Phụng Vụ - Mục Vụ
Khái quát về Tin Mừng theo Thánh Mac-cô
LM An-rê Đỗ xuân Quế, o.p.
09:16 10/11/2008
KHÁI QUÁT TIN MỪNG THEO THÁNH MÁC-CÔ
1. Thứ tự và các chủ đề chính
Sách Tin Mừng Mác-cô có vẻ như là một chuỗi những bài tường thuật, thường vừa ngắn lại vừa không ăn ý với nhau một cách rõ rệt. Dàn bài rõ nhất là cái khung về địa lý, nói đến những hoạt động của Đức Giê-su, từ Ga-li-lê và những vùng lân cận cho đến miền đất dân ngoại (7,24.31; 8,27), xuyên qua Phê-rệ và Giê-ri-khô lên tói Giê-ru-sa-lem (11,1).
Cái khung này chỉ chú trọng đến mặt địa lý mà ít lưu tâm đến bố cục nội dung cuốn sách, và xem ra mối bận tâm lớn của người viết là trình bày một số chủ đề chính.
1.1. Tin Mừng
Ngay từ những chữ đầu tiên, sách đã nhấn mạnh đặc biệt đến Tin Mừng của Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa (1,1) Hay Tin Mừng của Thiên Chúa (1,14) hoặc đơn giản Tin Mừng (1,15)
Tin Mừng này dành cho mọi người. Ai đón nhận thì thành Ki-tô hữu. Thiên Chúa đã thực hiện các lời hứa của Người nhờ Đức Giê-su. Vì thế, Tin Mừng cần phải được rao giảng cho muôn dân (13,11; 14,9)
Tin Mừng không phải chỉ là một “sứ điệp” của Thiên Chúa và liên quan đến Đức Giê-su Ki-tô mà thôi, nhưng đúng hơn, đó là chính hành động của Thiên Chúa ở giữa loài người.
1.2 Đức Ki-tô, Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa
Các lời hứa của Thiên Chúa đã bắt đầu được thực hiện, khi ông Gio-an Tẩy giả rao giảng dọn đường cho Đức Ki-tô (1,2-8). Chính Thiên Chúa đã giới thiệu Đức Giê-su là Con và sau khi toàn thắng Xa-tan trong sa mạc, Đức Giê-su đã rao giảng Tin Mừng tại Ga-li-lê. (1,14-15)
Phần đông dân chúng đã nhận ra uy lực của lời giảng và các hành vi của Đức Giê-su chống lại sức mạnh của sự dữ (1,21-45; 3,7-10. Nhưng chức vị là ngôi Thiên tử thí còn phải giữ kín (1,25; 3,12). Những người theo luật Mô-sê chống đối và coi Đức Giê-su như công cụ của tướng quỉ (3,22-30), còn các môn đệ thì nhận biết Người là Đức Ki-tô (8,29), nhưng chưa được phép tiết lộ (8,30)
Từ lúc đó, Đức Giê-su rao giảng một giáo huấn mới: Con Người phải trải qua đau khổ, phải chết rồi mới sống lại. Ý tưởng này được lặp đi lặp lại ba lần (8,31-33; 9,30-32; 10,32-34). Cuộc Thương Khó sẽ vén màn bí mật về Đức Giê-su. Lời Người tuyên bố trước Thượng Hội Đồng (14,61-62) và lời viên đội trưởng phát biểu lúc Người tắt thở (15-30) trùng hợp với những lời Thiên Chúa mặc khải về Người khi Người chịu phép Rửa và lúc Người hiển dung (1,11; 9,7. Những lời đó biện minh cho chủ đề: Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa (1,1).Khi ấy, ma quỉ muốn tiết lộ bí mật về Người và các môn đệ đã tin Người là Đấng Mê-si-a, nhưng bí mật vẫn được giữ kín cho đến khi Người trải qua cuộc Thương Khó.
Bài tường thuật cuộc Thương Khó của Đức Giê-su là cao điểm mà tất cả Tin Mừng Mác-cô nhắm tới. Cuộc Thương Khó này đã được báo trước qua những lần “đụng độ” giữa Đức Ki-tô và nhóm kinh sư, thượng tế cũng như những lời loan báo thái độ của tông đồ Phê-rô đối với Người, sau khi ông lớn tiếng tuyên bố sẽ đi theo Người cho đến cùng. Một điểm khác cũng cần được lưu ý ở đây là lệnh phải giữ bí mật về Đấng Mê-si-a. Sở dĩ phải nhấn mạnh như vậy là vì suốt cuộc đời tại thế, Đức Giê-su không được công nhận và chỉ sau khi phục sinh, Người mới được xưng tụng là Cứu Chúa. Bởi thế, Mác-cô cho rằng tiết lộ danh tính Mê-si-a là quá sớm và có thể gây ra hiểu lầm cho dân Do thái và dân ngoại bao lâu họ chưa hiểu được chân lý này là Đức Ki-tô phải chịu khổ, chịu chết rồi mới vào chốn vinh quang.
1.3 Đức Ki-tô và các môn đệ
Ngay từ đầu sách Tin Mừng Mác-cô, Đức Ki-tô đã không xuất hiện một mình, nhưng vời các môn đệ. Người đã kêu gọi bốn ông thuyền chài (1,16-20), cho các ông di theo, (trừ khi sai các ông đi giảng và lúc bị các ông bỏ trốn trong cuộc Thương Khó). Cuối cùng Người đã qui tụ các ông lại sau khi phục sinh.
Trong giai đoạn đầu, các ông còn đóng vai thụ động bên cạnh Đức Giê-su, nhưng Người đã tỏ ra liên đới với các ông, khi các ông bị chỉ trích về việc giữ luật Do thái (2,13-28).
Trong giai đọan thứ hai, các ông được xếp vào lọai người đặc biệt, khác với dân chúng, vì các ông được dạy dỗ riêng (4,10-25.33-34) và đuợc thấy những phép lạ ngoại thường.(4,35-5,43).
Trong giai đoạn thứ ba, các ông được sai đi loan báo Tin Mừng với tư cách là tông đồ (6,30), được giao cho nhiệm vụ phân phát lương thực cho dân chúng (6,34-44), được mặc khải cho những điều bí nhiệm vượt quá khả năng hiểu biết của các ông (6,45-52). Dù vậy, tâm trí các ông vẫn còn tối tăm (6,52; 7,18; 8,14-21). Khi có đám đông hay những người nào khác, Đức Giê-su vẫn luôn luôn nói với các môn đệ và giải nghĩa cho họ những lời dạy dỗ của Người (9,28-29; 10,10-26.23-31). Mác-cô luôn đi từ thày đến trò và nhấn mạnh đến điều kịện để được phúc vinh quang là phải tự khiêm tự hạ. Nhưng xem ra các ông vẫn không hiểu gì cả. Tuy thế, Đức Giê-su vẫn thường dạy dỗ các môn đệ. Người nói cho các ông về sức mạnh của đức tin và lời cầu nguyện (11,20-25). Người dạy các ông phải sống thế nào trước khi Con Người đến (13,1-37). Người cũng soi sáng cho các ông hiểu về ý nghĩa cái chết của Người.trong khi chờ đợi Nước Thiên Chúa (14,22-25). Người báo trước cho các ông biết các công sẽ bỏ Người (14,26-31) và cảnh báo các ông về các cơn cám dỗ (14,37-40)
2. Lối hành văn của Mác-cô
Mác-cô có tài kể chuyện, tuy ngữ vựng nghèo nàn và không biết cách nối kết các câu trước với các câu sau cho văn vẻ. Nhưng chính sự vụng về náy làm cho bài tường thuật của ngài sống động như văn nói.
Nghệ thuật viết văn của Mác-cô rất tầm thường. Tuy nhiên, chính cái tầm thường này lại tỏ cho chúng ta thấy chân dung sống động của Đức Giê-su, một nhân vật khác với mọi hình ảnh có sẵn, qua những phản ứng bất ngờ, thái độ cảm thông hoặc cứng cỏi, sự ngạc nhiên hoặc lời lẽ sắc bén. Tất cả tâm hồn của Đức Giê-su đều dồn cả vào một cái nhìn đầy vẻ giận dữ hay đầy lòng từ bi (3,5.34), đầy nghi vấn hay đầy sự chú ý (5,32; 11,11) đầy yêu thương (10,21), hay đầy vẻ buồn rầu bình thản (10,23-27)
Trước con người đó, người ta có thể có mọi thái độ, từ kinh ngạc đến thán phục, từ phân vân đến quyết định phải giết chết, và đối với các môn đệ thì từ gắn bó kh6ng suy tính đến chỗ không hiểu nổi rồi bỏ đi.
3. Xuất xứ của tác phẩm
Vào khoảng năm 150, đức cha Papias, giám mục Hierapolis cho rằng thánh Mác-cô, phát ngôn viên của tông đồ trưởng Phê-rô là tác giả sách Tin Mừng thứ hai. Có lẽ tác phẩm được biên soạn tại Roma, sau khi thánh Phê-rô qua đời hay đang lúc ngài còn sống.
Hầu hết các học giả Kinh thánh đều chấp nhận sách được viết tại Roma, sau thời bách hại của vua Néro vào năm 64. Một vài từ ngữ la-tinh đã được hy-lạp hóa, một vài kiểu nói của người Roma có thể làm chứng điều đó. Tác giả giải thích phong tục Do thái (7,3-4; 14,16; 15,42), dịch các tiếng Aram, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Tin Mừng đối với dân ngoại (3,27; 10,12; 11,17; 13,10). Đó là những điều khiến người ta có thể nghĩ rằng sách được viết cho những người không phải là Do thái sống ở bên ngoài Pa-lét-tin. Còn việc nhấn mạnh đến điều kiện phải có để theo Đức Giê-su là phải vác thập giá mình, điều ấy có thể phản ánh hoàn cảnh đặc biệt lúc bấy giờ của một cộng đoàn đang bị lay chuyển mạnh bời cuộc bách hại của vua Néro. Khi nói đến cảnh đền thờ bị tàn phá, tác giả đã không có một ám chỉ nào rõ rệt liên quan đến những biến cố xảy ra vào năm 70 (khác với Mát-thêu 22,7 và Lc 21,20). Điều này cho phép phỏng định rằng tác phẩm đã được viết vào khoảng từ năm 65-70.
Về các tương quan giữa tác phẩm với tông đồ trưởng Phê-rô thì khó xác định hơn. Câu nói của Papias coi Mác-cô là phát ngôn viên của Phê-rô không được rõ ràng. Dù vậy, dựa vào ảnh hưởng và vị trí của Phê-rô trong tác phẩm, người ta có thể nghiêng về giả thuyết Mác-cô đã viết sách Tin Mừng này theo truyền thống Phê-rô. Tuy nhiên cũng có thể nói được chính cấu trúc của sách Tin Mừng Mác-cô khiến cho người ta đoán được rằng trước đó đã có một truyền thống kể lại các việc làm và hành vi của Đức Giê-su. Câu chuyện về cuộc Thương Khó của Người lúc đầu có thể là một chuỗi các câu chuyện. Và những tài liệu nói về một ngày sống ở Ca-phác-na-um (1,21-28), hay những cuộc tranh luận được nói đến trong 2,3.6 chắc đã được hình thành khá sớm và phải kể vào nguồn Mác-cô đã sử dụng.
4. Tầm quan trọng của tác phẩm
Đối với chúng ta, Tin Mừng Mác-cô là kiểu mẫu đầu tiên biết được về thể văn Tin Mừng. Hội thánh thường sử dụng hai sách Tin Mừng của Mát-thếu và Lu-ca hơn sách Tin Mừng của Mác-cô, vì đó là những tổng hợp có sau và đầy đủ hơn. Nhưng Tin Mừng Mác-cô đã được làm cho nổi bật nhờ những nghiên cứu mang tính văn chương và lịch sử ở thế kỷ XIX và XX. Lời văn mộc mạc, nhiều kiểu nói Do thái, những suy tư thần học thô sơ trong sách, cho thấy Mác-cô đã sử dụng những tài liệu cổ xưa. Tên các nhân danh và địa danh cũng phát xuất từ các nguồn có từ lâu đời. Các lời giáo huấn của Đức Giê-su, việc nhấn mạnh về sự kiện Nước Trời đã gần kề, các dụ ngôn, các cuộc tranh luận, các việc trừ quỉ v.v... phản ánh một các trung thực hoàn cảnh lịch sử trong đời sống của Đức Giê-su tại Pa-lét-tin.
Các kỷ niệm ghi lại tuy không trực tiếp và phát xuất từ các ký ức cá nhân, nhưng đã đuợc thành hình trước tiên để đáp ứng nhu cầu giảng đạo, dạy giáo lý, sinh họat phụng vụ hay tranh luận trong các giáo đoàn: tất cả đều đã bắt nguồn từ các môn đệ đầu tiên. Công của Mác-cô trong địa hạt này là đã ghi lại những điều đó vào giữa lúc các giáo doàn phát triển và lan tràn ra ngoài phạm vi Pa-lét-tin.
Mác-cô đã thành công trong việc giữ cho sống động không phai mờ hình ảnh về một cuộc sống đầy giao động và có phần khó hiểu của Đức Giê-su. Con người đó là ai ? Để đáp ứng lời câu hỏi này, Mác-cô đã đem lại cho chúng ta câu trả lời của các tín hữu tiên khởi và cũng là những nhân chứng đầu tiên. Nhưng đối với những ai chỉ muốn lặp lại câu hỏi này và lấy thế làm đủ thì chính tác giả lại đặt lại câu hỏi và nhắc cho chúng ta rằng đức tin phải được thanh luyện trong chính cuộc đời dấn thân triệt để đi theo Đức Giê-su, Đấng vẫn luôn hoạt động ở giữa loài người qua Tin Mừng.
1. Thứ tự và các chủ đề chính
Sách Tin Mừng Mác-cô có vẻ như là một chuỗi những bài tường thuật, thường vừa ngắn lại vừa không ăn ý với nhau một cách rõ rệt. Dàn bài rõ nhất là cái khung về địa lý, nói đến những hoạt động của Đức Giê-su, từ Ga-li-lê và những vùng lân cận cho đến miền đất dân ngoại (7,24.31; 8,27), xuyên qua Phê-rệ và Giê-ri-khô lên tói Giê-ru-sa-lem (11,1).
Cái khung này chỉ chú trọng đến mặt địa lý mà ít lưu tâm đến bố cục nội dung cuốn sách, và xem ra mối bận tâm lớn của người viết là trình bày một số chủ đề chính.
1.1. Tin Mừng
Ngay từ những chữ đầu tiên, sách đã nhấn mạnh đặc biệt đến Tin Mừng của Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa (1,1) Hay Tin Mừng của Thiên Chúa (1,14) hoặc đơn giản Tin Mừng (1,15)
Tin Mừng này dành cho mọi người. Ai đón nhận thì thành Ki-tô hữu. Thiên Chúa đã thực hiện các lời hứa của Người nhờ Đức Giê-su. Vì thế, Tin Mừng cần phải được rao giảng cho muôn dân (13,11; 14,9)
Tin Mừng không phải chỉ là một “sứ điệp” của Thiên Chúa và liên quan đến Đức Giê-su Ki-tô mà thôi, nhưng đúng hơn, đó là chính hành động của Thiên Chúa ở giữa loài người.
1.2 Đức Ki-tô, Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa
Các lời hứa của Thiên Chúa đã bắt đầu được thực hiện, khi ông Gio-an Tẩy giả rao giảng dọn đường cho Đức Ki-tô (1,2-8). Chính Thiên Chúa đã giới thiệu Đức Giê-su là Con và sau khi toàn thắng Xa-tan trong sa mạc, Đức Giê-su đã rao giảng Tin Mừng tại Ga-li-lê. (1,14-15)
Phần đông dân chúng đã nhận ra uy lực của lời giảng và các hành vi của Đức Giê-su chống lại sức mạnh của sự dữ (1,21-45; 3,7-10. Nhưng chức vị là ngôi Thiên tử thí còn phải giữ kín (1,25; 3,12). Những người theo luật Mô-sê chống đối và coi Đức Giê-su như công cụ của tướng quỉ (3,22-30), còn các môn đệ thì nhận biết Người là Đức Ki-tô (8,29), nhưng chưa được phép tiết lộ (8,30)
Từ lúc đó, Đức Giê-su rao giảng một giáo huấn mới: Con Người phải trải qua đau khổ, phải chết rồi mới sống lại. Ý tưởng này được lặp đi lặp lại ba lần (8,31-33; 9,30-32; 10,32-34). Cuộc Thương Khó sẽ vén màn bí mật về Đức Giê-su. Lời Người tuyên bố trước Thượng Hội Đồng (14,61-62) và lời viên đội trưởng phát biểu lúc Người tắt thở (15-30) trùng hợp với những lời Thiên Chúa mặc khải về Người khi Người chịu phép Rửa và lúc Người hiển dung (1,11; 9,7. Những lời đó biện minh cho chủ đề: Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa (1,1).Khi ấy, ma quỉ muốn tiết lộ bí mật về Người và các môn đệ đã tin Người là Đấng Mê-si-a, nhưng bí mật vẫn được giữ kín cho đến khi Người trải qua cuộc Thương Khó.
Bài tường thuật cuộc Thương Khó của Đức Giê-su là cao điểm mà tất cả Tin Mừng Mác-cô nhắm tới. Cuộc Thương Khó này đã được báo trước qua những lần “đụng độ” giữa Đức Ki-tô và nhóm kinh sư, thượng tế cũng như những lời loan báo thái độ của tông đồ Phê-rô đối với Người, sau khi ông lớn tiếng tuyên bố sẽ đi theo Người cho đến cùng. Một điểm khác cũng cần được lưu ý ở đây là lệnh phải giữ bí mật về Đấng Mê-si-a. Sở dĩ phải nhấn mạnh như vậy là vì suốt cuộc đời tại thế, Đức Giê-su không được công nhận và chỉ sau khi phục sinh, Người mới được xưng tụng là Cứu Chúa. Bởi thế, Mác-cô cho rằng tiết lộ danh tính Mê-si-a là quá sớm và có thể gây ra hiểu lầm cho dân Do thái và dân ngoại bao lâu họ chưa hiểu được chân lý này là Đức Ki-tô phải chịu khổ, chịu chết rồi mới vào chốn vinh quang.
1.3 Đức Ki-tô và các môn đệ
Ngay từ đầu sách Tin Mừng Mác-cô, Đức Ki-tô đã không xuất hiện một mình, nhưng vời các môn đệ. Người đã kêu gọi bốn ông thuyền chài (1,16-20), cho các ông di theo, (trừ khi sai các ông đi giảng và lúc bị các ông bỏ trốn trong cuộc Thương Khó). Cuối cùng Người đã qui tụ các ông lại sau khi phục sinh.
Trong giai đoạn đầu, các ông còn đóng vai thụ động bên cạnh Đức Giê-su, nhưng Người đã tỏ ra liên đới với các ông, khi các ông bị chỉ trích về việc giữ luật Do thái (2,13-28).
Trong giai đọan thứ hai, các ông được xếp vào lọai người đặc biệt, khác với dân chúng, vì các ông được dạy dỗ riêng (4,10-25.33-34) và đuợc thấy những phép lạ ngoại thường.(4,35-5,43).
Trong giai đoạn thứ ba, các ông được sai đi loan báo Tin Mừng với tư cách là tông đồ (6,30), được giao cho nhiệm vụ phân phát lương thực cho dân chúng (6,34-44), được mặc khải cho những điều bí nhiệm vượt quá khả năng hiểu biết của các ông (6,45-52). Dù vậy, tâm trí các ông vẫn còn tối tăm (6,52; 7,18; 8,14-21). Khi có đám đông hay những người nào khác, Đức Giê-su vẫn luôn luôn nói với các môn đệ và giải nghĩa cho họ những lời dạy dỗ của Người (9,28-29; 10,10-26.23-31). Mác-cô luôn đi từ thày đến trò và nhấn mạnh đến điều kịện để được phúc vinh quang là phải tự khiêm tự hạ. Nhưng xem ra các ông vẫn không hiểu gì cả. Tuy thế, Đức Giê-su vẫn thường dạy dỗ các môn đệ. Người nói cho các ông về sức mạnh của đức tin và lời cầu nguyện (11,20-25). Người dạy các ông phải sống thế nào trước khi Con Người đến (13,1-37). Người cũng soi sáng cho các ông hiểu về ý nghĩa cái chết của Người.trong khi chờ đợi Nước Thiên Chúa (14,22-25). Người báo trước cho các ông biết các công sẽ bỏ Người (14,26-31) và cảnh báo các ông về các cơn cám dỗ (14,37-40)
2. Lối hành văn của Mác-cô
Mác-cô có tài kể chuyện, tuy ngữ vựng nghèo nàn và không biết cách nối kết các câu trước với các câu sau cho văn vẻ. Nhưng chính sự vụng về náy làm cho bài tường thuật của ngài sống động như văn nói.
Nghệ thuật viết văn của Mác-cô rất tầm thường. Tuy nhiên, chính cái tầm thường này lại tỏ cho chúng ta thấy chân dung sống động của Đức Giê-su, một nhân vật khác với mọi hình ảnh có sẵn, qua những phản ứng bất ngờ, thái độ cảm thông hoặc cứng cỏi, sự ngạc nhiên hoặc lời lẽ sắc bén. Tất cả tâm hồn của Đức Giê-su đều dồn cả vào một cái nhìn đầy vẻ giận dữ hay đầy lòng từ bi (3,5.34), đầy nghi vấn hay đầy sự chú ý (5,32; 11,11) đầy yêu thương (10,21), hay đầy vẻ buồn rầu bình thản (10,23-27)
Trước con người đó, người ta có thể có mọi thái độ, từ kinh ngạc đến thán phục, từ phân vân đến quyết định phải giết chết, và đối với các môn đệ thì từ gắn bó kh6ng suy tính đến chỗ không hiểu nổi rồi bỏ đi.
3. Xuất xứ của tác phẩm
Vào khoảng năm 150, đức cha Papias, giám mục Hierapolis cho rằng thánh Mác-cô, phát ngôn viên của tông đồ trưởng Phê-rô là tác giả sách Tin Mừng thứ hai. Có lẽ tác phẩm được biên soạn tại Roma, sau khi thánh Phê-rô qua đời hay đang lúc ngài còn sống.
Hầu hết các học giả Kinh thánh đều chấp nhận sách được viết tại Roma, sau thời bách hại của vua Néro vào năm 64. Một vài từ ngữ la-tinh đã được hy-lạp hóa, một vài kiểu nói của người Roma có thể làm chứng điều đó. Tác giả giải thích phong tục Do thái (7,3-4; 14,16; 15,42), dịch các tiếng Aram, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Tin Mừng đối với dân ngoại (3,27; 10,12; 11,17; 13,10). Đó là những điều khiến người ta có thể nghĩ rằng sách được viết cho những người không phải là Do thái sống ở bên ngoài Pa-lét-tin. Còn việc nhấn mạnh đến điều kiện phải có để theo Đức Giê-su là phải vác thập giá mình, điều ấy có thể phản ánh hoàn cảnh đặc biệt lúc bấy giờ của một cộng đoàn đang bị lay chuyển mạnh bời cuộc bách hại của vua Néro. Khi nói đến cảnh đền thờ bị tàn phá, tác giả đã không có một ám chỉ nào rõ rệt liên quan đến những biến cố xảy ra vào năm 70 (khác với Mát-thêu 22,7 và Lc 21,20). Điều này cho phép phỏng định rằng tác phẩm đã được viết vào khoảng từ năm 65-70.
Về các tương quan giữa tác phẩm với tông đồ trưởng Phê-rô thì khó xác định hơn. Câu nói của Papias coi Mác-cô là phát ngôn viên của Phê-rô không được rõ ràng. Dù vậy, dựa vào ảnh hưởng và vị trí của Phê-rô trong tác phẩm, người ta có thể nghiêng về giả thuyết Mác-cô đã viết sách Tin Mừng này theo truyền thống Phê-rô. Tuy nhiên cũng có thể nói được chính cấu trúc của sách Tin Mừng Mác-cô khiến cho người ta đoán được rằng trước đó đã có một truyền thống kể lại các việc làm và hành vi của Đức Giê-su. Câu chuyện về cuộc Thương Khó của Người lúc đầu có thể là một chuỗi các câu chuyện. Và những tài liệu nói về một ngày sống ở Ca-phác-na-um (1,21-28), hay những cuộc tranh luận được nói đến trong 2,3.6 chắc đã được hình thành khá sớm và phải kể vào nguồn Mác-cô đã sử dụng.
4. Tầm quan trọng của tác phẩm
Đối với chúng ta, Tin Mừng Mác-cô là kiểu mẫu đầu tiên biết được về thể văn Tin Mừng. Hội thánh thường sử dụng hai sách Tin Mừng của Mát-thếu và Lu-ca hơn sách Tin Mừng của Mác-cô, vì đó là những tổng hợp có sau và đầy đủ hơn. Nhưng Tin Mừng Mác-cô đã được làm cho nổi bật nhờ những nghiên cứu mang tính văn chương và lịch sử ở thế kỷ XIX và XX. Lời văn mộc mạc, nhiều kiểu nói Do thái, những suy tư thần học thô sơ trong sách, cho thấy Mác-cô đã sử dụng những tài liệu cổ xưa. Tên các nhân danh và địa danh cũng phát xuất từ các nguồn có từ lâu đời. Các lời giáo huấn của Đức Giê-su, việc nhấn mạnh về sự kiện Nước Trời đã gần kề, các dụ ngôn, các cuộc tranh luận, các việc trừ quỉ v.v... phản ánh một các trung thực hoàn cảnh lịch sử trong đời sống của Đức Giê-su tại Pa-lét-tin.
Các kỷ niệm ghi lại tuy không trực tiếp và phát xuất từ các ký ức cá nhân, nhưng đã đuợc thành hình trước tiên để đáp ứng nhu cầu giảng đạo, dạy giáo lý, sinh họat phụng vụ hay tranh luận trong các giáo đoàn: tất cả đều đã bắt nguồn từ các môn đệ đầu tiên. Công của Mác-cô trong địa hạt này là đã ghi lại những điều đó vào giữa lúc các giáo doàn phát triển và lan tràn ra ngoài phạm vi Pa-lét-tin.
Mác-cô đã thành công trong việc giữ cho sống động không phai mờ hình ảnh về một cuộc sống đầy giao động và có phần khó hiểu của Đức Giê-su. Con người đó là ai ? Để đáp ứng lời câu hỏi này, Mác-cô đã đem lại cho chúng ta câu trả lời của các tín hữu tiên khởi và cũng là những nhân chứng đầu tiên. Nhưng đối với những ai chỉ muốn lặp lại câu hỏi này và lấy thế làm đủ thì chính tác giả lại đặt lại câu hỏi và nhắc cho chúng ta rằng đức tin phải được thanh luyện trong chính cuộc đời dấn thân triệt để đi theo Đức Giê-su, Đấng vẫn luôn hoạt động ở giữa loài người qua Tin Mừng.
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH - Từ ngày 11 đến 20.11.2008
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
15:10 10/11/2008
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH
Từ 11-11 đến 20-11-2008
Ngày 11-11-08: Có Thiên Chúa làm chứng cho tôi: tôi hết lòng yêu quí anh em tất cả, với tình thương của Đức Kitô. (Pl 1, 8)
Lòng mến của người Tín hữu hôm nay cần được thực hiện đến mọi người, không phân biệt chủng tộc, mầu da, tôn giáo. Khi làm được điều này mới chứng tỏ tôi là người Công giáo theo Chúa Kitô.
Ngày 12-11-08: Chúng tôi không ngừng cầu nguyện và kêu xin Thiên Chúa cho anh em được am tường thánh ý Người, với tất cả sự không ngoan và hiểu biết mà Thần Khí ban cho. (Col 1, 9)
Chúa Thánh Thần là sự khôn ngoan của bạn trong mọi suy nghĩ, hành động và quyết định. Hãy xin Ngài dẫn đắt bạn trong mọi lúc.
Ngày 13-11-08: Còn anh em, anh em đã bắt chước chúng tôi và noi gương Chúa, khi đón nhận Lời Chúa giữa bao nỗi gian chuân với niềm vui do Thánh Thần ban. (1 Tx 2, 6)
Đón nhận Lời Chúa là lắng nghe và thực hành Lời Chúa trong sự thúc đẩy của Thánh Thần trong tâm linh bạn, với cả một tấm lòng.
Ngày 14-11-08: Trong ngọn lửa cháy bừng, để báo oán những kẻ không chịu nhận biết Thiên Chúa và những kẻ không vâng theo Tin Mừng của Chúa chúng ta là Đức Giêsu. ( 2 Tx 1, 8)
Chúa Giêsu sẽ xuất hiện như ngọn lửa cháy bừng bừng với kẻ không tin. Tôi hãy sống theo Tin Mừng để vui mừng đón nhận ngày ấy, và tôi chẳng còn lo sợ điều gì, vì Chúa công minh chính trực.
Ngày 15-11-08: Gởi anh Ti-mô-thê, người con tôi sinh ra trong đức tin. Xin Thiên Chúa là Cha và xin Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta ban cho anh ân sủng, lòng thương xót và sự bình an. (1 Tm 1, 2)
Thánh Phaolô muốn gởi đến các Cộng đoàn mới thành lập và giao cho tôi coi sóc. Ông Ti-mô-thê là người con tinh thần như bạn và tôi đã được học hỏi, giáo huấn để đem ra săn sóc và yêu thương.
Ngày 16-11-08: Thiên Chúa chẳng ban cho chúng ta một Thần Khí làm cho chúng ta trở nên nhút nhát, nhưng một Thần Khí khiến chúng ta được đầy sức mạnh, tình thương và biết tự chủ. (2Tm 1, 7)
Tôi đã nhận một đặc sủng do Chúa ban để mạnh dạn làm chứng cho Ngài. Nhưng tôi đã sợ mất địa vị và lợi lộc riêng tư, để chỉ hưởng thụ. Xin giúp con can đảm và quên mình trong khi thi hành sứ vụ.
Ngày 17-11-08: Người giám quản với tư cách là quản lý của Thiên Chúa, phải là người không chê trách được, không ngạo mạn, không nóng tính, không nghiện rượu, không hiếu chiến, … (Tt 1, 7)
Thánh Phaolô muốn bạn là những người đứng đầu Cộng đoàn cần có những đức tính trên và biết đối xử cho thích hợp với từng người. Tối quyết tu tập những nết trên tốt và không kiếm lợi lộc thấp hèn.
Ngày 18-11-08: Tôi thích kêu gọi lòng bác ái của anh hơn, để xin anh làm điều đó. Tôi Phaolô một người đã già, và hơn nữa, một người đã tù vì Đức Kitô Giêsu. (Plm 1, 9)
Phaolô muốn ông Phi-lê-mon giải phóng người nô lệ, cũng là kêu gọi tôi sống bình đẳng, chủ và nô lệ đều phục vụ lẫn nhau trong Chúa. Tôi cần thay đổi não trạng để săn sóc nhau trong tình anh em.
Ngày 19-11-08: Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử, Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài. (Dt 1, 2)
Thánh Tử đây là Con Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô, Người được hưởng gia tài và giống hệt hình ảnh của Thiên Chúa Cha. Vì thế, khi tôi đến với Đức Kitô và với tha nhân là đến cùng Thiên Chúa.
Ngày 20-11-08: Chớ gì anh em chứng tỏ lòng kiên nhẫn đó bằng những việc hoàn hảo, để anh em nên hoàn hảo, không có chi đáng trách, không thiếu sót điều gì. (Gc 1, 4)
Thánh Giacôbê muốn bạn phải có đức tin bằng hành động thì đức tin mới trọn hảo. Tôi quyết tâm thực hiện nhiều việc bác ái trong gia đình và xã hội để chứng tỏ mình tin vào Thiên Chúa là tình yêu..
Phó tế: JB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Từ 11-11 đến 20-11-2008
Ngày 11-11-08: Có Thiên Chúa làm chứng cho tôi: tôi hết lòng yêu quí anh em tất cả, với tình thương của Đức Kitô. (Pl 1, 8)
Lòng mến của người Tín hữu hôm nay cần được thực hiện đến mọi người, không phân biệt chủng tộc, mầu da, tôn giáo. Khi làm được điều này mới chứng tỏ tôi là người Công giáo theo Chúa Kitô.
Ngày 12-11-08: Chúng tôi không ngừng cầu nguyện và kêu xin Thiên Chúa cho anh em được am tường thánh ý Người, với tất cả sự không ngoan và hiểu biết mà Thần Khí ban cho. (Col 1, 9)
Chúa Thánh Thần là sự khôn ngoan của bạn trong mọi suy nghĩ, hành động và quyết định. Hãy xin Ngài dẫn đắt bạn trong mọi lúc.
Ngày 13-11-08: Còn anh em, anh em đã bắt chước chúng tôi và noi gương Chúa, khi đón nhận Lời Chúa giữa bao nỗi gian chuân với niềm vui do Thánh Thần ban. (1 Tx 2, 6)
Đón nhận Lời Chúa là lắng nghe và thực hành Lời Chúa trong sự thúc đẩy của Thánh Thần trong tâm linh bạn, với cả một tấm lòng.
Ngày 14-11-08: Trong ngọn lửa cháy bừng, để báo oán những kẻ không chịu nhận biết Thiên Chúa và những kẻ không vâng theo Tin Mừng của Chúa chúng ta là Đức Giêsu. ( 2 Tx 1, 8)
Chúa Giêsu sẽ xuất hiện như ngọn lửa cháy bừng bừng với kẻ không tin. Tôi hãy sống theo Tin Mừng để vui mừng đón nhận ngày ấy, và tôi chẳng còn lo sợ điều gì, vì Chúa công minh chính trực.
Ngày 15-11-08: Gởi anh Ti-mô-thê, người con tôi sinh ra trong đức tin. Xin Thiên Chúa là Cha và xin Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta ban cho anh ân sủng, lòng thương xót và sự bình an. (1 Tm 1, 2)
Thánh Phaolô muốn gởi đến các Cộng đoàn mới thành lập và giao cho tôi coi sóc. Ông Ti-mô-thê là người con tinh thần như bạn và tôi đã được học hỏi, giáo huấn để đem ra săn sóc và yêu thương.
Ngày 16-11-08: Thiên Chúa chẳng ban cho chúng ta một Thần Khí làm cho chúng ta trở nên nhút nhát, nhưng một Thần Khí khiến chúng ta được đầy sức mạnh, tình thương và biết tự chủ. (2Tm 1, 7)
Tôi đã nhận một đặc sủng do Chúa ban để mạnh dạn làm chứng cho Ngài. Nhưng tôi đã sợ mất địa vị và lợi lộc riêng tư, để chỉ hưởng thụ. Xin giúp con can đảm và quên mình trong khi thi hành sứ vụ.
Ngày 17-11-08: Người giám quản với tư cách là quản lý của Thiên Chúa, phải là người không chê trách được, không ngạo mạn, không nóng tính, không nghiện rượu, không hiếu chiến, … (Tt 1, 7)
Thánh Phaolô muốn bạn là những người đứng đầu Cộng đoàn cần có những đức tính trên và biết đối xử cho thích hợp với từng người. Tối quyết tu tập những nết trên tốt và không kiếm lợi lộc thấp hèn.
Ngày 18-11-08: Tôi thích kêu gọi lòng bác ái của anh hơn, để xin anh làm điều đó. Tôi Phaolô một người đã già, và hơn nữa, một người đã tù vì Đức Kitô Giêsu. (Plm 1, 9)
Phaolô muốn ông Phi-lê-mon giải phóng người nô lệ, cũng là kêu gọi tôi sống bình đẳng, chủ và nô lệ đều phục vụ lẫn nhau trong Chúa. Tôi cần thay đổi não trạng để săn sóc nhau trong tình anh em.
Ngày 19-11-08: Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử, Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài. (Dt 1, 2)
Thánh Tử đây là Con Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô, Người được hưởng gia tài và giống hệt hình ảnh của Thiên Chúa Cha. Vì thế, khi tôi đến với Đức Kitô và với tha nhân là đến cùng Thiên Chúa.
Ngày 20-11-08: Chớ gì anh em chứng tỏ lòng kiên nhẫn đó bằng những việc hoàn hảo, để anh em nên hoàn hảo, không có chi đáng trách, không thiếu sót điều gì. (Gc 1, 4)
Thánh Giacôbê muốn bạn phải có đức tin bằng hành động thì đức tin mới trọn hảo. Tôi quyết tâm thực hiện nhiều việc bác ái trong gia đình và xã hội để chứng tỏ mình tin vào Thiên Chúa là tình yêu..
Phó tế: JB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:53 10/11/2008
NGƠI NGHỈ
- “Con phải làm gì mới có thể giúp đỡ thế giới này ?”
- “Trước hết phải nhận biết nó.” Đại sư trả lời.
- “Làm thế nào để nhận biết nó ?”
- “Phải ngơi nghỉ từ bên trong mà ra.”
- “Như thế thì con làm sao có thể phục vụ nhân loại được ?”
- “Bắt đầu từ việc nhận biết mình.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Trong binh pháp Tôn tử nói: “Tri bỉ tri kỷ, bách chiến bách thắng” nghĩa là “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, thì cũng chỉ giúp đánh thắng trận mà thôi, chứ chưa thể giúp đời được.
Giúp đời thì phải biết đời biết lòng người, biết rồi thì ngơi nghĩ để suy tư về nhân tình thế thái, sau đó thì phải nhận biết mình, tức là coi khả năng trình độ của mình đến đâu, có thể giúp đời giúp người được không, được thì OK, không được thì phải học tập thêm nữa.
Có một vài linh mục thấy anh em cùng chịu chức với mình kẻ thì làm cha sở, người thì làm cha phó, nên đâm ra cau có, ghen tức ngầm và đấu tranh với bề trên muốn làm cha sở như họ, thế nhưng hởi ôi trình độ không có, khả năng càng tệ, kinh nghiệm cũng không, thế là hư bột hư đường, chỉ làm khổ giáo dân mà thôi và hạ mất uy tín của mình trước mọi người, vì thói kiêu căng và ghen ghét của mình.
- Để giúp một công ty phát triển thì cần có chuyên môn, kinh nghiệm và tiền bạc.
- Để giúp một hội từ thiện thì chỉ cần bỏ tiền bạc vật chất ra là có thể.
- Nhưng để điều hành một cộng đoàn dân Chúa (giáo xứ) thì đòi hỏi linh mục phải là người có kinh nghiệm, khôn ngoan, trình độ, và nhất là phải có một tấm lòng yêu thương và biết thông cảm.
Ngơi nghỉ để khiêm tốn học hỏi là bước đầu của sự thành công, bởi vì nếu không khiêm tốn đủ, thì dù cho có tài năng nghiêng trời lệch đất, thì cũng sẽ có ngày thất bại ê chề mà thôi.
Ngơi nghỉ tức là làm việc gấp đôi. Ai hiểu được thì hiểu.
N2T |
- “Con phải làm gì mới có thể giúp đỡ thế giới này ?”
- “Trước hết phải nhận biết nó.” Đại sư trả lời.
- “Làm thế nào để nhận biết nó ?”
- “Phải ngơi nghỉ từ bên trong mà ra.”
- “Như thế thì con làm sao có thể phục vụ nhân loại được ?”
- “Bắt đầu từ việc nhận biết mình.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Trong binh pháp Tôn tử nói: “Tri bỉ tri kỷ, bách chiến bách thắng” nghĩa là “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, thì cũng chỉ giúp đánh thắng trận mà thôi, chứ chưa thể giúp đời được.
Giúp đời thì phải biết đời biết lòng người, biết rồi thì ngơi nghĩ để suy tư về nhân tình thế thái, sau đó thì phải nhận biết mình, tức là coi khả năng trình độ của mình đến đâu, có thể giúp đời giúp người được không, được thì OK, không được thì phải học tập thêm nữa.
Có một vài linh mục thấy anh em cùng chịu chức với mình kẻ thì làm cha sở, người thì làm cha phó, nên đâm ra cau có, ghen tức ngầm và đấu tranh với bề trên muốn làm cha sở như họ, thế nhưng hởi ôi trình độ không có, khả năng càng tệ, kinh nghiệm cũng không, thế là hư bột hư đường, chỉ làm khổ giáo dân mà thôi và hạ mất uy tín của mình trước mọi người, vì thói kiêu căng và ghen ghét của mình.
- Để giúp một công ty phát triển thì cần có chuyên môn, kinh nghiệm và tiền bạc.
- Để giúp một hội từ thiện thì chỉ cần bỏ tiền bạc vật chất ra là có thể.
- Nhưng để điều hành một cộng đoàn dân Chúa (giáo xứ) thì đòi hỏi linh mục phải là người có kinh nghiệm, khôn ngoan, trình độ, và nhất là phải có một tấm lòng yêu thương và biết thông cảm.
Ngơi nghỉ để khiêm tốn học hỏi là bước đầu của sự thành công, bởi vì nếu không khiêm tốn đủ, thì dù cho có tài năng nghiêng trời lệch đất, thì cũng sẽ có ngày thất bại ê chề mà thôi.
Ngơi nghỉ tức là làm việc gấp đôi. Ai hiểu được thì hiểu.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:55 10/11/2008
N2T |
41. Cầu nguyện chính là hướng tâm hồn nhiệt thành quy về Thiên Chúa.
(Thánh Augustinus)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vì sự trưởng thành đầy đủ của các linh mục ngày mai
Bộ Giáo Dục Công Giáo Vatican
09:00 10/11/2008
«Định hướng cho việc sử dụng hiểu biết tâm lý học
trong việc tiếp nhận và trong việc đào luyện ứng sinh Linh mục»
Vaticano - Thứ Năm 30 Tháng 10 năm 2008
Do Bộ Giáo Dục Công Giáo trình bày
Vì sự trưởng thành đầy đủ của các linh mục ngày mai
I. Hội Thánh và việc Phân định Ơn gọi
1. "Mọi ơn gọi Kitô hữu đều đến từ Thiên Chúa, đó là ơn huệ của Thiên Chúa. Tuy nhiên ơn gọi ấy không bao giờ được ban bên ngoài và tách biệt khỏi Hội thánh, nhưng luôn luôn ở trong Hội thánh và qua Hội thánh (…) phản ánh rạng ngời và sống động của Mầu nhiệu Ba Ngôi cực thánh. (1).
Hội thánh, “người sinh ra và giáo dục các ơn gọi” (2), có nhiệm vụ phân định ơn gọi và sự phù hợp của các ứng sinh vào tác vụ linh mục. Thật vậy, “tiếng gọi bên trong của Thánh Thần cần được Giám mục nhìn nhận xem có phải là tiếng gọi chân thực không” (3). Trong việc cổ võ sự phân định này và trong tổng thể việc đào luyện cho tác vụ thánh, Hội thánh được thúc đẩy bởi hai quan tâm: bảo đảm thiện ích cho sứ mệnh Hội thánh, và đồng thời thiện ích của các ứng sinh. Thật thế, cũng như mọi ơn gọi Kitô hữu, ơn gọi tới chức linh mục, do tính chất Kitô học, cũng có một chiều kích thiết yếu Hội thánh: “không chỉ vì xuất phát từ” Hội thánh và qua trung gian của Hội thánh, không chỉ được nhìn nhận và được hoàn thành trong Hội thánh, nhưng còn định hình – cách căn để nhằm phụng sự Thiên Chúa - tất yếu để phục vụ Hội thánh. Ơn gọi Kitô hữu, trong mọi hình thức của nó, là một ân ban nhằm để xây dựng Hội thánh, để tăng triển Nước Thiên Chúa giữa thế gian” (4).
Bởi thế, thiện ích của Hội thánh và thiện ích của ứng sinh không đối kháng nhau, nhưng hội tụ lại với nhau. Những người trách nhiệm về đào luyện có nhiệm vụ phải hài hòa hai thiện ích này, luôn xét chúng đồng thời hỗ tương năng động với nhau: đây là một khía cạnh thiết yếu của trách nhiệm lớn lao nhằm phục vụ Hội thánh và phục vụ con người (5).
2. Tác vụ linh mục, được hiểu và sống như là sự đồng hình với Đức Kitô Lang Quân, Mục Tử Nhân Lành, đòi hỏi những năng lực cũng như các đức tính luân lý và đối thần, được nâng đỡ bởi sự quân bình nhân bản và tâm lý, đặc biệt là tình cảm, như thế chủ thể mới có thể ở trong dự thế tương hợp để dâng hiến bản thân cách thật sự tự do trong mối tương quan với các tín hữu trong nếp sống độc thân (6).
Bàn về những chiều kích khác nhau của việc đào luyện linh mục – nhân bản, thiêng liêng, tri thức, mục vụ - Tông huấn hậu thượng hội đồng Pastores dabo vobis, trước khi dừng lại trên chiều kích thiêng liêng, “yếu tố quan trọng nhất trong việc giáo dục linh mục” (7), cho thấy chiều kích nhân bản là nền tảng của việc đào luyện trọn vẹn. Tông huấn liệt kê ra một chuỗi những đức tính nhân bản và khả năng tương quan, vốn được đòi hỏi đối với người linh mục sao cho nhân cách của họ là “nhịp cầu chứ không là vật cản những người khác gặp Chúa Kitô Đấng cứu chuộc con người” (8). Những đức tính và khả năng ấy đi từ sự quân bình tổng thể của nhân cách cho tới khả năng mang lấy gánh nặng của trách nhiệm mục vụ, từ sự hiểu biết sâu xa về tâm hồn con người tới cảm thức về công bằng và sự trung tín (90).
Một số trong những phẩm chất này đáng phải lưu tâm đặc biệt: cảm thức tích cực và ổn định về căn tính là người nam của mình và có khả năng tương quan cách trưởng thành với những người khác hay những nhóm người khác; một cảm thức vững chắc về sự thuộc về, vốn là nền tảng của sự hiệp thông trong tương lai với linh mục đoàn và cộng tác trách nhiệm với tác vụ của giám mục (10); sự tự do để mình phấn khởi vì những lý tưởng cao cả và sự nhất quán trong việc thực hiện chúng trong hoạt động hằng ngày; sự can đảm lấy quyết định và trung thành với những quyết định ấy; sự hiểu biết về bản thân, về những năng lực và giới hạn của mình đang khi hội nhập chúng thành một nhãn quan tích cực về bản thân đứng trước Thiên Chúa; khả năng để sửa chữa bản thân; sự thưởng thức vẻ đẹp được hiểu như là “rạng ngời chân lý” và nghệ thuật nhìn nhận chân lý; sự tín nhiệm phát sinh từ sự kính trọng người khác và dẫn tới sự tiếp nhận; khả năng của ứng sinh hội nhập, theo nhãn quan Kitô giáo, phái tính của mình, cũng như hiểu về nghĩa vụ của bậc độc thân (11).
Những dự thế nội tâm đó phải được khuôn đúc trong hành trình đào luyện của người linh mục tương lai, người, vì thuộc về Thiên Chúa và thuộc về Hội Thánh, được kêu gọi để xây dựng cộng đoàn Hội Thánh. Người linh mục, vì say mê Đấng Vĩnh Hằng, nên hướng tới sự trân trọng chân chính và tròn đầy đối với con người và luôn sống ngày càng hơn sự phong phú tình cảm trong sự dâng hiến bản thân cho Thiên Chúa Độc nhất và Ba ngôi và cho anh em, đặc biệt những ai đau khổ.
Hẳn nhiên điều này liên quan đến những mục tiêu mà chỉ có thể đạt được qua sự tương hợp ngày đêm của ứng sinh đối với sự hoạt động của ân sủng nơi mình và đạt được nhờ vào một hành trình đào luyện tiệm tiến, lâu dài và không luôn mang tính cơ cấu (12).
Ý thức được sự đan dệt kỳ diệu và đòi hỏi của sức năng động nhân bản và thiêng liêng trong ơn gọi, ứng sinh không thể nào bỏ qua ích lợi của một sự phân định ơn gọi kỹ lưỡng và có trách nhiệm, hướng tới vạch định những hành trình đào luyện được cá vị hoá và khắc phục dần những thiếu sót nếu có trên bình diện thiêng liêng và nhân bản. Bổn phận của Hội thánh là cung cấp cho các ứng sinh một sự hội nhập hữu hiệu các chiều kích nhân bản và luân lý, nhờ vào ánh sáng của chiều kích thiêng liêng, mở ra cho chiều kích thiêng liêng và hoàn thành trong chiều kích thiêng liêng (13).
II. Sửa soạn các người đào luyện
3. Mọi người đào luyện đều phải là người hiểu rõ về con người, về các nhịp độ tăng trưởng của họ, về các tiềm năng và sự yếu đuối của họ cũng như cách thức người ấy sống mối tương quan với Thiên Chúa. Vì thế, ước mong rằng các giám mục, đang khi tận dụng những kinh nghiệm, những chương trình và những định chế đáng khen, cũng hãy dự liệu một sự chuẩn bị thích đáng cho những người đào luyện về sư phạm ơn gọi, theo như những chỉ dẫn mà Bộ Giáo Dục Công Giáo đã ban hành (14).
Các người đào luyện cần được chuẩn bị thích đáng để thực hiện việc phân định, trong sự kính trọng đầy đủ đối với giáo thuyết của Hội Thánh về ơn gọi linh mục, sao cho có thể quyết định cách an tâm hữu lý về việc tiếp nhận vào chủng viện hay vào nhà đào luyện đối với giáo sĩ tu dòng, hoặc về việc thải hồi vì những lý do không phù hợp, cũng như biết đồng hành với ứng sinh để thủ đắc những đức tính luân lý và đối thần cần thiết để sống trong sự nhất quán và tự do nội tâm việc dâng hiến trọn vẹn đời sống mình để làm “người phục vụ Hội thánh hiệp thông” (15).
Tài liệu Những định hướng giáo dục cho việc đào luyện đời sống độc thân linh mục, của Bộ Giáo Dục Công giáo này, nhìn nhận rằng “những sai lầm trong sự phân định các ơn gọi không phải là ít, và qúa thường do thiếu năng lực tâm lý, hơn kém mang tính bệnh lý, chỉ tỏ hiện sau khi chịu chức linh mục. Việc phân định đúng lúc sẽ giúp tránh được biết bao thảm kịch” (16).
Điều này đòi hòi mỗi người đào luyện có sự nhậy cảm và sự sửa soạn về tâm lý học cân xứng (17) để có thể, trong mức có thể, nhận ra những động lực thực của ứng sinh, phân định được những cản trở trong sự hội nhập giữa trưởng thành nhân bản và trưởng thành Kitô hữu và bệnh lý nếu có. Người đào luyện phải cân nhắc cách chính xác và khôn ngoan chuyện cuộc đời của ứng sinh. Tuy nhiên, tự nó, việc này không tạo nên tiêu chuẩn quyết định, không đủ để phán quyết việc tiếp nhận hay thải hồi. Người đào luyện phải lượng định về con người trong toàn thể và trong sự tiệm tiến tăng trưởng - với những điểm mạnh và điểm yếu của nó –, về ý thức mà người đó có về các vấn đề của mình, cũng như về khả năng của người ấy kiểm soát cách có trách nhiệm và tự do cách hành xử của mình.
Vì lý do này, mỗi người đào luyện cần được chuẩn bị, kể cả với những khoá học chuyên, để hiểu sâu hơn về con người và về những đòi hỏi của việc đào luyện cho tác vụ linh mục. Vì mục đích ấy, những cuộc trao đổi với các chuyên viên trong các khoa tâm lý học để làm sáng tỏ một số đề tài chuyên biệt, là rất hữu ích.
III. Đóng góp của khoa tâm lý học cho việc phân định và việc đào luyện
5. Xét là một tặng ân đặc biệt của Thiên Chúa, ơn gọi tới đời sống linh mục và việc phân định của nó nằm ngoài thẩm quyền của khoa tâm lý học. Tuy nhiên, để có sự lượng định chắc chắn về tình trạng tâm lý của ứng sinh, về khả năng nhân bản để đáp lại tiếng gọi của Thiên Chúa, và để hỗ trợ thêm nữa trong sự tăng trưởng nhân bản của người ấy, trong một số trường hợp, việc nại tới các chuyên viên về các khoa học tâm lý thì hữu ích. Những chuyên viên này có thể cống hiến cho các người đào luyện không chỉ một ý kiến về triệu chứng và sự chữa trị cho những rối loạn tâm lý, nhưng cũng đóng góp để nâng đỡ sự phát triển những phẩm chất nhân bản và tương quan được đòi hỏi do việc thực thi tác vụ (18), bằng cách gợi ra những hành trình hữu ích phải theo để giúp cho sự đáp trả ơn gọi được tự do hơn.
Việc đào luyện linh mục cũng phải lưu tâm đến nhiều biểu hiện của sự mất quân bình đã ăn rễ bên trong con người (19) – mà một biểu hiện đặc biệt nằm trong những đối kháng giữa lý tưởng dâng hiến, điều mà ứng sinh ý thức khao khát, và đời sống thực tiễn của người ấy – và những khó khăn riêng của một sự tăng trưởng tiệm tiến về các đức tính nhân bản và tương quan. Sự trợ giúp của cha linh hướng và của cha giải tội là điều nền tảng và không thể thiếu để có thể khắc phục những khó khăn ấy với ơn của Thiên Chúa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tự tăng trưởng của các phẩm chất nhân bản và tương quan này có thể bị ngãng trở bởi những vết thương cá biệt trong qúa khứ vốn chưa được giải quyết.
Thực vậy, ngày nay những người xin vào chủng viện bộc lộ ra, trong cách thức ít nhiều, sự bất lợi do một thứ tâm thức ghi dấu bởi chủ nghĩa tiêu thụ, bởi một sự bất ổn định trong các tương giao gia đình và xã hội, bởi chủ thuyết tương đối về luân lý, bởi những nhãn quan sai lầm về phái tính, bởi sự vắng bóng những chọn lựa, bởi sự phủ định có hệ thống các giá trị, nhất là do các phương tiện truyền thông gây nên.
Giữa các ứng sinh, người ta có thể thấy một số mà do một số kinh nghiệm cá biệt – con người, gia đình, nghề nghiệp, trí thức, tình cảm - bằng nhiều cách khác nhau, đã để lại những vết thương chưa được chữa lành và gây nên những rối loạn, ảnh hưởng tới chính ứng sinh mà không nhận ra và thường chính đương sự lại gán cho những nguyên nhân bên ngoài, và do đó, không có khả năng đối diện với những rối loạn đó cách tương xứng (20).
Hiển nhiên tất cả những điều đó ảnh hưởng trên khả năng có thể tiến bộ trong hành trình đào luyện tới chức linh mục.
Si casus ferat (21) – nghĩa là trong những trường hợp ngoại lệ cho thấy những khó khăn cá biệt - việc nại tới những chuyên viên trong các khoa tâm lý học, cả trước khi nhận vào chủng viện lẫn trong tiến trình đào luyện, có thể giúp cho ứng sinh trong việc vượt qua những vết thương ấy, để hướng tới một sự nội tâm hóa ngày càng vững vàng và sâu xa hơn lối sống của Chúa Giêsu Mục Tử nhân lành, là Đầu và Lang Quân của Hội thánh (22).
Để có được sự lượng định chính xác về nhân cách của ứng sinh, chuyên viên có thể nại tới sự phỏng vấn, làm test, dĩ nhiên luôn phải có sự đồng ý trước, rõ ràng, hiểu biết và tự do của ứng sinh (23).
Với sự tế nhị đặc biệt, phải tránh sử dụng kỹ thuật chuyên tâm lý và tâm lý bệnh học từ phía các người đào luyện.
6. Việc giám đốc và các người đào luyện nhờ đến sự cộng tác của những chuyên viên trong các khoa tâm lý có thể ích lợi, miễn là những người ấy không thuộc về equipe đào luyện. Các vị này phải có năng lực chuyên trong lãnh vực ơn gọi và, cùng với tính cách nghề nghiệp, phải có sự khôn ngoan do Thánh Thần.
Trong việc chọn lựa các chuyên viên để tham vấn về tâm lý, để bảo đảm tốt hơn việc hôi nhập với việc đào luyện luân lý và thiêng liêng, tránh gây ra những rối loạn có hại hay đối kháng, phải lưu ý sao để, ngoài việc phân biệt sự trưởng thành vững chắc về nhân bản và thiêng liêng, còn phải đến từ một nền nhân học rõ ràng đồng cảm với quan niệm Kitô giáo về ngôi vị nhân linh, về phái tính, về ơn gọi linh mục và độc thân, như thế nhằm để những can thiệp của họ phải chú ý đến mầu nhiệm con người trong sự đối thoại cá nhân với Chúa, theo như cái nhìn của Hội thánh.
Nơi đâu không có sẵn các chuyên viên, hãy liệu sao để có được (24). Sự hỗ trợ của các khoa tâm lý phải hội nhập vào trong khung cảnh của việc đào luyện toàn diện của ứng sinh, như thế nó không cản trở, nhưng là để bảo đảm cách riêng giá trị không thể thiếu được của việc đồng hành thiêng liêng, vốn có nhiệm vụ giữ cho ứng sinh luôn hướng tới chân lý về tác vụ chức thánh, theo cái nhìn của Hội thánh. Bầu khí đức tin, kinh nguyện, suy niệm Lời Chúa, việc học hỏi thần học và đời sống cộng đoàn - nền tảng để lời đáp trả quảng đại đối với ơn gọi lãnh nhận từ Thiên Chúa được trưởng thành - sẽ cho phép ứng sinh có được hiểu biết chính xác về ý nghĩa và việc sử dụng những hiểu biết tâm lý vào trong hành trình ơn gọi của mình.
7. Việc dùng tới các chuyên viên trong các khoa tâm lý tại các Nước phải được chi phối theo như Rationes institutionis sacerdotalis liên hệ và trong các chủng viện bởi các vị thường quyền hay bề trên cao cấp thẩm quyền, với sự trung thành và nhất quán với các nguyên tắc và hướng dẫn của tài liệu này.
a. Sự phân định khởi đầu
8. Ngay từ lúc ứng sinh xin được tiếp nhận vào chủng viện người đào luyện cần phải biết chính xác về nhân cách người đó, các năng lực, các khuynh hướng, khả năng, tiềm năng, và những vết thương nếu có, lượng định bản chất và mức độ của chúng.
Đừng quên khuynh hướng có thể có nơi một số ứng sinh thường giảm nhẹ hay phủ nhận những yếu đuối riêng của mình: họ không nói cho các người đào luyện về một số những khó khăn nặng nề của họ, sợ rằng không được hiểu và không được chấp nhận. Như thế họ vun đắp nên những kỳ vọng ít có thực về tương lai của họ. Trái lại, có những ứng sinh có khuynh hướng thổi phồng những khó khăn, coi chúng như ngăn trở không thể vượt qua cho hành trình ơn gọi.
Sự phân định đúng về những vấn đề có thể cản trở hành trình ơn gọi - chẳng hạn như sự lệ thuộc tình cảm quá độ, sự gây hấn qúa mức, sự không đủ khả năng trung thành với những nhiệm vụ đảm nhận và thiết lập những tương quan thanh thản, cởi mở, tín nhiệm và cộng tác huynh đệ với quyền bính, mang một căn tính phái tính rối loạn và chưa định hình – không thể không giúp ích nhiều cho chính ứng sinh, cho các nơi chăm sóc ơn gọi và cho Hội thánh.
Trong giai đoạn khởi đầu, sự hỗ trợ của các chuyên viên trong các khoa tâm lý có thể cần thiết trước hết thuộc lãnh vực bệnh lý, nếu nghi ngờ rằng có những rối loạn tâm lý. Nếu thấy cần thiết chữa trị, thì phải làm điều này trước khi nhận vào chủng viện hay vào nhà đào luyện.
Sự hỗ trợ của các chuyên viên cũng có thể hữu ích cho các người đào luyện để vạch ra hành trình đào luyện hợp cho cá nhân theo như nhu cầu riêng của ứng sinh.
Trong việc lượng định về khả năng sống, với niềm vui sống trung thành, đặc ân đời độc thân, như là sự dâng hiến trọn vẹn cuộc sống mình theo hình ảnh Đức Kitô Đầu và Mục tử của Hội thánh, phải lưu tâm rằng không đủ nếu chỉ xét đến khả năng kiêng cữ việc hoạt động của cơ năng sinh sản, nhưng cũng cần phải xét tới sự định hướng phái tính, theo như những chỉ dẫn của Bộ Giáo Dục Công giáo (25). Thật vậy, đức Khiết tịnh vì Nước Trời còn hơn là chỉ đơn giản không có những liên hệ tính dục.
Trong ánh sáng của những mục đích đề ra ở trên, trong một số trường hợp, sự tham vấn tâm lý có thể là điều hữu ích.
b. Sự phân định kế tiếp
9. Trong thời kỳ đào luyện, việc nhờ tới các chuyên viên trong các khoa tâm lý, ngoài việc đáp ứng cho những đòi hỏi phát sinh do những khủng hoảng có thể xảy ra, cũng có thể ích lợi để giúp cho ứng sinh trong hành trình để có được những đức tính nhân bản và luân lý; có thể cung ứng cho ứng sinh một sự hiểu biết sâu xa hơn về chính nhân cách của mình và góp phần giúp khắc phục, hay giúp cho những kháng cự tâm lý trứơc những đòi hỏi đào luyện được trở nên bớt mạnh hơn.
Một sự làm chủ bản thân, không chỉ những yếu đuối của mình, mà còn cả những sức lực nhân bản và thiêng liêng của mình (26), giúp cho có thể dâng hiến bản thân cho Thiên Chúa với sự ý thức và tự do, trong sự trách nhiệm đối với chính mình và đối với Hội thánh.
Tuy nhiên, đừng coi nhẹ, sự kiện rằng sự trưởng thành Kitô hữu và ơn gọi có thể đạt tới, cũng nhờ vào những hiểu biết tâm lý, dẫu rằng được soi dẫn bởi các dữ kiện của khoa nhân học Kitô giáo, và bởi đó của ân sủng, thì cũng vẫn không bao giờ miễn khỏi những khó khăn và căng thẳng, đòi hỏi có kỷ luật nội tâm, tinh thần hy sinh, chấp nhận vất và và thập giá (27), và tín thác vào sự trợ giúp không thể thiếu của ân sủng (28).
10. Hành trình đào luyện phải bị ngưng lại trong trường hợp ứng sinh, dù có cố gắng, dù có sự hỗ trợ của tâm lý gia và tâm lý bệnh gia, vẫn tiếp tục biểu lộ sự không có năng lực đối diện một cách thực tế, cả về sự tăng trưởng nhân bản, những sự thiếu trưởng thành nghiêm trọng (sự lệ thuộc tình cảm mạnh, sự thiếu tự do trong các tương quan, sự nghiêm khắc quá độ về tính tình, sự thiếu trung tín, căn tính phái tính không rõ ràng, khuynh hướng đồng tính đã ăn rễ mạnh,…).
Cũng phải lượng định tương tự khi thấy sự khó khăn hiển nhiên để sống sự khiết tịnh trong đời độc thân, được sống như một nghĩa vụ nặng vốn đòi có sự quân bình về tình cảm và tương quan.
IV. Yêu cầu có những điều tra đặc biệt và sự kính trọng sự riêng tư của ứng sinh
11. Thuộc về Hội thánh việc chọn những người mà Hội thánh coi là phù hợp với tác vụ mục tử và đồng thời là quyền và bổn phận phải xác minh nơi những người mà Hội thánh nhận vào tác vụ thánh xem có những phẩm chất được đòi hỏi không (29).
Giáo luật khoản 1051,10 dự liệu sự duyệt xét về những phẩm chất được đòi hỏi để được lãnh chức thánh, giữa những điều khác, việc điều tra về tình trạng sức khoẻ thể lý và tâm lý của ứng sinh (30).
Khoản 1052 ấn định rằng giám mục, để có thể tiến hành phong chức, phải có sự chắc chắn luân lý về sự thích hợp của ứng sinh, “được chứng minh bằng những luận chứng tích cực” (§1) và, trong trường hợp nghi ngờ có căn cớ, không được tiến hành phong chức (coi §3).
Từ đây phát sinh quyền của Hội thánh để minh xác, kể cả với việc nại tới việc khám bệnh và tâm lý học, về sự thích hợp của các linh mục tương lai. Thực vậy, không chỉ việc điều tra về sự thích hợp của ứng sinh, mả kể cả biết về sự thích hợp ấy, là việc của chính giám mục hay bề trên thẩm quyền. Ứng sinh vào chức linh mục không thể áp đặt những điều kiện cá nhân của mình, nhưng phải chấp nhận với sự khiêm tốn và biết ơn những qui tắc và điều kiện của Hội thánh, mà do trách nhiệm của mình, đã đặt ra (31). Bởi thế, trong trường hợp nghi ngờ về sự thích hợp, việc nhận vào chủng viện hay nhà đào luyện, chỉ có thể sau khi đã có sự lượng giá tâm lý về nhân cách.
12. Quyền và bổn phận của định chế đào luyện có những hiểu biết cần thiết để có một phán quyết chắc chắn cách thận trọng về sự thích hợp của ứng sinh không được vi phạm quyền về danh thơm tiếng tốt mà con người được hưởng, quyền bảo vệ sự riêng tư, như quy định của khoản 220 của bộ Giáo luật. Điều này có nghĩa là có thể tiến hành việc tham vấn tâm lý chỉ với sự đồng ý trước, rõ ràng, có hiểu biết và tự do của ứng sinh.
Các người đào luyện phải bảo đảm bầu khí tín nhiệm, sao cho ứng sinh có thể mở lòng và dự phần cách xác tín vào việc phân định và đồng hành, bằng sự “cộng tác cá nhân cách tin tưởng và thân tình” (32). Ứng sinh được yêu cầu có sự cởi mở chân thành và tín nhiệm với các người đào luyện của mình. Chỉ khi làm cho bản thân mình được các người đào luyện hiểu, ứng sinh mới có thể được trợ giúp trong hành trình thiêng liêng mà chính mình đang tìm kiếm khi vào trong chủng viện.
Thật quan trọng và thường mang tính quyết định để thắng vượt những hiểu lầm, đó là bầu khí giáo dục giữa học viên và người đào luyện - tức là sự cởi mở và trong sáng – cũng như các động lực và cách thức mà các người đào luyện sẽ trình bày cho ứng sinh khi gợi ý họ làm sự tham vấn tâm lý.
Phải tránh ấn tượng rằng sự gợi ý tham vấn này có nghĩa là mở đầu cho sự thải hồi không thể tránh được khỏi chủng viện hay nhà đào luyện.
Ứng sinh có thể tự do nhờ tới hoặc một chuyên viên, chọn trong số những chuyên viên mà các người đào luyện đề nghị, hay nhờ tới một chuyên viên mà chính họ chọn và được các người đào luyện chấp nhận.
Tùy theo khả thể, luôn phải bảo đảm cho các ứng sinh một sự chọn lựa tự do giữa các chuyên viên đáp ứng được các đòi hỏi đã nêu ra (33).
Khi nào ứng sinh, đứng trước yêu cầu có lý do từ phía các người đào luyện, từ chối thực hiện cuộc tham vấn tâm lý, các người đào luyện sẽ không áp chế ý muốn người đó bằng bất cứ cách nào và khi phân định sẽ thận trọng tiến hành dựa vào những gì họ biết, lưu tâm đến khoản Giáo luật 1052§1 đã trích dẫn.
V. Tương quan của những người trách nhiệm đào luyện với chuyên viên
a. Các người trách nhiệm toà ngoài
13. Trong tinh thần tín nhiệm hỗ tương và cộng tác với việc đào luyện của mình, ứng sinh có thể được mời tự do đưa ra sự đồng ý của mình bằng văn bản để cho chuyên viên trong các khoa tâm lý, vẫn giữ bí mật nghề nghiệp của mình, có thể thông đạt những kết qủa việc tham vấn cho các người đào luyện mà ứng sinh đã chỉ. Những người này sử dụng các thông tin, như đã được thu thập, để nghiên cứu một toàn cảnh về nhân cách của ứng sinh và rút ra những chỉ dẫn phù hợp nhắm vào hành trình đào luyện sau đó hay để tiếp nhận chịuc chức.
Bởi đó để bảo vệ sự riêng tư và tiếng tốt của ứng sinh trong hiện tại cũng như tương lai, phải quan tâm đặc biệt để sự trình bày của chuyên viên chỉ dành độc nhất cho người trách nhiệm đào luyện mà thôi, với sự cấm rõ ràng và buộc không được sử dụng ngoài mục đích phân định ơn gọi và đào luyện ứng sinh.
b. Tính cách chuyên biệt của việc hướng dẫn thiêng liêng
14. Cha linh hướng có một nhiệm vụ không nhỏ trong việc phân định ơn gọi, kể cả trong lãnh vực lương tâm.
Đang khi lưu tâm rằng việc hướng dẫn thiêng liêng không thể được thay thế hay đổi lại bằng những hình thức phân tích hay hỗ trợ tâm lý và rằng đời sống thiêng liêng tự nó giúp cho sự tăng trưởng của các đức tính nhân bản, nếu không có những cản trở (blocchi) mang tính tâm lý (34), cha linh hướng có thể thấy nhu cầu gợi ý tham vấn tâm lý, để làm sáng tỏ những nghi vấn không thể giải quyết được, nhưng không bao giờ áp đặt, để từ đó có thể tiến hành với sự chắc chắn hơn trong việc phân định và đồng hành thiêng liêng (35).
Trong trường hợp được yêu cầu tham vấn tâm lý từ phía cha linh hướng, ước mong rằng ứng sinh, ngoài việc thông tri cho chính cha linh hướng các kết qủa của việc tham vấn, cũng thông đạt cho người đào luyện ở toà ngoài, nhất là khi chính cha linh hướng mời người ấy tới vị này.
Khi cha linh hướng cho rằng tốt hơn chính mình có các thông tin trực tiếp từ người tham vấn, thì hãy tiến hành theo điều đã vạch ra ở số 13 dành cho các người đào luyện ở toà ngoài.
Từ các kết qủa của việc tham vấn tâm lý, cha linh hướng sẽ rút ra những chỉ dẫn thích đáng cho việc phân định trong thẩm quyền của mình và đưa ra những lời khuyên cho ứng sinh, kể cả việc nên tiếp tục hay không trong hành trình đào luyện.
c. Sự trợ giúp của chuyên viên cho ứng sinh và cho các người đào luyện
15. Chuyên viên – trong mức độ được yêu cầu - sẽ trợ giúp ứng sinh đạt tới một hiểu biết về mình, về những tiềm năng và sự thương tích của mình. Họ sẽ giúp ứng sinh cả trong việc đối diện với những lý tưởng ơn gọi với nhân cách riêng của mình, từ đó kích động cho một sự gắn bó cá nhân, tự do và ý thức về việc đào luyện chính mình. Nhiệm vụ của chuyên viên là cung ứng cho ứng sinh những chỉ dẫn thích đáng về những khó khăn mà người ấy đang cảm nghiệm và những hệ lụy của chúng đối với cuộc sống và của tác vụ linh mục tương lai.
Khi đã thực hiện cuộc điều tra, lưu tâm đến những chỉ dẫn mà các người đào luyện cho biết, chỉ với sự đồng ý bằng văn bản của ứng sinh, chuyên viên sẽ cho các người đào luyện đóng góp của họ để giúp hiểu loại nhân cách và những vấn đề mà ứng sinh đang đối diện hay phải đối diện.
Chuyên viên cũng sẽ chỉ ra, theo như sự lương định và trong thẩm quyền của mình, những khả thể lường trước giúp cho sự tăng trưởng nhân cách của ứng sinh. Hơn nữa, nếu cần, chuyên viên còn gợi ý những hình thức và những cách thức hỗ trợ tâm lý.
VI. Những người đã bị thải hồi hay những người tự ý rời bỏ chủng viện hay nhà đào luyện
16. Là ngược với qui định của Hội thánh khi nhận vào chủng viện hay vào nhà đào luyện những người đã rời bỏ hay, với lý do mạnh hơn, đã bị thải hồi từ một chủng viện khác hay từ nhà đào luyện khác, mà trước đó không có những thông tin cần thiết từ giám mục liên hệ hay từ bề trên cao cấp, nhất là liên quan đến những lý do thải hồi hay xuất (36).
Bổn phận của những người đào luyện trước là phải cung cấp thông tin chính xác cho những người đào luyện mới.
Cần chú ý đặc biệt tới sự kiện rằng thường các ứng sinh rời bỏ nơi giáo dục cách tự ý để phòng tránh một sự thải hồi áp đặt.
Trong trường hợp chuyển sang một chủng viện khác hay một nhà đào luyện khác, ứng sinh phải thông tri cho các người đào luyện mới về sự tham vấn tâm lý đã thực hiện trước đó. Chỉ khi nào có sự tự do đồng ý bằng văn bản của ứng sinh, các người đào luyện mới mới có thể lấy thông tin từ chuyên viên đã thực hiện cuộc tham vấn.
Trong trường hợp cho rằng có thể tiếp nhận vào chủng viện một ứng sinh mà trước đó đã bị thải hồi, người này sau đó đã có sự chữa trị tâm lý, thì bao có thể, phải xác minh trước cho chính xác về tình trạng tâm lý của người ấy, với sự tự do đồng ý bằng văn bản của người ấy, tìm hiểu những thông tin từ chuyên viên đã đồng hành người ấy.
Trong trường hợp một ứng sinh xin chuyển sang một chủng viện khác hay nhà đào luyện khác sau khi đã nhờ tới một chuyên viên tâm lý, mà không muốn chấp nhận có sự điều tra của những người đào luyện mới, thì phải lưu ý rằng sự phù hợp của ứng sinh phải được chứng nghiệm bởi những luận chứng tích cực, theo qui định của khoản Giáo luật 1052, và do đó phải loại trừ mọi nghi ngờ hữu lý.
Kết luận
17. Tất cả mọi người, dù do chức vụ nào, có liên quan đến việc đào luyện, hãy cống hiến sự cộng tác xác tín của mình, trong sự kính trọng thẩm quyền chuyên của từng người, sao cho việc phân định và đồng hành ơn gọi của các ứng sinh được thích hợp để “đưa tới chức linh mục chỉ những người được kêu gọi và đưa họ tới khi đã đào luyện thích đáng, nghĩa là với sự đáp trả ý thức và tự do gắn bó và dấn thân trọn vẹn con người cho Đức Giêsu Kitô Đấng kêu gọi sống thân mật với Ngài và chia sẻ sứ mệnh cứu rỗi của Ngài (37).
Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI, trong cuộc tiếp kiến ngày 13 tháng 6 năm 2008 với Đức hồng y tổng trưởng, đã phê chuẩn tài liệu này và đã ban phép phát hành.
Roma, 29 tháng 6 năm 2008, lễ trọng kính thánh Phêrô và Phaolô, Tông Đồ.
Hồng y Zenon Grocholewski
Tổng trưởng Bộ Giáo Dục Công Giáo
Jean-Louis Bruguès
Tổng giám mục thư ký của Bộ
Chuyển ngữ: Giuse Đức Dũng SDB
Chú thích:
1) Giovanni Paolo II, Esortazione apostolica post-sinodale Pastores dabo vobis (25 marzo 1992), n. 35b-c: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 714.
2) Ibidem, n. 35d: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 715.
3) Ibidem, n. 65d: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 771.
4) Ibidem, n. 35e: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 715.
5) Cfr. ibidem, nn. 66-67: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 772-775.
6) Di tali condizioni viene data una descrizione molto ampia in Pastores dabo vobis, nn. 43-44: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 731-736; cfr. Codex Iuris Canonici, canoni 1029 e 1041, 1.
7) In quanto essa, "per ogni presbitero (...) costituisce il cuore che unifica e vivifica il suo essere prete e il suo fare il prete": Pastores dabo vobis, n. 45c: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 737.
8) Pastores dabo vobis, n. 43: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 731-733.
9) Cfr. ibidem; cfr. anche concilio Ecumenico Vaticano II, Decreto sulla formazione sacerdotale Optatam totius (28 ottobre 1965), n. 11: Acta Apostolicae Sedis, 58 (1966), 720-721; Decreto sul ministero e la vita dei presbiteri Presbyterorum ordinis (7 dicembre 1965), n. 3: Acta Apostolicae Sedis, 58 (1966), 993-995; Congregazione per l'Educazione Cattolica, Ratio fundamentalis institutionis sacerdotalis (19 marzo 1985), n. 51.
10) Cfr. Pastores dabo vobis, n. 17: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 682-684.
11) Paolo VI, nella Lettera enciclica Sacerdotalis cælibatus (24 giugno 1967), tratta esplicitamente di questa necessaria capacità del candidato al sacerdozio ai nn. 63-64: Acta Apostolicae Sedis, 59 (1967), 682-683. Egli conclude al n. 64: "Una vita così totalmente e delicatamente impegnata nell'intimo e all'esterno, come quella del sacerdote celibe, esclude, infatti, soggetti di insufficiente equilibrio psicofisico e morale, né si deve pretendere che la grazia supplisca in ciò la natura". Cfr. anche Pastores dabo vobis, n. 44: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 733-736.
Nel percorso evolutivo assume un'importanza speciale la maturità affettiva, un ambito dello sviluppo che richiede, oggi più di ieri, una particolare attenzione. "Si cresce nella maturità affettiva quando il cuore aderisce a Dio. Cristo ha bisogno di sacerdoti che siano maturi, virili, capaci di coltivare un'autentica paternità spirituale. Perché ciò accada, serve l'onestà con se stessi, l'apertura verso il direttore spirituale e la fiducia nella divina misericordia", Benedetto XVI, "Discorso ai sacerdoti e ai religiosi nella Cattedrale di Varsavia" (25 maggio 2006), in: "L'Osservatore Romano" (26-27 maggio 2006), p. 7. Cfr. Pontificia Opera per le Vocazioni Ecclesiastiche, Nuove vocazioni per una nuova Europa, Documento finale del Congresso sulle Vocazioni al sacerdozio e alla Vita consacrata in Europa (Roma, 5-10 maggio 1997), a cura delle Congregazioni per l'Educazione Cattolica, per le Chiese Orientali, per gli Istituti di Vita Consacrata e le Società di Vita Apostolica (6 gennaio 1998), n. 37, pp. 111-120.
13) Cfr. Pastores dabo vobis, n. 45a: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 736.
14) Cfr. Congregazione per l'Educazione Cattolica, Direttive sulla preparazione degli educatori nei Seminari (4 novembre 1993), nn. 36 e 57-59; cfr. soprattutto Optatam totius, n. 5: Acta Apostolicae Sedis, 58 (1966), 716-717.
15) Pastores dabo vobis, n. 16e: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 682.
16) Congregazione per l'Educazione Cattolica, Orientamenti educativi per la formazione al celibato sacerdotale (11 aprile 1974), n. 38.
17) Cfr. Pastores dabo vobis, n. 66c: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 773; Direttive sulla preparazione degli educatori nei Seminari, n. 57-59.
18) Cfr. Optatam totius, n. 11: Acta Apostolicae Sedis, 58 (1966), 720-721.
19) Cfr. concilio Ecumenico Vaticano II, Costituzione pastorale sulla Chiesa nel mondo contemporaneo Gaudium et spes (7 dicembre 1965), n. 10: Acta Apostolicae Sedis, 58 (1966), 1032-1033.
20) Per meglio comprendere queste affermazioni, è opportuno fare riferimento alle seguenti affermazioni di Giovanni Paolo II: "L'uomo, dunque, porta in sé il germe della vita eterna e la vocazione a far propri i valori trascendentali; egli, però, resta interiormente vulnerabile e drammaticamente esposto al rischio di fallire la propria vocazione, a causa di resistenze e difficoltà che egli incontra nel suo cammino esistenziale sia a livello conscio, ove è chiamata in causa la responsabilità morale, sia a livello subconscio, e ciò sia nella sua vita psichica ordinaria, che in quella segnata da lievi o moderate psicopatologie, che non influiscono sostanzialmente sulla libertà della persona di tendere agli ideali trascendenti, responsabilmente scelti" (Allocuzione alla Rota Romana (25 gennaio 1988): Acta Apostolicae Sedis, 80 (1988), 1181).
21) Cfr. Ratio fundamentalis institutionis sacerdotalis, n. 39; Congregazione per i vescovi, Direttorio per il ministero pastorale dei vescovi Apostolorum Successores (22 febbraio 2004), n. 88.
22) Cfr. Pastores dabo vobis, n. 29d: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 704.
23) Cfr. Congregazione per i Religiosi e gli Istituti Secolari, Istruzione sull'aggiornamento della formazione alla vita religiosa (6 gennaio 1969), n. 11 iii: Acta Apostolicae Sedis, 61 (1969), 113.
24) Cfr. Giovanni Paolo II: "Sarà opportuno curare la preparazione di esperti psicologi i quali, al buon livello scientifico, uniscano una comprensione profonda della concezione cristiana circa la vita e la vocazione al sacerdozio, così da essere in grado di fornire supporti efficaci alla necessaria integrazione tra la dimensione umana e quella soprannaturale". ("Discorso ai partecipanti alla Sessione Plenaria della Congregazione per l'Educazione Cattolica" 4 febbraio 2002, n. 2: Acta Apostolicae Sedis, 94, 2002, 465).
25) Cfr. Congregazione per l'Educazione Cattolica, Istruzione circa i criteri di discernimento vocazionale riguardo alle persone con tendenze omosessuali in vista della loro ammissione al seminario e agli Ordini Sacri (4 novembre 2005): Acta Apostolicae Sedis, 97 (2005), 1007-1013.
26) Cfr. Orientamenti educativi per la formazione al celibato sacerdotale, n. 38.
27) Cfr. Pastores dabo vobis, n. 48d: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 744.
28) Cfr. 2 Corinzi, 12, 7-10.
29) Cfr. Codex Iuris Canonici, canoni 1025, 1051 e 1052; Congregazione per il Culto Divino e la Disciplina dei Sacramenti, Carta circular Entre las más delicadas a los excelentísimos y reverendísimos señores obispos diocesanos y demás ordinarios canónicamente facultados para llamar a las sagradas ordenes, sobre los escrutinios acerca de la idoneidad de los candidatos (10 novembre 1997): Notitiae 33 (1997), pp. 495-506.
30) Cfr. Codex Iuris Canonici, canoni 1029, 1031 1 e 1041, 1; Ratio fundamentalis institutionis sacerdotalis, n. 39.
31) Cfr. Pastores dabo vobis, n. 35g: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 715.
32) Ibidem, n. 69b: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 778.
33) Cfr. n. 6 di questo documento.
34) Cfr. nota n. 20.
35) Cfr. Pastores dabo vobis, n. 40c: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 725.
36) Cfr. Codex Iuris Canonici, canone 241, 3; Congregazione per l'Educazione Cattolica, Istruzione alle Conferenze Episcopali circa l'ammissione in Seminario di candidati provenienti da altri Seminari o Famiglie religiose (8 marzo 1996).
37) Pastores dabo vobis, n. 42c: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 730.
(©L'Osservatore Romano - 31 ottobre 2008)
trong việc tiếp nhận và trong việc đào luyện ứng sinh Linh mục»
Vaticano - Thứ Năm 30 Tháng 10 năm 2008
Do Bộ Giáo Dục Công Giáo trình bày
Vì sự trưởng thành đầy đủ của các linh mục ngày mai
I. Hội Thánh và việc Phân định Ơn gọi
1. "Mọi ơn gọi Kitô hữu đều đến từ Thiên Chúa, đó là ơn huệ của Thiên Chúa. Tuy nhiên ơn gọi ấy không bao giờ được ban bên ngoài và tách biệt khỏi Hội thánh, nhưng luôn luôn ở trong Hội thánh và qua Hội thánh (…) phản ánh rạng ngời và sống động của Mầu nhiệu Ba Ngôi cực thánh. (1).
Hội thánh, “người sinh ra và giáo dục các ơn gọi” (2), có nhiệm vụ phân định ơn gọi và sự phù hợp của các ứng sinh vào tác vụ linh mục. Thật vậy, “tiếng gọi bên trong của Thánh Thần cần được Giám mục nhìn nhận xem có phải là tiếng gọi chân thực không” (3). Trong việc cổ võ sự phân định này và trong tổng thể việc đào luyện cho tác vụ thánh, Hội thánh được thúc đẩy bởi hai quan tâm: bảo đảm thiện ích cho sứ mệnh Hội thánh, và đồng thời thiện ích của các ứng sinh. Thật thế, cũng như mọi ơn gọi Kitô hữu, ơn gọi tới chức linh mục, do tính chất Kitô học, cũng có một chiều kích thiết yếu Hội thánh: “không chỉ vì xuất phát từ” Hội thánh và qua trung gian của Hội thánh, không chỉ được nhìn nhận và được hoàn thành trong Hội thánh, nhưng còn định hình – cách căn để nhằm phụng sự Thiên Chúa - tất yếu để phục vụ Hội thánh. Ơn gọi Kitô hữu, trong mọi hình thức của nó, là một ân ban nhằm để xây dựng Hội thánh, để tăng triển Nước Thiên Chúa giữa thế gian” (4).
Bởi thế, thiện ích của Hội thánh và thiện ích của ứng sinh không đối kháng nhau, nhưng hội tụ lại với nhau. Những người trách nhiệm về đào luyện có nhiệm vụ phải hài hòa hai thiện ích này, luôn xét chúng đồng thời hỗ tương năng động với nhau: đây là một khía cạnh thiết yếu của trách nhiệm lớn lao nhằm phục vụ Hội thánh và phục vụ con người (5).
2. Tác vụ linh mục, được hiểu và sống như là sự đồng hình với Đức Kitô Lang Quân, Mục Tử Nhân Lành, đòi hỏi những năng lực cũng như các đức tính luân lý và đối thần, được nâng đỡ bởi sự quân bình nhân bản và tâm lý, đặc biệt là tình cảm, như thế chủ thể mới có thể ở trong dự thế tương hợp để dâng hiến bản thân cách thật sự tự do trong mối tương quan với các tín hữu trong nếp sống độc thân (6).
Bàn về những chiều kích khác nhau của việc đào luyện linh mục – nhân bản, thiêng liêng, tri thức, mục vụ - Tông huấn hậu thượng hội đồng Pastores dabo vobis, trước khi dừng lại trên chiều kích thiêng liêng, “yếu tố quan trọng nhất trong việc giáo dục linh mục” (7), cho thấy chiều kích nhân bản là nền tảng của việc đào luyện trọn vẹn. Tông huấn liệt kê ra một chuỗi những đức tính nhân bản và khả năng tương quan, vốn được đòi hỏi đối với người linh mục sao cho nhân cách của họ là “nhịp cầu chứ không là vật cản những người khác gặp Chúa Kitô Đấng cứu chuộc con người” (8). Những đức tính và khả năng ấy đi từ sự quân bình tổng thể của nhân cách cho tới khả năng mang lấy gánh nặng của trách nhiệm mục vụ, từ sự hiểu biết sâu xa về tâm hồn con người tới cảm thức về công bằng và sự trung tín (90).
Một số trong những phẩm chất này đáng phải lưu tâm đặc biệt: cảm thức tích cực và ổn định về căn tính là người nam của mình và có khả năng tương quan cách trưởng thành với những người khác hay những nhóm người khác; một cảm thức vững chắc về sự thuộc về, vốn là nền tảng của sự hiệp thông trong tương lai với linh mục đoàn và cộng tác trách nhiệm với tác vụ của giám mục (10); sự tự do để mình phấn khởi vì những lý tưởng cao cả và sự nhất quán trong việc thực hiện chúng trong hoạt động hằng ngày; sự can đảm lấy quyết định và trung thành với những quyết định ấy; sự hiểu biết về bản thân, về những năng lực và giới hạn của mình đang khi hội nhập chúng thành một nhãn quan tích cực về bản thân đứng trước Thiên Chúa; khả năng để sửa chữa bản thân; sự thưởng thức vẻ đẹp được hiểu như là “rạng ngời chân lý” và nghệ thuật nhìn nhận chân lý; sự tín nhiệm phát sinh từ sự kính trọng người khác và dẫn tới sự tiếp nhận; khả năng của ứng sinh hội nhập, theo nhãn quan Kitô giáo, phái tính của mình, cũng như hiểu về nghĩa vụ của bậc độc thân (11).
Những dự thế nội tâm đó phải được khuôn đúc trong hành trình đào luyện của người linh mục tương lai, người, vì thuộc về Thiên Chúa và thuộc về Hội Thánh, được kêu gọi để xây dựng cộng đoàn Hội Thánh. Người linh mục, vì say mê Đấng Vĩnh Hằng, nên hướng tới sự trân trọng chân chính và tròn đầy đối với con người và luôn sống ngày càng hơn sự phong phú tình cảm trong sự dâng hiến bản thân cho Thiên Chúa Độc nhất và Ba ngôi và cho anh em, đặc biệt những ai đau khổ.
Hẳn nhiên điều này liên quan đến những mục tiêu mà chỉ có thể đạt được qua sự tương hợp ngày đêm của ứng sinh đối với sự hoạt động của ân sủng nơi mình và đạt được nhờ vào một hành trình đào luyện tiệm tiến, lâu dài và không luôn mang tính cơ cấu (12).
Ý thức được sự đan dệt kỳ diệu và đòi hỏi của sức năng động nhân bản và thiêng liêng trong ơn gọi, ứng sinh không thể nào bỏ qua ích lợi của một sự phân định ơn gọi kỹ lưỡng và có trách nhiệm, hướng tới vạch định những hành trình đào luyện được cá vị hoá và khắc phục dần những thiếu sót nếu có trên bình diện thiêng liêng và nhân bản. Bổn phận của Hội thánh là cung cấp cho các ứng sinh một sự hội nhập hữu hiệu các chiều kích nhân bản và luân lý, nhờ vào ánh sáng của chiều kích thiêng liêng, mở ra cho chiều kích thiêng liêng và hoàn thành trong chiều kích thiêng liêng (13).
II. Sửa soạn các người đào luyện
3. Mọi người đào luyện đều phải là người hiểu rõ về con người, về các nhịp độ tăng trưởng của họ, về các tiềm năng và sự yếu đuối của họ cũng như cách thức người ấy sống mối tương quan với Thiên Chúa. Vì thế, ước mong rằng các giám mục, đang khi tận dụng những kinh nghiệm, những chương trình và những định chế đáng khen, cũng hãy dự liệu một sự chuẩn bị thích đáng cho những người đào luyện về sư phạm ơn gọi, theo như những chỉ dẫn mà Bộ Giáo Dục Công Giáo đã ban hành (14).
Các người đào luyện cần được chuẩn bị thích đáng để thực hiện việc phân định, trong sự kính trọng đầy đủ đối với giáo thuyết của Hội Thánh về ơn gọi linh mục, sao cho có thể quyết định cách an tâm hữu lý về việc tiếp nhận vào chủng viện hay vào nhà đào luyện đối với giáo sĩ tu dòng, hoặc về việc thải hồi vì những lý do không phù hợp, cũng như biết đồng hành với ứng sinh để thủ đắc những đức tính luân lý và đối thần cần thiết để sống trong sự nhất quán và tự do nội tâm việc dâng hiến trọn vẹn đời sống mình để làm “người phục vụ Hội thánh hiệp thông” (15).
Tài liệu Những định hướng giáo dục cho việc đào luyện đời sống độc thân linh mục, của Bộ Giáo Dục Công giáo này, nhìn nhận rằng “những sai lầm trong sự phân định các ơn gọi không phải là ít, và qúa thường do thiếu năng lực tâm lý, hơn kém mang tính bệnh lý, chỉ tỏ hiện sau khi chịu chức linh mục. Việc phân định đúng lúc sẽ giúp tránh được biết bao thảm kịch” (16).
Điều này đòi hòi mỗi người đào luyện có sự nhậy cảm và sự sửa soạn về tâm lý học cân xứng (17) để có thể, trong mức có thể, nhận ra những động lực thực của ứng sinh, phân định được những cản trở trong sự hội nhập giữa trưởng thành nhân bản và trưởng thành Kitô hữu và bệnh lý nếu có. Người đào luyện phải cân nhắc cách chính xác và khôn ngoan chuyện cuộc đời của ứng sinh. Tuy nhiên, tự nó, việc này không tạo nên tiêu chuẩn quyết định, không đủ để phán quyết việc tiếp nhận hay thải hồi. Người đào luyện phải lượng định về con người trong toàn thể và trong sự tiệm tiến tăng trưởng - với những điểm mạnh và điểm yếu của nó –, về ý thức mà người đó có về các vấn đề của mình, cũng như về khả năng của người ấy kiểm soát cách có trách nhiệm và tự do cách hành xử của mình.
Vì lý do này, mỗi người đào luyện cần được chuẩn bị, kể cả với những khoá học chuyên, để hiểu sâu hơn về con người và về những đòi hỏi của việc đào luyện cho tác vụ linh mục. Vì mục đích ấy, những cuộc trao đổi với các chuyên viên trong các khoa tâm lý học để làm sáng tỏ một số đề tài chuyên biệt, là rất hữu ích.
III. Đóng góp của khoa tâm lý học cho việc phân định và việc đào luyện
5. Xét là một tặng ân đặc biệt của Thiên Chúa, ơn gọi tới đời sống linh mục và việc phân định của nó nằm ngoài thẩm quyền của khoa tâm lý học. Tuy nhiên, để có sự lượng định chắc chắn về tình trạng tâm lý của ứng sinh, về khả năng nhân bản để đáp lại tiếng gọi của Thiên Chúa, và để hỗ trợ thêm nữa trong sự tăng trưởng nhân bản của người ấy, trong một số trường hợp, việc nại tới các chuyên viên về các khoa học tâm lý thì hữu ích. Những chuyên viên này có thể cống hiến cho các người đào luyện không chỉ một ý kiến về triệu chứng và sự chữa trị cho những rối loạn tâm lý, nhưng cũng đóng góp để nâng đỡ sự phát triển những phẩm chất nhân bản và tương quan được đòi hỏi do việc thực thi tác vụ (18), bằng cách gợi ra những hành trình hữu ích phải theo để giúp cho sự đáp trả ơn gọi được tự do hơn.
Việc đào luyện linh mục cũng phải lưu tâm đến nhiều biểu hiện của sự mất quân bình đã ăn rễ bên trong con người (19) – mà một biểu hiện đặc biệt nằm trong những đối kháng giữa lý tưởng dâng hiến, điều mà ứng sinh ý thức khao khát, và đời sống thực tiễn của người ấy – và những khó khăn riêng của một sự tăng trưởng tiệm tiến về các đức tính nhân bản và tương quan. Sự trợ giúp của cha linh hướng và của cha giải tội là điều nền tảng và không thể thiếu để có thể khắc phục những khó khăn ấy với ơn của Thiên Chúa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tự tăng trưởng của các phẩm chất nhân bản và tương quan này có thể bị ngãng trở bởi những vết thương cá biệt trong qúa khứ vốn chưa được giải quyết.
Thực vậy, ngày nay những người xin vào chủng viện bộc lộ ra, trong cách thức ít nhiều, sự bất lợi do một thứ tâm thức ghi dấu bởi chủ nghĩa tiêu thụ, bởi một sự bất ổn định trong các tương giao gia đình và xã hội, bởi chủ thuyết tương đối về luân lý, bởi những nhãn quan sai lầm về phái tính, bởi sự vắng bóng những chọn lựa, bởi sự phủ định có hệ thống các giá trị, nhất là do các phương tiện truyền thông gây nên.
Giữa các ứng sinh, người ta có thể thấy một số mà do một số kinh nghiệm cá biệt – con người, gia đình, nghề nghiệp, trí thức, tình cảm - bằng nhiều cách khác nhau, đã để lại những vết thương chưa được chữa lành và gây nên những rối loạn, ảnh hưởng tới chính ứng sinh mà không nhận ra và thường chính đương sự lại gán cho những nguyên nhân bên ngoài, và do đó, không có khả năng đối diện với những rối loạn đó cách tương xứng (20).
Hiển nhiên tất cả những điều đó ảnh hưởng trên khả năng có thể tiến bộ trong hành trình đào luyện tới chức linh mục.
Si casus ferat (21) – nghĩa là trong những trường hợp ngoại lệ cho thấy những khó khăn cá biệt - việc nại tới những chuyên viên trong các khoa tâm lý học, cả trước khi nhận vào chủng viện lẫn trong tiến trình đào luyện, có thể giúp cho ứng sinh trong việc vượt qua những vết thương ấy, để hướng tới một sự nội tâm hóa ngày càng vững vàng và sâu xa hơn lối sống của Chúa Giêsu Mục Tử nhân lành, là Đầu và Lang Quân của Hội thánh (22).
Để có được sự lượng định chính xác về nhân cách của ứng sinh, chuyên viên có thể nại tới sự phỏng vấn, làm test, dĩ nhiên luôn phải có sự đồng ý trước, rõ ràng, hiểu biết và tự do của ứng sinh (23).
Với sự tế nhị đặc biệt, phải tránh sử dụng kỹ thuật chuyên tâm lý và tâm lý bệnh học từ phía các người đào luyện.
6. Việc giám đốc và các người đào luyện nhờ đến sự cộng tác của những chuyên viên trong các khoa tâm lý có thể ích lợi, miễn là những người ấy không thuộc về equipe đào luyện. Các vị này phải có năng lực chuyên trong lãnh vực ơn gọi và, cùng với tính cách nghề nghiệp, phải có sự khôn ngoan do Thánh Thần.
Trong việc chọn lựa các chuyên viên để tham vấn về tâm lý, để bảo đảm tốt hơn việc hôi nhập với việc đào luyện luân lý và thiêng liêng, tránh gây ra những rối loạn có hại hay đối kháng, phải lưu ý sao để, ngoài việc phân biệt sự trưởng thành vững chắc về nhân bản và thiêng liêng, còn phải đến từ một nền nhân học rõ ràng đồng cảm với quan niệm Kitô giáo về ngôi vị nhân linh, về phái tính, về ơn gọi linh mục và độc thân, như thế nhằm để những can thiệp của họ phải chú ý đến mầu nhiệm con người trong sự đối thoại cá nhân với Chúa, theo như cái nhìn của Hội thánh.
Nơi đâu không có sẵn các chuyên viên, hãy liệu sao để có được (24). Sự hỗ trợ của các khoa tâm lý phải hội nhập vào trong khung cảnh của việc đào luyện toàn diện của ứng sinh, như thế nó không cản trở, nhưng là để bảo đảm cách riêng giá trị không thể thiếu được của việc đồng hành thiêng liêng, vốn có nhiệm vụ giữ cho ứng sinh luôn hướng tới chân lý về tác vụ chức thánh, theo cái nhìn của Hội thánh. Bầu khí đức tin, kinh nguyện, suy niệm Lời Chúa, việc học hỏi thần học và đời sống cộng đoàn - nền tảng để lời đáp trả quảng đại đối với ơn gọi lãnh nhận từ Thiên Chúa được trưởng thành - sẽ cho phép ứng sinh có được hiểu biết chính xác về ý nghĩa và việc sử dụng những hiểu biết tâm lý vào trong hành trình ơn gọi của mình.
7. Việc dùng tới các chuyên viên trong các khoa tâm lý tại các Nước phải được chi phối theo như Rationes institutionis sacerdotalis liên hệ và trong các chủng viện bởi các vị thường quyền hay bề trên cao cấp thẩm quyền, với sự trung thành và nhất quán với các nguyên tắc và hướng dẫn của tài liệu này.
a. Sự phân định khởi đầu
8. Ngay từ lúc ứng sinh xin được tiếp nhận vào chủng viện người đào luyện cần phải biết chính xác về nhân cách người đó, các năng lực, các khuynh hướng, khả năng, tiềm năng, và những vết thương nếu có, lượng định bản chất và mức độ của chúng.
Đừng quên khuynh hướng có thể có nơi một số ứng sinh thường giảm nhẹ hay phủ nhận những yếu đuối riêng của mình: họ không nói cho các người đào luyện về một số những khó khăn nặng nề của họ, sợ rằng không được hiểu và không được chấp nhận. Như thế họ vun đắp nên những kỳ vọng ít có thực về tương lai của họ. Trái lại, có những ứng sinh có khuynh hướng thổi phồng những khó khăn, coi chúng như ngăn trở không thể vượt qua cho hành trình ơn gọi.
Sự phân định đúng về những vấn đề có thể cản trở hành trình ơn gọi - chẳng hạn như sự lệ thuộc tình cảm quá độ, sự gây hấn qúa mức, sự không đủ khả năng trung thành với những nhiệm vụ đảm nhận và thiết lập những tương quan thanh thản, cởi mở, tín nhiệm và cộng tác huynh đệ với quyền bính, mang một căn tính phái tính rối loạn và chưa định hình – không thể không giúp ích nhiều cho chính ứng sinh, cho các nơi chăm sóc ơn gọi và cho Hội thánh.
Trong giai đoạn khởi đầu, sự hỗ trợ của các chuyên viên trong các khoa tâm lý có thể cần thiết trước hết thuộc lãnh vực bệnh lý, nếu nghi ngờ rằng có những rối loạn tâm lý. Nếu thấy cần thiết chữa trị, thì phải làm điều này trước khi nhận vào chủng viện hay vào nhà đào luyện.
Sự hỗ trợ của các chuyên viên cũng có thể hữu ích cho các người đào luyện để vạch ra hành trình đào luyện hợp cho cá nhân theo như nhu cầu riêng của ứng sinh.
Trong việc lượng định về khả năng sống, với niềm vui sống trung thành, đặc ân đời độc thân, như là sự dâng hiến trọn vẹn cuộc sống mình theo hình ảnh Đức Kitô Đầu và Mục tử của Hội thánh, phải lưu tâm rằng không đủ nếu chỉ xét đến khả năng kiêng cữ việc hoạt động của cơ năng sinh sản, nhưng cũng cần phải xét tới sự định hướng phái tính, theo như những chỉ dẫn của Bộ Giáo Dục Công giáo (25). Thật vậy, đức Khiết tịnh vì Nước Trời còn hơn là chỉ đơn giản không có những liên hệ tính dục.
Trong ánh sáng của những mục đích đề ra ở trên, trong một số trường hợp, sự tham vấn tâm lý có thể là điều hữu ích.
b. Sự phân định kế tiếp
9. Trong thời kỳ đào luyện, việc nhờ tới các chuyên viên trong các khoa tâm lý, ngoài việc đáp ứng cho những đòi hỏi phát sinh do những khủng hoảng có thể xảy ra, cũng có thể ích lợi để giúp cho ứng sinh trong hành trình để có được những đức tính nhân bản và luân lý; có thể cung ứng cho ứng sinh một sự hiểu biết sâu xa hơn về chính nhân cách của mình và góp phần giúp khắc phục, hay giúp cho những kháng cự tâm lý trứơc những đòi hỏi đào luyện được trở nên bớt mạnh hơn.
Một sự làm chủ bản thân, không chỉ những yếu đuối của mình, mà còn cả những sức lực nhân bản và thiêng liêng của mình (26), giúp cho có thể dâng hiến bản thân cho Thiên Chúa với sự ý thức và tự do, trong sự trách nhiệm đối với chính mình và đối với Hội thánh.
Tuy nhiên, đừng coi nhẹ, sự kiện rằng sự trưởng thành Kitô hữu và ơn gọi có thể đạt tới, cũng nhờ vào những hiểu biết tâm lý, dẫu rằng được soi dẫn bởi các dữ kiện của khoa nhân học Kitô giáo, và bởi đó của ân sủng, thì cũng vẫn không bao giờ miễn khỏi những khó khăn và căng thẳng, đòi hỏi có kỷ luật nội tâm, tinh thần hy sinh, chấp nhận vất và và thập giá (27), và tín thác vào sự trợ giúp không thể thiếu của ân sủng (28).
10. Hành trình đào luyện phải bị ngưng lại trong trường hợp ứng sinh, dù có cố gắng, dù có sự hỗ trợ của tâm lý gia và tâm lý bệnh gia, vẫn tiếp tục biểu lộ sự không có năng lực đối diện một cách thực tế, cả về sự tăng trưởng nhân bản, những sự thiếu trưởng thành nghiêm trọng (sự lệ thuộc tình cảm mạnh, sự thiếu tự do trong các tương quan, sự nghiêm khắc quá độ về tính tình, sự thiếu trung tín, căn tính phái tính không rõ ràng, khuynh hướng đồng tính đã ăn rễ mạnh,…).
Cũng phải lượng định tương tự khi thấy sự khó khăn hiển nhiên để sống sự khiết tịnh trong đời độc thân, được sống như một nghĩa vụ nặng vốn đòi có sự quân bình về tình cảm và tương quan.
IV. Yêu cầu có những điều tra đặc biệt và sự kính trọng sự riêng tư của ứng sinh
11. Thuộc về Hội thánh việc chọn những người mà Hội thánh coi là phù hợp với tác vụ mục tử và đồng thời là quyền và bổn phận phải xác minh nơi những người mà Hội thánh nhận vào tác vụ thánh xem có những phẩm chất được đòi hỏi không (29).
Giáo luật khoản 1051,10 dự liệu sự duyệt xét về những phẩm chất được đòi hỏi để được lãnh chức thánh, giữa những điều khác, việc điều tra về tình trạng sức khoẻ thể lý và tâm lý của ứng sinh (30).
Khoản 1052 ấn định rằng giám mục, để có thể tiến hành phong chức, phải có sự chắc chắn luân lý về sự thích hợp của ứng sinh, “được chứng minh bằng những luận chứng tích cực” (§1) và, trong trường hợp nghi ngờ có căn cớ, không được tiến hành phong chức (coi §3).
Từ đây phát sinh quyền của Hội thánh để minh xác, kể cả với việc nại tới việc khám bệnh và tâm lý học, về sự thích hợp của các linh mục tương lai. Thực vậy, không chỉ việc điều tra về sự thích hợp của ứng sinh, mả kể cả biết về sự thích hợp ấy, là việc của chính giám mục hay bề trên thẩm quyền. Ứng sinh vào chức linh mục không thể áp đặt những điều kiện cá nhân của mình, nhưng phải chấp nhận với sự khiêm tốn và biết ơn những qui tắc và điều kiện của Hội thánh, mà do trách nhiệm của mình, đã đặt ra (31). Bởi thế, trong trường hợp nghi ngờ về sự thích hợp, việc nhận vào chủng viện hay nhà đào luyện, chỉ có thể sau khi đã có sự lượng giá tâm lý về nhân cách.
12. Quyền và bổn phận của định chế đào luyện có những hiểu biết cần thiết để có một phán quyết chắc chắn cách thận trọng về sự thích hợp của ứng sinh không được vi phạm quyền về danh thơm tiếng tốt mà con người được hưởng, quyền bảo vệ sự riêng tư, như quy định của khoản 220 của bộ Giáo luật. Điều này có nghĩa là có thể tiến hành việc tham vấn tâm lý chỉ với sự đồng ý trước, rõ ràng, có hiểu biết và tự do của ứng sinh.
Các người đào luyện phải bảo đảm bầu khí tín nhiệm, sao cho ứng sinh có thể mở lòng và dự phần cách xác tín vào việc phân định và đồng hành, bằng sự “cộng tác cá nhân cách tin tưởng và thân tình” (32). Ứng sinh được yêu cầu có sự cởi mở chân thành và tín nhiệm với các người đào luyện của mình. Chỉ khi làm cho bản thân mình được các người đào luyện hiểu, ứng sinh mới có thể được trợ giúp trong hành trình thiêng liêng mà chính mình đang tìm kiếm khi vào trong chủng viện.
Thật quan trọng và thường mang tính quyết định để thắng vượt những hiểu lầm, đó là bầu khí giáo dục giữa học viên và người đào luyện - tức là sự cởi mở và trong sáng – cũng như các động lực và cách thức mà các người đào luyện sẽ trình bày cho ứng sinh khi gợi ý họ làm sự tham vấn tâm lý.
Phải tránh ấn tượng rằng sự gợi ý tham vấn này có nghĩa là mở đầu cho sự thải hồi không thể tránh được khỏi chủng viện hay nhà đào luyện.
Ứng sinh có thể tự do nhờ tới hoặc một chuyên viên, chọn trong số những chuyên viên mà các người đào luyện đề nghị, hay nhờ tới một chuyên viên mà chính họ chọn và được các người đào luyện chấp nhận.
Tùy theo khả thể, luôn phải bảo đảm cho các ứng sinh một sự chọn lựa tự do giữa các chuyên viên đáp ứng được các đòi hỏi đã nêu ra (33).
Khi nào ứng sinh, đứng trước yêu cầu có lý do từ phía các người đào luyện, từ chối thực hiện cuộc tham vấn tâm lý, các người đào luyện sẽ không áp chế ý muốn người đó bằng bất cứ cách nào và khi phân định sẽ thận trọng tiến hành dựa vào những gì họ biết, lưu tâm đến khoản Giáo luật 1052§1 đã trích dẫn.
V. Tương quan của những người trách nhiệm đào luyện với chuyên viên
a. Các người trách nhiệm toà ngoài
13. Trong tinh thần tín nhiệm hỗ tương và cộng tác với việc đào luyện của mình, ứng sinh có thể được mời tự do đưa ra sự đồng ý của mình bằng văn bản để cho chuyên viên trong các khoa tâm lý, vẫn giữ bí mật nghề nghiệp của mình, có thể thông đạt những kết qủa việc tham vấn cho các người đào luyện mà ứng sinh đã chỉ. Những người này sử dụng các thông tin, như đã được thu thập, để nghiên cứu một toàn cảnh về nhân cách của ứng sinh và rút ra những chỉ dẫn phù hợp nhắm vào hành trình đào luyện sau đó hay để tiếp nhận chịuc chức.
Bởi đó để bảo vệ sự riêng tư và tiếng tốt của ứng sinh trong hiện tại cũng như tương lai, phải quan tâm đặc biệt để sự trình bày của chuyên viên chỉ dành độc nhất cho người trách nhiệm đào luyện mà thôi, với sự cấm rõ ràng và buộc không được sử dụng ngoài mục đích phân định ơn gọi và đào luyện ứng sinh.
b. Tính cách chuyên biệt của việc hướng dẫn thiêng liêng
14. Cha linh hướng có một nhiệm vụ không nhỏ trong việc phân định ơn gọi, kể cả trong lãnh vực lương tâm.
Đang khi lưu tâm rằng việc hướng dẫn thiêng liêng không thể được thay thế hay đổi lại bằng những hình thức phân tích hay hỗ trợ tâm lý và rằng đời sống thiêng liêng tự nó giúp cho sự tăng trưởng của các đức tính nhân bản, nếu không có những cản trở (blocchi) mang tính tâm lý (34), cha linh hướng có thể thấy nhu cầu gợi ý tham vấn tâm lý, để làm sáng tỏ những nghi vấn không thể giải quyết được, nhưng không bao giờ áp đặt, để từ đó có thể tiến hành với sự chắc chắn hơn trong việc phân định và đồng hành thiêng liêng (35).
Trong trường hợp được yêu cầu tham vấn tâm lý từ phía cha linh hướng, ước mong rằng ứng sinh, ngoài việc thông tri cho chính cha linh hướng các kết qủa của việc tham vấn, cũng thông đạt cho người đào luyện ở toà ngoài, nhất là khi chính cha linh hướng mời người ấy tới vị này.
Khi cha linh hướng cho rằng tốt hơn chính mình có các thông tin trực tiếp từ người tham vấn, thì hãy tiến hành theo điều đã vạch ra ở số 13 dành cho các người đào luyện ở toà ngoài.
Từ các kết qủa của việc tham vấn tâm lý, cha linh hướng sẽ rút ra những chỉ dẫn thích đáng cho việc phân định trong thẩm quyền của mình và đưa ra những lời khuyên cho ứng sinh, kể cả việc nên tiếp tục hay không trong hành trình đào luyện.
c. Sự trợ giúp của chuyên viên cho ứng sinh và cho các người đào luyện
15. Chuyên viên – trong mức độ được yêu cầu - sẽ trợ giúp ứng sinh đạt tới một hiểu biết về mình, về những tiềm năng và sự thương tích của mình. Họ sẽ giúp ứng sinh cả trong việc đối diện với những lý tưởng ơn gọi với nhân cách riêng của mình, từ đó kích động cho một sự gắn bó cá nhân, tự do và ý thức về việc đào luyện chính mình. Nhiệm vụ của chuyên viên là cung ứng cho ứng sinh những chỉ dẫn thích đáng về những khó khăn mà người ấy đang cảm nghiệm và những hệ lụy của chúng đối với cuộc sống và của tác vụ linh mục tương lai.
Khi đã thực hiện cuộc điều tra, lưu tâm đến những chỉ dẫn mà các người đào luyện cho biết, chỉ với sự đồng ý bằng văn bản của ứng sinh, chuyên viên sẽ cho các người đào luyện đóng góp của họ để giúp hiểu loại nhân cách và những vấn đề mà ứng sinh đang đối diện hay phải đối diện.
Chuyên viên cũng sẽ chỉ ra, theo như sự lương định và trong thẩm quyền của mình, những khả thể lường trước giúp cho sự tăng trưởng nhân cách của ứng sinh. Hơn nữa, nếu cần, chuyên viên còn gợi ý những hình thức và những cách thức hỗ trợ tâm lý.
VI. Những người đã bị thải hồi hay những người tự ý rời bỏ chủng viện hay nhà đào luyện
16. Là ngược với qui định của Hội thánh khi nhận vào chủng viện hay vào nhà đào luyện những người đã rời bỏ hay, với lý do mạnh hơn, đã bị thải hồi từ một chủng viện khác hay từ nhà đào luyện khác, mà trước đó không có những thông tin cần thiết từ giám mục liên hệ hay từ bề trên cao cấp, nhất là liên quan đến những lý do thải hồi hay xuất (36).
Bổn phận của những người đào luyện trước là phải cung cấp thông tin chính xác cho những người đào luyện mới.
Cần chú ý đặc biệt tới sự kiện rằng thường các ứng sinh rời bỏ nơi giáo dục cách tự ý để phòng tránh một sự thải hồi áp đặt.
Trong trường hợp chuyển sang một chủng viện khác hay một nhà đào luyện khác, ứng sinh phải thông tri cho các người đào luyện mới về sự tham vấn tâm lý đã thực hiện trước đó. Chỉ khi nào có sự tự do đồng ý bằng văn bản của ứng sinh, các người đào luyện mới mới có thể lấy thông tin từ chuyên viên đã thực hiện cuộc tham vấn.
Trong trường hợp cho rằng có thể tiếp nhận vào chủng viện một ứng sinh mà trước đó đã bị thải hồi, người này sau đó đã có sự chữa trị tâm lý, thì bao có thể, phải xác minh trước cho chính xác về tình trạng tâm lý của người ấy, với sự tự do đồng ý bằng văn bản của người ấy, tìm hiểu những thông tin từ chuyên viên đã đồng hành người ấy.
Trong trường hợp một ứng sinh xin chuyển sang một chủng viện khác hay nhà đào luyện khác sau khi đã nhờ tới một chuyên viên tâm lý, mà không muốn chấp nhận có sự điều tra của những người đào luyện mới, thì phải lưu ý rằng sự phù hợp của ứng sinh phải được chứng nghiệm bởi những luận chứng tích cực, theo qui định của khoản Giáo luật 1052, và do đó phải loại trừ mọi nghi ngờ hữu lý.
Kết luận
17. Tất cả mọi người, dù do chức vụ nào, có liên quan đến việc đào luyện, hãy cống hiến sự cộng tác xác tín của mình, trong sự kính trọng thẩm quyền chuyên của từng người, sao cho việc phân định và đồng hành ơn gọi của các ứng sinh được thích hợp để “đưa tới chức linh mục chỉ những người được kêu gọi và đưa họ tới khi đã đào luyện thích đáng, nghĩa là với sự đáp trả ý thức và tự do gắn bó và dấn thân trọn vẹn con người cho Đức Giêsu Kitô Đấng kêu gọi sống thân mật với Ngài và chia sẻ sứ mệnh cứu rỗi của Ngài (37).
Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI, trong cuộc tiếp kiến ngày 13 tháng 6 năm 2008 với Đức hồng y tổng trưởng, đã phê chuẩn tài liệu này và đã ban phép phát hành.
Roma, 29 tháng 6 năm 2008, lễ trọng kính thánh Phêrô và Phaolô, Tông Đồ.
Hồng y Zenon Grocholewski
Tổng trưởng Bộ Giáo Dục Công Giáo
Jean-Louis Bruguès
Tổng giám mục thư ký của Bộ
Chuyển ngữ: Giuse Đức Dũng SDB
Chú thích:
1) Giovanni Paolo II, Esortazione apostolica post-sinodale Pastores dabo vobis (25 marzo 1992), n. 35b-c: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 714.
2) Ibidem, n. 35d: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 715.
3) Ibidem, n. 65d: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 771.
4) Ibidem, n. 35e: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 715.
5) Cfr. ibidem, nn. 66-67: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 772-775.
6) Di tali condizioni viene data una descrizione molto ampia in Pastores dabo vobis, nn. 43-44: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 731-736; cfr. Codex Iuris Canonici, canoni 1029 e 1041, 1.
7) In quanto essa, "per ogni presbitero (...) costituisce il cuore che unifica e vivifica il suo essere prete e il suo fare il prete": Pastores dabo vobis, n. 45c: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 737.
8) Pastores dabo vobis, n. 43: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 731-733.
9) Cfr. ibidem; cfr. anche concilio Ecumenico Vaticano II, Decreto sulla formazione sacerdotale Optatam totius (28 ottobre 1965), n. 11: Acta Apostolicae Sedis, 58 (1966), 720-721; Decreto sul ministero e la vita dei presbiteri Presbyterorum ordinis (7 dicembre 1965), n. 3: Acta Apostolicae Sedis, 58 (1966), 993-995; Congregazione per l'Educazione Cattolica, Ratio fundamentalis institutionis sacerdotalis (19 marzo 1985), n. 51.
10) Cfr. Pastores dabo vobis, n. 17: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 682-684.
11) Paolo VI, nella Lettera enciclica Sacerdotalis cælibatus (24 giugno 1967), tratta esplicitamente di questa necessaria capacità del candidato al sacerdozio ai nn. 63-64: Acta Apostolicae Sedis, 59 (1967), 682-683. Egli conclude al n. 64: "Una vita così totalmente e delicatamente impegnata nell'intimo e all'esterno, come quella del sacerdote celibe, esclude, infatti, soggetti di insufficiente equilibrio psicofisico e morale, né si deve pretendere che la grazia supplisca in ciò la natura". Cfr. anche Pastores dabo vobis, n. 44: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 733-736.
Nel percorso evolutivo assume un'importanza speciale la maturità affettiva, un ambito dello sviluppo che richiede, oggi più di ieri, una particolare attenzione. "Si cresce nella maturità affettiva quando il cuore aderisce a Dio. Cristo ha bisogno di sacerdoti che siano maturi, virili, capaci di coltivare un'autentica paternità spirituale. Perché ciò accada, serve l'onestà con se stessi, l'apertura verso il direttore spirituale e la fiducia nella divina misericordia", Benedetto XVI, "Discorso ai sacerdoti e ai religiosi nella Cattedrale di Varsavia" (25 maggio 2006), in: "L'Osservatore Romano" (26-27 maggio 2006), p. 7. Cfr. Pontificia Opera per le Vocazioni Ecclesiastiche, Nuove vocazioni per una nuova Europa, Documento finale del Congresso sulle Vocazioni al sacerdozio e alla Vita consacrata in Europa (Roma, 5-10 maggio 1997), a cura delle Congregazioni per l'Educazione Cattolica, per le Chiese Orientali, per gli Istituti di Vita Consacrata e le Società di Vita Apostolica (6 gennaio 1998), n. 37, pp. 111-120.
13) Cfr. Pastores dabo vobis, n. 45a: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 736.
14) Cfr. Congregazione per l'Educazione Cattolica, Direttive sulla preparazione degli educatori nei Seminari (4 novembre 1993), nn. 36 e 57-59; cfr. soprattutto Optatam totius, n. 5: Acta Apostolicae Sedis, 58 (1966), 716-717.
15) Pastores dabo vobis, n. 16e: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 682.
16) Congregazione per l'Educazione Cattolica, Orientamenti educativi per la formazione al celibato sacerdotale (11 aprile 1974), n. 38.
17) Cfr. Pastores dabo vobis, n. 66c: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 773; Direttive sulla preparazione degli educatori nei Seminari, n. 57-59.
18) Cfr. Optatam totius, n. 11: Acta Apostolicae Sedis, 58 (1966), 720-721.
19) Cfr. concilio Ecumenico Vaticano II, Costituzione pastorale sulla Chiesa nel mondo contemporaneo Gaudium et spes (7 dicembre 1965), n. 10: Acta Apostolicae Sedis, 58 (1966), 1032-1033.
20) Per meglio comprendere queste affermazioni, è opportuno fare riferimento alle seguenti affermazioni di Giovanni Paolo II: "L'uomo, dunque, porta in sé il germe della vita eterna e la vocazione a far propri i valori trascendentali; egli, però, resta interiormente vulnerabile e drammaticamente esposto al rischio di fallire la propria vocazione, a causa di resistenze e difficoltà che egli incontra nel suo cammino esistenziale sia a livello conscio, ove è chiamata in causa la responsabilità morale, sia a livello subconscio, e ciò sia nella sua vita psichica ordinaria, che in quella segnata da lievi o moderate psicopatologie, che non influiscono sostanzialmente sulla libertà della persona di tendere agli ideali trascendenti, responsabilmente scelti" (Allocuzione alla Rota Romana (25 gennaio 1988): Acta Apostolicae Sedis, 80 (1988), 1181).
21) Cfr. Ratio fundamentalis institutionis sacerdotalis, n. 39; Congregazione per i vescovi, Direttorio per il ministero pastorale dei vescovi Apostolorum Successores (22 febbraio 2004), n. 88.
22) Cfr. Pastores dabo vobis, n. 29d: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 704.
23) Cfr. Congregazione per i Religiosi e gli Istituti Secolari, Istruzione sull'aggiornamento della formazione alla vita religiosa (6 gennaio 1969), n. 11 iii: Acta Apostolicae Sedis, 61 (1969), 113.
24) Cfr. Giovanni Paolo II: "Sarà opportuno curare la preparazione di esperti psicologi i quali, al buon livello scientifico, uniscano una comprensione profonda della concezione cristiana circa la vita e la vocazione al sacerdozio, così da essere in grado di fornire supporti efficaci alla necessaria integrazione tra la dimensione umana e quella soprannaturale". ("Discorso ai partecipanti alla Sessione Plenaria della Congregazione per l'Educazione Cattolica" 4 febbraio 2002, n. 2: Acta Apostolicae Sedis, 94, 2002, 465).
25) Cfr. Congregazione per l'Educazione Cattolica, Istruzione circa i criteri di discernimento vocazionale riguardo alle persone con tendenze omosessuali in vista della loro ammissione al seminario e agli Ordini Sacri (4 novembre 2005): Acta Apostolicae Sedis, 97 (2005), 1007-1013.
26) Cfr. Orientamenti educativi per la formazione al celibato sacerdotale, n. 38.
27) Cfr. Pastores dabo vobis, n. 48d: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 744.
28) Cfr. 2 Corinzi, 12, 7-10.
29) Cfr. Codex Iuris Canonici, canoni 1025, 1051 e 1052; Congregazione per il Culto Divino e la Disciplina dei Sacramenti, Carta circular Entre las más delicadas a los excelentísimos y reverendísimos señores obispos diocesanos y demás ordinarios canónicamente facultados para llamar a las sagradas ordenes, sobre los escrutinios acerca de la idoneidad de los candidatos (10 novembre 1997): Notitiae 33 (1997), pp. 495-506.
30) Cfr. Codex Iuris Canonici, canoni 1029, 1031 1 e 1041, 1; Ratio fundamentalis institutionis sacerdotalis, n. 39.
31) Cfr. Pastores dabo vobis, n. 35g: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 715.
32) Ibidem, n. 69b: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 778.
33) Cfr. n. 6 di questo documento.
34) Cfr. nota n. 20.
35) Cfr. Pastores dabo vobis, n. 40c: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 725.
36) Cfr. Codex Iuris Canonici, canone 241, 3; Congregazione per l'Educazione Cattolica, Istruzione alle Conferenze Episcopali circa l'ammissione in Seminario di candidati provenienti da altri Seminari o Famiglie religiose (8 marzo 1996).
37) Pastores dabo vobis, n. 42c: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 730.
(©L'Osservatore Romano - 31 ottobre 2008)
Đối thoại Liên Tôn Do Thái Giáo Công Giáo
Đỗ Hữu Nghiêm
09:22 10/11/2008
Đối thoại Liên Tôn Do Thái Giáo Công Giáo
Phỏng Vấn Viên Chức Trợ Tá Vatican về Tương quan Do Thái Giáo Công giáo
Rôma, 9/11/2008 (Zenit.org).- Một viên chức Vatican nói: Chìa khóa cho tiến bộ trong quan hệ Do thái Giáo Công giáo là đưa các thế hệ trẻ hơn vào cuộc. Cha Norbert Hofmann là thư ký của Ủy Ban Liên Lạc Tôn giáo Với Người Do Thái, trong Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Thống Nhất Kitô giáo.
Tháng này, tổ chức của Vatican sẽ tham dự cuộc họp tại Budapest, Hung Gia Lợi, phối hợp với Ủy Ban Do Thái Giáo Quốc Tế về Tham Vấn Liên Tôn. Cuộc họp trong các ngày 9-12/11/2008 sẽ suy nghĩ về “Xã Hội Tôn Giáo Và Dân Sự: Các Viễn Tượng Công giáo và Do Thái Giáo”
Đây là Hội Nghị quốc tế lần thứ hai diễn ra tại Đông Âu. Cuộc họp đầu tiên được nhóm tại Prague năm 1990, có mục đích đưa các thế hệ tương lai trẻ hơn nhập cuộc đối thoại liên tôn, và cổ vũ hợp tác giữa người Công giáo, Do Thái Giáo và Chính Thống Giáo.
Trả lới hãng thông tấn Vatican Zenith qua phái viên Viktoria Somogyi, cha Hoffmann chú giải về các mục tiêu của Hội Nghị và tình hình quan hệ Công giáo Do Thái Giáo.
Trong viện chuẩn bị cho hội nghị này, các ưu tiên được đặt ra là gì và tại sao tại Budapest?
Cha Hoffmann: Đây là lần thứ hai chúng ta tổ chức một hội nghị cấp cao tại Đông Âu. Năm 1990 đã có một cuộc họp tại Prague. Có một cộng đoàn Do Thái Lớn Lao tại Budapest, như thế cả hai nhóm đã cùng chọn với nhau.
Có một điều khác chúng ta đã làm để chuẩn bị cho cuộc họp. Trước khi họp, chúng tôi đã tiếp xúc với nhau vào một ngày cuối tuần với sáu thanh niên Do Thái giáo và sáu thanh niên Công giáo. Chúng tôi cùng nhau tới một Giáo đường Do Thái và một Thánh Đường Công Giáo để tham dự một Thánh Lễ Công giáo. Chúng muống dùng cách này để đưa các thế hệ tương lai dấn thân nhập cuộc.
Một lý do quan trong chọn Budapest cho hội nghị là xem cuộc đối thoại diễn tiến thế nào với người Do Thái trong bối cảnh này tại Đông Âu.
Chủ đề của Hội Nghị là “Xã Hội Tôn Giáo và Dân Sự: Viễn Tượng Công giáo và Do Thái Giáo”. Cha có thể tóm lược viễn tượng Công giáo về đề tài này không?
Cha Hofmann: Chúng ta là người có tôn giáo, vì thế đối với chúng ta trung tâm cuộc đối thoại là đức tin. Một khía cạnh của xã hội đương đại là vấn đề thế tục hóa tác động đến đời sống tôn giáo của người Do Thái Giáo cũng như người Công giáo. Làm sao chúng ta có thể ứng phó với thực kiện thế tục hóa này?
Rồi cũng cần đưa người Hồi Giáo dấn thân nhập cuộc. Năm kế, chúng tôi muốn tổ chức một cuộc họp có mặt cả người Hồi Giáo. Mỗi người vẫn giữ đạo của mình nhưng có thể liên hết tham gia cuộc đối thoại tôn giáo thực sự và đối diện với những thách thức của xã hội này.
Điểm đồng qui giữa hai bên là gì?
Cha Hofmann: Một điểm đồng qui là tầm quan trọng của tôn giáo và tìm ra căn tính của tôn giáo. Người Công giáo không nên phát triển căn tính của mình trong nhà mặc áo, mà đúng hơn phải vào trong đời sống xã hội và công cộng. Vì thế, người Do Thái và người Công giáo phải làm việc với nhau, chúng ta có quá nhiều giá trị chung. Chẳng hạn Thập Giới là một nền tảng chung.
Cũng có nhu cầu giúp người nghèo khó và những người sống bên lề xã hội. Có quả nhiều giá trị mà chúng ta có thể cùng nhau thực hiện với nhau?
Cha mong đợi gì cho biến cố này?
Cha Hofmann: Các điều mong ước nói chung là đào sâu tình thân hữu giữa người Công giáo và Do Thái giáo trên cấp quốc tế, xúc tiến và đào sâu đối thoại của chúng ta. Chẳng hạn một thầy thông giáo Rabbi lần đầu tiên phát biểu tại Rôma ở Thưọng Hội Đồng Các Giám Mục tại Rôma. Đối với tôi, Đó là một bước đi quan trọng
Chúng ta phải phát triển họat động này và đưa các thế hệ tương lai dấn thân nhập cuộc và cùng làm việc với nhau cả với các giáo hội Chính thống, vì họ có mặt trong các xứ Đông Âu
Chẳng hạn, lần đầu tiên một đại biểu của Tòa Giáo Phụ Constantinople của Giáo Hội Chính Thống sẽ tới. Chúng ta phải cộng tác mạnh mẽ hơn với Giáo Hội Chính Thống trong tưong lai. Vì thế, cả người Công giáo, Chính Thống và Do Thái cùng làm việc với nhau.
Thượng Hội Đồng Các Giám Mục Thế Giới về Lời Chúa vừa mới kết thúc. Cuộc đại hội này ảnh hưởng đến cuộc họp tại Hung Gia Lợi thề nào?
Cha Hofmann: Như Hồng Y [Walter] Kasper nói, Lời Chúa là Lời được Thiên Chúa mặc khải có tầm quan trọng cho cả người Do Thái và người Công giáo. Như thể, việc phát triển học hỏi Kinh Thánh nhiều hơn và tiếp xúc nhiều hơn với Kinh Thánh là điều quan trọng. Đầy là một điều quan trọng mà người Do Thái và Công giáo cần phát triển.
Đâu là những đặc điểm của cuộc đối thoại Do Thái Công giáo tại Đông Âu?.
Cha Hofmann: Ta hãy nói người Do Thái tại các xứ Đông Âu chịu nhiều đau khổ đặc biệt dưới chế độ Cộng Sản. Căn tính của họ đã tùy thuộc vào sự kiện lịch sử này. Bây giờ sau khi các xứ này được cởi mở, họ phải tìm được một căn tính mới
Chúng ta là người Công giáo cũng phải sống trong bối cảnh khác nhau này và đối thoại với người Do Thái.Nhưng đối với tôi, Hung Gia Lợi là một thí dụ. Thực sự, tại Budapest, người Do Thái và người Công giáo cùng hiện hữu với nhau. Chúng tôi muốn xem các quan hệ tại các xứ Đông Âu thế nào. Đó là lý do tại sao chúng tôi cũng đã mời Tổng Giám Mục Moscow. Sẽ có một giám mục từ Ba Lan và từ Belarus. Chúng tôi muốn xem xét chúng ta có thể có tiến bộ trong việc đối thọai tại các nước thuộc Đông Âu thế nào.
Phỏng Vấn Viên Chức Trợ Tá Vatican về Tương quan Do Thái Giáo Công giáo
Rôma, 9/11/2008 (Zenit.org).- Một viên chức Vatican nói: Chìa khóa cho tiến bộ trong quan hệ Do thái Giáo Công giáo là đưa các thế hệ trẻ hơn vào cuộc. Cha Norbert Hofmann là thư ký của Ủy Ban Liên Lạc Tôn giáo Với Người Do Thái, trong Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Thống Nhất Kitô giáo.
Tháng này, tổ chức của Vatican sẽ tham dự cuộc họp tại Budapest, Hung Gia Lợi, phối hợp với Ủy Ban Do Thái Giáo Quốc Tế về Tham Vấn Liên Tôn. Cuộc họp trong các ngày 9-12/11/2008 sẽ suy nghĩ về “Xã Hội Tôn Giáo Và Dân Sự: Các Viễn Tượng Công giáo và Do Thái Giáo”
Đây là Hội Nghị quốc tế lần thứ hai diễn ra tại Đông Âu. Cuộc họp đầu tiên được nhóm tại Prague năm 1990, có mục đích đưa các thế hệ tương lai trẻ hơn nhập cuộc đối thoại liên tôn, và cổ vũ hợp tác giữa người Công giáo, Do Thái Giáo và Chính Thống Giáo.
Trả lới hãng thông tấn Vatican Zenith qua phái viên Viktoria Somogyi, cha Hoffmann chú giải về các mục tiêu của Hội Nghị và tình hình quan hệ Công giáo Do Thái Giáo.
Trong viện chuẩn bị cho hội nghị này, các ưu tiên được đặt ra là gì và tại sao tại Budapest?
Cha Hoffmann: Đây là lần thứ hai chúng ta tổ chức một hội nghị cấp cao tại Đông Âu. Năm 1990 đã có một cuộc họp tại Prague. Có một cộng đoàn Do Thái Lớn Lao tại Budapest, như thế cả hai nhóm đã cùng chọn với nhau.
Có một điều khác chúng ta đã làm để chuẩn bị cho cuộc họp. Trước khi họp, chúng tôi đã tiếp xúc với nhau vào một ngày cuối tuần với sáu thanh niên Do Thái giáo và sáu thanh niên Công giáo. Chúng tôi cùng nhau tới một Giáo đường Do Thái và một Thánh Đường Công Giáo để tham dự một Thánh Lễ Công giáo. Chúng muống dùng cách này để đưa các thế hệ tương lai dấn thân nhập cuộc.
Một lý do quan trong chọn Budapest cho hội nghị là xem cuộc đối thoại diễn tiến thế nào với người Do Thái trong bối cảnh này tại Đông Âu.
Chủ đề của Hội Nghị là “Xã Hội Tôn Giáo và Dân Sự: Viễn Tượng Công giáo và Do Thái Giáo”. Cha có thể tóm lược viễn tượng Công giáo về đề tài này không?
Cha Hofmann: Chúng ta là người có tôn giáo, vì thế đối với chúng ta trung tâm cuộc đối thoại là đức tin. Một khía cạnh của xã hội đương đại là vấn đề thế tục hóa tác động đến đời sống tôn giáo của người Do Thái Giáo cũng như người Công giáo. Làm sao chúng ta có thể ứng phó với thực kiện thế tục hóa này?
Rồi cũng cần đưa người Hồi Giáo dấn thân nhập cuộc. Năm kế, chúng tôi muốn tổ chức một cuộc họp có mặt cả người Hồi Giáo. Mỗi người vẫn giữ đạo của mình nhưng có thể liên hết tham gia cuộc đối thoại tôn giáo thực sự và đối diện với những thách thức của xã hội này.
Điểm đồng qui giữa hai bên là gì?
Cha Hofmann: Một điểm đồng qui là tầm quan trọng của tôn giáo và tìm ra căn tính của tôn giáo. Người Công giáo không nên phát triển căn tính của mình trong nhà mặc áo, mà đúng hơn phải vào trong đời sống xã hội và công cộng. Vì thế, người Do Thái và người Công giáo phải làm việc với nhau, chúng ta có quá nhiều giá trị chung. Chẳng hạn Thập Giới là một nền tảng chung.
Cũng có nhu cầu giúp người nghèo khó và những người sống bên lề xã hội. Có quả nhiều giá trị mà chúng ta có thể cùng nhau thực hiện với nhau?
Cha mong đợi gì cho biến cố này?
Cha Hofmann: Các điều mong ước nói chung là đào sâu tình thân hữu giữa người Công giáo và Do Thái giáo trên cấp quốc tế, xúc tiến và đào sâu đối thoại của chúng ta. Chẳng hạn một thầy thông giáo Rabbi lần đầu tiên phát biểu tại Rôma ở Thưọng Hội Đồng Các Giám Mục tại Rôma. Đối với tôi, Đó là một bước đi quan trọng
Chúng ta phải phát triển họat động này và đưa các thế hệ tương lai dấn thân nhập cuộc và cùng làm việc với nhau cả với các giáo hội Chính thống, vì họ có mặt trong các xứ Đông Âu
Chẳng hạn, lần đầu tiên một đại biểu của Tòa Giáo Phụ Constantinople của Giáo Hội Chính Thống sẽ tới. Chúng ta phải cộng tác mạnh mẽ hơn với Giáo Hội Chính Thống trong tưong lai. Vì thế, cả người Công giáo, Chính Thống và Do Thái cùng làm việc với nhau.
Thượng Hội Đồng Các Giám Mục Thế Giới về Lời Chúa vừa mới kết thúc. Cuộc đại hội này ảnh hưởng đến cuộc họp tại Hung Gia Lợi thề nào?
Cha Hofmann: Như Hồng Y [Walter] Kasper nói, Lời Chúa là Lời được Thiên Chúa mặc khải có tầm quan trọng cho cả người Do Thái và người Công giáo. Như thể, việc phát triển học hỏi Kinh Thánh nhiều hơn và tiếp xúc nhiều hơn với Kinh Thánh là điều quan trọng. Đầy là một điều quan trọng mà người Do Thái và Công giáo cần phát triển.
Đâu là những đặc điểm của cuộc đối thoại Do Thái Công giáo tại Đông Âu?.
Cha Hofmann: Ta hãy nói người Do Thái tại các xứ Đông Âu chịu nhiều đau khổ đặc biệt dưới chế độ Cộng Sản. Căn tính của họ đã tùy thuộc vào sự kiện lịch sử này. Bây giờ sau khi các xứ này được cởi mở, họ phải tìm được một căn tính mới
Chúng ta là người Công giáo cũng phải sống trong bối cảnh khác nhau này và đối thoại với người Do Thái.Nhưng đối với tôi, Hung Gia Lợi là một thí dụ. Thực sự, tại Budapest, người Do Thái và người Công giáo cùng hiện hữu với nhau. Chúng tôi muốn xem các quan hệ tại các xứ Đông Âu thế nào. Đó là lý do tại sao chúng tôi cũng đã mời Tổng Giám Mục Moscow. Sẽ có một giám mục từ Ba Lan và từ Belarus. Chúng tôi muốn xem xét chúng ta có thể có tiến bộ trong việc đối thọai tại các nước thuộc Đông Âu thế nào.
Đức Thánh Cha kêu gọi mọi người phục hồi nền hòa bình tại Congo
Bùi Hữu Thư
14:32 10/11/2008
Đức Thánh Cha kêu gọi mọi người phục hồi nền hòa bình tại Congo
VATICAN CITY, Ngày 9, tháng 11, 2008 (Zenit.org).- ĐTC Benedict XVI kêu gọi mọi người có liên quan hãy phục hồi nền hòa bình và sự tôn trọng luật pháp và đời sống con người tại Congo.
Sau khi đọc Kinh Truyền Tin cùng với đám đông quy tụ tại quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC kêu gọi sự chú ý đến những tranh chấp liên tục đang xẩy ra tại miền Bắc Kivu của Congo.
Ngài than "Các cuộc đụng độ đẫm máu và bạo tàn có hệ thống đã gây ra và tiếp tục gây ra rất nhiều thương vong trong đám dân chúng vô tội. Sự tàn phá, cướp bóc và bạo hành đủ kiểu đã buộc muôn ngàn người phải bỏ lại đàng sau những sở hữu nhỏ nhoi của họ để sống còn.
"Con số người tị nạn được ước tính trên một triệu rưỡi."
ĐTC nói, "Tôi muốn bầy tỏ với tất vả mọi người về sự quan tâm của tôi, trong khi tôi khuyến khích và chúc lành cho những ai đang hoạt động để giảm thiểu sự đau khổ của họ, trong số này là các thừa tác viên mục vụ của Giáo Hội trong miền này. Với tất các các gia đình và những người thân yêu của họ, tôi gửi lời chia buồn và cam quyết là tôi sẽ cầu nguyện cho họ.”
ĐTC cũng kêu gọi ‘tất cả mọi người cùng hợp tác để phục hồi nền hòa bình, sự tôn trọng luật pháp và phẩm giá của tất cả mọi người tại miền đất đã bị tàn phá và chết chóc từ bao lâu."
Dân ti nạn Congo đang di tản |
Một trại tị nạn |
Một phụ nữ đèo con và vác 1 bị gạo 50 ký |
Những nụ cười khi lãnh thực phẩm cấp cứu |
Đức Thánh Cha nói, với tự do, Giáo Hội có thể sinh động
Bùi Hữu Thư
19:26 10/11/2008
Đức Thánh Cha nói, với tự do, Giáo Hội có thể sinh động
Ngài ngợi khen Đài Loan vì tôn trọng nhân quyền của phụ nữ
VATICAN CITY, ngày 10 tháng 10, 2008 (Zenit.org).- ĐTC Benedict XVI nói, các tổ chức tôn giáo đóng góp cho một xã hội công bình dựa trên nhân phẩm con người, và các quốc gia tôn trọng quyền tự do tôn giáo giúp Giáo Hội thực thi trách vụ này.
ĐTC khẳng định điều này khi ngài tiếp kiến ông Wang Larry Yu-yuan, tân đại sứ Đài Loan tại Tòa Thánh. Qua vị đại sứ, ĐTC gửi lời chào mừng đến tân Tổng Thống Đài Loan, ông Ying-jeou Ma, mới đắc cử tháng Ba vừa qua và là người Công Giáo đầu tiên giữ chức vụ này.
ĐTC khẳng định tinh thần tham gia của Đài Loan vào một “cộng đồng thế giới,” trong sự “quảng đại cung ứng những viện trợ và vật liệu cứu cấp khẩn cấp cho các nước nghèo hơn.”
Ngài thêm rằng người Công Giáo Đài Loan luôn “sốt sắng đóng góp phần vụ của họ trong việc xây dựng một xã hội nhân bản, công bằng, và được biểu hiệu bằng một ưu tư chân chính cho sự an vui của những thành phần yếu hèn trong cộng đồng. Một phần của sứ mệnh của Giáo Hội là chia sẻ ‘kỹ năng tinh thông về tình nhân loại’ với tất cả những ai đầy lòng thiện chí, hầu đóng góp cho sự yên vui của gia đình nhân loại.”
ĐTC Benedict XVI khen ngợi sự cam kết của chính phủ Đài Loan cho tự do tôn giáo, điều này giúp cho Giáo Hội “thực thi được sứ mệnh tình yêu và phục vụ, và có thể biểu lộ công khai trong việc thờ phượng và tuyên xưng Phúc Âm.”
Ngài bầy tỏ niềm hy vọng cho cuộc đối thoại liên tôn có kết quả, và được nuôi dưỡng bởi “sinh lực bền bỉ về tôn giáo và khả năng cải tiến giữa các dân tộc Á Châu”, cũng như ý thức về những mối liên kết được chia sẻ trong cùng một bản tính nhân loại giúp cho vượt trên được sự đa dạng về văn hóa.
ĐTC tiếp, “Một sự tăng trưởng về hiểu biết hỗ tương cung cấp một dịch vụ tối cần thiết cho xã hội bên ngoài. Khi làm nhân chứng cho sự thật về luân lý mà họ chia sẻ với tất cả mọi người nam hay nữ có thiện chí, các nhóm tôn giáo […] tác dụng được một ảnh hưởng tốt trên nền văn hóa rộng lớn."
ĐTC ủng hộ cho cuộc đối thoại để giải quyết “các tranh chấp đang đe dọa sự vững bền của thế giới.” Ngài tiếp, đặc biệt “Tòa Thánh hoan nghênh những phát triển tích cực mới đây trong mối tương quan giữa Đài Loan và Trung Quốc. […] Tòa Thánh ước muốn yểm trợ nỗ lực của các chính phủ để trở nên những nhà bênh vực mạnh mẽ cho phẩm giá con người và những nhà xây dựng hòa bình can đảm.”
Ông Wang Larry Yu-yuan, tân đại sứ Đài Loan tại Tòa Thánh trình Uỷ Nhiệm Thư lên ĐTC |
Bản đồ Đài Loan |
Tổng Thống Đài Loan Ying-jeou Ma |
Top Stories
Call on the Vietnamese Prime Minister to abolish the death penalty
Amnesty International
10:51 10/11/2008
Death penalty in Viet Nam – proposed reforms a welcome step towards abolition
LONDON - 10 November 2008 - A former treasurer of a local post office in the Bac Lieu province of Viet Nam is facing a death sentence on charges of embezzlement. Tang Thi Ba was sentenced to death on 29 May on for embezzling 15 billion Vietnamese dong (just over US$900,000). She had been arrested in December 2006 and admitted the charges in court.
The prosecutors sought a life sentence, but the court sentenced her to death because of the amount of money involved. On 29 August, the court of appeals upheld Tang Thi Ba’s death sentence. Her final recourse is now appealing to the President for commutation of the sentence.
The death penalty may be imposed for 29 offences in Viet Nam’s Penal Code. These offences include economic crimes, such as fraud, embezzlement, smuggling, counterfeiting and offering bribes; manufacturing, concealing and trafficking in narcotic substances.
According to media reports Viet Nam has executed at least three people this year, and at least 28 people have been sentenced to death. However, executions are rarely reported and the actual number is believed to be much higher. In 2007, more than 25 people were executed.
International standards for fair trial are not followed in practice in Viet Nam. Legal counsel is often assigned to defendants at the last minute, allowing little pre-trial preparation. The defence is not always allowed to call or question witnesses, and private consultation with counsel may be limited. In many cases, all the defence counsel can do is plead for clemency.
On 3 November, the government presented amendments on some clauses of the Penal Code. In the amended law, the government proposed to remove the death sentence on offences of embezzlement, bribery and production of fake goods (including fake food, medicine), amongst others, which would reduce the number of capital offences to 12.
According to the government, to fight against corruption effectively, it is important to combine and act on several measures simultaneously instead of meting out a death sentence.
Amnesty International is calling on the Vietnamese authorities to carry out the proposed reforms and introduce a moratorium on executions with a view to abolishing the death penalty
"Viet Nam abstained in December 2007 when the UN General Assembly (UNGA) adopted a resolution on a moratorium on the use of the death penalty," said Martin Macpherson from Amnesty International. "Amnesty International welcomed the fact that Viet Nam didn't vote against the resolution.
"The resolution expresses deep concern about the application of the death penalty. It calls on states that still maintain it to respect international safeguards guaranteeing the rights of those facing the death penalty, to reduce the number of offences for which the death penalty may be imposed and to establish a moratorium on executions with the view to abolishing the death penalty.
"A second resolution on a moratorium on the use of the death penalty will be introduced at this 63rd session. The resolution will be put to a vote at the Third Committee around 18 November. Amnesty International calls on Viet Nam to join with the majority of countries in the world in voting in favour of a moratorium."
LONDON - 10 November 2008 - A former treasurer of a local post office in the Bac Lieu province of Viet Nam is facing a death sentence on charges of embezzlement. Tang Thi Ba was sentenced to death on 29 May on for embezzling 15 billion Vietnamese dong (just over US$900,000). She had been arrested in December 2006 and admitted the charges in court.
The prosecutors sought a life sentence, but the court sentenced her to death because of the amount of money involved. On 29 August, the court of appeals upheld Tang Thi Ba’s death sentence. Her final recourse is now appealing to the President for commutation of the sentence.
The death penalty may be imposed for 29 offences in Viet Nam’s Penal Code. These offences include economic crimes, such as fraud, embezzlement, smuggling, counterfeiting and offering bribes; manufacturing, concealing and trafficking in narcotic substances.
According to media reports Viet Nam has executed at least three people this year, and at least 28 people have been sentenced to death. However, executions are rarely reported and the actual number is believed to be much higher. In 2007, more than 25 people were executed.
International standards for fair trial are not followed in practice in Viet Nam. Legal counsel is often assigned to defendants at the last minute, allowing little pre-trial preparation. The defence is not always allowed to call or question witnesses, and private consultation with counsel may be limited. In many cases, all the defence counsel can do is plead for clemency.
On 3 November, the government presented amendments on some clauses of the Penal Code. In the amended law, the government proposed to remove the death sentence on offences of embezzlement, bribery and production of fake goods (including fake food, medicine), amongst others, which would reduce the number of capital offences to 12.
According to the government, to fight against corruption effectively, it is important to combine and act on several measures simultaneously instead of meting out a death sentence.
Amnesty International is calling on the Vietnamese authorities to carry out the proposed reforms and introduce a moratorium on executions with a view to abolishing the death penalty
"Viet Nam abstained in December 2007 when the UN General Assembly (UNGA) adopted a resolution on a moratorium on the use of the death penalty," said Martin Macpherson from Amnesty International. "Amnesty International welcomed the fact that Viet Nam didn't vote against the resolution.
"The resolution expresses deep concern about the application of the death penalty. It calls on states that still maintain it to respect international safeguards guaranteeing the rights of those facing the death penalty, to reduce the number of offences for which the death penalty may be imposed and to establish a moratorium on executions with the view to abolishing the death penalty.
"A second resolution on a moratorium on the use of the death penalty will be introduced at this 63rd session. The resolution will be put to a vote at the Third Committee around 18 November. Amnesty International calls on Viet Nam to join with the majority of countries in the world in voting in favour of a moratorium."
Singapour: L’archidiocèse lance un réseau des catholiques dans le monde des affaires
Eglises d'Asie
11:19 10/11/2008
Singapour: L’archidiocèse lance un réseau des catholiques dans le monde des affaires
A Singapour comme ailleurs dans le monde, le développement des réseaux est à la mode. L’archidiocèse catholique de Singapour ne fait pas exception et, depuis longtemps déjà, existent des guildes pour les médecins, les infirmières ou encore les avocats catholiques de la cité-Etat. Rien n’avait été encore mis sur pied pour les catholiques dans le monde des affaires, un comble pour un territoire caractérisé par le primat donné à l’activité économique. Le 30 octobre dernier, ce vide a été comblé avec le lancement de CBN ou Catholic Business Network.
Dans les locaux d’un restaurant d’un grand hôtel de la ville, une centaine de catholiques actifs dans le monde des affaires avait répondu à l’appel. C’était plus du double escompté par les promoteurs de l’initiative, Ignatius Chew et Vivienne Lim, deux catholiques désireux de vivre leur foi au sein de leur milieu professionnel. Singapour compte 5 % de catholiques.
Ignatius Chew a expliqué que CBN avait deux objectifs: le premier est d’aider les entrepreneurs catholiques et les salariés qui travaillent pour eux « dans leur cheminement avec Dieu »; il s’agit de les encourager à « vivre les valeurs catholiques, en matière d’éthique et de moralité au travail ». Le deuxième objectif est d’inciter ces catholiques à « utiliser leurs talents et leurs ressources pour servir la communauté et aider ceux qui se trouvent dans la difficulté ». Dans les semaines qui ont précédé la création officielle de CBN, des rencontres avaient été organisées autour de thèmes tels que « Être catholique sur son lieu de travail »; 70 catholiques avaient répondu à l’appel, versant une cotisation annuelle dont le montant a été fixé à 50 dollars de Singapour (26 euros).
Mgr Nicholas Chia, archevêque de Singapour, était présent à la soirée de lancement de CBN le 30 octobre. Il a salué cette initiative lancée par des laïcs, expliquant qu’un tel réseau pouvait être profitable tant à la société qu’à l’Eglise. « Les gens aujourd’hui ont une approche consumériste des choses. Nous avons à cultiver une culture de la vocation. Nous sommes appelés par Dieu à faire usage des talents qui nous ont été confiés pour l’édification du royaume de Dieu », a développé l’archevêque.
Dans les mois qui viennent, CBN prévoit de compiler et de mettre sur Internet un annuaire des entreprises dirigées par des catholiques à Singapour, afin, notamment, d’aider les catholiques en recherche d’emploi à trouver ou retrouver un job à l’heure où la conjoncture économique se fait inquiétante.
(Source: Eglises d'Asie, 10 novembre 2008)
A Singapour comme ailleurs dans le monde, le développement des réseaux est à la mode. L’archidiocèse catholique de Singapour ne fait pas exception et, depuis longtemps déjà, existent des guildes pour les médecins, les infirmières ou encore les avocats catholiques de la cité-Etat. Rien n’avait été encore mis sur pied pour les catholiques dans le monde des affaires, un comble pour un territoire caractérisé par le primat donné à l’activité économique. Le 30 octobre dernier, ce vide a été comblé avec le lancement de CBN ou Catholic Business Network.
Dans les locaux d’un restaurant d’un grand hôtel de la ville, une centaine de catholiques actifs dans le monde des affaires avait répondu à l’appel. C’était plus du double escompté par les promoteurs de l’initiative, Ignatius Chew et Vivienne Lim, deux catholiques désireux de vivre leur foi au sein de leur milieu professionnel. Singapour compte 5 % de catholiques.
Ignatius Chew a expliqué que CBN avait deux objectifs: le premier est d’aider les entrepreneurs catholiques et les salariés qui travaillent pour eux « dans leur cheminement avec Dieu »; il s’agit de les encourager à « vivre les valeurs catholiques, en matière d’éthique et de moralité au travail ». Le deuxième objectif est d’inciter ces catholiques à « utiliser leurs talents et leurs ressources pour servir la communauté et aider ceux qui se trouvent dans la difficulté ». Dans les semaines qui ont précédé la création officielle de CBN, des rencontres avaient été organisées autour de thèmes tels que « Être catholique sur son lieu de travail »; 70 catholiques avaient répondu à l’appel, versant une cotisation annuelle dont le montant a été fixé à 50 dollars de Singapour (26 euros).
Mgr Nicholas Chia, archevêque de Singapour, était présent à la soirée de lancement de CBN le 30 octobre. Il a salué cette initiative lancée par des laïcs, expliquant qu’un tel réseau pouvait être profitable tant à la société qu’à l’Eglise. « Les gens aujourd’hui ont une approche consumériste des choses. Nous avons à cultiver une culture de la vocation. Nous sommes appelés par Dieu à faire usage des talents qui nous ont été confiés pour l’édification du royaume de Dieu », a développé l’archevêque.
Dans les mois qui viennent, CBN prévoit de compiler et de mettre sur Internet un annuaire des entreprises dirigées par des catholiques à Singapour, afin, notamment, d’aider les catholiques en recherche d’emploi à trouver ou retrouver un job à l’heure où la conjoncture économique se fait inquiétante.
(Source: Eglises d'Asie, 10 novembre 2008)
Vietnam: Dans le diocèse de Huê, une paroisse et son curé entrent en conflit avec les autorités locales
Eglises d'Asie
11:20 10/11/2008
Vietnam: Dans le diocèse de Huê, une paroisse et son curé entrent en conflit avec les autorités locales
Dans la clairière d’une forêt clairsemée, un autel de ciment surmonté d’une croix haute de 3 m 70 est posé sur un podium de pierres. Tout autour, sous des tentes de toile dressées sous les arbres, des membres des forces de l’ordre semblent faire le siège d’une forteresse invisible. Tel est l’étrange spectacle que l’on peut contempler sur le territoire de la paroisse de An Bang, dans le diocèse de Huê. Voilà quelque temps que les autorités civiles accusent la paroisse et son curé, le P. Nguyen Huu Giai, d’occuper illégalement une parcelle de la forêt domaniale. Ces jours derniers, la campagne d’accusations a redoublé d’intensité. Elle est relayée par la télévision de Huê, une radio locale et par un réseau de haut-parleurs disposés sur tout le territoire de la commune.
C’est au mois de mai dernier que les fidèles de An Bang ont élevé ce sanctuaire sur un terrain isolé de 600 m² offert à la paroisse par une ancienne paroissienne vivant aujourd’hui aux Etats-Unis. Cependant, la coutume de se rassembler en ce lieu pour prier date des années 1960, bien avant la prise de pouvoir des communistes. L’année dernière, une requête avait été envoyée aux autorités locales, demandant l’autorisation d’y élever un autel, une croix et une statue du Sacré-Cœur, ce qui permettrait aux fidèles trop âgés pour aller jusqu’à l’église de venir s’y recueillir. La lettre fut renvoyée aux expéditeurs sans commentaire. Cependant, lorsque les travaux furent entamés, les autorités firent savoir que, si les paroissiens avaient besoin d’un endroit de culte, ils devaient adresser une pétition aux autorités locales.
Après avoir d’abord condamné la paroisse à une amende de 300 000 dongs (14 euros) pour constructions illégales, le 16 septembre dernier, les autorités du district ont demandé au P. Nguyên Huu Giai de détruire tout ce qui avait été édifié. Le pouvoir local affirmait que le terrain considéré par les catholiques comme leur propriété était situé à l’intérieur d’une zone forestière protégée en vue d’éviter l’érosion des sols. Les fidèles, de leur côté, affirment que le terrain a toujours été cultivé depuis 1945.
Depuis le 26 septembre, des forces de police sont installées autour du sanctuaire, sous des tentes, pour surveiller les lieux. Les visiteurs étrangers à la région sont dissuadés de s’approcher de l’autel et de parler avec la population locale. Les haut-parleurs diffusent sans discontinuer leurs accusations contre la paroisse, en même temps que le contenu de la politique gouvernementale en matière de religion et de terrain.
Dans son journal, dont certaines parties sont diffusées sur Internet, le curé de An Bang décrit l’évolution de la campagne des autorités au cours de ces derniers jours. De nouveaux textes sont diffusés chaque jour par les médias locaux tandis que les cadres spécialisés entreprennent un certain nombre de démarches dont le but principal est de dissuader la population de soutenir son curé, de participer aux rassemblements de prières et de réagir en cas d’intervention violente des autorités. Pour cela, les cadres vont directement visiter les familles chrétiennes de la région. Certains fidèles sont appelés pour interrogatoire. Des lettres personnelles sont envoyées aux catholiques de la paroisse et des paroisses environnantes, ainsi qu’aux communautés religieuses.
Malgré la surveillance policière, nombreux toutefois sont les catholiques qui viennent prier devant la croix. Beaucoup d’entre eux récitent le rosaire pour que le gouvernement ne détruise pas ce lieu de culte.
(Source: Eglises d'Asie, 10 novembre 2008)
Dans la clairière d’une forêt clairsemée, un autel de ciment surmonté d’une croix haute de 3 m 70 est posé sur un podium de pierres. Tout autour, sous des tentes de toile dressées sous les arbres, des membres des forces de l’ordre semblent faire le siège d’une forteresse invisible. Tel est l’étrange spectacle que l’on peut contempler sur le territoire de la paroisse de An Bang, dans le diocèse de Huê. Voilà quelque temps que les autorités civiles accusent la paroisse et son curé, le P. Nguyen Huu Giai, d’occuper illégalement une parcelle de la forêt domaniale. Ces jours derniers, la campagne d’accusations a redoublé d’intensité. Elle est relayée par la télévision de Huê, une radio locale et par un réseau de haut-parleurs disposés sur tout le territoire de la commune.
C’est au mois de mai dernier que les fidèles de An Bang ont élevé ce sanctuaire sur un terrain isolé de 600 m² offert à la paroisse par une ancienne paroissienne vivant aujourd’hui aux Etats-Unis. Cependant, la coutume de se rassembler en ce lieu pour prier date des années 1960, bien avant la prise de pouvoir des communistes. L’année dernière, une requête avait été envoyée aux autorités locales, demandant l’autorisation d’y élever un autel, une croix et une statue du Sacré-Cœur, ce qui permettrait aux fidèles trop âgés pour aller jusqu’à l’église de venir s’y recueillir. La lettre fut renvoyée aux expéditeurs sans commentaire. Cependant, lorsque les travaux furent entamés, les autorités firent savoir que, si les paroissiens avaient besoin d’un endroit de culte, ils devaient adresser une pétition aux autorités locales.
Après avoir d’abord condamné la paroisse à une amende de 300 000 dongs (14 euros) pour constructions illégales, le 16 septembre dernier, les autorités du district ont demandé au P. Nguyên Huu Giai de détruire tout ce qui avait été édifié. Le pouvoir local affirmait que le terrain considéré par les catholiques comme leur propriété était situé à l’intérieur d’une zone forestière protégée en vue d’éviter l’érosion des sols. Les fidèles, de leur côté, affirment que le terrain a toujours été cultivé depuis 1945.
Depuis le 26 septembre, des forces de police sont installées autour du sanctuaire, sous des tentes, pour surveiller les lieux. Les visiteurs étrangers à la région sont dissuadés de s’approcher de l’autel et de parler avec la population locale. Les haut-parleurs diffusent sans discontinuer leurs accusations contre la paroisse, en même temps que le contenu de la politique gouvernementale en matière de religion et de terrain.
Dans son journal, dont certaines parties sont diffusées sur Internet, le curé de An Bang décrit l’évolution de la campagne des autorités au cours de ces derniers jours. De nouveaux textes sont diffusés chaque jour par les médias locaux tandis que les cadres spécialisés entreprennent un certain nombre de démarches dont le but principal est de dissuader la population de soutenir son curé, de participer aux rassemblements de prières et de réagir en cas d’intervention violente des autorités. Pour cela, les cadres vont directement visiter les familles chrétiennes de la région. Certains fidèles sont appelés pour interrogatoire. Des lettres personnelles sont envoyées aux catholiques de la paroisse et des paroisses environnantes, ainsi qu’aux communautés religieuses.
Malgré la surveillance policière, nombreux toutefois sont les catholiques qui viennent prier devant la croix. Beaucoup d’entre eux récitent le rosaire pour que le gouvernement ne détruise pas ce lieu de culte.
(Source: Eglises d'Asie, 10 novembre 2008)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khẩu hiệu của Đức tân Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm: “Hãy theo Thầy”
LM Phêrô Nguyễm Văn Khảm
09:28 10/11/2008
Khẩu hiệu của Đức tân Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm: “Hãy theo Thầy”
Khi được hỏi về việc chọn một lời Thánh Kinh làm châm ngôn cho đời giám mục của mình, lập tức tôi nhớ lại bài giảng của Đức Hồng y Joseph Ratzinger, tức là Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI hiện nay, trong Thánh Lễ an táng Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Bài giảng hôm ấy được gợi hứng từ Tin Mừng Ga 21,15-19, và tập trung vào lời Chúa Giêsu nói với Phêrô, cũng là thánh bổn mạng của tôi: “Hãy theo Thầy” (21,19).
“Hãy theo Thầy” là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời Đức cố Giáo hoàng, từ khi làm linh mục giữa thời chiến tranh đến khi lên ngôi giáo hoàng trong sự ngỡ ngàng của toàn thế giới, và cả đến khi tuổi già sức yếu, không cất nổi bàn tay ban phép lành cho dân chúng. Dù cuộc đời có trải qua những bước thăng trầm nào chăng nữa, vẫn chỉ là những bước theo Thầy. Dù trong âm thầm tĩnh lặng của giờ cầu nguyện hay giữa tiếng ồn ào của thế giới truyền thông, vẫn chỉ là những bước theo Thầy. Dù trong vinh quang của một nhà lãnh đạo được mọi người ca tụng hay trong nỗi cô độc trên giường bệnh, vẫn chỉ là những bước theo Thầy. Và tôi không ngần ngại chọn lời Thánh Kinh đó làm châm ngôn nhắc nhớ chính mình: “Hãy theo Thầy”.
“Hãy theo Thầy” là lời nhắc nhớ rằng dù làm linh mục hay làm giám mục, vẫn chỉ là một tiếng gọi mà thôi, có chăng là tiếng gọi ấy thôi thúc hơn và mạnh mẽ hơn.
“Hãy theo Thầy” là lời nhắc nhớ rằng điều quan trọng trong đời dâng hiến không phải là đi đâu và làm gì, mà là đi với ai. Đi theo Thầy Giêsu thì dù làm gì và ở đâu cũng là đi trên đường sự thật và là đường dẫn đến sự sống.
“Hãy theo Thầy” là lời nhắc nhớ rằng muốn làm người lãnh đạo thì trước hết phải làm môn đệ, và càng sống tư cách môn đệ tốt bao nhiêu thì càng có hi vọng lãnh đạo tốt bấy nhiêu.
Cũng vì thế, khi được hỏi là chọn huy hiệu như thế nào, tôi nghĩ ngay đến logo của Trung tâm Mục vụ Giáo phận, nơi từ đó tôi được gọi làm giám mục, cũng là logo diễn tả tâm niệm của anh em chúng tôi khi cùng nhau làm việc ở đây. Logo đó làm thành bởi hai chữ M và V (Mục Vụ), được trình bày như hai trái tim đan quyện vào nhau, và ở giữa lòng hai trái tim là Thánh giá, Tình yêu Giêsu.
Trong truyền thống Đông phương và chắc chắn cũng rất gần với truyền thống Thánh Kinh, theo Thầy không chỉ là theo bằng trí mà là theo bằng tâm; cho nên theo Thầy là để tâm mình gắn bó với tâm của Thầy, để mang trong lòng mình những tâm tư của Thầy (x. Pl 2,5). Lại chẳng phải là là cốt lõi của mục vụ đó sao? Làm mục vụ trước hết là để tâm của mình đan kết với tâm của Chúa, nhờ đó mới có thể đến với anh chị em mình bằng tâm tư của Chúa, và mới sống trọn nghĩa của đức ái mục tử: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12).
Chọn lựa châm ngôn và huy hiệu như thế vừa diễn tả điều vốn đã được ấp ủ từ lâu, vừa là ý thức về con đường phải đi tới và đi hoài. Dù con đường đó có êm xuôi hay trắc trở thế nào chăng nữa thì có điều chắc chắn là tôi không đi một mình, nhưng có rất nhiều anh chị em cùng đi, và điều quan trọng nhất là có Chúa cùng đi.
Khi được hỏi về việc chọn một lời Thánh Kinh làm châm ngôn cho đời giám mục của mình, lập tức tôi nhớ lại bài giảng của Đức Hồng y Joseph Ratzinger, tức là Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI hiện nay, trong Thánh Lễ an táng Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Bài giảng hôm ấy được gợi hứng từ Tin Mừng Ga 21,15-19, và tập trung vào lời Chúa Giêsu nói với Phêrô, cũng là thánh bổn mạng của tôi: “Hãy theo Thầy” (21,19).
“Hãy theo Thầy” là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời Đức cố Giáo hoàng, từ khi làm linh mục giữa thời chiến tranh đến khi lên ngôi giáo hoàng trong sự ngỡ ngàng của toàn thế giới, và cả đến khi tuổi già sức yếu, không cất nổi bàn tay ban phép lành cho dân chúng. Dù cuộc đời có trải qua những bước thăng trầm nào chăng nữa, vẫn chỉ là những bước theo Thầy. Dù trong âm thầm tĩnh lặng của giờ cầu nguyện hay giữa tiếng ồn ào của thế giới truyền thông, vẫn chỉ là những bước theo Thầy. Dù trong vinh quang của một nhà lãnh đạo được mọi người ca tụng hay trong nỗi cô độc trên giường bệnh, vẫn chỉ là những bước theo Thầy. Và tôi không ngần ngại chọn lời Thánh Kinh đó làm châm ngôn nhắc nhớ chính mình: “Hãy theo Thầy”.
“Hãy theo Thầy” là lời nhắc nhớ rằng dù làm linh mục hay làm giám mục, vẫn chỉ là một tiếng gọi mà thôi, có chăng là tiếng gọi ấy thôi thúc hơn và mạnh mẽ hơn.
“Hãy theo Thầy” là lời nhắc nhớ rằng điều quan trọng trong đời dâng hiến không phải là đi đâu và làm gì, mà là đi với ai. Đi theo Thầy Giêsu thì dù làm gì và ở đâu cũng là đi trên đường sự thật và là đường dẫn đến sự sống.
“Hãy theo Thầy” là lời nhắc nhớ rằng muốn làm người lãnh đạo thì trước hết phải làm môn đệ, và càng sống tư cách môn đệ tốt bao nhiêu thì càng có hi vọng lãnh đạo tốt bấy nhiêu.
Cũng vì thế, khi được hỏi là chọn huy hiệu như thế nào, tôi nghĩ ngay đến logo của Trung tâm Mục vụ Giáo phận, nơi từ đó tôi được gọi làm giám mục, cũng là logo diễn tả tâm niệm của anh em chúng tôi khi cùng nhau làm việc ở đây. Logo đó làm thành bởi hai chữ M và V (Mục Vụ), được trình bày như hai trái tim đan quyện vào nhau, và ở giữa lòng hai trái tim là Thánh giá, Tình yêu Giêsu.
Trong truyền thống Đông phương và chắc chắn cũng rất gần với truyền thống Thánh Kinh, theo Thầy không chỉ là theo bằng trí mà là theo bằng tâm; cho nên theo Thầy là để tâm mình gắn bó với tâm của Thầy, để mang trong lòng mình những tâm tư của Thầy (x. Pl 2,5). Lại chẳng phải là là cốt lõi của mục vụ đó sao? Làm mục vụ trước hết là để tâm của mình đan kết với tâm của Chúa, nhờ đó mới có thể đến với anh chị em mình bằng tâm tư của Chúa, và mới sống trọn nghĩa của đức ái mục tử: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12).
Chọn lựa châm ngôn và huy hiệu như thế vừa diễn tả điều vốn đã được ấp ủ từ lâu, vừa là ý thức về con đường phải đi tới và đi hoài. Dù con đường đó có êm xuôi hay trắc trở thế nào chăng nữa thì có điều chắc chắn là tôi không đi một mình, nhưng có rất nhiều anh chị em cùng đi, và điều quan trọng nhất là có Chúa cùng đi.
Sinh viên Công Giáo Huế hứa lần chuỗi mỗi ngày để cầu nguyện với Giáo Hội
Phêrô Nguyễn Ngọc Giáo
11:55 10/11/2008
Huế, Việt Nam ( ngày 10- 11-2008)- Các sinh viên Công Giáo Việt Nam đang theo học tại các trường Đại học và Cao đẳng ở Huế, đã có ngày gặp mặt đầu niên khoá 2008-2009. Họ hứa sẽ trung thành lần chuỗi bằng mười kinh Kính Mừng mỗi ngày, để cầu nguyện cho Giáo hội, Gia đình và Bản thân.
Tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Huế, 800 sinh viên cùng nắm tay nhau, nhảy múa với Đức Tổng giám mục Huế quanh lễ đài Đức Mẹ La Vang, các sinh viên đặt tượng Đức Mẹ chính giữa phòng hội sau khi họ đã sốt sắng tham dự Thánh lễ chúa nhật 9-11-2008.
Đức Cha Têphanô Nguyễn Như Thể nói: ’’ Đức Mẹ là người Trinh Nữ lắng nghe Lời Chúa để đem ra thực hành. Cuộc đời sinh viên, chúng con hãy biết noi gương Mẹ đến với Chúa qua tràng chuỗi Mân Côi’’.
Ngay sau đó, hàng trăm cánh tay tình nguyện đưa lên cao, hứa với Đức Mẹ mỗi ngày lần 10 kinh Kính Mừng, để cầu cho Giáo hội, gia đình và bản thân sinh viên công giáo, khi trong đời sống hằng ngày họ phải đương đầu với mọi sự dữ như gian lận trong thi cử, sống thử, phá thai, bè phái, chia rẽ Giáo Hội, đánh mất niềm tin vào Tôn giáo.
Thế giới hôm nay, tuy dành nhiều tiện nghi cho người trẻ. Linh mục An tôn Nguyễn Văn Tuyến nói:’’ đời sống xa nhà, nếp sống phòng trọ thường đặt viên trước nhiều nguy cơ, cạm bẩy và tội lỗi, nhưng các linh mục vẫn còn nghe được tiếng nói của họ trong toà giải tội. Đó là tiếng lương tâm, thao thức và khác vọng Chúa của người trẻ hôm nay vẫn còn’’.
Chủ đề của ngày sinh viên công giáo Huế năm nay là’’ Họ tin vào Kinh Thánh và Lời Đức Giêsu đã nói’’ (Ga 2, 22). Ngoài Thánh lễ, Văn nghệ, cầu nguyện bên Mẹ, họ cùng với cha An tôn Tuyến, cha An tôn Nguyễn Ngọc Hà và một linh mục dòng thánh tâm Huế vừa du học từ Philippine, chia thành 3 cụm để sinh hoạt và cơm tối theo từng nhóm.
Cha Tuyến, 62 tuổi, đặc trách sinh viên Công giáo Huế cho biết, do nhu cầu tâm linh và và ao ước tìm bạn để kết nghĩa thân tình khi phải sống xa nhà, niên khoá 2008- 2009, Sinh viên Công giáo Huế chia thành 3 cụm, họ sẽ học Lời Chúa, chia sẻ Tin mừng trong môi trường họ đang sống và cùng nhau cầu nguyện bằng tràng chuỗi 10 kinh.
Quyết tâm yêu mến Đức Mẹ, Ngô Thị Thanh, sinh viên năm 2, Đại học ngoại ngữ Huế, đến từ Thanh Hoá nói: ‘’mỗi ngày em nguyện dâng lên Mẹ mười kinh Kinh Mừng để nhớ đến Giáo hội, cầu nguyện cho cha mẹ và giúp nhau sống đạo tốt. Em quyết tâm làm được điều đó’’.
Tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Huế, 800 sinh viên cùng nắm tay nhau, nhảy múa với Đức Tổng giám mục Huế quanh lễ đài Đức Mẹ La Vang, các sinh viên đặt tượng Đức Mẹ chính giữa phòng hội sau khi họ đã sốt sắng tham dự Thánh lễ chúa nhật 9-11-2008.
Đức Cha Têphanô Nguyễn Như Thể nói: ’’ Đức Mẹ là người Trinh Nữ lắng nghe Lời Chúa để đem ra thực hành. Cuộc đời sinh viên, chúng con hãy biết noi gương Mẹ đến với Chúa qua tràng chuỗi Mân Côi’’.
Ngay sau đó, hàng trăm cánh tay tình nguyện đưa lên cao, hứa với Đức Mẹ mỗi ngày lần 10 kinh Kính Mừng, để cầu cho Giáo hội, gia đình và bản thân sinh viên công giáo, khi trong đời sống hằng ngày họ phải đương đầu với mọi sự dữ như gian lận trong thi cử, sống thử, phá thai, bè phái, chia rẽ Giáo Hội, đánh mất niềm tin vào Tôn giáo.
Thế giới hôm nay, tuy dành nhiều tiện nghi cho người trẻ. Linh mục An tôn Nguyễn Văn Tuyến nói:’’ đời sống xa nhà, nếp sống phòng trọ thường đặt viên trước nhiều nguy cơ, cạm bẩy và tội lỗi, nhưng các linh mục vẫn còn nghe được tiếng nói của họ trong toà giải tội. Đó là tiếng lương tâm, thao thức và khác vọng Chúa của người trẻ hôm nay vẫn còn’’.
Chủ đề của ngày sinh viên công giáo Huế năm nay là’’ Họ tin vào Kinh Thánh và Lời Đức Giêsu đã nói’’ (Ga 2, 22). Ngoài Thánh lễ, Văn nghệ, cầu nguyện bên Mẹ, họ cùng với cha An tôn Tuyến, cha An tôn Nguyễn Ngọc Hà và một linh mục dòng thánh tâm Huế vừa du học từ Philippine, chia thành 3 cụm để sinh hoạt và cơm tối theo từng nhóm.
Cha Tuyến, 62 tuổi, đặc trách sinh viên Công giáo Huế cho biết, do nhu cầu tâm linh và và ao ước tìm bạn để kết nghĩa thân tình khi phải sống xa nhà, niên khoá 2008- 2009, Sinh viên Công giáo Huế chia thành 3 cụm, họ sẽ học Lời Chúa, chia sẻ Tin mừng trong môi trường họ đang sống và cùng nhau cầu nguyện bằng tràng chuỗi 10 kinh.
Quyết tâm yêu mến Đức Mẹ, Ngô Thị Thanh, sinh viên năm 2, Đại học ngoại ngữ Huế, đến từ Thanh Hoá nói: ‘’mỗi ngày em nguyện dâng lên Mẹ mười kinh Kinh Mừng để nhớ đến Giáo hội, cầu nguyện cho cha mẹ và giúp nhau sống đạo tốt. Em quyết tâm làm được điều đó’’.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thư Giám mục GP Thái Bình gửi Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
+GM F.X. Nguyễn Văn Sang
14:46 10/11/2008
Thư Giám mục GP Thái Bình gửi Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
Roma, ngày 10.11.2008
Thưa Đức Tổng, qua tin tức báo chí bên này nơi con đang hành hương Tạ ơn; con được biết: trận lũ lụt lớn xảy ra tại thủ đô Hà Nội. Nhân danh là giám mục phụ tá Hà nội cũ, và cũng là thuộc tổng giám phận Hà Nội, con xin gửi đến Đức Tổng lời chia buồn, hiệp thông chân thành.
Con cũng xin nhờ Đức Tổng gửi tới các linh mục, nam nữ tu sỹ, giáo dân lời chia buồn cảm thông trong Chúa Kitô và Mẹ Maria. Đức Tổng đã qua một thời gian sóng gió, nay lại có nỗi đau của con chiên Hà Nội, chắc là sự thử thách của Thiên Chúa gửi đến để Đức Tổng và Giáo phận lập thêm nhiều công phúc.
Đọc được thư Đức Tổng kêu gọi, con đã ra lệnh cho cha Tổng đại diện Thái Bình lấy qũy nhỏ bé của giáo phận và số tiền sẽ quyên góp của cộng đồng dân Chúa Thái Bình gửi đến để đóng góp phần nhỏ bé vào việc cứu trợ; xin Đức Tổng đón nhận.
Để kết thúc, con xin hiệp thông và cho con gửi lời chia buồn, hiệp thông với toàn thể cộng đồng dân Chúa, nhất là anh chị em giáo hữu thủ đô Hà Nội, những người bị nạn, thiệt hại cơn lụt lội, không phân biết lương giáo. Con sẽ cầu nguyện và nhắc nhớ toàn thể giáo phận Thái Bình cầu nguyện cách riêng cho Đức Tổng và toàn thể giáo phận Hà Nội.
Kính mến,
+ GM F.X. Nguyễn Văn Sang
Giám Mục Giáo Phận Thái Bình
Roma, ngày 10.11.2008
Thưa Đức Tổng, qua tin tức báo chí bên này nơi con đang hành hương Tạ ơn; con được biết: trận lũ lụt lớn xảy ra tại thủ đô Hà Nội. Nhân danh là giám mục phụ tá Hà nội cũ, và cũng là thuộc tổng giám phận Hà Nội, con xin gửi đến Đức Tổng lời chia buồn, hiệp thông chân thành.
Con cũng xin nhờ Đức Tổng gửi tới các linh mục, nam nữ tu sỹ, giáo dân lời chia buồn cảm thông trong Chúa Kitô và Mẹ Maria. Đức Tổng đã qua một thời gian sóng gió, nay lại có nỗi đau của con chiên Hà Nội, chắc là sự thử thách của Thiên Chúa gửi đến để Đức Tổng và Giáo phận lập thêm nhiều công phúc.
Đọc được thư Đức Tổng kêu gọi, con đã ra lệnh cho cha Tổng đại diện Thái Bình lấy qũy nhỏ bé của giáo phận và số tiền sẽ quyên góp của cộng đồng dân Chúa Thái Bình gửi đến để đóng góp phần nhỏ bé vào việc cứu trợ; xin Đức Tổng đón nhận.
Để kết thúc, con xin hiệp thông và cho con gửi lời chia buồn, hiệp thông với toàn thể cộng đồng dân Chúa, nhất là anh chị em giáo hữu thủ đô Hà Nội, những người bị nạn, thiệt hại cơn lụt lội, không phân biết lương giáo. Con sẽ cầu nguyện và nhắc nhớ toàn thể giáo phận Thái Bình cầu nguyện cách riêng cho Đức Tổng và toàn thể giáo phận Hà Nội.
Kính mến,
+ GM F.X. Nguyễn Văn Sang
Giám Mục Giáo Phận Thái Bình
Giáo xứ Thái Hà kính mời tham dự buổi cầu nguyện cho nạn nhân lũ lụt
LM. Phêrô Nguyễ Văn Khải, CSSR
22:09 10/11/2008
Kính mời tham dự buổi cầu nguyện cho nạn nhân lũ lụt
TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI
Giáo xứ Thái Hà-DCCT Hà Nội
180/2 Nguyễn Lương Bằng,
Đống Đa, Hà Nội
Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2008
THÔNG BÁO: MỜI THAM DỰ CẦU NGUYỆN CHO NẠN NHÂN LŨ LỤT
Kính gửi: Quý ông bà anh chị em
Kính thưa quý ông bà anh chị em
Những ngày cuối tháng 10 và đầu tháng 11 vừa qua lũ lụt đã xảy ra khắp các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ, đặc biệt là tại Hà Nội, gây thiệt hại vô cùng to lớn về nhân mạng và tài sản.
Theo hãng thông tấn Reuters, tính đến ngày thứ sáu 07/11/2008 đã có 93 người bị thiệt mạng, trong đó có 22 người Hà Nội. Trong khi đó, hàng trăm nghìn héc-ta hoa mầu bị phá hủy, hàng trăm nghìn ngôi nhà bị hư hại, hàng nghìn héc-ta ao đầm nuôi thủy sản bị mất trắng, hàng nghìn gia súc gia cầm bị chết hoặc thất lạc, hàng trăm nghìn tấn lúa thóc và các lọai tài sản khác của người dân bị hư họai,. ..
Để bày tỏ tình yêu thương liên đới và chia sẻ với các nạn nhân và để nhắc nhở chính mình cần phải tỉnh thức trước thiên tai và nhân tai,
Giáo xứ Thái Hà sẽ tổ chức một buổi cầu nguyện cho các nạn nhân lũ lụt
vào hồi 18 giờ thứ sáu, 14/11/2008, tại nhà thờ Thái Hà, 180/2 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội.
Chương trình gồm có phần thông tin, cầu nguyện và dâng lễ.
Phần thông tin: Sẽ có nạn nhân từ một số vùng lũ lụt đến chia sẻ; sẽ chiếu hình ảnh lũ lụt, đặc biệt là hình ảnh một số xứ đạo bị nặng và việc cứu trợ các nạn nhân của giới Công giáo.
Phần cầu nguyện: Sẽ thắp hương tưởng niệm trước di ảnh của một số người bị thiệt mạng và cầu xin Chúa ban cho các nạn nhân này được hưởng phúc thiên đàng.
Phần dâng lễ: Những người tham dự tùy nghi xếp hàng đi lên đặt trước bàn thờ phần tiền bạc hoặc đồ vật của mình để chia sẻ cho các nạn nhân lũ lụt.
Kính mời quý ông bà anh chị em tham dự buổi cầu nguyện cho các nạn nhân này.
Kính xin quý ông bà anh chị em là giáo dân mời cả những người ngoài Kitô giáo tham dự, đặc biệt là thân nhân của các nạn nhân bị thiệt mạng vì lũ lụt.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn quý ông bà anh chị em.
Nguyện xin Chúa Cứu Thế, qua lời cầu bầu của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, ban muôn phúc lành xuống cho quý ông bà anh chị em.
Thay mặt cha Bề trên-Chính xứ Thái Hà
Lm Phêrô Nguyễn Văn Khải CSSR
TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI
Giáo xứ Thái Hà-DCCT Hà Nội
180/2 Nguyễn Lương Bằng,
Đống Đa, Hà Nội
Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2008
THÔNG BÁO: MỜI THAM DỰ CẦU NGUYỆN CHO NẠN NHÂN LŨ LỤT
Kính gửi: Quý ông bà anh chị em
Kính thưa quý ông bà anh chị em
Những ngày cuối tháng 10 và đầu tháng 11 vừa qua lũ lụt đã xảy ra khắp các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ, đặc biệt là tại Hà Nội, gây thiệt hại vô cùng to lớn về nhân mạng và tài sản.
Theo hãng thông tấn Reuters, tính đến ngày thứ sáu 07/11/2008 đã có 93 người bị thiệt mạng, trong đó có 22 người Hà Nội. Trong khi đó, hàng trăm nghìn héc-ta hoa mầu bị phá hủy, hàng trăm nghìn ngôi nhà bị hư hại, hàng nghìn héc-ta ao đầm nuôi thủy sản bị mất trắng, hàng nghìn gia súc gia cầm bị chết hoặc thất lạc, hàng trăm nghìn tấn lúa thóc và các lọai tài sản khác của người dân bị hư họai,. ..
Để bày tỏ tình yêu thương liên đới và chia sẻ với các nạn nhân và để nhắc nhở chính mình cần phải tỉnh thức trước thiên tai và nhân tai,
Giáo xứ Thái Hà sẽ tổ chức một buổi cầu nguyện cho các nạn nhân lũ lụt
vào hồi 18 giờ thứ sáu, 14/11/2008, tại nhà thờ Thái Hà, 180/2 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội.
Chương trình gồm có phần thông tin, cầu nguyện và dâng lễ.
Phần thông tin: Sẽ có nạn nhân từ một số vùng lũ lụt đến chia sẻ; sẽ chiếu hình ảnh lũ lụt, đặc biệt là hình ảnh một số xứ đạo bị nặng và việc cứu trợ các nạn nhân của giới Công giáo.
Phần cầu nguyện: Sẽ thắp hương tưởng niệm trước di ảnh của một số người bị thiệt mạng và cầu xin Chúa ban cho các nạn nhân này được hưởng phúc thiên đàng.
Phần dâng lễ: Những người tham dự tùy nghi xếp hàng đi lên đặt trước bàn thờ phần tiền bạc hoặc đồ vật của mình để chia sẻ cho các nạn nhân lũ lụt.
Kính mời quý ông bà anh chị em tham dự buổi cầu nguyện cho các nạn nhân này.
Kính xin quý ông bà anh chị em là giáo dân mời cả những người ngoài Kitô giáo tham dự, đặc biệt là thân nhân của các nạn nhân bị thiệt mạng vì lũ lụt.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn quý ông bà anh chị em.
Nguyện xin Chúa Cứu Thế, qua lời cầu bầu của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, ban muôn phúc lành xuống cho quý ông bà anh chị em.
Thay mặt cha Bề trên-Chính xứ Thái Hà
Lm Phêrô Nguyễn Văn Khải CSSR
Phiếm: Đả Đảo Google với Yahoo!
Đinh Tấn Lực
22:31 10/11/2008
Đả Đảo Google với Yahoo!
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Xóa Đói + Giảm Nghèo + Nuôi Mù + Dưỡng Câm + Trợ Điếc
Mỗ đây họ Tô, nhũ danh Điểm Báo (không họ hàng thân tộc gì với Tô Đông Pha hay Tô Định, Tô-Bia), gia cảnh độc thân, hộ khẩu Hà Nội, hộ chiếu công vụ bìa đỏ, địa bàn làm việc khắp nước, thẻ nhà báo gần hết hạn.
Lẽ ra Điểm Báo mỗ đây chẳng nên làm bẩn thêm mắt, chói thêm tai quý độc giả vốn đã ù, đã rát, đã nhòe, đã háy, đã đầy cứt ghèn, cứt ráy với biết bao nghị quyết, nghị định, quy chế, quy định, pháp lệnh cùng sắc lệnh… hàng ngày. Biết rồi! Chỉ toàn là đồng nát, cám lợn, óc bùn với bã đậu, chẳng đâu ra đâu. Ngày xưa nào có khác gì, nhưng mà, ơn bác với ơn đảng, cứ theo truyền thống phép tắc gọi dạ với bảo vâng, thì đố có đứa nào dám tam phân tứ biệt rằng đó là trầm hương hay củi mục! Thành thử, biết thì cứ biết thế, thông thì mặc thông vậy, nhưng mà không được nói ra thì lòng đầy dạ đặc, cứ ấm ức, bức xúc, trăn trở, mất ngủ hàng đêm với từng cơn thở dài kéo thành giông, từng dòng nước mắt tràn thành lụt… Cứ đà này thì khéo dăm hôm ba bữa nữa là phải lâm sàng hấp hối mất thôi! Đành tạm cất thẻ báo vào túi áo, nhét sỉ diện vô túi quần, khấu đầu đúng lễ cúc cung, cúi xin toàn thể quý độc giả gia ân cho Điểm Báo mỗ đây được giơ tay phát biểu một lần. Một lần là mãi mãi. Một lần là trăm năm.
Chẳng phải hãnh tiến hay khoe tài, nói giỏi gì, nhưng mà tình thật Điểm Báo mỗ đây đâu phải thuộc hạng ngu lâu dốt bền hoặc hâm đầu chập mạch! Nghĩa là cũng cảm, cũng biết, cũng nghiệm rõ, cũng quán triệt ra rằng đã gần đến lúc chúng ta phải bắt nhịp đồng ca bản nhạc buồn Cuộc Chia Ly (với) Màu Đỏ: Quý vị chẳng thèm đọc báo nữa thì sá gì cái thân phận Điểm Báo cực kỳ bèo bọt nhỏ nhoi của bản thân mỗ đây? Biết rồi! "Đọc một biết trăm" chẳng phải là thần đồng hay đỉnh cao trí tuệ gì sất, mà nó là truyền thống kỷ luật tự kiểm, tự giác và tự hoạn rất đáng tự hào của nền báo chí chính thống cách mạng Việt Nam ta. Mà đã "liếc một tờ biết vài trăm tờ" như thế thì cần quái gì cái mục Điểm Báo nhi nhô, hay các cái chỉ đạo lăng nhăng của Ban Tuyên giáo nhì nhằng? Ngay cả thời chủ nghĩa rập rềnh một sọt, tuyên huấn rưng rức một nia, giang sơn rạt rào một cõi của báo chí cách mạng tiến nhanh tiến mạnh từ ronéo sang offset 4 màu mà còn vậy, thì huống gì thời buổi cưỡi chuột chu du thế giới, bấm phím lướt mạng toàn cầu hôm nay?
Mong toàn thể quý độc giả lượng thứ cho: Càng nhắc tới cuộc dâu bể truyền thông này là Điểm Báo mỗ đây càng bầm gan tím mật, lên máu tợ lên đồng!
Mả cha thằng Google chết tiệt! Mồ tổ thằng Yahoo! mắc toi! Màn sắt cũng te tua, màn tre cũng rách nát… với chúng bây. Toàn một lũ phản động cứ kề vai cọ vế mãi với các thế lực thù địch không chân dung mà lại lắm thần nhiều thế rất đáng voi dày ngựa xé, tru di tám tộc!
Này này! Quân cướp tin trộm chữ Google với Yahoo! tụi bây hãy vén mái tai, gài mái tóc, chống cửa ngõ cho cao, chặt hàng rào cho thấp mà nghe cho rõ:
Cao tằng cố tổ, thúc bá đệ huynh, cô dì tỉ muội thằng nào con nào giựt tin chộp chữ của dàn báo nhà tao. Báo chí nhà tao như hoa hướng dương, vạn thọ một màu tươi thắm, về nhà chúng mày sẽ thành bụi xương rồng, mắc cỡ đầy gai. Báo chí nhà tao là Cơ Quan Ngôn Luận, về nhà chúng mày nó sẽ thành sắt gỉ ve chai. Gai này đâm chúng bây mù mắt. Mảnh chai cắt chúng bây cụt tay. Chém cha chúng bây! Mấy năm trước đây báo chí nhà tao còn nhất hô bá ứng, xã luận bén như liềm, quan điểm nặng tợ búa, vạn khẩu đồng từ, muôn hộ quán triệt… mà nay lũ chuột tụi bây kéo về nằm cạnh bàn phím, khiến nhân dân đếch thèm ghé sạp, thậm chí cơ quan trả bằng ngân sách mua báo về tận nơi, trà đặc thuốc lào có sẵn, mà cũng chẳng ai buồn đọc, lại còn phê sát bình sâu là buồn cười, buồn ngủ với buồn nôn. Thế, không phải là thời …mạt báo thì là gì?
Mồ tổ đám chuột nhắt lũ bây! Có cạnh tranh gì thì cũng phải nhẩn nha nhường nhịn bánh ít bánh quy nhau tí chút! Chứ có đâu cứ Google một phát "Thái Hà" hoặc "Tòa Khâm" là màn hình bật ngay lên mấy chục vạn kết quả tin bài có liên quan tới đại quan "hàng xén" Nguyễn Thế Thảo cùng đám côn đồ áo xanh áo rêu phá tượng thánh xây công viên, còn biếu thêm cái gáy đỏ au bầm máu của thằng Ben AP gì đó? Hoặc giả, Yahoo! một phát "ỷ lại" hay "tổng diễn tập" là nãy nòi ra hàng vạn bài bản nhắc đến đại quan "trên về" Phạm Quang Nghị, cộng thêm hàng nghìn bức ảnh tung chài, cất vó nhấp nhô dập dềnh dợn sóng ngay giữa lòng 36 phố phường cổ kính phủ đầy cao ốc thân yêu! Kiếm mỗi từ "hàng nóng" là có ngay hàng đàn hàng đống: cả xuồng, cả thúng, cả ca-nô… Bụp thêm phát "mưa lịch sử" là màn hình hiển thị ngay cái bản đồ lênh láng không mò ra đâu là Dâm Đàm Hà Nội, đâu là Nam Hải Trung Hoa, cứ như thử triều cường từ Vân Nam ba nguồn nhập một tuôn về, khiến nhà nhà nền lỏng cột long, người người ngồi xổm trên nóc tủ gõ xô mà hát …nhìn xuống đáy nước đường sâu, xế anh đã chìm đâu? Mồ tổ chúng bây làm ăn thế à? Cả tin, cả bài, cả hình ảnh, cả thơ biếm, cả cười đểu… tất tật đều đăng trước báo đài nhà tao, là sao? Bây đăng cho chồng bây sợ, cho vợ bây kinh. Bây đăng cho ngã miếu sập đình, cho mồ cha tao chết tiệt để một mình bây đăng, à?
Trước đó nữa là Trường Sa, Hoàng Sa, Tam Sa, rước đuốc Bắc Kinh… Nhấp chuột tìm mấy từ Điếu Cày, Việt Chiến, PMU-18, PCI, Nexus… là màn hình nhấp nháy không kịp đọc hàng chục vạn lượt tin, ảnh, thơ, văn, vè, phiếm, phim, nhạc… Lại còn khuyến mãi thêm cả đoạn băng ghi âm buổi họp thượng đỉnh của Ban Tuyên giáo trung ương toàn cây vàng lá, toàn quả chột thui, đồng thanh chỉ đạo về phiên tòa kêu án hai nhà báo chống tham nhũng tựa hồ chống đảng. Thậm chí còn lòi ra luôn cái công điện khẩn mật của Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo suốt từ bộ Ngoại giao qua tận bộ 4Tờ để hợp lực xử lý giải Nobel Hòa bình 2008 xa mút tận Thụy Điển, Na Uy. Toàn loại hàng độc không đào đâu ra trên dàn báo chính quy, dàn đài chính thống. Rồi còn khoa tay: Không tự hào sao được, khi cả thế giới này chẳng đâu bằng đây: Bấm phát "y tế" là có ngay quy định về …giao thông, từ vú lép tới trĩ sa, đủ cả. Lỡ bấm chữ "Thủ Tướng" thì nó bật ra bàn, đập vào mặt cả nghìn trang cửa hậu 08 với công hàm 58. Lại thử gõ thêm chữ "Doãn", là chúng bây trình làng dọc ngang trên dưới ra cả bộ danh ngôn toàn tập để đời, lẫn học lực, hạnh kiểm của các ngài bộ trưởng Doãn Hợp với thứ trưởng Quý Doãn bộ 4Tờ… Chơi vậy sao bền hở thằng cầm cờ vàng đầu ngõ, con cầm cờ đỏ sau nhà, đứa ở gần mà qua, đứa ở xa mà lại… lũ bây?
Bớ cái bầy chết đâm Yahoo!, cái lũ chết bằm Google kia! Chúng bây chỉ giỏi một nước đắp đường cho voi chạy. Đã bày ma trận, lại còn cúng kiến cá chép với ngựa thồ cho tin tặc thong dong. Cả cái dàn dân báo bloggers hàng triệu tay ngoài luồng trong ngõ đó hiện giờ chẳng phải đã đăng ký hộ khẩu từ Yahoo!, Google, Wordpress… của lũ bây đó sao? Chúng nó đã chẳng nhởn nhơ lượn lách đêm ngày trên sân chơi trơn láng như trượt băng của chúng bây đó sao? Chúng nó đã chẳng phơi bày hàng họ của lãnh đạo nhà bà từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, từ sau ra trước, từ ngược tới xuôi đó sao? Chúng nó đã chẳng khiến cho dàn báo chí nhà bà phải ngoắc ngoải cầm hơi đó sao, hỡi cái bầy chết đâm, cái lũ chết bằm kia!
Tiên sư chúng bây, bây tưởng ngày nào cũng rình mò tiệm cận hàng rào nhà bà là bà không biết không hay đấy phỏng? Lãnh đạo bộ 4Tờ nhà bà sẽ lôi đầu tóm cổ, dí dập chúng mày sắp hàng một đi vào hành lang lề phải truyền thông xứ này cho lũ bây biết thế nào là tập trung, thế nào là … chế độ.
Chứ không à? Xưa nay, phàm đã là quan thì chửi trùm chửi lợp chửi xối chửi xới nhân dân lúc nào chẳng được, ở đâu chẳng được, mấy đứa chẳng được, thằng nào con nào chẳng được, mà còn bày đặt vẽ vời chữ nghĩa xúc phạm với mất lòng? Thử không có chúng mày thì làm chó gì quan Tổng Trấn nhà tao phải nghe lời mấy thằng chết tiệt trinh sát "tự đáy lòng" mà mặc áo mưa ra đứng ễnh bụng ngoài đê ráo tạnh để diễn tuồng xin lỗi khơi khơi bốn phương tám hướng? Lại có đứa còn bảo cứ coi như lô an ủi đi! Nhưng đó là lời xin lỗi về một câu phát ngôn bừa bãi. Có đáng gì so với cái lỗi Thái Sơn-Trung Nam Hải của trung ương không thông được cái hệ thống thoát nước, không điều được các ban ngành cứu cấp, khiến dăm ba triệu nhân dân thủ đô phải chết dở chết thật bởi một cơn mưa? Có đáng gì so với cái lỗi dự báo khí tượng thủy văn hư hư thực thực mơ mơ hồ hồ? Có đáng gì so với cái lỗi tày liếp tày đình của hệ thống thông tin lô nhô lãi nhãi ngày thường mà lại thất thanh bặt tiếng ngày lũ? Lại còn có kẻ đòi trước khi giải quyết hệ thống thoát lũ phải thiết kế cho xong hệ thống thoát cùm. Nói thế mà nghe lọt lỗ tai lãnh đạo ta sao?
Chứ không à? Xưa nay, phàm đã là quan thì muốn phán sao cũng được, lệnh sao cũng được, đã bảo miệng quan trôn trẻ từ lâu, thì mắc mớ gì phải thăm dò ý kiến với sờ-vây ý ruồi? Thử không có chúng mày thì cần quái gì bộ Ê Tí nhà bà phải tự ý tự nguyện cắt giảm phân nửa rồi sau cùng rút lại toàn bộ cái quy định giao thông trên 80 tiêu chí vừa mới ban hành?
Bà bảo cho mà đong mà đo mà suy mà gẫm này! Cái lòng tự nguyện với lời xin lỗi đó rẻ lắm à? Này Google với Yahoo!, bọn bây sinh sau tuổi mọn, toàn X80 với X90, thì làm cóc gì biết được từ thuở Cải cách Ruộng đất nửa thế kỷ trước tới giờ nhà nước anh minh quang vinh nhà bà chỉ trả cái giá cắt cổ mổ họng đó mới… hai lần? Mà này! Đừng tưởng thế là nhượng bộ nhượng bè gì nhá. Đó chỉ là giải pháp tình thế nhất thời thôi. Để rồi coi! Lũ bây sẽ phải xếp hàng một cúi đầu mà đi vào hành lang bên phải tất tật! Bà không rỗi hơi dọa chay dọa mặn dọa bóng dọa gió lũ chúng mày đâu! …
***
Ấy chết, mong toàn thể quý độc giả thân mến lượng thứ cho lần nữa. Điểm Báo mỗ đây chưa kềm được tính nhạy cảm khi nghe nhắc đến hai thằng tin tặc Google với Yahoo!, cứ y rằng nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, nên mới lan man dông dài dấm dẳng như thế mà quên mất chủ đề Cuộc Chia Tay (với) Màu Đỏ. Xin độc giả niệm tình bỏ qua cho. Chẳng qua chỉ là cơn mắng mỏ hai thằng tin tặc đó một lần cho hả, xong rồi nghiệm lại câu châm ngôn của một xứ sở thiếu công bằng, phi dân chủ, kém văn minh nào đó, bảo rằng: "Không thắng nó thì theo nó!".
Chẳng phải rằng than, chẳng phải van! Ở đây chỉ là chút tình thông cảm sẻ chia, rằng Điểm Báo mỗ đây đã hiểu, đã thông, đã quán triệt được vì sao chúng ta phải lên xe tiễn nhau đi, chưa bao giờ buồn thế! Báo đã hết thời thì Điểm Báo còn đâu đất sống? Cho nên, đây là lần đầu mà hẳn cũng là lần cuối được trần tình trước quan viên trăm họ: Điểm Báo mỗ đây xin được theo gót ngài Bộ trưởng Lê Huy Ngọ mà tuyên bố từ chức, để về nhà tìm nick mới, lập blog dung dăng dung dẻ cho khỏe tấm thân, coi bộ cái lề trái này ngày càng thông thoáng, đông vui, nhộn nhịp. Gọi là để hiển thị chút lương tâm chưa móm, cũng được. Gọi là tóm cổ cơ hội để hạ cánh an toàn, cũng chẳng sai. Nhưng, gọi là để làm gương cho lãnh đạo thì có phần hơi quá đáng, thật tình Điểm Báo mỗ đây không dám, không dám.
Kể từ hôm nay, Điểm Báo mỗ đây coi như chết.
Thành kính giã từ. Tô gia khấp báo.
Cáo phó này thay thế thiệp tang – Xin miễn phúng điếu.
(Lại biết là đăng báo cũng chẳng ai thèm đọc. Đành phải mượn nhờ lề đường bên trái của một tay dân báo để trang trải tấm lòng. Đa tạ).
Ngày 08-11-2008
Blogger Đinh Tấn Lực chấp bút.
Cáo Phó
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Xóa Đói + Giảm Nghèo + Nuôi Mù + Dưỡng Câm + Trợ Điếc
Mỗ đây họ Tô, nhũ danh Điểm Báo (không họ hàng thân tộc gì với Tô Đông Pha hay Tô Định, Tô-Bia), gia cảnh độc thân, hộ khẩu Hà Nội, hộ chiếu công vụ bìa đỏ, địa bàn làm việc khắp nước, thẻ nhà báo gần hết hạn.
Lẽ ra Điểm Báo mỗ đây chẳng nên làm bẩn thêm mắt, chói thêm tai quý độc giả vốn đã ù, đã rát, đã nhòe, đã háy, đã đầy cứt ghèn, cứt ráy với biết bao nghị quyết, nghị định, quy chế, quy định, pháp lệnh cùng sắc lệnh… hàng ngày. Biết rồi! Chỉ toàn là đồng nát, cám lợn, óc bùn với bã đậu, chẳng đâu ra đâu. Ngày xưa nào có khác gì, nhưng mà, ơn bác với ơn đảng, cứ theo truyền thống phép tắc gọi dạ với bảo vâng, thì đố có đứa nào dám tam phân tứ biệt rằng đó là trầm hương hay củi mục! Thành thử, biết thì cứ biết thế, thông thì mặc thông vậy, nhưng mà không được nói ra thì lòng đầy dạ đặc, cứ ấm ức, bức xúc, trăn trở, mất ngủ hàng đêm với từng cơn thở dài kéo thành giông, từng dòng nước mắt tràn thành lụt… Cứ đà này thì khéo dăm hôm ba bữa nữa là phải lâm sàng hấp hối mất thôi! Đành tạm cất thẻ báo vào túi áo, nhét sỉ diện vô túi quần, khấu đầu đúng lễ cúc cung, cúi xin toàn thể quý độc giả gia ân cho Điểm Báo mỗ đây được giơ tay phát biểu một lần. Một lần là mãi mãi. Một lần là trăm năm.
Chẳng phải hãnh tiến hay khoe tài, nói giỏi gì, nhưng mà tình thật Điểm Báo mỗ đây đâu phải thuộc hạng ngu lâu dốt bền hoặc hâm đầu chập mạch! Nghĩa là cũng cảm, cũng biết, cũng nghiệm rõ, cũng quán triệt ra rằng đã gần đến lúc chúng ta phải bắt nhịp đồng ca bản nhạc buồn Cuộc Chia Ly (với) Màu Đỏ: Quý vị chẳng thèm đọc báo nữa thì sá gì cái thân phận Điểm Báo cực kỳ bèo bọt nhỏ nhoi của bản thân mỗ đây? Biết rồi! "Đọc một biết trăm" chẳng phải là thần đồng hay đỉnh cao trí tuệ gì sất, mà nó là truyền thống kỷ luật tự kiểm, tự giác và tự hoạn rất đáng tự hào của nền báo chí chính thống cách mạng Việt Nam ta. Mà đã "liếc một tờ biết vài trăm tờ" như thế thì cần quái gì cái mục Điểm Báo nhi nhô, hay các cái chỉ đạo lăng nhăng của Ban Tuyên giáo nhì nhằng? Ngay cả thời chủ nghĩa rập rềnh một sọt, tuyên huấn rưng rức một nia, giang sơn rạt rào một cõi của báo chí cách mạng tiến nhanh tiến mạnh từ ronéo sang offset 4 màu mà còn vậy, thì huống gì thời buổi cưỡi chuột chu du thế giới, bấm phím lướt mạng toàn cầu hôm nay?
Mong toàn thể quý độc giả lượng thứ cho: Càng nhắc tới cuộc dâu bể truyền thông này là Điểm Báo mỗ đây càng bầm gan tím mật, lên máu tợ lên đồng!
Mả cha thằng Google chết tiệt! Mồ tổ thằng Yahoo! mắc toi! Màn sắt cũng te tua, màn tre cũng rách nát… với chúng bây. Toàn một lũ phản động cứ kề vai cọ vế mãi với các thế lực thù địch không chân dung mà lại lắm thần nhiều thế rất đáng voi dày ngựa xé, tru di tám tộc!
Này này! Quân cướp tin trộm chữ Google với Yahoo! tụi bây hãy vén mái tai, gài mái tóc, chống cửa ngõ cho cao, chặt hàng rào cho thấp mà nghe cho rõ:
Cao tằng cố tổ, thúc bá đệ huynh, cô dì tỉ muội thằng nào con nào giựt tin chộp chữ của dàn báo nhà tao. Báo chí nhà tao như hoa hướng dương, vạn thọ một màu tươi thắm, về nhà chúng mày sẽ thành bụi xương rồng, mắc cỡ đầy gai. Báo chí nhà tao là Cơ Quan Ngôn Luận, về nhà chúng mày nó sẽ thành sắt gỉ ve chai. Gai này đâm chúng bây mù mắt. Mảnh chai cắt chúng bây cụt tay. Chém cha chúng bây! Mấy năm trước đây báo chí nhà tao còn nhất hô bá ứng, xã luận bén như liềm, quan điểm nặng tợ búa, vạn khẩu đồng từ, muôn hộ quán triệt… mà nay lũ chuột tụi bây kéo về nằm cạnh bàn phím, khiến nhân dân đếch thèm ghé sạp, thậm chí cơ quan trả bằng ngân sách mua báo về tận nơi, trà đặc thuốc lào có sẵn, mà cũng chẳng ai buồn đọc, lại còn phê sát bình sâu là buồn cười, buồn ngủ với buồn nôn. Thế, không phải là thời …mạt báo thì là gì?
Mồ tổ đám chuột nhắt lũ bây! Có cạnh tranh gì thì cũng phải nhẩn nha nhường nhịn bánh ít bánh quy nhau tí chút! Chứ có đâu cứ Google một phát "Thái Hà" hoặc "Tòa Khâm" là màn hình bật ngay lên mấy chục vạn kết quả tin bài có liên quan tới đại quan "hàng xén" Nguyễn Thế Thảo cùng đám côn đồ áo xanh áo rêu phá tượng thánh xây công viên, còn biếu thêm cái gáy đỏ au bầm máu của thằng Ben AP gì đó? Hoặc giả, Yahoo! một phát "ỷ lại" hay "tổng diễn tập" là nãy nòi ra hàng vạn bài bản nhắc đến đại quan "trên về" Phạm Quang Nghị, cộng thêm hàng nghìn bức ảnh tung chài, cất vó nhấp nhô dập dềnh dợn sóng ngay giữa lòng 36 phố phường cổ kính phủ đầy cao ốc thân yêu! Kiếm mỗi từ "hàng nóng" là có ngay hàng đàn hàng đống: cả xuồng, cả thúng, cả ca-nô… Bụp thêm phát "mưa lịch sử" là màn hình hiển thị ngay cái bản đồ lênh láng không mò ra đâu là Dâm Đàm Hà Nội, đâu là Nam Hải Trung Hoa, cứ như thử triều cường từ Vân Nam ba nguồn nhập một tuôn về, khiến nhà nhà nền lỏng cột long, người người ngồi xổm trên nóc tủ gõ xô mà hát …nhìn xuống đáy nước đường sâu, xế anh đã chìm đâu? Mồ tổ chúng bây làm ăn thế à? Cả tin, cả bài, cả hình ảnh, cả thơ biếm, cả cười đểu… tất tật đều đăng trước báo đài nhà tao, là sao? Bây đăng cho chồng bây sợ, cho vợ bây kinh. Bây đăng cho ngã miếu sập đình, cho mồ cha tao chết tiệt để một mình bây đăng, à?
Trước đó nữa là Trường Sa, Hoàng Sa, Tam Sa, rước đuốc Bắc Kinh… Nhấp chuột tìm mấy từ Điếu Cày, Việt Chiến, PMU-18, PCI, Nexus… là màn hình nhấp nháy không kịp đọc hàng chục vạn lượt tin, ảnh, thơ, văn, vè, phiếm, phim, nhạc… Lại còn khuyến mãi thêm cả đoạn băng ghi âm buổi họp thượng đỉnh của Ban Tuyên giáo trung ương toàn cây vàng lá, toàn quả chột thui, đồng thanh chỉ đạo về phiên tòa kêu án hai nhà báo chống tham nhũng tựa hồ chống đảng. Thậm chí còn lòi ra luôn cái công điện khẩn mật của Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo suốt từ bộ Ngoại giao qua tận bộ 4Tờ để hợp lực xử lý giải Nobel Hòa bình 2008 xa mút tận Thụy Điển, Na Uy. Toàn loại hàng độc không đào đâu ra trên dàn báo chính quy, dàn đài chính thống. Rồi còn khoa tay: Không tự hào sao được, khi cả thế giới này chẳng đâu bằng đây: Bấm phát "y tế" là có ngay quy định về …giao thông, từ vú lép tới trĩ sa, đủ cả. Lỡ bấm chữ "Thủ Tướng" thì nó bật ra bàn, đập vào mặt cả nghìn trang cửa hậu 08 với công hàm 58. Lại thử gõ thêm chữ "Doãn", là chúng bây trình làng dọc ngang trên dưới ra cả bộ danh ngôn toàn tập để đời, lẫn học lực, hạnh kiểm của các ngài bộ trưởng Doãn Hợp với thứ trưởng Quý Doãn bộ 4Tờ… Chơi vậy sao bền hở thằng cầm cờ vàng đầu ngõ, con cầm cờ đỏ sau nhà, đứa ở gần mà qua, đứa ở xa mà lại… lũ bây?
Bớ cái bầy chết đâm Yahoo!, cái lũ chết bằm Google kia! Chúng bây chỉ giỏi một nước đắp đường cho voi chạy. Đã bày ma trận, lại còn cúng kiến cá chép với ngựa thồ cho tin tặc thong dong. Cả cái dàn dân báo bloggers hàng triệu tay ngoài luồng trong ngõ đó hiện giờ chẳng phải đã đăng ký hộ khẩu từ Yahoo!, Google, Wordpress… của lũ bây đó sao? Chúng nó đã chẳng nhởn nhơ lượn lách đêm ngày trên sân chơi trơn láng như trượt băng của chúng bây đó sao? Chúng nó đã chẳng phơi bày hàng họ của lãnh đạo nhà bà từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, từ sau ra trước, từ ngược tới xuôi đó sao? Chúng nó đã chẳng khiến cho dàn báo chí nhà bà phải ngoắc ngoải cầm hơi đó sao, hỡi cái bầy chết đâm, cái lũ chết bằm kia!
Tiên sư chúng bây, bây tưởng ngày nào cũng rình mò tiệm cận hàng rào nhà bà là bà không biết không hay đấy phỏng? Lãnh đạo bộ 4Tờ nhà bà sẽ lôi đầu tóm cổ, dí dập chúng mày sắp hàng một đi vào hành lang lề phải truyền thông xứ này cho lũ bây biết thế nào là tập trung, thế nào là … chế độ.
Chứ không à? Xưa nay, phàm đã là quan thì chửi trùm chửi lợp chửi xối chửi xới nhân dân lúc nào chẳng được, ở đâu chẳng được, mấy đứa chẳng được, thằng nào con nào chẳng được, mà còn bày đặt vẽ vời chữ nghĩa xúc phạm với mất lòng? Thử không có chúng mày thì làm chó gì quan Tổng Trấn nhà tao phải nghe lời mấy thằng chết tiệt trinh sát "tự đáy lòng" mà mặc áo mưa ra đứng ễnh bụng ngoài đê ráo tạnh để diễn tuồng xin lỗi khơi khơi bốn phương tám hướng? Lại có đứa còn bảo cứ coi như lô an ủi đi! Nhưng đó là lời xin lỗi về một câu phát ngôn bừa bãi. Có đáng gì so với cái lỗi Thái Sơn-Trung Nam Hải của trung ương không thông được cái hệ thống thoát nước, không điều được các ban ngành cứu cấp, khiến dăm ba triệu nhân dân thủ đô phải chết dở chết thật bởi một cơn mưa? Có đáng gì so với cái lỗi dự báo khí tượng thủy văn hư hư thực thực mơ mơ hồ hồ? Có đáng gì so với cái lỗi tày liếp tày đình của hệ thống thông tin lô nhô lãi nhãi ngày thường mà lại thất thanh bặt tiếng ngày lũ? Lại còn có kẻ đòi trước khi giải quyết hệ thống thoát lũ phải thiết kế cho xong hệ thống thoát cùm. Nói thế mà nghe lọt lỗ tai lãnh đạo ta sao?
Chứ không à? Xưa nay, phàm đã là quan thì muốn phán sao cũng được, lệnh sao cũng được, đã bảo miệng quan trôn trẻ từ lâu, thì mắc mớ gì phải thăm dò ý kiến với sờ-vây ý ruồi? Thử không có chúng mày thì cần quái gì bộ Ê Tí nhà bà phải tự ý tự nguyện cắt giảm phân nửa rồi sau cùng rút lại toàn bộ cái quy định giao thông trên 80 tiêu chí vừa mới ban hành?
Bà bảo cho mà đong mà đo mà suy mà gẫm này! Cái lòng tự nguyện với lời xin lỗi đó rẻ lắm à? Này Google với Yahoo!, bọn bây sinh sau tuổi mọn, toàn X80 với X90, thì làm cóc gì biết được từ thuở Cải cách Ruộng đất nửa thế kỷ trước tới giờ nhà nước anh minh quang vinh nhà bà chỉ trả cái giá cắt cổ mổ họng đó mới… hai lần? Mà này! Đừng tưởng thế là nhượng bộ nhượng bè gì nhá. Đó chỉ là giải pháp tình thế nhất thời thôi. Để rồi coi! Lũ bây sẽ phải xếp hàng một cúi đầu mà đi vào hành lang bên phải tất tật! Bà không rỗi hơi dọa chay dọa mặn dọa bóng dọa gió lũ chúng mày đâu! …
***
Ấy chết, mong toàn thể quý độc giả thân mến lượng thứ cho lần nữa. Điểm Báo mỗ đây chưa kềm được tính nhạy cảm khi nghe nhắc đến hai thằng tin tặc Google với Yahoo!, cứ y rằng nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, nên mới lan man dông dài dấm dẳng như thế mà quên mất chủ đề Cuộc Chia Tay (với) Màu Đỏ. Xin độc giả niệm tình bỏ qua cho. Chẳng qua chỉ là cơn mắng mỏ hai thằng tin tặc đó một lần cho hả, xong rồi nghiệm lại câu châm ngôn của một xứ sở thiếu công bằng, phi dân chủ, kém văn minh nào đó, bảo rằng: "Không thắng nó thì theo nó!".
Chẳng phải rằng than, chẳng phải van! Ở đây chỉ là chút tình thông cảm sẻ chia, rằng Điểm Báo mỗ đây đã hiểu, đã thông, đã quán triệt được vì sao chúng ta phải lên xe tiễn nhau đi, chưa bao giờ buồn thế! Báo đã hết thời thì Điểm Báo còn đâu đất sống? Cho nên, đây là lần đầu mà hẳn cũng là lần cuối được trần tình trước quan viên trăm họ: Điểm Báo mỗ đây xin được theo gót ngài Bộ trưởng Lê Huy Ngọ mà tuyên bố từ chức, để về nhà tìm nick mới, lập blog dung dăng dung dẻ cho khỏe tấm thân, coi bộ cái lề trái này ngày càng thông thoáng, đông vui, nhộn nhịp. Gọi là để hiển thị chút lương tâm chưa móm, cũng được. Gọi là tóm cổ cơ hội để hạ cánh an toàn, cũng chẳng sai. Nhưng, gọi là để làm gương cho lãnh đạo thì có phần hơi quá đáng, thật tình Điểm Báo mỗ đây không dám, không dám.
Kể từ hôm nay, Điểm Báo mỗ đây coi như chết.
Thành kính giã từ. Tô gia khấp báo.
Cáo phó này thay thế thiệp tang – Xin miễn phúng điếu.
(Lại biết là đăng báo cũng chẳng ai thèm đọc. Đành phải mượn nhờ lề đường bên trái của một tay dân báo để trang trải tấm lòng. Đa tạ).
Ngày 08-11-2008
Blogger Đinh Tấn Lực chấp bút.
Trận mưa thử thách hệ thống chính trị
Nam Nguyên, RFA
22:41 10/11/2008
Trận mưa thử thách hệ thống chính trị
Không thể nào ngờ là cả hệ thống chính trị của nước VN lại bị thử thách ghê gớm như vậy trước một trận mưa lớn kéo dài 72 giờ đồng hồ.
Hơn 20 triệu mét khối nước xối xả đổ xuống thủ đô Hà Nội gây nên cảnh ngập lụt tồi tệ chưa từng có.
“Ba ngày thật là khủng khiếp, chưa bao giờ, chưa thấy trận mưa nào khủng khiếp như thế, cứ tưởng tượng nó mưa như mưa đá, mái tôn kêu ầm ầm suốt hai ngày giời mưa không ngớt tí nào, thực sự như vậy không hiểu nước đâu ra mà lắm thế.”
Đó là mô tả của một cư dân Hà Nội với Đài Á Châu Tự Do.
Nhiều câu hỏi
Cũng chính trận mưa ba ngày từ 31/10 đến hết 2/11 cùng những gì diễn ra trong tuần lễ đó, đã làm lòng người chao đảo hoài nghi về khả năng lãnh đạo và quản lý của chính quyền.
Một người dân Hà Nội kể lại cho Đài ACTD:
“Thiết kế đường ống thoát nước của Hà Nội quá cổ rồi từ thời Pháp. Mình xây dựng mới mà chưa có gì cải tạo cả, có khi còn bị hẹp hơn so với cái cũ. Ao hồ thì lấp đi nhiều, cho nên cái chuyện này đương nhiên là xảy ra rồi, tức là biết trước rồi nhưng khắc phục thì phải… dài… dài.”
Những bức ảnh được các báo tải lên mạng đã làm độc giả xúc động, thương cảm xen lẫn cả sự bất bình uất ức. Đường phố thành sông, xe ô tô ngập tới kính, người đi bộ nước ngang ngực là chuyện thường.
Những bài báo trên mạng nêu ra những câu hỏi lớn: Chính quyền đã ở đâu làm gì khi nước ngập toàn bộ Hà Nội, sự phản ứng một cách bị động thiếu chuyên nghiệp về công tác cứu hộ phòng chống thiên tai của chính quyền Hà Nội, có thể xem là trách nhiệm về những cái chết thương tâm của 22 nhân mạng là cư dân thủ đô.
Trong đó có cả những cái chết của trẻ em đi trên đường phố bị sa chân xuống cống thoát nước, hoặc người đi làm bị nước cuốn trôi mà sau này mới tìm thấy thi thể.
Các Đại Biểu quốc hội đòi hỏi lãnh đạo Hà Nội tự nhìn lại mình khi để xảy ra ngập lụt, gây thiệt hại nặng nề. Chính quyền phải có lời hứa, cam kết giải quyết triệt để những hệ lụy của trận lụt được gọi là đại hồng thủy. Đó là phần dẫn nhập trong một bài tường thuật được Vietnam Net đưa lên mạng ngày 3/11, ngày thứ tư của trận lụt lịch sử ở Hà Nội.
GSTS Nguyễn Minh Thuyết, Phó chủ nhiệm ủy ban văn hóa giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc Hội được Vietnam Net trích thuật rằng: “Nhân dân thông qua hệ thống bầu cử đã trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra những người lãnh đạo thành phố, thì cũng có quyền đòi hỏi lãnh đạo thành phố và lãnh đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc chịu trách nhiệm về toàn bộ những gì diễn ra trong thành phố của mình.”
Trả lời chúng tôi về vấn đề trách nhiệm của chính quyền trong việc ứng phó với vụ ngập lụt gây quá nhiều thiệt hại ở Hà Nội, TS Nguyễn Quang A, Viện Trưởng viện nghiên cứu phát triển một tổ chức tư nhân đã phát biểu:
“Cũng phải nói thực, một trận mưa kéo dài thường mọi năm cả tháng mới mưa được khoảng vài trăm milimét mà đằng này trong ba ngày mà trên 500 mm, thì đúng là một hiện tượng rất là đột xuất. Nhưng mà chính cái đột xuất này thì mới làm bộc lộ ra những thiếu sót ấy.
Tôi nghĩ chính quyền thành phố, cái này nó cũng đã kéo dài cả nhiều chục năm nay rồi chứ không phải là chính quyền mới đây. Nói chung là các chính quyền thành phố kế tiếp nhau họ chưa quan tâm một cách đầy đủ về khiá cạnh này.”
Trách móc và Xin lỗi
Trong những ngày ngập lụt ở thủ đô, Vietnam Net và VNExpress là hai tờ báo mạng có nhiều thông tin và hình ảnh để phục vụ người đọc. Nhưng cũng chính trên Vietnam Net, những phát biểu của ông Phạm Quang Nghị, ủy viên Bộ Chính Trị bí thư thành ủy Hà Nội đã gây ra sự bất bình lớn trong công luận.
Trong khi người dân đang khốn khổ vì thành phố bị ngập lụt vào tới tận nhà nhưng ông Phạm Quang Nghị đã trả lời báo chí rằng, thiên tai thì không tính trước được, chỉ dự phòng với tần suất trung bình thôi, còn với đỉnh lũ cao thế này thì không dự phòng trước được.
Ông Phạm Quang Nghị nhấn mạnh rằng, kinh nghiệm tốt nhất vẫn là huy động chính sức dân và huy động tại chỗ. Do đang đi kiểm tra dưới cơ sở, ông nhận thấy là nhân dân bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà Nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm.
Trong bài, ông bí thư thành ủy Hà Nội cũng chống chế thiếu thuyết phục, trước câu hỏi về sự phản ứng chậm chạp của ban lãnh đạo thành phố, dẫn tới những cái chết thương tâm xảy ra, như trường hợp em bé chết trên đường đi tới trường.
Ba ngày sau khi trả lời phỏng vấn trên Vietnam Net, ngày 5/11 cũng trên báo điện tử này nhà báo một lần nữa có cuộc trao đổi với ông Phạm Quang Nghị bí thư thành ủy Hà Nội, tạo cơ hội cho ông nói lời xin lỗi vì những phát biểu mà theo ông đã gây nên sự bức xúc và phê phán trong công luận.
Điểm kỳ lạ là chính nhà báo cũng phải lên tiếng xin lỗi nhận thiếu sót vì đã nhanh chóng đưa lên mạng bài phỏng vấn làm dư luận bất bình. Thật là trớ trêu thay vì tự hào đã thông tin nhanh và trung thực, Vietnam Net đã phải nhận thiếu sót.
Có lẽ là sự thiếu sót đã đưa tin quá trung thực nhưng làm cho ông Phạm Quang Nghị bị dư luận phê bình, trong khi ngoài tư cách bí thư thành ủy Hà Nội, ông còn là một trong 14 ủy viên Bộ chính trị cơ quan quyền lực cao nhất trên thực tế của chế độ VN.
Bao giờ hết ngập
Ngày 2/11 ngày thứ ba của trận lụt ở Hà Nội, Thanh Niên Online có bài viết mang tựa “Hôm nay đã hết ngập chưa?” có thể xem đây là một bài phiếm luận khá mỉa mai, đối với vấn đề qui hoạch và phát triển TP Hà Nội.
Tờ báo mô tả, Khu vực quanh Big C qua Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia ngập tủm trong nước, ô tô trôi lềnh bềnh, hàng trăm người đứng chịu trận trong lúc mưa như trút nước.
Nơi xảy ra quang cảnh bi hài là khu vực tọa lạc một biểu tượng kiến trúc nhà nước được giải thưởng, trong một quần thể xây dựng mới được qui hoạch để có dáng vóc hiện đại tương xứng với một thủ đô loại lớn trên thế giới.
Đau xót hơn là câu chuyện về một bác sĩ trẻ chết trôi vì “nước lũ” trên đường tới cơ quan đóng tại khu đô thị mới Mỹ Đình.
Thanh Niên Online nhấn mạnh, điều tương phản mà nhiều người phát hiện ra là chính những khu phố cũ, phố cổ được xây dựng từ thời Pháp dành cho một số dân cư trú ít hơn rất nhiều so với hiện nay vẫn chứng tỏ được khả năng thoát nước nhanh chóng hơn cả trong những ngày qua.
Thanh Niên Online thêm rằng, dù chưa nói lên toàn bộ mức độ nghiêm trọng của sự kiện được người Hà Nội quan tâm nhất trong vòng 72 giờ qua tính đến đêm 2/11, vài dẫn chứng thực tế vừa nói cũng nên khiến các nhà quản lý đô thị có tự trọng phải đặt câu hỏi cho mình: Những năm qua họ đã làm gì để thành phố này thành một nơi đáng sống hơn? Hàng nghìn tỷ đồng đổ ra những năm qua, cả tiền thuế của dân, cả tiền đi vay nước ngoài, lẽ nào để đổi lấy một kết cấu hạ tầng như vậy?
Đáp câu hỏi của chúng tôi về việc ngập lụt có thể là tình trạng phát triển đô thị tùy tiện, TS Nguyễn Quang A một nhà nghiên cứu các chính sách phát triển nhận định:
“Có thể kế hoạch không được tốt không được phù hợp.Thí dụ, phát triển đô thị lẽ tự nhiên là khu nào trũng thì nước phải để chạy theo chỗ trũng, thì mình lại đi lấp chỗ trũng xây thêm nhà. Rồi xây thêm đường xá, thêm nhà, tức là ngăn cách dòng chảy tự nhiên của nước.
Chuyện này không chỉ ở Hà Nội mà TP.HCM cũng như vậy, nó dốc từ bắc xuống nam, từ tây sang đông chẳng hạn, trong khi mình lại xây dựng nhiều đô thị ở khu vực phiá nam chẳng hạn. Nó tạo thành một cái đê nhân tạo ngăn dòng chảy thì sẽ rất là nguy hiểm. Lẽ ra phải cho nó chảy dọc theo hướng, con đường lẽ ra hướng bắc nam thì mình lại đi làm theo hướng đông tây để chặn lại.
Tôi nghĩ những vấn đề có tầm lớn thì phải xem xét lại một cách rất căn bản, vì chuyện đó nó sẽ có ảnh hưởng năm bảy chục, một trăm năm đối với con cháu.”
Trong bài phiếm “Hôm nay đã hết ngập chưa?”, ngoài vấn đề qui hoạch phát triển đô thị mà Thanh Niên Online phê bình chua chát; Tờ báo còn mô tả cảnh sự nhếch nhác của Hà Nội lụt gọi là kiểu thế giới thứ ba phiên bản Phi châu.
Tờ báo nhận xét rằng, trong những lúc nguy cấp cấp nhất, đã không thấy lực lượng phản ứng nhanh ở chỗ đang cần tới họ, không thấy cảnh sát giao thông tăng cường tại những giao lộ kẹt cứng dòng xe cộ, không thấy nhân viên công lực và tình nguyện viên dùng phương tiện phù hợp đưa người dân ra khỏi những ốc đảo bị nước cô lập hay bến xe, bệnh viện, tòa nhà văn phòng, khu dân cư ngập sâu, và tại sao không cung cấp nước uống, thức ăn nhanh cho những người già, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ có nhu cầu đang bị kẹt.
Sau những ngày ngập lụt, nước đã rút dần ở nhiều nơi, dù nhiều khu vẫn còn phải lội nước, không điện không nước sạch. Nhu cầu cấp bách là vấn đề cung cấp thực phẩm và tổng vệ sinh trước nguy cơ các dịch bệnh nguy hiểm bùng phát như dịch tả, thương hàn, đau mắt.
Tuy vậy, theo các thông tin trên mạng thì điều mà chính quyền Hà Nội và ngay các vị lãnh đạo Nhà Nước đang lo ngại là khả năng vỡ đê, khi ấy nếu có cứu được một phần Hà Nội thì lại phải hy sinh các tỉnh các khu vực lân cận.
Cho đến ngày 6/11, khoảng 10 ngàn hộ dân Hà Nội trong đó có 97 hộ nội thành đã được sơ tán khỏi các vùng nguy hiểm. Đây là dân cư thuộc quận Hoàng Mai, huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Mê Linh, Thanh Oai.
Vn Express cho biết, chiều 6/11 quân đội đã vào cuộc với 1.000 binh sĩ triển khai ở 10 huyện trọng điểm để bảo vệ đê và tìm kiếm cứu nạn. Lãnh đạo Hà Nội cũng đã lên phương án di dân trong tình huống xấu nhất, nếu có mưa lớn làm vỡ đê.
(Nguồn: Nam Nguyên, RFA ngày 9.11.2008)
Không thể nào ngờ là cả hệ thống chính trị của nước VN lại bị thử thách ghê gớm như vậy trước một trận mưa lớn kéo dài 72 giờ đồng hồ.
Hà Nội nước lụt (Photo: Hoang Dinh Nam/AFP) |
“Ba ngày thật là khủng khiếp, chưa bao giờ, chưa thấy trận mưa nào khủng khiếp như thế, cứ tưởng tượng nó mưa như mưa đá, mái tôn kêu ầm ầm suốt hai ngày giời mưa không ngớt tí nào, thực sự như vậy không hiểu nước đâu ra mà lắm thế.”
Đó là mô tả của một cư dân Hà Nội với Đài Á Châu Tự Do.
Nhiều câu hỏi
Cũng chính trận mưa ba ngày từ 31/10 đến hết 2/11 cùng những gì diễn ra trong tuần lễ đó, đã làm lòng người chao đảo hoài nghi về khả năng lãnh đạo và quản lý của chính quyền.
Một người dân Hà Nội kể lại cho Đài ACTD:
“Thiết kế đường ống thoát nước của Hà Nội quá cổ rồi từ thời Pháp. Mình xây dựng mới mà chưa có gì cải tạo cả, có khi còn bị hẹp hơn so với cái cũ. Ao hồ thì lấp đi nhiều, cho nên cái chuyện này đương nhiên là xảy ra rồi, tức là biết trước rồi nhưng khắc phục thì phải… dài… dài.”
Những bức ảnh được các báo tải lên mạng đã làm độc giả xúc động, thương cảm xen lẫn cả sự bất bình uất ức. Đường phố thành sông, xe ô tô ngập tới kính, người đi bộ nước ngang ngực là chuyện thường.
Những bài báo trên mạng nêu ra những câu hỏi lớn: Chính quyền đã ở đâu làm gì khi nước ngập toàn bộ Hà Nội, sự phản ứng một cách bị động thiếu chuyên nghiệp về công tác cứu hộ phòng chống thiên tai của chính quyền Hà Nội, có thể xem là trách nhiệm về những cái chết thương tâm của 22 nhân mạng là cư dân thủ đô.
Trong đó có cả những cái chết của trẻ em đi trên đường phố bị sa chân xuống cống thoát nước, hoặc người đi làm bị nước cuốn trôi mà sau này mới tìm thấy thi thể.
Các Đại Biểu quốc hội đòi hỏi lãnh đạo Hà Nội tự nhìn lại mình khi để xảy ra ngập lụt, gây thiệt hại nặng nề. Chính quyền phải có lời hứa, cam kết giải quyết triệt để những hệ lụy của trận lụt được gọi là đại hồng thủy. Đó là phần dẫn nhập trong một bài tường thuật được Vietnam Net đưa lên mạng ngày 3/11, ngày thứ tư của trận lụt lịch sử ở Hà Nội.
GSTS Nguyễn Minh Thuyết, Phó chủ nhiệm ủy ban văn hóa giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc Hội được Vietnam Net trích thuật rằng: “Nhân dân thông qua hệ thống bầu cử đã trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra những người lãnh đạo thành phố, thì cũng có quyền đòi hỏi lãnh đạo thành phố và lãnh đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc chịu trách nhiệm về toàn bộ những gì diễn ra trong thành phố của mình.”
Hai người cố đấy chiếc xe ngày 3-11-2008 |
“Cũng phải nói thực, một trận mưa kéo dài thường mọi năm cả tháng mới mưa được khoảng vài trăm milimét mà đằng này trong ba ngày mà trên 500 mm, thì đúng là một hiện tượng rất là đột xuất. Nhưng mà chính cái đột xuất này thì mới làm bộc lộ ra những thiếu sót ấy.
Tôi nghĩ chính quyền thành phố, cái này nó cũng đã kéo dài cả nhiều chục năm nay rồi chứ không phải là chính quyền mới đây. Nói chung là các chính quyền thành phố kế tiếp nhau họ chưa quan tâm một cách đầy đủ về khiá cạnh này.”
Trách móc và Xin lỗi
Trong những ngày ngập lụt ở thủ đô, Vietnam Net và VNExpress là hai tờ báo mạng có nhiều thông tin và hình ảnh để phục vụ người đọc. Nhưng cũng chính trên Vietnam Net, những phát biểu của ông Phạm Quang Nghị, ủy viên Bộ Chính Trị bí thư thành ủy Hà Nội đã gây ra sự bất bình lớn trong công luận.
Trong khi người dân đang khốn khổ vì thành phố bị ngập lụt vào tới tận nhà nhưng ông Phạm Quang Nghị đã trả lời báo chí rằng, thiên tai thì không tính trước được, chỉ dự phòng với tần suất trung bình thôi, còn với đỉnh lũ cao thế này thì không dự phòng trước được.
Ông Phạm Quang Nghị nhấn mạnh rằng, kinh nghiệm tốt nhất vẫn là huy động chính sức dân và huy động tại chỗ. Do đang đi kiểm tra dưới cơ sở, ông nhận thấy là nhân dân bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà Nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm.
Trong bài, ông bí thư thành ủy Hà Nội cũng chống chế thiếu thuyết phục, trước câu hỏi về sự phản ứng chậm chạp của ban lãnh đạo thành phố, dẫn tới những cái chết thương tâm xảy ra, như trường hợp em bé chết trên đường đi tới trường.
Ba ngày sau khi trả lời phỏng vấn trên Vietnam Net, ngày 5/11 cũng trên báo điện tử này nhà báo một lần nữa có cuộc trao đổi với ông Phạm Quang Nghị bí thư thành ủy Hà Nội, tạo cơ hội cho ông nói lời xin lỗi vì những phát biểu mà theo ông đã gây nên sự bức xúc và phê phán trong công luận.
Điểm kỳ lạ là chính nhà báo cũng phải lên tiếng xin lỗi nhận thiếu sót vì đã nhanh chóng đưa lên mạng bài phỏng vấn làm dư luận bất bình. Thật là trớ trêu thay vì tự hào đã thông tin nhanh và trung thực, Vietnam Net đã phải nhận thiếu sót.
Có lẽ là sự thiếu sót đã đưa tin quá trung thực nhưng làm cho ông Phạm Quang Nghị bị dư luận phê bình, trong khi ngoài tư cách bí thư thành ủy Hà Nội, ông còn là một trong 14 ủy viên Bộ chính trị cơ quan quyền lực cao nhất trên thực tế của chế độ VN.
Bao giờ hết ngập
Ngày 2/11 ngày thứ ba của trận lụt ở Hà Nội, Thanh Niên Online có bài viết mang tựa “Hôm nay đã hết ngập chưa?” có thể xem đây là một bài phiếm luận khá mỉa mai, đối với vấn đề qui hoạch và phát triển TP Hà Nội.
Tờ báo mô tả, Khu vực quanh Big C qua Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia ngập tủm trong nước, ô tô trôi lềnh bềnh, hàng trăm người đứng chịu trận trong lúc mưa như trút nước.
Nơi xảy ra quang cảnh bi hài là khu vực tọa lạc một biểu tượng kiến trúc nhà nước được giải thưởng, trong một quần thể xây dựng mới được qui hoạch để có dáng vóc hiện đại tương xứng với một thủ đô loại lớn trên thế giới.
Đau xót hơn là câu chuyện về một bác sĩ trẻ chết trôi vì “nước lũ” trên đường tới cơ quan đóng tại khu đô thị mới Mỹ Đình.
Thanh Niên Online nhấn mạnh, điều tương phản mà nhiều người phát hiện ra là chính những khu phố cũ, phố cổ được xây dựng từ thời Pháp dành cho một số dân cư trú ít hơn rất nhiều so với hiện nay vẫn chứng tỏ được khả năng thoát nước nhanh chóng hơn cả trong những ngày qua.
Thanh Niên Online thêm rằng, dù chưa nói lên toàn bộ mức độ nghiêm trọng của sự kiện được người Hà Nội quan tâm nhất trong vòng 72 giờ qua tính đến đêm 2/11, vài dẫn chứng thực tế vừa nói cũng nên khiến các nhà quản lý đô thị có tự trọng phải đặt câu hỏi cho mình: Những năm qua họ đã làm gì để thành phố này thành một nơi đáng sống hơn? Hàng nghìn tỷ đồng đổ ra những năm qua, cả tiền thuế của dân, cả tiền đi vay nước ngoài, lẽ nào để đổi lấy một kết cấu hạ tầng như vậy?
Đáp câu hỏi của chúng tôi về việc ngập lụt có thể là tình trạng phát triển đô thị tùy tiện, TS Nguyễn Quang A một nhà nghiên cứu các chính sách phát triển nhận định:
“Có thể kế hoạch không được tốt không được phù hợp.Thí dụ, phát triển đô thị lẽ tự nhiên là khu nào trũng thì nước phải để chạy theo chỗ trũng, thì mình lại đi lấp chỗ trũng xây thêm nhà. Rồi xây thêm đường xá, thêm nhà, tức là ngăn cách dòng chảy tự nhiên của nước.
Chuyện này không chỉ ở Hà Nội mà TP.HCM cũng như vậy, nó dốc từ bắc xuống nam, từ tây sang đông chẳng hạn, trong khi mình lại xây dựng nhiều đô thị ở khu vực phiá nam chẳng hạn. Nó tạo thành một cái đê nhân tạo ngăn dòng chảy thì sẽ rất là nguy hiểm. Lẽ ra phải cho nó chảy dọc theo hướng, con đường lẽ ra hướng bắc nam thì mình lại đi làm theo hướng đông tây để chặn lại.
Tôi nghĩ những vấn đề có tầm lớn thì phải xem xét lại một cách rất căn bản, vì chuyện đó nó sẽ có ảnh hưởng năm bảy chục, một trăm năm đối với con cháu.”
Trong bài phiếm “Hôm nay đã hết ngập chưa?”, ngoài vấn đề qui hoạch phát triển đô thị mà Thanh Niên Online phê bình chua chát; Tờ báo còn mô tả cảnh sự nhếch nhác của Hà Nội lụt gọi là kiểu thế giới thứ ba phiên bản Phi châu.
Tờ báo nhận xét rằng, trong những lúc nguy cấp cấp nhất, đã không thấy lực lượng phản ứng nhanh ở chỗ đang cần tới họ, không thấy cảnh sát giao thông tăng cường tại những giao lộ kẹt cứng dòng xe cộ, không thấy nhân viên công lực và tình nguyện viên dùng phương tiện phù hợp đưa người dân ra khỏi những ốc đảo bị nước cô lập hay bến xe, bệnh viện, tòa nhà văn phòng, khu dân cư ngập sâu, và tại sao không cung cấp nước uống, thức ăn nhanh cho những người già, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ có nhu cầu đang bị kẹt.
Sau những ngày ngập lụt, nước đã rút dần ở nhiều nơi, dù nhiều khu vẫn còn phải lội nước, không điện không nước sạch. Nhu cầu cấp bách là vấn đề cung cấp thực phẩm và tổng vệ sinh trước nguy cơ các dịch bệnh nguy hiểm bùng phát như dịch tả, thương hàn, đau mắt.
Tuy vậy, theo các thông tin trên mạng thì điều mà chính quyền Hà Nội và ngay các vị lãnh đạo Nhà Nước đang lo ngại là khả năng vỡ đê, khi ấy nếu có cứu được một phần Hà Nội thì lại phải hy sinh các tỉnh các khu vực lân cận.
Cho đến ngày 6/11, khoảng 10 ngàn hộ dân Hà Nội trong đó có 97 hộ nội thành đã được sơ tán khỏi các vùng nguy hiểm. Đây là dân cư thuộc quận Hoàng Mai, huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Mê Linh, Thanh Oai.
Vn Express cho biết, chiều 6/11 quân đội đã vào cuộc với 1.000 binh sĩ triển khai ở 10 huyện trọng điểm để bảo vệ đê và tìm kiếm cứu nạn. Lãnh đạo Hà Nội cũng đã lên phương án di dân trong tình huống xấu nhất, nếu có mưa lớn làm vỡ đê.
(Nguồn: Nam Nguyên, RFA ngày 9.11.2008)
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Liên Đoàn Kêu Gọi Cứu trợ Lũ Lụt Việt Nam
Lm. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
11:40 10/11/2008
Liên Đoàn Kêu Gọi Cứu trợ Lũ Lụt Việt Nam
Kính thưa quý ông bà anh chị em,
Mấy tuần nay, mưa lũ liên tục đã gây nhiều thiệt hại về nhân mạng, tài sản, ruộng vườn cho đồng bào tại Việt Nam. Số người thiệt mạng lên đến 82 người, chưa kể nhiều người mất tích và bị thương. Thành phố Hà Nội và các tỉnh Ninh Bình, Hưng Yên, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thái Nguyên, Thừa Thiên và một số tỉnh miền Trung đều bị ảnh hưởng mưa lũ nặng nề. Theo thống kê của Bộ Nông Nghiệp, có hơn 180,200 căn nhà bị ngập lụt hư hại, 200 căn bị sập. Diện tích lúa bị ngập úng 200,000 ha, diện tích thủy sản bị ngập 26,000 ha, 900 công trình thủy lợi hư hỏng, 62,600m đê nội đồng hư hỏng, 202km đường sá hư hỏng. Thiệt hại hơn 7000 tỉ đồng.
Hiện tại, hàng trăm ngàn người đang vất vả sống và sinh hoạt trong những điều kiện rất khó khăn và thiếu thốn: nhà cửa còn bị ngập nước chung với rác rưởi, bùn sình, lại còn phải đối phó với những vấn đề về vệ sinh môi trường và y tế với các thứ bệnh thương hàn, dịch tả, sốt xuất huyết. Chưa hết, trong những ngày sắp tới, Việt Nam sẽ tiếp tục đón nhận thêm những cơn mưa bão kéo đến, có thể gây thêm những thiệt hại đáng kể về nhân mạng và vật chất.
Trước thảm cảnh đó, đặc biệt của rất nhiều gia đình nghèo khổ đang đối diện với hiện tại và tương lai tăm tối, Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã gởi thư xin mọi người trong Giáo Phận cứu trợ. Ban Lãnh Đạo Liên Đoàn tuần vừa qua cũng đã hội ý với nhau, và quyết định mở chiến dịch Lạc Quyên trên Hoa Kỳ. Cuộc Lạc Quyên sẽ chấm dứt vào ngày 30 tháng 12, 2008. Mọi đóng góp đều được khấu trừ thuế, và gởi về Hội Đồng Giám Mục Việt Nam qua Ủy Ban Bác Ái Xã Hội, để Ủy Ban cộng tác với các nơi bị lũ lụt mua lương thực, quần áo, thuốc men, sách vở, nông cụ phân phối đến cho gia đình nghèo không phân biệt lương giáo. Tất cả những đóng góp sẽ được báo cáo trên VietCatholic. Liên Đoàn khẩn thiết kêu gọi Tấm Lòng Vàng của tất cả quý vị trong việc cứu giúp đồng bào ở Việt Nam trong tinh thần 'lá lành đùm lá rách'. Đặc biệt xin các quý Linh Mục, Phó Tế, Tu Sĩ, giáo dân, các tu viện, hội dòng, giáo xứ, cộng đoàn, hội đoàn yểm trợ.
Mọi đóng góp xin ký check đề:
Lien Doan - Memo: HELP Lu Lut VN và gởi về địa chỉ:
Lien Doan CGVNHK
PO Box 1958. Flowery Br. GA 30542
Có thể chuyển ngân trực tiếp (Direct Deposit) đến account của Liên Đoàn:
Tên Account: Lien Doan - Memo: HELP Lu Lut VN
Account number: 261190490: 7999101037937
địa chỉ nhà Bank: Franklin Financial. Po Box 880. Toccoa GA 30577
Nguyện xin Thiên Chúa chúc phúc lành và trả công bội hậu cho lòng quảng đại của toàn thể Quý vị. Thay mặt cho những nạn nhân, xin chân thành cảm tạ.
Ngày 10 tháng 11, 2008
Lm. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
Chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
Thông Báo
Thông Báo: Sư Huynh La San mở lớp Anh Ngữ tại Tân Định
La San Tân Định
22:13 10/11/2008
Hiện nay tại thành phố có rất nhiều trung tâm dạy tiếng Anh, chứng tỏ rằng nhu cầu học Anh ngữ ngày càng gia tăng để đáp ứng cho công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, do học phí của nhiều trung tâm này khá cao nên có nhiều học sinh, sinh viên, tu sĩ các tôn giáo và người có mức thu nhập thấp gặp khó khăn trong việc tìm được một nơi học vừa có chất lượng đào tạo tốt vừa có mức học phí phù hợp.
Chính vì thế, Trung tâm Dạy nghề Dân Lập Đức Minh, do các Sư huynh Tỉnh Dòng La San Việt Nam điều hành, mở các lớp Anh ngữ với mức học phí thấp để học sinh, sinh viên, tu sĩ các tôn giáo và người lao động có điều kiện học tiếng Anh.
Mục tiêu đào tạo của Trung tâm là cung cấp các khóa học tiếng Anh chất lượng, giúp học viên thực hành bốn kỹ năng nghe – nói – đọc – viết một cách vững chắc, trong đó chú trọng đến hai kỹ năng nghe và nói. Nhờ vậy, sau khi hoàn tất chương trình, học viên có đủ năng lực sử dụng tiếng Anh trong công việc và đời sống.
Nhờ sự yêu thương và nâng đỡ của Cha Sở Tân Định, quý Cha phó, Hội đồng Mục vụ Giáo xứ… cũng như một số ân nhân, Trung tâm giảm học phí 15% cho những học viên có hoàn cảnh khó khăn, tu sĩ các tôn giáo, học sinh, sinh viên, giáo lý viên và những người đang làm công tác xã hội, từ thiện.
Hiện nay Trung tâm đang mở các lớp
Anh ngữ Giao tiếp và TOEIC
tại Nhà thờ Tân Định.
Thời gian ghi danh mỗi ngày:
Sáng từ 8h30 – 11h30
chiều từ 14h00 – 20h00.
Để biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ tại
Phòng ghi danh Anh ngữ (bên cạnh Văn phòng Giáo xứ).
ĐT: 3500 1412
Email: anhngulasan@gmail.com
Chính vì thế, Trung tâm Dạy nghề Dân Lập Đức Minh, do các Sư huynh Tỉnh Dòng La San Việt Nam điều hành, mở các lớp Anh ngữ với mức học phí thấp để học sinh, sinh viên, tu sĩ các tôn giáo và người lao động có điều kiện học tiếng Anh.
Mục tiêu đào tạo của Trung tâm là cung cấp các khóa học tiếng Anh chất lượng, giúp học viên thực hành bốn kỹ năng nghe – nói – đọc – viết một cách vững chắc, trong đó chú trọng đến hai kỹ năng nghe và nói. Nhờ vậy, sau khi hoàn tất chương trình, học viên có đủ năng lực sử dụng tiếng Anh trong công việc và đời sống.
Nhờ sự yêu thương và nâng đỡ của Cha Sở Tân Định, quý Cha phó, Hội đồng Mục vụ Giáo xứ… cũng như một số ân nhân, Trung tâm giảm học phí 15% cho những học viên có hoàn cảnh khó khăn, tu sĩ các tôn giáo, học sinh, sinh viên, giáo lý viên và những người đang làm công tác xã hội, từ thiện.
Hiện nay Trung tâm đang mở các lớp
Anh ngữ Giao tiếp và TOEIC
tại Nhà thờ Tân Định.
Thời gian ghi danh mỗi ngày:
Sáng từ 8h30 – 11h30
chiều từ 14h00 – 20h00.
Để biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ tại
Phòng ghi danh Anh ngữ (bên cạnh Văn phòng Giáo xứ).
ĐT: 3500 1412
Email: anhngulasan@gmail.com
Văn Hóa
Truyện ngắn: Máu quỷ luân lưu
Nguyễn Trung Tây, SVD
07:23 10/11/2008
Truyện ngắn: Máu quỷ luân lưu
— Người ta vẫn cứ nói “Một mẹ nuôi được mười con, nhưng mười con không nuôi nổi một mẹ”.
Thì nói đâu xa xôi, cụ bà sinh ra bà ngoại rứt ruột đẻ ra được bẩy người con, chết mất bốn còn lại ba, bà ngoại chị Cả. Cậu Hai du học Pháp, cậu Út đại học Mỹ. Cậu Hai lấy gái Hà Nội, phố hàng Đào, đám cưới lớn nhất tổng.
Trước ngày rước dâu, làng xóm xôn xao bởi có người nhìn thấy rùa vàng to bằng cái phản bơi lội trên dòng sông Cái ngay khúc uốn cong mang hình rồng vàng. Làng này thầy địa lý đi qua, nhìn địa thế làng nằm cạnh con sông, buông miệng nói lạnh tanh,
— Làng uốn cong theo con nước mang hình rồng vàng, đúng ra đất này linh địa. Nếu có thêm rùa vàng, đất này nhị linh. Nhưng thế đất long đầu thực long vỹ, máu quỷ luân lưu từ đời cha sang đời con.
(Thở dài) Đám cưới cậu Út một năm sau, giàu con út, khó con út, cụ bà bán vàng và luôn cả mấy mẫu đất thượng đẳng điền. Đám cưới cậu Út chẳng thua kém mặc dù rùa vàng không hiện lên. Mợ Út con quan Huyện, ăn trắng mặt trơn, đôi đũa đầu to đầu nhỏ cũng chả biết. Hôm rước dâu, mợ kiềng chật cổ, vàng đỏ cổ tay.
Còn bà ngoại, chị Cả, đám cưới sơ sài bày mấy mâm thịt trâu luộc, bởi cụ bà nói,
— Vậy là tươm tất lắm rồi, con gái là con người ta. Bày vẽ làm chi cho nó tốn kém!”
(Chép miệng) Biến cố 54 đổ chụp xuống. Cả nhà bỏ của chạy xuống tàu di cư. Thế là trắng tay. Nhưng người đàn bà quậy nước lã ra hồ không chịu thua số mệnh, cụ bà lên luống trồng sắn đất hoang, một mình xông pha kiếm vốn đi buôn vải. Được mấy năm, phất lên như cờ, cụ bà gọi người tới xây thêm mấy kho vải, toàn lụa quý Tô Châu, loại Bao Tự nghe tiếng lụa xé mới chịu nhoẻn miệng cười. Căn biệt thự khang trang cao nhất khu phố sáng chiều người ăn kẻ ở tấp nập cứ như dinh quan tây thuộc địa. Thoạt tiên, khi cụ bà chưa bán biệt thự và kho vải, mợ Hai mợ Út thay phiên nhau ghé vào,
— Con chào u! Vợ chồng con mời thầy u về nhà con ăn cơm tối nay ạ. Vâng, tối mai cũng được. Dạ, con vâng lời u, dạ, dạ, cuối tuần…
Mợ Út khéo miệng,
— Con nói u đừng mắng mỏ con tội nghiệp… U nhìn đến là hay, tóc cứ đen lay láy. Cơ nghiệp đồ sộ nhà ta đúng là một tay u dựng nên.
Chẳng hiểu tại sao đang ngồi đếm tiền, cụ bà tự nhiên té lăn quay ra trên sàn nhà, lưỡi cứng đơ ngọng nghịu. Có người độc miệng nói cụ bị rắn cạp nong nấp trong kho vải mổ ngay cổ tay, nhưng hên nhờ đức cụ ông kéo lại nên chưa chết. Hồi phục lại, cụ bà cạo đầu ăn chay một tháng. Tóc cước mới nhu nhu được nửa phân, cụ bà quyết định bán biệt thự bán kho vải, tiền chia cho hai cậu. Còn cô con gái, cụ bà nói,
— Rỗi hơi! Đã nói là không sai nhời, con gái là con người ta...
Nhà bán rồi, kho vải chất cao tới trần nhà bán rồi,
— Thôi, bây giờ u chỉ còn tụi con. Tối mai họp đại gia đình.
Đúng bẩy giờ tối, cụ bà khai mạc,
— Sáu mươi mấy năm nay, u lớn lên bên sông Cái, thầy con thông suốt chữ nho, mang tiếng thầy đồ, nhưng đồng hào đồng kẽm không đủ bỏ ruột tượng. Hên là nhà u có ruộng thượng đẳng điền, u lại còn có nghề riêng buôn bán tơ lụa, ghe thuyền tấp nập ghé vào bến mua lụa Hà Đông bán gấm Thượng Hải. Bởi thế, mới ra cơ nghiệp. Nhưng bây giờ tuổi già bóng xế, thôi, trẻ cậy cha, già cậy con.
Cậu Út thẳng thừng,
— Nhà con chật hẹp lắm! Các cháu còn nhỏ.
Cậu Hai dè dặt,
— Vợ chồng con hiếm muộn, nhà cửa đơn chiếc.
Bà ngoại năn nỉ,
— Con rước thầy u về ở với con và hai cháu.
Cụ bà cau mày, mắng ngay mặt,
— Chuyện phường chèo! Ở với con gái, thiên hạ người ta nhổ vào mặt, nói thầy u hữu nữ vô nam cho nên rúc đầu vào nhà con gái!
Ở với vợ chồng cậu Hai, mắt cụ ông màng kéo dày đặc, mù luôn! Thầy thuốc nói tại khí uất bốc lên đốt cháy hai con ngươi! Cụ bà té ngã bất tỉnh hai lần, sáng, tối trong cùng một ngày, lần nào miệng cũng trào máu đỏ lòm! Đúng một tuần sau ngày dọn vô nhà cậu Hai, trong khi cụ ông đang sờ soạng tường gạch lần bước đi, cụ bà ngã vật xuống sàn nhà, mắt mở trừng trừng! Cậu Hai cậu Út thay phiên vuốt, nhưng cụ bà vẫn mở căng đôi mắt trắng toát ngoằn ngoèo đường gân máu đỏ tươi! Mợ Hai ghé vào, xác chết hộc ra từng ngụm máu. Bà ngoại lấy dao cắt cổ tay nhỏ máu vào miệng cụ bà, quỳ bên xác năn nỉ,
— Con xin lỗi u!
Tám giờ sáng ngày thứ Bẩy, thành phố vào xuân, trời bắt đầu mưa. Mây xám kéo tới nhuộm đen kìn kịt một khoảng trời. Bên trong khung cửa sổ, ánh vàng héo úa trên trần nhà buông rơi chiếu đục hai khuôn mặt, mẹ già mặt xương xương khắc khổ, con mặt trái trứng gà con so tối xám. Hai khuôn mặt độc thoại đối thoại nhập nhằng, câu chuyện có những đoạn ngắt quãng như rạp chiếu phim đen trắng thập niên năm mươi.
— Mẹ phải cẩn thận, khói chì bay vào phổi nguy hiểm lắm!
— Thì chết là cùng chứ gì!!!
Cô gái vẫn ở thế chủ động,
— Tuần này bệnh viện họp liên tục, họp nhiều đến nỗi nhiều khi con ngủ trong ruột ngủ ra, mắt vẫn cứ mở thao láo, tai vẫn cứ vểnh lên nghe ngóng, nhưng xác ngớ ngẩn như người mắc bệnh trầm cảm.
Người đàn bà liếc nhìn cái bụng nây nẩy của cô gái, giọng cay đắng,
— Coi chừng cho lộn toa thuốc. Họ nhà Đào giờ này trở nên tuyệt tự…
Cô gái muốn nói sao lại tuyệt tự cho được, bộ mẹ cố tình đoạn tuyệt bôi xóa giây phút con nói,
— Con đã có thai!
Bà Hằng đứng dậy bỏ đi. Trong bóng đêm nhập nhoè đêm đó, Hoàng thấy bóng tối âm thầm ngồi trên bộ ghế âm vọng bập bùng,
— Mẹ có chuyện muốn nói.
Bà Hằng quỳ xuống,
— Bao nhiêu năm nay chưa bao giờ mẹ năn nỉ. Bây giờ thì mẹ xin con. Nếu cần, mẹ quỳ lậy!
Hoàng kéo mẹ đứng dậy, nhưng mặt không đổi sắc. Bà Hằng quẳng bàn tay sang một bên, giọng lạnh tanh,
— Cô đừng có quên, nhà này mấy đời rồi không có ai làm cô đầu, gái nhảy! Nếu cô lấy chà và Mỹ đen, đừng bao giờ gọi tôi là mẹ!
Bên ngoài trời cao tiếp tục cầm từng gầu nước đổ ướt tung tóe phố phường.
Đoạn phim đen trắng chớp giật những tia sáng và tiếng sè sè của máy quay phim,
— Dì Nga nói cuối tháng con sẽ làm đám cưới?
Dì Nga, ừ thì cũng lại là dì Nga, gò má cao ngất, người khô khốc làn da mốc, ngực lép xẹp như ung thư vú vừa mổ, mở miệng là than,
— Con gái của chị thì ai sánh bằng. Vừa đẹp người lại vừa đẹp nết, lại còn làm bác sĩ. Người như con Hoàng là phải lấy vua. Còn chị xem con Lan đấy, quần jean mặc thì rách đùi, trễ quá rốn, lòi ra cả cái quần lót màu đỏ. Nom cứ như quân nhà thổ. Con gái mới lớn, thịt da nây nẩy, mà quần áo thiếu trước hở sau như vậy, khôn ba năm, dại một giờ, cho nên có một bữa tối tôi chặn thằng bạn trai của nó ngay tại cửa nhà, “Tôi lậy cậu”. Chỉ có thế thôi, mà chị biết chi không, ngày hôm sau nó bỏ học. Hỏi thì nó nói, “Chứ không phải mẹ chỉ muốn con ở nhà với mẹ?”.
Bà Hằng nhận xét,
— Người ta nói dì Nga lột xác xấu như bố, nhưng lại đúc tính mẹ. Có lẽ tại bà ngoại và dì Nga đều ở góa, một mình quen rồi thân cò lặn lội quãng vắng bờ ao. Nhưng bà nghiêm khắc lắm. Sáng sớm tinh mơ, bà lôi mẹ và dì Nga dậy bắt phải dọn dẹp nhà cửa. Không chịu ngồi dậy, bà mắng như tát nước vào mặt, “Con gái con đứa! Cứ nằm ưỡn ra như quân nhà thổ!”.
Bà Hằng nhìn thẳng vào mặt con,
— Mẹ gọi con về bởi có chuyện muốn nói…
Hoàng ngần ngại. Bà Hằng trầm trầm âm thổ,
— Con Lan chết rồi, mới chiều hôm qua. Xe nổ tung, xác cháy ra than! Bây giờ chỉ còn có con là người duy nhất của họ Đào.
Đoạn phim thời sự đen trắng tiếp tục chạy sè sè tiếng máy cũ,
— Bà ngoại nói cố ông họ Đào sinh ra cụ bà trước khi lập gia đình có tư tình với người hát ả đào nổi tiếng khắp mấy tổng. Vào một buổi sáng sớm, cô gái ôm đứa con ba tháng gieo mình xuống dòng sông Cái. Ngày mở cửa mả, hồn nhập ông bõ họ Đào. Giữa thanh thiên bạch nhật, ông bõ cất giọng the thé hát hồng hồng tuyết tuyết nguyền rủa gia cang họ Đào,
Long đầu thực long vỹ,
Máu quỷ luân lưu!
Đời đời tuyệt tự,
Hữu sinh vô dưỡng,
Hữu nữ tuyệt nam!
Trời đang bình minh bỗng chuyển vần vũ xám ngắt, bởi quạ đen từ khúc sông bay đến từng đàn đen nghịt bầu trời. Cụ cố ngước lên nhìn, phân quạ rớt xuống con mắt trái, sáng hôm sau thức dậy, dòi trắng lúc nhúc bò ra như đỉa. Đốc tờ trên phố móc bỏ con mắt thối! Dân làng xì xào, “Hổ thọt một chân, gái chột một mắt!”...
(Trích trong tuyển tập truyện ngắn Ốc Mượn Hồn do Dân Chúa Úc Châu xuất bản 2007)
www.nguyentrungtay.com
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Chiều Trên Đồi Cát
Lê Trị
00:14 10/11/2008
CHIỀU TRÊN ĐỒI CÁT
Ảnh của Lê Trị
Âm thầm rảo bước cảnh đìu hiu
Một thân một bóng ngoằng trên cát
Lưu vết chân gầy chốn tịnh không.
(Lê Trị)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền