa chính quyền và Tòa Thánh và hy vọng vào một tương lai có sự hiệp nhất và hòa hợp."
Nhắc lại, kể từ khi cộng sản chiến thắng cuộc nội chiến Trung Quốc, Tòa Thánh đã không có đại diện ngoại giao ở Bắc Kinh, Tòa Khâm Sứ đã được chuyển đến Đài Loan vào năm 1951.
Quan hệ Trung Quốc-Vatican vẫn là lạnh lùng, tuy nhiên đã có một vài dấu hiệu 'tan băng'. Sau bức thư cuả Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI gửi cho người Công Giáo Trung Quốc vào năm 2007, một loạt các cuộc thụ phong giám mục đã được phê duyệt từ Tòa Thánh và từ chính phủ Trung Quốc.
Giáo Hội tại Trung Quốc, tuy nhiên, vẫn còn ở trong một tình huống khó khăn. Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Quốc không bao giờ công nhận quyền của Tòa Thánh bổ nhiệm giám mục. Thay vào đó, họ thành lập Hiệp hội Công Giáo Yêu nước để thay thể hệ thống phẩm trật của Giáo Hội.
Vì lý do này, các giám mục Trung Quốc được Tòa Thánh công nhận đã rút vào vòng bí mật, tạo ra một "Giáo Hội ngầm" không được công nhận bởi chính phủ.
Tuy nhiên, bất chấp những trục trặc vẫn còn tồn tại, Vatican đã chuyên cần tìm một thỏa thuận với chính phủ Trung Quốc, đặc biệt liên quan đến việc bổ nhiệm giám mục.
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Bộ trưởng Ngoại giao của Tòa Thánh, nói với các khâm sứ họp tại Rome ngày 16-18 tháng 9 rằng cuộc đàm phán với Trung Quốc hiện nay tập trung vào cuộc bổ nhiệm giám mục, nhưng chưa đả động đến khả năng thiết lập quan hệ ngoại giao.
Nếu một thỏa thuận về việc bổ nhiệm giám mục được đạt tới, thì khả năng là sẽ dựa trên mô hình mà HY Parolin đã triển khai tại Việt Nam vào năm 1996, trong đó Tòa Thánh đề nghị ba ứng viên giám mục cho chính phủ Hà Nội, và Hà Nội chọn lấy một.
Lời hiệu triệu của Cha bề trên Tổng quyền cho các Salêdiêng về sứ vụ truyền giáo
Thanh Quảng sdb
17:38 21/12/2016
Lời hiệu triệu của Cha bề trên Tổng quyền cho các Salêdiêng về sứ vụ truyền giáo
Rome theo Thông tấn xã Fides ngày 21/12/2016 thì Cha bề trên Tổng quyền Dòng Salêdiêng Don Bosco (SDB), Linh mục Ángel Fernández Artime, đã đề ra cho các Salêdiêng trên toàn thế giới một lời hiệu triệu truyền giáo "ad gentes", tới "tất cả mọi thành phần trong gia đình Salesian, tới tất cả những ai cảm thấy được Chúa mời sống ơn gọi Salêdiêng hãy chuẩn bị sẵn sàng là những nhà truyền giáo Salesian 'ad gentes’, sẵn sàng ra đi ‘ad exteros’ và sẵn sàng dấn thân ‘ad vitam’.
Có ba lý do cho lời hiệu triệu này: Nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng trong thế giới đòi hỏi người Salêdiêng đi xa hơn nữa, mở rộng lòng mình ra nhiều hơn "để đáp ứng những nhu cầu phát sinh liên tục trong Giáo Hội". Hơn nữa, "trong một số quốc gia trên các năm châu lục chưa có bóng dáng người Salêdiêng phục vụ, trong khi có những nơi lại có quá nhiều hoạt động tông đồ của người Salêdiêng". Cha đề cập đến những người trẻ đang trông chờ "trong viễn ảnh của dự án châu Âu, Trung Đông, ở các nước có nhiều người Hồi giáo, ở các đảo của Châu Đại Dương, ở Nam Sudan, Mông Cổ, Siberia, Campuchia và Malaysia, cũng như nơi những người giới trẻ di cư tại châu lục Mỹ Châu".
Cuối cùng, Ngài kêu gọi chúng ta cần hấp thụ "niềm đam mê truyền giáo" tuyệt vời của Cha thánh Gioan Bosco. Cha bề trên Tổng quyền cũng viết trong lời kêu gọi của Ngài đến 44 tỉnh dòng trên thế giới trong những năm gần đây, và càng ngày Ngài càng xác tín rằng "đây là một ý lực truyền giáo cho toàn Tu hội khắp năm châu trong Giáo Hội và trên thế giới".
Vì vậy cha Tổng quyền Ángel Fernández Artime khởi xướng "một lời hiệu triệu khẩn thiết” và kêu gọi sự quảng đại và tâm tình cầu nguyện, mời gọi các Bề trên tỉnh, các Giám đốc không ngừng cổ súy "nhiệt tâm truyền giáo không ngừng nghỉ" hầu làm sung mãn ơn gọi của chúng ta ngay từ những ngày đầu Tu hội được khai sinh… Cha cũng mời gọi tất cả các Salêdiêng trong thế giới cầu nguyện cho ý chỉ này ". (SL) (Agenzia Fides 21/12/2016)
Có ba lý do cho lời hiệu triệu này: Nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng trong thế giới đòi hỏi người Salêdiêng đi xa hơn nữa, mở rộng lòng mình ra nhiều hơn "để đáp ứng những nhu cầu phát sinh liên tục trong Giáo Hội". Hơn nữa, "trong một số quốc gia trên các năm châu lục chưa có bóng dáng người Salêdiêng phục vụ, trong khi có những nơi lại có quá nhiều hoạt động tông đồ của người Salêdiêng". Cha đề cập đến những người trẻ đang trông chờ "trong viễn ảnh của dự án châu Âu, Trung Đông, ở các nước có nhiều người Hồi giáo, ở các đảo của Châu Đại Dương, ở Nam Sudan, Mông Cổ, Siberia, Campuchia và Malaysia, cũng như nơi những người giới trẻ di cư tại châu lục Mỹ Châu".
Cuối cùng, Ngài kêu gọi chúng ta cần hấp thụ "niềm đam mê truyền giáo" tuyệt vời của Cha thánh Gioan Bosco. Cha bề trên Tổng quyền cũng viết trong lời kêu gọi của Ngài đến 44 tỉnh dòng trên thế giới trong những năm gần đây, và càng ngày Ngài càng xác tín rằng "đây là một ý lực truyền giáo cho toàn Tu hội khắp năm châu trong Giáo Hội và trên thế giới".
Vì vậy cha Tổng quyền Ángel Fernández Artime khởi xướng "một lời hiệu triệu khẩn thiết” và kêu gọi sự quảng đại và tâm tình cầu nguyện, mời gọi các Bề trên tỉnh, các Giám đốc không ngừng cổ súy "nhiệt tâm truyền giáo không ngừng nghỉ" hầu làm sung mãn ơn gọi của chúng ta ngay từ những ngày đầu Tu hội được khai sinh… Cha cũng mời gọi tất cả các Salêdiêng trong thế giới cầu nguyện cho ý chỉ này ". (SL) (Agenzia Fides 21/12/2016)
DR CONGO: Đàn áp gia tăng, ĐGH khẩn cấp kêu gọi lương tâm cho Hoà Bình.
Moses Trương Võ
17:54 21/12/2016
Kinshasa (Agenzia Fides, 21/12/2016) - Quân đội đã phạm nhiều bạo hành nghiêm trọng với ba nhà hoạt động dân sự ở Bắc Kivu, miền đông Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC). Ba người là 3 phụ nữ của Liên minh phụ nữ bảo vệ nhân quyền ( Coalition des femmes pour la protection des droits humains), một tập thể tranh đấu cho các quyền con người ở cao nguyên Ruzizi trong khu vực Uvira.
Họ đang hoạt động tại các làng trong khu vực để cổ động những hình thức tranh đấu bất bạo động và tôn trọng Hiến pháp, và trên hết thông tin cho người dân ý thức rằng sự chuyển tiếp quyền lực giữa Tổng thống và người kế nhiệm là một quyền hiến pháp.
Họ đã nhận được một số đe dọa qua điện thoại.
Vào tối ngày 19 tháng 12, binh sĩ của lực lượng vũ trang Congo (FARDC) đã xâm nhập nhà ở của họ với một lực lượng lớn. Bà Grace Tulinabitu bị tra tấn và bị thương nặng, một số vật dụng cá nhân đã bị đánh cắp. Hai bà Judith Chekanabo và Armelle Mwamini đã bị bắt cóc đem đi, hiện chưa biết số phận ra sao.
Hôm nay, ngày 21 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra một lời kêu gọi khẩn cấp trước tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng ở DRC. "Những người có trách nhiệm chính trị phải lắng nghe tiếng nói của lương tâm, phải nhìn thấy sự đau khổ tàn khốc của đồng bào mình và phải ấp ủ Công Ích ở trong trái tim mình" Đức Giáo Hoàng nói. "Trong ánh sáng của một cuộc họp gần đây với Chủ tịch và Phó Chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục của nước Cộng hòa Dân chủ Congo, tôi lại một lần nữa mở rộng lời kêu gọi chân thành đến tất cả mọi người Congo phải là nghệ nhân của hòa giải và hòa bình trong thời điểm tế nhị này trong lịch sử của họ ".
Đức Giáo Hoàng đi mua giầy tại cửa hàng bán đồ chỉnh hình.
Giuse Thẩm Nguyễn
18:14 21/12/2016
Đức Giáo Hoàng mua đồ tại cửa hàng bán đồ chỉnh hình.
Chiều hôm qua ĐGH đã vào một cửa hàng gần Tòa Thánh để mua đôi giầy chống đau chân.
Thành Phố Vatican: Có lần Đức Giáo Hoàng đã mang kiếng đọc sách của mình đến một bác sĩ nhãn khoa ở Trung Tâm Roma để thay kiếng. Lần này ngày đã đến cửa hàng bán đồ chỉnh hình để mua một đôi giày. Mỗi khi có dịp, ĐGH thường rời Tòa thánh để ra ngoài. Vào chiều hôm qua, ngày 20 tháng 12 năm 2016, ĐGH đã vào cửa hàng Fisioitop, một tiệm bán đồ chỉnh hình nằm trên đường Via Del Gelsomino, đối diện với ngã tư Gregorio VII để mua một đôi giầy.
Những người đi đường thấy Ngài tới bằng chiếc xe quen thuộc Ford Focus màn xanh nước biển và đã chụp hình Ngài để đưa lên mạng xã hội. ĐGH đã cám ơn những người có mặt trong cửa hàng và làm phép một tượng chịu nạn do một người bán hàng mặc đồ trắng mang đến cho ngài.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường bày tỏ sự yêu thích của ngài về một cuộc sống bình thường. Vào năm 2013 ngài tâm sự là ngài đã muốn lẻn vào tòa giải tội tại một nhà thờ để xưng tội. Vào những dịp khác ngài nói là muốn vào một tiệm bánh Pizza để ăn bánh.
Giuse Thẩm Nguyễn
Thành Phố Vatican: Có lần Đức Giáo Hoàng đã mang kiếng đọc sách của mình đến một bác sĩ nhãn khoa ở Trung Tâm Roma để thay kiếng. Lần này ngày đã đến cửa hàng bán đồ chỉnh hình để mua một đôi giày. Mỗi khi có dịp, ĐGH thường rời Tòa thánh để ra ngoài. Vào chiều hôm qua, ngày 20 tháng 12 năm 2016, ĐGH đã vào cửa hàng Fisioitop, một tiệm bán đồ chỉnh hình nằm trên đường Via Del Gelsomino, đối diện với ngã tư Gregorio VII để mua một đôi giầy.
Những người đi đường thấy Ngài tới bằng chiếc xe quen thuộc Ford Focus màn xanh nước biển và đã chụp hình Ngài để đưa lên mạng xã hội. ĐGH đã cám ơn những người có mặt trong cửa hàng và làm phép một tượng chịu nạn do một người bán hàng mặc đồ trắng mang đến cho ngài.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường bày tỏ sự yêu thích của ngài về một cuộc sống bình thường. Vào năm 2013 ngài tâm sự là ngài đã muốn lẻn vào tòa giải tội tại một nhà thờ để xưng tội. Vào những dịp khác ngài nói là muốn vào một tiệm bánh Pizza để ăn bánh.
Giuse Thẩm Nguyễn
HY Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục HK kêu gọi người Công Giáo hãy ban tặng chính bản thân mình.
Kateri Diễm Châu
20:38 21/12/2016
WASHINGTON (CNS) - Trong thông điệp Giáng sinh, Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo của Galveston-Houston, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục HK, khuyến khích người Công Giáo đến thăm máng cỏ Giáng sinh và suy nghĩ làm thế nào để cung cấp chính bản thân mình trong năm mới.
Trong thư ngày 20 tháng 12, Ngài viết: "Thưa các anh chị em trong Chúa Kitô, như Ba Vua và các mục đồng ngày xưa, chúng ta đang thực hiện một cuộc hành trình Giáng sinh để tìm gặp đấng cứu thế sơ sinh..."
"Nhiều thế kỷ trước, những món quà vàng, nhũ hương và mộc dược đã chào đón trẻ sơ sinh Giêsu. Những người mong mỏi tình yêu Thiên Chúa cũng được vui mừng trước tin giáng sinh và đem đến những tặng vật của lòng biết ơn. "
"Giáng sinh này, chúng ta cũng hãy ghé thăm máng cỏ và đem chính bản thân mình làm tặng vật. Món quà xuất phát từ lòng mong ước tìm kiếm hòa bình tại đây trong thời điểm này." Đức Hồng Y DiNardo nói.
Thông điệp video có thể được xem trên Facebook http://tinyurl.com/j839prc.
Xin lược dịch như sau:
Món quà bản thân chúng ta
Thưa các anh chị em trong Chúa Kitô, như Ba Vua và các mục đồng ngày xưa, chúng ta đang thực hiện một cuộc hành trình Giáng sinh để tìm gặp đấng cứu thế sơ sinh. Nhiều thế kỷ trước, những món quà vàng, nhũ hương và mộc dược đã chào đón trẻ sơ sinh Giêsu. Những người mong mỏi tình yêu Thiên Chúa cũng được vui mừng trước tin giáng sinh và đem đến những tặng vật của lòng biết ơn. Giáng sinh này, chúng ta cũng hãy ghé thăm máng cỏ và đem chính bản thân mình làm tặng vật. Món quà xuất phát từ lòng mong ước tìm kiếm hòa bình tại đây trong thời điểm này.
Chúng ta khám phá ra sự ngây thơ mong manh của niềm hy vọng trong con mắt của một em bé sơ sinh, bọc trong khăn. Maria và Giuse chào đón niềm hy vọng mới nẩy sinh này, vì Chúa Giêsu đã tỏ lộ cho biết, trong chính thân xác cuả Người, lời hứa của "niềm vui lớn ban cho tất cả mọi người." Chúng ta vẫn còn có thể nuôi dưỡng cùng một hy vọng ấy ngày hôm nay. Chúng ta làm điều này bằng cách chào hỏi nhau trong tình yêu và tình bác ái, giữ lấy sự văn minh và không cho phép sự khác biệt của chúng ta che mất phẩm giá và vẻ đẹp mà Thiên Chúa đã ban cho mỗi người chúng ta là con cái của Người.
Xin cho phép tôi nói một lời đặc biệt cho những anh chị em mà bản thân đang là những người di cư và tị nạn vào ngày Giáng sinh. Trong anh chị em, chúng tôi nhìn thấy cuộc đấu tranh cuả Gia Đình Thánh Gia. Từ thiên thần, Giuse được kêu gọi "hãy trỗi dậy và chạy trốn" để bảo vệ Mẹ Maria và Chúa Giêsu được an toàn qua khỏi những bạo lực ở quê nhà. Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ đang cầu nguyện cho quí anh chị em và đang làm việc để chào đón anh chị em như thể chúng tôi chào đón Thánh Gia Thất.
Chúng ta đề̀u là những người cần tình thương của Thiên Chúa trong dịp Giáng sinh này, đặc biệt là những trẻ chưa sinh hoặc người thất nghiệp, đau khổ và bệnh tật, cô đơn và đau buồn. Chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần ngự xuống trên chúng ta như khi Ngài ngự xuống nơi Đức Trinh Nữ Maria trong lúc Truyền Tin để làm tràn đầy tình yêu của Con Mẹ, chúng ta sẽ cùng "công bố sự vinh quang của Chúa." Merry Christmas!
Nhìn lại sinh hoạt của Đức Phanxicô năm 2016
Vũ Văn An
23:43 21/12/2016
Sau đây là bài cuối cùng trong loạt bài của nữ ký giả Inés San Martín về Giáo Hội Công Giáo năm 2016. Trong bài này, cô đề cập tới Đức Giáo Hoàng Phanxicô và sáu cuộc tông du, việc công bố Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương, việc cải tổ giáo triều của ngài và việc thỉnh thoảng ngài được chứng kiến Đức Bênêđíctô XVI xuất hiện công khai.
Tóm trình các biến cố về Đức Phanxicô trong năm 2016 là điều khó khăn, vì chúng quá nhiều và quá đa diện: từ Năm Thánh Lòng Thương Xót tới các cuộc họp báo trên không với đủ mọi đề tài, lúc nào ngài cũng đều tạo tin nóng hổi, đáng lưu ý, ấy là chưa kể tới nhiều cuộc phỏng vấn trực diện. Tuy nhiên, Inés cố gắng nhìn ngài qua 4 khía cạnh sau: tông du, tỵ nạn, Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương và việc cai quản Giáo Hội.
Tông du
Dù là người không thích du hành, Đức Phanxicô cũng đã ra khỏi nước Ý nhiều lần hơn dự tính, với 6 cuộc tông du riêng trong năm 2016.
Trước nhất là chuyến tông du Mễ Tây Cơ nặng tính chính trị, nơi không những ngài kính viếng Đức Mẹ Guadalupe, quan thầy Mỹ Châu, mà còn thực hiện cuộc hành hương suốt từ nam lên bắc, giống con đường mà hàng ngàn di dân đã đi trong hành trình tiến vào Hiệp Chúng Quốc của họ.
Chuyến đi trên bắt đầu ở Mexico City, rồi từ đó, ngài tới khu ngoại ô Ecatepec nghèo nàn, đầy tội ác, nơi ngài đưa ra lời cảnh cáo chống lại cơn cám dỗ “giầu có, phù vân, và kiêu căng”. Sau đó, ngài tiến xuống phía nam, tới San Cristóbal de Las Casas thuộc vùng Chiapas, nơi tập trung phần lớn người bản địa của xứ sở; và chính ở đây, ngài lên tiếng đòi hỏi công lý cho các cộng đồng bản địa.
Rồi ngài tới Morelia, được biết dưới danh xưng “thủ đô giết người” của Mễ Tây Cơ, nơi tung hoành của nhiều băng đảng ma túy và khủng bố. Tại đây, ngài kêu gọi các thanh thiếu niên nhớ rằng Chúa Giêsu không giờ bảo họ trở nên các tay anh chị giết người.
Cuối cùng, tại Ciudad Juárez trên biên giới Mỹ Mễ, ngài đọc bài diễn văn về nhân phẩm người di dân, trong một Thánh Lễ có nhiều vị giáo phẩm Mỹ tham dự, trong đó, có Đức Hồng Y Sean O’Malley của Boston.
Điều đáng chú ý là trước khi vào Mễ Tây Cơ, Đức Phanxicô tới Cuba nơi ngài ký tuyên bố chung với Thượng Phụ Chính Thống Nga Kirill, một thành quả sau nhiều thập niên liên hệ đại kết giữa Vatican và Kremlin.
Tuy nhiên, Mễ Tây Cơ cũng chỉ là một cuộc tông du. Tháng Tư, ngài còn làm một cuộc tông du khác tới Đảo Lesbos của Hy Lạp. Tháng Sáu, ngài tới Armenia, nơi ngài kết án tội diệt chủng người Armenia của người Thổ Nhĩ Kỳ trong Thế Chiến I và đưa ra một số bài học dạy ta tại sao phong trào đại kết lại quan trọng.
Tháng Bẩy, ngài lên đường qua Krakow, Ba Lan, nơi ngài hướng dẫn hơn 2 triệu bạn trẻ du hành tới đất nước của Thánh Gioan Phaolô II và của Thánh Faustina Kowalska tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
Ở Ba Lan, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thăm trại tử thần khét tiếng Auschwitz-Birkenau. Chính ở đây, ngài hiến cho thế giới một bài học mạnh mẽ về “tình người của người với người” qua việc gặp gỡ 25 “Người Công Chính Giữa Các Dân Tộc”.
Ở buổi lễ kết thúc Ngày Giới Trẻ Thế Giới, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với đám đông hơn hai triệu người tụ tập tại một cánh đồng bên ngoài Krakow: đừng nhụt chí bởi những người muốn trình bầy hình ảnh một Thiên Chúa vô cảm, ngược lại nên tin tưởng vào sức mạnh của lòng Chúa thương xót.
Và trong qúy cuối cùng của năm 2016, cuộc đối thoại đại kết và liên tôn lại một lần nữa đứng đầu nghị trình du hành của Đức Giáo Hoàng, với các cuộc tông du Georgia và Azerbaijan vào cuối tháng Chín đầu tháng Mười, rồi Thụy Điển vào tháng Mười Một, để đánh dấu lễ kỷ niệm 500 năm ngày khởi đầu Phong Trào Cải Cách.
Azerbaijan có một cộng đồng Công Giáo bé nhỏ đến nỗi một số người cho rằng nếu không vì cố gắng liên tôn của Đức Phanxicô, thì chẳng thà đưa họ tới Rôma còn rẻ hơn là chuyến tới đó của Đức Giáo Hoàng.
Một lần nữa, đây cũng là dịp để Đức Giáo Hoàng tổ chức cuộc họp báo trên không trong đó, ngài trả lời đủ các câu hỏi về Ông Trump, Ông Sanders, chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo, việc Công Giáo xin lỗi cộng đồng đồng tính, linh mục nữ giới và nhiều câu hỏi khác.
Đức Phanxicô và người tỵ nạn
Ai cũng biết cuộc khủng hoảng di dân ở Âu Châu, được coi như tồi tệ nhất kể từ Thế Chiến II, là quan tâm hàng đầu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô kể từ đầu triều giáo hoàng của ngài. Ngài vốn là con của các di dân.
Nếu cần phải chứng minh quan tâm của ngài đối với những người phải rời bỏ quê hhương của mình vì chiến tranh, bách hại, đói kém… thì chỉ cần nhớ chuyến tông du trong ngày của ngài tới Đảo Lesbos của Hy Lạp. Từ cuộc viếng thăm này, ngài mang theo về Rôma ba gia đình tỵ nạn.
Trước đó, khi dừng chân tại Ciudad Juarez, Biên Giới Mỹ Mễ, để trả lời một câu hỏi về Ông Trump, ngài bảo các chính trị gia nào muốn xây tường ngăn cách đều không phải là Kitô hữu.
Trong 4 tháng sau cùng, ngài nói rằng chào đón người tỵ nạn là phương thế giúp ta an ổn khỏi bị khủng bố. Ngài cho biết: sợ sệt là cố vấn tồi đối với các quốc gia đang cố gắng thiết lập các chính sách về di dân và tỵ nạn. Ngài thúc giục người ta khắc phục sự dửng dưng trước số phận những người này vì “rất có thể đấy là (số phận của) anh chị em. Hay (của) tôi”. Ngài gọi các Kitô hữu khước từ người tỵ nạn là “những kẻ giả hình”.
Hồi tháng Chín, Tòa Thánh công bố: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang thiết lập một siêu thánh bộ lo việc Cổ Vũ Phát Triển Con Người Toàn Diện, bảo vệ các quyền của những người bị hất hủi và “trông nom các sự thiện vô giá là công lý, hòa bình và chăm sóc môi trường”.
Nhưng điều đáng nói là Đức Phanxicô giành vấn đề tỵ nạn cho riêng ngài.
Một số người coi việc ấy không có gì mới lạ cả. Vì các vị tiền nhiệm của ngài là Thánh Giáo Hoàng Piô X và Đức Piô XII vốn cũng đã mở cửa Toà Thánh hay dinh mùa hè cho người tỵ nạn.
Dù Đức Giáo Hoàng Phanxicô vốn thúc giục người Công Giáo xem xét các khuôn mặt chứ đừng xem xét các con số trong cuộc khủng hoảng tỵ nạn, nhưng nếu xét con số thống kê, thì quan tâm của Giáo Hội đối với người tỵ nạn không phải là vô cớ. Cho đến ngày 20 tháng Mười Một, ít nhất đã có 4,500 người chết chìm ở Địa Trung Hải, khi cố gắng vượt biển tới Âu Châu.
Ấy thế nhưng, Đức Phanxicô làm nhiều hơn là chỉ kêu gọi mọi định chế Công Giáo ở Âu Châu chào đón ít nhất một gia đình tỵ nạn: ngài cũng còn trở thành tiếng nói hàng đầu trong việc tìm ra các giải pháp cho vấn đề gốc rễ đứng đàng sau cuộc khủng hoảng tỵ nạn tại các nước nguyên gốc, trong đó, có vấn đề hâm nóng hoàn cầu, cảnh nghèo, chiến tranh và buôn bán vũ khí.
Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương
Công bố hồi tháng Tư, Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một văn kiện dài 255 trang, rút các kết luận từ hai thượng hội đồng giám mục đầy biến động về gia đình hồi tháng 10 năm 2014 và tháng 10 năm 2015.
Trong văn kiện trên, Đức Giáo Hoàng, theo đúng nghĩa đen, đã chạm đến mọi vấn đề liên quan đến điều ngài gọi là "lời công bố của Kitô giáo về gia đình": Từ di trú tới ý thức hệ giới tính, thách đố đối thoại trong các gia đình và nhu cầu phải chuẩn bị hôn nhân mạnh mẽ hơn và hỗ trợ nhiều hơn cho các cặp vợ chồng mới bắt đầu sống với nhau.
Tuy nhiên, sau này, hầu hết các cuộc thảo luận đã tập trung vào chương tám, là chương, cùng với các vấn đề khác, đã bàn đến sự chăm sóc mục vụ cho các người Công Giáo vướng vào các mối liên hệ bất hợp lệ, đặc biệt là những người ly dị và tái hôn dân sự.
Về vấn đề trên, điều quái ác đúng nghĩa đen nằm ở chi tiết của chú thích 351. Chú thích này nói rằng trong một số trường hợp đặc biệt, những người trong các hoàn cảnh này có thể được chịu các bí tích.
Kể từ khi phát hành tông huấn, các giám mục bắt đầu cho công bố các chỉ dẫn, trong đó, các ngài nhấn mạnh rằng không có gì thay đổi liên quan tới giáo luật hoặc giáo huấn về tính bất khả tiêu của hôn nhân, và do đó, chỉ thị rằng trong giáo phận của các ngài, người ly dị và tái hôn dân sự vẫn không hội đủ điều kiện để lãnh nhận các bí tích, trừ khi họ sống như "anh trai em gái".
Các vị giám mục khác có một chủ trương dễ dãi hơn, như các giám mục của tổng giáo phận Buenos Aires trước đây của Đức Giáo Hoàng tại quê hương Á Căn Đình. Các vị này được Đức Phanxicô nhất trí và khuyến khích.
Vào mùa thu, bốn vị Hồng Y, trong đó có Đức Hồng Y người Mỹ Raymond Burke, đệ nạp một số “dubia” (hoài nghi), tức một số câu hỏi “có hay không”, lên Đức Giáo Hoàng Phanxicô về ý nghĩa của Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương. Thoạt đầu, lá thư này có tính tư riêng, nhưng khi Đức Phanxicô từ chối trả lời trực tiếp, các Hồng Y đã công khai công bố nó cho công chúng.
Đức Hồng Y Burke còn đi xa hơn nữa khi gợi ý rằng nếu Đức Giáo Hoàng không giải tỏa những gì các vị Hồng Y mô tả như là "sự hồ đồ" và "làm mất phương hướng" do Tông Huấn tạo ra, thì một loại sửa sai hay quở trách công khai nào đó với Đức Giáo Hoàng có thể được coi là cần thiết.
Các đồng minh của Đức Giáo Hoàng nhiều lần nói rằng trên thực tế, Đức Phanxicô đã trả lời các điểm “hoài nghi” rồi, ví dụ qua việc ngài ủng hộ lập trường của các giám mục Á Căn Đình, nhưng nhiều người khác lập luận rằng lá thư bị rò rỉ dựa trên một bộ hướng dẫn mới đang ở giai đoạn soạn thảo không thể được coi là huấn quyền của một vị giáo hoàng.
Bất luận các lời qua tiếng lại trên đây, điều hiển nhiên là vấn đề chưa được giải quyết. Do đó, chắc chắn nó sẽ tái xuất hiện vào năm 2017.
Việc cai trị Giáo Hội
Khi được các hiền huynh Hồng Y bầu vào chức vụ giáo hoàng năm 2013, Đức Phanxicô, người từng công khai bày tỏ sự không ưa của mình đối với nền chính trị kiểu triều đình Rôma, biết rằng một trong những cơ sở ngài được sự ủng hộ của các hiền huynh là việc ngài biết đầu tay nền hành chánh của Vatican bị rối loạn chức năng và chậm chạp như thế nào đối với người bên ngoài.
Đó là lý do tại sao ngay sau khi được bầu, ngài đã lập ra một nhóm gồm chín Hồng Y cố vấn, hoặc C9, để giúp ngài trong cuộc cải tổ Giáo Triều Rôma. Các vị giáo phẩm này đến từ khắp các châu lục, trừ Antartica, và thuộc đủ các bối cảnh thần học khác nhau.
Vì nhóm chỉ họp trung bình bốn lần một năm kể từ khi ra đời, và ít có thông báo được đưa ra liên quan tới việc cải tổ cơ quan chủ quản của Giáo Hội, nên có người cho rằng diễn trình cải tổ đang bị mắc kẹt.
Năm nay, hai thông báo quan trọng là việc lập ra hai cơ quan vĩ đại có tính bao trùm tại Vatican. Một dành cho việc Phát Triển Con Người, và một dành cho tất cả những việc liên quan tới gia đình, giáo dân và sự sống, đứng đầu là Hồng Y người Mỹ Kevin Farrell.
Ấy thế nhưng, Đức Hồng Y Oswald Gracias, người Ấn Độ, một thành viên của C9, mô tả nhóm tư vấn này như "nội các bộ trưởng của Đức Thánh Cha”. Ngài cho rằng nó đã trở thành "ban thăm dò" của triều giáo hoàng này, và mặc dù không có nhiều tin tức hấp dẫn phát xuất từ nó, 75 đến 80 phần trăm các quyết định lớn của Đức Phanxicô đã được soạn thảo dựa trên sự tham khảo với nhóm.
Có lẽ, một trong những điều Đức Phanxicô nhờ ban thăm dò là văn kiện mới đây nhất của Thánh Bộ Giáo sĩ. Văn kiện này nhắc lại một văn kiện năm 2005, tức văn kiện nói rằng không nên nhận những người đàn ông có "khuynh hướng đồng tính sâu xa" vào các chủng viện Công Giáo và, do đó, không nên để họ trở thành linh mục Công Giáo. Văn kiện này không do ngòi bút của Đức Giáo Hoàng, nhưng đã được ngài phê chuẩn.
Cuối cùng, mặc dù, theo Đức Giáo Hoàng, đây là một vấn đề gây nhiều kích động hơn là đáng có, ta vẫn không thể không kể đến quyết định của ngài lập ra một ủy ban giáo hoàng để nghiên cứu vai trò của nữ phó tế thời Giáo Hội sơ khai.
Ngài gợi ý rằng một ủy ban như thế có thể được lập ra trong khi ngài đang họp với các bề trên của các dòng nữ ở Rôma. Mấy ngày sau, khi cho rằng việc lập ra ủy ban này là điều đáng lưu ý, ngài nói với các phóng viên tháp tùng ngài trên đường từ Armenia bay về rằng ngài ngạc nhiên trước phản ứng lớn lao của nhiều người.
Ngài bảo: “ngay ngày hôm sau, dường như Giáo Hội đã mở cửa đón các nữ phó tế rồi, nhưng đâu phải thế”. Theo ngài, vai trò hàng đầu của Ủy Ban là quyết chắc vai trò của các nữ phó tế trong Giáo Hội sơ khai.
Ngài nói thêm: “Tôi tin rằng chủ đề này đã được nghiên cứu khá nhiều rồi và sẽ không khó khăn gì khi phải làm sáng tỏ".
Các thành viên của nhóm, trong đó có Phyllis Zagano, một người Mỹ ủng hộ phụ nữ làm phó tế, đã được công bố đầu tháng Tám. Nhóm họp phiên đầu tiên hồi cuối tháng Mười Một.
Đức Bênêđictô XVI
Mặc dù giữ lời hứa sẽ ở im lặng sau khi từ chức, hồi tháng Hai năm 2013, Đức Giáo Hoàng hưu trí Bênêđíctô XVI cho ta thấy: mọi quy tắc đều có ngoại lệ. Thực vậy, ngài đã để thế giới thấy ngài nhiều dịp, còn đọc diễn văn ở nơi công cộng lần thứ hai trong 3 năm.
Việc ấy xẩy ra hồi tháng Sáu, khi Vatican tổ chức một buổi lễ để kỷ niệm năm thứ 65 ngày ngài thụ phong linh mục. Đức Phanxicô chủ tọa buổi lễ này. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một vị đương kim giáo hoàng vinh danh một vị đã nghỉ hưu.
Hồi tháng Chín, Đức Bênêđíctô cũng trở thành vị giáo hoàng đầu tiên tự kiểm điểm triều đại giáo hoàng của chính ngài, trong một cuộc phỏng vấn in thành sách với nhà báo Đức Peter Seewald.
Trong cuộc phỏng vấn trên, Đức Bênêđíctô thẳng thắn thừa nhận rằng việc cai trị không phải là điểm mạnh của ngài, bất kể sự kiện này: ngài đã thực sự thực hiện nhiều cải cách có tính lịch sử.
Tóm trình các biến cố về Đức Phanxicô trong năm 2016 là điều khó khăn, vì chúng quá nhiều và quá đa diện: từ Năm Thánh Lòng Thương Xót tới các cuộc họp báo trên không với đủ mọi đề tài, lúc nào ngài cũng đều tạo tin nóng hổi, đáng lưu ý, ấy là chưa kể tới nhiều cuộc phỏng vấn trực diện. Tuy nhiên, Inés cố gắng nhìn ngài qua 4 khía cạnh sau: tông du, tỵ nạn, Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương và việc cai quản Giáo Hội.
Tông du
Dù là người không thích du hành, Đức Phanxicô cũng đã ra khỏi nước Ý nhiều lần hơn dự tính, với 6 cuộc tông du riêng trong năm 2016.
Trước nhất là chuyến tông du Mễ Tây Cơ nặng tính chính trị, nơi không những ngài kính viếng Đức Mẹ Guadalupe, quan thầy Mỹ Châu, mà còn thực hiện cuộc hành hương suốt từ nam lên bắc, giống con đường mà hàng ngàn di dân đã đi trong hành trình tiến vào Hiệp Chúng Quốc của họ.
Chuyến đi trên bắt đầu ở Mexico City, rồi từ đó, ngài tới khu ngoại ô Ecatepec nghèo nàn, đầy tội ác, nơi ngài đưa ra lời cảnh cáo chống lại cơn cám dỗ “giầu có, phù vân, và kiêu căng”. Sau đó, ngài tiến xuống phía nam, tới San Cristóbal de Las Casas thuộc vùng Chiapas, nơi tập trung phần lớn người bản địa của xứ sở; và chính ở đây, ngài lên tiếng đòi hỏi công lý cho các cộng đồng bản địa.
Rồi ngài tới Morelia, được biết dưới danh xưng “thủ đô giết người” của Mễ Tây Cơ, nơi tung hoành của nhiều băng đảng ma túy và khủng bố. Tại đây, ngài kêu gọi các thanh thiếu niên nhớ rằng Chúa Giêsu không giờ bảo họ trở nên các tay anh chị giết người.
Cuối cùng, tại Ciudad Juárez trên biên giới Mỹ Mễ, ngài đọc bài diễn văn về nhân phẩm người di dân, trong một Thánh Lễ có nhiều vị giáo phẩm Mỹ tham dự, trong đó, có Đức Hồng Y Sean O’Malley của Boston.
Điều đáng chú ý là trước khi vào Mễ Tây Cơ, Đức Phanxicô tới Cuba nơi ngài ký tuyên bố chung với Thượng Phụ Chính Thống Nga Kirill, một thành quả sau nhiều thập niên liên hệ đại kết giữa Vatican và Kremlin.
Tuy nhiên, Mễ Tây Cơ cũng chỉ là một cuộc tông du. Tháng Tư, ngài còn làm một cuộc tông du khác tới Đảo Lesbos của Hy Lạp. Tháng Sáu, ngài tới Armenia, nơi ngài kết án tội diệt chủng người Armenia của người Thổ Nhĩ Kỳ trong Thế Chiến I và đưa ra một số bài học dạy ta tại sao phong trào đại kết lại quan trọng.
Tháng Bẩy, ngài lên đường qua Krakow, Ba Lan, nơi ngài hướng dẫn hơn 2 triệu bạn trẻ du hành tới đất nước của Thánh Gioan Phaolô II và của Thánh Faustina Kowalska tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
Ở Ba Lan, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thăm trại tử thần khét tiếng Auschwitz-Birkenau. Chính ở đây, ngài hiến cho thế giới một bài học mạnh mẽ về “tình người của người với người” qua việc gặp gỡ 25 “Người Công Chính Giữa Các Dân Tộc”.
Ở buổi lễ kết thúc Ngày Giới Trẻ Thế Giới, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với đám đông hơn hai triệu người tụ tập tại một cánh đồng bên ngoài Krakow: đừng nhụt chí bởi những người muốn trình bầy hình ảnh một Thiên Chúa vô cảm, ngược lại nên tin tưởng vào sức mạnh của lòng Chúa thương xót.
Và trong qúy cuối cùng của năm 2016, cuộc đối thoại đại kết và liên tôn lại một lần nữa đứng đầu nghị trình du hành của Đức Giáo Hoàng, với các cuộc tông du Georgia và Azerbaijan vào cuối tháng Chín đầu tháng Mười, rồi Thụy Điển vào tháng Mười Một, để đánh dấu lễ kỷ niệm 500 năm ngày khởi đầu Phong Trào Cải Cách.
Azerbaijan có một cộng đồng Công Giáo bé nhỏ đến nỗi một số người cho rằng nếu không vì cố gắng liên tôn của Đức Phanxicô, thì chẳng thà đưa họ tới Rôma còn rẻ hơn là chuyến tới đó của Đức Giáo Hoàng.
Một lần nữa, đây cũng là dịp để Đức Giáo Hoàng tổ chức cuộc họp báo trên không trong đó, ngài trả lời đủ các câu hỏi về Ông Trump, Ông Sanders, chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo, việc Công Giáo xin lỗi cộng đồng đồng tính, linh mục nữ giới và nhiều câu hỏi khác.
Đức Phanxicô và người tỵ nạn
Ai cũng biết cuộc khủng hoảng di dân ở Âu Châu, được coi như tồi tệ nhất kể từ Thế Chiến II, là quan tâm hàng đầu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô kể từ đầu triều giáo hoàng của ngài. Ngài vốn là con của các di dân.
Nếu cần phải chứng minh quan tâm của ngài đối với những người phải rời bỏ quê hhương của mình vì chiến tranh, bách hại, đói kém… thì chỉ cần nhớ chuyến tông du trong ngày của ngài tới Đảo Lesbos của Hy Lạp. Từ cuộc viếng thăm này, ngài mang theo về Rôma ba gia đình tỵ nạn.
Trước đó, khi dừng chân tại Ciudad Juarez, Biên Giới Mỹ Mễ, để trả lời một câu hỏi về Ông Trump, ngài bảo các chính trị gia nào muốn xây tường ngăn cách đều không phải là Kitô hữu.
Trong 4 tháng sau cùng, ngài nói rằng chào đón người tỵ nạn là phương thế giúp ta an ổn khỏi bị khủng bố. Ngài cho biết: sợ sệt là cố vấn tồi đối với các quốc gia đang cố gắng thiết lập các chính sách về di dân và tỵ nạn. Ngài thúc giục người ta khắc phục sự dửng dưng trước số phận những người này vì “rất có thể đấy là (số phận của) anh chị em. Hay (của) tôi”. Ngài gọi các Kitô hữu khước từ người tỵ nạn là “những kẻ giả hình”.
Hồi tháng Chín, Tòa Thánh công bố: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang thiết lập một siêu thánh bộ lo việc Cổ Vũ Phát Triển Con Người Toàn Diện, bảo vệ các quyền của những người bị hất hủi và “trông nom các sự thiện vô giá là công lý, hòa bình và chăm sóc môi trường”.
Nhưng điều đáng nói là Đức Phanxicô giành vấn đề tỵ nạn cho riêng ngài.
Một số người coi việc ấy không có gì mới lạ cả. Vì các vị tiền nhiệm của ngài là Thánh Giáo Hoàng Piô X và Đức Piô XII vốn cũng đã mở cửa Toà Thánh hay dinh mùa hè cho người tỵ nạn.
Dù Đức Giáo Hoàng Phanxicô vốn thúc giục người Công Giáo xem xét các khuôn mặt chứ đừng xem xét các con số trong cuộc khủng hoảng tỵ nạn, nhưng nếu xét con số thống kê, thì quan tâm của Giáo Hội đối với người tỵ nạn không phải là vô cớ. Cho đến ngày 20 tháng Mười Một, ít nhất đã có 4,500 người chết chìm ở Địa Trung Hải, khi cố gắng vượt biển tới Âu Châu.
Ấy thế nhưng, Đức Phanxicô làm nhiều hơn là chỉ kêu gọi mọi định chế Công Giáo ở Âu Châu chào đón ít nhất một gia đình tỵ nạn: ngài cũng còn trở thành tiếng nói hàng đầu trong việc tìm ra các giải pháp cho vấn đề gốc rễ đứng đàng sau cuộc khủng hoảng tỵ nạn tại các nước nguyên gốc, trong đó, có vấn đề hâm nóng hoàn cầu, cảnh nghèo, chiến tranh và buôn bán vũ khí.
Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương
Công bố hồi tháng Tư, Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một văn kiện dài 255 trang, rút các kết luận từ hai thượng hội đồng giám mục đầy biến động về gia đình hồi tháng 10 năm 2014 và tháng 10 năm 2015.
Trong văn kiện trên, Đức Giáo Hoàng, theo đúng nghĩa đen, đã chạm đến mọi vấn đề liên quan đến điều ngài gọi là "lời công bố của Kitô giáo về gia đình": Từ di trú tới ý thức hệ giới tính, thách đố đối thoại trong các gia đình và nhu cầu phải chuẩn bị hôn nhân mạnh mẽ hơn và hỗ trợ nhiều hơn cho các cặp vợ chồng mới bắt đầu sống với nhau.
Tuy nhiên, sau này, hầu hết các cuộc thảo luận đã tập trung vào chương tám, là chương, cùng với các vấn đề khác, đã bàn đến sự chăm sóc mục vụ cho các người Công Giáo vướng vào các mối liên hệ bất hợp lệ, đặc biệt là những người ly dị và tái hôn dân sự.
Về vấn đề trên, điều quái ác đúng nghĩa đen nằm ở chi tiết của chú thích 351. Chú thích này nói rằng trong một số trường hợp đặc biệt, những người trong các hoàn cảnh này có thể được chịu các bí tích.
Kể từ khi phát hành tông huấn, các giám mục bắt đầu cho công bố các chỉ dẫn, trong đó, các ngài nhấn mạnh rằng không có gì thay đổi liên quan tới giáo luật hoặc giáo huấn về tính bất khả tiêu của hôn nhân, và do đó, chỉ thị rằng trong giáo phận của các ngài, người ly dị và tái hôn dân sự vẫn không hội đủ điều kiện để lãnh nhận các bí tích, trừ khi họ sống như "anh trai em gái".
Các vị giám mục khác có một chủ trương dễ dãi hơn, như các giám mục của tổng giáo phận Buenos Aires trước đây của Đức Giáo Hoàng tại quê hương Á Căn Đình. Các vị này được Đức Phanxicô nhất trí và khuyến khích.
Vào mùa thu, bốn vị Hồng Y, trong đó có Đức Hồng Y người Mỹ Raymond Burke, đệ nạp một số “dubia” (hoài nghi), tức một số câu hỏi “có hay không”, lên Đức Giáo Hoàng Phanxicô về ý nghĩa của Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương. Thoạt đầu, lá thư này có tính tư riêng, nhưng khi Đức Phanxicô từ chối trả lời trực tiếp, các Hồng Y đã công khai công bố nó cho công chúng.
Đức Hồng Y Burke còn đi xa hơn nữa khi gợi ý rằng nếu Đức Giáo Hoàng không giải tỏa những gì các vị Hồng Y mô tả như là "sự hồ đồ" và "làm mất phương hướng" do Tông Huấn tạo ra, thì một loại sửa sai hay quở trách công khai nào đó với Đức Giáo Hoàng có thể được coi là cần thiết.
Các đồng minh của Đức Giáo Hoàng nhiều lần nói rằng trên thực tế, Đức Phanxicô đã trả lời các điểm “hoài nghi” rồi, ví dụ qua việc ngài ủng hộ lập trường của các giám mục Á Căn Đình, nhưng nhiều người khác lập luận rằng lá thư bị rò rỉ dựa trên một bộ hướng dẫn mới đang ở giai đoạn soạn thảo không thể được coi là huấn quyền của một vị giáo hoàng.
Bất luận các lời qua tiếng lại trên đây, điều hiển nhiên là vấn đề chưa được giải quyết. Do đó, chắc chắn nó sẽ tái xuất hiện vào năm 2017.
Việc cai trị Giáo Hội
Khi được các hiền huynh Hồng Y bầu vào chức vụ giáo hoàng năm 2013, Đức Phanxicô, người từng công khai bày tỏ sự không ưa của mình đối với nền chính trị kiểu triều đình Rôma, biết rằng một trong những cơ sở ngài được sự ủng hộ của các hiền huynh là việc ngài biết đầu tay nền hành chánh của Vatican bị rối loạn chức năng và chậm chạp như thế nào đối với người bên ngoài.
Đó là lý do tại sao ngay sau khi được bầu, ngài đã lập ra một nhóm gồm chín Hồng Y cố vấn, hoặc C9, để giúp ngài trong cuộc cải tổ Giáo Triều Rôma. Các vị giáo phẩm này đến từ khắp các châu lục, trừ Antartica, và thuộc đủ các bối cảnh thần học khác nhau.
Vì nhóm chỉ họp trung bình bốn lần một năm kể từ khi ra đời, và ít có thông báo được đưa ra liên quan tới việc cải tổ cơ quan chủ quản của Giáo Hội, nên có người cho rằng diễn trình cải tổ đang bị mắc kẹt.
Năm nay, hai thông báo quan trọng là việc lập ra hai cơ quan vĩ đại có tính bao trùm tại Vatican. Một dành cho việc Phát Triển Con Người, và một dành cho tất cả những việc liên quan tới gia đình, giáo dân và sự sống, đứng đầu là Hồng Y người Mỹ Kevin Farrell.
Ấy thế nhưng, Đức Hồng Y Oswald Gracias, người Ấn Độ, một thành viên của C9, mô tả nhóm tư vấn này như "nội các bộ trưởng của Đức Thánh Cha”. Ngài cho rằng nó đã trở thành "ban thăm dò" của triều giáo hoàng này, và mặc dù không có nhiều tin tức hấp dẫn phát xuất từ nó, 75 đến 80 phần trăm các quyết định lớn của Đức Phanxicô đã được soạn thảo dựa trên sự tham khảo với nhóm.
Có lẽ, một trong những điều Đức Phanxicô nhờ ban thăm dò là văn kiện mới đây nhất của Thánh Bộ Giáo sĩ. Văn kiện này nhắc lại một văn kiện năm 2005, tức văn kiện nói rằng không nên nhận những người đàn ông có "khuynh hướng đồng tính sâu xa" vào các chủng viện Công Giáo và, do đó, không nên để họ trở thành linh mục Công Giáo. Văn kiện này không do ngòi bút của Đức Giáo Hoàng, nhưng đã được ngài phê chuẩn.
Cuối cùng, mặc dù, theo Đức Giáo Hoàng, đây là một vấn đề gây nhiều kích động hơn là đáng có, ta vẫn không thể không kể đến quyết định của ngài lập ra một ủy ban giáo hoàng để nghiên cứu vai trò của nữ phó tế thời Giáo Hội sơ khai.
Ngài gợi ý rằng một ủy ban như thế có thể được lập ra trong khi ngài đang họp với các bề trên của các dòng nữ ở Rôma. Mấy ngày sau, khi cho rằng việc lập ra ủy ban này là điều đáng lưu ý, ngài nói với các phóng viên tháp tùng ngài trên đường từ Armenia bay về rằng ngài ngạc nhiên trước phản ứng lớn lao của nhiều người.
Ngài bảo: “ngay ngày hôm sau, dường như Giáo Hội đã mở cửa đón các nữ phó tế rồi, nhưng đâu phải thế”. Theo ngài, vai trò hàng đầu của Ủy Ban là quyết chắc vai trò của các nữ phó tế trong Giáo Hội sơ khai.
Ngài nói thêm: “Tôi tin rằng chủ đề này đã được nghiên cứu khá nhiều rồi và sẽ không khó khăn gì khi phải làm sáng tỏ".
Các thành viên của nhóm, trong đó có Phyllis Zagano, một người Mỹ ủng hộ phụ nữ làm phó tế, đã được công bố đầu tháng Tám. Nhóm họp phiên đầu tiên hồi cuối tháng Mười Một.
Đức Bênêđictô XVI
Mặc dù giữ lời hứa sẽ ở im lặng sau khi từ chức, hồi tháng Hai năm 2013, Đức Giáo Hoàng hưu trí Bênêđíctô XVI cho ta thấy: mọi quy tắc đều có ngoại lệ. Thực vậy, ngài đã để thế giới thấy ngài nhiều dịp, còn đọc diễn văn ở nơi công cộng lần thứ hai trong 3 năm.
Việc ấy xẩy ra hồi tháng Sáu, khi Vatican tổ chức một buổi lễ để kỷ niệm năm thứ 65 ngày ngài thụ phong linh mục. Đức Phanxicô chủ tọa buổi lễ này. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một vị đương kim giáo hoàng vinh danh một vị đã nghỉ hưu.
Hồi tháng Chín, Đức Bênêđíctô cũng trở thành vị giáo hoàng đầu tiên tự kiểm điểm triều đại giáo hoàng của chính ngài, trong một cuộc phỏng vấn in thành sách với nhà báo Đức Peter Seewald.
Trong cuộc phỏng vấn trên, Đức Bênêđíctô thẳng thắn thừa nhận rằng việc cai trị không phải là điểm mạnh của ngài, bất kể sự kiện này: ngài đã thực sự thực hiện nhiều cải cách có tính lịch sử.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ hội Người Khuyết tật Gp. Vinh khu vực Quảng Bình lần thứ II: “Vì một thế giới hòa nhập”
Jos. Trọng Tấn
18:09 21/12/2016
Lễ hội Người Khuyết tật Gp. Vinh khu vực Quảng Bình lần thứ II: “Vì một thế giới hòa nhập”
Sáng ngày 19/12/2016, tại Tu viện MTG Hướng Phương, gần 1000 anh chị em khuyết tật đến từ Mái ấm Vinh Sơn và các giáo xứ thuộc khu vực Quảng Bình đã tham dự Lễ hội Người Khuyết tật khu vực Quảng Bình lần thứ II. Chủ đề “Vì một thế gới hòa nhập” của Lễ hội lần này mời gọi mọi người chung bàn tay liên đới để làm vơi đi nỗi khổ đau, bất hạnh và những thiệt thòi vì những khiếm khuyết của thân thể và giúp người khuyết tật có cơ nhiều hội hòa nhập với cộng đồng hơn.
Xem Hình
Ngay từ sáng sớm, từng đoàn người khuyết tật đã quy tụ về Tu viện MTG Hướng Phương. Đây là lần thứ 2, Lễ hội được tổ chức dành riêng cho người khuyết tật tại khu vực Quảng Bình. Lễ hội năm nay quy tụ gần 1000 tham dự viên khuyết tật và khoảng 300 người đồng hành, phục vụ đến từ các Mái ấm Vincente và 30 giáo xứ trong trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Một thi sĩ nào đó đã từng viết:
“Sâu thẳm trong cơn buốt giá phủ dày,
Có hạt mầm đợi chờ tình yêu của nắng,
Thành hoa hồng nở rộ giữa mùa xuân…”.
Vâng, trong giá buốt phủ dày của dửng dưng, của thói vô cảm, của bạo lực và hào nhoáng vật chất mang đậm tính phi nghĩa của nó, trong cái hiện sinh không lối thoát của thời đại trần tục hóa hôm nay, tình người như những bông hoa hồng nở rộ, giúp mở cửa tâm hồn cho những trái tim đã quá quen với lối sống chối từ và khép kín.
Lúc 8h00, Đức Cha Phaolô, chủ chăn giáo phận, người sáng lập ra Lễ hội Người Khuyết tật, đã đến chào thăm từng tham dự viên khuyết tật. Lúc 9h00, chương trình văn nghệ đặc biệt đã được diễn ra. Niềm vui ngày hạnh ngộ được kết thành những khúc ca tri ân hòa cùng những vũ điệu mượt mà. Nét đặc sắc của chương trình văn nghệ chính là các tiết mục độc đáo do chính các em khuyết tật biểu diễn. Bên cạnh đó là sự tham gia biểu diễn của nhóm ca sĩ Công Giáo giáo phận Vinh.
Sau chương trình văn nghệ, Đức Cha Phaolô và Ban Tổ Chức đã nêu gương và tặng quà cho 2 tấm gương đầy nghị lực đã vượt qua hoàn cảnh khó khăn để vươn lên trong cuộc sống, đó là em Maria Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và em Maria Trần Thu Hạ. Dù bị câm và điếc, nhưng em Mỹ Hạnh đã có ý thức vươn lên trong cuộc sống. Hiện tại Mỹ Hạnh đang học ký hiệu và học nghề tại Sài Gòn. Còn em Maria Trần Thu Hạ, 10 tuổi, hiện đang học lớp 2 tại Sài Gòn, trong một lớp dành riêng cho người mù. Thu Hạ đã bị mù bẩm sinh và mồ côi mẹ khi em mới được 2 tuổi. Chấp nhận số phận, vượt qua sự mất mát và khuyết tật, Thu Hạ luôn biết vượt qua những khó khăn, vươn lên trong học tập và cuộc sống.
Sau đó, Đức Cha Phaolô cũng đã dành tặng cho tất cả tham dự viên khuyết tật mỗi người một phần quà là tiền mặt trị giá 500.000vnđ. Ngoài ra, tiền xe đi lại, tiền ăn sáng và ăn trưa của các tham dự viên đều được Đức Cha đài thọ. Bên cạnh đó, Đức Cha đã có phần quà riêng là 45.000.000vnđ cho Mái ấm Vinh Sơn hiện do Cộng đoàn MTG Hướng Phương điều hành. Mái ấm này hiện đang nuôi 107 em mồ côi và khuyết tật. Tổng kinh phí cho Lễ hội lần này lên tới 800.000.000vnđ (tám trăm triệu đồng).
Thánh lễ cầu nguyện cho người khuyết tật được cử hành lúc 10h00. Đức Cha Phaolô đã chủ tế thánh lễ, cùng đồng tế với ngài có quý cha đến từ Tòa giám mục và quý cha đang phục vụ tại khu vực Quảng Bình.
Giảng trong thánh lễ, Đức Cha chủ tế mời gọi mọi người cùng chung tay góp sức để làm cho cuộc sống của anh chị em khuyết tật được tốt đẹp hơn, giúp cho họ được hòa nhập với cuộc sống bình thường. Ngài cũng bày tỏ sự cảm phục và cảm ơn tới những người vẫn luôn phục vụ và đồng hành cùng những người khuyết tật.
Sau thánh lễ, mọi người cùng chung chia với nhau trong bữa tiệc huynh đệ. Tất cả các tham dự viên đều được sắp xếp ngồi vào bàn tiệc và dùng chung một thực đơn như nhau. Bởi đến với Lễ hội, những người khuyết tật được đón tiếp như những vị thượng khách.
Lễ hội kết thúc, mọi người đều cảm nhận được rằng, cùng với những nụ cười và ánh mắt cảm thông, khoảng cách giữa con người như được rút ngắn lại. Hơi ấm toả lan từ những con tim biết yêu thương đang nhóm lên ngọn lửa của niềm tin và hy vọng, thôi thúc những mảnh đời bất hạnh sống mạnh mẽ hơn cho những tháng ngày phía trước.
Sáng ngày 19/12/2016, tại Tu viện MTG Hướng Phương, gần 1000 anh chị em khuyết tật đến từ Mái ấm Vinh Sơn và các giáo xứ thuộc khu vực Quảng Bình đã tham dự Lễ hội Người Khuyết tật khu vực Quảng Bình lần thứ II. Chủ đề “Vì một thế gới hòa nhập” của Lễ hội lần này mời gọi mọi người chung bàn tay liên đới để làm vơi đi nỗi khổ đau, bất hạnh và những thiệt thòi vì những khiếm khuyết của thân thể và giúp người khuyết tật có cơ nhiều hội hòa nhập với cộng đồng hơn.
Xem Hình
Ngay từ sáng sớm, từng đoàn người khuyết tật đã quy tụ về Tu viện MTG Hướng Phương. Đây là lần thứ 2, Lễ hội được tổ chức dành riêng cho người khuyết tật tại khu vực Quảng Bình. Lễ hội năm nay quy tụ gần 1000 tham dự viên khuyết tật và khoảng 300 người đồng hành, phục vụ đến từ các Mái ấm Vincente và 30 giáo xứ trong trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Một thi sĩ nào đó đã từng viết:
“Sâu thẳm trong cơn buốt giá phủ dày,
Có hạt mầm đợi chờ tình yêu của nắng,
Thành hoa hồng nở rộ giữa mùa xuân…”.
Vâng, trong giá buốt phủ dày của dửng dưng, của thói vô cảm, của bạo lực và hào nhoáng vật chất mang đậm tính phi nghĩa của nó, trong cái hiện sinh không lối thoát của thời đại trần tục hóa hôm nay, tình người như những bông hoa hồng nở rộ, giúp mở cửa tâm hồn cho những trái tim đã quá quen với lối sống chối từ và khép kín.
Lúc 8h00, Đức Cha Phaolô, chủ chăn giáo phận, người sáng lập ra Lễ hội Người Khuyết tật, đã đến chào thăm từng tham dự viên khuyết tật. Lúc 9h00, chương trình văn nghệ đặc biệt đã được diễn ra. Niềm vui ngày hạnh ngộ được kết thành những khúc ca tri ân hòa cùng những vũ điệu mượt mà. Nét đặc sắc của chương trình văn nghệ chính là các tiết mục độc đáo do chính các em khuyết tật biểu diễn. Bên cạnh đó là sự tham gia biểu diễn của nhóm ca sĩ Công Giáo giáo phận Vinh.
Sau chương trình văn nghệ, Đức Cha Phaolô và Ban Tổ Chức đã nêu gương và tặng quà cho 2 tấm gương đầy nghị lực đã vượt qua hoàn cảnh khó khăn để vươn lên trong cuộc sống, đó là em Maria Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và em Maria Trần Thu Hạ. Dù bị câm và điếc, nhưng em Mỹ Hạnh đã có ý thức vươn lên trong cuộc sống. Hiện tại Mỹ Hạnh đang học ký hiệu và học nghề tại Sài Gòn. Còn em Maria Trần Thu Hạ, 10 tuổi, hiện đang học lớp 2 tại Sài Gòn, trong một lớp dành riêng cho người mù. Thu Hạ đã bị mù bẩm sinh và mồ côi mẹ khi em mới được 2 tuổi. Chấp nhận số phận, vượt qua sự mất mát và khuyết tật, Thu Hạ luôn biết vượt qua những khó khăn, vươn lên trong học tập và cuộc sống.
Sau đó, Đức Cha Phaolô cũng đã dành tặng cho tất cả tham dự viên khuyết tật mỗi người một phần quà là tiền mặt trị giá 500.000vnđ. Ngoài ra, tiền xe đi lại, tiền ăn sáng và ăn trưa của các tham dự viên đều được Đức Cha đài thọ. Bên cạnh đó, Đức Cha đã có phần quà riêng là 45.000.000vnđ cho Mái ấm Vinh Sơn hiện do Cộng đoàn MTG Hướng Phương điều hành. Mái ấm này hiện đang nuôi 107 em mồ côi và khuyết tật. Tổng kinh phí cho Lễ hội lần này lên tới 800.000.000vnđ (tám trăm triệu đồng).
Thánh lễ cầu nguyện cho người khuyết tật được cử hành lúc 10h00. Đức Cha Phaolô đã chủ tế thánh lễ, cùng đồng tế với ngài có quý cha đến từ Tòa giám mục và quý cha đang phục vụ tại khu vực Quảng Bình.
Giảng trong thánh lễ, Đức Cha chủ tế mời gọi mọi người cùng chung tay góp sức để làm cho cuộc sống của anh chị em khuyết tật được tốt đẹp hơn, giúp cho họ được hòa nhập với cuộc sống bình thường. Ngài cũng bày tỏ sự cảm phục và cảm ơn tới những người vẫn luôn phục vụ và đồng hành cùng những người khuyết tật.
Sau thánh lễ, mọi người cùng chung chia với nhau trong bữa tiệc huynh đệ. Tất cả các tham dự viên đều được sắp xếp ngồi vào bàn tiệc và dùng chung một thực đơn như nhau. Bởi đến với Lễ hội, những người khuyết tật được đón tiếp như những vị thượng khách.
Lễ hội kết thúc, mọi người đều cảm nhận được rằng, cùng với những nụ cười và ánh mắt cảm thông, khoảng cách giữa con người như được rút ngắn lại. Hơi ấm toả lan từ những con tim biết yêu thương đang nhóm lên ngọn lửa của niềm tin và hy vọng, thôi thúc những mảnh đời bất hạnh sống mạnh mẽ hơn cho những tháng ngày phía trước.
Đêm Thánh Ca Giáng Sinh Giáo xứ Thánh Philipphê Minh – Orlando Florida
Nguyễn Ngọc Sáng
17:54 21/12/2016
Đêm Thánh Ca Giáng Sinh Giáo xứ Thánh Philipphê Minh – Orlando Florida
Ngày Chúa Nhật 18 tháng 12 năm 2016, một sinh hoạt cuối cùng của năm được diễn ra tại giáo xứ Thánh Minh, Orlando. Trong bầu trời u xám và không khí lành lạnh của những ngày cuối năm, buổi sinh hoạt đã diễn ra tưng bừng với tiếng nhạc, trong không khí ấm cúng của đông người tham dự, trong nét mặt hân hoan của ban tổ chức và nhất là của các ca viên góp mặt.
Xem Hình
Ánh sáng được điều hòa một cách khéo léo bởi các chuyên viên kỷ thuật, tiếng nói được điều chỉnh hợp lý bởi các chuyên viên âm thanh, người dự đã rất hài lòng để nhìn và nghe khi tham dự “Đêm Thánh Ca Giáng Sinh 2016” của giáo xứ.
Dưới ánh sáng khi sáng tỏ, lúc mờ dịu, bà con lần lượt thưởng thức các bài hát:
- O Come Emmanuel, Kinh Cầu Giáng Sinh, Từ Lúc Mẹ Nói lời xin vâng, Ngợi khen Thiên Chúa, Có một Hài Nhi, Một Em nhỏ, Viếng Bê Lem, Tiếng Hát Thiên Thần, Noel mùa hồng ân, Màn đêm lung linh, Ánh sáng lung linh, Ánh sáng Bê Lem, Lễ vật đêm nay, Joy to the world.
qua sự trình bày của các ca đoàn trong giáo xứ:
- Ca đoàn Thiên Ân, ca đoàn Thánh Gia, ca đoàn Thánh Linh, ca đoàn Hiển Linh, ca đoàn Emmnanuel, ca đoàn Thiếu Nhi.
Tiếng hát được phụ họa bởi tiếng đàn, tiếng kèn của các nhạc công trong giáo xứ, và sau cùng, đêm “Thánh Ca Giáng Sinh” được kết thúc bởi màn hoạt cảnh “Chúa sinh ra đời”, đã cầm chân người dự đến những giây cuối cùng của buổi đại hội.
Một đêm “sinh hoạt” thành công đã làm cho mọi người vui thích, ra về trong hân hoan.
Nguyễn Ngọc Sáng
Ngày Chúa Nhật 18 tháng 12 năm 2016, một sinh hoạt cuối cùng của năm được diễn ra tại giáo xứ Thánh Minh, Orlando. Trong bầu trời u xám và không khí lành lạnh của những ngày cuối năm, buổi sinh hoạt đã diễn ra tưng bừng với tiếng nhạc, trong không khí ấm cúng của đông người tham dự, trong nét mặt hân hoan của ban tổ chức và nhất là của các ca viên góp mặt.
Xem Hình
Ánh sáng được điều hòa một cách khéo léo bởi các chuyên viên kỷ thuật, tiếng nói được điều chỉnh hợp lý bởi các chuyên viên âm thanh, người dự đã rất hài lòng để nhìn và nghe khi tham dự “Đêm Thánh Ca Giáng Sinh 2016” của giáo xứ.
Dưới ánh sáng khi sáng tỏ, lúc mờ dịu, bà con lần lượt thưởng thức các bài hát:
- O Come Emmanuel, Kinh Cầu Giáng Sinh, Từ Lúc Mẹ Nói lời xin vâng, Ngợi khen Thiên Chúa, Có một Hài Nhi, Một Em nhỏ, Viếng Bê Lem, Tiếng Hát Thiên Thần, Noel mùa hồng ân, Màn đêm lung linh, Ánh sáng lung linh, Ánh sáng Bê Lem, Lễ vật đêm nay, Joy to the world.
qua sự trình bày của các ca đoàn trong giáo xứ:
- Ca đoàn Thiên Ân, ca đoàn Thánh Gia, ca đoàn Thánh Linh, ca đoàn Hiển Linh, ca đoàn Emmnanuel, ca đoàn Thiếu Nhi.
Tiếng hát được phụ họa bởi tiếng đàn, tiếng kèn của các nhạc công trong giáo xứ, và sau cùng, đêm “Thánh Ca Giáng Sinh” được kết thúc bởi màn hoạt cảnh “Chúa sinh ra đời”, đã cầm chân người dự đến những giây cuối cùng của buổi đại hội.
Một đêm “sinh hoạt” thành công đã làm cho mọi người vui thích, ra về trong hân hoan.
Nguyễn Ngọc Sáng
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chia tay “ Chút qùa cho quê hương”!
Bảo Giang
17:47 21/12/2016
Nếu “chiều nay, có một người di tản buồn” ( Nam Lộc) làm sầu đọng không vơi, làm ray rứt tâm hồn hay làm chết lặng cả thể xác của người nghe với những lời ca da diết, mang cảnh u buồn, thê lương như lời chào vĩnh biệt nhau ngay khi còn sống. Hoặc giả, nó làm cho dòng lệ không ngưng, làm cho tiếng khóc chết nghẹn trong cổ, không thể bộc phát ra khỏi cửa miệng. thì “ Chút quà cho quê hương” lại là tiếng dục sau cùng để cho hàng triệu triệu những tám lòng đang sầu vương khắc khoải kia vỡ òa trong tiếng khóc. Khóc tự nhiên. Khóc ngon lành. Khóc trong niềm vui hay khóc trong nỗi nghẹn ngào Việt Nam!
- Tại sao lại như thế?
- Đơn giản thôi, nỗi đau này không của riêng ai, nhưng là của cả một dân tộc. Và may mắn hơn, nó được những người nghệ sỹ của quê hương cô đọng lại, rồi giải bày niềm đau ấy cho nhân loại cùng hay biết. Hay biết, không phải chỉ để chia sẽ nỗi đau nát ruột gan với ngưòi Việt Nam trong thảm cảnh, nhưng còn là học lấy bài học cho chính mình. Ngõ hầu tránh cho đất nước cuả họ khỏi rơi vào cảnh hoảng loạn, tang thương như thế. Bỏi lẽ, khi nước vỡ bờ, nưóc mắt cũng không còn để mà khóc. Rồi lại:
“Em gởi về cho anh dăm bao thuốc lá
Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay
Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may
Mẹ may hộ con tim gan quá đoạ đầy.
Gởi về cho chị dăm ba xấp vải
Chị may áo cưới hay chị may áo tang
Gởi về cho em kẹo bánh thênh thang
Em ăn cho ngọt vì đời nhiều cay đắng.
Con gởi về cho cha một manh áo trắng
Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây
Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy
Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình.
Em gởi về cho anh một cây bút máy
Anh vẽ cuộc đời như ước vọng mong manh
Gởi về cho mẹ dăm gói chè xanh
Mẹ pha hộ con nước mắt đã khô cằn.
Gởi về cho chị hộp diêm nhóm lửa
Chị đốt cuộc đời trong hoang lạnh mù sương
Gởi về cho em chiếc nhẫn yêu thương
Em bán cho đời tìm đường vượt biên.
Con gởi về cho cha vài viên thuốc ngủ
Cha chôn cuộc đời trong trong xứ tù chung thân
Gởi về Việt Nam khúc hát ân cần
Mơ ước yên lành trong giấc ngủ da vàng.( Việt Dzũng)
Có lẽ, không còn một món qùa nào đau thương và uất nghẹn hơn một “ Chút quà cho quê hương” của Việt Dzũng. Nó đã gói ghém tất cả những tâm tư, những khốn cùng của con ngưòi vào chung với một số phận, một hoàn cảnh chua chát, bẽ bàng. Và có lẽ sẽ chẳng còn nỗi thống khổ nào tang thương hơn thế. Bởi vì, có gởi cho chị năm ba xấp vải. Dẫu có là xấp vải lụa là gấm vóc, chị cũng đem may áo tang. Áo tang cho mính và cho dân tôc mình! Có gởi cho em một chiếc nhẫn yêu thương. Em đã chẳng ôm ấp giữ gìn như bảo vật trân qúy trong đời. Nhưng lại phải bán đi để tìm đường vượt biên! Mà đường vượt biên có khi là con đường… chết! Và gởi cho cha già vài viên thúốc ngủ, có lẽ, ông sẽ dùng để được một giấc ngủ không còn tỉnh dậy nữa! Ôi qùa, sao không là niềm vui mà là nước mắt, là đắng cay!
Hôm nay, người nhạc sỹ trẻ làm rung động, làm thổn thức, làm hàng triệu triệu người Việt Nam rơi lệ, vỡ òa trong tiếng khóc nghẹn ấy đã về với giấc mơ lớn của anh là cầu cho Việt Nam có được một giấc ngủ an lành. Nhưng tôi không viết vì sự tiếc thương Dzũng, Cũng không viết vì sự quen biết riêng tư. Nhưng viết về một ngưòi có một tâm hồn sống động, quảng đại với quê hương Việt Nam. Viết về một người, một đời tận tụy, sắt son cho quê mẹ, cho đất nước, cho một ước mơ an bình cho Việt Nam mà không có một lời than thở, hối tiếc cho mình.
Trước hết, phần lý lịch của Dzũng, ai cũng biết. Việt Dzũng được sinh ra ở trong một gia đình Công Giáo. BS Nguyễn ngọc Bảy, ba của Dzũng là một thiếu tá Quân Y trong QLVNCH. Sau này ông ứng cử, trở thành Dân Biểu của đơn vị Tân Bình, Sài Gòn. Ông chưa từng uống rượu say và đánh chết người. Dzũng học chưa hết trung học thì “đàn bò kéo nhau vào thành phố” . Lời nhạc của Trịnh công Sơn đấy. “Bò” đã vào thành phố, hơn thế, lại chế ngự con người thì con ngưòi ra sao? Đoạn cuối này nhạc sỹ họ Trịnh chưa viết xong, nhưng sau đó, tất cả mọi người Việt Nam, không phân biệt già trẽ, gái trai, thuộc bên Quốc Gia hay Cộng sản, đều là chứng nhân cho những đặc cảnh sau đây:
1. Di tản.
Ngay từ trước ngày 30-4-1975, một số người, có thể có được điều kiện hay vì may mắn, họ đã lên được những chuyến bay, những chuyến tàu vớt cuối cùng rời Việt Nam. Hoặc giả, chất chồng nhau lên trên những con thuyền mong manh, nhắm biển khơi mà đi. Đi không dịnh hướng và may là được cứu vớt trên biển. Chuyện di cư, di tàn, bỏ nhà, bỏ cha mẹ, anh em họ hàng làng nước để ra đi, chẳng phải là một câu chuyện vui thú gì. Tuy thế, ai cũng muốn được di cư, di tản. Tiếc rằng câu chuyện này đã khép lại sau tháng 7-1975.
2. Đi cải tạo.
Cuộc di tản náo động vừa lặng xuống. Cai ngục Việt cộng đóng xập cánh cửa của Việt Nam nhìn ra bên ngoài lại. Hàng trăm ngàn ngưòi thuộc hàng ngũ trí thức của miền nam ở trong tất cả các ngành nghề, các công sở hay trong quân đội, thậm chì, cả trong tôn giáo, đều bị cộng sản lùa vào trong các trại tập trung khổ sai, mà chúng gọi là cải tạo! Với những hình người không nhân tình này thống trị, người mìền nam đã được một phen trắng mắt ra. Lệnh của họ là mang theo phần lương thực, áo quần cho muời ngày tập trung. Ai cũng cho rằng đi mười ngày rồi về với vợ con, dân làng nên người thì mang theo vài bộ quần áo, khúc bánh mì, vài ký gạo khô, ít tiền dằn túi phòng khi cần. Có kẻ anh dũng đi tay không!
Hỡi ơi! Ai biết đi là đi biệt tăm, biệt tích. Có đến 20 lần cái 10 ngày người nhà mỏi cổ ngóng trông cũng chẳng nhận được tin hơi gì. Để rồi, có ngưòi biền biệt không bao giờ còn trở lại mái nhà xưa. Có ngưòi thì sau 4, 5 năm bị tù đày, kéo lê tấm thân tàn về bến cũ. Khi họ về, nếu không nhìn kỹ, đố nhận ra nhau! Lại có người mười năm sau vẫn còn mang một số tù… Từ đây, “bên thua cuộc” hẳn là thấm cái giai điệu của đoàn người tự xưng là giải phóng, là cách mạng. Người người nhìn nhau. Câu nói của TT Thiệu hôm nào bỗng trở nên linh ứng ” đừng nghe những gì cộng sản nói, nhưng hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”. Xem ra, khi biết thì đã muộn!
3. Vượt biên!
Khi câu chuyện “ đàn Bò vào thành phố” đã hiện nguyên hình. Con người chỉ còn lại những đôi mắt trắng nhìn nhau. Ơ lại thì đời chết theo vòng nô lệ, xích xiềng của cộng sản. Ra đi có khi là chềt trên biển khơi. Có khi là chết vì viên đạn của lũ ngưòi được gọi là “đoàn quân giải phóng” của Hồ chí Minh bắn đuổi theo sau. Tuy nhiên, niềm tin vào cuộc sống vẫn vươn cao, ý thức mong được Tụ Do trổi vượt hơn sự chết, nên nhiều người đã tìm đường vượt biên. Vượt biên trở thành một cơn sốt lớn đối với tất cả mọi người Việt Nam trong hơn một thập kỷ, kể từ cuối năm 1976 cho đến khoảng 1990. Có thể nói, từ bắc đến nam. Từ đồng bằng lên miền thượng, không một ngưòi nào, không một nhà nào không ước mơ, không nói đến chuyện vượt biên, kể cả những gia đình có cán nhớn!
Sau câu chuyện là đến hàng hàng lớp lớp người Việt Nam bỏ nước ra đi. Số người đi trên những chiếc thuyền mong manh giữa biển khơi đã làm rúng động lương tâm thế giới. Các nhà văn, nhà báo phương tây, gạt nước mắt, đặt cho họ một tên gọi mới là “Boat people”. Và tự điển Việt Nam từ đó cũng thêm một từ mới ” Thuyền nhân”. Thuyền nhân là từ để gọi những người tỵ nạn cộng sản, đi tìm Tự Do trên những chiếc thuyền mong manh vuợt đại dương. Nghe đến chữ Thuyền Nhân, ai cũng mềm lòng, rơi nước mắt. Trong khi đó, viên thủ tướng của một chế độ bạo tàn, vô lương, là nguyên nhân đẩy người dân phải vượt biển ra đi, lại vênh vênh, vao váo, vều mồm ra ăn nói như phường đá cá lăn dưa, không một chút văn hóa, gọi những Thuyền Nhân kia là hạng “đĩ điếm cao bồi, chạy theo chân đế quốc”! Hình như Trời Cao rất công bằng, nhiều người bảo thế. Ông ta có mắt, nhưng không dùng nên Trời đã lấy lại chăng?
Phần người Việt Nam, một lần nữa lại tràn ra biển. Tràn ra với một lời thề. Thả chết trên biển đông để có được hơi thở Tự Do. Thà bỏ xác nơi xứ người hơn là ở lại nơi chỉ có sự chết và gian trá ngự trị. Và thề sẽ chẳng bao giờ còn quay lại chốn xưa nếu như nơi ấy còn nguyên hình dạng những bộ mặt cùng hung cực ác như dã nhân của cộng sản. Đó là câu chuyện ra đi và đúng như lời nhà văn Duyên Anh đã viết “nếu cái cột đèn biết đi, nó cũng không ở lại!”. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi ngưòi đều có cơ hội đồng đều để chọn lấy giải pháp ra đi. Trái lại, chỉ một số nhỏ, rất nhỏ, có được sự may mắn ấy. Việt Dzũng, một thanh niên 17 tuổi đời, vốn mang thương tật về thể xác, cũng vội xuống thuyền ra khơi cầu may trong lời thề ấy…
Điểm lại câu chuyện xưa, mới đó mà đã ngoài 30 mươi năm rồi. Và người trẻ năm ấy nay đã về thiên cổ. Nhìn lại, những người trạc tuổi Dzũng khi bỏ nước ra đi, có lẽ, đến nay không còn mấy người chưa về, dù nơi ấy những hình dạng dã nhân của loài yêu tinh Hồ chí Minh vẫn còn nguyên trạng, không đổi thay.
Rõ ràng, Khi bỏ đi, lý do xem ra chỉ có một. Người về không thiếu cách để xếp hàng. Dĩ nhiên, cuộc đi về này, chẳng ai trách ai. Chỉ tiếc rằng người mình cũng mau quên! Tệ hơn, thành cái cớ, thành cánh tay nối dài, nuôi vỗ béo loài lang để chúng có thêm chỗ nương tựa mà cắn xé đồng bào của mình. Thí dụ, trong một chuyến về, với ít tiền dành dụm được, tuy nói là biếu thân nhân. Nhưng thực tế là lại vào trong cái túi không đáy của cán cộng. Theo đó, nếu không có hàng chục tỷ đô la của chúng ta đổ về chốn xưa mỗi năm, có lẽ Việt cộng đã chết ngỏm từ lâu rồi. Có đâu chúng còn hung hăng cho đến hôm nay! Bạn không tin ư? Hãy nhìn con sư tử trong cũi của gánh xiệc, nào nó có yếu đuối gì, nhưng năng lực không còn khi không có gì để ăn! Nó trở thành kẻ diễn trò. Cũng thể, kẻ ác sẽ không có điều kiện làm ác khi chúng bị thiếu phương tiện.
Mà nào có phải chỉ có lớp tuổi trẻ hay những người vô tư lự về đâu. Trái lại, hàng quan cao, cấp nhớn, mũ lọng nhiều. Có khi lại là người đã từng ăn cơm … chay trong chốn ngục tù cộng sản 5, 7 hay 10 năm… Lúc ra đi thì nghiến răng nghe ken két, nhíu mắt cau mày như thầm bảo kẻ vênh váo kia rằng: Chờ đấy! Kình ngư đã vượt biển thì xá chi loài tôm tép các người! Mà chờ đấy thật. Hơn mười năm sau, mười ngưòi đi có lẽ đã đến… tám, chín người đứng chờ đấy! Rồi xếp hàng, để chúng đóng cho cái mộc búa liềm mà về thăm nhà (làm gì còn nhà), thăm quê, hay là bốc mả! Họ về nhiều, ồn ào đến nỗi, những người trẻ được sinh ra vào thời hậu chiến ở trong nước phải lên tiếng. Họ lên tiếng vì nhìn thấy những cảnh nhà tan, dân oan lan tràn khắp nơi. Nhìn thấy đất nườc tang thương mất chủ quyền đang rơi dần vào vòng nô lệ cho Tàu cộng. Nhìn thấy dân tình sống trong cảnh khố đáy điêu linh. Nhìn thấy nền văn hóa nhân bản của dân tộc, nền luân lý, đạo đức của xã hội bị công sản phá nát, làm cho băng hoại, suy đồi, mà chừng như người đi năm nào, nay trở về tiếp tay cho giặc cộng thêm phương tiện phá nước hại dân! Quả là một chuyện nghịch lý, đáng buồn thêm!
Qủa là chúng ta đang có một bức tranh không vui, không đẹp. Khi nhìn lên, đàn anh, bậc trưởng thượng thì không ai gánh vác việc chung. Nhìn quanh, chỉ thấy bầy đàn yêu tinh múa rối, chuốc khổ cho dân. Nhìn xuống, chỉ thấy lớp đàn em ngao ngán, ngày một thêm thất vọng, mất niềm tin!
Tuy nhiên, khi đứng trước một bức tranh tồi tàn, rách nát, tuổi trẻ VN mà trong đó có Việt Dzũng hay Dương Nguyệt Ánh, Lê thị Công Nhân, Lê công Định… tự biết sức không, lực không, thế cũng không, nhưng không vì thế mà nản chí, buông xuôi. Trái lại, họ hiên ngang bước theo tiếng gọi của con tim vì Tổ Quốc, bước theo trí đạo nhân bản, đạo đức, luân lý của dân tộc mà gánh lấy trách nhiệm trước lịch sử, đi tranh đấu cho Nhân Quyền, cho Tự Do, cho Công Lý cho dân và giữ lấy nên Độc Lập cho đất nước.
Khi đi, họ bất chấp lao tù để dấn thân. Bất chấp sự sống của riêng mình vì sự sống của đồng loại. Họ cũng chưa xin anh, xin tôi hỗ trợ cho họ tài chánh, bạc vàng. Nhưng đã tàn hơi khan giọng, van lạy chúng ta giúp họ giải thể chế độ bạo quyền bằng cách gián tiếp cắt nguồn viện trợ cho CS tại Việt Nam. Đây là một điều rất khó nói, nhưng phải nói. Bởi vì, khi nói đến thực tiễn, ý nghĩa của một cuộc đấu tranh, LS Lê thị Công Nhân, hay Lê Công Định, người đã hy sinh phần tuổi trẻ, dấn thân vào đường tranh đấu. Lao tù đã là một trong những địa chỉ của họ. Họ vẫn kiên tâm và chỉ ra một điều kiện cần thiêt của cuộc đấu tranh là sự hy sinh. Từ đò, Nhân đã khóc, đã van nài đồng bào Việt Nam ở hải ngoại rằng: “ Hỡi đồng bào hải ngoại, xin ngưng về Vi4ệt Nam, nếu thấy không cần thiết. Xin ngưng gởi tiền về Việt Nam, nếu thấy không thật cần thiết” ( LTCN). Họ chỉ xin vậy thôi, mà lạ quá, người đi như chúng ta vẫn thoải mái như áo gấm về làng để uống cốc rượu…. mừng! Hỏi xem có lạ lắm không?
Có nhìn từ những cảnh lạ này, mới thấy được cái hùng tâm dũng chí của Việt Dzũng. Mới thấy được lòng quảng đại của Dzũng vì đất nước. Mới thấy được việc tự thắng chính mình không phải là dễ. Trong lúc người ngưòi chờ, kiếm lý do để xếp hàng, chờ đóng mộc búa liềm để được về quê mà mua vui thì Việt Dzũng vươn lên theo lá cờ Chính Nghĩa của Tổ Quốc, bỏ mặc cả cái thân xác tàn tật của mình để bảo vệ lấy màu cờ Tự Do, Độc Lập cho quê hương. Rồi Dzũng tập quên đi những đau đớn của thể xác mình để viết nên một trang sử đấu tranh chống bạo tàn cộng sản với ước mong cho người dân Việt có được giấc ngủ yên bình trong tình người. Để ở đó, quê hương Việt Nam, dẫu người dân cơm chưa no, áo chưa đẹp, nhưng có được niềm vui hạnh phúc. Không còn phải lo sợ những tiếng gõ cữa lạnh lùng giữa đêm khua của Việt cộng . Phần Dzũng, nuốt lệ mà viết nên dòng ca trong niềm đau thổn thức với quê hương bằng “ Chút quà cho quê hương” mà thay người về thăm lại quê cha!
Đáng khâm phục thay. Tuy thế, tôi vẫn cho rằng, niềm ước mơ sâu thẳm nằm ở trong lòng Việt Dzũng không phải chỉ có bấy nhiêu. Nhưng còn là muốn được góp phần của mình vào việc bảo vệ và phát triển nền văn hóa nhân bản, trong sáng của dân tộc Việt Nam, mà Dzũng đã từng được hấp thụ trước lúc xuống thuyền vượt biển. Hơn thế, sẽ đem vể để xây dựng lại, tô bồi cho nền văn hóa nhân bản, đạo đức duy linh của dân tộc đã bị làm cho băng hoại từ mấy chục năm qua vì nạn cở đỏ. Để từ đó, đào thải cái nền văn hóa không có sự sống của chủ nghĩa tam vô ra khỏi xã hội. Rồi trừ diệt tận căn nền văn hóa của sự chết, là nền văn hóa không có Công Lý, không có Sự Thật, nhưng dẫy đầy sự gian trá, tàn bạo và bóng tối để giái thoát con người. Dĩ nhiên, đây không phải là ươc mơ riêng của Việt Dzũng, nhưng là niềm ước mơ chung của mọi con dân Việt, của những ngưòi có một tâm tình quảng đại vì quê hương, vì dân tộc! Tiếc thay, giấc mơ chưa đạt, Dzũng đã đi! Như thế, chuyến đi không trở lại của Việt Dzũng không hẳn là một tiếc thương, nhưng là một mất mát không gì có thể bù đắp lại được. Sự mất mát này không phải chỉ cho riêng gia đình Dzũng, nhưng còn là cho dòng văn hóa và cho cộng đồng Việt Nam nữa.
Tại sao đây lại là một mất mát lớn trong niềm mơ ước lớn nhất của người Việt Nam?
Trước hết, như tôi đã có dịp trình bày trong “Tôn Giáo và nền văn hóa Dân Tộc” là: “Một dân tộc được gọi là sống phải là một dân tộc được nuôi dưỡng bằng một nền văn hóa của sự sống. Không một tổ chức, một dân tộc nào có thể tiến bộ, đứng vững trong một nền văn hóa của sự chết”. Theo đó, Nền văn hóa có sự sống là một nền văn hóa có luân lý, có đạo nghĩa, có công bằng, có chân lý, có sự thật, có niềm tin, có bao dung và nhân ái. Đối nghịch lại, nền văn hóa của sự chết luôn đặt nền tảng trên gian trá, tội ác, bạo hành, vô đạo, bóng tối và không có niềm tin.
Theo định nghĩa này, ai cũng thấy, dưói chế độ cộng sản, không hề có nền văn hóa của sự sống, của lẽ thật. Trái lại, ở đó chỉ có một nền văn hóa của sự chết, bạo tàn, nô lệ và bóng tối của gian dối mà thôi. Nói cách khác, nền văn hóa nhân bản, nhân luân đạo lý của con người không có cơ hội để tồn tại, nói chi đến việc phát triển trong lòng chế độ cộng sản, Tệ hơn, ngày qua ngày, nền văn hóa sự chết của cộng sản sẽ tiếp cận, làm cho nền văn hóa nhân bản của nhân loại bị băng hoại, bị tàn phá, không còn chỗ đứng. Và điều này, xem ra ngày nay đã được chứng minh trên phần đất của Việt Nam. Ở đó, hầu như không còn niềm tin giữa con người với con ngưòi. Ở đó, không còn một nơi nào thiếu những loại tội ác được học tập theo gương Hồ chí Minh. Và không một ai có thể tìm được nguồn sống trong công lý trên phần đất gọi là Việt Nam, ngoại trừ các đồng chí gian trá với luật lệ của nó!
Kế đến, nếu đây là ước mơ lớn nhất của ngưòi Việt Nam yêu tổ Quốc và dân tộc mình thì sự ra đi của Việt Dzũng không chỉ là sự đơn thuần tiếc thương một người nghệ sỹ tài hoa của đất nước. Nhưng là một mất mát lớn, một tổn thất lớn cho nền văn học nhân bản và cuôc chiến đấu phục hưng cho Tự Do, Công Lý và Nhân Quyền của người Việt Nam. Đơn giản hơn, đây là một tổn thất mà khối ngưòi Quốc Gia thật khó có thể lấp cho đầy chỗ trống trong một khoảng thời gian ngắn. Cách riêng với cộng đồng ngưòi Việt tại hải ngoại. Hình như chúng ta đã mất một cách tay. Cánh tay đã góp phần tạo dựng niềm tin và sức sống cho cộng đồng vững mạnh như hôm nay.
Về phía cộng sản thì hẳn nhiên là chúng vỗ tay reo hò mừng rỡ. Chuyện cộng sản ăn mừng chẳng có gì lạ. Bởi ví, chúng có đem sức mạnh của một vạn đại quân với tất cả tàn bạo, công phá của nó, cũng không thể thắng nổi Việt Dzũng, chứ nói chi đến bản án tử hình vắng mặt chúng tự treo cho người con yêu của Tổ Quốc. Như thế, Việt Dzũng mãi mãi đứng trên đỉnh cao, mãi mãi còn với quê hương. Nhưng đội quân tàn bạo man rợ kia sẽ đi vào cõi chết với cái chủ nghĩa tam vô của nó. Nó được sinh ra từ gian dối thì cũng sẽ chết trong gian dối. Sự sống của nó chẳng qua chỉ là cuộc bạo hành vô trật tự. Tuyệt đối, nó không thể tồn tại lâu dài.
Mà thôi, Việt Dzũng ạ, có nói thêm thì Dzũng cũng đi xa rồi. Chúc bạn đi bình an và ngủ yên trong tình thương của Đấng Cao Cả. Và cám ơn bạn đã luôn cầu chúc, mong cho đồng bào Việt Nam thân yêu có một giấc ngủ yên bình, sống vui, sống hạnh phúc trong một đất nước Độc Lập, Tự Do, Công Lý và Nhân Quyền. Ước mong người Việt Nam mình có được nhiều tấm lòng quảng đại như bạn, ngõ hầu, chúng ta còn có một Quốc Gia mang tên Việt Nam Tự Do.
Bảo Giang
Văn Hóa
Cảm nhận về mầu nhiệm Giáng Sinh : Có phải Chúa hay là ai khác ?
Sơn Ca Linh
22:10 21/12/2016
(Một chút cảm nhận về mầu nhiệm Nhập Thể-Giáng Sinh)
Có phải Chúa hay là ai khác ?
Mà sao con thấy lạ quá chừng !
Giữa mùa đông mưa dầm gió bấc,
Bé lạnh lùng nên khóc rưng rưng !
Không lẽ Chúa quyền năng cao cả,
Bước vào đời kiếp phận lầm than ?
Chọn sinh nơi hang lừa máng cỏ,
Mà không phải điện ngọc cung vàng ?
Có phải Chúa hay là ai vậy ?
Mái gia đình tăm tối cần lao !
Đục, cưa, bào, …mồ hôi nhễ nhại,
Chàng trai nghèo bình dị thế sao ?
Chúa mà sao âm thầm lặng lẽ ?
Xếp hàng đi giữa đống phàm nhân.
Chiên vô tội vẫn cùng thanh tẩy,
Mà trên vai nặng gánh tội trần !
Sao Chúa lại không là quan án ?
Quét sạch đời tội lỗi bùn nhơ.
Mà chọn lớp cùng đinh mạt hạng,
Để chung chia chén tạc chén thù ?
Chúa thánh thiện sao mà như thế ?
Đĩ điếm, thuế vụ, kẻ phong cùi…
Chẳng chút tị hiềm không phân rẽ,
Để mang về hy vọng niềm vui !
Không lẽ Đấng ngàn xưa tiên báo,
Được Thần Linh thánh hiến xức dầu ?
Để mang tin mừng, đem chính đạo,
Lại cơ hàn bụi bặm thế sao ?
Sau hết, có lẽ nào lại Chúa ?
Mà chịu xử như một tội nhân !
Chịu đóng đinh bên người trộm cướp,
Và chết trong khổ nhục muôn vàn !
Không phải ai đâu mà Chúa đấy !
Lời Toàn Năng nhập thể vào đời.
Men cứu độ từ đây đã dậy,
Tình yêu chân lý đã lên ngôi !
Sơn Ca Linh
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đón Mừng Giáng Sinh Từ Úc Châu
Diệp Hải Dung
19:53 21/12/2016
Ảnh của Diệp Hải Dung
(Hình chụp tại St Mary’s Cathedral Sydney)
Úc Châu đón mừng Giáng Sinh
qua ống kính Diệp Hải Dung.
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 15 – 21/12/2016: Tai ương khủng bố kéo mây mù trên bầu trời Giáng Sinh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:29 21/12/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lúc 8 giờ sáng thứ Bẩy 17 tháng 12, Đức Thánh Cha đã dâng lễ với khoảng 40 Hồng Y hiện diện ở Roma để tạ ơn Chúa nhân dịp sinh nhật thứ 80 của ngài.
Đầu thánh lễ, Đức Hồng Y Angelo Sodano, niên trưởng Hồng Y đoàn, đã đại diện mọi người chúc mừng Đức Thánh Cha.
Trong bài giảng ứng khẩu, Đức Thánh Cha đã quảng diễn ý nghĩa các bài đọc trong thánh lễ và nhấn mạnh đến sự dừng lại, nhìn về quá khứ với lòng biết ơn để tiếp tục tiến bước. Chúng ta hãy xin ơn đừng quên. .. Nhìn lại quá khứ như thế làm cho chúng ta càng tỉnh thức để tiến bước.
Đức Thánh Cha cũng nhận xét rằng “trên đường, chúng ta luôn thấy ơn phúc và tội lỗi. Trong lịch sử ơn cứu độ cũng có những tội tầy đình, và cũng có các thánh. Cả chúng ta trong cuộc đời của mình, chúng ta cũng thấy như vậy, những lúc rất trung thành với Chúa, vui mừng trong việc phục vụ nhưng cũng có những lúc bất trung xấu xa, tội lỗi, làm cho chúng ta cảm thấy cần ơn cứu độ. Đó cũng là an ninh của chúng ta, vì khi chúng ta cần ơn cứu độ, tuyên xưng đức tin, chúng ta nói rằng: 'Con là kẻ tội lỗi, nhưng Chúa có thể cứu vớt con. Chúa đưa con tiến bước. Và thế là chúng ta bước đi trong niềm vui hy vọng”.
Cuối thánh lễ Đức Thánh Cha đã cám ơn các Hồng Y đã đồng tế thánh lễ, đã đồng hành với ngài trong ngày này. Ngài cũng tiết lộ rằng:
“Từ vài ngày nay, tôi nghĩ đến một lời có vẻ “xấu” đó là tuổi già. Ít là nó làm ta kinh hãi.. Cả hôm qua, Đức Ông Cavalieri đã làm quà cho tôi cuốn sách của Cicerone tựa đề “De Senectute”, luận về tuổi già! Thật là thêm một giọt nước!
Tôi nhớ lại điều mà tôi nói ngày 15-3 năm 2013 trong cuộc gặp gỡ đầu tiên của chúng ta: “Tuổi già là tòa khôn ngoan”. Tôi hy vọng điều này cũng đúng đối với tôi. Tôi hy vọng là như vậy.
“Tôi cũng tự hỏi: sao mà nó đến sớm như thế! Như thi hào Plinio đã nói: tuổi già âm thầm, nhưng nó ập tới! Nhưng cũng có người nghĩ tuổi già như một giai đoạn của cuộc sống, để mang lại vui mừng, sự khôn ngoan, hy vọng, người ta tái bắt đầu sống”.
Và tôi cũng nghĩ đến một bài thơ khác mà cách đây vài ngày tôi cũng đã nói với anh em: “Tuổi già yên hàn và đạo đức”
Xin anh em hãy cầu nguyện để tuổi già của tôi cũng được yên hàn, đạo đức, phong phú, và vui mừng nữa!
Trước thánh lễ vào lúc 7 giờ 15, có 8 người vô gia cư, do Đức TGM Konrad Krajewski, là quan phát chẩn của Đức Thánh Cha, hướng dẫn đến nhà trọ Thánh Marta để chúc mừng sinh nhật của ngài. Ngài mời họ dùng bữa sáng trước khi đi dâng lễ với các Hồng Y.
2. Đức Thánh Cha nhận được những lời chúc mừng sinh nhật nồng nhiệt của các tù nhân
Hôm Chúa Nhật 18 tháng 12, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận được những lời chúc sinh nhật rất đặc biệt từ các tù nhân bị giam giữ tại nhà tù Due Palazzi ở Padua, Ý.
Linh mục tuyên úy nhà tù, là cha Mario Pozza, đã dàn xếp một cuộc gọi qua Skype với Đức Thánh Cha Phanxicô với tham gia của sáu mươi tù nhân, nhiều lính canh, các cai ngục và các tình nguyện viên, vào lúc 5 giờ chiều giờ Roma ngày Thứ Bẩy 17 tháng 12 – tức là buổi chiều ngày sinh nhật lần thứ 80 của Đức Thánh Cha.
Marzio, đại diện cho các tù nhân đã đọc một bức thư gởi cho Đức Thánh Cha Phanxicô trong đó anh hứa cầu nguyện cho ngài, và nói, “Xin cảm ơn từ tận đáy lòng của chúng con về chứng tá hàng ngày của Đức Thánh Cha. Những chứng tá ấy nuôi dưỡng niềm hy vọng và mơ ước của chúng con, và dõi chiếu liên tục một luồng sáng trên chúng con.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đón nhận những lời chúc mừng và nói rằng “Cha cảm ơn tất cả các con rất nhiều vì sự dịu dàng, và sự gần gũi của các con - và cha xin Chúa chúc lành cho các con - xin Chúa chúc lành cho mỗi người trong các con: cho gia đình, cha mẹ, anh chị em và con cái của các con. Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả các con. Cha cầu nguyện cho các con, và xin Chúa ban phép lành cho các con”.
3. Tuyên bố của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh về vụ thảm sát Đại Sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ
Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ lời chia buồn của ngài với gia đình viên Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ đã bị bắn chết bởi một cảnh sát viên trong một cuộc triển lãm nghệ thuật.
Biến cố bi thảm này diễn ra vào chiều ngày thứ Hai 19 tháng 12, trong một cuộc triển lãm do Tòa Đại Sứ Nga tại thủ đô Ankara bảo trợ.
Hung thủ được xác định tên là Melvut Mert Aydintas, 22 tuổi, cảnh sát viên chống bạo động của Ankara, đã bắn chết Đại sứ Karlov từ phía sau khi ông đang phát biểu tại lễ khai mạc một cuộc triển lãm nhiếp ảnh tại thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ.
Hung thủ, sau đó, đi đi lại lại gần cơ thể của nạn nhân, lên án vai trò quân sự của Nga tại Syria, hét lên: “Đừng quên Aleppo! Đừng quên Syria!” và bắn thêm nhiều phát súng vào cơ thể bất động của viên Đại sứ Nga.
Đại Sứ Karlov trước đây đã từng là phục vụ tại Bắc Triều Tiên.
Trong một thông điệp gửi đến tổng thống Nga Vladimir Putin, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cho biết Đức Giáo Hoàng “đau buồn khi hay tin về cuộc tấn công bạo lực ở Ankara, dẫn đến cái chết của Đại sứ Andrei Karlov.” Đức Thánh Cha bảo đảm với nhân dân Liên bang Nga những lời cầu nguyện của ngài và “tình đoàn kết” trong lúc khó khăn này.
Toàn văn điện văn của Đức Hồng Y Pietro Parolin như sau:
Thưa ngài Vladimir Putin
Tổng thống Liên bang Nga
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đau buồn khi hay tin về cuộc tấn công bạo lực ở Ankara, dẫn đến cái chết của Đại sứ Andrei Karlov. Đức Thánh Cha gửi lời chia buồn đến tất cả những ai than khóc trước cái chết này, đặc biệt là các thành viên trong gia đình Đại sứ Karlov. Phó thác linh hồn người quá cố trong tay Thiên Chúa Toàn Năng, Đức Thánh Cha Phanxicô bảo đảm với tổng thống và tất cả dân chúng Liên bang Nga những lời cầu nguyện và tình đoàn kết của ngài vào thời điểm này.
+ Đức Hồng Y Pietro Parolin
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh
4. Tuyên bố của Tòa Thánh về vụ khủng bố tại Berlin
Chỉ vài giờ sau vụ thảm sát Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ, tại Đức lại xảy ra một vụ tấn công khủng bố.
Bọn khủng bố cướp một xe tải của Ba Lan giết chết tài xế là anh Lukasz Urban, 37 tuổi; rồi lái chiếc xe nặng tới 25 tấn tông vào một ngôi chợ Giáng Sinh tại Berlin giết chết 12 người và làm bị thương 49 người khác vào tối thứ Hai 19 tháng 12.
Bọn khủng bố Hồi Giáo IS tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ tấn công này. Cảnh sát đã bắt giữ một người tị nạn Pakistan nhưng sau đó khẳng định anh không phải là thủ phạm và đã trả tự do cho anh. Cảnh sát Đức kêu gọi dân chúng cảnh giác vì những kẻ khủng bố vẫn còn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật và có khả năng gây án thêm lần nữa.
Trong điện văn nhân danh Đức Thánh Cha gửi đến Đức Cha Heiner Koch, Tổng Giám Mục giáo phận Berlin, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, viết:
“Đức Thánh Cha xúc động sâu xa khi được biết về hành vi bạo lực kinh khủng xảy ra ở Berlin, trong đó, ngoài một số đông người bị thương, có nhiều người bị thiệt mạng. Đức Thánh Cha chia buồn với thân nhân của các nạn nhân, bày tỏ sự cảm thông và gần gũi họ trong đau khổ. Trong kinh nguyện Ngài phó thác những người quá cố cho lòng thương xót của Thiên Chúa, và cũng xin Chúa cho những người bị thương sớm được chữa lành. Ngoài ra Ngài cám ơn các nhân viên cứu cấp và an ninh vì sự dấn thân tích cực. Đức Giáo Hoàng Phanxicô hiệp với tất cả những người thiện chí đang dấn thân để vụ giết người điên rồ của trào lưu khủng bố này không còn tìm được chỗ đứng trong thế giới chúng ta nữa. Theo ý hướng đó, Đức Thánh Cha khẩn cầu Thiên Chúa là Cha Thương Xót ban ơn an ủi, bảo vệ và chúc phúc chữa lành.
+ Hồng Y Pietro Paroli, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh
5. Phát ngôn viên Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa yêu cầu chính quyền Nga cấm bao gồm phá thai trong bảo hiểm sức khoẻ
Các công ty bảo hiểm tại Nga gần đây đã bao gồm chi phí phá thai trong các bảo hiểm về sức khoẻ. Người mua bảo hiểm bắt buộc phải trả chi phí đó.
Vụ trưởng Vụ Truyền Thông Xã Hội của Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Nga, là cha Vladimir Legoyda, đã cực lực lên án điều này và lên tiếng yêu cầu chính quyền Nga can thiệp buộc các công ty bảo hiểm chấm dứt ngay hành động trên.
Cha nói:
“Nạo phá thai không thể là một phần của bảo hiểm y tế bắt buộc. Nó không thể trở thành một chuẩn mực của cuộc sống đối với các bác sĩ, phụ nữ và nam giới. Nó không thể được cổ vũ để trở thành một thực hành chấp nhận được đối với xã hội”
Ngài nói thêm:
“Mang thai không phải là một căn bệnh, và phá thai không phải là một hoạt động y tế bình thường.”
6. Bên cạnh danh sách CPC, Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật hình thành danh sách “Những cá nhân vi phạm trắng trợn tự do tôn giáo”
Trước khi từ nhiệm vào tháng Giêng năm 2015, dân biểu Frank R. Wolf đã đệ đạt lên Quốc Hội Hoa Kỳ một dự luật nhằm tăng cường tự do tôn giáo trên thế giới. Ông Frank R. Wolf đã là dân biểu đại diện cho tiểu bang Virginia từ năm 1981 đến 2015. Ông đã bôn ba đến nhiều nơi trên thế giới và tận mắt chứng kiến các hành vi đàn áp tôn giáo của các bọn cầm quyền tại Sudan và Trung Quốc và các nước khác trên thế giới. Theo dân biểu Frank, bên cạnh danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt, Hoa Kỳ cần phải thẳng thừng điểm mặt cả các cá nhân “cần quan tâm đặc biệt”.
Trước kỳ nghỉ lễ, Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Tự do Tôn giáo do dân biểu Frank R. Wolf đề nghị nhằm tăng cường Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế được ban bố vào năm 1998.
Dân biểu Chris Smith, người bảo trợ của cho dự luật này nói:
“Bên cạnh danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt [Countries of Particular Concern, gọi tắt là CPC], luật mới đề nghị thành lập thêm ‘Danh sách các cá nhân có hành vi vi phạm trắng trợn quyền tự do tôn giáo’ và ‘Danh sách các tù nhân tôn giáo’ bao gồm những người đang bị giam giữ, bỏ tù, tra tấn và bị bỏ buộc từ bỏ đức tin của mình.”
Dự luật hiện đang chờ chữ ký của Tổng thống Barack Obama.
7. Chương trình mừng lễ Giáng Sinh tại Vatican
Chương trình mừng lễ Giáng Sinh tại Vatican bắt đầu với buổi gặp gỡ chúc mừng Giáng Sinh giữa Đức Thánh Cha và giáo triều Rôma tại điện Clêmentê vào lúc 10h30 sáng thứ Năm 22 tháng 12 và diễn ra trong khoảng một giờ.
Cũng trong ngày 22 tháng 12, vào buổi trưa, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các nhân viên làm việc tại Vatican trong đại thính đường Phaolô Đệ Lục.
Lúc 9h sáng ngày 23 tháng 12, Đức Thánh Cha và giáo triều Rôma sẽ nghe bài chia sẻ Mùa Vọng cuối cùng của cha Raniero Cantalamessa, giảng thuyết viên phủ Giáo Hoàng.
Lúc 9h30 tối thứ Bẩy 24 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành thánh lễ Vọng Giáng Sinh. Đây là năm thứ ba ngài cử hành thánh lễ này trong cương vị Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh.
Trưa Chúa Nhật 25 tháng 12, Đức Thánh Cha sẽ đọc thông điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi gởi cho dân thành Rôma và trên toàn thế giới.
Ngay sau khi đọc thông điệp Giáng Sinh, Đức Thánh Cha sẽ ban phép lành Tòa Thánh và ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như cho những anh chị em tín hữu trên thế giới, theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới trong đó có mạng lưới điện toán toàn cầu miễn là họ tuân giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.
8. Đại diện Vatican tại OSCE bày tỏ lo âu là ý thức hệ bài Kitô giáo đang gia tăng ở châu Âu
Đại diện của Vatican tại Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu, gọi tắt là OSCE, đã lặp đi lặp lại lời kêu gọi cần hành động để ngăn chặn bạo lực và sự phân biệt đối xử chống lại các Kitô hữu.
Phát biểu tại một hội nghị của OSCE tại Vienna, Đức Ông Janusz Urbanczyk báo cáo rằng “những biểu hiện của sự bất khoan dung, của các tội ác vì căm thù, và các hình thái bạo lực hoặc phá hoại chống lại những nơi thờ tự tôn giáo hay các các tín hữu” đang gia tăng trong khu vực châu Âu. Ngài cũng quan sát rằng “những hình thức xúc xiểm, và các hình thức tấn công các Kitô hữu khác” đã trở thành phổ biến trên các phương tiện truyền thông và trong các cuộc tranh luận công cộng.
Đức Ông Urbanczyk đã hướng sự chú ý của các đại biểu OSCE đến “những hành động tấn kích được dàn dựng có hệ thống trên các phương tiện truyền thông và trong công luận” nhằm chống lại các Kitô hữu. Những cuộc tấn công này minh họa sự thúc đẩy một ý thức hệ nhằm áp đặt một thứ đạo đức thế tục mới:
“Sự tấn kích này là nghiêm trọng, được đặc biệt dàn dựng để chống lại những ai dám lên tiếng bảo vệ không để cho bản chất của con người bị hạ giá và những ai dám chống lại ý thức hệ thực dân mới đang tấn kích vào tư tưởng con người, dưới những chiêu bài giả vờ là đức hạnh, hiện đại và cởi mở, nhưng thực tế là khinh bỉ các thực tại Thiên Chúa đã tạo thành. Tự do phát biểu của những người này bị đe dọa, và những tín hữu công khai chia sẻ những xác tín của họ được thường bị chụp mũ là bất khoan dung và cố chấp.”
9. Sứ điệp Ngày Thế Giới Bệnh Nhân 2017 trình bày các suy tư về cuộc hiện ra của Đức Mẹ tại Lộ Đức
Một câu trong Kinh Magnificat của Đức Trinh Nữ Maria “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi những điều trọng đại” đã được chọn làm chủ đề cho sứ điệp Ngày Thế giới các Bệnh nhân lần thứ 25 diễn ra vào ngày 11 tháng 2 năm tới.
Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy niệm về những lần hiện ra của Đức Mẹ tại Lộ Đức, bên Pháp, vào năm 1858 và cuộc sống của Thánh Nữ Bernadette Soubirous.
“Ngay cả lúc này đây, trong tinh thần, tôi như đang hiện diện tại hang đá Massabielle, trước tượng Đức Trinh Nữ Maria, người mà Đấng Toàn Năng đã thực hiện những điều trọng đại để cứu chuộc nhân loại,” Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết như trên trong sứ điệp Ngày Thế giới các Bệnh nhân lần thứ 25, ký ngày ngày 08 tháng 12 và được công bố hôm 15 tháng 12.
Ngài viết tiếp:
“Cũng như Thánh Bernadette, chúng ta đứng dưới cái nhìn trìu mến của Đức Maria. Ðức Mẹ Rất Đáng Yêu Mến nói với thánh nữ với một sự tôn trọng không hề xem thường. Điều này nhắc nhở chúng ta rằng tất cả mọi người là, và luôn luôn là một con người, và phải được đối xử với một sự tôn trọng như thế. Các bệnh nhân và những ai bị tàn tật, thậm chí nghiêm trọng, vẫn có một phẩm giá bất khả xâm phạm, và sứ vụ riêng của mình trong cuộc sống.”
“Ðức Mẹ Rất Đáng Yêu Mến đã yêu cầu thánh nữ cầu nguyện cho những người tội lỗi. Điều này nhắc nhở chúng ta rằng những người yếu đau và buồn khổ không chỉ mong muốn được chữa lành, nhưng cũng họ cũng mong được sống một cuộc sống Kitô đích thật, thậm chí đến độ chấp nhận đau khổ ấy như các môn đệ truyền giáo đích thực của Chúa Kitô”
Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm:
“Đức Maria đã trao cho thánh nữ Bernadette ơn gọi phục vụ người bệnh và mời gọi cô trở thành một nữ tu Bác Ái, một sứ mệnh mà thánh nữ đã thực hiện rất gương mẫu đến độ trở nên một mô hình cho mỗi nhân viên y tế. Trước các bệnh nhân là những người chắc chắn cần sự trợ giúp của chúng ta, lắm lúc cả trong các việc đơn giản nhất, chúng ta hãy xin Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội ban cho chúng ta ân sủng luôn luôn biết nhận ra nơi họ những ân sủng riêng mà họ có thể chia sẻ với người khác.”
10. Nhà lãnh đạo Công Giáo Ukraine nói người Công Giáo bị phân biệt đối xử tại Odessa
Nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông Phương tại Ukraine, là Đức Tổng Giám mục Sviatoslav Shevchuk, nói người Công Giáo tại Odessa, thành phố lớn thứ ba của nước này, “có lẽ là cộng đồng tôn giáo bị kỳ thị nặng nề nhất tại Ukraine.”
“Tại Odessa, người Công Giáo chúng tôi phải cầu nguyện trong một tư gia, được xem như nhà thờ chính tòa của chúng tôi”. Đức Tổng Giám Mục nói như trên hôm 11 tháng 12 trong một chuyến thăm thành phố với một triệu dân cư này.
Khích lệ các tín hữu, ngài nói:
“Hãy là các Kitô hữu đích thực, hãy là những người đầu tiên đến với mọi người, bất kể ngôn ngữ, quốc tịch hoặc niềm tin tôn giáo của họ. Như thế, chúng ta sẽ thoát ra được tình trạng hầm trú tại Odessa.”
11. Đức Giáo Hoàng khích lệ các tân đại sứ nuôi dưỡng hòa bình bằng cách thúc đẩy bất bạo động
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp sáu tân đại sứ đến trình quốc thư hôm 15 và kêu gọi họ cổ vũ bất bạo động, là chủ đề của thông điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới năm 2017 của ngài.
“Bất bạo động là một ví dụ điển hình của một giá trị phổ quát, tìm thấy sự viên mãn trong Tin Mừng của Chúa Kitô, nhưng cũng là một phần trong các truyền thống tâm linh cao quý và cổ kính khác” Đức Giáo Hoàng đã nói như trên với các tân đại sứ đến từ Burundi, Fiji, Mauritius, Moldova, Thụy Điển, và Tunisia .
Ngài nói tiếp:
“Thế giới như thế giới của chúng ta đây, được đánh dấu thật đáng buồn bằng các cuộc chiến tranh và vô số các xung đột, chưa kể đến tình trạng bạo lực lan rộng hiển nhiên dưới nhiều cách thế khác nhau trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Trong một thế giới như thế, lựa chọn bất bạo động là một lối sống ngày càng cần thiết khi thực thi trách nhiệm ở mọi cấp độ, từ giáo dục gia đình, các cam kết xã hội và dân sự, cho đến các hoạt động chính trị và quan hệ quốc tế”
Bất bạo động, theo Đức Giáo Hoàng, “không phải là hèn yếu hoặc thụ động; trái lại nó bao hàm một sự cứng rắn, một lòng can đảm và khả năng đối mặt với các vấn đề và các cuộc xung đột với một trí tuệ trung thực, thực sự tìm kiếm thiện ích chung trên tất cả các lợi ích phe phái, hay các ý thức hệ về kinh tế và chính trị. “
Ngài nói thêm:
“Trong suốt thế kỷ qua, hoen ố bởi các cuộc chiến tranh và diệt chủng ở mức độ chưa từng có, chúng ta đã vẫn tìm thấy những ví dụ nổi bật trong đó bất bạo động, khi được chấp nhận với một niềm xác tín và được thực hành nhất quán, có thể mang lại các kết quả đáng kể như thế nào trên các bình diện xã hội và chính trị.”
Đức Thánh Cha kết luận:
“Đây là con đường phải theo đuổi ngay bây giờ và trong tương lai. Đây là con đường hòa bình. Không phải thứ hòa bình được công bố trên môi miệng mà không có trong thực tế vì sự theo đuổi các chiến lược thống trị, được hỗ trợ bởi các chi tiêu tai tiếng cho chiến tranh, trong khi rất nhiều người phải thiếu thốn những nhu cầu trong cuộc sống.”
12. Đức Hồng Y Miến Điện kêu gọi ăn chay cầu nguyện cho hòa bình
Đức Hồng Y Charles Maung Bo, Tổng Giám Mục Yagon của Miến Điện, kêu gọi mọi người không phân biệt tôn giáo hãy “ăn chay cầu nguyện hầu năm 2017 là năm của Công Lý và Hòa Bình” cho đất nước.
Trong bản tin hôm 16 tháng 12, Thông Tấn Xã Fides, cho biết Đức Hồng Y Charles Maung Bo, Tổng Giám mục của Yangon đã kêu gọi tất cả các tôn giáo hãy dành ngày 01 Tháng Giêng năm 2017 là một ngày ăn chay cầu nguyện hầu năm 2017 thực sự trở thành năm của công lý và hòa bình qua các cuộc đàm phán chân thành.
“Ước mong tất cả những người tìm đến các tu viện, nhà thờ, đền thờ cũng như các thánh thất chùa chiền và đền thờ Hồi giáo của chúng ta đều mang chung một tâm tình đó là “ Hãy dừng lại tất cả các cuộc chiến!”. Chúng ta hãy cầu nguyện và ăn chay cho hòa bình, cho sự hoán cải con tim của tất cả mọi người hầu chấm dứt cuộc chiến ở Miến Điện và làm cho năm 2017 thành năm của công lý và hòa bình”.
Đức Hồng Y kêu gọi rất chân thành rằng: “ Tất cả chúng ta những người dân Miến Điện đều nói: “Chúc mừng năm mới”. Hàng năm chúng ta đều chào hỏi nhau với thông điệp này, nhưng thật là đáng buồn vì có rất nhiều nơi trên đất nước này không có hạnh phúc vì vẫn còn chiến tranh triền miên... Và đối với hơn 200,000 người phải di cư trong các trại tị nạn, thì hạnh phúc là viễn tượng trống vắng và xa vời với họ!”
Đức Hồng Y kết luận rằng:
“Cuộc chiến đã bắt đầu sáu mươi năm trước đây vẫn còn đằng đằng sát khí sục sôi! Những nước láng giềng chúng ta đang trên con đường xây dựng hòa bình và phát triển thịnh vượng. Chúng ta ở Miến Điện này vẫn còn nội chiến, tranh giành thắng thua không lối thoát, gây nên biết bao đau thương cho thường dân vô tội phải di tản hầu tránh chết chóc... Đã đến lúc chúng ta phải đoàn kết cùng nhau tìm kiếm công lý hòa bình cho đất nước chúng ta.”
13. Bộ phim tài liệu về Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II dành được 2 giải thưởng Emmy
Hai giải thưởng Emmy đã được trao cho một phim tài liệu mô tả vai trò quan trọng của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II trong những giai đoạn cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản ở Châu Âu.
Phim tài liệu có tựa đề “Giải phóng một lục địa: Gioan Phaolo II và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản” đã đoạt được giải phim tài liệu lịch sử xuất sắc. Giải thưởng này được trao cho vị giám đốc sản xuất phim và là chủ tịch hội Hiệp sĩ Kha Luân Bố là ông Carl Anderson, và các nhà sản xuất Justyna Czyszek, Szymon Czyszek, David Naglieri, và Michele Nuzzo-Naglieri.
Ông Anderson nói:
“Chúng tôi rất vinh hạnh nhận được giải thưởng và biết ơn đối với sự công nhận mà giải thưởng này mang lại cho bộ phim quan trọng về câu chuyện giành lại tự do một cách bất bạo động của các quốc gia Đông Âu và qua đó thúc đẩy những gì là tốt đẹp nhất trong tinh thần cuả con người. Tài liệu cho thấy Đức Gioan Phaolo là người lãnh đạo thiết yếu, là nhân tố cho việc này xảy ra.”
Ông Anderson đã từng làm việc với Thánh Gioan Phaolô II khi ông phục vụ trong chính quyền của tổng thống Reagan. Ông hiện là Hiệp sĩ tối cao của Hội Các Hiệp Sĩ Kha Luân Bố, một tổ chức tương trợ Công Giáo với 1.9 triệu thành viên trên toàn thế giới.
Bộ phim tập trung vào vai trò của thánh Giáo hoàng trong việc chấm dứt chế độ cộng sản ở Trung và Đông Âu và ảnh hưởng tinh thần của ngài trên phong trào Công đoàn Đoàn kết Ba Lan, là phong trào đã đóng góp một vai trò quan trọng dẫn đến sự sụp đổ chủ nghĩa cộng sản bắt đầu vào năm 1989.
Giải Emmy thứ 2 được trao cho vị giám đốc nhiếp ảnh của bộ phim, là ông George Hosek.
Bộ phim dài 90 phút, do nam diễn viên Jim Caviezel thuyết minh, đã sử dụng nhiều cảnh rất hiếm và nhiều cuộc phỏng vấn với một số nguyên thủ quốc gia. Một số phỏng vấn khác bao gồm người viết tiểu sử của Đức Giáo Hoàng là George Weigel; Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, Tổng Giám Mục nghỉ hưu cuả Krakow, từng là trợ tá lâu năm của Thánh Gioan Phaolo II; và Richard Allen, cựu cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Ronald Reagan.
Bộ phim tài liệu này đã được phát sóng trên các đài truyền hình công cộng trên khắp Hoa Kỳ.
14. Đức Thánh Cha tiếp cộng đoàn nhà thương Chúa Hài Đồng Giêsu
Sáng 15 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến Cộng đoàn Nhà thương Gesù Bambino, nghĩa là Chúa Hài Đồng Giêsu, là bệnh viện duy nhất thuộc quyền sở hữu của Tòa Thánh.
Được ngồi hàng đầu trong Đại thính đường Phaolô 6 có 150 trẻ em bệnh nhân đến từ Italia và 15 nước khác, trong đó có 15 em đến từ Cộng hòa Trung Phi được Đức Hồng Y Dieudonné Nzapalainga, Tổng Giám Mục giáo phận Bangui thủ đô của nước này hướng dẫn đến đây.
Trong số 7 ngàn người hiện diện tại buổi tiếp kiến cũng có Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, các bác sĩ, y tá, các nhân viên khác, những người thiện nguyện, các gia đình và các bệnh nhân.
Bệnh Viện Nhi Đồng Chúa Hài Đồng Giêsu được thành lập năm 1869 như bệnh viện nhi đồng đầu tiên ở Italia do sáng kiến của gia đình quận công Salviati, theo kiểu mẫu Bệnh viện Nhi đồng ở Paris. Năm 1924, gia đình Salviati đã tặng nhà thương này cho Tòa Thánh và từ đó trở thành bệnh viện của Đức Giáo Hoàng.
Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, Bà Mariella Enoc, Chủ tịch Hội đồng quản trị bệnh viện Chúa Hài Đồng Giêsu, đã chính thức cám ơn Đức Thánh Cha vì đã cho phép sử dụng bãi đáp trực thăng trong Nội thành Vatican dành cho những trường hợp khẩn cấp. Từ khi khởi động chương trình này, đã có 80 trường hợp chuyên chở khẩn cấp các em bệnh nhân, với sự cộng tác của sở Hiến binh Vatican, Sở y tế Vatican và sở xe cứu thương Ares 118 của Italia.
Trong bài nói chuyện, Đức Thánh Cha đã cầu chúc anh chị em một lễ Giáng Sinh sống với một con tim cởi mở, giữa tinh thần tươi đẹp của gia đình.
15. Lãnh tụ Hồi giáo Ai Cập thăm hỏi Đức Thượng Phụ Chính Thống Coptic sau vụ đánh bom tại Cairo
Hôm 14 tháng 12, Sheikh Ahmed al-Tayyib, Hiệu Trưởng Đại học Al Alzhar, đã đến thăm hỏi Đức Thượng Phụ Chính Thống Coptic Tawadros II, và bày tỏ sự cảm thông và tình đoàn kết của ông sau cuộc tấn công ném bom vào nhà thờ Thánh Máccô ở Cairo, khiến 26 người bị thiệt mạng.
Sheikh Ahmed al-Tayyib nhận xét rằng quân khủng bố Hồi Giáo IS, là nhóm đã tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ ném bom vào nhà thờ, không hề “phân biệt các Kitô hữu và người Hồi giáo” trong việc lựa chọn các mục tiêu tấn công. Mục đích thực sự của những kẻ khủng bố này tho ông là để phá vỡ “sự hiệp nhất của người dân Ai Cập.”
Sheikh Ahmed al-Tayyib năm nay 70 tuổi, đã từng học về tư tưởng Hồi giáo ở Đại học Sorbonne, Paris. Đại học Al-Azhar ở thủ đô Cairo được coi là thẩm quyền cao nhất của Hồi giáo Sunni. Hôm 23 tháng 5, ông đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến lần đầu tiên.