Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 31 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:24 03/11/2014
Chúa Nhật 31 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Mt 23, 1-12.
“Họ nói mà không làm”.
Anh chị em thân mến,
Lời Chúa như con dao hai lưỡi, một lưỡi nên cớ vấp phạm cho người kiêu căng và làm cho chết, một lưỡi là sức mạnh làm cho người khiêm tốn được sống.
1. Lời Chúa làm cho người kiêu ngạo chết.
Đức Chúa Giê-su nói: “Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một cha là Cha trên trời”, tự câu nói này của Ngài đã là lưỡi dao nên cớ vấp phạm cho người kiêu ngạo thích lấy trí thông minh của con người và tự ái của mình để giải thích Lời Chúa.
Có nhiều người thích dùng câu này để phản bác lại tất cả những ai gọi các linh mục là cha, nếu là người lương dân không biết đến phẩm trật của Giáo Hội, không biết đến tính cách cao quý vốn có của chức linh mục trong Giáo Hội thì họ thắc mắc cũng là chuyện bình thường, nhưng nếu họ được giải thích rằng linh mục là “cha” vì ngài là người đã dùng bí tích Rửa Tội để làm cho người giáo hữu được sinh ra trong ơn thánh và trở nên con cái của Cha trên trời, thì chắc là họ cũng vui vẻ mà tin theo và gọi các linh mục là cha như người Công Giáo vậy. Nếu vì tranh luận để hiểu biết thêm sâu xa về câu Lời Chúa trên đây thì cứ tranh luận trong tình anh em, nhưng nếu cứ vịn vào câu Lời Chúa này để phỉ báng nhau, hạ bệ nhau, trong khi tự thâm tâm mình biết rõ gọi linh mục là cha thì không tội vạ gì cả, chỉ là tình cảm sâu đậm vốn có của nền văn hóa “tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam, nên các giáo hữu kính trọng các linh mục trong Giáo Hội, cũng như bá tánh tôn trọng và gọi các vị quan quyền trần thế là “gia gia” (1) mà thôi, thì câu Lời Chúa này sẽ làm cho mình phải chết trong sự kiêu ngạo vốn có của mình vậy.
2. Lời Chúa làm cho người khiêm tốn được sống.
Lời Chúa sẽ là con dao mổ xẻ tâm hồn, để vứt bỏ những gì có phương hại đến sức khỏe của đời sống tâm linh, nó làm cho chúng ta đau nhức nhối, nhưng sau cơn đau thì lại lành mạnh.
Đọc và suy gẫm Lời Chúa rồi lấy tâm tình khiêm tốn để sống Lời Chúa (chứ không phải dùng Lời Chúa để hù dọa lẫn nhau), là thái độ của người khiêm tốn biết chấp nhận để Lời Chúa mổ xẻ những tính hư tật xấu của mình, và đó là điều quý báu nhất của người có đức tin: họ tin rằng Lời Chúa mà mình đọc đây đang trở thành tia X quang rọi đến tâm can để họ nhìn thấy những khuyết điểm của mình để mà sửa đổi…
Anh chị em thân mến,
Đức Chúa Giê-su thấy người Pha-ri-siêu không xứng đáng để cho dân chúng gọi là thầy là cha, vì cuộc sống của họ không phản ảnh lại những gì mà họ giảng dạy, cho nên Ngài lập ra hàng tư tế mới, chúng ta gọi là Tư Tế của Tân Ước, tức là các giám mục và các linh mục, và với hàng Tư Tế Tân Ước này, Đức Chúa Giê-su mong muốn họ trở nên những thầy dạy chân lý, và những người mục tử biết chăm nom đoàn chiên của mình bằng đời sống gương mẫu, phù hợp với những gì mà các ngài đã tin, đã cảm nghiệm và đã sống.
Là con cái của Giáo Hội được sinh ra trong bí tích Rửa Tội bởi các Linh Mục của Đức Chúa Giê-su, chúng ta vẫn luôn xác tín rằng chức thừa tác Linh Mục là do Đức Chúa Giê-su lập ra rất cao trọng và tất cả các Linh Mục đều đáng được mọi người tôn trọng.
Chúng ta nhớ luôn cầu nguyện cho các linh mục của Đức Chúa Giê-su, bởi vì có những mục tử của Giáo Hội không trở nên là mục tử tốt lành, chính họ đã làm cho đoàn chiên tan nghé rẽ đàn vì những thói kiêu căng và lối sống xa hoa ích kỷ của mình…
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
(1) 爺爺 “gia gia”, hoặc là 老爺 “lão gia” nghĩa là ông nội, tức là tiếng dùng để gọi các quan lại ngày xưa; nó cũng có nghĩa là cha, bố; cũng là dùng để gọi các thần linh…
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Tin mừng : Mt 23, 1-12.
“Họ nói mà không làm”.
Anh chị em thân mến,
Lời Chúa như con dao hai lưỡi, một lưỡi nên cớ vấp phạm cho người kiêu căng và làm cho chết, một lưỡi là sức mạnh làm cho người khiêm tốn được sống.
1. Lời Chúa làm cho người kiêu ngạo chết.
Đức Chúa Giê-su nói: “Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một cha là Cha trên trời”, tự câu nói này của Ngài đã là lưỡi dao nên cớ vấp phạm cho người kiêu ngạo thích lấy trí thông minh của con người và tự ái của mình để giải thích Lời Chúa.
Có nhiều người thích dùng câu này để phản bác lại tất cả những ai gọi các linh mục là cha, nếu là người lương dân không biết đến phẩm trật của Giáo Hội, không biết đến tính cách cao quý vốn có của chức linh mục trong Giáo Hội thì họ thắc mắc cũng là chuyện bình thường, nhưng nếu họ được giải thích rằng linh mục là “cha” vì ngài là người đã dùng bí tích Rửa Tội để làm cho người giáo hữu được sinh ra trong ơn thánh và trở nên con cái của Cha trên trời, thì chắc là họ cũng vui vẻ mà tin theo và gọi các linh mục là cha như người Công Giáo vậy. Nếu vì tranh luận để hiểu biết thêm sâu xa về câu Lời Chúa trên đây thì cứ tranh luận trong tình anh em, nhưng nếu cứ vịn vào câu Lời Chúa này để phỉ báng nhau, hạ bệ nhau, trong khi tự thâm tâm mình biết rõ gọi linh mục là cha thì không tội vạ gì cả, chỉ là tình cảm sâu đậm vốn có của nền văn hóa “tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam, nên các giáo hữu kính trọng các linh mục trong Giáo Hội, cũng như bá tánh tôn trọng và gọi các vị quan quyền trần thế là “gia gia” (1) mà thôi, thì câu Lời Chúa này sẽ làm cho mình phải chết trong sự kiêu ngạo vốn có của mình vậy.
2. Lời Chúa làm cho người khiêm tốn được sống.
Lời Chúa sẽ là con dao mổ xẻ tâm hồn, để vứt bỏ những gì có phương hại đến sức khỏe của đời sống tâm linh, nó làm cho chúng ta đau nhức nhối, nhưng sau cơn đau thì lại lành mạnh.
Đọc và suy gẫm Lời Chúa rồi lấy tâm tình khiêm tốn để sống Lời Chúa (chứ không phải dùng Lời Chúa để hù dọa lẫn nhau), là thái độ của người khiêm tốn biết chấp nhận để Lời Chúa mổ xẻ những tính hư tật xấu của mình, và đó là điều quý báu nhất của người có đức tin: họ tin rằng Lời Chúa mà mình đọc đây đang trở thành tia X quang rọi đến tâm can để họ nhìn thấy những khuyết điểm của mình để mà sửa đổi…
Anh chị em thân mến,
Đức Chúa Giê-su thấy người Pha-ri-siêu không xứng đáng để cho dân chúng gọi là thầy là cha, vì cuộc sống của họ không phản ảnh lại những gì mà họ giảng dạy, cho nên Ngài lập ra hàng tư tế mới, chúng ta gọi là Tư Tế của Tân Ước, tức là các giám mục và các linh mục, và với hàng Tư Tế Tân Ước này, Đức Chúa Giê-su mong muốn họ trở nên những thầy dạy chân lý, và những người mục tử biết chăm nom đoàn chiên của mình bằng đời sống gương mẫu, phù hợp với những gì mà các ngài đã tin, đã cảm nghiệm và đã sống.
Là con cái của Giáo Hội được sinh ra trong bí tích Rửa Tội bởi các Linh Mục của Đức Chúa Giê-su, chúng ta vẫn luôn xác tín rằng chức thừa tác Linh Mục là do Đức Chúa Giê-su lập ra rất cao trọng và tất cả các Linh Mục đều đáng được mọi người tôn trọng.
Chúng ta nhớ luôn cầu nguyện cho các linh mục của Đức Chúa Giê-su, bởi vì có những mục tử của Giáo Hội không trở nên là mục tử tốt lành, chính họ đã làm cho đoàn chiên tan nghé rẽ đàn vì những thói kiêu căng và lối sống xa hoa ích kỷ của mình…
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
(1) 爺爺 “gia gia”, hoặc là 老爺 “lão gia” nghĩa là ông nội, tức là tiếng dùng để gọi các quan lại ngày xưa; nó cũng có nghĩa là cha, bố; cũng là dùng để gọi các thần linh…
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Sẵn Sàng
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
07:23 03/11/2014
Chúa Nhật XXXII THƯỜNG NIÊN, năm A
CUNG HIẾN THÁNH ĐƯỜNG LATÊRANÔ
Mt 25, 1-3 và Ga 2, 13-22
SẴN SÀNG
Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta vẫn luôn cảm thấy lúc nào cũng có những điều mới lạ, những dụ ngôn, những ví dụ, những câu chuyện Chúa đưa ra để dạy dỗ, để răn đời luôn hấp dẫn, luôn mới mẻ dù rằng có những đọan Tin Mừng chúng ta đã đọc rất nhiều lần.Chúa Giêsu luôn dùng những gì thực tế nhất, ấn tượng và đánh động nhất để dạy con người, để giới thiệu Nước Trời. Dụ ngôn 10 trinh nữ cầm đèn đi đón chàng rể là một ví dụ điển hình. Dụ ngôn này có người đã thuộc nằm lòng, có người đã nghe nhiều lần, nhưng hầu như lúc nào đoạn Tin Mừng này cũng làm con người say mê vì sự khôn ngoan của Chúa Giêsu, dạy dỗ nhân loại, dạy dỗ con người phải tỉnh thức để đón nhận nước trời, đón nhận Thiên Chúa.
Đoạn Tin Mừng này là một dụ ngôn bởi vì chẳng có một đám cưới nào ở trần gian này lại tổ chức cái kiểu đó. Mà cũng chẳng có cuộc rước dâu nào lại như thế.Chàng rể nếu có đến trễ. Các cô dâu cũng chẳng thể nào ngủ được vì quần áo cưới, đầu tóc, trang điểm. Tất cả những hình thức bề ngoài như quần áo, đầu tóc, sự trang điểm luôn phải làm các cô dâu phải tỉnh thức. Dụ ngôn này là một lời cảnh tỉnh nhân loại, cảnh tỉnh mọi người phải luôn tỉnh thức và sẵn sàng. Trong dụ ngôn này, chàng rể cư xử một cách khác thường không như các chàng rể bình thường. Chúa Giêsu muốn nói đến một chàng rể đặc biệt và tiệc cưới, đám cưới cũng rất đặc biệt. Tiệc cưới này đòi mọi người phải tuân thủ những luật lệ khác với những luật lệ thông thường nơi những đám cưới chúng ta thường tham dự. Ở đây 10 cô trinh nữ phù dâu biểu tượng cho toàn thể nhân loại, toàn thể con người trên thế gian này được Thiên Chúa yêu thương, đón mời vào dự tiệc cưới nước trời. Dầu và đèn là những phương tiện cần có để tham dự tiệc cưới.
Mười cô phù dâu lại có năm cô khôn ngoan và năm cô khờ dại. Đó là hình ảnh của nhân loại, của con người. Trong nhân loại hay giữa con người, có người khôn, có người dại. Đó là cái trớ trêu của con người và là cái dí dỏm của đoạn Tin Mừng này. Khôn hay dại được đánh giá bằng việc con người có sẵn sàng hay không sẵn sàng tỉnh thức. Tất cả 10 trinh nữ phù dâu đều ngủ chứ chẳng có cô nào thức. Đó là cái nghịch lý của dụ ngôn. Tuy nhiên, cái khôn và cái dại được đo lường dựa trên tiêu chuẩn các cô có cẩn thận và sẵn sàng hay không ? Năm trinh nữ khôn ngoan đã ngủ vùi nhưng họ khôn trong tư thế, trong thái độ sẵn sàng. Còn năm cô khờ dại đã ngủ trong tư thế thờ ơ, chểnh mảng. Nên khi nghe tin chàng rể đến thì đã quá muộn rồi. Việc chàng rể đến chậm, đến trễ, đến bất ngờ ám chỉ giờ của Chúa đến. Chắc chắn Chúa sẽ đến nhưng Ngài đến cách bất ngờ, đột xuất, nên ai khôn sẽ sẵn sàng. Dầu cũng có nghĩa là dầu bác ái, dầu yêu thương. Chỉ có tình yêu mới thắp sáng được ngọn đèn đức tin của người tín hữu.
Chúa Giêsu đã luôn cảnh tỉnh mọi người :” Hãy tỉnh thức và sẵn sàng “. Tỉnh thức để mau mắn nghe bước chân Chúa đến và sẵn sàng đón Chúa để cùng vào nước trời với Ngài. Bởi vì, muốn đón Chúa, chúng ta phải có đèn, đèn muốn có tác dụng, muốn cháy sáng phải có dầu, mà dầu đốt mãi, đốt liên tục thì cũng sẽ hết, giờ Chúa đến lúc nào chúng ta cũng chẳng rõ, cũng chẳng hay biết được.Bởi vậy, muốn chắc chắn, chúng ta phải khôn ngoan dự trữ dầu mà càng dự trữ dầu càng nhiều càng tốt. Dầu ở đây tượng trưng cho đức tin, cho đời sống thánh thiện, cho đời sống công chính, bác ái, và đời sống lương thiện, chân chính và thiện hảo của chúng ta. Đời sống của mỗi người luôn là một cái gì đó xem ra rất mỏng manh, cuộc đời mau tàn, mau chấm dứt. Nhưng chúng ta nào thấy trước hoặc biết được lúc nào cuộc đời của chúng ta sẽ chấm dứt, sẽ qua đi. Tốt nhất là chúng ta phải khôn ngoan như năm cô trinh nữ khôn ngoan trong dụ ngôn là tỉnh thức và sẵn sàng, nghĩa là chúng ta phải sống theo ý Chúa, sống đời sống của Chúa như thánh Phaolô viết :” Đối với sống là Đức Kitô “ “ Tôi sống không phải là tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi “. Tôi đã sống và loan báo Tin Mừng cho người Dân tộc Kơho từ nhiều năm nay. Điều anh chị em Dân tộc gây ấn tượng cho tôi nhiều nhất đó là sự hồn nhiên, phó thác của họ cho Thiên Chúa hằng ngày bởi vì họ không bôn chen, không tham lam và không dự trữ của cải như những người khôn ở thế gian thường làm. Tuy nhiên, sự hồn nhiên, trong sáng của họ là dầu họ đang dự trữ tràn trề để sẵn sàng đón Chúa và lãnh nhận nước trời.
Xin mượn lời của Nicolas Tarralle để kết thúc bài chia sẻ này :” Trong ngày lễ cung hiến Đền Thờ Latêranô, Tin mừng cho chúng ta nghe một lệnh cứng rắn của Đức Giêsu :” Đừng biến nhà Cha tôi…”.Điều nói về Đền Thờ Giêrusalem cũng đúng cho nhà thờ chính tòa giáo phận Roma, cũng như cho mỗi ngôi nhà thờ của chúng ta.Nhưng khi đuổi những người buôn bán ra khỏi Đền Thờ, Đức Giêsu chủ yếu báo tin về một ngôi đền mới của Thiên Chúa : không chỉ làm bằng đá mà bằng xương bằng thịt; không chỉ giới hạn trong một khuôn viên thánh thiêng, mà được nới rộng theo chiều khích của thế giới.Ngôi Đền mới này là chính thân thể người…Cùng với Đức Kitô, chúng ta vượt qua các không gian phụng vụ chúng ta cử hành để đi vào đức tin. Cuộc vượt qua này được thể hiện ở những địa điểm cụ thể, như ngôi mộ trống nơi ông Gioan nhìn thấy tấm khăn liệm xếp lại :” Ông đã thấy và đã tin…” Các ngôi nhà thờ chúng ta là những địa điểm biệt đãi, nơi chúng ta nhận ra những dấu chỉ tương ứng với lời kinh Thánh, để tia sáng đức tin lóe lên: “ Vâng, lạy Chúa, chúng con tin !”.
Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn biết tỉnh thức và sẵn sàng để đón Chúa đến bất cứ lúc nào và Xin cho chúng con trở nên Đền Thờ xứng đáng cho Thiên Chúa ngự.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Bữa tiệc nói tới trong đoạn Tin mừng hôm nay là bữa tiệc nào ?
2.Thế nào là khôn, thế nào là khờ theo Tin mừng ?
3.Đèn là gì ? Dầu là gì ?
4.Đền thờ Chúa nói là Đền thờ nào ?
5.Mười cô trinh nữ tượng trưng cho ai ?
CUNG HIẾN THÁNH ĐƯỜNG LATÊRANÔ
Mt 25, 1-3 và Ga 2, 13-22
SẴN SÀNG
Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta vẫn luôn cảm thấy lúc nào cũng có những điều mới lạ, những dụ ngôn, những ví dụ, những câu chuyện Chúa đưa ra để dạy dỗ, để răn đời luôn hấp dẫn, luôn mới mẻ dù rằng có những đọan Tin Mừng chúng ta đã đọc rất nhiều lần.Chúa Giêsu luôn dùng những gì thực tế nhất, ấn tượng và đánh động nhất để dạy con người, để giới thiệu Nước Trời. Dụ ngôn 10 trinh nữ cầm đèn đi đón chàng rể là một ví dụ điển hình. Dụ ngôn này có người đã thuộc nằm lòng, có người đã nghe nhiều lần, nhưng hầu như lúc nào đoạn Tin Mừng này cũng làm con người say mê vì sự khôn ngoan của Chúa Giêsu, dạy dỗ nhân loại, dạy dỗ con người phải tỉnh thức để đón nhận nước trời, đón nhận Thiên Chúa.
Đoạn Tin Mừng này là một dụ ngôn bởi vì chẳng có một đám cưới nào ở trần gian này lại tổ chức cái kiểu đó. Mà cũng chẳng có cuộc rước dâu nào lại như thế.Chàng rể nếu có đến trễ. Các cô dâu cũng chẳng thể nào ngủ được vì quần áo cưới, đầu tóc, trang điểm. Tất cả những hình thức bề ngoài như quần áo, đầu tóc, sự trang điểm luôn phải làm các cô dâu phải tỉnh thức. Dụ ngôn này là một lời cảnh tỉnh nhân loại, cảnh tỉnh mọi người phải luôn tỉnh thức và sẵn sàng. Trong dụ ngôn này, chàng rể cư xử một cách khác thường không như các chàng rể bình thường. Chúa Giêsu muốn nói đến một chàng rể đặc biệt và tiệc cưới, đám cưới cũng rất đặc biệt. Tiệc cưới này đòi mọi người phải tuân thủ những luật lệ khác với những luật lệ thông thường nơi những đám cưới chúng ta thường tham dự. Ở đây 10 cô trinh nữ phù dâu biểu tượng cho toàn thể nhân loại, toàn thể con người trên thế gian này được Thiên Chúa yêu thương, đón mời vào dự tiệc cưới nước trời. Dầu và đèn là những phương tiện cần có để tham dự tiệc cưới.
Mười cô phù dâu lại có năm cô khôn ngoan và năm cô khờ dại. Đó là hình ảnh của nhân loại, của con người. Trong nhân loại hay giữa con người, có người khôn, có người dại. Đó là cái trớ trêu của con người và là cái dí dỏm của đoạn Tin Mừng này. Khôn hay dại được đánh giá bằng việc con người có sẵn sàng hay không sẵn sàng tỉnh thức. Tất cả 10 trinh nữ phù dâu đều ngủ chứ chẳng có cô nào thức. Đó là cái nghịch lý của dụ ngôn. Tuy nhiên, cái khôn và cái dại được đo lường dựa trên tiêu chuẩn các cô có cẩn thận và sẵn sàng hay không ? Năm trinh nữ khôn ngoan đã ngủ vùi nhưng họ khôn trong tư thế, trong thái độ sẵn sàng. Còn năm cô khờ dại đã ngủ trong tư thế thờ ơ, chểnh mảng. Nên khi nghe tin chàng rể đến thì đã quá muộn rồi. Việc chàng rể đến chậm, đến trễ, đến bất ngờ ám chỉ giờ của Chúa đến. Chắc chắn Chúa sẽ đến nhưng Ngài đến cách bất ngờ, đột xuất, nên ai khôn sẽ sẵn sàng. Dầu cũng có nghĩa là dầu bác ái, dầu yêu thương. Chỉ có tình yêu mới thắp sáng được ngọn đèn đức tin của người tín hữu.
Chúa Giêsu đã luôn cảnh tỉnh mọi người :” Hãy tỉnh thức và sẵn sàng “. Tỉnh thức để mau mắn nghe bước chân Chúa đến và sẵn sàng đón Chúa để cùng vào nước trời với Ngài. Bởi vì, muốn đón Chúa, chúng ta phải có đèn, đèn muốn có tác dụng, muốn cháy sáng phải có dầu, mà dầu đốt mãi, đốt liên tục thì cũng sẽ hết, giờ Chúa đến lúc nào chúng ta cũng chẳng rõ, cũng chẳng hay biết được.Bởi vậy, muốn chắc chắn, chúng ta phải khôn ngoan dự trữ dầu mà càng dự trữ dầu càng nhiều càng tốt. Dầu ở đây tượng trưng cho đức tin, cho đời sống thánh thiện, cho đời sống công chính, bác ái, và đời sống lương thiện, chân chính và thiện hảo của chúng ta. Đời sống của mỗi người luôn là một cái gì đó xem ra rất mỏng manh, cuộc đời mau tàn, mau chấm dứt. Nhưng chúng ta nào thấy trước hoặc biết được lúc nào cuộc đời của chúng ta sẽ chấm dứt, sẽ qua đi. Tốt nhất là chúng ta phải khôn ngoan như năm cô trinh nữ khôn ngoan trong dụ ngôn là tỉnh thức và sẵn sàng, nghĩa là chúng ta phải sống theo ý Chúa, sống đời sống của Chúa như thánh Phaolô viết :” Đối với sống là Đức Kitô “ “ Tôi sống không phải là tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi “. Tôi đã sống và loan báo Tin Mừng cho người Dân tộc Kơho từ nhiều năm nay. Điều anh chị em Dân tộc gây ấn tượng cho tôi nhiều nhất đó là sự hồn nhiên, phó thác của họ cho Thiên Chúa hằng ngày bởi vì họ không bôn chen, không tham lam và không dự trữ của cải như những người khôn ở thế gian thường làm. Tuy nhiên, sự hồn nhiên, trong sáng của họ là dầu họ đang dự trữ tràn trề để sẵn sàng đón Chúa và lãnh nhận nước trời.
Xin mượn lời của Nicolas Tarralle để kết thúc bài chia sẻ này :” Trong ngày lễ cung hiến Đền Thờ Latêranô, Tin mừng cho chúng ta nghe một lệnh cứng rắn của Đức Giêsu :” Đừng biến nhà Cha tôi…”.Điều nói về Đền Thờ Giêrusalem cũng đúng cho nhà thờ chính tòa giáo phận Roma, cũng như cho mỗi ngôi nhà thờ của chúng ta.Nhưng khi đuổi những người buôn bán ra khỏi Đền Thờ, Đức Giêsu chủ yếu báo tin về một ngôi đền mới của Thiên Chúa : không chỉ làm bằng đá mà bằng xương bằng thịt; không chỉ giới hạn trong một khuôn viên thánh thiêng, mà được nới rộng theo chiều khích của thế giới.Ngôi Đền mới này là chính thân thể người…Cùng với Đức Kitô, chúng ta vượt qua các không gian phụng vụ chúng ta cử hành để đi vào đức tin. Cuộc vượt qua này được thể hiện ở những địa điểm cụ thể, như ngôi mộ trống nơi ông Gioan nhìn thấy tấm khăn liệm xếp lại :” Ông đã thấy và đã tin…” Các ngôi nhà thờ chúng ta là những địa điểm biệt đãi, nơi chúng ta nhận ra những dấu chỉ tương ứng với lời kinh Thánh, để tia sáng đức tin lóe lên: “ Vâng, lạy Chúa, chúng con tin !”.
Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn biết tỉnh thức và sẵn sàng để đón Chúa đến bất cứ lúc nào và Xin cho chúng con trở nên Đền Thờ xứng đáng cho Thiên Chúa ngự.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Bữa tiệc nói tới trong đoạn Tin mừng hôm nay là bữa tiệc nào ?
2.Thế nào là khôn, thế nào là khờ theo Tin mừng ?
3.Đèn là gì ? Dầu là gì ?
4.Đền thờ Chúa nói là Đền thờ nào ?
5.Mười cô trinh nữ tượng trưng cho ai ?
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:33 03/11/2014
THÁNH HIỀN TRONG MỘNG
Có một thầy giáo dạy kèm, lợi dụng khi học trò làm bài tập thì ngủ một giấc, học trò cảm thấy không phục thầy giáo, bèn hỏi tại sao lại có thể ngủ ?
Thầy giáo ấy nói với học trò: “Ta phải đi vào trong mộng để hội kiến với các bậc thánh hiền ngày xưa, giống như Khổng tử mộng thấy Châu công vậy, Khổng tử tỉnh dậy thì lại đem lời thánh hiền nói mà dạy cho các đệ tử, ta cũng thường đi thỉnh giáo với các bậc thánh hiền là vì vậy.”
Một hôm, mấy học trò ấy cũng làm biếng học nên ngủ gục, không ngờ bị thầy giáo bắt gặp, giận dữ trách mắng chúng nó một trận, các học trò giải thích là bắt chước thầy đi gặp các bậc thánh hiền, và có vấn đề muốn hỏi các ngài.
Thầy giáo tiếp tục truy hỏi: “Vậy thì các vị ấy nói gì với các người ?”
-“Khi chúng con ngủ thật say thì gặp các thánh hiền, bèn hỏi các ngài là thầy giáo của chúng con có phải mỗi ngày đều đến đây để phục vụ các ngài không ? Nhưng các thánh hiền trả lời là trừ trước đến nay chưa hề gặp thầy đó ạ”.
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)
Suy tư:
Có cha sở hỏi một bà giáo dân siêng năng đi tham dự thánh lễ ngày thường và thánh lễ ngày Chúa Nhật:
- “Con trai bà đâu, sao tôi không hề thấy nó đi lễ ?”
- “Thưa cha, con chịu thôi, nói hoài nói mãi nó không đi.“
- “Nó có bận việc làm ăn gì không ?”
- Thưa cha, không ạ, cứ mỗi lần con nhắc nó đi lễ, thì nó nói: nó vẫn tin Chúa, vẫn thờ Chúa trong lòng nó.”
Cha sở lắc đầu thở dài, nói: “Vậy hả”.
Có một vài giáo dân không đi lễ nhà thờ, nhưng hễ ai hỏi thì trả lời: thờ Chúa trong lòng là được rồi, cần gì phải đi lễ !
Không ai đi gặp thánh hiền trong mộng, bởi vì đó là chuyện dối trá của ông thầy giáo đối với học trò.
Không ai thờ Chúa và tìm Chúa trong sòng bạc, trong các phòng karaoke máy lạnh, hay trong các buổi nhậu nhẹt thâu đêm tới sáng, bởi vì đó chỉ là chuyện dối trá của những người Ki-tô hữu nửa vời, hữu danh vô thực; cũng không ai nhịn đói cả năm trời mà sống được, cũng không ai “ăn hàm thụ” mà sống được, cho nên những người Ki-tô hữu nói mình thờ Chúa trong lòng nhưng không đến nhà thờ tham dự thánh lễ và các bí tích đều là nói dối, bởi vì không đến nhà thờ để tham dự tiệc Thánh Thể, không đón nhận các bí tích thì lấy gì để cho linh hồn được sống ?!
Thánh lễ là trung tâm đời sống đạo đức linh thiêng của người Ki-tô hữu, không thích không muốn và coi thường thánh lễ là dấu chỉ của người không được cứu độ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Có một thầy giáo dạy kèm, lợi dụng khi học trò làm bài tập thì ngủ một giấc, học trò cảm thấy không phục thầy giáo, bèn hỏi tại sao lại có thể ngủ ?
Thầy giáo ấy nói với học trò: “Ta phải đi vào trong mộng để hội kiến với các bậc thánh hiền ngày xưa, giống như Khổng tử mộng thấy Châu công vậy, Khổng tử tỉnh dậy thì lại đem lời thánh hiền nói mà dạy cho các đệ tử, ta cũng thường đi thỉnh giáo với các bậc thánh hiền là vì vậy.”
Một hôm, mấy học trò ấy cũng làm biếng học nên ngủ gục, không ngờ bị thầy giáo bắt gặp, giận dữ trách mắng chúng nó một trận, các học trò giải thích là bắt chước thầy đi gặp các bậc thánh hiền, và có vấn đề muốn hỏi các ngài.
Thầy giáo tiếp tục truy hỏi: “Vậy thì các vị ấy nói gì với các người ?”
-“Khi chúng con ngủ thật say thì gặp các thánh hiền, bèn hỏi các ngài là thầy giáo của chúng con có phải mỗi ngày đều đến đây để phục vụ các ngài không ? Nhưng các thánh hiền trả lời là trừ trước đến nay chưa hề gặp thầy đó ạ”.
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)
Suy tư:
Có cha sở hỏi một bà giáo dân siêng năng đi tham dự thánh lễ ngày thường và thánh lễ ngày Chúa Nhật:
- “Con trai bà đâu, sao tôi không hề thấy nó đi lễ ?”
- “Thưa cha, con chịu thôi, nói hoài nói mãi nó không đi.“
- “Nó có bận việc làm ăn gì không ?”
- Thưa cha, không ạ, cứ mỗi lần con nhắc nó đi lễ, thì nó nói: nó vẫn tin Chúa, vẫn thờ Chúa trong lòng nó.”
Cha sở lắc đầu thở dài, nói: “Vậy hả”.
Có một vài giáo dân không đi lễ nhà thờ, nhưng hễ ai hỏi thì trả lời: thờ Chúa trong lòng là được rồi, cần gì phải đi lễ !
Không ai đi gặp thánh hiền trong mộng, bởi vì đó là chuyện dối trá của ông thầy giáo đối với học trò.
Không ai thờ Chúa và tìm Chúa trong sòng bạc, trong các phòng karaoke máy lạnh, hay trong các buổi nhậu nhẹt thâu đêm tới sáng, bởi vì đó chỉ là chuyện dối trá của những người Ki-tô hữu nửa vời, hữu danh vô thực; cũng không ai nhịn đói cả năm trời mà sống được, cũng không ai “ăn hàm thụ” mà sống được, cho nên những người Ki-tô hữu nói mình thờ Chúa trong lòng nhưng không đến nhà thờ tham dự thánh lễ và các bí tích đều là nói dối, bởi vì không đến nhà thờ để tham dự tiệc Thánh Thể, không đón nhận các bí tích thì lấy gì để cho linh hồn được sống ?!
Thánh lễ là trung tâm đời sống đạo đức linh thiêng của người Ki-tô hữu, không thích không muốn và coi thường thánh lễ là dấu chỉ của người không được cứu độ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:35 03/11/2014
N2T |
19. Tình yêu trong sạch của Thiên Chúa sẽ hủy diệt tất cả những gì không phải của Thiên Chúa, và đem chúng biến thành tình yêu.
(Thánh Francis of Sales)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành lễ cầu hồn cho các Hồng Y và Giám Mục qua đời năm 2014
Đặng Tự Do
16:28 03/11/2014
Sáng thứ Hai 3 tháng 11, Đức Thánh Cha và các vị Hồng Y và Giám Mục trong giáo triều Rôma đã cử hành Thánh Lễ tưởng nhớ đến tất cả các Hồng Y và Giám Mục đã qua đời trong năm qua.
Trong Thánh Lễ, được tổ chức tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta rằng nhờ sự phục sinh của Chúa Giêsu đức tin của chúng ta được tràn đầy niềm vui nơi chân lý và sự sống đời đời.
Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư của ngài trên bài đọc hai trích từ sách Maccabê nói về việc thủ lãnh người Do Thái là ông Giuđa đã quyên được khoảng hai ngàn quan tiền, và gửi về Giêrusalem để xin dâng lễ đền tội cho những chiến binh đã ngã xuống. Ông làm cử chỉ rất tốt đẹp và cao quý này vì vững tin rằng người chết sẽ sống lại (2 Mac 12, 43-46 ). Đức Thánh Cha nói chúng ta phải cảm tạ Lời Chúa vì nhờ lời Ngài buổi lễ này được soi sáng bởi đức tin của chúng ta vào mầu nhiệm phục sinh.
Toàn bộ Mặc Khải là kết quả của cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và dân Ngài trong suốt dòng lịch sử, và đức tin của chúng ta cũng hệ tại nơi cuộc đối thoại này.
Đó là lý do tại sao một mầu nhiệm cao cả, quan trọng và siêu phàm như mầu nhiệm Phục Sinh đòi hỏi một cuộc hành trình dài như vậy trong lịch sử từ khi nguyên tổ chúng ta phạm tội cho đến khi Chúa Giêsu Kitô xuống thế làm người.
Chúa Giêsu có thể nói: "Ta là sự sống lại và là sự sống" (Ga 11, 25) bởi vì nơi Ngài mầu nhiệm này không chỉ được mạc khải hoàn toàn, nhưng qua Ngài, lần đầu tiên, mầu nhiệm ấy trở thành hiện thực.
Nhắc lại đoạn Phúc Âm của Thánh Máccô tường thuật về cái chết của Chúa Giêsu và ngôi mộ trống, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng biến cố này tiêu biểu cho đỉnh cao của cuộc hành trình cứu độ trong lịch sử: biến cố Phục Sinh đáp ứng khát vọng của dân Chúa, của mỗi con người và của toàn thể nhân loại.
Mỗi người chúng ta được mời gọi dự phần trong sự kiện này. Chúng ta được mời gọi để đứng trước Thánh Giá của Chúa Giêsu, như Đức Maria, như những phụ nữ, như viên đội trưởng quân La Mã để nghe tiếng kêu của Ngài, cho đến hơi thở cuối cùng và sau đó là sự im lặng đè nặng suốt ngày Thứ Bảy Tuần Thánh. Để rồi chúng ta được kêu gọi để đi đến ngôi mộ để thấy rằng tảng đá lớn đã được lăn sang một bên và để nghe tin vui: " Người đã chỗi dậy rồi, không còn đây nữa" (Máccô 16: 6). Đó là nơi nhân loại tìm thấy câu trả lời, đó là nơi là nền tảng, là đá. Nhân loại không thể tìm thấy câu trả lời hay nền tảng đức tin nơi "những từ khôn ngoan và có sức thuyết phục" nhưng trong Lời hằng sống của Thánh Giá và trong mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Kitô.
Những gì Thánh Phaolô Tông Đồ rao giảng là sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Nếu Ngài đã chẳng sống lại, đức tin của chúng ta trở nên trống rỗng và không nhất quán. Nhưng Ngài đã sống lại, Ngài là sự sống lại, nên đức tin của chúng ta được tràn niềm vui của chân lý và sự sống đời đời.
Vì vậy, hôm nay chúng ta lặp lại truyền thống dâng lễ hy sinh đền tạ cho các anh em Hồng Y và Giám Mục của chúng ta, những người đã ra đi trước chúng ta trong thời gian mười hai tháng qua. Lời cầu nguyện của chúng ta được phong phú hóa bởi những tình cảm, những kỷ niệm, và lòng biết ơn đối với chứng tá của những người chúng ta đã được hân hạnh quen biết, những người mà cùng với họ chúng ta đã chung vai phục vụ Giáo Hội. Nhiều gương mặt của các vị giờ đây tái hiện trước mắt chúng ta, và tất cả các vị đang được Cha trên trời của chúng ta nhìn đến với ánh mắt yêu thương và thương xót.
Đức Thánh Cha đã dâng lời nguyện xin Đức Mẹ cầu bầu cho các vị Hồng Y và Giám Mục được hưởng niềm vui nơi thành Jerusalem mới, hiệp cùng với tất cả các tín hữu mà các ngài đã phục vụ trên dương thế.
Trong Thánh Lễ, được tổ chức tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta rằng nhờ sự phục sinh của Chúa Giêsu đức tin của chúng ta được tràn đầy niềm vui nơi chân lý và sự sống đời đời.
Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư của ngài trên bài đọc hai trích từ sách Maccabê nói về việc thủ lãnh người Do Thái là ông Giuđa đã quyên được khoảng hai ngàn quan tiền, và gửi về Giêrusalem để xin dâng lễ đền tội cho những chiến binh đã ngã xuống. Ông làm cử chỉ rất tốt đẹp và cao quý này vì vững tin rằng người chết sẽ sống lại (2 Mac 12, 43-46 ). Đức Thánh Cha nói chúng ta phải cảm tạ Lời Chúa vì nhờ lời Ngài buổi lễ này được soi sáng bởi đức tin của chúng ta vào mầu nhiệm phục sinh.
Toàn bộ Mặc Khải là kết quả của cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và dân Ngài trong suốt dòng lịch sử, và đức tin của chúng ta cũng hệ tại nơi cuộc đối thoại này.
Đó là lý do tại sao một mầu nhiệm cao cả, quan trọng và siêu phàm như mầu nhiệm Phục Sinh đòi hỏi một cuộc hành trình dài như vậy trong lịch sử từ khi nguyên tổ chúng ta phạm tội cho đến khi Chúa Giêsu Kitô xuống thế làm người.
Chúa Giêsu có thể nói: "Ta là sự sống lại và là sự sống" (Ga 11, 25) bởi vì nơi Ngài mầu nhiệm này không chỉ được mạc khải hoàn toàn, nhưng qua Ngài, lần đầu tiên, mầu nhiệm ấy trở thành hiện thực.
Nhắc lại đoạn Phúc Âm của Thánh Máccô tường thuật về cái chết của Chúa Giêsu và ngôi mộ trống, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng biến cố này tiêu biểu cho đỉnh cao của cuộc hành trình cứu độ trong lịch sử: biến cố Phục Sinh đáp ứng khát vọng của dân Chúa, của mỗi con người và của toàn thể nhân loại.
Mỗi người chúng ta được mời gọi dự phần trong sự kiện này. Chúng ta được mời gọi để đứng trước Thánh Giá của Chúa Giêsu, như Đức Maria, như những phụ nữ, như viên đội trưởng quân La Mã để nghe tiếng kêu của Ngài, cho đến hơi thở cuối cùng và sau đó là sự im lặng đè nặng suốt ngày Thứ Bảy Tuần Thánh. Để rồi chúng ta được kêu gọi để đi đến ngôi mộ để thấy rằng tảng đá lớn đã được lăn sang một bên và để nghe tin vui: " Người đã chỗi dậy rồi, không còn đây nữa" (Máccô 16: 6). Đó là nơi nhân loại tìm thấy câu trả lời, đó là nơi là nền tảng, là đá. Nhân loại không thể tìm thấy câu trả lời hay nền tảng đức tin nơi "những từ khôn ngoan và có sức thuyết phục" nhưng trong Lời hằng sống của Thánh Giá và trong mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Kitô.
Những gì Thánh Phaolô Tông Đồ rao giảng là sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Nếu Ngài đã chẳng sống lại, đức tin của chúng ta trở nên trống rỗng và không nhất quán. Nhưng Ngài đã sống lại, Ngài là sự sống lại, nên đức tin của chúng ta được tràn niềm vui của chân lý và sự sống đời đời.
Vì vậy, hôm nay chúng ta lặp lại truyền thống dâng lễ hy sinh đền tạ cho các anh em Hồng Y và Giám Mục của chúng ta, những người đã ra đi trước chúng ta trong thời gian mười hai tháng qua. Lời cầu nguyện của chúng ta được phong phú hóa bởi những tình cảm, những kỷ niệm, và lòng biết ơn đối với chứng tá của những người chúng ta đã được hân hạnh quen biết, những người mà cùng với họ chúng ta đã chung vai phục vụ Giáo Hội. Nhiều gương mặt của các vị giờ đây tái hiện trước mắt chúng ta, và tất cả các vị đang được Cha trên trời của chúng ta nhìn đến với ánh mắt yêu thương và thương xót.
Đức Thánh Cha đã dâng lời nguyện xin Đức Mẹ cầu bầu cho các vị Hồng Y và Giám Mục được hưởng niềm vui nơi thành Jerusalem mới, hiệp cùng với tất cả các tín hữu mà các ngài đã phục vụ trên dương thế.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đan viện Xitô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca mừng 80 năm thành lập và chúc phong Viện Phụ
Thới Hoa
09:30 03/11/2014
MỪNG 80 NĂM ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU TÂM MỸ CA
VÀ CHÚC PHONG VIỆN PHỤ TIÊN KHỞI
Sáng thứ Bảy 01.11.2014, ngày LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ, trong tâm tình Tạ Ơn Thiên Chúa, ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU TÂM MỸ CA mừng kỷ niệm 80 năm thành lập (1934-2014) và chúc phong Viện Phụ tiên khởi.
Xem Hình
Bầu trời trong xanh, khí hậu mát mẻ sau những trận mưa ngày hôm trước mới dứt. Từ sáng sớm, đoạn đường từ quốc lộ 1A vào Đan Viện khoảng 3km bỗng nhiên rộn ràng, nhiều xe đi vào hơn mọi ngày. Bầu khí yên tĩnh thường ngày của khuôn viện Đan viện nhường chổ cho niềm hân hoan của cả rừng người nhộn nhịp tiến vào. Một điều thật ấn tượng là giữa nơi quang cảnh nhẹ nhàng êm ả của Đan viện, lại văng vẳng âm thanh du dương của núi rừng Tây Nguyên, đến gần mới biết chính là đội kòong chiêng Tây Nguyên từ Gia Lai Kontum do cha Tôma Thượng, bạn của tân viện phụ, đưa xuống mừng lễ cùng Đan viện. Các nghệ sĩ trong bộ trang phục truyền thống của người dân tộc Tây Nguyên chơi rất hay, làm cho quí khách đến dự lễ vô cùng thích thú. Các Đan sĩ với tu phục đen trắng giản dị, khuôn mặt rạng rỡ đầy vẻ vui mừng, ân cần đón chào quý Đức Cha, quý Viện phụ, quý cha, quý tu sĩ, quý ông bà cố, quý khách xa gần đến hiệp dâng thánh lễ Tạ Ơn.
Vào lúc 08 giờ 50, một đan sĩ đọc lại tóm lược lịch sử của đan viện mà chúng tôi ghi lại được những thời điểm quan trọng qua 4 giai đoạn trải dài trong 80 năm như sau:
- Ngày 21.03.1934 ghi dấu thành lập Đan viện Xitô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca trên bán đảo Cam Ranh, giáo phận Quy Nhơn, nay thuộc giáo phận Nha Trang. Tháng 10 năm 1932, sau những dịp thăm viếng Đan viện Phước Sơn tại Quảng Trị, Viện phụ André Drillon, Hội trưởng của Hội Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm (được thành lập tại Miền Nam Pháp năm 1954 - Năm công bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm - đã quyết định thành lập một Đan viện tại Việt Nam với linh đạo Sống đời cầu nguyện và lao động trong cô tịch theo tinh thần Tu Luật Thánh Tổ Biển Đức và Ba Thánh Sáng Lập Xitô: Robertô, Albêricô và Stêphanô. Viện phụ Hội Trưởng đã gửi viện của Dòng là các Placide Berthéas, Charles Fetweis và cha Eugène Paulin tới Việt Nam.
b- Giai đoạn 1 - Giai đoạn thành lập: 1934-1954: Giai đoạn khởi đầu với sự hiện diện của các vị sáng lập đến từ nhà Mẹ. Giai đoạn này chấm dứt với biến cố xảy đến cho quê hương: Hiệp định Genève, chia đôi đất nước với giòng sông Bến Hải phân cách.
b- Giai đoạn 2:
Từ năm 1954 đến 1975: Cuộc sống tương đối an bình cho tới năm 1975 Trong giai đoạn này cộng đoàn cố gắng phát triển về mọi mặt, không kể về phương diện đời sống thiêng liêng qua lao động và kinh nguyện phụng vụ. Các đan sĩ còn được trau dồi về mặt kiến thức.
Biến cố 1975 xảy đến làm cho cuộc sống của đan viện bị ảnh hưởng trầm trọng. Các sinh viên ở Thụy Sĩ không về được, các đan sĩ trẻ ra đi... Tháng 7 năm 1977, hầu hết các cơ sở vật chất, ruộng đất của đan viện bị tịch thu. Các đan sĩ phải rời bỏ Mỹ Ca để tới lập cư tại đồn điền của đan viện đã có từ năm 1959 tại thôn Lập Định Xả Cam Hòa, huyện Cam Lâm tỉnh Khánh Hòa bây giờ.
Và tại nơi này từ năm 1975-1978, đan viện đã cắt đất biếu tặng cho dân, cho giáo họ Suối Hòa. Từ 45 mẫu đất, hiện nay, ngoài số chia cho dân, đan viện cũng chỉ còn giữ lại được 5 mẫu.
c- Giai đoạn 3:
Từ năm 1977 - 1994: Vâng, mười 14 năm cộng đoàn trở lại như hạt mầm, được vùi lấp dưới đất. Âm thầm, rất âm thầm. Tuy nhiên trong giai đoạn này, dù không còn người, chỉ còn 3 rồi 2 linh mục và 2 đan sĩ, đan viện cũng hợp tác với giáo phận trong việc thành lập và coi sóc giáo họ Suối Hòa cho tới năm 1994.
d- Giai đoạn 4:
Từ năm 1994 cho tới hôm nay: Hạt mầm được gieo xuống, đã mục nát đi và đã nảy sinh cây sống đang vươn mình lên. Sự hồi sinh, vươn lên được đánh dấu qua các phương diện.
+ Nhân số:
Dù hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nhưng các tâm hồn quảng đại cũng tìm đến nơi đây để sống linh đạo Xitô. Ngay từ những năm 1993, đan viện đã âm thầm tiếp nhận và huấn luyện những người trẻ tìm đến. Kẻ đến thì nhiều, số ở lại thì vừa phải... Nhà Chúa luôn luôn mở rộng.
Hiện nay con số cộng đoàn vẫn còn khiêm tốn so với các cộng đoàn đan tu kah1c tại Việt nam. Hiện nay tất cả là 80:
26 đan sĩ có lời khấn trọng trong đó có 9 linh mục
20 đan sĩ có lời khấn đơn
12 tập sinh
6 thỉnh sinh (và 1 linh mục thỉnh sinh), số còn lại là dự tu.
+ Cơ sở vật chất:
Không trở lại được đan viện chính tại Mỹ Ca trên bán đảo Cam Ranh, cộng đoàn phải nghĩ đến chuyện xây dựng cơ sở. Nghĩ thì dễ và ai cũng có thể nghĩ được. Hội Dòng Mẹ, qua sự hướng dẫn của viện phụ Hội Trưởng và nhà Mẹ Lérins và sự đóng góp tận tình của các đan viện thuộc Hội Dòng: Đan viện Sénanque, Đan viện nữ Castagniers, Đan viện Rougemont, Đan viện Prad’mill. Mỹ Ca đã có được bộ mặt hôm nay.
Đan phụ viện
Bước sang giai đoạn 5, ngày kỷ niệm 80 năm đánh dấu một bước tiến mới của Đan viện. Ngày 17.01.2014 Tổng Tu Nghị Hội Dòng họp tại Lérins (Pháp) đã quyết định nâng Đan viện Mỹ Ca lên hàng Đan Phụ Viện. Đan Phụ Viện (Abbaye) là cấp bậc cao nhất của các Đan viện Biển và Đức Xitô. Dòng Nam có Bề trên thượng cấp được gọi là Viện phụ (Père Abbé). Dòng nữ có Viện Mẫu (Mère Abbesse. Theo đặc ân của Tòa Thánh, Viện phụ có phẩm phục như Giám mục gồm mũ, nhẫn và gậy. Các Viện mẫu có gậy mục tử và nhẫn.
Ngày 14.07.2014 Tu Nghị Đan Viện Mỹ Ca đã bầu chọn cha đan trưởng Marie Bảo Tịnh Trần Văn Bảo làm Viện Phụ tiên khởi của cộng đoàn.
Đúng 09 giờ tiếng chiêng từ nguyện đường ngân lên báo hiệu bắt đầu Thánh lễ. Khi tiếng chiêng vừa dứt, cộng đoàn đứng lên, hướng về đoàn đồng tế từ trước Nhà Nguyện tiến vào Cung Thánh, trong tiếng ca trầm hùng của các Đan sĩ hòa vang lên lời ngợi khen Chư Thánh hiển vinh bên ngai tòa Thiên Chúa.
Thánh lễ hôm nay do Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, giám mục Giáo phận Nha Trang chủ tế, trong số các vị đồng tế có: quý Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, nguyên giám mục giáo phận Nha Trang, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, quý Viện phụ Hội Trưởng Hội Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm mà Đan viện Mỹ Ca là thành viên, Viện phụ Raphel Bouchart, cha Jean Marie Gervais bề trên dòng Sénanque, và một số đan sĩ nam nữ thuộc Hội Dòng, Viện Phụ Gioan Thánh Giá Lê Văn Đoàn cùng với các Viện phụ thuộc các Đan viện trong Hội Dòng Thánh Gia Việt Nam: Châu Sơn Phước Lý, Châu Thủy, cũng như các bề trên các đan viện Phước Vinh, hơn 80 linh mục triều cũng như các dòng trong và ngoài địa phận.
Mở đầu thánh lễ, Đức Cha Giuse nói “… Chúng ta cùng hiệp ý với các Thánh Nam Nữ ở trên trời cảm tạ Đức Giêsu Kitô, cảm tạ Mẹ Maria và đặc biệt để phụng thờ Thiên Chúa là Cha và là nguồn của sự thánh thiện. Ngày hôm nay, chúng ta vui mừng với dip kỷ niệm 80 năm thành lập Đan viện Mỹ Ca. Từ cộng đòan nhỏ bé vào 1934, đến nay được trở thành Đan Viện hàng Viện phụ. Xin Chúc Mừng Đan Viện Mỹ Ca. Và đương nhiên, chúng ta không thể nào quên nguồn cội của Mỹ Ca là Nhà Mẹ Lérins ở Pháp. Sự hiện diện của Viện phụ Lérins cũng các Bề trên liên hệ với nhà Lerins hôm nay chắc hẳn niềm vui sẽ càng thêm lớn lao”.
Đức Cha Giuse chào mừng quý Đức Cha, quý Viện phụ, quý cha, quý Bề Trên các Hội Dòng, quý tu sĩ, quý thân nhân, ân nhân, quý bạn hữu của cha Maria Bảo Tịnh Trần Văn Bảo, mà ít giây phút nữa sẽ được chúc phong làm Viện phụ tiên khởi của Đan viện Xitô Thánh mẫu Tâm Mỹ Ca. Sự kiện này là đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sử hình thành và phát triển của Đan viện Mỹ Ca, nhưng đồng thời cũng ghi dấu ấn Hồng ân Thiên Chúa nơi Đan viện Xitô Thánh mẫu Tâm Mỹ Ca này.
Trong bài giảng lễ Đức Cha Giuse chia sẻ “… Ngày hôm nay, ngày lễ Các Thánh Nam Nữ, là ngày vui mừng và chúng ta có thể được phép nói là ngày vinh hiển, là ngày toàn thắng của những người hiền lành và khiêm nhượng. Chỉ có người tin vào Đức Giêsu Kitô thì mới chọn mối phúc thật trong cuộc đời của mình. Và ngày hôm nay, đối với Đan viện Xitô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca càng có lý do đặc biệt để vui mừng hơn nữa, đó là xuyên qua 80 năm hiện diện ở mảnh đất của Giáo phận Nha Trang thân thương này, ai có thể đứng vững giữa bao nhiêu bao nhiêu biến cố, qua bao nhiêu thăng trầm? Rõ ràng những gì mà bài phúc âm đã gợi lên, Đan viện Thánh mẫu Tâm Xitô Mỹ Ca cũng đã trải qua tất cả. Trải qua vì có lúc rất nghèo, có lúc phải hiền lành nhịn nhục, có lúc phải đầy nước mắt, có lúc không biết tương lai sẽ như thế nào, có lúc đói khổ như quá sức. Đói không những về thể lý, mà đói về nhân sự đối với Mỹ Ca, và phải chăng, xin phép thưa Đức Viện Phụ Lérins có những lúc tưởng chừng như là không có lý do để tồn tại, có lúc tưởng chừng như Chúa như muốn xóa đi sự hiện diện của Xitô Mỹ Ca ở tại nơi đây. Nhưng mà niềm tin xuyên qua nước mắt, xuyên qua đau khổ, xuyên qua những lo lắng, vẫn luôn luôn vực dậy người tín hữu nhà mẹ Lérins. Chúa vẫn không bao giờ bỏ những người luôn trông cậy vào Chúa và phải chăng điều này như đáp lại lời của Mẹ Maria, khi Mẹ nói rằng: Chúa nhìn đến thì mọi sự đều có thể, vì không có gì mà Chúa không làm được,… để rồi từ đó quyết định Đan viện Lérins phục hồi và phát triển nhà Xitô Mỹ Ca đả được xây dựng từng bước, mà chúng ta chứng kiến ngày hôm nay, thật lạ lùng
Kính thưa anh chị em, Chúa nhìn đến những con người hiền lành, Chúa có thể biến đổi tất cả lợi ích cho những ai yêu mến và tin tưởng ở nơi Thiên Chúa. Các bài đọc Lời Chúa và cuộc hành trình 80 năm của Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca cho chúng ta một mẫu gương thật là sống động, vì thế ngày hôm nay cộng đoàn phụng vụ chúng ta hiện diện và tham dự vào nghi lễ long trọng và lịch sử này. Chúng ta đầy tràn niềm vui bởi vì cùng các Thánh Nam Nữ và những người đã để lại cho chúng ta dấu ấn đức tin là sự trung thành đi theo Thiên Chúa, đi theo Đức Giêsu Kitô, mà nay đặc biệt Đan viện Xitô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca hiện diện ở giữa chúng ta trong lòng giáo phận Nha Trang như là một dấu chỉ hồng ân Thiên Chúa. Và rồi từ nơi đây trở thành Đan Viện, để rồi hôm nay có nghi lễ long trọng chúc phong đức viện phụ tiên khởi Đan viện Xitô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca. Xin chúc mừng tân Viện phụ, chúc mừng Đan viện… Tôi muốn chia sẻ thật sự niềm vui và tạ ơn với tất cả cộng đoàn phụng vụ hôm nay. Amen”
Sau bài giảng là nghi thức chúc phong viện phụ.
Nghi thức chúc phong gồm có:
- Giới thiệu tân viện phụ
- Đức Cha Giuse thẩm vấn
- Trao sách tu luật
- Đức Cha đeo nhẫn
- Đội mũ và trao gậy cho tân viện phụ.
Tiếp đến là phần Phụng Vụ Thánh Thể.
Trước khi kết lễ, Tân Viện phụ Maria Bảo Tịnh Trần Văn Bảo dâng lời cảm ơn Đức Cha Giuse Giám mục giáo phận, quý Đức Cha, quý Đức Viện Phụ, quý Bề Trên, Quý tu sĩ, quý chức, quý Ông Bà Cố, quý Thân nhân, Ân nhân, quý Chính quyền, quý khách.
Sau lời cảm ơn, quý Đan Sĩ dâng lên Quý Đức Cha những bó hoa tươi thắm và tràng pháo tay vang dội nói lên niềm vui tri ân của cộng Đoàn Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca.
Trong niềm vui hôm nay, Đức Cha Giuse trao cho tân viện phụ cái ôm thân tình của tình bạn hửu đã trải dài hơn 45 năm qua.
Cộng đoàn đứng lên nhận Phép lành cuối lễ với Ơn Toàn Xá và cùng cất cao bài ca Tán Tạ Hồng Ân.
Quí Đức Cha, Quý Viện Phụ, Quý Cha cùng chụp hình lưu niệm tại mặt tiền Nguyện Đường.
Sau tiệc Thánh Lễ, quý Đức Cha, quý Cha và mọi người tiến vào bàn tiệc liên hoan để chia sẻ niềm vui với Đan Viện.
Khách ra về, ai cũng có quà của Đan Viện kính biếu gồm: Sách Đường Tử Đạo, Tờ bướm Lectio divina, tràng hạt mân côi xỏ ngón tay...
Xin Chúc Mừng Đan viện – Xin cho Lời Tạ Ơn hôm nay sẽ kéo dài mãi trong cuộc hành trình đức tin.
VÀ CHÚC PHONG VIỆN PHỤ TIÊN KHỞI
Sáng thứ Bảy 01.11.2014, ngày LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ, trong tâm tình Tạ Ơn Thiên Chúa, ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU TÂM MỸ CA mừng kỷ niệm 80 năm thành lập (1934-2014) và chúc phong Viện Phụ tiên khởi.
Xem Hình
Bầu trời trong xanh, khí hậu mát mẻ sau những trận mưa ngày hôm trước mới dứt. Từ sáng sớm, đoạn đường từ quốc lộ 1A vào Đan Viện khoảng 3km bỗng nhiên rộn ràng, nhiều xe đi vào hơn mọi ngày. Bầu khí yên tĩnh thường ngày của khuôn viện Đan viện nhường chổ cho niềm hân hoan của cả rừng người nhộn nhịp tiến vào. Một điều thật ấn tượng là giữa nơi quang cảnh nhẹ nhàng êm ả của Đan viện, lại văng vẳng âm thanh du dương của núi rừng Tây Nguyên, đến gần mới biết chính là đội kòong chiêng Tây Nguyên từ Gia Lai Kontum do cha Tôma Thượng, bạn của tân viện phụ, đưa xuống mừng lễ cùng Đan viện. Các nghệ sĩ trong bộ trang phục truyền thống của người dân tộc Tây Nguyên chơi rất hay, làm cho quí khách đến dự lễ vô cùng thích thú. Các Đan sĩ với tu phục đen trắng giản dị, khuôn mặt rạng rỡ đầy vẻ vui mừng, ân cần đón chào quý Đức Cha, quý Viện phụ, quý cha, quý tu sĩ, quý ông bà cố, quý khách xa gần đến hiệp dâng thánh lễ Tạ Ơn.
Vào lúc 08 giờ 50, một đan sĩ đọc lại tóm lược lịch sử của đan viện mà chúng tôi ghi lại được những thời điểm quan trọng qua 4 giai đoạn trải dài trong 80 năm như sau:
- Ngày 21.03.1934 ghi dấu thành lập Đan viện Xitô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca trên bán đảo Cam Ranh, giáo phận Quy Nhơn, nay thuộc giáo phận Nha Trang. Tháng 10 năm 1932, sau những dịp thăm viếng Đan viện Phước Sơn tại Quảng Trị, Viện phụ André Drillon, Hội trưởng của Hội Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm (được thành lập tại Miền Nam Pháp năm 1954 - Năm công bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm - đã quyết định thành lập một Đan viện tại Việt Nam với linh đạo Sống đời cầu nguyện và lao động trong cô tịch theo tinh thần Tu Luật Thánh Tổ Biển Đức và Ba Thánh Sáng Lập Xitô: Robertô, Albêricô và Stêphanô. Viện phụ Hội Trưởng đã gửi viện của Dòng là các Placide Berthéas, Charles Fetweis và cha Eugène Paulin tới Việt Nam.
b- Giai đoạn 1 - Giai đoạn thành lập: 1934-1954: Giai đoạn khởi đầu với sự hiện diện của các vị sáng lập đến từ nhà Mẹ. Giai đoạn này chấm dứt với biến cố xảy đến cho quê hương: Hiệp định Genève, chia đôi đất nước với giòng sông Bến Hải phân cách.
b- Giai đoạn 2:
Từ năm 1954 đến 1975: Cuộc sống tương đối an bình cho tới năm 1975 Trong giai đoạn này cộng đoàn cố gắng phát triển về mọi mặt, không kể về phương diện đời sống thiêng liêng qua lao động và kinh nguyện phụng vụ. Các đan sĩ còn được trau dồi về mặt kiến thức.
Biến cố 1975 xảy đến làm cho cuộc sống của đan viện bị ảnh hưởng trầm trọng. Các sinh viên ở Thụy Sĩ không về được, các đan sĩ trẻ ra đi... Tháng 7 năm 1977, hầu hết các cơ sở vật chất, ruộng đất của đan viện bị tịch thu. Các đan sĩ phải rời bỏ Mỹ Ca để tới lập cư tại đồn điền của đan viện đã có từ năm 1959 tại thôn Lập Định Xả Cam Hòa, huyện Cam Lâm tỉnh Khánh Hòa bây giờ.
Và tại nơi này từ năm 1975-1978, đan viện đã cắt đất biếu tặng cho dân, cho giáo họ Suối Hòa. Từ 45 mẫu đất, hiện nay, ngoài số chia cho dân, đan viện cũng chỉ còn giữ lại được 5 mẫu.
c- Giai đoạn 3:
Từ năm 1977 - 1994: Vâng, mười 14 năm cộng đoàn trở lại như hạt mầm, được vùi lấp dưới đất. Âm thầm, rất âm thầm. Tuy nhiên trong giai đoạn này, dù không còn người, chỉ còn 3 rồi 2 linh mục và 2 đan sĩ, đan viện cũng hợp tác với giáo phận trong việc thành lập và coi sóc giáo họ Suối Hòa cho tới năm 1994.
d- Giai đoạn 4:
Từ năm 1994 cho tới hôm nay: Hạt mầm được gieo xuống, đã mục nát đi và đã nảy sinh cây sống đang vươn mình lên. Sự hồi sinh, vươn lên được đánh dấu qua các phương diện.
+ Nhân số:
Dù hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nhưng các tâm hồn quảng đại cũng tìm đến nơi đây để sống linh đạo Xitô. Ngay từ những năm 1993, đan viện đã âm thầm tiếp nhận và huấn luyện những người trẻ tìm đến. Kẻ đến thì nhiều, số ở lại thì vừa phải... Nhà Chúa luôn luôn mở rộng.
Hiện nay con số cộng đoàn vẫn còn khiêm tốn so với các cộng đoàn đan tu kah1c tại Việt nam. Hiện nay tất cả là 80:
26 đan sĩ có lời khấn trọng trong đó có 9 linh mục
20 đan sĩ có lời khấn đơn
12 tập sinh
6 thỉnh sinh (và 1 linh mục thỉnh sinh), số còn lại là dự tu.
+ Cơ sở vật chất:
Không trở lại được đan viện chính tại Mỹ Ca trên bán đảo Cam Ranh, cộng đoàn phải nghĩ đến chuyện xây dựng cơ sở. Nghĩ thì dễ và ai cũng có thể nghĩ được. Hội Dòng Mẹ, qua sự hướng dẫn của viện phụ Hội Trưởng và nhà Mẹ Lérins và sự đóng góp tận tình của các đan viện thuộc Hội Dòng: Đan viện Sénanque, Đan viện nữ Castagniers, Đan viện Rougemont, Đan viện Prad’mill. Mỹ Ca đã có được bộ mặt hôm nay.
Đan phụ viện
Bước sang giai đoạn 5, ngày kỷ niệm 80 năm đánh dấu một bước tiến mới của Đan viện. Ngày 17.01.2014 Tổng Tu Nghị Hội Dòng họp tại Lérins (Pháp) đã quyết định nâng Đan viện Mỹ Ca lên hàng Đan Phụ Viện. Đan Phụ Viện (Abbaye) là cấp bậc cao nhất của các Đan viện Biển và Đức Xitô. Dòng Nam có Bề trên thượng cấp được gọi là Viện phụ (Père Abbé). Dòng nữ có Viện Mẫu (Mère Abbesse. Theo đặc ân của Tòa Thánh, Viện phụ có phẩm phục như Giám mục gồm mũ, nhẫn và gậy. Các Viện mẫu có gậy mục tử và nhẫn.
Ngày 14.07.2014 Tu Nghị Đan Viện Mỹ Ca đã bầu chọn cha đan trưởng Marie Bảo Tịnh Trần Văn Bảo làm Viện Phụ tiên khởi của cộng đoàn.
Đúng 09 giờ tiếng chiêng từ nguyện đường ngân lên báo hiệu bắt đầu Thánh lễ. Khi tiếng chiêng vừa dứt, cộng đoàn đứng lên, hướng về đoàn đồng tế từ trước Nhà Nguyện tiến vào Cung Thánh, trong tiếng ca trầm hùng của các Đan sĩ hòa vang lên lời ngợi khen Chư Thánh hiển vinh bên ngai tòa Thiên Chúa.
Thánh lễ hôm nay do Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, giám mục Giáo phận Nha Trang chủ tế, trong số các vị đồng tế có: quý Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, nguyên giám mục giáo phận Nha Trang, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, quý Viện phụ Hội Trưởng Hội Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm mà Đan viện Mỹ Ca là thành viên, Viện phụ Raphel Bouchart, cha Jean Marie Gervais bề trên dòng Sénanque, và một số đan sĩ nam nữ thuộc Hội Dòng, Viện Phụ Gioan Thánh Giá Lê Văn Đoàn cùng với các Viện phụ thuộc các Đan viện trong Hội Dòng Thánh Gia Việt Nam: Châu Sơn Phước Lý, Châu Thủy, cũng như các bề trên các đan viện Phước Vinh, hơn 80 linh mục triều cũng như các dòng trong và ngoài địa phận.
Mở đầu thánh lễ, Đức Cha Giuse nói “… Chúng ta cùng hiệp ý với các Thánh Nam Nữ ở trên trời cảm tạ Đức Giêsu Kitô, cảm tạ Mẹ Maria và đặc biệt để phụng thờ Thiên Chúa là Cha và là nguồn của sự thánh thiện. Ngày hôm nay, chúng ta vui mừng với dip kỷ niệm 80 năm thành lập Đan viện Mỹ Ca. Từ cộng đòan nhỏ bé vào 1934, đến nay được trở thành Đan Viện hàng Viện phụ. Xin Chúc Mừng Đan Viện Mỹ Ca. Và đương nhiên, chúng ta không thể nào quên nguồn cội của Mỹ Ca là Nhà Mẹ Lérins ở Pháp. Sự hiện diện của Viện phụ Lérins cũng các Bề trên liên hệ với nhà Lerins hôm nay chắc hẳn niềm vui sẽ càng thêm lớn lao”.
Đức Cha Giuse chào mừng quý Đức Cha, quý Viện phụ, quý cha, quý Bề Trên các Hội Dòng, quý tu sĩ, quý thân nhân, ân nhân, quý bạn hữu của cha Maria Bảo Tịnh Trần Văn Bảo, mà ít giây phút nữa sẽ được chúc phong làm Viện phụ tiên khởi của Đan viện Xitô Thánh mẫu Tâm Mỹ Ca. Sự kiện này là đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sử hình thành và phát triển của Đan viện Mỹ Ca, nhưng đồng thời cũng ghi dấu ấn Hồng ân Thiên Chúa nơi Đan viện Xitô Thánh mẫu Tâm Mỹ Ca này.
Trong bài giảng lễ Đức Cha Giuse chia sẻ “… Ngày hôm nay, ngày lễ Các Thánh Nam Nữ, là ngày vui mừng và chúng ta có thể được phép nói là ngày vinh hiển, là ngày toàn thắng của những người hiền lành và khiêm nhượng. Chỉ có người tin vào Đức Giêsu Kitô thì mới chọn mối phúc thật trong cuộc đời của mình. Và ngày hôm nay, đối với Đan viện Xitô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca càng có lý do đặc biệt để vui mừng hơn nữa, đó là xuyên qua 80 năm hiện diện ở mảnh đất của Giáo phận Nha Trang thân thương này, ai có thể đứng vững giữa bao nhiêu bao nhiêu biến cố, qua bao nhiêu thăng trầm? Rõ ràng những gì mà bài phúc âm đã gợi lên, Đan viện Thánh mẫu Tâm Xitô Mỹ Ca cũng đã trải qua tất cả. Trải qua vì có lúc rất nghèo, có lúc phải hiền lành nhịn nhục, có lúc phải đầy nước mắt, có lúc không biết tương lai sẽ như thế nào, có lúc đói khổ như quá sức. Đói không những về thể lý, mà đói về nhân sự đối với Mỹ Ca, và phải chăng, xin phép thưa Đức Viện Phụ Lérins có những lúc tưởng chừng như là không có lý do để tồn tại, có lúc tưởng chừng như Chúa như muốn xóa đi sự hiện diện của Xitô Mỹ Ca ở tại nơi đây. Nhưng mà niềm tin xuyên qua nước mắt, xuyên qua đau khổ, xuyên qua những lo lắng, vẫn luôn luôn vực dậy người tín hữu nhà mẹ Lérins. Chúa vẫn không bao giờ bỏ những người luôn trông cậy vào Chúa và phải chăng điều này như đáp lại lời của Mẹ Maria, khi Mẹ nói rằng: Chúa nhìn đến thì mọi sự đều có thể, vì không có gì mà Chúa không làm được,… để rồi từ đó quyết định Đan viện Lérins phục hồi và phát triển nhà Xitô Mỹ Ca đả được xây dựng từng bước, mà chúng ta chứng kiến ngày hôm nay, thật lạ lùng
Kính thưa anh chị em, Chúa nhìn đến những con người hiền lành, Chúa có thể biến đổi tất cả lợi ích cho những ai yêu mến và tin tưởng ở nơi Thiên Chúa. Các bài đọc Lời Chúa và cuộc hành trình 80 năm của Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca cho chúng ta một mẫu gương thật là sống động, vì thế ngày hôm nay cộng đoàn phụng vụ chúng ta hiện diện và tham dự vào nghi lễ long trọng và lịch sử này. Chúng ta đầy tràn niềm vui bởi vì cùng các Thánh Nam Nữ và những người đã để lại cho chúng ta dấu ấn đức tin là sự trung thành đi theo Thiên Chúa, đi theo Đức Giêsu Kitô, mà nay đặc biệt Đan viện Xitô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca hiện diện ở giữa chúng ta trong lòng giáo phận Nha Trang như là một dấu chỉ hồng ân Thiên Chúa. Và rồi từ nơi đây trở thành Đan Viện, để rồi hôm nay có nghi lễ long trọng chúc phong đức viện phụ tiên khởi Đan viện Xitô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca. Xin chúc mừng tân Viện phụ, chúc mừng Đan viện… Tôi muốn chia sẻ thật sự niềm vui và tạ ơn với tất cả cộng đoàn phụng vụ hôm nay. Amen”
Sau bài giảng là nghi thức chúc phong viện phụ.
Nghi thức chúc phong gồm có:
- Giới thiệu tân viện phụ
- Đức Cha Giuse thẩm vấn
- Trao sách tu luật
- Đức Cha đeo nhẫn
- Đội mũ và trao gậy cho tân viện phụ.
Tiếp đến là phần Phụng Vụ Thánh Thể.
Trước khi kết lễ, Tân Viện phụ Maria Bảo Tịnh Trần Văn Bảo dâng lời cảm ơn Đức Cha Giuse Giám mục giáo phận, quý Đức Cha, quý Đức Viện Phụ, quý Bề Trên, Quý tu sĩ, quý chức, quý Ông Bà Cố, quý Thân nhân, Ân nhân, quý Chính quyền, quý khách.
Sau lời cảm ơn, quý Đan Sĩ dâng lên Quý Đức Cha những bó hoa tươi thắm và tràng pháo tay vang dội nói lên niềm vui tri ân của cộng Đoàn Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca.
Trong niềm vui hôm nay, Đức Cha Giuse trao cho tân viện phụ cái ôm thân tình của tình bạn hửu đã trải dài hơn 45 năm qua.
Cộng đoàn đứng lên nhận Phép lành cuối lễ với Ơn Toàn Xá và cùng cất cao bài ca Tán Tạ Hồng Ân.
Quí Đức Cha, Quý Viện Phụ, Quý Cha cùng chụp hình lưu niệm tại mặt tiền Nguyện Đường.
Sau tiệc Thánh Lễ, quý Đức Cha, quý Cha và mọi người tiến vào bàn tiệc liên hoan để chia sẻ niềm vui với Đan Viện.
Khách ra về, ai cũng có quà của Đan Viện kính biếu gồm: Sách Đường Tử Đạo, Tờ bướm Lectio divina, tràng hạt mân côi xỏ ngón tay...
Xin Chúc Mừng Đan viện – Xin cho Lời Tạ Ơn hôm nay sẽ kéo dài mãi trong cuộc hành trình đức tin.
Lễ Tưởng Niệm 51 Năm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Quân Dân Chính VNCH tại Frankfurt
Trungduong Tnguyen
09:42 03/11/2014
Frankfurt, Đức Quốc: Lễ Tưởng Niệm 51 Năm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Cố Vấn Ngô Đình Nhu và những Quân Dân Chính Việt Nam Cộng Hòa đã Vị Quốc Vong Thân do nhóm anh em tại Frankfurt và vùng phụ cận tổ chức vào ngày 1/11/2014 tại Frankfurt, Đức Quốc. Thánh lễ cầu nguyện cho các linh hồn do 3 LM Bùi thượng Lưu, LM Trần mạnh Nam và LM Đinh xuân Minh thuộc vùng Frankfurt và vùng Trung nam Đức cùng đồng tế. Cùng với phần sinh hoạt, hội thảo: Nền giáo dục Nhân vị dưới thời Đệ 1 CH và "Vấn nạn tuổi trẻ trước hiện tình Đất Nước" được đông đảo mọi người tham gia v.v.
Hình ảnh
Chương trình Lễ giỗ lần thứ 51 Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm
Thứ Bẩy ngày 01 tháng 11 năm 2014
Tại: St Lioba, Ben Gurion Ring 16a, 60437 Frankfurt am Main
Phần 1
14 giờ 00: Đón tiếp Quan khách và Đồng hương
15 giờ 00: Thánh lễ cầu nguyện cho Linh hồn Gioanbaotixita và
những Linh hồn Quân Dân Chính VNCH đã hy sinh
LM. Dominik Trần Mạnh Nam - T/u Vùng Trung, Tây và Nam Đức
LM. Stephano Bùi Thượng Lưu - Đại diện Hội đồng T/u CGVN tại Đức
LM. Johannes Đinh Xuân Minh - Quản nhiệm Giáo xứ Đức
Phần 2
16 giờ 30: - Nghi thức Rước Quốc kỳ & Quân kỳ VNCH
(một số anh em cựu Quân nhân đảm trách)
- Chào Quốc kỳ & Phút Mặc niệm
- Dâng hương tưởng niệm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm và
Các Quân Dân Chính VNCH Vị quốc Vong thân
- Hợp ca - Cđ Thánh Tâm
17 giờ 15: - Giới thiệu Quan khách tham dự
- Lời Chào mừng của Đại diện Ban Tổ Chức
- Hợp ca - Cđ Thánh Tâm
17 giờ 45: Đề tài “Nền Giáo dục dưới thời Đệ I Cộng Hòa với TT Ngô Đình Diệm”
Dịch giả Phạm Hồng Lam
18 giờ 30: Giải lao
19 giờ 00: Hợp ca - Cđ Thánh Tâm
19 giờ 15: Đề tài “Tuổi trẻ trước những vấn nạn của đất nước VN hôm nay”
Tiến sĩ Nguyễn Duy Hoàng
Phần 3
20 giờ 00: Phát biểu cảm tưởng của Quan khách về Đề tài liên quan
20 giờ 30: - Lời cảm tạ của Đại diện Ban tổ chức
- Hợp ca - Cđ Thánh Tâm
20 giờ 45: Bế mạc
21 giờ 00: Chương trình Văn nghệ (Cđ Thánh Tâm)
23 giờ 00: Chấm dứt.
Hình ảnh
Chương trình Lễ giỗ lần thứ 51 Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm
Thứ Bẩy ngày 01 tháng 11 năm 2014
Tại: St Lioba, Ben Gurion Ring 16a, 60437 Frankfurt am Main
Phần 1
14 giờ 00: Đón tiếp Quan khách và Đồng hương
15 giờ 00: Thánh lễ cầu nguyện cho Linh hồn Gioanbaotixita và
những Linh hồn Quân Dân Chính VNCH đã hy sinh
LM. Dominik Trần Mạnh Nam - T/u Vùng Trung, Tây và Nam Đức
LM. Stephano Bùi Thượng Lưu - Đại diện Hội đồng T/u CGVN tại Đức
LM. Johannes Đinh Xuân Minh - Quản nhiệm Giáo xứ Đức
Phần 2
16 giờ 30: - Nghi thức Rước Quốc kỳ & Quân kỳ VNCH
(một số anh em cựu Quân nhân đảm trách)
- Chào Quốc kỳ & Phút Mặc niệm
- Dâng hương tưởng niệm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm và
Các Quân Dân Chính VNCH Vị quốc Vong thân
- Hợp ca - Cđ Thánh Tâm
17 giờ 15: - Giới thiệu Quan khách tham dự
- Lời Chào mừng của Đại diện Ban Tổ Chức
- Hợp ca - Cđ Thánh Tâm
17 giờ 45: Đề tài “Nền Giáo dục dưới thời Đệ I Cộng Hòa với TT Ngô Đình Diệm”
Dịch giả Phạm Hồng Lam
18 giờ 30: Giải lao
19 giờ 00: Hợp ca - Cđ Thánh Tâm
19 giờ 15: Đề tài “Tuổi trẻ trước những vấn nạn của đất nước VN hôm nay”
Tiến sĩ Nguyễn Duy Hoàng
Phần 3
20 giờ 00: Phát biểu cảm tưởng của Quan khách về Đề tài liên quan
20 giờ 30: - Lời cảm tạ của Đại diện Ban tổ chức
- Hợp ca - Cđ Thánh Tâm
20 giờ 45: Bế mạc
21 giờ 00: Chương trình Văn nghệ (Cđ Thánh Tâm)
23 giờ 00: Chấm dứt.
Lễ giỗ cố TT Ngô Đình Diệm tại Hòa Lan
Thanh Sơn
09:53 03/11/2014
HÒA LAN: LỄ GIỖ 51 NĂM CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
Nhận thơ của Lm. Phêrô Nguyễn Đức Minh từ Hòa Lan mời đến tham dự thánh lễ cầu nguyện cho các linh hồn tiền nhân của chúng ta. Đồng thời cũng tổ chức ngày giỗ 51 năm của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm nhằm đúng vào ngày 02.11 Giáo Hội dành riêng để kính nhớ các linh hồn tổ tiên, nên gia đình tôi quyết định lái xe sang Vương Quốc nổi tiếng của loài hoa Tulip này một chuyến. Quãng đường dài hơn 200 cây số thật êm ả thanh bình, không có đồi núi như những nước khác, toàn là đồng bằng với những đồng cỏ bát ngát và những đàn bò sữa nhàn nhã gặm cỏ và nghỉ ngơi thanh thản như nhưng bức tranh của vườn địa đàng. Tới nơi sớm hơn nửa tiếng nên chưa khai mạc, mọi việc trang hoàng và sửa soạn đã gần như đâu vào đấy cả. Bàn thờ và bức tranh cố Tổng Thống rất trang nghiêm và ý nghĩa
Xem Hình
Đúng 13giờ người điều hợp chương trình kính mời mọi người trang nghiêm đứng lên chào Quốc Kỳ và hát Quốc Ca VNCH. Tiếp theo với phút mặc niệm để tưởng nhớ đến chí sỹ Ngô Đình Diệm vị Tổng Thống đáng kính trọng nhất đã vị Quốc vong thân cho dân tộc, và tưởng nhớ đến tất cả những chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh vì chủ quyền đất nước, những người đã bỏ mình trên rừng sâu nước độc vì tù tội, những người đã chết trên biển cả, trên con đường tìm tự do. Tiếp đến Lm. Phêrô Nguyễn Đức Minh Lm. Gioan Nguyễn Văn Thông, Ông Vicent Nguyễn Văn Rị đại diện LHNVTNCS tại Đức Quốc tiến lên thắp hương trên bàn thờ chính để kính các tiền nhân của chúng ta cũng như linh hôn cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu. Tiếp theo là mỗi người lên dâng một ngọn nến để kính nhớ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và những người đã vị quốc vong thân.
Tiếp theo chị Tuyết người nữ cựu cảnh sát Quốc Gia và ông Lê Hùng phát biểu ngắn gọn nhưng xúc tích về thời gian đẹp và hạnh phúc dưới sự lãnh đạo của cô Tổng Thống ngô Đình Diệm. Một người suốt đời chỉ lo cho dân cho nước, cho nền độc lập tự chủ của dân tộc và cuối cùng đã hiến cả mạnh sống mình cho đất nước.
Lm. Phêrô Nguyễn Đức Minh trưởng ban tổ chức giới thiệu: "Đối với Giáo Hội Công Giáo thì cứ hằng năm vào ngày 2 tháng 11 cầu nguyện trọng thể và tưởng nhớ những người đã chết. Gọi là Lễ Cầu Cho Các Linh Hồn. Ít nhiều trong mỗi chúng ta cũng có những người thân, bạn bè thân hữu đã về thế giới bên kia. Đối với những người Công Giáo thì chúng ta tham dự thánh lễ và cầu nguyện cho họ mau được về nhan thánh Chúa. Trong dịp này chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã bỏ thân trên các chiến trường khi phải gìn giữ từng tấc đất khỏi rơi vào tay cộng sản.
Chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho những chiến sĩ đã chết trong các nhà tù mà cộng sản gọi là trại học tập cải tạo. Chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho những đồng bào xấu số chết trên đường tìm tự do. Họ đã chết trên biển, trong rừng hay tại các ngả biên giới Lào và Campuchia và tất cả những người đã hy sinh cho Tổ Quốc…. Dịp này chúng ta cũng tưởng niệm cái chết tức tưởi của cố tổng thống Ngô Đình Diệm bị sát hại vào ngày 2 tháng 11 năm 1963 cách nay đúng 51 năm. Đất Nước Việt Nam từ đó chỉ có nước mắt và tang thương…. Bây giờ đã 51 năm rồi nhưng nhìn vào tương lai vẫn còn đen tối và ảm đạm chưa có lối thoát.
Là người Công Giáo chúng ta không những chỉ có bổn phận lo sống lề luật Chúa là Mến Chúa và yêu người, chúng ta cũng còn có trách nhiệm đối với Quê Hương và Đồng Bào ta còn đang ở lại tại Quê Nhà.
Với tâm tình trên tôi và một số anh chị em tổ chức Thánh Lễ cầu cho các Linh Hồn và đồng thời cũng cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam mau có thanh bình thật sự. Năm nay có sự hiện diện của cha Phêrô Nguyễn Văn Khải, và cha Gioan Nguyễn Văn Thông cùng dâng thánh lễ cầu nguyện. Đồng thời cha Phêrô Nguyễn Văn Khải đến từ Rôma sẽ chia sẻ với chúng ta về Lòng Chúa Thương Xót dưới ống kính của lịch sự và Đức Tin.
Cả hội trường chào đón cha bằng một tràng pháo tay nồng nhiệt.
Vào đầu buổi nói chuyện Lm. đã đưa ra một câu thơ như sau:
"Trăm năm nào có gì đâu
Cuối đời một nấm mồ sâu gửi vào"
Đó là quan niệm thời trước, chứ còn thời bây giờ dưới cái chế độ độc ác vô thần cộng sản thì có gửi vào đó có được yên không? Thưa hoàn toàn là không! hỏi vì sao? Thưa lịch sử đã chứng minh cho thấy rõ ràng là: cái chế độ cộng sản là một cái chế độ ăn cướp, và đảng cộng sản chính gốc chỉ là đảng cướp. Đầu tiên là họ đánh lừa nhân dân để cướp chính quyền, khi cướp được chính quyền rồi nó bắt đầu cướp các nhà máy xí nghiệp, sau đó bắt đầu cướp đất của nhân dân bằng chiêu bài "cải cách ruộng đất" tiếp đến là cướp nhà dân bằng cách gọi là "quy hoạch" Bây giờ nó quy hoạch từ nam chí bắc, nghĩa là những dự án cướp vẫn treo ra đó từ nam chí bắc. Cướp để bán cho nước ngoài mở xí nghiệp để bóc lột sức lao động của dân. Cướp để bán chia chác nhau ăn và xây nhà cao cửa rộng, còn dân chết thì mặc bay. Đấy là chúng ta nhìn thấy rõ ràng vẫn đang diễn ra hàng ngày khắp cả từ nam chí bắc. Đó là cướp của người sống, còn người chết thì sao? Thưa người chết cũng bị cướp. Đừng tưởng một nấm mồ sâu gửi vào mà yên với chúng nó nhá. bao nhiêu mồ sâu, bao nhiêu nghĩa trang chúng cũng giải tỏa đào lên bán tuốt. Cho nên gởi vào nấm mồ sâu với cái chế độ vô thần cũng không thể yên được mà chết cũng phải chạy. Vì cứ ít bữa chúng lại quy hoạch tức là lại sửa soạn cướp. Đấy là cái chế độ, còn con người thì sao?
Tôi xin được so sánh đối chiếu 2 nhân vật lịch sử giữa ông Hồ Chí Minh và Ông Ngô Đình Diệm như sau:
Trước nhất nói về Ông Ngô Đình Diệm. Tôi là người đọc sách về lịch sử nhiều và thấy như sau:
- Ông Ngô Đình Diệm là một bậc học thức uyên thâm xuất thân từ dòng dõi quan quyền và gia giáo đạo đức.
- Ông được đào tạo để làm quan và đã làm quan rất sớm khi mới 20 tuổi đã là Tri Huyện, năm 32 tuổi đã là một thượng thư trẻ nhất, tương đương với một vị Bộ Trưởng bây giờ.
- Ông yêu nước thương dân vì khi làm quan ông rất thành công mở mang chỉnh đốn những nơi nào ông được bổ nhiệm đến.
- Ông sống thanh đạm không có bồ bịch hay vợ con.
- Ông sống rất gương mẫu và đạo đức.v. v...
Nói chung sách vở của cộng sản chỉ vu cáo cho ông những cái xấu xa nhưng mà chẳng có cái bằng chứng nào cả.
Còn ông Hồ Chí minh thì sao?
- Mặc dù chế độ cộng sản họ tự tôn ông lên hàng thần thánh, vĩ nhân, học thức, cứu nước v.v...
- Nhưng nay nó như là cái tượng tô vôi đã bị trời mưa nắng gió giờ lòi ra những cái xấu loang lổ như:
- Đi đến đâu thì có vợ ở đấy, còn bồ thì vô số kể.
- Con rơi con rớt, giết vợ, giết bồ đủ thứ.
- Lừa đảo nhân dân bán nước cho ngoại bang có bằng chứng hằn hoi
- Chẳng có bằng cấp chỉ giỏi lừa đảo, viết tiếng việt thì chính tả sai lên sai xuống, bằng chứng còn rõ ràng.
- Bất hiếu với tổ tiên thờ tàu hơn thờ cha mẹ.
Tôi chỉ nói sơ sơ thế thôi chứ thông kê ra nữa thì chỉ thêm thừa và bẩn tai qúy vị.
(Bài nói chuyện rất nhiều nhưng tôi chỉ xin được rút ý lại một chút thôi)
Rất nhiều câu hỏi đặt ra đều được diễn giả trả lời vô cùng thích đáng, rõ ràng và mạch lạc. Thật là một buổi nói chuyện rất bổ ích và thực tế cho tình hình đất nước hiện nay. Để cho mọi người hiểu rõ về cái chế độ cộng sản nói chung và Việt Nam mình bây giờ.
Bài giảng trong thánh lễ Lm. chia sẻ cũng rất tuyệt vời! Chúng ta không hận thù con người cộng sản, vì đạo Thiên Chúa là đạo bác ái và yêu thương. Nhưng chúng ta phải có bổn phận tẩy chay cái chế độ ác độc này và bổn phận của chúng ta là phải làm cho nó tiêu đi, không bao giờ được thỏa hiệp với cái ác. Chắc chắn chúng ta phải ghi nhớ những điều đó.
Những lời nguyện giáo dân:
- Cầu cho linh hồn Gioan Baotixita Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Giacôbê Ngô Đình Nhu đã hy sinh cho Tổ Quốc và bị sát hại vào ngày này 02.11.1963 cách đây đúng 51 năm, xin Thiên Chúa đón nhận vào hưởng ánh quang vinh của Ngài.
- Câu cho tất cả những linh hồn đã hy sinh vì Tổ Quốc và Quê Hương, và tất cả những linh hồn tiền nhân được an nghỉ chốn ngàn thu của Ngài.
_ Cầu cho tất cả những người đang tranh đấu cho tự do và nhân quyền được luôn đầy ơn không ngoan, kiên cường trong mọi hoàn cảnh, và xin mỗi ngày có thêm nhiều người trẻ dấn thân đi trên con đường tranh đấu cho quê hưong đất nước sớm được tự do và hạnh phúc hơn.
- Câu cho ĐGH. đầy ơn khôn ngoan và sức khỏe để dẫn dắt Giáo Hội vượt qua những sóng gió hiểm nguy, để đi đùng con đường của Chúa dạy.
Cuối thánh lễ Lm. Phêrô Nguyễn Đức Minh thay mặt BTC. cám ơn tất cả những bàn tay đóng góp cách này hay cách khác cho ngày hội luận hôm nay được thành công tốt đẹp. Cám ơn tất cả đã hy sinh thới gian từ Đức Bỉ khắp nơi ở Hoa Lan đã đên tham dự đông đảo, Cám ơn ca đoàn hôm nay đã hát những bài thánh ca qúa tuyệt vời! Đặc biệt cám ơn tới cha Phêrô Nguyễn Văn Khải đã không quản ngại từ Rôma về tận Hoà Lan này để chia sẻ với chúng con những cái rất thật của tình hình Đất Nước và Quê Hương cũng như dâng thánh lễ đễ cầu cho tổ tiên hôm nay.
Cám ơn tới hội đồng giáo xứ St.-Antoniuskerk và đặc biệt là bà chủ tịch Hội Đồng Giáo Xứ Madeleine Schreuers hôm nay cũng có mặt tham dự với chúng ta nơi đây. Nhân đây bà cũng có đôi lời phát biểu rằng: Bà rất vui và thấy qúy trọng những thánh lễ và chương trình sinh hoạt của Việt Nam qua cha Minh từ năm trước cũng như năm nay và có thể còn cho cả năm tới nữa. Tràng pháo tay đả rộn rã cám ơn bà vang lên cuối thánh lễ.
Chấm dứt thánh lễ các em trong đội giúp lễ, và dâng của lễ cũng như các anh chị em trong ca đoàn chụp hình lưu niệm với ba Linh mục đồng tế hôm nay.
Mỗi người một bàn tay xúm lại thu dọn lại nhà xứ hội trường tươm tất dệp đẽ sạch sẽ như khi mới đến.
Tôi chào từ giã ra lài xe về đến nhà là 22 giờ đêm.
Ngồi viết vội bài tường thuật này và những hình ảnh đưa lên để sáng mai thứ hai còn đi làm. Trong tâm thầm tạ ơn Chúa đa đưa con đưa về bằng an trải qua hơn 400 cây số đi về. Cả ngày hôm nay trời nắng đẹp vơi biết bao điều được học hỏi trong ngày lễ Gioái Hội dành riêng để tưởng nhớ đến
"CÁC LINH HỒN". tín hữu đã qua đời.
Chim có tổ nên hướng về nguồn cội
Người có tông nên nhớ mãi không thôi
Ngày hôm nay ngày mong chờ xóa tội
Từng phút giây sầu khổ mãi bồi hồi
Thân lạy Chúa! xin ngài thương xóa tội
Tội tổ tông, tội từ lúc trong nôi
Tội lớn lên con mang đến trong đời
Tội mang theo lúc trở về nguồn cội.
Thanh Sơn 02.11.2014
Tường thuật và ghi hình.
Nhận thơ của Lm. Phêrô Nguyễn Đức Minh từ Hòa Lan mời đến tham dự thánh lễ cầu nguyện cho các linh hồn tiền nhân của chúng ta. Đồng thời cũng tổ chức ngày giỗ 51 năm của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm nhằm đúng vào ngày 02.11 Giáo Hội dành riêng để kính nhớ các linh hồn tổ tiên, nên gia đình tôi quyết định lái xe sang Vương Quốc nổi tiếng của loài hoa Tulip này một chuyến. Quãng đường dài hơn 200 cây số thật êm ả thanh bình, không có đồi núi như những nước khác, toàn là đồng bằng với những đồng cỏ bát ngát và những đàn bò sữa nhàn nhã gặm cỏ và nghỉ ngơi thanh thản như nhưng bức tranh của vườn địa đàng. Tới nơi sớm hơn nửa tiếng nên chưa khai mạc, mọi việc trang hoàng và sửa soạn đã gần như đâu vào đấy cả. Bàn thờ và bức tranh cố Tổng Thống rất trang nghiêm và ý nghĩa
Xem Hình
Đúng 13giờ người điều hợp chương trình kính mời mọi người trang nghiêm đứng lên chào Quốc Kỳ và hát Quốc Ca VNCH. Tiếp theo với phút mặc niệm để tưởng nhớ đến chí sỹ Ngô Đình Diệm vị Tổng Thống đáng kính trọng nhất đã vị Quốc vong thân cho dân tộc, và tưởng nhớ đến tất cả những chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh vì chủ quyền đất nước, những người đã bỏ mình trên rừng sâu nước độc vì tù tội, những người đã chết trên biển cả, trên con đường tìm tự do. Tiếp đến Lm. Phêrô Nguyễn Đức Minh Lm. Gioan Nguyễn Văn Thông, Ông Vicent Nguyễn Văn Rị đại diện LHNVTNCS tại Đức Quốc tiến lên thắp hương trên bàn thờ chính để kính các tiền nhân của chúng ta cũng như linh hôn cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu. Tiếp theo là mỗi người lên dâng một ngọn nến để kính nhớ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và những người đã vị quốc vong thân.
Tiếp theo chị Tuyết người nữ cựu cảnh sát Quốc Gia và ông Lê Hùng phát biểu ngắn gọn nhưng xúc tích về thời gian đẹp và hạnh phúc dưới sự lãnh đạo của cô Tổng Thống ngô Đình Diệm. Một người suốt đời chỉ lo cho dân cho nước, cho nền độc lập tự chủ của dân tộc và cuối cùng đã hiến cả mạnh sống mình cho đất nước.
Lm. Phêrô Nguyễn Đức Minh trưởng ban tổ chức giới thiệu: "Đối với Giáo Hội Công Giáo thì cứ hằng năm vào ngày 2 tháng 11 cầu nguyện trọng thể và tưởng nhớ những người đã chết. Gọi là Lễ Cầu Cho Các Linh Hồn. Ít nhiều trong mỗi chúng ta cũng có những người thân, bạn bè thân hữu đã về thế giới bên kia. Đối với những người Công Giáo thì chúng ta tham dự thánh lễ và cầu nguyện cho họ mau được về nhan thánh Chúa. Trong dịp này chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã bỏ thân trên các chiến trường khi phải gìn giữ từng tấc đất khỏi rơi vào tay cộng sản.
Chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho những chiến sĩ đã chết trong các nhà tù mà cộng sản gọi là trại học tập cải tạo. Chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho những đồng bào xấu số chết trên đường tìm tự do. Họ đã chết trên biển, trong rừng hay tại các ngả biên giới Lào và Campuchia và tất cả những người đã hy sinh cho Tổ Quốc…. Dịp này chúng ta cũng tưởng niệm cái chết tức tưởi của cố tổng thống Ngô Đình Diệm bị sát hại vào ngày 2 tháng 11 năm 1963 cách nay đúng 51 năm. Đất Nước Việt Nam từ đó chỉ có nước mắt và tang thương…. Bây giờ đã 51 năm rồi nhưng nhìn vào tương lai vẫn còn đen tối và ảm đạm chưa có lối thoát.
Là người Công Giáo chúng ta không những chỉ có bổn phận lo sống lề luật Chúa là Mến Chúa và yêu người, chúng ta cũng còn có trách nhiệm đối với Quê Hương và Đồng Bào ta còn đang ở lại tại Quê Nhà.
Với tâm tình trên tôi và một số anh chị em tổ chức Thánh Lễ cầu cho các Linh Hồn và đồng thời cũng cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam mau có thanh bình thật sự. Năm nay có sự hiện diện của cha Phêrô Nguyễn Văn Khải, và cha Gioan Nguyễn Văn Thông cùng dâng thánh lễ cầu nguyện. Đồng thời cha Phêrô Nguyễn Văn Khải đến từ Rôma sẽ chia sẻ với chúng ta về Lòng Chúa Thương Xót dưới ống kính của lịch sự và Đức Tin.
Cả hội trường chào đón cha bằng một tràng pháo tay nồng nhiệt.
Vào đầu buổi nói chuyện Lm. đã đưa ra một câu thơ như sau:
"Trăm năm nào có gì đâu
Cuối đời một nấm mồ sâu gửi vào"
Đó là quan niệm thời trước, chứ còn thời bây giờ dưới cái chế độ độc ác vô thần cộng sản thì có gửi vào đó có được yên không? Thưa hoàn toàn là không! hỏi vì sao? Thưa lịch sử đã chứng minh cho thấy rõ ràng là: cái chế độ cộng sản là một cái chế độ ăn cướp, và đảng cộng sản chính gốc chỉ là đảng cướp. Đầu tiên là họ đánh lừa nhân dân để cướp chính quyền, khi cướp được chính quyền rồi nó bắt đầu cướp các nhà máy xí nghiệp, sau đó bắt đầu cướp đất của nhân dân bằng chiêu bài "cải cách ruộng đất" tiếp đến là cướp nhà dân bằng cách gọi là "quy hoạch" Bây giờ nó quy hoạch từ nam chí bắc, nghĩa là những dự án cướp vẫn treo ra đó từ nam chí bắc. Cướp để bán cho nước ngoài mở xí nghiệp để bóc lột sức lao động của dân. Cướp để bán chia chác nhau ăn và xây nhà cao cửa rộng, còn dân chết thì mặc bay. Đấy là chúng ta nhìn thấy rõ ràng vẫn đang diễn ra hàng ngày khắp cả từ nam chí bắc. Đó là cướp của người sống, còn người chết thì sao? Thưa người chết cũng bị cướp. Đừng tưởng một nấm mồ sâu gửi vào mà yên với chúng nó nhá. bao nhiêu mồ sâu, bao nhiêu nghĩa trang chúng cũng giải tỏa đào lên bán tuốt. Cho nên gởi vào nấm mồ sâu với cái chế độ vô thần cũng không thể yên được mà chết cũng phải chạy. Vì cứ ít bữa chúng lại quy hoạch tức là lại sửa soạn cướp. Đấy là cái chế độ, còn con người thì sao?
Tôi xin được so sánh đối chiếu 2 nhân vật lịch sử giữa ông Hồ Chí Minh và Ông Ngô Đình Diệm như sau:
Trước nhất nói về Ông Ngô Đình Diệm. Tôi là người đọc sách về lịch sử nhiều và thấy như sau:
- Ông Ngô Đình Diệm là một bậc học thức uyên thâm xuất thân từ dòng dõi quan quyền và gia giáo đạo đức.
- Ông được đào tạo để làm quan và đã làm quan rất sớm khi mới 20 tuổi đã là Tri Huyện, năm 32 tuổi đã là một thượng thư trẻ nhất, tương đương với một vị Bộ Trưởng bây giờ.
- Ông yêu nước thương dân vì khi làm quan ông rất thành công mở mang chỉnh đốn những nơi nào ông được bổ nhiệm đến.
- Ông sống thanh đạm không có bồ bịch hay vợ con.
- Ông sống rất gương mẫu và đạo đức.v. v...
Nói chung sách vở của cộng sản chỉ vu cáo cho ông những cái xấu xa nhưng mà chẳng có cái bằng chứng nào cả.
Còn ông Hồ Chí minh thì sao?
- Mặc dù chế độ cộng sản họ tự tôn ông lên hàng thần thánh, vĩ nhân, học thức, cứu nước v.v...
- Nhưng nay nó như là cái tượng tô vôi đã bị trời mưa nắng gió giờ lòi ra những cái xấu loang lổ như:
- Đi đến đâu thì có vợ ở đấy, còn bồ thì vô số kể.
- Con rơi con rớt, giết vợ, giết bồ đủ thứ.
- Lừa đảo nhân dân bán nước cho ngoại bang có bằng chứng hằn hoi
- Chẳng có bằng cấp chỉ giỏi lừa đảo, viết tiếng việt thì chính tả sai lên sai xuống, bằng chứng còn rõ ràng.
- Bất hiếu với tổ tiên thờ tàu hơn thờ cha mẹ.
Tôi chỉ nói sơ sơ thế thôi chứ thông kê ra nữa thì chỉ thêm thừa và bẩn tai qúy vị.
(Bài nói chuyện rất nhiều nhưng tôi chỉ xin được rút ý lại một chút thôi)
Rất nhiều câu hỏi đặt ra đều được diễn giả trả lời vô cùng thích đáng, rõ ràng và mạch lạc. Thật là một buổi nói chuyện rất bổ ích và thực tế cho tình hình đất nước hiện nay. Để cho mọi người hiểu rõ về cái chế độ cộng sản nói chung và Việt Nam mình bây giờ.
Bài giảng trong thánh lễ Lm. chia sẻ cũng rất tuyệt vời! Chúng ta không hận thù con người cộng sản, vì đạo Thiên Chúa là đạo bác ái và yêu thương. Nhưng chúng ta phải có bổn phận tẩy chay cái chế độ ác độc này và bổn phận của chúng ta là phải làm cho nó tiêu đi, không bao giờ được thỏa hiệp với cái ác. Chắc chắn chúng ta phải ghi nhớ những điều đó.
Những lời nguyện giáo dân:
- Cầu cho linh hồn Gioan Baotixita Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Giacôbê Ngô Đình Nhu đã hy sinh cho Tổ Quốc và bị sát hại vào ngày này 02.11.1963 cách đây đúng 51 năm, xin Thiên Chúa đón nhận vào hưởng ánh quang vinh của Ngài.
- Câu cho tất cả những linh hồn đã hy sinh vì Tổ Quốc và Quê Hương, và tất cả những linh hồn tiền nhân được an nghỉ chốn ngàn thu của Ngài.
_ Cầu cho tất cả những người đang tranh đấu cho tự do và nhân quyền được luôn đầy ơn không ngoan, kiên cường trong mọi hoàn cảnh, và xin mỗi ngày có thêm nhiều người trẻ dấn thân đi trên con đường tranh đấu cho quê hưong đất nước sớm được tự do và hạnh phúc hơn.
- Câu cho ĐGH. đầy ơn khôn ngoan và sức khỏe để dẫn dắt Giáo Hội vượt qua những sóng gió hiểm nguy, để đi đùng con đường của Chúa dạy.
Cuối thánh lễ Lm. Phêrô Nguyễn Đức Minh thay mặt BTC. cám ơn tất cả những bàn tay đóng góp cách này hay cách khác cho ngày hội luận hôm nay được thành công tốt đẹp. Cám ơn tất cả đã hy sinh thới gian từ Đức Bỉ khắp nơi ở Hoa Lan đã đên tham dự đông đảo, Cám ơn ca đoàn hôm nay đã hát những bài thánh ca qúa tuyệt vời! Đặc biệt cám ơn tới cha Phêrô Nguyễn Văn Khải đã không quản ngại từ Rôma về tận Hoà Lan này để chia sẻ với chúng con những cái rất thật của tình hình Đất Nước và Quê Hương cũng như dâng thánh lễ đễ cầu cho tổ tiên hôm nay.
Cám ơn tới hội đồng giáo xứ St.-Antoniuskerk và đặc biệt là bà chủ tịch Hội Đồng Giáo Xứ Madeleine Schreuers hôm nay cũng có mặt tham dự với chúng ta nơi đây. Nhân đây bà cũng có đôi lời phát biểu rằng: Bà rất vui và thấy qúy trọng những thánh lễ và chương trình sinh hoạt của Việt Nam qua cha Minh từ năm trước cũng như năm nay và có thể còn cho cả năm tới nữa. Tràng pháo tay đả rộn rã cám ơn bà vang lên cuối thánh lễ.
Chấm dứt thánh lễ các em trong đội giúp lễ, và dâng của lễ cũng như các anh chị em trong ca đoàn chụp hình lưu niệm với ba Linh mục đồng tế hôm nay.
Mỗi người một bàn tay xúm lại thu dọn lại nhà xứ hội trường tươm tất dệp đẽ sạch sẽ như khi mới đến.
Tôi chào từ giã ra lài xe về đến nhà là 22 giờ đêm.
Ngồi viết vội bài tường thuật này và những hình ảnh đưa lên để sáng mai thứ hai còn đi làm. Trong tâm thầm tạ ơn Chúa đa đưa con đưa về bằng an trải qua hơn 400 cây số đi về. Cả ngày hôm nay trời nắng đẹp vơi biết bao điều được học hỏi trong ngày lễ Gioái Hội dành riêng để tưởng nhớ đến
"CÁC LINH HỒN". tín hữu đã qua đời.
Chim có tổ nên hướng về nguồn cội
Người có tông nên nhớ mãi không thôi
Ngày hôm nay ngày mong chờ xóa tội
Từng phút giây sầu khổ mãi bồi hồi
Thân lạy Chúa! xin ngài thương xóa tội
Tội tổ tông, tội từ lúc trong nôi
Tội lớn lên con mang đến trong đời
Tội mang theo lúc trở về nguồn cội.
Thanh Sơn 02.11.2014
Tường thuật và ghi hình.
Paris Tưởng Niệm các Chiến Sĩ Quân Lực VNCH tại Nogent Sur Marne
TV Paris 13
09:58 03/11/2014