Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ kính thánh Phanxicô Xaviê
Lm. Anthony Trung Thành
09:01 02/12/2016
LỄ KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ
Ngày 03/12
(Lời Chúa: 1 Cr 9, 16-19. 22-23; Mc 16, 15-20)
Đức Giêsu là nhà truyền giáo tiên khởi. Ngài nhận sứ mạng này từ Thiên Chúa Cha. Chính Ngài đã xác nhận: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, bởi Ngài đã xức dầu cho tôi, Ngài đã sai tôi đem Tin Mừng cho người nghèo khó” (x. Lc 4,18). Để chu toàn sứ mạng đó, Tin mừng cho chúng ta biết, Ngài đã đi khắp nơi, gặp gỡ mọi hạng người, đi kèm với lời rao giảng là các phép lạ Ngài làm. Cuối cùng, Ngài đã chấp nhận cái chết nhục nhã trên thập giá để hoàn thành sứ mạng của mình theo thánh ý Thiên Chúa Cha. Đặc biệt, Ngài đã chọn các Tông đồ, lập Giáo Hội và trước khi về trời, Ngài đã truyền lệnh rằng: "Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật” (x. Mc 16,15).
Nhận lệnh từ Đức Giêsu, Giáo Hội qua mọi thời đại cách này hay cách khác đã cố gắng chu toàn bổn phận của mình.
1. Các Tông đồ
Sau khi Đức Giêsu phục sinh, các Tông đồ bắt đầu thực hành lời Đức Giêsu, bài giảng đầu tiên của Thánh Phêrô đã có khoảng ba ngàn người xin được trở lại đạo (x. Cv 2,41). Tiếp đó, các Ngài đi rao giảng Tin mừng khắp mọi nơi, số các tín hữu ngày càng gia tăng. Dầu gặp sự chống đối, bắt bớ, tù tội nhưng các Ngài vẫn không sờn lòng nản chí, tiếp tục rao giảng Tin mừng. Khi bị cấm rao giảng danh Đức Giêsu, Thánh Phêrô khẳng khái nói: "Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm”(x. Cv 5,29). Cuối cùng, các Ngài đã lấy máu mình ra để làm chứng cho Đức Giêsu.
Thánh Phaolô được xem là vị Tông đồ dân ngoại. Sau khi gặp Đức Giêsu trên đường Đa-mát (x. Cv 9,3-9), Ngài đã dồn hết khả năng, sức lực và thời gian để loan báo Tin mừng. Sách Công vụ Tông đồ cho biết, từ năm 45 đến năm 60, Thánh Phaolô đã thực hiện bốn cuộc hành trình truyền giáo. Trong các cuộc hành trình đó, Ngài đã phải hy sinh rất nhiều, Ngài nói: “Tôi phải lao đao khốn khó đến cả xiềng xích như kẻ gian phi, nhưng Lời Thiên Chúa không bị xiềng xích” (x. 2Tm 2,9). Ngài còn kể lại những gian nan gặp phải trong thư Corintô rằng: “Năm lần tôi bị người Do-thái đánh bốn mươi roi bớt một; ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị đắm tàu; một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi! Tôi còn hơn họ, vì phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em. Tôi còn phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng” (x. 2Cr 11, 24-27). Nhờ đâu Ngài đã vượt qua được những thử thách đó? Đó chính là nhờ sự xác tín của Ngài vào Đức Giêsu và trách nhiệm phải loan báo Tin mừng, Ngài nói: “Loan báo Tin mừng là việc bắt buộc Ngài phải làm.” Ngài còn nói mạnh mẽ hơn: “Vô phúc cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin mừng” (x. 1Cr 9,16).
2. Các vị thừa sai
Sau các Tông đồ, biết bao nhiêu người bằng cách này hay cách khác đã tiếp tục thực thi mệnh lệnh của Đức Giêsu. Thư mục vụ năm 2003, Hội đồng Giám Mục Việt Nam diễn tả: “Đáp lời mời gọi của Chúa Giêsu Kitô, từ nhiều thế kỷ nay biết bao thế hệ môn đồ của Chúa đã hăng hái lên đường. Từng đoàn người vượt suối băng rừng. Từng đoàn người ra khơi giữa biển rộng sóng lớn. Biết bao người bỏ mạng nơi rừng sâu núi thẳm. Biết bao người bỏ xác ngoài biển khơi. Nhưng lớp này nằm xuống, lớp khác đứng lên nối tiếp nhau ra đi đem Tin Mừng đến tận cùng thế giới.” (Số 6).
Hôm nay, chúng ta mừng kính Thánh Phanxicô Xaviê, bổn mạng các xứ truyền giáo. Ngài sinh năm 1506 tại Tây Ban Nha. Chịu chức linh mục năm 1537 tại Rôma. Năm 1541, Ngài bắt đầu đi truyền giáo theo lệnh truyền của Đức Giáo Hoàng Phaolô III. Trong vòng 12 năm truyền giáo (1540 – 1552), Ngài đi hàng trăm ngàn cây số ở Ấn Độ, Nhật Bản và rửa tội được khoảng 100 ngàn người. Ngài qua đời năm 1552, tại đảo Xanxian, cửa ngỏ vào Trung Quốc. Năm 1622, Đức Thánh Cha Grêgôriô XV đã phong Ngài lên bậc hiển thánh. Năm 1904, được Đức Giáo Hoàng Piô X đặt làm bổn mạng các xứ truyền giáo.
Nhờ Thánh Phanxicô Xaviê, nhờ các nhà thừa sai tràn đầy nhiệt huyết, chúng ta mới được đón nhận Tin Mừng. Nhờ đời sống đức tin anh dũng của các các bậc tiền nhân, đức tin đã không ngừng phát triển, để truyền lại cho chúng ta ngày nay một gia sản quý giá (x. Thư mục vụ 2003 HĐGMVN, số 6)
3. Chúng ta phải làm gì?
Chúng ta thường nói nhiều về truyền giáo: có nhiều khóa hội thảo và học hỏi về truyền giáo; có những văn bản về truyền giáo; giảng dạy về truyền giáo; viết các đề tài về truyền giáo…Nhưng cụ thể hóa những cuộc hội thảo, văn bản, đề tài trên thì chưa được bào nhiêu. Cho nên, từ lý thuyết đến thực hành vẫn đang còn một khoảng cách xa vời. Ước mong rằng, những gì trên lý thuyết được triển khai một cách cụ thể vào trong đời sống của Giáo Hội. Xin mạo muội đề nghị một số vấn đề cụ thể sau đây:
Thứ nhất, gây ý thức truyền giáo nơi mọi môi trường sống của các tín hữu: tại nhà thờ, nơi gia đình, nơi các lớp giáo lý, trong các sinh hoạt của các hội đoàn và mọi môi trường sống.
Thứ hai, tùy theo khả năng và hoàn cảnh để giúp mọi người hiểu về áp dụng phù hợp những cách thức truyền giáo: Có người truyền giáo bằng đời sống cầu nguyện; có người truyền giáo bằng việc giảng dạy; có người truyền giáo bằng việc bác ái…
Thứ ba, cần có những “dự án truyền giáo” và triển khai đồng bộ từ các Giáo phận, tới các giáo hạt, giáo xứ, giáo họ, giáo điểm, hội đoàn, gia đình và từng người giáo dân.
Thứ tư, “ra đi truyền giáo,” tức là mạnh dạn làm một cuộc “xuất hành” để đến với những người lương dân như thánh Phaolô, thánh Phanxicô ngày xưa đã làm: “Hãy mạnh dạn đến với những môi trường mới. Có thể đó là những môi trường địa lý chưa bao giờ được nghe rao giảng Tin Mừng, những vùng đất chưa in dấu chân nhà truyền giáo. Đó là những môi trường văn hoá, chính trị, kinh tế, khoa học, kỹ thuật... Đó là những lãnh vực cần có sự hiện diện của Chúa Kitô, chứng tá của Hội Thánh và ánh sáng của Tin Mừng” (Thư Mv 2003, số 8). Để thực hiện tốt điều này, cần tuyển chọn những người nhiệt tâm truyền giáo, đào tạo để giúp họ có đủ hành trang lên đường.
Thứ năm, cần dạy giáo lý một cách chu đáo cho các lớp dự tòng, tổ chức ban Bí tích rửa tội cho người lớn một cách trọng thể, cần có những cuộc gặp gỡ, huấn luyện, bồi dưỡng cho những người tân tòng, giúp họ sống đạo, giữ đạo và có thể truyền đạo sau khi lãnh nhận bí tích Rửa tội.
Tóm lại, loan báo Tin Mừng là căn tính của Hội Thánh lữ hành, nên mọi thành phần trong Giáo Hội phải không ngừng nỗ lực vào việc truyền giáo, đồng thời phải thích ứng để có thể đem Tin Mừng cho nhân loại trong thời đại này (x. Thư mục vụ 2003 HĐGMVN, số 5).
Lạy Chúa Giêsu, trước khi về trời Chúa đã ra lệnh cho chúng con phải ra đi truyền giáo. Nhờ lời chuyển cầu của Thánh Phanxicô Xaviê, xin cho mỗi người chúng con luôn biết cố gắng chu toàn bổn phận đó. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Ngày 03/12
(Lời Chúa: 1 Cr 9, 16-19. 22-23; Mc 16, 15-20)
Đức Giêsu là nhà truyền giáo tiên khởi. Ngài nhận sứ mạng này từ Thiên Chúa Cha. Chính Ngài đã xác nhận: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, bởi Ngài đã xức dầu cho tôi, Ngài đã sai tôi đem Tin Mừng cho người nghèo khó” (x. Lc 4,18). Để chu toàn sứ mạng đó, Tin mừng cho chúng ta biết, Ngài đã đi khắp nơi, gặp gỡ mọi hạng người, đi kèm với lời rao giảng là các phép lạ Ngài làm. Cuối cùng, Ngài đã chấp nhận cái chết nhục nhã trên thập giá để hoàn thành sứ mạng của mình theo thánh ý Thiên Chúa Cha. Đặc biệt, Ngài đã chọn các Tông đồ, lập Giáo Hội và trước khi về trời, Ngài đã truyền lệnh rằng: "Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật” (x. Mc 16,15).
Nhận lệnh từ Đức Giêsu, Giáo Hội qua mọi thời đại cách này hay cách khác đã cố gắng chu toàn bổn phận của mình.
1. Các Tông đồ
Sau khi Đức Giêsu phục sinh, các Tông đồ bắt đầu thực hành lời Đức Giêsu, bài giảng đầu tiên của Thánh Phêrô đã có khoảng ba ngàn người xin được trở lại đạo (x. Cv 2,41). Tiếp đó, các Ngài đi rao giảng Tin mừng khắp mọi nơi, số các tín hữu ngày càng gia tăng. Dầu gặp sự chống đối, bắt bớ, tù tội nhưng các Ngài vẫn không sờn lòng nản chí, tiếp tục rao giảng Tin mừng. Khi bị cấm rao giảng danh Đức Giêsu, Thánh Phêrô khẳng khái nói: "Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm”(x. Cv 5,29). Cuối cùng, các Ngài đã lấy máu mình ra để làm chứng cho Đức Giêsu.
Thánh Phaolô được xem là vị Tông đồ dân ngoại. Sau khi gặp Đức Giêsu trên đường Đa-mát (x. Cv 9,3-9), Ngài đã dồn hết khả năng, sức lực và thời gian để loan báo Tin mừng. Sách Công vụ Tông đồ cho biết, từ năm 45 đến năm 60, Thánh Phaolô đã thực hiện bốn cuộc hành trình truyền giáo. Trong các cuộc hành trình đó, Ngài đã phải hy sinh rất nhiều, Ngài nói: “Tôi phải lao đao khốn khó đến cả xiềng xích như kẻ gian phi, nhưng Lời Thiên Chúa không bị xiềng xích” (x. 2Tm 2,9). Ngài còn kể lại những gian nan gặp phải trong thư Corintô rằng: “Năm lần tôi bị người Do-thái đánh bốn mươi roi bớt một; ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị đắm tàu; một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi! Tôi còn hơn họ, vì phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em. Tôi còn phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng” (x. 2Cr 11, 24-27). Nhờ đâu Ngài đã vượt qua được những thử thách đó? Đó chính là nhờ sự xác tín của Ngài vào Đức Giêsu và trách nhiệm phải loan báo Tin mừng, Ngài nói: “Loan báo Tin mừng là việc bắt buộc Ngài phải làm.” Ngài còn nói mạnh mẽ hơn: “Vô phúc cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin mừng” (x. 1Cr 9,16).
2. Các vị thừa sai
Sau các Tông đồ, biết bao nhiêu người bằng cách này hay cách khác đã tiếp tục thực thi mệnh lệnh của Đức Giêsu. Thư mục vụ năm 2003, Hội đồng Giám Mục Việt Nam diễn tả: “Đáp lời mời gọi của Chúa Giêsu Kitô, từ nhiều thế kỷ nay biết bao thế hệ môn đồ của Chúa đã hăng hái lên đường. Từng đoàn người vượt suối băng rừng. Từng đoàn người ra khơi giữa biển rộng sóng lớn. Biết bao người bỏ mạng nơi rừng sâu núi thẳm. Biết bao người bỏ xác ngoài biển khơi. Nhưng lớp này nằm xuống, lớp khác đứng lên nối tiếp nhau ra đi đem Tin Mừng đến tận cùng thế giới.” (Số 6).
Hôm nay, chúng ta mừng kính Thánh Phanxicô Xaviê, bổn mạng các xứ truyền giáo. Ngài sinh năm 1506 tại Tây Ban Nha. Chịu chức linh mục năm 1537 tại Rôma. Năm 1541, Ngài bắt đầu đi truyền giáo theo lệnh truyền của Đức Giáo Hoàng Phaolô III. Trong vòng 12 năm truyền giáo (1540 – 1552), Ngài đi hàng trăm ngàn cây số ở Ấn Độ, Nhật Bản và rửa tội được khoảng 100 ngàn người. Ngài qua đời năm 1552, tại đảo Xanxian, cửa ngỏ vào Trung Quốc. Năm 1622, Đức Thánh Cha Grêgôriô XV đã phong Ngài lên bậc hiển thánh. Năm 1904, được Đức Giáo Hoàng Piô X đặt làm bổn mạng các xứ truyền giáo.
Nhờ Thánh Phanxicô Xaviê, nhờ các nhà thừa sai tràn đầy nhiệt huyết, chúng ta mới được đón nhận Tin Mừng. Nhờ đời sống đức tin anh dũng của các các bậc tiền nhân, đức tin đã không ngừng phát triển, để truyền lại cho chúng ta ngày nay một gia sản quý giá (x. Thư mục vụ 2003 HĐGMVN, số 6)
3. Chúng ta phải làm gì?
Chúng ta thường nói nhiều về truyền giáo: có nhiều khóa hội thảo và học hỏi về truyền giáo; có những văn bản về truyền giáo; giảng dạy về truyền giáo; viết các đề tài về truyền giáo…Nhưng cụ thể hóa những cuộc hội thảo, văn bản, đề tài trên thì chưa được bào nhiêu. Cho nên, từ lý thuyết đến thực hành vẫn đang còn một khoảng cách xa vời. Ước mong rằng, những gì trên lý thuyết được triển khai một cách cụ thể vào trong đời sống của Giáo Hội. Xin mạo muội đề nghị một số vấn đề cụ thể sau đây:
Thứ nhất, gây ý thức truyền giáo nơi mọi môi trường sống của các tín hữu: tại nhà thờ, nơi gia đình, nơi các lớp giáo lý, trong các sinh hoạt của các hội đoàn và mọi môi trường sống.
Thứ hai, tùy theo khả năng và hoàn cảnh để giúp mọi người hiểu về áp dụng phù hợp những cách thức truyền giáo: Có người truyền giáo bằng đời sống cầu nguyện; có người truyền giáo bằng việc giảng dạy; có người truyền giáo bằng việc bác ái…
Thứ ba, cần có những “dự án truyền giáo” và triển khai đồng bộ từ các Giáo phận, tới các giáo hạt, giáo xứ, giáo họ, giáo điểm, hội đoàn, gia đình và từng người giáo dân.
Thứ tư, “ra đi truyền giáo,” tức là mạnh dạn làm một cuộc “xuất hành” để đến với những người lương dân như thánh Phaolô, thánh Phanxicô ngày xưa đã làm: “Hãy mạnh dạn đến với những môi trường mới. Có thể đó là những môi trường địa lý chưa bao giờ được nghe rao giảng Tin Mừng, những vùng đất chưa in dấu chân nhà truyền giáo. Đó là những môi trường văn hoá, chính trị, kinh tế, khoa học, kỹ thuật... Đó là những lãnh vực cần có sự hiện diện của Chúa Kitô, chứng tá của Hội Thánh và ánh sáng của Tin Mừng” (Thư Mv 2003, số 8). Để thực hiện tốt điều này, cần tuyển chọn những người nhiệt tâm truyền giáo, đào tạo để giúp họ có đủ hành trang lên đường.
Thứ năm, cần dạy giáo lý một cách chu đáo cho các lớp dự tòng, tổ chức ban Bí tích rửa tội cho người lớn một cách trọng thể, cần có những cuộc gặp gỡ, huấn luyện, bồi dưỡng cho những người tân tòng, giúp họ sống đạo, giữ đạo và có thể truyền đạo sau khi lãnh nhận bí tích Rửa tội.
Tóm lại, loan báo Tin Mừng là căn tính của Hội Thánh lữ hành, nên mọi thành phần trong Giáo Hội phải không ngừng nỗ lực vào việc truyền giáo, đồng thời phải thích ứng để có thể đem Tin Mừng cho nhân loại trong thời đại này (x. Thư mục vụ 2003 HĐGMVN, số 5).
Lạy Chúa Giêsu, trước khi về trời Chúa đã ra lệnh cho chúng con phải ra đi truyền giáo. Nhờ lời chuyển cầu của Thánh Phanxicô Xaviê, xin cho mỗi người chúng con luôn biết cố gắng chu toàn bổn phận đó. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Sám hối để dọng đường đón Chúa đến
Lm. Đan Vinh
09:05 02/12/2016
HIỆP SỐNG TIN MỪNG Chúa Nhật 2 MÙA VỌNG A
Br 5,1-9 ; Pl 1,4-6.8-11 ; Mt 3,1-12
SÁM HỐI ĐỂ DỌN ĐƯỜNG ĐÓN CHÚA ĐẾN
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 3,1-12
(1) Hồi ấy, ông Gio-an Tẩy Giả đến rao giảng trong hoang địa miền Giu-đê rằng: (2) “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần”. (3) Ông chính là người đã được ngôn sứ I-sai-a nói tới: “Có tiếng người hô trong hoang địa: hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi”. (4) Ông Gio-an mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, lấy châu chấu và mật ong rừng làm thức ăn. (5) Bấy giờ, người ta từ Giê-ru-sa-lem và khắp miền Giu-đê, cùng khắp vùng ven sông Gio-đan, kéo đến với ông. (6) Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Gio-đan. (7) Thấy nhiều người thuộc phái Pha-ri-sêu và phái Xa-đốc đến chịu phép rửa, ông nói với họ rằng: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy ? (8) Các anh hãy sinh hoa quả xứng với lòng sám hối. (9) Và đừng tưởng có thể nghĩ bụng rằng: “Chúng ta đã có tổ phụ Áp-ra-ham”. Vì tôi nói cho các anh hay: Thiên Chúa có thể làm cho những hòn đá này trở nên con cháu ông Áp-ra-ham. (10) Cái rìu đã đặt sát gốc cây: Bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa. (11) Tôi, tôi làm phép rửa cho các anh trong nước để giục lòng các anh sám hối. Còn Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh Thần và lửa. (12) Tay Người cầm nia, Người sẽ rê sạch lúa trong sân. Thóc mẩy thì cho vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi”.
2. Ý CHÍNH:
Tin Mừng hôm nay tường thuật sứ vụ tiền sứ của Gio-an Tẩy Giả. Ông chính là “Tiếng hô trong hoang địa kêu gọi người ta dọn đường đón Đấng Thiên Sai”. Ông đã thi hành sứ vụ bằng một lối sống khổ hạnh, nên được dân chúng tín nhiệm và lũ lượt kéo đến nghe giảng, thú tội và chịu phép rửa tại sông Gio-đan. Ông cũng nặng lời quở trách những kẻ đạo đức giả và loan báo Tin mừng về Đấng Thiên Sai sắp đến.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-3: + Ông Gio-an Tẩy Giả: Là con trai của tư tế Da-ca-ri-a và bà Ê-li-sa-bét. Gio-an là tên mà sứ thần đã đặt cho ông khi hiện ra với cha của ông trong Đền Thờ (x. Lc 1,13). Gio-an là anh họ Đức Giê-su và lớn hơn Người sáu tháng tuổi (x. Lc 1,36). Ông được đặc ân khỏi tội tổ tông truyền khi nhảy mừng khi nghe lời chào của Đức Ma-ri-a đem theo thai nhi Giê-su đến viếng thăm (x. Lc 1,44). Ngay từ nhỏ Gio-an đã ẩn mình trong hoang địa. Trước khi Đức Giê-su ra giảng đạo, ông đã đến rao giảng tại vùng sông Gio-đan và làm phép rửa cho những ai thành tâm sám hối để dọn lòng đón Đấng Mê-si-a hay Đấng Thiên Sai sắp đến (x. Lc 3,3-6). Cuối cùng ông đã bị vua Hê-rô-đê giết chết vì đã dám đứng ra can ngăn nhà vua lấy bà chị dâu làm vợ (x. Mt 14,3-12). + Đến rao giảng trong hoang địa miền Giu-đê: Đây là vùng đồi núi khô cằn phía Nam thành Giê-ri-khô, cách Biển Chết 6 cây số. + Anh em hãy sám hối: Sám hối (Mê-ta-noi-a) nghĩa là: nghĩ lại, thay đổi ý kiến, hoán cải, thay đổi hoàn toàn con người, từ nội tâm đến cách sống quay về với Thiên Chúa. +Vì Nước Trời đã đến gần: Nước Trời hay Nước Thiên Chúa (trong các Tin Mừng khác). Đây là kiểu nói tránh nêu thánh danh Thiên Chúa. Người Do thái thời Đức Giê-su cũng mong Đấng Mê-si-a đến thiết lập một Nước Trời mang tính thế tục. Ở đây Gio-an kêu gọi dân chúng sám hối để chuẩn bị gia nhập Nước Trời thiêng liêng do Đấng Mê-si-a sắp thiết lập. + Ông chính là người đã được ngôn sứ I-sai-a nói tới…: Ngôn sứ I-sai-a sống vào thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên. Ngôn sứ này đã tuyên sấm về thân thế, nơi sinh và triều đại của Đấng Thiên Sai. Lời tuyên sấm của I-sai-a (40,3-5), gợi lại cuộc giải phóng và hồi hương của người Do thái từ xứ Ba-by-lon. Lời này được một Ngôn sứ vô danh loan báo sắp xảy ra như một cuộc Xuất Hành thứ hai của dân Do thái. Lời tuyên sấm ấy được ứng nghiệm nơi Gio-an Tẩy Giả và Đức Giê-su.
- C 4-6: + Ông Gio-an mặc áo lông lạc đà: Cách ăn mặc của Gio-an giống như ngôn sứ Ê-li-a (x. 2V 1,8). Ông có sứ mệnh tiên báo về “Ngày của Thiên Chúa” sắp đến (x. Mt 3,1-23). + Ông làm phép rửa cho họ: Thời bấy giờ, người Do thái đã quen với các nghi thức tự mình thanh tẩy theo tục lệ và Lề luật. Ở đây Gio-an cử hành nghi thức thanh tẩy bằng nước cho những ai đến nghe giảng để bày tỏ lòng sám hối và chuẩn bị tâm hồn đón chờ Đấng Mê-si-a sắp đến. Phép rửa của Gio-an chỉ là một nghi lễ biểu lộ lòng sám hối, chứ không tha tội như bí tích Rửa tội do Đức Giê-su thiết lập sau này.
- C 7-9: + Phái Pha-ri-sêu: Pha-ri-sêu hay Biệt phái là một nhóm người có khuynh hướng duy linh, ái quốc quá khích, nhiệt tình với Luật Mô-sê và tuân giữ nhiều luật truyền khẩu. Về đời sống luân lý và đạo đức, họ thường chú trọng hình thức bên ngoài. Về mặt chính trị, họ là những kẻ thù của đế quốc Rô-ma, nên được dân chúng dành cho nhiều thiện cảm. + Phái Xa-đốc: Xa-đốc hay Văn nhân là nhóm người xu thời và phóng khoáng, không nhìn nhận truyền thống mà chỉ tuân giữ Lề luật. Họ theo khuynh hướng duy vật, thích văn hóa Hy-lạp. Họ giữ địa vị cao trong hàng hàng giáo phẩm và thường là người giàu có, nên dù chỉ là thiểu số nhưng họ rất có thế lực. Họ ủng hộ chính quyền Rô-ma, nên bị dân chúng không ưa. + Nòi rắn độc kia: Trong Kinh Thánh, con rắn đồng hóa với sự xảo trá lọc lừa (x St 3,1). + Cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống: Theo các Ngôn sứ, cuộc chung thẩm và báo oán sẽ xảy ra khi thời đại của Đấng Mê-si-a bắt đầu. Lúc đó, mọi kẻ tội lỗi đều bị loại khỏi Nước của Đấng Mê-si-a (x. Is 30,27-33). Ông Gio-an tiên báo vị thẩm phán thời cánh chung sẽ đến trong uy quyền, đang khi Đức Giê-su lại xuất hiện như một người tôi tớ hiền lành và khiêm nhường (x. Mt 12,18-21). + Sinh hoa quả xứng với lòng sám hối: Việc ăn năn sám hối trong lòng phải được chứng minh bằng những việc làm bác ái cụ thể. + Chúng ta đã có tổ phụ Áp-ra-ham: Áp-ra-ham sống vào thế kỷ 20 trước Công Nguyên. Ông là tổ tiên của người Do thái và tên ông nghĩa là “Cha của những kẻ tin vào Đức Chúa”. Người Do thái cho rằng chỉ cần là con cháu của Áp-ra-ham là đương nhiên được cứu độ như lời Đức Chúa đã hứa (x. Lc 1,55). Nhưng họ đã lầm, vì để được cứu độ người ta còn phải tuân phục thánh Ý Thiên Chúa nữa (x. Mt 8,11). + Thiên Chúa có thể làm cho những hòn đá này trở nên con cháu ông Áp-ra-ham: Thiên Chúa sẽ ban ơn cứu độ tùy theo người ta có lòng ăn năn sám hối hay không.
- C 10-12: + Cái rìu đã đặt sát gốc cây: Trong Cựu Ước, cây là hình ảnh ám chỉ các dân tộc (x. Is 6,13). Cái rìu để sẵn gốc cây nhằm diễn tả cơn thịnh nộ của Thiên Chúa dành cho dân Do thái đã sắp xảy đến. + Tôi làm phép rửa cho các anh trong nước…: Gio-an đã so sánh để cho thấy sự khác biệt giữa mình với Đấng Thiên Sai như sau: Một là ông chỉ làm phép rửa bằng nước sông để khơi dậy nơi người chịu phép tâm tình sám hối, còn Đấng Thiên Sai sẽ thanh tẩy người ta nhờ ơn của Chúa Thánh Thần và lửa tin yêu. Hai là ông chỉ là người có thân phận thấp kém đang khi Đấng Thiên Sai lại có thân phận cao quý. Ba là ông chẳng có quyền hành gì, đang khi Đấng Thiên Sai lại có quyền xét xử thưởng người lành và phạt kẻ dữ. + Tay Người cầm nia…: Các Ngôn sứ Cựu Ước thường diễn tả ngày tận thế bằng hình ảnh của một người đang sàng sảy sân lúa của mình (x. Is 9,2). Ở đây vai trò của Đấng Thiên Sai được diễn tả giống như ông chủ ruộng trong dụ ngôn Nước Trời về cỏ lùng (x. Mt 13,30).
4. CÂU HỎI:
1) Gio-an Tẩy Giả là ai ? 2) Sứ mạng của ông là gì ? 3) Phái Pha-ri-sêu khác với phái Xa-đốc ở những điểm nào ? 4) Áp-ra-ham là ai ? Điều kiện để được ơn cứu độ là gi ? 5) Gio-an so sánh sự khác biệt giữa ông với Đấng Thiên Sai về phép rửa, thân thế và quyền năng thế nào ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần” (Mt 3,2).
2. CÂU CHUYỆN:
1) GIÁ TRỊ CỦA NHỮNG GIỌT NƯỚC MẮT SÁM HỐI:
Ông KHẤU CHUẨN thuở nhỏ tính tình du đãng, không biết giữ lề thói phép tắc, lại lười biếng tối ngày chỉ biết chơi chim chơi chó không chịu học hành. Bà mẹ vốn nghiêm khắc thấy con như thế thì thường la mắng quở phạt, nhưng cậu bé vẫn chứng nào tật đó không chịu chừa cải. Một hôm, cậu trốn học đi chơi và bị thầy giáo mời bà mẹ đến trường làm việc. Khi về nhà bà rất giận dữ, nên khi cậu vừa về đến nhà đã bị mẹ cầm quả cân đang sử dụng ném trúng chân làm cậu bị thương, máu chảy đầm đìa. Từ bấy giờ cậu mới biết sợ không dám tiếp tục chơi bời lêu lổng, mà chuyên lo công việc đèn sách.
Về sau Khấu Chuẩn thi đỗ làm quan và thăng tiến nhanh lên đến chức tể tướng triều đình. Khi ông đạt được vinh hoa thì mẹ ông đã qua đời. Mỗi khi ông nhìn thấy vết thương ở chân do quả cân gây ra, thì ông lại nức nở khóc mà nói với mọi người rằng: “Ta phải cám ơn mẹ ta, vì thương ta mà ra tay đánh phạt ta gây ra vết thương này. Nhưng cũng chính nhờ nó mà ta được nên người thành đạt như ngày hôm nay”.
2) LÒNG SÁM HỐI CÓ SỨC HÓA GIẢI HẬN THÙ:
GIĂNG-KAI (Zenkai) là một thanh niên Nhật bản khỏe mạnh, là con trai của một gia đình Công giáo. Anh đến thành phố Ê-đô lập nghiệp. Anh được nhận làm cận vệ cho một quan chức cao cấp của thành phố này. Giăng-kai đem lòng yêu cô vợ trẻ của ông chủ và “cây kim lâu ngày cũng lộ ra”, một hôm ông chủ đã bắt gặp hai người phạm tội thông dâm với nhau. Đang lúc nóng giận, ông đã thách đấu kiếm với Giăng-kai. Trong cuộc đọ sức, Giăng-kai khỏe và tài giỏi hơn nên đã đâm ông chủ một nhát trúng ngực và ít ngày sau thì ông qua đời, để lại một đứa con trai mới được 7 tuổi. Giăng-kai đem bà vợ ông chủ đi chạy trốn. Hai người đến một vùng đồi núi hẻo lánh và phải sống những ngày nghèo khổ đói khát, nhiều khi phải đi trộm lương thực của dân địa phương ăn cho đỡ đói. Nhưng khi sống gần nhau, Giăng-kai mới phát hiện ra người phụ nữ trẻ đẹp kia chỉ là một mụ đàn bà lăng loàn trắc nết. Nhiều lần chị ta đã nặng lời mắng chửi Giăng-kai và sau cùng đã bỏ rơi anh để theo làm hầu thiếp cho một người giàu có và thế lực trong vùng. Anh cảm thấy buồn bã không thiết đến ăn uống. Càng suy nghĩ anh lại càng thấm thía cho tình đời đen bạc. Rồi anh quyết tâm sám hối bằng việc dành trọn quãng đời còn lại để làm một công việc gì hữu ích để chuộc lại phần nào tội lỗi của mình.
Một hôm thấy trên sườn núi gần nơi đó có một đường đèo lởm chởm và trơn trượt rất nguy hiểm cho người qua lại. Nhiều người đã bị té xuống vực sâu chết thảm khi phải đi qua đoạn đường nguy hiểm này. Anh quyết định sẽ đào một đường hầm xuyên qua núi để giúp người ta tránh khỏi các tai nạn rủi ro tương tự. Ban ngày anh vào làng làm thuê kiếm sống. Đêm đến anh đốt đèn và miệt mài đào hầm xuyên qua vách núi. Mười ba năm sau, khi Giăng-kai được 40 tuổi, thì con đường hầm đã gần hoàn tất. Ước tính chỉ hai năm nữa là anh sẽ hòan thành con đường hầm. Ngày nọ, đứa con trai của ông chủ cũ giờ đã thành một trang thanh niên 20 tuổi khỏe mạnh tìm đến gặp Giăng-kai và đòi thách đấu để trả thù cho cha. Giăng-kai đồng ý nhưng yêu cầu hoãn lại 2 năm để có thời giờ hoàn thành tâm nguyện và được anh kia đồng ý. Rồi khi thấy Giăng-kai hằng ngày phải làm việc quá vất vả, anh ta đã tình nguyện giúp một tay cho công việc chóng xong hầu sớm trả thù cho cha. Nhưng trong thời gian làm việc chung, chàng thanh niên khâm phục trước dũng khí và sự chuyên cần của kẻ thù. Cuối cùng thì công việc đào hầm cũng xong và dân chúng hai bên đã có thể qua lại dễ dàng. Bấy giờ Giăng-kai nói với chàng thanh niên: “Tâm nguyện của ta đã hoàn tất. Vậy anh hãy lấy đầu của ta để báo thù cho cha anh”. Nhưng chàng thanh niên kia đã nghẹn ngào xúc động nói: “Bây giờ làm sao con có thể giết chết thầy được, khi mà thầy đã thật lòng sám hối và đã làm được một việc lớn lao như thế kia để đền tội?”.
Chính tinh thần sám hối và sự quyết tâm làm việc thiện của Giăng-kai đã có sức mạnh cảm hóa và biến một kẻ vốn là kẻ thù trở thành bạn hữu của mình. Một con người mang tâm trạng thù hận mà còn mủi lòng trước sự thành tâm sám hối như vậy, phương chi Thiên Chúa lại chẳng đoái thương tha thứ và ban ơn cứu độ cho những tội nhân thật lòng sám hối hay sao?
3) HAI ẨN TU BẤT ĐẮC DĨ:
Tại một vùng núi nọ, người ta truyền tụng cho nhau câu chuyện nầy: Ngày xưa, có hai thầy dòng quyết tâm nên thánh bằng cách chọn con đường ẩn tu. Để thực hiện việc nầy, cả hai thầy lên núi, tìm hai hang động cách xa nhau làm chỗ dung thân để qua hết cuôc đời trong thinh lặng và kết hợp với Chúa. Để cuôc sống ẩn tu đạt kết quả và khỏi bận tâm, về những "sự thế gian", cả hai quyết định sống cô độc: hang ai nấy ở, mỗi người môt không gian riêng…
Rồi năm tháng qua đi. Cả hai chết lúc nào không ai biết. Hai hang động trở thành hoang phế, như hai chiếc mồ hoang lạnh giữa rừng sâu. Thời gian sau đó, có hai tên cướp bị săn đuổi, đã thay tên, đổi họ, lần mò trốn lên núi nầy để ẩn danh tìm chút bình an cho cuộc sống thừa. Gặp được hai cái hang hoang lạnh của người xưa, cả hai đã chọn nơi đây làm chốn dừng chân để sám hối làm lại cuộc đời. Thế là cả hai dọn sạch hang cũ và bắt đầu cuộc sống mới của những người "ẩn tu bất đắc dĩ." Chỉ khác với hai thầy dòng trước một điều là cả hai quyết định làm một con đường nối liền hai hang để thường xuyên qua lại, thăm viếng, giúp đỡ, ủi an …Dần dà, dọc theo con đường nối hai hang đã mọc đầy hoa, xung quanh hang động cảnh trí phô đầy sức sống và vẻ đẹp. Hai tên cướp năm nào giờ đây đã trở thành hai vị ẩn tu hiền lành, thánh thiện, đến nổi hương thơm thánh đức lan toả khắp vùng khiến nhiều người cất công lên núi để xin "Hai Thầy" cầu nguyện và hưóng dẫn đạo đức. Từ đó, phát xuất từ hai cái hang đó, đã có nhiều lối đi, nhiều con đường dẫn đến các khu dân cư, và trên các lối đi đó cũng mọc đầy cỏ hoa tươi thắm… Và rồi, hai "thầy tướng cướp ẩn tu" đó qua đời. Vì đời sống thánh thiện và vì có những phép lạ xảy ra cho một số người lên núi cầu xin, nên dân chúng vùng đó "tự động" phong thánh cho hai "thầy cướp ẩn tu" nầy…
4) SÁM HỐI LÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC ƠN CỨU ĐỘ:
Trong khi thực hiện bức hoạ nổi tiếng “Bữa tiệc ly”, Leonard de Vinci đã cãi lộn với một người bạn. Trong lúc nóng giận ông đã nhiếc mắng bạn bằng những lời gay gắt kèm theo những cử chỉ doạ nạt. Khi cuộc cãi vã qua đi, Leonard quay trở lại với công việc đang làm là tiếp tục vẽ khuôn mặt từ bi của Chúa Giêsu. Nhưng dù cố gắng hết sức ông vẫn không thể vẽ thêm được nét cọ nào. Cuối cùng khi khám phá ra nguyên nhân khiến công việc bị ngưng trệ là do trong lòng cảm thấy bất an, họa sĩ liền bỏ giá vẽ, đi tìm người bạn mới bị ông xúc phạm xin tha thứ. Sau đó ông đã bình tĩnh trở lại và đã hoàn tất được bức họa “Bữa Tiệc Ly” nổi tiếng.
3. SUY NIỆM:
1) HÃY ĂN NĂN SÁM HỐI:
Chúa Nhật thứ II mùa vọng hôm nay, Hội Thánh kêu gọi các tín hữu hãy ăn năn trở về với Thiên Chúa để chuẩn bị đón Chúa sắp đến.
Trong tiếng Hy Lạp chữ mê-ta-noi-a (sám hối) vừa diễn tả sự hối tiếc về những lỗi lầm đã phạm đến Thiên Chúa để xin ơn tha thứ, vừa đòi hỏi sự thay đổi sâu xa trong tâm trí và trong cuộc sống: thay đổi từ cách suy nghĩ, nói năng, đến thái độ ứng xử và hành động công minh chính trực. Hôm nay, Hội Thánh giới thiệu cho các tín hữu chúng ta về sự sám hối qua khuôn mặt của Gioan Tẩy Giả, vị ngôn sứ cuối cùng của Cựu Ước. Gio-an được sinh ra cách lạ lùng, lớn lên trong sa mạc với lối sống khổ hạnh như ngôn sứ Ê-li-a xưa: mặc áo bằng da thú vật, ăn châu chấu với mật ong rừng, uống nước lã… Ông ăn ở khổ hạnh để chờ đến ngày sẽ ra giảng đạo, thi hành sứ vụ tiền hô, đi trước mở đường cho mọi người đón Đấng Thiên Sai...
Thời hoàng đế Ti-bê-ri-ô cai trị Rô-ma, hai Thượng tế Khan-na và Cai-pha, Tổng trấn Phi-la-tô cai trị Giu-đê, tiểu vương Hêrôđê tại Ga-li-lê-a… Gio-an đã được Chúa sai đi đến vùng ven sông Giođan để mời gọi mọi người ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng như sau: “Hãy sám hối vì Nước trời đã gần đến”. Ông đã mạnh dạn kêu gọi mọi người: hãy sống công chính để đón chờ Đấng Cứu Thế sắp đến. Dân chúng lũ lượt đến với ông, ăn năn thú tội và ông đã làm phép rửa cho họ trong dòng sông Giođan.
2) NƯỚC TRỜI ĐÃ GẦN ĐẾN:
Là nội dung Tin Mừng mà Gio-an Tẩy Giả loan báo tại miền sông Gio-đan.
- Đấng Thiên Sai là Thẩm phán công minh sẽ đến tách biệt người lành khỏi kẻ dữ, giống như người nông dân phân biệt thóc mẩy với thóc lép: “Thóc mẩy thì thu vào kho, thóc lép thì bỏ vào lửa mà đốt đi” (Mt 3,12).
- Ngày Đấng Thiên Sai đến sẽ là ngày thịnh nộ: “Cái rìu đã đặt sát gốc cây. Bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa” (Mt 3,10). Người sẽ thanh tẩy người ta nhờ quyền năng Thánh Thần và trong lửa tin yêu như trong lễ Ngũ Tuần sau này. Nếu muốn được cứu độ thì ngay từ bây giờ ta phải có lòng sám hối ăn năn.
3) SÁM HỐI CỤ THỂ NGHĨA LÀ GÌ ?:
- Sám hối là tự vấn lương tâm về lời nói việc làm đã gây ra thù hằn ganh ghét lẫn nhau, về những hành động thiếu khoan dung. Sám hối là nhìn nhận phần trách nhiệm của mình trước bao cái xấu cái ác đã và đang xảy ra trên thế giới hôm nay. Một Hội Thánh có can đảm sám hối là một Hội Thánh đang vươn tới sự thánh thiện.
- Chúng ta cần nghe lại những lời giáo huấn của Gio-an trong bài Tin Mừng hôm nay, kéo chúng ta ra khỏi thái độ tự mãn của người Pha-ri-sêu xưa: “Chúng ta đã có tổ phụ Áp-ra-ham” (Mt 3,8). Cũng vậy, đừng tưởng rằng hễ là tín hữu là đương nhiên ta sẽ được vào Nước Trời. Hôm nay Gio-an mời gọi mọi người thú nhận tội lỗi và giao hòa với Thiên Chúa nhờ lòng sám hối chân thành và bằng hành động khiêm tốn phục vụ tha nhân.
4) SÁM HỐI ĐÒI TA PHẢI LÀM GÌ?
- Cách đây ít lâu có một bài báo viết về việc tẩy xóa những vết xăm trên thân mình của giới trẻ. Một điều lạ là sau khi bài báo xuất hiện, đã có trên 1000 lá thư từ các bạn trẻ khắp nơi gửi về tòa soạn để hỏi thêm chi tiết về cách tẩy xóa đi các vết xăm này. Từ đó, một cuốn phim tên là “Untatoo You” – “Hãy tẩy xóa vết xăm cho bạn” ra đời. Nội dung về những nguy hiểm của việc xăm mình và trình bày sự khó khăn của việc tẩy đi những dấu xăm nhỏ trên những cánh tay, khuôn mặt, và những vết xăm lớn hơn trên ngực và phía sau lưng... Các tài tử đóng phim này chính là những bạn trẻ đã từng xăm mình. Họ đã chia sẻ cách thành thật về lý do tại sao lúc đầu họ đã xăm mình, và bây giờ tại sao họ lại muốn tẩy xóa các vết xăm đó đi.
- Hôm nay, cũng như các bạn trẻ sau khi đã khám phá ra cách tẩy xóa các dấu xăm trên người, đã cố gắng tìm cách để tẩy xóa nó đi, thì các tín hữu hôm nay, một khi đã ý thức các vết nhơ tội lỗi trong tâm hồn mình, chúng ta cũng cần xin ơn Chúa gia tăng lòng tin yêu Chúa và ăn năn sám hối để lãnh nhận bí tích giao hòa. Chắc chúng ta cũng sẽ được ơn tẩy xoá những vết nhơ và xứng đáng hưởng niềm hoan lạc của Mùa Giáng Sinh sắp đến.
4. THẢO LUẬN:
1) Hiện nay bạn thấy Giáo xứ, Hội đoàn hay Gia đình của bạn có điều gì chưa phù hợp với đòi hỏi bác ái yêu thương của Đức Ki-tô, và nên cớ cho lương dân khinh thường đạo Chúa không ? 2) Hiện giờ bạn thấy mình cần cấp thời hoán cải và canh tân điều gì trong những ngày Mùa Vọng này ?
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Sám hối không phải là điều dễ làm, vì chúng con thường không đủ khiêm tốn để nhận ra khuyết điểm lỗi lầm của mình. Xin cho chúng con biết dũng cảm điều chỉnh những sai lỗi, luôn biết tỉnh táo để khỏi rơi vào ảo tưởng về sự thánh thiện của mình và tránh thói đạo đức giả hình của người Pha-ri-sêu xưa.
- LẠY CHÚA. Thánh Gio-an Tẩy Giả đã nặng lời quở trách các thói hư của những kẻ đạo đức giả, không chịu hồi tâm sám hối để được hưởng ơn cứu độ. Con cảm thấy những lời đó rất phù hợp với thực trạng tâm hồn của con. Nhiều lần con cũng tự mãn về lòng đạo đức và nghĩ mình xứng đáng hưởng ơn cứu độ vì năng đến nhà thờ dự lễ mỗi ngày. Thực ra ngòai việc chuyên cần cầu nguyện dự lễ, con còn cần phải sám hối và quyết tâm đổi mới đời sống để ngày một nên giống Chúa hơn.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
LM ĐAN VINH - HHTM
Br 5,1-9 ; Pl 1,4-6.8-11 ; Mt 3,1-12
SÁM HỐI ĐỂ DỌN ĐƯỜNG ĐÓN CHÚA ĐẾN
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 3,1-12
(1) Hồi ấy, ông Gio-an Tẩy Giả đến rao giảng trong hoang địa miền Giu-đê rằng: (2) “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần”. (3) Ông chính là người đã được ngôn sứ I-sai-a nói tới: “Có tiếng người hô trong hoang địa: hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi”. (4) Ông Gio-an mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, lấy châu chấu và mật ong rừng làm thức ăn. (5) Bấy giờ, người ta từ Giê-ru-sa-lem và khắp miền Giu-đê, cùng khắp vùng ven sông Gio-đan, kéo đến với ông. (6) Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Gio-đan. (7) Thấy nhiều người thuộc phái Pha-ri-sêu và phái Xa-đốc đến chịu phép rửa, ông nói với họ rằng: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy ? (8) Các anh hãy sinh hoa quả xứng với lòng sám hối. (9) Và đừng tưởng có thể nghĩ bụng rằng: “Chúng ta đã có tổ phụ Áp-ra-ham”. Vì tôi nói cho các anh hay: Thiên Chúa có thể làm cho những hòn đá này trở nên con cháu ông Áp-ra-ham. (10) Cái rìu đã đặt sát gốc cây: Bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa. (11) Tôi, tôi làm phép rửa cho các anh trong nước để giục lòng các anh sám hối. Còn Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh Thần và lửa. (12) Tay Người cầm nia, Người sẽ rê sạch lúa trong sân. Thóc mẩy thì cho vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi”.
2. Ý CHÍNH:
Tin Mừng hôm nay tường thuật sứ vụ tiền sứ của Gio-an Tẩy Giả. Ông chính là “Tiếng hô trong hoang địa kêu gọi người ta dọn đường đón Đấng Thiên Sai”. Ông đã thi hành sứ vụ bằng một lối sống khổ hạnh, nên được dân chúng tín nhiệm và lũ lượt kéo đến nghe giảng, thú tội và chịu phép rửa tại sông Gio-đan. Ông cũng nặng lời quở trách những kẻ đạo đức giả và loan báo Tin mừng về Đấng Thiên Sai sắp đến.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-3: + Ông Gio-an Tẩy Giả: Là con trai của tư tế Da-ca-ri-a và bà Ê-li-sa-bét. Gio-an là tên mà sứ thần đã đặt cho ông khi hiện ra với cha của ông trong Đền Thờ (x. Lc 1,13). Gio-an là anh họ Đức Giê-su và lớn hơn Người sáu tháng tuổi (x. Lc 1,36). Ông được đặc ân khỏi tội tổ tông truyền khi nhảy mừng khi nghe lời chào của Đức Ma-ri-a đem theo thai nhi Giê-su đến viếng thăm (x. Lc 1,44). Ngay từ nhỏ Gio-an đã ẩn mình trong hoang địa. Trước khi Đức Giê-su ra giảng đạo, ông đã đến rao giảng tại vùng sông Gio-đan và làm phép rửa cho những ai thành tâm sám hối để dọn lòng đón Đấng Mê-si-a hay Đấng Thiên Sai sắp đến (x. Lc 3,3-6). Cuối cùng ông đã bị vua Hê-rô-đê giết chết vì đã dám đứng ra can ngăn nhà vua lấy bà chị dâu làm vợ (x. Mt 14,3-12). + Đến rao giảng trong hoang địa miền Giu-đê: Đây là vùng đồi núi khô cằn phía Nam thành Giê-ri-khô, cách Biển Chết 6 cây số. + Anh em hãy sám hối: Sám hối (Mê-ta-noi-a) nghĩa là: nghĩ lại, thay đổi ý kiến, hoán cải, thay đổi hoàn toàn con người, từ nội tâm đến cách sống quay về với Thiên Chúa. +Vì Nước Trời đã đến gần: Nước Trời hay Nước Thiên Chúa (trong các Tin Mừng khác). Đây là kiểu nói tránh nêu thánh danh Thiên Chúa. Người Do thái thời Đức Giê-su cũng mong Đấng Mê-si-a đến thiết lập một Nước Trời mang tính thế tục. Ở đây Gio-an kêu gọi dân chúng sám hối để chuẩn bị gia nhập Nước Trời thiêng liêng do Đấng Mê-si-a sắp thiết lập. + Ông chính là người đã được ngôn sứ I-sai-a nói tới…: Ngôn sứ I-sai-a sống vào thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên. Ngôn sứ này đã tuyên sấm về thân thế, nơi sinh và triều đại của Đấng Thiên Sai. Lời tuyên sấm của I-sai-a (40,3-5), gợi lại cuộc giải phóng và hồi hương của người Do thái từ xứ Ba-by-lon. Lời này được một Ngôn sứ vô danh loan báo sắp xảy ra như một cuộc Xuất Hành thứ hai của dân Do thái. Lời tuyên sấm ấy được ứng nghiệm nơi Gio-an Tẩy Giả và Đức Giê-su.
- C 4-6: + Ông Gio-an mặc áo lông lạc đà: Cách ăn mặc của Gio-an giống như ngôn sứ Ê-li-a (x. 2V 1,8). Ông có sứ mệnh tiên báo về “Ngày của Thiên Chúa” sắp đến (x. Mt 3,1-23). + Ông làm phép rửa cho họ: Thời bấy giờ, người Do thái đã quen với các nghi thức tự mình thanh tẩy theo tục lệ và Lề luật. Ở đây Gio-an cử hành nghi thức thanh tẩy bằng nước cho những ai đến nghe giảng để bày tỏ lòng sám hối và chuẩn bị tâm hồn đón chờ Đấng Mê-si-a sắp đến. Phép rửa của Gio-an chỉ là một nghi lễ biểu lộ lòng sám hối, chứ không tha tội như bí tích Rửa tội do Đức Giê-su thiết lập sau này.
- C 7-9: + Phái Pha-ri-sêu: Pha-ri-sêu hay Biệt phái là một nhóm người có khuynh hướng duy linh, ái quốc quá khích, nhiệt tình với Luật Mô-sê và tuân giữ nhiều luật truyền khẩu. Về đời sống luân lý và đạo đức, họ thường chú trọng hình thức bên ngoài. Về mặt chính trị, họ là những kẻ thù của đế quốc Rô-ma, nên được dân chúng dành cho nhiều thiện cảm. + Phái Xa-đốc: Xa-đốc hay Văn nhân là nhóm người xu thời và phóng khoáng, không nhìn nhận truyền thống mà chỉ tuân giữ Lề luật. Họ theo khuynh hướng duy vật, thích văn hóa Hy-lạp. Họ giữ địa vị cao trong hàng hàng giáo phẩm và thường là người giàu có, nên dù chỉ là thiểu số nhưng họ rất có thế lực. Họ ủng hộ chính quyền Rô-ma, nên bị dân chúng không ưa. + Nòi rắn độc kia: Trong Kinh Thánh, con rắn đồng hóa với sự xảo trá lọc lừa (x St 3,1). + Cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống: Theo các Ngôn sứ, cuộc chung thẩm và báo oán sẽ xảy ra khi thời đại của Đấng Mê-si-a bắt đầu. Lúc đó, mọi kẻ tội lỗi đều bị loại khỏi Nước của Đấng Mê-si-a (x. Is 30,27-33). Ông Gio-an tiên báo vị thẩm phán thời cánh chung sẽ đến trong uy quyền, đang khi Đức Giê-su lại xuất hiện như một người tôi tớ hiền lành và khiêm nhường (x. Mt 12,18-21). + Sinh hoa quả xứng với lòng sám hối: Việc ăn năn sám hối trong lòng phải được chứng minh bằng những việc làm bác ái cụ thể. + Chúng ta đã có tổ phụ Áp-ra-ham: Áp-ra-ham sống vào thế kỷ 20 trước Công Nguyên. Ông là tổ tiên của người Do thái và tên ông nghĩa là “Cha của những kẻ tin vào Đức Chúa”. Người Do thái cho rằng chỉ cần là con cháu của Áp-ra-ham là đương nhiên được cứu độ như lời Đức Chúa đã hứa (x. Lc 1,55). Nhưng họ đã lầm, vì để được cứu độ người ta còn phải tuân phục thánh Ý Thiên Chúa nữa (x. Mt 8,11). + Thiên Chúa có thể làm cho những hòn đá này trở nên con cháu ông Áp-ra-ham: Thiên Chúa sẽ ban ơn cứu độ tùy theo người ta có lòng ăn năn sám hối hay không.
- C 10-12: + Cái rìu đã đặt sát gốc cây: Trong Cựu Ước, cây là hình ảnh ám chỉ các dân tộc (x. Is 6,13). Cái rìu để sẵn gốc cây nhằm diễn tả cơn thịnh nộ của Thiên Chúa dành cho dân Do thái đã sắp xảy đến. + Tôi làm phép rửa cho các anh trong nước…: Gio-an đã so sánh để cho thấy sự khác biệt giữa mình với Đấng Thiên Sai như sau: Một là ông chỉ làm phép rửa bằng nước sông để khơi dậy nơi người chịu phép tâm tình sám hối, còn Đấng Thiên Sai sẽ thanh tẩy người ta nhờ ơn của Chúa Thánh Thần và lửa tin yêu. Hai là ông chỉ là người có thân phận thấp kém đang khi Đấng Thiên Sai lại có thân phận cao quý. Ba là ông chẳng có quyền hành gì, đang khi Đấng Thiên Sai lại có quyền xét xử thưởng người lành và phạt kẻ dữ. + Tay Người cầm nia…: Các Ngôn sứ Cựu Ước thường diễn tả ngày tận thế bằng hình ảnh của một người đang sàng sảy sân lúa của mình (x. Is 9,2). Ở đây vai trò của Đấng Thiên Sai được diễn tả giống như ông chủ ruộng trong dụ ngôn Nước Trời về cỏ lùng (x. Mt 13,30).
4. CÂU HỎI:
1) Gio-an Tẩy Giả là ai ? 2) Sứ mạng của ông là gì ? 3) Phái Pha-ri-sêu khác với phái Xa-đốc ở những điểm nào ? 4) Áp-ra-ham là ai ? Điều kiện để được ơn cứu độ là gi ? 5) Gio-an so sánh sự khác biệt giữa ông với Đấng Thiên Sai về phép rửa, thân thế và quyền năng thế nào ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần” (Mt 3,2).
2. CÂU CHUYỆN:
1) GIÁ TRỊ CỦA NHỮNG GIỌT NƯỚC MẮT SÁM HỐI:
Ông KHẤU CHUẨN thuở nhỏ tính tình du đãng, không biết giữ lề thói phép tắc, lại lười biếng tối ngày chỉ biết chơi chim chơi chó không chịu học hành. Bà mẹ vốn nghiêm khắc thấy con như thế thì thường la mắng quở phạt, nhưng cậu bé vẫn chứng nào tật đó không chịu chừa cải. Một hôm, cậu trốn học đi chơi và bị thầy giáo mời bà mẹ đến trường làm việc. Khi về nhà bà rất giận dữ, nên khi cậu vừa về đến nhà đã bị mẹ cầm quả cân đang sử dụng ném trúng chân làm cậu bị thương, máu chảy đầm đìa. Từ bấy giờ cậu mới biết sợ không dám tiếp tục chơi bời lêu lổng, mà chuyên lo công việc đèn sách.
Về sau Khấu Chuẩn thi đỗ làm quan và thăng tiến nhanh lên đến chức tể tướng triều đình. Khi ông đạt được vinh hoa thì mẹ ông đã qua đời. Mỗi khi ông nhìn thấy vết thương ở chân do quả cân gây ra, thì ông lại nức nở khóc mà nói với mọi người rằng: “Ta phải cám ơn mẹ ta, vì thương ta mà ra tay đánh phạt ta gây ra vết thương này. Nhưng cũng chính nhờ nó mà ta được nên người thành đạt như ngày hôm nay”.
2) LÒNG SÁM HỐI CÓ SỨC HÓA GIẢI HẬN THÙ:
GIĂNG-KAI (Zenkai) là một thanh niên Nhật bản khỏe mạnh, là con trai của một gia đình Công giáo. Anh đến thành phố Ê-đô lập nghiệp. Anh được nhận làm cận vệ cho một quan chức cao cấp của thành phố này. Giăng-kai đem lòng yêu cô vợ trẻ của ông chủ và “cây kim lâu ngày cũng lộ ra”, một hôm ông chủ đã bắt gặp hai người phạm tội thông dâm với nhau. Đang lúc nóng giận, ông đã thách đấu kiếm với Giăng-kai. Trong cuộc đọ sức, Giăng-kai khỏe và tài giỏi hơn nên đã đâm ông chủ một nhát trúng ngực và ít ngày sau thì ông qua đời, để lại một đứa con trai mới được 7 tuổi. Giăng-kai đem bà vợ ông chủ đi chạy trốn. Hai người đến một vùng đồi núi hẻo lánh và phải sống những ngày nghèo khổ đói khát, nhiều khi phải đi trộm lương thực của dân địa phương ăn cho đỡ đói. Nhưng khi sống gần nhau, Giăng-kai mới phát hiện ra người phụ nữ trẻ đẹp kia chỉ là một mụ đàn bà lăng loàn trắc nết. Nhiều lần chị ta đã nặng lời mắng chửi Giăng-kai và sau cùng đã bỏ rơi anh để theo làm hầu thiếp cho một người giàu có và thế lực trong vùng. Anh cảm thấy buồn bã không thiết đến ăn uống. Càng suy nghĩ anh lại càng thấm thía cho tình đời đen bạc. Rồi anh quyết tâm sám hối bằng việc dành trọn quãng đời còn lại để làm một công việc gì hữu ích để chuộc lại phần nào tội lỗi của mình.
Một hôm thấy trên sườn núi gần nơi đó có một đường đèo lởm chởm và trơn trượt rất nguy hiểm cho người qua lại. Nhiều người đã bị té xuống vực sâu chết thảm khi phải đi qua đoạn đường nguy hiểm này. Anh quyết định sẽ đào một đường hầm xuyên qua núi để giúp người ta tránh khỏi các tai nạn rủi ro tương tự. Ban ngày anh vào làng làm thuê kiếm sống. Đêm đến anh đốt đèn và miệt mài đào hầm xuyên qua vách núi. Mười ba năm sau, khi Giăng-kai được 40 tuổi, thì con đường hầm đã gần hoàn tất. Ước tính chỉ hai năm nữa là anh sẽ hòan thành con đường hầm. Ngày nọ, đứa con trai của ông chủ cũ giờ đã thành một trang thanh niên 20 tuổi khỏe mạnh tìm đến gặp Giăng-kai và đòi thách đấu để trả thù cho cha. Giăng-kai đồng ý nhưng yêu cầu hoãn lại 2 năm để có thời giờ hoàn thành tâm nguyện và được anh kia đồng ý. Rồi khi thấy Giăng-kai hằng ngày phải làm việc quá vất vả, anh ta đã tình nguyện giúp một tay cho công việc chóng xong hầu sớm trả thù cho cha. Nhưng trong thời gian làm việc chung, chàng thanh niên khâm phục trước dũng khí và sự chuyên cần của kẻ thù. Cuối cùng thì công việc đào hầm cũng xong và dân chúng hai bên đã có thể qua lại dễ dàng. Bấy giờ Giăng-kai nói với chàng thanh niên: “Tâm nguyện của ta đã hoàn tất. Vậy anh hãy lấy đầu của ta để báo thù cho cha anh”. Nhưng chàng thanh niên kia đã nghẹn ngào xúc động nói: “Bây giờ làm sao con có thể giết chết thầy được, khi mà thầy đã thật lòng sám hối và đã làm được một việc lớn lao như thế kia để đền tội?”.
Chính tinh thần sám hối và sự quyết tâm làm việc thiện của Giăng-kai đã có sức mạnh cảm hóa và biến một kẻ vốn là kẻ thù trở thành bạn hữu của mình. Một con người mang tâm trạng thù hận mà còn mủi lòng trước sự thành tâm sám hối như vậy, phương chi Thiên Chúa lại chẳng đoái thương tha thứ và ban ơn cứu độ cho những tội nhân thật lòng sám hối hay sao?
3) HAI ẨN TU BẤT ĐẮC DĨ:
Tại một vùng núi nọ, người ta truyền tụng cho nhau câu chuyện nầy: Ngày xưa, có hai thầy dòng quyết tâm nên thánh bằng cách chọn con đường ẩn tu. Để thực hiện việc nầy, cả hai thầy lên núi, tìm hai hang động cách xa nhau làm chỗ dung thân để qua hết cuôc đời trong thinh lặng và kết hợp với Chúa. Để cuôc sống ẩn tu đạt kết quả và khỏi bận tâm, về những "sự thế gian", cả hai quyết định sống cô độc: hang ai nấy ở, mỗi người môt không gian riêng…
Rồi năm tháng qua đi. Cả hai chết lúc nào không ai biết. Hai hang động trở thành hoang phế, như hai chiếc mồ hoang lạnh giữa rừng sâu. Thời gian sau đó, có hai tên cướp bị săn đuổi, đã thay tên, đổi họ, lần mò trốn lên núi nầy để ẩn danh tìm chút bình an cho cuộc sống thừa. Gặp được hai cái hang hoang lạnh của người xưa, cả hai đã chọn nơi đây làm chốn dừng chân để sám hối làm lại cuộc đời. Thế là cả hai dọn sạch hang cũ và bắt đầu cuộc sống mới của những người "ẩn tu bất đắc dĩ." Chỉ khác với hai thầy dòng trước một điều là cả hai quyết định làm một con đường nối liền hai hang để thường xuyên qua lại, thăm viếng, giúp đỡ, ủi an …Dần dà, dọc theo con đường nối hai hang đã mọc đầy hoa, xung quanh hang động cảnh trí phô đầy sức sống và vẻ đẹp. Hai tên cướp năm nào giờ đây đã trở thành hai vị ẩn tu hiền lành, thánh thiện, đến nổi hương thơm thánh đức lan toả khắp vùng khiến nhiều người cất công lên núi để xin "Hai Thầy" cầu nguyện và hưóng dẫn đạo đức. Từ đó, phát xuất từ hai cái hang đó, đã có nhiều lối đi, nhiều con đường dẫn đến các khu dân cư, và trên các lối đi đó cũng mọc đầy cỏ hoa tươi thắm… Và rồi, hai "thầy tướng cướp ẩn tu" đó qua đời. Vì đời sống thánh thiện và vì có những phép lạ xảy ra cho một số người lên núi cầu xin, nên dân chúng vùng đó "tự động" phong thánh cho hai "thầy cướp ẩn tu" nầy…
4) SÁM HỐI LÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC ƠN CỨU ĐỘ:
Trong khi thực hiện bức hoạ nổi tiếng “Bữa tiệc ly”, Leonard de Vinci đã cãi lộn với một người bạn. Trong lúc nóng giận ông đã nhiếc mắng bạn bằng những lời gay gắt kèm theo những cử chỉ doạ nạt. Khi cuộc cãi vã qua đi, Leonard quay trở lại với công việc đang làm là tiếp tục vẽ khuôn mặt từ bi của Chúa Giêsu. Nhưng dù cố gắng hết sức ông vẫn không thể vẽ thêm được nét cọ nào. Cuối cùng khi khám phá ra nguyên nhân khiến công việc bị ngưng trệ là do trong lòng cảm thấy bất an, họa sĩ liền bỏ giá vẽ, đi tìm người bạn mới bị ông xúc phạm xin tha thứ. Sau đó ông đã bình tĩnh trở lại và đã hoàn tất được bức họa “Bữa Tiệc Ly” nổi tiếng.
3. SUY NIỆM:
1) HÃY ĂN NĂN SÁM HỐI:
Chúa Nhật thứ II mùa vọng hôm nay, Hội Thánh kêu gọi các tín hữu hãy ăn năn trở về với Thiên Chúa để chuẩn bị đón Chúa sắp đến.
Trong tiếng Hy Lạp chữ mê-ta-noi-a (sám hối) vừa diễn tả sự hối tiếc về những lỗi lầm đã phạm đến Thiên Chúa để xin ơn tha thứ, vừa đòi hỏi sự thay đổi sâu xa trong tâm trí và trong cuộc sống: thay đổi từ cách suy nghĩ, nói năng, đến thái độ ứng xử và hành động công minh chính trực. Hôm nay, Hội Thánh giới thiệu cho các tín hữu chúng ta về sự sám hối qua khuôn mặt của Gioan Tẩy Giả, vị ngôn sứ cuối cùng của Cựu Ước. Gio-an được sinh ra cách lạ lùng, lớn lên trong sa mạc với lối sống khổ hạnh như ngôn sứ Ê-li-a xưa: mặc áo bằng da thú vật, ăn châu chấu với mật ong rừng, uống nước lã… Ông ăn ở khổ hạnh để chờ đến ngày sẽ ra giảng đạo, thi hành sứ vụ tiền hô, đi trước mở đường cho mọi người đón Đấng Thiên Sai...
Thời hoàng đế Ti-bê-ri-ô cai trị Rô-ma, hai Thượng tế Khan-na và Cai-pha, Tổng trấn Phi-la-tô cai trị Giu-đê, tiểu vương Hêrôđê tại Ga-li-lê-a… Gio-an đã được Chúa sai đi đến vùng ven sông Giođan để mời gọi mọi người ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng như sau: “Hãy sám hối vì Nước trời đã gần đến”. Ông đã mạnh dạn kêu gọi mọi người: hãy sống công chính để đón chờ Đấng Cứu Thế sắp đến. Dân chúng lũ lượt đến với ông, ăn năn thú tội và ông đã làm phép rửa cho họ trong dòng sông Giođan.
2) NƯỚC TRỜI ĐÃ GẦN ĐẾN:
Là nội dung Tin Mừng mà Gio-an Tẩy Giả loan báo tại miền sông Gio-đan.
- Đấng Thiên Sai là Thẩm phán công minh sẽ đến tách biệt người lành khỏi kẻ dữ, giống như người nông dân phân biệt thóc mẩy với thóc lép: “Thóc mẩy thì thu vào kho, thóc lép thì bỏ vào lửa mà đốt đi” (Mt 3,12).
- Ngày Đấng Thiên Sai đến sẽ là ngày thịnh nộ: “Cái rìu đã đặt sát gốc cây. Bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa” (Mt 3,10). Người sẽ thanh tẩy người ta nhờ quyền năng Thánh Thần và trong lửa tin yêu như trong lễ Ngũ Tuần sau này. Nếu muốn được cứu độ thì ngay từ bây giờ ta phải có lòng sám hối ăn năn.
3) SÁM HỐI CỤ THỂ NGHĨA LÀ GÌ ?:
- Sám hối là tự vấn lương tâm về lời nói việc làm đã gây ra thù hằn ganh ghét lẫn nhau, về những hành động thiếu khoan dung. Sám hối là nhìn nhận phần trách nhiệm của mình trước bao cái xấu cái ác đã và đang xảy ra trên thế giới hôm nay. Một Hội Thánh có can đảm sám hối là một Hội Thánh đang vươn tới sự thánh thiện.
- Chúng ta cần nghe lại những lời giáo huấn của Gio-an trong bài Tin Mừng hôm nay, kéo chúng ta ra khỏi thái độ tự mãn của người Pha-ri-sêu xưa: “Chúng ta đã có tổ phụ Áp-ra-ham” (Mt 3,8). Cũng vậy, đừng tưởng rằng hễ là tín hữu là đương nhiên ta sẽ được vào Nước Trời. Hôm nay Gio-an mời gọi mọi người thú nhận tội lỗi và giao hòa với Thiên Chúa nhờ lòng sám hối chân thành và bằng hành động khiêm tốn phục vụ tha nhân.
4) SÁM HỐI ĐÒI TA PHẢI LÀM GÌ?
- Cách đây ít lâu có một bài báo viết về việc tẩy xóa những vết xăm trên thân mình của giới trẻ. Một điều lạ là sau khi bài báo xuất hiện, đã có trên 1000 lá thư từ các bạn trẻ khắp nơi gửi về tòa soạn để hỏi thêm chi tiết về cách tẩy xóa đi các vết xăm này. Từ đó, một cuốn phim tên là “Untatoo You” – “Hãy tẩy xóa vết xăm cho bạn” ra đời. Nội dung về những nguy hiểm của việc xăm mình và trình bày sự khó khăn của việc tẩy đi những dấu xăm nhỏ trên những cánh tay, khuôn mặt, và những vết xăm lớn hơn trên ngực và phía sau lưng... Các tài tử đóng phim này chính là những bạn trẻ đã từng xăm mình. Họ đã chia sẻ cách thành thật về lý do tại sao lúc đầu họ đã xăm mình, và bây giờ tại sao họ lại muốn tẩy xóa các vết xăm đó đi.
- Hôm nay, cũng như các bạn trẻ sau khi đã khám phá ra cách tẩy xóa các dấu xăm trên người, đã cố gắng tìm cách để tẩy xóa nó đi, thì các tín hữu hôm nay, một khi đã ý thức các vết nhơ tội lỗi trong tâm hồn mình, chúng ta cũng cần xin ơn Chúa gia tăng lòng tin yêu Chúa và ăn năn sám hối để lãnh nhận bí tích giao hòa. Chắc chúng ta cũng sẽ được ơn tẩy xoá những vết nhơ và xứng đáng hưởng niềm hoan lạc của Mùa Giáng Sinh sắp đến.
4. THẢO LUẬN:
1) Hiện nay bạn thấy Giáo xứ, Hội đoàn hay Gia đình của bạn có điều gì chưa phù hợp với đòi hỏi bác ái yêu thương của Đức Ki-tô, và nên cớ cho lương dân khinh thường đạo Chúa không ? 2) Hiện giờ bạn thấy mình cần cấp thời hoán cải và canh tân điều gì trong những ngày Mùa Vọng này ?
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Sám hối không phải là điều dễ làm, vì chúng con thường không đủ khiêm tốn để nhận ra khuyết điểm lỗi lầm của mình. Xin cho chúng con biết dũng cảm điều chỉnh những sai lỗi, luôn biết tỉnh táo để khỏi rơi vào ảo tưởng về sự thánh thiện của mình và tránh thói đạo đức giả hình của người Pha-ri-sêu xưa.
- LẠY CHÚA. Thánh Gio-an Tẩy Giả đã nặng lời quở trách các thói hư của những kẻ đạo đức giả, không chịu hồi tâm sám hối để được hưởng ơn cứu độ. Con cảm thấy những lời đó rất phù hợp với thực trạng tâm hồn của con. Nhiều lần con cũng tự mãn về lòng đạo đức và nghĩ mình xứng đáng hưởng ơn cứu độ vì năng đến nhà thờ dự lễ mỗi ngày. Thực ra ngòai việc chuyên cần cầu nguyện dự lễ, con còn cần phải sám hối và quyết tâm đổi mới đời sống để ngày một nên giống Chúa hơn.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
LM ĐAN VINH - HHTM
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:32 02/12/2016
78. DẢI VÁY CỦA PHU NHÂN.
Vợ thứ bảy của Thái Biện là con gái của Vương Kinh Công (An Thạch), tri thức của bà ta rất quảng bác, mỗi lần Thái Biện gặp chuyện quan trọng của triều chính, thì đêm hôm trước đã bàn hỏi chu đáo với bà ta trên giường ngủ, sau đó tại triều đình thì tuyên bố chấp hành.
Hồi ấy, các quan liêu chấp chánh đều nói:
- “Công việc mà chúng tôi đợi mỗi ngày, đều do dịch dư thừa của bà ta khạc ra đấy !”
Thái Biện sau khi được tôn lên làm thừa tướng thì bày tiệc ăn mừng, các diễn viên kịch hài hát như sau:
- “Hữu thừa tướng hôm nay ăn mừng lớn đều là do dải váy của phu nhân”.
Mọi người nhất loạt đều cười lên.
(Thanh Ba tạp chí)
Suy tư 78:
Người ta thường hay cười nhạo các ông chồng thích nghe lời vợ, bởi vì đối với họ, đàn ông thì cho ra đàn ông việc gì mà phải nghe lời vợ !
Người đàn bà mà Thiên Chúa dựng nên để làm bạn với người đàn ông, họ trở nên vợ chồng, cả hai nên một, do đó, chồng nghe vợ trong những công việc quan trọng, hợp lý, thì có gì là mắc cở và đáng chê chứ ?
Người vợ là người bạn đời của chồng, cả hai đều như nhau trước mặt Thiên Chúa và loài người, chồng nghe vợ để gia đình thêm hạnh phúc, để công việc thêm trôi chảy, để con cái nên người, thì có gì là nhục nhã chứ ?
Cái ô nhục nhất của các ông chồng là chửi bới đánh đập vợ, coi vợ như con đầy tớ trong nhà phải hầu hạ cung phụng cho mình đủ điều; cái không phải của các bà vợ là ngày ngày hạch sách nghi kỵ chồng đủ điều, làm cho chồng cảm thấy mình như một tội phạm không bằng...
Người ta không nói “giàu nhờ bạn sang nhờ vợ” đó hoặc “thuận vợ thuận chồng bể đông cũng tát cạn” đó hay sao ?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Vợ thứ bảy của Thái Biện là con gái của Vương Kinh Công (An Thạch), tri thức của bà ta rất quảng bác, mỗi lần Thái Biện gặp chuyện quan trọng của triều chính, thì đêm hôm trước đã bàn hỏi chu đáo với bà ta trên giường ngủ, sau đó tại triều đình thì tuyên bố chấp hành.
Hồi ấy, các quan liêu chấp chánh đều nói:
- “Công việc mà chúng tôi đợi mỗi ngày, đều do dịch dư thừa của bà ta khạc ra đấy !”
Thái Biện sau khi được tôn lên làm thừa tướng thì bày tiệc ăn mừng, các diễn viên kịch hài hát như sau:
- “Hữu thừa tướng hôm nay ăn mừng lớn đều là do dải váy của phu nhân”.
Mọi người nhất loạt đều cười lên.
(Thanh Ba tạp chí)
Suy tư 78:
Người ta thường hay cười nhạo các ông chồng thích nghe lời vợ, bởi vì đối với họ, đàn ông thì cho ra đàn ông việc gì mà phải nghe lời vợ !
Người đàn bà mà Thiên Chúa dựng nên để làm bạn với người đàn ông, họ trở nên vợ chồng, cả hai nên một, do đó, chồng nghe vợ trong những công việc quan trọng, hợp lý, thì có gì là mắc cở và đáng chê chứ ?
Người vợ là người bạn đời của chồng, cả hai đều như nhau trước mặt Thiên Chúa và loài người, chồng nghe vợ để gia đình thêm hạnh phúc, để công việc thêm trôi chảy, để con cái nên người, thì có gì là nhục nhã chứ ?
Cái ô nhục nhất của các ông chồng là chửi bới đánh đập vợ, coi vợ như con đầy tớ trong nhà phải hầu hạ cung phụng cho mình đủ điều; cái không phải của các bà vợ là ngày ngày hạch sách nghi kỵ chồng đủ điều, làm cho chồng cảm thấy mình như một tội phạm không bằng...
Người ta không nói “giàu nhờ bạn sang nhờ vợ” đó hoặc “thuận vợ thuận chồng bể đông cũng tát cạn” đó hay sao ?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa ̣̣(CN 2 MV)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:35 02/12/2016
Chúa Nhật II MÙA VỌNG
Tin mừng: Mt 3, 1-12.
“Anh em hãy sám hối vì Nước Trời đã đến gấn.”
Bạn thân mến,
Lời của thánh Gioan Tiền Hô thật khiến cho chúng ta rùng mình khiếp sợ: “Cái rìu đã đặt sát gốc cây, bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa...” đây là lời cảnh cáo cho bạn và cho tôi, lời cảnh cáo nghiêm khắc và quyết liệt như thôi thúc, như trách móc, như giận hờn. Bởi vì Thiên Chúa có thể tạo dựng và có thể phá hủy, Ngài đã lấy bùn đất tạo dựng con người, thì Ngài cũng có thể làm cho những hòn đá trở nên con cái của Áp-ra-ham...
Có lúc nào bạn nghĩ mình chỉ là cát bụi không ? Có lúc nào bạn nghĩ mạng sống mình sẽ có ngày kết thúc không, bởi vì Thiên Chúa sẽ không làm cho những hòn đá trở nên con cháu của Áp-ra-ham để tôn thờ Ngài, nếu chúng ta và tất cả mọi người biết hối cải và sống xứng đáng là con của Ngài hơn, tại sao vậy, thưa vì chúng ta, linh hồn chúng ta đã được cứu chuộc bằng giá máu của Đức Chúa Giê-su –Con Một của Ngài.
Mùa vọng không nhiều ngày lắm đâu, chỉ bốn Chúa Nhật mà thôi, nhưng nếu chúng ta hết lòng sám hối, thì dù chỉ một giây phút, Thiên Chúa vẫn cứ sẵn lòng đón nhận chúng ta khi Nước Trời đến.
Bạn thân mến,
Sám hối vẫn cứ luôn là chủ đề chính mà Thiên Chúa muốn chúng ta thực hành để được cứu độ, sám hối đích thực chính là quyết tâm thay đổi cuộc sống cũ của mình, là sinh ra những hoa quả thánh thiện bởi cách sống mới, chứ không phải chỉ đấm ngực ăn năn lúc phạm tội, rồi sau đó vẫn cứ chứng nào tật ấy.
Cái rìu là dấu chỉ của thịnh nộ, của răn đe và chết chóc; lòng sám hối là dấu chỉ của tình thương, của tha thứ và bao dung. Cái rìu sẽ trở thành hoa hồng tình yêu khi chúng ta hết lòng sám hối vì những tội mình đã phạm, bởi vì Đức Chúa Giê-su chỉ thích sinh ra nơi những tâm hồn khiêm nhường biết thống hối và ăn năn.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin mừng: Mt 3, 1-12.
“Anh em hãy sám hối vì Nước Trời đã đến gấn.”
Bạn thân mến,
Lời của thánh Gioan Tiền Hô thật khiến cho chúng ta rùng mình khiếp sợ: “Cái rìu đã đặt sát gốc cây, bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa...” đây là lời cảnh cáo cho bạn và cho tôi, lời cảnh cáo nghiêm khắc và quyết liệt như thôi thúc, như trách móc, như giận hờn. Bởi vì Thiên Chúa có thể tạo dựng và có thể phá hủy, Ngài đã lấy bùn đất tạo dựng con người, thì Ngài cũng có thể làm cho những hòn đá trở nên con cái của Áp-ra-ham...
Có lúc nào bạn nghĩ mình chỉ là cát bụi không ? Có lúc nào bạn nghĩ mạng sống mình sẽ có ngày kết thúc không, bởi vì Thiên Chúa sẽ không làm cho những hòn đá trở nên con cháu của Áp-ra-ham để tôn thờ Ngài, nếu chúng ta và tất cả mọi người biết hối cải và sống xứng đáng là con của Ngài hơn, tại sao vậy, thưa vì chúng ta, linh hồn chúng ta đã được cứu chuộc bằng giá máu của Đức Chúa Giê-su –Con Một của Ngài.
Mùa vọng không nhiều ngày lắm đâu, chỉ bốn Chúa Nhật mà thôi, nhưng nếu chúng ta hết lòng sám hối, thì dù chỉ một giây phút, Thiên Chúa vẫn cứ sẵn lòng đón nhận chúng ta khi Nước Trời đến.
Bạn thân mến,
Sám hối vẫn cứ luôn là chủ đề chính mà Thiên Chúa muốn chúng ta thực hành để được cứu độ, sám hối đích thực chính là quyết tâm thay đổi cuộc sống cũ của mình, là sinh ra những hoa quả thánh thiện bởi cách sống mới, chứ không phải chỉ đấm ngực ăn năn lúc phạm tội, rồi sau đó vẫn cứ chứng nào tật ấy.
Cái rìu là dấu chỉ của thịnh nộ, của răn đe và chết chóc; lòng sám hối là dấu chỉ của tình thương, của tha thứ và bao dung. Cái rìu sẽ trở thành hoa hồng tình yêu khi chúng ta hết lòng sám hối vì những tội mình đã phạm, bởi vì Đức Chúa Giê-su chỉ thích sinh ra nơi những tâm hồn khiêm nhường biết thống hối và ăn năn.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:38 02/12/2016
25. Rước lễ là phương pháp mạnh mẽ nhất và tốt nhất để khắc chế những tấn công của ma quỷ.
(Thánh John Bosco)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Sự công chính và nền hòa bình viên mãn sẽ triển nở
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
21:07 02/12/2016
SỰ CÔNG CHÍNH VÀ NỀN HÒA BÌNH VIÊN MÃN SẼ TRIỂN NỞ…
(Chúa Nhật II Mùa Vọng A)
Hằng năm cứ mỗi dịp mùa Vọng về, đoàn tín hữu chúng ta lại được nghe điệp khúc: “Sự công chính và nền hòa bình viên mãn sẽ triển nở trong triều đại Người” (Tv 71,7). Đã là người, từ cổ chí kim, ai cũng hằng mong được sống trong an bình. Hòa bình mãi là niềm ước mong của mọi dân tộc, mọi quốc gia, dĩ nhiên là ngoại trừ những kẻ lắm tham vọng muốn bá quyền, muốn độc tôn, thống trị kẻ khác… Và dường như sự an bình, yên ổn vẫn đang còn là ước mơ, cho dẫu một đôi lúc, ở một vài nơi đã được nếm hưởng nhưng chưa chắc đã là được bình an thực sự.
Đức Kitô đã đến thế gian. Người đã thiết lập triều đại Nước Thiên Chúa, thế nhưng triều đại của Thiên Chúa vẫn chưa hoàn tất. Chúa đã làm người để chúng ta được làm con cái Thiên Chúa. Trong kinh “Lay Cha”, khi dạy chúng ta khẩn khoản nài xin cho Nước Cha trị đến (hay xin cho triều đại Cha mau đến, như cách dịch của Nhóm Phụng Vụ Các Giờ Kinh), hẳn là Chúa Kitô không dạy chúng ta chỉ biết “há miệng và ngửa tay” đón chờ, nhưng dạy ta phải biết nắm tay lại để chung xây triều đại của Thiên Chúa.
Sẽ chẳng có hòa bình nếu không có công bình. Các Đức Giáo Hoàng gần đây đã từng nhấn mạnh điều này vào mỗi dịp đầu năm Dương lịch hay những khi kêu gọi chấm dứt chiến tranh. Quả thật, làm sao có được sự công bình nếu không có sự công chính. Nói đên sự công chính là nói đến sự công minh, chính trực trong tư tưởng, lời nói và hành động của con người. Như thế cái nguồn gốc của sự hòa bình là nơi chính bản thân con người. Tuy nhiên, vì con người là sinh vật có tính xã hội, do đó một nền hòa bình chính hiệu cần phải có những thể chế luật lệ công minh, những đường lối chính sách ngay thẳng, công bình.
Những hình ảnh “sói sống chung với chiên con; beo nằm chung với dê; bò con, sư tử và chiên sẽ ở chung với nhau; con trẻ sẽ dẫn dắt chúng…” chính là niềm ước mơ của mọi người, mọi thời. Với những lời của Tiên Tri Isaia qua bài đọc thứ nhất (Is 11,1-10) và lời giảng của thánh Gioan Tẩy Giả trong bài Tin Mừng Chúa Nhật II mùa Vọng năm A này (Mt 3,1-12), xin được góp một vài ý thô thiển để cùng dệt xây một nền hòa bình đích thực và chính hiệu.
1. “Ngài sẽ lấy sự công minh mà xét xử những người nghèo khó, và lấy lòng chính trực mà bênh đỡ kẻ hiền lành trong xứ sở” (Is 11,4). Ngày nay, cảnh người nghèo khó bị áp bức bóc lột, bị xét xử bất công vẫn tồn tại dưới nhiều hình thái. Nhiều nơi trên thế giới và ngay chính trên quê hương chúng ta hiện tượng này vẫn dẫy đầy đó đây. Câu ngạn ngữ “ở hiền, gặp lành” xem ra không phải lúc nào cũng đúng trong thực tiễn mà có vẻ như đang là ngược lại. Càng ở hiền thì càng gặp nhiều điều chẳng may, càng bị thua thiệt nhiều mặt. Chính vì thế người con cái Chúa cần phải nỗ lực, gắng công liên lỉ.
Dĩ nhiên, không phải ôm bom tự sát, không phải cầm gươm giáo, súng ống làm vũ khí, nhưng ta phải biết “dùng lời như gậy đánh người áp chế và dùng tiếng nói giết chết kẻ hung ác” (Is 11,4). Đức Bênêđictô XVI, thời chưa làm Giáo Hoàng đã từng cảnh báo các mục tử trong Hội Thánh không được câm nín trước bất công và tội ác.
Quả thật, là Kitô hữu, người con cái Chúa có bổn phận xây dựng một nền hòa bình chính hiệu để cho Nước Chúa trị đến. Phải chăng chúng ta đã vô tình hay hữu ý ngậm miệng làm thinh trước các bất công xã hội? Chúng ta đã mạnh mẽ làm chứng cho sự thật, bảo vệ công lý như thế nào? Phải chăng chúng ta chưa dám hay không dám lên tiếng bảo vệ người nghèo khó, bênh đỡ người hiền lành? Nhiều câu hỏi thật không quá khó để trả lời nếu biết khiêm nhu và trung thực.
Không thiếu những lý do bào chữa, nhưng chúng ta cũng đành thú nhận rằng lắm khi vì đã “ăn xôi chùa, nên đành ngọng miệng”, hoặc có thể e sợ “há miệng sẽ mắc quai” hoặc rất có thể vì đã “có tật thì giật mình” nên chọn giải pháp làm thinh. Cũng có thể vin vào lý do tưởng như là khôn ngoan và hợp lý như là thời cơ chưa thuận lợi, chưa phải lúc…thế nhưng, chúng ta đừng quên đòi hỏi của Tin Mừng là dù khi thuận lợi hay không thuận lợi, thì lời chân lý phải được công bố.
2. Phê bình, góp ý để làm cho các đường lối, chủ trương, chính sách trong Hội Thánh và ngoài xã hội được ngay chính.
“Đường Chúa, ta uốn cho ngay…”. Ca từ của một bài hát trong mùa Vọng ta vốn thân quen vì được trích lời, ý, từ Thánh Kinh. Câu hát này có thể làm cho nhiều người hiểu lầm. Mọi đường lối của Chúa đều là từ bi và ngay chính. Cớ sao ta cần phải uốn cho ngay đường lối của Chúa. Không lẽ đường lối của Chúa chưa ngay thẳng hoặc đang cong queo? Chẳng một ai dám to gan khẳng định điều này khi họ là tín hữu Kitô đích thực. Thế thì ta cần phải hiểu chính xác về lời kêu gọi của Gioan Tẩy Giả vốn được trích từ lời của tiên tri Isaia: “Có tiếng hô trong hoang địa: Hãy dọn đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi , phải bạt cho thấp, khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho bằng…(Is 40,3.5; Lc 3,4-5; Mt 3,3; Mc 1,2-3). Hóa ra đây là những đường lối của ta, cung cách sống của bản thân ta và cũng không loại trừ những thể chế, luật lệ, chủ trương, đường lối, chính sách của chúng ta.
Hiến Pháp, luật lệ các quốc gia và cả bộ Giáo Luật trong Hội Thánh chúng ta đã từng được chỉnh sửa, thay đổi, tất thảy chỉ vì chúng không còn phù hợp, thiếu chính đáng và rất có thể là chưa được “thẳng” ở điều này hay điểm kia. Thử đặt vấn đề rằng các đường lối, các luật lệ hiện nay vẫn còn nhiều điều cần sửa cho “ngay thẳng” hay không? Hẳn ta sẽ dễ dàng trả lời không chút nghi ngại là vẫn đang còn.
Tiến trình “tu thân - tề gia - trị quốc - bình thiên hạ” nhắc nhớ cho ta về động thái căn bản là chỉnh sửa cho ngay thẳng cõi lòng, cung cách sống của ta. Tuy nhiên, yếu tố xã hội vẫn có đó mức độ ảnh hưởng đáng kể trên suy nghĩ và hành động của ta. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong bức thư chung năm 2006 đã nhìn nhận sự thật này: “con người vừa là tác nhân vừa là nạn nhân của hoàn cảnh xã hội” (số 5). Và chắc chắn các cơ chế, luật lệ, các đường lối, chính sách quốc gia, xã hội có ảnh hưởng trên nhân cách và lối sống của con người thật đáng kể. Đất nước chúng ta đã nhìn nhận sai lầm của cơ chế bao cấp, của việc quá đề cao hình thái tổ chức vốn đã từng làm thui chột tinh thần trách nhiệm cá nhân và đã gây hậu quả xấu thật khó khắc phục một sớm một chiều. Và còn nhiều hậu quả xấu khác do bởi cơ chế, đường lối chính sách “không ngay thẳng” mà chúng ta đang phải hứng chịu đây? Việc chạy theo thành tích, chỉ nhắm đến lợi ích kinh tế trong giáo dục hay việc gạt các tập thể tôn giáo ra khỏi quốc sách giáo dục cũng là những “đường lối cong queo” mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam lên tiếng trong thư chung năm 2007 (x.số 11-12;18-19).
Mùa Vọng lại về, Kitô hữu chúng ta không chỉ mong chờ Chúa Kitô lại đến, nhưng chúng ta cần phải loan báo cho thế giới nhận biết rằng Chúa Kitô, Vua Hòa Bình đã đến trong thế gian. Một trong những cách thế loan bào tin vui ấy hữu hiệu nhất là cần nỗ lực làm cho nền hòa bình viên mãn hiện diện cách cụ thể một cách nào đó ngay môi truờng ta đang sống.
Một tín hữu đã thành thật thú nhận rằng để sống lời Chúa dạy như trên chắc là phải tử đạo thôi. Quả không sai vì Đức Kitô đã phán: “Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14,27). “Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,9-10). Lịch sử minh chứng rằng hai mối phúc này thường đi sánh đôi qua mọi thời và mọi nơi.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật II Mùa Vọng A)
Hằng năm cứ mỗi dịp mùa Vọng về, đoàn tín hữu chúng ta lại được nghe điệp khúc: “Sự công chính và nền hòa bình viên mãn sẽ triển nở trong triều đại Người” (Tv 71,7). Đã là người, từ cổ chí kim, ai cũng hằng mong được sống trong an bình. Hòa bình mãi là niềm ước mong của mọi dân tộc, mọi quốc gia, dĩ nhiên là ngoại trừ những kẻ lắm tham vọng muốn bá quyền, muốn độc tôn, thống trị kẻ khác… Và dường như sự an bình, yên ổn vẫn đang còn là ước mơ, cho dẫu một đôi lúc, ở một vài nơi đã được nếm hưởng nhưng chưa chắc đã là được bình an thực sự.
Đức Kitô đã đến thế gian. Người đã thiết lập triều đại Nước Thiên Chúa, thế nhưng triều đại của Thiên Chúa vẫn chưa hoàn tất. Chúa đã làm người để chúng ta được làm con cái Thiên Chúa. Trong kinh “Lay Cha”, khi dạy chúng ta khẩn khoản nài xin cho Nước Cha trị đến (hay xin cho triều đại Cha mau đến, như cách dịch của Nhóm Phụng Vụ Các Giờ Kinh), hẳn là Chúa Kitô không dạy chúng ta chỉ biết “há miệng và ngửa tay” đón chờ, nhưng dạy ta phải biết nắm tay lại để chung xây triều đại của Thiên Chúa.
Sẽ chẳng có hòa bình nếu không có công bình. Các Đức Giáo Hoàng gần đây đã từng nhấn mạnh điều này vào mỗi dịp đầu năm Dương lịch hay những khi kêu gọi chấm dứt chiến tranh. Quả thật, làm sao có được sự công bình nếu không có sự công chính. Nói đên sự công chính là nói đến sự công minh, chính trực trong tư tưởng, lời nói và hành động của con người. Như thế cái nguồn gốc của sự hòa bình là nơi chính bản thân con người. Tuy nhiên, vì con người là sinh vật có tính xã hội, do đó một nền hòa bình chính hiệu cần phải có những thể chế luật lệ công minh, những đường lối chính sách ngay thẳng, công bình.
Những hình ảnh “sói sống chung với chiên con; beo nằm chung với dê; bò con, sư tử và chiên sẽ ở chung với nhau; con trẻ sẽ dẫn dắt chúng…” chính là niềm ước mơ của mọi người, mọi thời. Với những lời của Tiên Tri Isaia qua bài đọc thứ nhất (Is 11,1-10) và lời giảng của thánh Gioan Tẩy Giả trong bài Tin Mừng Chúa Nhật II mùa Vọng năm A này (Mt 3,1-12), xin được góp một vài ý thô thiển để cùng dệt xây một nền hòa bình đích thực và chính hiệu.
1. “Ngài sẽ lấy sự công minh mà xét xử những người nghèo khó, và lấy lòng chính trực mà bênh đỡ kẻ hiền lành trong xứ sở” (Is 11,4). Ngày nay, cảnh người nghèo khó bị áp bức bóc lột, bị xét xử bất công vẫn tồn tại dưới nhiều hình thái. Nhiều nơi trên thế giới và ngay chính trên quê hương chúng ta hiện tượng này vẫn dẫy đầy đó đây. Câu ngạn ngữ “ở hiền, gặp lành” xem ra không phải lúc nào cũng đúng trong thực tiễn mà có vẻ như đang là ngược lại. Càng ở hiền thì càng gặp nhiều điều chẳng may, càng bị thua thiệt nhiều mặt. Chính vì thế người con cái Chúa cần phải nỗ lực, gắng công liên lỉ.
Dĩ nhiên, không phải ôm bom tự sát, không phải cầm gươm giáo, súng ống làm vũ khí, nhưng ta phải biết “dùng lời như gậy đánh người áp chế và dùng tiếng nói giết chết kẻ hung ác” (Is 11,4). Đức Bênêđictô XVI, thời chưa làm Giáo Hoàng đã từng cảnh báo các mục tử trong Hội Thánh không được câm nín trước bất công và tội ác.
Quả thật, là Kitô hữu, người con cái Chúa có bổn phận xây dựng một nền hòa bình chính hiệu để cho Nước Chúa trị đến. Phải chăng chúng ta đã vô tình hay hữu ý ngậm miệng làm thinh trước các bất công xã hội? Chúng ta đã mạnh mẽ làm chứng cho sự thật, bảo vệ công lý như thế nào? Phải chăng chúng ta chưa dám hay không dám lên tiếng bảo vệ người nghèo khó, bênh đỡ người hiền lành? Nhiều câu hỏi thật không quá khó để trả lời nếu biết khiêm nhu và trung thực.
Không thiếu những lý do bào chữa, nhưng chúng ta cũng đành thú nhận rằng lắm khi vì đã “ăn xôi chùa, nên đành ngọng miệng”, hoặc có thể e sợ “há miệng sẽ mắc quai” hoặc rất có thể vì đã “có tật thì giật mình” nên chọn giải pháp làm thinh. Cũng có thể vin vào lý do tưởng như là khôn ngoan và hợp lý như là thời cơ chưa thuận lợi, chưa phải lúc…thế nhưng, chúng ta đừng quên đòi hỏi của Tin Mừng là dù khi thuận lợi hay không thuận lợi, thì lời chân lý phải được công bố.
2. Phê bình, góp ý để làm cho các đường lối, chủ trương, chính sách trong Hội Thánh và ngoài xã hội được ngay chính.
“Đường Chúa, ta uốn cho ngay…”. Ca từ của một bài hát trong mùa Vọng ta vốn thân quen vì được trích lời, ý, từ Thánh Kinh. Câu hát này có thể làm cho nhiều người hiểu lầm. Mọi đường lối của Chúa đều là từ bi và ngay chính. Cớ sao ta cần phải uốn cho ngay đường lối của Chúa. Không lẽ đường lối của Chúa chưa ngay thẳng hoặc đang cong queo? Chẳng một ai dám to gan khẳng định điều này khi họ là tín hữu Kitô đích thực. Thế thì ta cần phải hiểu chính xác về lời kêu gọi của Gioan Tẩy Giả vốn được trích từ lời của tiên tri Isaia: “Có tiếng hô trong hoang địa: Hãy dọn đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi , phải bạt cho thấp, khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho bằng…(Is 40,3.5; Lc 3,4-5; Mt 3,3; Mc 1,2-3). Hóa ra đây là những đường lối của ta, cung cách sống của bản thân ta và cũng không loại trừ những thể chế, luật lệ, chủ trương, đường lối, chính sách của chúng ta.
Hiến Pháp, luật lệ các quốc gia và cả bộ Giáo Luật trong Hội Thánh chúng ta đã từng được chỉnh sửa, thay đổi, tất thảy chỉ vì chúng không còn phù hợp, thiếu chính đáng và rất có thể là chưa được “thẳng” ở điều này hay điểm kia. Thử đặt vấn đề rằng các đường lối, các luật lệ hiện nay vẫn còn nhiều điều cần sửa cho “ngay thẳng” hay không? Hẳn ta sẽ dễ dàng trả lời không chút nghi ngại là vẫn đang còn.
Tiến trình “tu thân - tề gia - trị quốc - bình thiên hạ” nhắc nhớ cho ta về động thái căn bản là chỉnh sửa cho ngay thẳng cõi lòng, cung cách sống của ta. Tuy nhiên, yếu tố xã hội vẫn có đó mức độ ảnh hưởng đáng kể trên suy nghĩ và hành động của ta. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong bức thư chung năm 2006 đã nhìn nhận sự thật này: “con người vừa là tác nhân vừa là nạn nhân của hoàn cảnh xã hội” (số 5). Và chắc chắn các cơ chế, luật lệ, các đường lối, chính sách quốc gia, xã hội có ảnh hưởng trên nhân cách và lối sống của con người thật đáng kể. Đất nước chúng ta đã nhìn nhận sai lầm của cơ chế bao cấp, của việc quá đề cao hình thái tổ chức vốn đã từng làm thui chột tinh thần trách nhiệm cá nhân và đã gây hậu quả xấu thật khó khắc phục một sớm một chiều. Và còn nhiều hậu quả xấu khác do bởi cơ chế, đường lối chính sách “không ngay thẳng” mà chúng ta đang phải hứng chịu đây? Việc chạy theo thành tích, chỉ nhắm đến lợi ích kinh tế trong giáo dục hay việc gạt các tập thể tôn giáo ra khỏi quốc sách giáo dục cũng là những “đường lối cong queo” mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam lên tiếng trong thư chung năm 2007 (x.số 11-12;18-19).
Mùa Vọng lại về, Kitô hữu chúng ta không chỉ mong chờ Chúa Kitô lại đến, nhưng chúng ta cần phải loan báo cho thế giới nhận biết rằng Chúa Kitô, Vua Hòa Bình đã đến trong thế gian. Một trong những cách thế loan bào tin vui ấy hữu hiệu nhất là cần nỗ lực làm cho nền hòa bình viên mãn hiện diện cách cụ thể một cách nào đó ngay môi truờng ta đang sống.
Một tín hữu đã thành thật thú nhận rằng để sống lời Chúa dạy như trên chắc là phải tử đạo thôi. Quả không sai vì Đức Kitô đã phán: “Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14,27). “Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,9-10). Lịch sử minh chứng rằng hai mối phúc này thường đi sánh đôi qua mọi thời và mọi nơi.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Tiếng vọng đồng hoang
Lm Vũđình Tường
23:29 02/12/2016
Đèn Noen chiếu sáng khi trời tối khiến người ngắm nhìn cảm thấy rạo rực niềm vui. Ban ngày đèn Noen lu mờ dưới ánh sáng mặt trời nhưng khi trời tối ánh sáng nhỏ nhoi kia đủ quyến rũ cả mắt người lẫn côn trùng. Đèn Noen là sáng kiến sinh sau Chúa Giáng Sinh. Tuy nhiên vào dịp lễ Giáng Sinh người ta lại cho chúng xuất hiện trước ngày lễ bởi chúng được sinh ra để phụ giúp mừng lễ Chúa Giáng Sinh sốt sắng và long trọng hơn. Chúng hiện diện trong mùa Giáng Sinh nhắc nhở chúng ta về mùa Hồng Phúc Con Chúa xuống thế làm người và ở giữa chúng ta. Nhiều người mừng lễ Chúa Giáng Sinh chỉ chú trọng đến tìm cách nghỉ ngơi thoải mái và thêm vào tiệc tùng, ăn uống tưng bừng. Văn hoá hưởng thụ trong dịp lễ Giáng Sinh không phải là phong cách mừng lễ của người Kitô hữu. Người Kitô hữu chân chính mừng lễ cũng có ăn uống, có nghỉ ngơi, có thoải mái và vui vẻ như mọi người nhưng họ luôn nhận biết Chúa Giáng Sinh là trung tâm điểm của mọi lễ lạc, tiệc mừng. Chưng đèn Noen vì Chúa Giáng Sinh; Chúc mừng Giáng Sinh vì Chúa Giáng Sinh; làm hang đá Belem vì Chúa Giáng Sinh; tham dự lễ Giáng Sinh vì Chúa Giáng Sinh. Kitô hữu mừng lễ Giáng Sinh long trọng vì. Thứ nhất, mừng Đức Kitô xuống thế làm người, ở giữa chúng ta. Thứ hai, mừng Chúa Giáng Sinh xuống thế trở thành một người trong chúng ta. Thứ ba, mừng Chúa Giáng Sinh mang ánh sáng tình yêu Chúa dọi sáng tâm hồn u tối. Thứ tư, mừng Chúa Giáng sinh ban sự sống trường sinh cho tâm hồn. Thứ năm, mừng Chúa Giáng Sinh dậy chúng ta biết tình yêu Chúa và qua đó chúng ta biết cách đối xử với nhau trong yêu thương.
Trước khi Đức Kitô rao giảng đã có Gioan Tiền Hô đi trước mở đường. Ông kêu gọi thống hối và chuẩn bị tâm hồn đón nhận Đấng Cứu Thế. Ông mình mặc áo lông lạc đà, thắt lưng da thú, ăn châu chấu pha mật ong rừng. Cuộc sống hoang dã nơi samạc của Gioan mang hình ảnh một người hoàn toàn xa lạ với xã hội. Diện mạo ông xa lạ, khác thường nhưng điều ông rao giảng rất thật, rất cần, rất gần gũi liên quan đến âu lo, khắc khoải của bao tâm hồn về í nghĩa và mục đích trong cuộc sống. Hơn nữa Gioan không đến làm sáng danh mình nhưng làm sáng danh về Đấng đến sau ông, Đức Kitô, Đấng đến sau nhưng quyền thế hơn. Người đến sau Gioan, Đức Kitô, cũng không làm sáng danh mình nhưng làm Sáng Danh Thiên Chúa và mặc khải một Thiên Chúa rộng lượng, đầy nhân ái, hết mực yêu thương và luôn tìm cơ hội để tha thứ. Kitô hữu những người tin theo Đức Kitô làm sáng danh Thiên Chúa. Kitô hữu rao giảng về Đức Kitô xuống thế trong máng cỏ hôi rình, rao giảng có kẻ đuổi người khinh, bị kết án tử hình treo trên thập tự để cứu độ chúng sinh.
Gioan khởi đầu rao giảng trong hoang địa và đi đến lòng người, kêu gọi thống hối, ăn năn, trở về đường ngay, nẻo chính để đón nhận Đấng Cứu Thế. Còn có một tiếng nữa cũng phát xuất từ hoang địa đó là tiếng khóc trẻ thơ trong đêm vắng, đồng hoang, miền xa lạ. Tiếng khóc trẻ thơ đó khóc vì giữa đêm đông giá rét, khăn phủ không kín người, cỏ khô không đủ ấm và gió lạnh thâu đêm ùa đến từng cơn, chúng đến từ trăm phương, ngàn hướng biết đâu để chắn, để che. Tiếng khóc trẻ thơ khóc vì giá lạnh tiết trời thì ít nhưng khóc nhiều vì giá lạnh tâm hồn, cái vô cảm của con tim nhân thế. Khóc vì hai ông bà không tìm được quán trọ chỉ vì lòng người coi tiền trọng hơn tình người. Thiếu quán trọ cho người nghèo; dư phòng ốc cho kẻ giầu sang, quyền thế. Tiếng khóc trẻ thơ nơi đồng hoang vang vọng giữa đêm khuya lên tiếng thay tiếng vọng của kẻ thất vọng, đòi lại công lí cho toàn dân và tự do cho tâm hồn tù túng vì tội đời. Tiếng khóc trẻ thơ nơi đồng vắng vang vọng vì con tim nguội lạnh trước đau khổ của con người, tôn thờ, ca tụng tạo vật, chối bỏ Thiên Chúa Đấng tạo dựng tạo vật. Ngày nay Giáo Hội Chúa còn liên tục gióng tiếng nhắc nhở con tim nhân loại tiếng khóc xưa nơi đồng vắng của Gian Tiền Hô, của Hài Nhi Ấu Chúa. Tiếng khóc đó hy vọng vang vọng đến người cai quản các trại tạm cư, các nhà tù, hầm trú ẩn, hội nghị, phòng họp thức tỉnh lương tâm và con tim các lãnh tụ chính trị và tôn giáo. Đó là tiếng khóc than, kêu gào của Giáo Hội Chúa và tiếng khóc đó chỉ ngưng khi nào những điều trên được thực hiện trên toàn cõi địa cầu.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Trước khi Đức Kitô rao giảng đã có Gioan Tiền Hô đi trước mở đường. Ông kêu gọi thống hối và chuẩn bị tâm hồn đón nhận Đấng Cứu Thế. Ông mình mặc áo lông lạc đà, thắt lưng da thú, ăn châu chấu pha mật ong rừng. Cuộc sống hoang dã nơi samạc của Gioan mang hình ảnh một người hoàn toàn xa lạ với xã hội. Diện mạo ông xa lạ, khác thường nhưng điều ông rao giảng rất thật, rất cần, rất gần gũi liên quan đến âu lo, khắc khoải của bao tâm hồn về í nghĩa và mục đích trong cuộc sống. Hơn nữa Gioan không đến làm sáng danh mình nhưng làm sáng danh về Đấng đến sau ông, Đức Kitô, Đấng đến sau nhưng quyền thế hơn. Người đến sau Gioan, Đức Kitô, cũng không làm sáng danh mình nhưng làm Sáng Danh Thiên Chúa và mặc khải một Thiên Chúa rộng lượng, đầy nhân ái, hết mực yêu thương và luôn tìm cơ hội để tha thứ. Kitô hữu những người tin theo Đức Kitô làm sáng danh Thiên Chúa. Kitô hữu rao giảng về Đức Kitô xuống thế trong máng cỏ hôi rình, rao giảng có kẻ đuổi người khinh, bị kết án tử hình treo trên thập tự để cứu độ chúng sinh.
Gioan khởi đầu rao giảng trong hoang địa và đi đến lòng người, kêu gọi thống hối, ăn năn, trở về đường ngay, nẻo chính để đón nhận Đấng Cứu Thế. Còn có một tiếng nữa cũng phát xuất từ hoang địa đó là tiếng khóc trẻ thơ trong đêm vắng, đồng hoang, miền xa lạ. Tiếng khóc trẻ thơ đó khóc vì giữa đêm đông giá rét, khăn phủ không kín người, cỏ khô không đủ ấm và gió lạnh thâu đêm ùa đến từng cơn, chúng đến từ trăm phương, ngàn hướng biết đâu để chắn, để che. Tiếng khóc trẻ thơ khóc vì giá lạnh tiết trời thì ít nhưng khóc nhiều vì giá lạnh tâm hồn, cái vô cảm của con tim nhân thế. Khóc vì hai ông bà không tìm được quán trọ chỉ vì lòng người coi tiền trọng hơn tình người. Thiếu quán trọ cho người nghèo; dư phòng ốc cho kẻ giầu sang, quyền thế. Tiếng khóc trẻ thơ nơi đồng hoang vang vọng giữa đêm khuya lên tiếng thay tiếng vọng của kẻ thất vọng, đòi lại công lí cho toàn dân và tự do cho tâm hồn tù túng vì tội đời. Tiếng khóc trẻ thơ nơi đồng vắng vang vọng vì con tim nguội lạnh trước đau khổ của con người, tôn thờ, ca tụng tạo vật, chối bỏ Thiên Chúa Đấng tạo dựng tạo vật. Ngày nay Giáo Hội Chúa còn liên tục gióng tiếng nhắc nhở con tim nhân loại tiếng khóc xưa nơi đồng vắng của Gian Tiền Hô, của Hài Nhi Ấu Chúa. Tiếng khóc đó hy vọng vang vọng đến người cai quản các trại tạm cư, các nhà tù, hầm trú ẩn, hội nghị, phòng họp thức tỉnh lương tâm và con tim các lãnh tụ chính trị và tôn giáo. Đó là tiếng khóc than, kêu gào của Giáo Hội Chúa và tiếng khóc đó chỉ ngưng khi nào những điều trên được thực hiện trên toàn cõi địa cầu.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tiếp Hội nghị về Mục Vụ sinh viên du học
Lm. Trần Đức Anh OP
08:47 02/12/2016
VATICAN. ĐTC khích lệ các giáo chức và các nhân viên mục vụ giúp người trẻ yêu mến Tin Mừng và loan báo cho người khác.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 1-12-2016 dành cho 150 tham dự viên Hội nghị quốc tế kỳ 4 về việc mục vụ cho các sinh viên du học. Chủ đề của Hội nghị là ”Nói về những thách đố luân lý trong thế giới các sinh viên du học, để tiến tới một xã hội lành mạnh hơn.”
Hiện diện trong buổi tiếp kiến có ĐHY Antonio Vegliò, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và người lưu động.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhận xét rằng ”thời nay, có nhiều thách đố về luân lý và không dễ chiến đấu để khẳng định chân lý và các giá trị, nhất là đối với người trẻ. Nhưng với ơn Chúa giúp và thiện chí chân thành làm điều thiện, mọi chướng ngại có thể vượt qua”.
Ngài cũng khẳng định rằng ”Đối lại với quan niệm tân thời về người trí thức, dấn thân trong sự thành đạt bản thân và tìm kiếm những thành tựu cho mình và thường không để ý đến tha nhân, cần phải trình bày một kiểu mẫu liên đới lớn hơn, hoạt động cho công ích và hòa bình. Chỉ như thế, thế giới trí thức mới có khả năng kiến tạo một xã hội lành mạnh hơn. Ai được ơn học hành thì cũng có trách nhiệm phục vụ thiện ích của nhân loại”.
ĐTC đặc biệt nhắn nhủ các giáo chức và các nhân viên mục vụ ”hãy thông truyền cho ngừơi trẻ lòng yêu mến Tin Mừng, ước muốn sống Tin Mừng một cách cụ thể và loan báo cho người khác. Điều quan trọng là thời kỳ trải qua ở nước ngoài trở thành cơ hội để các sinh viên du học tăng trưởng về mặt nhân bản và văn hóa, và đó là điểm khởi hành để khi trở về nguyên quán, họ góp phần quí giá và với động lực nội tâm, họ thông truyền niềm vui Phúc Âm.”
ĐTC cũng cảnh giác chống lại hiện tượng gọi là ”xuất não” hay mất chất xám. Để được vậy, xã hội được kêu gọi cống hiến cho các thế hệ trẻ những cơ hội vững chắc về công ăn việc làm, để tránh được hiện tượng này. Ngài nói: ”Người nào tự nguyện đi học và làm việc ở nước ngoài, đó là một điều tốt đẹp và phong phú; trái lại thật là một điều đau lòng khi những người trẻ được chuẩn bị kỹ lưỡng buộc lòng phải rời bỏ quê hương vì thiếu những cơ may hội nhập vào xã hội” (SD 1-12-2016)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 1-12-2016 dành cho 150 tham dự viên Hội nghị quốc tế kỳ 4 về việc mục vụ cho các sinh viên du học. Chủ đề của Hội nghị là ”Nói về những thách đố luân lý trong thế giới các sinh viên du học, để tiến tới một xã hội lành mạnh hơn.”
Hiện diện trong buổi tiếp kiến có ĐHY Antonio Vegliò, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và người lưu động.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhận xét rằng ”thời nay, có nhiều thách đố về luân lý và không dễ chiến đấu để khẳng định chân lý và các giá trị, nhất là đối với người trẻ. Nhưng với ơn Chúa giúp và thiện chí chân thành làm điều thiện, mọi chướng ngại có thể vượt qua”.
Ngài cũng khẳng định rằng ”Đối lại với quan niệm tân thời về người trí thức, dấn thân trong sự thành đạt bản thân và tìm kiếm những thành tựu cho mình và thường không để ý đến tha nhân, cần phải trình bày một kiểu mẫu liên đới lớn hơn, hoạt động cho công ích và hòa bình. Chỉ như thế, thế giới trí thức mới có khả năng kiến tạo một xã hội lành mạnh hơn. Ai được ơn học hành thì cũng có trách nhiệm phục vụ thiện ích của nhân loại”.
ĐTC đặc biệt nhắn nhủ các giáo chức và các nhân viên mục vụ ”hãy thông truyền cho ngừơi trẻ lòng yêu mến Tin Mừng, ước muốn sống Tin Mừng một cách cụ thể và loan báo cho người khác. Điều quan trọng là thời kỳ trải qua ở nước ngoài trở thành cơ hội để các sinh viên du học tăng trưởng về mặt nhân bản và văn hóa, và đó là điểm khởi hành để khi trở về nguyên quán, họ góp phần quí giá và với động lực nội tâm, họ thông truyền niềm vui Phúc Âm.”
ĐTC cũng cảnh giác chống lại hiện tượng gọi là ”xuất não” hay mất chất xám. Để được vậy, xã hội được kêu gọi cống hiến cho các thế hệ trẻ những cơ hội vững chắc về công ăn việc làm, để tránh được hiện tượng này. Ngài nói: ”Người nào tự nguyện đi học và làm việc ở nước ngoài, đó là một điều tốt đẹp và phong phú; trái lại thật là một điều đau lòng khi những người trẻ được chuẩn bị kỹ lưỡng buộc lòng phải rời bỏ quê hương vì thiếu những cơ may hội nhập vào xã hội” (SD 1-12-2016)
50 năm tín hữu Công giáo Hoa kỳ trợ giúp Giáo hội Mỹ châu Latinh
Hồng Thủy
08:49 02/12/2016
Washington DC – Tiểu ban về Giáo Hội tại châu Mỹ Latinh của hội đồng Giám mục Hoa kỳ đã chấp thuận việc tài trợ cho 204 dự án của các chương trình loan báo Tin mừng và liên đới, với tổng số tiền là 3,8 triệu đôla.
Theo tin gửi đến hãng tin Fides, tổng số tiền tài trợ trong năm nay là cao nhất, hơn 8 triệu đôla. Năm nay cũng kỉ niệm 50 năm việc lạc quyên giúp Giáo Hội tại châu Mỹ Latinh.
Các dự án được tài trợ ủng hộ công việc mục vụ của Giáo Hội tại châu Mỹ Latinh và vùng vịnh Caribê, và việc đào tạo các giáo dân, tu sĩ, chủng sinh, công việc mục vụ và truyền giáo trong các nhà tù và mục vụ giới trẻ. Bên cạnh đó cũng có việc tài trợ xây cất các nhà nhờ ở Ecuador sau trận động đất hồi tháng 4 năm nay.
Đức Cha Eusebio Elizondo, Giám mục phụ tá Giáo phận Seattle và là chủ tịch của tiểu ban nói: “Việc dạy dỗ và mục vụ của Giáo Hội Công Giáo phải được đến với tất cả, nhưng đối với rất nhiều người ở châu Mỹ Latinh và vịnh Caribê, các điều kiện địa lý và kinh tế gây nên những khó khăn để tham gia vào đời sống Giáo Hội.”
Đức Cha khẳng định: “ Các dự án này mang đức tin đến với những người ở xa, liên kết với chúng ta ở Hoa kỳ này. Số tiền tài trợ kỷ lục năm nay có được là nhờ sự quảng đại của rất nhiều tín hữu Công Giáo dấn thân tại đất nước chúng ta.” (Agenzia Fides, 01/12/2016)
Theo tin gửi đến hãng tin Fides, tổng số tiền tài trợ trong năm nay là cao nhất, hơn 8 triệu đôla. Năm nay cũng kỉ niệm 50 năm việc lạc quyên giúp Giáo Hội tại châu Mỹ Latinh.
Các dự án được tài trợ ủng hộ công việc mục vụ của Giáo Hội tại châu Mỹ Latinh và vùng vịnh Caribê, và việc đào tạo các giáo dân, tu sĩ, chủng sinh, công việc mục vụ và truyền giáo trong các nhà tù và mục vụ giới trẻ. Bên cạnh đó cũng có việc tài trợ xây cất các nhà nhờ ở Ecuador sau trận động đất hồi tháng 4 năm nay.
Đức Cha Eusebio Elizondo, Giám mục phụ tá Giáo phận Seattle và là chủ tịch của tiểu ban nói: “Việc dạy dỗ và mục vụ của Giáo Hội Công Giáo phải được đến với tất cả, nhưng đối với rất nhiều người ở châu Mỹ Latinh và vịnh Caribê, các điều kiện địa lý và kinh tế gây nên những khó khăn để tham gia vào đời sống Giáo Hội.”
Đức Cha khẳng định: “ Các dự án này mang đức tin đến với những người ở xa, liên kết với chúng ta ở Hoa kỳ này. Số tiền tài trợ kỷ lục năm nay có được là nhờ sự quảng đại của rất nhiều tín hữu Công Giáo dấn thân tại đất nước chúng ta.” (Agenzia Fides, 01/12/2016)
Ba loại ngăn trở trong tâm hồn
Tứ Quyết SJ
08:51 02/12/2016
Trong tâm hồn mỗi người đều có ơn thánh: chúng ta phải tìm thấy ơn ấy, nài xin Chúa nâng đỡ, để nhận ra chúng ta là những tội nhân. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta. Đức Thánh Cha nói về động lực ẩn sau những ngôn từ sáo rỗng, những lời tự biện minh, hoặc những càm ràm trách móc. Ngài cũng cảnh báo về loại tinh thần chỉ thay đổi hời hợt vẻ bề ngoài, của những người luôn nói rằng mọi thứ sẽ thay đổi mà thực chất chẳng đổi thay gì.
“Ngăn trở lành mạnh” xuất phát từ thiện tâm
Ân sủng của Thiên Chúa thì lớn hơn những ngăn trở của tội lỗi. Đó là kinh nghiệm, là sức mạnh thúc đẩy đời sống người Kitô hữu. Có loại “ngăn trở mở - ngăn trở hiển hiện” phát sinh từ ý muốn ngay lành, ví như trường hợp của thánh Phaolô. Thánh nhân bước đầu đã chống lại ân sủng, đã ngăn trở Chúa vì ngài quá nhiệt thành với Lề Luật, nhưng rồi ngài bị thuyết phục và làm theo thánh ý Thiên Chúa. Chúa Giêsu Phục Sinh nói với Phaolô và Phaolô đã hoán cải. Ngăn trở theo kiểu của Phaolô là một loại ngăn trở mạnh mẽ và cởi mở, vì đã mở ra cho ân sủng để rồi hoán cải. Thế đó, tất cả chúng ta đều là người tội lỗi cần hoán cải.
Thế nhưng, có những “ngăn trở ẩn giấu” và rất nguy hiểm vì không ai nhìn thấy. Mọi người đều muốn che giấu những ngăn trở ấy, những cản trở ân sủng Chúa. Chúng ta phải tìm cách đưa chúng ra trước mặt Chúa, để Ngài có thể thanh tẩy chúng ta. Những ngăn trở ẩn giấu ấy ví như trường hợp của các Tiến sĩ Luật trong vụ kết án thánh Têphanô. Thánh nhân mạnh mẽ lên tiếng tố giác các Tiến sĩ Luật vì họ chống lại Chúa Thánh Thần nhưng lại làm như thể là họ đang tìm kiếm vinh quang Thiên Chúa. Khi nói ra sự thật ấy, thánh nhân đã nhận lấy phúc tử đạo.
Ba loại “ngăn trở ẩn giấu” rất nguy hiểm
Có ba loại ngăn trở ẩn giấu. Thứ nhất là ngăn trở ẩn giấu dưới lời nói trống rỗng. Trong bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu nói, không phải tất cả những người nói “Lạy Chúa! Lạy Chúa!” là sẽ được vào Nước Trời. Trong dụ ngôn về hai người con được cha sai đi làm vườn nho cũng thế: một đứa nói không rồi sau đó có đi làm, một đứa nói có rồi sau đó lại không đi. Có kiểu nói vâng, luôn luôn là vâng, nhưng chỉ mang nghĩa xã giao mà thôi, vì thực sự lại có nghĩa là không. Thế nên, có người luôn miệng nói có và rằng chúng tôi sẽ thay đổi mọi thứ, nhưng thực ra thì chẳng làm gì. Đó là kiểu sáo rỗng.
Thứ hai là kiểu biện minh. Có người luôn luôn có lý do hợp lý để phản đối. Ở đó không có mùi thơm của Thiên Chúa, nhưng là mùi hôi của ma quỷ. Người Kitô hữu không cần biện minh cho bản thân. Vì khi tìm mọi cách biện minh cho vị thế của mình, chúng ta không còn đi theo điều Chúa mời gọi nữa.
Thứ ba là những lời trách móc. Khi bạn trách móc và xét đoán người khác, thì bạn quên nhìn lại bản thân và quên rằng chính bạn cũng cần sám hối, và như thế là chống lại ơn sủng, là giống như người Pharisêu trong dụ ngôn về người thu thuế và người Pharisêu cầu nguyện trong đền thờ.
Xin ơn mở lòng để Chúa thanh tẩy
Bạn đừng sợ nếu mỗi người trong chúng ta nhận thấy những ngăn trở trong cõi lòng mình. Vì những điều ấy hiển hiện trước mắt Chúa. “Lạy Chúa, xin hãy nhìn con đang cố che đậy, đang cố làm điều ấy và tránh lời Ngài.” Nói như thế thì có đẹp không? Không. “Lạy Chúa, với sức mạnh lớn lao, xin hãy giúp con. Ân sủng của Ngài sẽ chiến thắng ngăn trở của tội con. Lạy Chúa, con là kẻ tội lỗi, xin cứu giúp con!” Đó là cách cầu nguyện để chuẩn bị tâm hồn đón chờ Chúa Giáng Sinh.
“Ngăn trở lành mạnh” xuất phát từ thiện tâm
Ân sủng của Thiên Chúa thì lớn hơn những ngăn trở của tội lỗi. Đó là kinh nghiệm, là sức mạnh thúc đẩy đời sống người Kitô hữu. Có loại “ngăn trở mở - ngăn trở hiển hiện” phát sinh từ ý muốn ngay lành, ví như trường hợp của thánh Phaolô. Thánh nhân bước đầu đã chống lại ân sủng, đã ngăn trở Chúa vì ngài quá nhiệt thành với Lề Luật, nhưng rồi ngài bị thuyết phục và làm theo thánh ý Thiên Chúa. Chúa Giêsu Phục Sinh nói với Phaolô và Phaolô đã hoán cải. Ngăn trở theo kiểu của Phaolô là một loại ngăn trở mạnh mẽ và cởi mở, vì đã mở ra cho ân sủng để rồi hoán cải. Thế đó, tất cả chúng ta đều là người tội lỗi cần hoán cải.
Thế nhưng, có những “ngăn trở ẩn giấu” và rất nguy hiểm vì không ai nhìn thấy. Mọi người đều muốn che giấu những ngăn trở ấy, những cản trở ân sủng Chúa. Chúng ta phải tìm cách đưa chúng ra trước mặt Chúa, để Ngài có thể thanh tẩy chúng ta. Những ngăn trở ẩn giấu ấy ví như trường hợp của các Tiến sĩ Luật trong vụ kết án thánh Têphanô. Thánh nhân mạnh mẽ lên tiếng tố giác các Tiến sĩ Luật vì họ chống lại Chúa Thánh Thần nhưng lại làm như thể là họ đang tìm kiếm vinh quang Thiên Chúa. Khi nói ra sự thật ấy, thánh nhân đã nhận lấy phúc tử đạo.
Ba loại “ngăn trở ẩn giấu” rất nguy hiểm
Có ba loại ngăn trở ẩn giấu. Thứ nhất là ngăn trở ẩn giấu dưới lời nói trống rỗng. Trong bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu nói, không phải tất cả những người nói “Lạy Chúa! Lạy Chúa!” là sẽ được vào Nước Trời. Trong dụ ngôn về hai người con được cha sai đi làm vườn nho cũng thế: một đứa nói không rồi sau đó có đi làm, một đứa nói có rồi sau đó lại không đi. Có kiểu nói vâng, luôn luôn là vâng, nhưng chỉ mang nghĩa xã giao mà thôi, vì thực sự lại có nghĩa là không. Thế nên, có người luôn miệng nói có và rằng chúng tôi sẽ thay đổi mọi thứ, nhưng thực ra thì chẳng làm gì. Đó là kiểu sáo rỗng.
Thứ hai là kiểu biện minh. Có người luôn luôn có lý do hợp lý để phản đối. Ở đó không có mùi thơm của Thiên Chúa, nhưng là mùi hôi của ma quỷ. Người Kitô hữu không cần biện minh cho bản thân. Vì khi tìm mọi cách biện minh cho vị thế của mình, chúng ta không còn đi theo điều Chúa mời gọi nữa.
Thứ ba là những lời trách móc. Khi bạn trách móc và xét đoán người khác, thì bạn quên nhìn lại bản thân và quên rằng chính bạn cũng cần sám hối, và như thế là chống lại ơn sủng, là giống như người Pharisêu trong dụ ngôn về người thu thuế và người Pharisêu cầu nguyện trong đền thờ.
Xin ơn mở lòng để Chúa thanh tẩy
Bạn đừng sợ nếu mỗi người trong chúng ta nhận thấy những ngăn trở trong cõi lòng mình. Vì những điều ấy hiển hiện trước mắt Chúa. “Lạy Chúa, xin hãy nhìn con đang cố che đậy, đang cố làm điều ấy và tránh lời Ngài.” Nói như thế thì có đẹp không? Không. “Lạy Chúa, với sức mạnh lớn lao, xin hãy giúp con. Ân sủng của Ngài sẽ chiến thắng ngăn trở của tội con. Lạy Chúa, con là kẻ tội lỗi, xin cứu giúp con!” Đó là cách cầu nguyện để chuẩn bị tâm hồn đón chờ Chúa Giáng Sinh.
Đại hội XI Liên Hội đồng Giám mục Á Châu: Phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Seoul
Chân Phương
09:28 02/12/2016
Đại hội XI Liên Hội đồng Giám mục Á Châu: Phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Seoul (Nam Hàn)
Đảo quốc Sri Lanka đăng cai Đại hội lần thứ XI của Liên Hội đồng Giám mục Á Châu. Chủ đề năm nay là: “Gia đình Công Giáo Á Châu: Hội Thánh tại gia của người nghèo, thi hành sứ vụ thương xót”.
“Hãy rao giảng Phúc Âm với sự tôn trọng, cống hiến, kiên trì và khiêm nhượng" là lời mời gọi của Đức Hồng Y Andrew Yeom Soo-jung, Tổng Giám Mục của Tổng giáo phận Seoul (Nam Hàn) phát biểu với các vị giám mục Á Châu đang hiện diện tại Đại hội của Liên Hội đồng Giám mục Á Châu diễn ra ở thành phố Negombo.
Ngỏ lời với 140 đại biểu của Giáo Hội Công Giáo đến từ khắp châu lục này, Đức Hồng Y nói rằng "hãy rao giảng Phúc Âm đến cho người khác bằng sự cởi mở và hào phóng".
Đức Hồng Y Yeom Soo-jung đã nhắc lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong lễ bế mạc Năm Thánh: “tiếp tục rộng mở cánh cửa lòng thương xót thực tâm, đó là trái tim của Chúa Kitô".
Đức Hồng Y nói: "Chúng ta phải luôn rộng mở những cánh cửa nhà thờ, cánh cửa đón nhận các bí tích và cánh cửa của lòng trắc ẩn cho bất cứ ai và ở bất cứ lúc nào, đặc biệt là mở cho những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội như: trẻ sơ sinh, giới trẻ, người già đang bị cô lập và bỏ rơi, người nghèo khổ, người vô gia cư, người nghiện ngập và người bản địa".
Vị chủ chăn của Seoul giải thích rằng thực hiện công cuộc truyền giáo bằng sự cởi mở là điều cần thiết để Giáo Hội tại Á Châu đáp lại lệnh truyền của Chúa Giêsu: "Chính anh em hãy cho họ ăn", cũng được Đức Giáo Hoàng Phanxicô trích dẫn trong Tông Huấn Evangelii Gaudium (Niềm vui của Phúc Âm).
Ngoài ra, Đức Hồng Y đề nghị "chúng ta có thể thay đổi cụm từ ‘cho họ ăn’ thành ‘những điều họ thiếu thốn’, để trở thành câu khẩu hiệu của sứ vụ: “Chính anh em hãy cho họ những điều mà họ thiếu thốn”.
Đức Hồng Y nói tiếp: "Ngoài ra, tôi muốn nhấn mạnh về sự cởi mở với trẻ sơ sinh, giới trẻ và người già. Muốn phản ánh chủ đề Đại Hội của chúng ta là ‘Hội Thánh tại gia của người nghèo trong sứ vụ Lòng thương xót’ thì chúng ta cần phải mở ra một không gian mục vụ cho họ để mang cho họ những điều họ đang cần, giống như đã được đề cập trong Tông Huấn Evangelii Gaudium. Gia đình là tế bào cơ bản của xã hội và Giáo Hội, gia đình đang trải qua cuộc khủng hoảng văn hóa sâu sắc, chẳng hạn như mối liên kết bị lung lay, chủ nghĩa gia trưởng, bạo lực gia đình, ít tham dự Thánh Lễ và mê tín dị đoan. Cuộc khủng hoảng này xảy ra ngay cả trong những gia đình Công Giáo, hậu quả là những thai nhi bị tước đi sự sống bởi việc phá thai; giới trẻ mất đi niềm hy vọng vào tương lai bởi vì họ không nhận được sự giáo dục đức tin thích hợp; người cao tuổi bị cô lập và bị bỏ rơi”.
Nằm trong số những khoảnh khắc quan trọng nhất tại Đại Hội kỳ này là phiên gặp gỡ giữa các lãnh đạo tôn giáo của Kitô giáo, Phật giáo, Hồi giáo và Ấn Độ giáo để thảo luận về những thách đố hiện tại đối với các gia đình và các mối quan hệ trong hôn nhân. (AsiaNews)
Chân Phương
“Hãy rao giảng Phúc Âm với sự tôn trọng, cống hiến, kiên trì và khiêm nhượng" là lời mời gọi của Đức Hồng Y Andrew Yeom Soo-jung, Tổng Giám Mục của Tổng giáo phận Seoul (Nam Hàn) phát biểu với các vị giám mục Á Châu đang hiện diện tại Đại hội của Liên Hội đồng Giám mục Á Châu diễn ra ở thành phố Negombo.
Ngỏ lời với 140 đại biểu của Giáo Hội Công Giáo đến từ khắp châu lục này, Đức Hồng Y nói rằng "hãy rao giảng Phúc Âm đến cho người khác bằng sự cởi mở và hào phóng".
Đức Hồng Y Yeom Soo-jung đã nhắc lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong lễ bế mạc Năm Thánh: “tiếp tục rộng mở cánh cửa lòng thương xót thực tâm, đó là trái tim của Chúa Kitô".
Đức Hồng Y nói: "Chúng ta phải luôn rộng mở những cánh cửa nhà thờ, cánh cửa đón nhận các bí tích và cánh cửa của lòng trắc ẩn cho bất cứ ai và ở bất cứ lúc nào, đặc biệt là mở cho những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội như: trẻ sơ sinh, giới trẻ, người già đang bị cô lập và bỏ rơi, người nghèo khổ, người vô gia cư, người nghiện ngập và người bản địa".
Vị chủ chăn của Seoul giải thích rằng thực hiện công cuộc truyền giáo bằng sự cởi mở là điều cần thiết để Giáo Hội tại Á Châu đáp lại lệnh truyền của Chúa Giêsu: "Chính anh em hãy cho họ ăn", cũng được Đức Giáo Hoàng Phanxicô trích dẫn trong Tông Huấn Evangelii Gaudium (Niềm vui của Phúc Âm).
Ngoài ra, Đức Hồng Y đề nghị "chúng ta có thể thay đổi cụm từ ‘cho họ ăn’ thành ‘những điều họ thiếu thốn’, để trở thành câu khẩu hiệu của sứ vụ: “Chính anh em hãy cho họ những điều mà họ thiếu thốn”.
Đức Hồng Y nói tiếp: "Ngoài ra, tôi muốn nhấn mạnh về sự cởi mở với trẻ sơ sinh, giới trẻ và người già. Muốn phản ánh chủ đề Đại Hội của chúng ta là ‘Hội Thánh tại gia của người nghèo trong sứ vụ Lòng thương xót’ thì chúng ta cần phải mở ra một không gian mục vụ cho họ để mang cho họ những điều họ đang cần, giống như đã được đề cập trong Tông Huấn Evangelii Gaudium. Gia đình là tế bào cơ bản của xã hội và Giáo Hội, gia đình đang trải qua cuộc khủng hoảng văn hóa sâu sắc, chẳng hạn như mối liên kết bị lung lay, chủ nghĩa gia trưởng, bạo lực gia đình, ít tham dự Thánh Lễ và mê tín dị đoan. Cuộc khủng hoảng này xảy ra ngay cả trong những gia đình Công Giáo, hậu quả là những thai nhi bị tước đi sự sống bởi việc phá thai; giới trẻ mất đi niềm hy vọng vào tương lai bởi vì họ không nhận được sự giáo dục đức tin thích hợp; người cao tuổi bị cô lập và bị bỏ rơi”.
Nằm trong số những khoảnh khắc quan trọng nhất tại Đại Hội kỳ này là phiên gặp gỡ giữa các lãnh đạo tôn giáo của Kitô giáo, Phật giáo, Hồi giáo và Ấn Độ giáo để thảo luận về những thách đố hiện tại đối với các gia đình và các mối quan hệ trong hôn nhân. (AsiaNews)
Chân Phương
Một Giám Mục Trung Quốc bị vạ tuyệt thông đòi tham dự lễ tấn phong Giám Mục.
Nguyễn Long Thao
10:57 02/12/2016
Một Giám Mục Trung Quốc bị vạ tuyệt thông đòi tham dự lễ tấn phong Giám Mục.
Một Giám Mục Trung Quốc tên là Lei Shiyin bị Tòa Thánh ra vạ tuyệt thông đã nhất định đòi tham dự lễ tấn phong cho một tân Giám Mục được Tòa Thánh chấp thuận.
Lễ tấn phong tân Giám Mục đã diễn ra hôm thứ Tư ngày 30 tháng 11 năm 2016 tại vương cung thánh đường nằm về phía nam thành phố Chengdu. Có 200 người dự lễ phong chức và cơ quan an ninh Trung Quốc đã kiểm soát rất chặt chẽ buổi lễ này vì họ biết giáo dân trung thành với Tòa Thánh sẽ phản đối sự hiện diện của Giám Mục Lei Shiyin.
Tòa Thánh Vatican đã không đưa ra bình luận nào về buổi lễ này.
Theo giới quan sát, hành động này của vị Giám Mục bị vạ tuyệt thông sẽ làm phức tạp thêm nỗ lực hàn gắn ngoại giao giữa Vatican và chính quyền cộng sản Bắc Kinh.
Được biết Giám Mục Lei Shiyin đang cai quản giáo phận Leshan thuộc tỉnh Sichuan được phong chức vào tháng 6 năm 2011 do chính quyền Trung Quốc săp đặt, nhưng không được Tòa Thánh chấp thuận.
Vạ tuyệt thông là hình phát rất nặng, vị giáo sĩ nào bị vạ tuyệt thông không được tham dự hay cử hành bất cứ bí tích hay nghi thức phụng vụ nào.
Một Giám Mục Trung Quốc tên là Lei Shiyin bị Tòa Thánh ra vạ tuyệt thông đã nhất định đòi tham dự lễ tấn phong cho một tân Giám Mục được Tòa Thánh chấp thuận.
Lễ tấn phong tân Giám Mục đã diễn ra hôm thứ Tư ngày 30 tháng 11 năm 2016 tại vương cung thánh đường nằm về phía nam thành phố Chengdu. Có 200 người dự lễ phong chức và cơ quan an ninh Trung Quốc đã kiểm soát rất chặt chẽ buổi lễ này vì họ biết giáo dân trung thành với Tòa Thánh sẽ phản đối sự hiện diện của Giám Mục Lei Shiyin.
Tòa Thánh Vatican đã không đưa ra bình luận nào về buổi lễ này.
Theo giới quan sát, hành động này của vị Giám Mục bị vạ tuyệt thông sẽ làm phức tạp thêm nỗ lực hàn gắn ngoại giao giữa Vatican và chính quyền cộng sản Bắc Kinh.
Được biết Giám Mục Lei Shiyin đang cai quản giáo phận Leshan thuộc tỉnh Sichuan được phong chức vào tháng 6 năm 2011 do chính quyền Trung Quốc săp đặt, nhưng không được Tòa Thánh chấp thuận.
Vạ tuyệt thông là hình phát rất nặng, vị giáo sĩ nào bị vạ tuyệt thông không được tham dự hay cử hành bất cứ bí tích hay nghi thức phụng vụ nào.
Tin Phi Châu: Nguy cơ tàn sát chủng tộc ở S Sudan - nữ tu bị sát hại ở DR Congo
Tin VietCatholic
11:20 02/12/2016
AFRICA/SOUTH SUDAN - Nguy cơ tàn sát chủng tộc, dân chúng sống trong sợ hãi
Juba (02-12-2016) - Sau những làn sóng tàn sát do nhóm vũ trang quân sự-dân sự hỗn hợp ủng hộ cựu Phó Tổng thống Riek Machar, ĐGM Erkolano Lodu Tombe, giáo phận Yei, vùng Equatoria ở Nam Sudan, đã báo động như sau: "Hơn một trăm ngàn người đang sống trong sợ hãi và bất an và bị kẹt trong thành phố."
"Tuy không có tiếng súng ở Yei ngày hôm nay, nhưng người dân vẫn sống trong một sự sợ hãi liên tục, trước cái lo của một làn sóng bạo lực và thảm sát mới", Đức Cha nói.
Ngài thêm rằng người dân ở các làng mạc xung quanh không thể đi đến Yei, ngoại trừ bằng đường hàng không. Nông dân không thể cầy bừa và họ sẽ cần đến viện trợ nhân đạo để sống còn cho đến năm 2017.
Cuộc nội chiến giữa hai phe của Tổng thống Salva Kiir và cựu Phó Tổng thống Riek Machar đã trở thành một cuộc chiến chủng tộc, giữa người Dinka và người Nuer. Các nhóm khác và các bộ tộc khác cũng đã liên minh với một trong hai phe để mưu tìm lợi thế trong các cuộc xung đột địa phương.
Vị đại diện của Mỹ tại Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva tố cáo rằng chính phủ Nam Sudan đang có những chuẩn bị để tấn công quy mô lớn vào đám dân chúng sống trong khu vực Trung Equatoria.
AFRICA/DR CONGO - Một nữ tu hy sinh sự sống vì các trẻ gái ở Phi Châu.
Kinshasa (02-12-2016) - Một nữ tu dòng Franciscan Sisters of Christ The King, Sơ Clara Agano Kahambu vừa bị giết hại vào chiều ngày 29 tháng Mười Một, tại giáo xứ Mater Dei ở Bukavu, thủ phủ của Nam Kivu cuả nước Cộng hòa Dân chủ Đông Congo.
Theo nguồn tin của Tổng Giáo Phận, Sơ Clara đang làm việc tại văn phòng cuả trường học với một học sinh, thì một người đàn ông nói với người giám hộ rằng ông ta muốn ghi danh cho con gái của mình. Khi người đàn ông ấy bước vào, hắn lập tức xông tới Sơ Clara và cặt cổ vị nữ tu. Người đàn ông bị bắt ngay, nhưng vị nữ tu đã chết trước khi đến bệnh viện.
Ủy ban "Công lý và Hòa bình" cuả Giáo Phận đã đưa ra thông cáo như sau: "Một người thực sự tranh đấu cho những quyền cuả phụ nữ đã qua đời ở tuổi 40.. . Tên cuả Sơ đã được ghi thêm vào một danh sách dài cuả những người bảo vệ nhân quyền, đã thiệt mạng, trong tỉnh của chúng tôi"
Bản tuyên bố đồng thời lên án sự suy thoái an ninh tại Bukavu vào đêm trước của cuộc bầu cử quốc gia; bạo lực đã gia tăng và các cuộc tấn công chống lại người dân đã xảy ra hiễn nhiên ngay giữa một thành phố đầy binh lính và cảnh sát; các thành phần bất hảo có vũ trang nhan nhản diễu hành ở ngoài phố, trong số họ có kẻ rõ ràng bị bệnh tâm thần, chúng tự do tấn công những người qua đường dưới "những tiếng cười của nhân viên thực thi pháp luật."
Ủy ban "Công lý và Hòa bình" nhắc lại rằng "ngay cả Đức Tổng Giám Mục cũng đã bị tấn công trong nhà khi đang ngủ ".
Sơ Clara Agano sinh ngày 03 Tháng Bảy năm 1976 tại giáo xứ Luofu, Giáo Phận Butembo-Beni, con gái của Jean-Pierre và Anastasia Kahindo, là đứa con thứ năm trong một gia đình mười người con.
Ngày 16 tháng 11 2000, Sơ trở thành một phần tử của trường học cai quản bởi Dòng Franciscan Sisters of Christ The King, có trụ sở ở Spalato; là thỉnh sinh từ ngày 05 Tháng tám 2001, Sơ vào tập viện ngày 25 tháng tám năm 2002 và khấn vĩnh viễn ngày 02 Tháng tám 2010.
Sơ dạy môn tâm lý học, sư phạm và giáo lý. Làm Hiệu trưởng trường "Marie Madeleine" tại Bukavu và trông coi trung tâm mục vụ "Mater Dei", là nơi các em gái nghèo được học đọc và viết.
Juba (02-12-2016) - Sau những làn sóng tàn sát do nhóm vũ trang quân sự-dân sự hỗn hợp ủng hộ cựu Phó Tổng thống Riek Machar, ĐGM Erkolano Lodu Tombe, giáo phận Yei, vùng Equatoria ở Nam Sudan, đã báo động như sau: "Hơn một trăm ngàn người đang sống trong sợ hãi và bất an và bị kẹt trong thành phố."
"Tuy không có tiếng súng ở Yei ngày hôm nay, nhưng người dân vẫn sống trong một sự sợ hãi liên tục, trước cái lo của một làn sóng bạo lực và thảm sát mới", Đức Cha nói.
Ngài thêm rằng người dân ở các làng mạc xung quanh không thể đi đến Yei, ngoại trừ bằng đường hàng không. Nông dân không thể cầy bừa và họ sẽ cần đến viện trợ nhân đạo để sống còn cho đến năm 2017.
Cuộc nội chiến giữa hai phe của Tổng thống Salva Kiir và cựu Phó Tổng thống Riek Machar đã trở thành một cuộc chiến chủng tộc, giữa người Dinka và người Nuer. Các nhóm khác và các bộ tộc khác cũng đã liên minh với một trong hai phe để mưu tìm lợi thế trong các cuộc xung đột địa phương.
Vị đại diện của Mỹ tại Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva tố cáo rằng chính phủ Nam Sudan đang có những chuẩn bị để tấn công quy mô lớn vào đám dân chúng sống trong khu vực Trung Equatoria.
AFRICA/DR CONGO - Một nữ tu hy sinh sự sống vì các trẻ gái ở Phi Châu.
Kinshasa (02-12-2016) - Một nữ tu dòng Franciscan Sisters of Christ The King, Sơ Clara Agano Kahambu vừa bị giết hại vào chiều ngày 29 tháng Mười Một, tại giáo xứ Mater Dei ở Bukavu, thủ phủ của Nam Kivu cuả nước Cộng hòa Dân chủ Đông Congo.
Theo nguồn tin của Tổng Giáo Phận, Sơ Clara đang làm việc tại văn phòng cuả trường học với một học sinh, thì một người đàn ông nói với người giám hộ rằng ông ta muốn ghi danh cho con gái của mình. Khi người đàn ông ấy bước vào, hắn lập tức xông tới Sơ Clara và cặt cổ vị nữ tu. Người đàn ông bị bắt ngay, nhưng vị nữ tu đã chết trước khi đến bệnh viện.
Ủy ban "Công lý và Hòa bình" cuả Giáo Phận đã đưa ra thông cáo như sau: "Một người thực sự tranh đấu cho những quyền cuả phụ nữ đã qua đời ở tuổi 40.. . Tên cuả Sơ đã được ghi thêm vào một danh sách dài cuả những người bảo vệ nhân quyền, đã thiệt mạng, trong tỉnh của chúng tôi"
Bản tuyên bố đồng thời lên án sự suy thoái an ninh tại Bukavu vào đêm trước của cuộc bầu cử quốc gia; bạo lực đã gia tăng và các cuộc tấn công chống lại người dân đã xảy ra hiễn nhiên ngay giữa một thành phố đầy binh lính và cảnh sát; các thành phần bất hảo có vũ trang nhan nhản diễu hành ở ngoài phố, trong số họ có kẻ rõ ràng bị bệnh tâm thần, chúng tự do tấn công những người qua đường dưới "những tiếng cười của nhân viên thực thi pháp luật."
Ủy ban "Công lý và Hòa bình" nhắc lại rằng "ngay cả Đức Tổng Giám Mục cũng đã bị tấn công trong nhà khi đang ngủ ".
Sơ Clara Agano sinh ngày 03 Tháng Bảy năm 1976 tại giáo xứ Luofu, Giáo Phận Butembo-Beni, con gái của Jean-Pierre và Anastasia Kahindo, là đứa con thứ năm trong một gia đình mười người con.
Ngày 16 tháng 11 2000, Sơ trở thành một phần tử của trường học cai quản bởi Dòng Franciscan Sisters of Christ The King, có trụ sở ở Spalato; là thỉnh sinh từ ngày 05 Tháng tám 2001, Sơ vào tập viện ngày 25 tháng tám năm 2002 và khấn vĩnh viễn ngày 02 Tháng tám 2010.
Sơ dạy môn tâm lý học, sư phạm và giáo lý. Làm Hiệu trưởng trường "Marie Madeleine" tại Bukavu và trông coi trung tâm mục vụ "Mater Dei", là nơi các em gái nghèo được học đọc và viết.
Tin Á Châu: Dân Aleppo đàm phán với quân chính phủ - Kitô Giáo cảnh báo Thủ tướng Ấn Độ bỏ rơi người nghèo.
Tin VietCatholic
16:05 02/12/2016
Dân Aleppo cử người đàm phán với quân chính phủ
Aleppo (2-12-2016) - Đức Cha Georges Abou Khazen OFM, Đại Diện Tông Toà cho người Công Giáo nghi lễ Latinh ở Aleppo vừa thông tin cho biết về những phát triển mới nhất của tình hình chiến sự đang diễn ra tại thành phố, nơi mà quân đội cuả chính phủ đang dần dần lấy lại những khu xóm đã nhiều năm nằm dưới sự kiểm soát của quân phiến loạn, kể cả lực lượng dân quân thánh chiến Jabhat al Nusra Front:
"Tuy nhiều khu phố Aleppo vẫn còn nằm trong tay phiến quân hoặc trong tay các nhóm thánh chiến, năm đại diện đã được cử ra để thương lượng với quân đội Syria. Chúng tôi hy vọng và cầu nguyện rằng cách thức này sẽ dẫn đến một giải pháp và sẽ tiết kiệm xương máu và đau khổ, tránh một sự hủy diệt toàn bộ cho tất cả mọi người".
Về tình hình ở Aleppo, vị Giám mục Dòng Phanxicô này cho biết rằng các báo cáo của các phương tiện truyền thông quốc tế không phản ảnh trung thực được tình hình thực tế vì họ không có mặt ở hiện trường.
"Ít nhất 20.000 người đã trốn khỏi khu vực kiểm soát của phiến quân và được quân đội Syria và các tổ chức viện trợ chào đón. 70.000 người khác vẫn còn ở lại các khu vực mà các lực lượng vũ trang của chính phủ mới 'tái chinh phục' gần đây, chính phủ đã phân phối thực phẩm và tạo thuận lợi cho việc cứu trợ về mặt sức khỏe.
Tại các khu vực vẫn còn nằm trong tay phiến quân, quân al Nusra Front không muốn người dân bỏ đi. Trong một số trường hợp, họ đã sử dụng vũ khí để ngăn chặn. Chúng ta biết rằng trong một số trường hợp đã có các cuộc biểu tình đòi hỏi các lực lượng dân quân đối lập phải rút lui.
Bây giờ chúng tôi hy vọng rằng cuộc đàm phán mới sẽ có thể đem lại một thỏa thuận, và có thể, một sự hòa giải. Vì trong cuộc đàm phán này, những người đại diện rõ ràng đã được chọn vì có sự đồng ý của tất cả các nhóm vũ trang ".
Kitô giáo kêu gọi thủ tướng Modi cuả Ấn Độ: "đừng bỏ qua đa số dân nghèo"
New Delhi (2-12-2016) - "Xin chính phủ Ấn Độ hãy có hành động để đảm bảo tăng trưởng kinh tế toàn diện, mà không bỏ rơi đa số quần chúng của xã hội." là lời kêu gọi cuả tiến sĩ Sajan K. George, chủ tịch Hội đồng toàn cầu Kitô hữu Ấn Độ (GCIC), viết trong lá thư ngỏ gửi cho thủ tướng Narendra Modi cuả Ận Độ.
Bức thư nhắc lại rằng quốc gia đã bị "chia đôi", vì các vấn đề nghiêm trọng của nạn tham nhũng, bất bình đẳng kinh tế và xã hội, và bởi mối quan hệ có nhiều vấn đề với các tôn giáo thiểu số.
Bức thư cũng đề cập đến những tác động của một quyết định cuả chính phủ gần đây là "demonetization" (xoá bỏ các loại tiền mặt) với mục tiêu là "chuyển đổi Ấn Độ đi vào một nền kinh tế không dùng tiền mặt". Tuy nhiên, theo ước tính của chính phủ thì "40 phần trăm người Ấn Độ không hề bao giờ sử dụng dịch vụ ngân hàng", vậy thì, bức thư ghi chú thêm, những thành phần nghèo nhất cuả Ấn Độ này và những cơ quan trợ giúp họ, sẽ bị trừng phạt nặng nề.
"Những viện mồ côi và nhà tế bần cho người nghèo và các hội từ thiện sẽ không có thể hoạt động được, vì Ấn Độ không có một mạng lưới an sinh xã hội để bảo bọc những nhu cầu của người nghèo", bức thư cho biết hiện nay 'mạng lưới an toàn' này được uỷ thác đến những tấn lòng vàng của các nhà tài trợ tư nhân, (họ giúp đỡ tiền mặt qua các cuộc lạc quyên.)
Người ta cũng còn phải xem xét đến tình cảnh cuả "hơn hai triệu nữ doanh nhân và nông dân nhỏ, là những người đang phải đối mặt với một tương lai bấp bênh và sống bên lề cái đói" văn bản viết thêm. "Tiền lương, doanh nghiệp, nông nghiệp: Mọi thực tại ấy đang bị ảnh hưởng bởi quyết định cuả chính phủ. Những cơ sở nhỏ bé nói trên hiện nay chỉ kiếm được có 30 phần trăm so sánh với những gì họ kiếm được trước khi có chương trình demonetization" Ông S. George viết.
Bức thư giải thích rằng "tại các khu vực nông thôn thì nền kinh tế chủ yếu dựa vào tiền mặt, nhưng nó không phải là một nền kinh tế đen, vì nó không trốn thuế. Ở nông thôn, người dân tiết kiệm tiền mặt, thanh toán bằng tiền mặt, nền kinh tế nông nghiệp làm việc bằng tiền mặt".
Hàng triệu người dân và các doanh nghiệp nhỏ "đang cần sự giúp đỡ của chính phủ để tiếp tục doanh nghiệp nhỏ của mình" và để cho tác động tiêu cực của demonetization giảm nhẹ xuống.
Bức thư kết thúc với một lời kêu gọi và mong muốn "một năm mới thịnh vượng" cho tất cả các công dân Ấn Độ, cho một hạnh phúc thực sự hòa nhập và không loại trừ ai.
Aleppo (2-12-2016) - Đức Cha Georges Abou Khazen OFM, Đại Diện Tông Toà cho người Công Giáo nghi lễ Latinh ở Aleppo vừa thông tin cho biết về những phát triển mới nhất của tình hình chiến sự đang diễn ra tại thành phố, nơi mà quân đội cuả chính phủ đang dần dần lấy lại những khu xóm đã nhiều năm nằm dưới sự kiểm soát của quân phiến loạn, kể cả lực lượng dân quân thánh chiến Jabhat al Nusra Front:
"Tuy nhiều khu phố Aleppo vẫn còn nằm trong tay phiến quân hoặc trong tay các nhóm thánh chiến, năm đại diện đã được cử ra để thương lượng với quân đội Syria. Chúng tôi hy vọng và cầu nguyện rằng cách thức này sẽ dẫn đến một giải pháp và sẽ tiết kiệm xương máu và đau khổ, tránh một sự hủy diệt toàn bộ cho tất cả mọi người".
Về tình hình ở Aleppo, vị Giám mục Dòng Phanxicô này cho biết rằng các báo cáo của các phương tiện truyền thông quốc tế không phản ảnh trung thực được tình hình thực tế vì họ không có mặt ở hiện trường.
"Ít nhất 20.000 người đã trốn khỏi khu vực kiểm soát của phiến quân và được quân đội Syria và các tổ chức viện trợ chào đón. 70.000 người khác vẫn còn ở lại các khu vực mà các lực lượng vũ trang của chính phủ mới 'tái chinh phục' gần đây, chính phủ đã phân phối thực phẩm và tạo thuận lợi cho việc cứu trợ về mặt sức khỏe.
Tại các khu vực vẫn còn nằm trong tay phiến quân, quân al Nusra Front không muốn người dân bỏ đi. Trong một số trường hợp, họ đã sử dụng vũ khí để ngăn chặn. Chúng ta biết rằng trong một số trường hợp đã có các cuộc biểu tình đòi hỏi các lực lượng dân quân đối lập phải rút lui.
Bây giờ chúng tôi hy vọng rằng cuộc đàm phán mới sẽ có thể đem lại một thỏa thuận, và có thể, một sự hòa giải. Vì trong cuộc đàm phán này, những người đại diện rõ ràng đã được chọn vì có sự đồng ý của tất cả các nhóm vũ trang ".
Kitô giáo kêu gọi thủ tướng Modi cuả Ấn Độ: "đừng bỏ qua đa số dân nghèo"
New Delhi (2-12-2016) - "Xin chính phủ Ấn Độ hãy có hành động để đảm bảo tăng trưởng kinh tế toàn diện, mà không bỏ rơi đa số quần chúng của xã hội." là lời kêu gọi cuả tiến sĩ Sajan K. George, chủ tịch Hội đồng toàn cầu Kitô hữu Ấn Độ (GCIC), viết trong lá thư ngỏ gửi cho thủ tướng Narendra Modi cuả Ận Độ.
Bức thư nhắc lại rằng quốc gia đã bị "chia đôi", vì các vấn đề nghiêm trọng của nạn tham nhũng, bất bình đẳng kinh tế và xã hội, và bởi mối quan hệ có nhiều vấn đề với các tôn giáo thiểu số.
Bức thư cũng đề cập đến những tác động của một quyết định cuả chính phủ gần đây là "demonetization" (xoá bỏ các loại tiền mặt) với mục tiêu là "chuyển đổi Ấn Độ đi vào một nền kinh tế không dùng tiền mặt". Tuy nhiên, theo ước tính của chính phủ thì "40 phần trăm người Ấn Độ không hề bao giờ sử dụng dịch vụ ngân hàng", vậy thì, bức thư ghi chú thêm, những thành phần nghèo nhất cuả Ấn Độ này và những cơ quan trợ giúp họ, sẽ bị trừng phạt nặng nề.
"Những viện mồ côi và nhà tế bần cho người nghèo và các hội từ thiện sẽ không có thể hoạt động được, vì Ấn Độ không có một mạng lưới an sinh xã hội để bảo bọc những nhu cầu của người nghèo", bức thư cho biết hiện nay 'mạng lưới an toàn' này được uỷ thác đến những tấn lòng vàng của các nhà tài trợ tư nhân, (họ giúp đỡ tiền mặt qua các cuộc lạc quyên.)
Người ta cũng còn phải xem xét đến tình cảnh cuả "hơn hai triệu nữ doanh nhân và nông dân nhỏ, là những người đang phải đối mặt với một tương lai bấp bênh và sống bên lề cái đói" văn bản viết thêm. "Tiền lương, doanh nghiệp, nông nghiệp: Mọi thực tại ấy đang bị ảnh hưởng bởi quyết định cuả chính phủ. Những cơ sở nhỏ bé nói trên hiện nay chỉ kiếm được có 30 phần trăm so sánh với những gì họ kiếm được trước khi có chương trình demonetization" Ông S. George viết.
Bức thư giải thích rằng "tại các khu vực nông thôn thì nền kinh tế chủ yếu dựa vào tiền mặt, nhưng nó không phải là một nền kinh tế đen, vì nó không trốn thuế. Ở nông thôn, người dân tiết kiệm tiền mặt, thanh toán bằng tiền mặt, nền kinh tế nông nghiệp làm việc bằng tiền mặt".
Hàng triệu người dân và các doanh nghiệp nhỏ "đang cần sự giúp đỡ của chính phủ để tiếp tục doanh nghiệp nhỏ của mình" và để cho tác động tiêu cực của demonetization giảm nhẹ xuống.
Bức thư kết thúc với một lời kêu gọi và mong muốn "một năm mới thịnh vượng" cho tất cả các công dân Ấn Độ, cho một hạnh phúc thực sự hòa nhập và không loại trừ ai.
Đức Thánh Cha nhắn nhủ các tu sĩ Piarists: Hãy rao giảng Tin Mừng qua việc giảng dậy sư phạm
Thanh Quảng sdb
17:03 02/12/2016
Đức nhắn nhủ các tu sĩ Piarists: Hãy rao giảng Tin Mừng qua việc giảng dậy sư phạm
Radio Vatican ngày 2/12/2016 cho hay Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp đánh dấu Năm Thánh của Dòng Calasanctian - Năm Thánh đặc biệt đánh dấu kỷ niệm 400 năm ngày thành lập các trường tư nhằm cung cấp giáo dục miễn phí cho con cái của những người nghèo, do các tu sĩ dòng thường được gọi là Piarists được thánh Giuse Calasanctius (Giuse Calasanz), thành lập. Dòng được viết tắt là Sch.P.
Trong thông điệp ấy, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắn các tu sĩ Piarists hãy luôn thực hiện sứ vụ của mình qua trường học, vì qua đó ơn đoàn sủng của Tu hội được phát táng ra nhiều lãnh vực khác tới các nơi cần thiết. "
Đức Thánh Cha nói tiếp "Ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta cần một phương pháp sư phạm truyền giáo có khả năng thay đổi trái tim và thực tế trong sự hòa nhập vào Nước Thiên Chúa, mà con người là trọng tâm trong quá trình này. Nền giáo dục Kitô giáo, đặc biệt cho những người nghèo, nơi mà Tin Mừng ít có cơ hội loan truyền phải trở thành phương tiện thuận lợi để tiến đạt được mục tiêu này. "
Năm Thánh dành cho các tu sĩ Calasanctian đã bắt đầu từ ngày 27 Tháng 11 năm 2016 tại nhà thờ Thánh Pantaleo tại Rome, với một Thánh lễ do Đức Hồng Y Joao Braz de Aviz, Tổng Trưởng của Thánh bộ về Đời Sống Tận Hiến và Tông đồ Mục vụ chủ sự. Và Năm Thánh sẽ được kết thúc vào ngày 25 tháng 11 năm 2017, với việc cử hành Thánh Thể tại nhà thờ Thánh Pantaleo, do cha Tổng quyền của Tu Hội Piarists là Linh mục Pedro Aguado, Sch.P. chủ sự.
Trong thông điệp ấy, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắn các tu sĩ Piarists hãy luôn thực hiện sứ vụ của mình qua trường học, vì qua đó ơn đoàn sủng của Tu hội được phát táng ra nhiều lãnh vực khác tới các nơi cần thiết. "
Đức Thánh Cha nói tiếp "Ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta cần một phương pháp sư phạm truyền giáo có khả năng thay đổi trái tim và thực tế trong sự hòa nhập vào Nước Thiên Chúa, mà con người là trọng tâm trong quá trình này. Nền giáo dục Kitô giáo, đặc biệt cho những người nghèo, nơi mà Tin Mừng ít có cơ hội loan truyền phải trở thành phương tiện thuận lợi để tiến đạt được mục tiêu này. "
Năm Thánh dành cho các tu sĩ Calasanctian đã bắt đầu từ ngày 27 Tháng 11 năm 2016 tại nhà thờ Thánh Pantaleo tại Rome, với một Thánh lễ do Đức Hồng Y Joao Braz de Aviz, Tổng Trưởng của Thánh bộ về Đời Sống Tận Hiến và Tông đồ Mục vụ chủ sự. Và Năm Thánh sẽ được kết thúc vào ngày 25 tháng 11 năm 2017, với việc cử hành Thánh Thể tại nhà thờ Thánh Pantaleo, do cha Tổng quyền của Tu Hội Piarists là Linh mục Pedro Aguado, Sch.P. chủ sự.
Tin Mỹ Châu: Một linh mục Oklahoma City được tuyên dương Tử Đạo
Tin VietCatholic
17:35 02/12/2016
ĐGH công nhận sự tử đạo cuả một linh mục Oklahoma City
VATICAN (02-12-2016) - Đức Thánh Cha Phanxicô vừa công bố sự tử đạo của Cha Stanley Rother thuộc Tổng Giáo phận Oklahoma City. Việc này làm cho Cha Rother trở thành người đầu tiên sinh ra ở Hoa Kỳ được hồng ân Tử Đạo.
Việc công nhận tử đạo sẽ mở đường cho việc phong chân phước sau này.
Cha Rother, sinh ngày 27 Tháng 3 năm 1935, trong một trang trại ở vùng Okarche, Oklahoma, đã bị sát hại dã man ngày 28 Tháng 7 năm 1981, tại một ngôi làng ở Guatemala, nơi mà ngài đã nỗ lực phục vụ những người nghèo.
Theo một chương trình hổ trợ châu Mỹ Latin, vào năm 1968, tổng Giáo phận Oklahoma City đã gửi ngài đi tới Santiago Atitlan, là một ngôi làng hẻo lánh cách Guatemala City 50 dặm về phía tây. Ở đó, ngài đã giúp cho người dân xây dựng một bệnh viện, một trường học nhỏ và một đài phát thanh Công Giáo đầu tiên. Ngài được người địa phương yêu quí cách đặc biệt, họ gọi ngài là "Padre Francisco."
Trong cuộc nội chiến 1960-1996 cuả Guatemala, nhiều linh mục và tu sĩ trợ giúp cho những người nghèo ở vùng nông thôn đã từng là những mục tiêu của lực lượng chính phủ khi họ truy lùng phiến quân cánh tả.
Nhiều linh mục và tu sĩ đã thiệt mạng và hàng ngàn thường dân đã bị bắt cóc và bị giết chết trong những năm đàn áp cuả chính quyền.
Xác của một số phó tế và giáo dân cuả Cha Rother đã bị vất bỏ ngay trước cửa nhà thờ cuả ngài và sau đó thì ngài cũng nhận được rất nhiều sự đe dọa và lời dọa giết vì ngài phản đối sự lạm dụng của quân đội Guatemala trong khu vực.
Mặc dù đã được trở về Oklahoma trong một thời gian ngắn, ngài đã xin trở lại Guatemala để được ở với những người mà ngài yêu mến trong suốt hơn mười hai năm sống ở đó.
Ngài bị bắn chết lúc 46 tuổi ngay trong nhà xứ của làng Santiago Atitlan. Tuy quan chức chính phủ đổ lỗi cho tình trạng bất ổn ở trong nước, nhưng vào ngày hôm đó, ngày mà ngài bị giết, quân đội cũng đã giết chết 13 người dân và gây thương tích cho 24 người khác tại Santiago Atitlan.
Xác cuả Cha Rother đã được đem về Oklahoma, nhưng gia đình đã cho phép trái tim và một số máu được để lại nơi giáo đường của những người mà ngài đã yêu thương và phục vụ. Một tấm bia đánh dấu nơi ngài đã ngã gục.
Cha Rother được coi là vị tử đạo của giáo hội Guatemala và tên của ngài đã được đưa vào danh sách 78 vị tử đạo vì đức tin trong cuộc nội chiến 36 năm dài của Guatemala. Danh sách đó đã được các giám mục của Guatemala đệ trình đến Thánh Giáo Hoàng John Paul II trong chuyến thăm mục vụ đến Guatemala vào năm 1996.
Bởi vì Cha Rother đã bị giết chết ở Guatemala, cho nên án phong thánh phải được thực hiện ở đó. Nhưng Giáo Hội địa phương cuả Guatemala thiếu nguồn lực cho một nỗ lực như vậy. Do đó, Hội đồng giám mục Guatemala đã đồng ý chuyển giao thẩm quyền cho Tổng giáo phận Oklahoma City.
VATICAN (02-12-2016) - Đức Thánh Cha Phanxicô vừa công bố sự tử đạo của Cha Stanley Rother thuộc Tổng Giáo phận Oklahoma City. Việc này làm cho Cha Rother trở thành người đầu tiên sinh ra ở Hoa Kỳ được hồng ân Tử Đạo.
Việc công nhận tử đạo sẽ mở đường cho việc phong chân phước sau này.
Cha Rother, sinh ngày 27 Tháng 3 năm 1935, trong một trang trại ở vùng Okarche, Oklahoma, đã bị sát hại dã man ngày 28 Tháng 7 năm 1981, tại một ngôi làng ở Guatemala, nơi mà ngài đã nỗ lực phục vụ những người nghèo.
Theo một chương trình hổ trợ châu Mỹ Latin, vào năm 1968, tổng Giáo phận Oklahoma City đã gửi ngài đi tới Santiago Atitlan, là một ngôi làng hẻo lánh cách Guatemala City 50 dặm về phía tây. Ở đó, ngài đã giúp cho người dân xây dựng một bệnh viện, một trường học nhỏ và một đài phát thanh Công Giáo đầu tiên. Ngài được người địa phương yêu quí cách đặc biệt, họ gọi ngài là "Padre Francisco."
Trong cuộc nội chiến 1960-1996 cuả Guatemala, nhiều linh mục và tu sĩ trợ giúp cho những người nghèo ở vùng nông thôn đã từng là những mục tiêu của lực lượng chính phủ khi họ truy lùng phiến quân cánh tả.
Nhiều linh mục và tu sĩ đã thiệt mạng và hàng ngàn thường dân đã bị bắt cóc và bị giết chết trong những năm đàn áp cuả chính quyền.
Xác của một số phó tế và giáo dân cuả Cha Rother đã bị vất bỏ ngay trước cửa nhà thờ cuả ngài và sau đó thì ngài cũng nhận được rất nhiều sự đe dọa và lời dọa giết vì ngài phản đối sự lạm dụng của quân đội Guatemala trong khu vực.
Mặc dù đã được trở về Oklahoma trong một thời gian ngắn, ngài đã xin trở lại Guatemala để được ở với những người mà ngài yêu mến trong suốt hơn mười hai năm sống ở đó.
Ngài bị bắn chết lúc 46 tuổi ngay trong nhà xứ của làng Santiago Atitlan. Tuy quan chức chính phủ đổ lỗi cho tình trạng bất ổn ở trong nước, nhưng vào ngày hôm đó, ngày mà ngài bị giết, quân đội cũng đã giết chết 13 người dân và gây thương tích cho 24 người khác tại Santiago Atitlan.
Xác cuả Cha Rother đã được đem về Oklahoma, nhưng gia đình đã cho phép trái tim và một số máu được để lại nơi giáo đường của những người mà ngài đã yêu thương và phục vụ. Một tấm bia đánh dấu nơi ngài đã ngã gục.
Cha Rother được coi là vị tử đạo của giáo hội Guatemala và tên của ngài đã được đưa vào danh sách 78 vị tử đạo vì đức tin trong cuộc nội chiến 36 năm dài của Guatemala. Danh sách đó đã được các giám mục của Guatemala đệ trình đến Thánh Giáo Hoàng John Paul II trong chuyến thăm mục vụ đến Guatemala vào năm 1996.
Bởi vì Cha Rother đã bị giết chết ở Guatemala, cho nên án phong thánh phải được thực hiện ở đó. Nhưng Giáo Hội địa phương cuả Guatemala thiếu nguồn lực cho một nỗ lực như vậy. Do đó, Hội đồng giám mục Guatemala đã đồng ý chuyển giao thẩm quyền cho Tổng giáo phận Oklahoma City.
Đức Thánh Cha Phanxicô châu phê các nguyên nhân phong thánh cho một số các Tôi tớ Chúa
Thanh Quảng sdb
18:15 02/12/2016
Đức Thánh Cha Phanxicô châu phê các nguyên nhân phong thánh cho một số các Tôi tớ Chúa
(Vatican Radio) Ngày 1/12/2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Đức Hồng Y Angelo Amato, S.D.B., Tổng Trưởng của Bộ Tuyên Thánh trong buổi triều yết chung. Trong buổi triều yết này, Đức Thánh Cha tiếp nhận đơn xin Ngài châu phê một số nguyên nhân cho việc phong thánh một số vị:
- Cuộc tử đạo của Cha Stanley Rother, một linh mục người Mỹ đã hy sinh sự sống ở Guatemala "hận thù vì đức tin,"
- Các nhân đức anh hùng của Mẹ Catherine Aurelia thuộc Dòng Máu cực trọng Châu Báu Chúa, Mẹ là Đấng sáng lập Dòng nữ tôn thờ Mình Máu Châu Báu Chúa, một Hội dòng chiêm niệm đầu tiên được thành lập tại Canada.
Dưới đây là danh sách đầy đủ các nghị quyết cần được Đức Thánh Cha Phanxicô châu phê các phép lạ, do sự chuyển cầu của các Tôi Tớ Đáng Kính:
- Tôi tớ Chúa là linh mục Giovanni Schiavo thuộc Tu Hội của Thánh Giuse; sinh ngày 08 tháng bảy năm 1903 và qua đời ngày 27 tháng một năm 1967;
Các cuộc tử đạo:
- Các Tôi Tớ Chúa Vicente Queralt Lloret, linh mục thuộc Tu hội Truyền giáo, và 20 bạn tử đạo, trong đó có sáu linh mục cùng Dòng và năm linh mục triều thuộc giáo phận, hai sơ thuộc Dòng Nữ Tử Bác ái, và bảy tu sĩ của Dòng Đức Maria Đức Mẹ Ban Ơn, bị thảm sát trong cuộc hận thù chống đức tin của cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha vào những năm 1936 và 1937;
- Các Tôi Tớ Chúa Tổng Giám mục Teofilius Matulionis, Giám mục Kaišiadorys (Lithuania), sinh ngày 22 Tháng 6 năm 1873 và qua đời vì sự thù hận về Đức Tin vào ngày 20 tháng tám năm 1962;
- Các Tôi Tớ Chúa Phanxicô Stanley Rother, Linh mục giáo phận; sinh vào ngày 27 tháng ba năm 1935 và qua đời vì sự thù hận về Đức Tin 28 tháng 7 năm 1981;
Các nhân đức anh hùng:
- Các Tôi Tớ Chúa Guglielmo Massaia, Dòng Anh Em Hèn Mọn Capuchin, là Hồng Y của Giáo triều La Mã, sinh ngày 08 Tháng Sáu 1809, qua đời ngày 06 tháng 8 năm 1889;
- Tôi Tớ Chúa Nunzio Russo, Linh mục giáo phận, Đấng sáng lập Dòng Nữ Tử Thánh Giá; sinh ngày 30 tháng 10 năm 1841, qua đời ngày 22 tháng 11 năm 1906;
- Tôi Tớ Chúa José Bàu Burguet, Linh mục giáo phận, Chính xứ xứ Masarrochos (Tây Ban Nha); sinh 20 tháng 4 năm 1867, qua đời ngày 22 tháng 11 1932;
- Tôi Tớ Chúa Mario Ciceri, Linh mục giáo phận; sinh ngày 08 tháng chín năm 1900, qua đời ngày 04 Tháng Tư năm 1945;
- Tôi Tớ Chúa Mary Joseph Aubert (tên thật là Suzanne Aubert), sáng lập Dòng Con cái Mẹ Từ Bi; sinh 19 tháng 6 năm 1835, qua đời ngày 01 tháng mười 1926;
- Tôi Tớ Chúa, Luce Rodríguez-Casanova y García San Miguel, sáng lập Tu Hội các Nữ tỳ của Thánh Tâm Chúa; sinh ngày 28 Tháng Tám năm 1873, qua đời ngày 08 Tháng 1 1949;
- Tôi Tớ Chúa Catherine Aurelia của Dòng Máu Châu Báu Chúa (Aurelia Caouette), sáng lập Dòng tôn thờ Máu Châu Báu Thánh Thể Chúa liên đới với Dòng Thánh Hyacinthe; sinh ngày 11 tháng bảy năm 1833, qua đời ngày 06 Tháng Bảy năm 1905;
- Tôi Tớ Chúa, Leonia Maria Nastał, thuộc Dòng các nữ tỳ nhỏ bé của Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội; sinh ngày 08 Tháng Mười Một năm 1903, qua đời ngày 10 Tháng 1 năm 1940.
- Cuộc tử đạo của Cha Stanley Rother, một linh mục người Mỹ đã hy sinh sự sống ở Guatemala "hận thù vì đức tin,"
- Các nhân đức anh hùng của Mẹ Catherine Aurelia thuộc Dòng Máu cực trọng Châu Báu Chúa, Mẹ là Đấng sáng lập Dòng nữ tôn thờ Mình Máu Châu Báu Chúa, một Hội dòng chiêm niệm đầu tiên được thành lập tại Canada.
Dưới đây là danh sách đầy đủ các nghị quyết cần được Đức Thánh Cha Phanxicô châu phê các phép lạ, do sự chuyển cầu của các Tôi Tớ Đáng Kính:
- Tôi tớ Chúa là linh mục Giovanni Schiavo thuộc Tu Hội của Thánh Giuse; sinh ngày 08 tháng bảy năm 1903 và qua đời ngày 27 tháng một năm 1967;
Các cuộc tử đạo:
- Các Tôi Tớ Chúa Vicente Queralt Lloret, linh mục thuộc Tu hội Truyền giáo, và 20 bạn tử đạo, trong đó có sáu linh mục cùng Dòng và năm linh mục triều thuộc giáo phận, hai sơ thuộc Dòng Nữ Tử Bác ái, và bảy tu sĩ của Dòng Đức Maria Đức Mẹ Ban Ơn, bị thảm sát trong cuộc hận thù chống đức tin của cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha vào những năm 1936 và 1937;
- Các Tôi Tớ Chúa Tổng Giám mục Teofilius Matulionis, Giám mục Kaišiadorys (Lithuania), sinh ngày 22 Tháng 6 năm 1873 và qua đời vì sự thù hận về Đức Tin vào ngày 20 tháng tám năm 1962;
- Các Tôi Tớ Chúa Phanxicô Stanley Rother, Linh mục giáo phận; sinh vào ngày 27 tháng ba năm 1935 và qua đời vì sự thù hận về Đức Tin 28 tháng 7 năm 1981;
Các nhân đức anh hùng:
- Các Tôi Tớ Chúa Guglielmo Massaia, Dòng Anh Em Hèn Mọn Capuchin, là Hồng Y của Giáo triều La Mã, sinh ngày 08 Tháng Sáu 1809, qua đời ngày 06 tháng 8 năm 1889;
- Tôi Tớ Chúa Nunzio Russo, Linh mục giáo phận, Đấng sáng lập Dòng Nữ Tử Thánh Giá; sinh ngày 30 tháng 10 năm 1841, qua đời ngày 22 tháng 11 năm 1906;
- Tôi Tớ Chúa José Bàu Burguet, Linh mục giáo phận, Chính xứ xứ Masarrochos (Tây Ban Nha); sinh 20 tháng 4 năm 1867, qua đời ngày 22 tháng 11 1932;
- Tôi Tớ Chúa Mario Ciceri, Linh mục giáo phận; sinh ngày 08 tháng chín năm 1900, qua đời ngày 04 Tháng Tư năm 1945;
- Tôi Tớ Chúa Mary Joseph Aubert (tên thật là Suzanne Aubert), sáng lập Dòng Con cái Mẹ Từ Bi; sinh 19 tháng 6 năm 1835, qua đời ngày 01 tháng mười 1926;
- Tôi Tớ Chúa, Luce Rodríguez-Casanova y García San Miguel, sáng lập Tu Hội các Nữ tỳ của Thánh Tâm Chúa; sinh ngày 28 Tháng Tám năm 1873, qua đời ngày 08 Tháng 1 1949;
- Tôi Tớ Chúa Catherine Aurelia của Dòng Máu Châu Báu Chúa (Aurelia Caouette), sáng lập Dòng tôn thờ Máu Châu Báu Thánh Thể Chúa liên đới với Dòng Thánh Hyacinthe; sinh ngày 11 tháng bảy năm 1833, qua đời ngày 06 Tháng Bảy năm 1905;
- Tôi Tớ Chúa, Leonia Maria Nastał, thuộc Dòng các nữ tỳ nhỏ bé của Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội; sinh ngày 08 Tháng Mười Một năm 1903, qua đời ngày 10 Tháng 1 năm 1940.
Top Stories
Vescovo vietnamita: Con Hanoi nessun progresso nella libertà religiosa
Asia-News
08:39 02/12/2016
Kontum (AsiaNews) - Al momento “non vi è speranza alcuna di progresso” in tema di libertà religiosa in Vietnam. È quanto afferma in un’intervista ad AsiaNews mons. Michael Hoang Duc Oanh, vescovo emerito di Kontum (nella parte centrale dell’altopiano del Vietnam), oggi negli Stati Uniti per un periodo di studio e lavoro. Il prelato ha ricordato il recente incontro in Vaticano fra papa Francesco e il presidente vietnamita Tran Dai Quang, che ha rilanciato “le speranza in tema di libertà di culto”. Tuttavia, aggiunge, “nessuno di questi incontri ha fornito i risultati che le persone si sarebbero aspettati”; e “non è escluso il rischio” che la situazione “peggiori”.
Mons. Michael Hoang Duc Oanh (a destra nella foto) è nato il 23 ottobre 1938 nella capitale Hanoi. Dopo essere entrato nel Seminario minore della ex Saigon, oggi Ho chi Minh City, metropoli del sud, nel 1952, ha approfondito gli studi di teologia e filosofia al Pontificio istituto di Da Lat fra il 1960 e il 1969. Ordinato sacerdote a Kontum il 22 dicembre 1968, egli ha lavorato nelle scuole, nelle parrocchie e nel Seminario minore diocesano. Dal 1996 è diventato vicario e, il 16 luglio 2003, arriva la nomina a vescovo di Giovanni Paolo II. L’ordinazione si tiene nella locale cattedrale dell’Immacolata concezione il 28 agosto.
Negli anni in cui ha guidato la diocesi egli ha sempre difeso con forza e orgoglio la libertà di culto dalle ingerenze e dalle violenze delle autorità comuniste vietnamite, locali e centrali. Nell’ottobre dello scorso anno ha pubblicato una lettera aperta in cui denunciava gli abusi, fra cui la demolizione di una chiesa. Inoltre ha alzato a più riprese la propria voce contro la proposta di riforma della controversa “legge sulle religioni”.
Ecco, di seguito, l’intervista di mons. Michael Hoang Duc Oanh ad AsiaNews:
Eccellenza, cosa pensa della recente visita del presidente del Vietnam al papa? Si tratta di incontri già avvenuti in passato, ma che contributo offrono in termini di libertà religiosa e libertà per la Chiesa?
Le nostre speranze in tema di libertà di culto emergono con forza ogni volta che vi è la prospettiva di un incontro ad alto livello fra leader vietnamiti e Vaticano. Siamo impazienti di vedere progressi sul campo. Ma, partendo dalla nostra esperienza, a dispetto delle numerose visite della leadership vietnamita di tutti i livelli al papa, tanto in passato quanto nel presente, non si sono registrati grandi cambiamenti. Nessuno di questi incontri ha fornito i risultati che le persone si sarebbero aspettati di ottenere. E non è escluso il rischio che la situazione peggiori ancor più di quanto non lo fosse prima di questi incontri.
E la nuova legge sulle attività religiose, che è stata approvata pochi giorni prima dell’incontro fra il presidente e il papa?
Nella mia personale esperienza, sotto la guida della leadership comunista ho visto emanare numerosi decreti e norme in materia di religione. Tuttavia, secondo molti osservatori quest’ultima legge è forse la peggiore di tutte. È forse anche peggio della prima ordinanza del 1946. Forse non tutti sanno che, in Vietnam, non esistono concetti come la separazione dei tre poteri legislativo, esecutivo e giudiziario in materia di governo. E poi, tutti voi potete osservare che non conta quanto e come siano scritte bene le leggi; a livello locali e fra i quadri della dirigenza ciascuno applica la legge o elabora la legge un po’ come gli pare.
I fedeli, le cui vite in materia di culto sono colpite a vario titolo dall’ordinanza, finiscono per soffrire. Le norme sono foriere di vizi per quanti credono nel principio “il fine giustifica i mezzi”. Essi sono sempre più vulnerabili alla corruzione, per poter ottenere progressi e vantaggi per la propria religione. Penso che in una società in cui le persone sono rispettate e in cui ci si prende cura di loro, tutti dovrebbero essere uguali davanti alla legge e quindi non vi è alcun bisogno di norme e regole rivolte ai fedeli.
Come descriverebbe la situazione della Chiesa vietnamita? Noi riceviamo molte informazioni in merito ad attività caritative, a sostegno degli attivisti cattolici imprigionati, contro l’inquinamento (vedi il Formosa Group) e sulla sovranità nel mar Cinese meridionale… ma a che punto è l’evangelizzazione della società vietnamita?
Prima di tutto voglio ringraziare AsiaNews e gli altri media internazionali per la vostra attenzione e per gli articoli inerenti la situazione della Chiesa in Vietnam. Noi preghiamo perché le vostre cronache riflettano e restituiscano ai lettori un ritratto accurato della nostra Chiesa e della situazione del nostro Paese.
Le statistiche mostrano come l’evangelizzazione nella società vietnamita sia in progressiva diminuzione. Gli indici - emersi nelle ultime statistiche - rivelano che la Chiesa in Vietnam sta perdendo il titolo di “figlia maggiore fra le Chiese in Asia” e si sia assestata al quinto posto dietro alle Filippine, la Corea [del Sud], Timor Est e il Libano. Il dato di una Chiesa che non evangelizza a sufficienza, o in cui l’opera di evangelizzazione è negata emerge quando risulta evidente che essa non presta attenzione o non si schiera dalla parte dei poveri. In particolar modo quando le statistiche stesse mostrano che la Chiesa trascura il suo compito di attenzione e cura verso i poveri, gli oppressi e i semplici cittadini.
Il governo vietnamita sembra stretto nella morsa fra il vecchio stile comunista (e dei vecchi amici, come la Cina) e il tentativo di mostrare modernità e apertura, per attirare investimenti esteri e aprire canali con nuovi amici (vedi gli Stati Uniti). Che opinione si è fatto al riguardo?
Sfortunatamente, il Vietnam è una nazione piccola con un grande vicino. Ben conosciamo tutti l’espressione “il pesce grande mangia il pesce piccolo”. In aggiunta, per molti anni l’attivismo politico in Vietnam è ruotato attorno alla dottrina marxista-leninista, generando una guerra civile fra Nord e Sud durata anni. Ecco perché il Vietnam è rimasto indietro e ha toccato il suo punto peggiore. Oggi molti mi dicono che il marxismo-leninismo è solo una maschera di facciata dietro la quale si nasconde la leadership vietnamita. In realtà, sono stanchi di questa ideologia. Oggi le persone pensano che “i proletari, l’assenza di classi” siano in realtà concetti che non hanno più grande rilevanza. E i quadri oggigiorno sono diventati dei “capitalisti rossi”, ricchi sfondati e ancora più feudali e dittatoriali di qualsiasi uomo ricco e feudale del passato.
La decisione sulle piste politiche da seguire è una dura scelta da affrontare per la leadership vietnamita, tanto da essere soprannominata “l’oscillazione fra politica dei poteri”. Dobbiamo pregare che la leadership vietnamita sia saggia e lucida nella conduzione del Paese verso la giusta direzione, nel rispetto, nella cura e nello stare accanto alle persone, visto che nulla può essere fatto senza le persone stesse. I traguardi possono essere raggiunti solo attraverso il sostegno della gente. E non importa quanto sia possa essere grande il potere dell’avversario, perché noi dobbiamo affrontarlo con il sostegno popolare, certi che sapremo salvaguardare il nostro territorio e la nostra indipendenza, e costruire un amato Vietnam ancora più forte, capace di portare la gioia a tutti i vietnamiti. Se essi sapranno rispettare e stare accanto alle persone, allora anche il principio della libertà religiosa potrà essere riconosciuto. Ma allo stato attuale delle cose, non vi è speranza alcuna di un progresso nella libertà religiosa.
For Vietnamese bishop, no progress in religious freedom can be expected from Hanoi
Asia-News
08:40 02/12/2016
Kon Tum (AsiaNews) – At present, "there is no hope for better freedom of religion” in Vietnam, says Mgr Micae Hoàng Đức Oanh, bishop emeritus of Kon Tum (central highlands of Vietnam) in an interview with AsiaNews.
Currently in the United States for a period of study and work, the prelate talks about the recent meeting in the Vatican between Pope Francis and Vietnamese President Trần Đại Quang, which raised "hope for freedom of worship". However, none of these meetings “brought any result people expected”. No one can rule out that the situation might get worse.
Mgr Micae Hoàng Đức Oanh (pictured right) was born 23 October 1938 in the Vietnamese capital of Hanoi. After entering the Minor Seminary in Ho Chi Minh City (ex Saigon), south Vietnam’s largest city, in 1952, he continued his studies in theology and philosophy at the Pontifical Institute in Đà Lạt between 1960 and 1969.
Ordained priest in Kon Tum on 22 December 1968, he has worked in schools, parishes and in the diocesan minor seminary. In 1996 he became vicar and on 16 July 2003, John Paul II appointed him bishop. His ordination took place in the Cathedral of the Immaculate Conception on August 28.
As head of the diocese he has always defended religious freedom with vigour and pride from the interference and violence of Vietnam’s local and central communist authorities. In October 2015, he published an open letter in which he denounced abuses, including the demolition of a church. He also spoke on several occasions against a proposed reform to the country’s controversial religious law.
Here is the interview Mgr Micae Hoàng Đức Oanh had with AsiaNews:
Your Excellency, your comment on the visit of the Vietnam president to the pope. It has been years of meeting and visits of delegations, but can we say something on some progress on religious freedom and freedom for the Church?
Our hope for freedom of worship soars every time there is a prospect of high profile meetings between Vietnam leaders and the Vatican. We are eager to see progress. But speaking from experience, despite numerous visits from Vietnam leadership at all levels paid to the Pope, both in the past and at present time, none of them brought any result people expected to see. The situation may become even worse than before the meetings.
What about the new law on religious activities, approved just days before the meeting of the president with the pope?
In my experience, under communist rule there have been so many ordinances on religion. But this ordinance is seen by many as the worst. It’s worse even than the original ordinance of 1946.
You may know, in Vietnam there is no such thing as Trias Politica or the Separation of Powers between the legislative, executive, and judicial branches of government. You all can see that no matter how well the laws are written, local authorities and cadres act as a law onto themselves. Believers, whose religious lives are affected by the ordinance, will suffer. The ordinance created vices for those who believe in "the end justifies the means" principle. They easily became more vulnerable to bribery to achieve privileges for their religion.
I think in a society where people are respected and well taken care of, everyone would be equal under the law; hence, there is no need for such ordinance for the faithful.
How would you define the situation of the Church in Vietnam? We report lot of activities in the field of charity; we have also reports of Catholic activists imprisoned; we have declarations against pollution (Formosa group); in support of sovereignty on the South China Sea islands, what about the evangelization of Vietnam society?
Thank you, Asia News, and other international media outlets, for paying attention and broadcasting the situation of the Church in Vietnam. We pray that your report will provide an accurate portrait of our Church's and our country's situation for others to see.
Statistics have shown that evangelization in Vietnamese society has been going downhill. The indicator - see latest statistics - is that the Church in Vietnam is losing the title of "eldest daughter of the Church in Asia" and ranks 5th behind the Philippines, (South) Korea, East Timor, and Lebanon.
The indicator of a Church which has not evangelized or neglected evangelism is when she neither pays attention to nor stands on the side of the poor; in particular, when the Church neglects the poor, the oppressed, ordinary citizens, as indicated by the statistics.
The Vietnamese government seems taken in between the old style of communism (and old friends, like China) and an attempt to show modernity and openness, to attract more foreign investments and deal with new friends (USA). Where does the Vietnamese government stand?
Regrettably, Vietnam is a small country next to a big one. We all heard the expression "the big fish eats the small". In addition, for so many years Vietnamese political activists have been choosing the path of Marxist-Leninism, causing the civil war between the North and the South for years. Vietnam ha lagged so much behind and is at its worst. Many people told me Marxist-Leninism among Vietnamese leaders nowadays is only a façade. They are indeed tired of it. People now say " classlessness, proletarians" are no longer relevant. Cadres today become red capitalists who are filthy rich and can be even more feudal and dictatorial than any feudal rich men in the old days.
The decision to follow which (or whose) political direction is a tough one for Vietnamese leaders to deal with, dubbed "swinging between powers policy". We ought to pray for Vietnamese leaders to be wise and lucid in navigating the country in the right direction while respecting, caring, and siding with the people, since they cannot accomplish anything without the people. Things can only be accomplished with the people's support. No matter how mighty the adversary's power might be, we must deal with the support of the people, and rest assured that we can keep our territory and our independence intact and build our beloved country of Vietnam stronger, as well as bring happiness to all Vietnamese. On the condition that they must respect and side with the people before freedom of religion can be recognized. Under current conditions, there is no hope for better freedom of religion.
Tin Giáo Hội Việt Nam
GP Vĩnh Long: Trung Tâm Lòng Chúa Thương Xót Long Mỹ kỷ niệm 6 năm thành lập
Người Giồng Trôm
08:58 02/12/2016
GIÁO PHẬN VĨNH LONG: TRUNG TÂM LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT LONG MỸ KỶ NIỆM 6 NĂM THÀNH LẬP
Để ghi nhớ ngày hồng ân 6 năm thành lập, hôm nay, Thứ Sáu, 2 tháng 12 năm 2016 Trung Tâm Lòng Chúa Thương Xót vui mừng hân hoan kỷ niệm ngày đáng nhớ này.
Xem Hình
Từ sáng sớm, cộng đoàn dân Chúa rải rác từ các họ đạo thuộc Giáo Phận Vĩnh Long cũng như một số người từ Long Xuyên, Mỹ Tho cũng đã dắt díu nhau trở về với địa danh Long Mỹ thân thương. Ngược về trước 10 năm hay ít là 6 năm, Long Mỹ chỉ là một mảnh đất hoang sơ nhưng nay đã trở thành nơi quy tụ của Lòng Thương Xót Chúa của giáo phận dưới sự nỗ lực xây dựng do Cha F.X. Lê Văn Việt phụ trách cùng những tấm lòng hảo tâm.
Đến với Long Mỹ hôm nay, cộng đoàn được nghe 2 cha đều mang tên Hiền (Cha Phêrô Nguyễn Trọng Hiền và Cha Matthêu Nguyễn Văn Hiền) chia sẻ về Lòng Thương Xót Chúa và Lòng Thương Xót Chúa với việc truyền giáo.
9 giờ 00, giờ chia sẻ được bắt đầu với lời chào đón của Cha đặc trách Trung Tâm Lòng Thương Xót Long Mỹ: Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Việt.
10 giờ 00, Thánh Lễ tạ ơn đồng tế do Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương – Tổng Đại Diện giáo phận Vĩnh Long – chủ tế. Cùng đồng tế với Đức Ông có hơn 20 linh mục trong và ngoài giáo phận. Cách đặc biệt có sự hiện diện của Cha đặc trách Lòng Thương Xót giáo phận Xuân Lộc thân thương.
Trong Thánh Lễ tạ ơn hôm nay, có nghi thức trao dây băng cho Ban Quới Chức họ đạo Long Mỹ.
Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương trong bài chia sẻ gợi lại lòng thương xót Chúa và đặc biệt mời gọi cộng đoàn cùng sống lòng thương xót Chúa trong việc truyền giáo, trong môi trường sống của mình.
Sau Thánh Lễ, cộng đoàn cùng dùng cơm trưa với nhau hết sức thân mật trong bữa cơm gia đình thật đơn giản.
Cơm trưa xong cộng đoàn nghỉ ngơi đôi chút.
12 g 30, cộng đoàn cùng trở lại Hội Trường Lòng Thương Xót Chúa cùng tham dự giờ diễn nguyện và Thánh Ca do thanh niên Long Mỹ phụ trách. Kế đến là bài chia sẻ về lòng thương xót Chúa.
14 giờ 00, cộng đoàn lại ổn định trật tự cùng nhau dự giờ Chầu Thánh Thể. Tất cả quy tụ với nhau thật sốt sắng trước Thánh Thể Chúa và sau cùng là cùng nhau nhận phép lành Thánh Thể.
Mọi người lại trở về với gia đình, với cộng việc kèm theo ơn lành của Thánh Thể Chúa. Xin Lòng Thương Xót Chúa đến và ở lại trên từng người để rồi Lòng Thương Xót Chúa được lan rộng đến mọi ngỏ ngách, mọi môi trường sống của những người đã kín múc được Lòng Thương Xót Chúa.
Để ghi nhớ ngày hồng ân 6 năm thành lập, hôm nay, Thứ Sáu, 2 tháng 12 năm 2016 Trung Tâm Lòng Chúa Thương Xót vui mừng hân hoan kỷ niệm ngày đáng nhớ này.
Xem Hình
Từ sáng sớm, cộng đoàn dân Chúa rải rác từ các họ đạo thuộc Giáo Phận Vĩnh Long cũng như một số người từ Long Xuyên, Mỹ Tho cũng đã dắt díu nhau trở về với địa danh Long Mỹ thân thương. Ngược về trước 10 năm hay ít là 6 năm, Long Mỹ chỉ là một mảnh đất hoang sơ nhưng nay đã trở thành nơi quy tụ của Lòng Thương Xót Chúa của giáo phận dưới sự nỗ lực xây dựng do Cha F.X. Lê Văn Việt phụ trách cùng những tấm lòng hảo tâm.
Đến với Long Mỹ hôm nay, cộng đoàn được nghe 2 cha đều mang tên Hiền (Cha Phêrô Nguyễn Trọng Hiền và Cha Matthêu Nguyễn Văn Hiền) chia sẻ về Lòng Thương Xót Chúa và Lòng Thương Xót Chúa với việc truyền giáo.
9 giờ 00, giờ chia sẻ được bắt đầu với lời chào đón của Cha đặc trách Trung Tâm Lòng Thương Xót Long Mỹ: Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Việt.
10 giờ 00, Thánh Lễ tạ ơn đồng tế do Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương – Tổng Đại Diện giáo phận Vĩnh Long – chủ tế. Cùng đồng tế với Đức Ông có hơn 20 linh mục trong và ngoài giáo phận. Cách đặc biệt có sự hiện diện của Cha đặc trách Lòng Thương Xót giáo phận Xuân Lộc thân thương.
Trong Thánh Lễ tạ ơn hôm nay, có nghi thức trao dây băng cho Ban Quới Chức họ đạo Long Mỹ.
Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương trong bài chia sẻ gợi lại lòng thương xót Chúa và đặc biệt mời gọi cộng đoàn cùng sống lòng thương xót Chúa trong việc truyền giáo, trong môi trường sống của mình.
Sau Thánh Lễ, cộng đoàn cùng dùng cơm trưa với nhau hết sức thân mật trong bữa cơm gia đình thật đơn giản.
Cơm trưa xong cộng đoàn nghỉ ngơi đôi chút.
12 g 30, cộng đoàn cùng trở lại Hội Trường Lòng Thương Xót Chúa cùng tham dự giờ diễn nguyện và Thánh Ca do thanh niên Long Mỹ phụ trách. Kế đến là bài chia sẻ về lòng thương xót Chúa.
14 giờ 00, cộng đoàn lại ổn định trật tự cùng nhau dự giờ Chầu Thánh Thể. Tất cả quy tụ với nhau thật sốt sắng trước Thánh Thể Chúa và sau cùng là cùng nhau nhận phép lành Thánh Thể.
Mọi người lại trở về với gia đình, với cộng việc kèm theo ơn lành của Thánh Thể Chúa. Xin Lòng Thương Xót Chúa đến và ở lại trên từng người để rồi Lòng Thương Xót Chúa được lan rộng đến mọi ngỏ ngách, mọi môi trường sống của những người đã kín múc được Lòng Thương Xót Chúa.
Đoàn Liên Minh Thánh Tâm thuộc Cộng đoàn Công giáo Thánh Vinh Sơn Liêm kỷ niệm năm thứ 20 ngày thành lập
Trần Văn Minh
14:36 02/12/2016
Melbourne, Lúc 18.30 Ngày Thứ Sáu đầu tháng 02/12/16. Tại Nguyện đường Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, và Ngành Nữ Tông đồ Liên Minh Thánh Tâm đã long trọng tổ chức dâng Thánh lễ mừng Bổn mạng nhân Lễ Đức Kito Giêsu Vua Vũ Trụ. Bàn thờ tượng Chúa Kito Vua được trang hoàng thật đẹp bên cạnh cung Thánh.
Mời xem hình
Sau giờ Chầu Lòng Chúa Thương Xót và giờ chầu Thánh Thể thứ Sáu đầu tháng. Thánh lễ đã được Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân quản nhiệm Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, cũng là Giám đốc Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, dâng lễ tạ ơn và cầu xin ơn bình an đến cộng đoàn, và toàn thể đoàn viên Đoàn Liên Minh Thánh Tâm trong đó có Ngành Nữ Tông đồ, và Đoàn Thánh Tâm Ca.
Trước khi dâng lễ, đoàn đã long trọng rước cờ đoàn và cờ ngành theo sau linh mục chủ tế lên khu vực bàn thờ theo các nghi thức đoàn. Ban Thánh Tâm ca phụ trách phần thánh nhạc phụng vụ Thánh lễ, đã dùng lời ca tiếng hát để dâng lên Thiên Chúa lời tán dương chúc tụng Chúa và làm cho Thánh lễ thêm sốt sắng, long trọng hơn. Với những bài Thánh ca tung hô “Chúa Giê Su là Vua.” Được ca đoàn trình bày thật điêu luyện và sốt sắng.
Trong phần chia sẻ lời Chúa. Linh mục quản nhiệm đã nói về Chúa Kito Vua Vũ Trụ với vương quốc yêu thương của Ngài, nơi đó tràn đầy lòng yêu thương, nhân ái. Trong vương quốc đầy ắp tình yêu con người, một tình yêu tuyệt vời của vị Vua đầy lòng yêu thương, vị Vua đã hiến đời sống mình để cứu chuộc nhân loại, và để lại cho chúng ta bài học thương yêu. Mọi việc làm yêu thương, giúp đỡ tha nhân, dù nhỏ bé cũng là làm cho Chúa, như bài học yêu thương Chúa đã truyền dậy, theo trong bài tin mừng vừa được công bố. Kết thúc bài chia sẻ, Linh mục chủ tế đã mong muốn mọi đoàn viên Liên Minh Thánh Tâm cũng noi gương vị Vua nhân lành để trở thành những con người mang đầy lòng thương xót đến với tha nhân.
Sau Thánh lễ, Ông Mai Thanh Hải đoàn trưởng đã lên cám ơn cha quản nhiệm, vì tình thương mến đã dâng Thánh lễ cầu nguyện, cảm tạ hồng ân Thiên Chúa cùng với đoàn, cám ơn ban Thánh Tâm ca, quý anh chị em và toàn thể cộng đoàn đã đến hiệp dâng Thánh lễ và chung niềm vui cùng cầu nguyện cho đoàn nhân kỷ niệm 20 năm đoàn được thành lập. Với hơn 200 đoàn viên, tuy không hiện diện đầy đủ vì ốm đau, bệnh tật, nhưng mọi người luôn bên nhau trong lời cầu nguyện.
Được biết, Đoàn Liên Minh Thánh Tâm và Ngành Nữ Tông đồ là đoàn duy nhất hoạt động tại Tổng Giáo phận Melbourne. Để mừng 20 năm ngày thành lập đoàn, một bữa tiệc đã được tổ chức tại hội trường trung tâm thiết đãi cộng đoàn, với phần văn nghệ đặc sắc của ban Thánh Tâm Ca, các toán trong Ngành Nữ Tông đồ, cắt bánh mừng sinh nhật và phần tặng quà cho cử tọa qua việc phát thăm để rút lấy quà. Buổi dạ tiệc thật vui vẻ, ấm áp trong những ngày đầu Hè Melbourne. Với thức ăn ngon, văn nghệ đặc sắc, rút thăm vui nhộn, và một tinh thần phục vụ của các anh chị em thật tuyệt vời, thắm thiết trong tình đoàn kết cộng đoàn.
Mời xem hình
Sau giờ Chầu Lòng Chúa Thương Xót và giờ chầu Thánh Thể thứ Sáu đầu tháng. Thánh lễ đã được Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân quản nhiệm Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, cũng là Giám đốc Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, dâng lễ tạ ơn và cầu xin ơn bình an đến cộng đoàn, và toàn thể đoàn viên Đoàn Liên Minh Thánh Tâm trong đó có Ngành Nữ Tông đồ, và Đoàn Thánh Tâm Ca.
Trước khi dâng lễ, đoàn đã long trọng rước cờ đoàn và cờ ngành theo sau linh mục chủ tế lên khu vực bàn thờ theo các nghi thức đoàn. Ban Thánh Tâm ca phụ trách phần thánh nhạc phụng vụ Thánh lễ, đã dùng lời ca tiếng hát để dâng lên Thiên Chúa lời tán dương chúc tụng Chúa và làm cho Thánh lễ thêm sốt sắng, long trọng hơn. Với những bài Thánh ca tung hô “Chúa Giê Su là Vua.” Được ca đoàn trình bày thật điêu luyện và sốt sắng.
Trong phần chia sẻ lời Chúa. Linh mục quản nhiệm đã nói về Chúa Kito Vua Vũ Trụ với vương quốc yêu thương của Ngài, nơi đó tràn đầy lòng yêu thương, nhân ái. Trong vương quốc đầy ắp tình yêu con người, một tình yêu tuyệt vời của vị Vua đầy lòng yêu thương, vị Vua đã hiến đời sống mình để cứu chuộc nhân loại, và để lại cho chúng ta bài học thương yêu. Mọi việc làm yêu thương, giúp đỡ tha nhân, dù nhỏ bé cũng là làm cho Chúa, như bài học yêu thương Chúa đã truyền dậy, theo trong bài tin mừng vừa được công bố. Kết thúc bài chia sẻ, Linh mục chủ tế đã mong muốn mọi đoàn viên Liên Minh Thánh Tâm cũng noi gương vị Vua nhân lành để trở thành những con người mang đầy lòng thương xót đến với tha nhân.
Sau Thánh lễ, Ông Mai Thanh Hải đoàn trưởng đã lên cám ơn cha quản nhiệm, vì tình thương mến đã dâng Thánh lễ cầu nguyện, cảm tạ hồng ân Thiên Chúa cùng với đoàn, cám ơn ban Thánh Tâm ca, quý anh chị em và toàn thể cộng đoàn đã đến hiệp dâng Thánh lễ và chung niềm vui cùng cầu nguyện cho đoàn nhân kỷ niệm 20 năm đoàn được thành lập. Với hơn 200 đoàn viên, tuy không hiện diện đầy đủ vì ốm đau, bệnh tật, nhưng mọi người luôn bên nhau trong lời cầu nguyện.
Được biết, Đoàn Liên Minh Thánh Tâm và Ngành Nữ Tông đồ là đoàn duy nhất hoạt động tại Tổng Giáo phận Melbourne. Để mừng 20 năm ngày thành lập đoàn, một bữa tiệc đã được tổ chức tại hội trường trung tâm thiết đãi cộng đoàn, với phần văn nghệ đặc sắc của ban Thánh Tâm Ca, các toán trong Ngành Nữ Tông đồ, cắt bánh mừng sinh nhật và phần tặng quà cho cử tọa qua việc phát thăm để rút lấy quà. Buổi dạ tiệc thật vui vẻ, ấm áp trong những ngày đầu Hè Melbourne. Với thức ăn ngon, văn nghệ đặc sắc, rút thăm vui nhộn, và một tinh thần phục vụ của các anh chị em thật tuyệt vời, thắm thiết trong tình đoàn kết cộng đoàn.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bữa Ngon
Nguyễn Đức Cung
19:17 02/12/2016
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Trái ngon hoa quả Chúa ban
Chim trời thanh thản an nhàn chẳng lo
Lúc nào bụng cũng đủ no
Tạ ơn chim hót líu lo cả ngày.
(nđc)