Phụng Vụ - Mục Vụ
Con mắt nhìn đường
Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, OFM
10:50 05/12/2015
CN 2C Mùa Vọng : Con mắt nhìn đường
Dọn đường là chủ điểm của bài Tin Mừng hôm nay với lời rao giảng của Gioan Tẩy Giả. Dọn đường là để đi. Muốn đi được, phải thấy rõ đường. Đường quanh co không cho ta thấy rõ để đi, cần uốn thẳng con đường. Núi đồi che lấp tầm nhìn, cần bạt xuống để nhìn con đường cho tỏ mà phóng xe nhanh.
Đó là lối triển khai đề tài thông thường nhất : nói đến con đường. Nay có một cách khai triển khác, tôi mượn ý nơi linh mục Dũng Lạc Trần Cao Tường để giới thiệu đến anh chị em: đó không phải con đường trước mặt mà là con mắt nhìn đường.
Đường thẳng thênh thang mà mắt nhìn vào bụi, thì chắc hẳn cũng sẽ đâm xe vào bờ… ruộng. Đường rộng thênh thang, thẳng băng trước mặt, mà mắt nhắm lại, thì cũng chẳng khác gì bị núi đồi lấp che.
Phim "Mùi Đu Đủ Xanh" do một người Việt bên Pháp là Trần Anh Hùng đạo diễn, đã được trình chiếu khắp bên Âu cũng như bên Mỹ. Mùi là một cô bé nhà nghèo nhưng mắt luôn tươi sáng và yêu đời. Vì cô nhìn thấy sức sống trong từng cọng cỏ, từng con dế, từng cành lá đu đủ xanh, từng động tác của công việc dù xem ra tầm thường. Tất cả đều đang tuôn chảy sức sống tràn trề nhảy múa thênh thang.
Bé Mùi phải đi làm con ở (ôsin) cho một gia đình nhà giầu. Nhà này giầu của mà lại nghèo lòng. Đứa con trai ông chủ có tính ác, thích giết chết những con vật vô tội, như lấy nến nóng chảy nhỏ xuống đàn kiến cho giẫy giụa chết. Mà chính bé Mùi cũng bị hành hạ gần như vậy. Bé bị đuổi mấy lần. Mỗi lần di chuyển thì "hành lý" của Mùi chẳng có gì ngoài một cái túi xách đựng một bộ quần áo cũ rách, nhưng… không quên mang theo cái hộp đựng dế. Mùi rất thích súc vật và cây cối. Mỗi lần có chuyện buồn thì chẳng phải phí tiền đi "bác sĩ tâm bệnh" như ngày nay, mà Mùi chỉ cần đưa hộp dế ra săn sóc, chơi giỡn với chúng. Mỗi lần làm việc vất vả, mồ hôi nhễ nhãi, Mùi chỉ cần mở cửa sổ nhìn ra vườn đàng sau, thì tự nhiên mắt Mùi sáng lên long lanh, nụ cười tươi nở no tròn, cả con người như rạo rực lên nguồn sinh khí mới, nhẹ nhàng nên bay cao.
Trái lại, ông chủ nhà chẳng mấy khi biết cười…, con mắt lờ đờ như mất hồn. Nét mặt ông luôn luôn đăm chiêu tư lự. Ông thường hay bỏ nhà đi kiếm chác tí tình lẻ ở ngoài phố chợ. Chắc ông nghĩ hạnh phúc nằm ở chỗ này chỗ kia. Con đường đi tìm hạnh phúc sao dài dằng dặc và kham khổ đến thế! Đang khi ông được một người vợ thật hiền dịu, có tình người, luôn kiên nhẫn chung thủy, mặc dù bao chuyện trớ trêu của ông... Để đến một ngày ông đi chán phải trở về với bệnh tật thân tàn ma dại, bà vợ vẫn nhẫn nhục thứ tha và săn sóc cho ông.
Đối với Mùi thì đường tìm hạnh phúc ở ngay trong bếp, ngay sau vườn, bên cành đu đủ xanh, bên hộp dế. Có phải đi đâu xa? Còn ông chủ thì cứ mải miết đi tìm, chẳng bao giờ thấy! Ông bị bệnh mắt nặng, cần phải đi bác sĩ nhãn khoa để khám mắt và đeo kính thì mới có thể nhìn thấy được.
Quả thực, con mắt của nhiều người cũng đang bị bệnh nặng giống như ông chủ trong Phim Mùi Đu Đủ Xanh: mắt bị mờ tối vì quá nhiều chuyện khiến không còn biết đường nào mà đi nữa. Tiếng hát Khánh Ly cất lên lời và nhạc Trịnh Công Sơn về “Những con mắt trần gian” thật đáng cho ta suy nghĩ:
Những con mắt trần gian, xin nguôi vết nhục nhằn. Những con mắt muộn phiền, xin cấy lại niềm tin. Những con mắt quầng thâm, xin tươi sáng một lần...
Những con mắt thù hận, cho ta đời lạnh căm... Những con mắt bạc tình, cháy tan ngày thần tiên... (Ngày ra đi với gió, ta nghe tình đổi mùa. Rừng đông rơi chiếc lá, ta cười với âm u. Trên quê hương còn lại, ta đi qua nửa đời chưa thấy được ngày vui. Đường trần rồi khăn gói, mai kia chào cuộc đời, nghìn trùng cơn gió bay... )
Dọn đường cho Chúa đến hay lên đường đi gặp Chúa, đích vẫn như nhau : Gặp được Chúa. Ấy vậy mà nhiều người có sẵn đường đó mà con mắt nhìn không thấy đường để đi gặp Chúa. Hoặc cũng nói được như sau: Chúa sẵn đó mà nhìn không thấy Chúa, vì mang “những con mắt trần gian,” “những con mắt mang hình viên đạn”…
Đi tìm hạnh phúc, xây tổ ấm gia đình, mà nhiều người cứ phải nhớn nhác đi kiếm chác ngoài đường. Riết mà hạnh phúc như vẫn ngoài tầm tay.
Trong "Tiếng Chim Hót," Anthony de Mello có kể như thế này:
Một người thấy ông bạn láng giềng cứ lom khom tìm mãi một cái gì trên nền đất, dưới ánh đèn đường nên hỏi:
- Ông bạn tìm gì vậy?
Người láng giềng liền trả lời: Tôi tìm chìa khóa đánh rơi.
Thế rồi cả hai cùng chăm chú, lom khom cố gắng tìm tiếp. Một hồi lâu người này chợt nhận ra một điều gì nên hỏi người láng giềng mất chìa khóa:
- Mà ông bạn làm rơi nó ở đâu vậy?
- Ở trong nhà thì phải.
- Nhưng tại sao ông bạn lại tìm ở đây?
- Vì ở đây có đèn điện sáng hơn.
Có thể nhiều người cũng đang đi tìm chìa khóa hạnh phúc gia đình ở ngoài mái nhà như vậy. Cứ thấy ánh sáng hào nhoáng văn minh là như con thiêu thân đâm rầm vào. Rồi lăn ra chết. Nơi Tivi, nơi quảng cáo, nơi các đua đòi theo sức ép... Phải làm thêm giờ, phải kiếm thêm tiền, phải có xe bóng, phải có nhà sang...(con cái thì phải học thêm, phải học thêm đến mụ người !). Nhiều thứ phải lắm. Khiến gia đình bị bỏ rơi hoang tàn, rồi cũng từ đó mà sinh ra một xã hội rối loạn như đang thấy hiện nay.
Có lẽ ta còn nhớ huyền thoại về con chim xanh. Mà Mỹ đã dựng thành phim do Elizabeth Taylor thủ vai chính. Ai có được con chim xanh là có hạnh phúc. Con chim xanh mang lại hạnh phúc, đó là lời sấm. Thế là người kia cất bước đi tìm, vượt suối băng ngàn, chiến đấu với các yêu tinh quỉ dữ để dành cho được con chim xanh, nhưng rồi vẫn không được. Quay trở về nhà, thì thấy con chim xanh đậu ngay trên cành bên cánh cửa sổ xanh của nhà mình.
Chúa không ở đâu xa. Hay nói theo chủ đề của Tin Mừng hôm nay: Con đường đến gặp Chúa không ngàn trùng muôn dặm, không nghìn trùng xa cách đâu. Chỉ giơ tay là với tới. Quan trọng là cặp mắt ta có nhận ra Chúa đang ở gần ta không thôi.
“Mùi đu đủ xanh” tìm được hạnh phúc không phải nơi nhà lầu gác tía nhưng nơi từng cành lá đu đủ xanh, từng cọng cỏ, từng con dế, từng động tác của công việc dù xem ra tầm thường.
Trong một tấm thiệp Giáng Sinh, hình hang đá Bê Lem, họa sĩ này không hề vẽ vách núi, cũng không có lều tranh. Hài nhi Giêsu nằm gọn ngủ ngon ở giữa. Thân mình Đức Maria và Thánh Giuse cúi khum xuống thành mái nhà che chở, giữ hơi ấm, ánh sáng lung linh giữa đêm đen lạnh buốt.
Bí quyết hạnh phúc nằm ở con mắt nhìn, ẩn sâu trong tim.
Mùa Vọng là mùa chờ đợi. Không phải là lại đi tìm và chờ đợi mãi đâu xa, mà là hồi phục lại con mắt nhìn, tức là con mắt của niềm tin, để thấy được điều đang chờ đợi mong tìm đã ở ngay bên rồi, ngay trong nhà mình, trong tim mình, như lời Kinh Thánh qua miệng Gioan hô lên trong hoang địa:
"Hãy thống hối vì Nước Trời đã gần bên...”
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
(theo ý của lm Dũng Lạc Trần Cao Tường)
Dọn đường là chủ điểm của bài Tin Mừng hôm nay với lời rao giảng của Gioan Tẩy Giả. Dọn đường là để đi. Muốn đi được, phải thấy rõ đường. Đường quanh co không cho ta thấy rõ để đi, cần uốn thẳng con đường. Núi đồi che lấp tầm nhìn, cần bạt xuống để nhìn con đường cho tỏ mà phóng xe nhanh.
Đó là lối triển khai đề tài thông thường nhất : nói đến con đường. Nay có một cách khai triển khác, tôi mượn ý nơi linh mục Dũng Lạc Trần Cao Tường để giới thiệu đến anh chị em: đó không phải con đường trước mặt mà là con mắt nhìn đường.
Đường thẳng thênh thang mà mắt nhìn vào bụi, thì chắc hẳn cũng sẽ đâm xe vào bờ… ruộng. Đường rộng thênh thang, thẳng băng trước mặt, mà mắt nhắm lại, thì cũng chẳng khác gì bị núi đồi lấp che.
Phim "Mùi Đu Đủ Xanh" do một người Việt bên Pháp là Trần Anh Hùng đạo diễn, đã được trình chiếu khắp bên Âu cũng như bên Mỹ. Mùi là một cô bé nhà nghèo nhưng mắt luôn tươi sáng và yêu đời. Vì cô nhìn thấy sức sống trong từng cọng cỏ, từng con dế, từng cành lá đu đủ xanh, từng động tác của công việc dù xem ra tầm thường. Tất cả đều đang tuôn chảy sức sống tràn trề nhảy múa thênh thang.
Bé Mùi phải đi làm con ở (ôsin) cho một gia đình nhà giầu. Nhà này giầu của mà lại nghèo lòng. Đứa con trai ông chủ có tính ác, thích giết chết những con vật vô tội, như lấy nến nóng chảy nhỏ xuống đàn kiến cho giẫy giụa chết. Mà chính bé Mùi cũng bị hành hạ gần như vậy. Bé bị đuổi mấy lần. Mỗi lần di chuyển thì "hành lý" của Mùi chẳng có gì ngoài một cái túi xách đựng một bộ quần áo cũ rách, nhưng… không quên mang theo cái hộp đựng dế. Mùi rất thích súc vật và cây cối. Mỗi lần có chuyện buồn thì chẳng phải phí tiền đi "bác sĩ tâm bệnh" như ngày nay, mà Mùi chỉ cần đưa hộp dế ra săn sóc, chơi giỡn với chúng. Mỗi lần làm việc vất vả, mồ hôi nhễ nhãi, Mùi chỉ cần mở cửa sổ nhìn ra vườn đàng sau, thì tự nhiên mắt Mùi sáng lên long lanh, nụ cười tươi nở no tròn, cả con người như rạo rực lên nguồn sinh khí mới, nhẹ nhàng nên bay cao.
Trái lại, ông chủ nhà chẳng mấy khi biết cười…, con mắt lờ đờ như mất hồn. Nét mặt ông luôn luôn đăm chiêu tư lự. Ông thường hay bỏ nhà đi kiếm chác tí tình lẻ ở ngoài phố chợ. Chắc ông nghĩ hạnh phúc nằm ở chỗ này chỗ kia. Con đường đi tìm hạnh phúc sao dài dằng dặc và kham khổ đến thế! Đang khi ông được một người vợ thật hiền dịu, có tình người, luôn kiên nhẫn chung thủy, mặc dù bao chuyện trớ trêu của ông... Để đến một ngày ông đi chán phải trở về với bệnh tật thân tàn ma dại, bà vợ vẫn nhẫn nhục thứ tha và săn sóc cho ông.
Đối với Mùi thì đường tìm hạnh phúc ở ngay trong bếp, ngay sau vườn, bên cành đu đủ xanh, bên hộp dế. Có phải đi đâu xa? Còn ông chủ thì cứ mải miết đi tìm, chẳng bao giờ thấy! Ông bị bệnh mắt nặng, cần phải đi bác sĩ nhãn khoa để khám mắt và đeo kính thì mới có thể nhìn thấy được.
Quả thực, con mắt của nhiều người cũng đang bị bệnh nặng giống như ông chủ trong Phim Mùi Đu Đủ Xanh: mắt bị mờ tối vì quá nhiều chuyện khiến không còn biết đường nào mà đi nữa. Tiếng hát Khánh Ly cất lên lời và nhạc Trịnh Công Sơn về “Những con mắt trần gian” thật đáng cho ta suy nghĩ:
Những con mắt trần gian, xin nguôi vết nhục nhằn. Những con mắt muộn phiền, xin cấy lại niềm tin. Những con mắt quầng thâm, xin tươi sáng một lần...
Những con mắt thù hận, cho ta đời lạnh căm... Những con mắt bạc tình, cháy tan ngày thần tiên... (Ngày ra đi với gió, ta nghe tình đổi mùa. Rừng đông rơi chiếc lá, ta cười với âm u. Trên quê hương còn lại, ta đi qua nửa đời chưa thấy được ngày vui. Đường trần rồi khăn gói, mai kia chào cuộc đời, nghìn trùng cơn gió bay... )
Dọn đường cho Chúa đến hay lên đường đi gặp Chúa, đích vẫn như nhau : Gặp được Chúa. Ấy vậy mà nhiều người có sẵn đường đó mà con mắt nhìn không thấy đường để đi gặp Chúa. Hoặc cũng nói được như sau: Chúa sẵn đó mà nhìn không thấy Chúa, vì mang “những con mắt trần gian,” “những con mắt mang hình viên đạn”…
Đi tìm hạnh phúc, xây tổ ấm gia đình, mà nhiều người cứ phải nhớn nhác đi kiếm chác ngoài đường. Riết mà hạnh phúc như vẫn ngoài tầm tay.
Trong "Tiếng Chim Hót," Anthony de Mello có kể như thế này:
Một người thấy ông bạn láng giềng cứ lom khom tìm mãi một cái gì trên nền đất, dưới ánh đèn đường nên hỏi:
- Ông bạn tìm gì vậy?
Người láng giềng liền trả lời: Tôi tìm chìa khóa đánh rơi.
Thế rồi cả hai cùng chăm chú, lom khom cố gắng tìm tiếp. Một hồi lâu người này chợt nhận ra một điều gì nên hỏi người láng giềng mất chìa khóa:
- Mà ông bạn làm rơi nó ở đâu vậy?
- Ở trong nhà thì phải.
- Nhưng tại sao ông bạn lại tìm ở đây?
- Vì ở đây có đèn điện sáng hơn.
Có thể nhiều người cũng đang đi tìm chìa khóa hạnh phúc gia đình ở ngoài mái nhà như vậy. Cứ thấy ánh sáng hào nhoáng văn minh là như con thiêu thân đâm rầm vào. Rồi lăn ra chết. Nơi Tivi, nơi quảng cáo, nơi các đua đòi theo sức ép... Phải làm thêm giờ, phải kiếm thêm tiền, phải có xe bóng, phải có nhà sang...(con cái thì phải học thêm, phải học thêm đến mụ người !). Nhiều thứ phải lắm. Khiến gia đình bị bỏ rơi hoang tàn, rồi cũng từ đó mà sinh ra một xã hội rối loạn như đang thấy hiện nay.
Có lẽ ta còn nhớ huyền thoại về con chim xanh. Mà Mỹ đã dựng thành phim do Elizabeth Taylor thủ vai chính. Ai có được con chim xanh là có hạnh phúc. Con chim xanh mang lại hạnh phúc, đó là lời sấm. Thế là người kia cất bước đi tìm, vượt suối băng ngàn, chiến đấu với các yêu tinh quỉ dữ để dành cho được con chim xanh, nhưng rồi vẫn không được. Quay trở về nhà, thì thấy con chim xanh đậu ngay trên cành bên cánh cửa sổ xanh của nhà mình.
Chúa không ở đâu xa. Hay nói theo chủ đề của Tin Mừng hôm nay: Con đường đến gặp Chúa không ngàn trùng muôn dặm, không nghìn trùng xa cách đâu. Chỉ giơ tay là với tới. Quan trọng là cặp mắt ta có nhận ra Chúa đang ở gần ta không thôi.
“Mùi đu đủ xanh” tìm được hạnh phúc không phải nơi nhà lầu gác tía nhưng nơi từng cành lá đu đủ xanh, từng cọng cỏ, từng con dế, từng động tác của công việc dù xem ra tầm thường.
Trong một tấm thiệp Giáng Sinh, hình hang đá Bê Lem, họa sĩ này không hề vẽ vách núi, cũng không có lều tranh. Hài nhi Giêsu nằm gọn ngủ ngon ở giữa. Thân mình Đức Maria và Thánh Giuse cúi khum xuống thành mái nhà che chở, giữ hơi ấm, ánh sáng lung linh giữa đêm đen lạnh buốt.
Bí quyết hạnh phúc nằm ở con mắt nhìn, ẩn sâu trong tim.
Mùa Vọng là mùa chờ đợi. Không phải là lại đi tìm và chờ đợi mãi đâu xa, mà là hồi phục lại con mắt nhìn, tức là con mắt của niềm tin, để thấy được điều đang chờ đợi mong tìm đã ở ngay bên rồi, ngay trong nhà mình, trong tim mình, như lời Kinh Thánh qua miệng Gioan hô lên trong hoang địa:
"Hãy thống hối vì Nước Trời đã gần bên...”
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
(theo ý của lm Dũng Lạc Trần Cao Tường)
Suy niệm Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
Lm. Anthony Trung Thành
10:52 05/12/2015
Suy niệm Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
Ngày 8 tháng 12 năm 1854, trong thông điệp Ineffabilis Deus, Đức Giáo Hoàng Piô IX đã công bố Đức Mẹ Maria là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội, Ngài nói: “Ta tuyên xưng, công bố và xác quyết rằng tín điều này đã được Thiên Chúa mặc khải và vì thế phải được mọi tín hữu tin nhận cách chắc chắn, không được rút lại. Cụ thể, tín điều này xác quyết rằng Đức Trinh Nữ Rất Thánh Maria ngay từ giây phút đầu tiên được tượng thai – nhờ ân ban và đặc sủng vô song Thiên Chúa toàn năng ban cho và nhờ công trạng của Đức Giêsu Kitô – đã được gìn giữ khỏi mọi vương vấn nguyên tội”.
Và 4 năm sau đó, tức là vào năm 1858, Đức Mẹ hiện ra với thánh nữ Bernadette ở Lộ Đức tự xưng mình là Đấng Vô Nhiễm Nguyên tội. Như vậy, Đức Mẹ xác minh lời tuyên bố của Đức Giáo Hoàng hoàn toàn không sai lầm.
Khi tuyên bố một tín điều, Giáo Hội thường dựa vào Thánh Kinh và Thánh Truyền. Với tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Giáo Hội dựa vào các lời Kinh thánh sau đây:
Thứ nhất, khi đến truyền tin cho Đức Mẹ, Thiên Thần Gabriel mở lời chào rằng: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng Bà”(Lc 1,28). Chúng ta thử lấy một ví dụ: Một chiếc li được đổ đầy nước, nếu chúng ta có đổ thêm nước vào thì nó cũng sẽ tràn ra ngoài. Cũng vậy, một tâm hồn đã đầy ơn phúc thì không có chỗ cho tội lỗi và những thứ khác ngự trị. Tâm hồn Mẹ đã đầy ơn Chúa, thì chẳng có thứ gì có thể xâm nhập vào được. Chính vì thế, Đức Mẹ không những vô nhiễm tội truyền mà còn không hề mắc một thứ tội riêng nào.
Thứ hai, khi Đức Mẹ đi thăm viếng Bà Êlizabeth, vừa nghe tiếng Đức Mẹ chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên vui sướng, bà Êlizabéth mới cất tiếng nói rằng: “Bà được chúc phúc hơn các người phụ nữ”(x. Lc 1, 41). Thật vậy, Mẹ “được chúc phúc hơn các người phụ nữ”, vì Mẹ được Chúa chọn làm Mẹ Thiên Chúa, được Chúa cho lên trời cả hồn lẫn xác, được Chúa cho sinh con nhưng vẫn còn đồng trinh và Mẹ được Chúa gìn giữ khỏi vướng mắc tội Tổ Tông Truyền.
Mặt khác, như lời Đức Giáo Hoàng Piô IX định tín: Đức Maria từ giây phút thành hình trong lòng bà Thánh Anna đã được hưởng ơn thánh hoá, đó là ơn Thiên Chúa trang điểm cho Mẹ hoàn toàn tốt đẹp, đáng yêu mến trước mặt Thiên Chúa. Chính ơn mà Thiên Chúa đã ban cho Adam khi sáng tạo, đó là tình trạng con người hoàn toàn vô tội kể cả tội nguyên tổ.
Ngoài ra, theo suy luận tự nhiên chúng ta có quyền hiểu rằng: Để chọn một người làm Mẹ của mình, Thiên Chúa phải chọn người trổi vượt hơn tất cả các bà mẹ trần gian. Cho nên, từ trước vô cùng Thiên Chúa đã tiền định cho Mẹ được khỏi tội Nguyên Tổ nhờ công nghiệp của Con Mẹ sau này. Vì vậy, chân phước Duns Scot đã phân biệt hai phương cách của ơn cứu chuộc: Phương cách thứ nhất là cứu chuộc bằng cách gìn giữ; Phương cách thứ hai là cứu chuộc bằng cách chữa trị. Thiên Chúa đã áp dụng phương cách thứ nhất cho Đức Mẹ, còn phương cách thứ hai là cho mọi người chúng ta.
Trong con cái loài người, chỉ có Đức Mẹ là người duy nhất không mắc tội Nguyên Tổ. Thánh Gioan Tẩy Giả vẫn mắc tội Nguyên tổ, nhưng Ngài được khỏi ngay từ khi còn trong lòng bà Thánh Êlizabet, nhờ cuộc viếng thăm của Đức Mẹ trong khi đang cưu mang Đức Giêsu. Còn đối với mỗi người chúng ta chỉ được khỏi tội Nguyên Tổ khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội.
Mặc dầu nhờ bí tích Rửa tội, chúng ta được khỏi tội Nguyên Tổ, nhưng chúng ta vẫn luôn hướng chiều về tội. Sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo dạy: “Khi ban sự sống trong ân sủng của Chúa Kitô, phép Rửa tội xoá sạch tội Nguyên Tổ và đưa con người về với Thiên Chúa, nhưng những hậu quả của một bản tính đã bị yếu đi và nghiêng về sự ác, sẽ vẫn tồn tại nơi con người, và con người được kêu gọi hãy sẵn sàng cho cuộc chiến đấu tinh thần”(x. Số 405). Chính vì vậy, con người luôn luôn phải chiến đấu. Đó là “Một cuộc chiến đấu gay go chống lại các uy lực của tối tăm đã diến ra trong suốt lịch sử loài người: Như Chúa đã nói, cuộc chiến đấu này đã khởi sự từ nguyên thuỷ và sẽ kéo dài cho đến ngày sau hết. Dấn thân vào trận chiến này, con người phải luôn chiến đấu để gắn bó với sự thiện. Phải cố gắng nhiều, và với ân sủng của Chúa, con người sẽ thực hiện được sự thống nhất nội tâm của mình”(x. Gl HTCG số 409).
Chiến đấu thì tất nhiên có chiến thắng và thất bại. Lịch sử Giáo Hội đã cho chúng ta biết có những vị thánh đã gìn giữ mình không mắc một tội trọng nào, như thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, Thánh Louis Gonzaga. Có những vị thánh đã cương quyết chống lại sự dữ để bảo vệ mình khỏi phạm tội mất lòng Chúa như thánh Maria Goretti, các Thánh Tử Đạo. Vô số các vị thánh đã nên thánh nhờ lòng sám hối ăn năn tội, như thánh Phêrô, Thánh Maria Madalena, thánh Mathêu, thánh Augustinô…
Giáo Hội luôn kêu gọi chúng ta giữ gìn chiếc áo trắng ngày lãnh nhận bí tích Rửa tội. Cố gắng xa tránh tội lỗi. Dùng các phương thế Chúa ban để chiến đấu chống lại tội lỗi: Siêng năng cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích, suy niệm và thực hành Lời Chúa. Nhưng vì bản tính yêu đuối nên con người dễ sa ngã phạm tội. Thiên Chúa là Cha đầy tình yêu thương đã tiên liệu cho chúng ta, trước khi về trời, Chúa Giêsu đã lập ra các bí tích, nhất là bí tích Hoà Giải để khi con người lỡ sa ngã phạm tội với lòng thống hối ăn năn đến lãnh nhận bí tích này sẽ được tha.
Ngoài ra, chúng ta hãy đến với Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội để nhờ Mẹ giúp đỡ và bảo vệ chúng ta nỗ lực không ngừng chiến đấu với ba thù: thế gian, ma quỷ và xác thịt. Bởi vì, Mẹ Maria không những là mẫu mực về các nhân đức mà còn là người mẹ hằng lưu tâm đến con cái tội lỗi là chúng ta, không những giúp chúng ta chiến đấu với tội lỗi mà còn bảo vệ phần xác chúng ta được an bình. Câu chuyện sau đây làm chứng điều đó:
Có 12 chiếc tàu tải lương thực lên thành Venise nước Ý, đoàn tàu đến gần thành Loretta nhằm áp ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Thủy thủ là người Công Giáo ao ước tàu cập bến để lên dự thánh lễ kính Đức Mẹ, nhưng thuyền trưởng không muốn vì sợ cướp biển lợi dụng anh em đi dự lễ mà đến đánh cướp chăng, vì bấy giờ lắm quân cướp biển. Trong đám thủy thủ, có Antôniô là người vừa can đảm, vừa có lòng sùng mến Đức Mẹ tình nguyện ở lại canh giữ các tàu để anh em yên lòng đi dự lễ. Thuyền trưởng đồng ý.
Sau khi mọi người đi lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm tại đền thờ Loreta thì Antôniô thấy mấy chiếc tàu lớn chạy thẳng tới tàu mình. Biết đích thực là quân cướp biển, Antôniô kêu nài Đức Mẹ cứu giúp mình thoát khỏi tai nạn này, cậy vì lời cầu xin và lòng sốt mến của đoàn thủy thủ đang dự thánh lễ kính Đức Mẹ. Cầu xin xong, với lòng đầy tin tưởng, Antôniô cầm một chiếc búa núp ở mạn tàu. Bổng một tên cướp biển bám vào mạn tàu nơi Antôniô đang nấp định trèo lên, Antôniô giơ búa phang một phát, trúng tay tên cướp, hắn đau đớn thét lên : “Ối trời đất ơi ! Tôi đã bị mưu tụi hắn rồi. Tụi hắn đông vô số, sẵn sàng khí giới để giệt chúng ta!”
Nghe tên đầu sọ thét lên, cả bọn cướp đua nhau trốn thoát. Một lát sau, Antôniô ngóc đầu lên, thấy bọn cướp đã ra xa, liền sấp mình xuống tạ ơn Đức Mẹ đã cứu giúp mình.
Khi đoàn thủy thủ đi dự lễ về, thấy xa xa ngoài khơi có đoàn tàu quân cướp biển thì họ lo sợ chúng đã giết mất Antôniô và cướp hết lương thực rồi ! Nhưng khi về đến tàu, thấy mọi sự còn yên và thấy Antôniô còn sống và kể lại đầu đuôi, mọi người vui mừng hớn hở, họp nhau lại đọc kinh cầu Đức Bà để tạ ơn Đức Mẹ đã cứu giúp con cái Người cách đặc biệt.
Lạy Chúa, để chọn Đức Maria làm Mẹ, Chúa đã gìn giữ Mẹ khỏi tội Nguyên Tổ và ban ơn để Mẹ không vướng mắc tội riêng nào. Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ, xin cho mọi người chúng con đủ sức để chiến đấu và chiến thắng ma quỷ tội lỗi và những nết xấu hằng ngày hầu luôn trung thành với Chúa. Amen
Lm. Anthony Trung Thành
Ngày 8 tháng 12 năm 1854, trong thông điệp Ineffabilis Deus, Đức Giáo Hoàng Piô IX đã công bố Đức Mẹ Maria là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội, Ngài nói: “Ta tuyên xưng, công bố và xác quyết rằng tín điều này đã được Thiên Chúa mặc khải và vì thế phải được mọi tín hữu tin nhận cách chắc chắn, không được rút lại. Cụ thể, tín điều này xác quyết rằng Đức Trinh Nữ Rất Thánh Maria ngay từ giây phút đầu tiên được tượng thai – nhờ ân ban và đặc sủng vô song Thiên Chúa toàn năng ban cho và nhờ công trạng của Đức Giêsu Kitô – đã được gìn giữ khỏi mọi vương vấn nguyên tội”.
Và 4 năm sau đó, tức là vào năm 1858, Đức Mẹ hiện ra với thánh nữ Bernadette ở Lộ Đức tự xưng mình là Đấng Vô Nhiễm Nguyên tội. Như vậy, Đức Mẹ xác minh lời tuyên bố của Đức Giáo Hoàng hoàn toàn không sai lầm.
Khi tuyên bố một tín điều, Giáo Hội thường dựa vào Thánh Kinh và Thánh Truyền. Với tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Giáo Hội dựa vào các lời Kinh thánh sau đây:
Thứ nhất, khi đến truyền tin cho Đức Mẹ, Thiên Thần Gabriel mở lời chào rằng: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng Bà”(Lc 1,28). Chúng ta thử lấy một ví dụ: Một chiếc li được đổ đầy nước, nếu chúng ta có đổ thêm nước vào thì nó cũng sẽ tràn ra ngoài. Cũng vậy, một tâm hồn đã đầy ơn phúc thì không có chỗ cho tội lỗi và những thứ khác ngự trị. Tâm hồn Mẹ đã đầy ơn Chúa, thì chẳng có thứ gì có thể xâm nhập vào được. Chính vì thế, Đức Mẹ không những vô nhiễm tội truyền mà còn không hề mắc một thứ tội riêng nào.
Thứ hai, khi Đức Mẹ đi thăm viếng Bà Êlizabeth, vừa nghe tiếng Đức Mẹ chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên vui sướng, bà Êlizabéth mới cất tiếng nói rằng: “Bà được chúc phúc hơn các người phụ nữ”(x. Lc 1, 41). Thật vậy, Mẹ “được chúc phúc hơn các người phụ nữ”, vì Mẹ được Chúa chọn làm Mẹ Thiên Chúa, được Chúa cho lên trời cả hồn lẫn xác, được Chúa cho sinh con nhưng vẫn còn đồng trinh và Mẹ được Chúa gìn giữ khỏi vướng mắc tội Tổ Tông Truyền.
Mặt khác, như lời Đức Giáo Hoàng Piô IX định tín: Đức Maria từ giây phút thành hình trong lòng bà Thánh Anna đã được hưởng ơn thánh hoá, đó là ơn Thiên Chúa trang điểm cho Mẹ hoàn toàn tốt đẹp, đáng yêu mến trước mặt Thiên Chúa. Chính ơn mà Thiên Chúa đã ban cho Adam khi sáng tạo, đó là tình trạng con người hoàn toàn vô tội kể cả tội nguyên tổ.
Ngoài ra, theo suy luận tự nhiên chúng ta có quyền hiểu rằng: Để chọn một người làm Mẹ của mình, Thiên Chúa phải chọn người trổi vượt hơn tất cả các bà mẹ trần gian. Cho nên, từ trước vô cùng Thiên Chúa đã tiền định cho Mẹ được khỏi tội Nguyên Tổ nhờ công nghiệp của Con Mẹ sau này. Vì vậy, chân phước Duns Scot đã phân biệt hai phương cách của ơn cứu chuộc: Phương cách thứ nhất là cứu chuộc bằng cách gìn giữ; Phương cách thứ hai là cứu chuộc bằng cách chữa trị. Thiên Chúa đã áp dụng phương cách thứ nhất cho Đức Mẹ, còn phương cách thứ hai là cho mọi người chúng ta.
Trong con cái loài người, chỉ có Đức Mẹ là người duy nhất không mắc tội Nguyên Tổ. Thánh Gioan Tẩy Giả vẫn mắc tội Nguyên tổ, nhưng Ngài được khỏi ngay từ khi còn trong lòng bà Thánh Êlizabet, nhờ cuộc viếng thăm của Đức Mẹ trong khi đang cưu mang Đức Giêsu. Còn đối với mỗi người chúng ta chỉ được khỏi tội Nguyên Tổ khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội.
Mặc dầu nhờ bí tích Rửa tội, chúng ta được khỏi tội Nguyên Tổ, nhưng chúng ta vẫn luôn hướng chiều về tội. Sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo dạy: “Khi ban sự sống trong ân sủng của Chúa Kitô, phép Rửa tội xoá sạch tội Nguyên Tổ và đưa con người về với Thiên Chúa, nhưng những hậu quả của một bản tính đã bị yếu đi và nghiêng về sự ác, sẽ vẫn tồn tại nơi con người, và con người được kêu gọi hãy sẵn sàng cho cuộc chiến đấu tinh thần”(x. Số 405). Chính vì vậy, con người luôn luôn phải chiến đấu. Đó là “Một cuộc chiến đấu gay go chống lại các uy lực của tối tăm đã diến ra trong suốt lịch sử loài người: Như Chúa đã nói, cuộc chiến đấu này đã khởi sự từ nguyên thuỷ và sẽ kéo dài cho đến ngày sau hết. Dấn thân vào trận chiến này, con người phải luôn chiến đấu để gắn bó với sự thiện. Phải cố gắng nhiều, và với ân sủng của Chúa, con người sẽ thực hiện được sự thống nhất nội tâm của mình”(x. Gl HTCG số 409).
Chiến đấu thì tất nhiên có chiến thắng và thất bại. Lịch sử Giáo Hội đã cho chúng ta biết có những vị thánh đã gìn giữ mình không mắc một tội trọng nào, như thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, Thánh Louis Gonzaga. Có những vị thánh đã cương quyết chống lại sự dữ để bảo vệ mình khỏi phạm tội mất lòng Chúa như thánh Maria Goretti, các Thánh Tử Đạo. Vô số các vị thánh đã nên thánh nhờ lòng sám hối ăn năn tội, như thánh Phêrô, Thánh Maria Madalena, thánh Mathêu, thánh Augustinô…
Giáo Hội luôn kêu gọi chúng ta giữ gìn chiếc áo trắng ngày lãnh nhận bí tích Rửa tội. Cố gắng xa tránh tội lỗi. Dùng các phương thế Chúa ban để chiến đấu chống lại tội lỗi: Siêng năng cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích, suy niệm và thực hành Lời Chúa. Nhưng vì bản tính yêu đuối nên con người dễ sa ngã phạm tội. Thiên Chúa là Cha đầy tình yêu thương đã tiên liệu cho chúng ta, trước khi về trời, Chúa Giêsu đã lập ra các bí tích, nhất là bí tích Hoà Giải để khi con người lỡ sa ngã phạm tội với lòng thống hối ăn năn đến lãnh nhận bí tích này sẽ được tha.
Ngoài ra, chúng ta hãy đến với Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội để nhờ Mẹ giúp đỡ và bảo vệ chúng ta nỗ lực không ngừng chiến đấu với ba thù: thế gian, ma quỷ và xác thịt. Bởi vì, Mẹ Maria không những là mẫu mực về các nhân đức mà còn là người mẹ hằng lưu tâm đến con cái tội lỗi là chúng ta, không những giúp chúng ta chiến đấu với tội lỗi mà còn bảo vệ phần xác chúng ta được an bình. Câu chuyện sau đây làm chứng điều đó:
Có 12 chiếc tàu tải lương thực lên thành Venise nước Ý, đoàn tàu đến gần thành Loretta nhằm áp ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Thủy thủ là người Công Giáo ao ước tàu cập bến để lên dự thánh lễ kính Đức Mẹ, nhưng thuyền trưởng không muốn vì sợ cướp biển lợi dụng anh em đi dự lễ mà đến đánh cướp chăng, vì bấy giờ lắm quân cướp biển. Trong đám thủy thủ, có Antôniô là người vừa can đảm, vừa có lòng sùng mến Đức Mẹ tình nguyện ở lại canh giữ các tàu để anh em yên lòng đi dự lễ. Thuyền trưởng đồng ý.
Sau khi mọi người đi lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm tại đền thờ Loreta thì Antôniô thấy mấy chiếc tàu lớn chạy thẳng tới tàu mình. Biết đích thực là quân cướp biển, Antôniô kêu nài Đức Mẹ cứu giúp mình thoát khỏi tai nạn này, cậy vì lời cầu xin và lòng sốt mến của đoàn thủy thủ đang dự thánh lễ kính Đức Mẹ. Cầu xin xong, với lòng đầy tin tưởng, Antôniô cầm một chiếc búa núp ở mạn tàu. Bổng một tên cướp biển bám vào mạn tàu nơi Antôniô đang nấp định trèo lên, Antôniô giơ búa phang một phát, trúng tay tên cướp, hắn đau đớn thét lên : “Ối trời đất ơi ! Tôi đã bị mưu tụi hắn rồi. Tụi hắn đông vô số, sẵn sàng khí giới để giệt chúng ta!”
Nghe tên đầu sọ thét lên, cả bọn cướp đua nhau trốn thoát. Một lát sau, Antôniô ngóc đầu lên, thấy bọn cướp đã ra xa, liền sấp mình xuống tạ ơn Đức Mẹ đã cứu giúp mình.
Khi đoàn thủy thủ đi dự lễ về, thấy xa xa ngoài khơi có đoàn tàu quân cướp biển thì họ lo sợ chúng đã giết mất Antôniô và cướp hết lương thực rồi ! Nhưng khi về đến tàu, thấy mọi sự còn yên và thấy Antôniô còn sống và kể lại đầu đuôi, mọi người vui mừng hớn hở, họp nhau lại đọc kinh cầu Đức Bà để tạ ơn Đức Mẹ đã cứu giúp con cái Người cách đặc biệt.
Lạy Chúa, để chọn Đức Maria làm Mẹ, Chúa đã gìn giữ Mẹ khỏi tội Nguyên Tổ và ban ơn để Mẹ không vướng mắc tội riêng nào. Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ, xin cho mọi người chúng con đủ sức để chiến đấu và chiến thắng ma quỷ tội lỗi và những nết xấu hằng ngày hầu luôn trung thành với Chúa. Amen
Lm. Anthony Trung Thành
Sửa đường - Sám hối
Lm. Vinh Sơn SCJ
21:31 05/12/2015
Chúa Nhật II Mùa Vọng C
SỬA ĐƯỜNG – SÁM HỐI
Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1- 6
Công tước d’Ossone - nhà chính trị lừng danh, vào năm 1624 lên chức phó vương ở Naples. Một hôm, ông đến thăm nhà tù gặp gỡ và hỏi từng phạm nhân là đã làm gì mà mình bị giam.
Tất cả mọi tù nhân đều kêu là mình bị oan, duy chỉ có một anh cúi đầu nhận tội, và còn nói đáng lẽ ra mình phải chịu phạt hơn nữa mới xứng đáng…
Ngạc nhiên vì người tù khiêm nhường nhận lỗi, công tước bảo: “Như vậy thì anh ở đây không phải chỗ: anh có tội mà sao lại ở giữa những người vô tội này? Hãy ra khỏi đây, Ta tha cho anh”.
Gioan rao giảng qua hình ảnh sửa đường để đón Chúa đến, mời gọi chúng ta sống chuẩn bị tâm hồn bằng sự sám hối ăn năn.
Tin Mừng Luca bằng giọng văn long trọng giới thiệu Gioan mạng sứ vụ Ngôn Sứ: “Có lời Thiên Chúa phán cùng con ông Dacaria là ông Gioan trong hoang địa” (Lc 3,2b). Qua đó bản văn con giới thiệu xa hơn vị Tẩy Giả, loan báo chuẩn bị đón Đấng Cứu Thế - Đức Giêsu Kitô và đặt Người vào giữa lòng lịch sử nhân loại để đem ơn cứu độ. Gioan rao giảng trong hoang địa và làm phép rửa tại sông Giođan ở bìa sa mạc; hoang địa là nơi thử thách và cũng là nơi gặp gỡ thân tình với Thiên Chúa. Các đoàn người đã từ Giêrusalem và miền Giuđê kéo đến với ông (Mc 1,5; x. Mt 3,5).
Gioan công bố một phép rửa sám hối hướng tới ơn tha tội (x. Lc 3,3): Lời công bố này nối dài lời rao giảng của các ngôn sứ Cựu Ước: kêu gọi dân Thiên Chúa “trở lại” với Đức Chúa của mình bằng cách đoạn tuyệt với tội lỗi. So với các ngôn sứ, nét mới mẻ đầu tiên của Gioan là đóng ấn sự hoán cải này bằng một phép rửa, ông chỉ ban phép rửa này một lần mà thôi, bởi vì Cuộc Phán Xét đang đến gần (Lc 3,7-9.17); chỉ còn chỗ cho một cuộc hoán cải duy nhất mà thôi để được ơn cứu độ (x. Gr 31,31; Ed 36,25).
Phép rửa của Gioan không phải là phép rửa Kitô giáo có khả năng xóa tội (Cv 2,38; 22,16): “Đấng mạnh thế hơn… sẽ làm phép rửa trong Thánh Thần và lửa” (Lc 3,16). Vai trò chính yếu của Gioan là “bảo cho dân Chúa biết rằng Chúa sẽ tha thứ mọi tội khiên” (Lc 1,77). Cho nên phép rửa của Gioan “hướng tới ơn tha tội” thay vì nói “để được ơn tha tội” là chuẩn bị cho Bí tích Thánh Tẩy Kitô giáo.
Trong sa mạc tịch liêu, giữa cái hoang vu của bầu khí thinh lặng, đất trời đều im ắng để lắng nghe tiếng gọi linh thiêng, Gioan cảm nghiệm được tiếng nói của Thiên Chúa cho ông sửa mình kế tiếp thức đẩy ông sứ mạng Tiền hô khi loan báo cho anh em chuẩn bị cho Đấng Messia đến: "Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường !" (Lc 3,4).
Trong sa mạc cuộc đời chúng ta hôm nay, Lời kêu gọi sám hối của Gioan vẫn còn vang lên cho chúng ta hãy sửa đường, hãy mở đường nhắc lại lời Ngôn sứ Isaia: “Trong sa mạc, hãy mở một con đường cho Đức Chúa, giữa đồng hoang, hãy vạch một con lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta. Mọi thung lũng sẽ được lấp đầy, mọi núi đồi sẽ phải bạt xuống, nơi lồi lõm sẽ hóa thành đồng bằng, chốn gồ ghề nên vùng đất phẳng phiu” (Is 40,3-4).
Hãy sửa con đường cho Chúa. Hãy dọn sạch khắp mọi nẻo đường! Con đường thẳng tắp cho Thiên Chúa chúng ta đến.
• Đường vào tâm linh của chúng ta có núi đồi cũa kiêu căng tự phụ khoe khoang, không bao giờ chịu thua kém người khác, những ngọn núi tự ái không bao giờ chịu nhận lỗi, không bao giờ chịu tha thứ. Hãy bạt cho phẳng xuống để Chúa đi vào tâm hồn.
• Tâm hồn chúng ta có những hố sâu của tham lam chiếm đoạt, hố sâu của chia rẽ, bất hoà. Hố sâu của ganh ghét, đố kỵ, hố sâu đam mê, hố sâu dục vọng… Cần lấp cho đầy để đường thẳng tắp.
• Đường vào tâm hồn có những khúc quanh co lương lẹo dối trá, sách Cách Ngôn có dạy “Thiên Chúa ghê tởm tâm địa quanh co” (Cn 11,20). Cứu cánh của kẻ quanh co là gian ác, cho nên cần phải uốn nắn lòng mình thẳng ngay .
Tâm hồn ta có những những gồ ghề của ngang ngạnh… Mọi gồ ghề luôn ngăn trở chúng ta trong các quan hệ tốt đẹp với tha nhân, phải bạt xuống và san phẳng đi, để tình người và lòng bác ái cứu độ của Đức Kitô đến như trong chương 1 thư gởi tín hữu Philipphê (x. Pl 1,4-6.8-11), thánh Phaolô chỉ cho chúng ta một con đường, một cách thế giúp chuẩn bị hữu hiệu cho ngày Chúa trở lại. Đó là luôn kiên trì sống tình yêu thương, bác ái, biết vun trồng lòng tin, cậy, mến và khả năng bén nhạy giúp nhận ra đâu là thánh ý Chúa và điều đẹp lòng Ngài.
Phải mở thêm những con đường mới, cho nên cần phải có những bước chân khai sáng, bước chân đi chinh phục những thế giới mới. Bước chân biết vượt khó vượt nguy. Biết khai phá, mở lối cho tương lai. Bước chân dấn thân của những con đường biết khoan đường hầm tù tội thất vọng để lần ra ánh sáng, ánh sáng của Niềm hy vọng.
Sửa đường và sửa hồn đầu tiên bằng tâm tình sám hối…
Người ta kể lại rằng, một khoa học gia và cũng là họa sĩ nổi danh Leonardo da Vinci vẽ bức tranh Bữa Tiệc Ly, bức tranh được rất nhiều người khen ngợi cho đến ngày hôm nay. Ông có một tranh chấp mạnh mẽ với người láng giềng, tâm tình thù hận trong tâm hồn không cho phép ông vẽ một chân dung nhân từ dịu dàng của Chúa Giêsu.
Ngồi trong phòng vẽ hàng giờ, nhưng Leonardo de Vinci không thể nào tập trung tinh thần để vẽ chân dung. Cuối cùng, ông quyết định đi tìm để làm hòa với người đang có tranh chấp, rồi với tâm hồn an bình thư thái, ông đã vẽ được dung mạo Chúa Giêsu trong bức tranh nổi tiếng Bữa Tiệc Ly, và dung mạo của Chúa Giêsu do ông vẽ ra đó thể hiện tuyệt vời đặc sắc tinh thần của Chúa Giêsu mà cho đến ngày hôm nay chưa có hay ít có họa sĩ nào theo kịp.
Chúa đến trên những con đường lòng chính trực, hành vi ngay thẳng, tâm tình đơn sơ, hiền hòa và khiêm tốn luôn sẵn sàng sửa... trong cõi lòng sám hối khiêm tốn Thiên Chúa làm nên những công trình vĩ đại… cho cuộc đời chúng ta và tha nhân…
Hãy sám hối, hãy sửa mình, sửa đường đời chúng ta…
Tâm hồn sám hối ăn năn
đời con bình dị, thẳng ngay, đón Ngài.
Lm. Vinh Sơn SCJ, Sài Gòn 05/12/2015
SỬA ĐƯỜNG – SÁM HỐI
Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1- 6
Công tước d’Ossone - nhà chính trị lừng danh, vào năm 1624 lên chức phó vương ở Naples. Một hôm, ông đến thăm nhà tù gặp gỡ và hỏi từng phạm nhân là đã làm gì mà mình bị giam.
Tất cả mọi tù nhân đều kêu là mình bị oan, duy chỉ có một anh cúi đầu nhận tội, và còn nói đáng lẽ ra mình phải chịu phạt hơn nữa mới xứng đáng…
Ngạc nhiên vì người tù khiêm nhường nhận lỗi, công tước bảo: “Như vậy thì anh ở đây không phải chỗ: anh có tội mà sao lại ở giữa những người vô tội này? Hãy ra khỏi đây, Ta tha cho anh”.
Gioan rao giảng qua hình ảnh sửa đường để đón Chúa đến, mời gọi chúng ta sống chuẩn bị tâm hồn bằng sự sám hối ăn năn.
Tin Mừng Luca bằng giọng văn long trọng giới thiệu Gioan mạng sứ vụ Ngôn Sứ: “Có lời Thiên Chúa phán cùng con ông Dacaria là ông Gioan trong hoang địa” (Lc 3,2b). Qua đó bản văn con giới thiệu xa hơn vị Tẩy Giả, loan báo chuẩn bị đón Đấng Cứu Thế - Đức Giêsu Kitô và đặt Người vào giữa lòng lịch sử nhân loại để đem ơn cứu độ. Gioan rao giảng trong hoang địa và làm phép rửa tại sông Giođan ở bìa sa mạc; hoang địa là nơi thử thách và cũng là nơi gặp gỡ thân tình với Thiên Chúa. Các đoàn người đã từ Giêrusalem và miền Giuđê kéo đến với ông (Mc 1,5; x. Mt 3,5).
Gioan công bố một phép rửa sám hối hướng tới ơn tha tội (x. Lc 3,3): Lời công bố này nối dài lời rao giảng của các ngôn sứ Cựu Ước: kêu gọi dân Thiên Chúa “trở lại” với Đức Chúa của mình bằng cách đoạn tuyệt với tội lỗi. So với các ngôn sứ, nét mới mẻ đầu tiên của Gioan là đóng ấn sự hoán cải này bằng một phép rửa, ông chỉ ban phép rửa này một lần mà thôi, bởi vì Cuộc Phán Xét đang đến gần (Lc 3,7-9.17); chỉ còn chỗ cho một cuộc hoán cải duy nhất mà thôi để được ơn cứu độ (x. Gr 31,31; Ed 36,25).
Phép rửa của Gioan không phải là phép rửa Kitô giáo có khả năng xóa tội (Cv 2,38; 22,16): “Đấng mạnh thế hơn… sẽ làm phép rửa trong Thánh Thần và lửa” (Lc 3,16). Vai trò chính yếu của Gioan là “bảo cho dân Chúa biết rằng Chúa sẽ tha thứ mọi tội khiên” (Lc 1,77). Cho nên phép rửa của Gioan “hướng tới ơn tha tội” thay vì nói “để được ơn tha tội” là chuẩn bị cho Bí tích Thánh Tẩy Kitô giáo.
Trong sa mạc tịch liêu, giữa cái hoang vu của bầu khí thinh lặng, đất trời đều im ắng để lắng nghe tiếng gọi linh thiêng, Gioan cảm nghiệm được tiếng nói của Thiên Chúa cho ông sửa mình kế tiếp thức đẩy ông sứ mạng Tiền hô khi loan báo cho anh em chuẩn bị cho Đấng Messia đến: "Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường !" (Lc 3,4).
Trong sa mạc cuộc đời chúng ta hôm nay, Lời kêu gọi sám hối của Gioan vẫn còn vang lên cho chúng ta hãy sửa đường, hãy mở đường nhắc lại lời Ngôn sứ Isaia: “Trong sa mạc, hãy mở một con đường cho Đức Chúa, giữa đồng hoang, hãy vạch một con lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta. Mọi thung lũng sẽ được lấp đầy, mọi núi đồi sẽ phải bạt xuống, nơi lồi lõm sẽ hóa thành đồng bằng, chốn gồ ghề nên vùng đất phẳng phiu” (Is 40,3-4).
Hãy sửa con đường cho Chúa. Hãy dọn sạch khắp mọi nẻo đường! Con đường thẳng tắp cho Thiên Chúa chúng ta đến.
• Đường vào tâm linh của chúng ta có núi đồi cũa kiêu căng tự phụ khoe khoang, không bao giờ chịu thua kém người khác, những ngọn núi tự ái không bao giờ chịu nhận lỗi, không bao giờ chịu tha thứ. Hãy bạt cho phẳng xuống để Chúa đi vào tâm hồn.
• Tâm hồn chúng ta có những hố sâu của tham lam chiếm đoạt, hố sâu của chia rẽ, bất hoà. Hố sâu của ganh ghét, đố kỵ, hố sâu đam mê, hố sâu dục vọng… Cần lấp cho đầy để đường thẳng tắp.
• Đường vào tâm hồn có những khúc quanh co lương lẹo dối trá, sách Cách Ngôn có dạy “Thiên Chúa ghê tởm tâm địa quanh co” (Cn 11,20). Cứu cánh của kẻ quanh co là gian ác, cho nên cần phải uốn nắn lòng mình thẳng ngay .
Tâm hồn ta có những những gồ ghề của ngang ngạnh… Mọi gồ ghề luôn ngăn trở chúng ta trong các quan hệ tốt đẹp với tha nhân, phải bạt xuống và san phẳng đi, để tình người và lòng bác ái cứu độ của Đức Kitô đến như trong chương 1 thư gởi tín hữu Philipphê (x. Pl 1,4-6.8-11), thánh Phaolô chỉ cho chúng ta một con đường, một cách thế giúp chuẩn bị hữu hiệu cho ngày Chúa trở lại. Đó là luôn kiên trì sống tình yêu thương, bác ái, biết vun trồng lòng tin, cậy, mến và khả năng bén nhạy giúp nhận ra đâu là thánh ý Chúa và điều đẹp lòng Ngài.
Phải mở thêm những con đường mới, cho nên cần phải có những bước chân khai sáng, bước chân đi chinh phục những thế giới mới. Bước chân biết vượt khó vượt nguy. Biết khai phá, mở lối cho tương lai. Bước chân dấn thân của những con đường biết khoan đường hầm tù tội thất vọng để lần ra ánh sáng, ánh sáng của Niềm hy vọng.
Sửa đường và sửa hồn đầu tiên bằng tâm tình sám hối…
Người ta kể lại rằng, một khoa học gia và cũng là họa sĩ nổi danh Leonardo da Vinci vẽ bức tranh Bữa Tiệc Ly, bức tranh được rất nhiều người khen ngợi cho đến ngày hôm nay. Ông có một tranh chấp mạnh mẽ với người láng giềng, tâm tình thù hận trong tâm hồn không cho phép ông vẽ một chân dung nhân từ dịu dàng của Chúa Giêsu.
Ngồi trong phòng vẽ hàng giờ, nhưng Leonardo de Vinci không thể nào tập trung tinh thần để vẽ chân dung. Cuối cùng, ông quyết định đi tìm để làm hòa với người đang có tranh chấp, rồi với tâm hồn an bình thư thái, ông đã vẽ được dung mạo Chúa Giêsu trong bức tranh nổi tiếng Bữa Tiệc Ly, và dung mạo của Chúa Giêsu do ông vẽ ra đó thể hiện tuyệt vời đặc sắc tinh thần của Chúa Giêsu mà cho đến ngày hôm nay chưa có hay ít có họa sĩ nào theo kịp.
Chúa đến trên những con đường lòng chính trực, hành vi ngay thẳng, tâm tình đơn sơ, hiền hòa và khiêm tốn luôn sẵn sàng sửa... trong cõi lòng sám hối khiêm tốn Thiên Chúa làm nên những công trình vĩ đại… cho cuộc đời chúng ta và tha nhân…
Hãy sám hối, hãy sửa mình, sửa đường đời chúng ta…
Tâm hồn sám hối ăn năn
đời con bình dị, thẳng ngay, đón Ngài.
Lm. Vinh Sơn SCJ, Sài Gòn 05/12/2015
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:39 05/12/2015
72. CÁCH NGÔN CỦA ÂN HẠO
Có người hỏi trung quân Ân Hạo:
- “Tại sao khi muốn được chức quan thì lại nằm mơ thấy quan tài, muốn được tiền của thì lại nằm mơ phân và nước tiểu ?”
Ân Hạo nói:
- “Tước vị chức quan nguyên là của ác xú họ Trần, cho nên muốn được nó thì nằm mơ thấy tử thi quan tài; tiền của nguyên là giống phân và bùn, cho nên lúc muốn được nó thì nằm mơ thấy đồ bẩn thỉu.”
Người lúc bấy giờ cho rằng lời của ông ta là danh ngôn thông đạt.
(Thế Thuyết Tân Ngữ)
Suy tư 72:
Người thời xưa, dù chưa biết giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, dù chưa được nghe Tin Mừng, thế mà họ cũng hiểu chức quan tước vị chỉ là thây ma; tiền của bạc tiền chỉ là thứ bẩn thỉu, rác rưởi mà thôi.
Tiền tài danh vọng chỉ là phù vân, nay còn mai mất.
Trong cuộc sống của nhiều người đã chứng minh được điều ấy: biết bao nhiêu người giàu có đã trở thành tay trắng sau năm 1975, biết bao nhiêu người trở thành tay trắng sau một cơn bảo lụt ? Và biết bao nhiêu người từ ông tướng tá oai phong lẫm liệt trở thành một thường dân nghèo khổ...?
“Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân”.
Vâng, tất cả chỉ là phù vân, ngay cả thân xác của tôi đây cũng là phù vân, chỉ có Lời Chúa là tồn tại đến muôn đời, ai nghe và thực hành Lời Chúa cũng sẽ được sống muôn đời, ngoài Lời Chúa ra, thì tất cả chỉ là gió thổi mây bay, nay còn mai mất, không tồn tại.
Đức Chúa Giê-su –Đấng đã sống lại từ cõi chết- đã thân tình chia sẽ với chúng ta như sau:
“Anh em cũng vậy, bây giờ anh em lo buồn, nhưng Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng; và niềm vui của anh em, không ai lấy mất được. Ngày ấy anh em không còn phải hỏi Thầy gì nữa. Thật, Thầy bảo thật anh em: anh em xin Chúa Cha điều gì, thì Người sẽ ban cho anh em nhân danh Thầy. Cho đến nay, anh em chẳng xin gì nhân danh Thầy. Cứ xin đi, anh em sẽ được, để niềm vui của anh em nên trọn vẹn.”
Chỉ có Thiên Chúa ban cho mới là đời đời, mới không là phù vân, mà cái Chúa ban cho chúng ta chính là sự Bình An của niềm vui Phục Sinh của Ngài.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Có người hỏi trung quân Ân Hạo:
- “Tại sao khi muốn được chức quan thì lại nằm mơ thấy quan tài, muốn được tiền của thì lại nằm mơ phân và nước tiểu ?”
Ân Hạo nói:
- “Tước vị chức quan nguyên là của ác xú họ Trần, cho nên muốn được nó thì nằm mơ thấy tử thi quan tài; tiền của nguyên là giống phân và bùn, cho nên lúc muốn được nó thì nằm mơ thấy đồ bẩn thỉu.”
Người lúc bấy giờ cho rằng lời của ông ta là danh ngôn thông đạt.
(Thế Thuyết Tân Ngữ)
Suy tư 72:
Người thời xưa, dù chưa biết giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, dù chưa được nghe Tin Mừng, thế mà họ cũng hiểu chức quan tước vị chỉ là thây ma; tiền của bạc tiền chỉ là thứ bẩn thỉu, rác rưởi mà thôi.
Tiền tài danh vọng chỉ là phù vân, nay còn mai mất.
Trong cuộc sống của nhiều người đã chứng minh được điều ấy: biết bao nhiêu người giàu có đã trở thành tay trắng sau năm 1975, biết bao nhiêu người trở thành tay trắng sau một cơn bảo lụt ? Và biết bao nhiêu người từ ông tướng tá oai phong lẫm liệt trở thành một thường dân nghèo khổ...?
“Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân”.
Vâng, tất cả chỉ là phù vân, ngay cả thân xác của tôi đây cũng là phù vân, chỉ có Lời Chúa là tồn tại đến muôn đời, ai nghe và thực hành Lời Chúa cũng sẽ được sống muôn đời, ngoài Lời Chúa ra, thì tất cả chỉ là gió thổi mây bay, nay còn mai mất, không tồn tại.
Đức Chúa Giê-su –Đấng đã sống lại từ cõi chết- đã thân tình chia sẽ với chúng ta như sau:
“Anh em cũng vậy, bây giờ anh em lo buồn, nhưng Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng; và niềm vui của anh em, không ai lấy mất được. Ngày ấy anh em không còn phải hỏi Thầy gì nữa. Thật, Thầy bảo thật anh em: anh em xin Chúa Cha điều gì, thì Người sẽ ban cho anh em nhân danh Thầy. Cho đến nay, anh em chẳng xin gì nhân danh Thầy. Cứ xin đi, anh em sẽ được, để niềm vui của anh em nên trọn vẹn.”
Chỉ có Thiên Chúa ban cho mới là đời đời, mới không là phù vân, mà cái Chúa ban cho chúng ta chính là sự Bình An của niềm vui Phục Sinh của Ngài.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:46 05/12/2015
N2T |
4. Khấn lại có ba ích lợi lớn: (1) Tăng gia lửa yêu mến Thiên Chúa. (2) Cảnh tỉnh chúng ta không được quên lời mà chúng ta đã hứa với Thiên Chúa ngay từ đầu, và gắng sức tự mình thực hiện. (3) Giữ vững lòng của chúng ta không làm mất ơn gọi của Thiên Chúa.
(Thánh Ignatius de Loyola)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 2 MV)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:46 05/12/2015
Chúa Nhật 2 MÙA VỌNG
Tin mừng: Lc 3, 1-6
“Hết mọi người phàm sẽ được thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa”.
Anh chị em thân mến,
Ơn cứu độ của Đức Chúa Giê-su không chỉ dành cho bạn cho tôi hay một người nào, một dân tộc nào, hay một quốc gia nào cả, nhưng nếu ai thành tâm đón nhận Ngài thì sẽ được ơn cứu độ...
Thời của thánh Gioan Tẩy Giả mọi người Do Thái đều trông đợi vị cứu tinh đến như lời tiên tri I-sai-a loan báo: “Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi...”, cho nên ơn cứu độ đã đến với nhân loại, mà trước hết là với người Do Thái nhưng họ đã từ chối đón nhận Đấng cứu độ, và kế đến là tất cả chúng ta, những người đã tin vào Đức Chúa Giê-su nhưng vẫn cứ từ chối Ngài trong cuộc sống của mình...
Dọn tâm hồn cho ngay thẳng đối với người Ki-tô hữu là đi xưng tội, làm việc đến tội, hy sinh hãm mình.v.v... đương nhiên đó là những việc phải làm mà tất cả những ai là con cái Thiên Chúa đều phải có, nhưng trưởng thành hơn, rốt ráo hơn đó chính là đổi mới cách sống của mình sao cho phù hợp với Tin Mừng của Đấng đã đến, đang đến và sẽ đến để phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Đổi mới cách sống cũng có nghĩa là từ trong nấm mồ tối tăm bừng dậy phục sinh với Đức Ki-tô: hoàn hảo hơn, đẹp hơn và vinh dự hơn.
Hoàn hảo hơn trong cách sống làm người Ki-tô hữu với tấm hồn khiêm cung và phục vụ; đẹp hơn trong cách nhìn tha nhân với tâm hồn của tình huynh đệ chân thành trong Đức Ki-tô; vinh dự hơn khi hiểu được mình mang tên Ki-tô hữu để xây dựng một xã hội bác ái hơn. Đó chính là cách thế để dọn tâm hồn cho ngay thẳng đợi Chúa đến trong thời đại ngày nay của chúng ta.
Hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ, nhưng không phải tất cả mọi người phàm được cứu độ, bởi vì ơn cứu độ chỉ cứu những ai tin và và đón nhận Tin Mừng của Chúa Ki-tô mới đáng được lãnh nhận mà thôi. Là những người Ki-tô hữu, bạn và tôi hãnh diện vì đã tin và sống đức tin ngay tại trần gian này, trong sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, và nhờ đời sống tin yêu và hi vọng của chúng ta vào Thiên Chúa mà mọi người biết đến ơn cứu độ của Ngài.
Anh chị em thân mến,
Thiên Chúa đã làm người nên Ngài cũng rất thích đi trên những con đường bằng phẳng và thẳng tắp để đến với bạn và tôi, nhưng đồng thời Ngài cũng không ngần ngại cúi xuống nhặt những hòn sỏi làm vấp chân người khác, để thánh hoá và chúc lành cho nó trở nên dụng cụ hữu ích cho tha nhân.
Dọn đường cho ngay thẳng là việc mà bạn và tôi cần phải làm, để đường đi từ trái tim của chúng ta đến tâm hồn của tha nhân gần hơn, dễ hơn và thân tình hơn; lấp đầy những hố sâu là việc mà chúng ta phải làm từng giây phút trong cuộc sống, để tha nhân đến với chúng ta cách dễ dàng hơn, mà không bị ngăn cách bởi tính kiêu ngạo và khoe khoang của chúng ta, đó chính là chuẩn bị cho mọi người nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin mừng: Lc 3, 1-6
“Hết mọi người phàm sẽ được thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa”.
Anh chị em thân mến,
Ơn cứu độ của Đức Chúa Giê-su không chỉ dành cho bạn cho tôi hay một người nào, một dân tộc nào, hay một quốc gia nào cả, nhưng nếu ai thành tâm đón nhận Ngài thì sẽ được ơn cứu độ...
Thời của thánh Gioan Tẩy Giả mọi người Do Thái đều trông đợi vị cứu tinh đến như lời tiên tri I-sai-a loan báo: “Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi...”, cho nên ơn cứu độ đã đến với nhân loại, mà trước hết là với người Do Thái nhưng họ đã từ chối đón nhận Đấng cứu độ, và kế đến là tất cả chúng ta, những người đã tin vào Đức Chúa Giê-su nhưng vẫn cứ từ chối Ngài trong cuộc sống của mình...
Dọn tâm hồn cho ngay thẳng đối với người Ki-tô hữu là đi xưng tội, làm việc đến tội, hy sinh hãm mình.v.v... đương nhiên đó là những việc phải làm mà tất cả những ai là con cái Thiên Chúa đều phải có, nhưng trưởng thành hơn, rốt ráo hơn đó chính là đổi mới cách sống của mình sao cho phù hợp với Tin Mừng của Đấng đã đến, đang đến và sẽ đến để phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Đổi mới cách sống cũng có nghĩa là từ trong nấm mồ tối tăm bừng dậy phục sinh với Đức Ki-tô: hoàn hảo hơn, đẹp hơn và vinh dự hơn.
Hoàn hảo hơn trong cách sống làm người Ki-tô hữu với tấm hồn khiêm cung và phục vụ; đẹp hơn trong cách nhìn tha nhân với tâm hồn của tình huynh đệ chân thành trong Đức Ki-tô; vinh dự hơn khi hiểu được mình mang tên Ki-tô hữu để xây dựng một xã hội bác ái hơn. Đó chính là cách thế để dọn tâm hồn cho ngay thẳng đợi Chúa đến trong thời đại ngày nay của chúng ta.
Hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ, nhưng không phải tất cả mọi người phàm được cứu độ, bởi vì ơn cứu độ chỉ cứu những ai tin và và đón nhận Tin Mừng của Chúa Ki-tô mới đáng được lãnh nhận mà thôi. Là những người Ki-tô hữu, bạn và tôi hãnh diện vì đã tin và sống đức tin ngay tại trần gian này, trong sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, và nhờ đời sống tin yêu và hi vọng của chúng ta vào Thiên Chúa mà mọi người biết đến ơn cứu độ của Ngài.
Anh chị em thân mến,
Thiên Chúa đã làm người nên Ngài cũng rất thích đi trên những con đường bằng phẳng và thẳng tắp để đến với bạn và tôi, nhưng đồng thời Ngài cũng không ngần ngại cúi xuống nhặt những hòn sỏi làm vấp chân người khác, để thánh hoá và chúc lành cho nó trở nên dụng cụ hữu ích cho tha nhân.
Dọn đường cho ngay thẳng là việc mà bạn và tôi cần phải làm, để đường đi từ trái tim của chúng ta đến tâm hồn của tha nhân gần hơn, dễ hơn và thân tình hơn; lấp đầy những hố sâu là việc mà chúng ta phải làm từng giây phút trong cuộc sống, để tha nhân đến với chúng ta cách dễ dàng hơn, mà không bị ngăn cách bởi tính kiêu ngạo và khoe khoang của chúng ta, đó chính là chuẩn bị cho mọi người nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:46 05/12/2015
137. DỰ TÒNG
Trong giáo xứ có một dự tòng vì bệnh mà chết, cha sở mời gọi các ban ngành đoàn thể của giáo xứ kết hợp với tang gia chuẩn bị lễ an tang cho chu đáo, cha sở lại đến nhà dâng thánh lễ cho người mới qua đời như một giáo dân…
Giáo dân bàn tán xì xào, nào là chưa được rửa tội mà làm lễ an tang, nào là cha sở không biết luật lệ của Giáo Hội.v.v…
Trong thánh lễ an táng, cha sở nói: “Giáo Hội coi những người dự tòng là con cái của mình, cần phải được lãnh nhận các ân huệ như các Ki-tô hữu khác khi họ qua đời, do đó, khi chúng ta tổ chức thánh lễ an táng cho những người dự tòng là chúng ta đang truyền giáo, đang nói với những người khác rằng: những người dự tòng cũng đều là con cái của Giáo Hội…”
Thánh lễ an táng được kết thúc trong trang nghiêm và nhiều giáo hữu tỏ ra vui mừng, vì họ biết rằng những người dự tòng đều được Giáo Hội cử hành thánh lễ an táng như những người Ki-tô hữu vậy.
-------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Trong giáo xứ có một dự tòng vì bệnh mà chết, cha sở mời gọi các ban ngành đoàn thể của giáo xứ kết hợp với tang gia chuẩn bị lễ an tang cho chu đáo, cha sở lại đến nhà dâng thánh lễ cho người mới qua đời như một giáo dân…
Giáo dân bàn tán xì xào, nào là chưa được rửa tội mà làm lễ an tang, nào là cha sở không biết luật lệ của Giáo Hội.v.v…
Trong thánh lễ an táng, cha sở nói: “Giáo Hội coi những người dự tòng là con cái của mình, cần phải được lãnh nhận các ân huệ như các Ki-tô hữu khác khi họ qua đời, do đó, khi chúng ta tổ chức thánh lễ an táng cho những người dự tòng là chúng ta đang truyền giáo, đang nói với những người khác rằng: những người dự tòng cũng đều là con cái của Giáo Hội…”
Thánh lễ an táng được kết thúc trong trang nghiêm và nhiều giáo hữu tỏ ra vui mừng, vì họ biết rằng những người dự tòng đều được Giáo Hội cử hành thánh lễ an táng như những người Ki-tô hữu vậy.
-------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh GH Phaolo II nói về phá thai : “ Chúng ta đang đối đầu với họa sát nhân..."
Giuse Thẩm Nguyễn
08:05 05/12/2015
Thánh Giáo Hoàng Phaolo II nói về phá thai: “ Chúng ta đang đối đầu với họa sát nhân…cố ý giết chết người vô tội.”
(Một vụ nổ súng bừa bãi vừa mới xảy ra tuần trước tại Colorado nhằm vào cơ sở Planned Parenhood, một cơ sở chuyên phá thai ở Hoa Kỳ, chúng tôi xin cung cấp thêm chi tiết lời dạy của Giáo Hội Công Giáo, đặc biệt qua thư của Thánh Giáo Hoàng Phaolo II về việc phá thai)
CNSNews: Khi cơ sở giết người bọc dưới cái tên hoa mỹ “Kế Hoạch Hóa Gia Đình” (Planned Parenhood) đổ lỗi rằng vì “sự phát ngôn mang tính hận thù” của các vị lãnh đạo về “ văn hóa sự sống,” đã tạo ra những “ bạo động,” thì Thánh Giáo Hoàng Phaolo II đã từng nhiều lần khẳng định phá thai là “sát nhân” và “ trực tiếp giết chết” một mạng người.
Thánh Giáo Hoàng Phaolo II (1920-2005) là vị Giáo Hoàng từ năm 1978 đến 2005 và Ngài đã được đương kim Giáo Hoàng Phanxico phong thánh vào năm 2014.
Vào năm 1995. Trong thư “ Tin Mừng của Sự Sống”, Thánh Giáo Hoàng đã đề cập đến nhiều lãnh vực gồm đạo đức và xã hội như sự sống và cái chết, bắt đầu từ câu chuyện trong Kinh Thánh về anh em Cain và Abel và rồi đến các “ tội ác không kể xiết của sự phá thai”
Trong thư đó, Thánh Giáo Hoàng Phaolo II đã đưa ra ít nhất là 13 trường hợp, coi phá thai như sát nhân, giết người, loại bỏ, cái chết ( và những danh từ tương tự) để mô tả phá thai là gì. Ngài đã không phân tích chữ nghĩa hay che đậy bằng những từ úp mở để đánh lừa dư luận như “ chọn lựa “ hay “ sự gián đoạn thai kỳ.”
Ngài viết rằng “Phá thai là chủ ý và trực tiếp giết người, dù thực hiện bằng cách nào đi nữa, giai đoạn đầu hay giai đoạn cuối, từ lúc thụ thai cho đến khi được sinh ra,” (nhấn mạnh)
“Vấn đề đạo đức của sự phá thai rõ ràng là vấn đề đối phó với việc giết người…”
“Người bị loại bỏ là một con người vào giai đoạn đầu đời.”
“Và đôi khi chính người mẹ đã quyết định và yêu cầu loại bỏ con của mình qua việc nhờ người khác giúp thực hiện.”
“ Nhưng những lý do này và những lý do tương tự, rất nghiêm trọng và bi thảm, cũng không bao giờ biện minh được cho việc cố tình giết một người vô tội.”
“Không những chỉ người mẹ mà cả những người khác nữa đã quyết định giết đứa trẻ ngay trong bào thai.”
“Bác sĩ và y tá là những người có trách nhiệm khi họ dùng tài năng giết người thay vì phát huy cuộc sống”
“… dù chỉ có một con người bị giết thôi thì cũng đủ lý lẽ rõ ràng để cấm bất cứ việc can thiệp nào nhằm mục đích giết phôi thai của con người.”
“Thánh kinh dạy chúng ta phải tôn trọng sự sống con người trong cung lòng người mẹ, điều ấy là hệ luận từ giới răn của Chúa “ngươi không được giết người” cũng được áp dụng cho trẻ chưa được sinh ra.”
“Trong số các nhà văn của Giáo Hội Hy Lạp, Athenagoras đã ghi lại rằng người phụ nữ được kể là phạm tội giết người khi uống thuốc gây sẩy thai vì thai nhi được coi như một con người rồi dù còn trong bụng mẹ và ‘đã được Thiên Chúa bảo vệ’.
“Nhà văn Latin, Tertullian khẳng định rằng “Coi như là giết người khi ngăn cản một con người sinh ra, giết một người sau khi sinh ra và giết lúc sắp sinh ra thì cũng không khác gì nhau mấy. Dù chỉ làm người một ngày thì cũng đã là người rồi.”
“Ngay từ khi có ý thức về sự sống thì sự sống ấy đã cần được chăm sóc cẩn thận rồi, trong khi phá thai và diệt trẻ sơ sinh là những tội phạm khủng khiếp không kể xiết.”
“Giết người trực tiếp như việc phá thai luôn là một trọng tội vì đã cố ý giết một người vô tội.”
“Việc giết người vô tội, dù để cứu một người khác đi chăng nữa, vẫn là một hành động rõ ràng là không thể chấp nhận được.”
“Cố ý và trực tiếp giết người, sát nhân, loại bỏ, giết chết… bất kể nhìn theo góc độ nào, lý luận kiểu gì thì phá thai luôn được xem như giết người.”
Cơ sở Kế Hoạch Hóa Gia Đình không muốn nhìn nhận thực tế đó. Họ thích dùng những từ ngữ mơ hồ như “sự lựa chọn,” “ quyền sinh sản”. Đây là thứ ngôn ngữ chạy tội và do đó tự hủy diệt.
Mẹ Teresa đã nói tại buổi nguyện kinh ăn sáng ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn rằng “Nếu chúng ta chấp nhận rằng người mẹ có thể giết đứa con ruột của mình thì làm sao chúng ta có thể nói với người khác là không được giết nhau?”
“Bất cứ quốc gia nào chấp nhận phá thai thì không khuyến khích người dân yêu nhau, nhưng dạy người ta dùng bất cứ loại bạo lực nào có thể để đạt được cái mình muốn”. Mẹ nói tiếp “Đây là lý do tại sao kẻ phá hại nguy hiểm nhất của yêu thương và hòa bình lại chính là phá thai.”
(Một vụ nổ súng bừa bãi vừa mới xảy ra tuần trước tại Colorado nhằm vào cơ sở Planned Parenhood, một cơ sở chuyên phá thai ở Hoa Kỳ, chúng tôi xin cung cấp thêm chi tiết lời dạy của Giáo Hội Công Giáo, đặc biệt qua thư của Thánh Giáo Hoàng Phaolo II về việc phá thai)
CNSNews: Khi cơ sở giết người bọc dưới cái tên hoa mỹ “Kế Hoạch Hóa Gia Đình” (Planned Parenhood) đổ lỗi rằng vì “sự phát ngôn mang tính hận thù” của các vị lãnh đạo về “ văn hóa sự sống,” đã tạo ra những “ bạo động,” thì Thánh Giáo Hoàng Phaolo II đã từng nhiều lần khẳng định phá thai là “sát nhân” và “ trực tiếp giết chết” một mạng người.
Thánh Giáo Hoàng Phaolo II (1920-2005) là vị Giáo Hoàng từ năm 1978 đến 2005 và Ngài đã được đương kim Giáo Hoàng Phanxico phong thánh vào năm 2014.
Vào năm 1995. Trong thư “ Tin Mừng của Sự Sống”, Thánh Giáo Hoàng đã đề cập đến nhiều lãnh vực gồm đạo đức và xã hội như sự sống và cái chết, bắt đầu từ câu chuyện trong Kinh Thánh về anh em Cain và Abel và rồi đến các “ tội ác không kể xiết của sự phá thai”
Trong thư đó, Thánh Giáo Hoàng Phaolo II đã đưa ra ít nhất là 13 trường hợp, coi phá thai như sát nhân, giết người, loại bỏ, cái chết ( và những danh từ tương tự) để mô tả phá thai là gì. Ngài đã không phân tích chữ nghĩa hay che đậy bằng những từ úp mở để đánh lừa dư luận như “ chọn lựa “ hay “ sự gián đoạn thai kỳ.”
Ngài viết rằng “Phá thai là chủ ý và trực tiếp giết người, dù thực hiện bằng cách nào đi nữa, giai đoạn đầu hay giai đoạn cuối, từ lúc thụ thai cho đến khi được sinh ra,” (nhấn mạnh)
“Vấn đề đạo đức của sự phá thai rõ ràng là vấn đề đối phó với việc giết người…”
“Người bị loại bỏ là một con người vào giai đoạn đầu đời.”
“Và đôi khi chính người mẹ đã quyết định và yêu cầu loại bỏ con của mình qua việc nhờ người khác giúp thực hiện.”
“ Nhưng những lý do này và những lý do tương tự, rất nghiêm trọng và bi thảm, cũng không bao giờ biện minh được cho việc cố tình giết một người vô tội.”
“Không những chỉ người mẹ mà cả những người khác nữa đã quyết định giết đứa trẻ ngay trong bào thai.”
“Bác sĩ và y tá là những người có trách nhiệm khi họ dùng tài năng giết người thay vì phát huy cuộc sống”
“… dù chỉ có một con người bị giết thôi thì cũng đủ lý lẽ rõ ràng để cấm bất cứ việc can thiệp nào nhằm mục đích giết phôi thai của con người.”
“Thánh kinh dạy chúng ta phải tôn trọng sự sống con người trong cung lòng người mẹ, điều ấy là hệ luận từ giới răn của Chúa “ngươi không được giết người” cũng được áp dụng cho trẻ chưa được sinh ra.”
“Trong số các nhà văn của Giáo Hội Hy Lạp, Athenagoras đã ghi lại rằng người phụ nữ được kể là phạm tội giết người khi uống thuốc gây sẩy thai vì thai nhi được coi như một con người rồi dù còn trong bụng mẹ và ‘đã được Thiên Chúa bảo vệ’.
“Nhà văn Latin, Tertullian khẳng định rằng “Coi như là giết người khi ngăn cản một con người sinh ra, giết một người sau khi sinh ra và giết lúc sắp sinh ra thì cũng không khác gì nhau mấy. Dù chỉ làm người một ngày thì cũng đã là người rồi.”
“Ngay từ khi có ý thức về sự sống thì sự sống ấy đã cần được chăm sóc cẩn thận rồi, trong khi phá thai và diệt trẻ sơ sinh là những tội phạm khủng khiếp không kể xiết.”
“Giết người trực tiếp như việc phá thai luôn là một trọng tội vì đã cố ý giết một người vô tội.”
“Việc giết người vô tội, dù để cứu một người khác đi chăng nữa, vẫn là một hành động rõ ràng là không thể chấp nhận được.”
“Cố ý và trực tiếp giết người, sát nhân, loại bỏ, giết chết… bất kể nhìn theo góc độ nào, lý luận kiểu gì thì phá thai luôn được xem như giết người.”
Cơ sở Kế Hoạch Hóa Gia Đình không muốn nhìn nhận thực tế đó. Họ thích dùng những từ ngữ mơ hồ như “sự lựa chọn,” “ quyền sinh sản”. Đây là thứ ngôn ngữ chạy tội và do đó tự hủy diệt.
Mẹ Teresa đã nói tại buổi nguyện kinh ăn sáng ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn rằng “Nếu chúng ta chấp nhận rằng người mẹ có thể giết đứa con ruột của mình thì làm sao chúng ta có thể nói với người khác là không được giết nhau?”
“Bất cứ quốc gia nào chấp nhận phá thai thì không khuyến khích người dân yêu nhau, nhưng dạy người ta dùng bất cứ loại bạo lực nào có thể để đạt được cái mình muốn”. Mẹ nói tiếp “Đây là lý do tại sao kẻ phá hại nguy hiểm nhất của yêu thương và hòa bình lại chính là phá thai.”
Mọi người được kêu mời tham gia Năm Thánh của Lòng Thương Xót
Giuse Thẩm Nguyễn
21:38 05/12/2015
Người Công Giáo khắp mọi nơi, dù ở Roma hay ở nhà mình đều được kêu mời tham gia Năm Thánh của Lòng Thương Xót .
VATICAN CITY (CNS): Dù ở Roma hay tại nhà, mọi người Công Giáo sẽ vẫn có thể tham gia Năm Thánh của Lòng Thương Xót.
Văn phòng Hội Đồng Giáo Hoàng về loan báo Tin Mừng, đặc trách tổ chức Năm Thánh đã đưa ra chi tiết về những chương trình tham gia Năm Thánh dành cho khách hành hương đến Roma.
Đức Tổng Giám Mục Rino Fisachalla, Chủ Tịch Hội Đồng cho biết tại cuộc họp báo ngày 4 tháng 12 rằng Đức Giáo Hoàng Phanxico sẽ mở cửa Năm Thánh tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phero bằng một nghi lễ “rất đơn giản.”
Sau khi đọc Thánh Vịnh, Đức Giáo Hoàng sẽ mở cửa và dẫn đầu một cuộc rước với sự tham gia của các Đức Hồng Y, Giám Mục, Linh mục, các tu sĩ và giáo dân đi qua cánh cửa này để tới viếng mộ thánh Phero.
Theo nguồn tin báo chí thì tối hôm đó sẽ có nhiều công ty sản xuất và các tổ chức từ thiện, gồm cả nhóm Nhà Băng Thế Giới “Connect4Climate” sẽ dâng lên Đức Thánh Cha Phanxico “ một món quà của nghệ thuật công cộng hiện đại” qua việc cho chiếu sáng mặt tiền và mái vòm của đền Thánh Phero bằng hình ảnh có độ phân giải cao được thiết kế bởi các nhiếp ảnh gia và các nhà làm phim nổi tiếng của thế giới.
Cũng theo nguồn tin thì những hình ảnh về con người và thiên nhiên nói lên sự phụ thuộc lẫn nhau của những thụ tạo và cũng để “giáo dục và khuyến khích thay đổi cách nhìn về cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay.”
Đức Giáo Hoàng sẽ thực hiện một “ cử chỉ tượng trưng” nói lên lòng thương xót vào một ngày thứ sáu mỗi tháng trong suốt Năm Thánh. Ngài sẽ bắt đầu cuột thăm “rất thân mật” một nhà trọ được trông coi bởi cơ quan bác ái Caritas của Giáo Phận Roma vào ngày 18 tháng 12.
Đức Tổng Giám Mục Fisichella còn cho biết thêm:
- Từ nay cho đến ngày kết thúc Năm Thánh, 20 tháng 11 năm 2016, mỗi tối các nhóm sẽ thay phiên nhau lần hạt mân côi trước tượng Thánh Phero tại quảng trường Thánh Phero.
- Ngoài các buổi tiếp kiến chung của Đức Giáo Hoàng vào các ngày thứ Tư, Ngài sẽ dành cho công chúng buổi tiếp kiến đặc biệt vào một ngày Thứ Bẩy mỗi tháng.
- Những buổi giải tội đặc biệt dành cho những người dùng xe lăn tại Đền Thánh Phero và các nhà thờ ở Roma. Những tài liệu bằng âm thanh, video hay “ sách dành cho người khiếm thị” cũng có sẵn sàng để dành cho những người khuyết tật.
- Những khách hành hương muốn đi qua Cửa Thánh hay tham gia những nghi lễ tại Roma cần nên ghi tên trước để nhận được vé miễn phí. Muốn ghi tên xin vào thăm trang nhà tại www.im.va hay gặp nhân viên tại trung tâm thông tin hành hương ở Via Della Conxiliazion 7, trên đại lộ lớn dẫn vào quảng trường Thánh Phero.
- Khách du lịch chỉ muốn đến thăm Vương Cung Thánh Đường Thánh Phero, thì sẽ sắp hàng đi lối riêng, chứ không ở cùng hàng với khách đã ghi tên đi qua Cửa Thánh. Mọi người sẽ phải qua máy dò kim loại khi muốn vào đền thờ.
- Những khách hành hương du lịch bằng đường bộ tới Roma sẽ nhận được thẻ “testimonium” cấp bởi trung tâm thông tin hành hương. Các nhà tổ chức cảnh báo coi chừng thẻ giả đang được tung ra bởi kẻ gian.
- Khách hành hương nên tìm nhãn hiệu (logo) Năm Thánh Lòng Thương Xót đã được đóng dấu chấp thuận để có thể hưởng được giá rẻ về thức ăn và nhà nghỉ của những cơ sở kinh doanh đã tham gia chương trình giảm giá này.
Đức Tổng Giám Mục Jose Octavio Ruiz Arenas, Thư ký của tân Hội Đồng Truyền Giáo nói rằng một cuộc hành hương đến Roma vào một Năm Thánh luôn là dấu chỉ của sự hoán cải và canh tân đức tin của một người trước mộ thánh Phero.
Tại một cuộc họp báo, Đức Tổng Giám Mục cho biết rằng cho dù số lượng khác hành hương đến Roma rất nhiều, rất đông, nhưng “số người Công Giáo không thể đến Roma, không thể qua Cửa Thánh thì vẫn chiếm đại đa số.”
Vì thế, Đức Giáo Hoàng Phanxico đã truyền rằng vào ngày 13 tháng 12, tất cả các Vương Cung Thánh Đường, nhà thờ lớn hay đền thánh trên toàn thế giới sẽ mở Cửa Năm Thánh của Lòng Thương Xót để tất cả mọi người đều có thể tham gia cuộc hành hương gần nhà riêng của mình.
Đức Giáo Hoàng cũng “ban phép cho tất cả các Giám Mục trên toàn thế giới có quyền năng để ban phép lành của Đức Thánh Cha trong các Thánh Lễ mở cửa cũng như kết thúc Năm Thánh.” .
Có hơn 800 linh mục sẽ được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm là “Nhà rao truyền Lòng Thương Xót” và họ sẽ đi đến nhiều miền khác nhau của thế giới để làm nhiệm vụ của “thày giảng và cha giải tội của Lòng Thương Xót,” Đức Tổng Giám Mục Fisichella cho biết.
Chúng ta biết rằng trong Năm Thánh của Lòng Thương Xót, tất cả các linh mục đều được ban năng quyền tha trọng tội phá thai, “Các nhà rao truyền Lòng Thương Xót” còn được ban năng quyền đặc biệt là tha cho những tội mà trước đây chỉ dành cho Tòa Thánh.
Một loạt tám cuốn sách của Năm Thánh với chủ đề như lòng thương xót, sự hòa giải, các thánh và Mẹ Maria được viết bằng 10 ngôn ngữ khác nhau. Muốn mua sách, xin vào www.im.va hay Our Sunday Visitor tại www.osv.com.
VATICAN CITY (CNS): Dù ở Roma hay tại nhà, mọi người Công Giáo sẽ vẫn có thể tham gia Năm Thánh của Lòng Thương Xót.
Văn phòng Hội Đồng Giáo Hoàng về loan báo Tin Mừng, đặc trách tổ chức Năm Thánh đã đưa ra chi tiết về những chương trình tham gia Năm Thánh dành cho khách hành hương đến Roma.
Đức Tổng Giám Mục Rino Fisachalla, Chủ Tịch Hội Đồng cho biết tại cuộc họp báo ngày 4 tháng 12 rằng Đức Giáo Hoàng Phanxico sẽ mở cửa Năm Thánh tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phero bằng một nghi lễ “rất đơn giản.”
Sau khi đọc Thánh Vịnh, Đức Giáo Hoàng sẽ mở cửa và dẫn đầu một cuộc rước với sự tham gia của các Đức Hồng Y, Giám Mục, Linh mục, các tu sĩ và giáo dân đi qua cánh cửa này để tới viếng mộ thánh Phero.
Theo nguồn tin báo chí thì tối hôm đó sẽ có nhiều công ty sản xuất và các tổ chức từ thiện, gồm cả nhóm Nhà Băng Thế Giới “Connect4Climate” sẽ dâng lên Đức Thánh Cha Phanxico “ một món quà của nghệ thuật công cộng hiện đại” qua việc cho chiếu sáng mặt tiền và mái vòm của đền Thánh Phero bằng hình ảnh có độ phân giải cao được thiết kế bởi các nhiếp ảnh gia và các nhà làm phim nổi tiếng của thế giới.
Cũng theo nguồn tin thì những hình ảnh về con người và thiên nhiên nói lên sự phụ thuộc lẫn nhau của những thụ tạo và cũng để “giáo dục và khuyến khích thay đổi cách nhìn về cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay.”
Đức Giáo Hoàng sẽ thực hiện một “ cử chỉ tượng trưng” nói lên lòng thương xót vào một ngày thứ sáu mỗi tháng trong suốt Năm Thánh. Ngài sẽ bắt đầu cuột thăm “rất thân mật” một nhà trọ được trông coi bởi cơ quan bác ái Caritas của Giáo Phận Roma vào ngày 18 tháng 12.
Đức Tổng Giám Mục Fisichella còn cho biết thêm:
- Từ nay cho đến ngày kết thúc Năm Thánh, 20 tháng 11 năm 2016, mỗi tối các nhóm sẽ thay phiên nhau lần hạt mân côi trước tượng Thánh Phero tại quảng trường Thánh Phero.
- Ngoài các buổi tiếp kiến chung của Đức Giáo Hoàng vào các ngày thứ Tư, Ngài sẽ dành cho công chúng buổi tiếp kiến đặc biệt vào một ngày Thứ Bẩy mỗi tháng.
- Những buổi giải tội đặc biệt dành cho những người dùng xe lăn tại Đền Thánh Phero và các nhà thờ ở Roma. Những tài liệu bằng âm thanh, video hay “ sách dành cho người khiếm thị” cũng có sẵn sàng để dành cho những người khuyết tật.
- Những khách hành hương muốn đi qua Cửa Thánh hay tham gia những nghi lễ tại Roma cần nên ghi tên trước để nhận được vé miễn phí. Muốn ghi tên xin vào thăm trang nhà tại www.im.va hay gặp nhân viên tại trung tâm thông tin hành hương ở Via Della Conxiliazion 7, trên đại lộ lớn dẫn vào quảng trường Thánh Phero.
- Khách du lịch chỉ muốn đến thăm Vương Cung Thánh Đường Thánh Phero, thì sẽ sắp hàng đi lối riêng, chứ không ở cùng hàng với khách đã ghi tên đi qua Cửa Thánh. Mọi người sẽ phải qua máy dò kim loại khi muốn vào đền thờ.
- Những khách hành hương du lịch bằng đường bộ tới Roma sẽ nhận được thẻ “testimonium” cấp bởi trung tâm thông tin hành hương. Các nhà tổ chức cảnh báo coi chừng thẻ giả đang được tung ra bởi kẻ gian.
- Khách hành hương nên tìm nhãn hiệu (logo) Năm Thánh Lòng Thương Xót đã được đóng dấu chấp thuận để có thể hưởng được giá rẻ về thức ăn và nhà nghỉ của những cơ sở kinh doanh đã tham gia chương trình giảm giá này.
Đức Tổng Giám Mục Jose Octavio Ruiz Arenas, Thư ký của tân Hội Đồng Truyền Giáo nói rằng một cuộc hành hương đến Roma vào một Năm Thánh luôn là dấu chỉ của sự hoán cải và canh tân đức tin của một người trước mộ thánh Phero.
Tại một cuộc họp báo, Đức Tổng Giám Mục cho biết rằng cho dù số lượng khác hành hương đến Roma rất nhiều, rất đông, nhưng “số người Công Giáo không thể đến Roma, không thể qua Cửa Thánh thì vẫn chiếm đại đa số.”
Vì thế, Đức Giáo Hoàng Phanxico đã truyền rằng vào ngày 13 tháng 12, tất cả các Vương Cung Thánh Đường, nhà thờ lớn hay đền thánh trên toàn thế giới sẽ mở Cửa Năm Thánh của Lòng Thương Xót để tất cả mọi người đều có thể tham gia cuộc hành hương gần nhà riêng của mình.
Đức Giáo Hoàng cũng “ban phép cho tất cả các Giám Mục trên toàn thế giới có quyền năng để ban phép lành của Đức Thánh Cha trong các Thánh Lễ mở cửa cũng như kết thúc Năm Thánh.” .
Có hơn 800 linh mục sẽ được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm là “Nhà rao truyền Lòng Thương Xót” và họ sẽ đi đến nhiều miền khác nhau của thế giới để làm nhiệm vụ của “thày giảng và cha giải tội của Lòng Thương Xót,” Đức Tổng Giám Mục Fisichella cho biết.
Chúng ta biết rằng trong Năm Thánh của Lòng Thương Xót, tất cả các linh mục đều được ban năng quyền tha trọng tội phá thai, “Các nhà rao truyền Lòng Thương Xót” còn được ban năng quyền đặc biệt là tha cho những tội mà trước đây chỉ dành cho Tòa Thánh.
Một loạt tám cuốn sách của Năm Thánh với chủ đề như lòng thương xót, sự hòa giải, các thánh và Mẹ Maria được viết bằng 10 ngôn ngữ khác nhau. Muốn mua sách, xin vào www.im.va hay Our Sunday Visitor tại www.osv.com.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Xóm giáo La Vang GX Holy Eucharist mừng bổn mạng
Trần Văn Minh
03:06 05/12/2015
Melbourne, lúc 12 giờ trưa Thứ Bảy 5/12/15, tại Nhà thờ Giáo xứ Holy Eucharist Saint Albans, Xóm giáo La vang đã dâng lễ mừng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm là bổn mạng của xóm giáo và kỷ niệm 4 năm ngày thành lập xóm giáo.
Mời coi hình
Thánh lễ do Linh mục Trần Minh SJ, Chánh xứ Holy Eucharist chủ tế cùng xóm giáo dâng lên Thiên Chúa và Mẹ rất Thánh lời cảm tạ tri ân vì muôn hồng ân mà Thiên Chúa và Mẹ đã ban cho mọi người. Ca đoàn Phanxico trẻ với những tà áo dài màu tươi vui trẻ trung với những giọng ca mượt mà, đã hợp cùng xóm giáo dùng lời ca, tiếng đàn du dương thánh thót làm sống động tâm hồn và thánh lễ thêm sốt sắng long trọng hơn.
Trong bài chia sẻ lời Chúa, Linh mục chủ tế đã nói đến Đức Mẹ Vô Nhiễm, Người được Thiên Chúa tuyển chọn để cưu mang Đấng Cứu Thế, nên Đức Mẹ được vô nhiễm mọi tội kể cả tội tổ tông truyền lại.
Sau Thánh lễ, ông Phạm Ngọc Long trưởng xóm giáo đã lên cám ơn Linh mục chánh xứ, người luôn đồng hành cùng xóm giáo, hướng dẫn, nâng đỡ cùng chung lời cầu nguyện để xóm giáo ngày một thăng tiến, cám ơn cộng đoàn giáo xứ và các thành viên trong xóm giáo luôn đoàn kết, yêu thương, cùng nhau tôn vinh và cảm tạ Mẹ La Vang, Mẹ Việt Nam trong các buổi kinh cầu nguyện.
Sau Thánh lễ, một bữa ăn nhẹ tại khu trước cửa nhà thờ để mọi người trong xóm giáo chung vui và hàn huyên cùng nhau.
Được biết, xóm giáo hiên có 82 gia đình sinh hoạt, hằng tuần có các buổi đọc kinh tôn vương luân phiên tại các gia đình trong xóm giáo, vào lúc 4 giờ chiều Thứ Bảy, hay thăm viếng nhau tại nhà, tại bịnh viện khi có người đau yếu vv.
Ban điều hành Xóm giáo La Vang hiện nay gồm có:
Trưởng xóm giáo ông Phạm Ngọc Long
Phó Ngoại vụ ông Phạm Thế Vang
Phó Nội vụ ông Đặng Thế Nhân
Thư ký ông Nguyễn Văn Nhường
Thủ quỹ bà Bùi Thanh Thủy.
Mời coi hình
Thánh lễ do Linh mục Trần Minh SJ, Chánh xứ Holy Eucharist chủ tế cùng xóm giáo dâng lên Thiên Chúa và Mẹ rất Thánh lời cảm tạ tri ân vì muôn hồng ân mà Thiên Chúa và Mẹ đã ban cho mọi người. Ca đoàn Phanxico trẻ với những tà áo dài màu tươi vui trẻ trung với những giọng ca mượt mà, đã hợp cùng xóm giáo dùng lời ca, tiếng đàn du dương thánh thót làm sống động tâm hồn và thánh lễ thêm sốt sắng long trọng hơn.
Trong bài chia sẻ lời Chúa, Linh mục chủ tế đã nói đến Đức Mẹ Vô Nhiễm, Người được Thiên Chúa tuyển chọn để cưu mang Đấng Cứu Thế, nên Đức Mẹ được vô nhiễm mọi tội kể cả tội tổ tông truyền lại.
Sau Thánh lễ, ông Phạm Ngọc Long trưởng xóm giáo đã lên cám ơn Linh mục chánh xứ, người luôn đồng hành cùng xóm giáo, hướng dẫn, nâng đỡ cùng chung lời cầu nguyện để xóm giáo ngày một thăng tiến, cám ơn cộng đoàn giáo xứ và các thành viên trong xóm giáo luôn đoàn kết, yêu thương, cùng nhau tôn vinh và cảm tạ Mẹ La Vang, Mẹ Việt Nam trong các buổi kinh cầu nguyện.
Sau Thánh lễ, một bữa ăn nhẹ tại khu trước cửa nhà thờ để mọi người trong xóm giáo chung vui và hàn huyên cùng nhau.
Được biết, xóm giáo hiên có 82 gia đình sinh hoạt, hằng tuần có các buổi đọc kinh tôn vương luân phiên tại các gia đình trong xóm giáo, vào lúc 4 giờ chiều Thứ Bảy, hay thăm viếng nhau tại nhà, tại bịnh viện khi có người đau yếu vv.
Ban điều hành Xóm giáo La Vang hiện nay gồm có:
Trưởng xóm giáo ông Phạm Ngọc Long
Phó Ngoại vụ ông Phạm Thế Vang
Phó Nội vụ ông Đặng Thế Nhân
Thư ký ông Nguyễn Văn Nhường
Thủ quỹ bà Bùi Thanh Thủy.
Trung tâm La Mã Bến Tre hành hương kính mẹ đầu tháng 12
Người La Mã
10:48 05/12/2015
Trung tâm La Mã hành hương kính mẹ đầu tháng 12
Con cái Mẹ Maria trở về với Đền Đức Mẹ La Mã Bến Tre để dự buổi hành hương đầu tháng 12 như thường lệ. Cộng đoàn cùng bước vào Mùa Vọng - mùa trông chờ Chúa đến cùng với Đức Mẹ Maria. Đặc biệt hơn nữa, cộng đoàn nhìn lên Đức Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên tội để dọn lòng đón Chúa cách tốt đẹp hơn.
Các đoàn hành hương hôm nay đến từ các giáo xứ Phú Hòa, Thăng Long, Tống Viết Bường và có đoàn đến từ Tân Mai - Tam Hiệp nữa.
Xem Hình
Dừng chân nghỉ bước, có đoàn cùng nhau cầu nguyện, đọc kinh ... có đoàn ra viếng nơi tìm được Ảnh Mẹ ven sông cách trung tâm hành hương La Mã hơn kém 1 cây số.
10 giờ, cộng đoàn cùng hiệp thông với nhau trong giờ hành hương kính Mẹ.
Cha hướng dẫn cộng đoàn hôm nay cùng nhìn lên Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. Cha gợi ý : Kính thưa cộng đoàn, chúng ta đang ở trong những ngày đầu của Mùa Vọng, Hội Thánh mời gọi chúng ta chuẩn bị tâm hồn cách đặc biệt để đón Mầu nhiệm Giáng sinh. Hôm nay, Hội Thánh nhắc chúng ta nhớ đến một biến cố thật đặc biệt. Có thể nói biến có này là khúc dạo đầu của một chướng trình vĩ đại. Đó là Chương Trình Cứu Độ của Thiên Chúa đối với nhân loại. Đó là việc Thiên Chúa chuẩn bị một cung điện nguy nga xứng đáng cho Con Thiên Chúa ngự trị. Chính là Đức Ma-ri-a mà hôm nay chúng ta mừng kính Mẹ dưới tước hiệu: Mẹ là Đấng Vô nhiễm nguyên tội. Xin mời cộng đoàn hiệp ý suy niệm theo chủ đề trên.
... Với thánh An-phong sau khi trích dẫn các giáo phụ để chứng minh Đức Ma-ri-a Vô nhiễm nguyên tội đã có một lời nguyện đầy xác tín. Chúng ta cùng hiệp ý cùng ngài để cầu nguyện với Mẹ:
“Lạy Nữ Vương Vô Nhiễm Nguyên Tội, con vui mừng biết bao vì thấy mẹ trong sạch tuyệt vời. Con cảm tạ và muốn cảm tạ Chúa luôn. Vì đã giữ gìn Mẹ khỏi mọi vết nhơ tội lỗi. Con tin chắc là Mẹ đã được đặc ân duy nhất là đầu thai vô nhiễm nguyên tội. Con sẵn sàng đổ tới giọt máu cuối cùng để bênh vực đặc ân trọng đại này của Mẹ.
Lạy Mẹ là Đấng đầy ơn phúc, xin mẹ thương đến chúng con là những người con của Mẹ, đang gặp nhiều thử thách và biết bao mưu mô của sự dữ đang rình rập. Chúng con hầu như vô phương tìm cho mình lối thoát trước tình trạng khủng hoảng của đời sống gia đình, trước tình trạng phá tệ nạn xã hội ngày một lan tràn luôn đe doạ và có thể ập tới gia đình chúng con bất cứ lúc nào. Trước thảm trạng phá thai mà con người chỉ vì một chút lợi lộc tiền bạc, một chút hư danh trong xã hội đã lôi kéo chúng con vào con đường tội ác: trực tiếp hay gián tiếp giết hại các thai nhi, đôi khi là chính đứa con của mình.
Trước những mối nguy và trước các cám dỗ đó, chúng con thật khó mà vược qua được. Xin Mẹ chuyển cầu cho chúng con, để Thiên Chúa giải thoát chúng con khỏi mọi sự dữ như xưa Mẹ đã được Thiên Chúa giữ cho khỏi sự dữ đầu tiên là nguyên tội.
Xin Mẹ cũng gìn giữ chúng con trong vòng tay yêu thương của Mẹ. Xin dẫn đưa chúng con đến với Đức Giê-su con Mẹ, để với quyền năng phục sinh của Ngài trợ giúp, chúng con đủ sức để chống lại các chước cám dỗ của sự dữ.
Sau bài dẫn là lời tạ ơn của cộng đoàn, lời xin ơn và kinh Tuần Cửu Nhật kính Mẹ.
10 g 30, cộng đoàn bước vào Thánh Lễ.
Trong bài chia sẻ, cha giảng mời cộng đoàn nhìn đến Mẹ, đặc biệt qua lời xin vâng hoàn toàn theo Thánh ý Chúa để không cho tội vào mình. Để kết, Cha mời cộng đoàn : Giáo xứ ta cũng thế, hội đoàn ta cũng thế, ta có phần trách nhiệm làm chia rẽ, làm cho cộng đoàn thêm tội. Trong gia đình, trong cộng đoàn, trong giáo xứ, ta không thể nào né được tội của ta. Chính sự kiêu ngạo của ta đã làm cho cộng đoàn, cho giáo xứ, cho gia đình chia rẽ.
Xin cho mỗi người chúng ta nhìn lại đời mình và soi vào đời Mẹ để ta thân thưa với Chúa bằng lời xin vâng thật sự. Chính nhờ lời xin vâng thật sự của Mẹ đã cứu con người khỏi tội khiên.
Khởi đi từ sự bất tuân, sự kiêu ngạo của ông bà nguyên tổ đã mang lại cho con người tục lụy và tội lụy. Và khởi đi từ lời xin vâng của Mẹ đã cứu con người khỏi án phạt đời đời.
Thánh Lễ kết thúc, cộng đoàn cùng hướng về Mẹ sau phép lành cuối lễ.
Cộng đoàn có người nán lại xin ơn, tạ ơn và thầm thì với Mẹ trước khi ra về, có người nghỉ trưa một chút với bữa cơm đạm bạc bên dãy nhà dành cho khách hành hương.
Vẫn tin Mẹ luôn luôn ban ơn cho tất cả những ai đến với Mẹ và bất cứ ai đến với Mẹ chẳng bao giờ về tay không. Xin Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre chuyển cầu những ơn lành cần thiết cho những ai đến kêu cầu Mẹ.
Người La Mã
Con cái Mẹ Maria trở về với Đền Đức Mẹ La Mã Bến Tre để dự buổi hành hương đầu tháng 12 như thường lệ. Cộng đoàn cùng bước vào Mùa Vọng - mùa trông chờ Chúa đến cùng với Đức Mẹ Maria. Đặc biệt hơn nữa, cộng đoàn nhìn lên Đức Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên tội để dọn lòng đón Chúa cách tốt đẹp hơn.
Các đoàn hành hương hôm nay đến từ các giáo xứ Phú Hòa, Thăng Long, Tống Viết Bường và có đoàn đến từ Tân Mai - Tam Hiệp nữa.
Xem Hình
Dừng chân nghỉ bước, có đoàn cùng nhau cầu nguyện, đọc kinh ... có đoàn ra viếng nơi tìm được Ảnh Mẹ ven sông cách trung tâm hành hương La Mã hơn kém 1 cây số.
10 giờ, cộng đoàn cùng hiệp thông với nhau trong giờ hành hương kính Mẹ.
Cha hướng dẫn cộng đoàn hôm nay cùng nhìn lên Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. Cha gợi ý : Kính thưa cộng đoàn, chúng ta đang ở trong những ngày đầu của Mùa Vọng, Hội Thánh mời gọi chúng ta chuẩn bị tâm hồn cách đặc biệt để đón Mầu nhiệm Giáng sinh. Hôm nay, Hội Thánh nhắc chúng ta nhớ đến một biến cố thật đặc biệt. Có thể nói biến có này là khúc dạo đầu của một chướng trình vĩ đại. Đó là Chương Trình Cứu Độ của Thiên Chúa đối với nhân loại. Đó là việc Thiên Chúa chuẩn bị một cung điện nguy nga xứng đáng cho Con Thiên Chúa ngự trị. Chính là Đức Ma-ri-a mà hôm nay chúng ta mừng kính Mẹ dưới tước hiệu: Mẹ là Đấng Vô nhiễm nguyên tội. Xin mời cộng đoàn hiệp ý suy niệm theo chủ đề trên.
... Với thánh An-phong sau khi trích dẫn các giáo phụ để chứng minh Đức Ma-ri-a Vô nhiễm nguyên tội đã có một lời nguyện đầy xác tín. Chúng ta cùng hiệp ý cùng ngài để cầu nguyện với Mẹ:
“Lạy Nữ Vương Vô Nhiễm Nguyên Tội, con vui mừng biết bao vì thấy mẹ trong sạch tuyệt vời. Con cảm tạ và muốn cảm tạ Chúa luôn. Vì đã giữ gìn Mẹ khỏi mọi vết nhơ tội lỗi. Con tin chắc là Mẹ đã được đặc ân duy nhất là đầu thai vô nhiễm nguyên tội. Con sẵn sàng đổ tới giọt máu cuối cùng để bênh vực đặc ân trọng đại này của Mẹ.
Lạy Mẹ là Đấng đầy ơn phúc, xin mẹ thương đến chúng con là những người con của Mẹ, đang gặp nhiều thử thách và biết bao mưu mô của sự dữ đang rình rập. Chúng con hầu như vô phương tìm cho mình lối thoát trước tình trạng khủng hoảng của đời sống gia đình, trước tình trạng phá tệ nạn xã hội ngày một lan tràn luôn đe doạ và có thể ập tới gia đình chúng con bất cứ lúc nào. Trước thảm trạng phá thai mà con người chỉ vì một chút lợi lộc tiền bạc, một chút hư danh trong xã hội đã lôi kéo chúng con vào con đường tội ác: trực tiếp hay gián tiếp giết hại các thai nhi, đôi khi là chính đứa con của mình.
Trước những mối nguy và trước các cám dỗ đó, chúng con thật khó mà vược qua được. Xin Mẹ chuyển cầu cho chúng con, để Thiên Chúa giải thoát chúng con khỏi mọi sự dữ như xưa Mẹ đã được Thiên Chúa giữ cho khỏi sự dữ đầu tiên là nguyên tội.
Xin Mẹ cũng gìn giữ chúng con trong vòng tay yêu thương của Mẹ. Xin dẫn đưa chúng con đến với Đức Giê-su con Mẹ, để với quyền năng phục sinh của Ngài trợ giúp, chúng con đủ sức để chống lại các chước cám dỗ của sự dữ.
Sau bài dẫn là lời tạ ơn của cộng đoàn, lời xin ơn và kinh Tuần Cửu Nhật kính Mẹ.
10 g 30, cộng đoàn bước vào Thánh Lễ.
Trong bài chia sẻ, cha giảng mời cộng đoàn nhìn đến Mẹ, đặc biệt qua lời xin vâng hoàn toàn theo Thánh ý Chúa để không cho tội vào mình. Để kết, Cha mời cộng đoàn : Giáo xứ ta cũng thế, hội đoàn ta cũng thế, ta có phần trách nhiệm làm chia rẽ, làm cho cộng đoàn thêm tội. Trong gia đình, trong cộng đoàn, trong giáo xứ, ta không thể nào né được tội của ta. Chính sự kiêu ngạo của ta đã làm cho cộng đoàn, cho giáo xứ, cho gia đình chia rẽ.
Xin cho mỗi người chúng ta nhìn lại đời mình và soi vào đời Mẹ để ta thân thưa với Chúa bằng lời xin vâng thật sự. Chính nhờ lời xin vâng thật sự của Mẹ đã cứu con người khỏi tội khiên.
Khởi đi từ sự bất tuân, sự kiêu ngạo của ông bà nguyên tổ đã mang lại cho con người tục lụy và tội lụy. Và khởi đi từ lời xin vâng của Mẹ đã cứu con người khỏi án phạt đời đời.
Thánh Lễ kết thúc, cộng đoàn cùng hướng về Mẹ sau phép lành cuối lễ.
Cộng đoàn có người nán lại xin ơn, tạ ơn và thầm thì với Mẹ trước khi ra về, có người nghỉ trưa một chút với bữa cơm đạm bạc bên dãy nhà dành cho khách hành hương.
Vẫn tin Mẹ luôn luôn ban ơn cho tất cả những ai đến với Mẹ và bất cứ ai đến với Mẹ chẳng bao giờ về tay không. Xin Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre chuyển cầu những ơn lành cần thiết cho những ai đến kêu cầu Mẹ.
Người La Mã
GX Vĩnh Hòa TGP Sài Gòn: Mừng lễ Thánh Phanxicô Xaviê
Văn Minh
11:02 05/12/2015
GX Vĩnh Hòa TGP Sài Gòn: Mừng lễ Thánh Phanxicô Xaviê
“Lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào có ích lợi gì”.
Câu Lời Chúa trên đã trở thành sức mạnh giúp Thánh Phanxicô Xaviê định hướng cho cuộc đời của ngài. Đó cũng là lời nhắc nhở của cha Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ, mời gọi cộng đoàn cùng các anh chị huynh trưởng (GLV) hãy học tập và nêu gương thánh nhân sống hy sinh, dấn thân, đem Lời Chúa đến cho mọi người giữa cuộc sống hôm nay.
Xem Hình
Thánh lễ trọng thể mừng kính Thánh Phanxicô Xaviê - bổn mạng Đoàn TNTT giáo xứ Vĩnh Hòa, được cha xứ Gioakim cử hành lúc 18g00 thứ Năm ngày 03.12.2015. Đến tham dự, ngoài các anh chị huynh trưởng GLV trong giáo xứ còn có, quý vị đại diện Ban giảng huấn, quý vị phụ huynh, quý vị ân nhân, quý vị khách mời cùng các em trong các lớp thiếu nhi và đông đảo cộng đoàn giáo xứ.
Trước Thánh lễ, các anh chị huynh trưởng cùng các em thiếu nhi cử hành nghi thức chào cờ Đoàn hòa trong bài hát “Tân Hành ca” do ca đoàn Thiếu Nhi.
Đúng 18g00, đại diện các anh chị huynh trưởng, các em Ban Lễ sinh, rước cha chủ tế từ trước sân vào trong ngôi thánh đường trong sự chào đón của gần 300 em thiếu nhi trong các lớp.
Trong bài giảng lễ; cha Gioakim đã vấn đáp các em:
- Cha Gioakim: Các con có biết Thánh Phanxicô Xaviê là người ở đâu không?
- Các em: Là người Tây Ban Nha.
Cha diễn giảng: “Thánh Phanxicô Xaviê sinh tại miền Bắc Tây Ban Nha, trong một gia đình quyền quý có địa vị ngoài xã hội, tính tình hiền hòa và lại rất thích ham học, một tương lai tươi sáng trong chờ đón Phanxicô. Tuy nhiên, sau khi thánh nhân qua Paris, ngài đã gặp Thánh Inhaxiô cùng với lời khuyên: “Lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì nào có ích gì”. Câu Lời Chúa trên đã làm thôi thúc ngài, và cũng chính từ đó, ngài đã từ bỏ con đường danh vọng ở đời để sống tận hiến cho Chúa. Ngài đã khấn sống đời khó nghèo, khiết tịnh và làm việc tông đồ. Sau khi chịu chức linh mục, vâng lời bề trên ngài đi truyền giáo trên khắp vùng Đông Á. Ngài đã rửa tội cho hàng trăm ngàn người tân tòng và đưa bao linh hồn về cho Chúa”.
Ngài diễn giảng tiếp: “Mừng lễ Thánh Phanxicô Xaviê hôm nay, tất cả mọi người chúng ta đều được mời gọi đi rao giảng Tin Mừng. Chúng ta không nhất thiết phải đi đến những nơi xa xôi để rao giảng, mà hãy rao giảng ngay trong gia đình, cho con cái, vợ chồng và những người cùng làm việc với chúng ta”.
Thánh lễ nối tiếp bằng lời nguyện tín hữu và phần phụng vụ Thánh Thể.
Sau phần hiệp lễ, anh Batôlômêo Đỗ Xuân Phương, đoàn trưởng, thay mặt lên cảm ơn cha xứ Gioakim, quý cha giáo, Ban giảng huấn, quý vị HĐMVGX cùng đại diện các ban ngành đoàn thể, quý vị ân nhân, quý vị phụ huynh đã giúp cho Đoàn TNTT cách này cách khác trong thời gian qua, cũng như trong Thánh lễ hôm nay được tốt đẹp. Để tỏ lòng tri ân, em thiếu nhi đại diện dâng lên cha xứ bó hoa tươi thắm trong tiếng pháo tay giòn giã của các em và cộng đoàn.
Đáp từ, cha xứ cảm ơn quý vị phụ huynh cũng như những ai đã và đang giúp cho các anh chị huynh trưởng GLV có thời gian, hy sinh công sức bản thân để đem những kiến thức giáo lý của mình truyền dạy cho các em trong giáo xứ năm tháng qua. Đồng thời, chúc cho anh chị huynh trưởng nhiều sức khỏe và không ngừng học hỏi Thánh Phanxicô Xaviê để trở nên những nhà truyền giáo mới của ngày hôm nay.
Thánh lễ kết thúc 19g15, các em lãnh nhận ơn bình an từ cha chủ tế ra về với lòng nô nức cùng một phần quà cầm trên tay được các anh chị huynh trưởng trao cho mỗi em nhân ngày lễ mừng bổn mạng.
Được biết, hiện nay, các anh chị huynh trưởng có gần 50 GLV dạy cho các em trong các lớp cùng với gần 20 anh chị Dự trưởng, truyền dạy giáo lý cho gần 400 em trong các lớp vào 9g00 Chúa Nhật hằng tuần.
“Lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào có ích lợi gì”.
Câu Lời Chúa trên đã trở thành sức mạnh giúp Thánh Phanxicô Xaviê định hướng cho cuộc đời của ngài. Đó cũng là lời nhắc nhở của cha Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ, mời gọi cộng đoàn cùng các anh chị huynh trưởng (GLV) hãy học tập và nêu gương thánh nhân sống hy sinh, dấn thân, đem Lời Chúa đến cho mọi người giữa cuộc sống hôm nay.
Xem Hình
Thánh lễ trọng thể mừng kính Thánh Phanxicô Xaviê - bổn mạng Đoàn TNTT giáo xứ Vĩnh Hòa, được cha xứ Gioakim cử hành lúc 18g00 thứ Năm ngày 03.12.2015. Đến tham dự, ngoài các anh chị huynh trưởng GLV trong giáo xứ còn có, quý vị đại diện Ban giảng huấn, quý vị phụ huynh, quý vị ân nhân, quý vị khách mời cùng các em trong các lớp thiếu nhi và đông đảo cộng đoàn giáo xứ.
Trước Thánh lễ, các anh chị huynh trưởng cùng các em thiếu nhi cử hành nghi thức chào cờ Đoàn hòa trong bài hát “Tân Hành ca” do ca đoàn Thiếu Nhi.
Đúng 18g00, đại diện các anh chị huynh trưởng, các em Ban Lễ sinh, rước cha chủ tế từ trước sân vào trong ngôi thánh đường trong sự chào đón của gần 300 em thiếu nhi trong các lớp.
Trong bài giảng lễ; cha Gioakim đã vấn đáp các em:
- Cha Gioakim: Các con có biết Thánh Phanxicô Xaviê là người ở đâu không?
- Các em: Là người Tây Ban Nha.
Cha diễn giảng: “Thánh Phanxicô Xaviê sinh tại miền Bắc Tây Ban Nha, trong một gia đình quyền quý có địa vị ngoài xã hội, tính tình hiền hòa và lại rất thích ham học, một tương lai tươi sáng trong chờ đón Phanxicô. Tuy nhiên, sau khi thánh nhân qua Paris, ngài đã gặp Thánh Inhaxiô cùng với lời khuyên: “Lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì nào có ích gì”. Câu Lời Chúa trên đã làm thôi thúc ngài, và cũng chính từ đó, ngài đã từ bỏ con đường danh vọng ở đời để sống tận hiến cho Chúa. Ngài đã khấn sống đời khó nghèo, khiết tịnh và làm việc tông đồ. Sau khi chịu chức linh mục, vâng lời bề trên ngài đi truyền giáo trên khắp vùng Đông Á. Ngài đã rửa tội cho hàng trăm ngàn người tân tòng và đưa bao linh hồn về cho Chúa”.
Ngài diễn giảng tiếp: “Mừng lễ Thánh Phanxicô Xaviê hôm nay, tất cả mọi người chúng ta đều được mời gọi đi rao giảng Tin Mừng. Chúng ta không nhất thiết phải đi đến những nơi xa xôi để rao giảng, mà hãy rao giảng ngay trong gia đình, cho con cái, vợ chồng và những người cùng làm việc với chúng ta”.
Thánh lễ nối tiếp bằng lời nguyện tín hữu và phần phụng vụ Thánh Thể.
Sau phần hiệp lễ, anh Batôlômêo Đỗ Xuân Phương, đoàn trưởng, thay mặt lên cảm ơn cha xứ Gioakim, quý cha giáo, Ban giảng huấn, quý vị HĐMVGX cùng đại diện các ban ngành đoàn thể, quý vị ân nhân, quý vị phụ huynh đã giúp cho Đoàn TNTT cách này cách khác trong thời gian qua, cũng như trong Thánh lễ hôm nay được tốt đẹp. Để tỏ lòng tri ân, em thiếu nhi đại diện dâng lên cha xứ bó hoa tươi thắm trong tiếng pháo tay giòn giã của các em và cộng đoàn.
Đáp từ, cha xứ cảm ơn quý vị phụ huynh cũng như những ai đã và đang giúp cho các anh chị huynh trưởng GLV có thời gian, hy sinh công sức bản thân để đem những kiến thức giáo lý của mình truyền dạy cho các em trong giáo xứ năm tháng qua. Đồng thời, chúc cho anh chị huynh trưởng nhiều sức khỏe và không ngừng học hỏi Thánh Phanxicô Xaviê để trở nên những nhà truyền giáo mới của ngày hôm nay.
Thánh lễ kết thúc 19g15, các em lãnh nhận ơn bình an từ cha chủ tế ra về với lòng nô nức cùng một phần quà cầm trên tay được các anh chị huynh trưởng trao cho mỗi em nhân ngày lễ mừng bổn mạng.
Được biết, hiện nay, các anh chị huynh trưởng có gần 50 GLV dạy cho các em trong các lớp cùng với gần 20 anh chị Dự trưởng, truyền dạy giáo lý cho gần 400 em trong các lớp vào 9g00 Chúa Nhật hằng tuần.
Curia Nữ Vương Mân Côi TGP Sydney Tĩnh Tâm và Tổng Hội Thường Niên
Diệp Hải Dung
21:44 05/12/2015
Curia Nữ Vương Mân Côi TGP Sydney Tĩnh Tâm và Tổng Hội Thường Niên
Sáng Thứ Bảy 05/12/2015 các anh chị em Legio Mariae các Giáo Đoàn đã đến hội trường của trường học St. Luke Revesby tham dự ngày Tĩnh Tâm và Tổng Hội Thường Niên của Curia Nữ Vương Mân Côi với chủ đề “ Legio Mariae Thánh Hóa Gia Đình”
Xem Hình
Mọi người tập trung trong sân trường và sau đó kiệu cung nghinh Thánh tượng Đức Mẹ rước vào hội trường và Cha Paul Văn Chi Linh Giám Legio Mariae Curia Nữ Vương Mân Côi chào mừng tất cả mọi người đồng thời Cha giới thiệu buổi Tĩnh Tâm và Tổng Hội Thường Niên hôm nay của Curia Sydney có sự hiện diện của Cha Cựu Linh Giám Nguyễn Thái Hoạch và Cha Cựu Linh Giám thuyết giảng đề tài “Gia Đình Sống Năm Thánh Lòng Thương Xót..”
Sau đó quý Cha ngồi tòa giải tội và dùng cơm trưa tại hội trường. Cha Paul Văn Chi thuyết giảng với đề tài “Legio Mariae Cùng Mẹ Thánh Hóa Gia Đình” kế tiếp mọi người cùng đóng góp chia sẻ và nêu những thắc mắc. Cha Paul Văn Chi đã trả lời và giải đáp một cách thỏa đáng theo Thủ Bản của Legio Mariae.
Kết thúc phần thuyết giảng, quý Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết và Cha Nguyễn Thái Hoạch cùng hiệp dâng Thánh lễ và trong bài giảng Cha Paul Văn Chi đã chia sẻ về Đức Mẹ Maria luôn xin vâng theo Thánh ý Chúa và chính Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã chọn câu dâng hiến cho Mẹ Totus Tuus Tất cả của con là của Mẹ. Chúng ta hãy dâng hiến cho Mẹ cuộc đời của chúng ta, dâng hiến cho Mẹ các công tác Tông đồ của quân binh Legio Mariae và dâng hiến cho Mẹ gia đình chúng ta…
Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Hà Pi Liến Trưởng Curia Nữ Vương Mân Côi TGP Sydney lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, và tất cả mọi người đã tham dự ngày tĩnh tâm của Curia và Thánh lễ tạ ơn. Đặc biệt cám ơn Ca đoàn, Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Revesby và quý ân nhân đã trợ giúp cho ngày tĩnh tâm hôm nay được tốt đẹp. Thánh lễ kết thúc, Cha Paul Văn Chi cũng ngỏ lời cám ơn quý Cha và tất cả mọi người.
Diệp Hải Dung
Sáng Thứ Bảy 05/12/2015 các anh chị em Legio Mariae các Giáo Đoàn đã đến hội trường của trường học St. Luke Revesby tham dự ngày Tĩnh Tâm và Tổng Hội Thường Niên của Curia Nữ Vương Mân Côi với chủ đề “ Legio Mariae Thánh Hóa Gia Đình”
Xem Hình
Mọi người tập trung trong sân trường và sau đó kiệu cung nghinh Thánh tượng Đức Mẹ rước vào hội trường và Cha Paul Văn Chi Linh Giám Legio Mariae Curia Nữ Vương Mân Côi chào mừng tất cả mọi người đồng thời Cha giới thiệu buổi Tĩnh Tâm và Tổng Hội Thường Niên hôm nay của Curia Sydney có sự hiện diện của Cha Cựu Linh Giám Nguyễn Thái Hoạch và Cha Cựu Linh Giám thuyết giảng đề tài “Gia Đình Sống Năm Thánh Lòng Thương Xót..”
Sau đó quý Cha ngồi tòa giải tội và dùng cơm trưa tại hội trường. Cha Paul Văn Chi thuyết giảng với đề tài “Legio Mariae Cùng Mẹ Thánh Hóa Gia Đình” kế tiếp mọi người cùng đóng góp chia sẻ và nêu những thắc mắc. Cha Paul Văn Chi đã trả lời và giải đáp một cách thỏa đáng theo Thủ Bản của Legio Mariae.
Kết thúc phần thuyết giảng, quý Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết và Cha Nguyễn Thái Hoạch cùng hiệp dâng Thánh lễ và trong bài giảng Cha Paul Văn Chi đã chia sẻ về Đức Mẹ Maria luôn xin vâng theo Thánh ý Chúa và chính Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã chọn câu dâng hiến cho Mẹ Totus Tuus Tất cả của con là của Mẹ. Chúng ta hãy dâng hiến cho Mẹ cuộc đời của chúng ta, dâng hiến cho Mẹ các công tác Tông đồ của quân binh Legio Mariae và dâng hiến cho Mẹ gia đình chúng ta…
Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Hà Pi Liến Trưởng Curia Nữ Vương Mân Côi TGP Sydney lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, và tất cả mọi người đã tham dự ngày tĩnh tâm của Curia và Thánh lễ tạ ơn. Đặc biệt cám ơn Ca đoàn, Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Revesby và quý ân nhân đã trợ giúp cho ngày tĩnh tâm hôm nay được tốt đẹp. Thánh lễ kết thúc, Cha Paul Văn Chi cũng ngỏ lời cám ơn quý Cha và tất cả mọi người.
Diệp Hải Dung