Ngày 06-11-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:56 06/11/2015
55. GÀ CHÓ LÊN TRỜI.
N2T

Lưu An thờ đạo giáo thường hay tìm kiếm thuật thần thánh ở cõi tiên.
Một hôm, anh ta gặp một tiên ông gọi là Bát Công, truyền thụ cho anh ta một phương pháp luyện chế thuốc tiên, thế là anh ta cứ theo đó mà bào chế, sau khi luyện xong thuốc tiên liền uống và bay thẳng lên trời cao.
Ở trong sân còn một viên thuốc tiên, mèo chó trong nhà của anh ta tưởng đó là đồ ăn, nên sau khi ăn thì gà chó cũng biến thành tiên bay lên trời, trên không trung đầy những tiếng kêu của chó và gà.
(Truyện thần tiên)

Suy tư 55:
Truyện thần tiên là để đọc cho vui, gọi là giải trí lành mạnh, nhưng câu truyện nào cũng có thể là một bài học sống động cho chúng ta, nếu chúng ta “biết” cách đọc.
Có loại truyện đọc xong thì nên quên, có truyện đọc xong thì nên nhớ, có truyện đọc xong thì bắt ta phải suy đi nghĩ lại, có truyện đọc xong thì bắt chước mà sống.
Truyện thần tiên như loại “gà chó lên trời” chắc chắn là không có nhưng ai cũng thích đọc, và có những loại sách khi đọc xong lại làm cho chúng ta mất đức tin, mất linh hồn. Nhưng sách Phúc Âm diễn tả sự sống lại và lên trời vinh hiển của Đức Chúa Giê-su thì có thật trăm phần trăm, trong sách chứa đựng lời hằng sống khiến cho chúng ta đọc xong mà thực hành thì sẽ được sự sống đời đời, thì lại rất ít người thích đọc, bởi vì ai cũng muốn lên trời, nhưng không ai chịu “uống thuốc trường sinh”, mà thuốc trường sinh chính là sách Phúc Âm, đọc, suy niệm và sống Phúc Âm thì chúng ta sẽ được lên trời với Đức Chúa Giê-su vậy.
Nếu “mỗi gia đình có một quyển sách Phúc Âm”, “mỗi gia đình sống Phúc Âm”, và “người người sống Phúc Âm” thì mặt đất này sẽ biến thành thiên đàng rộn lên những tiếng vui mừng, hoan ca Alleluia, thật hạnh phúc biết bao !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:59 06/11/2015
N2T

5. Người ở trong tu viện nếu không vì lợi ích của người khác thì là người có hại cho người khác; nếu họ nhiệt tâm thì có ích cho người, nhược bằng lười nhác thì có hại cho người, chứ không thể nói là không lợi cho ai mà cũng không hại ai.

(Thánh Osburga)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nhắn nhủ các gia đình sống tinh thần tha thứ
Lm Trần Đức Anh OP
09:54 06/11/2015
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến chung hơn 20 ngàn tín hữu hành hành hương sáng ngày 4-11-2015, ĐTC đã mời gọi mọi người thực hành sự tha thứ theo tinh thần kinh Lạy Cha.

Trong số những người hiện diện tại Quảng trường thánh Phêrô trong buổi tiếp kiến, có hơn 10 GM, gần 200 thành viên tổng tu nghị dòng Nữ Hiến Sinh Thánh Tâm Chúa Giêsu, 50 nữ tu tổng tu nghị dòng thánh nữ Dorotea và 45 sư huynh La San đến từ nhiều nước. Ngoài ra có đoàn 72 người Việt Nam, gồm các nhân viên Đài ”Hành trình Đức Tin” ở Little Saigon, bang California Hoa Kỳ và thân nhân của họ.

ĐTC tiến vào quảng trường lúc 9 giờ rưỡi sáng và dành gần 20 phút tiến qua các lối đi để chào thăm các tín hữu. Lên tới lễ đài, ngài bắt tay chào thăm gần 10 LM thông dịch viên các thứ tiêng, trước khi bắt đầu buổi tiếp kiến với phần tôn vinh Lời Chúa là Kinh Lạy Cha được xướng lên bằng 5 thứ tiếng.

Bài huấn giáo của ĐTC

Trong bài huấn dụ tiếp đó, ĐTC đã nói về chủ đề là ”Xin tha nợ”. Đây là bài thứ 31 trong loạt bài giáo lý về gia đình. Ngài nói:

”Thượng HĐGM mới kết thúc đã suy tư sâu rộng về ơn gọi và sứ mạng của gia đình trong đời sống Giáo Hội và xã hội ngày nay. Đó là một biến cố ơn thánh. Vào cuối khóa họp, các nghị phụ đã trao cho tôi văn bản những kết luận của các vị. Tôi đã muốn cho văn bản này được công bố, để tất cả được tham phần vào công việc mà họ cùng can dự trong 2 năm. Đây không phải là lúc cứu xét các kết luận ấy, những kết luận mà chính tôi cần phải suy tư. Nhưng trong khi chờ đợi, cuộc sống không dừng lại, đặc biệt cuộc sống của các gia đình vẫn tiếp tục! Các gia đình quí mến, anh chị em luôn tiến bước. Và anh chị em tiếp tục viết lên trong những trang cuộc sống cụ thể vẻ đẹp của Tin Mừng về gia đình. Trong một thế giới nhiều khi trở nên khô cằn sức sống và tình yêu, mỗi ngày anh chị em nói về hồng ân cao cả là hôn nhân và gia đình.

Hôm nay tôi muốn nhấn mạnh khía cạnh này: gia đình là một thao trường lớn để tập luyện sự trao ban và tha thứ cho nhau, chẳng vậy không có tình yêu nào có thể trường tồn. Trong kinh nguyện mà chính Ngài đã dạy chúng ta, kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu dạy chúng ta thưa với Chúa Cha: ”Xin tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”. Vào cuối kinh, Chúa bình luận: ”Thực vậy, nếu các con tha thứ những lỗi lầm của người khác, thì Cha các con trên trời cũng tha thứ cho các con; nhưng nếu các con không tha thứ cho tha nhân, thì Cha các con cũng chẳng tha thứ những lỗi lầm của các con” (Mt 6,12.14-15). Ta không thể sống mà không tha thứ, hoặc ít là không thể sống tốt đẹp, nhất là trong gia đình. Mỗi ngày chúng ta làm những điều lầm lỗi đối với nhau. Chúng ta phải để ý đến những sai lầm ấy, do sự yếu đuối và ích kỷ của chúng ta. Nhưng điều mà chúng ta được yêu cầu là chữa lành ngay những vết thương chúng ta gây ra cho nhau, nối lại tức khắc những mối dây đã bị đứt đoạn. Nếu chúng ta chờ đợi quá lâu, thì tất cả trở nên khó khăn hơn. Và có một bí quyết đơn giản để chữa lành những vết thương và giải tỏa những lời cáo buộc, đó là đừng bao giờ kết thúc một ngày mà không xin lỗi, không làm hòa giữa vợ chồng với nhau, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em, giữa mẹ chồng và nàng dâu! Nếu chúng ta học cách xin lỗi và tha thứ ngay cho nhau, thì chúng ta chữa lành những vết thương và hôn nhân được củng cố, gia đình trở thành căn nhà vững chắc hơn, chống lại được những chấn động do những thói xấu lớn nhỏ của chúng ta gây ra.

Nếu chúng ta học cách sống như thế trong gia đình, thì chúng ta cũng làm như vậy ở bên ngoài, bất kỳ nơi nào chúng ta sống. Nghi ngờ về điều này là điều dễ dàng. Nhiều người, kể cả các tín hữu Kitô nghĩ rằng đó là một điều thái quá. Họ nói: nói thì dễ, thì đẹp, nhưng không thể thực hành được. Nhưng cám ơn Chúa, không phải như vậy. Thực thế, chính khi lãnh nhận ơn tha thứ từ Chúa, mà chúng ta có khả năng tha thứ cho người khác. Vì thế, Chúa Giêsu đã yêu cầu lập lại những lời này mỗi khi chúng ta đọc kinh Lạy Cha, nghĩa là mỗi ngày. Và điều không thể thiếu được, đó là một một xã hội nhiều khi tàn ác, có những nơi, như gia đình, trong đó chúng ta phải học tha thứ cho nhau.

ĐTC nói thêm rằng:

”Thượng HĐGM cũng khơi dậy niềm hy vọng của chúng ta về điều này: khả năng tha thứ và tha thứ cho nhau là điều thuộc về ơn gọi và sứ mạng của gia đình. Việc thực hành tha thứ không phải chỉ cứu vãn gia đình khỏi chia rẽ, nhưng còn làm cho nó có khả năng giúp xã hội bớt gian ác xấu xa hơn. Đúng vậy, mỗi cử chỉ tha thứ chữa căn nhà khỏi những rạn nứt và củng cố các tường nhà. Hỡi các gia đình quí mến, Giáo Hội luôn ở cạnh để giúp đỡ anh chị em xây dựng căn nhà của anh chị em trên đá tảng như Chúa Giêsu đã nói. Chúng ta đừng quên những lời liền trước dụ ngôn về căn nhà: ”Không phải hễ ai nói Lạy Chúa, Lạy Chúa, mà được vào nước Trời, nhưng là người thi hành ý Cha Thầy”. Và Ngài nói thêm: ”Nhiều người sẽ nói trong ngày ấy: Lạy Chúa, Lạy Chúa, chúng con đã thẳng nói tiên tri và trừ quỉ nhân danh Chúa đó sao? Nhưng Ta sẽ tuyên bố với họ: ”Ta chẳng hề biết các ngươi là ai” (Xc Mt 7,21-23). Chắc chắn đó là một lời nghiêm khắc, có mục đích đánh động và kêu gọi chúng ta hoán cải.

Các gia đình Kitô thân mến, tôi đoan chắc với anh chị em rằng anh chị em ó khả năng ngày càng quyết liệt tiến bước trên con đường Các MỐi Phúc thật, bằng cách học hỏi và dạy tha thứ cho nhau, trong toàn thể đại gia đình Giáo Hội sẽ tăng trưởng khả năng làm chứng về sức mạnh đổi mới trong sự tha thứ cảu Thiên Chúa. Chẳng vậy, chúng ta sẽ làm những bài giảng rất hay rất đẹp và có khi xua đuổi cả ma quỉ, nhưng rốt cuộc Chúa không nhận ra chúng ta là môn đệ của Ngài!

Quả thực các gia đình Kitô phải làm nhiều cho xã hội ngày nay và cho cả Giáo Hội nữa. Vì thế tôi mong muốn rằng trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, các gia đình tái khám phá kho tàng sự tha thứ cho nhau. Chúng ta hãy cầu xin cho các gia đình ngày càng có khả năng sống và xây dững những con đường hòa giải cụ thể, trong đó không ai cảm thấy bị bỏ mặc cho gánh nặng những nợ nần của mình. Với ý hướng đó, chúng ta cùng nhau thưa: ”Lạy Cha chúng con, xin tha nợ chúng con như cũng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”.

Chào thăm

Sau khi ĐTC kết thúc bài giáo lý dài bằng tiếng Ý, các LM đã tóm lược bài này bằng nhiều sinh ngữ khác kèm theo những lời chào thăm của ĐTC.

Ngài đặc biệt nói với các tín hữu Ba Lan rằng: ”Chúa Nhật tới đây, 8-11, trong Giáo Hội tại Ba Lan sẽ cử hành Ngày Liên đới với Giáo Hội bị bách hại, do Tổ chức ”Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ” cùng với HĐGM Ba Lan đề đướng. Năm nay sự trợ giúp tinh thần và vật chất được dành đặc biệt để mang lại sự an ủi và nâng đỡ các anh chị em đang chịu đau khổ vì Chúa Kitô tại Trung Đông và trên toàn thế giới!

Bằng tiếng Ý, ĐTC chào thăm các bạn trẻ, các bệnh nhân và các đôi vợ chồng mới cưới. Hôm qua, 3-11, chúng ta đã kính nhớ thánh Martino de Porres. Ước gì lòng bác ái quảng đại của thánh nhân là mẫu gương cho những ngừơi trẻ các con, để sống cuộc sống như một sự hiến thân; và hỡi các bệnh nhân thân mến, ước gì sự phó thác cho Chúa Kitô Cứu Thế nâng đỡ anh chị em; sau cùng hỡi các đôi tân hôn, ước gì sức mạnh tinh thần của Chúa mang lại sức mạnh cho anh chị em trong cuộc sống vợ chồng.
 
Đức Thánh Cha khuyến khích các Trung Tâm trợ giúp cuộc sống
Lm Trần Đức Anh OP
09:56 06/11/2015
VATICAN. ĐTC khuyến khích các Trung Tâm trợ giúp cuộc sống ở Italia tiếp tục hành động như những người Samaritano nhân lành trong cuộc sống xã hội ngày nay.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 6-11-2015, dành cho 510 người thuộc các Trung Tâm trợ giúp cuộc sống từ nhiều nơi ở Italia tựu về Roma để tham dự hội nghị nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập tổ chức này.

ĐTC nhận xét rằng: ”Từ 40 năm nay, anh chị em là những thành viên Phong trào bênh vực sự sống, cố gắng noi gương người Samaritano nhân lành. Đứng trước những hình thức đe dọa sự sống con người, anh chị em nỗ lực hoạt động để trong xã hội không còn những người bị loại trừ, những người bị gạt bỏ, sống trong những điều kiện bấp bênh. Nhờ hoạt rộng sâu rộng của các Trung tâm trợ giúp sự sống phổ biến trên toàn Itallia, anh chị em mang lại cơ hội hy vọng và hồi sinh cho bao nhiêu người”.

ĐTC khích lệ các thành viên tiếp tục là những người Samaritano nhân lành và ngài nói: ”Anh chị em đừng mệt mỏi trong việc bảo vệ những người yếu thế nhất, họ có quyền được sinh ra, cũng như bênh vực những người đang yêu cầu một cuộc sống lành mạnh và xứng đáng hơn. Đặc biệt cần kiên trì làm việc, ở các cấp độ khác nhau, để thăng tiến và bảo vệ gia đình, là tài nguyên đầu tiên của xã hội, nhất là về hồng ân con cái và khẳng định phẩm giá của phụ nữ. Về điểm này, tôi muốn nhắc đến sự kiện trong các hoạt động của anh chị em, anh chị em luôn đón nhận mọi người, không phân biệt tôn giáo và quốc tịch”. (SD 6-11-2015)
 
‘Thỏa Ước Toại Đạo’ và Đức Phanxicô
Vũ Văn An
22:19 06/11/2015
Ngày 16 tháng Mười Một năm 1965, cách nay 50 năm, chỉ non một tháng trước ngày kết thúc Công Đồng Vatican II (8 tháng Mười Hai, 1965), 40 vị Giám Mục Công Giáo, lúc đó đang tham dự Công Đồng, đã tụ họp nhau cử hành Thánh Lễ tại một vương cung thánh đường nằm sâu dưới đất thuộc Hang Toại Đạo Domitilla, ngoại ô Rôma. Cả nơi chốn, thời gian và phụng vụ hôm đó đã gây nên một âm hưởng sâu sắc: Giáo Hội đánh dấu địa điểm này như là nơi truyền thống vẫn cho rằng hai người lính Rôma bị hành quyết vì đã trở lại Kitô Giáo. Và dưới chân 40 vị giám mục và trải dài hơn 10 dặm đường hầm là các ngôi mộ của hơn 10,000 Kitô hữu thuộc các thế kỷ đầu tiên của Giáo Hội.

Thêm vào đó, Thánh Lễ trên còn được cử hành ngay trước khi kết thúc Công Đồng Vatican II, tức cuộc tụ tập có tính lịch sử toàn thể các giám mục thế giới trong hơn 3 năm nhằm đặt Giáo Hội vào con đường cải tổ và bắt tay vô tiền khoáng hậu với thế giới hiện đại, phát động cuộc đối thoại với các Kitô hữu khác và các tôn giáo khác, ủng hộ tự do tôn giáo và cho phép cử hành Thánh Lễ bằng ngôn ngữ địa phương…

Nhưng một quan tâm khác nữa của rất nhiều vị trong số 2,200 vị giáo phẩm tham dự Vatican II là thực sự làm cho Đạo Công Giáo trở thành một “Giáo Hội của người nghèo” như Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII tuyên bố ngay trước khi triệu tập Công Đồng. Các vị giám mục tụ họp nhau cử hành Thánh Lễ tại hang toại đạo vào buổi chiều ngày 16 tháng Mười Một năm 1965 đã cam kết biến điều này thành sự thật.

Chính vì thế, khi Thánh Lễ kết thúc, dưới ánh đèn mờ ảo của ngôi vương cung thánh đường thế kỷ thứ tư nói trên, mỗi vị giáo phẩm đã tiến lên bàn thờ và ghi tên mình vào một bản tuyên ngôn ngắn nhưng hết sức nhiệt tình, thề quyết “sống theo lối sống tầm thường của người giáo dân về mọi phương diện liên quan tới nhà ở, thực phẩm, phương tiện giao thông, và các vấn đề liên hệ”.

Các vị ký tên thề hứa sẽ từ bỏ mọi của cải riêng, y phục sặc sỡ và “các danh xưng và tước hiệu nhằm nói lên sự trổi vượt và quyền hành của mình”. Các vị thề hứa sẽ biến việc bênh vực người nghèo và người không quyền thế thành tiêu điểm trong thừa tác vụ của các ngài.

Các ngài cam kết “chúng tôi sẽ tìm các người cộng tác trong thừa tác vụ để chúng tôi có thể trở thành người sinh động hóa theo Thần Khí chứ không hẳn người thống trị theo thế gian; chúng tôi sẽ cố gắng làm mình trở nên hiện diện và chào đón đầy tình nhân bản bao nhiêu có thể; và chúng tôi sẽ tự chứng tỏ mình cởi mở với hết mọi người, bất kể tín ngưỡng của họ”.

Văn kiện trên, sau đó, đã được biết dưới tên Thỏa Ước Toại Đạo và các người ký tên hy vọng nó sẽ đánh dấu một khúc rẽ trong lịch sử Giáo Hội. Nhưng thay vào đó, nó đã biến mất, bất chấp mọi ý hướng và mục tiêu. Nó ít được nhắc tới trong nhiều cuốn lịch sử rộng dài viết về Vatican II và dù các bản sao của nó hiện vẫn đang được lưu hành, nhưng không ai biết điều gì đã xẩy tới cho nguyên bản. Thêm vào đó, con số và tên tuổi những vị đầu tiên ký vào đó cũng đang bị tranh luận, dù người ta tin rằng vị sống sót duy nhất hiện còn sống là Luigi Bettazi, nay đã gần 92 tuổi, giám mục hưu trí của giáo phận Ivrea, Ý.

Nguyên Văn Thỏa Ước Toại Đạo: một Giáo Hội nghèo và phục dịch

Chúng tôi, các giám mục tham dự Công Đồng Vatican II, ý thức rõ các thiếu sót trong lối sống của mình đối với đức khó nghèo của Tin Mừng. Được động viên lẫn nhau bởi một sáng kiến trong đó mỗi người chúng tôi cố gắng tránh mọi tham vọng và cao vọng, chúng tôi xin hợp nhất cùng mọi anh em của chúng tôi trong hàng giám mục và trên hết cậy trông vào ơn thánh và sức mạnh của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và vào lời cầu nguyện của các tín hữu và các linh mục trong các giáo phận liên hệ của chúng tôi. Đặt mình vào suy nghĩ và cầu nguyện trước nhan Chúa Ba Ngôi, trước Giáo Hội của Chúa Kitô, và trước mọi linh mục và tín hữu trong các giáo phận của chúng tôi, với lòng khiêm nhường và biết rõ các yếu đuối của mình, nhưng cũng với sự quyết tâm và mọi sức mạnh mà Thiên Chúa hằng muốn ban cho chúng tôi qua ơn thánh của Người, chúng tôi cam kết những điều sau:

1. Chúng tôi cố gắng sống theo cách tầm thường của giáo dân chúng tôi trong tất cả các điều liên quan tới nhà ở, thực phẩm, phương tiện chuyên chở, và các vấn đề liên hệ. Xem Mátthêu 5:3; 6:33 tt; 8:20.

2. Chúng tôi từ bỏ vĩnh viễn vẻ bề ngoài và thực chất của giầu có, nhất là trong y phục (quần áo sang trọng, mầu mè sặc sỡ) và các biểu hiệu làm bằng qúy kim (các biểu hiệu này chắc chắn phải có tinh thần phúc âm). Xem Máccô 6:9; Mátthêu 10:9-10; Công Vụ 3:6 (không bạc cũng không vàng).

3. Chúng tôi sẽ không sở hữu dưới tên mình bất cứ tài sản hay của cải nào, chúng tôi cũng sẽ không có chương mục ngân hàng nào hay những thứ như thế. Nếu cần phải sở hữu vật chi, chúng tôi sẽ đặt mọi sự dưới tên giáo phận hay tên các công trình xã hội hoặc bác ái. Xem Mátthêu 6:19-21; Luca 12:33-34.

4. Chúng tôi sẽ ủy thác bao xa có thể việc quản trị tài chánh và vật tư của giáo phận chúng tôi cho một ủy ban gồm các giáo dân có khả năng, những người hiểu rõ vai trò tông đồ của họ, để chúng tôi bớt là những nhà quản trị và thêm là các mục tử và tông đồ nhiều hơn. Xem Mátthêu 10:8; Công Vụ 6:1-7.

5. Chúng tôi không muốn thưa bằng lời và bằng chữ với những danh xưng và tước hiệu nói lên sự trổi vượt và quyền hành (Như đức này đức nọ). Chúng tôi thích được gọi bằng danh xưng hợp Tin Mừng là “cha” hơn. Xem Mátthêu 20:25-28; 23:6-11; Gioan 13:12-15.

6. Trong các liên hệ truyền thông và xã hội của mình, chúng tôi sẽ tránh mọi điều xem ra như là nhượng bộ đối với đặc quyền, lỗi lạc, hay ngay cả ưu tiên đối với người giầu có và người quyền thế (thí dụ, trong các buổi lễ tôn giáo hay các mời mọc tiệc tùng). Xem Luca 13:12-14; 1Cor 9:14-19.

7. Cũng thế, chúng tôi sẽ tránh biệt đãi hay cổ vũ tính khoe khoang của bất cứ ai lúc tìm tòi hay cám ơn sự giúp đỡ hay vì bất cứ lý do nào khác. Chúng tôi sẽ mời các tín hữu của mình coi các dâng cúng của họ như cách tham dự thông thường vào việc thờ phượng, làm việc tông đồ, và làm việc xã hội. Xem Mátthêu 6:2-4; Luca 15:9-13; 2Cor 12:4.

8. Chúng tôi sẽ dành bất cứ điều gì cần về thì giờ, suy tư, trái tim, phương tiện của chúng tôi v.v… cho việc phục vụ tông đồ và mục vụ các công nhân và các nhóm lao công và những người yếu và kém thế về kinh tế, mà không cho phép việc này làm chúng tôi sao lãng phúc lợi của những người và những nhóm khác trong giáo phận. Chúng tôi sẽ hỗ trợ các giáo dân, các tu sĩ, phó tế, và linh mục, những người được Chúa kêu gọi truyền giảng tin mừng cho người nghèo và các công nhân bằng cách chia sẻ đời sống và lao công của mình. Xem Luca 4:18-19; Máccô 6:4; Mátthêu 11:4-5; Công Vụ 18:3-4; 20:33-35; 1Cor 4:12; 9:1-27.

9. Ý thức được các đòi hỏi công lý và bác ái và sự hỗ tương liên hệ của chúng với nhau, chúng tôi sẽ tìm cách biến đổi các công trình phúc lợi của chúng tôi thành các công trình xã hội đặt căn bản trên bác ái và công lý, để chúng lưu ý tới mọi người, như là một việc phục vụ khiêm tốn đối với các cơ quan công cộng có trách nhiệm. Xem Mátthêu 25:31-46; Luca 13:12-14; 13:33-34.

10. Chúng tôi sẽ làm mọi điều có thể làm được để những người có trách nhiệm đối với các chính phủ và các cơ quan công cộng của chúng tôi có thể thiết lập và chấp hành các luật lệ, các cơ cấu xã hội, và các định chế cần thiết cho công lý, bình đẳng, và phát triển toàn diện và nhịp nhàng toàn bộ con người và mọi người, và nhờ thế, cho việc xuất hiện một trật tự xã hội mới, xứng đáng với con cái Thiên Chúa. Xem Công Vụ 2:44-45; 4:32-35; 5:4; 2Cor 8 và 9; 1Timôtê 5:16.

11. Vì tình hợp đoàn giám mục tìm được sự thể hiện tối cao của nó hợp với Tin Mừng trong việc cùng nhau phục vụ 2 phần 3 nhân loại đang sống trong cảnh khốn cùng về thể lý, văn hóa, và tinh thần, nên chúng tôi cam kết: a)sẽ hỗ trợ bao xa có thể các dự án khẩn trương nhất của các tòa giám mục các nước nghèo; và b) trên bình diện các tổ chức quốc tế, sẽ cùng nhau yêu cầu việc đưa ra các cơ cấu kinh tế và văn hóa, thay vì tạo ra các nước nghèo ngay trong thế giới vốn giầu hơn, thì làm cho đa số các nước nghèo có khả năng tự giải phóng khỏi cảnh cùng cực của họ. Chúng tôi sẽ làm tất cả những điều này ngay trong tư cách chứng tá của Tin Mừng, theo gương Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tại Liên Hiệp Quốc.

12. Chúng tôi cam kết chia sẻ đời sống chúng tôi trong tình bác ái mục vụ với các anh chị em của chúng tôi trong Chúa Kitô, các linh mục, các tu sĩ, và giáo dân, để thừa tác vụ của chúng tôi tạo ra việc phục vụ chân thực. Do đó, chúng tôi sẽ cố gắng “xem xét lại đời sống mình” với họ; chúng tôi sẽ tìm các cộng sự viên cho thừa tác vụ để chúng tôi trở thành những người sinh động hóa theo Thần Khí hơn là những người thống trị theo thế gian; chúng tôi sẽ cố gắng làm cho mình hiện diện và chào đón một cách đầy tình người bao nhiêu có thể; và sẽ biểu hiện mình một cách cởi mở với mọi người, bất chấp tín ngưỡng của họ. Xem Máccô 8:34-35; Công Vụ 6:1-7; 1Timôtê 3:8-10.



13. Khi trở về giáo phận, chúng tôi sẽ làm cho các cam kết này được các linh mục giáo phận biết đến và yêu cầu họ trợ giúp chúng tôi bằng sự hiểu biết, hợp tác, và cầu nguyện của họ.

Xin Thiên Chúa giúp chúng tôi trung thành.


Một bí mật được bật mí

Như trên đã thưa, Thỏa Ước trên ít được nhắc tới trong các sách sử viết về Công Đồng Vatican II. Gần cùng thời với việc nó ra đời, nó chỉ được một tác giả duy nhất nhắc tới đó là Boaventura Kloppenburg, với bài "Thoả Ước Giáo Hội Phục Dịch và Nghèo” trong Concilio Vaticano II, Petropolis: Vozes, 1966 các trang 526-527.

Nó gần như trở thành một thứ thâm cung bí sử của Vatican, một thứ dã sử tỉnh nhỏ đối với những người nghe nói về nó, cùng lắm như một thứ phụ chú trong các sách giáo sử hơn là một trang mới trong các sách này.

Năm 2009, 2 năm sau khi bị Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin phê phán về khuynh hướng Thần Học Giải Phóng của mình, linh mục Jon Sobrino, Dòng Tên, mới lại nhắc đến nó trong bài: Khẩn Trương Phải Trở Về Làm Giáo Hội Của Người Nghèo, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đức Cha Helder Camara, một trong những vị đã ký tên vào Thỏa Ước.

Cha Sobrino cho rằng ý tưởng “Giáo Hội nghèo và vô quyền” ngay đối với Vatican II cũng không phải là bận tâm hàng đầu. Tuy nhiên, luôn có một số giám mục muốn trung thành với gợi hứng của Đức Gioan XXIII, trong số này phần lớn là người Mỹ Châu La Tinh. Họ thường đều đặn và âm thầm gặp nhau tại Domus Mariae để thảo luận về chủ đề “Giáo Hội nghèo”. Và chính vì thế, ngày 16 tháng Mười Một năm 1965, họ đã họp nhau tại Hang Toại Đạo Domitilla để long trọng ký kết Thỏa Ước nói trên, mà những người ký đầu tiên chủ yếu là người Ba Tây và Mỹ Châu La Tinh, trong đó có Dom Helder Camara.

Và chính vì thế, hội nghị các Giám Mục Mỹ La Tinh tại Medellín (1968) đã làm chủ đề Giáo Hội nghèo trở thành chủ đề then chốt. Hội nghị sau đó tại Publea (1979) cũng đã nhấn mạnh tới nó, dù bị chống đối dữ dằn. Ba thập niên sau đó, Giáo Hội hoàn toàn im lặng về nó. Dù hội nghị Aparecida năm 2007, mà người soạn văn kiện cuối cùng không là ai khác mà chính là Đức Hồng Y Jorge Bergoglio, tức Đức Đương Kim Giáo Hoàng Phanxicô, có hãm đà xuống dốc của nó chút đỉnh, nhưng vẫn chẳng xoay chuyển Giáo Hội được bao nhiêu. Nhất là sau cái chết của Đức Tổng Giám Mục Romero, sự xói mòn đối với nó đã quá rõ ràng.

Vị Tổng Giám Mục trên không phải là một trong những vị đầu tiên ký vào bản Thỏa Ước, nhưng tại Hội Nghị Puebla, nhờ gặp các vị đã ký vào bản này tại Medellín, nên cũng đã ký thự văn kiện hàng đầu này. Và ngài đã dùng chính mạng sống mình làm chứng cho nó không những chỉ đối với thế giới Kitô Giáo mà còn đối với cả thế giới loài người nữa.

Không phải chỉ một số giám mục Mỹ Châu La Tinh tại các hội nghị Medellín và Puebla ký vào bản thoả ước, theo David Gibson của Religion News Service, con số các vị ký vào văn kiện này hiện nay lên tới 500 vị. Trong số này, có nguồn tin cho hay Đức Hồng Y Roger Etchegaray, lúc làm chủ tịch danh dự của Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình, cũng đã ký vào bản Thỏa Ước.

Vai trò của Đức Phanxicô

Tuy nhiên, biến cố bầu cử giáo hoàng năm 2013, với Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio chiếm đa số phiếu, là khúc quanh dứt khoát đem Thỏa Ước Toại Đạo không những ra ánh sáng mà còn là thứ ánh sáng rực rỡ nữa, không những chỉ bằng lời nói mà còn bằng chứng tá cuộc sống.

Thực thế, tuy ngài chưa bao giờ trưng dẫn Thỏa Ước Toại Đạo, nhưng Đức Phanxicô đã gợi lại ngôn từ và các nguyên tắc của bản thỏa ước này, khi nói với các ký giả sau mấy ngày được bầu làm giáo hoàng rằng ngài muốn có một “Giáo Hội nghèo, cho người nghèo”. Vả lại, ngay từ đầu, ngài đã khước từ mọi thứ lụa là gấm vóc, vàng bạc qúy kim thường đi đôi với ngôi vị giáo hoàng, thích sống trong nhà trọ của Vatican hơn là trong cung điện giáo hoàng. Ngài nhấn mạnh rằng mọi giám mục phải sống đơn giản và khiêm nhường, phải “có mùi của chiên”, sống gần gũi những người cần tới mình và luôn chào đón và bao gồm mọi người.

Đầu năm nay, trong một cuộc phỏng vấn báo chí, Đức Hồng Y Walter Kasper đã nhìn thấy sự liên hệ mặc nhiên trên khi ngài nhận định: “Chương trình của ngài [Đức Phanxicô] phản ảnh cao điều Thỏa Ước Toại Đạo nói tới”.

Trong một cuốn sách gần đây của ngài nói tới tư tưởng và nền thần học của Đức Phanxicô, Đức Hồng Y Kasper viết rằng: "Thỏa Ước Toại Đạo đã bị lãng quên. Nhưng nay, ngài [Đức Phanxicô] đã phục hồi nó”.

Trong khi ấy có tin cho rằng nhân dịp kỷ niệm Thỏa Ước này, Đức Phanxicô sẽ thân hành tới Hang Toại Đạo Domitilla. Nói rằng điều này khó xẩy ra, Đức Hồng Y Kasper cho hay: “Hiện nay, Thỏa Ước Toại Đạo đang được thảo luận khắp nơi”.

Massimo Faggioli, một giáo sư giáo sử tại Đại Học St. Thomas ở St.Paul, Minnesota, cũng đồng ý như thế, ông nói: “Với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, bạn không thể quên được Thỏa Ước Toại Đạo. Nó là chiếc chìa khóa để hiểu về ngài, nên không có gì lạ khi nó trở lại với chúng ta ngày nay”.

Nhưng tại sao trước đây nó đã gần như bị mất dạng? Có thể do các bất ổn xã hội của năm 1968, cộng với bi hài kịch của cuộc chiến tranh lạnh chống chủ nghĩa Cộng Sản và việc xuất hiện của Thần Học Giải Phóng, một nền thần học nhấn mạnh tới ưu tiên của Tin Mừng đối với người nghèo, nhưng bị coi là quá gần gũi thân thiết với chủ nghĩa Mácxít. Tất cả những điều này khiến người ta nghi ngại đối với Thỏa Ước Toại Đạo.

Thầy Uwe Heisterhoff, thuộc Dòng Ngôi Lời Thiên Chúa, một cộng đoàn truyền giáo phụ trách Hang Toại Đạo Domitilla, nhận định rằng “Nó có mùi Cộng Sản”. Ngay ở Châu Mỹ La Tinh, Thỏa Ước cũng không được phổ biến rộng rãi, sợ rằng vì thế có thể gây hại tới các cố gắng cổ vũ công lý cho người nghèo. Thầy Heisterhoff cho rằng thầy từng làm việc với các sắc dân bản địa của Bolivia suốt 15 năm nhưng chỉ nghe nói tới Thỏa Ước Toại Đạo khi tới Rôma để trông coi Hang Toại Đạo Domitilla cách nay 4 năm.

Theo Faggioli, “chuyện này khá nguy hiểm cho tới khi Đức Phanxicô xuất hiện”. Như ai cũng biết, khi còn là một linh mục Dòng Tên và sau đó là một giám mục ở Á Căn Đình trong các thập niên 1970 và 1980 đầy sóng gío, Đức Phanxicô càng ngày càng hiến thân cho chính nghĩa người nghèo. Không lạ gì, ngài đã đẩy mạnh việc phong á thánh cho Đức Tổng Giám Mục Romero, một việc bị đình trệ lâu nay; mới tuần rồi, ngài còn dùng những lời lẽ đanh thép để phê phán những người “nói hành” Chân Phúc Romero.

Đức Phanxicô cũng rất kính mến Đức Cha Enrique Angelelli, người đồng hương Á Căn Đình, cũng là vị đã ký vào Thỏa Ước Toại Đạo, và bị giết năm 1976 bởi độc tài quân phiết lúc ấy, vì đã tranh đấu cho người nghèo. Chính Đức Phanxicô đã chấp thuận diễn trình phong á thánh cho vị giám mục này.

Một lý do nữa có thể đã làm lu mờ Thỏa Ước Toại Đạo trong một thời gian dài là vì những người thai nghén ra nó và dưỡng nuôi nó phần lớn xuất thân từ những vùng được Đức Phanxicô gọi là “ngoại vi”, “ở tận cùng thế giới” văn minh! Người lưu giữ nó lại cho sử sách cũng là người, tuy là chuyên viên của Vatican II, nhưng xuất thân từ Mỹ Châu La Tinh. Carlos Boaventura Kloppenburg (2/11/1919 – 8/5/2009) là người sinh ở Đức nhưng lại là một Giám Mục Ba Tây. Tại Công Đồng Vatican II, ngài là chuyên viên cho các giám mục Ba Tây. Nhờ thế, đã ghi lại các sự việc của Công Đồng trong bộ Concilio Vaticano II, trong đó, có ghi lại Thỏa Ước Toại Đạo, như trên đã nói.

Người chịu nhắc nhớ Thỏa Ước này năm 2009 cũng lại là một người Mỹ Châu La Tinh, đó là Cha Jon Sobrino, Dòng Tên, người Tây Ban Nha, nhưng sinh sống tại El Salvador từ rất lâu, nổi tiếng vì các đóng góp cho Thần Học Giải Phóng và năm 2007, bị Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin ra thông báo (note) cho biết các lý thuyết của ngài “lầm lẫn hay nguy hiểm và rất có thể gây hại cho tín hữu”. Nhưng cuộc tranh đấu cho người nghèo thì cha không bao giờ từ bỏ. Chính vì cuộc tranh đấu này, ngày 16 tháng Mười Một năm 1989, cha là đích nhắm của vụ sát hại 6 học giả Dòng Tên của Đại Học Trung Mỹ (UCA), một đại học ngài hợp tác thành lập, do Tiểu Đoàn Atlacatl, một đơn vị ưu tú của Lục Quân El Salvador, chủ mưu. Ngài thoát chết vì hôm đó, không có mặt ở Đại Học.

Khỏi nói, người vui mừng trước tin Đức Hồng Y Bergoglio được bầu làm giáo hoàng chính là Cha Jon Sobrino. Trong cuộc phỏng vấn ngày 17 tháng Ba, năm 2013, 4 ngày sau khi Đức Phanxicô đảm nhận thừa tác vụ giáo hoàng, dù Cha Sobrino cho hay khung cảnh của Vatican vẫn chưa nói lên khía cạnh nghèo mà Giáo Hội nên có, tất cả dường như vẫn là không khí văn hóa dân gian. Tuy nhiên, theo cha, không phải điều gì cũng văn hóa dân gian cả, như “y phục đơn giản của vị giáo hoàng, chiếc thánh giá nhỏ trên ngực không phải bằng vàng hay bằng bạc, hay kim loại bóng nhoáng, lối cầu nguyện của ngài trong đó, vừa cúi đầu, vừa xin tín hữu trước khi ban phép lành cho họ. Đây là các dấu hiệu tuy nhỏ mà thật rõ ràng. Tôi hy vọng chúng sẽ phát triển thành những dấu hiệu đại thể luôn đồng hành với sứ mệnh của ngài. Sự đơn giản và đức khiêm nhường của ngài quả hiển hiện”.

Và sau đó, dù có nhiều dè dặt với người mang tên Bergoglio lúc làm bề trên tỉnh Dòng Tên Á Căn Đình, nghĩa là lúc có nền độc tài quân phiệt ở đấy, nhưng từ lúc ngài là Tổng Giám Mục Buenos Aires, cha không tiếc lời ca tụng người cùng dòng của mình: “bằng nhiều cách, ngài đã đồng hành với khu vực bị đối xử tệ bạc của thành phố vĩ đại này, và bằng những việc làm cụ thể… Đôi khi bằng lời lẽ tiên tri, ngài lên án các tội ác nghiền nát da thịt con người… Đối với một số người, sức mạnh chính đẩy mạnh thừa tác vụ của ngài là việc ngài cởi mở đối thoại với những người bị đẩy qua bên lề”.

Nhân dịp này, cha nhắc tới Thỏa Ước Toại Đạo và hy vọng tân giáo hoàng sẽ biến “ảo tưởng” của Đức Gioan XXIII thành sự thực: “Giáo Hội phải là Giáo Hội của người nghèo”.

Cha Jon Sobrino cũng là người trí chí nhất trong việc quảng bá Thoả Ước Toại Đạo. Cha là một trong những người chủ đạo của cuộc hội thảo vào ngày 14 tháng Mười Một này tại Đại Sảnh Đại Học Urbaniana, Rôma, trường mẹ của Cha Chủ Nhiệm Vietcatholic, với chủ đề Một Giáo Hội Nghèo Phục Dịch Người Nghèo, 50 năm 1965-2015 Thỏa Ước Toại Đạo. Bích chương cuộc hội thảo có ghi tên hai nhân vật: Giáo Sư Tiến Sĩ Alberto Melloni, nói về Bối Cảnh Lịch Sử của Thỏa Ước, và Giáo Sư Tiến Sĩ Jon Sobrino SJ, nói về Tác Động của Thỏa Hiệp Đối Với Ngày Nay. Trong mục Chia Sẻ và các Chứng Từ, người ta thấy có sự tham gia của Đức Hồng Y Roger Etchegaray.

Quả là một cuộc hội thảo có ý nghĩa trước lúc kỷ niệm 50 năm ngày kết thúc Công Đồng Vatican II và gần kề 50 năm ngày 40 vị giáo phẩm đầu tiên ký vào Thỏa Ước Toại Đạo trong ánh sáng huyền nhiệm tại nơi an nghỉ của hơn 10,000 Kitô hữu tiên khởi. Và biến cố này có lẽ chỉ có thể được tổ chức dưới thời một vị Giáo Hoàng công khai kêu gọi một Giáo Hội nghèo vì người nghèo và là người đích thân sống lời kêu gọi này.
 
Không thể rao giảng chống nghèo đói khi bản thân mình sống xa hoa
Đặng Tự Do
17:21 06/11/2015
Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, một nhà lãnh đạo Giáo Hội không thể thuyết giảng chống lại nghèo đói nếu bản thân mình “sống như một Pharaoh”. Ngài đưa ra lập trường trên đây trong một cuộc phỏng vấn, dành cho một tờ báo Hà Lan được điều hành bởi những người vô gia cư.

Đây là cuộc phỏng vấn đầu tiên một vị Giáo Hoàng dành cho một tờ báo Hà Lan. Bài phỏng vấn trên tờ Straatnieuws cũng xuất hiện trong các ấn phẩm của 112 tờ báo khác tại quốc gia này.

Khi được hỏi liệu ngài có một thông điệp đặc biệt nào cho người vô gia cư không, Đức Thánh Cha trả lời: “Có hai điều làm tôi suy nghĩ. Chúa Giêsu đã đến trong thế giới này như là một người vô gia cư, và tự bần cùng hoá chính mình. Thứ hai là Giáo Hội muốn ôm ấp tất cả mọi người và khẳng định rằng mọi người đều có quyền có một mái nhà che đầu.”

Về những nỗ lực của Hội Thánh để giải quyết nghèo đói, Đức Thánh Cha nói rằng có hai cám dỗ. Đầu tiên là cám dỗ cứ nói về sự nghèo khổ trong khi bản thân mình sống trong giàu sang. Thứ hai, là cám dỗ “thỏa hiệp với các chính phủ”. Đôi khi và trong một số trường hợp nhất định nào đó, Giáo Hội có thể liên minh với các chính phủ, nhưng Đức Giáo Hoàng cảnh báo chống lại nguy cơ băng hoại. Ngài nhắc nhớ rằng tại Á Căn Đình, một quan chức về hưu của chính phủ đã ước tính rằng chỉ có 35% ngân sách dành cho các chương trình giảm nghèo thực sự là dành cho người nghèo; 65% ngân sách dành cho người nghèo tại quốc gia này chỉ nhằm vỗ béo cho những kẻ vốn đã giàu lại được giàu thêm.

Khi được hỏi liệu Giáo Hội có thể bán ra các tác phẩm nghệ thuật trong các viện bảo tàng của mình để gây quỹ cho người nghèo, Đức Thánh Cha nói: “Đó không phải là những kho tàng của Giáo Hội, nhưng là những báu vật của nhân loại” Lấy ví dụ, tượng Mẹ Sầu Bi của Michelangelo, Đức Thánh Cha nói: “Tác phẩm này được lưu giữ trong một nhà thờ nhưng nó thuộc về nhân loại.” Đức Thánh Cha cũng lưu ý rằng, quan phát chẩn của Đức Giáo Hoàng thường xuyên bán ra hoặc làm quà xổ số nhiều tặng phẩm đã được trao tặng cho Đức Giáo Hoàng, và sử dụng tiền thu được để giúp đỡ người nghèo.

Khi được hỏi là liệu có hy vọng chấm dứt được nạn nghèo đói trên thế giới hay không, Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời: “Tôi muốn một thế giới không có người nghèo. Chúng ta phải chiến đấu cho điều này. Nhưng tôi là một người tín hữu và tôi biết rằng tội lỗi luôn luôn ở trong chúng ta.”
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Việt gian Việt cộng, Việt kiều
Bảo Giang
09:53 06/11/2015
Việt kiều.

“Việt gian Việt cộng, Việt kiều, Ba tên họp lại tiêu điều nước Nam”. phần 3.

Theo định nghĩa, “kiều” là “ở nhờ, tạm trú, là người đến làng này, hay nước khác tạm trú” một thời gian rồi trở về quê cũ. Thường tạm trú không mang tính lâu dài, hay vĩnh viễn. Họ vẫn thuộc về nguyên quán.

A. Việt Kiều là ai?

Theo định nghĩa này, Việt kiều là người có quốc tịch Việt Nam đang tạm trú ở hải ngoại vì nghề nghiệp, vì công vụ hoặc đang theo học một chương trình, huấn luyện nào đó. Họ được nhập cư theo quy chế ngoại kiều. Họ có thể bị tù, bị trục xuất khỏi quốc gia sở tại vì phạm pháp hay đã hết thời hạn tạm trú.

Tuy nhiên, có rất nhiều người Việt “tạm trú”, “sống chui” ở nước ngoài một thời gian qúa lâu dài, thậm chí đã sinh con đẻ cái như trường hợp lao động Việt, du học sinh Việt đã “ trốn” ở lại Liên Sô, các nước Đông Âu hay tại Đức sau khi chế độ cộng sản tại đây sụp đổ. Hoặc giả, những người Việt Nam sống tại Campuchia là những người không được công nhận hay ban cấp quy chế thường trú nhân thì họ vẫn là công dân của nhà nước Việt cộng.

Với định nghĩa này, Việt kiều sống ở ngoại quốc vẫn trực thuộc quyền bảo hộ về luật pháp của nhà nước Việt cộng. Họ được phép bỏ phiếu cho những ứng cử viên do đảng cộng sản trong nước đề cử. Họ không có quyền ứng cử trong các cuộc tuyền cử do nhà nước CS tổ chức (ngoại trừ họ là người được đề cử). Theo ước tính, hiện có khoảng từ 300,000 đến 400,000 Việt kiều đang sinh sống ở ngoại quốc, được chia thành ba nhóm như sau:

1. Nhóm thứ nhất: Lao động Việt Nam ở hải ngoại.

Hiện nay chúng ta không thể nào có được những con số chính xác về số lượng người Việt Nam có quốc tịch Việt Nam đang sinh sống tại hải ngoại. Theo đó những con số chúng tôi trích dẫn dưới đây chỉ mang tính cách tiêu biểu để chứng minh cho định nghĩa về Việt kiều là ai mà thôi. Nó không mang tính thống kê về số lượng. Hầu hết những tài liệu và con số trong bài được trích ra từ nguồn Wikipedia và các mục liên hệ trên mạng.

a. Việt kiều tại Đức.

Theo Văn phòng Thống kê Liên bang Đức, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2014, có 83.526 người có quốc tịch Việt Nam đang sinh sống tại Đức, trong đó có 17.893 người được sinh ra tại Đức. Đây là những người đi lao động và du sinh của CHXHCN/VN tìm cách trốn ở lại khi CS sụp đổ.

b. Việt kiều tại Cộng hòa Séc,

Việt kiều đang sinh sống ở Cộng Hòa Sec tính đến năm 2011, có vào khoảng 58.000 người. Hầu hết là lao động và du sinh đã đến đây trước khi CS sụp đổ và họ chán Việt cộng nên tìm cách ở lại.

c. Việt kiều tại Liên bang Nga

Việt kiều ở Liên xô là một trong số các cộng đồng Việt kiều ở nước ngoài có quy mô khá lớn. Theo các ước tính không chính thức, Việt kiều ở Liên Xô có thể lên tới 100.000 đến 150.000 người. Khoảng hai phần ba số Việt kiều sống ở Moskva là lao động và du sinh ở lại.

d. Việt kiều trên đất chùa tháp.

Cho dù đã sinh sống trên đất Campuchia nhiều đời, luật pháp ở đây vẫn cấm không cấp cho họ giấy tờ tùy thân, không cho Người Việt sở hữu ruộng đất, khiến họ chỉ có mỗi nghề chài lưới trên xuồng bè để sinh nhai. Kết quả là trẻ con không được ghi danh nhập học, không được đi thi, người lớn thì không có quyền bỏ phiếu. Họ là những cư dân mất luôn quyền bỏ phiếu tại Việt Nam. ( wikipedia)

e. Việt kiều làm việc tại Thái Lan

Số lượng người Việt đang làm việc tại Thái Land là hàng chục nghìn người (2015). Số lao động này sang Thái Lan dưới hình thức miễn thị thực giữa hai nước rồi tìm cách ở lại, tìm việc làm bất hợp pháp, chủ yếu là phục vụ tại các nhà hàng, bán hàng, giúp việc gia đình… . Theo báo Vietnamnet trích từ báo Hà Tĩnh, có khoảng 10.000 lao động Hà Tĩnh làm việc tại Thái Lan, công việc chính là làm thuê trong các nhà hàng.

f. Việt kiều tại Hàn Quôc

Năm 1994, có 20.493 người lao động Việt Nam đến Hàn Quốc bằng hộ chiếu tu nghiệp sinh. Đến năm 1997, con số này đã tăng lên 22.325 người. Phần lớn công nhân Việt Nam tại Hàn Quốc là nam giới có tay nghề thấp hoặc không được đào tạo tay nghề, chủ yếu là lao động chân tay.

g. Việt kiều tại Đài Loan

Hội đồng lao động của Đài Loan cho phép thuê mướn người Việt Nam từ năm 1999, ô-sin Việt Nam bắt đầu chiếm tỷ lệ lớn tại Đài Loan. Giữa những năm 2000 và 2003, từ 2.634 người lên đến 40.397 người. Từ năm 2004, Việt cộng đã xuất khẩu 37.700 lao động đến Đài Loan hằng năm, hầu hết làm người giúp việc nhà. Ở diện khác, mặc dù bất hợp pháp, tính đến năm 2005, 118.300 phụ nữ Việt Nam, phần lớn từ miền Nam, đã kết hôn với người Đài Loan. Một số đã được nhập quốc tịch.

h. Việt kiều tại Nhật Bản

Theo thông tin của Cục quản lý lao động, năm 2015 Việt Nam sẽ đưa khoảng 25.000 lao động sang thị trường lao động Nhật Bản. Trong đó, chủ yếu là lao động ngành xây dựng, cơ khí, chế biến và đóng gói thực phẩm, nông nghiệp, hộ lý và điều dưỡng.

Việt kiều đi lao động ở nước ngoài còn có mặt ở một số nước trên thế giới với những số lượng nhỏ hơn. Tưởng cũng nên nhắc lại. Hiện có khá nhiều người Việt Nam ở hải ngoại không được hưởng hay công nhận tư cách thường trú nhân. Họ ở trong tình trạng bất hợp pháp, không giấy tờ tùy thân. Để giải quyết tình trạng này, nhà nước Việt cộng mới đây đã cập nhật luật Quốc Tịch như sau: “Theo điều 13, khoản 2, Luật Quốc tịch sửa đổi năm 2008 , «Người VN định cư ở nước ngoài vẫn có quốc tịch VN. Sau 5 năm từ khi luật nầy có hiệu lực, kiều bào phải đến cơ quan đại diện của chính phủ VN tại nước ngoài để đăng ký xin giữ quốc tịch, nếu không, sau ngày 1/7/2014 sẽ mất quốc tịch.” Dĩ nhiên điều khoản này chỉ nhằm và đáp ứng cho trường hợp của các Việt kiều đang sống bất hợp pháp tại một số quốc gia mà thôi. Nó hoàn toàn không có tư cách hay có liên hệ gì đối với người Việt Nam tỵ nạn cộng sản. Tuy nhiên cho đến ngày hết hạn ghi danh (2015) chỉ có khoảng 6000 ngàn người xin lại quốc tịch Việt Nam do Việt cộng cấp phát, nên nhà nước Việt cộng lại gia hạn đến năm 2019!

2. Nhóm Việt kiều thứ hai: Các du học sinh VN tại hải ngoại.

Theo thống kê từ Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt cộng, hiện có khoảng 200.000 công dân Việt Nam đang học ở nước ngoài. Điểm đến được du học sinh Việt Nam ưa chuộng nhất là Úc. Nếu năm 2013 có 26.015 DHS Việt Nam học tại đây thì năm 2014 con số này lên 27.550. VN hiện đang xếp thứ bảy trong số những nước có nhiều học sinh, sinh viên đang theo học tại Hoa Kỳ (nơi được nhà nước Việt cộng đánh gía là kẻ thù số một của nhà nước)! Theo thống kê của SEVIS về du học sinh của bộ Ngoại Giao và An Ninh nội địa Hoa Kỳ, hiện có 25, 982 sinh viên, học sinh Việt Nam đang theo học tại Hoa Kỳ. DHS tại Nhật Bản, năm 2013 có khoảng 13.000, năm 2014 là 14.726 người. Trong năm 2015 lên đến 26.439 người.

Ở chiều ngược lại, số du học sinh đến Trung Quốc giảm 3.476 người, nhưng vẫn đạt mức cao là 94.399 em. Du học sinh đến Hàn Quốc cũng giảm 1.506 người xuống còn 15.777. Ngoài ra New Zealand, Anh Quốc, Singapore, và các nước ở Tây Âu cũng có số lượng du học sinh Việt Nam rất đáng kể.

3. Nhóm Việt kiều thứ ba: Cán cộng và thân nhân làm việc ở hải ngoại.

Số lượng của nhóm này là bao nhiêu, không ai biết và cũng không có thống kê. Có thể nói đây là thành phần chủ lực trong nhóm được gọi là Việt kiều. Gọi là chủ lực vì bản thân họ là Việt kiều, hơn thế còn có trách nhiệm kiểm soát các Việt kiều trong địa phương mà họ làm việc và sinh sống. Nó còn được gọi là chủ lực vì đây chính là bọn tồi tệ nhất trong nhóm thành viên thứ ba tạo nên thành tích bất hảo trong câu đồng dao. Chúng đã tạo nên cảnh ô nhục cho thanh danh của Việt Nam trên trường quốc tế. Ở ngoài, nhiều kẻ là phường trộm cướp nổi danh, khi về nước lại vênh vang lên mặt hơn đời, hơn người. Tên tuổi chúng gồm những ai?

Trước hết là Hồ chí Minh, y có phải là một Việt kiều hay không? Tôi cho rằng không có một lý do gì mà không tính Hồ chí Minh. Hơn thế, còn phải coi Minh là một Việt kiều đặc biệt nữa. Lý do, khi sống bất hợp pháp tại hải ngoại với nhiều cái tên khác nhau, Hồ chí Minh đã có những hành động đê tiện, bỉ ổi (theo từng cái tên y mang), đối với con người và danh dự Việt Nam.

Việc thứ nhất, đối với con người. Y đã phản bội nhóm ngũ long là nhóm đã từng bao bọc và trợ giúp Y trong thời gian ở Pháp. Nguyễn tất Thành, được nhóm thuê bao như là một người làm công, giữ việc đi giao báo cho các cửa tiệm để kiếm cơm ăn. Nhưng y đã cướp cái tên Nguyễn ái Quốc, Nguyễn Patriot của nhóm Ngũ Long dùng chung khi viết những bài báo tranh đấu cho nền Độc Lập của Việt Nam. Nhóm này gồm cụ Phan chu Trinh, Phan văn Trường, Nguyễn thế Truyền, Nguyễn an Ninh. Tội phạm với dân tộc. Khi theo CS Liên Xô, y đã phạm tội diệt chủng khi làm đơn xin phép Stalin để giết người Việt Nam. Từ lá đơn xin phép này Y đã giết chết hơn 170000 người Việt Nam trong mùa đấu tố. Kế đến là vụ Hồ chí Minh ăn cắp tập thơ Ngục Trung Nhật Ký của một người Trung hoa có khuynh hướng Quốc Dân Đảng, làm của mình, trong lúc ngồi tù ở Hoa lục (1943).

Tiếp theo buớc chân Việt kiều Hồ chí Minh là những Việt kiều tên tuổi như Lê văn Bàng, đại sứ của Việt cộng tại Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc nổi danh với tội đi bắt sò trộm ở bãi biển tại Hoa kỳ. Khi bị bắt y khai là cư dân trong vùng nhưng không biết tiếng Anh. Kế đến là phóng viên “văn hóa” Kiều Trinh, con của ủy viên trung ương đảng cộng, Vũ văn Hiến, giám đốc truyền hình VTV. Thật chẳng may cho cả hai, phóng viên văn hóa dân tộc Việt cộng là Kiều Trinh hai lần ăn cắp tại Thụy Điển và Anh Quốc đều bị ghi hình, nên đảng cộng đã phải chuộc mạng cho Kiều Trinh bằng cái giấy bệnh tâm thần. Câu chuyện được kể như sau:

“Năm 2001, Kiều Trinh được cử sang Thụy Điển 3 tuần. Ngay tuần đầu, ngày 11-2-2001, cô đã bị cảnh sát thành phố Kalmar bắt vì tội ăn cắp hàng trong siêu thị. Lúc đầu cô nàng chối bai bải, nhưng khi mở băng ghi hình thì phải cúi đầu nhận tội. Cô nàng đã ăn cắp ở Orebro, Kaimar số mỹ phẩm trị giá 400 đô la. Và sau một tuần bị giam, ngày 16-2-2001, cô nàng được tha, sau khi có giấy của bác sỹ xác nhận Kiều Trinh bị bệnh tâm thần từ Việt Nam gửi sang.

“Năm 2006, Kiều Trinh được sang nước Anh công tác. Bệnh tâm thần ăn cắp lại tái phát và cô nàng đã thó chiếc máy ảnh kỹ thuật số trong shop. Một lần nữa ông Hiến và đảng cộng lại phải cứu bằng việc nhờ Đại sứ quán can thiệp và tờ giấy của bác sỹ chứng nhận bệnh tâm thần lại đưa ra sử dụng!( Trần đức Thăng, Qùa tặng xứ mưa)

Tuy nhiên cái kết cục mới là điều hãi hùng, đáng nói. Việt kiều Hồ chí Minh ăn cắp nổi tiêng khắp năm châu nên mới được làm chủ tịch nước, chủ tịch đảng. Phần cháu gái Việt kiều Kiều Trinh chỉ ăn cắp có hai lần, tuy có máy quay phim ghi lại làm tài liệu lịch sử đảng, nhưng khi về nước chỉ được nâng cấp chút đỉnh thôi: “ Năm 2009, Kiều Trinh được kết nạp đảng và được đề bạt làm Trưởng phòng “văn hóa dân tộc” Ban thời sự. Nói như giáo sư Ngô Bảo Châu, nếu có hình ảnh nào làm nhục Việt Nam tốt nhất thì chính là hình ảnh cô Kiều Trinh trên TV.( Trần đức Thăng)

Tiếp theo là những Đặng xuân Hợp, cháu của Đặng xuân Khu. Rồi hàng hàng lớp lớp, lái tàu bay, chiêu đãi hàng không, công nhân viên chức và thân nhân đi du lịch hành nghề trộm cắp trong các siêu thị, hoặc là buôn lậu, trốn thuế đã bị bắt từ khắp năm châu, làm cho dân chúng ở những nước Nhật, Đại Hàn, Đài Loan, Úc, Thụy Sĩ…. đều “cạch mặt” loại “khách qúy” này. Nhiều nơi còn viết bảng bằng chữ Việt, nhắc nhở dân bản xứ đề phòng nạn Việt cộng ăn cắp.

Tóm lại 3 thành phần Việt gian, Việt cộng Việt kiều mà tôi đã điểm danh trong từng mục ở trên chính là những thành viên tạo nên kết cấu của bài đồng dao đã loan truyền đi khắp nơi trong những năm qua. Ở bất cứ nơi đâu có người biềt nói, biết nghe tiếng Việt thì ở đó còn ghi dấu ấn “Việt gian Việt cộng, Việt kiều, Ba tên họp lại tiêu điều nước Nam”.

B. Như thế, những người Việt Nam tỵ nạn cộng sản là ai đây? Họ có phải là Việt kiều hay không?

Không, họ không phải là Việt kiều theo định nghĩa hay theo pháp lý. Họ chỉ có thể là người Việt Nam theo huyết thống, theo tính nhân văn và văn hóa của dân tộc Việt mà thôi. Họ không phải là Việt kiều. Gọi họ là Việt kiều là sai, hoàn toàn sai. Riêng nhà nước Việt cộng gọi họ là Việt kiều là hàm hồ, là ngu dốt, hoặc là vì có một âm mưu xảo trá khác. Tại sao?

1. Họ không phải là Việt kiều theo pháp lý:

a. Quy chế tỵ nạn, thường trú nhân:

Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, tỵ nạn có nghĩa chối bỏ, từ bỏ sự bảo vệ của chế độ cầm quyền ở quốc gia nguyên quán và đến sinh sống, định cư trong một nước khác và được quốc gia này chấp nhận. Theo định nghĩa này, tất cả những người Việt Nam được nhận đến định cư nơi quốc gia đệ tam sau khi từ bỏ chế độ CS thì đều được hưởng quy chế tỵ nạn. Họ đồng thời được ban cấp tư cách thường trú nhân ngay khi rời trại tỵ nạn. Như thế, ngay khi từ bỏ chế độ Việt cộng, bỏ nước ra đi, bỏ Bắc vào Nam, họ không lệ thuộc nhà cầm quyền Việt cộng dưới bất cứ hình thức nào nữa.

b. Quy chế về quốc tịch.

Quốc tịch là trạng thái pháp lý thể hiện mối quan hệ giữa công dân một nước với quốc gia- nhà nước nơi họ có quốc tịch. Quốc tịch cho phép nhà nước có quyền lực pháp lý với một cá nhân và cũng cho phép cá nhân quyền được bảo vệ bởi nhà nước. ( wikipedia).Từ định nghĩa này, sau thời gian thường trú theo luật định, hầu như tất cả mọi người Việt Nam đều đã nhập tịch theo quy định ở nơi họ đang cư trú. Nếu trước đây họ chỉ hưởng quy chế tỵ nạn, nay họ chính thức bằng văn bản trở thành công dân như người bản sứ theo luật định. Sau khi nhập tịch, họ là công dân Hoa kỳ, công dân Pháp quốc, công dân Úc, công dân Đức, Canada…

Từ đây, họ có đầy đủ quyền hạn của một công dân mà luật pháp nơi đó quy định. Nhờ quy chế về quốc tịch, và việc thực hành quyền công dân, nhìều người gốc Việt đã ra ứng cử vào các chức vụ dân cử hay tham gia công tác công quyền như Philipp Rosle phó thủ tướng Đức, Cao quang Ánh dân biểu Hoa Kỳ, Ông Lê văn Hiếu, Toàn quyền bang Adlaine tại Úc. Ô Ngô thanh Hải, thượng nghị sỹ nghị viện Canada. V.v. Hoặc giả, tham gia vào quân đội hay giữ những chức vụ trong yếu trong bộ quốc phòng Hoa Kỳ như Khoa học Gia Dương Nguyệt Ánh, Chuẩn tướng Lê xuân Việt, Đại Tá Hải Quân Lê bá Hùng, Đại tá Thomas Nguyễn , Đại tá Nguyễn Minh Hùng, Đại tá Huynh Tran Mylene… và rất nhiều Sỹ quan và chuyên viên cao cấp khác… . Họ đã làm rạng danh nguồn gốc của mình là người Việt Nam trên trường quốc tế. Nhưng họ không phải là người Việt Nam theo pháp lý.

c. Người Việt Nam ở hải ngoại là người Việt theo huyết thống và văn hóa.

Như đã dẫn, người Việt Nam tỵ nạn CS tại hải ngoại không phải là người Việt Nam theo tính chính danh và pháp lý. Tuy nhiên, trong thực tế họ là người Việt Nam theo huyết thống và văn hóa. Nghĩa là, không có bất cứ một loại giấy tờ nào đặt để họ là người Việt Nam. Nhưng chính người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại vẫn tự nhận mình là người Việt Nam. Lý do, họ không bao giờ muốn bỏ rời quê hương, hơn thế, vẫn tự hào là con cháu của hai bà Trưng, của Ngô Quyền, Lê Lợi, Hưng Đạo, Quang Trung. Họ luôn theo bưởc chân của tiền nhân để ấp ủ và thực hiện một giấc mơ Việt Nam Minh Châu trời đông.

Vì có giấc mơ lớn vì dân tộc, họ khác biệt với tập đoàn Việt cộng bán nước là tác phong và nhân cách. Về tác phong, dù ở bất cứ vị thế nào, họ đều là những người đứng thẳng khi bắt tay hay tiếp xúc với những cấp lãnh đạo cao cấp nhất của quốc gia hay thế giới. Trong khi đó, lớp đầy tớ nô lệ ở Hà nội, dù là ở cương vị cao nhất, nhưng khi gặp người đồng cấp hay dưới cấp từ phương bắc thì cúi đầu như quỳ lạy đối tác. Là nhân cách, hiểu biết. Họ không bao giờ chấp nhận những hành động tồi tệ, thấp hèn, kém cỏi, vô văn hóa, và đầy man rợ của tập đoàn CS đối với người dân ở trong nước. Hơn thế, họ luôn đặt Hồ chí Minh, nói riêng, và tập đoàn Việt cộng vào sổ những tội đồ của dân tộc và chế độ do y thiết lập tại Việt Nam phải bị tiêu diệt.

Nhìn chung, từ cách sống và phong cách làm người, những người ra đi chưa một ngày quên bổn phận mình là người Việt, nên từ đó, mọi việc họ làm là vì quê mẹ. Tên Mẹ bị tổn thương thì họ là những ngươì lo tài bồi, vun đắp. Họ nhân danh cái gốc Việt Nam, nhân danh dòng máu Việt Nam mà làm cho Việt Nam được tôn vinh trên trường quốc tế.

Khi đất nước có nạn, dân lầm than, họ chẳng một giờ ngủ yên. Cùng máu huyết, họ nhân danh Việt Nam để tranh đấu cho nhân quyền, chống lại mọi áp bức bất công cho đồng bào còn ở quê nhà. Vì truyền thống bảo vệ nền Độc Lập và trường tồn của nước Việt, họ lên tiếng chống lại mọi thế lực thù địch muốn xâm lăng và đặt Việt Nam dưói ách nô lệ. Họ tranh đấu, họ bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc và nền Độc Lập của Việt Nam. Thế đứng của Cộng Đồng Viêt Nam ở hải ngoại chứng minh rằng: Họ ra đi vì tổ quốc và cũng sẽ trở về vì tiền đồ của dân tộc. Họ ra đi vì màu cờ Độc Lập và Tự Do của đất nước thì màu cờ ấy cũng sẽ cùng rạng rỡ với dân tộc trong ngày Việt Nam xé nát “cờ sao Phúc Kiến” của tập đoàn bán nước hại dân.

Nếu có một lằn ranh định nghĩa như thế, tại sao nhiều người cứ gọi người tỵ nạn cộng sản Việt Nam ở Hải Ngoại là Việt kiều?

Theo tôi có hai cách ( lý do). Thứ nhất, mặc dù nay đã là người Mỹ, Úc, Pháp … nhưng khi đến Việt Nam du lịch, họ vẫn có tư tưởng là “về”, mà không phải là “đi”. Kế đến, họ vẫn nói tiếng Việt, giữ văn hóa Việt và thời gian xa quê hương còn rất giới hạn, dù đã là 30, 40 năm. Với họ, cái danh từ ấy chẳng là điều phải bận tâm. Về phía thân nhân còn ở trong nước cũng thế. Khi có anh em, bà con về thăm mà giới thiệu là dân Mỹ, Úc, Canada…, nghe xa lạ qúa. Nên “chín bổ làm mười” với từ “Việt kiều” vừa thuận tai vừa tạo ra khác biệt với người ở trong nước. Gọi riết thành thói quen, chẳng ai để ý tời phần ngữ nghĩa hay pháp lý làm gì!

Thứ hai là sự ngu dốt trong gian trá, hàm hồ trong hiểu biết của nhà cầm quyền và ngành thông tin của VC (gọi những người Mỹ gốc Việt trong trường West Point của Hoa Kỳ là Việt kiều). Điều này cho thấy, Việt cộng cố tạo ra hỏa mù để lừa đảo người dân trong nước tin rằng Người Việt Hải Ngoại vẫn là những công dân và chịu sự kiểm soát của nhà nước Việt cộng, hoặc là “cá mè một lứa” như chúng. Ra ngoài, không dám công nhận tổ chức của HCM là một đám phỉ cộng ngoại lai, là đầy tớ, nô lệ của CS Tàu vào chiếm nước Việt. Nội bộ, tự cho mình là dân tộc là tổ quốc, mà thực ra là một tập đoàn phản bội lương tri dân tộc.

Tóm lại, tuy có ba cái tên gọi khác nhau là Việt gian Việt cộng Việt kiều, nhưng thật ra, chúng chỉ là một phường Việt gian cộng sàn phản dân hại nước. Chính tập đoàn Việt gian cộng sản này đã tạo nên cảnh sinh linh đồ thán cho dân tộc Việt Nam trong gần một thế kỷ qua. Ngoảnh nhìn lại chiều dài của lịch sử, dân tộc Việt Nam chưa bao giờ gặp cảnh điêu linh khốn cùng đến như thế. Với cái búa, cái liềm tàn bạo, bất lương của chúng, xem ra thực dân phong kiến, cường hào ác bá xưa chỉ là cái bóng mờ không đáng nhắc đến nữa. Bởi vì dân ta thời đó tuy có khổ, vẫn còn được ăn được nói, được thở không khí tự do của trời đất ban cho. Còn được giữ tôn nghiêm lễ giáo. Cha mẹ còn được dạy con cháu giữ lấy luân thường đạo lý và cách sống làm người.

Nay dưới thời Việt gian cộng sản “Thế Qủy Hành Ác”, luật đã ra: Trong nội bộ đảng thì các đoàn đảng viên phải công khai tuyên bố “ căm thù và đoạn tuyệt với bố mẹ” (Trần Đĩnh, Đèn Cù) ngoài làng thì chúng buộc con cái học tập đấu tố cha mẹ. Vợ chồng, anh em, thân thuộc, làng xóm phải học tập, đấu tố nhau rập khuôn theo bài “địa chủ ác ghê” do Hồ chí Minh viết sẵn. Hỏi xem, còn đạo nghĩa nào cho dân gìn giũ, còn lễ giáo luân thường nào cho con cái noi theo, học hỏi. Cái gốc đạo đức làm người đã bị chúng tiêu diệt tận gốc rễ, làm gì còn nhân luân, còn lẽ sống cho đạo hạnh tồn sinh? Gian dối, bạo tàn, phi nhân bất nghĩa là chuẩn mực của nhà nước Việt gian cộng sản thì tìm đâu ra lẽ thật cho con người? Hỏi xem, cuộc sống này có khác chi thời bắc thuộc khi xưa?

Hỡi người dân nước Việt. Chúng ta đã biết Việt gian cộng sản là cái họa cho nước. Họa không hết thì dân ta sẽ chết. Muốn sống, chúng ta chỉ còn một con dường duy nhất để đi. Cùng đứng lên tiêu diệt cái hoạ để cứu nước. Nước còn chúng ta sống. Nước mất dân ta bị diệt. Nên việc đứng lên vì nước trở thành bổn phận và cũng là con đường phúc sinh cho chính chúng ta và con cháu chúng ta mai sau. Ngoài ra không còn một cách nào khác nữa.

Bảo Giang

10-2015.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thánh hiến thánh đường Laterano
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
18:15 06/11/2015
Thánh hiến thánh đường Laterano

Hằng năm Giáo Hội mừng lễ thánh hiến Vương cung thánh đường Laterano bên Roma vào ngày 09.11.

Đâu là ý nghĩa đạo đức thần học ngôi thánh đường dành cho việc phụng tự ?

Lịch sử Vương cung thánh đường Laterano.

Vương cung thánh đường Laterano bên, Roma còn được gọi là đại vương cung thánh đường Giovanni in Laterano, như dòng chữ ở ngoài cửa vào viết: „mater et caput“ Thánh đường mẹ và đầu của mọi thánh đường trong thành phố Roma và trên toàn thế giới“

Vương cung thánh đường Laterano được xây dựng dưới thời Hoàng đế Contanstino trên phần đất của dòng tộc gia đình Laterani, và được Đức giáo hoàg Sivester 1. , dâng kính Chúa Giêsu, Đấng Cứu Chuộc, thánh hiến khánh thành ngày 09.11.324 .

Sau đó vào thế kỷ IX. vương cung thánh đường Laterano được thánh hiến dưới tên Thánh Gioan Tẩy gỉa. Và vào thế kỷ XII. Thánh tông đồ Gioan , người viết Phúc âm Chúa Giêsu, được thêm vào. Nên vương cung thánh đường có chùm tên dài : Đại vương cung thánh đường kính đấng rất thánh Cứu Chuộc và Thánh Gioan tẩy giả cùng Thánh Gioan Thánh sử Laterano.

Vương Cung thánh đường Gioan Laterano là một trong bốn đại vương thánh đường ở thành phố vĩnh cửu Roma: Thánh Phero, Đức Bà cả, Thánh Phaolo ngoại thành và Laterano. Vương cung thánh đường Laterano là nhà thờ chính tòa của Đức Giáo Hoàng.

Từ năm 313 các vị Giáo Hoàng của Giáo Hội Công Giáo, đến 1309 bắt đầu thời kỳ các Đức Giáo Hoàng Vatican phải sống lưu vong ở Avignon bên Pháp, đều cư ngụ ở Laterano.

Năm 1377 chấm dứt thời sống lưu vong bên Avignon Đức Giáo Hoàng trở về Roma, nhưng Laterano đã xuống cấp hư hại nhiều. Nên vùng Vatican trở thành nơi cư ngụ của Đức Giáo Hoàng . Năm 1586 Laterano được xây dựng mới lại và trở thành nơi cư ngụ mùa hè của Đức Giáo Hoàng .

Vương Cung thánh đường Laterano có cửa Năm Thánh: Santa Porta. Cửa nầy được mở ra vào những dịp Năm Thánh, để cho mọi người tín hữu Chúa Kitô bước qua lãnh nhận ơn toàn xá. Như sắp tới đây dịp Năm Thánh lòng từ bi Chúa 2015-2016, Đức Giáo Hoàng Phanxico sẽ cử hành nghi lễ mở cửa Năm Thánh ở bốn đại vương cung thánh đường bên Roma, trong đó có cửa năm thánh ở đền thờ Laterano.

Laterano là nơi đã diễn ra 05 Công đồng của Gáo hội Công gíao vào thời Trung cổ. Vì thế có tên Công đồng Laterano.

Trong nếp sống đạo đức của Giáo Hội, khi một thánh đường, một nhà nguyện được xây, có lễ nghi thánh hiến khánh thành ngôi nhà thờ mới dành cho việc cầu nguyện dâng lễ thờ kính Thiên Chúa, Đức Mẹ và các Thánh. Và ngôi thánh đường mới thường được chọn đặt tên dâng kính Chúa Giêsu, hay Đức mẹ hay một vị Thánh nào.

Ngôi thánh đường được xây dựng bằng vật liệu do con người chế biến làm ra theo nếp sống văn hóa thời đại nơi mỗi quốc gia đất nước địa phương. Nhưng còn có ngôi thánh đường khác hơn nữa

Ngôi thánh đường con người.

Thánh Phaolo trong thư mục vụ gửi Giáo đoàn Côrinthô nói đến ngôi thánh đường khác nữa: đền thờ. Ngôi đền thờ này là con người do Thiên Chúa xây dựng làm nên : „Anh em là cánh đồng của Thiên Chúa, là ngôi nhà Thiên Chúa xây lên.“ (1 Cor 3,11).

Con người chúng ta không là viên gạch , viên ngói, khúc gỗ, tảng đá, hạt cát trong một ngôi nhà kiến trúc. Nhưng trong ngôi nhà Giáo Hội có nhiều con người khác nhau: gìa, trẻ, lớn, bé, nam, nữ… Dẫu có nhiều khác biệt nhau, nhưng tất cả có một mẫu số chung: Chúng ta thuộc về Chúa Giêsu Kitô.

Cũng vậy, nhìn vào một ngôi thánh đường được xây dựng do nhiều viên gạch, đá, gỗ, cửa… khác biệt nhau. Nhưng tất cả những thành phần đó đều có một chung hợp: Chúng là những thành phần kiến tạo nên ngôi thánh đường.

Nền tảng ngôi thánh đường

Ngôi nhà nào, ngôi biệt thự nào, ngôi thánh đường nào cũng được xây dựng trên một nền móng vừa sâu xuống lòng đất, vừa vững chắc kiên cố không để bị thấm nước. Có thế công trình xây dựng lên cao mới đứng vững kiên cố không bị mục ướt sụp đổ.

Nền móng ngôi đền thờ tâm hồn con người là Chúa Giêsu Kitô. Trên nền tảng Ngài, sự chết, sự sống lại của Chúa Giêsu chúng ta như những viên đá sống động trong công trình ngôi nhà của Giáo Hội

„ Lễ thánh hiến vương cung thánh đường Laterano gợi nhắc nhớ đến một mầu nhiệm luôn thời sự: Thiên Chúa hằng muốn xây ngôi đền thờ tinh thần, nơi đó tinh thần và chân lý được thờ kính. ( Ga 4,23-24).

Ngày lễ này cũng nhắc nhớ đến sự qua trọng của những công trình xây dựng bằng vật liệu, nơi đó Cộng đoàn tín hữu Chúa tụ họp đọc kinh cầu nguyện cử hành các nghi lễ phụng vụ ca tụng Chúa. Mỗi Cộng đoàn xứ đạo có bổn phận gìn giữ ngôi thánh đường của chỗ mình.Vì ngôi thánh đường thể hiện giá trị cao đẹp nếp sống tôn giáo và văn hóa. „ ( Đức Giáo Hoàng Benedicktô XVI. , Kinh Truyền tin ngày (09.11.2008 ).

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

 
Thông Báo
Thông báo liên quan tới DVD ''Hát Lên Mừng Chúa''
VietCatholic
09:06 06/11/2015
Thông báo liên quan tới DVD "Hát Lên Mừng Chúa"

Kính thưa độc giả và quý khán thính giả,

Đại Nhạc Hội "Hát Lên Mừng Chúa" được trình diễn ngày 24 tháng 10 năm 2015 tại nhà thờ chính tòa Christ Cathedral, Nam Cali, do Hội nhạc sĩ CGVNHN tổ chức. Trong Đêm Đại nhạc hội đó, Cha Văn Chi là Trưởng Ban tổ chức có tuyên bố là VietCatholic có 8 máy quay phim đang quay các màn trình diễn, và sau đại hội, VietCatholic sẽ làm DVD về Đêm Đại Nhạc Hội này cho anh chị em.

Trong những ngày qua có nhiều anh chị em gọi điện thoại hoặc điện thư đến VietCatholic hỏi là bao giờ thì làm xong DVD Hát Lên Mừng Chúa. Câu trả lời là: VietCatholic không còn đảm trách việc làm DVD Hát Lên Mừng Chúa nữa, thay vào đó Cha Nguyễn văn Tuyên và nhóm Tam Biên nhận trách nhiệm thực hiện và hoàn thành cuốn DVD này. Nhân tiện đây chúng tôi xin có vài lời giải thích lý do tại sao chúng tôi không thực hiện DVD này, để quý vị khỏi thắc mắc hoặc hiểu lầm.

Trước đây cả mấy tháng Cha Văn Chi có nhờ VietCatholic giúp quay phim và làm DVD đêm Đại Nhạc Hội Hát Lên Mừng Chúa cho Ban tổ chức. Tôi đã nhận lời giúp cha Văn Chi là chỗ rất thân quen. Tiếp theo đó, trong vài cuộc họp của Ban tổ chức, Cha Văn Chi và Ban tổ chức đã xác nhận mời VietCatholic đảm đương công tác này.

Ngay sau ngày Đại nhạc hội, Cha Văn Chi có gọi điện thoại cho tôi, báo cho biết: "Cha Nguyễn Văn Tuyên và Nhóm anh em cộng đoàn Tam Biên muốn thực hiện DVD này để làm món quà anh cho ân nhân và khán thính giả, và họ đã có contract với hãng làm DVD." Nghe vậy, tôi vui mừng hết sức vì sẽ không phải mất nhiều thì giờ của tôi và anh chị em công sự “edit” phim và hoàn thành DVD của Đại Nhạc Hội này nữa. Rồi tôi nói với Cha Văn Chi là sẽ bảo các cameramen “copy” tất cả “memories” các phim vào trong một đĩa cứng và tối nay nhân bữa tiệc mừng của Hội Nhạc Sĩ CGVNHN tôi sẽ trao tất cả cho Cha Nguyễn Văn Tuyên. Và đúng thế, tôi đã trao tất cả các phim quay Đêm Đại Nhạc Hội cho Cha Tuyên vào tối ngày 25-10-2015 để nhóm Cha Tuyên trách nhiệm thực hiện cuốn DVD này.

Tôi tin rằng Cha Tuyên và những người cộng tác của Cha sẽ thực hiện tốt đẹp cuốn DVD này, vì ai cũng biết Cha Tuyên là một vị linh mục có nhiều tài trí và nhất là về khả năng quyên góp tài chánh thì rất khéo léo và rất thành công. Thực vậy, lấy một tỉ dụ là: Hôm thứ Năm tuần trước (ngày 29-10-2015) khi các Linh mục Việt Nam chúng tôi đang họp ở bên Atlanta, Đức Cha Mai Thanh Lương có báo cho tôi biết như sau: "Ông Nghị ơi, Đức Cha Vann vừa cho mình biết: Cha Tuyên vừa gọi điện thoại báo tin mừng là Đại Nhạc Hội Hát Lên Mừng Chúa thu được $182,000 dollars". Với tiềm năng như vậy, chắc chắn cuốn DVD "Hát Lên Mừng Chúa" như món quà tinh thần sẽ mau chóng được đến tay những người đã hy sinh bỏ công của vật chất cũng như tinh thần cho sự thành công của Đêm Nhạc Hội nêu trên.

Xin trân trọng thông báo,

LM Gioan Trần Công Nghị
Giám đốc VietCatholic Network

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Luyện Một Đường Quyền
Tấn Đạt
21:42 06/11/2015
LUYỆN MỘT ĐƯỜNG QUYỀN
Ảnh của Tấn Đạt
Noi gương Bộ Lĩnh cờ lau
Hàng ngày bé gắng giồi trau đường quyền.
(bt)