Phụng Vụ - Mục Vụ
3/12: Hãy biết xây ngôi nhà đức tin cho bền vững. Suy Niệm của Lm. Giuse Nguyễn Xuân Hiếu, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
05:55 02/12/2020
TIN MỪNG Mt 7:21.24-27
Ai thi hành ý muốn của Cha Thầy, mới được vào Nước Trời. Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêu.
Hôm ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: "Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: "Lạy Chúa! lạy
Chúa!" là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi. Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: "Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao?" Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ: Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác! "Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá. Dù mưa sa, nước cuốn, hay bão táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, vì đã xây trên nền đá. Còn ai nghe những lời Thầy nói đây, mà chẳng đem ra thực hành, thì ví được như người ngu dại xây nhà trên cát. Gặp mưa sa, nước cuốn hay bão táp ập vào, nhà ấy sẽ sụp đổ, sụp đổ tan tành".
Đó là lời Chúa.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:16 02/12/2020
10. Nếu chỉ ham người khác ca ngợi, lấy tiếng tốt để làm hướng đi cho cuộc sống, thì hạng người này không những không thể lập công tu đức, chấp nhận đau khổ cách vô ích, lại còn có thể biến thiện thành ác, biến công lao thành tội.
(Thánh Basil)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:18 02/12/2020
97. SAO LẠI ĐÀO ĐẤT
Có một nhà giàu có, người nhà đào phía sau vườn một cái ao, gánh đất đổ trên bờ ao giống như một ngọn nui nhỏ, dần dần cỏ dại mọc cao lên rậm rạp.
Một hôm, Vu công đến bên ao du lãm, kéo vạt áo trước lên, vén cỏ để đi qua ngọn núi nhỏ, trong lòng rất bực mình vì những loại cỏ tạp, bèn nói với chủ nhân:
- “Hồi đó ông đào cái ao này, sao lại bới đất lên? Nếu ông không đào, thì các loại cỏ này không phải mọc phía dưới nước sao?”
(Vu Tiên biệt ký)
Suy tư 98:
Có những người khi làm ăn thuận lợi thì đi đâu cũng nói lời cám ơn Thiên Chúa đã ban cho họ làm ăn phát đạt, nhưng khi làm ăn thua lỗ thì lại oán trách Thiên Chúa đã không thương yêu họ, những người này chỉ biết nhận những cái tốt và cái có lợi cho mình mà không muốn đón nhận những thử thách của Thiên Chúa, họ sẽ dễ dàng chối bỏ đức tin của mình khi cơn gian nan đến...
Có những người khi bình thường quan hệ bà con bạn bè láng giềng tốt thì cái gì cũng tốt, cái quá khứ không đẹp cũng là tốt, nhưng khi có chuyện xích mích với nhau, thì ngay cả chuyện chôn giấu mấy đời dưới đất không ai nhớ đến cũng đào lên mà chỉ trích, mà bêu xấu, những người này thường có tâm hồn ích kỷ và thích làm bộ tịch bên ngoài, họ thích được người khác khen mình hơn là bị nói ra những khuyết điểm của mình...
Có những cái đào lên thì rất tốt, như khi chúng ta xét mình “đào” lên những khuyết điểm, những tội lỗi của mình để thống hối ăn năn, để quyết tâm làm hòa với Thiên Chúa và tha nhân; có những cái không nên đào lên, như những chuyện quá khứ không mấy tốt đẹp của người khác thì nên quên luôn, vì quá khứ giông như nấm mồ đào lên thì nực mùi ô uế, mà chỉ nên nhớ và khuyến khích những việc làm tốt của họ, đó là việc làm bác ái hiệu quả nhất và phù hợp với Tin Mừng vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một nhà giàu có, người nhà đào phía sau vườn một cái ao, gánh đất đổ trên bờ ao giống như một ngọn nui nhỏ, dần dần cỏ dại mọc cao lên rậm rạp.
Một hôm, Vu công đến bên ao du lãm, kéo vạt áo trước lên, vén cỏ để đi qua ngọn núi nhỏ, trong lòng rất bực mình vì những loại cỏ tạp, bèn nói với chủ nhân:
- “Hồi đó ông đào cái ao này, sao lại bới đất lên? Nếu ông không đào, thì các loại cỏ này không phải mọc phía dưới nước sao?”
(Vu Tiên biệt ký)
Suy tư 98:
Có những người khi làm ăn thuận lợi thì đi đâu cũng nói lời cám ơn Thiên Chúa đã ban cho họ làm ăn phát đạt, nhưng khi làm ăn thua lỗ thì lại oán trách Thiên Chúa đã không thương yêu họ, những người này chỉ biết nhận những cái tốt và cái có lợi cho mình mà không muốn đón nhận những thử thách của Thiên Chúa, họ sẽ dễ dàng chối bỏ đức tin của mình khi cơn gian nan đến...
Có những người khi bình thường quan hệ bà con bạn bè láng giềng tốt thì cái gì cũng tốt, cái quá khứ không đẹp cũng là tốt, nhưng khi có chuyện xích mích với nhau, thì ngay cả chuyện chôn giấu mấy đời dưới đất không ai nhớ đến cũng đào lên mà chỉ trích, mà bêu xấu, những người này thường có tâm hồn ích kỷ và thích làm bộ tịch bên ngoài, họ thích được người khác khen mình hơn là bị nói ra những khuyết điểm của mình...
Có những cái đào lên thì rất tốt, như khi chúng ta xét mình “đào” lên những khuyết điểm, những tội lỗi của mình để thống hối ăn năn, để quyết tâm làm hòa với Thiên Chúa và tha nhân; có những cái không nên đào lên, như những chuyện quá khứ không mấy tốt đẹp của người khác thì nên quên luôn, vì quá khứ giông như nấm mồ đào lên thì nực mùi ô uế, mà chỉ nên nhớ và khuyến khích những việc làm tốt của họ, đó là việc làm bác ái hiệu quả nhất và phù hợp với Tin Mừng vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ngàn năm bền vững
Lm Minh Anh
17:47 02/12/2020
NGÀN NĂM BỀN VỮNG
“Vì nhà ấy được xây trên nền đá”.
Kính thưa Anh Chị em,
Chẳng mấy ngạc nhiên khi cả hai bài đọc hôm nay có chung một chủ đề: Thiên Chúa là thành trì vững chắc, là hào luỹ kiên cố, tường thành bền bỉ và là núi đá kiên định cho những ai chọn Người làm chốn dung thân; nhưng sẽ khá ngạc nhiên và thú vị khi nói, Phanxicô Xaviê, vị thánh tài hoa hôm nay Giáo Hội mừng kính, là người đã chọn cho mình núi đá ‘ngàn năm bền vững’ đó.
Trước viễn cảnh lưu đày, ngôn sứ Isaia vẫn gióng lên một thông điệp chứa chan hy vọng, “Ngày ấy, trong xứ Giuđa, người ta hát bài ca này, ‘Chúng ta có thành trì vững chắc, Chúa đã đặt tường trong luỹ ngoài để chở che’”. Dù những gì xám xịt nhất đang xảy ra, Isaia vẫn kêu gọi dân cứ một lòng tín thác vào Chúa, “Đến muôn đời, hãy tin vào Chúa; chính Người là núi đá ‘ngàn năm bền vững’”; Thiên Chúa, Đấng trung thành, sẽ không bỏ rơi dân; Người hành động theo sự khôn ngoan của Người, sẽ sai đến với dân tôi tớ của Người để giải thoát họ, và muôn nước sẽ dâng lời ngợi khen như Thánh Vịnh đáp ca hôm nay tuyên xưng, “Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến!”.
Phanxicô Xaviê đã chọn cho đời mình núi đá ‘ngàn năm bền vững’ này, một ngọn núi có tên Giêsu. Lúc còn trẻ, Phanxicô là một vận động viên điền kinh nổi tiếng với môn nhảy cao, một sinh viên xuất sắc có bằng thạc sĩ nghệ thuật, sau đó trở thành giáo sư Triết học tại một đại học Paris; một con người đầy tham vọng đang ‘công thành danh toại’. Thế nhưng, một người bạn lớn hơn Phanxicô 15 tuổi, là Ignatiô, đã mượn lời của Chúa Giêsu để nhắc nhở con người tài hoa này rằng, “Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào có ích chi?”, thì ngờ đâu, lời ấy đã tạo nên một sự khác biệt nơi người trẻ này. Dĩ nhiên, để có thể đi đến một biến đổi mang tính định mệnh như thế, Phanxicô đã trải qua một tiến trình hoán cải nội tâm. Vị giáo sư này phải lắng nghe, trăn trở, cầu nguyện, chiêm ngắm và sau đó, từ bỏ mọi sự, kể cả địa vị danh giá để cùng Ignatio trở thành một trong 7 vị tiên khởi sáng lập Dòng Tên trên ngọn đồi Montmartre, Paris. Cùng với Thánh Ignatinô, Phanxicô là một trong những vị thánh nổi tiếng của thế kỷ 16, ngài được biết đến như một nhà truyền giáo rất thành công tại Á Châu và được đặt làm vị thánh bổn mạng các xứ truyền giáo.
Thánh Phanxicô đã khôn ngoan sống theo những gì Chúa Giêsu dạy trong Tin Mừng hôm nay, “Ai nghe những lời Thầy nói đây và đem ra thực hành, thì giống như người khôn ngoan, xây nhà mình trên đá”. Phanxicô biết, chỉ ‘lắng nghe’ là chưa đủ, phải đem ra thực hành, đem vào hành động. Hành động theo Lời bao gồm một sự ôm ấp hoàn toàn Lời Chúa Giêsu và tòng phục tuyệt đối ý muốn của Ngài; thánh nhân đã để cho Lời Chúa hướng dẫn hành động của mình cũng như đã đặt đôi chân sứ vụ trên nền đá vững chắc, đã đặt đời mình trên núi đá Giêsu ‘ngàn năm bền vững’.
Chúng ta có thể học được nhiều điều từ loài thỏ đá, một loài có vú ở Trung Đông. Động vật nhỏ bé này biết phải đi đâu, làm gì, khi gặp nguy hiểm. Những vách núi lởm chởm tạo thành nơi ẩn náu hoàn hảo cho động vật này. Một con đại bàng sà xuống, tìm cách bắt nó, thoắt một cái, con vật nhỏ được bảo vệ bởi những vách đá; để tìm con mồi, con đại bàng phải ‘xé nát’ cả ngọn núi! Khi một con sư tử đang rình mồi để ăn trưa, nó không tài nào phát hiện được thỏ đá, bởi lẽ thỏ đá ‘đứng trên đá, ngủ bên đá và ẩn trong đá’; màu của nó là màu của núi đá. Chỉ cần nép mình trong các tảng đá, nó được an toàn. Con thỏ đá can đảm nhất đủ khôn ngoan để biết rằng, sức mạnh của mình không nằm ở cơ bắp mà là nơi trú ẩn.
Anh Chị em,
Nếu có đủ khôn ngoan của loài thỏ đá, chúng ta sẽ nhận ra đâu là sức mạnh của mình. Mùa Vọng là thời gian xét xem nền tảng đời mình có phải là Thiên Chúa không; bởi lẽ, Chúa Giêsu đã bước vào thế giới của chúng ta, mặc lấy xác thịt phàm nhân để trở thành đá tảng ‘ngàn năm bền vững’ cho ai biết xây dựng đời mình trên Ngài. Con đường dẫn đến nền tảng vững chắc đó là lắng nghe, thấu hiểu và hành động. Hãy đặt ‘ngôi nhà’ của chúng ta trên Ngài và theo cách ấy, sẽ không có bão tố nào có thể xói mòn nền tảng cuộc đời chúng ta, vì nó không đặt trên cát, nhưng trên đá.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin đừng để con bị ru ngủ bởi những cảm giác an toàn giả tạo; như Thánh Phanxicô Xaviê, xin cho con biết chọn cho mình vách núi Giêsu, nền đá Giêsu và Lời của Giêsu để xây đời con; vì Chúa là núi đá ‘ngàn năm bền vững’”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Vì nhà ấy được xây trên nền đá”.
Kính thưa Anh Chị em,
Chẳng mấy ngạc nhiên khi cả hai bài đọc hôm nay có chung một chủ đề: Thiên Chúa là thành trì vững chắc, là hào luỹ kiên cố, tường thành bền bỉ và là núi đá kiên định cho những ai chọn Người làm chốn dung thân; nhưng sẽ khá ngạc nhiên và thú vị khi nói, Phanxicô Xaviê, vị thánh tài hoa hôm nay Giáo Hội mừng kính, là người đã chọn cho mình núi đá ‘ngàn năm bền vững’ đó.
Trước viễn cảnh lưu đày, ngôn sứ Isaia vẫn gióng lên một thông điệp chứa chan hy vọng, “Ngày ấy, trong xứ Giuđa, người ta hát bài ca này, ‘Chúng ta có thành trì vững chắc, Chúa đã đặt tường trong luỹ ngoài để chở che’”. Dù những gì xám xịt nhất đang xảy ra, Isaia vẫn kêu gọi dân cứ một lòng tín thác vào Chúa, “Đến muôn đời, hãy tin vào Chúa; chính Người là núi đá ‘ngàn năm bền vững’”; Thiên Chúa, Đấng trung thành, sẽ không bỏ rơi dân; Người hành động theo sự khôn ngoan của Người, sẽ sai đến với dân tôi tớ của Người để giải thoát họ, và muôn nước sẽ dâng lời ngợi khen như Thánh Vịnh đáp ca hôm nay tuyên xưng, “Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến!”.
Phanxicô Xaviê đã chọn cho đời mình núi đá ‘ngàn năm bền vững’ này, một ngọn núi có tên Giêsu. Lúc còn trẻ, Phanxicô là một vận động viên điền kinh nổi tiếng với môn nhảy cao, một sinh viên xuất sắc có bằng thạc sĩ nghệ thuật, sau đó trở thành giáo sư Triết học tại một đại học Paris; một con người đầy tham vọng đang ‘công thành danh toại’. Thế nhưng, một người bạn lớn hơn Phanxicô 15 tuổi, là Ignatiô, đã mượn lời của Chúa Giêsu để nhắc nhở con người tài hoa này rằng, “Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào có ích chi?”, thì ngờ đâu, lời ấy đã tạo nên một sự khác biệt nơi người trẻ này. Dĩ nhiên, để có thể đi đến một biến đổi mang tính định mệnh như thế, Phanxicô đã trải qua một tiến trình hoán cải nội tâm. Vị giáo sư này phải lắng nghe, trăn trở, cầu nguyện, chiêm ngắm và sau đó, từ bỏ mọi sự, kể cả địa vị danh giá để cùng Ignatio trở thành một trong 7 vị tiên khởi sáng lập Dòng Tên trên ngọn đồi Montmartre, Paris. Cùng với Thánh Ignatinô, Phanxicô là một trong những vị thánh nổi tiếng của thế kỷ 16, ngài được biết đến như một nhà truyền giáo rất thành công tại Á Châu và được đặt làm vị thánh bổn mạng các xứ truyền giáo.
Thánh Phanxicô đã khôn ngoan sống theo những gì Chúa Giêsu dạy trong Tin Mừng hôm nay, “Ai nghe những lời Thầy nói đây và đem ra thực hành, thì giống như người khôn ngoan, xây nhà mình trên đá”. Phanxicô biết, chỉ ‘lắng nghe’ là chưa đủ, phải đem ra thực hành, đem vào hành động. Hành động theo Lời bao gồm một sự ôm ấp hoàn toàn Lời Chúa Giêsu và tòng phục tuyệt đối ý muốn của Ngài; thánh nhân đã để cho Lời Chúa hướng dẫn hành động của mình cũng như đã đặt đôi chân sứ vụ trên nền đá vững chắc, đã đặt đời mình trên núi đá Giêsu ‘ngàn năm bền vững’.
Chúng ta có thể học được nhiều điều từ loài thỏ đá, một loài có vú ở Trung Đông. Động vật nhỏ bé này biết phải đi đâu, làm gì, khi gặp nguy hiểm. Những vách núi lởm chởm tạo thành nơi ẩn náu hoàn hảo cho động vật này. Một con đại bàng sà xuống, tìm cách bắt nó, thoắt một cái, con vật nhỏ được bảo vệ bởi những vách đá; để tìm con mồi, con đại bàng phải ‘xé nát’ cả ngọn núi! Khi một con sư tử đang rình mồi để ăn trưa, nó không tài nào phát hiện được thỏ đá, bởi lẽ thỏ đá ‘đứng trên đá, ngủ bên đá và ẩn trong đá’; màu của nó là màu của núi đá. Chỉ cần nép mình trong các tảng đá, nó được an toàn. Con thỏ đá can đảm nhất đủ khôn ngoan để biết rằng, sức mạnh của mình không nằm ở cơ bắp mà là nơi trú ẩn.
Anh Chị em,
Nếu có đủ khôn ngoan của loài thỏ đá, chúng ta sẽ nhận ra đâu là sức mạnh của mình. Mùa Vọng là thời gian xét xem nền tảng đời mình có phải là Thiên Chúa không; bởi lẽ, Chúa Giêsu đã bước vào thế giới của chúng ta, mặc lấy xác thịt phàm nhân để trở thành đá tảng ‘ngàn năm bền vững’ cho ai biết xây dựng đời mình trên Ngài. Con đường dẫn đến nền tảng vững chắc đó là lắng nghe, thấu hiểu và hành động. Hãy đặt ‘ngôi nhà’ của chúng ta trên Ngài và theo cách ấy, sẽ không có bão tố nào có thể xói mòn nền tảng cuộc đời chúng ta, vì nó không đặt trên cát, nhưng trên đá.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin đừng để con bị ru ngủ bởi những cảm giác an toàn giả tạo; như Thánh Phanxicô Xaviê, xin cho con biết chọn cho mình vách núi Giêsu, nền đá Giêsu và Lời của Giêsu để xây đời con; vì Chúa là núi đá ‘ngàn năm bền vững’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Sám hối và canh tân để tỉnh thức đón chờ Chúa đến
Lm. Đan Vinh
22:32 02/12/2020
CHÚA NHẬT 2 MÙA VỌNG B
Is 40,1-5.9-11; 2 Pr 3,8-14; Mc 1,1-8
SÁM HỐI VÀ CANH TÂN ĐỂ TỈNH THỨC ĐÓN CHỜ CHÚA ĐẾN
I. HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG: Mc 1,1-8
(c 1) Khởi đầu Tin mừng Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa. (c 2-3) Chiếu theo lời đã chép trong sách ngôn sứ I-sai-a: “Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con. Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi”. (c 4-5) Ông Gio-an Tẩy Giả đã xuất hiện trong hoang địa, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội. Mọi người từ khắp miền Giu-đê và thành Giê-ru-sa-lem kéo đến với ông. Họ thú tội, và ông làm phép Rửa cho họ trong sông Gio-đan. (c 6) Ông Gio-an mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng. (c 7-8) Ông rao giảng rằng: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau. Tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Tôi đã làm phép Rửa cho anh em nhờ nước. Còn Người, Người sẽ làm phép Rửa cho anh em trong Thánh Thần.
2. Ý CHÍNH:
Sách Tin Mừng thứ hai bắt đầu với lời rao giảng của ông Gio-an Tẩy Giả. Mác-cô giới thiệu Gio-an là vị tiền sứ của Đức Giê-su, có sứ mạng đi trước để dọn đường cho Người (c 2-3). Gio-an thực hiện sứ mạng bằng việc rao giảng để kêu gọi mọi người ăn năn sám hối và chịu thanh tẩy nhờ phép rửa dìm mình trong nước sông Gio-đan. Cuối cùng chính Gio-an đã giới thiệu về con người và sứ mạng của Đấng Thiên Sai sắp đến (x. Mc 1,7-8).
3. CHÚ THÍCH:
- (c 1) Tin Mừng: Một từ ngữ Hy Lạp (Euaggelion) có nghĩa là Tin vui, Tin mừng. Ta có thể hiểu Tin mừng Đức Giê-su Ki-tô theo hai nghĩa: Một là chính Tin mừng đã được Đức Giê-su rao giảng. Hai là Tin mừng về Đức Giê-su được Hội Thánh công bố. Như vậy, Đức Giê-su vừa là người rao giảng Tin mừng, lại vừa là đối tượng của Tin mừng được rao giảng (x. Mc 8,38;10,29). + Giê-su: có nghĩa là Thiên Chúa cứu độ (x. Mt 1,21). Đức Giê-su là một nhân vật lịch sử có thật, quê tại làng Na-gia-rét miền Ga-li-lê (x. Mc 1,9), làm nghề thợ mộc, là con của bà Ma-ri-a, là anh em bà con với các ông Gia-cô-bê, Giu-se, Giu-đa và Si-mon (x. Mc 6,3). + Ki-tô: Ki-tô hay Mê-si-a có nghĩa là Đấng được xức dầu hay được thánh hiến. Trong Cựu Ước có ba chức vị được xức dầu tấn phong là: vua, tư tế và ngôn sứ. Chẳng hạn: Đa-vít được ngôn sứ Sa-mu-en xức dầu phong làm vua (x. 1 Sm 16,13), A-a-ron được Mô-sê xức dầu phong làm tư tế (x. Lv 8,12), Ê-li-sê được Ê-li-a xức dầu phong làm ngôn sứ (x. 1 V 19,16). Qua câu này, Mác-cô quả quyết Đức Giê-su chính là Đấng Thiên Sai hay Đấng Mê-si-a cũng gọi là Ki-tô mà người Do-thái đang mong đợi (x. Cv 10,38; Lc 4,18-19). + Con Thiên Chúa: Tước hiệu Con Thiên Chúa tương đương với tước hiệu Con Vua Đa-vít (x. Mc 14,61-62a). Với sự xuất hiện của Đức Giê-su, thời đại hoàng kim của nhân loại đã khởi đầu: Từ đây nhân loại sẽ được giải thoát khỏi ách nặng nề của lề luật, khỏi làm nô lệ cho ma quỉ, nhưng được trở nên con cái của Thiên Chúa (x. Mt 5,9), được gọi Thiên Chúa là “Áp-ba, Ba ơi ! ” (x. Gl 4,6), được nên nghĩa tử của Thiên Chúa nhờ tin yêu kết hiệp với Đấng Ki-tô (x. Gl 3,26-28).
- (c 2-3) Lời đã chép trong sách ngôn sứ I-sai-a: Đây là một đoạn Lời Chúa trích ra từ sách ngôn sứ I-sai-a (40,3). Qua câu này, Mác-cô muốn ám chỉ Đức Giê-su là Con Thiên Chúa. Người được Thiên Chúa trao cho sứ mạng làm Mô-sê Mới của thời Tân Ước để thực hiện một cuộc Xuất Hành Mới. Người sẽ dẫn đưa dân Ít-ra-en Mới là Hội Thánh vượt qua sa mạc trần gian để về miền Đất Hứa là Nước Trời đời sau. + Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con: Vị sứ giả đây chính là Gio-an Tẩy giả. Ông được trao sứ mạng tiền hô, đi trước giới thiệu và giúp mọi người đón nhận Đấng Thiên Sai sắp đến.
- (c 4-5) Phép rửa của Gio-an Tẩy giả: Gio-an làm phép rửa để giúp người ta tỏ lòng sám hối tội lỗi và cầu xin Chúa tha tội. Đồng thời, cũng để chuẩn bị giúp họ đón nhận ơn cứu độ của Đấng Thiên Sai. Nghi thức phép rửa của Gio-an gồm việc khiêm nhường xưng tội trước khi được Gio-an dìm mình dưới nước sông Gio-đan.
- (c 7-8) Bí tích Rửa tội của Đức Giê-su: Sau khi được Gio-an dìm mình dưới nước sông Gio-đan, Đức Giê-su đã được Chúa Thánh Thần lấy hình chim câu ngự xuống trên mình. Qua cuộc thần hiện này, Người đã thiết lập bí tích rửa tội để ban cho những ai có lòng sám hối và có đức tin được ơn tái sinh làm con Thiên Chúa (x. Mt 28,19). Trong nghi lễ rửa tội, sau khi tuyên bố từ bỏ tội lỗi và tuyên xưng đức tin, người chịu phép sẽ được vị chủ sự dìm mình trong giếng nước hay được dội nước trên đầu, và còn được xức dầu thánh để trở nên dưỡng tử của Thiên Chúa.
4. CÂU HỎI:
1) Tin mừng Đức Giê-su Ki-tô có ý nghĩa thế nào?
2) Ý nghĩa của hai từ Giê-su và Ki-tô khác nhau ra sao?
3) Phân biệt giữa phép rửa do Gio-an thực hiện với phép rửa do Đức Giê-su thiết lập giống và khác nhau thế nào?
4) Khi khẩn cấp không có linh mục hay phó tế, người tín hữu có quyền ban phép rửa tội cho một người lương gần chết thực tâm muốn theo đạo hay ban phép rửa tội một trẻ em mới sinh gần chết không? Cần rửa tội như thế nào?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi” (c 3).
2. CÂU CHUYỆN:
1) SÁM HỐI – ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CHÚA THA TỘI:
Một hôm, vị Phó Vương xứ Naples là công tước d’ Osone mới lên nhậm chức, ông quyết định sẽ ân xá cho các tù nhân có biểu hiện sám hối thực sự. Ông đã đích thân đến thăm nhà ngục và xét hỏi từng người để sẽ ban lệnh ân xá cho họ. Khi được hỏi, hầu hết tù nhân đều kêu mình bị oan. Riêng chỉ có một người sẵn sàng nhận tội, và còn nói lẽ ra mình phải chịu mức án nặng hơn mới đáng với tội đã làm. Thấy phạm nhân thành tâm nhận lỗi, vị công tước liền nói với anh ta: ”Anh đã nhận mình là tội nhân đang khi nhiều người khác lại chối không nhận tội. Như vậy nhà tù này không hợp với anh, nên anh được ân xá và phải lập tức rời bỏ nơi đây để trở về nhà”.
Một người phàm như công tước xứ Naples mà còn có lòng thương xót và sẵn sàng tha thứ cho một tù nhân có lòng khiêm hạ sám hối, phương chi Thiên Chúa là Cha giàu lòng từ bi thương xót lại không tha thứ lỗi lầm cho những hối nhân có lòng sám hối và quyết tâm cải tà quy chính hay sao? Bởi vì Thiên Chúa là “Đấng từ bi nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương, chẳng trách cứ luôn luôn, không oán hờn mãi mãi. Ngài không cứ tội ta mà xét xử, không trả báo ta xứng với lỗi lầm” (TV 103,8-10).
2) CẦN TU SỬA BẮT ĐẦU TỪ BẢN THÂN:
Một vị thiền sư Ấn giáo tuổi cao niên đã phát biểu cảm nghĩ về cuộc đời của ông từ nhỏ tới lớn đã từng trải qua như sau:
- Lúc còn trẻ, tôi là một thiếu niên có những suy nghĩ táo bạo và đầy quyết tâm. Khi nhìn thấy thế giới chung quanh đầy tội lỗi gian ác, tôi đã mạnh dạn cầu nguyện với Thượng Đế như sau: “Lạy Chúa, xin ban cho con đủ khôn ngoan để biến đổi thế giới tội lỗi xấu xa này trở nên thánh thiện tốt đẹp hơn”.
- Rồi khi đến tuổi trưởng thành, tôi đã nghiệm ra rằng: Tôi đã trải qua nửa đời người rồi mà vẫn chưa biến đổi được ai nên tốt hơn. Lúc đó, tôi đã thay đổi lời cầu nguyện như sau: “Lạy Chúa, xin cho con đủ sức biến đổi mọi người trong gia đình và bè bạn của con nên tốt hơn. Và như vậy là con đã thỏa mãn rồi”.
- Nhưng giờ đây đến tuổi xế chiều, “răng nong tóc bạc”, khi ngày tháng đời tôi sắp kết thúc, tôi mới nhận ra rằng: tôi thật khờ dại biết bao! Tôi đã chẳng làm được điều tốt nào cho ai cả. Bây giờ tôi chỉ còn biết khiêm tốn cầu nguyện với Chúa như sau: “Lạy Chúa, xin giúp con đủ nghị lực để biến đổi chính bản thân con”… Giả như tôi đã sớm nhận biết và cầu nguyện như vậy ngay từ lúc còn trẻ, thì tôi đã không uổn phí bao thời gian cách vô ích rồi”.
3) CHĂM CHỈ LÀM VIỆC NHƯ CHỦ NHÀ SẼ TRỞ VỀ NHÀ HÔM NAY:
Ngày kia có một khách du lịch dừng chân trước một biệt thự rất sang trọng cạnh một hồ nước trong xanh ở Thụy sĩ. Khách du lịch gõ vào hàng rào sắt, tức thì một cụ già coi vườn ra mở cổng. Sung sướng vì được thấy một người khách, cụ dẫn khách đi tham quan cả khu vườn rộng lớn. Người khách hỏi:
– Cụ ở đây bao lâu rồi?
– Thưa ông, tôi ở đây đã 24 năm.
– Chủ nhà có hay về nghỉ tại biệt thự này không? Cụ đã gặp ông chủ nhà mấy lần rồi?
– Tôi đã trông thấy ông bốn lần. Lần cuối cùng cách đây đã 12 năm.
– Thế ai trả lương cho cụ?
– Người luật sư của ông.
– Thế người luật sư này có đến đây không?
– Tôi chưa hề thấy mặt ông. Ông ấy liên lạc với tôi qua thư từ.
– Thế thì ai hưởng sự đẹp đẽ của vườn hoa này?
– Trừ vợ tôi và tôi thì không ai được hưởng hết.
– Vậy, tại sao cụ phải vất vả chăm sóc vườn hoa này nếu không có người khác thưởng thức.
– Ồ, Thưa ông, tôi làm như chủ tôi sẽ về trong ngày hôm nay.
Mùa Vọng đã bắt đầu. Mùa Vọng là mùa trông đợi trong tin yêu, đợi ngày Chúa đến trong ngày tận thế. Nhưng cũng là trông đợi giây phút cuối cùng của mỗi người khi đi ra gặp Chúa. Chúng ta phải chuẩn bị hành trang là chăm chỉ chu toàn nhiệm vụ, hy vọng Chúa sẽ đến phán xét và ban cho ta niềm vui và hạnh phúc muôn đời.
4) CẦN CHIẾN ĐẤU VỚI NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO?
Vào một buổi chiều kia, cha bề trên đã hỏi một tu sĩ trong dòng được tiếng là người đạo đức: « Hôm nay con đã làm gì? » Tu sĩ liền trả lời: “Thưa cha, cũng như mọi ngày, hôm nay con rất bận bịu làm việc mà nếu không có ơn Chúa, con sẽ không thể chu toàn. Đó là mỗi ngày con đều phải canh chừng hai con chim ưng, giữ hai con nai, kìm hãm hai con diều hâu, giữ một con sấu, trị một con gấu và quan tâm săn sóc cho một bệnh nhân”.
Bề trên cười hỏi lại: « Con nói gì thế? Trong dòng chúng ta đâu có những con thú dữ như con vừa nói? ». Tu sĩ trả lời: « Thưa cha thật đúng như thế. Hai con chim ưng là hai con mắt của con mà con phải giữ để chúng khỏi nhìn những vật cấm kỵ. Hai con nai tức là hai chân mà con phải trông coi để chúng không đi vào con đường xấu. Hai chim diều hâu là hai bàn tay mà con phải bắt nó làm những việc có ích. Còn con cá sấu là cái lưỡi mà con phải kìm hãm để khỏi nói ra những điều lỗi bác ái. Con gấu chính là trái tim mà con phải canh chừng để khỏi ích kỷ và tự cao tự đại. Còn bệnh nhân là chính thân xác của con mà con cần luôn chăm sóc đề phòng để nhục dục khỏi vùng trỗi dậy.
Ngày xưa Gio-an Bao-ti-xi-ta đã sống như thế để dọn đường đón Đấng Thiên Sai. Nếu mỗi người chúng ta cũng biết sống như vậy trong Mùa Vọng này, chúng ta sẽ biến tâm hồn mình trở thành con đường đón Chúa đến viếng thăm vào lễ Giáng Sinh sắp tới.
5) LỜI NÓI HƯƠNG BAY, GƯƠNG BÀY LÔI KÉO:
Vào thế kỷ 12, nhiều tệ đoan đã xảy ra trong nội bộ Hội thánh, nhiều bè phái đã nổi lên ở khắp nơi phê phán chỉ trích nếp sống xa hoa của nhiều chủ chăn. Lúc đó hai thánh Phan-xi-cô thành Át-si-si và thánh Đa-minh đã được Thiên Chúa sai đến với sứ mạng thức tỉnh và canh tân Hội thánh. Các ngài đã không lớn tiếng phê phán tha nhân mà rao giảng sự ăn năn sám hối bắt đầu từ bản thân của mình. Các ngài không khoe khoang thành tích, không tham lam của cải địa vị, không sống đạo đức giả tạo… Tuy cả hai vị đều thuộc dòng dõi quý tộc, nhưng các ngài đã từ bỏ tất cả địa vị danh vọng tiền của vật chất để chọn lối sống khó nghèo, hiền hòa và khiêm tốn phục vụ người nghèo noi gương Chúa Giê-su.... Thánh Đa-minh đã lập dòng “Anh em thuyết giáo” (OP), còn thánh Phan-xi-cô lập dòng “Anh em hèn mọn” (OFM). Các tu sĩ của hai dòng khổ tu này có nếp sống đơn giản: ăn mặc quần áo vải thô, ngày ngày đi chân đất qua các xóm làng khất thực và đến tối lo dạy giáo lý cho người lớn và trẻ em tại các nhà thờ bị bỏ hoang, tổ chức những tuần tĩnh tâm cho các tín hữu. Chẳng mấy chốc tiếng lành đồn xa, cuộc sống nghèo khó và đạo đức của các ngài đã được nhiều vị chủ chăn và các tín hữu nhận biết nể phục. Nhiều tội nhân và người theo lạc giáo đã được ơn Chúa để hồi tâm sám hối trở về với Hội thánh Công Giáo. Nhờ sự quyết tâm canh tân vừa bằng lời giảng kèm theo gương sáng của các ngài và các tu sĩ nam nữ trong dòng mà con thuyền Hội Thánh đã vượt qua cơn phong ba bão táp có nguy cơ bị chìm đắm.
3. SUY NIỆM:
1) SỨ MẠNG DỌN ĐƯỜNG CỦA GIO-AN TẨY GIẢ:
Thiên Chúa đã gọi Gio-an làm ngôn sứ và trao sứ mạng đi trước dọn đường giúp người ta đón Ðấng Thiên Sai sắp đến. Gio-an đã thi hành sứ mạng bằng một cuộc sống khổ hạnh: mặc áo lông lạc đà, ăn châu chấu và uống mật ong rừng. Ông đã từ bỏ mọi tiện nghi vật chất để nêu gương sống siêu thoát hầu thi hành sứ mạng tiền hô cho Đấng Thiên Sai, Ông nói: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến. Tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Tôi đã làm phép rửa cho anh em bằng nước. Còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần” (Mc 1,7-8). Qua đó, Gio-an xác nhận rõ vai trò của ông. Ông chỉ là người đi trước dọn đường cho Đấng Thiên Sai: “Đấng đến sau tôi thì cao trọng hơn tôi!”. Ông đã thực hiện sứ mạng như lời tuyên sấm của ngôn sứ Ma-la-ki-a và I-sai-a như sau: “Này Ta sai sứ giả của Ta đến dọn đường trước mặt Ta” (Ml 3,1) và “Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi” (Is 40,3).
2) GIO-AN THI HÀNH SỨ MẠNG BẰNG 4 CÁCH NHƯ SAU:
- Một là vào sa mạc: Gio-an đã đến bên bờ sông Gio-đan là nơi hoang vu vắng vẻ để giúp người đời dễ dàng gặp Chúa.
- Hai là hồi tâm sám hối: Ông Gio-an Tẩy Giả đã xuất hiện trong hoang địa, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội. Mọi người từ khắp miền Giu-đê và thành Giê-ru-sa-lem kéo đến với ông. Họ thú tội, và ông làm phép Rửa cho họ trong sông Gio-đan (Mc 1,4-5).
- Ba là sống đơn sơ trong cách ăn mặc và khổ chế: Ông Gio-an “mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng” (Mc 1,6).
- Bốn là ăn ở khiêm tốn và phục vụ tha nhân: Gio-an tiên báo về Đấng Thiên Sai và giúp người ta tin theo Chúa: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau. Tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Tôi đã làm phép Rửa cho anh em nhờ nước. Còn Người, Người sẽ làm phép Rửa cho anh em trong Thánh Thần” (Mc 1,7-8).
3) CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
Sau khi nhìn thấy gương khổ chế và nghe lời Gio-an giảng, đám đông dân chúng đã hỏi Gio-an: “Chúng tôi phải làm gì?”. Ông đã trả lời như sau:
- Hãy vào nơi thanh vắng: Mỗi ngày hãy dành ra ít phút khi vừa thức dậy để dâng ngày mới cho Chúa; Buổi tối hãy xét mình ăn năn sám hối trước khi nghỉ đêm; Trong ngày hãy đến nhà thờ dự lễ và dự các buổi Tĩnh Tâm chủ đề mục vụ phù hợp với giới trẻ và gia đình trẻ...
- Hãy làm cho Chúa được lớn lên: Trước khi làm một việc gì, hãy tự hỏi mình: Tôi làm việc này để tôn vinh danh Chúa và vì phần rỗi các linh hồn, hay chỉ tìm tiếng khen?
- Hãy chọn lối sống đơn giản: Trong mùa Vọng này, hãy thôi mua sắm thêm quần áo giày dép nếu không thực sự cần thiết; Không hoang phí trong việc tổ chức ăn uống… để học sống đơn giản noi gương Gio-an và Chúa Giê-su (x. Mt 8,20).
- Hãy sống công minh chính trực: Những người làm nghề buôn bán cần nói năng lễ độ thật thà và ân cần tế nhị khi tiếp xúc với khách hàng. Tránh khoe khoang về mình nhưng hãy khen ngợi và thực lòng đề cao người khác lên.
- Hãy quảng đại chia sẻ niềm vui và tình thương của Chúa: Gửi thiệp Noel cho bạn bè và người thân để biểu lộ sự quan tâm và đi bước trước đến với mọi người; Đóng vai ông già
Noel đi thăm viếng phát quà các trẻ em đường phố hay các mái ấm nuôi trẻ mồ côi, các trại nuôi người khiếm thị hay khuyết tật, các người già liệt giường, thăm các bệnh nhân nghèo tại bệnh viện...
4) THỰC HÀNH CHỦ ĐỀ MỤC VỤ NĂM NAY: ĐỒNG HÀNH VỚI GIA ĐÌNH TRẺ:
Chủ đề mục vụ năm nay do Hội Đồng Giám Mục VN nêu ra là: “Đồng hành với gia đình trẻ”. Trong thư mục vụ gửi cộng đồng dân Chúa có viết: “Mặc dù có nhiều thách đố và khó khăn trong đời sống gia đình, vẫn có những chứng từ tốt đẹp nơi nhiều cặp vợ chồng trẻ Công Giáo. Họ chấp nhận những hy sinh lớn lao, vượt qua mọi khó khăn thử thách để sống trung thành với giao ước hôn nhân. Nhiều cặp vợ chồng đã can đảm giữ mầm sống trong mọi hoàn cảnh. Có những đôi bạn chấp nhận tình trạng son sẻ suốt đời, vượt qua cám dỗ muốn sử dụng những phương pháp trợ giúp Giáo Hội không cho phép, đồng thời đón nhận và thực thi tình phụ mẫu thiêng liêng qua việc đảm nhận những hoạt động tông đồ, bác ái xã hội với lòng nhiệt thành hân hoan. Nhiều bậc cha mẹ dù nghèo về kinh tế, vẫn cố gắng chu toàn bổn phận chăm lo cho con cái được giáo dục toàn diện về thể dục, trí dục, cũng như đức dục và tâm linh.
Tuy vậy, phải nhìn nhận rằng do ảnh hưởng trào lưu hưởng thụ, sống ảo, sống gấp và quan niệm lệch lạc về hôn nhân, một số không nhỏ những tiêu cực vẫn tồn tại và có nguy cơ phát triển, ngay trong cộng đồng Công Giáo như: phá thai, sống thử, kết hợp đồng tính, ly dị, lựa chọn giới tính. Những hiện tượng này đang làm mất đi những giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam, đi ngược lại với ý muốn của Đấng Tạo hoá, để lại những hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ mới” (số 2).
Vì thế, Lời Chúa hôm nay như là sự cảnh tỉnh cho chúng ta về việc tôn trọng thân xác của nhau, nhất là tôn trọng sự sống, bởi: “Đối với Thiên Chúa, tất cả đều đang sống”.
4. THẢO LUẬN:
Đến ngày tận thế, Chúa Giê-su sẽ tái lâm để biến đổi trần gian nên “Trời Mới Đất Mới”. Vậy ngay từ bây giờ, chúng ta phải cộng tác với Chúa để biến gia đình mình ngày một an vui hạnh phúc hơn, khu xóm mình ngày một an toàn sạch đẹp hơn, đất nước mình ngày một văn minh, an bình và thịnh vượng hơn?
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Trong những ngày Mùa Vọng này, xin cho chúng con biết siêng năng tham dự thánh lễ và rước lễ, để qua đó, chúng con sẽ “loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại, cho tới khi Chúa lại đến”. Chúa sẽ đến thăm chúng con trong lễ Giáng Sinh, và sẽ lại đến trong giờ chết của mỗi người chúng con cũng như trong ngày tận thế của toàn nhân loại. Xin cho chúng con biết dọn lòng đón Chúa đến bằng việc mỗi ngày ăn năn sám hối, quyết tâm loại trừ các thói hư, mỗi ngày làm ít là một việc bác ái cho tha nhân kèm theo một lời nguyện tắt… Nhờ đó chúng con sẽ góp phần thi hành sứ mạng đem niềm vui và sự bình an đến cho mọi người.
X. HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.-Đ. XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Is 40,1-5.9-11; 2 Pr 3,8-14; Mc 1,1-8
SÁM HỐI VÀ CANH TÂN ĐỂ TỈNH THỨC ĐÓN CHỜ CHÚA ĐẾN
I. HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG: Mc 1,1-8
(c 1) Khởi đầu Tin mừng Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa. (c 2-3) Chiếu theo lời đã chép trong sách ngôn sứ I-sai-a: “Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con. Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi”. (c 4-5) Ông Gio-an Tẩy Giả đã xuất hiện trong hoang địa, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội. Mọi người từ khắp miền Giu-đê và thành Giê-ru-sa-lem kéo đến với ông. Họ thú tội, và ông làm phép Rửa cho họ trong sông Gio-đan. (c 6) Ông Gio-an mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng. (c 7-8) Ông rao giảng rằng: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau. Tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Tôi đã làm phép Rửa cho anh em nhờ nước. Còn Người, Người sẽ làm phép Rửa cho anh em trong Thánh Thần.
2. Ý CHÍNH:
Sách Tin Mừng thứ hai bắt đầu với lời rao giảng của ông Gio-an Tẩy Giả. Mác-cô giới thiệu Gio-an là vị tiền sứ của Đức Giê-su, có sứ mạng đi trước để dọn đường cho Người (c 2-3). Gio-an thực hiện sứ mạng bằng việc rao giảng để kêu gọi mọi người ăn năn sám hối và chịu thanh tẩy nhờ phép rửa dìm mình trong nước sông Gio-đan. Cuối cùng chính Gio-an đã giới thiệu về con người và sứ mạng của Đấng Thiên Sai sắp đến (x. Mc 1,7-8).
3. CHÚ THÍCH:
- (c 1) Tin Mừng: Một từ ngữ Hy Lạp (Euaggelion) có nghĩa là Tin vui, Tin mừng. Ta có thể hiểu Tin mừng Đức Giê-su Ki-tô theo hai nghĩa: Một là chính Tin mừng đã được Đức Giê-su rao giảng. Hai là Tin mừng về Đức Giê-su được Hội Thánh công bố. Như vậy, Đức Giê-su vừa là người rao giảng Tin mừng, lại vừa là đối tượng của Tin mừng được rao giảng (x. Mc 8,38;10,29). + Giê-su: có nghĩa là Thiên Chúa cứu độ (x. Mt 1,21). Đức Giê-su là một nhân vật lịch sử có thật, quê tại làng Na-gia-rét miền Ga-li-lê (x. Mc 1,9), làm nghề thợ mộc, là con của bà Ma-ri-a, là anh em bà con với các ông Gia-cô-bê, Giu-se, Giu-đa và Si-mon (x. Mc 6,3). + Ki-tô: Ki-tô hay Mê-si-a có nghĩa là Đấng được xức dầu hay được thánh hiến. Trong Cựu Ước có ba chức vị được xức dầu tấn phong là: vua, tư tế và ngôn sứ. Chẳng hạn: Đa-vít được ngôn sứ Sa-mu-en xức dầu phong làm vua (x. 1 Sm 16,13), A-a-ron được Mô-sê xức dầu phong làm tư tế (x. Lv 8,12), Ê-li-sê được Ê-li-a xức dầu phong làm ngôn sứ (x. 1 V 19,16). Qua câu này, Mác-cô quả quyết Đức Giê-su chính là Đấng Thiên Sai hay Đấng Mê-si-a cũng gọi là Ki-tô mà người Do-thái đang mong đợi (x. Cv 10,38; Lc 4,18-19). + Con Thiên Chúa: Tước hiệu Con Thiên Chúa tương đương với tước hiệu Con Vua Đa-vít (x. Mc 14,61-62a). Với sự xuất hiện của Đức Giê-su, thời đại hoàng kim của nhân loại đã khởi đầu: Từ đây nhân loại sẽ được giải thoát khỏi ách nặng nề của lề luật, khỏi làm nô lệ cho ma quỉ, nhưng được trở nên con cái của Thiên Chúa (x. Mt 5,9), được gọi Thiên Chúa là “Áp-ba, Ba ơi ! ” (x. Gl 4,6), được nên nghĩa tử của Thiên Chúa nhờ tin yêu kết hiệp với Đấng Ki-tô (x. Gl 3,26-28).
- (c 2-3) Lời đã chép trong sách ngôn sứ I-sai-a: Đây là một đoạn Lời Chúa trích ra từ sách ngôn sứ I-sai-a (40,3). Qua câu này, Mác-cô muốn ám chỉ Đức Giê-su là Con Thiên Chúa. Người được Thiên Chúa trao cho sứ mạng làm Mô-sê Mới của thời Tân Ước để thực hiện một cuộc Xuất Hành Mới. Người sẽ dẫn đưa dân Ít-ra-en Mới là Hội Thánh vượt qua sa mạc trần gian để về miền Đất Hứa là Nước Trời đời sau. + Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con: Vị sứ giả đây chính là Gio-an Tẩy giả. Ông được trao sứ mạng tiền hô, đi trước giới thiệu và giúp mọi người đón nhận Đấng Thiên Sai sắp đến.
- (c 4-5) Phép rửa của Gio-an Tẩy giả: Gio-an làm phép rửa để giúp người ta tỏ lòng sám hối tội lỗi và cầu xin Chúa tha tội. Đồng thời, cũng để chuẩn bị giúp họ đón nhận ơn cứu độ của Đấng Thiên Sai. Nghi thức phép rửa của Gio-an gồm việc khiêm nhường xưng tội trước khi được Gio-an dìm mình dưới nước sông Gio-đan.
- (c 7-8) Bí tích Rửa tội của Đức Giê-su: Sau khi được Gio-an dìm mình dưới nước sông Gio-đan, Đức Giê-su đã được Chúa Thánh Thần lấy hình chim câu ngự xuống trên mình. Qua cuộc thần hiện này, Người đã thiết lập bí tích rửa tội để ban cho những ai có lòng sám hối và có đức tin được ơn tái sinh làm con Thiên Chúa (x. Mt 28,19). Trong nghi lễ rửa tội, sau khi tuyên bố từ bỏ tội lỗi và tuyên xưng đức tin, người chịu phép sẽ được vị chủ sự dìm mình trong giếng nước hay được dội nước trên đầu, và còn được xức dầu thánh để trở nên dưỡng tử của Thiên Chúa.
4. CÂU HỎI:
1) Tin mừng Đức Giê-su Ki-tô có ý nghĩa thế nào?
2) Ý nghĩa của hai từ Giê-su và Ki-tô khác nhau ra sao?
3) Phân biệt giữa phép rửa do Gio-an thực hiện với phép rửa do Đức Giê-su thiết lập giống và khác nhau thế nào?
4) Khi khẩn cấp không có linh mục hay phó tế, người tín hữu có quyền ban phép rửa tội cho một người lương gần chết thực tâm muốn theo đạo hay ban phép rửa tội một trẻ em mới sinh gần chết không? Cần rửa tội như thế nào?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi” (c 3).
2. CÂU CHUYỆN:
1) SÁM HỐI – ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CHÚA THA TỘI:
Một hôm, vị Phó Vương xứ Naples là công tước d’ Osone mới lên nhậm chức, ông quyết định sẽ ân xá cho các tù nhân có biểu hiện sám hối thực sự. Ông đã đích thân đến thăm nhà ngục và xét hỏi từng người để sẽ ban lệnh ân xá cho họ. Khi được hỏi, hầu hết tù nhân đều kêu mình bị oan. Riêng chỉ có một người sẵn sàng nhận tội, và còn nói lẽ ra mình phải chịu mức án nặng hơn mới đáng với tội đã làm. Thấy phạm nhân thành tâm nhận lỗi, vị công tước liền nói với anh ta: ”Anh đã nhận mình là tội nhân đang khi nhiều người khác lại chối không nhận tội. Như vậy nhà tù này không hợp với anh, nên anh được ân xá và phải lập tức rời bỏ nơi đây để trở về nhà”.
Một người phàm như công tước xứ Naples mà còn có lòng thương xót và sẵn sàng tha thứ cho một tù nhân có lòng khiêm hạ sám hối, phương chi Thiên Chúa là Cha giàu lòng từ bi thương xót lại không tha thứ lỗi lầm cho những hối nhân có lòng sám hối và quyết tâm cải tà quy chính hay sao? Bởi vì Thiên Chúa là “Đấng từ bi nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương, chẳng trách cứ luôn luôn, không oán hờn mãi mãi. Ngài không cứ tội ta mà xét xử, không trả báo ta xứng với lỗi lầm” (TV 103,8-10).
2) CẦN TU SỬA BẮT ĐẦU TỪ BẢN THÂN:
Một vị thiền sư Ấn giáo tuổi cao niên đã phát biểu cảm nghĩ về cuộc đời của ông từ nhỏ tới lớn đã từng trải qua như sau:
- Lúc còn trẻ, tôi là một thiếu niên có những suy nghĩ táo bạo và đầy quyết tâm. Khi nhìn thấy thế giới chung quanh đầy tội lỗi gian ác, tôi đã mạnh dạn cầu nguyện với Thượng Đế như sau: “Lạy Chúa, xin ban cho con đủ khôn ngoan để biến đổi thế giới tội lỗi xấu xa này trở nên thánh thiện tốt đẹp hơn”.
- Rồi khi đến tuổi trưởng thành, tôi đã nghiệm ra rằng: Tôi đã trải qua nửa đời người rồi mà vẫn chưa biến đổi được ai nên tốt hơn. Lúc đó, tôi đã thay đổi lời cầu nguyện như sau: “Lạy Chúa, xin cho con đủ sức biến đổi mọi người trong gia đình và bè bạn của con nên tốt hơn. Và như vậy là con đã thỏa mãn rồi”.
- Nhưng giờ đây đến tuổi xế chiều, “răng nong tóc bạc”, khi ngày tháng đời tôi sắp kết thúc, tôi mới nhận ra rằng: tôi thật khờ dại biết bao! Tôi đã chẳng làm được điều tốt nào cho ai cả. Bây giờ tôi chỉ còn biết khiêm tốn cầu nguyện với Chúa như sau: “Lạy Chúa, xin giúp con đủ nghị lực để biến đổi chính bản thân con”… Giả như tôi đã sớm nhận biết và cầu nguyện như vậy ngay từ lúc còn trẻ, thì tôi đã không uổn phí bao thời gian cách vô ích rồi”.
3) CHĂM CHỈ LÀM VIỆC NHƯ CHỦ NHÀ SẼ TRỞ VỀ NHÀ HÔM NAY:
Ngày kia có một khách du lịch dừng chân trước một biệt thự rất sang trọng cạnh một hồ nước trong xanh ở Thụy sĩ. Khách du lịch gõ vào hàng rào sắt, tức thì một cụ già coi vườn ra mở cổng. Sung sướng vì được thấy một người khách, cụ dẫn khách đi tham quan cả khu vườn rộng lớn. Người khách hỏi:
– Cụ ở đây bao lâu rồi?
– Thưa ông, tôi ở đây đã 24 năm.
– Chủ nhà có hay về nghỉ tại biệt thự này không? Cụ đã gặp ông chủ nhà mấy lần rồi?
– Tôi đã trông thấy ông bốn lần. Lần cuối cùng cách đây đã 12 năm.
– Thế ai trả lương cho cụ?
– Người luật sư của ông.
– Thế người luật sư này có đến đây không?
– Tôi chưa hề thấy mặt ông. Ông ấy liên lạc với tôi qua thư từ.
– Thế thì ai hưởng sự đẹp đẽ của vườn hoa này?
– Trừ vợ tôi và tôi thì không ai được hưởng hết.
– Vậy, tại sao cụ phải vất vả chăm sóc vườn hoa này nếu không có người khác thưởng thức.
– Ồ, Thưa ông, tôi làm như chủ tôi sẽ về trong ngày hôm nay.
Mùa Vọng đã bắt đầu. Mùa Vọng là mùa trông đợi trong tin yêu, đợi ngày Chúa đến trong ngày tận thế. Nhưng cũng là trông đợi giây phút cuối cùng của mỗi người khi đi ra gặp Chúa. Chúng ta phải chuẩn bị hành trang là chăm chỉ chu toàn nhiệm vụ, hy vọng Chúa sẽ đến phán xét và ban cho ta niềm vui và hạnh phúc muôn đời.
4) CẦN CHIẾN ĐẤU VỚI NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO?
Vào một buổi chiều kia, cha bề trên đã hỏi một tu sĩ trong dòng được tiếng là người đạo đức: « Hôm nay con đã làm gì? » Tu sĩ liền trả lời: “Thưa cha, cũng như mọi ngày, hôm nay con rất bận bịu làm việc mà nếu không có ơn Chúa, con sẽ không thể chu toàn. Đó là mỗi ngày con đều phải canh chừng hai con chim ưng, giữ hai con nai, kìm hãm hai con diều hâu, giữ một con sấu, trị một con gấu và quan tâm săn sóc cho một bệnh nhân”.
Bề trên cười hỏi lại: « Con nói gì thế? Trong dòng chúng ta đâu có những con thú dữ như con vừa nói? ». Tu sĩ trả lời: « Thưa cha thật đúng như thế. Hai con chim ưng là hai con mắt của con mà con phải giữ để chúng khỏi nhìn những vật cấm kỵ. Hai con nai tức là hai chân mà con phải trông coi để chúng không đi vào con đường xấu. Hai chim diều hâu là hai bàn tay mà con phải bắt nó làm những việc có ích. Còn con cá sấu là cái lưỡi mà con phải kìm hãm để khỏi nói ra những điều lỗi bác ái. Con gấu chính là trái tim mà con phải canh chừng để khỏi ích kỷ và tự cao tự đại. Còn bệnh nhân là chính thân xác của con mà con cần luôn chăm sóc đề phòng để nhục dục khỏi vùng trỗi dậy.
Ngày xưa Gio-an Bao-ti-xi-ta đã sống như thế để dọn đường đón Đấng Thiên Sai. Nếu mỗi người chúng ta cũng biết sống như vậy trong Mùa Vọng này, chúng ta sẽ biến tâm hồn mình trở thành con đường đón Chúa đến viếng thăm vào lễ Giáng Sinh sắp tới.
5) LỜI NÓI HƯƠNG BAY, GƯƠNG BÀY LÔI KÉO:
Vào thế kỷ 12, nhiều tệ đoan đã xảy ra trong nội bộ Hội thánh, nhiều bè phái đã nổi lên ở khắp nơi phê phán chỉ trích nếp sống xa hoa của nhiều chủ chăn. Lúc đó hai thánh Phan-xi-cô thành Át-si-si và thánh Đa-minh đã được Thiên Chúa sai đến với sứ mạng thức tỉnh và canh tân Hội thánh. Các ngài đã không lớn tiếng phê phán tha nhân mà rao giảng sự ăn năn sám hối bắt đầu từ bản thân của mình. Các ngài không khoe khoang thành tích, không tham lam của cải địa vị, không sống đạo đức giả tạo… Tuy cả hai vị đều thuộc dòng dõi quý tộc, nhưng các ngài đã từ bỏ tất cả địa vị danh vọng tiền của vật chất để chọn lối sống khó nghèo, hiền hòa và khiêm tốn phục vụ người nghèo noi gương Chúa Giê-su.... Thánh Đa-minh đã lập dòng “Anh em thuyết giáo” (OP), còn thánh Phan-xi-cô lập dòng “Anh em hèn mọn” (OFM). Các tu sĩ của hai dòng khổ tu này có nếp sống đơn giản: ăn mặc quần áo vải thô, ngày ngày đi chân đất qua các xóm làng khất thực và đến tối lo dạy giáo lý cho người lớn và trẻ em tại các nhà thờ bị bỏ hoang, tổ chức những tuần tĩnh tâm cho các tín hữu. Chẳng mấy chốc tiếng lành đồn xa, cuộc sống nghèo khó và đạo đức của các ngài đã được nhiều vị chủ chăn và các tín hữu nhận biết nể phục. Nhiều tội nhân và người theo lạc giáo đã được ơn Chúa để hồi tâm sám hối trở về với Hội thánh Công Giáo. Nhờ sự quyết tâm canh tân vừa bằng lời giảng kèm theo gương sáng của các ngài và các tu sĩ nam nữ trong dòng mà con thuyền Hội Thánh đã vượt qua cơn phong ba bão táp có nguy cơ bị chìm đắm.
3. SUY NIỆM:
1) SỨ MẠNG DỌN ĐƯỜNG CỦA GIO-AN TẨY GIẢ:
Thiên Chúa đã gọi Gio-an làm ngôn sứ và trao sứ mạng đi trước dọn đường giúp người ta đón Ðấng Thiên Sai sắp đến. Gio-an đã thi hành sứ mạng bằng một cuộc sống khổ hạnh: mặc áo lông lạc đà, ăn châu chấu và uống mật ong rừng. Ông đã từ bỏ mọi tiện nghi vật chất để nêu gương sống siêu thoát hầu thi hành sứ mạng tiền hô cho Đấng Thiên Sai, Ông nói: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến. Tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Tôi đã làm phép rửa cho anh em bằng nước. Còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần” (Mc 1,7-8). Qua đó, Gio-an xác nhận rõ vai trò của ông. Ông chỉ là người đi trước dọn đường cho Đấng Thiên Sai: “Đấng đến sau tôi thì cao trọng hơn tôi!”. Ông đã thực hiện sứ mạng như lời tuyên sấm của ngôn sứ Ma-la-ki-a và I-sai-a như sau: “Này Ta sai sứ giả của Ta đến dọn đường trước mặt Ta” (Ml 3,1) và “Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi” (Is 40,3).
2) GIO-AN THI HÀNH SỨ MẠNG BẰNG 4 CÁCH NHƯ SAU:
- Một là vào sa mạc: Gio-an đã đến bên bờ sông Gio-đan là nơi hoang vu vắng vẻ để giúp người đời dễ dàng gặp Chúa.
- Hai là hồi tâm sám hối: Ông Gio-an Tẩy Giả đã xuất hiện trong hoang địa, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội. Mọi người từ khắp miền Giu-đê và thành Giê-ru-sa-lem kéo đến với ông. Họ thú tội, và ông làm phép Rửa cho họ trong sông Gio-đan (Mc 1,4-5).
- Ba là sống đơn sơ trong cách ăn mặc và khổ chế: Ông Gio-an “mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng” (Mc 1,6).
- Bốn là ăn ở khiêm tốn và phục vụ tha nhân: Gio-an tiên báo về Đấng Thiên Sai và giúp người ta tin theo Chúa: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau. Tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Tôi đã làm phép Rửa cho anh em nhờ nước. Còn Người, Người sẽ làm phép Rửa cho anh em trong Thánh Thần” (Mc 1,7-8).
3) CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
Sau khi nhìn thấy gương khổ chế và nghe lời Gio-an giảng, đám đông dân chúng đã hỏi Gio-an: “Chúng tôi phải làm gì?”. Ông đã trả lời như sau:
- Hãy vào nơi thanh vắng: Mỗi ngày hãy dành ra ít phút khi vừa thức dậy để dâng ngày mới cho Chúa; Buổi tối hãy xét mình ăn năn sám hối trước khi nghỉ đêm; Trong ngày hãy đến nhà thờ dự lễ và dự các buổi Tĩnh Tâm chủ đề mục vụ phù hợp với giới trẻ và gia đình trẻ...
- Hãy làm cho Chúa được lớn lên: Trước khi làm một việc gì, hãy tự hỏi mình: Tôi làm việc này để tôn vinh danh Chúa và vì phần rỗi các linh hồn, hay chỉ tìm tiếng khen?
- Hãy chọn lối sống đơn giản: Trong mùa Vọng này, hãy thôi mua sắm thêm quần áo giày dép nếu không thực sự cần thiết; Không hoang phí trong việc tổ chức ăn uống… để học sống đơn giản noi gương Gio-an và Chúa Giê-su (x. Mt 8,20).
- Hãy sống công minh chính trực: Những người làm nghề buôn bán cần nói năng lễ độ thật thà và ân cần tế nhị khi tiếp xúc với khách hàng. Tránh khoe khoang về mình nhưng hãy khen ngợi và thực lòng đề cao người khác lên.
- Hãy quảng đại chia sẻ niềm vui và tình thương của Chúa: Gửi thiệp Noel cho bạn bè và người thân để biểu lộ sự quan tâm và đi bước trước đến với mọi người; Đóng vai ông già
Noel đi thăm viếng phát quà các trẻ em đường phố hay các mái ấm nuôi trẻ mồ côi, các trại nuôi người khiếm thị hay khuyết tật, các người già liệt giường, thăm các bệnh nhân nghèo tại bệnh viện...
4) THỰC HÀNH CHỦ ĐỀ MỤC VỤ NĂM NAY: ĐỒNG HÀNH VỚI GIA ĐÌNH TRẺ:
Chủ đề mục vụ năm nay do Hội Đồng Giám Mục VN nêu ra là: “Đồng hành với gia đình trẻ”. Trong thư mục vụ gửi cộng đồng dân Chúa có viết: “Mặc dù có nhiều thách đố và khó khăn trong đời sống gia đình, vẫn có những chứng từ tốt đẹp nơi nhiều cặp vợ chồng trẻ Công Giáo. Họ chấp nhận những hy sinh lớn lao, vượt qua mọi khó khăn thử thách để sống trung thành với giao ước hôn nhân. Nhiều cặp vợ chồng đã can đảm giữ mầm sống trong mọi hoàn cảnh. Có những đôi bạn chấp nhận tình trạng son sẻ suốt đời, vượt qua cám dỗ muốn sử dụng những phương pháp trợ giúp Giáo Hội không cho phép, đồng thời đón nhận và thực thi tình phụ mẫu thiêng liêng qua việc đảm nhận những hoạt động tông đồ, bác ái xã hội với lòng nhiệt thành hân hoan. Nhiều bậc cha mẹ dù nghèo về kinh tế, vẫn cố gắng chu toàn bổn phận chăm lo cho con cái được giáo dục toàn diện về thể dục, trí dục, cũng như đức dục và tâm linh.
Tuy vậy, phải nhìn nhận rằng do ảnh hưởng trào lưu hưởng thụ, sống ảo, sống gấp và quan niệm lệch lạc về hôn nhân, một số không nhỏ những tiêu cực vẫn tồn tại và có nguy cơ phát triển, ngay trong cộng đồng Công Giáo như: phá thai, sống thử, kết hợp đồng tính, ly dị, lựa chọn giới tính. Những hiện tượng này đang làm mất đi những giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam, đi ngược lại với ý muốn của Đấng Tạo hoá, để lại những hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ mới” (số 2).
Vì thế, Lời Chúa hôm nay như là sự cảnh tỉnh cho chúng ta về việc tôn trọng thân xác của nhau, nhất là tôn trọng sự sống, bởi: “Đối với Thiên Chúa, tất cả đều đang sống”.
4. THẢO LUẬN:
Đến ngày tận thế, Chúa Giê-su sẽ tái lâm để biến đổi trần gian nên “Trời Mới Đất Mới”. Vậy ngay từ bây giờ, chúng ta phải cộng tác với Chúa để biến gia đình mình ngày một an vui hạnh phúc hơn, khu xóm mình ngày một an toàn sạch đẹp hơn, đất nước mình ngày một văn minh, an bình và thịnh vượng hơn?
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Trong những ngày Mùa Vọng này, xin cho chúng con biết siêng năng tham dự thánh lễ và rước lễ, để qua đó, chúng con sẽ “loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại, cho tới khi Chúa lại đến”. Chúa sẽ đến thăm chúng con trong lễ Giáng Sinh, và sẽ lại đến trong giờ chết của mỗi người chúng con cũng như trong ngày tận thế của toàn nhân loại. Xin cho chúng con biết dọn lòng đón Chúa đến bằng việc mỗi ngày ăn năn sám hối, quyết tâm loại trừ các thói hư, mỗi ngày làm ít là một việc bác ái cho tha nhân kèm theo một lời nguyện tắt… Nhờ đó chúng con sẽ góp phần thi hành sứ mạng đem niềm vui và sự bình an đến cho mọi người.
X. HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.-Đ. XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chiến tranh truyền thông đã bùng nổ giữa Úc và Trung Quốc
Đặng Tự Do
16:03 02/12/2020
Chiến tranh truyền thông đã bùng nổ giữa Úc và Trung Quốc. Hôm 29 tháng 11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Ly Kiên (Zhao Lijian- 赵丽坚) đã tung lên Twitter một bức ảnh mô tả một người lính Úc đang cầm một con dao đẫm máu dí vào cổ một đứa trẻ. Trong một tuyên bố tiếp theo Kiên cho biết ông ta “bị sốc trước việc binh lính Úc Đại Lợi sát hại dân thường Afghanistan và các tù nhân”.
Tuy nhiên, chỉ một ngày sau đó, một họa sĩ chuyên vẽ các bức tranh tuyên truyền cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, có biệt danh là “Ngũ Hà Kỳ Lân” (Wuheqilin, 五河麒麟),hay còn được biết đến với một tên khác là “nghệ sĩ chiến binh sói” đã phá vỡ sự im lặng của mình về bức ảnh kinh khủng và giả mạo này.
Trong một đoạn video, hắn ta nói với Thủ tướng Scott Morrison rằng Úc hãy tập trung vào việc làm cho Lực lượng Phòng vệ Úc có “kỷ luật” hơn thay vì chỉ trích bức hình hư cấu của anh ta.
Sau khi đã dùng photoshop để tạo ra một bức ảnh hư cấu, tên này còn lớn tiếng dạy đời:
“Tôi vẫn khuyên ông Morrison nên đối mặt với thực tế và nỗ lực vào các vấn đề đối nội như bảo đảm rằng quân đội của ông ấy trở nên kỷ luật hơn để những thảm kịch kiểu này không bao giờ xảy ra. Đó sẽ là một đóng góp thực sự cho nhân loại. Ông ấy nên giảm bớt công sức chỉ trích một nghệ sĩ bình thường như tôi.”
Bất chấp tính chất bạo lực, gây ấn ượng mạnh và sai trái của hình ảnh này, Twitter đã quyết định không xóa cái tweet đã được chia sẻ hơn 10,400 lần và “like” hơn 35,000 lần.
Những lời bình luận của tên “nghệ sĩ chiến binh sói” này đã được đưa ra sau khi Thủ tướng Morrison và Lãnh đạo đối lập của đảng Lao động Anthony Albanese đồng loạt lên án bức ảnh hư cấu này và yêu cầu Bắc Kinh phải xin lỗi.
Tuyên bố của tên “nghệ sĩ chiến binh sói” đã được đăng tải bởi cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản. Trong khi đó, tổng biên tập tờ Hoàn Cầu Thời Báo (环球时报 - Global Times) là Hồ Hi Kim (Hu Xijin-胡希金) mô tả bức ảnh chỉ đơn thuần là một “bức ảnh châm biếm”, chẳng có gì phải ầm ĩ.
Hồ Hi Kim nói: “Người sáng tạo ra bức ảnh châm biếm đã khuyên Thủ tướng Úc Morrison nên tập trung hơn vào các vấn đề đối nội, bảo đảm quân đội Úc đóng quân ở nước ngoài có kỷ luật hơn”.
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo đã phát hành một video quảng cáo công việc tuyên truyền của “Ngũ Hà Kỳ Lân”, thậm chí đưa người xem vào studio mà hắn ta sử dụng để thực hiện các hình ảnh.
Bất kể chính miệng hắn ta xác nhận đã hư cấu nên bức ảnh, trong video này “Ngũ Hà Kỳ Lân” nói rằng nhiệm vụ của hắn ta là “truyền bá sự thật và truyền cảm hứng cho lòng yêu nước” và mô tả công việc của anh là rất quan trọng trong cuộc chiến với các nước phương Tây.
Source:Sky News Australia
Phản ứng của giới truyền thông Úc trước việc Twitter dung túng cho bức ảnh hư cấu của Trung Quốc
Đặng Tự Do
16:04 02/12/2020
Twitter đang “tự che đậy trong nhục nhã” khi không kiểm duyệt được tweet giả mạo từ quan chức Trung Quốc
Người dẫn chương trình Sky News Rowan Dean cho biết việc Twitter không kiểm duyệt được một hình ảnh giả mạo do một quan chức Trung Quốc đăng trên Twitter về một người lính Úc đang cầm dao cứa vào cổ một đứa trẻ Afghanistan là điều đáng “kinh tởm”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Ly Kiên (Zhao Lijian- 赵丽坚) đã tung lên Twitter một bức ảnh mô tả một người lính Úc đang cầm một con dao đẫm máu dí vào cổ một đứa trẻ. Trong một tuyên bố tiếp theo Kiên cho biết ông ta “bị sốc trước việc binh lính Úc Đại Lợi sát hại dân thường Afghanistan và các tù nhân”.
“Thật là kinh tởm, khi một công ty công nghệ lớn đã che đậy trong nhục nhã trong cả cuộc bầu cử Mỹ gần đây và trong câu chuyện về bức ảnh này,” Rowan Dean nói.
“Họ đang mất kiểm soát. Họ là những thế lực toàn cầu không được kiểm soát và chúng ta có thể nói rằng họ từ khước trách nhiệm giải trình một cách dân chủ”.
“Chẳng hạn, cần phải bãi bỏ điều 230.”
Điều 230 là một phần của luật Internet ở Hoa Kỳ, được thông qua thành luật vào năm 1996, trong đó cung cấp quyền miễn trừ pháp lý cho các nhà xuất bản các trang web không phải chịu trách nhiệm đối với các nội dung được người dùng phóng lên.
Các quy định của Twitter nêu rõ rằng người dùng không được tung lên các fake news, không được cổ suý bạo lực, không được “đe dọa bạo lực đối với một cá nhân hoặc một nhóm người. Việc tôn vinh bạo lực cũng bị cấm, cũng như việc sử dụng mạng truyền thông xã hội này để thúc đẩy chủ nghĩa cực đoan bạo lực, các hành vi quấy rối hoặc thù hận trên cơ sở tôn giáo.”
Tuy nhiên, việc áp dụng các cấm đoán này của Twitter là chọn lọc. Các tweets của Tổng thống Trump liên tục bị ngăn chặn, trong khi các tweets của phe phò Joe Biden được tự do công kích Tổng thống Trump.
Diễn biến gần đây nhất gây bất bình cho người Công Giáo là bất chấp những hạn chế liên quan đến các ngôn từ kích động thù địch, một hashtag đang rất thịnh hành tại Tây Ban Nha đã đưa ra những lời kêu gọi thiêu sống các linh mục Công Giáo. Twittter đã quyết định không xóa các tweets này bất chấp chúng vi phạm các quy tắc liên quan đến việc đăng tải các lời kêu gọi bạo lực.
Đến tối thứ Ba, Twitter đã không làm gì với các dòng tweets này, mặc dù hàng nghìn người phàn nàn rằng hashtag này đang kích động lòng thù hận và vi phạm trực tiếp các quy tắc của chính Twitter về “bạo lực, quấy rối và các loại hành vi tương tự khác”.
Source:Sky News Australia
Trung Quốc nói Úc Đại Lợi nên thực hiện một số suy nghĩ nghiêm túc tại sao rượu vang bị tăng thuế 200%
Đặng Tự Do
16:04 02/12/2020
Một phát ngôn viên của Trung Quốc đã nói rằng Úc Đại Lợi nên thực hiện một số “suy nghĩ nghiêm túc” về việc liệu họ có tôn trọng Trung Quốc đúng mức chưa khi tác động của các mức thuế lớn đối với rượu vang bắt đầu có hiệu lực.
Các mức thuế quan mới do Trung Quốc áp đặt, đã có hiệu lực làm tăng giá rượu vang của Úc ở Trung Quốc lên gấp đôi, thậm chí là gấp ba. Các nhà sản xuất rượu vang Úc mức thuế mới này là một “chiêu bắt nạt”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Ly Kiên (Zhao Lijian- 赵丽坚) nói trong một cuộc họp báo vào đầu tuần này rằng “Tôi nghĩ Úc Đại Lợi nên suy nghĩ nghiêm túc; họ nên nghĩ xem liệu họ có tôn trọng Trung Quốc đúng mức hay chưa”.
Cuộc chiến thương mại leo thang giữa Canberra và Bắc Kinh đang khiến nỗ lực của Úc Đại Lợi nhằm khôi phục thiệt hại kinh tế do COVID-19 gây ra càng khó khăn hơn, tuy nhiên Thủ tướng Scott Morrison vẫn tự tin rằng vấn đề có thể được khắc phục.
Quan hệ ngoại giao Úc-Trung Quốc đã trở nên căng thẳng do tranh chấp về coronavirus, Hương Cảng và Biển Đông.
Trong một diễn biến bất ngờ đối với nhiều người, cuối tháng 7 vừa qua, Úc đã từ bỏ thái độ lưng chừng và công khai đối đầu với Bắc Kinh. Lập trường này đã được nêu lên rõ ràng trong chuyến công du Hoa Kỳ của hai nữ bộ trưởng Úc là Ngoại trưởng Marise Payne và Bộ trưởng Quốc phòng Linda Reynold.
Úc và Hoa Kỳ tuyên bố sẽ tăng cường các nỗ lực quân sự chung của họ ở Darwin, tăng cường các cuộc tập trận hải quân ở Biển Đông và nghiên cứu sự phát triển của các công nghệ phòng thủ tên lửa và siêu âm để chống lại một Trung Quốc ngày càng quyết liệt và hung hăng trong khu vực.
Nếu Tổng thống Trump không được tái cử, nhiều người e ngại sự gắn bó chặt chẽ của chính phủ Morrison với chính quyền của Tổng thống Trump có thể khiến chính quyền hiện nay tại Úc đổ theo như một hiệu ứng domino.
Source:Sky News Australia
Đức Thánh Cha cầu xin cùng các vị Tử đạo El Salvador, sau 40 năm họ bị giết hại
Thanh Quảng sdb
18:46 02/12/2020
Đức Thánh Cha cầu xin cùng các vị Tử đạo El Salvador, sau 40 năm họ bị giết hại.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại những người nữ truyền giáo dũng cảm bị giết hại một cách dã man ở El Salvador, khi họ nỗ lực nâng đỡ cuộc sống của những người dân đang gánh chịu những hậu quả của cuộc nội chiến được an ủi một chút...
(Tin Vatican)
Vào ngày 2 tháng 12 năm 1980, mười tháng sau cuộc nội chiến ở El Salvador bùng phát, và tám tháng sau, kể từ ngày Đức Tổng Giám Mục Salvador, nay là thánh Oscar Romero bị sát hại, bốn phụ nữ người Mỹ đã bị giết thật dã man.
Bốn phụ nữ này là những nhà truyền giáo, phân phối viện trợ nhân đạo cho dân chúng El Salvador và các nước lân cận đang bị đe dọa bởi chính phủ cực tả, và chế độ độc tài đang nại tới tình trạng chính trị mà hiếp đáp dân lành.
Chị Ita Ford, 40 tuổi và Chị Maura Clarke, 49 tuổi, là những nữ tu dòng Maryknoll ở New York; Chị Dorothy Kazel, 40 tuổi là sơ dòng Ursuline từ Cleveland; và chị Jean Donovan, 27 tuổi, một giáo dân đã đính hôn, đi truyền giáo cũng phát xuất từ Cleveland. Cả 4 đều chị bị hãm hiếp và sát hại bởi 5 thành viên của Lực lượng Vệ binh Quốc gia El Salvadore.
Những lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha tại buổi triều yết
Đức Thánh Cha Phanxicô đã qui hướng những tâm tình của mình về bốn vị tử đạo này vào cuối buổi triều yết chung của ngài vào thứ Tư, nhân ngày kỷ niệm cái chết của họ.
ĐTC nói: "Hôm nay là kỷ niệm 40 năm ngày 4 nhà truyền giáo bị giết ở El Salvador... Vào ngày 2 tháng 12 năm 1980, Ba sơ và một giáo dân đã bị một nhóm lực lượng bán quân sự bắt cóc, hãm hiếp và giết chết. Những người này đã phục vụ trong cuộc nội chiến và phân phối thức ăn và thuốc men cho những người phải di tản vì chiến tranh, đặc biệt cứu giúp những gia đình nghèo khổ.
Họ là 4 trong số hơn 8.000 người đã bị thiệt mạng, trong một năm đầu của cuộc nội chiến, một cuộc chiến đã kéo dài 12 năm, khiến cho hơn 75.000 người thiệt mạng.
Những vụ thảm sát
Năm tên lính chặn xe của ba sơ và chị Jean lại sau khi họ ra sân bay, đón hai sơ trở về sau khi tham dự hội nghị ở Managua, Nicaragua. Họ bị dẫn độ đến một nơi hoang vắng, họ bị những tên lính tra hỏi đánh đập, hãm hiếp và sát hại.
Những nhân chứng
Những người nông dân sống gần nơi những người nữ bị bắt đã nhìn thấy chiếc xe van màu trắng của họ bị ép đến một điểm vắng, sau đó họ nghe thấy có nhiều tiếng súng nổ. Sau đó, 5 người đàn ông được phát hiện rời khỏi hiện trường trên cùng một chiếc xe tải màu trắng.
Ngày hôm sau, ngày 3 tháng 12, 4 thi thể của những ba sơ và chị Jean được tìm thấy trong một cái mương! Những người nông dân chất phát đó đã chôn cất họ trong một ngôi mộ tập thể gần đó. Họ đã báo cho linh mục quản xứ biết và cuối cùng tin đã đến được người kế vị của thánh giám mục Óscar Romero là Đức cha Arturo Rivera y Damas, và Đại sứ Hoa Kỳ Robert White tại El Salvador.
Di sản của các vị tử đạo
Những người phụ nữ này được tưởng nhớ đến hàng năm vào đúng ngày họ bị sát hại! Các nhà hoạt động nhân quyền và gia đình các nạn nhân không ngừng đấu tranh cho công lý. Năm tên lính giết hại ba sơ và Jean đã bị kết tội giết người; và sau cuộc chiến kéo dài 16 năm, người đứng đầu Lực lượng Vệ binh Quốc gia, dù đã di cư đến định cư tại tiểu bang Florida ở Mỹ, cũng bị trục xuất về lại El Salvador.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại những người nữ truyền giáo dũng cảm bị giết hại một cách dã man ở El Salvador, khi họ nỗ lực nâng đỡ cuộc sống của những người dân đang gánh chịu những hậu quả của cuộc nội chiến được an ủi một chút...
(Tin Vatican)
Vào ngày 2 tháng 12 năm 1980, mười tháng sau cuộc nội chiến ở El Salvador bùng phát, và tám tháng sau, kể từ ngày Đức Tổng Giám Mục Salvador, nay là thánh Oscar Romero bị sát hại, bốn phụ nữ người Mỹ đã bị giết thật dã man.
Bốn phụ nữ này là những nhà truyền giáo, phân phối viện trợ nhân đạo cho dân chúng El Salvador và các nước lân cận đang bị đe dọa bởi chính phủ cực tả, và chế độ độc tài đang nại tới tình trạng chính trị mà hiếp đáp dân lành.
Chị Ita Ford, 40 tuổi và Chị Maura Clarke, 49 tuổi, là những nữ tu dòng Maryknoll ở New York; Chị Dorothy Kazel, 40 tuổi là sơ dòng Ursuline từ Cleveland; và chị Jean Donovan, 27 tuổi, một giáo dân đã đính hôn, đi truyền giáo cũng phát xuất từ Cleveland. Cả 4 đều chị bị hãm hiếp và sát hại bởi 5 thành viên của Lực lượng Vệ binh Quốc gia El Salvadore.
Những lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha tại buổi triều yết
Đức Thánh Cha Phanxicô đã qui hướng những tâm tình của mình về bốn vị tử đạo này vào cuối buổi triều yết chung của ngài vào thứ Tư, nhân ngày kỷ niệm cái chết của họ.
ĐTC nói: "Hôm nay là kỷ niệm 40 năm ngày 4 nhà truyền giáo bị giết ở El Salvador... Vào ngày 2 tháng 12 năm 1980, Ba sơ và một giáo dân đã bị một nhóm lực lượng bán quân sự bắt cóc, hãm hiếp và giết chết. Những người này đã phục vụ trong cuộc nội chiến và phân phối thức ăn và thuốc men cho những người phải di tản vì chiến tranh, đặc biệt cứu giúp những gia đình nghèo khổ.
Họ là 4 trong số hơn 8.000 người đã bị thiệt mạng, trong một năm đầu của cuộc nội chiến, một cuộc chiến đã kéo dài 12 năm, khiến cho hơn 75.000 người thiệt mạng.
Những vụ thảm sát
Năm tên lính chặn xe của ba sơ và chị Jean lại sau khi họ ra sân bay, đón hai sơ trở về sau khi tham dự hội nghị ở Managua, Nicaragua. Họ bị dẫn độ đến một nơi hoang vắng, họ bị những tên lính tra hỏi đánh đập, hãm hiếp và sát hại.
Những nhân chứng
Những người nông dân sống gần nơi những người nữ bị bắt đã nhìn thấy chiếc xe van màu trắng của họ bị ép đến một điểm vắng, sau đó họ nghe thấy có nhiều tiếng súng nổ. Sau đó, 5 người đàn ông được phát hiện rời khỏi hiện trường trên cùng một chiếc xe tải màu trắng.
Ngày hôm sau, ngày 3 tháng 12, 4 thi thể của những ba sơ và chị Jean được tìm thấy trong một cái mương! Những người nông dân chất phát đó đã chôn cất họ trong một ngôi mộ tập thể gần đó. Họ đã báo cho linh mục quản xứ biết và cuối cùng tin đã đến được người kế vị của thánh giám mục Óscar Romero là Đức cha Arturo Rivera y Damas, và Đại sứ Hoa Kỳ Robert White tại El Salvador.
Di sản của các vị tử đạo
Những người phụ nữ này được tưởng nhớ đến hàng năm vào đúng ngày họ bị sát hại! Các nhà hoạt động nhân quyền và gia đình các nạn nhân không ngừng đấu tranh cho công lý. Năm tên lính giết hại ba sơ và Jean đã bị kết tội giết người; và sau cuộc chiến kéo dài 16 năm, người đứng đầu Lực lượng Vệ binh Quốc gia, dù đã di cư đến định cư tại tiểu bang Florida ở Mỹ, cũng bị trục xuất về lại El Salvador.
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong tháng 12: Đời cầu nguyện
Thanh Quảng sdb
00:03 02/12/2020
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong tháng 12: “Đời cầu nguyện”
Trong một thông điệp video diễn tả ý cầu nguyện tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô nói về sức mạnh của lời cầu nguyện, có thể thay đổi thực tại và trái tim của chúng ta, đồng thời thông qua đời sống cầu nguyện, chúng ta có thể nuôi dưỡng mối quan hệ của chúng ta với Chúa Giêsu Kitô.
(Tin Vatican)
Video cuối cùng về ý cầu nguyện của ĐTC trong năm 2020, vừa được phát hành với ý mà Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi tất cả Giáo hội qua Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu của Đức Thánh Cha (bao gồm Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể - EYM).
Trong một năm được đánh dấu bởi đại dịch Covid-19, Đức Thánh Cha chia sẻ với chúng ta bí quyết về cuộc đời của Chúa Giêsu, “chìa khóa để chúng ta có thể đối thoại với Đức Chúa Cha” là cầu nguyện.
Qua đời cầu nguyện, chúng ta có mối quan hệ cá nhân sâu sắc với Chúa Giêsu Kitô và giúp thay đổi tấm lòng chúng ta. Cầu nguyện — lắng nghe Chúa Giêsu, chiêm ngắm Chúa Giêsu, nói chuyện với Ngài như với một người bạn — biến đổi cuộc sống của chúng ta. Đó là con đường để đến gần Chúa Cha hơn.
Lời cầu nguyện của Đức Đức Thánh Cha trong cơn đại dịch
Bản thân Đức Thánh Cha là một con người cầu nguyện và Video thông điệp của Đức Thánh Cha minh chứng cho thấy điều này qua những hình ảnh cô đọng lại những khoảnh khắc xúc động nhất của năm 2020: buổi cầu nguyện cho đại dịch ở Quảng trường Thánh Phêrô không bóng người, cuộc hành hương viếng thánh giá tại thánh đường Marcelo trên đại lộ Corso, giữa hành phố Rome; và những khoảnh khắc cầu nguyện trước biểu tượng tượng Đức Mẹ bầu chữa dân thành Roman theo mẫu Byzantine được tôn kính tại Đền thờ Đức Bà Cả ở Roma.
Chúa Giêsu Kitô: một cuộc sống được đánh dấu bằng cầu nguyện
Đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, việc cầu nguyện không thể chỉ là một khoảnh khắc chiêm niệm nội tâm. “Nhờ cầu nguyện, chúng ta có thể thay đổi được thực tại, và con tim chúng ta.”
Cầu nguyện luôn tạo ra được sự hoán đổi. ĐTC nói: “Chúng ta có thể làm thứ, nhưng nếu không có cầu nguyện thì sẽ khó thành công.
Trong buổi tiếp kiến chung vào ngày 4 tháng 11, ĐTC đã có cơ hội để giải thích về cuộc đời cầu nguyện của Chúa Giêsu. “Trong suốt cuộc đời công khai, Chúa Giêsu không ngừng tận dụng lời cầu nguyện. Các Phúc âm cho chúng ta thấy Chúa lui vào nơi vắng vẻ để cầu nguyện. Đây là những lúc thân tình kết hiệp thâm sâu cho phép chúng ta hình dung ra những cuộc đối thoại cầu nguyện khác... Tuy nhiên, Phúc âm cũng cho thấy ngay cả những lúc bận rộn phục vụ những người nghèo và chữa lành người bệnh, Chúa Giêsu không bao giờ bỏ qua các cuộc cầu nguyện, đối thoại thân mật giữa ngài với Chúa Cha.
Cầu nguyện là trọng tâm của sứ mệnh của Giáo hội
Ngày nay, Mạng lưới cầu nguyện toàn cầu của Đức Thánh Cha kết nối hàng triệu người Công Giáo khắp nơi trên thế giới từ mọi quốc gia, văn hóa và bối cảnh xã hội và giáo hội khác nhau, thông công trong tâm tình cầu nguyện: không chỉ qua Video của Đức Thánh Cha mà còn thông qua tâm tình cầu nguyện, cầu nguyện cho sứ mệnh truyền giáo của Giáo hội.
Video của Đức Thánh Cha tháng 12 này kết thúc với tâm tình kêu gọi cầu nguyện của Đức Thánh Cha, nhân dịp kỷ niệm 175 năm thành lập “Mạng Lưới Cầu Nguyện này”.
Cha Frédéric Fornos, S.J., Giám đốc Quốc tế của Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu, nhắc nhớ lại những khoảng khắc hình thành ý cầu nguyện này: “Đó là những khoảnh khắc căng thẳng cần tới lời cầu nguyện như những lúc Thánh giáo Hoàng Phaolô VI cầu nguyện trong hội trường, trong một bầu khí thinh lặng với hơn 5.000 người… Thánh Giáo Hoàng cũng xác quyết rất rõ ràng rằng lời cầu nguyện và sứ mệnh của Giáo hội phải hiệp nhất bất khả phân ly. Sứ mệnh của Giáo hội là phục vụ những thách đố của thế giới, và điều này không thể thực hiện được mà không có cầu nguyện.
Đức Phanxicô đã tóm tắt nó một cách khá đơn giản: ‘Trọng tâm của sứ mệnh của Giáo hội là cầu nguyện.’ Đối với nhiều người, cầu nguyện được rút gọn thành thời gian yên bình hoặc thời gian suy tư, nhưng đối với những người khám phá ra chiều sâu của nó, nó là sự hô hấp của trái tim. Lời cầu nguyện mở ra cho chúng ta tình yêu, một khuôn mặt có: Chúa Giêsu Kitô, Đấng dẫn chúng ta đến với Chúa Cha. Thông thường, đó là hoa quả và sự giàu có của nó không thể nhìn thấy ngay lập tức. Giống như hạt giống gieo trong đất, cần có thời gian… nhưng năng xuất của nó thì vô cùng lớn, như Tin Mừng nói: nó sinh ra ba mươi, sáu mươi, và thậm chí cả trăm hạt (Mc 4:20). Cầu nguyện là điều cần thiết cho sứ mệnh của Giáo hội. Chúng ta hãy cầu nguyện để mối quan hệ cá nhân của chúng ta với Chúa Giêsu luôn được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và bằng đời sống cầu nguyện”.
Bản văn của ý cầu nguyện tháng 12 năm 2020:
Trọng tâm của sứ mệnh của Giáo hội là cầu nguyện.
Cầu nguyện là chìa khóa để chúng ta có thể đối thoại với Chúa Cha.
Mỗi khi chúng ta đọc một đoạn Phúc Âm, chúng ta nghe Chúa Giêsu nói với chúng ta.
Chúng ta có một cuộc tâm giao với Chúa Giêsu.
Chúng ta lắng nghe Chúa Giêsu và chúng ta đáp trả...
Và đó là lời cầu nguyện.
Bằng cầu nguyện, chúng ta thay đổi thực tại.
Và chúng ta thay đổi trái tim của chúng ta.
Trái tim của chúng ta được thay đổi khi chúng ta cầu nguyện.
Chúng ta có thể làm nhiều điều, nhưng nếu không có cầu nguyện, thì thành công sẽ rất ít.
Chúng ta cầu nguyện cho mối quan hệ cá nhân của chúng ta với Chúa Giêsu Kitô được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và đời sống cầu nguyện.
Trong im lặng, tất cả mọi người, mỗi người trong lòng chân thành cầu nguyện.
Trong một thông điệp video diễn tả ý cầu nguyện tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô nói về sức mạnh của lời cầu nguyện, có thể thay đổi thực tại và trái tim của chúng ta, đồng thời thông qua đời sống cầu nguyện, chúng ta có thể nuôi dưỡng mối quan hệ của chúng ta với Chúa Giêsu Kitô.
(Tin Vatican)
Video cuối cùng về ý cầu nguyện của ĐTC trong năm 2020, vừa được phát hành với ý mà Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi tất cả Giáo hội qua Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu của Đức Thánh Cha (bao gồm Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể - EYM).
Trong một năm được đánh dấu bởi đại dịch Covid-19, Đức Thánh Cha chia sẻ với chúng ta bí quyết về cuộc đời của Chúa Giêsu, “chìa khóa để chúng ta có thể đối thoại với Đức Chúa Cha” là cầu nguyện.
Qua đời cầu nguyện, chúng ta có mối quan hệ cá nhân sâu sắc với Chúa Giêsu Kitô và giúp thay đổi tấm lòng chúng ta. Cầu nguyện — lắng nghe Chúa Giêsu, chiêm ngắm Chúa Giêsu, nói chuyện với Ngài như với một người bạn — biến đổi cuộc sống của chúng ta. Đó là con đường để đến gần Chúa Cha hơn.
Lời cầu nguyện của Đức Đức Thánh Cha trong cơn đại dịch
Bản thân Đức Thánh Cha là một con người cầu nguyện và Video thông điệp của Đức Thánh Cha minh chứng cho thấy điều này qua những hình ảnh cô đọng lại những khoảnh khắc xúc động nhất của năm 2020: buổi cầu nguyện cho đại dịch ở Quảng trường Thánh Phêrô không bóng người, cuộc hành hương viếng thánh giá tại thánh đường Marcelo trên đại lộ Corso, giữa hành phố Rome; và những khoảnh khắc cầu nguyện trước biểu tượng tượng Đức Mẹ bầu chữa dân thành Roman theo mẫu Byzantine được tôn kính tại Đền thờ Đức Bà Cả ở Roma.
Chúa Giêsu Kitô: một cuộc sống được đánh dấu bằng cầu nguyện
Đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, việc cầu nguyện không thể chỉ là một khoảnh khắc chiêm niệm nội tâm. “Nhờ cầu nguyện, chúng ta có thể thay đổi được thực tại, và con tim chúng ta.”
Cầu nguyện luôn tạo ra được sự hoán đổi. ĐTC nói: “Chúng ta có thể làm thứ, nhưng nếu không có cầu nguyện thì sẽ khó thành công.
Trong buổi tiếp kiến chung vào ngày 4 tháng 11, ĐTC đã có cơ hội để giải thích về cuộc đời cầu nguyện của Chúa Giêsu. “Trong suốt cuộc đời công khai, Chúa Giêsu không ngừng tận dụng lời cầu nguyện. Các Phúc âm cho chúng ta thấy Chúa lui vào nơi vắng vẻ để cầu nguyện. Đây là những lúc thân tình kết hiệp thâm sâu cho phép chúng ta hình dung ra những cuộc đối thoại cầu nguyện khác... Tuy nhiên, Phúc âm cũng cho thấy ngay cả những lúc bận rộn phục vụ những người nghèo và chữa lành người bệnh, Chúa Giêsu không bao giờ bỏ qua các cuộc cầu nguyện, đối thoại thân mật giữa ngài với Chúa Cha.
Cầu nguyện là trọng tâm của sứ mệnh của Giáo hội
Ngày nay, Mạng lưới cầu nguyện toàn cầu của Đức Thánh Cha kết nối hàng triệu người Công Giáo khắp nơi trên thế giới từ mọi quốc gia, văn hóa và bối cảnh xã hội và giáo hội khác nhau, thông công trong tâm tình cầu nguyện: không chỉ qua Video của Đức Thánh Cha mà còn thông qua tâm tình cầu nguyện, cầu nguyện cho sứ mệnh truyền giáo của Giáo hội.
Video của Đức Thánh Cha tháng 12 này kết thúc với tâm tình kêu gọi cầu nguyện của Đức Thánh Cha, nhân dịp kỷ niệm 175 năm thành lập “Mạng Lưới Cầu Nguyện này”.
Cha Frédéric Fornos, S.J., Giám đốc Quốc tế của Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu, nhắc nhớ lại những khoảng khắc hình thành ý cầu nguyện này: “Đó là những khoảnh khắc căng thẳng cần tới lời cầu nguyện như những lúc Thánh giáo Hoàng Phaolô VI cầu nguyện trong hội trường, trong một bầu khí thinh lặng với hơn 5.000 người… Thánh Giáo Hoàng cũng xác quyết rất rõ ràng rằng lời cầu nguyện và sứ mệnh của Giáo hội phải hiệp nhất bất khả phân ly. Sứ mệnh của Giáo hội là phục vụ những thách đố của thế giới, và điều này không thể thực hiện được mà không có cầu nguyện.
Đức Phanxicô đã tóm tắt nó một cách khá đơn giản: ‘Trọng tâm của sứ mệnh của Giáo hội là cầu nguyện.’ Đối với nhiều người, cầu nguyện được rút gọn thành thời gian yên bình hoặc thời gian suy tư, nhưng đối với những người khám phá ra chiều sâu của nó, nó là sự hô hấp của trái tim. Lời cầu nguyện mở ra cho chúng ta tình yêu, một khuôn mặt có: Chúa Giêsu Kitô, Đấng dẫn chúng ta đến với Chúa Cha. Thông thường, đó là hoa quả và sự giàu có của nó không thể nhìn thấy ngay lập tức. Giống như hạt giống gieo trong đất, cần có thời gian… nhưng năng xuất của nó thì vô cùng lớn, như Tin Mừng nói: nó sinh ra ba mươi, sáu mươi, và thậm chí cả trăm hạt (Mc 4:20). Cầu nguyện là điều cần thiết cho sứ mệnh của Giáo hội. Chúng ta hãy cầu nguyện để mối quan hệ cá nhân của chúng ta với Chúa Giêsu luôn được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và bằng đời sống cầu nguyện”.
Bản văn của ý cầu nguyện tháng 12 năm 2020:
Trọng tâm của sứ mệnh của Giáo hội là cầu nguyện.
Cầu nguyện là chìa khóa để chúng ta có thể đối thoại với Chúa Cha.
Mỗi khi chúng ta đọc một đoạn Phúc Âm, chúng ta nghe Chúa Giêsu nói với chúng ta.
Chúng ta có một cuộc tâm giao với Chúa Giêsu.
Chúng ta lắng nghe Chúa Giêsu và chúng ta đáp trả...
Và đó là lời cầu nguyện.
Bằng cầu nguyện, chúng ta thay đổi thực tại.
Và chúng ta thay đổi trái tim của chúng ta.
Trái tim của chúng ta được thay đổi khi chúng ta cầu nguyện.
Chúng ta có thể làm nhiều điều, nhưng nếu không có cầu nguyện, thì thành công sẽ rất ít.
Chúng ta cầu nguyện cho mối quan hệ cá nhân của chúng ta với Chúa Giêsu Kitô được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và đời sống cầu nguyện.
Trong im lặng, tất cả mọi người, mỗi người trong lòng chân thành cầu nguyện.
Tác Phẩm Của ĐTC Phanxicô : ‘‘Một Thời Đổi Thay’’
Lê Đình Thông
09:47 02/12/2020
Trong tác phẩm, ĐTC Phanxicô nhận định đại dịch hiện nay ở quy mô toàn cầu là chưa từng thấy, cùng với các thảm họa khác làm tổn hại đến nhân loại. Biến cố này khiến thế giới trải qua một những màn đêm tăm tối nhất.
Tác phẩm nói đến ba ‘‘Covid’’ đã xảy ra trong cuộc đời ngài :
- Năm 1957 : ngài bị bệnh phổi đe dọa đến tính mạng;
- Năm 1986 : ngài tự nguyện sang Đức để hoàn tất việc học;
- Năm 1990: ngài sống ẩn dật trong một tu viện ở Cordoue.
Theo ngài, thế giới giam hãm trong một lối quanh co (labyrinthe), quanh quẩn trong văn hóa tự kỷ, không tự giải thoát để đến với tha nhân. Ngài đế cập đến các dân tộc bị bách hại : Rohingyas, Ouïghours,Yézidic, các tín hữu Thiên Chúa giáo ở Ai Cập và Pakistan. Ngài chủ trương mỗi người phải có lợi tức tối thiểu lấy từ tiền thuế.
Trong đại dịch Covid 19, nhiều nhà cầm quyền đã không đếm xỉa đến những người chết vì đói kém.
Lê Đình Thông
Thêm một chiến thắng phò sinh khít khao với 6 phiếu: số nữ Dân biểu phò sinh tăng lên 29.
Trần Mạnh Trác
14:09 02/12/2020
Bà Mariannette Miller-Meeks cuả đảng Cộng hòa đã chiến thắng nữ ứng viên Dân chủ Rita Hart với một biên độ hẹp nhất, nghiã là chỉ hơn có sáu phiếu trong một tỷ số như sau: 196,964 / 196,958.
Với chiến thắng cuả bà Miller-Meeks, đảng Cộng hòa thêm được 10 ghế trong Hạ viện, thu hẹp đa số cuả đảng Dân chủ và nuôi hy vọng sẽ ngăn chặn những mưu đồ lập pháp cuả đảng Dân chủ nhằm mở rộng phá thai.
Bà Miller-Meeks là người phụ nữ thứ 18 được hiệp hội phò sinh Susan B. Anthony List (SBA Lits) ủng hộ, được bầu vào Hạ viện trong chu kỳ này.
Chủ tịch SBA List là bà Marjorie Dannenfelser cho biết: “Sự tăng triển theo cấp số nhân của những phụ nữ phò sinh trong Hạ viện phản ánh một thực tế là vấn đề Sự Sống thường bị coi như là một vấn đề tranh cãi chính trị mà thôi, thì nay đã trở thành một con đường để chiến thắng”.
Với 11 nữ dân biểu phò sinh đã được tái cử, bà Dannenfelser lưu ý rằng vào tháng Giêng tới thì sẽ có 29 nữ dân biểu phò sinh phục vụ trong Hạ viện, và sẽ trở thành “bức tường gạch chống lại chương trình nghị sự ủng hộ phá thai triệt để” bao gồm việc bãi bỏ Tu chính án Hyde.
Trước đây đảng Dân chủ đã tiên đoán họ có thể gia tăng được hàng chục ghế trong Hạ viện, nhưng điều ngược lại đã xảy ra.
Trong số mười một ghế mà đảng Dân chủ bị mất, thì những người phụ nữ được SBA List ủng hộ đã chiếm được 10 ghế. Một cuộc đua nữa ở đơn vị 22 cuả New York hiện vẫn chưa ngã ngũ; Vào sáng thứ Ba, ứng viên Cộng hòa là bà Claudia Tenney đang dẫn trước 12 phiếu so với dân biểu Dân chủ đương nhiệm là ông Anthony Brindisi, nhưng số phiếu vẫn chưa được chứng nhận.
Được biết bà chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho biết đã có kế hoạch hủy bỏ Tu chính án Hyde, là tu chính ngăn chặn tiền thuế liên bang tài trợ cho việc phá thai. Nhưng với việc giảm thiểu đa số trong Hạ viện, thì không hiểu bà ấy có thể thực hiện lời hứa hay không. Các đảng viên Dân chủ còn muốn thông qua Đạo luật Bình đẳng, để công nhận xu hướng tình dục và bảo vệ pháp lý cái gọi là bản giới (gender identity, tức là tự cho mình thuộc giống nào,) và mở rộng việc phá thai.
Tuy nhiên, đảng Cộng hòa hiện nắm giữ 50 ghế trong Thượng viện. Với hai cuộc đua chung kết ở Georgia sẽ diễn ra vào tháng Giêng tới, nếu họ chỉ giành được một ghế thì họ vẫn duy trì quyền kiểm soát Thượng viện và có thể vô hiệu hóa các nỗ lực hủy bỏ Tu chính án Hyde hoặc Đạo luật Bình đẳng.
SBA List công bố sẽ tung ra 4,1 triệu đô la để ủng hộ hai ứng viên Cộng hòa ở Georgia, tiếp cận một triệu cử tri qua những công việc như gõ cửa, gọi điện thoại, quảng cáo và thư từ.
Bài giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Chiều kích chủ yếu của cầu nguyện là chúc lành
Vũ Văn An
19:19 02/12/2020
Trong buổi yết kiến chung ngày 2 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về cầu nguyện, tập chú vào chiều kích chủ yếu của nó là việc chúc lành. Ngài nhấn mạnh: Thiên Chúa liên tục chúc lành cho sự sống, ta phải đáp trả các phúc lành của Người.
Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài đựa vào bản Tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!
Hôm nay chúng ta sẽ suy gẫm về một chiều kích thiết yếu của việc cầu nguyện: chúc lành. Chúng ta sẽ tiếp tục các suy tư về cầu nguyện. Trong các trình thuật tạo dựng (xem St 1-2), Thiên Chúa liên tục chúc lành cho sự sống, luôn luôn. Người chúc lành cho các loài động vật (1:22), Người chúc lành cho người nam và người nữ (1:28), cuối cùng, Người chúc lành cho ngày Sa-bát, ngày nghỉ ngơi và vui hưởng mọi tạo vật (2: 3). Chính Thiên Chúa chúc lành. Ngay những trang đầu tiên của Kinh thánh, đã có việc liên tục lặp lại các việc chúc lành.
Thiên Chúa chúc lành, nhưng con người cũng chúc lành, và chẳng bao lâu họ phát hiện ra rằng chúc lành sở hữu một sức mạnh đặc biệt đi kèm người nhận được nó suốt cuộc đời họ, và điều hướng trái tim người đó để Thiên Chúa có thể thay đổi nó (xem Công đồng Vatican II Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 61).
Do đó, vào buổi khởi đầu của thế giới, đã có một Thiên Chúa “nói tốt” [1], Đấng chúc lành. Người thấy mọi công việc bởi tay Người đều tốt và đẹp, và khi tạo dựng con người, và việc tạo dựng hoàn tất, Người công nhận con người “rất tốt” (St 1:31). Ngay sau đó, vẻ đẹp mà Thiên Chúa đã ghi dấu trong công việc của Người đã bị thay đổi, và con người đã trở thành một tạo vật thoái hóa, có khả năng gieo rắc điều ác và sự chết trên thế giới; nhưng không điều gì có thể làm mất đi dấu ấn nguyên thủy của Thiên Chúa về sự tốt lành mà Thiên Chúa đã đặt trên thế giới, trong bản tính con người, trong tất cả chúng ta: khả năng chúc lành và được chúc lành. Thiên Chúa đã không phạm sai lầm với việc tạo dựng cũng như với việc tạo ra con người. Niềm hy vọng của thế giới hoàn toàn nằm trong việc chúc lành của Thiên Chúa: Người tiếp tục mong muốn điều tốt đẹp cho chúng ta [2], như nhà thơ Péguy đã nói[3], Người là người đầu tiên tiếp tục hy vọng điều tốt đẹp của chúng ta.
Phúc lành lớn nhất của Thiên Chúa là Chúa Giêsu Kitô; Con của Người là phúc lành vĩ đại nhất của Thiên Chúa. Người là phúc lành cho toàn thể nhân loại, Người là phúc lành cứu rỗi tất cả chúng ta. Người là Ngôi Lời vĩnh cửu mà với Lời này, Chúa Cha đã chúc lành cho chúng ta “khi chúng ta còn là tội nhân” (Rm 5: 8), Thánh Phaolô nói: Ngôi Lời đã hóa thành xác phàm và hiến mình cho chúng ta trên thập giá.
Thánh Phaolô công bố kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa một cách cảm động. Và ngài nói như thế này: “Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Trong Đức Kitô, từ cõi trời, Người đã thi ân giáng phúc cho ta hưởng muôn vàn ơn phúc của Thánh Thần. Trong Đức Kitô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người. Theo ý muốn và lòng nhân ái của Người, Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử nhờ Đức Giêsu Kitô, để ta hằng ngợi khen ân sủng rạng ngời, ân sủng Người ban tặng cho ta trong Thánh Tử yêu dấu” (Ep 1: 3-6). Không có tội lỗi nào có thể xóa bỏ hoàn toàn hình ảnh Chúa Kitô đang hiện diện trong mỗi người chúng ta. Không tội lỗi nào có thể xóa bỏ hình ảnh mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta - hình ảnh Chúa Kitô. Tội lỗi có thể làm biến dạng nó, nhưng không thể loại nó khỏi lòng thương xót của Thiên Chúa. Tội nhân có thể phạm lỗi trong một thời gian dài, nhưng Thiên Chúa kiên nhẫn đến cùng, hy vọng rằng trái tim của tội nhân cuối cùng sẽ mở ra và thay đổi. Thiên Chúa giống như một người cha tốt, Người là một người Cha, và giống như một người mẹ tốt, Người cũng là một người mẹ tốt: không bao giờ ngừng yêu thương con cái mình, cho dù chúng có làm điều gì sai đi chăng nữa. Điều tôi nghĩ đến là đã bao lần tôi thấy người ta xếp hàng dài để đi vào nhà tù, bao nhiêu bà mẹ xếp hàng để nhìn đứa con bị giam cầm. Các bà không ngừng yêu thương đứa con của mình và họ biết rằng những người đi qua trên xe buýt có thể nghĩ: “À, đó là mẹ của một tù nhân…”. Họ không xấu hổ về điều này. Đúng, họ có xấu hổ nhưng họ vẫn tiếp tục. Cũng như đứa con của họ quan trọng hơn sự xấu hổ của họ thế nào, thì chúng ta cũng quan trọng đối với Thiên Chúa hơn tất cả những tội lỗi mà chúng ta có thể phạm phải như thế. Vì Người là Cha, Người là Mẹ, Người là tình yêu tinh trong, Người đã chúc lành cho chúng ta mãi mãi. Và Người sẽ không bao giờ ngưng chúc lành cho chúng ta.
Thật là một trải nghiệm gây ấn tượng khi đọc những bản văn Kinh thánh về việc chúc lành trong nhà tù, hoặc trong một nhóm phục hồi. Để những người này nghe biết rằng họ vẫn được chúc lành, bất chấp những lỗi lầm nghiêm trọng của họ, rằng Cha trên trời tiếp tục mong muốn điều tốt lành của họ và hy vọng rằng cuối cùng họ sẽ mở lòng để đón nhận điều tốt đẹp. Cho dù những người thân nhất của họ đã bỏ rơi họ - nhiều người bỏ rơi họ, họ không giống như những người mẹ chờ đợi suốt đời để được nhìn thấy họ, họ không quan trọng, người ta bỏ rơi họ - người ta bỏ rơi họ vì kể từ bây giờ người ta đánh giá họ là không thể cứu vãn, nhưng họ luôn là con cái đối với Thiên Chúa. Thiên Chúa không thể xóa bỏ trong chúng ta hình ảnh những người con trai và những người con gái, mỗi chúng ta đều là con trai của Người, là con gái của Người. Đôi khi chúng ta thấy phép lạ xảy ra: những người nam và người nữ được tái sinh vì họ tìm thấy phúc lành này, phúc lành đã tấn phong họ thành con cái. Vì ơn thánh của Thiên Chúa thay đổi các đời sống: chúng ta có thế nào, Người nhận chúng ta như vậy, nhưng Người không bao giờ bỏ rơi chúng ta trong con người hiện thực của chúng ta.
Chẳng hạn, chúng ta hãy nghĩ tới điều Chúa Giêsu đã làm với ông Dakêu (xem Lc 19: 1-10). Mọi người đều nhìn thấy sự xấu xa nơi ông; thay vào đó, Chúa Giêsu nhận rõ một tia sáng tốt lành, và từ sự tốt lành này - từ sự tò mò muốn nhìn thấy Chúa Giêsu này – Người đã để lòng thương xót cứu rỗi tuôn qua. Vì vậy, đầu tiên trái tim của Dakêu thay đổi, và sau đó là cuộc đời của ông. Chúa Giêsu nhìn thấy phúc lành không thể xóa nhòa của Chúa Cha trong những người bị bác bỏ và xua đuổi. Ông là một tội nhân công khai, Ông đã làm rất nhiều điều khủng khiếp, nhưng Chúa Giêsu đã nhìn thấy dấu hiệu không thể xóa nhòa đó là phúc lành của Chúa Cha và vì điều đó, Người có lòng cảm thương. Cụm từ được lặp đi lặp lại thường xuyên trong Tin Mừng, “Người động lòng thương”, và lòng thương này dẫn Người đến việc giúp đỡ và thay đổi tấm lòng của ông. Hơn nữa, Chúa Giêsu còn tiến đến chỗ đồng hóa chính Người với mọi người đang gặp khó khăn (xem Mt 25: 31-46). Trong đoạn nói về qui thức cuối cùng mà tất cả chúng ta sẽ bị phán xét, Mátthêu 25, Chúa Giêsu nói: “Ta ở đó, Ta đói, Ta trần truồng, Ta ở trong tù, Ta ở bệnh viện, Ta ở đó”.
Đối với Thiên Chúa, Đấng chúc lành cho chúng ta, chúng ta hãy đáp trả bằng lời chúc tụng - Thiên Chúa đã dạy chúng ta cách chúc tụng thì chúng ta phải chúc tụng - qua lời cầu nguyện ngợi khen, thờ lạy, cảm tạ. Sách Giáo lý viết: “Lời cầu nguyện chúc tụng là sự đáp trả của con người đối với các phúc lành của Thiên Chúa: vì Thiên Chúa chúc lành, nên trái tim con người có thể chúc tụng Đấng là nguồn mọi phúc lành” (n. 2626). Cầu nguyện là niềm vui và tạ ơn. Thiên Chúa không đợi chúng ta hoán cải trước khi bắt đầu yêu thương chúng ta, nhưng Người đã yêu chúng ta từ rất lâu trước đó, khi chúng ta vẫn còn sống trong tội lỗi.
Chúng ta không thể không chúc tụng đấng Thiên Chúa này, Đấng vốn chúc lành cho chúng ta; chúng ta phải chúc lành cho mọi người trong Người, hết mọi người, chúc tụng Thiên Chúa và chúc lành cho anh chị em của chúng ta, chúc lành cho thế giới - và đây là gốc rễ của tính hiền lành Kitô giáo, khả năng cảm thấy được chúc lành và khả năng chúc lành.
Nếu tất cả chúng ta đều làm điều này, chiến tranh chắc chắn sẽ không hiện hữu. Thế giới này cần chúc lành, và chúng ta có thể ban chúc lành và nhận chúc lành.
Chúa Cha yêu thương chúng ta. Điều duy nhất còn lại đối với chúng ta là niềm vui được chúc tụng Người, và niềm vui được cảm ơn Người, và học từ Người không phải nguyền rủa, nhưng chúc lành.
Đức Giáo Hoàng đưa ra một số lời khuyên cho những người hay nguyền rủa, lưu ý rằng chúng ta nên thừa nhận xem chúng ta có phạm phải điều này không, và nếu có, hãy xin Chúa ban ơn để thay đổi thói quen này bởi vì chúng ta có một trái tim đã được chúc lành và những lời nguyền rủa không thể xuất phát từ một trái tim đã được chúc lành. Xin Chúa dạy chúng ta đừng bao giờ nguyền rủa, nhưng hãy chúc lành.
__________________________________________________________________________________
[1] Ghi chú của người dịch: chữ tiếng Ý chỉ chúc lành là benedire: Bene (tốt), dire (nói), thành thử xin tam dịch là "nói tốt".
[2] Ghi chú của người dịch: dịch theo nghĩa đen của từ tiếng Ý volere bene: volere (muốn), bene (tốt); kiểu nói này thường được sử dụng trong tiếng Ý để nói "Tôi yêu bạn".
[3] The Portico of Mystery of Second Virtue; ấn bản đầu tiên, Le porche du mystère de la deuxième vertu, xuất bản năm 1911.
Văn Hóa
Điểm Sách :Thoáng Nhìn 60 Năm Giao Hảo Tòa Thánh Vatican Và Nhà Nước Việt Nam 1960-2020
Lm Phêrô Nguyễn Hiền
12:43 02/12/2020
Trước hết, một đề tài mới. Chắc hẳn quý độc giả sẽ nghĩ ngay rằng, đây là một chủ đề « xưa như trái đất », vì cách này hay cách khác, nó họa lại mối tương giao giữa Thiên Chúa và trần thế. Lại nữa, đây đó cũng đã có những mẩu chuyện hay bài viết liên quan ít nhiều đến chủ đề này. Tuy nhiên, có lẽ là rất mới mẻ, khi chọn viết về một mối tương giao vốn tế nhị và bấp bênh giữa Tòa Thánh Vatican và Nhà Nước Việt Nam trong suốt 60 năm vừa qua.
Bên cạnh đó, cũng cần phải nói ngay rằng, đây không chỉ là một đề tài mới lạ, mà còn là một đề tài « gai góc » dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Bởi lẽ, khi lần về với quá khứ, không thể không khơi gợi lại những thăng trầm, nhọc nhằn và gai góc đó.
Như thế, nếu việc sáng tạo khoa học và nghệ thuật hệ tại ở việc tạo nên những gì chưa có, thì trong việc truy tầm cứ liệu lịch sử, việc khơi lại được những nguồn chưa ai khơi, như trong trường hợp của tập sách này, là một nỗ lực thật đáng quý.
Thứ đến, một góc nhìn mới. Tuy chỉ là một « thoáng nhìn 60 năm giao hảo », bài viết không chỉ gói gọn trong 60 năm vừa qua, từ năm 1960 đến năm 2020, mà còn đưa độc giả ngược dòng thời gian, tìm về với quá khứ xa xưa, thủa phôi thai của hạt giống đức tin trên quê mẹ Việt Nam. Chuyến về nguồn này, tuy vượt xa hơn góc nhìn 60 năm mà đề tài đặt ra (tr. 3-17), tưởng lan man, hóa ra lại giúp độc giả thấy rõ hơn một nỗ lực liên lỉ của Mẹ Hội Thánh, xuyên suốt hành trình đức tin của cả một dân tộc : chỉ mong sao bắc được những nhịp cầu.
Vì thế, tuy chỉ là một « thoáng nhìn », nhưng tập sách cũng đã gói gọn được những dấu ấn quan trọng trong hành trình đức tin của bao thế hệ Con Hồng Cháu Lạc trên quê mẹ Việt Nam. Một hành trình đong đầy mồ hôi và nước mắt, thấm đẫm máu đào của bao nhân chứng đức tin. Một nhịp cầu hướng về với dải đất hình chữ S vốn phải oằn mình vì bao thăng trầm của thời cuộc. Ở đây, nếu phần « về nguồn » đã được nhiều sử sách ghi lại, thì các phần sau (thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, 16 chuyến thăm viếng Vatican - Việt Nam, 8 cuộc gặp gỡ của Nhóm công tác hỗn hợp giữa Tòa Thánh và Việt Nam, …) là một tìm tòi và tổng hợp mới mẻ và hiếm có.
Như thế, hành trình đức tin của con dân đất Việt theo vận nước nổi trôi, hóa ra cũng chính là hành trình của chính Mẹ Giáo Hội, long đong theo những chuyến đi, với bao trăn trở và lo toan, để mong sao bắc được những nhịp cầu !
Thứ ba, một cách tiếp cận với nhiều cứ liệu mới. Trong chuyến về nguồn này, có lẽ sẽ là lần đầu tiên quý độc giả được « mạc khải » cho biết những sự kiện mà bấy lâu chưa hề được « bạch hóa ». Không chỉ là người có cơ hội được tiếp cận với những « nguồn » tài liệu quý hiếm, tác giả còn thể hiện một cố gắng « sòng phẳng » với lịch sử. Bởi lẽ đây là một chủ đề tế nhị và gai góc mà tác giả không ngần ngại đảm nhận, hầu trả sự thật về cho lịch sử và nhờ đó, các thế hệ hậu sinh có thêm một nguồn tham chiếu tin cậy.
Như thế, đây là một tập sách chứa đựng những thông tin mới mẻ, không chỉ được tổng hợp từ sách vở, mà còn cả những chứng từ mà tác giả đã có cơ hội góp nhặt từ những nhân chứng của thời cuộc. Đây có lẽ là một nét son của tập sách, một cố gắng tìm tòi và lưu giữ ký ức thật đáng quý, để các thế hệ tiếp nối có thể học hỏi, tham khảo và đối chiếu.
Sau cùng, chỉ là một góc nhìn. Có lẽ cũng cần nói ngay rằng, nói gì đi nữa, đây cũng chỉ là « một góc nhìn » của một tác giả tuy luôn canh cánh bên lòng dòng sử Việt, nhưng lại xa quê mẹ ngót 40 năm nay. Một góc nhìn tuy mới mẻ, mạnh bạo, nhưng cũng chỉ là « một góc nhìn ».
Với những sự kiện quá mới mẻ, lại chưa được bạch hóa trong các ấn phẩm, những « thông tin đầu nguồn » mà tập sách cung cấp có lẽ vì thế chưa thể « đa chiều », mà hãy còn gói gọn trong « một góc nhìn ». Có lẽ cần có thêm những « góc nhìn khác », để soi sáng, để đối chiếu, hầu cho sự thật được sáng tỏ và đa chiều hơn.
Cũng cần ghi nhận thêm rằng, trong nỗ lực phủi lớp bụi thời gian, để tìm về với quá khứ, cho dù cố gắng đến đâu, người làm công việc nghiên cứu lịch sử cũng khó lòng tái hiện được một sự kiện thật sự sống động, đa chiều, như các hình ảnh 3D hay những thước phim Live stream đến từ những công nghệ tối tân hôm nay. Lịch sử vì thế lắm khi chỉ là những dòng chữ lê thê, những mốc thời gian vô hồn hay những những con số trống rỗng. Đó là chưa kể tới những sự kiện quá xa vời, xem ra chẳng còn ăn nhập gì với cuộc sống của chúng ta hôm nay. Tuy nhiên, lịch sử không vì thế mà đánh mất chỗ đứng của mình : không chỉ là lưu giữ ký ức, mà còn là bài học cho các thế hệ tiếp nối. Nhìn về quá khứ với lòng tri ân, hướng tới tương lai với niềm hy vọng, có lẽ cũng là tâm tình mà Giáo Hội Việt Nam muốn gửi gắm, khi cùng nhau ghi dấu chặng đường 60 năm qua. Đó có lẽ cũng là thao thức của chính tác giả tập sách, cha Giuse Trần Anh Dũng, muốn gửi gắm đến quý độc giả.
Để kết
Khơi nguồn và tiếp bước, đó có lẽ là những gì mà tập sách muốn gửi gắm. Xin gợi lên đây thao thức này, để qua tập sách, dù không lung linh với bao màu sắc, không du dương với bao âm điệu, không sống động như những bức tranh 3D hay những thước phim thời kỹ thuật số, quý độc giả cũng có thể cảm nhận được ít nhiều những cung điệu đến từ trái tim, không chỉ của riêng tác giả, mà còn là và nhất là của Mẹ Hội Thánh. Ngang qua những dòng chữ hay những con số khô khan và vô hồn, hãy khám phá ra hình ảnh của một người Mẹ, mặc cho bao toan tính và chối từ, vẫn luôn nhẫn nhục và tần tảo vượt trùng khơi, để mong nối được những nhịp cầu, để cho con của Mẹ trên dải đất hình chữ S được « nên một » với khắp năm châu. Dẫu cho gánh nặng của quá khứ, trách nhiệm của hiện tại, hay cả trăn trở của tương lai, Mẹ vẫn mãi lặn lội lên đường…
« Sentire cum Ecclesia », hãy cảm thức với Hội Thánh ! Đó có lẽ cũng là sứ điệp được gửi gắm ngang qua những trang sách, qua từng biến cố, từng con số, ngang qua những sự thật lịch sử vốn không tròn trịa và lung linh như mong đợi, với những vấp váp và yếu đuối của con người.
Dẫu cho những nhịp cầu hãy còn đứt đoạn, dẫu cho chặng đường hãy còn xa, dẫu cho « giao » nhưng chưa « hảo », dẫu cho chỗ đứng của Mẹ Giáo Hội vẫn cứ chông chênh, nhưng trên tất cả, đó là con đường của yêu thương và hy vọng.
Lm. Phêrô Nguyễn Hiền
VietCatholic TV
Luật sư của Tổng thống Trump trình bày vụ kiện các trò gian lận bầu cử lên Tối Cao Pháp Viện
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:01 02/12/2020
1. Luật sư của Tổng thống Trump tiết lộ các chi tiết trong đơn kiện đảng Dân Chủ tổ chức bầu cử trái hiến pháp
Luật sư Rudy Giuliani của Trump vừa đưa ra các giải thích pháp lý đằng sau các vụ kiện khác nhau liên quan đến gian lận cử tri và vạch ra những vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ ở nhiều tiểu bang.
Ông Giuliani đã đề cập đến Điều 2, Mục 1 của Hiến pháp Hoa Kỳ, được gọi là “điều khoản về Đại Cử Tri”, và nói rằng nhóm của ông có đầy đủ lập luận pháp lý làm cơ sở cho “một trường hợp sẽ được đưa ra Tối Cao Pháp Viện”. Ông cho rằng chỉ cần một trường hợp này thôi đã đủ để củng cố các lập luận được đưa ra trong sáu trường hợp còn lại”.
Trích dẫn từ văn bản của Hiến pháp, ông Giuliani nhận xét rằng “cơ quan lập pháp tiểu bang là phải cơ quan đầu tiên, và thực sự phụ trách cuộc bầu cử từ đầu đến cuối.” Hiến pháp Hoa Kỳ không cho phép việc giao quyền cho các ủy ban hoặc các ủy viên bầu cử, để thay đổi luật.
Ông nói tiếp, những quy tắc này giờ đây đặc biệt quan trọng, vì chúng đã “bị phá vỡ đến mức có quá nhiều lá phiếu có vấn đề đến mức nó làm thay đổi sâu sắc kết quả của cuộc bầu cử, điều này đúng ở hầu hết các tiểu bang trong số này”.
Ông Giuliani, trước đây từng là thị trưởng New York, sau đó đã nêu bật các vi phạm pháp luật và hiến pháp ở nhiều tiểu bang khác nhau.
Mặc dù luật Pennsylvania quy định rằng các lá phiếu phải được kiểm tra, cũng như nghiêm cấm bất kỳ thay đổi nào sau khi các lá phiếu đã được nộp, một số quan chức “đã tiếp tục cho phép một số người sửa lá phiếu vắng mặt của họ trước khi nó được nhập vào, và đó là một vi phạm pháp luật”.
Trong khi công nhận rằng con số những lá phiếu như thế có thể là quá nhỏ để bác bỏ sự chênh lệch lên đến 80,000 phiếu, ông Giuliani nói rằng những cách hành động như thế là “dấu chỉ của cách hành xử hoang dã miền Viễn Tây, một thái độ không tuân theo các quy tắc”.
Vấn đề chính ông muốn đề cập đến là có “268,770 phiếu bầu không có kiểm tra an ninh dưới bất kỳ hình thức nào. Đó là một vi phạm Hiến pháp trầm trọng.”
Giuliani chỉ nêu hai vấn đề trên trong số nhiều vấn đề sẽ được nêu trong “khiếu nại tổng thể” của Đảng Cộng Hòa theo đó “Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ, Đảng Dân chủ và các cử tri Đảng Dân chủ, đã tiến hành một cuộc bầu cử vi phạm Điều 2, Mục 1 của Hiến Pháp Hoa Kỳ.”
Các vấn đề ở Michigan phản ánh những vấn đề ở Pennsylvania, “nơi họ không tuân theo các quy tắc liên quan đến việc xác minh chữ ký trên quy mô lớn”, nhưng ở Michigan, theo ông Giuliani còn có thêm việc “họ đã nhét thêm 100,000 lá phiếu giả mạo vào thùng phiếu”.
Tại Wisconsin, ông Giuliani lưu ý rằng “họ đã không lưu giữ các đơn xin bỏ phiếu vắng mặt, là một quy định được cơ quan lập pháp chỉ đạo để thực hiện cuộc bầu cử này. Điều đó đã bị bỏ qua hoàn toàn”.
Do đó, số phiếu bầu có thể bị ảnh hưởng ở Wisconsin là “khoảng 100,000”, trong khi chênh lệch phiếu bầu giữa hai ứng cử viên chỉ là “mười nghìn”.
Source:Life Site News
2. Chiến tranh truyền thông giữa Úc và Trung Quốc
Chiến tranh truyền thông đã bùng nổ giữa Úc và Trung Quốc. Hôm 29 tháng 11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Ly Kiên (Zhao Lijian- 赵丽坚) đã tung lên Twitter một bức ảnh mô tả một người lính Úc đang cầm một con dao đẫm máu dí vào cổ một đứa trẻ. Trong một tuyên bố tiếp theo Kiên cho biết ông ta “bị sốc trước việc binh lính Úc Đại Lợi sát hại dân thường Afghanistan và các tù nhân”.
Tuy nhiên, chỉ một ngày sau đó, một họa sĩ chuyên vẽ các bức tranh tuyên truyền cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, có biệt danh là “Ngũ Hà Kỳ Lân” (Wuheqilin, 五河麒麟),hay còn được biết đến với một tên khác là “nghệ sĩ chiến binh sói” đã phá vỡ sự im lặng của mình về bức ảnh kinh khủng và giả mạo này.
Trong một đoạn video, hắn ta nói với Thủ tướng Scott Morrison rằng Úc hãy tập trung vào việc làm cho Lực lượng Phòng vệ Úc có “kỷ luật” hơn thay vì chỉ trích bức hình hư cấu của anh ta.
Sau khi đã dùng photoshop để tạo ra một bức ảnh hư cấu, tên này còn lớn tiếng dạy đời:
“Tôi vẫn khuyên ông Morrison nên đối mặt với thực tế và nỗ lực vào các vấn đề đối nội như bảo đảm rằng quân đội của ông ấy trở nên kỷ luật hơn để những thảm kịch kiểu này không bao giờ xảy ra. Đó sẽ là một đóng góp thực sự cho nhân loại. Ông ấy nên giảm bớt công sức chỉ trích một nghệ sĩ bình thường như tôi.”
Bất chấp tính chất bạo lực, gây ấn ượng mạnh và sai trái của hình ảnh này, Twitter đã quyết định không xóa cái tweet đã được chia sẻ hơn 10,400 lần và “like” hơn 35,000 lần.
Những lời bình luận của tên “nghệ sĩ chiến binh sói” này đã được đưa ra sau khi Thủ tướng Morrison và Lãnh đạo đối lập của đảng Lao động Anthony Albanese đồng loạt lên án bức ảnh hư cấu này và yêu cầu Bắc Kinh phải xin lỗi.
Tuyên bố của tên “nghệ sĩ chiến binh sói” đã được đăng tải bởi cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản. Trong khi đó, tổng biên tập tờ Hoàn Cầu Thời Báo (环球时报 - Global Times) là Hồ Hi Kim (Hu Xijin-胡希金) mô tả bức ảnh chỉ đơn thuần là một “bức ảnh châm biếm”, chẳng có gì phải ầm ĩ.
Hồ Hi Kim nói: “Người sáng tạo ra bức ảnh châm biếm đã khuyên Thủ tướng Úc Morrison nên tập trung hơn vào các vấn đề đối nội, bảo đảm quân đội Úc đóng quân ở nước ngoài có kỷ luật hơn”.
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo đã phát hành một video quảng cáo công việc tuyên truyền của “Ngũ Hà Kỳ Lân”, thậm chí đưa người xem vào studio mà hắn ta sử dụng để thực hiện các hình ảnh.
Bất kể chính miệng hắn ta xác nhận đã hư cấu nên bức ảnh, trong video này “Ngũ Hà Kỳ Lân” nói rằng nhiệm vụ của hắn ta là “truyền bá sự thật và truyền cảm hứng cho lòng yêu nước” và mô tả công việc của anh là rất quan trọng trong cuộc chiến với các nước phương Tây.
Source:Sky News Australia
3. Phản ứng của giới truyền thông Úc trước việc Twitter dung túng cho bức ảnh hư cấu của Trung Quốc
Twitter đang “tự che đậy trong nhục nhã” khi không kiểm duyệt được tweet giả mạo từ quan chức Trung Quốc
Người dẫn chương trình Sky News Rowan Dean cho biết việc Twitter không kiểm duyệt được một hình ảnh giả mạo do một quan chức Trung Quốc đăng trên Twitter về một người lính Úc đang cầm dao cứa vào cổ một đứa trẻ Afghanistan là điều đáng “kinh tởm”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Ly Kiên (Zhao Lijian- 赵丽坚) đã tung lên Twitter một bức ảnh mô tả một người lính Úc đang cầm một con dao đẫm máu dí vào cổ một đứa trẻ. Trong một tuyên bố tiếp theo Kiên cho biết ông ta “bị sốc trước việc binh lính Úc Đại Lợi sát hại dân thường Afghanistan và các tù nhân”.
“Thật là kinh tởm, khi một công ty công nghệ lớn đã che đậy trong nhục nhã trong cả cuộc bầu cử Mỹ gần đây và trong câu chuyện về bức ảnh này,” Rowan Dean nói.
“Họ đang mất kiểm soát. Họ là những thế lực toàn cầu không được kiểm soát và chúng ta có thể nói rằng họ từ khước trách nhiệm giải trình một cách dân chủ”.
“Chẳng hạn, cần phải bãi bỏ điều 230.”
Điều 230 là một phần của luật Internet ở Hoa Kỳ, được thông qua thành luật vào năm 1996, trong đó cung cấp quyền miễn trừ pháp lý cho các nhà xuất bản các trang web không phải chịu trách nhiệm đối với các nội dung được người dùng phóng lên.
Các quy định của Twitter nêu rõ rằng người dùng không được tung lên các fake news, không được cổ suý bạo lực, không được “đe dọa bạo lực đối với một cá nhân hoặc một nhóm người. Việc tôn vinh bạo lực cũng bị cấm, cũng như việc sử dụng mạng truyền thông xã hội này để thúc đẩy chủ nghĩa cực đoan bạo lực, các hành vi quấy rối hoặc thù hận trên cơ sở tôn giáo.”
Tuy nhiên, việc áp dụng các cấm đoán này của Twitter là chọn lọc. Các tweets của Tổng thống Trump liên tục bị ngăn chặn, trong khi các tweets của phe phò Joe Biden được tự do công kích Tổng thống Trump.
Diễn biến gần đây nhất gây bất bình cho người Công Giáo là bất chấp những hạn chế liên quan đến các ngôn từ kích động thù địch, một hashtag đang rất thịnh hành tại Tây Ban Nha đã đưa ra những lời kêu gọi thiêu sống các linh mục Công Giáo. Twittter đã quyết định không xóa các tweets này bất chấp chúng vi phạm các quy tắc liên quan đến việc đăng tải các lời kêu gọi bạo lực.
Đến tối thứ Ba, Twitter đã không làm gì với các dòng tweets này, mặc dù hàng nghìn người phàn nàn rằng hashtag này đang kích động lòng thù hận và vi phạm trực tiếp các quy tắc của chính Twitter về “bạo lực, quấy rối và các loại hành vi tương tự khác”.
Source:Sky News Australia
4. Trung Quốc nói Úc Đại Lợi nên thực hiện một số 'suy nghĩ nghiêm túc' tại sao rượu vang bị tăng thuế 200%
Một phát ngôn viên của Trung Quốc đã nói rằng Úc Đại Lợi nên thực hiện một số “suy nghĩ nghiêm túc” về việc liệu họ có tôn trọng Trung Quốc đúng mức chưa khi tác động của các mức thuế lớn đối với rượu vang bắt đầu có hiệu lực.
Các mức thuế quan mới do Trung Quốc áp đặt, đã có hiệu lực làm tăng giá rượu vang của Úc ở Trung Quốc lên gấp đôi, thậm chí là gấp ba. Các nhà sản xuất rượu vang Úc mức thuế mới này là một “chiêu bắt nạt”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Ly Kiên (Zhao Lijian- 赵丽坚) nói trong một cuộc họp báo vào đầu tuần này rằng “Tôi nghĩ Úc Đại Lợi nên suy nghĩ nghiêm túc; họ nên nghĩ xem liệu họ có tôn trọng Trung Quốc đúng mức hay chưa”.
Cuộc chiến thương mại leo thang giữa Canberra và Bắc Kinh đang khiến nỗ lực của Úc Đại Lợi nhằm khôi phục thiệt hại kinh tế do COVID-19 gây ra càng khó khăn hơn, tuy nhiên Thủ tướng Scott Morrison vẫn tự tin rằng vấn đề có thể được khắc phục.
Quan hệ ngoại giao Úc-Trung Quốc đã trở nên căng thẳng do tranh chấp về coronavirus, Hương Cảng và Biển Đông.
Trong một diễn biến bất ngờ đối với nhiều người, cuối tháng 7 vừa qua, Úc đã từ bỏ thái độ lưng chừng và công khai đối đầu với Bắc Kinh. Lập trường này đã được nêu lên rõ ràng trong chuyến công du Hoa Kỳ của hai nữ bộ trưởng Úc là Ngoại trưởng Marise Payne và Bộ trưởng Quốc phòng Linda Reynold.
Úc và Hoa Kỳ tuyên bố sẽ tăng cường các nỗ lực quân sự chung của họ ở Darwin, tăng cường các cuộc tập trận hải quân ở Biển Đông và nghiên cứu sự phát triển của các công nghệ phòng thủ tên lửa và siêu âm để chống lại một Trung Quốc ngày càng quyết liệt và hung hăng trong khu vực.
Nếu Tổng thống Trump không được tái cử, nhiều người e ngại sự gắn bó chặt chẽ của chính phủ Morrison với chính quyền của Tổng thống Trump có thể khiến chính quyền hiện nay tại Úc đổ theo như một hiệu ứng domino.
Source:Sky News Australia
Tòa Bạch Ốc rực sáng với các trang trí Giáng Sinh huy hoàng của Đệ nhất phu nhân Melania Trump
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:07 02/12/2020
Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump trang hoàng Tòa Bạch Ốc thật đẹp mừng Chúa Giáng Sinh
Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump đã công bố cách bài trí mừng Chúa Giáng sinh tại Tòa Bạch Ốc. Chủ đề được bà Melania Trump chọn cho năm nay là “Nước Mỹ tuyệt đẹp”
Trên Twitter vào hôm thứ Hai, Đệ nhất phu nhân đã đăng một video và một loạt hình ảnh về kế hoạch trang trí nội thất của bà với các cây thông được trang trí lộng lẫy cho mùa Giáng sinh. Đó là video quý vị và anh chị em đang xem thấy đây.
Hôm thứ Hai 23 tháng 11, cây thông Giáng sinh của Tòa Bạch Ốc đã được chuyển bằng xe ngựa để tặng cho Đệ nhất phu nhân Melania Trump.
Bà Melania Trump đã đi dạo qua các hành lang được trang hoàng lộng lẫy những đồ trang trí bao gồm một chiếc xe lửa mô hình, một chiếc máy bay của Air Force One và một số các mô hình do học sinh từ khắp nước Mỹ làm.
“Trong thời điểm đặc biệt này trong năm, tôi rất vui được chia sẻ ý tưởng ‘Nước Mỹ tươi đẹp’ và bày tỏ lòng tôn kính đối với sự uy nghiêm của Quốc gia vĩ đại của chúng ta,” bà Melania Trump viết trên Instagram.
“Cùng nhau, chúng ta cử mừng vùng đất mà chúng ta tự hào gọi là quê hương này”.
Trong một tuyên bố báo chí, bà Trump cho biết bà rất thích có cơ hội được đến thăm nhiều nơi trên nước Mỹ trong 4 năm qua.
“Từ bờ biển này sang bờ biển khác, sự hiệp nhất mà tất cả người Mỹ chia sẻ là sự đánh giá cao đối với truyền thống, giá trị và lịch sử của chúng ta. Đó là những nguồn cảm hứng đằng sau các trang trí năm nay. Cảm ơn tất cả các nhân viên và tình nguyện viên đã làm việc để bảo đảm Ngôi nhà Nhân dân đã sẵn sàng cho kỳ nghỉ lễ. Chúc mọi người một mùa Giáng sinh vui vẻ và một năm mới hạnh phúc và mạnh khỏe”. Tưởng cũng nên nói thêm Tòa Bạch Ốc còn có một tên gọi khác là Ngôi nhà Nhân dân. Danh từ này ít được các vị tiền nhiệm của Tổng thống Trump nhắc đến. Nhưng cả tổng thống và phu nhân đều thích dùng danh từ này.
Lễ Giáng sinh tại Mỹ năm nay có thể sẽ bị lu mờ bởi đại dịch coronavirus. Nhiều tiểu bang vẫn cấm các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự.
Cho đến nay Tổng thống Truump đã từ chối thừa nhận kết quả bầu cử và tiếp tục khẳng định đã có nhiều gian lận trong cuộc bầu cử.
Tông thư Admirabile Signum - Dấu Chỉ Tuyệt Vời về ý nghĩa và tầm quan trọng của Cảnh Giáng Sinh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:53 02/12/2020
Cũng như các vị Giáo Hoàng tiền nhiệm, Đức Thánh Cha Phanxicô có lòng yêu mến đặc biệt đối với Cảnh Giáng Sinh. Chính vì thế, ngài đã đến Greccio vào tháng Giêng năm 2016. Ngài đã cầu nguyện trước bức bích họa mô tả máng cỏ Giáng Sinh đầu tiên được thực hiện tại Greccio bởi Thánh Phanxicô thành Assisi, là vị Thánh Quan Thầy của Greccio. Ngài cũng dành thời gian để trao đổi với cộng đồng các tu sĩ Phanxicô quản thủ Đền thờ.
Sau sáng kiến thực hiện máng cỏ Giáng Sinh của Thánh Phanxicô thành Assisi, đến nay, các nghệ nhân Italia đã đóng góp rất nhiều và đã tạo ra nhiều kiệt tác về mặt nghệ thuật. Máng Cỏ không chỉ diễn tả biến cố Giáng Sinh ở Bê Lem, mà còn cho thấy cuộc sống thường nhật của người dân, với trang phục, nhà cửa, công việc và niềm vui sống. Nhìn vào những Máng Cỏ của Italia, người ta đọc thấy lịch sử và văn hoá của nhiều khu vực qua nhiều thời đại. Italia có 40 tổng giáo phận và 187 giáo phận. Tờ Corriere Della Sera, nghĩa là Tin Chiều, cho biết năm ngoái, hơn một nửa trong số 227 tổng giáo phận và giáo phận có các hội thi làm máng cỏ Giáng Sinh.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã có sáng kiến thiết lập cây thông Giáng Sinh và hang đá ở Quảng trường Thánh Phêrô vào năm 1982. Vị kế nhiệm ngài là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 ủng hộ nồng nhiệt sáng kiến này và giải thích thêm rằng: “hang đá không chỉ là một yếu tố linh đạo, nhưng còn là một yếu tố văn hóa và nghệ thuật.”
Ngày Chúa Nhật 1 tháng 12, năm ngoái 2019, Đức Thánh Cha đã khởi hành từ sân bay trực thăng của Vatican để bay đến Greccio cách Vatican 96km về phía Bắc. Đến nơi, ngài được Đức Cha Domenico Pompili, Giám Mục giáo phận Rieti và Cha Francesco Rossi, bề trên dòng Phanxicô quản thủ đền thờ Giáng Sinh tại Greccio ra đón. Tại đền thờ này, Đức Thánh Cha đã ký Tông thư sau đây và truyền công bố trong toàn Giáo Hội đến tất cả các tín hữu Công Giáo.
Nguyên bản tiếng Ý, và các ngôn ngữ khác có thể đọc tại đây. Dưới đây là bản dịch sang tiếng Việt.
Tông thư dưới dạng tự sắc
ADMIRABILE SIGNUM – DẤU CHỈ TUYỆT VỜI
của Đức Thánh Cha Phanxicô
về ý nghĩa và tầm quan trọng của Cảnh Giáng Sinh
Bản dịch sang Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
1. Hình ảnh làm say mê của máng cỏ Giáng Sinh, rất thân thương đối với dân Kitô, không bao giờ ngừng khơi dậy sự kinh ngạc và suy tư trong lòng. Việc mô tả sự ra đời của Chúa Giêsu tự nó là một lời công bố đơn sơ và vui mừng về mầu nhiệm Nhập thể của Con Thiên Chúa. Cảnh Chúa Giáng Sinh giống như một Tin mừng sống động mọc lên từ các trang của Kinh thánh. Khi chúng ta suy ngẫm về câu chuyện Giáng Sinh, chúng ta được mời tham gia vào một cuộc hành trình tâm linh, kín múc từ sự khiêm nhường của Thiên Chúa, Đấng đã trở thành phàm nhân để gặp gỡ mọi người nam nữ. Chúng ta nhận ra rằng tình yêu của Ngài dành cho chúng ta quá lớn khi Người trở thành một trong số chúng ta, để đến lượt mình chúng ta nên một với Người.
Với Thư này, tôi muốn khuyến khích không chỉ truyền thống tốt đẹp của các gia đình chuẩn bị cảnh Giáng Sinh vào những ngày trước dịp lễ, mà cả phong tục bày trí cảnh Giáng Sinh ở nơi làm việc, trong trường học, bệnh viện, nhà tù và các quảng trường thị trấn. Trí tưởng tượng tuyệt vời và sự sáng tạo luôn được thể hiện trong việc sử dụng các vật liệu đa dạng nhất để tạo ra những kiệt tác nhỏ của thẩm mỹ. Khi còn nhỏ, chúng ta học hỏi từ cha mẹ và ông bà của mình để tiếp tục truyền thống hân hoan này, trong đó gói gọn rất nhiều lòng đạo đức bình dân. Tôi hy vọng rằng phong tục này sẽ không bao giờ bị mất và bất cứ nơi nào nó rơi vào tình trạng không được dùng đến, nó có thể được tái khám phá lại và hồi sinh.
2. Trên tất cả, nguồn gốc của máng cỏ Giáng Sinh được tìm thấy trong các chi tiết nhất định về việc Chúa Giêsu được sinh hạ tại Bêlem, như được tường trình trong Tin Mừng. Thánh Sử Luca nói đơn giản rằng Đức Maria “sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ.” (Lc 2: 7). Bởi vì Chúa Giêsu đã được đặt trong máng cỏ, cảnh Giáng Sinh được biết đến ở Ý như một presepe, từ chữ praesepium trong tiếng Latinh, có nghĩa là “máng cỏ”.
Đến với thế giới này, Con Thiên Chúa được đặt ở nơi các động vật được cho ăn. Cỏ trở thành chiếc giường đầu tiên của Đấng sẽ tự mạc khải mình là “bánh từ trời xuống” (Ga 6:41). Thánh Augustinô, và các Giáo Phụ khác, đã rất cảm kích trước hình ảnh biểu tượng này: “Được đặt trong máng cỏ, Người đã trở thành của ăn nuôi sống chúng ta” (Bài Giảng 189, 4). Thật vậy, cảnh Giáng Sinh gợi lên một số mầu nhiệm trong cuộc đời của Chúa Giêsu và đưa các mầu nhiệm ấy gần gũi hơn với cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Nhưng chúng ta hãy quay trở lại nguồn gốc của máng cỏ Giáng Sinh rất quen thuộc với chúng ta. Chúng ta cần tưởng tượng mình đang ở thị trấn nhỏ Greccio của Ý, gần thành Rieti. Thánh Phanxicô đã dừng lại ở đó, rất có thể trên đường trở về từ Rôma, vào ngày 29 tháng 11 năm 1223, sau khi Đức Giáo Hoàng Honorius III đã chuẩn y Luật Dòng của ngài. Trước đó, Thánh Phanxicô đã viếng thăm Thánh địa, cho nên các hang động ở Greccio khiến ngài nhớ về vùng quê Bêlem. Cũng có thể là “Người Nghèo của thành Assisi” đã bị đánh động trước các bức tranh khảm trong đền thờ Đức Bà Cả ở Rôma mô tả sự ra đời của Chúa Giêsu, gần nơi, theo một truyền thống cổ kính, các tấm gỗ của máng cỏ được bảo tồn.
Tài liệu Phan sinh mô tả chi tiết những gì đã diễn ra sau đó ở Greccio. Mười lăm ngày trước lễ Giáng Sinh, Thánh Phanxicô hỏi một người đàn ông địa phương tên là Gioan giúp ngài hiện thực hóa mong muốn của mình là “mang đến trong cuộc sống những ký ức về hài nhi được sinh hạ ở Bêlem, để chứng kiến càng nhiều càng tốt với đôi mắt của chính thân thể riêng mình sự khó chịu của hài nhi sơ sinh, cách Ngài được đặt nằm trong máng cỏ, và cách Ngài được đặt trên một chiếc giường bằng cỏ, với một con bò và một con lừa đứng cạnh”. [1] Lúc đó, người bạn trung thành của Ngài đã đi ngay lập tức để chuẩn bị tất cả những gì thánh nhân yêu cầu. Vào ngày 25 tháng 12, các tu sĩ đã tuốn đến Greccio từ nhiều nơi khác nhau, cùng với những người từ các trang trại trong khu vực, là những người đã mang hoa và đuốc đến để thắp sáng đêm thánh đó. Khi Thánh Phanxicô đến, ngài thấy một máng cỏ đầy cỏ khô, một con bò và một con lừa. Tất cả những người có mặt đã trải nghiệm một niềm vui mới không thể diễn tả được trước sự hiện diện của cảnh Giáng Sinh. Sau đó, vị linh mục đã long trọng cử hành Bí tích Thánh Thể trên máng cỏ, cho thấy mối liên kết giữa việc Nhập thể của Con Thiên Chúa và Bí tích Thánh Thể. Tại Greccio không có các bức tượng; cảnh Giáng Sinh được diễn lại và trải nghiệm bởi tất cả những người có mặt. [2]
Đây là cách mà truyền thống của chúng ta đã bắt đầu: với tất cả mọi người tụ tập trong niềm vui xung quanh máng cỏ, không có khoảng cách nào giữa sự kiện ban đầu và những người chia sẻ trong mầu nhiệm ấy.
Thomas thành Celano, người viết tiểu sử đầu tiên của Thánh Phanxicô, lưu ý rằng cảnh Giáng Sinh đơn sơ và cảm động này được đi kèm với ân sủng là một thị kiến thật kỳ diệu: một trong những người có mặt đã nhìn thấy Hài nhi Giêsu đang nằm trong máng cỏ. Từ cảnh Giáng Sinh trong đêm Giáng Sinh năm 1223, “tất cả mọi người trở về nhà với niềm vui”. [3]
3. Với sự đơn sơ của dấu chỉ này, Thánh Phanxicô đã thực hiện một công cuộc truyền giáo vĩ đại. Giáo lý của ngài đã chạm đến con tim của các Kitô hữu và cho đến hôm nay vẫn tiếp tục đưa ra một phương tiện đơn sơ nhưng chân thực để mô tả vẻ đẹp của đức tin chúng ta. Thật vậy, nơi mà cảnh Giáng Sinh đầu tiên được diễn lại thể hiện và gợi lên những tình cảm này. Greccio đã trở thành nơi ẩn náu cho linh hồn, một ngọn núi bảo vệ được bao trùm trong im lặng.
Tại sao cảnh Giáng Sinh lại khơi dậy sự ngạc nhiên như thế và khiến chúng ta cảm động sâu sắc đến vậy? Đầu tiên, bởi vì nó cho thấy tình yêu dịu dàng của Thiên Chúa: Đấng tạo dựng vũ trụ đã tự hạ mình để mặc lấy sự yếu đuối của chúng ta. Hồng ân sự sống, trong tất cả mầu nhiệm của nó, trở nên kỳ diệu hơn khi chúng ta nhận ra rằng Con của Đức Maria là nguồn mạch và là sự nâng đỡ cho mọi sự sống. Trong Chúa Giêsu, Chúa Cha đã ban cho chúng ta một người anh em đến để tìm kiếm chúng ta bất cứ khi nào chúng ta bối rối hoặc lạc lối, một người bạn trung thành luôn ở bên chúng ta. Ngài đã ban cho chúng ta Con của Người, Đấng đã tha thứ cho chúng ta và giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi.
Việc bài trí cảnh Giáng Sinh trong nhà giúp chúng ta làm sống lại lịch sử của những gì diễn ra ở Bêlem. Đương nhiên, các sách Phúc Âm vẫn là nguồn để chúng ta hiểu và suy ngẫm về sự kiện đó. Đồng thời, mô tả của sự kiện ấy nơi máng cỏ giúp chúng ta tưởng tượng ra khung cảnh này. Nó chạm đến trái tim của chúng ta và làm cho chúng ta đi vào lịch sử cứu độ như những người đương thời của một sự kiện đang sống động và rất thật trong một loạt các bối cảnh lịch sử và văn hóa.
Một cách đặc biệt, kể từ thời điểm nguyên thủy bắt đầu với các tu sĩ Phanxicô, cảnh Giáng Sinh đã mời gọi chúng ta “cảm nghiệm” và “động chạm đến” sự nghèo hèn mà Con Thiên Chúa mặc lấy trong mầu nhiệm Nhập Thể. Nó gián tiếp hiệu triệu chúng ta bước theo Ngài trên con đường khiêm hạ, nghèo đói và tự chối bỏ mình dẫn từ máng cỏ Bêlem đến thập giá. Nó kêu mời chúng ta gặp gỡ Ngài và phục vụ Ngài bằng cách tỏ lòng thương xót với những anh chị em của chúng ta đang quẫn bách nhất (x. Mt 25: 31-46).
4. Giờ đây, tôi muốn trình bày các suy tư về các yếu tố khác nhau của cảnh Giáng Sinh để chúng ta cảm nhận ý nghĩa sâu sắc hơn của chúng. Đầu tiên, là bối cảnh của một bầu trời đầy sao được bao bọc trong bóng tối và sự im lặng của màn đêm. Chúng ta trình bày điều này không chỉ vì lòng trung thành với các trình thuật Tin Mừng, mà còn vì giá trị biểu tượng của nó. Chúng ta có thể nghĩ về tất cả những khoảng thời gian trong cuộc sống của chúng ta khi chúng ta trải qua bóng tối của màn đêm. Tuy nhiên, ngay cả khi đó, Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta, nhưng Ngài vẫn có ở đó để trả lời những câu hỏi quan trọng của chúng ta về ý nghĩa của cuộc sống. Tôi là ai? Tôi từ đâu đến? Tại sao tôi được sinh ra vào thời điểm này trong lịch sử? Tại sao tôi yêu? Tại sao tôi đau khổ? Tại sao tôi sẽ chết? Chính là để trả lời những câu hỏi đó mà Thiên Chúa đã trở thành phàm nhân. Sự gần gũi của Ngài mang lại ánh sáng nơi có bóng tối và chỉ đường cho những người sống trong bóng tối của khổ đau (x. Lc 1, 79).
Cũng đáng được nhắc đến là những cảnh quan, là một phần trong cảnh Giáng Sinh. Thường thì chúng bao gồm các tàn tích của những ngôi nhà cổ hoặc các tòa nhà, trong một số trường hợp thay thế hang Bêlem và trở thành một ngôi nhà cho Thánh gia. Những tàn tích này dường như được lấy cảm hứng từ Truyền thuyết Vàng của tu sĩ Dòng Đa Minh Jacobus de Varagine sống ở thế kỷ thứ mười ba, liên quan đến một niềm tin ngoại giáo rằng Đền thờ Hòa bình ở Rôma sẽ sụp đổ khi một Trinh nữ hạ sinh một hài nhi. Trên hết, những tàn tích là dấu hiệu hữu hình của loài người sa ngã, của tất cả mọi thứ chắc chắn sẽ rơi vào cảnh hoang tàn, suy tàn và thất vọng. Bối cảnh này cho chúng ta biết rằng Chúa Giêsu là sự mới mẻ giữa một thế giới già cỗi, rằng Ngài đã đến để chữa lành và xây dựng lại, để khôi phục thế giới và cuộc sống của chúng ta trở lại với vẻ huy hoàng ban đầu.
5. Thật đầy cảm xúc khi sắp xếp những ngọn núi, dòng suối, những con cừu và các mục đồng trong cảnh Giáng Sinh! Khi chúng ta làm như vậy, chúng ta được nhắc nhở rằng, như các tiên tri đã báo trước, tất cả các loài thọ tạo đều vui mừng trước sự xuất hiện của Đấng Thiên Sai. Các thiên thần và ngôi sao dẫn đường là một dấu hiệu cho thấy chúng ta cũng được kêu gọi lên đường đến hang đá và thờ phượng Chúa.
“Nào chúng ta sang Bêlem, để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết.” (Lc 2:15). Các mục đồng đã nói với nhau như thế sau lời loan báo của các thiên thần. Một bài học đẹp xuất hiện từ những từ đơn giản này. Không giống như nhiều người khác, bận rộn về nhiều thứ, các mục đồng trở thành người đầu tiên nhìn thấy điều thiết yếu nhất trong tất cả: đó là hồng ân cứu độ. Chính những người khiêm tốn và nghèo khổ là những người chào đón sự kiện Nhập thể. Các mục đồng đáp lại Thiên Chúa, Đấng đến gặp chúng ta qua Hài nhi Giêsu, bằng cách lên đường gặp Người với tình yêu, lòng biết ơn và sự tôn kính. Nhờ Chúa Giêsu, cuộc gặp gỡ này giữa Thiên Chúa và con cái Người đã sinh ra tôn giáo của chúng ta và giải thích cho vẻ đẹp độc đáo của nó, rất rõ ràng một cách tuyệt vời trong cảnh Giáng Sinh.
6. Thông thường chúng ta thêm vào cảnh Giáng Sinh của chúng ta nhiều nhân vật biểu tượng. Đầu tiên, là những người ăn xin và những người khác là những người chú trọng đến sự giàu có của tâm hồn. Họ cũng có mọi quyền để đến gần Chúa Giêsu Hài Đồng; không ai có thể đuổi họ đi hoặc bảo họ tránh xa một chiếc nôi quá tạm bợ đến nỗi người nghèo dường như thấy hoàn toàn quen thuộc như đang ở nhà mình. Thật vậy, người nghèo là một phần đặc quyền của mầu nhiệm này; thường thì họ là những người đầu tiên nhận ra sự hiện diện của Chúa ở giữa chúng ta.
Sự hiện diện của người nghèo và người thấp hèn trong cảnh Giáng Sinh nhắc nhở chúng ta rằng Chúa hóa thành phàm nhân cho những ai cảm thấy cần tình yêu của Người nhất, và cho những ai cầu xin Ngài đến gần họ. Chúa Giêsu, “hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11:29), được sinh ra trong cảnh nghèo đói và có một cuộc sống đơn giản để dạy chúng ta nhận ra những gì là cần thiết và hành động cho phù hợp. Cảnh Giáng Sinh dạy rõ ràng rằng chúng ta không thể để mình bị lừa dối bởi sự giàu có và những hứa hẹn hạnh phúc thoáng qua. Chúng ta thấy cung điện vua Hêrôđê ở phía sau, đóng cửa và điếc lác trước những tin tức đầy hân hoan. Khi được sinh ra trong máng cỏ, chính Thiên Chúa đã phát động một cuộc cách mạng thực sự duy nhất có thể mang lại hy vọng và phẩm giá cho những người bị khinh miệt và bị ruồng bỏ: đó là cuộc cách mạng của tình yêu, cuộc cách mạng của sự dịu dàng. Từ máng cỏ, Chúa Giêsu tuyên bố, một cách hiền lành nhưng mạnh mẽ, nhu cầu chia sẻ với người nghèo như là con đường hướng đến một thế giới nhân bản và huynh đệ hơn, trong đó không ai bị loại trừ hay bị gạt ra ngoài lề.
Trẻ em - nhưng cả người lớn cũng thế! - thường thích thêm vào cảnh Giáng Sinh các nhân vật khác không có mối liên hệ rõ ràng với các trình thuật Tin Mừng. Tuy nhiên, cách này cách khác, những bổ sung tưởng tượng thêm này cho thấy rằng trong thế giới mới được khai mạc bởi Chúa Giêsu, có chỗ cho bất cứ điều gì thực sự là nhân bản và cho tất cả các tạo vật của Chúa. Từ người chăn cừu đến người thợ rèn, từ người thợ làm bánh đến nhạc sĩ, từ những người phụ nữ mang bình nước đến những trẻ em chơi đùa: tất cả những điều này nói lên sự thánh thiện hàng ngày, và niềm vui làm những việc bình thường một cách phi thường, được sinh ra mỗi khi Chúa Giêsu chia sẻ cuộc sống thánh thiêng của Người với chúng ta.
7. Dần dần, chúng ta đến hang đá, nơi chúng ta gặp gỡ hình ảnh của Đức Maria và Thánh Giuse. Đức Maria là một người mẹ đang chiêm ngưỡng con mình và cho mọi người khách được thấy hài nhi. Hình dáng của Đức Maria khiến chúng ta suy ngẫm về mầu nhiệm vĩ đại bao quanh người phụ nữ trẻ này khi Chúa gõ cửa trái tim vô nhiễm của Mẹ. Đức Maria đáp lại trong sự vâng phục hoàn toàn sứ điệp của thiên thần yêu cầu Mẹ trở thành Mẹ Thiên Chúa. Những lời này của Mẹ, “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần truyền.” (Lc 1:38), chỉ cho tất cả chúng ta thấy làm thế nào để từ bỏ chính mình trong đức tin để tuân theo thánh ý Chúa. Do lời “xin vâng” của Mẹ, Đức Maria đã trở thành mẹ của Con Thiên Chúa, không mất đi, nhưng nhờ Người, thánh hiến sự trinh tiết của mình. Ở Mẹ, chúng ta thấy Mẹ Thiên Chúa không chỉ giữ Con Mẹ cho riêng mình, nhưng mời mọi người tuân theo lời Người và đưa lời Chúa vào thực hành (x. Ga 2: 5).
Ở bên cạnh Đức Maria, Thánh Giuse đứng đó cho thấy sự bảo vệ Hài Nhi và Mẹ Ngài. Thánh Giuse thường được mô tả với cây gậy trong tay, hoặc cầm một chiếc đèn. Thánh Giuse đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời của Chúa Giêsu và Đức Maria. Ngài là người bảo vệ không mệt mỏi gia đình mình. Khi Chúa cảnh báo ngài về mối đe dọa của vua Hêrôđê, ngài đã không ngần ngại lên đường và chạy trốn đến Ai Cập (x. Mt 2: 13-15). Và một khi nguy hiểm đã qua, ngài đưa gia đình trở về Nagiarét, nơi ngài sẽ trở thành thầy dạy đầu tiên của Chúa Giêsu khi còn là một cậu bé và sau đó là một chàng trai trẻ. Thánh Giuse trân trọng trong lòng mình mầu nhiệm lớn lao xung quanh Chúa Giêsu và Đức Maria là người phối ngẫu của ngài; và với tư cách là một người đàn công chính, ngài luôn tin tưởng vào thánh ý Chúa và đem ra thực hành.
8. Trong ngày lễ Giáng Sinh, khi chúng ta đặt bức tượng Chúa Giêsu Hài Đồng vào máng cỏ, khung cảnh Giáng Sinh đột nhiên trở nên sống động. Thiên Chúa xuất hiện như một đứa trẻ, để chúng ta ôm trong vòng tay của mình. Bên dưới sự yếu đuối và mỏng dòn, Ngài che giấu sức mạnh có thể tạo ra và biến đổi tất cả mọi thứ. Điều đó dường như là không thể, nhưng đó là sự thật: trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa là một hài nhi, và qua đó, Người muốn tiết lộ sự vĩ đại trong tình yêu của Người: đó là bằng cách mỉm cười và mở rộng vòng tay với tất cả mọi người.
Sự ra đời của một đứa trẻ đánh thức niềm vui và sự ngạc nhiên; nó đặt ra trước mắt chúng ta mầu nhiệm lớn lao của cuộc sống. Nhìn thấy đôi mắt sáng của một cặp vợ chồng trẻ đang chăm chú nhìn đứa con mới sinh của mình, chúng ta có thể hiểu cảm giác của Đức Maria và Thánh Giuse, khi các ngài nhìn vào Hài nhi Giêsu, và cảm nhận được sự hiện diện của Chúa trong cuộc sống của các ngài.
“Quả vậy, sự sống đã được tỏ bày” (1 Ga 1: 2). Trong những lời này, Thánh Tông đồ Gioan tổng hợp mầu nhiệm Nhập thể. Máng cỏ cho phép chúng ta nhìn và chạm vào sự kiện độc đáo và vô song, đã thay đổi tiến trình lịch sử, đến mức thời gian sau đó sẽ được tính lại là trước hoặc sau khi Chúa giáng sinh.
Đường lối Chúa thật đáng kinh ngạc, vì [theo suy nghĩ của chúng ta] dường như không thể nào lại có chuyện Thiên Chúa từ bỏ vinh quang để trở thành một người như chúng ta. Trước sự ngạc nhiên của chúng ta, chúng ta thấy Chúa hành động chính xác như chúng ta: Ngài ngủ, bú sữa từ mẹ mình, khóc lóc và chơi đùa như mọi đứa trẻ khác! Như mọi khi, Chúa làm chúng ta phải lúng túng. Chúng ta không thể đoán trước được, vì Ngài liên tục thực hiện những gì chúng ta ít mong đợi nhất. Cảnh Giáng Sinh cho thấy Thiên Chúa khi Người bước vào thế giới của chúng ta, nhưng nó cũng khiến chúng ta suy ngẫm về cuộc sống của chúng ta như là một phần cuộc sống của chính Thiên Chúa. Nó mời gọi chúng ta trở thành môn đệ của Ngài nếu chúng ta muốn đạt đến ý nghĩa tối hậu trong cuộc sống.
9. Khi lễ Hiển linh đến gần, chúng ta đặt các bức tượng của ba vị đạo sĩ vào máng cỏ Giáng Sinh. Khi quan sát các ngôi sao, những người thông thái từ phương Đông đã lên đường đến Bêlem, để tìm Chúa Giêsu và dâng cho Ngài những món quà bằng vàng, nhũ hương và mộc dược. Những món quà đắt giá này có một ý nghĩa ngụ ngôn: vàng tôn vinh vương quyền của Chúa Giêsu, nhũ hương là thiên tính của Người, và mộc dược nói lên bản tính nhân loại thiêng liêng của Người sẽ trải nghiệm cái chết và sự chôn cất.
Khi chúng ta suy ngẫm về khía cạnh này của cảnh Giáng Sinh, chúng ta được mời gọi suy ngẫm về trách nhiệm của mỗi Kitô hữu trong việc truyền bá Tin Mừng. Mỗi người trong chúng ta được mời gọi mang tin mừng đó đến với tất cả mọi người, làm chứng bằng những việc làm thực tế đầy lòng thương xót của chúng ta đối với niềm vui được biết Chúa Giêsu và tình yêu của Người.
Các vị đạo sĩ dạy chúng ta rằng mọi người có thể đến với Chúa Kitô bằng một con đường rất dài. Những người giàu có, các bậc hiền triết từ phương xa, khao khát sự vô hạn, họ bắt đầu cuộc hành trình dài và đầy nguy hiểm sẽ đưa họ đến Bêlem (x. Mt 2: 1-12). Niềm vui lớn đến với họ trước sự hiện diện của Vua Hài Nhi. Họ không bị chi phối bởi môi trường nghèo nàn xung quanh, nhưng ngay lập tức quỳ xuống để tôn thờ Ngài. Quỳ xuống trước Ngài, họ hiểu rằng Thiên Chúa với thượng trí của Ngài đang hướng dẫn tiến trình của các vì sao, cũng hướng dẫn tiến trình của lịch sử, hạ bệ những kẻ quyèn thế và nâng cao những ai khiêm nhường. Khi trở về nhà, chắc chắn họ sẽ nói với những người khác về cuộc gặp gỡ tuyệt vời này với Đấng Thiên Sai, do đó khởi xướng việc truyền bá Tin Mừng giữa các quốc gia.
10. Đứng trước máng cỏ Giáng Sinh, chúng ta nhớ lại thời gian khi còn nhỏ, háo hức chờ đợi để được thiết trí nó. Những ký ức này làm cho tất cả chúng ta ý thức hơn về món quà quý giá nhận được từ những người truyền bá niềm tin cho chúng ta. Đồng thời, chúng nhắc nhở chúng ta về nghĩa vụ của chúng ta là phải chia sẻ kinh nghiệm tương tự này với con cháu chúng ta. Sắp xếp cảnh Giáng Sinh như thế nào không quan trọng: nó có thể giống nhau hoặc có thể thay đổi từ năm này sang năm khác. Điều quan trọng là nó nói lên cuộc sống của chúng ta. Dù ở bất cứ nơi đâu và dù ở bất kỳ hình thức nào, máng cỏ Giáng Sinh nói với chúng ta về tình yêu của Thiên Chúa, Đấng đã trở thành một trẻ thơ để làm cho chúng ta biết Ngài gần gũi với mọi người nam nữ và trẻ em như thế nào, bất kể tình trạng của họ.
Anh chị em thân mến, máng cỏ Giáng Sinh là một phần của quá trình quý giá nhưng đầy thách đố trong việc truyền lại đức tin. Bắt đầu từ thời thơ ấu, và ở mỗi giai đoạn của cuộc đời chúng ta, máng cỏ dạy chúng ta biết chiêm ngưỡng Chúa Giêsu, biết trải nghiệm tình yêu của Chúa dành cho chúng ta, biết cảm nhận và tin rằng Chúa ở cùng chúng ta và chúng ta ở cùng Người, cùng với con cái Người, là anh chị em với nhau, nhờ Hài Nhi là Con Thiên Chúa và Con của Đức Trinh Nữ Maria. Và để nhận ra rằng trong hiểu biết đó, chúng ta tìm thấy hạnh phúc thực sự. Như Thánh Phanxicô, chúng ta có thể mở lòng mình ra với ân sủng đơn sơ này, để từ sự ngạc nhiên của chúng ta, một lời cầu nguyện khiêm nhường có thể được nảy sinh: đó là một lời cầu nguyện tạ ơn Thiên Chúa, Đấng muốn chia sẻ với chúng ta tất cả, và vì thế không bao giờ để chúng ta cô đơn.
Công bố tại Greccio, nơi Đền thờ Chúa Giáng Sinh, vào ngày 1 tháng 12 năm 2019, năm thứ bảy trong triều Giáo hoàng của tôi.
+ Đức Giáo Hoàng Phanxicô
[1] Thomas thành Celano, Cuộc sống đầu tiên, 84; Tài liệu Phan sinh, 469.
[2] Ibid., 85; Tài liệu Phan sinh, 469.
[3] Ibid., 86: Tài liệu Phan sinh, 470.
Source:Holy See Press Office