Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:39 19/11/2014
TẢ TÔN ĐƯỜNG TỰ PHỤ
Tăng Quốc Thẩm và Tả Tôn Đường là đại thần của Thanh triều, triều đình và dân gian gọi hai người là “Tăng Tả”. Tuổi của Tăng Quốc Thẩm thì lớn hơn Tả Tôn Đường, hơn nữa cũng có đề bạt Tả Tôn Đường, nhưng Tả Tôn Đường lại rất là tự phụ, từ trước đến nay không coi Tăng Quốc Thẩm ra gì cả.
Có một lần ông ta rất bất mãn hỏi người hầu cận bên cạnh:
- “Tại sao người ta đều gọi là “Tăng Tả” mà không gọi là “Tả Tăng ?”
Một người hầu cận trả lời:
- “Trong mắt quan Tăng thường có quan Tả, mà trong mắt quan Tả thì lại không có quan Tăng”.
Câu nói này khiến cho Tả Tôn Đường trầm ngâm suy nghĩ rất lâu.
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)
Suy tư:
Người tự phụ kiêu căng thì ngay cả đối với người đã từng giúp đỡ đề bạt cất nhắc mình họ cũng coi như pha, như chẳng có ký lô gam nào cả, họ giống như các thần dữ đã được Thiên Chúa tạo dựng nên sáng láng tốt lánh nhất, nhưng đã kiêu ngạo đứng lên chống đối Thiên Chúa.
Trong mắt trong tâm của Đức Chúa Giê-su đều có chúng ta, nhưng trong mắt trong tâm của chúng ta lại không có Thiên Chúa, bởi vì cửa tâm hồn của chúng ta đã bị đóng kín bằng những lạc thú thế gian, và con mắt bị mờ đi trước những quyến rủ của ma quỷ; trong mắt trong tâm của Giáo Hội có chúng ta, nhưng trong mắt trong tâm chúng ta lại không có Giáo Hội, bởi vì chúng ta hám danh vọng, thích được người khác tâng bốc lên đến tầng mây nên tưởng mình cao trọng hơn cha mẹ là Giáo Hội của mình...
Người tự phụ kiêu ngạo thì trong mắt trong tâm của họ chẳng có ai cả, kể cả những người đã yêu thương đề bạt và nuôi nấng dạy dỗ mình, nhưng họ lại muốn trong mắt trong tâm của người khác phải có họ. Tại sao vậy ? Thưa, bởi vì họ là người tự phụ kiêu căng và ích kỷ...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Tăng Quốc Thẩm và Tả Tôn Đường là đại thần của Thanh triều, triều đình và dân gian gọi hai người là “Tăng Tả”. Tuổi của Tăng Quốc Thẩm thì lớn hơn Tả Tôn Đường, hơn nữa cũng có đề bạt Tả Tôn Đường, nhưng Tả Tôn Đường lại rất là tự phụ, từ trước đến nay không coi Tăng Quốc Thẩm ra gì cả.
Có một lần ông ta rất bất mãn hỏi người hầu cận bên cạnh:
- “Tại sao người ta đều gọi là “Tăng Tả” mà không gọi là “Tả Tăng ?”
Một người hầu cận trả lời:
- “Trong mắt quan Tăng thường có quan Tả, mà trong mắt quan Tả thì lại không có quan Tăng”.
Câu nói này khiến cho Tả Tôn Đường trầm ngâm suy nghĩ rất lâu.
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)
Suy tư:
Người tự phụ kiêu căng thì ngay cả đối với người đã từng giúp đỡ đề bạt cất nhắc mình họ cũng coi như pha, như chẳng có ký lô gam nào cả, họ giống như các thần dữ đã được Thiên Chúa tạo dựng nên sáng láng tốt lánh nhất, nhưng đã kiêu ngạo đứng lên chống đối Thiên Chúa.
Trong mắt trong tâm của Đức Chúa Giê-su đều có chúng ta, nhưng trong mắt trong tâm của chúng ta lại không có Thiên Chúa, bởi vì cửa tâm hồn của chúng ta đã bị đóng kín bằng những lạc thú thế gian, và con mắt bị mờ đi trước những quyến rủ của ma quỷ; trong mắt trong tâm của Giáo Hội có chúng ta, nhưng trong mắt trong tâm chúng ta lại không có Giáo Hội, bởi vì chúng ta hám danh vọng, thích được người khác tâng bốc lên đến tầng mây nên tưởng mình cao trọng hơn cha mẹ là Giáo Hội của mình...
Người tự phụ kiêu ngạo thì trong mắt trong tâm của họ chẳng có ai cả, kể cả những người đã yêu thương đề bạt và nuôi nấng dạy dỗ mình, nhưng họ lại muốn trong mắt trong tâm của người khác phải có họ. Tại sao vậy ? Thưa, bởi vì họ là người tự phụ kiêu căng và ích kỷ...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:42 19/11/2014
N2T |
8. Muốn hành vi yêu người càng tốt hơn thì trong lòng cần phải có tinh thần yêu mến của Đức Chúa Giê-su dạy chúng ta, tức là phải vì Chúa mà yêu người, dù cho họ có thiếu sót trong vấn đề đạo đức hay thân thể, thì cũng yêu mến họ như thế.
(Thánh Francis of Sales)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Lịch phụng vụ tháng 12/2014
LM. Anphong Trần Đức Phương
21:19 19/11/2014
LỊCH PHỤNG VỤ THÁNG 12/14
Trong Tháng 12 này, chúng ta sẽ mừng lễ Chúa Nhật 2,3,4 (Mùa Vọng), Lễ Giáng Sinh, Chúa Nhật Lễ Thánh Gia Thất; ngoài ra chúng ta cũng mừng Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Lễ Đức Mẹ Guađalupê, Lễ Thánh Stêphanô Tử Đạo Tiên Khởi, Lễ Thánh Gioan Tông Đồ Thánh Sử.
LỄ Chúa Nhật II MÙA VỌNG (Ngày 7 Tháng 12): Bài Đọc 1 (Isaia 40: 1-5; 9-11) ghi lại lời Chúa nói trước, qua miệng Tiên Tri Isaia, về ngày Đấng Cứu Thế sẽ đến và "chăn dắt Dân Chúa như người mục tử chăn dắt đoàn chiên; Người ôm ấp chúng vào lòng, và nhẹ nhàng dẫn dắt như chiên mẹ chăn dắt chiên con. "Vậy hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng; hãy lấp mọi hố sâu; hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy uốn cho ngay thẳng; con đường gồ ghề hãy san cho bằng, và vinh hiển của Chúa sẽ xuất hiện..." Trong Bài Đọc 2 (2 Phêrô 3:8-14), Thánh Phêrô nhắc nhở chúng ta: "Thiên Chúa là Đấng hành động nhẩn nại, Người không muốn cho ai phải hư mất; nhưng muốn mọi người ăn năn sám hối để được tha thứ và cứu chữa. "Vậy chúng ta hãy sống thánh thiện và đạo đức, trong khi chờ đợi một trời mới, đất mới, trong đó công lý sẽ ngự trị." Bài Phúc Âm (Matcô 1: 1-8) là đoạn mở đầu Phúc Âm theo Thánh Matcô nhắc nhở chúng ta về những lời Tiên Tri Isaia đã nói trước đây (Xin xem Bài Đọc 1) là ngày Đấng Cứu Thế sẽ đến và hãy sửa đường lối cho ngay thẳng để chờ đợi Người đến. Thánh Gioan Tẩy Giả đã nhắc nhở điều đó cho dân chúng và Ngài đã rao giảng và ban phép rửa tại sông Giođanô. Ngài cũng nói là phép rửa Ngài ban chỉ là phép rửa bằng nước; còn Chúa Kitô sẽ đến sau và sẽ ban Phép Rửa qua ơn Chúa Thánh Thần (tức là Bí Tích Rửa Tội có thể rửa sạch Tội Tổ Tông Truyền.)
Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta luôn tin tưởng vào tình thương của Chúa, ăn năn sám hối tội lỗi, cố gắng sửa đổi đời sống cho xứng đáng, để chờ ngày Ngài đến vào dịp lễ Giáng Sinh này và vào ngày Chúa gọi chúng ta ra khỏi cuộc đời này qua cái chết.
LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Ngày 8 tháng 12): Hôm nay hợp cùng toàn thể Giáo Hội chúng ta mừng Lễ Đức Mẹ không mắc tội Tổ Tông Truyền (Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội). Mọi người chúng ta là con cháu Ông Adong và Bà Evà, nên đều mắc tội Tổ Tông, là tội Ông Adong và Bà Evà đã mắc khi phạm tội phản nghịch với Thiên Chúa và lưu truyền lại cho con cháu qua mọi thời đại (Xin xem Sách Sáng Thế 3: 9 - 20), chỉ có Đức Maria từ thuở đời đời đã được Thiên Chúa chọn để chịu thai và sinh ra Đấng Cứu Thế (là Chúa Giêsu), nên đã được Thiên Chúa gìn giữ khỏi Nguyên Tội và Mẹ hoàn toàn trong sạch khỏi mọi tội lỗi. Khi Thiên Thần đến truyền tin cho Đức Mẹ đã xưng với Mẹ là "Kính Mừng Maria đầy ơn phúc." (Chúng ta vẫn đọc trong kinh Kính Mừng).
Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Sách Sáng Thế 3: 9-15,20); Bài Đọc 2 (Êphêsô 1:3-6,11,12); Bài Phúc Âm (Luca 1:26-38).
LẼ ĐỨC MẸ GUADALUPÊ (Ngày 12 tháng 12): Hôm nay hợp cùng toàn thể Giáo Hội, đặc biệt với Giáo Hội Mexico, để mừng Lễ Đức Mẹ hiện ra tại Guađalupê. Đức Mẹ đã hiện ra tại Guađalupê với Thánh Juan Diego (1474-1548) từ ngày 9 tháng 12 đến ngày 12 tháng 12 năm 1531. Thánh Juan Diego lúc đó là một thổ dân Mexico, tân tòng; nhưng sống một đời sống rất nghèo khổ và tốt lành. (Thánh Juan Diego: Phong Thánh ngày 31/7/2002; Lễ kính ngày 9 tháng 12 hằng năm)
Guadalupê gần Thủ Đô Mexico, ngày nay là một nơi hành hương rất nổi tiếng. Hằng năm có nhiều triệu khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới, nhất là từ các nước Mỹ Châu, đến kính viếng; đặc biệt vào là dịp lễ ngày 12/12 hằng năm.
Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 ( Giacaria 2: 14-17; hoặc Khải Huyền 11: 19; 12:1-6,10). Bài Phúc Âm (Luca 1: 26-38; hoặc Luca 1: 39-47).
Chúa Nhật III MÙA VỌNG (Ngày 14 tháng 12):Bài Đọc 1 (Isaia 61:1-2,10-11) ghi lại lời Tiên tri về Đấng Cứu Thế sẽ đến và được: " Thánh Thần Chúa ngự trên Ngài, xức dầu cho Ngài và sai Ngài đi đem Tin Mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn bị đau thương, báo tin ân xá cho những người bị lưu đầy, phóng thích cho những tù nhân, công bố năm hồng ân của Thiên Chúa..." Trong Bài Đọc 2 (1 Tessalonica 5: 16-14), Thánh Phaolô mời gọi các Tín Hữu hãy vui sống luôn luôn trong Chúa; hãy cầu nguyện liên lỉ; trong mọi việc làm, hãy tạ ơn Chúa...hãy xa tránh mọi điều dữ..." và Ngài xin "Chúa là chính sự bình an thánh hóa anh chị em một cách toàn diện....để chờ đón ngày Chúa lại đến..."
Bài Phúc Âm (Gioan 1: 6-8,19-28) ghi lại sự việc các Tư Tế và các Lêvi đến hỏi thánh Gioan Tẩy Giả: "Ông là ai?" Thánh Gioan đã thẳng thắn trả lời là Ngài không phải là Elia, cũng không phải là một tiên tri, mà chỉ là "tiếng kêu trong sa mạc để kêu gọi mỗi người hãy sửa đường lối cho ngay thẳng và bằng phẳng để dọn đường cho Đấng cứu thế đến..." Thánh Gioan cũng thẳng thắn nói là Ngài không phải là Đấng Kitô...Phép rửa Ngài ban chỉ là phép rửa tỏ sự thống hối....và Ngài chỉ là kẻ tầm thường "không xứng đáng cởi dây giầy cho Đấng Kitô sắp đến."
Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta, đang tiến gần Đại Lễ Giáng Sinh, chúng ta biết dành nhiều thời giờ hơn để "dọn đường cho Chúa đến," để cầu nguyện, tham dự các cuộc tĩnh tâm do Giáo Xứ tổ chức, hoặc tĩnh tâm theo Hội Đoàn; dọn mình sửa đổi đời sống bằng cách xét mình xưng tội. Trong Mùa Vọng chính Đức Giáo Hoàng cũng dành một tuần tĩnh tâm cùng với các vị Hồng Y, Giám Mục làm việc tại Tòa Thánh Vatican; Ngài cũng nghe giảng tĩnh tâm, và xét mình xưng tội để dọn mình mừng Đại lễ Giáng sinh được sốt sắng, được nhiều ơn phúc và tràn lan ơn Chúa cho toàn thể Giáo Hội.
LỄ Chúa Nhật IV MÙA VỌNG (Ngày 21 Tháng 12): Bài Đọc 1 (2 Samuel 7:1-5,8-12,14-16) nói về việc Vua Đavid muốn xây dựng đền thờ để tôn kính Thiên Chúa, và Thiên Chúa đã chúc phúc cho nhà vua và cho dòng dõi nhà vua sẽ tồn tại mãi mãi. Trong Bài Đọc 2 (Rôma 16:25-27), Thánh Phaolô nói về việc rao giảng Phúc Âm tình thương của Chúa sẽ lan rộng ra ngoài nước Do Thái và đem ơn cứu độ của Chúa đến cho mọi dân tộc. Bài Phúc Âm (Luca 1: 26-38) ghi lại việc Thiên Chúa sai Sứ Thần Gabriel đến báo cho Đức Mẹ hay tin vui mừng là Đức Mẹ đã được Thiên Chúa chọn để sinh ra Đấng Cứu Thế có tên là Giêsu, và vẫn còn trinh tiết vẹn toàn. Đức Mẹ đã vâng lệnh Thiên Chúa truyền, và Ngôi Lời đã nhập thể trong lòng Đức Mẹ đồng trinh. Đây là giây phút linh thiêng nhất nối kết tình thương của Thiên Chúa với nhân loại. Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại tội lỗi chúng ta (Chúng ta nhớ đến Năm Sự Vui).
Trong Thánh Lễ Chúa Nhật hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta được lòng khiêm nhường, khó nghèo và vâng theo Thánh Ý Chúa trong mọi sự, noi gương Mẹ Maria; xin cho chúng ta được lòng sùng kính Đức Mẹ, siêng năng lần tràng chuỗi Mân Côi; nhất là chúng ta đang tiến gần đến ngày Đại Lễ Chúa Giáng Sinh năm nay.
ĐẠI LỄ GIÁNG SINH (Ngày 25 Tháng 12): Sau những ngày chuẩn bị dài trong suốt Mùa Vọng, hôm nay chúng ta vui mừng cùng với toàn thể thế giới mừng đại Lễ Giáng Sinh năm 2014. Lễ Giáng Sinh không phải chỉ là niềm vui cho các Kitô Hữu mà còn cho cả nhân loại, hầu hết các quốc gia trên thế giới xếp ngày Lễ Chúa Giáng Sinh là ngày nghỉ việc cho cả nước, các cuộc chiến tranh đều tạm ngừng.
Mặc dầu là Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã sinh ra trong nghèo khó nơi Hang Đá bò lừa, trong một gia đình nghèo khó của Thánh Giuse và Mẹ Maria, sống nghèo như một người bình dân và cứu chuộc nhân loại tội lỗi. Vì thế, trong đêm Ngài Giáng Sinh đã có các Thiên Thần đến thờ lạy và các mục đồng cũng được Thiên Thần báo tin để đến thờ lạy Ngài và loan báo tin vui cho dân Thành Belem và toàn thể thế giới. Phúc Âm theo Thánh Luca (đoạn 2 , từ câu 1 đến câu 20) đã ghi lại đầy đủ câu chuyện Chúa Giáng Sinh. (Để hiểu rõ hơn về việc Chúa Giáng Sinh, xin mời quý vị xem thêm bài "Nhân Dịp Lễ Giáng Sinh:Tìm Hiểu Sinh Nhật của Chúa." mà chúng tôi đã viết và gửi đến quý vị trước đây).
Các Bài Đọc trong lễ Giáng Sinh:
Thánh Lễ Vọng: Bài Đọc 1: Isaia 62: 1-5; Bài Đọc 2: Công vụ Tông Đồ 13:16-17,22-25; Bài Phúc Âm: Matthêu 1: 1-25. Thánh Lễ Đêm: Bài đọc 1: Isaia 9: 1-16; Bài Đọc 2: Titô: 2:11-14; Bài Phúc Âm: Luca 2:1-14. Thánh Lễ Rạng Đông: Bài Đọc 1: Isaia 62 11-12; Bài Đọc 2: Titô 3:4-7; Bài Phúc Âm: Luca 2: 15-20. Thánh Lễ Ban Ngày: Bài Đọc 1: Isaia 52: 7-10; Bài Đọc 2: Thơ Do Thái 1: 1-6; Bài Phúc Âm Gioan 1: 1-18 hoặc đọc bài ngắn: Gioan 1: 1-5,9-14.
LỄ THÁNH STÊPHANÔ TỬ ĐẠO TIÊN KHỞI (Ngày 26 Tháng 12): Hôm nay chúng ta mừng Lễ Thánh Stêphanô là một trong 7 Phó Tế đầu tiên trong Giáo Hội (Xin xem sách Công Vụ Tông Đồ 6:5-6) và cũng là vị Tử Đạo đầu tiên trong Giáo Hội (Công Vụ Tông Đồ 6: 8 - 7: 60). Các Bài Đọc: Bài Đọc 1: Cv 6: 8-10; 7: 54-59; Bài Phúc Âm: Matthêu 10: 17-22.
LỄ THÁNH GIOAN TÔNG ĐỒ THÁNH SỬ (Ngày 27 Tháng 12): Theo sách Phúc Âm thuật lại thì Thánh Gioan Tông Đồ là anh em với Thánh Giacôbê, cha là Giêbêđê, mẹ là Salômê (Matcô 1:20; Matthêu 15: 40;27:56), quê ở Besaida, làm nghề đánh cá. Lúc đầu Thánh Gioan làm môn đệ Thánh Gioan Baotixita (Gioan 1:39), sau đó đi theo Chúa Giêsu, khi Chúa Giêsu gọi ông đang khi ông vá lưới. Thánh Gioan đã được cùng với Thánh Giacôbê (người anh em) và Thánh Phêrô tham dự biến cố đặc biệt khi Chúa Giêsu biến hình trên núi Taborê. Thánh Gioan đã viết Phúc Âm IV, 3 Thánh Thư và sách Khải Huyền. Chúa Giêsu trước khi tắt thở trên Thánh Giá đã "trao phó Đức Mẹ cho Thánh Gioan." Thánh Gioan cùng với thánh Phêrô "chạy đến mộ Chúa Giêsu" và nhận ra Chúa Giêsu đã sống lại thật: "và ông đã thấy, và ông đã tin!" (Xin xem Phúc Âm Gioan 20: 1-8).
Theo truyền thuyết, Thánh Gioan đi rao giảng Phúc Âm tại Samaria, Antiokia, sau đó tại Ephêsô. Thánh Gioan đã đến Roma, rồi bị đầy đi Đảo Patmos dưới thời Hoàng Đế Domitian, và chết tại đó. Các Bài Đọc: Bài Đọc 1: 1Gioan: 1: 1-4; Bài Phúc Âm: Gioan 20:1-8).
Chúa Nhật LỄ THÁNH GIA THẤT (Ngày 28 Tháng 12): Hôm nay chúng ta mừng Lễ Thánh Gia Thất, gia đình của Thánh Giuse, Đức Mẹ Maria, và Chúa Giêsu. Hôm nay có thể nói là ngày lễ bổn Mạng của các Gia Đình, để chúng ta nhìn vào gương mẫu của Thánh Gia mà noi gương bắt chước và xây dựng những gia đình, dù giầu, dù nghèo, nhưng luôn sống hạnh phúc, đoàn kết yêu thương nhau, giữa vợ chồng, cha mẹ và con cháu. Các người chồng hãy noi gương Thánh Giuse, luôn sống chung thủy với vợ, chăm lo việc gia đình để cùng với người vợ lo nuôi nấng và giáo dục con cháu nên những người con ngoan, đạo đức. Những người vợ biết noi gương Đức Mẹ Maria, sống tận tụy cho chồng cho con, luôn trung thành với người chồng của mình, và đồng lao cộng tác với chồng để lo giáo dục con cái sống theo đường lối Chúa. Các người con hãy noi gương Chúa Giêsu, dù là con Thiên Chúa, nhưng Người luôn khiêm nhường, hạ mình xuống, vâng phục Thánh Giuse và Mẹ Maria (Luca 2:51). Dù chúng ta có học thành tài, có bằng cấp cao hơn cha mẹ chúng ta, nhưng chúng ta vẫn sống khiêm tốn và lắng nghe lời cha mẹ dạy dỗ chúng ta, nhiều khi vì tình yêu thương mà sửa dạy chúng ta; đừng kiêu ngạo, cậy mình, mà oán ghét cha mẹ chúng ta. (Xin xem thêm Bài "Sống Hạnh Phúc Gia Đình" mà chúng tôi đã viết và gửi quý vị trước đây).
Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Sách Sáng Thế 15:1-6;21:1-3) ghi lại những lời ông Abraham cầu xin với Chúa và Ngài đã nhận lời cho vợ ông là bà Sarah được thụ thai trong tuổi già và sinh ra Isaac, và tự ông Isaac đã sinh ra một dòng dõi đông đảo là Israel. Trong Bài Đọc 2 (Thư Do Thái 11: 8,11,12,,17-19), Thánh Phaolo nhắc đến Đức Tin của Tổ Phụ Abraham. Nhờ Đức Tin mạnh mẻ Thiên Chúa đã ban cho Ông người con trong lúc tuổi đã già; dù là con một, nhưng Chúa vẫn thử lòng bảo ông hy sinh đứa con cho Chúa, và ông vẫn vâng theo; nhưng Chúa đã không thi hành như lời Chúa dạy ông và cho Isaah sống và sinh ra một dân tộc đông đảo. Bài Phúc Âm (Luca 2:22-40) ghi lại việc Thánh Giuse và Mẹ Maria dâng Chúa Giêsu Hài Đồng vào Đền Thánh theo luật Môisê, và ông Simeon và bà Tiên tri Anna chúc phúc cho Chúa Hài Nhi và tiên báo về tương lai của Chúa trong công cuộc cứu chuộc nhân loại. Sau mọi thủ tục nghi lễ, Thánh Giuse và Mẹ Maria đem Chúa Hài Nhi Giêsu về lại quê hương Nagiaret, và "Chúa Hài nhi lớn lên, thêm mạnh mẽ, đầy khôn ngoan và ơn nghĩa của Thiên Chúa ở cùng Người."
Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta hãy hiệp ý cầu nguyện xin Chúa, nhờ lời Đức Mẹ và Thánh Giuse bầu cử, chúc lành cho gia đình chúng ta luôn được hồn an xác mạnh, sống hòa thuận thương yêu nhau, giữ vững Đức Tin, và loan truyền Đức Tin cho những người chưa biết để thờ phượng Chúa. Xin cho những ai đã qua đời được sớm về hưởng phúc Thiên Đàng.
Xin Thiên Chúa là Cha nhân từ chúc lành cho tất cả chúng ta và gìn giữ chúng ta trong ơn nghĩa Chúa luôn.
Trong Tháng 12 này, chúng ta sẽ mừng lễ Chúa Nhật 2,3,4 (Mùa Vọng), Lễ Giáng Sinh, Chúa Nhật Lễ Thánh Gia Thất; ngoài ra chúng ta cũng mừng Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Lễ Đức Mẹ Guađalupê, Lễ Thánh Stêphanô Tử Đạo Tiên Khởi, Lễ Thánh Gioan Tông Đồ Thánh Sử.
LỄ Chúa Nhật II MÙA VỌNG (Ngày 7 Tháng 12): Bài Đọc 1 (Isaia 40: 1-5; 9-11) ghi lại lời Chúa nói trước, qua miệng Tiên Tri Isaia, về ngày Đấng Cứu Thế sẽ đến và "chăn dắt Dân Chúa như người mục tử chăn dắt đoàn chiên; Người ôm ấp chúng vào lòng, và nhẹ nhàng dẫn dắt như chiên mẹ chăn dắt chiên con. "Vậy hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng; hãy lấp mọi hố sâu; hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy uốn cho ngay thẳng; con đường gồ ghề hãy san cho bằng, và vinh hiển của Chúa sẽ xuất hiện..." Trong Bài Đọc 2 (2 Phêrô 3:8-14), Thánh Phêrô nhắc nhở chúng ta: "Thiên Chúa là Đấng hành động nhẩn nại, Người không muốn cho ai phải hư mất; nhưng muốn mọi người ăn năn sám hối để được tha thứ và cứu chữa. "Vậy chúng ta hãy sống thánh thiện và đạo đức, trong khi chờ đợi một trời mới, đất mới, trong đó công lý sẽ ngự trị." Bài Phúc Âm (Matcô 1: 1-8) là đoạn mở đầu Phúc Âm theo Thánh Matcô nhắc nhở chúng ta về những lời Tiên Tri Isaia đã nói trước đây (Xin xem Bài Đọc 1) là ngày Đấng Cứu Thế sẽ đến và hãy sửa đường lối cho ngay thẳng để chờ đợi Người đến. Thánh Gioan Tẩy Giả đã nhắc nhở điều đó cho dân chúng và Ngài đã rao giảng và ban phép rửa tại sông Giođanô. Ngài cũng nói là phép rửa Ngài ban chỉ là phép rửa bằng nước; còn Chúa Kitô sẽ đến sau và sẽ ban Phép Rửa qua ơn Chúa Thánh Thần (tức là Bí Tích Rửa Tội có thể rửa sạch Tội Tổ Tông Truyền.)
Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta luôn tin tưởng vào tình thương của Chúa, ăn năn sám hối tội lỗi, cố gắng sửa đổi đời sống cho xứng đáng, để chờ ngày Ngài đến vào dịp lễ Giáng Sinh này và vào ngày Chúa gọi chúng ta ra khỏi cuộc đời này qua cái chết.
LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Ngày 8 tháng 12): Hôm nay hợp cùng toàn thể Giáo Hội chúng ta mừng Lễ Đức Mẹ không mắc tội Tổ Tông Truyền (Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội). Mọi người chúng ta là con cháu Ông Adong và Bà Evà, nên đều mắc tội Tổ Tông, là tội Ông Adong và Bà Evà đã mắc khi phạm tội phản nghịch với Thiên Chúa và lưu truyền lại cho con cháu qua mọi thời đại (Xin xem Sách Sáng Thế 3: 9 - 20), chỉ có Đức Maria từ thuở đời đời đã được Thiên Chúa chọn để chịu thai và sinh ra Đấng Cứu Thế (là Chúa Giêsu), nên đã được Thiên Chúa gìn giữ khỏi Nguyên Tội và Mẹ hoàn toàn trong sạch khỏi mọi tội lỗi. Khi Thiên Thần đến truyền tin cho Đức Mẹ đã xưng với Mẹ là "Kính Mừng Maria đầy ơn phúc." (Chúng ta vẫn đọc trong kinh Kính Mừng).
Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Sách Sáng Thế 3: 9-15,20); Bài Đọc 2 (Êphêsô 1:3-6,11,12); Bài Phúc Âm (Luca 1:26-38).
LẼ ĐỨC MẸ GUADALUPÊ (Ngày 12 tháng 12): Hôm nay hợp cùng toàn thể Giáo Hội, đặc biệt với Giáo Hội Mexico, để mừng Lễ Đức Mẹ hiện ra tại Guađalupê. Đức Mẹ đã hiện ra tại Guađalupê với Thánh Juan Diego (1474-1548) từ ngày 9 tháng 12 đến ngày 12 tháng 12 năm 1531. Thánh Juan Diego lúc đó là một thổ dân Mexico, tân tòng; nhưng sống một đời sống rất nghèo khổ và tốt lành. (Thánh Juan Diego: Phong Thánh ngày 31/7/2002; Lễ kính ngày 9 tháng 12 hằng năm)
Guadalupê gần Thủ Đô Mexico, ngày nay là một nơi hành hương rất nổi tiếng. Hằng năm có nhiều triệu khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới, nhất là từ các nước Mỹ Châu, đến kính viếng; đặc biệt vào là dịp lễ ngày 12/12 hằng năm.
Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 ( Giacaria 2: 14-17; hoặc Khải Huyền 11: 19; 12:1-6,10). Bài Phúc Âm (Luca 1: 26-38; hoặc Luca 1: 39-47).
Chúa Nhật III MÙA VỌNG (Ngày 14 tháng 12):Bài Đọc 1 (Isaia 61:1-2,10-11) ghi lại lời Tiên tri về Đấng Cứu Thế sẽ đến và được: " Thánh Thần Chúa ngự trên Ngài, xức dầu cho Ngài và sai Ngài đi đem Tin Mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn bị đau thương, báo tin ân xá cho những người bị lưu đầy, phóng thích cho những tù nhân, công bố năm hồng ân của Thiên Chúa..." Trong Bài Đọc 2 (1 Tessalonica 5: 16-14), Thánh Phaolô mời gọi các Tín Hữu hãy vui sống luôn luôn trong Chúa; hãy cầu nguyện liên lỉ; trong mọi việc làm, hãy tạ ơn Chúa...hãy xa tránh mọi điều dữ..." và Ngài xin "Chúa là chính sự bình an thánh hóa anh chị em một cách toàn diện....để chờ đón ngày Chúa lại đến..."
Bài Phúc Âm (Gioan 1: 6-8,19-28) ghi lại sự việc các Tư Tế và các Lêvi đến hỏi thánh Gioan Tẩy Giả: "Ông là ai?" Thánh Gioan đã thẳng thắn trả lời là Ngài không phải là Elia, cũng không phải là một tiên tri, mà chỉ là "tiếng kêu trong sa mạc để kêu gọi mỗi người hãy sửa đường lối cho ngay thẳng và bằng phẳng để dọn đường cho Đấng cứu thế đến..." Thánh Gioan cũng thẳng thắn nói là Ngài không phải là Đấng Kitô...Phép rửa Ngài ban chỉ là phép rửa tỏ sự thống hối....và Ngài chỉ là kẻ tầm thường "không xứng đáng cởi dây giầy cho Đấng Kitô sắp đến."
Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta, đang tiến gần Đại Lễ Giáng Sinh, chúng ta biết dành nhiều thời giờ hơn để "dọn đường cho Chúa đến," để cầu nguyện, tham dự các cuộc tĩnh tâm do Giáo Xứ tổ chức, hoặc tĩnh tâm theo Hội Đoàn; dọn mình sửa đổi đời sống bằng cách xét mình xưng tội. Trong Mùa Vọng chính Đức Giáo Hoàng cũng dành một tuần tĩnh tâm cùng với các vị Hồng Y, Giám Mục làm việc tại Tòa Thánh Vatican; Ngài cũng nghe giảng tĩnh tâm, và xét mình xưng tội để dọn mình mừng Đại lễ Giáng sinh được sốt sắng, được nhiều ơn phúc và tràn lan ơn Chúa cho toàn thể Giáo Hội.
LỄ Chúa Nhật IV MÙA VỌNG (Ngày 21 Tháng 12): Bài Đọc 1 (2 Samuel 7:1-5,8-12,14-16) nói về việc Vua Đavid muốn xây dựng đền thờ để tôn kính Thiên Chúa, và Thiên Chúa đã chúc phúc cho nhà vua và cho dòng dõi nhà vua sẽ tồn tại mãi mãi. Trong Bài Đọc 2 (Rôma 16:25-27), Thánh Phaolô nói về việc rao giảng Phúc Âm tình thương của Chúa sẽ lan rộng ra ngoài nước Do Thái và đem ơn cứu độ của Chúa đến cho mọi dân tộc. Bài Phúc Âm (Luca 1: 26-38) ghi lại việc Thiên Chúa sai Sứ Thần Gabriel đến báo cho Đức Mẹ hay tin vui mừng là Đức Mẹ đã được Thiên Chúa chọn để sinh ra Đấng Cứu Thế có tên là Giêsu, và vẫn còn trinh tiết vẹn toàn. Đức Mẹ đã vâng lệnh Thiên Chúa truyền, và Ngôi Lời đã nhập thể trong lòng Đức Mẹ đồng trinh. Đây là giây phút linh thiêng nhất nối kết tình thương của Thiên Chúa với nhân loại. Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại tội lỗi chúng ta (Chúng ta nhớ đến Năm Sự Vui).
Trong Thánh Lễ Chúa Nhật hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta được lòng khiêm nhường, khó nghèo và vâng theo Thánh Ý Chúa trong mọi sự, noi gương Mẹ Maria; xin cho chúng ta được lòng sùng kính Đức Mẹ, siêng năng lần tràng chuỗi Mân Côi; nhất là chúng ta đang tiến gần đến ngày Đại Lễ Chúa Giáng Sinh năm nay.
ĐẠI LỄ GIÁNG SINH (Ngày 25 Tháng 12): Sau những ngày chuẩn bị dài trong suốt Mùa Vọng, hôm nay chúng ta vui mừng cùng với toàn thể thế giới mừng đại Lễ Giáng Sinh năm 2014. Lễ Giáng Sinh không phải chỉ là niềm vui cho các Kitô Hữu mà còn cho cả nhân loại, hầu hết các quốc gia trên thế giới xếp ngày Lễ Chúa Giáng Sinh là ngày nghỉ việc cho cả nước, các cuộc chiến tranh đều tạm ngừng.
Mặc dầu là Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã sinh ra trong nghèo khó nơi Hang Đá bò lừa, trong một gia đình nghèo khó của Thánh Giuse và Mẹ Maria, sống nghèo như một người bình dân và cứu chuộc nhân loại tội lỗi. Vì thế, trong đêm Ngài Giáng Sinh đã có các Thiên Thần đến thờ lạy và các mục đồng cũng được Thiên Thần báo tin để đến thờ lạy Ngài và loan báo tin vui cho dân Thành Belem và toàn thể thế giới. Phúc Âm theo Thánh Luca (đoạn 2 , từ câu 1 đến câu 20) đã ghi lại đầy đủ câu chuyện Chúa Giáng Sinh. (Để hiểu rõ hơn về việc Chúa Giáng Sinh, xin mời quý vị xem thêm bài "Nhân Dịp Lễ Giáng Sinh:Tìm Hiểu Sinh Nhật của Chúa." mà chúng tôi đã viết và gửi đến quý vị trước đây).
Các Bài Đọc trong lễ Giáng Sinh:
Thánh Lễ Vọng: Bài Đọc 1: Isaia 62: 1-5; Bài Đọc 2: Công vụ Tông Đồ 13:16-17,22-25; Bài Phúc Âm: Matthêu 1: 1-25. Thánh Lễ Đêm: Bài đọc 1: Isaia 9: 1-16; Bài Đọc 2: Titô: 2:11-14; Bài Phúc Âm: Luca 2:1-14. Thánh Lễ Rạng Đông: Bài Đọc 1: Isaia 62 11-12; Bài Đọc 2: Titô 3:4-7; Bài Phúc Âm: Luca 2: 15-20. Thánh Lễ Ban Ngày: Bài Đọc 1: Isaia 52: 7-10; Bài Đọc 2: Thơ Do Thái 1: 1-6; Bài Phúc Âm Gioan 1: 1-18 hoặc đọc bài ngắn: Gioan 1: 1-5,9-14.
LỄ THÁNH STÊPHANÔ TỬ ĐẠO TIÊN KHỞI (Ngày 26 Tháng 12): Hôm nay chúng ta mừng Lễ Thánh Stêphanô là một trong 7 Phó Tế đầu tiên trong Giáo Hội (Xin xem sách Công Vụ Tông Đồ 6:5-6) và cũng là vị Tử Đạo đầu tiên trong Giáo Hội (Công Vụ Tông Đồ 6: 8 - 7: 60). Các Bài Đọc: Bài Đọc 1: Cv 6: 8-10; 7: 54-59; Bài Phúc Âm: Matthêu 10: 17-22.
LỄ THÁNH GIOAN TÔNG ĐỒ THÁNH SỬ (Ngày 27 Tháng 12): Theo sách Phúc Âm thuật lại thì Thánh Gioan Tông Đồ là anh em với Thánh Giacôbê, cha là Giêbêđê, mẹ là Salômê (Matcô 1:20; Matthêu 15: 40;27:56), quê ở Besaida, làm nghề đánh cá. Lúc đầu Thánh Gioan làm môn đệ Thánh Gioan Baotixita (Gioan 1:39), sau đó đi theo Chúa Giêsu, khi Chúa Giêsu gọi ông đang khi ông vá lưới. Thánh Gioan đã được cùng với Thánh Giacôbê (người anh em) và Thánh Phêrô tham dự biến cố đặc biệt khi Chúa Giêsu biến hình trên núi Taborê. Thánh Gioan đã viết Phúc Âm IV, 3 Thánh Thư và sách Khải Huyền. Chúa Giêsu trước khi tắt thở trên Thánh Giá đã "trao phó Đức Mẹ cho Thánh Gioan." Thánh Gioan cùng với thánh Phêrô "chạy đến mộ Chúa Giêsu" và nhận ra Chúa Giêsu đã sống lại thật: "và ông đã thấy, và ông đã tin!" (Xin xem Phúc Âm Gioan 20: 1-8).
Theo truyền thuyết, Thánh Gioan đi rao giảng Phúc Âm tại Samaria, Antiokia, sau đó tại Ephêsô. Thánh Gioan đã đến Roma, rồi bị đầy đi Đảo Patmos dưới thời Hoàng Đế Domitian, và chết tại đó. Các Bài Đọc: Bài Đọc 1: 1Gioan: 1: 1-4; Bài Phúc Âm: Gioan 20:1-8).
Chúa Nhật LỄ THÁNH GIA THẤT (Ngày 28 Tháng 12): Hôm nay chúng ta mừng Lễ Thánh Gia Thất, gia đình của Thánh Giuse, Đức Mẹ Maria, và Chúa Giêsu. Hôm nay có thể nói là ngày lễ bổn Mạng của các Gia Đình, để chúng ta nhìn vào gương mẫu của Thánh Gia mà noi gương bắt chước và xây dựng những gia đình, dù giầu, dù nghèo, nhưng luôn sống hạnh phúc, đoàn kết yêu thương nhau, giữa vợ chồng, cha mẹ và con cháu. Các người chồng hãy noi gương Thánh Giuse, luôn sống chung thủy với vợ, chăm lo việc gia đình để cùng với người vợ lo nuôi nấng và giáo dục con cháu nên những người con ngoan, đạo đức. Những người vợ biết noi gương Đức Mẹ Maria, sống tận tụy cho chồng cho con, luôn trung thành với người chồng của mình, và đồng lao cộng tác với chồng để lo giáo dục con cái sống theo đường lối Chúa. Các người con hãy noi gương Chúa Giêsu, dù là con Thiên Chúa, nhưng Người luôn khiêm nhường, hạ mình xuống, vâng phục Thánh Giuse và Mẹ Maria (Luca 2:51). Dù chúng ta có học thành tài, có bằng cấp cao hơn cha mẹ chúng ta, nhưng chúng ta vẫn sống khiêm tốn và lắng nghe lời cha mẹ dạy dỗ chúng ta, nhiều khi vì tình yêu thương mà sửa dạy chúng ta; đừng kiêu ngạo, cậy mình, mà oán ghét cha mẹ chúng ta. (Xin xem thêm Bài "Sống Hạnh Phúc Gia Đình" mà chúng tôi đã viết và gửi quý vị trước đây).
Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Sách Sáng Thế 15:1-6;21:1-3) ghi lại những lời ông Abraham cầu xin với Chúa và Ngài đã nhận lời cho vợ ông là bà Sarah được thụ thai trong tuổi già và sinh ra Isaac, và tự ông Isaac đã sinh ra một dòng dõi đông đảo là Israel. Trong Bài Đọc 2 (Thư Do Thái 11: 8,11,12,,17-19), Thánh Phaolo nhắc đến Đức Tin của Tổ Phụ Abraham. Nhờ Đức Tin mạnh mẻ Thiên Chúa đã ban cho Ông người con trong lúc tuổi đã già; dù là con một, nhưng Chúa vẫn thử lòng bảo ông hy sinh đứa con cho Chúa, và ông vẫn vâng theo; nhưng Chúa đã không thi hành như lời Chúa dạy ông và cho Isaah sống và sinh ra một dân tộc đông đảo. Bài Phúc Âm (Luca 2:22-40) ghi lại việc Thánh Giuse và Mẹ Maria dâng Chúa Giêsu Hài Đồng vào Đền Thánh theo luật Môisê, và ông Simeon và bà Tiên tri Anna chúc phúc cho Chúa Hài Nhi và tiên báo về tương lai của Chúa trong công cuộc cứu chuộc nhân loại. Sau mọi thủ tục nghi lễ, Thánh Giuse và Mẹ Maria đem Chúa Hài Nhi Giêsu về lại quê hương Nagiaret, và "Chúa Hài nhi lớn lên, thêm mạnh mẽ, đầy khôn ngoan và ơn nghĩa của Thiên Chúa ở cùng Người."
Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta hãy hiệp ý cầu nguyện xin Chúa, nhờ lời Đức Mẹ và Thánh Giuse bầu cử, chúc lành cho gia đình chúng ta luôn được hồn an xác mạnh, sống hòa thuận thương yêu nhau, giữ vững Đức Tin, và loan truyền Đức Tin cho những người chưa biết để thờ phượng Chúa. Xin cho những ai đã qua đời được sớm về hưởng phúc Thiên Đàng.
Xin Thiên Chúa là Cha nhân từ chúc lành cho tất cả chúng ta và gìn giữ chúng ta trong ơn nghĩa Chúa luôn.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các Ki-tô hữu chỉ sống bề ngoài thì bên trong họ đã chết
Bùi Hữu Thư
06:11 19/11/2014
Đức Thánh Cha lưu ý không nên cảm thấy hài lòng về đời sống thiêng liêng của mình
VATICAN, Ngày 18, tháng 11, 2014 (Zenit.org) – Hôm nay, Đức Thánh Cha lưu ý trong bài giảng tại nhà nguyện Thánh Mác-ta khi ngài suy niệm về vấn đề đạo đức hâm hẩm. Ngài nói: Cảm thấy mình hài lòng về tình trạng đạo đức của mình là “có tội.”
Đức Thánh Cha trích dẫn Sách Khải Huyền chương 3 và Phúc Âm Thánh Luca kể chuyện Chúa Giê-su gặp Da-kêu, người thu thuế.
Trong bài đọc một, ngài ghi nhận, Chúa Giê-su kêu gọi các Ki-tô hữu tại Laođicêa hãy hoán cải vì họ đã trở nên “hâm hẩm”. Họ đang “sống đạo thoải mái”. Họ cho rằng: “Tôi làm những gì tôi có thể, tôi rất bình thản và không muốn bị phiền phức vì những điều kỳ lạ.”
Đức Thánh Cha Phan-xi-cô ghi nhận rằng những người nào “đang sống thoải mái cho rằng “họ không thiếu gì cả: Tôi xem lễ ngày Chúa Nhật, tôi thỉnh thoảng cầu nguyện, tôi cảm thấy thoải mái, tôi sống trong ân sủng của Chúa, tôi giầu sang” và “tôi không cần thêm bất cứ cái gì.”
Ngài lưu ý “tình trạng tinh thần này” là “một trạng thái tội lỗi, cảm thấy mình thoải mái về đạo đức là có tội."
Ngài nói: Chúa có những lời nghiêm khắc với những người này: “Vì ngươi hâm hẩm, chẳng nóng chẳng lạnh, nên Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng Ta."
Ngài tiếp: “có lời kêu gọi thứ hai” cho những ai “sống bề ngoài, họ là những Ki-tô hữu sống bề ngoài." Họ cho rằng họ đang sống, nhưng thực ra họ đã chết. Và Chúa Giê-su yêu cầu họ hãy thức giậy.
Đức Thánh Cha nói: “Bề ngoài chính là tấm khăn liệm Ki-tô hữu, vì họ đã chết." Và Chúa “kêu gọi họ hãy hoán cải."
"Tôi có phải là một Ki-tô hữu bề ngoài không? Tôi có đang sống trong nội tâm không? Tôi có đời sống thiêng liêng không? Tôi có nghe tiếng Chúa Thánh Thần không? Tôi có tiến bước hay là…? Nhưng, nếu mọi sự có vẻ tốt đẹp, tôi không có gì để trách cứ tôi: tôi có một gia đình tốt đẹp, người ta không có gì để nói xấu tôi, tôi có đủ tất cả mọi sự tôi cần, tôi có phép hôn phối trong nhà thờ. Tôi đang sống trong ơn nghĩa Chúa.”
"Hỡi các Ki-tô hữu sống bề ngoài… hãy tìm kiếm cái gì đang sống động trong lòng, và với ký ức và sự thức tỉnh, hãy tiến bước. Hãy hoán cải: từ bề ngoài sang thực tại. Từ chỗ hâm hẩm sang nhiệt thành.”
Cải hóa tấm lòng
Lời mời gọi hoán cải thứ ba là cho Da-kêu, “người thu thuế nhà giầu.”
Đức Thánh Cha nói: "Anh ta tham nhũng, đang làm việc cho dân ngoại, cho người La Mã, anh ta phản bội quê hương."
"Anh ta cũng chỉ giống như nhiều người lãnh đạo chúng ta biết: họ tham nhũng. Họ là những kẻ thay vì phục vụ cho dân chúng, lại khai thác dân để làm giầu cho mình. Có một số người như thế trên thế giới này. Và dân chúng không thích anh. Phải, anh không hâm hẩm; Anh không chết. Anh ta đang ở trong trạng thái thối nát. Anh ta tham nhũng. Nhưng anh cảm thấy có một cái gì trong lòng: 'Vị thầy thuốc này, vị tiên tri này được người ta khen là nói hay, tôi muốn gặp ngài, vì tò mò.’ Thánh Thần rất khôn khéo. Ngài gieo hạt giống tò mò, và để được thấy vị ấy, anh ta đã làm một việc khá ‘nực cười.” Hãy thử xem một người lãnh đạo quan trọng, cũng tham nhũng, lãnh đạo của các lãnh đạo – là ông xếp – leo trèo lên cây để xem một đám rước. Cứ thử nghĩ mà xem, có buồn cười không!”
Đức Thánh Cha nói: Da-kêu “không cảm thấy xấu hổ”, anh ta muốn được thấy Chúa Giê-su và Chúa Thánh Thần đã hoạt động trong anh."
Rồi “Lời Chúa đã đi vào tâm hồn anh, và với Lời Chúa là niềm vui."
Đức Thánh Cha Phan-xi-cô nói: "Những người thoải mái và sống bề ngoài đã quên không biết niềm vui là gì; còn người tham nhũng kia thì đã thấy ngay”, “tâm hồn anh ta đã được biến đổi, anh ta đã hoán cải." Và người thu thuế hứa sẽ hoàn trả những gì anh ta đã lấy của người khác.
Đức Thánh Cha tuyên bố: "Khi sự hoán cải chạm đến túi tiền, thì là điều chắc chắn. Ki-tô hữu trong lòng? Phải! Tất cả mọi người đều như thế. Ki-tô hữu bởi máu? Tất cả chúng ta. Tuy nhiên, Ki-tô hữu có túi tiền, rất ít. Nhưng hoán cải… và này đây sự hoán cải tức thì đến thẳng nhờ lời chân chính. Anh ta đã hoán cải."
Đức Thánh Cha Phan-xi-cô nhắc lại rằng đây là “ba lời mời gọi hoán cải” Chúa Giê-su gửi cho “những người hâm hẩm, thoải mái, sống bề ngoài, những người cho là họ giầu có nhưng lại nghèo nàn, họ chẳng có gì cả, họ đã chết.”
Lời Chúa “có thể thay đổi mọi sự, nhưng chúng ta thường không có can đảm để tin vào Lời Chúa, để đón nhận những gì Lời ấy chữa lành trong chúng ta.”
Vào tuần lễ cuối cùng của Niên Lịch Phụng Vụ, Giáo Hội muốn tất cả chúng ta “hãy suy nghĩ kỹ lưỡng về sự hoán cải của chúng ta, để chúng ta có thể tiến bước trên hành trình của đời sống Ki-tô."
VATICAN, Ngày 18, tháng 11, 2014 (Zenit.org) – Hôm nay, Đức Thánh Cha lưu ý trong bài giảng tại nhà nguyện Thánh Mác-ta khi ngài suy niệm về vấn đề đạo đức hâm hẩm. Ngài nói: Cảm thấy mình hài lòng về tình trạng đạo đức của mình là “có tội.”
Đức Thánh Cha trích dẫn Sách Khải Huyền chương 3 và Phúc Âm Thánh Luca kể chuyện Chúa Giê-su gặp Da-kêu, người thu thuế.
Trong bài đọc một, ngài ghi nhận, Chúa Giê-su kêu gọi các Ki-tô hữu tại Laođicêa hãy hoán cải vì họ đã trở nên “hâm hẩm”. Họ đang “sống đạo thoải mái”. Họ cho rằng: “Tôi làm những gì tôi có thể, tôi rất bình thản và không muốn bị phiền phức vì những điều kỳ lạ.”
Đức Thánh Cha Phan-xi-cô ghi nhận rằng những người nào “đang sống thoải mái cho rằng “họ không thiếu gì cả: Tôi xem lễ ngày Chúa Nhật, tôi thỉnh thoảng cầu nguyện, tôi cảm thấy thoải mái, tôi sống trong ân sủng của Chúa, tôi giầu sang” và “tôi không cần thêm bất cứ cái gì.”
Ngài lưu ý “tình trạng tinh thần này” là “một trạng thái tội lỗi, cảm thấy mình thoải mái về đạo đức là có tội."
Ngài nói: Chúa có những lời nghiêm khắc với những người này: “Vì ngươi hâm hẩm, chẳng nóng chẳng lạnh, nên Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng Ta."
Ngài tiếp: “có lời kêu gọi thứ hai” cho những ai “sống bề ngoài, họ là những Ki-tô hữu sống bề ngoài." Họ cho rằng họ đang sống, nhưng thực ra họ đã chết. Và Chúa Giê-su yêu cầu họ hãy thức giậy.
Đức Thánh Cha nói: “Bề ngoài chính là tấm khăn liệm Ki-tô hữu, vì họ đã chết." Và Chúa “kêu gọi họ hãy hoán cải."
"Tôi có phải là một Ki-tô hữu bề ngoài không? Tôi có đang sống trong nội tâm không? Tôi có đời sống thiêng liêng không? Tôi có nghe tiếng Chúa Thánh Thần không? Tôi có tiến bước hay là…? Nhưng, nếu mọi sự có vẻ tốt đẹp, tôi không có gì để trách cứ tôi: tôi có một gia đình tốt đẹp, người ta không có gì để nói xấu tôi, tôi có đủ tất cả mọi sự tôi cần, tôi có phép hôn phối trong nhà thờ. Tôi đang sống trong ơn nghĩa Chúa.”
"Hỡi các Ki-tô hữu sống bề ngoài… hãy tìm kiếm cái gì đang sống động trong lòng, và với ký ức và sự thức tỉnh, hãy tiến bước. Hãy hoán cải: từ bề ngoài sang thực tại. Từ chỗ hâm hẩm sang nhiệt thành.”
Cải hóa tấm lòng
Lời mời gọi hoán cải thứ ba là cho Da-kêu, “người thu thuế nhà giầu.”
Đức Thánh Cha nói: "Anh ta tham nhũng, đang làm việc cho dân ngoại, cho người La Mã, anh ta phản bội quê hương."
"Anh ta cũng chỉ giống như nhiều người lãnh đạo chúng ta biết: họ tham nhũng. Họ là những kẻ thay vì phục vụ cho dân chúng, lại khai thác dân để làm giầu cho mình. Có một số người như thế trên thế giới này. Và dân chúng không thích anh. Phải, anh không hâm hẩm; Anh không chết. Anh ta đang ở trong trạng thái thối nát. Anh ta tham nhũng. Nhưng anh cảm thấy có một cái gì trong lòng: 'Vị thầy thuốc này, vị tiên tri này được người ta khen là nói hay, tôi muốn gặp ngài, vì tò mò.’ Thánh Thần rất khôn khéo. Ngài gieo hạt giống tò mò, và để được thấy vị ấy, anh ta đã làm một việc khá ‘nực cười.” Hãy thử xem một người lãnh đạo quan trọng, cũng tham nhũng, lãnh đạo của các lãnh đạo – là ông xếp – leo trèo lên cây để xem một đám rước. Cứ thử nghĩ mà xem, có buồn cười không!”
Đức Thánh Cha nói: Da-kêu “không cảm thấy xấu hổ”, anh ta muốn được thấy Chúa Giê-su và Chúa Thánh Thần đã hoạt động trong anh."
Rồi “Lời Chúa đã đi vào tâm hồn anh, và với Lời Chúa là niềm vui."
Đức Thánh Cha Phan-xi-cô nói: "Những người thoải mái và sống bề ngoài đã quên không biết niềm vui là gì; còn người tham nhũng kia thì đã thấy ngay”, “tâm hồn anh ta đã được biến đổi, anh ta đã hoán cải." Và người thu thuế hứa sẽ hoàn trả những gì anh ta đã lấy của người khác.
Đức Thánh Cha tuyên bố: "Khi sự hoán cải chạm đến túi tiền, thì là điều chắc chắn. Ki-tô hữu trong lòng? Phải! Tất cả mọi người đều như thế. Ki-tô hữu bởi máu? Tất cả chúng ta. Tuy nhiên, Ki-tô hữu có túi tiền, rất ít. Nhưng hoán cải… và này đây sự hoán cải tức thì đến thẳng nhờ lời chân chính. Anh ta đã hoán cải."
Đức Thánh Cha Phan-xi-cô nhắc lại rằng đây là “ba lời mời gọi hoán cải” Chúa Giê-su gửi cho “những người hâm hẩm, thoải mái, sống bề ngoài, những người cho là họ giầu có nhưng lại nghèo nàn, họ chẳng có gì cả, họ đã chết.”
Lời Chúa “có thể thay đổi mọi sự, nhưng chúng ta thường không có can đảm để tin vào Lời Chúa, để đón nhận những gì Lời ấy chữa lành trong chúng ta.”
Vào tuần lễ cuối cùng của Niên Lịch Phụng Vụ, Giáo Hội muốn tất cả chúng ta “hãy suy nghĩ kỹ lưỡng về sự hoán cải của chúng ta, để chúng ta có thể tiến bước trên hành trình của đời sống Ki-tô."
Chương trình thăm quốc hội Âu Châu của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
03:33 19/11/2014
Cuối tháng Mười Một sẽ là những ngày bận bịu nhất của Đức Phanxicô: ngày 25, ngài sẽ thăm Quốc Hội Âu Châu và Hội Đồng Âu Châu tại Strasbourg, Pháp, và từ ngày 28 tới 30, ngài sẽ thăm Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ. Đây sẽ là cuộc tông du ngoại quốc lần thứ năm và lần thứ sáu của ngài.
Theo phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Federico Lombardi, chuyến đi Strasbourg sẽ là một “kỷ lục”, vì sẽ ngắn nhất, chỉ kéo dài 3 giờ 50 phút! Chưa từng có trong lịch sử tông du của một vị giáo hoàng.
Cha Lombardi cho biết thêm, “đây là một cuộc tông du không có bất cứ biến cố mục vụ, tôn giáo hay phụng vụ chi cả, mà hoàn toàn chỉ để tôn trọng lời mời của hai định chế Âu Châu này mà thôi. Đức Giáo Hoàng có nhiều ước muốn khác, nhưng ngài chỉ muốn hạn chế cuộc tông du này vào Âu Châu chứ không liên quan gì tới nước Pháp”. Chính vì thế, ngài từ khước cả lời mời thăm Nhà Thờ Chính Tòa có tính lịch sử của Strasbourg nhân dịp kỷ niệm 1,000 của Nhà Thờ này.
Về nghi thức ngoại giao cũng thế, Tổng Thống Pháp François Hollande sẽ không đón tiếp Đức Giáo Hoàng mà là Quốc Vụ Khanh Âu Châu Sự Vụ, Harlem Désir.
Ông Désir sẽ tháp tùng Đức Thánh Cha từ phi trường tới quốc hội Âu Châu trên xe bọc thép chứ không trên giáo hoàng xa vì ngài sẽ không dừng ở bất cứ chỗ nào khác.
Tuy nhiên, bất kể sự vắn vỏi này, cuộc tông du vẫn có tầm quan trọng rất lớn. Đó là nhận định của Cha Lombardi. Vì qua hai định chế này, Đức GH sẽ nói với toàn thể Âu Châu.
Cha cũng cho hay hai định chế này là những định chế rất khác nhau: Quốc Hội Âu Châu là một định chế được bầu gồm 751 đại biểu của 28 nước hội viên Liên Hiệp Âu Châu, đại diện cho 508 triệu công dân. Hội Đồng Âu Châu, một định chế có trước QH Âu Châu, bao gồm các dân biểu quốc gia của 47 nước hội viên, gồm cả Đông Âu như Ukraine và Nga.
Tại Strasbourg, sau khi được Chủ Tịch QH Âu Châu Martin Schulz chào mừng, Đức Phanxicô sẽ hội kiến với TT Ý, Matteo Renzin, Chủ Tịch luân phiên Hội Đồng Âu Châu, tân Chủ Tịch Ủy Ban Âu Châu, Jean Claude Junker và Chủ Tịch HĐ Âu Châu mãn nhiệm, Herman Van Rompuy.
Sau đó, ngài sẽ qua Hội Đồng Âu Châu, tại đây ngài được Thorbjorn Jagland, Tổng Thư Ký Hội Đồng, và Chủ Tịch Quốc Hội Thụy Sĩ chào đón, trước khi đọc bài diễn văn thứ hai. Ngoài các sứ thần Tòa Thánh cạnh hai định chế này, còn có sự hiện diện của Đức HY Peter Erdo, Chủ Tịch Liên Hội Đồng các giám mục Âu Châu, và Đức Reinhard Marx, TGM Monaco ở Bavaria và là Chủ Tịch Ủy Ban của các Hội Đồng Giám Mục của Cộng Đồng Âu Châu.
Liên quan tới THĐ giám mục về gia đình
Nhận định về chuyến tông du này, ký giả Andrea Gagliarducci cho rằng xem ra giữa nó và THĐ về gia đình không có chi liên hệ với nhau cả. Tuy nhiên, nếu chú ý tới nghị trình của Liên Hiệp Âu Châu hiện nay với phúc trình Lunacek, tức phúc trình chống kỳ thị đồng tính, người ta sẽ thấy khác.
Điều cũng đáng lưu ý, chính Martin Schulz đặt lời mời với Đức Phanxicô. Ông ta vốn là học trò các cha Dòng Tên, nhưng lại tự coi mình là người vô thần. Ông cho rằng mình rất gần gũi với Đức Phanxicô về hai vấn đề: nghèo đói và ngoại vi (peripheries). Ông hy vọng, Đức Phanxicô sẽ lên tiếng về hai vấn đề đó nhất là việc chào đón di dân. Ông cũng là người nhấn mạnh tới khía cạnh “không tôn giáo” của chuyến đi này, coi Đức Phanxicô chỉ như một nhà lãnh đạo quốc gia như bất cứ nhà lãnh đạo quốc gia nào khác.
Ấy thế nhưng, Đức Phanxicô luôn có những bất ngờ dành cho người ta. Vì theo ngài, những vấn đề tối quan trọng hiện nay không liên hệ tới riêng bản sắc Âu Châu mà là liên hệ tới hữu thể nhân bản nói chung. Nói cách khác, chúng liên hệ tới dự án tạo dựng của Thiên Chúa.
Đó chính là chỗ các vấn đề của Âu Châu có liên hệ với các vấn đề của THĐ về hôn nhân và gia đình. Nói về gia đình cũng là nói về dự án tạo dựng của Thiên Chúa. Mà nói về nó là nói về tính bổ túc nam nữ, về việc chào đón sự sống, về cung cách việc chào đón này trở thành cấu trúc nền tảng để xây dựng một xã hội công chính. Không thể có phân cách giữa Tin Mừng Gia Đình và cam kết xã hội.
Nhưng hiện đang có nhiều cố gắng phân cách hai thực tại trên. Tại THĐ về gia đình, các giám mục Phi Châu từng cực lực lên án các cố gắng này tại lục địa của họ, một lục địa đang cần trợ giúp tài chánh. Mà khổ thay, sự trợ giúp này đang bị nối kết với việc thay đổi luật pháp, nhằm du nhập ý thức hệ phái tính, phá bỏ ý niệm gia đình tự nhiên. Trên thực tế, nếu một nước Phi Châu nào đó cần một hệ thống dẫn thủy, họ buộc phải thông qua luật cho phép “hôn nhân” đồng tính, hay cho phép việc thụ thai trong ống nghiệm, hoặc một luật lệ nào đó liên quan tới điều người ta văn vẻ gọi là Quyền Sinh Sản Khỏe Mạnh, tức phá thai.
Đó không hẳn chỉ là vấn đề của riêng Phi Châu. Năm 2012, Phúc Trình về Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội trên Thế Giới, do Vọng Quan Sát Văn Thuận phát hành, cho thấy chế độ tân thực dân không nhằm xâm chiếm và bóc lột các quốc gia mà đúng hơn xâm chiếm và bóc lột hữu thể nhân bản. Phúc trình này cũng nhấn mạnh rằng luật lệ có tiềm năng phá hoại gia đình và chống lại luật tự nhiên đã được sử dụng làm đòn bẩy dọn đường cho việc thực dân hóa văn hóa. Điều đáng lưu ý: nước được chọn làm điển hình nghiên cứu lại chính là quê hương Đức Phanxicô: tức Á Căn Đình!
Đã có chứng cớ cho thấy Đức Phanxicô nắm vững việc trên. Ngày 15 tháng Mười Một vừa qua, gặp Hiệp Hội BS Công Giáo Ý, Ngài lên án phá thai và an tử, và nhấn mạnh rằng “chơi đùa với sự sống là phạm tội chống lại Thiên Chúa hóa công”.
Ngoài ra, Đức Phanxicô hiểu rõ các nguy cơ do thứ Âu Châu quên cội rễ tạo ra, nơi tự do tôn giáo đang bị đe dọa nặng nề như Phúc Trình Thế Giới về Tự Do Tôn Giáo của Qũy Trợ Giúp Các Giáo Hội Túng Thiếu vừa cho thấy.
Theo phúc trình trên, tại nhiều nước Âu Châu, một Kitô hữu có thể bị kỳ thị vì các chủ trương ủng hộ gia đình như chọn trường Công Giáo cho con hay phản đối việc định chế hóa “hôn nhân” đồng tính… Các nước này cho rằng các nhóm tôn giáo không được lên tiếng về các vấn đề công cộng. Trái lại những nhóm bất thường như duy nữ, đồng tính thì hoàn toàn được tự do phát biểu bất cứ những gì họ muốn ngay cả việc chế riễu tôn giáo.
Âu Châu cũng hết lòng cổ vũ triết lý phá thai. Carl Djerassi, cha đẻ của thuốc viên phá thai, gần đây không ngại tiết lộ mục đích sau cùng của thuốc viên này: làm tình sẽ trở thành một sinh hoạt giải trí. Đến nỗi tới năm 2050, tinh trùng và phôi thai sẽ thường xuyên được đông lạnh để dùng cho việc thụ thai trong ống nghiệm bất cứ khi nào thấy thuận tiện.
Việc đó sẽ không chỉ bác bỏ kế hoạch của Thiên Chúa trên thực tế. Nó còn bác bỏ chính con người nhân bản vì chức phận làm cha và làm mẹ là lý do nền tảng cho sự hiện hữu của họ. Đối với nền văn minh tình thương của Đức Phaolô VI, chỉ có chức phận làm cha và làm mẹ mới đem lại sự sống.
Chắc chắn khi thăm hai định chế đầu não của Âu Châu, Đức Phanxicô không thể không nghĩ tới các nguy cơ do Âu Châu tạo ra trên đây, nhất là sau khi ngài chủ tọa hai cuộc tranh luận vĩ đại gần đây về gia đình: THĐ giám mục hồi tháng Mười và hội luận liên tôn về tính bổ túc nam nữ vừa qua.
Theo phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Federico Lombardi, chuyến đi Strasbourg sẽ là một “kỷ lục”, vì sẽ ngắn nhất, chỉ kéo dài 3 giờ 50 phút! Chưa từng có trong lịch sử tông du của một vị giáo hoàng.
Cha Lombardi cho biết thêm, “đây là một cuộc tông du không có bất cứ biến cố mục vụ, tôn giáo hay phụng vụ chi cả, mà hoàn toàn chỉ để tôn trọng lời mời của hai định chế Âu Châu này mà thôi. Đức Giáo Hoàng có nhiều ước muốn khác, nhưng ngài chỉ muốn hạn chế cuộc tông du này vào Âu Châu chứ không liên quan gì tới nước Pháp”. Chính vì thế, ngài từ khước cả lời mời thăm Nhà Thờ Chính Tòa có tính lịch sử của Strasbourg nhân dịp kỷ niệm 1,000 của Nhà Thờ này.
Về nghi thức ngoại giao cũng thế, Tổng Thống Pháp François Hollande sẽ không đón tiếp Đức Giáo Hoàng mà là Quốc Vụ Khanh Âu Châu Sự Vụ, Harlem Désir.
Ông Désir sẽ tháp tùng Đức Thánh Cha từ phi trường tới quốc hội Âu Châu trên xe bọc thép chứ không trên giáo hoàng xa vì ngài sẽ không dừng ở bất cứ chỗ nào khác.
Tuy nhiên, bất kể sự vắn vỏi này, cuộc tông du vẫn có tầm quan trọng rất lớn. Đó là nhận định của Cha Lombardi. Vì qua hai định chế này, Đức GH sẽ nói với toàn thể Âu Châu.
Cha cũng cho hay hai định chế này là những định chế rất khác nhau: Quốc Hội Âu Châu là một định chế được bầu gồm 751 đại biểu của 28 nước hội viên Liên Hiệp Âu Châu, đại diện cho 508 triệu công dân. Hội Đồng Âu Châu, một định chế có trước QH Âu Châu, bao gồm các dân biểu quốc gia của 47 nước hội viên, gồm cả Đông Âu như Ukraine và Nga.
Tại Strasbourg, sau khi được Chủ Tịch QH Âu Châu Martin Schulz chào mừng, Đức Phanxicô sẽ hội kiến với TT Ý, Matteo Renzin, Chủ Tịch luân phiên Hội Đồng Âu Châu, tân Chủ Tịch Ủy Ban Âu Châu, Jean Claude Junker và Chủ Tịch HĐ Âu Châu mãn nhiệm, Herman Van Rompuy.
Sau đó, ngài sẽ qua Hội Đồng Âu Châu, tại đây ngài được Thorbjorn Jagland, Tổng Thư Ký Hội Đồng, và Chủ Tịch Quốc Hội Thụy Sĩ chào đón, trước khi đọc bài diễn văn thứ hai. Ngoài các sứ thần Tòa Thánh cạnh hai định chế này, còn có sự hiện diện của Đức HY Peter Erdo, Chủ Tịch Liên Hội Đồng các giám mục Âu Châu, và Đức Reinhard Marx, TGM Monaco ở Bavaria và là Chủ Tịch Ủy Ban của các Hội Đồng Giám Mục của Cộng Đồng Âu Châu.
Liên quan tới THĐ giám mục về gia đình
Nhận định về chuyến tông du này, ký giả Andrea Gagliarducci cho rằng xem ra giữa nó và THĐ về gia đình không có chi liên hệ với nhau cả. Tuy nhiên, nếu chú ý tới nghị trình của Liên Hiệp Âu Châu hiện nay với phúc trình Lunacek, tức phúc trình chống kỳ thị đồng tính, người ta sẽ thấy khác.
Điều cũng đáng lưu ý, chính Martin Schulz đặt lời mời với Đức Phanxicô. Ông ta vốn là học trò các cha Dòng Tên, nhưng lại tự coi mình là người vô thần. Ông cho rằng mình rất gần gũi với Đức Phanxicô về hai vấn đề: nghèo đói và ngoại vi (peripheries). Ông hy vọng, Đức Phanxicô sẽ lên tiếng về hai vấn đề đó nhất là việc chào đón di dân. Ông cũng là người nhấn mạnh tới khía cạnh “không tôn giáo” của chuyến đi này, coi Đức Phanxicô chỉ như một nhà lãnh đạo quốc gia như bất cứ nhà lãnh đạo quốc gia nào khác.
Ấy thế nhưng, Đức Phanxicô luôn có những bất ngờ dành cho người ta. Vì theo ngài, những vấn đề tối quan trọng hiện nay không liên hệ tới riêng bản sắc Âu Châu mà là liên hệ tới hữu thể nhân bản nói chung. Nói cách khác, chúng liên hệ tới dự án tạo dựng của Thiên Chúa.
Đó chính là chỗ các vấn đề của Âu Châu có liên hệ với các vấn đề của THĐ về hôn nhân và gia đình. Nói về gia đình cũng là nói về dự án tạo dựng của Thiên Chúa. Mà nói về nó là nói về tính bổ túc nam nữ, về việc chào đón sự sống, về cung cách việc chào đón này trở thành cấu trúc nền tảng để xây dựng một xã hội công chính. Không thể có phân cách giữa Tin Mừng Gia Đình và cam kết xã hội.
Nhưng hiện đang có nhiều cố gắng phân cách hai thực tại trên. Tại THĐ về gia đình, các giám mục Phi Châu từng cực lực lên án các cố gắng này tại lục địa của họ, một lục địa đang cần trợ giúp tài chánh. Mà khổ thay, sự trợ giúp này đang bị nối kết với việc thay đổi luật pháp, nhằm du nhập ý thức hệ phái tính, phá bỏ ý niệm gia đình tự nhiên. Trên thực tế, nếu một nước Phi Châu nào đó cần một hệ thống dẫn thủy, họ buộc phải thông qua luật cho phép “hôn nhân” đồng tính, hay cho phép việc thụ thai trong ống nghiệm, hoặc một luật lệ nào đó liên quan tới điều người ta văn vẻ gọi là Quyền Sinh Sản Khỏe Mạnh, tức phá thai.
Đó không hẳn chỉ là vấn đề của riêng Phi Châu. Năm 2012, Phúc Trình về Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội trên Thế Giới, do Vọng Quan Sát Văn Thuận phát hành, cho thấy chế độ tân thực dân không nhằm xâm chiếm và bóc lột các quốc gia mà đúng hơn xâm chiếm và bóc lột hữu thể nhân bản. Phúc trình này cũng nhấn mạnh rằng luật lệ có tiềm năng phá hoại gia đình và chống lại luật tự nhiên đã được sử dụng làm đòn bẩy dọn đường cho việc thực dân hóa văn hóa. Điều đáng lưu ý: nước được chọn làm điển hình nghiên cứu lại chính là quê hương Đức Phanxicô: tức Á Căn Đình!
Đã có chứng cớ cho thấy Đức Phanxicô nắm vững việc trên. Ngày 15 tháng Mười Một vừa qua, gặp Hiệp Hội BS Công Giáo Ý, Ngài lên án phá thai và an tử, và nhấn mạnh rằng “chơi đùa với sự sống là phạm tội chống lại Thiên Chúa hóa công”.
Ngoài ra, Đức Phanxicô hiểu rõ các nguy cơ do thứ Âu Châu quên cội rễ tạo ra, nơi tự do tôn giáo đang bị đe dọa nặng nề như Phúc Trình Thế Giới về Tự Do Tôn Giáo của Qũy Trợ Giúp Các Giáo Hội Túng Thiếu vừa cho thấy.
Theo phúc trình trên, tại nhiều nước Âu Châu, một Kitô hữu có thể bị kỳ thị vì các chủ trương ủng hộ gia đình như chọn trường Công Giáo cho con hay phản đối việc định chế hóa “hôn nhân” đồng tính… Các nước này cho rằng các nhóm tôn giáo không được lên tiếng về các vấn đề công cộng. Trái lại những nhóm bất thường như duy nữ, đồng tính thì hoàn toàn được tự do phát biểu bất cứ những gì họ muốn ngay cả việc chế riễu tôn giáo.
Âu Châu cũng hết lòng cổ vũ triết lý phá thai. Carl Djerassi, cha đẻ của thuốc viên phá thai, gần đây không ngại tiết lộ mục đích sau cùng của thuốc viên này: làm tình sẽ trở thành một sinh hoạt giải trí. Đến nỗi tới năm 2050, tinh trùng và phôi thai sẽ thường xuyên được đông lạnh để dùng cho việc thụ thai trong ống nghiệm bất cứ khi nào thấy thuận tiện.
Việc đó sẽ không chỉ bác bỏ kế hoạch của Thiên Chúa trên thực tế. Nó còn bác bỏ chính con người nhân bản vì chức phận làm cha và làm mẹ là lý do nền tảng cho sự hiện hữu của họ. Đối với nền văn minh tình thương của Đức Phaolô VI, chỉ có chức phận làm cha và làm mẹ mới đem lại sự sống.
Chắc chắn khi thăm hai định chế đầu não của Âu Châu, Đức Phanxicô không thể không nghĩ tới các nguy cơ do Âu Châu tạo ra trên đây, nhất là sau khi ngài chủ tọa hai cuộc tranh luận vĩ đại gần đây về gia đình: THĐ giám mục hồi tháng Mười và hội luận liên tôn về tính bổ túc nam nữ vừa qua.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tấm gương sáng của các nữ tu Mến Thánh Giá Gò Vấp tại trường Duy An
Micae Bùi Thành Châu
00:06 19/11/2014
ĐỐM LỬA NHÂN VĂN
Như một chuyện tình cờ, ghé Thuận Phát tham dự Thánh lễ bỗng dưng gặp cô giáo cũng là huynh trưởng Giáo Lý Viên. Câu chuyện càng thêm ý nghĩa giữa những nổi trôi của cuộc đời nhất là về chuyện giáo dục.
Cô xuất thân từ giáo lý viên, ca đoàn của giáo xứ Thuận Phát. Được rèn luyện, giáo dục trong một gia đình Kitô giáo và được hấp thụ một nền giáo lý tốt ngay từ nhỏ nên khi là một nhà giáo, cô càng ý thức vai trò "trồng người" của cô.
Cô chia sẻ cô gặp rất nhiều khó khăn khi đứng lớp. Cô không ngần ngại kể những điệu buồn của nhà giáo mà cô đang gặp phải. Chẳng biết nói gì với cô, chỉ biết chia sẻ với cô về trách nhiệm của một nhà giáo Công Giáo mà cô đang mang.
Cô cảm thấy lạ khi càng cố gắng giáo dục cho trẻ thì cô càng gặp phải căn bệnh hình thức từ nơi những người có trách nhiệm. Thế nhưng, dù bị đồng nghiệp không vui, dù không được khen thưởng như bao người khác nhưng cô cảm thấy bình an và thanh thản bởi lẽ cô can đảm nói lên tiếng nói của mình và sống thật với nghề giáo mà cô đã chọn,
Cách đây vài ngày, người bạn khoe với tôi rằng trường tư thục mẫu giáo Duy An - Gò Vấp thông báo: "Dịp 20/11, nhà trường xin không nhận tất cả các loại quà, dù là bất cứ hình thức nào".
Nhiều người sẽ thắc mắc không biết trường Duy An là trường nào ? Ai phụ trách ? Tại sao lại làm như thế ?
Xin thưa trường mẫu giáo tư thục Duy An do các nữ tu dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp phụ trách.
Các nữ tu có lẽ quá hiểu nỗi khổ của phụ huynh, nỗi khổ của phong bì, nỗi khổ của quà cáp để rồi cùng nhau đi đến quyết định như thế.
Thật ra, khi đưa ra quyết định như thế, ắt hẳn các nữ tu cũng sẵn sàng đón nhận những búa rìu của dư luận. Đơn giản sẽ lãnh búa rìu bởi lẽ giữa dòng chảy của cuộc đời là văn hóa phong bì, văn hóa bôi trơn, văn hóa biếu xén, văn hóa "hoa hồng".. . đang cuồn cuồn chảy giữa cuộc đời nhưng các nữ tu lại làm ngược lại. Giữa cuộc đời mà người ta đi tìm cái lợi càng nhiều càng tốt mà Duy An can đảm từ chối không phải là chuyện đơn giản.
Dù có thể bị búa rìu dư luận nhưng các nữ tu vẫn can đảm làm như vậy. Làm như vậy để nói lên tiếng nói của một tập thể sư phạm Công Giáo.
Duy An là một trong nhiều và rất nhiều trường do các nữ tu phụ trách. Chẳng cần phải nói nhiều lời rằng tại sao người ta lại thích mang con em của mình đến gửi ở các trường do các nữ tu phụ trách. Giản đơn là khi được gửi ở đây, các cháu được bồi bổ không chỉ là tri thức, kiến thức nhưng các nữ tu chăm chú về nhân văn, nhân bản của con người.
Khi quyết định làm như vậy, chắc chắn thu nhập của tập thể sư phạm trường sẽ thiệt thòi, sẽ mất đi nguồn lợi như những cơ sở giáo dục khác nhưng mẫu giáo Duy An đã nói lên được tiếng nói của mình giữa những ngang trái của cuộc đời ngay từ ngành giáo dục. Giáo dục là nền tảng cho đời người nhưng không khéo thì văn hóa phong bì, văn hóa biếu xén nó sẽ đánh đổ đạo đức, nhân văn của con người.
Công tâm mà nói, chẳng phải tâng bốc, chẳng phải ca khen nhưng để khi người Công Giáo mở trường thì chắc chắn sẽ có một nền giáo dục tốt cho các em.
Đáng tiếc thay hiện tại người Công Giáo, cách riêng các nữ tu chỉ được mở ở cái hệ mầm non. Tiểu học, trung học cũng như Đại Học Công Giáo vẫn còn là niềm mơ ước của nhiều người.
Dù ít, dù nhỏ nhưng cô giáo người Công Giáo mà tôi quen, trường tư thục Duy An mà tôi biết đó đã nói lên tiếng lòng của mình, đã thắp lên đốm lửa nhân văn giữa cuộc đời. Vẫn mong nhiều và nhiều người Công Giáo cũng như các tập thể sư phạm Công Giáo can đảm loan báo một nền sư phạm tình thương, một nền sư phạm chân chính giữa cuộc đời.
Micae Bùi Thành Châu
Như một chuyện tình cờ, ghé Thuận Phát tham dự Thánh lễ bỗng dưng gặp cô giáo cũng là huynh trưởng Giáo Lý Viên. Câu chuyện càng thêm ý nghĩa giữa những nổi trôi của cuộc đời nhất là về chuyện giáo dục.
Cô xuất thân từ giáo lý viên, ca đoàn của giáo xứ Thuận Phát. Được rèn luyện, giáo dục trong một gia đình Kitô giáo và được hấp thụ một nền giáo lý tốt ngay từ nhỏ nên khi là một nhà giáo, cô càng ý thức vai trò "trồng người" của cô.
Cô chia sẻ cô gặp rất nhiều khó khăn khi đứng lớp. Cô không ngần ngại kể những điệu buồn của nhà giáo mà cô đang gặp phải. Chẳng biết nói gì với cô, chỉ biết chia sẻ với cô về trách nhiệm của một nhà giáo Công Giáo mà cô đang mang.
Cô cảm thấy lạ khi càng cố gắng giáo dục cho trẻ thì cô càng gặp phải căn bệnh hình thức từ nơi những người có trách nhiệm. Thế nhưng, dù bị đồng nghiệp không vui, dù không được khen thưởng như bao người khác nhưng cô cảm thấy bình an và thanh thản bởi lẽ cô can đảm nói lên tiếng nói của mình và sống thật với nghề giáo mà cô đã chọn,
Nhiều người sẽ thắc mắc không biết trường Duy An là trường nào ? Ai phụ trách ? Tại sao lại làm như thế ?
Xin thưa trường mẫu giáo tư thục Duy An do các nữ tu dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp phụ trách.
Các nữ tu có lẽ quá hiểu nỗi khổ của phụ huynh, nỗi khổ của phong bì, nỗi khổ của quà cáp để rồi cùng nhau đi đến quyết định như thế.
Thật ra, khi đưa ra quyết định như thế, ắt hẳn các nữ tu cũng sẵn sàng đón nhận những búa rìu của dư luận. Đơn giản sẽ lãnh búa rìu bởi lẽ giữa dòng chảy của cuộc đời là văn hóa phong bì, văn hóa bôi trơn, văn hóa biếu xén, văn hóa "hoa hồng".. . đang cuồn cuồn chảy giữa cuộc đời nhưng các nữ tu lại làm ngược lại. Giữa cuộc đời mà người ta đi tìm cái lợi càng nhiều càng tốt mà Duy An can đảm từ chối không phải là chuyện đơn giản.
Dù có thể bị búa rìu dư luận nhưng các nữ tu vẫn can đảm làm như vậy. Làm như vậy để nói lên tiếng nói của một tập thể sư phạm Công Giáo.
Duy An là một trong nhiều và rất nhiều trường do các nữ tu phụ trách. Chẳng cần phải nói nhiều lời rằng tại sao người ta lại thích mang con em của mình đến gửi ở các trường do các nữ tu phụ trách. Giản đơn là khi được gửi ở đây, các cháu được bồi bổ không chỉ là tri thức, kiến thức nhưng các nữ tu chăm chú về nhân văn, nhân bản của con người.
Khi quyết định làm như vậy, chắc chắn thu nhập của tập thể sư phạm trường sẽ thiệt thòi, sẽ mất đi nguồn lợi như những cơ sở giáo dục khác nhưng mẫu giáo Duy An đã nói lên được tiếng nói của mình giữa những ngang trái của cuộc đời ngay từ ngành giáo dục. Giáo dục là nền tảng cho đời người nhưng không khéo thì văn hóa phong bì, văn hóa biếu xén nó sẽ đánh đổ đạo đức, nhân văn của con người.
Công tâm mà nói, chẳng phải tâng bốc, chẳng phải ca khen nhưng để khi người Công Giáo mở trường thì chắc chắn sẽ có một nền giáo dục tốt cho các em.
Đáng tiếc thay hiện tại người Công Giáo, cách riêng các nữ tu chỉ được mở ở cái hệ mầm non. Tiểu học, trung học cũng như Đại Học Công Giáo vẫn còn là niềm mơ ước của nhiều người.
Dù ít, dù nhỏ nhưng cô giáo người Công Giáo mà tôi quen, trường tư thục Duy An mà tôi biết đó đã nói lên tiếng lòng của mình, đã thắp lên đốm lửa nhân văn giữa cuộc đời. Vẫn mong nhiều và nhiều người Công Giáo cũng như các tập thể sư phạm Công Giáo can đảm loan báo một nền sư phạm tình thương, một nền sư phạm chân chính giữa cuộc đời.
Micae Bùi Thành Châu
Ngày họp mặt đồng hương TGP Huế tại Sàigòn
Gioan Lê Cần
10:16 19/11/2014
NGÀY HỌP MẶT ĐỒNG HƯƠNG TỔNG GIÁO PHẬN HUẾ
Sáng thứ bảy 15.11.2014,gần ba trăm bà con đồng hương Công Giáo thuộc Giáo phận Huế đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận qui tụ về Nhà thờ Đaminh Ba Chuông,190 Lê văn Sỹ, Phú Nhuận, thành phố Hồ chí Minh,tham dự ngày họp mặt đồng hương. Đây là ngày họp mặt hằng năm lần thứ 4. Dù giờ khai mạc là 9 giờ, mới 8 giờ bà con đã có mặt làm thủ tục đăng ký ghi danh và điền bảng tên có ghi Giáo xứ gốc. Đó là những người xuất thân từ các Giáo xứ Trí Bưu, Thạch Hãn, La Vang, An Lộng, Nhu Lý, Dương Lộc, Dương Lệ, An Du Tây, Tam Toà, Đại Phong, Kẻ Văn, Thuận Nhơn, Hội Yên, Phủ Cam, Gia Hội, Kim Long, Bến Ngự, Hà Úc, Hà Thanh …Đến 8g30, Đức Tông F.X. Lê văn Hồng xuất hiện với khuôn mặt rạng rỡ trong sự chào đón nồng nhiệt của bà con. Đi cùng với Đức Tổng từ Huế vào có Cha Bênêđitô Lê Quang Viên, quản lý địa phận, Cha Đaminh Phan Hưng, giám đốc trung tâm mục vụ và cha Bênêditô Phạm Tuấn, quản xứ Hói Dừa
Chương trình ngày họp mặt bắt đầu tại trung tâm mục vụ giáo xứ Đaminh Ba Chuông khi cộng đoàn cùng cất tiếng “ cầu xin Chúa Thánh Thần, nguyện xin thăm viếng hồn con …”. Tiếp đến Cha F.X Ngô Phục, trưởng ban đại diện gia đình đồng hương tổng Giáo phận Huế phía Nam, chào mừng Đức Tổng, quí Cha, quí tu sĩ và bà con đồng hương. Ngoài ba Cha từ Huế vào còn có các Cha gốc Huế đang làm việc tại miền Nam là Cha Trần văn Lộc, Cha Trần Kim Phán, Cha Nguyễn Huệ, Cha Phan văn Tươi, Cha Vương Thuật OP, Cha Huỳnh Đầy, dòng Thánh Tâm. Gần ba chục nữ tu hiện diện là đại diện các cộng đoàn Mến Thánh Giá, Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, Con Đức Mẹ Đi Viếng có trụ sở tại Saigon. Sau phần giới thiệu và chào mừng, niên trưởng Lê Thiện Sĩ phát biểu tâm tình cảm mến và biết ơn đối với hai Đức Tổng đã thành lập gia đinh đồng hương để hằng năm những người xa xứ có dịp qui tụ với nhau có sự hiện diện của Đức Tổng, để được những thông tin về quê nhà, để nhớ về nguồn cội và cùng nhau dâng Thánh lễ tạ ơn. Hai bó hoa tươi thắm được trao dâng lên Đức Tổng và Cha đại diện gia đình đồng hương để bày tỏ long quí mến và biết ơn.
Đáp lại lòng chờ mong của bà con, Đức Tổng bày tỏ nổi vui mừng vì sự hiện diện đông đảo hơn mọi năm, ngài chuyển lời chào thăm của Đức Tổng Têphanô vì tình trạng sức khoẻ yếu nhược không thể vào dịp nầy để gặp lại gia đình đồng hương, đứa con tinh thần rất thương mến của ngài. Về tình hình giáo phận, Đức Tổng cho biết nhà mới của Đại chủng viện Huế đã được đem vào sử dụng để có thể làm nơi ăn ở học tập cho trên hai trăm thầy thuộc bốn địa phận Huế, Đà Nẵng, Kontum, Hưng Hoá. Một ngôi nhà mới là cơ sở Tiền chủng viện trong khuôn viên Toà Tổng Giám mục đang được xây dựng. Giáo phận đang nổ lực tái thiết những ngôi nhà thờ cũ và thành lập những Giáo xứ mới dù chỉ có hai trăm giáo dân, vì linh mục quản xứ không chỉ lo số giáo dân ít ỏi đó mà con phải lo việc truyền giáo.Về công trình xây dựng Vương cung Thánh đường Đức Mẹ La Vang, Đức Tổng cho biết mái ngói màu đò theo thiết kế đã được đổi thành màu xanh đậm. Sự điều chỉnh nầy tạo nên cái nhìn thân thiện, phù hợp với cảnh quan của rừng núi La Vang, được đón nhận tích cực. Bài nói chuyện của Đức tổng kết thúc lúc 10 giờ.
10 giờ 15. Trong tiếng hát của ca đoàn Thánh Gia “Tiếng nhạc oai hùng vang lên khắp cõi trời Việt Nam …” cộng đoàn rước đoàn đông tế tiến vào Nhà thờ. Trên cung thánh, cùng đồng tế với Đức Tổng có 10 Cha gốc Huế, còn có cha F.X. Đào Trung Hiệu OP, đại diện tu viện, và thầy sáu Nguyễn Hãi Đăng gốc An Du Tây. Khởi đầu, Cha Bên. Vương Thuật, giám đốc trung tâm muc vụ giáo xứ, chào mừng và bày tỏ niềm vinh dự được đón tiếp Đức Tổng, quí Cha và bà con đồng hương. Trong bài giảng Thánh lễ mừng kính các thánh tử vì đạo tại Việt Nam, Đức Tổng ca ngợi sự hy sinh cao cả vì đạo Chúa của trên trăm hai mươi ngàn người Công Giáo trong ba thế kỷ 17,18,19.từ Bắc chí Nam, trong đó 117 vị được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tuyên thánh ngày 19-6-1988, giáo phận Huế đóng góp 12 đấng. Ngày hôm nay không còn cảnh bách hại trắng trợn, cảnh máu chảy đầu rơi, người chết phơi thây nơi pháp trường, nhưng sự hy sinh vì đức tin vẫn còn phải tiếp diễn nơi mỗi người. Ngài kêu gọi mọi người cám tạ Chúa đã ban cho Giáo Hội Việt Nam nhiều vị thánh tử đạo, nhờ đó mà phát sinh một Hội thánh vững mạnh và kiên cường như hôm nay. Trước khi kết lễ, một đại diện đồng hương ngõ lời cám ơn Đức Tổng đã thể hiện tình yêu thương của người Cha hiền đến với đàn con xa xứ; cám ơn quí Cha và quí tu sĩ đã hy sinh thời giờ quí báu đến tham dự để góp phần xây dựng gia đình đồng hương; cám ơn Cha bề trên chánh xứ, Cha giám đốc trung tâm mục vụ, hội đồng muc vụ đã ưu ái cho phép và hổ trợ mọi mặt; cám ơn ca đoàn Thánh Gia đã dâng lên Chúa những bản thánh ca tuyệt vời
Giờ liên hoan bắt đầu lúc 11g30 tại hội trường trung tâm muc vụ. Trong không khí hân hoan vui mầng, cụ bà Ngọc Diếu, 78 tuổi, lên khởi đầu màn văn nghệ. Cha Ngô Phục,70 tuổi, quê Đại Phong, ca bài hát cổ“ Quì lạy Đức Thầy, mừng ngâm nga, khoái tinh thần,vui hớn hở, phước muôn phần, bởi xem tỏ, Cha lành gót son, đến viếng con…”. Cha Trần văn Lộc hò “ ru con cho théc cho muồi, để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu, chợ Quán rồi lại chợ Cầu, mua cau Nam Phổ mua trầu chợ Dinh…”. Mỗi dòng đều góp một tiết mục giúp vui.
Ngày vui kết thúc lúc 13g30. Mọi người hoan hỉ chia tay và hẹn gặp sang năm. Cầu chúc gia đình đồng hương tổng Giáo phận Huế mãi bền chặt. Nguyện xin Mẹ Maria La Vang luôn phù hộ đoàn con cái Mẹ.
Chương trình ngày họp mặt bắt đầu tại trung tâm mục vụ giáo xứ Đaminh Ba Chuông khi cộng đoàn cùng cất tiếng “ cầu xin Chúa Thánh Thần, nguyện xin thăm viếng hồn con …”. Tiếp đến Cha F.X Ngô Phục, trưởng ban đại diện gia đình đồng hương tổng Giáo phận Huế phía Nam, chào mừng Đức Tổng, quí Cha, quí tu sĩ và bà con đồng hương. Ngoài ba Cha từ Huế vào còn có các Cha gốc Huế đang làm việc tại miền Nam là Cha Trần văn Lộc, Cha Trần Kim Phán, Cha Nguyễn Huệ, Cha Phan văn Tươi, Cha Vương Thuật OP, Cha Huỳnh Đầy, dòng Thánh Tâm. Gần ba chục nữ tu hiện diện là đại diện các cộng đoàn Mến Thánh Giá, Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, Con Đức Mẹ Đi Viếng có trụ sở tại Saigon. Sau phần giới thiệu và chào mừng, niên trưởng Lê Thiện Sĩ phát biểu tâm tình cảm mến và biết ơn đối với hai Đức Tổng đã thành lập gia đinh đồng hương để hằng năm những người xa xứ có dịp qui tụ với nhau có sự hiện diện của Đức Tổng, để được những thông tin về quê nhà, để nhớ về nguồn cội và cùng nhau dâng Thánh lễ tạ ơn. Hai bó hoa tươi thắm được trao dâng lên Đức Tổng và Cha đại diện gia đình đồng hương để bày tỏ long quí mến và biết ơn.
Đáp lại lòng chờ mong của bà con, Đức Tổng bày tỏ nổi vui mừng vì sự hiện diện đông đảo hơn mọi năm, ngài chuyển lời chào thăm của Đức Tổng Têphanô vì tình trạng sức khoẻ yếu nhược không thể vào dịp nầy để gặp lại gia đình đồng hương, đứa con tinh thần rất thương mến của ngài. Về tình hình giáo phận, Đức Tổng cho biết nhà mới của Đại chủng viện Huế đã được đem vào sử dụng để có thể làm nơi ăn ở học tập cho trên hai trăm thầy thuộc bốn địa phận Huế, Đà Nẵng, Kontum, Hưng Hoá. Một ngôi nhà mới là cơ sở Tiền chủng viện trong khuôn viên Toà Tổng Giám mục đang được xây dựng. Giáo phận đang nổ lực tái thiết những ngôi nhà thờ cũ và thành lập những Giáo xứ mới dù chỉ có hai trăm giáo dân, vì linh mục quản xứ không chỉ lo số giáo dân ít ỏi đó mà con phải lo việc truyền giáo.Về công trình xây dựng Vương cung Thánh đường Đức Mẹ La Vang, Đức Tổng cho biết mái ngói màu đò theo thiết kế đã được đổi thành màu xanh đậm. Sự điều chỉnh nầy tạo nên cái nhìn thân thiện, phù hợp với cảnh quan của rừng núi La Vang, được đón nhận tích cực. Bài nói chuyện của Đức tổng kết thúc lúc 10 giờ.
10 giờ 15. Trong tiếng hát của ca đoàn Thánh Gia “Tiếng nhạc oai hùng vang lên khắp cõi trời Việt Nam …” cộng đoàn rước đoàn đông tế tiến vào Nhà thờ. Trên cung thánh, cùng đồng tế với Đức Tổng có 10 Cha gốc Huế, còn có cha F.X. Đào Trung Hiệu OP, đại diện tu viện, và thầy sáu Nguyễn Hãi Đăng gốc An Du Tây. Khởi đầu, Cha Bên. Vương Thuật, giám đốc trung tâm muc vụ giáo xứ, chào mừng và bày tỏ niềm vinh dự được đón tiếp Đức Tổng, quí Cha và bà con đồng hương. Trong bài giảng Thánh lễ mừng kính các thánh tử vì đạo tại Việt Nam, Đức Tổng ca ngợi sự hy sinh cao cả vì đạo Chúa của trên trăm hai mươi ngàn người Công Giáo trong ba thế kỷ 17,18,19.từ Bắc chí Nam, trong đó 117 vị được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tuyên thánh ngày 19-6-1988, giáo phận Huế đóng góp 12 đấng. Ngày hôm nay không còn cảnh bách hại trắng trợn, cảnh máu chảy đầu rơi, người chết phơi thây nơi pháp trường, nhưng sự hy sinh vì đức tin vẫn còn phải tiếp diễn nơi mỗi người. Ngài kêu gọi mọi người cám tạ Chúa đã ban cho Giáo Hội Việt Nam nhiều vị thánh tử đạo, nhờ đó mà phát sinh một Hội thánh vững mạnh và kiên cường như hôm nay. Trước khi kết lễ, một đại diện đồng hương ngõ lời cám ơn Đức Tổng đã thể hiện tình yêu thương của người Cha hiền đến với đàn con xa xứ; cám ơn quí Cha và quí tu sĩ đã hy sinh thời giờ quí báu đến tham dự để góp phần xây dựng gia đình đồng hương; cám ơn Cha bề trên chánh xứ, Cha giám đốc trung tâm mục vụ, hội đồng muc vụ đã ưu ái cho phép và hổ trợ mọi mặt; cám ơn ca đoàn Thánh Gia đã dâng lên Chúa những bản thánh ca tuyệt vời
Giờ liên hoan bắt đầu lúc 11g30 tại hội trường trung tâm muc vụ. Trong không khí hân hoan vui mầng, cụ bà Ngọc Diếu, 78 tuổi, lên khởi đầu màn văn nghệ. Cha Ngô Phục,70 tuổi, quê Đại Phong, ca bài hát cổ“ Quì lạy Đức Thầy, mừng ngâm nga, khoái tinh thần,vui hớn hở, phước muôn phần, bởi xem tỏ, Cha lành gót son, đến viếng con…”. Cha Trần văn Lộc hò “ ru con cho théc cho muồi, để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu, chợ Quán rồi lại chợ Cầu, mua cau Nam Phổ mua trầu chợ Dinh…”. Mỗi dòng đều góp một tiết mục giúp vui.
Ngày vui kết thúc lúc 13g30. Mọi người hoan hỉ chia tay và hẹn gặp sang năm. Cầu chúc gia đình đồng hương tổng Giáo phận Huế mãi bền chặt. Nguyện xin Mẹ Maria La Vang luôn phù hộ đoàn con cái Mẹ.
Caritas Hải Phòng tổ chức khám bệnh và phát thuộc miễn phí cho người nghèo
Caritas Hải Phòng
11:01 19/11/2014
Cách đây không lâu, vào ngày 19/09/2014, Caritas Hải Phòng đã tổ chức khám bệnh- cấp phát thuốc và tặng quà cho cư dân nghèo tại Huyện đảo Cát Bà. Cũng trong chương trình đó, hôm nay 15/11/2014 Caritas Hải Phòng tổ chức đợt II cho người dân trên địa bàn xã Sông Khoai, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh.
Hình ảnh
Địa điểm được ấn định cho việc tổ chức khám bệnh lần này nằm trong khuôn viên nhà thờ Giáo xứ Sông Khoai, thuộc thôn 2 xã Sông Khoai. Vì chương trình đã được hoạch định nên công tác chuẩn bị cũng như triển khai công việc trong ngày diễn ra thật tốt đẹp.
Từ sáng sớm, đội ngũ y-bác sỹ thuộc gia đình Luca Hà nội, và một số sinh viên đại học Y-Dược đã có mặt trên địa bàn. Khuôn viên nhà xứ cũng tấp nập những người đến xin khám bệnh. Tiếng loa phóng thanh oang oang đến các khu trong giáo xứ. Bầu khí ngày tổ chức khám bệnh trên địa bàn xã Sông Khoai chẳng khác gì ngày hội.
Về phần mình, cùng với cha giám đốc Caritas, còn có sự hiện diện của quý cha quản nhiệm giáo xứ Sông Khoai, anh chị em trong nhóm Caritas Hạt Quảng Ninh và các tình nguyện viên. Tất cả chung tay vì sức khỏe cộng đồng; mỗi người mỗi việc, người làm công việc đón tiếp, người khác hướng dẫn bệnh nhân đến bàn khám bệnh. Từ các y-bác sỹ đến những anh chị em trong Caritas và ban hành giáo xứ Sông Khoai đều niềm nở với công việc trên tinh thần phục vụ.
Bà con trên địa bàn không kể lương dân hay người Công Giáo đều được đón tiếp để các bác sỹ tận tình chăm sóc sức khỏe. Ngoài việc khám tổng quát, bệnh nhân còn được siêu âm tại chỗ nếu có biểu hiện lâm sàng. Bệnh nhân còn được các bác sỹ phổ biến và tư vấn cho việc phòng và chữa trị những bệnh thông thường. Ai nấy đều thấy phấn khởi và yên tâm về tình trạng sức khỏe của mình sau khi đã được gặp các bác sỹ.
Bữa cơm hộp buổi trưa muộn chóng vánh; các bác sỹ và nhóm cộng tác Caritas lại tiếp tục công việc của buổi chiều. Ngoài việc khám bệnh tại giáo xứ, bác sĩ cùng với Cha giám đốc còn tới các gia đình thăm và khám bệnh cho những bệnh nhân nghèo không có khả năng tới khám được. Theo thống kê, có hơn 500 người đã được khám bệnh và cấp thuốc miễn phí.
Sau khi đã hoàn tất công việc vào lúc 16 giờ cùng ngày, cha giám đốc Caritas cùng quý cha đã hiệp dâng thánh lễ Tạ ơn tại nhà thờ giáo xứ Sông Khoai. Trong tâm tình tạ ơn Chúa, cha giám đốc đã ngỏ lời cám ơn Đội ngũ Y-bác sỹ thuộc gia đình Luca Hà Nội, cám ơn quý cha, ban Hành giáo xứ Sông Khoai cũng như các cộng tác viên để ngày Chung Tay Vì Sức Khỏe Cộng Đồng được diễn ra tốt đẹp.
Hình ảnh
Địa điểm được ấn định cho việc tổ chức khám bệnh lần này nằm trong khuôn viên nhà thờ Giáo xứ Sông Khoai, thuộc thôn 2 xã Sông Khoai. Vì chương trình đã được hoạch định nên công tác chuẩn bị cũng như triển khai công việc trong ngày diễn ra thật tốt đẹp.
Từ sáng sớm, đội ngũ y-bác sỹ thuộc gia đình Luca Hà nội, và một số sinh viên đại học Y-Dược đã có mặt trên địa bàn. Khuôn viên nhà xứ cũng tấp nập những người đến xin khám bệnh. Tiếng loa phóng thanh oang oang đến các khu trong giáo xứ. Bầu khí ngày tổ chức khám bệnh trên địa bàn xã Sông Khoai chẳng khác gì ngày hội.
Về phần mình, cùng với cha giám đốc Caritas, còn có sự hiện diện của quý cha quản nhiệm giáo xứ Sông Khoai, anh chị em trong nhóm Caritas Hạt Quảng Ninh và các tình nguyện viên. Tất cả chung tay vì sức khỏe cộng đồng; mỗi người mỗi việc, người làm công việc đón tiếp, người khác hướng dẫn bệnh nhân đến bàn khám bệnh. Từ các y-bác sỹ đến những anh chị em trong Caritas và ban hành giáo xứ Sông Khoai đều niềm nở với công việc trên tinh thần phục vụ.
Bà con trên địa bàn không kể lương dân hay người Công Giáo đều được đón tiếp để các bác sỹ tận tình chăm sóc sức khỏe. Ngoài việc khám tổng quát, bệnh nhân còn được siêu âm tại chỗ nếu có biểu hiện lâm sàng. Bệnh nhân còn được các bác sỹ phổ biến và tư vấn cho việc phòng và chữa trị những bệnh thông thường. Ai nấy đều thấy phấn khởi và yên tâm về tình trạng sức khỏe của mình sau khi đã được gặp các bác sỹ.
Bữa cơm hộp buổi trưa muộn chóng vánh; các bác sỹ và nhóm cộng tác Caritas lại tiếp tục công việc của buổi chiều. Ngoài việc khám bệnh tại giáo xứ, bác sĩ cùng với Cha giám đốc còn tới các gia đình thăm và khám bệnh cho những bệnh nhân nghèo không có khả năng tới khám được. Theo thống kê, có hơn 500 người đã được khám bệnh và cấp thuốc miễn phí.
Sau khi đã hoàn tất công việc vào lúc 16 giờ cùng ngày, cha giám đốc Caritas cùng quý cha đã hiệp dâng thánh lễ Tạ ơn tại nhà thờ giáo xứ Sông Khoai. Trong tâm tình tạ ơn Chúa, cha giám đốc đã ngỏ lời cám ơn Đội ngũ Y-bác sỹ thuộc gia đình Luca Hà Nội, cám ơn quý cha, ban Hành giáo xứ Sông Khoai cũng như các cộng tác viên để ngày Chung Tay Vì Sức Khỏe Cộng Đồng được diễn ra tốt đẹp.
Nhân Ngày Nhà Giáo Việt Nam: Nhìn với đôi mắt Đức Tin
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:29 19/11/2014
"Giáo dục không bao giờ là điều dễ dàng và ngày nay dường như nó càng trở nên khó khăn hơn". (ĐGH Bênêđíctô XVI).
Tháng 1 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ đã được thành lập ở Paris, thủ đô nước Pháp lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp Quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Vào năm 1949, tại Hội nghị Quốc tế Warsaw, thủ đô Ba Lan, FISE đã xây dựng bản “Hiến chương các Nhà giáo” gồm 15 chương. Từ ngày 26 đến ngày 30-8-1957, tại Thủ đô Warsaw, Hội nghị FISE, có 57 nước tham dự, trong đó có cả Công đoàn Giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20-11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo.
Tại Việt Nam, năm 1982, ngày 20-11 được chọn làm Ngày Nhà Giáo Việt Nam, đến nay đã 32 năm. Đây là ngày để học trò thể hiện tình cảm quý mến, kính trọng của mình đối với Thầy Cô Giáo.
1. Ba “cái nhìn” về giáo dục
Có câu chuyện kể rằng: Một hoàng tử kia có 3 người bạn rất nhiều tài năng: một anh là nhà điêu khắc, một anh là nhà khoa học, anh còn lại là hiệu trưởng một trường học. Vào một ngày kia, hoàng tử tò mò muốn biết và để so sánh cách nhìn sự việc của những người bạn của anh. Ngài thử họ như sau: lần lượt ngài dẫn từng anh một và đưa họ đến một cái hồ nằm giữa khu vườn của ngài. Ngài đặt cho từng người một câu hỏi nầy: "hãy quan sát cái hồ và nói tôi nghe, điều gì làm bạn chú ý nhất?".
Trước khi trả lời, nhà điêu khắc đi quanh hồ, ngắm thành hồ bằng cẩm thạch chạm trỗ rất tinh vi và trả lời rằng: "Tôi thích cái hồ của anh lắm, bởi vì cái thành hồ chạm trỗ rất tinh vi, quá đẹp". Nhà khoa học cũng nhìn thành hồ, nhưng rồi lại quay vào giữa hồ, ngắm nhìn rất lâu nước trong hồ, những bông hoa sen đang nở trên mặt nước, những chú cá nhỏ tung tăng giữa những cọng rêu xanh, nhiều côn trùng khác bay dật dờ trên mặt và lặn sâu dưới nước... và anh ta trả lời: "Điều làm tôi thích thú nhất, đó chính là sự sống lút nhút trong nước". Khi đến phiên thầy hiệu trưởng, anh ta cũng quan sát thành hồ và những sinh vật trong nước rồi nói: "Thành hồ rất đẹp, sự sống bên trong hồ càng quí hơn, nhưng điều gây ấn tượng cho tôi nhất nơi đây, chính là ánh sáng". Hoàng tử kinh ngạc hỏi: "Anh sáng à?". Anh hiệu trưởng trả lời: "Dạ phải, ngài hãy quan sát cách "chơi" sáng và tối nầy, nó làm nổi bật chiều cao, chiều sâu của thành hồ. Anh sáng làm cho hồ của ngài đổi khác từ sáng, trưa đến tối. Ngài hãy quan sát những tia nắng mặt trời kia, nó dọi tới đáy hồ: tất cả trở nên sáng sủa khi ánh sáng đó chạm đến. Và điều quan trọng nhất: cuộc sống được tăng thêm và được biến đổi ngay bên trong hồ nhờ ánh sáng đưa tới. Ngày mai sẽ khác với hôm nay. Ngày mai sẽ khác với cái mà ngài thấy hôm nay. Điều mà ngài tìm được trong đó mỗi ngày là vô hình, bởi vì ánh sáng thêm vào sự nhiệm mầu của cuộc sống".
Qua câu chuyện, có thể hiểu ra rằng, điều nhận thấy và điều mà chúng ta chờ đợi nơi những học sinh là cách mình xử sự với chúng đều có liên quan trực tiếp đến "cái nhìn" của chúng ta. Cần tránh vài "cái nhìn" không cần bàn tới: cái nhìn của người đi ngang qua cạnh hồ, có khi cần ngồi lại nghỉ chân hoặc lấy cọng cây khuấy động mặt nước để giải trí mà không quan tâm chút gì đến lợi ích của việc làm đó, hoặc cái nhìn của người đến đó để câu cá hoặc hái vài hoa sen... Những người đó, chúng ta có thể coi họ là những "nhà giáo dục", nhưng họ chỉ coi nghề của họ như một phương tiện tầm thường để sinh sống, những người coi những học sinh của mình như những kẻ quấy rầy khó chịu, phải ở càng xa càng tốt, hoặc là những người rất xã giao, xem học sinh của mình như những "khách hàng" mà họ thương lượng một cách lạnh lùng đối với những việc phục vụ mà chúng cần. Đó là những cái nhìn mà chúng ta có thể nói là tiêu cực. Hy vọng rằng những cái nhìn kiểu đó không nhiều trong nhóm những nhà giáo dục trên đất nước chúng ta.
Cũng có những cái nhìn khác tích cực hơn mà chúng ta gặp nơi nhiều nhà giáo dục. Đối diện với học sinh, họ có một thái độ rất tích cực, có tinh thần phục vụ và từ bỏ, nhưng lại có mục đích không ít thì nhiều ý thức để được vài phần thưởng, vài cái lợi lộc, chúng ta không nói nơi đây liên quan đến tiền lương bình thường, nhưng có thể ít nhất là để được kính trọng, hay hơn nữa để được khâm phục, và nếu có thể, được thương yêu hoặc làm vừa lòng cấp trên và cũng có thể để được tăng lương. Tất cả những "cái nhìn" đó, thực thì rất là tự nhiên vì bản tính con người, nhưng chúng ta đừng quan tâm đến vấn đề đó. Hãy quan tâm đến điều gì tích cực, xây dựng cho học sinh. (Nhật Nhật Tân, fsc).
2. Nhìn với đôi mắt đức tin
Sách Xuất Hành chương 3 và 4 kể chuyện Môsê. Ông đi chăn cừu và không bao giờ quên dân tộc của mình bị ngược đãi nơi đất Aicập. Ông tới núi Horeb, núi của Thiên Chúa và nơi đó, gần "bụi cây bốc cháy", ông nghe tiếng Chúa gọi: "Ta đã thấy sự khổ cực của dân Ta. Ta đã nghe tiếng thở than của chúng…Ta biết những đau khổ của chúng. Ta đến để cứu thoát họ khỏi tay người Ai Cập … Bây giờ, ta sai ngươi đi… (Xh 3, 7-10). Môsê biết những nỗi khổ của dân Israel và khi ông "nhìn ra với con mắt đức tin", sự kiện đưa đến tiếp theo là "được sai đi" để đáp lại nhu cầu vừa được khám phá; Thiên Chúa sai Môsê đi với sứ vụ phục vụ dân Chúa. Chính hiện trạng của nhu cầu này trở thành một thừa tác vụ cho nhà giáo dục: nghĩa là chúng ta xem "ơn gọi giáo dục" của mình như lời mời gọi của Thiên Chúa. Phêrô, Gioan, Giacôbê, Anrê…. 12 vị Tông đồ đầu tiên đã thay đổi cả thế giới. Họ là những ai? Là những người đánh cá, nghèo nàn, không học thức, ai cũng "biết rằng hai ông là những người không có chữ nghĩa, lại thuộc giới bình dân" (Cv 4,13)... Nhưng Đức Giêsu đã nhìn với một đôi mắt khác, vượt qua đằng sau những sự thiếu thốn đó và đã chọn họ, xây dựng Hội Thánh của Ngài: Con là Đá, và trên Đá nầy, Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy.
Nhà giáo dụ Kitô giáo cần phải đi vào trong viễn cảnh này. Viễn cảnh mở ra cho chúng ta ơn Cứu Độ. Từ viễn cảnh đó, chúng ta có thể nhìn ra Thiên Chúa hiện diện trong mọi hành động và hiện diện trong người trẻ, nhất là những người nghèo, kém may mắn mà chính Ngài gởi đến cho chúng ta. Việc xem ra đơn giản và không gì mới lạ, nhưng thực ra, ánh sáng mà chúng ta khám phá ra, sẽ cho thấy tất cả điều khác.
"Nhìn với đôi mắt đức tin". Nhờ đức tin mà nhà giáo dục Kitô giáo sẽ có khả năng nhìn thấy nơi mỗi người trẻ, nhất là trẻ nghèo, chiều kích huyền nhiệm của con Thiên Chúa, được yêu thương, được mời gọi như là một thành phần trong Nhiệm Thể.Điều nầy đòi hỏi một cố gắng khổ chế, cảnh giác với chính mình, phân tích và biện phân những ý muốn của chúng ta… và vì thế "cái nhìn" của chúng ta tiếp tục biến đổi hằng ngày. Một phương cách để duy trì cái nhìn đức tin đó là nuôi dưỡng hằng ngày bằng Lời Chúa và Nguyện gẫm và luôn sống trong sự hiện diện của Thiên Chúa. Đây là một sự liên lạc cá nhân, nó như là một thử thách, một sự tiếp cận từ từ, một sự cố gắng hằng ngày để làm việc "theo sự dẫn dắt của Thiên Chúa, dưới tác động của Thánh Linh và với mục đích làm vui lòng Ngài". Điều nầy đòi hỏi rất nhiều, nhưng vì là một dự tính hay là một lộ trình, mà các nhà giáo dục Kitô nên quan tâm. (Nhật Nhật Tân, fsc).
3. Mẫu gương tuyệt hảo
Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công Giáo, trực thuộc HĐGM Việt Nam đã gởi bức thư đến anh chị em Giáo chức Công Giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11-2013. Ngài viết: “Trong truyền thống văn hóa của đất nước ta, nghề dạy học luôn được coi trọng vì người thầy không đơn thuần là người dạy bảo một kiến thức mà hơn thế nhiều, là người truyền đạt một lý tưởng sống với cái tâm cao đẹp của mình” .
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống lâu đời của dân tộc. Nói đến nghề giáo, người Việt Nam thường xem đây là nghề cao quý, nghề của những người tâm huyết đóng góp công sức quý báu vào sự nghiệp trồng người bằng tất cả phẩm chất đạo đức của mình.Người thầy sống với nghề, được xã hội trọng vọng, có quyền hành và có tự do trong việc tổ chức giảng dạy và đánh giá học sinh của mình.
Đức Cha Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công Giáo mời gọi quý Thầy Cô Giáo hãy nhìn lên mẫu gương Người Thầy tuyệt hảo là Chúa Giêsu, sống yêu thương trong sứ vụ ‘trồng người”cao đẹp của mình: “Nơi nhiều trường học, người ta thấy dòng chữ “Tiên học lễ, hậu học văn”. Điều tâm niệm này không chỉ là kim chỉ nam cho các học sinh, sinh viên, nhưng cũng là điều để nhắc nhớ quý Thầy Cô Giáo: bên cạnh việc giúp học sinh, sinh viên lãnh hội tri thức, quý Thầy Cô Giáo, với trách nhiệm và bằng tình yêu thương của mình, sẽ luôn ưu tiên, coi trọng việc hướng dẫn, giúp đỡ và khích lệ các em luyện tập những đức tính cần thiết, nhất là tình yêu thương. Đây là điều mọi người ước mong và khát khao, nhưng lại là điều thiếu thốn nhất. Để thành công, các em cần có nhiều kiến thức và khả năng, nhưng để có một cuộc sống hạnh phúc, xứng đáng với nhân phẩm, các em phải được yêu thương để học hỏi cách sống yêu thương. Tình yêu là sức mạnh nguyên thủy, mạnh hơn mọi sức mạnh, vì phát xuất từ chính Thiên Chúa là tình yêu (1 Ga 4,16) và được thông truyền vào lòng mỗi người. Vì thế, tình thương yêu phải là nét đặc trưng và là phương pháp chính yếu của các Thầy Cô Giáo để dạy và giáo dục từng học sinh, sinh viên thân yêu của mình, theo cách của Người Thầy tuyệt hảo nhất của nhân loại là Chúa Giêsu, Thiên Chúa Tình Yêu” (WHĐ).
Những học sinh được trao phó cho quý Thầy Cô là những người được dựng nên "giống hình ảnh của Thiên Chúa". Hình ảnh của Thiên Chúa thì chắc chắn là không thể nào "xấu" được rồi. Tất cả đều có những khả năng tiềm ẩn mà đôi khi chính chúng không khám phá ra được. Không có một người học sinh nào ngu đần nhất thế gian đến nỗi không thuốc chữa. Chỉ có những nhà giáo dục không biết khám phá ra những tiềm năng đó và cho chúng một "phương tiện" để chúng thành công. Chính ĐGH Bênêđíctô XVI đã nói: "Giáo dục không bao giờ là điều dễ dàng và ngày nay dường như nó càng trở nên khó khăn hơn". Nói thì dễ, nhưng nó đòi hỏi nơi nhà giáo dục rất nhiều nhẫn nại, hy sinh, sáng tạo và nhất là phải có "cái nhìn với đôi mắt đức tin". Hiệu quả của một nền giáo dục tốt không thể nào đi đường tắt để một sớm một chiều mà đạt đến được. Mọi người dân và chính quyền đều phải đầu tư vào trí, dũng và nhân cách để xây dựng một con người, tham gia rèn luyện một nhân cách và phảt triển tài năng cùng tri thức để đáp ứng được nhu cầu cá nhân, gia đình, xã hội và quốc gia. Quan trọng là sự truyền thụ tri thức và kinh nghiệm cho học sinh, điều kiện kiên quyết vẫn là một giáo dục đúng đắn, công bằng và văn minh. Và trên hết, mọi nhà giáo dục và học sinh cần hướng về mẫu gương tuyệt hảo là Chúa Giêsu với đức tin và lòng yêu mến.
Tháng 1 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ đã được thành lập ở Paris, thủ đô nước Pháp lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp Quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Vào năm 1949, tại Hội nghị Quốc tế Warsaw, thủ đô Ba Lan, FISE đã xây dựng bản “Hiến chương các Nhà giáo” gồm 15 chương. Từ ngày 26 đến ngày 30-8-1957, tại Thủ đô Warsaw, Hội nghị FISE, có 57 nước tham dự, trong đó có cả Công đoàn Giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20-11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo.
Tại Việt Nam, năm 1982, ngày 20-11 được chọn làm Ngày Nhà Giáo Việt Nam, đến nay đã 32 năm. Đây là ngày để học trò thể hiện tình cảm quý mến, kính trọng của mình đối với Thầy Cô Giáo.
1. Ba “cái nhìn” về giáo dục
Có câu chuyện kể rằng: Một hoàng tử kia có 3 người bạn rất nhiều tài năng: một anh là nhà điêu khắc, một anh là nhà khoa học, anh còn lại là hiệu trưởng một trường học. Vào một ngày kia, hoàng tử tò mò muốn biết và để so sánh cách nhìn sự việc của những người bạn của anh. Ngài thử họ như sau: lần lượt ngài dẫn từng anh một và đưa họ đến một cái hồ nằm giữa khu vườn của ngài. Ngài đặt cho từng người một câu hỏi nầy: "hãy quan sát cái hồ và nói tôi nghe, điều gì làm bạn chú ý nhất?".
Trước khi trả lời, nhà điêu khắc đi quanh hồ, ngắm thành hồ bằng cẩm thạch chạm trỗ rất tinh vi và trả lời rằng: "Tôi thích cái hồ của anh lắm, bởi vì cái thành hồ chạm trỗ rất tinh vi, quá đẹp". Nhà khoa học cũng nhìn thành hồ, nhưng rồi lại quay vào giữa hồ, ngắm nhìn rất lâu nước trong hồ, những bông hoa sen đang nở trên mặt nước, những chú cá nhỏ tung tăng giữa những cọng rêu xanh, nhiều côn trùng khác bay dật dờ trên mặt và lặn sâu dưới nước... và anh ta trả lời: "Điều làm tôi thích thú nhất, đó chính là sự sống lút nhút trong nước". Khi đến phiên thầy hiệu trưởng, anh ta cũng quan sát thành hồ và những sinh vật trong nước rồi nói: "Thành hồ rất đẹp, sự sống bên trong hồ càng quí hơn, nhưng điều gây ấn tượng cho tôi nhất nơi đây, chính là ánh sáng". Hoàng tử kinh ngạc hỏi: "Anh sáng à?". Anh hiệu trưởng trả lời: "Dạ phải, ngài hãy quan sát cách "chơi" sáng và tối nầy, nó làm nổi bật chiều cao, chiều sâu của thành hồ. Anh sáng làm cho hồ của ngài đổi khác từ sáng, trưa đến tối. Ngài hãy quan sát những tia nắng mặt trời kia, nó dọi tới đáy hồ: tất cả trở nên sáng sủa khi ánh sáng đó chạm đến. Và điều quan trọng nhất: cuộc sống được tăng thêm và được biến đổi ngay bên trong hồ nhờ ánh sáng đưa tới. Ngày mai sẽ khác với hôm nay. Ngày mai sẽ khác với cái mà ngài thấy hôm nay. Điều mà ngài tìm được trong đó mỗi ngày là vô hình, bởi vì ánh sáng thêm vào sự nhiệm mầu của cuộc sống".
Qua câu chuyện, có thể hiểu ra rằng, điều nhận thấy và điều mà chúng ta chờ đợi nơi những học sinh là cách mình xử sự với chúng đều có liên quan trực tiếp đến "cái nhìn" của chúng ta. Cần tránh vài "cái nhìn" không cần bàn tới: cái nhìn của người đi ngang qua cạnh hồ, có khi cần ngồi lại nghỉ chân hoặc lấy cọng cây khuấy động mặt nước để giải trí mà không quan tâm chút gì đến lợi ích của việc làm đó, hoặc cái nhìn của người đến đó để câu cá hoặc hái vài hoa sen... Những người đó, chúng ta có thể coi họ là những "nhà giáo dục", nhưng họ chỉ coi nghề của họ như một phương tiện tầm thường để sinh sống, những người coi những học sinh của mình như những kẻ quấy rầy khó chịu, phải ở càng xa càng tốt, hoặc là những người rất xã giao, xem học sinh của mình như những "khách hàng" mà họ thương lượng một cách lạnh lùng đối với những việc phục vụ mà chúng cần. Đó là những cái nhìn mà chúng ta có thể nói là tiêu cực. Hy vọng rằng những cái nhìn kiểu đó không nhiều trong nhóm những nhà giáo dục trên đất nước chúng ta.
Cũng có những cái nhìn khác tích cực hơn mà chúng ta gặp nơi nhiều nhà giáo dục. Đối diện với học sinh, họ có một thái độ rất tích cực, có tinh thần phục vụ và từ bỏ, nhưng lại có mục đích không ít thì nhiều ý thức để được vài phần thưởng, vài cái lợi lộc, chúng ta không nói nơi đây liên quan đến tiền lương bình thường, nhưng có thể ít nhất là để được kính trọng, hay hơn nữa để được khâm phục, và nếu có thể, được thương yêu hoặc làm vừa lòng cấp trên và cũng có thể để được tăng lương. Tất cả những "cái nhìn" đó, thực thì rất là tự nhiên vì bản tính con người, nhưng chúng ta đừng quan tâm đến vấn đề đó. Hãy quan tâm đến điều gì tích cực, xây dựng cho học sinh. (Nhật Nhật Tân, fsc).
2. Nhìn với đôi mắt đức tin
Sách Xuất Hành chương 3 và 4 kể chuyện Môsê. Ông đi chăn cừu và không bao giờ quên dân tộc của mình bị ngược đãi nơi đất Aicập. Ông tới núi Horeb, núi của Thiên Chúa và nơi đó, gần "bụi cây bốc cháy", ông nghe tiếng Chúa gọi: "Ta đã thấy sự khổ cực của dân Ta. Ta đã nghe tiếng thở than của chúng…Ta biết những đau khổ của chúng. Ta đến để cứu thoát họ khỏi tay người Ai Cập … Bây giờ, ta sai ngươi đi… (Xh 3, 7-10). Môsê biết những nỗi khổ của dân Israel và khi ông "nhìn ra với con mắt đức tin", sự kiện đưa đến tiếp theo là "được sai đi" để đáp lại nhu cầu vừa được khám phá; Thiên Chúa sai Môsê đi với sứ vụ phục vụ dân Chúa. Chính hiện trạng của nhu cầu này trở thành một thừa tác vụ cho nhà giáo dục: nghĩa là chúng ta xem "ơn gọi giáo dục" của mình như lời mời gọi của Thiên Chúa. Phêrô, Gioan, Giacôbê, Anrê…. 12 vị Tông đồ đầu tiên đã thay đổi cả thế giới. Họ là những ai? Là những người đánh cá, nghèo nàn, không học thức, ai cũng "biết rằng hai ông là những người không có chữ nghĩa, lại thuộc giới bình dân" (Cv 4,13)... Nhưng Đức Giêsu đã nhìn với một đôi mắt khác, vượt qua đằng sau những sự thiếu thốn đó và đã chọn họ, xây dựng Hội Thánh của Ngài: Con là Đá, và trên Đá nầy, Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy.
Nhà giáo dụ Kitô giáo cần phải đi vào trong viễn cảnh này. Viễn cảnh mở ra cho chúng ta ơn Cứu Độ. Từ viễn cảnh đó, chúng ta có thể nhìn ra Thiên Chúa hiện diện trong mọi hành động và hiện diện trong người trẻ, nhất là những người nghèo, kém may mắn mà chính Ngài gởi đến cho chúng ta. Việc xem ra đơn giản và không gì mới lạ, nhưng thực ra, ánh sáng mà chúng ta khám phá ra, sẽ cho thấy tất cả điều khác.
"Nhìn với đôi mắt đức tin". Nhờ đức tin mà nhà giáo dục Kitô giáo sẽ có khả năng nhìn thấy nơi mỗi người trẻ, nhất là trẻ nghèo, chiều kích huyền nhiệm của con Thiên Chúa, được yêu thương, được mời gọi như là một thành phần trong Nhiệm Thể.Điều nầy đòi hỏi một cố gắng khổ chế, cảnh giác với chính mình, phân tích và biện phân những ý muốn của chúng ta… và vì thế "cái nhìn" của chúng ta tiếp tục biến đổi hằng ngày. Một phương cách để duy trì cái nhìn đức tin đó là nuôi dưỡng hằng ngày bằng Lời Chúa và Nguyện gẫm và luôn sống trong sự hiện diện của Thiên Chúa. Đây là một sự liên lạc cá nhân, nó như là một thử thách, một sự tiếp cận từ từ, một sự cố gắng hằng ngày để làm việc "theo sự dẫn dắt của Thiên Chúa, dưới tác động của Thánh Linh và với mục đích làm vui lòng Ngài". Điều nầy đòi hỏi rất nhiều, nhưng vì là một dự tính hay là một lộ trình, mà các nhà giáo dục Kitô nên quan tâm. (Nhật Nhật Tân, fsc).
3. Mẫu gương tuyệt hảo
Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công Giáo, trực thuộc HĐGM Việt Nam đã gởi bức thư đến anh chị em Giáo chức Công Giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11-2013. Ngài viết: “Trong truyền thống văn hóa của đất nước ta, nghề dạy học luôn được coi trọng vì người thầy không đơn thuần là người dạy bảo một kiến thức mà hơn thế nhiều, là người truyền đạt một lý tưởng sống với cái tâm cao đẹp của mình” .
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống lâu đời của dân tộc. Nói đến nghề giáo, người Việt Nam thường xem đây là nghề cao quý, nghề của những người tâm huyết đóng góp công sức quý báu vào sự nghiệp trồng người bằng tất cả phẩm chất đạo đức của mình.Người thầy sống với nghề, được xã hội trọng vọng, có quyền hành và có tự do trong việc tổ chức giảng dạy và đánh giá học sinh của mình.
Đức Cha Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công Giáo mời gọi quý Thầy Cô Giáo hãy nhìn lên mẫu gương Người Thầy tuyệt hảo là Chúa Giêsu, sống yêu thương trong sứ vụ ‘trồng người”cao đẹp của mình: “Nơi nhiều trường học, người ta thấy dòng chữ “Tiên học lễ, hậu học văn”. Điều tâm niệm này không chỉ là kim chỉ nam cho các học sinh, sinh viên, nhưng cũng là điều để nhắc nhớ quý Thầy Cô Giáo: bên cạnh việc giúp học sinh, sinh viên lãnh hội tri thức, quý Thầy Cô Giáo, với trách nhiệm và bằng tình yêu thương của mình, sẽ luôn ưu tiên, coi trọng việc hướng dẫn, giúp đỡ và khích lệ các em luyện tập những đức tính cần thiết, nhất là tình yêu thương. Đây là điều mọi người ước mong và khát khao, nhưng lại là điều thiếu thốn nhất. Để thành công, các em cần có nhiều kiến thức và khả năng, nhưng để có một cuộc sống hạnh phúc, xứng đáng với nhân phẩm, các em phải được yêu thương để học hỏi cách sống yêu thương. Tình yêu là sức mạnh nguyên thủy, mạnh hơn mọi sức mạnh, vì phát xuất từ chính Thiên Chúa là tình yêu (1 Ga 4,16) và được thông truyền vào lòng mỗi người. Vì thế, tình thương yêu phải là nét đặc trưng và là phương pháp chính yếu của các Thầy Cô Giáo để dạy và giáo dục từng học sinh, sinh viên thân yêu của mình, theo cách của Người Thầy tuyệt hảo nhất của nhân loại là Chúa Giêsu, Thiên Chúa Tình Yêu” (WHĐ).
Những học sinh được trao phó cho quý Thầy Cô là những người được dựng nên "giống hình ảnh của Thiên Chúa". Hình ảnh của Thiên Chúa thì chắc chắn là không thể nào "xấu" được rồi. Tất cả đều có những khả năng tiềm ẩn mà đôi khi chính chúng không khám phá ra được. Không có một người học sinh nào ngu đần nhất thế gian đến nỗi không thuốc chữa. Chỉ có những nhà giáo dục không biết khám phá ra những tiềm năng đó và cho chúng một "phương tiện" để chúng thành công. Chính ĐGH Bênêđíctô XVI đã nói: "Giáo dục không bao giờ là điều dễ dàng và ngày nay dường như nó càng trở nên khó khăn hơn". Nói thì dễ, nhưng nó đòi hỏi nơi nhà giáo dục rất nhiều nhẫn nại, hy sinh, sáng tạo và nhất là phải có "cái nhìn với đôi mắt đức tin". Hiệu quả của một nền giáo dục tốt không thể nào đi đường tắt để một sớm một chiều mà đạt đến được. Mọi người dân và chính quyền đều phải đầu tư vào trí, dũng và nhân cách để xây dựng một con người, tham gia rèn luyện một nhân cách và phảt triển tài năng cùng tri thức để đáp ứng được nhu cầu cá nhân, gia đình, xã hội và quốc gia. Quan trọng là sự truyền thụ tri thức và kinh nghiệm cho học sinh, điều kiện kiên quyết vẫn là một giáo dục đúng đắn, công bằng và văn minh. Và trên hết, mọi nhà giáo dục và học sinh cần hướng về mẫu gương tuyệt hảo là Chúa Giêsu với đức tin và lòng yêu mến.
Thư của Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo HĐGMVN: Nhân Ngày Nhà Giáo Việt Nam
+ GM Giuse Đinh Đức Đạo
09:36 19/11/2014
THƯ GỬI ANH CHỊ EM GIÁO CHỨC Công Giáo
NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11.2014
Kính thưa quý Thầy Cô Giáo,
Ngày 20 tháng 11 hằng năm là Ngày Nhà Giáo Việt Nam. Trong ngày này, các sinh viên, học sinh nô nức bày tỏ tâm tình tri ân và quý mến đối với quý Thầy Cô Giáo của mình. Với tư cách là Chủ Tịch Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, tôi muốn hợp cùng các sinh viên, học sinh và cha mẹ của các em, bày tỏ lòng biết ơn và trân trọng của tôi đối với quý Thầy Cô. Trong bầu khí thân thương, đầy tình nghĩa của Ngày Nhà Giáo, tôi cũng muốn chia sẻ với quý Thầy Cô đôi tâm tư về một nhu cầu của xã hội mà lời giảng dạy của quý Thầy Cô cho các sinh viên, học sinh chắc chắn sẽ giúp giải quyết rất hiệu quả, đó là vấn đề An toàn Giao thông.
Đây là vấn đề nghiêm trọng trên thế giới và tại Quê hương Việt Nam chúng ta. Nhiều tai nạn giao thông xảy ra hằng ngày đã cướp đi bao sinh mạng, gây ra đau thương cho biết bao gia đình. Do đó, ngày 10 tháng 5 năm 2010, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã quyết định lấy những năm 2011 – 2020 là Thập niên An toàn Giao thông trên khắp thế giới. Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam chúng ta đã đưa ra những chương trình cụ thể để tăng cường và bảo đảm an toàn giao thông.
Các tai nạn giao thông phát sinh từ nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên tố chính vẫn là những người tham gia giao thông. Nếu mọi người biết tuân thủ luật giao thông, nhường nhịn nhau, nhất là biết tôn trọng sự sống của mình và của người khác, chắc chắn giao thông sẽ trật tự hơn và các tai nạn giao thông sẽ giảm bớt rất nhiều. Vì vậy, canh tân luật giao thông, sửa chữa và phát triển đường đi, điều hành và kiểm soát giao thông là những điều rất quan trọng và cần thiết, nhưng không đủ, còn cần phải gây ý thức và giáo dục lương tâm của những người tham gia giao thông.
Trong việc giáo dục Giới Trẻ, ngoài các bậc cha mẹ, quý Linh mục, Tu sĩ và quý Hội đồng Mục vụ hay Ban Hành giáo và các giáo lý viên trong các giáo xứ, chắc chắn không ai được các em quí mến và lắng nghe bằng quý Thầy Cô Giáo. Sự tín nhiệm và lòng quí mến của các em là niềm vinh dự và cũng là cơ hội quý báu để quý Thầy Cô Giáo có thể dễ dàng thực hiện trách nhiệm giáo dục lương tâm cho các thế hệ tương lai. Trong hiến chế “Vui mừng và Hy vọng” của Công đồng Vaticanô II, có một đoạn tuyệt vời nói về lương tâm như sau: “Nơi tận sâu thẳm của lương tâm, con người khám phá ra một lề luật không do chính mình đặt ra nhưng lại phải tuân theo, và tiếng nói của luật lương tâm luôn luôn kêu gọi con người phải sống yêu thương và thi hành điều thiện cũng như tránh xa điều ác. Trong tâm hồn con người, tiếng nói ấy luôn vọng lên đúng lúc: hãy làm điều này, hãy tránh điều kia. Thiên Chúa đã khắc ghi sẵn trong tâm hồn con người một lề luật, phẩm giá con người có được nhờ tuân giữ lề luật ấy và con người cũng sẽ bị xét xử theo lề luật ấy. Lương tâm là nơi thẳm sâu thầm kín, là cung thánh của lòng người, nơi đây chỉ còn một mình con người với Thiên Chúa, Đấng đang lên tiếng trong thâm tâm con người. Nhờ trung thành nghe theo lương tâm, các Kitô hữu liên kết với mọi người để cùng tìm kiếm chân lý và giải quyết trong chân lý những vấn đề luân lý được đặt ra trong đời sống cá nhân cũng như trong giao tiếp xã hội.” (Vui mừng và Hy vọng, số 16).
Xin quý Thầy Cô dạy dỗ và huấn luyện cho các em biết sống theo lương tâm để trở thành muối men tốt trong xã hội. Chớ gì quý Thầy Cô Giáo Công Giáo được nhận biết và cảm phục như những người sống và giáo dục các sinh viên, học sinh có lương tâm ngay thẳng, có tinh thần trách nhiệm và tôn trọng sự sống. Đây không đơn giản chỉ là danh dự của người Công Giáo, nhưng là đòi buộc của đức bác ái đối với tha nhân và lòng tôn kính đối với Thiên Chúa là Đấng tạo dựng và ban sự sống cho muôn loài vì Tình Yêu. Xem thường luật lệ giao thông, điều khiển phương tiện giao thông cách tuỳ tiện có thể gây tổn thương đến sự sống con người, mà “sự sống con người vốn dĩ là thánh thiêng, nghĩa là thuộc về Thiên Chúa, là sỡ hữu của Thiên Chúa... chỉ có Người mới có thể lấy lại” (Giáo lý Hội Thánh Công Giáo cho người trẻ, số 378).
Tôi mới đọc trên mạng một câu chuyện có tựa đề “Lương tâm giá bao nhiêu tiền một cân?”. Câu chuyện kể về một anh lái xe, vì xe hỏng nên xuống lấy hai hòn đá chặn hai bánh sau để sửa xe. Sửa xe xong, anh lên xe, để lại hai hòn đá trên đường. Mặc dù được một cụ già nhắc bảo, anh vẫn rồ máy cho xe chạy. Đến trạm kiểm soát, anh thấy mất ví tiền, trong đó có giấy phép lái xe. Trở lại chỗ sửa xe để tìm, anh không thấy ví tiền, nhưng thấy một mảnh giấy yêu cầu anh vác hòn đá lên đồi để tìm ví tiền. Theo hướng chỉ dẫn, anh lên tới một nấm mộ, trên đó đặt ví tiền và một tờ giấy. Giấy phép lái xe và tiền đầy đủ không thiếu một đồng. Còn tờ giấy thì viết như sau: "Cái ví này là do tôi nhặt được… Đây là mộ của con trai tôi. Hai năm trước, vào một đêm, nó đi xe máy về nhà, vấp phải hòn đá của một kẻ nào đó không có lương tâm bỏ ở trên đường, bị ngã mà chết. Tôi đưa anh đến tận mồ của con trai tôi là mong anh hiểu rõ một đạo lý: "Lương tâm là vô giá, làm người có thể để mất cái gì thì mất nhưng nhất thiết không được để mất lương tâm". Nhờ nhiệt tâm giáo dục của quý Thầy Cô, những câu chuyện tương tự chắc sẽ không xảy ra.
Cầu chúc quý Thầy Cô tràn đầy niềm vui, nhất là trong Ngày Nhà Giáo. Xin Đức Mẹ gìn giữ, che chở quý Thầy Cô và gia đình. Thân ái chào quý Thầy Cô và xin quý Thầy Cô chuyển đến quý Thầy Cô Giáo đồng nghiệp không Công Giáo lời chào thân ái và quí trọng của tôi.
Ngày 17 tháng 11 năm 2014
+ GM Giuse Đinh Đức Đạo
Giám mục Phụ tá Gp Xuân Lộc
Chủ tịch Ủy Ban Giáo dục Công Giáo
CGVN TGP Los Angeles: Diễn Nguyện ''Hoạt cảnh Tử Đạo: Thánh Phanxicô Đỗ
Hóa Dung /VietCatholic
09:41 19/11/2014
CĐCGVN tổng giáo phận Philadelphia mừng đại lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Đinh Văn Chính
17:29 19/11/2014
CỘNG ĐỒNG Công Giáo VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN PHILADELPHIA TỔ CHỨC ĐẠI LỄ MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
Philadelphia, PA Ngày 16/11/2014 – Hàng năm thường vào ngày Chúa Nhật thứ ba của tháng 11, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam thuộc Tổng Giáo Phận Philadelphia tưng bừng tổ chức ngày Đại Lễ Mừng Kính Các Thánh Bổn Mạng của cộng đồng. Tổng Giáo Phận Philadelphia gồm có 7 cộng đoàn CGVN thuộc các quận Philadelphia County, Montgomery County, Delaware County, West Chester County và Bucks County. Mỗi năm các cộng đoàn tuần tự thay phiên nhau đảm trách vai trò yểm trợ cộng đồng làm địa điểm tổ chức. Thấm thoát đã 7 năm trôi qua kể từ ngày Cộng Đoàn Thánh Thomas Aquinas, vùng Nam Philadelphia, được đảm trách vai trò này vào tháng 11 năm 2007.
Thời tiết trong ngày có nhiều mây, gió nhẹ nên cũng không đến nỗi quá lạnh. Số người từ các cộng đoàn khác bắt đầu vào bãi đậu xe từ lúc 1 giờ trưa. Chả mấy chốc bãi đậu xe đã chật chỗ và được ban trật tự hướng dẫn cho đậu đôi, chắn lối nhưng vẫn không đủ chỗ. Sự kiện nhiều xe trong bãi đậu xe và những xe phải đậu trên đường bên ngoài nói lên tinh thần hiệp nhất, hợp tác, và đoàn kết của các cộng đoàn CGVN trong tổng giáo phận.
Nhà thờ được trang hoàng đặc biệt với kiệu 117 vị Thánh Anh Hùng Tử Đạo đặt bên cánh trái của cung thánh với nhang khói tỏa hương, nến đỏ sáng lung linh. Cờ ngũ hành, lọng đỏ hai bên cùng với cặp câu đối làm nổi bật hình ảnh của một ngày lễ đặc biệt.
Chương trình bắt đầu lúc 2 giờ chiều khi nhà thờ đã ngồi chật với gần 700 người. Sau phần nguyện kinh, các giáo dân tuần tự lên hôn xương Thánh của các Thánh TĐVN trong lúc một Thày Phó Tế đọc tên từng vị thánh của 117 anh hùng tử đạo Việt Nam. Khoảng 2 giờ 30, thánh lễ được Đức Giám Mục John McInyre, Giám Mục Phó của Tổng Giáo Phận, chủ tế cùng với 9 cha Việt Nam đồng tế. Trong số các linh mục hiện diện có Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, Cha Giuse Đinh Công Huỳnh, quản nhiệm cộng đoàn, Cha Phêrô Nguyễn Xuân Quýnh, Cha Đôminicô Trần Minh Đức, Cha Phêrô Trịnh Minh Quân, Cha Phanxicô Xaviê Uông Quang Lượng , Cha Giuse Trần Đức Hùng, Cha Giuse Đinh Chí Hiền, Cha Giuse Nguyễn Quốc Linh và một cha Mỹ là Đức Ông Hugh Shields, Chính Xứ Giáo Xứ Thánh Thomas Aquinas. Ngoài ra, còn có hai Thày Phó Tế vĩnh viễn là Thày Gioan Baotixita Huỳnh Mai Trác và Thày Giuse Trần Công Huấn phụ tế cùng với 7 em giúp lễ.
Ba hồi chiêng trống vang dội trong thánh đường để chuẩn bị cho ca đoàn hát nhập lễ trong lúc đoàn rước Đức Cha chủ tế từ từ tiến lên cung thánh. Sau khi Đức Giám Mục xông hương bàn thờ và kiệu Các Thánh TĐVN, Đức Ông Shields trong vai trò chính xứ đã nói đôi lời chào đón ĐGM, quý Cha, quý Thày, quý Sơ và giáo dân từ các cộng đoàn về tham dự.
Trước khi thánh lễ bắt đầu, Đoàn Thiếu Nhi Fatima của cộng đoàn Thánh Thomas Aquinas đã
xuất sắc trình diễn màn vũ trình bày hình ảnh kiêu hùng của các Thánh TĐVN. Các anh chị em trong nhóm huynh trưởng của đoàn thiếu nhi mặc các sắc phục tiêu biểu cho mọi tầng lớp dân gian. Họ là những linh mục, những vị thừa sai, những thày giảng, những lính thú, những giáo dân nam nữ, v.v.. Những điệu vũ tuy uyển chuyển nhưng hùng mạnh đã diễn tả được sự can đảm kiêu hùng của các Thánh Anh Hùng Tử Đạo. Phần nhạc đệm của bài “Niềm Tin Kiêu Hùng” đã giúp ban vũ trình diễn thật sống động, thật ý nghĩa: “Xin tôn vinh các Thánh Tử Đạo Viêt Nam. Xưa hy sinh cho dẫu mang bao cực hình. Vì một lòng giữ trọn niềm tin…”
Phần thuyết giảng sau Phúc Âm của Đức Giám Mục được Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, Linh Mục Phối Trí Mục Vụ Việt Nam tại TGP Philadelphia, thông dịch thật gọn gàng, sát nghĩa. Qua bài Phúc Âm của Chúa Nhật 33 Quanh Năm, Đức Giám Mục nói rằng chúng ta phải có trách nhiệm trong những việc làm của chúng ta đối với Chúa và đối với những người chung quanh. Chúng ta phải có trách nhiệm mở rộng Nước Chúa nơi trần gian qua việc truyền giáo và sống tu thân tích đức. Chúng ta phải noi gương các Thánh Tử Đaọ Việt Nam sống chứng nhân, sống trách nhiệm của một Ki-tô hữu.
Cuối lễ Đức Ông Trí đã đại diện cộng đồng cám ơn Đức Giám Mục, Đức Ông Chính Xứ, Quý Cha, Quý Thày, anh chị em Ca Đoàn Tổng Hợp, Đoàn Thiếu Nhi, Ban Thường Vụ Cộng Đồng và Ban Chấp Hành các Cộng Đoàn, và tất cả mọi người đã giúp đỡ tổ chức cũng như quy tụ về ngôi giáo đường này trong thánh lễ đặc biệt hàng năm của cộng đồng CGVN tại TGP Philadelphia. Hai em trong Đoàn Thiếu Nhi được mời lên tặng quà cho Đức Giám Mục. Nhân tiện, Ngài đã cám ơn quý Cha, cách riêng là Đức Ông chính xứ đã vui vẻ đón tiếp mọi ngươì, và Cha Đinh Công Huỳnh trong vai trò linh hướng cộng đoàn CGVN Thánh Thomas Aquinas. Ngài cũng ca ngợi lòng sùng đạo của người Công Giáo Việt Nam và sự đóng góp của cộng đồng người Việt trong lãnh vực văn hóa, hòa đồng vào một xã hội đa dạng của đất nước Hoa Kỳ.
Tiệc mừng được tổ chức tại hội trường sau thánh lễ với khoảng 500 người ở lại tham dự. Dĩ nhiên, hội trường cũng phải được trang hoàng đặc biệt cho ngày đại lễ. Phần văn nghệ giúp vui cũng một tay do Đoàn Thiếu Nhi Fatima đảm trách. Điểm đặc biệt là chương trình văn nghê giúp vui không phải với những lời ca tiếng hát du dương mà là những màn vũ mang ý nghĩa thật sâu sắc của một ngày tưởng nhớ đến các Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam. Cảm động nhất là phần diễn lại cảnh bắt bớ của quan quyền ngày xưa để chặn đứng làn sóng đức tin vùng lên mãnh liệt của các Kitô hữu, cha ông chúng ta ngày xưa. Hình ảnh các thánh bị chém đầu xử trảm sau khi quyết tâm không chối đạo, liều mình chiụ chết vì Đức Tin vững mạnh nơi Đức Kitô. Tâm hồn mọi người bừng lên sự hãnh diện được là con cháu của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Thực phẩm vật chất được ban tổ chức lo cho vừa đủ no, ngon miệng. Thực phẩm tinh thần là những màn vũ cực kỳ công phu đòi hỏi nhiều thời gian tập dượt của Đoàn Thiếu Nhi Fatima.
Kết quả tốt đẹp từ những công, của đóng góp trong cộng đoàn Thánh Thomas Aquinas, ban thường vụ cộng đồng cũng như ban chấp hành các cộng đoàn bạn làm cho mọi người thấy phấn khởi. Mọi mệt nhọc như đươc thoa dịu trong niềm vui phục vụ của những người hợp tác tổ chức đại lễ năm nay.
Mọi người già trẻ, lớn bé ra về trong hân hoan, hẹn gặp lại nhau vào tháng 11 năm tới tại Cộng Đoàn Nữ Vương Mân Côi, Upper Darby, theo như lịch trình được ấn định hàng năm.
Đinh Văn Chính
Philadelphia, PA Ngày 16/11/2014 – Hàng năm thường vào ngày Chúa Nhật thứ ba của tháng 11, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam thuộc Tổng Giáo Phận Philadelphia tưng bừng tổ chức ngày Đại Lễ Mừng Kính Các Thánh Bổn Mạng của cộng đồng. Tổng Giáo Phận Philadelphia gồm có 7 cộng đoàn CGVN thuộc các quận Philadelphia County, Montgomery County, Delaware County, West Chester County và Bucks County. Mỗi năm các cộng đoàn tuần tự thay phiên nhau đảm trách vai trò yểm trợ cộng đồng làm địa điểm tổ chức. Thấm thoát đã 7 năm trôi qua kể từ ngày Cộng Đoàn Thánh Thomas Aquinas, vùng Nam Philadelphia, được đảm trách vai trò này vào tháng 11 năm 2007.
Thời tiết trong ngày có nhiều mây, gió nhẹ nên cũng không đến nỗi quá lạnh. Số người từ các cộng đoàn khác bắt đầu vào bãi đậu xe từ lúc 1 giờ trưa. Chả mấy chốc bãi đậu xe đã chật chỗ và được ban trật tự hướng dẫn cho đậu đôi, chắn lối nhưng vẫn không đủ chỗ. Sự kiện nhiều xe trong bãi đậu xe và những xe phải đậu trên đường bên ngoài nói lên tinh thần hiệp nhất, hợp tác, và đoàn kết của các cộng đoàn CGVN trong tổng giáo phận.
Nhà thờ được trang hoàng đặc biệt với kiệu 117 vị Thánh Anh Hùng Tử Đạo đặt bên cánh trái của cung thánh với nhang khói tỏa hương, nến đỏ sáng lung linh. Cờ ngũ hành, lọng đỏ hai bên cùng với cặp câu đối làm nổi bật hình ảnh của một ngày lễ đặc biệt.
Chương trình bắt đầu lúc 2 giờ chiều khi nhà thờ đã ngồi chật với gần 700 người. Sau phần nguyện kinh, các giáo dân tuần tự lên hôn xương Thánh của các Thánh TĐVN trong lúc một Thày Phó Tế đọc tên từng vị thánh của 117 anh hùng tử đạo Việt Nam. Khoảng 2 giờ 30, thánh lễ được Đức Giám Mục John McInyre, Giám Mục Phó của Tổng Giáo Phận, chủ tế cùng với 9 cha Việt Nam đồng tế. Trong số các linh mục hiện diện có Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, Cha Giuse Đinh Công Huỳnh, quản nhiệm cộng đoàn, Cha Phêrô Nguyễn Xuân Quýnh, Cha Đôminicô Trần Minh Đức, Cha Phêrô Trịnh Minh Quân, Cha Phanxicô Xaviê Uông Quang Lượng , Cha Giuse Trần Đức Hùng, Cha Giuse Đinh Chí Hiền, Cha Giuse Nguyễn Quốc Linh và một cha Mỹ là Đức Ông Hugh Shields, Chính Xứ Giáo Xứ Thánh Thomas Aquinas. Ngoài ra, còn có hai Thày Phó Tế vĩnh viễn là Thày Gioan Baotixita Huỳnh Mai Trác và Thày Giuse Trần Công Huấn phụ tế cùng với 7 em giúp lễ.
Ba hồi chiêng trống vang dội trong thánh đường để chuẩn bị cho ca đoàn hát nhập lễ trong lúc đoàn rước Đức Cha chủ tế từ từ tiến lên cung thánh. Sau khi Đức Giám Mục xông hương bàn thờ và kiệu Các Thánh TĐVN, Đức Ông Shields trong vai trò chính xứ đã nói đôi lời chào đón ĐGM, quý Cha, quý Thày, quý Sơ và giáo dân từ các cộng đoàn về tham dự.
Trước khi thánh lễ bắt đầu, Đoàn Thiếu Nhi Fatima của cộng đoàn Thánh Thomas Aquinas đã
xuất sắc trình diễn màn vũ trình bày hình ảnh kiêu hùng của các Thánh TĐVN. Các anh chị em trong nhóm huynh trưởng của đoàn thiếu nhi mặc các sắc phục tiêu biểu cho mọi tầng lớp dân gian. Họ là những linh mục, những vị thừa sai, những thày giảng, những lính thú, những giáo dân nam nữ, v.v.. Những điệu vũ tuy uyển chuyển nhưng hùng mạnh đã diễn tả được sự can đảm kiêu hùng của các Thánh Anh Hùng Tử Đạo. Phần nhạc đệm của bài “Niềm Tin Kiêu Hùng” đã giúp ban vũ trình diễn thật sống động, thật ý nghĩa: “Xin tôn vinh các Thánh Tử Đạo Viêt Nam. Xưa hy sinh cho dẫu mang bao cực hình. Vì một lòng giữ trọn niềm tin…”
Phần thuyết giảng sau Phúc Âm của Đức Giám Mục được Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, Linh Mục Phối Trí Mục Vụ Việt Nam tại TGP Philadelphia, thông dịch thật gọn gàng, sát nghĩa. Qua bài Phúc Âm của Chúa Nhật 33 Quanh Năm, Đức Giám Mục nói rằng chúng ta phải có trách nhiệm trong những việc làm của chúng ta đối với Chúa và đối với những người chung quanh. Chúng ta phải có trách nhiệm mở rộng Nước Chúa nơi trần gian qua việc truyền giáo và sống tu thân tích đức. Chúng ta phải noi gương các Thánh Tử Đaọ Việt Nam sống chứng nhân, sống trách nhiệm của một Ki-tô hữu.
Cuối lễ Đức Ông Trí đã đại diện cộng đồng cám ơn Đức Giám Mục, Đức Ông Chính Xứ, Quý Cha, Quý Thày, anh chị em Ca Đoàn Tổng Hợp, Đoàn Thiếu Nhi, Ban Thường Vụ Cộng Đồng và Ban Chấp Hành các Cộng Đoàn, và tất cả mọi người đã giúp đỡ tổ chức cũng như quy tụ về ngôi giáo đường này trong thánh lễ đặc biệt hàng năm của cộng đồng CGVN tại TGP Philadelphia. Hai em trong Đoàn Thiếu Nhi được mời lên tặng quà cho Đức Giám Mục. Nhân tiện, Ngài đã cám ơn quý Cha, cách riêng là Đức Ông chính xứ đã vui vẻ đón tiếp mọi ngươì, và Cha Đinh Công Huỳnh trong vai trò linh hướng cộng đoàn CGVN Thánh Thomas Aquinas. Ngài cũng ca ngợi lòng sùng đạo của người Công Giáo Việt Nam và sự đóng góp của cộng đồng người Việt trong lãnh vực văn hóa, hòa đồng vào một xã hội đa dạng của đất nước Hoa Kỳ.
Tiệc mừng được tổ chức tại hội trường sau thánh lễ với khoảng 500 người ở lại tham dự. Dĩ nhiên, hội trường cũng phải được trang hoàng đặc biệt cho ngày đại lễ. Phần văn nghệ giúp vui cũng một tay do Đoàn Thiếu Nhi Fatima đảm trách. Điểm đặc biệt là chương trình văn nghê giúp vui không phải với những lời ca tiếng hát du dương mà là những màn vũ mang ý nghĩa thật sâu sắc của một ngày tưởng nhớ đến các Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam. Cảm động nhất là phần diễn lại cảnh bắt bớ của quan quyền ngày xưa để chặn đứng làn sóng đức tin vùng lên mãnh liệt của các Kitô hữu, cha ông chúng ta ngày xưa. Hình ảnh các thánh bị chém đầu xử trảm sau khi quyết tâm không chối đạo, liều mình chiụ chết vì Đức Tin vững mạnh nơi Đức Kitô. Tâm hồn mọi người bừng lên sự hãnh diện được là con cháu của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Thực phẩm vật chất được ban tổ chức lo cho vừa đủ no, ngon miệng. Thực phẩm tinh thần là những màn vũ cực kỳ công phu đòi hỏi nhiều thời gian tập dượt của Đoàn Thiếu Nhi Fatima.
Kết quả tốt đẹp từ những công, của đóng góp trong cộng đoàn Thánh Thomas Aquinas, ban thường vụ cộng đồng cũng như ban chấp hành các cộng đoàn bạn làm cho mọi người thấy phấn khởi. Mọi mệt nhọc như đươc thoa dịu trong niềm vui phục vụ của những người hợp tác tổ chức đại lễ năm nay.
Mọi người già trẻ, lớn bé ra về trong hân hoan, hẹn gặp lại nhau vào tháng 11 năm tới tại Cộng Đoàn Nữ Vương Mân Côi, Upper Darby, theo như lịch trình được ấn định hàng năm.
Đinh Văn Chính