Ngày 31-10-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Niềm vui các thánh chiếu toả trên hành trình Emmaus VI tại Atlanta
Lm. Giuse Nguyễn kim Long,
00:18 31/10/2015
Chúa Nhật 01-11-2015
LỄ CÁC THÁNH

NIỀM VUI CÁC THÁNH CHIẾU TỎA TRÊN
HÀNH TRÌNH EMMAUS VI TẠI ATLANTA


Đức Cha Mai thanh Lương, trong bài giảng của Thánh Lễ ngày thứ hai trong Hành trình Emmaus VI, đã kể câu truyện vui sau: Khi còn là cha xứ tại giáo xứ Nữ Vương các Thánh TĐVN ở New Orleans, ngài có dịp sang Roma chơi và khi biết có một kho chứa rât nhiều xương các Thánh Tử đạo, đã xin được một hộp đựng nhiều xương thánh mang về giáo xứ. Vào nửa đêm sau ngày hộp xương thánh đã về giáo xứ và để trong một phòng kế, cha nghe những tiếng lộp cộp vang lên bên ngoài hành lang như có ai đang đi. Nghĩ là các thánh về thăm, cha hé mở cửa phòng và nói vọng ra: Các Thánh làm ơn cho người ta ngủ chớ. Nếu không, ngày mai con sẽ gởi trả về lại Roma. Tưởng là yên, nhưng sau đó lại nghe những tiếng lộp cộp vang lên. Cha đánh bạo đi ra thì trong ánh sáng lờ mờ, nhận ra cha phó già của mình đang đi đi lại lại. Cha hỏi sao giờ này không ngủ mà còn làm gì ở đây. Lúc đó cha phó già mới thú nhận; Có người mới cho đôi guốc nên lấy ra đi thử…….Cha xứ mới nói: Vậy là mình đã nghĩ oan cho các Thánh về phá anh em..

Hôm nay Giáo Hội long trọng mừng Lễ Các Thánh Nam Nữ trên trời, tôn vinh những con người đã sống một cuộc sống đầy ý nghĩa trong việc dấn thân, phục vụ và làm chứng cho Tin mừng.

1. Các Thánh là ai?

1.1. Nói về các Thánh, nhiều người nghĩ rằng đó là những người siêu phàm, được sinh ra để làm thánh. Thật sự hoàn toàn không phải như vậy. Nếu đọc lịch sử các vị thánh, ta nhận thấy chỉ một số ít đã được Thiên Chúa tuyển chọn và chuẩn bị nhưng cũng cần sự cộng tác của các ngài như Đức Mẹ Maria, Thánh Giuse….Hầu như các Thánh cũng là người bình thường như chúng ta, cũng sinh ra, lớn lên, được cha mẹ dạy bảo và cho đi học, cũng đối diện với những buồn vui, cám dỗ và thử thách, sa ngã và phạm tội. Tuy nhiên, các ngài khác chúng ta ở chỗ đã biết khiêm nhường nhận ra sự yếu đuối của mình, một lần quyết tâm đứng dậy và can đảm sống theo lựa chọn là Chúa Giê-su.

Thánh Gio-an trong sách Khải Huyền đã cho thấy hình ảnh những vị Thánh như sau: ‘Môt đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân tộc, mọi chi tộc, mọi nước và mọii ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai và trước Con Chiên, mình mặc áo trắng, tay cầm nhà lá thiên tuế. Họ lớn tiếng tung hô:’“Chính Thiên Chúa chúng ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã cứu độ chúng ta’’” (Kh 7:9-10)

1.2. Con đường nên thánh.
Đức Giê-su trong bài giảng trên núi hay còn gọi là Bản Hiến Chương Nước Trời đã đưa các mối phúc thật như cách thức để mọi người đạ được hạnh phúc vĩnh cửu mai sau. Tuy nhiên, điều ai cũng có thể nhận ra là những “mối phúc này” hoàn toàn đi ngược lại với những quan niệm về hạnh phúc của người đời. Chẳng hạn nếu sự giàu sang, của cải dư tràn thường là một đấu chỉ cho sự thành công trong cuộc sống, và người ta tìm mọi cách, kể cả những cách bất chình, để làm sao có được nhiều tiền, nhằm đạt được những ước mơ; Đức Giê-su lại công bố tiêu chuẩn trái ngược và khó nghe nữa: ”Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”(Mt 5:3)

Điều Đức Giê-su công bố, nghe qua có vẻ nghịch lý, nhưng lại hoàn toàn không vô lý. Chính Ngài đã sống theo những lựa chọn này và phải trả giá bằng cái chết vì không đi theo qua niệm của người biệt phái và nhà cầm quyền.

Trải qua dòng thời gian, có biết bao các vị thánh đã sống theo những mối phúc mà Đức Giê-su đã giảng dạy..Các ngài đã áp dụng lời Chúa theo lựa chọn sống nghèo, sống hiền lành, khiêm nhường, đơn sơ, cảm thương, xây dựng hòa bình và ngay cả đổ máu để làm chứng cho chân lý. Con đường nên thánh của các ngài cũng đã đi ngược lại với những quan niệm bình thường trong xã hội. Sự lực chọn can đảm này đã làm cho các ngài trở nên những người vĩ đại, đáng cho chúng ta noi theo.

Giáo Hội mừng Lễ Các Thánh không phải chỉ tôn vinh các ngài vì đã sống thánh, nhưng quan trọng hơn, là muốn đề cao một sự lựa chọn, một sự trung thành và can đảm sống theo lựa chọn đó, cho dù có vấp ngã, chán nản và đôi khi mấtt hi vọng. Giáo Hội nhìn thấy trong những con người mỏng giòn, yếu đuối đó, như “những chiếc bình sành đễ vỡ” nói theo Thánh Phao-lô, một lòng phó thác, nhưng không thụ động, trong sự quan phòng và yêu thương của Thiên Chúa.

Ngày hôm nay, Giáo Hội vẫn tiếp tục mời gọi con cái mình nhìn theo gương các Thánh nói chung, và đặc biệt là các Thánh Bổn mạng. để sống ơn gọi người Ki-tô hữu trong sự dấn thân và làm chứng cho Chúa Giê-su. Các Thánh đã sống chứng nhân Tin mừng với niềm vui, không phải là ảo tưởng, nhưng là một thực tế. Niềm vui của các ngài được chiều tỏa trên khuôn mặt các Linh mục trong Hành trình Emmaus VI tại Atlanta vừa qua.

2. Hành trình Emmaus VI.

2.1. Hành trình Emmaus VI là tên gọi của Đại hội các cha Việt Nam đang sống và làm việc mục vụ tại Hoa Kỳ cho người giáo dân Việt nam và Mỹ nơi xứ đạo, trường học, bệnh viện và các tổ chức khác. Đại hội được tổ chức 2 năm một lần, là cơ hội cho các cha già trẻ, lớn bé gặp nhau cầu nguyện, học hỏi, chia sẻ và đùa giỡn sau những tháng ngày bận rộn với công việc mục vụ.

2.2. Hành trình sống thánh. Trong những ngày Đai hội, các cha đã có cơ hội sống thánh qua những buổi phụng vụ thật sốt sắng với giờ đọc kinh chung và Thánh Lễ. Bên cạnh đó, những lúc chia sẻ về kinh nghiệm mục vụ, về ý nghĩ đời tu và cả trong những bữa ăn, đã tạo nên một bầu khí thật ấm cúng . Những đóng góp chân tình, những nụ cười nở rộ làm nảy sinh tình anh em như lời Thánh vịnh:
“Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay
Anh em được sống vui vầy bên nhau”. (Tv 133:1)

Cũng như các Thánh, không phải là Thánh ngay từ đầu, những đã lựa chọn sống con đường nên Thánh, thì các cha Việt Nam trong Hành trình Emmaus VI cũng vậy. Các ngài không bao giờ dám tự nhận mình là thánh, nhưng qua lựa chọn sống đời tận hiến, đi ngược lại với những qua niệm hạnh phúc bình thường của người đời để sống cho Chúa , phục vụ cho Tin mừng và là dấu chỉ hy vọng cho con người, khẳng định các ngài đang sống con đường nên thánh.

Chúng ta chúc tụng Chúa đã chỉ ra cho chúng ta con đường nên thánh qua Những mối Phúc thật, những con đường không dễ dàng chút nào. Chúng ta cảm tạ các vị Thánh là những tấm gương sáng giúp mỗi người sống con đường nên thánh của mình. Và chúng ta cũng cầu nguyện cho nhau, linh mục, tu sĩ, anh chị em giáo dân, luôn sống niềm vui nên thánh hằng ngày trong việc chu toàn bổn phận với sự trung thành, khiêm nhường và phó thác trong tình thương Thiên Chúa. Amen.

Lm. Giuse Nguyễn kim Long, Miami.


 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:23 31/10/2015
51. NẤU CHIẾU TRÚC ĂN.
N2T

Đất Hán có một người đi đến đất Ngô, người đất Ngô nấu măng tiếp đãi ông ta.
Người đất Hán sau khi ăn xong cảm thấy mùi vị rất ngon, bèn hỏi:
- “Đây là thứ gì hở ?”
Người đất Ngô nói đùa:
- “Đó là chiếu trúc”.
Người đất Hán sau khi về nhà, liền lấy chiếu trúc trãi trên giường đem đi nấu, nhưng nấu rất lâu mà cũng chưa được ăn !
(Tiếu lâm)

Suy tư 51:
Các linh mục đều biết khi mình lên tòa giảng để giảng, là mình đóng vai trò của bà nội trợ: nấu cơm, làm thức ăn cho cộng đoàn thưởng thức. Cơm và thức ăn chính là bài giảng mà linh mục giảng hôm ấy.
Người tham dự thánh lễ thì đủ mọi thành phần, già trẻ lớn bé đều có, học thức không học thức đều có, vì thế bài giảng của linh mục sao cho hợp với khẩu vị của mỗi người. Khó lắm đấy.
Có linh mục khi lên tòa giảng thì cúi đầu đọc một lèo bài giảng đã soạn, bất kể tâm tình giáo dân như thế nào; có linh mục khi giảng thì trau chuốt câu văn cho ra vẻ ta đây có trí thức, để rồi bài giảng trở thành khách sáo trống rỗng; có linh mục luôn dùng những câu giễu cợt để chọc giáo dân cười khi giảng, mà không đưa tâm trí họ vào nội dung của bài giảng... Và có rất nhiều cách “nấu ăn” của các linh mục, mà giáo dân khi nghe giảng xong cũng không biết linh mục “nấu” món gì cho mình ăn !?
Thật là khó khi giảng cho một cộng đoàn mà tuổi tác chênh lệch nhau, trình độ tri thức không giống nhau, sở thích và cá tính không giống nhau. Do đó mà linh mục phải luôn soạn bài giảng, luôn cầu nguyện xin ơn Thánh Linh soi sáng, xin Ngài “nấu ăn” giùm cho, đó là một phương pháp hay và “xịn” nhất vậy.
Một bài giảng hay, là một bài giảng đơn sơ mà ai nghe cũng hiểu và dễ thực hành, bởi vì chính các ngài đã sống thế nào thì giảng thế đó.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 31 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:27 31/10/2015
Chúa Nhật 31 THƯỜNG NIÊN
N2T

Tin mừng : Mc 12, 28b-34.
“Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi. Ngươi phải yêu người thân cận”.


Anh chị em thân mến,
Mỗi người trong chúng ta đều thuộc nằm lòng Mười điều răn của Đức Chúa Trời, chúng ta cũng thuộc làu như ăn cháo Sáu điều răn của Hội Thánh, và quan trọng hơn là chúng ta vẫn thường dùng giới răn của Thiên Chúa và của Hội Thánh để xét mình trước khi xưng tội, nhưng rồi mấy ai trong chúng ta nhớ nằm lòng trong cách cư xử với người chung quanh: kính mến Thiên Chúa và yêu thương người thân cận như chính mình !

Mọi lề luật và giới răn đều quy về Thiên Chúa và hướng đến con người, đó chính là yêu thương, và đó cũng chính là “cái ách nhẹ nhàng” mà Đức Chúa Giê-su muốn mỗi người môn đệ của Ngài phải mang trong cuộc sống.

Có cái ách con trâu mới có những luống cày thẳng tắp. Người Ki-tô hữu được lề luật Thiên Chúa và giới răn của Hội Thánh hướng dẫn trong sự soi sáng của Thánh Thần, nên đời sống của họ phản ảnh tình yêu của Thiên Chúa đến những người chung quanh qua việc họ thực hành giới luật yêu người của Chúa dạy. Họ tuân giữ và thực hành lề luật cách nhẹ nhàng bởi vì họ đã xác tín được rằng: tất cả mọi lề luật đều làm cho họ trở nên con cái của Thiên Chúa và là anh chị em với nhau.

Kính mến Chúa thì là điều tự nhiên ai cũng biết và có bổn phận phải tuân giữ, nhưng yêu thương người là điều rất khó đối với con người ta, khó là vì chính những con người ấy đã bách hại người tin vào Chúa, họ đã giết chết và đã ghen ghét những người có niềm tin vào Đức Ki-tô, bây giờ lại phải yêu thương họ, đúng là một điều rất khó và trái với “truyền thống” của những người Pha-ri-siêu, các thầy thông luật và những người chỉ giữ luật Chúa bằng môi bằng miệng, nhưng Đức Chúa Giê-su đã mời gọi chúng ta hãy kính mến Thiên Chua và yêu thương anh em...

Thánh Gioan Tông Đồ đã nói với chúng ta rằng :
“Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa,
vì Thiên Chúa là tình yêu”.
Có người thuộc nằm lòng tinh thần và lề luật của Thiên Chúa, nhưng lại cố chấp thực hành lề luật theo từng nét chữ, để rồi họ trở nên xa lạ với tha nhân, và cô độc trong tâm hồn, vì lề luật nơi họ chỉ là cái gông nặng nề mà họ phải mang khi thực hành cốt lỏi của lề luật là yêu thương tha nhân như chính mình.

Anh chị em thân mến,
Mười điều răn của Thiên Chúa chỉ tóm gọn trong hai điều này: một là kính mến Thiên Chúa, hai là yêu người như chính mình. Cả hai chỉ là một, bởi vì khi chúng ta kính mến Thiên Chúa thì đồng thời phải yêu thương tha nhân, và ngược lại, khi chúng ta yêu người thì cũng phải kính mến Thiên Chúa.

Chúng ta thường đi tham dự thánh lễ và đón nhận các bí tích để bày tỏ lòng kính mến Thiên Chúa, nhưng có lẽ chúng ta rất ít khi “nhìn” đến người anh em chị em của chúng ta đang cần đến chúng ta giúp đỡ vật chất cũng như tinh thần...
Xin Chúa ban cho chúng ta có một tâm hồn nhiệt tình yêu mến Chúa, và tấm lòng quãng đại với tha nhân.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Lễ Các Thánh Nam Nữ
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:30 31/10/2015
LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ
(Ngày 1.11)
N2T

Tin mừng : Mt 5, 1-12.
“Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao”.


Anh chị em thân mến,
Hôm nay Giáo Hội hân hoan mừng lễ kính các thánh nam nữ trên thiên đàng, qua thánh lễ này chúng ta càng thấu hiểu hơn nữa về mầu nhiệm các thánh thông công của Giáo Hội, và khi suy niệm đến mầu nhiệm thông công này, chúng ta càng đặt niềm tin tưởng của mình vào Thiên Chúa và Hội Thánh hơn.

Các thánh là những con người như chúng ta, không ai có thể nên thánh nếu không đi qua cuộc sống làm người với những khổ đau hy sinh; không đi qua đau khổ hy sinh thì không thể trở thành một thánh nhân, bởi vì chính Đấng cứu chuộc nhân loại là Đức Chúa Giê-su Ki-tô đã bị đánh đòn, bị đóng đinh vào thập giá, và cuối cùng chết trên thập giá, hy sinh để chuộc tội cho nhân loại, tức là Ngài đã đi qua đau khổ và dùng đau khổ để cứu chuộc nhân loại tội lỗi.

Các thánh nam nữ là những con người như chúng ta, khi còn sống ở thế gian các ngài cũng có những tham sân si, cũng có kiêu căng, có giận hờn, có ghét ghen, có tham lam, có những tội lỗi mà chúng ta đã phạm hôm nay. Nhưng các ngài đã biết cậy vào ơn của Chúa và biết quyết tâm đứng lên cố gắng làm lại cuộc đời mình, biết chiến đấu với những cám dỗ, để rồi hôm nay các ngài được hưởng phúc với Thiên Chúa, với Đức Mẹ Ma-ri-a và các thiên thần trên thiên đàng.

Các thánh nam nữ là những người như chúng ta, có vị đã từng làm vua, có vị đã từng làm quan, làm bác sĩ, làm kỹ sư, làm thấy giáo, làm nô lệ, có vị làm giáo hoàng, có vị làm giám mục, làm linh mục, phó tế, có các vị là nam nữ tu sĩ.v.v... nghĩa là các ngài có đủ mọi thành phần giai cấp trong xã hội, có những đời sống và hoàn cảnh khác nhau, nhưng các ngài đã có một mục đích để sống, đó chính là phải trở nên thánh, phải trở thành những bạn hữu của Thiên Chúa trong chính bổn phận hằng ngày của mình.

Các thánh nam nữ là những người như chúng ta, nhưng các ngài đã biết thực hiện “hiến chương Nước Trời” tức là “Tám Mối Phúc thật” ngay tại trần gian này :
Các ngài giàu có nhưng đã sống tinh thần khó nghèo vì Nước Trời.
Các ngài bị người khác vu oan giá họa nhưng vẫn hiền lành với họ.
Các ngài đã chia vui với người vui và buồn với người buồn, nên được Thiên Chúa an ủi ngay khi còn ở đời này.
Các ngài mong muốn được trở nên người công chính giữa một xã hội đầy mưu mô xảo trá, nên được Thiên Chúa cho thỏa lòng.
Các ngài biết thương xót người, tức là biết động lòng trước cảnh thương tâm của người khác, nên được Thiên Chúa xót thương.
Các ngài sống trong danh vọng, sống giữa bụi trần với những đam mê của nó, nhưng vẫn giữ được tâm hồn trong sạch, nên các ngài được nhìn thấy Thiên Chúa.
Các ngài đi đến đâu là đem bình an của Thiên Chúa đến nơi đó, các ngài được gọi là những người biết kiến tạo hoà bình, nên các ngài được gọi là con Thiên Chúa.
Các ngài bị bắt bớ, bị đánh đập, bị tra tấn, bị tù đày vì các ngài sống và tin vào Đức Chúa Giê-su, Đấng sẽ ban Nước Trời cho những kẻ tin vào Ngài, nên các ngài đã được Nước Trời làm của mình sau khi từ giã cõi đời tạm này...


Anh chị em thân mến,
Các thánh nam nữ đều là những con người như chúng ta, các ngài đã trở nên những vị thánh thì chúng ta cũng có thể trở nên thánh như các ngài, bởi vì nên thánh là đòi hỏi của Phúc Âm và là mục đích sống ở đời của chúng ta –những người Ki-tô hữu.

Xin Đức Mẹ Ma-ri-a và các thánh nam nữ trên thiên đàng cầu bàu cho chúng ta, là những người đang trên đường đi về quê trời, được noi gương của các ngài biết quyết tâm đổi mới cuộc sống của mình, biết đứng dậy khi ngã xuống trong tội, biết phục vụ và tha thứ cho nhau trong tình yêu của Thiên Chúa.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info




























 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:33 31/10/2015
Chương 7:

TU VIỆN
“Phàm ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất, vì danh Thầy, thì sẽ được gấp bội và còn được sự sống vĩnh cửu làm gia nghiệp.” (Mt 19, 29)

N2T

1. Đem thế tục so sánh với tu viện: thế tục như tâm của biển, tu viện như cửa của biển. Tâm biển thường có sóng gió, thường có thuyền lật rất nguy hiểm; cửa biển không gió không sóng, không có nguy hiểm đến lật thuyền.

(Thánh Augustinus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:34 31/10/2015
132. TỪ CHỐI
Điện thoại reo, cha sở nghe máy, tiếng nói của một bà giáo dân vang lên mời ngài đến nhà bà ăn cơm với mấy đại gia. Cha sở nói:
- “Trưa nay tôi bận rồi, bà có thể mời cha khác đang cần ân nhân giúp đỡ đấy.”
Ngài gác máy và thở phào nhẹ nhỏm...
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vatican và Trung Quốc đã họp kín tại Bắc Kinh.
Trần Mạnh Trác
18:54 31/10/2015

Những tin đồn về một chuyến viếng thăm cuả các viện chức Vatican đến Trung Hoa đã được loan truyền một thời gian khá lâu trước đây và ngày thứ Năm vừa qua thì phòng báo chí Vatican đã nhìn nhận tin đồn ấy.

Một phái đoàn gồm đại diện cuả Phủ Quốc Vụ Khanh và Thánh Bộ Truyền Giáo đã hội đàm với các đại diện cuả nhà nước Trung Quốc trong một chuyến viếng thăm kéo dài 11 ngày tại quốc gia này.

Theo thông cáo, phái đoàn cuả Vatican gồm có sáu người và trong thời gian ở Trung Quốc, họ đã đến thăm Nhà thờ chính toà Bắc Kinh và Đại Chủng Viện, đồng thời đã gặp Đức Cha Giuseppe Li Shan, là người được cả Tòa Thánh và chính phủ Trung Quốc công nhận.

Cuộc thảo luận giữa các quan chức tại Bắc Kinh kéo dài 5 ngày từ ngày 11 tháng 10 cho đến ngày 16 và đã thảo luận một số vấn đề còn giữ kín.

Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh của Tòa Thánh, nói với các phóng viên rằng Vatican hiện đang tham gia vào một cuộc đối thoại với chính quyền Trung Quốc, là điều mà Tòa Thánh coi là một biến cố "rất tích cực".

"Đó là một phần của một quá trình nhằm bình thường hóa quan hệ với nhau. Chỉ một thực tế là có thể nói chuyện với nhau mà thôi thì đã là rất có ý nghĩa rồi," Đức Hồng Y Parolin cho biết như vậy.

Nhắc lại ĐTC Phanxicô thường bày tỏ sự mong muốn được tới thăm Trung Quốc. Trong cuộc phỏng vấn với tuần báo Paris Match cuà Pháp tuần qua, Ngài nói: "Trung Quốc đang ở trong trái tim tôi. Nó ở đây. Luôn mãi."

Và trước đây trên chuyến bay trở về Rome sau khi tông du Hoa Kỳ, Ngài cũng nói với các phóng viên: "Tôi thực sự rất muốn đi đến Trung Quốc. Tôi yêu người dân Trung Quốc ... Tôi hy vọng có một khả năng để có quan hệ tốt với Trung Quốc."

"Chúng tôi đã liên lạc, chúng tôi có nói chuyện. Tiếp tục nữa là điều rất cần thiết," Đức Giáo Hoàng nói thêm.

Đức Hồng Y Parolin nói rằng Vatican lạc quan về một cơ hội của một chuyến tông du tới Trung Quốc.

"Chúng tôi chân thành hy vọng như vậy," Đức Hồng Y Parolin nói. "Tất cả mọi thứ chúng tôi làm, chúng tôi làm với mục tiêu là đạt được một sự hiểu biết và để thiết lập quan hệ bình thường với Trung Quốc và Bắc Kinh, như chúng tôi đã có với đại đa số các nước trên thế giới. Đương nhiên, việc chúng tôi đang tham gia vào đối thoại là một điều tích cực. "

Không ai đã biết những gì đã được thảo luận giữa Bắc Kinh và Vatican, nhưng Cha Jeroom Heyndrickx, một chuyên gia kỳ cựu về Trung Hoa tại Viện đại học Verbiest Leuven Catholic University ở Bỉ, nói rằng các cuộc đàm phán đã né tránh một số vấn đề đang gây tranh cãi.

"Trong hành lang, có tin đồn rằng cả hai bên đã đồng ý gác qua một bên - trong gian đoạn hiện tại - các vấn đề gai góc ," Cha Heyndrickx viết như vậy trên ucanews.com.

Cùng trong lúc đó, những tin tức từ Trung Quốc cho thấy hình như chính quyền tại đây đang thực hiên một chiến thuật 'vừa đánh vừa đàm', hay ít ra là tạo ra những trở ngại để mặc cả.

Những nguồn tin đó cho biết là tại Trung Quốc, các nhà chức trách giám sát tôn giáo đã nói với một nhóm giám mục và lãnh đạo Công Giáo là cần phải nhấn mạnh vào yếu tố "Trung Hoa hóa", trong một cuộc học tập diễn ra ngay sau khi Bắc Kinh và Vatican kết thúc các cuộc họp kín.

Ngay sau cuộc họp kín, 25 người gồm giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân Trung Hoa đã được mời đi học tập với các quan chức của Cục Quản lý tôn giáo từ ngày 19 cho đến ngày 24 Tháng 10 tại tỉnh Quí Châu.

"Tại thời điểm này, thì tình yêu Giáo Hội và đất nước phải được thể hiện bằng cách đề cao việc 'Trung Hoa hóa' và tăng cao mức độ quản lý tại các nhà thờ một cách sâu sắc hơn ," là lời ông Chen Zhongrong, phó giám đốc điều hành công tác tôn giáo.

"Trung Hoa hóa", là danh từ được sử dụng bởi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên vào hồi tháng năm, là một chính sách trong đó Giáo Hội được khuyến khích thích ứng với xã hội Trung Quốc qua sự hướng dẫn của đảng cộng sản.

"Yêu nước và yêu Giáo Hội đều là 'tình yêu [đến] từ Thiên Chúa," họ Trần (Chen) nói. Ông thêm rằng ông hy vọng các nhà lãnh đạo Công Giáo sẽ "tiếp tục bước đi trên con đường của một Giáo Hội độc lập với một ý chí vững chắc."

25 nhà lãnh đạo Công Giáo này là những thành viên cuả Hiệp hội Công Giáo Yêu nước cuả Chính quyền, và không được Tòa Thánh công nhận.

Dù cho như thế, thì nhiều nhà bình luận đã cho rằng việc tổ chức một lớp 'học tập' khẩn cấp như vậy chứng tỏ rằng chính quyền Trung Quốc đang cảm thấy một 'sự bình thường hoá ngoại giao' với Vatican là không thể tránh khỏi, và sự việc họ phải lên tiếng kêu gọi các giám mục quốc doanh 'giữ độc lập' chứng tỏ là ngay trong Hiệp hội này đã có những lay chuyển ngấm ngầm từ gốc rễ.

Mọi người đang chờ đợi những biến chuyển mau lẹ sắp xảy ra.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ giỗ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm tại Đan Mạch
Ngô Văn Thông
00:26 31/10/2015
Lễ Giỗ Cố Tổng Tống Ngô Đìng Diệm, bào đệ Ngô Đình Nhu và Đức Hồng Y FX Nguyễn Văn Thuận tại Cộng Đoàn Công Giáo Việt nam Odense, Đan Mạch, 25.10.2015

Trong Thánh lễ Chúa Nhật tuần trước, Ban Điều Hành đã một lần nữa mời Cộng đoàn tham dự lễ giỗ của ba vị đáng kính như mọi năm. Nhà thờ hôm nay đông hơn thường lệ, một phần là có nhiều giáo dân tham dự. Trong lúc ca đoàn Thánh Linh hát bài ca nhập lễ, linh mục chủ tế Phêrô Nguyễn Ngọc Tuyến niệm hương trước di ảnh ba vị. Bắt đầu Thánh lễ, linh mục Tuyến còn trang trọng nhắc tóm lược công lao của ba vị đối với dân tộc, quê hương Việt nam. Thánh lễ đuôc dâng với hai ý chỉ, thứ nhất là ý lễ theo lịch phụng vụ của Giáo Phận, và ý cầu nguyện cho linh hồn ba vị Gioanbaotixita, Giacôbê, và Fanxicô Xaviê.

Sau Thánh lễ, Ban tổ chức mời cộng đoàn và quan khách sang hội trường thể thao của trường Thánh Albani để tham dự phần 2 của chương trình tưởng niệm. Vì hội trường nhỏ hẹp nên Ban tổ chức không đặt nhiều ghế mà chỉ để một số ít cho cụ già hoặc người bệnh tật. Cũng vì lý do hội trường chật hẹp nên Ban tổ chức cố gắng rút gọn chương trình tối đa. Hội trường yên lặng, ban tổ chức bắt đầu chương trình bằng lễ chào quốc kỳ và phút mặc niệm tưởng nhớ ba vị đáng kính cũng như tổ tiên, anh hùng liệt sỉ đạo cũng như đời đã hy sinh mạng sống để bão vệ tổ quốc hoặc làm chứng cho đức tin Kitô Giáo, những người đã chết trên con đường tìm tự do…Nghi lễ tưởng niệm được kết thúc bằng nghi thức dâng hương; ba đại diện lên niệm hương trước bàn thờ ba vị.

Tiếp theo , đại diện Ban tổ chức trình bày về ba vị khả kính tưỡng nhớ hôm nay. Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm được nhắc đến trước nhất.. Cụ Diệm sinh năm 1901 trong gia đình cụ cố Ngô Đình Khả, quan thượng thư dưới triều vua Thành Thái, thuộc gia đình có truyền thống đạo đức. Bãn thân cụ Diệm cũng làm quan dưới triều Nguyễn, Nhưng chẳng bao lâu thì rút lui để phãn đối chính sách sưu cao thuế nặng của thực dân Pháp. Để ca tụng lòng yêu nước thương dân của các vị, người đời có câu ” Đày Vua không Khả, đào mã không Bài, đày dân không Diệm ”. Không chấp nhận đường lối cai trị của thực dân Pháp và từ chối tham gia lực lượng Cộng Sản Việt Nam, cụ Diệm bôn ba Hải ngoại, tìm đường cứu nước. Sau hiệp định Genève 1954, cụ về nước với sự giúp dỡ của Mỹ và sự ủng hộ của những người nhiẹt thành, yêu nước ở Miền Nam, đã dẹp tan tàn dư của chế độ Thực Dân Pháp; xây dựng chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa độc lập tự do, cơm no áo ấm. Đến năm 1958, Mỹ thay đổi chính sách muốn trực tiếp tham cuộc chiến ở Miền Nam Việt Nam. Lý tưởng độc lập tự do bị chà đạp khi Mỹ muốn chế độ Miền Nam trở thành Bù Nhìn. Cụ Diệm đã cực lực phãn đối và kết quả là chết thảm do bàn tay của những kẻ phãn bội giả man.

Khi nhắc đến bào đệ Ngô Đình Nhu, điều cần lưu ý nhất, ông là người thích làm việc bàng đầu óc hơn là con tim. Gần như mọi kế hoạch, quốc sách dưới chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa đều có sự tham gia của ông.Nhưng lúc nào ông cũng kính trọng người anh đáng kính Ngô Đình Diệm.Nếu chúng ta tưởng niệm cụ Ngô Đình Diệm mà quên cố vấn Ngô Đình Nhu cũng là điều thiếu sót chăng ?

Qua phần tưởng niệm cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, chúng không phải mất nhều thời gian trình bày, Lý do là cuộc sống của Ngài đã được chính Ngài trình bày trong nhiều tài liệu và qua nhiều cuộc diễn thuyết nhiều nước trên thế giới. Từ thiếu thời, với cuộc sống tu đức trong tiểu chủng viện , quảng đời linh mục, Giám Mục. Cảnh tù đày, Cuộc sống hải ngoại .. Đâu đâu cũng đậm màu đạo đức, thánh thiện. Vi vậy, đối với Ngài Điều cần thiết là hảy sống theo gương Ngài về đạo cũng như về đời. Chúng ta cùng nhau cầu nguyện cho Ngài sớm được xếp vào hàng các Thánh trên thiên quốc.Ngài để lại nhiều tài liệu quý để sống đạo, trong đó có thủ bản ”Cộng đòan Đức Mẹ Lavang ”, đã được Đức Giáo Hoàng chúc phúc. Tài liệu này rất tiếc chưa được thực hiện trong cộng đồng Công Giáo Việt nam trong nước và hải ngoại.

Tiếp theo là phần phát biểu của đại diện Ban Chấp Hành Cộng Đồng Công Giáo Việt nam tạn Đan Mạch, Ông Đỗ Vinh Hiển nhấn mạnh : Việc tổ chức Lễ Giỗ cho cho ba vị đáng kính hôm nay thật đầy ý nghĩa. Cộng Đồng sẽ phổ biến rộng rãi cho nhiểu cộng đoàn tại Đan Mạch cùng tham gia.

Phần nghi lễ được kết thúc bằng kinh ” Cầu cho Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận”. Theo truyền thống Việt Nam , có Giỗ là có tiệc để con cháu sum vầy. Thức ăn nước uống do Nhóm Thiện Chí thực hiện chu đáo được thực khách ưa thích. Ban tổ chức cũng có đặt thùng tiền để cộng đoàn ủng hộ cho một phần chi phí.và bỏ vào quỹ phong Thánh của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận.

Mặc dù người Công Giáo ở đây không đông nhưng vẫn giử đươc những truyền thống đạo đức rất tốt, là gương sáng cho người Công Giáo địa phương. Nguyện xin Thiên Chúa ban nhiều hồng cho Cộng Đoàn chủ nhà, qua lồi chuyển cầu của ba vị đáng kính được tưỡng niệm hôm nay.

Ngô Văn Thông
 
Hội nghị liên tôn lần thứ năm tại Trung Tâm Mục Vụ Sàigòn
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
19:02 31/10/2015
HỘI NGỘ LIÊN TÔN LẦN THỨ NĂM TẠI TRUNG TÂM MỤC VỤ SÀI GÒN

Nhận được thư mời của Cha giáo Phanxicô Xaviê Bảo Lộc- đặc trách ban mục vụ đối thoại liên tôn TGP Sài gòn, tôi đến tham dự cuộc Hội Ngộ Liên Tôn do Ban Mục vụ đối thoại liên tôn của Tổng Giáo phận Sài Gòn tổ chức vào lúc 14g30 ngày 27.10.2015 tại Trung tâm mục vụ Sài gòn. Cuộc hội ngộ có chủ đề là “Bồi Đắp Văn Hóa Gặp Gỡ”.

Từ 13g30, quý thầy ĐCV Giuse Sài gòn, các Nữ tu, anh chị em hướng đạo sinh và các bà mẹ Công Giáo đã niềm nở đón chào quý khách.

Xem Hình

Chương trình hội ngộ bắt đầu lúc 2g45, với bài ca “gần nhau trao cho nhau…” nối kết khoảng 400 tham dự viên trong niềm vui gặp gỡ. 2 MC thật duyên dáng giới thiệu quý khách mời, chương trình, lý do và ý nghĩa ngày hội ngộ.

Đây là lần thứ năm, Ban mục vụ liên tôn TGP Sài gòn tổ chức hội ngộ.Năm nay kỷ niệm 20 năm ngày Đức cố Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình (1910-1995) qua đời. Ngài đã để lại một dấu ấn rất đậm nét cho lịch sử Tổng giáo phận. Ngài là biểu tượng tinh thần của những cuộc gặp gỡ chân thành và khôn ngoan.

Đặc biệt,ở Rôma từ ngày 26/- 28/10, đang diễn ra Hội nghị quốc tế tại đại học Giáo Hoàng Grêgôriô đánh dấu 50 năm công bố tuyên ngôn Nostra Aetate của Công Đồng Vaticanô II về quan hệ của Giáo Hội Công Giáo với các tôn giáo ngoài Kitô giáo. Bản tuyên ngôn là tài liệu ngắn nhất trong các văn kiện của Công Đồng, nhưng đây là bản văn rất quan trọng định hướng cho Hội Thánh Công Giáo trong viễn cảnh đối thoại và loan báo Tin Mừng. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, một Công đồng đã long trọng trình bày các nguyên tắc liên hệ đến các tôn giáo ngoài Kitô giáo. Chính từ tinh thần của tuyên ngôn này cùng với định hướng chung của Công Đồng Vaticanô II, Hội Thánh Công Giáo muốn mở những cánh cửa để nhìn vào những giá trị cao đẹp của các truyền thống tôn giáo khác và đem các tôn giáo khác lại gần với Kitô giáo. Có thể nói, Nostra Aetate khai mở các nỗ lực đối thoại liên tôn.

Đức Cha Stêphanô Tri Bửu Thiên, Giám Mục GP Cần thơ, đặc trách ban Ban mục vụ đối thoại liên tôn của HĐGMVN có lời mở đầu. Ngài chào mừng quý tham dự viên và nói rằng “văn hóa gặp gỡ” là ngôn từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói, thế giới chúng ta đang sống là thế giới của văn hóa quy tụ và gặp gỡ. Quy tụ và gặp gỡ để hiểu biết nhau, để cảm thông với nhau, để chia sẻ niềm vui và nỗi buồn, để giúp nhau thăng tiến, cuộc hội ngộ hôm nay giúp chúng ta tìm hiểu và chia sẻ những tâm tình này. Ngài đại diện HĐGMVN và ban tổ chức công bố khai mạc hội ngộ lần thứ năm và đánh trống khai mạc.

Chương trình gồm 2 phần.

Phần I. Đạo: con đường gặp gỡ. Các bài tham luận của đại diện Phật giáo, Phật giáo Hòa hảo, Baha’i, Công Giáo.

Sau đó tham dự viên viếng mộ Đức cố TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình tại Nhà nguyện ĐCV Sài gòn và tham quan triển lãm “Đồ thờ tự cổ” tại Nhà truyền thống.

Phần II. Nhân. Kinh nghiệm gặp gỡ. Đây là phần sôi nổi qua những cuộc đối thoại thú vị, trao đổi chia sẻ rộn ràng và phỏng vấn các diễn giả. Chị ca sĩ Phật tử Hiếu Ngọc để lại những ấn tượng thật đẹp. Chị là một Phật tử, đã từng phục vụ ca hát ở một Thánh thất Cao đài, hiện nay chị là một ca viên trong ca đoàn giáo xứ Bình Thọ. Gia đình chị sùng đạo Phật, nhưng người thân không những không cản trở chị hát Thánh ca mà còn tạo điều kiện cho chị nghe và tập hát Thánh ca từ thời niên thiếu.

Tham dự Hội ngộ liên tôn lần này, gặp gỡ và trò chuyện các vị chức sắc các tôn giáo bạn, lắng nghe các bài tham luận, tôi thấy giữa các tôn giáo có chung một khát khao là được sống yêu thương và thực thi tình thương cho tha nhân.Khi con người đến với nhau bằng tình thương, họ sẽ tôn trọng nhau và cùng hướng về Thiên Chúa tình yêu.

Sứ điệp của Ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 48 có chủ đề “Truyền thông phục vụ nền văn hóa gặp gỡ đích thực”. Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm chia sẻ: Vấn đề là ý thức rằng truyền thông không chỉ đơn thuần là vấn đề kỹ thuật nhưng là vấn đề “con người”. Chính con người mới là chủ thể và tác giả của những phương tiện truyền thông. Từ đó, điều quan trọng là phải làm sao để truyền thông phục vụ con người và những giá trị nhân văn, phục vụ tình yêu hơn là hận thù, phục vụ hiệp thông thay vì xa cách, phục vụ sự liên đới thay vì cô lập. Văn hóa gặp gỡ là ở đó. Cho nên Đức Phanxicô kêu gọi chúng ta : “Chỉ nối mạng mà thôi thì chưa đủ, việc nối mạng này cần phải phát triển thành những cuộc gặp gỡ thật sự”, nghĩa là truyền thông phải phục vụ nền văn hóa gặp gỡ đích thực.Để thật sự gặp gỡ, cần có sự đồng cảm, lắng nghe, chia sẻ. Để có được sự gặp gỡ đích thực như thế, với các Kitô hữu, giả thiết phải có cuộc gặp gỡ ở chiều sâu tâm hồn : Gặp gỡ Lời Chúa, gặp gỡ chính mình. Đây là lý do Đức Phanxicô kêu gọi chúng ta phải dành thời giờ và tập thói quen sống thinh lặng, kiên nhẫn. Chỉ khi chúng ta cảm nghiệm được Chúa Kitô Phục sinh đồng hành với mình và làm cho tâm hồn mình bừng sáng bằng Lời của Ngài, khi ấy ta mới có thể trở thành những người sử dụng truyền thông để phục vụ nền văn hóa gặp gỡ đích thực.

Cách đây 29 năm, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã triệu tập Ngày liên tôn cầu nguyện cho hòa bình tại Assisi và mời giới lãnh đạo của các tôn giáo lớn toàn thế giới tham dự. Ngài đã dùng thuật ngữ “tinh thần Assisi” để gọi ngày lịch sử 27-10-1986, khi các nhà lãnh đạo các tôn giáo lớn, theo lời mời của Đức Giáo Hoàng, cùng về Assisi để cầu nguyện cho hòa bình.Các vị Giáo Hoàng kế nhiệm đã tiếp tục con đường đó, và cũng đã mời các vị lãnh đạo các tôn giáo lớn tụ tập về Assisi để lập lại dấn thân của các tôn giáo trong việc xây dựng hòa bình trên thế giới.

Theo Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, nếu muốn giải thích “tinh thần Assisi”, ta có thể dùng hình ảnh thánh Phaolô đã dùng trong chương 2 của thư Êphêxô: nay không còn ngăn cách giữa dân Do Thái và Dân Ngoại nữa, cả hai đã thành một. Đức Giêsu đã phá đổ bức tường ngăn cách, đó chính là “tinh thần Assisi”, nhưng luôn luôn nhớ rằng mỗi người vẫn đứng vững trong miền đất của mình. Bởi vì sự phong phú của mỗi tôn giáo vẫn được duy trì, chứ không có việc loại bỏ lẫn nhau. Từ đây tuôn trào ra một sứ điệp về sự khiêm nhường, nghèo khó, hiền lành, liên đới, tạo ra một bầu khí lý tưởng trong đó các khác biệt có thể gặp nhau, mà không ai phải từ chối căn tính của mình, nhưng đồng thời được thúc đẩy khẳng định căn tính này là không có thứ kiêu ngạo tạo ra những hàng rào và gây ra những cuộc chiến tranh. (Lm Phanxicô X. Vũ Phan Long, ofm).

ĐTC Phanxicô kêu gọi thăng tiến đối thoại liên tôn trong tinh thần xây dựng, tôn trọng xác tín và căn tính tôn giáo của nhau. Trong Tông Huấn “Niềm Vui Phúc Âm” ngài viết: “Một thái độ cởi mở trong sự thật và yêu thương phải là đặc tính của cuộc đối thoại với các tín đồ các tôn giáo không Kitô, tuy có những chướng ngại và khó khăn, đặc biệt là những trào lưu cực đoan trong cả hai phía” (250); “Đối thoại không có nghĩa là từ bỏ căn tính của mình khi đi gặp người khác, và cũng không phải là chiều theo những thỏa hiệp về đức tin và luân lý Kitô. Trái lại “sự cởi mở chân thực bao hàm sự giữ vững những xác tín sâu xa nhất của mình, với một căn tính rõ ràng và vui tươi” (251), nhờ đó, biết cởi mở tìm hiểu những lý do của tha nhân, có khả năng có được những quan hệ tôn trọng lẫn nhau, với xác tín rằng cuộc gặp gỡ người khác biệt chúng ta có thể là cơ hội để tăng trưởng trong tình huynh đệ, được phong phú hơn và là dịp để làm chứng tá”; “Đối thoại liên tôn và loan báo Tin Mừng là hai điều không loại trừ nhau nhưng nuôi dưỡng nhau. Chúng ta không áp đặt điều gì cả, chúng ta không sử dụng chiến lược tinh quái để thu hút tín đồ, nhưng chúng ta làm chứng trong niềm vui, với tinh thần đơn sơ, về những gì chúng ta tin và về thực tính của mình.”.

Trong những ngày cuối tháng Mười 2015, các đại diện các tôn giáo trên thế giới đã quy tụ về Roma để tham dự Hội nghị kỷ niệm 50 năm Tuyên ngôn Nostra Aetate của Công đồng Vatican II về mối quan hệ giữa Giáo Hội Công Giáo với các tôn giáo khác. Hội nghị diễn ra trong ba ngày từ 26 đến 28-10 do Hội đồng Toà Thánh về Đối thoại Liên tôn và Uỷ ban Toà Thánh phụ trách các quan hệ với người Do Thái tổ chức.Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Đối thoại Liên tôn, nói rằng: “Một trong những thành tựu cơ bản của Nostra Aetate là Giáo Hội nhìn nhận những gì là chân thật và thánh thiện nơi các tôn giáo khác. Trong Tuyên ngôn này, lần đầu tiên, huấn quyền đã nhìn nhận sự thánh thiện cũng có thể hiện diện nơi các tôn giáo khác và điều này có thể dẫn đến một ‘tia sáng chân lý soi chiếu tất cả nhân loại’” (WHĐ).

Hội ngộ liên tôn lần thứ năm kết thúc, mọi người vui vẻ chụp hình lưu niệm, lưu luyến chia tay, cho nhau số điện thoại địa chỉ email, hứa hẹn sẽ gặp gỡ lại nhau cách này cách khác. Ước mong kinh nghiệm cụ thể về mối tương quan này ngày càng được gắn kết hơn qua nhiều hình thức tiếp xúc, trao đổi, và khai phá khác nhau; để nhờ đó, cùng với Giáo Hội, người Kitô hữu mở lòng mình ra đối với các truyền thống tôn giáo khác, ngỏ hầu mọi người kính trọng các giá trị đạo đức, tâm linh và tâm lý hiện hữu trong từng truyền thống nơi các tôn giáo bạn. Có những con đường dẫn mọi người đến gần nhau, đó là con đường của tình người,tình đồng bào,tình đồng hương,tình đồng đạo,tình đồng nghiệp, tình đồng môn, tình đồng đội. Những con đường ấy bồi đắp cho nền văn hóa gặp gỡ. Gặp gỡ đối thoại và loan báo Tin Mừng là con đường của mọi kitô hữu hôm nay.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An
 
Phái đoàn giáo xứ Hòa Hưng Sàigòn kính viếng Đức Mẹ La Mã Bến Tre
Người La Mã
19:22 31/10/2015
PHÁI ĐOÀN GIÁO XỨ HOÀ HƯNG SÀIGÒN KÍNH VIẾNG MẸ LA MÃ

Để tỏ lòng tôn kính và tạ ơn Mẹ, ngày cuối cùng của tháng Mân Côi 31 tháng 10 năm 2015 cha Giuse Phạm Bá Lãm cùng đoàn con dắt díu nhau từ giáo xứ Hòa Hưng xuống Đức Mẹ La Mã Bến Tre.

Tờ mờ sáng, cha già Giuse kính yêu cùng các con lên đường trực chỉ vùng Bến Tre sông nước và là xử sở của trái dừa.

Dù đường "ngăn sông cách trở" xe lớn không thể vào được tận trung tâm nhưng đoàn của Cha Giuse vẫn đến được với Mẹ.

Nghỉ ngơi, thăm viếng nơi vớt được hình và rồi sau đó là Thánh Lễ tạ ơn Chúa và cảm ơn Đức Mẹ.

Sau Thánh Lễ, mọi người nán lại bên Mẹ cùng với Cha Giuse xin ơn Đức Mẹ và chụp chung với nhau vài bức hình lưu niệm.

Xem Hình

Rời Đức Mẹ La Mã, đoàn của Cha Giuse lại lên đường trở về Sài Thành mến yêu. Trên đường, trước khi qua cầu Rạch Miễu, đoàn của Cha Giuse đã ghé tham quan khu du lịch Cồn Phụng. Cồn Phụng là khu du lịch đặc trưng ghi lại làng nghề làm kẹo dừa, bánh tráng phồng và đặc biệt là nhà lưu niệm của ông thành lập ra đạo Dừa ...

Hình ảnh cha già vẫn thoăn thoắt với đoàn cùng những nụ cười trên môi của Cha Giuse thật dễ thương.

Rời khu du lịch, đoàn lên đường về Hòa Hưng thân thương.

Tạ ơn Chúa, cảm ơn Mẹ đã cho Cha Giuse và đoàn một ngày hành hương cũng như tham quan được bình an và tốt đẹp.

Xin mở ngoặc để nói một chút về Cha Giuse Phạm Bá Lãm nhân dịp nói về Cha dẫn đoàn đi hành hương.

Cha Giuse Phạm Bá Lãm đáng kính đã ở, phục vụ họ đạo Hòa Hưng từ những năm trước 1975 trong tư cách là phó xứ, sau đó là chánh xứ cho đến ngày hôm nay.

Cha cũng giữ vai trò là cha quản hạt Phú Thọ trong nhiều năm liền. Cha cũng ở trong ban kinh tế của Giáo phận Sài Gòn thân yêu.

Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, Cha Giuse đã gầy dựng, hình thành lên một Hòa Hưng rất hiền hòa và hưng thịnh. Không chỉ lo cho giáo xứ về mọi mặt, cha đặc biệt quan tâm đến sinh viên nghèo hiếu học nên cha đã có sáng kiến xây dựng những lưu xá để giúp cho các em sinh viên từ miền quê lên Sài Gòn trọ học. Ngoài ra, Cha cũng lo cho các cha dưỡng lão ở nhà hưu Phát Diệm trong tư cách là đại diện các linh mục Phát Diệm ở miền Nam.

Cha đã làm được phải nói là rất rất nhiều nhưng Cha Giuse Phạm Bá Lãm là một người rất khiêm tốn, Cha không bao giờ khoe khoang hay kể công những gì Cha làm.

Nay, tuổi cũng đã cao nhưng Cha vẫn gắn bó với Hòa Hưng như vị cha chung của đoàn chiên. Hẳn nhiên không thể nào vừa lòng hết mọi người nhưng đoàn chiên ở Hòa Hưng đa phần kính mến và trân quý món quà mà Chúa gửi cho Hòa Hưng.

Vẫn mong Cha khỏe và minh mẫn để ở, đồng hành và giúp cho Hòa Hưng ngày một vững bước trên con đường đức tin như lòng Chúa mong muốn.

Người La Mã
 
Tiệc liên đới xây dựng cơ sở giáo xứ VN Paris
Người phóng viên trẻ
19:39 31/10/2015
TIỆC LIÊN ĐỚI XÂY DỰNG CƠ SỞ GIÁO XỨ

Chúa Nhật 25.10.2015, Giáo xứ Việt Nam Paris đã tổ chức một bữa « TIỆC LIÊN ĐỚI XÂY DỰNG CƠ SỞ ». Bữa tiệc đã được thực hiện qua bàn tiệc thánh lễ và bàn tiệc huynh đệ.

1. Trên bàn tiệc thánh lễ, Đức ông Giám Đốc Giuse Mai Đức Vinh chia sẻ Lời Chúa.

Bài phúc âm hôm nay (Mc 10, 46-52) là một bài học sống động và cụ thể về đức tin của một người mù tên là Bartimê con ông Timê ở thành Giêricô. Anh Bartimê, vì mù, không nhìn thấy Chúa Giêsu. Nhưng anh ta nghe được. Tiếng nói của đám đông thành phố cho anh biết có một đấng tiên tri con vua Đavid, là Chúa Giêsu Nadarét đang đi qua. Anh tin và cảm nhận Chúa Giêsu có thể làm cho mình một điều mong ước. Chẳng hổ thẹn trước đám đông, cũng chẳng sợ bị chê cười mạt sát, anh liền đứng phắt dậy, chạy gần đến chỗ Chúa Giêsu và tin tưởng nói to lời xin một cách mạnh bạo với Chúa Giêsu : « Hỡi ông Giêsu con vua Đavít, xin thương xót tôi ». Nhiều người mắng anh bảo im đi, nhưng anh càng kêu to hơn : « Hỡi con vua Đavít, xin thương xót tôi ».

Chúa Giêsu đã nhận ra lòng tin chân thật và mãnh liệt của Bartimê, liền dừng lại, truyền gọi anh đến, gọi và bảo anh : « Hãy vững tâm đứng dậy ». Anh ta liệng áo choàng, đứng dậy, đến cùng Chúa Giêsu. Bấy giờ Chúa Giêsu bảo rằng: "Anh muốn Ta làm gì cho anh?" Người mù thưa: "Lạy Thầy, xin cho tôi được thấy". Chúa Giêsu đáp: "Được, đức tin của anh đã chữa anh". Tức thì anh ta thấy được và đi theo Người.

Bài học đức tin của Bartimé có thể áp dụng cho đời sống đức tin của cá nhân mỗi người hay của tập thể cộng đoàn ; Cho việc giáo dục con cái của mỗi người hay cho việc xây dựng cơ sở của giáo xứ. Trước những nghịch cảnh, khó khăn, bạo lực, lo âu, yếu kém, thiếu thốn, nguy hiểm, thất bại, chúng ta hãy luôn vững niềm tin vào Chúa, và cư xử theo niềm tin ấy. Nghĩa là : 1. Ta biết điều mình cần. 2- Dẫu không nhìn thấy, nhưng ta vẫn có thể nghe được tiếng Chúa, cảm nghiệm được Chúa đang đến với ta. 2- Rồi phó thác, tin tưởng vào Chúa, vì Chúa có thể làm cho ta những điều lạ lùng, dáp ứng lòng ta mong ước. 3- Đừng hổ thẹn, cũng đừng sợ bị thế gian chê bai, xỉ vả, nhạo cười, mà cố gắng vận dụng và thực hiện hết khả năng của mình. 4- Chạy đến với Chúa, mà tin tưởng nói với Chúa lời van xin của mình một cách mạnh bạo và tin tưởng. 5- Nếu cần, chạy đến lại với Chúa, nói lại và rõ hơn, to hơn, mạnh hơn lời mình xin. 6- Hãy tin tưởng rằng đức tin của ta sẽ cứu ta. 7- Chúa sẽ nhận ra niềm tin của ta và cho ta điều ta mong muốn. Amen.

2. Trên bàn tiệc huynh đệ, các thành phần giáo xứ chia sẻ thức ăn, văn nghệ và cảm tưởng hầu đóng góp vào DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ SỞ GIÁO XỨ

Từ năm 2000, khi chuẩn bị thành lập Phong Trào Liên Đới Nghề Nghiệp, thì ý tưởng về một « Bữa Tiệc Liên Đới Truyèn Giáo » đã được manh nha và tổ chức, để gây quỹ gửi giúp Giáo Hội Việt Nam trong công trình truyền giáo. Bữa tiệc này, thường tổ chức vào tuần lễ Truyền Giáo tháng 10 hằng năm, đã được Phong Trào Liên Đới Nghề Nghiệp liên tục đứng ra vận động các đơn vị mục vụ khác, để cả giáo xứ tham gia đóng góp vào Bữa Tiệc này, từ Ban Giám Đốc, Ban Cố Vấn, Hội Đồng Mục Vụ, đến các đơn vị mục vụ khác.

Riêng năm 2015, vì Dự Án Cơ Sở 2014 vừa bắt đầu, trong một phiên họp ngày 12/06/2015 vừa qua, Giáo xứ đã quyết định đổi « Tiệc Liên Đới Truyền Giáo » thành « Tiệc Liên Đới Xây Dựng Cơ Sở ». Bữa « Tiệc Liên Đới Xây Dựng Cơ Sở Giáo Xứ » hôm nay xoay quanh hai chia sẻ lớn : 1- Chia sẻ thức ăn và văn hóa Việt nam ; 2- Chia sẻ cảm tưởng về Dự Án Xây Dựng Cơ Sở vừa khởi đầu năm 2014.

Chia sẻ thức ăn và văn hóa Việt Nam. Bữa tiệc đã được khởi đầu với phép lành của Đức Ông Giám Đốc, cùng đứng trên khán đài với một số đại diện Ban Giám Đốc, Ban Thường Vụ, và Ban Liên Ngành Liên Đới Nghề Nghiệp.

Thực phẩm Việt nam chia sẻ gồm các món : 1- Khai vị nguội, 2- gỏi bò bóp thấu, 3- Tôm chiên, 4- Canh nấm cua, 5- Gà nấu thập cẩm, 6- Brocoli xào nấm, 7- Mực nhồi thịt rim, 8- Cơm và bánh mì, 9- Chè, 10- Trái cây. Và nước lọc, nước ngọt coca và rượu nho.

Văn hóa Việt nam chia sẻ qua 11 mục đặc sắc sau đây : 1- Tôi yêu (Trịnh Hưng) do Mỹ Ly & Kim Phượng song ca :. 2- Giấc mơ mùa thu (Võ Thiện Thanh) do Tuyết Dung đơn ca. 3- Mùa thu cho em (Ngô Thụy Miên) do Hoàng Anh đơn ca. 4- Gánh hàng rong (Lê Quốc Dũng) do Quang Đại đơn ca. 5- Hương mắm quê (Vĩnh Thạnh) do Thu Hồng đơn ca. 6- Cổ nhạc: Trưng Vương gái Việt (Điệu Xàng xê) do Trúc Tiên đơn ca. 7- Cổ nhạc: Nỗi lòng xa xứ (Điệu Lý con sáo) do Phương Khanh đơn ca. 8- Liên khúc Slow Gửi gió cho mây ngàn bay (Đoàn Chuẩn & Từ Linh) - Mộng dưới hoa (Phạm Đình Chương) - Nỗi lòng (Nguyễn Văn Khánh) - Còn một chút gì để nhớ (Phạm Duy) do Thư Hương đơn ca. 9- Liên khúc Tiếng dương cầm (Văn Phụng) & Nhạc buồn (Chopin_Lời Việt: Phạm Duy) do Quỳnh Chi đơn ca. 10-Chiếc áo bà ba (Trần Thiện Thanh) do Mỹ Ly đơn ca:. 11- Việt Nam, Việt Nam do Cộng đoàn hợp ca kết thúc chương trình.

Chia sẻ cảm tưởng về Dự Án Xây Dựng Cơ Sở 2014 của Giáo xứ.

Cùng với việc chia sẻ thức ăn và văn nghệ Việt Nam, còn có việc chia sẻ cảm tưởng về « DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ SỠ GIÁO XỨ 2014 » nữa. Sáu người đã được ông Phó chủ tịch Hội đồng mục vụ mời lên chia sẻ với cộng đoàn về những tâm tư, cảm tưởng của mình đối với « Dự án xây dựng cơ sở giáo xứ » khởi đầu từ tháng 05.2014 và đã được Ban Giám đốc, Ban thường vụ, Hội đồng mục vụ và Tòa Tổng Giám Mục Paris đồng ý, quyết định và thông báo cho toàn giáo xứ trong Đại Hội Mục Vụ ngày 14.06.2015. Âm thanh và tiếng nói chuyện ồn ào to, nghe và hiểu được những chia sẻ thật là khó. Chúng tôi xin ghi lại những điều mình nghe được và ghi nhận được. Nếu có sai sót chút nào, xin quí vị niệm tình tha thứ.

Luật sư Lê Đình Thông, giáo dân nội thành Paris, nhận định rằng các giáo dân Việt Nam, đã gian khổ xoay xở sinh sống trong xã hội Pháp ở những năm 70 và 80. Từ những năm 90, họ đã dần dần hội nhập. Và từ những năm 2000, tất cả đã an cư lạc nghiệp. « Dự án Cơ sở Giáo xứ 2014 » đã xuất hiện đúng lúc. Ông cầu chức cho Cộng Đoàn Giáo Xứ được nhiều may mắn và phước lành của Chúa, mà đạt được kết quả tốt đẹp trong dự án cơ sở này.

Bà Đoàn Thị, một giáo dân vùng phụ cận Marne La Vallée, chia sẻ rằng những cộng đoàn Công Giáo Việt Nam mới thành lập từ sau 1975 ở các nước khác, từ Mỹ, Úc, đến Đức, Anh, Úc… họ đều đã xây được nhà thờ của mình.

GXVN Paris là cộng đoàn Công Giáo Việt nam kỳ cựu nhất tại hải ngoại, được chính thức công nhận từ năm 1947. Sau gần 70 năm được Tổng giáo phận Paris chính thức công nhận, vẫn là một cộng đoàn « ăn nhờ ở tạm », thuê hoặc mượn cơ sở. Đã đến lúc Giáo xứ Việt nam Paris cần phải có một nhà thờ cho mình và của mình.

Trong « Dự án cơ sở Giáo xứ 2014 », cơ sở Emerainville mà phái đoàn Giáo Xứ mới đi thăm hai lần trong tháng 9 và 10-2015 vừa qua có nhiều đặc điểm đáp ứng nhu cầu và khả năng tài chánh của giáo xứ. Mong sao thủ tục hành chánh tiến bộ mau chóng và quỹ quyên góp phát triển mau hơn, để Giáo Xứ chúng ta có được một cơ sở của mình.

Anh James Phúc, một giáo dân trong Nhóm Trẻ, kể lại việc nghe biết được rằng Giáo Xứ đã đang đi xem cơ sở Emarainville, và dường như cơ sở này có nhà đất đủ rộng cho các nhu cầu của Giáo Xứ. Có điều dường như theo một số dư luận thì hơi xa. Anh nghĩ rằng, dẫu có hơi xa, thì những người muốn đến với giáo xứ, cũng sẽ vẫn đến thôi. Và anh cùng các bạn bè, những người trẻ, các anh cũng sẽ sẵn sàng đến cơ sở mà Giáo xứ sẽ chọn.

Thầy phó tế vĩnh viễn Cao Trọng Nghĩa, một thành viên mới trong Ban Giám Đốc, bày tỏ một tâm sự tin tưởng rằng Giáo xứ sẽ phải có cơ sở của mình. Sau bao nhiêu năm dành dụm, Giáo xứ đã có một ngân khoản tối thiểu, để dám nghĩ đến chuyện mua một cơ sở cho mình và được Toà Tổng Giám Mục Paris cho phép. Đây là lúc thuận tiện. Cả Giáo xứ đã quyết định.

Dược sĩ Trần Thị Kim Chi, Chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ, chia sẻ thao thức của mình một cách rất thực tiễn và tha thiết. Chị nhắc lại hai lý do thúc bách Giáo xứ phải nghĩ đến việc xây dựng cơ sở. Vì tinh thần tự lập, tự cường. Và để các em thiếu nhi có nơi chốn học giáo lý, học tiếng Việt, sinh hoạt và dự thánh lễ. Rồi chị bày tỏ một niềm mong ước : Mong sao mọi thành phần trong giáo xứ góp công góp của, cách này hay cách khác, thật mau chóng, thật rộng lượng, để dự án cơ sở giáo xứ mau đạt kết quả. Mong sao giáo xứ càng ngày càng phát triển !

Cụ Natalie Vũ, Hội trưởng Hội các bà mẹ Công Giáo, chia sẻ rằng, dẫu mình đã già, nhưng vẫn mong sao cho Giáo Xứ sớm có được cơ sở của mình. Để được như vậy, cần thiết là phải có đủ tài chánh. Xin Chúa xui khiến để nhiều người đóng góp và ủng hộ. Xin Chúa nhậm lời chúng con.

LỜI KẾT

Vào cuối bữa tiệc , sau phần chia sẻ về « Dự án Cơ sở Giáo xứ 2014 », đi qua một bàn tiệc đang trao đổi hăng hái, tôi dừng lại theo dõi. Một cụ cao niên cỡ tuổi 70 than to :

- Tiếc quá !

- Tiếc cái gì ? Người đối diện hỏi.

- Tiếc rằng ban tổ chức « Tiệc Liên đới Xây dựng Cơ sở Giáo xứ » đã không lợi dụng dịp tốt này để cổ võ việc liên đới đóng góp tài chánh một cách cụ thể. Tôi thấy các xứ đạo ở Việt nam hay ở nhiều nước ngoài, đều tổ chức những bữa tiệc như ta hôm nay, mỗi khi giáo xứ của họ muốn xây dựng nhà thờ. Nhưng họ không chỉ chia sẻ những ý tưởng cao đẹp, những mong ước lý tưởng. Mà họ rất cụ thể. Họ hô hào và tình nguyện đóng góp tài chính, công, của. Họ làm sổ những người đóng góp và hứa đóng góp. Mỗi tiệc như vậy, họ thâu cả mấy trăm ngàn đô la. Tổ chức ba bốn bữa tiệc như vầy, là giáo xứ có đủ tiền xây nhà thờ. Chứ mà, cứ ngồi chia sẻ cao đẹp, lý tưởng, thì đến bao giờ mới xây được nhà thờ. Mỗi việc đều có phương pháp và điều kiện của nó !

Một người khác, cùng bàn, lên tiếng :

- Ngược lại với cụ. Phần tôi, tôi mừng!

- Vì sao lại mừng? Người ngồi cạnh phía trái hỏi.

- Mừng vì thấy cái tinh thần tự trọng và tôn trọng người khác được thể hiện một cách rõ ràng trong Giáo xứ Việt nam Paris. Người tự trọng, thì tự tin, tự lập, tự cường, có tinh thần trách nhiệm và kính trọng người khác. Người tự trọng thì không ép buộc bất cứ ai và không áp đặt bất cứ sự gì. Những phương pháp tâm lý quần chúng, dùng sức ép đoàn thể để áp đặt, ép buộc các cá nhân làm những việc đóng góp, thường được các con buôn xử dụng để khích động người tiêu dung mua hàng. Chúng ta không nên làm như vậy. Xây dựng nhà thờ là công việc cần thiết và quan trọng. Nhưng không vì thế mà ép buộc, áp đặt các giáo dân phải đóng góp, hay phải hứa đóng góp. Giáo xứ bàn nhau, xướng lên, quyết định việc cần làm và phải làm. Nhưng tôn trọng giáo dân và để họ tự lấy trách nhiệm mà tự quyết phần đóng góp của mình. Tôi nghĩ rằng đó là tinh thần trách nhiệm và tự trọng ở Giáo xứ Việt nam Paris. Và vì vậy mà tôi mừng.

Paris, ngày 25 tháng 10 năm 2015

Người phóng viên trẻ
 
Ngày Bế mạc Emmaus VI: Ra mắt Chủ tịch và Ban Thường Vụ Liên Đoàn CGVNHK
Lm Peter Võ Sơn
08:51 31/10/2015
Ngày bế mạc emmaus VI: Loan báo Vị Tân chủ tịch Liên đoàn và Ban Thường Vụ

Thứ Năm ngày 29 tháng 10 năm 2015, ngày cuối cùng của Đại Hội Emmaus VI. Sau giờ Kinh Sáng, Đức Cha Kevin Vann, Giám Mục Giáo Phận Orange, California, đã chia sẻ chuyến thăm mục vụ Việt Nam. Đức Cha Kevin rất yêu quý Linh mục Việt Nam, Người Việt và Nước Việt Nam.

Hình ảnh sinh hoạt Emmaus ngày 3

Lúc 10:00 sáng, Tân Chủ Tịch và Ban Thường Vụ Liên Đoàn trình bày các sinh hoạt của Liên Đoàn trong nhiệm kỳ 2015-2019, và thảo luận cho Emmaus VII năm 2017.

Thánh Lễ Trọng Thể Bế Mạc Đại Hội Linh Mục lúc 11:00 giờ sang được chủ tế và thuyết giảng bởi Đức Cha Kevin Vann; cùng đồng tế với Ngài có Đức Cha Đôminicô Mai Thanh Lương và các linh mục. Sau Lời Nguyện Kết Lễ, Lm Peter Võ Sơn, Tổng Thư Ký Liên Đoàn, đã báo cáo cho biết về cuộc bầu phiếu Vị Tân Chủ Tịch Liên Đoàn. Ban Kiểm Phiếu đã kiểm phiếu công khai, kết quả như sau: Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí tái đắc cử: Chủ Tịch Cộng Đồng Linh Mục Việt Nam tại Hoa Kỳ, và cũng là Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ nhiệm kỳ 10/2015-10/2019.

Kế đến, Đức Ông Tân Chủ Tịch đã cám ơn sự cộng tác của mọi thành phần dân Chúa trong 4 năm qua. Ngài mời các thành viên trong Ban Thường Vụ đương nhiệm tiếp tục làm việc với Ngài và mời gọi mọi thành phần dân Chúa trong Liên Đoàn tiếp tục đem những tài năng Chúa ban làm cho Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ ngày càng phát triển, lớn mạnh trong yêu thương và hợp nhất.

Ban Thường Vụ Liên Đoàn 2015-2015:

Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, Chủ Tịch (Philadelphia, Pennsylvania).
Lm Antôn Ngô Đình Chính, Phó Chủ Tịch (Louisville, Kentucky).
Lm Phêrô Võ Sơn, Tổng Thư Ký (Oakland, California).
Lm Phêrô Nguyễn Xuân Quýnh, Tổng Thủ Quỹ (Philadelphia, Pennsylvania).

Đức Ông Giuse cám ơn Đức Ông Phanxicô Xavier Phạm Văn Phương, Cha Peter Vũ Ngọc Đức và Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam; Cha Phanxicô Xavier Trấn Quốc Tuấn, Cha Antôn Bùi Kim Phong và Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, quý Cha trong Ban Tổ Chức Emmaus VI: Cha Giuse Nguyễn Thanh Liêm, Cha Robert Phạm Tân, Cha Nguyễn JB Trí, Cha Phêrô Võ Tá Đề. Quý Soeurs Đa Minh Trong Giáo Xứ.

Đức Ông Phanxicô Xavier Phạm Văn Phương, Trưởng Ban Tổ Chức, cám ơn quý Đức Cha, quý Đức Ông và quý Cha, Phó Tế, Tu Sĩ Nam Nữ, quý Ông Bà và Anh Chị Em, đặc biệt 2 Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Đức Mẹ Việt Nam đã làm cho Đại Hội rất thành công, xin Chúa chúc lành cho tất cả các công việc của chúng ta.

Cuối cùng, Đức Cha Chủ Tế ban phép lành, Thánh Lễ và Đại Hội kết thúc tốt lành trong nắng ấm của bầu trời Atlanta đầy tình yêu mến. Tất cả ra về trong hân hoan và hẹn gặp lại Emmaus VII năm 2017.

Ngày 3 Emmaus VI: các sinh hoạt

Atlanta, Georgia: Đại Hội Linh Mục Việt Nam bước sang ngày Thứ Tư (28/10/2015, Lm Phêrô Phan Thế Lực, Chủ Tịch Miền Tây Hoa Kỳ, chủ sự giờ Kinh Sáng. Lm Giuse Nguyễn Thanh Liêm, cựu Chủ Tịch Liên Đoàn, giới thiệu Lm Mathêô Nguyễn Khắc Hy thuyết giảng với chủ đề “ Linh mục: Trở Nên Mọi Sự Cho Mọi Người” (1 Cor 9:32). Ngài trình bày gương của đời sống Thánh Phaolô trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ: phong tục, tập quán, văn hóa, tôn giáo…; gương của Chúa Giêsu. Ngài cũng nói lên vai trò và trách nhiệm của Linh mục và nhắc đến vai trò mục vụ mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề ra.

Lm Giuse Nguyễn Thanh Bình, SVD Tổng Tuyên Úy Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể toàn quốc, chia sẽ những sinh hoạt của PTTNTT; Ngài mời gọi quý Cha và mọi thành phần dân Chúa ủng hộ, tạo điều kiện thuận lời cho các em sinh hoạt.

Lúc 11:00 giờ sáng, Sinh Hoạt của Liên Đoàn và 8 Miền: Lm Peter Võ Sơn, Tổng Thư Ký Liên Đoàn, trình bày những sinh hoạt của Liên Đoàn trong 4 năm (2011-2015). Hiện diện gồm có quý Đức Ông và quý Cha trong Hội Đồng Chỉ Đạo Trung Ương toàn quốc:

Lm Peter Võ Sơn đã trình bày các sinh hoạt của 4 Cộng Đồng: Giáo Dân, Nữ Tu, Phó Tế, Linh mục và Nam Tu Sĩ; các sinh hoạt của giới trẻ, đoàn thể Công Giáo tiến hành, Sự liên hệ của Liên Đoàn với Giáo Hội Hoa Kỳ và Việt Nam; Đại Hội Phó Tế, Họp Liên Dòng Nữ Tu Việt Nam tại Hoa Kỳ, Đại Hội Giới Trẻ VYC (Vietnamese Youth Conference), Đại Hội Gia Đình Thế Giới, hành hương Đức Mẹ La Vang hằng năm, Cổ võ việc phong thánh cho Cha Phanxicô Xavier Trương Bửu Diệp và Đức Hồng Y Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận.

Ban Thường Vụ của Liên Đoàn đã tham dự cuộc họp với 2 vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ và Việt Nam cuối tháng qua tại Philadelphia, được biết Chính Phủ Việt Nam và Tòa Thánh đã cho phép xây Học Việc Công Giáo; về nhân sự: Việt Nam có người giảng dạy; nhưng về tài chánh vẫn còn khó khăn.

Quỹ Tương Trợ Linh Mục: Trong những năm qua, Lm Phêrô Võ Sơn được mời làm người trung gian giữa Giáo Phận Orange và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam-về quỹ Tương Trợ Linh Mục. Sau khi Đức Cha Joseph Vũ Duy Thống (Giám Mục PhanThiết) đặc trách Quỹ Hưu Dưỡng, đã ký và đóng dấu Giấy Xác Nhận chuyển ngân ngày 3/10/2014, và Letter of Agreement (Thư Thỏa Thuận) ký và đóng dấu bởi Đức Cha Kevin Vann (Giáo Phận Orange) và Đức Cha Giuse ngày 16/10/2014, Giáo Phận Orange đã chuyển $1,509.717 USD (một triệu năm trăm lẻ chín ngàn bảy trăm mười bảy đô la ($1000000 USD đã gửi cho Giáo Phận Orange trước đây, đã sinh lời được $509717). Nhân dịp này, Lm Peter Võ Sơn mời quý Cha tham dự Đại Hội cùng cám ơn Lm Joseph Nguyễn Thanh Liêm trong việc vận động giúp đỡ quý Cha Hưu Dưỡng ở Việt Nam.

Xây Dựng Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang tại Việt Nam: Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh (Giám Mục Thanh Hóa), Trưởng Ban Tài Chánh về quỹ xây dựng – nhân chuyến viếng thăm mục vụ của Ngài tại Hoa Kỳ gần đây, Ngài cho biết: hiện tại, bên Việt Nam lo được, khi nào cần, Ngài sẽ mời gọi giúp đỡ.

Lm Peter Nguyễn Xuân Quýnh, Tổng Thủ Quỹ, đã trình bày các chi thu của Liên Đoàn. Ngài cũng cho biết, trong 4 năm qua, Liên Đoàn không chưa có gây quỹ.

Quý Cha Chủ Tịch Miền trình bày những sinh hoạt của Miền, quý Ngài nêu lên những thuận lợi, khó khăn, và những đề nghị cho Tân Ban Chấp Hành Mới, nhiệm kỳ 2015-2019.

Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí cám ơn quý Đức Ông, quý Cha, Phó Tế, Tu Sĩ Nam Nữ và Cộng Đồng Dân Chúa tại Hoa Kỳ, đã cầu nguyện, cộng tác và ủng hộ các sinh hoạt của Liên Đoàn trong nhiềm kỳ 2011-2015. Ngài mời gọi mọi thành phần trong dân Chúa trong Liên Đoàn tiếp tục cùng nhau làm cho Liên Đoàn ngày càng phát triển. Đức Ông Giuse trình bày các sinh hoạt cho nhiệm kỳ 4 năm tới 2015-2019: tiếp tục cách sinh hoạt trước đây, Đại Hội Giáo Dân 2016, chọn Chủ Tịch cho Miền Trung Hoa Kỳ, Mục Vụ Cho Người Lớn Tuổi; Tu chính Nội Quy Liên Đoàn.

Sau giờ cơm trưa, Đức Tổng Joseph Kurtz, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã thuyết trình “Đức Giáo Hoàng Phanxicô, chủ chăn-ngôn sứ và Thượng Hội Đồng về Gia Đình”. Kế đến, Lm Joseph Nguyễn Thanh Châu, Chủ Tịch Miền Đông Nam Hoa Kỳ, chủ sự giờ Kinh Chiều, Chầu Thánh Thể và Xưng Tội.

Đức Tổng Joseph Kurtz chủ sự và thuyết giảng lúc 6:00 giờ tối trong Nhà Thờ Đức Mẹ Việt Nam. Trước giờ Lễ, chụp hình kỷ niệm tại Đài Đức Mẹ La Vang. Sau cùng, Tiệc Emmaus với quý Đức Giám Mục và giáo dân của Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam tại Hội Trường Giáo Xứ.
 
Văn Hóa
Hát lên mừng Chúa: Video Niềm Tin và Quê Hương
VietCatholic /TinaLuong
15:13 31/10/2015
 
Mạn bàn chuyện các thánh nam nữ ''ở dưới đất''
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghiã
00:09 31/10/2015
MẠN BÀN CHUYỆN CÁC THÁNH NAM NỮ “Ở DƯỚI ĐẤT”

( 01-11 )

Hằng năm Hội Thánh dành ngày đầu tháng 11 để long trọng tôn vinh, kính nhớ toàn thể các thánh trên trời gọi là ngày Lễ các Thánh Nam Nữ. Chữ thánh theo nguyên nghĩa, là tách riêng ra để dành cho Thiên Chúa, thuộc về Thiên Chúa. Các thánh là những người đã được hạnh phúc hưởng kiến thánh nhan Thiên Chúa cách trọn vẹn và vĩnh viễn. Dĩ nhiên số người trong hàng các thánh kể từ buổi đầu của lịch sử nhân loại đến nay thì chắc chắn rất đông mà tác giả sách Khải huyền mô tả bằng con số biểu tượng 144.000 người, tức là ngàn lần bình phương con số 12 chi tộc Israel hay 12 Tông đồ của dân mới. Tuy nhiên trong số đó, Kitô hữu buộc phải tin là thánh, những vị đã được Hội Thánh tuyên phong qua dòng lịch sử.

Qua những bài Thánh Kinh được trích đọc trong ngày lễ các Thánh Nam Nữ, chúng ta nhận ra chân dung của các Ngài qua một vài nét chính. Ngoại trừ Mẹ Maria được Chúa gìn giữ cách đặc biệt, các thánh vốn cũng là những tội nhân như chúng ta. Tuy nhiên nhờ đã biết “giặt và tẩy chiếc áo linh hồn trong Máu Con Chiên” bằng việc đặt niềm tin cậy vào tình yêu và quyền năng của Đấng cứu độ, các ngài được nên thanh sạch và nên thánh ( Bài đọc 1 và 2 x.Kh 7,2-4;9-14 ; 1Ga 3,1-3). Niềm tin cậy ấy được cụ thể hóa bằng việc tiếp bước theo chân Đấng Cứu Thế trên con đường Bát Phúc mà bài Tin mừng giới thiệu (x.Mt 5,1-12a).

Chủ đích của ngày Lễ các Thánh Nam nữ trước tiên là cảm tạ, tôn vinh tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa, thứ đến là nhìn nhận công hạnh và gương sáng của những người đã thuộc trọn về Thiên Chúa. Đoàn tín hữu lữ thứ được mời gọi sống “mầu nhiệm các thánh thông công”. Bằng sự tin tưởng vào lòng từ bi nhân hậu của Chúa và quyền năng vô biên của Người, nhờ lời cầu bàu của các bậc tiền nhân hiển thánh và qua tấm gương nhân đức của các ngài, đoàn tín hữu lữ thứ vững tâm bước đi trên con đường nên thánh là thuộc trọn về Thiên Chúa.

Dù rằng trọng tâm của thánh Lễ ngày 01-11 là hướng cái nhìn chúng ta về các vị thánh nam nữ trên trời, nhưng điều này cũng không cấm chúng ta hướng cái nhìn xuống “các thánh ở dưới đất”. Đọc Thánh Kinh, đặc biệt là thư các Tông đồ, chúng ta biết rằng hạn từ các thánh được dùng chỉ các tín hữu Kitô, những người đang còn tại thế (x.Col 1,2; Rm 1,7; 8,27; 15,25; Cor 7,14…). Hướng lên các thánh nam nữ trên trời dĩ nhiên là một việc làm chính đáng và phải đạo. Việc làm này đã sinh ích lợi cho đoàn tín hữu tại thế rất nhiều mà lịch sử đã minh chứng. Tuy nhiên, phận người chúng ta thật khó từ bỏ “tình yêu quy ngã”. Đến với các thánh để chiêm ngưỡng đức hạnh các ngài hầu noi gương các ngài mà nên thánh thì vẫn có, nhưng đến với các ngài để xin phù trợ, để khấn xin điều may lành nào đó thì hình như rất nhiều. Chúng ta dễ nhận ra sự thật này nơi các đền đài, nơi các linh địa. Đến với Mẹ Maria, đến với các thánh để học hỏi, noi gương thì ít, nhưng để xin ơn thì nhiều. Dù rằng việc xin ơn là chính đáng và tốt đẹp, nhưng việc noi gương các ngài để sống thánh thì có lẽ tốt đẹp và chính đáng hơn.

Với viễn ảnh này, xin được hướng cái nhìn xuống các thánh dưới đất. Họ là những ai? Một câu hỏi thật khó trả lời vì kiếp người đầy dẫy lỗi lầm, thiếu sót, nhất là khi các thiếu sót, lầm lỗi ấy đang mang tính thời sự. Hội thánh biết rõ điều này nên chỉ cho mở hồ sơ phong thánh cho những ai đã qua đời sau một thời gian nào đó. Xin được căn cứ vào thứ tự hàng các thánh mà Hội Thánh xếp loại trong Phụng vụ để nhìn đến hàng các thánh dưới đất, dĩ nhiên là chưa được tuyên phong.

Các thánh Tông Đồ: Đây là những vị được Chúa Giêsu chọn gọi và sai đi, làm cho muôn dân thành môn đệ của Người (x.Mt 28,19), cụ thể là nhóm Mười Hai ( trừ ông Giuđa Iscariô, nhưng có thánh Matthia thay thế ), và sau này có thêm một vài vị như Phaolô, Barnaba… “Cứ dấu này mà người ta nhận biết các con là môn đệ Thầy, đó là các con yêu thương nhau” (x.Ga 13,35). Ra đi và làm cho muôn dân thành môn đệ cũng có nghĩa là ra đi và làm cho muôn dân biết sống yêu thương nhau như Chúa Kitô đã yêu thuơng chúng ta. Theo giáo lý thì người ta có thể mở rộng hàng các thánh này bằng những đấng kế vị các ngài đó là các giám mục. Nếu xét các thánh dưới đất với tiêu chí tông đồ theo nghĩa này thì con số không quá hàng chục ngàn. Tuy nhiên nếu hiểu các tông đồ là những người được Chúa Giêsu sai đi như ngày xưa Người nói với vị luật sĩ : ông hãy đi và làm như người Samaritanô nhân hậu ( x. Lc 10,37 ), thì con số người ra đi và sống tình huynh đệ, tương thân tương ái với tha nhân, với người bất hạnh, cùng khổ thì quả là rất nhiều. Ta có thể gọi họ là các thánh ra đi và làm người Samaritanô. Hướng đến các vị thánh chưa được tuyên phong này hẳn chúng ta không chỉ cảm tạ Chúa, thán phục họ mà còn được thúc bách hiến thân phục vụ đồng loại cách vô cầu.

Các Thánh Tử Đạo: Đây là những vị đã đổ máu đào ra để làm chứng cho đức tin, cho tin mừng cứu độ. Con số hàng các thánh này tuy nhiều nhưng vẫn chẳng bao nhiêu nếu xét số vị đã được Hội Thánh tuyên phong. Số thánh Tử đạo Việt Nam đứng hàng thứ hai trên thế giới, thế mà con số chỉ là 118 vị. Lại nhìn xuống các thánh dưới đất. Dĩ nhiên sẽ không tìm ra người đã chết, nhưng chúng ta đã và đang thấy rất nhiều “vị thánh sống vì đạo”. Đó là những người đang can đảm làm chứng cho công lý, làm chứng cho sự thật cho dù phải gặp nhiều bắt bớ, hy sinh. Đó là những người tự nguyện đứng về phía người nghèo, người bất hạnh, người bị bỏ rơi, bị áp bức bóc lột…Chắc hẳn dù chưa được tuyên phong nhưng những vị này đang thuộc về Thiên Chúa cách nào đó vì đang bước theo chân Chúa Giêsu trên một trong những con đường của Bát phúc.

Các thánh Tiến Sĩ: Đây là những vị thánh “đã có những tác phẩm hay những bài giảng xuất sắc để hướng dẫn các tín hữu trong mọi thời đại của lịch sử Hội Thánh” (Tự Điển Công Giáo Phô Thông – J.A.Hardon ). Con số thánh Tiến sĩ thì quả là ít. Gần đây Hội Thánh mới nâng thêm thánh Têrêxa Hài Đồng vào hàng thánh Tiến sĩ. Lần nữa chúng ta nhìn xuống các vị thánh dưới đất, đó là biết bao nhiêu tâm hồn bé mọn mà Chúa Giêsu đã từng khẳng định là đã mở rộng tâm hồn đón nhận mạc khải của Cha trên trời (x.Lc 10,21; Mt 11,25-26). Đó là những con người bình dân, tuy ít kiến thức nhưng tâm hồn trong sáng với một lương tri nhạy bén với điều tốt, điều xấu, điều lành, điều dữ. Ta có thể gọi họ là những vị thánh dưới đất thuộc “hàng bé mọn của Tin mừng”.

Các Thánh Hiển Tu: Chúng ta hẳn biết đây là những vị thánh đã nên trọn lành trong đời tận hiến tu trì. Thầm đếm con số người vẹn đường tu thì xem ra tỉ lệ rất ít. Lớp đi tu, vào chủng viện của chúng tôi, ngay từ đầu ngót nghét cả trăm bạn, thế mà chịu chức linh mục chưa tới con số mười. Thế mà đó là một trong hai lớp có người chịu chức linh mục nhiều nhất của lịch sử chủng viện. Có lớp lúc nhập tu cả trăm mà khi chịu chức linh mục chỉ vẻn vẹn có một vị. Tạm gọi những vị đã chịu chức linh mục hay đã khấn trọn đời trong các hội dòng là vẹn đường tu, nhưng trong số đó thử hỏi được bao nhiêu là thuộc về Chúa cách đúng nghĩa hay gọi là thánh? Xin nhìn đến các vị thánh “tu ra” vốn từng được ví là hội viên dòng “Bonaventura”. Số các vị này ở giữa đời quả là không ít. Gần đây đã khởi sắc những cuộc hội họp về nguồn của những vị “tu ra” đó đây. Quả là một tín hiệu đáng mừng. Ngoại trừ một vài trường hợp cá biệt, chúng ta cần chân nhận rằng các vị “tu ra” dù phải lăn lộn với trường đời nhiễu nhương, nhưng lòng luôn thao thức với vận mệnh của Hội Thánh, đặc biệt luôn nỗ lực tìm cách làm cho Hội Thánh ngày cành thêm tinh tuyền, thánh thiện và xinh đẹp, cho dù nhiều lúc phải mang lấy búa rìu của đấng này, vị kia, cho rằng chống giáo sĩ, phá Hội Thánh… “Một ngày trong Nhà Chúa bằng ngàn ngày ở trần gian” . Tuy khập khiễng hay khiên cưỡng khi dùng câu ngạn ngữ này, nhưng nó cũng cho ta thấy “hạt giống thời sống trong nhà Chúa” vẫn đang âm thầm mọc lên, đơm hoa, sinh trái giữa dòng đời nơi cuộc sống “những vị “thánh tu ra”.

Các Thánh Đồng Trinh: đây là những tâm hồn hiến mình cho Chúa và tha nhân trong đời trinh khiết, tiết dục hoàn toàn. Ngày nay, người ta đề cao đức khiết tịnh và khẳng định rằng tất yếu phải có nhân đức này để đức đồng trinh thành chính hiệu. Xin chân thành cảm phục những tâm hồn trinh trong và đầy lòng yêu mến này. Quả thật đây là ân ban từ trời cho những người được kêu gọi, một ân ban mà phận người chúng ta nhiều khi khó luận suy rạch ròi, như Chúa Kitô đã phán “lại có những người tự ý không kết hôn. Ai hiểu được thì hiểu” (Mt 19,12). Tuy nhiên cũng xin nhìn đến những vị thánh dưới đất trong đời hôn nhân - gia đình. Đức Bênêđictô XVI trong Thông Điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu” đã nói rằng xem ra sự tự hiến cách vô cầu trong tình yêu nam nữ là một dấu chỉ biểu hiện tình yêu Thiên Chúa cách rõ nét nhất (số 2). Quả thật, người ta dễ nhận ra một tình yêu đón nhận và trao hiến (eros và agape) cách vô vị lợi, không tính toán nơi đời sống hôn nhân - gia đình. Mặc dù nhiều cơn bão thế gian đang càn quét đời sống hôn nhân - gia đình, nhưng vẫn có đó và còn đó rất nhiều người vợ, người chồng luôn tín trung trong tình yêu, trong lời đã hứa, một sự tín trung làm nổi rõ sự công chính của Thiên Chúa (x.Rm 3,21-26). Dù chưa được tuyên phong nhưng những người ấy quả thật là những “vị thánh sống đời hôn nhân-gia đình.”

Khi mạn bàn về các thánh dưới đất, rất có thể bị cho là lệch lạc. Nếu xét về trọng tâm của thánh lễ kính các Thánh nam nữ trên trời ngày 01-11 theo nghĩa chặt thì chắc chắn lạc đề. Thế nhưng nếu trở về nguồn với hai từ các thánh và suy xét hạn từ “thánh” theo nghĩa Thánh kinh thì không lệch chút nào. Sống mầu nhiệm Hội Thánh Thông công, chúng ta phải ngước nhìn lên các thánh nam nữ trên trời để tạ ơn, ca tụng Thiên Chúa, để cầu xin các thánh phù trợ và để noi gương các thánh mà về trời, nhưng chúng ta cũng không thể quên hiệp thông với các linh hồn nơi luyện hình và nhất là hiệp thông với “các thánh đang còn lữ thứ”. Hơn nữa khi huớng cái nhìn xuống các thánh ở dưới đất, bên cạnh tâm tình ca ngợi, tạ ơn Chúa, thì sự trân trọng, cảm phục của chúng ta dành cho các vị ấy hình như ít vụ lợi hơn và dĩ nhiên cũng thúc bách chúng ta ngày một hướng thiện hơn, ngày một thuộc về Thiên Chúa hơn.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa - Ban Mê Thuột
 
Thánh Ca
Thánh Ca: Một mình con với Chúa - Trình bày: Ca Sĩ Như Ý
VietCatholic Network
13:12 31/10/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
 
 

© 2025 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News