Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Chúa Nhật thứ Hai Mùa Vọng - 09/12/2018 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Vietcatholic Network
01:01 08/12/2018
Bài Ðọc I: Br 5, 1-9
"Chúa sẽ tỏ bày huy hoàng của Chúa trong ngươi".
Trích sách Tiên tri Barúc.
Hỡi Giêrusalem, hãy cởi áo tang chế và sầu khổ của ngươi, hãy mặc lấy sự huy hoàng và vinh quang đời đời của Chúa mà Chúa ban cho ngươi. Chúa sẽ mặc cho ngươi áo công lý, và đặt vương miện vĩnh cửu trên đầu ngươi. Vì chưng, Chúa sẽ tỏ bày huy hoàng của Chúa trong ngươi cho mọi kẻ trần gian. Vì Thiên Chúa sẽ đời đời gọi tên ngươi là Hoà bình trong công lý và Vinh dự trong hiếu nghĩa.
Hỡi Giêrusalem, hãy chỗi dậy, đứng nơi cao, và nhìn về hướng đông. Hãy nhìn con cái ngươi từ đông sang tây họp lại theo lệnh của Ðấng Thánh, họ hân hoan thấy Chúa nhớ đến họ. Họ bị quân thù dẫn đi xa ngươi, nhưng Chúa đã đem họ về cho ngươi trong vinh dự như các hoàng tử. Vì Chúa đã ra lệnh triệt hạ mọi núi cao và mọi đồi từ ngàn xưa, lấp đầy những hố sâu, để trái đất được bằng phẳng, hầu Israel vững vàng bước đi cao rao vinh quang Thiên Chúa.
Theo lệnh Chúa, những cánh rừng, những cây có hương thơm, đã cho Israel núp bóng, vì Chúa sẽ hân hoan lấy lòng từ bi và công bình của Người dẫn dắt Israel đến ánh vinh quang.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 125, 1-2ab. 2cd-3. 4-5. 6
Ðáp: Chúa đã đối xử đại lượng với chúng tôi, nên chúng tôi mừng rỡ hân hoan (c. 3).
Xướng: Khi Chúa đem những người Sion bị bắt trở về, chúng tôi dường như người đang mơ, bấy giờ miệng chúng tôi vui cười, lưỡi chúng tôi thốt lên những tiếng hân hoan.
Xướng: Bấy giờ dân thiên hạ nói với nhau rằng: Chúa đã đối xử với họ cách đại lượng. Chúa đã đối xử đại lượng với chúng tôi, nên chúng tôi mừng rỡ hân hoan.
Xướng: Lạy Chúa, xin hãy đổi số phận chúng con, như những dòng suối ở miền nam. Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan.
Xướng: Thiên hạ vừa đi vừa khóc, tay mang thóc đi gieo. Họ trở về trong hân hoan, vai mang những bó lúa.
Bài Ðọc II: Pl 1, 4-6. 8-11
"Anh em hãy ăn ở trong sạch và không đáng trách, cho đến ngày của Ðức Kitô".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Philipphê.
Anh em thân mến, luôn luôn trong mọi lời cầu nguyện của tôi, tôi hân hoan khẩn cầu cho tất cả anh em, vì anh em đã thông phần vào việc rao giảng Phúc Âm từ ngày đầu cho tới nay. Tôi tin tưởng rằng Ðấng đã khởi đầu việc lành đó trong anh em, cũng sẽ hoàn tất cho đến ngày của Ðức Giêsu Kitô.
Vì Thiên Chúa làm chứng cho tôi rằng: tôi yêu mến tất cả anh em với tâm tình của Ðức Giêsu Kitô. Ðiều tôi cầu nguyện bây giờ là lòng bác ái của anh em ngày càng gia tăng trong sự thông biết và am hiểu, để anh em xác định những điều quan trọng hơn, để anh em được trong sạch và không đáng trách cho đến ngày của Ðức Kitô, anh em được Ðức Giêsu Kitô ban cho dư đầy hoa quả công chính, hầu tôn vinh và ngợi khen Thiên Chúa.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Lc 3, 4. 6
Alleluia, alleluia! - Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng; và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 3, 1-6
"Mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Ðời hoàng đế Tibêriô năm thứ mười lăm, Phongxiô Philatô làm toàn quyền xứ Giuđêa, Hêrôđê làm thủ hiến xứ Galilêa, còn em là Philipphê làm thủ hiến xứ Ituria và Tracônitêđê; Lysania làm thủ hiến xứ Abilêna; Anna và Caipha làm thượng tế; có lời Chúa đã kêu gọi Gioan, con Giacaria, trong hoang địa.
Ông liền đi khắp miền sông Giođan, rao giảng phép rửa sám hối cầu ơn tha tội, như lời chép trong sách Tiên tri Isaia rằng: "Có tiếng kêu trong hoang địa: Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng. Và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa".
Ðó là lời Chúa.
"Chúa sẽ tỏ bày huy hoàng của Chúa trong ngươi".
Trích sách Tiên tri Barúc.
Hỡi Giêrusalem, hãy cởi áo tang chế và sầu khổ của ngươi, hãy mặc lấy sự huy hoàng và vinh quang đời đời của Chúa mà Chúa ban cho ngươi. Chúa sẽ mặc cho ngươi áo công lý, và đặt vương miện vĩnh cửu trên đầu ngươi. Vì chưng, Chúa sẽ tỏ bày huy hoàng của Chúa trong ngươi cho mọi kẻ trần gian. Vì Thiên Chúa sẽ đời đời gọi tên ngươi là Hoà bình trong công lý và Vinh dự trong hiếu nghĩa.
Hỡi Giêrusalem, hãy chỗi dậy, đứng nơi cao, và nhìn về hướng đông. Hãy nhìn con cái ngươi từ đông sang tây họp lại theo lệnh của Ðấng Thánh, họ hân hoan thấy Chúa nhớ đến họ. Họ bị quân thù dẫn đi xa ngươi, nhưng Chúa đã đem họ về cho ngươi trong vinh dự như các hoàng tử. Vì Chúa đã ra lệnh triệt hạ mọi núi cao và mọi đồi từ ngàn xưa, lấp đầy những hố sâu, để trái đất được bằng phẳng, hầu Israel vững vàng bước đi cao rao vinh quang Thiên Chúa.
Theo lệnh Chúa, những cánh rừng, những cây có hương thơm, đã cho Israel núp bóng, vì Chúa sẽ hân hoan lấy lòng từ bi và công bình của Người dẫn dắt Israel đến ánh vinh quang.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 125, 1-2ab. 2cd-3. 4-5. 6
Ðáp: Chúa đã đối xử đại lượng với chúng tôi, nên chúng tôi mừng rỡ hân hoan (c. 3).
Xướng: Khi Chúa đem những người Sion bị bắt trở về, chúng tôi dường như người đang mơ, bấy giờ miệng chúng tôi vui cười, lưỡi chúng tôi thốt lên những tiếng hân hoan.
Xướng: Bấy giờ dân thiên hạ nói với nhau rằng: Chúa đã đối xử với họ cách đại lượng. Chúa đã đối xử đại lượng với chúng tôi, nên chúng tôi mừng rỡ hân hoan.
Xướng: Lạy Chúa, xin hãy đổi số phận chúng con, như những dòng suối ở miền nam. Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan.
Xướng: Thiên hạ vừa đi vừa khóc, tay mang thóc đi gieo. Họ trở về trong hân hoan, vai mang những bó lúa.
Bài Ðọc II: Pl 1, 4-6. 8-11
"Anh em hãy ăn ở trong sạch và không đáng trách, cho đến ngày của Ðức Kitô".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Philipphê.
Anh em thân mến, luôn luôn trong mọi lời cầu nguyện của tôi, tôi hân hoan khẩn cầu cho tất cả anh em, vì anh em đã thông phần vào việc rao giảng Phúc Âm từ ngày đầu cho tới nay. Tôi tin tưởng rằng Ðấng đã khởi đầu việc lành đó trong anh em, cũng sẽ hoàn tất cho đến ngày của Ðức Giêsu Kitô.
Vì Thiên Chúa làm chứng cho tôi rằng: tôi yêu mến tất cả anh em với tâm tình của Ðức Giêsu Kitô. Ðiều tôi cầu nguyện bây giờ là lòng bác ái của anh em ngày càng gia tăng trong sự thông biết và am hiểu, để anh em xác định những điều quan trọng hơn, để anh em được trong sạch và không đáng trách cho đến ngày của Ðức Kitô, anh em được Ðức Giêsu Kitô ban cho dư đầy hoa quả công chính, hầu tôn vinh và ngợi khen Thiên Chúa.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Lc 3, 4. 6
Alleluia, alleluia! - Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng; và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 3, 1-6
"Mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Ðời hoàng đế Tibêriô năm thứ mười lăm, Phongxiô Philatô làm toàn quyền xứ Giuđêa, Hêrôđê làm thủ hiến xứ Galilêa, còn em là Philipphê làm thủ hiến xứ Ituria và Tracônitêđê; Lysania làm thủ hiến xứ Abilêna; Anna và Caipha làm thượng tế; có lời Chúa đã kêu gọi Gioan, con Giacaria, trong hoang địa.
Ông liền đi khắp miền sông Giođan, rao giảng phép rửa sám hối cầu ơn tha tội, như lời chép trong sách Tiên tri Isaia rằng: "Có tiếng kêu trong hoang địa: Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng. Và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa".
Ðó là lời Chúa.
Hãy Sám hối và Canh tân trong khi chờ đợi Chúa đến _ Bài giảng tuần 2 Mùa Vọng
Lm Anthony Nguyễn Ngọc Dũng sdb
01:25 08/12/2018
HÃY SÁM HỐI VÀ CANH TÂN TRONG KHI CHỜ ĐỢI CHÚA ĐẾN
Giáo Hội nhận ra rằng con người không sống trên những sự thật trừu tượng nhưng trên những hình ảnh cụ thể. Một cách cụ thể, con người (nhất là những người trẻ) luôn tìm cho mình một thần tượng cụ thể để noi theo. Vì thế, trong phụng vụ từ Chúa Nhật II-IV Mùa Vọng, Giáo Hội đặt trước chúng ta hai hình ảnh thật sống động, là hai “thần tượng” để chúng ta noi theo. Hai “thần tượng” để noi theo trong việc chuẩn bị cho “ngày Chúa đến” đó là: Gioan Tẩy Giả, hình ảnh vĩ đại và trổi vượt trong Mùa Vọng (Tin Mừng Mùa Vọng II và III) và Me Maria (Tin Mừng Mùa Vọng IV). Nhưng cả hai chỉ đến trung tâm và điểm đến của mùa vọng, đó là, Đức Kitô (Ngày Giáng Sinh). Quả thật, Thánh Gioan Tẩy Giả và Mẹ Maria là hai kiểu mẫu vĩ đại của sự hiện hữu Mùa Vọng; cả hai chi phối phụng vụ Mùa Vọng. Giờ đây, chúng ta cùng nhau suy gẫm về phụng vụ hôm nay sẽ mang lại sự biến đổi và mới mẽ gì cho cuộc sống của chúng ta.
Tin mừng hôm nay tập trung vào Thánh Gioan Tẩy Giả. Giáo Hội đặt Thánh nhân trước chúng ta như một “thần tượng” thật sống động với sứ điệp đầy thách thức. Ngài thực hiện một loại sứ mệnh mang tính “rất đàn ông.” Ngài kêu gọi mọi người đến với metanoia (lòng sám hối). Đây cũng chính là sứ điệp đầu tiên mà Chúa Giêsu rao giảng khi Ngài bắt đầu sứ vụ công khai của mình: “Thời gian đã mãn và Nước Thiên Chúa đã đến gần, hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mk 1:15). Đây chính là sứ điệp chính của Chúa Nhật II Mùa Vọng: sứ điệp về metanoia trong khi chờ đợi Chúa đến.
Metanoia có nghĩa là gì? Đó là lời kêu gọi đến với một sự thay đổi tận căn về lối suy nghĩ, cách làm việc, nói năng, và yêu thương. Nó cũng có thể hiểu như sự trở lại mang tính cách hoán cải hay hối lỗi. Đây chính là sứ điệp quan trọng của Mùa Vọng mà chúng ta thường quên. Là những người Kitô hữu, chúng ta phải liên tục thay đổi lối suy nghĩ và nhãn quan của mình, nếu chúng ta muốn gặp được Thiên Chúa khi Ngài đến. Vì tự bản tính chúng ta luôn luôn có khuynh hướng khẳng định chính mình, đưa ra cái này hoặc cái kia ra, làm cho chúng ta thành trung tâm của sự chú ý. Nếu chúng ta muốn tìm thấy Thiên Chúa, chúng ta phải luôn luôn trải qua một sự trở lại của nội tâm, quay lại và di chuyển theo hướng ngược lại – hướng của Thiên Chúa – và ngay cả chuyển hướng toàn bộ ý niệm về cuộc sống của chúng ta. Đức Thánh Cha Benedict XVI nói rằng: Hãy thay đổi lối suy nghĩ của bạn, cách nhìn của bạn, để rồi bạn nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong thế giới; hơn nửa, bạn hãy thay đổi lối suy nghĩ của bạn để Thiên Chúa có thể trở nên hiện diện trong bạn và qua bạn trong thế giới.
Chính Thánh Gioan Tẩy Giả không được miễn khỏi việc thay đổi lối suy nghĩ và cách sống quen thuộc của mình, để được biến đổi. Sự thay đổi trong lối suy nghĩ và cách sống của thánh nhân bắt đầu với việc: như tiếng kêu trong hoang địa, thánh nhân phải công bố về một người mà chính thánh nhân không biết rõ cách tường tận đây có phải là Đấng Thiên Sai không. Nhưng sự đau khổ thật của Thánh Gioan Tẩy Giả, sự biến đổi thật của toàn bộ sự hiện hữu của thánh nhân trong tương quan với Thiên Chúa, bắt đầu với hoạt động của Đức Kitô trong thời gian khi thánh nhân ở trong tù. Bóng tối của nhà tù không phải là bóng tối đáng sợ nhất mà Thánh Gioan Tẩy Giả đã chịu đựng. Bóng tối thật, điều mà Martin Buber đã gọi là “sự che khuất (nhật thực) của Thiên Chúa,” chính là điều làm cho thánh nhân “nghi ngờ” về sứ mệnh của mình và căn tính của Người mà thánh nhân đến để chuẩn bị.
Rõ ràng, tính cách khác biệt hoàn toàn của Chúa Giêsu so với những gì Thánh Gioan Tẩy Giả có trong đầu về Ngài là điều dằn vặt và gây đau khổ nhất cho ngài suốt những đêm dài trong tù – sự che khuất của Thiên Chúa. Trong sự đau buồn của mình, Thánh Gioan Tẩy Giả gởi sứ giả đến với Đức Chúa: “Ngài có phải là Đấng phải đến không hay chúng tôi sẽ phải mong chờ mong đấng nào khác?” (Mt 11:3). Đây là vấn nạn mà tất cả chúng ta hỏi trong những giây phút tăm tối của đời mình: Lạy Chúa, Ngài ở đâu? Con còn phải chờ đến bao giờ?
Chúa Giêsu trả lời cho vấn nạn này bằng việc dùng lời của ngôn sứ Isaiah để nói về căn tính của mình và sứ mệnh kêu mời đến metanoia của Thánh Gioan Tẩy Giả: Ngài là Đấng Cứu Độ hoà bình, nhân lành và giàu lòng thương xót, là Đấng “không kêu lên hoặc lên tiếng, hoặc làm cho mình được nghe thấy trên đường phố” (Is 42:2), nhưng sẽ đi giảng dạy và làm việc thiện. Và Ngài thêm những lời quan trọng này: “Phúc cho người không bị vấp ngã vì tôi.” Điều này nhắc nhở cho Thánh Gioan Tẩy Giả và cho mỗi người chúng ta rằng: con người có thể bị vấp ngã vì Ngài. Ngay cả khi Ngài đến, Chúa Giêsu không mang đến sự rõ ràng tuyệt đối cho những vấn nạn, những đau khổ của chúng ta. Chính sự không “rõ ràng” này làm cho chúng ta có thể vấp ngã vì Ngài. Nhưng “phúc cho người không vấp ngã vì tôi” là câu nói mà Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta rằng: chúng ta được phúc nếu chúng ta “ngừng đòi hỏi” những dấu lạ và sự rõ ràng hiển nhiên tuyệt đối khi sống tốt để làm chứng cho Ngài nhưng bị bách hại. Nói cách khác, chúng ta được chúc phúc dù ngay cả trong bóng tối của cuộc sống, chúng ta vẫn tiếp tục đi theo con đường theo Chúa mà mình chọn với trọn niềm tin và tình yêu.
Lời Chúa của Chúa Nhật hôm nay nhắc nhở cho mỗi người Kitô hữu chúng ta rằng: không có con đường nào khác để đến với sự thân tình với Thiên Chúa ngoài con đường ngừng việc tìm kiếm sự rõ ràng bên ngoài cho cuộc sống của mình. Chúng ta chỉ tìm thấy Chúa, Đấng là nền tảng cho cuộc đời, chỉ khi chúng ta bắt đầu quay từ những gì là hữu hình đến những gì là vô hình. Chỉ khi chúng ta hành động theo cách thức này thì những lời nói vĩ đại của Thánh Gioan Tẩy Giả vén mở ý nghĩa trọn vẹn của nó: “Ngài phải lớn lên, nhưng tôi phải nhỏ lại” (Ga 3:30). Mức độ chúng ta sẽ biết Thiên Chúa sẽ tuỳ thuộc vào mức độ chúng ta được giải phóng khỏi chính mình. Điều này đưa chúng ta trở về với chủ đề chính của Mùa Vọng: Chúng ta sẽ biết Thiên Chúa đến mức độ mà chúng ta để dành chổ cho Ngài hiện diện trong chúng ta. Một người có thể dùng cả đời mình để tìm kiếm Thiên Chúa một cách vô ích nếu người đó không để cho Thiên Chúa tiếp tục trong cuộc sống của mình sự hiện diện mà Thiên Chúa bắt đầu ở trong người đó.
Giáo Hội nhận ra rằng con người không sống trên những sự thật trừu tượng nhưng trên những hình ảnh cụ thể. Một cách cụ thể, con người (nhất là những người trẻ) luôn tìm cho mình một thần tượng cụ thể để noi theo. Vì thế, trong phụng vụ từ Chúa Nhật II-IV Mùa Vọng, Giáo Hội đặt trước chúng ta hai hình ảnh thật sống động, là hai “thần tượng” để chúng ta noi theo. Hai “thần tượng” để noi theo trong việc chuẩn bị cho “ngày Chúa đến” đó là: Gioan Tẩy Giả, hình ảnh vĩ đại và trổi vượt trong Mùa Vọng (Tin Mừng Mùa Vọng II và III) và Me Maria (Tin Mừng Mùa Vọng IV). Nhưng cả hai chỉ đến trung tâm và điểm đến của mùa vọng, đó là, Đức Kitô (Ngày Giáng Sinh). Quả thật, Thánh Gioan Tẩy Giả và Mẹ Maria là hai kiểu mẫu vĩ đại của sự hiện hữu Mùa Vọng; cả hai chi phối phụng vụ Mùa Vọng. Giờ đây, chúng ta cùng nhau suy gẫm về phụng vụ hôm nay sẽ mang lại sự biến đổi và mới mẽ gì cho cuộc sống của chúng ta.
Tin mừng hôm nay tập trung vào Thánh Gioan Tẩy Giả. Giáo Hội đặt Thánh nhân trước chúng ta như một “thần tượng” thật sống động với sứ điệp đầy thách thức. Ngài thực hiện một loại sứ mệnh mang tính “rất đàn ông.” Ngài kêu gọi mọi người đến với metanoia (lòng sám hối). Đây cũng chính là sứ điệp đầu tiên mà Chúa Giêsu rao giảng khi Ngài bắt đầu sứ vụ công khai của mình: “Thời gian đã mãn và Nước Thiên Chúa đã đến gần, hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mk 1:15). Đây chính là sứ điệp chính của Chúa Nhật II Mùa Vọng: sứ điệp về metanoia trong khi chờ đợi Chúa đến.
Metanoia có nghĩa là gì? Đó là lời kêu gọi đến với một sự thay đổi tận căn về lối suy nghĩ, cách làm việc, nói năng, và yêu thương. Nó cũng có thể hiểu như sự trở lại mang tính cách hoán cải hay hối lỗi. Đây chính là sứ điệp quan trọng của Mùa Vọng mà chúng ta thường quên. Là những người Kitô hữu, chúng ta phải liên tục thay đổi lối suy nghĩ và nhãn quan của mình, nếu chúng ta muốn gặp được Thiên Chúa khi Ngài đến. Vì tự bản tính chúng ta luôn luôn có khuynh hướng khẳng định chính mình, đưa ra cái này hoặc cái kia ra, làm cho chúng ta thành trung tâm của sự chú ý. Nếu chúng ta muốn tìm thấy Thiên Chúa, chúng ta phải luôn luôn trải qua một sự trở lại của nội tâm, quay lại và di chuyển theo hướng ngược lại – hướng của Thiên Chúa – và ngay cả chuyển hướng toàn bộ ý niệm về cuộc sống của chúng ta. Đức Thánh Cha Benedict XVI nói rằng: Hãy thay đổi lối suy nghĩ của bạn, cách nhìn của bạn, để rồi bạn nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong thế giới; hơn nửa, bạn hãy thay đổi lối suy nghĩ của bạn để Thiên Chúa có thể trở nên hiện diện trong bạn và qua bạn trong thế giới.
Chính Thánh Gioan Tẩy Giả không được miễn khỏi việc thay đổi lối suy nghĩ và cách sống quen thuộc của mình, để được biến đổi. Sự thay đổi trong lối suy nghĩ và cách sống của thánh nhân bắt đầu với việc: như tiếng kêu trong hoang địa, thánh nhân phải công bố về một người mà chính thánh nhân không biết rõ cách tường tận đây có phải là Đấng Thiên Sai không. Nhưng sự đau khổ thật của Thánh Gioan Tẩy Giả, sự biến đổi thật của toàn bộ sự hiện hữu của thánh nhân trong tương quan với Thiên Chúa, bắt đầu với hoạt động của Đức Kitô trong thời gian khi thánh nhân ở trong tù. Bóng tối của nhà tù không phải là bóng tối đáng sợ nhất mà Thánh Gioan Tẩy Giả đã chịu đựng. Bóng tối thật, điều mà Martin Buber đã gọi là “sự che khuất (nhật thực) của Thiên Chúa,” chính là điều làm cho thánh nhân “nghi ngờ” về sứ mệnh của mình và căn tính của Người mà thánh nhân đến để chuẩn bị.
Rõ ràng, tính cách khác biệt hoàn toàn của Chúa Giêsu so với những gì Thánh Gioan Tẩy Giả có trong đầu về Ngài là điều dằn vặt và gây đau khổ nhất cho ngài suốt những đêm dài trong tù – sự che khuất của Thiên Chúa. Trong sự đau buồn của mình, Thánh Gioan Tẩy Giả gởi sứ giả đến với Đức Chúa: “Ngài có phải là Đấng phải đến không hay chúng tôi sẽ phải mong chờ mong đấng nào khác?” (Mt 11:3). Đây là vấn nạn mà tất cả chúng ta hỏi trong những giây phút tăm tối của đời mình: Lạy Chúa, Ngài ở đâu? Con còn phải chờ đến bao giờ?
Chúa Giêsu trả lời cho vấn nạn này bằng việc dùng lời của ngôn sứ Isaiah để nói về căn tính của mình và sứ mệnh kêu mời đến metanoia của Thánh Gioan Tẩy Giả: Ngài là Đấng Cứu Độ hoà bình, nhân lành và giàu lòng thương xót, là Đấng “không kêu lên hoặc lên tiếng, hoặc làm cho mình được nghe thấy trên đường phố” (Is 42:2), nhưng sẽ đi giảng dạy và làm việc thiện. Và Ngài thêm những lời quan trọng này: “Phúc cho người không bị vấp ngã vì tôi.” Điều này nhắc nhở cho Thánh Gioan Tẩy Giả và cho mỗi người chúng ta rằng: con người có thể bị vấp ngã vì Ngài. Ngay cả khi Ngài đến, Chúa Giêsu không mang đến sự rõ ràng tuyệt đối cho những vấn nạn, những đau khổ của chúng ta. Chính sự không “rõ ràng” này làm cho chúng ta có thể vấp ngã vì Ngài. Nhưng “phúc cho người không vấp ngã vì tôi” là câu nói mà Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta rằng: chúng ta được phúc nếu chúng ta “ngừng đòi hỏi” những dấu lạ và sự rõ ràng hiển nhiên tuyệt đối khi sống tốt để làm chứng cho Ngài nhưng bị bách hại. Nói cách khác, chúng ta được chúc phúc dù ngay cả trong bóng tối của cuộc sống, chúng ta vẫn tiếp tục đi theo con đường theo Chúa mà mình chọn với trọn niềm tin và tình yêu.
Lời Chúa của Chúa Nhật hôm nay nhắc nhở cho mỗi người Kitô hữu chúng ta rằng: không có con đường nào khác để đến với sự thân tình với Thiên Chúa ngoài con đường ngừng việc tìm kiếm sự rõ ràng bên ngoài cho cuộc sống của mình. Chúng ta chỉ tìm thấy Chúa, Đấng là nền tảng cho cuộc đời, chỉ khi chúng ta bắt đầu quay từ những gì là hữu hình đến những gì là vô hình. Chỉ khi chúng ta hành động theo cách thức này thì những lời nói vĩ đại của Thánh Gioan Tẩy Giả vén mở ý nghĩa trọn vẹn của nó: “Ngài phải lớn lên, nhưng tôi phải nhỏ lại” (Ga 3:30). Mức độ chúng ta sẽ biết Thiên Chúa sẽ tuỳ thuộc vào mức độ chúng ta được giải phóng khỏi chính mình. Điều này đưa chúng ta trở về với chủ đề chính của Mùa Vọng: Chúng ta sẽ biết Thiên Chúa đến mức độ mà chúng ta để dành chổ cho Ngài hiện diện trong chúng ta. Một người có thể dùng cả đời mình để tìm kiếm Thiên Chúa một cách vô ích nếu người đó không để cho Thiên Chúa tiếp tục trong cuộc sống của mình sự hiện diện mà Thiên Chúa bắt đầu ở trong người đó.
Mỗi Tuần Học Hỏi về một đề tài: Tuần 2 ''Thiên Chúa là Ai?''
Lm Anthony Nguyễn Ngọc Dũng sdb
01:30 08/12/2018
CÂU 2: THIÊN CHÚA LÀ AI?
Tuần trước, chúng ta đã cùng nhau chia sẽ về vấn nạn Thiên Chúa tạo dựng nên vũ trụ và con người với một kế hoạch đã định trước. Tuần này, chúng ta sẽ cùng nhau chia sẽ về Thiên Chúa của chúng ta: Ngài là ai?
Trong cuốn DOCAT, các ban sẽ đọc thấy câu trả lời như sau:
Chúng ta có thể nói rằng Thiên Chúa là khởi nguyên của muôn vật, muôn loài hiện hữu. Ngài là căn nguyên đầu tiên và nền tảng tối thượng của tất cả, để giữ cho muôn loài tồn tại. Nói theo ngôn ngữ của khoa học hiện đại, Ngài có trước vụ nổ Big Bang tạo nên vũ trụ, và là nguồn gốc của các quy luật tự nhiên. Thiếu vắng Thiên Chúa, tất cả những gì tồn tại đều sụp đổ. Thiên Chúa cũng là mục đích cuối cùng của mọi loài hiện hữu.
Câu trả lời này tiếp tục lối suy tư mà bạn tìm thấy trong vấn nạn số một mà chúng ta đã chia sẽ với nhau. Chúng ta thấy rỏ ràng trong câu trả lời trên một sự liên tục qua việc trình bày rằng: Nếu Thiên Chúa là Đấng dựng nên vũ trụ và con người, thì Ngài chính là khởi nguyên, và là nguyên nhân đầu tiên và tối thượng của tất cả mọi sự. Nhưng một Thiên Chúa như thế thì lại xa lạ với chúng ta ngày hôm nay, vì việc sáng tạo đã xảy ra quá lâu, và chúng ta dường như không có một kinh nghiệm nào về sang tạo. Những gì chúng ta biết là do khoa học và niềm tin cung cấp. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, khoa học và đức tin không thể là bạn đồng hành với nhau. Đôi khi, họ con xem đức tin là kẻ thù của tiến bộ khoa học. Đâu là mối tương quan giữa khoa học và đức tin theo khoé nhìn Kitô Giáo?
Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định rằng:
Đức tin Kitô Giáo không đối nghịch với lý trí [khoa học]. Đức tin bảo vệ lý trí và những vấn nạn của nó về tính toàn diện của sự vật và vũ trụ. Cho đến gần đây, đức tin thường bị kết án là chống lại sự tiến bộ và gợi lên một sự phẩn uất không lành mạnh đối với khoa học kỷ thuật…. Sự thật là đức tin đặt thế giới vào trong tay con người và vì vậy đức tin là một yếu tố làm cho kỷ nguyên hiện đại có thể. Nhưng đức tin luôn liên kết vấn nạn về sự thống trị trên thế giới với vấn nạn về sự sáng tạo của Thiên Chúa và ý nghĩa của sự sáng tạo này. Đức tin làm cho những nghiên cứu kỷ thuật và điều chúng ta đang bàn đến, đó là sự sáng tạo, là có thể, bởi vì nó giải thích tính hợp lý của thế giới và định hướng của thế giới trước con người; nhưng đức tin hoàn toàn đối nghịch với lối suy tư hạn hẹp, lối suy tư mà chỉ gói gọn trong những vấn nạn về chức năng và tính hữu dụng của sự vật. Đức tin thách đố con người đi vượt qua tính hữu dụng tức thời của sự vật và đặt vấn nạn về những nền tảng toàn bộ sự vật. Đức tin bảo vệ lý trí khỏi sự tấn công của lý trí thực dụng [khoa học] khi nó biết lắng nghe và chiêm ngắm [Thiên Chúa].
Thiên Chúa mà chúng ta tin là ai mà làm cho nhiều người “khó chịu,” nhưng đồng thời làm cho nhiều người tìm thấy được niềm vui và an ủi? Làm sao tôi có thể cảm nghiệm được sự hiện diện gần gũi của Ngài trong đời tôi? Để biết rỏ Thiên Chúa là ai, chúng ta cần đi ngược lại thời gian để tìm hiểu về gốc tích của niềm tin Kitô Giáo vào Thiên Chúa, gốc tích ấy chính là niềm tin của Do Thái Giáo. Đúng thế, chúng ta cần biết rằng, đối với người Do Thái, niềm tin vào Thiên Chúa không bắt đầu với việc tin Ngài là Đấng Tạo Dựng, nhưng là Đấng giải phóng, vì trung tâm của kinh nghiệm họ có về Thiên Chúa là kinh nghiệm vượt qua (biển đỏ), kinh nghiệm được giải phóng khỏi nô lệ của người Ai Cập. Theo dòng lịch sử trôi, niềm tin của người Do Thái phát triển để rồi họ tin nhận rằng Thiên Chúa, Đấng giải phóng họ khỏi ách nô lệ cũng là Thiên Chúa, Đấng tạo dựng muôn loại muôn vật. Trong cuốn sách Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, Đức Thánh Cha Benedict XVI viết như sau:
Thiên Chúa trong Kinh Thánh nhìn giống điều gì? Thật sự Ngài là ai? Trong lịch sử mặc khải của Cựu Ước và Tân Ước, Thiên Chúa mặc khải chính mình cho Môsê, như được viết trong sách Xuất Hành chương ba. Điều này được chứng minh lần này qua lần khác như là nền tảng của đức tin Do Thái Giáo. Điều quan trọng là chúng ta bắt đầu xem xét trình thuật này bằng việc lưu tâm đến khung cảnh lịch sử và địa lý của nó. Khung cảnh lịch sử có thể tìm thấy trong Lời Chúa là: “Ta đã thấy sự khốn cùng của dân ta ở Ai Cập, và Ta đã nghe tiếng kêu than của chúng bởi vì các đốc công. Ta biết sự đau khổ của dân ta” (3:7). Thiên Chúa là Đấng bảo vệ quyền của dân Người. Ngài bảo vệ quyền của kẻ yếu đuối chống lại người quyền thế. Đây là khuôn mặt thật của Ngài, và đây là điểm nòng cốt của luật trong Cựu Ước, luật mà được lặp lại để mở rộng sự bảo vệ của Thiên Chúa với quả phụ và cô nhi, và khách lạ. Đây cũng chính là trung tâm điểm của việc rao giảng của Chúa Giêsu. Chính Ngài mặc lấy sự yếu đuối của người bị kết tội, bị lên án và giết chết. Qua đây Ngài mở rộng sự bảo vệ của Thiên Chúa đến những con người không được bảo vệ.
Quả thật, Thiến Chúa của người Do Thái cũng là Thiên Chúa mà chúng ta cảm nghiệm cách cụ thể trong đời sống của chúng ta: Một Thiên Chúa giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi. Nhưng làm sao tôi biết được Thiên Chúa? Chúng ta tìm thấy trong kinh thánh sự kiện trong sách Xuất Hành chương ba xảy ra trong hoang địa, nơi ơn gọi của Môsê được bắt đầu và triển nở. Điều tương tự xảy ra cho tiên tri Êlia, và cho cả Chúa Giêsu. Con người sẽ không có một kinh nghiệm nào về Thiên Chúa, nếu con người không đi ra khỏi những hoạt động thường ngày và chấp nhận đối diện với sức mạnh của sự tỉnh mịch. Từ viễn cảnh thứ nhất, khung cảnh lịch sử nô lệ của dân Do Thái, chúng ta kết luận rằng: một con tim bị chiếm lấy bởi những dục vọng, một con tim tự tìm kiếm chính mình, không thể biết Thiên Chúa. Từ viễn cảnh thứ hai, sự tỉnh lặng của hoang địa, chúng ta khẳng định rằng: một con tim chứa đựng sự ồn ào, một con tim không chú ý, một con tim không biết suy gẫm, không thể tìm thấy Thiên Chúa.
Khi cảm nghiệm được Thiên Chúa trong cõi thâm sâu của con tim, các bạn sẽ nhận ra rằng: Thiên Chúa của chúng ta có tên. Ngài có một cái Nickname để các bạn có thể “add” Ngài vào trong nhóm bạn hoặc nhóm người thân của bạn. Giờ đây, chúng ta hãy bước vào trung tâm điểm của vấn đề về Thiên Chúa là ai đối với người Công Giáo. Trong kinh thánh, chúng ta khám phá ra ra rằng: Thiên Chúa “đặt cho chính mình” một cái tên khi Ngài trò chuyện với Môsê và trình bày tên này trong công thức: “Ta là Đấng Ta là.” Sự kiện không thể được vắt cạn: tất cả những gì theo sau đó trong lịch sử của đức tin, đến thời và gồm cả lời tuyên xưng của Chúa Giêsu về Thiên Chúa, là một sự trình bày đã được canh tân của những lời này, những lời mà dần dần tìm được chiều sâu rộng lớn hơn. Vào những ngày đầu của lịch sử dân Do Thái, điều rõ ràng nhất đối với họ là Thiên Chúa đã tách tên “Giavê” ra khỏi những tên của Chúa, Ngài trở nên Thiên Chúa duy nhất mà họ phải yêu mến hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn. Đây không phải là một tên ở giữa những tên khác, bởi vì Đấng mang tên này không phải là Đấng ở giữa những chúa khác, là những chúa chia sẻ cùng một hữu thể. Tên của Ngài là một huyền nhiệm. Tên của Ngài làm cho Ngài hoàn toàn trở thành Đấng không thể so sánh. “Ta là Đấng ta là” – có nghĩa là sự gần gũi, quyền lực vượt trên hiện tại và vượt trên tương lai. Thiên Chúa không phải là tù nhân của những gì đã xảy ra “từ thuở đời đời”; Ngài luôn luôn là sự hiện tại: “Ta là.” Ngài là đương thời với mọi khoảng thời gian và trước mọi khoảng thời gian. Tôi có thể gọi Thiên Chúa này ở đây và ngay bây giờ: Ngài thuộc về “bây giờ” và đáp lại “sự bây giờ” của tôi. Chính điều này làm cho Ngài thật gần gũi với các bạn. Ngài luôn ở với các bạn ngay giây phút hiện tại. Bạn có thể gọi Ngài bất kỳ lúc nào, lúc vui cũng như lúc buồn. Đức Thánh Cha Benedict XVI viết thật hay về điều này:
Thiên Chúa có tên, và Thiên Chúa gọi chúng ta bằng tên của chúng ta. Ngài là một “Ngôi vị” và Ngài tìm kiếm ngôi vị. Ngài có một khuôn mặt, và Ngài tìm kiếm khuôn mặt của chúng ta. Ngài có một trái tim, và Ngài tìm kiếm trái tim của chúng ta. Đối với Ngài, chúng ta không phải là những chức năng trong một “thế giới máy móc.” Ngược lại, những người không có chức năng nào là những người thuộc về Ngài. Tên cho phép tôi được gọi bởi người khác. Tên bao hàm cộng đoàn, một cộng đoàn bao gồm những con người. Điều này cho thấy tại sao Chúa Giêsu là Môsê thật vì Ngài chính là sự hoàn thành của sự mặc khải về tên của Thiên Chúa. Ngài không mang đến một vài từ mới, ví dụ như tên của Thiên Chúa; Ngài mang lại nhiều hơn thế, bởi vì Ngài chính là khuôn mặt của Thiên Chúa. Chính Ngài là tên của Thiên Chúa. Nơi Ngài, chúng ta có thể gọi Thiên Chúa như “người bạn,” như ngôi vị, như con tim. Chính tên của Ngài, Giêsu, đưa cái tên huyền nhiệm nơi bụi gai cháy đến sự hoàn hảo của nó; bây giờ chúng ta có thể nhận ra rằng Thiên Chúa không nói tất cả những gì mà Ngài phải nói. Điều này là như thế bởi vì tên “Giêsu” trong hình thức Do Thái bao gồm từ “Giavê” và thêm vào đó một yếu tố sâu xa hơn: “Thiên Chúa cứu.” “Ta là Đấng ta là” – cám ơn Chúa Giêsu, bây giờ có nghĩa: “Ta là Đấng cứu độ ngươi.” Hữu thể của Ngài chính là sự cứu độ.
Đến đây, chúng ta tự hỏi: Biết Thiên Chúa là ai có ý nghĩa gì cho cuộc sống của tôi không? Martin Luther đưa ra một công thức thật ấn tượng của thực tại về Thiên Chúa trong Sách Giáo Lý Lớn của mình như sau: “Việc có một chúa, hoặc chúa này là ai, có ý nghĩa gì? Câu trả lời là: chúa có nghĩa là một đấng hay một cái gì đó mà từ đó chúng ta mong đợi mọi thứ tốt lành và ở đó chúng ta trú ẩn trong khi đau buồn, để rồi có chúa không là gì khác ngoài việc tin tưởng và đặt trọn niềm tin vào ngài từ con tim mình; như tôi thường nói rằng tin tưởng và đức tin của chính con tim tạo nên cả Thiên Chúa và ngẫu tượng.” Vậy, chúng ta đặt niềm tin của mình vào điều gì? Chúng ta phải tin vào điều gì? Có phải tiền bạc, quyền lực, danh vọng, dư luận quần chúng, và tình dục trở thành những quyền lực mà trước chúng, con người cúi đầu và phục vụ như là những ông chúa không? Nếu những ông chúa này bị truất phế khỏi ngai của chúng, thế giới này không được xem là khác đi sao?
Thiên Chúa chỉ có ý nghĩa cho cuộc đời của chúng ta, những người Công Giáo, khi chúng ta nhận ra rằng: Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa Ba Ngôi: “Tại sao lại là Chúa Ba Ngôi? Vì bài chia sẽ giới hạn, tôi xin mượn lời của Đức Thánh Cha Benedict XVI trình bày cách ngắn gọn về vấn nạn này như sau:
Trong lời cầu nguyện của Chúa Giêsu [trong tin mừng của Thánh Gioan từ chương 16-19], Chúa Cha trở thành hữu hình và Chúa Giêsu làm cho chính mình được biết như là Người Con. Sự hiệp nhất này được mặc khải chính là Chúa Ba Ngôi. Do đó, trở thành một Kitô Hữu có nghĩa là chia sẻ lời kinh của Chúa Giêsu, là bước vào một kiểu sống mà chính Chúa Giêsu đã mang lại, đó là, kiểu mẫu của lời cầu nguyện của Ngài. Trở thành Kitô Hữu có nghĩa là gọi “Cha” với Chúa Giêsu và, thật vậy, trở thành một đứa trẻ, một người con của Thiên Chúa trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần, là Đấng cho phép chúng ta là chính mình và nhờ cách thức này lôi kéo chúng ta vào trong sự hiệp nhất của Thiên Chúa. Là một Kitô hữu có nghĩa là nhìn vào thế giới từ trung tâm điểm này, điểm mà cho chúng ta tự do, hy vọng, sự kiên quyết và niềm an ủi.
Điều này đưa chúng ta về với điểm khởi đầu của đức tin của chúng ta. Chúng ta được rửa tội Nhân Danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần trước khi chúng ta biết những gì xảy ra cho chúng ta. Ngày hôm nay, nhiều người nghi ngờ không biết điều này có phải là điều tốt hay không. Chúng ta có ấn tượng rằng những quyết định được thực hiện trước và áp đặt trên con người, những quyết định mà chỉ cá nhân có thể quyết định. Những giả định như thế đối với chúng ta dường như là một giới hạn đáng nghi ngờ của tự do của con người trong phạm vi cối lõi của cuộc sống.
Những cảm giác như thế thể hiện sự mơ hồ sâu xa của chúng ta đối với chính niềm tin Kitô Giáo. Chúng ta xem điều này như là một gánh năng hơn là một hồng ân – một gánh nặng mà con người chỉ có thể chấp nhận cho chính mình. Nhưng chúng ta quên rằng sự sống cũng là một cái gì đó được quyết định trước cho chúng ta – Chúng ta không được hỏi ý trước! Và cuộc sống đòi hỏi rất nhiều những thứ khác: Khi một người được sinh ra, không phải chỉ sự hiện hữu thể lý của người đó được xác định trước, nhưng cả ngôn ngữ và thời đại mà trong đó người đó sống, cách thức suy nghĩ và lượng giá của nó. Một cuộc sống mà không có những món quà cho trước như loại này thì không hiện hữu; vấn nạn ở đây là: những món quà cho trước này là gì? Nếu phép rửa tội là một món quà cho trước, đó là việc được yêu bởi Tình Yêu Vĩnh Cửu, thì thử hỏi có món quà nào đáng giá và trong trắng hơn món quà này không? Nếu món quà cho trước chỉ là sự sống thì nó không có ý nghĩa gì và có thể trở thành một gánh nặng đáng sợ. Chúng ta có thể quyết định trước về cuộc sống của một người khác và cách thức mà người đó phải sống không? Ý tưởng này chỉ có thể được bảo vệ nếu chính sự sống được bảo vệ. Nói cách cụ thể hơn là ý tưởng trên chỉ được bảo vệ chỉ khi sự sống được nâng đỡ bởi một niềm hy vọng, một niềm hy vọng vượt qua tất cả những nỗi khiếp sợ của sự hiện hữu trên trần thế.
Các bạn thân mến, tôi xin kết bài chia sẽ hôm nay với nhận định về mối tương qua giữa câu hỏi Thiên Chúa là ai và Giáo Hội là mẹ của chúng ta. Chúng ta đón nhận niềm tin vào Chúa là nhờ Giáo Hội. Vì vậy, chúng ta cần phải yêu mến và bảo vệ Giáo Hội bằng cách sống triệt để và sống tốt ơn gọi làm Kitô hữu của mình. Các bạn có biết rằng ở nơi đâu Giáo Hội được xem như một tổ chức ngẫu nhiên của con người, như những tổ chức trần tục khác, món quà cho trước của đức tin sẽ bị đặt vấn đề. Nhưng những ai để cho mình được Thiên Chúa thuyết phục và tin rằng Giáo Hội không phải là một vấn nạn của những tổ chức trần tục của con người, nhưng là một món quà của tình yêu, món quà mà luôn chờ đợi chúng ta ngay cả trước khi chúng ta hít hơi thở đầu tiên, sẽ nhận ra rằng công việc đáng giá nhất trong đời mình là chuẩn bị người khác để món quà cho trước của tình yêu này – bởi vì chính món quà cho trước này mới có thể mang lại ý nghĩa cho việc truyền giao sự sống cho người khác. Điều này có nghĩa là chúng ta phải học một lần nữa để chiếm đoạt Thiên Chúa như là khởi điểm trong quá trình tìm hiểu ý nghĩa của sự hiện hữu của người Kitô Hữu. Sự hiện hữu này là niềm tin vào tình yêu của Thiên Chúa và tin rằng Thiên Chúa là Cha, Con và Thánh Thần – vì chỉ có như thế thì câu khẳng định Thiên Chúa là Tình Yêu mới có ý nghĩa. Nếu Thiên Chúa không phải là tình yêu trong chính Ngài, thì Ngài không phải là tình yêu. Nhưng nếu Ngài là tình yêu trong chính Ngài, thì Ngài phải là “Tôi” và “Bạn.” Điều này có nghĩa là Ngài phải là Ba Ngôi. Chúng ta hãy xin Thiên Chúa mở mắt chúng ta, để rồi một lần nữa Ngài trở thành nền tảng của sự hiểu biết của chúng ta về sự hiện hữu của người Kitô Hữu, vì chỉ bằng cách thức này thì chúng ta mới hiểu chính mình cách mới mẽ hơn và đi đến việc canh tân nhân loại.
Tuần trước, chúng ta đã cùng nhau chia sẽ về vấn nạn Thiên Chúa tạo dựng nên vũ trụ và con người với một kế hoạch đã định trước. Tuần này, chúng ta sẽ cùng nhau chia sẽ về Thiên Chúa của chúng ta: Ngài là ai?
Trong cuốn DOCAT, các ban sẽ đọc thấy câu trả lời như sau:
Chúng ta có thể nói rằng Thiên Chúa là khởi nguyên của muôn vật, muôn loài hiện hữu. Ngài là căn nguyên đầu tiên và nền tảng tối thượng của tất cả, để giữ cho muôn loài tồn tại. Nói theo ngôn ngữ của khoa học hiện đại, Ngài có trước vụ nổ Big Bang tạo nên vũ trụ, và là nguồn gốc của các quy luật tự nhiên. Thiếu vắng Thiên Chúa, tất cả những gì tồn tại đều sụp đổ. Thiên Chúa cũng là mục đích cuối cùng của mọi loài hiện hữu.
Câu trả lời này tiếp tục lối suy tư mà bạn tìm thấy trong vấn nạn số một mà chúng ta đã chia sẽ với nhau. Chúng ta thấy rỏ ràng trong câu trả lời trên một sự liên tục qua việc trình bày rằng: Nếu Thiên Chúa là Đấng dựng nên vũ trụ và con người, thì Ngài chính là khởi nguyên, và là nguyên nhân đầu tiên và tối thượng của tất cả mọi sự. Nhưng một Thiên Chúa như thế thì lại xa lạ với chúng ta ngày hôm nay, vì việc sáng tạo đã xảy ra quá lâu, và chúng ta dường như không có một kinh nghiệm nào về sang tạo. Những gì chúng ta biết là do khoa học và niềm tin cung cấp. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, khoa học và đức tin không thể là bạn đồng hành với nhau. Đôi khi, họ con xem đức tin là kẻ thù của tiến bộ khoa học. Đâu là mối tương quan giữa khoa học và đức tin theo khoé nhìn Kitô Giáo?
Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định rằng:
Đức tin Kitô Giáo không đối nghịch với lý trí [khoa học]. Đức tin bảo vệ lý trí và những vấn nạn của nó về tính toàn diện của sự vật và vũ trụ. Cho đến gần đây, đức tin thường bị kết án là chống lại sự tiến bộ và gợi lên một sự phẩn uất không lành mạnh đối với khoa học kỷ thuật…. Sự thật là đức tin đặt thế giới vào trong tay con người và vì vậy đức tin là một yếu tố làm cho kỷ nguyên hiện đại có thể. Nhưng đức tin luôn liên kết vấn nạn về sự thống trị trên thế giới với vấn nạn về sự sáng tạo của Thiên Chúa và ý nghĩa của sự sáng tạo này. Đức tin làm cho những nghiên cứu kỷ thuật và điều chúng ta đang bàn đến, đó là sự sáng tạo, là có thể, bởi vì nó giải thích tính hợp lý của thế giới và định hướng của thế giới trước con người; nhưng đức tin hoàn toàn đối nghịch với lối suy tư hạn hẹp, lối suy tư mà chỉ gói gọn trong những vấn nạn về chức năng và tính hữu dụng của sự vật. Đức tin thách đố con người đi vượt qua tính hữu dụng tức thời của sự vật và đặt vấn nạn về những nền tảng toàn bộ sự vật. Đức tin bảo vệ lý trí khỏi sự tấn công của lý trí thực dụng [khoa học] khi nó biết lắng nghe và chiêm ngắm [Thiên Chúa].
Thiên Chúa mà chúng ta tin là ai mà làm cho nhiều người “khó chịu,” nhưng đồng thời làm cho nhiều người tìm thấy được niềm vui và an ủi? Làm sao tôi có thể cảm nghiệm được sự hiện diện gần gũi của Ngài trong đời tôi? Để biết rỏ Thiên Chúa là ai, chúng ta cần đi ngược lại thời gian để tìm hiểu về gốc tích của niềm tin Kitô Giáo vào Thiên Chúa, gốc tích ấy chính là niềm tin của Do Thái Giáo. Đúng thế, chúng ta cần biết rằng, đối với người Do Thái, niềm tin vào Thiên Chúa không bắt đầu với việc tin Ngài là Đấng Tạo Dựng, nhưng là Đấng giải phóng, vì trung tâm của kinh nghiệm họ có về Thiên Chúa là kinh nghiệm vượt qua (biển đỏ), kinh nghiệm được giải phóng khỏi nô lệ của người Ai Cập. Theo dòng lịch sử trôi, niềm tin của người Do Thái phát triển để rồi họ tin nhận rằng Thiên Chúa, Đấng giải phóng họ khỏi ách nô lệ cũng là Thiên Chúa, Đấng tạo dựng muôn loại muôn vật. Trong cuốn sách Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, Đức Thánh Cha Benedict XVI viết như sau:
Thiên Chúa trong Kinh Thánh nhìn giống điều gì? Thật sự Ngài là ai? Trong lịch sử mặc khải của Cựu Ước và Tân Ước, Thiên Chúa mặc khải chính mình cho Môsê, như được viết trong sách Xuất Hành chương ba. Điều này được chứng minh lần này qua lần khác như là nền tảng của đức tin Do Thái Giáo. Điều quan trọng là chúng ta bắt đầu xem xét trình thuật này bằng việc lưu tâm đến khung cảnh lịch sử và địa lý của nó. Khung cảnh lịch sử có thể tìm thấy trong Lời Chúa là: “Ta đã thấy sự khốn cùng của dân ta ở Ai Cập, và Ta đã nghe tiếng kêu than của chúng bởi vì các đốc công. Ta biết sự đau khổ của dân ta” (3:7). Thiên Chúa là Đấng bảo vệ quyền của dân Người. Ngài bảo vệ quyền của kẻ yếu đuối chống lại người quyền thế. Đây là khuôn mặt thật của Ngài, và đây là điểm nòng cốt của luật trong Cựu Ước, luật mà được lặp lại để mở rộng sự bảo vệ của Thiên Chúa với quả phụ và cô nhi, và khách lạ. Đây cũng chính là trung tâm điểm của việc rao giảng của Chúa Giêsu. Chính Ngài mặc lấy sự yếu đuối của người bị kết tội, bị lên án và giết chết. Qua đây Ngài mở rộng sự bảo vệ của Thiên Chúa đến những con người không được bảo vệ.
Quả thật, Thiến Chúa của người Do Thái cũng là Thiên Chúa mà chúng ta cảm nghiệm cách cụ thể trong đời sống của chúng ta: Một Thiên Chúa giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi. Nhưng làm sao tôi biết được Thiên Chúa? Chúng ta tìm thấy trong kinh thánh sự kiện trong sách Xuất Hành chương ba xảy ra trong hoang địa, nơi ơn gọi của Môsê được bắt đầu và triển nở. Điều tương tự xảy ra cho tiên tri Êlia, và cho cả Chúa Giêsu. Con người sẽ không có một kinh nghiệm nào về Thiên Chúa, nếu con người không đi ra khỏi những hoạt động thường ngày và chấp nhận đối diện với sức mạnh của sự tỉnh mịch. Từ viễn cảnh thứ nhất, khung cảnh lịch sử nô lệ của dân Do Thái, chúng ta kết luận rằng: một con tim bị chiếm lấy bởi những dục vọng, một con tim tự tìm kiếm chính mình, không thể biết Thiên Chúa. Từ viễn cảnh thứ hai, sự tỉnh lặng của hoang địa, chúng ta khẳng định rằng: một con tim chứa đựng sự ồn ào, một con tim không chú ý, một con tim không biết suy gẫm, không thể tìm thấy Thiên Chúa.
Khi cảm nghiệm được Thiên Chúa trong cõi thâm sâu của con tim, các bạn sẽ nhận ra rằng: Thiên Chúa của chúng ta có tên. Ngài có một cái Nickname để các bạn có thể “add” Ngài vào trong nhóm bạn hoặc nhóm người thân của bạn. Giờ đây, chúng ta hãy bước vào trung tâm điểm của vấn đề về Thiên Chúa là ai đối với người Công Giáo. Trong kinh thánh, chúng ta khám phá ra ra rằng: Thiên Chúa “đặt cho chính mình” một cái tên khi Ngài trò chuyện với Môsê và trình bày tên này trong công thức: “Ta là Đấng Ta là.” Sự kiện không thể được vắt cạn: tất cả những gì theo sau đó trong lịch sử của đức tin, đến thời và gồm cả lời tuyên xưng của Chúa Giêsu về Thiên Chúa, là một sự trình bày đã được canh tân của những lời này, những lời mà dần dần tìm được chiều sâu rộng lớn hơn. Vào những ngày đầu của lịch sử dân Do Thái, điều rõ ràng nhất đối với họ là Thiên Chúa đã tách tên “Giavê” ra khỏi những tên của Chúa, Ngài trở nên Thiên Chúa duy nhất mà họ phải yêu mến hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn. Đây không phải là một tên ở giữa những tên khác, bởi vì Đấng mang tên này không phải là Đấng ở giữa những chúa khác, là những chúa chia sẻ cùng một hữu thể. Tên của Ngài là một huyền nhiệm. Tên của Ngài làm cho Ngài hoàn toàn trở thành Đấng không thể so sánh. “Ta là Đấng ta là” – có nghĩa là sự gần gũi, quyền lực vượt trên hiện tại và vượt trên tương lai. Thiên Chúa không phải là tù nhân của những gì đã xảy ra “từ thuở đời đời”; Ngài luôn luôn là sự hiện tại: “Ta là.” Ngài là đương thời với mọi khoảng thời gian và trước mọi khoảng thời gian. Tôi có thể gọi Thiên Chúa này ở đây và ngay bây giờ: Ngài thuộc về “bây giờ” và đáp lại “sự bây giờ” của tôi. Chính điều này làm cho Ngài thật gần gũi với các bạn. Ngài luôn ở với các bạn ngay giây phút hiện tại. Bạn có thể gọi Ngài bất kỳ lúc nào, lúc vui cũng như lúc buồn. Đức Thánh Cha Benedict XVI viết thật hay về điều này:
Thiên Chúa có tên, và Thiên Chúa gọi chúng ta bằng tên của chúng ta. Ngài là một “Ngôi vị” và Ngài tìm kiếm ngôi vị. Ngài có một khuôn mặt, và Ngài tìm kiếm khuôn mặt của chúng ta. Ngài có một trái tim, và Ngài tìm kiếm trái tim của chúng ta. Đối với Ngài, chúng ta không phải là những chức năng trong một “thế giới máy móc.” Ngược lại, những người không có chức năng nào là những người thuộc về Ngài. Tên cho phép tôi được gọi bởi người khác. Tên bao hàm cộng đoàn, một cộng đoàn bao gồm những con người. Điều này cho thấy tại sao Chúa Giêsu là Môsê thật vì Ngài chính là sự hoàn thành của sự mặc khải về tên của Thiên Chúa. Ngài không mang đến một vài từ mới, ví dụ như tên của Thiên Chúa; Ngài mang lại nhiều hơn thế, bởi vì Ngài chính là khuôn mặt của Thiên Chúa. Chính Ngài là tên của Thiên Chúa. Nơi Ngài, chúng ta có thể gọi Thiên Chúa như “người bạn,” như ngôi vị, như con tim. Chính tên của Ngài, Giêsu, đưa cái tên huyền nhiệm nơi bụi gai cháy đến sự hoàn hảo của nó; bây giờ chúng ta có thể nhận ra rằng Thiên Chúa không nói tất cả những gì mà Ngài phải nói. Điều này là như thế bởi vì tên “Giêsu” trong hình thức Do Thái bao gồm từ “Giavê” và thêm vào đó một yếu tố sâu xa hơn: “Thiên Chúa cứu.” “Ta là Đấng ta là” – cám ơn Chúa Giêsu, bây giờ có nghĩa: “Ta là Đấng cứu độ ngươi.” Hữu thể của Ngài chính là sự cứu độ.
Đến đây, chúng ta tự hỏi: Biết Thiên Chúa là ai có ý nghĩa gì cho cuộc sống của tôi không? Martin Luther đưa ra một công thức thật ấn tượng của thực tại về Thiên Chúa trong Sách Giáo Lý Lớn của mình như sau: “Việc có một chúa, hoặc chúa này là ai, có ý nghĩa gì? Câu trả lời là: chúa có nghĩa là một đấng hay một cái gì đó mà từ đó chúng ta mong đợi mọi thứ tốt lành và ở đó chúng ta trú ẩn trong khi đau buồn, để rồi có chúa không là gì khác ngoài việc tin tưởng và đặt trọn niềm tin vào ngài từ con tim mình; như tôi thường nói rằng tin tưởng và đức tin của chính con tim tạo nên cả Thiên Chúa và ngẫu tượng.” Vậy, chúng ta đặt niềm tin của mình vào điều gì? Chúng ta phải tin vào điều gì? Có phải tiền bạc, quyền lực, danh vọng, dư luận quần chúng, và tình dục trở thành những quyền lực mà trước chúng, con người cúi đầu và phục vụ như là những ông chúa không? Nếu những ông chúa này bị truất phế khỏi ngai của chúng, thế giới này không được xem là khác đi sao?
Thiên Chúa chỉ có ý nghĩa cho cuộc đời của chúng ta, những người Công Giáo, khi chúng ta nhận ra rằng: Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa Ba Ngôi: “Tại sao lại là Chúa Ba Ngôi? Vì bài chia sẽ giới hạn, tôi xin mượn lời của Đức Thánh Cha Benedict XVI trình bày cách ngắn gọn về vấn nạn này như sau:
Trong lời cầu nguyện của Chúa Giêsu [trong tin mừng của Thánh Gioan từ chương 16-19], Chúa Cha trở thành hữu hình và Chúa Giêsu làm cho chính mình được biết như là Người Con. Sự hiệp nhất này được mặc khải chính là Chúa Ba Ngôi. Do đó, trở thành một Kitô Hữu có nghĩa là chia sẻ lời kinh của Chúa Giêsu, là bước vào một kiểu sống mà chính Chúa Giêsu đã mang lại, đó là, kiểu mẫu của lời cầu nguyện của Ngài. Trở thành Kitô Hữu có nghĩa là gọi “Cha” với Chúa Giêsu và, thật vậy, trở thành một đứa trẻ, một người con của Thiên Chúa trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần, là Đấng cho phép chúng ta là chính mình và nhờ cách thức này lôi kéo chúng ta vào trong sự hiệp nhất của Thiên Chúa. Là một Kitô hữu có nghĩa là nhìn vào thế giới từ trung tâm điểm này, điểm mà cho chúng ta tự do, hy vọng, sự kiên quyết và niềm an ủi.
Điều này đưa chúng ta về với điểm khởi đầu của đức tin của chúng ta. Chúng ta được rửa tội Nhân Danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần trước khi chúng ta biết những gì xảy ra cho chúng ta. Ngày hôm nay, nhiều người nghi ngờ không biết điều này có phải là điều tốt hay không. Chúng ta có ấn tượng rằng những quyết định được thực hiện trước và áp đặt trên con người, những quyết định mà chỉ cá nhân có thể quyết định. Những giả định như thế đối với chúng ta dường như là một giới hạn đáng nghi ngờ của tự do của con người trong phạm vi cối lõi của cuộc sống.
Những cảm giác như thế thể hiện sự mơ hồ sâu xa của chúng ta đối với chính niềm tin Kitô Giáo. Chúng ta xem điều này như là một gánh năng hơn là một hồng ân – một gánh nặng mà con người chỉ có thể chấp nhận cho chính mình. Nhưng chúng ta quên rằng sự sống cũng là một cái gì đó được quyết định trước cho chúng ta – Chúng ta không được hỏi ý trước! Và cuộc sống đòi hỏi rất nhiều những thứ khác: Khi một người được sinh ra, không phải chỉ sự hiện hữu thể lý của người đó được xác định trước, nhưng cả ngôn ngữ và thời đại mà trong đó người đó sống, cách thức suy nghĩ và lượng giá của nó. Một cuộc sống mà không có những món quà cho trước như loại này thì không hiện hữu; vấn nạn ở đây là: những món quà cho trước này là gì? Nếu phép rửa tội là một món quà cho trước, đó là việc được yêu bởi Tình Yêu Vĩnh Cửu, thì thử hỏi có món quà nào đáng giá và trong trắng hơn món quà này không? Nếu món quà cho trước chỉ là sự sống thì nó không có ý nghĩa gì và có thể trở thành một gánh nặng đáng sợ. Chúng ta có thể quyết định trước về cuộc sống của một người khác và cách thức mà người đó phải sống không? Ý tưởng này chỉ có thể được bảo vệ nếu chính sự sống được bảo vệ. Nói cách cụ thể hơn là ý tưởng trên chỉ được bảo vệ chỉ khi sự sống được nâng đỡ bởi một niềm hy vọng, một niềm hy vọng vượt qua tất cả những nỗi khiếp sợ của sự hiện hữu trên trần thế.
Các bạn thân mến, tôi xin kết bài chia sẽ hôm nay với nhận định về mối tương qua giữa câu hỏi Thiên Chúa là ai và Giáo Hội là mẹ của chúng ta. Chúng ta đón nhận niềm tin vào Chúa là nhờ Giáo Hội. Vì vậy, chúng ta cần phải yêu mến và bảo vệ Giáo Hội bằng cách sống triệt để và sống tốt ơn gọi làm Kitô hữu của mình. Các bạn có biết rằng ở nơi đâu Giáo Hội được xem như một tổ chức ngẫu nhiên của con người, như những tổ chức trần tục khác, món quà cho trước của đức tin sẽ bị đặt vấn đề. Nhưng những ai để cho mình được Thiên Chúa thuyết phục và tin rằng Giáo Hội không phải là một vấn nạn của những tổ chức trần tục của con người, nhưng là một món quà của tình yêu, món quà mà luôn chờ đợi chúng ta ngay cả trước khi chúng ta hít hơi thở đầu tiên, sẽ nhận ra rằng công việc đáng giá nhất trong đời mình là chuẩn bị người khác để món quà cho trước của tình yêu này – bởi vì chính món quà cho trước này mới có thể mang lại ý nghĩa cho việc truyền giao sự sống cho người khác. Điều này có nghĩa là chúng ta phải học một lần nữa để chiếm đoạt Thiên Chúa như là khởi điểm trong quá trình tìm hiểu ý nghĩa của sự hiện hữu của người Kitô Hữu. Sự hiện hữu này là niềm tin vào tình yêu của Thiên Chúa và tin rằng Thiên Chúa là Cha, Con và Thánh Thần – vì chỉ có như thế thì câu khẳng định Thiên Chúa là Tình Yêu mới có ý nghĩa. Nếu Thiên Chúa không phải là tình yêu trong chính Ngài, thì Ngài không phải là tình yêu. Nhưng nếu Ngài là tình yêu trong chính Ngài, thì Ngài phải là “Tôi” và “Bạn.” Điều này có nghĩa là Ngài phải là Ba Ngôi. Chúng ta hãy xin Thiên Chúa mở mắt chúng ta, để rồi một lần nữa Ngài trở thành nền tảng của sự hiểu biết của chúng ta về sự hiện hữu của người Kitô Hữu, vì chỉ bằng cách thức này thì chúng ta mới hiểu chính mình cách mới mẽ hơn và đi đến việc canh tân nhân loại.
CN 2C Mùa Vọng : Con mắt nhìn đường
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
09:43 08/12/2018
Dọn đường là chủ điểm của bài Tin Mừng hôm nay với lời rao giảng của Gioan Tẩy Giả. Dọn đường là để đi. Muốn đi được, phải thấy rõ đường. Đường quanh co không cho ta thấy rõ để đi, cần uốn thẳng con đường. Núi đồi che lấp tầm nhìn, cần bạt xuống để nhìn con đường cho tỏ mà phóng xe nhanh.
Đó là lối triển khai đề tài thông thường nhất : nói đến con đường. Nay có một cách khai triển khác, tôi mượn ý nơi linh mục Dũng Lạc Trần Cao Tường để giới thiệu đến anh chị em: đó không phải con đường trước mặt mà là con mắt nhìn đường.
Đường thẳng thênh thang mà mắt nhìn vào bụi, thì chắc hẳn cũng sẽ đâm xe vào bờ… ruộng. Đường rộng thênh thang, thẳng băng trước mặt, mà mắt nhắm lại, thì cũng chẳng khác gì bị núi đồi lấp che.
Phim "Mùi Đu Đủ Xanh" do một người Việt bên Pháp là Trần Anh Hùng đạo diễn, đã được trình chiếu khắp bên Âu cũng như bên Mỹ. Mùi là một cô bé nhà nghèo nhưng mắt luôn tươi sáng và yêu đời. Vì cô nhìn thấy sức sống trong từng cọng cỏ, từng con dế, từng cành lá đu đủ xanh, từng động tác của công việc dù xem ra tầm thường. Tất cả đều đang tuôn chảy sức sống tràn trề nhảy múa thênh thang.
Bé Mùi phải đi làm con ở (ôsin) cho một gia đình nhà giầu. Nhà này giầu của mà lại nghèo lòng. Đứa con trai ông chủ có tính ác, thích giết chết những con vật vô tội, như lấy nến nóng chảy nhỏ xuống đàn kiến cho chúng giẫy giụa chết. Mà chính bé Mùi cũng bị hành hạ gần như vậy. Bé bị đuổi mấy lần. Mỗi lần di chuyển thì "hành lý" của Mùi chẳng có gì ngoài một cái túi xách đựng một bộ quần áo cũ rách, nhưng… không quên mang theo cái hộp đựng dế. Mùi rất thích súc vật và cây cối. Mỗi lần có chuyện buồn thì chẳng phải phí tiền đi "bác sĩ tâm bệnh" như ngày nay, mà Mùi chỉ cần đưa hộp dế ra săn sóc, chơi giỡn với chúng. Mỗi lần làm việc vất vả, mồ hôi nhễ nhãi, Mùi chỉ cần mở cửa sổ nhìn ra vườn đàng sau, thì tự nhiên mắt Mùi sáng lên long lanh, nụ cười tươi nở no tròn, cả con người như rạo rực lên nguồn sinh khí mới, nhẹ nhàng nên bay cao.
Trái lại, ông chủ nhà chẳng mấy khi biết cười…, con mắt lờ đờ như mất hồn. Nét mặt ông luôn luôn đăm chiêu tư lự. Ông thường hay bỏ nhà đi kiếm chác tí tình lẻ ở ngoài phố chợ. Chắc ông nghĩ hạnh phúc nằm ở chỗ này chỗ kia. Con đường đi tìm hạnh phúc sao dài dằng dặc và kham khổ đến thế! Đang khi ông được một người vợ thật hiền dịu, có tình người, luôn kiên nhẫn chung thủy, mặc dù bao chuyện trớ trêu của ông... Để đến một ngày ông đi chán phải trở về với bệnh tật thân tàn ma dại, bà vợ vẫn nhẫn nhục thứ tha và săn sóc cho ông.
Đối với Mùi thì đường tìm hạnh phúc ở ngay trong bếp, ngay sau vườn, bên cành đu đủ xanh, bên hộp dế nhỏ. Có phải đi đâu xa? Còn ông chủ thì cứ mải miết đi tìm, chẳng bao giờ thấy! Ông bị bệnh mắt nặng, cần phải đi bác sĩ nhãn khoa để khám mắt và đeo kính thì mới có thể nhìn thấy được.
Quả thực, con mắt của nhiều người cũng đang bị bệnh nặng giống như ông chủ trong Phim Mùi Đu Đủ Xanh: mắt bị mờ tối vì quá nhiều chuyện khiến không còn biết đường nào mà đi nữa. Tiếng hát Khánh Ly cất lên lời và nhạc Trịnh Công Sơn về “Những con mắt trần gian” thật đáng cho ta suy nghĩ:
Những con mắt trần gian, xin nguôi vết nhục nhằn. Những con mắt muộn phiền, xin cấy lại niềm tin. Những con mắt quầng thâm, xin tươi sáng một lần...
Những con mắt thù hận, cho ta đời lạnh căm... Những con mắt bạc tình, cháy tan ngày thần tiên... (Ngày ra đi với gió, ta nghe tình đổi mùa. Rừng đông rơi chiếc lá, ta cười với âm u. Trên quê hương còn lại, ta đi qua nửa đời chưa thấy được ngày vui. Đường trần rồi khăn gói, mai kia chào cuộc đời, nghìn trùng cơn gió bay... )
Dọn đường cho Chúa đến hay lên đường đi gặp Chúa, đích vẫn như nhau : Gặp được Chúa. Ấy vậy mà nhiều người có sẵn đường đó mà con mắt nhìn không thấy đường để đi gặp Chúa. Hoặc cũng nói được như sau: Chúa sẵn đó mà nhìn không thấy Chúa, vì mang “những con mắt trần gian,” “những con mắt mang hình viên đạn”…
Đi tìm hạnh phúc, xây tổ ấm gia đình, mà nhiều người cứ phải nhớn nhác đi kiếm chác ngoài đường. Riết mà hạnh phúc như vẫn ngoài tầm tay.
Trong "Tiếng Chim Hót," Anthony de Mello có kể như thế này:
Một người thấy ông bạn láng giềng cứ lom khom tìm mãi một cái gì trên nền đất, dưới ánh đèn đường nên hỏi:
- Ông bạn tìm gì vậy?
Người láng giềng liền trả lời: Tôi tìm chìa khóa đánh rơi.
Thế rồi cả hai cùng chăm chú, lom khom cố gắng tìm tiếp. Một hồi lâu người này chợt nhận ra một điều gì nên hỏi người láng giềng mất chìa khóa:
- Mà ông bạn làm rơi nó ở đâu vậy?
- Ở trong nhà thì phải.
- Nhưng tại sao ông bạn lại tìm ở đây?
- Vì ở đây có đèn điện sáng hơn.
Có thể nhiều người cũng đang đi tìm chìa khóa hạnh phúc gia đình ở ngoài mái nhà như vậy. Cứ thấy ánh sáng hào nhoáng văn minh là như con thiêu thân đâm rầm vào. Rồi lăn ra chết. Nơi Tivi, nơi quảng cáo, nơi các đua đòi theo sức ép... Phải làm thêm giờ, phải kiếm thêm tiền, phải có xe bóng, phải có nhà sang...(con cái thì phải học thêm, phải học thêm đến mụ người !). Nhiều thứ phải lắm. Khiến gia đình bị bỏ rơi hoang tàn, rồi cũng từ đó mà sinh ra một xã hội rối loạn như đang thấy hiện nay.
Có lẽ ta còn nhớ huyền thoại về con chim xanh, mà Mỹ đã dựng thành phim do Elizabeth Taylor thủ vai chính. Ai có được con chim xanh là có hạnh phúc. Con chim xanh mang lại hạnh phúc, đó là lời sấm. Thế là người kia cất bước đi tìm, vượt suối băng ngàn, chiến đấu với các yêu tinh quỉ dữ để dành cho được con chim xanh, nhưng rồi vẫn không được. Quay trở về nhà, thì thấy con chim xanh đậu ngay trên cành bên cánh cửa sổ xanh của nhà mình.
Chúa không ở đâu xa. Hay nói theo chủ đề của Tin Mừng hôm nay: Con đường đến gặp Chúa không ngàn trùng muôn dặm, không nghìn trùng xa cách đâu. Chỉ giơ tay là với tới. Quan trọng là cặp mắt ta có nhận ra Chúa đang ở gần ta không thôi.
“Mùi đu đủ xanh” tìm được hạnh phúc không phải nơi nhà lầu gác tía nhưng nơi từng cành lá đu đủ xanh, từng cọng cỏ, từng con dế, từng động tác của công việc dù xem ra tầm thường.
Trong một tấm thiệp Giáng Sinh, hình hang đá Bê Lem, họa sĩ này không hề vẽ vách núi, cũng không có lều tranh. Hài nhi Giêsu nằm gọn ngủ ngon ở giữa. Thân mình Đức Maria và Thánh Giuse cúi khum xuống thành mái nhà che chở, giữ hơi ấm, ánh sáng lung linh giữa đêm đen lạnh buốt.
Bí quyết hạnh phúc nằm ở con mắt nhìn, ẩn sâu trong tim.
Mùa Vọng là mùa chờ đợi. Không phải là lại đi tìm và chờ đợi mãi đâu xa, mà là hồi phục lại con mắt nhìn, tức là con mắt của niềm tin, để thấy được điều đang chờ đợi mong tìm đã ở ngay bên rồi, ngay trong nhà mình, trong tim mình, như lời Kinh Thánh qua miệng Gioan hô lên trong hoang địa:
"Hãy thống hối vì Nước Trời đã gần bên...”
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
(theo ý của lm Dũng Lạc Trần Cao Tường)
Đó là lối triển khai đề tài thông thường nhất : nói đến con đường. Nay có một cách khai triển khác, tôi mượn ý nơi linh mục Dũng Lạc Trần Cao Tường để giới thiệu đến anh chị em: đó không phải con đường trước mặt mà là con mắt nhìn đường.
Đường thẳng thênh thang mà mắt nhìn vào bụi, thì chắc hẳn cũng sẽ đâm xe vào bờ… ruộng. Đường rộng thênh thang, thẳng băng trước mặt, mà mắt nhắm lại, thì cũng chẳng khác gì bị núi đồi lấp che.
Phim "Mùi Đu Đủ Xanh" do một người Việt bên Pháp là Trần Anh Hùng đạo diễn, đã được trình chiếu khắp bên Âu cũng như bên Mỹ. Mùi là một cô bé nhà nghèo nhưng mắt luôn tươi sáng và yêu đời. Vì cô nhìn thấy sức sống trong từng cọng cỏ, từng con dế, từng cành lá đu đủ xanh, từng động tác của công việc dù xem ra tầm thường. Tất cả đều đang tuôn chảy sức sống tràn trề nhảy múa thênh thang.
Bé Mùi phải đi làm con ở (ôsin) cho một gia đình nhà giầu. Nhà này giầu của mà lại nghèo lòng. Đứa con trai ông chủ có tính ác, thích giết chết những con vật vô tội, như lấy nến nóng chảy nhỏ xuống đàn kiến cho chúng giẫy giụa chết. Mà chính bé Mùi cũng bị hành hạ gần như vậy. Bé bị đuổi mấy lần. Mỗi lần di chuyển thì "hành lý" của Mùi chẳng có gì ngoài một cái túi xách đựng một bộ quần áo cũ rách, nhưng… không quên mang theo cái hộp đựng dế. Mùi rất thích súc vật và cây cối. Mỗi lần có chuyện buồn thì chẳng phải phí tiền đi "bác sĩ tâm bệnh" như ngày nay, mà Mùi chỉ cần đưa hộp dế ra săn sóc, chơi giỡn với chúng. Mỗi lần làm việc vất vả, mồ hôi nhễ nhãi, Mùi chỉ cần mở cửa sổ nhìn ra vườn đàng sau, thì tự nhiên mắt Mùi sáng lên long lanh, nụ cười tươi nở no tròn, cả con người như rạo rực lên nguồn sinh khí mới, nhẹ nhàng nên bay cao.
Trái lại, ông chủ nhà chẳng mấy khi biết cười…, con mắt lờ đờ như mất hồn. Nét mặt ông luôn luôn đăm chiêu tư lự. Ông thường hay bỏ nhà đi kiếm chác tí tình lẻ ở ngoài phố chợ. Chắc ông nghĩ hạnh phúc nằm ở chỗ này chỗ kia. Con đường đi tìm hạnh phúc sao dài dằng dặc và kham khổ đến thế! Đang khi ông được một người vợ thật hiền dịu, có tình người, luôn kiên nhẫn chung thủy, mặc dù bao chuyện trớ trêu của ông... Để đến một ngày ông đi chán phải trở về với bệnh tật thân tàn ma dại, bà vợ vẫn nhẫn nhục thứ tha và săn sóc cho ông.
Đối với Mùi thì đường tìm hạnh phúc ở ngay trong bếp, ngay sau vườn, bên cành đu đủ xanh, bên hộp dế nhỏ. Có phải đi đâu xa? Còn ông chủ thì cứ mải miết đi tìm, chẳng bao giờ thấy! Ông bị bệnh mắt nặng, cần phải đi bác sĩ nhãn khoa để khám mắt và đeo kính thì mới có thể nhìn thấy được.
Quả thực, con mắt của nhiều người cũng đang bị bệnh nặng giống như ông chủ trong Phim Mùi Đu Đủ Xanh: mắt bị mờ tối vì quá nhiều chuyện khiến không còn biết đường nào mà đi nữa. Tiếng hát Khánh Ly cất lên lời và nhạc Trịnh Công Sơn về “Những con mắt trần gian” thật đáng cho ta suy nghĩ:
Những con mắt trần gian, xin nguôi vết nhục nhằn. Những con mắt muộn phiền, xin cấy lại niềm tin. Những con mắt quầng thâm, xin tươi sáng một lần...
Những con mắt thù hận, cho ta đời lạnh căm... Những con mắt bạc tình, cháy tan ngày thần tiên... (Ngày ra đi với gió, ta nghe tình đổi mùa. Rừng đông rơi chiếc lá, ta cười với âm u. Trên quê hương còn lại, ta đi qua nửa đời chưa thấy được ngày vui. Đường trần rồi khăn gói, mai kia chào cuộc đời, nghìn trùng cơn gió bay... )
Dọn đường cho Chúa đến hay lên đường đi gặp Chúa, đích vẫn như nhau : Gặp được Chúa. Ấy vậy mà nhiều người có sẵn đường đó mà con mắt nhìn không thấy đường để đi gặp Chúa. Hoặc cũng nói được như sau: Chúa sẵn đó mà nhìn không thấy Chúa, vì mang “những con mắt trần gian,” “những con mắt mang hình viên đạn”…
Đi tìm hạnh phúc, xây tổ ấm gia đình, mà nhiều người cứ phải nhớn nhác đi kiếm chác ngoài đường. Riết mà hạnh phúc như vẫn ngoài tầm tay.
Trong "Tiếng Chim Hót," Anthony de Mello có kể như thế này:
Một người thấy ông bạn láng giềng cứ lom khom tìm mãi một cái gì trên nền đất, dưới ánh đèn đường nên hỏi:
- Ông bạn tìm gì vậy?
Người láng giềng liền trả lời: Tôi tìm chìa khóa đánh rơi.
Thế rồi cả hai cùng chăm chú, lom khom cố gắng tìm tiếp. Một hồi lâu người này chợt nhận ra một điều gì nên hỏi người láng giềng mất chìa khóa:
- Mà ông bạn làm rơi nó ở đâu vậy?
- Ở trong nhà thì phải.
- Nhưng tại sao ông bạn lại tìm ở đây?
- Vì ở đây có đèn điện sáng hơn.
Có thể nhiều người cũng đang đi tìm chìa khóa hạnh phúc gia đình ở ngoài mái nhà như vậy. Cứ thấy ánh sáng hào nhoáng văn minh là như con thiêu thân đâm rầm vào. Rồi lăn ra chết. Nơi Tivi, nơi quảng cáo, nơi các đua đòi theo sức ép... Phải làm thêm giờ, phải kiếm thêm tiền, phải có xe bóng, phải có nhà sang...(con cái thì phải học thêm, phải học thêm đến mụ người !). Nhiều thứ phải lắm. Khiến gia đình bị bỏ rơi hoang tàn, rồi cũng từ đó mà sinh ra một xã hội rối loạn như đang thấy hiện nay.
Có lẽ ta còn nhớ huyền thoại về con chim xanh, mà Mỹ đã dựng thành phim do Elizabeth Taylor thủ vai chính. Ai có được con chim xanh là có hạnh phúc. Con chim xanh mang lại hạnh phúc, đó là lời sấm. Thế là người kia cất bước đi tìm, vượt suối băng ngàn, chiến đấu với các yêu tinh quỉ dữ để dành cho được con chim xanh, nhưng rồi vẫn không được. Quay trở về nhà, thì thấy con chim xanh đậu ngay trên cành bên cánh cửa sổ xanh của nhà mình.
Chúa không ở đâu xa. Hay nói theo chủ đề của Tin Mừng hôm nay: Con đường đến gặp Chúa không ngàn trùng muôn dặm, không nghìn trùng xa cách đâu. Chỉ giơ tay là với tới. Quan trọng là cặp mắt ta có nhận ra Chúa đang ở gần ta không thôi.
“Mùi đu đủ xanh” tìm được hạnh phúc không phải nơi nhà lầu gác tía nhưng nơi từng cành lá đu đủ xanh, từng cọng cỏ, từng con dế, từng động tác của công việc dù xem ra tầm thường.
Trong một tấm thiệp Giáng Sinh, hình hang đá Bê Lem, họa sĩ này không hề vẽ vách núi, cũng không có lều tranh. Hài nhi Giêsu nằm gọn ngủ ngon ở giữa. Thân mình Đức Maria và Thánh Giuse cúi khum xuống thành mái nhà che chở, giữ hơi ấm, ánh sáng lung linh giữa đêm đen lạnh buốt.
Bí quyết hạnh phúc nằm ở con mắt nhìn, ẩn sâu trong tim.
Mùa Vọng là mùa chờ đợi. Không phải là lại đi tìm và chờ đợi mãi đâu xa, mà là hồi phục lại con mắt nhìn, tức là con mắt của niềm tin, để thấy được điều đang chờ đợi mong tìm đã ở ngay bên rồi, ngay trong nhà mình, trong tim mình, như lời Kinh Thánh qua miệng Gioan hô lên trong hoang địa:
"Hãy thống hối vì Nước Trời đã gần bên...”
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
(theo ý của lm Dũng Lạc Trần Cao Tường)
CN II Mùa Vọng : Những Con Đường Còn Dang Dở
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
10:03 08/12/2018
LM.
Sứ điệp Phụng vụ CN II MV dẫn dắt chúng ta đi vào những chiều kích “dọn đường đón Chúa” ngang qua những nẻo đường hiện thực cuộc sống cũng như lịch sử cụ thể của đời mình.
Trong viễn tương đức tin, việc “Chúa đến”, việc “Chúa nhập thể” vào đời không bao giờ chỉ là một “mầu nhiệm hoàn toàn tách biệt” khỏi thế giới, một huyển tưởng chỉ có trong trí tưởng tượng của một não trạng cuồng tín nào đó; nhưng nhất thiết là “câu chuyện tình, câu chuyện cứu độ, giải thoát…” được dệt nên từ “tấm thảm nhân loại” với tất cả những “đường chỉ ngoằn ngoèo của kiếp nhân sinh”.
Trước hết, chúng ta nhận ra “những đường chỉ” nầy ngay trong trích đoạn sách Barúc (BĐ 1), một tác phẩm được coi là “phụ lục của sách ngôn sứ Giêrêmia” mà nội dung quy chiếu vào giai đoạn lịch sử dân Ít-ra-en đang bị lưu đầy bên Babylon cùng với lời động viên “giữ vững niềm hy vọng ngày về Giêrusalem” trên những nẻo đường thênh thang được chính Thiên Chúa tái thiết và dẫn đưa.
“Vì Chúa đã ra lệnh triệt hạ mọi núi cao và mọi đồi từ ngàn xưa, lấp đầy những hố sâu, để trái đất được bằng phẳng, hầu Ít-ra-en vững vàng bước đi cao rao vinh quang Thiên Chúa…Chúa sẽ hân hoan lấy lòng từ bi và công bình của Người dẫn dắt Ít-ra-en đến ánh vinh quang” (Br 5,1-9)
Trong ánh sáng mạc khải và chương trình cứu độ của Thiên Chúa, đó không chỉ là niềm hy vọng dành riêng cho dân Ít-ra-en thời lưu đầy, mà cho muôn dân tộc, muôn kiếp phận con người muôn nơi và muôn thuở.
Ở giữa một giai đoạn mà đất nước đang bị đè nặng dưới gông cùm nô lệ của một “ý thức hệ hoang tưởng”, bị ngoại bang đô hộ theo một cách tinh vi của thời đại hôm nay, lòng người mệt mỏi rẻ chia, đạo đức xã hội băng hoại xuống cấp, môi trường thiên nhiên bị tàn phá…người Kitô hữu Việt Nam cần giữ vững niềm hy vọng vào “lòng từ bi và công bình của Thiên Chúa”, sẵn sàng cọng tác với Ngài để “triệt hạ mọi núi cao…lấp đầy những hố sâu…vững vàng bước đi cao rao vinh quang Thiên Chúa”.
Cũng vậy, cuộc đời nào, gia đình nào, lại không trải qua những “ngày tháng lưu đầy”, những thử thách gian nan; nhất là những cuộc đời dấn thân theo Chúa, những cuộc đời bước đi trên con đường “Tám Mối phúc thật” ! Hãy vững tin như lời Thánh vịnh 125 : “Miệng vui cười…, lưỡi hân hoan…Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan…”.
Từ những “đường chỉ lưu đầy” của ngôn sứ Barúc, chúng ta lại được thánh sử Luca dẫn đưa tới những con đường “máu và nước mắt” của Palestina vào triều đại hoàng đế Tibêriô, vị hoàng đế lừng danh thứ hai của đế quốc Rôma, kế tục sự nghiệp của Hoàng đế thứ nhất, Augustô.
Nếu Luca, Vị Thánh sử đã trình bày một Đấng Emmanuel nhập thể làm người trong thân phận của một con người thật sự : một em bé nghèo nơi hang lừa máng cỏ ở Bê-lem, hay một chàng thợ mộc bên xưởng thợ Na-da-rét, thì lại đặt “em bé” đó sinh ra ngay trong thời đại của vị hoàng đế thứ nhất – Augustô : “Thời ấy, hoàng đế Augustô ra chiếu chỉ…” (Lc 2,1-7) để rồi 30 năm sau xuất hiện ngay trong triều đại của vị hoàng đế thứ hai – Tibêriô : “Năm thứ mười lăm dưới triều hoàng đế Tibêriô…” (Lc 3,1-6).
Chỉ vỏn vẹn có 2 câu đầu của chương 3, Thánh Luca đã mô tả toàn cảnh lịch sử, địa lý, xã hội, chính trị, tôn giáo…vào thời Gioan Tẩy Giả chuẩn bị giới thiệu Chúa Giêsu cho dân Do Thái.
Về phương diện con người, Luca muốn dựng lên cái thế đối lập : giữa một bên là những con người quyền lực (chính trị : Hoàng đế Tibêriô, tổng rấn Philatô, tiểu vương Hêrôđê…; tôn giáo : Thượng tế Kha-nan và Cai-pha), một bên là những kẻ thấp cổ, bé miệng, nghèo hèn mà đại diện đó chính là Gioan Tẩy Giả, một ngôn sứ ẩn tu đến từ hoang mạc, xuất hiện sau gần 500 năm vắng bóng trong lịch sử Ít-ra-en, và sau đó là Giêsu, người thợ mộc đến từ Na-da-rét !
Nhưng đằng sau các “bức phông đối lập không cân xứng này”, chúng ta thấy gì ? Phải chăng đó chính là lời được phát ra từ môi miệng cũng của một con người thuộc hàng “thấp cổ bé miệng” – Đức Trinh Nữ Maria trong bài thánh thi Magnificat : “Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường…” (Lc 1,51-53).
Khi đặt “cuộc đời công khai” và công cuộc “rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu” vào thời của một triều đại đế quốc hưng thịnh – Hoàng đế Rôma Tibêrio, cùng với những thuộc hạ đang vận hành một lãnh địa mênh mông, bát ngát bao trùm thế giới (vào lúc bấy giờ), chắc chắn Luca còn muốn ngụ ý rằng : đã đến lúc, Tin Mừng của Chúa Giêsu phải “vượt khỏi luỹ tre làng” để được loan báo cho toàn thế giới, sứ điệp Cứu Độ do Đấng mà “Gioan giới thiệu và chẳng đáng cởi quai dép” không chỉ hạn hẹp, giới hạn cho một vùng miền, một quốc gia, một dân tộc, một thời đại…mà phải lan rộng đến mọi chân trời góc biển, mọi nền văn hoá, mọi tâm hồn…
Không chỉ dừng lại với những ý nghĩa trên ! Luca tiếp tục dẫn dắt chúng ta đến những nội dung phong phú khác qua những “địa danh mang tính ẩn dụ và điển tích” để từ đó phác hoạ những bài học tâm linh sâu lắng.
- Nào là hình ảnh “HOANG MẠC” nơi ông Gioan vừa từ bỏ lại để xuất hiện rao giảng đã gợi nhớ về một thời “ít-ra-en lang thang suốt 40 năm trường” để nhờ đó học được biết bao nhiều bài học của Thiên Chúa. Ngày hôm nay, “hoang mạc” luôn là địa chỉ cần thiết để những người Kitô hữu tìm được sự khôn ngoan và sức mạnh tinh thần hầu trang bị cho mình những vốn liếng cần thiết để ra đi rao giảng.
- Nào hình ảnh bờ sông “GIO-ĐAN” nơi Gioan gặp gỡ đoàn người đông đảo và giúp họ chịu thanh tẩy để chứng tỏ sự hoán cải trở nên một con người mới. “Bờ sông Gio-đan” hôm nay lại không là những cuộc tập họp của những con người được “tái sinh nhờ Phép Rửa trong Đức Kitô” để làm nên một cộng đoàn Dân Mới, một cộng đoàn thường xuyên “hoán cải và đón nhận Tin Mừng” để thuộc về Vương Quốc Thiên Chúa. (Mc 1,15).
Từ “Hoang Mạc lắng nghe và cầu nguyện” đến “Gio-đan gặp gỡ, hiệp thông, hoán cải và cử hành Phụng vụ” lại không là cuộc hành trình tâm linh cụ thể của Mùa Vọng Kitô hữu đó sao !
Và như thế, sứ điệp “CON ĐƯỜNG” từ Isaia đến Gioan Tẩy giả và cho tới “Mùa Vọng” của Phụng vụ hôm nay luôn mang tính thời sự và cần thiết.
Trong những ngày nầy, trên muôn vạn nẻo đường của thế giới đã thấy xuất hiện nhiều dấu chỉ của trang trí Giáng Sinh : cây thông Noel, hang đá Bêlem, ông già Noel, nhạc, ánh sáng…; nhiều cộng đoàn đang tất bật tập hoan ca, diễn nguyện…Chúng ta cùng cầu nguyện để tất cả những công việc đó đều, như ước nguyện của Thánh Phaolô trong thư gởi giáo đoàn Philip - BĐ 2 : “trong sạch và không đáng trách cho đến ngày của Đức Kitô”; hay như ước nguyện giản đơn nhưng cũng đầy thâm thuý và nhân bản của Tổng Thống Mỹ Donald Drump và Phu nhân Melania trong lời chúc Giáng Sinh 2018 : “ Giáng Sinh với những gói quà cho trẻ em…các gia đình và xóm giềng gần gũi, các cộng đồng đến cùng nhau và phục vụ cho nhau…”.
Để làm được những “quà tặng Giáng Sinh” như thế, thì ngay từ hôm nay, Chúa Nhật II Mùa Vọng nầy, mỗi người chúng ta phải ra sức “sửa dọn những con đường tâm hồn”, như được ngụ ý với những câu thơ lục bát trong bài thơ “MÙA VỌNG VÀ NHỮNG CON ĐƯỜNG CÒN DANG DỞ”:
Đường gia đạo, lối uyên ương,
Đường lên cung thánh, đường vương chợ đời.
Đường gặp gỡ giữa mọi người,
Đường chia cảnh ngộ phận đời hẩm hiu.
Đường phục vụ, nẻo thương yêu,
Gia đình, xã hội bao nhiêu là đường…!
Hận thù giờ đổi yêu thương,
Xa xôi cách biệt nay đương lại gần.
Đường nào dục vọng, tham sân,
Nay theo lối mới lại gần phúc thiêng.
Mỗi người có một đường riêng,
Canh tân sám hối cần chuyên nguyện cầu…
Và con đường gần nhất, thiết thân nhất ngay trong giây phút nầy, đó chính là “con đường Thánh Thể”. Chúng ta cùng thành tâm hoán cải và khiêm hạ sốt sắng cử hành Hy Tế của Đấng đang hiện diện giữa chúng ta và ban Lời cùng Máu Thịt mình cho chúng ta. Amen.
LM. Giuse Trương đình Hiền
Sứ điệp Phụng vụ CN II MV dẫn dắt chúng ta đi vào những chiều kích “dọn đường đón Chúa” ngang qua những nẻo đường hiện thực cuộc sống cũng như lịch sử cụ thể của đời mình.
Trong viễn tương đức tin, việc “Chúa đến”, việc “Chúa nhập thể” vào đời không bao giờ chỉ là một “mầu nhiệm hoàn toàn tách biệt” khỏi thế giới, một huyển tưởng chỉ có trong trí tưởng tượng của một não trạng cuồng tín nào đó; nhưng nhất thiết là “câu chuyện tình, câu chuyện cứu độ, giải thoát…” được dệt nên từ “tấm thảm nhân loại” với tất cả những “đường chỉ ngoằn ngoèo của kiếp nhân sinh”.
Trước hết, chúng ta nhận ra “những đường chỉ” nầy ngay trong trích đoạn sách Barúc (BĐ 1), một tác phẩm được coi là “phụ lục của sách ngôn sứ Giêrêmia” mà nội dung quy chiếu vào giai đoạn lịch sử dân Ít-ra-en đang bị lưu đầy bên Babylon cùng với lời động viên “giữ vững niềm hy vọng ngày về Giêrusalem” trên những nẻo đường thênh thang được chính Thiên Chúa tái thiết và dẫn đưa.
“Vì Chúa đã ra lệnh triệt hạ mọi núi cao và mọi đồi từ ngàn xưa, lấp đầy những hố sâu, để trái đất được bằng phẳng, hầu Ít-ra-en vững vàng bước đi cao rao vinh quang Thiên Chúa…Chúa sẽ hân hoan lấy lòng từ bi và công bình của Người dẫn dắt Ít-ra-en đến ánh vinh quang” (Br 5,1-9)
Trong ánh sáng mạc khải và chương trình cứu độ của Thiên Chúa, đó không chỉ là niềm hy vọng dành riêng cho dân Ít-ra-en thời lưu đầy, mà cho muôn dân tộc, muôn kiếp phận con người muôn nơi và muôn thuở.
Ở giữa một giai đoạn mà đất nước đang bị đè nặng dưới gông cùm nô lệ của một “ý thức hệ hoang tưởng”, bị ngoại bang đô hộ theo một cách tinh vi của thời đại hôm nay, lòng người mệt mỏi rẻ chia, đạo đức xã hội băng hoại xuống cấp, môi trường thiên nhiên bị tàn phá…người Kitô hữu Việt Nam cần giữ vững niềm hy vọng vào “lòng từ bi và công bình của Thiên Chúa”, sẵn sàng cọng tác với Ngài để “triệt hạ mọi núi cao…lấp đầy những hố sâu…vững vàng bước đi cao rao vinh quang Thiên Chúa”.
Cũng vậy, cuộc đời nào, gia đình nào, lại không trải qua những “ngày tháng lưu đầy”, những thử thách gian nan; nhất là những cuộc đời dấn thân theo Chúa, những cuộc đời bước đi trên con đường “Tám Mối phúc thật” ! Hãy vững tin như lời Thánh vịnh 125 : “Miệng vui cười…, lưỡi hân hoan…Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan…”.
Từ những “đường chỉ lưu đầy” của ngôn sứ Barúc, chúng ta lại được thánh sử Luca dẫn đưa tới những con đường “máu và nước mắt” của Palestina vào triều đại hoàng đế Tibêriô, vị hoàng đế lừng danh thứ hai của đế quốc Rôma, kế tục sự nghiệp của Hoàng đế thứ nhất, Augustô.
Nếu Luca, Vị Thánh sử đã trình bày một Đấng Emmanuel nhập thể làm người trong thân phận của một con người thật sự : một em bé nghèo nơi hang lừa máng cỏ ở Bê-lem, hay một chàng thợ mộc bên xưởng thợ Na-da-rét, thì lại đặt “em bé” đó sinh ra ngay trong thời đại của vị hoàng đế thứ nhất – Augustô : “Thời ấy, hoàng đế Augustô ra chiếu chỉ…” (Lc 2,1-7) để rồi 30 năm sau xuất hiện ngay trong triều đại của vị hoàng đế thứ hai – Tibêriô : “Năm thứ mười lăm dưới triều hoàng đế Tibêriô…” (Lc 3,1-6).
Chỉ vỏn vẹn có 2 câu đầu của chương 3, Thánh Luca đã mô tả toàn cảnh lịch sử, địa lý, xã hội, chính trị, tôn giáo…vào thời Gioan Tẩy Giả chuẩn bị giới thiệu Chúa Giêsu cho dân Do Thái.
Về phương diện con người, Luca muốn dựng lên cái thế đối lập : giữa một bên là những con người quyền lực (chính trị : Hoàng đế Tibêriô, tổng rấn Philatô, tiểu vương Hêrôđê…; tôn giáo : Thượng tế Kha-nan và Cai-pha), một bên là những kẻ thấp cổ, bé miệng, nghèo hèn mà đại diện đó chính là Gioan Tẩy Giả, một ngôn sứ ẩn tu đến từ hoang mạc, xuất hiện sau gần 500 năm vắng bóng trong lịch sử Ít-ra-en, và sau đó là Giêsu, người thợ mộc đến từ Na-da-rét !
Nhưng đằng sau các “bức phông đối lập không cân xứng này”, chúng ta thấy gì ? Phải chăng đó chính là lời được phát ra từ môi miệng cũng của một con người thuộc hàng “thấp cổ bé miệng” – Đức Trinh Nữ Maria trong bài thánh thi Magnificat : “Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường…” (Lc 1,51-53).
Khi đặt “cuộc đời công khai” và công cuộc “rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu” vào thời của một triều đại đế quốc hưng thịnh – Hoàng đế Rôma Tibêrio, cùng với những thuộc hạ đang vận hành một lãnh địa mênh mông, bát ngát bao trùm thế giới (vào lúc bấy giờ), chắc chắn Luca còn muốn ngụ ý rằng : đã đến lúc, Tin Mừng của Chúa Giêsu phải “vượt khỏi luỹ tre làng” để được loan báo cho toàn thế giới, sứ điệp Cứu Độ do Đấng mà “Gioan giới thiệu và chẳng đáng cởi quai dép” không chỉ hạn hẹp, giới hạn cho một vùng miền, một quốc gia, một dân tộc, một thời đại…mà phải lan rộng đến mọi chân trời góc biển, mọi nền văn hoá, mọi tâm hồn…
Không chỉ dừng lại với những ý nghĩa trên ! Luca tiếp tục dẫn dắt chúng ta đến những nội dung phong phú khác qua những “địa danh mang tính ẩn dụ và điển tích” để từ đó phác hoạ những bài học tâm linh sâu lắng.
- Nào là hình ảnh “HOANG MẠC” nơi ông Gioan vừa từ bỏ lại để xuất hiện rao giảng đã gợi nhớ về một thời “ít-ra-en lang thang suốt 40 năm trường” để nhờ đó học được biết bao nhiều bài học của Thiên Chúa. Ngày hôm nay, “hoang mạc” luôn là địa chỉ cần thiết để những người Kitô hữu tìm được sự khôn ngoan và sức mạnh tinh thần hầu trang bị cho mình những vốn liếng cần thiết để ra đi rao giảng.
- Nào hình ảnh bờ sông “GIO-ĐAN” nơi Gioan gặp gỡ đoàn người đông đảo và giúp họ chịu thanh tẩy để chứng tỏ sự hoán cải trở nên một con người mới. “Bờ sông Gio-đan” hôm nay lại không là những cuộc tập họp của những con người được “tái sinh nhờ Phép Rửa trong Đức Kitô” để làm nên một cộng đoàn Dân Mới, một cộng đoàn thường xuyên “hoán cải và đón nhận Tin Mừng” để thuộc về Vương Quốc Thiên Chúa. (Mc 1,15).
Từ “Hoang Mạc lắng nghe và cầu nguyện” đến “Gio-đan gặp gỡ, hiệp thông, hoán cải và cử hành Phụng vụ” lại không là cuộc hành trình tâm linh cụ thể của Mùa Vọng Kitô hữu đó sao !
Và như thế, sứ điệp “CON ĐƯỜNG” từ Isaia đến Gioan Tẩy giả và cho tới “Mùa Vọng” của Phụng vụ hôm nay luôn mang tính thời sự và cần thiết.
Trong những ngày nầy, trên muôn vạn nẻo đường của thế giới đã thấy xuất hiện nhiều dấu chỉ của trang trí Giáng Sinh : cây thông Noel, hang đá Bêlem, ông già Noel, nhạc, ánh sáng…; nhiều cộng đoàn đang tất bật tập hoan ca, diễn nguyện…Chúng ta cùng cầu nguyện để tất cả những công việc đó đều, như ước nguyện của Thánh Phaolô trong thư gởi giáo đoàn Philip - BĐ 2 : “trong sạch và không đáng trách cho đến ngày của Đức Kitô”; hay như ước nguyện giản đơn nhưng cũng đầy thâm thuý và nhân bản của Tổng Thống Mỹ Donald Drump và Phu nhân Melania trong lời chúc Giáng Sinh 2018 : “ Giáng Sinh với những gói quà cho trẻ em…các gia đình và xóm giềng gần gũi, các cộng đồng đến cùng nhau và phục vụ cho nhau…”.
Để làm được những “quà tặng Giáng Sinh” như thế, thì ngay từ hôm nay, Chúa Nhật II Mùa Vọng nầy, mỗi người chúng ta phải ra sức “sửa dọn những con đường tâm hồn”, như được ngụ ý với những câu thơ lục bát trong bài thơ “MÙA VỌNG VÀ NHỮNG CON ĐƯỜNG CÒN DANG DỞ”:
Đường gia đạo, lối uyên ương,
Đường lên cung thánh, đường vương chợ đời.
Đường gặp gỡ giữa mọi người,
Đường chia cảnh ngộ phận đời hẩm hiu.
Đường phục vụ, nẻo thương yêu,
Gia đình, xã hội bao nhiêu là đường…!
Hận thù giờ đổi yêu thương,
Xa xôi cách biệt nay đương lại gần.
Đường nào dục vọng, tham sân,
Nay theo lối mới lại gần phúc thiêng.
Mỗi người có một đường riêng,
Canh tân sám hối cần chuyên nguyện cầu…
Và con đường gần nhất, thiết thân nhất ngay trong giây phút nầy, đó chính là “con đường Thánh Thể”. Chúng ta cùng thành tâm hoán cải và khiêm hạ sốt sắng cử hành Hy Tế của Đấng đang hiện diện giữa chúng ta và ban Lời cùng Máu Thịt mình cho chúng ta. Amen.
LM. Giuse Trương đình Hiền
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngày 08/12 : Các Vị Tử Đạo Thế Kỷ XX Trên Xứ Sở Hồi Giáo Được Tôn Phong Chân Phước
Lê Đình Thông
09:51 08/12/2018
Nhóm hồi giáo cực đoan phạm tội ác do Djamal Zitounic cầm đầu. Zitounic là thủ lãnh nhóm hồi giáo vũ trang (GIA). Nhóm này là thủ phạm nạn khủng bố tại Paris vào năm 1995.
Ngày 30/05/1996, người ta tìm thấy thủ cấp các tu sĩ Tibhirine bên đường Médéa (Algérie).
Vào năm 2007, Đức Cha Henri Teissier, Tổng giám mục Alger đã cử hành thánh lễ tôn vinh các vị tử đạo đan viện Trappe tại Tibhirine (Algérie). Trong bài giảng, Đức TGM Teissier đã nhắc lại ý chỉ của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II công bố tại Colisée (Roma), trong khuôn khổ Năm Thánh các Chứng nhân Đức tin. Đức Gioan-Phaolô II đã xướng danh các vị tử đạo của thế kỷ XX: LM Christian de Chergé, viện phụ đan viện Tibhirine bị nhóm hồi giáo cực đoan chặt đầu tối 24/12/1984, cùng với các đan sĩ Paul Dochier (thầy Luca), Paul Favre-Miville, Michel Fleury, các linh mục Christophe Lebreton, Bruno Lemarchand, Célestin Ringeard.
Hồ sơ phong chân phước dầy 7 ngàn trang do sáu nhà thần học biên soạn. Nhóm thần học gia đã xem xét di ngôn của các vị đan sĩ: cha Christian de Chergé mỗi ngày đều viết nhật ký, thầy Luca là bác sĩ y khoa biên soạn nhiều tụng ca ghi lại tình bác ái, chăm sóc lương giáo tại một chẩn y viện trong vùng. Các chứng từ này được sử dụng trong thủ tục phong chân phước cấp giáo phận.
Tháng 07/2012, hồ sơ được trình lên Tòa Thánh. Linh mục Thomas Georgeon, thỉnh nguyện viên, trong ba năm liền, đã biên soạn tài liệu ‘‘Positio’’ dầy 1100 trang, đưa ra các chứng từ biện minh thỉnh nguyện phong chân phước.
Tháng 11/2017, các vị Hồng Y và giám mục Thánh bộ Phong thánh họp khoáng đại, công bố bản án theo đó Đức Cha Pierre Claverie, giám mục Oran, cùng với 18 tu sĩ tử đạo làm chứng cho đức tin. Ngày 26/01/2018, Đức Thánh Cha Phanxicô ký tông sắc công nhận các vị tử đạo.
Sau đó, Hội đồng Giám mục Algérie công bố thư chung viết bằng tiếng Pháp và Ả rập: ‘‘Khi sinh thời, các ngài xả thân phục vụ tất cả mọi người: người nghèo khổ, các phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, những người tật nguyện, các bạn trẻ, mọi người hồi giáo. Ý thức hệ của nhóm hồi giáo cực đoan không chấp nhận đức tin khác biệt, thật đáng hổ thẹn khi họ nhân danh tôn giáo mà lại giết người’’.
Lê Đình Thông
Lời nguyện dâng thành phố và Giáo Hội Rôma cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ của Đức Thánh Cha
Đặng Tự Do
13:09 08/12/2018
Dưới đây là bản dịch sang Việt Ngữ lời nguyện của Đức Thánh Cha tại quảng trường Tây Ban Nha
Lạy Mẹ vô nhiễm,
vào ngày lễ của Mẹ, một ngày lễ rất thân thiết với tất cả các Kitô hữu,
Con đến để tỏ lòng tôn kính Mẹ tại trung tâm của thành Rôma này.
Con mang trong tâm hồn mình các tín hữu của Giáo hội này,
và tất cả những ai sống trong thành phố này, đặc biệt là những người đau yếu,
và tất cả những người, vì những hoàn cảnh khác nhau, cảm thấy khó khăn để tiến bước.
Trước hết và trên hết, chúng con muốn cảm ơn Mẹ
vì sự chăm sóc hiền mẫu Mẹ dành cho chúng con khi đồng hành cùng chúng con trên đường đời.
quá thường biết ngần nào chúng ta được nghe, với đôi mắt ngấn lệ,
từ những người đã cảm nghiệm được sự cầu bầu của Mẹ,
về những ân sủng mà Mẹ cầu cùng Chúa Giêsu Con Mẹ cho chúng con!
Con cũng nghĩ đến ơn sủng Mẹ dành cho người dân đang sống tại Rôma này:
đó là ơn đối diện với những thách thức của cuộc sống hàng ngày với sự kiên nhẫn.
Và vì lý do đó, chúng con cầu xin Mẹ ban cho chúng con sức mạnh không thối lui,
nhưng mỗi ngày, mỗi người có thể nỗ lực để cải thiện mọi thứ,
sao cho sự chăm sóc của mỗi người có thể biến Rôma thành một thành phố xinh đẹp và dễ sống cho tất cả mọi người;
sao cho nghĩa vụ được mỗi người thực thi, có thể bảo đảm quyền lợi của tất cả mọi người.
Và khi nghĩ về thiện ích chung của thành phố này,
chúng con cầu nguyện cho những người giữ vị trí trách nhiệm cao hơn:
nhận được ơn khôn ngoan, viễn kiến, một tinh thần phục vụ và hợp tác.
Lạy Đức Trinh Nữ
Con muốn phó dâng cho Mẹ cách riêng các linh mục của giáo phận này:
Các cha sở, các cha phụ tá, các linh mục cao niên, những vị có trái tim của người mục tử,
đang tiếp tục làm việc để phụng sự dân Chúa,
và đông đảo các linh mục sinh viên từ khắp nơi trên thế giới đang cộng tác trong các giáo xứ.
Con cầu xin Mẹ ban cho tất cả những vị ấy niềm vui dịu dàng của lòng hăng say truyền giáo,
và ân sủng là những người cha, gần gũi và nhân hậu với mọi người.
Trước nhan Mẹ, là người phụ nữ hoàn toàn tận hiến cho Chúa, con xin phó dâng các phụ nữ giáo dân tận hiến và các nữ tu.
Tạ ơn Chúa vì có rất đông những phụ nữ như thế đang sống ở Rôma, hơn bất kỳ thành phố nào khác trên thế giới,
và họ tạo thành một bức tranh tuyệt vời của nhiều quốc tịch và nhiều nền văn hóa.
Con cầu xin Mẹ ban cho tất cả những vị ấy niềm vui dịu dàng được là hiền thê và mẹ hiền, như Mẹ, đơm hoa kết trái trong lời cầu nguyện, bác ái và lòng từ tâm.
Lạy Mẹ Chúa Giêsu,
Con khẩn cầu cùng Mẹ một điều cuối cùng tại thời điểm Mùa Vọng này,
khi nghĩ về những ngày mà Mẹ và Thánh Giuse lo lắng cho sự chào đời đã gần kề của con Mẹ,
âu lo vì một cuộc điều tra dân số đang diễn ra và Mẹ phải rời bỏ quê hương Nagiarét để đến Bêlem.
Mẹ biết ý nghĩa của việc mang theo sự sống trong bụng mẹ
và cảm nhận được sự thờ ơ, khước từ , thậm chí khinh miệt, xung quanh Mẹ.
Đó là lý do tại sao con cầu xin Mẹ gần gũi với những gia đình ngày nay
ở Rôma, ở Ý và trên toàn thế giới
xin cho họ đừng bị bỏ rơi, nhưng quyền lợi của họ được bảo vệ,
và nhân quyền được ưu tiên hơn bất kỳ sự cần thiết nào, dù là hợp pháp.
Lạy Đức Mẹ Vô Nhiễm,
bình minh của niềm hy vọng trên đường chân trời của nhân loại,
xin Mẹ giữ gìn thành phố này:
nhà cửa, trường học, văn phòng, cửa hàng,
các nhà máy, bệnh viện và nhà tù của nó.
Xin cho Rôma giữ được điều quý giá nhất, mà thành phố này bảo tồn cho cả thế giới,
không bao giờ thiếu vắng ở bất cứ đâu: đó là lời di ngôn cuối cùng của Chúa Giêsu:
“Hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu các con” (Ga 13,34).
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mừng Lễ Ngân Khánh, 25 năm Linh mục của Cha Phao- Lô Nguyễn Công Trứ Melbourne
Lê Văn Miện hình Lê Hải
03:23 08/12/2018
Thánh lễ được cử hành vào lúc 7 giờ chiều ngày thứ Bảy, mùng 7 tháng 12 năm 2018, tại nhà thờ Thánh Cleo, vùng Altona. Trong không khí nóng bức đến 37 độ C, của những ngày đầu Mùa Hè tại Melbourne. Tuy nhiên, số người đến từ khắp nơi về tham dự thánh lễ, đã mang đến tràn đầy ơn Chúa Thánh thần cho mọi người, đặc biệt là cho những ai hay đổ mồ hôi.
Hình Lê Hải
Số các cha đến dâng thánh lễ đồng tế gồm 31 cha đến từ các nơi như: Địa phận Quy Nhơn, Nha Trang, và Thanh Hoá. Các cha thuộc tiểu bang Queensland (Cha cậu, cha Giám Thị của Đại Chủng Viện Thánh Giuse, nay đang phục vụ tại Giáo phận Queensland. Các cha đang phục vụ hoặc đã về hưu tại Giáo Phận Melbourne; một thày phó tế, quý sơ, cùng các thày trong chủng viện của Đia Phận Melbourne đến giúp cho buổi lễ được thêm phần long trọng và trở nên món quà tuyệt hảo mà Cha Phao- Lô Nguễn Công Trứ dâng lên Thiên Chúa, làm của lễ tạ ơn nhân dịp 25 mừng Ngân Khánh của Ngài.
Trong Bài Giảng của cha Hiền (thuộc Giáo Phận Queensland, và cũng là cha Giám thị của ngài, khi còn ở Việt Nam). Cha đã nêu lên điểm nổi bật của hồng ân Thiên Chúa đã dành cho cha Trứ.
Trong gia đình không ai nghĩ rằng cha Trứ có thể đi tu, đặc biệt là bà ngoại của
cha đã nói: “Con sẽ quỳ giữa đàng, để mọi người đổ nước lên đầu con”. Ấy vậy mà Chúa đã gọi cậu Trứ, bỏ mọi sự và đi theo tiếng gọi của Người. Vào năm 1971, cậu Trứ gia nhập Đại Chủng Viện Thánh Giuse, thuộc Địa phận Quy Nhơn. Thế nhưng ơn Chúa cũng lắm nhiều thử thách, vì năm 1978, Đại Chủng Viện đã bị đóng cửa. Các thày phải trở về với gia đình, trong đó có thày Trứ đã phải làm nghề nấu đậu hũ, để giúp đỡ mẹ già nuôi các em.
Vào năm 1989, thày vượt biên và đến được Đảo Pulau Bidong. Thày tiếp tục ý chí theo Chúa đến cùng. Thày đã được Đức Tổng Giám Mục của quốc gia Mã Lai truyền chức Phó Tế và chính Ngài đã nạp đơn xin với Toà Thánh cho Thày Phó Tế Phao- Lô, Nguyễn Công Trứ được thụ phong vào ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, ngày mùng 8/12/1993. Đức Tổng Giám Mục sau đó được phong chức làm Hồng Y của Tổng địa phận Kula Kumpua, quốc gia Mã Lai. Hiện nay Ngài đã về hưu.
Vì Cha Phao- lô Nguyễn Công Trứ đến đảo Pulau Bidong sau ngày Liên Hiệp Quốc đóng cửa các trại tỵ nạn, nên cha đã bị rớt thanh lọc. Nhưng nhờ sự vận động của các cha Dòng Chúa Cứu Thế ở Sydney, nên sau đó cha Phao lô Nguyễn Công Trứ được nhận vào diện Tỵ nạn và được đi định cư tại Sydney, nước Úc.
Sau đó, nhân dịp cha xuống Melbourne, tiểu bang Victoria thăm thân nhân, và gặp được cha Raphael Võ Đức Thiện, một cựu chủng sinh của Đại Chủng Viện Thánh Giuse, Qui Nhơn, Cha Thiện trên cha Trứ hai lớp hồi đó. Chính Cha Raphel Võ Đức Thiện là người hướng dẫn cha về mọi mặt và mời gọi cha về nhập vào Địa phận Melbourne, cho có anh có em.
Cha Phaolo Nguyễn Công Trứ được Đức Tổng của Địa phận nhận và gửi Ngài vào Đại Chủng Viện Corpus Christi. Học thêm một năm rưỡi trước khi Ngài có bài sai về coi sóc họ đạo Thánh Leo, vùng Altona, ngoại ô của thành phố Melbourne.
Trong lời cảm ơn trước khi kết thúc thánh lễ, Cha Phao-lô đã cảm ơn các cha, thày Phó Tế, quý sơ cùng quý tu sĩ nam nữ, Giáo dân Úc, giáo dân Việt Nam, các Hội đoàn, đoàn thể, đặc biệt là Ca Đoàn Babylon của Cộng Đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm đã giúp lời ca, tiếng hát linh thiêng và làm cho buổi lễ tạ ơn của Cha được long trọng nhiều hơn.
Cha có món quà đặc biệt cho người mẹ mến yêu của cha. Một bó hoa bông hồng đỏ cha trao cho người mẹ của cha với tất cả lòng hiếu thảo và sự kính trọng của cha. Cha nói: Con cảm ơn ơn mẹ suốt đời của con, cũng không thể nào đền đáp
cho được công ơn sinh thành, dưỡng dục. Mẹ vừa là người thày của con, lại vừa là người đầu bếp của con, Me lại là người giáo dân duy nhất chỉ cho con biết về tình yêu của Thiên Chúa thật bao la hơn đại dương gấp nhiều lần. Con xin cảm ơn mẹ suốt đời.
Cha cũng nói rằng: số của cha được mọi người thương mến và Thiên Chúa giúp đỡ, cho nên ngay từ ngày cha về làm chánh xứ tại họ đạo này, cha đã được mọi người giáo dân Úc cũng như Việt Nam tận tình giúp đỡ. Cha nhắc đến gia đình
ông bà cố Trần Thanh Nho (bố mẹ của cha Trần Thanh Giang) là một tín hữu của họ đạo đã tận tình giúp đỡ cha về tinh thần, vật chất và về công việc mục vụ. Cha cũng không quên cảm ơn tất cả mọi người thuộc giáo khu Nữ Vương, các ông bà anh chị đã góp công sức trong thánh lễ tạ ơn, mừng ngày đánh dấu 25 trong đời sống Linh mục của Ngài.
Buổi tiệc sau lễ, được tổ chức tại hội trường của giáo xứ, với các món ăn do nhiều đầu bếp tài giỏi ủng hộ, chương trình văn nghệ được xen kẽ bởi những cuộc phỏng vấn Cha Phao- Lô về cuộc đời của Ngài. Tất cả ra về trong hân hoan và lòng biết ơn sự hy sinh đóng góp của mọi người. Trời đã khuya, gió đã nổi lên, và mang những làn gió mát từ biển thổi vào, khiến cho những giọt mồ hôi ngưng chảy nhễ nhãi trên khuôn mặt mọi người, và tiếng cười rộn rã theo mọi người
trên con đường về nhà.
Hình Lê Hải
Số các cha đến dâng thánh lễ đồng tế gồm 31 cha đến từ các nơi như: Địa phận Quy Nhơn, Nha Trang, và Thanh Hoá. Các cha thuộc tiểu bang Queensland (Cha cậu, cha Giám Thị của Đại Chủng Viện Thánh Giuse, nay đang phục vụ tại Giáo phận Queensland. Các cha đang phục vụ hoặc đã về hưu tại Giáo Phận Melbourne; một thày phó tế, quý sơ, cùng các thày trong chủng viện của Đia Phận Melbourne đến giúp cho buổi lễ được thêm phần long trọng và trở nên món quà tuyệt hảo mà Cha Phao- Lô Nguễn Công Trứ dâng lên Thiên Chúa, làm của lễ tạ ơn nhân dịp 25 mừng Ngân Khánh của Ngài.
Trong Bài Giảng của cha Hiền (thuộc Giáo Phận Queensland, và cũng là cha Giám thị của ngài, khi còn ở Việt Nam). Cha đã nêu lên điểm nổi bật của hồng ân Thiên Chúa đã dành cho cha Trứ.
Trong gia đình không ai nghĩ rằng cha Trứ có thể đi tu, đặc biệt là bà ngoại của
cha đã nói: “Con sẽ quỳ giữa đàng, để mọi người đổ nước lên đầu con”. Ấy vậy mà Chúa đã gọi cậu Trứ, bỏ mọi sự và đi theo tiếng gọi của Người. Vào năm 1971, cậu Trứ gia nhập Đại Chủng Viện Thánh Giuse, thuộc Địa phận Quy Nhơn. Thế nhưng ơn Chúa cũng lắm nhiều thử thách, vì năm 1978, Đại Chủng Viện đã bị đóng cửa. Các thày phải trở về với gia đình, trong đó có thày Trứ đã phải làm nghề nấu đậu hũ, để giúp đỡ mẹ già nuôi các em.
Vào năm 1989, thày vượt biên và đến được Đảo Pulau Bidong. Thày tiếp tục ý chí theo Chúa đến cùng. Thày đã được Đức Tổng Giám Mục của quốc gia Mã Lai truyền chức Phó Tế và chính Ngài đã nạp đơn xin với Toà Thánh cho Thày Phó Tế Phao- Lô, Nguyễn Công Trứ được thụ phong vào ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, ngày mùng 8/12/1993. Đức Tổng Giám Mục sau đó được phong chức làm Hồng Y của Tổng địa phận Kula Kumpua, quốc gia Mã Lai. Hiện nay Ngài đã về hưu.
Vì Cha Phao- lô Nguyễn Công Trứ đến đảo Pulau Bidong sau ngày Liên Hiệp Quốc đóng cửa các trại tỵ nạn, nên cha đã bị rớt thanh lọc. Nhưng nhờ sự vận động của các cha Dòng Chúa Cứu Thế ở Sydney, nên sau đó cha Phao lô Nguyễn Công Trứ được nhận vào diện Tỵ nạn và được đi định cư tại Sydney, nước Úc.
Sau đó, nhân dịp cha xuống Melbourne, tiểu bang Victoria thăm thân nhân, và gặp được cha Raphael Võ Đức Thiện, một cựu chủng sinh của Đại Chủng Viện Thánh Giuse, Qui Nhơn, Cha Thiện trên cha Trứ hai lớp hồi đó. Chính Cha Raphel Võ Đức Thiện là người hướng dẫn cha về mọi mặt và mời gọi cha về nhập vào Địa phận Melbourne, cho có anh có em.
Cha Phaolo Nguyễn Công Trứ được Đức Tổng của Địa phận nhận và gửi Ngài vào Đại Chủng Viện Corpus Christi. Học thêm một năm rưỡi trước khi Ngài có bài sai về coi sóc họ đạo Thánh Leo, vùng Altona, ngoại ô của thành phố Melbourne.
Trong lời cảm ơn trước khi kết thúc thánh lễ, Cha Phao-lô đã cảm ơn các cha, thày Phó Tế, quý sơ cùng quý tu sĩ nam nữ, Giáo dân Úc, giáo dân Việt Nam, các Hội đoàn, đoàn thể, đặc biệt là Ca Đoàn Babylon của Cộng Đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm đã giúp lời ca, tiếng hát linh thiêng và làm cho buổi lễ tạ ơn của Cha được long trọng nhiều hơn.
Cha có món quà đặc biệt cho người mẹ mến yêu của cha. Một bó hoa bông hồng đỏ cha trao cho người mẹ của cha với tất cả lòng hiếu thảo và sự kính trọng của cha. Cha nói: Con cảm ơn ơn mẹ suốt đời của con, cũng không thể nào đền đáp
cho được công ơn sinh thành, dưỡng dục. Mẹ vừa là người thày của con, lại vừa là người đầu bếp của con, Me lại là người giáo dân duy nhất chỉ cho con biết về tình yêu của Thiên Chúa thật bao la hơn đại dương gấp nhiều lần. Con xin cảm ơn mẹ suốt đời.
Cha cũng nói rằng: số của cha được mọi người thương mến và Thiên Chúa giúp đỡ, cho nên ngay từ ngày cha về làm chánh xứ tại họ đạo này, cha đã được mọi người giáo dân Úc cũng như Việt Nam tận tình giúp đỡ. Cha nhắc đến gia đình
ông bà cố Trần Thanh Nho (bố mẹ của cha Trần Thanh Giang) là một tín hữu của họ đạo đã tận tình giúp đỡ cha về tinh thần, vật chất và về công việc mục vụ. Cha cũng không quên cảm ơn tất cả mọi người thuộc giáo khu Nữ Vương, các ông bà anh chị đã góp công sức trong thánh lễ tạ ơn, mừng ngày đánh dấu 25 trong đời sống Linh mục của Ngài.
Buổi tiệc sau lễ, được tổ chức tại hội trường của giáo xứ, với các món ăn do nhiều đầu bếp tài giỏi ủng hộ, chương trình văn nghệ được xen kẽ bởi những cuộc phỏng vấn Cha Phao- Lô về cuộc đời của Ngài. Tất cả ra về trong hân hoan và lòng biết ơn sự hy sinh đóng góp của mọi người. Trời đã khuya, gió đã nổi lên, và mang những làn gió mát từ biển thổi vào, khiến cho những giọt mồ hôi ngưng chảy nhễ nhãi trên khuôn mặt mọi người, và tiếng cười rộn rã theo mọi người
trên con đường về nhà.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Mẹ Maria vô nhiễm nguyên tội
LM. Daminh Nguyễn Ngọc Long
13:25 08/12/2018
Đức Mẹ Maria vô nhiễm nguyên tội
Thời buổi ngày nay, nếu ai có vết tỳ thẹo, vết nám… trên khuôn mặt, khoa phẫu thuật thẩm mỹ có thể cạo sửa và đắp cho lành cho sạch , cho trẻ trung trắng lại. Kể cã mũi bị cong hay tai bị vẹo khoa phẫu thuật thẩm mỹ cũng có thể sửa lại cho cao ngay đẹp được.
Nhưng vết tỳ ố, nếp nhăn trong tận thâm tâm của tâm hồn con người thì sao, có thể dùng khoa phẫu thuật thẩm mỹ sửa lại cho hết vết tỳ ố được không?
Lẽ dĩ nhiên vết nhăn, vết tỳ ố bên ngoài trên khuôn mặt, trên làn da bên ngoài có thể nhờ khoa phẫu thuật thẩm mỹ cạo sửa lại được. Nhưng vết nhăn, vết tỳ ố tinh thần trong sâu tận tâm hồn con người khoa phẫu thuật thẩm mỹ đâu có thể với đụng chạm tới được để cạo sửa chữa.
Vết nhăn, vết tỳ ô bên trong tâm hồn con người mà Giáo hội, các nhà thần học nói đến. Đó là tội „tổ tông“ hay đó là „tội của trần gian“, như trong phúc âm thánh Gioan đã nói đến (Ga 1,29).
Điều này muốn nói đến cung cách sống sai lạc lầm lỗi, kéo theo hệ qủa làm cho con người đi vào con đường bị cám dỗ phạm tội lỗi.
Điều này muốn nói đến con người chúng ta khởi đầu từ Ông Bà nguyên tổ Adong-Evà trong dòng lịch sử kéo dài đã bị vướng mắc vào tội lỗi quay mặt lại với Thiên Chúa, thiếu lòng tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa.
Dấu ấn hình ảnh vị trí nền tảng này khắc ghi từ khi con người thành hình sự sống trong cung lòng mẹ cha làm cho chúng ta bị suy yếu với tính ghen tương tỵ nạnh, , sợ sợ hãi lo đời sống ngắn ngủi, tính ích kỷ, cảm giác tự ty mặc vảm và nhiều sự tiêu cực khác nữa.
Những vết nhăn tỳ ố này không là bên ngoài , nhưng nằm tận sâu thẳm tâm hồn trái tim tính tình con người, cùng làm cho đời sống không còn vẻ đẹp trong sáng nữa.
Để chữa lành khỏi những vết nhân tỳ ố đó, như Giáo hội dậy, Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa đã xuống trần gian, mang ơn cứu độ chữa lành cho con người.
Qua làn nước Bí tích rửa tội, Thiên Chúa nhận chúng ta làm con của Chúa, qua chúa Giêsu Kitô nhờ sự chết và sống lại của Người, chúng ta được rửa cho khỏi tội tổ tông, vết nhơ tỳ ố do tội được chữa lành. Và như thế được giải thoát khỏi vị trí nền tảng vướng mắc không được Chúa chúc phúc do tội lỗi gây ra. Từ căn bản đó con người có lại khả năng quyết định về điều thiện, điều đẹp tốt lành thánh thiện.
Hình ảnh Bí tích rửa tội được so sánh ví như phẫu thuật thẩm mỹ, giải thoát cạo sửa khỏi vết nhơ tỳ ố nằm sâu trong thâm tâm con người, và làm cho họ được đổi mới.
Mọi thế hệ con người từ Ông Bà nguyên tổ Adong-Evà tất cả đều bị vướng vào vết nhăn tỳ ố tội lỗi trong tâm hồn, duy chỉ trừ Maria thành Nazareth nước Do Thái. Điều này năm 1854 đã được Đức Thánh Cha Pio IX. long trọng công bố trong tín điều Đức Mẹ Maria vô nhiễm nguyên tội.
Tín điều qủa quyết ngay từ đầu lúc thành hình sự sống là con ngpười trong cung lòng mẹ cha, Maria đã được Thiên Chúa tuyển chọn gìn giữ cho không bị vướng mắc vết nhăn tỳ ố của tội tổ tông Adong-Evà.
Trong Kinh Thánh không nói đến việc Đức Mẹ Maria không bị vướng mắc vết nhân tỳ ố của tội tổ tông, nhưng căn cứ vào lời Thiên Thần Gabriel, sứ giả của Thiên Chúa, chào Maria, khi hiện đến báo tin ngôi hai, Chúa Giêsu con Thiên Chúa xuống làm người trong cung lòng Maria: Chào Maria, chị được Thiên Chúa chúc phúc, Thiên Chúa ở cùng chị! (Lc 1,28).
Lễ mừng kính Đức Mẹ Maria vô nhiễm nguyên tội có nguồn gốc từ thế kỷ 8. bên Giáo hội Chính Thống lễ nghi Byzantin bên Đông phương. Họ mừng lễ thụ thai của bà Thánh Anna vào ngày 09. Tháng Mười Hai. Lễ này được mừng rộng rãi ra ở bên Anh quốc và nước Pháp.
Đến thời Đức Giáo Hoàng Sixtus IV. vào năm 1476 lễ có tên Sự thụ thai của Đức Mẹ đồng trinh Maria, viết tắt là Lễ Đức Mẹ thụ thai. Đến thời đức Giáo haòng Clemens XI. vào năm 1708 ngày lễ này lan tỏa rộng rãi trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo. Và từ năm 1854 dưới thời Đức Giáo Hoàng Pio IX. ngày lễ này càng trở nên có nghĩa hơn với tín điều công nhận Đức Mẹ Maria vô nhiễm nguyên tội. Và Giáo hội mừng kính lễ này vào ngày 08. Tháng Mười hai hằng năm.
Theo tín điều của Giáo hội, Maria là hình ảnh nguyên thủy của con người được cứu chuộc. Vì Maria không bị vướng mắc vào vết nhăn tỳ ố do tội tổ tông truyền lại.
Maria là con người , như Thiên Chúa từ khởi thủy đã tạo dựng nên cùng mong muốn: nguyên tuyền quy hướng về tình yêu Thiên Chúa, hoàn toàn tin tưởng vào Thiên Chúa.
Maria là con người ngay khởi thủy ban đầu lúc thành hình sự sống đã được Thiên Chúa cứu độ, chứ không như con người chúng ta được Thiên Chúa ban ơn cứu độ qua làn nước bí tích rửa tội.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Thời buổi ngày nay, nếu ai có vết tỳ thẹo, vết nám… trên khuôn mặt, khoa phẫu thuật thẩm mỹ có thể cạo sửa và đắp cho lành cho sạch , cho trẻ trung trắng lại. Kể cã mũi bị cong hay tai bị vẹo khoa phẫu thuật thẩm mỹ cũng có thể sửa lại cho cao ngay đẹp được.
Nhưng vết tỳ ố, nếp nhăn trong tận thâm tâm của tâm hồn con người thì sao, có thể dùng khoa phẫu thuật thẩm mỹ sửa lại cho hết vết tỳ ố được không?
Lẽ dĩ nhiên vết nhăn, vết tỳ ố bên ngoài trên khuôn mặt, trên làn da bên ngoài có thể nhờ khoa phẫu thuật thẩm mỹ cạo sửa lại được. Nhưng vết nhăn, vết tỳ ố tinh thần trong sâu tận tâm hồn con người khoa phẫu thuật thẩm mỹ đâu có thể với đụng chạm tới được để cạo sửa chữa.
Vết nhăn, vết tỳ ô bên trong tâm hồn con người mà Giáo hội, các nhà thần học nói đến. Đó là tội „tổ tông“ hay đó là „tội của trần gian“, như trong phúc âm thánh Gioan đã nói đến (Ga 1,29).
Điều này muốn nói đến cung cách sống sai lạc lầm lỗi, kéo theo hệ qủa làm cho con người đi vào con đường bị cám dỗ phạm tội lỗi.
Điều này muốn nói đến con người chúng ta khởi đầu từ Ông Bà nguyên tổ Adong-Evà trong dòng lịch sử kéo dài đã bị vướng mắc vào tội lỗi quay mặt lại với Thiên Chúa, thiếu lòng tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa.
Dấu ấn hình ảnh vị trí nền tảng này khắc ghi từ khi con người thành hình sự sống trong cung lòng mẹ cha làm cho chúng ta bị suy yếu với tính ghen tương tỵ nạnh, , sợ sợ hãi lo đời sống ngắn ngủi, tính ích kỷ, cảm giác tự ty mặc vảm và nhiều sự tiêu cực khác nữa.
Những vết nhăn tỳ ố này không là bên ngoài , nhưng nằm tận sâu thẳm tâm hồn trái tim tính tình con người, cùng làm cho đời sống không còn vẻ đẹp trong sáng nữa.
Để chữa lành khỏi những vết nhân tỳ ố đó, như Giáo hội dậy, Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa đã xuống trần gian, mang ơn cứu độ chữa lành cho con người.
Qua làn nước Bí tích rửa tội, Thiên Chúa nhận chúng ta làm con của Chúa, qua chúa Giêsu Kitô nhờ sự chết và sống lại của Người, chúng ta được rửa cho khỏi tội tổ tông, vết nhơ tỳ ố do tội được chữa lành. Và như thế được giải thoát khỏi vị trí nền tảng vướng mắc không được Chúa chúc phúc do tội lỗi gây ra. Từ căn bản đó con người có lại khả năng quyết định về điều thiện, điều đẹp tốt lành thánh thiện.
Hình ảnh Bí tích rửa tội được so sánh ví như phẫu thuật thẩm mỹ, giải thoát cạo sửa khỏi vết nhơ tỳ ố nằm sâu trong thâm tâm con người, và làm cho họ được đổi mới.
Mọi thế hệ con người từ Ông Bà nguyên tổ Adong-Evà tất cả đều bị vướng vào vết nhăn tỳ ố tội lỗi trong tâm hồn, duy chỉ trừ Maria thành Nazareth nước Do Thái. Điều này năm 1854 đã được Đức Thánh Cha Pio IX. long trọng công bố trong tín điều Đức Mẹ Maria vô nhiễm nguyên tội.
Tín điều qủa quyết ngay từ đầu lúc thành hình sự sống là con ngpười trong cung lòng mẹ cha, Maria đã được Thiên Chúa tuyển chọn gìn giữ cho không bị vướng mắc vết nhăn tỳ ố của tội tổ tông Adong-Evà.
Trong Kinh Thánh không nói đến việc Đức Mẹ Maria không bị vướng mắc vết nhân tỳ ố của tội tổ tông, nhưng căn cứ vào lời Thiên Thần Gabriel, sứ giả của Thiên Chúa, chào Maria, khi hiện đến báo tin ngôi hai, Chúa Giêsu con Thiên Chúa xuống làm người trong cung lòng Maria: Chào Maria, chị được Thiên Chúa chúc phúc, Thiên Chúa ở cùng chị! (Lc 1,28).
Lễ mừng kính Đức Mẹ Maria vô nhiễm nguyên tội có nguồn gốc từ thế kỷ 8. bên Giáo hội Chính Thống lễ nghi Byzantin bên Đông phương. Họ mừng lễ thụ thai của bà Thánh Anna vào ngày 09. Tháng Mười Hai. Lễ này được mừng rộng rãi ra ở bên Anh quốc và nước Pháp.
Đến thời Đức Giáo Hoàng Sixtus IV. vào năm 1476 lễ có tên Sự thụ thai của Đức Mẹ đồng trinh Maria, viết tắt là Lễ Đức Mẹ thụ thai. Đến thời đức Giáo haòng Clemens XI. vào năm 1708 ngày lễ này lan tỏa rộng rãi trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo. Và từ năm 1854 dưới thời Đức Giáo Hoàng Pio IX. ngày lễ này càng trở nên có nghĩa hơn với tín điều công nhận Đức Mẹ Maria vô nhiễm nguyên tội. Và Giáo hội mừng kính lễ này vào ngày 08. Tháng Mười hai hằng năm.
Theo tín điều của Giáo hội, Maria là hình ảnh nguyên thủy của con người được cứu chuộc. Vì Maria không bị vướng mắc vào vết nhăn tỳ ố do tội tổ tông truyền lại.
Maria là con người , như Thiên Chúa từ khởi thủy đã tạo dựng nên cùng mong muốn: nguyên tuyền quy hướng về tình yêu Thiên Chúa, hoàn toàn tin tưởng vào Thiên Chúa.
Maria là con người ngay khởi thủy ban đầu lúc thành hình sự sống đã được Thiên Chúa cứu độ, chứ không như con người chúng ta được Thiên Chúa ban ơn cứu độ qua làn nước bí tích rửa tội.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Trái Tim Trong Hang Đá
Đoàn Thị
13:39 08/12/2018
Trái Tim Trong Hang Đá
Cha xứ xóm tôi thỉnh thoảng đi sinh hoạt chiều thứ bẩy với giới trẻ địa phận Créteil, lần lượt một số cha khách thay ngài bước lên bục giảng, đôi khi có các linh mục gốc Đông Âu Ba Lan, Hungary…
Cha khách mỗi người một nét, tuy nhiên tôi vẫn thích cha xứ vì ngài giảng ngắn, gọn, lẹ, không thiếu không thừa, có lẽ cha sợ nói dài nói dai khiến bổn đạo lớn tuổi mệt mỏi rủ nhau ngủ gật, Chúa buồn mà cha cũng phiền vì Lời Chúa không đi vào lòng giáo dân.
Tuần thứ hai Mùa Vọng năm nay một linh mục Ý, gốc Toscane đến làm lễ thay cha xứ, ngài có lối dẫn chuyện giống cha trẻ Alfred Phi Châu ngày trước, cầm micro đi tới đi lui trước cung thánh, không cần tờ giấy « nhắc nhở », lưu loát, thu hút người nghe.
Hùng biện, một biệt tài trời phú không phải ai cầm micro thao thao bất tuyệt cũng đánh thức được thính giả ngồi nghe đang ngủ gật vì « chuyện kể » không níu giữ được sự chú ý của giáo dân.
Cha khách mở đầu bài giảng như ri :
Mùa Vọng là mùa vui từ nhà thờ ra đến ngoài đời, chúng ta chờ đón Chúa với bao quà cáp tặng biếu nhau, áo quần thực đơn đêm Giáng Sinh, danh sách dài ngoằn được chuẩn bị cả tháng trước.
Có thể trước đó quý vị cũng chu toàn bổn phận đóng góp tiền giúp giáo hội, giúp các hội từ thiện làm tiệc Giáng Sinh tiếp đón những người có túi tiền eo hẹp, neo đơn, vô gia cư.
Tiệc đêm giáng sinh nhà mình đã sẳn sàng, chỉ còn đi xưng tội, dọn mình thanh sạch để đón Chúa tận hưởng một đêm Noël thật tuyệt hảo, quý vị nghĩ như thế cũng đúng, nhưng chỉ một nửa thôi.
Bài phúc âm hôm nay Chúa phán, « Không có gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế », làm tôi suy tư.
Lời Chúa nhắc nhở chúng ta quá lo toan hình thức bên ngoài đến quên tẩy rửa trái tim hạn hẹp bị cái tôi to lớn đè bẹp, vậy việc làm của quý vị tôi vừa kể trên chưa đủ sao ?
Thưa chỉ một nửa như tôi vừa nói, phần hồn vừa được thanh tẩy, công tác xã hội đã chu toàn trong mùa vọng, những tháng còn lại trong năm quý vị có sống như Mùa Vọng không ?
Tôi hy vọng câu hỏi của tôi sai bét, tôi tin quý vị sống đạo quanh năm từ ngày được làm con Chúa cho đến hôm nay, tuy nhiên cũng có lúc chúng ta không hoàn hảo, kém thánh thiện, ngay cả chúng tôi cầu nguyện hằng ngày đôi khi cũng lầm lỗi, sai phạm.
Chính « cái tôi » từ bên trong con người đã làm chúng ta ô uế, trái tim co cụm hẹp hòi khi « cái tôi » phình to che khuất lý trí khiến chúng ta đang đầu hàng tham vọng, xa rời Chân Thiện Mỹ.
Ngày Chúa giáng trần nghèo khó không tả lót không chăn êm mệm ấm, bé nhỏ trong hang lừa, cổ tích hay chuyện thật không quan trọng vì TÌNH YÊU không thể chứng minh như toán học, và điều đó được giải đáp ngày Chúa chết trên thập giá.
Chúa trên cao chắc chắn phải vui với chúng ta trong Mùa Vọng, nhưng niềm vui sẽ trọn vẹn hơn nếu chúng ta có trái tim to lớn hơn hình hài bé xíu của hài nhi đang nằm trong hang đá.
Hãy cầu nguyện cho nhau, quý vị hay chúng tôi, chúng ta đều mang xác phàm, đôi khi lạc lối, chúng ta bình đẳng trước mặt Chúa Ngày Sau Hết, hơn thua nhau ở trái tim, không to bằng trái tim của Hài Nhi trong hang đá kia, chưa dám chết vì ai cả nhưng luôn đập loạn nhịp và thổn thức vì tha nhân.
Cha khách suy tư về Lời Chúa, tôi suy tư về lời cha, thương các linh mục mang xác phàm lại phải sống thánh thiện, một thử thách cả đời phải đối đầu, hành trình của các ngài không kết thúc trên thập giá nhưng không kém chông gai như đường lên Núi Sọ của Chúa.
Trái Tim trong hang đá đang chờ chúng ta cùng hòa nhịp đập mang Yêu Thương cho nhau như Chúa mang Bình cho nhân gian.
Dec. 2018/ Đoàn Thị
Cha xứ xóm tôi thỉnh thoảng đi sinh hoạt chiều thứ bẩy với giới trẻ địa phận Créteil, lần lượt một số cha khách thay ngài bước lên bục giảng, đôi khi có các linh mục gốc Đông Âu Ba Lan, Hungary…
Cha khách mỗi người một nét, tuy nhiên tôi vẫn thích cha xứ vì ngài giảng ngắn, gọn, lẹ, không thiếu không thừa, có lẽ cha sợ nói dài nói dai khiến bổn đạo lớn tuổi mệt mỏi rủ nhau ngủ gật, Chúa buồn mà cha cũng phiền vì Lời Chúa không đi vào lòng giáo dân.
Tuần thứ hai Mùa Vọng năm nay một linh mục Ý, gốc Toscane đến làm lễ thay cha xứ, ngài có lối dẫn chuyện giống cha trẻ Alfred Phi Châu ngày trước, cầm micro đi tới đi lui trước cung thánh, không cần tờ giấy « nhắc nhở », lưu loát, thu hút người nghe.
Hùng biện, một biệt tài trời phú không phải ai cầm micro thao thao bất tuyệt cũng đánh thức được thính giả ngồi nghe đang ngủ gật vì « chuyện kể » không níu giữ được sự chú ý của giáo dân.
Cha khách mở đầu bài giảng như ri :
Mùa Vọng là mùa vui từ nhà thờ ra đến ngoài đời, chúng ta chờ đón Chúa với bao quà cáp tặng biếu nhau, áo quần thực đơn đêm Giáng Sinh, danh sách dài ngoằn được chuẩn bị cả tháng trước.
Có thể trước đó quý vị cũng chu toàn bổn phận đóng góp tiền giúp giáo hội, giúp các hội từ thiện làm tiệc Giáng Sinh tiếp đón những người có túi tiền eo hẹp, neo đơn, vô gia cư.
Tiệc đêm giáng sinh nhà mình đã sẳn sàng, chỉ còn đi xưng tội, dọn mình thanh sạch để đón Chúa tận hưởng một đêm Noël thật tuyệt hảo, quý vị nghĩ như thế cũng đúng, nhưng chỉ một nửa thôi.
Bài phúc âm hôm nay Chúa phán, « Không có gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế », làm tôi suy tư.
Lời Chúa nhắc nhở chúng ta quá lo toan hình thức bên ngoài đến quên tẩy rửa trái tim hạn hẹp bị cái tôi to lớn đè bẹp, vậy việc làm của quý vị tôi vừa kể trên chưa đủ sao ?
Thưa chỉ một nửa như tôi vừa nói, phần hồn vừa được thanh tẩy, công tác xã hội đã chu toàn trong mùa vọng, những tháng còn lại trong năm quý vị có sống như Mùa Vọng không ?
Tôi hy vọng câu hỏi của tôi sai bét, tôi tin quý vị sống đạo quanh năm từ ngày được làm con Chúa cho đến hôm nay, tuy nhiên cũng có lúc chúng ta không hoàn hảo, kém thánh thiện, ngay cả chúng tôi cầu nguyện hằng ngày đôi khi cũng lầm lỗi, sai phạm.
Chính « cái tôi » từ bên trong con người đã làm chúng ta ô uế, trái tim co cụm hẹp hòi khi « cái tôi » phình to che khuất lý trí khiến chúng ta đang đầu hàng tham vọng, xa rời Chân Thiện Mỹ.
Ngày Chúa giáng trần nghèo khó không tả lót không chăn êm mệm ấm, bé nhỏ trong hang lừa, cổ tích hay chuyện thật không quan trọng vì TÌNH YÊU không thể chứng minh như toán học, và điều đó được giải đáp ngày Chúa chết trên thập giá.
Chúa trên cao chắc chắn phải vui với chúng ta trong Mùa Vọng, nhưng niềm vui sẽ trọn vẹn hơn nếu chúng ta có trái tim to lớn hơn hình hài bé xíu của hài nhi đang nằm trong hang đá.
Hãy cầu nguyện cho nhau, quý vị hay chúng tôi, chúng ta đều mang xác phàm, đôi khi lạc lối, chúng ta bình đẳng trước mặt Chúa Ngày Sau Hết, hơn thua nhau ở trái tim, không to bằng trái tim của Hài Nhi trong hang đá kia, chưa dám chết vì ai cả nhưng luôn đập loạn nhịp và thổn thức vì tha nhân.
Cha khách suy tư về Lời Chúa, tôi suy tư về lời cha, thương các linh mục mang xác phàm lại phải sống thánh thiện, một thử thách cả đời phải đối đầu, hành trình của các ngài không kết thúc trên thập giá nhưng không kém chông gai như đường lên Núi Sọ của Chúa.
Trái Tim trong hang đá đang chờ chúng ta cùng hòa nhịp đập mang Yêu Thương cho nhau như Chúa mang Bình cho nhân gian.
Dec. 2018/ Đoàn Thị
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chim Non Đồng Ca
Lê Trị
09:38 08/12/2018
Ảnh của Lê Trị
Chim non đồng hót trên cành
Hay là gọi mẹ, tranh giành đòi ăn.
(bt)