Phụng Vụ - Mục Vụ
Như Hạt Lúa Miến Gieo Vào Lòng Đất
Anmai CSsR
02:07 15/11/2009
CHÚA NHẬT 33 TN B - LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
2 Mcb 7, 1.20-23.27b-29; Rm 8, 31b-39; Lc 9, 23-26
Nhạc chiến thắng vang dậy rền trời
Dòng máu thắm tô đẹp tuyệt vời còn lưu danh thiên thu.
Đây những anh hùng Việt Nam trung thành theo gương Chúa Giêsu.
Gươm đao thêm dũng chí, nhục hình thêm can trường từng lớp lớp tiến ra pháp trường …
Bài hát thường dùng trong phần nhập lễ các thánh tử đạo với cung điệu dồn dập, oai hùng đã dẫn cộng đoàn dân Chúa vui hơn, phấn khởi hơn. Hôm nay, cùng với Giáo Hội, dân Chúa, cách riêng tại Việt Nam long trọng mừng kính ông bà tổ tiên của mình, những người mong trong mình dòng máu đỏ, làn da vàng đã ngã xuống để tử đạo, để minh chứng lòng tin của mình vào Chúa.
Với Việt Nam, hạt giống Lời chỉ mới nảy nở, chỉ mới mọc lên non kém 4 thế kỷ thôi nhưng mà có không biết bao nhiêu vị anh hùng đã ngã xuống để minh chứng cho Lời mà các vị anh hùng đã tin nhận.
Lời minh chứng cho lòng tin vào Chúa đã được gợi lại trong các bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay. Lời ấy đã xác tín rằng có một Thiên Chúa thật để rồi ai tin nhận Chúa thì phải trả một giá thật lá đắt, giá ấy có thể đến mức cuối cùng là tử đạo.
Trang sách Macabê mà chúng ta vừa nghe hết sức quen thuộc. Dường như chỉ mới mở đầu vài dòng của trang sách Macabê thì ta sẽ nghe được, sẽ thấy được, sẽ cảm nhận được lòng tin của cuộc tử đạo của 7 anh em nhà nọ. Câu chuyện tử đạo của bà mẹ và 7 người con thật hấp dẫn, thật lôi cuốn người đọc cũng như người nghe.
Với luật Môsê, luật ấy cấm ăn thịt heo nhưng vua Antiôkhô đã không tin vào Chúa và phản ứng của ông để chống lại Chúa bằng cách tìm bắt những ai tin vào Chúa vi phạm luật của Chúa.
Đầu tiên, để thách thức, để hăm doạ, vua đã ra lệnh cắt lưỡi người anh cả và lột da người anh cả trước mắt bà mẹ và các em. Tưởng chừng với hành vi độc ác ấy vua sẽ bắt bà mẹ cũng như các con của bà ấy khước từ Thiên Chúa, nhưng không, Thay mặt cho anh em mình, một người lên tiếng nói: "Vua muốn tra hỏi chúng tôi cái gì ? Vua muốn biết điều gì ? Chúng tôi sẵn sàng thà chết chẳng thà vi phạm luật pháp của cha ông chúng tôi."
Phải nói hình ảnh đẹp nhất trong đại gia đình ấy chính là hình ảnh của người mẹ, bà dùng tiếng mẹ đẻ mà khuyến khích từng người một, lòng bà đầy tâm tình cao thượng; lời lẽ của bà tuy là của một người phụ nữ, nhưng lại sôi sục một chí khí nam nhi; bà nói với các con: "Mẹ không rõ các con đã thành hình trong lòng mẹ thế nào. Không phải mẹ ban cho các con hơi thở và sự sống. Cũng không phải mẹ sắp đặt các phần cơ thể cho mỗi người trong các con. Chính Đấng Tạo Hoá càn khôn đã nắn đúc nên loài người, và đã sáng tạo nguồn gốc muôn loài. Chính Người do lòng thương xót, cũng sẽ trả lại cho các con hơi thở và sự sống, bởi vì bây giờ các con trọng Luật Lệ của Người hơn bản thân mình."
Thật tuyệt vời, mẹ đã tuyên xưng lòng tin vào Đấng tạo Hoá một cách hết sức tuyệt vời. Không chỉ tuyên xưng mà bà còn chế nhạo tên bạo chúa và dùng tiếng mẹ đẻ nói với anh những lời sau đây: "Con ơi, con hãy thương mẹ: chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, mẹ đã nuôi nấng dạy dỗ con đến ngần này tuổi đầu. Mẹ xin con hãy nhìn xem trời đất và muôn loài trong đó, mà nhận biết rằng Thiên Chúa đã làm nên tất cả từ hư vô, và loài người cũng được tạo thành như vậy. Con đừng sợ tên đao phủ này; nhưng hãy tỏ ra xứng đáng với các anh con, mà chấp nhận cái chết, để đến ngày Chúa thương xót, Người sẽ trả con và các anh con cho mẹ."
Câu chuyện kết thúc hết sức đẹp với hình ảnh tử vì đạo của bà mẹ cùng 7 đứa con yêu của bà.
Làm sao mà bà mẹ ấy cùng 7 đứa con can đảm đổ máu đào nếu không được bắt đầu từ hạt giống Lời. Hạt giống Lời đã gieo vào lòng của bà cũng như các con của bà để bà cũng như các con đã minh chứng lòng tin đã gieo vào lòng bà cùng các con.
Hạt giống đức tin của bà mẹ cùng 7 người con đã gieo vào lòng đất. Trước mắt của vua Antiôkhô thì những hạt giống ấy sẽ chết qua cái hành động gian ác giết người của ông, nhưng không, những hạt giống ấy đã trổ sinh ra những bông lúa nặng trĩu hạt.
Từ thời Cựu Ước, những hạt giống đức tin đã gieo vào lòng đất và đã nảy sinh hoa trái. Đến thời Tân Ước cũng vậy, giữa biết bao nhiêu nghịch cảnh của con người, của nhân loại, hạt giống đức tin vẫn mọc. Dù khó khăn, dù gian khổ đến mức nào đi chăng nữa thì hạt giống ấy vẫn mọc.
Nhớ lại một chút về thân thế sự nghiệp của tác giả thư gửi tín hữu Rôma mà chúng ta vừa nghe. Một con người bách hại Giêsu cho đến tận cùng, chà đạp Giêsu đủ mọi cách nhưng cuối cùng đã quỵ hàng trước một Thiên Chúa toàn năng và đã trở về với Ngài. Phaolô không những đã quay trở lại mà còn nhiệt tình đến độ dám đổ máu để minh chứng lòng tin vào Chúa Giêsu. Thật là khó trước một con người mới ngày hôm qua đi bắt Chúa mà ngày hôm nay lại rao giảng một Đức Giêsu chịu đóng đinh. Dẫu là khó nhưng với lòng tin, Phaolô đã bất chấp, dù gươm giáo, dù tù đày miễn sao Đức Giêsu được rao giảng. Với tâm thư mà chúng ta vừa nghe Thánh Phaolô gửi cho tín hữu Rôma, chúng ta sẽ thấy được phần nào lòng tin của Phaolô:
Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô ? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo ? Như có lời chép: Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh. Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta. Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta. (Rm 8, 31b-39).
Đi theo Chúa là như vậy, đi theo Chúa sẽ bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh nhưng qua những cam go thử thách ấy, những ai theo Đức Kitô sẽ toàn thắng.
Đi theo Đức Kitô thì phải vác thập giá nặng nề của đời mình và thậm chí mất mạng sống. Với người đời, thì cần lắm cái thân xác 70, 80 ký lô nhưng cái thân xác nặng nề ấy chẳng là gì cả nếu như mất cái mạng sống đời đời mà Chúa Giêsu nói trong Tin mừng theo Thánh Luca hôm nay. Không phải là thân xác nhưng còn cả thế giới này nhưng mà cuối cùng phải thiệt thân và đánh mất mình thì sẽ được gì ?
Những tấm gương của các bà mẹ trong sách Macabê, tấm gương của tông đồ Phaolô và cách thiết thực nhất là hình ảnh Con Chiên bị người ta giết chết phải chăng là hình ảnh của hạt lúa miến gieo vào lòng đất nhưng đã sinh thật nhiều bông hạt.
Các Thánh Tử đạo - tiền nhân của chúng ta - là những người đã đón nhận hạt giống Lời từ Chúa cũng như những gương hy sinh tử đạo từ các thánh đã sống và đã liều mất mạng sống mình. Là con cháu của các Ngài, chúng ta nghĩ sao về lối sống, lối hành xử của các Ngài ? Chúng ta có can đảm trở thành hạt lúa miến gieo vào lòng đất hay không.
Thi thoảng được nghe bài hát “Chúa ơi ! Thân con là thân lúa miến, gieo vào dòng đời và mục nát với thời gian. Bông lúa vàng kết thành tấm bánh và thân con trở thành hiến vật, nguyện dâng Cha của lễ đời con …”. Tâm tình ấy rất hay và thực tế vì như Chúa Giêsu đã nói nếu như hạt lúa mà cứ trơ trọi giữa cuộc đời thì sẽ không sinh bông hạt nhưng nếu nó chết đi và thối đi thì nó sinh nhiều bông hạt.
Cha ông, tiền nhân của chúng ta, nhiều người đã chết, đã đổ máu đào mình ra để cho hạt giống Lời được sinh sổi nảy nở trên mảnh đất Việt này.
Một Anrê Phú Yên, một Annê Lê Thị Thành, một Vinhsơn Liêm, một Phaolô Tống Viết Bường đã không ngần ngại đổ máu mình để minh chứng cho lòng tin vào Chúa.
Máu máu đào của Thầy Anrê đã làm cho Cha Ðắc Lộ hết sức khâm phục, và cùng với cha bao nhiêu người khác được biết đến và khâm phục đức tin kiên cường của người Việt Nam. Hiện tại ở Macao có một nhà thờ giữ hài cốt các vị tử đạo thời kỳ này và có lưu trữ hồ sơ án phong Á Thánh cho Thầy Anrê.
Theo niên hiệu tử đạo và tuổi tác thì có lẽ thầy sinh vào năm 1625. Theo tài liệu hoạt động của Cha Ðắc Lộ chúng ta có thể suy đoán là thầy được rửa tội năm 1641 và được khấn trong bậc thầy giảng năm 1643 tại Hội An. Thầy Anrê đã được thụ huấn với Thầy Inhaxio, truởng đoàn các thầy giảng.
Ngày 25-7 vào khoảng trưa, lính đến nhà Cha Ðắc Lộ để bắt Thầy Inhaxiô theo lệnh của ông Nghè Bộ, nhưng cả hai đã xuống thuyền với ý định lên chào thăm ông, vì nghe tin ông từ kinh mới về. Thầy Anrê hôm ấy tình nguyện ở nhà để săn sóc cho một thầy khác đang ốm. Trước những hành động hung hăng phá phách của lính, Thầy Anrê điềm nhiên nói với họ: "Nếu các ông muốn bắt Thầy Inhaxiô thì vô ích, vì thầy không có ở nhà. Còn nếu muốn bắt tôi thì cứ bắt, vì tôi cũng là người Kitô và còn là thầy giảng nữa. Tôi có cả hai tội mà các ông khép cho Thầy Inhaxiô. Nếu thầy ấy có tội thì tôi làm sao vô tội được".
Từ khi có tin báo giờ tử đạo đã gần, thầy thầm thĩ đọc kinh Tin, Cậy, Mến và kêu tên cực trọng Chúa Giêsu và Mẹ Maria luôn mãi. Tới giờ, lính đến điệu thầy ra pháp trường. Một tên lính đi đầu thỉnh thoảng rao lệnh: Vì theo đạo Bồ Ðào Nha nên phải phạt. Còn một người lính khác thì đánh thanh la. Thầy Anrê đeo gông, đi giữa đám lính cầm giáo mác sẵn sàng. Bọn lính đi rất nhanh và họ đi qua tất cả các phố lớn ở Dinh Chiêm trước khi ra cánh đồng lớn. Khi tới nơi, Cha Ðắc Lộ xin nói vài lời nâng đỡ. Thầy Anrê quì dưới đất, từ chối tấm chiếu mới mà Cha Ðắc Lộ trải ra. Lý hình tháo gông và Thầy Anrê nói lời từ biệt với mọi người: "Hỡi anh chị em, chúng ta hãy trung tín với Chúa Kitô cho đến hết hơi, cho đến trọn đời".
Từ năm 1680 có nhiều cuộc bắt bớ tại các địa phương: Kẻ Voi năm 1680, Kẻ Hẹ năm 1684, Trại Chùa, Kiên Lao, Giao Thủy năm 1685, Vang Va năm 1686, Trại Dâu, Cát Vang... Nguyên nhân của những vụ sách nhiễu này cũng vì lương dân bắt người Công Giáo góp tiền xây Chùa hoặc cúng thần phật. Cũng có khi vì người Công Giáo không tham dự việc thề trung thành lấy tên thần làng. Một lý do khác nữa là người Công Giáo họp nhau đông, nhất là khi có đám tang, làm cho người lương ghen tức. Nạn nhân của những vụ bắt bớ này là các cha Việt Nam hay thầy giảng, có khi cả những chức việc trong họ đạo.
Riêng tại Kiên Lao có đông Công Giáo nhất tại Bắc Việt, khoảng 4.000 người, gần như toàn tòng, giáo dân hội họp đông đảo. Một hôm cha sở bị lính bắt, có hơn 200 bà về nhà lấy dao, gậy túm vào đánh quân lính để giải thoát cho cha sở. Quan sở tại liền cử 30 chục lính cừ khôi với đầy đủ khí giới để bắt lại cha và ba hòm đồ đạo. Một trong 30 người lính là người có đạo đã ngầm báo cho các cha. Các bà Công Giáo biết vậy liền mang các đồ đạo gửi tại các nhà người bạn bên lương. Lính giận dữ đánh túi bụi cả lương lẫn giáo. Thấy vậy ông Emmanuel đứng ra can, họ liền bị đè xuống đất đánh mười hai roi. Nhưng ông vẫn can đảm không cung khai nơi cha xứ ẩn trốn cũng như chỗ dấu các đồ đạo. Quan trấn ra lệnh bắt giải tám người chức việc đến. Vừa thấy họ, ông nói với các quan án: "Ðó là những người Công Giáo. Họ là những người khó sửa trị hơn hết mọi người khác. Họ không sợ hãi mà nói rằng mình là người Kitô. Không muốn sống mà muốn chết là người Kitô".
Thế đấy ! Dòng máu tử đạo của dòng giống Lạc Hồng cứ đổ ra. Không phải ngày xưa mới có chuyện tử đạo nhưng ngày hôm nay, niềm tin của nhiều kitô hữu vẫn được mời gọi để bày tỏ giữa một thế giới vô thần, một thế giới chạy theo vật chất.
Những năm vừa qua, qua các biến cố Thái Hà, Khâm Sứ … chúng ta thấy lòng tin của kitô hữu vẫn hào hùng, vẫn bất khuất.
Tạ ơn Chúa vì hạt giống Lời của cha ông đã truyền lại cho con cháu.
Hôm nay, mừng kính các Ngài, chúng ta cùng xin Chúa qua lời chuyển cầu của các bậc anh hùng tử đạo Việt Nam ban thêm lòng tin cho mỗi người chúng ta để chúng ta cũng can đảm minh chứng lòng tin vào Chúa như các Ngài. Xin cho có nhiều hạt lúa miến gieo vào mảnh đất Việt thân thương này để từ đó có nhiều và nhiều người nữa vững tin vào tình thương và quyền năng của Thiên Chúa.
2 Mcb 7, 1.20-23.27b-29; Rm 8, 31b-39; Lc 9, 23-26
Nhạc chiến thắng vang dậy rền trời
Dòng máu thắm tô đẹp tuyệt vời còn lưu danh thiên thu.
Đây những anh hùng Việt Nam trung thành theo gương Chúa Giêsu.
Gươm đao thêm dũng chí, nhục hình thêm can trường từng lớp lớp tiến ra pháp trường …
Bài hát thường dùng trong phần nhập lễ các thánh tử đạo với cung điệu dồn dập, oai hùng đã dẫn cộng đoàn dân Chúa vui hơn, phấn khởi hơn. Hôm nay, cùng với Giáo Hội, dân Chúa, cách riêng tại Việt Nam long trọng mừng kính ông bà tổ tiên của mình, những người mong trong mình dòng máu đỏ, làn da vàng đã ngã xuống để tử đạo, để minh chứng lòng tin của mình vào Chúa.
Với Việt Nam, hạt giống Lời chỉ mới nảy nở, chỉ mới mọc lên non kém 4 thế kỷ thôi nhưng mà có không biết bao nhiêu vị anh hùng đã ngã xuống để minh chứng cho Lời mà các vị anh hùng đã tin nhận.
Lời minh chứng cho lòng tin vào Chúa đã được gợi lại trong các bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay. Lời ấy đã xác tín rằng có một Thiên Chúa thật để rồi ai tin nhận Chúa thì phải trả một giá thật lá đắt, giá ấy có thể đến mức cuối cùng là tử đạo.
Trang sách Macabê mà chúng ta vừa nghe hết sức quen thuộc. Dường như chỉ mới mở đầu vài dòng của trang sách Macabê thì ta sẽ nghe được, sẽ thấy được, sẽ cảm nhận được lòng tin của cuộc tử đạo của 7 anh em nhà nọ. Câu chuyện tử đạo của bà mẹ và 7 người con thật hấp dẫn, thật lôi cuốn người đọc cũng như người nghe.
Với luật Môsê, luật ấy cấm ăn thịt heo nhưng vua Antiôkhô đã không tin vào Chúa và phản ứng của ông để chống lại Chúa bằng cách tìm bắt những ai tin vào Chúa vi phạm luật của Chúa.
Đầu tiên, để thách thức, để hăm doạ, vua đã ra lệnh cắt lưỡi người anh cả và lột da người anh cả trước mắt bà mẹ và các em. Tưởng chừng với hành vi độc ác ấy vua sẽ bắt bà mẹ cũng như các con của bà ấy khước từ Thiên Chúa, nhưng không, Thay mặt cho anh em mình, một người lên tiếng nói: "Vua muốn tra hỏi chúng tôi cái gì ? Vua muốn biết điều gì ? Chúng tôi sẵn sàng thà chết chẳng thà vi phạm luật pháp của cha ông chúng tôi."
Phải nói hình ảnh đẹp nhất trong đại gia đình ấy chính là hình ảnh của người mẹ, bà dùng tiếng mẹ đẻ mà khuyến khích từng người một, lòng bà đầy tâm tình cao thượng; lời lẽ của bà tuy là của một người phụ nữ, nhưng lại sôi sục một chí khí nam nhi; bà nói với các con: "Mẹ không rõ các con đã thành hình trong lòng mẹ thế nào. Không phải mẹ ban cho các con hơi thở và sự sống. Cũng không phải mẹ sắp đặt các phần cơ thể cho mỗi người trong các con. Chính Đấng Tạo Hoá càn khôn đã nắn đúc nên loài người, và đã sáng tạo nguồn gốc muôn loài. Chính Người do lòng thương xót, cũng sẽ trả lại cho các con hơi thở và sự sống, bởi vì bây giờ các con trọng Luật Lệ của Người hơn bản thân mình."
Thật tuyệt vời, mẹ đã tuyên xưng lòng tin vào Đấng tạo Hoá một cách hết sức tuyệt vời. Không chỉ tuyên xưng mà bà còn chế nhạo tên bạo chúa và dùng tiếng mẹ đẻ nói với anh những lời sau đây: "Con ơi, con hãy thương mẹ: chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, mẹ đã nuôi nấng dạy dỗ con đến ngần này tuổi đầu. Mẹ xin con hãy nhìn xem trời đất và muôn loài trong đó, mà nhận biết rằng Thiên Chúa đã làm nên tất cả từ hư vô, và loài người cũng được tạo thành như vậy. Con đừng sợ tên đao phủ này; nhưng hãy tỏ ra xứng đáng với các anh con, mà chấp nhận cái chết, để đến ngày Chúa thương xót, Người sẽ trả con và các anh con cho mẹ."
Câu chuyện kết thúc hết sức đẹp với hình ảnh tử vì đạo của bà mẹ cùng 7 đứa con yêu của bà.
Làm sao mà bà mẹ ấy cùng 7 đứa con can đảm đổ máu đào nếu không được bắt đầu từ hạt giống Lời. Hạt giống Lời đã gieo vào lòng của bà cũng như các con của bà để bà cũng như các con đã minh chứng lòng tin đã gieo vào lòng bà cùng các con.
Hạt giống đức tin của bà mẹ cùng 7 người con đã gieo vào lòng đất. Trước mắt của vua Antiôkhô thì những hạt giống ấy sẽ chết qua cái hành động gian ác giết người của ông, nhưng không, những hạt giống ấy đã trổ sinh ra những bông lúa nặng trĩu hạt.
Từ thời Cựu Ước, những hạt giống đức tin đã gieo vào lòng đất và đã nảy sinh hoa trái. Đến thời Tân Ước cũng vậy, giữa biết bao nhiêu nghịch cảnh của con người, của nhân loại, hạt giống đức tin vẫn mọc. Dù khó khăn, dù gian khổ đến mức nào đi chăng nữa thì hạt giống ấy vẫn mọc.
Nhớ lại một chút về thân thế sự nghiệp của tác giả thư gửi tín hữu Rôma mà chúng ta vừa nghe. Một con người bách hại Giêsu cho đến tận cùng, chà đạp Giêsu đủ mọi cách nhưng cuối cùng đã quỵ hàng trước một Thiên Chúa toàn năng và đã trở về với Ngài. Phaolô không những đã quay trở lại mà còn nhiệt tình đến độ dám đổ máu để minh chứng lòng tin vào Chúa Giêsu. Thật là khó trước một con người mới ngày hôm qua đi bắt Chúa mà ngày hôm nay lại rao giảng một Đức Giêsu chịu đóng đinh. Dẫu là khó nhưng với lòng tin, Phaolô đã bất chấp, dù gươm giáo, dù tù đày miễn sao Đức Giêsu được rao giảng. Với tâm thư mà chúng ta vừa nghe Thánh Phaolô gửi cho tín hữu Rôma, chúng ta sẽ thấy được phần nào lòng tin của Phaolô:
Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô ? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo ? Như có lời chép: Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh. Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta. Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta. (Rm 8, 31b-39).
Đi theo Chúa là như vậy, đi theo Chúa sẽ bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh nhưng qua những cam go thử thách ấy, những ai theo Đức Kitô sẽ toàn thắng.
Đi theo Đức Kitô thì phải vác thập giá nặng nề của đời mình và thậm chí mất mạng sống. Với người đời, thì cần lắm cái thân xác 70, 80 ký lô nhưng cái thân xác nặng nề ấy chẳng là gì cả nếu như mất cái mạng sống đời đời mà Chúa Giêsu nói trong Tin mừng theo Thánh Luca hôm nay. Không phải là thân xác nhưng còn cả thế giới này nhưng mà cuối cùng phải thiệt thân và đánh mất mình thì sẽ được gì ?
Những tấm gương của các bà mẹ trong sách Macabê, tấm gương của tông đồ Phaolô và cách thiết thực nhất là hình ảnh Con Chiên bị người ta giết chết phải chăng là hình ảnh của hạt lúa miến gieo vào lòng đất nhưng đã sinh thật nhiều bông hạt.
Các Thánh Tử đạo - tiền nhân của chúng ta - là những người đã đón nhận hạt giống Lời từ Chúa cũng như những gương hy sinh tử đạo từ các thánh đã sống và đã liều mất mạng sống mình. Là con cháu của các Ngài, chúng ta nghĩ sao về lối sống, lối hành xử của các Ngài ? Chúng ta có can đảm trở thành hạt lúa miến gieo vào lòng đất hay không.
Thi thoảng được nghe bài hát “Chúa ơi ! Thân con là thân lúa miến, gieo vào dòng đời và mục nát với thời gian. Bông lúa vàng kết thành tấm bánh và thân con trở thành hiến vật, nguyện dâng Cha của lễ đời con …”. Tâm tình ấy rất hay và thực tế vì như Chúa Giêsu đã nói nếu như hạt lúa mà cứ trơ trọi giữa cuộc đời thì sẽ không sinh bông hạt nhưng nếu nó chết đi và thối đi thì nó sinh nhiều bông hạt.
Cha ông, tiền nhân của chúng ta, nhiều người đã chết, đã đổ máu đào mình ra để cho hạt giống Lời được sinh sổi nảy nở trên mảnh đất Việt này.
Một Anrê Phú Yên, một Annê Lê Thị Thành, một Vinhsơn Liêm, một Phaolô Tống Viết Bường đã không ngần ngại đổ máu mình để minh chứng cho lòng tin vào Chúa.
Máu máu đào của Thầy Anrê đã làm cho Cha Ðắc Lộ hết sức khâm phục, và cùng với cha bao nhiêu người khác được biết đến và khâm phục đức tin kiên cường của người Việt Nam. Hiện tại ở Macao có một nhà thờ giữ hài cốt các vị tử đạo thời kỳ này và có lưu trữ hồ sơ án phong Á Thánh cho Thầy Anrê.
Theo niên hiệu tử đạo và tuổi tác thì có lẽ thầy sinh vào năm 1625. Theo tài liệu hoạt động của Cha Ðắc Lộ chúng ta có thể suy đoán là thầy được rửa tội năm 1641 và được khấn trong bậc thầy giảng năm 1643 tại Hội An. Thầy Anrê đã được thụ huấn với Thầy Inhaxio, truởng đoàn các thầy giảng.
Ngày 25-7 vào khoảng trưa, lính đến nhà Cha Ðắc Lộ để bắt Thầy Inhaxiô theo lệnh của ông Nghè Bộ, nhưng cả hai đã xuống thuyền với ý định lên chào thăm ông, vì nghe tin ông từ kinh mới về. Thầy Anrê hôm ấy tình nguyện ở nhà để săn sóc cho một thầy khác đang ốm. Trước những hành động hung hăng phá phách của lính, Thầy Anrê điềm nhiên nói với họ: "Nếu các ông muốn bắt Thầy Inhaxiô thì vô ích, vì thầy không có ở nhà. Còn nếu muốn bắt tôi thì cứ bắt, vì tôi cũng là người Kitô và còn là thầy giảng nữa. Tôi có cả hai tội mà các ông khép cho Thầy Inhaxiô. Nếu thầy ấy có tội thì tôi làm sao vô tội được".
Từ khi có tin báo giờ tử đạo đã gần, thầy thầm thĩ đọc kinh Tin, Cậy, Mến và kêu tên cực trọng Chúa Giêsu và Mẹ Maria luôn mãi. Tới giờ, lính đến điệu thầy ra pháp trường. Một tên lính đi đầu thỉnh thoảng rao lệnh: Vì theo đạo Bồ Ðào Nha nên phải phạt. Còn một người lính khác thì đánh thanh la. Thầy Anrê đeo gông, đi giữa đám lính cầm giáo mác sẵn sàng. Bọn lính đi rất nhanh và họ đi qua tất cả các phố lớn ở Dinh Chiêm trước khi ra cánh đồng lớn. Khi tới nơi, Cha Ðắc Lộ xin nói vài lời nâng đỡ. Thầy Anrê quì dưới đất, từ chối tấm chiếu mới mà Cha Ðắc Lộ trải ra. Lý hình tháo gông và Thầy Anrê nói lời từ biệt với mọi người: "Hỡi anh chị em, chúng ta hãy trung tín với Chúa Kitô cho đến hết hơi, cho đến trọn đời".
Từ năm 1680 có nhiều cuộc bắt bớ tại các địa phương: Kẻ Voi năm 1680, Kẻ Hẹ năm 1684, Trại Chùa, Kiên Lao, Giao Thủy năm 1685, Vang Va năm 1686, Trại Dâu, Cát Vang... Nguyên nhân của những vụ sách nhiễu này cũng vì lương dân bắt người Công Giáo góp tiền xây Chùa hoặc cúng thần phật. Cũng có khi vì người Công Giáo không tham dự việc thề trung thành lấy tên thần làng. Một lý do khác nữa là người Công Giáo họp nhau đông, nhất là khi có đám tang, làm cho người lương ghen tức. Nạn nhân của những vụ bắt bớ này là các cha Việt Nam hay thầy giảng, có khi cả những chức việc trong họ đạo.
Riêng tại Kiên Lao có đông Công Giáo nhất tại Bắc Việt, khoảng 4.000 người, gần như toàn tòng, giáo dân hội họp đông đảo. Một hôm cha sở bị lính bắt, có hơn 200 bà về nhà lấy dao, gậy túm vào đánh quân lính để giải thoát cho cha sở. Quan sở tại liền cử 30 chục lính cừ khôi với đầy đủ khí giới để bắt lại cha và ba hòm đồ đạo. Một trong 30 người lính là người có đạo đã ngầm báo cho các cha. Các bà Công Giáo biết vậy liền mang các đồ đạo gửi tại các nhà người bạn bên lương. Lính giận dữ đánh túi bụi cả lương lẫn giáo. Thấy vậy ông Emmanuel đứng ra can, họ liền bị đè xuống đất đánh mười hai roi. Nhưng ông vẫn can đảm không cung khai nơi cha xứ ẩn trốn cũng như chỗ dấu các đồ đạo. Quan trấn ra lệnh bắt giải tám người chức việc đến. Vừa thấy họ, ông nói với các quan án: "Ðó là những người Công Giáo. Họ là những người khó sửa trị hơn hết mọi người khác. Họ không sợ hãi mà nói rằng mình là người Kitô. Không muốn sống mà muốn chết là người Kitô".
Thế đấy ! Dòng máu tử đạo của dòng giống Lạc Hồng cứ đổ ra. Không phải ngày xưa mới có chuyện tử đạo nhưng ngày hôm nay, niềm tin của nhiều kitô hữu vẫn được mời gọi để bày tỏ giữa một thế giới vô thần, một thế giới chạy theo vật chất.
Những năm vừa qua, qua các biến cố Thái Hà, Khâm Sứ … chúng ta thấy lòng tin của kitô hữu vẫn hào hùng, vẫn bất khuất.
Tạ ơn Chúa vì hạt giống Lời của cha ông đã truyền lại cho con cháu.
Hôm nay, mừng kính các Ngài, chúng ta cùng xin Chúa qua lời chuyển cầu của các bậc anh hùng tử đạo Việt Nam ban thêm lòng tin cho mỗi người chúng ta để chúng ta cũng can đảm minh chứng lòng tin vào Chúa như các Ngài. Xin cho có nhiều hạt lúa miến gieo vào mảnh đất Việt thân thương này để từ đó có nhiều và nhiều người nữa vững tin vào tình thương và quyền năng của Thiên Chúa.
Nhân năm Linh Mục: Linh Mục và Người Nghèo
+Gm. Bùi Tuần
09:08 15/11/2009
Nhân năm Linh Mục: Linh Mục và Người Nghèo
Xét theo giàu nghèo, chúng ta có thể nói chung chung thế này:
Giáo Hội Việt Nam chia thành hai phần: Một phần gồm những giáo phận giàu và những giáo xứ giàu. Một phần gồm những giáo phận nghèo và những giáo xứ nghèo. Khoảng cách giàu nghèo là khá lớn.
Nội bộ mỗi phần thì không đồng nhất. Giữa đa số người giàu vẫn có những thiểu số người nghèo chen vào. Giữa đa số người nghèo vẫn có những thiểu số người giàu nổi lên như những hòn đảo sang trọng. Khoảng cách giàu nghèo được nhận thấy rất rõ.
Linh mục được sai đi, đem Tin Mừng đến cho mọi người. Tuy nhiên, ngài không thể quên được dấu chỉ thuyết phục nhất về sự hiện diện của Chúa chính là đem Tin Mừng cho những người nghèo.
1/ Loan báo Tin Mừng cho người nghèo là dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Cứu Thế
Phúc Âm thánh Mátthêu viết: "Ông Gioan lúc ấy đang ngồi tù, nghe biết những việc Đức Kitô làm, liền sai môn đệ đến hỏi Người rằng: Thưa Thầy, Thầy có đúng là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác? Đức Giêsu trả lời: Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại. Kẻ nghèo được nghe Tin Mừng" (Mt 11,2-5).
Chúa Giêsu trả lời thánh Gioan bằng các việc Người làm cho kẻ nghèo khó. Những việc đó chứng minh sự hiện diện của Đấng Cứu Thế.
Phúc Âm thánh Luca cũng kể ra những việc cụ thể Chúa Giêsu làm cho kẻ nghèo để chứng minh Người chính là Đấng tiên tri Isaia đã nói trước:
"Họ trao cho Chúa Giêsu cuốn sách ngôn sứ Isaia. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng:
Thần Khí Chúa ngự trên tôi,
vì Chúa đã xức dầu cho tôi,
để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn.
Người đã sai tôi đi công bố
cho kẻ giam cầm biết họ được tha,
cho người mù biết họ được sáng mắt,
trả lại tự do cho người bị áp bức,
công bố một năm hồng ân của Chúa.
Đức Giêsu cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ: Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe" (Lc 4,17-21).
Chúa Giêsu quả quyết Tin Mừng cho kẻ nghèo là dấu chỉ sự Chúa Cứu Thế hiện diện.
Đã hẳn, Tin Mừng được rao giảng cho mọi người. Nhưng, những việc bác ái dành cho kẻ nghèo được coi như bước đầu của việc rao giảng Tin Mừng. Hơn nữa, những việc cụ thể liên hệ với kẻ nghèo sẽ mãi mãi kéo dài trong mọi hình thức loan báo khác của Tin Mừng.
Đừng nói: Nếu không có người nghèo thì sao? Chúa Giêsu quả quyết: "Người nghèo thì lúc nào các ông chẳng có bên cạnh mình, các ông muốn làm phúc cho họ bao giờ mà chẳng được" (Mc 14,7). Thực tế cho thấy, số kẻ nghèo truyền thống hiện nay có bớt, nhưng vẫn còn la liệt vô số kể. Hơn nữa, hiện đang xuất hiện nhiều thứ nghèo mới còn bi đát hơn thứ nghèo truyền thống.
Những lời Chúa khẳng định trên đây về Tin Mừng cho người nghèo khó đã ảnh hưởng lớn đến mục vụ và truyền giáo thời Giáo Hội sơ khai. Đến nỗi, không chỉ là giúp đỡ người nghèo, mà mọi người đã bằng lòng chia sẻ của cải cho nhau, mỗi người lãnh nhận tuỳ theo nhu cầu.
Sách Tông đồ Công vụ viết về họ như sau: "Tất cả các tín hữu hiệp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của họ, lấy tiền chia cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu" (Cv 2,44-45).
Hiện nay, vì tình hình đổi thay, sự chia sẻ của cải như thế chỉ còn rút gọn vào mấy cộng đoàn dòng tu. Tuy nhiên bổn phận giúp đỡ người nghèo vẫn được nhắc nhở một cách nghiêm khắc.
2/ Từ chối cứu người đói là giết họ
Công đồng Vaitcan II tuyên bố: "Các Giáo phụ và các Tiến sĩ Giáo Hội dạy rằng: Mọi người có bổn phận phải nâng đỡ người nghèo, không phải chỉ bằng của cải dư thừa. Còn những kẻ sống trong cảnh cùng quẫn cực độ, họ có quyền lấy ở của cải người khác những gì cần thiết cho mình.
"Trước con số quá lớn những người đói khổ trong thế gian, thánh Công đồng thiết tha kêu gọi mọi người và mọi chính quyền nhớ lại lời sau đây của các Giáo phụ: Hãy cho kẻ sắp chết đói ăn, vì nếu không cho họ ăn, tức là đã giết chết họ" (Cđ. Vat. II, Giáo Hội trong thế giới hôm nay, số 69,-11).
Như vậy, từ Phúc Âm cho đến Công đồng, người nghèo vẫn là địa chỉ đã được ghi rõ, để linh mục tìm đến.
Đến với người nghèo là để thực hiện 3 việc này:
- Một là trao tặng họ một cứu giúp nào đó.
- Hai là sự cứu giúp đó là do tinh thần hy sinh từ bỏ của cải và bản thân mình.
- Ba là để theo Chúa Giêsu.
Ba việc trên đây rút từ Lời Chúa nói với người thanh niên có nhiều của cải: "Nếu anh muốn nên hoàn thiện thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo. Anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi" (Mt 19,21-22).
Người nghèo không chỉ là người lãnh nhận. Nhưng họ cũng là người cho đi. Chúa Giêsu khen họ, cho dù những gì họ cho đi chẳng được bao nhiêu. Của ít mà lòng nhiều. Chuyện Đức Giêsu khen bà goá nghèo dâng 2 đồng tiền kẽm vào thùng dâng cúng ở Đền thờ, là một bằng chứng (x. Mc 12,41-44).
Như vậy, quan hệ của linh mục đối với người nghèo là một điều quan trọng. Hãy coi sự xót thương người nghèo là một cách làm chứng cho Chúa. Cách làm chứng này được coi là rất cần cho Việt Nam của chúng ta hôm nay.
Xét theo giàu nghèo, chúng ta có thể nói chung chung thế này:
Giáo Hội Việt Nam chia thành hai phần: Một phần gồm những giáo phận giàu và những giáo xứ giàu. Một phần gồm những giáo phận nghèo và những giáo xứ nghèo. Khoảng cách giàu nghèo là khá lớn.
Nội bộ mỗi phần thì không đồng nhất. Giữa đa số người giàu vẫn có những thiểu số người nghèo chen vào. Giữa đa số người nghèo vẫn có những thiểu số người giàu nổi lên như những hòn đảo sang trọng. Khoảng cách giàu nghèo được nhận thấy rất rõ.
Linh mục được sai đi, đem Tin Mừng đến cho mọi người. Tuy nhiên, ngài không thể quên được dấu chỉ thuyết phục nhất về sự hiện diện của Chúa chính là đem Tin Mừng cho những người nghèo.
1/ Loan báo Tin Mừng cho người nghèo là dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Cứu Thế
Phúc Âm thánh Mátthêu viết: "Ông Gioan lúc ấy đang ngồi tù, nghe biết những việc Đức Kitô làm, liền sai môn đệ đến hỏi Người rằng: Thưa Thầy, Thầy có đúng là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác? Đức Giêsu trả lời: Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại. Kẻ nghèo được nghe Tin Mừng" (Mt 11,2-5).
Chúa Giêsu trả lời thánh Gioan bằng các việc Người làm cho kẻ nghèo khó. Những việc đó chứng minh sự hiện diện của Đấng Cứu Thế.
Phúc Âm thánh Luca cũng kể ra những việc cụ thể Chúa Giêsu làm cho kẻ nghèo để chứng minh Người chính là Đấng tiên tri Isaia đã nói trước:
"Họ trao cho Chúa Giêsu cuốn sách ngôn sứ Isaia. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng:
Thần Khí Chúa ngự trên tôi,
vì Chúa đã xức dầu cho tôi,
để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn.
Người đã sai tôi đi công bố
cho kẻ giam cầm biết họ được tha,
cho người mù biết họ được sáng mắt,
trả lại tự do cho người bị áp bức,
công bố một năm hồng ân của Chúa.
Đức Giêsu cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ: Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe" (Lc 4,17-21).
Chúa Giêsu quả quyết Tin Mừng cho kẻ nghèo là dấu chỉ sự Chúa Cứu Thế hiện diện.
Đã hẳn, Tin Mừng được rao giảng cho mọi người. Nhưng, những việc bác ái dành cho kẻ nghèo được coi như bước đầu của việc rao giảng Tin Mừng. Hơn nữa, những việc cụ thể liên hệ với kẻ nghèo sẽ mãi mãi kéo dài trong mọi hình thức loan báo khác của Tin Mừng.
Đừng nói: Nếu không có người nghèo thì sao? Chúa Giêsu quả quyết: "Người nghèo thì lúc nào các ông chẳng có bên cạnh mình, các ông muốn làm phúc cho họ bao giờ mà chẳng được" (Mc 14,7). Thực tế cho thấy, số kẻ nghèo truyền thống hiện nay có bớt, nhưng vẫn còn la liệt vô số kể. Hơn nữa, hiện đang xuất hiện nhiều thứ nghèo mới còn bi đát hơn thứ nghèo truyền thống.
Những lời Chúa khẳng định trên đây về Tin Mừng cho người nghèo khó đã ảnh hưởng lớn đến mục vụ và truyền giáo thời Giáo Hội sơ khai. Đến nỗi, không chỉ là giúp đỡ người nghèo, mà mọi người đã bằng lòng chia sẻ của cải cho nhau, mỗi người lãnh nhận tuỳ theo nhu cầu.
Sách Tông đồ Công vụ viết về họ như sau: "Tất cả các tín hữu hiệp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của họ, lấy tiền chia cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu" (Cv 2,44-45).
Hiện nay, vì tình hình đổi thay, sự chia sẻ của cải như thế chỉ còn rút gọn vào mấy cộng đoàn dòng tu. Tuy nhiên bổn phận giúp đỡ người nghèo vẫn được nhắc nhở một cách nghiêm khắc.
2/ Từ chối cứu người đói là giết họ
Công đồng Vaitcan II tuyên bố: "Các Giáo phụ và các Tiến sĩ Giáo Hội dạy rằng: Mọi người có bổn phận phải nâng đỡ người nghèo, không phải chỉ bằng của cải dư thừa. Còn những kẻ sống trong cảnh cùng quẫn cực độ, họ có quyền lấy ở của cải người khác những gì cần thiết cho mình.
"Trước con số quá lớn những người đói khổ trong thế gian, thánh Công đồng thiết tha kêu gọi mọi người và mọi chính quyền nhớ lại lời sau đây của các Giáo phụ: Hãy cho kẻ sắp chết đói ăn, vì nếu không cho họ ăn, tức là đã giết chết họ" (Cđ. Vat. II, Giáo Hội trong thế giới hôm nay, số 69,-11).
Như vậy, từ Phúc Âm cho đến Công đồng, người nghèo vẫn là địa chỉ đã được ghi rõ, để linh mục tìm đến.
Đến với người nghèo là để thực hiện 3 việc này:
- Một là trao tặng họ một cứu giúp nào đó.
- Hai là sự cứu giúp đó là do tinh thần hy sinh từ bỏ của cải và bản thân mình.
- Ba là để theo Chúa Giêsu.
Ba việc trên đây rút từ Lời Chúa nói với người thanh niên có nhiều của cải: "Nếu anh muốn nên hoàn thiện thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo. Anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi" (Mt 19,21-22).
Người nghèo không chỉ là người lãnh nhận. Nhưng họ cũng là người cho đi. Chúa Giêsu khen họ, cho dù những gì họ cho đi chẳng được bao nhiêu. Của ít mà lòng nhiều. Chuyện Đức Giêsu khen bà goá nghèo dâng 2 đồng tiền kẽm vào thùng dâng cúng ở Đền thờ, là một bằng chứng (x. Mc 12,41-44).
Như vậy, quan hệ của linh mục đối với người nghèo là một điều quan trọng. Hãy coi sự xót thương người nghèo là một cách làm chứng cho Chúa. Cách làm chứng này được coi là rất cần cho Việt Nam của chúng ta hôm nay.
Lễ các Thánh Tử Đạo: Không quá khóa dưới mọi hình thức
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghiã
09:29 15/11/2009
KHÔNG QUÁ KHÓA DƯỚI MỌI HÌNH THỨC
( Lễ các Thánh Tử đạo Việt Nam )
Nói đến các thánh tử đạo, người ta thường nhấn mạnh đến tính anh hùng, chí bất khuất của các vị chứng nhân đức tin. Khi chấp nhận hy sinh cả mạng sống vì một lý tưởng nào đó thì quả rất xứng là anh hùng và đáng ca tụng. Các thánh tử đạo còn xứng được ngợi ca vì cách thế hy sinh của các ngài. Các vị anh hùng dân tộc, vì nước quên thân thật đáng khâm phục. Thế nhưng khi tuất tiết hay khi bị quân thù sát hại thì lòng các vị ấy ít nhiều có sự căm phẫn hay hận thù. Trái lại các thánh tử đạo khi ra pháp trường hay chết trong ngục tù, lòng vẫn thư thái, an bình, thậm chí còn hân hoan, chúc lành và cầu nguyện cho kẻ làm hại mình. Nhờ đâu, bởi đâu mà các ngài có được thái độ cao thượng có thể nói là phi thường như thế ? Kitô hữu chúng ta tin nhận trên hết và trước hết là nhờ ân sủng Chúa ban. Tuy nhiên chúng ta cũng cần nhìn đến các nguyên nhân từ phía các vị thánh tử đạo, khi các ngài đón nhận hồng ân của Chúa. Qua cuộc đời các thánh tử đạo, cách riêng các thánh tử đạo Việt Nam, chúng ta có thể thấy một trong những nguyên nhân ấy đó là khi đã cảm nhận được tình yêu thì thà chết chứ không chấp nhận xúc phạm đến tình yêu, xúc phạm đến Đấng đã yêu mình.
Hẳn chúng ta đã từng biết ít nhiều các chuyện kể về các thánh tử Đạo Việt Nam. Một trong những sự kiện xảy ra với các ngài đó là các quan thời bấy giờ thường đòi buộc hay dụ dỗ các ngài “ quá khóa” tức là bước qua thập giá để được tha, thậm chí còn được ban bỗng lộc. Các tiền nhân anh dũng của chúng ta đã dứt khoát không quá khóa dưới mọi hình thức. Khi được quan dụ dỗ rằng: anh còn trẻ, hãy nghĩ lại và khôn hơn một chút, ta chỉ yêu cầu anh bước qua một khúc gỗ mà có gì đâu. Thầy giảng Đaminh Bùi Văn Úy đã trả lời: Đúng là khúc gỗ, thưa quan, nhưng khúc gỗ hình thánh giá ấy lại tượng trưng cho Chúa tôi thờ. Quan nghĩ sao nếu tôi đạp hay bước qua di ảnh cha mẹ tôi ? Thưa quan, quan có dám bước qua mặt đức vua không ? Nhưng dù quan có bước qua mặt đức vua thì tôi cũng không bao giờ bước qua mặt Chúa tôi thờ.
Thánh giá là dấu chỉ tình yêu mà Chúa Kitô trao ban cho nhân loại chúng ta. Kính thờ thánh giá không phải là kính thờ khúc gỗ hình chữ thập mà là kính thờ Đấng đã yêu thương chúng ta đến cùng, với trái tim chịu đâm thâu và chịu vắt kiệt đến giọt máu, giọt nước cuối cùng và đã chết đau thương trên cây gỗ chữ thập.
Không chấp nhận quá khóa, xét về mặt tiêu cực là cương quyết không báng bổ hay xem thường tình yêu, không bao giờ xúc phạm Đấng yêu thương mình. Dù không quá khóa cách hữu hình nhưng vẫn có đó nhiều người vô tình hay hữu ý, báng bổ tình hiếu đạo khi coi thường các đấng sinh thành. Thánh giá thực sự bị xúc phạm khi nhiều người báng bổ tình yêu hôn nhân bằng sự thiếu vuông tròn trong nghĩa phu thê. Thánh giá bị chà đạp bởi không ít người xúc phạm đến tình dân tộc khi họ đặt lợi ích cá nhân hay tập thể của mình trên cả vận mệnh quê hương. Cũng có thể có người đang xúc phạm đến tình yêu của đoàn tín hữu dành cho hàng linh mục, dành cho các đấng bậc chủ chăn, khi xem đàn chiên là thành phần phải cúi đầu ( tuân lệnh ) ngồi nghe ( nghe giảng dạy ), và rút ví ra ( đóng góp, dâng cúng ).
Không chấp nhận quá khóa, xét về mặt tích cực là không chỉ trân trọng tình yêu, kính thờ Đấng yêu mình mà còn tin tưởng vào sức mạnh của tình yêu, cậy trông vào quyền năng của Đấng yêu mình. Tình yêu thật diệu kỳ, mạnh hơn cả sự chết. Sống có tình, có nghĩa mới thực sự là người ( nhân ), đúng như thánh ý của Đấng Tạo thành. Cương quyết không quá khóa dù phải hy sinh cả mạng sống đời này, các tiền nhân tử đạo của chúng ta muốn cùng với thánh Phaolô tông đồ khẳng định rằng: Không có gì tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, trong Đức Kitô” ( x.Rm 8,35 ). Với tình yêu của Đấng đã chết cho chúng ta ngay khi chúng ta còn là tội nhân, còn là kẻ phản nghịch, các anh hùng tử đạo đã sống yêu thương vượt trên lẽ thường của kiếp phàm hèn. Chúng ta nhận ra điều này nơi bước chân khoan thai của các ngài khi bước ra pháp trường, nơi tấm lòng bao dung của các vị trước những người đang hành khổ và sắp hành hình mình. Thánh Hoàng Lương Cảnh trong gông cùm, tù ngục đã chuyên tâm cầu nguyện: “Xin Chúa cho các quan trị nước cho yên”. Thánh Emmanuel Lê Văn Phụng tại pháp trường đã nhắn nhủ con trai mình: “Con ơi, hãy tha thứ, đừng báo thù những kẻ tố giác ba”. Ngài còn dặn bè bạn: “Hãy tha thứ vì tôi đã thứ tha”. Linh mục Khoan cùng hai thầy Thành và Hiếu trước lúc bị xử chém đã lớn tiếng cầu nguyện: “Vinh danh chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa, Chúa trời đất, chúng con hiến dâng mạng sống cho Ngài. Xin Chúa chúc phúc cho nhà vua cai trị lâu dài trong an bình. Xin biến đổi trái tim vua để vua tin theo đạo thật, đạo duy nhất đem lại cho con người hạnh phúc đích thật”.
Nói đến Kitô giáo, người ta không thể không nói đến thập giá. Và ở đâu có bóng dáng thập giá là người ta nghĩ ngay đến các Kitô hữu. Các Thánh Tử đạo, cách riêng các Thánh Tử đạo Việt Nam đã anh dũng chấp nhận hy sinh mạng sống, không bước qua thập giá ( quá khóa ) để minh chứng lòng trung trinh của các Ngài với Đấng là Tình Yêu. Sự kính nhớ, tôn vinh của đoàn cháu con dành cho các Ngài đẹp lòng các Ngài nhất, thiết tưởng không gì hơn là nỗ lực làm rạng rỡ gia phong bằng chính cuộc sống của mình, một cuộc sống nỡ đầy hoa thập giá. Cha ông chúng ta không bước qua thập giá là muốn cháu con giương cao thập giá bằng sự trân trọng tình yêu và làm cho tình yêu đơm hoa kết trái.
Mang thánh giá trên người: tốt lắm. Thường xuyên hôn kính thánh giá: đạo đức lắm. Biến cuộc đời, con người của mình thành một cây thánh giá sống động giữa đời: sự thánh thiện đích thực, xứng đáng là cháu con các tiền nhân anh hùng tử đạo.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Thuận Hiếu – Ban Mê Thuột
( Lễ các Thánh Tử đạo Việt Nam )
Nói đến các thánh tử đạo, người ta thường nhấn mạnh đến tính anh hùng, chí bất khuất của các vị chứng nhân đức tin. Khi chấp nhận hy sinh cả mạng sống vì một lý tưởng nào đó thì quả rất xứng là anh hùng và đáng ca tụng. Các thánh tử đạo còn xứng được ngợi ca vì cách thế hy sinh của các ngài. Các vị anh hùng dân tộc, vì nước quên thân thật đáng khâm phục. Thế nhưng khi tuất tiết hay khi bị quân thù sát hại thì lòng các vị ấy ít nhiều có sự căm phẫn hay hận thù. Trái lại các thánh tử đạo khi ra pháp trường hay chết trong ngục tù, lòng vẫn thư thái, an bình, thậm chí còn hân hoan, chúc lành và cầu nguyện cho kẻ làm hại mình. Nhờ đâu, bởi đâu mà các ngài có được thái độ cao thượng có thể nói là phi thường như thế ? Kitô hữu chúng ta tin nhận trên hết và trước hết là nhờ ân sủng Chúa ban. Tuy nhiên chúng ta cũng cần nhìn đến các nguyên nhân từ phía các vị thánh tử đạo, khi các ngài đón nhận hồng ân của Chúa. Qua cuộc đời các thánh tử đạo, cách riêng các thánh tử đạo Việt Nam, chúng ta có thể thấy một trong những nguyên nhân ấy đó là khi đã cảm nhận được tình yêu thì thà chết chứ không chấp nhận xúc phạm đến tình yêu, xúc phạm đến Đấng đã yêu mình.
Hẳn chúng ta đã từng biết ít nhiều các chuyện kể về các thánh tử Đạo Việt Nam. Một trong những sự kiện xảy ra với các ngài đó là các quan thời bấy giờ thường đòi buộc hay dụ dỗ các ngài “ quá khóa” tức là bước qua thập giá để được tha, thậm chí còn được ban bỗng lộc. Các tiền nhân anh dũng của chúng ta đã dứt khoát không quá khóa dưới mọi hình thức. Khi được quan dụ dỗ rằng: anh còn trẻ, hãy nghĩ lại và khôn hơn một chút, ta chỉ yêu cầu anh bước qua một khúc gỗ mà có gì đâu. Thầy giảng Đaminh Bùi Văn Úy đã trả lời: Đúng là khúc gỗ, thưa quan, nhưng khúc gỗ hình thánh giá ấy lại tượng trưng cho Chúa tôi thờ. Quan nghĩ sao nếu tôi đạp hay bước qua di ảnh cha mẹ tôi ? Thưa quan, quan có dám bước qua mặt đức vua không ? Nhưng dù quan có bước qua mặt đức vua thì tôi cũng không bao giờ bước qua mặt Chúa tôi thờ.
Thánh giá là dấu chỉ tình yêu mà Chúa Kitô trao ban cho nhân loại chúng ta. Kính thờ thánh giá không phải là kính thờ khúc gỗ hình chữ thập mà là kính thờ Đấng đã yêu thương chúng ta đến cùng, với trái tim chịu đâm thâu và chịu vắt kiệt đến giọt máu, giọt nước cuối cùng và đã chết đau thương trên cây gỗ chữ thập.
Không chấp nhận quá khóa, xét về mặt tiêu cực là cương quyết không báng bổ hay xem thường tình yêu, không bao giờ xúc phạm Đấng yêu thương mình. Dù không quá khóa cách hữu hình nhưng vẫn có đó nhiều người vô tình hay hữu ý, báng bổ tình hiếu đạo khi coi thường các đấng sinh thành. Thánh giá thực sự bị xúc phạm khi nhiều người báng bổ tình yêu hôn nhân bằng sự thiếu vuông tròn trong nghĩa phu thê. Thánh giá bị chà đạp bởi không ít người xúc phạm đến tình dân tộc khi họ đặt lợi ích cá nhân hay tập thể của mình trên cả vận mệnh quê hương. Cũng có thể có người đang xúc phạm đến tình yêu của đoàn tín hữu dành cho hàng linh mục, dành cho các đấng bậc chủ chăn, khi xem đàn chiên là thành phần phải cúi đầu ( tuân lệnh ) ngồi nghe ( nghe giảng dạy ), và rút ví ra ( đóng góp, dâng cúng ).
Không chấp nhận quá khóa, xét về mặt tích cực là không chỉ trân trọng tình yêu, kính thờ Đấng yêu mình mà còn tin tưởng vào sức mạnh của tình yêu, cậy trông vào quyền năng của Đấng yêu mình. Tình yêu thật diệu kỳ, mạnh hơn cả sự chết. Sống có tình, có nghĩa mới thực sự là người ( nhân ), đúng như thánh ý của Đấng Tạo thành. Cương quyết không quá khóa dù phải hy sinh cả mạng sống đời này, các tiền nhân tử đạo của chúng ta muốn cùng với thánh Phaolô tông đồ khẳng định rằng: Không có gì tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, trong Đức Kitô” ( x.Rm 8,35 ). Với tình yêu của Đấng đã chết cho chúng ta ngay khi chúng ta còn là tội nhân, còn là kẻ phản nghịch, các anh hùng tử đạo đã sống yêu thương vượt trên lẽ thường của kiếp phàm hèn. Chúng ta nhận ra điều này nơi bước chân khoan thai của các ngài khi bước ra pháp trường, nơi tấm lòng bao dung của các vị trước những người đang hành khổ và sắp hành hình mình. Thánh Hoàng Lương Cảnh trong gông cùm, tù ngục đã chuyên tâm cầu nguyện: “Xin Chúa cho các quan trị nước cho yên”. Thánh Emmanuel Lê Văn Phụng tại pháp trường đã nhắn nhủ con trai mình: “Con ơi, hãy tha thứ, đừng báo thù những kẻ tố giác ba”. Ngài còn dặn bè bạn: “Hãy tha thứ vì tôi đã thứ tha”. Linh mục Khoan cùng hai thầy Thành và Hiếu trước lúc bị xử chém đã lớn tiếng cầu nguyện: “Vinh danh chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa, Chúa trời đất, chúng con hiến dâng mạng sống cho Ngài. Xin Chúa chúc phúc cho nhà vua cai trị lâu dài trong an bình. Xin biến đổi trái tim vua để vua tin theo đạo thật, đạo duy nhất đem lại cho con người hạnh phúc đích thật”.
Nói đến Kitô giáo, người ta không thể không nói đến thập giá. Và ở đâu có bóng dáng thập giá là người ta nghĩ ngay đến các Kitô hữu. Các Thánh Tử đạo, cách riêng các Thánh Tử đạo Việt Nam đã anh dũng chấp nhận hy sinh mạng sống, không bước qua thập giá ( quá khóa ) để minh chứng lòng trung trinh của các Ngài với Đấng là Tình Yêu. Sự kính nhớ, tôn vinh của đoàn cháu con dành cho các Ngài đẹp lòng các Ngài nhất, thiết tưởng không gì hơn là nỗ lực làm rạng rỡ gia phong bằng chính cuộc sống của mình, một cuộc sống nỡ đầy hoa thập giá. Cha ông chúng ta không bước qua thập giá là muốn cháu con giương cao thập giá bằng sự trân trọng tình yêu và làm cho tình yêu đơm hoa kết trái.
Mang thánh giá trên người: tốt lắm. Thường xuyên hôn kính thánh giá: đạo đức lắm. Biến cuộc đời, con người của mình thành một cây thánh giá sống động giữa đời: sự thánh thiện đích thực, xứng đáng là cháu con các tiền nhân anh hùng tử đạo.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Thuận Hiếu – Ban Mê Thuột
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:13 15/11/2009
CHUỒNG SƯ TỬ
Anh chàng say quắc cần câu ban đêm đứng bên ngoài công viên của thành phố, tay đập chân đá vào hàng rào công viên miệng la lớn:
- “Mau thả tớ ra.”
Đây là bức tranh đẹp nhất miêu tả trạng thái của nhân loại.
(Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Người ham tri thức thì bị tri thức bịt mắt trước những thực tại của cuộc sống; người ham tiền bạc thì bị tiền bạc như những xiềng xích trói chặt không thể vùng vẫy trong hạnh phúc được; người ham danh vọng thì bị danh vọng trùm lấy đầu mình nên không thể nhìn thấy những bất công xảy ra chung quanh mình; người ham quyền lực thì bị quyền lực nhốt kín trong những lệnh lạc, hiếp đáp, mà không biết quyền lực là để phục vụ mọi người...
Người say rượu đứng bên ngoài công viên đấm đá hàng rào đòi thả mình ra, thì giống như con sư tử bị nhốt trong chuồng gầm thét đòi ra bên ngoài vậy.
Nhân loại chiến tranh vì bị lòng khao khát làm bá chủ thế giới, con người ta thường sinh ra chuyện tranh chấp là vì người có quyền lực không biết công bằng chính nghĩa là gì, và xã hội thường bất an là vì con người ta ai cũng như sư tử gầm thét trong chuồng danh lợi, tham lam, kiêu ngạo và hận thù...
Người Ki-tô hữu sống ở thế gian, kiến tạo cho thế gian, làm đẹp cho thế gian, nhưng không thuộc về thế gian, bởi vì quê hương đích thực của họ là ở trên trời, nơi có Chúa Giê-su ngự trị...
Ai hiểu thì hiểu !
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Anh chàng say quắc cần câu ban đêm đứng bên ngoài công viên của thành phố, tay đập chân đá vào hàng rào công viên miệng la lớn:
- “Mau thả tớ ra.”
Đây là bức tranh đẹp nhất miêu tả trạng thái của nhân loại.
(Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Người ham tri thức thì bị tri thức bịt mắt trước những thực tại của cuộc sống; người ham tiền bạc thì bị tiền bạc như những xiềng xích trói chặt không thể vùng vẫy trong hạnh phúc được; người ham danh vọng thì bị danh vọng trùm lấy đầu mình nên không thể nhìn thấy những bất công xảy ra chung quanh mình; người ham quyền lực thì bị quyền lực nhốt kín trong những lệnh lạc, hiếp đáp, mà không biết quyền lực là để phục vụ mọi người...
Người say rượu đứng bên ngoài công viên đấm đá hàng rào đòi thả mình ra, thì giống như con sư tử bị nhốt trong chuồng gầm thét đòi ra bên ngoài vậy.
Nhân loại chiến tranh vì bị lòng khao khát làm bá chủ thế giới, con người ta thường sinh ra chuyện tranh chấp là vì người có quyền lực không biết công bằng chính nghĩa là gì, và xã hội thường bất an là vì con người ta ai cũng như sư tử gầm thét trong chuồng danh lợi, tham lam, kiêu ngạo và hận thù...
Người Ki-tô hữu sống ở thế gian, kiến tạo cho thế gian, làm đẹp cho thế gian, nhưng không thuộc về thế gian, bởi vì quê hương đích thực của họ là ở trên trời, nơi có Chúa Giê-su ngự trị...
Ai hiểu thì hiểu !
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:14 15/11/2009
N2T |
12. Một người lòng được như ý mới nhẫn nại, hoặc vui vẻ nhẫn nại một chuyện này mà không nhẫn nại chuyện kia, thì đó không phải là nhẫn nại thật.
(sách Gương Chúa Giê-su)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:15 15/11/2009
N2T |
289. Việc thiện (thì) không tranh luận, tranh luận (thì) không thiện.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thầy Phó Tế nói về phép lạ khiến cho Đức Hồng Y Newman được phong chân phước
Bùi Hữu Thư
20:09 15/11/2009
Luân Đôn (CNS) – Một thầy phó tế Hoa Kỳ kể lại việc thầy bỗng nhiên được chữa lành một cách lạ lùng về tình trạng cột sống đau nặng sau khi cầu nguyện với Hồng Y John Henry Newman.
Thầy phó tế Jack Sullivan, 71, ở Marshfield, Mass., trình bầy tại một buổi họp báo tại Luân Đôn ngày 9 tháng 11 là thầy đã được chữa lành sau khi cầu nguyện với Hồng Y Newman, một thần học gia thế kỷ 19 và một người theo đạo Anh giáo trước khi trở lại, và đã qua đời năm 1890.
Vào tháng 6 vừa qua, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tuyên bố việc phong chân phước sau khi Thánh Bộ Phong Thánh quyết định việc thầy phó tế Sullivan được chữa lành là một phép là do lời chuyển cầu của ngài. Nghi lễ phong chân phước đã được ấn định vào ngày 2 tháng 5 tại Nguyện Đường Birmingham, nơi ngài đã thành lập sau khi trở lại đạo Công Giáo năm 1845.
Thầy phó tế Sullivan nói các bác sĩ cho thầy hay thầy “sắp bị hoàn toàn tê liệt” vì nhiều đốt xương sống của thầy đang đè mạnh vào cột tủy sống.
Thầy nói, ngay cả sau khi được giải phẫu tháng 8 năm 2001 tại Boston, lớp bao che cột tủy sống của thầy đã bị rách nát, khiến cho thầy “bị đau đớn hết sức.”
Thầy nói các bác sĩ giải phẫu nói cần phải nghỉ một năm trước khi thầy có thể đi lại được.
Phó tế Sullivan nói thầy rất buồn phiền khi nghe lời tuyên bố này, vì thầy đã được huấn luyện trong ba năm để trở thành một thầy phó tế cho Tổng Giáo phận Boston và muốn được dự lễ phong chức cùng các bạn đồng khoa vào năm tới. Thầy nói thầy đã cầu nguyện như sau: “Lạy Đức Hồng Y Newman, xin giúp con đi được, để con có thể trở lại lớp học của con và được phong chức."
Thầy giải thích làm sao “bỗng nhiên tôi cảm thấy toàn thân nóng hổi, theo sau là một cảm giác căng thẳng và kích thích khắp mình trong một thời gian dài."
Thầy nói,"Tôi cũng cảm thấy một niềm vui và an bình tôi chưa hề nhận thức bao giờ trong đời, và một cảm tưởng về sự hiện diện của Thiên Chúa và tôi không còn một ý chí nào hết. Tôi chỉ đứng đó và tất cả những điều ấy đã xẩy đến cho tôi. Tôi mất hết tự chủ và rồi tôi cảm thấy tự tin và tự quyết là cuối cùng tôi có thể đi lại được."
Thầy nhắc lại là thầy đã la to gọi người y tá là mọi đau đớn của thầy đã tan biến mặc dù ngay trước đó thầy đã như đang trong cơn hấp hối.
Thầy nói, "Mọi nỗi đau đã biến đi và tôi cảm thấy thật vui sướng và tin tưởng rằng có một cái gì thật đặc biệt đã xẩy đến cho tôi.”
Thầy Sullivan nói, không những thầy đi được mà còn đi không cần trợ giúp, và đã đi nhanh đến nỗi các y tá phải bảo thầy là “hãy đi chậm lại."
Các bác sĩ nghiên cứu trường hợp của thầy trong các tháng sau đó quyết định là thầy đã lấy lại được khả năng nâng nhắc của một người đàn ông 30 tuổi. Họ rất ngạc nhiên về sự phục hồi của thầy và sau một loạt các thử nghiệm họ đã công nhận vào tháng 10 năm 2001 là họ không thể giải thích.
Vào lúc đó, thầy Sullivan quyết định viết thư cho Linh mục Paul Chavasse, thỉnh viên vụ phong thánh cho Hồng Y Newmans tại nguyện đường Birmingham.
Ngày 14 tháng 9, 2002, ngày thầy được phong chức phó tế, thầy nhận được tin là trường hợp của thầy đã được tuyển chọn bởi các linh mục tại nguyện đường có thể là phép lạ cần thiết để phong chân phước cho Hồng Y Newman.
Thầy Sullivan nói với giới báo chí tại Luân Đôn như sau: “Đối với tôi, đây là một dấu chỉ rằng thể thức này đã tiến hành một cách kỳ diệu."
Thầy nói với các phóng viên báo chí vào lúc khởi đầu của chuyến viếng thăm Luân Đôn theo lời mời của Đức Tổng Giám Mục Vincent Nichols, giáo phận Westminster. Thầy phó tế sau đó đã giảng thuyết trong một Thánh Lễ tại Nhà Thờ Chánh Tòa Westminster ở Luân Đôn.
Trong khi thăm nước Anh, thầy Sullivan sẽ viếng nguyện đường và sẽ được dẫn đưa tới các điạ điểm khác có liên hệ đến cuộc đời của Hồng Y Newman.
Thầy Phó Tế Sullivan và Đức Tổng Giám Mục Vincent Nichols tổng giáo phận Westminster |
Thầy phó tế Jack Sullivan, 71, ở Marshfield, Mass., trình bầy tại một buổi họp báo tại Luân Đôn ngày 9 tháng 11 là thầy đã được chữa lành sau khi cầu nguyện với Hồng Y Newman, một thần học gia thế kỷ 19 và một người theo đạo Anh giáo trước khi trở lại, và đã qua đời năm 1890.
Vào tháng 6 vừa qua, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tuyên bố việc phong chân phước sau khi Thánh Bộ Phong Thánh quyết định việc thầy phó tế Sullivan được chữa lành là một phép là do lời chuyển cầu của ngài. Nghi lễ phong chân phước đã được ấn định vào ngày 2 tháng 5 tại Nguyện Đường Birmingham, nơi ngài đã thành lập sau khi trở lại đạo Công Giáo năm 1845.
Thầy phó tế Sullivan nói các bác sĩ cho thầy hay thầy “sắp bị hoàn toàn tê liệt” vì nhiều đốt xương sống của thầy đang đè mạnh vào cột tủy sống.
Thầy nói, ngay cả sau khi được giải phẫu tháng 8 năm 2001 tại Boston, lớp bao che cột tủy sống của thầy đã bị rách nát, khiến cho thầy “bị đau đớn hết sức.”
Thầy nói các bác sĩ giải phẫu nói cần phải nghỉ một năm trước khi thầy có thể đi lại được.
Phó tế Sullivan nói thầy rất buồn phiền khi nghe lời tuyên bố này, vì thầy đã được huấn luyện trong ba năm để trở thành một thầy phó tế cho Tổng Giáo phận Boston và muốn được dự lễ phong chức cùng các bạn đồng khoa vào năm tới. Thầy nói thầy đã cầu nguyện như sau: “Lạy Đức Hồng Y Newman, xin giúp con đi được, để con có thể trở lại lớp học của con và được phong chức."
Thầy giải thích làm sao “bỗng nhiên tôi cảm thấy toàn thân nóng hổi, theo sau là một cảm giác căng thẳng và kích thích khắp mình trong một thời gian dài."
Thầy nói,"Tôi cũng cảm thấy một niềm vui và an bình tôi chưa hề nhận thức bao giờ trong đời, và một cảm tưởng về sự hiện diện của Thiên Chúa và tôi không còn một ý chí nào hết. Tôi chỉ đứng đó và tất cả những điều ấy đã xẩy đến cho tôi. Tôi mất hết tự chủ và rồi tôi cảm thấy tự tin và tự quyết là cuối cùng tôi có thể đi lại được."
Thầy nhắc lại là thầy đã la to gọi người y tá là mọi đau đớn của thầy đã tan biến mặc dù ngay trước đó thầy đã như đang trong cơn hấp hối.
Thầy nói, "Mọi nỗi đau đã biến đi và tôi cảm thấy thật vui sướng và tin tưởng rằng có một cái gì thật đặc biệt đã xẩy đến cho tôi.”
Thầy Sullivan nói, không những thầy đi được mà còn đi không cần trợ giúp, và đã đi nhanh đến nỗi các y tá phải bảo thầy là “hãy đi chậm lại."
Các bác sĩ nghiên cứu trường hợp của thầy trong các tháng sau đó quyết định là thầy đã lấy lại được khả năng nâng nhắc của một người đàn ông 30 tuổi. Họ rất ngạc nhiên về sự phục hồi của thầy và sau một loạt các thử nghiệm họ đã công nhận vào tháng 10 năm 2001 là họ không thể giải thích.
Vào lúc đó, thầy Sullivan quyết định viết thư cho Linh mục Paul Chavasse, thỉnh viên vụ phong thánh cho Hồng Y Newmans tại nguyện đường Birmingham.
Ngày 14 tháng 9, 2002, ngày thầy được phong chức phó tế, thầy nhận được tin là trường hợp của thầy đã được tuyển chọn bởi các linh mục tại nguyện đường có thể là phép lạ cần thiết để phong chân phước cho Hồng Y Newman.
Thầy Sullivan nói với giới báo chí tại Luân Đôn như sau: “Đối với tôi, đây là một dấu chỉ rằng thể thức này đã tiến hành một cách kỳ diệu."
Thầy nói với các phóng viên báo chí vào lúc khởi đầu của chuyến viếng thăm Luân Đôn theo lời mời của Đức Tổng Giám Mục Vincent Nichols, giáo phận Westminster. Thầy phó tế sau đó đã giảng thuyết trong một Thánh Lễ tại Nhà Thờ Chánh Tòa Westminster ở Luân Đôn.
Trong khi thăm nước Anh, thầy Sullivan sẽ viếng nguyện đường và sẽ được dẫn đưa tới các điạ điểm khác có liên hệ đến cuộc đời của Hồng Y Newman.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Lộc Mỹ, hạt Cửa Lò, giáo phận Vinh khởi sắc
Ban Giáo Lý hạt Cửa Lò
10:09 15/11/2009
Giáo xứ Lộc Mỹ, hạt Cửa Lò, giáo phận Vinh khởi sắc
Giáo hạt Cửa Lò, thuộc giáo phận Vinh trải dài trên một không gian khoảng 20 km. Phía tây nam tính từ giáo xứ Hạt Tân Lộc là giáo xứ Làng Anh do Cha Raphaen Trần Xuân Nhàn coi sóc, rút gần về xứ mẹ cùng theo hướng đông đông nam là giáo xứ Lập Thạch do cha Phaolô Nguyễn Xuân Tính coi sóc, khu cảnh quan du kịch Cửa Lò và bến cảng thương mại ôm trọn giáo xứ mẹ Tân Lộc và cuối cùng nằm chếch về phía tây là giáo xứ Lộc Mỹ được cha Gioan Nguyễn Thanh Lan coi sóc trên 3000 giáo dân. Ngôi nhà thờ xứ nằm bên quả núi rừng thông quanh năm xanh biếc hát ru ngọt ngào những bản nhạc véo von, toả bóng che phủ cho ngôi thánh đường đồ sộ ngày đêm con cái tấp nập đến cầu kinh dâng thánh lễ tạ ơn.
Giáo xứ Lộc Mỹ đã khởi sắc về mọi mặt trong đó nền giáo lý là rõ nét nhất. Còn nhớ ngày này năm ngoái chúng tôi, Ban giáo lý hạt đi thăm các lớp trong xứ Lộc Mỹ với các giáo họ: Lộc Mỹ, Văn Sơn, Đức Vọng và Đông Ngàn, thật là cảm thương cho việc thiếu cơ sở vật chất, đặc biệt nhất là giáo họ Đông Ngàn, các lớp học 100% tạm học tại nhà dân, một giáo họ quá nghèo, giáo dân với nghề chính là nông nghiệp trên vùng đất muối mặn cằn khô quanh năm lúc nào cũng thiếu ăn, may mà còn có một số núi trọc mà các nhà thầu thuê dân hàng ngày đập, bốc đá kiếm thêm.
Học sinh đến giờ học thì hầu như ngồi bằng chiếu trãi xuống nền nhà mượn tạm, bàn nghế học sinh đã thiếu trầm trọng, đến nghế bàn giáo lý lại càng không có, điện sáng thì leo heo, thế mà các lớp giáo lý vẩn duy trì đều đều, chúng tôi cảm phục sự hy sinh của đội ngũ giáo lý viên, Ban giáo lý xứ, họ, HĐ mục vụ đã vượt khó để chuyển tải kiến thức giáo lý cho các em trong những hoàn cảnh khó khăn.
Năm nay không còn cảnh học thiếu thốn như vậy nữa; Một sự kiện quan trọng đến với giáo xứ, đó là vào ngày 28 tháng 08 năm 2008 toà giám mục Xã Đoài do Đức Cha Phaolô Cao Đình Thuyên đã cử Cha Gioan Nguyễn Thanh Lan từ Giáo xứ Xuân Hoà, tỉnh Quảng Bình ra coi sóc giáo xứ Lộc Mỹ, Cha Lan nhìn bề ngoài thì “nhỏ người ốm yếu” nhưng đến hôm nay sau hơn 1 năm coi sóc với những kết quả đạt được đặc biệt là những gì liên quan đến giáo lý thì mới thấy được con người bề ngoài này là vậy nhưng bên trong là một anh chàng “khổng lồ” mạnh khoẻ. Mới mấy tháng một ngôi trường khang trang bề thế được mọc lên trên khu đất hơn 2500m2. Một ngôi trường với chiều dài hơn 18m, rộng 10m gồm 12 phòng học đầy đủ dụng cụ bàn nghế đồ dùng dạy và học. Được biết khu đất hơn 2500m2 từ trước tới nay để hoang, sau khi Ngài về đã họp HĐ mục vụ và toàn dân, với bao thao thức trăn trở Ngài đã nêu lên mong muốn là xây dựng một ngôi trường giáo lý, khi hoàn thành sẻ là nơi tụ hội tất cả các em học sinh trong toàn giáo xứ về học, tất cả cha con đã thống nhất và đã bắt tay vào việc, với thời gian hơn 3 tháng ngôi trường đã gần hoàn thành, tuy một số hạng mục chưa xong song việc khai giảng học kịp thời đúng lịch của giáo phận, giáo hạt là cấp thiết và ngôi trường đã được đưa vào sử dụng vào ngày 11 tháng 10 năm 2009.
Bên cạnh ngôi trường giáo lý giáo xứ Lộc Mỹ, Ngài cho khởi công xây dựng một nhà phòng vừa là học giáo lý, vừa có nơi cho các cha mỗi khi về họ Đông Ngàn mục vụ, ngôi nhà trường giáo họ Đông Ngàn có chiều dài 18m, chiều rộng 8m, tổng cộng làm xong sẻ có 5 phòng học và một phòng đón các cha mỗi lần về giáo họ mục vụ.
Riêng về động viên học sinh thì Ngài có nhiều sáng kiến, đặc biệt luôn gần gủi động viên các Ban ngành, theo chúng tôi được biết năm nay con số học sinh của giáo xứ Lộc Mỹ học rất khá, Giáo xứ Lộc Mỹ được thứ hai toàn hạt, được 5 em đi thi cấp giáo phận trong đó các em được điểm rất cao, có hai em đã đạt giải giáo phận, một em giải nhì và một em giải ba, trước đó cha đã khuyến kích, động viên các em và treo giải cho những em nào được phần thưởng giáo phận thì cha sẻ tặng riêng cho em đó, giải nhất cha sẻ tặng 600.000đ, giải hai 400.000đ, giải ba 200.000đ. Qua những việc làm bề ngoài của Ngài chúng ta cũng phần nào thấy được tâm huyết lo lắng cho nền giáo lý, cho tương lai của giáo hội. Thật là một nguồn động viên trên tình thần cha con.
Cách đây gần 2 năm giáo xứ Lộc Mỹ nói chung và gia đình anh chị Phêrô Nguyễn Đình Hương và chị Maria Nguyễn thị Nữ một gia đình nghèo, căn lều được dựng bên triền núi thông của xứ Lộc Mỹ, gia đình gồm hai vợ chồng và 6 người con, trong một đêm kinh hoàng do mưa lớn lâu ngày đã làm một tảng đá to nặng bên núi thông xập xuống đè trọn lên ngôi lều của gia đình anh chị, trúng ngay chiếc giường anh chị và đứa con thơ hơn 6 tháng tuổi đang ngủ, làm chết ngay tại chỗ cả hai vợ chồng và 1 đứa con út, để lại 5 đứa con còn thơ dại côi cút. Sau khi được tin sét đánh này nhiều tầng lớp trong nước và nước ngoài đã thương yêu giúp đỡ, đặc biệt là bà con ở hải ngoại đã gửi về cho gia đình bị nạn qua địa chỉ Cha quá cố Phêrô Nguyễn văn Khang, theo chúng tôi được biết thì Cha Phêrô Nguyễn Xuân Hoan trước khi đổi xứ đã trao lại cho Cha Gioan Nguyễn Thanh Lan tiếp tục làm công tác nuôi các em học hành và sinh sống hàng ngày. Thật cám ơn những tấm lòng hảo tâm của bà con trong và ngoài nước.
Nhìn những tà áo trắng bay bay trong gió tấp nập đến trường học giáo lý, tiếng học đều đều của các em phát ra từ các phòng học mới, nhìn những khuôn mặt tự tin và vui tươi của mọi người, chúng tôi thầm cám ơn Chúa, Cám ơn Cha, cám ơn HĐ mục vụ, Ban giáo lý xứ, Ban giáo lý các giáo họ, các gia đình phụ huynh, ân và thân nhân đã chung tay đoàn kết nhất trí để giáo xứ Lộc Mỹ có được ngày hôm nay, đặc biệt là ngôi trường khang trang trên một không gian rộng đẹp.
Trò chuyện với Cha xứ Gioan Trần Thanh Lan Ngài nói “ cám ơn Chúa rất nhiều, các cha trước đã tích góp cho giáo xứ một ít và mình cũng làm gan (tức là liều) đi vay thêm để có kinh phí mà xây dựng, tuy đến nay còn mắc nợ nhiều nhưng việc đó, Chúa Ngài sẻ lo”.
Vâng Chúa sẻ lo và chúng ta tín thác vào Ngài, với nổ lực hết mình của con người, tin rằng Thiên Chúa sẻ an bài mọi sự.
Ban giáo lý hạt Cửa Lò.
Telephone: cha Gioan Nguyễn Thanh Lan: 0902221309
Giáo xứ Lộc Mỹ đã khởi sắc về mọi mặt trong đó nền giáo lý là rõ nét nhất. Còn nhớ ngày này năm ngoái chúng tôi, Ban giáo lý hạt đi thăm các lớp trong xứ Lộc Mỹ với các giáo họ: Lộc Mỹ, Văn Sơn, Đức Vọng và Đông Ngàn, thật là cảm thương cho việc thiếu cơ sở vật chất, đặc biệt nhất là giáo họ Đông Ngàn, các lớp học 100% tạm học tại nhà dân, một giáo họ quá nghèo, giáo dân với nghề chính là nông nghiệp trên vùng đất muối mặn cằn khô quanh năm lúc nào cũng thiếu ăn, may mà còn có một số núi trọc mà các nhà thầu thuê dân hàng ngày đập, bốc đá kiếm thêm.
Học sinh đến giờ học thì hầu như ngồi bằng chiếu trãi xuống nền nhà mượn tạm, bàn nghế học sinh đã thiếu trầm trọng, đến nghế bàn giáo lý lại càng không có, điện sáng thì leo heo, thế mà các lớp giáo lý vẩn duy trì đều đều, chúng tôi cảm phục sự hy sinh của đội ngũ giáo lý viên, Ban giáo lý xứ, họ, HĐ mục vụ đã vượt khó để chuyển tải kiến thức giáo lý cho các em trong những hoàn cảnh khó khăn.
Bên cạnh ngôi trường giáo lý giáo xứ Lộc Mỹ, Ngài cho khởi công xây dựng một nhà phòng vừa là học giáo lý, vừa có nơi cho các cha mỗi khi về họ Đông Ngàn mục vụ, ngôi nhà trường giáo họ Đông Ngàn có chiều dài 18m, chiều rộng 8m, tổng cộng làm xong sẻ có 5 phòng học và một phòng đón các cha mỗi lần về giáo họ mục vụ.
Riêng về động viên học sinh thì Ngài có nhiều sáng kiến, đặc biệt luôn gần gủi động viên các Ban ngành, theo chúng tôi được biết năm nay con số học sinh của giáo xứ Lộc Mỹ học rất khá, Giáo xứ Lộc Mỹ được thứ hai toàn hạt, được 5 em đi thi cấp giáo phận trong đó các em được điểm rất cao, có hai em đã đạt giải giáo phận, một em giải nhì và một em giải ba, trước đó cha đã khuyến kích, động viên các em và treo giải cho những em nào được phần thưởng giáo phận thì cha sẻ tặng riêng cho em đó, giải nhất cha sẻ tặng 600.000đ, giải hai 400.000đ, giải ba 200.000đ. Qua những việc làm bề ngoài của Ngài chúng ta cũng phần nào thấy được tâm huyết lo lắng cho nền giáo lý, cho tương lai của giáo hội. Thật là một nguồn động viên trên tình thần cha con.
Nhìn những tà áo trắng bay bay trong gió tấp nập đến trường học giáo lý, tiếng học đều đều của các em phát ra từ các phòng học mới, nhìn những khuôn mặt tự tin và vui tươi của mọi người, chúng tôi thầm cám ơn Chúa, Cám ơn Cha, cám ơn HĐ mục vụ, Ban giáo lý xứ, Ban giáo lý các giáo họ, các gia đình phụ huynh, ân và thân nhân đã chung tay đoàn kết nhất trí để giáo xứ Lộc Mỹ có được ngày hôm nay, đặc biệt là ngôi trường khang trang trên một không gian rộng đẹp.
Vâng Chúa sẻ lo và chúng ta tín thác vào Ngài, với nổ lực hết mình của con người, tin rằng Thiên Chúa sẻ an bài mọi sự.
Ban giáo lý hạt Cửa Lò.
Telephone: cha Gioan Nguyễn Thanh Lan: 0902221309
Khai mạc đại hội truyền thống Sinh viên Tổng giáo phận Hà Nội.
Antôn Trần Đức Hà
10:21 15/11/2009
Khai mạc đại hội truyền thống Sinh viên Tổng giáo phận Hà Nội.
Ngày 14/11/2009, tại nhà thờ giáo xứ Thạch Bích đã diễn ra lễ khai mạc Đại hội truyền thống của Sinh viên Tổng Giáo phận (SVTGP) Hà Nội.
Xem hình ngày đại hội bấm vào đây
Đây là hoạt động được tổ chức thường niên của các nhóm SV tại Hà Nội kể từ khi được thành lập vào những năm cuối thập niên 90 thế kỷ trước. Đại hội truyền thống là dịp để người SVCG nhắc nhở nhau về bản chất và ơn gọi của giới trẻ trong xã hội thế tục hôm nay. “Thắp sáng niềm tin yêu hi vọng” là chủ đề của Đại hội năm nay.
Giáo xứ Thạch Bích – nơi diễn ra kỳ Đại hội lần thứ 12 của SVTGP Hà Nội - về mặt hành chính thuộc xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai; cách trung tâm Hà Nội hơn 20km về phía Tây Nam. Đây là một giáo xứ lớn của Giáo phận Hà Nội với khoảng 6000 giáo dân do linh mục Giuse Nguyễn Khắc Quế trông coi.
Từ sáng sớm 14/11, công tác dựng trại, dàn dựng sân khấu đã cơ bản hoàn tất để chuẩn bị đón nhận một lượng SV khổng lồ đến từ các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc. Hầu hết các trại đều được các nhóm đầu tư qui mô, công phu nên khá đẹp mắt.
Đến 13h chiều, mọi sự đã hoàn tất. Những phái đoàn SV đã lần lượt tiến về giáo xứ Thạch Bích trong niềm vui mừng hớn hở.
Hoạt động đầu tiên trong buổi chiều là cuộc thi SV 09 do Ban Huấn giáo phối hợp các nhóm tổ chức. Cuộc thi diễn ra sôi nổi với sự tham dự của đại diện các nhóm là thành viên của Hội SVTGP Hà Nội. Nội dung đề tài học hỏi bao gồm vấn đề Đức tin, lịch sử và đời sống giáo hội, đời sống sinh viên và nhất là xoay quanh chủ đề của năm thánh linh mục. Đây là cơ hội giúp cho các bạn hiểu sâu những kiến thức trong đạo; thêm yêu sứ vụ của người mục tử; đây cũng là dịp để giao lưu, học hỏi, làm quen giữa các nhóm. Nội dung cuộc thi SV 09 phần lớn nằm trong tài liệu “Sắc lệnh về chức vụ và đời sống các linh mục” dưới hình thức là các câu hỏi trắc nghiệm (A,B,C,D). Sau vòng loại, sẽ chọn ra 9 đội vào chung kết để tranh tài nhất - nhì - ba. Giải thưởng sẽ được công bố vào dịp tổng kết Đại hội.
Sau giờ giải lao khi vừa kết thúc cuộc thi, một cuộc diễu hành trọng thể đã diễn ra trong khuôn viên nhà thờ Thạch Bích. Đây là một cuộc biểu dương lực lượng của phong trào SVCG của Tổng Giáo phận Hà Nội. Vượt qua bao nhiêu khó khăn, thử thách; kể cả những cấm đoán, đe dọa; Hội SVTGP Hà Nội vẫn không ngừng phát triển với một con số cực kỳ ấn tượng, hiện tại đã có 18 nhóm gia nhập hội bên cạnh những nhóm khác thuộc diện cảm tình đang trong quá trình kết nạp, con số tham gia sinh hoạt thường xuyên đã vượt qua con số mấy ngàn sinh viên. Hiện diện tại Thạch Bích trong lễ diễu hành có khoảng 2000 bạn sinh viên; một con số lớn lao, đông đảo. Lần lượt các nhóm Vinh, Phát Diệm, Thanh Hóa, Hưng Hóa tiến vào lễ đài sau đó là Bùi Chu, Thái Bình, Cao Bằng - Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hải Hà, Nam Định, Hà Nam, Thạch Bích, Công Nghiệp, Nông Nghiệp, Xuân Mai, Xuân Hòa, Di Trạch, Thái Nguyên; có cả những nhóm thành lập chưa đầy năm như Cổ Nhuế, Hà Thành.
Cao điểm của ngày khai mạc Đại hội là thánh lễ long trọng do Cha Giuse Nguyễn Khắc Quế cử hành với sự tham dự của linh mục Gioan Lê Trọng Cung, Chánh văn phòng TGM Hà Nội kiêm đặc trách sinh viên; các linh mục Phê rô Nguyễn Văn Khải, Giuse Nguyễn Văn Thật và Gioan Lưu Ngọc Quỳnh – Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà; linh mục FX Nguyễn Huy Liệu- GP Bắc Ninh, hai linh mục phó xứ Thạch Bích: Đaminh Nguyễn Công Khương và Gioan Nguyễn Mạnh Hùng. Ngoài ra, còn có sự hiện diện của các thầy phó tế, nam nữ tu sỹ và giáo dân Thạch Bích.
Trong đêm 14/11/2009 đã diễn ra các tiết mục văn nghệ chào mừng Đại hội truyền thống SVTGP Hà Nội. Đêm diễn có sự tham dự của các nhóm thành viên với các màn ca hát, vũ điệu, diễn kịch. Đặc biệt, đêm diễn văn nghệ vinh dự đón ca sỹ Gia Ân đến từ Sài Gòn về góp vui cho Đại hội theo lời mời của Ban Điều hành SVTGP. Ngoài ra màn có tiết mục đặc sắc “Sự thật – Công lý – Hòa bình” do Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội thực hiện.
Sự kiện diễn ra cuối cùng trong ngày là chương trình cầu nguyện Taizê do các thầy dòng Tên phụ trách và sinh hoạt lửa trại, giao lưu giữa các nhóm.
Ngày 14/11/2009, tại nhà thờ giáo xứ Thạch Bích đã diễn ra lễ khai mạc Đại hội truyền thống của Sinh viên Tổng Giáo phận (SVTGP) Hà Nội.
Xem hình ngày đại hội bấm vào đây
Đây là hoạt động được tổ chức thường niên của các nhóm SV tại Hà Nội kể từ khi được thành lập vào những năm cuối thập niên 90 thế kỷ trước. Đại hội truyền thống là dịp để người SVCG nhắc nhở nhau về bản chất và ơn gọi của giới trẻ trong xã hội thế tục hôm nay. “Thắp sáng niềm tin yêu hi vọng” là chủ đề của Đại hội năm nay.
Giáo xứ Thạch Bích – nơi diễn ra kỳ Đại hội lần thứ 12 của SVTGP Hà Nội - về mặt hành chính thuộc xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai; cách trung tâm Hà Nội hơn 20km về phía Tây Nam. Đây là một giáo xứ lớn của Giáo phận Hà Nội với khoảng 6000 giáo dân do linh mục Giuse Nguyễn Khắc Quế trông coi.
Từ sáng sớm 14/11, công tác dựng trại, dàn dựng sân khấu đã cơ bản hoàn tất để chuẩn bị đón nhận một lượng SV khổng lồ đến từ các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc. Hầu hết các trại đều được các nhóm đầu tư qui mô, công phu nên khá đẹp mắt.
Đến 13h chiều, mọi sự đã hoàn tất. Những phái đoàn SV đã lần lượt tiến về giáo xứ Thạch Bích trong niềm vui mừng hớn hở.
Hoạt động đầu tiên trong buổi chiều là cuộc thi SV 09 do Ban Huấn giáo phối hợp các nhóm tổ chức. Cuộc thi diễn ra sôi nổi với sự tham dự của đại diện các nhóm là thành viên của Hội SVTGP Hà Nội. Nội dung đề tài học hỏi bao gồm vấn đề Đức tin, lịch sử và đời sống giáo hội, đời sống sinh viên và nhất là xoay quanh chủ đề của năm thánh linh mục. Đây là cơ hội giúp cho các bạn hiểu sâu những kiến thức trong đạo; thêm yêu sứ vụ của người mục tử; đây cũng là dịp để giao lưu, học hỏi, làm quen giữa các nhóm. Nội dung cuộc thi SV 09 phần lớn nằm trong tài liệu “Sắc lệnh về chức vụ và đời sống các linh mục” dưới hình thức là các câu hỏi trắc nghiệm (A,B,C,D). Sau vòng loại, sẽ chọn ra 9 đội vào chung kết để tranh tài nhất - nhì - ba. Giải thưởng sẽ được công bố vào dịp tổng kết Đại hội.
Sau giờ giải lao khi vừa kết thúc cuộc thi, một cuộc diễu hành trọng thể đã diễn ra trong khuôn viên nhà thờ Thạch Bích. Đây là một cuộc biểu dương lực lượng của phong trào SVCG của Tổng Giáo phận Hà Nội. Vượt qua bao nhiêu khó khăn, thử thách; kể cả những cấm đoán, đe dọa; Hội SVTGP Hà Nội vẫn không ngừng phát triển với một con số cực kỳ ấn tượng, hiện tại đã có 18 nhóm gia nhập hội bên cạnh những nhóm khác thuộc diện cảm tình đang trong quá trình kết nạp, con số tham gia sinh hoạt thường xuyên đã vượt qua con số mấy ngàn sinh viên. Hiện diện tại Thạch Bích trong lễ diễu hành có khoảng 2000 bạn sinh viên; một con số lớn lao, đông đảo. Lần lượt các nhóm Vinh, Phát Diệm, Thanh Hóa, Hưng Hóa tiến vào lễ đài sau đó là Bùi Chu, Thái Bình, Cao Bằng - Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hải Hà, Nam Định, Hà Nam, Thạch Bích, Công Nghiệp, Nông Nghiệp, Xuân Mai, Xuân Hòa, Di Trạch, Thái Nguyên; có cả những nhóm thành lập chưa đầy năm như Cổ Nhuế, Hà Thành.
Cao điểm của ngày khai mạc Đại hội là thánh lễ long trọng do Cha Giuse Nguyễn Khắc Quế cử hành với sự tham dự của linh mục Gioan Lê Trọng Cung, Chánh văn phòng TGM Hà Nội kiêm đặc trách sinh viên; các linh mục Phê rô Nguyễn Văn Khải, Giuse Nguyễn Văn Thật và Gioan Lưu Ngọc Quỳnh – Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà; linh mục FX Nguyễn Huy Liệu- GP Bắc Ninh, hai linh mục phó xứ Thạch Bích: Đaminh Nguyễn Công Khương và Gioan Nguyễn Mạnh Hùng. Ngoài ra, còn có sự hiện diện của các thầy phó tế, nam nữ tu sỹ và giáo dân Thạch Bích.
Trong đêm 14/11/2009 đã diễn ra các tiết mục văn nghệ chào mừng Đại hội truyền thống SVTGP Hà Nội. Đêm diễn có sự tham dự của các nhóm thành viên với các màn ca hát, vũ điệu, diễn kịch. Đặc biệt, đêm diễn văn nghệ vinh dự đón ca sỹ Gia Ân đến từ Sài Gòn về góp vui cho Đại hội theo lời mời của Ban Điều hành SVTGP. Ngoài ra màn có tiết mục đặc sắc “Sự thật – Công lý – Hòa bình” do Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội thực hiện.
Sự kiện diễn ra cuối cùng trong ngày là chương trình cầu nguyện Taizê do các thầy dòng Tên phụ trách và sinh hoạt lửa trại, giao lưu giữa các nhóm.
Linh Mục Đoàn TGP Hà Nội Kết Thúc Kỳ Tĩnh Tâm Năm
TGP Hà Nội
10:24 15/11/2009
Linh Mục Đoàn TGP Hà Nội Kết Thúc Kỳ Tĩnh Tâm Năm
Hà Nội, 14-11-09, Linh mục đoàn TGP Hà Nội đã kết thúc tuần tĩnh tâm từ ngày 9 đến ngày 14 tháng 11 tại đan viện Châu Sơn, Nho Quan, Ninh Bình dưới sự hướng dẫn của Đức Giám Mục Cosma Hoàng Văn Đạt, giám mục Giáo phận Bắc Ninh.
Hà Nội, 14-11-09, Linh mục đoàn TGP Hà Nội đã kết thúc tuần tĩnh tâm từ ngày 9 đến ngày 14 tháng 11 tại đan viện Châu Sơn, Nho Quan, Ninh Bình dưới sự hướng dẫn của Đức Giám Mục Cosma Hoàng Văn Đạt, giám mục Giáo phận Bắc Ninh.
Việc tĩnh tâm của linh mục đoàn TGP Hà Nội trong 1 năm thường được sắp xếp: thứ 4 đầu tháng lẻ tĩnh tâm linh mục đoàn toàn TGP tại Toà Tổng Giám Mục Hà Nội; tháng chẵn các linh mục trong hạt tĩnh tâm với nhau một ngày; đầu tháng 11 tĩnh tâm toàn thể linh mục đoàn trong 1 tuần.
Tuần tĩnh tâm năm nay vắng 4 linh mục vì lý do sức khoẻ và 2 linh mục phải lo đốc thúc việc chuẩn bị lễ Khai Mạc Năm Thánh 2010 tại Sở Kiện.
Châu Sơn là địa điểm lý tưởng cho việc tĩnh tâm nhờ vào khung cảnh yên tĩnh và thoáng mát. Hơn nữa, năm nay Đan Viện đã hoàn thiện khu nhà đủ cho trên dưới 100 người lưu lại để tĩnh tâm. trước tuần tĩnh tiâm của linh mục đoàn TGP Hà Nội, tại đây đã đón tiếp 2 đợt tĩnh tâm của linh mục đoàn Giáo phận Hải Phòng và linh mục đoàn Giáo phận Lạng Sơn.
Đức Giám mục Cosma Hoàng Văn Đạt đã hướng dẫn cho tuần tĩnh tâm năm nay. Các bài gợi ý của Ngài được dựa trên tập sách “Lời Hứa Ban Sự Sống” của linh mục Timothy Radcliff, OP. Xen kẽ vào đó, Đức TGM Giuse và Đức Giám mục Phụ tá Laurenxô đã luân phiên trình bày về 3 lời khuyên Phúc Âm - Khiết tịnh, Khó nghèo, Vâng lời - vào giờ huấn dụ mỗi ngày.
Việc tách ra khỏi Địa phận để đến ở một nơi riêng biệt là dịp để mỗi linh mục kết hiệp đặc biệt với Chúa, đồng thời là dịp để sống tình huynh đệ với nhau. Trong dịp này, linh mục đoàn TGP Hà Nội còn được dịp sống tốt hơn lời kinh Phụng Vụ mỗi ngày của mình nhờ việc hát kinh chung với các đan sỹ dòng Xitô Kinh giờ 6 và Kinh chiều mỗi ngày.
Vào chiều ngày cuối cùng trong tuần tĩnh tâm, toàn thể linh mục đoàn đã đi đàng Thánh giá trọng thể trên con đường lên hang núi Đức Mẹ.
Trở về với công việc của Tổng Giáo Phận, Đức TGM Giuse và linh mục đoàn đã có hơn 3 tiếng đồng hồ để cùng duyệt xét lại công tác tổ chức của từng ban cho ngày lễ Khai Mạc Năm Thánh tại Sở Kiện sắp tới.
Hà Nội, 14-11-09, Linh mục đoàn TGP Hà Nội đã kết thúc tuần tĩnh tâm từ ngày 9 đến ngày 14 tháng 11 tại đan viện Châu Sơn, Nho Quan, Ninh Bình dưới sự hướng dẫn của Đức Giám Mục Cosma Hoàng Văn Đạt, giám mục Giáo phận Bắc Ninh.
Hà Nội, 14-11-09, Linh mục đoàn TGP Hà Nội đã kết thúc tuần tĩnh tâm từ ngày 9 đến ngày 14 tháng 11 tại đan viện Châu Sơn, Nho Quan, Ninh Bình dưới sự hướng dẫn của Đức Giám Mục Cosma Hoàng Văn Đạt, giám mục Giáo phận Bắc Ninh.
Việc tĩnh tâm của linh mục đoàn TGP Hà Nội trong 1 năm thường được sắp xếp: thứ 4 đầu tháng lẻ tĩnh tâm linh mục đoàn toàn TGP tại Toà Tổng Giám Mục Hà Nội; tháng chẵn các linh mục trong hạt tĩnh tâm với nhau một ngày; đầu tháng 11 tĩnh tâm toàn thể linh mục đoàn trong 1 tuần.
Tuần tĩnh tâm năm nay vắng 4 linh mục vì lý do sức khoẻ và 2 linh mục phải lo đốc thúc việc chuẩn bị lễ Khai Mạc Năm Thánh 2010 tại Sở Kiện.
Châu Sơn là địa điểm lý tưởng cho việc tĩnh tâm nhờ vào khung cảnh yên tĩnh và thoáng mát. Hơn nữa, năm nay Đan Viện đã hoàn thiện khu nhà đủ cho trên dưới 100 người lưu lại để tĩnh tâm. trước tuần tĩnh tiâm của linh mục đoàn TGP Hà Nội, tại đây đã đón tiếp 2 đợt tĩnh tâm của linh mục đoàn Giáo phận Hải Phòng và linh mục đoàn Giáo phận Lạng Sơn.
Đức Giám mục Cosma Hoàng Văn Đạt đã hướng dẫn cho tuần tĩnh tâm năm nay. Các bài gợi ý của Ngài được dựa trên tập sách “Lời Hứa Ban Sự Sống” của linh mục Timothy Radcliff, OP. Xen kẽ vào đó, Đức TGM Giuse và Đức Giám mục Phụ tá Laurenxô đã luân phiên trình bày về 3 lời khuyên Phúc Âm - Khiết tịnh, Khó nghèo, Vâng lời - vào giờ huấn dụ mỗi ngày.
Việc tách ra khỏi Địa phận để đến ở một nơi riêng biệt là dịp để mỗi linh mục kết hiệp đặc biệt với Chúa, đồng thời là dịp để sống tình huynh đệ với nhau. Trong dịp này, linh mục đoàn TGP Hà Nội còn được dịp sống tốt hơn lời kinh Phụng Vụ mỗi ngày của mình nhờ việc hát kinh chung với các đan sỹ dòng Xitô Kinh giờ 6 và Kinh chiều mỗi ngày.
Vào chiều ngày cuối cùng trong tuần tĩnh tâm, toàn thể linh mục đoàn đã đi đàng Thánh giá trọng thể trên con đường lên hang núi Đức Mẹ.
Trở về với công việc của Tổng Giáo Phận, Đức TGM Giuse và linh mục đoàn đã có hơn 3 tiếng đồng hồ để cùng duyệt xét lại công tác tổ chức của từng ban cho ngày lễ Khai Mạc Năm Thánh tại Sở Kiện sắp tới.
Thiệp mời; Đại lễ Mừng Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Orange County
William Nguyễn
11:04 15/11/2009
ĐẠI LỄ MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
Để mừng kính và tri ân các Thánh anh hùng đã hy sinh mạng sống để gieo giống Đức Tin và hạt giống truyền giaó nẩy mầm trên quê hương Việt Nam. Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam sẽ tổ chức ĐẠI LỄ MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM với chương trình tổng quát như sau:
Thứ Bảy ngày 21 tháng 11 năm 2009: Giờ Chầu Thánh Thể tại Trung Tâm Công Giáo từ 9 giờ sáng đến 2 giờ trưa. Sẽ có các Cha giải tội.
Chúa Nhật, ngày 22 tháng 11 năm 2009: Cung Nghinh thánh tượng Chúa Kitô Vua, Đức Mẹ La Vang và linh hài Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Chương trình bắt đầu lúc 9 giờ sáng tại Đại học Long Beach California. (Xin xem chi tiết, địa chỉ và bản đồ chỉ đường trên Flyer đính kèm)
Trân trọng kính mời.
* Linh mục Nguyễn Uy Sỹ Giám Đốc Trung Tâm Công Giáo, Chủ Tịch Hội Dồng Mục Vụ.
* Nguyễn Văn Liêm Chủ Tịch Ban Chấp Hành
Để mừng kính và tri ân các Thánh anh hùng đã hy sinh mạng sống để gieo giống Đức Tin và hạt giống truyền giaó nẩy mầm trên quê hương Việt Nam. Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam sẽ tổ chức ĐẠI LỄ MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM với chương trình tổng quát như sau:
Thứ Bảy ngày 21 tháng 11 năm 2009: Giờ Chầu Thánh Thể tại Trung Tâm Công Giáo từ 9 giờ sáng đến 2 giờ trưa. Sẽ có các Cha giải tội.
Chúa Nhật, ngày 22 tháng 11 năm 2009: Cung Nghinh thánh tượng Chúa Kitô Vua, Đức Mẹ La Vang và linh hài Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Chương trình bắt đầu lúc 9 giờ sáng tại Đại học Long Beach California. (Xin xem chi tiết, địa chỉ và bản đồ chỉ đường trên Flyer đính kèm)
Trân trọng kính mời.
* Linh mục Nguyễn Uy Sỹ Giám Đốc Trung Tâm Công Giáo, Chủ Tịch Hội Dồng Mục Vụ.
* Nguyễn Văn Liêm Chủ Tịch Ban Chấp Hành
ĐGM Giuse Châu Ngọc Tri mừng lễ các thánh Tử Đạo vói giáo xứ Thanh Đức, Đà Năng
Paul Maria
11:17 15/11/2009
ĐỨC GIÁM MỤC GIUSE CHÂU NGỌC TRI CHỦ TẾ THÁNH LỄ KÍNH TRỌNG THỂ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM: BỔN MẠNG & KỶ NIỆM 30 NĂM THÀNH LẬP GIỚI TRẺ GX THANH ĐỨC GP ĐÀ NẴNG ( 1979 - 2009 )
Trong " Thư ngỏ " gởi các Bạn Trẻ, Ban Mục Vụ Giới Trẻ Giáo xứ đã viết:
" Các Bạn Trẻ Giáo xứ Thanh Đức thân mến,
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã cam đảm sống đến cùng ơn gọi Kitô Hữu trong hoàn cảnh đầy thử thách, cam go. " Máu Tuẫn Đạo " của các Ngài đổ ra để minh chứng rằng Tình Yêu mạnh hơn cái chết và chết là bước vào cõi sống bất diệt.
Xem Hình Bấm Vào Đây
Theo gương các Ngài, là con cháu, chúng ta quyết can trường sống hằng ngày Tinh thần Tuẫn Đạo của Cha Ông truyền lại trong một thế giới muốn xua đuổi Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống, một xã hội còn đầy bất công, áp bức, thiếu tự do và coi thường Công lý, Sự thật.
Chúng ta, những người trẻ hôm nay, hãy nhiệt thành làm chứng cho Tình Yêu bằng cách can đảm bảo vệ Sự thật, vì " chỉ cớ Sự thật mới giải thoát chúng ta khỏi mọi sự dữ ".
Với tâm tình trên, chủ đề dịp Bổn mạng của chúng ta năm nay là:
" GIỚI TRẺ: CHỨNG NHÂN CỦA SỰ THẬT "
Chương trình mừng Bổn mạng & Kỷ niệm 30 năm thành lập Giới Trẻ Thanh Đức ( 1979 - 2009 ) chính thức bất đầu lúc 14 h 00 chiều Thứ Bảy, 14/11/2009, bằng cuộc Tĩnh tâm do Cha Phó Phaolô Trần Ngọc Hoàng chủ sự cùng Quý Cha trong Hạt Đà Nẵng về giúp ngồi Tòa.
Trời chiều nay thật đẹp: Mây nhiều, gió nhẹ, không mưa và thanh thoát như tâm hồn các Bạn trẻ sau giờ sám hối - hòa giải với Thiên Chúa, với Hội Thánh, với Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và với chính anh em quanh mình.
Khi tiếng chuông Nhà thờ vang lên báo hiệu giờ Lễ sắp đến, Giới Trẻ Giáo xứ hân hoan chào đón Đức Giám Mục Giáo phận về cử hành Thánh lễ Bổn mạng năm nay. Đức Cha bắt tay và chúc mừng từng anh chị em Ban Mục Vụ Giới Trẻ. Thắm thiết tình cha con, chan hòa tình Mục tử.
Tham dự Thánh lễ hôm nay còn có Cha Quản xứ Thanh Đức Bonaventura Mai Thái, Cha Quản xứ Phước Tường Phêrô Nguyễn Ngọc Phi, Bà Nhất, Quý Soeurs, HĐGX, các Đoàn Thể và đông đảo các Bạn Trẻ xứ nhà, đặc biệt là sự hiện diện của các anh chị Phụ Trách Giới Trẻ Giáo xứ Ngọc Quang, An Hải và Phước Tường.
Đoàn rước Đức Giám Mục chủ tế, hai Cha đồng tế Phêrô Trần Ngọc Tuyến ( Phụ tá Văn Phòng TGM ), Cha Phaolô Trần Ngọc Hoàng ( Phó xứ Thanh Đức ) tiến lên trong tiếng chiêng trống trầm vang, gợi lại những giây phút linh thiêng và hùng tráng tại pháp trường xưa, nơi các Đấng Anh hùng Tử Đạo đã đổ máu đào để minh chứng cho Tình Yêu.
Những nén hương nghi ngút được Đức Cha và Đoàn Rước dâng lên trước Xương Thánh Tử Đạo theo từng nhịp chiêng trống, từng lời thơ của bài ca nhập lễ: " Hồi chiêng dứt tiếng, đầu rơi chốn pháp trường, hồn thiêng lâng lâng về Thiên Quốc xa vời. Từ nay thôi những ngày tân khổ u buồn, về Quê phúc vinh hưởng nhan Chúa muôn đời... " như mời gọi cộng đoàn Phụng vụ can trường tiếp bước Các Bậc Tiền bối, Cha Ông ta xưa để gieo vải và bảo vệ Đức Tin Công Giáo.
Chia sẻ sau Tin Mừng, Đức Cha Giuse nói: " Cùng với Giáo Hội, chúng ta long trọng cử hành Thánh lễ mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, cũng là ngày mở đầu cho Tuần Cửu Nhật bắt đầu từ hôm nay, để cầu nguyện cho Năm Thánh 2010 của toàn thể Giáo Hội Công Giáo Việt Nam sẽ khai mạc tại Sở Kiện thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội ngày 24/11/2009...
Mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta không chỉ tự hào và bắt chước gương anh dũng của các Ngài trong việc tuyên xưng và bảo vệ Đức Tin. Chúng ta không những ghi lòng tạc dạ công ơn trời bể vì hạt giống Đức Tin của chúng ta hôm nay đã sinh hoa kết trái nhờ được vun tưới bằng chính máu của các Ngài đổ ra trên quê hương yêu dấu này. Quan trọng hơn, sâu xa hơn, đó chính là chiêm ngắm sự hy sinh của các Ngài hầu đáp trả tình yêu cao vời của Thiên Chúa bằng chính mạng sống mình...
Ngày nay, việc đổ máu vì Đạo Chúa tuy cũng có, nhưng rất ít. Tử Đạo trong thời buổi này thể hiện qua những gian nan, khốn khó, những từ bỏ, xa tránh bao cám dỗ của cuộc sống mỗi ngày. Cha rất vui mừng và tin tưởng ở Giới Trẻ Giáo xứ Thanh Đức. Vì vậy, Cha mong các bạn Trẻ sống tinh thần Tử Đạo hằng ngày bằng việc mạnh dạn đưa ra những quyết tâm thực tế và phù hợp với Giới Trẻ Công Giáo hiện nay. Và đây là một ví dụ cụ thể, sống động. Cha lên mạng và đọc được viết của một Nhóm Bạn trẻ với quyết tâm sống khiết tịnh trước hôn nhân trên trang huongvedaihoidanchua, Cha xin chia sẻ với con:
Nhóm Trẻ ấy đã đưa ra " Tuyên Ngôn Giữ Gìn Khiết Tịnh Trước Hôn Nhân " gửi đến Đại Hội Dân Chúa với đại ý:
Sau khi suy tư và nhận xét về các khủng hoảng, trong đó có khủng hoảng đời sống tiền hôn nhân, các bạn trẻ nhận định nguyên nhân sâu xa là do các thứ chủ nghĩa duy vật vô thần, chủ nghĩa tương đối, chủ nghĩa duy khoái lạc và chủ nghĩa cá nhân gây ra. Các phương tiện truyền thông lại cố ý ủng hộ các chủ nghĩa trên, khiến cho nhiều ban trẻ quay lưng với Thượng Đế, buông xuôi theo lời mời gọi của các thứ chủ nghĩa đó. Hậu quả là những quan hệ tình dục ngoài và trước hôn nhân, ngừa thai nhân tạo đủ kiểu, nạo phá thai. Những hậu quả này lan rộng ở Việt Nam bắt nguồn từ việc người trẻ đánh mất cảm thức về tội lỗi. Rồi các bạn tuyên hứa: Luôn hướng về Chúa và vâng nghe Lời Người, yêu mến và vâng lời Hội Thánh dạy, tôn trọng người yêu, từ chối mọi cám dỗ tình dục, luôn cầu nguyện và học hỏi Lời Chúa, học hỏi về nhân bản và đạo đức Kitô Giáo, hợp tác với phong trào Bảo Vệ Sự Sống, chia sẻ với các vị có trách nhiệm khi bị dao động, chia sẻ với bạn bè, động viên tuyên hứa giữ khiết tịnh trước hôn nhân...
Rất thiết thực, sinh động và Cha tin các con sẽ dấn thân vào những phong trào đầy ý nghĩa như thế..."
Trước khi ban Phép Lành, Ông Anrê Nguyễn Đại Việt, Chủ tịch HĐGX, thay lời cho cộng đoàn, cho Giới Trẻ Giáo xứ chân thành cảm ơn Đức Cha và Quý Cha đã về dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Giáo xứ và kính chúc Đức Cha tràn đầy Ân sủng Chúa để chu toàn sứ mạng Mục tử như lòng Chúa ước mong. Đại diện Giới Trẻ cũng dâng lên Đức Cha bó hoa tươi thắm để tỏ lòng kính yêu và vâng phục người Cha chung của gia đình Giáo phận.
Đáp từ, Đức Giám Mục cám ơn và tặng cho Giới Trẻ cuốn " Giáo Lý Công Giáo yếu lượt " và mong các bạn trẻ Thanh Đức sẽ là lực lượng tiên phong trong chương trình học Giáo lý cộng đồng do Giáo phận phát động.
Đức Cha Giuse, Quý Cha, Ban Thường Vụ HĐGX đã dùng bữa cơm thân mật với các bạn trong Ban Mục Vụ Giới Trẻ Thanh Đức và các Giáo xứ bạn sau giờ lễ.
Kết thúc Chương trình mừng Bổn mạng và kỷ niệm 30 năm Ngày Thành lập Giới Trẻ Giáo xứ Thanh Đức là đêm sinh hoạt lửa trại trên sân Nhà thờ. Đức Giám Mục đã châm lửa cho đóng củi lớn sáng rực lên giữa trời đêm trong tiếng nhạc vang rền và những vũ điệu nhảy lửa của các bạn trẻ.
Lồng trong đêm lửa trại là những tiết mục văn nghệ giúp vui và đặc biệt là phần thi chung kết Giáo lý giữa 20 bạn trẻ.
Trẻ trung, trong sáng, nhiệt tình và sinh động là những gì mà các bạn trẻ đã mang đến trong đêm sinh hoạt lửa trại tối nay.
Xin mượn bốn câu thơ trích từ ' Văn khấn Các Thánh Tuẫn đạo Việt Nam " của Cha Phêrô Nguyễn Hữu Đăng để kết thúc bài viết này:
" Theo chân Mẹ dưới chân Thánh giá
Nuốt lệ sầu cho vẹn nghĩa đồng công
Dõi bước Thầy trên đỉnh Can-vê
Dâng máu thắm để dâng nguồn Cứu độ "
Paul Maria
Trong " Thư ngỏ " gởi các Bạn Trẻ, Ban Mục Vụ Giới Trẻ Giáo xứ đã viết:
" Các Bạn Trẻ Giáo xứ Thanh Đức thân mến,
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã cam đảm sống đến cùng ơn gọi Kitô Hữu trong hoàn cảnh đầy thử thách, cam go. " Máu Tuẫn Đạo " của các Ngài đổ ra để minh chứng rằng Tình Yêu mạnh hơn cái chết và chết là bước vào cõi sống bất diệt.
Xem Hình Bấm Vào Đây
Theo gương các Ngài, là con cháu, chúng ta quyết can trường sống hằng ngày Tinh thần Tuẫn Đạo của Cha Ông truyền lại trong một thế giới muốn xua đuổi Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống, một xã hội còn đầy bất công, áp bức, thiếu tự do và coi thường Công lý, Sự thật.
Chúng ta, những người trẻ hôm nay, hãy nhiệt thành làm chứng cho Tình Yêu bằng cách can đảm bảo vệ Sự thật, vì " chỉ cớ Sự thật mới giải thoát chúng ta khỏi mọi sự dữ ".
Với tâm tình trên, chủ đề dịp Bổn mạng của chúng ta năm nay là:
" GIỚI TRẺ: CHỨNG NHÂN CỦA SỰ THẬT "
Chương trình mừng Bổn mạng & Kỷ niệm 30 năm thành lập Giới Trẻ Thanh Đức ( 1979 - 2009 ) chính thức bất đầu lúc 14 h 00 chiều Thứ Bảy, 14/11/2009, bằng cuộc Tĩnh tâm do Cha Phó Phaolô Trần Ngọc Hoàng chủ sự cùng Quý Cha trong Hạt Đà Nẵng về giúp ngồi Tòa.
Trời chiều nay thật đẹp: Mây nhiều, gió nhẹ, không mưa và thanh thoát như tâm hồn các Bạn trẻ sau giờ sám hối - hòa giải với Thiên Chúa, với Hội Thánh, với Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và với chính anh em quanh mình.
Khi tiếng chuông Nhà thờ vang lên báo hiệu giờ Lễ sắp đến, Giới Trẻ Giáo xứ hân hoan chào đón Đức Giám Mục Giáo phận về cử hành Thánh lễ Bổn mạng năm nay. Đức Cha bắt tay và chúc mừng từng anh chị em Ban Mục Vụ Giới Trẻ. Thắm thiết tình cha con, chan hòa tình Mục tử.
Tham dự Thánh lễ hôm nay còn có Cha Quản xứ Thanh Đức Bonaventura Mai Thái, Cha Quản xứ Phước Tường Phêrô Nguyễn Ngọc Phi, Bà Nhất, Quý Soeurs, HĐGX, các Đoàn Thể và đông đảo các Bạn Trẻ xứ nhà, đặc biệt là sự hiện diện của các anh chị Phụ Trách Giới Trẻ Giáo xứ Ngọc Quang, An Hải và Phước Tường.
Đoàn rước Đức Giám Mục chủ tế, hai Cha đồng tế Phêrô Trần Ngọc Tuyến ( Phụ tá Văn Phòng TGM ), Cha Phaolô Trần Ngọc Hoàng ( Phó xứ Thanh Đức ) tiến lên trong tiếng chiêng trống trầm vang, gợi lại những giây phút linh thiêng và hùng tráng tại pháp trường xưa, nơi các Đấng Anh hùng Tử Đạo đã đổ máu đào để minh chứng cho Tình Yêu.
Những nén hương nghi ngút được Đức Cha và Đoàn Rước dâng lên trước Xương Thánh Tử Đạo theo từng nhịp chiêng trống, từng lời thơ của bài ca nhập lễ: " Hồi chiêng dứt tiếng, đầu rơi chốn pháp trường, hồn thiêng lâng lâng về Thiên Quốc xa vời. Từ nay thôi những ngày tân khổ u buồn, về Quê phúc vinh hưởng nhan Chúa muôn đời... " như mời gọi cộng đoàn Phụng vụ can trường tiếp bước Các Bậc Tiền bối, Cha Ông ta xưa để gieo vải và bảo vệ Đức Tin Công Giáo.
Chia sẻ sau Tin Mừng, Đức Cha Giuse nói: " Cùng với Giáo Hội, chúng ta long trọng cử hành Thánh lễ mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, cũng là ngày mở đầu cho Tuần Cửu Nhật bắt đầu từ hôm nay, để cầu nguyện cho Năm Thánh 2010 của toàn thể Giáo Hội Công Giáo Việt Nam sẽ khai mạc tại Sở Kiện thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội ngày 24/11/2009...
Mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta không chỉ tự hào và bắt chước gương anh dũng của các Ngài trong việc tuyên xưng và bảo vệ Đức Tin. Chúng ta không những ghi lòng tạc dạ công ơn trời bể vì hạt giống Đức Tin của chúng ta hôm nay đã sinh hoa kết trái nhờ được vun tưới bằng chính máu của các Ngài đổ ra trên quê hương yêu dấu này. Quan trọng hơn, sâu xa hơn, đó chính là chiêm ngắm sự hy sinh của các Ngài hầu đáp trả tình yêu cao vời của Thiên Chúa bằng chính mạng sống mình...
Ngày nay, việc đổ máu vì Đạo Chúa tuy cũng có, nhưng rất ít. Tử Đạo trong thời buổi này thể hiện qua những gian nan, khốn khó, những từ bỏ, xa tránh bao cám dỗ của cuộc sống mỗi ngày. Cha rất vui mừng và tin tưởng ở Giới Trẻ Giáo xứ Thanh Đức. Vì vậy, Cha mong các bạn Trẻ sống tinh thần Tử Đạo hằng ngày bằng việc mạnh dạn đưa ra những quyết tâm thực tế và phù hợp với Giới Trẻ Công Giáo hiện nay. Và đây là một ví dụ cụ thể, sống động. Cha lên mạng và đọc được viết của một Nhóm Bạn trẻ với quyết tâm sống khiết tịnh trước hôn nhân trên trang huongvedaihoidanchua, Cha xin chia sẻ với con:
Nhóm Trẻ ấy đã đưa ra " Tuyên Ngôn Giữ Gìn Khiết Tịnh Trước Hôn Nhân " gửi đến Đại Hội Dân Chúa với đại ý:
Sau khi suy tư và nhận xét về các khủng hoảng, trong đó có khủng hoảng đời sống tiền hôn nhân, các bạn trẻ nhận định nguyên nhân sâu xa là do các thứ chủ nghĩa duy vật vô thần, chủ nghĩa tương đối, chủ nghĩa duy khoái lạc và chủ nghĩa cá nhân gây ra. Các phương tiện truyền thông lại cố ý ủng hộ các chủ nghĩa trên, khiến cho nhiều ban trẻ quay lưng với Thượng Đế, buông xuôi theo lời mời gọi của các thứ chủ nghĩa đó. Hậu quả là những quan hệ tình dục ngoài và trước hôn nhân, ngừa thai nhân tạo đủ kiểu, nạo phá thai. Những hậu quả này lan rộng ở Việt Nam bắt nguồn từ việc người trẻ đánh mất cảm thức về tội lỗi. Rồi các bạn tuyên hứa: Luôn hướng về Chúa và vâng nghe Lời Người, yêu mến và vâng lời Hội Thánh dạy, tôn trọng người yêu, từ chối mọi cám dỗ tình dục, luôn cầu nguyện và học hỏi Lời Chúa, học hỏi về nhân bản và đạo đức Kitô Giáo, hợp tác với phong trào Bảo Vệ Sự Sống, chia sẻ với các vị có trách nhiệm khi bị dao động, chia sẻ với bạn bè, động viên tuyên hứa giữ khiết tịnh trước hôn nhân...
Rất thiết thực, sinh động và Cha tin các con sẽ dấn thân vào những phong trào đầy ý nghĩa như thế..."
Trước khi ban Phép Lành, Ông Anrê Nguyễn Đại Việt, Chủ tịch HĐGX, thay lời cho cộng đoàn, cho Giới Trẻ Giáo xứ chân thành cảm ơn Đức Cha và Quý Cha đã về dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Giáo xứ và kính chúc Đức Cha tràn đầy Ân sủng Chúa để chu toàn sứ mạng Mục tử như lòng Chúa ước mong. Đại diện Giới Trẻ cũng dâng lên Đức Cha bó hoa tươi thắm để tỏ lòng kính yêu và vâng phục người Cha chung của gia đình Giáo phận.
Đáp từ, Đức Giám Mục cám ơn và tặng cho Giới Trẻ cuốn " Giáo Lý Công Giáo yếu lượt " và mong các bạn trẻ Thanh Đức sẽ là lực lượng tiên phong trong chương trình học Giáo lý cộng đồng do Giáo phận phát động.
Đức Cha Giuse, Quý Cha, Ban Thường Vụ HĐGX đã dùng bữa cơm thân mật với các bạn trong Ban Mục Vụ Giới Trẻ Thanh Đức và các Giáo xứ bạn sau giờ lễ.
Kết thúc Chương trình mừng Bổn mạng và kỷ niệm 30 năm Ngày Thành lập Giới Trẻ Giáo xứ Thanh Đức là đêm sinh hoạt lửa trại trên sân Nhà thờ. Đức Giám Mục đã châm lửa cho đóng củi lớn sáng rực lên giữa trời đêm trong tiếng nhạc vang rền và những vũ điệu nhảy lửa của các bạn trẻ.
Lồng trong đêm lửa trại là những tiết mục văn nghệ giúp vui và đặc biệt là phần thi chung kết Giáo lý giữa 20 bạn trẻ.
Trẻ trung, trong sáng, nhiệt tình và sinh động là những gì mà các bạn trẻ đã mang đến trong đêm sinh hoạt lửa trại tối nay.
Xin mượn bốn câu thơ trích từ ' Văn khấn Các Thánh Tuẫn đạo Việt Nam " của Cha Phêrô Nguyễn Hữu Đăng để kết thúc bài viết này:
" Theo chân Mẹ dưới chân Thánh giá
Nuốt lệ sầu cho vẹn nghĩa đồng công
Dõi bước Thầy trên đỉnh Can-vê
Dâng máu thắm để dâng nguồn Cứu độ "
Paul Maria
Đoàn Liên Minh Thán Tâm GP San Jose mời tham dự lễ các Thánh tử Đạo Việt Nam
Nguyễn Hữu Thức
14:09 15/11/2009
Giáo Phận San Jose
Liên Đoàn Liên Minh Thánh Tâm
Ban Trị Sự
ĐT. (408) 891-6929
Web site: http://ldlienminhthanhtamsj.site50.net/
Kính gửi quý Ban Trị Sự các đoàn LMTT,
Xin trân trọng thông báo đến quý Ban Trị Sự các đoàn vui lòng cổ võ và đạt lời mời của Ban Trị Sự Liên Đoàn đến mỗi đoàn viên trong đoàn mình đến dự lễ kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam do Cộng Đồng Công Giáo Giáo Phận San Jose tổ chức.
Đức Giám Mục Giáo Phận, Patrick McGrath sẽ chủ sự cuộc rước và thánh lễ lúc 10am Thứ Bẩy, ngày 21 tháng 11 năm 2009 tại Trung Tâm Công Giáo số: 2849 S. White Rd. San Jose CA 95148, góc đường Quimby và đường White.
Trong dịp mừng kính lễ này, Liên Đoàn LMTT chúng ta được giao trách nhiệm làm đội hình danh dự chào đón Đức Giám Mục và là hội đoàn duy nhất cùng đi rước kiệu Các Thánh TĐVN với Đức Giám Mục.
Đây là dịp đầu tiên trong 6 năm thành lập Liên Đoàn; chính Đức Giám Mục, cha Đại Diện Giám Mục Đặc Trách Mục Vụ Việt Nam và quý cha cũng như cộng đồng dân Chúa sẽ hình dung được lòng đạo đức, tình liên kết anh em trong Thánh Tâm với đồng phục đẹp mắt bề ngoài trong tinh thần khiêm nhượng của LMTT chúng ta.
Cũng xin nói thêm, nhân dịp anh Liên Đoàn Trưởng LĐ LMTT Giáo Phận Orange trong chuyến đi công tác trên San Jose sẽ họp mặt với Ban Trị Sự Liên Đoàn mình và rất có thể sẽ đến dự lễ và thăm viếng LĐ chúng ta trong ngày lễ kính Các Thánh nêu trên.
Thân ái kính mời và xin Thánh Tâm Chúa giúp chúng con hoàn thành trách nhiệm một cách tốt đẹp.
Peter Nguyễn Hữu Thức
Liên Đoàn Trưởng
Liên Đoàn Liên Minh Thánh Tâm
Ban Trị Sự
ĐT. (408) 891-6929
Web site: http://ldlienminhthanhtamsj.site50.net/
Kính gửi quý Ban Trị Sự các đoàn LMTT,
Xin trân trọng thông báo đến quý Ban Trị Sự các đoàn vui lòng cổ võ và đạt lời mời của Ban Trị Sự Liên Đoàn đến mỗi đoàn viên trong đoàn mình đến dự lễ kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam do Cộng Đồng Công Giáo Giáo Phận San Jose tổ chức.
Đức Giám Mục Giáo Phận, Patrick McGrath sẽ chủ sự cuộc rước và thánh lễ lúc 10am Thứ Bẩy, ngày 21 tháng 11 năm 2009 tại Trung Tâm Công Giáo số: 2849 S. White Rd. San Jose CA 95148, góc đường Quimby và đường White.
Trong dịp mừng kính lễ này, Liên Đoàn LMTT chúng ta được giao trách nhiệm làm đội hình danh dự chào đón Đức Giám Mục và là hội đoàn duy nhất cùng đi rước kiệu Các Thánh TĐVN với Đức Giám Mục.
Đây là dịp đầu tiên trong 6 năm thành lập Liên Đoàn; chính Đức Giám Mục, cha Đại Diện Giám Mục Đặc Trách Mục Vụ Việt Nam và quý cha cũng như cộng đồng dân Chúa sẽ hình dung được lòng đạo đức, tình liên kết anh em trong Thánh Tâm với đồng phục đẹp mắt bề ngoài trong tinh thần khiêm nhượng của LMTT chúng ta.
Cũng xin nói thêm, nhân dịp anh Liên Đoàn Trưởng LĐ LMTT Giáo Phận Orange trong chuyến đi công tác trên San Jose sẽ họp mặt với Ban Trị Sự Liên Đoàn mình và rất có thể sẽ đến dự lễ và thăm viếng LĐ chúng ta trong ngày lễ kính Các Thánh nêu trên.
Thân ái kính mời và xin Thánh Tâm Chúa giúp chúng con hoàn thành trách nhiệm một cách tốt đẹp.
Peter Nguyễn Hữu Thức
Liên Đoàn Trưởng
Nam Úc, Thánh Lễ Mừng Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Jos. Vĩnh SA
15:14 15/11/2009
Lễ Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Mặc dù Chúa Nhật ngày hôm nay 15/11 trời Nam Úc nóng lên tới 40 độ C (khoảng 104 độ F). Hơn thế nữa, Hội Trường chính, Trung Tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân vùng Pooraka bị cúp điện, vì trở ngại kỹ thuật. Thánh Lễ Mừng Kính Các Thánh Tử Đạo được bắt đầu cử hành vào lúc 9 giờ 30’ sáng, trong bầu không khí nóng nực, không đèn điện, không âm thanh, làm mọi người cảm thấy không thoải mái.
Nhưng đoàn đồng tế vẫn hiên ngang, dương cao các cành thiên tuế và rước kiệu di ảnh 117 vị Thánh Tử Đạo Việt Nam từ cuối Hội Trường tiến lên bàn Thánh. Sau khi đặt Hài Cốt và di ảnh 117 Thánh Tử Đạo an vị trên bàn thờ,
Thánh Lễ khởi sự. Đức ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm Cộng Đồng chủ tế Thánh Lễ đã phải lớn tiếng cất cao, các lời xướng kinh nguyện đầu Thánh Lễ. Nhờ ơn Các Thánh Tử Đạo phù hộ, sau phần đọc phúc âm, khi Đức Ông bắt đầu diễn giảng, chia sẻ Lời Chúa về gương anh dũng của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, thì nguồn điện lực bỗng nhiên phục hồi, các máy điều không khí hoạt động trở lại làm mát dịu toàn hội trường, ánh sáng lóe lên, âm thanh rộn rã, vang lên truyền đi những lời của vị chủ tế ca tụng gương anh dũng của các tiền nhân chúng ta, đã hy sinh đổ máu đào minh chứng đức tin nơi quê hương và giáo hội Việt Nam, làm mọi người hân hoan tiếp tục hiệp ý dâng Thánh Lễ một cách sốt sáng, không lo ra như lúc mới khởi đầu bị cúp điện.
Phần phụng vụ và kiệu di ảnh các Thánh Tử Đạo trong Thánh Lễ hôm nay, do Hội Cao Niên của Cộng Đồng phụ trách. Các cụ ông và các cụ bà đã vận quốc phục, áo gấm, khăn đóng, nhìn nổi bật.
Có khoảng trên 1,500 tín hữu đến tham dự Thánh Lễ hôm nay.
Kết thúc Thánh Lễ, Cộng Đồng đã ra ngoài sân hóng mát có cánh buồm che nắng uống cà phê. Sau đó mọi người vội vàng ra về, vì gần 12 giờ trưa, trời đang vọt lên tới cao độ của điểm nóng, những ngày đầu bước sang mùa hè.
Chương Trình Năm Thánh 2010 (Ban Thánh Nhạc -Diễn Nguyện)
Vũ Thanh Cảnh
20:39 15/11/2009
Sở Kiện, Việt Nam
1. Ban diễn nguyện, ban trống, ban kèn
Ngày 22 tháng 11 năm 2009
Ngày 23 tháng 11 năm 2009
2. Ban Thánh nhạc (các ca trưởng và 750 ca viên)
Ngày 23 tháng 11 năm 2009
Sáng ngày 24 tháng 11 năm 2009
Trưởng ban Thánh nhạc, Giuse Maria Vũ Thanh Cảnh
1. Ban diễn nguyện, ban trống, ban kèn
Ngày 22 tháng 11 năm 2009
- 10h00: Có mặt tại sở kiện
- 10h-11h: Đón tiếp, đăng ký, phát phù hiệu, đưa về nhà nghỉ
- 11h30: Ăn trưa
- 13h -15h30: Các đoàn tự duyệt lại chương trình trên lễ đài
- 15h30 - 18h: Ghép chương trình diễn nguyện các đoàn
- 18h - 18h30: Ăn tối
- 17h - 22h: Tổng duyệt (Trang phục, hóa trang như đêm diễn để quay phim)
- 22h00: Nghỉ đêm
Ngày 23 tháng 11 năm 2009
- 6h30-7h: Ăn sáng
- 7h – 11h: Tập luyện lại tiết mục của Giáo Phận mình
- 11h30: Ăn trưa
2. Ban Thánh nhạc (các ca trưởng và 750 ca viên)
Ngày 23 tháng 11 năm 2009
- 10h 00: Có mặt tại Sở Kiện
- 10h-11h: Đón tiếp, đăng ký, phát phù hiệu, đưa về nhà nghỉ
- 11h30: Ăn trưa
- 12h30 -13h30: Xếp chỗ tại lễ đài
- 13h30-16h 30: Tổng duyệt (750 ca viên tại lễ đài)
- 16h30-17h00: Ăn tối
- 17h30: Bắt đầu nghi thức
- - Rước kiệu các thánh tử đạo từ đền các Thánh Tử Đạo ra lễ đài
- (Ca đoàn, trống, kèn ngồi tại vị trí lễ đài)
- - Đức Cha Chủ tịch phát biểu
- - Nghi thức Đốt đuốc Đức Tin
- - Nghi thức Kính nhớ tổ tiên
- - Nghi thức Sám hối
- 19h-22h: Đêm Diễn nguyện (10 Giáo Phận)
- (Sau cùng Ban trống- GP Thái Bình, ban kèn - GP Bùi Chu, cùng ban diễn nguyện làm tiết mục kết thúc Đêm diễn nguyện)
- 22h 30: Nghỉ đêm
Sáng ngày 24 tháng 11 năm 2009
- 6h30- 7h: Ăn sáng
- 8h: Có mặt tại lễ đài – ôn tập các bài hát
- 8h: Cầu nguyện Taizé
- 9h: Rước đoàn đồng tế - Thánh lễ
- - Kết lễ Ban trống, ban kèn kết hợp với ca đoàn hát bài “Tiếng nhạc oai hùng”
- - Sau lễ ngồi tại chỗ tiếp tục phục vụ trong khi làm phép, cắt băng khánh thành Nhà Truyền Thống và Tượng đài Thánh Anrê Dũng Lạc.
- Lưu ý: - Các ban trống, ban kèn mặc theo lễ phục truyền thống của mình
- - Các thành viên trong ca đoàn
- · Nam (áo trắng, ca-vát, quần thẫm; nếu thời tiết lạnh mặc complé màu sẫm)
- · Nữ (Áo dài truyền thống màu theo hội đoàn; nếu lạnh mặc thêm áo véc)
Trưởng ban Thánh nhạc, Giuse Maria Vũ Thanh Cảnh
Trường chuyên biệt Thánh Mẫu Gia Định tham gia Hội chợ từ thiện SSIS.
Nguyễn Xuân/Võ Thị Khoái
22:01 15/11/2009
Trường chuyên biệt Thánh Mẫu Gia Định tham gia Hội chợ từ thiện SSIS.
Để gây quỹ cho các công tác từ thiện xã hội, Trường Quốc tế Nam Saigon (SSIS) tổ chức Hội chợ từ thiện tại trường vào ngày thứ bảy14/11/2009.
Xem hình bấm vào đây
Hội chợ qui tụ các cửa hàng trang trí nội thất, các sản phẩm đá nghệ thuật, các vật dụng nội trợ, quần áo, giầy dép của các doanh nghiệp công ty trong và ngoài nước. Lợi nhuận thu từ hội chợ sẽ được trường dùng vào công tác từ thiện.
Bên cạnh các cửa hàng này trường dành riêng một khu đặc biệt cho các tổ chức từ thiện như: Giải phẫu nụ cười, Nhịp đập của trái tim, Bạn của trẻ em đường phố, trường khuyết tật..tham gia bán những sản phẩm do các em tự làm ra.
Trường Thánh Mẫu cũng tham gia một gian hàng. Các em bán các túi xách lớn, nhỏ may bằng thổ cẩm do các em dệt. Các móc khóa, các vòng kim tuyến, các gói quà trang trí cây Nô-en…
Hội chợ từ thiện là một loại chợ mà khách hàng không phải trả giá nhưng vui lòng mua với giá cao hơn giá bình thường của món hàng và khi ra về khách hàng còn mang theo một niềm vui nho nhỏ vì đã làm một cử chỉ tốt đẹp.
Nếu khách hàng biết được rằng một món hàng được bán đi không chỉ đem về một lợi nhuận kinh tế nào đó mà còn môt tạo niềm vui khích lệ rất lớn cho các em chắc hẳn niềm vui của các vị càng được nhân rộng hơn.
Để giúp cho các học sinh của mình làm một sản phẩm, cô giáo phải hướng dẫn các em từng khâu nhỏ. Dù mệt nhưng các cô vẫn kiên trì. Thế cho nên mỗi khi làm được một món hàng các em thích thú reo vui, vì mình không còn là “Vô Dụng “ như người khác đã nghĩ.
Tạ ơn Chúa vì trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, mọi hàng hóa đều được sản xuất hàng loạt bằng máy móc, vẫn còn những giáo viên và các học sinh cặm cụi làm những món hàng thủ công không vì giá trị kinh tế của món hàng mà nhằm giúp các em khuyết tật hội nhập với cuộc sống và tìm ý nghĩa, giá trị của cuộc sống chan hòa tình yêu thương.
Để gây quỹ cho các công tác từ thiện xã hội, Trường Quốc tế Nam Saigon (SSIS) tổ chức Hội chợ từ thiện tại trường vào ngày thứ bảy14/11/2009.
Xem hình bấm vào đây
Hội chợ qui tụ các cửa hàng trang trí nội thất, các sản phẩm đá nghệ thuật, các vật dụng nội trợ, quần áo, giầy dép của các doanh nghiệp công ty trong và ngoài nước. Lợi nhuận thu từ hội chợ sẽ được trường dùng vào công tác từ thiện.
Bên cạnh các cửa hàng này trường dành riêng một khu đặc biệt cho các tổ chức từ thiện như: Giải phẫu nụ cười, Nhịp đập của trái tim, Bạn của trẻ em đường phố, trường khuyết tật..tham gia bán những sản phẩm do các em tự làm ra.
Trường Thánh Mẫu cũng tham gia một gian hàng. Các em bán các túi xách lớn, nhỏ may bằng thổ cẩm do các em dệt. Các móc khóa, các vòng kim tuyến, các gói quà trang trí cây Nô-en…
Hội chợ từ thiện là một loại chợ mà khách hàng không phải trả giá nhưng vui lòng mua với giá cao hơn giá bình thường của món hàng và khi ra về khách hàng còn mang theo một niềm vui nho nhỏ vì đã làm một cử chỉ tốt đẹp.
Nếu khách hàng biết được rằng một món hàng được bán đi không chỉ đem về một lợi nhuận kinh tế nào đó mà còn môt tạo niềm vui khích lệ rất lớn cho các em chắc hẳn niềm vui của các vị càng được nhân rộng hơn.
Để giúp cho các học sinh của mình làm một sản phẩm, cô giáo phải hướng dẫn các em từng khâu nhỏ. Dù mệt nhưng các cô vẫn kiên trì. Thế cho nên mỗi khi làm được một món hàng các em thích thú reo vui, vì mình không còn là “Vô Dụng “ như người khác đã nghĩ.
Tạ ơn Chúa vì trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, mọi hàng hóa đều được sản xuất hàng loạt bằng máy móc, vẫn còn những giáo viên và các học sinh cặm cụi làm những món hàng thủ công không vì giá trị kinh tế của món hàng mà nhằm giúp các em khuyết tật hội nhập với cuộc sống và tìm ý nghĩa, giá trị của cuộc sống chan hòa tình yêu thương.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đơn khiếu nại của Giáo xứ Thái Hà ngày 13/11/2009
Lm. Nguyễn Ngọc Nam Phong
01:49 15/11/2009
Dân Chúa Việt Nam Đồng Hành Sống Năm Thánh 2010
Giuse Đặng Văn Kiếm
09:44 15/11/2009
Dân Chúa Việt Nam Đồng Hành Sống Năm Thánh 2010
Xin tiếp nối góp lại một lối sống…
1. Năm Thánh 2010 là dịp nhìn lại một chặng đường đã qua, đang đi…, và có thể nói điều quan trọng hơn đó phải là khởi điểm của cộng đồng dân Chúa trong tiến trình canh tân giáo hội nhằm xây dựng một đất nước Việt Nam mới.
2. Cộng đồng dân Chúa quy tụ cả giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân. Hiện tình GHVN những năm gần đây cho thấy việc chuẩn bị nhân sự giáo sĩ và tu sĩ được quan tâm đặc biệt, đó là điều rất cần thiết và cần được tiếp tục không ngừng. Việc đào tạo tông đồ giáo dân dường như mới được bắt đầu, cách riêng từ các huynh trưởng giáo lý viên và việc chuẩn bị cho các qúy chức hội đồng mục vụ giáo xứ, và đó là một dấu chỉ tốt; mong sẽ dần dần đáp ứng tích cực hơn đối với lời nhắn gửi GHVN của ĐTC Bênêđictô XVI qua các GMVN dịp viếng mộ hai thánh Phêrô và Phaolô vừa qua.
3. Giáo dân không đòi hỏi hoặc ngồi chờ hàng giáo phẩm bật đèn xanh rồi mới dấn thân phục vụ, nhất là trong các lãnh vực đời sống xã hội và chính trị. Người tông đồ giáo dân, liên kết hiệp nhất với hàng giáo sĩ và tu sĩ, cần chủ động dấn thân hoạt động trong các phong trào và hội đoàn công giáo tiến hành, với ý hướng mang Tin Mừng Đức Kitô vào cuộc sống thường ngày giữa lòng xã hội.
4. Suốt năm 2010, giáo dân chúng ta tiếp tục trao đổi góp ý thẳng thắn, đề xướng và nhất là cụ thể dấn thân tham gia mở rộng nhiều các cuộc gặp gỡ hội luận hay đại hội dân Chúa từ địa phương cộng đoàn giáo xứ, giáo hạt, giáo phận tới giáo tỉnh, đặc biệt huy động mọi thành phần giáo dân, góp phần thực hành hướng tới ngày đại hội các đại biểu tại Đại Hội Dân Chúa toàn quốc vào tháng 11 năm 2010.
5. Nhiều lãnh vực đời sống có khi hàng giáo phẩm không thể làm được, cách riêng đối với tình hình xã hội hiên nay, thì giáo dân cần chủ động đề xướng các chương trình sống đạo cụ thể nhằm góp phần vào việc phát triển giáo hội để cùng với đồng bào dân Việt dựng lại một đất nước mới trong tự do, công bình, yêu thương, hạnh phúc.
6. Việc giáo dân góp phần chung nhau đề xướng các cuộc gặp gỡ trao đổi, và qua các cuộc hội nghị hoặc đại hội của các giới chuyên môn hay các phong trào và hội đoàn tông đồ giáo dân, sẽ là cơ hội mở rộng thúc đẩy mọi thành phần dân Chúa tham gia, đặt nền móng cho cuộc hành trình sống đạo, nên thánh và loan báo Tin Mừng Đức Kitô trong giai đoạn mới.
7. Và giai đoạn mới sẽ là thời điểm hy vọng cho một Việt Nam mới với lối sống tràn đầy “Bác ái, Huynh đệ, Hiệp nhất, Phục vụ”, cùng nhau xây dựng nền văn minh tình thương tỏa sáng trên mọi nẻo đường đất nước quê hương.
8. Nếu GIÁO DÂN Lech Walesa và các bạn công nhân Ba Lan không chủ động đứng dậy tranh đấu quyền làm người cho đồng bào mình, thì Đức Gioan Phaolô II thiếu một cơ hội trực tiếp yểm trợ cho Liên đoàn Lao động Solidarity. Áo giáp của Solidarity không là vũ khí bạo lực, mà là sức mạnh kiên vững vào Lời Chúa, Thánh Thể và tràng chuỗi Mân Côi.
9. Với mục tiêu quyết tâm loại bỏ sự gian dối và hận thù, mà thay thế bằng sự thật ngay thẳng và tình thương tha thứ, Solidarity đã khơi dậy niềm tin nơi dân chúng. Vị linh mục trẻ Jerzy Popiełuszko khiêm nhường dấn thân đồng hành với anh chị em đoàn chiên của mình, để rồi bị sát hại, nhưng sự can đảm hy sinh của ngài là tấm gương sáng ngời mời gọi cho một đất nước tự do, công lý và sự thật. Và Ba Lan hôm nay, với thế hệ trẻ trung đa dạng, năng động và sáng tạo, đang trên con đường xây dựng phát triển tốt đẹp cho người dân.
10. Sống Năm Thánh 2010, có lẽ GHVN không chỉ để ôn lại lịch sử một thời hoặc để mãn nguyện với chút thành quả đạt được đó đây hay để kiện toàn cơ cấu tổ chức hình thức bề ngoài, nhưng thiết nghĩ dịp này phải là một khởi điểm nhằm mang lại cho giáo hội, đồng bào và đất nước một lối sống mới, xóa sạch dòng máu “chia rẽ, nghi kỵ, gian dối, hận thù” bị tiêm nhiễm kéo dài từ trăm năm qua, mà thay thế bằng dòng máu mới của tình “bác ái, huynh đệ, hiệp nhất, phục vụ” trong cuộc hành trình sống đạo, nên thánh và loan báo Tin Mừng Đức Giêsu Kitô cho mọi người chưa nhận biết ơn cứu chuộc từ trời cao!
11. Huy động toàn thể cộng đồng dân Chúa, cách riêng cổ võ và khuyến khích GIÁO DÂN NHẬP CUỘC SỐNG NĂM THÁNH 2010, thiết tưởng không chỉ là phận vụ của các vị chủ chăn, mà là do chính anh chị em giáo dân chúng ta liên kết với giáo sĩ và tu sĩ, gặp gỡ hội luận và đề xướng các chương trình vào đời giữa lòng xã hội với những việc làm cụ thể, để cùng toàn thể đồng bào liên đới sống châm ngôn “Bác ái, Huynh đệ, Hiệp nhất, Phục vụ” trong tiến trình xây dựng và phát triển một đất nước Việt Nam mới trong tự do, công bình, chân thật, yêu thương, thịnh vượng.
Mong lắm thay!
Hoa Kỳ, ngày 12 tháng 11 năm 2009
Giuse Đặng Văn Kiếm
Xin tiếp nối góp lại một lối sống…
1. Năm Thánh 2010 là dịp nhìn lại một chặng đường đã qua, đang đi…, và có thể nói điều quan trọng hơn đó phải là khởi điểm của cộng đồng dân Chúa trong tiến trình canh tân giáo hội nhằm xây dựng một đất nước Việt Nam mới.
2. Cộng đồng dân Chúa quy tụ cả giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân. Hiện tình GHVN những năm gần đây cho thấy việc chuẩn bị nhân sự giáo sĩ và tu sĩ được quan tâm đặc biệt, đó là điều rất cần thiết và cần được tiếp tục không ngừng. Việc đào tạo tông đồ giáo dân dường như mới được bắt đầu, cách riêng từ các huynh trưởng giáo lý viên và việc chuẩn bị cho các qúy chức hội đồng mục vụ giáo xứ, và đó là một dấu chỉ tốt; mong sẽ dần dần đáp ứng tích cực hơn đối với lời nhắn gửi GHVN của ĐTC Bênêđictô XVI qua các GMVN dịp viếng mộ hai thánh Phêrô và Phaolô vừa qua.
3. Giáo dân không đòi hỏi hoặc ngồi chờ hàng giáo phẩm bật đèn xanh rồi mới dấn thân phục vụ, nhất là trong các lãnh vực đời sống xã hội và chính trị. Người tông đồ giáo dân, liên kết hiệp nhất với hàng giáo sĩ và tu sĩ, cần chủ động dấn thân hoạt động trong các phong trào và hội đoàn công giáo tiến hành, với ý hướng mang Tin Mừng Đức Kitô vào cuộc sống thường ngày giữa lòng xã hội.
4. Suốt năm 2010, giáo dân chúng ta tiếp tục trao đổi góp ý thẳng thắn, đề xướng và nhất là cụ thể dấn thân tham gia mở rộng nhiều các cuộc gặp gỡ hội luận hay đại hội dân Chúa từ địa phương cộng đoàn giáo xứ, giáo hạt, giáo phận tới giáo tỉnh, đặc biệt huy động mọi thành phần giáo dân, góp phần thực hành hướng tới ngày đại hội các đại biểu tại Đại Hội Dân Chúa toàn quốc vào tháng 11 năm 2010.
5. Nhiều lãnh vực đời sống có khi hàng giáo phẩm không thể làm được, cách riêng đối với tình hình xã hội hiên nay, thì giáo dân cần chủ động đề xướng các chương trình sống đạo cụ thể nhằm góp phần vào việc phát triển giáo hội để cùng với đồng bào dân Việt dựng lại một đất nước mới trong tự do, công bình, yêu thương, hạnh phúc.
6. Việc giáo dân góp phần chung nhau đề xướng các cuộc gặp gỡ trao đổi, và qua các cuộc hội nghị hoặc đại hội của các giới chuyên môn hay các phong trào và hội đoàn tông đồ giáo dân, sẽ là cơ hội mở rộng thúc đẩy mọi thành phần dân Chúa tham gia, đặt nền móng cho cuộc hành trình sống đạo, nên thánh và loan báo Tin Mừng Đức Kitô trong giai đoạn mới.
7. Và giai đoạn mới sẽ là thời điểm hy vọng cho một Việt Nam mới với lối sống tràn đầy “Bác ái, Huynh đệ, Hiệp nhất, Phục vụ”, cùng nhau xây dựng nền văn minh tình thương tỏa sáng trên mọi nẻo đường đất nước quê hương.
8. Nếu GIÁO DÂN Lech Walesa và các bạn công nhân Ba Lan không chủ động đứng dậy tranh đấu quyền làm người cho đồng bào mình, thì Đức Gioan Phaolô II thiếu một cơ hội trực tiếp yểm trợ cho Liên đoàn Lao động Solidarity. Áo giáp của Solidarity không là vũ khí bạo lực, mà là sức mạnh kiên vững vào Lời Chúa, Thánh Thể và tràng chuỗi Mân Côi.
9. Với mục tiêu quyết tâm loại bỏ sự gian dối và hận thù, mà thay thế bằng sự thật ngay thẳng và tình thương tha thứ, Solidarity đã khơi dậy niềm tin nơi dân chúng. Vị linh mục trẻ Jerzy Popiełuszko khiêm nhường dấn thân đồng hành với anh chị em đoàn chiên của mình, để rồi bị sát hại, nhưng sự can đảm hy sinh của ngài là tấm gương sáng ngời mời gọi cho một đất nước tự do, công lý và sự thật. Và Ba Lan hôm nay, với thế hệ trẻ trung đa dạng, năng động và sáng tạo, đang trên con đường xây dựng phát triển tốt đẹp cho người dân.
10. Sống Năm Thánh 2010, có lẽ GHVN không chỉ để ôn lại lịch sử một thời hoặc để mãn nguyện với chút thành quả đạt được đó đây hay để kiện toàn cơ cấu tổ chức hình thức bề ngoài, nhưng thiết nghĩ dịp này phải là một khởi điểm nhằm mang lại cho giáo hội, đồng bào và đất nước một lối sống mới, xóa sạch dòng máu “chia rẽ, nghi kỵ, gian dối, hận thù” bị tiêm nhiễm kéo dài từ trăm năm qua, mà thay thế bằng dòng máu mới của tình “bác ái, huynh đệ, hiệp nhất, phục vụ” trong cuộc hành trình sống đạo, nên thánh và loan báo Tin Mừng Đức Giêsu Kitô cho mọi người chưa nhận biết ơn cứu chuộc từ trời cao!
11. Huy động toàn thể cộng đồng dân Chúa, cách riêng cổ võ và khuyến khích GIÁO DÂN NHẬP CUỘC SỐNG NĂM THÁNH 2010, thiết tưởng không chỉ là phận vụ của các vị chủ chăn, mà là do chính anh chị em giáo dân chúng ta liên kết với giáo sĩ và tu sĩ, gặp gỡ hội luận và đề xướng các chương trình vào đời giữa lòng xã hội với những việc làm cụ thể, để cùng toàn thể đồng bào liên đới sống châm ngôn “Bác ái, Huynh đệ, Hiệp nhất, Phục vụ” trong tiến trình xây dựng và phát triển một đất nước Việt Nam mới trong tự do, công bình, chân thật, yêu thương, thịnh vượng.
Mong lắm thay!
Hoa Kỳ, ngày 12 tháng 11 năm 2009
Giuse Đặng Văn Kiếm
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giáo Hội và Nạn Diệt Chủng
Vũ Văn An
18:58 15/11/2009
65 năm sau bài "Do Thái, người anh em tôi" (Vietcatholic 12-11-2009) của Dorothy Day, và 33 năm sau Nostra Aetate (Vatican II và người Do Thái, VietCatholic 7-11-2009), ngày 16 tháng 3 năm 1998, Ủy Ban Liên Lạc Tôn Giáo của Tòa Thánh cho công bố tài liệu: “Chúng ta tưởng niệm: Một suy tư về nạn Diệt Chủng”. Theo Đức Hồng Y Avery Dulles (The Church and the Shoah, The America, 4-4-1998), đây chỉ là một văn kiện trong hàng loạt các tuyên bố chính thức khác của Giáo Hội Công Giáo. Thưc vậy, năm 1990, cũng chính Ủy Ban này đã công bố “Tuyên Ngôn Prague” trong đó, Giáo Hội nhìn nhận rằng một số giáo huấn và thực hành trong truyền thống Công Giáo đã góp phần vào việc truyền bá chủ nghĩa bài Do Thái trong xã hội Tây Phương.
Dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Auschwitz (27-1-1945) cũng là dịp cho nhiều tuyên bố vào đầu năm 1995. Các vị giám mục Đức, khi trích dẫn chính thượng hội đồng của mình vào năm 1975, đã thừa nhận rằng bất chấp tác phong gương mẫu của một số cá nhân và đoàn thể, giáo hội như một toàn thể, vì quá chú ý tới các đe dọa đối với chính các định chế của mình, đã im lặng trước các tội ác người ta phạm chống lại người Do Thái và Do Thái Giáo. Trong một tuyên bố song hành vào tháng Giêng năm 1995, các vị giám mục Ba Lan nhận xét rằng những người dựng nên Auschwitz không phải là người Ba Lan mà là Đức Quốc Xã; tuy thế, các vị vẫn trích dẫn thư mục vụ của mình vào năm 1991: “Song song với các gương anh hùng của Kitô hữu Ba Lan, vẫn có những người duy trì thái độ dửng dưng đối với thảm họa không thể tưởng tượng nổi này. Cách riêng, chúng tôi đau buồn trước sự kiện cũng có những người trong hàng ngũ Công Giáo còn cộng tác cả vào việc sát hại người Do Thái nữa. Họ sẽ mãi mãi là nguồn ân hận trong chiều kích xã hội”.
Đức Tổng Giám Mục Oscar Lipscomb của giáo phận Mobile, Ala., trong tư cách chủ tịch Ủy Ban Đại Kết và Liên Tôn của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, cũng cho công bố một bản tuyên ngôn nhân dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng Auschwitz. Ngài nhắc ta ân hận và khiêm nhường nhớ lại việc các nhà cầm quyền Mỹ đã từ khước không tiếp nhận người tị nạn Do Thái thời chiến tranh. Ngài cũng trách cứ người Mỹ đã không chịu oanh kích các đường rầy dẫn tới Auschwitz, mặc dù các nhà lãnh đạo Do Thái đã khẩn khoản xin họ làm thế. Tuyên ngôn của Đức TGM Lipscomb cũng cho thấy trách nhiệm của một số người Công Giáo Âu Châu đã không làm hết cách có thể để cứu sống người Do Thái.
Nhưng hành vi hối lỗi cảm kích nhất xưa nay là của một nhóm các vị giám mục Pháp, trong đó có Đức HY Jean-Marie Lustiger của Paris. Các vị này họp nhau ngày 30 tháng 9 năm 1997 tại Drancy, địa điểm trước đây vốn là trại tập trung người Do Thái. Các ngài đau buồn vì sự thất bại của hàng giám mục Pháp đã không công bố được một lời tuyên bố công khai nào chống lại các trại giam và trại trục xuất người Do Thái, ít nhất cũng cho tới năm 1942, khi một số giám mục miền Nam nước Pháp đã can đảm lên tiếng phản đối. Hàng giáo phẩm vào đầu thập niên 1940 đã lầm lẫn quá chú ý một cách hẹp hòi tới việc chỉ bảo vệ tín hữu Công Giáo và tránh khỏi bị trả đũa chống lại các hoạt động của giáo hội và phong trào thanh niên. Các giám mục cho rằng dù có những trường hợp trừ đáng ca ngợi, “chúng ta phải nhìn nhận rằng dửng dưng đã thắng thế bất bình lúc đối diện với việc bách hại người Do Thái và cách riêng im lặng đã là luật sống lúc đối diện với các luật lệ muôn mặt của chính phủ Vichy… Chúng tôi xin thú nhận những tội ấy. Chúng tôi xin Chúa tha thứ, và xin kêu gọi dân tộc Do Thái lắng nghe lời hối lỗi của chúng tôi”.
Tuyên bố của Ủy Ban Toà Thánh nói trên ra đời trong khuôn khổ lời Đức GH Gioan Phaolô II kêu gọi Giáo Hội xét mình chuẩn bị mừng năm thánh 2000. Nhưng chính lời tuyên bố thì đã có trước đó từ lâu. Trong một cuộc gặp mặt với Ủy Ban Quốc Tế Do Thái phụ trách Tham Khảo Liên Tôn vào hồi tháng 9 năm 1987, Đức HY Jan Willebrands đã công bố rằng Ủy Ban Liên Lạc Tôn Giáo với người Do Thái của Tòa Thánh có ý định chuẩn bị một lời tuyên bố về nạn Diệt Chủng. Cho nên, lời tuyên bố nói ở đây thực sự đã mất gần 11 năm để chuẩn bị.
Văn kiện mới suy tư về hai điều khác nhau: thứ nhất để bênh vực Giáo Hội chống lại các vu oan cáo vạ, thứ hai để nói lên lòng hối hận đối với các lầm lỗi quá khứ. Trừ trong hai phần nhập đề và kết luận, chủ đề bênh vực rất nổi bật. Để bênh vực Giáo Hội, lời tuyên bố nại tới một phân biệt khá tế vi, từ lâu vốn được nền thần học kinh viện thừa nhận, tức sự phân biệt một đàng là Giáo Hội tự tại, vốn tinh tuyền, một đàng là con cái của Giáo Hội, những người vốn thường lạc xa con đường cứu rỗi. Tuy nhiên, tội lỗi của con cái Giáo Hội trong trường hợp Diệt Chủng cũng chỉ rất nhỏ, vì họ bị trách cứ về việc đã không chịu hành động và thiếu đề kháng thiêng liêng hơn là tích cực đồng loã với tội ác chống người Do Thái. Khi lần rở lại các nguyên nhân tạo ra chủ nghĩa bài Do Thái Giáo (anti-Judaism), tài liệu nói tới “các giải thích sai lầm về Tân Ước”, những sai lầm đã bị Công Đồng Vatican II dứt khoát bác bỏ. Các kinh hoàng của nạn Diệt Chủng không được gán cho chủ nghĩa bài Do Thái Giáo mà là cho chủ nghĩa quốc gia cực đoan và cho chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc khoa học giả hiệu, vốn thù nghịch với cả Kitô Giáo lẫn Do Thái Giáo. Sự phân biệt giữa chủ nghĩa bài Do Thái Giáo có tính thần học và chủ nghĩa bài Do Thái (anti-Semitism) có tính duy chủng tộc, mặc dù có giá trị, song xem ra đã được đẩy quá xa, vì đã không giải quyết được tầm mức điều trước nuôi dưỡng điều sau đến đâu…
Để đặt Nạn Diệt Chủng vào đúng tầm nhìn, lời tuyên bố nói trên của Toà Thánh cho hay nó chỉ là một trong nhiều trường hợp diệt chủng. Tài liệu nhắc đến cuộc tàn sát người Ácmêni, vô số nạn nhân tại Ukraine thời thập niên 1930, nạn diệt chủng hàng loạt người Gypsies, cánh đồng tàn sát tại Căm-bốt và những điều man rợ tương tự. Không một thảm họa nào như thế được phép biến khỏi ký ức chúng ta.
Cũng giống các tài liệu trước đây, trong phần nhập đề và kết luận, tài liệu mới này có một lời kêu gọi hối lỗi rất cảm động vì những lỗi lầm trong quá khứ và hợp tác để xây dựng một tương lai mới trong đó, tín hữu Do Thái Giáo và Kitô Giáo sống hoà hợp và qúy trọng nhau. Như một lý do để làm việc đền tội cho những tội chính bản thân ta không phạm, lời tuyên bố trên nhấn mạnh rằng trong Giáo Hội, với tư cách Nhiệm Thể Chúa Kitô, mọi người đều có liên hệ với tội lỗi và công phúc của các đồng chi thể khác.
Theo Đức HY Dulles, được viết với tầm nhìn xa rộng và một sự chuẩn xác về thần học, tài liệu này có những mặt mạnh đáng lưu ý. Phần bênh vực đã được lý luận một cách thận trọng ngay cả khi vì muốn ngắn gọn, các tác giả đã không cung cấp đủ chứng cớ để thuyết phục những người có phán đoán nghiêm khắc hơn. Các bài giảng và thư mục vụ của nhiều vị giám mục Đức chống chủ nghĩa bài Do Thái của Quốc Xã, được nhắc tới một cách vắn tắt ở đây, xứng đáng được duy trì khỏi rơi vào quên lnãg. Việc Tòa Thánh không ngừng chống lại chủ nghĩa chủng tộc của Quốc Xã đã được nhắc đến một cách thỏa đáng, kể cả lời tuyên bố thời danh của Đức Piô XI: “Không thể chấp nhận được chủ nghĩa bài Do Thái. Vì về phương diện thiêng liêng, chúng ta hết thẩy đều là Do Thái”. Cuối cùng, thanh danh của đức Piô XII đã được bênh vực chống lại các tố cáo xỏ xiên đã trở thành phổ thông từ khi có vở kịch sai lạc của Rolf Hochhuth, tựa là "The Deputy" (1964).
Bất cứ ai quen thuộc với cố linh mục Robert A. Graham, S.J, và các đồng nghiệp của ngài, là những người đã ấn hành 11 cuốn sách lấy từ các văn khố của Tòa Thánh liên quan đến ThếChiến II, sẽ không còn lý do để nghi ngờ rằng Đức Giáo Hoàng đã liều nguy hiểm lớn lao để che chở và cứu nhiều người Do Thái đến mức có thể. Mặc dù vị giáo hoàng này dựa nhiều vào ngoại giao hơn là chạm trán, nhưng ngài đã lên tiếng phản kháng, nhiều lần công khai, các nhà lãnh đạo của Khối Trục. Dưới lệnh trực tiếp của ngài, các đại diện của Đức Giáo Hoàng đã can thiệp ở Pháp, Slovakia, Hung Gia Lợi và Lỗ Ma Ni để làm hỏng kế hoạch trục xuất các nạn nhân vô tội. Nhờ các cố gắng của ngài, vô số người Do Thái đã thoát khỏi gọng kìm của Quốc Xã và Phát Xít Ý. Dù cho đến tận nay, ta vẫn không thể lượng giá chính xác được lời ngài nói, nhưng ta kính trọng lượng định của chính Đức Piô XII về cách ứng xử của ngài: “Chắc chắn việc phản đối sẽ giúp ta nhận được lời khen và lòng tôn kính của thế giới văn minh, nhưng nó cũng có thể khiến những người Do Thái khốn khổ chịu bách hại hơn nữa”.
Cũng theo Đức Hồng Y Dulles, ta không nên đọc lời tuyên bố của Ủy Ban Tòa Thánh một cách biệt lập, nhưng phải đọc nó trong ngữ cảnh của nhiều lời tuyên bố từng được giáo quyền công bố trong suốt hơn 20 năm qua hay hơn thế. Các lời tuyên bố ấy, có lời tỏ ra giọng ăn năn hơn, có lời tỏ ra giọng bào chữa bênh vực hơn, nhưng xét trong yếu tính đều nhất trí với nhau, có khác chăng chủ yếu chỉ là vì các liên hệ khác nhau của Giáo Hội tại các nước như Đức, Ba Lan, Pháp, Ý và Hoa Kỳ.
Dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Auschwitz (27-1-1945) cũng là dịp cho nhiều tuyên bố vào đầu năm 1995. Các vị giám mục Đức, khi trích dẫn chính thượng hội đồng của mình vào năm 1975, đã thừa nhận rằng bất chấp tác phong gương mẫu của một số cá nhân và đoàn thể, giáo hội như một toàn thể, vì quá chú ý tới các đe dọa đối với chính các định chế của mình, đã im lặng trước các tội ác người ta phạm chống lại người Do Thái và Do Thái Giáo. Trong một tuyên bố song hành vào tháng Giêng năm 1995, các vị giám mục Ba Lan nhận xét rằng những người dựng nên Auschwitz không phải là người Ba Lan mà là Đức Quốc Xã; tuy thế, các vị vẫn trích dẫn thư mục vụ của mình vào năm 1991: “Song song với các gương anh hùng của Kitô hữu Ba Lan, vẫn có những người duy trì thái độ dửng dưng đối với thảm họa không thể tưởng tượng nổi này. Cách riêng, chúng tôi đau buồn trước sự kiện cũng có những người trong hàng ngũ Công Giáo còn cộng tác cả vào việc sát hại người Do Thái nữa. Họ sẽ mãi mãi là nguồn ân hận trong chiều kích xã hội”.
Đức Tổng Giám Mục Oscar Lipscomb của giáo phận Mobile, Ala., trong tư cách chủ tịch Ủy Ban Đại Kết và Liên Tôn của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, cũng cho công bố một bản tuyên ngôn nhân dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng Auschwitz. Ngài nhắc ta ân hận và khiêm nhường nhớ lại việc các nhà cầm quyền Mỹ đã từ khước không tiếp nhận người tị nạn Do Thái thời chiến tranh. Ngài cũng trách cứ người Mỹ đã không chịu oanh kích các đường rầy dẫn tới Auschwitz, mặc dù các nhà lãnh đạo Do Thái đã khẩn khoản xin họ làm thế. Tuyên ngôn của Đức TGM Lipscomb cũng cho thấy trách nhiệm của một số người Công Giáo Âu Châu đã không làm hết cách có thể để cứu sống người Do Thái.
Nhưng hành vi hối lỗi cảm kích nhất xưa nay là của một nhóm các vị giám mục Pháp, trong đó có Đức HY Jean-Marie Lustiger của Paris. Các vị này họp nhau ngày 30 tháng 9 năm 1997 tại Drancy, địa điểm trước đây vốn là trại tập trung người Do Thái. Các ngài đau buồn vì sự thất bại của hàng giám mục Pháp đã không công bố được một lời tuyên bố công khai nào chống lại các trại giam và trại trục xuất người Do Thái, ít nhất cũng cho tới năm 1942, khi một số giám mục miền Nam nước Pháp đã can đảm lên tiếng phản đối. Hàng giáo phẩm vào đầu thập niên 1940 đã lầm lẫn quá chú ý một cách hẹp hòi tới việc chỉ bảo vệ tín hữu Công Giáo và tránh khỏi bị trả đũa chống lại các hoạt động của giáo hội và phong trào thanh niên. Các giám mục cho rằng dù có những trường hợp trừ đáng ca ngợi, “chúng ta phải nhìn nhận rằng dửng dưng đã thắng thế bất bình lúc đối diện với việc bách hại người Do Thái và cách riêng im lặng đã là luật sống lúc đối diện với các luật lệ muôn mặt của chính phủ Vichy… Chúng tôi xin thú nhận những tội ấy. Chúng tôi xin Chúa tha thứ, và xin kêu gọi dân tộc Do Thái lắng nghe lời hối lỗi của chúng tôi”.
Tuyên bố của Ủy Ban Toà Thánh nói trên ra đời trong khuôn khổ lời Đức GH Gioan Phaolô II kêu gọi Giáo Hội xét mình chuẩn bị mừng năm thánh 2000. Nhưng chính lời tuyên bố thì đã có trước đó từ lâu. Trong một cuộc gặp mặt với Ủy Ban Quốc Tế Do Thái phụ trách Tham Khảo Liên Tôn vào hồi tháng 9 năm 1987, Đức HY Jan Willebrands đã công bố rằng Ủy Ban Liên Lạc Tôn Giáo với người Do Thái của Tòa Thánh có ý định chuẩn bị một lời tuyên bố về nạn Diệt Chủng. Cho nên, lời tuyên bố nói ở đây thực sự đã mất gần 11 năm để chuẩn bị.
Văn kiện mới suy tư về hai điều khác nhau: thứ nhất để bênh vực Giáo Hội chống lại các vu oan cáo vạ, thứ hai để nói lên lòng hối hận đối với các lầm lỗi quá khứ. Trừ trong hai phần nhập đề và kết luận, chủ đề bênh vực rất nổi bật. Để bênh vực Giáo Hội, lời tuyên bố nại tới một phân biệt khá tế vi, từ lâu vốn được nền thần học kinh viện thừa nhận, tức sự phân biệt một đàng là Giáo Hội tự tại, vốn tinh tuyền, một đàng là con cái của Giáo Hội, những người vốn thường lạc xa con đường cứu rỗi. Tuy nhiên, tội lỗi của con cái Giáo Hội trong trường hợp Diệt Chủng cũng chỉ rất nhỏ, vì họ bị trách cứ về việc đã không chịu hành động và thiếu đề kháng thiêng liêng hơn là tích cực đồng loã với tội ác chống người Do Thái. Khi lần rở lại các nguyên nhân tạo ra chủ nghĩa bài Do Thái Giáo (anti-Judaism), tài liệu nói tới “các giải thích sai lầm về Tân Ước”, những sai lầm đã bị Công Đồng Vatican II dứt khoát bác bỏ. Các kinh hoàng của nạn Diệt Chủng không được gán cho chủ nghĩa bài Do Thái Giáo mà là cho chủ nghĩa quốc gia cực đoan và cho chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc khoa học giả hiệu, vốn thù nghịch với cả Kitô Giáo lẫn Do Thái Giáo. Sự phân biệt giữa chủ nghĩa bài Do Thái Giáo có tính thần học và chủ nghĩa bài Do Thái (anti-Semitism) có tính duy chủng tộc, mặc dù có giá trị, song xem ra đã được đẩy quá xa, vì đã không giải quyết được tầm mức điều trước nuôi dưỡng điều sau đến đâu…
Để đặt Nạn Diệt Chủng vào đúng tầm nhìn, lời tuyên bố nói trên của Toà Thánh cho hay nó chỉ là một trong nhiều trường hợp diệt chủng. Tài liệu nhắc đến cuộc tàn sát người Ácmêni, vô số nạn nhân tại Ukraine thời thập niên 1930, nạn diệt chủng hàng loạt người Gypsies, cánh đồng tàn sát tại Căm-bốt và những điều man rợ tương tự. Không một thảm họa nào như thế được phép biến khỏi ký ức chúng ta.
Cũng giống các tài liệu trước đây, trong phần nhập đề và kết luận, tài liệu mới này có một lời kêu gọi hối lỗi rất cảm động vì những lỗi lầm trong quá khứ và hợp tác để xây dựng một tương lai mới trong đó, tín hữu Do Thái Giáo và Kitô Giáo sống hoà hợp và qúy trọng nhau. Như một lý do để làm việc đền tội cho những tội chính bản thân ta không phạm, lời tuyên bố trên nhấn mạnh rằng trong Giáo Hội, với tư cách Nhiệm Thể Chúa Kitô, mọi người đều có liên hệ với tội lỗi và công phúc của các đồng chi thể khác.
Theo Đức HY Dulles, được viết với tầm nhìn xa rộng và một sự chuẩn xác về thần học, tài liệu này có những mặt mạnh đáng lưu ý. Phần bênh vực đã được lý luận một cách thận trọng ngay cả khi vì muốn ngắn gọn, các tác giả đã không cung cấp đủ chứng cớ để thuyết phục những người có phán đoán nghiêm khắc hơn. Các bài giảng và thư mục vụ của nhiều vị giám mục Đức chống chủ nghĩa bài Do Thái của Quốc Xã, được nhắc tới một cách vắn tắt ở đây, xứng đáng được duy trì khỏi rơi vào quên lnãg. Việc Tòa Thánh không ngừng chống lại chủ nghĩa chủng tộc của Quốc Xã đã được nhắc đến một cách thỏa đáng, kể cả lời tuyên bố thời danh của Đức Piô XI: “Không thể chấp nhận được chủ nghĩa bài Do Thái. Vì về phương diện thiêng liêng, chúng ta hết thẩy đều là Do Thái”. Cuối cùng, thanh danh của đức Piô XII đã được bênh vực chống lại các tố cáo xỏ xiên đã trở thành phổ thông từ khi có vở kịch sai lạc của Rolf Hochhuth, tựa là "The Deputy" (1964).
Bất cứ ai quen thuộc với cố linh mục Robert A. Graham, S.J, và các đồng nghiệp của ngài, là những người đã ấn hành 11 cuốn sách lấy từ các văn khố của Tòa Thánh liên quan đến ThếChiến II, sẽ không còn lý do để nghi ngờ rằng Đức Giáo Hoàng đã liều nguy hiểm lớn lao để che chở và cứu nhiều người Do Thái đến mức có thể. Mặc dù vị giáo hoàng này dựa nhiều vào ngoại giao hơn là chạm trán, nhưng ngài đã lên tiếng phản kháng, nhiều lần công khai, các nhà lãnh đạo của Khối Trục. Dưới lệnh trực tiếp của ngài, các đại diện của Đức Giáo Hoàng đã can thiệp ở Pháp, Slovakia, Hung Gia Lợi và Lỗ Ma Ni để làm hỏng kế hoạch trục xuất các nạn nhân vô tội. Nhờ các cố gắng của ngài, vô số người Do Thái đã thoát khỏi gọng kìm của Quốc Xã và Phát Xít Ý. Dù cho đến tận nay, ta vẫn không thể lượng giá chính xác được lời ngài nói, nhưng ta kính trọng lượng định của chính Đức Piô XII về cách ứng xử của ngài: “Chắc chắn việc phản đối sẽ giúp ta nhận được lời khen và lòng tôn kính của thế giới văn minh, nhưng nó cũng có thể khiến những người Do Thái khốn khổ chịu bách hại hơn nữa”.
Cũng theo Đức Hồng Y Dulles, ta không nên đọc lời tuyên bố của Ủy Ban Tòa Thánh một cách biệt lập, nhưng phải đọc nó trong ngữ cảnh của nhiều lời tuyên bố từng được giáo quyền công bố trong suốt hơn 20 năm qua hay hơn thế. Các lời tuyên bố ấy, có lời tỏ ra giọng ăn năn hơn, có lời tỏ ra giọng bào chữa bênh vực hơn, nhưng xét trong yếu tính đều nhất trí với nhau, có khác chăng chủ yếu chỉ là vì các liên hệ khác nhau của Giáo Hội tại các nước như Đức, Ba Lan, Pháp, Ý và Hoa Kỳ.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Mái Lành Chim Đậu - Buddhist Temple
Nguyễn Đức Cung
23:09 15/11/2009
MÁI LÀNH CHIM ĐẬU - Buddhist Temple
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Chim bỏ đường bay đậu cổng chùa
Trầm hương ngan ngát gửi đường mây...
(nđc)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền