Ngày 02-11-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:37 02/11/2016
60. CHỒNG BIẾN THÀNH DÊ.
Bà vợ của một thư sinh nọ dữ như chằn tinh, động một chút là chửi và đánh đập chồng loạn xà ngầu.
Lúc chồng có nhà thì lấy dây thừng trói chân chồng lại, rồi kéo rồi chửi và bắt chồng phải đến trước mặt bà ta để nghe dạy bảo. Ông chồng nhịn không được bèn đến nhà bà đồng bóng giúp ông ta tìm phương pháp trị vợ.
Một hôm lợi dụng vợ ngủ, ông chồng theo phương pháp của bà đồng bóng dạy, lấy sợi dây thừng trên chân cột lên cổ con dê, sau đó trốn đi. Người đàn bà tỉnh dậy thấy một con dê đi tới, bà ta rất sợ hãi, lập tức mời bà đồng bóng lại hỏi.
Bà đồng bóng nói:
- “Nguyên nhân chỉ vì bà làm ác quá nhiều nên tổ tông trách cứ, đem chồng bà biến thành con dê, nếu bà thành tâm hối cải thì tôi có thể giải cứu giúp bà.”
Người đàn bà ôm dê mà khóc, thề là sẽ không ngược đãi chồng nữa. Bà đồng bèn kêu bà ta cúng tế bảy ngày, cả nhà phải tránh đi, sau đó làm ra bộ quan trọng đọc lên một câu thần chú. Chồng của bà ta lợi dụng thời cơ len lén lủi về, vợ thấy chồng trở về, bèn hỏi:
- “Ông biến thành dê đã mấy ngày rồi, có cực khổ không ?”
Chồng trả lời:
- “Tôi chỉ nhớ là cỏ khô ăn không ngon, bây giờ cái bụng vẫn còn đau.”
Vợ càng thêm đau lòng, từ đó về sau không còn ngược đãi chồng nữa.
(Khải Nhan lục)

Suy tư 60:

Thời nay cũng có nhiều bà vợ dữ như bà chằn, coi chồng như một người giúp việc cho mình không bằng.
Có bà vợ thì luôn cằn nhằn với chồng vì những chuyện không đâu; có bà vợ thì hay ức hiếp chồng, vì chồng quá thật thà và quá yêu thương vợ con; có bà vợ thấy chồng nhịn nhục thì được nước làm tới không kiêng dè ai cả...
Sách Huấn Ca khen những người đàn ông có được người vợ tốt rằng:
-“Phúc thay ai cưới được vợ hiền,
tuổi thọ sẽ tăng lên gấp đôi.
Vợ đảm đang khiến chồng được sung sướng,
được an vui suốt cả cuộc đời.
Vợ hiền là số tốt vận may
dành cho những người biết kính sợ Đức Chúa ;
giàu hay nghèo, lòng vẫn cứ an vui,
lúc nào nét mặt cũng tươi cười...”
- Người vợ khôn ngoan là người biết đem những bực nhọc của chồng cất giấu trong lòng, nhưng mặt mày vẫn rạng nét vui tươi.
- Người vợ khôn ngoan là người biết chia sẻ gánh nặng của chồng, nhưng không bao giờ làm thầy dạy đời cho chồng.
- Người vợ khôn ngoan là người rất tế nhị với gia đình bên chồng, và coi mẹ chồng như là mẹ ruột của mình.
- Người vợ khôn ngoan là người nhìn thấy tình yêu của chồng nơi con cái của mình.
- Và cái làm cho người chồng thêm tôn trọng và yêu thương vợ hơn, chính là người vợ biết kính mến Thiên Chúa, và nhìn thấy Ngài ở trong chồng và con cái của mình.


Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:39 02/11/2016

66. Lạy Chúa, hôm nay con thừa nhận, và suốt đời thừa nhận thượng trí an bài của Ngài, bất kỳ mạnh khỏe, bệnh hoạn, vui vẻ, buồn phiền, đối với hình dáng tinh thần của chúng con đều có chỗ diệu dụng.

(Thánh nữ Justa)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Sự sống lại và hôn nhân ở đời sau
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
21:43 02/11/2016
Chúa Nhật XXXII TNC

Sự sống lại và hôn nhân ở đời sau

2 Mc 7,1-2,9-14; 2 Th 2,15-3,5; Lc 20,27-38.

Gần cuối năm phụng vụ, chủ đề chính mà Lời Chúa hôm nay muốn giới thiệu là sự sống lại, hướng chúng ta tới cuộc sống mai sau. Đây là chủ đề được con người mọi thời quan tâm, cả những nggười Do Thái vào thời Chúa Giêsu cũng chúng ta hôm nay. Trong bài Tin Mừng, khi trả lời câu hỏi mà những người Xađốc đặt ra để cài bẩy Chúa Giêsu về người đàn bà khi còn sống có bảy người chồng. Trước hết Chúa Giêsu tái khẳng định rằng có sự sống lại ở đời sau, đồng thời Người điều chỉnh quan niệm méo mó duy vật và thực dụng của người Xađốc về sự sống lại mai hậu.

Quả thế, hạnh phúc đời đời không đơn thuần là một sự gia tăng và kéo dài những niềm vui trần thế, hay là sự phóng đại những khoái lạc xác thịt và chuyện ăn uống. Đời sống mai hậu là một đời sống hoàn toàn khác, một đời sống có một phẩm chất khác. Đời sống thiên đàng là sự viên mãn đời sống dương thế của mỗi người, nhưng còn hơn thế, nó thuộc một trật tự khác như Chúa Giêsu quả quyết: “Những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. Quả thật, họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần” (Lc 20,35-36).

Ở cuối bài Tin Mừng, Chúa Giêsu giải thích lý do tại sao có sự sống lại sau khi chết khi nói rằng: “Còn về vấn đề kẻ chết trổi dậy, thì chính ông Môsê cũng đã cho thấy Thiên Chúa của tổ phụ Apraham, Thiên Chúa của tổ phụ Ixaác và Thiên Chúa của tổ phụ Giacóp. Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống” (Lc 20,37-38). Vậy đâu là nền tảng mà người chết sống lại? Nếu Thiên Chúa được định nghĩa là Thiên Chúa của Apbraham, Isaác và Giacóp và là Thiên Chúa của sự sống, chứ không phải của sự chết, thì điều này có nghĩa là các tổ phụ Apbraham, Isaác và Giacóp vẫn còn sống ở bên Thiên Chúa, dầu họ đã chết hàng thế kỷ rồi so với lúc mà Thiên Chúa nói với Môsê. Như thế, Thiên Chúa của sự sống là nền tảng cho niềm tin vào sự sống lại của con người. Người là Đấng hằng sống và Người không muốn con người phải chết, nhưng được sống mãi. Việc Thiên Chúa đã sai Con Một làm người, chịu tử nạn và phục sinh vinh để giải thoát con người khỏi chết và cho họ được sống mãi trong Thiên Chúa là bằng chứng hùng hồn cho sự sống lại mai sau.

Một số người giải thích một cách sai lầm câu trả lời của Chúa Giêsu cho người Xađốc, nên đã quả quyết rằng: hôn nhân gia đình sẽ không còn tiếp tục ở trên thiên đàng. Nhưng trong câu trả lời của mình, Chúa Giêsu bác bỏ quan niệm méo mó mà những người Xađốc trình bày về thiên đàng, một quan niệm cho rằng thiên đàng đơn thuần là một sự tiếp tục tương quan của các đôi vợ chồng ở trần gian. Chúa Giêsu không phủ nhận rằng các đôi vợ chồng phải tái khám phá trong Thiên Chúa sợi dây đã liên kết họ khi ở trần gian.

Chúng ta thử đặt ra vài câu hỏi: phải chăng khi ở trần gian các đôi vợ chồng đã sống với nhau và suốt đời kính sợ Thiên Chúa, nhưng khi họ chết, mọi sự thuộc về hôn nhân của họ như tương quan vợ chồng, tình yêu và giây hôn phối… sẽ bị quên lãng hay biến mất để chỉ dành cho tình yêu Thiên Chúa mà thôi? Phải chăng có điều gì đó trái ngược với điều mà Chúa Giêsu đã nói rằng: “Sự gì Thiên Chúa đã liên kết, thì không ai được phân ly?” Nếu Thiên Chúa đã liên kết họ ở trần gian, tại sao Người lại phân ly họ trên thiên đàng? Phải chăng toàn bộ cuộc sống hôn nhân này không phải là sự chuẩn bị cho cuộc sống của họ ở thiên đàng sao?

Chúng ta tìm thấy câu trả lời từ chính mạc khải Kinh Thánh về niềm hy vọng này. Đó cũng chính là ước vọng tự nhiên của các đôi vợ chồng. Kinh Thánh quả quyết rằng hôn nhân là “một bí tích”, bởi vì hôn nhân biểu tượng sự hiệp nhất giữa Chúa Kitô và Giáo Hội (Eph 5,32). Theo cái nhìn này, làm sao có thể hiểu được nếu hôn nhân sẽ bị xóa bỏ hoàn toàn ở trên thiên đàng. Hôn nhân không hoàn toàn kết thúc với cái chết, tương quan và sợi dây hôn phối vẫn tiếp tục tồn tại, nhưng nó được biến đổi, được “thần hóa” nhờ sự hiệp thông với Thiên Chúa. Nhờ đó, nó xóa bỏ những giới hạn, bất toàn của đời sống hôn nhân ở trần gian.

Một cách tương tự như thế, mối tương quan dây giữa cha mẹ và con cái, hoặc tương quan bạn bè cũng vẫn tiếp tục tồn tại mà không bị quên lãng. Trong lời Kinh Tiền tụng của thánh lễ cầu hồn, phụng vụ nói rằng khi chết, “sự sống này chỉ thay đổi, chứ không mất đi;” Chúng ta có thể nói một cách tương tự như thế về hôn nhân, là một phần của đời sống, nó chỉ thay đổi, chứ không mất đi ở đời sau.

Đó là trường hợp của các cập vợ chồng sống yêu thương và chung thủy với nhau trọn đời. Nhưng đối với trường hợp những người đã phải trải qua những kinh nghiệm bất đồng và đau khổ trong hôn nhân ở trần gian thì sao? Số phận của họ như thế nào? Phải chăng sợi dây hôn phối vẫn còn sẽ là một sự an ủi hay là lý do gây sợ hãi cho họ?

Dựa vào giáo lý của Giáo Hội, chúng ta có thể trả lời rằng: trong thế giới của Thiên Chúa, sự dữ sẽ không còn tồn tại; những khiếm khuyết, sự thiếu thấu hiểu, cả những đau khổ đã làm họ tổn thương sẽ biến mất. Chỉ còn lại tình yêu và những gì tốt lành giữa họ tồn tại.

Các đôi vợ chồng sẽ được trải nghiệm tình yêu đích thức của họ khi họ được tái kết hợp trong Thiên Chúa và nhờ đó họ có niềm hạnh phúc và viên mãn của sự kết hợp mà họ đã có khi ở trần gian. Đây cũng là điều mà nhà thơ Goethe diễn tả trong câu chuyện tình yêu giữa Faust và Margeret: “Chỉ trên thiên đàng, sự kết hợp và niềm hạnh phúc viên mãn giữa hai thụ tạo yêu nhau mới trở thành hiện thực. Đó là điều không thể tìm thấy ở trần gian.” Trong Thiên Chúa tất cả họ sẽ hiểu nhau, sẽ được hòa giải và mọi người sẽ thay thứ cho nhau.

Còn đối với trường hợp những người đã kết hôn một cách hợp luật nhiều lần thì sao? Tương quan giữa họ thế nào? Đây chính là trường hợp mà nhóm Xađốc hỏi Chúa Giêsu về bảy anh em lấy cùng một người vợ khi sống (x. Mc 12,18-27). Khi chết ai là chồng của người đàn bà này? Ngay cả trường hợp này, chúng ta phải nhắc lại một điều tương tự: đó là tình yêu đích thức và sự hiến dâng mình giữa vợ chồng là một điều tốt lành đến từ Thiên Chúa, chúng sẽ không bị biến mất. Nhưng trên thiên đàng không có sự tranh dành, tranh đua và ghen tị trong tình yêu vợ chồng. Chúng là những giới hạn thuộc bản năng của thụ tạo khi ở trần gian, chúng sẽ biến mất khi ở trên thiên đàng, sẽ được hoàn toàn biến đổi. Họ sống như các thiên thần, được kết hợp nên một với Thiên Chúa và với nhau. Họ sống tình yêu đích thực của Thiên Chúa, nên họ vẫn yêu thương và tôn trọng nhau trong “trời mới đất mới”.

Như thế, cuộc sống hôn nhân của các gia đình khi ở trần gian là sự chuẩn bị cho cuộc sống mai sau. Trong thế giới đó, ơn gọi và đời sống của họ sẽ được viên mãn và thành toàn nhờ quyền năng và ân sủng của Thiên Chúa. Vì thế, các đôi vợ chồng được mời gọi hãy sống yêu thương và trung tín với nhau khi ở trần gian, để được cùng nhau hưởng hạnh phúc trên thiên đàng. Đó là lời hứa và phần thưởng cho những ai sống đời sống gia đình. Amen!

Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tham dự cuộc gặp gỡ đại kết tại Malmoe
LM Trần Đức Anh OP
08:50 02/11/2016
MALMOE. Chiều ngày 31-10-2016, ĐTC Phanxicô đã cùng với 10 ngàn người tham dự buổi gặp gỡ đại kết tại Malmoe, phần 2 của ngày tưởng niệm cuộc cải cách của Tin Lành Luther.

Malmoe có 323 ngàn dân cư ở miền cực nam Thụy Điển và cách thành phố Lund 28 cây số. Khi từ Lund tới đây vào lúc gần 4 giờ rưỡi chiều, ĐTC đã cùng với ĐGM Chủ tịch và Mục Sư Tổng thư ký Liên Hiệp Luther đã dùng xe nhỏ đi vòng quanh sân bóng đá Swetsbank để chào tất cả mọi người hiện diện.

Những tín hữu tham dự buổi sinh hoạt đại kết ở sân vận động này đã đăng ký trước và trả tiền vé là 120 đồng Thụy Điển, tương đương với 13 Euro. Số tiền dư sẽ được dùng đề giúp đỡ người tị nạn chiến tranh Siria.

Sinh hoạt đại kết diễn ra với phần trình bày 4 chứng từ, trước khi Đức GM Younan ngỏ lời với mọi người.

Diễn văn của ĐTC

Trong diễn văn nhân dịp này, ĐTC cám tạ Chúa vì buổi lễ kỷ niệm chung 500 năm cuộc cải cách mà chúng ta đang sống trong một tinh thần đổi với và với ý thức rằng sự hiệp nhất giữa các tín hữu Kitô là một ưu tiên, vì chúng ta nhìn nhận giữa chúng ta điều liên kết vẫn nhiều hơn những điều làm chúng ta chia rẽ. Ngài nói:

“Nguyên con đường chúng ta đi để đạt tới hiệp nhất đã là một hồng ân lớn lao Chúa ban cho chúng ta, và nhờ ơn phù trợ của Chúa, chúng ta ở đây hôm nay, Luther và Công Giáo, trong tinh thần hiệp thông, để nhìn lên Chúa duy nhất của chúng ta là Đức Giêsu Kitô.

Cuộc đối thoại giữa chúng ta đã giúp đào sâu sự cảm thông lẫn nhau, tạo nên sự tín nhiệm này, và củng cố ước muốn tiến bước về sự hiệp thông trọn vẹn. Một trong những thành quả cuộc đối thoại này là sự cộng tác giữa các tổ chức khác nhau thuộc Liên hiệp Tin Lành Luther thế giới với Giáo Hội Công Giáo. Nhờ bầu không khí cộng tác mới mẻ này, ngày hôm nay Caritas quốc tế và Dịch vụ thế giới của Liên hiệp Tin Lành Luther thế giới sẽ ký tuyên ngôn chung về các hiệp định, với mục đích phát triển và củng cố một nền văn hóa cộng tác để thăng tiến phẩm giá con người và công bằng xã hội”.

Tiếp đến ĐTC lần lượt nhắc đến và khích lệ, cám ơn 4 người đã trình bày chứng từ:

- Trước tiên của cô Pranita Biswasi, 26 tuổi người Ấn độ, đã dấn thân chống lại bất công làm ô nhiễm và gây hại cho thiên nhiên, chống lại những lạm dụng đối với trái đất.

- Tiếp đến là Đức ông Hector Garivia, giám đốc Caritas Colombia, người ta trình bày về công việc chung mà các tín hữu Luther và Công Giáo thực hiện ở Colombia. ĐTC nói: Thật là tin vui khi biết các tín hữu Kitô liên kết với nhau để tạo nên những tiến trình cộng đoàn và xã hội chung với nhau để phục vụ công ích.

- Thứ ba là chứng từ của bà Marguerite Barankitse, người Burundi đã can đảm chấp nhận nhận 7 người con nuôi trong thời nội chiến ở nước này. Bà đã giấu kín 7 người con ấy và 25 trẻ mồ côi khác, săn sóc cho các em. Bà coi sứ mạng của bà là săn sóc giúp đỡ các trẻ em bị bỏ rơi, giúp các em học hành và tăng trưởng.

- Sau cùng là cô Rose Lokonyen, một thiếu nữ tị nạn thuộc toán tham dự thế vận hội Olimpic. Cô đã tận dụng tài năng Chúa ban qua thể thao. Thay vì phí phạm sức lực trong những nghịch cảnh, cô đã dùng nó trong một cuộc sống phong phú. ĐTC nói: ”bao nhiêu người trẻ khác cũng đang cần chứng tá của cô. Nhân dịp này tôi cám ơn tất cả cac chính phủ đang giúp đỡ những người di dân và tị nạn, vì mỗi hoạt động bênh vức những người đang cần được bảo vệ chính là một cử chỉ liên đới và nhìn nhận phẩm giá của họ.“

ĐTC cũng mời gọi mọi người nghe chứng từ tiếp đó của Đức Cha Antoine Audo, dòng Tên, thuộc Giáo Hội Công Giáo Canđê, GM tại thành Aleppo Siria, nơi dân chúng đang kiệt quệ vì chiến tranh, các quyền cơ bản của họ bị chà đạp.. Giữa những tàn phá đau thương ấy thật là anh hùng những người ở lại đó để giúp đỡ tinh thần và vật chất cho những ai đang cần.

Cuối buổi gặp gỡ đại kết vào lúc quá 6 giờ chiều, ĐTC đã ban phép lành cho mọi người trước khi cùng với ĐHY Koch chào thăm riêng 30 vị thủ lãnh của các phái đoàn Kitô tại phòng khánh tiết của sân bóng đá, trước khi trở về Trung tâm đại học y khoa Igeloesa cách đó 43 cây số để vùng bữa tối và qua đêm.
 
Top Stories
Chine; Pourquoi si peu de monastères contemplatifs au sein de l’Eglise catholique en Chine ?
Eglises d'Asie
08:06 02/11/2016
En Chine populaire, sur le continent, les monastères de vie contemplative sont à ce jour encore officiellement interdits. Seule l’Eglise diocésaine a droit de cité. On peut toutefois noter que la première abbaye trappiste à avoir été fondée en Asie l’a été en Chine. C’était en 1883, lorsque Notre-Dame de Consolation fut fondée à Yangjiaping, au nord-ouest de Pékin, qui essaima en 1928 avec le monastère Notre-Dame de Liesse, installé près de Zhengding, dans la province du Hebei. Dispersées après 1949, ces communautés se replièrent en partie à Hongkong où, en 1950, elles fondèrent Notre-Dame de Joie, sur l’île de Lantau, un monastère qui a été élevé au rang d’abbaye en 1999. Plus récemment, en 2010, des trappistines venues d’Indonésie ont fondé une communauté à Macao.

Cette absence relative des ordres contemplatifs en Chine populaire interroge. On peut arguer que le régime communiste les a impitoyablement chassés dès 1949, y voyant des communautés de religieux oisifs vivant sur le dos du peuple. On peut aussi réfléchir à la signification de cette absence et au manque qu’elle représente pour une Eglise catholique désireuse d’apporter l’Evangile aux 99 % de Chinois qui ne sont pas catholiques. C’est le sens du texte que Michel Chambon nous propose ici. Chercheur français, doctorant en anthropologie à Boston University (Etats-Unis), Michel Chambon revient d’un séjour d’une année en Chine continentale où il a mené des recherches de terrain, dans les provinces du Fujian et du Zhejiang ainsi qu’à Canton.

Le membre fantôme de l’Eglise en Chine

par Michel Chambon

Les éternelles négociations qui se poursuivent entre Rome et Pékin révèlent en contraste une approche de l’Eglise en Chine qu’il serait temps de questionner. Du fait d’une focalisation sur la nomination des évêques en Chine, on est tenté de penser que l’Eglise est uniquement une affaire de diocèses et d’évêques. De même, les multiples analyses et statistiques sur l’Eglise en Chine se préoccupent d’abord du nombre d’évêques, de prêtres, de séminaristes, de religieuses, du découpage des diocèses et des paroisses, ou encore du développement et de l’impact des services sociaux portés par l’Eglise. Mais toutes ces informations laissent dans l’ombre une partie de l’Eglise à laquelle la Tradition accorde pourtant la plus haute importance : la présence monastique.

Il est surprenant de constater combien la majorité des réflexions sur l’Eglise en Chine considère le corps du Christ uniquement sous son angle séculier. Les seuls religieux évoqués sont les religieuses apostoliques, toutes engagées dans l’administration des paroisses et les services sociaux (maisons de retraite, jardins d’enfants). Dès lors, le risque est que l’Eglise apparaisse seulement comme une administration encadrant des populations – ce qui ne peut qu’inquiéter l’administration officielle et légitime : le gouvernement chinois.

Où est donc passée l’Eglise régulière ? Pourquoi la vie monastique en Chine préoccupe si peu nos analystes et responsables ?

Du côté de l’Eglise catholique universelle, les impulsions données par le Concile de Trente puis par Vatican II ont massivement orienté l’Eglise romaine à se structurer sur une base territoriale et administrative. Contrairement à l’Eglise grégorienne qui donnait la priorité aux réseaux des monastères conçus tels des centres de rayonnement spirituel attirant les croyants (tradition encore vive chez certaines Eglises orthodoxes et orientales), l’Eglise catholique moderne est devenue une entité soucieuse de couvrir des territoires, de tenir des registres détaillés et d’encadrer les populations via de multiples services sociaux.

En Europe, et particulièrement en France, cette restructuration du catholicisme n’a pourtant pas provoqué la disparition des monastères. Aujourd’hui encore, à l’heure où les clergés diocésains sont en crise profonde, les monastères attirent, rayonnent et fécondent bien au-delà de leur clôture.
En Chine, il semble cependant que le clergé diocésain soit devenu la seule référence. Certains voudront y voir l’action du gouvernement, cible facile pour expliquer tous les maux de l’Eglise. Il est certes vrai que le Parti communiste fut initialement très opposé aux monastères catholiques. Les trappistes du Hebei forcés de se replier jusqu’à Hongkong en savent quelque chose. Mais les temps changent. Aujourd’hui, en certains endroits du pays, les autorités locales reconnaissent et respectent la présence de monastères. Ceux-ci sont rares, mais ils existent. Il existe aussi quelques communautés non déclarées aux autorités civiles, mais elles n’attirent guère plus l’attention et l’intérêt des analystes et commentateurs du devenir du catholicisme en Chine. Il semble que, pour les experts catholiques, seule l’Eglise séculière compte.

En Chine, certains prêtres diocésains affirment parfois : « Nous sommes tous porteurs de la prière contemplative, nous n’avons donc pas besoin des moines. » Cette déclaration, en plus de méconnaître la spécificité de la tradition monastique, reflète une certaine vision que l’on pourrait qualifier de protestante de l’Eglise. En effet, si nous sommes tous acteurs de la prière contemplative, nous sommes aussi tous prêtres de par notre baptême. Dès lors, à quoi bon continuer d’instituer un clergé distinct des laïcs ?

Pour expliquer plus sérieusement ce désintérêt vis-à-vis des monastères autre que par le politique ou une certaine théologie protestante, il faut prendre en considération certains facteurs culturels. La Chine, comme d’autres pays marqués par le bouddhisme, compte de nombreux monastères bouddhiques. Même si la démarche spirituelle est différente, la proximité apparente entre monastères chrétiens et bouddhiques rend les catholiques chinois méfiants vis-à-vis de ces institutions jugées trop similaires à ce bouddhisme qu’ils répugnent. Dans ce contexte, nombreux sont les catholiques chinois qui rechignent à soutenir et encourager les monastères.

Il y a donc une convergence de facteurs qui explique ce désintérêt pour la tradition monastique. Que ce soit en raison de causes historiques et politiques, que ce soit du fait d’un clergé diocésain soucieux de consolider sa légitimité, que ce soit une tendance de long terme dans l’Eglise universelle, que ce soit une difficulté culturelle locale, les vents sont contraires au développement des monastères chrétiens en Chine.

Pourtant, à l’heure où les villes chinoises prennent des proportions gigantesques, provoquant des transformations radicales dans les modes de vie, il serait heureux que le clergé catholique soit plus prudent dans sa façon de vouloir structurer et réguler l’Eglise. La Tradition porte et valorise la vie monastique comme étant riche d’une contribution irremplaçable. Cette dernière parle de manière unique à la vie somme toute artificielle et saturée des populations urbaines. Il est donc important de ne pas oublier trop vite combien les monastères pourraient devenir une précieuse aide à l’annonce de l’Evangile dans la Chine actuelle. On peut dès lors se réjouir des contacts et échanges entre la communauté de Taizé et les écoles protestantes de théologie en Chine continentale.

Coté catholique, négocier une juste procédure pour la nomination des évêques demeure important. Mais veiller à la pérennité et à l’autonomie des monastères en Chine n’est pas moins capital. En remettant plus au centre le clergé régulier et en favorisant son rayonnement dans l’Eglise en Chine, il est probable que l’Eglise réponde plus adéquatement aux changements sociaux actuels. Cette insistance pourrait également aider à présenter l’Eglise moins comme une administration en compétition avec l’administration officielle, mais plus comme une ressource spirituelle au service du bien commun. (eda/mc)

(Source: Eglises d'Asie, le 2 novembre 2016)

 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đền Thánh Bác Trạch – Giáo Phận Thái Bình, hân hoan mừng lễ kính các Thánh nam nữ .
Giêrônimô Phạm Thiềm .
09:00 02/11/2016
Đền Thánh Bác Trạch – Giáo Phận Thái Bình, hân hoan mừng lễ kính các Thánh nam nữ

Hôm qua, ngày 01 tháng 11 năm 2016, Phụng vụ Giáo Hội cho chúng ta mừng kính trọng thể các Thánh nam nữ trên trời. Đây là một đại lễ, một niềm hân hoan cho toàn thể dân Chúa. Đặc biệt tại Đền Thánh lòng Chúa thương xót Bác Trạch đã long trọng mừng lễ trọng thể kính các Thánh Nam Nữ Trên Trời, ngày hành hương viếng Đền Thánh của Giáo Xứ Bác Trạch và 6 Giáo Họ trực thuộc Đền Thánh.

Xem Hình

Hưởng ứng lời mời gọi của Đức Ông Thomas Trần Trung Hà, giám đốc Đền Thánh Bác Trạch - Giáo Phận Thái Bình, tổ chức hành hương, viếng Đền Thánh. Có thể nói từ trước đến nay chưa có cuộc cung nghinh kiệu các Thánh quan Thầy, từ các giáo họ, từ các thôn làng, tiến về nhà xứ mừng lễ Các Thánh, diễn ra trang trọng và sốt sắng, nổi bật trong đoàn rước hôm nay là các đoàn hội muôn sắc màu, như một vườn hoa dâng lên các Thánh. Đoàn rước gồm có nhà xứ Bác Trạch, giáo họ Vát Cấp, giáo họ Quân Trạch, giáo họ Cao Bác, giáo họ Quảng Châu, giáo họ Phương Trạch, giáo họ Công Bồi, cùng hành hương, bước qua Cửa Thánh để lĩnh ơn toàn xá, xin ơn Lòng Chúa Thương Xót. Trước khi cuộc rước kiệu chung quanh khuôn viên đền thánh, cộng đoàn quy tụ tham dự bốn giờ chầu, trước Thánh Thể đặt trên bàn thờ.

Trong thánh lễ Đức Ông đã quảng diễn ý nghĩa lễ kính Các Thánh Nam Nữ. Ngài nói, các Thánh cũng như con người như chúng ta, các Ngài đã vượt qua chính bản thân mình, chiến thắng những sự cám dỗ của trần thế này. Vì thế chúng ta hiệp nhau nơi đây để ca tụng những kì công mà Thiên Chúa đã thực hiện nơi những người đi trước chúng ta, những người đã đi theo đức Ki-tô, chính Ngài đã mở ra cho họ một con đường: “con đường của sự sống, con đường của vinh phúc”, và hôm nay các Ngài đang chia sẻ vinh quang đó với chính Đức Giê-su trên Nước Trời, rồi mai kia thì đến lượt chúng ta, chúng ta cũng sẽ chiến đấu và chiến thắng để cũng được hưởng hạnh phúc trên Nước trời như các Ngài.

Thánh lễ kết thúc trong bầu khí thánh thiện, vui tươi, mỗi tín hữu ra về trong niềm hân hoan và hướng tới một cuộc sống mới với những đổi thay trong tâm hồn với hi vọng: một ngày kia chúng ta cũng sẽ được chung phần vinh phúc với các thánh trên trời, như thư Thánh Phêrô đã viết “Các ngươi hãy nên thánh vì Ta là Đấng Thánh” (1Pr 1, 16). Thế nên, không có gì có thể ngăn cản chúng ta nên thánh.

Giêrônimô Phạm Thiềm BTTGP.
 
Hiệp hội Thánh Antôn Pađôva, mừng hồng ân tuyên hứa.
Micae Phãm Ánh
08:28 02/11/2016
VINH - Hôm nay, ngày đại hạnh mừng các thánh nam nữ trên trời, ngày mà những cay đắng, đau đớn cuộc đời đơm bông kết trái, ngày mà những dòng máu nhân nghĩa đã hoá thành dòng máu thánh thiêng, ngày mà mỗi gia đình trong cộng đồng Việt Nam chúng ta được phép tự hào vì đã góp phần mình trong bó hoa nhiệm mầu trên thiên quốc. Hoà trong niềm vui, trong ánh vinh quang rạng rỡ đó, Hiệp hội Thánh Antôn đã long trọng tổ chức thánh lễ tuyên hứa cho cha Bề trên Antôn Hoàng Đức Luyến tại nhà thờ giáo họ Xuân Sơn, giáo xứ Sơn La. Đức Giám Mục Phao lô Nguyễn Thái Hợp đã chủ tế thánh lễ, đồng tế với ngài có cha Thư ký Toà giám mục và 27 cha trong và ngoài giáo phận, cùng đông đảo quý tu sỹ nam nữ và bà con thân nhân, ân nhân tham dự.

Hình ảnh

Hiệp hội thánh Antôn được thành lập cách đây 10 năm, do Cha Antôn Hoàng Đức Luyến, người sáng lập cùng với các cha Antôn Trần Đình Văn, cha Phêrô Trần Đình Lai, cha Giuse Hoàng Đức Nhân và một số cha cộng sự khác. 10 năm, một chặng đường chưa phải là dài đối với một tu hội. Nhưng có thể nói đây là một bước khởi đầu đầy khó khăn của cộng đoàn. Như người ta thường nói: “Vạn sự khởi đầu nan”. Trải qua 10 năm hình thành và phát triển trong muôn vàn khó khăn gian khổ, không chỉ về cơ sở vật chất thiếu thốn mà còn phải tự mình âm thầm chịu đựng trước những dư luận nghiệt ngã thị phi của người đời, nhưng Cộng đoàn Antôn vẫn đứng vững trong tình yêu Thiên Chúa, trong tình yêu của Đức Mẹ, trong sự quan phòng của thánh Tổ Phụ Antôn và trong sự giúp đỡ của những ân nhân xa gần đầy lòng hảo tâm thiện chí. Trải qua những khó khăn của thuở ban đầu hình thành, đến hôm nay, Hiệp Hội đã có 7 cơ sở:

- Cộng đoàn ở Xuyên Lộng xã Hoà Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An, cách thành phố Vinh khoảng 70 km về phía Tây.
- Cộng đoàn nhà tập và là trụ sở chính ở giáo họ Xuân Sơn, xứ Sơn La
- Cộng đoàn phục vụ giáo xứ và phục vụ phòng khám ở giáo họ Sơn La, xứ Sơn La.
- Cộng đoàn ở giáo xứ Quảng Phú (Tỉnh Đăk Nông)
- Cộng đoàn ở giáo họ Đồng Xuân, giáo xứ Xuân Tình
- Cộng đoàn ở giáo họ Nguyệt Lãng ở giáo xứ Hậu Thành
- Cộng đoàn ở giáo xứ Phúc Lộc.

Hiện nay, Hiệp hội đã có 4 cơ sở khám chữa bệnh: phòng khám Antôn-Sara ở giáo xứ Sơn La, phòng khám ở giáo họ Đồng Xuân, xứ Xuân Tình, phòng khám ở giáo họ Nguyệt Lãng, xứ Hậu Thành, phòng khám ở giáo xứ Phúc Lộc

Với các thiết bị khám chữa bệnh hiện đại: 4 máy siêu âm màu 4 D, 2 máy chụp Xquang, 3 máy làm răng, máy chụp Xquang về răng, 1 máy nội soi Tai, mũi, họng, các máy châm cứu đông y, 1 phòng thuốc Đông y...

Đội ngũ y tá, bác sỹ, dược sỹ, thầy thuốc: 17 người
Về nhân sự: Hiệp hội đã có 90 anh em chính thức và 16 em đang tìm hiểu.

Được phân bổ như sau:

- Thỉnh sinh: 20
- Tiền tập: 36
- Tập sinh: 34 người.
- Du học: Đại chủng viện ở Australia: 3 người
- Học viện Âm nhạc Huế: 2 người
- Đang học các trường đại học, cao đẳng, trung cấp 12 người.

  • Tôn chỉ của Hiệp Hội: “Vì Danh Cha cả sáng, Nước Cha hiển trị” (Kinh Lạy Cha)
  • Mục đích: “Dấn thân phục vụ tha nhân cách vô vị lợi”.
  • Linh đạo: “Bắt chước cuộc đời Thánh ANTÔN PAĐÔVA, sống khiêm nhường, phục vụ trong tin yêu và phó thác”.

Đặc sủng: giảng thuyết và chữa bệnh

Về giảng thuyết: giúp các giáo xứ trong việc tĩnh tâm, linh thao, dạy giáo lý, sinh hoạt giới trẻ, phát triển và thăng tiến các Hội Đoàn…

Về chữa bệnh: Hội dòng đã xây dựng các Phòng khám chữa bệnh đông tây y kết hợp, phục vụ khám chữa bệnh cho mọi đối tượng không phân biệt lương giáo. Trong tương lai sẽ xây dựng các trung tâm nuôi người già, cô nhi viện, trung tâm nuôi dưỡng và dạy nghề cho người khuyết tật.

Chia sẻ trong thánh lễ, Đức Cha Phaolô đã diễn giải tính ưu việt của Hiến Pháp Nước Trời trong Bát Phúc của Kitô giáo. Tính ưu việt được thể hiện qua tinh thần nghèo khó, lòng trong sạch, sự thương xót và đặc biệt là sự xây dựng hoà bình. Ngài cũng nhấn mạnh đến sứ vụ của những người tu sỹ để tiến tới con đường Bát Phúc trọn hảo của Chúa Kitô.

Sau phần chia sẻ Lời Chúa là nghi thức tuyên hứa, Cha Antôn Hoàng Đức Luyến tiến ra giữa cung thánh trước sự hiện diện của Đấng Bản Quyền Giáo phận và cộng đoàn dân Chúa: Cha Antôn đã tuyên hứa giữ các lời khuyên Phúc Âm: Khiết Tịnh, Khó Nghèo, Vâng Phục và một lời khấn đặc trưngcủa cộng đoàn là Khiêm Nhường theo Hiến Pháp và Linh Đạo của Hiệp Hội Thánh Antôn Pađôva trong vòng 2 năm. Nghi Thức đã diễn ra trang nghiêm và sốt sắng. Kể từ đây, Cha Antôn sẽ được nhận lời khấn của các anh em trong Hiệp hội, kế tục lời khấn từ bàn tay nhân hậu của Đức Cha. Đây chính là bước tiến quan trọng trong tiến trình thiết lập Hiệp hội thánh Antôn thành Hội dòng Giáo phận. Hồng ân đặc biệt này không chỉ thuộc về Cha Antôn, mà còn là của cả cộng đoàn Antôn. Nó đánh dấu kết quả của 10 năm nỗ lực phấn đấu và trông đợi.

Sau thánh lễ, Cha Antôn Hoàng Đức Luyến – Bề trên Hiệp hội đã nói lên tâm tình tri ân Đức Cha Phaolô chủ chăn giáo phận, quý cha, quý tu sỹ nam nữ và cộng đoàn dân Chúa đã về hiệp dâng thánh lễ và bày tỏ lòng biết ơn đối với quý ân nhân, thân nhân và những người đã cộng tác đắc lực cho sự phát triển của Hiệp hội trong 10 năm qua.

Mừng lễ các thánh trên Thiên Quốc, đó cũng là niềm hy vọng của Giáo Hội lữ hành đang tiến về quê hương đích thực trên trời. Lời tuyên hứa trọng đại này được diễn ra trong lễ các thánh. Phải chăng đó cũng là điều mà Chúa muốn nhắc nhở anh em Hiệp hội thánh Antôn cần phải nỗ lực hơn nữa, theo gương các thánh, đã sống tốt các lời khuyên Tin Mừng để mai ngày cũng được đoàn tụ cùng với các ngài trên Thiên Quốc.

Xin Đức Cha, quý cha, quý tu sỹ nam nữ và anh chị em tiếp tục cầu nguyện và tiếp tục giúp đỡ chúng con. Amen
 
Lễ Các Thánh tại Tha La, GP Phú Cường
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
09:29 02/11/2016
Lễ Các Thánh tại Tha La, GP Phú Cường

Hôm nay ngày 01 tháng 11 năm 2016, Giáo Hội mừng lễ các Thánh Nam nữ. Là những con người đã sống Lời Chúa dạy nơi "Tám Mối Phúc" trong Tin mừng. Các ngài đã đón nhận đau khổ, kiên trì và đã trung thành vác Thập giá theo Chúa trong suốt cuộc đời và được Chúa ân thưởng hạnh phúc trên thiên đàng.

Xem Hình

Trong tiết trời mát dịu, không mưa, rất lý tưởng cho một thánh lễ tổ chức ở ngoài nhà thờ, mọi công tác chuẩn bị như băng cờ được trang trí càng làm cho thánh lễ thêm phần long trọng và trang nghiêm, cũng cần nói thêm rằng do ảnh hưởng của thời tiết Mưa liên tục trong suốt tuần qua, tưởng rằng Thánh lễ ngày hôm nay sẽ gặp nhiều trở ngại, nhưng lạ lùng thay chiều hôm nay bầu trời mát dịu và không có dấu hiệu của mưa bão, phải chăng đây là Hồng ân của Thiên Chúa? Chiều nay vào lúc 16h30 ngày 01 tháng 11 năm 2016, các hội đoàn cùng đông đảo bà con Giáo dân của Giáo xứ và con cháu xa gần đã tập trung về tượng đài Mẹ Đức Mẹ (Đài 1) để đón tiếp Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ cùng cha Chánh xứ xuống Đất thánh họ đạo, nơi cử hành thánh lễ Mừng kính các Thánh, hai dòng người từ từ tiến về lễ đài của Đất Thánh trong tiếng nhạc, tiếng kèn rền vang, hòa cùng Giáo Hội hoàn vũ mừng trọng thể lễ các Thánh nam nữ.

Thánh lễ mừng Các Thánh Nam Nữ hôm nay do Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ chủ tế, đồng tế là cha Chánh xứ Thala Giuse Nguyễn Ngọc Đức; Cha phó xứ Thala cùng các Cha là con cháu của Giáo xứ, trong đó có Cha Tađêô Lý Nguyễn Anh Thy – Chánh văn phòng Toà Giám mục Phú Cường. Cùng toàn thể cộng đoàn tham dự thánh lễ rất đông đảo bởi đây cũng là dịp mà bà con xa gần từ các nơi về đây để thăm viếng mộ phần của Ông bà tổ tiên được chôn cất tại Đất thánh Thala.

Trước khi bắt đầu thánh lễ Đức Cha Phêrô đã chủ sự nghi thức làm phép Tượng “Mẹ của lòng Chúa thương xót” đặt tại Lễ Đài của Đất Thánh Giáo xứ.

Các thánh nam nữ mà Giáo Hội mừng kính hôm nay gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Các Ngài hằng hà sa số luôn tô điểm cho vườn hoa Giáo Hội đủ màu đủ sắc. Các Ngài là những người sống quanh ta, bên cạnh ta, có khi họ là những bà con thân thuộc trong gia đình ta. Và như lời mời gọi của Đức Cha Phêrô trong khi mở đầu thánh lễ: “Các Thánh Nam Nữ chính là tổ tiên, ông bà, người thân đã ra đi trước chúng ta. Chính các Đấng bậc đã nêu gương sáng cho chúng ta trong đời sống đạo đức. Chúng ta tôn vinh và cố gắng bắt chước các ngài để nên Thánh, nghĩa là những người sống đẹp lòng Chúa”.

Và Các Ngài đã làm gì để có thể gọi được là thánh ? Theo Tin Mừng của Thánh Matthêu được công bố, hay còn gọi là “Bản Hiến chương Nước Trời”, thì:

Con đường tám mối phúc thật Chúa Giêsu đưa ra cho nhân loại đi theo không ngoài mục đích giúp con người tiến triển trên đường nhân đức. Thánh Matthêu nhấn mạnh tới mối phúc thứ nhất: "Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó". Thánh Matthêu lưu tâm đến tinh thần nghèo khó và đó là điều kiện tiên quyết để vào nước trời. Thánh Matthêu cũng đánh giá về sự đói khát. Theo Người, sự đói khát ở đây có nghĩa là đói khát sự công chính nơi con người. Các thánh là những người đã dám sống con đường tám mối phúc thật. Các Ngài đi từng nấc phúc như phương thế không thể nào thiếu để các Ngài nên trọn hảo, nên thánh.

Và như thế, các Ngài đã dám từ bỏ tất cả để trung thành với Chúa trong cuộc sống thường nhật, trong cuộc sống hằng ngày. Các Ngài đã coi mọi sự là rác rến, để được Ðức Kitô. Các thánh thuộc đủ mọi giai cấp, thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội, các Ngài đã sống như ta, nhưng chỉ có cái khác là các Ngài đã dám đáp trả lại lời mời gọi nên thánh của chúa. Các thánh đã dám tin, dám liều, dám trả lời có với Chúa, còn ta chưa dám tin, chưa dám liều đi theo chúa và chưa dám đi theo con đường tám mối phúc thật của Chúa.

Các thánh là những người sống như chúng ta, nhưng các ngài đã thắng vượt được những cạm bẫy của ma quỷ, thế gian và xác thịt. Các ngài đã từ bỏ hoàn toàn để trung thành với Chúa qua cuộc sống hằng ngày. Xưa kia chịu đau khổ, nhưng ngày nay các ngài được vinh hiển. Các ngài đã sống chính cuộc sống của Chúa giữa những người xung quanh. Các ngài cũng như chúng ta, thuộc đủ mọi thành phần, mọi giai cấp. Nhưng khác một điều là các ngài biết mau mắn đáp lại lời gọi nên thánh của Chúa. Hôm nay chúng ta tưởng nhớ đến các ngài, chúng ta hãy suy nghĩ về cuộc sống của chính chúng ta.

Trước khi kết thúc thánh lễ, vị đại diện cộng đoàn giáo xứ đã có lời cám ơn đến Đức Cha Phêrô và dâng lên ngài một bó hoa tươi thắm trong tràng vỗ tay giòn giã của cộng đoàn.

Nhân dịp này Đức Cha Phêrô cùng Quý Cha đồng tế đã đến dâng hương tưởng niệm tại Mộ phần của Các Cha nguyên Chánh xứ Thala; Chánh xứ Gò Dầu….. đã an nghĩ trong Chúa tại Đất Thánh Thala.

Lạy Chúa, chỉ có Chúa là Ðấng Thánh, Chúa đã làm bao việc lạ lùng nơi toàn thể các thánh nam nữ; chúng con xin chúc tụng, tôn thờ và nguyện cầu Chúa lấy tình yêu vô tận thánh hóa chúng con, để sau khi được thần lương này nuôi dưỡng trên con đường lữ thứ trần gian, chúng con cũng được về thiên quốc dự tiệc vui muôn đời.

Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban Truyền Thông Giáo phận Phú Cường.
 
Họ đạo Giồng Trôm cầu cho các tín hữu qua đời
Người Giồng trôm
09:38 02/11/2016
HỌ ĐẠO GIỒNG TRÔM: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

Sống trong tâm tình con thảo và truyền thống tốt đẹp tự ngàn xưa của người Việt Nam “Uống Nước Nhớ Nguồn”, chiều hôm nay, 2 tháng 11 năm 2016, họ đạo nhỏ bé Giồng Trôm đã tề tựu về bên ngôi nhà của họ đạo để dâng Thánh Lễ.

Xem Hình

Từ những ngày trước, cộng đoàn dân Chúa đã cùng nhau dọn dẹp Đất Thánh của Họ Đạo. Từ trưa hôm nay, các công việc chuẩn bị cho Thánh Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời tại Đất Thánh được bắt đầu.

17 g 15, Thánh Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời được bắt đầu.

Bài ca Nhập Lễ được cất lên, Cha Đaminh Nguyễn Hữu Trung – Cha Sở Họ Đạo Giồng Trôm – tiến lên lễ đài và thắp hương tưởng nhớ những người đã khuất. Sau đó, cộng đoàn dân Chúa từng người một lên thắp hương tưởng nhớ người thân của mình.

Bước vào Thánh Lễ, Cha Đaminh nhắc lại ý nghĩa của Thánh Lễ cầu cho các linh hồn hôm nay.

Trong bài chia sẻ, Cha Đaminh gợi lại niềm tin của Maria trong ngôi nhà nhỏ bé ở làng Bêtania. Qua tâm tình của Maria, Cha mời gọi cộng đoàn cùng tự vấn và đáp trả niềm tin của mình với Chúa về mầu nhiệm chết và sống lại.

Trước khi Thánh Lễ kết thúc, cộng đoàn cùng đọc kinh Lạy Cha và kinh Tin Kính để hưởng ơn Toàn Xá và chuyển lại cho các linh hồn. Trong khi đó, Cha Đaminh đi rảy nước Thánh trên tất cả các mộ phần.

Thánh Lễ khép lại, người thân còn sống còn nán lại để nói điều gì đó với những người đã ra đi.

Màn đêm xuống dần trên cõi thế !

Đoàn con chạy đến Chúa Càn Khôn.

Nhìn những ánh nến lung linh trên các mộ phần như nói lên tâm tình thắp sáng giữa người sống và người chết, như tâm tình của người chết nối linh thiêng vào đời. Xin kính nhớ tất cả những người đã ra đi trước chúng tôi. Những ai đã được hưởng nhan Thánh Chúa xin thương cầu nguyện cho chúng tôi. Còn những ai đang còn vướng mắc lỗi lầm xin Chúa thương mau cho hưởng Nhan Thánh Chúa.
 
Lễ cầu cho Các Linh Hồn 2/11 tại Vườn Phục Sinh Vinh Sơn Liêm Melbourne
Trần Văn Minh
15:39 02/11/2016
Melbourne, hợp cùng với Giáo Hội hoàn vũ trong tháng cầu cho các linh hồn. Thánh lễ sáng lúc 10 giờ và Thánh lễ đồng tế lúc 7 giờ tối Ngày 2 Tháng 11 tại Vườn Phục Sinh, trong khuôn viên Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, đã được Linh mục quản nhiệm Trần Ngọc Tân chủ tế, cùng với Linh mục Phê Rô Đường Chánh xứ Giáo xứ Cửa Lò thuộc Giáo phận Vinh đồng tế.

Mời xem hình

Với một buổi chiều thời tiết tương đối với 16 độ C, nhưng càng về chiều không khí chuyển qua lành lạnh. Thánh lễ được cử hành ngoài trời trước núi Đức Mẹ và Vườn Phục Sinh của cộng đoàn, nơi đã có hằng trăm thân nhân những người trong cộng đoàn gửi tro cốt tại đây. Melbourne đang trong mùa Xuân, những đóa hồng nhiều mầu nở rộ, tô điểm cho khu vườn Phục Sinh cũng rực rỡ vào những ngày đặc biệt của Tháng 11, tháng mà Giáo Hội Công Giáo đã rộng ban cho mọi người được hưởng nhiều ân xá khi đến thăm viếng nơi chôn cất những người đã qua đời, và cầu nguyện cách đặc biệt cho các linh hồn.

Trong bài chia sẻ, linh mục chủ tế đã nói về những đặc ân mà Giáo Hội ban cho chúng ta trong Tháng 11. Các linh hồn nơi luyện ngục chờ đợi lời cầu nguyện của chúng ta, như nắng hạn mong những cơn mưa hồng ân. Với những việc làm của chúng ta trong đời sống như: đạo đức, hy sinh, cầu nguyện, những điều Chúa dậy trong “Tám mối phúc thật,” để chúng ta thực hành. Với tâm tình hướng tới các linh hồn đang cần lời cầu nguyện của thân nhân, bạn bè, thì họ được đón nhận, như những ơn phúc để được thanh tẩy những lỗi lầm đã phạm phải khi còn sống nơi dương thế. Để xin Thiên Chúa đầy lòng thương xót thứ tha mọi tội lỗi, và được hưởng vinh phúc trên nước trời.

Đây là một lễ đặc biệt hằng năm của người Công Giáo, để người sống nhớ về, và đến với người chết tại các nghĩa trang. Qua thăm viếng, qua cầu nguyện để như món quà của những người con cái, cháu chắt hướng về tổ tiên ông bà, cha mẹ. Nay xa quê hương, xa mồ mả ông bà, mọi người trong cộng đoàn đã quy tụ nhau nơi vườn phục sinh của cộng đòan để cùng dâng lễ cầu nguyện cho nhau, nên có rất đông người đủ mọi thành phần, nam, phụ lão, ấu đến hiệp dâng thánh lễ, nhiều gia đình đến với hai ba, hoặc cả bốn thế hệ ông bà cố, ong bà, con cái, cháu chắt.

Sau thánh lễ, mọi người cầu nguyện chung cho các linh hồn, sau đó đốt thắp hương và những ngọn nến lung linh trước các bức tường của vườn phục sinh. Trong làn khói hương mỏng quyện bay trong sương chiều, như những lời cầu xin bay lên Thiên Chúa, xin thương xót các linh hồn còn đang ở nơi thanh luyện tội lỗi, được mau chóng về hưởng nhan Thánh Chúa trên Thiên đàng. Những bông hoa hồng đủ mầu được trồng trước các bức tường tro cốt nở đúng mùa xinh đẹp, như hợp ý với mọi người cùng cầu nguyện cho nhau trong Tháng Các Linh Hồn.
 
Giáo xứ Phú Bình :Sống Mầu nhiệm Hiệp thông các thánh
Martino Lê Hoàng Vũ
21:12 02/11/2016
Giáo xứ Phú Bình, Sàigòn: Sống mầu nhiệm hiệp thông các thánh

Trong ngày Giáo Hội sống mầu nhiệm các thánh cùng thông công, ngày 2.11.2016 vào lúc 17g cộng đoàn giáo xứ Phú Bình,hạt Phú Thọ,Sài gòn đã hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho các linh hồn tại tiền sảnh nhà an nghỉ,nơi lưu giữ hài cốt của người thân trong giáo xứ.

Xem Hình

Thánh lễ diễn ra thật long trọng và bầu khí cầu nguyện sốt sắng,cộng đoàn tham dự rất đông đảo.Hôm nay,tham dự thánh lễ còn có những anh chị em giáo dân từ các giáo xứ lân cận,những người có thân nhân đang lưu giữ hài cốt tại giáo xứ Phú Bình.

Thánh lễ do cha chánh xứ Phú Bình Giuse Vương Sĩ Tuấn chủ tế,cùng đồng tế có cha phó Giuse Nguyễn Cảnh Thịnh,cha nguyên chánh xứ Giuse Nguyễn Văn Niệm và cha Giuse Vũ Văn Quyên một người con thuộc giáo xứ Phú Bình.

Trong lời mở đầu thánh lễ,cha chánh xứ kêu mời mọi người hướng đến niềm hy vọng và sự sống lại trong Đức Giêsu Kitô.Vì chúng ta cần đến nhau trong cuộc sống,đừng hẹp hòi ích kỉ chỉ biết đến mình,nhưng phải sống với người khác.Hôm nay giáo xứ Phú Bình tưởng nhớ và cầu nguyện cho các linh mục đã phục vụ tại giáo xứ,cùng với biết bao nhiêu anh chị em tín hữu trong giáo xứ đã qua đời.

Tiếp theo trong phần bài giảng,cha chánh xứ khai triển mầu nhiệm hiệp thông các thánh.Trong cuộc sống chúng ta,không ai là đơn độc,nhưng là sống trong các liên hệ,niềm vui của người này cũng là niềm vui của người khác, nỗi buồn của ta cũng là nỗi buồn của anh chị em.Ngày 1.11 Giáo Hội hướng về các linh hồn, những người đã nỗ lực sống ơn gọi con cái Chúa của bí tích Thanh Tẩy,đã sống thánh thiện và đã thuộc về Chúa mãi mãi,dù Giáo Hội không tôn phong hiển thánh.Chúng ta xin các ngài cầu bầu và nâng đỡ cho chúng ta trước nhan Thiên Chúa.Các ngài đã trải qua những thử thách,đã kinh nghiệm những khổ đau như chúng ta trong hành trình theo Chúa.Và hôm nay trước nhà hài cốt của linh hồn người thân yêu,chúng ta quy tụ nơi đây để cầu nguyện cho các linh hồn.Các linh hồn cẩn phải trải qua những thanh luyện để có thể thuộc về Chúa.Họ cần lời cầu nguyện của cộng đoàn chúng ta.Lời cầu nguyện phải gắn liền với những hy sinh mỗi ngày,những nỗ lực sống thánh thiện của chúng ta.Chúng ta hy sinh là đón nhận những khác biệt của anh chị em,chúng ta đón nhận những gì người khác gây ra cho mình mà ta không ưng ý.Cuộc sống của chúng ta từng ngày,qua những hành động dù nhỏ bé đến đâu đều ảnh hưởng đến người khác,dù đó là hành động tốt hay xầu,hơn nữa những hành động đó còn ảnh hưởng đến vận mạng cuộc sống mình.Trong niềm tin Công Giáo,tất cả chúng ta sẽ phải ra trước mặt Chúa trong ngày phán xét,khi Chúa Giêsu quang lâm.Như vậy,Thiên Chúa ghi nhận tất cả những hành động của chúng ta,cả điều tốt và điều xấu.Chúng ta liên đới và hiệp thông với nhau vì Chúa Giêsu là niềm hy vọng và Ngài bảo đảm cho chúng ta,như lời Chúa đã nói với chúng ta: “Những ai mà Chúa Cha ban cho Ta,Ta không để hư mất một ai.Chúng ta được Chúa Cha ban cho Chúa Giêsu,thì chúng ta phải sống tốt và phải sống gắn bó với Chúa Giêsu.Chúng ta được Chúa Giêsu nâng niu và trân trọng.Những ai tin vào Chúa và giữ lời Chúa thì sẽ được sống đời đời.Vì vậy,chúng ta phải tin và thực hành Lời Chúa,sống gắn bó với Chúa Giêsu,phải nhớ và cầu nguyện cho các linh hồn đang rất cần lời cầu nguyện của chúng ta.

Sau lời nguyện hiệp lễ,cha chánh xứ cám ơn cha cố Giuse Niệm nguyên chánh xứ Phú Bình cùng với quý cha và các anh chị em từ các giáo xứ khác đã về hiệp dâng thánh lễ.Nhờ thánh lễ này,cộng đoàn giáo xứ cảm nghiệm như đang sống trong một gia đình.Sau đó, cộng đoàn giáo xứ đọc một kinh Lạy Cha,kinh Tin Kính cùng viếng chung nhà an nghỉ các linh hồn.

Lạy Chúa.tháng 11 này xin cho chúng con hiểu được ý nghĩa cuộc sống này là sống với Chúa để sau này chúng con được đoàn tụ nơi quê hương trên trời. Và ngay cuộc sống này chúng con biết cầu nguyện và dâng những hy sinh hằng ngày để xin Chúa mở lòng từ bi thương xót đưa dẫn những người thân yêu của chúng con đã qua đời được nghỉ yên muôn đời trong tình thương hải hà của Thiên Chúa.

Martino Lê Hoàng Vũ
 
Lễ các linh hồn tại Giáo xứ Đàn Giản, hạt Thanh Oai, Hà Nội
Nguyễn Hưởng
21:39 02/11/2016
Lễ các linh hồn tại Giáo xứ Đàn Giản

“Với đức tin, chúng ta ở bên phần mộ của những người thân, đồng thời cũng cầu nguyện cả cho những người quá cố không được ai nhớ đến” Đây là mời mời gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong ngày lễ cầu nguyện cho các linh hồn năm nay. Cùng với niềm xác tín “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại”. Hôm nay, ngày 02 tháng 11 năm 2016 cộng đoàn Giáo xứ Đàn Giản cùng quy tụ tại đất thánh của giáo xứ để hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho ông bà tổ tiên đang an nghỉ chờ ngày phục sinh.

Xem Hình

Vào lúc 17h30, cộng đoàn giáo xứ đã có mặt đông đủ tại nhà thờ để nguyện kinh và chuẩn bị rước xuống đất nghĩa trang, từng tiếng kèn hòa với những lời kinh râm ran làm cho bầu khí trở nên linh thiêng lạ lùng. Tất cả như dệt nên tâm tình hiếu thảo của cộng đoàn dâng lên Thiên Chúa để cầu nguyện cho các linh hồn. Khi cộng đoàn đến nghĩa trang và ổn định, mọi người cùng sốt sắng bước vào Thánh lễ để cầu nguyện cho các linh hồn, cách riêng cho các tín hữu đang ang nghỉ nơi đây.

Chia sẻ Lời Chúa trong thánh lễ, cha xứ Phêrô mời gọi mọi người cũng suy nghĩ đến thân phận mỏng manh của con người, mọi người ở trần gian này, dù sống ở đâu và trong hoàn cảnh nào thì cũng chỉ là nơi tạm trú mà thôi, nơi thường trú đích thực của mỗi người chính là Quê Trời. Vì vậy, mỗi người chúng ta cần chuẩn bị sẵn sàng để về nơi thường trú, để khi ra đi ta không còn phải hối tiếc vì những gì mình đã làm. Chúng ta, những người còn sống cũng phải có trách nhiệm cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, cha xứ đã xông hương và rẩy nước thánh trên các phần mộ, cộng đoàn cùng sốt sắng đọc kinh để lĩnh ơn đại xá để chỉ cho các linh hồn.

Được biết, trước ngày lễ Các Thánh và lễ các linh hồn, các gia đình trong giáo xứ đã dọn linh trên các phần mộ để tỏ lòng hiếu thảo đối với người quá cố.

Nguyễn Hưởng
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Lễ các thánh nhớ đến chính nhân Gioan Baotixita Ngô Tổng Thống
Lm. Đa Minh Hương Quất
18:15 02/11/2016
LỄ CÁC ĐẲNG NHỚ ĐẾN CHÍNH NHÂN GIOAN BAOTIXITA NGÔ TỔNG THỐNG

Sáng nay dâng lễ tại Đất Thánh giáo xứ (02-11), ngoài những ý nguyện cầu cho Ông- Bà- Cha- Mẹ, thân nhân - ân nhân giáo xứ, mỗi người, các Linh hồn Lương Dân thuộc Giáo xứ...

Tôi nhắc đến Cầu nguyện cho cố Tổng Thống G.B Ngô Đình Diệm (và Bào đệ Cố vấn Ngô Đình Nhu), nhân ngày giỗ lần thứ 53 (02-11); đồng thời cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo đất nước có được phần nào CHÍNH- LIÊM như cố Ngô Tổng Thống đáng kính...

Có Bà... thương cha, lo cho cha, gặp tôi nói nhỏ: Cha nói thế không sợ à ?

Sợ gì ?

Sự thật là thế !...

Tình hình đất nước hiện đang càng cho thấy rõ là thế !...

Trong thế giới phẳng, thế mạnh tuyên truyền giả dối, mị dân, lừa dân một thời huy hoàng... đang lộ tỏ...

Ai hèn ai quân tử; ai chính nhân ai tà nhân; ai ngụy quyền ai chính quyền… ngày càng phát sáng.

Nguyên Tổng bí Bí thư cộng sản Liên Xô- Gorbachev đã phải tự thú: “Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà thú nhận rằng, cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá”.

Tờ báo hàng đầu Mỹ- TheWashington Post, mới đây khi viết về Mẹ Nấm- một Kitô hữu Công Giáo bị bắt, có bài viết với tựa đề 'chuẩn' và... nhục không cần chỉnh: 'Ở VN, nói lên SỰ THẬT là phạm tôi tuyên truyền'.

Nói về cố Ngô Tổng Thống đáng kính, người ta nhớ lại câu Ngài nói mang tính tiên tri cách đây hơn nửa thế kỷ và xã hội hiện đang của quê hương đang ứng nghiệm: “Nếu bọn Việt Cộng thắng, thì quốc-gia Việt-Nam cũng sẽ bị tiêu-diệt và sẽ biến thành một tỉnh nhỏ của Trung-hoa Cộng-sản. Hơn nữa toàn-dân sẽ phải sống mãi mãi dưới ách độc tài của một bọn vong bản vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo.” (Ngô Đình Diệm, Khánh Thành Đập Đồng Cam, Tuy-Hòa 17-9-1955).

Tại sao cố Tổng Thống nổi tiếng ‘không đội trời chung’ với Vô sản- vô thần?

Có lẽ vì Ngài quá am hiểu tính băng hoại quyền làm người của nó.

Đúng như Tổng thống Mỹ Ronald W.Reagan thật chí lý khi nói: “Làm thế nào để bạn biết người đó là một người Cộng sản? Đó là những người đọc Marx và Lenin. Và làm thế nào để bạn biết được người đó là người chống Cộng sản? Đó là những người hiểu Marx và Lenin”

Hôm qua Trong lễ Các Thánh Nam Nữ Trên Trời, bài Tin Mừng nói về Tám Mối phúc Thật, tớ lưu ý và nhấn mạnh Phúc thứ... Chín- Phúc của Người Môn Đệ, khai sáng nền tảng- mục đích và động lực của Phúc Thật: Chính Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu nói với người theo Mình: 'Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại các con, và bởi ghét Thầy, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác. Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời".

Tôi chợt buồn cho quê hương. Nỗi sợ hãi vẫn bao trùm trên giải đất S này!

Cái nguy hiểm nhất, cái làm băng hại con người nhất chính là nỗi sợ hãi, nhất là sợ Sự Thật. Đấy là nhà tù nhốt người ta làm thằng...trẻ con mãi.

(Phải chẳng vì thế, một trong những bận tâm của Chúa Giêsu và là ‘sứ điệp’ đã được Người lặp lại nhiều lần: 'ĐỪNG SỢ !'.

Và sau này khi Phục Sinh từ cõi chết, Ngài vẫn nhấn mạnh: 'ĐỪNG SỢ. THẦY ĐÃ CHIẾN THẮNG THẾ GIAN').

Lm. Đaminh Hương Quất
 
Tiếc thương cụ Ngô
Lm. Nguyễn Hữu Thy
08:33 02/11/2016
Tiếc thương cụ Ngô

Nhân dịp ngày cầu nguyện cho Các Đẳng, ngày 2.tháng 11, chúng ta Xin Lễ cầu nguyện cho các người quá cố của chúng ta. Xin Chúa là Cha Nhân Từ tha thứ mọi lỗi lầm của các linh hồn và cho các ngài được chóng về hưởng hạnh phúc bất diệt trên Quê Trời cùng muôn Thánh Thánh. Trong số các linh hồn quá cố mà chúng ta sốt sắng cầu nguyện cho hôm nay, chắc chắn phải có cả linh hồn Gioan Baottixita của cụ Ngô Đình Diệm, vị Tổng Thống đức độ khả kính của Việt Nam Cộng Hòa, bị nhóm phản tướng sát hại ngày 2.11.1963. Để nhớ tới công ơn to lớn của cụ đối với dân tộc Việt Nam và để tưởng nhớ cái chết đau thương của của cụ, chúng tôi xin được phép giới thiệu cùng quý vị bài thơ sau đây:

Tiếc thương cụ Ngô

Lòng con thành kính tri ân

Cụ Ngô Đình Diệm cứu Dân, Nước mình

khỏi rơi vào cảnh điêu linh

để miền Nam (1) sống thanh bình, ấm no...

Năm xưa, còn tuổi học trò,

mừng Ngày Quốc Khánh: Tự Do đã về,

lòng con sung sướng tràn trề,

nhớ ơn của Cụ trăm bề, Cụ ơi!

Nông dân Nam Việt thảnh thơi

nhìn đồng lúa chín: hết đời lầm than!

Dân Di Cư sống an nhàn...

Miền Nam mở hội (2) chứa chan Tình Nhà:

Đồng Bào hát bản ''Quốc Ca'',

''Suy Tôn Tổng Thống'' (3) tài ba vô cùng!

Cụ là Lãnh Tụ bao dung (4)

để người lầm lạc đứng chung dưới Cờ

màu vàng, sọc đỏ nên thơ:

gọi hồn Quốc Tổ, Âu Cơ, Lạc Hồng,

Ngô Quyền, Hưng Đạo, Tổ Tông,

Anh Hùng Hội Nghị Diên Hồng năm xưa

cho nên lũ giặc không ưa

Cụ Ngô Tổng Thống làm vừa lòng dân!

Thế rồi, vận Nước xoay vần...

Đô-la của Mỹ hơn Dân Tộc mình!

Cái ông Trung Tướng tên Minh,

học trò của Cụ, bạc tình, vong ân!

Hội Đồng Cách Mạng (5) ngu đần:

giết Anh-Em Cụ vì cần đô-la!!!

Chao ôi, Nam Quốc Sơn Hà

cớ sao có lũ đốt Nhà, hại Dân?

Giờ Văn Hóa Việt mất dần,

Đồng Bào cả Nước ngàn lần tiếc thương

Cụ là Lãnh Tụ can trường

bài trừ phong kiến và phường mưu mô!

Mai kia, dựng lại Cơ Đồ,

Danh Thơm của Cụ điểm tô Sơn Hà!

Làm thơ dâng Cụ, lệ sa...

Gọi tên các Cụ (6), xót xa lòng này...


Lm Nguyễn Hữu Thy

(Trích trong Tập Thơ „Yêu Nước“ của thi sĩ Phan Văn Phước)

________________________

Chú thích:

1. Bảo Đại mời Cụ tới ba lần về làm Thủ Tướng. Cụ về mới được chừng hai tuần thì Miền Bắc đồng lõa với Nga, Tàu, Pháp, Mỹ để chia đôi Đất Nước. Dù không ký vào Hiệp Định Genève, Cụ vẫn tôn trọng các điều khoản của Hiệp Định và chờ ngày Tổng Tuyển Cử tự do. Nhưng miền Bắc đã vi phạm Hiệp Định ấy bằng nhiều hình thức như cho Bộ Đội lén lút trở lại miền Nam và cản trở làn sóng di cư. Cho nên, ước mơ của Cụ không thành ở bên kia Vĩ Tuyến 17!

2. Chỉ sau vài năm, Cụ Ngô đã biến Saigòn thành ''Hòn Ngọc Viễn Đông'' là Mỹ Danh Thế Giới tặng! Có ông bạn Đức nói với tôi: ''Hồi còn Ông Diệm, ba mình làm việc tại Tòa Đại Sứ Đức nên mình sang VN ở với ba mình. Mình chỉ nghe nói đến Tokyo và Saigòn, chứ không nghe ai nhắc tới Hongkong!'' Dưới thời của Cụ Ngô, Thanh Bình ''ngự trị'' khắp miền Nam. Về mùa hè, ban đêm ngủ, không cần đóng cửa nhà vì không sợ mất đồ.

3. Một Tín Đồ Phật Giáo là Tác Giả Ca Khúc ''Suy Tôn Ngô Tổng Thống''. (Tôi không nhớ tên Tác Giả ấy.)

4. Cụ kêu gọi Quân Đội của các Đảng Phái chống Cụ, về hợp tác với Cụ. Cụ ra lệnh tha chết cho anh Việt Cộng ám sát cụ.

5. Tức là Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng. Sau này, Tổng Thống Johnson gọi Tướng Lãnh lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một lũ du côn!!!

6. Các Cụ là: Ngô Đình Khả, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn.

Qua bao thế hệ, Đồng Bào Việt vẫn nghe các câu truyền tụng như sau: ''Đày Vua: không Khả! Đào mả: không Bài! Hại Dân: không Diệm!'' Ngay cả khi được hỏi: ''Tại sao không thủ tiêu Ngô Đình Diệm?'', ông Hồ Chí Minh phải trả lời bằng câu thứ ba vừa nêu bởi vì ông ta sợ Dân.

Cụ Khả và Cụ Diệm đều chống Pháp nên từ chức Quan Lớn Triều Đình Huế vì Bảo Đại là vua bù nhìn. Còn Cụ Diệm, khi được ông Hồ Chí Minh mời tham chính, đã trả lời: ''Làm sao tôi có thể cộng tác với người đã giết Anh của tôi?'' (Cụ Ngô Đình Khôi)
 
bác ơi sống dậy mà coi chúng
Phạm Trần
21:02 02/11/2016
BÁC ƠI SỐNG DẬY MÀ COI CHÚNG

Sau 47 năm Lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam, ông Hồ Chí Minh qua đời (1969-2016), lớp người tự nhận là hậu duệ hay cháu ngoan của ông, bao gồm lãnh đạo và đảng viên, từ thế hệ trước qua thế hệ sau, vẫn loay hoay từ “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” sang “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Nhưng tại sao lại thay đổi và thay đổi để làm gì ? Bởi vì, theo Nghị quyết Trung ương 4/XII, ngày 30/10/2016 :” Công tác xây dựng Đảng còn không ít hạn chế, khuyết điểm. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, giảng dạy và học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa đáp ứng yêu cầu. Nội dung sinh hoạt đảng ở nhiều nơi còn đơn điệu, hình thức, hiệu quả chưa cao. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của không ít tổ chức đảng còn thấp, thậm chí có nơi mất sức chiến đấu . Công tác tổ chức, cán bộ và quản lý cán bộ, đảng viên còn yếu kém. Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa thể hiện tính tiên phong, gương mẫu; còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền, chưa thực sự sâu sát thực tế, cơ sở . Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái…”

Sở dĩ có tình trạng tụt hậu này vì mỗi ngày đảng viên càng “sáng mắt sáng lòng” khi nhận ra thực tế diễn biến trên thế giới trong cuộc sống hàng ngày đã chứng minh Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh đã lạc hậu và đảng đang đi lạc đường.

Đảng quyết tâm chống tham nhũng thì tham nhũng mỗi ngày thêm lớn mạnh. Đảng bắt kê khai tài sản thì khai, nhưng của chìm của nổi thì đã có người khác đứng tên dùm. Vì vậy, trong 1 triệu người khai, chẳng có ai bị khám phá là khai gian. Nhưng làm sao một cán bộ cấp bậc hạng trung mà lại có nhiều nhà, nhiều đất, xe hơi, có tiền dư gửi con ra nước ngoài học thì nhà nước lại không dám đụng tới ! Nhân dân không được quyền đòi xem tờ khai vì là chuyện “quốc gia đại sự đóng dấu mật” để cất vào học tủ !

Ngoài ra khi Đảng bảo phải tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân thì “lợi ích nhóm” mỗi ngày một lan rộng trong mọi ngành nghề và cơ quan trên khắp lãnh thổ. Đảng bảo người đứng đầu phải làm gương thì càng có nhiều lãnh đạo cấp cao dao động, coi dân như rơm rác và chỉ biết tìm cách làm giầu cho bản thân là chính. Đạo lý và tư tưởng cách mạng là những thứ xa xỉ phầm và lỗi thời đối với họ.

TỬ DI CHÚC ĐẾN THỰC TẾ

Những khuyết tật này vẫn tồn tại vì đảng của ông Hồ chưa hết độc tài, độc đóan và độc diễn trên mọi lĩnh vực và trên lưng người dân.

Trong khi nhân dân, chủ nhân của đất nước, vẫn chỉ là tầng lớp bị trị để phục vụ “đấy tớ của nhân dân” là cán bộ, đảng viên.

Thực tế đã chứng minh tất cả các tầng lớp cai trị đều không làm theo lời dặn trong Di chúc ông Hồ để lại. Ông bảo:”Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.”

Nhưng 47 năm sau, từ khi ông Hồ qua đời, Nghị quyết 4/XII vẫn viết trong điểm số 5 :”Trong tự phê bình còn giấu giếm, không dám nhận khuyết điểm; khi có khuyết điểm thì thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật. Trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với động cơ cá nhân không trong sáng.”

Với tư cách nhố nhăng và kịch cỡm như thế thì tất nhiên kết qủa phải có từ đội ngũ cán bộ, đảng viên là:

1) Phai nhạt lý tưởng cách mạng; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

2) Xa rời tôn chỉ, mục đích của Đảng; không kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; phụ họa theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái.

3) Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

4) Không chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; sa sút ý chí phấn đấu, không gương mẫu trong công tác; né tránh trách nhiệm, thiếu trách nhiệm, trung bình chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả; không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao.

(5 đã ghi ở trên)

6) Nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nói không đi đôi với làm; hứa nhiều làm ít; nói một đằng, làm một nẻo; nói trong hội nghị khác, nói ngoài hội nghị khác; nói và làm không nhất quán giữa khi đương chức với lúc về nghỉ hưu.

7) Duy ý chí, áp đặt, bảo thủ, chỉ làm theo ý mình; không chịu học tập, lắng nghe, tiếp thu ý kiến hợp lý của người khác.

8) Tham vọng chức quyền, không chấp hành sự phân công của tổ chức; kén chọn chức danh, vị trí công tác; chọn nơi có nhiều lợi ích, chọn việc dễ, bỏ việc khó; không sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở nơi xa, nơi có khó khăn. Thậm chí còn tìm mọi cách để vận động, tác động, tranh thủ phiếu bầu, phiếu tín nhiệm cho cá nhân một cách không lành mạnh.

(Trích Nghị quyết 4/XII, ngày 30/10/2016)

Về con người hiện nay của đảng, Nghị quyết không ngần ngại nhìn nhận trong đảng đang diễn ra:

1) Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình.

2) Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ; đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức; cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh quyền; độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành.

3) Kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.

4) Mắc bệnh "thành tích", háo danh, phô trương, che dấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, "đánh bóng" tên tuổi; thích được đề cao, ca ngợi; "chạy thành tích", "chạy khen thưởng", "chạy danh hiệu".

5) Quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân.

6) Quyết định hoặc tổ chức thực hiện gây lãng phí, thất thoát tài chính, tài sản, ngân sách nhà nước, đất đai, tài nguyên...; đầu tư công tràn lan, hiệu quả thấp hoặc không hiệu quả; mua sắm, sử dụng tài sản công vượt quy định; chi tiêu công quỹ tùy tiện, vô nguyên tắc. Sử dụng lãng phí nguồn nhân lực, phí phạm thời gian lao động.

7) Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực.

8) Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội... Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.

9) Đánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan, ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp. Sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội.”

Bấy nhiêu tội lỗi vẫn chưa đủ, Nghị quyết 4/XII còn báo cáo đã và đang có tình trạng đảng viên :“Phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; đòi thực hiện "đa nguyên, đa đảng…đòi thực hiện thể chế "tam quyền phân lập", phát triển "xã hội dân sự"… Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước... Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước….”

Ngoài ra cũng còn có tình trạng : “Phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang; đòi "phi chính trị hoá" quân đội và công an…Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, văn học - nghệ thuật. Tác động, lôi kéo, lái dư luận xã hội không theo đường lối của Đảng; cổ súy cho quan điểm, tư tưởng dân chủ cực đoan; thổi phồng mặt trái của xã hội. Sáng tác, quảng bá những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật lệch lạc, bóp méo lịch sử, hạ thấp uy tín của Đảng.”

Nhưng thế nào là “dân chủ cực đoan” ? Cực đoan, theo quan niệm của Ban Tuyên giáo đảng là kiểu “dân chủ của chủ nghĩa Tư bản”. Đảng CSVN chỉ muốn “tập trung dân chủ” để kiểm soát và ban phát tùy tiện. Đảng cũng chỉ muốn dân chủ trong nội bộ đảng, nhất là khi có sinh hoạt đảng bộ. Tiêu chuẩn thiểu số phục tùng đa số là nguyên tắc bất di bất dịch, dù phe đa số là những người toa rập bè phái để lấy thịt đè người.

Tuy nhiên đảng lại không chấp nhận dân chủ trong dân nên đã ngăn chặn việc thành lập các tổ chức xã hội dân sự và hội đòan không chịu chui vào rọ kiểm soát của Mặt trận Tổ quốc để làm tay sai cho đảng.

Vì vậy, đảng kiên quyết chống đa nguyên, đa đảng để độc quyền cai trị; không cho tư nhân ra báo để dành độc quyền thông tin tuyên truyền. Họ đội mũ “phản động” và “tay sai của các thế lực thù địch” cho những ai đòi làm ngược lại.

PHẢN LẠI ÔNG HỒ

Nhưng với những chứng bệnh nan y đang hòanh hành trong cơ thể đảng ghi trong Nghị quyết 4/XII mới ban hành ngày 30/10/2016, một lần nữa Lãnh đạo đảng CSVN đã thất bại trong công tác “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” , theo chỉ thị của Bộ Chính trị (Số: 05-CT/TW, ngày 15 tháng 5 năm 2016)



Càng nghiêm trọng hơn, đám đảng viên kế thừa hay các cháu ngoan của ông Hồ, từ 47 năm qua, đã sổ toẹt vào lời dạy trong Di chúc của ông, theo đó, ông dặn:”Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.”

Ngoài ra ông Hồ cũng chỉ mới thỏa mãn khi Việt Nam đã thống nhất, nhưng các “mong muốn cuối cùng” của ông như “hòa bình, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” hãy còn xa vời. Bởi vì, dù Việt Nam nay không còn tiếng súng và bóng quân đội nước ngoài trên lãnh thổ, nhưng lại hòan tòan lệ thuộc vào Trung Quốc để có hòa bình và độc lập gỉa tạo.

Thực tế tình hình ngày nay đã chứng minh, quân đội Trung Quốc vẫn đang lăm le “dạy cho Việt Nam một bài học nữa”, cả ở biên giới lẫn Biển Đông.

Để tồn tại, Việt Nam Cộng sản phải chấp nhận làm “chư hầu kinh tế” của Trung Quốc. Hà Nội cũng phải ngậm đắng nuốt cay để cho hàng chục ngàn công nhân người Hoa và các Công ty người Tầu xâm lăng Việt Nam và chiếm công ăn việc làm của người Việt.

Nguy hiểm hơn, Việt Nam còn phải để cho người Hoa di cư tự do sang nước Việt lập làng, dựng phố, lập gia đình và sinh con trước nguy cơ bị đồng hoá lúc nào không hay. Các Công ty người Hoa cũng đã ưu tiên chiếm các vị trí chiến lược dọc theo bờ biển, trên Tây Nguyên, dọc biên giới Việt-Trung và đồng bằng sông Cửu Long.

Vì vậy, về lĩnh vực kinh tế, bản đồ nước Việt ngày nay đã biến thành tấm da con báo có nhiều chấm đen của vết chân người Hoa.

Như vậy thì có trái với lời nói lịch sử của ông Hồ “Không gì qúy hơn độc lập, tự do” không ?

Gía mà ông có thể sống lại để coi đám hậu duệ và các cháu ngoan của ông đã làm nên trò trống gì sau 47 năm ông ra đi. -/-

Phạm Trần

(11/016)
 
Văn Hóa
Tháng 11 : Cầu cho các Linh Hồn
Đinh Văn Tiến Hùng
17:46 02/11/2016
Tháng 11 : Cầu cho các LINH HỒN

“ Vì nếu chúng ta tin rằng Đức Kitô đã chết và đã sống lại, thì chúng ta cũng tin rằng những người đã an nghỉ trong Đức Giêsu, sẽ được Thiên Chúa đưa về cùng Đức Kitô. “ ( Trích thư Thánh Phaolô gởi tín hữu Thesalonia )

“…Lạy Chúa nhân từ ! Xin thương đoàn tụ con cái Cha đang tản mát khắp nơi. Xin thương cho ông bà, cha mẹ, anh chị em chúng con đã qua đời và tất cả những ai ly trần trong ơn nghĩa Chúa, nơi chúng con hy vọng sẽ tới, để cùng nhau hưởng vinh quang Chúa muôn đời. “

Lời Hiệp thông vị Linh mục chủ tế đọc trong Thánh Lễ hàng ngày, Giáo Hội nhắc chúng ta luôn nhớ đến những người đã qua đời- đặc biệt tháng 11 cầu nguyện cho các linh hồn nơi Luyện ngục- sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa trên Nước Hằng Sống.

Truyền thống tốt đẹp này do Viện Phụ Đan Viện Chiny, nước Đức khởi đầu từ ngày 2/11/998.

Đến Thế kỷ 10, Đức Giáo Hoàng Gioan 10 thiết lập Lễ Cầu cho các Linh Hồn trong toàn Giáo Hội.

Tại Ba Lan, đêm Lễ Cầu Hồn đèn Thánh đường thắp sáng nhắc mọi người nhớ cầu nguyện cho các Linh Hồn sớm được giải thoát khỏi Luyện Hình.

Nước Hungary có tục lệ cao quí vào ngày 2/11, các trẻ em mồ côi được tập trung tại Nhà thờ lãnh quà , đồ chơi và dùng bữa ăn đầm ấm dưới sự săn sóc đầy tình thương của tín hữu.

Riêng tại Việt Nam, rất tôn trọng chữ hiếu, dịp Tết mọi người kéo nhau lên nghĩa trang viếng mộ ông bà, cha mẹ, anh chị em và họ hàng đã qua đời, mang hoa đèn đặt trên mộ, sơn quét sạch sẽ, rồi đọc kinh cầu nguyện. Ngày 2/11, đi viếng nhà thờ, đọc kinh lãnh ơn Toàn xá chỉ cho các linh hồn.

Năm 1992, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành giáo lý về Lễ Cầu Hồn với 3 điểm chính :

-Cần có Luyện Ngục : Dù người qua đời trong ơn nghĩa Chúa vẫn còn vướng mắc tì ố, cần phải thanh tẩy trước khi vào Thiên Đàng là nơi Sách Khải Huyền đã minh định ;

“ Người ta sẽ đem vinh hiển và giáu sang của các dân tộc đến đó. Kẻ ô uế, làm điều gian ác, dối trá, không thể được vào, nhưng chỉ những kẻ đã được ghi tên trong Sách Sự Sống của Chiên Con.” (KH.21 : 26 & 27)

-Luyện Ngục để thanh tẩy: là dấu hiệu sau cùng của người được Thiên Chúa tuyển chọn.

-Người sống cứu người chết : bằng cầu nguyện, xin lễ, bố thí, lãnh ơn xá chỉ cho người qua đời.

Đặc ân trong ngày này các Linh Mục được phép làm 3 Thánh Lễ chỉ cho các Linh Hồn.

Công Đồng Vatican II, trong Hiến Chế ‘Vui Mừng và Hy vọng’ đã xác quyết :

“Chúa Giêsu đã mang lại chiến thắng khi Người sống lại và nhờ cái chết của Người, Người giải phóng chúng ta khỏi sự chết, đồng thời làm cho con người có khả năng hiệp thông với anh chị em đã qua đời trong ân sủng Chúa Kitô và làm cho chúng ta hy vọng rằng người ấy đã thực sự trong Chúa.”

Giáo Hội giành riêng tháng 11 cầu cho các Linh Hồn, đồng thời cũng dạy chúng ta một bài học quí giá :

- Cuộc sống chúng ta hiện nay là để chuẩn bị cho sự chết ngày mai.

- Cái chết là ngưỡng cửa để ta bước vào đời sống vinh hiển.

- Nhớ đến người chết chính là tình yêu hiệp thông, sự báo hiếu công ơn người đã gây dựng, giúp ta trong cuộc sống trần thế.

Trong Cựu Ước, sách Ma-ca-bê 2 chương 12 nói đến việc nhớ ơn người đã qua đời :

“Vì tưởng nhớ, cầu nguyện cho người đã an nghỉ được giải thoát khỏi Luyện Hình là một việc đạo đức.”

Ngoài ra, còn cho chúng ta hiểu biết thêm những sự việc liên quan đến ngày Lễ Cầu Hồn như :

- Luyện ngục không phải là nơi đầy đọa với những cực hình như Hỏa ngục, nhưng là nơi để thanh lọc trọn vẹn khỏi những tì ố trước khi lãnh nhận phúc Trường Sinh hưởng Nhan Thánh Chúa- Linh Hồn nơi Luyện Ngục chịu những hình phạt tạm thời do tội lỗi mình gây ra. Gọi là những Linh Hồn đáng thương không thể tự mình lập công để giải thoát hay giảm nhẹ đau khổ, mà tùy thuộc vào lời cầu nguyện và việc lành của các tín hữu nơi trần thế, cùng lời chuyển cầu lên các Thánh cầu xin Thiên Chúa. Chúng ta phải tin là Luyện Ngục có thật, vì khi Đức Mẹ hiện ra tại Mễ Du đa cho Vicka Jacob được thị kiến Thiên Đàng- Luyện Ngục và Hỏa Ngục.

- Thánh Lễ không thể mua ít hay nhiều bằng tiền bạc, vì Thánh Lễ là vô giá như ngụ ngôn trong Phúc Âm nói về bà góa nghèo dâng cúng chỉ 2 đồng nhưng được Chúa ca ngợi vì lòng thành của bà :

“Đức Giêsu vừa ngó lên thấy những kẻ giàu bỏ tiền vào rương, lại thấy một bà góa nghèo bỏ vào 2 đồng tiền. Ngài phán rằng: quả thật ta bảo cùng các ngươi, bà góa này đã bỏ vào nhiều hơn mọi người khác, vì những người kia đều lấy của dư mình mà làm của dâng, nhưng bà này thiếu thốn mà đã dâng của mình có để nuôi chính mình.” ( Lc.21: 1- 4 )

- Ơn Toàn xá : được lãnh nhận khi xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha, để nhượng cho các Linh Hồn ( Muốn hiểu rõ hơn về Ơn Toàn Xá, xin tham khảo theo Cẩm nang Ân Xá của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ ban hành năm 2006 hay trao đổi với các Linh Mũ sở tại để hiểu rõ hơn. )

- Các Thánh cùng thông công :

Các Thánh là Giáo Hội Khải hoàn.

Giáo Hữu là Giáo Hội Chiến đấu.

Linh Hồn là Giáo Hội Đền tội.

Ba Giáo Hội được Chúa Thánh Linh kết hợp làm một Đại gia đình con cái Chúa trong tình thương yêu trợ giúp và cầu nguyện cho nhau.

Sử liệu của các cha dòng Capuchino đã ghi lại hình phạt các Linh hồn trong Luyện Ngục phải chịu qua câu

truyện như sau :

‘Cha Hippolyte de Calvo là tôi tớ tín trung của Thiên Chúa và đặc biệt cha có lòng thương xót các linh hồn. Năm ấy cha được bề trên gởi đến Flandres, một thành phố biên giới giữa Pháp và Bỉ, để mở một tu viện cho dòng. Trong số các tu sĩ đi với cha có một thày rất đạo đức. Nhưng vừa tới nơi thi thày ngã bệnh và qua đời.

Sáng hôm sau, cha đang quì cầu nguyện trong nhà thờ, bỗng cha thấy vị tu sĩ mới quá cố xuất hiện, dưới hình bóng một người phủ đầy lửa. Vị tu sĩ thú tội cùng cha với lời rên rỉ não nề về một lỗi nhẹ thày đã quên xưng tội lúc còn sống. Thày thưa xin cha cho con việc đền tội và ban phép lành giải thoát con khỏi đau đớn trong lửa Luyện ngục.

Xúc động trước sầu khổ của vị tu sĩ, cha vội nói ngay: ‘Nhân danh quyền được Chúa cho phép, tôi xin tha tội và chúc lành cho thày. Còn việc đền tội xin thày ở lại Luyện nguc cho đến giờ Kinh Thứ Nhất, tức khoảng 8 giờ sáng nay.

Cha nghĩ là mình đã khoan hồng khi ra việc đền tội cho thày chỉ ở lại Luyện ngục vài giờ. Nào ngờ khi vừa nghe xong án lệnh, thày như rơi vào tình huống tuyệt vọng. Thày vừa chạy vòng vòng trong nhà thờ

vừa kêu khóc thảm thiết : ‘Ôi tấm lòng không đại lượng! Ôi người cha không biết cảm thương một người đau khổ trong Luyện ngục! Sao cha lại trừng phạt một cách khủng khiếp một lỗi nhẹ mà nếu cón sống, hẳn cha chi ra một đền tội cỏn con. Thật cha chẳng biết gì những kinh hoàng các linh hồn phải chịu trong

Luyện ngục.’ Nghe lời trách móc của tu sĩ, cha dựng tóc gáy, cảm thấy hối hận và tìm cách vớt vát sự vô ý của mới mình. Bỗng cha nghĩ ra diệu kế, vội đánh chuông tụ họp các tu sĩ trong nhà thờ. Khi các tu sĩ có mặt đông đủ, cha kể lại câu chuyện vừa mới xảy ra và cùng cộng đoàn đọc Kinh Giờ Một cầu cho thày quá cố sớm thoát khỏi lửa Luyện hình.

Từ ngày đó cho đến khi qua đời, trong 20 năm cha Hippolyte không bao giờ quên truyện đã xảy ra. Trong các bài giảng cha luôn nhắc lại câu của Thánh Anselmo :

“Sau khi chết, hình phạt nhẹ nhất đón chờ ta trong lửa Luyện hình, trở thành lớn lao hơn tất cả những gì mà trí khôn ta có thể tưởng tượng khi còn sống nơi trần thế.”

Kinh Vực Sâu.

“Lạy Chúa tôi ! Tôi ở dưới vực sâu kêu lên Chúa tôi. Xin hãy khứng nhận lời tôi kêu xin.

Hãy lắng nghe tiếng tôi cầu xin. Nếu Chúa tôi chấp tội nào ai rỗi được. Bởi Chúa tôi hằng có lòng lành, cùng vì lời Chúa tôi phán hứa, tôi đã trông cậy Chúa tôi. Linh hồn tôi cậy vì lời hứa ấy, vì đã trông cậy Chúa tôi. Những kẻ làm dân Đức Chúa Trời đêm ngày, hãy trông cậy Người cho liên. Vì Người rất nhân lành hay thương vô cùng, sẽ tha hết tội lỗi kẻ làm dân Người thay thảy.

Lạy Chúa tôi ! Xin ban cho các linh hồn được nghỉ yên đời đời và được sáng soi vô cùng.

Lạy Chúa tôi ! Xin cứu lấy các linh hồn cho khỏi tù ngục và được nghỉ yên-Amen.

Đinh Văn Tiến Hùng
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chim Thiên Di
Đặng Đức Cương
20:10 02/11/2016
CHIM THIÊN DI
Ảnh của Đặng Đức Cương
Mấy hôm nay chim bầy bầy bay mất.
Sắp tàn Thu là cũng sắp vào Đông.
Đồng hồ kéo lui cho lạnh vào lòng.
Chim, có lẽ đang ở vùng nắng ấm?
(Trích thơ của Trần Vấn Lệ)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 27/10 – 02/11/2016: Triển vọng Tin Lành Luther hiệp thông với Công Giáo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
22:16 02/11/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha thăm Thụy Điển

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến Thụy Điển trong khuôn khổ một chuyến tông du hai ngày 31/10 và 1/11. Ngài rời sân bay Fiumicino của Roma lúc 08:20 sáng thứ Hai 31 tháng 10 và đến thành phố Malmö ở phía nam Thụy Điển lúc 11:00.

Chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Thụy Điển là chuyến tông du thứ 17 của ngài bên ngoài Ý Đại Lợi để đánh dấu kỷ niệm 500 năm phong trào Cải Cách. Sự kiện này được coi là đỉnh cao của những tiến bộ đại kết giữa Công Giáo và Tin Lành Luther sau 50 năm đối thoại, với những thành quả nổi bật như việc ký kết Tuyên bố chung về Công Chính Hóa vào năm 1999, và việc công bố một lịch sử chung về cuộc cải cách Tin Lành vào năm 2013 trong tài liệu có tựa đề “Từ xung đột đến Hiệp Thông”.

Chào mừng các ký giả cùng đi trên chuyến bay đến Malmo vào sáng thứ Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của chuyến tông du này và yêu cầu các nhà báo giúp công chúng hiểu lý do ngài sang Thụy Điển để kỷ niệm 500 năm phong trào Cải Cách Tin Lành.

Đức Thánh Cha nói: “Cuộc hành trình này là quan trọng bởi vì nó là một cuộc hành trình của Giáo Hội, nó rất có tính Giáo Hội trong lĩnh vực đại kết. Công việc của anh chị em sẽ là một đóng góp to lớn trong việc bảo đảm cho mọi người có thể hiểu nổi”.

Việc Đức Thánh Cha tham dự kỷ niệm 500 năm phong trào Cải Cách Tin Lành gặp nhiều chống đối ngay trong lòng Giáo Hội Công Giáo.

Những người chỉ trích việc Công Giáo tham gia vào những hoạt động mừng 500 năm cuộc Cải Cách Tin Lành nói rằng cuộc cải cách này là một cái gì đó để than khóc, chứ không phải là để tổ chức ăn mừng.

Tổng trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, là Đức Hồng Y Gerhard Müller, nói trong một cuộc phỏng vấn hôm 31 tháng Ba, 2016 rằng: “Người Công Giáo chúng ta không có lý do để ăn mừng ngày 31 tháng 10 năm 1517, ngày đó được coi là sự khởi đầu của cuộc cải cách dẫn đến sự rạn vỡ của Kitô giáo phương Tây.”

Thực vậy, cuộc Cải Cách Tin Lành không chỉ xâu xé Công Giáo; nhưng cũng khiến nhiệm thể của các tín hữu Kitô lâm vào vào những cuộc ly giáo bất tận, với hàng ngàn giáo phái Tin Lành. Phong trào Cải Cách đã dẫn đến những thập kỷ chiến tranh, cách mạng, những cuộc tranh giành vô tận và phân chia tan nát châu Âu.

5 thế kỷ trước đây, sau khi Phong Trào Cải Cách Thệ Phản thắng thế ở đây, theo sau cuộc nổi loạn của Martin Luther, người Công Giáo bị bách hại công khai tại Thụy Điển. Những ai không chấp nhận bỏ đạo để theo Tin Lành Lutheran bị trừng phạt nặng nề: tù đày, phát vãng, treo cổ.

2. Đức Hồng Y Kurt Koch nhận định chuyến thăm Thụy Điển cuả Đức Thánh Cha có thể mở đường cho sự hiệp thông trọn vẹn

Khi Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu chuyến thăm hai ngày tại Thụy Điển, để tham dự lễ tưởng niệm 500 năm cuộc cải cách Tin Lành Luther, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo nói rằng chuyến đi của Đức Giáo Hoàng có thể là một bước quan trọng hướng tới việc phục hồi đầy đủ sự hiệp thông trọn vẹn giữa người Công Giáo và người Tin Lành Luther.

Đức Hồng Y Kurt Koch nói rằng thật là “một dấu chỉ tốt đẹp” khi người Công Giáo và người Tin Lành Luther có thể tham gia một buổi cầu nguyện chung vào ngày kỷ niệm của phong trào Cải Cách. Trong quá khứ, ngài cho biết, cả hai nhóm có xu hướng tiếp cận với vấn đề theo kiểu luận chiến dịp kỷ niệm này, thay vì tìm kiếm nền tảng chung. Sự kiện trong tuần này, theo Đức Hồng Y, phản ánh những tiến bộ đạt được trong “50 năm đối thoại thần học sâu rộng.”

“Tôi hy vọng sự kiện này sẽ là một con đường tốt cho tương lai”, Đức Hồng Y Koch nói.

Sự hiệp nhất Kitô Giáo là dấu chỉ quan trọng nhất đối với sứ vụ truyền giảng Tin Mừng cho một thế giới đang ngày càng trở nên thế tục hoá và thờ ơ với đức tin. Những chia rẽ giữa các Kitô hữu là một dấu chỉ phản chứng của niềm tin Kitô.

Tuy nhiên, có một thực tế là, những nỗ lực mị dân và a dua theo quần chúng của Tin Lành Luther tại Thụy Điển nhằm thích ứng với các quan điểm cấp tiến của người Thụy Điển về phá thai, chuyển đổi giới tính, quyền đồng tính, và trợ tử khiến cho con đường hiệp nhất còn rất xa mờ.

3. Chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Thụy Điển

Sau nghi thức chào đón chính thức tại sân bay Malmö, Đức Thánh Cha đến thành phố Lund lân cận và thăm xã giao vua Thụy Điển Carl Gustav thứ 16 và Hoàng hậu Silvia, tại Cung điện Kungshuset của Hoàng gia ở Lund.

Sau đó, cùng với người đứng đầu Liên đoàn Luther Thế giới, ngài chủ trì một buổi cầu nguyện đại kết ở nhà thờ Lund lúc 2h15 giờ địa phương.

Buổi chiều, Đức Thánh Cha tham gia vào một sự kiện đại kết thứ hai tại Malmo và gặp gỡ các phái đoàn của các Giáo Hội Kitô khác nhau có mặt trong dịp này.

Sáng thứ Ba, Lễ Các Thánh Nam Nữ, Đức Thánh Cha cử hành Thánh Lễ tại Malmö cho cộng đồng Công Giáo nhỏ bé của Thụy Điển.

Chiếc máy bay của Đức Thánh Cha rời Malmo lúc 12:45 và ngài đáp xuống sân bay Ciampino của Roma lúc 15.30.

4. Cử chỉ cụ thể của sự hợp tác giữa Công Giáo và Tin Lành Lutheran

Trong chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Thụy Điển, các nhà lãnh đạo của Caritas quốc tế và Dịch vụ thế giới của Tin Lành Lutheran đã ký một tuyên bố về ý định tăng cường hợp tác đối với các vấn đề như người tị nạn, hòa bình, và biến đổi khí hậu.

Ông Michel Roy, tổng thư ký Caritas Internationalis, liên minh các cơ quan cứu trợ và phát triển của Giáo Hội nói:

“Những sự kiện đại kết ở Thụy Điển sẽ có ý nghĩa nhiều hơn những cử hành các nghi lễ, đó sẽ là sự khởi đầu của các hành động cụ thể giữa người Tin Lành Luther và các tín hữu Công Giáo trong việc phục vụ cho những nghèo trên thế giới,”

Bản tuyên bố được ký kết tại Malmö Arena vào ngày 31 tháng 10.

5. Đức Tổng Giám Mục thành Erbil: Người Mỹ phải chịu ‘trách nhiệm đạo đức’ về những gì đã và đang xảy ra tại Iraq

Trong chuyến thăm New York, Đức Tổng Giám Mục Công Giáo Canđê của Erbil nói rằng chính phủ Hoa Kỳ phải chịu một ‘trách nhiệm đạo đức’ đối với các Kitô hữu và với dân tộc Iraq.

Hơn 100,000 Kitô hữu đã phải chạy trốn đến Erbil, thủ đô của Iraq Kurdistan, khi bọn khủng bố Hồi Giáo IS chiếm được Mosul tháng 6 năm 2014.

Kêu gọi Hoa Kỳ viện trợ cho khu vực Mosul sau khi thành phố này được giải phóng khỏi bọn khủng bố Hồi Giáo IS, Đức Tổng Giám mục Bashar Warda nói rằng chính phủ Mỹ nên “đóng một vai trò trong việc bảo vệ các nhóm thiểu số, vì sự can thiệp của Mỹ vào Iraq năm 2003, họ thực sự có trách nhiệm đạo đức để đền bù thoả đáng những vấn đề do họ gây ra.”

“Người dân đã phải chịu rất nhiều đau khổ vì sự can thiệp này,” ngài nói trong một cuộc phỏng vấn với Catholic News Service. “Tôi không trực tiếp đổ lỗi cho người Mỹ, nhưng họ có trách nhiệm, họ phải chịu trách nhiệm đạo đức về những gì đã xảy ra.”

6. Đức Thánh Cha viết lời tựa cho một cuốn sách nói về cha Luis Dri, người Á Căn Đình

Tờ Quan Sát Viên Rôma số ra ngày 26 tháng 10 cho biết, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết lời tựa cho cuốn sách “Non avere Paura di perdonare”, nghĩa là “Đừng sợ phải thứ tha”. Đó là một cuốn sách nói về tiểu sử của Cha Luis Dri được viết bởi Andrea Tornielli và Alver Metalli.

Vị linh mục người Á Căn Đình, sinh vào thập niên 1920, là một linh mục Capuchin Dòng Phanxicô nổi tiếng vì dành nhiều giờ cho việc giải tội.

Trong lời nói đầu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thảo luận về sự tận tâm của cha Thánh Leopold Mandic, cũng là một cha Capuchin người đã dành nhiều giờ trong tòa giải tội, và nhấn mạnh tầm quan trọng của các linh mục thể hiện lòng thương xót Chúa trong tòa giải tội, theo gương của người cha trong dụ ngôn người con hoang đàng.

7. Hai nhà thờ Công Giáo ở Anh được chiếu sáng bằng đèn đỏ trong suốt tháng 11

Hai nhà thờ Công Giáo ở Anh sẽ được chiếu sáng bằng đèn màu đỏ trong tháng Mười Một để lôi cuốn sự chú ý đến hoàn cảnh của các Kitô hữu đang bị bách hại.

“Trong tháng Mười Một, không ai đi qua nhà thờ Brentwood vào ban đêm mà có thể nhắm mắt làm ngơ được, và không ai, dù có tín ngưỡng hay không, dù Kitô hữu hay ngoài Kitô, không thể nhắm mắt làm ngơ trước sự bách hại các Kitô hữu ở Trung Đông”

Cha Martin Boland, cha xứ của nhà thờ cho biết như trên với tờ Catholic Herald.

Vương Cung Thánh Đường Westminster cũng tham gia vào sáng kiến này cùng với tu viện Westminster.

8. Tòa Thánh chính thức làm trung gian hòa giải tại Venezuela

Chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro Venezuela luôn tìm cách lợi dụng Tòa Thánh để tìm cách trì hoãn thảo luận các yêu cầu chính đáng của phe đối lập. Phe chính phủ Maduro và phe đối lập Liên minh Dân chủ Thống nhất đã không thể đạt được bất kỳ thỏa thuận nào nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng, đã gây ra tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng thực phẩm và thuốc men, dẫn đến sự sụp đổ các dịch vụ về y khoa, năng lượng và vệ sinh.

Tháng 7 vừa qua các phương tiện truyền thông của chính phủ Venezuena tường thuật là Tòa Thánh đã đồng ý làm trung gian hòa giải trong các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế của đất nước.

Tuy nhiên, Cha Lombardi, lúc ấy là Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, bác bỏ tin này.

Trong thông cáo công bố hôm 22 tháng 7, Cha Lombardi cho biết: “Như mọi người đều biết, từ trong quá khứ, Tòa Thánh vẫn luôn bày tỏ sự sẵn sàng nếu có những điều kiện tiên quyết cần thiết, để có thể góp phần vào cuộc đối thoại. Nhưng cho đến nay, không có một thông tin chính thức nào được gửi đến Tòa Sứ Thần Tòa Thánh cũng như tới Bộ ngoại giao Tòa Thánh để trình bày và xác định nội dung chi tiết lời yêu cầu như vậy”.

Đến bây giờ, chính phủ và phe đối lập lãnh đạo Venezuela mới chính thức đồng ý cùng tham gia vào các cuộc đàm phán do Vatican làm trung gian hòa giải nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị của đất nước.

Đức Tổng Giám Mục Emil Paul Tscherrig, sứ thần Tòa Thánh tại Venezuela, công bố hôm 25 tháng 10 rằng các cuộc đàm phán sẽ bắt đầu vào ngày 30 tháng 10, trên đảo Margarita, ngoài khơi bờ biển Venezuela. Đức Tổng Giám Mục nói các cuộc đàm phán sẽ được thiết kế “để tạo ra một bầu không khí tin cậy lẫn nhau, vượt qua những bất đồng, và thúc đẩy một cơ chế đảm bảo sự chung sống hòa bình”.

Các cuộc đàm phán đã được công bố hôm 25 tháng 10 chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Nicolas Maduro của Venezuela đã có một cuộc họp bất ngờ với Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican.

9. Sẽ luôn luôn có bóng dáng các tín hữu Kitô tại Iraq

Sau khi hàng loạt các thị trấn Kitô trong vùng bình nguyên Ninivê được giải phóng khỏi quân khủng bố Hồi Giáo IS, Đức Hồng Y Louis Raphael Sako là Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Canđê đã đến thăm các thị trấn này và tận mắt nhìn thấy sự tàn phá và mạo phạm các nhà thờ trong vùng.

Đức Hồng Y nói ngài hy vọng các tín hữu Kitô đang tị nạn tại Erbil sẽ sớm có thể quay trở lại ngôi nhà của mình trong khu vực, nơi ngài mô tả như là là “đất thánh của chúng tôi.” Ngài nói rằng các nhà lãnh đạo tôn giáo Iraq nên tham gia vào việc xây dựng một “nền văn hóa hòa bình và chung sống hài hòa.”

Phát biểu từ New York, một vị Giám Mục Iraq nói rằng có thể phải mất một năm trước khi các Kitô hữu có thể về lại ngôi nhà cũ của mình trong và xung quanh thành phố Mosul. Đức Tổng Giám mục Bashar Warda của Erbil nói rằng những người tị nạn sẽ phải đối mặt với những thách thức rất lớn khi họ tìm cách xây dựng lại cộng đồng của mình.

Đức Cha Warda nói rằng trong tổng giáo phận của ngài, khoảng 80% dân số Kitô hữu muốn ở lại, bất chấp những đe dọa đối với an ninh của họ. Nhưng ngài cả quyết rằng dù cho có nhiều gia đình quyết định muốn định cư ở các nước phương Tây đi nữa, Giáo Hội sẽ tiếp tục phục vụ những người còn lại, và “sẽ luôn có các Kitô hữu ở Iraq.”

10. Hai mẹ con người Pakistan bị tố phạm thượng được thoát án tử hình

Một bé trai 9 tuổi và mẹ của em được trả tự do sau 4 ngày bị giam giữ vì bị tố cáo xúc phạm đến kinh Coran của người Hồi giáo.

Vào ngày 20/10 vừa qua, Inzam, bé trai 9 tuổi, đang ở trường học thì bị tố cáo đốt kinh Koran. Inzam và mẹ của em, một y tá làm việc ở Quetta đã bị bắt vào ngày hôm sau mà không có xét xử hay chứng cứ về tội của em. Theo luật Pakistan, chứng cứ của một người Hồi giáo thì có giá trị hơn người không phải Hồi giáo.

Hôm 25/10 hai mẹ con đã được trả tự do do sức ép cộng đồng và áp lực từ các chính trị gia địa phương và Hiệp hội Kitô hữu Pakistan Anh quốc. Cảnh sát khẳng định là không có chứng cứ về việc xúc phạm kinh Coran.

Ông Wilson Chowdhry, chủ tịch của Hiệp hội Kitô hữu Pakistan Anh quốc phê bình: “Luật pham thượng của Pakistan chỉ có mục đích gây đau đớn và thương tổn cho các nhạn nhân vô tội. Các luật này được dùng như dụng cụ phân biệt đối xử và giải quyết các thù oán cá nhân. Các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc nhắm mắt làm ngơ để các tác động của những luật đó gây thiệt hại cho xã hội toàn cầu. Thất bại của họ trong việc đáp trả đang tạo ra sự phân chia và tình trạng thù địch và sự nổi lên của Islamophobia, dù thực tế là chính người Hồi giáo tự do cũng khinh thường các luật đó. Việc Pakistan từ chối cải cách hoặc bãi bỏ các điều luật này nên bị xem như sự vi phạm nhân quyền, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo, lương tâm và tự do ngôn luận… Cần phải hành động bây giờ trước khi Pakistan, một quốc gia hạt nhân, đi đến chỗ không thể quay lại, đặc biệt là xem xét việc đánh đòn vì hận thù đối với dân tộc thiểu số mà các Imam ở Pakistan sử dụng pháp luật để tạo ra.

Tù nhân Kitô giáo nổi tiếng nhất là Asia Bibi, đang bị giam tù từ năm 2010 sau khi nhận án tử hình.

11. Khủng bố Hồi Giáo al-Shabab tấn công vào một thị trấn Kitô giết 12 người

Mười hai người đã bị thiệt mạng khi những kẻ khủng bố trong phong trào Hồi Giáo al-Shabab tấn công một khách sạn ở thị trấn Mandera, Kenya, hôm 25 tháng 10.

Bọn khủng bố Al-Shabab đã sử dụng lựu đạn và chất nổ tự chế để tấn công vào khách sạn, gần biên giới với Somalia, sau đó nổ súng vào người dân. Nhóm Hồi giáo này nói rằng cuộc tấn công cố ý nhắm mục tiêu vào các Kitô hữu.

Al-Shabab, là một nhóm Hồi giáo cực đoan đấu tranh để nắm quyền kiểm soát Somalia, đã cam kết sẽ trả thù Kenya vì nước này đã gửi quân hỗ trợ chính phủ lâm thời Somalia.

12. Ðức Thánh Cha cổ võ nền thần học gần gũi các gia đình

Sáng 27 tháng 10 năm 2016, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến 400 người thuộc ban giáo sư và sinh viên Học Viện Giáo Hoàng về hôn nhân và gia đình ở Roma nhân dịp khai giảng niên học mới. Ngài cổ võ một nền thần học gần gũi các gia đình.

Trong bài huấn dụ, Ðức Thánh Cha cổ võ sự cộng tác giữa thần học và mục vụ: nhà thần học phải để ý đến thực tại cụ thể của hôn nhân và gia đình. Ngài nói:

“Chúng ta phải nhận rằng nhiều khi chúng ta đã trình bày một lý tưởng thần học về hôn nhân quá trừu tượng, hầu như được kiến tạo một cách giả tạo, xa rời tình trạng cụ thể và những khả năng thực sự của cac gia đình như trong thực tế. Sự lý tưởng hóa thái quá như thế, nhất là khi chúng ta không thức tỉnh lòng tín thác nơi ơn thánh, không những sẽ làm cho hôn nhân không còn được ước mong và có sức lôi cuốn nữa, nhưng hoàn toàn trái ngược lại” (Amoris laetitia, 36).

Trong chiều hướng trên đây, Ðức Thánh Cha cổ võ sự gần gũi của Giáo Hội đối với các thế hệ mới các đôi vợ chồng, để sự chúc lành cho liên hệ của họ ngày càng có sức thuyết phục và tháp tùng họ, gần gũi với những tình trạng yếu đuối của con người, vì ơn thánh cỏ thể cứu chuộc, hồi sinh và chữa lành những tình trạng yếu đuối ấy. Mối liên hệ không thể tách rời giữa Giáo Hội và các con cái của mình là dấu chỉ rõ ràng nhất về tình yêu trung tín và thương xót của Thiên Chúa”.

Gần đây Ðức Thánh Cha đã thay đổi vị Giám đốc Học viện Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 về hôn nhân và gia đình, đồng thời liên kết Học viện này với Hàn lâm viện Tòa Thánh bảo vệ sự sống. Ngài bổ nhiệm Ðức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia, nguyên là Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, làm tân Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh bảo vệ sự đống, đồng thời làm chưởng ấn Giáo Hoàng Học viện về Hôn nhân và gia đình.

13. Số trẻ em sinh ngoài hôn nhân giảm tại Mỹ

Số lượng trẻ em Mỹ sinh ngoài giá thú đã giảm đáng kể tại Mỹ sau nhiều năm gia tăng, một nghiên cứu của Pew Research được công bố hôm 25 tháng 10.

Bên cạnh đó, số trẻ em được sinh ra ở Mỹ có xu hướng nhích lên dần, từ 3.74 triệu trong năm 1970 lên đến 4 triệu trong năm 2014, mặc dù, trước đó vài năm, sinh suất đã giảm rõ rệt trong cuộc suy thoái bắt đầu vào năm 2008.

Viện nghiên cứu Pew cho biết cả hai sự gia tăng này là do làn sóng người nhập cư. Khoảng một phần ba số trẻ em được sinh bởi các bà mẹ nhập cư là con ngoài giá thú; trong khi tỷ lệ này lên đến 42% nơi các phụ nữ Mỹ.

Trong năm 2014, 901,000 trẻ em được sinh bởi các phụ nữ nhập cư. Số trẻ được sinh ra bởi các phụ nữ Mỹ là 3.1 triệu trong năm 2014.

14. Đức Thánh Cha cổ võ sự cộng tác giữa Giám Mục và Tu Sĩ

Đức Thánh Cha đề cao tầm quan trọng của đời sống thánh hiến trong Giáo Hội và cổ võ sự cộng tác giữa các Giám Mục và tu sĩ.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 28-10 dành cho 200 linh mục tham dự viên Hội nghị quốc tế của các vị đại diện và đại biểu Giám Mục về đời sống thánh hiến do Bộ các dòng tu tổ chức tại Roma từ ngày 28 đến 30-10.

Trong số các tham dự viên cũng có 4 linh mục từ Việt Nam. Hội nghị đặc biệt bàn về văn kiện Tòa Thánh “Mutuae relationes” (Tương quan hỗ tương), ban hành năm 1994 về tương quan giữa Giám Mục và các hình thức đời sống thánh hiến. Văn kiện này đang được Bộ Giám Mục và Bộ các Dòng tu tu chính và cập nhật hóa.

Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha đặc biệt khuyến khích các Giám Mục và các vị đại diện đặc biệt quan tâm và thăng tiến đời sống thánh hiến trong giáo phận liên hệ, gần gũi những người thánh hiến trong sự dịu dàng và yêu thương, dạy cho Dân Chúa về giá trị của đời sống thánh hiến.

Đức Thánh Cha nhắc nhở cho những người thánh hiến rằng không được lẫn lộn sự tự trị và miễn trừ với sự cô lập và độc lập: “Ngày nay hơn bao giờ hết cần sống sự tự trị đúng đắn và miễn trừ trong các dòng tu, qua sự liên hệ chặt chẽ với sự hội nhập, làm sao để tự do theo đoàn sủng và đặc tính Công Giáo của đời sống thánh hiến cũng được biểu lộ trong Giáo Hội địa phương.

Đức Thánh Cha cũng đề cập đến việc thành lập các hội dòng mới và nhắc nhở các Giám Mục để ý đến các tiêu chuẩn như ngài đã trình bày trong số 18 của Tông thư mới đây “Iuvenescit Ecclesia” (Giáo Hội tươi trẻ), như tính chất đặc sắc của đoàn sủng, chiều kích ngôn sứ, sự tháp nhập vào đời sống Giáo Hội địa phương, hiệp thông thực sự với Giáo Hội địa phương và hoàn vũ, dấn thân loan báo Tin Mừng cả trong chiều kích xã hội và kiểm chứng xem vị sáng lập có chứng tỏ sự trưởng thành về mặt Giáo Hội hay không, có đời sống không đi ngược hoạt động của Chúa Thánh Linh hay không. Đặc biệt luôn phải chu toàn nghĩa vụ phải hỏi ý kiến trước đó của Bộ các dòng tu, như ngài đã minh định về khoản giáo luật số 579. (Nếu không hỏi ý kiến thì việc lập dòng sẽ vô hiệu lực).

Sau cùng về tương quan giữa Giám Mục giáo phận và những người thánh hiến, Đức Thánh Cha khẳng định rằng “không có tương quan hỗ tương tại những nơi nào một số người chỉ huy và những người khác phải tùng phục vì sợ hãi hoặc vì tiện lợi. Trái lại có tương quan hỗ tương tại nơi nào người ta vun trồng đối thoại, lắng nghe trong sự tôn trọng, và đón nhận nhau, gặp gỡ và hiểu biết, cùng tìm kiếm sự thật, ước muốn cộng tác trong tinh thần huynh đệ để mưu ích cho Giáo Hội là 'căn nhà hiệp thông'. Tất cả những điều đó là trách nhiệm của các vị mục tử cũng như của những người thánh hiến”

15. Huấn Thị Bộ Giáo Lý đức tin về an táng và giữ tro hỏa táng

Bộ Giáo Lý đức tin tái khẳng định lập trường của Giáo Hội cổ võ an táng người chết thay vì hỏa táng. Và trong trường hợp hỏa táng, phải giữ tro cốt người chết tại nghĩa trang hoặc tại nhà thờ và không được rải tro trong thiên nhiên.

Trong cuộc họp báo, Đức Hồng Y Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, Mueller, bày tỏ hy vọng “Huấn Thị mới này có thể góp phần để các tín hữu Kitô ý thức hơn nữa về phẩm giá của họ là con cái Thiên Chúa (Rm 8,16).”

Ngài nhấn mạnh rằng:

“Chúng ta đang đứng trước một thách đố mới đối với công cuộc loan báo Tin Mừng về sự chết. Chấp nhận con người là thụ tạo của Thiên Chúa không trở thành hư vô, đòi phải nhìn nhận Thiên Chúa là nguyên ủy và là vận mạng của cuộc sống con người: chúng ta xuất thân từ đất chúng ta và sẽ trở về đất, trong khi chờ đợi sống lại. Vì thế cần loan báo theo tinh thần Tin Mừng về ý nghĩa sự chết dươi ánh sáng niềm tin nơi Chúa Kitô Phục Sinh, là lò tình yêu nồng cháy, thanh tẩy và tái tạo, trong khi chờ đợi người chết sống lại và sự sống trong thế giới mai hậu (Xc n.2). Như Tertulliano đã viết: “Sự sống lại của người chết chính là niềm tin của các Kitô hữu: khi tin nơi sự sống lại chúng ta là Kitô hữu”

Đức ông Angel Rodriguéz Luno, Cố vấn Bộ giáo lý đức tin, cho biết sở dĩ Huấn thị cấm “tung tro trong thiên nhiên”, là để tránh mọi sự lẫn lộn về đạo lý.. “Thực vậy, sự chọn lựa tung tro thường xuất phát từ ý tưởng với cái chết toàn con người bị hủy diệt, đi tới độ hòa với thiên nhiên, như thể đó là định mệnh chung cục của con người. Đôi khi nó cũng xuất phát từ một sự hời hợt, từ ý muốn che dấu hoặc riêng tư hóa khi nói về cái chết, hoặc từ sự phổ biến sở thích không đúng”.

Về vấn nạn: việc giữ tro hỏa táng của một người thân (cha, mẹ, vợ chồng, con cái) ở trong tư gia có thể là do ước muốn gần gũi và thảo hiếu, giúp dễ tưởng nhớ và cầu nguyện. Đó không phải là động lực thường xuyên, nhưng trong một số trường hợp có lý do ấy. Nhưng có nguy cơ việc giữ tro ở tư gia như thế có thể tạo nên sự quên lãng và thiếu tôn trọng, nhất là khi thế hệ thứ I qua đi (Xc. n.5), hoặc có thể dẫn đến những thứ tang chế không lành mạnh. Nhưng nhất là phải để ý rằng các tín hữu qua đời là thành phần của Giáo Hội, là đối tượng kinh nguyện và tưởng nhớ của người sống, nên điều tốt đẹp là di tích của họ được Giáo Hội đón nhận và gìn giữ với lòng kính trọng, qua dòng thời gian, tại những nơi mà Giáo Hội đã làm phép với mục đích ấy, không đưa họ ra khỏi ký ức và kinh nguyện của người thân và cộng đoàn”

16. Đền thờ Chúa Biến hình trên núi Tabor bị phạm thánh

Đêm 23 rạng sáng 24 tháng 10, đền thờ Chúa Biến hình trên núi Tabor đã bị phạm thánh.

Đức Cha Giacinto-Boulos Marcuzzo, giám quản Tông tòa Giêrusalem nhận định: sự cố nghiêm trọng này cho thấy “một sự thiếu ý thức về thánh thiêng, về thần thánh,” điều luôn có “ở miền đất này”, không chỉ là giữa các Kitô hữu nhưng cả giữa người Do thái và Hồi giáo. Đức Cha cho biết ngài đã đến nơi xảy ra sự việc và chứng kiến những thiệt hại thật sự gây cho ngài nỗi đau buồn.

Sự phạm thánh này xảy ra vào giữa đêm 23 rạng sáng ngày 24 tháng 10 khi một số kẻ lạ mặt đột nhập vào nơi thánh. Những kẻ phá hoại đã lấy trộm chén thánh vì nghĩ là đồ quý, phá hoại các bức ảnh và lấy hòm tiền dâng cúng. Pho tượng Đức Mẹ băng đồng ở trên nhà Tạm cũng bị lấy nhưng vì quá nặng nên chúng đã để lại. Những người tình nguyện đã tìm thấy pho tượng trong vườn và đã mang về đặt ở chỗ cũ. Mình Thánh Chúa bị ném trên nền nhà. Nhưng những kẻ này không có vẽ bậy trên tường như thường làm trong các vụ “price tag” .

Hiện nay giả thiết chính được đặt ra là một vụ trộm vặt, không có liên quan đến các vụ bạo lực và tấn công do các nhóm tôn giáo trong quá khứ. Trong mấy năm gần đây, những người Do thái cực đoan đã tấn công vào một số nơi thờ phượng của Công Giáo, Chính thống Hy lạp và các đền thờ Hồi giáo.

Đức Cha Marcuzzo cho biết cộng đoàn đã thực hành buổi cầu nguyện đơn sơ đền tạ và thánh hiến nhà thờ. Đức Cha cho biết: “Nghi thức đền tạ chính thức sẽ được tổ chức tuần tới. Điều này khẳng định lòng yêu mến của chúng tôi với nơi này, ý thức của chúng tôi về sự thánh thiêng và yêu mến với Đức Mẹ. Những ai có liên hệ với nơi này được mời tham dự, chắc chắn là cả người Hồi giáo.”

Thánh đường Chúa Biến hình được xây trên núi Tabor ở Galilê, miền Bắc Israel, trên nơi mà theo truyền thống, Chúa Giêsu đã biến hình, như được tường thuật trong các Phúc âm thánh Matthêu, Mátcô và Luca.

17. Đức Thánh Cha thay thế toàn bộ các thành viên Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích

Hôm thứ Sáu 28 tháng 10, trong một động thái gây sửng sốt cho nhiều người, Đức Thánh Cha đã thay thế tất cả các thành viên của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích. Cần nói ngay rằng Đức Hồng Y Robert Sarah vẫn còn là Tổng trưởng Thánh Bộ này.

Thông thường, Đức Giáo Hoàng sẽ bổ nhiệm một số thành viên mới cho mỗi cơ quan trung ương tại Vatican, để thay thế cho các thành viên đã phục vụ trong nhiều năm. Nhưng vào ngày thứ Sáu Tòa Thánh công bố rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm toàn bộ 27 thành viên mới cho Thánh Bộ này, nghĩa là thay đổi hoàn toàn Bộ này.

Các bổ nhiệm mới rõ ràng mang lại một tính cách ‘liberal’ hơn cũng như có tính quốc tế hơn. Những thay đổi này xem ra sẽ hạn chế nỗ lực của Đức Hồng Y Robert Sarah, Tổng trưởng Thánh Bộ, là người ủng hộ hàng đầu cho điều ngài gọi là “cải cách của cải cách” chú trọng đến sự nghiêm trang, kính cẩn trong Phụng Vụ.

Trong số các thành viên mới có Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng Y Beniamino Stella, Tổng trưởng Thánh Bộ Giáo Sĩ và Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa. Bổ nhiệm gây tranh cãi nhất là trường hợp của Đức Tổng Giám mục Piero Marini, người thường bị chỉ trích về những cải cách ‘phóng khoáng’ trong các nghi lễ phụng vụ. Đức Cha Arthur Serratelli, Giám Mục Paterson, New Jersey, chủ tịch Ủy ban Giám Mục Hoa Kỳ về phụng vụ là vị Giám Mục Hoa Kỳ duy nhất được bổ nhiệm vào Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích.

Các vị Hồng Y không còn trong Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích bao gồm các Đức Hồng Y Raymond Burke, Angelo Scola, George Pell, Marc Ouellet, Angelo Bagnasco, và Malcolm Ranjith.
 
Video Resources: Quốc Kỳ và Quốc Thiều Vatican
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
22:46 02/11/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
 
Video Resources: Quốc Kỳ và Quốc Thiều Việt Nam
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
22:48 02/11/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây