Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 18/11: Con thuyền đức tin. Linh mục Antôn Nguyễn Thế Nhân
Giáo Hội Năm Châu
02:07 17/11/2021
PHÚC ÂM: Lc 19, 41-44
“Chớ chi ngươi hiểu biết sứ điệp mang hoà bình lại cho ngươi”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu đến gần Giêrusalem, trông thấy thành thì Người khóc thương thành ấy mà rằng: “Chớ chi hôm nay ngươi hiểu biết sứ điệp mang hoà bình lại cho ngươi! Nhưng giờ đây, sứ điệp ấy bị che khuất khỏi mắt ngươi. Vì sẽ đến ngày quân thù đắp luỹ bao vây ngươi, xiết chặt ngươi tứ bề. Chúng sẽ tàn phá ngươi bình địa, ngươi cùng con cái ở trong thành. Chúng sẽ không để lại hòn đá nào trên hòn đá nào, vì ngươi đã không nhận biết giờ ngươi được thăm viếng”.
Ðó là lời Chúa.
Hồn Tông đồ
Lm. Minh Anh
04:51 17/11/2021
HỒN TÔNG ĐỒ
“Hãy làm lợi cho đến khi Ta trở về!”.
Elton Trueblood, một nhà thần học, đã từng so sánh việc tông đồ với việc truyền lửa, “Việc truyền lửa Tin Mừng xảy ra khi các Kitô hữu được tác động bởi sự kết hiệp của họ với Chúa Kitô, đến nỗi họ lại đốt lên những ngọn lửa khác. Rất dễ xác định khi một thứ gì đó bốc cháy; nó đốt cháy các vật chung quanh! Ngọn lửa nào không cháy lan, cuối cùng, sẽ tắt. Một Kitô hữu không có ‘hồn tông đồ’ là một mâu thuẫn về mặt nào đó; lửa không cháy cũng là một mâu thuẫn!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Một Kitô hữu không có ‘hồn tông đồ’ là một mâu thuẫn!”. Tin Mừng hôm nay cũng nói đến ‘hồn tông đồ’, được biểu hiện bởi ba hạng người, tượng trưng cho ba thái độ trước nén bạc ân sủng Chúa trao đồng đều cho mỗi người, với mệnh lệnh như nhau, “Hãy làm lợi cho đến khi Ta trở về!”.
Đối tượng đầu tiên, những người đã nhận được một nén, họ đã “làm lợi” theo lệnh truyền của Chủ, người mười nén, kẻ năm nén; hạng thứ hai, cùng một mệnh lệnh, nhưng họ gói “nén bạc trong khăn”; và hạng thứ ba, những người “ghét” Thiên Chúa, không muốn Ngài làm Vua của họ.
Khi nhà Vua trở lại, hạng đầu tiên, đại diện bởi hai người đã sinh lợi được năm và mười nén khác. Đây là những môn đệ đầy lửa, ‘hồn tông đồ’ của họ sùng sục. Thiên Chúa không chỉ kêu gọi chúng ta hưởng nhận ân sủng cho riêng mình, nhưng còn sử dụng nó cho việc mở rộng Vương Quốc Ngài, Ngài kỳ vọng sự nhiệt tâm của mỗi người vốn sẽ tạo ra sự khác biệt vĩnh viễn trong cuộc sống của những người khác. Họ không coi việc tông đồ là một gánh nặng; đúng hơn, họ coi đó là một niềm vui, và niềm vui đó tiếp thêm sức mạnh cho mọi nỗ lực tông đồ. Kết quả của sự nhiệt thành sẽ có tác động theo cấp số nhân đối với Vương Quốc. Bà mẹ ngoan cường trong sách Macabê hôm nay là một trong những mẫu gương ngời sáng cho việc “làm lợi” cho Vương Quốc Thiên Chúa. Để bảo vệ lề luật Ngài, trong một ngày, bà chứng kiến cái chết của bảy người con, vì bà tin rằng, “Đấng Sáng Tạo vũ trụ sẽ trả lại cho các con tinh thần và sự sống”.
Hạng thứ hai, những người đã cất giấu “nén bạc trong khăn”. Đó là những người không muốn phát triển Nước Thiên Chúa, không có ‘hồn tông đồ’, chỉ vì họ sợ hãi; sợ hãi làm tê liệt họ. Thế nhưng, nhượng bộ sợ hãi là một tội; họ thiếu đức tin và lòng cậy trông. Phụng sự Thiên Chúa chắc chắn đòi hỏi lòng can đảm; nó yêu cầu chúng ta bước ra khỏi vùng an toàn để làm điều mà thoạt tiên, chúng ta có thể cảm thấy không thoải mái. Thế nhưng, như người đầy tớ trong dụ ngôn đã linh cảm, ông Chủ là một Thiên Chúa đòi hỏi, và Ngài sẽ không chấp nhận sự sợ hãi như một cái cớ có thể chấp nhận được, để không nhiệt tâm xây dựng Vương Quốc Ngài.
Hạng thứ ba, hạng người mà chắc chắn không ai muốn nghĩ đến; đây là những người ra sức phá hoại Vương Quyền của Đức Kitô. Thế giới tràn ngập những con người này. Điều duy nhất cần nói về hạng người này chính là điều Chúa Giêsu đã nói về họ, “Còn những kẻ nghịch cùng Ta, không muốn Ta làm Vua, hãy đem chúng ra đây và giết chúng trước mặt Ta!”.
Anh Chị em,
“Hãy làm lợi cho đến khi Ta trở về!”. Hướng đến Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ XVI, tháng 10/2023, với chủ đề, “Hướng tới một Hội Thánh ‘hiệp hành’: hiệp thông, tham gia, sứ vụ. “Hiệp hành” là “cùng đi với nhau”; toàn thể dân Chúa thuộc mọi thành phần cùng tiến bước, lắng nghe Chúa Thánh Thần và Lời Chúa, hiệp thông với nhau và tham gia vào sứ mạng của Hội Thánh. Tuỳ theo sức mình, tuỳ theo đấng bậc, chúng ta lôi kéo nhau để cùng nhau về đích. Chúng ta sẽ ‘hiệp hành’ làm sao? Liệu ‘hồn tông đồ’ của chúng ta có bừng lửa yêu mến để sẵn sàng lắng nghe nhau, cùng nhau lắng nghe Thánh Thần, và cùng nhau truyền lửa; hay liệu chúng ta sẽ cất giấu ‘nén bạc trong khăn?’. Hãy vui mừng nếu chúng ta là những tôi tớ đêm ngày nóng lòng cho việc loan báo Tin Mừng, mở rộng Nước Chúa. Nhưng nếu là người đang đấu tranh với sợ hãi; đặc biệt, nỗi sợ truyền giáo, sống đức tin một cách ngoan cường… chúng ta cần dành nhiều thời gian hơn cho dụ ngôn này với số phận của người đầy tớ vốn đã cất giấu nén bạc. Hãy dấn thân mở rộng Vương Quốc và biết rằng, sẽ không bao giờ phải hối hận khi chúng ta đặt cả trái tim và linh hồn mình vào việc phụng sự Thiên Chúa và xây dựng Vương Quốc Ngài. Hãy cầu nguyện để làm sao chúng ta sẽ là những con người sẵn sàng ngày đêm cho Nước Chúa như lời Thánh Vịnh đáp ca, “Khi thức giấc, con no thoả nhìn chân dung Chúa”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giải thoát con khỏi mọi sợ hãi; xin ban cho con một ‘hồn tông đồ’ đầy lửa, để con sẵn sàng cháy lan lửa mến yêu Chúa cho các linh hồn!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Hãy làm lợi cho đến khi Ta trở về!”.
Elton Trueblood, một nhà thần học, đã từng so sánh việc tông đồ với việc truyền lửa, “Việc truyền lửa Tin Mừng xảy ra khi các Kitô hữu được tác động bởi sự kết hiệp của họ với Chúa Kitô, đến nỗi họ lại đốt lên những ngọn lửa khác. Rất dễ xác định khi một thứ gì đó bốc cháy; nó đốt cháy các vật chung quanh! Ngọn lửa nào không cháy lan, cuối cùng, sẽ tắt. Một Kitô hữu không có ‘hồn tông đồ’ là một mâu thuẫn về mặt nào đó; lửa không cháy cũng là một mâu thuẫn!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Một Kitô hữu không có ‘hồn tông đồ’ là một mâu thuẫn!”. Tin Mừng hôm nay cũng nói đến ‘hồn tông đồ’, được biểu hiện bởi ba hạng người, tượng trưng cho ba thái độ trước nén bạc ân sủng Chúa trao đồng đều cho mỗi người, với mệnh lệnh như nhau, “Hãy làm lợi cho đến khi Ta trở về!”.
Đối tượng đầu tiên, những người đã nhận được một nén, họ đã “làm lợi” theo lệnh truyền của Chủ, người mười nén, kẻ năm nén; hạng thứ hai, cùng một mệnh lệnh, nhưng họ gói “nén bạc trong khăn”; và hạng thứ ba, những người “ghét” Thiên Chúa, không muốn Ngài làm Vua của họ.
Khi nhà Vua trở lại, hạng đầu tiên, đại diện bởi hai người đã sinh lợi được năm và mười nén khác. Đây là những môn đệ đầy lửa, ‘hồn tông đồ’ của họ sùng sục. Thiên Chúa không chỉ kêu gọi chúng ta hưởng nhận ân sủng cho riêng mình, nhưng còn sử dụng nó cho việc mở rộng Vương Quốc Ngài, Ngài kỳ vọng sự nhiệt tâm của mỗi người vốn sẽ tạo ra sự khác biệt vĩnh viễn trong cuộc sống của những người khác. Họ không coi việc tông đồ là một gánh nặng; đúng hơn, họ coi đó là một niềm vui, và niềm vui đó tiếp thêm sức mạnh cho mọi nỗ lực tông đồ. Kết quả của sự nhiệt thành sẽ có tác động theo cấp số nhân đối với Vương Quốc. Bà mẹ ngoan cường trong sách Macabê hôm nay là một trong những mẫu gương ngời sáng cho việc “làm lợi” cho Vương Quốc Thiên Chúa. Để bảo vệ lề luật Ngài, trong một ngày, bà chứng kiến cái chết của bảy người con, vì bà tin rằng, “Đấng Sáng Tạo vũ trụ sẽ trả lại cho các con tinh thần và sự sống”.
Hạng thứ hai, những người đã cất giấu “nén bạc trong khăn”. Đó là những người không muốn phát triển Nước Thiên Chúa, không có ‘hồn tông đồ’, chỉ vì họ sợ hãi; sợ hãi làm tê liệt họ. Thế nhưng, nhượng bộ sợ hãi là một tội; họ thiếu đức tin và lòng cậy trông. Phụng sự Thiên Chúa chắc chắn đòi hỏi lòng can đảm; nó yêu cầu chúng ta bước ra khỏi vùng an toàn để làm điều mà thoạt tiên, chúng ta có thể cảm thấy không thoải mái. Thế nhưng, như người đầy tớ trong dụ ngôn đã linh cảm, ông Chủ là một Thiên Chúa đòi hỏi, và Ngài sẽ không chấp nhận sự sợ hãi như một cái cớ có thể chấp nhận được, để không nhiệt tâm xây dựng Vương Quốc Ngài.
Hạng thứ ba, hạng người mà chắc chắn không ai muốn nghĩ đến; đây là những người ra sức phá hoại Vương Quyền của Đức Kitô. Thế giới tràn ngập những con người này. Điều duy nhất cần nói về hạng người này chính là điều Chúa Giêsu đã nói về họ, “Còn những kẻ nghịch cùng Ta, không muốn Ta làm Vua, hãy đem chúng ra đây và giết chúng trước mặt Ta!”.
Anh Chị em,
“Hãy làm lợi cho đến khi Ta trở về!”. Hướng đến Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ XVI, tháng 10/2023, với chủ đề, “Hướng tới một Hội Thánh ‘hiệp hành’: hiệp thông, tham gia, sứ vụ. “Hiệp hành” là “cùng đi với nhau”; toàn thể dân Chúa thuộc mọi thành phần cùng tiến bước, lắng nghe Chúa Thánh Thần và Lời Chúa, hiệp thông với nhau và tham gia vào sứ mạng của Hội Thánh. Tuỳ theo sức mình, tuỳ theo đấng bậc, chúng ta lôi kéo nhau để cùng nhau về đích. Chúng ta sẽ ‘hiệp hành’ làm sao? Liệu ‘hồn tông đồ’ của chúng ta có bừng lửa yêu mến để sẵn sàng lắng nghe nhau, cùng nhau lắng nghe Thánh Thần, và cùng nhau truyền lửa; hay liệu chúng ta sẽ cất giấu ‘nén bạc trong khăn?’. Hãy vui mừng nếu chúng ta là những tôi tớ đêm ngày nóng lòng cho việc loan báo Tin Mừng, mở rộng Nước Chúa. Nhưng nếu là người đang đấu tranh với sợ hãi; đặc biệt, nỗi sợ truyền giáo, sống đức tin một cách ngoan cường… chúng ta cần dành nhiều thời gian hơn cho dụ ngôn này với số phận của người đầy tớ vốn đã cất giấu nén bạc. Hãy dấn thân mở rộng Vương Quốc và biết rằng, sẽ không bao giờ phải hối hận khi chúng ta đặt cả trái tim và linh hồn mình vào việc phụng sự Thiên Chúa và xây dựng Vương Quốc Ngài. Hãy cầu nguyện để làm sao chúng ta sẽ là những con người sẵn sàng ngày đêm cho Nước Chúa như lời Thánh Vịnh đáp ca, “Khi thức giấc, con no thoả nhìn chân dung Chúa”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giải thoát con khỏi mọi sợ hãi; xin ban cho con một ‘hồn tông đồ’ đầy lửa, để con sẵn sàng cháy lan lửa mến yêu Chúa cho các linh hồn!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Nước Của Tôi
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
06:07 17/11/2021
Lễ Chúa Kitô Vua
“Nước Của Tôi”
Trước toà án Philatô, Đức Giêsu đã khẳng định: “Tôi sinh ra và đã đến thế gian vì điều này: đó là để làm chứng cho sự thật”. Sự thật mà Ngài tuyên bố là ý định cứu rỗi của Thiên Chúa: “Thiên Chúa đã sai Con Một Ngài đến để cứu độ thế gian”.Vương quốc của Vua Giêsu là vương quốc của sự thật và “Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng Tôi”.
Nhiều lần Đức Giêsu đã khước từ làm vua theo kiểu trần thế. Vương quốc trần gian do con người thiết lập bằng sức mạnh, thường đem lại giàu sang và vinh quang. Đức Giêsu từ chối loại vương quốc huy hoàng do Satan đề nghị: Nếu ông quỳ gối thờ lạy tôi, tôi sẽ cho ông mọi vương quốc làm sản nghiệp. Sau phép lạ hoá bánh ra nhiều “dân Do thái muốn tôn Đức Giêsu làm vua, nhưng Ngài trốn lên núi”. Khi trả lời cho những kẻ gài bẫy: “chúng tôi có phải nộp thuế cho Xêza không?”, Đức Giêsu đáp: “của Xêza hãy trả cho Xêza, của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa”. Đặc biệt trong phiên toà xét xử, Philatô hỏi Đức Giêsu: “Ông có phải là vua dân Do thái không?”, Đức Giêsu đã tuyên bố “Tôi là Vua”, nhưng Ngài xác định: “Nước tôi không thuộc về thế gian này”.
Nước tôi: Chúa Giêsu xác định, Ngài là Vua, vì có một Nước để Ngài thống trị; cho nên Ngài mới nói: Nước tôi, nghĩa là Nước của tôi. Vậy, Nước của tôi là nước nào?
1. Đó là Nước của Sự Thật
Nước của trần gian là nước của chính trị. Mà chính trị nào lại không có thủ đoạn và lừa đảo. Nhìn chung, các vua trần gian thì tham lam, ích kỷ, dâm ô. Khi đã chiếm được ngai vàng, họ coi thần dân như bầy tôi, giang sơn đất nước là tài sản riêng của họ: “Thần dân của trẫm. Giang sơn của trẫm”. Nghi ngờ kẻ nào có ý phản loạn thì giết ngay tức khắc và còn tru di cả tam tộc cửu tộc nữa.Nếu muốn đổi triều đại, phải chiến tranh giành giật đẫm máu. Đọc lịch sử Việt Nam, mỗi thay đổi triều vua từ Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê… toàn là máu và nước mắt. Đến đời Nguyễn Ánh tự xưng là Gia Long hoàng đế, làm vua từ năm 1802, cha truyền con nối kéo dài hơn 100 năm. Năm 1945, vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn là Bảo Đại thoái vị…
Nước của Vua Giêsu là Nước sự thật thuộc thế giới niềm tin, thế giới tâm linh trong tâm hồn con người. Nước sự thật đó hoàn toàn khác biệt với đế quốc của Xêza hay bất cứ đế quốc nào, chủ nghĩa nào. Nuớc của Xêza chỉ cai trị thể xác loài người, còn Nước sự thật chiếm trọn lòng người.Thế lực của Xêza là quân đội khí giới nhà tù. Sức mạnh Nước sự thật là niềm tin yêu thương tha thứ. Dù rộng lớn, đế quốc Xêza cũng bị giới hạn, còn Nước sự thật vô biên, được thiết lập mọi nơi. Các triều đại phong kiến, các thể chế chính trị cũng đã và đang chấm dứt trong dòng thời gian như đế quốc của Xêza, chỉ còn vương quốc sự thật và niềm tin là tồn tại muôn đời. Chính niềm tin tôn giáo dạy chúng ta rằng: mục đích tối thượng của các tôn giáo là hướng con người đến chân thiện mỹ.Qua không gian thời gian,trải qua bể dâu của lịch sử với những thao thức băn khoăn của kiếp người, con người luôn luôn tìm đến niềm tin tôn giáo. Con người tiếp nhận sự sống từ chính nguồn sống là Thiên Chúa như trái đất nhận lãnh ánh sáng từ mặt trời.Thiếu ánh sáng mặt trời thì không có sự sống trên trái đất. Cũng thế, không có Thiên Chúa thì không thể có sự sống.Thiên Chúa thông ban sự sống cho con người vì Thiên Chúa yêu thương con người.Thiên Chúa yêu thương mọi người ngay cả những ai chối bỏ và thù ghét Ngài.Con người là hình ảnh cao quý của Thiên Chúa.Thánh thiện hay tội lỗi, giàu sang hay nghèo hèn, bạn hữu hay thù địch, mỗi con người đều là hình ảnhThiên Chúa. Chỉ xuyên qua niềm tin và tình thương con người mới đến được với Thiên Chúa. Với sức mạnh niềm tin, chúng ta khẳng định rằng: trên vạn nẻo đường của cuộc đời mỗi người, bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu Thiên Chúa luôn có mặt để hướng dẫn nâng đỡ chúng ta.Sống cho hạnh phúc của tha nhân, đó là sự thật mà mỗi thần dân sống trong Nước sự thật của Vua Giêsu được mời gọi thể hiện mỗi ngày.
2. Đó Nước của Tình Yêu
Chúa Giêsu là Vua Tình Yêu. Chính tình yêu là sức mạnh của nước Ngài thiết lập. Đức Kitô là vua, nhưng lại rất khác với các vua trần thế ở chỗ: để cai trị, các vua thế gian dùng quyền lực, còn Ngài dùng tình thương. Ngài yêu thương mọi người, như người mục tử tốt lành yêu thương chăn dắt đoàn chiên, biết rõ từng con chiên một, và sẵn sàng hy sinh mạng sống mình vì lợi ích của chiên (Ga 10,11-16). Luật pháp trong nước của Ngài là sống trong Tình Yêu. Một Tình Yêu trọn vẹn theo chiều dọc là Thiên Chúa. Một Tình Yêu chan hòa theo chiều ngang đối với đồng loại của mình.
“Khi một mình đối diện với những ghen ghét thù hận của đám đông, Đức Giêsu muốn dạy ta biết Thiên Chúa là tình yêu. Đức Giêsu là hiện thân của tình yêu Thiên Chúa trên trần gian. Vì yêu thương mà Ngài đã xuống trần gian. Ngài đã yêu thương cho đến chết vì yêu. Đó là tình yêu lớn lao nhất như lời Ngài nói: “Không có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của người dám hy sinh tính mạng vì bạn hữu”. Dù những thù hận vây bọc, nhưng Đức Giêsu vẫn yêu thương. Hôm nay đơn thân độc mã trong vòng vây của hận thù, Đức Giêsu vẫn xưng vương để cho ta thấy: tình yêu thương đã chiến thắng. Hận thù đem lại chết chóc, chỉ có tình yêu thương mới cứu được thế giới. Đức Giêsu đã chiến thắng. Ngài là Đấng đầu tiên từ trong kẻ chết sống lại. Với chiến thắng, Đức Giêsu mở cửa nước của Ngài. Đó là nước của Sự Thật. Chỉ những ai thuộc về sự thật mới được vào. Và những ai thuộc về sự thật phải biết chiến thắng sự giả trá. Sự giả trá đó là sự chết, đó là những vinh hoa phú quý trần gian và đó là lòng thù hận ghen ghét. Hiểu biết sự thật, đập tan sự dối trá, ta mới tiến vào Nước Sự Sống theo bước Đức Giêsu Kitô. Với chiến thắng Ngài thật sự là Đường dẫn đến Sự Thật và Sự Sống muôn đời”. (ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt).
Trong bài đọc 2, Thánh Gioan xác tín: “Đức Giêsu Kitô là vị Chứng Nhân trung thành, là Trưởng Tử trong số những người từ cõi chết chỗi dậy, là Thủ Lãnh mọi vương đế trần gian, ban cho anh em ân sủng và bình an. Người đã yêu mến chúng ta và lấy máu mình rửa sạch tội lỗi chúng ta, làm cho chúng ta trở thành vương quốc và hàng tư tế để phụng sự Thiên Chúa là Cha của Người” (Kh 1,5-6). Thánh Phaolô cũng xác định: “Nước Thiên Chúa là sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần” (Rm 14,17). Vua Giêsu đã thi hành vương quyền bằng cách yêu thương mọi người đến nỗi sẵn sàng hiến cả mạng sống.
Yêu Thương là một mệnh lệnh có tính cách bắt buộc, Chúa Giêsu đã ban bố giới luật yêu thương: “Thầy ban cho các con một điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau”. Yêu Thương đã trở thành một giới răn quan trọng nhất như là giới răn kính mến Thiên Chúa.
Tình yêu thương của Chúa Giêsu đã trở nên nguồn cảm hứng vô tận cho biết bao nhiêu sáng kiến, bao nhiêu tổ chức, bao nhiêu phong trào, bao nhiêu dòng tu chuyên lo dấn thân phục vụ trong yêu thương.
Tình yêu chi phối mọi sinh hoạt cuộc đời. Con người đau khổ vì không có tình yêu. Chúa là tình yêu. Chỉ những ai biết tìm đến với Ngài, được Ngài thông truyền cho tình yêu, họ mới biết mở mắt để nhận ra được mọi người anh em, như thế mới có thể yêu thương. Bản tính của tình yêu là cho đi điều tốt lành. Ai sống yêu thương thì thuộc về Chúa, là thần dân của Ngài. Nước của Chúa Kitô Vua là nước của tình yêu. Muốn vào nước ấy, phải là người có lòng yêu mến Chúa và yêu thương anh em thật sự.
3. Nước của Tôi: Sự Thật và Tình Yêu.
Nước của Sự Thật: “Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng Tôi”. Đứng về phía sự thật là chấp nhận mạc khải của Chúa Giêsu và coi đó là nguyên tắc của đời sống mình, là để Sự Thật hướng dẫn mình. Sự Thật đó là chính Chúa Giêsu. Nghe tiếng của Chúa là tìm hiểu và sống Lời của Ngài.
Nước của Tình yêu: “Con người không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ hiến mạng sống cho nhiều người”. Chúa mời gọi những ai theo Ngài phải biết sống vị tha và yêu thương. Trong vương quốc Tình Yêu, Ngài không chấp nhận bạo động, hiềm thù, vì uy quyền được xây dựng trên phục vụ và ai làm lớn phải làm người phục vụ.
Nước của Ngài không có sức mạnh của vũ khí và quân đội mà chỉ có sức mạnh của yêu thương và tha thứ. Nước của Ngài không có tên trên bản đồ thế giới, nhưng lại ở trong trái tim con người. Chỉ những ai tin và sống trong tình thương Thiên Chúa mới thuộc Nước của Ngài.Trong vương quốc này, Chúa Giêsu đã công bố sự thật quan trọng nhất là mọi người biết Thiên Chúa là Người Cha rất yêu thương và tất cả nhân loại là con cái của Người và là anh chị em với nhau, yêu thương nhau như Ngài đã yêu thương, như là dấu chứng người môn đệ của Ngài.
Năm Phụng vụ mở đầu bằng mầu nhiệm Nhập thể và kết thúc bằng vương quyền viên mãn của Đức Kitô. Đặt lễ Chúa Kitô Vua trong Chúa nhật cuối cùng năm Phụng vụ, Giáo Hội nhắc nhở rằng, Đức Kitô chính là Vua của vũ trụ, Ngài là Chủ của thời gian, Chủ của lịch sử nhân loại và là Chủ của lịch sử mỗi người chúng ta. Chúa Kitô vượt trên thời gian để mãi mãi là vị Vua vĩnh cửu.
Lạy Chúa Giêsu là Vua Sự Thật và Tình Yêu, Chúa đã yêu thế giới đến nỗi đã ban chính sự sống mình. Xin Chúa chiếm hết tất cả con người chúng con từ tư tưởng, lời nói, việc làm, để chúng con không còn thuộc về thế giới của bóng tối, của tội lỗi, nhưng thuộc về vương quyền của Chúa, là vương quyền của sự sống và chân lý, của ân sủng và thánh thiện, của công lý và hoà bình. Amen.
Tích cực xây dựng Vương Quốc sự thật và yêu thương
Lm. Đan Vinh
06:17 17/11/2021
CN 34 TN B- ĐỨC GIÊ-SU KI-TÔ VUA VŨ TRỤ
Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33b-37
TÍCH CỰC XÂY DỰNG VƯƠNG QUỐC SỰ THẬT VÀ YÊU THƯƠNG
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 18,33-37
(33) Ông Phi-la-tô trở vào dinh, cho gọi Đức Giê-su và nói với Người: “Ông có phải là Vua dân Do thái không?” (34) Đức Giê-su đáp: “Ngài tự ý nói điều ấy, hay những người khác đã nói với ngài về Tôi?”. (35) Ông Phi-la-tô trả lời: “Tôi là người Do thái sao? Chính dân của ông và các thượng tế đã nộp ông cho tôi. ông đã làm gì?” (36) Đức Giê-su trả lời: “Nước tôi không thuộc về thế gian này. nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho dân Do thái. Nhưng nay Nước tôi không thuộc chốn này”. (37) Ông Phi-la-tô liền hỏi: “Vậy ông là Vua sao?” Đức Giê-su đáp: “Chính ngài nói rằng tôi là Vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian vì điều này: Đó là để làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”.
2. Ý CHÍNH:
Trước tòa án của quan Tổng Trấn Phi-la-tô, Đức Giê-su đã cho ông biết về Vương Quốc của Người. Vương Quốc ấy thiêng liêng và không thuộc về thế gian, không có quân đội và không biên giới. Đức Giê-su cũng khẳng định Người là Vua, nhưng là vị Vua Thiên Sai, đến để làm chứng cho sự thật. Thần dân của Người là những ai sẵn sàng tin theo sự thật của Người.
3. CHÚ THÍCH:
- C 33-34: + Ông Phi-la-tô trở vào dinh, cho gọi Đức Giê-su: Đức Giê-su đã bị dân quân Đền thờ bắt tại vườn Cây Dầu vào đêm ngày thứ Năm sau bữa tiệc ly Vượt Qua mừng trước một ngày. Sau khi bị bắt Đức Giê-su đã bị tòa án tôn giáo xét xử và bị thượng tế Cai-pha kết án tử hình(x Ga 18,19-24). Tuy nhiên vì các đầu mục Do thái đã bị người Rô-ma truất quyền kết án tử hình (x. Ga 18,31), nên sáng hôm sau, họ đã giải Đức Giê-su đến dinh quan Phi-la-tô để yêu cầu ông này kết án tử hình cho Đức Giê-su. Họ đứng ngòai sân chứ không vào trong nhà để tránh bị ô uế theo Luật Mô-sê, vì ai vi phạm sẽ không được ăn mừng lễ Vượt Qua (x Ga 18,28b). Quan Phi-la-tô đã phải ra ngòai hành lang để gặp họ. Sau khi biết rõ ý họ muốn, Phi-la-tô đã vào trong phòng và thẩm vấn Đức Giê-su + “Ông có phải là Vua dân Do thái không?”: Người Do thái đã tố cáo Đức Giê-su tội phạm về chính trị là xưng mình là Vua dân Do thái, để yêu cầu quan Phi-la-tô qui tội phản loạn và kết án tử hình cho Người. Do đó Phi-la-tô đã tra vấn Người về vấn đề này. + “Ngài tự ý nói điều ấy, hay những người khác đã nói với ngài về tôi?”: Đức Giê-su không trực tiếp trả lời câu hỏi của Phi-la-tô, nhưng Người gợi ý để ông tự xét xem lời tố cáo đó có cơ sở không hay chỉ là vu cáo bịa đặt?
- C 35: + Tôi là người Do thái sao?: Phi-la-tô cho biết ông không quan tâm đến vấn đề tôn giáo, vì ông không phải là người Do thái! + Chính dân của ông và các thượng tế đã nộp ông cho tôi. ông đã làm gì?: Phi-la-tô cho biết dân chúng và các đầu mục Do thái đã tố cáo như thế để đòi ông xét xử. Ông hỏi Đức Giê-su đã làm gì đến nỗi bị họ tố cáo như vậy?
- C 36: + “Nước tôi không thuộc về thế gian này”: Đức Giê-su không chối điều họ tố cáo, nhưng Người xác định mình không phải một ông vua trần tục. Vì Nước của Người không thuộc về thế gian này. + “Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho dân Do thái”: Lời này cho thấy sự khác biệt giữa vương quốc thế gian và Vương Quốc của Thiên Chúa. Khác về tinh thần cai trị (x. Mt 20,24-28), về hiến pháp (x. Mt 5,1-12), về điều kiện gia nhập (x. Mt 7,21), về sự vững bền (x. Mt 25,46), về tương quan giữa vua với dân (x Ga 13,12-15).
- C 37: + “Vậy ông là vua ư?”: Đặt câu hỏi này, Phi-la-tô chỉ tò mò muốn biết thêm về chức vị vua thiêng liêng trong Nước Trời của Đức Giê-su, chứ ông không nghĩ Người là một ông vua trần tục. Phi-la-tô biết rõ Đức Giê-su không làm loạn, vì Người không có quân đội để tự vệ khi bị người Do thái vây bắt. + “Chính ngài nói: tôi là vua”: Đức Giê-su xác nhận Người là Vua. nhưng là Vua Tình Yêu, Vua Mục Tử: Người hiểu biết từng con chiên (x. Ga 10,14), nuôi dưỡng đàn chiên (x. Ga 10,3), đi tìm chiên lạc (x. Ga 10,16), bảo vệ đàn chiên và sẵn sàng hy sinh tính mạng cho đàn chiên (x. Ga 10,11.15). Tóm lại, Người đến “để cho chiên được sống và sống dồi dào” (x. Ga 10,10). + “Tôi đã đến thế gian là để làm chứng cho sự thật”: Sứ mệnh của Đức Giê-su là đến để làm chứng cho sự thật. ** làm chứng theo tiếng Hy Lạp nghĩa là tử đạo. Đức Giê-su làm chứng cho sự thật bằng việc đổ máu ra vì yêu nhân loại đến cùng ** Sự thật không chỉ là không gian dối, nhưng còn là Tin Mừng Nước Trời mà Người loan báo. Sự Thật ấy cũng là mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa, đã được biểu lộ qua cuộc đời, lời rao giảng và nhất là qua biến cố Tử nạn và Phục sinh của Người. + Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”: Đức Giê-su đến không những để cứu độ dân Do thái được Thiên Chúa ưu tuyển, mà Người còn đến cứu mọi dân nước tin vào Tin Mừng của Người và gia nhập vào Nước Trời là Hội Thánh hôm nay và là Thiên Đàng mai sau.
4. CÂU HỎI:
1) Tại sao các đầu mục Do Thái lại giải Đức Giê-su đến tòa án của quan Phi-la-tô?
2) Tại sao người Do thái không vào trong nhà, khiến quan Phi-la-tô phải ra ngòai hành lang để tiếp họ đứng dưới sân?
3) Đức Giê-su cho Phi-la-tô biết Nước Trời do Người thiết lập có những đặc tính nào khác với nước thế gian?
4) Khi hỏi Đức Giê-su: “Ông là Vua ư?”, Phi-la-tô có tin những lời các đầu mục Do thái đã tố cáo Đức Giê-su không?
5) Đức Giê-su nhận mình là Vua nhưng chức vị này có những phẩm chất nào?
6) Đức Giê-su đến để “Làm chứng cho Sự Thật” là sự thật nào và làm chứng bằng cách nào?
7) Ngòai dân Do thái ra, Đức Giê-su còn đến cứu độ những ai?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “ Ông Phi-la-tô liền hỏi: “Vậy ông là vua sao?” Đức Giê-su đáp: “Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi.” (Ga 18,37):
2. CÂU CHUYỆN:
1) THẺ CĂN CƯỚC TRONG VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU CỦA VUA GIÊ-SU:
Ngày 11/11/1951 trong một bài diễn từ, Đức Thánh Cha Pi-ô 12 đã kể lại một giai thoại. Có một phụ nữ kia rất đạo đức, nhưng sức khỏe quá yếu. Cô ta bị chứng sưng màng phổi và rất khó thở. Lâu lâu căn bệnh tái phát làm cô rất đau đớn. Nhưng cuối cùng cô cũng lập gia đình, mang thai và chờ ngày sinh nở. Bất hạnh bất ngờ ập đến. Căn bệnh năm xưa tái phát trầm trọng. Các bác sĩ đề nghị phải hủy bỏ bào thai để cứu tính mạng cho bà mẹ. Người chồng cũng đồng ý như thế. Nhưng mẹ bào thai sau khi cầu nguyện nhiều ngày đã kiên quyết từ chối đề nghị của bác sĩ. Cô nói trong nước mắt: “Tôi không thể giết con tôi. Con tôi phải sống, cho dù tính mạng tôi có ra sao đi nữa”. Cô ta chấp nhận tình huống xấu nhất có thể xảy ra và phó thác hoàn toàn cho Chúa quan phòng. Cuối cùng cô đã sinh được một bé gái kháu khỉnh, nhưng sau đó sức khỏe của cô ngày càng suy kiệt. Hai tháng sau, người phụ nữ đã tắt thở, trên tay vẫn ôm chặt đứa con mới sinh mà cô rất thương mến.
Hơn hai mươi năm trôi qua, người ta thấy một nữ tu trẻ rất xinh đẹp đang ân cần chăm sóc cho các cháu bé mô côi trong một trại tế bần. Vòng tay thân thương và cặp mắt long lanh của vị nữ tu sáng rực lên nét yêu thương mà chị đã được di truyền từ chính bà mẹ thân thương của mình. Đó là người mẹ trẻ năm xưa đã chấp nhận hy sinh tính mạng để cho con được sống. Người mẹ can đảm này đã được Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II tôn phong lên bậc Chân Phước, bởi vì bà đã thực sự đi vào Vương quốc tình yêu tiếp bước theo chân Đức Giê-su. Thánh Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô 2 đã nói: “Một đất nước nào, một chế độ nào cho phép con người sát hại lẫn nhau, thì đất nước đó, chế độ đó đang đi tới chỗ bị hủy diệt”. Đó là một đất nước đi ngược lại hiến pháp của Vương quốc Giê-su. Sống trong Vương quốc này, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu chúng ta phải sống thep một nền văn minh mới, là ‘nền văn minh của tình thương’. Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta cũng đã từng nói: “Một người mẹ nhẫn tâm giết chết con của mình, thì không còn một thứ tội ác nào mà họ không dám làm”. Biết bao tội ác nhan nhản đang xảy ra trong xã hội hôm nay vì người ta đang dần đánh mất thẻ ID (identity card) để chứng minh mình là công dân của Nước Trời.
2) ĐỨC GIÊ-SU LÀ VUA TRÊN CÁC VUA, LÀ CHÚA TRÊN CÁC CHÚA:
Lịch sử nước Anh có câu chuyện về một ông vua có lòng khiêm nhường và đạo đức tên là KÊ-NẮT Đệ Tam (CANUT III). Là vua của một cường quốc, nên chung quanh ông ta lúc nào cũng có những nịnh thần tâng bốc. Một hôm, trong một buổi triều yết, các nịnh thần đã nịnh nhà vua như sau: “Muôn tâu thánh thượng! Thánh thượng là vua trên hết các vua, là chúa trên hết các chúa. Thánh thượng có toàn quyền cả trên đất liền cũng như ngòai biển cả bao la !”
Nghe vậy, nhà vua muốn dạy cho quần thần một bài học, nên đã mời tất cả quan chức triều đình cùng đi du lịch đến một bãi biển dành riêng cho hoàng gia. Khi mọi người đều theo sau nhà vua xuống bãi tắm sóng vỗ rì rào, nhà vua liền đứng trước biển khơi tuyên bố: “Hỡi biển cả kia. Nhiều người nói ta là vua trên hết các vua, là chúa trên hết các chúa, có quyền trên đất liền và biển khơi. Vậy hỡi biển cả hãy nghe đây: Ta truyền cho sóng biển không được tràn tới nữa!”. Nhưng dù nhà vua đã ra lệnh, mà nước biển vẫn cứ từng đợt thi nhau đổ tới tấp lên bãi cát làm ướt cả áo cẩm bào của nhà vua cùng quần áo các quan chức triều đình! Sau đó nhà vua dẫn quần thần đến một nhà nguyện gần đó. Vua quì gối trước tượng Thánh giá Chúa Giê-su, lấy ra chiếc vương miện bằng vàng đội lên đầu Chúa và cầu nguyện như sau: “Lạy Chúa Giê-su. Chỉ có Chúa mới là “Vua trên hết các vua”, là “Chúa trên hết các chúa”. Chỉ có Chúa mới “có quyền trên cả đất liền cùng biển khơi” Con chúc tụng ngợi khen Danh Chúa. AL-LÊ-LU-IA!”.
3) MỘT ÔNG VUA BỊ MẮC TỨ CHỨNG NAN Y:
Có một ông Vua nọ bị dân gán cho một căn bệnh hiểm nghèo, đó là “Tứ chứng nan y” gồm: Mù, què, câm, điếc.
Một hôm, một người vào cung xin được yết kiến đức Vua. Vua hỏi:
- Nhà ngươi gặp Ta có chuyện gì?
- Tâu bệ hạ - người đó thưa lại- thảo dân nghe có người nói bệ hạ đang bị một căn bệnh hiểm nghèo thuộc loại “Tứ chứng nan y” nên hạ thần vào thăm để xem có thể giúp được gì cho bệ hạ không.
Nghe thế, đức vua đùng đùng nổi giận quát to:
- Kẻ nào dám bịa đặt bảo ta bị bệnh? Chân tay mắt mũi ta đang lành lặn thế này mà dám bảo ta đang bị mù, què, câm, điếc hay sao?
Người kia liền tâu:
- Thảo dân chỉ nghe thiên hạ đồn như vậy thôi. Hôm nay gặp bệ hạ thảo dân mới biết sự thật. Nhưng xét lại, thì thấy tin đồn ấy cũng chẳng sai.
Nhà vua chặn lời nói:
- Vậy ngươi hãy chỉ cho ta xem ta bị bệnh như thế nào!
- Tâu bệ hạ, thứ nhất dân kêu kiện nhiều mà bệ hạ không trả lời, không chịu giải quyết, nên bọn họ tưởng bệ hạ bị bệnh câm. Thứ hai, giặc ngoại bang đang dòm ngó muốn xâm chiếm đất nước, mọi người dân đều hoang mang lo sợ, yêu cầu bệ hạ cấp thời tìm cách chống giặc mà bệ hạ không mảy may quan tâm, nên họ tưởng là bệ hạ bị bệnh điếc. Thứ ba, cuộc sống của bệ hạ ăn sung mặc sướng, còn dân chúng lại chịu cảnh đói khổ cùng cực. Họ thấy bệ hạ không để ý đến họ, nên tưởng bệ hạ bị bệnh đui. Và cuối cùng, do không thấy bệ hạ rời khỏi cung điện ra ngoài vi hành, mà ngày đêm chỉ biết ăn chơi với các cung phi mỹ nữ, nên họ tưởng bệ hạ bị bệnh què!
Nói chung các ông vua trên trần gian đều bị mù què câm điếc như vậy, kể cả ông vua nổi tiếng là khôn ngoan tột đỉnh trong thánh kinh là vua Salômôn cũng thế. Vua đã có đến 700 bà vợ chính thức và 300 thê thiếp! Chỉ có ông vua duy nhất hoàn hảo là vua Mục Tử Giê-su, là vua trong nước của Sự Thật, của Sự Sống, của Yêu Thương và Hạnh Phúc viên mãn.
4) TÌNH YÊU - PHƯƠNG THẾ HỮU HIỆU GIÚP CHỮA LÀNH VÀ THĂNG TIẾN:
Có một cậu bé kia tự cho mình là người bất hạnh nhất trên đời. Bạn bè đánh giá cậu là kẻ nhát gan, nét mặt lúc nào cũng lộ vẻ bối rối sợ hãi. Chân đi tập tễnh và miệng thở phì phò giống như người đang kéo bễ lò rèn vậy. Trong lớp học, mỗi khi bị cô giáo kêu đứng dậy trả bài, thì chân cậu lại run rẩy đứng không vững, cặp môi liên tục mấp máy và trả lời ấp úng, Cuối cùng cậu đành xấu hổ ngồi xuống với số điểm thấp. Giả như cậu có khuôn mặt đẹp, thì có thể cũng gây được thiện cảm phần nào của người khác. Nhưng cậu lại mang bộ mặt xấu xí vì bị chứng răng hô.
Bố cậu bé muốn giúp cậu lấy lại tinh thần nên đã sang bên nhà hàng xóm xin một ít hạt giống của nhiều loại hoa để mang về trồng trong thửa vườn ở mặt tiền ngôi nhà. Ông giao cho các con, mỗi đứa một loại hạt giống và một cái chậu để trồng. Ông hứa sau ba tháng chậu nào nở hoa đẹp nhất, thì người trồng hoa sẽ được thưởng một món quà có giá trị. Cậu bé nói trên cũng muốn lãnh phần thưởng của cha. Nhưng khi thấy các anh chị ai nấy đều lo chăm lo săn sóc chậu hoa của mình, thì cậu ta lại suy nghĩ tiêu cực là mong cho chậu hoa của mình bị tàn úa. Vì thế, cậu chỉ tưới nước qua loa chứ không chăm sóc kỹ chậu hoa như các anh chị.
Một tháng sau, khi có dịp ra vườn quan sát hoa, cậu bé vô cùng ngạc nhiên khi thấy chậu hoa của cậu không những không bị héo úa, mà còn mọc thêm một số nhánh mới nở bông rực rỡ. So với chậu hoa của các anh chị, chậu hoa của cậu tràn đầy sức sống. Cậu cứ thắc mắc tại sao lại có kết quả tốt như vậy đang khi cậu ít quan tâm. Ba tháng sau, ông bố chấm thi đã cho chậu hoa của cậu được hạng nhất và cậu đã được cha thưởng món quà cậu ưa thích. Ông bố cũng không quên động viên cậu như sau: “Cứ xem chậu hoa của con trồng thì chắc sau này con sẽ thành một nhà thực vật học xuất sắc”.
Từ đó trở đi, cậu bé đã dần lấy lại tự tin và cảm thấy yêu đời hơn. Vào một buổi tối, cậu trằn trọc mãi không sao ngủ được. Nhìn ra ngoài sân cậu thấy ánh trăng vằng vặc trên cao, cậu nhớ lại lời của thầy dạy môn sinh vật: “Cây trồng luôn phát triển vào lúc ban đêm”. Cậu nghĩ: Tại sao ta lại không ra ngoài vườn để xem lý do tại sao chậu hoa của ta hôm nay phát triển thế nào nhỉ? Rồi cậu bước xuống khỏi giường đi ra ngoài xem vườn hoa ở phía trước ngôi nhà. Cậu thật bất ngờ khi thấy cha cậu đang xách nước tưới cho chậu hoa của cậu và cậu đã hiểu ra mọi sự. Thì ra, chính cha cậu đêm đêm đã âm thầm chăm sóc bón phân tưới nước cho chậu hoa của cậu khi mọi người đang ngủ. Cậu quay về phòng gục mặt xuống gối, mặc cho dòng nước mắt chảy đầm đìa trên mặt vì cậu đã nhận biết tình thương bao la của cha đã chăm sóc và động viên an ủi cậu trong thời gian qua.
Thấm thoát sau mấy chục năm, cậu bé với đôi chân tập tễnh ngày nào tuy không trở thành một nhà thực vật học nổi danh đúng theo ước nguyện của cha, nhưng cậu đã trở thành vị tổng thống lừng danh của nước Mỹ. Đó chính là tổng thống FRANKLIN ROOSEVELT.
3. THẢO LUẬN:
1) Mỗi tín hữu chúng ta cần làm gì để Chúa Giê-su trở thành ông Vua của gia đình mình?
2) Chúng ta cần làm gì để trở thành công dân có thẻ căn cước của Vương Quốc Tình Yêu của Vua Giê-su?
4. SUY NIỆM:
Ngày nay quân chủ hầu như đã trở nên xa lạ đối với nhân loại. Trên thế giới hiện nay chỉ còn một ít nước Âu Á như: Anh quốc, Tây Ban Nha, Bỉ, Hòa Lan, Thụy Điển, Nhật Bản, Thái Lan, Cam-pu-chia… vẫn duy trì chiếc ghế của vua chúa hay nữ hoàng, nhưng chỉ mang tính tượng trưng theo truyền thống chứ không có thực quyền. Thay vào đó, chế độ dân chủ đã được hầu hết các quốc gia áp dụng. Con người càng văn minh lại càng muốn được bình đẳng và không muốn bị kẻ khác đè đầu cưỡi cổ mình. Như vậy Hội Thánh mừng lễ Chúa Ki-tô làm Vua liệu có gây ra dị ứng nơi tâm thức của con người ngày nay, đặc biệt nơi giới trẻ hay không? Đức Giê-su có thực sự là Vua của chúng ta không và ta phải làm gì để trở thành công dân của Nước Trời của Vua Giê-su sau này?
1) SỨ MẠNG CỦA VUA GIÊ-SU LÀ LÀM CHỨNG CHO SỰ THẬT:
Qua bài Tin mừng hôm nay, Phi-la-tô đã đặt ra nhiều câu hỏi về điều mà các đầu mục dân Do thái đang tố cáo : “Ông có phải là Vua dân Do thái không?”. Người trả lời rằng: “Chính ông nói tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đến thế gian nhằm mục đích này là: làm chứng cho Sự Thật. Ai đứng về Sự Thật thì nghe tiếng tôi”. Qua đó, Đức Giê-su đã khẳng định Người chính là Vua, và Người được Chúa Cha sai đến thế gian để thiết lập một Vương quốc Sự Thật. Phi-la-tô không hiểu lời Người nói nên hỏi lại: “Sự Thật là gì?”. Sở dĩ ông không hiểu sự thật vì ông không phải thần dân của Vương Quốc do Người thiết lập (x. Ga 18, 33-38).
2) ĐỨC GIÊ-SU LÀ ĐƯỜNG ĐÃN ĐẾN VƯƠNG QUỐC SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG:
Tin mừng Gio-an đã nói khá nhiều về Vương quốc Sự Thật mà chính Đức Giê-su sẽ khai mào: Khi nói chuyện với người phụ nữ Sa-ma-ri bên bờ giếng Gia-cóp, Đức Giê-su đã vén mở một phần về Vương quốc Sự thật ấy như sau: “ Thiên Chúa là Thần khí và những kẻ thờ phượng Ngài phải thờ phượng trong Thần Khí và Sự Thật” (Ga 4, 24). Cũng vậy trong bữa tiệc ly từ giã các môn đệ, Đức Giê-su đã khẳng định: “Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Ga 14, 6). Người đến để cho thần dân của Người “được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10). Người cũng cho Phi-la-tô biết về Nước Trời: “Nước tôi không thuộc thế gian này” (c 36). Tuy nhiên, chính Phi-la-tô sau đó đã cho treo một tấm bảng gắn trên đầu cây Thập giá với hàng chữ: “Giê-su Na-gia-rét, Vua dân Do thái”. Qua đó ông đã chính thức công bố sự thật này là: Đức Giê-su là Vua dân Do Thái.
3) CHIA SẺ PHỤC VỤ LÀ ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU:
- Vua Giê-su đã đảo lộn mọi bậc thang giá trị của Nước Trời khi dạy: “Ai muốn làm lớn nhất thì phải trở nên người bé nhất” noi gương Người, Đấng “đến không để được phục vụ nhưng để phục vụ và hiến ban sự sống cho nhiều người” (Mc 10,45).
- Vương quốc mà Chúa Giê-su thiết lập là Vương quốc của Tình Yêu, và chỉ những ai thực thi yêu thương mới đủ điều kiện gia nhập vào trong Nước ấy. Đến ngày phán xét Người sẽ nói với những kẻ thực thi tình thương chia sẻ như sau: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm” (Mt 25,34-36). “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40).
- Trong bữa tiệc ly, Đức Giê-su đã cho biết tình yêu đích thực là sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình: “Không có tình yêu nào cao quý cho bằng mối tình của người hiến ban mạng sống cho bạn hữu” (Ga 15, 13). Tình yêu còn là thái độ khiêm hạ phục vụ tha nhân, noi gương Đức Giê-su quì gối rửa chân cho môn đệ và sau đó đã dạy họ bài học yêu thương phục vụ lẫn nhau: “Nếu Thầy là Chúa, là Thầy mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13, 14). Đức Giê-su cũng đề ra Hiến Pháp của Nước Trời hay Tám Mối Phúc Thật, trong đó, Người cho biết điều kiện để gia nhập vào Nước Trời là: Phải có lối sống khiêm hạ siêu thoát, ứng xử hiền hòa, chấp nhận đau khổ bệnh tật, ước ao nên trọn lành, có lòng thương xót, có tâm hồn thanh sạch, ăn ở thuận hòa, sẵn sàng chịu bách hại vì đức tin...
4) TÍCH CỰC XÂY DỰNG VƯƠNG QUỐC SỰ THẬT VÀ YÊU THƯƠNG:
Ki-tô hữu là những người đã chọn bước theo chân Đức Giê-su trên con đường của Ngài, là làm chứng cho sự thật. Trong hoàn cảnh xã hội hiện nay, sự giả dối ngày càng chiếm ưu thế trong giao tiếp xã hội.Các tín hữu chúng ta cần tích cực làm chứng cho sự thật để góp phần xây dựng Vương Quốc Sự Thật và yêu thương của Vua Giê-su ngày một phát triển như sau:
- Có lẽ chưa bao giờ sự tha hóa trong cung cách làm ăn của người Việt nam chúng ta lại xuống cấp như hiện nay. Vì mưu sinh, muốn làm giàu mau lẹ mà người ta đã dùng mọi thủ đoạn, đã bỏ qua tiếng lương tâm cáo trách để đi buôn hàng gian hàng giả, gây nguy hại cho sức khỏe của đồng bào. Khi ra đường dễ bị té xe dẫn đến tử vong do cán phải đinh của bọn “đinh tặc” rải. Rồi khi vá xe lại bị bọn sửa xe đồng bọn “chặt chém”. Khi đổ xăng thì không chỉ bị thiệt hại về số lượng mà có thể còn mua phải loại xăng “dỏm” gây nổ hoặc cháy xe. Ra chợ thì mua phải thực phẩm nhiễm thuốc rầy độc hại: Nhiều người đã chết vì uống nhầm rượu “dỏm” hay chị em phụ nữ mặc nịt áo có chứa chất gây bệnh ung thư... Vì thế, mỗi tín hữu chúng ta cần sống đúng sự thật, theo sự mách bảo của Chúa Thánh Thần qua tiếng lương tâm, để đẩy lùi sự gian dối ra khỏi gia đình, học đường và các giao tiếp xã hội.
- Chúng ta phải biết dùng lời nói chân thật, khiêm tốn và khoan dung nhân hậu để đem lại sự an vui thuận hòa, để yêu thương và tha thứ, để bênh vực và che chở, để quan tâm nâng đỡ và khích lệ, đồng thời sẵn sàng chấp nhận người khác trổi vượt hơn mình… thì tâm hồn chúng ta mới thực sự được bình an. Hãy năng hát Kinh Hòa Bình của thánh Phan-xi-cô, rồi quyết tâm thực hành để nên chứng nhân Tình Thương của Chúa Ki-tô trước mặt người đời.
5. NGUYỆN CẦU
LẠY CHÚA GIÊ-SU: Xin giúp chúng con biết noi gương Chúa là Vua của Sự Thật. Xin cho chúng con biết yêu Sự Thật và luôn nói thật, nhưng cũng biết khôn ngoan để không nói ra những sự thật gây thiệt hại cho người vô tội. Xin cho chúng con tránh những lời dối trá lọc lừa.
Trong giao tiếp xã hội, xin cho chúng con tránh thái độ đạo đức giả như các người Pha-ri-sêu và kinh sư xưa đã bị Chúa nặng lời quở trách (x. Mt 23,13-36).
Trong quan hệ làm ăn buôn bán, xin giúp chúng con luôn buôn ngay bán thật, không nói rước nói thách, không làm hàng gian hàng giả, không cư xử bất công lường gạt những người nhẹ dạ cả tin.
Xin Chúa giúp chúng con luôn trung thực trong lời nói việc làm, để xứng đáng là công dân Nước Trời của Vua Giê-su, Đấng “là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Ga 14,6). Xin cho chúng con trở thành khí cụ bình an của Chúa để đưa được nhiều người về làm con Thiên Chúa trong đại gia đình Hội Thánh.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Vua Yêu Thương Và Vua Hòa Bình
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:56 17/11/2021
Vua Yêu Thương Và Vua Hòa Bình
Lễ Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ
(Ga 18, 33b-37)
Năm Phụng Vụ kết thúc với lễ Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ, vì chung cuộc của tạo dựng và cứu độ, là muôn loài nhận biết và tôn thờ Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa, nên Giáo hội long trọng cử hành lễ này với niềm vui khôn tả, đồng thời quả quyết rằng Người là Chúa chúng ta, là Vua Tình Yêu, Vua sự thật, là Alpha và Omêga, là khởi nguyên và là cùng đích (x. Kh 1,8).
Đã từ lâu, trong ngôn ngữ thông thường, người ta đã gán cho Chúa Giêsu Kitô tước hiệu Vua; Người đúng là Vua trên hết các vua, là Chúa trên hết các Chúa, trổi vượt trên hết mọi loài, thống trị lòng người, Người hiển trị đến muôn đời "quyền năng của Ngài là quyền năng vĩnh cửu, không khi nào bị cất mất; vương quốc của Ngài không khi nào bị phá huỷ" (Đn 7,14). Bởi vương quyền của Người từ Chúa Cha tự muôn đời, chứ không phải do người thế trao cho. Người cũng khẳng định Người là Vua, nhưng là Vua Thiên Sai, đến nhằm mục đích làm chứng cho sự thật. Thần dân của Người là những ai thuộc về sự thật và sẵn sàng vâng nghe Lời Người.
Chúa Giêsu là vua lòng người, với tình yêu và lòng trùi mến, Người lôi kéo mọi con tim đến với mình. Người là "Con Chiên đã bị giết nay xứng đáng lãnh nhận thần tính và uy quyền, khôn ngoan cùng sức mạnh, danh dự với vinh quang..." (Ca nhập lễ).
Lễ Chúa Kitô Vua tương đối mới, nhưng có nền tảng Thánh Kinh và thần học sâu xa. Từ " vua ", được áp dụng cho Chúa Giêsu khởi đi từ "Vua người Do thái", dẫn đến tước hiệu "Vua của thế giới", "Chúa của vũ trụ và lịch sử", vượt qua mọi kỳ vọng của dân Do thái.
Trọng tâm tiến trình mạc khải về vương quốc của Vua Giêsu, còn tiềm ẩn bí mật về cái chết và sự phục sinh của Người. Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa đã tự ý nộp mình chịu khổ hình và chịu chết trên cây Thánh Giá, một nghịch lý của Vua Giêsu thể hiện thánh ý Chúa Cha trên sự bất tuân của tội lỗi. Chính sự hiến mình làm của lễ đền tội này mà Chúa Giêsu đã trở thành Vua vũ trụ.
Quyền bính của Chúa Kitô Vua ở đây là gì? Hẳn không phải là quyền bính của các vua trần thế và những kẻ có thế lực; nhưng là quyền năng thiêng liêng có thể ban sự sống thần linh để giải thoát chúng ta khỏi sự dữ, đánh bại sự thống trị của thần chết. Ðây là quyền năng yêu thương, một quyền năng có thể rút từ sự ác ra sự lành, làm cho tâm hồn chai đá ra mềm mỏng, mang lại hòa bình cho những cuộc xung đột, biến tăm tối thành hy vọng. Vương quốc của Chúa Kitô không hề áp đặt bất cứ điều gì và luôn tôn trọng tự do của con người. Khi Philatô hỏi Chúa Giêsu rằng : "Ông có phải là Vua dân Do-thái không?" (Ga 18, 33) Bị hỏi, nhưng với tư cách là Vua, Chúa Giêsu không trả lời câu hỏi của Philatô, mà Chúa hỏi lại ông : "Quan tự ý nói thế, hay là có người khác nói với quan về tôi?" (Ga 18, 35)
Khi thi hành sứ mạng công khai, đã có lần đám đông dân chúng muốn tôn Chúa lên làm vua, nhưng Người lại chốn khỏi Vương quốc thế trần, đúng như Chúa nói với Philatô : "Nước tôi không thuộc về thế gian này"(Ga 18, 36). Chúa là Vua không có quân đội, không khí giáp.
Cung điện Người ở đâu? Thưa, Người ngự trị trong lòng chúng ta. "Vua không có cung điện" nhưng toàn trái đất thuộc về Người. Nhờ Người mà thế giới này được tác tạo. Trước Philatô, kẻ có quyền ra án tử cho Chúa, Chúa khẳng định, "Tôi đến trần gian để làm chứng cho Chân Lý" (Ga 18, 37).
Vậy chúng ta theo ai : Thiên Chúa hay ma quỷ? Sự thật hay giả dối? Tùy lựa chọn mỗi người. Chọn theo Chúa Kitô không bảo đảm cho chúng ta sự thành công theo những tiêu chuẩn thế gian, nhưng bình an và niềm vui thì chỉ mình Chúa mới có thể mang lại cho chúng ta. Với Chúa, chúng ta có thể xây dựng yêu thương và bình an.
Chúa là "Vua, của một vương quốc gồm những người tội lỗi!" Chúng ta phải thường xuyên lặp lại : Xin thương đến con là kẻ tội lỗi, để chúng ta nhìn anh em mình với lòng từ bi. Họ cũng là những tội nhân nghèo như chúng ta. Chúa là Vua của những người nghèo! Chúng ta biết tình yêu đầy ân sủng của Thiên Chúa là sự giàu có của chúng ta, chúng ta sẽ không bao giờ thiếu nó. Chúa là "Vua của một vương quốc huynh đệ!" Hãy là những người anh em yêu thương nhau! Trong mắt Chúa Giêsu, Bình an và Tình yêu lan tỏa. Vì vậy, Tin Mừng trình bày Chúa Giêsu, Vua vũ trụ bị kết án, Philatô là kẻ xét xử Người.
Khi nói : "Nước tôi không thuộc về thế gian này. Philatô hỏi lại: "Vậy ông là Vua ư?" Chúa Giêsu đáp : "Quan nói đúng. Tôi là Vua. Tôi sinh ra và đến trong thế gian này là chỉ để làm chứng về Chân lý. Ai thuộc về Chân lý thì nghe tiếng Tôi"(Ga 18, 36-37).
Chúng ta đang ở trong thế gian, nhưng không thuộc về thế gian. Chúng ta có bổn phận làm cho tình yêu, sự dịu dàng, hiền lành và vẻ đẹp trở lại vương quốc này. Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, Người đã không đến để xét xử nhân loại, nhưng là để cứu. Người là Đấng công chính duy nhất, thế chỗ cho tội nhân.
Để phục vụ Đức Giêsu Vua, chúng ta phải chấp nhận làm việc mỗi ngày cho Triều Đại cánh chung đang đến... điều ấy không xảy ra mà không có chiến đấu : Vâng, Vua chúng ta yêu cầu chúng ta cầm sẵn vũ khí trong tay để chiến đấu, chống lại "các thế lực của bóng tối" (Cl 1, 13). Cùng với Người, chúng ta nắm chắc phền thắng (x. Ga 16, 33), nhưng với điều kiện là chúng ta cũng tham gia chiến đấu, chiến đấu hàng ngày với ba thù là ma quỉ, thế gian và xác thịt… vì "những ngày là xấu xa! "(Ep 5, 16) và rằng "cả thế giới nằm dưới sự thống trị của ma quỷ"(1 Ga 5, 19).
Làm cho Chúa hiển trị, tiên vàn vẫn là làm cho Chúa hiển trị trong lòng chúng ta... khi tuyên xưng đức tin trong cuộc sống hàng ngày cách cá nhân hay cộng đoàn, chúng ta không xấu hổ! (LG §31). Lời Đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói cùng dân chúng ngày 15 tháng 6 năm 1993 vẫn còn vang vọng : "Hãy đi đến các ngả đường, sống đức tin của chúng con với niềm vui vẻ, hãy mang đến cho mọi người Ơn cứu độ của Đức Kitô, ơn ấy phải thâm nhập vào trong gia đình, trường học, trong các nền văn hóa và đời sống chính trị!" Đừng sợ phải đi ngược dòng! Làm cho Đức Kitô hiển trị, là trở nên tông đồ lôi kéo nhiều linh hồn về với Chúa là Vua Vương Quốc Yêu Thương và An Bình.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Lễ Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ
(Ga 18, 33b-37)
Năm Phụng Vụ kết thúc với lễ Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ, vì chung cuộc của tạo dựng và cứu độ, là muôn loài nhận biết và tôn thờ Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa, nên Giáo hội long trọng cử hành lễ này với niềm vui khôn tả, đồng thời quả quyết rằng Người là Chúa chúng ta, là Vua Tình Yêu, Vua sự thật, là Alpha và Omêga, là khởi nguyên và là cùng đích (x. Kh 1,8).
Đã từ lâu, trong ngôn ngữ thông thường, người ta đã gán cho Chúa Giêsu Kitô tước hiệu Vua; Người đúng là Vua trên hết các vua, là Chúa trên hết các Chúa, trổi vượt trên hết mọi loài, thống trị lòng người, Người hiển trị đến muôn đời "quyền năng của Ngài là quyền năng vĩnh cửu, không khi nào bị cất mất; vương quốc của Ngài không khi nào bị phá huỷ" (Đn 7,14). Bởi vương quyền của Người từ Chúa Cha tự muôn đời, chứ không phải do người thế trao cho. Người cũng khẳng định Người là Vua, nhưng là Vua Thiên Sai, đến nhằm mục đích làm chứng cho sự thật. Thần dân của Người là những ai thuộc về sự thật và sẵn sàng vâng nghe Lời Người.
Chúa Giêsu là vua lòng người, với tình yêu và lòng trùi mến, Người lôi kéo mọi con tim đến với mình. Người là "Con Chiên đã bị giết nay xứng đáng lãnh nhận thần tính và uy quyền, khôn ngoan cùng sức mạnh, danh dự với vinh quang..." (Ca nhập lễ).
Lễ Chúa Kitô Vua tương đối mới, nhưng có nền tảng Thánh Kinh và thần học sâu xa. Từ " vua ", được áp dụng cho Chúa Giêsu khởi đi từ "Vua người Do thái", dẫn đến tước hiệu "Vua của thế giới", "Chúa của vũ trụ và lịch sử", vượt qua mọi kỳ vọng của dân Do thái.
Trọng tâm tiến trình mạc khải về vương quốc của Vua Giêsu, còn tiềm ẩn bí mật về cái chết và sự phục sinh của Người. Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa đã tự ý nộp mình chịu khổ hình và chịu chết trên cây Thánh Giá, một nghịch lý của Vua Giêsu thể hiện thánh ý Chúa Cha trên sự bất tuân của tội lỗi. Chính sự hiến mình làm của lễ đền tội này mà Chúa Giêsu đã trở thành Vua vũ trụ.
Quyền bính của Chúa Kitô Vua ở đây là gì? Hẳn không phải là quyền bính của các vua trần thế và những kẻ có thế lực; nhưng là quyền năng thiêng liêng có thể ban sự sống thần linh để giải thoát chúng ta khỏi sự dữ, đánh bại sự thống trị của thần chết. Ðây là quyền năng yêu thương, một quyền năng có thể rút từ sự ác ra sự lành, làm cho tâm hồn chai đá ra mềm mỏng, mang lại hòa bình cho những cuộc xung đột, biến tăm tối thành hy vọng. Vương quốc của Chúa Kitô không hề áp đặt bất cứ điều gì và luôn tôn trọng tự do của con người. Khi Philatô hỏi Chúa Giêsu rằng : "Ông có phải là Vua dân Do-thái không?" (Ga 18, 33) Bị hỏi, nhưng với tư cách là Vua, Chúa Giêsu không trả lời câu hỏi của Philatô, mà Chúa hỏi lại ông : "Quan tự ý nói thế, hay là có người khác nói với quan về tôi?" (Ga 18, 35)
Khi thi hành sứ mạng công khai, đã có lần đám đông dân chúng muốn tôn Chúa lên làm vua, nhưng Người lại chốn khỏi Vương quốc thế trần, đúng như Chúa nói với Philatô : "Nước tôi không thuộc về thế gian này"(Ga 18, 36). Chúa là Vua không có quân đội, không khí giáp.
Cung điện Người ở đâu? Thưa, Người ngự trị trong lòng chúng ta. "Vua không có cung điện" nhưng toàn trái đất thuộc về Người. Nhờ Người mà thế giới này được tác tạo. Trước Philatô, kẻ có quyền ra án tử cho Chúa, Chúa khẳng định, "Tôi đến trần gian để làm chứng cho Chân Lý" (Ga 18, 37).
Vậy chúng ta theo ai : Thiên Chúa hay ma quỷ? Sự thật hay giả dối? Tùy lựa chọn mỗi người. Chọn theo Chúa Kitô không bảo đảm cho chúng ta sự thành công theo những tiêu chuẩn thế gian, nhưng bình an và niềm vui thì chỉ mình Chúa mới có thể mang lại cho chúng ta. Với Chúa, chúng ta có thể xây dựng yêu thương và bình an.
Chúa là "Vua, của một vương quốc gồm những người tội lỗi!" Chúng ta phải thường xuyên lặp lại : Xin thương đến con là kẻ tội lỗi, để chúng ta nhìn anh em mình với lòng từ bi. Họ cũng là những tội nhân nghèo như chúng ta. Chúa là Vua của những người nghèo! Chúng ta biết tình yêu đầy ân sủng của Thiên Chúa là sự giàu có của chúng ta, chúng ta sẽ không bao giờ thiếu nó. Chúa là "Vua của một vương quốc huynh đệ!" Hãy là những người anh em yêu thương nhau! Trong mắt Chúa Giêsu, Bình an và Tình yêu lan tỏa. Vì vậy, Tin Mừng trình bày Chúa Giêsu, Vua vũ trụ bị kết án, Philatô là kẻ xét xử Người.
Khi nói : "Nước tôi không thuộc về thế gian này. Philatô hỏi lại: "Vậy ông là Vua ư?" Chúa Giêsu đáp : "Quan nói đúng. Tôi là Vua. Tôi sinh ra và đến trong thế gian này là chỉ để làm chứng về Chân lý. Ai thuộc về Chân lý thì nghe tiếng Tôi"(Ga 18, 36-37).
Chúng ta đang ở trong thế gian, nhưng không thuộc về thế gian. Chúng ta có bổn phận làm cho tình yêu, sự dịu dàng, hiền lành và vẻ đẹp trở lại vương quốc này. Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, Người đã không đến để xét xử nhân loại, nhưng là để cứu. Người là Đấng công chính duy nhất, thế chỗ cho tội nhân.
Để phục vụ Đức Giêsu Vua, chúng ta phải chấp nhận làm việc mỗi ngày cho Triều Đại cánh chung đang đến... điều ấy không xảy ra mà không có chiến đấu : Vâng, Vua chúng ta yêu cầu chúng ta cầm sẵn vũ khí trong tay để chiến đấu, chống lại "các thế lực của bóng tối" (Cl 1, 13). Cùng với Người, chúng ta nắm chắc phền thắng (x. Ga 16, 33), nhưng với điều kiện là chúng ta cũng tham gia chiến đấu, chiến đấu hàng ngày với ba thù là ma quỉ, thế gian và xác thịt… vì "những ngày là xấu xa! "(Ep 5, 16) và rằng "cả thế giới nằm dưới sự thống trị của ma quỷ"(1 Ga 5, 19).
Làm cho Chúa hiển trị, tiên vàn vẫn là làm cho Chúa hiển trị trong lòng chúng ta... khi tuyên xưng đức tin trong cuộc sống hàng ngày cách cá nhân hay cộng đoàn, chúng ta không xấu hổ! (LG §31). Lời Đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói cùng dân chúng ngày 15 tháng 6 năm 1993 vẫn còn vang vọng : "Hãy đi đến các ngả đường, sống đức tin của chúng con với niềm vui vẻ, hãy mang đến cho mọi người Ơn cứu độ của Đức Kitô, ơn ấy phải thâm nhập vào trong gia đình, trường học, trong các nền văn hóa và đời sống chính trị!" Đừng sợ phải đi ngược dòng! Làm cho Đức Kitô hiển trị, là trở nên tông đồ lôi kéo nhiều linh hồn về với Chúa là Vua Vương Quốc Yêu Thương và An Bình.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Chúa Hay Tiền ?
Lm.Anphong Nguyễn Công Vinh
10:58 17/11/2021
Chúa Hay Tiền?
Lm.Anphong Nguyễn công Vinh
1.Là con người ai cũng có tính tham lam, tiếng Hi lạp là Pleonezia có nghĩa là muốn nhiều hơn nữa. Tham lam là ước muốn thái quá đối với tiền bạc của cải vật chất. Theo nghĩa hẹp, tham lam là quá thiết tha nắm giữ của cải thay vì dùng chúng vào những mục tiêu xứng đáng. Của cải mà con người muốn thu giữ là tiền bạc. Tiền bạc có nhiều bộ mặt, là: nhà cửa, xe cộ, nữ trang, đồ dùng, của ăn, quyền lực…Người ta nói: Có tiền mua tiên cũng được; có tiền là có quyền vì sai khiến được người khác; kẻ nghèo nói không ai nghe, người giàu chỉ mới ho một tiếng đã có nhiều người chạy lại. Vì thế, tiền bạc là cám dỗ lớn lao cho hết mọi người trong mọi thời đại. Đồng tiền chất chứa những điều thật tốt đẹp cũng như những điều thật ghê tởm. Nơi nó vừa có thiện vừa có ác. Người ta coi nó như phương thế toàn năng để thành đạt mọi chuyện ở đời, có khi cả tình yêu và hạnh phúc. Người ta tìm kiếm nó bằng mọi cách, không ngừng nghỉ và một khi rơi vào vòng mê tham tiền bạc, thì dám phạm mọi tội ác, dùng mọi thủ đoạn để có tiền. Trong những ngày dịch bệnh, những phương tiện thông tin đăng tải nhiều tội ác: làm khẩu trang giả, làm thuốc giả, làm sổ sách giả để lấy thuốc bán ngoài, ăn chận tiền, phần ăn của người bệnh, người nghèo, nhiều lắm…mở mạng ra mà xem. Trong khi người bệnh lây lất, không có thuốc thì bọn tham lam, vô lương tâm vơ vét tiền tỷ, đem về cho gia đình, vợ con, làm giàu trên cái chết của người khác.
2.Tội tham lam nầy không phải bây giờ mới có. Kinh Thánh Cựu Ước đã kể đến và tố cáo tội ác nầy từ xưa rồi. Bọn buôn bán gian tham: bất lương (x.Hc 26,29-,27,1); đàn áp người nghèo, làm cân nặng thêm, lệch cân, thu đấu nhỏ lại, ép cầm cố thế chấp, bán lúa gạo mục nát…(x.Am 8,5-8), đòi quà hối lộ, ức hiếp kẻ nghèo tại cửa công (5,12); dùng tiền lừa đảo tậu hết nhà nọ đến nhà kia, mua đất đầu cơ (x.Is 5,8; Mk 2,2.9); không tính công thợ, không trả thù lao (x.Gr 22,13); các thủ lãnh đồng loã cùng bọn trộm cướp, thích ăn hối lộ, không phân xử công minh (x.Is 1,23; 5,23; Mk 7,3…). Trong Tân Ước, Chúa Giêsu nhấn mạnh đến nguồn cội của mọi thứ tham lam là từ trong tâm hồn và Người bảo : “Hãy giữ mình tránh mọi thứ tham lam” (Lc 12,15); tránh hối lộ: ví dụ người quản lý bất lương (15-21); đưa đến keo kiệt, bần tiện (x.2Cr 9,5). Thánh Phaolô thường liên kết tính tham lam của cải với những lộn xộn xác thịt (1Cr 5,10tt; 6,9; Rm 1,29; Cl 3,5; Ep 5,3.5); nó bóp nghẹt Lời Chúa ( Mc 4,19) và loại chúng ta ra khỏi hàng ngũ của Chúa.
3.Trong xã hội hiện tại chúng ta đang sống, tiền bạc trở thành tiêu đề và là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người. Người ta đánh giá nhau qua sự giàu có. Kẻ nào có nhiều tiền, nhiều nhà cửa, nhiều xe sang…thì kẻ ấy có giá trị, đáng kính nể, cho nên đua nhau kiếm tiền! Thật sự không có tiền là khổ. Bạn đang đầy đủ, thì bạn không thể có cảm giác khổ sở của một người có bữa trưa mà không có bữa tối; của một người cứ ít ngày lại bị người ta hỏi nợ; của một người bệnh nặng mà không có tiền mua thuốc chữa trị; của một người không có nơi nương tựa, không có ngày mai. Nhưng có tiền cũng chưa hẳn sung sướng. Hằng ngày, có biết bao nhiêu chuyện nói về đau khổ của những người giàu: thiện ác giao chiến trong họ, phá sản, không hạnh phúc, bị phản bội, tù tội vì làm ăn phi pháp. Nhiều khi bạn có cảm giác ganh tị với những người có nhà cao cửa rộng, vàng bạc đầy người, êm ái trong chiếc xe hơi sang trọng, và bạn nghĩ rằng họ thật hạnh phúc, họ thoả mãn tràn đầy. Không phải hoàn toàn thế đâu, sự thật khác lắm, cuộc đời họ có nhiều góc khuất mà bạn không biết. Ngày 17/11/2021, báo VNEXpress đăng tải: Tỷ phú công nghệ Mỹ Jeff. Green 44 tuổi đã lý thoả thuận từ thiện 90% số tài sản 6 tỷ USD của mình, ngay khi ông qua đời, vì tiền không mua được hạnh phúc, nhưng có thể giúp đỡ mọi người.
4.Thánh Phaolô nhắc nhở sự tham lam của cải làm cho chúng ta không xứng danh Kitô hữu và lòng mê đắm tiền bạc là cội rễ của mọi điều xấu xa (1Tm 6,10). Ngài quả quyết rằng mình không chút ham hố nào về vật chất (1Tx 2,5; Cv 20,33); Ngài cố gắng tự sống bằng lao động của mình, không nhờ vả ai, để làm chứng điều đó (Cv 29,34; 1tx 2,9; 1Cr 9,6-14; 2Cr 11,9). Ngài nêu gương buông bỏ nầy cho các cộng sự viên của mình và khuyến dụ: các giám quản (1Tm 3,3; Tt 1,7); các phó tế (1Tm 3,8) không được tìm kiếm của cải, tư lợi thấp hèn. Ngài cũng dạy hãy cảnh giác những người, vì ham lợi lộc thấp hèn, dạy giáo lý sai lạc, (Tt 1,11; 2Tm 3,2); hạng người coi đạo như là một nguồn lợi (1Tm 6,5). Lời khuyên nầy cũng phải nằm lòng với chính bản thân chúng ta. Vì mặc dầu đã dâng hiến đời mình cho Chúa và khấn hứa nghèo khó, nhưng vẫn còn là con người, nên dễ bị vật chất, những tiện nghi lôi kéo và nhiều khi không thành thật với Chúa trong tiền bạc, cuả cải. Một lần kia tôi nói với một người dâng hiến cho Chúa mà tôi giới thiệu đi tu: “Con nhớ, đi tu mà không lo làm việc cho Chúa, cho Giáo Hội, chỉ lo làm cho có tiền thì sai với ơn gọi của mình đó”. Người ấy đáp một cách nhanh chóng gọn gàng, như đã thuộc bài trước: “Thưa Cha, chúng con cũng phải làm để có tiền mà sống chớ”. Tôi hỏi: “ Đồng ý cần có tiền để sống, nhưng sống để làm gì? Sống để làm ra tiền rồi để sống, để xây nhà xây cửa, sắm đầy đủ tiện nghi, chừng đó sao? Nếu chỉ có thế thì tu làm gì?”. Thật sự, nhiều khi chúng ta cho rằng chúng ta nghèo, nhưng chúng ta không phải là những người nghèo. Người nghèo là người không có bảo đảm gì cả về của ăn, áo mặc, nhà cửa, phương tiện. Chúng ta thì luôn có những bảo đảm đó cho mình nơi Giáo Hội, nơi Tập Thể của mình: có bao giờ thiếu ăn,thiếu mặc, bệnh tật đã có người lo, mọi chuyện mình không phải lo gì cả, nhà cửa cao ráo sang trọng, xe máy, xe hơi. Đó là cuộc sống của người giàu, chứ đâu phải của người nghèo. Tập thể giàu, cá nhân cũng giàu!
5.Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu luôn cảnh giác về sự tham lam của cải và Người làm gương về điều đó bằng nếp sống giải dị, nghèo khó của Người. Sinh ra nơi hang nuôi bò lừa; sống thì không nhà cửa: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” (Mt 8,20; Lc 9,58); chết thì không có mộ phần, phải nhờ lòng hảo tâm của người khác (x.Mt 27,57-60). Người dạy về sự tham lam: “Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì giàu có mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu” (Lc 12,15); khó vào Nước Trời: “ Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa” (x. Mt 19,23-26); về điều kiện để theo Người: “ Hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời, rồi hãy đến theo tôi” (x. Mt 19,16-22); khi sai các môn đệ đi rao giảng Tin mừng, Chúa Giêsu dặn họ phải thanh thoát khỏi của cải, phương tiện vật chất: “ Đừng kiếm vàng bạc hay tiền giắt lưng. Đi đường đừng mang bao bị, đừng mặc hai áo, đừng đi dép hay cầm gậy” (x.Mt 10,5-16); về nếp sống lý tưởng của người tín hữu: “Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,3; Lc 6,20). Con rất nhiều giáo huấn của Chúa Giêsu về điều nầy trong Tin Mừng.
6. Vì thế, để tin Chúa và theo Chúa trọn vẹn, thì phải giũ bớt bụi bặm trần gian, nhất là bụi bặm bạc tiền của cải. Bạn có nhiều lý do để biện minh cho việc thu giữ tiền bạc và sử dụng phương tiện vật chất. Điều nầy không tranh cãi, mỗi người tự xét để thấy lý do nào là chính đáng, cần thiết cho mình. Một cuộc sống đơn giản thanh thoát, ít lòng tham, chỉ dùng những gì cần thiết, bằng lòng với những gì mình đang có, sẽ làm cho bạn bớt bận tâm và khoẻ khoắn. Bớt đi những tham lam cũng giúp bạn dễ nhìn thấy những nhu cầu thiết yếu của người nghèo và sẵn sàng chia sẻ cho họ. Ngược lại, lòng tham thường che mắt chúng ta trước nỗi đau khổ của người khác. Mỗi ngày trong kinh Lạy Cha, bạn chỉ xin hằng ngày dùng đủ, nhưng trong cuộc sống bạn lại làm khác, quên lời Chúa dạy!
*Có một ông nhà giàu kia mới phất lên nhưng lại hết sức ích kỷ và keo kiệt. Một hôm, ông chợt nhận ra mình sống quá dư dật sung túc mà hình như vẫn còn thiếu một thứ duy nhất, đó là hạnh phúc, bởi ông thấy thật sự mình cô độc. Ông bèn tìm đến một nhà hiền triết để xin tham vấn.
Nhà hiền triết chậm rãi bảo: “ Ông thử nhìn qua khung kính cửa sổ kia và nói cho tôi biết ông thấy những gì nào? Ông nhà giàu làm theo và trả lời: Tôi chỉ thấy người ta đang qua lại ngoài đường. Nhà hiền triết lại đưa cho ông ta một cái gương soi: Bây giờ thì ông nhìn thấy gì trong chiếc gương nầy? Ông ta đáp: tôi nhìn thấy chính tôi. Nhà hiền triết im lặng một lát rồi hỏi lại: Ông thử nhìn kỹ lại xem, thế ông không còn nhìn thấy ai khác nữa sao? Ông nhà giàu soi lại tấm gương một lần nữa rồi quả quyết: không, tôi chỉ nhìn thấy có một mình tôi mà thôi.
Đến đây thì nhà hiền triết mới diễn giải: ông cần hiểu rằng cả kính cửa sổ kia và tấm gương soi nầy đều làm bằng chất liệu thuỷ tinh. Tuy nhiên, tấm gương soi còn được tráng thêm một lớp sơn bạc ở mặt sau, để khi nhìn vào thì ông chỉ thấy có ông mà thôi. Trái lại, ông có thể trông thấy mọi người ngoài kia khi ông nhìn qua lớp kính trong vắt ở khung cửa sổ. Cũng vậy, khi còn nghèo ông thấy mọi người chung quanh và có thâm tình với họ. Thế rồi khi ông đã tráng lên mình ông một lớp sơn của tiền bạc, vật chất, thì ông chỉ còn thấy có minh ông mà thôi. Vì thế, ông hãy vứt bỏ lớp áo giàu có đi, ông sẽ tìm lại được hạnh phúc trong đời, hạnh phúc được ở giữa tha nhân anh em của mình.
Một cuộc sống buông bỏ là một cuộc sống đơn giản. Một cuộc sống đơn giản đem lại sự thanh thản và hạnh phúc. Bạn và tôi, chúng ta phải cố gắng về điều nầy.
(Vinh An, tản mạn mùa Covid 21)
*Xin chia sẻ cho người khác
Lm.Anphong Nguyễn công Vinh
1.Là con người ai cũng có tính tham lam, tiếng Hi lạp là Pleonezia có nghĩa là muốn nhiều hơn nữa. Tham lam là ước muốn thái quá đối với tiền bạc của cải vật chất. Theo nghĩa hẹp, tham lam là quá thiết tha nắm giữ của cải thay vì dùng chúng vào những mục tiêu xứng đáng. Của cải mà con người muốn thu giữ là tiền bạc. Tiền bạc có nhiều bộ mặt, là: nhà cửa, xe cộ, nữ trang, đồ dùng, của ăn, quyền lực…Người ta nói: Có tiền mua tiên cũng được; có tiền là có quyền vì sai khiến được người khác; kẻ nghèo nói không ai nghe, người giàu chỉ mới ho một tiếng đã có nhiều người chạy lại. Vì thế, tiền bạc là cám dỗ lớn lao cho hết mọi người trong mọi thời đại. Đồng tiền chất chứa những điều thật tốt đẹp cũng như những điều thật ghê tởm. Nơi nó vừa có thiện vừa có ác. Người ta coi nó như phương thế toàn năng để thành đạt mọi chuyện ở đời, có khi cả tình yêu và hạnh phúc. Người ta tìm kiếm nó bằng mọi cách, không ngừng nghỉ và một khi rơi vào vòng mê tham tiền bạc, thì dám phạm mọi tội ác, dùng mọi thủ đoạn để có tiền. Trong những ngày dịch bệnh, những phương tiện thông tin đăng tải nhiều tội ác: làm khẩu trang giả, làm thuốc giả, làm sổ sách giả để lấy thuốc bán ngoài, ăn chận tiền, phần ăn của người bệnh, người nghèo, nhiều lắm…mở mạng ra mà xem. Trong khi người bệnh lây lất, không có thuốc thì bọn tham lam, vô lương tâm vơ vét tiền tỷ, đem về cho gia đình, vợ con, làm giàu trên cái chết của người khác.
2.Tội tham lam nầy không phải bây giờ mới có. Kinh Thánh Cựu Ước đã kể đến và tố cáo tội ác nầy từ xưa rồi. Bọn buôn bán gian tham: bất lương (x.Hc 26,29-,27,1); đàn áp người nghèo, làm cân nặng thêm, lệch cân, thu đấu nhỏ lại, ép cầm cố thế chấp, bán lúa gạo mục nát…(x.Am 8,5-8), đòi quà hối lộ, ức hiếp kẻ nghèo tại cửa công (5,12); dùng tiền lừa đảo tậu hết nhà nọ đến nhà kia, mua đất đầu cơ (x.Is 5,8; Mk 2,2.9); không tính công thợ, không trả thù lao (x.Gr 22,13); các thủ lãnh đồng loã cùng bọn trộm cướp, thích ăn hối lộ, không phân xử công minh (x.Is 1,23; 5,23; Mk 7,3…). Trong Tân Ước, Chúa Giêsu nhấn mạnh đến nguồn cội của mọi thứ tham lam là từ trong tâm hồn và Người bảo : “Hãy giữ mình tránh mọi thứ tham lam” (Lc 12,15); tránh hối lộ: ví dụ người quản lý bất lương (15-21); đưa đến keo kiệt, bần tiện (x.2Cr 9,5). Thánh Phaolô thường liên kết tính tham lam của cải với những lộn xộn xác thịt (1Cr 5,10tt; 6,9; Rm 1,29; Cl 3,5; Ep 5,3.5); nó bóp nghẹt Lời Chúa ( Mc 4,19) và loại chúng ta ra khỏi hàng ngũ của Chúa.
3.Trong xã hội hiện tại chúng ta đang sống, tiền bạc trở thành tiêu đề và là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người. Người ta đánh giá nhau qua sự giàu có. Kẻ nào có nhiều tiền, nhiều nhà cửa, nhiều xe sang…thì kẻ ấy có giá trị, đáng kính nể, cho nên đua nhau kiếm tiền! Thật sự không có tiền là khổ. Bạn đang đầy đủ, thì bạn không thể có cảm giác khổ sở của một người có bữa trưa mà không có bữa tối; của một người cứ ít ngày lại bị người ta hỏi nợ; của một người bệnh nặng mà không có tiền mua thuốc chữa trị; của một người không có nơi nương tựa, không có ngày mai. Nhưng có tiền cũng chưa hẳn sung sướng. Hằng ngày, có biết bao nhiêu chuyện nói về đau khổ của những người giàu: thiện ác giao chiến trong họ, phá sản, không hạnh phúc, bị phản bội, tù tội vì làm ăn phi pháp. Nhiều khi bạn có cảm giác ganh tị với những người có nhà cao cửa rộng, vàng bạc đầy người, êm ái trong chiếc xe hơi sang trọng, và bạn nghĩ rằng họ thật hạnh phúc, họ thoả mãn tràn đầy. Không phải hoàn toàn thế đâu, sự thật khác lắm, cuộc đời họ có nhiều góc khuất mà bạn không biết. Ngày 17/11/2021, báo VNEXpress đăng tải: Tỷ phú công nghệ Mỹ Jeff. Green 44 tuổi đã lý thoả thuận từ thiện 90% số tài sản 6 tỷ USD của mình, ngay khi ông qua đời, vì tiền không mua được hạnh phúc, nhưng có thể giúp đỡ mọi người.
4.Thánh Phaolô nhắc nhở sự tham lam của cải làm cho chúng ta không xứng danh Kitô hữu và lòng mê đắm tiền bạc là cội rễ của mọi điều xấu xa (1Tm 6,10). Ngài quả quyết rằng mình không chút ham hố nào về vật chất (1Tx 2,5; Cv 20,33); Ngài cố gắng tự sống bằng lao động của mình, không nhờ vả ai, để làm chứng điều đó (Cv 29,34; 1tx 2,9; 1Cr 9,6-14; 2Cr 11,9). Ngài nêu gương buông bỏ nầy cho các cộng sự viên của mình và khuyến dụ: các giám quản (1Tm 3,3; Tt 1,7); các phó tế (1Tm 3,8) không được tìm kiếm của cải, tư lợi thấp hèn. Ngài cũng dạy hãy cảnh giác những người, vì ham lợi lộc thấp hèn, dạy giáo lý sai lạc, (Tt 1,11; 2Tm 3,2); hạng người coi đạo như là một nguồn lợi (1Tm 6,5). Lời khuyên nầy cũng phải nằm lòng với chính bản thân chúng ta. Vì mặc dầu đã dâng hiến đời mình cho Chúa và khấn hứa nghèo khó, nhưng vẫn còn là con người, nên dễ bị vật chất, những tiện nghi lôi kéo và nhiều khi không thành thật với Chúa trong tiền bạc, cuả cải. Một lần kia tôi nói với một người dâng hiến cho Chúa mà tôi giới thiệu đi tu: “Con nhớ, đi tu mà không lo làm việc cho Chúa, cho Giáo Hội, chỉ lo làm cho có tiền thì sai với ơn gọi của mình đó”. Người ấy đáp một cách nhanh chóng gọn gàng, như đã thuộc bài trước: “Thưa Cha, chúng con cũng phải làm để có tiền mà sống chớ”. Tôi hỏi: “ Đồng ý cần có tiền để sống, nhưng sống để làm gì? Sống để làm ra tiền rồi để sống, để xây nhà xây cửa, sắm đầy đủ tiện nghi, chừng đó sao? Nếu chỉ có thế thì tu làm gì?”. Thật sự, nhiều khi chúng ta cho rằng chúng ta nghèo, nhưng chúng ta không phải là những người nghèo. Người nghèo là người không có bảo đảm gì cả về của ăn, áo mặc, nhà cửa, phương tiện. Chúng ta thì luôn có những bảo đảm đó cho mình nơi Giáo Hội, nơi Tập Thể của mình: có bao giờ thiếu ăn,thiếu mặc, bệnh tật đã có người lo, mọi chuyện mình không phải lo gì cả, nhà cửa cao ráo sang trọng, xe máy, xe hơi. Đó là cuộc sống của người giàu, chứ đâu phải của người nghèo. Tập thể giàu, cá nhân cũng giàu!
5.Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu luôn cảnh giác về sự tham lam của cải và Người làm gương về điều đó bằng nếp sống giải dị, nghèo khó của Người. Sinh ra nơi hang nuôi bò lừa; sống thì không nhà cửa: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” (Mt 8,20; Lc 9,58); chết thì không có mộ phần, phải nhờ lòng hảo tâm của người khác (x.Mt 27,57-60). Người dạy về sự tham lam: “Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì giàu có mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu” (Lc 12,15); khó vào Nước Trời: “ Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa” (x. Mt 19,23-26); về điều kiện để theo Người: “ Hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời, rồi hãy đến theo tôi” (x. Mt 19,16-22); khi sai các môn đệ đi rao giảng Tin mừng, Chúa Giêsu dặn họ phải thanh thoát khỏi của cải, phương tiện vật chất: “ Đừng kiếm vàng bạc hay tiền giắt lưng. Đi đường đừng mang bao bị, đừng mặc hai áo, đừng đi dép hay cầm gậy” (x.Mt 10,5-16); về nếp sống lý tưởng của người tín hữu: “Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,3; Lc 6,20). Con rất nhiều giáo huấn của Chúa Giêsu về điều nầy trong Tin Mừng.
6. Vì thế, để tin Chúa và theo Chúa trọn vẹn, thì phải giũ bớt bụi bặm trần gian, nhất là bụi bặm bạc tiền của cải. Bạn có nhiều lý do để biện minh cho việc thu giữ tiền bạc và sử dụng phương tiện vật chất. Điều nầy không tranh cãi, mỗi người tự xét để thấy lý do nào là chính đáng, cần thiết cho mình. Một cuộc sống đơn giản thanh thoát, ít lòng tham, chỉ dùng những gì cần thiết, bằng lòng với những gì mình đang có, sẽ làm cho bạn bớt bận tâm và khoẻ khoắn. Bớt đi những tham lam cũng giúp bạn dễ nhìn thấy những nhu cầu thiết yếu của người nghèo và sẵn sàng chia sẻ cho họ. Ngược lại, lòng tham thường che mắt chúng ta trước nỗi đau khổ của người khác. Mỗi ngày trong kinh Lạy Cha, bạn chỉ xin hằng ngày dùng đủ, nhưng trong cuộc sống bạn lại làm khác, quên lời Chúa dạy!
*Có một ông nhà giàu kia mới phất lên nhưng lại hết sức ích kỷ và keo kiệt. Một hôm, ông chợt nhận ra mình sống quá dư dật sung túc mà hình như vẫn còn thiếu một thứ duy nhất, đó là hạnh phúc, bởi ông thấy thật sự mình cô độc. Ông bèn tìm đến một nhà hiền triết để xin tham vấn.
Nhà hiền triết chậm rãi bảo: “ Ông thử nhìn qua khung kính cửa sổ kia và nói cho tôi biết ông thấy những gì nào? Ông nhà giàu làm theo và trả lời: Tôi chỉ thấy người ta đang qua lại ngoài đường. Nhà hiền triết lại đưa cho ông ta một cái gương soi: Bây giờ thì ông nhìn thấy gì trong chiếc gương nầy? Ông ta đáp: tôi nhìn thấy chính tôi. Nhà hiền triết im lặng một lát rồi hỏi lại: Ông thử nhìn kỹ lại xem, thế ông không còn nhìn thấy ai khác nữa sao? Ông nhà giàu soi lại tấm gương một lần nữa rồi quả quyết: không, tôi chỉ nhìn thấy có một mình tôi mà thôi.
Đến đây thì nhà hiền triết mới diễn giải: ông cần hiểu rằng cả kính cửa sổ kia và tấm gương soi nầy đều làm bằng chất liệu thuỷ tinh. Tuy nhiên, tấm gương soi còn được tráng thêm một lớp sơn bạc ở mặt sau, để khi nhìn vào thì ông chỉ thấy có ông mà thôi. Trái lại, ông có thể trông thấy mọi người ngoài kia khi ông nhìn qua lớp kính trong vắt ở khung cửa sổ. Cũng vậy, khi còn nghèo ông thấy mọi người chung quanh và có thâm tình với họ. Thế rồi khi ông đã tráng lên mình ông một lớp sơn của tiền bạc, vật chất, thì ông chỉ còn thấy có minh ông mà thôi. Vì thế, ông hãy vứt bỏ lớp áo giàu có đi, ông sẽ tìm lại được hạnh phúc trong đời, hạnh phúc được ở giữa tha nhân anh em của mình.
Một cuộc sống buông bỏ là một cuộc sống đơn giản. Một cuộc sống đơn giản đem lại sự thanh thản và hạnh phúc. Bạn và tôi, chúng ta phải cố gắng về điều nầy.
(Vinh An, tản mạn mùa Covid 21)
*Xin chia sẻ cho người khác
Vua Giêsu
Lm. Thái Nguyên
15:10 17/11/2021
SUY NIEM VA CAU NGUYEN CN 34 KITÔ VUA
https://www.youtube.com/watch?v=DKQDN3_9f98&t=19s
VUA GIÊSU
Chúa Nhật 34 Thường Niên năm B: Ga 18, 33-37
Suy niệm
Đứng trước tòa, quan tổng trấn hỏi cung Đức Giêsu: “Ông có phải là vua dân Do thái không?”. Trước khi trả lời, Đức Giêsu hỏi lại Philatô: “Ngài tự ý nói điều ấy, hay những người khác đã nói với ngài về tôi?”. Qua câu hỏi này, Đức Giêsu muốn cho ông thấy rõ hơn con người của ông: Ông tự đặt vấn đề hay dân chúng đặt vấn đề cho ông? Ông có lập trường không hay bị dư luận xô đẩy? Ông có tự do hành động không hay do sự thúc ép của đám đông? Ông nghe theo lương tâm hay nghe theo người khác? Ông có can đảm làm theo những gì mình biết không, hay cũng chỉ là kẻ hèn nhát lo bám níu vào chức vụ, quyền hành?
Philatô chỉ lấp lửng trả lời theo kiểu nghi vấn:“Tôi là người Do thái sao?". Quả là một câu nói khinh thường và vô trách nhiệm. Và phải chăng đó cũng là lối sống và là cách hành động của ông? Xem ra ông là vị quan rất quyền lực, nhưng thực tế cũng chỉ là tay sai và nô lệ cho quyền thế, cố gắng giữ lấy chiếc ghế chứ không muốn xử trí mọi cái theo sự thật hay lẽ phải. Trước thái độ mập mờ của Philatô, Chúa Giêsu đã thẳng thắn xác định:“Nước tôi không thuộc về thế gian này...”.
Khi nói“Nước tôi”, Chúa Giêsu không phủ nhận mình là Vua, nhưng không phải là Vua theo kiểu người Do thái và Philatô quan niệm. Ngài là vua theo ý muốn của Thiên Chúa chứ không theo mơ ước của người đời. Rõ ràng là vương quốc của Ngài không nhắm vào mục tiêu chính trị, càng không sử dụng những phương thế trần gian như vũ khí, bạo lực, quân lực… Chúa Giêsu không phải là Đấng Mêsia theo kiểu phàm nhân, lo thực hiện công cuộc giải phóng theo kiểu phàm tục. Thật ra, Philatô biết chỉ vì ghen ghét mà người Do Thái bắt nộp Đức Giêsu. Nhưng rất tiếc, ông biết một đàng nhưng rồi làm một nẻo.
Tiếp theo đó, Chúa Giêsu còn xác định căn tính và sứ mạng của mình: “là để làm chứng cho sự thật.” vì Nước của Ngài là Nước của sự thật, vì Thiên Chúa, Cha của Ngài là Đấng Chân Thật. Chỉ có sự thật mới giải thoát con người, cho con người được sống trong bình an và hạnh phúc. Tuy nhiên, không mấy ai mà ham sống thành thật? Kẻ thành thật thường thua thiệt, lại bị coi là dại dột. Sự dối trá quỷ quyệt nhiều khi được coi là khôn ngoan. Khi sự thật bị bưng bít thì tất cả đều ra tối tăm và sự gian ác lan tràn. Chính trong ý nghĩa đó mà Chúa Giêsu mạnh dạn tuyên bố trước Philatô:“Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”. Đó cũng là một lời mời gọi xoáy vào tận tâm não của những ai còn chút lương tri, để họ kịp nhận ra chân lý làm người. Thực tế, không mấy ai dám đứng về phía sự thật, vì sợ bị liên lụy, có khi mất cả thanh danh, sự nghiệp. Chính vì sợ như thế mà Philatô đã giao Chúa Giêsu cho binh lính hành hình, và cuối cùng giao cho người Do Thái để tử hình. Quả thật, sự dối trá đưa đến chỗ hủy diệt người công chính.
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật, mà sự thật là điều gì có lợi cho tôi. Một định nghĩa thật man trá, nên người ta dối trá một cách trắng trợn, trơn tru, không còn chút áy náy, vì thấy lương tâm không bằng lương thực hay lương tháng. Tiếng lương tâm là tiếng Chúa. Khi lương tâm bị băng hoại thì lòng tin vào nhau bị đổ vỡ, người ta sẽ sống trong sự nghi kị, đối phó, mưu mô... trở thành nạn nhân của chính mình và của một xã hội xây dựng trên sự gian tà.
Mất đi sự thật thì tình yêu chỉ còn là gian dối, chỉ là sự lợi dụng lẫn nhau để có được những gì mình ham muốn. Không lạ gì mà bạo lực, hận thù, bất công, nghèo đói... ngày càng gia tăng khắp nơi. Thế lực của sự dữ và tội ác như đang thắng thế. Nước Chúa vẫn là điều xa xôi mịt mờ. Tuy nhiên, chúng ta tin vào sự quan phòng kỳ diệu của Thiên chúa, những gì không phải là sự thật thì tự nó sẽ tiêu tan, và tình yêu chân chính vẫn là sức hút mãnh liệt, đồng thời là tiếng nói cuối cùng để phân chia đôi bờ thiện ác. Điều quan trọng là chúng ta phải góp phần với Chúa để Phúc Âm hóa gia đình và môi trường xung quanh mình, làm cho tinh thần Giêsu thấm nhập vào mọi cơ cấu xã hội, chuẩn bị cho ngày thành tựu viên mãn trong Đức Kitô, Vua muôn đời.
Cầu nguyện
Lạy Cha!
Phải chăng sau vụ nổ Big-bang,
vũ trụ từ đó được khai trương,
để rồi càng ngày càng bành trướng,
khởi xướng ra muôn vạn hành tinh?
Phải chăng trái đất từ hạt bụi nhỏ xíu?
nhưng lại lớn lao và biết bao kỳ diệu,
là hành tinh được Cha quá thương yêu,
đến nỗi đã ban xuống Người Con Một,
sống phận người để cứu chuộc thế nhân,
và còn mãi dấu chân trên mặt đất.
Mừng lễ Đức Giêsu Kitô Vua vũ trụ,
chúng con hướng nhìn về trái đất,
nơi có gần chín tỷ người đang sống,
đang dựng xây và phát triển không ngừng,
nhưng trong đó còn biết bao tệ nạn,
khiến con người phải khốn khổ lầm than.
Xem ra sự dữ và tội ác đang thắng thế,
ích kỷ hận thù và bạo lực vẫn gia tăng,
cuộc sống ngày càng thêm gian trá,
vì người ta ham vui thú sa đà.
Xin cho chúng con biết xây dựng thế trần,
với cả tinh thần của công dân Nước Chúa,
Nước của yêu thương và hòa bình chân thật,
nên Kitô hữu phải là chứng nhân bất khuất,
để đem lại cho trái đất sự an lành,
để mọi sự được hoàn thành theo ý Chúa.
Xin cho danh Chúa được rạng ngời,
cho Nước Chúa càng ngày càng mau tới,
cho đến khi thành tựu ở quê trời,
trong Giêsu Vua ngàn đời vinh hiển. Amen.
https://www.youtube.com/watch?v=DKQDN3_9f98&t=19s
VUA GIÊSU
Chúa Nhật 34 Thường Niên năm B: Ga 18, 33-37
Suy niệm
Đứng trước tòa, quan tổng trấn hỏi cung Đức Giêsu: “Ông có phải là vua dân Do thái không?”. Trước khi trả lời, Đức Giêsu hỏi lại Philatô: “Ngài tự ý nói điều ấy, hay những người khác đã nói với ngài về tôi?”. Qua câu hỏi này, Đức Giêsu muốn cho ông thấy rõ hơn con người của ông: Ông tự đặt vấn đề hay dân chúng đặt vấn đề cho ông? Ông có lập trường không hay bị dư luận xô đẩy? Ông có tự do hành động không hay do sự thúc ép của đám đông? Ông nghe theo lương tâm hay nghe theo người khác? Ông có can đảm làm theo những gì mình biết không, hay cũng chỉ là kẻ hèn nhát lo bám níu vào chức vụ, quyền hành?
Philatô chỉ lấp lửng trả lời theo kiểu nghi vấn:“Tôi là người Do thái sao?". Quả là một câu nói khinh thường và vô trách nhiệm. Và phải chăng đó cũng là lối sống và là cách hành động của ông? Xem ra ông là vị quan rất quyền lực, nhưng thực tế cũng chỉ là tay sai và nô lệ cho quyền thế, cố gắng giữ lấy chiếc ghế chứ không muốn xử trí mọi cái theo sự thật hay lẽ phải. Trước thái độ mập mờ của Philatô, Chúa Giêsu đã thẳng thắn xác định:“Nước tôi không thuộc về thế gian này...”.
Khi nói“Nước tôi”, Chúa Giêsu không phủ nhận mình là Vua, nhưng không phải là Vua theo kiểu người Do thái và Philatô quan niệm. Ngài là vua theo ý muốn của Thiên Chúa chứ không theo mơ ước của người đời. Rõ ràng là vương quốc của Ngài không nhắm vào mục tiêu chính trị, càng không sử dụng những phương thế trần gian như vũ khí, bạo lực, quân lực… Chúa Giêsu không phải là Đấng Mêsia theo kiểu phàm nhân, lo thực hiện công cuộc giải phóng theo kiểu phàm tục. Thật ra, Philatô biết chỉ vì ghen ghét mà người Do Thái bắt nộp Đức Giêsu. Nhưng rất tiếc, ông biết một đàng nhưng rồi làm một nẻo.
Tiếp theo đó, Chúa Giêsu còn xác định căn tính và sứ mạng của mình: “là để làm chứng cho sự thật.” vì Nước của Ngài là Nước của sự thật, vì Thiên Chúa, Cha của Ngài là Đấng Chân Thật. Chỉ có sự thật mới giải thoát con người, cho con người được sống trong bình an và hạnh phúc. Tuy nhiên, không mấy ai mà ham sống thành thật? Kẻ thành thật thường thua thiệt, lại bị coi là dại dột. Sự dối trá quỷ quyệt nhiều khi được coi là khôn ngoan. Khi sự thật bị bưng bít thì tất cả đều ra tối tăm và sự gian ác lan tràn. Chính trong ý nghĩa đó mà Chúa Giêsu mạnh dạn tuyên bố trước Philatô:“Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”. Đó cũng là một lời mời gọi xoáy vào tận tâm não của những ai còn chút lương tri, để họ kịp nhận ra chân lý làm người. Thực tế, không mấy ai dám đứng về phía sự thật, vì sợ bị liên lụy, có khi mất cả thanh danh, sự nghiệp. Chính vì sợ như thế mà Philatô đã giao Chúa Giêsu cho binh lính hành hình, và cuối cùng giao cho người Do Thái để tử hình. Quả thật, sự dối trá đưa đến chỗ hủy diệt người công chính.
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật, mà sự thật là điều gì có lợi cho tôi. Một định nghĩa thật man trá, nên người ta dối trá một cách trắng trợn, trơn tru, không còn chút áy náy, vì thấy lương tâm không bằng lương thực hay lương tháng. Tiếng lương tâm là tiếng Chúa. Khi lương tâm bị băng hoại thì lòng tin vào nhau bị đổ vỡ, người ta sẽ sống trong sự nghi kị, đối phó, mưu mô... trở thành nạn nhân của chính mình và của một xã hội xây dựng trên sự gian tà.
Mất đi sự thật thì tình yêu chỉ còn là gian dối, chỉ là sự lợi dụng lẫn nhau để có được những gì mình ham muốn. Không lạ gì mà bạo lực, hận thù, bất công, nghèo đói... ngày càng gia tăng khắp nơi. Thế lực của sự dữ và tội ác như đang thắng thế. Nước Chúa vẫn là điều xa xôi mịt mờ. Tuy nhiên, chúng ta tin vào sự quan phòng kỳ diệu của Thiên chúa, những gì không phải là sự thật thì tự nó sẽ tiêu tan, và tình yêu chân chính vẫn là sức hút mãnh liệt, đồng thời là tiếng nói cuối cùng để phân chia đôi bờ thiện ác. Điều quan trọng là chúng ta phải góp phần với Chúa để Phúc Âm hóa gia đình và môi trường xung quanh mình, làm cho tinh thần Giêsu thấm nhập vào mọi cơ cấu xã hội, chuẩn bị cho ngày thành tựu viên mãn trong Đức Kitô, Vua muôn đời.
Cầu nguyện
Lạy Cha!
Phải chăng sau vụ nổ Big-bang,
vũ trụ từ đó được khai trương,
để rồi càng ngày càng bành trướng,
khởi xướng ra muôn vạn hành tinh?
Phải chăng trái đất từ hạt bụi nhỏ xíu?
nhưng lại lớn lao và biết bao kỳ diệu,
là hành tinh được Cha quá thương yêu,
đến nỗi đã ban xuống Người Con Một,
sống phận người để cứu chuộc thế nhân,
và còn mãi dấu chân trên mặt đất.
Mừng lễ Đức Giêsu Kitô Vua vũ trụ,
chúng con hướng nhìn về trái đất,
nơi có gần chín tỷ người đang sống,
đang dựng xây và phát triển không ngừng,
nhưng trong đó còn biết bao tệ nạn,
khiến con người phải khốn khổ lầm than.
Xem ra sự dữ và tội ác đang thắng thế,
ích kỷ hận thù và bạo lực vẫn gia tăng,
cuộc sống ngày càng thêm gian trá,
vì người ta ham vui thú sa đà.
Xin cho chúng con biết xây dựng thế trần,
với cả tinh thần của công dân Nước Chúa,
Nước của yêu thương và hòa bình chân thật,
nên Kitô hữu phải là chứng nhân bất khuất,
để đem lại cho trái đất sự an lành,
để mọi sự được hoàn thành theo ý Chúa.
Xin cho danh Chúa được rạng ngời,
cho Nước Chúa càng ngày càng mau tới,
cho đến khi thành tựu ở quê trời,
trong Giêsu Vua ngàn đời vinh hiển. Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:36 17/11/2021
66. Phàm người lấy của cải và hạnh phúc của thế gian mà khoe khoang, thì không tránh khỏi cái chết trước mặt Thiên Chúa, cái mà khoe khoang chỉ nhất thời, mà cái chết thì vĩnh viễn.
(Thánh Augustine)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:40 17/11/2021
13. TRỜI CÓ CÔNG BẰNG
Một lần nọ, trung lang họ Viên và khách cùng họp nhau lại, nói đến việc con cái trong nhà có bệnh mời lang băm đến chữa không khỏi.
Khách nói:
- “Tôi thường nghĩ rằng, trong thôn có ông nọ có thể chữa bệnh con nít, nhưng không có cháu chắt nên đoạn hậu; còn tên lang băm nọ thường chữa bệnh cho con nít không khỏi, thì lại nhiều con nhiều cháu, công bằng của ông trời ở đâu?”
Họ Viên lên tiếng nói tiếp:
- “Ai nói không công bằng, nó còn tốt hơn chuyện trước đây, mọi người rầm rộ đi thăm hỏi quân đội của Miên Khải Tuyền trở về, đối với bất cứ quan binh nào giết được nhiều người, thì họ đều được ca tụng là công đức to lớn”.
(Tiếu Đảo)
Suy tư 13:
Người nghèo bị áp bức quá thì trách ông Trời không công bằng, người bị oan được báo oan thì nói ông Trời có con mắt, người quyền thế hách dịch thì nói ông Trời làm gì có mắt.v.v...
Người tốt mà gặp bất hạnh hoặc người xấu mà gặp may mắn là chuyện thường tình trong cuộc sống, nhưng hoan hô tâng bốc một đội binh khát máu giết càng nhiều người càng được ca tụng thì là chuyện bất thường, không công đạo. Cho nên người Ki-tô hữu tin rằng: Thiên Chúa biết hết mọi sự, dù trong tâm tư, dù nơi đen tối thì Người vẫn thấy.
Thiên Chúa sẽ “không thấy” khi ta sống quang minh chính đại; nhưng Thiên Chúa sẽ thấy khi chúng ta sống không công bằng, ngược đãi tha nhân; Thiên Chúa sẽ “quên” khi chúng ta biết hối lỗi ăn năn và cải thiện cuộc sống của mình, bởi vì Thiên Chúa là Đấng rất công bằng nhưng giàu lòng thương xót...
Ai áp bức, ngược đãi, đối xử bất công với người khác thì hãy coi chừng, vì Trời có con mắt nhìn thấy bên trong tâm hồn lẫn bên ngoài của con người, nhìn thấy nơi ánh sáng và trong bóng tối, thấy rõ trên trời và thấu suốt chín tầng địa ngục...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Một lần nọ, trung lang họ Viên và khách cùng họp nhau lại, nói đến việc con cái trong nhà có bệnh mời lang băm đến chữa không khỏi.
Khách nói:
- “Tôi thường nghĩ rằng, trong thôn có ông nọ có thể chữa bệnh con nít, nhưng không có cháu chắt nên đoạn hậu; còn tên lang băm nọ thường chữa bệnh cho con nít không khỏi, thì lại nhiều con nhiều cháu, công bằng của ông trời ở đâu?”
Họ Viên lên tiếng nói tiếp:
- “Ai nói không công bằng, nó còn tốt hơn chuyện trước đây, mọi người rầm rộ đi thăm hỏi quân đội của Miên Khải Tuyền trở về, đối với bất cứ quan binh nào giết được nhiều người, thì họ đều được ca tụng là công đức to lớn”.
(Tiếu Đảo)
Suy tư 13:
Người nghèo bị áp bức quá thì trách ông Trời không công bằng, người bị oan được báo oan thì nói ông Trời có con mắt, người quyền thế hách dịch thì nói ông Trời làm gì có mắt.v.v...
Người tốt mà gặp bất hạnh hoặc người xấu mà gặp may mắn là chuyện thường tình trong cuộc sống, nhưng hoan hô tâng bốc một đội binh khát máu giết càng nhiều người càng được ca tụng thì là chuyện bất thường, không công đạo. Cho nên người Ki-tô hữu tin rằng: Thiên Chúa biết hết mọi sự, dù trong tâm tư, dù nơi đen tối thì Người vẫn thấy.
Thiên Chúa sẽ “không thấy” khi ta sống quang minh chính đại; nhưng Thiên Chúa sẽ thấy khi chúng ta sống không công bằng, ngược đãi tha nhân; Thiên Chúa sẽ “quên” khi chúng ta biết hối lỗi ăn năn và cải thiện cuộc sống của mình, bởi vì Thiên Chúa là Đấng rất công bằng nhưng giàu lòng thương xót...
Ai áp bức, ngược đãi, đối xử bất công với người khác thì hãy coi chừng, vì Trời có con mắt nhìn thấy bên trong tâm hồn lẫn bên ngoài của con người, nhìn thấy nơi ánh sáng và trong bóng tối, thấy rõ trên trời và thấu suốt chín tầng địa ngục...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Đang chìm vào trong
Lm. Minh Anh
23:25 17/11/2021
ĐANG CHÌM VÀO TRONG
“Chúa Giêsu đến gần Giêrusalem, trông thấy thành, Ngài khóc thương thành”.
Trước Chúa Giêsu hơn 300 năm, Alexander Đại Đế đã chinh phục ‘cả thế giới’ được biết vào thời của ông; sau khi toàn thắng, đứng trước trại quân, ông khóc nức nở, vì như ông nói, “Không còn thế giới nào nữa để chinh phục!”; Alexander chết ở tuổi 33. Hơn 300 năm sau, đứng trước thành thánh Giêrusalem, Chúa Giêsu khóc sụt sùi, vì không chinh phục nổi thành! Nhưng nhờ việc hiến mình trên thập giá, chết và sống lại cũng ở tuổi 33, Ngài chinh phục cả thế giới!
Kính thưa Anh Chị em,
Thú vị thay! Alexander Đại Đế khóc, vì không còn thế giới nào để chinh phục; Chúa Giêsu khóc, vì nguyên chỉ một Giêrusalem, Ngài không chinh phục nổi! Tin Mừng hôm nay tiết lộ lần khóc hiếm hoi đó. Việc Ngài khóc ngụ ý, đây không phải là một nỗi buồn thoáng qua hay một phút thất vọng; đúng hơn, nó hàm ý một nỗi buồn sâu sắc ‘đang chìm vào trong’ con người thánh thiện của Ngài.
Chúa Giêsu ý thức Ngài là ai, sứ điệp Ngài mang đến cho con người là gì! Thế nhưng, thật khó để biết chính xác những gì Ngài thấy trước về tương lai của cư dân thành Giêrusalem; vì sự thật là, sự hiểu biết của Ngài về thành đã khiến Ngài đau lòng đến độ Ngài khóc thực sự. Trước hết, Ngài nhận thức một thực tế xót xa rằng, Ngài đến, đem cho họ món quà cứu rỗi; nhưng buồn thay, một số người sẽ lờ đi; số khác thì tức giận; số khác nữa, sẽ nhất định giết Ngài! Đây là lần cuối cùng Ngài vào đền thờ, nơi Ngài dâng mạng sống làm Chiên Hy Tế cứu rỗi nhân loại; thế mà nhiều người, chẳng những không chấp nhận hy tế của Ngài, ngược lại, họ sẽ trở thành công cụ cho cái chết đang chờ Ngài; đau đớn hơn, họ sẽ không hối hận vì tội đã giết Đấng Cứu Độ Thế Giới. Chúng ta cần nhấn mạnh rằng, phản ứng của Chúa Giêsu không phải là sợ hãi, tức giận, cũng không phải là gớm ghiếc; đúng hơn, Ngài quá đau buồn, một nỗi buồn thánh thiện ‘đang chìm vào trong’ khiến Ngài không cầm được nước mắt! Vậy mà, từ thế kỷ thứ ba, Origen đã có một cái nhìn thật sâu sắc về việc Chúa Giêsu khóc. Như một gương sáng, Chúa Giêsu đã xác nhận và hoàn thành các Mối Phúc Ngài dạy; Ngài hiền lành, Ngài khóc lóc, Ngài bị bắt bớ vì công lý… và Ngài đã được lại tất cả, được cả thế giới!
Tiếp đến, không chỉ khóc cho Giêrusalem vốn sẽ lãnh lấy số phận như số phận của bao công trình vật chất, ở đây là sự giày xéo của đế quốc Rôma; Chúa Giêsu còn khóc cho tất cả mọi người, trong đó có chúng ta, đặc biệt là những ai thuộc gia đình đức tin mai ngày. Ngài thấy trước, họ sẽ thiếu đức tin, từ chối ơn cứu độ, và đó là sự huỷ diệt đời đời. Ngài cảm nhận trước sự thất đoạt này, một sự thất đoạt gây nên một nỗi thất vọng ‘đang chìm vào trong’ khiến Ngài phải rơi lệ!
Thật trùng hợp, bài đọc Macabê hôm nay cho thấy một nỗi buồn tương tự ‘đang chìm vào trong’ một người nhiệt thành có tên là Mathathia, khi một số người Israel vâng lệnh vua Antiôcô, dâng hương bái lạy tà thần, “Mathathia đau lòng xót dạ, ông nổi giận vì yêu mến lề luật, ông xông tới giết ngay người ấy trên bàn thờ. Ông cũng giết luôn người vua Antiôcô sai đến”.
Anh Chị em,
Chúa Giêsu khóc thương Giêrusalem vì thành không biết Đấng thăm viếng nó. Giờ đây, Đấng ấy không chỉ thăm, nhưng qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa cắm lều giữa con người; Ngài là Emmanuel, đang ở giữa, đang hiệp hành, cùng nhịp bước để đưa chúng ta về đích. Kế hoạch của Thiên Chúa cho từng người vĩ đại và tuyệt vời như vậy đó; thế nhưng, nếu mỗi người chúng ta không đón Ngài, không cho Ngài một chỗ trong trái tim, trong đời mình, Ngài vẫn tiếp tục khóc. Những giọt nước mắt ẩn tàng của Ngài không chỉ là những giọt nước mắt của bậc cha mẹ, của các bề trên, của các nhà giáo dục hôm nay, nhưng còn là của một Thiên Chúa, một Người Anh Cả, và của một Đấng Cứu Độ. Hãy ngước nhìn khuôn mặt tan nát của Ngài trên thập giá để thấy nỗi khổ ‘đang chìm vào trong’ của Ngài khi nhìn xuống nhân loại này. Hãy xoa dịu nỗi đau của Ngài bằng những tâm tình yêu mến, đền tạ và chuyển cầu. Lấy lại lời của một đan sĩ tiên khởi, Ephrem Syria, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “Khuôn mặt được rửa sạch bởi nước mắt đẹp tuyệt vời! Vẻ đẹp của thống hối, của nước mắt, của ăn năn. Con hãy cầu xin cho được ơn biết khóc!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin loại bỏ mọi hững hờ nơi con; con biết, nỗi đau của Chúa vẫn ‘đang chìm vào trong’ trái tim Ngài chỉ vì tội của con, xin những giọt châu thánh của Chúa tẩy sạch linh hồn con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Chúa Giêsu đến gần Giêrusalem, trông thấy thành, Ngài khóc thương thành”.
Trước Chúa Giêsu hơn 300 năm, Alexander Đại Đế đã chinh phục ‘cả thế giới’ được biết vào thời của ông; sau khi toàn thắng, đứng trước trại quân, ông khóc nức nở, vì như ông nói, “Không còn thế giới nào nữa để chinh phục!”; Alexander chết ở tuổi 33. Hơn 300 năm sau, đứng trước thành thánh Giêrusalem, Chúa Giêsu khóc sụt sùi, vì không chinh phục nổi thành! Nhưng nhờ việc hiến mình trên thập giá, chết và sống lại cũng ở tuổi 33, Ngài chinh phục cả thế giới!
Kính thưa Anh Chị em,
Thú vị thay! Alexander Đại Đế khóc, vì không còn thế giới nào để chinh phục; Chúa Giêsu khóc, vì nguyên chỉ một Giêrusalem, Ngài không chinh phục nổi! Tin Mừng hôm nay tiết lộ lần khóc hiếm hoi đó. Việc Ngài khóc ngụ ý, đây không phải là một nỗi buồn thoáng qua hay một phút thất vọng; đúng hơn, nó hàm ý một nỗi buồn sâu sắc ‘đang chìm vào trong’ con người thánh thiện của Ngài.
Chúa Giêsu ý thức Ngài là ai, sứ điệp Ngài mang đến cho con người là gì! Thế nhưng, thật khó để biết chính xác những gì Ngài thấy trước về tương lai của cư dân thành Giêrusalem; vì sự thật là, sự hiểu biết của Ngài về thành đã khiến Ngài đau lòng đến độ Ngài khóc thực sự. Trước hết, Ngài nhận thức một thực tế xót xa rằng, Ngài đến, đem cho họ món quà cứu rỗi; nhưng buồn thay, một số người sẽ lờ đi; số khác thì tức giận; số khác nữa, sẽ nhất định giết Ngài! Đây là lần cuối cùng Ngài vào đền thờ, nơi Ngài dâng mạng sống làm Chiên Hy Tế cứu rỗi nhân loại; thế mà nhiều người, chẳng những không chấp nhận hy tế của Ngài, ngược lại, họ sẽ trở thành công cụ cho cái chết đang chờ Ngài; đau đớn hơn, họ sẽ không hối hận vì tội đã giết Đấng Cứu Độ Thế Giới. Chúng ta cần nhấn mạnh rằng, phản ứng của Chúa Giêsu không phải là sợ hãi, tức giận, cũng không phải là gớm ghiếc; đúng hơn, Ngài quá đau buồn, một nỗi buồn thánh thiện ‘đang chìm vào trong’ khiến Ngài không cầm được nước mắt! Vậy mà, từ thế kỷ thứ ba, Origen đã có một cái nhìn thật sâu sắc về việc Chúa Giêsu khóc. Như một gương sáng, Chúa Giêsu đã xác nhận và hoàn thành các Mối Phúc Ngài dạy; Ngài hiền lành, Ngài khóc lóc, Ngài bị bắt bớ vì công lý… và Ngài đã được lại tất cả, được cả thế giới!
Tiếp đến, không chỉ khóc cho Giêrusalem vốn sẽ lãnh lấy số phận như số phận của bao công trình vật chất, ở đây là sự giày xéo của đế quốc Rôma; Chúa Giêsu còn khóc cho tất cả mọi người, trong đó có chúng ta, đặc biệt là những ai thuộc gia đình đức tin mai ngày. Ngài thấy trước, họ sẽ thiếu đức tin, từ chối ơn cứu độ, và đó là sự huỷ diệt đời đời. Ngài cảm nhận trước sự thất đoạt này, một sự thất đoạt gây nên một nỗi thất vọng ‘đang chìm vào trong’ khiến Ngài phải rơi lệ!
Thật trùng hợp, bài đọc Macabê hôm nay cho thấy một nỗi buồn tương tự ‘đang chìm vào trong’ một người nhiệt thành có tên là Mathathia, khi một số người Israel vâng lệnh vua Antiôcô, dâng hương bái lạy tà thần, “Mathathia đau lòng xót dạ, ông nổi giận vì yêu mến lề luật, ông xông tới giết ngay người ấy trên bàn thờ. Ông cũng giết luôn người vua Antiôcô sai đến”.
Anh Chị em,
Chúa Giêsu khóc thương Giêrusalem vì thành không biết Đấng thăm viếng nó. Giờ đây, Đấng ấy không chỉ thăm, nhưng qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa cắm lều giữa con người; Ngài là Emmanuel, đang ở giữa, đang hiệp hành, cùng nhịp bước để đưa chúng ta về đích. Kế hoạch của Thiên Chúa cho từng người vĩ đại và tuyệt vời như vậy đó; thế nhưng, nếu mỗi người chúng ta không đón Ngài, không cho Ngài một chỗ trong trái tim, trong đời mình, Ngài vẫn tiếp tục khóc. Những giọt nước mắt ẩn tàng của Ngài không chỉ là những giọt nước mắt của bậc cha mẹ, của các bề trên, của các nhà giáo dục hôm nay, nhưng còn là của một Thiên Chúa, một Người Anh Cả, và của một Đấng Cứu Độ. Hãy ngước nhìn khuôn mặt tan nát của Ngài trên thập giá để thấy nỗi khổ ‘đang chìm vào trong’ của Ngài khi nhìn xuống nhân loại này. Hãy xoa dịu nỗi đau của Ngài bằng những tâm tình yêu mến, đền tạ và chuyển cầu. Lấy lại lời của một đan sĩ tiên khởi, Ephrem Syria, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “Khuôn mặt được rửa sạch bởi nước mắt đẹp tuyệt vời! Vẻ đẹp của thống hối, của nước mắt, của ăn năn. Con hãy cầu xin cho được ơn biết khóc!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin loại bỏ mọi hững hờ nơi con; con biết, nỗi đau của Chúa vẫn ‘đang chìm vào trong’ trái tim Ngài chỉ vì tội của con, xin những giọt châu thánh của Chúa tẩy sạch linh hồn con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Dự luật của Tây Ban Nha hình sự hóa việc cầu nguyện gần các phòng khám phá thai được coi là mối nguy hiểm đối với nền dân chủ
Đặng Tự Do
02:46 17/11/2021
Một giám đốc quốc tế của phong trào 40 Ngày Vì Sự Sống cho rằng một dự luật do Đảng Công nhân Xã hội Chủ nghĩa Tây Ban Nha cầm quyền đề xuất là một “mối đe dọa đối với nền dân chủ”. Theo dự luật này, những ai cầu nguyện trước các phòng khám phá thai được kể là có hành vi “quấy rối” phụ nữ và bị trừng phạt theo luật hình sự.
Tomislav Cunovic, giám đốc của 40 Ngày Vì Sự Sống, nói với ACI Prensa, hãng thông tấn tiếng Tây Ban Nha của CNA, rằng “quyền cơ bản mà mọi người có thể ra đường, gặp gỡ và bày tỏ ý kiến của mình” đang bị chà đạp.
“Luật mới này hình sự hóa những tụ tập và cầu nguyện hòa bình trước các phòng khám phá thai. Luật này can thiệp vào các quyền và tự do cơ bản đã được bảo đảm bởi Hiến pháp Tây Ban Nha và các công ước quốc tế, chẳng hạn như Công ước Âu Châu về Nhân quyền”
“Những người tham gia 40 Ngày Vì Sự Sống cầu nguyện một cách hòa bình, họ không nói chuyện với phụ nữ mang thai, cũng như những người làm việc trong phòng khám”.
Tomislav Cunovic giải thích rằng mặc dù với dự luật này, “có vẻ như họ muốn bảo vệ phụ nữ mang thai, nhưng không ai nói về những đứa trẻ chưa sinh ra, những người cũng phải được bảo vệ bởi vì họ có quyền được sống, họ có nhân phẩm”.
Hình phạt cho hành vi bị coi là quấy rối sẽ bao gồm các án tù từ ba tháng đến một năm, hoặc phục vụ cộng đồng từ 31 đến 80 ngày. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, một cá nhân cũng có thể bị cấm ra khỏi một địa điểm cụ thể từ sáu tháng đến ba năm.
Khi trình bày các động cơ để đưa ra dự luật, Đảng Công nhân Xã hội Chủ nghĩa Tây Ban Nha đã mô tả việc cầu nguyện hòa bình là các hành vi “quấy rối” tại các phòng khám phá thai, “tiếp cận phụ nữ với các bức ảnh liên quan đến bào thai và những tuyên bố chống phá thai… mục tiêu là để phụ nữ thay đổi quyết định của họ thông qua ép buộc, đe dọa và quấy rối”.
Nhóm nghị sĩ xã hội chủ nghĩa cho biết họ “coi việc bảo đảm một vùng an toàn là điều cần thiết” xung quanh các phòng khám phá thai.
Cunovic gọi dự luật này là “phóng đại” vì “nó can thiệp quá nhiều vào các quyền và không rõ ràng vì nó không phù hợp với các khái niệm cụ thể, mà là để lại rất nhiều chỗ trống”.
“Không rõ ràng những gì bị cấm, nó cho phép cảnh sát hình sự hóa mọi người,” ông nói.
Ngoài ra, Cunovic cho biết dự luật này nhằm mục đích “đe dọa những người cầu nguyện bằng một thứ chiến tranh tâm lý” bởi vì “trước đây bạn chỉ ngòi tù khi làm một điều sai trái khách quan, nhưng giờ đây nó đi vào mức độ chủ quan, nếu ai đó cảm thấy bị xúc phạm thì bạn sẽ bị trừng phạt”.
“Những người đang cầu nguyện trên đường phố không được chạm vào hoặc nói chuyện với những người phụ nữ. Họ chỉ lặng lẽ cầu nguyện, nhưng luật này nói rằng các phụ nữ đến pha thai có thể cảm thấy không vui về sự hiện diện của họ. Như thế, người ta đang đi vào một lĩnh vực chủ quan và khó hiểu, bởi vì chúng ta đang đối phó với một tác phẩm hư cấu: chỉ cái nhìn của bạn có thể khiến tôi cảm thấy không vui, và vì tôi không vui thì bạn phải ngồi tù. Thật quá vô lý!”
Source:Catholic News Agency
Các Kitô Hữu ở Thánh Địa bị ngăn cản thành công
Đặng Tự Do
02:46 17/11/2021
Một nghiên cứu mới được công bố nhận định rằng: Cuộc sống ở Trung Đông có thể được cải thiện đáng kể đối với hầu hết mọi người nếu các tín hữu Kitô sống ở đó có cơ hội lớn hơn để thể hiện tài năng của họ.
Theo nghiên cứu của Đại học Birmingham, Anh, các tín hữu Kitô sống ở Thánh địa phải đối mặt với những thách thức đáng kể, chẳng hạn như hệ thống thị thực không công bằng ở Israel.
Nghiên cứu cho thấy cộng đồng cũng đang gặp thách thức bởi bạo lực, di cư và thiếu đầu tư.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cộng đồng Kitô giáo ở Israel, Jordan và Palestine đóng góp rộng rãi trong việc xây dựng xã hội dân sự với các công ty khởi nghiệp mới, thành tích xuất sắc trong giáo dục, y tế và các lĩnh vực nhân đạo khác.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận thấy rằng các tín hữu Kitô báo cáo bị ngược đãi vì lý do tôn giáo và cảm thấy bị đe dọa bởi các hành vi ngược đãi. Chẳng hạn, sự bất bình ngày càng tăng giữa những người Hồi giáo Palestine làm tăng nguy cơ bị tấn công bằng lời nói và thể xác đối với các cộng đồng Kitô Palestine thiểu số.
Đại học Birmingham cho biết: “Việc không có dữ liệu theo dõi đầy đủ và thiếu các cố gắng giải quyết tình trạng nghèo đói của các tín hữu Kitô đang làm suy yếu cộng đồng ở Israel. Chính phủ tuyên bố cải thiện điều kiện sống của các tín hữu Kitô trong khi có những bằng chứng đang được đồn thổi và không chính thức về sự gia tăng nghèo đói một cách nhanh chóng”.
Giáo sư Francis Davis từ Đại học cho biết: “Kitô giáo ở Thánh Địa có ý nghĩa toàn cầu và có ý nghĩa ngoại giao vì vị trí của nó ở trung tâm của khu vực, nhưng giá trị kinh tế, xã hội và công dân của nó đối với người dân ở Thánh Địa đã bị đánh giá thấp”
Tờ The Tablet đưa tin rằng Đức Thượng phụ Latinh của Giêrusalem, là Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa, đã nói chuyện từ xa với một cử tọa gồm các nghị sĩ, nhà vận động và các nhân vật truyền thông tại buổi công bố báo cáo và chúc lành cho sáng kiến này. Ngài đã được tham gia bởi một số nhà lãnh đạo Giáo hội khác, bao gồm Cha Francesco Patton, Bề trên Dòng Phanxicô ở Thánh Địa, và Hosam Naoum, Tổng giám mục Anh giáo ở Giêrusalem.
Phát biểu tại sự kiện này, Đức Tổng Giám Mục Chính thống Coptic Anba Angaelos nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ tự do tôn giáo cho những người theo tất cả các tín ngưỡng và không tôn giáo nào, cùng với hỗ trợ kinh tế và xã hội cho các cộng đồng dễ bị tổn thương.
Source:Aleteia
Bài Giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Thánh Giuse và môi trường nơi ngài sống
Vũ Văn An
14:21 17/11/2021
Theo tin Tòa Thánh, trong buổi yết kiến chung ngày 17 tháng 10 tại Đại sảnh Phaolô VI, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khởi đầu loạt bài giáo lý mới về Thánh Giuse. Sau đây là bài đầu tiên của ngài, dựa theo bản tiếng Ý của Tòa Thánh:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Ngày 8 tháng 12 năm 1870, Chân phước Piô IX tuyên phong Thánh Giuse là bổn mạng của Giáo hội hoàn vũ. 150 năm sau biến cố đó, chúng ta đang trải nghiệm một năm đặc biệt dành riêng cho Thánh Giuse, và trong Tông thư Patris corde, tôi đã thu thập một số suy gẫm về con người của ngài. Chưa bao giờ như ngày hôm nay, trong thời điểm được đánh dấu bằng một cuộc khủng hoảng hoàn cầu với nhiều thành tố đa dạng, ngài có thể là chỗ dựa, niềm an ủi và người hướng dẫn. Đó là lý do tại sao tôi quyết định dành một chu kỳ giáo lý cho ngài, điều mà tôi hy vọng sẽ giúp chúng ta hơn nữa để chúng ta được soi sáng bởi gương sáng và lời chứng của ngài. Trong một vài tuần, chúng ta sẽ nói về Thánh Giuse.
Có hơn mười nhân vật trong Kinh thánh mang tên Giuse. Người quan trọng nhất trong số này là con trai của Giacóp và Raken, người, trải qua nhiều thăng trầm, từ một nô lệ trở thành người quan trọng thứ hai ở Ai Cập sau pharaô (x. St 37-50). Tên Giuse trong tiếng Do Thái có nghĩa là "Chúa làm gia tăng, Chúa làm cho nó lớn lên". Đó là một ước muốn, một phước lành được xây dựng trên sự tin tưởng vào ơn quan phòng và đặc biệt nói đến sự sinh thành và lớn lên của trẻ em. Thật vậy, chính cái tên này đã tiết lộ cho chúng ta một khía cạnh thiết yếu trong nhân cách của Thánh Giuse thành Nadarét. Ngài là một người đầy đức tin, tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Mọi hành động của ngài được Tin Mừng thuật lại đều được thi hành với niềm tin chắc chắn rằng Thiên Chúa sẽ “làm cho nó lớn lên”, Thiên Chúa sẽ “gia tăng” nó, Thiên Chúa sẽ “thêm vào”, nghĩa là Thiên Chúa sẽ chu cấp để thực hiện chương trình cứu rỗi của Người. Và, trong điều này, Thánh Giuse thành Nadarét rất giống ông Giuse nước Ai Cập.
Ngay cả những tài liệu tham khảo địa lý chính có nhắc đến Thánh Giuse: Bêlem và Nadarét, cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu con người ngài.
Trong Cựu Ước, thành phố Bêlem (Bethlehem) được gọi bằng tên Beth Lechem, tức là "Nhà của bánh mì", hay còn gọi là Épratha, theo tên bộ tộc định cư trên lãnh thổ đó. Tuy nhiên, trong tiếng Ả Rập, tên này có nghĩa là "Nhà của thịt", có lẽ là do số lượng lớn các đàn cừu và dê trong khu vực. Thực vậy, không phải ngẫu nhiên mà khi Chúa Giêsu sinh ra, các mục đồng là những nhân chứng đầu tiên của biến cố (x. Lc 2: 8-20). Dưới ánh sáng câu chuyện về Chúa Giêsu, những ám chỉ về bánh và thịt ám chỉ mầu nhiệm Thánh Thể: Chúa Giêsu là bánh hằng sống từ trời xuống (x. Ga 6:51). Chính Người sẽ tự nói về mình: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sự sống đời đời” (Ga 6:54).
Bêlem được nhắc đến nhiều lần trong Kinh thánh, bắt đầu từ Sách Sáng thế. Câu chuyện về bà Rút và bà Naômi, được thuật lại trong Sách Rút, một sách nhỏ nhưng tuyệt vời, cũng liên quan đến Bêlem. Bà Rút sinh một người con trai tên là Ôvét, từ ông này, sinh ra Giétse, cha của Vua Đavít. Và chính từ dòng dõi của Đavít mà có Thánh Giuse, cha hợp pháp của Chúa Giêsu. Do đó, về Bêlem, tiên tri Mikha đã báo trước những điều lớn lao: " Phần ngươi, hỡi Bêlem Épratha, ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc Giuđa, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị có sứ mạng thống lãnh Ítraen” (Mk 5: 1). Thánh sử Mátthêu sẽ tiếp nhận lời tiên tri này, ngài sẽ nối kết nó với câu chuyện về Chúa Giêsu cũng như sự ứng nghiệm hiển nhiên của nó.
Quả thật, Con Thiên Chúa không chọn Giêrusalem làm nơi nhập thể, mà là Bêlem và Nadarét, hai làng ngoại vi, cách xa tiếng ồn ào của tin tức và quyền lực thời bấy giờ. Thế mà Giêrusalem là thành phố được Chúa yêu thương (x. Is 62:1-12), là “thành thánh” (Đn 3:28), được Chúa chọn làm nơi cư ngụ (x. Dcr 3:2; Tv 132:13). Và quả thực, đây là nơi cư ngụ của các tiến sĩ Luật, kinh sư và người Pharisiêu, các thượng tế và các kỳ lão trong dân (xem Lc 2:46; Mt 15:1; Mc 3:22; Ga 1:19; Mt 26:3).
Đây là lý do tại sao sự lựa chọn Bêlem và Nadarét cho chúng ta biết rằng vùng ngoại vi và bên lề đều được Thiên Chúa ưu ái. Chúa Giêsu không sinh ra ở Giêrusalem với toàn thể triều đình... không: Người sinh ra ở vùng ngoại ô và sống cả đời mình, tới 30 năm, ở vùng ngoại vi đó, làm thợ mộc, như thánh Giuse. Đối với Chúa Giêsu, những vùng ngoại vi và những người bị gạt ra ngoài lề đều được quí mến hơn. Không coi trọng thực tại này cũng tương tự như không coi trọng Tin Mừng và công trình của Thiên Chúa, những điều tiếp tục tự biểu lộ ở các vùng ngoại vi địa lý và hiện sinh. Chúa luôn luôn hành động bí mật ở ngoại vi, cả trong linh hồn chúng ta, ở ngoại vi của linh hồn, của các cảm xúc, có lẽ cả những cảm xúc khiến chúng ta xấu hổ; nhưng Chúa ở đó để giúp chúng ta tiến về phía trước. Chúa tiếp tục tự tỏ mình ra ở các vùng ngoại vi, cả những vùng ngoại vi địa lý lẫn hiện sinh. Đặc biệt, Chúa Giêsu đi tìm những người tội lỗi, vào nhà họ, nói chuyện với họ, kêu gọi họ hoán cải. Và Người từng bị khiển trách về điều này. Thực vậy, các luật sĩ có lần nói: "Hãy xem kìa, vị Thầy này, hãy nhìn vị Thầy này: Ông ngồi ăn với những kẻ có tội, lây bẩn thỉu, đi tìm những người tuy không làm điều ác nhưng phải chịu đựng hậu quả của nó: người bệnh, người đói, người nghèo, người cùng hết. Chúa Giêsu luôn luôn đi đến các vùng ngoại vi. Và chắc chắn Người phải cho chúng ta rất nhiều tin tưởng về điều đó, vì Chúa biết vùng ngoại vi của trái tim chúng ta, vùng ngoại vi của linh hồn chúng ta, vùng ngoại vi của xã hội chúng ta, thành phố của chúng ta, gia đình của chúng ta, tức là cái phần hơi mù mờ mà chúng ta hay dấu diếm, có lẽ vì xấu hổ.
Về mặt này, xã hội lúc bấy giờ không khác xã hội của chúng ta bao nhiêu. Ngay cả ngày nay vẫn có một trung tâm và một vùng ngoại vi. Và Giáo Hội biết rằng mình được kêu gọi để loan báo tin mừng từ các vùng ngoại vi. Vốn là một thợ mộc xuất thân từ Nadarét và là người tin tưởng vào kế hoạch của Thiên Chúa dành cho vị hôn thê của ngài và cho chính ngài, Thánh Giuse nhắc nhở Giáo hội chú ý đến những gì mà thế giới cố tình phớt lờ. Hôm nay thánh Giuse dạy chúng ta điều này: “Đừng quá nhìn vào những điều thế gian ca tụng, hãy nhìn vào những góc khuất, những bóng tối, hãy nhìn những vùng ngoại vi, những gì thế gian không mong muốn”. Ngài nhắc nhở mỗi người chúng ta phải quý trọng những gì người khác vứt bỏ. Theo nghĩa này, ngài thực sự là một bậc thầy dạy những điều cốt yếu: ngài nhắc nhở chúng ta rằng những gì thực sự có giá trị không thu hút sự chú ý của chúng ta, mà đòi hỏi sự biện phân kiên nhẫn để được khám phá và trân quí. Anh chị em hãy tìm hiểu giá trị của nó. Chúng ta xin ngài cầu bầu để toàn thể Giáo hội có thể phục hồi cái nhìn này, khả năng biện phân này, khả năng đánh giá điều cốt yếu này. Chúng ta ra đi từ Bêlem, chúng ta ra đi từ Nadarét.
Hôm nay, tôi muốn gửi một thông điệp đến tất cả những người đàn ông và đàn bà đang sống ở những vùng ngoại vi địa lý bị lãng quên nhất trên thế giới hoặc những người đang sống trong hoàn cảnh bị gạt ra ngoài lề hiện sinh. Mong các bạn tìm thấy nơi Thánh Giuse một nhân chứng và một người bảo vệ để tìm đến. Chúng ta hãy hướng về ngài với lời cầu nguyện sau đây, một lời cầu nguyện "tự chế" xuất phát từ trái tim:
Lạy thánh Giuse,
ngài luôn tin cậy nơi Chúa,
và ngài đã lựa chọn
được hướng dẫn bởi sự quan phòng của Người,
xin dạy chúng con đừng phụ thuộc quá nhiều vào các dự án của mình,
nhưng vào kế hoạch tình yêu của Người.
Ngài xuất phát từ vùng ngoại ô,
xin giúp chúng con hoán cải cái nhìn của chúng con
và thích những gì thế gian vứt bỏ và gạt sang bên lề.
Xin an ủi những người cảm thấy cô đơn
và hỗ trợ những người đang âm thầm dấn thân
để bảo vệ sự sống và phẩm giá con người. Amen.
Tấm thảm của Đức Thánh Cha Phanxicô quý đến mức hình chụp tấm thảm đã bán được 150,000 Mỹ Kim
Đặng Tự Do
17:12 17/11/2021
Hôm 15 tháng 11, tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, cho biết tấm thảm của Đức Thánh Cha Phanxicô quý đến mức hình chụp tấm thảm, chứ không phải là tấm thảm, chỉ hình chụp thôi, đã bán được 150,000 Mỹ Kim.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Bài báo trên tờ Aleteia có nhan đề “Carpet given to Pope Francis has been turned into non-fungible token (NFT) to help Afghan weavers”, nghĩa là “Tấm thảm tặng cho Đức Thánh Cha Phanxicô đã được mã hoá kỹ thuật số không thể thay thế (NFT) để giúp những người thợ dệt Afghanistan.”
NFT, là chữ viết tắt của non-fungible token, trong trường hợp này nghĩa là tấm ảnh kỹ thuật số có đi kèm các mật mã có thể xác định người chủ đích thực của tấm ảnh.
Bài báo viết như sau:
Một hình ảnh kỹ thuật số của tấm thảm sẽ được bán với giá ước tính 150.000 Mỹ Kim.
Một tấm thảm được trao cho Đức Thánh Cha Phanxicô thực sự là “món quà không ngừng cho đi”.
Vào năm 2016, Sheikh Mohamed bin Zayed Al-Nahyan, thái tử của Abu Dhabi đã tặng cho Đức Thánh Cha một tấm thảm dệt tay nhân chuyến thăm của thái tử tới Vatican.
Bây giờ tấm thảm đó đã trở thành hình ảnh kỹ thuật số NFT, dự kiến sẽ thu về 150,000 đô la khi nó được bán vào cuối tuần này, Mashable.com đưa tin.
Một hình ảnh kỹ thuật số của tấm thảm đã được tạo ra và sẽ được hiển thị trong “một khung vàng trang trí công phu trên canvas kỹ thuật số 65 inch”, tại Abu Dhabi Art tuần này, theo báo cáo.
Tấm thảm được dệt bởi những người phụ nữ Afghanistan và được sản xuất bởi Fatima bint Mohamed bin Zayed, một nhà buôn đồ thủ công từ Afghanistan.
Công ty đã nảy ra ý tưởng bán một bản sao kỹ thuật số của tấm thảm để giúp những người thợ dệt Afghanistan, những người sẽ nhận được 80% số tiền bán được.
Maywand Jabarkhyl, giám đốc điều hành của Fatima Bint Mohamed Bin Zayed cho biết: “Quá trình biến một trong những tấm thảm mang tính biểu tượng nhất của chúng tôi thành NFT là một bước tiến quan trọng cho sáng kiến của chúng tôi”.
“Nó không chỉ cho chúng tôi cơ hội đưa các thiết kế của mình đến với khán giả toàn cầu mà còn mở ra một luồng doanh thu mới, sẽ là vô giá đối với các nghệ nhân của chúng tôi ở Afghanistan, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc khủng hoảng gần đây. Với những tháng mùa đông khắc nghiệt đang đến rất nhanh, số tiền quyên góp được sẽ hướng tới việc cung cấp các mặt hàng cứu trợ cốt lõi cho những người dễ bị tổn thương nhất ở Afghanistan”.
Tấm thảm ban đầu, có kích thước 9 nhân 6 ft hay 2.7m nhân 1.8m, vẫn thuộc quyền sở hữu của Giáo hoàng Francis. Người mua NFP, ngoài việc nhận được một bản sao kỹ thuật số của tấm thảm được lồng vào khung, sẽ mang về nhà một bản sao của tấm thảm, có kích thước bằng 2 phần 3 của tấm thảm thật sự.
Source:Aleteia
Tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích giải thích thêm về lý do của Tự Sắc Traditionis Custodes
Đặng Tự Do
17:13 17/11/2021
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Thụy Sĩ nói tiếng Ý, phát sóng ngày 14 tháng 11, Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche nói rằng “hình thức bình thường của việc cử hành Nghi thức Rôma được tìm thấy trong những tài liệu đã được công bố kể từ Công đồng Vatican II.”
Đức Tổng Giám Mục Roche nhận định rằng, trên hết, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã đưa ra các nhượng bộ “để khuyến khích những người theo Đức Tổng Giám Mục Lefebvre, quay trở lại hiệp nhất với Giáo hội”
“Rõ ràng là Tự Sắc Traditionis Custodes đang nói: OK, thử nghiệm này không hoàn toàn thành công. Và vì vậy, chúng ta hãy quay trở lại những gì Công đồng Vatican II yêu cầu đối với Giáo hội”.
Tự Sắc Traditionis Custodes, có hiệu lực vào ngày 16 tháng 7, là ngày được công bố, nhấn mạnh rằng một giám mục có “thẩm quyền duy nhất” trong việc cho phép thánh lễ Latinh truyền thống trong giáo phận của ngài.
Tuy nhiên Tự Sắc cũng đặt ra trách nhiệm đối với các Giám Mục mà trong giáo phận của ngài đã có một hoặc nhiều nhóm dâng Thánh lễ dưới hình thức ngoại thường, buộc các Giám Mục phải bảo đảm rằng các nhóm này không phủ nhận hiệu lực của Công đồng Vatican II và Huấn quyền.
Các Giám Mục được hướng dẫn chỉ định một hoặc nhiều địa điểm nơi các tín hữu gắn bó với Thánh lễ Latinh Truyền thống có thể tụ họp để cử hành thánh thể. Tuy nhiên, không phải ở các nhà thờ giáo xứ và không được xây dựng thêm các giáo xứ tòng nhân mới.
Trong một bức thư gửi các giám mục trên thế giới giải thích quyết định của mình, Đức Thánh Cha nói rằng ngài cảm thấy buộc phải hành động vì việc sử dụng Sách Lễ năm 1962 “thường được đặc trưng bởi sự từ chối không chỉ cải cách phụng vụ, mà còn của chính Công đồng Vatican II, tuyên bố, với những khẳng định vô căn cứ và không thể biện minh được, rằng Công Đồng đã phản bội Truyền thống và 'Giáo hội chân chính.'
Tự Sắc Traditionis Custodes đã thực hiện những thay đổi đáng kể đối với Tự Sắc Summorum Pontificum, vào năm 2007 của Đức Bênêđíctô thừa nhận quyền của tất cả các linh mục được cử hành Thánh lễ bằng Sách lễ Rôma năm 1962.
Thánh lễ sử dụng Sách lễ năm 1962 được biết đến với nhiều hình thức khác nhau như là hình thức ngoại thường của Nghi thức Rôma, Thánh lễ Tridentinô, và Thánh lễ Latinh truyền thống.
Thánh Giáo Hoàng Đức Gioan Phaolô II đã viết tông thư Ecclesia Dei vào năm 1988, sau khi Tổng Giám Mục Lefebvre tấn phong 4 giám mục mà không được phép của Tòa thánh. Đức Tổng Giám Mục Lefebvre, đặt trụ sở Huynh Đoàn Thánh Piô X ở Écône, Thụy Sĩ, đã bị vạ tuyệt thông cùng với bốn giám mục.
Đức Bênêđíctô đã dỡ bỏ vạ tuyệt thông đối với bốn giám mục được tấn phong bất hợp pháp vào năm 2009, nhiều năm sau cái chết của Đức Tổng Giám Mục Lefebvre, như một phần trong nỗ lực của ngài để đưa Huynh Đoàn Thánh Piô X trở lại hiệp thông với Giáo Hội. Cho đến nay, Huynh Đoàn Thánh Piô X vẫn tiếp tục ở trong trạng thái không hiệp thông với Giáo Hội.
Trong phần bình luận của ngài với chương trình truyền hình Thụy Sĩ, Đức Tổng Giám Mục Roche nói rằng cải cách phụng vụ được đa số giám mục tham dự Công đồng Vatican II mong muốn, đã diễn ra tại Rôma từ năm 1962 đến năm 1965.
“Và chúng ta phải nhớ rằng cải cách phụng vụ không phải là ý muốn của giáo hoàng. Đây là ý muốn của đại đa số các giám mục trong Giáo Hội Công Giáo, những người đã được tập hợp lại với nhau trong công đồng đại kết lần thứ 21.”
Vị tổng giám mục 71 tuổi người Anh nói thêm: “Những gì được đưa ra vào năm 1570 là hoàn toàn phù hợp với thời điểm đó. Những gì được đưa ra trong thời đại này cũng hoàn toàn phù hợp với thời đại này”.
Năm 1570 là khi Đức Giáo Hoàng Piô V ban hành tông hiến Quo primum, quy định rằng việc sử dụng Sách lễ Rôma sửa đổi là bắt buộc trong toàn Giáo hội phương Tây, với một số ngoại lệ. Đức Piô V đã thực hiện các bước theo Công đồng Trent, từ đó bắt nguồn thuật ngữ thánh lễ Tridentinô.
Source:Catholic News Agency
Diễn biến bất ngờ: Các Giám Mục Hoa Kỳ bỏ phiếu áp đảo thông qua văn kiện về bí tích Thánh Thể
Đặng Tự Do
17:16 17/11/2021
Hôm Thứ Tư 17 tháng 11, các giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã biểu quyết áp đảo để thông qua một văn kiện mới về Thánh Thể nêu bật vai trò không thể thiếu của Tiệc Thánh trong đời sống của Giáo Hội.
Cuộc bỏ phiếu diễn ra trong khuôn khổ phiên khoáng đại mùa thu của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ ở Baltimore, với tỷ số 222 phiếu thuận, 8 phiếu chống, và 3 phiếu trắng.
Việc bỏ phiếu được tiến hành theo hình thức bỏ phiếu kín và được thực hiện bằng phương thức điện tử. Chỉ cần hai phần ba là cần thiết để thông qua tài liệu.
Văn kiện mới về Thánh Thể là sản phẩm của nhiều tháng tranh luận và sửa đổi. Văn bản cuối cùng tránh mọi tham chiếu công khai về việc liệu các giám mục và linh mục có nên từ chối việc rước lễ đối với các nhân vật công cộng cụ thể như ông Joe Biden và bà Nancy Pelosi, là những người đi ngược với giáo huấn Công Giáo về phá thai và các vấn đề đạo đức khác hay không.
Thay vào đó, tài liệu này nhằm mục đích bắt đầu một sự nhấn mạnh mới trong việc dạy giáo lý cho người Công Giáo về ý nghĩa và tầm quan trọng của Bí tích Thánh Thể, để đáp lại điều mà nhiều giám mục coi là sự suy giảm đáng lo ngại về niềm tin vào bí tích là sự hiện diện thực sự của Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô.
Trong một cuộc phỏng vấn với CNA trước cuộc bỏ phiếu, Đức Tổng Giám Mục Samuel Aquila của Denver giải thích rằng tài liệu này nhằm “trình bày sự hiểu biết rõ ràng về các giáo huấn của Giáo hội nhằm nâng cao nhận thức của các tín hữu về cách Bí tích Thánh Thể có thể biến đổi cuộc sống của chúng ta và đưa chúng ta đến gần hơn với Đấng tạo ra chúng ta và gần hơn với cuộc sống mà Ngài mong muốn nơi chúng ta”.
Ngoài việc phê duyệt tài liệu, có tiêu đề “Mầu nhiệm Thánh Thể trong Đời sống Giáo hội,” các giám mục đã thông qua một kế hoạch chiến lược cho một chiến dịch phục hưng Thánh thể kéo dài ba năm. Số phiếu bầu là 201 phiếu ủng hộ chiến dịch phục hưng, 17 phiếu chống, và 5 phiếu trắng. Sáng kiến này bao gồm việc phát triển các tài liệu giảng dạy mới, đào tạo cho các lãnh đạo giáo phận và giáo xứ, ra mắt trang web chuyên về phục hưng Thánh Thể, và triển khai một đội đặc biệt gồm 50 linh mục sẽ đi khắp đất nước để rao giảng về Bí tích Thánh Thể.
Chiến dịch sẽ lên đến đỉnh điểm với Đại hội Thánh Thể Quốc gia vào tháng 7 năm 2024 tại Indianapolis, Đức Cha Andrew H. Cozzens của Crookston, Minnesota. Đức Cha Cozzens, người đang lãnh đạo nỗ lực phục hưng với tư cách là chủ tịch Ủy ban Phúc âm hóa và Dạy giáo lý của USCCB, cho biết đại hội sẽ là đại hội đầu tiên thuộc loại này ở Hoa Kỳ trong gần 50 năm qua. Đức Cha Cozzens cho biết hôm thứ Tư rằng trước đây, các sự kiện thánh thể quốc gia như vậy được tổ chức mỗi thập kỷ một lần.
“Tôi thấy đây thực sự là một cuộc hội tụ tuyệt vời của các sự kiện, dẫn dắt chúng ta từ sự phục hưng Thánh Thể đến Đại hội Thánh Thể. Tôi sẵn sàng lên tiếng ủng hộ nó một cách mạnh mẽ”, Đức Cha James D. Conley của Lincoln, Nebraska nói.
“Tôi nghĩ rằng chúng ta đang ở trên đỉnh cao và bên bờ vực của một điều gì đó thực sự có tác động và tuyệt vời đối với Giáo hội ở Hoa Kỳ. Tôi nghĩ đây có thể là thứ chúng ta cần.”
Các giám mục đã tổ chức một phiên họp điều hành kín vào thứ Hai để cho phép thảo luận sâu hơn về tài liệu. Một số giám mục phát biểu trong cuộc thảo luận ngắn trước cuộc bỏ phiếu về tài liệu về Bí tích Thánh Thể chỉ đề xuất những thay đổi nhỏ đối với cách diễn đạt của một số đoạn văn, nhưng không có đề nghị nào được chấp thuận.
Hai phần của tài liệu về Bí tích Thánh Thể dài 30 trang là “Quà tặng”, xoay quanh Bí tích Thánh Thể như một món quà từ Chúa Kitô qua sự nhập thể, cái chết và sự phục sinh của Ngài, và “Lời đáp của chúng ta”, tập trung vào lòng biết ơn đối với món quà Bí tích Thánh Thể, vai trò của giáo dân liên quan đến việc lãnh nhận Bí tích Thánh Thể, và tầm quan trọng của Bí tích Thánh Thể trong việc hoán cải.
Tài liệu viết: “Chúa đồng hành với chúng ta theo nhiều cách, nhưng không gì sâu sắc bằng khi chúng ta gặp Người trong Bí tích Thánh Thể”.
“Khi chúng ta Rước Lễ, Chúa Kitô đang hiến mình cho chúng ta. Người đến với tất cả chúng ta trong sự khiêm nhường, như Người đã đến với chúng ta trong mầu nhiệm Nhập thể, để chúng ta đón nhận Người và nên một với Người”.
Mặc dù tài liệu không cung cấp bất kỳ tiêu chuẩn nào để từ chối bí tích Thánh Thể đối với một người không hiệp thông với giáo huấn của Giáo hội, nhưng văn bản giải thích sự khác biệt giữa tội nhẹ và tội trọng, và nói rằng một người Công Giáo trong tình trạng tội trọng không nên lãnh nhận Bí tích Thánh Thể cho đến khi họ đã đi đến tòa Giải tội và nhận được ơn xá giải.
“Mặc dù tất cả những thất bại của chúng ta trong việc làm điều đúng đều làm tổn hại đến sự hiệp thông của chúng ta với Thiên Chúa và với nhau, nhưng chúng thuộc các loại khác nhau, phản ánh mức độ nghiêm trọng khác nhau,” tài liệu viết.
“Tuy nhiên, có một số tội lỗi đã phá vỡ sự hiệp thông của chúng ta với Thiên Chúa và Giáo hội”.
“Như Giáo Hội đã dạy một cách nhất quán, một người rước lễ trong tình trạng mắc tội trọng không những không nhận được ân sủng của Tiệc Thánh, mà còn phạm tội báng bổ do không thể hiện sự tôn kính Mình và Máu Thánh Chúa Kitô”
Tài liệu nói rằng “việc rước lễ đòi hỏi sự hiệp thông của một người với Giáo hội trong chiều kích hữu hình này,” và trình bày lại văn bản của tài liệu năm 2006 từ các giám mục liên quan đến người Công Giáo trong đời sống công cộng.
“Nếu một người Công Giáo trong đời sống cá nhân hoặc nghề nghiệp của mình cố ý và cố chấp bác bỏ các giáo lý đã xác định của Giáo hội, hoặc cố ý và cố chấp từ chối giáo huấn dứt khoát của Giáo Hội về các vấn đề luân lý, thì người đó đánh mất nghiêm trọng sự hiệp thông của mình với Giáo hội.”
“Việc rước lễ trong hoàn cảnh như vậy, sẽ không phù hợp với bản chất của việc cử hành Thánh Thể, vì vậy người đó đừng lên rước lễ.”
Source:Catholic News AgencyHow did the bishops vote on the Eucharist document? Here's the latest
Cuộc bỏ phiếu diễn ra trong khuôn khổ phiên khoáng đại mùa thu của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ ở Baltimore, với tỷ số 222 phiếu thuận, 8 phiếu chống, và 3 phiếu trắng.
Việc bỏ phiếu được tiến hành theo hình thức bỏ phiếu kín và được thực hiện bằng phương thức điện tử. Chỉ cần hai phần ba là cần thiết để thông qua tài liệu.
Văn kiện mới về Thánh Thể là sản phẩm của nhiều tháng tranh luận và sửa đổi. Văn bản cuối cùng tránh mọi tham chiếu công khai về việc liệu các giám mục và linh mục có nên từ chối việc rước lễ đối với các nhân vật công cộng cụ thể như ông Joe Biden và bà Nancy Pelosi, là những người đi ngược với giáo huấn Công Giáo về phá thai và các vấn đề đạo đức khác hay không.
Thay vào đó, tài liệu này nhằm mục đích bắt đầu một sự nhấn mạnh mới trong việc dạy giáo lý cho người Công Giáo về ý nghĩa và tầm quan trọng của Bí tích Thánh Thể, để đáp lại điều mà nhiều giám mục coi là sự suy giảm đáng lo ngại về niềm tin vào bí tích là sự hiện diện thực sự của Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô.
Trong một cuộc phỏng vấn với CNA trước cuộc bỏ phiếu, Đức Tổng Giám Mục Samuel Aquila của Denver giải thích rằng tài liệu này nhằm “trình bày sự hiểu biết rõ ràng về các giáo huấn của Giáo hội nhằm nâng cao nhận thức của các tín hữu về cách Bí tích Thánh Thể có thể biến đổi cuộc sống của chúng ta và đưa chúng ta đến gần hơn với Đấng tạo ra chúng ta và gần hơn với cuộc sống mà Ngài mong muốn nơi chúng ta”.
Ngoài việc phê duyệt tài liệu, có tiêu đề “Mầu nhiệm Thánh Thể trong Đời sống Giáo hội,” các giám mục đã thông qua một kế hoạch chiến lược cho một chiến dịch phục hưng Thánh thể kéo dài ba năm. Số phiếu bầu là 201 phiếu ủng hộ chiến dịch phục hưng, 17 phiếu chống, và 5 phiếu trắng. Sáng kiến này bao gồm việc phát triển các tài liệu giảng dạy mới, đào tạo cho các lãnh đạo giáo phận và giáo xứ, ra mắt trang web chuyên về phục hưng Thánh Thể, và triển khai một đội đặc biệt gồm 50 linh mục sẽ đi khắp đất nước để rao giảng về Bí tích Thánh Thể.
Chiến dịch sẽ lên đến đỉnh điểm với Đại hội Thánh Thể Quốc gia vào tháng 7 năm 2024 tại Indianapolis, Đức Cha Andrew H. Cozzens của Crookston, Minnesota. Đức Cha Cozzens, người đang lãnh đạo nỗ lực phục hưng với tư cách là chủ tịch Ủy ban Phúc âm hóa và Dạy giáo lý của USCCB, cho biết đại hội sẽ là đại hội đầu tiên thuộc loại này ở Hoa Kỳ trong gần 50 năm qua. Đức Cha Cozzens cho biết hôm thứ Tư rằng trước đây, các sự kiện thánh thể quốc gia như vậy được tổ chức mỗi thập kỷ một lần.
“Tôi thấy đây thực sự là một cuộc hội tụ tuyệt vời của các sự kiện, dẫn dắt chúng ta từ sự phục hưng Thánh Thể đến Đại hội Thánh Thể. Tôi sẵn sàng lên tiếng ủng hộ nó một cách mạnh mẽ”, Đức Cha James D. Conley của Lincoln, Nebraska nói.
“Tôi nghĩ rằng chúng ta đang ở trên đỉnh cao và bên bờ vực của một điều gì đó thực sự có tác động và tuyệt vời đối với Giáo hội ở Hoa Kỳ. Tôi nghĩ đây có thể là thứ chúng ta cần.”
Các giám mục đã tổ chức một phiên họp điều hành kín vào thứ Hai để cho phép thảo luận sâu hơn về tài liệu. Một số giám mục phát biểu trong cuộc thảo luận ngắn trước cuộc bỏ phiếu về tài liệu về Bí tích Thánh Thể chỉ đề xuất những thay đổi nhỏ đối với cách diễn đạt của một số đoạn văn, nhưng không có đề nghị nào được chấp thuận.
Hai phần của tài liệu về Bí tích Thánh Thể dài 30 trang là “Quà tặng”, xoay quanh Bí tích Thánh Thể như một món quà từ Chúa Kitô qua sự nhập thể, cái chết và sự phục sinh của Ngài, và “Lời đáp của chúng ta”, tập trung vào lòng biết ơn đối với món quà Bí tích Thánh Thể, vai trò của giáo dân liên quan đến việc lãnh nhận Bí tích Thánh Thể, và tầm quan trọng của Bí tích Thánh Thể trong việc hoán cải.
Tài liệu viết: “Chúa đồng hành với chúng ta theo nhiều cách, nhưng không gì sâu sắc bằng khi chúng ta gặp Người trong Bí tích Thánh Thể”.
“Khi chúng ta Rước Lễ, Chúa Kitô đang hiến mình cho chúng ta. Người đến với tất cả chúng ta trong sự khiêm nhường, như Người đã đến với chúng ta trong mầu nhiệm Nhập thể, để chúng ta đón nhận Người và nên một với Người”.
Mặc dù tài liệu không cung cấp bất kỳ tiêu chuẩn nào để từ chối bí tích Thánh Thể đối với một người không hiệp thông với giáo huấn của Giáo hội, nhưng văn bản giải thích sự khác biệt giữa tội nhẹ và tội trọng, và nói rằng một người Công Giáo trong tình trạng tội trọng không nên lãnh nhận Bí tích Thánh Thể cho đến khi họ đã đi đến tòa Giải tội và nhận được ơn xá giải.
“Mặc dù tất cả những thất bại của chúng ta trong việc làm điều đúng đều làm tổn hại đến sự hiệp thông của chúng ta với Thiên Chúa và với nhau, nhưng chúng thuộc các loại khác nhau, phản ánh mức độ nghiêm trọng khác nhau,” tài liệu viết.
“Tuy nhiên, có một số tội lỗi đã phá vỡ sự hiệp thông của chúng ta với Thiên Chúa và Giáo hội”.
“Như Giáo Hội đã dạy một cách nhất quán, một người rước lễ trong tình trạng mắc tội trọng không những không nhận được ân sủng của Tiệc Thánh, mà còn phạm tội báng bổ do không thể hiện sự tôn kính Mình và Máu Thánh Chúa Kitô”
Tài liệu nói rằng “việc rước lễ đòi hỏi sự hiệp thông của một người với Giáo hội trong chiều kích hữu hình này,” và trình bày lại văn bản của tài liệu năm 2006 từ các giám mục liên quan đến người Công Giáo trong đời sống công cộng.
“Nếu một người Công Giáo trong đời sống cá nhân hoặc nghề nghiệp của mình cố ý và cố chấp bác bỏ các giáo lý đã xác định của Giáo hội, hoặc cố ý và cố chấp từ chối giáo huấn dứt khoát của Giáo Hội về các vấn đề luân lý, thì người đó đánh mất nghiêm trọng sự hiệp thông của mình với Giáo hội.”
“Việc rước lễ trong hoàn cảnh như vậy, sẽ không phù hợp với bản chất của việc cử hành Thánh Thể, vì vậy người đó đừng lên rước lễ.”
Source:Catholic News Agency
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh vương quốc Chúa Kitô - LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
11:00 17/11/2021
Hình ảnh vương quốc Chúa Kitô
Quan tổng trấn Pilatus thẩm vấn Chúa Kitô Giesu: Ông có phải là vua không?
Và Chúa Kitô Giêsu trả lời ngay: Ông nói đúng. Tôi là vua. Tôi sinh ra và đến trong trần gian này chỉ để làm chứng về chân lý. Ai thuộc về chân lý thì nghe tiếng tôi.
Như vậy vương quốc hay quốc gia đất nước của Chúa Kitô Giesu là gì vậy?
Quan tổng trấn Pntius Pilatus là vị công chức cao cấp dưới triều đại hoàng đế Tiberius ( 42 trước Chúa giáng sinh – 37 sau Chúa giáng sinh) của đế quốc Roma. Vị công chức cao cấp này được hòang đế cử sai đến vùng Judea nước Do Thái làm quan toàn quyền lo việc hành chánh đại diện cho nhà vua của đế quốc Roma. Pontius Pilatus làm tổng trấn mjền Judea đến năm 36 sau Chúa giáng sinh.
Miền vùng Judea theo sử gia Flavius Josephus ( 37-100) của Do Thái thời đó có nhiều biến chuyển chống đối nhất trong đế quốc Roma thời đó.
Trong thời gian Pilatus làm tổng trấn cùng trong vùng trách nhiệm lãnh thổ đại diện cho hoàng đế Roma xảy ra vụ án xét xử Chúa Kitô Giesu.
Đây là một vụ án khó khăn: Thầy cả thượng phẩm Caipha đạo Do Thái lúc thời đó kiện Chúa Kito Giesu là bội phản nguy hiểm và đứng đầu chống đối xúi dục nổi dậy. Vì Chúa Kitô Giesu tự xưng mình là vua dân Do Thái. Và như thế hệ luận sau cùng cũng đưa đến tình trạng nguy hiểm cho hoàng đế, theo như họ lý luận trình bày.
Pontius Pilatus lo ngại sự chống đối nổi lọan, nên tìm cách lèo lái chuyển tất cả vụ việc này sang bên luật pháp của Do Thái giáo.
Nhưng ông đã thất bại với ý định việc làm đó. Và Pontius Pilatus, vì là người đại diện cao cấp nhất của quyền hành trần thế của đế quốc Roma, đã trở thành vị quan tòa xử án Chúa Kitô Giesu.
Kinh thánh thuật lại điểm chính yếu của phiên tòa xử vụ án với lời qủa quyết của bị cáo Kitô Giesu trước toà không có ai bênh vực chống đỡ: Tôi là vua. Nhưng vương quốc tôi không thuộc về trần gian này.
Lời qủa quyết của Chúa Kitô Giesu như thế không đơn giản dừng lại nơi đó. Nhưng cuộc gặp gỡ giữa Chúa Kitô Giesu và Pilatus đã trở thành điểm đụng độ nhau. Hai thái cực trần gian và tinh thần thiêng liêng tương phản ngược chiều với nhau.
Pilatus đã nhận ra sự tương phản ngược chiều với Chúa Kitô Giesu qua lời xác quyết: Vương quốc tôi không thuộc về trần gian này. Như thế Pilatus không còn là vị thẩm phán xét xử nữa, nhưng chính là bị cáo Kitô Giesu, người đã đưa ra câu đối diện lại.
Chúa Kitô Giesu đã đưa ra lập luận “ngài đến trong trần gian là nhân chứng cho chân lý. Ai thuộc về chân lý thì nghe tiếng tôi.
Quan thẩm phán Pilatus không hiểu cùng làm ngơ lời xác quyết của Chúa Kitô Giesu về chân lý. Nên ông đã cho hành quyết như dân chúng lúc đó đòi hỏi: đóng đinh vào thập gía.
Sau cùng chính Pilatus đã cho viết bản bản án cho treo vào thập gía: Giesu thành Nazareth, vua dân Do Thái. ( Ga19,19)
Vương quốc của Chúa Kitô Giesu không là quyền hành uy lực. Vương quốc của Thiên Chúa không là lãnh thổ đất nước cũng không là quyền hành chính trị thống trị.
Vương quốc của Thiên Chúa trải rộng là một nền văn hóa đức tin, một không gian sự sống cho con người, nơi đó tình yêu là trung tâm cho đời sống hôm nay và ngày mai.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Quan tổng trấn Pilatus thẩm vấn Chúa Kitô Giesu: Ông có phải là vua không?
Và Chúa Kitô Giêsu trả lời ngay: Ông nói đúng. Tôi là vua. Tôi sinh ra và đến trong trần gian này chỉ để làm chứng về chân lý. Ai thuộc về chân lý thì nghe tiếng tôi.
Như vậy vương quốc hay quốc gia đất nước của Chúa Kitô Giesu là gì vậy?
Quan tổng trấn Pntius Pilatus là vị công chức cao cấp dưới triều đại hoàng đế Tiberius ( 42 trước Chúa giáng sinh – 37 sau Chúa giáng sinh) của đế quốc Roma. Vị công chức cao cấp này được hòang đế cử sai đến vùng Judea nước Do Thái làm quan toàn quyền lo việc hành chánh đại diện cho nhà vua của đế quốc Roma. Pontius Pilatus làm tổng trấn mjền Judea đến năm 36 sau Chúa giáng sinh.
Miền vùng Judea theo sử gia Flavius Josephus ( 37-100) của Do Thái thời đó có nhiều biến chuyển chống đối nhất trong đế quốc Roma thời đó.
Trong thời gian Pilatus làm tổng trấn cùng trong vùng trách nhiệm lãnh thổ đại diện cho hoàng đế Roma xảy ra vụ án xét xử Chúa Kitô Giesu.
Đây là một vụ án khó khăn: Thầy cả thượng phẩm Caipha đạo Do Thái lúc thời đó kiện Chúa Kito Giesu là bội phản nguy hiểm và đứng đầu chống đối xúi dục nổi dậy. Vì Chúa Kitô Giesu tự xưng mình là vua dân Do Thái. Và như thế hệ luận sau cùng cũng đưa đến tình trạng nguy hiểm cho hoàng đế, theo như họ lý luận trình bày.
Pontius Pilatus lo ngại sự chống đối nổi lọan, nên tìm cách lèo lái chuyển tất cả vụ việc này sang bên luật pháp của Do Thái giáo.
Nhưng ông đã thất bại với ý định việc làm đó. Và Pontius Pilatus, vì là người đại diện cao cấp nhất của quyền hành trần thế của đế quốc Roma, đã trở thành vị quan tòa xử án Chúa Kitô Giesu.
Kinh thánh thuật lại điểm chính yếu của phiên tòa xử vụ án với lời qủa quyết của bị cáo Kitô Giesu trước toà không có ai bênh vực chống đỡ: Tôi là vua. Nhưng vương quốc tôi không thuộc về trần gian này.
Lời qủa quyết của Chúa Kitô Giesu như thế không đơn giản dừng lại nơi đó. Nhưng cuộc gặp gỡ giữa Chúa Kitô Giesu và Pilatus đã trở thành điểm đụng độ nhau. Hai thái cực trần gian và tinh thần thiêng liêng tương phản ngược chiều với nhau.
Pilatus đã nhận ra sự tương phản ngược chiều với Chúa Kitô Giesu qua lời xác quyết: Vương quốc tôi không thuộc về trần gian này. Như thế Pilatus không còn là vị thẩm phán xét xử nữa, nhưng chính là bị cáo Kitô Giesu, người đã đưa ra câu đối diện lại.
Chúa Kitô Giesu đã đưa ra lập luận “ngài đến trong trần gian là nhân chứng cho chân lý. Ai thuộc về chân lý thì nghe tiếng tôi.
Quan thẩm phán Pilatus không hiểu cùng làm ngơ lời xác quyết của Chúa Kitô Giesu về chân lý. Nên ông đã cho hành quyết như dân chúng lúc đó đòi hỏi: đóng đinh vào thập gía.
Sau cùng chính Pilatus đã cho viết bản bản án cho treo vào thập gía: Giesu thành Nazareth, vua dân Do Thái. ( Ga19,19)
Vương quốc của Chúa Kitô Giesu không là quyền hành uy lực. Vương quốc của Thiên Chúa không là lãnh thổ đất nước cũng không là quyền hành chính trị thống trị.
Vương quốc của Thiên Chúa trải rộng là một nền văn hóa đức tin, một không gian sự sống cho con người, nơi đó tình yêu là trung tâm cho đời sống hôm nay và ngày mai.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
VietCatholic TV
Linh mục Mỹ: Tôi nghe thấy tiếng nói của Sa tan và bị thương. Các Kitô Hữu ở Thánh Địa bị chèn ép
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:34 17/11/2021
1. Hôm nay tôi nghe thấy tiếng nói của Satan
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #163: Today I heard Satan's Voice”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 163. Hôm nay tôi nghe thấy tiếng nói của Satan”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy
Hôm nay, đứng trước mặt tôi là một người đàn ông giận dữ. Ông ta tin rằng mình đang bị đối xử tệ bạc. Tôi choáng váng trước sự tức giận và bạo lực trong giọng nói của ông ta. Ông ta xuyên tạc lời nói và hành động của những người xung quanh, và đáp lại bằng sự ngạo mạn và coi thường. Chỉ cần nghe ông ta nói, tôi đã cảm thấy bị thương.
Tôi nhận ra giọng nói. Khi ma quỷ xuất hiện giữa một lễ trừ tà, sự hiện diện của chúng là không thể nhầm lẫn. Ánh mắt của chúng đầy sát khí. Sự thù hận và kiêu ngạo là tiếng nói của chúng có thể sờ thấy được. Trái tim của chúng đen hơn bất kỳ bóng tối nào mà chúng ta biết. Sự xấu xí thực sự do tội lỗi, dù là do ma quỷ hay con người gây ra, không thể nói thành lời.
Trong cuộc sống này, dựa trên sự lựa chọn của chúng ta, chúng ta đã bắt đầu thấy thiên đường hoặc địa ngục. Trong cuốn ‘Đối Thoại’, Thánh Catêrina thành Siena kể lại rằng Chúa nói với thánh nữ rằng các linh hồn nhận được “tiền bạc dành dụm” cho đời sau khi vẫn còn ở trên trái đất này. Những người làm điều ác đã kiếm được “tiền âm phủ”, trong khi các tôi tớ của Chúa “nếm được tiền của sự sống đời đời.”
Ngay trong cuộc đời này, chúng ta bắt đầu hát bài hát của thiên thần, hoặc chúng ta bắt đầu thịnh nộ cùng với ác quỷ. Trong Nghi thức trừ tà Trisagion- “Thánh, Thánh, Thánh.” Đó là bài hát của các thiên thần ca tụng Thiên Chúa mà các ác quỷ không chịu hát (Kh 4: 8). Các nhà trừ tà nhận thấy đây là một khoảnh khắc mạnh mẽ trong một buổi trừ tà và thường lặp lại những lời này nhiều lần. Chỉ cần nghe những lời nói thôi cũng là một cực hình đối với lũ quỷ.
Càng ở lâu trong chức vụ trừ tà này, tôi càng nhạy cảm với sự hiện diện của thiên thần và ma quỷ. Tôi tạm thời bị thương bởi những cuộc chạm trán đen tối với ác quỷ. Nhưng hàng ngày, tôi cảm thấy phấn khởi bởi rất nhiều người đến với tôi bằng các cử chỉ tử tế và lời nói quan tâm.
Source:Catholic Exorcism
2. Dự luật của Tây Ban Nha hình sự hóa việc cầu nguyện gần các phòng khám phá thai được coi là 'mối nguy hiểm đối với nền dân chủ'
Một giám đốc quốc tế của phong trào 40 Ngày Vì Sự Sống cho rằng một dự luật do Đảng Công nhân Xã hội Chủ nghĩa Tây Ban Nha cầm quyền đề xuất là một “mối đe dọa đối với nền dân chủ”. Theo dự luật này, những ai cầu nguyện trước các phòng khám phá thai được kể là có hành vi “quấy rối” phụ nữ và bị trừng phạt theo luật hình sự.
Tomislav Cunovic, giám đốc của 40 Ngày Vì Sự Sống, nói với ACI Prensa, hãng thông tấn tiếng Tây Ban Nha của CNA, rằng “quyền cơ bản mà mọi người có thể ra đường, gặp gỡ và bày tỏ ý kiến của mình” đang bị chà đạp.
“Luật mới này hình sự hóa những tụ tập và cầu nguyện hòa bình trước các phòng khám phá thai. Luật này can thiệp vào các quyền và tự do cơ bản đã được bảo đảm bởi Hiến pháp Tây Ban Nha và các công ước quốc tế, chẳng hạn như Công ước Âu Châu về Nhân quyền”
“Những người tham gia 40 Ngày Vì Sự Sống cầu nguyện một cách hòa bình, họ không nói chuyện với phụ nữ mang thai, cũng như những người làm việc trong phòng khám”.
Tomislav Cunovic giải thích rằng mặc dù với dự luật này, “có vẻ như họ muốn bảo vệ phụ nữ mang thai, nhưng không ai nói về những đứa trẻ chưa sinh ra, những người cũng phải được bảo vệ bởi vì họ có quyền được sống, họ có nhân phẩm”.
Hình phạt cho hành vi bị coi là quấy rối sẽ bao gồm các án tù từ ba tháng đến một năm, hoặc phục vụ cộng đồng từ 31 đến 80 ngày. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, một cá nhân cũng có thể bị cấm ra khỏi một địa điểm cụ thể từ sáu tháng đến ba năm.
Khi trình bày các động cơ để đưa ra dự luật, Đảng Công nhân Xã hội Chủ nghĩa Tây Ban Nha đã mô tả việc cầu nguyện hòa bình là các hành vi “quấy rối” tại các phòng khám phá thai, “tiếp cận phụ nữ với các bức ảnh liên quan đến bào thai và những tuyên bố chống phá thai… mục tiêu là để phụ nữ thay đổi quyết định của họ thông qua ép buộc, đe dọa và quấy rối”.
Nhóm nghị sĩ xã hội chủ nghĩa cho biết họ “coi việc bảo đảm một vùng an toàn là điều cần thiết” xung quanh các phòng khám phá thai.
Cunovic gọi dự luật này là “phóng đại” vì “nó can thiệp quá nhiều vào các quyền và không rõ ràng vì nó không phù hợp với các khái niệm cụ thể, mà là để lại rất nhiều chỗ trống”.
“Không rõ ràng những gì bị cấm, nó cho phép cảnh sát hình sự hóa mọi người,” ông nói.
Ngoài ra, Cunovic cho biết dự luật này nhằm mục đích “đe dọa những người cầu nguyện bằng một thứ chiến tranh tâm lý” bởi vì “trước đây bạn chỉ ngòi tù khi làm một điều sai trái khách quan, nhưng giờ đây nó đi vào mức độ chủ quan, nếu ai đó cảm thấy bị xúc phạm thì bạn sẽ bị trừng phạt”.
“Những người đang cầu nguyện trên đường phố không được chạm vào hoặc nói chuyện với những người phụ nữ. Họ chỉ lặng lẽ cầu nguyện, nhưng luật này nói rằng các phụ nữ đến pha thai có thể cảm thấy không vui về sự hiện diện của họ. Như thế, người ta đang đi vào một lĩnh vực chủ quan và khó hiểu, bởi vì chúng ta đang đối phó với một tác phẩm hư cấu: chỉ cái nhìn của bạn có thể khiến tôi cảm thấy không vui, và vì tôi không vui thì bạn phải ngồi tù. Thật quá vô lý!”
Source:Catholic News Agency
3. Các Kitô Hữu ở Thánh Địa bị ngăn cản thành công
Một nghiên cứu mới được công bố nhận định rằng: Cuộc sống ở Trung Đông có thể được cải thiện đáng kể đối với hầu hết mọi người nếu các tín hữu Kitô sống ở đó có cơ hội lớn hơn để thể hiện tài năng của họ.
Theo nghiên cứu của Đại học Birmingham, Anh, các tín hữu Kitô sống ở Thánh địa phải đối mặt với những thách thức đáng kể, chẳng hạn như hệ thống thị thực không công bằng ở Israel.
Nghiên cứu cho thấy cộng đồng cũng đang gặp thách thức bởi bạo lực, di cư và thiếu đầu tư.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cộng đồng Kitô giáo ở Israel, Jordan và Palestine đóng góp rộng rãi trong việc xây dựng xã hội dân sự với các công ty khởi nghiệp mới, thành tích xuất sắc trong giáo dục, y tế và các lĩnh vực nhân đạo khác.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận thấy rằng các tín hữu Kitô báo cáo bị ngược đãi vì lý do tôn giáo và cảm thấy bị đe dọa bởi các hành vi ngược đãi. Chẳng hạn, sự bất bình ngày càng tăng giữa những người Hồi giáo Palestine làm tăng nguy cơ bị tấn công bằng lời nói và thể xác đối với các cộng đồng Kitô Palestine thiểu số.
Đại học Birmingham cho biết: “Việc không có dữ liệu theo dõi đầy đủ và thiếu các cố gắng giải quyết tình trạng nghèo đói của các tín hữu Kitô đang làm suy yếu cộng đồng ở Israel. Chính phủ tuyên bố cải thiện điều kiện sống của các tín hữu Kitô trong khi có những bằng chứng đang được đồn thổi và không chính thức về sự gia tăng nghèo đói một cách nhanh chóng”.
Giáo sư Francis Davis từ Đại học cho biết: “Kitô giáo ở Thánh Địa có ý nghĩa toàn cầu và có ý nghĩa ngoại giao vì vị trí của nó ở trung tâm của khu vực, nhưng giá trị kinh tế, xã hội và công dân của nó đối với người dân ở Thánh Địa đã bị đánh giá thấp”
Tờ The Tablet đưa tin rằng Đức Thượng phụ Latinh của Giêrusalem, là Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa, đã nói chuyện từ xa với một cử tọa gồm các nghị sĩ, nhà vận động và các nhân vật truyền thông tại buổi công bố báo cáo và chúc lành cho sáng kiến này. Ngài đã được tham gia bởi một số nhà lãnh đạo Giáo hội khác, bao gồm Cha Francesco Patton, Bề trên Dòng Phanxicô ở Thánh Địa, và Hosam Naoum, Tổng giám mục Anh giáo ở Giêrusalem.
Phát biểu tại sự kiện này, Đức Tổng Giám Mục Chính thống Coptic Anba Angaelos nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ tự do tôn giáo cho những người theo tất cả các tín ngưỡng và không tôn giáo nào, cùng với hỗ trợ kinh tế và xã hội cho các cộng đồng dễ bị tổn thương.
Source:Aleteia
Thần kỳ: ĐTC có tấm thảm quý, chỉ bức ảnh thôi đã bán được 150,000 USD. Phiên khoáng đại HĐGM Mỹ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:09 17/11/2021
1. Kết quả các cuộc bầu cử các chủ tịch Ủy ban USCCB
Hôm 15 tháng Mười Một năm 2021, Hội đồng Giám mục Mỹ đã bắt đầu khóa họp mùa thu cho đến thứ Năm, ngày 18 tháng Mười Một tới đây, tại thành phố Baltimore. Đây là khóa họp trực diện đầu tiên kể từ hai năm nay, sau thời kỳ đại dịch.
Mỗi năm, các giám mục Mỹ nhóm họp hai lần: khóa họp bán niên vào tháng Sáu và khóa họp mùa thu, là khóa họp chính vào tháng Mười Một, diễn ra tại thành phố Baltimore, là giáo phận đầu tiên tại nước này.
Các giám mục dành ngày đầu tiên để họp riêng, gọi là “phiên họp điều hành”, giới báo chí hoàn toàn không được tham dự. Trong phiên này, các tham dự viên hoàn toàn tự do thẳng thắn trao đổi về Văn kiện giáo huấn về Bí tích Thánh Thể. Việc bỏ phiếu chung kết về dự thảo văn kiện này sẽ diễn ra vào ngày cuối.
Đây là một vấn đề đã thu hút nhiều chú ý của dư luận và đã được thảo luận trong khóa họp trực tuyến hồi tháng Sáu năm nay. Lý do vì văn kiện này liên hệ một cách nào đó tới sự kiện có những chính trị gia, tuy xưng mình là Công Giáo nhưng công khai ủng hộ phá thai và vẫn lên rước lễ.
Trong khóa họp hiện nay, các giám mục Mỹ sẽ bầu lại vị thủ quỹ, cũng là Chủ tịch Ủy ban ngân sách và tài chánh, tiếp đến là chủ tịch mới cho năm ủy ban, là: giáo sĩ, tu sĩ và ơn gọi; rồi Ủy ban phụng tự, Ủy ban công lý nội địa và phát triển nhân bản; Ủy ban giáo dân, hôn nhân, đời sống gia đình và giới trẻ, sau cùng là Ủy ban về di trú. Các vị đắc cử sẽ có một năm chuẩn bị, trước khi chính thức nhận nhiệm vụ.
Giáo Hội Công Giáo tại Mỹ hiện chiếm 20.8% trên tổng số 326 triệu dân, so với 46.5% theo các hệ phái Tin lành. Các tín hữu Công Giáo thuộc 195 giáo phận được gộp thành 33 giáo tỉnh.
Hôm 16 tháng 11, tại Baltimore, trong khuôn khổ phiên khoáng đại mùa thu của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, các Giám Mục đã bầu sáu chủ tịch mới. Chủ tịch được bầu sẽ giữ vai trò này trong một năm trước khi đảm nhận chính thức vị trí “chủ tịch” tại Đại hội đồng mùa thu năm 2022.
Đức Cha James F. Checchio của Metuchen đã được nhiều phiếu hơn Đức Tổng Giám Mục Paul Etienne của Seattle với kết quả 135 so với 106 và được tuyên bố là thủ quỹ mới của Ủy ban Tài chính và Ngân sách.
Đức Cha Earl Boyea của Lansing được bầu làm chủ tịch Ủy ban về Giáo sĩ, Đời sống Thánh hiến và Ơn gọi với số phiếu 137 so với Đức Tổng Giám Mục Samuel Aquila của Denver được 103 phiếu.
Trong cuộc bầu cử sít sao nhất trong ngày, Đức Cha Steven Lopes của Giáo Hạt Tòng Nhân Ngai Tòa Thánh Phêrô được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Phụng Tự với 121 phiếu, hơn Đức Tổng Giám Mục Mitchell Rozanski của St. Louis chỉ có 1 phiếu.
Các giám mục đã bầu Đức Tổng Giám Mục Borys Gudziak của tổng giáo phận Công Giáo Đông phương Ukraine ở Philadelphia làm chủ tịch Ủy ban Công lý Quốc nội và Phát triển Nhân văn với 125 phiếu. Đức Cha Thomas Paprocki của Springfield, Illinois chỉ được 116 phiếu.
Đức Cha Robert Barron, Giám Mục Phụ Tá của Tổng giáo phận Los Angeles, được bầu làm chủ tịch Ủy ban Giáo dân, Hôn nhân, Đời sống Gia đình và Thanh niên với 140 phiếu so với 103 phiếu dành cho Đức Cha Edward Burns của Dallas.
Cuối cùng, Đức Cha Mark Seitz của El Paso đã trở thành chủ tịch mới được bầu của Ủy ban Di cư với 127 phiếu. Đức Tổng Giám Mục Thomas Wenski của Miami chỉ được 116 phiếu.
Các giám mục cũng bầu ba giám mục vào ban giám đốc của Catholic Relief Services, tức là, Dịch Vụ Cứu Trợ Công Giáo, gọi tắt là CRS. Đức Tổng Giám Mục Timothy Broglio của Tổng Giáo phận Quân Đội Hoa Kỳ, và Đức Cha Oscar Solis của Salt Lake đã được bầu lại cho nhiệm kỳ thứ hai, là nhiệm kỳ cuối cùng, và Đức Cha Donald Hying của Madison cũng được bầu vào hội đồng quản trị.
Source:Catholic News Agency
2. Tấm thảm của Đức Thánh Cha Phanxicô quý đến mức hình chụp tấm thảm đã bán được 150,000 Mỹ Kim
Hôm 15 tháng 11, tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, cho biết tấm thảm của Đức Thánh Cha Phanxicô quý đến mức hình chụp tấm thảm, chứ không phải là tấm thảm, chỉ hình chụp thôi, đã bán được 150,000 Mỹ Kim.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Bài báo trên tờ Aleteia có nhan đề “Carpet given to Pope Francis has been turned into non-fungible token (NFT) to help Afghan weavers”, nghĩa là “Tấm thảm tặng cho Đức Thánh Cha Phanxicô đã được mã hoá kỹ thuật số không thể thay thế (NFT) để giúp những người thợ dệt Afghanistan.”
NFT, là chữ viết tắt của non-fungible token, trong trường hợp này nghĩa là tấm ảnh kỹ thuật số có đi kèm các mật mã có thể xác định người chủ đích thực của tấm ảnh.
Bài báo viết như sau:
Một hình ảnh kỹ thuật số của tấm thảm sẽ được bán với giá ước tính 150.000 Mỹ Kim.
Một tấm thảm được trao cho Đức Thánh Cha Phanxicô thực sự là “món quà không ngừng cho đi”.
Vào năm 2016, Sheikh Mohamed bin Zayed Al-Nahyan, thái tử của Abu Dhabi đã tặng cho Đức Thánh Cha một tấm thảm dệt tay nhân chuyến thăm của thái tử tới Vatican.
Bây giờ tấm thảm đó đã trở thành hình ảnh kỹ thuật số NFT, dự kiến sẽ thu về 150,000 đô la khi nó được bán vào cuối tuần này, Mashable.com đưa tin.
Một hình ảnh kỹ thuật số của tấm thảm đã được tạo ra và sẽ được hiển thị trong “một khung vàng trang trí công phu trên canvas kỹ thuật số 65 inch”, tại Abu Dhabi Art tuần này, theo báo cáo.
Tấm thảm được dệt bởi những người phụ nữ Afghanistan và được sản xuất bởi Fatima bint Mohamed bin Zayed, một nhà buôn đồ thủ công từ Afghanistan.
Công ty đã nảy ra ý tưởng bán một bản sao kỹ thuật số của tấm thảm để giúp những người thợ dệt Afghanistan, những người sẽ nhận được 80% số tiền bán được.
Maywand Jabarkhyl, giám đốc điều hành của Fatima Bint Mohamed Bin Zayed cho biết: “Quá trình biến một trong những tấm thảm mang tính biểu tượng nhất của chúng tôi thành NFT là một bước tiến quan trọng cho sáng kiến của chúng tôi”.
“Nó không chỉ cho chúng tôi cơ hội đưa các thiết kế của mình đến với khán giả toàn cầu mà còn mở ra một luồng doanh thu mới, sẽ là vô giá đối với các nghệ nhân của chúng tôi ở Afghanistan, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc khủng hoảng gần đây. Với những tháng mùa đông khắc nghiệt đang đến rất nhanh, số tiền quyên góp được sẽ hướng tới việc cung cấp các mặt hàng cứu trợ cốt lõi cho những người dễ bị tổn thương nhất ở Afghanistan”.
Tấm thảm ban đầu, có kích thước 9 nhân 6 ft hay 2.7m nhân 1.8m, vẫn thuộc quyền sở hữu của Giáo hoàng Francis. Người mua NFP, ngoài việc nhận được một bản sao kỹ thuật số của tấm thảm được lồng vào khung, sẽ mang về nhà một bản sao của tấm thảm, có kích thước bằng 2 phần 3 của tấm thảm thật sự.
Source:Aleteia
3. Tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích giải thích thêm về lý do của Tự Sắc Traditionis Custodes
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Thụy Sĩ nói tiếng Ý, phát sóng ngày 14 tháng 11, Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche nói rằng “hình thức bình thường của việc cử hành Nghi thức Rôma được tìm thấy trong những tài liệu đã được công bố kể từ Công đồng Vatican II.”
Đức Tổng Giám Mục Roche nhận định rằng, trên hết, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã đưa ra các nhượng bộ “để khuyến khích những người theo Đức Tổng Giám Mục Lefebvre, quay trở lại hiệp nhất với Giáo hội”
“Rõ ràng là Tự Sắc Traditionis Custodes đang nói: OK, thử nghiệm này không hoàn toàn thành công. Và vì vậy, chúng ta hãy quay trở lại những gì Công đồng Vatican II yêu cầu đối với Giáo hội”.
Tự Sắc Traditionis Custodes, có hiệu lực vào ngày 16 tháng 7, là ngày được công bố, nhấn mạnh rằng một giám mục có “thẩm quyền duy nhất” trong việc cho phép thánh lễ Latinh truyền thống trong giáo phận của ngài.
Tuy nhiên Tự Sắc cũng đặt ra trách nhiệm đối với các Giám Mục mà trong giáo phận của ngài đã có một hoặc nhiều nhóm dâng Thánh lễ dưới hình thức ngoại thường, buộc các Giám Mục phải bảo đảm rằng các nhóm này không phủ nhận hiệu lực của Công đồng Vatican II và Huấn quyền.
Các Giám Mục được hướng dẫn chỉ định một hoặc nhiều địa điểm nơi các tín hữu gắn bó với Thánh lễ Latinh Truyền thống có thể tụ họp để cử hành thánh thể. Tuy nhiên, không phải ở các nhà thờ giáo xứ và không được xây dựng thêm các giáo xứ tòng nhân mới.
Trong một bức thư gửi các giám mục trên thế giới giải thích quyết định của mình, Đức Thánh Cha nói rằng ngài cảm thấy buộc phải hành động vì việc sử dụng Sách Lễ năm 1962 “thường được đặc trưng bởi sự từ chối không chỉ cải cách phụng vụ, mà còn của chính Công đồng Vatican II, tuyên bố, với những khẳng định vô căn cứ và không thể biện minh được, rằng Công Đồng đã phản bội Truyền thống và 'Giáo hội chân chính.'
Tự Sắc Traditionis Custodes đã thực hiện những thay đổi đáng kể đối với Tự Sắc Summorum Pontificum, vào năm 2007 của Đức Bênêđíctô thừa nhận quyền của tất cả các linh mục được cử hành Thánh lễ bằng Sách lễ Rôma năm 1962.
Thánh lễ sử dụng Sách lễ năm 1962 được biết đến với nhiều hình thức khác nhau như là hình thức ngoại thường của Nghi thức Rôma, Thánh lễ Tridentinô, và Thánh lễ Latinh truyền thống.
Thánh Giáo Hoàng Đức Gioan Phaolô II đã viết tông thư Ecclesia Dei vào năm 1988, sau khi Tổng Giám Mục Lefebvre tấn phong 4 giám mục mà không được phép của Tòa thánh. Đức Tổng Giám Mục Lefebvre, đặt trụ sở Huynh Đoàn Thánh Piô X ở Écône, Thụy Sĩ, đã bị vạ tuyệt thông cùng với bốn giám mục.
Đức Bênêđíctô đã dỡ bỏ vạ tuyệt thông đối với bốn giám mục được tấn phong bất hợp pháp vào năm 2009, nhiều năm sau cái chết của Đức Tổng Giám Mục Lefebvre, như một phần trong nỗ lực của ngài để đưa Huynh Đoàn Thánh Piô X trở lại hiệp thông với Giáo Hội. Cho đến nay, Huynh Đoàn Thánh Piô X vẫn tiếp tục ở trong trạng thái không hiệp thông với Giáo Hội.
Trong phần bình luận của ngài với chương trình truyền hình Thụy Sĩ, Đức Tổng Giám Mục Roche nói rằng cải cách phụng vụ được đa số giám mục tham dự Công đồng Vatican II mong muốn, đã diễn ra tại Rôma từ năm 1962 đến năm 1965.
“Và chúng ta phải nhớ rằng cải cách phụng vụ không phải là ý muốn của giáo hoàng. Đây là ý muốn của đại đa số các giám mục trong Giáo Hội Công Giáo, những người đã được tập hợp lại với nhau trong công đồng đại kết lần thứ 21.”
Vị tổng giám mục 71 tuổi người Anh nói thêm: “Những gì được đưa ra vào năm 1570 là hoàn toàn phù hợp với thời điểm đó. Những gì được đưa ra trong thời đại này cũng hoàn toàn phù hợp với thời đại này”.
Năm 1570 là khi Đức Giáo Hoàng Piô V ban hành tông hiến Quo primum, quy định rằng việc sử dụng Sách lễ Rôma sửa đổi là bắt buộc trong toàn Giáo hội phương Tây, với một số ngoại lệ. Đức Piô V đã thực hiện các bước theo Công đồng Trent, từ đó bắt nguồn thuật ngữ thánh lễ Tridentinô.
Source:Catholic News Agency