Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:26 03/11/2009
DÊ TRẮNG VÀ DÊ ĐEN
Người mục tử chăm chăm nhìn đàn dê của mình, người qua đường nói với anh ta:
- “Bầy dê này nhìn kỷ thì thật tốt, tôi muốn hỏi một vài vấn đề được chứ ?”
- “Được.”
- “Dê của ông mỗi ngày đi được bao nhiêu đoạn đường ?”
- “Anh hỏi loại dê nào ? Loại trắng hay loại đen ?”
- “Dê trắng.”
- “Dê trắng mỗi ngày đi được khoảng bốn dặm đường.”
- “Vậy dê đen thì thế nào ?”
- “Dê đen thì cũng như dê trắng.”
Người qua đường lại hỏi tình trạng ăn cỏ của dê:
- “Chúng nó mỗi ngày ăn bao nhiêu cỏ ?”
- “Loại nào, dê trắng hay dê đen ?”
- “Dê trắng.”
- “Mỗi ngày dê trắng ăn khoảng bốn cân cỏ.”
- “Vậy còn dê đen ?”
- “Dê đen thì cũng như dê trắng.”
- “Mỗi năm có thể cắt được bao nhiêu lông dê ?”
- “Anh hỏi dê trắng hay dê đen ?”
- “Dê trắng.”
- “Dê trắng mỗi đầu năm cắt được khoảng sáu cân.”
- “Vậy còn dê đen ?”
- “Dê đen thì cũng như dê trắng.”
Người qua đường đi vào mê hoặc:
- “Tôi có thể hỏi thêm câu hỏi nữa được không ? Khi anh trả lời câu hỏi của tôi, tại sao đều phải hỏi rõ ràng dê trắng dê đen ?”
- “Đó là chuyện đương nhiên, bởi vì dê trắng là của tôi.”
- “Té ra là như thế, vậy dê đen thì sao ?”
- “Cũng là của tôi.”
(Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Cùng một đàn dê nhưng có dê trắng và dê đen, bởi vì không có đàn dê nào chỉ toàn một màu trắng, hoặc chỉ một màu đen. Cùng một cộng đoàn tu viện nhưng có tu sĩ này thì làm việc ở trong tu viện, tu sĩ kia làm việc ngoài tu viện nơi các trường học, giáo xứ, bệnh viện.v.v...
Cùng một giáo xứ, nhưng có giáo dân thánh thiện, có giáo dân tội lỗi; có giáo dân nhiệt thành với nhà Chúa, có giáo dân khô khan lãnh đạm với những công việc của giáo xứ.
Bổn phận của người chăn dê là làm thế nào để cho dê trắng hoặc dê đen đều béo no mập mạp như nhau, dê trắng khỏe mạnh thế nào thì dê đen cũng khỏe mạnh như thế.
Cũng vậy, bổn phận của một mục tử trong giáo xứ là làm thế nào để cho mọi giáo dân (con chiên) của mình –dù là nhiệt thành hay nguội lạnh- đều giống nhau, người nhiệt thành được chăm nom thế nào, thì người nguội lạnh cũng được chăm nom như thế; người giàu có hay người nghèo khó đều được lãnh nhận các ơn lành của Chúa giống nhau.
Người chăn dê hãnh diện vì dê trắng tốt lành là của mình, và dê đen cũng là của mình, bởi vì đàn chiên đó là của anh ta.
Ước gì các mục tử của Chúa dám vươn mình đứng lên ra khỏi “tháp ngà” nhà xứ để đi tìm “chiên đen” của mình; ước gì các mục tử của Chúa biết hy sinh chút thời gian của mình để mau mắn tiếp đón các “chiên đen” của mình khi họ đến xưng tội ngoài giờ quy định, khi họ đến bàn chuyện linh hồn với các ngài...
Ước gì các mục tử của Chúa “dám” cười ha ha vui vẻ với những con “chiên trắng” và “chiên đen” của mình, mà không chỉ cười vui với một số con “chiên trắng” mà thôi.
Bởi vì sẽ có một ngày Chúa Giê-su sẽ nghiêm khắc hỏi chúng ta đã làm gì cho đàn chiên của Ngài đã được giao phó cho mình.
Lúc đó thì đáng sợ thật.
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Người mục tử chăm chăm nhìn đàn dê của mình, người qua đường nói với anh ta:
- “Bầy dê này nhìn kỷ thì thật tốt, tôi muốn hỏi một vài vấn đề được chứ ?”
- “Được.”
- “Dê của ông mỗi ngày đi được bao nhiêu đoạn đường ?”
- “Anh hỏi loại dê nào ? Loại trắng hay loại đen ?”
- “Dê trắng.”
- “Dê trắng mỗi ngày đi được khoảng bốn dặm đường.”
- “Vậy dê đen thì thế nào ?”
- “Dê đen thì cũng như dê trắng.”
Người qua đường lại hỏi tình trạng ăn cỏ của dê:
- “Chúng nó mỗi ngày ăn bao nhiêu cỏ ?”
- “Loại nào, dê trắng hay dê đen ?”
- “Dê trắng.”
- “Mỗi ngày dê trắng ăn khoảng bốn cân cỏ.”
- “Vậy còn dê đen ?”
- “Dê đen thì cũng như dê trắng.”
- “Mỗi năm có thể cắt được bao nhiêu lông dê ?”
- “Anh hỏi dê trắng hay dê đen ?”
- “Dê trắng.”
- “Dê trắng mỗi đầu năm cắt được khoảng sáu cân.”
- “Vậy còn dê đen ?”
- “Dê đen thì cũng như dê trắng.”
Người qua đường đi vào mê hoặc:
- “Tôi có thể hỏi thêm câu hỏi nữa được không ? Khi anh trả lời câu hỏi của tôi, tại sao đều phải hỏi rõ ràng dê trắng dê đen ?”
- “Đó là chuyện đương nhiên, bởi vì dê trắng là của tôi.”
- “Té ra là như thế, vậy dê đen thì sao ?”
- “Cũng là của tôi.”
(Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Cùng một đàn dê nhưng có dê trắng và dê đen, bởi vì không có đàn dê nào chỉ toàn một màu trắng, hoặc chỉ một màu đen. Cùng một cộng đoàn tu viện nhưng có tu sĩ này thì làm việc ở trong tu viện, tu sĩ kia làm việc ngoài tu viện nơi các trường học, giáo xứ, bệnh viện.v.v...
Cùng một giáo xứ, nhưng có giáo dân thánh thiện, có giáo dân tội lỗi; có giáo dân nhiệt thành với nhà Chúa, có giáo dân khô khan lãnh đạm với những công việc của giáo xứ.
Bổn phận của người chăn dê là làm thế nào để cho dê trắng hoặc dê đen đều béo no mập mạp như nhau, dê trắng khỏe mạnh thế nào thì dê đen cũng khỏe mạnh như thế.
Cũng vậy, bổn phận của một mục tử trong giáo xứ là làm thế nào để cho mọi giáo dân (con chiên) của mình –dù là nhiệt thành hay nguội lạnh- đều giống nhau, người nhiệt thành được chăm nom thế nào, thì người nguội lạnh cũng được chăm nom như thế; người giàu có hay người nghèo khó đều được lãnh nhận các ơn lành của Chúa giống nhau.
Người chăn dê hãnh diện vì dê trắng tốt lành là của mình, và dê đen cũng là của mình, bởi vì đàn chiên đó là của anh ta.
Ước gì các mục tử của Chúa dám vươn mình đứng lên ra khỏi “tháp ngà” nhà xứ để đi tìm “chiên đen” của mình; ước gì các mục tử của Chúa biết hy sinh chút thời gian của mình để mau mắn tiếp đón các “chiên đen” của mình khi họ đến xưng tội ngoài giờ quy định, khi họ đến bàn chuyện linh hồn với các ngài...
Ước gì các mục tử của Chúa “dám” cười ha ha vui vẻ với những con “chiên trắng” và “chiên đen” của mình, mà không chỉ cười vui với một số con “chiên trắng” mà thôi.
Bởi vì sẽ có một ngày Chúa Giê-su sẽ nghiêm khắc hỏi chúng ta đã làm gì cho đàn chiên của Ngài đã được giao phó cho mình.
Lúc đó thì đáng sợ thật.
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:27 03/11/2009
N2T |
98. Thiên Chúa chí cao vô thượng, nhưng Ngài cúi xuống với những tâm hồn khiêm tốn.
(Thánh Augustine)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:29 03/11/2009
N2T |
271. Không bảo hộ là một loại bảo hộ, trái lại bảo hộ quá độ là một loại có hại.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Học hỏi từ Giáo Hội Châu Phi
Vũ Văn An
01:06 03/11/2009
Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Châu Phi vừa kết thúc tại Rôma, ngay trong cơ cấu tổ chức và điều hành cũng như thành phần tham dự, không hẳn chỉ nhằm nói với Châu Phi. Đã đành Châu Phi là cái đinh của Thượng Hội Đồng cũng như của tông huấn hậu thượng hội đồng sau này nhưng sứ điệp của nó không giới hạn với Châu Phi mà thôi. Đó chính là cách nhìn của Đức Hồng Y Peter Erdo, Tổng Giám Mục Esztergom-Budapest và hiện đứng đầu Liên Hội Đồng Các Giám Mục Châu Âu, một trong các nghị phụ của Thượng Hội Đồng. Khi trả lời phỏng vấn của Zenit ngày 2 tháng Mười Một vừa qua, Đức Hồng Y Erdo cho hay: Giáo Hội tại Châu Âu học hỏi được rất nhiều từ người anh em phía nam của mình tại các cuộc tranh luận tháng qua ở Thượng Hội Đồng về Châu Phi.
Theo Đức Hồng Y, kết quả của Thượng Hội Đồng đã được thể hiện trong Sứ Điệp sau cùng, tóm kết công việc, các tham luận và quan tâm của THĐ, và trong các đề nghị mà THĐ đã đệ trình Đức Thánh Cha để Ngài soạn thảo tông huấn hậu THĐ. Ngoài ra, kết quả ấy đã, đang và sẽ không chỉ dành cho Châu Phi mà thôi mà là cho toàn thể Giáo Hội phổ quát.
Không phải là chuyện tình cờ khi mọi châu lục, mọi người Công Giáo khắp các châu lục, đều có đại diện tại THĐ ấy. Vì các vấn đề được bàn thảo ở đó luôn có khía cạnh phổ quát, hay khía cạnh hoàn cầu, nếu bạn muốn nói thế. Chỉ đơn cử một trường hợp: hệ thống kinh tế tài chánh và thị trường nguyên liệu cũng đã liên kết thế giới giầu có với Châu Phi và Trung Hoa rồi, v.v… Cả vấn đề di dân cũng thế, đó là một hiện tượng, xét về một phương diện, đang tác động trên các nước Châu Phi, bởi vì biết bao các nhà trí thức, người nghèo và người bị bách hại đang rời bỏ đó, và tất cả những chuyện này không tách biệt với các hậu quả tàn nhẫn của nền chính trị quốc tế và nền kinh tế hoàn cầu, nhưng xét theo một phương diện khác, nó lại đang nêu ra vấn đề nhân đạo đối với các di dân hiện đang có mặt tại các nước Phương Tây.
Lẽ dĩ nhiên, trong đó cũng có khía cạnh thuộc nội bộ giáo hội nữa, như chính chủ đề của THĐ đã chỉ rõ. Thực vậy, Giáo Hội vẫn coi việc cổ vũ hòa giải, công lý và hòa bình như là một phần trong sứ mệnh của mình, và không phải chỉ tại Châu Phi mà thôi, vì ngày nay, công lý của một miền không thể nào tách biệt khỏi tác phong đúng đắn nơi các quốc gia khác.
Khía cạnh mục vụ cũng là yếu tố nối kết THĐ với thế giới, vì chắc chắn tại các quốc gia có người di dân đến từ Châu Phi, trong số ấy không ít người là Công Giáo, thì việc các linh mục đến hỗ trợ họ trong vai trò mục tử phải là việc chính đáng và cần thiết. Và do đó, ta cũng phải hợp nhất về vấn đề ơn gọi, đấy cũng là những dự án có tính mục vụ và văn hóa.
Cho nên, trong số các kết quả của THĐ, ta cũng thấy những định mức rõ ràng về một số trách nhiệm đòi nỗ lực đặc biệt nơi các giáo hội tại các nước giầu có, các nước Phương Tây, chứ không riêng gì giáo hội tại Châu Phi.
Đức HY Erdo cũng cho hay: kể từ THĐ về Châu Phi lần thứ nhất cách đây 15 năm, tình trạng an ninh, dân chủ và kinh tế tại Châu Phi chưa có gì cải thiện; ngược lại, chúng còn tệ đi tại một số quốc gia. Một số còn chứng tỏ đang thụt lùi về phương diện giáo dục và y tế công cộng. Nạn tham nhũng và bạo lực cũng vẫn còn đang hoành hành tại một số quốc gia, không hẳn do chính trị mà bắt rễ trong nền kinh tế, đôi khi do ngoại quốc châm ngòi. Điều ấy đang làm cuộc sống của dân nghèo ra khó khăn, nếu không muốn nói là khôg thể sống được.
Ấy thế nhưng cũng có nhiều phát triển tích cực. Một vài quốc gia Châu Phi đã có khả năng giải quyết được vấn đề lương thực cho dân chúng của mình. Đây quả là một bước tiến có ý nghĩa. Trong khi ấy, đáng tiếc thay, có nhiều quốc gia khác lại không có khả năng ấy. Về phương diện con số các giáo phận, các giám mục, linh mục và cộng đoàn tu sĩ thì trong 15 năm qua, Giáo Hội tại Châu Phi đã gia tăng đáng kể.. Đây là dấu chỉ hồng ân Chúa.
Chúng ta cũng có thể nói Giáo Hội tại Châu Phi là một Giáo Hội truyền giáo, một giáo hội đầy năng lực. Dĩ nhiên, tại Giáo Hội trẻ trung này, hiện đang có những vấn đề mục vụ muôn thuở từng song hành với lịch sử Giáo Hội tại các châu lục khác, như phù thủy, mê tín, vấn đề phải truyền thông đức tin một cách rõ ràng. Nhưng cũng có những truyền thống bộ lạc rất đáng khen, từng được nhìn nhận trong phạm vi giáo hội, vì chúng đem lại các mô thức có thể rửa tội được dưới áng sáng Phúc Âm và mang nhiều ý nghĩa lớn lao, như các nghi thức hòa gaỉi giữa nhiều nhóm khác nhau.
Tuy nhiên, xét theo một phương diện khác, cũng có những phong tục và truyền thống cần được thay thế hay được đức tin soi sáng thêm. Có những khía cạnh thuộc thân phận xã hội của phụ nữ trong khuôn khổ đa thê hay truyền thống bộ lạc không thể nào duy trì được cả trên quan điểm Kitô Giáo lẫn quan điểm nam nữ bình quyền. Về vấn đề này, người ta thấy có sự dị biệt lớn giữa các quốc gia của châu lục.
Một giá trị truyền thống mà ta tuyệt đối phải rửa tội cho và là điểm then chốt trong nền thần học Châu Phi chính là gia đình. Gia đình Châu Phi và gia đình như một mô thức của nền thần học về Giáo Hội, mô thức của giáo hội học, tức Giáo Hội như gia đình của Chúa, vốn là chủ đề then chốt của THĐ lần thứ nhất về Châu Phi, và bây giờ cũng xuất hiện tại THĐ này. Chính vì thế, điều quan trọng là các ý thức hệ ngoại lai không được hủy diệt gia đình, không được đưa ra các thay đổi luật lệ đi ngược lại gia đình.
Theo Đức HY Erdo, từ nhiều năm nay, vẫn có sự hợp tác có tính định chế giữa SECAM (Hội Nghị Chuyên Đề Các Hội Đồng Giám Mục Châu Phi và Madagascar) và Liên Hội Đồng Giám Mục Châu Âu. Hai bên đã có những ủy ban để cùng nhau tổ chức công việc; đỉnh cao các cố gắng này là một hội nghị hầu như mỗi năm một lần. Gần đây, đã có sự luân phiên về địa điểm của hội nghị: năm ở Châu Phi, năm ở Châu Âu. Hai bên từng thảo luận các vấn đề như nạn nô lệ, việc di dân, rõ ràng đều là những vấn đề hai bên cùng quan tâm, cũng như vấn đề các linh mục thuộc chương trình tặng phẩm niềm tin (fidei donum), được phái từ giáo phận này qua giáo phận nọ để làm việc trong phạm vi mục vụ.
Nhiều linh mục Châu Phi hiện đang sống tại Châu Âu, nhưng không phải vị nào cũng có khế ước qui định rõ ràng, nghĩa là được hưởng hoàn cảnh trong đó hai giáo phận thoả thuận để vị linh mục trở thành người của giáo phận mới tới, có quyền lợi theo luật, có bảo hiểm y tế, v.v… Dĩ nhiên, cũng có những linh mục rời bỏ xứ sở vì lý do chính trị, nhưng cũng có nhiều linh mục ở lại Châu Âu vì lý do học vấn hay chữa bệnh, thành thử các giám mục phải xem sét điều kiện của tất cả các linh mục này và hỗ trợ họ.
Rồi cũng có điều quan trọng nữa là các tu sinh, tức những người đang chuẩn bị nhập dòng tu, đừng nên rời xứ sở của mình quá sớm, trước khi hoàn tất việc đào tạo. Vì trong lúc được đào tạo tại một môi trường văn hóa khác, nhiều người hoặc đã mất ơn gọi hoặc thấy mình không có ơn gọi hay còn tệ hơn, không thích hợp với bậc sống này, theo nhận định của chính dòng mình muốn tu học. Thành ra, họ bị buộc phải ra khỏi tu viện và rơi vào một xã hội hết sức lạnh lùng với họ, không chấp nhận họ, mà họ cũng không chịu trở về quê hương. Chắc chắn phải tránh những hoàn cảnh như thế. Các giám mục Châu Phi đã đề nghị rằng phần đầu của việc đào tạo nhất thiết phải diễn ra ngay tại Châu Phi.
Cũng còn sự hợp tác trong phạm vi khoa học, thần học và giáo dục nữa. Nhiều trung tâm nghiên cứu và đào tạo và nhiều đại học Công Giáo đã được khai sinh tại Châu Phi. Do đó, trong phạm vi này, hiện đang có nhiều khai triển rất tích cực.
Nhưng trong THĐ này, điều gì quan trọng nhất đối với các giám mục Châu Âu? Đối với câu hỏi này, Đức HY Erdo cho hay: Trước nhất, cần nhớ rằng THĐ này cũng nói với người Châu Âu nữa. Nó giúp người Châu Âu hiểu chức năng của thế giới Tây Phương trong đời sống nhân loại. Nó giúp họ thấy rõ hơn trách nhiệm cũng như các yếu điểm của họ: trách nhiệm đối diện với các chính khách, đối diện với những ai ra quyết định trong phạm vi kinh tế để có thể hành động một cách có trách nhiệm ở ngoại quốc, như liên quan tới tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu chẳng hạn, là các thứ được khai thác và nhập cảng từ Châu Phi. Vấn đề phát triển nông nghiệp cũng là một thách đố lớn, vì ở Châu Phi, có rất nhiều người nghèo và đói hiện đang sống dưới mức ngắc ngoải.
Đức HY nhấn mạnh: ”Cho nên, điều cần là trách nhiệm càng lớn thì óc thực tiễn cũng càng cần phải lớn. Hành động theo kiểu ý thức hệ mà thôi không đủ, kể cả ý thức hệ của chúng ta. Dĩ nhiên, chúng ta không thể áp đặt việc viện trợ của chúng ta mà phải luôn hành động trong hiệp thông với Giáo Hội địa phương, chứ không được phớt lờ Giáo Hội ấy hay tạo ra các dự án chẳng ăn nhằm gì tới đời sống các Kitô hữu của Giáo Hội ấy”.
Mặt khác, Giáo Hội Châu Âu học được từ Giáo Hội Châu Phi rất nhiều. Trước nhất là tinh thần hồi sinh và năng lực lớn lao, sự sâu sắc trong đời sống đạo đức, kể cả phụng vụ, khả năng làm việc trong các hoàn cảnh khó khăn. Giáo Hội Châu Âu cũng học được từ Giáo Hội Châu Phi lòng khiêm nhường và trung thành của những người bị bách hại vì niềm tin Kitô giáo của mình. Nó cũng học được tầm nhìn Kitô Giáo được Đức Tin soi sáng, vì chính trong ngữ cảnh những cuộc tranh chấp sắc tộc, quốc gia hay nòi giống, vẫn có những chứng nhân Phúc Âm can đảm nói với binh lính chém giết họ rằng: cả các anh nữa cũng là Kitô hữu. Và khi binh lính bảo họ: đúng, bọn tao là Kitô hữu, nhưng trước khi là Kitô hữu, bọn tao thuộc một bộ lạc, họ đã đáp lại: điều đó không đúng.
Theo Đức HY Erdo, người Công Giáo Châu Âu cũng nên suy nghĩ về thái độ của họ. Vì nhiều người Kitô hữu tại đây coi sở hữu nhân bản đứng hàng đầu. Ngài bảo: “Hãy nói có đối với bản sắc văn hóa nhưng phải nói không đối với việc thờ ngẫu thần nòi giống và quốc gia, vì tất cả chúng ta đều là anh chị em, con cái Thiên Chúa. Thái độ có tính gia đình này đã được phát biểu rất hay trong nền thần học Châu Phi”.
Theo Đức Hồng Y, kết quả của Thượng Hội Đồng đã được thể hiện trong Sứ Điệp sau cùng, tóm kết công việc, các tham luận và quan tâm của THĐ, và trong các đề nghị mà THĐ đã đệ trình Đức Thánh Cha để Ngài soạn thảo tông huấn hậu THĐ. Ngoài ra, kết quả ấy đã, đang và sẽ không chỉ dành cho Châu Phi mà thôi mà là cho toàn thể Giáo Hội phổ quát.
Không phải là chuyện tình cờ khi mọi châu lục, mọi người Công Giáo khắp các châu lục, đều có đại diện tại THĐ ấy. Vì các vấn đề được bàn thảo ở đó luôn có khía cạnh phổ quát, hay khía cạnh hoàn cầu, nếu bạn muốn nói thế. Chỉ đơn cử một trường hợp: hệ thống kinh tế tài chánh và thị trường nguyên liệu cũng đã liên kết thế giới giầu có với Châu Phi và Trung Hoa rồi, v.v… Cả vấn đề di dân cũng thế, đó là một hiện tượng, xét về một phương diện, đang tác động trên các nước Châu Phi, bởi vì biết bao các nhà trí thức, người nghèo và người bị bách hại đang rời bỏ đó, và tất cả những chuyện này không tách biệt với các hậu quả tàn nhẫn của nền chính trị quốc tế và nền kinh tế hoàn cầu, nhưng xét theo một phương diện khác, nó lại đang nêu ra vấn đề nhân đạo đối với các di dân hiện đang có mặt tại các nước Phương Tây.
Lẽ dĩ nhiên, trong đó cũng có khía cạnh thuộc nội bộ giáo hội nữa, như chính chủ đề của THĐ đã chỉ rõ. Thực vậy, Giáo Hội vẫn coi việc cổ vũ hòa giải, công lý và hòa bình như là một phần trong sứ mệnh của mình, và không phải chỉ tại Châu Phi mà thôi, vì ngày nay, công lý của một miền không thể nào tách biệt khỏi tác phong đúng đắn nơi các quốc gia khác.
Khía cạnh mục vụ cũng là yếu tố nối kết THĐ với thế giới, vì chắc chắn tại các quốc gia có người di dân đến từ Châu Phi, trong số ấy không ít người là Công Giáo, thì việc các linh mục đến hỗ trợ họ trong vai trò mục tử phải là việc chính đáng và cần thiết. Và do đó, ta cũng phải hợp nhất về vấn đề ơn gọi, đấy cũng là những dự án có tính mục vụ và văn hóa.
Cho nên, trong số các kết quả của THĐ, ta cũng thấy những định mức rõ ràng về một số trách nhiệm đòi nỗ lực đặc biệt nơi các giáo hội tại các nước giầu có, các nước Phương Tây, chứ không riêng gì giáo hội tại Châu Phi.
Đức HY Erdo cũng cho hay: kể từ THĐ về Châu Phi lần thứ nhất cách đây 15 năm, tình trạng an ninh, dân chủ và kinh tế tại Châu Phi chưa có gì cải thiện; ngược lại, chúng còn tệ đi tại một số quốc gia. Một số còn chứng tỏ đang thụt lùi về phương diện giáo dục và y tế công cộng. Nạn tham nhũng và bạo lực cũng vẫn còn đang hoành hành tại một số quốc gia, không hẳn do chính trị mà bắt rễ trong nền kinh tế, đôi khi do ngoại quốc châm ngòi. Điều ấy đang làm cuộc sống của dân nghèo ra khó khăn, nếu không muốn nói là khôg thể sống được.
Ấy thế nhưng cũng có nhiều phát triển tích cực. Một vài quốc gia Châu Phi đã có khả năng giải quyết được vấn đề lương thực cho dân chúng của mình. Đây quả là một bước tiến có ý nghĩa. Trong khi ấy, đáng tiếc thay, có nhiều quốc gia khác lại không có khả năng ấy. Về phương diện con số các giáo phận, các giám mục, linh mục và cộng đoàn tu sĩ thì trong 15 năm qua, Giáo Hội tại Châu Phi đã gia tăng đáng kể.. Đây là dấu chỉ hồng ân Chúa.
Chúng ta cũng có thể nói Giáo Hội tại Châu Phi là một Giáo Hội truyền giáo, một giáo hội đầy năng lực. Dĩ nhiên, tại Giáo Hội trẻ trung này, hiện đang có những vấn đề mục vụ muôn thuở từng song hành với lịch sử Giáo Hội tại các châu lục khác, như phù thủy, mê tín, vấn đề phải truyền thông đức tin một cách rõ ràng. Nhưng cũng có những truyền thống bộ lạc rất đáng khen, từng được nhìn nhận trong phạm vi giáo hội, vì chúng đem lại các mô thức có thể rửa tội được dưới áng sáng Phúc Âm và mang nhiều ý nghĩa lớn lao, như các nghi thức hòa gaỉi giữa nhiều nhóm khác nhau.
Tuy nhiên, xét theo một phương diện khác, cũng có những phong tục và truyền thống cần được thay thế hay được đức tin soi sáng thêm. Có những khía cạnh thuộc thân phận xã hội của phụ nữ trong khuôn khổ đa thê hay truyền thống bộ lạc không thể nào duy trì được cả trên quan điểm Kitô Giáo lẫn quan điểm nam nữ bình quyền. Về vấn đề này, người ta thấy có sự dị biệt lớn giữa các quốc gia của châu lục.
Một giá trị truyền thống mà ta tuyệt đối phải rửa tội cho và là điểm then chốt trong nền thần học Châu Phi chính là gia đình. Gia đình Châu Phi và gia đình như một mô thức của nền thần học về Giáo Hội, mô thức của giáo hội học, tức Giáo Hội như gia đình của Chúa, vốn là chủ đề then chốt của THĐ lần thứ nhất về Châu Phi, và bây giờ cũng xuất hiện tại THĐ này. Chính vì thế, điều quan trọng là các ý thức hệ ngoại lai không được hủy diệt gia đình, không được đưa ra các thay đổi luật lệ đi ngược lại gia đình.
Theo Đức HY Erdo, từ nhiều năm nay, vẫn có sự hợp tác có tính định chế giữa SECAM (Hội Nghị Chuyên Đề Các Hội Đồng Giám Mục Châu Phi và Madagascar) và Liên Hội Đồng Giám Mục Châu Âu. Hai bên đã có những ủy ban để cùng nhau tổ chức công việc; đỉnh cao các cố gắng này là một hội nghị hầu như mỗi năm một lần. Gần đây, đã có sự luân phiên về địa điểm của hội nghị: năm ở Châu Phi, năm ở Châu Âu. Hai bên từng thảo luận các vấn đề như nạn nô lệ, việc di dân, rõ ràng đều là những vấn đề hai bên cùng quan tâm, cũng như vấn đề các linh mục thuộc chương trình tặng phẩm niềm tin (fidei donum), được phái từ giáo phận này qua giáo phận nọ để làm việc trong phạm vi mục vụ.
Nhiều linh mục Châu Phi hiện đang sống tại Châu Âu, nhưng không phải vị nào cũng có khế ước qui định rõ ràng, nghĩa là được hưởng hoàn cảnh trong đó hai giáo phận thoả thuận để vị linh mục trở thành người của giáo phận mới tới, có quyền lợi theo luật, có bảo hiểm y tế, v.v… Dĩ nhiên, cũng có những linh mục rời bỏ xứ sở vì lý do chính trị, nhưng cũng có nhiều linh mục ở lại Châu Âu vì lý do học vấn hay chữa bệnh, thành thử các giám mục phải xem sét điều kiện của tất cả các linh mục này và hỗ trợ họ.
Rồi cũng có điều quan trọng nữa là các tu sinh, tức những người đang chuẩn bị nhập dòng tu, đừng nên rời xứ sở của mình quá sớm, trước khi hoàn tất việc đào tạo. Vì trong lúc được đào tạo tại một môi trường văn hóa khác, nhiều người hoặc đã mất ơn gọi hoặc thấy mình không có ơn gọi hay còn tệ hơn, không thích hợp với bậc sống này, theo nhận định của chính dòng mình muốn tu học. Thành ra, họ bị buộc phải ra khỏi tu viện và rơi vào một xã hội hết sức lạnh lùng với họ, không chấp nhận họ, mà họ cũng không chịu trở về quê hương. Chắc chắn phải tránh những hoàn cảnh như thế. Các giám mục Châu Phi đã đề nghị rằng phần đầu của việc đào tạo nhất thiết phải diễn ra ngay tại Châu Phi.
Cũng còn sự hợp tác trong phạm vi khoa học, thần học và giáo dục nữa. Nhiều trung tâm nghiên cứu và đào tạo và nhiều đại học Công Giáo đã được khai sinh tại Châu Phi. Do đó, trong phạm vi này, hiện đang có nhiều khai triển rất tích cực.
Nhưng trong THĐ này, điều gì quan trọng nhất đối với các giám mục Châu Âu? Đối với câu hỏi này, Đức HY Erdo cho hay: Trước nhất, cần nhớ rằng THĐ này cũng nói với người Châu Âu nữa. Nó giúp người Châu Âu hiểu chức năng của thế giới Tây Phương trong đời sống nhân loại. Nó giúp họ thấy rõ hơn trách nhiệm cũng như các yếu điểm của họ: trách nhiệm đối diện với các chính khách, đối diện với những ai ra quyết định trong phạm vi kinh tế để có thể hành động một cách có trách nhiệm ở ngoại quốc, như liên quan tới tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu chẳng hạn, là các thứ được khai thác và nhập cảng từ Châu Phi. Vấn đề phát triển nông nghiệp cũng là một thách đố lớn, vì ở Châu Phi, có rất nhiều người nghèo và đói hiện đang sống dưới mức ngắc ngoải.
Đức HY nhấn mạnh: ”Cho nên, điều cần là trách nhiệm càng lớn thì óc thực tiễn cũng càng cần phải lớn. Hành động theo kiểu ý thức hệ mà thôi không đủ, kể cả ý thức hệ của chúng ta. Dĩ nhiên, chúng ta không thể áp đặt việc viện trợ của chúng ta mà phải luôn hành động trong hiệp thông với Giáo Hội địa phương, chứ không được phớt lờ Giáo Hội ấy hay tạo ra các dự án chẳng ăn nhằm gì tới đời sống các Kitô hữu của Giáo Hội ấy”.
Mặt khác, Giáo Hội Châu Âu học được từ Giáo Hội Châu Phi rất nhiều. Trước nhất là tinh thần hồi sinh và năng lực lớn lao, sự sâu sắc trong đời sống đạo đức, kể cả phụng vụ, khả năng làm việc trong các hoàn cảnh khó khăn. Giáo Hội Châu Âu cũng học được từ Giáo Hội Châu Phi lòng khiêm nhường và trung thành của những người bị bách hại vì niềm tin Kitô giáo của mình. Nó cũng học được tầm nhìn Kitô Giáo được Đức Tin soi sáng, vì chính trong ngữ cảnh những cuộc tranh chấp sắc tộc, quốc gia hay nòi giống, vẫn có những chứng nhân Phúc Âm can đảm nói với binh lính chém giết họ rằng: cả các anh nữa cũng là Kitô hữu. Và khi binh lính bảo họ: đúng, bọn tao là Kitô hữu, nhưng trước khi là Kitô hữu, bọn tao thuộc một bộ lạc, họ đã đáp lại: điều đó không đúng.
Theo Đức HY Erdo, người Công Giáo Châu Âu cũng nên suy nghĩ về thái độ của họ. Vì nhiều người Kitô hữu tại đây coi sở hữu nhân bản đứng hàng đầu. Ngài bảo: “Hãy nói có đối với bản sắc văn hóa nhưng phải nói không đối với việc thờ ngẫu thần nòi giống và quốc gia, vì tất cả chúng ta đều là anh chị em, con cái Thiên Chúa. Thái độ có tính gia đình này đã được phát biểu rất hay trong nền thần học Châu Phi”.
Đức Thánh Cha Benedict XVI thăm hầm của Vương Cung Thánh Đường để cầu nguyện cho các cố Giáo Hoàng
Bùi Hữu Thư
09:03 03/11/2009
VATICAN, ngày 2 tháng 11, 2009 (Zenit.org).- Hôm nay Đức Thánh Cha Benedict XVI đã xuống thăm tầng hầm của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô để cầu nguyện cho các cố Giáo Hoàng và các người đã qua đời.
Văn phòng truyền thông Vatican cho hay Đức Thánh Cha đã viếng thăm ngắn gọn vào lúc 6 giờ chiều, ngài đã dừng lại một lúc để suy niệm. Đây là một truyền thống để tưởng nhớ những tín hữu đã quá cố. Hôm nay Giáo Hội hoàn vũ mừng Lễ các Đẳng Linh Hồn.
Theo thông cáo của Tòa thánh, Đức Thánh Cha cầu nguyện cho “sự an nghỉ ngàn thu của các vị Giáo Hoàng được chôn cất ở đây và cho tất các những người quá cố."
Có nhiều vị Giáo Hoàng đã được chôn cất bên dưới Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô: Benedict XV, Phaolô VI, Gioan Phaolô I, Gioan Phaolô II, và dĩ nhiên là Thánh Phêrô.
Ngôi mộ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II là một trong những ngôi mộ được thăm viếng nhiều nhất. Di hài của ngài được chôn tại điạ điểm Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII đã được chôn trong 30 năm. Ngay sau khi ngài được phong Chân Phước, di hài của ngài đã được di chuyển đến bàn thờ Thánh Giêrôm để cho nhiều tín hữu có thể thăm viếng.
Bên cạnh ngôi mộ của Đức Thánh Cha Phaolô VI là nơi các nhà khảo cổ đã khẳng định rằng đó là điạ điểm của ngôi mộ Thánh Tông Đồ Phêrô, và nơi này nằm ngay bên dưới bàn thờ chính của Vương Cung Thánh Đường.
Không nhất thiết là tất cả các Giáo Hoàng đều được chôn tại hầm Vatican. Chẳng hạn Đức Giáo Hoàng XIII, qua đời năm 1903, đã yêu cầu được chôn tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô.
Mộ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II |
Văn phòng truyền thông Vatican cho hay Đức Thánh Cha đã viếng thăm ngắn gọn vào lúc 6 giờ chiều, ngài đã dừng lại một lúc để suy niệm. Đây là một truyền thống để tưởng nhớ những tín hữu đã quá cố. Hôm nay Giáo Hội hoàn vũ mừng Lễ các Đẳng Linh Hồn.
Theo thông cáo của Tòa thánh, Đức Thánh Cha cầu nguyện cho “sự an nghỉ ngàn thu của các vị Giáo Hoàng được chôn cất ở đây và cho tất các những người quá cố."
Có nhiều vị Giáo Hoàng đã được chôn cất bên dưới Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô: Benedict XV, Phaolô VI, Gioan Phaolô I, Gioan Phaolô II, và dĩ nhiên là Thánh Phêrô.
Ngôi mộ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II là một trong những ngôi mộ được thăm viếng nhiều nhất. Di hài của ngài được chôn tại điạ điểm Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII đã được chôn trong 30 năm. Ngay sau khi ngài được phong Chân Phước, di hài của ngài đã được di chuyển đến bàn thờ Thánh Giêrôm để cho nhiều tín hữu có thể thăm viếng.
Bên cạnh ngôi mộ của Đức Thánh Cha Phaolô VI là nơi các nhà khảo cổ đã khẳng định rằng đó là điạ điểm của ngôi mộ Thánh Tông Đồ Phêrô, và nơi này nằm ngay bên dưới bàn thờ chính của Vương Cung Thánh Đường.
Không nhất thiết là tất cả các Giáo Hoàng đều được chôn tại hầm Vatican. Chẳng hạn Đức Giáo Hoàng XIII, qua đời năm 1903, đã yêu cầu được chôn tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô.
Một nạn nhân cộng sản Hung Gia Lợi đã được Giáo Hội phong chân phước.
Nguyễn Long Thao
09:34 03/11/2009
Đức Giám Mục phụ tá
Zoltán Meszlényi cai quản tổng giáo phận Esztergom Hung Gia Lợi dưới thời cộng sản đã được phong bậc chân phước vào ngày 31 tháng 10 năm 2009 taị Vương Cung Thánh Đường thủ đô Hung Gia Lợi
Đức Hồng Y Péter Erdo chủ sự lễ phong chân phước cho ĐGM Zoltán Meszlényi đã vắn tắt ôn lại tiểu sử của Ngài như sau:
Sinh năm 1892, được tấn phong Giám Mục vào năm 1937, ĐGM Zoltán Meszlényi là phụ tá của Đức Hồng Y Jozsef Mindszenty (1892-1975) cai quản tổng Giáo phận Esztergom.
Vào năm 1950 khi chính quyền cộng sản Hung Gia Lợi bắt ĐHY Mindszenty vào tù thì ĐGM Meszlényi lên thay thế cai quản giáo phận. Ngài nhắc nhở giáo dân hãy luôn trung thành với những lời dậy dỗ của ĐHY Mindszenty.
Năm 1951, tức chỉ một năm sau, giữa ban đêm công an cộng sản Hung Gia Lợi đã bắt ĐGM Zoltán Meszlényi đưa đến trại cải tạo Kistarcsa. Ở đây Ngài bị tra tấn cho đến chết vào năm 1951. Chính quyền cộng sản Hung Gia Lợi đã giữ kín tin này, 3 năm sau mới cho giáo dân biết và 12 năm sau mới cho giáo dân làm lễ an táng hài cốt của Ngài.
Đức TGM Angelo Amato, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh đã tuyên đọc lá thư của ĐTC Benedict XVI gửi giáo dân Hung Gia Lợi nhân dịp lễ phong Chân Phước cho ĐGM Zoltán Meszlényi.
Chân phước Meszlenyi là vị chân phước thứ 28 của Hung Gia Lợi
ĐGM Zoltán Meszlényi |
Đức Hồng Y Péter Erdo chủ sự lễ phong chân phước cho ĐGM Zoltán Meszlényi đã vắn tắt ôn lại tiểu sử của Ngài như sau:
Sinh năm 1892, được tấn phong Giám Mục vào năm 1937, ĐGM Zoltán Meszlényi là phụ tá của Đức Hồng Y Jozsef Mindszenty (1892-1975) cai quản tổng Giáo phận Esztergom.
Vào năm 1950 khi chính quyền cộng sản Hung Gia Lợi bắt ĐHY Mindszenty vào tù thì ĐGM Meszlényi lên thay thế cai quản giáo phận. Ngài nhắc nhở giáo dân hãy luôn trung thành với những lời dậy dỗ của ĐHY Mindszenty.
Năm 1951, tức chỉ một năm sau, giữa ban đêm công an cộng sản Hung Gia Lợi đã bắt ĐGM Zoltán Meszlényi đưa đến trại cải tạo Kistarcsa. Ở đây Ngài bị tra tấn cho đến chết vào năm 1951. Chính quyền cộng sản Hung Gia Lợi đã giữ kín tin này, 3 năm sau mới cho giáo dân biết và 12 năm sau mới cho giáo dân làm lễ an táng hài cốt của Ngài.
Đức TGM Angelo Amato, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh đã tuyên đọc lá thư của ĐTC Benedict XVI gửi giáo dân Hung Gia Lợi nhân dịp lễ phong Chân Phước cho ĐGM Zoltán Meszlényi.
Chân phước Meszlenyi là vị chân phước thứ 28 của Hung Gia Lợi
Ba Chàng Ngự Lâm Gorbachov, Bush và Kohl xóa tan nạn cộng sản trên toàn cõi Âu Châu
Hà Long
19:06 03/11/2009
Berlin – Mùa thu 2009, cách đây đúng 20 năm nước Đức đã làm một cuộc cách mạng ngoạn mục đánh đổ chủ nghĩa cộng sản bạo tàn trên toàn cõi Đông Âu. Điểm son của cuộc cách mạng này đạt đến là không phải tốn đến một viên đạn, không tốn một mạng người, không đổ một giọt máu. Ấy vậy gốc rễ của cộng sản bám chặt tưởng chừng “quang vinh muôn năm” và “đời đời”, nhưng đã bị phá hủy hoàn toàn sau hơn 70 năm thống trị trong một hệ thống ru ngủ bằng cánh tay sắt bọc nhung.
Nước Đức luôn có một lịch sử đặc biệt kinh hoàng gắn liền với thế giới. Nơi gây ra 2 cuộc thế chiến tàn bạo, nơi có những nhà tập trung khủng khiếp diệt chủng ngưòi Do Thái, là nơi đã “đẻ” ra một chủ nghĩa cộng sản bất nhân với ông tổ Karl Mark bệnh hoạn để gây ra đại họa cho nhân loại và hơn 100 triệu nhân mạng bị giết trong gần một thế kỷ qua.
Nhưng nơi đây, bên bờ tường ô nhục Bá Linh cũng chính là “nấm mồ” chôn vùi chủ nghĩa cộng sản vào tháng 11/1989 do công lao của Ba Chàng Ngự Lâm Michail Gorbachow, George Bush và Helmut Kohl kết hợp lại đào lỗ chôn nó. “Đúng là trời đã ban cho dân tộc Đức”, như lời phát biểu của ông Kohl trong ngày hôm nay.
Hôm nay Ba Chàng Ngự Lâm Michail Gorbachov (78 tuổi), George Bush (85 tuổi) và Helmut Kohl (79 tuổi) có dịp gặp lại nhau tại đất nước này để được ghi công vào sử sách. Giờ đây các anh hùng này đã cao niên và đạt qua độ tuổi thất thập cổ lai hy, ông Kohl phải ngồi xe lăn, ông Bush phải chống gậy, ông Gorbachow chậm chạp hơn, nhưng ba vị đã hãnh diện viết lên và làm nên lịch sử thế giới.
Với chủ đề „Mauerfall und Wiedervereinigung - Der Sieg der Freiheit” (Bức tường sụp đổ và sự tái thống nhất - Cuộc chiến thắng của tự do), hôm nay Viện „Konrad-Adenauer-Stiftung“ của đảng cầm quyền CDU đứng ra tổ chức tuyên dương Ba Chàng Ngự Lâm Michail Gorbachow, George Bush và Helmut Kohl với 1.800 quan khách tên tuổi tại quốc nội và quốc tế vào ngày 30/10/2009 được tổ chức tại nhà hát lớn Berliner Friedrichstadtpalast, phía Ðông của Bức Tường Berlin. Tất nhiên vai trò chủ nhà không thể thiếu sự hiện diện quan trọng của tổng thống Đức, ông Horst Köhler và nữ tân thủ tướng, bà Angela Merkel.
Thế mà tổng thống Horst Köhler và nữ thủ tướng Angela Merkel phải nhường bước cho Ba Chàng Ngự Lâm cao niên này nổi bật. Họ làm cho hình ảnh của hai người quyền lực nhất của nước Đức đương thời bị nhạt nhòa hẳn ra. Ba Chàng Ngự Lâm mới là những vị anh hùng của nước Đức tái thống nhất trong buổi gặp gỡ hôm nay.
Chỉ nghe ba người bạn già chào hỏi nhau người ta mường tượng họ giao lưu thân mến dường nào: „Hello, old friend!“ (Hallo người bạn già!) ông Bush chào mừng người bạn Liên Xô Gorbatschow. Tiếp theo ông cựu chủ tịch Xô Viết chào bà Bush: „So nice to see you, Barbara!“ (Thật tốt, được nhìn lại Chị!). Rồi sau đó ông Kohl xuất hiện liền tới ngay chỗ ông Gorbatschow: „Michail, wunderbar, dich zu sehen. Ich freue mich!“ (Michail, thật tuyệt vời được gặp lại Bạn. Tôi vui lắm!).
Đó là ba vị „Thầy“ của sự tái thống nhất nước Đức và cũng là Ba Chàng Ngự Lâm ra tay xóa hẳn nạn cộng sản tàn bạo tại Đông Âu.
Theo sức khỏe và tuổi già có lẽ Ba Chàng Ngự Lâm cũng tự hiểu đây là cuộc gặp mặt lần cuối trong đời hay chăng, cho nên họ thân mật với nhau và quý mến nhau hơn bao giờ hết.
Chính họ đã cùng nhau khắc ghi tên của nhau: Michail Gorbatschow, Dr. Helmut Kohl, George H. W. Bush để cho đời sau làm di tích lịch sử trên mảnh tường (original) ô nhục Berlin với dòng chữ: „Chúng ta là quần chúng nhân dân“ - „Tự do“ và „Bức tường phải giật sập“ („Wir sind das Volk“, „Freiheit“ und „Die Mauer muss weg“).
Cuộc tương ngộ hiếm có và tràn đầy cảm xúc để mừng 20 năm sập đổ bức tường ô nhục, cựu thủ tướng Helmut Kohl với sức khỏe đã yếu nhưng luôn hãnh diện: “Tôi không có điều gì tốt hơn bằng niềm tự hào về sự thống nhất của nước Đức.”
Ngày 09/11/1989 bức tường ô nhục Berlin bị giật sập, chấm dứt hơn 4 thập kỷ của cuộc chiến tranh lạnh, ngăn lại 28 năm bức tường ô nhục được dựng lên âm thầm trong đêm tối chia đôi thủ đô Berlin làm phân ly nhiều gia đình người Đức. Bức tường ô nhục Berlin là biểu tượng cho chiến tranh lạnh, cho thế giới tự do bên Tây và cho chế độ ngục tù cộng sản bên Đông.
Ngày 03/10/1990 toàn nước Đức bên Đông và Tây mừng ngày thống nhất nước Đức. Đó là ngày chiến thắng của chủ nghĩa tự do và cũng là ngày kết liễu hoàn toàn chế độ cộng sản Đông Đức.
Điều kiện quan trọng trước đó nước Đức đã được khối Đồng Minh (Anh-Pháp-Mỹ-Nga) chấp thuận trao trả lại chủ quyền hoàn toàn trong những cuộc thương thảo 6 bên (Die Zwei-plus-vier-Gespräche – Đông và Tây Đức cộng Anh-Pháp-Mỹ-Nga) và cuối cùng Liên Xô chịu rút quân đội ra khỏi lãnh thổ Đông Đức.
Hôm nay Ba Chàng Ngự Lâm Michail Gorbachow, George Bush và Helmut Kohl xác nhận vai trò quan trọng và là chìa khóa quan trọng cho việc tái thống nhất nước Đức.
“Nếu không có chủ tịch Michail Gorbatschow - người cầm quyền theo truyền thống đàn áp dã man của Xô Viết – đã bẽ gãy xiềng xích để Đông Âu có tự do, thì những diễn tiến hòa bình trong ôn hòa của một Âu Châu dân chủ không thể có được.”
“Và nếu tổng thống George Bush không dấn thân hết mình cho sự thống nhất nước Đức, chiếu theo sự chống đối của nước Anh dưới quyền nữ thủ tướng Margaret Thatcher cộng theo nước Pháp gây khó khăn ban đầu dưới thời Francois Mitterand, thì sự thống nhất không thể đến dễ dàng như thế”.
Người dân Đức còn nhớ đến cuộc thăm viếng đầu tiên của tống thống George Bush sau khi đắc cử tổng thống tại thành phố Mainz khi ông kêu gọi dịp mừng 40 năm thành lập khối NATO vào ngày 31/5/1989: “Phải triệt hạ các hàng rào tại Đông Âu. Hãy xem Berlin là nơi đổ xuống đầu tiên!” Viễn kiến này của ông Bush đã trở thành sự thật.
Người dân Đức cũng còn nhớ đến ông Michail Gorbachow dạy cho chủ tịch Đông Đức Erich Honecker một bài học, như một cái tát tay đau điếng vào ngày 06/10/1989 khi ông Gorbachow đến thăm Đông Berlin và nhìn thấy người dân Đông Đức biểu tình chống đối nhà nước Đông Đức và phát biểu: “Wer zu spät kommt, den betraft das Leben” (Người nào đến trễ sẽ bị trừng phạt cuộc đời).
Còn cựu thủ tướng Helmut Kohl, sau 20 năm thống nhất, lịch sử Đức nhìn về ông đúng đắn hơn sau những thăng trầm chính trị khi cầm quyền. Tất cả cống hiến chính trị của ông đã làm nên lịch sử hào hùng và đáng được nhận danh gọi „Kanzler der Einheit“ (thủ tướng của sự thống nhất).
Cựu thủ tướng Kohl đã hồi tưởng lại: „Và dân tộc Đức chúng tôi đã nhờ ơn Chúa nâng đỡ và được đồng minh, bạn hữu giúp đỡ cho sự tái thống nhất nước Đức sau 40 năm chiến tranh lạnh, và chỉ chưa đầy sau 1 năm phá đổ bức tường ô nhục Berlin – đã đạt được trong hòa bình và tự do. Điều này cũng có thể xảy ra xấu xa hơn chúng ta nghĩ. Nhưng đó đúng là một quà tặng cho chúng ta. Chúng ta không được quên điều này. Sự tái thống nhất một lần nữa khuyến khích chúng ta và là lời cam kết cho tương lai.“
Ba Chàng Ngự Lâm Michail Gorbachow, George Bush và Helmut Kohl về thủ đô Berlin tham dự ngày kỷ niệm 20 năm giật sập đổ bức tường và Lễ Hội này sẽ được kéo dài một tuần lễ cho đến ngày 9/11/2009.
Nơi đây chúng ta cũng cần nhớ đến công lao của cố tổng thống Ronald Reagan đã đến thăm Berlin vào ngày 12/6/1987 và ngay trước cổng thành Brandenburger Tor ông Reagan đã thách thức ông chủ tịch Liên Xô: “Mr. Gorbachev, open this gate! Mr. Gorbachev, tear down this wall!" (“Ông Gorbachev, hãy mở cánh cửa này ra! Ông Gorbachev, hãy giật sập bức tường này đi!”). Câu nói này đã ghi vào lịch sử nhân loại!
Cuối cùng Ba Chàng Ngự Lâm Michail Gorbachow, George Bush và Helmut Kohl đã giật sập bức tường này và xóa tan nạn cộng sản bạo tàn trên toàn cõi Đông Âu.
Sự tự do dân chủ thống trị trên toàn cõi Âu Châu từ 20 năm qua và Liên Minh Âu Châu ngày nay hùng mạnh hơn bao giờ hết.
Nhưng nơi đây, bên bờ tường ô nhục Bá Linh cũng chính là “nấm mồ” chôn vùi chủ nghĩa cộng sản vào tháng 11/1989 do công lao của Ba Chàng Ngự Lâm Michail Gorbachow, George Bush và Helmut Kohl kết hợp lại đào lỗ chôn nó. “Đúng là trời đã ban cho dân tộc Đức”, như lời phát biểu của ông Kohl trong ngày hôm nay.
Hôm nay Ba Chàng Ngự Lâm Michail Gorbachov (78 tuổi), George Bush (85 tuổi) và Helmut Kohl (79 tuổi) có dịp gặp lại nhau tại đất nước này để được ghi công vào sử sách. Giờ đây các anh hùng này đã cao niên và đạt qua độ tuổi thất thập cổ lai hy, ông Kohl phải ngồi xe lăn, ông Bush phải chống gậy, ông Gorbachow chậm chạp hơn, nhưng ba vị đã hãnh diện viết lên và làm nên lịch sử thế giới.
Với chủ đề „Mauerfall und Wiedervereinigung - Der Sieg der Freiheit” (Bức tường sụp đổ và sự tái thống nhất - Cuộc chiến thắng của tự do), hôm nay Viện „Konrad-Adenauer-Stiftung“ của đảng cầm quyền CDU đứng ra tổ chức tuyên dương Ba Chàng Ngự Lâm Michail Gorbachow, George Bush và Helmut Kohl với 1.800 quan khách tên tuổi tại quốc nội và quốc tế vào ngày 30/10/2009 được tổ chức tại nhà hát lớn Berliner Friedrichstadtpalast, phía Ðông của Bức Tường Berlin. Tất nhiên vai trò chủ nhà không thể thiếu sự hiện diện quan trọng của tổng thống Đức, ông Horst Köhler và nữ tân thủ tướng, bà Angela Merkel.
Thế mà tổng thống Horst Köhler và nữ thủ tướng Angela Merkel phải nhường bước cho Ba Chàng Ngự Lâm cao niên này nổi bật. Họ làm cho hình ảnh của hai người quyền lực nhất của nước Đức đương thời bị nhạt nhòa hẳn ra. Ba Chàng Ngự Lâm mới là những vị anh hùng của nước Đức tái thống nhất trong buổi gặp gỡ hôm nay.
Chỉ nghe ba người bạn già chào hỏi nhau người ta mường tượng họ giao lưu thân mến dường nào: „Hello, old friend!“ (Hallo người bạn già!) ông Bush chào mừng người bạn Liên Xô Gorbatschow. Tiếp theo ông cựu chủ tịch Xô Viết chào bà Bush: „So nice to see you, Barbara!“ (Thật tốt, được nhìn lại Chị!). Rồi sau đó ông Kohl xuất hiện liền tới ngay chỗ ông Gorbatschow: „Michail, wunderbar, dich zu sehen. Ich freue mich!“ (Michail, thật tuyệt vời được gặp lại Bạn. Tôi vui lắm!).
Đó là ba vị „Thầy“ của sự tái thống nhất nước Đức và cũng là Ba Chàng Ngự Lâm ra tay xóa hẳn nạn cộng sản tàn bạo tại Đông Âu.
Theo sức khỏe và tuổi già có lẽ Ba Chàng Ngự Lâm cũng tự hiểu đây là cuộc gặp mặt lần cuối trong đời hay chăng, cho nên họ thân mật với nhau và quý mến nhau hơn bao giờ hết.
Chính họ đã cùng nhau khắc ghi tên của nhau: Michail Gorbatschow, Dr. Helmut Kohl, George H. W. Bush để cho đời sau làm di tích lịch sử trên mảnh tường (original) ô nhục Berlin với dòng chữ: „Chúng ta là quần chúng nhân dân“ - „Tự do“ và „Bức tường phải giật sập“ („Wir sind das Volk“, „Freiheit“ und „Die Mauer muss weg“).
Cuộc tương ngộ hiếm có và tràn đầy cảm xúc để mừng 20 năm sập đổ bức tường ô nhục, cựu thủ tướng Helmut Kohl với sức khỏe đã yếu nhưng luôn hãnh diện: “Tôi không có điều gì tốt hơn bằng niềm tự hào về sự thống nhất của nước Đức.”
Ngày 09/11/1989 bức tường ô nhục Berlin bị giật sập, chấm dứt hơn 4 thập kỷ của cuộc chiến tranh lạnh, ngăn lại 28 năm bức tường ô nhục được dựng lên âm thầm trong đêm tối chia đôi thủ đô Berlin làm phân ly nhiều gia đình người Đức. Bức tường ô nhục Berlin là biểu tượng cho chiến tranh lạnh, cho thế giới tự do bên Tây và cho chế độ ngục tù cộng sản bên Đông.
Ngày 03/10/1990 toàn nước Đức bên Đông và Tây mừng ngày thống nhất nước Đức. Đó là ngày chiến thắng của chủ nghĩa tự do và cũng là ngày kết liễu hoàn toàn chế độ cộng sản Đông Đức.
Điều kiện quan trọng trước đó nước Đức đã được khối Đồng Minh (Anh-Pháp-Mỹ-Nga) chấp thuận trao trả lại chủ quyền hoàn toàn trong những cuộc thương thảo 6 bên (Die Zwei-plus-vier-Gespräche – Đông và Tây Đức cộng Anh-Pháp-Mỹ-Nga) và cuối cùng Liên Xô chịu rút quân đội ra khỏi lãnh thổ Đông Đức.
Hôm nay Ba Chàng Ngự Lâm Michail Gorbachow, George Bush và Helmut Kohl xác nhận vai trò quan trọng và là chìa khóa quan trọng cho việc tái thống nhất nước Đức.
“Nếu không có chủ tịch Michail Gorbatschow - người cầm quyền theo truyền thống đàn áp dã man của Xô Viết – đã bẽ gãy xiềng xích để Đông Âu có tự do, thì những diễn tiến hòa bình trong ôn hòa của một Âu Châu dân chủ không thể có được.”
“Và nếu tổng thống George Bush không dấn thân hết mình cho sự thống nhất nước Đức, chiếu theo sự chống đối của nước Anh dưới quyền nữ thủ tướng Margaret Thatcher cộng theo nước Pháp gây khó khăn ban đầu dưới thời Francois Mitterand, thì sự thống nhất không thể đến dễ dàng như thế”.
Người dân Đức còn nhớ đến cuộc thăm viếng đầu tiên của tống thống George Bush sau khi đắc cử tổng thống tại thành phố Mainz khi ông kêu gọi dịp mừng 40 năm thành lập khối NATO vào ngày 31/5/1989: “Phải triệt hạ các hàng rào tại Đông Âu. Hãy xem Berlin là nơi đổ xuống đầu tiên!” Viễn kiến này của ông Bush đã trở thành sự thật.
Người dân Đức cũng còn nhớ đến ông Michail Gorbachow dạy cho chủ tịch Đông Đức Erich Honecker một bài học, như một cái tát tay đau điếng vào ngày 06/10/1989 khi ông Gorbachow đến thăm Đông Berlin và nhìn thấy người dân Đông Đức biểu tình chống đối nhà nước Đông Đức và phát biểu: “Wer zu spät kommt, den betraft das Leben” (Người nào đến trễ sẽ bị trừng phạt cuộc đời).
Còn cựu thủ tướng Helmut Kohl, sau 20 năm thống nhất, lịch sử Đức nhìn về ông đúng đắn hơn sau những thăng trầm chính trị khi cầm quyền. Tất cả cống hiến chính trị của ông đã làm nên lịch sử hào hùng và đáng được nhận danh gọi „Kanzler der Einheit“ (thủ tướng của sự thống nhất).
Cựu thủ tướng Kohl đã hồi tưởng lại: „Và dân tộc Đức chúng tôi đã nhờ ơn Chúa nâng đỡ và được đồng minh, bạn hữu giúp đỡ cho sự tái thống nhất nước Đức sau 40 năm chiến tranh lạnh, và chỉ chưa đầy sau 1 năm phá đổ bức tường ô nhục Berlin – đã đạt được trong hòa bình và tự do. Điều này cũng có thể xảy ra xấu xa hơn chúng ta nghĩ. Nhưng đó đúng là một quà tặng cho chúng ta. Chúng ta không được quên điều này. Sự tái thống nhất một lần nữa khuyến khích chúng ta và là lời cam kết cho tương lai.“
Ba Chàng Ngự Lâm Michail Gorbachow, George Bush và Helmut Kohl về thủ đô Berlin tham dự ngày kỷ niệm 20 năm giật sập đổ bức tường và Lễ Hội này sẽ được kéo dài một tuần lễ cho đến ngày 9/11/2009.
Nơi đây chúng ta cũng cần nhớ đến công lao của cố tổng thống Ronald Reagan đã đến thăm Berlin vào ngày 12/6/1987 và ngay trước cổng thành Brandenburger Tor ông Reagan đã thách thức ông chủ tịch Liên Xô: “Mr. Gorbachev, open this gate! Mr. Gorbachev, tear down this wall!" (“Ông Gorbachev, hãy mở cánh cửa này ra! Ông Gorbachev, hãy giật sập bức tường này đi!”). Câu nói này đã ghi vào lịch sử nhân loại!
Cuối cùng Ba Chàng Ngự Lâm Michail Gorbachow, George Bush và Helmut Kohl đã giật sập bức tường này và xóa tan nạn cộng sản bạo tàn trên toàn cõi Đông Âu.
Sự tự do dân chủ thống trị trên toàn cõi Âu Châu từ 20 năm qua và Liên Minh Âu Châu ngày nay hùng mạnh hơn bao giờ hết.
Việc toà án Âu Châu về nhân quyền bác bỏ việc treo Thập Giá trong trường học gây nên sự ngạc nhiên
Bùi Hữu Thư
20:25 03/11/2009
Phản ứng của Hội Đồng Giám Mục Ý
Rôma, ngày Thứ Ba, 3 tháng 11, 2009 (El Mundo visto desde Roma). - Hội Đồng Giám Mục Ý đã tỏ ý “bất bình” và “ngạc nhiên” khi nghe phán quyết của Tòa Án Âu Châu về Nhân Quyền bác bỏ việc treo Thập Giá trong các trường học.
Một thông cáo của Văn phòng Truyền Thông Xã Hội của Dịch Vụ Truyền Thông Công Giáo, đã nhận xét rằng phán quyết này có tính cách “bất công và theo tư tưởng hệ”
Trường hợp này đã được bà Soile Lautsi, một công dân Ý gốc Phần Lan trình lên Tòa Án Strasbourg. Năm 2002 bà đã yêu cầu Trường Vittorino da Feltre tại Abano Terme (Padua), nơi hai con trai của bà theo học, phải tháo gỡ Thập Giá treo trong các lớp học.
Hội Đồng Giáo Dục từ chối lời yêu cầu của bà, vì coi Thập Giá là một thành phần của di sản văn hóa nước Ý, và sau đó Toà Án Ý cũng sử theo lý luận này.
Theo phán quyết của Tòa Án Strasbourg, chính phủ Ý phải trả cho người đàn bà này 5.000 đồng euro để bồi thường cho thiệt hại về tinh thần.
Đây là phán quyết đầu tiên của tòa án này về vấn đề biểu tượng tôn giáo trong các lớp học, và đã coi sự hiện diện của Thập Giá trong các trường học là một “sự vi phạm quyền của phụ huynh là được dậy dỗ con em theo tín ngưỡng của họ và vi phạm “quyền tự do của học sinh.”
Theo lời luật sư Nicola Lettieri, người bênh vực cho chính phủ Ý tại Tòa Án Strasbourg, chính phủ Ý sẽ kháng cáo phán quyết này.
Tuyên cáo với giới báo chí của Hội Đồng Giám Mục Ý cho rằng phán quyết này “gây nên nhiều sự bất bình và ngạc nhiên."
Tuyên cáo này tiếp, "Phán quyết này bỏ qua hay coi thường ý nghĩa đa dạng của thập giá. Đây không chỉ là một biểu tượng tôn giáo, nhưng còn là một dấu chỉ của văn hóa. Phán quyết này bỏ qua sự kiện kinh nghiệm về nước Ý là sự trình bầy thập giá tại các nơi công cộng phù hợp với sự chấp nhận các nguyên tắc Công Giáo là một phần của di sản lịch sử của dân Ý, đã được công nhận bởi Thỏa Hiệp năm 1984, xác định mối tương quan giữa Giáo Hội và Chính Quyền tại quốc gia này.
"Bằng cách này, người ta có thể bị rơi vào một nguy hiểm vì đã phân biệt một cách máy móc và giả tạo cá tính quốc gia với nguồn gốc văn hóa.”
Theo Hội Đồng Giám Mục, “chắc chắn đây không phải là một sự diễn đạt về chủ nghĩa thế tục, mà là một sự thoái hóa của chủ nghĩa thế tục, và là một sự chống đối với mọi hình thức và ý nghĩa văn hóa cũng như chính trị của tôn giáo.”
Trong khi đó, luật sư Giuseppe Dalla Torre, Viện Trưởng Đại Học LUMSA tại Rôma, cũng tuyên bố là luận lý của Tòa Án Strasbourg là “một luận lý giả tạo khi nói rằng thập giá có thể ép buộc một sự tuyên xưng đức tin. Tuy nhiên, thập giá chỉ là một biểu tượng thụ động, nghĩa là không ép buộc lương tâm của bất cứ một ai.”
Rôma, ngày Thứ Ba, 3 tháng 11, 2009 (El Mundo visto desde Roma). - Hội Đồng Giám Mục Ý đã tỏ ý “bất bình” và “ngạc nhiên” khi nghe phán quyết của Tòa Án Âu Châu về Nhân Quyền bác bỏ việc treo Thập Giá trong các trường học.
Một thông cáo của Văn phòng Truyền Thông Xã Hội của Dịch Vụ Truyền Thông Công Giáo, đã nhận xét rằng phán quyết này có tính cách “bất công và theo tư tưởng hệ”
Trường hợp này đã được bà Soile Lautsi, một công dân Ý gốc Phần Lan trình lên Tòa Án Strasbourg. Năm 2002 bà đã yêu cầu Trường Vittorino da Feltre tại Abano Terme (Padua), nơi hai con trai của bà theo học, phải tháo gỡ Thập Giá treo trong các lớp học.
Hội Đồng Giáo Dục từ chối lời yêu cầu của bà, vì coi Thập Giá là một thành phần của di sản văn hóa nước Ý, và sau đó Toà Án Ý cũng sử theo lý luận này.
Theo phán quyết của Tòa Án Strasbourg, chính phủ Ý phải trả cho người đàn bà này 5.000 đồng euro để bồi thường cho thiệt hại về tinh thần.
Đây là phán quyết đầu tiên của tòa án này về vấn đề biểu tượng tôn giáo trong các lớp học, và đã coi sự hiện diện của Thập Giá trong các trường học là một “sự vi phạm quyền của phụ huynh là được dậy dỗ con em theo tín ngưỡng của họ và vi phạm “quyền tự do của học sinh.”
Theo lời luật sư Nicola Lettieri, người bênh vực cho chính phủ Ý tại Tòa Án Strasbourg, chính phủ Ý sẽ kháng cáo phán quyết này.
Tuyên cáo với giới báo chí của Hội Đồng Giám Mục Ý cho rằng phán quyết này “gây nên nhiều sự bất bình và ngạc nhiên."
Tuyên cáo này tiếp, "Phán quyết này bỏ qua hay coi thường ý nghĩa đa dạng của thập giá. Đây không chỉ là một biểu tượng tôn giáo, nhưng còn là một dấu chỉ của văn hóa. Phán quyết này bỏ qua sự kiện kinh nghiệm về nước Ý là sự trình bầy thập giá tại các nơi công cộng phù hợp với sự chấp nhận các nguyên tắc Công Giáo là một phần của di sản lịch sử của dân Ý, đã được công nhận bởi Thỏa Hiệp năm 1984, xác định mối tương quan giữa Giáo Hội và Chính Quyền tại quốc gia này.
"Bằng cách này, người ta có thể bị rơi vào một nguy hiểm vì đã phân biệt một cách máy móc và giả tạo cá tính quốc gia với nguồn gốc văn hóa.”
Theo Hội Đồng Giám Mục, “chắc chắn đây không phải là một sự diễn đạt về chủ nghĩa thế tục, mà là một sự thoái hóa của chủ nghĩa thế tục, và là một sự chống đối với mọi hình thức và ý nghĩa văn hóa cũng như chính trị của tôn giáo.”
Trong khi đó, luật sư Giuseppe Dalla Torre, Viện Trưởng Đại Học LUMSA tại Rôma, cũng tuyên bố là luận lý của Tòa Án Strasbourg là “một luận lý giả tạo khi nói rằng thập giá có thể ép buộc một sự tuyên xưng đức tin. Tuy nhiên, thập giá chỉ là một biểu tượng thụ động, nghĩa là không ép buộc lương tâm của bất cứ một ai.”
Top Stories
Voci di dissidenti nel coro che prepara il congresso del Partito comunista vietnamita
Asia-News
07:45 03/11/2009
I media statali inneggiano alla “perseveranza nel comunismo”, ma c’è chi chiede di abbandonare l’atteggiamento ideologico. Tra questi, senza precedenti l’intervento dell’Istituto vietnamita per gli studi dello sviluppo (IDS), considerato il think tank del Paese. Marxismo e corruzione all’origine dei conflitti con le istituzioni religiose per le proprietà dei terreni.
Hanoi (AsiaNews) – Sempre largamente minoritarie, ma più insistenti del passato, si alzano in Vietnam alcune voci dissidenti nel coro dei media statali che presentano all’opinione pubblica la preparazione dell’11mo congresso del Partito comunista, in programma nel gennaio del 2011.
Da una parte, giornali e televisioni sono inondati di articoli che esortano alla “perseveranza nel comunismo”, mentre i calendari dei tribunali sono pieni di processi contro i dissidenti, in un evidente strategia di intimidazione. Dall’altra, però, su internet si leggono numerosi interventi di intellettuali, compresi alcuni membri dello stesso Partito, che chiedono al governo di rompere i suoi legami con l’ideologia.
Senza precedenti, in quest’ultimo campo, quanto accaduto in settembre, quando studiosi di un istituto di strategia dello sviluppo hanno deciso di fermare tutte le attività e di autosospendersi per protestare contro un decreto del governo che proibisce ogni forma di pubblica opposizione o disaccordo con le politiche governative. Creato nel 2004 e composto di eminenti economisti, alcuni dei quali sono stati al governo e sono membri del Partito comunista, l’Istituto vietnamita per gli studi dello sviluppo (IDS) è considerato il think tank del Paese e negli ultimi cinque anni ha giocato un ruolo cruciale nello spingere il governo vietnamita a portare il Paese verso un’economia orientata al mercato.
Gli studiosi dell’IDS hanno ripetutamente criticato le politiche governative orientate in senso comunista, chiedendo alle autorità maggiori riforme politiche ed economiche, per riportare il Vietnam all’interno della comunità internazionale, dalla quale si è isolato da quasi un secolo.
Il primo ministro Nguyen Tan Dung ha immediatamente censurato l’autoscioglimento dell’IDS, chiedendo un’indagine sulle motivazioni politiche degli studiosi e minacciando azioni legali nei loro confronti.
Ancora, a ottobre sono state incarcerate sei persone che inneggiavano alla democrazia, a solo sette giorni da un uguale trattamento inflitto ad alter tre persone. L’8 ottobre, un’altra dissidente, Tran Khai Thanh Thuy, scrittrice e giornalista, è stata arrestata per le sue critiche contro le politiche del governo.
Ciò malgrado, un altro studioso, Nguyen Thanh Giang, che vive a Hanoi, in un articolo pubblicato da VietCatholic News ha apertamente criticato l’ideologia comunista, sostenendo che al Vietnam non bastano le riforme miranti a portare il Paese nell’economia di mercato e che è necessario spezzare del tutto i legami con la “malvagia ideologia comunista”.
E’ ad essa che egli dà la responsabilità del tributo di sangue che è costata ai contadini la riforma agraria del 1955-1957 (oltre 172mila morti ufficiali, ma il numero reale resta sconosciuto) e di quello ancora più pesante (oltre tre milioni di morti) che l’intero Paese ha dovuto versare nella guerra.
Ancora oggi il comunismo danneggia il Paese, che muove verso l’economia di mercato e al tempo stesso applica i principi ideologici. Ne sono esempio tipico i contrasti con le comunità religiose per i terreni. Secondo l’ideologia, tutta la terra appartiene al popolo e viene gestita dallo Stato per il bene del popolo. Ciò dà un grande potere ai funzionari locali, che ne approfittano per togliere i terreni delle comunità religiose, come accaduto a Thai Ha, Tam Toa, Loan Ly e Bat Nha. L’enorme incremento di valore avuto dai terreni, inoltre, rende sempre più diffusa la corruzione: si ipotizzano irrealizzabili progetti per confiscare terreni agricoli o acquistarli a prezzi molto bassi. Gli stessi terreni vengono poi ceduti a cifre ben più alte e vi vengono costruiti alberghi, ristoranti, locali notturni e altro, per il guadagno dei funzionari.
Aggiungendovi la visione negativa e ostile della religione, propria del marxismo-leninismo, si spiegano vicende come quella denunciata il 28 ottobre dal vescovo di Vinh Long, mons.Thomas Nguyen Van Tan. Si è cominciato accusando le suore della congregazione di San Paolo di Chartres, che avevano un orfanotrofio, di "formare i giovani a essere controrivoluzionari” per giustificare il progetto di appropriarsi delle loro proprietà, che i funzionari hanno tentato di vendere a investitori stranieri per milioni di dollari. Di fronte alle proteste della diocesi e della congregazione religiosa, hanno abbattuto il monastero, trasformandolo in una pubblica piazza. Del tutto analoghe le vicende della ex delegazione apostolica di Hanoi (nella foto), della parrocchia di Thai Ha e altre.
Ultimamente però, nel quadro della politica di ostilità verso le religioni, e specialmente quella cattolica, si nota qualche incoraggiante segno di cambiamento. Tale è, ad esempio, quanto accaduto da ultimo il 29 ottobre all’Università di studi sociali e scienze umane di Hanoi: a una conferenza sul tema “Cultura religiosa nel contesto della globalizzazione” sono potuti intervenire sacerdoti e studiosi cattolici, che hanno potuto presentare il punto di vista cattolico su varie questioni della società vietnamita.
Ma il congresso del Partito è ancora lontano ed è facile prevedere che ci saranno altri eventi che segnaleranno atteggiamenti opposti tra loro.
Da una parte, giornali e televisioni sono inondati di articoli che esortano alla “perseveranza nel comunismo”, mentre i calendari dei tribunali sono pieni di processi contro i dissidenti, in un evidente strategia di intimidazione. Dall’altra, però, su internet si leggono numerosi interventi di intellettuali, compresi alcuni membri dello stesso Partito, che chiedono al governo di rompere i suoi legami con l’ideologia.
Senza precedenti, in quest’ultimo campo, quanto accaduto in settembre, quando studiosi di un istituto di strategia dello sviluppo hanno deciso di fermare tutte le attività e di autosospendersi per protestare contro un decreto del governo che proibisce ogni forma di pubblica opposizione o disaccordo con le politiche governative. Creato nel 2004 e composto di eminenti economisti, alcuni dei quali sono stati al governo e sono membri del Partito comunista, l’Istituto vietnamita per gli studi dello sviluppo (IDS) è considerato il think tank del Paese e negli ultimi cinque anni ha giocato un ruolo cruciale nello spingere il governo vietnamita a portare il Paese verso un’economia orientata al mercato.
Gli studiosi dell’IDS hanno ripetutamente criticato le politiche governative orientate in senso comunista, chiedendo alle autorità maggiori riforme politiche ed economiche, per riportare il Vietnam all’interno della comunità internazionale, dalla quale si è isolato da quasi un secolo.
Il primo ministro Nguyen Tan Dung ha immediatamente censurato l’autoscioglimento dell’IDS, chiedendo un’indagine sulle motivazioni politiche degli studiosi e minacciando azioni legali nei loro confronti.
Ancora, a ottobre sono state incarcerate sei persone che inneggiavano alla democrazia, a solo sette giorni da un uguale trattamento inflitto ad alter tre persone. L’8 ottobre, un’altra dissidente, Tran Khai Thanh Thuy, scrittrice e giornalista, è stata arrestata per le sue critiche contro le politiche del governo.
Ciò malgrado, un altro studioso, Nguyen Thanh Giang, che vive a Hanoi, in un articolo pubblicato da VietCatholic News ha apertamente criticato l’ideologia comunista, sostenendo che al Vietnam non bastano le riforme miranti a portare il Paese nell’economia di mercato e che è necessario spezzare del tutto i legami con la “malvagia ideologia comunista”.
E’ ad essa che egli dà la responsabilità del tributo di sangue che è costata ai contadini la riforma agraria del 1955-1957 (oltre 172mila morti ufficiali, ma il numero reale resta sconosciuto) e di quello ancora più pesante (oltre tre milioni di morti) che l’intero Paese ha dovuto versare nella guerra.
Ancora oggi il comunismo danneggia il Paese, che muove verso l’economia di mercato e al tempo stesso applica i principi ideologici. Ne sono esempio tipico i contrasti con le comunità religiose per i terreni. Secondo l’ideologia, tutta la terra appartiene al popolo e viene gestita dallo Stato per il bene del popolo. Ciò dà un grande potere ai funzionari locali, che ne approfittano per togliere i terreni delle comunità religiose, come accaduto a Thai Ha, Tam Toa, Loan Ly e Bat Nha. L’enorme incremento di valore avuto dai terreni, inoltre, rende sempre più diffusa la corruzione: si ipotizzano irrealizzabili progetti per confiscare terreni agricoli o acquistarli a prezzi molto bassi. Gli stessi terreni vengono poi ceduti a cifre ben più alte e vi vengono costruiti alberghi, ristoranti, locali notturni e altro, per il guadagno dei funzionari.
Aggiungendovi la visione negativa e ostile della religione, propria del marxismo-leninismo, si spiegano vicende come quella denunciata il 28 ottobre dal vescovo di Vinh Long, mons.Thomas Nguyen Van Tan. Si è cominciato accusando le suore della congregazione di San Paolo di Chartres, che avevano un orfanotrofio, di "formare i giovani a essere controrivoluzionari” per giustificare il progetto di appropriarsi delle loro proprietà, che i funzionari hanno tentato di vendere a investitori stranieri per milioni di dollari. Di fronte alle proteste della diocesi e della congregazione religiosa, hanno abbattuto il monastero, trasformandolo in una pubblica piazza. Del tutto analoghe le vicende della ex delegazione apostolica di Hanoi (nella foto), della parrocchia di Thai Ha e altre.
Ultimamente però, nel quadro della politica di ostilità verso le religioni, e specialmente quella cattolica, si nota qualche incoraggiante segno di cambiamento. Tale è, ad esempio, quanto accaduto da ultimo il 29 ottobre all’Università di studi sociali e scienze umane di Hanoi: a una conferenza sul tema “Cultura religiosa nel contesto della globalizzazione” sono potuti intervenire sacerdoti e studiosi cattolici, che hanno potuto presentare il punto di vista cattolico su varie questioni della società vietnamita.
Ma il congresso del Partito è ancora lontano ed è facile prevedere che ci saranno altri eventi che segnaleranno atteggiamenti opposti tra loro.
Dissident voices emerge among the many preparing the Communist Party congress
Asia-News
07:47 03/11/2009
State media extol the “perseverance of Communism” but some call for an end to the role of Communist ideology. One dissident voice is that of a think tank, the Vietnam Institute of Development Studies. Marxism and corruption are at the root of conflicts with religious organisations over real estate.
Hanoi (AsiaNews) – Some dissident voices are emerging among the panoply of state media as the country prepares for the 11th Congress of the Communist Party in January 2011. On the one hand, newspapers and television are full of stories calling for the “perseverance of Communism”, whilst courts are overcrowded with dissidents on trial in what is clearly a strategy of intimidation; on the other, some intellectuals, including party members, are going online to ask the government to break its ties with its ideology.
In September, members of a think tank, the Vietnam Institute of Development Studies (IDS), chose to stop all activities and disband in protest at a government ban on all public opposition or expressions of disagreement with the government.
Set up in 2004, the Institute included prominent economists, some of whom are card-carrying party members who served in government. In the past five years, it played a crucial role in pushing the government towards a market economy.
IDS members repeatedly criticised government Communist-oriented policies, calling on the authorities to introduce major political and economic reforms to enable Vietnam to join in the international community and leave behind almost a century of isolation.
Prime Minister Nguyen Tan Dung immediately slammed the IDS disbandment, questioning the political motives of its members and threatening legal action against them.
Last month, six people were imprisoned for advocating democracy. Earlier, three more suffered the same fate.
On 8 October, a dissident writer and journalist, Tran Khai Thanh Thuy, was arrested for her criticism of government policies.
Despite this, a scholar, Nguyen Thanh Giang from Hanoi, also openly criticised the Communist ideology in an article published in VietCatholic News. In it, he said that it was not enough for Vietnam to adopt a market economy but that it had to break its ties to the “evil Communist ideology.”
In his view, the latter was responsible for the large scale loss of life during the 1955-1957 land reform (officially 172,000 peasants died but the real number remains unknown) and the 1961-1975 Vietnam War (three million lives).
Communism still harms the country today that the economy is moving towards the market because its ideological principles are still being enforced. A typical example is the conflict with religious orders over real estate.
According to Communist ideology, all the land belongs to the people and is managed by the state for their benefit. However, this has given local officials a power base, which they have used to strip religious communities of their land like in Thai Ha, Tam Toa, Loan Ly and Bat Nha.
The huge rise in real estate values has increased corruption as farmland is seized or bought cheap for unfeasable plans. The land is then resold at higher prices to build hotels, restaurants, nightclubs to the benefit of officials.
Marxism-Leninism’s negative and hostile view of religion also explains events like the one reported on 28 October by Mgr Thomas Nguyen Van Tan, bishop of Vinh Long.
The Sisters of the Congregation of Saint Paul de Chartres ran an orphanage but were accused of preparing young people to be counterrevolutionaries. This was done in order to justify a plan to seize their property so that officials could sell it to foreign investors for millions of dollars.
Faced with protests by the diocese and the religious congregation, the authorities tore down the monastery and turned it into a public square.
The same thing happened to the former apostolic delegation in Hanoi (Pictured), the parish of Thai Ha and elsewhere.
Still, there are some new positive aspects to the government’s religious policy, especially with regard to Catholicism. On 29 October, a conference was held at the University of Social Studies and Human Sciences in Hanoi on the theme of “Religious Culture in the context of Globalization”, which was open to Catholic priests and scholars who were able to present Catholic viewpoints on many issues relevant for Vietnamese society.
However, there is still a long way to go before the party holds its congress and we may yet see other occasions where contradictory attitudes will be at play.
In September, members of a think tank, the Vietnam Institute of Development Studies (IDS), chose to stop all activities and disband in protest at a government ban on all public opposition or expressions of disagreement with the government.
Set up in 2004, the Institute included prominent economists, some of whom are card-carrying party members who served in government. In the past five years, it played a crucial role in pushing the government towards a market economy.
IDS members repeatedly criticised government Communist-oriented policies, calling on the authorities to introduce major political and economic reforms to enable Vietnam to join in the international community and leave behind almost a century of isolation.
Prime Minister Nguyen Tan Dung immediately slammed the IDS disbandment, questioning the political motives of its members and threatening legal action against them.
Last month, six people were imprisoned for advocating democracy. Earlier, three more suffered the same fate.
On 8 October, a dissident writer and journalist, Tran Khai Thanh Thuy, was arrested for her criticism of government policies.
Despite this, a scholar, Nguyen Thanh Giang from Hanoi, also openly criticised the Communist ideology in an article published in VietCatholic News. In it, he said that it was not enough for Vietnam to adopt a market economy but that it had to break its ties to the “evil Communist ideology.”
In his view, the latter was responsible for the large scale loss of life during the 1955-1957 land reform (officially 172,000 peasants died but the real number remains unknown) and the 1961-1975 Vietnam War (three million lives).
Communism still harms the country today that the economy is moving towards the market because its ideological principles are still being enforced. A typical example is the conflict with religious orders over real estate.
According to Communist ideology, all the land belongs to the people and is managed by the state for their benefit. However, this has given local officials a power base, which they have used to strip religious communities of their land like in Thai Ha, Tam Toa, Loan Ly and Bat Nha.
The huge rise in real estate values has increased corruption as farmland is seized or bought cheap for unfeasable plans. The land is then resold at higher prices to build hotels, restaurants, nightclubs to the benefit of officials.
Marxism-Leninism’s negative and hostile view of religion also explains events like the one reported on 28 October by Mgr Thomas Nguyen Van Tan, bishop of Vinh Long.
The Sisters of the Congregation of Saint Paul de Chartres ran an orphanage but were accused of preparing young people to be counterrevolutionaries. This was done in order to justify a plan to seize their property so that officials could sell it to foreign investors for millions of dollars.
Faced with protests by the diocese and the religious congregation, the authorities tore down the monastery and turned it into a public square.
The same thing happened to the former apostolic delegation in Hanoi (Pictured), the parish of Thai Ha and elsewhere.
Still, there are some new positive aspects to the government’s religious policy, especially with regard to Catholicism. On 29 October, a conference was held at the University of Social Studies and Human Sciences in Hanoi on the theme of “Religious Culture in the context of Globalization”, which was open to Catholic priests and scholars who were able to present Catholic viewpoints on many issues relevant for Vietnamese society.
However, there is still a long way to go before the party holds its congress and we may yet see other occasions where contradictory attitudes will be at play.
PAKISTAN: Pour l’Eglise catholique, assurer la sécurité des établissements scolaires dont elle a la charge devient hors de prix
Eglises d'Asie
09:42 03/11/2009
Dans la province du Pendjab, les responsables des institutions éducatives catholiques tirent la sonnette d’alarme: selon eux, les mesures exigées par le gouvernement pour assurer la sécurité des établissements scolaires entraînent des dépenses considérables qui vont jusqu’à remettre en cause l’existence même de ces établissements.
En réponse à la détérioration de la situation sécuritaire dans le pays, en particulier face à la multiplication des opérations menées par les groupes islamistes à Rawalpindi et à Lahore, au cœur de la province du Pendjab, les autorités provinciales du Pendjab ont édicté toute une série de mesures visant à assurer la sécurité dans les écoles. Désormais, toutes les écoles de la province, qu’elles soient publiques ou privées, doivent être munies d’un mur d’enceinte de deux mètres de haut, de caméras de surveillance et de détecteurs de métaux ainsi que de scanners pour contrôler leurs entrées; en outre, un périmètre ceint de fils barbelés doit être érigé autour des établissements et un minimum de deux gardes armés postés à leur entrée.
Sœur Parveen Rahmat, directrice du lycée catholique attenant à la cathédrale du Sacré-Cœur à Lahore, précise que si la province prend en charge les coûts induits par ces mesures sécuritaires pour ses propres établissements, les écoles privées, dont les écoles catholiques, ne reçoivent aucune aide publique pour faire face à ces nouvelles charges. Elle explique que la police est en train de passer en revue tous les établissements scolaires de la province et ordonne la fermeture de ceux qui ne se conforment pas aux nouvelles directives. « Nous essayons de nous y conformer mais cela représente un travail considérable qui ne correspond pas à notre vocation première », précise-t-elle.
Outre les attaques, semble-t-il méticuleusement planifiées, contre le quartier général de l’armée à Rawalpindi-Islamabad et les attentats simultanés à Lahore qui ont visé trois bâtiments stratégiques et fait 28 morts, l’attaque-suicide du 20 octobre contre l’Université islamique internationale d’Islamabad est l’action qui a amené les autorités à réagir. Six personnes, dont trois étudiantes, ont perdu la vie du fait de ce dernier attentat. Immédiatement après, le gouvernement fédéral a ordonné la fermeture de tous les établissements scolaires et universitaires du pays. Ceux-ci sont restés portes closes durant plusieurs jours, avant d’être autorisés à rouvrir peu à peu, à l’exception toutefois des établissements de la Province de la frontière du Nord-Ouest, qui demeurent fermés jusqu’à nouvel ordre.
Au Pendjab, où se concentre l’essentiel des établissements catholiques du pays, la plupart des écoles catholiques sont restées fermées durant deux semaines. « Les parents ont peur pour la sécurité de leurs enfants. Or, nous ne pourrons continuer à former les jeunes qui nous sont confiés tant que le gouvernement n’assurera pas la paix et la sécurité », témoigne Sœur Parveen Rahmat.
Pour Mgr Lawrence Saldhanha, archevêque de Lahore et président de la Commission catholique nationale pour l’éducation, « on ne peut certes que déplorer que les terroristes s’en prennent aux écoles, mais le gouvernement failli qui est le nôtre nous fait porter la charge de ces nouvelles mesures de sécurité. La situation lui échappe complètement ».
Face à la multiplication des actions terroristes attribuées aux milieux talibans, qu’ils soient issus de la Province de la frontière du Nord-Ouest ou du Pendjab lui-même, Islamabad a réagi en déclenchant une vaste offensive militaire au Waziristan. Toutefois, certaines voix s’élèvent dans le pays pour dire que l’option militaire ne résoudra pas à elle seule le problème taliban au Pakistan. Quelle que soit l’issue des combats, la seule certitude demeure que les écoles dans le Nord-Ouest du pays sont toujours fermées; pour les établissements chrétiens, très minoritaires dans cette partie du Pakistan, cela concerne 90 écoles catholiques et 17 écoles protestantes.
A Peshawar, chef-lieu de la province, la situation est tendue; le 28 octobre, un attentat à la voiture piégée a fait 105 morts et plus de 200 blessés.
(Source: Eglises d'Asie, 3 novembre 2009)
En réponse à la détérioration de la situation sécuritaire dans le pays, en particulier face à la multiplication des opérations menées par les groupes islamistes à Rawalpindi et à Lahore, au cœur de la province du Pendjab, les autorités provinciales du Pendjab ont édicté toute une série de mesures visant à assurer la sécurité dans les écoles. Désormais, toutes les écoles de la province, qu’elles soient publiques ou privées, doivent être munies d’un mur d’enceinte de deux mètres de haut, de caméras de surveillance et de détecteurs de métaux ainsi que de scanners pour contrôler leurs entrées; en outre, un périmètre ceint de fils barbelés doit être érigé autour des établissements et un minimum de deux gardes armés postés à leur entrée.
Sœur Parveen Rahmat, directrice du lycée catholique attenant à la cathédrale du Sacré-Cœur à Lahore, précise que si la province prend en charge les coûts induits par ces mesures sécuritaires pour ses propres établissements, les écoles privées, dont les écoles catholiques, ne reçoivent aucune aide publique pour faire face à ces nouvelles charges. Elle explique que la police est en train de passer en revue tous les établissements scolaires de la province et ordonne la fermeture de ceux qui ne se conforment pas aux nouvelles directives. « Nous essayons de nous y conformer mais cela représente un travail considérable qui ne correspond pas à notre vocation première », précise-t-elle.
Outre les attaques, semble-t-il méticuleusement planifiées, contre le quartier général de l’armée à Rawalpindi-Islamabad et les attentats simultanés à Lahore qui ont visé trois bâtiments stratégiques et fait 28 morts, l’attaque-suicide du 20 octobre contre l’Université islamique internationale d’Islamabad est l’action qui a amené les autorités à réagir. Six personnes, dont trois étudiantes, ont perdu la vie du fait de ce dernier attentat. Immédiatement après, le gouvernement fédéral a ordonné la fermeture de tous les établissements scolaires et universitaires du pays. Ceux-ci sont restés portes closes durant plusieurs jours, avant d’être autorisés à rouvrir peu à peu, à l’exception toutefois des établissements de la Province de la frontière du Nord-Ouest, qui demeurent fermés jusqu’à nouvel ordre.
Au Pendjab, où se concentre l’essentiel des établissements catholiques du pays, la plupart des écoles catholiques sont restées fermées durant deux semaines. « Les parents ont peur pour la sécurité de leurs enfants. Or, nous ne pourrons continuer à former les jeunes qui nous sont confiés tant que le gouvernement n’assurera pas la paix et la sécurité », témoigne Sœur Parveen Rahmat.
Pour Mgr Lawrence Saldhanha, archevêque de Lahore et président de la Commission catholique nationale pour l’éducation, « on ne peut certes que déplorer que les terroristes s’en prennent aux écoles, mais le gouvernement failli qui est le nôtre nous fait porter la charge de ces nouvelles mesures de sécurité. La situation lui échappe complètement ».
Face à la multiplication des actions terroristes attribuées aux milieux talibans, qu’ils soient issus de la Province de la frontière du Nord-Ouest ou du Pendjab lui-même, Islamabad a réagi en déclenchant une vaste offensive militaire au Waziristan. Toutefois, certaines voix s’élèvent dans le pays pour dire que l’option militaire ne résoudra pas à elle seule le problème taliban au Pakistan. Quelle que soit l’issue des combats, la seule certitude demeure que les écoles dans le Nord-Ouest du pays sont toujours fermées; pour les établissements chrétiens, très minoritaires dans cette partie du Pakistan, cela concerne 90 écoles catholiques et 17 écoles protestantes.
A Peshawar, chef-lieu de la province, la situation est tendue; le 28 octobre, un attentat à la voiture piégée a fait 105 morts et plus de 200 blessés.
(Source: Eglises d'Asie, 3 novembre 2009)
Five political risks to watch in Vietnam
Andrew Marshall
16:52 03/11/2009
HANOI, Nov 3 (Reuters) - Vietnam has weathered the global economic crisis relatively well, but the country is still seen as a risky and relatively opaque investment destination.
Following is a summary of key risks to watch in Vietnam:
CORRUPTION
Corruption is endemic in Vietnam at all levels of government, and acts as a major barrier to foreign investment. The authorities had announced aggressive plans to fight corruption, and encouraged the media to act as a watchdog, but these efforts lost steam after several journalists were detained for reporting on major corruption scandals. Progress on corruption will remain a key determinant of investment attractiveness.
Key issues to watch:
-- Vietnam's rank in corruption perceptions rankings. A strong improvement or decline would influence investors. Major scandals could also make waves.
EXCHANGE RATE POLICY
Vietnam's fixed exchange rate policy frequently causes economic pressures to build. The dong VND= has been at or beyond the weak end of its trading band for a year now, and last week it dipped to a low for this year.
The central bank is likely to continue to slowly weaken the currency to try to ease pressures by edging the reference rate down, but many economists expect that it may have to eventually take the more drastic move of widening the dong's trading band or doing a one-off devaluation. The bank itself has said it will not devalue, despite a recent fall in foreign exchange reserves.
The dong's chronic weakness and the expectation of further weakening has led to dollar hoarding, which in turn creates more weakness and stokes expectations of further weakening. The central bank has responded with FX rationing, which has been mildly successful at keeping the exchange rate relatively stable.
In late October, demand for dollars rose suddenly as gold smugglers circumventing a ban on imports sought the currency to buy gold abroad and sell it in Vietnam, taking advantage of a spread of several percentage points between onshore and international market gold prices.
For now, the risk of a balance of payments crisis is not high, economists say. As the economy turns, the inflow of foreign currency is likely to increase which could change the picture.
Key issues to watch:
-- Markets are closely watching for any clues to the likelihood and timing of changes to the exchange rate.
GOVERNMENT EFFECTIVENESS
Corruption, lack of accountability and transparency, and burdensome bureaucracy all impact the effectiveness of the government in formulating and implementing policy. Economic reform and the restructuring of inefficient state enterprises are vulnerable to being undermined by entrenched interests and conservative elements in a government more focused on security.
Political analysts say there could be a degree of policy paralysis, or at least conservatism, in the coming year as factions and players jockey for position ahead of the Communist Party's 11th national congress in early 2011. Important leadership and policy changes will take place at the congress, which takes place once in five years.
Key issues to watch:
-- While the government stimulus package has boosted the economy, there are questions over how the budget deficit can be financed, how inflationary pressure can be contained, and how the crowding out of private investment can be avoided. Hanoi has embarked on a plan to trim bureaucratic procedures in government, and investors will watch how that plays out.
-- Investors often list poor infrastructure as one of Vietnam's major barriers. The government's ability to coordinate swift, efficient development in this area is a key issue.
SOCIAL UNREST
Vietnam has seen a rising number of strikes, protests and land disputes in recent years, periodically affecting foreign businesses. Disturbances have erupted in rural areas due to state expropriations of land and the corruption of local officials. But there remains no evidence for now that wider unrest is likely, or that there is any imminent risk of the regime being challenged from below.
Key issues to watch:
-- Any sign that a broader national protest movement is emerging out of local disputes. So far, this seems unlikely. -- The role of the Catholic church. Catholics have been engaging in periodic protests over church land taken over by the government after 1954. The Catholic Church, while officially shunning involvement in politics, has 6-7 million followers in Vietnam and is quite well organised.
-- Territorial disputes in the South China Sea. This issue is highly charged in Vietnam, where suspicion of China runs high. Any move by China to assert sovereignty over disputed islands in the South China Sea, or perceived weakness by Vietnam on this issue, could galvanise broad based support for demonstrations.
THE ENVIRONMENT
Vietnam has great potential as a source of tradeable carbon credits under the Kyoto Protocol, but issues of expertise, transparency and financing have hindered progress. Environmental issues may also become a growing source of popular unrest, as in China. With its huge coastline, Vietnam is recognised as one of the countries that will be hardest hit by rising sea levels, particularly in the rice-growing Mekong Delta.
Key issues to watch:
-- The extent to which the government manages to limit the environmental damage from Vietnam's economic growth.
-- Any evidence that extreme weather affecting Vietnam is becoming more frequent as a result of climate change. ()
(Source: Compiled by Andrew Marshall and John Ruwitch http://www.reuters.com/article/latestCrisis/idUSSP542361)
Following is a summary of key risks to watch in Vietnam:
CORRUPTION
Corruption is endemic in Vietnam at all levels of government, and acts as a major barrier to foreign investment. The authorities had announced aggressive plans to fight corruption, and encouraged the media to act as a watchdog, but these efforts lost steam after several journalists were detained for reporting on major corruption scandals. Progress on corruption will remain a key determinant of investment attractiveness.
Key issues to watch:
-- Vietnam's rank in corruption perceptions rankings. A strong improvement or decline would influence investors. Major scandals could also make waves.
EXCHANGE RATE POLICY
Vietnam's fixed exchange rate policy frequently causes economic pressures to build. The dong VND= has been at or beyond the weak end of its trading band for a year now, and last week it dipped to a low for this year.
The central bank is likely to continue to slowly weaken the currency to try to ease pressures by edging the reference rate down, but many economists expect that it may have to eventually take the more drastic move of widening the dong's trading band or doing a one-off devaluation. The bank itself has said it will not devalue, despite a recent fall in foreign exchange reserves.
The dong's chronic weakness and the expectation of further weakening has led to dollar hoarding, which in turn creates more weakness and stokes expectations of further weakening. The central bank has responded with FX rationing, which has been mildly successful at keeping the exchange rate relatively stable.
In late October, demand for dollars rose suddenly as gold smugglers circumventing a ban on imports sought the currency to buy gold abroad and sell it in Vietnam, taking advantage of a spread of several percentage points between onshore and international market gold prices.
For now, the risk of a balance of payments crisis is not high, economists say. As the economy turns, the inflow of foreign currency is likely to increase which could change the picture.
Key issues to watch:
-- Markets are closely watching for any clues to the likelihood and timing of changes to the exchange rate.
GOVERNMENT EFFECTIVENESS
Corruption, lack of accountability and transparency, and burdensome bureaucracy all impact the effectiveness of the government in formulating and implementing policy. Economic reform and the restructuring of inefficient state enterprises are vulnerable to being undermined by entrenched interests and conservative elements in a government more focused on security.
Political analysts say there could be a degree of policy paralysis, or at least conservatism, in the coming year as factions and players jockey for position ahead of the Communist Party's 11th national congress in early 2011. Important leadership and policy changes will take place at the congress, which takes place once in five years.
Key issues to watch:
-- While the government stimulus package has boosted the economy, there are questions over how the budget deficit can be financed, how inflationary pressure can be contained, and how the crowding out of private investment can be avoided. Hanoi has embarked on a plan to trim bureaucratic procedures in government, and investors will watch how that plays out.
-- Investors often list poor infrastructure as one of Vietnam's major barriers. The government's ability to coordinate swift, efficient development in this area is a key issue.
SOCIAL UNREST
Vietnam has seen a rising number of strikes, protests and land disputes in recent years, periodically affecting foreign businesses. Disturbances have erupted in rural areas due to state expropriations of land and the corruption of local officials. But there remains no evidence for now that wider unrest is likely, or that there is any imminent risk of the regime being challenged from below.
Key issues to watch:
-- Any sign that a broader national protest movement is emerging out of local disputes. So far, this seems unlikely. -- The role of the Catholic church. Catholics have been engaging in periodic protests over church land taken over by the government after 1954. The Catholic Church, while officially shunning involvement in politics, has 6-7 million followers in Vietnam and is quite well organised.
-- Territorial disputes in the South China Sea. This issue is highly charged in Vietnam, where suspicion of China runs high. Any move by China to assert sovereignty over disputed islands in the South China Sea, or perceived weakness by Vietnam on this issue, could galvanise broad based support for demonstrations.
THE ENVIRONMENT
Vietnam has great potential as a source of tradeable carbon credits under the Kyoto Protocol, but issues of expertise, transparency and financing have hindered progress. Environmental issues may also become a growing source of popular unrest, as in China. With its huge coastline, Vietnam is recognised as one of the countries that will be hardest hit by rising sea levels, particularly in the rice-growing Mekong Delta.
Key issues to watch:
-- The extent to which the government manages to limit the environmental damage from Vietnam's economic growth.
-- Any evidence that extreme weather affecting Vietnam is becoming more frequent as a result of climate change. ()
(Source: Compiled by Andrew Marshall and John Ruwitch http://www.reuters.com/article/latestCrisis/idUSSP542361)
Vietnam Readies Jubilee: 1st Vicariates Celebrate 350 Years
Zenit
16:53 03/11/2009
Vietnam, NOV. 2, 2009 (Zenit.org).- The Church in Vietnam is set to begin a jubilee year, celebrating 350 years since the establishment of its first two apostolic vicariates and 50 years since the hierarchy was put in place.
Pope Alexander VII established the vicariates of Dang Ngoai (Tonkin) and Dang Trong (Cochinchine) on Sept. 9, 1659. Bishops Francois Pallu and Lambert de la Motte, both from France, were the prelates.
Then, on Nov. 24, 1960, Blessed Pope John XXIII established the Catholic hierarchy in Vietnam, elevating Ha Noi, Hue and Sai Gon (now Ho Chi Minh City) to archdioceses.
The jubilee will begin Nov. 24 and run through Jan. 6, 2011. Nov. 24 is the feast of the Vietnamese martyrs Andrea Dung Lac and 116 companions, beatified by John Paul II in 1988.
In a letter proclaiming the jubilee, the Vietnamese bishops point out that "to foster the spirit of communion in the heart of the Church," the Pope has exhorted them to "dedicate special attention" to certain priorities, especially the exercise of charity, reported L'Osservatore Romano.
"It will also be necessary to give particular care to youth, especially the young people of our countryside who, at present, are crowding into big cities to continue their studies or to find work," the prelates added.
The most important task, they affirmed, is the proclamation of the Gospel. "By fulfilling this mission, the Church contributes to the development of the person, not only on the human and spiritual plane, but also on the social plane."
The high point of the jubilee of the Church will be a Nov. 21-25 assembly "based on the model of the synod of bishops" and organized by the Archdiocese of Ho Chi Minh City.
Some 200 delegates will attend the meeting, representing the Vietnamese Catholic community, which is about 7% of the country's 87 million inhabitants.
"The holy year encourages us to share the joy of our faith with all the members of the Vietnamese nation," the prelates wrote.
They also pointed out that the celebration of the event "is a propitious time for a retrospective look at the objective to thank God, to learn the lessons of history" and "to debate the present situation of the Church," as well as "to look at the future with the determination to construct a Church that discerns and obeys the will of God."
(Source: http://www.zenit.org/article-27416?l=english)
Pope Alexander VII established the vicariates of Dang Ngoai (Tonkin) and Dang Trong (Cochinchine) on Sept. 9, 1659. Bishops Francois Pallu and Lambert de la Motte, both from France, were the prelates.
Then, on Nov. 24, 1960, Blessed Pope John XXIII established the Catholic hierarchy in Vietnam, elevating Ha Noi, Hue and Sai Gon (now Ho Chi Minh City) to archdioceses.
The jubilee will begin Nov. 24 and run through Jan. 6, 2011. Nov. 24 is the feast of the Vietnamese martyrs Andrea Dung Lac and 116 companions, beatified by John Paul II in 1988.
In a letter proclaiming the jubilee, the Vietnamese bishops point out that "to foster the spirit of communion in the heart of the Church," the Pope has exhorted them to "dedicate special attention" to certain priorities, especially the exercise of charity, reported L'Osservatore Romano.
"It will also be necessary to give particular care to youth, especially the young people of our countryside who, at present, are crowding into big cities to continue their studies or to find work," the prelates added.
The most important task, they affirmed, is the proclamation of the Gospel. "By fulfilling this mission, the Church contributes to the development of the person, not only on the human and spiritual plane, but also on the social plane."
The high point of the jubilee of the Church will be a Nov. 21-25 assembly "based on the model of the synod of bishops" and organized by the Archdiocese of Ho Chi Minh City.
Some 200 delegates will attend the meeting, representing the Vietnamese Catholic community, which is about 7% of the country's 87 million inhabitants.
"The holy year encourages us to share the joy of our faith with all the members of the Vietnamese nation," the prelates wrote.
They also pointed out that the celebration of the event "is a propitious time for a retrospective look at the objective to thank God, to learn the lessons of history" and "to debate the present situation of the Church," as well as "to look at the future with the determination to construct a Church that discerns and obeys the will of God."
(Source: http://www.zenit.org/article-27416?l=english)
Nuns protest government's decision to turn their home into public square.
Emily Nguyen
17:17 03/11/2009
Local authorities threaten sisters of the Congregation of St Paul of Chartres in Vinh Long with extreme actions to silence their protest against the conversion of their monastery into a public square. The nuns keep challenging the local government decision despite all dangers awaiting them.
The sisters of St Paul of Chartres in Vinh Long, Vietnam have sent out another letter to the People Committee of Vinh Long city to protest its decision to demolish their home at 3 To Thi Huynh St, Vinh Long city to make room for a public square.
In her 5 part-letter, Sister Patrick de la Croix Huynh Thi Bich Ngoc, the provincial superior of the order, had reiterated the nuns' legitimate ownership on the property, and protested the government's decision to start building a public square and a park at the same place without an agreement from both sides.
According to Sr. Patrick de la Croix Huynh, the property in dispute, reportedly to be 10,235 square meters or about 2.5 acres, was established by the order in 1871, when the sisters transformed the wild, waste land into homes and hospitals, schools and orphan houses. They had used the complex to serve people from all walks of life, especially orphans until September 7, 1977, the day it was seized by the new regime following the collapse of South Vietnam into Communism in 1975.
On that “disastrous day”, as called by Bishop Thomas Nguyen Van Tan of Vinh Long, the nuns were kicked out of their monastery by the government forces. They were falsely charged of "training young children to be against the revolution and to oppose the liberation of the country."
“The police arrested all of our sisters and jailed them for months without any trials,” said Sr. Patrick de la Croix Huynh in an interview published on VietCatholic News on Nov. 2. “A month later, 17 sisters were released. But they were forced to return to their town of origin,” she added. In particular, “Sr. Le Thi Trach, the then Abbess of the monastery had been jailed for two months before being force to live in the Superior General’s Office in My Tho, Tien Giang province [hundreds kilometers away],” she continued.
On May 19, 2008 the government authorized a real estate company to build a 4 star-hotel on the land where the monastery once stood. It immediately faced strong protests from Bishop Thomas Nguyen Van Tan of Vinh Long, and the congregation.
At the start of December last year, the Sisters received a letter from the People's Committee of Vinh Long inviting them to a meeting to discuss the requisition of their home.
However, on arriving to the meeting on Dec. 12, they soon found out they were in fact the victims of a cheap trick played by the government officials.
The sisters entered the meeting with goodwill, trusting their government would do the right thing.
What happened during that meeting was enough to change drastically their view of the government's credibility
Sister Patrick de la Croix Huynh said in a letter to various state agencies that the congregation had been invited “to exchange and discuss.”
However, “there was neither exchange nor discussion at the meeting.” “Mr. Nguyen Van Dau, Head of the People's Committee simply announced the decision to turn our monastery into a public square.”
The provincial superior reported that prominent media organizations and personnel were present at the meeting, including the editor in chief of Vinh Long Newsmagazine and representatives of the radio and television stations of the province.
The sisters protested at the meeting. But their protest was not reported on state-run media.
Upon learning of the shocking news, in his December 18 letter, bishop Bishop Thomas Nguyen spoke out on behalf of sisters of St Paul's, verifying the origin of the property as well as the legitimacy of the ownership."I have been living in Vinh-Long since Sept 1, 1953. At that time, next to the old Cathedral there was a school, a convent and a chapel belonging to the sisters of St Paul Congregation,” he wrote. “Now all have been reduced to a vacant piece of land. I ask the government to reconsider the decision to demolish the convent and the chapel in order to build a public square on the property where the convent used to be. Let it be proven to all that this government is protective of all religions. I am in total unity with the view of Congregation of St Paul”
Since September this year, the congregation has received many threats from Le Van The, the vice chairman of People's Committee of Vinh Long. The ordered the sisters to stop all sorts of protests against the government's decision to turn their home into public square.
Vice- Chairman The has, in a more demagogical language, also promised the sisters that they might be granted another lot of land in the suburban area of Vinh Long. For the sisters, it’s only a cheap trick. They have rejected it and keep asking for the requisition of their home.
The on-going struggle to reclaim their home of the sisters of the Congregation of St Paul of Chartres in Vinh Long diocese is far from over, since the local government of Vinh Long is following the same tactics used by the government of Hanoi city in dealing with the Redemptorists and Thai Ha parishioners in the North. That is by using forces to inflict physical harm on the unarmed protesters and the courts to threaten jail sentences in order to silence the critics, not to mention the vicious, personal -attack the state run media are having in store for any one whose name appears on the government's black list on the issue at hand.
The sisters of St Paul of Chartres in Vinh Long, Vietnam have sent out another letter to the People Committee of Vinh Long city to protest its decision to demolish their home at 3 To Thi Huynh St, Vinh Long city to make room for a public square.
In her 5 part-letter, Sister Patrick de la Croix Huynh Thi Bich Ngoc, the provincial superior of the order, had reiterated the nuns' legitimate ownership on the property, and protested the government's decision to start building a public square and a park at the same place without an agreement from both sides.
According to Sr. Patrick de la Croix Huynh, the property in dispute, reportedly to be 10,235 square meters or about 2.5 acres, was established by the order in 1871, when the sisters transformed the wild, waste land into homes and hospitals, schools and orphan houses. They had used the complex to serve people from all walks of life, especially orphans until September 7, 1977, the day it was seized by the new regime following the collapse of South Vietnam into Communism in 1975.
On that “disastrous day”, as called by Bishop Thomas Nguyen Van Tan of Vinh Long, the nuns were kicked out of their monastery by the government forces. They were falsely charged of "training young children to be against the revolution and to oppose the liberation of the country."
“The police arrested all of our sisters and jailed them for months without any trials,” said Sr. Patrick de la Croix Huynh in an interview published on VietCatholic News on Nov. 2. “A month later, 17 sisters were released. But they were forced to return to their town of origin,” she added. In particular, “Sr. Le Thi Trach, the then Abbess of the monastery had been jailed for two months before being force to live in the Superior General’s Office in My Tho, Tien Giang province [hundreds kilometers away],” she continued.
On May 19, 2008 the government authorized a real estate company to build a 4 star-hotel on the land where the monastery once stood. It immediately faced strong protests from Bishop Thomas Nguyen Van Tan of Vinh Long, and the congregation.
At the start of December last year, the Sisters received a letter from the People's Committee of Vinh Long inviting them to a meeting to discuss the requisition of their home.
However, on arriving to the meeting on Dec. 12, they soon found out they were in fact the victims of a cheap trick played by the government officials.
The sisters entered the meeting with goodwill, trusting their government would do the right thing.
What happened during that meeting was enough to change drastically their view of the government's credibility
Sister Patrick de la Croix Huynh said in a letter to various state agencies that the congregation had been invited “to exchange and discuss.”
However, “there was neither exchange nor discussion at the meeting.” “Mr. Nguyen Van Dau, Head of the People's Committee simply announced the decision to turn our monastery into a public square.”
The provincial superior reported that prominent media organizations and personnel were present at the meeting, including the editor in chief of Vinh Long Newsmagazine and representatives of the radio and television stations of the province.
The sisters protested at the meeting. But their protest was not reported on state-run media.
Upon learning of the shocking news, in his December 18 letter, bishop Bishop Thomas Nguyen spoke out on behalf of sisters of St Paul's, verifying the origin of the property as well as the legitimacy of the ownership."I have been living in Vinh-Long since Sept 1, 1953. At that time, next to the old Cathedral there was a school, a convent and a chapel belonging to the sisters of St Paul Congregation,” he wrote. “Now all have been reduced to a vacant piece of land. I ask the government to reconsider the decision to demolish the convent and the chapel in order to build a public square on the property where the convent used to be. Let it be proven to all that this government is protective of all religions. I am in total unity with the view of Congregation of St Paul”
Since September this year, the congregation has received many threats from Le Van The, the vice chairman of People's Committee of Vinh Long. The ordered the sisters to stop all sorts of protests against the government's decision to turn their home into public square.
Vice- Chairman The has, in a more demagogical language, also promised the sisters that they might be granted another lot of land in the suburban area of Vinh Long. For the sisters, it’s only a cheap trick. They have rejected it and keep asking for the requisition of their home.
The on-going struggle to reclaim their home of the sisters of the Congregation of St Paul of Chartres in Vinh Long diocese is far from over, since the local government of Vinh Long is following the same tactics used by the government of Hanoi city in dealing with the Redemptorists and Thai Ha parishioners in the North. That is by using forces to inflict physical harm on the unarmed protesters and the courts to threaten jail sentences in order to silence the critics, not to mention the vicious, personal -attack the state run media are having in store for any one whose name appears on the government's black list on the issue at hand.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức cha Lorenso Chu Văn Minh dâng lễ tạ ơn cho nhóm Emmaus – Caristas TGP Hà Nội
Paulus Lê Sơn
08:29 03/11/2009
HÀ NỘI - Sáng ngày 03/11/2009, Đức cha Lorenso Chu Văn Minh đã cử hành thánh lễ tạ ơn cho nhóm Emmaus – Caritas TGP Hà Nội tại Nhà Chung Hà Nội. Cùng dâng thánh lễ với ngài có cha Giuse Nguyễn Chấn Hưng linh hứng cho nhóm và cha P.X Nguyễn Kim Phùng dòng dcct Hà Nội, tham dự thánh lễ có đông đủ các thành viên trong nhóm Emmaus cùng nhóm bảo vệ sự sống Thái Hà và những bệnh nhân HIV đã và đang được nhóm chăm sóc.
Hình ảnh thánh lễ tạ ơn
Thánh lễ mừng quan thầy bổn mạng nhóm - Thánh Martino de Porres.
Ngay từ buổi đầu thành lập nhóm đã được sự quan tâm phù trợ quan phòng của Chúa và sự quan tâm đặc biệt của Đức tổng Giuse Ngô Quang Kiệt, chính ngài là người đã đặt tên và là viên đá vững chắc cho nhóm hoạt động trong tinh thần của Thánh nhân Marino de Porre. Với sứ vụ phục vụ cho người ngheo khổ, bệnh tật, đặc biệt là những bệnh nhân mang những căn bệnh hiểm nghèo, căn bệnh thế kỷ bị xã hội ruồng bỏ, xa lánh. Chính khơi nguồn từ những xúc tác về mẫu gương sống động trong đời sống phục vụ cho tha nhân sẵn có mà thánh nhân đã gửi lại cho cuộc đời, nhóm đã được Đức tổng chọn thánh nhân là quan thầy của nhóm.
Về hạnh tích của thánh nhân để lại cho cuộc đời thật bao la rộng lớn và vô cùng sống động. Martino de Porres chính là gương mặt của Thiên Chúa trong cuộc đời, người là tấm gương sáng cho người đời noi theo. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn đau khổ, thậm chí bị bỏ rơi bởi người thân, bản thân là một người da màu, nhưng không bị chi phối vì những điều đó, ngài luôn tin tưởng phó thác vào tình yêu Chúa và luôn khao khát làm được nhiều công việc tốt đẹp trong khả năng và bổn phận của mình. Trong cuộc sống đầy tai ương và tội lỗi, ngài luôn sống và phục vụ anh chị em trong sự khiêm nhu, hiền lành. Lòng bác ái của Martinô được tuôn trào đến tất cả mọi người và loài vật. Martinô mang thực phẩm thuốc men đến giúp những người mọi da đỏ, những người nô lệ Phi châu, những người nghèo khổ bệnh tật, khuyên lơn an ủi họ trong mọi hoàn cảnh đau buồn thất vọng. Martino còn chữa bệnh cho loài vật; đem thuốc men chăm sóc những con chó ốm, những con lừa ngựa già yếu bệnh tật.
Người ta kể lại có một lần kia nhà dòng bị bầy chuột phá hoại, Martinô đã bắt con đầu đàn và khuyên nó đem bầy chuột ra khỏi nhà dòng và ngài sẽ cho chúng thức ăn để trong góc vườn. Chúng đã rời khỏi nhà dòng! Mừng lễ quan thầy cũng là một dịp cho nhóm nhìn nhận lại những công việc của mình đã làm được những gì? Và làm trong thái độ, tình cảm như thế nào?
Công việc được Thiên Chúa chúc phúc.
Trong những ngày tháng hoạt động của nhóm đã gặp nhiều khó khăn. Nhưng tinh thần phục vụ và công việc này là nhiệm vụ, sứ mạng của mỗi con cái Chúa nên dù thách đố, vất vả nhiều nhóm vẫn luôn cố gắng hoàn thành tốt trong sự quan phòng của Chúa. Thậm chí, đôi lúc trong công việc nhóm đã gặp phải những cạm bẫy, cám dỗ và tưởng chừng như khó có thể tiếp tục. Nhưng công việc mà nhóm đã chọn là đi kiếm tìm những linh hồn đã hư mất, kiếm tìm những con người tội lỗi, những anh chị em đang sống chung với căn bệnh HIV. Một căn bệnh đã từng bị xã hội có những quan điểm, những phong trào tẩy chay, kỳ thị, xa lánh, cho đến hiện tại vẫn luôn luôn hiện hữu những quan điểm, ý thức như vậy. Điều đó đã làm cho anh chị em bị nhiễm HIV có tâm lý “tự kỳ thị”. Dẫn đến việc họ luôn sống trong nghi ngờ, lo sợ, cô đơn, lạc lỏng và có thể trở thành những… tôi phạm thường trực.
Ai đã từng hoạt động trong lĩnh vực HIV thì nhận thấy rất rõ điều này. “Để trở thành khí cụ bình an đem đến sự an bình của Thiên Chúa cho những anh chị em, nhiều lúc lại biến mình thành đối tượng bất đắc dĩ trong những đôi mắt đầy vẻ ngờ vực của những anh chị em mà mình đến thăm nom, chia sẻ” – một thành viên trong nhóm chăm sóc tâm sự.
Với một xã hội đảo lộn, điên khùng, giả dối như bây giờ, một cái xã hội mà “niềm tin bị đánh cắp” thì việc mà những tổ chức bác ái, những con người thiện nguyện, những ánh mắt và tâm hồn của Thiên Chúa ngang qua những tình nguyện viên đem đến tình yêu thương cho những con người tội lỗi, bệnh tật lại là một hiện tượng lạ kỳ và hiếm thấy trong xã hội. Nên đôi khi những con người được nâng đỡ, trợ giúp họ không tin rằng vẫn còn có nhiều người tốt đến thế.
Một người bạn có H đã thỉ thỉ với tôi “Ngày đầu em được tiếp xúc với nhóm Emmaus, lúc đó em bệnh nặng trong viện, chỉ chờ nước chết, nói thật là em đâu có tin, đâu có nghĩ rằng họ giúp mình thật sự, mới đầu em cũng tự xa lánh những người đến thăm em. Nhưng dần thời gian dài với thái độ của em như vậy, nhưng họ vẫn đến, em cũng dần thấy an tâm và tin tưởng họ qua những buổi nói chuyện. Em nhận thấy họ đến với em bằng tình yêu thương thật sự, em cảm thấy vui tươi và bình an hơn mỗi khi họ đến với em”.
Trong cuộc sống mỗi con người đều phải trải qua những khó khăn, thách thức. Những công việc mà Thiên Chúa trao phó cho mỗi tín hữu, mỗi cộng đoàn, mỗi một tổ chức cũng đều phải trải qua những qui luật thách đố, khó khăn. Mục đích để tôi luyện, gọt rủa, thăng tiến tốt đẹp và hoàn chỉnh hơn trong ý định của Chúa. Những gì định sẵn của Thiên Chúa cho chúng ta đã có từ trước muôn đời, và ngài sẽ luôn chúc phúc cho những anh chị em đang thực thi công việc của Chúa. Ước gì những khó khăn mà nhóm Emmaus gặp phải sẽ là những bài học quí giá để nhóm mỗi ngày một trở nên giống hình ảnh của Chúa hơn.
Trong ngày mừng lễ quan thầy của nhóm, nguyện xin thánh nhân Martino de Porres hiệp dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa toàn năng, toàn ái chúc phúc cho nhóm Emmaus – caritas TGP Hà Nội, được đầy tràn ơn phúc để dấn thân mạnh mẽ hơn nữa trong công việc mà Thiên Chúa đã trao định cho chúng con, hi vọng một phần nào đó chúng con cũng là ngọn đuốc sáng bé nhỏ góp phần là dạng sáng danh Chúa nơi trần thế ngang qua anh chị em đang đau khổ, bệnh tật, những hoàn cảnh bi thương, éo le trong cuộc sống hằng ngày. Xin chúa biến đổi chúng con và những anh chị em chúng con.
Hà Nội 03/11/09
Paulus Lê Sơn
Hình ảnh thánh lễ tạ ơn
Thánh lễ mừng quan thầy bổn mạng nhóm - Thánh Martino de Porres.
Ngay từ buổi đầu thành lập nhóm đã được sự quan tâm phù trợ quan phòng của Chúa và sự quan tâm đặc biệt của Đức tổng Giuse Ngô Quang Kiệt, chính ngài là người đã đặt tên và là viên đá vững chắc cho nhóm hoạt động trong tinh thần của Thánh nhân Marino de Porre. Với sứ vụ phục vụ cho người ngheo khổ, bệnh tật, đặc biệt là những bệnh nhân mang những căn bệnh hiểm nghèo, căn bệnh thế kỷ bị xã hội ruồng bỏ, xa lánh. Chính khơi nguồn từ những xúc tác về mẫu gương sống động trong đời sống phục vụ cho tha nhân sẵn có mà thánh nhân đã gửi lại cho cuộc đời, nhóm đã được Đức tổng chọn thánh nhân là quan thầy của nhóm.
Về hạnh tích của thánh nhân để lại cho cuộc đời thật bao la rộng lớn và vô cùng sống động. Martino de Porres chính là gương mặt của Thiên Chúa trong cuộc đời, người là tấm gương sáng cho người đời noi theo. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn đau khổ, thậm chí bị bỏ rơi bởi người thân, bản thân là một người da màu, nhưng không bị chi phối vì những điều đó, ngài luôn tin tưởng phó thác vào tình yêu Chúa và luôn khao khát làm được nhiều công việc tốt đẹp trong khả năng và bổn phận của mình. Trong cuộc sống đầy tai ương và tội lỗi, ngài luôn sống và phục vụ anh chị em trong sự khiêm nhu, hiền lành. Lòng bác ái của Martinô được tuôn trào đến tất cả mọi người và loài vật. Martinô mang thực phẩm thuốc men đến giúp những người mọi da đỏ, những người nô lệ Phi châu, những người nghèo khổ bệnh tật, khuyên lơn an ủi họ trong mọi hoàn cảnh đau buồn thất vọng. Martino còn chữa bệnh cho loài vật; đem thuốc men chăm sóc những con chó ốm, những con lừa ngựa già yếu bệnh tật.
Người ta kể lại có một lần kia nhà dòng bị bầy chuột phá hoại, Martinô đã bắt con đầu đàn và khuyên nó đem bầy chuột ra khỏi nhà dòng và ngài sẽ cho chúng thức ăn để trong góc vườn. Chúng đã rời khỏi nhà dòng! Mừng lễ quan thầy cũng là một dịp cho nhóm nhìn nhận lại những công việc của mình đã làm được những gì? Và làm trong thái độ, tình cảm như thế nào?
Công việc được Thiên Chúa chúc phúc.
Trong những ngày tháng hoạt động của nhóm đã gặp nhiều khó khăn. Nhưng tinh thần phục vụ và công việc này là nhiệm vụ, sứ mạng của mỗi con cái Chúa nên dù thách đố, vất vả nhiều nhóm vẫn luôn cố gắng hoàn thành tốt trong sự quan phòng của Chúa. Thậm chí, đôi lúc trong công việc nhóm đã gặp phải những cạm bẫy, cám dỗ và tưởng chừng như khó có thể tiếp tục. Nhưng công việc mà nhóm đã chọn là đi kiếm tìm những linh hồn đã hư mất, kiếm tìm những con người tội lỗi, những anh chị em đang sống chung với căn bệnh HIV. Một căn bệnh đã từng bị xã hội có những quan điểm, những phong trào tẩy chay, kỳ thị, xa lánh, cho đến hiện tại vẫn luôn luôn hiện hữu những quan điểm, ý thức như vậy. Điều đó đã làm cho anh chị em bị nhiễm HIV có tâm lý “tự kỳ thị”. Dẫn đến việc họ luôn sống trong nghi ngờ, lo sợ, cô đơn, lạc lỏng và có thể trở thành những… tôi phạm thường trực.
Ai đã từng hoạt động trong lĩnh vực HIV thì nhận thấy rất rõ điều này. “Để trở thành khí cụ bình an đem đến sự an bình của Thiên Chúa cho những anh chị em, nhiều lúc lại biến mình thành đối tượng bất đắc dĩ trong những đôi mắt đầy vẻ ngờ vực của những anh chị em mà mình đến thăm nom, chia sẻ” – một thành viên trong nhóm chăm sóc tâm sự.
Với một xã hội đảo lộn, điên khùng, giả dối như bây giờ, một cái xã hội mà “niềm tin bị đánh cắp” thì việc mà những tổ chức bác ái, những con người thiện nguyện, những ánh mắt và tâm hồn của Thiên Chúa ngang qua những tình nguyện viên đem đến tình yêu thương cho những con người tội lỗi, bệnh tật lại là một hiện tượng lạ kỳ và hiếm thấy trong xã hội. Nên đôi khi những con người được nâng đỡ, trợ giúp họ không tin rằng vẫn còn có nhiều người tốt đến thế.
Một người bạn có H đã thỉ thỉ với tôi “Ngày đầu em được tiếp xúc với nhóm Emmaus, lúc đó em bệnh nặng trong viện, chỉ chờ nước chết, nói thật là em đâu có tin, đâu có nghĩ rằng họ giúp mình thật sự, mới đầu em cũng tự xa lánh những người đến thăm em. Nhưng dần thời gian dài với thái độ của em như vậy, nhưng họ vẫn đến, em cũng dần thấy an tâm và tin tưởng họ qua những buổi nói chuyện. Em nhận thấy họ đến với em bằng tình yêu thương thật sự, em cảm thấy vui tươi và bình an hơn mỗi khi họ đến với em”.
Trong cuộc sống mỗi con người đều phải trải qua những khó khăn, thách thức. Những công việc mà Thiên Chúa trao phó cho mỗi tín hữu, mỗi cộng đoàn, mỗi một tổ chức cũng đều phải trải qua những qui luật thách đố, khó khăn. Mục đích để tôi luyện, gọt rủa, thăng tiến tốt đẹp và hoàn chỉnh hơn trong ý định của Chúa. Những gì định sẵn của Thiên Chúa cho chúng ta đã có từ trước muôn đời, và ngài sẽ luôn chúc phúc cho những anh chị em đang thực thi công việc của Chúa. Ước gì những khó khăn mà nhóm Emmaus gặp phải sẽ là những bài học quí giá để nhóm mỗi ngày một trở nên giống hình ảnh của Chúa hơn.
Trong ngày mừng lễ quan thầy của nhóm, nguyện xin thánh nhân Martino de Porres hiệp dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa toàn năng, toàn ái chúc phúc cho nhóm Emmaus – caritas TGP Hà Nội, được đầy tràn ơn phúc để dấn thân mạnh mẽ hơn nữa trong công việc mà Thiên Chúa đã trao định cho chúng con, hi vọng một phần nào đó chúng con cũng là ngọn đuốc sáng bé nhỏ góp phần là dạng sáng danh Chúa nơi trần thế ngang qua anh chị em đang đau khổ, bệnh tật, những hoàn cảnh bi thương, éo le trong cuộc sống hằng ngày. Xin chúa biến đổi chúng con và những anh chị em chúng con.
Hà Nội 03/11/09
Paulus Lê Sơn
Giáo xứ Đa Minh Ba Chuông đều có cử hành thánh lễ trọng thể để mừng kính thánh Martino de Pores
Maria Vũ Loan
09:47 03/11/2009
SAIGÒN - Hằng năm, cứ vào ngày 03 tháng 11, tại giáo xứ Đa Minh Ba Chuông đều có cử hành thánh lễ trọng thể để mừng kính thánh Martino de Pores, năm 2009 này cũng không ngoại lệ.
Hình ảnh lễ mừng thánh Martinô
Lúc trời chiều khá âm u, đoàn đồng tế đã bước vào thánh đường. Năm nay giáo dân tham dự không đông lắm, có lẽ vì lô cốt đào đường gây khó đi và vào thời điểm dễ kẹt xe; nhưng không vì thế mà kém phần trọng thể, sốt sắng.
Hôm nay, ngoài linh mục chủ tế là cha bề trên Giám tỉnh dòng Đa Minh Việt Nam Giuse Ngô Sĩ Đình, còn có cha bề trên chánh xứ Phanxicô Xavier Đào Trung Hiệu, cha Giuse Phạm Hưng Thịnh và nhiều quí cha trong tu viện.
Hình ảnh quí cha đồng tế trong lễ phục màu vàng rất quen thuộc với cộng đoàn giáo dân ở đây, thậm chí lý lịch về cuộc đời của thánh Martino cũng không xa lạ gì với những người có lòng mến mộ Ngài; nhưng bài giảng thì khác lạ khi vị chủ tế lấy tấm gương của thánh Martino rồi xoáy vào Đức Ái từ thông điệp của Đức Thánh Cha.
Bác ái là chia sẻ những gì người khác đang cần. Ngày nay, bác ái thường bị hiểu sai hoặc bị lạm dụng. Bác ái đích thực phải được xây dựng trên công lý. Có hai điều kiện để người ta biết rõ bác ái đã đặt nền tảng là công lý: Công bằng và công ích.
Công bằng là trả lại cho người khác những gì mà người đó có quyền được hưởng; cao hơn sự công bằng đó mới là bác ái.
Việc trợ giúp người khác phải mang chiều kích xã hội, tức là phải có ích cho cộng đồng. Không thể giúp một người, một tập thể mà lại làm ảnh hưởng xấu đến nhiều người chung quanh. Còn nếu bác ái không xây dựng trên công lý và công ích thì chỉ là tình cảm của con người, việc làm đầy cảm tính mà thôi!
Thánh Martino có một tấm lòng bác ái cao siêu. Đó là một sức mạnh của Thiên Chúa ban cho con người, để xây dựng và bày tỏ sự hiện diện của Người trong thế giới này.
Thật ra, không hẳn chỉ vì có hoàn cảnh nghèo mà thánh Martino dễ nhậy bén mà thực thi bác ái; thánh Phanxicô khó khăn cũng là thanh niên đẹp trai, con nhà giầu, học giỏi đấy thôi, mà cũng vẫn thực thi bác ái triệt để. Nếu mỗi người biết chú ý và tinh tế nhận ra lời mời của Thiên Chúa trong từng bậc sống và hoàn cảnh của mình, sẽ thấy lời mời gọi này đầy thú vị vì làm cho người ta được bước vào thế giới hạnh phúc của yêu thương.
Sau thánh lễ, mọi người còn được tham dự phần diễn nguyện về cuộc đời của thánh Martino đầy ý nghĩa và còn được hôn xương thánh nhân.
Giáo xứ Đa Minh Ba Chuông với những điều kiện thuận lợi đã luôn có những sinh hoạt tôn giáo làm cho nhiều giáo dân sốt sắng trong phụng vụ.
Hình ảnh lễ mừng thánh Martinô
Lúc trời chiều khá âm u, đoàn đồng tế đã bước vào thánh đường. Năm nay giáo dân tham dự không đông lắm, có lẽ vì lô cốt đào đường gây khó đi và vào thời điểm dễ kẹt xe; nhưng không vì thế mà kém phần trọng thể, sốt sắng.
Hôm nay, ngoài linh mục chủ tế là cha bề trên Giám tỉnh dòng Đa Minh Việt Nam Giuse Ngô Sĩ Đình, còn có cha bề trên chánh xứ Phanxicô Xavier Đào Trung Hiệu, cha Giuse Phạm Hưng Thịnh và nhiều quí cha trong tu viện.
Hình ảnh quí cha đồng tế trong lễ phục màu vàng rất quen thuộc với cộng đoàn giáo dân ở đây, thậm chí lý lịch về cuộc đời của thánh Martino cũng không xa lạ gì với những người có lòng mến mộ Ngài; nhưng bài giảng thì khác lạ khi vị chủ tế lấy tấm gương của thánh Martino rồi xoáy vào Đức Ái từ thông điệp của Đức Thánh Cha.
Bác ái là chia sẻ những gì người khác đang cần. Ngày nay, bác ái thường bị hiểu sai hoặc bị lạm dụng. Bác ái đích thực phải được xây dựng trên công lý. Có hai điều kiện để người ta biết rõ bác ái đã đặt nền tảng là công lý: Công bằng và công ích.
Công bằng là trả lại cho người khác những gì mà người đó có quyền được hưởng; cao hơn sự công bằng đó mới là bác ái.
Việc trợ giúp người khác phải mang chiều kích xã hội, tức là phải có ích cho cộng đồng. Không thể giúp một người, một tập thể mà lại làm ảnh hưởng xấu đến nhiều người chung quanh. Còn nếu bác ái không xây dựng trên công lý và công ích thì chỉ là tình cảm của con người, việc làm đầy cảm tính mà thôi!
Thánh Martino có một tấm lòng bác ái cao siêu. Đó là một sức mạnh của Thiên Chúa ban cho con người, để xây dựng và bày tỏ sự hiện diện của Người trong thế giới này.
Thật ra, không hẳn chỉ vì có hoàn cảnh nghèo mà thánh Martino dễ nhậy bén mà thực thi bác ái; thánh Phanxicô khó khăn cũng là thanh niên đẹp trai, con nhà giầu, học giỏi đấy thôi, mà cũng vẫn thực thi bác ái triệt để. Nếu mỗi người biết chú ý và tinh tế nhận ra lời mời của Thiên Chúa trong từng bậc sống và hoàn cảnh của mình, sẽ thấy lời mời gọi này đầy thú vị vì làm cho người ta được bước vào thế giới hạnh phúc của yêu thương.
Sau thánh lễ, mọi người còn được tham dự phần diễn nguyện về cuộc đời của thánh Martino đầy ý nghĩa và còn được hôn xương thánh nhân.
Giáo xứ Đa Minh Ba Chuông với những điều kiện thuận lợi đã luôn có những sinh hoạt tôn giáo làm cho nhiều giáo dân sốt sắng trong phụng vụ.
Công giáo Việt Nam- kết qủa của sự hội nhập Quốc tế và giữ bản sắc văn hoá Việt
Tiến sĩ Phạm Huy Thông
10:05 03/11/2009
Thomas Friedman, phóng viên của tờ New York Time cho rằng, thế giới đã trải qua ba lần toàn cầu hoá. Lần toàn cầu hoá 1.0 xảy ra khi Colombus giương buồm vượt biển về phía Tây và tìm ra châu Mỹ mở ra thời kỳ giao thương giữa thế giới cũ và thế giới mới, biến thế giới rất to lớn trở thành trung bình. Toàn cầu hoá 2.0 diễn ra từ khoảng năm 1800 đến cuối thế kỷ XX với sự xuất hiện của đường sắt, điện thoại, cáp quang và phiên bản ban đầu của World wide web làm cho thế giới từ trung bình trở thành nhỏ bé. Còn toàn cầu hoá 3.0 với sự ra đời của internet, phần mềm kỹ thuật số đang diễn ra hiện nay, bất đầu từ cuối thế kỹ XX, đã biến mọi người trên địa cầu thành láng giềng sát vách, thế giới trở thành nhỏ xíu. Như vậy, theo tư liệu lịch sử, đạo Công giáo được du nhập vào Việt Nam chính ở lần toàn cầu hoá 1.0. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử suốt 5 thế kỷ hiện diện trên đất nước này, đạo Công giáo Việt Nam là một thành quả của sự hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sắc văn hoá Việt. Chúng ta có thể thấy rõ sự thể hiện của nó trong vài trò là chiếc cầu nối giao lưu giữa văn hoá phương Tây với Việt Nam và hội nhập văn hoá Việt để Việt hoá tôn giáo này.
1- Chiếc cầu nối giao lưu giữa văn hoá phương Tây với Việt Nam
Đạo Công giáo ra đời ở Trung Á nhưng lại phát triển mạnh mẽ ở châu Âu và mang đậm văn hoá châu lục này. Bởi vậy khi đến Việt Nam nó trở thành sứ giả đem văn hoá, văn minh của Âu châu tới nước ta và cũng giới thiệu văn hoá Việt Nam ra quốc tế.
Thông qua đạo Công giáo, người Việt Nam không chỉ biết đến một tôn giáo mới với giáo lý khá nghiêm ngặt tạo ra lối sống mới như hôn nhân một vợ một chồng, cấm rượu chè, cờ bạc bê tha… mà còn có cơ hội được chiêm ngưỡng những tác phẩm hội hoạ lừng danh như Bữa tiệc ly của Leonard da Vinci, Đức Mẹ đồng trinh của Rafael, được thưởng thức các bản nhạc bất hủ như Ave Maria, Holly Night, Jingle bell. Rồi ở giữa những làng quê thanh bình hay thành thị tấp nập thấp thoáng những kiến trúc lạ mắt của các nhà thờ theo kiểu "gotic" với những tháp chuông nhọn hoắt vươn lên trời cao hay kiểu "roman" vuông vắn, khoẻ mạnh. Cùng với tháp chuông là những bộ chuông Tây vang lên những âm thanh mới và trở thành cảm hứng cho bao nhạc phẩm như Làng tôi của Văn Cao, Em ơi, Hà Nội-Phố của Phú Quang…
Các giáo sĩ đến Việt Nam truyền giáo thời kỳ đầu, hầu hết được đào tạo bài bản nên họ có kiến thức khoa học chuyên sâu nhiều lĩnh vực. Năm 1627, Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) đã biếu chúa Trịnh chiếc đồng hồ chạy bằng bánh xe và tặng chúa cuốn Kỷ hà nguyên bản của nhà toán học Euclide đồng thời giảng giải cho Trịnh Tráng nghe. Giáo sĩ Badinoti (người Ý) năm 1626 cũng được vời vào phủ chúa để giảng về thiên văn, địa lý và toán học. Các giáo sĩ Da Coxta, Langerloi đã đưa vào Đàng Trong phương pháp chữa bệnh theo lối Tây y nên được chúa cho mở nhà thương (bệnh viện). Có hai giáo sĩ là J.B Sanna (người Ý) và S. Piere ( người Bồ) được phong ngự vương dưới thời Minh Vương. Tại Kẻ Chợ, năm 1627, Đắc Lộ cũng nói tới việc lập một nhà thương ở Cầu Dền (Cầu Diễn?) để săn sóc cho người nghèo. Đây có lẽ là cơ sở từ thiện sớm nhất ở nước ta. Các giáo sĩ cũng phổ biến kỹ thuật dệt vải mịn và khổ rộng bằng khung dệt mang từ nước ngoài về để sản xuất tại dòng Mến Thánh giá Di Loan (Quảng Trị) và sản phẩm đã được trưng bày tại hội chợ Paris năm 1867. Công nghệ in của ta trước đây dùng bản khắc gỗ rất lâu công, các giáo sĩ đã du nhập kỹ thuật in bằng con chữ đúc bằng đồng hay chì tại nhà in Vĩnh Trị (Hà Nam) thời Giám mục Jacques Longer (1752-1831). Người ta cũng ghi nhận chính các giáo sĩ đã đưa giống cừu vào Phan Rang để nuôi và linh mục Henry (thuộc MEP) là người đã đưa cây phi lao về trồng ở xứ Hà Úc (Huế)…
Người Việt trước đây coi trọng nghề nông (dĩ nông vi bản) và xem khinh buôn bán, thương mại qua các xếp hạng: sĩ, nông, công, thương. Người ta cũng gọi những người làm nghề thương mại bằng từ khinh miệt: bọn con buôn. Các giáo sĩ đã giới thiệu cách làm giàu như rẻ mua, đắt bán hay cho vay lấy lãi vừa phải. Trong cuốn “Bổn dạy những sự kẻ giảng phải biết và giữ về phép rửa tội” xuất bản thời Giám mục Neez năm 1742 có đoạn viết: “Mùa nào rẻ thóc, rẻ hàng hãy mua, mùa nào mắc sẽ bán cũng nên… Hay là mua lãi cách này: hãy cho người nào thật thà 10 quan hay là 100 quan mặc lòng, mà vốn ấy trao cho người ấy mặc người ấy cầm trọn đời, cùng đời con cái, đời cháu chắt người mặc lòng; mà một năm nó trả như mười quan là hai quan năm, hay là ba quan lãi: một năm là 15, 30, chốc ấy cũng nên” (1).
Đạo Công giáo du nhập vào Việt Nam không chỉ làm xuất hiện những lễ hội mới càng ngày càng được ưa chuộng như lễ Noel, lễ Valentin mà còn xuất hiện cả cách tính lịch mới theo Dương lịch và tuần lễ 7 ngày, cách ghi nhạc mới 5 dòng 7 nốt, nhiều nhạc cụ “ Tây” và cả cách biểu diễn nhạc hiện đại qua các bản hoà tấu thánh ca hay các đội kèn đồng (mà ngày nay người ta vẫn còn gọi là đội kèn Tây). Đạo Công giáo cũng đi đầu trong việc đưa một loại hình thông tin mới là báo chí với sự ra đời của tờ Nam Kỳ địa phận ra số đầu ngày 26-1-1908 và nhiều nhà báo có nghề như Trương Vĩnh Ký (1837-1898), Huỳnh Tịnh Của (1834-1907)…đem lại kiểu làm báo “Tây học”: “ nói viết như thường”. Bởi trước đây, nhiều tờ báo ở nước ta chỉ là dạng công báo chuyên đăng thông báo, văn bản của chính quyền cai trị.
Một ý nghĩa nữa không thể không nhắc đến là chính trào lưu tư tưởng tự do của phương Tây đã thổi vào Việt Nam thông qua nhiều tín đồ Công giáo và do họ không còn bị ràng buộc bởi ý thức hệ Nho giáo nên đã làm xuất hiện nhiều tư tưởng cải cách táo bạo như linh mục Đặng Đức Tuấn (1806-1874), sĩ phu Đinh Văn Điền ở Yên Mô, Ninh Bình và đặc biệt là Nguyễn Trường Tộ (1830-1871) mà nhiều kiến nghị đổi mới của ông ngày nay vẫn mang tính thời sự.
Đạo Công giáo giới thiệu văn hoá, văn minh phương Tây vào Việt Nam thì nó cũng làm vai trò giới thiệu văn hoá Việt Nam ra thế giới bên ngoài.
Các giáo sĩ khi đến Việt Nam, hàng năm đều phải làm tường trình về MEP (Missions Étrangères de Paris) hay Roma về tình hình truyền giáo nên họ có nhiều ghi chép về đất nước, con người ở đây. Nhiều ghi chép của họ là những tác phẩm nghiên cứu về dân tộc, tôn giáo, lịch sử, địa lý có giá trị như các tác phẩm Truyện xứ Đông Kinh của Bunzomi, Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài; Hành trình truyền giáo của A. Rhodes hay các cuốn Địa lý lịch sử Quảng Bình qua thư tịch triều đình; Di tích lịch sử Quảng Bình; Dinh trấn các chúa Nguyễn trước Gia Long…của Leopold Cadiere (1869-1965). Các tác phẩm này khi được giới thiệu ở nước ngoài ví dụ bộ ba Từ điển Việt – Bồ – La; Ngữ pháp tiếng Việt; Phép giảng tám ngày của A. Rhodes được in ở Roma năm 1651, thế giới không chỉ biết thêm một chữ viết của người Việt mà còn làm thay đổi nhiều quan niệm của nước ngoài với Việt Nam, ví dụ quan niệm: “ngoài châu Âu ra thì toàn là man di, mọi rợ” hay “Trung Quốc là tất cả những gì đẹp đẽ nhất trái đất”. A. Rhodes đã đặt câu hỏi cho các nhà nghiên cứu ở châu Âu: “Tôi không biết vì sao đất nước rất xinh đẹp này lại không được biết tới, vì sao các nhà địa lý châu Âu không biết tên gọi và gần như không ghi trong bản đồ nào cả. Tuy họ chép đầy đủ tên các nước trên thế giới” (2). Một số giáo sĩ có những nhận xét khá sắc sảo về người Việt như Bunzomi, người Ý, đến Đàng Trong ngày 18-1-1615 đã so sánh người Việt với một số cư dân châu Á như sau: “Họ không nghiêng về văn chương, tính tình không thâm hiểm như người Tàu. Họ không nghiêng về quân bị, tính tình không độc ác như người Nhật. Cả về tầm thước cũng không cao như người Tàu song không thấp như người Nhật. Dễ nghe, dễ tin và nhiều mê tín nhưng người dân Việt dễ nhận ra lẽ phải, không kiêu căng hay tự tôn như người Tàu” (3).
Có những tài liệu của các thừa sai trước đây, bây giờ trở thành những bằng chứng về chủ quyền biên cương của Tổ quốc như ghi chép của Giám mục J. Louis Tabert viết trên tạp chí Journal of the Royal Asia society of Bengal tháng 9-1937: “Quần đảo Panacels mà người Việt gọi là Cát Vàng hay Hoàng Sa gồm nhiều đảo chằng chịt với những đảo nhỏ và bãi cát mà các nhà hàng hải khiếp sợ một cách chính đáng do người Việt xứ Đàng Trong chiếm cứ. Năm 1816, vua Gia Long cắm cờ trên quần đảo này”.
2- Hội nhập văn hoá Việt để Việt hoá đạo Công giáo
Trước hết, phải khẳng định không phải sau Công đồng Vaticanô 2, ở Việt Nam mới diễn ra tiến trình hội nhập văn hoá dân tộc mà ngay từ khi tôn giáo này du nhập vào Việt Nam. Bằng chứng là những tín hữu đầu tiên ở Thăng Long đã dùng thể thơ lục bát để ghi lại sự tích trong Kinh thánh. Ngày Tết, các gia đình Công giáo vẫn dựng cây nêu nhưng phía trên ngọn có thêm hình Thánh giá. Ngày lễ Lá, người ta dùng lá dừa thay cho lá ôliu…Hơn nữa tiến trình này cũng có sự hướng dẫn của Giáo hội chứ không phải là hoàn toàn đơn phương, tự phát. Rõ nhất là bản Monita ad Misinarios (Nhắn nhủ các thừa sai) mà Bộ Truyền giáo đức tin đã trao cho hai Giám mục tiên khởi là Francois Pallu và Lambert de la Motte đến Việt Nam năm 1659. Bản Monita viết: “ Chư huynh đừng bao giờ muốn sửa đổi, đừng tìm lý lẽ nào để buộc dân chúng sửa đổi những phép xã giao, tập tục, phong hoá của họ trừ khi nó hiển nhiên mâu thuẫn với đạo thánh và luân lý. Có gì vô lý và bỉ ổi hơn mang theo cả nước Pháp, Tây Ban Nha, ý hay bất cứ nước nào khác bên trời Âu sang cho dân á Đông chăng? Không phải mang thứ ấy cho họ mà là mang chân lý đức tin, một chân lý, không loại trừ nghi lễ và tập tục của bất cứ dân tộc nào, cũng không xúc phạm đến nghi lễ, tập tục ấy, miễn là chúng không xấu; ngược lại chân lý ấy muốn người ta bảo tồn và duy trì chúng là đàng khác”.
Thứ hai, tiến trình hội nhập văn hoá dân tộc của đạo Công giáo diễn ra trong thời gian dài với nhiều thăng trầm kể cả xung đột, bi kịch và phải trả giá khá đắt nhất là giai đoạn dưới triều Nguyễn ở nước ta. Đồng thời, dưới chế độ thực dân, không phải là thời kỳ thuận lợi để tôn giáo này hội nhập văn hoá dân tộc. Bởi một trong các điều kiện để hội nhập của đạo Công giáo là phải xây dựng được đội ngũ giáo sĩ người Việt. Thế nhưng, không ít thừa sai nước ngoài ngăn cản phong chức linh mục nhất là giám mục cho người Việt. Vì vậy, nếu lấy năm 1533 như Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi là năm đạo Công giáo được du nhập vào Việt Nam thì 135 năm sau tức năm 1668 mới có người Việt đầu tiên là linh mục và 400 năm sau mới có giám mục người Việt đầu tiên (năm 1933). Còn số lượng cũng rất hạn chế, từ năm 1863 đến năm 1945 chỉ có 153 tu sĩ người Việt được truyền chức linh mục, năm cao nhất là năm 1937 có 10 tân linh mục. Không ít lần chính quyền thực dân Pháp cũng muốn thay đạo Công giáo Việt Nam bằng đạo Tin Lành và thay cả các cơ sở từ thiện của Công giáo bằng cơ sở của Nhà nước. Ngày 14-5-1904, Thống sứ Bắc Kỳ Foures đã báo có với viên Toàn quyền Beau như sau: “Các cơ sở y tế tại các dòng tu phục vụ rất tốt. Hiện nay, hầu hết các bệnh viện dân bản xứ vẫn dùng các nữ tu S. Paul. Tìm các điều dưỡng viên là dân thường đảm nhiệm các công việc ấy cùng với một mức lương đó là điều rất khó. Bên giáo dục từ lâu nay, các dòng tu đã mở và điều hành được những trường tốt nhất, có thể nói là duy nhất…Mua lại các cơ sở ấy, hoặc xây dựng các cơ sở tương đương, thay thế nhân sự các dòng tu đang phục vụ tại các bệnh viện và nhà trường sẽ đưa đến hậu quả thảm hại cho ngân sách địa phương. Chính quyền không thể làm được các việc như các dòng tu đã làm mà còn là gánh nặng ghê gớm đối với tài chính quốc gia” (4).
Mặc dù trải qua những sóng gió gập ghềnh nhưng với tinh thần dân tộc của rất nhiều thế hệ người Công giáo, tôn giáo này đã hội nhập được với văn hoá dân tộc để tạo ra một tôn giáo gần gũi với người Việt từ kiến trúc, nghi lễ, lối sống đến nghệ thuật, phụng vụ Công giáo.
Bên cạnh các nhà thờ kiến trúc kiểu gotic, roman cũng có rất nhiều nhà thờ “Nam” mang đậm phong cách dân tộc như nhà thờ lớn Phát Diệm Ninh Bình) rất gần với kiến trúc đình chùa. Nhà thờ Cam Ly (Đà Lạt) dáng dấp như ngôi nhà sàn của đồng bào Thượng. Nhà thờ Pleichuet (Gia Lai) lại thiết kế như ngôi nhà rông của người Jrai, Bahnar… Đồng thời ngay cả các kiến trúc theo phương Tây như nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, nhà thờ Phú Nhai (Nam Định), nhà thờ lớn Hà Nội… người ta vẫn nhận ra bản sắc văn hoá dân tộc qua bàn tay thi công khéo léo của người thợ Việt. Nhà thờ nào cũng có kiến trúc phụ như núi đá, hồ ao, cây xanh như vũ trụ thu nhỏ theo triết lý của người phương Đông “thiên địa nhân nhất thể”. Các bức chạm khắc ở nhà thờ cũng đủ đào, cúc, trúc, mai; long ly, quy, phượng. Các gian nhà thờ cũng chọn con số lẻ 5,7,9. Còn chỗ ngồi trong nhà thờ thì chia ra “nam tả, nữ hữu”. Đây là điều chỉ thấy ở Việt Nam.
Quan sát một đám rước của người Công giáo cũng không khác rước làng bao nhiêu. Cũng trống, kèn, hội bát âm, cờ ngũ sắc. Cũng chú lùn đi kheo, múa trống. Các ông cũng khăn xếp, áo the. Các bà cũng áo dài tứ thân, nón lá. Có khác là thêm hội kèn Tây. Nhà người Công giáo bây giờ cũng thắp hương, bày hoa quả trước di ảnh người quá cố. Tại nhà thờ, tín hữu còn viết lời khấn nguyện ra giấy và đốt trước tượng ảnh nữa.
Trăn trở với nghệ thuật dân tộc, các hoạ sĩ, nhạc sĩ Công giáo cũng đã sáng tạo ra nhiều tác phẩm thuộc nghệ thuật thánh được dư luận đánh giá cao như các bức Madalena dưới chân Thập giá của Lê Văn Đệ, Đức Mẹ Việt Nam của Nam Phong, Giáng sinh của Nguyễn Gia Trí hay các nhạc phẩm Đêm đông của Hải Linh, Kinh hoà bình của Kim Long…Qua các tác phẩm đó, hình ảnh các thánh nhân đã mang vóc dáng người Việt và các làn điệu dân ca từ quan họ Bắc Ninh trữ tình đến các giai điệu Jarai, Bahnar bốc lửa đều có thể tìm thấy ở thánh nhạc.
Buổi đầu, các giáo sĩ theo giáo lý tôn giáo độc thần duy nhất vì vậy những người tiến bộ như Đắc Lộ vẫn coi tất cả các tôn giáo khác là mê tín là tà đạo và không chấp nhận nghi thức thờ cúng tổ tiên. Nhưng đó là điều khác với truyền thống văn hoá dân tộc. Bây giờ, đạo Công giáo gọi các tôn giáo khác là “tôn giáo bạn”. Người Công giáo được kết hôn với người khác đạo. Đây là điều mơ ước của bao đôi trai gái trước đây:
“Amen, lạy Đức Chúa Trời
Cầu cho bên đạo bên đời lấy nhau”
Tại rất nhiều vùng quê, người Công giáo và không Công giáo sống chan hoà với nhau mà người ta gọi một danh từ rất hay là “làng xôi đỗ”. Người Công giáo vẫn đến chùa ngày Phật đản, người không Công giáo lại đến chia vui với người Công giáo ngày chầu lượt và còn đóng góp cả tiền để sửa nhà thờ nữa.
Một số người vẫn cáo buộc đạo Công giáo phổ biến chữ quốc ngữ làm đứt đoạn văn hoá dân tộc. Thế nhưng chính các sĩ phu của nhóm Đông kinh nghĩa thục đã hết sức cổ vũ cho việc học chữ quốc ngữ và coi đó là một kế sách để mở mang dân trí. Việc bỏ chữ Hán, chữ Nôm không phải lỗi của Công giáo. Từ năm 1910, Thống sứ Bắc Kỳ ra nghị định buộc phải dùng chữ quốc ngữ trong giấy tờ hành chính và trong thi cử nên chữ Hán và chữ Nôm mai một dần. Nhưng ở nhiều chủng viện vẫn buộc chủng sinh phải học chữ Hán, chữ Nôm. Kho tư liệu về chữ Hán Nôm Công giáo để lại ngày nay cũng rất đồ sộ (5). Nhiều tác giả như Majorica (1591-1656) đã viết 45 tác phẩm chữ Nôm với 1,2 triệu chữ.
Yêu nước là truyền thống của người Việt. Vì vậy yêu nước cũng là nét đặc trưng của người Công giáo. Bởi họ đã là người Việt trước khi trở thành tín đồ. Chính điều này đã tạo ra phong trào yêu nước của người Công giáo ngày càng sâu rộng. Ngay lúc đạo Công giáo bị cấm, Nguyễn Trường Tộ vẫn trăn trở dâng lên triều đình 58 bản điều trần những mong nước mạnh để có thể đánh đuổi Pháp xâm lược. Tiếp đó, nhiều người Công giáo đã theo Phan Bội Châu làm cách mạng và có người đã phải bị tù đày ở Côn đảo như các linh mục Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Thần Đồng, Đậu Quang Lĩnh. Ngay những ngày đầu tháng 8-1945, nhiều người Công giáo đã ủng hộ cách mạng và giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Chính phủ, Quốc hội. Trong hai cuộc kháng chiến cũng như công cuộc đổi mới hiện nay, người Công giáo vẫn chủ trương “ đồng hành cùng dân tộc”, là công dân tốt và cũng là người Công giáo tốt.
Công giáo Việt Nam ngày nay là sản phẩm của sự giao lưu giữa văn hoá phương Tây và văn hoá dân tộc. Đây là thành công trong việc mở cửa giao lưu với quốc tế nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc. Điều này, có thể giúp chúng ta không quá lo lắng khi hội nhập với thế giới hôm nay để có thể vừa “chớp được thời cơ vàng” nhưng có thể vượt qua “thảm hoạ đen”.
Chú thích:
1-Dẫn theo Nguyễn Khắc xuyên: Lịch sử địa phận Hà Nội 1626-1954, Paris 1994, tr.150
2-A. Rhodes: Hành trình truyền giáo, Đại kết 1994, tr.143.
3- Nguyễn Hồng: Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, tập 1, Hiện Tại, SG 1959, tr.55
4- Dt Nguyễn Thế Thoại: Công giáo trên quê hương VN, tập 2, Lưu hành nội bộ 2001, tr. 291
5- Theo Lm Nguyễn Hưng: Sơ thảo thư mục Hán Nôm Công giáo, Lưu hành nội bộ 2000, có tới 308 tác phẩm Hán Nôm Công giáo đã được sưu tầm.
Hội thảo quốc tế: Văn hoá tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hoá
HÀ NỘI - Ngày 29-10-2009, tại Trường đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu tôn giáo đương đại đã tổ chức cuộc Hội thảo quốc tế với chủ đề: Văn hoá tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hoá. Đã có hơn 30 báo cáo khoa học gửi về cho ban tổ chức trong đó có một số nhà khoa học ở nước ngoài như GS.TS Kim Chae Young ở đại học Sogang ( Hàn Quốc), GS Trần Văn Đoàn ở đại học quốc gia Đài Bắc, GS Trần Văn Toàn ở đại học Lille ( Pháp). Đại diện Ban tôn giáo Chính phủ, Viện Nghiên cứu tôn giáo- Viện KHXHVN, Viện ngiên cứu tín ngưỡng, tôn giáo- Học viện CT-HC QG Hồ Chí Minh và nhiều trường đại học, cơ quan nghiên cứu trong nước đã đến dự.
Điều đặc biệt là các học giả là người Công giáo chiếm phần đông trong hội thảo kể cả trong và ngoài nước như GS Trần Văn Đoàn, GS Trần Văn Toàn, Linh mục GS Nguyễn Thái Hợp, Linh mục Thiện Cẩm, TS Phạm Huy Thông, nhà báo Vương Đình Chữ…
Phát biểu khai mạc cuộc hội thảo, PGS.TS Lâm Bá Nam- Phó Hiệu trưởng trường KHXH&NV đã biểu dương cố gắng của Trung tâm nghiên cứu tôn giáo đương đại, dù mới thành lập được 2 năm nhưng đã mạnh dạn nghiên cứu những vấn đề thời sự, cảm ơn sự cộng tác của các nhà nghiên cứu và nhất là cảm ơn sự tài trợ của Viện Nghiên cứu tôn giáo AACHEN ( Đức) để cuộc hội thảo thành công.
Các tham luận dược chia thành 4 nhóm đề tài: Tôn giáo học và thời đại; Tôn giáo và toàn cầu hoá; Tôn giáo và văn hoá; Nhà nước Việt Nam và văn hoá tôn giáo. Hầu hết các báo cáo đều đề cao giá trị nhân văn của các tôn giáo và góp phần làm cho sự giao lưu văn hoá quốc tế được đẩy mạnh cũng như làm phong phú văn hoá ở từng quốc gia.
Sự phát triển thành công của một số tôn giáo ở Việt Nam như Phật giáo, Công giáo đã chứng tỏ bản sắc văn hoá dân tộc vẫn được duy trì nếu như xã hội tạo điều kiện cho các tôn giáo hội nhập. Và đó cũng là cơ sở để chúng ta không nên quá lo lắng khi đất nước ta tiến hành hội nhập quốc tế hiện nay.
Một số nhà nghiên cứu khi đi tìm mô hình phù hợp cho quan hệ giữa Nhà nước và tôn giáo đã cho rằng, nguyên tắc Nhà nước thế tục ( Principe de laicite d’Etat) do các mạng Pháp khởi xướng từ năm 1789 là nguyên tắc đúng đắn nhưng khi áp dụng ở nhiều nước cũng khác nhau và không có khuôn mẫu chung cho mọi quốc gia. Tuy nhiên sự thành công của đạo Công giáo Việt Nam cũng chứng tỏ tính hoàn vũ của tôn giáo này nhưng không làm triệt tiêu văn hoá dân tộc.
1- Chiếc cầu nối giao lưu giữa văn hoá phương Tây với Việt Nam
Đạo Công giáo ra đời ở Trung Á nhưng lại phát triển mạnh mẽ ở châu Âu và mang đậm văn hoá châu lục này. Bởi vậy khi đến Việt Nam nó trở thành sứ giả đem văn hoá, văn minh của Âu châu tới nước ta và cũng giới thiệu văn hoá Việt Nam ra quốc tế.
Thông qua đạo Công giáo, người Việt Nam không chỉ biết đến một tôn giáo mới với giáo lý khá nghiêm ngặt tạo ra lối sống mới như hôn nhân một vợ một chồng, cấm rượu chè, cờ bạc bê tha… mà còn có cơ hội được chiêm ngưỡng những tác phẩm hội hoạ lừng danh như Bữa tiệc ly của Leonard da Vinci, Đức Mẹ đồng trinh của Rafael, được thưởng thức các bản nhạc bất hủ như Ave Maria, Holly Night, Jingle bell. Rồi ở giữa những làng quê thanh bình hay thành thị tấp nập thấp thoáng những kiến trúc lạ mắt của các nhà thờ theo kiểu "gotic" với những tháp chuông nhọn hoắt vươn lên trời cao hay kiểu "roman" vuông vắn, khoẻ mạnh. Cùng với tháp chuông là những bộ chuông Tây vang lên những âm thanh mới và trở thành cảm hứng cho bao nhạc phẩm như Làng tôi của Văn Cao, Em ơi, Hà Nội-Phố của Phú Quang…
Các giáo sĩ đến Việt Nam truyền giáo thời kỳ đầu, hầu hết được đào tạo bài bản nên họ có kiến thức khoa học chuyên sâu nhiều lĩnh vực. Năm 1627, Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) đã biếu chúa Trịnh chiếc đồng hồ chạy bằng bánh xe và tặng chúa cuốn Kỷ hà nguyên bản của nhà toán học Euclide đồng thời giảng giải cho Trịnh Tráng nghe. Giáo sĩ Badinoti (người Ý) năm 1626 cũng được vời vào phủ chúa để giảng về thiên văn, địa lý và toán học. Các giáo sĩ Da Coxta, Langerloi đã đưa vào Đàng Trong phương pháp chữa bệnh theo lối Tây y nên được chúa cho mở nhà thương (bệnh viện). Có hai giáo sĩ là J.B Sanna (người Ý) và S. Piere ( người Bồ) được phong ngự vương dưới thời Minh Vương. Tại Kẻ Chợ, năm 1627, Đắc Lộ cũng nói tới việc lập một nhà thương ở Cầu Dền (Cầu Diễn?) để săn sóc cho người nghèo. Đây có lẽ là cơ sở từ thiện sớm nhất ở nước ta. Các giáo sĩ cũng phổ biến kỹ thuật dệt vải mịn và khổ rộng bằng khung dệt mang từ nước ngoài về để sản xuất tại dòng Mến Thánh giá Di Loan (Quảng Trị) và sản phẩm đã được trưng bày tại hội chợ Paris năm 1867. Công nghệ in của ta trước đây dùng bản khắc gỗ rất lâu công, các giáo sĩ đã du nhập kỹ thuật in bằng con chữ đúc bằng đồng hay chì tại nhà in Vĩnh Trị (Hà Nam) thời Giám mục Jacques Longer (1752-1831). Người ta cũng ghi nhận chính các giáo sĩ đã đưa giống cừu vào Phan Rang để nuôi và linh mục Henry (thuộc MEP) là người đã đưa cây phi lao về trồng ở xứ Hà Úc (Huế)…
Người Việt trước đây coi trọng nghề nông (dĩ nông vi bản) và xem khinh buôn bán, thương mại qua các xếp hạng: sĩ, nông, công, thương. Người ta cũng gọi những người làm nghề thương mại bằng từ khinh miệt: bọn con buôn. Các giáo sĩ đã giới thiệu cách làm giàu như rẻ mua, đắt bán hay cho vay lấy lãi vừa phải. Trong cuốn “Bổn dạy những sự kẻ giảng phải biết và giữ về phép rửa tội” xuất bản thời Giám mục Neez năm 1742 có đoạn viết: “Mùa nào rẻ thóc, rẻ hàng hãy mua, mùa nào mắc sẽ bán cũng nên… Hay là mua lãi cách này: hãy cho người nào thật thà 10 quan hay là 100 quan mặc lòng, mà vốn ấy trao cho người ấy mặc người ấy cầm trọn đời, cùng đời con cái, đời cháu chắt người mặc lòng; mà một năm nó trả như mười quan là hai quan năm, hay là ba quan lãi: một năm là 15, 30, chốc ấy cũng nên” (1).
Đạo Công giáo du nhập vào Việt Nam không chỉ làm xuất hiện những lễ hội mới càng ngày càng được ưa chuộng như lễ Noel, lễ Valentin mà còn xuất hiện cả cách tính lịch mới theo Dương lịch và tuần lễ 7 ngày, cách ghi nhạc mới 5 dòng 7 nốt, nhiều nhạc cụ “ Tây” và cả cách biểu diễn nhạc hiện đại qua các bản hoà tấu thánh ca hay các đội kèn đồng (mà ngày nay người ta vẫn còn gọi là đội kèn Tây). Đạo Công giáo cũng đi đầu trong việc đưa một loại hình thông tin mới là báo chí với sự ra đời của tờ Nam Kỳ địa phận ra số đầu ngày 26-1-1908 và nhiều nhà báo có nghề như Trương Vĩnh Ký (1837-1898), Huỳnh Tịnh Của (1834-1907)…đem lại kiểu làm báo “Tây học”: “ nói viết như thường”. Bởi trước đây, nhiều tờ báo ở nước ta chỉ là dạng công báo chuyên đăng thông báo, văn bản của chính quyền cai trị.
Một ý nghĩa nữa không thể không nhắc đến là chính trào lưu tư tưởng tự do của phương Tây đã thổi vào Việt Nam thông qua nhiều tín đồ Công giáo và do họ không còn bị ràng buộc bởi ý thức hệ Nho giáo nên đã làm xuất hiện nhiều tư tưởng cải cách táo bạo như linh mục Đặng Đức Tuấn (1806-1874), sĩ phu Đinh Văn Điền ở Yên Mô, Ninh Bình và đặc biệt là Nguyễn Trường Tộ (1830-1871) mà nhiều kiến nghị đổi mới của ông ngày nay vẫn mang tính thời sự.
Đạo Công giáo giới thiệu văn hoá, văn minh phương Tây vào Việt Nam thì nó cũng làm vai trò giới thiệu văn hoá Việt Nam ra thế giới bên ngoài.
Các giáo sĩ khi đến Việt Nam, hàng năm đều phải làm tường trình về MEP (Missions Étrangères de Paris) hay Roma về tình hình truyền giáo nên họ có nhiều ghi chép về đất nước, con người ở đây. Nhiều ghi chép của họ là những tác phẩm nghiên cứu về dân tộc, tôn giáo, lịch sử, địa lý có giá trị như các tác phẩm Truyện xứ Đông Kinh của Bunzomi, Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài; Hành trình truyền giáo của A. Rhodes hay các cuốn Địa lý lịch sử Quảng Bình qua thư tịch triều đình; Di tích lịch sử Quảng Bình; Dinh trấn các chúa Nguyễn trước Gia Long…của Leopold Cadiere (1869-1965). Các tác phẩm này khi được giới thiệu ở nước ngoài ví dụ bộ ba Từ điển Việt – Bồ – La; Ngữ pháp tiếng Việt; Phép giảng tám ngày của A. Rhodes được in ở Roma năm 1651, thế giới không chỉ biết thêm một chữ viết của người Việt mà còn làm thay đổi nhiều quan niệm của nước ngoài với Việt Nam, ví dụ quan niệm: “ngoài châu Âu ra thì toàn là man di, mọi rợ” hay “Trung Quốc là tất cả những gì đẹp đẽ nhất trái đất”. A. Rhodes đã đặt câu hỏi cho các nhà nghiên cứu ở châu Âu: “Tôi không biết vì sao đất nước rất xinh đẹp này lại không được biết tới, vì sao các nhà địa lý châu Âu không biết tên gọi và gần như không ghi trong bản đồ nào cả. Tuy họ chép đầy đủ tên các nước trên thế giới” (2). Một số giáo sĩ có những nhận xét khá sắc sảo về người Việt như Bunzomi, người Ý, đến Đàng Trong ngày 18-1-1615 đã so sánh người Việt với một số cư dân châu Á như sau: “Họ không nghiêng về văn chương, tính tình không thâm hiểm như người Tàu. Họ không nghiêng về quân bị, tính tình không độc ác như người Nhật. Cả về tầm thước cũng không cao như người Tàu song không thấp như người Nhật. Dễ nghe, dễ tin và nhiều mê tín nhưng người dân Việt dễ nhận ra lẽ phải, không kiêu căng hay tự tôn như người Tàu” (3).
Có những tài liệu của các thừa sai trước đây, bây giờ trở thành những bằng chứng về chủ quyền biên cương của Tổ quốc như ghi chép của Giám mục J. Louis Tabert viết trên tạp chí Journal of the Royal Asia society of Bengal tháng 9-1937: “Quần đảo Panacels mà người Việt gọi là Cát Vàng hay Hoàng Sa gồm nhiều đảo chằng chịt với những đảo nhỏ và bãi cát mà các nhà hàng hải khiếp sợ một cách chính đáng do người Việt xứ Đàng Trong chiếm cứ. Năm 1816, vua Gia Long cắm cờ trên quần đảo này”.
2- Hội nhập văn hoá Việt để Việt hoá đạo Công giáo
Trước hết, phải khẳng định không phải sau Công đồng Vaticanô 2, ở Việt Nam mới diễn ra tiến trình hội nhập văn hoá dân tộc mà ngay từ khi tôn giáo này du nhập vào Việt Nam. Bằng chứng là những tín hữu đầu tiên ở Thăng Long đã dùng thể thơ lục bát để ghi lại sự tích trong Kinh thánh. Ngày Tết, các gia đình Công giáo vẫn dựng cây nêu nhưng phía trên ngọn có thêm hình Thánh giá. Ngày lễ Lá, người ta dùng lá dừa thay cho lá ôliu…Hơn nữa tiến trình này cũng có sự hướng dẫn của Giáo hội chứ không phải là hoàn toàn đơn phương, tự phát. Rõ nhất là bản Monita ad Misinarios (Nhắn nhủ các thừa sai) mà Bộ Truyền giáo đức tin đã trao cho hai Giám mục tiên khởi là Francois Pallu và Lambert de la Motte đến Việt Nam năm 1659. Bản Monita viết: “ Chư huynh đừng bao giờ muốn sửa đổi, đừng tìm lý lẽ nào để buộc dân chúng sửa đổi những phép xã giao, tập tục, phong hoá của họ trừ khi nó hiển nhiên mâu thuẫn với đạo thánh và luân lý. Có gì vô lý và bỉ ổi hơn mang theo cả nước Pháp, Tây Ban Nha, ý hay bất cứ nước nào khác bên trời Âu sang cho dân á Đông chăng? Không phải mang thứ ấy cho họ mà là mang chân lý đức tin, một chân lý, không loại trừ nghi lễ và tập tục của bất cứ dân tộc nào, cũng không xúc phạm đến nghi lễ, tập tục ấy, miễn là chúng không xấu; ngược lại chân lý ấy muốn người ta bảo tồn và duy trì chúng là đàng khác”.
Thứ hai, tiến trình hội nhập văn hoá dân tộc của đạo Công giáo diễn ra trong thời gian dài với nhiều thăng trầm kể cả xung đột, bi kịch và phải trả giá khá đắt nhất là giai đoạn dưới triều Nguyễn ở nước ta. Đồng thời, dưới chế độ thực dân, không phải là thời kỳ thuận lợi để tôn giáo này hội nhập văn hoá dân tộc. Bởi một trong các điều kiện để hội nhập của đạo Công giáo là phải xây dựng được đội ngũ giáo sĩ người Việt. Thế nhưng, không ít thừa sai nước ngoài ngăn cản phong chức linh mục nhất là giám mục cho người Việt. Vì vậy, nếu lấy năm 1533 như Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi là năm đạo Công giáo được du nhập vào Việt Nam thì 135 năm sau tức năm 1668 mới có người Việt đầu tiên là linh mục và 400 năm sau mới có giám mục người Việt đầu tiên (năm 1933). Còn số lượng cũng rất hạn chế, từ năm 1863 đến năm 1945 chỉ có 153 tu sĩ người Việt được truyền chức linh mục, năm cao nhất là năm 1937 có 10 tân linh mục. Không ít lần chính quyền thực dân Pháp cũng muốn thay đạo Công giáo Việt Nam bằng đạo Tin Lành và thay cả các cơ sở từ thiện của Công giáo bằng cơ sở của Nhà nước. Ngày 14-5-1904, Thống sứ Bắc Kỳ Foures đã báo có với viên Toàn quyền Beau như sau: “Các cơ sở y tế tại các dòng tu phục vụ rất tốt. Hiện nay, hầu hết các bệnh viện dân bản xứ vẫn dùng các nữ tu S. Paul. Tìm các điều dưỡng viên là dân thường đảm nhiệm các công việc ấy cùng với một mức lương đó là điều rất khó. Bên giáo dục từ lâu nay, các dòng tu đã mở và điều hành được những trường tốt nhất, có thể nói là duy nhất…Mua lại các cơ sở ấy, hoặc xây dựng các cơ sở tương đương, thay thế nhân sự các dòng tu đang phục vụ tại các bệnh viện và nhà trường sẽ đưa đến hậu quả thảm hại cho ngân sách địa phương. Chính quyền không thể làm được các việc như các dòng tu đã làm mà còn là gánh nặng ghê gớm đối với tài chính quốc gia” (4).
Mặc dù trải qua những sóng gió gập ghềnh nhưng với tinh thần dân tộc của rất nhiều thế hệ người Công giáo, tôn giáo này đã hội nhập được với văn hoá dân tộc để tạo ra một tôn giáo gần gũi với người Việt từ kiến trúc, nghi lễ, lối sống đến nghệ thuật, phụng vụ Công giáo.
Bên cạnh các nhà thờ kiến trúc kiểu gotic, roman cũng có rất nhiều nhà thờ “Nam” mang đậm phong cách dân tộc như nhà thờ lớn Phát Diệm Ninh Bình) rất gần với kiến trúc đình chùa. Nhà thờ Cam Ly (Đà Lạt) dáng dấp như ngôi nhà sàn của đồng bào Thượng. Nhà thờ Pleichuet (Gia Lai) lại thiết kế như ngôi nhà rông của người Jrai, Bahnar… Đồng thời ngay cả các kiến trúc theo phương Tây như nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, nhà thờ Phú Nhai (Nam Định), nhà thờ lớn Hà Nội… người ta vẫn nhận ra bản sắc văn hoá dân tộc qua bàn tay thi công khéo léo của người thợ Việt. Nhà thờ nào cũng có kiến trúc phụ như núi đá, hồ ao, cây xanh như vũ trụ thu nhỏ theo triết lý của người phương Đông “thiên địa nhân nhất thể”. Các bức chạm khắc ở nhà thờ cũng đủ đào, cúc, trúc, mai; long ly, quy, phượng. Các gian nhà thờ cũng chọn con số lẻ 5,7,9. Còn chỗ ngồi trong nhà thờ thì chia ra “nam tả, nữ hữu”. Đây là điều chỉ thấy ở Việt Nam.
Quan sát một đám rước của người Công giáo cũng không khác rước làng bao nhiêu. Cũng trống, kèn, hội bát âm, cờ ngũ sắc. Cũng chú lùn đi kheo, múa trống. Các ông cũng khăn xếp, áo the. Các bà cũng áo dài tứ thân, nón lá. Có khác là thêm hội kèn Tây. Nhà người Công giáo bây giờ cũng thắp hương, bày hoa quả trước di ảnh người quá cố. Tại nhà thờ, tín hữu còn viết lời khấn nguyện ra giấy và đốt trước tượng ảnh nữa.
Trăn trở với nghệ thuật dân tộc, các hoạ sĩ, nhạc sĩ Công giáo cũng đã sáng tạo ra nhiều tác phẩm thuộc nghệ thuật thánh được dư luận đánh giá cao như các bức Madalena dưới chân Thập giá của Lê Văn Đệ, Đức Mẹ Việt Nam của Nam Phong, Giáng sinh của Nguyễn Gia Trí hay các nhạc phẩm Đêm đông của Hải Linh, Kinh hoà bình của Kim Long…Qua các tác phẩm đó, hình ảnh các thánh nhân đã mang vóc dáng người Việt và các làn điệu dân ca từ quan họ Bắc Ninh trữ tình đến các giai điệu Jarai, Bahnar bốc lửa đều có thể tìm thấy ở thánh nhạc.
Buổi đầu, các giáo sĩ theo giáo lý tôn giáo độc thần duy nhất vì vậy những người tiến bộ như Đắc Lộ vẫn coi tất cả các tôn giáo khác là mê tín là tà đạo và không chấp nhận nghi thức thờ cúng tổ tiên. Nhưng đó là điều khác với truyền thống văn hoá dân tộc. Bây giờ, đạo Công giáo gọi các tôn giáo khác là “tôn giáo bạn”. Người Công giáo được kết hôn với người khác đạo. Đây là điều mơ ước của bao đôi trai gái trước đây:
“Amen, lạy Đức Chúa Trời
Cầu cho bên đạo bên đời lấy nhau”
Tại rất nhiều vùng quê, người Công giáo và không Công giáo sống chan hoà với nhau mà người ta gọi một danh từ rất hay là “làng xôi đỗ”. Người Công giáo vẫn đến chùa ngày Phật đản, người không Công giáo lại đến chia vui với người Công giáo ngày chầu lượt và còn đóng góp cả tiền để sửa nhà thờ nữa.
Một số người vẫn cáo buộc đạo Công giáo phổ biến chữ quốc ngữ làm đứt đoạn văn hoá dân tộc. Thế nhưng chính các sĩ phu của nhóm Đông kinh nghĩa thục đã hết sức cổ vũ cho việc học chữ quốc ngữ và coi đó là một kế sách để mở mang dân trí. Việc bỏ chữ Hán, chữ Nôm không phải lỗi của Công giáo. Từ năm 1910, Thống sứ Bắc Kỳ ra nghị định buộc phải dùng chữ quốc ngữ trong giấy tờ hành chính và trong thi cử nên chữ Hán và chữ Nôm mai một dần. Nhưng ở nhiều chủng viện vẫn buộc chủng sinh phải học chữ Hán, chữ Nôm. Kho tư liệu về chữ Hán Nôm Công giáo để lại ngày nay cũng rất đồ sộ (5). Nhiều tác giả như Majorica (1591-1656) đã viết 45 tác phẩm chữ Nôm với 1,2 triệu chữ.
Yêu nước là truyền thống của người Việt. Vì vậy yêu nước cũng là nét đặc trưng của người Công giáo. Bởi họ đã là người Việt trước khi trở thành tín đồ. Chính điều này đã tạo ra phong trào yêu nước của người Công giáo ngày càng sâu rộng. Ngay lúc đạo Công giáo bị cấm, Nguyễn Trường Tộ vẫn trăn trở dâng lên triều đình 58 bản điều trần những mong nước mạnh để có thể đánh đuổi Pháp xâm lược. Tiếp đó, nhiều người Công giáo đã theo Phan Bội Châu làm cách mạng và có người đã phải bị tù đày ở Côn đảo như các linh mục Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Thần Đồng, Đậu Quang Lĩnh. Ngay những ngày đầu tháng 8-1945, nhiều người Công giáo đã ủng hộ cách mạng và giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Chính phủ, Quốc hội. Trong hai cuộc kháng chiến cũng như công cuộc đổi mới hiện nay, người Công giáo vẫn chủ trương “ đồng hành cùng dân tộc”, là công dân tốt và cũng là người Công giáo tốt.
Công giáo Việt Nam ngày nay là sản phẩm của sự giao lưu giữa văn hoá phương Tây và văn hoá dân tộc. Đây là thành công trong việc mở cửa giao lưu với quốc tế nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc. Điều này, có thể giúp chúng ta không quá lo lắng khi hội nhập với thế giới hôm nay để có thể vừa “chớp được thời cơ vàng” nhưng có thể vượt qua “thảm hoạ đen”.
Chú thích:
1-Dẫn theo Nguyễn Khắc xuyên: Lịch sử địa phận Hà Nội 1626-1954, Paris 1994, tr.150
2-A. Rhodes: Hành trình truyền giáo, Đại kết 1994, tr.143.
3- Nguyễn Hồng: Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, tập 1, Hiện Tại, SG 1959, tr.55
4- Dt Nguyễn Thế Thoại: Công giáo trên quê hương VN, tập 2, Lưu hành nội bộ 2001, tr. 291
5- Theo Lm Nguyễn Hưng: Sơ thảo thư mục Hán Nôm Công giáo, Lưu hành nội bộ 2000, có tới 308 tác phẩm Hán Nôm Công giáo đã được sưu tầm.
Hội thảo quốc tế: Văn hoá tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hoá
HÀ NỘI - Ngày 29-10-2009, tại Trường đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu tôn giáo đương đại đã tổ chức cuộc Hội thảo quốc tế với chủ đề: Văn hoá tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hoá. Đã có hơn 30 báo cáo khoa học gửi về cho ban tổ chức trong đó có một số nhà khoa học ở nước ngoài như GS.TS Kim Chae Young ở đại học Sogang ( Hàn Quốc), GS Trần Văn Đoàn ở đại học quốc gia Đài Bắc, GS Trần Văn Toàn ở đại học Lille ( Pháp). Đại diện Ban tôn giáo Chính phủ, Viện Nghiên cứu tôn giáo- Viện KHXHVN, Viện ngiên cứu tín ngưỡng, tôn giáo- Học viện CT-HC QG Hồ Chí Minh và nhiều trường đại học, cơ quan nghiên cứu trong nước đã đến dự.
Điều đặc biệt là các học giả là người Công giáo chiếm phần đông trong hội thảo kể cả trong và ngoài nước như GS Trần Văn Đoàn, GS Trần Văn Toàn, Linh mục GS Nguyễn Thái Hợp, Linh mục Thiện Cẩm, TS Phạm Huy Thông, nhà báo Vương Đình Chữ…
Phát biểu khai mạc cuộc hội thảo, PGS.TS Lâm Bá Nam- Phó Hiệu trưởng trường KHXH&NV đã biểu dương cố gắng của Trung tâm nghiên cứu tôn giáo đương đại, dù mới thành lập được 2 năm nhưng đã mạnh dạn nghiên cứu những vấn đề thời sự, cảm ơn sự cộng tác của các nhà nghiên cứu và nhất là cảm ơn sự tài trợ của Viện Nghiên cứu tôn giáo AACHEN ( Đức) để cuộc hội thảo thành công.
Các tham luận dược chia thành 4 nhóm đề tài: Tôn giáo học và thời đại; Tôn giáo và toàn cầu hoá; Tôn giáo và văn hoá; Nhà nước Việt Nam và văn hoá tôn giáo. Hầu hết các báo cáo đều đề cao giá trị nhân văn của các tôn giáo và góp phần làm cho sự giao lưu văn hoá quốc tế được đẩy mạnh cũng như làm phong phú văn hoá ở từng quốc gia.
Sự phát triển thành công của một số tôn giáo ở Việt Nam như Phật giáo, Công giáo đã chứng tỏ bản sắc văn hoá dân tộc vẫn được duy trì nếu như xã hội tạo điều kiện cho các tôn giáo hội nhập. Và đó cũng là cơ sở để chúng ta không nên quá lo lắng khi đất nước ta tiến hành hội nhập quốc tế hiện nay.
Một số nhà nghiên cứu khi đi tìm mô hình phù hợp cho quan hệ giữa Nhà nước và tôn giáo đã cho rằng, nguyên tắc Nhà nước thế tục ( Principe de laicite d’Etat) do các mạng Pháp khởi xướng từ năm 1789 là nguyên tắc đúng đắn nhưng khi áp dụng ở nhiều nước cũng khác nhau và không có khuôn mẫu chung cho mọi quốc gia. Tuy nhiên sự thành công của đạo Công giáo Việt Nam cũng chứng tỏ tính hoàn vũ của tôn giáo này nhưng không làm triệt tiêu văn hoá dân tộc.
Mừng 125 năm thành lập giáo xứ Bình Chánh và Thánh Lễ Thêm Sức
Phêrô Nguyễn Quang Ngọc
10:58 03/11/2009
SAIGÒN - Thứ ba ngày 3 tháng 11 lúc 16h30. Các đoàn thể, Hội Đồng Mục Vụ, Giới Trẻ và ca đoàn, các em được Thêm Sức, Bao Đồng cùng cha mẹ và người đỡ đầu xếp thành hai hàng dài đứng từ trong khuôn viên Thánh Đường ra ngoài cổng nhà thờ để đón Đức Giám Mục Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Cha Hạt Trưởng hạt Tân Sơn Nhì, Cha bề trên giám tỉnh dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam, Cha giám đốc của toàn thể Hóc Môn, Cha bề trên của Phanxico cùng toàn thể quý Cha và quý khách.
Hình ảnh Thánh Lễ
Đúng 16h45, Cha Chánh xứ Phanxico Xavie Nguyễn Đức Việt và Cha Phụ tá Phanxico Xavie Trần Minh Quân và cộng đoàn Giáo Xứ đón chào Đức Cha và quý Cha đồng tế trong tiếng vỗ tay giòn dã và lời ca vang chào mừng của các em Thêm Sức và các em lãnh nhận bí tích Bao Đồng.
Trước Thánh Lễ đại diện em giáo lý viên đọc bài dẫn lễ: “Kính thưa cộng đoàn, hôm nay chúng ta hiệp cùng Hội Thánh hân hoan mừng Lễ Thánh Martino, bổn mạng Giáo xứ. Niềm vui càng to lớn hơn khi chúng ta được cùng với Đức Giám Mục Phụ tá dâng Thánh Lễ tạ ơn Chúa trong dịp kỷ niệm 125 năm thành lập Giáo Xứ. Trong Thánh Lễ này, chúng ta hợp ý cầu nguyện đặc biệt cho 55 anh chị em sắp lãnh nhận bí tích Thêm Sức và 13 anh chị em được lãnh nhận bí tích Bao Đồng và các vị trong Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ vừa mãn nhiệm cũng như những vị mới lãnh trách nhiệm. Xin Chúa Thánh Thần xuống trên các anh chị em này và trên từng người chúng ta, để Ngài canh tân cõi lòng và khát vọng làm chứng cho Tin Mừng”.
Thánh Lễ bắt đầu vào lúc 17h00, Cha Phêrô có lời chúc mừng đến Giáo Xứ, cùng toàn thể dân Chúa đang quy tụ nơi Thánh Đường Giáo xứ Bình Chánh.
Đức Cha Phêrô trong bài giảng của mình, đã chia sẻ với các em thiếu nhi niềm vui và lòng khát mong lãnh nhận Chúa Thánh Thần, chính là Hơi Thở của Thiên Chúa. Chúng ta có thể sống nhịn ăn, nhịn uống, nhưng không thể thiếu đi hơi thở, hơi thở rất quan trọng, mà nó lại được Thiên Chúa ban tặng miễn phí cho chúng ta. “Các em sắp là những người tín hữu trưởng thành trong đạo” nhờ vậy các em sẽ sống mạnh, sống vui, sống hạnh phúc, sống bình an.
Sau Thánh Lễ, ông chủ tịch thay mặt Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ gởi lời cám ơn đến Đức Cha, quý Cha đã không quảng ngại đường xá xa xôi đến giáo xứ để dâng Thánh Lễ tạ ơn Chúa trong dịp kỷ niệm 125 năm thành lập Giáo Xứ và ban bí tích Thêm Sức, Bao Đồng để các em được thêm tuổi mới trong Chúa Thánh Thần. Nguyện xin hồng ân Thiên Chúa luôn luôn trợ lực cho Đức Cha, quý Cha dồi dào sức khỏe bình an để chu toàn sứ mạng Chúa giáo.
Hình ảnh Thánh Lễ
Đúng 16h45, Cha Chánh xứ Phanxico Xavie Nguyễn Đức Việt và Cha Phụ tá Phanxico Xavie Trần Minh Quân và cộng đoàn Giáo Xứ đón chào Đức Cha và quý Cha đồng tế trong tiếng vỗ tay giòn dã và lời ca vang chào mừng của các em Thêm Sức và các em lãnh nhận bí tích Bao Đồng.
Trước Thánh Lễ đại diện em giáo lý viên đọc bài dẫn lễ: “Kính thưa cộng đoàn, hôm nay chúng ta hiệp cùng Hội Thánh hân hoan mừng Lễ Thánh Martino, bổn mạng Giáo xứ. Niềm vui càng to lớn hơn khi chúng ta được cùng với Đức Giám Mục Phụ tá dâng Thánh Lễ tạ ơn Chúa trong dịp kỷ niệm 125 năm thành lập Giáo Xứ. Trong Thánh Lễ này, chúng ta hợp ý cầu nguyện đặc biệt cho 55 anh chị em sắp lãnh nhận bí tích Thêm Sức và 13 anh chị em được lãnh nhận bí tích Bao Đồng và các vị trong Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ vừa mãn nhiệm cũng như những vị mới lãnh trách nhiệm. Xin Chúa Thánh Thần xuống trên các anh chị em này và trên từng người chúng ta, để Ngài canh tân cõi lòng và khát vọng làm chứng cho Tin Mừng”.
Thánh Lễ bắt đầu vào lúc 17h00, Cha Phêrô có lời chúc mừng đến Giáo Xứ, cùng toàn thể dân Chúa đang quy tụ nơi Thánh Đường Giáo xứ Bình Chánh.
Đức Cha Phêrô trong bài giảng của mình, đã chia sẻ với các em thiếu nhi niềm vui và lòng khát mong lãnh nhận Chúa Thánh Thần, chính là Hơi Thở của Thiên Chúa. Chúng ta có thể sống nhịn ăn, nhịn uống, nhưng không thể thiếu đi hơi thở, hơi thở rất quan trọng, mà nó lại được Thiên Chúa ban tặng miễn phí cho chúng ta. “Các em sắp là những người tín hữu trưởng thành trong đạo” nhờ vậy các em sẽ sống mạnh, sống vui, sống hạnh phúc, sống bình an.
Sau Thánh Lễ, ông chủ tịch thay mặt Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ gởi lời cám ơn đến Đức Cha, quý Cha đã không quảng ngại đường xá xa xôi đến giáo xứ để dâng Thánh Lễ tạ ơn Chúa trong dịp kỷ niệm 125 năm thành lập Giáo Xứ và ban bí tích Thêm Sức, Bao Đồng để các em được thêm tuổi mới trong Chúa Thánh Thần. Nguyện xin hồng ân Thiên Chúa luôn luôn trợ lực cho Đức Cha, quý Cha dồi dào sức khỏe bình an để chu toàn sứ mạng Chúa giáo.
Chuẩn bị khai mạc Năm Thánh 2010: Phỏng vấn Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt
Phóng viên WHĐ
17:20 03/11/2009
WHĐ (3.11.2009) – Còn đúng ba tuần nữa, vào ngày 24-11-2009, Năm Thánh kỷ niệm 50 năm thiết lập hàng Giáo phẩm tại Việt Nam chính thức bắt đầu bằng Lễ Khai mạc trọng thể tại Sở Kiện (Kẻ Sở) thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội. Nhân dịp này, phóng viên WHĐ đã xin được phỏng vấn Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng giám mục TGP Hà Nội, và được Ngài nhận lời. Xin chân thành cảm ơn Đức Tổng Giuse và trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả toàn văn bài phỏng vấn.
Kính chào Đức Tổng. Theo Thông báo của HĐGM Việt Nam, Năm Thánh kỷ niệm 50 năm thiết lập hàng Giáo phẩm tại Việt Nam chính thức bắt đầu bằng Lễ Khai mạc tại Sở Kiện (Kẻ Sở) thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội. Như vậy Sở Kiện của TGP Hà Nội là nơi nhận vinh dự và trách nhiệm tổ chức một sự kiện lớn của Giáo Hội tại Việt Nam. Xin Đức Tổng cho biết vì sao Sở Kiện đã được TGP Hà Nội chọn cho sự kiện đáng nhớ này?
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt: Miền Bắc được vinh dự tổ chức lễ Khai mạc Năm Thánh trong đó Tổng Giáo phận Hà nội đóng vai trò chủ đạo với sự tham gia của cả Giáo Hội Việt nam, đặc biệt các giáo phận thuộc giáo tỉnh Hà Nội. Sở Kiện được chọn làm nơi cử hành các Nghi thức Khai mạc vì nhiều lý do. Lý do lịch sử: Sở Kiện là thủ phủ đầu tiên được xây dựng kiên cố tại miền Bắc. Tại Sở Kiện, một quần thể kiến trúc khá đồ sộ mang một vẻ đẹp hài hòa gồm Nhà thờ chính tòa và Tòa Giám mục của giáo phận Tây Đàng Ngoài cùng với Đại chủng viện trải trên một diện tích gần 4 mẫu tây. Trừ ngôi trường Lý Đoán bị hư hại và ngôi trường Thần Học bị xuống cấp, tất cả hầu như còn nguyên vẹn. Tại đây còn lưu giữ nhiều di tích của các thánh Tử Đạo Việt Nam như hài cốt, xiềng xích, bình đựng đất, bông, vải thấm máu các thánh Tử Đạo. Lý do địa lý: Sở Kiện nằm ở trung lộ của các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình và Hà Nội. Rất thuận lợi cho đông đảo giáo dân từ Bùi Chu, Phát Diệm, Thái Bình và Hà Nội đến tham dự các nghi thức Khai mạc Năm Thánh. Lý do môi trường: Sở Kiện là khuôn viên rộng lớn nhất mà Tổng giáo phận có được. Tuy nằm trong một thị trấn, nhưng có đường giao thông khá thuận lợi. Ngoài quốc lộ 1, lối vào Sở Kiện có 3 con đường giúp cho lượng người và xe đông đảo giao thông dễ dàng.
-Thưa Đức Tổng, nhận trách nhiệm tổ chức Lễ Khai mạc Năm Thánh, các thành phần dân Chúa của TGP Hà Nội cảm thấy có những thuận lợi và khó khăn gì?
- Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt: Tổ chức lễ Khai mạc Năm Thánh là một trách nhiệm quan trọng. Nhưng công việc khá xuôi chảy nhờ vào nhiều yếu tố thuận lợi. Trên hết, Hội đồng Giám mục Việt Nam và Dân Chúa khắp nơi đều hưởng ứng và tích cực góp phần vào việc tổ chức. Đức Hồng Y trưởng ban Năm Thánh, Đức cha Chủ tịch HĐGM và Quý Đức Cha đều quan tâm thăm hỏi, động viên bằng những trợ giúp cụ thể. Đặc biệt các giáo phận trong giáo tỉnh Hà Nội hăng hái cộng tác bằng cả nhân lực lẫn vật lực. Giáo phận Hải Phòng thiết kế một ngọn đuốc khổng lồ. Giáo phận Bắc Ninh phụ trách làm bàn thờ tổ tiên với nghi thức tưởng nhớ tiền nhân. Giáo phận Vinh và Phát Diệm cung cấp 300 bạn trẻ giúp giữ trật tự. Giáo phận Bùi Chu đóng góp 200 kèn. Giáo phận Thái Bình 200 trống. Các giáo phận Thanh Hóa, Hưng Hóa, Lạng Sơn đóng góp các ca viên cho một ca đoàn tổng hợp của cả giáo tỉnh gồm 750 ca viên do nhạc sư Phạm Đức Huyến điều khiển. Nên giáo dân Tổng Giáo phận Hà nội thấy phấn khởi hăng hái. Các giáo xứ chung quanh Sở Kiện sẵn sàng đón tiếp và phục vụ các đoàn đại biểu chính thức của các giáo phận đến dự lễ. Các gia đình tại Sở Kiện mở cửa đón tiếp các linh mục từ khắp nơi. Từ mấy tháng nay, mọi thành phần Dân Chúa tích cực góp phần chuẩn bị cho cuộc lễ trọng đại này. Kể cả chính quyền các cấp và mọi thành phần xã hội cũng tích cực tham gia việc chuẩn bị. Tuy nhiên công việc gặp không ít khó khăn. Lúc đầu chính quyền địa phương chưa hiểu việc tổ chức Năm Thánh tại đây. Sự tham gia của nhiều giáo phận khiến công tác phối hợp vất vả hơn. Sở Kiện là một thị trấn nên thiếu thốn nhiều phương tiện như chỗ ăn nghỉ, điện, nước, vệ sinh... Nhưng với sự hăng say, quảng đại của giáo dân Hà Nội, tinh thần trách nhiệm với công việc của cả Giáo Hội và với sự giúp đỡ của Hội đồng Giám mục và toàn thể Dân Chúa khắp nơi, chúng tôi tin có thể vượt qua những khó khăn, hết sức cố gắng để buổi lễ được hoàn hảo.
Xin Đức Tổng chia sẻ cho độc giả WHĐ những ý tưởng và tâm tình về Năm Thánh 2010 của Giáo Hội tại Việt Nam.
- Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt: Năm Thánh 2010 là cột mốc cho những kỷ niệm lớn: 350 năm thành lập 2 giáo phận đầu tiên Đàng Ngoài và Đàng Trong với hai vị Giám mục Đại diện Tông tòa người Pháp; 50 năm thiết lập hàng Giáo phẩm Việt Nam với các vị Giám mục chính tòa người Việt nam. Những kỷ niệm đó cho thấy sự lớn mạnh của Giáo Hội Việt Nam. Nhìn lại những chặng đường đó tôi cảm tạ Thiên Chúa vì đã yêu thương ban ân huệ đức tin cao quí cho dân tộc Việt nam. Tôi tri ân các vị Thừa Sai đã xả thân để đem món quà đó đến trao tận tay cho chúng ta. Tôi hãnh diện và yêu mến tổ tiên Việt Nam chúng ta, đã hi sinh cả mạng sống để gìn giữ món quà quí giá đó. Nhìn lại lịch sử Giáo Hội Việt Nam tôi càng tin vào Lời Chúa dạy: “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12, 24). Tin Mừng gieo vào Việt Nam gặp biết bao khó khăn. Những thế lực sự dữ luôn muốn tận diệt hạt giống Tin Mừng. Lạ lùng làm sao, càng gặp khó khăn hạt giống Tin Mừng càng nẩy nở, càng trong gian lao, hạt lúa càng trổ bông chín vàng cho mùa gặt phong phú.
Năm Thánh 2010 là dịp chúng ta ôn lại lịch sử Giáo hội Việt nam để tạ ơn Chúa, nhớ ơn các bậc tiền nhân anh hùng và ý thức trách nhiệm của chúng ta. Học bài học lịch sử qua gương trung nghĩa của tiền nhân ta sẽ biết cách gìn giữ và phát triển hồng ân đức tin cao quí để làm chứng cho Chúa. Giáo Hội Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng chúng ta hãy tin rằng những khó khăn chỉ có thể giúp đức tin thêm vững mạnh và Giáo hội thêm phát triển.
Được biết Đức Tổng rất bận với công việc chuẩn bị Lễ Khai mạc Năm Thánh và nhiều việc khác nữa, nhưng Đức Tổng đã dành sự ưu ái cho WHĐ khi sẵn lòng đồng hành với WHĐ qua cuộc gặp gỡ này. Xin chân thành cảm ơn Đức Tổng.
(Nguồn: www.hdgmvietnam.org)
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt: Miền Bắc được vinh dự tổ chức lễ Khai mạc Năm Thánh trong đó Tổng Giáo phận Hà nội đóng vai trò chủ đạo với sự tham gia của cả Giáo Hội Việt nam, đặc biệt các giáo phận thuộc giáo tỉnh Hà Nội. Sở Kiện được chọn làm nơi cử hành các Nghi thức Khai mạc vì nhiều lý do. Lý do lịch sử: Sở Kiện là thủ phủ đầu tiên được xây dựng kiên cố tại miền Bắc. Tại Sở Kiện, một quần thể kiến trúc khá đồ sộ mang một vẻ đẹp hài hòa gồm Nhà thờ chính tòa và Tòa Giám mục của giáo phận Tây Đàng Ngoài cùng với Đại chủng viện trải trên một diện tích gần 4 mẫu tây. Trừ ngôi trường Lý Đoán bị hư hại và ngôi trường Thần Học bị xuống cấp, tất cả hầu như còn nguyên vẹn. Tại đây còn lưu giữ nhiều di tích của các thánh Tử Đạo Việt Nam như hài cốt, xiềng xích, bình đựng đất, bông, vải thấm máu các thánh Tử Đạo. Lý do địa lý: Sở Kiện nằm ở trung lộ của các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình và Hà Nội. Rất thuận lợi cho đông đảo giáo dân từ Bùi Chu, Phát Diệm, Thái Bình và Hà Nội đến tham dự các nghi thức Khai mạc Năm Thánh. Lý do môi trường: Sở Kiện là khuôn viên rộng lớn nhất mà Tổng giáo phận có được. Tuy nằm trong một thị trấn, nhưng có đường giao thông khá thuận lợi. Ngoài quốc lộ 1, lối vào Sở Kiện có 3 con đường giúp cho lượng người và xe đông đảo giao thông dễ dàng.
-Thưa Đức Tổng, nhận trách nhiệm tổ chức Lễ Khai mạc Năm Thánh, các thành phần dân Chúa của TGP Hà Nội cảm thấy có những thuận lợi và khó khăn gì?
- Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt: Tổ chức lễ Khai mạc Năm Thánh là một trách nhiệm quan trọng. Nhưng công việc khá xuôi chảy nhờ vào nhiều yếu tố thuận lợi. Trên hết, Hội đồng Giám mục Việt Nam và Dân Chúa khắp nơi đều hưởng ứng và tích cực góp phần vào việc tổ chức. Đức Hồng Y trưởng ban Năm Thánh, Đức cha Chủ tịch HĐGM và Quý Đức Cha đều quan tâm thăm hỏi, động viên bằng những trợ giúp cụ thể. Đặc biệt các giáo phận trong giáo tỉnh Hà Nội hăng hái cộng tác bằng cả nhân lực lẫn vật lực. Giáo phận Hải Phòng thiết kế một ngọn đuốc khổng lồ. Giáo phận Bắc Ninh phụ trách làm bàn thờ tổ tiên với nghi thức tưởng nhớ tiền nhân. Giáo phận Vinh và Phát Diệm cung cấp 300 bạn trẻ giúp giữ trật tự. Giáo phận Bùi Chu đóng góp 200 kèn. Giáo phận Thái Bình 200 trống. Các giáo phận Thanh Hóa, Hưng Hóa, Lạng Sơn đóng góp các ca viên cho một ca đoàn tổng hợp của cả giáo tỉnh gồm 750 ca viên do nhạc sư Phạm Đức Huyến điều khiển. Nên giáo dân Tổng Giáo phận Hà nội thấy phấn khởi hăng hái. Các giáo xứ chung quanh Sở Kiện sẵn sàng đón tiếp và phục vụ các đoàn đại biểu chính thức của các giáo phận đến dự lễ. Các gia đình tại Sở Kiện mở cửa đón tiếp các linh mục từ khắp nơi. Từ mấy tháng nay, mọi thành phần Dân Chúa tích cực góp phần chuẩn bị cho cuộc lễ trọng đại này. Kể cả chính quyền các cấp và mọi thành phần xã hội cũng tích cực tham gia việc chuẩn bị. Tuy nhiên công việc gặp không ít khó khăn. Lúc đầu chính quyền địa phương chưa hiểu việc tổ chức Năm Thánh tại đây. Sự tham gia của nhiều giáo phận khiến công tác phối hợp vất vả hơn. Sở Kiện là một thị trấn nên thiếu thốn nhiều phương tiện như chỗ ăn nghỉ, điện, nước, vệ sinh... Nhưng với sự hăng say, quảng đại của giáo dân Hà Nội, tinh thần trách nhiệm với công việc của cả Giáo Hội và với sự giúp đỡ của Hội đồng Giám mục và toàn thể Dân Chúa khắp nơi, chúng tôi tin có thể vượt qua những khó khăn, hết sức cố gắng để buổi lễ được hoàn hảo.
Xin Đức Tổng chia sẻ cho độc giả WHĐ những ý tưởng và tâm tình về Năm Thánh 2010 của Giáo Hội tại Việt Nam.
- Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt: Năm Thánh 2010 là cột mốc cho những kỷ niệm lớn: 350 năm thành lập 2 giáo phận đầu tiên Đàng Ngoài và Đàng Trong với hai vị Giám mục Đại diện Tông tòa người Pháp; 50 năm thiết lập hàng Giáo phẩm Việt Nam với các vị Giám mục chính tòa người Việt nam. Những kỷ niệm đó cho thấy sự lớn mạnh của Giáo Hội Việt Nam. Nhìn lại những chặng đường đó tôi cảm tạ Thiên Chúa vì đã yêu thương ban ân huệ đức tin cao quí cho dân tộc Việt nam. Tôi tri ân các vị Thừa Sai đã xả thân để đem món quà đó đến trao tận tay cho chúng ta. Tôi hãnh diện và yêu mến tổ tiên Việt Nam chúng ta, đã hi sinh cả mạng sống để gìn giữ món quà quí giá đó. Nhìn lại lịch sử Giáo Hội Việt Nam tôi càng tin vào Lời Chúa dạy: “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12, 24). Tin Mừng gieo vào Việt Nam gặp biết bao khó khăn. Những thế lực sự dữ luôn muốn tận diệt hạt giống Tin Mừng. Lạ lùng làm sao, càng gặp khó khăn hạt giống Tin Mừng càng nẩy nở, càng trong gian lao, hạt lúa càng trổ bông chín vàng cho mùa gặt phong phú.
Năm Thánh 2010 là dịp chúng ta ôn lại lịch sử Giáo hội Việt nam để tạ ơn Chúa, nhớ ơn các bậc tiền nhân anh hùng và ý thức trách nhiệm của chúng ta. Học bài học lịch sử qua gương trung nghĩa của tiền nhân ta sẽ biết cách gìn giữ và phát triển hồng ân đức tin cao quí để làm chứng cho Chúa. Giáo Hội Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng chúng ta hãy tin rằng những khó khăn chỉ có thể giúp đức tin thêm vững mạnh và Giáo hội thêm phát triển.
Được biết Đức Tổng rất bận với công việc chuẩn bị Lễ Khai mạc Năm Thánh và nhiều việc khác nữa, nhưng Đức Tổng đã dành sự ưu ái cho WHĐ khi sẵn lòng đồng hành với WHĐ qua cuộc gặp gỡ này. Xin chân thành cảm ơn Đức Tổng.
(Nguồn: www.hdgmvietnam.org)
Chương tình Medical Aid For Vietnam kết hợp cùng Hội Samaritano khám và chữa bệnh tại giáo xứ Đạt Giáo và Bằng Phú
Vân Sơn
20:44 03/11/2009
THANH HÓA – Trong hai ngày 31/10 và 01/11/2009, chương tình Medical Aid For Vietnam đến giáo phận Thanh Hóa kết hợp cùng với Hội Samaritano đi khám bệnh, phát thuốc và biếu quà cho bệnh nhân nghèo ở hai giáo xứ Đạt Giáo và Bằng Phú.
Hình ảnh khám bệnh và phát thuốc
Đây là lần đầu tiên chương trình Medical Aid For Vietnam đến Thanh Hóa, nhưng đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp qua cung cách làm việc rất chuyên môn và sự nhiệt huyết của mỗi thành viên trong đoàn.
Cha Tôma Lê Xuân Khấn, linh hướng của Hội Samaritano cho biết “qua cung cách làm việc rất chuyên môn của nhóm y, bác sỹ trong chương trình Medical Aid For Vietnam, các y, bác sỹ trong Hội Samaritano học hỏi được rất nhiều điều. Đặc biệt là sự nhiệt huyết và tính chuyên môn của mỗi thành viên trong đoàn. Nếu có một trường hợp bệnh nhân khó chuẩn đoán, mọi người trong nhóm cùng hội chuẩn với nhau và đưa ra kết luận, dù bệnh nhân đến khám và xin thuốc điều trị rất đông, nhưng không vì thế mà họ nóng ruột làm nhanh...”.
Anh Paul Dinh Nguyen – một thành viên trong đoàn, cho biết “chương trình Medical Aid For Vietnam được thành lập năm 1994 tại Vancourver, do bác sỹ David Neima, bác sỹ Hurh Parson và linh mục Trần Mạnh Tiến thành lập, với mục đích hỗ trợ y khoa cho các bác sỹ, bệnh viện, bệnh xá và khám chữa bệnh cho các bệnh nhân nghèo, ốm đau tàn tật tại các vùng quê Việt Nam. Các thành viên trong đoàn, đa phần là người tình nguyện, đến từ nhiều nước khác nhau: Canada, Mỹ, Úc, Hồng Kong, Phi Châu, Pháp... với các nghề chuyên môn bác sỹ, nha sỹ, dược sỹ, tu sỹ, chuyên gia y tế, kỷ thuận viên và phiên dịch viên. Để được đi, mỗi thành viên phải tự túc vé máy bay, các chi phí cá nhân và đóng mỗi người từ 1500 – 2000 Mỹ kim”. Anh cho biết thêm “đoàn đã đi khám và chữa bệnh rất nhiều nơi, có nhiều trường hợp bệnh tật ngoài sức tưởng tượng của đoàn, có những em nhỏ mắc bệnh, đáng ra được chữa trị sớm sẽ không bị dị tật, nguy hiểm tính mạng nhưng vì nghèo và không hiểu biết nên đã quá muộn và rất khó để hồi phục...”.
Được biết, trong dịp về Việt Nam lần này, đoàn đã đến khám, phát thuốc và chữa bệnh tại Quản Bình, Thanh Hóa và Vinh. Ước mong sự nhiệt huyết và tình yêu thương người nghèo của mỗi thành viên trong đoàn luôn bừng cháy mãi để chung tay xoa dịu nỗi đau mà các bệnh nhân nghèo ở các vùng quê Việt Nam đang mắc phải.
Hình ảnh khám bệnh và phát thuốc
Đây là lần đầu tiên chương trình Medical Aid For Vietnam đến Thanh Hóa, nhưng đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp qua cung cách làm việc rất chuyên môn và sự nhiệt huyết của mỗi thành viên trong đoàn.
Cha Tôma Lê Xuân Khấn, linh hướng của Hội Samaritano cho biết “qua cung cách làm việc rất chuyên môn của nhóm y, bác sỹ trong chương trình Medical Aid For Vietnam, các y, bác sỹ trong Hội Samaritano học hỏi được rất nhiều điều. Đặc biệt là sự nhiệt huyết và tính chuyên môn của mỗi thành viên trong đoàn. Nếu có một trường hợp bệnh nhân khó chuẩn đoán, mọi người trong nhóm cùng hội chuẩn với nhau và đưa ra kết luận, dù bệnh nhân đến khám và xin thuốc điều trị rất đông, nhưng không vì thế mà họ nóng ruột làm nhanh...”.
Anh Paul Dinh Nguyen – một thành viên trong đoàn, cho biết “chương trình Medical Aid For Vietnam được thành lập năm 1994 tại Vancourver, do bác sỹ David Neima, bác sỹ Hurh Parson và linh mục Trần Mạnh Tiến thành lập, với mục đích hỗ trợ y khoa cho các bác sỹ, bệnh viện, bệnh xá và khám chữa bệnh cho các bệnh nhân nghèo, ốm đau tàn tật tại các vùng quê Việt Nam. Các thành viên trong đoàn, đa phần là người tình nguyện, đến từ nhiều nước khác nhau: Canada, Mỹ, Úc, Hồng Kong, Phi Châu, Pháp... với các nghề chuyên môn bác sỹ, nha sỹ, dược sỹ, tu sỹ, chuyên gia y tế, kỷ thuận viên và phiên dịch viên. Để được đi, mỗi thành viên phải tự túc vé máy bay, các chi phí cá nhân và đóng mỗi người từ 1500 – 2000 Mỹ kim”. Anh cho biết thêm “đoàn đã đi khám và chữa bệnh rất nhiều nơi, có nhiều trường hợp bệnh tật ngoài sức tưởng tượng của đoàn, có những em nhỏ mắc bệnh, đáng ra được chữa trị sớm sẽ không bị dị tật, nguy hiểm tính mạng nhưng vì nghèo và không hiểu biết nên đã quá muộn và rất khó để hồi phục...”.
Được biết, trong dịp về Việt Nam lần này, đoàn đã đến khám, phát thuốc và chữa bệnh tại Quản Bình, Thanh Hóa và Vinh. Ước mong sự nhiệt huyết và tình yêu thương người nghèo của mỗi thành viên trong đoàn luôn bừng cháy mãi để chung tay xoa dịu nỗi đau mà các bệnh nhân nghèo ở các vùng quê Việt Nam đang mắc phải.
Bài giảng lễ An Táng cha già Augustinô Maria Nguyễn Văn Tra
LM. Jn Bùi Quang Đạo
22:19 03/11/2009
Bài giảng LỄ AN TÁNG Cha già AUGUSTINÔ MARIA NGUYỄN VĂN TRA
9h00 thứ tư 28.10.2009 tại Nhà Nguyện Toà GM. Ban Mê Thuột
Trọng kính toàn thể Cộng Đoàn Phụng Vụ quý mến,
Đức Giám mục Giáo Phận, vị Chủ Tế tang lễ trang trọng này, đã…”ưu ái” truyền lệnh cho con chia sẻ trong thánh lễ, vì lý do – theo lời Ngài bảo - “con là linh mục gốc Phát Diệm và là Hạt trưởng ở địa hạt này”! Vinh dự quá lớn ấy làm con e ngại khi thấy mình bất xứng ! Vì thế giờ đây, con chỉ biết nương theo những gợi ý của các bài đọc Sách Thánh - khá quen thuộc - vừa được công bố, để cùng với Cộng Đoàn tưởng niệm Cha già Augustinô Maria Nguyễn văn Tra trong tâm tình quý mến biết ơn và nhất là cùng hiệp ý cầu nguyện cách đặc biệt cho Ngài !
Kính thưa Cộng Đoàn,
1. Trong Bài Đọc I (Kn 4,7-15), tác giả sách Khôn Ngoan đã nêu lên những lý do tuổi già được kính trọng: “Người đầu bạc thì khôn ngoan, trong sạch, đẹp lòng Chúa”, vì họ từng trải, dạn dày kinh nghiệm sống qua cả một quá trình phục vụ lâu dài, đã “đầy công, đầy phúc”.
Bởi thế hôm nay, khi chúng ta dâng lễ cầu nguyện và tiễn đưa Cha già Augustinô đến nơi an nghỉ cuối cùng, chúng ta được Lời Chúa trên đây khích lệ vì nhiều lý do để cảm tạ Chúa đã thương ban cho Ngài một tuổi già trường thọ vượt mức “xưa nay hiếm”: kể từ ngày sinh 22-06-1922 tại Giáo xứ Mưỡu Giáp, Giáo phận Phát Diệm cho đến ngày an nghỉ trong Chúa lúc 6giờ 35’ ngày 26-10-2009 tại Bệnh viện Tỉnh Daklak, Cha già Augustinô đã sống trên đời đúng 87 năm, 4 tháng, 4 ngày !... Đáng quý trọng hơn nữa là Ngài đã biết khôn ngoan dành trọn cuộc đời để dâng mình phụng sự Chúa trong đời linh mục như Cáo Phó của Toà Giám Mục đã ghi rõ từng mốc thời gian cuộc sống và 10 nhiệm sở Ngài đã phục vụ, vượt qua cả tuổi nghỉ hưu (khi 75 tuổi) tới 11 năm mới đành về Nhà Hưu Dưỡng tại Toà Giám mục. Thế là Ngài đã từng phục vụ từ Miền Bắc đến Miền Nam và lên tới tận miền Tây Nguyên xa xôi này. Thật là khó khi muốn tổng hợp cả một cuộc đời dài hơn 87 năm ấy ! Tuy nhiên, – dù chỉ trong một thoáng nhìn lại thôi - cũng tạm đủ cho toàn thể Cộng đoàn Phụng vụ chúng ta đang hiện diện nơi đây có thể hiệp với Cha dâng lên Thiên Chúa thánh lễ cuộc đời Ngài để tạ ơn Chúa, đồng thời cầu xin cho Cha được “hưởng lòng từ bi Chúa” và “đón nhận phần vinh phúc dành cho những kẻ được Chúa tuyển chọn” !
2. Tiếp đến Bài đọc II (Dt 13,7-9a) trích lời thánh Phaolô nhắn nhủ tín hữu Do Thái “hãy nhớ đến những người lãnh đạo đã giảng Lời Chúa cho anh em. Hãy nhìn xem cuộc đời họ kết thúc thế nào mà noi theo lòng tin của họ”.
Và Bài Tin Mừng theo thánh Luca (12,35-41) với lời cảnh báo nghiêm trọng của Chúa Giêsu: ”Các con hãy sẵn sàng: vì giờ nào các con không ngờ, thì Con Người sẽ đến” !
Hai bài Tân Ước này gắn kết với nhau để cùng mời gọi chúng ta hôm nay - cách đặc biệt trong Năm Linh Mục này - hãy nhìn xem cuộc đời với cung cách “sống theo lòng tin” và sự ra đi bình an của Cha Augustinô, một vị linh mục đáng kính vừa vĩnh biệt chúng ta.
Lúc này đây mỗi người chúng ta đều giữ lại trong tâm khảm một hình ảnh nổi bật nào đó về Ngài. Có người - như những người con tinh thần của Ngài
- nhớ đến Ngài như một người cha nhân từ; có người – như những giáo dân các giáo xứ Ngài đã phục vụ: Gx Thánh Tâm - Chính Tòa, Gx Kim Mai, Gx Chính Nghĩa, nhất là những anh chị em thuộc Xứ Mẫu Tâm do chính Ngài sáng lập ở Sàigòn ngay sau cuộc di cư 1954 - nhớ đến Ngài như một vị mục tử tốt lành nhân hậu. Có người – như các chị em Dòng Nữ Vương Hòa Bình – nhớ đến Ngài như một Cha tuyên úy vừa thánh thiện, vừa hiền dịu, vừa âm thầm tận tình giúp đỡ về tinh thần cho Hội Dòng trong suốt nhiều năm qua ! Có người – như các linh mục gốc Phát Diệm và bà con ở Mưõu Giáp - nhớ đến Ngài như một vị linh mục đồng hương luôn sống cởi mở, có tình có nghĩa với anh em và là một hình ảnh luôn “tỏa sáng vẻ đẹp của Phát Diệm” nơi miền đất đỏ Tây nguyên ngập tràn nắng gió này !...Và với rất nhiều người từng là học trò của Ngài vẫn giữ được mãi hình ảnh đẹp nơi Ngài, đó là hình ảnh của người thày đáng kính với tên gọi thân thương là “Cha Đốc Tra”, hoặc hình ảnh của một Cha Giám Đốc Chủng viện tận tụy, hi sinh. Đây cũng là những tâm tình của các anh em cựu chủng sinh và linh mục nhiều thế hệ ở Tiểu chủng viện Phát Diệm, Phú Nhuận, Sàigòn cũng như ở chủng viện Lê Bảo Tịnh, Ban Mê Thuột đang có mặt nơi đây và tham gia tích cực vào việc tổ chức tang lễ này. Tuy nhiên, hình ảnh tiêu biểu nhất nơi Cha Augustinô là hình ảnh người “đầy tớ khôn ngoan và trung tín mà Chúa đã đặt lên cai quan gia sản của Chúa”. Cha đã “sống lòng tin” của mình - ở bất cứ cương vị nào - theo một cung cách bình dị, đơn sơ, thanh bạch, dễ gần gũi nhưng lại rất nghiêm túc, kỷ luật. Những ai đã có dịp tiếp xúc với Ngài – dù là giáo dân, tu sĩ, linh mục hay cả đến bề trên Giáo phận – cũng đều cảm phục tác phong đúng mực và nhận được những lời khuyên nhủ chân thành, khôn ngoan, hợp thời của Ngài, chứ không lạc hậu hoặc cực đoan, gay gắt như vẫn thường thấy nơi người già ! Dù sức khỏe đã giảm sút nhiều nhưng tâm trí Ngài luôn minh mẫn đến cả những ngày cuối cùng ở nhà Hưu Dưỡng, vì Ngài vẫn tuân giữ một thứ kỷ-luật-sống tự nguyện: kết hợp chặt chẽ giữa kinh nguyện, dâng thánh lễ hằng ngày với việc cập nhật kiến thức bằng những phương tiện tối thiểu mà Ngài đang có như đọc sách báo, xem truyển hình và nghe các chương trình phát thanh Công giáo vào những giờ thích hợp ! Ngài dường như không hề cảm thấy tẻ nhạt, buồn chán, lẻ loi khi ở Nhà Hưu !!!...
3. Nhưng rồi điều cuối cùng phải đến… đã đến ! Và đến một cách nhanh chóng bất ngờ, không những đối với những người thân yêu ở xa của Ngài, mà ngay cả đối với các bác sĩ cấp cứu và những người có trách nhiệm túc trực bên Ngài! Sau hai ngày được đưa vào Bệnh viện Tỉnh Daklak, có những lúc dường như Ngài đã bình phục, khỏe lại nhờ được chăm sóc chu đáo, kịp thời. Nhưng ngay sau đó, những biến chứng suy sụp trầm trọng về tim, phổi đã ập đến, khiến mọi biện pháp cấp cứu đều vô hiệu. Những kỹ thuật được gọi là tiên tiến của nền y khoa hiện đại cũng đành bất lực, bó tay. GIỜ BẤT NGỜ ĐÃ ĐIỂM ! Và CON NGƯỜI ĐẾN ! Thế là lời căn dặn của Chúa Giêsu: ”Các con hãy sẵn sàng: vì giờ nào các con không ngờ, thì Con Người sẽ đến”! vẫn luôn mãi là một cảnh báo nghiêm trọng, vẫn còn nóng hổi tính thời sự cho mọi người, cho tất cả chúng ta! Tuy nhiên, theo lời những chứng nhân đáng tin cậy kể lại, thì Cha già Augustinô đã chuẩn bị sẵn sàng đón nhận cái chết từ lâu và nhất là trước khi được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện, Ngài đã chủ động xin gặp riêng Đức Cha Giáo phận và Cha Quản Lý Toà Giám mục để giãi bày tâm sự, rồi xin gửi gắm những gì cần thiết ! Điều này chính Đức Giám mục giáo phận đã vừa xác nhận trong lời Ngài dẫn nhập lễ. Bởi thế, Cha già Augustinô đã thanh thản ra đi với nụ cười phảng phất trên môi, như trong tấm ảnh chân dung của Ngài đang được đặt trước quan tài đây !...
Trọng kính toàn thể Cộng Đoàn Phụng vụ quý mến,
Mặc dù biết trước, rồi cũng đến một lúc chúng ta phải đối diện với sự ra đi của Cha già Augustinô, nhưng trong lòng mọi người chúng ta không thể tránh được những thổn thức đau buồn mất mát. Chúng ta vừa mất đi một vị Linh mục thân thương khả kính... Ngài ra đi là một cái tang chung cho cả Giáo phận BMT, cho bà con họ hàng huyết tộc, linh tộc, và cho mọi người thân quen khác của Ngài. Tất cả chúng ta đều kính yêu Ngài, thương tiếc Ngài. Vậy giờ đây chúng ta hãy tiếp tục dâng Thánh lễ này để cùng với Ngài cảm tạ ơn Chúa về những gì Chúa đã hoàn thành trong cuộc đời của Ngài ở trần gian. Chúng ta phó thác Ngài cho Thiên Chúa, xin Chúa xót thương nhận lấy linh hồn Ngài và thưởng công cho Ngài trên nơi vĩnh phúc. Xin Ngài cũng nhớ đến chúng ta trước mặt Chúa, để chúng ta cũng biết noi gương bắt chước Ngài “sống theo lòng tin”, chu toàn nhiệm vụ mà Chúa trao cho chúng ta trong cuộc đời lữ hành trần thế, hầu mai sau được vui mừng gặp lại nhau nơi quê hương hoan lạc muôn thuở trên trời. AMEN.
Lm. Jn BÙI QUANG ĐẠO
BMT, trong niềm thương nỗi nhớ - 10h00 28-10-2009
9h00 thứ tư 28.10.2009 tại Nhà Nguyện Toà GM. Ban Mê Thuột
Trọng kính toàn thể Cộng Đoàn Phụng Vụ quý mến,
Kính thưa Cộng Đoàn,
1. Trong Bài Đọc I (Kn 4,7-15), tác giả sách Khôn Ngoan đã nêu lên những lý do tuổi già được kính trọng: “Người đầu bạc thì khôn ngoan, trong sạch, đẹp lòng Chúa”, vì họ từng trải, dạn dày kinh nghiệm sống qua cả một quá trình phục vụ lâu dài, đã “đầy công, đầy phúc”.
Bởi thế hôm nay, khi chúng ta dâng lễ cầu nguyện và tiễn đưa Cha già Augustinô đến nơi an nghỉ cuối cùng, chúng ta được Lời Chúa trên đây khích lệ vì nhiều lý do để cảm tạ Chúa đã thương ban cho Ngài một tuổi già trường thọ vượt mức “xưa nay hiếm”: kể từ ngày sinh 22-06-1922 tại Giáo xứ Mưỡu Giáp, Giáo phận Phát Diệm cho đến ngày an nghỉ trong Chúa lúc 6giờ 35’ ngày 26-10-2009 tại Bệnh viện Tỉnh Daklak, Cha già Augustinô đã sống trên đời đúng 87 năm, 4 tháng, 4 ngày !... Đáng quý trọng hơn nữa là Ngài đã biết khôn ngoan dành trọn cuộc đời để dâng mình phụng sự Chúa trong đời linh mục như Cáo Phó của Toà Giám Mục đã ghi rõ từng mốc thời gian cuộc sống và 10 nhiệm sở Ngài đã phục vụ, vượt qua cả tuổi nghỉ hưu (khi 75 tuổi) tới 11 năm mới đành về Nhà Hưu Dưỡng tại Toà Giám mục. Thế là Ngài đã từng phục vụ từ Miền Bắc đến Miền Nam và lên tới tận miền Tây Nguyên xa xôi này. Thật là khó khi muốn tổng hợp cả một cuộc đời dài hơn 87 năm ấy ! Tuy nhiên, – dù chỉ trong một thoáng nhìn lại thôi - cũng tạm đủ cho toàn thể Cộng đoàn Phụng vụ chúng ta đang hiện diện nơi đây có thể hiệp với Cha dâng lên Thiên Chúa thánh lễ cuộc đời Ngài để tạ ơn Chúa, đồng thời cầu xin cho Cha được “hưởng lòng từ bi Chúa” và “đón nhận phần vinh phúc dành cho những kẻ được Chúa tuyển chọn” !
2. Tiếp đến Bài đọc II (Dt 13,7-9a) trích lời thánh Phaolô nhắn nhủ tín hữu Do Thái “hãy nhớ đến những người lãnh đạo đã giảng Lời Chúa cho anh em. Hãy nhìn xem cuộc đời họ kết thúc thế nào mà noi theo lòng tin của họ”.
Và Bài Tin Mừng theo thánh Luca (12,35-41) với lời cảnh báo nghiêm trọng của Chúa Giêsu: ”Các con hãy sẵn sàng: vì giờ nào các con không ngờ, thì Con Người sẽ đến” !
Hai bài Tân Ước này gắn kết với nhau để cùng mời gọi chúng ta hôm nay - cách đặc biệt trong Năm Linh Mục này - hãy nhìn xem cuộc đời với cung cách “sống theo lòng tin” và sự ra đi bình an của Cha Augustinô, một vị linh mục đáng kính vừa vĩnh biệt chúng ta.
Lúc này đây mỗi người chúng ta đều giữ lại trong tâm khảm một hình ảnh nổi bật nào đó về Ngài. Có người - như những người con tinh thần của Ngài
- nhớ đến Ngài như một người cha nhân từ; có người – như những giáo dân các giáo xứ Ngài đã phục vụ: Gx Thánh Tâm - Chính Tòa, Gx Kim Mai, Gx Chính Nghĩa, nhất là những anh chị em thuộc Xứ Mẫu Tâm do chính Ngài sáng lập ở Sàigòn ngay sau cuộc di cư 1954 - nhớ đến Ngài như một vị mục tử tốt lành nhân hậu. Có người – như các chị em Dòng Nữ Vương Hòa Bình – nhớ đến Ngài như một Cha tuyên úy vừa thánh thiện, vừa hiền dịu, vừa âm thầm tận tình giúp đỡ về tinh thần cho Hội Dòng trong suốt nhiều năm qua ! Có người – như các linh mục gốc Phát Diệm và bà con ở Mưõu Giáp - nhớ đến Ngài như một vị linh mục đồng hương luôn sống cởi mở, có tình có nghĩa với anh em và là một hình ảnh luôn “tỏa sáng vẻ đẹp của Phát Diệm” nơi miền đất đỏ Tây nguyên ngập tràn nắng gió này !...Và với rất nhiều người từng là học trò của Ngài vẫn giữ được mãi hình ảnh đẹp nơi Ngài, đó là hình ảnh của người thày đáng kính với tên gọi thân thương là “Cha Đốc Tra”, hoặc hình ảnh của một Cha Giám Đốc Chủng viện tận tụy, hi sinh. Đây cũng là những tâm tình của các anh em cựu chủng sinh và linh mục nhiều thế hệ ở Tiểu chủng viện Phát Diệm, Phú Nhuận, Sàigòn cũng như ở chủng viện Lê Bảo Tịnh, Ban Mê Thuột đang có mặt nơi đây và tham gia tích cực vào việc tổ chức tang lễ này. Tuy nhiên, hình ảnh tiêu biểu nhất nơi Cha Augustinô là hình ảnh người “đầy tớ khôn ngoan và trung tín mà Chúa đã đặt lên cai quan gia sản của Chúa”. Cha đã “sống lòng tin” của mình - ở bất cứ cương vị nào - theo một cung cách bình dị, đơn sơ, thanh bạch, dễ gần gũi nhưng lại rất nghiêm túc, kỷ luật. Những ai đã có dịp tiếp xúc với Ngài – dù là giáo dân, tu sĩ, linh mục hay cả đến bề trên Giáo phận – cũng đều cảm phục tác phong đúng mực và nhận được những lời khuyên nhủ chân thành, khôn ngoan, hợp thời của Ngài, chứ không lạc hậu hoặc cực đoan, gay gắt như vẫn thường thấy nơi người già ! Dù sức khỏe đã giảm sút nhiều nhưng tâm trí Ngài luôn minh mẫn đến cả những ngày cuối cùng ở nhà Hưu Dưỡng, vì Ngài vẫn tuân giữ một thứ kỷ-luật-sống tự nguyện: kết hợp chặt chẽ giữa kinh nguyện, dâng thánh lễ hằng ngày với việc cập nhật kiến thức bằng những phương tiện tối thiểu mà Ngài đang có như đọc sách báo, xem truyển hình và nghe các chương trình phát thanh Công giáo vào những giờ thích hợp ! Ngài dường như không hề cảm thấy tẻ nhạt, buồn chán, lẻ loi khi ở Nhà Hưu !!!...
3. Nhưng rồi điều cuối cùng phải đến… đã đến ! Và đến một cách nhanh chóng bất ngờ, không những đối với những người thân yêu ở xa của Ngài, mà ngay cả đối với các bác sĩ cấp cứu và những người có trách nhiệm túc trực bên Ngài! Sau hai ngày được đưa vào Bệnh viện Tỉnh Daklak, có những lúc dường như Ngài đã bình phục, khỏe lại nhờ được chăm sóc chu đáo, kịp thời. Nhưng ngay sau đó, những biến chứng suy sụp trầm trọng về tim, phổi đã ập đến, khiến mọi biện pháp cấp cứu đều vô hiệu. Những kỹ thuật được gọi là tiên tiến của nền y khoa hiện đại cũng đành bất lực, bó tay. GIỜ BẤT NGỜ ĐÃ ĐIỂM ! Và CON NGƯỜI ĐẾN ! Thế là lời căn dặn của Chúa Giêsu: ”Các con hãy sẵn sàng: vì giờ nào các con không ngờ, thì Con Người sẽ đến”! vẫn luôn mãi là một cảnh báo nghiêm trọng, vẫn còn nóng hổi tính thời sự cho mọi người, cho tất cả chúng ta! Tuy nhiên, theo lời những chứng nhân đáng tin cậy kể lại, thì Cha già Augustinô đã chuẩn bị sẵn sàng đón nhận cái chết từ lâu và nhất là trước khi được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện, Ngài đã chủ động xin gặp riêng Đức Cha Giáo phận và Cha Quản Lý Toà Giám mục để giãi bày tâm sự, rồi xin gửi gắm những gì cần thiết ! Điều này chính Đức Giám mục giáo phận đã vừa xác nhận trong lời Ngài dẫn nhập lễ. Bởi thế, Cha già Augustinô đã thanh thản ra đi với nụ cười phảng phất trên môi, như trong tấm ảnh chân dung của Ngài đang được đặt trước quan tài đây !...
Trọng kính toàn thể Cộng Đoàn Phụng vụ quý mến,
Mặc dù biết trước, rồi cũng đến một lúc chúng ta phải đối diện với sự ra đi của Cha già Augustinô, nhưng trong lòng mọi người chúng ta không thể tránh được những thổn thức đau buồn mất mát. Chúng ta vừa mất đi một vị Linh mục thân thương khả kính... Ngài ra đi là một cái tang chung cho cả Giáo phận BMT, cho bà con họ hàng huyết tộc, linh tộc, và cho mọi người thân quen khác của Ngài. Tất cả chúng ta đều kính yêu Ngài, thương tiếc Ngài. Vậy giờ đây chúng ta hãy tiếp tục dâng Thánh lễ này để cùng với Ngài cảm tạ ơn Chúa về những gì Chúa đã hoàn thành trong cuộc đời của Ngài ở trần gian. Chúng ta phó thác Ngài cho Thiên Chúa, xin Chúa xót thương nhận lấy linh hồn Ngài và thưởng công cho Ngài trên nơi vĩnh phúc. Xin Ngài cũng nhớ đến chúng ta trước mặt Chúa, để chúng ta cũng biết noi gương bắt chước Ngài “sống theo lòng tin”, chu toàn nhiệm vụ mà Chúa trao cho chúng ta trong cuộc đời lữ hành trần thế, hầu mai sau được vui mừng gặp lại nhau nơi quê hương hoan lạc muôn thuở trên trời. AMEN.
Lm. Jn BÙI QUANG ĐẠO
BMT, trong niềm thương nỗi nhớ - 10h00 28-10-2009
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tổng Thống Ngô Đình Diệm Tinh Thần Đạo Đức Trong Lãnh Đạo
LM. Paul Văn Chi
07:34 03/11/2009
Kính thưa quý vị, các bạn trẻ thân yêu,
Linh hồn người công chính ở trong tay Chúa, và đau khổ, sự chết không làm gì được các Ngài. Chúa đã thử thách các Ngài như thử vàng trong lửa, và đón nhận các Ngài như của lễ toàn thiêu. (Kn. 3, 1-9).
Lời Kinh Thánh cả thế giới biết đến qua bài đọc Sách Khôn Ngoan nhắc nhớ hình ảnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm (1901-1963), một con người đạo đức và công chính, đã dám sống và chết cho tình yêu phục vụ dân tộc, phục vụ quê hương, trong tinh thần đạo đức của người Lãnh Đạo. Với hình ảnh đẹp đẽ này, tôi xin chia sẻ đôi nét chấm phá về tinh thần Đạo Đức trong lãnh đạo của Tổng thống Ngô Đình Diệm thân yêu.
Tôi nhớ mãi đời sống tù đày của tôi trong khu biệt giam tử hình từ ngày 30 tháng 4 năm 1985 tới tháng 12 năm 1985. Những buổi sáng rất sớm, khỏang 5 giờ sáng, văng vẳng đâu đây từ trong các phòng biệt giam tử hình tiếng hát vang xa trên đau khổ của xiềng xích tù đầy, của nỗi chết đang chờ đợi đau thương, của tuyệt vọng trong kiếp sống tù đầy gian khổ. Tiếng hát bay cao vang dội trong không gian tĩnh mịch chết chóc, sáng lên giai điệu Suy Tôn Ngô Tổng Thống: “ Ai bao năm vì sông núi quên thân mình… Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng Thống…” cùng vang lên với bài Quốc ca thân thương: “Này công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi…” Giai điệu thân quen bay cao vang xa trong ngục tù Cộng sản, từ giọng khàn khàn của những tù nhân tử hình. Tôi rùng mình. Tâm tư pha lẫn những lo sợ, ưu tư, và tâm tình kính phục Tổng Thống Ngô Đình Diệm, hoà lẫn niềm thương tiếc cho quê hương đất nước. Hình ảnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm sáng lên trong tôi. Tôi khám phá ra một hình ảnh tuyệt vời: Tổng Thống Ngô Đình Diệm, một Nhà Lãnh Đạo với tinh thần Đạo Đức cao quý, như một dư âm trong tâm hồn người dân Việt Nam, và ngay cả trong trái tim của những tù nhân Việt Nam tử hình, trong khỏanh khắc gian lao đau thương nhất, với xiềng xích và đau khổ, ranh giới của sự sống và sự chết, trong ngục tử hình Cộng Sản tại Tà Niên Kiên Giang.
Ký giả Bernard Fall, Giáo sư Tiến sĩ Đại Học, nhận định về tinh thần đạo đức của Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong cuốn sách “The Two Vietnams” như sau: “Đúng là con người nổi tiếng thanh liêm và trung thành với nguyên tắc.” Nữ ký giả Marguerite Higgins, phóng viên cuả trên 60 tờ báo lớn thế giới, đã viết về Tổng Thống Ngô Đình Diệm như sau: “Ông là một lãnh tụ tốt, trung thực, quả cảm và đáng kính.” Tổng Thống Lyndon B. Johnson nhận định: “Tổng Thống Diệm là Churchill của thập kỷ mới trong hàng tiền đạo của các nhà lãnh đạo bảo vệ tự do.” Giáo sư Phạm Kim Vinh trong tác phẩm “The Politics of selfishness: Vietnam. The Past as Prologue” nhận định: “Nhưng lợi điểm lớn nhất của miền nam Việt Nam năm 1954 là có được một lãnh tụ có khả năng và đạo đức tương đương để chọi lại huyền thoại Hồ chí Minh: Ngô Đình Diệm.”
Khi hay tin TT Diệm bị sát hại, Mao Trạch Đông phản ứng bằng nhận xét: « Chính quyền Kennedy hạ ông Ngô Đình Diệm là một thất sách, một sai lầm rỏ rệt!” Học giả Úc Denis Warner đã tặng cho ông biệt danh xứng đáng “The Last Confucian, Người hiền triết Khổng giáo cuối cùng”. Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một thầy tu lạclõng giữa chính trường trong cô đơn, gánh trên vai thánh giá của Quê Hương đau khổ.
Với những nhận xét sâu sắc trên về tinh thần đạo đức trong vai trò Lãnh đạo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm thân yêu, và những kiến thức nhỏ bé của tôi, một chú học sinh trung học 14 tuổi vào ngày 2 tháng 11 năm 1963, khi nghe 2 người anh rể: Anh Phạm Văn Siển và anh Nguyễn Xuân Tùng, trong Lữ Đoàn bảo vệ Tổng Thống Phủ kể lại cho tôi nghe về lòng kính trọng của những người lính chiến, đối với tinh thần đạo đức của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đồng thời, được nghe nhiều về những tiếc thương của đông đảo đồng bào Việt Nam thời đó, tiếc thương và nhớ ơn Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Đa số không tin Tổng Thống qua đời, nhưng vẫn mong chờ một ngày trở lại của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, với sự tôn kính và biết ơn đặc biệt. Hình ảnh đó đã in sâu vào đầu óc của một học sinh nhỏ bé như tôi. Từ những dữ kiện trên, tôi muốn phác hoạ về chân dung của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, với tinh thần Đạo Đức trong vai trò Lãnh Đạo của Tổng thống mà tôi yêu kính. Những mẫu gương xán lạn trong tinh thần Đạo Đức của một vĩ nhân Việt Nam, Chí Sĩ Ngô Đình Diệm, một nhà lãnh đạo đáng kính trong tâm hồn của đồng bào tôi. Tinh thần đạo đức đặc biệt trong lãnh đạo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm được thể hiện qua những đức tính:
1. Lòng nhân ái và thương người: Tính thương người như thể thương thân, tinh thần đạo đức nhân ái của tâm hồn Việt Nam được thể hiện rõ nét trong tâm hồn Tổng Thống Ngô Đình Diệm, trong suốt cuộc đời của Tổng Thống, đặc biệt trong những năm tháng lãnh đạo đất nước Việt Nam. Ngô Đình Diệm, một nhà lãnh đạo nhân ái vẹn toàn, như Nữ Ký Giả Marguerite Higgins nhận định: “Ông còn có cả một sự nhã nhặn và thương cảm trong khi nói những điều trái ý tôi.”
2. Đức tính liêm khiết và ngay thẳng: Đại đa số người dân Việt Nam đều kính phục đức tính liêm khiết và ngay thẳng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Những nhân vật nổi tiếng thế giới, và kể cả những người không ưa hoặc bất mãn với Tổng Thống, cũng đều kính trọng đức tính liêm khiết và ngay thẳng của Tổng Thống. Cựu Hoàng Bảo Đại đã khẳng định: “Ngô Đình Diệm nổi tiếng là thông minh liêm khiết.” Ký giả Bernard B. Fall đã viết: “Đúng là con người nổi tiếng thanh liêm trung thành với nguyên tắc.” Ký giả Stanley Karnow xác định: “Ông Diệm ngay thẳng, can đảm và hăng say trung thành với chính nghĩa quốc gia.” Sử gia Arthur M. Schlesinger, Giáo sư Đại học Harvard, mặc dù thiên về phe chống lại Tổng Thống Ngô Đình Diệm, nhưng trong tác phẩm “A thousand Days”, ông đã xác nhận: “Và chính Ông Diệm là người ngay thẳng và cương quyết, tận tâm và liêm khiết.”
3. Tình yêu quê hương yêu dân tộc: Trọn cuộc đời Tổng Thống đã hiến dâng cho tình yêu quê hương và dân tộc, dám quên mình để phục vụ đồng bào và quê hương Việt Nam. Tiến sĩ Nguyễn đình Tuyến, Giáo sư Đại Học Vạn Hạnh và nhiều Đại học khác, trong tác phẩm “Những biến cố lớn trong 30 năm chiến tranh tại Việt Nam 1945-1975”, ông đã vinh danh Tổng Thống Ngô Đình Diệm như sau: “Ông Ngô Đình Diệm (1901-1963) là một nhân vật đã đi vào lịch sử của Việt Nam. Ông Diệm là một nhà quốc gia chân chính, trong sạch, lấy châm ngôn là “Tiết trực tâm hư” nên ông được nhiều chính khách nổi danh Hoa Kỳ ủng hộ.”
4. Tinh thần trách nhiệm và can đảm: Suốt cuộc đời phục vụ trong lãnh đạo, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã sống trọn vẹn với tinh thần trách nhiệm của người lãnh đạo, đồng thời, sự cương quyết và lòng can đảm sáng lên tấm gương cho dân tộc Việt Nam. Chính nhờ tinh thần trách nhiệm và can đảm trong lãnh đạo, Sử gia John M. Newman trong tác phẩm “JFK and Vietnam”, đã nhắc lại lời Tổng Thống Dwight D. Eisenhower ca tụng Tổng Thống Ngô Đình Diệm là con người thần kỳ của Á Châu. Tinh thần trách nhiệm và lòng can đảm được thể hiện rõ nét nhất trong những giờ phút cuối cùng của Tổng Thống, như tuỳ phái viên Đỗ Thọ diễn tả: “Nhưng lạ lùng thay, Tổng Thống Diệm thản nhiên ngồi uống trà, phải chăng Tổng Thống đang nghĩ tới cuộc đời tiên thánh ở thế giới bên kia, xứng đáng là một Tổng Thống Ngô Đình Diệm bất diệt ngàn đời.”
Ngoài ra, Tổng Thống Ngô Đình Diệm còn là một con người đạo đức trong vai trò một tín hữu Kitô giáo, sống niềm tin và tình yêu Kitô trong cuộc đời lãnh đạo. Yêu Chúa đòi phải yêu quê hương, yêu dân tộc tha thiết. Chính Tổng Thống đã luôn thiết tha cầu nguyện cho quê hương, cho dân tộc Việt Nam. Ngày Song Thất 7.7.1954, khi trở về nước giữ chức Thủ Tướng Chính Phủ, Tổng Thống đã đến linh địa La Vang để cầu nguyện cho quê hương dân tộc. Trong suốt cuộc đời của Tổng Thống, Tổng Thống đã chăm chỉ tham dự Thánh Lễ và cầu nguyện, như một gương sáng của niềm tin. Khi bị bức tử đau thương vào ngày 2.11.1963, cỗ tràng hạt trong túi áo Tổng Thống, đã loang lổ máu đào của cả một đời gắn bó tin yêu, của cả một đời phục vụ yêu thương trong vai trò lãnh đạo.
Để kết luận, vào tháng 7 năm 1993, khi dẫn phái đoàn hành hương tuổi trẻ Việt Nam đến viếng thăm Fatima. Trong nghi thức đọc kinh Mân côi buổi tối với cả trăm ngàn khách hành hương quốc tế, được đại diện cho Việt Nam cầu nguyện 10 kinh Kính Mừng bằng tiếng Việt Nam yêu dấu, và toàn thể khách hành hương quốc tế đáp lại kinh Thánh Maria… để cầu nguyện cho quê hương Việt Nam. Sau đó một phái đoàn người Mỹ đến gặp chúng tôi và nói trong nước mắt:
- Đất nước chúng tôi đã phản bội lại quê hương Việt Nam của Cha trong chiến tranh Việt Nam, chúng tôi đã cầu nguyện rất nhiều cho quê hương Việt Nam trong giờ kinh nguyện tối nay.
Sau đó, họ còn tiếp tục theo chúng tôi về mãi Lộ Đức, để cầu nguyện cho quê hương Việt Nam. Qua sự kiện này cho tôi suy nghĩ: Tổng Thống Ngô Đình Diệm nằm xuống cho dân tộc Việt Nam Tự Do, vì sự phản bội của đồng minh, vì những đau thương nhức nhối của câu chuyện lịch sử Việt Nam.
Thưa Tổng Thống Ngô Đình Diệm thân yêu, nhân ngày giỗ lần thứ 46 của Tổng Thống hôm nay, con chỉ là một học sinh hhỏ bé khi Cụ nằm xuống, biết rất ít về Cụ. Nhưng qua những câu chuyện kể lại, qua những sách vở viết về Cụ, qua những tình cảm thương tiếc và hụt hẫng của ngày 2.11.1963 trong lứa tuổi học sinh thơ bé, cộng chung với những giọt nước mắt tiếc thương của đồng bào con thương tiếc và nhớ về Tổng Thống ngày ấy, hôm nay và mãi mãi. Con muốn phác họa chân dung Tổng Thống Ngô Đình Diệm thân yêu, qua hình ảnh một Nhà Lãnh đạo trong tinh thần đạo đức, với những mẫu gương chói ngời của lòng nhân ái và thương người, cuả đức tính liêm khiết và ngay thẳng, của tình yêu quê hương yêù dân tộc, của tinh thần trách nhiệm và can đảm, của niềm tin Kitô thực hành ngời sáng trong vai trò lãnh đạo. Con muốn cùng với cả dân tộc con, xây dựng lại một Giang sơn Việt Nam tươi sáng, một tâm hồn Việt Nam trong tinh thần đạo đức theo gương của Tổng Thống. Từ năm châu bốn bể, những trái tim Việt Nam hào hùng, đạo đức, và dấn thân, quên mình phục vụ, theo mẫu gương đạo đức của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, nối kết lại trong yêu thương đoàn kết, chắc chắn sẽ xây dựng lại Quê Hương Việt Nam, xây dựng lại Dân tộc Việt Nam trong vinh quang ngời sáng của một mùa xuân Việt Nam vinh quang bất diệt hôm nay và mãi mãi.
Seattle 1.11.2009.
Linh Mục Văn Chi
Xin cũng hiệp ý cầu nguyện cho Gia Đình Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm:
Đức TGM Phêrô Ngô Đình Thục.
ĐHY FX. Nguyễn Văn Thuận.
Giacobê Ngô Đình Nhu
JB Ngô Đình Cẩn.
Cụ Cố Tadêo và Bà Cố Elisabeth Ngô Đình Thị Hiệp.
Linh hồn người công chính ở trong tay Chúa, và đau khổ, sự chết không làm gì được các Ngài. Chúa đã thử thách các Ngài như thử vàng trong lửa, và đón nhận các Ngài như của lễ toàn thiêu. (Kn. 3, 1-9).
Lời Kinh Thánh cả thế giới biết đến qua bài đọc Sách Khôn Ngoan nhắc nhớ hình ảnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm (1901-1963), một con người đạo đức và công chính, đã dám sống và chết cho tình yêu phục vụ dân tộc, phục vụ quê hương, trong tinh thần đạo đức của người Lãnh Đạo. Với hình ảnh đẹp đẽ này, tôi xin chia sẻ đôi nét chấm phá về tinh thần Đạo Đức trong lãnh đạo của Tổng thống Ngô Đình Diệm thân yêu.
Tôi nhớ mãi đời sống tù đày của tôi trong khu biệt giam tử hình từ ngày 30 tháng 4 năm 1985 tới tháng 12 năm 1985. Những buổi sáng rất sớm, khỏang 5 giờ sáng, văng vẳng đâu đây từ trong các phòng biệt giam tử hình tiếng hát vang xa trên đau khổ của xiềng xích tù đầy, của nỗi chết đang chờ đợi đau thương, của tuyệt vọng trong kiếp sống tù đầy gian khổ. Tiếng hát bay cao vang dội trong không gian tĩnh mịch chết chóc, sáng lên giai điệu Suy Tôn Ngô Tổng Thống: “ Ai bao năm vì sông núi quên thân mình… Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng Thống…” cùng vang lên với bài Quốc ca thân thương: “Này công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi…” Giai điệu thân quen bay cao vang xa trong ngục tù Cộng sản, từ giọng khàn khàn của những tù nhân tử hình. Tôi rùng mình. Tâm tư pha lẫn những lo sợ, ưu tư, và tâm tình kính phục Tổng Thống Ngô Đình Diệm, hoà lẫn niềm thương tiếc cho quê hương đất nước. Hình ảnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm sáng lên trong tôi. Tôi khám phá ra một hình ảnh tuyệt vời: Tổng Thống Ngô Đình Diệm, một Nhà Lãnh Đạo với tinh thần Đạo Đức cao quý, như một dư âm trong tâm hồn người dân Việt Nam, và ngay cả trong trái tim của những tù nhân Việt Nam tử hình, trong khỏanh khắc gian lao đau thương nhất, với xiềng xích và đau khổ, ranh giới của sự sống và sự chết, trong ngục tử hình Cộng Sản tại Tà Niên Kiên Giang.
Ký giả Bernard Fall, Giáo sư Tiến sĩ Đại Học, nhận định về tinh thần đạo đức của Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong cuốn sách “The Two Vietnams” như sau: “Đúng là con người nổi tiếng thanh liêm và trung thành với nguyên tắc.” Nữ ký giả Marguerite Higgins, phóng viên cuả trên 60 tờ báo lớn thế giới, đã viết về Tổng Thống Ngô Đình Diệm như sau: “Ông là một lãnh tụ tốt, trung thực, quả cảm và đáng kính.” Tổng Thống Lyndon B. Johnson nhận định: “Tổng Thống Diệm là Churchill của thập kỷ mới trong hàng tiền đạo của các nhà lãnh đạo bảo vệ tự do.” Giáo sư Phạm Kim Vinh trong tác phẩm “The Politics of selfishness: Vietnam. The Past as Prologue” nhận định: “Nhưng lợi điểm lớn nhất của miền nam Việt Nam năm 1954 là có được một lãnh tụ có khả năng và đạo đức tương đương để chọi lại huyền thoại Hồ chí Minh: Ngô Đình Diệm.”
Khi hay tin TT Diệm bị sát hại, Mao Trạch Đông phản ứng bằng nhận xét: « Chính quyền Kennedy hạ ông Ngô Đình Diệm là một thất sách, một sai lầm rỏ rệt!” Học giả Úc Denis Warner đã tặng cho ông biệt danh xứng đáng “The Last Confucian, Người hiền triết Khổng giáo cuối cùng”. Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một thầy tu lạclõng giữa chính trường trong cô đơn, gánh trên vai thánh giá của Quê Hương đau khổ.
Với những nhận xét sâu sắc trên về tinh thần đạo đức trong vai trò Lãnh đạo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm thân yêu, và những kiến thức nhỏ bé của tôi, một chú học sinh trung học 14 tuổi vào ngày 2 tháng 11 năm 1963, khi nghe 2 người anh rể: Anh Phạm Văn Siển và anh Nguyễn Xuân Tùng, trong Lữ Đoàn bảo vệ Tổng Thống Phủ kể lại cho tôi nghe về lòng kính trọng của những người lính chiến, đối với tinh thần đạo đức của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đồng thời, được nghe nhiều về những tiếc thương của đông đảo đồng bào Việt Nam thời đó, tiếc thương và nhớ ơn Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Đa số không tin Tổng Thống qua đời, nhưng vẫn mong chờ một ngày trở lại của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, với sự tôn kính và biết ơn đặc biệt. Hình ảnh đó đã in sâu vào đầu óc của một học sinh nhỏ bé như tôi. Từ những dữ kiện trên, tôi muốn phác hoạ về chân dung của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, với tinh thần Đạo Đức trong vai trò Lãnh Đạo của Tổng thống mà tôi yêu kính. Những mẫu gương xán lạn trong tinh thần Đạo Đức của một vĩ nhân Việt Nam, Chí Sĩ Ngô Đình Diệm, một nhà lãnh đạo đáng kính trong tâm hồn của đồng bào tôi. Tinh thần đạo đức đặc biệt trong lãnh đạo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm được thể hiện qua những đức tính:
1. Lòng nhân ái và thương người: Tính thương người như thể thương thân, tinh thần đạo đức nhân ái của tâm hồn Việt Nam được thể hiện rõ nét trong tâm hồn Tổng Thống Ngô Đình Diệm, trong suốt cuộc đời của Tổng Thống, đặc biệt trong những năm tháng lãnh đạo đất nước Việt Nam. Ngô Đình Diệm, một nhà lãnh đạo nhân ái vẹn toàn, như Nữ Ký Giả Marguerite Higgins nhận định: “Ông còn có cả một sự nhã nhặn và thương cảm trong khi nói những điều trái ý tôi.”
2. Đức tính liêm khiết và ngay thẳng: Đại đa số người dân Việt Nam đều kính phục đức tính liêm khiết và ngay thẳng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Những nhân vật nổi tiếng thế giới, và kể cả những người không ưa hoặc bất mãn với Tổng Thống, cũng đều kính trọng đức tính liêm khiết và ngay thẳng của Tổng Thống. Cựu Hoàng Bảo Đại đã khẳng định: “Ngô Đình Diệm nổi tiếng là thông minh liêm khiết.” Ký giả Bernard B. Fall đã viết: “Đúng là con người nổi tiếng thanh liêm trung thành với nguyên tắc.” Ký giả Stanley Karnow xác định: “Ông Diệm ngay thẳng, can đảm và hăng say trung thành với chính nghĩa quốc gia.” Sử gia Arthur M. Schlesinger, Giáo sư Đại học Harvard, mặc dù thiên về phe chống lại Tổng Thống Ngô Đình Diệm, nhưng trong tác phẩm “A thousand Days”, ông đã xác nhận: “Và chính Ông Diệm là người ngay thẳng và cương quyết, tận tâm và liêm khiết.”
3. Tình yêu quê hương yêu dân tộc: Trọn cuộc đời Tổng Thống đã hiến dâng cho tình yêu quê hương và dân tộc, dám quên mình để phục vụ đồng bào và quê hương Việt Nam. Tiến sĩ Nguyễn đình Tuyến, Giáo sư Đại Học Vạn Hạnh và nhiều Đại học khác, trong tác phẩm “Những biến cố lớn trong 30 năm chiến tranh tại Việt Nam 1945-1975”, ông đã vinh danh Tổng Thống Ngô Đình Diệm như sau: “Ông Ngô Đình Diệm (1901-1963) là một nhân vật đã đi vào lịch sử của Việt Nam. Ông Diệm là một nhà quốc gia chân chính, trong sạch, lấy châm ngôn là “Tiết trực tâm hư” nên ông được nhiều chính khách nổi danh Hoa Kỳ ủng hộ.”
4. Tinh thần trách nhiệm và can đảm: Suốt cuộc đời phục vụ trong lãnh đạo, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã sống trọn vẹn với tinh thần trách nhiệm của người lãnh đạo, đồng thời, sự cương quyết và lòng can đảm sáng lên tấm gương cho dân tộc Việt Nam. Chính nhờ tinh thần trách nhiệm và can đảm trong lãnh đạo, Sử gia John M. Newman trong tác phẩm “JFK and Vietnam”, đã nhắc lại lời Tổng Thống Dwight D. Eisenhower ca tụng Tổng Thống Ngô Đình Diệm là con người thần kỳ của Á Châu. Tinh thần trách nhiệm và lòng can đảm được thể hiện rõ nét nhất trong những giờ phút cuối cùng của Tổng Thống, như tuỳ phái viên Đỗ Thọ diễn tả: “Nhưng lạ lùng thay, Tổng Thống Diệm thản nhiên ngồi uống trà, phải chăng Tổng Thống đang nghĩ tới cuộc đời tiên thánh ở thế giới bên kia, xứng đáng là một Tổng Thống Ngô Đình Diệm bất diệt ngàn đời.”
Ngoài ra, Tổng Thống Ngô Đình Diệm còn là một con người đạo đức trong vai trò một tín hữu Kitô giáo, sống niềm tin và tình yêu Kitô trong cuộc đời lãnh đạo. Yêu Chúa đòi phải yêu quê hương, yêu dân tộc tha thiết. Chính Tổng Thống đã luôn thiết tha cầu nguyện cho quê hương, cho dân tộc Việt Nam. Ngày Song Thất 7.7.1954, khi trở về nước giữ chức Thủ Tướng Chính Phủ, Tổng Thống đã đến linh địa La Vang để cầu nguyện cho quê hương dân tộc. Trong suốt cuộc đời của Tổng Thống, Tổng Thống đã chăm chỉ tham dự Thánh Lễ và cầu nguyện, như một gương sáng của niềm tin. Khi bị bức tử đau thương vào ngày 2.11.1963, cỗ tràng hạt trong túi áo Tổng Thống, đã loang lổ máu đào của cả một đời gắn bó tin yêu, của cả một đời phục vụ yêu thương trong vai trò lãnh đạo.
Để kết luận, vào tháng 7 năm 1993, khi dẫn phái đoàn hành hương tuổi trẻ Việt Nam đến viếng thăm Fatima. Trong nghi thức đọc kinh Mân côi buổi tối với cả trăm ngàn khách hành hương quốc tế, được đại diện cho Việt Nam cầu nguyện 10 kinh Kính Mừng bằng tiếng Việt Nam yêu dấu, và toàn thể khách hành hương quốc tế đáp lại kinh Thánh Maria… để cầu nguyện cho quê hương Việt Nam. Sau đó một phái đoàn người Mỹ đến gặp chúng tôi và nói trong nước mắt:
- Đất nước chúng tôi đã phản bội lại quê hương Việt Nam của Cha trong chiến tranh Việt Nam, chúng tôi đã cầu nguyện rất nhiều cho quê hương Việt Nam trong giờ kinh nguyện tối nay.
Sau đó, họ còn tiếp tục theo chúng tôi về mãi Lộ Đức, để cầu nguyện cho quê hương Việt Nam. Qua sự kiện này cho tôi suy nghĩ: Tổng Thống Ngô Đình Diệm nằm xuống cho dân tộc Việt Nam Tự Do, vì sự phản bội của đồng minh, vì những đau thương nhức nhối của câu chuyện lịch sử Việt Nam.
Thưa Tổng Thống Ngô Đình Diệm thân yêu, nhân ngày giỗ lần thứ 46 của Tổng Thống hôm nay, con chỉ là một học sinh hhỏ bé khi Cụ nằm xuống, biết rất ít về Cụ. Nhưng qua những câu chuyện kể lại, qua những sách vở viết về Cụ, qua những tình cảm thương tiếc và hụt hẫng của ngày 2.11.1963 trong lứa tuổi học sinh thơ bé, cộng chung với những giọt nước mắt tiếc thương của đồng bào con thương tiếc và nhớ về Tổng Thống ngày ấy, hôm nay và mãi mãi. Con muốn phác họa chân dung Tổng Thống Ngô Đình Diệm thân yêu, qua hình ảnh một Nhà Lãnh đạo trong tinh thần đạo đức, với những mẫu gương chói ngời của lòng nhân ái và thương người, cuả đức tính liêm khiết và ngay thẳng, của tình yêu quê hương yêù dân tộc, của tinh thần trách nhiệm và can đảm, của niềm tin Kitô thực hành ngời sáng trong vai trò lãnh đạo. Con muốn cùng với cả dân tộc con, xây dựng lại một Giang sơn Việt Nam tươi sáng, một tâm hồn Việt Nam trong tinh thần đạo đức theo gương của Tổng Thống. Từ năm châu bốn bể, những trái tim Việt Nam hào hùng, đạo đức, và dấn thân, quên mình phục vụ, theo mẫu gương đạo đức của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, nối kết lại trong yêu thương đoàn kết, chắc chắn sẽ xây dựng lại Quê Hương Việt Nam, xây dựng lại Dân tộc Việt Nam trong vinh quang ngời sáng của một mùa xuân Việt Nam vinh quang bất diệt hôm nay và mãi mãi.
Seattle 1.11.2009.
Linh Mục Văn Chi
Xin cũng hiệp ý cầu nguyện cho Gia Đình Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm:
Đức TGM Phêrô Ngô Đình Thục.
ĐHY FX. Nguyễn Văn Thuận.
Giacobê Ngô Đình Nhu
JB Ngô Đình Cẩn.
Cụ Cố Tadêo và Bà Cố Elisabeth Ngô Đình Thị Hiệp.
Thân xác và linh hồn theo cái nhìn Công Giáo
Vũ Văn An
22:48 03/11/2009
Thoạt nhìn, tâm lý học và đức tin khó có thể là bạn đồng hành, nhưng theo một ấn bản mới đây của một tập san chuyên nghiệp về tâm lý học, chúng có thể tương hợp với. Thực vậy, tâm lý học cần một quan niệm về con người nhân bản có khả năng mô tả chính xác thân xác và linh hồn ta là gì và chúng có liên hệ với nhau ra sao. Nó cũng chỉ hữu hiệu khi nhìn nhận rằng con người nhân bản có cả các thèm muốn tự nhiên lẫn siêu việt.
Đó chính là khẳng định mở đầu của “Số về Công Giáo” mới được xuất bản bởi tập san “Xây Dựng: Một Tập San Của Hội Tâm Lý Học Kitô Giáo” (bộ 3.1). Số báo này được ủy thác cho Viện Các Khoa Học Tâm Lý (Institute for the Psychological Sciences [IPS]), một trường tâm lý Công Giáo hậu đại học tại Arlington, Virginia.
Christian Brugger, cựu thành viên của IPS và hiện là giáo sư diễn giảng tại Chủng Viện Thần Học John Vianney, đảm nhiệm chức chủ bút cho số báo này và viết bài đầu tiên làm chủ đề cho nhiều đóng góp khác.
Trong bài của mình, Brugger cho rằng xét vì mục tiêu của tâm lý học là giúp con người triển nở theo nghĩa sức khỏe tâm thần của họ, nên sẽ hữu ích nếu ta hiểu rõ bản chất của con người nhân bản bằng cách đặt nó trên căn bản một nền nhân học lành mạnh.
Ông giải thích: là con người nhân bản, ta có thể vươn cao hơn các tri thức và xúc cảm của thân xác vì ta không phải chỉ là những hữu thể xác thân và khả năng lý luận của ta không phải là một cơ quan vật chất. Điều này có nghĩa: nền tâm lý học Kitô giáo bảo đảm tự do nhân bản cho việc tự lý luận và tự chọn lựa của họ, vì khả năng vô vật chất này không bị các định luật vật lý qui định theo nghĩa nhân quả. Cái nguy hiểm do việc các khoa học xã hội thế tục gần như đồng loạt bác khước bản chất vô vật chất của lý trí hệ ở chỗ này: không những việc bác khước này mở đường cho định mệnh thuyết triệt để mà nó còn bác bỏ cả chiều kích thiêng liêng của con người nhân bản nữa.
Các phương thức trái ngược nhau
Paul C. Vitz, một thành viên của IPS, nhấn mạnh tới một số khác biệt trong cách tiếp cận tâm lý học của Kitô Giáo đối với quan điểm thế tục trong một bài tựa là “Tái Quan Niệm Lý Thuyết Nhân Cách Theo Cái Nhìn Công Giáo”. Vitz cho rằng: sự giải thích của Kitô Giáo về nhân cách bắt đầu bằng việc giả thiết rằng Thiên Chúa hiện hữu và Người là Đấng mà ta có liên hệ. Nếu một tâm lý gia chấp nhận việc hiện hữu của Thiên Chúa và chiều kích tôn giáo của cuộc đời, thì điều đó mang lại lợi điểm giúp họ đủ tư cách để điều trị khách hàng có tôn giáo một cách vừa trung thực vừa tôn trọng khách hàng nhiều hơn.
Tuy nhiên, phần lớn các lý thuyết thế tục hiện nay về nhân cách có khuynh hướng duy giản lược (reductionist) và thường cho rằng kinh nghiệm tôn giáo và các lý tưởng luân lý là do các hiện tượng hạ đẳng ẩn tàng tạo ra. Như trong phương thức của Freud chẳng hạn, tình yêu bị giản lược thành thèm muốn nhục dục; thèm muốn nhục dục bị giản lược thành sinh lý học; và đời sống thiêng liêng hay các lý tưởng nghệ thuật bị giản lược thành những xung động nhục dục được thăng hoa.
Theo Vitz, ngược với cái nhìn trên, phương thức Kitô Giáo có tính xây dựng (constructionist). Nghĩa là: phương thức này nhấn mạnh tới các khía cạnh cao hơn của nhân cách là các khía cạnh chứa đựng,và đôi khi tạo ra hay biến đổi các khía cạnh thấp hơn. Bởi thế, nó là phương pháp tổng hợp, mang mọi sự lại với nhau trong một mẫu mực tổng thể, trong khi phe duy giản lược quá vụ phân tích. Vitz nhìn nhận rằng phân tích đúng dĩ nhiên là điều cần phải có. Nhưng phần lớn nền tâm lý học hiện đại đã tự giam mình vào thứ phân tích có tính giản lược như trên, mà không hề có một quan niệm tổng thể nào về con người nhân bản.
Vitz cũng nhấn mạnh tới sự tương phản khi nói tới lý thuyết nhân cách. Phần lớn phương thức thế tục coi nhân cách như một cái tôi hoàn toàn tự lập xa cách. Trong khi ấy, Kitô Giáo không coi độc lập là mục đích ở đời, thay vào đó đã nhấn mạnh nhiều tới vai trò chủ yếu của liên hệ. Ông bảo: “Kitô Giáo coi sự liên lập, và việc chăm sóc hỗ tương và tự ý chọn, đối với người khác, như là kiểu thức hàng đầu trong mối liên hệ của người trưởng thành”.
Tái khám phá nhân đức
Chủ trương phải có một quan điểm dựa trên nhân đức về con người là chủ đề của bài “Một Tâm Lý Học Công Giáo Tích Cực: Phương Thức Nhân Đức” của Craig Steven Titus và Frank Moncher, cũng thuộc IPS. Hai tác giả này quả quyết rằng các triết gia cổ điển như Aristốt đều xây dựng quan điểm tâm xã (psycho-social) của họ trên quan điểm lý thuyết nhân cách. Phương thức này khảo sát mối liên hệ tiềm ẩn giữa an vui tâm lý (psychological well-being) và sự thiện đạo đức vốn được biểu lộ nơi các nhân đức chính. Phương thức này ngược hẳn với một số cách tiếp cận tâm lý học của thế tục, là cách tiếp cận chỉ biết coi sức khỏe tâm thần như là không có bất ổn.
Titus và Moncher nhận định rằng muốn được coi là lành mạnh về tâm lý hay có một nhân cách tốt, người ta cần có một mức độ căn bản trong từng nhân đức chính. Bởi thế, “tâm lý trị liệu Kitô Giáo có thể tìm cách không phải chỉ để giảm các triệu chứng mà còn để gia tăng các nhân đức đã thủ đắc được”.
Frank Moncher còn viết riêng một bài trong đó ông khảo sát các hệ luận từ các tiền đề nhân học có tính đặc trưng Công Giáo đối với tâm lý học. Tựa bài đó là: “Các Hệ Luận Của Nhân Học Công Giáo đối với Lượng Định Tâm Lý Học” (Implications of Catholic Anthropology for Psychological Assessment). Theo ông, điều quan trọng là trong đầu óc mình, nhà tâm lý phải có một nền nhân học có tính thần học và triết học đầy đủ, khi lượng định một thân chủ. Họ cũng cần phải hiểu rõ thế giới quan và hệ thống giá trị của thân chủ ấy. Tuy nhiên, các phương pháp khám nghiệm và chữa trị xưa nay thường hay loại bỏ bất cứ kiến thức nào liên quan đến các thực tại siêu việt, các qui phạm luân lý, cái đẹp mỹ thuật cũng như phát triển nhân đức.
Moncher cũng nhận định rằng cởi mở đối với nền nhân học Kitô Giáo là điều đặc biệt quan trọng khi người ta phải thi hành những trách vụ như lượng định các ứng viên muốn gia nhập hàng linh mục hay đời sống tu trì, hay tham gia các tòa án Công Giáo để quyết định tính thành sự của các cuộc hôn nhân và khả năng của người phối ngẫu trong việc tự do ưng thuận kết hôn và ưng thuận trọn vẹn.
Ơn gọi
Trong bài “Các Hệ Luận của một Nhân Học Công Giáo đối với việc Khai Triển một Phương Thức Công Giáo cho Tâm Lý Trị Liệu”, các thành viên khác của IPS là Bill Nordling và Phil Scrofani đã khảo sát xem phương thức Công Giáo có nghĩa gì đối với người hành nghề. Hai tác giả này giải thích tại sao ý niệm ơn gọi lại hữu ích khi đem áp dụng vào nghề làm nhà trị liệu chuyên nghiệp. Họ viết: “Đối với một Kitô hữu, làm nhà trị liệu có thể là một cách đáp lại ơn gọi độc đáo của Chúa muốn mình cung cấp các dịch vụ sức khỏe tâm thần cho các thân chủ đang đau khổ”. Dưới ánh sáng này, nhiệm vụ của nhà trị liệu không chỉ bao gồm các mối tương quan chữa trị với thân chủ, mà còn là một mối tương quan vượt quá bên kia nghề nghiệp nữa. Theo hai tác giả này “Coi nghề mình chọn như một ơn gọi bản thân sẽ khuyến khích ông không những giữ được đạo đức nghề nghiệp một cách có lương tâm mà còn thực hành nghề nghiệp ấy phù hợp với các nguyên tắc đạo đức Công Giáo nữa”.
Quan niệm làm nhà trị liệu trên căn bản ơn gọi này cũng sẽ thúc đẩy khi khó làm việc với một thân chủ hay khi đòi phải hy sinh thì giờ hay tiền bạc. Ý niệm ơn gọi không những sẽ hướng dẫn cái hiểu của nhà trị liệu về thân chủ và cách điều trị, nhưng còn điều hướng ông trong việc hiểu rằng thân chủ ấy vốn nằm trong một gia đình, một nền văn hóa và một truyền thống đức tin đặc thù. Nordling và Scrofani nhận định rằng “Một phương thức tâm lý trị liệu như thế chứng tỏ được lòng kính trọng sâu xa đối với tính đa dạng bằng cách bắt đầu với nguyên tắc căn bản sau đây: thân chủ là một con người độc đáo, không có người thứ hai, vì đã được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa. Thêm vào đó, xét cho cùng, đây là một mệnh lệnh luân lý cho phép thân chủ được quyền tự do đưa ra các lựa chọn phù hợp với lương tâm”.
Trong phần kết luận, hai tác giả trên nhấn mạnh rằng không nên quan niệm một phương thức tiếp cận tâm lý trị liệu có hiểu biết về nhân học như thế là trái với khoa học và tâm lý học. Cho nên, phải chọn các phương pháp chữa trị dựa vào việc cân nhắc tính hiệu năng từng được chứng nghiệm của chúng. Dĩ nhiên, họ nhìn nhận rằng tập chú hàng đầu của nhà trị liệu vẫn phải là việc vận hành tâm lý của thân chủ, cho nên phải dành các vấn đề có tính đặc thù thiêng liêng hơn cho hàng giáo sĩ và các vị linh hướng.
Xét chung, tập san trên đã cung cấp khá nhiều ý tưởng khiến người ta phải suy nghĩ về việc một nền nhân học dựa trên căn bản Kitô Giáo đã có thể cung cấp cho ta các hiểu biết sâu sắc ra sao về thân phận con người.
______________________________________________________________________
Có thể đọc số báo trên tại trang mạng
http://christianpsych.org/wp_scp/wp-content/uploads/edification-31.pdf
Đó chính là khẳng định mở đầu của “Số về Công Giáo” mới được xuất bản bởi tập san “Xây Dựng: Một Tập San Của Hội Tâm Lý Học Kitô Giáo” (bộ 3.1). Số báo này được ủy thác cho Viện Các Khoa Học Tâm Lý (Institute for the Psychological Sciences [IPS]), một trường tâm lý Công Giáo hậu đại học tại Arlington, Virginia.
Christian Brugger, cựu thành viên của IPS và hiện là giáo sư diễn giảng tại Chủng Viện Thần Học John Vianney, đảm nhiệm chức chủ bút cho số báo này và viết bài đầu tiên làm chủ đề cho nhiều đóng góp khác.
Trong bài của mình, Brugger cho rằng xét vì mục tiêu của tâm lý học là giúp con người triển nở theo nghĩa sức khỏe tâm thần của họ, nên sẽ hữu ích nếu ta hiểu rõ bản chất của con người nhân bản bằng cách đặt nó trên căn bản một nền nhân học lành mạnh.
Ông giải thích: là con người nhân bản, ta có thể vươn cao hơn các tri thức và xúc cảm của thân xác vì ta không phải chỉ là những hữu thể xác thân và khả năng lý luận của ta không phải là một cơ quan vật chất. Điều này có nghĩa: nền tâm lý học Kitô giáo bảo đảm tự do nhân bản cho việc tự lý luận và tự chọn lựa của họ, vì khả năng vô vật chất này không bị các định luật vật lý qui định theo nghĩa nhân quả. Cái nguy hiểm do việc các khoa học xã hội thế tục gần như đồng loạt bác khước bản chất vô vật chất của lý trí hệ ở chỗ này: không những việc bác khước này mở đường cho định mệnh thuyết triệt để mà nó còn bác bỏ cả chiều kích thiêng liêng của con người nhân bản nữa.
Các phương thức trái ngược nhau
Paul C. Vitz, một thành viên của IPS, nhấn mạnh tới một số khác biệt trong cách tiếp cận tâm lý học của Kitô Giáo đối với quan điểm thế tục trong một bài tựa là “Tái Quan Niệm Lý Thuyết Nhân Cách Theo Cái Nhìn Công Giáo”. Vitz cho rằng: sự giải thích của Kitô Giáo về nhân cách bắt đầu bằng việc giả thiết rằng Thiên Chúa hiện hữu và Người là Đấng mà ta có liên hệ. Nếu một tâm lý gia chấp nhận việc hiện hữu của Thiên Chúa và chiều kích tôn giáo của cuộc đời, thì điều đó mang lại lợi điểm giúp họ đủ tư cách để điều trị khách hàng có tôn giáo một cách vừa trung thực vừa tôn trọng khách hàng nhiều hơn.
Tuy nhiên, phần lớn các lý thuyết thế tục hiện nay về nhân cách có khuynh hướng duy giản lược (reductionist) và thường cho rằng kinh nghiệm tôn giáo và các lý tưởng luân lý là do các hiện tượng hạ đẳng ẩn tàng tạo ra. Như trong phương thức của Freud chẳng hạn, tình yêu bị giản lược thành thèm muốn nhục dục; thèm muốn nhục dục bị giản lược thành sinh lý học; và đời sống thiêng liêng hay các lý tưởng nghệ thuật bị giản lược thành những xung động nhục dục được thăng hoa.
Theo Vitz, ngược với cái nhìn trên, phương thức Kitô Giáo có tính xây dựng (constructionist). Nghĩa là: phương thức này nhấn mạnh tới các khía cạnh cao hơn của nhân cách là các khía cạnh chứa đựng,và đôi khi tạo ra hay biến đổi các khía cạnh thấp hơn. Bởi thế, nó là phương pháp tổng hợp, mang mọi sự lại với nhau trong một mẫu mực tổng thể, trong khi phe duy giản lược quá vụ phân tích. Vitz nhìn nhận rằng phân tích đúng dĩ nhiên là điều cần phải có. Nhưng phần lớn nền tâm lý học hiện đại đã tự giam mình vào thứ phân tích có tính giản lược như trên, mà không hề có một quan niệm tổng thể nào về con người nhân bản.
Vitz cũng nhấn mạnh tới sự tương phản khi nói tới lý thuyết nhân cách. Phần lớn phương thức thế tục coi nhân cách như một cái tôi hoàn toàn tự lập xa cách. Trong khi ấy, Kitô Giáo không coi độc lập là mục đích ở đời, thay vào đó đã nhấn mạnh nhiều tới vai trò chủ yếu của liên hệ. Ông bảo: “Kitô Giáo coi sự liên lập, và việc chăm sóc hỗ tương và tự ý chọn, đối với người khác, như là kiểu thức hàng đầu trong mối liên hệ của người trưởng thành”.
Tái khám phá nhân đức
Chủ trương phải có một quan điểm dựa trên nhân đức về con người là chủ đề của bài “Một Tâm Lý Học Công Giáo Tích Cực: Phương Thức Nhân Đức” của Craig Steven Titus và Frank Moncher, cũng thuộc IPS. Hai tác giả này quả quyết rằng các triết gia cổ điển như Aristốt đều xây dựng quan điểm tâm xã (psycho-social) của họ trên quan điểm lý thuyết nhân cách. Phương thức này khảo sát mối liên hệ tiềm ẩn giữa an vui tâm lý (psychological well-being) và sự thiện đạo đức vốn được biểu lộ nơi các nhân đức chính. Phương thức này ngược hẳn với một số cách tiếp cận tâm lý học của thế tục, là cách tiếp cận chỉ biết coi sức khỏe tâm thần như là không có bất ổn.
Titus và Moncher nhận định rằng muốn được coi là lành mạnh về tâm lý hay có một nhân cách tốt, người ta cần có một mức độ căn bản trong từng nhân đức chính. Bởi thế, “tâm lý trị liệu Kitô Giáo có thể tìm cách không phải chỉ để giảm các triệu chứng mà còn để gia tăng các nhân đức đã thủ đắc được”.
Frank Moncher còn viết riêng một bài trong đó ông khảo sát các hệ luận từ các tiền đề nhân học có tính đặc trưng Công Giáo đối với tâm lý học. Tựa bài đó là: “Các Hệ Luận Của Nhân Học Công Giáo đối với Lượng Định Tâm Lý Học” (Implications of Catholic Anthropology for Psychological Assessment). Theo ông, điều quan trọng là trong đầu óc mình, nhà tâm lý phải có một nền nhân học có tính thần học và triết học đầy đủ, khi lượng định một thân chủ. Họ cũng cần phải hiểu rõ thế giới quan và hệ thống giá trị của thân chủ ấy. Tuy nhiên, các phương pháp khám nghiệm và chữa trị xưa nay thường hay loại bỏ bất cứ kiến thức nào liên quan đến các thực tại siêu việt, các qui phạm luân lý, cái đẹp mỹ thuật cũng như phát triển nhân đức.
Moncher cũng nhận định rằng cởi mở đối với nền nhân học Kitô Giáo là điều đặc biệt quan trọng khi người ta phải thi hành những trách vụ như lượng định các ứng viên muốn gia nhập hàng linh mục hay đời sống tu trì, hay tham gia các tòa án Công Giáo để quyết định tính thành sự của các cuộc hôn nhân và khả năng của người phối ngẫu trong việc tự do ưng thuận kết hôn và ưng thuận trọn vẹn.
Ơn gọi
Trong bài “Các Hệ Luận của một Nhân Học Công Giáo đối với việc Khai Triển một Phương Thức Công Giáo cho Tâm Lý Trị Liệu”, các thành viên khác của IPS là Bill Nordling và Phil Scrofani đã khảo sát xem phương thức Công Giáo có nghĩa gì đối với người hành nghề. Hai tác giả này giải thích tại sao ý niệm ơn gọi lại hữu ích khi đem áp dụng vào nghề làm nhà trị liệu chuyên nghiệp. Họ viết: “Đối với một Kitô hữu, làm nhà trị liệu có thể là một cách đáp lại ơn gọi độc đáo của Chúa muốn mình cung cấp các dịch vụ sức khỏe tâm thần cho các thân chủ đang đau khổ”. Dưới ánh sáng này, nhiệm vụ của nhà trị liệu không chỉ bao gồm các mối tương quan chữa trị với thân chủ, mà còn là một mối tương quan vượt quá bên kia nghề nghiệp nữa. Theo hai tác giả này “Coi nghề mình chọn như một ơn gọi bản thân sẽ khuyến khích ông không những giữ được đạo đức nghề nghiệp một cách có lương tâm mà còn thực hành nghề nghiệp ấy phù hợp với các nguyên tắc đạo đức Công Giáo nữa”.
Quan niệm làm nhà trị liệu trên căn bản ơn gọi này cũng sẽ thúc đẩy khi khó làm việc với một thân chủ hay khi đòi phải hy sinh thì giờ hay tiền bạc. Ý niệm ơn gọi không những sẽ hướng dẫn cái hiểu của nhà trị liệu về thân chủ và cách điều trị, nhưng còn điều hướng ông trong việc hiểu rằng thân chủ ấy vốn nằm trong một gia đình, một nền văn hóa và một truyền thống đức tin đặc thù. Nordling và Scrofani nhận định rằng “Một phương thức tâm lý trị liệu như thế chứng tỏ được lòng kính trọng sâu xa đối với tính đa dạng bằng cách bắt đầu với nguyên tắc căn bản sau đây: thân chủ là một con người độc đáo, không có người thứ hai, vì đã được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa. Thêm vào đó, xét cho cùng, đây là một mệnh lệnh luân lý cho phép thân chủ được quyền tự do đưa ra các lựa chọn phù hợp với lương tâm”.
Trong phần kết luận, hai tác giả trên nhấn mạnh rằng không nên quan niệm một phương thức tiếp cận tâm lý trị liệu có hiểu biết về nhân học như thế là trái với khoa học và tâm lý học. Cho nên, phải chọn các phương pháp chữa trị dựa vào việc cân nhắc tính hiệu năng từng được chứng nghiệm của chúng. Dĩ nhiên, họ nhìn nhận rằng tập chú hàng đầu của nhà trị liệu vẫn phải là việc vận hành tâm lý của thân chủ, cho nên phải dành các vấn đề có tính đặc thù thiêng liêng hơn cho hàng giáo sĩ và các vị linh hướng.
Xét chung, tập san trên đã cung cấp khá nhiều ý tưởng khiến người ta phải suy nghĩ về việc một nền nhân học dựa trên căn bản Kitô Giáo đã có thể cung cấp cho ta các hiểu biết sâu sắc ra sao về thân phận con người.
______________________________________________________________________
Có thể đọc số báo trên tại trang mạng
http://christianpsych.org/wp_scp/wp-content/uploads/edification-31.pdf
Văn Hóa
Thơ: Lửa, thấy từ Stockholm
Trần Dạ Từ
16:17 03/11/2009
Thơ: Lửa, thấy từ Stockholm
Thomas von Vegesack* quẹt diêmLửa bếp, Lửa đèn. Lửa lò sưởiNgọn nến bữa ăn chiều lung linhQuặn lòng quê xa, bạn tù tội
Phương Đông: Kim Mộc Thủy Hỏa ThổQuê ta, bao nhiêu ngũ hành sơnBếp ai tro lạnh chiều nay nữaLửa gì đâu. Lửa tủi, lửa hờn
Nâng ly rượu thơm, bọt dàn dụaTưởng thấy dòng thác xưa vật mìnhGhềnh đá trơ vơ sùi bọt nhớThơ chết oan đầy của tử sinh
Nắm xương ai gửi rừng Xuyên Mộc**Ngọn đèn nào leo lét gió mưaCơm kêu. Kẻng gõ. Miệng khô khốcCon đóm đêm nao vẫn vật vờ
Bạn ta nữa. Chân núi Mây Tào**Mười ba năm rừng sâu sức cạnChiều khổ sai, khoai sắn ra saoLửa nào giữ cho lòng đủ ấm
Tha lỗi nhé. Miếng ngon nuốt nghẹnVui riêng cứng lưỡi, thốt không đànhCháy mãi cùng ta vậy, nghe nếnNgọn lửa anh em ngày tái sinh.
9.1988
*Thomas von Vegesack, nhà văn Thụy Điển, nguyên chủ tịch văn bút thế giới, chủ tịch điều hành Ủy ban quốc tế các nhà văn vị cầm tù.
**Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn chết tại trại khổ sai Xuyên Mộc. Nhà văn Thảo Trường bị giam tại trại khổ sai Z30D, Hàm Tân.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Biển Vắng
Đặng Đức Cương
23:20 03/11/2009
BIỂN VẮNG
Ảnh của Đặng Đức Cương
Em ở đâu, sao để biển buồn tênh?
Con sóng cứ lan dài theo nỗi nhớ
Chú còng lẩn trốn vào trong hang nhỏ
Dải bờ cong hàng liễu đứng chênh vênh.
(Trích thơ của Hoàng Gia Cương)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền