Ngày 02-11-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 3/11: Gương bác ái của Thánh Martino ‘Tên Mọi Đen’ – Lm. Vũ Hải Đăng, SDD. Kinh Thánh Giuse
Giáo Hội Năm Châu
03:31 02/11/2021

PHÚC ÂM: Lc 14, 25-33

“Ai không từ bỏ tất cả của cải mình có, thì không thể làm môn đệ Ta”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, có nhiều đám đông cùng đi với Chúa Giêsu, Người ngoảnh lại bảo họ rằng: “Nếu ai đến với Ta mà không bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em và cả mạng sống mình, thì không thể làm môn đệ Ta. Còn ai không vác thập giá mình mà theo Ta, thì không thể làm môn đệ Ta. Và có ai trong các ngươi muốn xây tháp mà trước tiên không ngồi tính toán phí tổn cần thiết, xem có đủ để hoàn tất không, kẻo đặt móng rồi mà không thể hoàn tất, thì mọi người xem thấy sẽ chế diễu người đó rằng: “Tên này khởi sự xây cất mà không hoàn thành nổi”. “Hoặc có vua nào sắp đi giao chiến với một vua khác, mà trước tiên không ngồi suy nghĩ xem mình có thể đem mười ngàn quân ra đương đầu với đối phương dẫn hai mươi ngàn quân tiến đánh mình chăng? Bằng chẳng nổi, thì khi đối phương còn ở xa, vua ấy sai một phái đoàn đến cầu hoà. Cũng thế, bất kỳ ai trong các ngươi không từ bỏ tất cả của cải mình có, thì không thể làm môn đệ Ta”.

Ðó là lời Chúa.
 
Sự Hào Phóng Của Kẻ Tham Lam
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa –
09:48 02/11/2021
Sự Hào Phóng Của Kẻ Tham Lam

(Thứ Sáu sau Chúa Nhật XXXI TN – Lc 16,1-8)

Thật khó lý giải ý nghĩa của dụ ngôn “người quản gia bất lương” nếu chúng ta không xác định nhóm thính giả mà Chúa Giêsu trực tiếp nói với khi kể dụ ngôn này. Theo mạch văn Tin Mừng Luca phần tiếp theo (Lc 16,9-15) thì nhóm thính giả ở đây là các môn đệ và nhóm người Pharisêu. Thánh sử ghi rõ: “Người Pharisêu vốn ham hố tiền bạc, nên nghe những điều ấy, thì cười nhạo Chúa Giêsu” (c.14). Như thế chúng ta có thể nhận ra trọng tâm của câu chuyện dụ ngôn là cảnh báo lòng tham lam của tiền. Chính Chúa Giêsu sau kể chuyện dụ ngôn thì đã giải thích rõ ràng: “Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ…Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được” (c.13).

Tham lam tiền của thì muôn hình vạn trạng. Tuy nhiên một trong các kiểu dạng tham lam của tiền đáng cẩn trọng với bản thân và rất cần cảnh giác trước tha nhân đó là “sự hào phóng”. Dùng sự hào phóng để phục vụ cho lòng tham của mình thì rất dễ qua mặt người ta và nhiều khi lương tâm dần dà sẽ lệch lạc mà bản thân chẳng ngờ.

Với nhiều con nợ của chủ thì anh quản gia “bất lương” trong câu chuyện dụ ngôn quả là quá hào phóng. Chỉ cần vẽ vài nét bút, chỉ với một chữ ký của anh quản lý, thế là rất nhiều người được nhẹ gánh, thở phào, sung sướng vì được hưởng mối lợi khó mơ. Cái sự bất lương của anh quản gia này là hào phóng cái không phải thuộc sở hữu của mình nhưng lại để phục vụ cho lợi ích của mình.

Chuyện hào phóng cách bất lương vẫn nhan nhãn trước mặt thiên hạ, nhất là trong quan trường. Có được chút quyền lực thì người ta rất dễ lợi dụng để hào phóng công quỹ mà mục đích cuối cùng là phục vụ cho danh lợi của bản thân. Ở các xã hội văn mình và có nền dân chủ cao thì người ta canh phòng hiện tượng này khá nghiêm nhặt bằng nhiều thể chế, luật lệ và nhất là công luận. Đã từng có nhiều vị nguyên thủ quốc gia khi về vườn và có vị ngay khi đương nhiệm đã từng bị chất vấn, thậm chí truy tố về cái khoản “hào phóng” thiếu lương thiện này.

Ở đây xin mạn phép nghĩ suy về một hiện tượng đáng buồn của lịch sử Giáo hội. Chúng ta phải khiêm nhu và thành thật chân nhận rằng một trong những nguyên nhân gây ra sự ly khai của anh em Tin lành đó là “sự hào phóng ân sủng”. Dù với mục đích gì đi nữa thì thật khó biện minh vì đằng sau sự hào phóng ấy chính là những đồng tiền thu vào.

Dưới cái nhìn đức tin thì chỉ có Thiên Chúa mới thực sự là chủ của mọi thực tại, mọi hiện hữu. Chúng ta chỉ là những người quản lý những gì mình đang có, ngay cả sự sống của mình. Chức phận này, vai vị kia, tài năng nọ…thảy đều thuộc quyền của Đấng Tối Cao. Chính vì thế đã là người quản lý thì khi hành xử phải luôn tham vấn ý của Người Chủ đích thực.

Nếu giả như có hào phóng cách vượt quyền mà chỉ vị thiện ích của người lãnh nhận thì rất có thể được người chủ xí xóa, bỏ qua. Tuy nhiên nếu có hậu ý tham lam tiền bạc hay danh tiếng thì chắc chắn sẽ có cái giá phải trả, phải đền. Xin đừng quên rằng đằng sau sự hào phóng ân sủng luôn có đó chước cám dỗ buôn thần, bán thánh. Đã là người, thật khó làm chủ cái lòng tham vô đáy. Đến đây chúng ta mới hiểu được lời cảnh giác nghiêm nghị của Chúa Giêsu: Anh em không thể làm tôi hai chủ…

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:54 02/11/2021

51. Thiên Chúa ban cho một chút giá trị của an ủi, thì vẫn cứ hơn tất cả những khoái lạc an ủi của thế tục ban cho.

(Thánh nữ Terese of Avila)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:14 02/11/2021
99. RÙA NGHIỆN THUỐC

Rùa và chim khách kết bái làm anh em, rùa làm anh nói với chim khách:

- “Hai anh em chúng ta mặc dù đối đãi nhau rất tốt, và anh rất muốn dẫn em đi long cung chơi, coi kỳ trân dị bảo”.

Chim khách nói:

- “Em cũng muốn dẫn anh lên trời, đến thiên cung coi hằng nga ở trong trăng”.

Rùa nói:

-“Sao em không dẫn anh lên trời trước, sau đó anh dẫn em xuống biển?”

Chim khách đồng ý, để rùa leo lên trên cánh của mình và tung cánh bay lên, không may gặp người bắn cung bắn trúng ngay cái mai của con rùa, nó xoay người và rơi xuống nhằm ngay ống khói, chỏng bốn vó lên trời, ngóng cổ chờ xem.

Chim khách tìm rất lâu mới thấy con rùa, hỏi:

- “Đại ca chắc khiếp lắm nhỉ, trời không lên tới mà lại nằm ở đây cả nửa ngày, chắc là bụng đói rồi thì phải?”

Rùa đáp:

- “Anh không đói, mặc dù không có gì ăn, nhưng trái lại có vài ngụm khói hít đỡ nghiện”.

(Hi đàm lục)

Suy tư 99:

Một bay nhảy trên trời, một bò ì ạch dưới đất đã tìm đến nhau để nghĩa làm anh em, thì quả là hiếm có và tình anh em kết nghĩa này rất đáng trân trọng.

Nhưng trên đời này có một tình yêu đáng quý đáng trân trọng muôn phần, đó là Đấng tự trời cao đồng bản tính với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, chính là Đức Chúa Giê-su đã hạ mình kết nghĩa làm anh em với loại thụ tạo là con người, tình yêu thương này trí óc con người không thể nào hiểu được, và chỉ khi nào được diện kiến với Đấng ấy trên thiên đàng thì con người ta mới hiểu được mà thôi, đó chính là mầu nhiệm tình yêu...

Người Ki-tô hữu được diễm phúc hơn những người khác, bởi vì nhờ đức tin mà họ nhân biết tình yêu cao quý ấy sẽ đem lại ơn cứu độ cho họ, cho nên dù sống dù chết, thì họ vẫn cứ luôn trung thành với tình yêu “chênh lệch” nhưng rất cao trọng này.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Cha José Ignacio Munilla chỉ trích tuyên bố của Joe Biden cho rằng Đức Giáo Hoàng khuyến khích ông ta rước lễ
Đặng Tự Do
03:50 02/11/2021


Đức Cha José Ignacio Munilla của San Sebastián, Tây Ban Nha, đã chỉ trích gay gắt tuyên bố của Tổng thống Joe Biden rằng đích thân Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích ông ta tiếp tục rước lễ mặc dù ông ta công khai ủng hộ việc phá thai.

“Những tuyên bố đáng kinh ngạc này tiết lộ tư cách đạo đức của những kẻ có khả năng thỏa hiệp và thao túng Đức Giáo Hoàng với ý định rửa sạch lương tâm của họ bị vấy bẩn bởi máu của rất nhiều sinh mạng vô tội bị giết hại một cách bất lương,” Đức Cha Munilla nói trong một tweet hôm 30 tháng 10.

Hôm 29 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Biden tại Vatican trong 75 phút. Tổng thống Hoa Kỳ nói với Reuters rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã bảo ông “hãy tiếp tục rước lễ.”

Hãng tin AP cho biết Biden đã rước lễ một ngày sau đó, trong một thánh lễ được tổ chức tại Nhà thờ Thánh Patrick, một nhà thờ nói tiếng Anh là địa điểm mà cộng đồng Công Giáo Hoa Kỳ ở Rôma tham dự Thánh lễ.

Cá nhân các giám mục Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố trong những tháng gần đây về việc Rước lễ đối với các chính trị gia ủng hộ việc phá thai.

Đức Cha Thomas Paprocki, Giám Mục của Springfield, Illinois cho biết vào tháng Năm rằng “Thật đáng buồn, khi thấy có một số giám mục và Hồng Y của Giáo hội không chỉ sẵn sàng cho các chính trị gia ủng hộ phá thai được rước lễ, mà còn tìm cách ngăn cản Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đừng đề cập đến vấn đề mạch lạc Thánh Thể”, nghĩa là chỉ rước lễ khi có ơn nghĩa với Chúa, không mắc tội trọng và sống phù hợp với các giá trị Tin Mừng sau khi được rước lễ.

Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của San Francisco vào tháng Năm đã tuyên bố rằng các chính trị gia Công Giáo ủng hộ việc phá thai đừng nên ra tiến lên rước lễ.

Trong khi Biden đang vận động tranh cử tổng thống ở Nam Carolina, ông ta đã bị từ chối không được rước lễ tại một giáo xứ vào năm 2019, theo chính sách của giáo phận.

Các giám mục khác, chẳng hạn như Đức Cha Robert McElroy của San Diego, đã nói rằng không nên từ chối Thánh Thể đối với các quan chức Công Giáo ủng hộ phá thai. Tại một hội thảo trực tuyến vào tháng Hai, Đức Cha McElroy cảnh báo rằng một số giám mục đang tìm cách coi việc phá thai là một “phép thử có tính quyết định” đối với các quan chức Công Giáo, và nói rằng những nỗ lực từ chối không cho họ rước lễ sẽ bị coi là “vũ khí hóa” Bí tích Thánh Thể.

Đức Hồng Y Wilton Gregory của Washington đã nói rằng ngài sẽ không từ chối Rước lễ đối với các chính trị gia ủng hộ phá thai. Giám mục trước đây của Biden ở Wilmington, là Đức Cha Francis Malooly, đã không từ chối cho ông ta Rước lễ trong giáo phận của ngài, còn vị Tân Giám mục của Wilmington đến nay vẫn chưa đưa ra tuyên bố công khai về vấn đề này.

Điều 915 của Bộ Giáo luật tuyên bố rằng những người “cố chấp kiên trì phạm tội trọng đã biểu lộ ra ngoài thì không được rước lễ”.

Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, trong một bản ghi nhớ năm 2004 gửi các giám mục Hoa Kỳ với tư cách là tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, đã tuyên bố rằng các quan chức Công Giáo công khai vận động cho việc hợp pháp hóa phá thai nên được các mục tử hướng dẫn đừng lên rước lễ trừ khi họ dừng lại thôi không thúc đẩy các luật như vậy. Nếu họ tiếp tục làm như vậy bất chấp lời cảnh báo của vị mục tử, và cứ lên rước lễ, thì thừa tác viên bí tích Thánh Thể phải từ chối không cho họ Rước lễ.

Vào tháng 6, các giám mục Hoa Kỳ đã bỏ phiếu để bắt đầu soạn thảo “một tuyên bố chính thức về ý nghĩa của Bí tích Thánh Thể trong đời sống của Giáo hội.”

Ủy ban giáo lý của các giám mục Hoa Kỳ đang làm việc để soạn thảo tài liệu, với ý kiến đóng góp từ các ủy ban khác của USCCB. Bản dự thảo của văn kiện được tin là đã sẵn sàng để các giám mục tranh luận, sửa đổi và biểu quyết tại cuộc họp tháng 11 của các ngài.
Source:Catholic News Agency
 
Ông Joe Biden được cho rước lễ trong một Thánh lễ ở Rôma
Đặng Tự Do
03:51 02/11/2021


Tổng thống Joe Biden đã rước lễ trong Thánh lễ tối Thứ Bảy ở Rôma, theo một báo cáo từ Associated Press, gọi tắt là A.P.

Biden đã gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào hôm thứ Sáu, sau đó, ông ta nói, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bảo ông ta “hãy tiếp tục rước lễ,” bất chấp quan điểm của ông ta về việc phá thai.

Theo A.P., khoảng 30 người đã tham dự Thánh lễ tại Nhà thờ Công Giáo Thánh Patrick, nơi có sự hiện diện của lực lượng an ninh đông đảo. Tổng thống và phu nhân ngồi hàng ghế cuối cùng.

Báo cáo nói rằng Thánh lễ đã được cử hành bởi Cha Joe Ciccone và hai linh mục đồng tế, và Biden đã được nhìn thấy để tiền Mỹ vào giỏ quyền tiền.

“Hiệp thông là điều đưa chúng ta đến với nhau trong Chúa. Không ai trong chúng ta là trong sạch và hoàn hảo. Chúng ta phải vật lộn trong cuộc sống. Tất cả chúng ta đều là những vị thánh và những kẻ tội lỗi”, vị chủ tế, là Cha Joe Ciccone, nói với A.P.

Ciccone nói: “Khi bạn là người của công chúng, bạn phải đưa ra những quyết định nhất định, đặc biệt là trong một chế độ dân chủ, thay mặt cho nhiều hơn là cảm xúc cá nhân của riêng bạn”.

Nhà thờ Thánh Patrick nằm gần Đại sứ quán Hoa Kỳ và là nơi thờ phượng chính của nhiều người Mỹ ở Rôma. Nhà thờ nằm trong tổng giáo phận của Đức Giáo Hoàng, cung cấp tất cả các thánh lễ bằng tiếng Anh.

Đây cũng là nhà thờ mà Nancy Pelosi đã tham dự khi bà ta đến thăm Đức Thánh Cha Phanxicô vào đầu tháng này. Pelosi và chồng cô đã rời Thánh lễ vào ngày 9 tháng 10, trước bài đọc thứ hai vì vấn đề an ninh.

Biden đang ở Rôma để tham dự Hội nghị thượng đỉnh các nguyên thủ quốc gia và chính phủ G20. Ông đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô trong 75 phút vào hôm thứ Sáu. Biden nói với các phóng viên sau đó rằng trong cuộc gặp gỡ họ không thảo luận về việc phá thai. Biden nói rằng ông và Đức Giáo Hoàng đã cầu nguyện cho nhau và thảo luận về biến đổi khí hậu.

“Chúng tôi vừa nói về sự kiện là ngài rất vui vì tôi là một người Công Giáo tốt và tôi nên tiếp tục rước lễ,” Biden nói.

Không giống như các cuộc gặp gỡ trước đây giữa Đức Giáo Hoàng và một nguyên thủ quốc gia, Vatican không cho phép truyền thông có mặt khi Biden và Đức Thánh Cha Phanxicô gặp nhau. Không có video phát trực tiếp nào được cung cấp.

Biden, người Công Giáo Mỹ thứ hai trở thành tổng thống, đã ủng hộ việc phá thai do từ tiền đóng thuế của người dân trong năm đầu tiên tại vị, và đã đưa ra các tuyên bố bảo vệ việc phá thai hợp pháp, làm dấy lên lời kêu gọi ngăn cấm ông rước Thánh Thể của một số giám mục và những người Công Giáo khác.
Source:Catholic News Agency
 
Vatican cung cấp liều vắc xin COVID-19 thứ ba
Đặng Tự Do
19:43 02/11/2021


Quốc gia Thành phố Vatican đang cung cấp liều thứ ba của vắc-xin COVID-19, ưu tiên cho những người dễ bị tổn thương và những người trên 60 tuổi, một thông cáo báo chí cho biết như trên hôm thứ Tư.

Văn phòng vệ sinh và y tế của thành phố bắt đầu tiêm liều thứ ba vào nửa cuối tháng 10, theo một tuyên bố của Vatican.

Vatican đã cung cấp vắc-xin Pfizer-BioNtech cho cư dân và nhân viên của mình từ tháng Giêng, bắt đầu từ người già, nhân viên y tế và an ninh, và những người thường xuyên tiếp xúc với công chúng.

Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Bênêđíctô 16 đã nhận được hai liều vắc-xin vào đầu năm 2021. Liều thứ hai được tiêm vào tháng Hai.

Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Bênêđíctô 16, cả hai đều trên 60 tuổi, có thể nằm trong nhóm đầu tiên được tiêm liều thứ ba của vắc-xin, mặc dù phát ngôn viên của Vatican ông Matteo Bruni từ chối xác nhận phỏng đoán này hôm thứ Tư.

Vào ngày 1 tháng 10, Quốc gia Thành Vatican đã giới thiệu một hệ thống yêu cầu tất cả nhân viên, quan chức và du khách đến Vatican phải chứng minh rằng họ đã được tiêm phòng, đã khỏi bệnh do coronavirus hoặc đã có kết quả xét nghiệm âm tính với căn bệnh này trong vòng 48 giờ.

Nhân viên không tuân thủ sẽ bị coi là nghỉ việc và không được trả lương.

Quốc gia Thành Vatican, quốc gia độc lập nhỏ nhất thế giới, có dân số khoảng 800 người. Nhưng cùng với Tòa thánh, quốc gia Thành Vatican sử dụng hơn 4,000 người.

Vatican cũng cung cấp các liều vắc-xin COVID-19 miễn phí cho những người sống trong cảnh nghèo đói; hơn 1,000 người nghèo đã được tiêm chủng trong Tuần Thánh.
Source:Catholic News Agency
 
Giám đốc tình báo Sri Lanka đệ đơn khiếu nại một linh mục Công Giáo
Đặng Tự Do
19:44 02/11/2021


Thiếu tướng Suresh Sallay, Giám đốc Cơ quan Tình báo Nhà nước, đã đệ đơn khiếu nại lên Cục Điều tra Hình sự về những cáo buộc của Cha Cyril Gamini, một linh mục đang hăng hái đấu tranh giành công lý cho các nạn nhân bị thảm sát trong vụ khủng bố ngày 21 tháng 4, 2019.

Cha Cyril Gamini đã tổ chức một diễn đàn trực tuyến vào ngày 23 tháng 10 năm về các cuộc tấn công khủng bố trong ngày Chúa Nhật Phục sinh 2019. Thiếu tướng Suresh Sallay cáo buộc rằng trong diễn đàn đo Cha Cyril Gamini đã tuyên bố rằng các Đơn vị Tình báo của Sri Lanka đã cung cấp tài chính và các hình thức hỗ trợ khác cho Zaharan Hashim, là kẻ cầm đầu các cuộc tấn công khủng bố tại 2 nhà thờ Công Giáo, một nhà thờ Tin lành và ba khách sạn, khiến hơn 300 người chết và hàng trăm người khác bị thương.

Ông thông báo với Cục Điều tra Hình sự rằng Cha Cyril Gamini đã mô tả ông ta, lúc đó là Chuẩn tướng, đã tích cực tham gia vào việc nuôi dưỡng Zaharan Hashim và những người theo hắn ta.

Thiếu tướng Sallay bác bỏ những cáo buộc của Cha Cyril Gamini, cho rằng những cáo buộc này được đưa ra với ý định làm mất uy tín của ông. Ông ta cũng kêu gọi khởi động hành động pháp lý chống lại Cha Cyril Gamini và những cá nhân khác tham gia diễn đàn.
Source:Colombo Gazette
 
Luật mới có thể buộc các trường Công Giáo của Guernsey phải đóng cửa
Đặng Tự Do
19:44 02/11/2021


Một giám mục người Anh đã nói rằng một luật chống phân biệt đối xử được đề xuất có thể buộc các trường học Công Giáo trên đảo phải đóng cửa.

Trong một lá thư đề ngày 23 tháng 10, Đức Cha Philip Egan than phiền rằng chính sách mới “đặt tất cả các trường Công Giáo ở Guernsey vào tình trạng bị đe dọa.”

Hòn đảo ở eo biển Anh, có dân số 63,000 người, là một quốc gia tự trị phụ thuộc vào vương quốc Anh chứ không phải là một phần của Vương quốc Anh.

Đức Cha Egan, người đứng đầu Giáo phận Portsmouth, bao gồm Quần đảo Channel, nói rằng chính sách này sẽ ngăn cản các trường Công Giáo yêu cầu hiệu trưởng của họ phải là người Công Giáo.

Các kiến trúc sư của chính sách - được gọi là “Pháp lệnh Chống Phân biệt đối xử: dựa trên (i) Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng và (ii)Xu hướng Tình dục” - cho biết nó nhằm mục đích bảo đảm rằng những người xin việc được bảo vệ khỏi sự phân biệt đối xử dựa trên tôn giáo, tín ngưỡng hoặc khuynh hướng tình dục.

Chính sách, sẽ chỉ áp dụng cho “các vị trí lãnh đạo cấp cao trong các trường tôn giáo / tín ngưỡng” sau 5 năm kể từ khi được áp dụng, được đề xuất bởi ủy ban việc làm và an sinh xã hội của bang Guernsey. Quốc hội của hòn đảo sẽ bỏ phiếu về biện pháp trên Ngày 2 tháng 11.

“Mặc dù tôi hoàn toàn ủng hộ ý định rộng rãi hơn là giải quyết sự phân biệt đối xử với các nhóm thiểu số, nhưng tôi tin rằng chính sách này sẽ vi phạm các nguyên tắc chống phân biệt đối xử của chính nó khi không công nhận các quyền của chúng tôi về tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo như được Bảo vệ bởi Tuyên ngôn chung về Nhân quyền”, Đức Cha Egan viết.

“Tôi vô cùng thất vọng vì văn bản chính sách cũng chứa đựng một số tuyên bố mang tính phân biệt đối xử đối với cộng đồng Công Giáo và nền giáo dục Công Giáo. Những tuyên bố ấy đầy thành kiến, thiếu bất kỳ cơ sở bằng chứng đáng tin cậy nào.”

“Đặc biệt, nó nói rằng các trường học tôn giáo làm hỏng sự gắn kết xã hội, dẫn đến chia rẽ dân tộc và kinh tế xã hội và không cung cấp một nền giáo dục rộng rãi và cân bằng.”

“Tuyên bố này rõ ràng bị thao túng bởi nhóm xã hội Nhân văn Vương quốc Anh, những người, không giống như Giáo Hội Công Giáo, không phải là các nhà cung cấp giáo dục ở Guernsey. Không có bằng chứng để chứng minh cho tuyên bố này; Trong thực tế, điều ngược lại mới là đúng.”

Vị giám mục 65 tuổi kêu gọi người Công Giáo viết thư cho các đại diện địa phương của họ, kêu gọi họ ủng hộ một bản sửa đổi do các thành viên của ủy ban giáo dục, văn hóa và thể thao đưa ra.

Một thông cáo báo chí do giáo phận Portsmouth đưa ra nói rằng đại diện của giám mục đã gặp các thành viên của ủy ban việc làm và an sinh xã hội vào ngày 12 tháng 10 để giải quyết tranh chấp, nhưng “ủy ban đã không thể hiện sự cởi mở trong đàm phán.”

“Chúng tôi tự hào về các trường học của mình và tuyên bố rằng Giáo Hội Công Giáo đã cung cấp giáo dục miễn phí ở Guernsey với sự hỗ trợ của nhà nước trong hơn 150 năm qua,” Đức Cha Egan nói.

“Sự tận tụy và tình yêu thương của các giáo dân, các nữ tu, các anh chị em và các thầy cô giáo trong những thập kỷ qua đã tạo nền tảng vững chắc cho những ngôi trường sôi động phát triển như chúng ta thấy ngày nay. Các trường học của chúng tôi tiếp tục phản ánh sự đa dạng sắc tộc đáng kể, đáp ứng nhu cầu của các nhóm dân tộc thiểu số đáng kể trên toàn đảo”.

“Thật vậy, các trường Công Giáo ở Guernsey đều được đánh giá là tốt, rất tốt hoặc xuất sắc theo tiêu chí của chính các Thanh tra trường học độc lập hoặc của tiểu bang về một nền giáo dục rộng rãi và cân bằng, đồng thời đạt được những kết quả giáo dục tốt nhất góp phần vào sự thịnh vượng của hòn đảo nói chung”.

Giáo Hội Công Giáo trước đây đã xung đột với các nhà lập pháp ở Guernsey về các động thái đưa ra luật hỗ trợ tự tử và tự do hóa phá thai.

Kết thúc bức thư, Đức Cha Egan viết: “Với tư cách là cộng đồng Công Giáo của Guernsey, tôi yêu cầu các bạn nêu lên tiếng nói dân chủ của mình để bảo vệ quyền tự do tôn giáo và ngăn chặn một đạo luật, không chấm dứt sự phân biệt đối xử, nhưng sẽ tích cực phân biệt đối xử đối với người Công Giáo và các nhóm tôn giáo khác”.


Source:Catholic News Agency
 
Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm các Tổng Giám Mục mới cho Hán Thành và Nairobi
Đặng Tự Do
19:47 02/11/2021


Hôm thứ Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm các Tổng Giám Mục mới cho các tổng giáo phận Hán Thành, Hàn Quốc và Nairobi, Kenya.

Đức Cha Phêrô Trọng Thuần Trạch (Chung Soon-taek, 정순택) một thành viên của Dòng Cát Minh, đã là Giám Mục Phụ Tá của Hán Thành từ tháng 12 năm 2013.

Vị giám mục 60 tuổi sinh tại Đại Khâu (Daegu, 대구시) đông nam Hàn Quốc, và học kỹ sư hóa học trước khi vào trường dòng. Ngài được thụ phong linh mục trong Dòng Cát Minh Nhặt Phép năm 1992.

Vị Tổng Giám Mục vừa được bổ nhiệm cũng học Thánh Kinh tại Học viện Giáo hoàng Kinh thánh ở Rôma và là Giám tỉnh của Dòng Cát Minh tại Hàn Quốc.

Từ năm 2009 đến năm 2013, ngài là Tổng Phụ Trách vùng Viễn Đông và Châu Đại Dương của Dòng Cát Minh Nhặt Phép.

Theo thống kê năm 2017, Tổng giáo phận Hán Thành có diện tích 6,701 dặm vuông, tức là 17,355 km vuông và phục vụ 1.5 triệu người Công Giáo, chiếm 15% dân số. Tổng dân số của khu vực là 9.9 triệu người.

Năm 2017, tổng giáo phận có gần 1,000 linh mục, trong đó có 756 linh mục triều. Bên cạnh đó còn có 2,367 nam nữ tu sĩ.

Hôm 29 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp tổng thống Hàn Quốc, Văn Tại Dần hay Moon Jae-in. Hai vị gặp nhau lần đầu tiên vào năm 2018, lần đó tổng thống nói với Đức Thánh Cha Phanxicô: “Tôi đến với Đức Giáo Hoàng với tư cách là tổng thống Hàn Quốc, nhưng cũng với tư cách là một người Công Giáo. Tên rửa tội của con là Ti-mô-thê”.

Đối với Tổng giáo phận Nairobi, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Tổng Giám Mục 65 tuổi Philip A. Anyolo, người đã lãnh đạo Tổng giáo phận Kisumu kể từ năm 2018.

Kể từ năm 2015, Đức Cha Anyolo là chủ tịch của Hội đồng Giám mục Công Giáo Kenya.

Ngài là giám mục của Homa Bay từ năm 2003 đến năm 2018, và của Kericho từ năm 1996 đến năm 2003. Khi được bổ nhiệm lãnh đạo Giáo phận Kericho vào tháng 12 năm 1995, Đức Cha Anyolo mới 39 tuổi. Ngài được thụ phong linh mục năm 1983.

Tổng giáo phận Nairobi Metropolitan có diện tích 1,263 dặm vuông, hay 3,271 km vuông. Dân số Công Giáo, theo số liệu năm 2019, là hơn 50% dân số, cụ thể là 3.8 triệu người.

Tính đến năm 2019, tổng giáo phận có 715 linh mục và 4,785 nam nữ tu sĩ.
Source:Catholic News Agency
 
Đức Thánh Cha Phanxicô tặng 170,000 đô la cho Giáo Hội Công Giáo ở Syria
Đặng Tự Do
19:48 02/11/2021


Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyên góp 170,000 Mỹ Kim cho các công tác bác ái dành cho người nghèo của Giáo Hội Công Giáo ở Syria.

Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ Giáo hội Đông phương, đã thông báo vào ngày 26 tháng 10 rằng mỗi giáo phận trong số 17 giáo phận của đất nước sẽ nhận được 10,000 đô la.

Đức Hồng Y cho biết như trên khi nói chuyện với Hội Đồng Giám Mục Syria ở thủ đô Damascus trong chuyến viếng thăm kéo dài từ 25 tháng 10 đến 3 tháng 11. Hơn 350,000 người đã thiệt mạng kể từ khi cuộc nội chiến nổ ra vào tháng Ba năm 2011.

Vị Hồng Y 77 tuổi người Á Căn Đình giải thích rằng Bộ Giáo hội Đông phương của ngài đang quyên góp nhân danh Đức Giáo Hoàng để giải quyết những lĩnh vực cần thiết nhất mà mỗi giám mục đã xác định.

Trong bài phát biểu trước Hội Đồng Giám Mục Công Giáo ở Syria, Đức Hồng Y Sandri cũng thông báo rằng một hội nghị sẽ được tổ chức vào tháng 3 năm 2022, quy tụ các nhóm Công Giáo tham gia viện trợ cho Syria.

Ngài giải thích rằng hội nghị, lý tưởng nhất là được tổ chức ở Damascus, sẽ giúp xác định các ưu tiên bác ái trong tương lai.

Cùng ngày, Đức Hồng Y Sandri đã đồng tế một Phụng Vụ thánh với Đức Thượng phụ Youssef Absi, là nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Đông phương nghi lễ Melkite, một trong 23 Giáo Hội Công Giáo Đông phương hiệp thông trọn vẹn với Rôma.

Trong bài giảng của mình tại Nhà thờ Melkite ở Damascus, Đức Hồng Y đã phản ánh về lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với những người Công Giáo trên toàn thế giới tham gia vào tiến trình Thượng Hội Đồng Về Tính Đồng Nghị kéo dài hai năm.

Ngài nhấn mạnh rằng lời mời cũng mở rộng đến Syria, nơi có nhiều người Công Giáo thuộc các Giáo Hội Nghi lễ Đông phương có cấu trúc đồng nghị.

Ngài nói: “Khi đó, yêu cầu của Đức Thánh Cha đối với bạn là đặc biệt: trước hết, hình thức đồng nghị, tức là hình thức thường được sống giữa Đức Thượng phụ và các giám mục anh em của ngài, thậm chí phải trở thành một phong cách ở tất cả các cấp độ trong cuộc sống của Giáo hội các bạn.”

“Tuy nhiên, hãy thận trọng để các cuộc gặp gỡ và những đề nghị được đưa ra cho các linh mục, giám mục và Thượng phụ không chạy theo các trào lưu hay tư lợi cá nhân, mà đáng tiếc là đang hiện diện ở các cấp độ khác nhau của Giáo hội, nhưng các cuộc gặp gỡ phải là những khoảnh khắc mà mỗi người có tâm huyết tìm kiếm khuôn mặt của Thiên Chúa và thánh ý của Người trong thời đại của chúng ta”.

Các nội dung khác trong chương trình thăm viếng của Đức Hồng Y Sandri ở Damascus bao gồm các cuộc gặp gỡ với các linh mục, thăm các tổ chức bác ái Công Giáo, các bệnh viện và trại trẻ mồ côi.

Hôm 27 tháng 10, Đức Hồng Y đã gặp gỡ các tu sĩ nam nữ của Damascus và miền nam Syria tại Đài tưởng niệm Thánh Phaolô.

Đài tưởng niệm được cho là nơi đánh dấu sự hoán cải của Thánh Phaolô, nơi ngài ngã ngựa trên đường tới Damascus.

Chuyến đi lẽ ra đã được thực hiện từ tháng 4 năm 2020, nhưng phải hoãn lại vì đại dịch coronavirus. Trong chương trình Đức Hồng Y Sandri, đến thăm Tartous, Homs, Yabroud, Maaloula và Aleppo.

Tại Aleppo, ngài đã tham gia một buổi cầu nguyện đại kết và một cuộc họp giữa các tôn giáo.

Trước cuộc nội chiến, Aleppo là thành phố lớn nhất của Syria và có tỷ lệ các tín hữu Kitô cao nhất, ước tính có khoảng 180,000 Kitô Hữu. Theo số liệu năm 2019, con số đó giảm xuống chỉ còn khoảng 32,000.
Source:Catholic News Agency
 
Người phụ nữ ở Colombia điên đến mức tin rằng bà ta sẽ trở thành gương sáng trợ tử cho Giáo Hội Công Giáo
Đặng Tự Do
19:49 02/11/2021


Hôm thứ Tư, một thẩm phán Colombia đã ra lệnh buộc các thủ tục trợ tử cho Martha Liria Sepúlveda Campo phải được tái tục. Bà Martha, một phụ nữ 51 tuổi mắc chứng xơ cứng teo cơ một bên. Đi đứng có khó khăn nhưng tình trạng của bà ấy không phải là tuyệt vọng.

Thẩm phán Omar Vásquez Cuartas của Tòa án Dân sự số 20 của Medellín đã đưa ra phán quyết của mình vào ngày 27 tháng 10, nói rằng Viện Đau đớn Colombia, gọi tắt là Incodol, phải điều đình với Martha trong vòng 48 giờ về ngày giờ để thực hiện việc trợ tử cho bà ta.

Hôm 3 tháng 10, CaracolTV đã phát sóng một báo cáo, trong đó Martha nói rằng bà ta “yên bình” về quyết định xin trợ tử và rằng bà ấy trong tư cách là “một người Công Giáo, tôi tự cho mình là một người rất tin vào Chúa, nhưng, tôi nhắc lại, Chúa không muốn thấy tôi đau khổ và tôi tin rằng không ai phải đau khổ. Không người cha nào muốn nhìn thấy những đứa con của mình đau khổ”.

Tháng 7 vừa qua, tòa án hiến pháp Colombia đã ra phán quyết rằng những người không mắc bệnh nan y có thể được trợ tử, miễn là họ đang phải trải qua những đau khổ tột cùng do bệnh tật hoặc thương tích cơ thể nghiêm trọng và quan trọng nhất là không thể chữa khỏi.

Bà Martha muốn trở thành người đầu tiên được áp dụng luật này trong cố gắng làm cho Giáo Hội Công Giáo thay đổi giáo huấn về trợ tử. Oái oăm là người con trai của bà ta cũng quyết liệt muốn bà ta được trợ tử.

Incodol đã bác bỏ yêu cầu xin trợ tử của Bà Martha vì cho rằng bà ta không thể cử động chân của mình, nhưng đó không phải là tình trạng cuối cùng không thể chữa khỏi.

Thẩm phán Vásquez cho rằng Incodol đã vi phạm “các quyền cơ bản của Martha là được chết với nhân phẩm, được sống đàng hoàng, được phát triển tự do về nhân cách và phẩm giá con người”.

Nhà lãnh đạo Ủy ban Cổ vũ và Bảo vệ sự sống của các giám mục Colombia đã gửi một tin nhắn video tới Martha, thúc giục bà ta từ bỏ quyết định xin trợ tử của mình.

“Với tư cách một mục tử của Giáo Hội Công Giáo, với sự kính trọng và tình cảm trìu mến, tôi muốn nói với người chị em của tôi là Martha rằng cô ấy không đơn độc, rằng Chúa của sự sống luôn đồng hành cùng chúng ta,” Đức Cha Francisco Antonio Ceballos Escobar của Riohacha nói trong một video ngày 6 tháng 10.

Ngài bảo đảm với Marta “rằng nỗi đau của cô có thể tìm thấy một ý nghĩa siêu việt nếu nó trở thành lời kêu gọi Tình yêu chữa lành, Tình yêu đổi mới, Tình yêu tha thứ.”

Trong video của mình, Đức Cha Ceballos nói: “Martha, tôi mời cô bình tĩnh suy nghĩ về quyết định của mình, hy vọng, nếu hoàn cảnh cho phép, tránh xa sự quấy rối của giới truyền thông đã không ngần ngại lấy nỗi đau của cô và của gia đình cô và sử dụng nó như một hình thức tuyên truyền cho trợ tử, ở một đất nước bị đánh dấu sâu sắc bởi bạo lực”.

Sau đó, ngài nhắc nhớ những lời của Đức Bênêđíctô XVI trong bài huấn đức buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật ngày 1 tháng 2 năm 2009: “phản ứng thực sự không thể là giết một người nào đó, bất kể 'tử tế' kiểu gì đi nữa. Nhưng điều cần thiết là làm chứng cho tình yêu giúp mọi người đối mặt với nỗi đau và sự đau khổ của họ trong một cách thế nhân bản.”

Đức Cha Ceballos cũng khuyến khích các tín hữu cầu nguyện cho bà ấy và gia đình bà ấy xem xét lại quyết định của mình.

Trong thông điệp của mình, Giám mục Riohacha giải thích rằng “phù hợp với niềm tin Kitô sâu sắc nhất của chúng ta, cái chết không thể là câu trả lời mang tính trị liệu cho nỗi đau và sự đau khổ trong mọi trường hợp.”

Bà Martha, và cả đứa con trai của bà quyết liệt muốn cho bà ấy chết cho nên các nguồn tin địa phương dự đoán dự đoán bà ta sẽ chết trong thời gian ngắn. Cái chết của bà ta không phải là gương sáng như bà ấy nghĩ nhưng là một gương mù tai hại.
Source:Catholic News Agency
 
Phản ứng trước việc Biden hàm ý Đức Phanxicô ủng hộ lập trường của ông ta về phá thai
Vũ Văn An
22:28 02/11/2021
Trong bài “Biden yết kiến Đức Phanxicô: trong thin thít ngoài huênh hoang” (VietCatholic 29/10), chúng tôi gọi ông Biden là người bất trung thực khi thao túng cuộc nói chuyện riêng với Đức Phanxicô cho chủ trương ủng hộ phá thai quá tích cực của ông ta. Nay thì, theo ACI Prensa, một vị giám mục Tây Ban Nha, Đức Cha José Ignacio Munilla của Giáo phận San Sebastián, Tây Ban Nha, cũng đồng ý như thế khi cực lực phản đối sự huyênh hoang của Biden. Trong một tweeter ngày 30 tháng 10, vị giám mục này viết: “những câu tuyên bố không đáng tin ấy cho thấy tư cách luân lý của những người dám lạm dụng và thao túng Đức Giáo Hoàng với ý định rửa lương tâm họ từng vấy máu không biết bao sự sống vô tội bị trừ khử một cách bất công”.

Cả tòa thánh lẫn các giám mục và Hồng Y Hoa Kỳ vốn ủng hộ Biden cũng đã không bình luận gì về lời tuyên bố huênh hoang của Biden, rõ ràng cho thấy tính chất lươn lẹo của Biden.

Không nhắm Hoa Kỳ

John Allen Jr. của tạp chí Crux, tuy không bình luận trực tiếp về lời huyên hoang của Biden, nhưng giải thích một cách “trung dung” về việc Đức Phanxicô không nói đến phá thai trong cuộc gặp gỡ Biden vừa qua. Ngày 31 tháng 10 vừa qua, trong bài “Context is king in understanding Pope’s approach to Biden on abortion” (Bối cảnh là điều chủ chốt để hiểu phương thức của Đức Giáo Hoàng đối với Biden về phá thai), Allen viết rằng, các vị giáo hoàng trước đây khi gặp Bill Clinton và Barack Obama cũng đâu có nói tới phá thai. Lần này tuy có khác vì Joe Biden không những là một người Công Giáo mà còn tự huyên hoang cho mình là một người Công Giáo tốt nữa, dù ủng hộ phá thai một cách mạnh mẽ, nồng nhiệt hơn bất cứ ai khác, nhưng ông ta vẫn là một Tổng Thống của đại cường duy nhất của thế giới.

Tuy nhiên, bối cảnh của Vatican trong những ngày vừa qua có khác. Không những tiếp Joe Biden mà còn tiếp hai nhà lãnh đạo quốc gia khác cũng đang đóng một vai trò chẳng kém quan trọng trên trường quốc tế. Đó là tổng thống Nam Hàn và Thủ Tướng Ấn Độ nhân dịp họ cùng Joe Biden tham dự hội nghị G20 tại Rôma.

Thực vậy hôm thứ sáu, 29 tháng 10, Đức Phanxicô cũng đã tiếp kiến ông Moon Jae-in, Tổng thống Nam Hàn. Và hôm sau, 30 tháng 10, ngài tiếp kiến ông Narenda Modi, Thủ tướng Ấn Độ.

Cả ông Moon, một người Công Giáo được nhiều người coi là tốt, lẫn ông Modi, một tín đồ nhiệt thành của Ấn Giáo cực hữu, đều có thành tích khá đáng nghi ngờ về phá thai, giống như Biden. Thực thế, tại Nam Hàn, năm 2019, Tối Cao Pháp Viện, khi phán quyết rằng đạo luật năm 1953 kết án phá thai là bất hợp hiến, đã cho các nhà lập pháp kỳ hạn chót là cuối năm 2020 để bãi bỏ nó. Tháng Giêng năm 2021, Quốc hội Nam Hàn đã thông qua các biện pháp cho phép phá thai tới tuần thứ 14 của thai kỳ, nới rộng cho tới tuần thứ 24 của thai kỳ trong trường hợp hiếp dâm.

Dù ông Moon cẩn trọng tránh đưa ra chủ trương công khai đối với phán quyết, chính ông đã đề cử 6 trong 9 chánh án lật ngược đạo luật cấm phá thai năm 1953. Những chánh án này nổi tiếng là phò “bình đẳng phái tính” (gender equality) và quyền phụ nữ. Điều rõ ràng là ông đã không làm gì để ngăn chặn việc chuyển tiếp qua phá thai hợp pháp ở trong nước dù là một người Công Giáo tốt và dù phán quyết bị Hội Đồng Giám Mục Nam Hàn cực lực phản đối.

Trong khi đó, ông Modi mới đây đã chủ tọa việc tiếp nhận một đạo luật có tên là “Đạo luật Kết liễu Thai kỳ về Phương diện Y khoa” nới rộng việc tiếp cận phá thai hợp pháp cho các phụ nữ không chồng, cho phép mọi phụ nữ kết liễu thai kỳ tới tuần lễ thứ 20, thêm 4 tuần cho các nạn nhân bị hiếp hay loạn luân, và cho phép phá thai bất cứ ở thai kỳ nào trong trường hợp thai nhi dị hình được 1 hội đồng y khoa chuẩn nhận.

Đầu tháng 10, Modi cổ vũ các biện pháp giải phóng phá thai trong một bài diễn văn bảo vệ thành tích nhân quyền của ông ta nhân dịp cả nước kỷ niệm việc bảo vệ nhân quyền do Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Gia bảo trợ.

Thành thử, từ chối nói chuyện với bất cứ nhà lãnh đạo quốc gia nào bị coi là “phò phá thai” chỉ có nghĩa là từ chối nói chuyện với nhà lãnh đạo đại cường quan trọng nhất của thế giới (Hoa Kỳ), với quốc gia lớn thứ nhì thế giới về dân số và là 1 cường quốc nguyên tử (Ấn Độ), và với một quốc gia chủ chốt của Á Châu và là lân bang quan trọng nhất của một trong các quốc gia cùng đinh nhất còn lại của thế giới ở Bắc Hàn (Nam Hàn) trong một tuần lễ!

Nói cách khác, làm thế là tự cô lập mình. Thực vậy, nó có nghĩa Vatican không còn là một quốc gia có chủ quyền cố gắng hành động như tiếng nói lương tâm trong các vụ việc thế giới.

Allen cho rằng Vatican cần duy trì mối liên hệ với các quốc gia trên vì các mục tiêu quan trọng trên thế giới hiện nay: hòa giải Bắc Hàn, vận động Ấn Độ tôn trọng các nhóm tôn giáo thiểu số nhiều hơn, trong đó có Kitô giáo, vận động Hoa Kỳ lưu ý tới trách nhiệm đối với Iraq và di dân tị nạn.

Allen đi xa hơn cho rằng nếu cấm một chính trị gia Công Giáo có thành tích đáng ngờ về ủng hộ phá thai rước lễ thì không những cấm Biden, mà còn nhiều nhà lãnh đạo có ảnh hưởng của một số quốc gia Châu Mỹ Latinh, một số quốc gia Châu Á, một số quốc gia Châu Âu, và cả một số quốc gia Châu Phi. Đủ để tạo thành một Khối Thịnh Vượng Chung Gồm Những Người Bị Vạ Tuyệt Thông (Commonwealth of Excomm.

Nói tóm lại, theo Allen, tránh đụng độ về phá thai không phải là “chính sách Hoa Kỳ” của Vatican và nó không nhằm người Công Giáo Hoa Kỳ. Nó là thủ bản ngoại giao áp dụng vào Hoa Kỳ dưới thời Dân Chủ, bất luận là Công Giáo hay không. Thủ bản này không khởi sự với Đức Phanxicô và chắc chắn không chấm dứt với ngài.

Dự thảo tài liệu "Nhất quán Thánh Thể" của các Giám mục Hoa kỳ

Lập trường ấy dĩ nhiên hữu hiệu đối với vai trò “đứng đầu nhà nước Vatican” của Đức Phanxicô. Nhưng ngài không phải chỉ là người đứng đầu một nhà nước, mà trước nhất ngài là vị đại diện của Chúa Kitô, người mà tước hiệu quan trọg nhất là củng cố đức tin của anh em mình. Chính sự lờ mờ của hai chức phận này làm nhiều người ngỡ ngàng và ngỡ ngàng hơn cả phải kể là Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, những vị chỉ có một chức phận là củng cố đức tin của anh em mình. Nhưng vì lòng tôn trọng đối với vị đại diện của Chúa Kitô, cũng đành phải sao cho trong ấm ngoài êm. Kết quả là theo The Pillar, trong bản tin ngày 2 tháng 11, 2021, “Bản thảo tài liệu về Thánh Thể của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ tập chú vào sự hiện diện đích thực, chứ không phải vào việc từ chối rước lễ” đối với các chịnh trị gia công khai và trì chí ủng hộ phá thai, tuy đây vẫn là một tài liệu quan trọng và giá trị.

Dự thảo văn kiện kêu gọi người Công Giáo thờ phượng, biến đổi trong sự thánh thiện, và loan báo Tin Mừng một cách tiên tri, với đặc điểm cam kết yêu thương người lân cận, liên đới với người nghèo, và cam kết với công lý và công ích.

Bản thảo viết, “Chúa ở với chúng ta trong Mầu nhiệm Thánh Thể được cử hành trong các giáo xứ và nhiệm sở của chúng ta, trong những nhà thờ chính tòa đẹp đẽ và trong những nhà nguyện nghèo nàn nhất của chúng ta”.

“Người hiện diện và đến gần chúng ta, để chúng ta có thể đến gần Người hơn. Chúa sẽ rộng lượng với chúng ta bằng ân sủng của Người nếu chúng ta, nhờ ân sủng của Người, khiêm tốn xin Người ban cho chúng ta những gì chúng ta cần”.

Văn kiện kết thúc bằng lời kêu gọi trở thành môn đệ: “anh chị em thân mến, chúng ta hãy khát khao Chúa là Đấng đã chịu cơn khát đầu tiên vì chúng ta. Chúng ta hãy thờ lạy Chúa Giêsu, Đấng luôn ở lại với chúng ta, trên tất cả các bàn thờ thế giới, và dẫn dắt những người khác đến chia sẻ niềm vui của chúng ta”.

Những suy tư về sự xứng đáng rước Thánh Thể nằm trong phần nói về việc hoán cải.

“Tất cả chúng ta đều là tội nhân và đôi khi không sống đúng với ơn gọi của mình là môn đệ của Chúa Giêsu, cũng như với những lời hứa lúc chịu phép rửa của chúng ta. Chúng ta cần liên tục chú ý đến lời kêu gọi hoán cải của Chúa Kitô. Chúng ta tín thác vào lòng thương xót của Người, lòng thương xót mà chúng ta thấy trong thân thể của Người đã bị bẻ ra cho chúng ta và máu của Người đã đổ ra cho chúng ta để tha thứ tội lỗi của chúng ta”.

“Trong khi tất cả những thất bại của chúng ta trong việc làm điều đúng đều làm tổn hại đến sự hiệp thông của chúng ta với Thiên Chúa và với nhau, chúng thuộc các loại khác nhau, phản ảnh mức độ nghiêm trọng khác nhau”, dự thảo tài liệu cho biết như thế, trước khi trích dẫn Đức Giáo Hoàng Phanxicô về bản chất chữa bệnh của Bí tích Thánh Thể, "Xóa sạch các tội nhẹ, đồng thời giúp chúng ta tránh những tội nặng hơn".

Tài liệu viết thêm, “Tuy nhiên, có một số tội lỗi phá vỡ sự hiệp thông mà chúng ta vốn chia sẻ với Thiên Chúa và Giáo hội”.

“Như Giáo Hội vốn dạy một cách nhất quán, một người rước lễ trong tình trạng tội trọng không những không nhận được ân sủng của bí tích, mà còn phạm tội phạm thánh do không tỏ bầy sự tôn kính phải có đối với Mình và Máu Chúa Kitô”.

Vốn có những đồ đoán liên tục trên phương tiện truyền thông về việc liệu bản văn có trực tiếp đề cập đến việc rước lễ của các chính trị gia Công Giáo ủng hộ chính sách phá thai tự do, bao gồm Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi hay không - đặc biệt vì động lực để có tài liệu này phần lớn được hiểu là lễ nhậm chức của Biden như tổng thống Công Giáo thứ hai của đất nước.

Nên nhớ, trong cuộc tranh luận hồi tháng 6 về việc có nên soạn thảo tài liệu này hay không, một số giám mục nhấn mạnh rằng bất cứ bản văn nào của hội đồng giám mục đều phải tập trung vào việc dạy giáo lý, hoặc việc giảng dạy, về niềm tin căn bản của Giáo hội liên quan đến Bí tích Thánh Thể.

Các thành viên của ủy ban soạn thảo tài liệu nói rằng mặc dù cuộc bầu cử của Biden đã thúc đẩy một số cuộc thảo luận, nhưng lý do thực sự của tài liệu này là một tập hợp các dữ liệu thăm dò gần đây cho thấy rằng một số lượng đáng kể người Công Giáo thực hành đã hiểu lầm hoặc không tin vào những giáo lý chính của Giáo hội liên quan đến bí tích, bao gồm bản chất của sự hiện diện thực sự trong các hình Thánh Thể.

Ban lãnh đạo của ủy ban nhấn mạnh rằng mặc dù bản văn đề cập đến chủ đề chuyên loại về “sự nhất quán Thánh Thể”, nhưng nó sẽ không đề cập đến các tình huống đặ thù- và nhấn mạnh rằng Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ không có thẩm quyền ngăn cấm bất cứ ai nhận lãnh Thánh Thể.

Nhưng một số giám mục, ở cả hai bên của cuộc tranh luận, gợi ý rằng bản văn cuối cùng nên khuyến cáo các chính trị gia ủng hộ phá thai không được rước Thánh Thể, hoặc thậm chí phác thảo các chính sách ngăn cấm họ, với một số vị bày tỏ mối quan tâm hoặc hy vọng, tùy theo quan điểm của họ, rằng bản văn cuối cùng sẽ nêu đích danh một số người.

Nhân dịp này, tờ The Pillar nhắc lại diễn trình các cuộc thảo luận dẫn đến dự thảo này.

Trước khi bản văn dự thảo được phân phối, một số giám mục Hoa Kỳ đã thúc giục rằng nó nên dựa vào một tài liệu năm 2006 được công bố bởi liên hiệp các hội đồng giám mục Nam và Trung Mỹ; người ta vẫn hiểu việc soạn thảo bản văn này đã được giám sát bởi Đức Hồng Y Jorge Bergoglio, người đã trở thành Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Tài liệu đó, được biết dưới tên “Tài liệu Aparecida” nói thẳng rằng “các nhà lập pháp, người đứng đầu chính phủ và các chuyên gia y tế” không nên lãnh nhận Thánh Thể nếu họ dính líu đến “những tội ác ghê tởm là phá thai và an tử”.

Tài liệu Aparecida giải thích, “Chúng ta phải tuân thủ 'sự nhất quán Thánh thể', nghĩa là, ý thức rằng họ không thể rước lễ khi đồng thời hành động bằng việc làm hoặc lời nói chống lại các điều răn, đặc biệt là khi phá thai, an tử và các tội trọng khác đối với sự sống và gia đình được khuyến khích. Trách nhiệm này đặc biệt đè nặng lên các nhà lập pháp, người đứng đầu chính phủ và các chuyên gia y tế”.

Bản văn của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ không nói chuyên biệt như tài liệu Aparecida. Thay vào đó, bản dự thảo hiện tại trích dẫn từ một tài liệu năm 2006 của các giám mục Hoa Kỳ về Bí tích Thánh Thể, trong đó nói rằng nếu một người Công Giáo “cố ý và cố chấp bác bỏ giáo huấn dứt khoát của mình về các vấn đề luân lý” trong đời sống cá nhân hoặc nghề nghiệp, thì sẽ “giảm sút nghiêm trọng” việc hiệp thông với Giáo hội.

Một trích dẫn từ tài liệu năm 2006 kết luận: Một người Công Giáo như thế “nên tự chế " không lãnh nhận bí tích.

Tài liệu cho biết thêm rằng những người Công Giáo rước lễ trong tình trạng tội trọng thể hiện “một sự mâu thuẫn”.

“Người… đã phá vỡ sự hiệp thông với Chúa Kitô và Giáo hội của Người nhưng lại rước Mình Thánh Chúa, hành động không nhất quán, vừa đòi được vừa bác bỏ sự hiệp thông cùng một lúc. Đó là một dấu hiệu nói ngược lại - nói lên một sự hiệp thông mà trên trên thực tế đã bị phá vỡ".

Bản dự thảo lưu ý rằng “việc rước lễ trong hoàn cảnh như vậy cũng có khả năng gây ra tai tiếng nghiêm trọng cho người khác”.

Trích lời Thánh Gioan Phaolô II, bản văn giải thích rằng mặc dù cá nhân người Công Giáo thông thường phải phân định xem có nên lãnh nhận Bí tích Thánh Thể hay không, “trong những trường hợp hành vi bề ngoài trái với quy tắc luân lý của Giáo hội một cách nghiêm túc, rõ ràng và kiên định” thì Giáo hội phải áp đặt kỷ luật bí tích vì “quan tâm đến trật tự tốt đẹp của cộng đồng và vì tôn trọng bí tích”.

Phần dự thảo nói việc hoán cải cũng khuyến khích người Công Giáo chạy đến với bí tích thống hối.

Bản văn giải thích, “Chúng ta có cơ hội đẹp đẽ này để được phục hồi ân sủng. Tất cả những gì nó yêu cầu là chúng ta thực sự hối lỗi, quyết tâm không tái phạm, thú nhận tội lỗi của mình và thực hiện việc đền tội được chỉ thị. Chúng tôi khuyến khích tất cả những người Công Giáo đánh giá cao bí tích tuyệt vời này một cách mới mẻ, trong đó chúng ta nhận được sự tha thứ và bình an của Chúa”.

Kể từ khi các giám mục lần đầu tiên thảo luận về việc soạn thảo một bản văn về Bí tích Thánh Thể, quá trình này đã trở nên phức tạp, phần lớn do lo ngại rằng một thư luân lưu về “sự xứng đáng rước Thánh Thể” được công bố trong nhiệm kỳ của Biden ở Nhà Trắng sẽ có vẻ tập trung quá mức vào tổng thống, hoặc có thể “chính trị hóa” Bí tích Thánh Thể.

Vào tháng 5, tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin đã viết thư cho Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez, chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, với việc can thiệp hiếm hoi vào các công việc của hội đồng, thúc giục các giám mục Hoa Kỳ tham gia vào “cuộc đối thoại rộng rãi và thanh thản” với nhau trước khi thông qua một bản văn, và khuyên Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ thực hiện “mọi nỗ lực” để tham gia với các hội đồng giám mục khác “để cả hai học hỏi lẫn nhau và duy trì sự hợp nhất trong giáo hội hoàn vũ”.

Trong cùng tháng, một nhóm giám mục đã viết thư cho Đức Tổng Giám Mục Gomez, yêu cầu rằng nên loại bỏ khả thể soạn thảo một tuyên bố khỏi chương trình nghị sự của cuộc họp ảo vào tháng 6 của hội đồng giám mục. Bức thư của họ đã trở nên gây tranh cãi khi một vị giám mục cho biết ngài không ký tên vào bức thư.

Trong cuộc họp tháng 6, các giám mục đã tranh luận về triển vọng soạn thảo một tuyên bố về Bí tích Thánh Thể trong nhiều giờ, trước khi bỏ phiếu 168/55 ủng hộ việc ủy quyền cho ủy ban giáo lý của hội nghị tiến hành việc soạn thảo.

Hội đồng dự kiến sẽ tranh luận về dự thảo bản văn trong phiên họp toàn thể từ ngày 15 đến 18 tháng 11. Lịch trình cho cuộc họp đó - cuộc họp trực tiếp đầu tiên cho hội đồng giám mục kể từ tháng 11 năm 2019 - vẫn chưa được công bố.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phim tài liệu dự thi được giải nhất : Giáo xứ La Vân, giáo phận Phát Diệm
Giáo xứ La Vân
20:50 02/11/2021
 
VietCatholic TV
Tuyên bố của Đức Giám Mục Tây Ban Nha: Ông Biden là kẻ bất lương, nói năng nhảm nhí làm mất uy tín Đức Giáo Hoàng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:49 02/11/2021


1. Giám mục Tây Ban Nha chỉ trích tuyên bố của Joe Biden cho rằng Đức Giáo Hoàng khuyến khích ông ta rước lễ

Đức Cha José Ignacio Munilla của San Sebastián, Tây Ban Nha, đã chỉ trích gay gắt tuyên bố của Tổng thống Joe Biden rằng đích thân Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích ông ta tiếp tục rước lễ mặc dù ông ta công khai ủng hộ việc phá thai.

“Những tuyên bố đáng kinh ngạc này tiết lộ tư cách đạo đức của những kẻ có khả năng thỏa hiệp và thao túng Đức Giáo Hoàng với ý định rửa sạch lương tâm của họ bị vấy bẩn bởi máu của rất nhiều sinh mạng vô tội bị giết hại một cách bất lương,” Đức Cha Munilla nói trong một tweet hôm 30 tháng 10.

Hôm 29 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Biden tại Vatican trong 75 phút. Tổng thống Hoa Kỳ nói với Reuters rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã bảo ông “hãy tiếp tục rước lễ.”

Hãng tin AP cho biết Biden đã rước lễ một ngày sau đó, trong một thánh lễ được tổ chức tại Nhà thờ Thánh Patrick, một nhà thờ nói tiếng Anh là địa điểm mà cộng đồng Công Giáo Hoa Kỳ ở Rôma tham dự Thánh lễ.

Cá nhân các giám mục Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố trong những tháng gần đây về việc Rước lễ đối với các chính trị gia ủng hộ việc phá thai.

Đức Cha Thomas Paprocki, Giám Mục của Springfield, Illinois cho biết vào tháng Năm rằng “Thật đáng buồn, khi thấy có một số giám mục và Hồng Y của Giáo hội không chỉ sẵn sàng cho các chính trị gia ủng hộ phá thai được rước lễ, mà còn tìm cách ngăn cản Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đừng đề cập đến vấn đề mạch lạc Thánh Thể”, nghĩa là chỉ rước lễ khi có ơn nghĩa với Chúa, không mắc tội trọng và sống phù hợp với các giá trị Tin Mừng sau khi được rước lễ.

Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của San Francisco vào tháng Năm đã tuyên bố rằng các chính trị gia Công Giáo ủng hộ việc phá thai đừng nên ra tiến lên rước lễ.

Trong khi Biden đang vận động tranh cử tổng thống ở Nam Carolina, ông ta đã bị từ chối không được rước lễ tại một giáo xứ vào năm 2019, theo chính sách của giáo phận.

Các giám mục khác, chẳng hạn như Đức Cha Robert McElroy của San Diego, đã nói rằng không nên từ chối Thánh Thể đối với các quan chức Công Giáo ủng hộ phá thai. Tại một hội thảo trực tuyến vào tháng Hai, Đức Cha McElroy cảnh báo rằng một số giám mục đang tìm cách coi việc phá thai là một “phép thử có tính quyết định” đối với các quan chức Công Giáo, và nói rằng những nỗ lực từ chối không cho họ rước lễ sẽ bị coi là “vũ khí hóa” Bí tích Thánh Thể.

Đức Hồng Y Wilton Gregory của Washington đã nói rằng ngài sẽ không từ chối Rước lễ đối với các chính trị gia ủng hộ phá thai. Giám mục trước đây của Biden ở Wilmington, là Đức Cha Francis Malooly, đã không từ chối cho ông ta Rước lễ trong giáo phận của ngài, còn vị Tân Giám mục của Wilmington đến nay vẫn chưa đưa ra tuyên bố công khai về vấn đề này.

Điều 915 của Bộ Giáo luật tuyên bố rằng những người “cố chấp kiên trì phạm tội trọng đã biểu lộ ra ngoài thì không được rước lễ”.

Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, trong một bản ghi nhớ năm 2004 gửi các giám mục Hoa Kỳ với tư cách là tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, đã tuyên bố rằng các quan chức Công Giáo công khai vận động cho việc hợp pháp hóa phá thai nên được các mục tử hướng dẫn đừng lên rước lễ trừ khi họ dừng lại thôi không thúc đẩy các luật như vậy. Nếu họ tiếp tục làm như vậy bất chấp lời cảnh báo của vị mục tử, và cứ lên rước lễ, thì thừa tác viên bí tích Thánh Thể phải từ chối không cho họ Rước lễ.

Vào tháng 6, các giám mục Hoa Kỳ đã bỏ phiếu để bắt đầu soạn thảo “một tuyên bố chính thức về ý nghĩa của Bí tích Thánh Thể trong đời sống của Giáo hội.”

Ủy ban giáo lý của các giám mục Hoa Kỳ đang làm việc để soạn thảo tài liệu, với ý kiến đóng góp từ các ủy ban khác của USCCB. Bản dự thảo của văn kiện được tin là đã sẵn sàng để các giám mục tranh luận, sửa đổi và biểu quyết tại cuộc họp tháng 11 của các ngài.
Source:Catholic News Agency

2. Ông Joe Biden được cho rước lễ trong một Thánh lễ ở Rôma

Tổng thống Joe Biden đã rước lễ trong Thánh lễ tối Thứ Bảy ở Rôma, theo một báo cáo từ Associated Press, gọi tắt là A.P.

Biden đã gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào hôm thứ Sáu, sau đó, ông ta nói, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bảo ông ta “hãy tiếp tục rước lễ,” bất chấp quan điểm của ông ta về việc phá thai.

Theo A.P., khoảng 30 người đã tham dự Thánh lễ tại Nhà thờ Công Giáo Thánh Patrick, nơi có sự hiện diện của lực lượng an ninh đông đảo. Tổng thống và phu nhân ngồi hàng ghế cuối cùng.

Báo cáo nói rằng Thánh lễ đã được cử hành bởi Cha Joe Ciccone và hai linh mục đồng tế, và Biden đã được nhìn thấy để tiền Mỹ vào giỏ quyền tiền.

“Hiệp thông là điều đưa chúng ta đến với nhau trong Chúa. Không ai trong chúng ta là trong sạch và hoàn hảo. Chúng ta phải vật lộn trong cuộc sống. Tất cả chúng ta đều là những vị thánh và những kẻ tội lỗi”, vị chủ tế, là Cha Joe Ciccone, nói với A.P.

Ciccone nói: “Khi bạn là người của công chúng, bạn phải đưa ra những quyết định nhất định, đặc biệt là trong một chế độ dân chủ, thay mặt cho nhiều hơn là cảm xúc cá nhân của riêng bạn”.

Nhà thờ Thánh Patrick nằm gần Đại sứ quán Hoa Kỳ và là nơi thờ phượng chính của nhiều người Mỹ ở Rôma. Nhà thờ nằm trong tổng giáo phận của Đức Giáo Hoàng, cung cấp tất cả các thánh lễ bằng tiếng Anh.

Đây cũng là nhà thờ mà Nancy Pelosi đã tham dự khi bà ta đến thăm Đức Thánh Cha Phanxicô vào đầu tháng này. Pelosi và chồng cô đã rời Thánh lễ vào ngày 9 tháng 10, trước bài đọc thứ hai vì vấn đề an ninh.

Biden đang ở Rôma để tham dự Hội nghị thượng đỉnh các nguyên thủ quốc gia và chính phủ G20. Ông đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô trong 75 phút vào hôm thứ Sáu. Biden nói với các phóng viên sau đó rằng trong cuộc gặp gỡ họ không thảo luận về việc phá thai. Biden nói rằng ông và Đức Giáo Hoàng đã cầu nguyện cho nhau và thảo luận về biến đổi khí hậu.

“Chúng tôi vừa nói về sự kiện là ngài rất vui vì tôi là một người Công Giáo tốt và tôi nên tiếp tục rước lễ,” Biden nói.

Không giống như các cuộc gặp gỡ trước đây giữa Đức Giáo Hoàng và một nguyên thủ quốc gia, Vatican không cho phép truyền thông có mặt khi Biden và Đức Thánh Cha Phanxicô gặp nhau. Không có video phát trực tiếp nào được cung cấp.

Biden, người Công Giáo Mỹ thứ hai trở thành tổng thống, đã ủng hộ việc phá thai do từ tiền đóng thuế của người dân trong năm đầu tiên tại vị, và đã đưa ra các tuyên bố bảo vệ việc phá thai hợp pháp, làm dấy lên lời kêu gọi ngăn cấm ông rước Thánh Thể của một số giám mục và những người Công Giáo khác.
Source:Catholic News Agency

3. Lễ Các Thánh - Huấn dụ của Đức Thánh Cha trong buổi đọc kinh Truyền Tin

Ngày 1 tháng 11, Giáo Hội long trọng mừng lễ các Thánh Nam Nữ. Bài Tin Mừng trình bày với chúng ta về Tám Mối Phúc Thật.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ đông đảo, Người đi lên núi, và lúc Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần Người. Bấy giờ Người mở miệng dạy họ rằng: “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. – Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được Ðất Nước làm cơ nghiệp. – Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an. – Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được no thoả. – Phúc cho những ai hay thương xót người, vì họ sẽ được xót thương. – Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa. – Phúc cho những ai ăn ở thuận hoà, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. – Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ. “Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại các con, và bởi ghét Thầy, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác. Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời”.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em,

Hôm nay chúng ta mừng kính Các Thánh và trong Phụng vụ, sứ điệp do Chúa Giêsu “thảo chương” ra, đó là các Mối Phúc, lại được vang lên (x. Mt 5:1-12a). Các Mối Phúc chỉ cho chúng ta con đường dẫn đến Nước Thiên Chúa và hạnh phúc: con đường khiêm nhường, nhân ái, hiền lành, công bằng và hòa bình. Nên thánh là tiến bước trên con đường này. Bây giờ chúng ta hãy tập trung vào hai khía cạnh của lối sống này. Hai khía cạnh tiêu biểu cho lối sống thánh thiện này là niềm vui và lời tiên tri.

Niềm vui. Chúa Giêsu bắt đầu bằng từ “Phúc” (Mt 5: 3). Đó là thông báo chính yếu, đó là một niềm hạnh phúc chưa từng có. Sự thánh thiện không phải là một chương trình sống chỉ được tạo thành từ những nỗ lực và từ bỏ, nhưng trên hết là niềm vui khám phá ra mình là con cái được Thiên Chúa yêu thương. Và điều này khiến anh chị em tràn ngập niềm vui. Đó không phải là một cuộc chinh phục của con người, đó là một ân sủng mà chúng ta nhận được: chúng ta thánh thiện bởi vì Thiên Chúa, Đấng là Thánh, đến cư ngụ trong cuộc sống của chúng ta. Chính Ngài là Đấng ban sự thánh thiện cho chúng ta. Vì điều này, chúng ta rất may mắn! Vậy, niềm vui của người Kitô hữu không phải là cảm xúc của một khoảnh khắc hay sự lạc quan đơn thuần của con người, mà là sự chắc chắn có thể đối mặt với mọi tình huống dưới cái nhìn yêu thương của Thiên Chúa, với lòng can đảm và sức mạnh đến từ Người. Ngay cả giữa bao hoạn nạn, chúng ta vẫn trải nghiệm được niềm vui này và làm chứng cho niềm vui ấy. Nếu không có niềm vui, đức tin sẽ trở thành một thực hành khổ chế và áp bức, và có nguy cơ đổ bệnh vì buồn phiền. Anh chị em hãy nhớ những từ này: phát ốm vì buồn phiền. Một vị ẩn tu trong sa mạc thường nói rằng nỗi buồn là “con sâu của trái tim”, nó ăn mòn sự sống (xem Evagrio Pontico, Tám tính khí gian ác, XI). Chúng ta hãy tự hỏi mình điều này: chúng ta có phải là Kitô Hữu vui vẻ không? Tôi có phải là một Kitô Hữu vui vẻ hay không? Chúng ta lan tỏa niềm vui hay chúng ta là những người buồn tẻ, buồn bã với khuôn mặt đưa đám? Chúng ta hãy nhớ rằng không có sự thánh thiện nào mà không có niềm vui!

Khía cạnh thứ hai: lời tiên tri. Các Mối Phúc được gửi đến những người nghèo, những người đau khổ, những người khao khát công lý. Đó là một thông điệp ngược dòng. Trên thực tế, thế giới này nói rằng để có được hạnh phúc, anh chị em phải giàu có, phải có quyền, có thế, luôn trẻ trung và mạnh mẽ, tận hưởng danh tiếng và thành công. Chúa Giêsu lật ngược những tiêu chí này và đưa ra một lời loan báo tiên tri - và đây là chiều kích tiên tri của sự thánh thiện: sự sống sung mãn thực sự đạt được khi đi theo Chúa Giêsu, bằng cách thực hành Lời Người. Và điều này dẫn đến là một sự nghèo khó khác, đó là nghèo bên trong, trống rỗng chính mình để nhường chỗ cho Thiên Chúa. Ai tin rằng mình giàu có, thành công và an toàn, thì dựa vào chính mình và đóng kín với Chúa và anh chị em của mình, trong khi những người biết mình nghèo và không đủ tự chủ thì mở lòng ra với Chúa và người lân cận. Và tìm thấy niềm vui. Vậy, các Mối Phúc là lời tiên tri về một nhân loại mới, về một lối sống mới: biến mình trở nên nhỏ bé và phó thác mình cho Thiên Chúa, thay vì cố gắng vượt lên trên người khác; hiền lành, thay vì cố gắng áp đặt bản thân; thực hành lòng thương xót, thay vì chỉ nghĩ đến bản thân mình; dấn thân cho công lý và hòa bình, thay vì thu vén cho bản thân, lắm khi ngay cả bằng các thủ đoạn bất công và bất bình đẳng. Sự thánh thiện chào đón và đem ra thực hành, với sự giúp đỡ của Thiên Chúa, lời tiên tri cách mạng hóa thế giới này. Vì vậy, chúng ta có thể tự hỏi: Tôi có làm chứng cho lời tiên tri của Chúa Giêsu không? Tôi có bày tỏ tinh thần tiên tri mà tôi đã lãnh nhận trong Phép Rửa không? Hay tôi dìm mình trong những tiện nghi của cuộc sống và sự lười biếng của mình, nghĩ rằng mọi thứ sẽ OK nếu tôi OK? Tôi có mang sự mới lạ hân hoan của lời tiên tri Chúa Giêsu đưa ra vào thế giới hay chỉ tung ra những lời phàn nàn đầy nhàm chán về những điều xoàng xỉnh? Những câu hỏi ấy sẽ giúp chúng ta tự hỏi bản thân mình.

Xin Đức Trinh Nữ ban cho chúng ta một điều gì đó trong tâm hồn của Mẹ, một linh hồn diễm phúc đã hân hoan làm sáng danh Chúa, Đấng đã “hạ bệ những ai quyền thế và nâng cao mọi kẻ khiêm nhường” (x. Lc 1:52).

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:

Anh chị em thân mến,

Tôi nhiệt liệt chào mừng tất cả các anh chị em, những người ở Rôma và những người hành hương. Một lời chào đặc biệt dành cho những người tham gia Cuộc Đua Các Thánh do Quỹ “Don Bosco nel Mondo” tổ chức. Điều quan trọng là phát huy giá trị giáo dục của thể dục thể thao. Cảm ơn anh chị em cũng đã có sáng kiến ủng hộ trẻ em Colombia.

Sáng mai tôi sẽ đến Nghĩa trang Quân đội Pháp ở Rôma: đây sẽ là cơ hội để cầu nguyện thay cho tất cả những người đã chết, đặc biệt là cho những nạn nhân của chiến tranh và bạo lực. Khi đến thăm nghĩa trang này, tôi hiệp nhất trong tinh thần với những người sẽ cầu nguyện bên mộ những người thân yêu của họ ở khắp nơi trên thế giới trong những ngày này.

Chúc các anh chị em một ngày lễ các thánh vui vẻ, trong sự đồng hành thiêng liêng của tất cả các thánh. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc một bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt!
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
 
Bất nhơn: Vu oan một linh mục để che đậy vụ nổ lễ Phục sinh. Vatican tiêm gấp liều vắc xin thứ ba
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:40 02/11/2021


1. Vatican cung cấp liều vắc xin COVID-19 thứ ba

Quốc gia Thành phố Vatican đang cung cấp liều thứ ba của vắc-xin COVID-19, ưu tiên cho những người dễ bị tổn thương và những người trên 60 tuổi, một thông cáo báo chí cho biết như trên hôm thứ Tư.

Văn phòng vệ sinh và y tế của thành phố bắt đầu tiêm liều thứ ba vào nửa cuối tháng 10, theo một tuyên bố của Vatican.

Vatican đã cung cấp vắc-xin Pfizer-BioNtech cho cư dân và nhân viên của mình từ tháng Giêng, bắt đầu từ người già, nhân viên y tế và an ninh, và những người thường xuyên tiếp xúc với công chúng.

Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Bênêđíctô 16 đã nhận được hai liều vắc-xin vào đầu năm 2021. Liều thứ hai được tiêm vào tháng Hai.

Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Bênêđíctô 16, cả hai đều trên 60 tuổi, có thể nằm trong nhóm đầu tiên được tiêm liều thứ ba của vắc-xin, mặc dù phát ngôn viên của Vatican ông Matteo Bruni từ chối xác nhận phỏng đoán này hôm thứ Tư.

Vào ngày 1 tháng 10, Quốc gia Thành Vatican đã giới thiệu một hệ thống yêu cầu tất cả nhân viên, quan chức và du khách đến Vatican phải chứng minh rằng họ đã được tiêm phòng, đã khỏi bệnh do coronavirus hoặc đã có kết quả xét nghiệm âm tính với căn bệnh này trong vòng 48 giờ.

Nhân viên không tuân thủ sẽ bị coi là nghỉ việc và không được trả lương.

Quốc gia Thành Vatican, quốc gia độc lập nhỏ nhất thế giới, có dân số khoảng 800 người. Nhưng cùng với Tòa thánh, quốc gia Thành Vatican sử dụng hơn 4,000 người.

Vatican cũng cung cấp các liều vắc-xin COVID-19 miễn phí cho những người sống trong cảnh nghèo đói; hơn 1,000 người nghèo đã được tiêm chủng trong Tuần Thánh.


Source:Catholic News Agency

2. Giám đốc tình báo Sri Lanka đệ đơn khiếu nại một linh mục Công Giáo

Thiếu tướng Suresh Sallay, Giám đốc Cơ quan Tình báo Nhà nước, đã đệ đơn khiếu nại lên Cục Điều tra Hình sự về những cáo buộc của Cha Cyril Gamini, một linh mục đang hăng hái đấu tranh giành công lý cho các nạn nhân bị thảm sát trong vụ khủng bố ngày 21 tháng 4, 2019.

Cha Cyril Gamini đã tổ chức một diễn đàn trực tuyến vào ngày 23 tháng 10 năm về các cuộc tấn công khủng bố trong ngày Chúa Nhật Phục sinh 2019. Thiếu tướng Suresh Sallay cáo buộc rằng trong diễn đàn đo Cha Cyril Gamini đã tuyên bố rằng các Đơn vị Tình báo của Sri Lanka đã cung cấp tài chính và các hình thức hỗ trợ khác cho Zaharan Hashim, là kẻ cầm đầu các cuộc tấn công khủng bố tại 2 nhà thờ Công Giáo, một nhà thờ Tin lành và ba khách sạn, khiến hơn 300 người chết và hàng trăm người khác bị thương.

Ông thông báo với Cục Điều tra Hình sự rằng Cha Cyril Gamini đã mô tả ông ta, lúc đó là Chuẩn tướng, đã tích cực tham gia vào việc nuôi dưỡng Zaharan Hashim và những người theo hắn ta.

Thiếu tướng Sallay bác bỏ những cáo buộc của Cha Cyril Gamini, cho rằng những cáo buộc này được đưa ra với ý định làm mất uy tín của ông. Ông ta cũng kêu gọi khởi động hành động pháp lý chống lại Cha Cyril Gamini và những cá nhân khác tham gia diễn đàn.
Source:Colombo Gazette

3. Luật mới có thể buộc các trường Công Giáo của Guernsey phải đóng cửa

Một giám mục người Anh đã nói rằng một luật chống phân biệt đối xử được đề xuất có thể buộc các trường học Công Giáo trên đảo phải đóng cửa.

Trong một lá thư đề ngày 23 tháng 10, Đức Cha Philip Egan than phiền rằng chính sách mới “đặt tất cả các trường Công Giáo ở Guernsey vào tình trạng bị đe dọa.”

Hòn đảo ở eo biển Anh, có dân số 63,000 người, là một quốc gia tự trị phụ thuộc vào vương quốc Anh chứ không phải là một phần của Vương quốc Anh.

Đức Cha Egan, người đứng đầu Giáo phận Portsmouth, bao gồm Quần đảo Channel, nói rằng chính sách này sẽ ngăn cản các trường Công Giáo yêu cầu hiệu trưởng của họ phải là người Công Giáo.

Các kiến trúc sư của chính sách - được gọi là “Pháp lệnh Chống Phân biệt đối xử: dựa trên (i) Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng và (ii)Xu hướng Tình dục” - cho biết nó nhằm mục đích bảo đảm rằng những người xin việc được bảo vệ khỏi sự phân biệt đối xử dựa trên tôn giáo, tín ngưỡng hoặc khuynh hướng tình dục.

Chính sách, sẽ chỉ áp dụng cho “các vị trí lãnh đạo cấp cao trong các trường tôn giáo / tín ngưỡng” sau 5 năm kể từ khi được áp dụng, được đề xuất bởi ủy ban việc làm và an sinh xã hội của bang Guernsey. Quốc hội của hòn đảo sẽ bỏ phiếu về biện pháp trên Ngày 2 tháng 11.

“Mặc dù tôi hoàn toàn ủng hộ ý định rộng rãi hơn là giải quyết sự phân biệt đối xử với các nhóm thiểu số, nhưng tôi tin rằng chính sách này sẽ vi phạm các nguyên tắc chống phân biệt đối xử của chính nó khi không công nhận các quyền của chúng tôi về tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo như được Bảo vệ bởi Tuyên ngôn chung về Nhân quyền”, Đức Cha Egan viết.

“Tôi vô cùng thất vọng vì văn bản chính sách cũng chứa đựng một số tuyên bố mang tính phân biệt đối xử đối với cộng đồng Công Giáo và nền giáo dục Công Giáo. Những tuyên bố ấy đầy thành kiến, thiếu bất kỳ cơ sở bằng chứng đáng tin cậy nào.”

“Đặc biệt, nó nói rằng các trường học tôn giáo làm hỏng sự gắn kết xã hội, dẫn đến chia rẽ dân tộc và kinh tế xã hội và không cung cấp một nền giáo dục rộng rãi và cân bằng.”

“Tuyên bố này rõ ràng bị thao túng bởi nhóm xã hội Nhân văn Vương quốc Anh, những người, không giống như Giáo Hội Công Giáo, không phải là các nhà cung cấp giáo dục ở Guernsey. Không có bằng chứng để chứng minh cho tuyên bố này; Trong thực tế, điều ngược lại mới là đúng.”

Vị giám mục 65 tuổi kêu gọi người Công Giáo viết thư cho các đại diện địa phương của họ, kêu gọi họ ủng hộ một bản sửa đổi do các thành viên của ủy ban giáo dục, văn hóa và thể thao đưa ra.

Một thông cáo báo chí do giáo phận Portsmouth đưa ra nói rằng đại diện của giám mục đã gặp các thành viên của ủy ban việc làm và an sinh xã hội vào ngày 12 tháng 10 để giải quyết tranh chấp, nhưng “ủy ban đã không thể hiện sự cởi mở trong đàm phán.”

“Chúng tôi tự hào về các trường học của mình và tuyên bố rằng Giáo Hội Công Giáo đã cung cấp giáo dục miễn phí ở Guernsey với sự hỗ trợ của nhà nước trong hơn 150 năm qua,” Đức Cha Egan nói.

“Sự tận tụy và tình yêu thương của các giáo dân, các nữ tu, các anh chị em và các thầy cô giáo trong những thập kỷ qua đã tạo nền tảng vững chắc cho những ngôi trường sôi động phát triển như chúng ta thấy ngày nay. Các trường học của chúng tôi tiếp tục phản ánh sự đa dạng sắc tộc đáng kể, đáp ứng nhu cầu của các nhóm dân tộc thiểu số đáng kể trên toàn đảo”.

“Thật vậy, các trường Công Giáo ở Guernsey đều được đánh giá là tốt, rất tốt hoặc xuất sắc theo tiêu chí của chính các Thanh tra trường học độc lập hoặc của tiểu bang về một nền giáo dục rộng rãi và cân bằng, đồng thời đạt được những kết quả giáo dục tốt nhất góp phần vào sự thịnh vượng của hòn đảo nói chung”.

Giáo Hội Công Giáo trước đây đã xung đột với các nhà lập pháp ở Guernsey về các động thái đưa ra luật hỗ trợ tự tử và tự do hóa phá thai.

Kết thúc bức thư, Đức Cha Egan viết: “Với tư cách là cộng đồng Công Giáo của Guernsey, tôi yêu cầu các bạn nêu lên tiếng nói dân chủ của mình để bảo vệ quyền tự do tôn giáo và ngăn chặn một đạo luật, không chấm dứt sự phân biệt đối xử, nhưng sẽ tích cực phân biệt đối xử đối với người Công Giáo và các nhóm tôn giáo khác”.


Source:Catholic News Agency
 
Bó tay với người đẹp Colombia, các Giám Mục cố gắng lấy lời lành mà khuyên người nhưng đã thất bại
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:46 02/11/2021


1. Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm các Tổng Giám Mục mới cho Hán Thành và Nairobi

Hôm thứ Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm các Tổng Giám Mục mới cho các tổng giáo phận Hán Thành, Hàn Quốc và Nairobi, Kenya.

Đức Cha Phêrô Trọng Thuần Trạch (Chung Soon-taek, 정순택) một thành viên của Dòng Cát Minh, đã là Giám Mục Phụ Tá của Hán Thành từ tháng 12 năm 2013.

Vị giám mục 60 tuổi sinh tại Đại Khâu (Daegu, 대구시) đông nam Hàn Quốc, và học kỹ sư hóa học trước khi vào trường dòng. Ngài được thụ phong linh mục trong Dòng Cát Minh Nhặt Phép năm 1992.

Vị Tổng Giám Mục vừa được bổ nhiệm cũng học Thánh Kinh tại Học viện Giáo hoàng Kinh thánh ở Rôma và là Giám tỉnh của Dòng Cát Minh tại Hàn Quốc.

Từ năm 2009 đến năm 2013, ngài là Tổng Phụ Trách vùng Viễn Đông và Châu Đại Dương của Dòng Cát Minh Nhặt Phép.

Theo thống kê năm 2017, Tổng giáo phận Hán Thành có diện tích 6,701 dặm vuông, tức là 17,355 km vuông và phục vụ 1.5 triệu người Công Giáo, chiếm 15% dân số. Tổng dân số của khu vực là 9.9 triệu người.

Năm 2017, tổng giáo phận có gần 1,000 linh mục, trong đó có 756 linh mục triều. Bên cạnh đó còn có 2,367 nam nữ tu sĩ.

Hôm 29 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp tổng thống Hàn Quốc, Văn Tại Dần hay Moon Jae-in. Hai vị gặp nhau lần đầu tiên vào năm 2018, lần đó tổng thống nói với Đức Thánh Cha Phanxicô: “Tôi đến với Đức Giáo Hoàng với tư cách là tổng thống Hàn Quốc, nhưng cũng với tư cách là một người Công Giáo. Tên rửa tội của con là Ti-mô-thê”.

Đối với Tổng giáo phận Nairobi, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Tổng Giám Mục 65 tuổi Philip A. Anyolo, người đã lãnh đạo Tổng giáo phận Kisumu kể từ năm 2018.

Kể từ năm 2015, Đức Cha Anyolo là chủ tịch của Hội đồng Giám mục Công Giáo Kenya.

Ngài là giám mục của Homa Bay từ năm 2003 đến năm 2018, và của Kericho từ năm 1996 đến năm 2003. Khi được bổ nhiệm lãnh đạo Giáo phận Kericho vào tháng 12 năm 1995, Đức Cha Anyolo mới 39 tuổi. Ngài được thụ phong linh mục năm 1983.

Tổng giáo phận Nairobi Metropolitan có diện tích 1,263 dặm vuông, hay 3,271 km vuông. Dân số Công Giáo, theo số liệu năm 2019, là hơn 50% dân số, cụ thể là 3.8 triệu người.

Tính đến năm 2019, tổng giáo phận có 715 linh mục và 4,785 nam nữ tu sĩ.
Source:Catholic News Agency

2. Đức Thánh Cha Phanxicô tặng 170,000 đô la cho Giáo Hội Công Giáo ở Syria

Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyên góp 170,000 Mỹ Kim cho các công tác bác ái dành cho người nghèo của Giáo Hội Công Giáo ở Syria.

Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ Giáo hội Đông phương, đã thông báo vào ngày 26 tháng 10 rằng mỗi giáo phận trong số 17 giáo phận của đất nước sẽ nhận được 10,000 đô la.

Đức Hồng Y cho biết như trên khi nói chuyện với Hội Đồng Giám Mục Syria ở thủ đô Damascus trong chuyến viếng thăm kéo dài từ 25 tháng 10 đến 3 tháng 11. Hơn 350,000 người đã thiệt mạng kể từ khi cuộc nội chiến nổ ra vào tháng Ba năm 2011.

Vị Hồng Y 77 tuổi người Á Căn Đình giải thích rằng Bộ Giáo hội Đông phương của ngài đang quyên góp nhân danh Đức Giáo Hoàng để giải quyết những lĩnh vực cần thiết nhất mà mỗi giám mục đã xác định.

Trong bài phát biểu trước Hội Đồng Giám Mục Công Giáo ở Syria, Đức Hồng Y Sandri cũng thông báo rằng một hội nghị sẽ được tổ chức vào tháng 3 năm 2022, quy tụ các nhóm Công Giáo tham gia viện trợ cho Syria.

Ngài giải thích rằng hội nghị, lý tưởng nhất là được tổ chức ở Damascus, sẽ giúp xác định các ưu tiên bác ái trong tương lai.

Cùng ngày, Đức Hồng Y Sandri đã đồng tế một Phụng Vụ thánh với Đức Thượng phụ Youssef Absi, là nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Đông phương nghi lễ Melkite, một trong 23 Giáo Hội Công Giáo Đông phương hiệp thông trọn vẹn với Rôma.

Trong bài giảng của mình tại Nhà thờ Melkite ở Damascus, Đức Hồng Y đã phản ánh về lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với những người Công Giáo trên toàn thế giới tham gia vào tiến trình Thượng Hội Đồng Về Tính Đồng Nghị kéo dài hai năm.

Ngài nhấn mạnh rằng lời mời cũng mở rộng đến Syria, nơi có nhiều người Công Giáo thuộc các Giáo Hội Nghi lễ Đông phương có cấu trúc đồng nghị.

Ngài nói: “Khi đó, yêu cầu của Đức Thánh Cha đối với bạn là đặc biệt: trước hết, hình thức đồng nghị, tức là hình thức thường được sống giữa Đức Thượng phụ và các giám mục anh em của ngài, thậm chí phải trở thành một phong cách ở tất cả các cấp độ trong cuộc sống của Giáo hội các bạn.”

“Tuy nhiên, hãy thận trọng để các cuộc gặp gỡ và những đề nghị được đưa ra cho các linh mục, giám mục và Thượng phụ không chạy theo các trào lưu hay tư lợi cá nhân, mà đáng tiếc là đang hiện diện ở các cấp độ khác nhau của Giáo hội, nhưng các cuộc gặp gỡ phải là những khoảnh khắc mà mỗi người có tâm huyết tìm kiếm khuôn mặt của Thiên Chúa và thánh ý của Người trong thời đại của chúng ta”.

Các nội dung khác trong chương trình thăm viếng của Đức Hồng Y Sandri ở Damascus bao gồm các cuộc gặp gỡ với các linh mục, thăm các tổ chức bác ái Công Giáo, các bệnh viện và trại trẻ mồ côi.

Hôm 27 tháng 10, Đức Hồng Y đã gặp gỡ các tu sĩ nam nữ của Damascus và miền nam Syria tại Đài tưởng niệm Thánh Phaolô.

Đài tưởng niệm được cho là nơi đánh dấu sự hoán cải của Thánh Phaolô, nơi ngài ngã ngựa trên đường tới Damascus.

Chuyến đi lẽ ra đã được thực hiện từ tháng 4 năm 2020, nhưng phải hoãn lại vì đại dịch coronavirus. Trong chương trình Đức Hồng Y Sandri, đến thăm Tartous, Homs, Yabroud, Maaloula và Aleppo.

Tại Aleppo, ngài đã tham gia một buổi cầu nguyện đại kết và một cuộc họp giữa các tôn giáo.

Trước cuộc nội chiến, Aleppo là thành phố lớn nhất của Syria và có tỷ lệ các tín hữu Kitô cao nhất, ước tính có khoảng 180,000 Kitô Hữu. Theo số liệu năm 2019, con số đó giảm xuống chỉ còn khoảng 32,000.
Source:Catholic News Agency

3. Người phụ nữ ở Colombia điên đến mức tin rằng bà ta sẽ trở thành gương sáng trợ tử cho Giáo Hội Công Giáo

Hôm thứ Tư, một thẩm phán Colombia đã ra lệnh buộc các thủ tục trợ tử cho Martha Liria Sepúlveda Campo phải được tái tục. Bà Martha, một phụ nữ 51 tuổi mắc chứng xơ cứng teo cơ một bên. Đi đứng có khó khăn nhưng tình trạng của bà ấy không phải là tuyệt vọng.

Thẩm phán Omar Vásquez Cuartas của Tòa án Dân sự số 20 của Medellín đã đưa ra phán quyết của mình vào ngày 27 tháng 10, nói rằng Viện Đau đớn Colombia, gọi tắt là Incodol, phải điều đình với Martha trong vòng 48 giờ về ngày giờ để thực hiện việc trợ tử cho bà ta.

Hôm 3 tháng 10, CaracolTV đã phát sóng một báo cáo, trong đó Martha nói rằng bà ta “yên bình” về quyết định xin trợ tử và rằng bà ấy trong tư cách là “một người Công Giáo, tôi tự cho mình là một người rất tin vào Chúa, nhưng, tôi nhắc lại, Chúa không muốn thấy tôi đau khổ và tôi tin rằng không ai phải đau khổ. Không người cha nào muốn nhìn thấy những đứa con của mình đau khổ”.

Tháng 7 vừa qua, tòa án hiến pháp Colombia đã ra phán quyết rằng những người không mắc bệnh nan y có thể được trợ tử, miễn là họ đang phải trải qua những đau khổ tột cùng do bệnh tật hoặc thương tích cơ thể nghiêm trọng và quan trọng nhất là không thể chữa khỏi.

Bà Martha muốn trở thành người đầu tiên được áp dụng luật này trong cố gắng làm cho Giáo Hội Công Giáo thay đổi giáo huấn về trợ tử. Oái oăm là người con trai của bà ta cũng quyết liệt muốn bà ta được trợ tử.

Incodol đã bác bỏ yêu cầu xin trợ tử của Bà Martha vì cho rằng bà ta không thể cử động chân của mình, nhưng đó không phải là tình trạng cuối cùng không thể chữa khỏi.

Thẩm phán Vásquez cho rằng Incodol đã vi phạm “các quyền cơ bản của Martha là được chết với nhân phẩm, được sống đàng hoàng, được phát triển tự do về nhân cách và phẩm giá con người”.

Nhà lãnh đạo Ủy ban Cổ vũ và Bảo vệ sự sống của các giám mục Colombia đã gửi một tin nhắn video tới Martha, thúc giục bà ta từ bỏ quyết định xin trợ tử của mình.

“Với tư cách một mục tử của Giáo Hội Công Giáo, với sự kính trọng và tình cảm trìu mến, tôi muốn nói với người chị em của tôi là Martha rằng cô ấy không đơn độc, rằng Chúa của sự sống luôn đồng hành cùng chúng ta,” Đức Cha Francisco Antonio Ceballos Escobar của Riohacha nói trong một video ngày 6 tháng 10.

Ngài bảo đảm với Marta “rằng nỗi đau của cô có thể tìm thấy một ý nghĩa siêu việt nếu nó trở thành lời kêu gọi Tình yêu chữa lành, Tình yêu đổi mới, Tình yêu tha thứ.”

Trong video của mình, Đức Cha Ceballos nói: “Martha, tôi mời cô bình tĩnh suy nghĩ về quyết định của mình, hy vọng, nếu hoàn cảnh cho phép, tránh xa sự quấy rối của giới truyền thông đã không ngần ngại lấy nỗi đau của cô và của gia đình cô và sử dụng nó như một hình thức tuyên truyền cho trợ tử, ở một đất nước bị đánh dấu sâu sắc bởi bạo lực”.

Sau đó, ngài nhắc nhớ những lời của Đức Bênêđíctô XVI trong bài huấn đức buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật ngày 1 tháng 2 năm 2009: “phản ứng thực sự không thể là giết một người nào đó, bất kể 'tử tế' kiểu gì đi nữa. Nhưng điều cần thiết là làm chứng cho tình yêu giúp mọi người đối mặt với nỗi đau và sự đau khổ của họ trong một cách thế nhân bản.”

Đức Cha Ceballos cũng khuyến khích các tín hữu cầu nguyện cho bà ấy và gia đình bà ấy xem xét lại quyết định của mình.

Trong thông điệp của mình, Giám mục Riohacha giải thích rằng “phù hợp với niềm tin Kitô sâu sắc nhất của chúng ta, cái chết không thể là câu trả lời mang tính trị liệu cho nỗi đau và sự đau khổ trong mọi trường hợp.”

Bà Martha, và cả đứa con trai của bà quyết liệt muốn cho bà ấy chết cho nên các nguồn tin địa phương dự đoán dự đoán bà ta sẽ chết trong thời gian ngắn. Cái chết của bà ta không phải là gương sáng như bà ấy nghĩ nhưng là một gương mù tai hại.
Source:Catholic News Agency